ĐTC Biển Đức XVI Tông Du Pháp Quốc (12-15/9/2008) mừng Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức 150 Năm

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch

 

Sứ Điệp gửi Nhân Dân Pháp Quốc trước chuyến Tông Du

"Chớ gì Mẹ Maria... là ánh sáng của niềm hy vọng chiếu soi và hướng dẫn đường đi nước bước của anh chị em!"

 

Với Thành Phần Phóng Viên Báo Chí trong cuộc phỏng vấn 10 phút trên đường bay sang Pháp Thứ Sáu 12/9/2008

"Tình yêu của một Người Mẹ, một tình yêu là việc chữa lành thực sự cho hết mọi thứ đớn đau"

 

Với thành phần chính trị gia thuộc chính quyền Pháp quốc 12/9

"Những cội gốc của Pháp quốc – như những cội gốc của Âu Châu – là Kitô Giáo"

 

Với thành phần thuộc lãnh vực văn hóa Pháp quốc 12/9

Những gì đã cống hiến nền tảng cho văn hóa Âu Châu – đó là việc tìm kiếm Thiên Chúa và việc sẵn lòng lắng nghe Ngài – ngày nay vẫn là nền tảng cho bất cứ một thứ văn hóa chân chính nào

 

Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 14/9/2008 tại Prairie, Lourdes

"Chúa đã muốn mạc khải dự án cứu độ của Người qua mầu nhiệm Maria"

 

Bài Giảng Lễ Mẹ Đau Thương cho Thành Phần Bệnh Nhân trước tiền đường của Đền Thờ Đức Mẹ Mân Côi Lộ Đức Thứ Hai 15/9/2008

"Nụ cười của Mẹ Maria là suối nước sự sống"

 

Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 17/9/2008 về Cảm Nghiệm với Chuyến Tông Du Lộ Đức Pháp Quốc

"Mẹ Maria, khi hiện ra với Thánh Bernadette, đã mở ra cho thế giới một nơi đặc biệt để tìm thấy tình yêu thương của Thiên Chúa là những gì chữa lành và cứu độ".

 

 

 

 

 

"Chớ gì Mẹ Maria... là ánh sáng của niềm hy vọng chiếu soi và hướng dẫn đường đi nước bước của anh chị em!"

 

Sứ Điệp gửi Nhân Dân Pháp Quốc trước chuyến Tông Du

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Thứ Sáu tới nay tôi sẽ bắt đầu chuyến tông du mục vụ đầu tiên của tôi tới Pháp với vai trò là Vị Thừa Kế Thánh Phêrô. Nhân dịp sát ngày tôi đến đó, tôi muốn gửi lời chào thân ái đến nhân dân Pháp quốc cũng như đến tất cả mọi cư dân thuộc quốc gia thân yêu này. Tôi đến như là một vị sứ giả của hòa bình và tình huynh đệ. Xứ sở của anh chị em không xa lạ gì đối với tôi. Vào một số lần tôi đã hân hoan thăm viếng nó và cảm nhận được cái truyền thống nồng hậu hiếu khách và tiếp nhận của nó, cũng như cái tính cách liên kết giữa đức tin Kitô giáo của nó với nền văn hóa nhân bản và thiêng liêng cao quí của nó.

 

Lý do cho cơ hội viếng thăm lần này của tôi là việc cử hành 150 năm biến cố hiện ra ở Lộ Đức của Đức Trinh Nữ Maria. Sau khi viếng thăm Balê, thủ đô của anh chị em, tôi sẽ rất vui mừng được cùng với đông đảo khách hành hương tiến qua những chặng của cuộc hành trình mừng kỷ niệm này, theo gương Chị Thánh Bernadette, đến hang động Massabielle. Việc cầu nguyện của tôi sẽ trở nên thiết tha ở dưới chân Đức Mẹ cho những ý chỉ của toàn thể Giáo Hội, nhất là cho thành phần bệnh nhân, thành phần bị bỏ rơi, cũng như cho hòa bình trên thế giới. Chớ gì Mẹ Maria, đối với tất cả mọi anh chị em, nhất là với giới trẻ, luôn là một Người Mẹ chuyên chú tới những nhu cầu của con cái mình, là ánh sáng của niềm hy vọng chiếu soi và hướng dẫn đường đi nước bước của anh chị em! Các bạn Pháp quốc thân mến: Tôi kêu mời anh chị em hãy cùng tôi nguyện cầu để chuyến tông du này mang lại dồi dào hoa trái. Trong niềm mong đợi vui mừng chẳng bao lâu được ở giữa anh chị em, tôi cầu xin Đức Trinh Nữ Maria là Đức Mẹ Lộ Đức tỏ long từ mẫu bảo vệ từng người trong anh chị em, gia đình của anh chị em và cộng đồng của anh chị em. Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em!

 

(Sứ điệp này ĐTC đã đọc trong buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 10/9/2008)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/9/2008

 

Sau đây là dữ kiện thống kê về Giáo Hội ở Pháp được Tòa Thánh cung cấp qua điện thư ngày Thứ Năm 11/9/2008, với những con số được cập nhật hóa từ ngày 31/12/2006 của Văn Phòng Thống Kê Trung Ương của Giáo Hội này.

 

Tổng số dân  Pháp là 61.350.000, trong đó có 75.5% ahay 46.427.000 là Công Giáo. Có 16.553 giáo xứ và 674 trung tâm mục vụ. Hiện có 186 vị giám mục, 21.074 linh mục, 42.425 tu sĩ nam nữ, 1.577 phần tử thuộc tu hội đời và 62.831 giáo lý viên. Có 134 tiểu chủng viện và 1.299 đại chủng viện. 

 

Tất cả có 2.108.240 trẻ em và thanh thiếu niên tham dự 10.195 trung tâm giáo dục Công giáo, từ mẫu giáo tới đại học. Các tổ chức Công Giáo khác được điều hành bởi các vị linh mục hay tu sĩ nam nữ gồm có 94 bệnh viện, 103 y viện, 520 khuyết tật viện hay dưỡng lão viện, 96 viện mồ côi và dưỡng viện, 49 trung tâm tham vấn gia đình và các trung tâm phò sự sống. 247 trung tâm giáo dục và phục hồi về xã hội và 65 tổ chức thuộc các loại khác.

 

 

TOP

 

 

 

"Tình yêu của một Người Mẹ, một tình yêu là việc chữa lành thực sự cho hết mọi thứ đớn đau"

 

Với Thành Phần Phóng Viên Báo Chí trong cuộc phỏng vấn 10 phút trên đường bay sang Pháp Thứ Sáu 12/9/2008

 

Vấn: Vào năm 1980, trong chuyến viếng thăm đầu tiên của mình, Đức Gioan Phaolô II đã đặt vấn đề là: ‘Pháp quốc có trung thành với những lời hứa của phép rửa hay chăng?’ Hôm nay sứ điệp của Đức Thánh Cha muốn nhắn nhủ nhân dân Pháp là gì? ĐTC có nghĩ là Pháp đang bị mất đi căn tính của mình vì chủ nghĩa thế tục (laicism) hay chăng?

 

Đáp: Hôm nay tôi thấy rõ là chủ nghĩa thế tục không có gì phản nghịch lại với đức tin. Tôi thậm chí dám nói rằng nó là hoa trái của đức tin, vì đức tin của Kitô Giáo là một tôn giáo đại đồng ngay từ ban đầu. Bởi thế, nó không đồng hóa mình với một quốc gia nào và nó hiện diện nơi tất cả mọi quốc gia. Đối với Kitô hữu thì vấn đề bao giờ cũng rõ ràng là tôn giáo và đức tin không phải là chính trị, trái lại chúng đã trở thành một yếu tố thuộc lãnh vực khác của đời sống con người… Chính trị, quốc gia, không phải là một tôn giáo, mà là một thực tại trần thế có một sứ vụ đặc biệt, và cả hai đều phải hướng về nhau. Theo ý nghĩa ấy, hôm nay tôi muốn nói rằng, đối với nhân dân Pháp, chẳng những với nhân dân Pháp mà đối với cả chúng ta nữa, thành phần Kitô hữu đang sống trong một thế giới bị tục hóa (secularized), thì vấn đề quan trọng ở đây là hãy vui mừng hoan hưởng cái tự do của đức tin chúng ta, hãy sống vẻ đẹp của đức tin, và hãy tỏ cho thế giới ngày nay thấy rằng tuyệt vời biết bao được là một tín hữu, tuyệt vời biết bao được biết Thiên Chúa; Thiên Chúa với dung nhan nơi Chúa Giêsu Kitô, cho thấy rằng việc làm tín hữu ngày nay vẫn là những gì khả thể, thậm chí xã hội cần có những con người nhận biết Thiên Chúa và là những con người nhờ đó có thể sống theo những giá trị cao cả đã được ban cho chúng ta và góp phần vào sự hiện diện của những giá trị làm nền tảng cho việc xây dựng và tồn tại của các quốc gia cũng như của các xã hội chúng ta.

 

Vấn: Đức Thánh Cha là người quí mến Pháp quốc. Những gì đã làm cho Đức Thánh Cha đặc biệt gắn bó với Pháp quốc, v ới các tác giả của nước này nhất?

 

Đáp: Tôi không dám nói rằng tôi biết rõ Pháp quốc. Tôi biết Pháp chút ít, song tôi quí mến Pháp, quí mến nền văn hóa lớn lao của Pháp, dĩ nhiên, trước hết là quí mến những đại vương cung thánh đường, cũng như nghệ thuật cao cả của Pháp, quí mến nền thần học sâu xa được bắt đầu từ Thánh Irenaeus thành Lyon cho tới thế kỷ thứ 13 – và tôi đã học hỏi về Viện Đại Học Balê ở thế kỷ thứ 13 – với Thánh Bonaventura, Thánh Tôma Aquinas. Nền thần học này là những gì quan trọng đối với việc phát triển của khoa thần học Tây phương; và dĩ nhiên cũng là khoa thần học cho thế kỷ của Công Đồng Chung Vaticanô II. Tôi rất được hân hạnh và sung sướng được làm bạn với Cha Lubac, một trong những nhân vật vĩ đại nhất của thế kỷ vừa qua, thế nhưng tôi cũng có một mối liên hệ làm việc tốt đẹp với Cha Congar, với Jean Danielou cùng những vị khác. Tôi còn có được những liên hệ riêng tư rất tốt đẹp với những nhân vật Etienne Gilson, Henri-Irenee Maroux. Bởi thế, tôi thật sự là có một liên hệ sâu xa, riêng tư và phong phú với nền văn hóa lớn lao về thần học và triết học của Pháp quốc. Nó thật sự là những gì quan trọng trong việc tiến triển về tâm tưởng của tôi. Cả những khám phá về Nhạc Bình Ca Grêgorian với Solesmes, khám phá về một thứ văn hóa đan tu cao cả và dĩ nhiên cả nền thi ca nữa. Là một con người của thứ nghệ thuật baroque, tôi rất yêu thích Paul Claudel, thích niềm vui sống của ông, cũng như thích Bernanos và những đại thi hào của thế kỷ vừa qua. Bởi thế, đây là một thứ văn hóa thật sự đã hình thành việc tiến triển sâu xa của tôi về cá thể, về thần học, về triết học và về nhân bản vậy. 

 

Vấn: Đức Thánh Cha sẽ nói gì ở Pháp với những ai đang lo âu là tự sắc "Summorum Pontificum" (về việc cho phép làm lễ Latinh) là một bước thụt lùi đối với những thiết định lớn lao của Công Đồng Chung Vaticanô II?

 

Đáp: Đây là một mối lo sợ bâng quơ; vì ‘tự sắc’ (motu proprio) này chỉ là một tác động khoan dung theo chủ đích về mục vụ cho những ai đã được hình thành theo thứ phụng vụ này, những ai yêu quí thứ phụng vụ ấy, những ai quen thuộc với phụng vụ này, những ai muốn sống với phụng vụ ấy. Đó là một nhóm nhỏ, vì nhóm này được giáo dục bởi tiếng Latinh, một huấn luyện theo một kiểu mẫu văn hóa nào đó. Thế nhưng, đối với tôi thì đây dường như chỉ là một đòi hỏi bình thường về đức tin và về việc thực hành mục vụ nơi trường hợp của một vị giám mục trong việc tỏ ra yêu quí và kiên nhẫn với những người này để cho phép họ sống với thứ phụng vụ ấy. Không có vấn đề phản chốnggiữa phụng vụ được Công Đồng Chung Vaticanô II canh tân với phụng vụ này. Hết mọi ngày các vị giáo phụ của công đồng này đều cử hành Thánh Lễ theo lễ nghi cũ và đồng thời các ngài đã hiểu đượcviệc tiến triển tự nhiên về phụng vụqua khắp thế kỷ ấy, vì phụng vụ là một thực tại sống động, một thực tại tiến triển và giữ được căn tính của mình trong việc tiến triển của mình. Thật sự là có vấn đề nổi bật về khác biệt, thế nhưng chỉ có một căn tính nền tảng duy nhất có thể loại trừ bất cứ một xung khắc hay đối kháng nào giữa thứ phụng vụ canh tân và phụng vụ trước đó. Tôi tin rằng có thể làm cho cả hai loại phụng vụ này trở nên phong phú. Đàng khác, những người bạn của phụng vụ cũ có thể và cần phải biết đến những vị thánh mới, những kinh tiền tụng mới của phụng vụ nữa v.v. Tuy nhiên, đàng khác, phụng vụ mới nhấn mạnh đến việc tham dự chung, nhưng không chỉ là một cộng đoàn thuộc một cộng đồng riêng tư nào đó, mà bao giờ cũng là tác động của cả Giáo Hội hoàn vũ, của việc hiệp thông với tất cả mọi tín hữu ở mọi thời, của một tác động tôn thờ. Theo ý nghĩa ấy, tôi thấy thì dường như có một sự làm cho nhau phong phú hơn, và hiển nhiên phụng vụ mới vẫn là phụng vụ bình thường của thời đại chúng ta vậy.

 

Vấn: Đức Thánh Cha đang trên đường hành hương tới Lộ Đức. Lộ Đức mang một ý nghĩa gì đối với Đức Thánh Cha? Đức Thánh Cha đã từng đến đó trước đây chưa?

 

Đáp: Tôi đã đến Lộ Đức vào dịp Đại Hội Thánh Thể năm 1981, sau vụ ám sát Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Bấy giờ ĐHY Gantin là đại biểu của ĐTC. Nó là một kỷ niệm rất đẹp đối với tôi. Lễ Thánh Bernadette cũng là ngày sinh nhật của tôi (16/4). Bởi thế tôi cảm thấy rất gần gũi với vị thánh bé nhỏ này, với người nữ trẻ trung, tinh tuyền, khiêm hạ được nói chuyện với Đức Trinh Nữ Maria ấy. Đối với tôi thì thật là quan trọng trong việc cảm nghiệm thấy được thực tại này, cảm thấy được sự hiện hiện của Trinh Nữ Maria trong đời sống của chúng ta, thấy được con đường của con người trẻ là bạn hữu của Đức Trinh Nữ Maria, cũng như trong việc gặp gỡ Đức Trinh Nữ Mẹ của chị. Dĩ nhiên là chúng ta không đến đó để thấy những phép lạ. Tôi sẽ đến để thấy được tình yêu của một Người Mẹ, một tình yêu là việc chữa lành thực sự cho hết mọi thứ đớn đau, cũng như đến để liên kết với những ai đau khổ trong tình yêu của Người Mẹ Phúc Đức. Đối với tôi điều này dường như là một dấu hiệu quan trọng cho thời đại của chúng ta vậy.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 13/9/2008

 

 

 TOP

 

 

 

"Những cội gốc của Pháp quốc – như những cội gốc của Âu Châu – là Kitô Giáo"

 

Với thành phần chính trị gia thuộc chính quyền Pháp quốc 12/9

 

Chuyến Tông Du thứ 10 của ĐTC Biển Đức XVI lần này đến Pháp quốc, từ ngày 12/9, Lễ Thánh Danh Đức Mẹ đến ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Đau Thương, là để mừng kỷ niệm 150 năm biến cố Thánh Mẫu Lộ Đức, như ngài đã khẳng định với thành phần chính quyền ở Điện Elysée Thứ Sáu 12/9:

 

Lý do chính yếu của việc tôi thực hiện chuyến viếng thăm đây đó là cuộc mừng 150 năm việc Trinh Nữ Maria hiện ra ở Lộ Đức. Tôi muốn cùng với đoàn người hành hương hết sức đông đảo từ khắp nơi trên thế giới trong năm nay tuôn đổ về đền thánh Lộ Đức với tràn đầy niềm tin tưởng và lòng kính mến. Tôi sẽ cử hành niềm tin tưởng và lòng kính mến này ở trên mảnh đất của anh chị em 4 ngày ân sủng được ban cho tôi đây”.

 

Tuy nhiên, lợi dụng dịp này, ngài cũng ghé thăm thủ đô Balê của Pháp quốc, theo lời mời của vị tân tổng thống nước này là Nicolas Sarkozy. Tại đây, vào cùng ngày Thứ Sáu, ngài đã suốt ngày liên tục gặp gỡ 5 thành phần cả đời lẫn đạo theo thứ tự sau đây: thứ nhất là các chức sắc thuộc chính quyền Pháp quốc ở điện Elyseé, thứ hai là các vị đại diện Cộng Đồng Do Thái cũng ở điện Elyseé, thứ ba là các nhân vật thuộc lãnh vực văn hóa ở Collège des Bernardins, thứ bốn là những vị linh mục, tu sĩ, chủng sinh và phó tế trong giờ kinh tối ở trong Vương Cung Thánh Đường Đức Bà, và thứ năm là giới trẻ canh thức ở khu đất trước Vương Cung Thánh Đường này.

 

Với thành phần chính trị gia thuộc chính quyền Pháp quốc, trước hết, ngài nói về thành phố Balê, thủ đô của một đất nước hầu như đã từng nắm vai trò đệ nhất cường quốc thế giới như Hoa Kỳ hiện nay, một thủ đô tiêu biểu cho nền văn minh Kitô giáo của nước này, ngài cho biết về mối liên hệ giữa ngài và thành phố ấy, cũng như về chính căn gốc của nó. Ngài nói với thành phần chính trị gia ở Điện Elyseé như thế này:

 

Cuộc hành hương của tôi đến Lộ Đức bao gồm cả việc tôi dừng chân ở Balê. Thành đô này của quí vị là nơi quen thuộc đối với tôi, và tôi biết nó khá nhiều. Tôi đã thường ở đây, vì việc học vấn của tôi cũng như vì các vai trò trước đây của tôi, và trải qua một số năm tôi đã có được những mối thân hữu riêng tư tốt đẹp và về tri thức. Tôi vui mừng trở lại, hân hạnh có được cơ hội này để tỏ lòng ngưỡng mộ gia sản sâu đậm về văn hóa và đức tin là những gì làm nên lịch sử nổi nang của quí vị, và đã từng nuôi dưỡng những con người tôi tớ cao cả của Quốc Gia này và Giáo Hội đây, những vị có giáo huấn và gương lành tự nhiên vượt ra ngoài biên giới địa dư quốc gia của anh chị em, lưu lại dấu tích của các vị trên tiến trình lịch sử thế giới.

 

Trong chuyến viếng thăm Rôma của mình, kính Tổng Thống, ông đã nhắc lại rằng những cội gốc của Pháp quốc – như những cội gốc của Âu Châu – là Kitô Giáo. Chính lịch sử đã cống hiến đủ chứng cớ về vấn đề này, ở chỗ, từ ban đầu của mình, xứ sở của quí vị đã lãnh nhận sứ điệp Phúc Âm. Cho dù đôi khi không có chứng cớ về văn kiện, thì việc hiện hữu của các cộng đồng Kitô giáo ở Gaul đã chứng thực về một giai đoạn rất xa xưa; thật là cảm động khi nhớ lại là thành phố Lyons đã có một vị Giám Mục vào giữa thế kỷ thứ hai, và Thánh Irenaeus, tác giả của cuốn Adversus Haereses, đã cống hiến một chứng từ hùng hồn cho tư tưởng vững mạnh của Kitô Giáo. Thánh Irenaeus xuất thân từ Smyrna để giảng dạy niềm tin tưởng vào Chúa Kitô Phục Sinh. Vị Giám Mục Thành Lyon này đã nói tiếng Hy Lạp như tiếng mẹ đẻ của mình. Còn dấu hiệu nào tuyệt vời hơn về bản chất phổ quan và tiêu đích của sứ điệp Kitô Giáo nữa đây? Giáo Hội, được thiết lập ở giai đoạn sơ khai của xứ sở quí vị, đã đóng một vai trò làm nên văn minh mà tôi hân hoan tỏ lòng ngưỡng mộ vào dịp này. Chính ông đã đề cập tới điều này trong bài diễn văn của ông ở Điện Lateran vào tháng 12 năm ngoái và một lần nữa hôm nay đây. Việc truyền đạt của nền văn hóa cổ kính qua các vị đan sĩ, các giáo sư và những biên chép viên, việc khuôn đúc tâm hồn và tinh thần yêu thương người nghèo khổ, việc tỏ ra hỗ trợ đối với thành phần bị bỏ rơi nhất, bởi việc thành lập đầy những hội dòng, việc đóng góp của Kitô hữu trong vấn đề thiết lập những cơ cấu của Gaul sau này là Pháp quốc, tất cả những điều này là những gì quá hiển nhiên mà tôi cần phải ngẫm nghĩ. Cả hằng ngàn nguyện đường, thánh đường, đan viện và vương cung thánh đường làm duyên dáng tâm điểm các phố thị của quí vị hay cái bình lặng của miền quê là những gì rõ ràng nói lên các vị cha ông của anh chị em trong đức tin muốn tôn vinh Đấng đã ban cho họ sự sống và là Đấng đã bảo trì sự hiện hữu của chúng ta”.

 

Đối với chính thành phần chính trị gia thuộc chính quyền Pháp quốc, một quốc gia đã cương quyết dứt khoát không chấp nhận vấn đề minh định về nguồn gốc Kitô giáo trong bản hiến pháp của Khối Hiệp Nhất Âu Châu, chủ trương hoàn toàn biệt lập giữa đạo và đời, như thể cả hai chẳng có dính dáng gì với nhau, thậm chí phản nghịch nhau, vị Giáo Hoàng đương kim Đức quốc Biển Đức XVI thần học gia về Giáo Hội của chúng ta này đã đề cập tới ý nghĩa của từ ngữ ‘thế tục’ và nguyên tắc về vấn đề ‘thế tục’ (chứ không phải vấn đề tục hóa) với họ ở Điện Elyseé Thứ Sáu 12/9 như sau:

 

Nhiều người, ở Pháp quốc đây cũng như ở các nơi khác, đã suy nghĩ về những mối liên hệ giữa Giáo Hội và Quốc Gia. Thật vậy, Chúa Kitô đã cống hiến nguyên tắc căn  bản cho việc giải quyết chính đáng về vấn đề liên hệ giữa lãnh vực chính trị và lãnh vực tôn giáo này, khi Người trả lời cho một vấn nạn, với câu nói: ‘Hãy trả cho Caesar những gì của Caesar, và hãy trả cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa’ (Mk 12:7). Giáo Hội ở Phảo đang được hưởng ‘một chế độ tự do’. Tình trạng ngờ vực trong quá khứ dần dần đã được biến thành một cuộc đối thoại bình lặng và tích cực càng ngày càng gia tăng mạnh mẽ hơn. Một khi cụ mới về việc đối thoại đã được thực hiện từ năm 2002, và tôi rất tin tưởng vào hoạt động của nó dựa trên thiện chí của nhau. Chúng ta biết rằng vẫn còn một số lãnh vực cần phải trao đổi cần chúng ta thực hiện và tái khai triển từng bước một cách dứt khoát và nhẫn nại. Đích thân mình, Tổng Thống đã sử dụng một lời diễn tả hay ho, đó là “lạicité positive” (vấn đề trần thế tích cực) để nói lên cái hiểu biết cởi mở hơn này. Ở vào lúc này đây của lịch sử, khi mà các nền văn hóa tiếp tục sang ngang thường xuyên hơn, tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng giờ đây cần phải suy nghĩ lại về ý nghĩa đích thực và tầm quan trọng của vấn đề thế tục. Thật vậy, một đàng cần phải phân biệt giữa lãnh vực chính trị và lãnh vực tôn giáo để bảo trì cả quyền tự do tôn giáo của công dân cũng như trách nhiệm của Quốc Gia đối với họ; đàng khác, cần phải nhận thức hơn nữa về vai trò bất khả thay thế của tôn giáo đối với việc huấn luyện lương tâm và việc góp phần nó có thể mang lại – trong những sự khác – vấn đề tạo được một sự đồng thuận căn bản về đạo lý trong xã hội”.

 

 

 TOP

 

 

 

Những gì đã cống hiến nền tảng cho văn hóa Âu Châu – đó là việc tìm kiếm Thiên Chúa và việc sẵn lòng lắng nghe Ngài – ngày nay vẫn là nền tảng cho bất cứ một thứ văn hóa chân chính nào”.

 

Với thành phần thuộc lãnh vực văn hóa Pháp quốc 12/9

 

Collège des Bernardins cùng ngày Thứ Sáu 12/9, ĐTC Biển Đức XVI đã gặp gỡ thành phần thuộc lãnh vực văn hóa Pháp quốc, bao gồm đặc biệt vị Bộ Trưởng Văn Hóa đại diện chính quyền Pháp quốc, những vị đại diện tổ chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO, quí đồng bạn của ngài ở Học Viện Pháp Quốc, và các vị đại biểu thuộc cộng đồng Hồi Giáo Pháp quốc. Trong bài chia sẻ của mình, ngài đã chia sẻ với họ về những nhận định sâu xa cùng với các phân tích độc đáo của ngài về nền văn minh của Âu Châu nói chung, trong đó có Pháp quốc, một nền  văn minh theo ngài được gắn liền với và khởi động bởi đời sống đan tu từ thời Thánh Biển Đức. Ngài đã minh định chủ đề của bài ngài nói như thế này:

 

Tôi muốn nói với quí vị buổi tối hôm nay về những nguồn gốc của nền thần học tây phương và những cội gốc của nền văn hóa Âu Châu”. 

 

Trước hết, ngài nói tới ý nghĩa của địa điểm gặp gỡ giữa ngài và thành phần thuộc lãnh vực văn hóa Pháp quốc này, một địa điểm được ngài nhấn mạnh là “chúng ta đang ở một nơi liên hệ tới nền văn hóa của đời sống đan tu”. Sau đó, ngài khéo đặt vấn đề để dẫn nhập vào những gì ngài muốn nói để khai triển chủ đề được ngài nêu lên trên đây. Ngài đặt vấn đề như sau:

 

Phải chăng nơi này vẫn còn có một điều gì đó muốn nói với chúng ta hay chăng, hay chúng ta chỉ đang gặp gỡ một thế giới thuộc về quá khứ? Để trả lời cho vấn nạn này chúng ta cần phải xem xét một chút về bản chất của chính đời sống đan tu Tây phương. Nó là gì? Theo quan điểm của tầm ảnh hưởng về lịch sử của đời sống đan tu này, chúng ta có thể nói rằng, giữa tình trạng biến động lớn lao về văn hóa xuất phát từ những cuộc di dân của chư dân và việc xuất hiện những hình dạng mới về chính trị, các đan viện tu đã trở thành những nơi chốn tồn tại của các kho tàng văn hóa cổ thời, và đồng thời cũng là nơi hình thành từ nền văn hóa cổ kính này một nền văn hóa mới mẻ. Thế nhưng việc này xẩy ra thế nào đây? Động lực nào đã thúc đẩy những nam nhân cùng nhau đến ở những nơi chốn ấy? Họ muốn gì? Họ sống ra sao?”

 

Thế rồi, căn cứ vào những câu hỏi được chính mình nêu lên đó, vị Giáo Hoàng thần học gia kiêm giáo sư thần học đã xác định là “trước hết và trên hết, cần phải thẳng thắn chân nhận là họ không có ý đi làm văn hóa hay thậm chí bảo trì văn hóa của quá khứ. Động lực thúc đẩy họ là những gì căn bản hơn nhiều. Mục đích của họ đó là tìm kiếm Thiên Chúa - quaerere Deum … Họ muốn đi từ những gì là không thiết yếu đến những gì thiết yếu, đến những gì thực sự quan trọng duy nhất và đáng tin cậy duy nhất… Họ tìm kiếm cái tối hậu ở đằng sau cái nhất thời”.

 

Đến đây, Vị Giáo Hoàng đương kim của chúng ta bắt đầu cho thấy cái mấu chốt của vấn đề ngài muốn nói tới, đó là Lời Chúa, khi ngài đi từ sự kiện đời sống đan tu là đời sống tìm kiếm Thiên Chúa đến sự kiện Thiên Chúa hướng dẫn cuộc tìm kiếm này bằng chính lời của Ngài:

 

Đây không phải là một cuộc thám hiểm trong một miền hoang dã mông lung chẳng có dấu vết gì, một cuộc tìm kiếm dẫn họ vào một chốn tăm tối mù mịt. Chính Ngài đã cống hiến cho họ những bảng chỉ đường, thật sự là Ngài đã vạch ra một con đường cho họ để họ có thể tìm kiếm và theo đuổi. Con đường này là lời của Ngài, một con đường được mở ra cho con người trong các cuốn Thánh Kinh. Bởi thế, theo nhu cầu nội tâm của mình, việc tìm kiếm Thiên Chúa cần đến một nền văn hóa của ngôn từ… “  

 

Đức Thánh Cha đã khai triển vấn đề “văn hóa ngôn từ” liên quan tới Thánh Kinh và việc giải thích Thánh Kinh như sau:

 

Để hiểu được phần nào thứ văn hóa của ngôn từ này, một thứ văn hóa đã được khai triển sâu xa trong đời sống đan tu Tây phương từ việc tìm kiếm Thiên Chúa, chúng ta cần phải ít là vắn tắt đề cập tới một tính chất đặc biệt của cuốn sách này, hay của những cuốn sách ấy là nơi các đan sĩ đã gặp gỡ những ngôn từ này. Thánh Kinh, theo quan điểm thuần lịch sử và văn chương, thì không phải là một cuốn sách, mà là một tổng hợp các bản văn được ghi chép lại qua giòng lịch sử trên một ngàn năm, một tổng hợp không cho thấy ngay được tính chất hiệp nhất nội tại của nó là những gì vốn bao gồm các cuốn sách riêng biệt. Trái lại, giữa những cuốn sách này có những căng thẳng rõ rệt… Mối hiệp nhất của các cuốn sách thánh kinh và tính chất thần linh của những lời trong ấy không thể nào nắm bắt chỉ thuần bằng những phương pháp lịch sử. Yếu tố lịch sử có tính chất đa dạng và nhân loại. Từ đó người ta có thể hiểu được rằng công thức của một câu ghép từ thời trung cổ mới nghe có vẻ chướng tai: littera gesta docet – quid credas allegoria … (cf. Augustine of Dacia, Rotulus pugillaris, I). Tức là chữ nghĩa thì cho thấy các sự kiện; còn những gì anh em cần phải tin tưởng thì được thấy nơi ý nghĩa bóng bẩy, tức là, nơi ý nghĩa về Kitô học và linh thiêng học. Chúng ta có thể nói một cách đơn giản là Thánh Kinh cần phải được dẫn giải, và cần đến bối cảnh cộng đồng là nơi xuất phát Thánh Kinh và là nơi tồn tại Thánh Kinh. Đó là nơi thấy được mối hiệp nhất của nó và cả ở nơi ấy hiện lên ý nghĩa liên kết của nó. Nói cách khác, có những chiều kích về ý nghĩa nơi ngôn từ hay nơi các ngôn từ chỉ trở nên sáng tỏ trong cộng đồng sống động này của ngôn từ trải dài theo giòng lịch sử ấy mà thôi… Kitô giáo nhận thấy nơi các ngôn từ này chính Ngôi Lời – Logos chiếu tỏa mầu nhiệm của mình ra qua tính chất đa dạng cũng như qua thực tại của lịch sử loài người… Thật thế, lời của Thiên Chúa không thể nào chỉ ngang hàng với chữ nghĩa của bản văn. Để đạt được lời Chúa cần phải có một kiến thức siêu việt và tiến triển theo chiều hướng nội tại của toàn thể, nhờ đó nó cũng trở thành một tiến triển của đời sống. Chỉ ở trong mối hiệp nhất linh động của toàn khối này mà nhiều cuốn sách mới trở thành một cuốn sách duy nhất. Lời của Chúa và hành động của Ngài trên thế giới chỉ được mạc khải cho thấy ở nơi ngôn từ và lịch sử của loài người mà thôi”.

 

Đến đây, Đức Thánh Cha mới nêu lên cho thấy chân tướng của những gì là trục trặc nơi nền văn hóa tự do của Âu Châu liên quan tới việc tìm hiểu hay dẫn giải Thánh Kinh,  nguyên văn như sau:

 

Tất cả thảm trạng của vấn đề này được sáng tỏ nơi các bản văn của Thánh Phaolô. Những gì liên quan tới tính chất siêu việt của chữ nghĩa cũng như việc hiểu biết chữ nghĩa này chỉ duy từ quan điểm của toàn thể thì ngài đã mạnh mẽ diễn tả như sau: ‘chữ nghĩa là những gì giết chết, Thần Linh mới ban sự sống’ (2Cor 3:6). Rồi ngài viết tiếp: ‘Đâu có Thần Linh… đó mới có tự do’ (cf 2Cor 3:17). Thế nhưng, người ta chỉ có thể hiểu được tầm mức cao cả và rộng lớn của nhãn quan này về lời thánh kinh nếu họ lắng nghe Thánh Phaolô cẩn thận hơn nữa thì mới khám phá ra rằng vì Thần Linh tự do này có một danh xưng, và cái tự do ấy có một qui chuẩn nội tại: ‘Chúa là Thần Linh. Đâu có Thần Linh… đó có tự do’ (2Cor 3:17). Vị Thần Linh tự do này không phải chỉ là ý nghĩ tư riêng của nhà dẫn giải kinh thánh, là quan điểm riêng của kinh thánh chú giải viên. Vị Thần Linh này là Chúa Kitô, và Chúa Kitô là Chúa , Đấng chỉ cho chúng ta thấy đường đi nước bước. Nhờ ngôn từ của Thần Linh và của tự do mà một chân trời rộng lớn hơn đã được mở ra, thế nhưng, đồng thời một giới hạn rõ ràng cũng đã được áp đặt trên những gì là độc đoán và chủ quan, một giới hạn nhất định liên kết cá nhân và cộng đồng lại với nhau, và làm phát sinh ra một thứ bó buộc mới mẻ cao cả hơn là cái trói buộc của chữ nghĩa, đó là cái bó buộc của minh thức và tình yêu. Tình trạng căng thẳng này giữa cái bó buộc và tự do, một tình trạng vượt ra ngoài vấn đề văn tự của việc dẫn giải thánh kinh, cũng đã cho thấy việc suy nghĩ và tác hành của đời sống đan tu và sâu xa ghi dấu vết nền văn hóa Tây phương. Tình trạng căng thẳng này đang tái xuất như là một thách đố đối với thế hệ của chúng ta khi chúng ta đang đối diện với hai thái cực, một đàng là cái độc đoán chủ quan, còn một đàng là cái cuồng tín bảo thủ. Thảm họa sẽ xẩy ra nếu nền văn hóa Âu Châu ngày nay chỉ chấp nhận tự do là những gì bất ràng buộc, một nền văn hóa sẽ không thể nào tránh được tình trạng cuồng tín và độc đoán. Không bị ràng buộc thì độc đoán không phải là biểu hiệu cho tự do mà là những gì hủy hoại tự do”.

 

Chưa hết, nền văn hóa Tây phương hay Âu Châu chẳng những liên quan tới yếu tố thứ nhất của đời sống đan tu là ngôn từ mà còn liên quan tới một yếu tố khác nữa là lao động nữa, một yếu tố cũng dính dáng tới vấn đề tự do. Đó là lý do vị Giáo Hoàng mang danh hiệu của Thánh tổ phụ ngành đan tu Tây phương Biển Đức này đã xác định rằng: “Thế nhưng, việc bàn giải của chúng ta sẽ vẫn còn thiếu sót không đầy đủ nếu chúng ta không ít là vắn tắt lướt qua yếu tố thứ hai của đời sống đan tu là ‘lao động’”. Thế rồi, ngài đã nói đến ý nghĩa và giá trị đích thực của vấn đề lao động này theo Kitô giáo, so với tâm thức và chủ trương của nền văn hóa Hy Lạp và Do Thái thời bấy giờ, như sau:

 

Ở thế giới Hy Lạp thì việc lao động chân tay được coi là một điều gì đó giành cho thành phần nô lệ. Chỉ có thành phần khôn ngoan hiền triết, thành phần được thực sự là tự do, mới dấn thân cho những gì thuộc về tâm linh; họ coi công việc lao động chân tay một cách nào đó hạ đẳng, giành cho những ai không xứng hợp với sự hiện hữu cao cả thuộc thế giới tâm linh. Truyền thống Do Thái lại hoàn toàn khác hẳn, ở chỗ, tất cả mọi vị giáo sĩ cao cả đã đồng thời thi hành một hình thức tiểu công nghệ nào đó. Thánh Phaolô, vị là Tôn sư và là một giảng viên Phúc Âm cho thế giới Dân ngoại cũng đã từng là một thợ làm lều kiếm sống bằng công việc làm bởi chính bàn tay của ngài, cũng không ngoại lệ ở đây những vẫn theo truyền thống chung của thành phần tôn sư. Đời sống đan tu đã tiếp tục truyền thống này; việc làm chân tay là một yếu tố làm nên đời sống đan tu Kitô giáo. Trong Luật Dòng của mình, Thánh Biển Đức không nói đặc biệt về các học đường, mặc dù trên thực tế ngài chủ trương giảng dạy và học hành, như chúng ta từng thấy. Tuy nhiên, ở một chương (xem chương 8) trong Luật Dòng của mình, ngài đã nói rõ ràng về việc làm. Cả Thánh Âu Quốc Tinh cũng thế, vị đã giành hẳng một cuốn sách cho việc làm của đan viện. Kitô hữu, thành phần như thế đã tiếp tục theo truyền thống được thiết lập từ Do Thái giáo trước đó, cần phải cảm thấy vấn đề này được sáng tỏ hơn nữa bởi lời Chúa Giêsu nói trong Phúc Âm Thánh Gioan khi Người bào chữa cho việc Người làm vào Ngày Hưu Lễ. ‘Cha Tôi vẫn còn làm việc và Tôi cũng đang làm việc’ (5:17). Thế giới Hy La không có một vị Thiên Chúa hóa công; theo nhãn quan của nó thì vị thần linh cao cả nhất thực sự không thể nào bẩn tay trong việc tạo thành nên vật chất. ‘Việc tạo thành’ nên thế giới này là công việc của Demiurge, của vị thần hạ cấp. Vị Thiên Chúa của Kitô giáo lại khác, ở chỗ, Ngài, Vị Thiên Chúa duy nhất và chân thật, cũng là Đấng Hóa Công. Thiên Chúa đang làm việc; Ngài tiếp tục làm việc trong và nơi lịch sử con người. Nơi Chúa Kitô, Ngài đã đích thân ra công đi làm lịch sử. ‘Cha Tôi vẫn còn làm việc, và Tôi cũng đang làm việc’. Chính Thiên Chúa là Đấng Hóa Công của thế giới này, và việc tạo dựng vẫn chưa hoàn tất. Thiên Chúa làm việc, ergázetai! Bởi thế việc làm của con người giờ đây được coi như là một hình thức đặc biệt cho thấy con người giống Thiên Chúa, như cách thức con người có thể và được thông phần vào hoạt động của Thiên Chúa là Đấng tạo thành thế giới. Đời sống đan tu không chỉ bao gồm một thứ văn hóa về ngôn từ, mà còn một thứ văn hóa về làm việc mà nếu không có thứ văn hóa này thì không thể nào nghĩ được về sự xuất hiện của Âu Châu, về nét đặc trưng của nó cũng như về tầm ảnh hưởng của nó trên thế giới này. Dĩ nhiên cái đặc trưng này đã bao gồm cả ý nghĩ là việc làm của con người và việc hình thành lịch sử được hiểu như việc thông phần vào việc làm của Đấng Hóa Công cũng như cần phải thẩm định theo chiều hướng ấy. Nếu mất đi việc thẩm định này thì con người tỏ ra bậy bạ cho mình đóng vị thế của một kẻ tạo dựng như thiên chúa, và việc họ hình thành thế giới này có thể mau chóng làm cho thế giới bị hủy hoại”.

 

Từ việc làm lao động chân tay là yếu tố thứ hai làm nên đời sống đan tu Tây phương từ luật dòng của Thánh Biển Đức, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tiến sang lãnh vực hoạt động nói chung của đời sống đan tu, đó là hoạt động truyền đạt ngôn từ hay Lời Chúa là những gì liên quan tới nội tâm của thành phần đan tu, liên quan tới yếu tố nền tảng và chính yếu của đời sống tìm kiếm Thiên Chúa này của họ. Vị Giáo Hoàng thần học gia của chúng ta đã sâu xa phân tính sự liên kết chặt chẽ giữa hai yếu tố nội tâm và hoạt động, cho thấy chính yếu tố ngôn từ đã trở thành việc loan truyền, nguyên văn như thế này. 

 

Khi trở thành một đan sĩ, con người đã khởi hành tiến vào một con đường thênh thang và cao vời, thế nhưng họ đã tìm thấy được hướng đi cần thiết đó là ngôn từ của Thánh Kinh là những gì họ đã nghe thấy chính Thiên Chúa đang nói năng. Bấy giờ họ cố gắng hiểu biết Ngài, nhờ đó có thể tiến đến với Ngài. Bởi vậy mà cuộc hành trình của đời sống đan tu thật sự là một cuộc hành trình đi vào thế giới nội tại của ngôn từ lãnh nhận, cho dù có gặp phải một khoảng cách xa vời vợi. Trong việc tìm kiếm của các vị đan sĩ đã chất chứa một cách nào đó sự tìm thấy. Bởi thế, nếu việc tìm kiếm này thực sự khả thể thì cần phải có một thôi thúc ban đầu là những gì chẳng những làm dậy lên ý muốn tìm kiếm mà còn khiến có thể tin rằng có một con đường được chất chứa nơi ngôn từ ấy, tức là ở nơi ngôn từ này chính Thiên Chúa đã khởi sự đến với con người và nhờ đó con người có thể đến cùng Ngài. Nói cách khác, cần phải thực hiện việc loan truyền, một loan truyền nói với con người và nhờ đó tạo nên niềm xác tín là những gì trở thành sự sống.

 

Nếu một con đường nào đó được mở ra đi vào ngay tâm điểm của lời thánh kinh như là lời Chúa thì lời này trước hết cần phải được công bố ra ngoài. Cái công thức cổ kính về niềm tin Kitô giáo thực sự cần phải thông đạt cho người khác, là một câu xuất phát từ Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô, một câu mà vào thời thần học trung cổ được coi là nền  tảng thánh kinh cho việc làm của các thần học gia: ‘Anh em bao giờ cũng phải sẵn sàng để đáp ứng người muốn hỏi tất cả anh em về lý do (reason – the logos) anh em hy vọng’ (3:15) (Logos, tức lý do về niềm hy vọng cần phải trở thành apo-logía; nó phải trở thành một đáp ứng). Thật vậy, Kitô hữu thuộc Giáo Hội sơ khai đã không coi việc rao giảng truyền giáo là tuyên truyền, ở chỗ nhắm tới việc gia tăng nhóm của mình, thế nhưng là một nhu cầu nội tâm, thành quả xuất phát từ bản chất niềm tin của họ, đó là Vị Thiên Chúa họ tin tưởng là Vị Thiên Chúa của tất cả mọi dân tộc, là Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, Đấng đã mạc khải mình nơi lịch sử dân Yến Duyên và lên đến tột đỉnh nơi Con của Ngài, nhờ đó, khi cung cấp đáp ứng mà mọi người quan tâm và cần cho mọi người trong thâm cung của họlà những gì đang được đợi chờ. Tính chất phổ quát của Thiên Chúa, và của lý do hướng về Ngài là những gì cống hiến cho họ cái động lực ấy – thật sự là cái thúc buộc – việc loan truyền sứ điệp ấy vậy. Họ đã thấy niềm tin của họ như những gì thuộc về, không phải thuộc về một thứ tập tục văn hóa khác nhau từ dân tộc này với dân tộc khác, mà là về lãnh giới của sự thật, những gì liên quan tới tất cả mọi người như nhau”.

 

Đến đây, ĐTC của chúng ta nói tới bản chất của việc loan truyền, loan truyền một Vị Thiên Chúa chân thật, Đấng đã tỏ mình ra, chứ không phải là một vị thần linh vô danh của người Hy Lạp thời Thánh Phaolô, hay vị thần do óc con người tưởng tượng ra với bản chất là một thứ ngẫu tượng. Ngài đã nói như sau:

 

Cấu trúc căn bản của việc rao giảng Kitô giáo ‘bề ngoài’ – hướng tới một nhân loại đang tìm kiếm và vấn nạn – được phản ảnh nơi bài diễn từ được Thánh Phaolô nói ở Công Đường Nhã Điển. Chúng ta cần phải nhớ rằng Công Đường này không phải là một hình thức của vấn đề hàn lâm, nơi mà các đỉnh cao trí tuệ gặp nhau để bàn luận những vấn đề cao cả, mà là một pháp đình của công lý, những gì có thế giánơi các vấn đề về tôn giáo và cần phải chống lại việc du nhập của các thần ngoại bang. Đó chính là những gì Thánh Phaolô đã bị phiền trách vì ‘hắn hình như là một giảng dạy về các thần linh ngoại bang’ (Acts 17:18). Thánh Phaolô đã đáp lại nhận định này, khi bày tỏ rằng: tôi đã thấy một bàn thờ của quí vị với hàng chữ được ghi khắc: ‘cho vị thần vô danh’. Bởi thế những gì quí vị tôn thờ như một thứ vô danh thì tôi xin loan báo cho quí vị (17:23). Thánh Phaolô đã không loan truyền những vị thần linh vô danh. Ngài loan truyền Đấng mà con người không biết nhưng quả có biết – một Đấng có tên vô danh (the unknown-known); Đấng họ đang tìm kiếm, Đấng thật ra họ đã biết, nhưng vẫn lại là Đấng vô danh và không được nhận biết. Mức độ sâu thẳm nhất của ý nghĩ và cảm thức của con người một cách nào đó biết rằng phải có Ngài, rằng ngay từ khi khởi sự của tất cả mọi sự không thể nào lại là những gì chẳng có ý thức gì hết, mà là một Trí Khôn sáng tạo – không thể nào là một thứ tình cờ mù quáng mà là tự do. Tuy nhiên, ngay cả việc tất cả mọi người một cách nào đó biết được điều ấy chăng nữa, như Thánh Phaolô minh nhiên nói trong Thư gửi giáo đoàn Rôma (1:21), thì kiến thức ấy vẫn không thực, ở chỗ một vị Thiên Chúa chỉ do thuần tưởng tượng và được sáng chế ra thì không phải là Thiên Chúa tí nào hết. Nếu Ngài không tỏ mình ra, chúng ta không thể nào đến với Ngài được. Cái mới mẻ của việc Kitô Giáo loan báo là ở chỗ giờ đây nó có thể nói với tất cả mọi dân tộc rằng Ngài đã mạc khải mình ra. Đích thân Ngài ra. Nhờ đó con đường đến với Ngài được mở ra. Cái mới mẻ của việc Kitô Giáo loan truyền không ở tại ý nghĩ mà việc làm, đó là việc Thiên Chúa đã mạc khải bản thân của Ngài. Thế nhưng đây không phải là một việc làm mù quáng, mà tự nó là Logos – sự hiện diện của lý trí hằng hữu nơi xác thịt của chúng ta. Verbum caro factum est (Jn 1:14): đúng vậy, giữa cái được tạo thành (factum) mà giờ đây mới có Logos, một biểu hiệu ở giữa chúng ta. Việc tạo thành (factum) giờ đây là Logos, một Logos ở giữa chúng ta. Việc tạo thành (factum) là những gì có suy tính. Bởi thế bao giờ cũng cần đến sự khiêm  tốn về lý trí để chấp nhận nó: lòng khiêm tốn của con người là những gì tương ứng với lòng khiêm hạ của Thiên Chúa”.

 

Cuối cùng Đức Thánh Cha đã áp dụng vào thời đại của chúng ta theo chiều hướng bài giảng tinh khôn của Thánh Phaolô, một bài giảng về kết cấu trở thành căn bản cho việc truyền bá phúc âm hóa của Kitô hữu qua mọi thời đại, và về ý nghĩa liên quan tới nền tảng của nền văn minh Âu Châu. Đoạn kết thúc được ĐTC nói với thành phần thuộc lãnh vực văn hóa Pháp quốc như sau:

 

Tình hình hiện tại của chúng ta là một tình hình khác về nhiều quan điểm với tình hình Thánh Phaolô đã đụng đầu ở Nhã Điển, tuy có khác nhau, hai trường hợp cũng có nhiều điểm chung. Các thành đô của chúng ta không còn có đầy những bàn thờ và đầy những hình ảnh thần linh. Đối với nhiều người Thiên Chúa thực sự đã trở thành một thứ đại vô danh. Thế nhưng, giống như trong quá khứ, khi mà ẩn dấu ở đằng sau vô vàn hình ảnh về Thiên Chúa vẫn là vấn nạn liên quan tới Vị Thiên Chúa vô danh này, cũng thấy xẩy ra việc vắng bóng hiện nay của Thiên Chúa lại được âm thầm xâm chiếm bởi vấn nạn liên quan tới Ngài. Quaerere Deum – việc tìm  kiếm Thiên Chúa và việc con người để cho Ngài tìm thấy họ là những gì ngày nay cần thiết không kém ngày xưa. Một thứ văn hóa thuần thực chứng cố gắng lái vấn nạn về Thiên Chúa vào lãnh vực chủ quan, như thể những gì phản khoa học, sẽ là một thứ hàng phục của lý trí, một thứ chối từ những triển vọng tuyệt vời nhất, và vì thế là một thảm họa cho loài người với đầy những hậu quả rất trầm trọng”. 

 

Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã tóm tắt tất cả những gì ngài dài dòng nhưng chặt chẽ dẫn giải liên quan tới đời sống đan tu Tây phương để nhắn gửi riêng văn hóa Pháp quốc và chung văn hóa Âu Châu cùng văn hóa thế giới như thế này:

 

Những gì đã cống hiến nền tảng cho văn hóa Âu Châu – đó là việc tìm kiếm Thiên Chúa và việc sẵn lòng lắng nghe Ngài – ngày nay vẫn là nền tảng cho bất cứ một thứ văn hóa chân chính nào”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, phân tích và tổng hợp theo nguyên bản những bài nói của ĐTC từ

 http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/travels/2008/index_francia_en.htm

 

 

  TOP

 

 

 

"Chúa đã muốn mạc khải dự án cứu độ của Người qua mầu nhiệm Maria"

 

Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 14/9/2008 tại Prairie, Lourdes

 

Quí vị Hành Hương và anh chị em thân mến!

 

Hằng ngày, việc nguyện Kinh Truyền Tin cống hiến cho chúng ta cơ hội để suy niệm trong chốc lát, vào giữa tất cả mọi hoạt động của chúng ta, về mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Vào giữa trưa, khi mà những giờ phút đầu tiên  của một ngày đã bắt đầu chồng chất mệt mỏi trên chúng ta, thì việc sẵn sàng và lòng quảng đại của chúng ta được tươi mới lại bằng việc chiêm ngưỡng lời ‘xin vâng’ của Mẹ Maria. Tiếng ‘xin vâng’ rõ ràng và dứt khoát này được bắt nguồn từ mầu nhiệm tự do của Mẹ Maria, một tự do nguyên trọn trước nhan Thiên Chúa, hoàn toàn thoát khỏi bất cứ một liên hệ gì với tội lỗi, nhờ đặc ân Hoài Thai Vô Nhiễm Tội của Mẹ.

 

Đặc ân được ban cho Mẹ Maria ấy, một đặc ân làm cho Mẹ tách biệt với thân phận chung của chúng ta, không làm cho Mẹ xa cách chúng ta, trái lại, còn đưa Mẹ lại gần với chúng ta hơn nữa. Trong khi tội lỗi là những gì chia rẽ, tách chúng ta lìa khỏi nhau, thì sự tinh tuyền của Mẹ Maria làm cho Mẹ vĩnh viễn gần gũi với tâm hồn của chúng ta, chuyên chú tới mỗi một người chúng ta và mong cho chúng ta được những gì là thiện hảo thực sự. Anh chị em thấy điều này ở Lộ Đức đây, cũng như ở tất cả mọi đền Thánh Mẫu khác; vô số người đã lũ lượt kéo nhau đến chân Mẹ Maria để ký thác cho Mẹ những ý nghĩ thầm kín nhất của họ, những ước muốn thiết tha nhất của họ. Những gì mà nhiều người, hoặc vì ngần ngại hay nhún nhường, không tỏ cho những ai gần gũi với họ nhất và thân thiết với họ nhất, lại tỏ ra cho Mẹ là Đấng hoàn toàn tinh tuyền, cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ: một cách đơn sơ, không hoa mỹ, trong chân thành. Trước Mẹ Maria, vì Mẹ rất tinh tuyền, con người cảm thấy không còn ngần ngại trong việc giãi bày nỗi yếu hèn của mình, trong việc bày tỏ những khúc mắc cùng với những ngờ vực của mình, trong việc hình thành những niềm hy vọng và ước vọng sâu nhiệm nhất. Tình yêu từ mẫu của Trinh Nữ Maria là những gì giải giới tất cả mọi thứ kiêu kỳ; tình yêu này giúp cho con người có thể thực sự nhìn thấy bản thân mình, và tác động trong họ ước muốn hoán cải để tôn vinh Thiên Chúa.

 

Như thế, Mẹ Maria tỏ cho chúng ta thấy được đường ngay nẻo chính để đến cùng Chúa. Mẹ dạy cho chúng ta đến với Người trong chân thật và đơn thành. Nhờ Mẹ, chúng ta khám phá thấy rằng đức tin Kitô hữu không phải là một gánh nặng: nó như là một thứ cánh giúp cho chúng ta có thể bay cao hơn, để ẩn náu trong lòng vòng tay của Thiên Chúa.

 

Đời sống và niềm tin của tín hữu cho thấy rõ là ơn Hoài Thai Vô Nhiễm được ban cho Mẹ Maria không phải chỉ là một ơn huệ của một cá nhân, mà là một ân sủng cho tất cả mọi người, một ân huệ được ban cho toàn thể dân Chúa. Nơi Mẹ Maria, Giáo Hội có thể chiêm ngưỡng những gì Giáo Hội được kêu gọi trở nên. Hết mọi tín hữu có thể chiêm ngưỡng vào lúc này đây tầm mức viên trọn ơn gọi của họ. Mỗi người trong anh chị em bao giờ cũng phải hết lòng tạ ơn về những gì Chúa đã muốn mạc khải dự án cứu độ của Người qua mầu nhiệm Maria, một mầu nhiệm bao gồm cả chúng ta thật là mật thiết, vì từ trên Thánh Giá được chúng ta cử hành và suy tôn hôm nay, chúng ta được biết qua những lời của chính Chúa Giêsu rằng Mẹ của Người cũng là Mẹ của chúng ta. Vì chúng ta là con cái của Mẹ Maria, chúng ta cũng được hưởng bổng lộc từ tất cả mọi ân huệ Mẹ có; phẩm vị khôn sánh Mẹ có được nhờ Hoài Thai Vô Nhiễm rạng ngời chiếu tỏa trên chúng ta là thành phần con cái của Mẹ.

 

Ở nơi đây, gần với hang động ấy, và hiệp cùng với tất cả mọi người hành hương đang hiện diện ở các đền Thánh Mẫu cũng như với tất cả mọi bệnh nhân về thân  xác và tâm hồn đang muốn được nhẹ vơi, chúng ta hãy chúc tụng Chúa về sự hiện diện của Mẹ Maria giữa dân của Mẹ, và chúng ta hãy ngỏ cùng Mẹ lời nguyện cầu tin tưởng của chúng ta sau đây:

 

“Hỡi Mẹ Maria Thánh Hảo, Mẹ đã tỏ mình ở nơi đây 150 năm trước cho trẻ Bernadette, Mẹ là nguồn hy vọng đích thực’ (Dante, Paradiso, XXXIII:12).

 

“Là những tâm hồn hành hương tin tưởng đã qui tụ về đây từ khắp nơi trên thế giới, chúng con một lần nữa kín múc niềm tin tưởng và ủi an, niềm vui và tình yêu thương, sự an toàn và an bình, từ mạch nguồn của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Monstra Te esse Matrem. Ôi Maria, xin Mẹ hãy tỏ ra Mẹ là Mẹ của tất cả mọi người chúng con! Và ban cho chúng con Chúa Kitô là niềm hy vọng của thế giới này! Amen”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/angelus/2008/documents/hf_ben-xvi_ang_20080914_lourdes_en.html

 

 

TOP

 

"Nụ cười của Mẹ Maria là suối nước sự sống"

 

Bài Giảng trong Thánh Lễ Mẹ Đau Thương Thứ Hai 15/9/2008 cho Thành Phần Bệnh Nhân trước tiền đường của Đền Thờ Đức Mẹ Mân Côi Lộ Đức

 

(Có thể nói đây là những ý tưởng chính yếu cho cả chuyến tông du của ĐTC đến Pháp quốc và Lộ Đức lần này, vì liên quan đến mầu nhiệm Lộ Đức và thành phần bệnh nhân, nên có thể vì thế ngài đã chọn vào Lễ Mẹ Đau Thương Thứ Hai 15/9 để đến viếng thăm Linh Địa này và kết thúc chuyến tông du của ngài ở đây)

 

Quí Huynh thân mến trong hàng giáo phẩm và linh mục,

Quí Bạn bệnh nhân, chăm sóc viên và hỗ trợ viên thân mến,

Anh Chị em thân mến!

 

Hôm qua, chúng ta đã cử hành Thánh Giá Chúa Kitô, dụng cụ cho ơn cứu độ của chúng ta, một dụng cụ cho thấy tình thương của Thiên Chúa chúng ta ở tất cả mức độ tràn đầy nhất. Thập Giá thực sự là nơi bộc lộ tuyệt hảo của lòng thương xót Chúa đối với thế giới của chúng ta. Hôm nay, khi chúng ta cử hành lễ nhớ Đức Mẹ Sầu Bi, chúng ta chiêm ngưỡng việc Mẹ Maria thông phần vào lòng cảm thương của Con Mẹ với thành phần tội nhân. Như Thánh Bênađô đã tuyên xưng, Người Mẹ của Chúa Kitô ấy đã tiến vào Cuộc Khổ Nạn của Con Mẹ bằng lòng cảm thương của Mẹ (cf. Homily for Sunday in the Octave of the Assumption). Ở dưới chân Thánh Giá, lời tiên tri của ông Simêon đã được nên trọn: tâm hồn bà sẽ bị đâm thâu (cf Lk 2:35) bởi cực hình giáng xuống trên Đấng Vô Tội được sinh ra từ xác thịt của Mẹ. Như Chúa Giêsu đã kêu lên (cf. Jn 11:35), Mẹ Maria chắc chắn cũng đã kêu lên trước thân mình bị hành hạ của Con Mẹ. Tuy nhiên, việc Mẹ cầm mình đã không cho chúng ta thấy được tình trạng sầu thương thăm thẳm của lòng Mẹ; tất cả những gì đớn đau Mẹ chịu chỉ được cho thấy bởi biểu hiệu truyền thống với 7 thanh gươm mà thôi. Như nơi trường hợp của Chúa Giêsu Con Mẹ, người ta có thể nói rằng cả Mẹ nữa cũng được nên trọn hảo nhờ cuộc khổ đau này (cf. Heb 2:10), nhờ đó, làm cho Mẹ có khả năng lãnh nhận một sứ vụ thiêng liêng mới do Con Mẹ ủy thác chon gay trước khi Người ‘trút hơi thở của mình’ (x Jn 19:30), đó là sứ vụ trở nên Mẹ của Chúa Kitô nơi các phần thể của Người. Vào giờ phút ấy, qua hình ảnh của người môn đệ dấu yếu, Chúa Giêsu đã trao tặng cho mỗi một người môn đệ của mình Người Mẹ của Người khi nói cùng Mẹ rằng: Đó là Con của Mẹ (cf. Jn 19:26-27).

 

Ngày nay, Mẹ Maria đang ở trong cõi hoan lạc và vinh quang của Cuộc Phục Sinh. Những giọt nước mắt đổ ra dưới chân Thánh Giá đã được biến thành một nụ cười không gì có thể xòa mờ, ngay cả lòng cảm thương từ mẫu của Mẹ đối với chúng ta cũng vẫn không hề đổi thay. Việc can thiệp của Đức Trinh Nữ Maria để ra tay cứu giúp suốt giòng lịch sử chứng tỏ cho thấy điều này, và không ngừng kêu gọi, nơi thành phần dân Chúa, một lòng tin tưởng không lay chuyển nơi Mẹ: lời nguyện Memorare đã cho thấy rất rõ cảm thức này. Mẹ Maria yêu thương từng người con cái Mẹ, chú ý đặc biệt đến những ai, như Con Mẹ ở vào giây phút khổ nạn của Người, bị khổ đau hành hạ; Mẹ yêu thương họ chỉ vì họ là con cái của Mẹ theo ý muốn của Chúa Kitô trên Thánh Giá.

 

Thánh vịnh gia, khi thấy từ xa mối liên hệ từ mẫu này, một mối liên kết Người Mẹ của Chúa Kitô với thành phần dân đức tin, đã nói tiên tri liên quan tới Đức Trinh Nữ Maria rằng ‘thành phần giầu sang nhất trong dân … sẽ tìm kiếm nụ cười của Mẹ’ (44 [45]:13). Như thế, được tác động bởi lời Thánh Kinh linh ứng này, Kitô hữu bao giờ cũng tìm kiếm nụ cười này của Đức Mẹ, một nụ cười đã được các nghệ sĩ thời trung cổ cho thấy một cách tài tình và duyên dáng. Nụ cười này của Mẹ Maria là những gì giành cho tất cả mọi người; thế nhưng nó đặc biệt hoàn toàn giành cho những ai đau khổ, nhờ đó họ có thể tìm thấy niềm ủi an và khuây khỏa trong ấy. Việc tìm kiếm nụ cười của Mẹ Maria không phải là một tác động có tính cách hâm mộ hay lỗi thời, mà là bầy tỏ thích hợp của mối liên hệ sống động và sâu xa liên kết chúng ta với Mẹ là Vị được Chúa Kitô trao ban cho chúng ta như là Người Mẹ của chúng ta.

 

Việc muốn chiêm ngưỡng nụ cười này của Vị Trinh Nữ ấy, không có nghĩa là để cho mình bị thu hút bởi óc tưởng tượng quá trớn. Chính Thánh Kinh đã tỏ nó cho chúng ta thấy qua môi miệng của Mẹ Maria khi Mẹ xướng lên ca vịnh Ngợi Khen: ‘Linh hồn tôi tôn vinh Chúa, thần trí tôi hớn hở trong Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ tôi’ (Lk 1:46-47). Khi Vị Trinh Nữ này dâng lời tạ ơn Chúa Mẹ kêu gọi chúng ta chứng dự. Mẹ Maria chia sẻ với chúng ta là thành phần con cái sau ấy của Mẹ, một cách ngưỡng vọng, niềm vui ở trong lòng của Mẹ, nhờ đó nó có thể trở thành của chúng ta. Lúc nào chúng ta dọc ca vịnh Ngợi Khen này là chúng ta trở thành những người chứng dự vào nụ cười của Mẹ. Ở Lộ Đức đây, trong lần hiện ra vào ngày Thứ Tư 3/3/1858, Bernadette đã chiêm ngưỡng thấy nụ cười này của Mẹ Maria một cách hết sức đặc biệt. Đó là đáp ứng đầu tiên mà Người Nữ Tuyệt Đẹp ấy đã cống hiến cho con người trẻ thụ khải này đang muốn biết Mẹ là ai. Trước khi giới thiệu mình là Đấng ‘Hoài Thai Vô Nhiễm’ vào những ngày sau đó, Mẹ Maria trước hết đã dạy cho Bernadette biết được nụ cười của Mẹ, một dấu chỉ thích đáng nhất cho việc tiến vào sự mạc khải về mầu nhiệm của Mẹ.

 

Trong nụ cười của một tạo vật siêu việt nhất trong tất cả mọi tạo vật khi nhìn xuống chúng ta ấy là những gì phản ảnh phẩm vị của chúng ta là thành phần con cái của Thiên Chúa, một phẩm vị không bao giờ loại trừ thành phần bệnh nhân. Nụ cười này, một phản ảnh chân thực cho lòng từ ái của Thiên Chúa, là mạch nguồn của một niềm hy vọng mạnh mẽ. Tiếc thay, chúng ta quá rõ là việc chịu đựng khổ đau có thể làm đảo lộn tình trạng quân bình bền vững nhất của đời sống; nó có thể làm rung chuyển cả những nền tảng mãnh liệt nhất của niềm tin tưởng, thậm chí đôi khi có thể đẩy con người đến chỗ tuyệt vọng về ý nghĩa và giá trị của cuộc đời. Có những cuộc đối chọi chúng ta không thể nào một mình tồn tại nếu không có ơn trợ giúp thần linh. Khi không còn biết diễn tả ra sao bằng ngôn từ thì con người cần đến một sự hiện diện yêu thương nào đó, ở chỗ, bấy giờ chúng ta chẳng những tìm kiếm sự gần gũi của những ai có cùng máu huyết hay có liên hệ về thân hữu với chúng ta, mà còn tìm kiếm sự gần gũi của những ai liên hệ sâu xa với chúng ta trong đức tin nữa. Còn ai thân thiết với chúng ta bằng Chúa Kitô và Mẹ của Người, Đấng Vô Nhiễm Tội chứ? Hơn bất cứ một ai khác, các Ngài có khả năng hiểu được chúng ta và thấu biết tình trạng chúng ta khốn khó là chừng nào trong việc chiến đấu với sự dữ và khổ đau. Bức Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái nói về Chúa Kitô rằng Người ‘không phải là không thể cảm thông với những nỗi yếu hèn của chúng ta; vì Người đã bị thử thách đủ thứ như chúng ta’ (4:15). Tôi thành khẩn nói cùng những ai đang đau khổ và những ai đang đối chọi với khuynh hướng chán chường trong cuộc sống là hãy quay về với Mẹ Maria! Nơi nụ cười của Vị Trinh Nữ này chất chứa một cách kỳ diệu sức mạnh để chiến đấu với bệnh tật và chiến đấu cho cuộc sống. Cũng thế, nơi Mẹ, chúng ta tìm thấy ân sủng để can đảm hay vui lòng chấp nhận ra khỏi đời này vào thời giờ Chúa muốn.

 

Thật là chí lý biết bao cái minh thức của vị đại tác giả về tu đức người Pháp là Dom Jean-Baptiste Chautard, vị trong cuốn Hồn Tông Đồ đã đề nghị với người Kitô hữu đạo hạnh hãy năng nhìn ‘vào ánh mắt của Trinh Nữ Maria’! Phải, việc tìm kiếm nụ cười của Trinh Nữ Maria không phải là một thứ đạo hạnh kiểu con nít, mà là một cảm hứng, như Thánh Vịnh 44 [45] nói, của những ai là ‘thành phần giầu sang nhất trong dân’ (câu 13). ‘Thành phần giầu sang’ ở đây nói về cấp trật đức tin, những ai đạt tới mức độ cao nhất về sự trưởng thành thiêng liêng và biết thực sự biết được tình trạng hèn yếu của mình cùng với thân phận bần cùng của mình trước nhan Thiên Chúa. Nơi cái bộc lộ rất đơn sơ của sự dịu dàng êm ái được chúng ta gọi là một nụ cười, chúng ta thấu hiểu được cái giầu sang duy nhất của chúng ta chính là tình yêu Thiên Chúa ấp ủ chúng ta, một tình yêu thương truyền đến chúng ta qua trái tim của Đấng đã trở nên Mẹ của chúng ta. Việc tìm kiếm nụ cười này trước hết là việc thấu hiểu được tính chất nhưng không của tình yêu thương; việc tìm kiếm này cũng là để có thể làm nở ra nụ cười này qua những nỗ lực của chúng ta sống theo lời lẽ của Người Con Yêu Dấu Mẹ, như một con trẻ làm cho mẹ mình mỉm cười khi làm những gì hài lòng bà vậy. Và chúng ta biết những gì làm cho Mẹ Maria hài lòng, qua những lời Mẹ đã nói với thành phần phục vụ ở Cana: ‘Hãy làm những gì Người bảo’ (Jn 2:5).

 

Nụ cười của Mẹ Maria là suối nước sự sống. ‘Chúa Giêsu phán: ‘ai tin Tôi thì từ lòng họ sẽ vọt lên những giòng sông chảy nước sự sống’ (Jn 7:38). Mẹ Maria là người đã tin tưởng, và từ cung lòng của Mẹ, những giòng sống chảy nước sự sống đã chảy ra tưới dội lịch sử loài người. Giòng suối mà Mẹ Maria chỉ cho Bernadette ở Lộ Đức đây là một dấu hiệu đơn sơ về thực tại thiêng liêng này. Từ trái tim tin tưởng của Mẹ, từ tấm lòng từ mẫu của Mẹ, chảy ra nước sự sống để thanh tẩy và chữa lành. Bằng việc dìm mình vào những bể tắm ở Lộ Đức, rất nhiều người đã khám phá ra và đã cảm nghiệm được tình yêu thương từ mẫu dịu dàng êm ái của Vị Trinh Nữ Maria này, bằng việc tỏ ra gắn bó với Mẹ để liên kết mình chặt chẽ hơn với Chúa! Trong bài tiếp liên của phụng vụ cho Lễ Mẹ Sầu Bi, Mẹ Maria được tôn kính với tước hiệu là Fons amoris, ‘mạch nguồn yêu thương’. Từ trái tim của Mẹ Maria vọt lên một tình yêu thương nhưng không kêu gọi việc đáp ứng của tình yêu thương con cái, một tình yêu thương con cái được kêu gọi tinh luyện cao cả hơn bao giờ hết. Như hết mọi người mẹ, và hơn hết mọi người mẹ, Mẹ Maria là thày dạy yêu thương. Đó là lý do tại sao có rất nhiều bệnh nhân đến Lộ Đức đây để được giãn cơn khát của mình nơi ‘nguồn mạch yêu thương’ này, và để cho mình được Mẹ dẫn đến với nguồn cứu độ duy nhất là Chúa Giêsu Cứu Thế Con Mẹ.

 

Chúa Kitô ban ơn cứu độ của Người bằng những bí tích, nhất là nơi trường hợp của những ai khổ đau bởi bệnh nạn hay tật nguyền, bằng tích sủng của phép xức dầu thánh. Đối với từng người thì khổ đau bao giờ cũng là những gì xa lạ. Nó không bao giờ có thể thuần thục. Đó là lý do tại sao khó có thể chịu đựng, và lại càng khó hơn – như một số vị đại nhân chứng cho sự thánh đức của Chúa Kitô đã thực hiện – trong việc đón nhận nó như là một yếu tố quan trọng trong ơn gọi của chúng ta, hay chấp nhận, như Bernadette đã diễn tả, ‘chịu đựng hết mọi sự cách âm thầm để làm vui lòng Chúa Giêsu’. Để có thể nói như thế, cần phải thực hiện một cuộc hành trình kết hiệp lâu dài với Chúa Giêsu. Tuy nhiên, vào lúc này đây, chúng ta vẫn có thể phó mình cho tình thương của Thiên Chúa, một tình thương được thể hiện qua tích sủng của phép xức dầu thánh. Chính Bernadette, trong đời sống cũng thường bị bệnh nạn, đã lãnh nhận lãnh nhận bí tích này 4 lần. Ân sủng của bí tích này là ở chỗ đón nhận Chúa Kitô là vị chữa lành vào đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, Chúa Kitô không phải là một chữa lành viên theo kiểu thế gian. Để chữa lành chúng ta, Người không ở ngoài khổ đau là những gì đang được cảm nghiệm thấy; Người làm cho đau khổ trở nên nhẹ nhàng khi đến ở trong người bị bệnh nạn, chịu đựng đau khổ và sống đau khổ với họ. Sự hiện diện của Chúa Kitô đến là để phá vỡ cái lẻ loi cô độc gây ra bởi đớn đau. Con người không còn chịu đựng gánh nặng một mình nữa: là một phần tử đau đớn của Chúa Kitô, họ được tuân hợp Chúa Kitô nơi việc tự hiến của Người lên Chúa Cha, và họ tham dự với Người vào việc hạ sinh một cuộc tân tạo.

 

Không có ơn trợ giúp của Chúa thì cái ách bệnh tật và khổ đau là những gì đè nặng trên chúng ta một cách dữ dội. Nhờ lãnh nhận bí tích bệnh nhân, chúng ta tìm cách để gánh vác chính cái ách của Chúa Kitô, một cái ách được kiên cường bởi lời Người hứa với chúng ta rằng ánh của Người sẽ êm ái mang vác và gánh của Người thì nhẹ nhàng (cf. Mt 11:30). Tôi mời gọi những ai lãnh nhận bí tích bệnh nhân này trong Thánh Lễ đây hãy tiến vào một niềm hy vọng như thế.

 

Công Đồng Chung Vaticanô II đã cho thấy Mẹ Maria như hình ảnh gương mẫu cho tất cả mầu nhiệm của Giáo Hội (cf. Lumen Gentium, 63-65). Cuộc hành trình của Mẹ là những gì phác tả về hình ảnh của Giáo Hội, một Giáo Hội được kêu gọi sống như Mẹ trong việc chú trọng tới những ai đang khổ đau. (ĐTC tiếp theo ngỏ lời cám ơn thành phần phục vụ bệnh nhân). 

 

Việc phục vụ bác ai anh chị em cống hiến là việc phục vụ Thánh Mẫu. Mẹ Maria trao phó nụ cười của Mẹ cho anh chị em, để chính anh chị em có thể trở nên, khi trung thành với Con Mẹ, những suối nước sự sống. Bất cứ anh chị em làm gì, anh chị em hãy làm nhân danh Giáo Hội, một Giáo Hội mà Mẹ Maria là hình ảnh tinh tuyền nhất. Chớ gì anh chị em mang nụ cười của Mẹ đến cho hết mọi người!

 

Để kết thúc, tôi muốn hợp lời cầu nguyện của những người hành hương và của người bệnh, và muốn cầu nguyện với anh chị em một đoạn từ lời nguyện cầu cùng Mẹ Maria được soạn cho dịp mừng kỷ niệm này:

 

Vì Mẹ là nụ cười của thiên Chúa, là phản ảnh ánh sáng của Chúa Kitô, là nơi cư ngụ của Chúa Thánh Thần.

 

Vì Mẹ đã chọn Bernadette là một con người thấp hèn, vì Mẹ là ánh sao mai, là cổng trời và là đệ nhất tạo vật cảm nghiệm được cuộc phục sinh.

 

Mẹ là Đức Mẹ Lộ Đức’, chúng con cầu cùng Mẹ cùng với những người anh chị em của chúng con đang cảm thấy đớn đau trong tâm hồn và nơi thể xác của họ.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

 http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2008/documents/hf_ben-xvi_hom_20080915_lourdes-malati_en.html

 

TOP

 

"Mẹ Maria, khi hiện ra với Thánh Bernadette, đã mở ra cho thế giới một nơi đặc biệt để tìm thấy tình yêu thương của Thiên Chúa là những gì chữa lành và cứu độ"

Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 17/9/2008 về Cảm Nghiệm với Chuyến Tông Du Lộ Đức Pháp Quốc

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Cuộc gặp gỡ hôm nay cho tôi cơ hội để một lần nữa ôn lại những giây phút của chuyến viếng thăm mục vụ tôi đã thực hiện trong mấy ngày vừa qua ở Pháp; một chuyến đi lên tới tổt điểm ở cuộc hành hương đến Lộ Đức vào dịp mừng kỷ niệm 150 biến cố Đức Trinh Nữ hiện ra với Bernadette. Trong khi sốt sắng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, Đấng đã ban cho tôi những gì khả hữu thuận lợi, tôi cũng muốn bày tỏ một lần nữa lòng tri ân chân thành của tôi với đức tổng giám mục Paris, với các vị giám mục cai quản Tarbes và Lourdes, với các người cộng tác viên liên hệ và với tất cả những ai cộng tác cách này cách khác vào việc thành đạt cho cuộc hành hương này của tôi. Tôi cũng thân ái cám ơn tổng thống của nước cộng hòa này cùng với các vị thẩm quyền khác đã hết sức nhã nhặn nghênh đón tôi.

 

Chuyến viếng thăm này được bắt đầu ở Paris là nơi thuận lợi nhất để tôi có thể gặp gỡ tất cả nhân dân Pháp quốc, nhờ đó tỏ niềm tôn kính một quốc gia yêu dấu là nơi từ thế kỷ thứ hai Giáo Hội đã đóng một vai trò trọng yếu trong việc văn minh hóa. Cái hay ở đây là chính trong bối cảnh này mà đạt được nhu cầu về một thứ phân biệt lành mạnh giữa các lãnh vực chính trị và tôn giáo, theo câu nói thời danh của Chúa Giêsu: ‘Hãy trả cho Ceasar những gì của Ceasar và hãy trả cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa’ (Mk 12:17).

 

Nếu cái hình hiệu của Caesar được in trên đồng bạc cắc của người Rôma, thì tấm lòng của con người cũng phải là dấu hiệu của Đấng Hóa Công, vị Chúa Tể duy nhất của đời sống chúng ta. Bởi thế, chủ nghĩa thế tục đích thực không phải là những gì chẳng có liên hệ gì tới chiều kích thiêng liêng, nhưng nhận thức rằng chính chiều kích thiêng liêng này thực sự mới là bảo đảm viên cho quyền tự do và tự lập của chúng ta nơi những thực tại trần thế, khi lương tâm của con người biết lãnh nhận và hoàn trọn những truyền khiến của Đức Khôn Ngoan sáng tạo.

 

Theo chiều hướng này là bài suy niệm sâu rộng về đề tài ‘Nguồn Gốc của nền Thần Học Tây Phương và những Căn Gốc của Văn Hóa Âu Châu’ được tôi khai triển trong cuộc họp với giới đi làm văn hóa, ở một địa điểm được chọn lựa xứng hợp với giá trị tiêu biểu của nó. Cuộc họp này được tổ chức ở Collège des Bernardins là nơi cố Hồng Y Jean-Marie Lustiger muốn tái thiết thành một trung tâm trao đổi về văn hóa, một dinh thự từ thời thế kỷ thứ 12 được xây cất bới các đan sĩ Cistercians, nơi giới trẻ đã học hỏi. Nền thần học về đời sống đan tu là những gì khởi nguồn cho nền  văn minh Tây phương đang hiện diện ở đó.

 

Khởi điểm của bài diễn từ của tôi là việc chia sẻ về đời sống đan tu là đời sống có mục đích đi tìm Chúa, ‘quaerere Deum’. Trong một thời đại bị khủng hoảng sâu xa về nền văn minh cổ kính, thì các đan sĩ này, theo ánh sáng của đức tin hướng dẫn, đã chọn ‘via meastra’ là đường lối lắng nghe lời Chúa. Bởi thế các vị đã là những đại vun trồng viên của Thánh Kinh, và các đan viện đã trở thành những học đường giảng dạy sự khôn ngoan và là những học đường của ‘việc phục vụ Chúa – dominici servitii’, như Thánh Biển Đức đã gọi như thế.

 

Việc tìm kiếm Chúa đã dẫn các đan sĩ này tự nhiên đến một thứ văn hóa của ngôn từ. ‘Quaerere Deum’, để tìm kiếm Thiên Chúa, họ đã kiếm tìm nơi những nề nếp của thứ ngôn từ ấy và họ đã hiểu biết sâu xa hơn ngôn từ này. Cần phải đi sâu vào cái bí mật của ngôn ngữ để hiểu được cái cấu trúc của nó. Trong việc tìm kiếm Thiên Chúa là Đấng đã mạc khải mình ra trong Kinh Thánh thì các khoa học trần thế nắm một vai trò rất quan trọng, để đi sâu hơn vào cái bí mật của những thứ ngôn ngữ. Bởi thế, vấn đề ‘eruditio là giáo dục’ đã được khai triển ở các đan viện là những gì đã khả dĩ hóa việc hình thành văn hóa. Chính vì thế, ‘quaerere Deum’ – việc tìm kiếm Thiên Chúa, việc hành trình đến cùng Thiên Cbúa – ngày nay như trong quá khứ cần phải tiếp tục là ‘via maestro - con đường lắng nghe lời Chúa‘ và là nền tảng củ atất cả mọi nền văn hóa đích thực.

 

Kiến trúc cũng là một bày tỏ về nghệ thuật cho việc tìm kiếm Thiên Chúa, và hẳn nhiên ngôi Vương Cung Thánh Đường Đức Bà ở Paris là một kiểu mẫu của thứ giá trị phổ quát. Bên trong của ngôi thánh đường nguy nga này, nơi tôi đã hân hoan chủ sự giờ kinh tối về Đức Trinh Nữ Maria, tôi đã huấn dụ các linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ và chủng sinh qui tụ lại từ khắp Pháp quốc, hãy đặt ưu tiên cho việc đạo đức lắng nghe lời thần linh, noi theo gương mẫu cao quí của Đức Trinh Nữ Maria.

 

Sau đó, ở cửa Vương Cung Thánh Đường Đức Bà này, tôi đã chào giới trẻ đông đảo và nồng nhiệt. Tôi đã trao cho họ hai bảo vật của đức tin Kitô giáo là Thánh Linh và thánh giá cho họ khi họ sắp sửa thực hiện một đêm canh thức nguyện cầu lâu giờ. Thần Linh là Đấng làm cho trí thông minh của con người hướng tới những chân trời trổi vượt hơn nó và làm cho nó hiểu được vẻ đẹp và sự thật về tình yêu của Thiên Chúa đã thực sự mạc khải trên thập giá. Một tình yêu không ai có thể phân rẽ chúng tar a khỏi đó, và là một tình yêu đang được cảm nghiệm bằng việc hiến sự sống mình như Chúa Kitô đã làm. Sau khi ghé qua Học Viện Pháp Quốc một chút, tổng hành dinh của 5 hàn lâm viện quốc gia khác nhau, mà tôi là một phần tử ở một trong 5 nơi ấy, đã cho tôi hết sức vui mừng có thể thấy được các thân hữu của tôi.

 

Tột đỉnh của chuyến viếng thăm của tôi tại đây là việc cử hành Thánh Thể ở Esplanane des Invalides. Âm vang những lời của Tông Đồ Phaolô ngỏ cùng giáo hữu Côrintô, tôi đã mời gọi tín hữu ở Paris và toàn Pháp quốc hãy tìm kiếm vị Thiên Chúa hằng sống, Đấng đã tỏ cho chúng ta thấy dung nhân chân thực của Ngài nơi Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể, để khuyến khích chúng ta yêu thương anh chị em chúng ta như Người đã yêu thương chúng ta.

 

Thế rồi tôi đến Lộ Đức là nơi tôi đã được cùng với hằng ngàn ngàn tín hữu trên đoạn Đường Mừng Kỷ Niệm, bao gồm những nơi sinh sống của Thánh Bernadette như nhà thờ giáo xứ với bể rửa rội của thánh nhân; ‘cái chuồng’ là nơi chị đã sống đời con gái rất bần cùng; Hang Động Massabielle là nơi Trinh Nữ đã hiện ra 18 lần. Vào buổi chiều, tôi tham dự cuộc rước nến truyền thống, một cuộc biểu lộ tuyệt vời về niềm tin tưởng vào Thiên Chúa cũng như về lòng sùng mộ Mẹ của Người cũng là Mẹ của chúng ta. Lộ Đức thực sự là một nơi của ánh sáng, của nguyện cầu, của niềm hy vọng và của việc hoán cải, được xây dựng trên tảng đá tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu tỏ mình ra hết cỡ nơi thánh giá hiển vinh của Chúa Kitô.

 

Nhờ việc trùng hợp may mắn, Chúa Nhẫt vừa rồi, phụng vụ cử hành việc Suy Tôn Thánh Giá, một dấu hiệu tuyệt vời của niềm hy vọng, vì nó là chứng từ cao cả nhất của tình yêu. Ở Lộ Đức, ở học đường này của Mẹ Maria, người môn đệ tiên khởi và tuyệt hạng của Chúa Kitô, những con người hành hương học hỏi việc coi những thánh giá xẩy ra cho đời sống của mình trong ánh sáng cây thập giá hiển vinh của Chúa Kitô. Hiện ra với Bernadette ở Hang Động Massabielle, cử chỉ đầu tiên của Mẹ thực sự là Dấu Thánh Giá, một cách âm thầm không một lời nói. Và Bernadette cũng bắt chước Mẹ làm Dấu Thánh Giá bằng bàn tay run run.

 

Như thế Vị Trinh Nữ này đã cống hiến buổi học vỡ lòng đầu tiên về yếu tính của Kitô giáo, ở chỗ Dấu Thánh Giá là cao điểm của đức tin chúng ta, và khi chú tâm làm dấu là chúng ta đi vào trọn vẹn mầu nhiệm cứu độ của mình vậy. Tất cả sứ điệp ở Lộ Đức được chất chứa nơi cử chỉ này của Vị Trinh Nữ! Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến nỗi đã ban mình cho chúng ta: Đó là sứ điệp của Cây Thánh Giá, ‘amầu nhiệm của sự chết và hiển vinh’.

 

Cậy thập giá nhắc nhở chúng ta rằng không có vấn đề yêu thương thật sự nếu không có khổ đau, không có tặng ân sự sống nếu không có đớn đau. Nhiều người đang học hỏi về sự thật này ở Lộ Đức, nơi là học đường của đức tin và đức cậy, vì nó cũng là một học đường của đức ái và của việc phục vụ anh em. Chính trong bối cảnh tin tưởng và nguyện cầu này đã diễn ra cuộc gặp gỡ quan trọng với hàng giám mục Pháp: đó là một thời điểm hiệp thông chặt chẽ về thiêng liêng, giây phút chúng tôi đã ký thác cho Vị Trinh Nữ này những niềm hy vọng cùng với những quan tâm về mục vụ của chúng tôi.

 

Đoạn kế tiếp là cuộc kiệu Thánh Thể với cả hằng ngàn ngàn người tín hữu, trong số đó, bình thường vẫn có nhiều bệnh nhân. Trước Bí Tích cực linh này, mối hiệp thông thiêng liêng của chúng tôi với Mẹ Maria đã trở nên  thiết tha và sâu xa hơn bao giờ hết, vì Thiên Chúa ban cho chúng ta đôi mắt và tấm lòng có thể chiêm ngưỡng Người Con Thần Linh của Ngài nơi Bí Tích Thánh Thể. Thật là cảm động trước sự thinh lặng của con số hằng ngàn ngàn người này trước Chúa Kitô, không phải là một thứ thinh lặng rỗng không, mà là một thứ thinh lặng đầy nguyện cầu và ý thức việc hiện diện của Chúa, Đấng đã yêu thương chúng ta cho đến độ được nâng lên trên cây thập tự giá vì chúng ta.

 

Thứ Hai, 15/9, phụng vụ cử hành lễ nhớ Đức Mẹ Sầu Bi, được đặc biệt giành cho bệnh nhân. Sau khi ghé thăm chốc lát ngôi nhà nguyện bệnh viện là nơi Thánh Bernadette trước lễ lần đầu, tôi đã chủ tế Thánh Lễ ở tiền đường Đền Thờ Đức Mẹ Mân Côi, trong lễ tôi đã ban bí tích xức dầu thánh kẻ liệt. Cùng với thành phần bệnh nhân cũng như những người chăm sóc cho họ, tôi đã suy niệm về những giọt nước mắt Mẹ Maria đã đổ ra dưới chân cây thập giá, cũng như về nụ cười của Mẹ là những gì chiếu soi ánh sáng Phục Sinh.

 

Anh chị em thân mến, cùng nhau chúng ta hãy cảm tạ Chúa cho chuyến tông du được dồi dào rất nhiều ơn ích thiêng liêng. Chúng ta đặc biệt chúc tụng Ngài vì Mẹ Maria, khi hiện ra với Thánh Bernadette, đã mở ra cho thế giới một nơi đặc biệt để tìm thấy tình yêu thương của Thiên Chúa là những gì chữa lành và cứu độ. Ở Lộ Đức, Vị Trinh Nữ Thánh này mời gọi tất cả chúng ta hãy coi trái đất này là nơi hành hương về quê nhà là nước trời. Thật vậy, tất cả chúng ta là khách hành hương, chúng ta cần Mẹ Maria dẫn dắt chúng ta; và ở Lộ Đức, nụ cười của Mẹ mời gọi chúng ta hãy tiến bước một cách hết sức tin tưởng rằng Thiên Chúa là Đấng thiện hảo, Thiên Chúa là tình yêu.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17/9/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

 

 TOP