Chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

thành công hay thất bại?

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, nhận định, tổng hợp và tuyển dịch

 

 

 

Thật vậy, sau lời trích dẫn ở bài nói tại Đại Học Regensburg hôm Thứ Ba 12/9/2006 trong chuyến tông du Bavaria Đức Quốc vào thời khoảng 9-14/9/2006, một lời trích dẫn liên quan tới Hồi Giáo, vị Giáo Hoàng đương kim Biển Đức XVI của chúng ta, đã bị thế giới Hồi Giáo kịch liệt phản đối, nhất là đã bị nhóm khủng bố Al Queda đe dọa sát hại mạng sống của ngài.

 

Trước tiên, hậu quả nhãn tiền là một nữ tu dòng Consolata, Leonella Sgorbati, người Ý, 65 tuổi, đã bị bắn chết ngày 17/9/2006 ở Somalia, và một linh mục Chính Thống Giáo ở Iraq là Amer Iskender đã bị chặt đầu hôm 11/10. Còn ở chính Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 1/11/2006, một thanh niên 26 tuổi tên là Ibrahim Ak đã bắn 4 phát súng chỉ thiên trước Tòa Lãnh Sự Ý ở Istanbul  ra dấu phản đối chuyến viếng thăm của ngài. Một trong những cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất ở xứ sở này là cuốn “Tấn Công Giáo Hoàng: Ai sẽ Giết Chết Biển Đức XVI ở Istabul?” của tác giả Yucel Kaya. Vị thủ tướng và bộ trưởng tôn giáo vụ đều tìm cách thoái thác việc gặp gỡ Đức Thánh Cha. Đảng Saadet ở nước này đã tổ chức nhiều cuộc xuống đường, nhất là vào hôm thứ Tư 22/11/2006, đã chiếm đóng nhà thờ St. Sophia ở Haghia như để ngăn chặn không cho ngài đến viếng thăm lâu đài lịch sử về cả tôn giáo và văn hóa giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo này, chưa kể hôm Chúa Nhật 26/11 với cuộc xuống đường trên 20 ngàn người ở thủ đô Istanbul để chống Giáo Hoàng.

 

 

Vậy chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI thành công hay thất bại?

 

 

Nếu trước chuyến tông du này đã diễn ra những phản ứng rất bất lợi vô cùng chẳng những nơi chung thế giới Hồi Giáo và riêng Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí chuyến tông du này là một cuộc hết sức mạo hiểm, nguy hiểm tới tính mạng của vị giáo chủ thế giới Công Giáo, thì chuyến tông du này thành công, bởi ngài đã đi đến nơi về đến chốn bằng an. Tất cả những mưu đồ mờ ám đầy hận thù một của số cá nhân hay đảng phái quá khích, nếu thực sự có và chờ cơ hội ra tay, đều bị thảm bại bất thành.

 

Nếu chuyến tông du này của ngài, chuyến tông du thứ năm trong vòng 1 năm rưỡi sau khi đăng quang, chuyến tông du có mục đích chính yếu về đại kết Kitô Giáo với Giáo Hội Chính Thống Giáo, và mục đích phụ về vấn đề đối thoại liên tôn ở một nước hầu hết toàn tòng Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ, thì chuyến tông du này của ngài đã được hoàn toàn thành công theo Thánh Ý Chúa, bởi ngài đã thực hiện được những gì ngài mong muốn với tư cách vàsứ vụ của một vị Giáo Hoàng đặt ưu tiên hàng đầu cho giáo triều của mình là vấn đề đại kết Kitô Giáo, một vấn đề đại kết gián tiếp liên quan cả tới vấn đề đối thoại liên tôn, cách riêng với Hồi Giáo.

 

Nếu chuyến tông du này, cũng như tất cả mọi chuyến tông du khác của một vị Giáo Hoàng, đều nhắm đến mục đích là củng cố niềm tin cho anh chị em Kitô hữu Công Giáo của mình trên khắp thế giới, thì chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ này của ngài cũng thành công, vì ngài đã làm cho cộng đồng nhỏ bé, rất ư bé tí xíu ở xứ sở này, chỉ bằng 1 phần 200, được an ủi và phấn khởi rất nhiều.

 

Ba mục đích trên, ba mục đích cho chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ của ngài, đã được chính ngài đề cập tới trong lời kêu gọi cuối buổi Nguyện Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 26/11/2006 vừa rồi, một lời kêu gọi được ngài kết thúc bằng viêc xin cầu nguyện cho chuyến tông du đạt được thành quả theo ý Chúa (chứ không phải theo loài người thẩm định), như sau:

 

“Anh chị em thân mến: Như anh chị em đã biết là vào mấy ngày nữa đây tôi sẽ đến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Từ giây phút này, tôi muốn gửi lời chào thân ái tới nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ thân yêu, một dân tộc có cả một sự phong phú lớn lao về lịch sử và văn hóa. Tôi xin bày tỏ lòng cảm mến và chân tình với quốc gia này cùng quí vị đại diện của quốc gia ấy.

 

“Với lòng cảm mến, tôi muốn gặp gỡ cộng đồng Công Giáo, một cộng đồng luôn được ấp ủ trong lòng tôi, và hiệp nhất tình huynh đệ với Giáo Hội Chính Thống, nhân dịp Lễ Thánh Tông Đồ Anrê.

 

“Bằng niềm tin tưởng, tôi muốn theo gót các vị tiền nhiệm của tôi là Đức Phaolô VI và Gioan Phaolô II, và tôi xin Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII từ trên trời bảo vệ, vị đã là khâm sứ của Tòa Thánh 10 năm ở Thổ Nhĩ Kỳ với đầy lòng quí mến và trân trọng đất nước ấy. Tôi xin tất cả mọi anh chị em hãy đồng hành với tôi bằng lời nguyện cầu để chuyến hành trình này mang lại nhiều kết quả theo ý Chúa”.

 

 

 

Thành công trong việc củng cố đức tin cho cộng đồng Công Giáo nhỏ bé ở Thổ Nhĩ Kỳ

 

 

Trước hết, về mục tiêu mục vụ, ngài đến để củng cố đức tin cho cộng đồng Công Giáo nhỏ bé ở đây, một cộng đồng theo 4 lễ nghi khác nhau là Latinh, Công Giáo Armenia, Công Giáo Syria và Chaldea. Tổng số người Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia có 72 triệu dân và 99% Hồi Giáo, là 32 ngàn người, tức 0.04% trong tổng số dân. Cộng Đồng Công Giáo nhỏ bé ở đây có 47 giáo xứ, được trợ giúp bởi 6 vị giám mục, 13 linh mục triều, 55 linh mục dòng, 4 thày phó tế, 12 nam tu (không chức linh mục), 84 nữ tu, 8 truyền giáo giáo dân và 28 giáo lý viên. Ở Thổ Nhĩ Kỳ người Công Giáo không được nhìn nhận theo pháp lý. 

 

Đức Thánh Cha đã cử hành 2 Thánh Lễ với tín hữu Công Giáo: lễ một vào Thứ Tư, 29/11/2006, ở đền Thánh Mẫu quốc gia ở Meyem Ana Evi, tức là nhà của Maria Mẹ Chúa Giêsu, ở Êphêsô, thành phố diễn ra việc Công Đồng Chung Êphêsô công bố thiên chức Mẹ Thiên Chúa của Mẹ. Thánh Lễ thứ hai được cử hành vào hôm Thứ Sáu, 1/12/2006, ngày cuối cùng của chuyến tông du, ở Vương Cung Thánh Đường Công Giáo mang tên Thánh Linh.

 

Trong hai bài giảng cho cộng đồng Công Giáo rất ư là bé mọn ở Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Thánh Cha đã củng cố đức tin của anh chị em của mình với những ý tưởng sau đây:

 

1) Bài giảng trước đền Thánh Mẫu quốc gia ở Meyem Ana Evi, nhà của Maria Mẹ Chúa Giêsu, Êphêsô

 

“Tôi hướng về quốc gia này, nhất là về ‘đàn nhỏ’ này của Chúa Kitô đang sống giữa quốc gia đây, để cống hiến tiếng nói phấn khích và để bộc lộ lòng cảm mến của toàn thể Giáo Hội. Với hết tình yêu mến, tôi gửi lời chào đến tất cả anh chị em đang hiện diện nơi đây, thành phần tín hữu ở Izmir, Mersin, Iskenderun và Antakia … Xin cám ơn việc anh chị em hiện diện, chứng từ của anh chị em, và việc anh chị em phục vụ cho Giáo Hội ở mảnh đất phúc đức này, nơi mà ngay từ ban đầu, cộng đồng Kitô hữu đã cảm thấy tăng trưởng mạnh mẽ, một sự kiện còn được thấy nơi đông đảo khách hành hương tới Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày này….

 

“Trước bối cảnh của bình an toàn cầu ấy, niềm khát vọng được trọn vẹn hiệp thông và hòa hợp giữa tất cả mọi Kitô hữu trở thành hết sức khẩn trương hơn bao giờ hết. Hiện diện trong Thánh lễ hôm nay có tín hữu  Công Giáo thuộc các lễ nghi khác nhau, và đây là lý do để hân hoan ca tụng Thiên Chúa. Những lễ nghi này, khi chúng qui tụ lại hiệp nhất và cùng làm chứng chung, đều là một biểu hiệu của một thứ đa dạng tuyệt vời để điểm tô cho vị Hiên Thê của Chúa Kitô. Về vấn đề này, mối hiệp nhất của các vị Bản Quyền thuộc Các Hội Đồng Giám Mục trong niềm hiệp thông và chia sẻ các nỗ lực mục vụ với nhau cần phải trở thành một tấm gương soi…..

 

“Anh chị em thân mến, trong cuộc viếng thăm này, tôi muốn chuyển đạt lòng yêu thương riêng của tôi và sự gắn bó về tinh thần của tôi, cùng với của Giáo Hội hoàn vũ, với cộng đồng Kitô Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ này, một thiểu số nhỏ bé đang phải đối diện với nhiều thách đố và khó khăn hằng ngày. Bằng niềm tin tưởng mãnh liệt, chúng ta hãy  cùng với Mẹ Maria xướng lên bài ca chúc tụng tạ ơn Thiên Chúa là Đấng đã thương đến phận thấp hèn tôi tớ của Ngài (x Lk 1:48). Chúng ta hãy hân hoan hát lên, thậm chí cả lúc chúng ta bị thử thách  bởi những khốn khó và hiểm nguy, như chúng ta học được từ chứng từ tốt lành của  vị linh mục Rôma là Don Andrea Santoro, vị tôi hãnh diện nhắc lại trong cuộc cử hành này. Mẹ Maria dạy chúng ta rằng nguồn vui của chúng ta và sự nâng đỡ chắc chắn duy nhất của chúng ta là Chúa Kitô, và Mẹ lập lại những lời của Người: ‘Đừng sợ’ (Mk 6:50), ‘Thày ở cùng các con’ (Mt 28:20). Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, hộ tống chúng ta luôn mãi trên bước đường của chúng ta! Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con! Aziz Meryem Mesih’in Annesi bizim icin Dua et’. Amen”.

 

2) Bài giảng ở Vương Cung Thánh Đường Công Giáo Thánh Linh ở Thủ Đô Istanbul

 

“Hỡi Anh Chị Em, các cộng đồng của anh chị em đang tiến bước trên con đường nhún nhượng của tình đồng bạn thường nhật với những ai không có cùng niềm tin với chúng ta, nhưng ‘cho rằng tin tưởng vào Abraham, và cùng với chúng ta tôn thờ một Thiên Chúa nhân hậu duy nhất’ (Lumen Gentium, 16). Anh chị em quá rõ là Giáo Hội không muốn áp đặt bất cứ sự gì trên bất cứ một ai, và Giáo Hội chỉ xin được sống tự do để tỏ bày tỏ Đấng Giáo Hội không thể che giấu là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã yêu thương chúng ta cho tới cùng trên cây Thập Giá và đã ban cho chúng ta Thần Linh của Người là sự hiện diện sống động của Thiên Chúa giữa chúng ta và sâu xa trong chúng ta. Hãy luôn tiếp nhận vị Thần Linh này của Chúa Kitô, nhờ đó chuyên chú tới những ai khao khát công lý, hòa bình, phẩn giá và tôn trọng đối với chính bản thân họ cũng như đối với anh chị em của họ. Hãy sống hòa hợp, theo những lời Chúa dạy: ‘Nếu các con yêu thương nhau thí cứ dấu ấy mà mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thày’ (Jn 13:35)”.

 

Đặc biệt nhất là vào chiều Thứ Ba 28/11/2006, ngay trong bài  diễn từ ngỏ cùng phái đoàn ngoại giao quốc tế là các vị đại sứ chư quốc có liên hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và đang làm việc ở thủ đô Istanbul, ngài đã chẳng những đề cập tới mà còn khen tặng cộng đoàn Công Giáo nhỏ bé ở Thổ Nhĩ Kỳ và công khai tỏ ra hãnh diện về cộng đoàn này như sau:

 

“Tôi tin tưởng rằng quyền tự do tôn giáo là một biểu hiệu căn bản của quyền tự do làm người và việc hiện diện chủ động của các tôn giáo trong xã hội là một mạch nguồn cho sự tiến bộ và làm phong phú cho tất cả mọi người. Dĩ nhiên điều này bao gồm việc các tôn giáo không tìm cách hành xử trực tiếp quyền lực chính trị, vì quyền này không thuộc lãnh vực của các tôn giáo, và cũng bao gồm việc các tôn giáo hoàn toàn từ khước vấn đề sử dụng bạo lực như một biểu hiệu hợp pháp của tôn giáo. Về vấn đề này, tôi cám ơn hoạt động của cộng đồng Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhỏ về con số nhưng hết sức dấn thân cho việc tận lực góp phần vào vấn đề phát triển xứ sở này, nhất là về vấn đề giáo dục giới trẻ, cũng như về việc xây dựng hòa bình và hòa thuận nơi tất cả mọi người công dân”.

 

Trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, linh mục Ruben Tierrablanca, dòng Phanxicô thuộc Tỉnh Dòng Thánh Phêrô và Phaolô ở Michoacan, Mễ Tây Cơ, hiện đang hình thành cộng đồng quốc tế dòng Phanxicô là Santa Maria Draperis ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã chia sẻ cảm nhận của mình như là một phần tử thuộc cộng đồng Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ về ảnh hưởng của chuyến tông du nơi riêng cộng đồng Công Giáo ở đây.

 

“Chúng tôi đã sống một thời điểm rất đặc biệt ở Istanbul vào áp chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Ngoài việc hoan hỉ đợi chờ của đoàn chiên nhỏ bé của Giáo Hội Công Giáo nơi xứ sở đa số Hồi Giáo này, chúng tôi rất ý thức rằng con mắt của thế giới đang đổ dồn về Thổ Nhĩ Kỳ vì những lý do chính trị, cũng như những lý do liên quan tới lãnh vực liên tôi.

 

“Cả mấy tuần lễ, các cú điện thoại liên tục cùng các cuộc viếng thăm của thành phần  phóng viên báo chí, của các đài truyền hình, của các tường trình viên  và phân tích viên của xã hội hiện nay, làm cho chúng tôi bận bịu cả lên. Họ chất vấn chúng tôi rằng: Kitô hữu sống ở Thổ Nhĩ Kỳ ra sao? Quí vị cảm thấy thế nào về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng? Tại sao con số Kitô hữu đã bị giảm bớt rất nhiều ở thế kỷ vừa qua, thậm chí còn suy giảm hơn thế nữa trong những năm vừa rồi? Tại sao tập tục đạo giáo không được thể hiện nơi đường phố? Quí vị có sợ những phản ứng bạo động của thành phần bảo thủ và thành phần dân tộc chủ nghĩa hay chăng?

 

“Chúng tôi đã cố gắng trả lời tất cả những vấn nạn ấy một cách rõ ràng và đơn thành. Tốt hơn nếu thành phần ký giả và các bạn hữu khác đến sống ở đây ít là một thời gian ngắn để hiểu nhiều hơn và rõ hơn, hầu có thể tránh được một số những nhan đề trên nhật báo gây nhạo báng, tác hại cho hết mọi người. 


”Tình hình hiện nay và những giới hạn về phương diện chính trị xã hội và tôn giáo chúng tôi đang sống ở đây, cùng những khó khăn chúng tôi vẫn có từ trước tới nay, cũng không khác lắm với những khó khăn của thời các tông đồ. Sách Tông Vụ đã diễn tả Giáo Hội sơ sinh trong đế quốc Rôma và giữa thế giới đa thần.

 

“Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay có một chính quyền theo chủ nghĩa trần thế cộng hòa và một dân số tín đồ Hồi Giáo, nhưng vấn đề ngờ vực đối với sứ điệp phúc âm cũng như với đời sống Kitô Giáo là những gì rất giống nhau: ở chỗ cho rằng có một ước mong muốn làm suy yếu đi căn tính của một quốc gia và tính cách thống nhất của một tôn giáo.

 

“Thực tế thì đời sống Kitô Giáo, nếu đích thực và khả tín, sẽ dẫn tất cả mọi người tới kiến thức nhân bản hơn nữa về sự sống và cuộc chung sống an bình. Đối với Kitô hữu chúng ta thì vấn đề là việc dấn thân cho vương quốc của Chúa Kitô, còn đối với thành phần không phải Kitô hữu thì vấn đề là ở chỗ họ sống các giá trị và nguyên tắc thuộc niềm tin tưởng của họ cùng với truyền thống hiếu khách đáng ca ngợi và lưu tồn của một dân tộc Đông phương.


”‘Ta sẽ tìm kiếm con chiên bị thất tung, Ta sẽ mang về con chiên lạc đàn, Ta sẽ băng bó con chiên bị què quặt, và Ta sẽ tăng sức cho con chiên bị yếu kém’ (Ez 34:16). Tôi đã chớt nhớ đến câu này của tiên tri Êzêkiên khi nghĩ tới chuyến tông du mục vụ của Đức Thánh Cha tới Giáo Hội ở Thổ Nhĩ Kỳ.

 

“Cộng đồng Công Giáo của chúng tôi thì nhỏ bé về con số, cần được phấn khích, và nhiều khi cảm thấy kiệt sức. Thế nhưng, giờ đây, qua mấy ngày này, nó đã được gặp gỡ vị chủ chiên của mình, Vị Đại Diện cho Mục Tử Nhân Lành Giêsu Kitô. Các ký gỉa đi hộ tống Đức Giáo Hoàng trên máy bay đã nhấn mạnh tới chiều kích mục vụ như là lý do chính yếu của chuyến viếng thăm này; ở Thổ Nhĩ Kỳ đây, chúng tôi muốn được dẫn dắt bởi vị mục tử cũng là cha của mình, và nhờ ngài tái sinh động đức tin của mình và hân hoan trong một niềm hy vọng không lừa dối.

 

“Nhiều xứ sở khác và miền khác trên thế giới muốn được Đức Giáo Hoàng đến thăm, mà ngài lại ở giữa chúng tôi, để băng bó cho con chiên bị thương tích và chăm sóc cho con bị bệnh nạn, để củng cố đức tin của chúng tôi ở giải trái đất này, một vùng biên giới của hai châu lục….


”Tất cả chúng ta đều biết rằng chuyến đi này có những cơ nguy của nó, có lẽ cái nguy cơ l
ớn nhất là ở nơi việc giải thích đúng đắn những lời lẽ của ngài hơn là vấn đề cảnh sát. ‘Thế nhưng, không một sợi tóc nào trên đầu các con sẽ bị rơi xuống’, Chúa và Thày của chúng ta là Đức Giêsu Kitô đã nói với chúng ta trong bài Phúc Âm hôm nay.

 

“Và giờ đây, Đức Giáo Hoàng đã trở về Vatican, đời sống của chúng ta cần phải tiếp tục theo gương và giáo huấn của ngài, vì ‘nhờ kiên trì mà các con sẽ cứu được linh hồn mình’, một lần nữa Chúa Giêsu Kitô của chúng ta bảo đảm cho chúng ta như thế”.


 

 

Thành công trong mục tiêu đối thoại liên tôn với Cộng Đồng Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ

 

 

Về mục tiêu liên tôn với Hồi Giáo nhân chuyến viếng thăm một quốc gia hầu như toàn tòng Hồi Giáo này, vào hôm Thứ Ba, 8/11, ngài đã viếng thăm đài tưởng niệm Mausoleum của đệ nhất tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là Mustafa Kemal Ataturk (1881-1938), vị sáng lập nền cộng hòa tân tiến của Thổ Nhĩ Kỳ. 

 

Sau cuộc gặp gỡ các vị lãnh đạo chính quyền, ngài đã ngỏ lời củng vị chủ tịch ban giám đốc tôn giáo vụ của xứ sở này, trước sự hiện diện của thành phần đại diện các cộng đồng Hồi Giáo của nước này, và trong bài diễn từ, ngài đã nói tới những gì liên quan tới việc đối thoại và chung sống giữa các tín đồ Hồi Giáo vàtín đồ  Kitô Giáo.

 

Để tỏ lòng tôn kính Hồi Giáo, ngài cũng đã yêu cầu được đến viếng thăm Đền Thờ Xanh vào chiều Thứ Năm, một đền thờ lớn nhất ở Istanbul. Mục đích đối thoại liên tôn còn dẫn ngài sẽ đến thăm Vị Đại Tôn Sư của Thổ Nhĩ Kỳ cùng ngày sau đó nữa.

 

Trong lời ngỏ cùng vọ Đại Giáo Trưởng ở Istanbul là Mustafa Cagrici, vị cũng có chữ ký vào bức thư hồi tháng 10 gửi phản đối ngài sau bài diễn văn ngày 12/9/2006 của ngài ở Đại Học Regensburg, ngài đã lên tiếng cám ơn ông đã cho phép ngài được viếng thăm ngôi đền thờ này: “Chúng ta hy vọng sẽ cùng nhau tìm thấy những đường lối hòa bình và huynh đệ để giúp đỡ nhân loại”.

 

Đức Thánh Cha đã cởi giầy ra trước khi tiến vào đền thờ, và được đi kèm bởi vị Đại Giáo Trưởng cũng như bởi vị giáo trưởng Emanullah Hatiboglu.

 

Sau khi cắt nghĩa tín đồ Hồi Giáo hồi tâm nguyện cầu ra sao, vị Đại Giáo Trưởng bắt đầu cầu nguyện. Đứng bên cạnh vị tu sĩ Hồi Giáo này, hướng mặt về Mecca, Đức Thánh Cha cũng tĩnh lặng nguyện cầu vài phút, nhưng là một việc cầu nguyện theo kiểu cách và tinh thần Kitô giáo, như vị giám đốc văn phòng báo chí Tòa Thánh đã cho thành phần ký giả biết sau khi biến cố này diễn ra.

 

Cuộc viếng thăm này kéo dài trong vòng 30 phút và kết thúc bằng việc tặng quà cho nhau. Vị Đại Giáo Trưởng tặng Đức Giáo Hoàng một biểu tượng chim câu, tiêu biểu cho hòa bình, với những lời lẽ từ Kinh Koran ‘khoan dung và nhân hậu vì danh Thiên Chúa’.

 

Vị Giám Mục Rôma cũng tặng cho Vị Đại Giáo Trưởng một bức đá ghép hình những con chim bồ câu. Thấy vậy, vị Đại Giáo Trưởng đã nhận định rằng: ‘Một dấu hiệu thiên định tốt đẹp’.    

 

Đức Thánh Cha nói rằng: ‘Đó là một sứ điệp huynh đệ để tưởng nhớ việc viếng thăm mà chắc chắn tôi sẽ không bao giờ quên này’.

 

Ngài là vị Giáo Hoàng thứ hai tiến vào nội cung của một Đền Thờ Hồi Giáo. Đức Gioan Phaolô II đã viếng thăm Đền Thờ Umayyad ở Syria vào tháng 5/2001.

 

Trong chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ, vẫn biết mục tiêu chính yếu của chuyến tông du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là vấn đề đại kết Kitô Giáo với Chính Thống Giáo, tuy nhiên, vào ngày đầu tiên trong 4 ngày, tức vào hôm Thứ Ba 28/11/2006, ĐTC Biển Đức XVI đã gặp hai phái đoàn quan trọng liên quan tới tôn giáo và văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ: phái đoàn thứ nhất đại diện cho Hồi Giáo, và phái đoàn thứ hai là phái đoàn ngoại giao. Với phái đoàn Hồi Giáo, ngài đã nói về mối liên hệ giữa Kitô Giáo với Hồi Giáo trong quá khứ và tương lai, và với phái đoàn ngoại giao, ngài đã nói về vị trí giao điểm về văn hóa và tôn giáo của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ.

 

I- Mối liên hệ giữa Kitô Giáo với Hồi Giáo trong quá khứ và tương lai

 

Nội dung của những lời ĐTC ngỏ cùng Vị Chủ Tịch Ban Giám Đốc Tôn Giáo Vụ Ali Bardakoglu cùng thành phần đại diện cộng đồng Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ hôm Thứ Ba 28/11/2006 bao gồm 4 ý tưởng chính yếu: 1) Mối liên hệ thiên định về lịch sử giữa dân nước Thổ Nhĩ Kỳ và Kitô Giáo; 2) Sứ mệnh chung của Kitô Giáo và Hồi Giáo trong giai đoạn lịch sử mới; 3) Nền tảng thần linh cho việc hợp tác phục vụ nhân loại giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo; 4) Phương cách hợp tác giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo là đối thoại và tôn trọng nhau.

 

1) Mối liên hệ thiên định về lịch sử giữa dân nước Thổ Nhĩ Kỳ và Kitô Giáo

 

“Xứ sở của quí vị rất thân thương đối với Kitô hữu, vì nhiều cộng đồng Kitô hữu tiên khởi đã được thành lập ở nơi đây và đã phát triển một cách già giặn, được sinh động nhờ việc giảng dạy của các vị Tông Đồ, đặc biệt là Thánh Phaolô và Gioan. Truyền thống còn lưu lại cho chúng tôi biết rằng Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, cũng đã sống ở Êphêsô, trong ngôi nhà của Thánh Tông Đồ Gioan.

 

“Mảnh đất cao quí này cũng chứng kiến thấy cả một cuộc triển nở của nền văn hóa Hồi Giáo ở những lãnh vực đa dạng nhất, bao gồm cả văn chương và nghệ thuật cũng như các  cơ cấu tổ chức của tôn giáo này.

 

“Có rất nhiều tượng đài của tín hữu Kitô Giáo và Hồi Giáo chứng thực cho một quá khứ lừng lẫy của Thổ Nhĩ Kỳ. Quí vị có lý để cảm thấy hãnh diện về chúng, bảo trì chúng để số khách hành hương càng ngày càng gia tăng đổ xô về đây được chiêm ngắm ca ngợi.

 

“Tôi bắt đầu cuộc viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của mình với cùng những cảm thức được diễn đạt bởi vị tiền nhiệm của tôi là Chân Phước Gioan XXIII, khi ngài đến đây với tư cách là Tổng Giám Mục Giuseppe Roncalli để hoàn thành vai trò làm Đại Diện Giáo Hoàng ở Istanbul: ‘Tôi cảm thấy mộ mến Thổ Nhĩ Kỳ là nơi Chúa đã sai tôi tới… Tôi yêu mến nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ, tôi cảm nhận được những tính chất tự nhiên của những con người đã chiếm được chỗ đứng của mình trong cuộc hành trình văn minh’ (Journal of a Soul, pp. 228, 233-4)”.  

 

2) Sứ mệnh chung của Kitô Giáo và Hồi Giáo trong giai đoạn lịch sử mới

 

“Về phần mình, tôi cũng muốn nhấn mạnh tới các tính chất của nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ. Đến đây, tôi xin mượn lời của vị tiền nhiệm mới đây của tôi là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đáng kính nhớ, vị đã nói nhân chuyến viếng thăm của ngài vào năm 1979: ‘Tôi tự hỏi nếu không muốn nói là khẩn nài, vào chính ngày hôm nay đây khi mà tín hữu Kitô Giáo và tín hữu Hồi Giáo đã tiến vào một giai đoạn lịch sử mới, là hãy nhìn nhận và phát triển những mối liên hệ linh thiêng nối kết chúng ta lại với nhau, để cùng nhau bảo tồn và cổ võ hòa bình, tự do, công bằng xã hội và các giá trị luân lý cho thiện ích của tất cả mọi người’ (Huấn Từ cho Cộng Đồng Công Giáo ở Ankara, ngày 28/11/1979).

 

“Những vấn đề này vẫn tiếp tục tồn tại qua những tháng năm từ đó tới nay; thật vậy, như tôi đã xác định ngay từ đầu giáo triều của mình, là chúng thôi thúc chúng ta hãy tiến bước thực hiện cuộc đối thoại của chúng ta một cách chân thành như bạn bè trao đổi với nhau. Khi tôi được hân hạnh gặp gỡ các phần tử của những cộng đồng Hồi Giáo ở Cologne năm ngoái vào dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới, tôi đã lập lại nhu cầu cần phải tiến tới việc thực hiện vấn đề đối thoại liên tôn và liên văn hóa một cách lạc quan và hy vọng. Nó không thể trở thành một thứ ngoại phụ tùy ý, trái lại, nó là ‘một nhu cầu thiết yếu chi phối phần lớn tương lai của chúng ta’ (Address to the Catholic Community in Ankara, 28 November 1979)”.

 

3) Nền tảng thần linh cho việc hợp tác phục vụ nhân loại giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo

 

“Tín đồ Kitô Giáo và Hồi Giáo, theo các tôn giáo riêng biệt của mình, đều hướng về một thứ chân lý có tính chất linh thánh và về phẩm vị con người. Đó là nền tảng cho việc chúng ta tỏ ra tương kính và trân quí nhau, đó là nền tảng cho việc hợp tác để phục vụ hòa bình giữa các quốc gia và dân tộc, là ước vọng thiết tha nhất của tất cả mọi tín hữu cũng như tất cả mọi con người thành tâm thiện chí.

 

“Trên 40 năm qua, giáo huấn của Công Đồng Chung Vaticanô II đã tác động và hướng dẫn đường lối của Tòa Thánh và các Giáo Hội địa phương trên khắp thế giới trong những mối liên hệ với các tín đồ thuộc các tôn giáo khác. Theo truyền thống Thánh Kinh, Công Đồng này đã dạy rằng toàn thể loài người cùng có một nguồn gốc và một đích điểm, đó là Thiên Chúa, Đấng Hóa Công của chúng ta và là đích điểm của cuoôc hành trình trần thế của chúng ta. Tín hữu Kitô Giáo và Hồi Giáo thuộc về gia đình của những ai tin tưởng vào một Thiên Chúa duy nhất và là thành phần, theo các truyền thống riêng biệt của mình, mang dấu vết tổ phụ Abraham (cf. Second Vatican Council, Declaration on the Relation of the Church to Non-Christian Religions "Nostra Aetate" 1, 3).

 

“Mối hiệp nhất nhân bản và thiêng liêng này nơi nguồn gốc của chúng ta cũng như nơi đích điểm của chúng ta thúc đẩy chúng ta hãy tìm kiếm một đường lối chung khi chúng ta đóng vai trò của mình trong việc tìm cầu những giá trị nền tảng rất chuyên biệt của con người thuộc thời đại chúng ta. Là những con người nam nữ đạo giáo, chúng ta cảm thấy bị thách thức trước niềm mong mỏi rộng rãi muốn có được công lý, phát triển, đoàn kết, tự do, an ninh, hòa bình, bênh vực sự sống, bảo vệ môi trường và các nguồn nhiên liệu của trái đất. Cũng vì chúng ta, trong khi tôn trọng quyền tự lập hợp pháp của các trần thế vụ, cần phải đặc biệt góp phần để tìm kiếm những giải pháp xứng hợp cho những vấn đề khẩn thiết ấy”. 

 

4) Phương cách hợp tác giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo là đối thoại và tôn trọng nhau

 

“Trước hết, chúng ta có thể đáp ứng một cách khả tín cho vấn đề xuất phát một cách rõ ràng từ xã hội ngày nay, cho dù nó thường được lướt qua, vấn đề về ý nghĩa và mục đích của đời sống, đối với mỗi cá nhân con người cũng như đối với toàn thể nhân loại. Chúng ta được kêu gọi để cùng nhau làm việc, hầu giúp cho xã hội hướng tới siêu việt thế, trả về cho Thiên Chúa Toàn Năng vị trí đích thực của Ngài. Đường lối tiến tới hay nhất đó là bằng việc đối thoại chân thực giữa tín đồ Kitô Giáo và Hồi Giáo, căn cứ vào chân lý và được thúc đẩy bởi chân thành muốn hiểu biết nhau, tôn trọng những khác biệt và nhìn nhận những gì chúng ta có chung. Điều này sẽ dẫn tới chỗ tôn trọng thực sự đối với những chọn lựa hữu trách nơi mỗi người, nhất là những gì liên quan tới các giá trị nền tảng và đến niềm xác tín về tôn giáo riêng tư của họ.

 

“Để chứng minh về việc tôn trọng huynh đệ là những gì có thể giúp cho tín đồ Kitô Giáo và Hồi Giáo làm việc với nhau, tôi xin trích lại một số lời của Giáo Hoàng Grêgôriô VII năm 1076 ngỏ cùng một ông hoàng Hồi Giáo ở Bắc Phi Châu, vị đã tỏ ra rất nhân ái độ lượng đối với tín đồ Kitô Giáo thuộc thẩm quyền của ông. Giáo Hoàng Grêgôriô đã nói về đức bác ái đặc biệt mà tín đồ Kitô Giáo và Hồi Giáo mặc nợ nhau ‘vì chúng ta tin vào một vị Thiên Chúa duy nhất, cho dù qua các cách thức khác nhau, và vì chúng ta ca ngợi Ngài và tôn thờ Ngài hằng ngày là Đấng Hóa Công và là Vị Cai Trị thế giới’.

 

“Tự do tôn giáo, một quyền tự do được bảo đảm và hiệu nghiệm tôn trọng về cơ cấu trong thực hành, đối với cả cá nhân cũng như các cộng đồng, là những gì tạo nên cho tất cả mọi tín hữu điều kiện thiết yếu cho việc họ trung thành góp phần xây dựng xã hội, bằng một thái độ phục vụ chân thực, nhất là đối với thành phần yếu kém và nghèo nàn nhất”.

 

II- Vị trí giao điểm về văn hóa và tôn giáo của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Như đã nhận định, trong chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ, vẫn biết mục tiêu chính yếu của chuyến tông du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là vấn đề đại kết Kitô Giáo với Chính Thống Giáo, vào ngày đầu tiên trong 4 ngày, tức vào hôm Thứ Ba 28/11/2006, ĐTC Biển Đức XVI đã gặp hai phái đoàn quan trọng liên quan tới tôn giáo và văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ: phái đoàn thứ nhất đại diện cho Hồi Giáo, và phái đoàn thứ hai là phái đoàn ngoại giao. Với phái đoàn Hồi Giáo, ngài đã nói về mối liên hệ giữa Kitô Giáo với Hồi Giáo trong quá khứ và tương lai, và với phái đoàn ngoại giao, ngài đã nói về vị trí móc nối của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ giữa hai nền văn hóa Đông và Tây.

 

Sau mối liên hệ giữa Kitô Giáo với Hồi Giáo trong quá khứ và tương lai, bao gồm 4 điểm chính, như đã được ĐTC nhận định và kêu gọi, ngài còn đề cao vị trí móc nối của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ giữa hai nền văn hóa Đông và Tây nữa, qua hai điểm chính yếu 1) Thổ Nhĩ Kỳ góp phần xây dựng hòa bình trong bối cảnh thế giới biến động hiện nay; 2) Thổ Nhĩ Kỳ là giao điểm của các nền văn hóa và tôn giáo, thiên về thể chế dân chủ.

 

1) Thổ Nhĩ Kỳ góp phần xây dựng hòa bình trong bối cảnh thế giới biến động hiện nay

 

“Trên 40 năm trước đây, Công Đồng Chung Vaticanô II đã viết rằng ‘Bình an không phải chỉ là tình trạng vắng bóng chiến tranh: nó không thể trở thành một thứ bảo trì mức độ quân bình về quyền lực giữa các lực lượng đối nghịch nhau…. Mà là hoa trái của trật tự xác đáng của sự vật được vị sáng lập thần linh đã ấn định nơi xã hội loài người và là những gì cần phải được nhân loại đạt tới theo nỗi khát khao của họ mong cho công lý được hoàn toàn sáng tỏ hơn’ (Gaudium et Spes, 78). Chúng ta đã nhận thấy rằng bình an đích thực là những gì cần đến công lý, trong việc điều chỉnh những tình trạng bất quân bình về kinh tế và những hỗn loạn về chính trị luôn làm căng thẳng và đe dọa hết mọi xã hội. Những diễn tiến gần đây về tình trạng khủng bố và về những cuộc xung đột ở một miền đất nào đó, đã là những gì đề cao việc cần phải tôn trọng những quyết định của các tổ chức quốc tế, cũng như cần phải ủng hộ những quyết định ấy, đặc biệt bằng cách cống hiến cho chúng phương tiện hiệu nghiệm, hầu có thể ngăn ngừa những cuộc xung đột và duy trì những vùng trung lập giữa thành phần tham chiến, nhờ sự hiện diện của các lực lượng bảo vệ hòa bình.

 

“Tuy nhiên, tất cả những điều ấy cũng chưa đủ trừ phi thực hiện một cuộc thực sự đối thoại với nhau, tức là thực hiện một cuộc tranh cãi tốt đẹp giữa những phe phái liên quan, để tiến tới những giải pháp lâu bền và khả chấp về chính trị, những giải pháp tôn trọng con người và thành phần dân chúng. Tôi đang đặc biệt nghĩ tới cuộc xung đột náo động ở Trung Đông, không có dấu hiệu hạ bớt và đang đè nặng trên toàn thể đời sống quốc tế; tôi đang nghĩ tới cái nguy cơ của những cuộc xung đột về ngoại biên đang tăng bội và những hành động khủng bố đang lan tràn. Tôi cám ơn những nỗ lực của nhiều quốc gia hiện đang dấn thân vào cuộc tái thiết hòa bình ở Lebanon, trong số đó có Thổ Nhĩ Kỳ.

 

“Hỡi quí vị Đại Sứ, trước sự hiện diện của quí vị đây, một lần nữa tôi kêu gọi việc khôn ngoan tỉnh táo của cộng đồng quốc tế, đừng bỏ bê trách nhiệm của mình, trái lại, hãy hết sức cố gắng cổ võ việc đối thoại giữa các phe phái trong cuộc, một cuộc đối thoại duy nhất có thể bảo đảm việc tôn trọng kẻ khác, trong khi vẫn bảo toàn được những lợi ích hợp lý mà lại loại trừ được việc sử dụng phương tiện bạo lực. Như tôi đã viết trong sứ điệp đầu tiên của mình cho Ngày Thế Giới Hòa Bình, ‘chân lý của sự bình an kêu gọi hết mọi người hãy vun trồng những mối liên hệ bổ ích và chân thành; nó phấn khích họ tìm kiếm và theo đuổi những đường lối thứ tha và hòa giải, minh bạch trong việc đối xứ với kẻ khác, và trung thành với lời nói của họ’ (1/1/2006, đoạn 6)”.

 

2) Thổ Nhĩ Kỳ là giao điểm của các nền văn hóa và tôn giáo, thiên về thể chế dân chủ.

 

“Thổ Nhĩ Kỳ bao giờ cũng giữ vai trò như là một chiếc cầu nối giữa Đông và Tây, giữa Á Châu và Âu Châu, và như một giao điểm của các nền văn hóa và tôn giáo. Trong thế kỷ vừa qua, quốc gia này đã có cách để trở thành một đại Quốc Gia tân tiến, đáng kể ở chỗ chọn một thể chế trần thế, phân biệt rõ ràng giữa xã hội dân sự và tôn giáo, một bên có tính cách tự lập theo lãnh vực xứng hợp của mình mà vẫn tôn trọng lãnh vực của nhau. Sự kiện đa số dân chúng của xứ sở này là tín đồ Hồi Giáo là một yếu tố quan trọng trong sinh hoạt xã hội, một yếu tố mà Quốc Gia này không thể không chú trọng tới, tuy nhiên, Bản Hiến Pháp của Thổ Nhĩ Kỳ công nhận quyền lợi của hết mọi người công dân trong việc được tự do thờ phượng và được tự do theo lương tâm. Các quyền bính dân sự của hết mọi quốc gia dân chủ có phận sự phải bảo đảm quyền tự do hiệu lực này của tất cả mọi tín hữu và cho phép họ được tự do tổ chức sinh hoạt nơi các cộng đồng tôn giáo của họ.

 

“Dĩ nhiên là tôi hy vọng rằng các tín hữu, bất kể họ thuộc về cộng đồng tôn giáo nào, sẽ tiếp tục được hưởng lợi ích từ các quyền lợi ấy, vì tôi tin tưởng rằng quyền tự do tôn giáo là một biểu hiệu căn bản của quyền tự do làm người và việc hiện diện chủ động của các tôn giáo trong xã hội là một mạch nguồn cho sự tiến bộ và làm phong phú cho tất cả mọi người. Dĩ nhiên điều này bao gồm việc các tôn giáo không tìm cách hành xử trực tiếp quyền lực chính trị, vì quyền này không thuộc lãnh vực của các tôn giáo, và cũng bao gồm việc các tôn giáo hoàn toàn từ khước vấn đề sử dụng bạo lực như một biểu hiệu hợp pháp của tôn giáo. Về vấn đề này, tôi cám ơn hoạt động của cộng đồng Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhỏ về con số nhưng hết sức dấn thân cho việc hết sức góp phần vào việc phát triển xứ sở này, nhất là về vấn đề giáo dục giới trẻ, cũng như về việc xây dựng hòa bình và hòa thuận nơi tất cả mọi người công dân.

 

“Như tôi gần đây đã nhận định, ‘chúng ta rất cần đến việc thực sự đối thoại giữa các tôn giáo cũng như giữa các nền văn hóa, có khả năng hỗ trợ chúng ta, trong tinh thần hợp tác hiệu năng, thắng vượt tất cả mọi thứ căng thẳng’ (Address to the Ambassadors of Countries with a Muslim Majority, Castel Gandolfo, 25 September 2006). Cuộc đối thoại này cần phải khiến cho các tôn giáo khác nhau tiến đến chỗ hiểu biết nhau hơn và tôn trọng nhau, hầu hoạt động để làm mãn nguyện những khát vọng cao quí nhất của con người, trong việc tìm kiếm Thiên Chúa và tìm kiếm hạnh phúc. Về phần mình, vào dịp viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ này, tôi muốn lập lại lòng sâu xa quí mến của tôi đối với tín đồ Hồi Giáo, xin họ hãy tiếp tục hoạt động với nhau, trong sự tôn trọng lẫn nhau, để cổ võ phẩm vị của hết mọi người và việc tăng trưởng của một xã hội, nơi quyền tự do cá nhân và việc chăm sóc cho người khác là những gì mang lại hòa bình và an vui cho tất cả mọi người. Có thế, các tôn giáo mới có thể đóng vai trò của mình trong việc đáp ứng nhiều thách đố xã hội chúng ta đang phải đối diện. Chắc chắc là việc công nhận vai trò tích cực của các tôn giáo trong cơ cấu xã hội có thể và cần phải thúc đẩy chúng ta khám phá sâu xa hơn nữa kiến thức của các tôn giáo về con người và tôn trọng phẩm vị của họ, bằng việc lấy họ làm tâm điểm của hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Thế giới của chúng ta cần phải tiến đến chỗ nhận thức rằng tất cả mọi người đều được liên hệ với nhau bằng tình đoàn kết sâu xa, và họ cần phải được khích lệ để gìn giữ những khác biệt về lịch sử và văn hóa của họ, không phải để cạnh tranh với nhau mà là để nuôi dưỡng sự tôn kính lẫn nhau...

 

“Thế giới đang trải qua một cuộc phát triển phi thường về khoa học và kỹ thuật, với những thành quả hầu hết liên quan tới y khoa, canh nông và việc sản xuất lương thực, mà còn tới cả việc truyền đạt kiến thức, tiến trình này không được thiếu hướng đi hay không qui chiếu về con người, khi việc phát triển ấy liên quan tới vấn đề sinh sản, giáo dục, đến cách thức sinh sống và hoạt động, đến tuổi già, hay đến sự chết. Cần phải đặt lại vị trí của tình trạng tiến bộ tân thời vào việc liên tục của lịch sử loài người chúng ta, nhờ đó hướng dẫn nó theo dự án đã được ghi khắc nơi bản tính của chúng ta đối với việc tăng trưởng của nhân loại – một dự án được diễn đạt theo những lời của Sách Khởi Nguyên như sau: ‘Hãy trổ sinh, hãy gia tăng, hãy tràn lan mặt đất và làm chủ nó’ (1:28)”.

 

Để thấy được phần nào những phản ứng tích cực bề ngoài nói lên sự kiện thành công nơi chuyến tông du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, chúng ta hãy nghe những lời chia sẻ giữa Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại phi trường với vị đại diện chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, thống đốc hạt Istanbul là Muammer Guler, vị tiễn đưa ngài trở về lại Rôma:

 

“Thổ Nhĩ Kỳ là một chiếc cầu nối giữa Á Châu và Âu Châu.

 

“Tôi muốn cám ơn mỗi một vị và hết mọi vị thẩm quyền đã tiếp đón tôi một cách tốt đẹp nhất có thể. Tôi để lại một phần tâm can của tôi lại Istanbul. Tôi hy vọng cái năng lực liên kết của thành phố này sẽ mãi mãi tiếp tục.

 

“Istanbul là một thành phố Âu Châu thực sự, một chiếc cầu nối giữa Tây phương và Á Châu, trong việc mang lại gần nhau những thứ cấu trúc và những thứ tổ chức”.

 

Được biết rằng vào năm 2010, thành phố này sẽ là thủ đô về văn hóa của Âu Châu, ngài nói: “Nó thực sự là xứng đáng”, và giải thích bằng một nụ cười rằng: “thành phố bản xứ của ngài đã xin được công nhận như thế nhưng không được ban tặng.

 

Vị đại diện chính quyền tiễn đưa ngài đã cám ơn ngài với tư cách cá nhân về “những lời phát biểu của ngài liên quan tới Hồi Giáo làm cho chúng tôi cảm thấy vui mừng sung sướng”, những lời lẽ đã loại trừ đi “quá nhiều những giải thích xấu xa tệ hại”.

 

Ông thậm chí đã mời ngài trở lại Istanbul, ĐTC trả lời: “Tôi già rồi, tôi không biết Chúa còn ban cho tôi sống bao lâu nữa. Chúng ta hãy đặt hết mọi sự trong tay của Ngài”.

 

Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone, đã công khai tỏ ra hài lòng mãn nguyện về việc tiếp đón Đức Thánh Cha ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng lời phát biểu qua điện  thoại với tờ nhật báo Avvenire rằng:

 

“Tôi nghĩ chuyến đi này xẩy ra tốt đẹp và đã mang lại những thành quả tích cực, cả ở lãnh vực hoàn toàn chính trị lẫn lãnh vực dư luận quần chúng ở Thổ Nhĩ Kỳ.

 

“Có những đài truyền hình đã trình chiều nhiều về những bài nói và sứ điệp của Đức Giáo Hoàng. Ngoài ra, có những đài khác nhau đã truyền hình sống những cuộc gặp gỡ của vị Giáo Chủ này.

 

“Nhiều người đứng dọc đường phố, bao gồm cả giới trẻ và học sinh, đã chào mừng và vỗ tay mừng Đức Giáo Hoàng. Một số trẻ em đã vẫy cờ Thổ Nhĩ Kỳ và cờ Tòa Thánh Vatican”.

 

 

 

Thành công trong mục tiêu đại kết với Giáo Hội Chính Thống Constantinople Thổ Nhĩ Kỳ

 

 

Sau nữa, về mục tiêu đại kết, ngài đã đến Istanbul để đáp lời mời của Đức Thượng Phụ Hoàn Vũ ở Constantinople là Bartholomew I, vị đã hiện diện vào lúc mở màn cho giáo triều của ngài. Qua việc viếng thăm này, ngài muốn củng cố một trong những ưu tiên của ngài là tìm cách thực hiện cuộc đại kết Kitô Giáo, như ngài đã minh định trong bài giảng của ngài với hồng y đoàn ở Nguyện Đường Sistine hôm 20/4/2005 ngay sau ngày ngài được bầu làm giáo hoàng.

 

Đó là lý do vào hôm Thứ Tư 29/11, ngài đã tham dự một cuộc họp nguyện cầu và đối thoại với vị giáo phụ Chính Thống Giáo này. Tột đỉnh của chuyến viếng thăm này đã diễn ra vào Thứ Năm là thời điểm ngài viếng thăm vị thượng phụ hoàn vũ để cử hành mừng Lễ Thánh Anrê là người anh em của Thánh Phêrô. 

 

Sau khi ngài tham dự Giờ Thần Vụ là một cuộc cầu nguyện ngắn chung và trưng bày một phiến đá tưởng niệm ba vị Giáo Hoàng đã viếng thăm tòa thượng phụ này là Đức Gioan XXIII, như vị đại diện tòa thánh, Đức Phaolô VI và Gioan Phaolô II. Biến cố đại kết này được kết thúc bằng việc đọc và ký kết một bản tuyên ngôn chung giữa Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI và Đức Thượng Phụ Batholomew I. 

 

Trong cùng ngày giành cho Đại Kết này, ngài cũng đã đến viếng thăm cả Đức Thượng Phụ Mesrob II Mutafyan, ở tổng hành dinh của Thượng Phụ Tông Tòa Armenia. Đây là một trong 15 Giáo Hội Chính Thống Giáo chưa hoàn toàn hiệp nhất với Giáo Hội Rôma, mặc dù trong các thập niên gần đây đã có những bước tiến khả quan trong việc tiến đến mục tiêu đại kết. 

 

Mục tiêu đại kết còn khiến ngài tiếp cả vị Tổng Giám Mục Chính Thống Syria và một số vị lãnh đạo cộng đồng Tin Lành. 

 

Như đã nhận định, trong chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ, mục đích chính yếu vấn đề đại kết Kitô Giáo với Chính Thống Giáo nói chung và Giáo Hội Chính Thống Giáo Constantinople nói riêng. Có 4 văn từ quan trọng liên quan tới vấn đề đại kết Kitô Giáo với Chính Thống Giáo trong chuyến tông du lần này, đó là những lời chào mừng ĐTC của Đức Thượng Phụ Bartholomew I vào buổi Cầu Nguyện Thứ Tư 29/11/2006, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh George ở Phanar, Istanbul, và bài đáp từ của ĐTC sau đó. Rồi tới bài Diễn Từ của ĐTC cuối Thánh Lễ Thánh Anrê, Quan Thày của Giáo Hội Chính Thống Giáo Thổ Nhĩ Kỳ, hôm Thứ Năm 30/11/2006, và sau đó là Bản Tuyên Ngôn Chung được hai vị công bố và ký kết.

 

Trước hết, trong bài nghênh đón ĐTC, Đức Thượng Phụ Hoàn Vũ Bartholomew I đã chẳng những đề cao tầm quan trọng về Giáo Sử của thành phố Istanbul hiện nay (trước kia mang tên là Constantinople), mà còn nhấn mạnh đến cả các nỗ lực đại kết của Tòa Thượng Phụ Constantinople nữa.

 

Tầm quan trọng về Giáo Sử của thành phố Istanbul

 

“Đây là một thành phố được tiếng là gia sản được bảo trì cho việc tăng trưởng của Giáo Hội qua các thế kỷ. Chính tại nơi đây Thánh Anrê, ‘người tông đồ đầu tiên được kêu gọi’ trong các Tông Đồ đã thành lập Giáo Hội địa phương Byzantium này và đã tấn phong Thánh Stachys làm vị giám mục tiên khởi của nó. Chính ở nơi đây mà vị Hoàng Đế và vị ‘tương đương với các Vị Tông Đồ’ là Thánh Constantine Cả đã thành lập một Tân Rôma. Chính ở nơi đây mà các Đại Công Đồng Chung của thời Giáo Hội sơ khai đã nhóm họp để hình thành bản Tuyên Xưng Đức Tin. Chính ở nơi đây các vị tử đạo và các thánh nhân, các vị giám mục và các đan sĩ, các thần học gia và các bậc thày, cùng với ‘đông đảo các chứng nhân’ đã tuyên xưng những gì được các vị tiên tri trông thấy, những gì được các vị tông đồ giảng dạy, những gì được Chúa Hội lãnh nhận, những gì được các bậc thày làm thành tín lý, những gì thế giới hiểu biết, những gì ân sủng sáng soi, tức là… chân lý được nhận lãnh, là niềm tin của cha ông. Đó là niềm tin của Chính Thống Giáo. Niềm tin này đã thiết lập vũ trụ”.

Các nỗ lực đại kết của Tòa Thượng Phụ Constantinople

“Bởi vậy, với vòng tay rộng mở chúng tôi ngênh đón ngài nhân dịp hồng ân đến thăm Thành Phố này lần đầu tiên, như các vị tiền nhiệm của tôi là các Đức Thượng Phụ Athenagoras và Demetrios, đã tiếp đón các vị tiền nhiệm của ngài là Giáo Hoàng Phaolô VI và Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Những con người khả kính này của Giáo Hội cảm nhận được giá trị khôn lường và nhu cầu khẩn thiết về những cuộc gặp gỡ như thế trong tiến trình hòa giải bằng việc đối thoại trong yêu thương và chân lý.

 

“Thế nên, cả hai chúng ta, như những người thừa kế của các vị và là những người thừa kế Ngai Tòa Rôma và Tân Rôma, chúng ta đồng chịu trách nhiệm về những bước – dĩ nhiên như chúng ta chịu trách nhiệm về những lỡ bước – trong cuộc hành trình này cũng như trong cuộc chiến đấu của chúng ta để tuân lệnh của Chúa chúng ta đó là xin cho thành phần môn đệ của Người ‘được nên một’. 

 

“Chính trong tinh thần này mà nhờ ơn Chúa, chúng tôi đã nhiều lần đến viếng Rôma và hai năm trước đây để hộ tống các hài tích của Thánh Grêgôriô Thần Học Gia và Thánh Gioan Kim Khẩu, nguyên là những vị Tổng Giám Mục của Thành Phố này, những vị có thánh tích được cố Giáo Hoàng quảng đại trả về cho Vương Cung Thánh Đường Thượng Phụ này. Chính trong tinh thần ấy nữa mà chúng tôi đã đến Rôma vào những tháng sau đó để tham dự lễ an táng của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

 

“Chúng tôi hết lòng cảm tạ Thiên Chúa về việc Đức Thánh Cha đã thực hiện những bước tương tự hôm nay đây với cùng một tinh thần”.

 

Sau nữa, trong bài ĐTC Biển Đức XVI đáp từ Đức Thượng Phụ Bartholomew I, ngài cũng chẳng những đề cập tới nỗ lực đại kết giữa hai Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống Contantinôpôli, mà còn tới những vết tích đặc thù đầy công nghiệp về giáo sử của Giáo Hội Chính Thống Contantinôpôli n ày nữa.

 

Nỗ lực đại kết giữa hai Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống Contantinôpôli

 

“Tôi cảm thấy hết sức vui mừng được ở giữa những người anh em của tôi trong Chúa Kitô, nơi Vương Cung Thánh Đường này, để cùng nguyện cầu với Chúa cũng như để nhớ lại những biến cố trọng yếu đã từng bảo trì cuộc dấn thân của chúng ta trong việc hoạt động cho mối hiệp nhất trọn vẹn giữa Kitô hữu Công Giáo và Chính Thống Giáo. Trước hết tôi muốn nhắc lại quyết định can đảm trong việc xóa bỏ đi cái ký ức về những cuộc tuyệt thông nhau vào năm 1054. Bản tuyên ngôn chung của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras, một bản tuyên ngôn được viết lên bằng một tinh thần tái ý thức yêu thương, được long trọng đọc trong một cuộc cử hành cùng một lúc tại cả Đền Thờ Thánh Phêrô ở Rôma lẫn tại Vương Cung Thánh Đường Thượng Phụ này. Câu Tomos của vị Thượng Phụ này được căn cứ vào lời tuyên xưng đức tin của Thánh Gioan: ‘Ho Theós agapé estin’ (1Jn 4:8) - Thiên Chúa là tình yêu! Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã chọn để bắt đầu cuộc Brief riêng của ngài cũng hoàn toàn xứng hợp như thế, với lời khuyến dụ của Thánh Phaolô là: ‘Ambulate in dilectione’ (Eph 5:2) – ‘Hãy tiến bước trong yêu thương’. Chính trên nền tảng yêu thương nhau này mà những mối liên hệ mới giữa hai Giáo Hội Rome và Constantinople đã phát triển.

 

“Các dấu hiệu của tình yêu thương này đã được hiển nhiên nơi nhiều bản tuyên ngôn về việc quyết tâm chung cũng như nơi nhiều cử chỉ đầy ý nghĩa. Cả hai vị Giáo Hoàng Phaolô VI và Gioan Phaolô II đều đã được nồng hậu tiếp đón như những người viếng thăm Ngôi Thánh Đường Thánh George này, và đã trân trọng liên kết với các Đức Thượng Phụ Athenagoras I và Dimitrios I để củng cố động lực hướng tới chỗ tương kiến và tìm cầu mối hiệp nhất trọn vẹn. Chớ gì tên tuổi của các vị được kính nhớ và ca ngợi!”

Những vết tích đặc thù đầy công nghiệp về giáo sử của Giáo Hội Chính Thống Contantinôpôli

“Tôi cũng hoan hỉ được ở trên mảnh đất liên hệ chặt chẽ với niềm tin Kitô Giáo này, nơi mà nhiều Giáo Hội đã được nẩy nở vào những thời điểm xa xưa. Tôi nghĩ đến những lời khuyến dụ của Thánh Phêrô ngỏ cùng các cộng đồng Kitô hữu ban đầu ‘ở Pontus, Galatia, Cappadocia, Asia, và Bithynis’ (1Pt 1:1), cũng như đến mùa gặt dồi dào các vị tử đạo, các thần học gia, các vị chủ chăn, các đan viện, và những con người nam nữ thánh đức xuất phát từ các Giáo Hội này qua các thế kỷ.

 

“Tôi cũng đồng thời nhớ đến các vị thánh và các vị mục tử nổi nang đã từng trông coi Tòa Thánh Constantinople này, trong đó có Thánh Gregory Nazianzus và Thánh John Chrysostom, những vị cũng được Tây phương tôn kính như những vị Tiến Sĩ của Giáo Hội. Những hài tích của các vị còn tại Đền Thờ Thánh Phêrô ở Vatican, mà một phần đã được cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tặng cho Đức Thượng Phụ như dấu chỉ hiệp thông để tôn kính chính Vương Cung Thánh Đường này. Thật vậy, các ngài là những vị chuyển cầu xứng đáng cho chúng ta trước nhan Chúa.

 

“Ở phần đất thuộc thế giới Đông phương này cũng là nơi đã diễn ra 7 Công Đồng Chung mà cả Kitô hữu Chính Thống Giáo và Công Giáo đều nhìn nhận là có thẩm quyền về đức tin và kỷ luật của Giáo Hội. Những Công Đồng ấy là những mốc điểm và là những chỉ dẫn lâu dài cho con đường của chúng ta tiến tới mối hiệp thông trọn vẹn”.

 

Chưa hết, trong bài diễn từ của Đức Thánh Cha ngỏ cùng cộng đồng Giáo Hội Chính Thống Constantinople sau Lễ Thánh Anrê, ngài đã nhấn mạnh đến 5 điểm chính, căn cứ vào ơn gọi và sứ vụ của cặp tông đồ anh em Anrê và Phêrô: 1) Những nỗ lực đại kết giữa hai Giáo Hội, được mở đầu bằng việc xóa bỏ vạ tuyệt thông nhau từ đầu; 2) Nhu cầu đại kết khẩn trương cho sứ vụ truyền  giáo của Giáo Hội Chúa Kitô; 3) Vai trò lãnh đạo thừa kế Thánh Phêrô không thể là đầu mối gây chia rẽ trong Giáo Hội; 4) Số phận hạt lúa miến sứ điệp Kitô Giáo trổ sinh nơi văn hóa Hy Lạp; 5) Số phận hạt lúa miến tử đạo của hai Giáo Hội Rome - Constantinople

 

Những nỗ lực đại kết giữa hai Giáo Hội, được mở đầu bằng việc xóa bỏ vạ tuyệt thông nhau từ đầu

 

“Hôm nay, trong Thánh Đường Thượng Phụ Thánh George này, chúng ta có thể cảm thấy một lần nữa mối hiệp thông và ơn gọi của hai anh em Simon Phêrô và Anrê, nơi cuộc gặp gỡ của Vị Thừa Kế  Thánh Phêrô và Người Anh của mình trong thừa tác vụ giáo phẩm, vị lãnh đạo một Giáo Hội theo truyền thống được thành lập bởi Tông Đồ Anrê. Cuộc gặp gỡ huynh đệ của chúng ta làm nổi bật mối liên hệ đặc biệt liên kết Giáo Hội Rome và Constantinople như hai Giáo Hội Chị Em với nhau.

 

“Với niềm vui chân tình, chúng ta tạ ơn Thiên Chúa đã làm tái sinh động mối liên hệ đã được phát triển từ cuộc gặp gỡ đáng ghi nhớ ở Giêrusalem vào Tháng 12 năm 1964 giữa các vị tiền nhiệm của chúng ta là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras. Việc các vị trao đổi thư từ với nhau, những bức thư được phổ biến trong cuốn sách tựa đề ‘Tomos Agapis’, là những gì chứng thực cái sâu đậm của những thắt kết đã phát triển giữa các vị, những thắt kết đã phản ảnh nơi mối liên hệ giữa hai Giáo Hội Chị Em với nhau là Rome và Constantinople.

 

“Vào ngày 7/12/1965, ngày áp kết khóa cuối cùng của Công Đồng Chung Vaticanô II, các vị tiền nhiệm khả kính của chúng ta đã thực hiện một bước tiến đặc biệt không thể nào quên được tại Thánh Đường Thượng Phụ Thánh George và tại Đền Thờ Thánh Phêrô ở Vatican riêng biệt: các vị loại bỏ khỏi ký ức của Giáo Hội những thứ tuyệt thông thê thảm năm 1054. Nhờ đó, các vị đã khẳng định một xoay hướng quyết liệt nơi mối liên hệ của chúng ta. Từ đó, nhiều bước tiến quan trọng đã được thực hiện trên con đường tái tiến đến với nhau.  Tôi đặc biệt nhớ đến chuyến viếng thăm  của vị tiền nhiệm của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đến Constantinople vào năm 1979, và những lần viếng thăm Rôma của Đức Thượng Phụ Toàn Cầu Bartholomew I.

 

“Trong cùng một tinh thần ấy, việc tôi hiện diện ở đây hôm nay là để lập lại quyết tâm của chúng ta trong việc tiến bước trên con đường hướng về vấn đề tái thiết lập – theo ơn Chúa – mối hiệp thông trọn vẹn giữa Giáo Hội Rome và Giáo Hội Constantinople. Tôi có thể bảo đảm cùng huynh rằng Giáo Hội Công Giáo sẵn sàng làm mọi sự có thể để thắng vượt những trở ngại và, cùng với anh chị em Chính Thống Giáo của chúng ta, tìm cách hiệu nghiệm nhất của vấn đề hợp tác về mục vụ để đạt được mục đích này”.

 

Nhu cầu đại kết khẩn trương cho sứ vụ truyền  giáo của Giáo Hội Chúa Kitô

 

“Hai anh em Simon cũng là Phêrô và Anrê là những người đánh cá được Chúa Giêsu kêu gọi trở thành những tay đánh cá người. Chúa Kitô Phục Sinh, trước khi Thăng Thiên, đã sai họ ra đi cùng với các Tông Đồ khác với sứ vụ làm cho tất cả mọi quốc gia thành môn đệ của Người, rửa tội cho họ và truyền dạy giáo huấn của Người (x Mt 28:19ff; Lk 24:27; Acts 1:8).

 

“Trách nhiệm được hai người anh em thánh là Phêrô và Anrê này lưu lại cho chúng ta còn xa chỗ hoàn trọn. Trái lại, ngày nay nó lại trở nên khẩn trương và cần thiết hơn nữa. Vì nó hướng tới chẳng những các  nền văn hóa mới chỉ được sứ điệp Phúc Âm chạm tới một cách hời hợt, mà còn tới cả những nền văn hóa Âu Châu lâu đời được sâu xa bắt nguồn vào truyền thống Kitô Giáo. Tiến trình tục hóa đã làm yếu kém đi việc nắm giữ truyền thống ấy; thật vậy, nó đang được xét lại, thậm chí bị loại trừ nữa. Trước thực tại này, chúng ta được kêu gọi, cùng với tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu khác, canh tân ý thức của Âu Châu về các gốc gác Kitô Giáo của nó, những truyền thống và các giá trị Kitô Giáo của nó, cống hiến cho chúng một sức sống mới.

 

“Các nỗ lực của chúng ta trong việc thiết lập các thắt buộc chặt chẽ hơn giữa Giáo Hội Công Giáo và Chư Giáo Hội Chính Thống Giáo là một phần thuộc công cuộc truyền giáo này. Những thứ chia rẽ diễn ra nơi thành phần Kitô hữu là một gương mù đối với thế giới và là một ngãng trở cho việc loan truyền Phúc Âm. Vào lúc áp cuộc khổ nạn và tử nạn của mình, Chúa Kitô, có môn đệ chung quanh, đã thiết tha nguyện cầu cho tất cả được nên một, để thế gian nhận biết (x Jn 17:21). Chỉ nhờ mối hiệp thông huynh đệ  giữa các Kitô hữu và qua tình yêu thương nhau của họ sứ điệp về tình yêu Thiên Chúa đối với mỗi và mọi con người nam nữ mới trở thành uy tín. Bất cứ ai thoáng nhìn một cách thực tế vào thế giới Kitô Giáo ngày nay sẽ thấy được cái khẩn tương của thứ  chứng từ ấy”.

 

Vai trò lãnh đạo thừa kế Thánh Phêrô không thể là đầu mối gây chia rẽ trong Giáo Hội

 

“Simon Phêrô và Anrê đã cùng được kêu gọi với nhau để trở thành những tay đánh cá người. Tuy  nhiên, cùng một công việc ấy lại mặc một hình thức khác nhau đối với từng người trong hai anh em. Simon, bất kể nỗi yếu hèn của con người, đã được gọi là ‘Phêrô’, là ‘đá’ làm nền tảng dựng xây Giáo Hội; ngài đặc biệt được trao cho chìa khóa Nước Trời (x Mt 16:18). Cuộc hành trình của ngài mang ngài từ Giêrusalem tới Antioch, và từ Antioch đến Rôma, để ở Thành Phố này, ngài có thể hành sử một trách nhiệm toàn cầu. Vấn đề phục vụ hoàn vũ của Thánh Phêrô và của những người Thừa Kế thánh nhân chẳng may lại gây ra những ý kiến khác nhau nơi chúng ta, những gì chúng ta hy vọng thắng vượt, cũng nhờ vào cuộc đối thoại về thần học mới đây được tái tấu.

 

“Vị tiền nhiệm khả kính của tôi là Người Tôi Tớ Chúa Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói về một thứ tình thương làm nên đặc tính của việc ngài phục vụ cho mối hiệp nhất, một thứ tinh thương mà chính bản thân Thánh Phêrô là người đầu tiên đã cảm nghiệm thấy (Thông Điệp Ut Unum Sint, 91). Chính trên căn bản ấy Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô này đã thực hiện lời mời gọi tham gia vào một cuộc đối thoại huynh đệ nhắm đến chỗ tìm ra những đường lối giúp cho việc hành sử thừa tác vụ thừa kế Thánh Phêrô ngày nay, trong khi vẫn tôn trọng bản chất và yếu tính của thừa tác vụ này, nhờ đó ‘hoàn thành việc phục vụ của tình yêu thương được nhìn nhận bởi tất cả mọi người trong cuộc’ (cùng nguồn, 95). Ước muốn của tôi hôm nay đây là để nhắc lại và lập lại lời mời gọi này”.

 

Số phận hạt lúa miến sứ điệp Kitô Giáo trổ sinh nơi văn hóa Hy Lạp

 

“Thánh Anrê, người anh em của Simon Phêrô, đã lãnh nhận một nhiệm vụ khác Chúa trao phó, một nhiệm vụ được chính tên gọi của ngài cho thấy. Là một người nói tiếng Hy Lạp, cùng với Thánh Philiphê, ngài trở thành vị Tông Đồ của cuộc hội ngộ với những người Hy Lạp muốn đến gặp Chúa Giêsu (x Jn 12:20ff). Truyền thống cho chúng ta biết rằng ngài là một vị truyền giáo chẳng những ở Tiểu Á và những lãnh địa ở phía nam Biển Đen, tức là ở chính miền đất này, mà còn ở cả Hy Lạp, nơi ngài đã tử đạo nữa.

 

“Bởi thế, Tông Đồ Anrê là tiêu biểu cho cuộc gặp gỡ giữa Kitô Giáo tiên khởi với nền văn hóa Hy Lạp. Đầy là cuộc hội ngộ, đặc biệt là ở Tiểu Á, trở thành khả dĩ nhất là nhờ các vị đại Giáo Phụ Cappadocia, những vị đã làm giầu cho phụng vụ, thần học và linh đạo của cả hai Giáo Hội Đông lẫn Tây. Sứ điệp Kitô Giáo, như hạt lúa miến (x Jn 12:24), đã rơi xuống mảnh đất này và sinh nhiều hoa trái. Chúng ta cần phải hết lòng tri ân về gia sản được xuất phát từ cuộc gặp gỡ tốt đẹp này giữa sứ điệp Kitô Giáo và nền văn hóa Hy Lạp. Nó đã gây một ảnh hưởng lâu dài nơi các Giáo Hội Đông Tây. Các vị Giáo Phụ Hy Lạp đã lưu lại cho chúng ta một kho quí báu những gì được Giáo Hội tiếp tục rút lấy những gì phong phú cả cũ lẫn mới (x Mt 13:52)”.

 

Số phận hạt lúa miến tử đạo của Giáo Hội Rome - Constantinople

 

“Bài học về hạt lúa miến chết đi để trổ sinh hoa trái cũng có một ý nghĩa tương tự nơi cuộc đời của Thánh Anrê. Truyền thống cho chúng ta biết rằng ngài đã theo cùng một số phận như Chúa của ngài và Thày của ngài, kết thúc những ngày sống của mình ở Patras, Hy Lạp. Như Thánh Phêrô, ngài đã chịu tử đạo trên một cây thập tự giá, một câu thập tự giá chéo được chúng ta tôn kính ngày nay như cây thập giá của Thánh Anrê. Từ gương của ngài, chúng ta học được là con đường của mỗi một Kitô hữu, như con đường của cả Giáo Hội, là con đường dẫn tới sự sống mới, sự sống đời đời, nhờ việc bắt chước Chúa Kitô và cảm nghiệm được thánh giá của Người.

“Theo giòng lịc h sử, cả hai Giáo Hội Rome và Giáo Hội Constantinople đều cảm nghiệm được bài học của hạt lúa miến này. Cùng nhau chúng ta tôn kính nhiều vị tử đạo giống nhau, những vị mà máu của các ngài, theo câu nói nổi tiếng của giáo phụ Tertullian, đã trở thành hạt giống cho thành phần tân Kitô hữu ("Apologeticum," 50, 13). Với các vị ấy, chúng ta chia sẻ cùng một niềm hy vọng thúc đẩy Giáo Hội ‘tiến bước , như một kẻ lạ mặt trên miền đất ngoại bang, giữa những bách hại của thế giới lẫn các niềm ủi an của Thiên Chúa’ ("Lumen Gentium," 8, cf. Saint Augustine, "De Civ. Dei," XVIII, 51, 2). Về phần mình, thế kỷ vừa kết thúc cũng đã chứng kiến thấy những chứng nhân can trường cho đức tin, ở cả Đông lẫn Tây. Thậm chi cho đến giờ đây, có nhiều nhân chứng như thế ở các phần đất khác nhau trên thế giới. Chúng ta nhớ đến họ trong lời nguyện cầu của chúng ta, và bằng bất cứ cánh nào có thể, chúng ta tỏ ra ủng hộ họ, khi chúng tat ha thiết xin tất cả mọi nhà lãnh đạo trên thế giới hãy tôn trọng quyền tự do tôn giáo như là một quyền lợi nồng cốt của con người”.

 

Sau hết, trong bản Tuyên Ngôn Chung giữa hai vị lãnh đạo hai Giáo Hội là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và Đức Thượng Phụ Toàn Cầu Bartholomew I cũng vào lúc kết thúc Lễ Thánh Anrê 30/11/2006, bao gồm 3 điểm chính yếu sau đây: 1) Hiệp nhất Kitô Giáo bằt nguồn từ ý muốn Thiên Chúa; 2) Những tiến triển trong mối liên hệ giữa hai Giáo Hội trong quá khứ liên quan tới các cuộc viếng thăm nhau, việc xóa bọ vạ tuyệt thông và việc Ủy Ban đối thoại thần học; 3) Những dấn thân đại kết liên quan tới sứ vụ truyền giáo, bao gồm riêng văn hóa Âu Châu và tình hình Trung Đông, và cả vấn đề môi sinh

 

Hiệp nhất Kitô Giáo là việc Thiên Chúa làm và bằt nguồn từ ý muốn Thiên Chúa

 

“Cuộc gặp gỡ huynh đệ này đã mang chúng tôi lại với nhau, Giáo Hoàng Rôma Biển Đức XVI và Thượng Phụ Toàn Cầu Bartholomew I, là việc Thiên Chúa làm, và ở một nghĩa nào đó là tặng ân của Ngài. Chúng tôi dâng lời cảm tạ lên Vị Tác Giả của tất cả những gì là tốt đẹp này, Đấng cho chúng tôi một lần nữa có thể, trong nguyện cầu và qua đối thoại, bày tỏ niềm vui chúng tôi cảm thấy như là anh  em và lập lại quyết tâm của chúng tôi trong việc tiến tới mối hiệp thông trọn vẹn. Quyết tâm này bắt nguồn từ ý muốn của Chúa và từ trách nhiệm của chúng tôi là những Mục Tử trong Giáo Hội Chúa Kitô. Chớ gì cuộc gặp gỡ của chúng tôi trở thành một dấu hiệu và là một phấn khởi cho chúng tôi trong việc chia sẻ cùng những cảm thức như nhau và những thái độ giống nhau của tình huynh đệ, việc hợp tác và mối hiệp thông trong bác ái và chân lý. Chúa Thánh Thần là Đấng sẽ giúp chúng tôi sửa soạn cho ngày trọng đại của việc tái thiết mối hiệp nhất trọn vẹn, bao giờ và ra sao tùy ý Chúa. Bấy giờ chúng tôi mới có thể thực sự mừng rỡ hân hoan”.

 

Những tiến triển trong mối liên hệ giữa hai Giáo Hội trong quá khứ liên quan tới các cuộc viếng thăm nhau, việc xóa bọ vạ tuyệt thông và việc Ủy Ban đối thoại thần học

 

“Chúng tôi đã tri ân nhớ lại những cuộc gặp gỡ của các vị tiền nhiệm của chúng tôi, những cuộc gặp gỡ được Chúa chúc phúc, những vị đã tỏ cho thế giới thấy nhu cầu khẩn trương của mối hiệp nhất và tìm kiếm những đường lối vững chắc để đạt tới m ối hiệp nhất này, bằng việc đối thoại, nguyện cầu và bằng cuộc sống hằng ngày của Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras I đã đến Giêrusalem như những người hành hương, đến chính nơi Chúa Giêsu đã chết và sống lại vì phần rỗi của thế giới, và các vị cũng đã gặp nhau một lần nữa ở Phanar đây cũng như ở Rôma. Các vị đã để lại cho chúng ta một bản tuyên ngôn chung vẫn còn nguyên tất cả giá trị của nó; nó nhấn mạnh rằng việc thực sự đối thoại với nhau trong bác ái cần phải làm sao để có thể duy trì và tác động tất cả mọi liên hệ giữa cá nhân với nhau cũng như giữa các Giáo Hội với nhau, và nó ‘phải được bắt nguồn từ việc hoàn toàn trung thành với một Chúa Giêsu Kitô duy nhất và từ việc tương kính truyền thống riêng của nhau’ ("Tomos Agapis," 195). Chúng tôi c ũng không quên những cuộc viếng thăm nhau giữa Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Đức Thượng PhụDimitrios I. Chính trong cuộc viếng thăm của Đuưc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, chuyến viếng thăm đầu tiên về đại kết của ngài, đã xẩy ra việc loan báo vấn đề thành hình Ủy Ban Hỗn Hợp cho việc đối thoại về thần học giữa  Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống. Việc này đã làm cho hai Giáo Hội của chúng ta tiến lại với nhau trong cùng một mục đích được ấn định là việc tái thiết mối hiệp thông trọn vẹn. 

 

“Đối với vấn đề liên hệ giữa Giáo Hội Rôma và Giáo Hội Constantinople, chúng tôi không thể không nhắc tới tác động long trọng có tính cách giáo hội trong việc xóa bỏ ký ức của những thứ tuyệt thông xưa kia là những gì đã từng gây tác dụng tiêu cực qua các thế kỷ  đối với hai Giáo Hội của chúng ta. Chúng ta vẫn chưa rút tỉa được từ hành động này tất cả mọi thành quả tích cực xuất phát từ đó cho việc tiến bộ của chúng ta hướng tới mối hiệp nhất trọn vẹn, những thành quả mà Ủy Ban Hỗn Hợp được kêu gọi để thực hiện việc đóng góp quan trọng. Chúng tôi kêu gọi tín hữu của chúng tôi hãy tích cực tham gia vào tiến trình này, bằng việc nguyện cầu và bằng những cử chỉ ý nghĩa.

 

“Vào thời điểm của khóa họp thường niên của Ủy Ban hỗn hợp đặc trách đối thoại về thần học này, một khóa họp vừa được tổ chức ở Belgrade nhờ việc nồng hậu tiếp đãi của Giáo Hội  Chính Thống Serbia, chúng tôi đã bày tỏ niềm vui sâu xa của mình ở việc tái diễn việc đối thoại về thần học này. Việc này đã từng bị gián đoạn mấy năm trời vì những khó khăn khác nhau, thế nhưng giờ đây Ủy Ban này đã có thể hoạt động lại trong một tinh thần thân hữu và hợp tác. Trong việc bàn đến đề tài ‘Vấn Đề Công Đồng và Thẩm Quyền trong Giáo Hội’ ở các cấp địa phương, theo miền và toàn cầu, Ủy Ban này đã thực hiện một giai đoạn nghiên cứu về những thành quả theo giáo hội học và giáo luật học liên quan tới bản chất bí tích của Giáo Hội. Điều này sẽ giúp cho chúng ta giải quyết một số những vấn đề chính yếu vẫn còn bận tâm. Chúng tôi quyết tâm không ngừng ủng hộ, như trong quá khứ, việc làm được ủy thác cho Ủy Ban này và chúng tôi hỗ trợ các phần tử của ủy ban này bằng lời nguyện cầu của chúng tôi”. 

 

Những dấn thân đại kết liên quan tới sứ vụ truyền giáo, bao gồm văn hóa Âu Châu và tình hình Trung Đông, kể cả vấn đề môi sinh

 

“Là những Mục Tử, trước hết chúng tôi suy nghĩ về sứ vụ loan báo Phúc Âm trong thế giới ngày nay. Sứ vụ này, ‘Các con hãy đi tuyển mộ các môn đồ ở tất cả mọi dân nước’ (Mt 28:19), ngày nay là những gì hợp thời và khẩn thiết hơn bao giờ hết, ngay cả nơi các quốc gia Kitô Giáo truyền thống. Ngoài ra, chúng tôi không thể nào không lưu ý tới việc gia tăng tình trạng tục hóa, chủ nghĩa tương đối, thậm chí chủ nghĩa tuyệt mệnh, nhất là ở thế giới Tây phương. Tất cả những thứ ấy đòi hỏi một cuộc loan báo Phúc Âm một cách mới mẻ và mãnh liệt, một cuộc loan báo được thích ứng với các nền văn hóa của thời đại chúng ta.  Các truyền thống của chúng ta cho chúng ta thấy cả một gia sản cần phải được liên tục chia sẻ, bàn luận và dẫn giải một cách mới mẻ. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải củng cố việc hợp tác của chúng ta và việc cùng làm chứng trước thế giới.

 

“Chúng tôi đã tích cực thấy đươc tiến trình dẫn đến việc hình thành Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Những người dự phần vào dự án lớn lao này không được bỏ qua vấn đề quan tâm tới tất cả mọi khía cạnh chi phối những quyền lợi bất khả chuyển nhượng của con người, nhất là quyền tự do tôn giáo là một chứng từ và một bảo đảm cho tất cả mọi quyền tự do khác. Nơi mọi bước tiến hướng tới vấn đề thống nhất hóa, cần phải bảo vệ thành phần thiểu số theo các truyền thống văn hóa của họ và những đặc tính đặc thù nơi tôn giáo của họ. Ở Âu Châu, trong khi vẫn cởi mở với các tôn giáo khác cũng như với các đóng góp về văn hóa của những tôn giáo ấy, chúng ta  cần phải liên kết nỗ lực để bảo trì căn gốc Kitô Giáo, các truyền thống và những giá trị, bảo đảm việc tôn trọng lịch sử, nhờ đó góp phần cho nền văn hóa Âu Châu tương lai cũng như cho phẩm chất của những mối liên hệ của con người ở mọi cấp độ. Trong bối cảnh này, làm sao chúng ta lại không khơi lên những chứng từ rất cổ kính và gia sản Kitô Giáo lẫy long của mảnh đất đang diễn ra cuộc gặp gỡ của chúng ta đây, bắt đầu với những gì được Sách Tông Vụ kể lại cho chúng ta biết liên quan tới hình ảnh của Thánh Phaolô, vị Tông Đồ Dân Ngoại? Nơi mảnh đất này đây, sứ điệp Phúc Âm và truyền thống văn hóa cổ kính đã gặp gỡ nhau. Mối liên hệ này, một mối liên hệ đã góp phần rất nhiều cho gia sản Kitô Giáo chúng ta đang chia sẻ, vẫn còn là những gì hợp thời và sẽ sinh hoa trái hơn trong tương laic ho việc truyền bá phúc âm hóa cũng như cho mối hiệp nhất của chúng ta.

 

“Mối quan tâm của chúng tôi cũng bao gồm cả những phần đất khác của thế giới ngày nay, nơi Kitô hữu đang sống, và những khó khăn họ đang phải đương đầu, nhất là về vấn đề nghèo khổ, chiến tranh và khủng bố, cùng với những hình thức tương tự khác nơi việc khai thác thành phần nghèo khổ, thành phần di dân, thành phần nữ giới và thành phần trẻ em. Chúng ta được kêu gọi cùng nhau hoạt động để cổ võ việc tôn trọng các thứ nhân quyền của con người được dựng nên theo hình ảnhcủa Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa, và để nuôi dưỡng việc phát triển về kinh tế, xã hội và văn hóa. Các truyền thống của chúng ta về thần học và đạo lý  có thể cống hiến một nền tảng vững chắc cho một đường lối chung để rao giảng và hành động. Trước hết, chúng tôi muốn khẳng định rằng việc sát hại thành phần vô tội nhân danh Thiên Chúa là một việc xúc phạm đến Ngài cũng như đến phẩm vị của con người. Tất cả chúng ta cần phải quyết tâm thực hiện lại việc phục vụ nhân loại và việc bênh vực sự sống con người, hết mọi sự sống của con người.

 

“Chúng tôi hết sức quan tâm tới vấn đề hòa bình ở Trung Đông, nơi Chúa Kitô đã sống, đã chịu khổ đau, đã tử nạn và phục sinh, và là nơi cả một đám rất đông đảo anh cị em Kitô hữu của chúng ta đã sống qua bao thế kỷ. Chúng tôi thiết tha hy vọng rằng hòa bình sẽ được thiết lập ở vùng đất này, việc chung sống tương kính sẽ được củng cố giữa các dân tộc khác nhau đang sống ở đó, giữa các Giáo Hội và giữa các tôn giáo khác nhau đang hiện diện ở đó. Để đạt được mục đích ấy, chúng tôi xin hãy thiết lập   những mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa Kitô hữu, và một cuộc đối thoại liên tôn đích thực và chân thành, nhắm tới việc  chiến đấu với hết mọi hình thức bạo lực và kỳ thị.

 

“Hiện nay, trước những đe dọa lớn lao gây ra cho môi trường thiên nhiên, chúng ta muốn bày tỏ mối quan tâm của chúng tôi trước những hậu quả tiêu cực đối với nhân loại và đối với toàn thể thiên nhiên tạo vật, gây ra bởi việc tiến bộ về kỹ nghệ và kỷ thuật không biệt đến giới hạn của mình. Là những người lãnh đạo về tôn giáo, chúng tôi coi nó là một trong những nhiệm vụ của chúng tôi trong việc khuyến khích và hỗ trợ tất cả mọi nỗ lực được thực hiện để bảo vệ tạo sinh của Thiên Chúa, cũng như để truyền lại cho các thế hệ tương lai một thế giới họ có thể sống được”.

 

Trong cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Ý quốc là Avvenire ngay sau khi kết thúc lễ nghi đại kết giữa hai vị lãnh đạo hai Giáo Hội, Đức Thượng Phụ Chính Thống Toàn Cầu Bartholomew I đã cho biết là chuyến viếng thăm của ĐTC có một “giá trị khôn lường trong tiến trình hòa giải”, và vị giáo chủ Chính Thống Giáo này còn cho biết rằng ngài đã đề nghị một điều không ngờ về đại kết với Đức Thánh Cha, như sau:

 

“Trước hết, tôi phải nói rằng tôi thực sự cám ơn Đức Thánh Cha về chuyến viếng thăm của ngài vào ngày lễ Thánh Anrê. Nó thực sự là một bước tiến rất quan trọng trong mối liên hệ của chúng ta, và đã được thực hiện trong bối cảnh của một cuộc hành trình nói chung góp phần vào vấn đề đối thoại liên tôn theo tôi nghĩ thật là quan trọng…

 

“Tôi có thể thực sự nói rằng ngày Thứ Năm đây chúng tôi đã sống như là một ngày lịch sử dưới nhiều khía cạnh. Lịch sử vì cuộc đối thoại đại kết và, như chúng ta đã thấy vào buổi chiều, lịch sử vì mối liên hệ giữa các nền văn hóa và tôn giáo. Dĩ nhiên vì tất cả những lý do ấy nó cũng lịch sử đối với xứ sở của chúng tôi nữa….

 

“Tôi đã nói với Đức Thánh Cha về một điều – một điều chúng tôi có thể thực hiện. Tôi đã trình bày với ngài một dự án mà hiện nay tôi không thể nào nói rõ hơn, vì chúng tôi đang đợi ngài chính thức trả lời, thế nhưng tôi có thể nói rằng Đức Thánh Cha rất hào hứng và ngài tiếp nhận nó một cách nhiệt tình.

 

“Chúng tôi hy vọng nó có thể được thực hiện vì nó hướng đến việc tiến bộ đại kết, một sự tiến bộ, như chúng tôi đã khẳng định và viết trong bản tuyên ngôn chung, cả hai chúng tôi đều quyết tâm theo đuổi.


”Hiệp nhất là một trách nhiệm cao quí, thế nhưng đồng thời lại là một trách nhiệm khó khăn cần phải được lãnh nhận nếu nó không được chia sẻ giữa anh em với nhau. Lịch sử của ngàn năm qua là một thứ ‘ký ức’ đau thương về thực tại này.

 

“Chúng tôi mạnh mẽ tin tưởng rằng chuyến viếng thăm của Giáo Hoàng Biển Đức XVI  có một giá trị khôn lường cho tiến trình hòa giải ấy, vì ngoài ra nó đã diễn ra ở một thời điểm khó khăn và trong những hoàn cảnh rất tế nhị như thế.

 

“Chắc chắn, với ơn Chúa giúp, chúng tôi được có cơ hội để thực hiện những bước tiến thiện ích trong tiến trình hòa giải nơi hai Giáo Hội của chúng tôi. Và có lẽ, nhờ ơn Chúa giúp, chúng tôi sẽ có cơ hội để thắng vượt một số những chướng ngại về sự không hiểu biết đầy đủ nơi các tín đồ thuộc các tôn giáo khác, đặc biệt là giữa tín đồ Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo”.

 

 

 

“Thánh Linh sẽ làm cho chuyến tông du này sinh hoa kết trái, và làm khởi sắc khắp thế giới việc truyền giáo của Giáo Hội”

 

 

Trong buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 6/12/2006, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã chia sẻ cảm nghiệm của m ình về chuyến Tông Du Thổ Nhĩ Kỳ như sau:

 

“Anh Chị Em thân mến,

 

“Như thói quen sau mỗi chuyến tông du, trong buổi triều kiến chung này, tôi muốn ôn lại những giai đoạn của cuộc hành trình tôi đã thực hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ, từ Thứ Ba tới Thứ Sáu tuần vừa rồi. Như anh chị em biết, theo một số quan điểm thì đó là một cuộc viếng thăm không phải là chuyện dễ dàng thực hiện, song lại là một chuyến viếng thăm đã được Thiên Chúa phù trợ từ đầu, nhờ đó, nó đã được diễn tiến một cách tốt đẹp. Bởi vậy, như tôi đã xin cầu nguyện để sửa soạn và hỗ trợ cho chuyến viếng thăm thế nào thì giờ đây tôi cũng xin anh chị em hãy cùng với tôi để tạ ơn Chúa về việc diễn tiến và kết thúc của nó như vậy.

 

“Suốt chuyến đi này, tôi đã đặc biệt cảm thấy được hỗ trợ bởi các vị tiền nhiệm khả kính của tôi là các vị Tôi Tớ Chúa Phaolô VI và Gioan Phaolô II, những vị đã thực hiện cuộc viếng thăm đáng nhớ ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là Chân Phước Gioan XXIII, vị là đại diện giáo hoàng ở xứ sở cao quí này từ năm 1935 đến 1944, để lại một ký ức đầy cảm mến.

 

“Trở về với nhãn quan được Công Đồng Chung Vaticanô II trình bày về Giáo Hội (x Tông Hiến ‘Lumen Gentium’, các số 14-16), tôi có thể nói rằng các chuyến đi của Giáo Hoàng cũng góp phần thực hiện cái sứ vụ của ngài theo chiều hướng ‘các vòng tròn qui tâm’. Ở vòng tròn trong cùng, Vị Thừa Kế Thánh Phêrô thực hiện việc củng cố đức tin cho thành phần tín hữu Công Giáo, ở vòng tròn lưng chừng, ngài gặp gỡ các anh chị em Kitô hữu khác, và nơi vòng tròn ngoài cùng, ngài ngỏ lời cùng những người ngoài Kitô Giáo và toàn thể nhân loại.

 

“Ngày thứ nhất trong chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ xẩy ra ở phạm vi của ‘vòng tròn’ thứ ba, vòng tròn rộng lớn nhất. Tôi đã gặp gỡ vị thủ tướng, vị tổng thống nước cộng hòa, và vị chủ tịch tôn giáo vụ, ngỏ lời đầu tiên của tôi cùng vị chủ tịch tôn giáo vụ này. Tôi đã đến kính viếng đài tưởng niệm ‘vị cha ông của quê hương này’ là Mustafa Kemal Ataturk, sau đó tôi đã có dịp nói chuyện với phái đoàn ngoại giao ở Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Ankara.

 

“Những chuỗi gặp gỡ cần thiết này là một phần quan trọng của chuyến viếng thăm, đặc biệt vì Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia hầu như toàn tòng người Hồi Giáo, một quốc gia được quản trị bởi một bản hiến pháp mang tính cách một quốc gia trần thế. Bởi thế, đó là một xứ sở tạo nên một tiêu biểu cho một thách đố lớn lao trên tầm cấp thế giới ngày nay. Một đàng, nó cần phải tái nhận thức được thực tại về Thiên Chúa, về tầm quan trọng công cộng của niềm tin tôn giáo, đàng khác, nó lại cần phải bảo đảm được quyền tự do bày tỏ niềm tin ấy, không có những thoái hóa mang sắc thái bảo thủ, và có khả năng mạnh mẽ loại trừ đi bất cứ một hình thức bạo động nào. 

 

“Bởi thế, tôi đã có dịp thuận lợi để lập lại những cảm thức trân trọng của mình với các tín đồ Hồi Giáo cũng như với nền văn mình Hồi Giáo. Đồng thời tôi cũng có thể nhấn mạnh tới tầm quan trọng cả tín đồ Kitô Giáo lẫn Hồi Giáo cần phải cùng nhau dấn thân cho con người, cho sự sống, cho hòa bình và cho công lý, tái khẳng định rằng việc phân biệt giữa phạm vi dân  sự và tôn giáo là những gì tạo nên giá trị, và quốc gia cần phải bảo đảm quyền tự do thờ phượng một cách hiệu nghiệm cho các cộng đồng tôn giáo.

 

“Trong phạm vị của cuộc đối thoại liên tôn, Đấng Quan Phòng Thần Linh đã cho tôi có thể thực hiện, hầu như vào cuối cuộc hành trình của mình, một cử chỉ mà ban đầu không được dự tính mà chính nó lại cho thấy là cực kỳ quan trọng, đó là việc viếng thăm Đền Thờ Xanh ở Istanbul. Khi giữ tĩnh lặng vài phút ở nơi nguyện cầu ấy, tôi đã hướng lòng về Vị Chúa Tể duy nhất của trời đất này, vị Cha nhân hậu của toàn thể nhân loại, để van xin Ngài cho tất cả mọi tín hữu được ơn nhận biết mình như là tạo vật của Ngài và biết chứng tỏ tình huynh đệ chân  thực với nhau!

 

“Ngày thứ hai đưa tôi đến Êphêsô, bởi đó, tôi thấy mình mau chóng tiến vào ‘vòng tròn’ trong cùng của chuyến đi, trực tiếp liên hệ với cộng đồng Công Giáo. Thật vậy, ở Êphêsô, ở một nơi đẹp đẽ được gọi là ‘Đồi Nightingale’, nhìn thấy cả Biển Aegean, là Đền Thờ Gia Cư Mẹ Maria. Đó là một nguyện đường cổ kính và nhỏ bé nổi lên bao quanh ngôi nhà bé nhỏ, mà theo truyền thống rất lâu đời, Tông Đồ Gioan đã xây cất cho Trinh Nữ Maria, sau khi cùng Mẹ đến Êphêsô. Chính Chúa Giêsu đã trao các vị cho nhau, vì trước khi chết trên thập giá, Người đã phán cùng Mẹ Maria rằng: ‘Này Bà, đó là con của bà!’, và cùng Gioan rằng: ‘Mẹ của con đó!’ (Jn 19:26-27).

 

“Những cuộc khảo cổ đã chứng tỏ rằng từ thời rất xa xưa nơi này đã từng là một chốn tôn sùng Thánh Mẫu, nơi được yêu chuộng bởi cả các tín đồ Hồi Giáo, thành phần thường xuyên đến đó để tôn kính Mẹ là vị được họ gọi là ‘Meryem Ana’, tức Mẹ Maria. Ở ngôi vườn gần đền thánh mẫu ấy, tôi đã cử hành Thánh Lễ cho một nhóm tín hữu đến từ các vùng lân cận Izmir và các phần đất khác ở Thổ Nhĩ Kỳ, kể cả từ hải ngoại. Chúng tôi cảm thấy thực sự ‘tự nhiên như ở nhà’ nơi ‘Ngôi Nhà Mẹ Maria’, và trong bầu khí an bình ấy, chúng tôi đã nguyện cầu cho hòa bình ở Thánh Địa và khắp thế giới. Ở đó tôi nhớ tới Cha Andrea Santoro, một vị linh mục người Rôma, một nhân chứng của Phúc Âm đổ máu mình ra ở mảnh đất Thổ Nhĩ Kỳ.

 

“‘Vòng tròn’ lưng chừng, vòng tròn của các mối liên hệ đại kết, đã nắm phần chính yếu của chuyến đi của tôi, vào dịp lễ Thánh Anrê, 30/11. Việc cử hành mừng lễ này trở thành như một môi trường lý tưởng để củng cố các mối liên hệ huynh đệ giữa Giám Mục Rôma, vị Thừa Kế Thánh Phêrô và vị thượng phụ toàn cầu ở Constantinople, một Giáo Hội được thành lập, theo truyền thống, bởi Thánh Tông Đồ Anrê là người anh em của Tông Đồ Simon Phêrô. Theo bước chân của Đức Phaolô VI, vị đã gặp gỡ Đức Thượng Phụ Athenagoras, cũng như của Đức Gioan Phaolô II, vị đã được tiếp đón bởi vị thừa kế Đức Athenagoras là Dimitrios I, tôi lập lại cùng với Đức Thượng Phụ Bartholomew I cử chỉ có một giá trị tiêu biểu lớn lao ấy, để xác quyết việc cùng nhau dấn thân tiếp tục con đường tiến đến việc tái thiết mối hiệp thông trọn vẹn giữa tín đồ Công Giáo và Chính Thống Giáo.

 

“Để tỏ ra chấp nhận ý hướng mạnh mẽ ấy, tôi đã cùng với vị thượng phụ toàn cầu ký một ‘Bản Tuyên Ngôn Chung’, tiến tới một giai đoạn xa hơn nữa trên con đường này.   

 

“Hành động hết sức ý nghĩa này đã xẩy ra vào lúc kết thúc phụng vụ trọng kính lễ Thánh Anrê mà tôi đã tham dự và đã kết thúc bằng một phép lành song phương được ban bởi cả Vị Giám Mục Rôma lẫn thượng phụ Constantinople, những vị thừa kế riêng biệt của hai vị Tông Đồ Phêrô và Anrê. Như thế chúng tôi đã bày tỏ rằng việc nguyện cầu bao giờ cũng là nền  tảng cho hết mọi nỗ lực đại kết và là một lời cầu liên  lỉ cùng Thánh Linh.  

 

“Trong cùng một lãnh vực của vòng tròn đại kết này, tôi đã hoan hỉ viếng thăm vị thượng phụ của Giáo Hội Tông Truyền Armenia là Đức Mesrob II, và vui mừng gặp gỡ vị tổng giám mục Chính Thống Syro. Trong bối cảnh ấy, tôi luyến nhớ tới cuộc đàm thoại tôi có với vị Đại Tôn của Thổ Nhĩ Kỳ.

 

“Chuyến viếng thăm của tôi được kết thúc, ngay trước khi trở về Rôma, bằng việc trở  về với ‘vòng tròn’ trong cùng, đó là cuộc gặp gỡ cộng đồng Công Giáo hiện  diện với tất cả những phần tử của họ tại Vương Cung Thánh Đường Latinh  Thánh Linh ở Istanbul. Tham dự Thánh Lễ này còn có cả vị thượng phụ toàn cầu, vị thượng phụ Armenia, vị tổng giám mục  Chính Thống Syro và các đại diện chư giáo hội Tin Lành. Tóm lại, tất cả mọi Kitô hữu qui tụ lại để nguyện cầu, với tính cách đa dạng của truyền thống mình, lễ ngi và ngôn ngữ của mình. Được an ủi trước Lời của Chúa Kitô, Đấng đã hứa hẹn tin tưởng vào ‘những giòng sông chảy nước sự sống’ (Jn 7:38), và với hình ảnh của nhiều phần tử hiệp nhất thành một thân thể duy nhất (x 1Cor 12:12-13), chúng tôi đã sống lại cảm nghiệm Hiện Xuống.

 

“Anh Chị Em thân mến: tôi đã trở về Vatican với một tinh thần đầy lòng biết ơn Thiên Chúa và với những tâm tình cảm mến chân thành và quí mến đối với thành phần dân cư của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ thân yêu, những người đã làm tôi cảm thấy được đón nhận và cảm thông. Lòng cảm mến và thân ái này vây bọc lấy tôi, cho dù những khó khăn bất khả tránh do chuyến viếng thăm của tôi đã gây ra cho việc diễn tiến bình thường nơi các sinh hoạt thường nhật của tôi, vẫn ở với tôi như một nhung nhớ mạnh mẽ dẫn tôi tới việc nguyện cầu. Xin Thiên Chúa Toàn Năng và Xót Thương giúp cho nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ, cho các vị lãnh đạo chính trị của họ và cho các vị đại diện chư tôn giáo biết cùng nhau xây dựng một tương lai hòa bình, nhờ đó Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành một ‘chiếc cầu nối’ thân hữu và hợp tác huynh đệ giữa Tây phương và Đông phương.

 

“Ngoài ra, chúng ta hãy nguyện cầu để nhờ việc chuyển  cầu của Mẹ Maria Rất Thánh, Thánh Linh sẽ làm cho chuyến tông du này sinh hoa kết trái, và làm khởi sắc khắp thế giới việc truyền giáo của Giáo Hội, một Giáo Hội được Chúa Kitô thiết lập để loan báo cho tất cả mọi dân nước Phúc Âm sự thật, an bình và yêu thương”.