|
|||||
|
|||||
THỨ BẢY
23/2/2008
ĐTC BIỂN ĐỨC XVI
Cảm Nghiệm Hoán
Cải của Thánh Phaolô với chủ đề “Không Ngừng Cầu Nguyện”
Bài Giảng trong
Giờ Kinh Tối Lễ Thánh Phaolô Trở Lại 25/1/2008
ở Đền Thờ Thánh
Phaolô Ngoài Thành
Bí Mật
Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
Việc Tận Hiến Cách Hoàn Hảo
cho Chúa Giêsu Kitô
Một việc hoàn hảo lập lại những lời hứa rửa tội
Kết Luận
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL
Hôn Nhân Gia Đình - Mầu Nhiệm Cao Cả
GIÁO DỤC CON CÁI
ĐTC BIỂN ĐỨC XVI
Cảm Nghiệm Hoán Cải của Thánh Phaolô
với chủ đề “Không Ngừng Cầu Nguyện”
Bài Giảng trong Giờ Kinh Tối Lễ Thánh Phaolô Trở Lại 25/1/2008 ở Đền Thờ
Thánh Phaolô Ngoài Thành
Anh Chị Em thân mến,
Lễ Trọng Thánh Phaolô Trở Lại một lần nữa kéo chúng ta đến trước mặt của vị
đại Tông Đồ được Thiên Chúa chọn làm “chứng nhân cho Ngài trước tất cả mọi
người” (Acts 22:15). Đối với Saulê thành Tarsê thì giây phút gặp gỡ
Chúa Kitô Phục Sinh trên đường đi Damasco đã đánh dấu một khúc quanh quyết
liệt trong đời sống của ngài. Việc ngài được hoàn toàn biến đổi, một
cuộc thực sự và thích đáng hoán cải thiêng liêng, đã xẩy ra vào ngay lúc bấy
giờ. Bởi việc can thiệp thần linh, tay hung hăng bách hại Giáo Hội
Chúa này đột nhiên trở nên mù lòa và mò mẫm bước đi trong tăm tối, thế nhưng
từ đó, nhờ ánh sáng rạng ngời trong lòng của ngài, mà sau đó ít lâu ngài đã
trở thành một vị Tông Đồ của Phúc Âm. Cái nhận thức là chỉ có
một mình ân sủng thần linh mới có thể thực hiện một cuộc hoán cải như thế đã
luôn theo đuổi Thánh Phaolô. Khi ngài đã hết sức cố gắng để trở nên
xứng đáng với ơn gọi của mình, bằng việc dấn thân liên lỉ rao giảng Phúc Âm,
ngài đã viết bằng một lòng nhiệt tình mới mẻ như sau: “Tôi đã hoạt động cực
nhọc hơn bất cứ vị nào, nhưng không phải là tôi song là ơn Chúa trong tôi”
(1Cor 15:10). Hoạt động truyền giáo liên lỉ cho dù như thể hoàn toàn lệ
thuộc vào những nỗ lực của ngài, nhưng Thánh Phaolô vẫn luôn được tác động
bởi niềm xác tín sâu xa rằng tất cả mọi năng lực của ngài đều xuất phát từ
ân sủng của Thiên Chúa hoạt động nơi ngài.
Những lời của vị Tông Đồ này về mối liên hệ giữa nỗ lực của con người
với ân sủng thần linh vang vọng vào buổi tối hôm nay đây có một ý nghĩa rất
đặc biệt. Vào lúc kết thúc Tuần Lễ Nguyện Cầu cho Mối Hiệp Nhất Kitô
Giáo, chúng ta thậm chí càng ý thức được rằng công việc phục hồi mối
hiệp nhất, một công cuộc đòi hỏi mọi năng lực và nỗ lực của chúng ta, hoàn
toàn là những gì vượt trên những gì chúng ta có thể làm. Mối hiệp nhất với
Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta là một tặng ân bởi trời, một mối hiệp
nhất xuất phát từ cuộc hiệp thông yêu thương giữa Cha, Con và Thánh Thần,
một mối hiệp nhất được gia tăng và hoàn hảo nơi cuộc hiệp thông Ba Ngôi.
Không phải chúng ta có khả năng quyết định là mối hiệp nhất này sẽ
được hoàn toàn chiếm đạt vào lúc nào hay bằng cách nào. Chỉ có một mình
Thiên Chúa mới có thể làm điều ấy mà thôi! Như Thánh Phaolô, chúng
ta cũng hãy đặt niềm hy vọng và lòng tin tưởng của chúng ta “nơi ân sủng của
Thiên Chúa ở với chúng ta”. Anh chị em thân mến, đó là những gì lời nguyện
cầu mà chúng ta đang cùng nhau dâng lên Chúa mong muốn van xin: đó là xin
Người là Đấng soi động và nâng đỡ chúng ta trong việc chúng ta tiếp tục tìm
cầu hiệp nhất.
Chính ở đây mà lời huấn dụ của Thánh Phaolô với Kitô hữu giáo đoàn
Thessalonica đạt được tất cả ý nghĩa của nó: “Hãy không ngừng nguyện cầu”
(1Thes 5:17), một lời huấn dụ được chọn làm đề tài cho Tuần Lễ Nguyện
Cầu năm nay. Vị Tông Đồ này đã quá quen thuộc với cộng đồng này, một
cộng đồng đã được xuất phát từ hoạt động truyền giáo của ngài, và được ngài
đặt nhiều kỳ vọng. Ngài biết cả những thành đạt của nó và nhược điểm của nó.
Thật vậy, không thiếu gì hành vi, thái độ và tranh cãi trong các phần tử của
nó đã tạo nên tình trạng căng thẳng và xung khắc, và Thánh Phaolô ra tay can
thiệp để giúp cho cộng đồng này tiến bước trong hiệp nhất và an bình. Ở cuối
bức thư của mình, vẫn với lòng nhân từ phụ thân, ngài đã kèm thêm một chuỗi
huấn dụ rất thực tế, kêu gọi các Kitô hữu hãy phấn khích tất cả mọi người
tham gia, nâng đỡ thành phần yếu kém, nhẫn nại với sự dữ chứ đừng lấy oán
báo ác với mọi người nhưng bao giờ cũng tìm kiếm sự thiện, hân hoan và tạ ơn
trong mọi hoàn cảnh (x 1Thes 5:12-22). Thánh Phaolô đặt lời khuyên “hãy
không ngừng cầu nguyện” ở giữa những lời huấn dụ ấy. Thật vậy, những lời
khuyến dụ khác sẽ mất đi công lực và sự liên kết của chúng nếu chúng không
được hỗ trợ bằng việc nguyện cầu. Mối hiệp nhất với Thiên Chúa và với
nhau được xây dựng trước hết nhờ đời sống nguyện cầu, liên lỉ tìm kiếm “ý
muốn của Thiên Chúa đối với chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô” (x 1Thes
5:18).
Lời kêu gọi của Thánh Phaolô ngỏ cùng Kitô hữu giáo đoàn Thessalonica vẫn
còn hợp thời. Trước những thiếu sót và tội lỗi là những gì vẫn còn đang ngăn
trở cho mối hiệp thông trọn vẹn của Kitô hữu, thì mỗi một lời trong những
huấn dụ này vẫn có một ý nghĩa thích đáng, thế nhưng đặc biệt là xác đáng về
phương diện “không ngừng cầu nguyện”. Phong trào đại kết sẽ đi về đâu nếu
không có lời nguyện cầu chung riêng “xin cho họ tất cả được nên một”, như
Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha” (Jn 17:21)? Chúng ta sẽ tìm thấy ở
nơi đâu “cái lực đẩy hơn nữa” của đức tin, đức cậy và đức mến là những nhân
đức ngày nay đặc biệt cần cho việc chúng ta tìm kiếm hiệp nhất? Ước muốn
hiệp nhất của chúng ta không được giới hạn vào những trường hợp riêng biệt;
nó cần phải trở thành một phần toàn diện cho đời sống cầu nguyện toàn thể
của chúng ta. Những con người nam nữ sống Lời Chúa và nguyện cầu đã
từng là những thủ công viên của việc hòa giải và hiệp nhất ở mọi giai đoạn
lịch sử. Chính con đường nguyện cầu đã mở đường cho phong trào đại kết như
ngày nay chúng ta biết được. Thật vậy, từ giữa thế kỷ 18, các
phong trào canh tân thiêng liêng khác nhau đã xuất hiện, nhiệt thành góp
phần bằng nguyện cầu vào việc cổ võ cho mối hiệp nhất Kitô giáo.
Những nhóm Công Giáo, được phát động bởi những nhân vật đạo đức nổi nang, đã
đóng một vai trò chủ động trong những khởi động như thế ngay từ ban đầu.
Việc cầu nguyện cho mối hiệp nhất cũng được ủng hộ bởi các những vị Tiền
Nhiệm Đáng Kính của tôi, như Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, vị mà vào năm
1895 đã khuyên thực hiện Tuần Chín Ngày Cầu Nguyện cho mối hiệp nhất Kitô
Giáo. Những nỗ lực này, được thực hiện theo những khả năng của Giáo
Hội vào lúc bấy giờ, có ý mang ra thự chành lời nguyện cầu của chính Chúa
Giêsu trên Căn Thượng Lầu là “xin cho họ tất cả được nên một” (Jn 17:21).
Bởi vậy không có vấn đề đại kết thực sự mà nguồn gốc của nó đã không
được gieo trồng bằng việc nguyện cầu.
Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
Nguyên Tác của Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)
Bản Dịch của
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL
Phần Hai: Việc Trọn Hảo Sùng Kính Đức Mẹ
Chương Thứ Ba: Việc Tận Hiến Cách Hoàn Hảo cho Chúa Giêsu Kitô 2. Một việc hoàn hảo lập lại những lời hứa rửa tội
126. Tôi đã nói rằng việc tôn sùng này có thể thực sự được gọi là một việc hoàn hảo lập lại các lời khấn hứa của phép thánh tẩy. Trước khi lãnh nhận phép rửa thì hết mọi Kitô hữu đều là mô lệ của ma quỉ vì họ thuộc về hắn. Khi lãnh nhận phép rửa, họ hoặc đích thân hay qua các người đỡ đầu đã long trọng từ bỏ Satan, từ bỏ những chước cám dỗ của hắn và các việc làm của hắn. Họ đã chọn Chúa Giêsu làm Sư Phụ và Chúa tể của mình, và hứa quyết lệ thuộc vào Người như là một kẻ làm nô lệ cho tình yêu.
Đó là những gì được thực hiện nơi việc tôn sùng tôi đang trình bày cho anh chị em đây. Chúng ta từ bỏ ma quỉ, thế gian, tội lỗi và bản thân, như được thể hiện nơi việc tận hiến, và chúng ta hoàn toàn hiến mình cho Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria. Chúng ta thậm chí thực hiện một việc hơn cả ở nơi phép rửa nữa, khi mà bình thường những vị cha mẹ đỡ đầu của chúng ta nói thay cho chúng ta và chúng ta được hiến dâng cho Chúa Giêsu qua việc ủy nhiệm. Nơi việc tôn sùng này, chúng ta đích thân tự nguyện hiến mình và chúng ta hoàn toàn ý thức được những gì chúng ta đang làm.
Nơi phép thánh tẩy, chúng ta không hiến dâng bản thân mình cho Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria một cách tỏ tường, và chúng ta cũng không dâng lên Người giá trị của các việc lành chúng ta làm. Sau phép rửa, chúng ta vẫn hoàn toàn được tự do áp dụng giá trị ấy cho bất cứ ai chúng ta muốn hay giữ lấy nó cho chúng ta. Thế nhưng, bằng việc tận hiến này, chúng ta minh nhiên hiến mình cho Chúa Giêsu nhờ bàn tay của Mẹ Maria, và chúng ta gói ghém nơi việc tận hiến của chúng ta giá trị của tất cả mọi hành động việc làm của chúng ta.
127. Thánh Tôma nói: “Con người hứa quyết nơi phép rửa từ bỏ ma quỉ cùng với tất cả mọi cám dỗ của hắn”. Thánh Âu Quốc Tinh nói: “Lời hứa quyết này là lời hứa quyết cao cả nhất và bất khả thiếu trong tất cả mọi lời hứa quyết”. Những chuyên gia về Giáo Luật cũng nói n hư thế: “Lời hứa quyết chúng ta thực hiện khi lãnh nhận phép rửa là lời hứa quyết quan trọng nhất trong tất cả mọi lời hứa quyết”. Thế nhưng, ai là người giữ lời hứa quyết cao cả này chứ? Ai là người trung thành hoàn tất những lời hứa thanh tẩy này đây? Chẳng đúng hay sao hầu như tất cả mọi Kitô hữu tỏ ra bất trung với lời họ hứa quyết cùng Chúa Giêsu khi lãnh nhận phép rửa? Vì sao lại xẩy ra tình trạng thất bại phổ quát này, nếu không phải vì thói quên sót của con người đối với những hứa quyết và trách vụ của phép rửa, cũng như vì sự kiện là hiếm có ai thực hiện việc tự phê chuẩn cái giao kết với Thiên Chúa đã được các người đỡ đầu thực hiện? (còn tiếp)
Bản Hướng Dẫn Cử Hành Phụng Vụ
Bản Dịch của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html
Kết Luận
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Hôn Nhân Gia Đình - Mầu Nhiệm Cao Cả
Mạc Khải
Bài Trích Sách Macabê quyển 2 (7:1-31)
ồi ấy có bảy anh em với người mẹ của chúng bị nhà vua bắt và tra tấn bằng nhuyễn tiên và trượng, bắt họ phải phá giới mà ăn thịt heo. 2 Một người trong số bảy anh em đứng làm đại biểu cho mọi người lên tiếng nói rằng, "Quý vị tra hỏi chúng tôi cũng bằng vô ích. Chúng tôi thà chết chẳng thà vi phạm luật tổ tiên." 3 Nghe nói, nhà vua nổi giận bèn ra lệnh nổi lửa nấu dầu đựng trong các xoong chảo. 4 Đương khi dầu được cấp tốc đun sôi, nhà vua truyền cho lí hình cắt lưỡi người đã lên tiếng với tư cách đại biểu, lột da đầu cậu, và chặt chân chặt tay cậu trước mắt mấy anh em và người mẹ. 5 Thấy cậu đã bị cắt xẻo như thế rồi mà hãy còn thở, nhà vua ra lệnh phải đem cậu điø nướng lửa. Nhìn khói cuồn cuộn bốc ra từ cái chảo, các anh em và bà mẹ khuyên nhau hãy chết cho xứng mặt anh hùng....
9 [Người anh thứ hai] lên tiếng lúc sắp chết, "Bạo vương khốn nạn kia, người đương cướp mạng sống chúng tôi ở đời này, nhưng Vua thế giới sẽ đỡ chúng tôi dậy để sống lại trường sinh bất tử. Chính vì quyết tâm giữ luật của ngài mà chúng tôi phải chết."
10 Sau cậu, đến lượt người thứ ba bị hành hình. Cậu tự ý lè lưỡi khi có lệnh, và can đảm giơ hai tay ra, 11 mà nói mấy câu rất cao thượng, "Tôi đã lãnh các thức này từ Trời, bây giờ tôi bỏ chúng đi vì Luật Chúa, và tôi hi vọng Chúa sẽ trả chúng lại cho tôi." 12 Chính nhà vua và quần thần cũng phải kinh ngạc khi thấy chàng thanh niên can đảm lạ lùng, không coi khổ hình vào đâu cả.
13 Sau khi cậu chết, người ta hành hình tàn nhẫn người anh thứ tư cũng theo lối đó. 14 Khi sắp chết, cậu này nói, "Tôi tự ý chọn cái chết ở tay loài người, với mối hi vọng Thiên Chúa sẽ cho tôi phục hoạt; còn các người thì đừng mong sẽ được sống lại...."ø
20 Đáng cảm phục nhất và đáng nhớ nhất là bà mẹ. Bà phải chứng kiến các con bà chết trong một ngày, thế mà bà vẫn can đảm chịu đựng vì tin tưởng vào Gia-vê. 21 Với tâm hồn cao thượng, và lòng nhân từ của người đàn bà, bà dùng ngôn ngữ ông cha mà khuyến khích từng người con như sau, 22 "Mẹ không biết các con vào lòng mẹ mà thành người như thế nào; không phải mẹ đã làm cho chúng con biết thở biết sống; cũng không phải mẹ đã bố trí các nguyên chất mà tác tạo nên mỗi người chúng con. 23 Như vậy, nếu đấng Tạo thành vũ trụ đã nặn ra hình của mỗi con người từ đầu, nếu ngài cho vạn vật có phát nguyên, thì ngài sẽ mở lòng thương ban cả hơi thở và mạng sống trả lại các con, bởi vì giờ đây các con đành hi sinh để giữ luật ngài."
24 An-tiêu-cô nghe giọng nói thì đoán được lời lẽ có ý nhục mạ, và bà đương nhạo cười mình. Nhân vì lúc đó người con út hãy còn sống, nhà vua bèn kêu gọi cậu thiết tha, không những bằng lời nói thường, nhưng bằng cả những câu thề độc, mà hứa sẽ cho cậu vinh hoa phú quý, và nếu cậu bỏ qua truyền tập ông cha, thì nhà vua sẽ nhận cậu làm người tâm phúc, sẽ cất cậu lên bậc đại thần. 25 Khi thấy chàng thanh niên không chú ý nghe mình nói, nhà vua lại kêu gọi người mẹ, mà giục bà hãy khuyến dụ cậu nhỏ nên giữ lấy mạng. 26 Nhà vua giục giã hồi lâu, bà mới mở lời khuyến dụ con bà. 27 Nhưng đâu bà có nói như ý nhà vua dạy bảo! Cúi sát xuống con, bà dùng ngôn ngữ ông cha mà nói, "Con ơí! hãy thương mẹ đây, người đã mang con chín tháng trong dạ, rồi ba năm chăm nuôi bú mớm, đã dạy dỗ con cho nên người, đã giáo dục và nâng đỡ con cho tới ngày nay. 28 Út ơi! mẹ xin con nhìn rảo khắp trời đất, và vạn vật trong trời đất, mà nhận xét rằng Thiên Chúa đã tác tạo chúng từ hư vô, cả loài người nữa cũng hiện hữu theo lối đó. 29 Đừng sợ tên lí hình, nhưng hãy noi gương các anh mà sẵn lòng chịu chết, để khi tới ngày Thiên Chúa thương, mẹ sẽ tiếp nhận lại con cùng với các anh của con."
30 Bà chưa nói hết lời thì cậu bé đã lên tiếng, "Các bác còn đợi gì nữa. Tôi sẽ không nghe vua đâu. Tôi sẽ vâng giữ luật ông cha đã để lại qua Mai-sen. 31 Còn các bác là những người đang tâm hành hạ dân Do-thái, thì khó mà khỏi tay Thiên Chúa trừng phạt."
Cảm Nghiệm
Trong việc cưu mang và sinh ra con cái, chung cả hai cha mẹ và riêng người mẹ đã thông cho con cái chính huyết nhục của mình thế nào, trong việc giáo dục con cái cũng thế, người mẹ cũng thông truyền cho con cái chính lòng đạo đức của mình.
Con người tâm linh chính yếu của con cái, tức con người đạo đức của chúng, nhờ “phúc đức tại mẫu”, nhờ “cha mẹ để đức cho con”, dần dần được thành hình, cho đến khi chúng tới tuổi thành nhân theo pháp lý, để chính thức đi vào đời.
Người mẹ của 7 người anh em tử đạo Do Thái trong bài Sách Thánh trên đây, qua những lời nhắn nhủ chân thật và khích lệ dũng mạnh khi có thể của bà, thực sự đã thông truyền cho con cái của bà chất liệu đạo đức của bà một cách hết sức hiệu nghiệm, đúng hơn đã làm bừng lên lòng đạo đức bà đã truyền đạt cho họ từ khi bà cưu mang và sinh ra họ.
Chất liệu đạo đức mà bà đã thông cho con cái của bà chính là nội dung của vấn đề giáo dục rất chân thực và vững chắc của bà là người mẹ, và tác dụng hết sức hiệu nghiệm của chất liệu đạo đức này nơi cả 7 người con tử đạo của bà đã chứng tỏ đường lối giáo dục hoàn toàn thành công của bà.
Trước hết, về nội dung giáo dục, bà đã ý thức được hai điều rất quan trọng sau đây:
Ý thức thứ nhất: con cái của bà là do Chúa dựng nên qua cha mẹ, hơn là do chính cha mẹ và của cha mẹ. Đó là lý do bà đã nói với các con của bà rằng:
· "Mẹ không biết các con vào lòng mẹ mà thành người như thế nào; không phải mẹ đã làm cho chúng con biết thở biết sống; cũng không phải mẹ đã bố trí các nguyên chất mà tác tạo nên mỗi người chúng con”.
Ý thức thứ hai: nếu do Chúa mà có thì con cái là của Chúa và thuộc về Chúa, chính Chúa sẽ gìn giữ và bảo vệ những gì là của Ngài, nhất là những ai nhận biết Ngài và trả về cho Ngài tất cả những gì thuộc về Ngài. Đó là lý do người mẹ dũng cảm đầy khôn ngoan này đã nói tiếp với con cái của bà rằng:
· “Nếu đấng Tạo thành vũ trụ đã nặn ra hình của mỗi con người từ đầu, nếu ngài cho vạn vật có phát nguyên, thì ngài sẽ mở lòng thương ban cả hơi thở và mạng sống trả lại các con, bởi vì giờ đây các con đành hi sinh để giữ luật ngài."
Sau nữa, về đường lối giáo dục của bà mẹ này, trước hết, đối với Chúa, bà đã trả về cho Ngài những gì do Ngài mà có và thuộc về Ngài, cho dù có phải tận tuyệt hy sinh và cùng khổ, đến nỗi, như Sách Thánh ghi nhận:
· “Đáng cảm phục nhất và đáng nhớ nhất là bà mẹ. Bà phải chứng kiến các con bà chết trong một ngày, thế mà bà vẫn can đảm chịu đựng vì tin tưởng vào Gia-vê”.
Đối với con cái, chính đức tin sắt đá siêu việt của bà đã làm gương cho con cái và giúp chúng hiên ngang hiến mạng để tỏ lòng tuyệt đối trung thành với Chúa. Bà đã lợi dụng tình mẫu tử tự nhiên cho mục đích siêu nhiên, chứ không cho tư lợi mà bà biết mình hoàn toàn và chắc chắn bị mất mát, thiệt thòi, thật đáng tiếc thương là chính mạng sống của tất cả 7 đứa con yêu dấu một lúc, đúng như Sách Thánh thuật lại:
· “Với tâm hồn cao thượng, và lòng nhân từ của người đàn bà, bà dùng ngôn ngữ ông cha mà khuyến khích từng người con như sau: Con ơí! hãy thương mẹ đây, người đã mang con chín tháng trong dạ, rồi ba năm chăm nuôi bú mớm, đã dạy dỗ con cho nên người, đã giáo dục và nâng đỡ con cho tới ngày nay … Đừng sợ tên lí hình, nhưng hãy noi gương các anh mà sẵn lòng chịu chết”.
Đối với chính bản thân mình, bà chỉ tìm an ủi, hạnh phúc và việc báo hiếu của các con bà nơi Thiên Chúa mà thôi, chứ không phải cho lợi lộc trần gian của bà, hay để bù đắp công lao nuôi nấng của bà, đúng như lời bà đã khuyên khủ đứa con út trước khi nó được phúc tử đạo thế này:
· “Khi tới ngày Thiên Chúa thương, mẹ sẽ tiếp nhận lại con cùng với các anh của con".
Nguyện Cầu
1 Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh
Lời Nguyện
Lạy Chúa là Đấng Hóa Công Tối Cao và là Đấng Quan Phòng Thần Linh./ Chúa đã tiếp tục việc tạo dựng của Chúa/ bằng việc phú bẩm cho sinh vật
Amen. nói chung/ và loài người nói riêng/ khả năng hiệp thông truyền sinh.
Xin cho thành phần cha mẹ chúng con luôn ý thức được rằng/ con cái của chúng con thực sự là do Chúa và thuộc về Chúa,/ hơn là bởi chúng con và của chúng con./ Bởi thế,/ con cái chính là những con người đã được Chúa sai đến/ và đặt để giữa đời sống hôn nhân vợ chồng của chúng con,/ như sự hiện diện của Chúa giữa chúng con,/ như Hài Nhi Giêsu trong Thánh Gia Nazarét.
Bởi thế,/ nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria đầy ơn phúc,/ xin cho chúng con biết kính trọng Chúa trong con cái,/ và biết yêu thương con cái trong Chúa./ Ở chỗ,/ vì kính trọng Chúa trong con cái,/ chúng con sẽ không coi chính bản thân mình,/ hay bất cứ sự gì khác hơn con cái;/ và vì yêu thương con cái trong Chúa/ mà chúng con chỉ tìm ý Chúa nơi con cái,/ và hết sức làm cho con cái được trở nên mọi sự như Chúa muốn mà thôi,/ chứ không phải theo như ý nghĩ,/ ý thích và ý riêng của chúng con./
“Là đường nhờ đó Chúa Giêsu đã đến với chúng ta lần thứ nhất thì Mẹ cũng sẽ là đường nhờ đó Người đến với chúng ta lần thứ hai, cho dù không cùng một kiểu cách - Being the way by which Jesus came to us the first time, she will also be the way by which He will come the second time, though not in the same manner” (Thánh Marie Grignion de Montfort: Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, đoạn 50.4)
"Ma quỉ đang thực hiện một cuộc quyết chiến với Trinh Nữ Maria. Hắn thấy rằng thời gian của mình không còn dài, nên hắn tận dụng mọi nỗ lực để chiếm đoạt nhiều linh hồn bao nhiêu có thể... the devil is carrying on a decisive battle with the Virgin Mary, He sees that his time is getting short, and he is making every effort to gain as many souls as possible..." (Nữ Tu Lucia với linh mục Fuentes ngày 26/12/1957, trích Joaquin Maria Alonso, C.M.F, The Secret of Fatima - Fact and Legend, The Ravengate Press, Cambridge 1990, page 109)
"Mẹ Maria cần phải trở thành một đạo binh dàn trận kinh hoàng đối với ma quỉ và thành phần theo hắn, nhất là vào những thời buổi sau này. Đối với Satan, vì biết rằng mình không còn bao nhiêu thời gian – hiện nay còn ít hơn bao giờ hết – để hủy hoại các linh hồn, đã gia tăng các nỗ lực của hắn và những cuộc công kích của hắn hằng ngày. Hắn sẽ không ngần ngại khuấy động lên những cuộc bách hại tàn ác và đặt các thứ cạm bẫy xảo quyệt đối với thành phần tôi tớ trung thành và con cái của Mẹ Maria, thành phần hắn thấy khó chế ngự hơn những kẻ khác".
"Mary must become as terrible as an army in (Thánh Marie Grignion de Montfort: Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, đoạn 50.7)
"Before Christ's second coming the Church must pass through a final trial that will shake the faith of many believers. The persecution that accompanies her pilgrimage on earth will unveil the 'mystery of iniquity' in the form of a religious deception offering men an apparent solution to their problems at the price of apostasy from the truth. The supreme religious deception is that of the Antichrist, a pseudo-messianism by which man glorifies himself in place of God and of his Messiah coming in the flesh"
"Ngày 25/3/1936. Ban sáng, trong lúc suy niệm, tôi được bao bọc bởi việc hiện diện đặc biệt của Thiên Chúa, khi tôi thấy sự cao cả khôn lường của Thiên Chúa, đồng thời cả việc Ngài hạ mình xuống với các loài tạo vật của Ngài. Bấy giờ tôi thấy Mẹ Thiên Chúa, Đấng đã đã nói với tôi rằng: ‘Ôi, linh hồn trung thành đáp ứng tác động ân sủng của Ngài thì làm hài lòng Ngài biết bao. Mẹ đã ban Đấng Cứu Thế cho nhân loại; còn phần con, con phải nói cho thế giới về tình thương cao cả của Người và sửa soạn thế giới cho Lần Đến Thứ Hai của Đấng sẽ đến không phải như một Đấng Cứu Thế nhân hậu nữa mà là một Thẩm Phán công minh. Ôi, khủng khiếp thay cái ngày ấy! Quyết liệt thay ngày công minh ấy, ngày giận dữ thần linh ấy. Các Thần Trời rùng mình trước ngày này. Hãy nói cho các linh hồn biết về tình thương cao cả này trong khi còn thời gian ban phát tình thương. Nếu giờ đây con câm nín thì con sẽ phải trả lẽ về rất nhiều linh hồn vào ngày kinh khiếp ấy. Đừng sợ chi. Hãy trung thành cho đến cùng. Mẹ thương mến con’” March 25, 1936. In the morning, during meditation, God's presence enveloped me in a special way, as I saw the immeasurable greatness of God and, at the same time, His condescension to His creatures. Then I saw the Mother of God, who said to me, Oh, how pleasing to God is the soul that follows faithfully the inspirations of His grace! I gave the Savior to the world; as for you, you have to speak to the world about His great mercy and prepare the world for the Second Coming of Him who will come, not as a merciful Savior, but as a just Judge. Oh, how terrible is that day! Determined is the day of justice, the day of divine wrath. The Angels tremble before it. Speak to souls about this great mercy while it is still the time for [granting] mercy. If you keep silent now, you will be answering for a great number of souls on that terrible day. Fear nothing. Be faithful to the end. I sympathize with you. (Mẹ Maria với Chị Thánh Faustina: Nhật Ký, đoạn 635)
"Hãy nói cho thế giới biết về tình thương của Cha; tất cả loài người hãy nhân biết tình thương khôn dò của Cha. Đó là dấu hiệu cho ngày cùng tháng tận; sau đó sẽ là ngày của công lý. Speak to the world about My mercy; let all mankind recognize My unfathomable mercy. It is a sign for the end times; after it will come the day of justice. (Chúa Giêsu với chị Thánh Maria Faustina: Nhật Ký, 848)
"Con hãy viết xuống như sau: trước khi Cha đến như một quan phán công chính, trước hết Cha mở rộng cửa tình thương của Cha. Ai không chiu qua cửa tình thương của Cha thì phải qua cửa công lý của Cha... Write: before I come as a just Judge, I first open wide the door of My mercy. He who refuses to pass through the door of My mercy must pass through the door of My justice..." (Chúa Giêsu với chị Thánh Maria Faustina: Nhật Ký, 1146)
“Hôm nay Cha sai con đem tình thương của Cha đến với các dân tộc trên khắp thế giới. Cha không muốn trừng phạt một nhân loại đang bị nhức nhối, mà là muốn chữa lành cho nó, ghì lấy nó vào Trái Tim Nhân Hậu của Cha. Cha sử dụng việc trừng phạt khi nào họ buộc Cha phải làm như thế mà thôi; bàn tay của Cha lưỡng lự chần chờ nắm lấy thanh gươm công lý. Trước Ngày Công Lý Cha đang ban cho họ Ngày Tình Thương - Today I am sending you with My mercy to the people of the whole world. I do not want to punish aching mankind, but I desire to heal it, pressing it to My Merciful Heart. I use punishment when they themselves force Me to do so; My hand is reluctant to take hold of the sword of justice. Before the Day of Justice I am sending the Day of Mercy. (Chúa Giêsu với chị Thánh Maria Faustina: Nhật Ký, 1588)
"Từ Balan sẽ phát ra một tia sáng (ĐTC GPII cho 'tia sáng' này là lòng thương xót Chúa; nhưng chúng ta cũng có thể cho là chính bản thân ngài, vị giáo hoàng đột xuất từ Balan với khẩu hiệu thánh mẫu 'totus tuus', vị giáo hoàng của thông điệp 'Redemptor Hominis', là dạo khúc hướng Giáo Hội và thế giới về 'Đấng là trung tâm vũ trụ và lịch sử', qua việc dọn mừng Đại Năm Thánh 2000, vị giáo hoàng đã đóng vai trò chủ chốt trong việc lấy đầu cộng sản là khối Đông Âu và Nga Sô, một chủ nghĩa và là một chế độ vốn được gọi là tiền hô của qủi vương) để sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha - From her will come forth the spark that will prepare the world for My final coming” (Chúa Giêsu với chị Thánh Maria Faustina: Nhật Ký, 1732)
“Tất cả chúng ta đang sống trong Mùa Vọng của những ngày lịch sử cuối cùng, và tất cả chúng ta đang nỗ lực sửa soạn đón Chúa Kitô đến để thiết dựng vương quốc của Thiên Chúa đã được Người loan báo - We are all living in the Advent of the last days of history, and all trying to prepare for the coming of Christ, to build the kingdom of God which he proclaimed” (ĐTCGPII tại Lebanon ngày 11/5/1997:L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 14/5/1997, trang 2).
|
|||||
Thời Điểm Maria ra mắt ngày
8/12/2001. Từ ngày tân trang 21/9/2003, cho tới 27/3/2006 được
30.224 lần viếng thăm.
Bị trục trặc kỹ thuật gây ra bởi server từ ngày Chúa Nhật 14/5/2006.
Tạm nghỉ cho tới khi chuyển sang server mới ngày Thứ Bảy 10/6/2006. |