CHÚC MỪNG TÂN NIÊN 2008

Quí  Đức Cha, Quí Đức Ông, Quí Cha, Quí Phó Tế, Quí Nam Nữ Tu Sĩ

toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa  

được HỒN AN, XÁC MẠNH, ĐỜI VUI, SỐNG THÁNH

trong MÙA XUÂN MUÔN THUỞ MARIA.

 

 THỨ SÁU 4/1/2008

  TRƯỚC LỄ  HIỂN LINH

 

TIN Tưởng Giáo Hội

Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin

“Bản Ghi Chú về Tín Lý liên quan tới một số khía cạnh truyền bá phúc âm hóa”

 CẬY Nhờ Thánh Mẫu

  Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort):

Bí Mật Maria  - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (6-8)

MẾN Yêu Thánh Thể

                Bản Hướng Dẫn Cử Hành Phụng Vụ                

"Về Một Số Vấn Đề Cần Phải Tuân Giữ Hay Tránh Lánh

Liên Quan Đến Thánh Thể Cực Linh”

                

      

 

 

TIN TƯỞNG GIÁO HỘI

 

 

“Bản Ghi Chú về Tín Lý liên quan tới một số khía cạnh của việc truyền bá phúc âm hóa”

 

Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin

 

Sáng hôm 14/12/2007, tại Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đã có một cuộc trình bày về “Bản Ghi Chú Tín Lý về một số khía cạnh của việc truyền bá phúc âm hóa” do Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin soạn thảo, liên quan tới 3 khía cạnh (cũng là 3 phần chính của văn kiện) nhân loại học, giáo hội học và đại kết của vấn đề truyền bá phúc âm hóa này, để làm sáng tỏ một số vấn đề lầm lẫn được đặt ra có thể tác hại đến công cuộc truyền bá phúc âm hóa. Kèm theo bản văn kiện chính thức còn có bản tóm gọn bằng Anh ngữ bao gồm những điểm chính yếu. Sau nay là một số doạn được trích từ bản tóm gọn ấy:

 

“Bản Ghi Chú về Tín Lý này chính yếu được giành để trình bày ý thức của Giáo Hội Công Giáo về sứ vụ truyền bá phúc âm hóa của Kitô Hữu, một sứ vụ loan báo Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô”.

 

“Ngày nay đang xẩy ra tình trạng ‘gia tăng sự lầm lẫn’ về sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội. Một số người nghĩ ‘rằng bất cứ một nỗ lực nào muốn thuyết phục kẻ khác về vấn dề tôn giáo đều là một thứ hạn hẹp hóa quyền tự do của họ, nên cho rằng chỉ can mời gọi dan chúng ‘hãy tác hành theo long tâm của họ’, hay ‘sống nhân bản hơn hoặc trung thành hơn với tôn giáo riêng của họ’, hay ‘xây dựng những cộng đồng tranh đấu cho công lý, tự do, hòa bình và đoàn kết’, cứ đừng nhắm đến việc hoán cải họ về với Chúa Kitô và về với đức tin Công Giáo.

 

“Có những người lại lập luận rằng không được phát động việc hoán cải về với Chúa Kitô vì con người ta vẫn có thể được cứu độ mà không cần phải có niềm tin tưởng rõ ràng vào Chúa Kitô hay phải chính thức gia nhập vào Giáo Hội”.

 

“Những hàm ý về nhân loại học”

 

“Cho dù có một số hình thức bất khả thần tri và tương đối thuyết phủ nhận con người có khả năng nhận biết chân lý, thật ra tự do của con  người  không thể nào tách khỏi mối liên hệ của nó với chân lý”.

 

“Việc tìm kiếm chân lý này không thể nào hoàn toàn thực hiện nổi bởi sức riêng của con người, mà chắc chắn cần đến sự giúp đỡ của người khác và tin tưởng vào kiến thức con người nhận được từ kẻ khác. Bởi thế, việc giảng dạy và tiến tới chỗ đối thoại để dẫn người ta trong việc tự do nhận b iết và yêu mến Chúa Kitô không phài là những gì xâm lấn một cách bất thích đáng đối với quyền tự do của con người, ‘trái lại là một nỗ lực hợp lý và là việc phục vụ có thể làm cho những mối liên hệ của con người được sinh hoa kết trái hơn nữa’”. 

 

“Nhờ việc truyền bá phúc âm hóa mà các nền văn hóa được cảm hóa một cách tích cực bởi chân lý Phúc Âm. Cũng thế, nhờ việc truyền bá phúc âm hóa mà các phần  tử thuộc Giáo Hội Công Giáo cởi mở đón nhận các tặng ân thuộc những truyền thống và văn hóa khác”.

 

“Bất cứ một phương thức đối thoại nào có tính cách dụ dỗ áp buộc hay bất xứng đều là những gì thiếu tôn trọng phẩm vị và quyền  tự do tôn giáo của thành phần tham dự vào cuộc đối thoại ấy đều không có chỗ đứng trong việc truyền bá phúc  âm hóa của Kitô Giáo”.

 

“Một số hàm ý về  giáo hội học”.

 

“Đối với việc truyền bá phúc âm hóa của Kitô giáo, thì ‘việc gia nhập của các phần  tử mới vào Giáo Hội không phải là vấn đề gia tăng một nhóm quyền lực, mà là gia nhập một cơ cấu thân  hữu với Chúa Kitô là mốt thân  hữu liên kết trời đất với nhau, các châu lục và lứa tuổi với nhau’”.

 

“Bản Ghi Nhận về Tín Lý trích lại những lời của Công Đồng Chung Vaticanô II trong ‘Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Tân  Tiến (Vui Mừng và Hy Vọng) là việc tôn trọng quyền tự do tôn giáo và việc cổ võ của Giáo Hội ‘dù sao cũng không được làm cho chúng ta dửng dưng trước sự thật và sự thiện. Thật vậy, tình yêu thôi thúc thành phần môn đệ của Chúa Kitô loan báo tất cả sự thật là những gì cứu độ’”.

 

“Những hàm ý về vấn đề đại kết”

 

“Những chia rẽ của Kitô Giáo có thể trầm trọng tác hại tới uy tín cho sứ vụ truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội”.

 

“Khi việc truyền bá phúc âm hóa của Công Giáo thực hiện ở một xứ sở có các Kitô hữu khác đang sinh sống, thì những người Công Giáo phải thận trọng thi hành sứ vụ của mình về cả việc tỏ ra ‘tôn trọng thực sự đối với truyền thống và những kho tàng thiêng liêng của các quốc gia ấy cũng như tỏ ra tinh thần chân  tình hợp tác’. Việc truyền bá phúc âm hóa được tiến hành bằng việc đối thoại chứ không phải bằng việc dụ giáo”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 14/12/2007

 

  TOP

 

 

 

CẬY NHỜ THÁNH MẪU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria

 

Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)

 

Lời Mở Đầu và Bản Dịch của

Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh,  BVL

 

Thánh Long Mộng Phố  (Louis Montfort) đã viết một số tác phẩm về Mẹ tuy mỏng nhưng rất hay. Chẳng hạn cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (đã được Lm Nguyễn Tri Ân, OP, dịch năm 1957 và nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu xuất bản ở hải ngoại năm 1980), Bí Mật Kinh Mân Côi (đã được người dịch này chuyển ngữ và xuất bản từ năm 1994 và đã tái bản năm 1997 và 2002) và Bí Mật Maria. Sở dĩ những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh Long Mộng Phố rất hay là vì thánh nhân viết với tất cả tâm huyết của mình, với tất cả kinh nghiệm sống của Mẹ. Sở dĩ rất hay là vì thánh nhân viết theo thần hứng, đôi khi đã nói tiên tri, như trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria. Sở dĩ rất hay là vì ý tưởng của thánh nhân hết sức xuất sắc và chuyên biệt có một không hai. Sở dĩ rất hay là vì chẳng những vẫn còn hợp thời và càng ngày càng cần thiết. Một trong những hoa trái trổ sinh từ một trong những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh nhân là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị đã đọc, thực hành và lấy khẩu hiệu Giáo Hoàng “tất cả của con là của Mẹ” từ tác phẩm Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria. Đó là lý do Màn Điện Toán Thời Điểm Maria, kể từ Lễ Trái Tim Mẹ, 8/6/2002, Quan Thày của Nhóm Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ (năm thứ 5), bắt đầu phổ biến tác phẩm Bí Mật Maria của thánh nhân, một tác phẩm, như được biết, chưa hề được dịch sang Việt Ngữ. Tuy nhiên, vì ngăn trở, tác phẩm này và tác phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria đã không được liên tục phổ biến. Cho đến nay, nhân dịp vừa khai mạc thời điểm mừng kỷ niệm Biến Cố Lộ Đức 150 năm, 1858-2008, được bắt đầu từ Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2007 đến 8/12/2008, Thời Điểm Maria tái phổ biến lại từ đầu và (lần này) liên tục cho tới hết hai tác phẩm Thánh Mẫu thời danh và khẩn trương hơn bao giờ hết hiện nay. Xin kính mời Quí Thân Hữu của Màn Điện Toán Thời Điểm Maria theo dõi.
 

Dẫn Nhập

 

6.             Cùng vi các thánh nhân, tôi tuyên xưng rng: M Maria là địa đường trn thế ca Chúa Giêsu Kitô tân Adong, nơi Người đã làm người bi quyn phép Thánh Linh, để hoàn thành nơi M nhng k công khôn lường. M là thế gii thn linh rng ln ca Thiên Chúa, nơi cht cha nhng k công và v đẹp khôn t. M là v nguy nga lng ly ca Đấng Toàn Năng, nơi Ngài giu n Con mt ca Ngài, như trong lòng ca Ngài, và cùng vi Người hết mi s tuyt vi nht và quí hóa nht. Thiên Chúa quyn năng đã làm cho to vt tuyt vi này nhng điu cao c và kín đáo biết bao, như chính M dù rt khiêm nhượng cũng đã tuyên xưng rng: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi nhng điu trng đại”. Thế gii không biết được nhng điu y, vì nó không có kh năng và bt xng để biết chúng.

 

7.             Các thánh nhân đã nói nhng điu tuyt vi v M Maria, Thành thánh ca Thiên Chúa, và, như chính các v thú nhn, các v không bao gi li cm thy li khu hơn và sung sướng hơn khi nói v M. Tuy nhiên, các v cũng phi công nhn rng công nghip cao ngt ca M vươn ti ngai tòa ca Thiên Chúa là nhng gì không th nào hiu thu; tình yêu ca M rng hơn trái đất không th nào đo lường ni; quyn năng cao c M hành s trên Đấng là Thiên Chúa không th nào hiu thu; và đức khiêm nhượng thm sâu ca M cùng tt c mi nhân đức và ân sng ca M tht là khôn dò. Ôi, cái cao c khôn thu biết bao! Ôi, cái bao la khôn t biết my! Ôi, cái vĩ đại khôn lường chng nào! Ôi, cái thm sâu khôn dò là dường bao!

 

8.             Hết mi ngày, t chân tri đến góc bin, trên tri cao thăm thm cũng như vc cc thm, tt c mi s đều loan truyn, tt c mi s đều cao rao Trinh N Maria k diu. Chín đẳng thiên thn, con người nam n mi la tui, mi tng lp và tôn giáo, c người lành ln k d, thm chí ngay chính qu ma cũng b thúc đẩy bi quyn lc ca s tht, dù mun hay không, xưng tng M dim phúc.

 

Theo Thánh Bônaventura thì tt c mi thn tri trên thiên quc không ngng tung hô M là “Thánh, thánh, thánh Maria, Người M Trinh Nguyên ca Thiên Chúa”. Mi ngày các v chào M vô vàn ln vi li chào ca s thn: “Kính mng Maria”, trong khi phc mình trước nhan M, xin M cho các v được phúc làm theo li M yêu cu. Theo Thánh Âu Quc Tinh thì ngay c Thánh Micae, cho dù là ông hoàng ca tt c triu thn thiên quc đi na, đã t ra hăng hái nht trong tt c các thn tri vic tôn vinh M và dn đầu nhng thn khác tôn vinh M. Lúc nào ngài cũng ch đợi được dim hnh làm theo li M để đến cu giúp mt trong thành phn tôi t ca M.

 

9.             Toàn thế gii tràn đầy vinh hin ca M, mt điu đặc bit đúng vi thành phn Kitô hu, nhng người đã chn M làm v bo h và bo v các vương quc, các khu vc, các giáo phn và các tnh thành. Nhiu vương cung thánh đường được thánh hiến cho Thiên Chúa bng tên ca M. Không có mt nhà th nào li không được cung hiến cho M, không mt x s hay min đất nào mà li ti thiu không có mt trong nhng hình nh l lùng ca M nơi được cha tr tt c mi th tai ương và được lãnh nhn mi th phúc lc. Nhiu hi ái hu và hi đoàn tôn kính M như v quan thày; nhiu hi dòng ly tên ca M và xin M bo v; nhiu phn t thuc các tương tế hi và nhiu tu sĩ thuc mi dòng tu dâng li chúc tng M và nhn biết tình thương ca M. Không mt con tr nào mà không chúc tng M bng li tr tr Kính Mng Maria. Không hiếm ti nhân, dù cng lòng my đi na, li không lóe lên mt tia hy vng nào đó nơi M. Chính ma qu trong ha ngc, trong khi hãi s M, cũng t ta tôn kính M.

 

(còn tiếp)

 

TOP

 

 

 

MẾN YÊU THÁNH THỂ

 

 

"Về Một Số Vấn Đề Cần Phải Tuân Giữ Hay Tránh Lánh

Liên Quan Đến Thánh Thể Cực Linh”

 
 
Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích

Bản Hướng Dẫn Cử Hành Phụng Vụ

 

 

Ngày Thứ Sáu 23/4/2004, tại phòng báo chí của Tòa Thánh, ĐHY Francis Arinze, chủ tịch Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích, cùng với ĐTGM Domenico Sorrentino, Thư Ký của Thánh Bộ này, và ĐTGM Angelo Amoto, SDB, thư ký Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, những vị đã hợp tác soạn dọn văn kiện, và đã ra mắt văn kiện quan trọng hợp thời ấy.

Trong lời mở đầu, ĐHY chủ tịch đã nói về cả hai phương diện tích cực và tiêu cực diễn tiến về phụng vụ xẩy ra từ Công Đồng Chung Vaticanô II, nhưng theo thời gian đã xẩy ra những lạm dụng “làm phiền muộn cho hết mọi người”. Ngài cho biết rằng “đã có khuynh hướng cho rằng việc chú trọng đến những vấn đề lạm dụng là những gì mất giờ, chúng dầu sao cũng đã xẩy ra và sẽ mãi mãi là như thế… Điều này dẫn chúng ta đến chỗ sai lầm. Những thứ lạm dụng liên quan đến Thánh Thể không phải tất cả đều ở một mức độ như nhau. Một số lạm dụng có nguy cơ làm cho bí tích trở thành vô hiệu. Các lạm dụng khác cho thấy tình trạng thiếu lòng tin tưởng vào Thánh Thể. Có những lạm dụng góp phần vào việc làm cho dân Chúa lẫn lộn không biết đâu mà mò và làm cho việc cử hành Thánh Thể mất đi tính cách linh thánh. Không được coi thường những vấn đề lạm dụng”.

ĐTGM thư ký thánh bộ phượng tự và bí tích nhấn mạnh là “Bản Hướng Dẫn này làm gì hơn là tái xác định những qui tắc hiện hành”. ĐTGM làm sáng tỏ vấn đề là “việc yêu cầu tuân giữ (những qui tắc này) không có nghĩa là cấm đoán việc nghiên cứu sâu xa thêm và cấm đề nghị, như đã từng xẩy ra trong lịch sử của ‘phong trào phụng vụ’ và ngày nay vẫn thường xẩy ra nơi lãnh vực nghiên cứu học hỏi về thần học, phụng vụ và mục vụ. Điều hoàn toàn bị loại trừ đó là việc biến phụng vụ thành một lãnh giới tự do thí nghiệm và tùy nghi thi hành, không do một ý hướng tốt lành nào”.

ĐTGM thánh bộ tín lý đức tin nói đến ý nghĩa tín lý của bản hướng dẫn này: “Các qui tắc phụng vụ là những gì thể hiện rõ ràng tính cách giáo hội học của Thánh Thể. Tính cách duy nhất và bất khả phân ly của Mình Thánh Chúa bao gồm tính cách duy nhất của Thân Mình Mầu Nhiệm của Người là Giáo Hội duy nhất bất khả phân ly. Bản Hướng Dẫn này phải làm dậy lên trong Giáo Hội một thứ hiểu biết lành mạnh cũng như việc nồng hậu đón nhận, việc say mê chiêm ngưỡng mầu nhiệm cao cả của đức tin chúng ta đây và việc khuyến khích tác hành cùng với những thái độ sống hợp với Thánh Thể”.

Trong buổi họp báo ra mắt này có một ký giả đặt vấn đề liên quan đến việc cho các chính trị gia phò phá thai hiệp lễ, ĐHY chủ tịch trả lời:

“Nếu người nào không được rước lễ thì không được cho họ chịu lễ. Khách quan mà nói thì câu trả lời là như thế”.
ĐHY giải thích rằng vị linh mục không được cho Rước Lễ trừ trường hợp bất ngờ và “vị ấy không đủ thời gian suy nghĩ”.

Một ký giả khác đã áp dụng việc cho rước lễ này vào trường hợp thực tế của nhân vật ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ hiện nay thuộc đảng dân chủ là ông John Kerry, người tuyên bố mình là Công Giáo nhưng lại phò phá thai, ĐHY cho biết:

“Qui tắc của Giáo Hội đã rõ. Giáo Hội Công Giáo hiện diện ở Hoa Kỳ và có các vị giám mục ở đó. Hãy để các vị ấy áp dụng vấn đề này”.

Văn kiện được ra mắt hôm nay dài 70 trang được biên soạn theo ý của ĐTC GPII. Trong Thông Điệp “Eucharistiia de Ecclesia” được ban hành vào Thứ Năm Tuần Thánh năm ngoái 2003, ĐTC GPII đã loan báo văn kiện này ở đoạn 52.

Vì tầm quan trọng của nội dung của mình, bản văn kiện này đã phải biên soạn cả hơn một chục bản thảo. ĐHY chủ tịch cho biết trong cuộc họp báo ra mắt là công việc sửa soạn cho văn kiện này đã bắt đầu ngay cả trước khi ĐTC chính thức loan báo trong tông thư kỷ niệm 40 năm Hiến Chế Về Phụng Thánh của Công Đồng Chung Vaticanô II.

Trước khi ban hành bức thông điệp của ĐTC năm ngoái, “chúng tôi đã xin các vị giám mục, hồng y và những vị khác thuộc thánh bộ của chúng tôi là hãy gửi về cho chúng tôi những điều than phiền và mập mờ cần phải được bày tỏ để biết được” những vấn đề cần phải giải quyết. “Thế rồi hai thánh bộ chúng tôi đã thiết lập một ủy ban hỗn hợp vào đầu năm ngoái. Hai vị chủ tịch và thư ký là những người có trách nhiệm kiểm lại công việc làm này”.

Bản thảo đầu tiên được trình bày vào Tháng 5/2003 cho tất cả mọi phần tử của hai thánh bộ, khoảng 70 vị hồng y, TGM và giám mục. Thế rồi bản thảo được bàn luận vào Tháng 6/2003. ĐHY tiết lộ cho biết thêm rằng:

“Sau đó rất nhiều việc phải làm, vì bản thảo đầu tiên bao giờ cũng cần có nhiều thay đổi. Thế rồi chúng tôi bắt đầu thực hiện những cuộc tham vấn và đóng góp. Chúng tôi đã viết khoảng 12 bản thảo từ giữa tháng 5/2003 tới cách đây 2 tháng”.

Vị HY chủ tịch mỉm cười: “Điều này là bình thường” đối với các văn kiện của Tòa Thánh Vatican.

Nội dung của bản văn kiện này gồm có phần mở đầu, phần thân với 8 chương, và phần kết luận, tất cả được chia ra thành 186 đoạn, cùng với bản liệt kê rất dài về 295 nguồn trích dẫn cho toàn bản văn.

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ