NHỮNG AI TIN TƯỞNG THÌ KHÔNG CẢM THẤY BỊ LẺ LOI ĐƠN ĐỘC

Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Chuyến Tông Du Thứ Tư 9-14/9/2006 ở Đức Quốc

 

Lịch Trình

Chủ Đề

Bài Khai Từ tại Phi Trường Quốc Tế Franz Joseph Strauss

Diễn Từ tại Trụ Cột Thánh Mẫu Mariensaeule ở Munich ngày 9

Lời Nguyện tại Trụ Cột Thánh Mẫu Đức Nữ Trinh ngày 9

Vấn Đề Đại Kết trong Chuyến Tông Du về Đức 9-14/9/2006

Bài giảng Thánh Lễ Chúa Nhật ngày mùng 10 tại Neue-Messe ở Munich

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXIII 10/9/2006 ở Munich Đức quốc về vai trò Mẹ Maria là quan thày của xứ Bavaria

Bài giảng Giờ Kinh Tối Chúa Nhật ngày mùng 10 tại Vương Cung Thánh Đường Munich

Bài giảng Thánh Lễ Thứ Hai ngày 11 tại Kapellplatz, Altotting

Bài giảng Giờ Kinh Tối Thánh Mẫu Ngày Thứ Hai 11 tại Đền Thờ Thánh Anna Ở Altotting

Bài giảng Thánh Lễ ngày Thứ Ba 12 tại Islinger Feld, Regensburg

Bài diễn văn ngày Thứ Ba 12 tại Đại Học Regensburg về niềm tin, lý trí, và đại học đường

Ghi chú về những lời trích dẫn của mình trong diễn văn được ngài ngỏ ở Đại Học Đường Regensburg ngày 12/9/2006

Bài chia sẻ ngày Thứ Ba 12 tại Vương Cung Thánh Đường Regensburg với các đại diện Đại Kết Kitô Giáo

Bài chia sẻ Thứ Tư 13 tại Đền Thờ “Đức Bà Nguyện Đường Cổ” Alte Kapelle ở Regensburg về ý nghĩa Phụng Vụ Thánh Nhạc và chiếc Phong Cầm mới

Bài Huấn Từ (tự phát thay bài đã dọn) Thứ Năm 14 tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria và Thánh Corbinian, ở Freising.

Bài Huấn Từ (được soạn sẵn song không đọc mà lại nói bộc phát, nhưng bài đã được trao cho thành phần giáo sĩ tham dự hôm ấy) Thứ Năm 14 tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria và Thánh Corbinian, ở Freising

Bài Tạ Từ Thứm 14 ti Phi Trường Quc Tế Franz Joseph Strauss, Munich

Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư  20/9/2006 cảm nhận về Chuyến Tông Du

Đức Hồng Y Chủ Tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình với chiều hướng của ĐTC trong chuyến tông du thứ 4

Thẩm Định Chuyến Tông Du Thứ Tư của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Một Học Giả Nhận Định Tích Cực về Bài Diễn Văn của Đức Thánh Cha ở Đại Học Regensburg

 

 

Lịch Trình

 

Trong chuyến viếng thăm quê cha đất tổ của mình lần thứ hai tới đây, vị đương kim giáo hoàng Biển Đức của chúng ta sẽ tới viếng thăm những nơi rất thân thương của ngài trước kia, như Munich, thành phố ngài đã làm tổng giám mục từ năm 1977 đến 1982; Đền Altoetting là biểu hiệu Công Giáo của dân Bavaria; Marktl am Inn, nơi sinh quán của ngài; và Regensburg, thành phố ngài đã từng là giáo sư đại học và là nơi anh ngài đang sống cũng là nơi chôn táng các thân quyến của ngài.

 

Theo chương trình chính thức được văn phòng báo chí của Tòa Thánh phổ biến hôm Thứ Bảy 19/8/2006, thì máy bay của ngài sẽ hạ cánh xuống phi trường quốc tế Franz Joseph Strauss vào Thứ Bảy mùng 9 lúc 9 giờ 30 sáng, với nghi thức đón mừng ở Munich.

 

Nghi thức đầu tiên của ngài sẽ là việc cầu nguyện trước Trụ Cột Đức Nữ Trinh ở Marienplatz. Sau đó ngài dùng giáo hoàng xa đến Vương Dinh viếng thăm đáp lễ tổng thống liên báng Đức. Ngài sẽ gặp thủ tướng Đức và vị chủ tịch bộ trưởng ở dinh này. Ngài sẽ ngủ qua đêm tại Tòa Tổng Giám Mục Munich, tư dinh trước kia của ngài.

 

Chúa Nhật, 10/9, ngài chủ tế Thánh Lễ tại khu Neue Messes ở Munich. Sau bữa trưa với các vị hồng y tại tòa TGM Munich, ngài sẽ đến viếng vương cung thánh đường của thánh phố này vào lúc 5 giờ 30 chiều, để tham dự giờ kinh tối, sau đó trở về nghỉ đêm tại tòa TGM như đêm hôm trước.

 

Thứ Hai 11/9, ngài sẽ đi trự cthăng tới Đền Thánh Mẫu Altoetting để cử hành Thánh Lễ vào lúc 10 giờ 30 sáng. Sau lễ, sẽ có một cuộc cung nghinh Thánh Thể và tượng Đức Trinh Nữ từ quảng trường của đền thánh tới Nguyện Đường Tôn Thờ mới là nơi sẽ được khánh thành vào dịp này. Ngài sẽ dùng trưa tại tu viện Thánh mai Đệ Liên ở Altoetting. Vào lúc 5 giờ chiều, ngài sẽ tham dự giờ kinh chiều về Thánh Mẫu với thành phần tu sĩ và chủng sinh Bavaria tại Đền Thờ Thánh Anna ở Altoetting.

 

Đoạn ngài sẽ đi trực thăng tới sinh quán của mình là Marktl am Inn, và tới nơi lúc 6 giờ 45 chiều để ghé thăm một chút. Vào lúc 7 giờ 20 tối ngài sẽ đi trực thăng tới Regensburg vào khoảng 8:20, đi thẳng tới Đại Chủng Viện Thánh Wolfgang, để nghỉ đêm.

 

Vào Thứ Ba 12/9, ngài sẽ cử hành Lễ tại khu Islinger Feld ở Regensburg. Sau bữa trưa ở đại chủng viện này, ngài viếng thăm đại học Regensburg – nơi ngài làm giáo sư rồi từ từ làm phó viện trưởng – để chủ tọa một buổi họp với thành phần đại diện lãnh vực khoa học. Vào lúc 6 giờ 15 chiều, ngài đến vương cung thánh đường Regensburg để tham dự giờ kinh tối đại kết.

 

Thứ Tư 13/9/2006, ngài sẽ làm phép một chiếc đàn phong cầm mới của Alte Kapelle ở Regensburg là nơi người anh của ngài là Đức ông Georg Ratzinger làm giám đốc nhiều năm. Sau đó ngài sẽ thăm nhà của anh ngài và dùng trưa với anh. Sau đó ngài đi xe với anh tới nghĩa trang Ziegetzdorf, nơi giữ hài cốt của cha mẹ và người chị của ngài.

 

Thứ Năm 14/9, ngài sẽ đi trực thăng tới Freising, nơi ngài sẽ gặp gỡ các vị linh mục và thành phần phó tế vĩnh viễn ở Bavaria trong vương cung thánh đường. Sau cuộc gặp gỡ này, ngài sẽ đi xe đến phi trường quốc tế Munich để tạ từ trước khi lên đường về lại Rôma cùng ngày.

 

(ngày mai được nối tiếp loạt bài phỏng vấn của thành phần ký giả Đức với ĐTC Biển Đức XVI hướng về cuộc viếng thăm quê hương của ngài bắt đầu từ cuối tuần này)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo Zenit ngày 21/8/2006 

 

 

TOP

 

 

Chủ Đề

 

Thật vậy, phần dẫn nhập cho Lễ được Văn Phòng Cử Hành Phụng Vụ Giáo Hoàng dọn cho chuyến đi này, dưới sự hướng dẫn của ĐTGM Piero Marini, sẽ trình bày một tính chất chung của đức tin nơi một xứ sở qua nhiều thập niên nhà thờ càng ngày càng trở nên trống vắng.

 

Đề tài này ‘xác định là hết mọi người được lãnh nhận phép rửa đều được nhận vào đại cộng đồng tín hữu và cùng với họ làm hiện thân toàn thể Giáo Hội’.

 

Nền tảng sâu xa của lời khẳng định này được hiểu theo chiều hướng ‘của mối hiệp thông từng người với Thiên Chúa, Đấng hỗ trợ hết mọi người khi sống cũng như lúc chết. Sau hết, câu chủ đề này liên quan tới mối hiệp thông cao cả của các vị thánh, một mối hiệp thông tất cả được thuộc về nhờ phép rửa và dẫn tất cả tới mối hiệp thông đại đồng của tất cả mọi tín hữu ở mọi nơi và mọi lúc’.

 

‘Ai tin tưởng sẽ không bao giờ cảm thấy bị lẻ loi đơn độc’ là một trong những câu gây tác dụng mạnh mẽ nhất trong bài giảng của Giáo Hoàng Biển Đức XVI cho lễ đăng quang giáo triều của ngài hôm 24/4/2005.

 

Việc ‘thể hiện cao cả nhất’ cho việc đức tin đỡ nâng là những gị được cảm nghiệm thấy ‘nơi việc cử hành chung Bí Tích Thánh Thể’. Bởi thế mà những giây phút quan trọng nhất trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha sẽ là việc cử hành Thánh Lễ ở Munich, Altoetting và Regensburg.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/9/2006

 

 

TOP

 

 

Bài Khai Từ tại Phi Trường Quốc Tế Franz Joseph Strauss

 

Kính Ông Tổng Thống,

Kính Bà Thủ Tướng và Ông Thủ Tướng,

Quí Huynh Hồng Y và Giám Mục,

Quí Vị Tôn Nữ Tôn Nam,

Quí Đồng Hương thân mến!

 

Hôm nay, tôi hết sức xúc động đặt chân tới mảnh đất của người Đức và Bavaria lần đầu tiên từ ngày được lên Ngai Tòa Thánh Phêrô. Tôi trở lại quê hương của mình và giữa dân của tôi, để viếng thăm một số nơi thật là quan trọng trong cuộc đời của tôi. Tôi xin cám ơn Ông Tổng Thống Nước Cộng Hòa này, về những lời lẽ đón mừng thân ái của ông. Nơi những lời lẽ ấy, tôi cảm thấy được một âm vang trung thực cho tấm lòng cảm mến của toàn thể nhân dân chúng ta. Tôi cám ơn Bà Tiến Sĩ Thủ Tướng Angela Merkel, và Thủ Tướng Tiến Sĩ Edmund Stoiber, về niềm ân cần quí vị đã tỏ ra trân trọng đối với việc tôi tới đất Đức quốc và Bavaria. Tôi cũng xin gửi lời chào và bày tỏ lòng tri ân của tôi đối với các phần tử thuộc thẩm quyền trong chính quyền, trong giáo hội, dân sự và quân sự, cũng như tất cả mọi người hiện diện nơi đây để nghênh đón tôi qua cuộc viếng thăm này, một cuộc viếng thăm hết sức ý nghĩa đối với tôi.

 

Vào lúc này đây, nhiều hồi niệm về những tháng năm tôi sống ở Munich và Regensburg hiện lên trong tâm trí tôi: những hồi niệm về người và về các biến cố sâu xa đánh dấu đời tôi. Ý thức được biết bao nhiêu là những gì mình đã lãnh nhận, tôi trở về đây, trước hết, để bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của tôi đối với tất cả những ai đã giúp vào việc hình thành tôi như là một con người sống những thập niên qua. Thế nhưng, tôi cũng đến đây như là Vị Thừa Kế Tông Đồ Phêrô để tái khẳng định và củng cố những mối liên hệ sâu xa nối kết Tòa Thánh Rôma với Giáo Hội ở bản xứ chúng ta đây.

 

Những mối liên hệ này có một lịch sử từ các thế kỷ trước đây và được liên lỉ nuôi dưỡng bằng việc mạnh mẽ gắn bó với các thứ giá trị của đức tin Kitô Giáo, một thứ gắn bó mà miền đất Bavaria có thể đặc biệt cảm thấy hãnh diện. Nó chứng thực bằng các niệm đài nổi tiếng, những vương cung thánh đường uy nghi, những bức tượng và bức tranh có một giá trị nghệ thuật lớn lao, những tác phẩm văn chương, những hoạt động văn hóa và nhất là có nhiều biến cố chung riêng phản ảnh niềm tin Kitô của các thế hệ tiếp nối nhau ở mảnh đất rất thân thương với tôi đây. Những mối liên hệ giữa Bavaria và Tòa Thánh, bất chấp một số lần căng thẳng, lúc nào cũng được đánh dấu bằng niềm thân ái trân trọng. Ở vào những lúc quan trọng của lịch sử mình, nhân dân Bavaria bao giờ cũng xác quyết lòng sùng mộ thành kính của mình đối với Tòa Thánh Phêrô cũng như việc họ mạnh mẽ gắn bó với đức tin Công Giáo. Trụ cột Mariensaule, sừng sững ở tâm điểm của quảng trường thủ đô Munich này, là một chứng từ hùng hồn cho niềm tin ấy.

 

Môi trường xã hội ngày nay khác với môi trường xã hội trong quá khứ ở nhiều hình thức. Tôi vẫn nghĩ rằng tất cả chúng ta đều liên kết với nhau trong niềm hy vọng là các thế hệ mới sẽ vẫn trung thành với gia sản thiêng liêng là những gì đứng vững trước tất cả mọi cuộc khủng hoảng của lịch sử. Việc tôi viếng thăm mảnh đất sinh quán của tôi đây là để phấn khích theo chiều hướng ấy, đó là Bavaria là một phần đất của Đức quốc; chia sẻ vào những cuộc thăng trầm của lịch sử Đức quốc, và có đủ lý do để hành diện về các truyền thống được thừa hưởng từ quá khứ. Tôi hy vọng rằng tất cả mọi đồng bào tôi ở Bavaria và khắp Đức Quốc sẽ đóng một vai trò chủ động trong việc truyền đạt cho những người công dân mai này những giá trị nồng cốt của đức tin Kitô Giáo, một đức tin nâng đỡ tất cả mọi sự chứ không phải là một nguồn mạch chia rẽ, mà cởi mở và mang lại gần nhau những con người thuộc các dân tộc khác nhau, văn hóa khác nhau và tôn giáo khác nhau. Tôi cũng hân hoan muốn viếng thăm cả những phần đất khác của Đức nữa, bao gồm tất cả các Giáo Hội địa phương khác nhau, nhất là những Giáo Hội liên quan tới những kỷ niệm riêng tư của tôi. Tôi đã nhận được nhiều dấu hiệu cảm mến ở khắp nơi, nhất là từ các Giáo Phận ở Bavaria, trong giai đoạn đầu của giáo triều tôi cũng như qua tất cả những năm ấy. Đó là nguồn sinh lực cho tôi hằng ngày. Bởi vậy tôi muốn lợi dụng cơ hội này để bày tỏ lòng tri ân sâu xa của mình. Tôi đã đọc thấy và theo dõi những gì được thực hiện trong những tuần, những tháng này, và có biết bao nhiêu là người hết sức giúp vào việc thực hiện chuyến viếng thăm tuyệt vời này. Và giờ đây chúng ta hãy cám ơn Chúa là Đấng đã ban cho chúng ta bầu trời Bavaria, vì đây không phải là những gì chúng ta có thể tậu được. Xin cám ơn anh chị em. Xin Thiên Chúa trả công cho anh chị em về tất cả những gì được thực hiện bởi tất cả mọi thành phần dân chúng ấy – tôi sẽ trở lại với điều này vào những dịp khác – trong việc bảo đảm cho chuyến viếng thăm đây được diễn tiến trôi chảy trong những ngày này.

 

Ngoài việc chào hỏi anh chị em, hỡi anh chị em đồng hương thân mến – khi thấy trước được những chặng đường thăm viếng của mình, từ Marktl và Tittmoning đến Aschau, Traunstein, Regensburg và Munich – tôi cũng muốn gửi lời chào thân thương tới toàn thể nhân dân Bavaria và toàn Đức quốc. Ở đây tôi đang nghĩ đến chẳng những tín hữu Công Giáo, thành phần chính yếu của viếng tôi viếng thăm, song cả các phần tử thuộc những Giáo Hội khác và các Cộng Đồng Giáo Hội khác nữa, nhất là các Kitô hữu Tin Lành và Chính Thống. Qua lời nói của mình, thưa Ông Tổng Thống của đất nước Cộng Hòa này, ông đã đọc được những cảm thức trong trái tim của tôi, đó là cho dù không thể nào loại bỏ đi nổi một cách dễ dàng 500 năm, bằng một chuyển biến hành chính hay bằng những bài diễn thuyết khôn khéo, chúng ta cũng hết lòng trí quyết tâm xích lại gần nhau hơn nữa. Sau hết tôi xin chào những tín đồ thuộc các tôn giáo khác cùng với tất cả mọi người thành tâm thiện chí là thành phần ôm ấp hòa bình và tự do của xứ sở đây cũng như của thế giới chúng ta. Xin Thiên Chúa chúc lành cho các nỗ lực của tất cả những ai quan tâm tới việc xây dựng một tương lai phúc hạnh thực sự, được xây dựng trên sự công chính tạo lập hòa bình. Tôi ký thác những lời nguyện cầu này cho Đức Trinh Nữ Maria, được mảnh đất này tôn kính như là Vị Quan Thày của Bavaria Patrona Bavariae. Tôi thực hiện việc phó dâng này theo lời nguyện cầu cổ xưa của Jakob Balde, được viết ở nơi đây trên bệ của trụ cột Mariensaule này như sau: ‘Rem regem regimen regionem religionem conserva Bavaris, Virgo Patrona, tuis!- Ôi Đức Trinh Nữ và là Vị Quan Thày, xin hãy bảo trì nhân dân Bavaria của Người, những sản vật của họ, chính quyền của họ, đất đai của họ và tôn giáo của họ!

 

Tôi xin chân thành gửi tới tất cả mọi người lời ‘Grub Gott!’

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20060909_welcome-munich_en.html

 

TOP

 

 

 

Diễn Từ tại Trụ Cột Thánh Mẫu Mariensaeule ở Munich ngày 9

 

Bà Thủ Tướng và Ông Tổng Thống,

Quí Hồng Y thân mến,

Quí Huynh trong Hàng Giáo Phẩm và Linh Mục,

Quí Bà và Quí Ông,

Anh Chị Em thân mến:

 

Thật là cảm động khi tôi được ở quảng trường tuyệt nhất này mộït lần nữa dưới trụ cột Mariensaeule, một nơi mà, như đã được đề cập tới, vào hai dịp khác đã chứng kiến những đổi thay quan trọng đối với cuộc đời của tôi.

 

Nhữ đã nói trước, ở nơi đây, gần 30 năm trước, tín hữu đã hân hoan đón mừng tôi và tôi đã đặt trong tay của Đức Trinh Nữ cuộc hành trình tôi cần phải thực hiện, vì từ vai trò làm giáo sư đại học đến việc phục vụ của một vị tổng giám mục Munich và Freising là một bước nhẩy vọt.

 

Chỉ nhờ có việc bảo vệ chở che của Mẹ và nhờ lòng quí mến của cư dân Munich và Bavaria mà tôi đã dám đảm nhận thừa tác vụ ấy, thay thế Đức Hồng Y Dopfner. Thế rồi, vào năm 1982, tôi đã giã từ nơi này. Hiện diện bấy giờ có vị tổng giám mục của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin là Hamer, vị sau đó là hồng y, và tôi đã nói với ngài rằng: ‘Cư dân ở Munich là những người giống như dân thành Naples, họ muốn chạm tới vị tổng giám mục, họ yêu mến ngài’.

 

Ngài lấy làm cảm kích khi thấy nơi đây, ở Munich, đầy những thân tình, để biết được rằng tâm điểm của Bavaria ở nơi chốn này, một nơi chốn mà, một lần nữa, tôi phó mình cho Đức Trinh Nữ.

 

Tôi cám ơn ông tôn Thống Đốc thân mến về lời chào mừng ưu ái ngỏ cùng tôi nhân danh chính quyền và nhân dân Bavaria. Tôi cũng chân thành cám ơn vị thừa nhiệm của tôi là mục tử tổng giáo phận Munich và Feising, Đức Hồng Y Friedrich Wetter, về những lời lẽ nồng hậu ngài chào đón tôi.

 

Tôi xin chào Nữ Thủ Tướng là Tiến Sĩ Angele Merkel, và tất cả quí vị thẩm quyền về chính trị, dân sự và quân sự muốn tham dự vào cuộc gặp gỡ tiếp đón và nguyện cầu này.

 

Tôi cũng gửi lời chào đặc biệt đến các vị linh mục, nhất là những ai tôi đã làm việc với ở giáo phận nhà Munich và Freising này với tư cách là linh mục và giám mục.

 

Thế nhưng tôi muốn chào tất cả mọi anh chị em đồng hương của tôi, tập trung ở quảng trường này với đầy tình thân ái và tri ân. Tôi cám ơn việc tiếp đón nồng hậu của người Bavaria và tôi cám ơn anh chị em, như tôi đã đề cập tới ở phi trường, về việc phục vụ của tất cả những ai cộng tác thực hiện việc sửa soạn cho cuộc viếng thăm này và những ai giờ đây đang làm hết sức để mọi sự diễn tiến tốt đẹp.

 

Hãy cho tôi được lợi dụng dịp này để bày tỏ một lần nữa một tư tưởng, mà trong những hồi niệm ngắn ngủi của mình, tôi đã nẩy lên liên quan tới việc tôi được bổ nhiệm làm tổng giám mục Munich và Freising. Tôi đã trở nên vị thừa kế của Thánh Corbinian và tôi đã làm như thế.

 

Từ thời thơ ấu của mình, tôi đã say mê về truyền thuyết về ngài, một truyền thuyết kể rằng có một con gấu đã làm hại đến con ngựa của vị thánh trong cuộc ngài hành trình băng qua núi Alps. Thánh Corbinian đã nặng lời quở trách nó, và để trừng phát nó, ngài đã đưa hết tất cả đồ đoàn của mình chất lên long nó cho tới khi đến Rôma mới thôi. Bởi thế mà con gấu, nặng nề với gánh nặng của vị thánh, đã đến Rôma và cho tới lúc ấy nó mới được thánh Corbinian thả ra.

 

Vào năm 1977, khi tôi phải đương đầu với quyết định khó khăn trong việc không biết có nên chấp nhận việc bổ nhiệm làm tổng giám mục Munich và Freising hay chăng, một bổ nhiệm làm cho tôi xa lìa sinh hoạt đại học quen thuộc, dẫn tôi tới những công việc mới và những trách nhiệm mới, tôi đã suy nghĩ rất nhiều.

 

Bấy giờ tôi nhớ tới con gấu ấy và đến lời giải thích về các câu 22-23 của Thánh Vịnh 73, những câu được Thánh Âu Quốc Tinh khai triển, vào một trường hợp rất giống với trường hợp của tôi liên quan tới việc thụ phong linh mục và giám mục của ngài, và là những câu được ngài sau này bày tỏ trong các bài giảng của ngài về các bài Thánh Vịnh.

 

Nơi bài thánh vịnh này, thánh vịnh gia đã ngẫm nghĩ rằng tại sao kẻ gian ác thường gặp may lành trên đời này và tại sao lại xẩy ra bất hạnh cho nhiều người tốt lành. Thế rồi thánh vịnh gia cho biết rằng tôi là một kẻ ngu muội chẳng hiểu gì cả, đứng trước nhan Ngài như là một con gia súc hung dữ, song bấy giờ tôi đã tiến vào cung thánh và hiểu được rằng chính trong những cơn khốn khó mà tôi lại thật được gần gũi Ngài và Ngài luôn ở với tôi.

 

Thánh Âu Quốc Tinh thường thích lập lại bài thánh vịnh ấy, và khi thấy nơi lời diễn tả ‘tôi giống như là một con gia súc hung dữ trước nhan Ngài’ (‘iumentum’ theo tiếng Latinh) liên quan tới những con gia súc gồng gánh được sử dụng bấy giờ ở Bắc Phi Châu để cầy bừa, tự cho mình như là ‘iumentum’, như một con gia súc gồng gánh của Thiên Chúa, tự cho mình với nó như một người mang gánh nặng của mình là ‘thừa tác vụ của hàng giáo phẩm – sarcina episcopalis’.

 

Ngài đã chọn sống đời của một học giả, và như sau này ngài đã nói, Thiên Chúa đã gọi ngài là một ‘con gia súc gồng gánh’, một con trâu kéo cầy nơi cánh đồng của Thiên Chúa, một con trâu thực hiện công việc khó nhọc được trao phó cho nó. Thế nhưng bấy giờ ngài nhìn nhận rằng: Như con gia súc gồng gánh là con vật rất gần gũi với nông gia thế nào, làm việc dưới sự hướng dẫn của người nông gia, thì tôi cũng gâà gữi rất nhiều với Thiên Chúa, nhờ đó tôi trực tiếp phụng sự Ngài trong việc xây dựng vương quốc của Ngài, xây dựng vương quốc của Giáo Hội.

 

Với bối cảnh về ý nghĩ này của vị giám mục thành Hippo, con gấu của Thánh Corbinia luôn phấn khích tôi lại phấn khích tôi hân hoan và tin tưởng thi hành việc phục vụ của mình – 30 năm trước cũng như hôm nay đây, nơi công việc mới của tôi – ngày ngày thưa ‘vâng’ với Thiên Chúa: Tôi đã trở nên một con gia súc gồng gánh cho Ngài, thế nhưng có thế ‘tôi luôn được ở với ngài’ (Ps 73:23). Con gấu của Thánh Corbinia được thả ra ở Rôma. Trong trường hợp của tôi thì vị Chủ Nhân lạiquyết định khác. Bởi thế tôi lại một lần nữa tới chân trụ cột Mariensaeule này, nài xin việc chuyển cầu và phúc lành của Người Mẹ Thiên Chúa, chẳng những cho thành phố Munich này choc ho mảnh đất Bavaria thân yêu của tôi, mà cho cả Giáo Hội hoàn vũ và cho tất cả mọi con người thành tâm thiện chí nữa.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20060909_speech-mariensaeule_en.html

 

 

TOP

 

 

Lời Nguyện tại Trụ Cột Thánh Mẫu Đức Nữ Trinh ngày 9

 

Hỡi Thánh Mẫu của Chúa!

 

Cha ông chúng con, vào một lúc gặp khốn khó, đã dựng tượng Mẹ ở đây, ngay tâm điểm của thành phố Munich này, và ký thác thành phố này cùng với xứ sở cho việc chăm sóc của Mẹ. Họ muốn được gặp lại Mẹ nhiều lần trên con đường của cuộc sống thường nhật, và muốn học nơi Mẹ đường ngay nẻo chính để sống, để tìm thấy Thiên Chúa và để sống trong thái hòa.

 

Họ đã đội triều thiên cho Mẹ và dâng cho Mẹ vương trượng, là những gì ở vào lúc đó là biểu hiệu cho việc thống trị quốc gia này, vì họ biết rằng quyền lực và quyền trị bấy giờ ở trong bàn tay nhân lành – bàn tay của một Người Mẹ.

 

Con của Mẹ, ngay trước khi giã biệt những người môn đệ của mình, đã nói cùng họ rằng: ‘Ai muốn trở nên cao cả trong các con thì phải làm đầy tớ các con, và ai muốn làm đầu thì phải làm nô lệ cho tất cả mọi người’ (Mk 10:43-44).

 

Ở vào giây phút quyết liệt nhất của đời sống mình, Mẹ đã thưa: ‘Này tôi là tôi tớ Chúa’ (Lk 1:38). Mẹ đã sống trọn cả cuộc đời của Mẹ để phục vụ. Và Mẹ tiếp tục làm như thế suốt giòng lịch sử.

 

Ở Cana, Mẹ đã âm thầm và khôn khéo chuyển cầu cho đôi phối ngẫu, và Mẹ vẫn tiếp tục làm như thế. Mẹ đã nhận lấy các nhu cầu và quan tâm của con người mà mang chúng đến trước nhan Chúa, trước Người Con của Mẹ. Quyền lực của Mẹ là sự thiện hảo. Quyền năng của Mẹ là việc phục vụ.

 

Xin Mẹ hãy dạy chúng con – lớn cũng như nhỏ – biết thi hành trách nhiệm của mình như thế. Xin Mẹ hãy giúp chúng con tìm thấy sức mạnh để tự nguyện hòa giải và thứ tha. Xin Mẹ hãy giúp chúng con biết nhẫn nại và khiêm tốn, thế nhưng cũng tự do và can trường, như Mẹ vào giờ khắc thập giá.

 

Mẹ đã ôm lấy Chúa Giêsu trong vòng tay của Mẹ, con trẻ ban phúc lành, con trẻ cũng là Chúa của thế giới này. Chính Mẹ trở thành một phúc lành khi ôm lấy con trẻ chúc phúc ấy.

 

Xin Mẹ hãy chúc lành cho chúng con, cho thành phố này và cho xứ sở đây! Xin Mẹ hãy cho Chúa Giêsu cho chúng con, quả phúc của lòng Mẹ! Xin cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo

 

 http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20060909_prayer-mariensaeule_en.html

 

 

TOP

 

 

Vấn Đề Đại Kết trong Chuyến Tông Du về Đức 9-14/9/2006 của Dức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

Trong bài diễn văn chào mừng của mình ở phi trường quốc tế Munich hôm Thứ Bảy ngày 9, Tổng Thống Đức quốc là Horst Kohler đã trực tiếp nêu lên vấn đề đại kết, như sau:

 

“Các Giáo Hội ở Đức có mãnh lực và nghị lực làm phong phú cả xứ sở này. Tôi biết rằng gần 500 năm xẩy ra các cuộc tiến triển về thần học và những thực hành sống đạo khác nhau không thể nào chấm dứt bằng một ngòi bút viết lách, và tôi biết rằng trong 50 năm qua đã từng diễn ra một sự gia tăng phục hồi mối quan hệ ấy. Là một Kitô hữu Tin Lành, tôi hy vọng là cuộc tiến hóa này sẽ tiếp tục diễn tiến’.

 

ĐTC cũng đã đáp lại trong bài d0áp từ của mình rằng: ‘Qua những lời lẽ của mình… ngài đã nói lên được những tư tưởng của tâm hồn tôi: Mặc dù 500 năm không thể nào bị hủy bỏ một cách đơn giản bằng một đường lối quan liêu hay bằng những bài diễn văn khôn khéo, song chúng ta sẽ dấn thân thực hiện bằng lòng trí của mình để cùng nhau qui hợp’.

 

Cũng vào cùng ngày tới Đức, ĐTC đã gặp bà tân Thủ Tướng Angela Merkel ở Munich Residenz, nguyên là vương dinh của người Bavaria. Vị nữ thủ tướng này tươi cười nói với thành phần phóng viên báo chí rằng ĐTC ‘rất cởi mở’ về vấn đề đại kết. Nữ thủ tướng là con của một vị mục sư Tin Lành này cho biết:

 

‘Chúng tôi đã nói về vấn đề đại kết ở Đức và tôi đã tái khẳng định rằng, trước tình trạng nhiều người không liên hệ tới đức tin Kitô giáo ở Đức, vấn đề lại càng quan trọng hơn nữa trong việc tìm kiếm những đường lối cho vấn đề đại kết, song không coi thường những gì tạo nên tính cách khác nhau giữa chúng ta’.

 

Bà nữ thủ tướng này còn cho biết cuộc gặp gỡ cũng đề cập tới cả những căn gốc của Kitô Giáo ở Âu Châu được gọi là Thế Giới Cổ nữa: “Chúng tôi đã nói về Âu Châu, và tôi thực sự cảm thấy rằng vấn đề các giá trị ở Âu Châu là một điều gì đó rất ư là quan trọng đồi với Đức Thánh Cha’.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/9/2006

 

 

TOP

 

 

Bài giảng Thánh Lễ Chúa Nhật ngày mùng 10 tại Neue-Messe ở Munich

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trước hết, tôi xin gửi đến tất cả mọi anh chị em lời chào thân ái của tôi. Tôi hân hoan được ở giữa anh chị em một lần nữa và được cử hành Thánh Lễ với anh chị em. Tôi cũng vui mừng được viếng thăm lại những nơi quen thuộc đã từng ảnh hưởng quan trọng nơi đời sống của tôi, hình thành tư tưởng và cảm tình của tôi: những nơi tôi đã học biết tin tưởng ra sao và sống như thế nào. Đây là lúc để nói cám ơn với tất cả những ai – đang sống và đã quá cố – thành phần đã hướng dẫn và hỗ trợ tôi trên con đường này. Tôi xin tạ ơn Chúa cho xứ sở tuyệt vời này cũng như cho tất cả những người làm cho nó thực sự là quê hương đất nước của tôi.

 

Chúng ta vừa nghe 3 bài đọc thánh kinh được phụng vụ của Giáo Hội chọn lựa cho Chúa Nhật này. Tất cả 3 đều khai triển một đề tài lưỡng diện, một đề tài tối hậu, nêu lên – như các hoàn cảnh cho thấy – một khía cạnh này hay khía cạnh kia của nó. Tất cả 3 bài đọc đều nói về Thiên Chúa là tâm điểm của tất cả mọi thực tại và là tâm điểm của đời sống cá nhân chúng ta.

 

‘Này đây Thiên Chúa của các người!’ tiên tri Isaia đã kêu lên như thế (35:4). Thư của Thánh Giacôbê và bài Phúc Âm, theo cách thức riêng của mình, cũng đã nói cùng một điều. Chúng muốn dẫn chúng ta đến cùng Thiên Chúa, muốn đưa chúng ta vào chính lộ. Thế nhưng, nói về ‘Thiên Chúa’ cũng là nói về xã hội: về trách nhiệm chung của chúng ta đối với việc chiến thắng của công lý và yêu thương trên thế giới này. Điều này được tuyệt vời bày tỏ nơi bài đọc thứ hai là bài đọc được Thánh Giacôbê, người họ hàng gần gũi với Chúa Giêsu, nói cho chúng ta hay.

 

Ngài ngỏ cùng một cộng đồng mới đầu bị hằn vết kiêu hãnh, vì nó có những con người giầu có và nổi nang, do đó có cơ nguy tỏ ra thái độ lạnh lùng dửng dưng với những quyền lợi của người nghèo. Những lời của Thánh Giacôbê cho chúng ta thoáng thấy Chúa Giêsu, thấy Vị Thiên Chúa đã làm người. Mặc dù Người thuộc giòng dõi Đavít, nên là giòng dõi vương giả, giầu sang, Người đã trở nên một con người tầm thường giữa thành phần nam nữ bình dị. Người không ngồi trên một ngai tòa, mà là chết một cách hết sức bần cùng trên thập tự giá.

 

Yêu thương tha nhân, một tình yêu chính yếu là việc dấn thân cho công lý, là tiêu chuẩn cho niềm tin tưởng và lòng mến yêu Thiên Chúa. Thánh Giacôbê gọi nó là ‘luật vương giả’ (2:8), âm vang những lời Chúa Giêsuy rất thường dùng là triều đại Thiên Chúa, vương quyền của Thiên Chúa. Điều này không ám chỉ đến bất cứ một vương quốc này mà thôi, ở vào bất cứ thời điểm nào; nó có nghĩa là Thiên Chúa phải trở thành một quyền năng hình thành đời sống và hành động của chúng ta.

 

Đó là những gì chúng tax in khi chúng ta nguyện: ‘Nước Cha trị đến!’. Chúng ta không xin một điều gì xa xôi, một điều gì chúng ta thậm chí không muốn cảm nghiệm. Trái lại, chúng ta nguyện cho ý muốn của Thiên Chúa vào lúc này đây là những gì quyết định cho ý muốn của chúng ta, nhờ đó, Thiên Chúa cai trị trên thế giới này. Chúng ta nguyện cho công lý và yêu thương trở thành những quyền lực quyết liệt chi phôá thế giới của chúng ta. Một lời nguyện cầu như thế chắc chắn trước hết được dâng lên Thiên Chúa, thêánhưng nó cũng làm cho chúng ta cảm thấy bồn chồn lo lắng. Có thực sự đó là những gì chúng ta muốn hay chăng? Phải chăng đó là chiều hướng chúng ta muốn đời sống của chúng ta tiến tới?

 

Đối với Thánh Giacôbê thì ‘luật vương giả’ này, thứ lề luật giành cho vai trò làm vua của Thiên Chúa, cũng là ‘luật tự do’: Nếu chúng ta theo Thiên Chúa nơi tất cả những gì chúng ta nghĩ và làm, thì chúng ta mới xích lại gần nhau hơn, chúng ta mới có tự do và nhờ đó nẩy sinh tình yêu huynh đệ chân thực. Khi Isaia, trong bài đọc thứ nhất, nói về Thiên Chúa, ngài tiếp theo nói về ơn cứu độ cho người đau khổ, và khi Chúa Giêsu nói về trật tự xã hội như là một thể hiện cần thiết cho đức tin của chúng ta, thì Người nói tiếp theo một cách hợp tình hợp lý về Thiên Chúa là Đấng có con cái là chúng ta.

 

Thế nhưng, giờ đây chúng ta chú tâm tới bài Phúc Âm, bài Phúc Âm nói về việc Chúa Giêsu chữa lành cho thành phần khổ đau, cho những ai bị đẩy ra ngoài lề xã hội. Người chữa lành cho họ, và khi giúp họ sống và làm việc với nhau, Người mang họ tới chỗ bình đẳng và huynh đệ.

 

Điều này rõ ràng là có một cái gì đó muốn nói với tất cả chúng ta, đó là việc Chúa Giêsu vạch ra cho thấy mục đích cho tất cả mọi hoạt động của chúng ta. Tuy nhiên, tất cả vấn đề có một chiều kích sâu xa hơn, một chiều kích được các vị giáo phụ liên tục nêu lên, một chiều kích đặc biệt nói với chúng ta ngày nay. Các vị giáo phụ đã nói với và nói về thành phần nam nữ thuộc thời đại của các vị. Thế nhưng, sứ điệp này cũng có một ý nghĩa mới đối với thành phần nam nữ tân tiến chúng ta đây.

 

Không phải chỉ có thứ điếc lác về thể lý là những gì làm cho con người bị tách lìa khỏi đời sống xã hội; cũng có một ‘thứ khó nghe’ được Thiên Chúa quan tâm tới, và đó là những gì chúng ta đặc biệt cảm thấy khổ sở trong thời đại của chúng ta đây. Nói ngay vào vấn đề, đó là chúng ta không còn có thể nghe thấy Thiên Chúa nữa – có quá nhiều những tần số khác nhau tràn đầy tai chúng ta. Những gì nói về Thiên Chúa đều làm cho chúng ta cảm thấy như những thứ tiền khoa học, không còn hợp với thời đại của chúng ta nữa.

 

Cùng với tình trạng khó nghe này hay tình trạng hoàn toàn điếc lác được Thiên Chúa quan tâm ấy, chúng ta thường bị mất đi khả năng nói với Ngài và nói về Ngài. Do đó chúng ta cuối cùng mất đi khả năng quan trọng của việc nhận định. Chúng ta có nguy cơ bị mất đi những cảm quan nội tại của mình. Việc làm suy yếu đi khả năng nhận định của chúng ta là những gì cưới mất một cách trầm trọng và nguy hiểm hàng loạt liên hệ của chúng ta với thực tại. Chân trời của cuộc sống chúng ta bị thu ngắn lại một cách đáng quan ngại.

 

Phúc Âm nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu đặt ngón tay của Người vào tai của người câm điếc, chạm tới lưỡi của người bệnh này bằng nước miếng mà phán ‘Ephphatha’ – ‘Hãy mở ra’. Thánh ký đã giữ nguyên nguyên ngữ Aramic được Chúa Giêsu sử dụng, nhờ đó ngài mang chúng ta trở về với chính giây phút bấy giờ. Những gì xẩy ra vào lúc bấy giờ có tính cách đặc thù, nhưng nó không thuộc về một quá khứ xa xôi. Chúa Giêsu tiếp tục làm cùng điều này một cách mới mẻ, thậm chí cho tới ngày hôm nay.

 

Khi chúng ta lãnh nhận phép rửa, Người đã chạm tới mỗi một người trong chúng ta mà nói ‘Ephphatha’ – ‘Hãy mở ra’ – nhờ đó chúng ta có thể nghe thấy tiếng của Thiên Chúa và mới có thể nói với Ngài. Không có gì là xảo thuật về những gì xẩy ra nơi bí tích rửa tội. Phép rửa mở ra trước chúng ta một con đường. Nó làm cho chúng ta thuộc về cộng đồng của những ai có thể nghe và nói; nó đưa chúng ta vào mối hiệp thông với chính Chúa Giêsu, Đấng duy nhất đã thấy Thiên Chúa nên mới có thể nói về Ngài (x Jn 1:18): Bằng đức tin, Chúa Giêsu muốn chia sẻ với chúng ta việc Người thấy Thiên Chúa, việc Người nghe Thiên Chúa và việc Người đàm thoại với Ngài. Con đường chúng ta khởi sự từ khi lãnh nhận phép rửa có mục đích trở thành một tiến trình của việc gia tăng tiến triển, nhờ đó chúng ta lớn lên trong đời sống hiệp thông với Thiên Chúa, và có được cách nhìn khác về con người và về tạo sinh.

 

Phúc Âm mời gọi chúng ta hãy nhận thức rằng chúng ta ‘bị yếu kém’ nơi khả năng nhận định của chúng ta – ban đầu chúng ta không nhận thấy cái yếu kém như thế, vì hết mọi sự khác dường như là quá khẩn trương và hợp tình thuận lý; vì hết mọi sự dường như tiến triển bình thường, thậm chí cả khi chúng ta không còn tai mắt cho Thiên Chúa và chúng ta sống không có Ngài. Thế nhưng, có thật sự là hết mọi sự tiến triển bình thường khi không còn Thiên Chúa là yếu tố của đời sống chúng ta và của thế giới chúng ta hay chăng? Trước khi gợi lên những vấn nạn khác nữa, tôi muốn chia sẻ một vài cảm nghiệm của tôi trong cuộc gặp gỡ với các vị giám mục ở khắp nơi trên thế giới.

 

Giáo Hội Công Giáo ở Đức quốc nổi nang về những hoạt độn g xã hội của nó, về việc sẵn sàng giúp đỡ bất cứ nơi nào cần. Trong những cuộc viếng thăm tòa thánh ngũ niên của mình, các vị giám mục, mới đây nhất là các vị ở Phi Châu, luôn luôn tỏ ra tri ân đề cập tới lòng quảng đại của những người Công Giáo Đức Quốc và xin tôi chuyển đạt tấm lòng tri ân ấy. Mới đây, các vị giám mục thuộc những xứ sở miền Baltic đã nói với tôi về những gì người Công Giáo Đức Quốc đã hỗ trợ các vị rất nhiều trong việc tái thiết các nhà thờ của các vị, những nhà thờ hết sức cần sửa chữa sau bao thập niên ở dưới thời cai trị của Cộng sản.

 

Tuy nhiên, vẫn có vị giám mục Phi Châu nói rằng: ‘Nếu con đến Đức trình bày một dự án về xã hội thì các cánh cửa liền mở ran gay. Song nếu con đến với một dự án truyền bá phúc âm hóa, con gặp phải những thái độ lưỡng lự’. Rõ ràng là có người nghĩ rằng các dự án xã hội cần phải được khẩn trương thực hiện, trong khi đó thì bất cứ điều gì liên quan tới Thiên Chúa hay thậm chí tới đức tin Công Giáo thì tầm quan trọng bị giới hạn lại hay ít hơn.

 

Tuy nhiên, kinh nghiệm của các vị giám mục đó là ở chỗ tự việc truyền bá phúc âm hóa cần phải là những gì ưu tiên nhất, vị Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô cần phải được nhận biết, tin tưởng và yêu mến, và lòng người cần phải được hoán cải nếu muốn thực hiện việc tiến triển về các vấn đề xã hội và bắt đầu thực hiện việc hòa giải, và nếu – chẳng hạn – cần phải chiến đấu với Hội Chứng Liệt Kháng bằng việc đương đầu một cách thực tiễn  với những căn nguyên sâu xa của nó và cần phải chăm sóc cho thành phần bệnh nhân. Các vấn đề xã hội và Phúc Âm là những gì bất khả phân ly.

 

Nếu chúng ta chỉ mang đến cho con người kiến thức, khả năng, tài nghệ và dụng cụ về kỹ thuật, là chúng ta mang đến cho họ quá ít. Tất cả những động cơ gây bạo lực là những gì làm chủ tình hình rất nhanh: Khả năng để hủy diệt và sát hại trở thành đường lối chủ yếu để chiếm được quyền lực – một thứ quyền lực ở một mức độ nào đó phải mang lại lề luật song lại là một thứ quyền lực không bao giờ có thể làm được như thế.

 

Việc hòa giải, và cuộc dấn thân chung cho công lý và yêu thương, đều lui bước ra xa. Không còn rõ ràng minh bạch nơi các qui chuẩn vốn giúp cho kỹ thuật được sự dụng để phục vụ cho luật lệ và yêu thương: Thế nhưng, hết mọi sự lại lệ thuộc vào chính các qui chuẩn ấy: Những qui chuẩn không phải chỉ là những thứ lý thuyết, song soi động tâm can và đưa lý trí cùng hành động của con người vào chính lộ.

 

Dân chúng ở Phi Châu và Á Châu cảm phục kỹ năng về khoa học và kỹ thuật của chúng ta, thế nhưng đồng thời họ sợ hãi trước một thứ hình thức của lý trí hoàn toàn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi nhãn quan của con người, như thể đó là hình thức cao nhất của lý trí, và là một hình thức cần phải được áp đặt trên cả các nền văn hóa của họ nữa. Họ không thấy mối đe dọa thực sự cho căn tính của họ nơi đức tin Kitô Giáo, nhưng trong việc tỏ ra khinh thường Thiên Chúa và việc ngạo mạn coi vấn đề chế diễu sự linh thánh là việc thực hành quyền tự do, và chủ trương thực dụng là qui chuẩn tối hậu về luân lý cho tương lai của việc nghiên cứu khoa học.

 

Các bạn thân mến, cái ngạo mạn này không phải là một thứ nhân nhượng và tính cách cởi mở về văn hóa được dân chúng trên thế giới tìm kiếm và tất cả chúng ta đều muốn! Sự nhân nhượng chúng ta hết sức cần đến bao gồm cả lòng kính sợ Thiên Chúa – tôn trọng những gì người khác cho là linh thánh. Việc tôn trọng đối với những gì người khác cho là linh thánh ấy đòi hỏi là chính chúng ta cần phải học biết lại việc tỏ lòng kính sợ Thiên Chúa. Cảm quan tôn trọng này có thể được tái sinh nơi thế giới Tây Phương chỉ khi nào niềm tin tưởng vào Thiên Chúa được phát sinh, chỉ khi nào Thiên Chúa một lần nữa trở nên hiện hữu đối với chúng ta và trong chúng ta.

 

Chúng ta không áp đặt niềm tin này trên bất cứ một ai. Việc dụ giáo như thế là những gì nghịch lại với Kitô Giáo. Đức tin chỉ có thể phát triển trong tự do. Thế nhưng chúng ta muốn kêu gọi quyền tự do của con người nam nữ hãy hướng về Thiên Chúa, tìm kiếm Ngài, nghe tiếng của Ngài. Chúng ta đang tụ họp lại ở nơi đây, ở nơi đây chúng ta hết lòng xin Chúa hãy nói lại tiếng ‘Ephphatha’, hãy chữa lành cái nặng tai trước sự hiện diện của Thiên Chúa, trước hoạt động của Thiên Chúa và lời của Ngài, và hãy ban cho chúng ta nhãn quan và thính giác. Chúng ta hãy xin Ngài giúp đỡ trong việc tái khám phá ra vấn đề nguyện cầu là những gì Ngài muốn mời gọi chúng ta nơi phụng vụ và các công thức chính yếu của việc nguyện cầu Ngài đã cống hiến cho chúng ta trong Kinh Lạy Cha. 

 

Thế giới cần đến Thiên Chúa. Chúng ta cần Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa như thế nào? Trong bài đọc thứ nhất, vị tiên tri nói với một người đang chịu áp đảo rằng: ‘Ngài sẽ đến báo oán’ (Is 35:4). Chúng ta có thể dễ dàng cho rằng tại sao con người nghĩ đến báo oán. Thế nhưng chính vị tiên tri này tiếp tục tỏ cho thấy những gì thực sự là, đó là sự thiện hảo chữa lành của Thiên Chúa. Lời giải thích cuối cùng nơi lời của vị tiên tri này được thấy nơi Đấng đã chết trên thập giá: Nơi Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thể. ‘Việc trả oán’ của Người là thập tự giá: một tiếng ‘không’ đối với bạo lực và là ‘một tình yêu thương cho đến cùng’. Đó là vị Thiên Chúa chúng ta cần.

 

Chúng ta không thôi tỏ lòng tôn trọng đối với những tôn giáo và văn hóa khác, việc sâu xa tôn trọng niềm tin của họ, khi chúng ta minh nhiên và dứt khoát loan truyền vị Thiên Chúa chống lại bạo lực bằng nỗi đớn đau của mình; Đấng trước quyền lực sự dữ tỏ ra tình thương của Người, để kìm hãm và chế ngự sự dữ. Giờ đây chúng ta hãy dâng lời nguyện của chúng ta lên Ngài, xin Ngài ở với chúng ta và giúp chúng ta trở thành những nhân chứng cho Người. Amen!

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20060910_neue-messe-munich_en.html

 

 

TOP

 

 

 

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXIII 10/9/2006 ở Munich Đức quốc về vai trò Mẹ Maria là quan thày của xứ Bavaria

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Trước khi kết thúc việc cử hành Thánh Thể của chúng ta bằng phép lành trọng thể, chúng ta hãy tĩnh lặng nguyện kinh Truyền Tin.

 

Khi suy niệm các bài đọc trong Thánh Lễ, chúng ta nhận thấy cần thiết biết bao – cho cả đời sống cá nhân cũng như cho cả cuộc chung sống thanh thản an bình với kẻ khác – việc coi Thiên Chúa như là tâm điểm của mọi thực tại và là tâm điểm cho cuộc sống riêng tư của chúng ta.

 

Mẫu gương tối hậu cho thái độ này là Mẹ Maria, Mẹ Chúa. Suốt cuộc sống trần gian của mình, Mẹ là một người nữ lắng nghe, là vị trinh nữ cởi mở trước Thiên Chúa và tha nhân. Tín hữu đã hiểu điều này từ những thế kỷ sơ khai của Kitô Giáo, bởi thế, nơi tất cả mọi nhu cầu và thử thách của mình, họ đều tin tưởng chạy đến với Mẹ, van nài Mẹ cứu giúp và chuyển cầu cùng Thiên Chúa.

 

Như chứng từ cho việc này, ở mảnh neat cha ông Baravia của chúng ta đây, có hằng trăm nhà thờ và đền thánh được dâng kính Mẹ Maria. Chúng là những nơi qui tụ vô vàn khách hành hương quanh năm suốt tháng, thành phần phó mình cho tình yêu thương và niềm quan tâm từ mẫu của Mẹ.

 

Ở Munich đây, tại trung tâm thành phố này, vươn lên trụ cột Mariensaeule, nơi đúng 390 trước đây, Bavaria đã long trọng phó thác cho việc bảo vệ của Mẹ Thiên Chúa. Hôm qua, cũng tại nơi này, tôi đã lại van xin phúc lành của Vị Quan Thày Bavaria ‘Patrona Bavariae’ cho thành phố này và đất nước đây.

 

Làm sao chúng ta không đặc biệt nghĩ đến đền thánh Altoetting, nơi tôi sẽ đến hành hương ngày mai? Ở đó tôi hân hoan long trọng khánh thành nguyện đường tôn thờ mới, chính tại nơi ấy, một nguyện đường là dấu hiệu hùng hồn về vai trò của Mẹ Maria: Mẹ là và mãi là nữ tỳ của Chúa, người tỳ nữ không bao giờ đặt mình làm tâm điểm, nhưng muốn hướng dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa, muốn dạy chúng ta con đường sống là nhìn nhận Thiên Chúa như tâm điểm của mọi thực tại và là tâm điểm của đời sống cá nhân chúng ta. 

 

Giờ đây chúng ta hãy dâng lên Mẹ lời nguyện cầu của chúng ta.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/angelus/2006/documents/hf_ben-xvi_ang_20060910_munich_en.html

 

TOP

Bài giảng Giờ Kinh Tối Chúa Nhật ngày mùng 10 tại Vương Cung Thánh Đường Munich

 

Các em Rước Lễ Lần Đầu thân mến!

Quí Phục Huynh và Thày Cô thân mến!

Anh Chị Em thân mến!

 

Bài đọc chúng ta vừa nghe từ cuốn sách cuối cùng của Tân Ước, đó là cuốn Sách Khải Huyền. Mắt của vị thụ khải được nâng mắt lên cao, hướng lên cao, lên trời, và hướng tới, hướng về tương lai. Thế nhưng, để làm như thế, ngài nói với chúng ta về trái đất, về hiện tại, về đời sống của chúng ta. Trong giòng đời của mình, tất cả chúng ta đều là những kẻ hành trình, chúng ta đang hành trình tiến về tương lai. Theo tự nhiên, chúng ta muốn tìm thấy chính lộ: tìm thấy một sự sống chân thực, chứ không phải là một đường cùng hay một sa mạc. Chúng ta không muốn cuối cùng nói rằng tôi đã đi sai đường lạc lối, đời sống của tôi là một cuộc thảm bại, nó trật lấc mất rồi. Chúng ta muốn tìm thấy niềm vui trong cuộc sống; chúng ta muốn ‘sống viên mãn’ như lời Chúa Giêsu nói.

 

Thế nhưng, chúng ta hãy nghe vị thụ khải của Sách Khải Huyền. Ngài nói với chúng ta những gì trong đoạn bài mới được đọc cho chúng ta nghe ít phút trước đây? Ngài nói về một thế giới được giải hòa. Một thế giới là nơi dân chúng ‘thuộc mọi quốc gia, chủng tộc, dân tộc và ngôn ngữ’ (7:9) hân hoan qui tụ lại với nhau. Vậy chúng ta thử hỏi: ‘Điều này xẩy ra thế nào đây? Chúng ta theo con đường nào để tới được chỗ ấy?’ Đúng thế, điều quan trọng trước hết và trên hết đó là thành phần dân chúng này là những kẻ đang sống với Thiên Chúa; như bài đọc nói: chính Thiên Chúa ‘đã cho họ cư trú trong lều của Ngài’ (7:15). Bởi thế chúng ta tự hỏi mình lần nữa rằng: ‘Chúng ta có ý nói gì ở câu ‘lều của Thiên Chúa’ đây? Nó được tìm thấy ở đâu? Làm sao chúng ta đến được chỗ ấy chứ?’ Vị thụ khải đã ám chỉ ở chương thứ nhất của Phúc Âm theo Thánh Gioan, nơi chúng ta đọc thấy là: ‘Lời đã hóa thành nhục thể và cắm lều ở giữa chúng ta’ (1:14). Thiên Chúa không ở xa cách chúng ta, Ngài không ở một nơi nào đó ngoài vũ trụ, một chốn nào đó chúng ta không một ai tới được. Ngài cắm lều ở giữa chúng ta: nơi Chúa Giêsu, Ngài đã trở nên một người trong chúng ta, có máu và thịt như chúng ta. Đó là ‘lều’ của Ngài. Và nơi biến cố  Thăng Thiên, Ngài đã không đi đâu xa khỏi chúng ta. Lều của Ngài, tức chính Ngài ở nơi Thân Thể của Ngài, vẫn còn ở giữa chúng ta và là một người trong chúng ta. Chúng ta có thể gọi Ngài bằng một danh xưng và nói với Ngài một cách dễ dàng. Ngài lắng nghe chúng ta, và nếu chúng ta chú ý, chúng ta có thể nghe thấy Ngài nói lại với chúng ta.

 

Tôi xin lập lại là nơi Chúa Giêsu chính Thiên Chúa ‘cắm lều’ ở giữa chúng ta. Thế nhưng tôi cũng muốn lập lại rằng: Điều này thực sử xẩy ra ở chỗ nào? Bài đọc của chúng ta cống hiến cho chúng ta hai câu trả lời cho vấn nạn này. Bài đọc nói rằng thành phần nam nữ sống an bình ‘giặt áo mình nên tinh trắng trong máu của Con Chiên’ (7:14). Đối với chúng ta thì điều này nghe có vể rất lạ. Bằng thứ ngôn ngữ bí ẩn của mình, vị thụ khải đang nói về Phép Rửa. Những lời của ngài về ‘máu của Con Chiên’ ám chỉ tới tình yêu của Chúa Giêsu, một tình yêu được Người tiếp tục chứng tỏ thậm chí cho tới khi bị tử nạn một cách dữ dội. Tình yêu thương này, vừa thần linh vừa nhân loại, là một bể nước Người nhận chìm chúng ta xuống nơi Phép Rửa – một bể nước được Người dùng để rửa chúng ta, thanh tẩy chúng ta để chúng ta trở nên xứng đáng với Thiên Chúa và có thể sống hiệp thông với Ngài. Tuy nhiên, tác động Phép Rửa mới chỉ là khởi đầu. Bằng việc bước đi với Chúa Giêsu, trong đức tin và đời sống liên kết với Người, tình yêu của Người chạm tới chúng ta, thanh tẩy chúng ta và soi sáng chúng ta. Chúng ta nghe thấy rằng, trong bể nước yêu thương, y phục của chúng ta trở nên tinh trắng. Đối với thể giới xưa, thì mầu trắng là mầu của ánh sáng. Những bộ y phục trắng nghĩa là chúng ta trở nên ánh sáng trong đức tin, chúng ta loại trừ bóng tối tăm, sự sai lầm và hết mọi thứ xấu xa, và chúng ta trở thành dân của ánh sáng, xứng đáng với Thiên Chúa. Tấm áo thanh tẩy, như những chiếc áo Rước Lễ Lần Đầu các em đang mặc, là những gì có ý nhắc nhở chúng ta về điều ấy, và nói với chúng ta rằng: bằng việc sống như một người được ở với Chúa Giêsu và cộng đồng các tín hữu là Giáo Hội, các em đã trở thành một con người ánh sáng, một con người của sự thật và sự thiện – một con người tỏa chiếu sự thiện hảo, sự thiện hảo của chính Thiên Chúa.

 

Câu trả lời thứ hai cho vấn nạn ‘Chúng at tìm thấy Chúa Giêsu ở đâu?’ cũng được vị thụ khải này trả lời băèg thứ ngôn ngữ bí ẩn của ngài. Ngài nói với chúng ta rằng Con Chiên dẫn một đám rất đông đảo dân chúng thuộc hết mọi văn hóa và quốc gia tới nguồn nước sự sống. Không có sự sống nếu thiếu nước. Dân chúng sống ở gần sa mạc biết điều này rõ ràng, bởi thế mà các mạch nước đối với họ đã trở thành biểu hiệu tuyệt vời cho sự sống. Con Chiên là Chúa Giêsu dẫn con người nam nữ đến các nguồn mạch sử sống. Trong số những mạch nguồn này là Thánh Kinh, nơi Thiên Chúa nói với chúng ta và bảo chúng ta làm thế nào để sống một cách đúng đắn. Thế nhưng cũng có những nguồn mạch khác nữa, nguồn mạch đích thực thật sự là chính Chúa Giêsu, nơi Người Thiên Chúa đã ban chính bản thân của Ngài. Ngài làm điều này trước hết nơi Thánh Thể. Chúng ta có thể thực sự uống trực tiếp từ nguồn mạch sự sống, ở chỗ, Ngài đến với chúng ta và làm cho mỗi người chúng ta ở với Ngài. Chúng ta có thể thấy điều này chân thực biết bao, ở chỗ, nhờ Thánh Thể, bí tích hiệp thông, một cộng đồng được thành hình, một cộng đồng vượt trên tất cả mọi biên giới và bao gồm tất cả mọi ngôn ngữ – chúng ta thấy nó ở nơi đây là nơi đang có sự hiện diện của các vị Giám Mục thuộc mọi ngôn ngữ và từ khắp nơi trên thế giới – nhờ mối hiệp thông mà Giáo Hội hoàn vủ được thành hình, nơi Thiên Chúa muốn nói với chúng ta và sống giữa chúng ta. Đó là cách chúng ta cần phải lãnh nhận Thánh Thể: khi thấy Thánh Thể như là một cuộc hội ngộ với Chúa Giêsu, một cuộc hội ngộ với chính Thiên Chúa, Đấng dẫn chúng ta tới các nguồn mạch sự sống đích thực.

 

Quí phụ huynh thân mến! Tôi xin anh chị em hãy giúp con cái mình lớn lên trong đức tin, tôi xin anh chị em hãy đồng hành với các em trong cuộc hành trình tiến đến việc Rước Lễ Lần Đầu, một cuộc hành trình được tiếp tục sau ngày hôm nay, và hãy liên kết với các em trong việc các em tìm cách đến tới Chúa Giêsu và với Chúa Giêsu. Xin hãy đi với con cái của anh chị em tới Nhà Thờ và tham dự vào việc cử hành Thánh Thể Chúa Nhật! Anh chị em sẽ thấy rằng đó không phải là việc mất giờ; trái lại, nó chính là điều giữ cho gia đình của anh chị em được thực sự kết liên và hiệp nhất. Chúa Nhật trở nên tuyệt vời hơn, cả tuần lễ trở thành tuyễt vời hơn, khi anh chị em cùng nhau đi Lễ Chúa Nhật. Và xin anh chị em hãy cầu nguyện với nhau ở gia đình nữa: vào những bữa ăn và trước khi lên giường. Việc cầu nguyện không chỉ mang chúng ta lại gần Thiên Chúa mà còn mang chúng ta đến chỗ gần gũi với nhau hơn. Nó là một nguồn tràn đầy an bình và hoan lạc. Đời sống gia đình trở thành vui tươi hơn và phát triển hơn bất cứ lúc nào có sự hiện diện của Thiên Chúa và bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy gần gũi với Ngài trong khi cầu nguyện.

 

Các giáo lý viên và thày cô thân mến, Tôi tha thiết xin anh chị em hãy bảo tồn nơi các học đường việc tìm kiếm Thiên Chúa, vì vị Thiên Chúa ở nơi Chúa Giêsu Kitô đã tỏ mình tỏ tường cho chúng ta. Tôi biết rằng trong một thế giới có tính cách đa nguyên của chúng ta đây, việc đề cập tới vấn đề đức tin trong các học đường không phải là điều dễ dàng gì. Thế nhưng, thành phần trẻ em và giới trẻ của chúng ta khó mà đầy đủ được khi chúng chỉ học biết kiến thức và khả năng về kỹ thuật, chứ không học biết các thứ qui tắc cho thấy hướng đi và ý nghĩa của kiến thức và khả năng. Hãy khuyến khích học sinh của anh chị em, chẳng những trong việc nêu lên các vấn nạn về những gì đặc biệt – một điều gì đó tự bản chất tốt lành – mà còn nhất là hỏi đến những lý do và lý lẽ về đời sống nói chung. Hãy giúp cho chúng nhận thức rằng bất cứ câu giải đáp nào mà sau cùng không dẫn tới Thiên Chúa đều là những thứ giải đáp thiếu hụt, không đầy đủ.

 

Quí linh mục và tất cả những ai trợ giúp nơi các giáo xứ thân mến! Tôi thiết tha xin anh chị em hãy làm mọi sự có thể để làm cho giáo xứ thành một ‘cộng đồng thiêng liêng’ cho dân chúng – một đại gia đình là nơi chúng ta cũng cảm thấy được một gia đình lớn lao hơn của Giáo Hội hoàn vũ, và hãy học nơi phụng vụ, nơi giáo lý và nơi tất cả mọi biến cố của đời sống giáo xứ việc cùng nhau tiến bước trên con đường của sự sống chân thực.

 

Ba nơi giáo dục này – gia đình, học đường và giáo xứ – sát cánh với nhau, và chúng giúp chúng ta tìm thấy con đường dẫn tới các mạch nguồn sự sống, và thật sự là tất cả chúng ta, hỡi các em nhỏ, các phụ huynh và thày cô thân mến, đều muốn ‘sống viên mãn’ vậy. Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20060910_vespers-munich_en.html 

  

TOP

 

Bài giảng Thánh Lễ Thứ Hai ngày 11 tại Kapellplatz, Altotting

 

Quí Chư Huynh Giám Mục và Linh Mục!

Anh Chị Em thân mến!

 

Hôm nay, trong Bài Đọc Thứ Nhất, Bài Đáp Ca và Phúc Âm, vào 3 lúc khác nhau và 3 cách thức cách nhau, chúng ta thấy Mẹ Maria, Người Mẹ của Chúa Kitô, hiện lên như là một người nữ nguyện cầu. Trong Sách Tông Vụ, chúng ta thấy Mẹ ở giữa cộng đồng chư vị Tông Đồ qui tụ lại ở Căn Thượng Lầu, cầu xin Chúa Kitô bấy giờ đã về cùng Cha hoàn tất lời hứa của Người: ‘Mấy ngày nữa đây các con sẽ được rửa trong Thánh Linh’ (1:5). Mẹ Maria hướng dẫn Giáo Hội mới sinh sống nguyện cầu; Mẹ thực sự là hiện thân của Giáo Hội sống nguyện cầu. Bởi thế, cùng với đại cộng đồng các thánh nhân và ở giữa các vị, Mẹ đứng, thậm chí cho tới ngày hôm nay, trước nhan Thiên Chúa để chuyển cầu cho chúng ta, xin Con Mẹ hãy sai Thần Linh của Người một lần nữa xuống trên Giáo Hội và canh tân bộ mặt trái đất.

 

Chúng ta đã đáp lại bài đọc này bằng việc xướng lên với Mẹ Maria bài đại thánh ca chúc tụng được Mẹ cất lên sau khi bà Isave gọi Mẹ diễm phúc bởi niềm tin của Mẹ. Nó là một lời nguyện cầu tạ ơn, một lời nguyện cầu của niềm vui trong Thiên Chúa, một lời nguyện cầu ngợi khen các công việc toàn năng của Ngài. Cái chủ yếu của bài ca này đã hiện lên rõ ràng ngay từ những lời đầu tiên của nó: ‘Linh hồn tôi ngợi khen – hay linh hồn tôi cao cả – Chúa’. Việc làm cho Chúa nên cao cả nghĩa là hiến dâng cho Ngài một vị trí trên thế giới này, trong đời sống của chúng ta, và để Ngài đi vào thời gian và hoạt động của chúng ta: nói cho cùng thì đó là yếu tính của việc thực sự nguyện cầu. Nơi nào Thiên Chúa được nên cao cả thì con người nam nữ không trở nên bé nhỏ: cả ở nơi Thiên Chúa được nên cao cả, con người nam nữ cũng trở thành cao cả và thế giới được tràn đầy ánh sáng.   

 

Sau hết, trong bài Phúc Âm, Mẹ Maria đã thay cho một số thân hữu đang cần giúp đỡ yêu cầu Con Mẹ rat ay. Thoạt tiên thì đây có thể trở thành một cuộc đối thoại hoàn toàn về nhân loại giữa một Người Mẹ và Con mình, và nó thực sự là một cuộc đối thoại phong phú theo nhân loại. Tuy nhiên, Mẹ Maria không nói với Chúa Giêsu như thể Người là một con người thuần túy có khả năng và sự trợ giúp làm Mẹ có thể cậy nhờ. Mẹ trao phó nhu cầu của con người cho quyền năng của Người, một quyền năng vượt trên năng khiếu và khả năng của con người. Trong cuộc đối thoại này với Chúa Giêsu, chúng ta thực sự thấy Mẹ như là một Người Mẹ kêu xin, một Người Mẹ chuyển cầu. Khi chúng ta lắng nghe đoạn Phúc Âm này, cũng cần phải đi sâu hơn một chút, không những để hiểu Chúa Giêsu và Mẹ Maria hơn nữa, mà còn học nơi Mẹ Maria cách thức cầu nguyện xác đáng. Mẹ Maria không thực sự xin một điều gì đó nơi Chúa Giêsu: Mẹ chỉ nói với Người rằng: ‘Họ hết rượu rồi’ (Jn 2:3). Những đám cưới ở Thánh Địa được cử hành cả tuần lễ; cả tỉnh đều tham dự và vì thế mà cần phải có nhiều rượu uống. Bấy giờ cô dâu chú rễ cảm thấy bối rối, và Mẹ Maria chỉ nói về tình trạng ấy với Chúa Giêsu thôi. Mẹ không xin bất cứ một điều gì đặc biệt hết, lại càng không xin Chúa Giêsu tỏ ra quyền phép của Người, thực hiện một phép lạ, làm cho có rượu. Mẹ chỉ trao vấn đề cho Chúa Giêsu và tùy Người quyết định về những gì cần phải làm. Bởi thế, nơi những lời lẽ bình thường của Mẹ Chúa Giêsu, chúng ta có thể thấy được hai điều: một đàng là tấm lòng quan tâm trìu mến của Mẹ đối với con người, một lòng cảm mến từ mẫu làm cho Mẹ nhận ra những vấn đề nơi kẻ khác. Chúng ta thấy được sự tốt lành chân thật của Mẹ và việc Mẹ sẵn sàng giúp đỡ. Đó là một Người Mẹ được các thế hệ dân chúng đã từng đến Altotting để viếng thăm. Chúng ta ký thác cho Mẹ các việc chăm sóc của chúng ta, các nhu cầu của chúng ta và các gian nan khốn khó của chúng ta. Thái độ từ mẫu sẵn sàng giúp đỡ của Mẹ được chúng ta tin tưởng xuất hiện ở nơi đây lần đầu tiên trong Thánh Kinh. Thế nhưng, ngoài khía cạnh thứ nhất này, khía cạnh mà tất cả chúng ta đều quen thuộc, còn một khía cạnh khác, khía cạnh chúng ta có thể dễ dàng lướt qua: Mẹ Maria để hết mọi sự cho việc phán quyết của Chúa. Ở Nazarét, Mẹ đã trao phó ý muốn của mình, thuận phục vào ý muốn của Thiên Chúa: ‘Này tôi là tôi tớ Chúa; tôi xin vâng như lời thiên sứ truyền’ (Lk 1:38). Và điều ấy tiếp tục là thái độ chính yếu của Mẹ. Đó là cách thức Mẹ dạy chúng ta cầu nguyện: không phải bằng việc tìm cách tỏ ra ý muốn của mình và ước muốn của mình trước Thiên Chúa, dù chúng có quan trọng đến đâu chăng nữa, dù chúng ta có thấy chúng hợp tình hợp lý mấy chăng nữa, mà là mang chúng đến trước Ngài và để Ngài quyết định những gì Ngài muốn thực hiện. Nơi Mẹ Maria chúng ta học được lòng ưu ái và sẵn sàng giúp đỡ, thế nhưng chúng ta cũng học được lòng khiêm nhượng và quảng đại trong việc chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa, với lòng tin tưởng rằng, bất cứ ý của Ngài ra sao, ý ấy sẽ là ý của chúng ta, và là sự thiện thực sự của tôi.

 

Tôi nghĩ, chúng ta có thể hiểu rất rõ thái độ và lời lẽ của Mẹ Maria, tuy nhiên, chúng ta vẫn còn cảm thấy rất khó hiểu câu ttrả lời của Chúa Giêsu. Trước hết, chúng ta không thích cách Người nói với Mẹ là ‘Hỡi Bà’. Tại sao Người không nói rằng ‘Thưa Mẹ’? Thế nhưng tước hiệu ấy thực sự diễn tả vị trí của Mẹ Maria nơi lịch sử cứu độ. Nó hướng về tương lai, đến giờ khắc khổ giá, khi Chúa Giêsu nói với Người là: ‘Hỡi Bà, này là con Bà – Hỡi con, này là mẹ của con’ (Jn 19:26-27). Nó ngưỡng vọng tới giờ khắc Người sẽ làm cho người nữ này, Mẹ của Người, làm Mẹ của tất cả mọi môn đệ của Người. Ngoài ra, danh xưng ‘Hỡi Bà’ nhắc lại trình thuật tạo dựng nên Evà: Adong, được vây quanh bởi tạo vật đầy những uy nghi tráng lệ, cảm thấy cái lẻ loi làm người. Thế rồi Evà được tạo dựng nên, và nơi Evà, Adong thấy được người bạn đời Adong trông mong; để rồi Adong đã đặt tên cho Evà là ‘đàn bà’. Vậy, theo Phúc  Âm Thánh Gioan, Mẹ Maria tiêu biểu cho một nữ giới mới, một nữ giới dứt khoát, một đồng bạn của Chúa Cứu Thế, một Người Mẹ của chúng ta: danh xưng này, một danh xưng có vẻ thiếu cảm mmến thực sự lại diễn tả được cái cao cả nơi vai trò trường kỳ của Mẹ Maria.

 

Tuy nhiên, chúng ta lại càng không thích những gì Chúa Giêsu bấy giờ nói với Mẹ Maria ở cana: ‘Hỡi Bà, Tôi đâu có can dự gì với bà? Giờ của Tôi chưa tới’ (Jn 2:4). Chúng ta muốn phản đối, ở chỗ: Chúa có nhiều thứ liên hệ với Mẹ chứ! Chính Mẹ Maria đã hiến cho Chúa máu thịt, Mẹ đã hiến cho Chúa thân thể của Chúa, và chẳng những là thân thể của Chúa: với tiếng ‘xin vâng’ xuất phát từ đáy lòng của Mẹ mà Mẹ đã cưu mang Chúa trong lòng dạ của Mẹ, và với tình yêu của Mẹ, Mẹ đã hiến cho Chúa sự sống và đem Chúa vào cộng đồng dân Yến Duyên. Thế nhưng, nếu đó là những gì chúng ta nói cùng Chúa Giêsu, thì chúng ta đã đi đúng hướng đến chỗ hiểu được câu trả lời của Người. Vì tất cả những điều ấy nhắc nhở chúng ta rằng đã có hai cuộc đối thoại xẩy ra vào lúc nhập thể của Chúa Giêsu; hai cuộc đối thoại này đi với nhau và hòa nhập thành mộït. Trước hết, có một cuộc đối thoại của Mẹ Maria với Tổng Lãnh Thần Gabiên, khi Mẹ thưa: ‘Xin hãy thực hiện nơi tôi như lời ngài truyền’ (Lk 1:38). Thế nhưng, cũng có một đoạn tương đương với đoạn này, có thể nói, nơi chính Thiên Chúa, đoạn chúng ta đọc trong Thư gửi Do Thái, đoạn viết về những lời của bài Thánh Vịnh 40 trở thành một thứ đồi thoại giữa Cha và Con, một cuộc đối thoại mở đường cho cuộc Nhập Thể. Người Con Hằng Hữu thưa cùng Cha rằng: ‘Hy xinh và lễ vật thì Cha chẳng ưng, song Cha đã ban cho Con một thân xác… Này đây Con đến để làm theo ý Cha’ (Heb 10:5-7; x Ps 40:6-8). Tiếng ‘xin vâng’ của Người Con: ‘Con đến để làm theo ý Cha’, và tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ Maria: ‘Tôi xin vâng như lời thiên thần truyền’ – tiếng ‘xin vâng’ nhị trùng này trở thành một tiếng ‘xin vâng’ duy nhất, nhờ đó Lời đã hóa thành nhục thể nơi Mẹ Maria. Nơi tiếng ‘xin vâng’ nhị trùng này được hiện thân nơi việc vâng lời của Người Con, và bởi tiếng ‘xin vâng’ của mình Mẹ Maria đã hiến cho Người thân xác ấy. ‘Hỡi Bà, Tôi đâu có can chi với Bà?’ Cuối cùng, những gì mỗi người chúng ta liên hệ với keẻkhác đều được chất chứa nơi tiếng ‘xin vcâng’ nhị trùng này, một tiếng ‘xin vâng’ mang lại việc Nhập Thể. Câu trả lời của Chúa Kitô hướng tới điểm hiệp nhất sâu xa ấy. Chính vì điều này mà Người chỉ về Người Mẹ của Người. Ở đây, trong tiếng ‘xin vâng’ chung của hai Người trước ý muốn của Chúa Cha mới có được một câu trả lời. Cả chúng ta bao giờ cũng cần phải học hỏi một cách mới mẻ về cách thuưc để tiến tới chỗ ấy; nơi chúng ta sẽ tìm thấy được câu trả lời cho các vấn nạn của chúng ta.

 

Nếu chúng ta lấy điều này như khởi điểm của mình thì giờ đây chúng ta cũng có thể hiểu được phần thứ bhai nơi câu trả lời của Chúa Giêsu: ‘Giờ của Tôi chưa đến’. Chúa Giêsu không bao giồ hành động hoàn toàn lẻ loi một mình hết, và không bao giờ làm để làm hài lòng người khác. Chúa Cha bao giờ cũng là khởi điểm cho các hành động của Người, và đó là những gì liên kết Người với Mẹ Maria, vì Mẹ muốn thực hiện việc yêu cầu của Mẹ trong cùng mối hiệp nhất ý muốn này với Chúa Cha. Bởi vậy mà thật là ngỡ ngàng ở chỗ, sau khi nghe thấy câu trả lời của Chúa Giêsu, một câu trả lời rõ ràng là từ chối lời yêu cầu của Mẹ, thế mà Mẹ vẫn thản nhiên nói cùng thành phần phục dịch rằng: ‘Các anh hãy làm những gì Người bảo’ (Jn 2:5). Chúa Giêsu không phải là một tay làm sự lạ, Người không giỡn chơi với quyền năng của mình nơi những gì chỉ là tư vụ. Không, Người ban cho một dấu hiệu, một dấu hiệu Người dùng để loan báo giờ của Người, giờ của một cuộc lễ cưới, giờ của việc hiệp nhất giữa Thiên Chúa và loài người. Người không chỉ nguyên ‘hóa’ rượu mà còn biến đổi cuộc lễ cưới của con người thành hình ảnh của cuộc lễ cưới thần linh, một lễ cưới được Chúa Cha mời gọi chúng ta nơi Người Con và là một lễ cưới Ngài ban cho chúng ta mọi sự tốt đẹp được tiêu biểu nơi tính cách dồi dào rượu uống. Lễ cưới này trở thành một hình ảnh của giây phút Chúa Giêsu yêu thương cho tới cùng, giây phút Người để cho xác thân của mình bị xâu xé, nhờ đó vĩnh viễn ban mình cho chúng ta, hoàn toàn trở nên một với chúng ta – một đám cưới giữa Thiên Chúa và con người. Giờ của Cây Thập Tự Giá, giờ khắc này là nguồn mạch của Bí Tích, một bí tích Người thực sự ban mình cho chúng ta nơi thịt và máu, đặt Thân Thể của Người vào bàn tay của chúng ta và tấm lòng của chúng ta, đó là giờ khắc của cuộc lễ cưới này. Bởi vậy, một nhu cầu nhất thời được giải quyết một cách thực sự thần linh và lời yêu cầu ban đầu đã được dồi dào đáp ứng. Giờ của Chúa Giêsu chưa tới, thế nhưng, nơi dấu hiệu nước hóa thành rượu, nơi dấu hiệu của một tặng ân mừng rỡ này, Người bấy giờ đã ngưỡng vọng tới giờ khắc ấy rồi vậy.

 

‘Giờ khắc’ của Chúa Giêsu là Cây Thập Tự Giá; giờ khắc tối hậu của Người sẽ là việc Người trở lại vào ngày cùng tháng tận. Người cũng tiếp tục ngưỡng vọng đến giờ khắc tối hậu này nơi Thánh Thể, trong đó, cho tới giờ đây, Người luôn đến với chúng ta. Và Người làm điều này một cách mới mẻ luôn luôn, qua việc chuyển cầu của Mẹ Người, qua việc chuyển cầu của Giáo Hội, lời chuyển cầu kêu lên với Người trong các Kinh Nguyện Thánh Thể rằng: ‘Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến!’. Theo Qui Lễ, Giáo Hội liên lỉ nguyện cầu cho ‘giờ khắc’ được trông ngóng này, xin Người đến thậm chí vào lúc này đây và ban cho chúng ta. Bởi vậy chúng ta hãy để Mẹ Maria hướng dẫn chúng ta, Người Mẹ Ân Sủng ở Altotting, Người Mẹ Mẹ của tất cả mọi tín hữu, tới ‘giờ khắc’ của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy xin Người ban cho chúng ta tặng ân được hiểu biết Người sâu xa hơn. Và chớ gì việc chúng ta lãnh nhận Người không biến thành giây phút hiệp thông mà thôi. Chúa Giêsu vẫn hiện diện nơi Bánh thánh và Người liên lỉ đợi chờ chúng ta. Ở Altotting đây, việc tôn thờ Chúa trong Bí Tích Thánh Thể đã tìm thấy được một địa điểm mới trong kho tàng cũ. Mẹ Maria và Chúa Giêsu đi với nhau. Nhờ Mẹ Maria chúng ta muốn tiếp tục việc chúng ta đối thoại với Chúa và biết cách lãnh nhận Người một cách tốt đẹp hơn. Hỡi Thánh Mẫu của Thiên Chúa, xin cầu cho chúng con, như ở Cana Mẹ đã cầu cho đôi tân hôn vậy! Xin Mẹ hướng dẫn chúng con đến với Chúa Giêsu – luôn luôn mãi mãi. Amen!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20060911_shrine-altotting_en.html

 

 

TOP

 

Bài giảng Giờ Kinh Tối Thánh Mẫu Ngày Thứ Hai 11 tại Đền Thờ Thánh Anna Ở Altotting

 

Quí Bạn thân mến!

 

Ở Altotting đây, nơi đầy ơn phúc này, chúng ta qui tụ lại – các chủng sinh đang sửa soạn làm linh mục, các linh mục, các tu sĩ nam nữ và các phần tử thuộc Hội Về Các Ơn Gọi Thiêng Liêng – qui tụ lại Đền Thờ Thánh Anna, trước đền thánh của người con gái của bà là Mẹ Chúa Kitô. Chúng ta đã qui tụ lại nơi đây để suy nghĩ về ơn gọi của chúng ta trong việc phục vụ Chúa Giêsu Kitô, và dưới ánh mắt chăm sóc của Thánh Anna, vị có ngôi nhà đã phát triển một ơn gọi cao cả nhất trong lịch sử cứu độ, chúng ta có thể hiểu được ơn gọi của mình hơn nữa. Mẹ Maria đã lãnh nhận ơn gọi của mình từ môi miệng của một vị thiên thần. Vị thiên thần này không tiến vào phòng của chúng ta một cách hữu hình, nhưng Chúa đã có một dự án cho mỗi một người trong chúng ta, Người gọi đích danh mỗi người chúng ta. Công việc của chúng ta là biết cách lắng nghe, biết nhận ra lời kêu gọi của Người, biết can đảm và trung thành theo Người, và khi đã nói và làm tất cả mọi sự, biết trở thành những người tôi tớ trung thực trong việc sử dụng những tặng ân được trao ban cho chúng ta.

 

Chúng ta biết rằng Chúa tìm kiếm những người thợ đến làm việc cho mùa gặt của Người. Chính Người đã nói như thế: ‘Mùa màng thì bề bộn nhưng thợ gặt thì ít ỏi; bởi thế hãy xin Chủ mùa hãy sai thợ đến làm việc cho mùa gặt của Ngài’ (Mt 9:37-38). Đó là lý do tại sao chúng ta qui tụ lại nơi đây để thiết tha yêu cầu Vị Chúa của mùa gặt. Mùa gặt của Chúa thật sự là bề bộn và cần đến thành phần thợ gặt: ở nơi gọi là Thế Giới Thứ Ba – ở Châu Mỹ Latinh, ở Phi Châu và ở Á Châu – dân chúng đang đợi chờ thành phần rao giảng tin mừng được mang đến cho họ Phúc Âm hòa bình, tin mừng của Thiên Chúa là Đấng đã làm người. Thế nhưng ở cả nơi được gọi là Tây Phương nữa, ở nơi Đức quốc giữa chúng ta đây, cũng như ở những miền đất rộng lớn của Nga, thật sự là cả một mùa gặt bề bộn có thể được gặt hái. Thế nhưng ít người muốn trở thành thành phần thợ làm việc cho mùa gặt của Thiên Chúa. Ngày nay cũng như bấy giờ, lúc mà Chúa Kitô cảm thương đám dân chúng như chiên không người chăn – thành phần dân chúng có lẽ biết cách thực hiện nhiều điều, nhưng thấy khó lòng làm cho đời sống của mình cảm thấy nghĩa lý. Lạy Chúa, xin hãy nhìn đến thời điểm rối loạn của chúng con đây, thời điểm cần đến những nhà giảng thuyết của Phúc Âm, những vị chứng nhân cho Chúa, những con người có thể chỉ cho thấy con đường dẫn tới ‘sự sống viên mãn’! Xin hãy nhìn đến thế giới của chúng con và dủ lòng thương xót một lần nữa! Xin hãy nhìn đến thế giới của chúng con và sai thợ gặt tới! Bằng lời thỉnh nguyện ấy, chúng ta gõ cửa của Thiên Chúa, nhưng cũng với lời thỉnh nguyện này Chúa đang gõ cửa lòng của chúng ta. Lạy Chúa, Chúa có cần con không? Có thể là quá vĩ đại đối với con? Phải chăng con quá nhỏ bé đối với công cuộc này? ‘Đừng sợ’, vị thiên thần nói cùng Mẹ Maria như thế. ‘Đừng sợ: Ta đã đích thân gọi tên ngươi’, Thiên Chúa nói với chúng ta, với từng người trong chúng ta, qua tiên tri Isaia (43:1).

 

Nếu chúng ta thưa ‘xin vâng’ với tiếng gọi của Chúa thì chúng ta đi đâu đây? Lời diễn tả ngắn gọn nhất về sứ vụ linh mục – và đó cũng đúng một cách đặc biệt với cả thành phần tu sĩ nam nữa nữa – đã được Thánh Ký Marcô cống hiến cho chúng ta. Trong đoạn trình thuật về việc 12 Vị được kêu gọi, thánh ký viết: ‘Chúa Giêsu chỉ định 12 vị để ở với Người và để được sai đi’ (3:14). Để ở với Chúa Giêsu và để được sai đi, đi gặp gỡ dân chúng – hai điều này thuộc về nhau và cùng nhau trở thành tâm điểm của ơn gọi, của thiên chức linh mục. Để ở với Người và để được sai đi – hai điều này là những gì bất khả phân ly. Chỉ có ai ở ‘với Người’ mới nhận biết Người và mới có thể thực sự rao giảng về Người. Và ai ở với Người thì không thể giữ lấy cho mình những gì họ đã tìm thấy; trái lại, họ thông đạt ra. Đó là trường hợp của Anrê, người đã nói với người anh em Simon rằng: ‘Chúng tôi đã gặp Đấng Thiên Sai’ (Jn 1:41). Rồi vị Thánh Ký thêm: ‘Anh đã mang Simon đến với Chúa Giêsu’ (Jn 1:42). Giáo Hoàng Grêgôriô Cả, ở một trong những bài giảng của mình, có lần nói là thiên thần của Thiên Chúa, dù có thi hành sứ vụ của mình xa xôi đi nữa cũng luôn chuyển động trong Thiên Chúa. Họ luôn ở với Ngài. Và trong khi nói về các thiên thần, Thánh Grêgôriô cũng nghĩ đến các vị giám mục và linh mục: họ đi bất cứ nơi nào, họ cũng luôn phải ‘ở với Ngài’. Chúng ta biết được điều này theo kinh nghiệm: bất cứ khi nào vị linh mục, vì nhiều thứ nhiệm vụ của mình, càng ngày càng có ít giờ giành để ở với Chúa, họ sẽ từ từ mất đi sức mạnh nội tâm là những gì bảo trì họ để có thể thi hành tất cả những hoạt động thường có tính cấh anh hùng của họ. Hoạt động của họ tiến đến chỗ duy động rỗng tuyếch. Để ở với Chúa Kitô – làm thế nào thực hiện đây? Đúng thế, điều tiên quyết và quan trọng nhất đối với một vị linh mục đó là Thánh Lễ hằng ngày của họ, luôn cử hành bằng một ý thức nội tâm sâu xa. Nếu chúng ta cử hành Thánh Lễ thực sự như là những con người của nguyện cầu, nếu chúng ta liên kết những ngôn từ và hoạt động của chúng ta với Lời đi trước chúng ta và để cho chúng được việc cử hành Thánh Thể hình thành, nếu trong việc Hiệp Lễ chúng ta để mình thực sự được Người ấp ủ và tiếp nhận Người – thì chúng ta đang ở với Người.

 

Phụng Vụ Giờ Kinh là cách thức cần thiết khác để ở với Chúa Kitô: ở đây chúng ta nguyện cầu như thành phần ý thức được nhu cầu của mình cần nói với Thiên Chúa, trong khi đó lại thăng hóa tất cả những ai không có giờ hay có khả năng để cầu nguyện như thế. Nếu việc cử hành Thánh Thể của chúng ta và Phụng Vụ Giờ Kinh giữ được ý nghĩa của chúng, chúng ta cần phải liên lỉ chuyên chú vào việc đọc sách thiêng liêng Thánh Kinh; không những để có thể giải mã và giải thích những lời nói thuộc về một quá khứ xa xăm, mà còn khám phá ra lời lẽ ủi an được Ch1ua giờ đây nói với tôi, Chúa là Đấng thách đố tôi bằng lời ấy. Chỉ có thế, chúng ta mới có thể mang Lời thần hứng đến cho con người nam nữ của thời đại chúng ta như là Lời hiện đại và hằng sống của Thiên Chúa.

 

Việc tôn thờ Thánh Thể là một cách thức cần thiết để ở với Chúa. Nhờ Giám Mục Schraml mà Altotting giờ đây có một ‘kho tàng’ mới. Một nơi mà các kho tàng của quá khứ đã được gìn giữ, những vật quí báu về lịch sử và tôn giáo, giờ đây có một nơi cho kho tàng thực sự này của Giáo Hội: đó là sự hiện diện thường trực của Chúa Kitô trong Bí Tích của Người. Ở một trong những dụ ngôn của mình, Chúa Kitô đã nói về một kho tàng được dấu trong một thửa ruộng; người tìm thấy nó thì bán đi tất cả mọi sự có được để tậu lấu thửa ruộng đó, vì kho tàng kín mật ấy còn giá trị hơn bất cứ một sự gì khác. Kho tàng kín mật này, sự thiện lớn hơn bất cứ sự thiện nào khác, là Vương Quốc của Thiên Chúa – đó là chính Chúa Giêsu, một Vương Quốc hiện thân. Nơi Bánh thánh, Người hiện diện, một kho tàng đích thực, luôn đợi chờ chúng ta. Chỉ khi nào nhờ việc tôn thờ sự hiện diện này chúng ta mới biết lãnh nhận Người một cách thích đáng – chúng ta biết thực tại của việc hiệp lễ, chúng ta biết việc cử hành Thánh Thể từ bên trong. Ở đây tôi xin  trích dẫn một số lời hay hay của Thánh Edith Stein, vị đồng quan thày của Âu Châu, đã viết ở một trong những bức thư của mình rằng: ‘Chúa Kitô hiện diện nơi nhà tạm bằng thần tính và nhân tính của Chúa. Người không ở đó vì Người mà là vì chúng ta: vì Người vui mừng được ở với chúng ta. Người biết rằng chúng ta, theo tự nhiên, cần có Nguời gần kề một cách thân tình. Nhờ đó, bất cứ ai có những tư tưởng và cảm tình bình thường tự nhiên được thu hút để sống với Người, bất cứ ở đâu có thể và nhiều bao nhiêu có thể’ (Gesammelte Werke VII, 136ff.). Chúng ta hãy ở với Chúa! Ở đó chúng ta có thể nói với Ngài về hết mọi sự. Chúng ta có thể dâng lên Người các thỉnh nguyện, các quan tâm, các thứ rắc rối trục trặc. Niềm vui của chúng ta. Lòng tri ân của chúng ta, những nỗi thất vọng của chúng ta, các nhu cầu của chúng ta và các ước vọng của chúng ta. Ở đó chúng ta có thể liên lỉ hỏi Người rằng: ‘Lạy Chúa, xin sai những người thợ đến làm mùa cho Chúa! Xin giúp con được là thành phần làm việc tốt lành trong vườn nho của Chúa!’

 

Ở Đền Thờ này đây, chúng ta hướng ý nghĩ về Mẹ Maria, Vị đã sống cuộc đời của mình hoàn toàn ‘với Chúa Giêsu’, nhờ đó, đã tiếp tục và đang tiếp tục gần gữi với tất cả mọi con người nam nữ. Nhiều gtấm bảng tạ ơn là dấu hiệu cụ thể về điều này. Chúng ta hãy nghĩ đến người mẹ thánh của Đức Maria đó là Thánh Anna, và cùng với Mẹ, chúng ta hãy nghĩ đến tầm quan trọng của các bà mẹ và ông bố, của thành phần làm ông làm bà, cũng như đến tầm quan trọng của gia đình như là một môi trường của cuộc sống và nguyện cầu, nơi chúng ta học biết nguyện cầu và là nơi nẩy nở ơn gọi.

 

Ở Altotting đây, chúng ta tự nhiên nghĩ đặc biệt tới Sư Huynh Conrad tốt lành. Ngài đã từ bỏ cả một gia sản lớn, vì ngài muốn theo Chúa Giêsu một cách dứt khoát và để trọn vẹn ở với Người. Như Chúa Kitô khuyên dụ trong dụ ngôn này, ngài đã cxhọn chỗ thấp nhất, chỗ của một người giáo dân tầm thường – một sư huynh và là một người gác cổng. Ở túp lều canh gác của mình, ngài đã có thể đạt được thực sự những gì Thánh marcô đã nói với chúng ta về các Vị Tông Đồ, đó là ‘để ở với Người’, ‘được sai đến’ với kẻ khác. Từ căn phòng của mình, ngài có thể thấy nhà tạm, nhờ đó luôn ‘ở với Chúa Kitô’. Từ việc chiêm ngắm ấy, ngài học được lòng nhân ái bao la để đối xử thành phần đến gõ cửa của ngài suốt ngày – đôi khi có tính cách tai hại, để kêu cầu ngài, có những lúc ầm ĩ và nóng nẩy giận dữ. Bằng sự thiên hảo và khiêm tốn của mình, không cần những lời lẽ trịnh trọng, ngài đã cống hiến một sứ điệp còn giá trị hơn những lời nói xuống. Chúng ta hãy nguyện cầu cùng Thánh Sư Huyenh Conrad; chúng ta hãy xin ngài giúp chúng ta gắn mắt vào Chúa, để mang tình yêu của Thiên Chúa đến cho con người bnam nữ của thời đại chúng ta. Amen!

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20060911_vespers-altotting_en.html 

 

TOP

 

Bài giảng Thánh Lễ ngày Thứ Ba 12 tại Islinger Feld, Regensburg

 

Quí Huynh thân mến trong vai trò thừa tác vụ giám mục và linh mục!

Anh Chị Em thân mến!

 

‘Những ai tin tưởng không bao giờ cảm thấy lẻ loi đơn độc’. Tôi muốn trở lại một lần nữa với đề tài của những ngày này và bày tỏ niềm vui của tôi về việc chúng ta có thể thấy ở nơi đây thật là đúng biết bao sự kiện đức tin là những gì mang chúng ta lại với nhau và cống hiến cho chúng ta lý do để cử hành đức tin. Nó hiến cho chúng ta niềm vui trong Thiên Chúa, niềm vui nơi tạo vật của Ngài, niềm vui được qui tụ lại với nhau. Tôi nhận ra rằng việc cử hành này đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực để sửa soạn. Khi đọc thấy những tường trình từ các tờ nhật báo tôi nghĩ tới biết bao nhiêu là người hiến thời giờ và nghị lực để thực hiện một việc làm tốt đẹp như thế cho vấn đề chuẩn bị khu vực lộ thiên rộng lớn này. Nhờ họ chúng ta đã có được Cây Thánh Giá ở trên ngọn đồi này, như là một dấu hiệu cho sự an bình của Thiên Chúa trên thế giới; những con đường đã được gọn ghẽ sáng sủa; tình trạng an ninh và trật tự tốt lành đã được bảo đảm; nhà cửa đã được cung ứng, và nhiều thứ khác nữa. Tôi không thể tưởng tượng – thậm chí vào lúc này đây tôi chỉ mới bắt đầu nghĩ đến – biết bao nhiêu là công việc, cho tới những chi tiết nhỏ nhặt nhất, cần phải được thực hiện cho việc chúng ta gặp gỡ nhau hôm nay đây. Đối với tất cả những điều ấy, tôi chỉ biết nói một lời là ‘Chân thành đa tạ!’ Xin Chúa trả ơn cho anh chị em về hết mọi sự anh chị em đã làm, và chớ gì niềm vui chúng ta giờ đây cảm thấy như là thành quả của những gì anh chị em sửa soạn trở nên gấp trăm cho từng người trong anh chị em! Tôi rất cảm động khi tôi nghe thấy biết bao nhiêu là người, nhất là từ các học đường về nghề nghiệp ở Weiden và Hamburg, cũng như nhiều hãng xưởng và cá nhân, nam cũng như nữ, cũng giúp vào việc làm cho ngôi nhà bé nhỏ và khu vườn của tôi trở nên xinh đẹp hơn một chút nữa. Tôi hơi cảm thấy ngỡ ngàng trước điều tốt đẹp này, nên một lần nữa tôi cũng chỉ có thể nói lên lời ‘cám ơn’ khiêm tốn về tất cả mọi nỗ lực của anh chị em. Anh chị em không làm điều này chỉ vì một con người duy nhất, mà thực ra anh chị em làm như thế bằng một tinh thần đoàn kết trong đức tin, một đức tin đưoơc tác động bởi tình yêu Chúa Kitô và Giáo Hội. Tất cả những điều này là dấu hiệu về một nhân loại đích thực, xuất phát từ việc chúng ta cảm nghiệm được tình yêu của Chúa Giêsu Kitô.        

 

Chúng ta qui tụ lại đây để cử hành đức tin. Thế nhưng vấn đề liền hiện lên là: Chúng ta thực sự tin tưởng những gì? Việc có đức tin nghĩa là gì? Đức tin vẫn còn là những gì khả dĩ đối với thế giới tân tiến này hay chăng?... Giáo Hội đã cống hiến cho chúng ta một cuốn ‘Tổng Luận Thần Học’ tí hon, trong đó bào tỏ hết mọi sự thiết yếu. Nó được gọi là Kinh Tin Kính Các Vị Tông Đồ, thường được chia thành 12 điều, tương đương với 12 Tông Đồ. Nó nói về Thiên Chúa, Đấng Hóa Công và là nguồn mạch của tất cả mọi thực tại, của Chúa Kitô và công cuộc cứu độ của Người, và nó lên đến tuyệt đỉnh nơi sự sống lại của kẻ chết và sự sống trường sinh. Nơi cấu trúc căn bản của mình, Kinh Tin Kính này được bao gồm có ba phần chính, và như chúng ta thấy từ lịch sử của nó, nó chỉ là những gì nới rộng của công thức Rửa Tội được Chúa trao phó cho các môn đệ của Người qua mọi thế hệ khi Người bảo họ rằng: ‘Các con hãy đi tuyển mộ môn  đồ khắp các quốc gia, rửa tôị cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần’ (Mk 28:19).

 

Một khi chúng ta ý thức được điều này thì hai điều trở thành sáng tỏ. Trước hết, đức tin là những gì đơn sơ giản dị. Chúng ta tin vào Thiên Chúa – vào vị Thiên Chúa là Nguyên Thủy và là Cùng Đích của sự sống con người. Chúng ta tin tưởng vào một Vị Thiên Chúa đã thực hiện mối liên hệ với chúng ta là con người, Đấng là nguồn gốc và là tương lai của chúng ta. Bởi thế, đức tin là niềm hy vọng luôn mãi, bất khả phân ly: niềm tin tưởng rằng chúng ta có một tương lai và sẽ không chết là hết. Và đức tin là yêu thương, vì tình yêu của Thiên Chúa là những gì ‘lây nhiễm’. Đó là điều thứ nhất, ở chỗ, chúng ta chỉ tin tưởng vào Thiên Chúa, và niềm tin này bao gồm niềm hy vọng và tình yêu thương.

 

Điều thứ hai cũng được sáng tỏ nữa, ở chỗ, Kinh Tin Kính không phải là tổng hợp những lời công bố; nó không phải là một thứ lý thuyết. Nó gắn liền với biến cố Phép Rửa – một cuộc hội ngộ chân thực giữa Thiên Chúa và loài người. Nơi mầu nhiệm của Phép Rửa, Thiên Chúa đã cúi mình xuống để gặp gỡ chúng ta; Ngài đến gần với chúng ta, nhờ đó mang chúng ta đến gần với nhau hơn. Phép rửa có nghĩa là Chúa Giêsu Kitô chấp nhận chúng ta như là anh chị em của Người, đón nhận chúng ta như những người con cái vào gia đình của Thiên Chúa. Như thế Người làm cho chúng ta trở thành một đại gia đìnhtrong mối hiệp nhất phổ quát của Giáo Hội. Thật vậy, những ai tin tưởng thì không cảm thấy bị lẻ loi cô độc. Thiên Chúa đến gặp gỡ chúng ta. Chúng ta hãy tiến lên nghênh đón Ngài để nhờ đó chúng ta gặp nhau! Cho đến mức độ có thể, chúng ta hãy bảo đảm rằng không một ai trong thành phần làm con cái Thiên Chúa lại cảm thấy lẻ loi cộ độc!

 

Chúng tôi tin tưởng vào Thiên Chúa. Đó là một quyết định hệ trọng về phía chúng ta. Thế nhưng, vấn đề cần phải được đặt ra là: phải chăng ngày nay niềm tin này vẫn còn là những gì khả dĩ? Nó có hợp lý hay chăng? Từ Thời Minh Tri trở đi thì khoa học, ít là một phần nào đó, đã thực hiện việc tìm cách giải thích về một thế giới không cần đến Thiên Chúa nữa. Và nếu điều này là thế thì Ngài cũng trở thành không còn thiết yếu trong đời sống của chúng ta nữa. Thế nhưng bất cứ khi nào nỗ lực này dường như sắp sửa thành công – thì vấn đề không thể nào không sáng tỏ là có một cái gì đó thiếu mất nơi phương trình này! Khi Thiên Chúa bị khấu trừ thì một điều gì đó không được cộng thêm cho con người, cho thế giới, cho toàn thể vũ trụ. Bởi vậy mà chúng ta đứng trước hai hai chọn. Đâu là chọn lựa thứ nhất? Lý Trí Sáng tạo, Thần Linh Sáng Tạo là Đấng làm nên hết mọi sự và làm cho chúng phát triển, hay Cái Vô Tri, cái dù thiếu nghĩa lý lại có thể một cách nào đó làm phát sinh ra vũ trụ lớp lang theo toán học, cùng với con người và lý trí của họ. Tuy nhiên, cái vô tri bấy giờ chẳng là gì khác ngoài một thứ thành quả tình cờ của việc tiến hóa, nên cuối cùng cũng chỉ tương đương với vô nghĩa. Là Kitô hữu, chúng ta nói: ‘Tôi tin kính Thiên Chúa là Cha, Đấng Tạo Thành trời đất’ – Tôi tin kính Thần Linh Sáng Tạo. Chúng ta tin rằng khởi sự của tất cả mọi sự là Lời hằng hữu, có Lý Trí chứ không phải Vô Tri. Với niềm tin này, chúng ta không có lý do nào để ẩn nấp, không sợ bị đi đến ngõ cụt đường cùng. Chúng ta hân hoan là chúng ta có thể nhận biết Thiên Chúa! Và chúng ta cố gắng giúp cho những người khác thấy được cái hợp lý của niềm tin, như Thánh Phêrô trong Thư Thứ Nhất của mình đã thiết tha minh nhiên kêu gọi Kitô hữu thời của ngài thực hiện, và cùng với họ, cả chúng ta nữa (x 1Pt 3:15)!

 

Chúng tôi tin tưởng vào Thiên Chúa. Đây là những gì được các phần chính trong Kinh Tin Kính khẳng định, nhất là ở phần thứ đầu. Thế nhưng giờ đây một câu hỏi khác được đặt ra, đó là tin tưởng vào vị Thiên Chúa nào đây? Chắc chắn là chúng ta tin tưởng vào vị Thiên Chúa là Thần Linh Sáng Tạo, là Lý Trí sáng tạo, là nguồn mạch của tất cả mọi sự hiện hữu, bao gồm cả chính chúng ta. Phần thứ hai của Kinh Tin Kính nói với chúng ta hơn nữa. Lý Trí sáng tạo này thì Thiện Hảo, Lý Trí ấy là Tình Yêu. Lý Trí ấy có một dung nhan. Thiên Chúa không để chúng ta mò mẫm trong tăm tối. Ngài đã tỏ mình cho chúng ta như là một con người. Từ sự cao cả của mình, Ngài đã tự trở nên bé mọn. ‘Ai thấy Thày là thấy Cha’, Chúa Giêsu nói (Jn 14:9). Thiên Chúa đã khoác một bộ mặt nhân loại. Ngài đã yêu thương chúng ta cho đến độ để cho mình bị đóng đinh trên cây Thập Giá vì chúng ta, để mang những nỗi khổ đau của nhân loại đến với chính tâm cõi lòng của Thiên Chúa. Ngày nay, thời điểm chúng ta thấy được những bệnh lý cùng với các chứng bệnh đe dọa tới sự sống liên hệ đến tôn giáo và lý trí, và những cách thức hình ảnh Thiên Chúa có thể bị hủy hoại bởi hận thù và cuồng tín, thì cần phải nói rõ rằng vị Thiên Chúa này là Đấng chúng ta tin tưởng, và tin tưởng loan báo rằng vị Thiên Chúa này có một bộ mặt con người. Chỉ có niềm tin này mới có thể giải phóng chúng ta khỏi cảm thấy sợ hãi Thiên Chúa – một thứ hãi sợ tận cùng là nguồn gốc của chủ nghĩa vô thần tân tiến. Chỉ có vị Thiên Chúa này mới cứu chúng ta khỏi cảm thấy sợ hãi thế giới cũng như khỏi mối lo âu trước tình trạng trống rỗng của cuộc đời. Chỉ khi nào nhìn lên Chúa Giêsu Kitô thì niềm hân hoan của chúng ta trong Thiên Chúa mới nên trọn và trở thành niềm vui cứu độ. Trong cuộc long trọng cử hành Thánh Thể này, chúng ta hãy nhìn lên Chúa bị treo trước chúng ta trên Thập Giá và hãy xin Người hãy ban cho chúng ta niềm vui tràn trề, một niềm vui được Người hứa hẹn với thành phần môn đệ của Người vào giờ khắc biệt ly (x Jn 16:24)!

 

Phần thứ hai của Kinh Tin Kính kết thúc bằng việc nói đến vấn đề chung thẩm và phần thứ ba nói đến việc kẻ chết sống lại. Phán quyết – phải chăng chữ này không khiến chúng ta cảm thấy sợ hãi? Mặt khác, không phải hết mọi người đều muốn thấy công lý dần dần cần phải được trả về cho tất cả những ai bị lên án bất công, cho tất cả những ai chịu khổ đau trên đời này, những ai chết đi sau một cuộc đời đầy đớn đau hay sao? Không phải là tất cả chúng ta đều muốn những gì là bất chính bạo tàn và khổ đau chúng ta thấy được nơi lịch sử loài người cuối cùng bị chấm dứt hay sao, nhờ đó, cuối cùng, mọi người sẽ tìm được hạnh phúc, và hết mọi sự mới cho thấy có ý nghĩa hay sao? Cuộc chiến thắng ấy của công lý, việc liên kết với nhiều thứ phân mảnh của lịch sử dường như là vô nghĩa này, và việc cống hiến cho chúng vị trí của chúng trong một bức tranh lớn lao hơn có chân lý và yêu thương làm chủ, đó là những gì được hiểu theo quan niệm về việc phán xét chung. Đức tin không có mục đích làm phát sinh ra sợ hãi; trái lại, nó có mục đích kêu gọi chúng ta chấp nhận trách nhiệm. Chúng ta không muốn làm cho cuộc đời của mình bị hoang phí, muốn mạo dụng nó, hay muốn chỉ sống cuộc đời ấy cho bản thân mình. Trước tình trạng bất chính, chúnbg ta không được dửng dưng lạnh lùng, để đi đến chỗ trở nên thành phần hợp tác âm thầm hay thành phần hoàn toàn đồng lõa. Chúng ta cần nhận ra sứ vụ của chúng ta trong lịch sử và hãy cố gắng để thi hành nó. Điều cần thiết đó là đừng sợ mà là trách nhiệm – trách nhiệm và quan tâm đến phần rỗi của mình cũng như phần rỗi của toàn thể thế giới. Mọi người đều cần thực hiện việc góp phần của mình cho mục đích ấy. Thế nhưng, khi trách nhiệm và quan tâm có khuynh hướng phát sinh sợ hãi, thì chúng ta cần phải nhớ những lời của Thánh Gioan là: ‘Hỡi các con nhỏ, tôi viết điều này để giữ cho anh em khỏi sa ngã phạm tội. Thế nhưng nếu ai sa ngã phạm tội thì chúng ta đã có một biện hộ gia trước Chúa Cha là Chúa Giêsu Kitô là người công chính’ (1Jn 2:1). ‘Cho dù lòng chúng ta có trách móc chúng ta thế nào chăng nữa thì Thiên Chúa còn lớn hơn cả lòng chúng ta và Ngài bei61t hết tất cả mọi sự’ (ibid 3:20).

 

Hôm nay chúng ta cử hành lễ ‘Thánh Danh Maria’. Tôi xin chân thành gửi những lời chúc tốt lành về ngày lễ này đến tốt cả mọi người nữ mang tên này – mẹ của tôi và chị của tôi cũng ở trong số nữ giới ấy, như vị Giám Mục đã đề cập tới. Maria, Mẹ của Chúa Kitô, đã lãnh nhận từ thành phần tín hữu tước hiệu Đấng Biện Hộ: Mẹ là người nữ nhân ái, đầy lòng quan tâm và yêu thương từ mẫu, một người nữ chuyên chú tới các nhu cầu của kẻ khác, và mong muốn giúp đỡ họ, mang những nhu cầu ấy đến trước nhan Chúa. Trong bài Phúc Âm hôm nay chúng ta đã nghe thấy Chúa Giêsu đã ban Mẹ Maria như một người mẹ cho người môn đệ yêu dấu của Người ra sao, và nơi vị môn đệ này, cho tất cả chúng ta. Ở mọi thời đại, Kitô hữu tri ân lãnh nhận di sản này của Chúa Giêsu, và trong việc họ chạy tới với Mẹ của Người, họ luôn tìm thấy sự an ninh và niềm tin tưởng làm cho họ hân hoan trong Thiên Chúa và làm cho chúng ta vui mừng trong niềm tin tưởng nơi Ngài. Chớ gì cả chúng ta nữa cũng lãnh nhận Mẹ Maria như sao bắc đẩu hướng dẫn cuộc đời của chúng ta, dẫn chúng ta vào đại gia đình của Thiên Chúa! Quả thực những ai tin tưởng thì không bao giờ cảm thấy lẻ loi cô độc. Amen!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20060912_regensburg_en.html

 

TOP

 

Bài diễn văn ngày Thứ Ba 12 tại Đại Học Regensburg về niềm tin, lý trí, và đại học đường

 

Cùng Quí Ngài Chức Sắc,

Cùng Quí Tôn Vị Nữ Nam,  

 

Tôi lấy làm cảm kích được trở về với viện đại học này một lần nữa và đã có thể cống hiến bài trình luận tại giảng đài này một lần nữa. Tôi nghĩ về những năm, sau một thời gian sống thoải mái ở Freisinger Hochschule, tôi bắt đầu giảng dạy ở Đại Học Bonn. Việc này xẩy ra vào năm 1959, vào những ngày thuộc thời đại học cũ bao gồm những vị giáo sư bình thường. Có những ghế giáo sư khác nhau thiếu cả các người phụ tá hay thư ký, nhưng bù lại, có nhiều sự liên hệ trực tiếp với sinh viên và nhất là giữa thành phần giáo sư với nhau. Chúng tôi gặp nhau trước và sau các lớp học, ở trong phòng nhân viên giảng dạy. Có sự trao đổi trực tiếp sống động với thành phần sử gia, triết gia, ngữ học gia và dĩ nhiên là giữa hai phân khoa thần học. Có lúc trong một khóa học lại có cả vấn đề dies academicus, tức có những vị giáo sư thuộc mọi phân khoa đến nói chuyện với sinh viên toàn trường đại học, chia sẻ kinh nghiệm thực sự về universitas – một điều đã được cả ngài Viện Trưởng vừa đề cập tới nữa – nói cách khác, về một thứ kinh nghiệm liên quan đến sự kiện là, mặc dù chúng ta có những chuyên môn từng đi tới chỗ khó thông đạt với nhau, chúng ta vẫn làm nên một khối chung, khi làm mọi sự dựa trên sự hợp lý duy nhất tùy theo các khía cạnh khác nhau của nó, và chia sẻ trách nhiệm về việc sử dụng lý trí một cách đúng đắn – thực tại này đã trở thành một kinh nghiệm từng trải. Viện đại học này cũng rất hãnh diện về hai phân khoa thần học của mình. Vấn đề đã trở thành hiển nhiên là, bằng việc tìm cầu về tính cách hữu lý của đức tin, cả hai phân khoa này đều thực hiện một công việc làm nên yếu tố cần thiết cho ‘toàn thể’ vấn đề universitas scientiarum, mặc dù không phải mọi người đều có cùng một niềm tin được các thần học gia đang tìm cách liên kết với lý trí như là một tổng thể. Cảm quan sâu xa này về mối liên hệ trong đại học đây về lý trí đã không bị trục trặc, đến nỗi có lần một đồng nghiệp nói rằng đại học chúng ta quái lạ, ở chỗ, nó có hai phân khoa chuyên về một điều không hiện hữu là Thiên Chúa. Thậm chí phải đối diện với một thứ nghi hoặc thực sự như vậy, vẫn cần thiết và hợp lý trong việc nêu lên vấn đề về Thiên Chúa qua đường lối sử dụng lý trí, cũng như trong việc thực hiện điều này theo chiều hướng của truyền thống đức tin Kitô Giáo: ở trong viện đại học này nói chung thì điều này đã được chấp nhận không có vấn đề gì.  

 

Mới đây tôi đã được nhắc nhớ về tất cả những điều ấy, khi tôi đọc cuốn sách của Giáo Sư Theodore Khoury (Munster) về đoạn đối thoại xẩy ra – có lẽ xẩy ra vào năm 1391 ở các doanh trại mùa đông gần Ankara – giữa vị hoàng đế Byzantine uyên bác là Manuel II Paleologus và một nhà trí thức Ba Tư về vấn đề Kitô Giáo và Hồi Giáo và về sự thật của hai tôn giáo này (1). Người ta cho rằng chính vị hoàng đế ấy là người đã viết lại cuộc đối thoại này, trong giai đoạn thành Constantinople bị vây hãm vào thời khoảng 1394 và 1402; và điều này có thể giải thích về lý do tại sao những lập luận của ông chi tiết hơn là những lập luận của nhân vật Ba Tư đối thoại với ông (2). Cuộc đối thoại này liên quan nhiều tới những cấu trúc đức tin trong Thánh Kinh và Sách Qur’an, và đặc biệt bàn luận tới hình ảnh về Thiên Chúa và về con người, trong khi đó cuộc đối thoại này nhiều lần vẫn cần phải trở về với mối liên hệ giữa – những gì được họ gọi là – tam ‘Luật’ hay ‘các qui luật sống’, đó là Cựu Ước, Tân Ước và Sách Qur’an. Tôi không có ý định bàn đến vấn đề này trong bài nói hôm nay; ở đây tôi chỉ muốn bàn đến một điểm duy nhất – một điểm tự nó lại ở bên lề cuộc đối thoại nói chung này – một điểm, theo chiều hướng của vấn đề ‘đức tin và lý trí’, tôi thấy lý thú và là điểm có thể giúp mở màn cho việc tôi chia sẻ về vấn đề này.

 

Trong cuộc đàm thoại thứ bảy (*4V8,>4H - controversy) được Giáo Sư Khoury thu thập, thì vị hoàng đế này đã chạm tới đề tài về cuộc thánh chiến. Vị hoàng đế này chắc chắn biết được rằng Sura 2, 256, có câu ‘Không có vấn đề võ lực nơi việc tin tưởng’. Theo các chuyên gia, thì đây là một trong những chương Sura thuộc giai đoạn đầu, thời điểm mà Đức Mahommed vẫn còn ở trong tình trạng bất lực và bị đe dọa. Tuy thế, bình thường thì vị hoàng đề này cũng biết được những điều hướng dẫn, được khai triển sau này và được ghi vào Sách Qur’an liên quan tới cuộc thánh chiến. Không đi sâu vào những chi tiết như tính cách khác nhau liên quan tới việc xử sự nơi những ai có ‘Cuốn Sách’ này với thành phần ‘vô tín ngưỡng’, vị hoàng đế này đã đột ngột cộc lốc nói cùng nhân vật đối thoại với mình về vấn đề chính yếu liên quan tới mối liên hệ giữa tôn giáo và bạo lực nói chung, mà rằng: ‘Xin tỏ cho tôi thấy chỉ những gì Tiên Tri Muhammed đã viết có tính cách mới mẻ mà ở đó nhà ngươi thấy được những gì chỉ toàn là sự dữ và phi nhân, chẳng hạn như việc ngài truyền dạy hãy dùng gươm giáo để quảng bá niềm tin được ngài rao giảng’ (‘Show me just what Mohammed brought that was new, and there you will find things only evil and inhuman, such as his command to spread by the sword the faith he preached’) (3). Vị hoàng đế này, sau khi bày tỏ chủ trương của mình thật là mạnh mẽ, tiếp tục giải thích cặn kẽ về những lý do tại sao việc quảng bá niềm tin bằng võ lực là những gì phi lý (4).

 

Bạo động là những gì không thích hợp với bản tính của Thiên Chúa và bản tính của linh hồn. Ông nói rằng: ‘Thiên Chúa không thích việc đổ máu – và việc không tác hành một cách hợp lý (F×< 8`(T) là điều trái nghịch với bản tính của Thiên Chúa. Niềm tin là những gì xuất phát từ linh hồn chứ không phải từ thân xác. Ai dẫn người nào đó tới với niềm tin thì cần phải có khả năng nói năng khéo léo và lý luận thích đáng, không có vấn đề bạo lực và đe dọa… Để chinh phục một linh hồn biết suy nghĩ thì người ta không cần đến thứ vũ khí mãnh liệt, hay bất kỳ một thứ khí giới này, hoặc bất cứ một phương tiện đe dọa sát hại nhân sự nào khác…” .

 

Lời phát biểu quyết liệt nơi lập luận này chống lại việc hoán cải bằng võ lực là thế này: không hành động theo lý trí là việc phản lại bản tính của Thiên Chúa  (5). Nhà biên soạn Theodore Khoury nhận định rằng: Đối với vị hoàng đế, một con người Byzantine chịu ảnh hưởng của triết lý Hy Lạp, thì lời phát biểu này là những gì minh nhiên. Thế nhưng, đối với giáo huấn của tín đồ Hồi Giáo thì Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn siêu việt. Ý muốn của Ngài không bị ràng buộc bởi bất cứ một phạm trù nào của chúng ta, thậm chí là phạm trù về lý lẽ (6). Đến đây giáo sư Khoury đã trích tác phẩm của một người Pháp nổi tiếng theo chủ nghĩa Hồi Giáo là R. Arnaldez, nhân vật đã vạch ra là Ibn Hazn đã đi quá xa khi nói rằng Thiên Chúa không bị ràng buộc thậm chí bởi chính lời của Ngài, cũng như nói rằng không gì ép buộc được Ngài phải mạc khải chân lý cho chúng ta. Nếu thực sự là ý Chúa muốn thì thậm chí chúng ta cần phải tôn thờ cả đến ngẫu tượng nữa (7).

 

Đến đây, đối với vấn đề hiểu biết Thiên Chúa, và nhờ đó liên hệ tới vấn đề cụ thể sống đạo, chúng ta đối diện với một vấn đề nan giải bất khả tránh. Phải chăng ý nghĩ cho rằng tác hành một cách vô lý thì trái nghịch với bản tính của Thiên Chúa chỉ là một ý nghĩ của người Hy Lạp, hay nó tự bản chất bao giờ cũng đúng? Tôi tin rằng ở đây chúng ta có thể thấy được tính cách hòa hợp sâu xa giữa những gì là Hy Lạp theo đúng nghĩa nhất của ngôn từ, với kiến thức thánh kinh về niềm tin kính Thiên Chúa. Điều chỉnh lại câu đầu tiên của Sách Khởi Nguyên, câu đầu tiên của toàn bộ Thánh Kinh, Thánh Gioan đã mở đầu cuốn Phúc Âm của mình bằng những chữ: “Từ ban đầu đã có 8`(@H”. Đó chính là những lời được vị hoàng đề này sử dụng: Thiên Chúa hành động, F×< 8`(T, với logos. Logos vừa có nghĩa là lý trí vừa có nghĩa là lời – một lý trí sáng tạo và có khả năng tự truyền đạt, chính vì nó là lý trí. Vậy Thánh Gioan đã nói đến lời tối chung về quan niệm Thiên Chúa theo thánh kinh, và nơi lời này, tất cả những gì thường là khó khăn cực nhọc và những gì là quanh co uẩn khúc của niềm tin theo thánh kinh đều được đạt tới tột đỉnh của mình và sự tổng hợp của mình. Từ ban đầu đã có logoslogos này là Thiên Chúa, vị Thánh Ký viết. Cuộc hội ngộ giữa sứ điệp Thánh Kinh đây với tư tưởng Hy Lạp không xẩy ra một cách ngẫu nhiên tình cờ đâu. Thị kiến của Thánh Phaolô, vị đã thấy những con đường dẫn tới Á Châu bị ngăn chặn và trong một giấc mơ ngài đã thấy một ngưoơi đàn ông Macedonia van xin ngài rằng: ‘Xin hãy đến với Macedonia để giúp đỡ chúng tôi!’ (x Tông Vụ 16:6-10) – thị kiến này có thể được hiểu như là một thứ ‘chưng cất’ liên quan tới nhu cầu nội tại của một thứ tái kết hữu nghị giữa niềm tin theo Thánh Kinh và việc tra vấn của người Hy Lạp.

 

Thật ra thì việc tái kết hữu nghị này đã từng tiếp diễn mấy lần. Danh xưng mầu nhiệm của Thiên Chúa này, được mạc khải từ bụi cây bừng cháy, một danh xưng tách biệt vị Thiên Chúa này ra khỏi tất cả mọi thứ thần linh khác mang nhiều tên gọi của họ, và là một danh xưng chỉ tuyên bố rằng ‘Ta là’, đã trở thành một thách đố đối với quan niệm về thần thoại hoang đường, một danh xưng mà triết gia Socrate đã có những suy loại khít khao để làm tan biến đi cũng như để vượt lên trên những gì là thần thoại hoang đường (8). Trong Cựu Ước, tiến trình được mở màn ở bụi cây bừng cháy ấy đã tiến đến chỗ phát triển mới mẻ hơn nữa vào thời kỳ Lưu Đầy, khi vị Thiên Chúa của dân Yến Duyên, một dân Yến Duyên bấy giờ bị mất đi mảnh đất của mình cùng với việc phụng thờ của mình, đã tuyên bố mình như là vị Thiên Chúa của trời đất, và diễn tả bằng một công thức giản dị âm vang những lời đã được Ngài thốt ra ở bụi cây bừng cháy: ‘Ta là’. Kiến thức mới mẻ này về Thiên Chúa được kèm theo một thứ minh thức, thứ minh thức tỏ ra khắc nghiệt khi chế nhạo những vị thần linh chỉ là việc làm của loài người (x Ps 115). Bởi thế, mặc dù xẩy ra tình trạng xung khắc gay go với thành phần cai trị theo nền văn hóa Hy Lạp muốn tìm cách bắt buộc đức tin thánh kinh thích ứng với những thứ tục lệ và việc sùng bái ngẫu tượng của người Hy Lạp, niềm tin thánh kinh, trong giai đoạn văn hóa Hy Lạp, cũng đã hội ngộ với tư tưởng hay nhất của Hy Lạp một cách sâu đậm, kết quả bởi một cuộc phong phú hóa lẫn nhau, rõ ràng được thấy một cách đặc biệt nơi thứ văn chương khôn ngoan sau này. Ngày nay, chúng ta biết rằng bản dịch Cựu Ước theo tiếng Hy Lạp đã được thực hiện ở Alexandria – tức Bản 70 – còn hơn là một bản dịch từ bản văn theo tiếng Do Thái (mà bởi thế thực sự là một bản dịch không thỏa đáng cho lắm): nó là một chứng từ nguyên văn có tính cách độc lập, và là một bước tiến khác biệt và quan trọng trong lịch sử mạc khải, một bước tiến đưa đến cuộc hội ngộ quan trọng cho việc khai sinh và phát triển Kitô Giáo này (9). Một cuộc hội ngộ về đức tin và lý trí đang xẩy ra ở đấy, một cuộc hội ngộ giữa minh thức đích thực và tôn giáo. Từ chính tâm điểm của đức tin Kitô Giáo, cũng như từ tâm điểm của tư tưởng Hy Lạp, giờ đây liên kết lại thành niềm tin, hoàng đế Manuel II đã có thể nói rằng: Việc không tác hành ‘với logos’ là việc làm phản lại với bản tính của Thiên Chúa.

 

Người ta cần phải nhận định một cách hết sức thành thật rằng vào cuối Thời Trung Cổ, chúng ta thấy có những chiều hướng nơi thần học làm tách biệt cái tổng hợp giữa tinh thần Hy Lạp và tinh thần Kitô Giáo này. Ngược lại với cái được gọi là duy lý trí của Âu Cơ Tinh và Tôma, xuất hiện nơi Duns Scotus một chủ nghĩa duy ý chí là chủ nghĩa, qua những diễn tiến sau này, dẫn đến chỗ cho rằng chúng ta chỉ có thể biết voluntas ordinate (ý muốn bình thường) của Thiên Chúa mà thôi. Ngoài ý muốn bình thường này là lãnh vực thuộc quyền tự do của Thiên Chúa, từ đó, Ngài có thể làm đảo lộn hết mọi sự Ngài đã làm. Điều này làm phát sinh ra những chủ trương rõ ràng là sát cận với những chủ trương của Ibn Hazn, thậm chí có thể dẫn đến hình ảnh của một vị Thiên Chúa đồng bóng, một vị Thiên Chúa thậm chí không liên hệ gì tới sự thật và sự thiện. Siêu việt tính của Thiên Chúa và cái khác biệt của Thiên Chúa là những gì được đề cao đến nỗi, lý trí của chúng ta, giác quan của chúng ta về sự thật và sự thiện, không còn là những gì thực sự phản ảnh Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa mà những năng thể sâu xa nhất của Ngài vĩnh viễn trở thành những gì bất khả đạt và được dấu kín đằng sau những quyết định thực sự của Ngài. Ngược lại với chủ trương này, đức tin của Giáo Hội bao giờ cũng nhấn mạnh rằng giữa Thiên Chúa và chúng ta, giữa Thần Linh Sáng Tạo hằng hữu của Ngài và lý trí thụ tạo của chúng ta có một cái gì tương tự thật sự, như Công Đồng Chung Latêranô IV năm 1215 đã nói, một sự tương tự với cái không giống vĩnh viễn là nhiều hơn là cái giống, tuy nhiên không tới độ hủy loại đi cái tương tự cùng với ngôn từ của nó. Thiên Chúa không trở thành thần linh hơn khi chúng ta đẩy Ngài ra khỏi chúng ta theo chiều hướng duy ý chí hoàn toàn bất khả thấu; trái lại, vị Thiên Chúa thực sự thần linh này là vị Thiên Chúa đã tỏ mình ra như logos – lời, và như logos – lời, ngài đã tác hành và tiếp tục tác hành một cách yêu thương đối với chúng ta. Tình yêu, như Thánh Phaolô viết, thực sự là những gì ‘vượt trên’ kiến thức và vì thế có thể cảm nhận hơn là duy tưởng (x Eph 3:19); tuy nhiên, nó vẫn là tình yêu của vị Thiên Chúa là Logos – Lời. Bởi thế, việc tôn thờ của Kitô Giáo, cũng Thánh Phaolô nói, là "8@(46¬ 8"JD,\"", việc tôn thờ hợp với Lời hằng hữu và với lý trí của chúng ta (x Rm 12:1) (10).

 

Việc tái tấu mối hữu nghị nội tại giữa đức tin theo Thánh Kinh và triết thức Hy Lạp là một biến cố hệ trọng thật là quyết liệt, chẳng những theo quan điểm lịch sử các tôn giáo, mà còn theo quan điểm lịch sử thế giới nữa – nó là một biến cố liên quan thậm chí tới chúng ta ngày nay nữa. Trước việc qui hợp này, không lạ gì Kitô Giáo, cho dù việc bắt nguồn và phát triển của nó ở Đông phương, cuối cùng lại mang tính cách quan trọng về lịch sử ở Âu Châu. Chúng ta có thể diễn đạt vấn đề này một cách khác như sau: việc qui hợp ấy, cùng với việc thêm thắt sau này của gia sản Rôma, đã là những gì kiến tạo nên Âu Châu và tiếp tục là nền tảng cho những gì có thể đáng được gọi là Âu Châu.

 

Luận đề cho rằng gia sản được cẩn thận thanh tẩy này là những gì hình thành một phần nguyên vẹn của đức tin Kitô Giáo, là luận đề đã bị phản kháng bởi tiếng gọi hãy giải thể văn hóa Hy Lạp khỏi Kitô Giáo – một tiếng gọi càng ngày càng chi phối những cuộc bàn luận về thần học từ khi mở màn thời đại tân tiến. Nhìn kỹ, người ta thấy có 3 giai đoạn trong tiến trình giải thể văn hóa Hy Lạp này: mặc dù có liên hệ với nhau, song 3 giai đoạn ấy rõ ràng là khác biệt hẳn nhau nơi những cái mới mẻ và mục tiêu của mình (11).

 

Việc giải thể văn hóa Hy Lạp đầu tiên liên quan tới những định đề của phong trào Cải Cách ở thế kỷ 16. Khi nhìn vào truyền thống của nền thần học kinh viện, thành phần Cải Cách nghĩ rằng họ phải đối đầu với một hệ thống tin tưởng hoàn toàn bị điều kiện hóa bởi triết lý, tức là họ muốn nói đến một sự kết nối của đức tin dựa trên một hệ thống tư tưởng ngoại lạ. Do đó, đức tin không còn là một Lời sống động trong lịch sử mà chỉ là một yếu tố của một hệ thống bị hệ thống triết lý bao trùm. Trái lại, nguyên lý duy thánh kinh – sola srciptura lại tìm kiếm một niềm tin hoàn toàn mặc hình thức tinh tuyền, nguyên khôi, như được thấy từ ban đầu ở Lời trong thánh kinh. Siêu hình học đã trở thành như là một tiền đề được xuất phát từ một nguồn mạch khác, là nơi đức tin đã được giải phóng để trở về với chính bản chất của mình. Khi triết gia Kant nói rằng ông cần dẹp việc suy nghĩ ra ngoài để lấy chỗ cho niềm tin, là ông đã tiền hành dự án này một cách cấp tiến chưa từng thấy nơi thành phần Cải Cách. Bởi thế ông đã cột thắt niềm tin vào thứ lý trí thực tiễn mà thôi, không để cho niềm tin tiến tới với toàn thể thực tại.

 

Thần học giải phóng trong thế kỷ 19 và 20 đã mở màn cho giai đoạn hai trong tiến trình giải thể văn hóa Hy Lạp, với Adolf von Harnack như nhân vật tiêu biểu nhất của thứ thần học này. Khi tôi còn là một sinh viên, và vào những năm đầu làm nghề giảng dạy của mình, thì cái cương lĩnh này cũng đã có một ảnh hưởng lớn nơi thần học Công Giáo rồi. Nó được khởi đi từ chỗ phân biệt của triết gia Pascal về vấn đề vị Thiên Chúa của thành phần triết gia với vị Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp. Trong bài khai mạc của tôi ở Bonn năm 1959, tôi đã cố gắng nói tới vấn đề này (12), và tôi không muốn lập lại ở đây những gì tôi đã nói vào lúc bấy giờ, thế nhưng tôi muốn diễn tả vắn gọn ít là những gì mới mẻ về giai đoạn thứ hai của việc giải thể văn hóa Hy Lạp này. Ý tưởng chính yếu của Harnack đó chỉ là việc trở về với con người Giêsu cũng như với sứ điệp bình thường của Người, một sứ điệp nằm ở bên dưới những thứ bồi đắp của thần học và thực sự của nền văn hóa Hy Lạp: sứ điệp bình thường này được thấy như là tột đỉnh của việc phát triển về đạo giáo của nhân loại. Chúa Giêsu là vị được cho rằng đã chấm dứt việc thờ phượng để hướng chiều về luân lý. Để rồi Người được trình bày như là một người cha của thứ sứ điệp về luân lý nhân đạo. Nói cho cùng thì mục đích của Harnack đó là đem Kitô Giáo vào cuộc hài hòa với thứ lý trí tân tiến, tức là giải phóng Kitô Giáo khỏi những yếu tố có vẻ triết lý và thần học, chẳng hạn như niềm tin tưởng vào thần tính của Chúa Kitô và vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Như thế, việc dẫn giải Tân Ước theo kiểm nhận về lịch sử, như ông thấy, là những gì đã trả về cho thần học vị trí của thần học trong đại học: thần học, đối với Harnack, là một cái gì đó có tính cách lịch sử thiết yếu, bởi thế thần học hoàn toàn có tính cách khoa học. Những gì có thể nói theo nhận định về Chúa Giêsu thực sự là một bày tỏ của thứ lý trí thực tiễn, từ đó, nó có thể chiếm được thế đứng thật sự của mình ở đại học đường. Đứng đằng sau việc suy nghĩ này là tính chất tự hạn hữu mới của lý trí, những gì đã được đề cập đến theo kiểu cổ điển trong cuốn “Critiques” của Kant, thế nhưng đồng thời lại được cấp tiến hóa hơn bởi ảnh hưởng của các ngành khoa học tự nhiên. Quan niệm tân tiến này về lý trí, nói tóm lại, được căn cứ vào một cuộc tổng hợp giữa chủ nghĩa Platonism (Cartesianism) và chủ nghĩa duy nghiệm, một tổng hợp được củng cố bởi việc thành đạt của kỹ thuật. Một đàng nó bao hàm cái cấu trúc toán học của chất thể, bao hàm cái lý lẽ nội tại của cuộc tổng hợp này, cái lý lẽ để có thể hiểu được chất thể hoạt động ra sao và việc sử dụng nó một cách hiệu năng: cái tiền đề căn bản này thực sự là yếu tố của triết lý Plato nơi kiến thức tân tiến về thiên nhiên tạo vật. Mặt khác, năng lực của thiên nhiên tạo vật đang bị khai thác cho các mục đích của chúng ta, và ở nơi đây, chỉ có khả năng kiểm chứng hay xuyên tạc bằng thử nghiệm mới có thể thật sự nắm vững được vấn đề mà thôi. Cán cân giữa đúng sai này, tùy theo hoàn cảnh, có thể chạy từ bên này sang bên kia. Là con người mạnh mẽ theo thực chứng chủ nghĩa, một tư tưởng gia như J. Monod đã từng tuyên bố mình là thành phần chấp nhận chủ nghĩa Plotonist/Cartesian.

 

Điều này làm phát sinh ra hai nguyên tắc hệ trọng đối với vấn đề được chúng ta nêu lên. Nguyên tắc thứ nhất, đó là chỉ có thứ xác nhận nào xuất phát từ việc tác động của các yếu tố toán học và thử nghiệm mới có thể được coi là khoa học. Bất cứ điều gì cho là khoa học đều phải được căn cứ vào qui chuẩn ấy. Bởi thế, các khoa học về nhân văn, như lịch sử, tâm lý, xã hội và triết học, cần phải tuân hợp với qui luật của khoa học tính này. Nguyên tắc thứ hai, một nguyên tắc quan trọng cho những suy tư của chúng ta, đó là, tự bản chất của mình, phương pháp này là những gì loại trừ vấn đề về Thiên Chúa, cho vấn đề ấy như là vấn đề phi khoa học hay tiền khoa học. Tóm lại, chúng ta đang phải đối diện với một thứ thu ngắn phạm vi khoa học và lý trí, một thứ thu ngắn cần được đặt lại vấn đề.

 

Tôi sẽ trở lại với vấn đề ấy sau này. Lúc này đây, vấn đề cần phải nhận định là, theo quan điểm ấy thì bất cứ một nỗ lực nào muốn bảo trì việc cho thần học là ‘khoa học’ đều tiến đến chỗ biến Kitô Giáo thành một đơn mảnh thuộc bản chất trước kia của nó. Thế nhưng, chúng ta cần phải nói thêm là: nếu tất cả khoa học là như thế và chỉ như thế mà thôi, thì chính con người cuối cùng cũng bị biến giảm, vì những vấn đề đặc biệt về con người liên quan tới nguồn gốc và định mệnh của chúng ta, những vấn đề được tôn giáo và đạo lý gợi lên, bấy giờ không có chỗ đứng trong nhãn quan của thứ lý trí vơ đũa cả nắm được cho là “khoa học”, được hiểu là như thế, và như vậy thì các vấn đề đặc biệt ấy cần phải được chuyển sang cho lãnh vực chủ quan. Để rồi chủ thể là người, căn cứ vào kinh nghiệm của mình, sẽ quyết định những gì họ coi là khả thủ nơi các vấn đề về tôn giáo, và thứ “lương tâm” chủ quan sẽ trở thành một thẩm phán viên độc đoán duy nhất về những gì có tính cách đạo lý. Cho dù là như thế chăng nữa, luân thường đạo lý và tôn giáo cũng đã mất đi quyền lực của mình trong việc kiến tạo nên một cộng đồng và hoàn toàn trở thành một vấn đề riêng tư cá nhân. Đó là một tình trạng nguy hiểm nơi những sự vụ giành cho nhân loại, như chúng ta thấy được từ những chứng bệnh đáng lo ngại về tôn giáo và lý trí là những gì đang cần phải bùng nổ, khi mà lý trí bị biến giảm đến nỗi những vấn đề về tôn giáo và đạo lý không còn liên hệ gì với nó nữa. Những nỗ lực kiến tạo nên một thứ đạo lý theo các qui luật của việc tiến hóa, hay theo tâm lý học và xã hội học, đều là những gì sẽ tiến tới chỗ bị què cụt hụt hẫng mà thôi.

 

Trước khi tôi rút ra những kết luận từ tất cả những điều ấy, tôi cần phải vắn tắt nói tới giai đoạn thứ ba của việc giải thể văn hóa Hy Lạp là giai đoạn đang diễn tiến hiện nay. Theo kinh nghiệm của chúng ta về tính cách đa nguyên của văn hóa, ngày nay người ta thường nói rằng cái tổng hợp với văn hóa Hy Lạp đạt được ở Giáo Hội vào lúc ban đầu là một thứ hội nhập văn hóa sơ khởi không có hiệu lực trên các nền văn hóa khác. Các nền văn hóa khác này được cho rằng có quyền trở về với sứ điệp thuần túy của Tân Ước trước cuộc hội nhập văn hóa ấy, để hội nhập sứ điệp ấy một cách mới mẻ vào môi trường riêng biệt của chúng ta. Luận đề này chẳng những sai lầm; nó còn tồi tệ và thiếu chính xác nữa. Tân Ước được viết bằng Hy ngữ và mang dấu ấn của tinh thần Hy Lạp, một tinh thần đã tiến đến chỗ chín mùi như Cựu Ước đã phát triển vậy. Thật thế, có những yếu tố trong cuộc tiến hóa của Giáo Hội sơ khai không được hội nhập vào tất cả mọi nền văn hóa. Tuy nhiên, những quyết định trọng yếu về mối liên hệ giữa đức tin và việc sử dụng lý trí con người là những gì thuộc về chính đức tin; chúng là những tiến triển hợp với bản chất của chính đức tin.

 

Giờ đây tôi đi đến phần kết luận của mình. Nỗ lực này, một nỗ lực được vẽ vời bằng những đường nét phóng đại, theo một thứ nhận định từ bên trong của lý trí tân tiến, không có liên quan gì tới việc quay ngược kim đồng hồ trở lại với thời gian trước Thời Minh Tri, cũng như trong việc loại trừ đi những minh thức của thời đại tân tiến hết. Những khía cạnh tích cực của tính cách tân tiến đều được công nhận một cách dễ dàng: ở chỗ, tất cả chúng ta đều cảm nhận đối với những tiềm năng tuyệt vời đang được mở ra cho nhân loại, cũng như đối với việc tiến bộ chúng ta có được nơi nhân loại. Ngoài ra, tinh thần của khoa học – như chính ngài Viện Trưởng đã nhắc tới – đó là ý muốn tỏ ra thuận phục chân lý, nhờ đó, nó thể hiện một thái độ vốn thuộc về những quyết định thiết yếu theo tinh thần Kitô Giáo. Ý hướng này ở đây không phải là một ý hướng của sự cắt xén hay của vấn đề tiêu cực kiểm định, mà là của việc nới rộng quan niệm của chúng ta về lý trí và về việc áp dụng của lý trí. Trong khi chúng ta hoan hưởng nơi những tiềm năng mới mở ra cho nhân loại thì chúng ta cũng thấy được những mối nguy hiểm xuất phát từ những tiềm năng này ,nên chúng ta vần phải tự hỏi làm sao chúng ta có thể thắng vượt được những thứ nguy hiểm ấy. Chúng ta sẽ thành công trong việc làm điều này chỉ khi nào lý trí và đức tin cùng nhau sánh bước một cách mới mẻ, chỉ khi nào chúng ta thắng vượt được cái hạn hữu tự áp đặt của lý trí đối với những gì là khả thực theo thử nghiệm, và chỉ khi nào chúng ta một lần nữa vạch ra được những vùng chân trời rộng lớn của lý trí. Theo chiều hướng này thì thần học mới đáng thuộc về đại học đường và mới đáng thực hiện cuộc đối thoại bao rộng với các khoa học, không phải chỉ như là một ngành về lịch sử và một ngành của các khoa học nhân văn, mà thực sự là thần học, là việc thẩm tra tính cách hợp lý của đức tin.

 

Chỉ như thế chúng ta mới có thể thực hiện một cuộc đối thoại với các nền văn hóa và tôn giáo là những gì hết sức cần thiết ngày nay. Nơi thế giới Tây phương, nhiều người chủ trương rằng chỉ có thứ lý trí có tính cách thực chứng và những hình thức của triết học theo thứ lý trí này mới có giá trị phổ quát. Tuy nhiên, các nền văn hóa về đạo giáo sâu xa của thế giới đều thấy việc loại trừ thần linh này khỏi tính cách phổ quát của lý trí là một thứ tấn công vào những niềm xác tín sâu xa nhất của những nền văn hóa ấy. Một thứ lý trí tỏ ra câm điếc trước thần linh và đẩy tôn giáo vào lãnh vực của các thứ hạ tầng văn hóa là một lý trí không thể nhập cuộc đối thoại với các nền văn hóa. Đồng thời, như tôi đã cố gắng chứng tỏ, lý trí khoa học tân tiến có yếu tố mang tính cách triết lý Plato sâu đậm chất chứa nơi mình một vấn đề hướng về những gì ở ngoài chính nó và ở ngoài cả những tiềm năng nơi phương pháp học của nó nữa. Lý trí khoa học tân tiến hoàn toàn dễ dàng chấp nhận cái cấu trúc hợp lý của chất thể, cũng như cái tương hợp giữa tinh thần của chúng ta với những cấu trúc hợp lý vốn có nơi thiên nhiên tạo vật là những gì phương pháp học của lý trí khoa học tân tiến cần phải dựa vào. Tuy nhiên, vấn đề tại sao sự việc này cần phải như thế là một vấn đề thực sự, và là một vấn đề cần phải được các ngành khoa học tự nhiên trả về cho các kiểu cách và lãnh vực suy tưởng khác – tức cho triết học và thần học. Đối với triết lý, và cho dù bằng đường lối khác nhau, đối với cả thần học, thì việc lắng nghe những cảm nghiệm và những minh thức cao cả nơi những truyền thống tôn giáo của loài người, cũng như những cảm nghiệm cùng minh thức của riêng đức tin Kitô Giáo, là một nguồn kiến thức, và việc coi thường việc lắng nghe này sẽ là một thứ hạn chế bất khả chấp cho việc lắng nghe và đáp ứng của chúng ta. Ở đây tôi nhớ tới điều triết gia Socrates nói với Phaedo. Trong những cuộc đàm đạo đầu tiên của mình, có nhiều ý nghĩ sai lầm về triết lý đã được nêu lên, nên Socrates đã nói: “Thật là dễ hiểu khi có người cảm thấy khó chịu trước tất cả những thứ khái niệm sai lầm mà đối với cuộc đời còn lại của mình họ tỏ ra kinh thường và chế nhạo tất cả những gì nói về hữu thể – thế nhưng vì vậy mà họ lại bị hụt hẫng đi cái sự thật về việc hiện hữu và phải chịu mất mát lớn lao” (13). Tây phương đã lâu bị nguy hiểm bởi thái độ không ưa thích đối với những vấn nạn được tiềm tàng nơi tính chất hợp lý của mình, và vì thế chỉ có thể phải chịu đựng cái tai hại cả thể. Can đảm dấn thân cho tính cách bao rộng của lý trí và không chối bỏ tính cách cao cả của nó – đó là chương trình từ đó một khoa thần học được bắt nguồn từ niềm tin theo Thánh Kinh mới có thể tham gia vào những cuộc tranh luận của thời đại chúng ta. “Việc không tác hành hợp lý, không hành động với logos, là điều trái với bản tính của Thiên Chúa”, hoàng đế Manuel II đã nói như thế, theo kiến thức Kitô Giáo của ông về Thiên Chúa, để đáp lại đối thoại viên người Ba Tư của ông. Chính vì để tiến đến với cái logos cao cả này, đến với cái rộng lớn của lý trí ấy, mà chúng ta kêu gọi đồng bạn của chúng ta hãy thực hiện cuộc đối thoại về các nền văn hóa. Công việc cao cả của đại học đường đó là liên lỉ tái nhận thức lý trí vậy.

 

(Đây là bài diễn văn này dài nhất và quan trọng nhất trong 15 bài nói của Giáo Hoàng Biển Đức XVI trong chuyến tông du thứ bốn 9-14/9/2006 của ngài tại một quốc gia đã từng gây chia rẽ Kitô Giáo vào thế kỷ 16 và gây ra hai thế chiến trong thế kỷ 20, nhưng lại là bài, nhờ phản ứng của thế giới Hồi Giáo, đã được cả thế giới kỹ lưỡng đọc nhất, để nhân loại thấy được, theo diễn tiến của lịch sử, cái cấu trúc nơi niềm tin Kitô Giáo, một niềm tin đã là những gì làm nên văn hóa Âu Châu huy hoàng trước đây, một nền văn hóa cần phải trở về với căn gốc đức tin Kitô Giáo đầy sáng suốt theo lý trí mới có thể trở thành phương tiện truyền bá phúc âm hóa các văn hóa hiện đại bằng việc đối thoại văn hóa và đối thoại liên tôn)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20060912_university-regensburg_en.html

 

 

TOP

 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ghi chú về những lời trích dẫn của mình trong diễn văn được ngài ngỏ ở Đại Học Đường Regensburg ngày 12/9/2006

 

Thật vậy, là người dịch trực tiếp bài diễn văn này của ĐTC từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20060912_university-regensburg_en.html tôi đã đọc thấy ở phần cuối của bài nói có những chữ ghi chú là bản dịch (Anh ngữ) từ bài nói bằng nguyên Đức ngữ của Đức Thánh Cha chỉ là tạm thời và Đức Thánh Cha hứa sẽ cho thêm phần phụ chú những điểm được ngài trích dẫn trong bài nói của ngài. Đúng thế, vào ngày 9/10/2006, những lời ghi chú ấy đã xuất hiện ở cuối bài nói ấy, với những con số được ghi vào một số nơi trong bài cần được phụ diễn ở cuối bài, và trong 13 ghi chú cuối bài đó tất nhiên có những phụ chú liên quan tới các đoạn gây bấn loạn thế giới Hồi Giáo.

 

Có một chi tiết đã được dịch lại trong các bản dịch ngoại ngữ, nguyên văn ban đầu là "somewhat  brusquely " – “một cách sống sượng làm sao ấy”, đã được điều chỉnh thêm là "with a startling brusqueness, a brusqueness that we find unacceptable" – “một cách sống sượng ngỡ ngàng, một sự sống sượng khiến chúng ta cảm thấy bất khả chấp”.

 

Sau đây là nguyên văn 13 phụ chú được Đức Thánh Cha thêm vào bài diễn văn của ngài: 

1.      Từ tất cả 26 cuộc đàm đạo (διάλεξις – chữ này được tác giả Khoury chuyển dịch là “tranh luận”) trong cuộc đối thoại ấy (“Entretien”), tác giả T. Khoury xuất bản “cuộc tranh luận” thứ 7 với những ghi chú cùng lời giới thiệu dài về gốc tích của bản văn, về truyền thống của bản thảo và về bố cục của cuộc đối thoại, kèm theo những tóm tắt vắn gọn về “các cuộc tranh luận” không được bao gồm trong ấn bản; bản văn bằng Hy ngữ được kèm theo với một bản dịch Pháp ngữ là “Manuel II Paléologue, Entretiens avec un Musulman.  7e Controverse”,  được xuất bản bởi Sources Chrétiennes n. 115, Paris 1966. Trong khi đó, Karl Forstel đã xuất bản trong cuốn Corpus Islamico-Christianum (Series Graeca  ed. A. T. Khoury and R. Glei) một ấn bản của bản văn này bằng Hy ngữ và Đức ngữ kèm lời dẫn giải“Manuel II. Palaiologus, Dialoge mit einem Muslim”, bộ 3 cuốn, được xuất bản bởi Wurzburg-Altenberge 1993-1996. Từ đầu năm 1966,  E. Trapp đã xuất bản bản văn Hy ngữ với lời giới thiệu như là cuốn thứ hai của bộ Wiener byzantinische Studien. Tôi sẽ trích từ ấn bản của tác giả Khoury.

 

2.      Về nguồn gốc và việc biên soạn, xin xem Khoury ở các trang 22-29; các lời dẫn giải dài về vấn đề này cũng có thể được  thấy trong các ấn bản của tác giả Forstel và Trapp.

 

3.      Cuộc Tranh Luận, VII, 2c: Khoury, trang 142-143: Forstel, cuốn I, VII, Dialog 1.5, trang 240-241. Ở thế giới Hồi Giáo thì lời trích dẫn này rất tiếc đã được coi như là biểu hiện cho chủ trương của riêng tôi, bởi vậy đã làm bùng lên nỗi căm phẫn có thể hiểu được. Tôi hy vọng rằng độc giả của bài tôi nói đều có thể thấy ngay được rằng câu nói ấy không bày tỏ quan điểm riêng của tôi về Sách Qur’an là cuốn sách thánh của một tôn giáo lớn được tôi kính trọng. Trong việc trích dẫn bài của Hoàng Đế Manuel II, tôi chỉ có ý muốn rút ra mối liên hệ thiết yếu giữa đức tin và lý trí. Về điểm này, tôi đồng ý với hoàng đế Manuel II, nhưng không tán thành  việc luận chiến của ông.

 

4.      Controversy VII, 3 b–c:  Khoury, pp. 144-145;  Fưrstel vol. I, VII. Dialog 1.6, pp. 240-243.

5.      Hoàn toàn vì lời phát biểu này mà tôi đã trích dẫn cuộc đối thoại giữa Manuel và vị đàm đạo Ba Tư của ông. Từ lời phát biểu ấy xuất phát đề tài được tôi chia sẻ sau đó.

 

6.      Cf. Khoury, p. 144, n. 1.

 

7.       R. Arnaldez, Grammaire et théologie chez Ibn Hazm de Cordoue, Paris 1956, p. 13;  cf. Khoury, p. 144. Vấn đề các chủ trương khả sánh xẩy ra nơi thần học vào cuối Thời Trung Cổ sẽ được nói tới ở phần sau của bài tôi nói.

 

8.        Về việc dẫn giải được rộng rãi bàn luận về đoạn bụi gai bốc cháy, tôi căn cứ vào cuốn sách Nhập Môn Kitô Giáo của tôi, được nhà xuất bản Luân Đôn  phát hành năm 1969, trang 77-93 (cuốn sách này đầu tiên được xuất bản bằng Đức ngữ là Einfuhrung in das Christentum, do Munich xuất bản năm 1968; N.B. những trang được trích dẫn liên quan tới toàn chương mang tựa đề “Niềm Tin vào Thiên Chúa theo Thánh Kinh “). Tôi nghĩ rằng những lời phát biểu của tôi trong cuốn sách này, cho dù có những khai triển sau đó về cuộc bàn luận  ấy, vẫn còn đúng cho tới ngày hôm nay.

 

9.      Cf. A. Schenker, “L’Écriture sainte subsiste en plusieurs formes canoniques simultanees”, in L’Interpretazione della Bibbia nella Chiesa.  Atti del Simposio promosso dalla Congregazione per la Dottrina della Fede, Vatican City 2001, pp. 178-186.

 

10.  Về vấn đề này, tôi đã tự diễn đạt chi tiết hơn trong cuốn sách của tôi mang tựa đề Tinh Thần Phụng Vụ, do San Francisco xuất bản năm 2000, trang 44-50.

 

11.  Trong số vô vàn bản văn về đề tài giải thể văn hóa Hy Lạp, tôi muốn đề cập tới trước hết là A. Grillmeier, “Hellenisierung-Judaisierung des Christentums als Deuteprinzipien der Geschichte des kirchlichen Dogmas”, in idem, Mit ihm und in ihm.  Christologische Forschungen und Perspektiven,  Freiburg 1975, pp. 423-488.

 

12.  Mới được phát hành với lời dẫn giải của Heino Sonnemans (ed.):  Joseph Ratzinger-Benedikt XVI, Der Gott des Glaubens und der Gott der Philosophen.  Ein Beitrag zum Problem der theologia naturalis, Johannes-Verlag Leutesdorf, 2nd revised edition, 2005.

 

13.  Cf. 90 c-d.  For this text, cf. also R. Guardini, Der Tod des Sokrates, 5th edition, Mainz-Paderborn 1987, pp. 218-221. 

 

TOP

 

Bài chia sẻ ngày Thứ Ba 12 tại Vương Cung Thánh Đường Regensburg với các đại diện Đại Kết Kitô Giáo

 

Anh Chị Em thân mến trong Chúa Kitô!

 

Chúng qui tụ lại, thành phần Kitô hữu Chính Thống, Công Giáo và Thệ Phản – và cùng với chúng ta có cả một số thân hữu Do Thái – chúng ta qui tụ lại để cùng nhau xướng lên lời chúc tụng Thiên Chúa vào buổi tối hôm nay. Tâm điểm của phụng vụ này là các bài Thánh Vịnh, chất chứa cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, và lời nguyện cầu của chúng ta được liên kết với dân Yến Duyên là thành phần tin tưởng và sống trong niềm hy vọng. Đây là thời giờ để tri ân cảm tạ về sự kiện là chúng ta nhờ đó cùng nhau hát các bài Thánh Vịnh, và bằng việc hướng về Chúa, chúng ta cũng lớn lên trong mối hiệp nhất giữa chúng ta. 

 

Trong số những người qui tụ lại ở Giờ Kinh Chiều tối nay đây, tôi ân cần gửi lời chào trước hết tới các vị đại diện Giáo Hội Chính Thống. Tôi luôn coi Chính Thống là một tặng ân đặc biệt của Thiên Chúa Quan Phòng, đến nỗi, khi còn là một giáo sư ở Bonn, tôi đã hiểu được và yêu thích Giáo Hội Chính Thống, thực sự là một cách tư riêng, qua hai con người trẻ là Archimandrites, Stylianos Harkianakis và Damaskinos Papandreou, cả hai sau này đều trở thành Tổng Giám Mục. Ở Regensburg, nhờ sáng kiến của Giám Mục Graber, đã diễn ra các cuộc gặp gỡ hơn nữa: trong các cuộc hội luận chuyên đề về “Spindlhof” và với các sinh viên ưu tú học hành ở đó. Thật vậy, tôi vui mừng nhận ra một số khuôn mặt lâu năm và sống lại tình bạn xưa kia. Vào mấy ngày nữa, ở Belgrade sẽ tái diễn một cuộc đối thoại về thần học về đề tài trọng yếu là koinonia - mối hiệp thông – về hai khía cạnh được Bức Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan nói với chúng ta ở ngay đầu đoạn thờz nhất của bức thư này. Koinonia của chúng ta trước hết là mối hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Giêsu Kitô Con của Ngài trong Thánh Thần; nó là mối hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi, được Chúa Kitô hiện thực bằng việc nhập thể của Ngài và bằng việc tuôn để Thần Linh. Về phần mình, mối hiệp thông với Thiên Chúa tạo nên koinonia giữa con người, như sự tham dự vào đức tin của các Tông Đồ, vì thế như sự hiệp thông trong đức tin – một mối hiệp thông được “hiện thân” nơi Thánh Thể, và vì vượt trên hết tất cả mọi biên giới, là những gì xây dựng một Giáo Hội duy nhất (x 1Jn 1:3). Tôi hy vọng và nguyện cầu để những điều bàn luận ấy sẽ mang lại kết quả và mối hiệp thông với Thiên Chúa hăèg sống là những gì liên kết chúng ta, như mối hiêp thông của chúng ta trong đức tin đưoơc các Tông Đồ truyền đạt, sẽ gia tăng vững chắc và chín chắn tới chỗ hiệp nhất trọn vẹn, nhờ đó thế giới có thể nhìn nhận rằng Chúa Giêsu Kitô thực sự là Đấng Cha sai, là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ thế giới (x Jn 17:21). “Để thế giới tin tưởng”, chúng ta cần phải nên một: tính cách hệ trọng của việc dấn thân này cần phải là những gì thôi thúc chúng ta thực hiện việc đối thoại của mình.

 

Tôi cũng gửi lời chào thân ái tới các bạn hữu của chúng ta thuộc các truyền thống khác xuất phát từ thời Cải Cách. Cả ở đây nữa cũng có nhiều hồi niệm hiện lên trong lòng tôi: những hồi niệm về những người bạn hữu trong nhóm Jager-Stahlin, thành phần đã qua đời, và những hồi niệm này là những gì được hòa trộn với lòng tri ân đối với những cuộc gặp gỡ của chúng ta hiện nay. Tất nhiên là tôi đặc biệt nghĩ đến các nỗ lực cần thiết để có thể tiến đến vấn đề đồng thuận về vấn đề công chính hóa. Tôi nhớ đến tất cả những giai đoạn của tiến trình cho tới cuộc họp đáng ghi nhớ với cố Giám Mục Hanselmann ở Regensburg này – một cuộc gặp gỡ quyết liệt góp phần vào việc chiếm đạt ấy. Tôi lấy làm vui mừng khi thấy rằng trong lúc này Hội Đồng Thế Giới Methodist đã chấp nhận Bản Tuyên Ngôn này. Việc đồng ý vêàvấn đề công chính hóa vẫn là một việc quan trọng, một việc – theo quan điểm của tôi -  chưa hoàn toàn hoàn tất: nơi thần học thì vấn đề công chính hóa là một đề tài thiết yếu, thế nhưng trong đời sống của thành phần tín hữu ngày nay – tôi cảm thấy rằng – nó chỉ là những gì lờ mờ ẩn hiện mà thôi. Vì những biến cố thảm thê trong thời đại của chúng ta, đề tài của vấn đề thứ tha cho nhau là một vấn đề càng khẩn trương, tuy nhiên người ta ít nhận thức được nhu cầu cần đến việc tha thứ của Thiên Chúa, đến việc Ngài công chính hóa chúng ta. Tâm thức tân tiến của chúng ta – và một cách nào đó tất cả chúng ta đều “tân tiến” – nói chung không còn ý thức về sự kiện chúng ta như là những con nợ của Thiên Chúa, và tội lỗi là một thực tại chỉ có thể bị tác động của Thiên Chúa khống chế mà thôi. Đằng sau cái suy yếu về vấn đề công chính hóa và vấn đề thứ tha tội lỗi tựu kỳ trung là tình trạng suy yếu nơi mối liên hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa. Bởi thế, công việc đầu tiên của chúng ta có lẽ là việc tái nhận thức một cách mới mẻ vị Thiên Chúa hằng sống hiện diện trong đời sống của chúng ta, trong thời đại của chúng ta và trong xã hội của chúng ta.

 

Giờ đây chúng ta hãy nghe những gì Thánh Gioan nói với chúng ta cách đây ít phút ở bài đọc Thánh Kinh. Tôi muốn nhấn mạnh đến 3 câu nói nơi bài thánh kinh cô đọng và phong phú này. Đề tài chính của cả bức thư ấy được chất chứa nơi câu 15: “Ai tuyên xưng rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, thì Thiên Cgúa ở trong họ và họ ở trong Thiên Chúa”. Một lần nữa, Thánh Gioan, như ngài đã làm trước đó ở câu 2 và 3 của đoạn 4, nói lên việc tuyên xưng đức tin, confessio, một việc tuyên xưng đức tin trên hết là những gì phân biệt chúng ta là thành phần Kitô hữu, ở niềm tin vào sự kiện Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Đấng đã đến trong xác thịt. “Không ai đã từng thấy được Thiên Chúa, chỉ duy Người Con, Đấng ở trong lòng Cha, mới là Đấng tỏ Ngài ra”; chúng ta đã đọc thấy như thế ở cuối lời ngỏ Phúc Âm Thứ Tư (x Jn 1:18). Chúng ta biết Thiên Chúa là ai nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng duy nhất Thiên Chúa. Chính qua Người mà chúng ta được liên hệ với Thiên Chúa. Trong thời đại xẩy ra những cuộc hội ngộ liên tôn này, chúng ta thường dễ làm suy giảm đi một chút nào đó việc tuyên xưng chính yếu ấy, hay thậm chí còn che giấu nó đi. Thế nhưng, làm như vậy, chúng ta không thực hiện việc phục vụ cho cuộc hội ngộ hay đối thoại. Chúng ta chỉ làm cho Thiên Chúa trở nên khó nhận biết hơn đối với người khác cũng như đối với chúng ta. Vấn đề quan trọng là chúng ta tới cho cuộc trao đổi này không phải là những mảnh hình ảnh mà là toàn thể hình ảnh Thiên Chúa. Để có thể thực hiện điều này, việc hiệp thông riêng của chúng ta với Chúa Kitô, cũng như tình chúng ta yêu mến Người cần phải được gia tăng và sâu xa vững chắc. Nơi việc tuyên xưng chung này, cũng như trong công việc chung này, không có vấn đề chia rẽ giữa chúng ta. Và chúng ta nguyện cầu cho cái nền tảng chung ấy được tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

 

Như thế là chúng ta tiến tới vấn đề thứ hai tôi muốn bàn tới. Vấn đề này được thấy ở câu 14, là câu chúng ta đọc thấy rằng: “Chúng tôi đã thấy và chứng thực rằng Chúa Cha đã sai Con Ngài đến như Vị Cứu Tinh trần gian”. Chữ chính yếu nơi câu này là μαρτυρουˆ μεν – chúng tôi làm chứng, chúng tôi là những chứng nhân. Việc Tuyên Xưng Đức Tin cần phải trở thành việc làm chứng. Căn ngữ μάρτυς gợi lên sự kiện là một nhân chứng của Chúa Giêsu Kitô cần phải khẳng định chứng từ được họ cống hiến bằng cả cuộc đời của họ, khi sống cũng như lúc chết. Tác giả của Bức Thư này nói về mình rằng: “Chúng tôi đã thấy” (x 1:1). Vì ngài đã thấy, ngài mới có thể là một chứng nhân. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta – những thế hệ tiếp nối – cũng có thể thấy, và có thể làm chứng như người đã thấy. Chúng ta hãy nguyện cầu cùng Chúa để chúng ta được thấy! Chúng ta hãy giúp nhau phát triển khả năng này, nhờ đó chúng ta có thể giúp con người thuộc thời đại chúng ta thấy được, hầu cả họ nữa, nhờ thế giới được họ hình thành, sẽ khám phá ra Thiên Chúa! Qua tất cả mọi trở ngại về lịch sử, chớ gì họ thấy được Chúa Giêsu một cách mới mẻ, Người Con được Thiên Chúa sai đến, Đấng mà nơi Người chúng ta thấy được Chúa Cha. Ở câu 9, Thánh Gioan viết rằng Thiên Chúa đã sai Con của Ngài đến trần gian để chúng ta đươợ sự sống. Tình hình ngày nay không cho thấy hay sao chỉ nhở việc gặp gỡ với Chúa Giêsu sự sống mới thực sự trở nên sự sống? Là chứng nhân của Chúa Giêsu Kitô có nghĩa là trước hết là chứng nhân cho một lối sống. Trong một thế giới đầy những lầm lạc lẫn lộn, chúng ta cần phải làm chứng cho những qui chuẩn giúp cho sự sống thực sự là sự sống. Công việc quan trọng này, công việc chung cho tất cả mọi Kitô hữu, là những gì cần phải cương quyết thực hiện. Giờ đây, người Kitô hữu có trách nhiệm làm tỏ tường hóa những tiêu chuẩn cho thấy một sự sống chính trực, một sự sống chúng ta đã thấy sáng tỏ nơi Chúa Giêsu Kitô. Người đã thể hiện trong đời sống của mình tất cả những lời Thánh Kinh đã nói: “Hãy nghe lời Người” (Mk 9:7).

 

Bởi vậy chúng ta tiến đến vấn đề thứ ba, của bài sách thánh chúng ta đọc (1Jn 4:9), vấn đề tôi muốn nhấn mạnh: đó là agape – yêu thương. Đó là chữ chính của cả bức thư, nhất là của đoạn chúng ta đã nghe. Agape - yêu thương, như Thánh Gioan dạy chúng ta không liên hệ gì tới vấn đề tình cảm hay phô trương về nó; nó là một cái gì đó hoàn toàn điều độ và hiện thực. Tôi đã cố gắng giải thích điều này trong Thông Điệp Deus Caritas Est của mình. Agape – yêu thương thực sự là một tổng hợp của Lề Luật cùng các Tiên Tri. Nơi yêu thương, mọi sự được “nên trọn”; thế nhưng, cái mọi sự này hằng ngày cần phải được “chu toàn”. Ở câu 16 bài chúng ta đọc, chúng ta thấy một câu tuyệt vời, đó là: “Chúng ta biết và tin tưởng tình Thiên Chúa yêu thương chúng ta”. Phải, con người có thể tin tưởng tình yêu. Chúng ta làm chứng cho niềm tin của chúng ta ở chỗ nó tỏa ra như một quyền lực của tình yêu, “để thể gian tin tưởng” (Jn 17:21). Amen! 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20060912_vespri-regensburg_en.html

 

 TOP

 

Bài chia sẻ Thứ Tư 13 tại Đền Thờ “Đức Bà Nguyện Đường Cổ” Alte Kapelle ở Regensburg về ý nghĩa Phụng Vụ Thánh Nhạc và chiếc Phong Cầm mới

 

Ngôi nhà đáng kính của Thiên Chúa đây, ngôi Đền Thờ “Đức Bà Nguyện Đường Cổ”, đã được tân trang một cách rạng ngời – như chúng ta có thể thấy đây – và hôm nay có một chiếc đàn dương cầm mới giờ đây được làm phép và long trọng cung hiến cho mục đích của nó đó là tôn vinh Thiên Chúa và củng cố đức tin.

 

Một đóng góp quan trọng cho vấn đề canh tân thánh nhạc ở thế kỷ 19 đã được thực hiện bởi một vị linh mục của ngôi nhà thờ đại học này là Carl Joseph Proske. Nhạc bình ca của Giáo Hội và nhạc đa âm hợp xướng cổ là những gì đã được hội nhập vào phụng vụ. Việc chú trọng đến thánh nhạc ở “Ngôi Nguyện Đường Cổ” này quan trọng đến nỗi nó lan ra khỏi lãnh vực của miền đất này, làm cho Regensburg trở thành một trung tâm canh tân thánh nhạc, và ảnh hưởng của nó đã tiếp tục kéo dài tới ngày nay.

 

Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh của Công Đồng Vaticanô II (Sacrosanctum Concilium) đã nhấn mạnh rằng “việc bao gồm thánh nhạc và lời nhạc… làm thành một yếu tố cần thiết và toàn vẹn của việc long trọng cử hành phụng vụ” (số 112). Điều này có nghĩa là nhạc và hát không phải chỉ là một thứ thêm thắt tô điểm (có lẽ thậm chí không cần) cho việc thờ phượng; chúng chính là yếu tố của tác động phụng vụ. Việc long trọng thực hiện thánh nhạc, với ca đoàn, phong cầm, dàn nhạc và việc xướng hát của dân chúng, bởi thế, không phải là một thứ thêm thắt làm nên phụng vụ để làm cho phụng vụ cảm thấy hay hơn, song là một phương tiện quan trọng cho việc chủ động tham dự vào việc phụng thờ. Phong cầm bao giờ cũng được coi, thật sự là thế, vua của các thứ nhạc cụ, vì nó có tất cả mọi âm thanh của thiên nhiên tạo vật – như đã được cho như thế – và làm âm vang trọn vẹn những cảm thức của con người, từ vui đến buồn, từ chúc tụng đến than van. Bởi tính cách trổi vượt lên trên tầm mức thuần nhân loại, như tất cả mọi thứ nhạc tinh túy cũng có tính cách này, nó là những gì gợi lên những gì là thần linh. Cái tầm mức rộng lớn về âm sắc của phong cầm, từ êm dịu đến cực mạnh, làm cho nó thành một nhạc cụ trổi vượt tất cả mọi nhạc cụ khác. Nó có thể làm âm vang và diễn đạt tất cả mọi cảm nghiệm của con người. Nhiều tiềm năng đa bội của phgong cầm một cách nào đó nhắc nhở chúng ta về sự vĩ đại và uy nghi của Thiên Chúa.

 

Bài Thánh Vịnh 150, bài chúng ta vừa nghe và căn cứ vào đó để suy tư, nói về những tiếng kèn và những tiếng sáo, về những đàn hạc và đàn tam thập lục, những chiêng cùng trống; tất cả mọi nhạc cụ này được kêu gọi để góp phần vào việc chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi. Nơi đàn phong cầm, nhiều ống đàn và âm thanh cần phải hợp thành một mối. Nếu đây đó bị tắc, nếu một ống đàn lạc giọng, thì điều này trước hết chỉ được nhận ra bởi cái tai thính nào đó. Thế nhưng nếu có nhiều ống đàn bị lạc giọng, thì xẩy ra tình trạng loạn âm, không thể nào nghe nổi. Cũng thế, những ống đàn của chiếc phong cầm này phải chịu đựng những thay đổi về nhiệt độ và có thể bị hư hỏng đi. Đúng, đó là hình ảnh của cộng đồng chúng ta trong Giáo Hội. Như nơi chiếc phong cầm, bàn tay chuyên nghiệp cần phải liên tục lấy lại cung điệu từ tình trạng bị lạc điệu thế nào, trong Giáo Hội cũng thế, chúng ta, bằng những tặng ân và đặc sủng khác nhau, lúc nào cũng cần phải tìm cách, bằng mối hiệp thông đức tin của mình, làm mới lại việc hòa hợp với nhau trong vấn đề chúc tụng Thiên Chúa và yêu thương huynh đệ. Chúng ta càng để cho mình, qua phụng vụ, được biến đổi trong Chúa Kitô, chúng ta càng có khả năng biến đổi thế giới, chiếu giãi sự tốt lành của Chúa Kitô, chiếu tỏa tình thương của Người cùng tình yêu của Người đối với kẻ khác.

 

Các đại sáng tác gia, mỗi người một kiểu, tận kỳ cùng đều tìm cách tôn vinh Thiên Chúa bằng nhạc của họ. Johann Sebastian Bach đã viết ở bên trên nhan đề của nhiều bài sáng tác nhạc của mình những chữ tắt S.D.G là Soli Deo Gloria – Chỉ Duy Vinh Danh Thiên Chúa. Anton Bruckner cũng mở đầu các bài sáng tác của mình bằng những chữ: Dem lieben Gott gewidmet – Xin dâng lên Thiên Chúa thiện hảo. Chớ gì tất cả những ai bước vào ngôi Đền Thờ nguy nga này, khi cảm nghiệm được cái uy nghi nơi kiến trúc của nó cũng như nơi phụng vụ của nó, một phụng vụ được phong phú hóa bởi việc trân trọng hát ca hòa điệu với chiếc phong cầm mới này, đều cảm nghiệm được niềm vui của đức tin. Đó là điều tôi nguyện chúc và hy vọng trong ngày khai trương chiếc phong cầm mới đây. 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20060913_alte-kapelle-regensburg_en.html

 

 TOP

 

Bài Huấn Từ (tự phát thay bài đã dọn) Thứ Năm 14 tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria và Thánh Corbinian, ở Freising.

 

Quí Huynh thân mến trong thừa tác vụ giáo phẩm và tư tế,

Anh Chị Em thân mến,

 

Giây phút này đây làm cho tôi cảm thấy hân hoan và tri ân cảm tạ – cảm tạ về tất cả những gì tôi đã có thể cảm nghiệm thấh và nhận được trong chuyến tông du mục vụ ở Bavaria này. Tôi đã cảm nhận được rất nhiều nhiệt tình nồng hậu, rất nhiều tin tưởng, rất nhiều vui mừng trong Thiên Chúa. Tất cả những điều ấy đã sâu xa tác dụng nơi tôi và sẽ theo tôi như nguồn nghị lực mới. Tôi cũng phải cảm tạ vì cuối cùng đã có thể trở về Vương Cung Thánh Đường Freising để thấy ngôi vương cung thánh đường này với cái rực rỡ rạng ngời của nó. Tôi xin cảm tạ Đức Hồng Y Wetter, hai vị Giám Mục Bavaria khác, tất cả mọi người cộng tác vào công việc của ngôi vương cung thánh đường này, và nhất là Đấng Quan Phòng Thần Linh đã hiện thực việc trùng tu đáng ca ngợi này. Giờ đây, trở lại với ngôi Vương Cung Thánh Đường này, ký ức của tôi trở về trong tâm trí của tôi, khi tôi như thấy được trước mắt mình những người bạn học cũ của tôi, cũng như những vị linh mục trẻ đang truyền đạt sứ điệp, trao chuyền ngọn đuốc đức tin. Tôi nhớ đến việc truyền chức của mình là biến cố được Đức Hồng Y Wetter nói tới. Ở nơi đây tôi đã phục xuống, được ngập phủ bằng kinh cầu các thánh, bằng việc chuyển cầu của các thánh. Tôi nhận thức được rằng chúng ta không cô đơn lẻ loi trên con đường ấy, đông đảo các thánh cùng bước với chúng ta, và các v ị thánh đang sống, thành phần tín hữu của ngày hôm nay và mai này, nâng đỡ chúng ta và bước đi với chúng ta. Thế rồi tới việc đặt tay, và sau cùng Đức Hồng Y Faulhaber công bố rằng: “Iam non dico vos servos sed amicos” – “Thày không gọi các con là tôi tớ mà là bạn hữu”; vào lúc ấy, tôi cảm nghiệm thấy việc thụ phong linh mục của tôi như là một thứ gia nhập vào cộng đồng bạn hữu của Chúa Giêsu, thành phần được kêu gọi để ở với Người và loan truyền sứ điệp của Người.

 

Tôi cũng được nhắc nhở bởi các vị linh mục và phó tế rằng chính tôi đã được thụ phong ở nơi đây. Họ giờ đây hiến mình cho việc phục vụ Phúc Âm, và qua nhiều năm, thập chí qua nhiều thập niên, họ vẫn đang truyền đạt sứ điệp ấy, và họ vẫn tiếp tục làm như vậy. Tự nhiên tôi cũng nhớ đến các cuộc rước kiệu Thánh Corbinia. Đó là một tục lệ bấy giờ để mở hài tích. Ở vào chỗ của vị Giám Mục đằng sau bình hài cốt, tôi đã trực tiếp thấy được cái sọ của vị thánh này. Chính tôi tham dự vào cuộc kiệu rước của hàng bao thế kỷ tiến bước con đường đức tin này. Trong cuộc “tiến bước của thời gian” lớn lao ấy, tôi thấy được rằng cả chúng ta nữa cũng tiến bước theo, khi cùng với cuộc tiến bước của thời gian này tiến tới tương lai. Điều này trở nên rõ ràng khi cuộc rước kiệu băng ngang qua một đan việc gần đó, nơi đã có rất nhiều trẻ em tụ tập, và tôi đã làm dấu thánh giá trên trán của các em. Hôm nay chúng ta vẫn còn sống cùng một cảm nghiệm ấy; chúng ta đang ở trong một cuộc kiệu rước vĩ đại, trong cuộc hành trình của Phúc Âm. Chúng ta có thể vừa là thành phần hành hương vừa là thành phần hướng dẫn hành hương. Bằng việc bước theo những ai đã bước theo bước chân của Chúa Kitô, cả chúng ta nữa cũng đang theo Người, bởi vậy chúng ta đang tiến vào ánh sáng.

 

Giờ đây chúng ta hãy tiến tới bài giảng là bài tôi muốn nêu lên hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất liên hệ tới bài Phúc Âm chúng ta vừa nghe, một đoạn Phúc Âm tất cả chúng ta đã nghe quá quen, một đoạn phúc âm chúng ta đã dẫn giải và suy niệm trong lòng, đó là lời Chúa Giêsu nói “mùa gặt thì bệ bộn”. Khi nói mùa gặt “bề bộn”, Người không ám chỉ tới một thời điểm đặc biệt nào đó, cũng như tới những con đường Palestine Người đã hành trình trong cuộc sống trần thế của Người: những lời lẽ của Người vẫn còn hiệu lực cho cả ngày hôm nay nữa. Những lời ấy có nghĩa là một mùa màng đang gia tăng trong tâm can con người; những lời ấy có nghĩa là, nói cách khác, sâu xa tận bên trong, đó là con người đang đợi chờ Thiên Chúa, đang chờ đợi một thứ ánh sáng hoàn toàn soi dẫn cho thấy con đường tiến lên, đang đợi chờ một sứ điệp không phải thuần ngôn từ, mà là hy vọng, là chờ đợi một tình yêu thương sẽ đón nhận và nâng đỡ chúng ta cho cuộc sống vĩnh cửu vượt  trên giây phút hiện tại. Mùa màng thì bề bộn, và thợ gặt là thành phần cần thiết ở hết mọi thế hệ. Phần còn lại “thợ gặt lại ít oi” của câu được trích dẫn cũng là những gì xác thực nữa đối với mọi thế hệ ở một nghĩa khác. 

 

“Hãy cầu xin Chủ ruộng sai thợ gặt đến làm mùa”. Điều này có nghĩa là mùa gặt đang sẵn sàng, thế nhưng Thiên Chúa muốn chiêu mộ thành phần hộ mùa để gặt hái cho vào kho lẫm. Thiên Chúa cần đến họ. Ngài cần thành phần nói: vâng, con sẵn sàng trở thành thợ gặt của Chúa; con sẵn sàng góp phần để mùa gặt đang chín trong lòng người này được thực sự cho vào kho lẫm đời đời và trở thành một cuộc hiệp thông thần linh tồn tại của niềm vui và yêu thương. “Hãy xin Chủ ruộng” cũng có nghĩa là chúng ta không thể nào “sản xuất” ra các ơn gọi; các ơn gọi cần phải được Thiên Chúa ban tặng. Đây không phải là những gì giống như những nghề nghiệp khác, chúng ta không thể nào tuyển mộ người ta bằng việc sử dụng một thứ phổ biến đúng kiểu hay một loại sách lược thích đáng. Lời mời gọi được xuất phát từ tâm can của Thiên Chúa ấy lúc nào cũng cần phải tìm cách thấm nhập vào lòng trí của con người. Tuy nhiên, chính vì để nó có thể tiến vào tâm can của con người mới cần đến việc hợp tác của chúng ta. Việc cầu xin cùng Chủ ruộng trước hết có nghĩa là cầu xin Ngài ban cho điều ấy, là khuấy động lòng Ngài mà nói: “Xin hãy làm điều ấy! Xin hãy khơi động thành phần thợ gặt! Xin hãy gợi lên trong họ lòng nhiệt thành và niềm vui sống cho Phúc Âm! Xin hãy làm cho họ hiểu rằng đó là một kho tàng còn cao cả hơn bất cứ kho tàng nào khác, và ai khám phá ra nó cần phải truyền đạt nó!”

 

Chúng ta khuấy động tâm can của Thiên Chúa. Thế nhưng, việc chúng ta nguyện cầu cùng Thiên Chúa không chỉ bao gồm có ngôn từ mà thôi; những lời lẽ ấy cần phải dẫn tới hành động để từ con tim nguyện cầu của chúng ta bừng lên một tia niềm vui trong Thiên Chúa và trong Phúc Âm, khiến lòng của người khác cũng sẵn sàng xin “vâng”. Là con người của nguyện cầu, tràn đầy ánh sáng của Ngài, chúng ta vươn tới người khác và mang họ vào lời nguyện cầu của chúng ta và đến trước nhan Thiên Chúa, Đấng sẽ không ngừng thực hiện phần của Ngài. Theo đó chúng ta cần phải tiếp tục nguyện cầu cùng Chúa ruộng, hãy khuấy động tâm can của Ngài, và cùng với Thiên Chúa chạm tới tâm can của người khác bằng việc nguyện cầu của chúng ta. Và theo dự định của mình, Ngài sẽ làm cho tiếng xin “vâng” của họ được trở nên chín chắn, làm cho họ sẵn sàng đáp ứng; nói cách khác, làm cho họ kiên trì qua tất cả mọi thứ rắc rối trên đời này, qua cái nóng của ban ngày và cái tối của ban đêm, để họ kiên trì một cách trung thành với việc phục vụ của họ. Nhờ đó họ sẽ biết rằng các nỗ lực của họ, dù cực nhọc đến đâu đi nữa, cũng là những gì cao quí và bõ công, vì chúng dẫn tới những gì là thiết yếu, chúng bảo đảm rằng con người lãnh nhận những gì họ hy vọng, đó là ánh sáng của Thiên Chúa và tình yêu của Thiên Chúa.

 

Điểm thứ hai tôi muốn đề cập tới là một vấn đề cụ thể. Con số linh mục đã bị giảm sút, cho dù vào lúc này đây chúng ta đang có thể đương đầu, vì chúng ta có những vị linh mục trẻ và linh mục già, và có những nam nhân trẻ trung đang trên đường tiến tới thiên chức linh mục. Tuy nhiên, gánh nặng vẫn gia tăng. Việc phải coi sóc hai, ba hoặc bốn giáo xứ một lúc, cộng thêm với những công việc mới xẩy ra, có thể là những gì làm cho mình cảm thấy chán chường. Tôi thường tự hỏi, hay mỗi người chúng ta tự hỏi mình và hỏi anh em mình rằng: chúng ta sẽ làm sao để đương đầu đây? Phải chăng đó không phải là một thứ nghề nghiệp làm tiêu hao chúng ta đi hay sao, một thứ nghề nghiệp không còn mang lại cho chúng ta niềm vui, vì chúng ta thấy rằng bất cứ chúng ta làm gì cũng chẳng bao giờ đủ cả? Chúng ta cảm thấy mình bị đè bẹp!

 

Cần phải đáp ứng như thế nào đây? Hiển nhiên tôi không thể cống hiến những phương dược bất khả sai lầm: tuy nhiên, tôi xin đề nghị mấy hướng dẫn căn bản sau đây. Tôi lấy điều đề nghị thứ nhất từ Thư gửi Giáo Đoàn Philiphê (x 2:5-8), nơi Thánh Phaolô nói cùng tất cả mọi người, dĩ nhiên là nói riêng với những ai đang làm việc trong cánh đồng của Thiên Chúa, đó là: “anh em hãy mặc lấy tâm trí của Chúa Giêsu”. Tâm trí của Người là tâm trí mà, trước định mệnh của nhân loại, Ngài không thể cứ sống trong vinh quang, trái lại, đã cúi mình xuống và làm những gì không thể nào tin nổi, khoác vào mình tình trạng hoàn toàn bần cùng của đời sống con người cho đến độ khổ đau trên Thập Giá. Đó là tâm trí của Chúa Giêsu Kitô: ở chỗ Người cảm thấy được thôi thúc mang đến cho nhân loại ánh sáng của Cha, cứu giúp chúng ta bằng việc hình thành Vương Quốc của Thiên Chúa với chúng ta và trong chúng ta. Và tâm trí của Chúa Giêsu Kitô đã tiến sâu xa vào mối hiệp thông hoàn toàn thân mật với Cha. Một dấu hiệu bề ngoài cho thấy tình trạng này thực sự ở chỗ được các vị Thánh Ký trình thuật nhiều lần Người đã một mình lên núi nguyện cầu. Hoạt động của Người xuất phát từ mối hiệp nhất sâu xa của Người với Cha, và chính vì điều ấy mà Người phải lên đường, viếng thăm tất cả mọi phố hội và làng quê để loan truyền Vương Quốc Thiên Chúa, loan báo rằng Vương Quốc này đang hiện diện giữa chúng ta. Người đã phải khai mào Vương Quốc này giữa chúng ta, nhờ đó, qua chúng ta, nó có thể biến đổi thế giới; Người cần phải bảo đảm rằng ý muốn của Thiên Chúa được thể hiện trên trần gian cũng như trên Trời và Trời đã đến trên trần gian. Hai khía cạnh này ở trong tâm trí của Chúa Kitô. Đàng khác, chúng ta cần phải nhận biết Thiên Chúa từ bên trong, nhận biết Chúa Kitô từ bên trong, và ở với Người; chỉ có thế chúng ta mới “khám phá” ra chính mình; chúng ta cần phải truyền đạt điều này nữa.

 

Tôi muốn nói rõ hơn về điều hướng dẫn căn bản liên quan tới hai khía cạnh của nó này. Cần phải hòa hợp giữa lòng nhiệt thành với sự khiêm nhượng, với sự nhận thức được những hạn hẹp của chúng ta. Một đàng cần phải có lòng nhiệt thành, ở chỗ, nếu chúng ta tiếp tục gặp gỡ Chúa Kitô thì chúng ta không thể giữ lấy Người cho bản thân mình. Chúng ta cảm thấy được thúc đẩy để ra đi đến với thành phần nghèo khổ, yếu kém, trẻ em và giới trẻ, tới với những ai cần thiết nhất. Chúng ta cảm thấy được thôi thúc trở thành “những người loan tin vui”, thành những tông đồ của Chúa Kitô. Tuy nhiên, lòng nhiệt thành của chúng ta, nếu muốn nó không trở thành trống rỗng và bắt đầu làm cho chúng ta kiệt quệ, nó cần phải được liên kết với sự khiêm nhượng nữa, với sự điều độ, với việc chấp nhận những giới hạn của chúng ta nữa. Có rất nhiều điều cần phải thực hiện, nhưng tôi thấy rằng tôi không thể làm được hết những điều ấy. Tôi nghĩ rằng đó là một sự thật đối với nhiều vị mục tử, và cũng đúng với cả vị Giáo Hoàng này nữa, vị cần phải làm rất ư là nhiều thứ! Tôi không đủ sức làm. Có thế, tôi biết làm những gì tôi có thể và tôi phó cho Thiên Chúa phần còn lại cũng như cho các người phụ tá của tôi, mà rằng: “Lạy Chúa, dầu sao thì Chúa cần phải làm việc ấy, vì Giáo Hội là của Chúa. Chúa chỉ ban cho con sức lực con hiện có mà thôi. Con dâng nó cho Chúa, vì nó bởi Chúa mà ra; con phó dâng cho Chúa hết mọi sự khác”. Tôi tin rằng lòng khiêm nhượng này cần phải khiến chúng ta thốt lên rằng: “nghị lực của tôi không thể nào làm hơn được nữa, Chúa ơi, xin Chúa hãy làm phần còn lại cho con”. Bấy giờ cần phải có lòng tin tưởng: Ngài sẽ ban cho tôi những người phụ tá tôi cần, và họ sẽ làm những gì tôi không thể làm. 

 

Hơn thế nữa, việc liên kết giữa lòng nhiệt thành với đức khiêm nhượng cũng có nghĩa là liên kết tất cả mọi khía cạnh phục vụ với đời sống nội tâm của chúng ta. Chúng ta có thể phục vụ kẻ khác và cống hiến cho họ chỉ khi nào bản thân chúng ta được lãnh nhận, chỉ khi nào bản thân chúng ta không bị trống rỗng. Đó là lý do tại sao Giáo Hội cống hiến cho chúng ta những khoảng trống, những khoảng trống, một mặt, giúp cho chúng ta “hít  vào” và “thở ra” một cách mới mẻ, mặt khác, trở thành một nguồn và tâm điểm cho việc chúng ta phục vụ. Trước hết là việc cử hành Thánh Lễ hằng ngày. Chúng ta không bao giờ được làm điều này chỉ vì thói quen, như “một điều gì đó chúng ta cần phải làm”, trái lại, xuất phát “từ bên trong”! Chúng ta hãy ý thức những ngôn từ và tác động, cùng biến cố thực sự hiện diện bấy giờ! Nếu chúng ta cử hành Thánh Lễ một cách chăm chú nguyện cầu, nếu lời chúng ta đọc “này là mình ta” được xuất phát từ việc chúng ta hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô là Đấng đặt tay của Người trên chúng ta và ban quyền cho chúng ta được nhân danh “Cái Tôi” của Người mà phán, nếu chúng ta cử hành Thánh Thể bằng việc tham dự sâu xa trong đức tin và cầu nguyện, thì nó không phải chỉ là một nhiệm vụ bề ngoài; thì bấy giờ tự nhiên chúng ta biết được cách thức cử hành ars celebrandi, vì việc cử hành theo quan điểm của Chúa và bằng mối hiệp thông với Người, nhờ đó, nó mang lại lợi ích nhất cho con người. Để rồi chính bản thân chúng ta được liên lỉ trở nên phong phú, đồng thời chúng ta cũng truyền đạt cho người khác một cái gì đó ngoài chính mình chúng ta, tức là việc hiện diện của Chúa Kitô.

 

Một khoảng trống khác, có thể nói, Giáo Hội bắt buộc chúng ta làm, và nhờ làm thế chúng ta được giải thoát, đó là Phụng Vụ Giờ Kinh. Chúng ta hãy đọc giờ kinh phụng vụ này như là một giờ nguyện cầu thực sự, một việc nguyện cầu hiệp thông với thành phần Yến Duyên Cựu Ước lẫn Tân Ước, một việc nguyện cầu xuất phát từ “cái Tôi” sâu xa nhất, từ chủ thể sâu xa nhất của những lời nguyện cầu ấy. Nhờ đó, chúng ta lôi kéo vào lời nguyện cầu của chúng ta những ai thiếu thời giờ hay nghị lực hoặc khả năng nguyện cầu. Như thành phần dân nguyện cầu, chúng ta đại diện cho những người khác khi chúng ta cầu nguyện, và làm thế, chúng ta hoàn thành một thừa tác mục vụ tiên khởi. Đây không phải là việc rút lui vào một lãnh vực tư riêng, nó là một thứ ưu tiên về mục vụ, nó là một hoạt động mục vụ nhờ đó thiên chức linh mục của chính chúng ta được đổi mới, và chúng ta lại được Chúa Kitô làm cho tràn đầy. Chúng ta bao gồm những người khác vào mối hiệp thông của Giáo Hội nguyện cầu, đồng thời chúng ta làm cho quyền năng của việc nguyện cầu, làm cho sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô, lan tỏa vào thế giới này.

 

Câu tâm niệm chủ đề trong những ngày này là “những ai tin tưởng thì không bao giờ cảm thấy lẻ loi cô quạnh”. Những lời ấy áp dụng và cần phải được áp dụng đặc biệt cho thành phần linh mục, cho mỗi người chúng ta. Chúng được áp dụng theo hai ý nghĩa, đó là một vị linh mục không bao giờ bị lẻ loi vì Chúa Giêsu Kitô luôn ở với họ. Người ở với chúng ta, vậy chúng ta hãy ở với Người! Thế nhưng những lời ấy cũng áp dụng theo một ý nghĩa khác nữa. Ai trở nên một vị linh mục là gia nhập vào thành phần giáo sĩ , vào một cộng đồng linh mục cùng với vị Giám Mục của mình. Ngài là vị linh mục trong mối hiệp thông với anh em linh mục của ngài. Chúng ta hãy quyết tâm sống điều này, chẳng những như là một qui định về thần học và pháp lý, mà còn như một cảm nghiệm thực tiễn đối với mỗi người chúng ta nữa. Chúng ta hãy cống hiến mối hiệp thông này cho nhau, chúng ta hãy cống hiến nó nhất là cho những ai chúng ta biết đang chịu đựng tình trạng lẻ loi cô độc, những ai chúng ta biết đang trăn trở bởi những vấn nạn và rắc rối trục trặc, và có thể bởi những ngờ vực và lung lạc! Chúng ta hãy cống hiến mối hiệp thông này cho nhau, nhờ đó chúng ta cảm nghiệm được mối hiệp thông của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô mới mẻ hơn bao giờ hết, trọn vẹn hơn và hân hoan hơn, nhờ sống với nhau, nhờ sống với những người khác. Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20060914_clergy-freising_en.html

 

 

TOP

 

 

Bài Huấn Từ (được soạn sẵn song không đọc mà lại nói bộc phát, nhưng bài đã được trao cho thành phần giáo sĩ tham dự hôm ấy) Thứ Năm 14 tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria và Thánh Corbinian, ở Freising

Kính thưa các anh em trong hàng giáo phẩm và tư tế!

Các thầy Phó tế vĩnh viễn thân mến!

 

Đây là buổi gặp gỡ cuối cùng của tôi trước khi rời khỏi vùng đất Bavaria thân thương của tôi, và tôi rất vui vì cuộc gặp gỡ này diễn ra với quý vị, các linh mục và phó tế vĩnh viễn, là những viên đá sống động đã được chọn lựa của Giáo hội. Tôi xin bày tỏ lời chào huynh đệ đến Đức Hồng Y Friedrich Wetter và lòng biết ơn sâu xa của tôi đối với những lời nồng hậu ngài đã bày tỏ thay cho mọi người đang hiện diện.

 

Khi nhìn một vòng nhà thờ chánh tòa tuyệt vời của thành phố Freising này, rất nhiều ký ức trở lại với tôi về những năm tháng tôi hành trình trên con đường tới chức linh mục và những công việc mục vụ đã gắn bó với nơi này. Và khi tôi nghĩ tới các thế hệ tín đồ, từ thời các nhà truyền giáo tiên khởi, đã mang lại cho quốc gia này một bản chất Kitô giáo riêng biệt và truyền lại cho chúng ta kho tàng châu báu là đức tin, từ đáy lòng tôi dâng lên Chúa một lời nguyện tạ ơn sâu sắc.

 

Trong lịch sử đất nước, “Thiên Chúa của mùa gặt” đã chưa từng để cho vùng đất này thiếu người làm, là những người phục vụ Lời Ngài và Bàn Thánh, mà qua họ Ngài đã muốn dẫn dắt và nuôi dưỡng tổ tiên chúng ta trên con đường tìm về quê trời. Các anh em thân mến, ngày nay đã đến phiên chúng ta phải thực hiện công việc này, và tôi rất vui mừng được đồng hành với các anh em trong chức vị Giám Mục Rôma. Trong tình thương mến tôi kêu gọi anh em đừng nản lòng, nhưng hãy tự tin theo đuổi việc mục vụ đã đưc trao phó cho anh em.

 

Chúng ta vừa lắng nghe bài đọc Kinh Thánh trong chương 9 Tin Mừng của thánh Matthêu (Matt. 9,35-38). Trong đoạn này chúng ta có thể nhận ra thái độ nội tâm của Chúa Giêsu, một điều rất quan trọng cho chúng ta. Thái độ này thực ra đánh dấu cả cuộc đời rao giảng của Ngài. Nó được bày tỏ qua một hình ảnh nét nông nghiệp.

 

Bằng con mắt của trái tim, Chúa Giêsu nhận ra nơi những người đang tụ họp xung quanh Ngài một “mùa gặt” của Chúa Cha đang sẵn chờ. Mùa gặt ấy rất lớn; Ngài nói: “lúa chín đầy đồng” (Matt. 9,37; x. Luca 10,2). Trong Phúc Âm thánh Gioan, chúng ta nhận ra cùng một hình ảnh này chương bốn, trong cuộc đối thoại với người phụ nữ Samaritan. Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Ngước mắt lên mà xem, đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái” (35).

 

Đức Kitô nhìn thế gian như một “cánh đồng của Chúa” (x. Matt. 13,38-43), mùa gặt ngày càng lớn và cần có thợ gặt. Một điều tương tự được tìm thấy trong Tin Mừng của thánh Marcô (4,26-29). Khuynh hướng căn bản của Chúa Giêsu xuất hiện trong các lời nói này là thái độ lạc quan, dựa trên lòng tự tin vào quyền năng của Chúa Cha là “Thiên Chúa của mùa gặt” (Matt. 9,38).

 

Lòng tự tin của Chúa Giêsu trở nên nguồn hy vọng cho chúng ta, vì Ngài có khả năng nhìn xuyên qua lớp màn bên ngoài để nhận ra những công việc huyền nhiệm nhưng vô cùng lôi cuốn của Chúa Cha. Hạt giống của Lời Chúa luôn mang lại hoa quả. Và vì thế mùa gặt của Chúa đang gia tăng, cho dù trong tầm mắt con người, điều này dường như không phải là như thế.

 

Cuộc sống của một linh mục và bản chất thực sự v ơn gọi và về  mục vụ của ngài được chứa đựng trong viễn tượng được Chúa Giêsu bày tỏ. Viễn tượng này đã thúc đẩy Ngài đi từ làng này sang làng khác, giảng dạy trong hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa lành người bệnh tật (x. Matt. 9,35). Như người gieo giống trong ngụ ngôn, Ngài đã gieo Lời Chúa với sự rộng lượng xem ra có vẻ bất cẩn, vì thế có hạt đã rơi trên đường, trên đất sỏi, và trong bụi gai (x. Matt. 13,3-8).

 

Cơ sở cho sự rộng lượng này là lòng tự tin vào quyền năng của Chúa Cha có thể biến đổi đất sỏi và gai gốc trở nên đất màu mở. Mỗi người linh mục phải để cho mình được chứa đầy lòng tự tin như thế vào quyền năng của ân sủng, bởi vì chính người đã từng là một vùng đất cần được làm sạch bởi người gieo giống thiêng liêng để hạt giống có thể nảy mầm và lời đáp trả chng chạc có thể diễn ra. Lời đáp trả “Con đây” mà chúng ta đã thể hiện trong ngày nhận chức linh mục và nói lại mỗi ngày nơi sự hiệp thông với Đức Kitô trong bí tích Thánh Thể.

 

Qua sự thích ứng vào cảm nghĩ của Vị Thầy này, người linh mục sẽ dần dần chia sẻ khuynh hướng tự tin của Ngài. Bằng cách đi sâu vào tầm nhìn của Chúa Giêsu, vị linh mục sẽ nhìn thầy xung quanh mình toàn là “mùa gặt của Chúa”, đang sẵn chờ để được thu gom vào nhà kho của thiên đàng (x. Matt. 13,30). Ân sủng sẽ hoạt động qua người và vì thế, người sẽ tìm được những đáp trả chân thành và rộng lượng đối với lời kêu mời của Chúa.

 

Tuy nhiên, chúng ta phải luôn lưu ý về ngôn từ trong Thánh Kinh: “Thiên Chúa của mùa gặt” chính là Vị “sai” thợ gặt đi làm công tác. Chúa Giêsu đã không giao cho các môn đệ trách nhiệm đi kêu gọi những tình nguyện viên khác hay tổ chức những chiến dịch đẩy mạnh nhằm tụ họp thêm thành viên; Ngài bảo họ hãy “cầu xin” với Chúa. Điều này có nghĩa là gì? Phải chăng công tác ơn gọi của chúng ta chỉ hạn chế trong việc cầu nguyện? Rõ ràng là không.

 

“Cầu xin Thiên Chúa của mùa gặt” mang ý nghĩa sâu sắc hơn: Chỉ qua sự kết hợp thân mật với Thiên Chúa của mùa gặt, qua việc sống một cách chìm đắm trong “trái tim” tràn đầy tình thương cho nhân loại của Ngài, chúng ta mới có thể đưa các người làm khác đến để chia sẻ công việc Nước Trời. Đầu óc chúng ta không chỉ xoay quanh những con số và hiệu lực, nhưng là sự cho đi chính mình. Đấy chính là hạt lúa nẩy mầm và mang lại hoa quả khi nó rơi xuống đất và tan biến.

 

Các người làm trong mùa gặt của Chúa là những người bước theo Đức Kitô. Điêu này đòi hòi phải từ bỏ chính mính và trở nên hoàn toàn “hòa hợp” với thánh ý Ngài. Việc này không đơn giản, vì nó đi ngược với “trọng lực” sâu xa ở bên trong chúng ta, khiến cho chúng ta trở nên ích kỷ. Chúng ta chỉ có thể vượt qua sức lực này khi chúng ta trải qua cuộc hành trình Phục Sinh, chết đi và sống lại.

 

Trên cuộc hành trình này Đức Kitô không chỉ đã đi trước chúng ta, nhưng Ngài còn đồng hành với chúng ta; quả thật Ngài tiến đến chúng ta, như Ngài đã từng tiến tới với Simon Phêrô khi ông bắt đầu bị chìm lúc đang cố bước tới Chúa Giêsu trên mặt nước (x. matt. 14,28-31). Đến khi nào Phêrô vẫn còn nhìn vào khuôn mặt của Chúa Giêsu thì ông ta có thể vững bước trên mặt nước cuồn cuộn của biển Galilee, vì ông ta xem như vẫn còn nằm trong vùng có lực hấp dẫn của ân sủng Ngài. Tuy nhiên khi ông ta quay mắt đi thì ông đã nhìn thấy gió mạnh làm cho ông trở nên sợ hãi và chìm xuống.

 

Chúa Giêsu đã làm cho ông thấy quyền năng nơi bàn tay cứu rỗi của Ngài, như tiên đoán hành động “cứu rỗi” cuối cùng và quyết định đối với vị tông đồ này, đó  là “sự phục sinh” của ông sau khi đã “chìm xuống” vì những lời chối Chúa. Qua cuộc hành trình Phục Sinh này, người môn đệ đã trở nên chứng nhân trung thực của Chúa.

 

Vậy công việc chứng nhân là gì? Sự phục vụ này bao gồm những gì? Thánh Augustinô đã cố gắng giải thích bản chất của công việc của một vị thừa tác đã được phong chức bằng cách đưa ra hai giải nghĩa đã trở nên kinh điển. Ngài diễn tả người thừa tác trên hết là “servus Christi” (x. Sermo Guelf. 9,4; Ep. 130; Ep. 228,2, v.v.)

 

Cụm từ “tôi tớ” bao hàm khái niệm về mối quan hệ: Làm tôi tớ trong mối tương quan với người chủ. Gọi vị linh mục là “servus Christi” tức nhấn mạnh rằng cuộc sống của vị linh mục mang một “ý nghĩa về mối quan hệ” thiết yếu: Với tất cả con người của mình, vị linh mục sống trong mối tương quan với Đức Kitô. Điều này không chia phối mối tương quan của người với cộng đoàn, nhưng nó là cơ sở cho mối tương quan ấy. Chính vì là “tôi tớ của Đức Kitô” nên vị linh mục “nhân danh Ngài, là tôi tớ của tôi tớ Ngài” (tiêu đề của Ep. 217 Vitale; x. De pecc. Mer. Et rem. III; Ep. 130; sermo Guelf. 32,3, v.v.).

 

Do bản chất bí tích của việc truyền chức, vị linh mục thuộc về Đức Kitô và hiến dâng hoàn toàn cho “thân thể” của Giáo hội. Khía cạnh mang tính bản thể học này của mục vụ tư tế, là điều đi sâu vào chính con người linh mục, tạo trong người một giả định trước về một hình thức phục vụ vô cùng táo bạo mà giới trần tục không thể mường tượng được.

 

Ý nghĩa khác về linh mục mà thánh Augustinô thường sử dụng là “vox Christi”. Ngài phát triển những ý tưởng về đề tài này bằng cách suy gẫm về hình ảnh của thánh Gioan Tiền hô (x. Serm. 22; 293,3; Serm. Dolbeau 3, v.v.). Người tiên phong cho Chúa Giêsu xác định mình là một “tiếng kêu” đơn sơ được sai đến để công bố về Đức Kitô là “Ngôi Lời”. Như thế, vị linh mục thừa tác, theo thánh Augustinô, có trách nhiệm trở nên “vox Verbi” (x. Srm. 46,30-32), “praedicator Verbi” (x. Serm. 71,13/22), “Verbi prolator” (x. En. in Ps. 134,1; Serm 23,1, v.v.)

 

 Đây là một ý tưởng mà thánh Augustinô nhắc đến nhiều lần; nó nêu lên thêm lần nữa “ý nghĩa tương quan” của vị linh mục thừa tác: là “tiếng nói”, người luôn có mối quan hệ với “Ngôi Lời” là Đức Kitô. Sự vĩ đại và khiêm nhường của vị linh mục thừa tác được bày tỏ ở đây. Như thánh Gioan Tiền hô, vị linh mục và phó tế chỉ là những người báo trước, là những người phục vụ cho Ngôi Lời. Họ không phải là trung tâm điểm, nhưng là Đức Kitô, và họ phải gắn bó với “tiếng nói” của Ngài suốt cuộc đời mình.

 

Xuất phát từ những suy niệm này là câu trả lời đối với một câu hỏi mà không có vị chủ chiên của các linh hồn nào có tinh thần trách nhiệm không thể không tự hỏi, đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay đang thiếu linh mục: làm sao có thể duy trì sự liên kết nội tâm giữa những sinh hoạt mục vụ náo động?  

 

Hướng đi đến một giải pháp đối với vấn đề này là sự gắn bó mật thiết với Đức Kitô, lương thực Ngài là thi hành thánh ý của Chúa Cha (x. Gioan 4,34). Một điều quan trọng là mối tương quan với Đức Kitô, mang tính bản thể học, được tạo ra nơi biến cố tấn phong, phải trở nên sống động trong ý thức và sau đó là những hành động của vị linh mục. Tất cả những gì tôi làm là trong sự hiệp thông với Ngài. Chính trong hành động đó mà tôi được liên kết với Ngài.

 

Cho dù từ bên ngoài nhìn vào, sinh hoạt của tôi đa dạng và thậm chí đối nghịch nhau như thế nào đi nữa, chúng đều thống nhất ở mức độ động cơ căn bản: tất cả đều là trong Đức Kitô, hành động như một dụng cụ sự hiệp thông với Ngài. Từ đó xuất hiện một chiều kích khổ chế mới đối với chức linh mục. Điều này không phải song song với sinh hoạt mục vụ như thêm một gánh nặng, một trách nhiệm khác đè nặng trên ngày làm việc.

 

Chính trong hành động tôi học cách làm chủ bản thân, tôi học cách cho đi cuộc sống mình một cách bình thản; trong sự thất vọng và trong sự thất bại tôi học cách quên mình; tôi học cách đón nhận sầu muộn, tôi học cách từ bỏ chính mình. Trong niềm vui thành công tôi học cách tạ ơn. Trong việc cử hành các bí tích tôi đón nhận các bí tích trong tôi… Lối khổ chế phục vụ này, sự phục vụ chính là sự khổ chế của đời mình, chắc chắn là động cơ quan trọng nhất mà tuy nhiên luôn đòi hỏi sự giải nghĩa liên tục về hành động dựa trên sự tồn tại.

 

Ngay cả khi vị linh mục thực hiện đời sống mục vụ như việc khổ chế và các hoạt động bí tích như là cuộc gặp gỡ riêng tư với Đức Kitô, vị linh mục vẫn cần có những khoảnh khắc để nghỉ ngơi, để hướng đi nội tâm có thể trở nên thực và có hiệu quả. Chính Chúa Giêsu, khi các môn đệ trở lại từ cuộc rao giảng thứ nhất, đã nói với họ: “Hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Marcô 6,31).

 

Cho đi chính mình một cách rộng lượng không khả thi nếu không có huấn luyện và liên tục tìm lại sự nội tâm chất chứa niềm tin đích thực. Hiệu quả của hoạt động mục vụ trên hết tùy thuộc vào lời cầu nguyện; nếu không, phục vụ trở nên một thứ hoạt động trống rỗng.

 

Vì thế thời giờ bỏ ra để trực tiếp gặp gỡ Chúa trong lời cầu nguyện có thể được diễn tả chính xác là một ưu tiên tối hậu về  mục vụ. Đây là hơi thở của linh hồn, nếu không có nó thì vị linh mục chắc chắn “không còn hít thở”, không có “dưỡng khí” là sự lạc quan và niềm vui, là những thứ vị linh mục cần có để ngày ngày được sai đi làm việc trong mùa gặt của Chúa. Amen!

 

Rev Lê Ngọc Đức Phúc, SVD, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 14/9/2006 

 

 

 

TOP

 

 

Bài T T Th Năm 14 ti Phi Trường Quc Tế Franz Joseph Strauss, Munich

 

Thưa Ông Thống Đốc,

Các Tôn Vị Lãnh Đạo Chính Quyền Và Thẩm Quyền Nhân Dân

Quí Đức Hồng Y và Chư Huynh trong Hàng Giáo Phẩm

Quí Bà và Quí Ông!

 

Khi tôi từ giã Bavaria trở về Rôma, tôi muốn ngỏ cùng anh chị em hiện diện nơi đây, và qua anh chị em cùng tất cả mọi người công dân của đất nước tôi, lời tạ từ thân ái và hết lòng cám ơn anh chị em. Tôi hết sức cảm động trước nhiệt tình và lòng mộ mến của thành phần tín hữu sốt sắng qui tụ lại để nghe Lời Chúa và hợp nhau cầu nguyện, và là thành phần chào mừng tôi trên các đường phố và tại những quảng trường. Tôi đã có thể thấy được nhiều người ở Bavaria cho đến ngày nay vẫn còn nỗ lực hành trình hiệp thông với các vị Giám Mục của họ theo các đường lối của Thiên Chúa và chứng thực đức tin của họ trong thế giới bị tục hóa ngày nay, làm cho đức tin hiện diện trên thế giới này như một mãnh lực chi phối nó. Nhờ những nỗ lực liên lỉ của những người tổ chức, mọi sự đã diễn tiến một cách thứ tự và an lành, trong liên kết và hân hoan. Bởi vậy lời đầu tiên của tôi trong giây phút tạ từ này phải là lời tri ân cảm tạ ngỏ cùng tất cả những ai hợp tác để đạt được những thành quả ấy. Tôi chỉ có thể nói bằng tất cả tấm lòng rằng: “Xin Chúa tưởng thưởng cho anh chị em!”.

 

Tất nhiên trước tiên tôi hướng về ngài, Thưa Ông Thống Đốc, với niềm cảm tạ về các lời lẽ ông đã bày tỏ một chứng từ cao cả nhân danh đức tin của chúng ta như là một quyền lực chi phối đời sống cộng đồng của chúng ta. Xin hết lòng cám ơn về điều ấy! Tôi xin cám ơn các vị thẩm quyền dân sự và giáo hội khác có mặt nơi đây, nhất là những ai góp phần vào việc thành đạt của chuyến viếng thăm này, chuyến viếng thăm giúp tôi có thể gặp gỡ ở hết mọi nơi dân chúng ở miền đất này, những người đã cho tôi thấy được lòng cảm mến hoan hỉ của họ và là thành phần lòng tôi luôn cảm thấy quyến luyến. Đây là những ngày bận bịu, khi tôi có thể sống lại nhiều biến cố đã qua trong ký ức, những biến cố ghi dấu vềt cuộc đời của tôi. Ở mọi nơi tôi đều được đón tiếp với lòng quí mến và quan tâm, và tôi phải nói hơn nữa là, một sự đón tiếp thân tình nhất. Điều này đã làm tôi hết sức cảm xúc. Tôi có thể nghĩ được một phần nào những thách đố, những quan tâm và hoạt động liên quan tới việc tổ chức cho cuộc tôi viếng thăm Bavaria: nhiều người đóng một vai trò nào đó, cả những ai thuộc về Giáo Hội, những cơ quan Miền và Quốc Gia, và nhiều người tình nguyện hy sinh giờ giấc của mình. Tôi xin gửi đến tất cả anh chị em lời chân thành nguyện cầu “Xin Thiên Chúa thưởng công cho anh chị em!” và tôi hứa đặc biệt nhớ nguyện cầu cho anh chị em. 

 

Tôi Đức quốc, đến  Bavaria, để một lần nữa mang đến cho đồng bào của tôi những chân lý ngàn đời của Phúc Âm như là một chân lý và là một mãnh lực cho ngày nay, cũng như để củng cố thành phần tín hữu hãy trung thành với Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đã làm người vì phần rỗi của chúng ta. Tôi tin tưởng rằng nơi Chúa Kitô, nơi lời của Người, chúng ta tìm thấy con đường chẳng những dẫn đến hạnh phúc đời đời mà còn tới việc xây dựng một tương lai nhân loại ngay lúc này đây, trên quê hương của chúng ta đây. Được thúc đẩy bởi niềm xác tin này, Giáo Hội, được Thần Linh dẫn dắt, liên lỉ nhìn lên Lời Chúa để có thể đáp ứng với những thách đố mới của lịch sử. Giáo Hội tìm cách làm như thế một cách đặc biệt liên quan tới vấn đề xuất phát từ cái đưoơc gọi là “vấn đề lao nhân”, vấn đề đưoọc bắt đầu đ85c biệt từ hạ bán thế kỷ 19. Tôi đề cập điều này ở nơi đây là bởi vì hôm nay, ngày 14/9 là ngày đánh dấu 25 năm kỷ niệm ban hành Thông Điệp Laborem Exercens, trong đó vị đại Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gọi việc làm “là một chiều kích căn bản cho cuộc sống con người trên trái đất” (số 4), và nhấn mạnh rằng “cái căn bản chính yếu nơi giá trị của việc làm đó là chính con người” (số 6). Bởi thế theo ngài nhận định thì việc làm là “một cái gì đó tốt lành đối với con người”, vì cùng với nó, “con người chẳng những biến đổi thiên nhiên thụ tạo, thích ứng nó với các nhu cầu riêng của họ, mà còn đạt tới chỗ viên mãn như là một con người, và ở một nghĩa nào đó, trở nên người hơn” (số 9). Theo cái trực giác sâu xa này, vị Giáo Hoàng đã cống hiến nơi bức Thông Điệp của mình một số điều hướng dẫn vâãn còn hữu ích cho tới ngày nay. Bản văn này không thiếu mất tính cách giá trị ngôn sứ, và tôi muốn trao gửi nó cho nhân dân của quê hương tôi. Tôi tin rằng việc cụ thể áp dụng bức thông điệp này sẽ mang lại ích lợi thực sự cho tình hình hiện nay ở Đức quốc.

 

Vậy giờ đây, tôi lìa xa quê hương yêu dấu của tôi, tôi xin ký thác hiện tại và tương lai của Bavaria cũng như của Đức quốc cho việc chuyển cầu của tất cả mọi vị thánh đã sống ở lãnh thổ Đức quốc, trung thành phục vụ Chúa Kitô và cảm nghiệm thấy nơi đời sống của các vị sự thật được thể hiện nơi những lời nói đã trở thành như một điều chủ yếu trong các nơi khác nhau của chuyến tôi viếng thăm đây, đó là “những ai tin tưởng thì không bao giờ cảm thấy lẻ loi cô độc”. Cả điều này nữa cũng là cảm nghiệm của sáng tác viên bài quốc ca Bavaria. Nơi những lời lẻ của sáng tác viên này, nơi những lời của bản quốc ca chúng ta có, cũng là một lời nguyện cầu, tôi xin được lưu lại như lời nguyện cầu của tôi cho quê hương đất nước tôi, đó là “Thiên Chúa ở cùng ngươi, mảnh đất của nhân dân Bavaria, mảnh đất Đức quốc, mảnh đất quê hương tôi! Chớ gì bàn tay của Ngài ở trên các biên cương bờ cõi rộng lớn của ngươi! Chớ gì Ngài canh chứng miền quê cùng các phố thị của ngươi, và gìn giữ cho ngươi mầu sắc trắng xanh của bầu trời Ngài!”.

 

Tôi xin chân thành gửi đến tất cả mọi người lời “Vergelt’s Gott” và “Auf Wiedersehen”, nếu Chúa muốn.

Đaminh Maria Cao Tn Tĩnh, BVL, chuyn dch theo tín liu

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20060914_farewell-munich_en.html

 

 

TOP

 

 

Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư  20/9/2006 cảm nhận về Chuyến Tông Du

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Hôm nay tôi muốn nhớ lại một lần nữa những giây phút khác nhau của chuyến tông du mà Chúa đã cho tôi thực hiện tuần vừa qua ở Bavaria. Chia sẻ với anh chị em những cảm xúc và cảm thức khi tôi trở lại với những nơi thân yêu ấy, tôi cảm thấy trước hết cần phải tạ ơn Thiên Chúa về việc Ngài cho tôi có thể thực hiện được chuyến tông du thứ hai về Đức quốc này, và lần đầu tiên về Bavaria là quê quán của tôi.

 

Tôi cũng chân thành cám ơn tất cả những ai dấn thân và nhẫn nại làm việc – các vị mục tử, các linh mục, các nhân viên mục vụ, các vị thẩm quyền dân sự, các nhân viên tổ chức, các lực lượng an ninh và các tình nguyện viên – nhờ đó mỗi một biến cố được diễn tiến một cách hết sức tốt đẹp. Như tôi đã nói khi tới phi trường Munich hôm Thứ Bảy, 9/9, mục đích của chuyến tông du này, trong khi tưởng nhớ đến tất cả những ai đã góp phần vào việc hình thành con người của tôi, đó là tái xác định và củng cố, với tư cách là Thừa Nhiệm Tông Đồ Phêrô, những mối liên hệ chặt chẽ thắt kết Tòa Thánh Rôma với Giáo Hội ở Đức.

 

Bởi thế, chuyến tông du này không phải chỉ là một cuộc “trở về” với quá khứ, mà còn là một cơ hội thuận lợi để hy vọng nhìn về tương lai. “Những ai tin tưởng thì không bao giờ cảm thấy bị lẻ loi cô độc”: Câu tâm niệm cho chuyến tông du này là một lời mời gọi hãy suy nghĩ về vai trò làm phần tử của mọi người đã lãnh nhận phép rửa trong một Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô, một Giáo Hội không có ai là cô đơn lẻ loi mà là được liên lỉ hiệp thông với Thiên Chúa và với tất cả mọi anh chị em.

 

Chặng đầu tiên là thành phố Minich, được gọi là “thủ phủ có lòng” (“Weltstadt mit Herz”). Nơi trung tâm lịch sử của nó là Quảng Trường Maria “Marienplatz”, nơi mọc lên Trụ Cột Đức Trinh Nữ “Mariensaeule”, trên đỉnh có bức tượng Mẹ Maria bằng đồng vàng.

 

Tôi muốn mở màn cho chuyến viếng thăm này bằng việc tôn kính Vị Nữ Quan Thày của xứ Bavaria, vì đối với tôi nó có một giá trị hết sức ý nghĩa: Nơi quảng trường đó và trước hình ảnh của Mẹ Maria, tôi đã được nghênh đón như là một vị tổng giám mục vào 30 năm trước và tôi đã bắt đầu sứ vụ giáo phẩm của mình bằng lời nguyện cầu cùng Mẹ Maria; tôi đã trở lại đó vào cuối sứ vụ này của mình, trước khi đi Rôma. Lần này tôi muốn đặt mình một lần nữa dưới chân trụ cột “Mariensaeule” để van xin sự chuyển cầu và phép lành của Mẹ Thiên Chúa, chẳng những cho thành phố Munich và cho Bavaria, mà còn cho toàn thể Giáo Hội và tất cả thế giới nữa.

 

Ngày hôm sau, Chúa Nhật, tôi đã cử hành Thánh Thể ở khu “Neue Messe” (New Fair) Munich giữa thành phần tín hữu qui tụ lại rất đông từ các nơi khác nhau: Theo đường hướng của bài Phúc Âm ngày hôm đó, tôi đã nhắc nhở mọi người rằng đặc biệt là ngày nay đang khổ sở bởi tình trạng “điếc lác” đối với Thiên Chúa. Kitô hữu chúng ta có phận sự loan báo và làm chứng cho tất cả mọi người, trong một thế giới bị tục hóa, sứ điệp hy vọng được đức tin cống hiến cho chúng ta, đó là nơi Chúa Giêsu tử giá, Thiên Chúa, Người Cha nhân hậu xót thương, kêu gọi chúng ta trở nên con cái của Ngài và thắng vượt mọi hình thức hận thù và bạo lực để góp phần vào cuộc chiến thắng cuối cùng của yêu thương.

 

“Hãy làm cho Chúng Con Mạnh Mẽ trong Đức Tin” là câu tâm niệm của cuộc gặp gỡ chiều Chúa Nhật với thành phần trẻ em Rước Lễ lần đầu và những gia đình trẻ của các em, với các giáo lý viên và những nhân viên mục vụ khác cùng những người cộng tác vào việc truyền bá phúc âm hóa của Giáo Phận Munich. Cùng nhau, chúng tôi đã cử hành Giờ Kinh Phụng Vụ Ban Chiều ở ngôi vương cung thánh đường lịch sử, được gọi là “Vương Cung Thánh Đường Đức Bà”, nơi cất giữ các thánh tích của Thánh Benno, quan thày của thành phố này, ngôi vương cung thánh đường tôi đã được tấn phong làm giám mục năm 1977.

 

Tôi đã nhắc nhở những em nhỏ và thành phần người lớn rằng Thiên Chúa không ở cách xa chúng ta, ở một nơi bất khả với tới nào đó trong vũ trụ này; trái lại, nơi Chúa Giêsu, Ngài đã đến để thiết lập mối liên hệ thân tình với từng người chúng ta. Nhờ việc liên lỉ dấn thân nơi các phần tử của mình, hết mọi cộng đồng Kitô hữu, nhất là giáo xứ, được kêu gọi để trở thành một đại gia đình, có thể liên kết tiến triển trên con đường của sự sống chân thực.

 

Ngày Thứ Hai, 11/9, phần lớn được giành để viếng thăm Altoetting, ở Giáo Phận Passau. Thành phố nhỏ này được gọi là “tâm điểm của Bavaria” (“Herz Bayerns”), và ở đó có “Đức Trinh Nữ Đen”, được tôn kính ở “Gnadenkapelle” (Nguyện Đường Ân Sủng), đối tượng của nhiều người hành hương từ Đức và các quốc gia Trung Âu.

 

Ở vùng phụ cận là đan viện dòng Capuchin Thánh Anna, nơi Thánh Konrad Bimdorfer đã sống, được vị tiền nhiệm của tôi là Giáo Hoàng Piô XI phong thánh vào năm 1934. Với một số đông tín hữu hiện diện trong Thánh Lễ được cử hành ở quảng trường cạnh đền thờ, chúng tôi cùng nhau suy niệm về vai trò của Mẹ Maria trong công cuộc cứu chuộc, để học nơi Mẹ sự từ tâm cứu giúp, lòng khiêm tốn và việc quảng đại chấp nhận theo ý muốn thần linh.

 

Mẹ Maria dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu: Sự thật này thậm chí được thấy tỏ tường hơn, ở vào cuối của Hy Lễ Thần Linh, với một cuộc cung nghinh cùng với bức tượng Đức Trinh Nữ, chúng ta đi đến nguyện đường tôn thờ Thánh Thể (“Anbetungskapelle”) là nơi được khánh thành vào dịp ấy. Ngày hôm ấy được kết thúc bằng Giờ Kinh Chiều về Thánh Mẫu ở Đền Thờ Thánh Anna, với sự hiện diện của các tu sĩ ở Bavaria, cùng với các phần tử của tổ chức Làm Việc Cho Các Ơn Gọi.

 

Ngày hôm sau, Thứ Ba, ở Regensburg, một giáo phận được Thánh Bonifaciô thiết lập năm 739 và nhận Thánh Wolfgang làm quan thày, đã có 3 cuộc họp được diễn ra. Vào buổi sáng, Thánh Lễ ở Islinger Feld, một thánh lễ chúng tôi đã chia sẻ một lần nữa đề tài cho chuyến tông du này là “Những ai tin tưởng thì không bao giờ cảm thấy bị lẻ loi cô độc” liên quan tới nội dung của kinh tin kính. Thiên Chúa, Đấng là Cha, muốn qua Chúa Kitô muốn qui tụ toàn thể nhân loại thành một gia đình duy nhất là Giáo Hội. Đó là lý do những ai tin tưởng thì không bao giờ cảm thấy bị lẻ loi cô độc: Những ai tin tưởng thì không cần phải sợ đi đến đường cùng.

 

Thế rồi, vao buổi chiều, tôi đã đến vương cung thánh đường Regensburg, một vương cung thánh đường còn được nổi tiếng bởi ca đoàn “thanh giọng” của mình là “Domspatzen” (đàn chim sẻ của vương cung thánh đường), thành phần hãnh diện về cả ngàn năm sinh hoạt của mình và là thành phần được người anh của tôi là Georg điều khiển cả 30 năm trời. Việc cử hành Giờ Kinh Chiều đại kết cũng đã diễn ra ở đó, với sự hiện diện của nhiều đại diện Chư Giáo Hội khác nhau và các cộng đồng giáo hội khác nhau ở Bavaria, cũng như các phần tử thuộc Ủy Ban Đại Kết thuộc hội đồng giám mục Đức. Đó là một cơ hội thuận lợi để cùng nguyện cầu cho việc gia tăng mối hiệp nhất trọn vẹn nơi tất cả mọi thành phần môn đệ của Chúa Kitô, cũng như để khẳng định nhiệm vụ loan báo đức tin của chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô một cách không suy yếu mà hoàn toàn sáng tỏ, nhất là bằng tác hành yêu thương chân tình của chúng ta.

 

Thật là một cảm nghiệm tuyệt vời đối với tôi vào hôm đó tôi đã được họp trong một hội trường rộng lớn đầy những vị giáo sư và sinh viên thuộc Đại Học Regensburg, nơi tôi đã từng làm giáo sư nhiều năm. Tôi đã hoan hỉ gặp gỡ lại thế giới đại học đã từng là quê hương tinh thần của tôi qua một thời gian dài của đời tôi.

 

Tôi đã chọn đề tài về mối liên hệ giữa đức tin và lý trí. Để dẫn thính giả của mình vào bản chất thê thảm và vai trò quan trọng hiện tại của đề tài này, tôi đã trích dẫn một số lời từ cuộc đối thoại giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo từ thế kỷ thứ 14, một cuộc đối thoại được một Kitô hữu là Hoàng Đế Byzantine Manuel II Paleologus trình bày với vị đối thoại Hồi Giáo của mình, một cách chúng ta cảm thấy sống sượng không thể tượng tượng, vấn đề về mối liên hệ giữa đức tin và bạo lực.

 

Tiếc thay, chính lời trích dẫn này đã dẫn đến chỗ hiểu lầm. Tuy nhiên, đối với thành phần độc giả thận trọng đọc bản văn của tôi thì thấy rõ là tôi không thể nào lại chấp nhận những lời lẽ tiêu cực được thốt ra từ cửa miệng của vị hoàng đế thời trung cổ này, và nội dung có tính cách luận chiến của của những lời lẽ ấy không biểu hiện cho những niềm xác tín của cá nhân tôi. Chủ ý của tôi hoàn toàn khác hẳn, ở chỗ, căn cứ vào những gì được hoàng đế Manuel II nói sau đó theo chiều hướng tích cực… liên quan tới lý trí là những gì cần phải hướng dẫn chúng ta trong việc truyền đạt niềm tin, tôi muốn giải thích rằng không phải tôn giáo và bạo lực mà là tôn giáo và lý trí mới là những gì đi đôi với nhau.

 

Bởi thế, đề tài của bài tôi nói là mối liên hệ giữa niềm tin và lý trí. Tôi muốn kêu gọi thực hiện một cuộc đối thoại giữa đức tin Kitô Giáo với thế giới hiện đại, cũng như một cuộc đối thoại giữa tất cả mọi nền văn hóa và tôn giáo. Tôi hy vọng rằng những thời điểm khác nhau trong chuyến viếng thăm này của tôi - chẳng hạn như ở Munich, tôi đã nhấn mạnh tới tính cách quan trọng biết bao cần phải tỏ ra tôn trọng những gì là linh thánh đối với người khác – đã cho thấy rõ niềm tôn trọng sâu xa của tôi đối với tất cả những đại tôn giáo, cách riêng đối với tín đồ Hồi Giáo là những người ‘tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất’, và cùng với họ chúng ta dấn thân cổ võ ‘hòa bình, tự do, công lý xã hội và các giá trị luân lý cho lợi ích của toàn thể nhân loại’ (Nostrs Aetate, 3).

 

Thế nên, tôi tin rằng sau những phản ứng ban đầu, những lời lẽ của tôi ở Đại Học Regensburg có thể trở thành một tác lực và niềm phấn khích hướng tới một cuộc đối thoại tích cực thậm chí tự kiểm cả giữa các tôn giáo cũng như giữa lý trí hiện đại và niềm tin Kitô Giáo.

 

Vào buổi sáng hôm sau, ngày 13/9, trong “Nguyện Đường Cổ – Alte Kapelle” ở Regensburg là nơi có bức ảnh làm phép lạ của Mẹ Maria, theo truyền thống được vẽ bởi Thánh Ký Luca, tôi đã chủ sự một nghi lễ phụng vụ ngắn nhân dịp làm phép chiếc đàn phong cầm mới.

 

Lợi dụng cái kết tạo của nhạc cụ này, một nhạc cụ được làm nên bởi nhiều ống có chiều kích khác nhau, nhưng tất cả đều rất hòa hợp với nhau, tôi đã nhắc nhở những người hiện diện bấy giờ nhu cầu đối với tất cả mọi thừa tác vụ khác nhau, các tặng ân và đặc sủng khác nhau trong cộng đồng giáo hội để góp phần vào việc hình thành, theo sự điều khiển của ca trưởng Thánh Linh, một ban hợp ca chúc tụng Chúa và yêu thương anh chị em.

 

Chặng cuối cùng, Thứ Năm, 14/9, là thành phố Freising. Tôi đặc biệt cảm thấy liên hệ đến nó, vì tôi đã được thụ phong linh mục chính tại ngôi vương cung thánh đường của nó, ngôi vương cung thánh đường đã được cung hiến cho Đức Maria Rất Thánh và Thánh Corbinian, nhà truyền bá phúc âm hóa xứ Bavaria. Cũng chính tại ngôi vương cung thánh đường ấy đã diễn ra nghi thức cuối cùng, đó là cuộc họp với các vị linh mục và phó tế vĩnh viễn.

 

Sống lại những cảm xúc của việc được thụ phong linh mục của mình, tôi đã nhắc nhở những ai hiện diện bấy giờ nhiệm vụ cộng tác với Chúa trong việc tái khơi dậy nhiều ơn gọi mới là điều làm cho họ thành người phục vụ cho “mùa gặt”, một mùa gặt “bề bộn” cả vào thời nay nữa, và tôi đã kêu gọi họ hãy vun trồng đời sống nội tâm như những gì ưu tiên mục vụ, để đừng mất đi mối liên hệ với Chúa Kitô là nguồn hân hoan cho những nỗ lực hằng ngày của thừa tác vụ.

 

Trong nghi thức từ biệt, lúc mà mội lần nữa lên tiếng cám ơn tất cả những ai đã hợp tác trong việc thực hiện chuyến viếng thăm này, tôi lại tái khẳng định mục đích chính của nó, đó là việc tôi muốn lập lại với đồng hương của tôi những chân lý đời đời của Phúc Âm và củng cố thành phần tín hữu sống gắn bó với Chúa Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể, tử giá và phục sinh vì chúng ta.

 

Chớ gì Mẹ Maria là Mẹ của Giáo Hội, giúp chúng ta biết mở lòng trí của mình ta cho Đấng “là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Jn 14:6). Tôi đã nguyện cầu cho ý nguyện này và đó là lý do tại sao tôi kêu mời tất cả anh chị em, hỡi anh chị em thân mến, hãy tiếp tục cầu nguyện, và tôi cám ơn anh chị em về lòng cảm mến  anh chị em đã hỗ trợ tôi trong thừa tác mục vụ hằng ngày của tôi. Cám ơn tất cả anh chị em.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 20/9/2006

 

 

TOP

 

 

Đức Hồng Y Chủ Tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình với chiều hướng của ĐTC trong chuyến tông du thứ bốn

 

Sau đây là nguyên văn bài viết của vị hồng y chủ tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh là Raffaele Martino, bài viết được tờ L’Osservatore Romano phổ biến trong số ra ngày 25/9/2006, mang tựa đề “The ‘Quaestio de Veritate’, Kitô Giáo với Các Tôn Giáo Khác – Những Lời của Giáo Hoàng Biển Đức XVI Nói trong Chuyến Tông Du ở Bavaria”. Sau đây là nguyên văn bài viết của vị hồng y.

 

Nhiều lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng trong tiến trình viếng thăm Bavaria của ngài, từ ngày 9 tới 14 tháng 9, liên quan đến sự thật, bắt đầu từ một vấn đề thường xuất hiện nơi những bài nói và bài giảng của vị Giáo Hoàng này, đó là: Kitô Giáo có thể vẫn còn được coi là hợp lý trước mắt con người ngày nay hay chăng? Chúng tôi tin kính một Thiên Chúa, “phải chăng điều này vẫn còn hợp tình hợp lý?”, ngài đã đặt vấn đề trong bài giảng ở Islinger Feld vào buổi sáng 12/9. Thật vậy, Tây phương xem ra đang trải qua tình trạng “khó nghe” và những gì được nói về Thiên Chúa “làm cho chúng ta cảm thấy như là những gì tiền khoa học, không còn thích hợp với thời đại của chúng ta nữa”, ngài đã nói như thế hôm Chúa Nhật, 10/9, trong Thánh Lễ ngoài trời tại Neue Messe ở Munich.

 

Theo Giáo Hoàng Biển Đức XVI thì vấn đề làm sáng tỏ mối liên hệ giữa Kitô Giáo và sự thật, và vì thế giữa Kitô Giáo và lý trí, là những gì hệ trọng, trước hết cho việc tái truyền bá phúc âm hóa của thế giới Tây phương, cũng quan trọng không kém cho việc thiết lập mối liên hệ giữa tất cả mọi tôn giáo theo chiều hướng đối thoại và nhân nhượng. Những khía cạnh này cần phải được nói đến một cách phân biệt, cho dù chúng liên hệ với nhau.

 

Kitô Giáo là niềm tin vào Lý Trí Sáng Tạo, chứ không phải Vô Thức. Ở Islinger Feld, Đức Giáo Hoàng đã đặt vấn đề  “Cái gì đến trước?” – và đã cống hiến hai câu trả lời khả dĩ: “Lý Trí Sáng Tạo, Thần Linh Sáng Tạo, Đấng dựng nên tất cả mọi sự và làm cho chúng phát triển, hay Vô Thức, cái mà, dù chẳng có nghĩa lý gì, cũng mang lại một cách nào đó cái vũ trụ lớp lang theo toán học, cũng như con người cùng với lý trí của họ”. Tuy nhiên, câu trả lời thứ hai là những gì phi lý, vì như thế lý trí của chúng ta sẽ chỉ là một thứ sản phẩm ngẫu nhiên của vấn đề tiến hóa, do đó là sản phẩm của một tiến trình vô tri. Niềm tin Kitô Giáo, Đức Giáo Hoàng đã kết luận, tin tưởng “rằng Lời hằng hữu, với Lý Trí chứ không Vô Thức, hiện hữu ngay từ ban đầu của tất cả mọi sự”.

 

Tư  tưởng này cũng được lập lại ở bài “Lectio magistralis” tại Đại Học Đường Regensburg: “Không tác hành theo lý trí là điều trái nghịch với bản tính của Thiên Chúa”. Mục tiêu có tính cách luận chiến nơi những lời phát biểu này của Đức Thánh Cha đó là tình trạng tự hạn chế mình của lý trí Tây phương. Kitô Giáo không còn hợp lý đối với con người Tây phương vì họ đã chấp nhận một thứ ý nghĩ về lý trí suy giảm và thực chứng, thứ lý trí chấp nhận là đúng chỉ những gì có tính cách toán học và được thử nghiệm. Đức Giáo Hoàng đã diễn tả và cho thấy những giới hạn của loại tính chất hữu lý này nơi bài nói trong cuộc gặp gỡ các vị đại diện khoa học ở Đại Học Đường Regensburg.

 

Nếu “chỉ có thứ chấp nhận này, thứ chấp nhận xuất phát từ ảnh hưởng của các yếu tố có tính cách toán học và thử nghiệm mới có thể được coi là khoa học” ở Tây phương ngày nay, thì chúng ta hiểu được “tình trạng khó nghe” ở những gì liên quan tới Thiên Chúa. Lý trí thực chứng của Tây phương đang bị cắt cụt đi một cách thê thảm lãnh vực liên hệ của chúng ta với thực tại và không thể hướng mình tới tính cách hợp lý của niềm tin, tính cách hợp lý cần phải có chiều kích siêu hình học. Thật vậy, ở Đại Học Đường Regensburg, Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải “nới rộng quan niệm của chúng ta về lý trí”.

 

Đây là một vấn đề quan trọng cho cuộc đối thoại giữa các tôn giáo, vì lý trí thực chứng cùng với các hình thức triết lý căn cứ vào nó cho rằng mình có tính cách hiệu năng phổ quát, nên có khả năng làm chủ toàn thể trái đất bằng việc phát triển về kỹ thuật. Thế nhưng, như thế là lý trí thực chứng cùng với các hình thức trên đây đang ngăn ngừa một thứ đối thoại chân thực giữa các nền văn hóa và tôn giáo. Chúng gay ra một thái độ “ngạo mạn coi việc chế diễu sự linh thánh là việc hành sử quyền tự do và chủ trương thực dụng như là tiêu chuẩn tối cao cho tương lai của việc nghiên cứu khoa học”; đó là những lời được Đức Giáo Hoàng nói ở Munich tại Neue Messe hôm 10/9.

 

Khi lên án “việc chế nhạo sự linh thánh”, Đức Giáo Hoàng không chỉ có ý nói tới việc chế nhạo về Kitô Giáo mà còn chế nhạo về bất cứ tôn giáo nào. Giáo Hoàng Biển Đức XVI còn nói thêm vào dịp này là “việc nhân nhượng chúng ta hết sức cần đến bao gồm cả niềm kính sợ Thiên Chúa – việc tôn trọng những gì người khác coi là linh thánh”. Như thế là Đức Giáo Hoàng đã chỉ trích cái ngông cuồng của lý trí Tây phương là những gì đã bị giảm xuống thành kỹ thuật và tái khẳng định tầm quan trọng của sự nhân nhượng và đối thoại được căn cứ vào sự tương kính giữa các tôn giáo.

 

Thật vậy, vẫn ở Đại Học Đường Regensburg, Đức Thánh Cha đã nói rằng: “các nền văn hóa về đạo giáo sâu xa nhất của thế giới thấy việc loại trừ thần linh này (việc loại trừ gây ra bởi thứ lý trí thực chứng) khỏi tính cách phổ quát của lý trí như là một cuộc tấn công vào những niềm xác tín sâu xa nhất của họ. Một thứ lý trí câm điếc trước thần linh và đẩy lui tôn giáo vào lãnh vực của những thứ hạ tầng văn hóa thì không thể nhập cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa được”.

 

Ở Munich ngày 10/9, Đức Giáo Hoàng đã diễn tả cùng một quan điểm thế này: “Nhân dân ở Phi Châu và Á Châu thực sự ca ngợi khả năng về khoa học và kỹ thuật của Tây phương, nhưng họ đang phập phồng lo sợ trước một hình thức có tính cách hợp lý hoàn toàn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi nhãn quan của con người”. Và ngài kết luận rằng: “Họ không thấy mối đe dọa thực sự cho căn tính của họ nơi niềm tin Kitô Giáo, mà là nơi thái độ khinh khi Thiên Chúa”.

 

Khi chúng ta tái xác định mối liên hệ giữa Kitô Giáo và sự thật, thì điều này không những không ngăn trở việc đối thoại với các tôn giáo khác, mà còn hướng tới một cuop65c đối thoại sâu xa hơn, vì, theo trích dẫn từ một cuốn sách do vị đương kim Giáo Hoàng này viết khi còn làm hồng y, “nếu chân lý được cống hiến là có ý nhắm tới việc dẫn ra khỏi tình trạng ghẻ lạnh, nhờ đó ra khỏi tình trạng chia rẽ; nó nhắm đến một nhãn quan về một tiêu chuẩn chung, không gây bạo lực đối với bất cứ một nền văn hóa nào mà là hướng dẫn nhau tới tâm điểm của nó, vì mỗi một nền văn hóa đều hiện hữu tối hậu như là một thứ mong mỏi sự thật” [Cardinal Joseph Ratzinger, "Truth and Tolerance: Christian Belief and World Religions," Ignatius Press, San Francisco 2004, p. 66].


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 20/9/2006

 

 

TOP

 

Thẩm Định Chuyến Tông Du Thứ Tư của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Sau đây là những nhận định của vị tân giám đốc văn phòng báo chí Tòa Thánh là linh mục Federico Lombardi, qua cuộc phỏng vấn với mạnh điện toán toàn cầu Zenit, những nhận định được ngài bày tỏ trước khi xẩy ra biến cố bấn loạn nơi thế giới Hồi Giáo.

Vấn:    Kết quả của chuyến tông du này ra sao?

Đáp:   Tôi nghĩ rằng chuyến tông du này có thể đạt được một thành quả khá nhất, và nó đã đáp ứng hoàn toàn cả niềm hy vọng của Đức Giáo Hoàng cũng như của những ai ở Giáo Hội địa phương cùng nhân dân Bavaria.

Bầu khi đón tiếp thật là tuyệt vời và sự nồng hầu đã gia tăng trong thời gian những ngày vừa qua, như được thấy qua tất cả mọi nơi Đức Giáo Hoàng tới thăm. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cảm thấy vui mừng, có những lúc ngài thậm chí lấy làm cảm động nữa. Sự kiện ngài đã bộc phát qua bài giảng ở cuộc gặp gỡ cuối cùng ở vương cung thánh đường Freising cũng là những gì cho thấy cái niềm vui gia tăng nơi ngài vậy. 

Vấn:    Cũng cả ở chuyến tông du này, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng không đích thân nói tiếng “không”. Ngài nói “Đức tin không phải là một đống những thứ cấm đoán, mà là một chọn lựa tích cực”.

Đáp:   Vâng, đúng thế, Đó là một sứ điệp hết sức phấn khởi, nhất là đối với Giáo Hội địa phương này, một Giáo Hội ở vào một thời điểm xã hội đang ở trong tiến trình tục hóa, bởi thế, không dễ dàng cho việc loan báo niềm tin.

Niềm phấn khích là những gì được Đức Giáo Hoàng mang lại cho các linh mục, phó tế, tất cả mọi nhân viên mục vụ (cùng) tín hữu, khi ngài làm cho nó trở thành một sự hiện diện chủ động và sống động trong xã hội ngày nay. Đó là một vấn đề rất ư là quan trọng.

Có một số người thuộc Giáo Hội địa phương này đã nói với tôi trong những ngày này rằng nó sẽ có một ảnh hưởng rất lớn trong tương lai. Thật vậy, chính đề tài của chuyến tông du là “Những ai tin tưởng thì không cảm thấy lẻ loi cô độc” là những gì đã thực sự theo chiều hướng ấy: ở chỗ, tỏ ra vẻ đẹp và sự phong phú của mối hiệp thông của niềm tin, mối hiệp thông với Thiên Chúa trước hết, song cũng với cả cộng đồng tín hữu, cũng như cho thấy được khả năng đối thoại, phục vụ, thăng hóa toàn thể cộng đồng được xuất phát từ niềm tin sống động.

Vấn:    Đức Giáo Hoàng một lần nữa đã nói tới lý trí và tính chất hợp lý của đức tin để chống lại tất cả mọi chủ nghĩa bảo thủ và vô tri, cả về đạo giáo lẫn văn hóa. Ngài nói, đức tin cho thấy một thứ Minh Tri chân thực.

Đáp:   Phải, qua thời gian, đức tin trở thành một trong những đề tài chính yếu của giáo triều này, nơi giáo huấn của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.

Mối liên hệ hòa hợp giữa đức tin và lý trí như là nền tảng của việc phục vụ mà đức tin có thể cống hiến cho văn minh của con người vào lúc này đây, thế nhưng một cách chung vậy thôi. Đức tin và lý trí làm phong phú cho nhau.

Chúng ta đã thấy rằng ở một số đoạn trong cácbài nói của Đức Giáo Hoàng đã diễn tả rằng đức tin cần phải thoát khỏi những cái băng hoại của mình để có được một ý nghĩ đứng đắn về Thiên Chúa. Trong mối tương quan ấy, lý trí đóng phần chủ động nơi lãnh vực đức tin, nó là những gì giúp ích rất nhiều.

Đồng thời, đức tin ngăn ngừa lý trí khỏi bị hạn hẹp ở những thứ ích lợi của lý trí, ở những mục tiêu và lãnh vực hoạt động của lý trí, làm cho lý trí bị nghèo nàn đi và trở thành bất lực trong việc hướng dẫn nhân loại nơi những vấn nạn luôn tồn tại và là vấn đề về đạo lý cả thể ngày nay.

Vấn:    Cha nghĩ gì về tầm quan trọng đại kết nơi chuyến tông du này?

Đáp:   Chuyến tông du này đã có một thời điểm đặc biệt quan trọng về đại kết: đó là buổi Kinh Tối ở Vương Cung Thánh Đường Regensburg. Tuy nhiên, tất cả chuyến tông du này có ý nghĩa đại kết, vì nó tập trung nhiều đến niềm tin vào Thiên Chúa.

Vào vì Thiên Chúa nào? Vào vị Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô, vị Thiên Chúa đã tự mạc khải mình nơi Chúa Giêsu Kitô, Vị Thiên Chúa là tình yêu.

Đó là những gì căn bản chung trên hết của đức tin Kitô Giáo. Việc loan truyền của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, bởi thế, phần lớn, là việc loan truyền có thể được chia sẻ bởi các giáo hội Kitô giáo và các giáo phái Kitô giáo.

Vấn:    Sau hết, đâu là những gì còn vương vấn nơi tâm hồn của Đức Giáo Hoàng từ cuộc tông du tới Bavaria này?

Đáp:   Tôi nghĩ rằng đối với Đức Giáo Hoàng thì niềm vui cao cả còn lại được xuất phát từ sức mạnh và động lực ở các nơi gốc gác đối với đức tin nơi ngài; từ niềm khích lệ lớn lao đối với Giáo Hội địa phương, và đối với Giáo Hội cùng văn hóa Đức quốc, từ một cuộc đóng góp suy tư cao cả. Một cuộc chia sẻ có thể bao gôà cả văn hóa Âu Châu liên quan tới tầm quan trọng của việc đối thoại đứng đắn giữa đức tin và lý trí cho thiện ích của xã hội tân tiến, và nếu bao gồm cả thế giới nói chung, về khả năng đối thoại với các nền văn hóa khác, như Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh, một cuộc đối thoại cảm thấy chiều kích tôn giáo như là một cái gì đó hết sức quan trọng và có thể nhập cuộc đối thoại với chúng ta một cách tốt đẹp hơn nhiều, nếu chúng ta sống một thứ văn hóa tôn trọng chiều kích tôn giáo, hoàn toàn tôn trọng con người và văn hóa con người.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 14/9/2006 

 

TOP

 

 

Một Học Giả Nhận Định Tích Cực về Bài Diễn Văn của Đức Thánh Cha ở Đại Học Regensburg

 

“Đang nổi lên từ bài diễn văn này việc nghiên  cứu về thần học có những nhu cầu khẩn trương về lý trí, ở chỗ đức tin không phải là những gì vô tri”

 

Cha Maurice Bormans, một vị có thẩm quyền về Hồi Giáo cho biết: ‘Bài diễn văn đã khiến cho thành phần trí thức Hồi Giáo phác họa những lằn ranh cho việc canh tân đổi mới nơi thần học Hồi Giáo’.

 

Cha Borrmans, một trong những vị thừa sai ở Phi Châu, là tác giả của cuốn ‘Hướng Dẫn Cho Việc Đối Thoại giữa Tín Hữu Kitô Hữu và Tín Đồ Hồi Giáo’, và cho tới mới đây, ngài là chủ bút của tập san ‘Islamochristiana’ của Học Viện Tòa Thánh Nghiên Cứu Ả Rập và Hồi Giáo.

 

Vào hôm Thứ Năm 25/1/2007, ngài đã tham dự một cuộc họp ở cơ quan của Học Viện Tòa Thánh Nghiên Cứu Ả Rập và Hồi Giáo về những phản ứng đối với bài diễn văn của ĐTC Biển Đức XVI ở Regensburg. 

 

Theo ngài có 4 phản ứng như sau: 1) bức thư ngỏ của những vị thần học gia và giáo sĩ thuộc Hội Al-al-Bayt ở Amman hôm 15/10/2006; 2) nhận định của nhà trí thức Hồi Giáo Libya Aref Alas Nayed; 3) suy tư riêng của vị giám đốc tở điểm báo  Ljtihad của người Labanon; 4) bức thư ngỏ của vị đồng chủ tịch Hmida Ennaifer thuộc Nhóm Nghiên Cứu Hồi Giáo Kitô Giáo.

 

Theo vị linh mục này thì 4 phản ứng này đều nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải suy tư một cách nghiêm chỉnh hơn và khoa học hơn về một số những khía cạnh chính yếu cho cuộc đối thoại Hồi Giáo và Kitô Giáo.

 

Cha nói: ‘Các bài học cần phải được rút tỉa từ vấn đề hiểu lầm này thì nhiều. Một bài học đó là vị thần học gia trở thành Giáo Hoàng này đã thấy được bài diễn văn của ngài có một chiều kích phổ quát ra sao.

 

‘Không phải chỉ có vị Giáo Hoàng này mà còn tất cả những vị lãnh đạo tôn giáo nữa ngày nay không thể chỉ nghĩ tới thành phần tín hữu của mình mà còn hết sức nhậy cảm nghĩ tới cả thành phần vô tín ngưỡng nữa”. 

 

Nhờ ‘chuyến đi thành công ở Thổ Nhĩ Kỳ’ và nhờ cuộc đối thoại được thực hiện với Hồi Giáo, ‘Đức Thánh Cha đã hướng việc hiểu lầm ở Regensburg theo chiều kích xác đáng của nó’.

 

Theo vị linh mục này thì bài diễn văn của Đức Thánh Cha nhắm tới ‘thành phần đồng nghiệp và cựu sinh viên, chứ không phác họa ra một dự án toàn cầu cho tất cả mọi tôn giáo trên thế giới’.

 

‘Lời trích dẫn về hoàng đế Manuel Paleologo đã làm cho một số nghĩ rằng nó là một bài diễn văn có tính cách quốc tế, song vị Giáo Hoàng này đã thực hiện những gì thành phần giáo sư chúng ta đang làm, ngài đề cập tới một lời trích dẫn từ một trong những cuốn sách mới nhất ngài đọc thấy về đề tài này’.

 

Vị linh mục diễn tả tiếp rằng ngày nay ‘những tính cách tế nhị về văn hóa là những gì rất khác nhau’, và ngài đã nhắc đến trường hợp bộ tranh biếm họa tiên tri Mohammed. ‘Một lời nói bông đùa diễu cợt của người Pakistan không phải giống như lời diễu cợt của người Iraq hay Iran’.

 

‘Công việc của chúng ta như những thần học gia và triết gia đó là cho thành phần phóng viên báo chí, thành phần  giáo sư và giảng dạy biết rằng mỗi một người đều có trách nhiệm của mình’.

 

Cha Borrmans nói tiếp: ‘Chúng ta thấy đang nổi lên từ bài diễn văn này việc nghiên  cứu về thần học có những nhu cầu khẩn trương về lý trí, ở chỗ đức tin không phải là những gì vô tri, và đó là những gì vị Giáo Hoàng này muốn dạy, khi lấy bối cảnh là chủ nghĩa thực chứng của Tây phương’.

 

‘Tôi xin lập lại là vị Giáo Hoàng này bấy giờ đã nghĩ tới Âu Châu Kitô Giáo là châu lục đang quên đi các gốc gác của mình; ngài bấy giờ không nghĩ về một cảnh trí liên văn hóa trên hoàn vũ’.

 

Theo vị linh  mục cũng là giáo sư dạy ở Bắc Phi và Vùng Vịnh Ba Tư  thì ‘rất cần phải tiếp tục thực hiện cuộc đối thoại và nói đến vấn đề phẩm giá của con người, vấn đề ý nghĩa của lịch sử, và vấn đề linh thánh của tạo sinh’.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 30/1/2007

 

TOP