Chuyến Tông Du Mục Vụ 102

 

Chi tiết về chuyến Tông Du 102 đến Slovakia 11-14/9/2003

Như chương trình đã được sắp xếp, ĐTC Gioan Phaolô II rời Rôma vào Thứ Năm 11/9/2003, đúng ngày khủng bố tấn công Hoa Kỳ cách đây 2 năm, để đến Cộng Hòa Slovak, và sẽ về lại Rôma vào Chúa Nhật 14. Trưa Thứ Năm 11, Ngài được tiếp đón tại phi trường và ngỏ lời chào. Sau đó Ngài về tòa khâm sứ và gặp ba vị lãnh đạo nước này là tổng thống, chủ tịch quốc hội và thủ tướng. Chiều Ngài thăm vương cung thánh đường và trở về tòa khâm sứ lúc 7 giờ 45 tối. Thứ Sáu 12, buổi sáng, Ngài bay tới Banska Bitrica và cử hành Thánh Lễ tại Công Trường Quốc Gia Risorgimento lúc 10 giờ 30. Sau đó, Ngài gặp gỡ và dùng trưa với Hội Đồng Giám Mục nước này cùng phái đoàn tùy tùng của Ngài. Vào lúc 6 giờ 30 chiều, Ngài trở về Bratislava sau nửa tiếng bay. Thứ Bảy 13, Ngài bay tới Kosice và tới Roznava cử hành Thánh Lễ, dùng bữa trưa ở tòa giám mục và bay về lại lúc 7 giờ 45 tối. Chúa Nhật 14, Ngài cử hành Thánh Lễ ở Bratislava và phong chân phước cho các vị tử đạo Basile Hopko và Zdenka Schelingova, dùng trưa ở tòa khâm sứ và trở về Rôma từiờ 20 chiều tới 8 giờ tối.

Nếu tính vào tháng 12/2001, thì nước này có 5.400.000 dân, trong đó có 75%, tức 4.034.000, là Công giáo, với 20 giám mục, 2.474 linh mục, 3.075 tu sĩ nam nữ và 1.092 chủng sinh. Giáo Hội Công giáo ở đây phụ trách 100 trường tiểu học, 48 trường trung học đệ nhất cấp và 2 trường trung học và đại học, 2 nhà thương, 8 y viện, 20 nhà dưỡng lão và tật nguyền, 18 cô nhi viện, 2 trung tâm tham vấn về gia đình phò sự sống và 24 trung tâm giáo dục và huấn nghiệp phục hồi.
 

Khai từ tông du

Đức Thánh Cha đọc đoạn đầu và cuối của lời mở đầu này bằng tiếng quốc gia Slovak, ngoài ra một vị linh mục đọc các phần còn lại. Không phải đây là lần đầu tiên ĐTC yếu đến nỗi cần phải đọc thay cho Ngài nhưng phải kể đây là lần đầu tiên có một vị cần phải đọc phụ với Ngài trong bài khai từ tông du. ĐTC đã đến thăm Bratislava này vào năm 1990 khi nó còn là một phần của Czechoslovakia. Vào ngày 1/1/1993, trong một cuộc thay đổi ôn hòa, Czechoslovakia đã trở thành hai quốc gia, Cộng Hòa Czech và Cộng Hòa Slovak. ĐTC đã viếng thăm Slovakia vào thời gian 30/6-3/7/1995. Trong chuyến đi lần này, Ngài sẽ viếng thăm các giáo phận Ngài chưa đến.

ĐTC đã thực hiện những điều đáng kể về mục vụ đối với Giáo Hội ở Slovakia từ khi nước này độc lập. Ngài đã bổ nhiệm 2 hồng y và tất cả mọi vị giám mục của nước này; năm 1995 Ngài đã nâng giáo phận Kosice lên cấp TGP; năm 1997 Ngài đã lập một giáo phận ở Kosice cho những người Công giáo theo lễ nghi Byzantine, và Ngài đã nâng nhiều nhà thờ lên bậc vương cung thánh đường; năm 1980 Ngài đã thiết lập ở Canada một giáo phận Slovak theo lễ nghi Byzantine Thánh Cylilô và Mêthôdiô, và năm 1997 Ngài đã thành lập ở Rôma một Đại Học Giáo Hoàng Slovak Thánh Cylilô và Mêthôdiô.

Trong khi cả rừng cờ phất lên chào mừng Ðức Thánh Cha thì các tay náo động của nhóm đồng tính luyến ái trong đám đông cố gắng bày tỏ sự bất mãn của họ về việc Giáo Hội xen vào đời sống xã hội và cá nhân. Một trong những ngời này cầm biểu ngữ có hàng chữ "Tôi có ý nghĩ khác đó - chẳng lẽ ông lại thiêu sống tôi sao?"



Ngài Tổng Thống Nước Cộng Hòa,
Quí Tôn Vị Thẩm Quyền,
Quí Huynh Đáng Kính trong Hàng Giáo Phẩm,
Anh Chị Em thân mến!

1.     Tôi tạ ơn Chúa vì hôm nay đây đã cho tôi đặt chân trên mảnh đất Slovakia thân yêu này lần thứ ba. Tôi đến như một người hành hương của Phúc Aâm để mang lời chào bình an và hy vọng đến cho tất cả mọi người….
(Ngài chào tổng thống, thẩm quyền dân sự, hàng giáo phẩm, và nhân dân nước này).

2.     Lịch sử về dân sự cũng như tôn giáo của Slovakia đã được viết lên bằng những đóng góp chứng nhân Phúc Aâm anh dũng và sinh động. Tôi muốn dâng niềm tri ân lên tất cả các vị. Dĩ nhiên là Tôi nghĩ đến hai người anh em lừng danh ở Thessalonika, Thánh Cylilô và Mêthôđiô, những vị tông đồ của các dân tộc sắc chủng Slavic. Tôi cũng nhớ đến tất cả những ai quảng đại phụng sự Thiên Chúa và anh chị em đồng hương của mình, thành phần làm cho những miền đất này nổi bật bởi đời sống nhân đức của họ. Cùng với những vị ấy, đến nay chúng ta có thêm Giám Mục Vasil Hopko và Sơ Zdenka Schelingova. Chúa Nhật tới đây Tôi sẽ hân hoan ghi danh các vị vào bậc Chân Phước. Tất cả các vị đã để lại một mùa gặt phì nhiêu thiện ích nơi gia sản văn hóa Slovakia. Lịch sử của Đất Nước này thật sự có thể được coi như là một lịch sử của lòng trung thành với Chúa Kitô và với Giáo Hội của Người.

3.     Trong một tương lai không xa, xứ sở của anh chị em sẽ trở thành một phần tử thực thụ của Cộng Đồng Aâu Châu. Anh chị em thân yêu, hãy đóng góp truyền thống Kitô giáo sâu xa của mình vào việc kiến thiết cái căn tính mới của Aâu Châu! Đừng thỏa mãn với việc tìm kiếm các thứ tiến bộ về kinh tế mà thôi. Thật ra tình trạng đại thịnh cũng có thể phát sinh ra tình trạng đại bần. Chỉ khi nào bất chấp hy sinh và khó khăn trở ngại để xây dựng một xã hội biết tôn trọng sự sống con người trong tất cả mọi hình thức của nó, một xã hội cổ võ gia đình như một nơi của tình yêu thương nhau và là nơi phát triển con người, một xã hội tìm kiếm công ích và chú trọng tới các nhu cầu của thành phần hèn kém nhất, mới có thể bảo đảm cho một tương lai được xây dựng trên các nền tảng vững chắc và là một tương lai phong phú thiện hảo cho tất cả mọi người.

4.     Trong những ngày tới đây, Tôi sẽ hành hương tới các Giáo Phận Bratislava-Trnava, Banska Bustrica và Roznava. Thế nhưng, vào lúc này đây, ít là Tôi muốn ôm lấy trong tinh thần tất cả mọi người con nam nữ Slovakia, cũng như các vị đại diện thuộc những thành phần thiểu số quốc gia cũng như thuộc các tôn giáo khác. Tôi muốn gặp gỡ và nói chuyện với mỗi một người và hết mọi người trong anh chị em, muốn kêu gọi hết mọi gia đình, muốn thăm viếng xứ sở đẹp đẽ của anh chị em, và muốn gặp gỡ tất cả mọi cộng đồng giáo hội của Quốc Gia thân yêu đây. Xin biết rằng vị Giáo Hoàng này đang nghĩ đến từng người trong anh chị em và cầu nguyện cho hết mọi anh chị em.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho Slovakia và ban cho tất cả anh chị em bằng an, thịnh vượng và hòa thuận trên tình nghĩa huynh đệ và hiểu biết nhau.


Diễn Từ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Tẩy Giả
 

Vào lúc 5 giờ chiều ngày Thứ Sáu, ĐTC đã dùng chiến giáo hoàng xa của Ngài đi từ tòa khâm sứ ở Bratislava đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Tẩy Giả Giáo Phận Trnava, một tòa nhà linh thánh đầu tiên theo kiểu Baroque của xứ sở này, nơi trở thành vương cung thánh đường vào năm 1977, có thể dung chứa 400 người. Trnava là một trong những thành phố cổ nhất Slovak và đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử của xứ sở này. Nó xuất thân là một trung tâm thương mại, là giao điểm giữa những lộ trình thương mại Aâu Châu liên kết giữa các miền Czech với Hung Gia Lợi và những người Balkan, cũng như giữa các xứ Địa Trung Hải với Biển Baltic. Nó đã là thủ đô của vùng này từ cuộc canh tân hành chánh vào năm 1996 và có hơn 70 ngàn dân cư.


Anh Chị Em thân mến!

Tôi vui mừng đến viếng thăm ngôi Vương Cung Thánh Đường đẹp đẽ này của TGP Bratislava-Trnava được cung hiến cho vị Tiền Hô thánh của Chúa là Thánh Gioan Tẩy Giả…. (chào hỏi)

Thánh Gioan Tẩy Giả là một con người sống một nơi tịch liêu đầy sự hiện diện của Thiên Chúa và ngài trở thành tiếng nói loan báo việc xuất hiện của Con Chiên Cứu Độ (x Lk 3:1-18).

Tôi khuyên Anh Chị Em thân yêu hãy nuôi dưỡng trong mình cảm quan về sự hiện diện của Thiên Chúa, bằng việc lắng nghe Lời của Ngài, bằng việc cầu nguyện, bằng việc cử hành các phép bí tích, bằng việc phục vụ anh chị em của mình. Nhờ đó, trong đời sống hằng ngày của mình, như Thánh Gioan Tẩy Giả, anh chị em mới có thể trở thành những người loan báo tin mừng và là những chứng nhân cho sự hiện diện yêu thương và cứu độ của Thiên Chúa trong thế giới ngày nay. (Ban phép lành).


Bài giảng Thánh lễ ở Banska Bystrica

Sáng nay, ĐTC bay từ Bratislava to Banska Bystrica, 190 cây số về phía đông bắc của thủ đô này sau đó đi xe đến Công Trường National Risorgimento để dâng Thánh Lễ lúc 10 giờ 30 sáng Kính Thánh Danh Mẹ Maria, một thánh lễ được các cộng đồng giáo hội Tin Lành hiệp dâng.

1.     “Lòng tôi hân hoan trong Chúa” (Đáp Ca). Tôi rất vui mừng và tạ ơn Thiên Chúa về việc được cùng anh chị em ở công trường này, hỡi Anh Chị Em thân mến, để cử hành lễ nhớ Thánh Danh Mẹ Maria hôm nay.

Nơi chúng ta đang tụ họp nhau đây rất có ý nghĩa đối với lịch sử của thành phố anh chị em đây. Nó gợi nhớ đến việc tôn kính và lòng sùng mến của Cha Ông anh chị em đối với Thiên Chúa Toàn Năng và Đức Trinh Nữ Maria. Đồng thời nó cũng gợi nhớ lại nỗ lực muốn tục hóa cái gia sản quí hóa này, được thực hiện bởi một chế độ lạnh lùng cách đây không nhiều năm lắm. Cái tháp Đức Trinh Nữ Maria này là một nhân chứng âm thầm chứng kiến thấy tất cả những điều ấy.

(Chào mọi thành phần trong giáo phận và lân cận cùng Tổng Thống và chính quyền dân sự)

2.     “Này tôi là nữ tỳ Chúa” (Lk 1:38), Mẹ Maria đã thưa như thế trong đoạn Phúc Aâm chúng ta vừa nghe. Mẹ nói với Thiên Thần Gabiên là vị truyền đạt cho Mẹ biết việc Thiên Chúa muốn kêu gọi Mẹ làm mẹ Con của Ngài. Biến Cố Nhập Thể của Lời là giây phút quyết liệt trong “dự án” đã được Thiên Chúa tỏ ra cho biết ngay từ đầu của lịch sử loài người sau nguyên tội. Ý định của Ngài là thông đạt cho loài người chính sự sống của Ngài, bằng việc kêu gọi con người nam nữ trở nên con cái của Ngài. Lời mời gọi này chờ đợi mỗi người đáp ứng. Thiên Chúa không áp đặt ơn cứu độ; Ngài phác họa ra ơn cứu độ như là một sáng kiến của tình yêu, một sáng kiến con người cần phải đáp lại bằng việc tự do chọn lựa được tình yêu thúc đẩy.

Cuộc đối thoại trao đổi giữa Thiên Thần và Mẹ Maria, giữa trời và đất, theo chiều hướng ấy là một mẫu gương rất hay: chúng ta hãy rút ra từ đó một số ý nghĩa cho mình.

3.     Thiên Thần tỏ những gì Thiên Chúa mong muốn thấy nơi tương lai của nhân loại. Mẹ Maria đã đáp lại bằng việc nhắc nhớ đến trách nhiệm của Mẹ trong tình trạng của Mẹ bấy giờ, đó là tình trạng Mẹ đã đính hôn với Thánh Giuse, đã hứa làm bạn đời của ông (x Lk 1:34). Mẹ Maria không đưa ra những chống đối về tương lai được Thiên Chúa sửa soạn; Mẹ xin soi sáng cho biết về những hoàn cảnh nhân loại hiện nay liên quan đến Mẹ. Thiên Chúa đã đáp lại lời Mẹ yêu cầu bằng việc đối thoại với Mẹ. Ngài muốn hành sử với những con người hữu trách và tự do.

Chúng ta đã học được bài học nào nơi tất cả những điều ấy? Mẹ Maria tỏ ra cho chúng ta thấy con đường dẫn tới một thứ tự do trưởng thành. Vào thời đại của chúng ta đây, nhiều Kitô hữu đã lãnh nhận phép rửa chưa lấy đức tin làm của mình một cách trưởng thành và ý thức. Họ xưng mình là Kitô hữu mà họ lại không đáp ứng một cách hoàn toàn hữu trách đối với ân sủng nhận được; họ vẫn không biết những gì họ muốn và tại sao họ muốn điều đó.

Đây là bài học cần phải học hôm nay: việc thứ giáo dục sống tự do là một điều khẩn trương.Nhất là trong gia đình, cha mẹ cần phải giáo dục cho con cái của mình biệt sử dụng tự do đúng đắn, để sửa soạn cho chúng đáp lại tiếng Chúa gọi các thích hợp. Gia đình là cái nôi dưỡng của các thứ cây nhỏ bé, của những thế hệ mới. Tương lai của Quốc Gia được khuôn đúc trong gia đình.

Theo chiều hướng ấy, Tôi cầu nguyện để Hội Nghị Giáo Phận anh chị em sắp sửa cử hành sẽ là một cơ hội thuận lợi cho việc tái phát động thừa tác mục vụ gia đình cũng như cho việc tìm những cách thức mới mẻ hơn bao giờ hết để loan báo Phúc Âm cho những thế hệ mới ở Đất Nước Slovakia cao quí này.

4.     “Này tôi là nữ tỳ Chúa, xin hãy thực hiện nơi tôi theo như lời của Ngài” (Lk 1:38). Mẹ Maria tin tưởng và vì thế Mẹ thưa “xin vâng”. Đức tin của Mẹ đã trở thành đời sống; nó trở nên việc dấn thân cho Thiên Chúa, Đấng làm cho Mẹ tràn đầy chính bản thân Ngài qua vai trò làm mẹ thần linh của Mẹ. Nó trở thành việc dấn thân cho tha nhân của Mẹ, thành phần đang chờ Mẹ giúp đỡ nơi con người chị họ của mẹ là bà Isave (x Lk 1:39-56). Mẹ Maria đã từ bỏ chính mình một cách tự nguyện và ý thức cho tác động của Thiên Chúa, tác động sẽ đạt thành nơi Mẹ “những điều trọng đại” mirabilia Dei.

Với tấm gương của Trinh Nữ Maria trước mắt, chúng ta được mời gọi để suy tư: Thiên Chúa có ý đồ đối với mỗi một người trong chúng ta, Ngài “kêu gọi” hết mọi người. Điều quan trọng là làm sao biết cách nhận ra tiếng gọi này, làm sao chấp nhận nó và làm sao trung thành với nó.

5.     Anh Chị Em thân mến, chúng ta hãy giành chỗ cho Thiên Chúa! Theo sự dồi dào của các thứ ơn gọi khác nhau, mỗi một người được kêu gọi, như Mẹ Maria, hãy chấp nhận Thiên Chúa vào đời sống riêng tư của mình và hãy tiến bước trên các nẻo đường thế gian với Người, loan truyền Phúc Aâm của Người và làm chứng cho tình yêu của Ngài.

(Lời nguyện kết thúc)


ĐTC chia sẻ với các vị giám mục

Hôm nay, vào lúc 1 giờ 45, ĐTC ăn trưa ở chủng viện Banska Bystrica với các vị giám mục của Hội Đồng Giám Mục Slovak trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập vào ngày 15/9, và phái đoàn tùy tùng của Ngài. Tất cả có mặt trong bữa trưa này là 19 vị giám mục Slovak (9 vị chính và 7 vị phụ tá, 1 vị phó và 2 vị hưu) và 2 vị hồng y Jan Chryzostom Korec, SJ, giám mục Nitra và Josef Tomko, bộ trưởng hưu trí Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Aâm Cho Các Dân Tộc.

Cùng Các Vị Mục Tử Khả Kính của Giáo Hội ở Slovakia

1. Quí Huynh trong Hàng Giáo Phẩm thân mến, Tôi hết sức vui mừng được cùng với Quí Huynh thông phần vào giây phút chia sẻ huynh đệ này, một giây phút nhắc nhớ việc các vị Tông Đồ tập hợp lại quanh Chúa Giêsu để lui vào nơi thanh vắng nghỉ ngơi giữa cuộc đời lao nhọc rao giảng và tông đồ (x Mk 6:30-32).

“Ecce quam bonum et quam iucundum habitare fratres in unum!” (Ps 133:1) – Anh em xum họp một nhà bao là tốt đẹp bao là sướng vui. Tôi xin chào tất cả Quí Huynh và ôm ấp Quí Huynh trong Chúa, và Tôi muốn lập lại lòng cảm mến và biết ơn của Giáo Hội đối với lòng nhiệt thành Quí Huynh tỏ ra khi chăn dắt tín hữu được trao phó cho Qúi Huynh (x 1Pt 5:2-3).

Tôi hết lòng hiệp cùng Quí Huynh trong việc tạ ơn Chúa trong dịp Quí Huynh cử hành mừng 10 năm thành lập Hội Đồng Giáo Phẩm của Qúi Huynh.

2.     Giáo Hội Chúa ở Slovakia, sau những ngày tăm tối của việc bị bắt bớ và thầm lặng, những ngày đã cống hiến một chứng từ sáng lạn của lòng trung thành với Phúc Aâm, đã có thể, trong những năm này, tiếp tục những hoạt động của mình và cung ứng cho mình những cơ cấu cần thiết để tự do thi hành sứ vụ của mình.

Tôi sung sướng nhớ đến, trong số những điều khác, Bản Thỏa Hiệp căn bản tổng quan với Cộng Hòa Slovak vào năm 2000, đến công việc của những ủy ban hỗn hợp trong việc soạn thảo những phần thỏa hiệp khác, đến việc thiết lập Military Ordinariate, việc mở Đại Học Công Giáo ở Ruzomberok và việc củng cố những truyền đạt của Đài Phát Thánh Ánh Sáng.

3.     Cùng với những hoạt động đã được đề cập trên đây, Quí Huynh còn hoàn toàn dấn thân vào việc canh tân đời sống Kitô hữu ở mọi lãnh vực. Thành quả đạt được chúng ta đang thấy thật là an ủi. Nhiều người đã tái phục hồi lòng can đảm phúc âm để công khai tuyên xưng Đức Tin Công Giáo của mình, như được thấy trong niên giám năm 2001. Công việc tông đồ, dưới sự hướng dẫn của Quí Huynh, được thực hiện bởi rất nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ nhiệt thành và thành phần giáo dân dấn thân, đang sinh hoa kết trái. Chúng ta hãy cùng nhau chúc tụng Danh Chúa!

Tôi xin Quí Huynh hãy tiếp tục một cách can đảm đi theo con đường anh em đã bắt đầu. Việc huấn luyện và nhân bản cũng như về thiêng liêng, cùng với việc sửa soạn đầy đủ về văn hóa, phải là đối tượng của mối quan tâm đặc biệt nơi các chủng viện và dòng tu, hầu cung cấp cho Giáo Hội cũng như cho thế giới những linh mục và tu sĩ có thể là những vị tông đồ khiêm nhượng và nhiệt tình của Phúc Âm. Cần phải đảm nhận công việc khẩn trương để cổ võ các ơn gọi linh mục và tu sĩ mới, bằng việc cầu xin cùng “Chủ ruộng”, bằng việc khơi lên cảm quan tính của lương tâm, bằng hành động mục vụ khôn ngoan. Thật vậy, tương lai của Giáo Hội ở Slovakia lệ thuộc vào việc này.

Hơn nữa, Quí Huynh khả kính, hãy tin tưởng và khôn ngoan cậy dựa vào việc hợp tác của thành phần giáo dân dấn thân để làm thẩm thấu các giá trị Kitô giáo vào các thực tại trần thế. Phải rất chú trọng tới gia đình là đền thờ của yêu thương và sự sống. Hãy loan truyền và bênh vực sự hiệp nhất và tính cách bất khả phân ly của hôn nhân. Hãy âu yếm nhìn đến giới trẻ là hiện tại và tương lai của Giáo Hội cũng như của xã hội. Hãy vun trồng một cuộc đối thoại cởi mở với thế giới văn hóa, một cuộc đối thoại với niềm xác tín là “đức tin và lý trí hỗ tương lẫn nhau, bên nào cũng chi phối nhau, khi chúng cống hiến cho nhau một thứ suy nghĩ sáng tỏ và một thứ kích thích để theo đuổi việc tìm hiểu sâu xa hơn” (Thông Điệp “Đức Tin và Lý Trí”, 100).

4.     Hãy chăm sóc thành phần yếu kém và nghèo nàn, thành phần Chúa Giêsu muốn Người được nhận biết nơi họ (x Mt 25:40). Hãy gần gữi với thành phần thất nghiệp bằng mối quan tâm mục vụ. Hãy thông cảm với hoàn cảnh khó khăn của họ và phấn khích tất cả mọi lãnh vực xã hội tìm kiếm những đường lối khả dĩ để tạo nên những thứ công ăn việc làm mới, để nhất là giới trẻ có thể tìm thấy cơ hội hợp với khả năng của họ, những khả năng thường được bồi dưỡng từ việc sửa soạn về lý thuyết và thực hành.

Qúi Huynh đã quá rõ việc phát động nhân bản cần thiết ra sao đối với việc truyền bá phúc âm hóa, một việc truyền bá phúc âm hóa bao giờ cũng là việc dấn thân chính yếu của Giáo Hội. Về vấn đề này, Tôi lấy làm vui được nói lên là việc cử hành các cuộc Công Nghị Giáo Phận, đã được triệu tập ở các Giáo Phận Banska Bustrica và Kosice, sẽ là một dụng cụ ích lợi cho việc canh tân và phát triển hoạt động mục vụ cũng như việc loan báo Tin Mừng cho con người nam nữ của thời đại chúng ta.

5.     Quí Huynh khả kính, vị Giáo Hoàng này biết rằng thừa tác vụ Giáo Phẩm đầy gai góc và thánh giá thường ẩn dấu trong cõi lòng. Thế nhưng Ngài cũng biết, như Quí Huynh biết, là trong dự án nhiệm mầu của Thiên Chúa, những đau khổ này là bảo đảm cho sinh lực tông đồ sẽ phát sinh muôn vàn hoa trái theo ơn Chúa giúp.

Đừng chán nản. Đừng để cho mình bị khống chế bởi khó khăn và nhọc mệt. Hãy luôn cậy dựa vào sự nâng đỡ của ơn Chúa là những gì thực hiện những việc lạ lùng qua nỗi yếu hèn của chúng ta (x 2Cor 12:9).

Quí Huynh thân mến, ý nghĩ cuối cùng của cuộc chúng ta gặp gỡ nơi đây đó là Tôi hân hoan cùng với Quí Huynh đọc lại những gì đã được nói đến trong phần kết của Bản Hướng Dẫn Thừa Tác Mục Vụ của Các Vị Giám Mục: “vì là trung tâm điểm hiệp nhất sinh động hữu hình của Giáo Hội riêng mà vị Giám Mục là người đứng hành đầu trong việc phụng sự Thiên Chúa và dân thánh của Thiên Chúa. Tất cả quyền bính của ngài, tất cả mọi sứ vụ của ngài, nếu được hiểu và thi hành theo tinh thần Phúc Aâm, là một phục vụ trổi vượt và liên tục mà đức ái trọn hảo nhất sẽ làm cho họ thậm chí sẵn sàng hiến mạng sống cho anh em mình. Đặc biệt trong trường hợp của một vị Giám Mục thì chủ trì là hữu dụng và coi sóc là phục vụ; cai trị là yêu thương và danh vọng là gánh nặng”.

Xin Trinh Nữ Maria, Đấng được tôn kính nơi xứ sở này như là Mẹ Sầu Bi của Chúa, canh giữ Quí Huynh tất cả trong trái tim từ mẫu của Người và xin cho Quí Huynh tất cả muôn vàn ân sủng thần linh.

Tôi ưu ái ban Phép Lành của Tôi cho Quí Huynh cũng như cho các cộng đồng của Quí Huynh.


Bài Giảng Thánh Lễ Kính Thánh Gioan Kim Khẩu

ĐTC rời Bratislava vào lúc 9 giờ sáng để đi máy bay một tiếng tới Kosice, miền đông của Slovakia. Sau đó Ngài đi xe 65 cây số tới Roznava vào lúc 11 giờ để dâng Thánh Lễ ở Podrakos Field là nơi chưa được 500 ngàn người, Thánh Lễ kính Thánh Gioan Kim Khẩu, vị được coi như chiếc cầu nối giữa Đông Tây. Thánh Lễ này được cử hành với sự tham dự của tổng thống Slovakia và vô vàn tín hữu từ các xứ sở lân bang. ĐTC đã ngỏ lời chào phái đoàn hành hương Hung Gia Lợi bằng thổ ngữ của họ.

(Bằng tiếng Slovak):

1.     “Tôi nài xin anh em hãy sống một đời sống xứng với ơn gọi anh em đã lãnh nhận” (Eph 4:1). Lời kêu gọi thiết tha này của Thánh Tông Đồ Phaolô gửi cho cộng đồng Kitô hữu Êphêsô có một ý nghĩa đặc biệt đối với chúng ta đang qui tụ nơi đây. Việc vừa làm môn đệ vừa làm tông đồ được trao phó cho hết mọi tín hữu với tính cách đa diện của các ơn gọi và đặc sủng: làm môn đệ ở chỗ khiếm tốn lắng nghe lời cứu độ; làm tông đồ ở chỗ nhiệt thành sống nhân chứng theo Phúc Âm.

Ngạn ngôn Slovak có câu: “Lời nói trách móc, gương lành tác động”. Phải, Anh Chị Em thân mến, cả anh chị em nữa, bằng “lối” sống Kitô hữu của mình, cũng có thể góp phần rất nhiều vào việc truyền bá phúc âm hóa thế giới ngày nay cũng như vào việc xây dựng một xã hội công chính hơn và huynh đệ hơn. Đó là lý do cùng với Thánh Tông Đồ Phaolô Tôi muốn kêu gọi anh chị em: “Hãy chú ý tới ơn gọi của mình” (1Cor 1:26).

2.     (Lời chào và cảm tạ cho cả đạo lẫn đời)

(Bằng tiếng Hung Gia Lợi)

Tôi muốn ngỏ lời đặc biệt đến cộng đồng nói tiếng Hung Gia Lợi rất đông đảo ở miền này và là một phần làm nên Giáo Phận này. Anh Chị Em thân mến, hãnh diện về truyền thống của anh chị em, và trung thành với các giáo huấn của Cha Ông anh chị em, anh chị em hãy giữ đức tin vững vàng và niềm hy vọng sống động, rồi anh chị em lấy được sức mạnh từ việc anh chị em gắn bó với Chúa Kitô cũng như với Giáo Hội của Người. Sự hiện diện liên tục của anh chị em đã làm giầu cho Slovakia, và Tôi biết rằng các vị Mục Tử của Giáo Hội địa phương đây chú trọng tới việc đáp ứng những thao thức thiêng liêng của anh chị em, đồng thời lúc nào cũng bảo toàn mối hiệp nhất giáo hội, một yếu tố phát triển về nhân bản và thiêng liêng của toàn thể xã hội Slovak.

(Bằng tiếng Slovak):

3.     Anh Chị Em thân mến, cuộc hành trình của Tôi từ Bratislava cũng như từ Kosice đã cho Tôi cơ hội ngắm nhìn những miền trồng cấy bát ngát là những gì cho thấy việc làm và nỗ lực của anh chị em. Tôi hết sức thông cảm với tất cả những ai hiến thân cho việc canh nông cũng như những ai dấn thân đóng góp những gì bất khả thiếu cho đời sống của Quốc Gia này. Tôi cảm mến chào anh chị em. Trong bài dụ ngôn Phúc Âm chúng ta vừa nghe công bố, Chúa Giêsu ví Người như người gieo giống, người gieo hạt giống lời của Người một cách tin tưởng vào mảnh đất tâm can con người.

Hoa trái không chỉ lệ thuộc vào nguyên có hạt giống, mà còn vào cả những điều kiện khác nhau của mảnh đất nữa, tức là vào mỗi một người chúng ta. Chúng ta hãy lắng nghe chính Chúa Giêsu giải thích về dụ ngôn. Hạt giống bị các thứ chim trời ăn mất nhắc nhớ đến việc nhúng tay vào của Tên Gian Ác là tay làm cho lòng trí con người hiểu lầm đường lối của Thiên Chúa (x Mk 8:33), một đường lối bao giờ cũng là đường lối Thánh Giá.

Hạt giống không mọc rễ cho thấy tình trạng Lời Chúa chỉ được nhận lãnh hời hợt bề ngoài, không thiết tha gắn bó với Chúa Kitô và trung thành yêu mến Người (x Col 2:7) là Đấng duy nhất làm cho hạt giống tồn tại.

Hạt giống bị chết nghẹt biểu hiệu cho những lo lắng của cuộc sống hiện tại, của lòng ham hố quyền bính, giầu thịnh và kiêu hãnh.

4.     Lời Chúa không tự động sinh hoa kết trái, mặc dù là thần linh và do đó cũng toàn năng; Lời Chúa thịch ứng với các thứ điều kiện của đất đai, hay nói đúng hơn, Lời Chúa cần sự đáp ứng của đất đai là thái độ cũng có thể tiêu cực. Đây là một Mầu Nhiệm của việc Thiên Chúa chiếu cố, Đấng chiếu cố đến nỗi đã hoàn toàn đặt mình vào trong tay loài người! Bởi vì, thực tế cho thấy hạt giống rơi xuống các thứ đất đai khác nhau ấy là chính Chúa Giêsu (x Jn 12:24).

Dụ ngôn và lời dẫn giải này của Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người khiến chúng ta cần phải suy nghĩ. Anh Chị Em thân mến, chúng ta là mảnh đất được Chúa không ngừng gieo trồng hạt giống Lời Người và tình yêu của Người. Chúng ta đã lãnh nhận hạt giống này với thái độ ra sao? Chúng ta đã để cho hạt giống ấy sinh ra bao nhiêu hoa trái?

5.     Thánh Gioan Kim Khẩu, vị chúng ta cử hành phụng vụ lễ nhớ hôm nay, đã viết: “Tôi mang bên mình lời của Người; đó là cây gậy của tôi, là sự bảo vệ của tôi. Đó là sức mạnh của tôi và là sự bênh vực của tôi” (cf. Homilies before Exile, 1-3: PG 52, 428).

Vị Giáo Hoàng này hôm nay đây trao phó cho tất cả anh chị em kho báu của lời này; giống hệt như một con người tin tưởng gieo giống cấy trồng vào mật thất của mỗi cõi lòng “tin mừng” về Nước Trời. Hãy trở thành mảnh đất tốt và phì nhiêu, một mảnh đất trổ sinh muôn vàn hoa trái để đáp ứng nguyện vọng của Giáo Hội cũng như của thế giới.

Một câu ngạn ngữ khác của anh chị em đã nói: “Những nỗ lực của con người chỉ vô là đồ bỏ nếu không được Thiên Chúa chúc phúc”. Bởi thế, Tôi xin Đấng Tối Cao ban cho anh chị em cũng như việc anh chị em dấn thân sống theo đường lối Kitô giáo dồi dào phép lành của Ngài. Amen.

Ðể tỏ ra việc Giáo Hội Công Giáo chống lại việc phá thai được phép thi hành ở nước này, hai em gái 4 tuổi sinh đôi dính sườn nhau trước khi được mổ xẻ phân ra đã lên dâng lên Ðức Thánh Cha quà tặng trong Thánh Lễ. Giáo Hội Công Giáo địa phương đã lấy người mẹ của hai em làm gương mẫu vì bà đã không chịu phá thai mặc dù biết rằng bà cưu mang một cặp sinh đôi dính liền.



Bài Giảng Phong Chân Phước cho ĐGM Vasil Hopko (1904-1976) và Sơ Zdenka Schelingova (1916-1955).

ĐTC đã dâng Thánh Lễ Sáng Chúa Nhật ở Bratislava để phong chân phước cho hai chứng nhân đức tin thuộc thế kỷ 20. Tham dự Thánh Lễ có Tổng Thống của nước này, nhiều vị thẩm quyền dân sự và cả hằng ngàn ngàn tín hữu chẳng những nội quốc mà còn của các nước láng giềng nữa.

1.     "O Crux, ave spes unica!" Ôi kính chào Thánh Giá là hy vọng duy nhất của chúng tôi!”.

Anh Chị Em thân mến, trong cuộc cử hành Phụng Vụ Chúa Nhật tuần này, chúng ta được mời gọi nhìn lên Thánh Giá. Đó là một “nơi hồng ân” đã tỏ hiện và chứng tỏ cho chúng ta thấy tình yêu của Thiên Chúa. Đức Giám Mục Vasil Hopko và Sơ Zdenka Schelingova, hai vị Tôi vui mừng ghi danh vào danh sách thành phần Chân Phước hôm nay, đã nhìn lên Thánh Giá bằng một đức tin bất khuất. Cái khốn nạn của loài người và tình thương thần linh gặp gỡ nhau trên cây Thánh Giá. Việc chiêm ngắm tình thương vô biên này, đối với con người, là đường lối duy nhất hướng con người về mầu nhiệm được Thánh Giá tỏ cho thấy.

Thánh Giá được trồng cấy trên mặt đất và dường như đâm rễ vào cái xấu xa gian ác của con người, thế nhưng Thánh Giá lại thực sự hướng lên trời, hướng lên sự thiện hảo của Thiên Chúa. Với Thập Giá Chúa Kitô, Tên Gian Ác đã bị thảm bại, sự chết bị khống chế, sự sống đã được ban cho chúng ta, hy vọng được phục hồi và ánh sáng đã tỏa rạng. "O Crux, ave spes unica!"

2.     (Lời chào gửi đến các chức sắc đạo đời và nhân dân quốc gia này)

3.     “Như Moisen treo con rắn trong hoang địa thế nào, Con Người cũng bị treo lên như vậy, để ai tin vào Người thì có sự sống đời đời” (Jn 3:14-15). Vậy chúng ta đã nhìn thấy gì khi chúng ta hướng mắt nhìn lên cây thập giá treo Chúa Giêsu (x Jn 19:37)? Chúng ta chiêm ngưỡng dấu hiệu chứng tỏ tình yêu vô biên của Thiên Chúa đối với nhân loại.

"O Crux, ave spes unica!" Thánh Phaolô đã nói về cùng một đề tài trong bức thư gửi cho giáo đoàn Êphêsô chúng ta vừa nghe. Chẳng những Chúa Giêsu Kitô trở thành con người, nên giống loài người mọi sự, Người còn mặc lấy thân phận của một người tôi đòi và hạ mình xuống hơn nữa bằng việc vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá (x Phil 2:6-8).

Phải, “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến ban người Con duy nhất của mình” (Jn 3:16). Chúng ta ngây ngất và hả hê chiêm ngắm chiều rộng, chiều dài, chiều cao và chiều sâu của tình yêu Chúa Kitô vượt trên tất cả mọi kiến thức (x Eph 3:18-19)! "O Crux, ave spes unica!"

4.     Chắc hẳn là việc suy niệm về mầu nhiệm cao cả và lạ lùng này đã bảo trì Chân Phước Giám Mục Vasil Hopko và Chân Phước Nữ Tu Zdenka Schelingova trong việc chọn sống đời tận hiến, nhất là trong việc chịu đựng những khổ đau bị giam nhốt kinh hoàng.

Cả hai đều chiếu sáng trước mắt chúng ta như những tấm gương rạng ngời của lòng trung thành trong những lúc bắt đạo dữ dội và dã man. ĐGM Vasil không bao giờ tách lìa lòng gắn bó của mình với Giáo Hội Công Giáo cũng như với Đức Giáo Hoàng. Sơ Zdenka cũng không ngần ngại liều mạng sống mình để hỗ trợ các vị thừa tác viên của Thiên Chúa.

Cả hai đều phải đối diện với một cuộc xử án bất công và một bản án hạ cấp, với cuộc hành hạ, nhục nhã, cô độc và chết chóc. Nhờ đó Thánh Giá đối với các vị đã trở thành đường lối dẫn đến sự sống, trở thành một nguồn mạch kiên cường và hy vọng, của chứng cớ yêu mến Thiên Chúa và con người. "O Crux, ave spes unica!"

5.     Trong Vườn Địa Đường, có một người phụ nữ là Evà đứng ở dưới chân của một thân cây (x Gen 3). Bị Tên Gian Ác dụ dẫm, bà đã chiếm thủ những gì bà nghĩ là sự sống thần linh. Thế nhưng nó lại là mầm mống sự chết đã đột nhập vào bà (x James 1:15; Rm 6:23).

Trên đồi Canvê, một người nữ khác là Mẹ Maria đứng dưới chân cây thập giá (x Jn 19:25-27). Bằng việc chấp nhận dự án của Thiên Chúa, Mẹ đã thông phần một cách mật thiết vào việc Người Con hiến mình cho Chúa Cha vì sự sống của thế giới, và bằng việc lãnh nhận Tông Đồ Gioan theo lời ký thác của Chúa Giêsu, Mẹ đã trở nên Mẹ của toàn thể nhân loại. Chính Vị Trinh Nữ hết sức Sầu Bi này, Đấng chúng ta sẽ tưởng nhớ vào ngày mai trong phụng vụ và là Đấng anh chị em sùng kính tôn vinh như Vị Nữ Quan Thày của mình. Tôi ký thác cho Mẹ hiện tại và tương lai của Giáo Hội và Đất Nước Slovakia, để cả hai phát triển dưới chân Thập Giá Chúa Kitô, và lúc nào cũng biết tìm kiếm và chấp nhận sứ điệp yêu thương và cứu độ của Thập Giá.

Vì mầu nhiệm Thánh Giá Chúa và cuộc phục sinh của mình, Ôi Chúa, xin cứu chúng con! Amen.
 

Đức Thánh Cha tỏ ra yếu sức khỏe trong chuyến tông du 102 này. Ngài đã cần phải được giúp để đọc hai bài diễn từ của ngày đầu tiên. Ngài khá hơn một chút vào ngày Thứ Sáu, nhưng trở nên rất yếu vào ngày Thứ Bảy khi chủ tế Thánh Lễ với 100 ngàn người tham dự. Có những lúc Ngài thở hổn hển, khó lòng đọc được các lời nguyện, bàn tay trái của Ngài lẩy bẩy, Ngài đã đọc lời chào trong bài giảng hai lần, thậm chí có lúc Ngài không còn đọc được nữa, một vị hồng y đã phải đọc thay cho Ngài.

Mặc dầu sức khỏe suy yếu như thế, Ngài vẫn cương quyết tiếp tục vai trò mục vụ hoàn vũ của mình, cho dù có đi ngược lại với lời khuyên của các bác sĩ và các vị làm việc với Ngài là Ngài cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn. Theo dự trình, năm tới Ngài, theo lời mời, Ngài có thể sẽ thực hiện các chuyến tông du nữa đến Áo, Pháp, Thụy Sĩ , Balan và Mễ Tây Cơ. Vấn đề có nhận lời mời thực hiện những chuyến tông du như được mời hay chăng hoàn toàn do Đức Thánh Cha. Cho đến nay ngày giờ vẫn chưa được ấn định.

Vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh là tiến sĩ Navarro-Valls cho biết: “Ai hiểu vị Giáo Hoàng này thì cũng biết rằng người ta không bao giờ có thể nói ‘Đây là chuyến đi cuối cùng’. Vì tất cả tùy thuộc vào ý muốn và lòng monh ước của Ngài. Theo cá nhân tôi thì những lời mời sẽ được Đức Giáo Hoàng chấp nhận… Vấn đề việc Đức Giáo Hoàng tiếp tục hành trình vất vả như vậy có bõ hay chăng, dù Ngài phải chịu nhiều đau khổ, là vấn đề cần phải được trả lời bởi các dân tộc Ngài đến viếng thăm, như trong trường hợp của nhân dân Slovak đã đợi chờ Ngài và mừng rỡ Ngài”.

Các viên chức Công Giáo ở xứ sở này cho biết họ cần Ngài giúp để ngăn chặn vấn đề trong một đạo luật về phá thai sẽ cho phép phá bào thai ở vào thai kỳ 6 tháng nếu bào thai có những hư hại trầm trọng về di truyền. Hiện tại ở đây mới được phép phá ở thai kỳ thứ nhất là 3 tháng đầu mà thôi. Theo cuộc thăm dò mới đây thì hầu hết dân chúng nước này đều cho mình là Công Giáo, nhưng lại thiên về những khoản luật cấp tiến phá thai, một xu hướng chung của các quốc gia thành viên trong Khối Hiệp Nhất Âu Châu nước này sắp sửa gia nhập.

Chia Sẻ Cảm Nghiệm về Chuyến Tông Du 102

Bao giờ cũng thế, sau mỗi chuyến tông du, Đức Thánh Cha cũng chia sẻ cảm nghiệm của mình trong buổi triều kiến chung sau đó. Vẫn biết Ngài đã hết nghỉ hè từ cuối Tháng 8, và đã trở về với chương trình thường nhật của Ngài từ đầu Tháng Chín, tuy nhiên, bình thường Ngài vẫn ở nhà nghỉ mát Castelgandolfo của Ngài cho tới cuối Tháng Chín mới về lại Điện Vatican. Sáng nay, Ngài đã đi xe về Công Trường Thánh Phêrô lúc 10 giờ 30 để gặp gỡ 11 ngàn giáo lữ và chia sẻ về cảm nghiệm tông du của mình tuần vừa rồi.

Trước hết, Ngài nhận định về nhân dân Slovak là một dân tộc “trung thành với Chúa Kitô và với Giáo Hội. Đó là những gì Slovakia tỏ mình ra trong lịch sử của mình. Nhờ đích thân đi đến đó, Tôi mới thấy được xứ sở này trung thành tiến về tương lai một cách tin tưởng. Tôi hài lòng ngắm nhìn thấy việc phát triển về kinh tế và xã hội đã được thể hiện trong những năm này. Tôi tin rằng khi nước nàygia nhập Khối Hiệp Nhất Âu Châu, nhân dân Slovak sẽ biết làm sao để góp phần thực sự cùng với các giá trị vào việc xây dựng Âu Châu”. Ngài còn nhận định là nước Slovakia “có một gia sản thiêng liêng phong phú, đến nỗi bất chấp cuộc bắt đạo dữ dội phải trải qua trong quá khứ, nước này cũng đã biết kiên trì vững vàng. Có thể nhận thấy qua chứng từ hùng hồn của việc này đó là tình trạng phát triển hứa hẹn đời sống Kitô giáo và các ơn gọi làm linh mục và tu sĩ hôm nay đây”.

Thế rồi ĐTC đã chia sẻ cảm nghiệm ở từng chặng Ngài đến. Cuối cùng Ngài kết luận: “Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em, hỡi nhân dân Slovakia thân mến! Cám ơn tình anh chị em giành cho Giáo Hội cũng như cho vì Thừa Kế Thánh Phêrô!”.
 

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch cho theo tài liệu được Zenit, VIS và CNN phổ biến