“Hãy nhìn lên Chúa Kitô”

 

ĐTC BIỂN ĐỨC XVI TÔNG DU ÁO QUỐC 7-9/9/2007

 

 

 

 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Tông Du Áo Quốc 7-9/9/2007: Lịch Trình

 

7/9 Thứ Sáu:

9:30 sáng        ĐTC lên máy bay ở phi trường Ciampino Rôma

11:15               Ngài đến phi trường quốc tế Áo quốc Vienna/Schwechat và đọc bài Khai Từ

12:00 trưa       Ngài được xe chở tới quảng trường Am Hof ở Vienna để kính viếng Mariensaule

            12:45               Ngài cầu nguyện trước Mariensaule là một cột đồng dâng kính Mẹ Maria và ngỏ lời chào

            13:30 chiều     Ngài được chiếc giáo hoàng xa chở tới Juden Platz

            13:35               Ghé tượng đài ở Juden Platz tưởng nhớ các nạn nhân Áo Quốc bị Tế Thần (Holocaust)

            13:50               Ngài tới Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Vienna bằng chiếc giáo hoàng xa chở

            17:30               Ngài tới Dinh Hofburg để thăm Tổng Thống Áo quốc, và ngỏ lời cùng thẩm quyền dân sự

            19:00 tối          Ngài ở Tòa Khâm Sứ nghỉ đêm

 

8/9 Thứ Bảy:

            8:00 sáng        Ngài được xe chở từ Tòa Khâm Sứ tới Heldenplatz rồi được trực thăng đưa tới Mariazell

            9:45                 Ngài đến Đền Thánh Mariazell bằng giáo hoàng xa 20 phút từ phi trường

            10:30               Ngài cử hành và giảng Thánh Lễ mừng 850 năm đặt nền xây dựng Đền Thánh Mariazell

            13:30 chiều     Ngài dùng bữa trưa với Hội Đồng Giám Mục Áo quốc và phái đoàn tùy tùng

            16:40               Ngài đi bộ từ nơi dùng bữa này tới Đền Thờ Mariazell ở đằng sau Đền Thánh Mariazell

            16:45 tối          Ngài chủ sự và giảng cho Giờ Kinh Tối của các vị linh mục, tu sĩ, phó tế và chủng sinh

            19:50               Ngài về tới Tòa Khâm Sứ ở Vienna bằng các phương tiện như lúc lên đường

 

9/9 Chúa Nhật:

            9:30 sáng        Ngài ở Tòa Tổng Giám Mục Vienna sau khi rời Tòa Khâm Sứ lúc 9:15

            9:45                 Cuộc rước từ Tòa Tổng Giám Mục tới Vương Cung Thánh Đường Thánh Stephano

            10:00               Ngài chủ tế và giảng cho Thánh Lễ Chúa Nhật

            12:00 trưa       Ngài nguyện Kinh Truyền Tin ở Quảng Trường ngay trước Vương Cung Thánh Đường

            12:15               Ngài đi bộ về lại Tòa Tổng Giám Mục

            14:00 chiều     Ngài từ Tòa Tổng Giám Mục về Tòa Khâm Sứ bằng xe

            16:00               Ngài được xe chở từ Tòa Khâm Sứ đến Đan Viện Heiligenkreuz

            16:30               Ngài đến thăm và ban huấn từ cho Đan Viện này

            17:30               Ngài tới Wiener Konzerthaus bằng xe để ban huấn dụ cho đại biểu các cơ quan thiện nguyện

            18:45               Ngài được xe chở về phi trường quốc tế Vienna/Schwechat

            19:15 tối          Ngài ngỏ lời Tạ Từ ở phi trường quốc tế này

            21:30               Ngài về tới phi trường Ciampino ở Rôma, chấm dứt chuyến tông du thứ 7.

 

12/9 Thứ Tư:            ĐTC BĐXVI - Triều Kiến Chung: Chia sẻ cảm nhận của mình về chuyến Tông Du Áo Quốc

                                   

15/9 Thứ Bảy:          Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, Tổng Hợp và Đúc Kết theo chủ đề: Hãy nhìn lên Chúa Kitô

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/travels/2007/documents/trav_ben-xvi_austria-program_20070907_en.html

 

TOP

 

“Lý do tôi tới Áo quốc là để mừng kỷ niệm 850 năm đền thánh Mariazell”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Tông Du Áo Quốc 7-9/9/2007: Khai Từ ở Phi Trường Vienna/Schwechat sáng Thứ Sáu 7/9

 

Cùng Ông Tổng Thống,

Ông Thủ Tướng,

Đức Hồng Y,

Quí Huynh Giám Mục,

Quí Bà Quí Ông,

Quí bạn trẻ!

 

Tôi rất hân hoan giờ đây được đặt chân, lần đầu tiên từ lúc mở màn cho Giáo Triều của mình, đến đất Áo quốc, một xứ sở tôi quá quen biết, không xa lắm về địa dư với chỗ sinh trưởng của tôi. Tôi cám ơn Ông Tổng Thống về những lời lẽ thân ái ông nghênh đón tôi nhân danh dân chúng Áo quốc. Ông biết tôi cảm thấy gần gũi với quê hương của ông cũng như với nhiều người và nhiều nơi ở xứ sở của ông. Cái không gian về văn hóa này ở tâm điểm của Âu Châu vượt ra ngoài các biên cương bờ cõi và qui tụ các tư tưởng cùng năng lực từ các phần đất khác nhau ở châu lục này. Nền văn hóa của xứ sở này đã thấm đẫm sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô và hoạt động được Giáo Hội thi hành nhân danh Người. Tất cả những điều ấy, và còn hơn thế nữa, đã cho tôi một cảm giác sống động, hỡi các bạn Áo quốc thân mến, “tự  nhiên” được ở giữa các bạn nơi đây.

 

Lý do tôi tới Áo quốc là để mừng kỷ niệm 850 năm đền thánh Mariazell. Đền Thánh Mẫu này tiêu biểu một cách nào đó cho trái tim mẫu thân của Áo quốc, và bao giờ cũng có một tầm quan trọng đặc biệt đối với cả những người Hung Gia Lợi và các sắc tộc Slavic. Nó tiêu biểu cho sự cởi mở chẳng những vượt lên trên những giới tuyến về thể lý và quốc gia, mà còn, nơi con người của Đức Maria, nhắc nhở chúng ta về khía cạnh thiết yếu của con người nữa, đó là khả năng của họ cởi mở trước Thiên Chúa cũng như trước lời chân lý của Ngài.

 

Bởi vậy, trong ba ngày ở Áo quốc đây, tôi muốn đến Mariazell như là một khách hành hương. Trong những năm gần đây, tôi cảm thấy hài lòng khi nhận thấy gia tăng khuynh hướng về ý nghĩ hành hương nơi nhiều người. Hành trình như là khách hành hương, đặc biệt là giới trẻ, đã tìm thấy được một cách thức mới để phản tỉnh và suy niệm; họ tiến tới chỗ biết nhau và cùng nhau họ gặp gỡ tạo vật và lịch sử của đức tin, làm cho họ thường và có lẽ không ngờ cảm nghiệm thấy cuộc gặp gỡ này như là một nguồn nghị lực cho hiện tại. Tôi muốn cuộc hành hương của tôi tới Mariazell trở thành một cuộc hành trình được thực hiện cùng với tất cả mọi khách hành hương của thời đại chúng ta. Trong tinh thần ấy, tôi sắp sửa hướng dẫn dân chúng cầu nguyện ở trung tâm Vienna, việc cầu nguyện mà, như một thứ hành hương thiêng liêng, sẽ đi kèm với những ngày này trên khắp xứ sở của ông.  

 

Mariazell chẳng những tiêu biểu cho 850 năm lịch sử, mà còn tỏ cho chúng ta thấy, căn cứ vào lịch sử ấy – như được phản ảnh nơi bức tượng của vị Thánh Mẫu chỉ về Chúa Kitô Con Mẹ – con đường hướng tới tương lai. Theo chiều hướng ấy, hôm nay tôi muốn, cùng với các vị thẩm quyền chính trị và các v ị đại biểu của những tổ chức quốc tế, nhìn lại hiện tại và tương lai của chúng ta.

 

Ngày mai, Lễ Sinh Nhật Mẹ Maria, lễ quan thày của Mariazell, sẽ đưa tôi tới nơi thánh ấy. Trong việc cử hành Thánh Thể trước Đền Thờ, chúng ta sẽ qui tụ, như Mẹ Maria đã tỏ cho chúng ta thấy, chung quanh Chúa Kitô là Đấng đã đến ở giữa chúng ta. Chúng ta sẽ xin Người giúp chúng ta biết chiêm ngưỡng Người hơn nữa, biết nhìn thấy Người nơi anh chị em mình, biết phục vụ Người nơi họ, và biết bước đi với Người trên con đường dẫn đến cùng Cha. Là thành phần hành hương tới Đền Thánh này, chúng ta sẽ liên kết trong lời nguyện cầu, và nhờ những phương tiện truyền thông xã hội, liên kết với cả thành phần tín hữu cùng tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm trong xứ sở đây và cả ở ngoài biên giới của nó nữa.

 

Việc hành hương không chỉ có nghĩa là hành trình đến một đền thánh nào đó. Cuộc hành trình trở lại với cuộc sống hằng ngày của chúng ta cũng hệ trọng nữa. Mỗi tuần lễ trong đời sống bình thường của chúng ta được bắt đầu bằng Chúa Nhật – bằng tặng ân giải phóng này của Thiên Chúa mà chúng ta muốn lãnh nhận và ôm ấp. Bởi thế chúng ta sẽ cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật này ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Stêphanô – trong mối hiệp thông với tất cả những ai qui tụ lại dâng Thánh Lễ trong các nhà thờ Áo quốc và trên khắp thế giới.

 

Thưa Quí Bà Quí Ông! Tôi biết rằng ở Áo quốc, nhiều người, vào Chúa Nhật, ngày nghỉ ngơi làm việc, và trong thời gian tự do thong thả của mình ở những ngày khác trong tuần, đã tham gia vào công việc thiện nguyện và phục vụ kẻ khác. Việc dấn thân này, được cống hiến cách quảng đại và vô vị lợi đối với phúc hạnh của người khác, cũng đánh dấu cuộc hành hương của đời sống chúng ta. Bất cứ ai, khi “nhìn vào” tha nhân của mình – thấy họ và giúp họ – là nhìn lên Chúa Kitô và phục vụ Người. Được Mẹ Maria hướng dẫn và phấn khích, chúng ta muốn cái nhìn của chúng ta được sắc bén như thành phần Kitô hữu, để thấy rằng những thách đố cần phải đối đầu bằng tinh thần của Phúc Âm, và, đầy lòng biết ơn và hy vọng, hãy đi khỏi một thứ quá khứ đã từng có những lúc klhó khăn, song bao giờ cũng tràn đầy ân sủng, hướng tới một tương lai hứa hẹn.

 

Thưa Ông Tổng Thống, thưa quí Bạn! Tôi đang hướng tới việc sống 3 ngày ở Áo quốc. Để mở màn cho cuộc hành hương của mình, tôi xin chào tất cả mọi anh chị em với một Grüß Gott chân thành! 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20070907_welcome-austria_en.html

 

 TOP

 

“… để chia sẻ chút xíu với anh chị em về tầm quan trọng của Mẹ Thiên Chúa đối với Áo quốc ngày xưa và ngày nay”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Tông Du Áo Quốc 7-9/9/2007: Lời Chào ở Trụ Thánh Mẫu Mariensaule trưa Thứ Sáu 7/9

 

Cùng Đức Hồng Y,

Ông Thị Trưởng,

Quí Anh Chị Em!

 

Tôi đã chọn chỗ dừng chân đầu tiên của cuộc tôi hành hương tới Mariazelle là Mariensaule, để chia sẻ chút xíu với anh chị em về tầm quan trọng của Mẹ Thiên Chúa đối với Áo quốc ngày xưa và ngày nay, và về tấm quan trọng của Mẹ đối với mỗi một người trong chúng ta. (ĐTC ngỏ lời chào hết mọi thành phần hiện diện).

 

Từ những thời xa xưa, đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể, đã từng liên kết với lòng sùng kính đặc biệt giành cho Mẹ của Người, cho Người Nữ có lòng dạ là nơi Người đã mắc lấy bản tính nhân loại, chia sẻ vào cả nhịp đập của con tim Mẹ. Mẹ Maria là Người Nữ đi theo hỗ trợ Chúa Giêsu một cách tinh tế và cung kính suốt cuộc đời của Người, ngay cả cho tới lúc Người chết trên Thập Giá. Cuối cùng, Người đã trao gửi cho tình yêu từ mẫu của Mẹ người môn đệ yêu dấu, và với ngài, toàn thể nhân loại nữa. Nơi tình yêu từ mẫu của mình, Mẹ Maria tiếp tục bảo vệ dân chúng thuộc mọi ngôn ngữ và văn hóa, và dẫn họ cùng nhau đến với Chúa Kitô trong mối hiệp nhất đa dạng. Chúng ta có thể hướng về Mẹ Maria trong những nỗi trục trặc và nhu cầu của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải học nơi Mẹ việc chấp nhận nhau trong yêu thương như Mẹ đã chấp nhận chúng ta tất cả: mỗi người là một cá nhân được Thiên Chúa ân cần và yêu thương. Trong gia đình hoàn vũ của Thiên Chúa đều có chỗ cho hết mọi người, mỗi người cần phải gia tăng các tặng ân của Ngài cho thiện ích của tất cả mọi người.

 

Mariensaule, được xây cất bởi Hoàng Đế Ferdinad III để tạ ơn việc giải phóng Vienna khỏi tình trạng đại hiểm nguy và đã được ông khánh thánh đúng 360 năm trước đây, cần phải trở thành niềm hy vọng cho chúng ta ngày nay. Biết bao nhiêu người, qua năm tháng, đã đứng trước trụ cột này và đã hướng mắt lên nhìn Mẹ Maria trong nguyện cầu! Biết bao nhiêu người đã cảm nghiệm thấy quyền năng lời chuyển cầu của Mẹ trong những lúc khốn khó! Niềm hy vọng của Kitô Giáo chúng ta còn vượt lên trên cả những gì chỉ thuần túy thỏa đáng những ước muốn và ước ao lớn nhỏ của chúng ta thôi. Chúng ta hướng mắt về Mẹ Maria, vì Mẹ vạch ra chúng ta niềm hy vọng cao cả là những gì chúng ta được kêu gọi tới (x Eph 1:18), vì Mẹ là hiện thân cho nhân tính đích thực của chúng ta!

 

Đó là những gì chúng ta vừa nghe ở bài đọc Thánh Kinh: ngay cả trước khi thế giới được tạo dựng thì Thiên Chúa đã chọn chúng ta trong Chúa Kitô. Từ đời đời, Ngài đã biết và yêu thương từng người trong chúng ta! Vậy tại sao Ngài đã tuyển chọn chúng ta chứ? Là để chúng ta nên thánh hảo và tinh tuyền trước nhan Ngài trong yêu thương! Đây là một việc làm không phải là b ất khả: nơi Chúa Kitô, Ngài đã làm cho nó nên trọn. Chúng ta đã được cứu chuộc! Vì mối hiệp thông của chúng ta với Chúa Kitô Phục Sinh, Thiên Chúa đã chúc lành cho chúng ta với hết mọi ơn phúc thiêng liêng. Chúng ta hãy mở lòng chúng tar a; chúng ta hãy chấp nah65n di sản quí hóa này! Để rồi chúng ta mới có thể cùng với Mẹ Maria hát lên những lời chúc tụng ân sủng hiển vinh của Ngài. Và nếu chúng ta tiếp tục mang những quan tâm hằng ngày của mình đến cho Người Mẹ vô nhiễm của Chúa Kitô, thì Mẹ sẽ giúp chúng ta mở rộng những niềm hy vọng nhỏ bé của chúng ta cho được càng tròn đầy hơn đối với niềm hy vọng cao cả thực sự mang lại ý nghĩa cho đời sống của chúng ta và có thể làm cho chúng ta cảm thấy tràn đầy niềm vui sâu xa bất hủ.

 

Với n hững cảm thức ấy, giờ đây tôi muốn hợp với anh chị em nhìn lên Mẹ Maria Vô Nhiễm, ký thác cho việc chuyển cầu của Mẹ những lời nguyện cầu mà giờ đây anh chị em dâng lên, và van nài việc bảo vệ từ mẫu của Mẹ cho xứ sở này cùng với nhân dân của nó:

 

Thánh Maria, Mẹ Vô Nhiễm của Chúa Giêsu Kitô, nơi Mẹ Thiên Chúa đã ban cho chúng con một mô phạm của Giáo Hội và của nhân loại chân thực. Con xin ký thác cho Mẹ xứ sở Áo quốc cùng với nhân dân của nó. Xin hãy giúp tất cả chúng con biết noi theo gương của Mẹ và hướng đời sống của chúng con hoàn toàn về cùng Chúa! Xin giúp chúng con, nhờ nhìn lên Chúa Kitô, được trở nên giống Người hơn bao giờ hết: trở nên con cái thực sự của Thiên Chúa! Để rồi, cả chúng con nữa, được tràn đầy mọi ơn phúc thiêng liêng, có thể tuân hợp bản thân mình trọn vẹn hơn với ý muốn của Người và trở thành những dụng cụ hòa bình cho Áo quốc, Âu Châu và thế giới. Amen.

           

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20070907_preghiera-maria_en.html

 

 

TOP

 

 

“Âu Châu không thể và không được chối bỏ các cội rễ Kitô Giáo của mình”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Tông Du Áo Quốc 7-9/9/2007: Diễn Từ ở Dinh Tổng Thống Hofburg chiều Thứ Sáu 7/9

 

Cùng Ông Tổng Thống Cộng Hòa Liên Bang,

Ông Thủ Tướng,

Các Phần Tử thuộc Chính Quyền Liên Bang,

Chư Nghị Viên thuộc Hội Đồng Quốc Gia và Các Phần Tử thuộc Hội Đồng Liên Bang,

Chư Vị Thống Đốc,

Các Phần Tử thuộc Ngoại Giao Đoàn,

Chư Vị Nữ Nam

 

Dẫn Nhập

 

Thưa Tổng Thống, hôm nay tôi hết sức hân hoan và hân hạnh được gặp ông cùng với các phần tử thuộc Chính Quyền Liên Bang và các vị đại diện về sinh hoạt chính trị và dân sự của Cộng Hòa Áo quốc. Cuộc gặp gỡ của chúng ta đây ở Dinh Hofburg này là những gì phản ảnh cho thấy những liên hệ tốt lành, đánh dấu lòng tin tưởng nhau đang xẩy ra giữa xứ sở của ông và Tòa Thánh, những liên hệ được Ông Tổng Thống vừa nhắc tới. Tôi hết sức mãn nguyện về điều ấy.

 

Những liên hệ giữa Áo quốc và Tòa Thánh là một phần của một hệ thống rộng lớn về những liên hệ ngoại giao được Vienna sử dụng như một giao lộ quan trọng, vì một số những Tổ Chức quốc tế đặt trụ sở trung ương của mình ở thành phố này. Tôi hân hoan trước sự hiện diện của nhiều vị đại diện ngoại giao, những vị tôi xin trân trọng kính chào. Tôi xin cám ơn quí vị, những tôn vị Lãnh Sự, về việc phục vụ tận tâm của quí vị, chẳng những cho các xứ sở được quí vị đại diện cũng như cho thiện ích của chúng, mà còn cho mục đích hòa bình và thông cảm giữa các dân tộc nữa. 

 

Đây là lần viếng thăm đầu tiên của tôi với tư cách là Giám Mục Rôma và là Mục Tử Tối Cao của Giáo Hội Công Giáo toàn cầu tại xứ sở này, một xứ sở tôi quá quen biết nhờ nhiều lần viếng thăm trước đây. Tôi có thể nói thật là một niềm vui cho tôi được ở nơi đây. Tôi có nhiều bạn bè ở đây nữa, và là một người Bavaria láng giềng, lối sống và truyền thống của Áo quốc là những gì quen thuộc đối với tôi. Vị đại tiền nhiệm đáng kính của tôi là Gioan Phaolô II đã viếng thăm Áo quốc 3 lần. Mỗi lần ngài đều được nhân dân của xứ sở này tiếp đón hết sức thân tình, những lời của ngài đã được chăm chú lắng nghe, và những chuyến tông du của ngài đã lưu lại dấu vết của chúng. 

 

Áo Quốc

 

Trong những năm và những thập niên gần đây, Áo quốc đã ghi được những tiến bộ không thể ngờ ở ngay cả 2 thế hệ vừa qua. Xứ sở của quí vị chẳng những trải qua một cuộc tiến bộ về kinh tế khả quan, mà còn phát triển một mẫu thức chung sống về xã hội đồng nghĩa với từ ngữ “liên đới xã hội”. Người Áo quốc có lý do để cảm tạ về điều ấy, và họ đã biểu lộ nó chẳng những bằng việc mở lòng mình ra với người nghèo và thiếu thốn nơi quê hương của mình, mà còn bộc lộ tình đoàn kết quảng đại nơi biến cố của những tai ương và thảm họa trên khắp thế giới nữa. Chứng cớ hùng hồn cho thái độ này đó là những hoạt động cao cả của Licht ins Dunkel (“Ánh Sáng trong Tăm Tối”) vào mùa Giáng Sinh và Nachbar in Not (“Tha Nhân Túng Thiếu”).

 

Áo Quốc và Việc Nới Rộng của Khối Hiệp Nhất Âu Châu

 

Chúng ta qui tụ ở một khung cảnh lịch sử, một khung cảnh mà qua các thế kỷ đã là ngai của một Đế Quốc bao gồm những vùng rộng lớn Trung Âu và Đông Âu. Thời điểm này và nơi chốn này đây bởi thế cống hiến cho chúng ta một cơ hội tốt để có được một cái nhìn bao quát về Âu Châu ngày nay. Sau những khủng khiếp của chiến tranh và những kinh nghiệm chấn thương của chủ nghĩa độc tài chuyên chế, Âu Châu đang tiến đến một mối hiệp nhất có thể bảo đảm một trật tự vững chắc lâu bền của nền hòa bình và việc phát triển chính đáng. Tình trạng chia rẽ đau thương phân chia châu lục này qua những thập niên đã kết thúc về phương diện chính trị, tuy nhiên, mục đích của mối hiệp nhất một phần lớn vẫn còn là những gì cần phải đạt tới nơi tâm trí của nhiều con người. Nếu, sau biến cố sụp đổ của Bức Màn Sắt vào năm 1989, một số niềm hy vọng thái quá đã bị tiêu tan, và những lời phê bình chỉ trích hợp lý có thể được vang lên về một số vấn đề liên quan tới một số cơ cấu Âu Châu, thì tiến trình hiệp nhất vẫn còn là một chiếm đạt quan trọng nhất đã từng gây ra một giai đoạn hòa  bình bất thường cho châu lục này, một châu lục trước kia bị cấu xé bởi những cuộc xung đột liên tục và những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Cách riêng đối với các xứ sở thuộc Trung Âu và Đông Âu, việc tham dự vào tiến trình này là một phấn khởi hơn nữa cho việc củng cố tự do, cho tình trạng lập hiến và cho nền dân chủ trong lãnh thổ của họ. Ở đây tôi xin nhắc lại việc đóng góp của vị tiền nhiệm tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào tiền trình lịch sử này. Cả Áo quốc nữa, là một quốc gia nối nhịp cầu tọa lạc ở giao điểm giữa Tây và Đông, đã góp phần nhiều vào việc thống nhất này và, chúng ta không được quên rằng nó cũng được nhiều lợi ích bởi đó mà ra nữa. 

 

Âu Châu

 

“Ngôi Nhà Âu Châu”, như chúng ta có thể ám chỉ về cộng đồng của châu lục này, sẽ là một nơi chốn tốt đẹp để sống cho hết mọi người chỉ khi nào nó được xây dựng trên nền tảng vững chắc của các thứ giá trị chung về văn hóa và luân lý được rút tỉa từ lịch sử của chúng ta và từ các truyền thống của chúng ta. Âu Châu không thể và không được chối bỏ các cội rễ Kitô Giáo của mình. Những cội rễ này tiêu biểu cho một yếu tố sinh động của nền văn minh chúng ta khi chúng ta tiến vào ngàn năm thứ ba. Kitô Giáo đã sâu xa hình thành nên châu lục này: một điều tỏ tường hiển nhiên ở mọi xứ sở, nhất là ở Áo quốc, với đầy những ngôi nhà thờ và những đan viện quan trọng. Nhất là, đức tin được thấy nơi vô số người, thành phần mà trong giòng lịch sử, cũng như ở cả vào thời đại của chúng ta đây nữa, nó đã mang lại sinh động cho niềm hy vọng, cho tình yêu thương và cho lòng nhân hậu. Mariazell, đền thánh quốc gia lớn của Áo quốc, cũng là một điểm hội ngộ đối với nhiều dân tộc của Châu Âu. Nó là một trong những nơi chốn mà con người nam nữ đã từng kín múc được, và tiếp tục kín múc, “sức mạnh từ trời” cho một đời sống chính trực. 

 

Trong những ngày này, chứng từ của đức tin Kitô Giáo ở tâm điểm của Âu Châu đây cũng đang được thể hiện trong Hội Nghị Đại Kết Âu Châu Lần Ba gặp nhau ở Sibiu/Hermannstadt (nước Romania), với tâm niệm là “Ánh Sáng Chúa Kitô Chiếu Soi Tất Cả Mọi Người. Niềm Hy Vọng Canh tân và Hiệp Nhất ở Âu Châu”. Người ta tự nhiên nghĩ lại biến cố Central European Katholikentag năm 2004, về đề tài: “Chúa Kitô – Niềm Hy Vọng của Âu Châu”, một biến cố đã lôi kéo rất nhiều tín hữu lại với nhau ở Mariazell!

 

Ngày nay, chúng ta nghe nhiều bề “lối sống của Âu Châu”. Từ ngữ này ám chỉ một trật tự xã hội bao gồm một nền kinh tế lành mạnh với công lý xã hội, tính cách đa nguyên về c hính trị với sự khoan nhượng, lòng quảng đại và sự cởi mở, thế nhưng nó cũng có nghĩa là sự bảo trì các thứ giá trị từng làm nên châu lục này. Cái mẫu mực ấy, dưới áp lực của những quyền lực kinh tế tân tiến, đang phải đương đầu với một thử thách lớn lao. Tiến trình vẫn thường được gọi là toàn cầu hóa không thể nào bị khựng lại, song nó là một công việc khẩn trương và là một trách nhiệm cao cả về chính trị trong việc điều hành và giới hạn vấn đề toàn cầu hóa, nhờ đó nó không xẩy ra trước giá phải trả của các quốc gia nghèo và của người nghèo ở những quốc gia giầu có, và gây tác hại cho các thế hệ mai hậu.

 

Như chúng ta biết, thật ra Âu Châu cũng từng trải qua và chịu đựng bởi những trào lưu hành động hết sức sai lệch. Những điều này bao gồm các ý hệ hạn hẹp đã áp đặt trên  triết lý, khoa học và cả đức tin, việc lạm dụng tôn giáo và lý trí cho những mục đích đế quốc, việc hạ giá con người gây ra bởi chủ nghĩa duy vật về lý thuyết và thực hành, và sau cùng là việc làm giảm giá lòng khoan nhượng thành thái độ dửng dưng chẳng dựa vào các thứ giá trị vững tồn. Thế n hưng, Âu Châu vẫn từng được ghi dấu bởi khả năng tự kiểm, một khả năng cống hiến cho nó một vị thế đặc biệt nơi bức phông toàn cảnh bao rộng của những nền văn hóa trên thế giới.

 

Sự Sống

 

Chính ở nơi Âu Châu mà khái niệm về nhân quyền bắt đều được hình thành. Thứ quyền lợi căn bản của con người, được cho là có trước mọi thứ quyền khác, đó là chính quyền sống. Sự sống thực sự có từ giây phút được thụ thai cho tới khi nó tự nhiên qua đi. Bởi thế, việc phá thai không thể là một thứ quyền lợi của con người – nó là một cái gì hoàn toàn ngược lại. Nó là “một vết thương xâu xa nơi xã hội”, như cố Hồng Y Franz Konig không ngừng nhắc nhở.

 

Khi nói lên điều này, tôi không chỉ bày tỏ một mối quan tâm đặc biệt của Giáo Hội. Hơn nữa, tôi muốn tác hành như là một biện hộ viên cho một nhu cầu sâu xa của con người, lên tiếng cho những thai nhi không có tiếng nói. Làm điều này không phải là tôi nhắm mắt trước những khó khắn và những xung khắc nơi cảm nghiệm của nhiều người phụ nữ, và tôi nhìn nhận rằng cái uy tín của những gì chúng ta nói đây còn lệ thuộc vào những gì chính Giáo Hội đang làm để giúp đỡ thành phần nữ giới đang gặp phải khó khăn nữa.

 

Bởi thế, theo chiều hướng ấy, tôi kêu gọi những vị lãnh đạo chí nh trị đừng để cho trẻ em bị coi như là một hình thức bệnh hoạn, và trong thực hành cũng đừng loại trừ việc hệ thống pháp lý công nhận rằng vấn đề phá thai là sai lầm. Tôi nói điều này vì quan tâm đến nhân loại. Thế nhưng, đó mới chỉ là một phía của vấn đề lũng đoạn này. Mặt khác của vấn đề này đó là nhu cầu cần phải làm mọi sự có thể để làm cho các quốc gia Âu Châu một lần nữa hướng tới việc đón nhận trẻ em. Hãy khuyến khích cặp vợ chồng trẻ hãy thiết lập gia đình mới và hãy trở thành những người làm mẹ làm cha! Quí vị chẳng những hỗ trợ hô mà còn làm ích choc hung xã hội nữa. Tôi cũng quyết tâm ủng hộ quí vị trong những nỗ lực chính trị của quí vị giúp thuận lợi cho các cặp vợ chồng trẻ trong việc nuôi dưỡng con cái. Tuy nhiên, tất cả những điều ấy đều trở thành vô bổ, nếu chúng ta không tiếp tục kiến tạo nên một lần nữa ở các xứ sở của chúng ta bầu khí vui tươi và tin tưởng trong đời sống, một bầu khí khiến không coi trẻ em là một gánh nặng song là một tặng ân cho tất cả mọi người. 

 

Tôi còn một quan tâm lớn nữa đó là vấn đề tranh cãi về những gì được gọi là “chủ động giúp cho chết đi”. Vấn đề lo âu ở đây là vào một lúc nào đó thành phần bị trầm trọng yếu đau hay già yếu sẽ bị áp lực một cách mặc nhiên hay thậm chí minh nhiên trong việc yêu cầu để mình chết đi hay tự liệu cách giải quyết lấy cho mình. Việc đáp ứng thích đáng với nỗi khổ đau cuối đời đó là việc yêu thương chăm sóc và hỗ trợ trong cuộc hành trình tiến đến cửa tử – nhất là bằng sự trợ giúp của việc chăm sóc giảm đau – và không “chủ động giúp cho chết đi”. Thế nhưng, nếu coi trọng việc hỗ trợ về nhân bản trên con đường tiến đến cửa tử, thì cần phải có những hình thức về cơ cấu ở  hết mọi lãnh vực nơi guồng máy xã hội và việc chăm sóc sức khỏe, cũng như những cơ cấu được tổ chức lo việc chăm sóc giảm đau. Cũng cần  phải thực hiện những việc cụ thể, trong việc hỗ trợ về tâm lý và mục vụ cho thành phần trầm trọng yếu đau và hấp hối, cho các phần tử trong gia đình của họ, cũng như cho các vị y sĩ và nhân viên y tế.

 

Việc đối thoại của lý trí

 

Sau hết, một yếu tố khác nơi gia sản của Âu Châu đó là một truyền thống tư tưởng coi là thiết yếu sự tương ứng giữa đức tin, sự thật và lý trí. Ở đây, vấn đề đã rõ ràng là lý trí có phải là khởi điểm và là nền tảng của tất cả mọi sự hay chăng. Vấn đề ở đây đó là phải chăng thực tại là do tình cờ hay cần thiết, nên  phải chăng lý trí chỉ là một sản phẩm ngẫu nhiên của cái vô tri và ở trong một đại dương vô lý tính, để rồi cuối cùng cả nó nữa cũng chỉ là một cái gì đó vô nghĩa, hay ngược lại, phải chăng niềm xác tín vững vàng của niềm tin Kitô Giáo vẫn còn chân thực: In principio erat Verbum – từ ban đầu đã có Lời; nguồn gốc của hết mọi sự đó là lý trí sáng tạo của Thiên Chúa là Đấng muốn  tỏ mình ra cho loài người chúng ta.

 

Theo chiều hướng này, tôi xin trích lại lời của Jurgen Habermas, một triết gia không theo niềm tin Kitô Giáo. Ông đã nói rằng: “Đối với cái tự nhận thức qui cách của giai đoạn tân tiến này thì Kitô Giáo vẫn nguyên là một chất xúc tác. Cái chủ nghĩa đại đồng quân bình đưa đến những ý nghĩ về tự do và sống chung trong xã hội là một gia sản trực tiếp từ khái niệm về công chính của người Do Thái cũng như từ đạo lý về yêu thương của Kitô Giáo. Những gì chính yếu vẫn không thay đổi, cái gia sản này bao giờ cũng được khéo léo tái thích đáng và tái dẫn giải. Cho đến ngày nay vẫn không có vấn đề thay thế cái gia sản này”.

 

Những việc làm của Âu Châu trên thế giới

 

Với tính cách đặc thù nơi ơn gọi của mình, Âu Châu cũng có một trách nhiệm đặc thù trên thế giới nữa. Trước hết, nó không được buông xuôi. Châu lục này, một châu lục về phương diện sinh ra và chết đi đang mau chóng cằn cỗi, không được trở thành già nua về tinh thần. Ngoài ra, Âu Châu sẽ càng đứng vững hơn nếu nó chấp nhận trách nhiệm trên thế giới tươn g ứng với truyền thống về trí thức đặc thù của nó, với những phương tiện đặc biệt của nó và với quyền  lực to lớn của nó về kinh tế. Khối Hiệp Nhất Âu Châu bởi thế cần phải gánh một vai trò lãnh đạo trong việc chống lại tình trạng nghèo khổ toàn cầu cũng như trong những nỗ lực cổ võ hòa bình. Với lòng tri ân, chúng ta có thể nhận thấy rằng các quốc gia ở Âu Châu và của Khối Hiệp Nhất Âu Châu ở trong số những quốc gia đang đóng góp nhiều nhất cho việc phát triển quốc tế, thế nhưng họ cũng cần phải có một tầm vóc quan trọng về chính trị nữa, chẳng hạn, liên quan tới những thách đố khẩn trương đã xẩy ra ở Phi Châu, trước những tai họa đang gây khốn đốn cho châu lục này, như hiểm họa Hội Chứng Liệt Kháng, tình hình ở Darfur, việc khai thác bất chính các tài nguyên thiên nhiên và việc chuyên chở một cách rối loạn các thứ vũ khí. Những nỗ lực về chính trị và ngoại giao của Âu Châu và các quốc gia của nó cũng không lơ là với tình hình liên tục trầm trọng ở Trung Đông, nơi cần đến việc góp phần của hết mọi người để cổ võ việc loại trừ bạo động, đối thoại hỗ tương và chung sống hòa bình thực sự. Mối liên hệ của Âu Châu với các quốc gia Mỹ Châu Latinh và Á Châu cũng cần phải tiếp tục gia tăng bằng những hợp ước thương mại.

 

Đúc kết

 

Ông Tổng Thống, Chư Quí Vị Nữ Nam! Áo quốc là một xứ sở được chúc phúc rất nhiều: với một vẻ đẹp tự nhiên cả thể từng thu hút hằng triệu con người nghỉ lễ hằng năm; với những phong phú đặc thù về văn hóa được kiến tạo và tích lũy bởi nhiều thế hệ; và với nhiều cá nhân tái khéo sáng tạo về nghệ thuật. Ở hết mọi nơi người ta đều có thể thấy được những hoa trái của việc siêng năng và các tặng ân của những con người nam nữ cần cù. Đó là lý do để hãnh diện và tri ân. Thế nhưng, Áo quốc chắc chắn không phải là một “hải đảo vui nhộn” và nó cũng không tự coi mình như thế. Vấn đề tự kiểm bao giờ cũng là một điều tốt lành và dĩ nhiên đang lan tràn ở Áo quốc. Một xứ sở được nhận lãnh rất nhiều thì cũng cần phải ban phát nhiều.  Nó có thể bảo đảm lấy mình một cách đúng đắn trong khi cũng cảm thấy được việc cần phải có trách nhiệm với các nước láng giềng, ở Âu Châu cũng như trên thế giới.   

 

Nhiều điều Áo quốc là và có nó đều mắc nợ với đức tin Kitô Giáo và những ảnh hưởng lợi ích của niềm tin này nơi những con người nam nữ cá nhân.Đức tin đã sâu xa hình thành tính chất của xứ sở này và nhân dân của nó. Nhờ đó, vấn đề là mọi người cần phải quan tâm để làm sao bảo đảm được rằng cái ngày sẽ không bao giờ xẩy ra khi mà chỉ có những cục đá nói về Kitô Giáo! Một người dân Áo quốc mà thiếu một đức tin Kitô Giáo sinh động thì không còn là người Áo quốc nữa.   

 

Tôi xin niềm hy vọng, lòng tin tưởng và các phúc lành của Thiên Chúaở trên Ông và tất cả nhân dân Áo quốc, nhất là thánh phần già nua và bệnh hoạn, cũng như giới trẻ với cuộc sống trước mắt! Cám ơn.                                                        

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20070907_hofburg-wien_en.html

 

TOP

 

 

“Trái đất này sẽ bị hụt hẫng tương lai … khi dung nhan của Thiên Chúa không còn chiếu tỏa trên mặt đất nữa”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Tông Du Áo Quốc 7-9/9/2007: Bài Giảng Thánh Lễ Mừng 850 Năm Đền Thánh Mariazell Thứ Bảy 8/9

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Bằng cuộc hành hương long trọng tới Mariazell, chúng ta đang cử hảnh lễ quan thày của Đền Thánh này, lễ Sinh Nhật Đức  Mẹ. Qua 850 năm, khách hành hương đã tuốn đến đây từ các dân tộc và quốc gia khác nhau; họ đến để nguyện cầu cho những ý chỉ của họ và cho quê hương của họ, mang theo những niềm hy vọng cùng với những mối quan tâm sâu xa nhất. Như thế, Mariazell đã trở nên  một nơi chốn của hòa bình và của mối hiệp nhất được hòa giải, chẳng những cho Áo quốc, mà còn ở cả bên ngoài biên cường bờ cõi của nó nữa. Ở nơi đây chúng ta cảm nghiệm được sự từ ái êm đềm của Đức Mẹ. Ở nơi đây chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô là Đấng Thiên Chúa ở với chúng ta, như Phúc Âm hôm nay đã nhắc nhở – Chúa Giêsu, Đấng chúng ta vừa nghe thấy trong bài đọc trích từ tiên tri Mica: ‘Chính Người là hòa bình’ (5:4). Hôm nay, chúng ta liên kết với cuộc hành hương kéo dài nhiều thế kỷ. Chúng ta nghỉ ngơi đôi chút với Người Mẹ của Chúa để n guyện cầu cùng Mẹ rằng xin hãy tỏ cho chúng con Chúa Giêsu. Xin hãy tỏ cho thành phần hành hương chúng con Đấng vừa là đường vừa là đích điểm: là sự thật và là sự sống.

 

Đoạn Phúc Âm chúng ta vừa nghe đã mở rộng tầm mắt của chúng ta. Nó cho chúng ta thấy lịch sử của Yến  Duyên từ Abraham trở đi như là một cuộc hành trình, một cuộc hành trình, qua những thăng trầm của nó, những với những bước  đi và lối quẹo của nó, cuối cùng đã dẫn chúng ta tới với Chúa Kitô. Cái gia phả có những nhân vật sáng và tối, những thành công và thất bại của nó, cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa có thể viết một cách ngay ngắn trên những giòng lịch sử quanh co khúc khuỷu của chúng ta. Thiên Chúa đã để cho chúng ta được tự do, tuy nhiên, nơi những thất bại của chúng ta, bao giờ Ngài cũng thấy được những bước đường mới cho tình yêu thương của Ngài. Thiên Chúa không thất bại. Bởi thế, cái giả phả này là một thứ bảo đảm cho lòng trung thành của Thiên Chúa; một bảo đảm là Thiên Chúa không để cho chúng ta sa ngã, và là một lời mời gọi hãy hướng cuộc sống của chúng ta về Ngài một cách mới mẻ, hãy bước đi một cách mới mẻ đến với Chúa Giêsu Kitô.  

 

Thực hiện một cuộc hành trình có nghĩa là bắt đầu theo một chiều hướng đặc biệt, tiến tới một đích điểm nào đó. Điều này cống hiến vẻ đẹp của nó thậm chí cho cuộc hành trình ấy cũng như cho việc nỗ lực kèm theo. Trong số những con người hành trình thuộc gia phả của Chúa Giêsu có nhiều con người đã quên mất đích nhắm và muốn  biến mình trở thành đích điểm. Tuy nhiên, Chúa vẫn cứ kêu gọi con người khát vọng cái đích điểm thu hút họ tiến tới, con người hướng cả đời sống mình về đó. Việc thức tỉnh của niềm tin Kitô Giáo, việc hiện tỏ Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô là những gì trở thành khả dĩ, vì có những con người trong dân Yến Duyên đã có lòng tìm kiếm – những con người không thỏa mãn với tập tục nên hướng tới phía trước, tìm kiếm một cái gì đó cao cả hơn, như Zechariah, Elizabeth, Simeon, Anna, Mary và Joseph, 12 Tông Đồ và nhiều người khác. Vì tâm can của họ đã trông đợi mà họ đã có thể nhận ra nơi Chúa Giêsu Đấng được Thiên Chúa sai đến, nhờ đó họ có thể trở thành khởi điểm của gia đình hoàn vũ của Người. Giáo Hội của thành phần Chư Dân Ngoại đã trở thành khả dĩ, vì ở miền Địa Trung Hải và ở những phần đất ấy của Á Châu là nơi những vị sứ giả của Chúa Giêsu đã hành trình tới, có những con người mong đợi không thỏa mãn với những gì được mọi người quanh họ đang làm và đang nghỉ tưởng, nên họ tìm kiếm ngôi sao có thể chỉ cho họ con đường tiến tới với chính Chân Lý, tới vị Thiên Chúa hằng sống.

 

Chúng ta cũng cần có một tấm lòng cởi mở và bồn chồn như của họ. Đó là tất cả ý nghĩa của việc hành hương. Ngày nay cũng như trong quá khứ, việc không nhiều thì ít giống như mọi người khác và nghĩ như mọi người khác chưa đủ. Đời sống của chúng ta cần phải có một mục đích sâu xa hơn. Chúng ta cần Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa đã tỏ dung nhan của Ngài cho chúng ta và mở lòng ra cho chúng ta đó là Chúa Giêsu Kitô. Thánh Gioan đã có lý nói về Người rằng Người là Thiên Chúa và ở ngay trong lòng Cha (x Jn 1:18); bởi thế chỉ có Người, từ thẳm cung nơi chính Thiên Chúa, mới có thể mạc  khải Thiên Chúa ra cho chúng ta thôi – tỏ cho chúng ta thấy chúng ta là ai, chúng ta từ đâu tới và chúng ta sẽ đi về đâu. Thật sự có nhiều nhân vật cao cả trong lịch sử đã có những cảm nghiệm tuyệt vời và cảm kích về Thiên Chúa. Tuy nhiên, những cảm nghiệm này dầu sao vẫn là cảm nghiệm loài người, bởi đó hữu hạn. Chỉ có NGƯỜI là Thiên Chúa nên chỉ có NGÀI là chiếc cầu nối thực sự mang Thiên Chúa và con người lại với nhau. Bởi vậy, nếu Kitô hữu chúng ta gọi Người là Vị Trung Gian chung duy nhất của ơn cứu độ, xứng hợp với mọi người và tuyệt đối cần cho mọi người, thì điều này không có nghĩa là chúng ta coi thường các tôn giáo khác, hay chúng ta ngạo mạn tuyệt đối hóa tư tưởng của mình; trái lại, nó có nghĩa là chúng ta được Người nắm bắt, Đấng đã chạm đến lòng của chúng ta và đã tuôn đổ các tặng ân xuống trên chúng ta, nhờ đó, về phần mình, chúng ta có thể cống hiến những tặng ân cho người khác. Thật vậy, đức tin của chúng ta hoàn toàn ngược lại với thái độ thoái bộ cho rằng con người bất khả đối với sự thật – như thể đó là những gì vượt quá tầm tay với của họ. Thái độ thoái bộ liên quan tới sự thật này, tôi tin rằng, là cốt lõi cuộc khủng hoảng của Tây Phương, cuộc khủng hoảng của Âu Châu. Nếu sự thật không hiện hữu đối với con người thì cuối cùng họ đi đến chỗ không thể phân biệt  được giữa lành và dữ. Để rồi, những khám phá lớn lao và tuyệt diệu của khoa học trở thành con dao hai lưỡi, ở chỗ, chúng có thể cống hiến những cơ hội quan trọng cho sự thiện, cho lợi ích của nhân loại, nhưng đồng thời, như chúng ta thấy quá rõ ràng, chúng có thể gây ra một thứ đe dọa kinh hoàng, bao gồm việc hủy diệt con người và thế giới. Chúng ta cần sự thật. Tuy nhiên, phải công nhận là, theo chiều hướng lịch sử của mình, chúng ta cảm thấy lo sợ rằng niềm tin tưởng vào sự thật có thể bao gồm cả việc khoan dung. Nếu chúng ta bị nỗi hãi sợ này cầm giữ, một nỗi sợ hãi hằn sâu trong lịch sử, thì đã tới lúc chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu như chúng ta thấy Người nơi đền thánh ở Mariazell. Chúng ta thấy Người ở đây qua hai hình ảnh: như là một con trẻ trong tay Mẹ của Người, và ở bên trên bàn thờ của Đền Thờ như là một Đấng Tử Giá. Hai hình ảnh này ở Đền Thờ đây nói với chúng ta thế này: sự thật thắng thế không phải bằng quyền lực bên ngoài, nhưng là những gì khiêm hạ và nhường bước cho con người bằng nguyên quyền lực chân thực nội tại của nó. Chân lý tỏ mình ra nơi tình yêu. Nó không bao giờ là sở hữu của chúng ta, không bao giờ là sản phẩm của chúng ta, vì tình yêu không bao giờ trở thành một cái gì có thể được sản xuất, mà chỉ được lãnh nhận và trao ban như là một tặng ân thôi. Chúng ta cần cái quyền lực nội tại này của chân lý. Là Kitô hữu, chúng ta tin tưởng vào quyền  lực này của chân lý. Chúng ta là chúng nhân của nó. Chúng ta cần phải trao ban nó như là một tặng ân cùng một cách chúng ta lãnh nhận nó, như nó đã ban mình cho chúng ta.

 

“Nhìn lên Chúa Kitô” là câu tâm niệm của ngày hôm nay. Vì kẻ nào đang tìm kiếm thì câu tâm niệm này tiếp tục biến thành một lời cầu khẩn bộc phát, một lời khẩn cầu được đặc biệt ngỏ cùng Mẹ Maria, Vị đã ban cho chúng ta Chúa Kitô Con Mẹ: “Xin tỏ Chúa Giêsu cho chúng con!” Chúng ta hãy hết lòng dâng lời nguyện cầu này hôm nay; chúng ta hãy làm cho lời nguyện cầu này vượt lên trên và bên ngoài giây phút hiện tại đây, khi nội tâm chúng ta tìm kiếm Dung Nhan của Đấng Cứu Chuộc. “Hãy tỏ cho chúng con Chúa Giêsu!” Mẹ Maria đáp ứng, khi tỏ Người cho chúng ta ở trường hợp đầu tiên như là một con trẻ. Thiên Chúa đã biến mình thành nhỏ bé đối với chúng ta. Thiên Chúa đã đến không phải bằng quyền năng bên ngoài, mà bằng nỗi bất lực của tình Người yêu thương là nơi chất chứa sức mạnh thực sự của Người. Người đặt mình trong bàn tay của chúng ta. Người xin tình yêu của chúng ta. Người mời chúng ta hãy biến mình thành nhỏ bé, hãy rời bỏ những ngai tòa cao của mình và hãy học trở nên  như trẻ nhỏ trước nhan Thiên Chúa. Người nói với chúng ta một cách bình dân. Người xin chúng ta hãy tin tưởng Người để biết sống trong chân lý và yêu thương. Con trẻ Giêsu tự nhiên cũng nhắc nhở chúng ta về tất cả mọi con trẻ trên thế giới này, nơi chúng Người muốn đến với chúng ta. Những trẻ em sống trong nghèo khổ; những trẻ em bị khai thác làm lính tráng; những trẻ em không bao giờ cảm nghiệm thấy tình yêu của mẹ cha; những trẻ em bệnh nạn và khổ đau cũng như những trẻ em vui tươi và làn h mạnh. Âu Châu đã trở thành một con trẻ nghèo nàn, ở chỗ, chúng tôi muốn hết mọi sự cho bản thân mình và ít tin tưởng vào tương lai. Tuy nhiên, trái đất này sẽ bị hụt hẫng tương lai chỉ khi nào những quyền  lực  của tâm can con người và của lý trí được con tim soi dẫn bị tắt lịm đi – khi dung nhan của Thiên Chúa không còn chiếu tỏa trên mặt đất nữa. Thiên Chúa ở đâu thì tương lai ở đó.

 

“Hãy nhìn lên Chúa Kitô”: giờ đây chúng ta hãy nhìn một chút xíu vào Chúa Kitô Tử Giá ở bên trên bàn thờ. Thiên Chúa đã cứu thế giới không phải bằng gươm giáo mà là bằng Thập Giá. Khi chết đi, Chúa Giêsu giang hai cánh tay của Người ra. Trước hết, đây là cử chỉ của Cuộc Khổ Nạn, một cuộc khổ nạn Người để mình bị đóng đanh vào Thập Giá vì chúng ta, để ban cho chúng ta sự sống của Người. Tuy nhiên, những cánh tay giang ra đó cũng là cử chỉ của một con người đang nguyện cầu, một tư thế của vị linh mục khi giang tay của mình ra kđể nguyện cầu: Chúa Giêsu đã biến đổi Cuộc Khổ Nạn, nỗi khổ đau và cái chết của Người, thành việc nguyện cầu, nhờ đó Người đã biến đổi nó thành một tác động yêu thương đối với Thiên Chúa và nhân loại. Sau cùng, đó là lý do tại sao những cánh tay giang rộng của Đấng Tử Giá còn là một cử chỉ ôm ấp, nhờ đó Người kèo chúng ta lại với Người, muốn ấp ủ chúng ta trong bàn tay yêu thương của Người. Bởi thế, Người là một hình ảnh của Vị Thiên Chúa hằng sống, Người là chính Thiên Chúa, và chúng ta có thể phó mình cho Người.

 

“Hãy nhìn lên Chúa Kitô!” Nếu chúng ta làm điều này, chúng ta nhận ra rằng Kitô Giáo còn hơn là và không phải là một thứ qui tắc về luân lý, một chuỗi đòi hỏi và lề luật. Nó là tặng ân bằng hữu tồn tại qua cả sự sống và sự chết: “Thày không còn gọi các con là tôi tớ nữa mà là bạn hữu” (Jn 15:15), Chúa Kitô đã nói với các môn đệ của Người như thế. Chúng ta hãy phó mình cho tình thân hữu này. Tuy nhiên chính vì Kitô Giáo còn hơn là một hệ thống về luân lý, vì nó là tặng ân bằng hữu, mà nó cũng chất chứa nơi nó quyền lực luân lý mãnh liệt, một quyền lực rất cần thiết ngày nay đối với những thách đố của thời đại chúng ta. Nếu cùng với Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Người, chúng ta liên lỉ lập lại 10 Điều Răn ở Núi Sinai, đi sâu vào ý nghĩa của chúng, chúng ta sẽ thấy được một thứ giáo huấn cao cả, hiệu lực và tồn tại. Mười Điều Răn là một tiếng “xin vâng” trước hết và trên hết ngỏ cùng Thiên Chúa, cùng một Vị Thiên Chúa yêu thương chúng ta và dẫn dắt chúng ta, Đấng ôm ẵm chúng ta song để cho chúng ta được quyền tự do: thật vậy, chính Ngài làm cho tự do của chúng ta nên  đích thực (3 điều răn đầu). Nó là một tiếng “xin vâng” với gia đình (điều răn thứ tư), một tiếng “xin vâng” với sự sống (điều răn thứ 5), một tiếng “xin vâng” với tinh yêu trách nhiệm (điều răn thứ 6), một tiếng “xin vâng” với tình đoàn kết, với trách nhiệm xã hội và với công lý (điều răn thứ 7), một tiếng “xin vâng” với sự thật (điều răn thứ 8), và một tiếng “xin vâng” với việc tôn trọng người khác và những gì thuộc về họ (điều răn thứ 9 và 10). Nhờ sức mạnh của tình nghĩa giữa chúng ta với Vị Thiên Chúa hằng sống mà chúng ta sống tiếng “xin vâng” đa diện  này và đồng thời chúng ta thi hành nó như là một dấu hiệu chỉ đường trong thế giới của chúng ta hôm nay đây.

 

“Hãy chỉ cho chúng con Chúa Giêsu!” Với lời khẩn cầu này ngỏ cùng Người Mẹ của Chúa Kitô chúng ta khởi hành cuộc hành trình của chúng ta nơi đây. Cũng lời khẩn cầu này sẽ  đồng hành với chúng ta khi chúng ta trở về với cuộc sống hằng ngày của mình. Chúng ta biết rằng Mẹ Maria lắng nghe lời nguyện cầu của chúng ta: phải, bất cứ khi nào chúng ta hướng về Mẹ Maria, thì Mẹ tỏ Chúa Giêsu cho chúng ta. Nhờ đó, chúng ta mới thấy được đường ngay nẻo chính, chúng ta có thể từng bước đi trên  con đường này, tràn đầy tin tưởng là con đường ấy dẫn vào ánh sáng – vào niềm vui của Tình yêu hằng hữu. Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070908_mariazell_en.html

 

TOP

 

 

"Theo Chúa Kitô nghĩa là mặc lấy cách trọn vẹn hơn nữa tâm trí và đời sống của Người"

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Tông Du Áo Quốc 7-9/9/2007: Bài Giảng cho Giờ Kinh Tối với các vị linh mục, tu sĩ, phó tế và chủng sinh ở Đến Mariazell ngày Thứ Bảy 8/9/2007

 

Cùng Quí Huynh khả kính trong Thừa Tác Vụ Linh Mục,

Quí Tu Sĩ Nam Nữ Sống Đời Tận Hiến,

Và Các Bạn thân mến,

 

Chúng ta đã cùng nhau đến Ngôi Đền Thờ khả kính Magna Mater Austriae ở Mariazell đây. Qua nhiều thế hệ, dân chúng đã đến đây nguyện cầu để xin Mẹ Thiên Chúa trợ giúp. Cả chúng ta nữa cũng đang làm như vậy hôm nay đây. Chúng ta muốn hợp cùng Mẹ Maria để chúc tụng sự thiện hảo bao la hải hà của Thiên Chúa cũng như để bày tỏ lòng tri ân cảm tạ của chúng ta đối với Chúa về tất cả những phúc lành chúng ta đã lãnh nhận, nhất là đại tặng ân đức tin. Chúng ta cũng muốn dâng lên cho Mẹ Maria những quan tâm chân thành của chúng ta, xin Mẹ chở che bảo vệ Giáo Hội, kêu xin Mẹ chuyển cầu cho tặng ân ơn gọi xứng đáng cho các Giáo Phận và các cộng đồng tu trì, van nài Mẹ hỗ trợ cho các gia đình và lời cầu bầu xót thương của Mẹ cho tất cả những ai mong thoát khỏi vòng tội lỗi mà được ơn hoán cải, và sau hết, ký thác cho việc chăm sóc từ mẫu của Mẹ thành phần bệnh nhân và già lão của chúng ta. Chớ gì Người Mẹ cao cả của Áo quốc và của Âu Châu mang tất cả mọi người chúng ta đến chỗ sâu xa canh tân  đức tin và đời sống!

 

Các bạn thên mến, là những vị linh mục và là thành phần nam nữ tu sĩ nam nữ, các bạn là những người tôi tớ của Chúa Giêsu Kitô. Như hai ngàn năm trước Chúa Giêsu đã kêu gọi dân chúng theo Người, ngày nay Người cũng kêu gọi những con người nam nữ trẻ trung tiến bước theo ơn gọi của Người, được thu hút bởi Người và được tác động bởi lòng ước muốn hiến đời sống mình phục vụ Giáo Hội và giúp đỡ người khác. Họ can đảm theo Chúa Kitô, và họ muốn trở thành những chứng nhân của Người. Việc trở thành một người môn đệ của Chúa Kitô là việc làm hết sức liều mình, vì chúng ta liên lỉ bị đe dọa bởi tội lỗi, bởi thiếu thốn tự do và bởi việc đào ngũ. Bởi thế tất cả chúng ta đều cần đến ân sủng của Người, như Mẹ Maria đã lãnh nhận ân sủng của Người một cách trọn vẹn. Chúng ta hãy biết luôn luôn, như Mẹ Maria, nhìn lên Chúa Kitô, và làm cho Người thành chuẩn mức của chúng ta. Nhờ đó, chúng ta có thể tham phần vào sứ vụ cứu độ phổ quát của Giáo Hội có Người là đầu. Chúa Kitô đang kêu gọi các linh mục, tu sĩ và giáo dân hãy đi vào thế giới, với tất cả những thứ phiền tạp của nó, và hãy hợp tác dể dựng xây Vương Quốc của Thiên Chúa. Họ làm điều này bằng rất nhiều cách thức khác nhau: bằng việc giảng dạy, bằng việc xây dựng cộng đồng, bằng các thứ thừa tác mục vụ khác, bằng việc cụ thể thực thi đức bác ái, bằng việc nghiên cứu và học hỏi khoa học được thi hành theo tinh thần tông đồ, bằng việc đối thoại với nền văn hóa chung quanh, bằng việc cổ võ công lý theo ý muốn của Thiên Chúa, và bằng việc cũng không kém phần quan trọng nữa là tĩnh lặng chiêm niệm Thiên Chúa Ba Ngôi và cùng chúc tụng Thiên Chúa trong cộng đồng của mình.

 

Chúa Kitô mời gọi các bạn hãy hợp với Giáo Hội “trên con đường hành trình của Giáo Hội băng qua lịch sử”. Người đang mời gọi các bạn hãy trở thành những kẻ lữ khách với Người và thông dự vào cuộc sống của Người, một cuộc sống mà cho đến ngày nay nữa bao gồm cả con đường Thập Giá và con đường của Đấng Phục Sinh xuyên qua Galilê của cuộc đời chúng ta. Thế nhưng, Người mãi mãi vẫn là một Chúa duy nhất, Đấng, qua một Phép Rửa duy nhất, đang kêu gọi chúng ta đến cùng một đức tin duy nhất. Tham phần vào cuộc hành trình này, như thế, có nghĩa bao gồm cả 2 điều: chiều kích Thập Giá – với những thất bại, đau thương, hiểu lầm, và thậm chí bị dể duôi và bách hại -, thế nhưng cũng bao gồm cả chiều kích cảm nghiệm sâu xa niềm vui trong việc phục vụ Người và trong niềm an ủi dồi dào xuất phát từ việc gặp gỡ Người. Như Giáo Hội, các giáo xứ, cộng đồng và tất cả mọi Kitô hữu đã lãnh nhận phép rửa, tìm thấy nơi cảm nghiệm của mình về Chúa Kitô tử giá và phụïc sinh được mạch nguồn cho sứ vụ của họ.

 

Ở tâm điểm của sứ vụ Chúa Giêsu Kitô và của hết mọi Kitô hữu đó là việc loan truyền Vương Quốc của Thiên Chúa. Việc nhân danh Chúa Kitô loan truyền Vương Quốc này có nghĩa là, đối với Giáo Hội, với các vị linh mục, với các tu sĩ nam nữ, cũng như với tất cả mọi người đã lãnh nhận phép rửa, dấn thân hiện diện trong thế giới như là chứng nhân của Người. Vương Quốc của Thiên Chúa thực sự là chính Thiên Chúa, Đấng tự hiện diện giữa chúng ta và cai trị qua chúng ta. Vương Quốc của Thiên Chúa được xây dựng khi Thiên Chúa sống trong chúng ta và chúng ta mang Thiên Chúa đến cho thế giới. Các bạn làm thế khi các bạn chứng thực cho một “ý nghĩa” được bắt nguồn từ tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa và ngược lại với hết mọi thứ vô nghĩa và vô vọng. Các bạn đừng cùng một phía với tất cả những ai đang hăng say nỗ lực khám phá ra ý nghĩa này, cùng một bên với tất cả những ai tìm kiếm Thiên Chúa, với thành phần đang hành trình tiến tới cùng Thiên Chúa. Các bạn làm chứng cho một niềm hy vọng hướng đến lòng trung thành và mối quan tâm yêu thương của Thiên Chúa, ngược lại với hết mọi hình thức vô vọng, âm thầm hay tỏ hiện. Bởi thế, các bạn ở cùng một bên với những ai bị quằn quại trong bất hạnh và không thể thoạt nổi những gánh nặng của họ. Các bạn làm chứng cho một Tình Yêu ban mình cho nhân loại nhờ đó đã khống chế sự chết. Các bạn ở về phía tất cả những ai chưa bao giờ biết yêu, và những ai không thể nào tin tưởng cuộc sống. Nên các bạn chống lại với tất cả mọi hình thức bất công, kín đáo hay lộ liễu, cũng như chống lại sự khinh thường con người đang gia tăng. Nhờ đó, anh chị em thân mến, cả cuộc đời của anh chị em cần  phải trở thành, như Thánh Gioan Tẩy Giả, một chứng nhân cao cả sống động của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể. Chúa Giêsu đã gọi Thánh Gioan là “một ngọn đèn   cháy sáng” (Jn 5:35). Cả anh chị em nữa cũng phải trở thành những ngọn đèn như vậy!  Ánh sáng của anh chị em hãy chiếu soi vào xã hội của chúng ta, vào sinh hoạt chính trị và kinh tế, vào văn hóa và việc nghiên  cứu. Cho dù nó chỉ là một ánh sáng lung linh giữa rất nhiều ánh sáng mờ ảo nó cũng có được quyền lực và ánh rạng ngời của mình từ Sao Mai vĩ đại là Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng tỏa ánh sáng rạng ngời – Đấng muốn chiếu ngời qua chúng ta – và sẽ không bao giờ lịm tắt.    

 

Theo Chúa Kitô – nếu chúng ta muốn theo Chúa Kitô – thì theo Chúa Kitô nghĩa là mặc lấy cách trọn vẹn hơn nữa tâm trí và đời sống của Người; đó là những gì được Bức Thư gửi Kitô Hữu ở Philippi nói với chúng ta: “anh chị em hãy có cùng một tâm trí như Chúa Kitô!” (x 2:5). “Hãy nhìn lên Chúa Kitô” là đề tài của những ngày này. Khi nhìn lên Người, vị đại Sư của đời sống, Giáo Hội đã nhận thấy 3 đặc tính nổi bật nơi thái độ của Chúa Giêsu. Ba tính chất này – theo Truyền  Thống chúng ta gọi là “những lời khuyên của Phúc Âm” – đã trở thành những yếu tố riêng biệt của một đời sống dấn thân tận tuyệt theo Chúa Kitô, đó là khó nghèo, thanh tịnh và tuân phục. Giờ đây chún g ta hãy suy nghĩ một chút về chúng.

 

Chúa Giêsu Kitô, Đấng giầu sang với chính sự sang giầu của Thiên Chúa, đã trở nên nghèo khổ vì chúng ta, như Thánh Phaolô cho chúng ta biết trong Thư Thứ Hai gửi Kitô hữu ở Corintô (x 8:9); đây là một lời phát biểu khôn dò, một lời phát biểu chúng ta cần phải luôn luôn để suy niệm sâu xa hơn. Và trong Thư gửi cho Kitô hữu Philippi chúng ta đọc thấy rằng: Người đã tự hủy ra như không; Người đã tự hạ và đã vâng lời cho đến chết trên Thập Giá (cf. 2:6ff). Đấng tự mình trở nên  nghèo nàn, đã gọi thành phần nghèo là “phúc đức”. Thánh Luca, trong đoạn về Phúc Đức, đã làm cho chúng ta hiểu rằng lời phát biểu ấy – cho thành phần nghèo nàn là có phúc – thật sự là nói về người nghèo, thành phần thực sự nghèo, trong dân Yến Duyên bấy giờ, một dân tộc có một phân cách kịch liệt giữa giầu và nghèo. Thế nhưng, Thánh Mathêu, trong đoạn của mình về Phúc Đức , đã giải thích cho chúng ta rằng nguyên tình trạng bần  cùng về vật chất mà thôi chưa đủ để bảo đảm được tình trạng  gần gũi với Thiên C húa, vì con tim có thể trở nên chai cứng và đầy những thèm muốn giầu sang. Bởi thế vấn  đề trở nên  rõ ràng đó là Kitô hữu thấy Chúa Kitô là Đấng đợi chờ kẻ nghèo, đợi chờ việc dấn thân của họ. Ai muốn theo Chúa Kitô cách dứt khoát cần phải từ bỏ những sản vật thể chất. Nhưng họ cần phải sống đức khó nghèo này một cách mô phỏng theo Chúa Kitô, nhờ đó được thanh thoát nội tâm cho tha nhân của mình. Đối với tất cả mọi Kitô hữu, đặc biệt linh mục chúng ta cũng như tu sĩ, cá nhân cũng như cộng đồng, vấn đề nghèo khó và thành phần nghèo khó cần phải trở thành đối tượng trong việc liên lỉ và triệt để kiểm điểm lương tâm. Nơi trường hợp riêng của chúng ta đây, một trường hợp cho thấy chúng ta không tệ lắm, chúng ta không phải là thành phần nghèo khó. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải đặc biệt suy nghĩ về cách làm sao chúng ta có thể sống trọn ơn gọi này một cách chân thành. Tôi xin để tùy việc kiểm điểm lương tâm của anh chị em cũng như của chúng ta về nó. 

 

Để hiểu được đúng ý nghĩa của đức thanh tịnh, chúng ta cần phải bắt đầu với chiều hướng tích cực của nó. Một lần nữa, chúng ta lại chỉ thấy đức này khi nhìn lên Chúa Kitô thôi. Đời sống của Chúa Giêsu có một chiều hướng lưỡng diện, ở chỗ, Người đã sống cho Chúa Cha và cho người khác. Trong Thánh Kinh, chúng ta thấy Chúa Giêsu như một con người nguyện cầu, một con người thức cả đêm để đàm đạo với Cha. Qua việc nguyện cầu của mình, Người đã làm cho nhânm tính của riêng Người, và nhân tính của tất cả chúng ta, trở thành yếu tố cho mối liên hệ con cái của Người với Chúa Cha. Cuộc đối thoại này với Cha, như thế, trở thành một sứ vụ được liên lỉ canh tân đối với thế giới, đối với chúng ta.  Sứ vụ của Chúa Giêsu đã dẫn Người tới chỗ dấn thân một cách tinh tuyền và hoàn toàn cho con người nam nữ. Thánh Kinh cho chúng ta thấy rằng không có khi nào trong đời của mình Người đã bội phản nơi mối liên hệ của Người với kẻ khác, cho dù là một mảy may tư lợi hay vị kỷ. Chúa Giêsu đã yêu thương người khác trong Chúa Cha, bắt đầu từ Chúa Cha – bởi thế, Người đã yêu thương họ nơi hữu thể thực sự của họ, nơi thực tại của họ. Việc thông phần vào những niềm cảm thức này của Chúa Giêsu Kitô – trong mối hiệp thông hoàn toàn với Vị Thiên Chúa hằng sống cũng như trong mối hiệp thông hoàn toàn tinh tuyền này với kẻ khác, một cách trọn vẹn – việc thông phần vào tâm trí của Chúa Kitô ấy đã soi động nơi Thánh Phaolô một khoa thần học và một lối sống hợp với những lời nói của Chúa Giêsu về vấn đề độc thân vì Nước Trời (x Mt 19:12).

 

Linh mục và tu sĩ là những con người không xa cách với những mối tương quan liên vị. Đức thanh tịnh, ngược lại, có nghĩa là – và đây là những gì tôi muốn bắt đầu – một mối liên hệ sâu xa; tích cực mà nói thì nó là một mối liên hệ với Chúa Kitô sống động, và nhờ đó, với Chúa Cha. Thế n ên, bằng lời khấn độc thân than h tịnh, chúng ta không thánh hiến bản thân mình cho cá nhân  chủ nghĩa hay cho một đời sống cô lập; trái lại, chúng ta long trọng thề hứa sử dụng những mối liên hệ sâu xa chúng ta có thể và chúng ta lãnh nhận như một tặng ân vào việc phục vụ Vương Quốc của Thiên Chúa – từ đó phục vụ cả kẻ khác nữa – một cách hoàn toàn và dứt khoát. Nhờ đó linh mục và tu sĩ trở thành những con người nam nữ của niềm hy vọng: ở chỗ khi liên kết hết mọi sự với Thiên Chúa để chứng tỏ rằng Thiên Chúa là một sự gì đó chân thực đối với họ, là họ giành chỗ cho sự hiện diện của Ngài – sự hiện diện của Vương Quốc Thiên Chúa – tr ên thế giới này. Quí vị linh mục và tu sĩ thân mến,  anh chị em cần  phải thực hiện một đóng góp quan trọng, đó là, giữa tình trạng tràn lan những gì là tham lam, chiếm hữu, hưởng thụ và tôn thờ cá nhân, chúng ta lại đang nỗ lực tỏ ra một tình yêu vô vị kỷ đối với con người nam nữ. Chúng ta đang sống cuộc sống của niềm hy vọng, một niềm hy vọng được chúng ta phú thác vào bàn tay Thiên Chúa cái mãn nguyện của nó, vì chúng ta tin rằng Ngài sẽ làm cho nó nên  trọn. Điều gì sẽ xẩy ra khi lịch sử Kitô Giáo thiếu vắng đi những nhân vật và gương mẫu trổi vượt như thế? Thế giới của chúng ta sẽ ra sao nếu không có linh mục, nếu không có những con người nam nữ ở trong các hội dòng và cộng đồng sống đời tận hiến – những con người sống chứng thực cho một niềm hy vọng được thỏa nguyện vượt trên hết mọi ước vọng của con người và của một cảm nghiệm về tình yêu Thiên Chúa siêu việt hơn tất cả mọi tình yêu nhân loại? Ngày nay thực sự thế giới đang cần đến chứng từ của chúng ta. 

 

Giờ đây chúng ta tiến đến đức tuân phục. Chúa Giêsu đã sống trọn cuộc đời của Người, từ những năm tháng ẩn dật ở Nazarét cho đến chính giây phút Người chết trên Thập Giá trong việc lắng nghe tiếng Chúa Cha, trong sự tuân  phục Cha. Chúng ta thấy điều này nơi cách thức sáng ngời ở Vườn Cây Dầu. “Xin hãy thực hiện ý của Cha chứ đừng ý Con”. Trong lời nguyện cầu này Chúa Giêsu nhận lấy nơi ý muốn làm con cái của mình cái chống cự ngạo mạn của tất cả chúng ta, và biến đổi việc nổi loạn  của chúng ta bằng đức tuân phục của Người. Chúa Giêsu là một con người của sự cầu nguyện. Thế nhưng, đồng thời Người cũng là một con người biết lắng nghe và tuân phục: Người đã tỏ ra “vâng lời cho đến  chết cho dù chết trên thập giá” (Phil 2:8). Kitô hữu đã luôn học biết từ cảm nghiệm này là, trong việc phó mình cho ý muốn của Cha, họ chẳng mất mát gì hết, thay vào đó, nhờ vậy, họ khám phá ra căn tính sâu xa nhất của họ và niềm tự do nội tại. Nơi Chúa Giêsu, họ đã khám phá ra rằng những ai đánh mất bản thân mình thì lại tìm thấy, và những ai cầm buộc mình bằng đức tuân phục vì Thiên Chúa và muốn tìm kiếm Thiên Chúa thì họ là những con người được tự do. Việc lắng nghe Thiên Chúa và tuân phục Ngài không phải là những gì bị kềm kẹp bề ngoài và đánh mất đi bản thân mình. Chỉ nhờ tham dự vào ý muốn của Thiên Chúa mà chúng ta mới đạt được căn tính thực sự của chúng ta. Thế giới của chú ng ta ngày nay đây cần chứng từ của cảm nghiệm này chính vì nó mong muốn “hiện thực bản thân mình” và “chủ định bản thân mình”.

 

Romano Guardini đã thuật lại trong cuốn tự thuật của mình về cách thức, ở vào giây phút nghiêm trọng cho cuộc hành trình của mình, khi mà đức tin non dại của ông bị rung chuyển, làm thế nào quyết định nống cốt cho cả cuộc đời của ông – việc ông hoán cải – đã xẩy ra cho ông qua một cuộc gặp gỡ câu nói của Chúa Giêsu là chỉ có kẻ nào mất bản thân mình mới tìm lại được nó mà thôi (x Mt 8:34ff; Jn 12:25); không thể nào có vấn đề tái nhận thức bản thân mình hay hiện thực bản thân mình mà lại không bỏ mình, không đánh mất bản thân mình đi. Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là: việc đánh mất bản thân mình đến đâu mới gọi là chính đáng? Tôi có thể hiến mình cho ai đây? Hiển nhiên là chúng ta hoàn toàn phó mình một khi chúng ta nhờ đó rơi vào bàn tay Thiên Chúa. Cuối cùng, chỉ ở nơi một mình Ngài chúng ta mới mất bản thân mình và chỉ ở nơi Ngài chúng ta mới tìm thấy bản thân của chúng ta. Thế nhưng vấn nạn nữa là Thiên Chúa là ai? Thiên Chúa ở đâu? Bấy giờ họ mới tiến đến chỗ hiểu rằng vị Thiên Chúa mà chúng ta phó mình cho Ngài là vị Thiên Chúa duy nhất, Đấng đã trở nên hữu hình và gần gũi chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô. Thế nhưng, vẫn còn một vấn nạn nữa, đó là Chúng ta tìm thấy Chúa Giêsu Kitô ở đâu? Làm thế  nào tôi có thể thực sự hiến thân cho Người? Câu trả lời mà Guardini đã tìm thấy sau nhiều tìm kiếm đó là thế này: Chúa Giêsu cụ thể hiện diện với chúng ta chỉ ở nơi Thân Thể của Người là Giáo Hội. Bởi thế, việc tuân  phục ý muốn của Thiên Chúa, tuân phục Chúa Giêsu Kitô, một cách thực sự và cụ thể, cần  phải là việc khiêm tốn tuân  phục Giáo Hội. Tôi nghĩ rằng cả điều này nữa cũng kêu gọi chúng ta hãy liên tục sâu xa kiểm điểm lương tâm. Tất cả được tóm lại trong lời nguyện cầu của Thánh I Nhã Loyola – một lời nguyện cầu đối với tôi bao giờ cũng quá cao cả đến nỗi tôi hầu như sợ đọc nó, tuy nhiên lại là một người nguyện mà, vì tất cả sự khó khăn của nó, chúng ta cần phải luôn luôn lập đi lập lại: “Ôi Chúa, xin hãy lấy đi và hãy nhận lấy tất cả niềm tự do của con, trí tưởng của con, kiến thức của con và trọn ý muốn của con. Tất cả những gì con có và tất cả những gì con sở hữu mà Chúa đã ban cho con: con xin dâng tất cả chúng cho Chúa; tất cả chúng đều là của Chúa, xin Chúa hãy sử dụng chúng theo ý Chúa. Xin chỉ cần ban cho con tình yêu của Chúa và ân sủng của Chúa; nhờ những điều ấy con sẽ được đủ giầu có và con sẽ chẳng còn thiết gì hơn”.

 

Anh chị em thân mến! Anh chị em gần trở về với những nơi anh chị em sinh sống và thực hiện hoạt động về lãnh vực giáo hội, mục vụ, thiêng liêng và nhân bản. Xin Mẹ Maria, Vị Đại Bầu Cử và là Mẹ của chúng ta, coi sóc và bảo vệ anh chị em và công việc làm của anh chị em. Xin Mẹ chuyển cầu cùng Con Mẹ là Chúa Giêsu Kitô của chúng ta cho anh chị em. Tôi cám ơn lời nguyện cầu và nỗi cực nhọc của anh chị em thực hiện trong vườn nho của Chúa, và tôi hợp cùng anh chị em cầu cùng Thiên Chúa bảo vệ và chúc phúc cho tất cả mọi anh chị em, và hết mọi người, đặc biệt là giới trẻ, cả ở Áo quốc đây cũng như ở các nước khác là những nơi có nhiều anh chị em từ đó mà đến. Tôi ưu ái ban phép lành cho tất cả anh chị em.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20070908_vespri-mariazell_en.html

 

 

TOP

 

 

 

"Hãy cống hiến cho linh hồn ngày Chúa Nhật của nó, và hãy cống hiến cho ngày Chúa Nhật linh hồn của nó"

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Tông Du Áo Quốc 7-9/9/2007: Bài Giảng cho Thánh Lễ Chúa Nhật 9/9 tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Stêphanô ở Vienna

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Since dominico non possumus!” Chúng tôi không thể sống nếu không có tặng ân này của Chúa, không có ngày của Chúa: Đó là câu trả lời vào năm 304 được Kitô hữu ở Abitene là Tunisia ngày nay, khi họ bị bắt đang cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật bị cấm đoán và bị mang ra trước quan tòa. Họ bị tra hỏi tại sao họ đã cử hành Thánh Thể Chúa Nhật Kitô Giáo, cho dù họ biết rằng đó là một trọng phạm. “Sine dominico non possumus”: nơi chữ dominicum/dominico có hai ý nghĩa quyện chặt lấy nhau, và chúng ta một lần nữa cần phải biết được mối hiệp nhất của chúng. Trước hết, là tặng ân của Chúa – tặng ân là là chính Chúa: Đấng Phục Sinh, Đấng Kitô hữu cần được gần gũi và có thể đến gần để họ sống đúng căn tính của họ. Tuy nhiên, khả năng có thể đến gần này không phải chỉ là một cái gì đó linh thiêng, nội tại và chủ quan: cuộc gặp gỡ với vị Chúa này được ghi khắc trong thời gian vào một ngày đặc biệt. Bởi thế nó được ghi khắc nơi cuộc sống hằng ngày, về thể lý và chung nhau của chúng ta, một cách tạm thời. Nó cống hiến cho thời đại của chúng ta một trọng tâm, một trật tự nội tại mà từ đó cho tất cả đời sống của chúng ta nữa. Đối với những Kitô hữu này thì Thánh Thể Chúa Nhật không phải là một giới răn mà là một nhu cầu nội tâm. Không có Ngài là Đấng bảo trì đời sống của chúng ta thì chính sự sống trở thành trống rỗng. Làm việc mà thiếu mất hay phản lại cái trọng tâm ấy sẽ làm cho đời sống hụt hẫng chính cái nền tảng của nó, sẽ lấy đi mất cái phẩm giá và vẻ đẹp nội tại của nó.

 

Phải chăng thái độ của thành phần Kitô hữu thời ấy cũng áp dụng cho cả chúng ta là thành phần Kitô hữu ngày nay nữa? Phải, đúng thế, chúng ta cũng cần một thứ liên hệ để nâng đỡ duy trì chúng ta, cống hiến cho chúng ta hướng đi và chất liệu cho đời sống của chúng ta. Cả chúng ta nữa cũng cần đường lối đến với Đấng Phục Sinh, Đấng bảo trì chúng ta vượt qua và vượt trên sự chết. Chúng ta cần cuộc gặp gỡ mang chúng ta lại với nhau ấy, một cuộc gặp gỡ cống hiến cho chúng ta khổng trống tự do, một cuộc gặp gỡ cho chúng ta thấy được những gì vượt ra ngoài cái hối hả ồn ào của cuộc sống hằng ngày trước tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa là khởi điểm và là đích điểm cho cuộc hành trình của chúng ta.

 

Dĩ nhiên, nếu chúng ta lắng nghe Phúc Âm hôm nay, nếu chúng ta lắng nghe những gì Chúa Kitô đang nói với chúng ta, nó sẽ khiến chúng ta cảm thấy run sợ: “Ai trong các con không từ bỏ tất cả những gì mình có và tất cả mọi liên hệ với gia đình của mình thì không thể làm môn đệ của Thày”. Chúng ta sẽ phản kháng lại rằng: Chúa ơi, Chúa đang nói gì vậy? Gia đình không phải là những gì thế giới cần đến hay sao? Phải chăng không cần đến tình yêu cha mẹ, tình yêu giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ chồng với nhau hay sao? Chẳng lẽ chúng con không cần đến sự sống, đến niềm vui của sự sống hay sao?Và chẳng lẽ chúng con cũng không cần con người ta đầu tư vào những sự tốt lành của thế giới này và xây dựng trái đất chúng con đã lãnh nhận, nhờ đó hết mọi người có thể tham dự vào các tặng ân của nó hay sao? Không phải là việc phát triển của trái đất này cùng với những sản vật của nó là một trách nhiệm nữa chúng con phải gánh chịu hay sao? Nếu chúng ta lắng nghe Chúa Kitô kỹ vàng hơn, nhất là nếu chúng ta lắng nghe Người trong bối cảnh của hết mọi sự Người đang nói với chúng ta, bấy giờ chúng ta mới hiểu rằng Chúa Giêsu không đòi hỏi hết mọi người như nhau. Mỗi người có một công việc đặc biệt, mỗi người được chỉ định một đường lối riêng của vai trò làm môn đệ. Trong Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đang trực tiếp nói về ơn gọi đặc biệt của 12 Vị, một ơn gọi không giống với nhiều người đi theo Chúa Giêsu trong cuộc hành trình lên Giêrusalem. Trước hết nhóm 12 Vị cần phải chế ngự cái ô nhục của Thập Giá, sau đó họ cần phải thực sự sẵn sàng từ bỏ hết mọi sự; họ phải sẵn sàng chấp nhận một công việc dường như ngu xuẩn để ra đi tới tận cùng trái đất, và với nền giáo dục tối thiểu của mình, loan báo Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô cho một thế giới đầy những tự hào về cái uyên bác của nó và có học thức thực sự hay rõ ràng -  và dĩ nhiên là cho cả thành phần  nghèo khổ và đơn hèn nữa. Họ cần phải sẵn sàng chịu tử đạo trong cuộc hành trình của họ đi vào cái thế giới mênh mông này, để làm chứng cho Phúc Âm của Vị Chúa Tử Giá và Phục Sinh. Nếu những lời của Chúa Giêsu trên đường lên Giêrusalem, một cuộc hành trình có nhiều người đi theo hộ tống Người, ngỏ cùng 12 Vị trước tiên, thì ơn gọi của họ dĩ nhiên vượt ra ngoài giây phút lịch sử mà đi vào tất cả mọi thế kỷ mai hậu. Người kêu gọi dân chúng thuộc tất cả mọi thời đại để tin tưởng tuyệt đối vào Người, từ bỏ hết mọi sự, để có thể hoàn toàn dấn thân cho Người, nhờ đó cũng hoàn toàn dấn thân cho những người khác, ở chỗ tạo nên những ốc đảo của một thứ tình yêu vô vị kỷ trong một thế giới là nơi thường chỉ coi quyền lực và sang giầu là tất cả mọi sự. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì đã ban cho chúng ta những con người nam nữ ở mọi thế kỷ, thành phần từ bỏ tất cả mọi sự vì Người, nhờ đó trở thành những dấu hiệu rạng ngời cho tình yêu của Người. Chúng ta chỉ cần nghĩ đến những con người như Biển Đức và Scholastica, Phanxicô và Clara Assisi, Elizabeth Hung Gia Lợi và Hedwig ở Silesia,  I gnatio ở Loyola, Teresa ở Avila  , và trong thời đại của chúng ta đây có Mẹ Têrêsa và Cha Piô. Bằng cả cuộc đời của mình, những con người ấy đã trở thành một thông dịch viên sống động cho giáo huấn của Chúa Giêsu, một giáo huấn qua đời sống của họ đã trở nên gần gũi và tỏ tường với chúng ta. Chúng ta hãy xin Chúa ban cho con người trong thời đại chúng ta đây lòng can đảm biết từ bỏ hết mọi sự để trở nên thuận lợi cho hết mọi người.

 

Tuy nhiên , nếu giờ đây chúng ta trở lại với bài Phúc Âm một lần nữa, chúng ta nhận thấy rằng Chúa không chỉ nói về một số ít cá nhân và công việc đặc biệt của họ; yếu tính của những gì Người nói áp dụng cho hết mọi người. Trọng tâm của vấn đề được Người bày tỏ ở một chỗ khác qua những lời: “Vì ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất nó; còn ai mất sự sống mình vì Thày họ sẽ giữ được nó. Vì có lợi lộc gì cho con người nếu họ chiếm được cả và thế gian mà lại đánh mất chính bản thân mình?” (Lk 9:24f). Ai muốn giữ sự sống mình chỉ để cho mình thì sẽ mất nó. Chỉ khi nào hiến thân mình đi chúng ta mới nhận được sự sống của mình. Nói cách khác, chỉ có kẻ nào yêu thương mới khám phá thấy sự sống. Và tình yêu bao giờ cũng đòi phải vươn ra ngoài bản thân mình, nó bao giờ cũng đòi phải lìa bỏ bản thân mình. Ai chỉ nhìn bản thân mình, ai muốn người khác cho mình mà thôi, thì sẽ mất cả bản thân lẫn người khác. Không thật sự đánh mất đi bản thân mình ấy sẽ không có sự sống. Cái khôn nguôi thèm khát sự sống, quá ư là lan tràn trong dân chúng ngày nay, dẫn tới chỗ cằn cỗi của một sự sống bị thua thiệt. “Ai mất sự sống mình vì Thày…”, Chúa Kitô phán: một cuộc thực sự ra khỏi bản thân mình chỉ khả dĩ nếu trong tiến trình này chúng ta tiến tới chỗ, không bị rơi vào trống không mà vào bàn tay của Tình Yêu hằng hữu. Chỉ có tình yêu của Thiên Chúa, Đấng mất bản thân mình vì chúng ta và ban mình cho chúng ta, mới làm cho chúng ta cũng có thể trở thành tự do, có thể ra đi và nhờ đó thực sự tìm thấy sự sống. 

 

Đó là tâm điểm của những gì Chúa Kitô muốn nói với chúng ta bằng những lời lẽ dường như khó nghe trong bài Phúc Âm Chúa Nhật này. Bằng giáo huấn của mình, Người cống hiến cho chúng ta niềm tin tưởng rằng chúng ta có thể xây dựng trên tình yêu của Người, tình yêu của Vị Thiên Chúa nhập thể. Nhìn nhận điều này là cái khôn ngoan của điều bài đọc hôm nay nói với chúng ta. Một lần nữa, chúng ta thấy rằng tất cả kiến thức của thế gian chẳng lợi lộc gì cho chúng ta trừ phi chúng ta biết sống, trừ phi chúng ta nhận ra những gì thực sự quan trọng trong đời sống.

 

Sine dominico non possumus!” Đời sống không phát triển nếu không có Chúa và không có ngày thuộc về Người. Chúa Nhật đã từng được biến đổi  trong các xã hội Tây phương của chúng ta thành một thứ cuối tuần, thành thời gian giải trí tiêu khiển. Thời gian giải trí tiêu khiển là điều tốt và cần, nhất là giữa cái vội vã kinh khủng của thế giới tân tiến này; mỗi một người trong chúng ta đều biết điều ấy. Tuy nhiên, nếu thời gian tiêu khiển giải trí này thiếu tính cách tập trung nội tại, thiếu một cảm quan chung chung về đường hướng, thì cuối cùng nó trở thành thời gian bị phí phạm không củng cố cũng chẳng xây dựng chúng ta. Thời gian giải trí tiêu khiển đòi hỏi một thứ tập trung – một cuộc hôi ngộ với Đấng  là nguồn gốc và đích điểm của chúng ta. Vị đại tiền  nhiệm của tôi ở tòa giám mục Munich và Freising, Đức Hồng Y Faulhaber , có lần đã nói như thế này: Hãy cống hiến cho linh hồn ngày Chúa Nhật của nó, và hãy cống hiến cho ngày Chúa Nhật linh hồn của nó.

 

Vì Chúa Nhật tối hậu là việc hội ngộ Chúa Kitô Phục Sinh nơi lời Chúa và một cách bí tích mà phạm vi của cuộc hội ngộ này trải dọc suốt toàn thể thực tại. Các Kitô hữu sơ khai đã cử hành ngàu đầu tiên  trong tuần này như là ngày của Chúa, vì nó là ngày của sự phục sinh. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, Giáo Hội cũng tiến tới chỗ ý thức được rằng ngày đầu tiên trong tuần là ngày bình minh của việc tạo thành, ngày được Thiên Chúa phán: “Hãy có ánh sáng” (Gen 1:3). Bởi thế, Chúa Nhật cũng là ngày lễ tạo sinh hằng tuần của Giáo Hội nữa – ngày lễ tạ ơn và hân hoan về việc tạo thành của Thiên Chúa. Ở vào lúc khi mà thiên nhiên tạo vật đang bị đe dọa bằng rất nhiều cách thức qua hoạt động của con người, chúng ta cần phải phát động một cách ý thức về khía cạnh này của Chúa Nhật nữa. Bởi thế, đối với Giáo Hội sơ khai, ngày thứ nhất càng ngày càng được đồng hóa với ý nghĩa truyền thống của ngày thứ bảy, Ngày Hưu Lễ. Chúng ta tham dự vào việc nghỉ ngơi của Thiên  Chúa, một sự nghỉ ngơi bào gồm toàn thể nhân loại. Như thế, chúng ta cảm nhận về ngày nay một cái gì đó tự do và bình đẳng nơi tất cả mọi tạo vật của Thiên Chúa.

 

Trong Lời Nguyện Nhập Lễ của Chúa Nhật tuần này, chúng ta trước hết nhớ rằng qua Người Con của mình, Thiên Chúa đã cứu chuộc chúng ta và đã làm cho chúng ta thành con cái yêu dấu của Ngài. Thế rồi chúng ta xin Ngài hãy âu yếm nhìn xuống trên  tất cả những ai tin tưởng vào Chúa Kitô để ban cho chúng ta tự do đích thực và sự sống vĩnh hằng. Chúng ta xin Thiên Chúa hãy thương đoái nhìn xuống. Chính chúng ta cần đến cái nhìn đoán thương này chẳng những vào Chúa Nhật mà còn hơn thế nữa, vươn tới cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Như chúng ta xin, chúng ta biết rằng cái nhìn âu yếm ấy đã được ban cho chúng ta rồi. Ngoài ra, chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã thừa nhận chúng ta làm con cái của Ngài, Ngài đã thực sự đón nhận chúng ta vào hiệp thông với chính mình Ngài. Làm con của một người nghĩa là, như Giáo Hội sơ khai đã ý thức, trở thành một con người tự do, chứ không phải là một nô lệ, song là một phần tử trong gia đình. Nó còn có nghĩa là thành phần thừa hưởng nữa. Nếu chúng ta thuộc về Thiên Chúa, Đấng quyền năng trên hết mọi quyền năng, thì chúng ta không hãi sợ gì và được tự do. Để rồi chúng ta là những người thừa tự. Gia sản Ngài đã để lại cho chúng ta là chính bản thân Ngài, là tình yêu của Ngài. Vâng, lạy Chúa, chớ gì gia sản này được ăn sâu vào linh hồn của chúng con, để chúng ta ý thức được niềm vui được cứu chuộc. Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070909_wien_en.html

 

 

TOP

 

 

“Trong việc cử hành Thánh Thể hôm nay, Con Thiên Chúa cũng được ban tặng cho chúng ta”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Tông Du Áo Quốc 7-9/9/2007: Huấn Từ Truyền Tin sau Thánh Lễ Chúa Nhật 9/9 tại Quảng Trường trước Vương Cung Thánh Đường Thánh Stêphanô

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Thật là một cảm nghiệm đặc biệt tuyệt vời vào buổi sáng hôm nay khi có thể cử hành Ngày của Chúa với tất cả anh chị em một cách xứng đáng và long trọng trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Stêphanô đây. Việc cử hành Thánh Thể, được cử hành một cách xứng đáng, giúp chúng ta hiện thực sự cao cả khôn lường của tặng ân Thiên Chúa ban cho chúng ta trong Thánh Lễ. Nhờ đó, chúng ta có thể xích lại gần nhau và cảm thấy được niềm vui của Thiên Chúa. Bởi vậy tôi xin cám ơn tất cả những ai, bằng việc chủ động góp phần vào việc sửa soạn cho phụng vụ hay bằng việc ý thức tham dự vào các mầu nhiệm linh thánh, đã tạo nên một bầu không khí làm cho chúng ta thực sự cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa. Xin chân thành đa tạ và Vergelt’s Gott cho tất cả mọi người!

 

Trong bài giảng của mình, tôi đã muốn nói tới một chút về ý nghĩa của Chúa Nhật và về Phúc Âm hôm nay, và tôi nghĩ rằng điều này dẫn chúng ta đến chỗ nhận thức được rằng tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã phó chính mình vào bàn tay của chúng ta vì phần rỗi của chúng ta, ban cho chúng ta niềm tự do nội tâm để chúng ta sống cuộc đời của mình, để tìm được sự sống chân thực. Việc tham dự của Mẹ Maria vào tình yêu này đã cống hiến  cho Mẹ sức mạnh để thưa “xin vâng” một cách vô tư. Trong việc Mẹ gặp gỡ tình yêu dịu dàng trân trọng của tình yêu Thiên Chúa, Đấng đời chờ sự hợp tác tự do nơi tạo vật của mình để thực hiện dự án cứu độ của Ngài, Đức Trinh Nữ mới có thể thắng vượt được tất cả những e ngại, và trước dự án cao cả chưa từng có ấy, đã phó mình cho bàn tay của Ngài. Bằng việc hoàn toàn sẵn sàng, bằng việc cởi mở và tự do nội tâm,  Mẹ đã để cho Thiên Chúa làm cho Mẹ được tràn đầy yêu thương, tràn đầy Thánh Thần của Ngài. Mẹ Maria, một người đàn bà tầm thường, nhờ đó đã có thể lãnh nhận nơi mình Con Thiên Chúa, và ban cho thế giới Đấng Cứu Độ là Đấng trước tiên đã ban mình cho Mẹ.

 

Trong việc cử hành Thánh Thể hôm nay, Con Thiên Chúa cũng được ban tặng cho chúng ta. Những ai Hiệp Lễ cách đặc biệt, đều mang vị Chúa Phục Sinh này trong bản thân họ. Như Mẹ Maria đã cưu mang Người trong cung dạ của Mẹ thế nào – một con trẻ bé nhỏ bất lực, hoàn toàn lệ thuộc vào tình yêu của Mẹ mình – Chúa Giêsu Kitô cũng thế, dưới hình bánh, cũng phó mình cho chúng ta, hỡi anh chị em thân mến. Chúng ta hãy yêu mến Chúa Giêsu này, Đấng đã hiến mình một cách hết sức trọn vẹn cho bàn tay của chúng ta! Chúng ta hãy mến yêu Người như Mẹ Maria đã yêu mến Người! Và chúng ta hãy mang Người đến cho kẻ khác, như Mẹ Maria đã mang Người đến cho bà Isave như là một mạch nguồn hân hoan vui thú! Vị Trinh Nữ này đã hiến ban cho Lời Thiên Chúa một xác thân loài người, nhờ đó, giúp cho Người có thể đến thế gian như là một con người. Chúng ta hãy hiến dâng thân xác của chúng ta cho Chúa, và hãy để cho thân xác của mình trở nên những dụng cụ trọn vẹn hơn bao giờ hết của tình yêu của Thiên Chúa, trở nên đền thờ của Chúa Thánh Thần! Chúng ta hãy mang Chúa Nhật cùng với tặng ân bao la của Chúa Nhật đến cho thế giới!

 

Chúng ta hãy xin Mẹ Maria dạy cho chúng ta làm sao được tự do nội tâm như Mẹ, để với sự cởi mở trước Thiên Chúa, chúng ta có thể cảm nghiệm thấy được tự do thực sự, sự sống thực sự, niềm vui đích thực và lâu bền.

 

Angelus Domini

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/angelus/2007/documents/hf_ben-xvi_ang_20070909_wien_en.html  

 

 

TOP

 

 

“Nơi đời sống của các đan sĩ, cầu nguyện có một tầm vóc đặc biệt quan trọng, ở chỗ nó là tâm điểm cho ơn gọi của họ”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Tông Du Áo Quốc 7-9/9/2007: Huấn Từ tại Đan Viện Heiligenkreuz chiều Chúa Nhật 9/9/2007

 

Cùng Cha Đan Viện Phụ Rất Đáng Kính,

Quí Huynh Khả Kính trong Hàng Giáo Phẩm,

Quí Đan Sĩ Xi-Tô ở Heiligenkreuz,

Quí Anh Chị Em Sống Đời Tận Hiến,

Quí Quan Khách và Thân Hữu của Đan Viện và Học Viện,

Quí Vị Nữ Nam!

 

Trong cuộc hành hương của tôi tới Magna Mater Austriae, tôi muốn đến viếng thăm Đan Viện ở Heiligenkreuz này, không phải chỉ là một việc dừng chân quan trọng ở Via Sacra dẫn đến  Mariazell, mà là một đan viện liên tục sinh động cổ kính nhất trên thế giới. Tôi muốn đến nơi chốn rất phong phú về lịch sử này để kéo chú ý tới chỉ nam quan trọng của Thánh Biển Đức, vị thánh có bản Qui Luật cũng được tu sĩ Xi-Tô sống theo. Hoàn toàn đơn giản thôi, đó là “không coi gì trọng hơn Thần Vụ” (Regula Benedicti 43,3).

 

Đó là lý do, ở một đan viện sống theo tinh thần Thánh Biển Đức, thì việc ca ngợi Thiên Chúa được các đan sĩ xướng lên như một lời long trọng đồng nguyện cầu, bao giờ cũng là những gì ưu tiên. Các đan sĩ – cảm tạ Chúa! – chắc chắn không phải chỉ là những con người nguyện cầu; những người khác cũng cầu nguyện nữa: trẻ em, giới trẻ và người già, nam nhân và nữ giới, có gia đình và độc thân – tất cả mọi Kitô hữu đều cầu nguyện, hay ít là họ phải nguyện cầu!

 

Tuy nhiên, nơi đời sống của các đan sĩ, cầu nguyện có một tầm vóc đặc biệt quan trọng, ở chỗ nó là tâm điểm ơn gọi của họ. Ơn gọi của họ là trở thành những con người nguyện cầu. Trong thời kỳ của các vị giáo phụ, đời sống đan viện được ví như đời sống của các thần trời. Dấu hiệu được coi là chính yếu của các thiên thần đó ở chỗ các vị là thành phần tôn thờ. Chính sự sống của họ là việc tôn thờ. Điều này cũng đúng với các đan sĩ nữa. Các đan sĩ cầu nguyện, trước hết và trên hết, không cho một ý chỉ đặc biệt nào, mà chỉ vì Thiên Chúa là Đấng đáng ca ngợi chúc tụng. “Confitemini Domino, quoniam bonus! – Hãy chúc tụng Chúa, vì Ngài thiện hảo, vì đức từ bi của Ngài muôn thuở!”: chúng ta được thôi thúc như vậy bởi một số bài Thánh Vịnh (e.g. 106:1). Việc nguyện cầu theo đúng bản chất của mình như thế, với mục đích thuần túy là việc phục vụ thần linh, mới đáng được gọi là officiumthần vụ. Nó chính là “phục vụ” đích thực nhất, là “việc phục vụ linh thánh” của các đan sĩ. Nó được hiến dâng lên Thiên Chúa ba ngôi, Đấng, hơn hết mọi sự, đáng “được tôn vinh, vinh dự và quyền  năng” (Rev 4:11), vì Ngài đã tuyệt vời tạo dựng nên thế giới và thậm chí còn tuyệt diệu hơn nữa đã canh tân tái tạo nó.

 

Đồng thời, thần vụ của những con người tận hiến cũng là một việc phục vụ linh thánh cho con người nam nữ, một chứng từ được cống hiến cho họ. Tất cả mọi người đều có trong tâm tâm của mình, dù họ biết hay không, một nỗi khát mong được hoàn toàn viên trọn, được hạnh phúc tối hậu, nhờ đó cuối cùng được chính Thiên Chúa. Một đan viện, trong đó, cộng đồng qui tụ lại mấy lần một ngày để ca ngợi Thiên Chúa, chứng thực cho sự kiện là nỗi khát mong căn bản của con người này không tiến tới chỗ bất thỏa nguyện: Thiên Chúa Hóa Công đã không đặt chúng ta vào một vùng tối tăm rùng rợn là nơi, khi chúng ta dò dẫm trong thất vọng, chúng ta tìm kiếm một ý nghĩa tối hậu nào đó (x Acts 17:27); Thiên Chúa đã không bỏ rơi chúng ta trong một vùng trống không hoang vắng, chẳng có ý nghĩa gì, nơi mà cuối cùng chỉ có chết chóc đang đợi chờ chúng ta. Không! Thiên Chúa đã chiếu soi vào tình trạng tăm tối của chúng ta bằng ánh sáng của Ngài, bằng Người Con Giêsu Kitô của Ngài. Nơi Người, Thiên Chúa đã tiến vào thế giới với tất cả “sự viên mãn” của Ngài (x Col 1:19); nơi Người, tất cả sự thật, sự thật chúng ta mong mỏi, được bắt nguồn và đạt đích (Cf. SECOND VATICAN ECUMENICAL COUNCIL, Gaudium et Spes, 22).

 

Ánh sáng của chúng ta, sự thật của chúng ta, tầm vóc viên trọn của chúng ta, sự sống của chúng ta – tất cả những điều này không phải là một giáo điều mà là một ngôi vị, đó là Giêsu Kitô. Chính chúng ta đã được tìm kiếm và mong ước, thật sự là được tìm thấy và cứu chuộc bởi Người, ngoài khả năng của chúng ta trong việc tìm kiếm và mong ước Thiên Chúa! Ánh mắt của dân chúng thuộc mọi thời và quốc gia, của tất cả mọi thứ triết lý, tôn giáo và văn hóa, cuối cùng bắt gặp ánh mắt rộng mở của Người Con tử giá và phục sinh của Thiên Chúa; trái tim rộng mở của Người tràn đầy yêu thương. Con mắt của Chúa Kitô là con mắt của một vị Thiên Chúa yêu thương. Hình ảnh của vị Chúa Tử Giá này ở phía trên bàn thờ đây, một bàn thờ mà cái nguyên thủy theo kiểu Rôma của nó còn thấy cả ở Vương Cung Thánh Đường Sarzano, cho thấy rằng ánh mắt này hướng về hết mọi con người nam nữ. Thật sự là Chúa Kitô nhìn vào tâm can của từng người chúng ta.

 

Cốt lõi của đời sống đan viện là việc thờ phượng – sống như các thần trời. Thế nhưng, vì các đan sĩ là con người có huyết nhục trên mặt đất này nên Thánh Biển Đức đã thêm vào giới luật chính yếu “cầu nguyện” một giới luật thứ hai là “làm việc”. Trong óc của Thánh Biển Đức, và Thánh Bênađô nữa, một phần của đời sống đan viện, cùng với việc cầu nguyện, là làm việc, ở chỗ vun trồng đất đai theo ý muốn của Đấng Hóa Công. Bởi thế, ở mọi thời đại, các vị đan sĩ, bắt đầu từ việc nhìn lên Thiên Chúa, đã từng làm cho trái đất này thành nơi ban phát sự sống và đáng yêu. Việc họ bảo vệ và canh tân thiên nhiên tạo v ật được xuất phát từ chính cái nhìn lên Thiên Chúa của họ. Trong tiết điệu nguyện cầu và làm việc - ora et labora này, cộng đồng của thành phần tận hiến làm chứng cho vị Thiên Chúa là Đấng, nơi Chúa Giêsu Kitô, nhìn xuống chúng ta, trong khi con người và thế giới trở nên tốt đẹp bởi được Thiên Chúa nhìn đến.

 

Các đan sĩ không phải là những người duy nhất cầu nguyện thần vụ ; theo truyền thống đan viện này, Giáo Hội đã nới rộng trách nhiệm này cho tất cả mọi tu sĩ, cũng như các vị linh mục và phó tế, trong việc đọc Giờ Kinh. Cả ở đây nữa, thật là thích đáng cho thành phần tu sĩ nam nữ, lin h mục và phó tế – và tất nhiên cả các vị Giám Mục nữa – đến trước Thiên Chúa qua việc cầu nguyện “chính thức” hằng ngày của mình bằng những bài thánh ca và thánh vịnh, bằng việc tạ ơn và lời thỉnh nguyện tinh tuyền.

 

Anh em linh mục và phó tế thân mến, anh chị em sống đời tận hiến thân mến! Tôi nhận thấy rằng cần phải có gắng gỏi, đôi khi cần phải nỗ lực hơn nữa, để trung thành đọc Giờ Kinh; thế nhưng nhờ việc thần vụ này chúng ta cũng lãnh nhận dồi dào nữa: biết bao nhiêu lần, khi làm như thế, chúng ta đã từng thấy được là cái mệt mỏi và chán nản của chúng ta tiêu tan! Khi Thiên Chúa được trung thành ngợi ca và tôn thờ thì chẳng thiếu gì phúc lành Ngài ban. Ở Áo quốc dân chúng đã có lý nói rằng: “Hết mọi sự đều tùy thuộc vào phúc lành của Thiên Chúa!”.

 

Bởi thế, việc phục vụ chính yếu của anh chị em cho thế giới này cần phải là việc nguyện cầu của anh chị em và việc cử hành Thần Vụ. Tâm trạng của mỗi một vị linh mục, cũng như của từng tu sĩ, cần phải là tâm trạng “không coi gì hơn Thần Vụ”. Vẻ đẹp của thái độ nội tâm này sẽ được thể hiện nơi vẻ đẹp của phụng vụ, nhờ đó, bất cứ khi nào chúng ta hiệp nhau ca hát, chúc tụng, tôn vinh và thờ phượng Thiên Chúa, thì dường như thiên đàng hiện diện trên trái đất này. Thật vậy, không phải là tự phụ khi nói rằng, nơi phụng vụ hoàn toàn n hắm vào Thiên Chúa, chúng ta có thể thấy, nơi các nghi thức và bài ca của nó, một hình ảnh vĩnh hằng. Bằng không, làm sao cha ông của chúng ta, cả hằng nhiều trăm năm trước đây, đã dựng xây nên một lâu đài linh thánh như thế này chứ? Ở đây, chính thuật kiến trúc cũng nâng tinh thần của chúng ta lên, hướng tới “những gì mắt chưa hề thấy, tai chưa hề nghe, và lòng không thể tưởng: những gì Thiên Chúa đã sửa soạn  cho những ai yêu mến Ngài” (1Cor 2:9). Trong tất cả mọi nỗ lực của chúng ta vì phụng vụ, thì yếu tố quyết định bao giờ cũng là việc chúng ta nhìn lên Thiên Chúa. Chúng ta đứng trước Thiên Chúa – Ngài nói với chúng ta và chúng ta nói với Ngài. Bất cứ khi nào trong ý nghĩ của mình chúng ta chỉ quan tâm làm sao để phụng vụ trở nên hấp dẫn, hào hứng và tuyệt vời thì trận chiến kể như đã thua bại. Một là Công Việc của Thiên Chúa - Opus Dei, với Chúa làm chủ thể đặc biệt của nó, hai là không. Theo chiều hướng này, tôi xin anh chị em hãy cử hành phụng vụ thánh bằng ánh mắt của anh chị em gắn chặt vào Thiên Chúa trong mối hiệp thông với các thánh, Giáo Hội sống động của hết mọi thời và mọi nơi, nhờ đó, nó thực sự trở thành một biểu hiện cho vẻ đẹp cao sang của vị Thiên Chúa là Đấng đã kêu gọi con người nam nữ làm bạn hữu của Ngài!

 

Linh hồn của việc nguyện cầu, tối hậu là Thánh Linh. Bất cứ khi nào chúng ta cầu nguyện thì chính Ngài là Đấng “giúp chúng ta hèn yếu, bằng cách chuyển cầu cho chúng ta bằng những lời than khôn tả” (Rm 8:26). Tin tưởng vào những lời này của Thánh Tông Đồ Phaolô, anh chị em thân mến, tôi cam đoan với anh chị em rằng việc nguyện cầu sẽ sản xuất nơi anh chị em cùng một hiệu quả đã từng được tập tục chân tình gọi các linh mục và con người tận hiến là “những linh vị” (Geistliche). Đức Giám Mục Sailer ở Regensburg có lần đã nói rằng các vị linh mục trước hết và trên hết phải là những con người thiêng liêng. Tôi muốn thấy được sự phục hồi của từ ngữ “Geistliche” này. Tuy nhiên, quan trọng hơn thế nữa, cái nội dung của từ ngữ này cần phải trở thành một phần trong đời sống của c hung ta, tức là, trong việc theo Chúa Kitô, chúng ta, nhở quyền lực của Thần Linh, trở nên những con người nam nữ “thiêng liêng”.

 

Áo quốc (Ưsterreich), ở một trò chơi cổ về chữ nghĩa, thực sự là Klưsterreich: một lãnh giới của các đan viện và là một mảnh đất dồi dào các đan viện, Những đan viện cổ kính của anh chị em có nguồn gốc và truyền thống từ nhiều thế kỷ là những nơi chốn “Thiên Chúa là trên hết”. Các bạn thân  mến, hãy làm cho cái ưu tiên giành cho Thiên Chúa này thật tỏ tường trước dân chúng! Là một ốc đảo thiêng liêng, đan viện tu nhắc nhở thế giới ngày nay về điều quan trọng nhất mà thực sự cuối cùng là một điều quyết liệt duy nhất, đó là cái lý do tối hậu cho thấy lý do tại sao cuộc đời đáng sống nó nằm ngay ở chỗ Thiên Cúa và tình yêu khôn thấu của Ngài.

 

Và tôi xin anh chị em, hỡi các phần tử giáo dân thân mến: anh chị em hãy nhìn những tu viện và đan viện để thấy được những gì chúng là và bao giờ cũng muốn là: chúng không phải chỉ là những thành lũy của văn hóa và truyền thống, hay thậm chí chỉ là những xí nghiệm thương mại. Sự cấu trúc, việc tổ chức và làm kinh tài cũng là những gì cần thiết trong Giáo Hội nữa, thế nhưng chúng không phải là những gì chính yếu. Một đan viện, trên hết, là thế này: là nơi của quyền lực thiêng liêng. Khi đến với một trong những đan viện của anh chị em ở Áo quốc đây, chúng ta phải có cùng một ấn tượng, như thể sau một cuộc lội bộ dài mỏi mệt ở dẫy Núi Alps, cuối cùng chúng ta tìm được sự tươi mát ở một con suối trong bên núi… Hãy lợi dụng những con suối của việc gần gũi Thiên Chúa này nơi xứ sở của anh chị em; hãy trân quí những cộng đồng tu trì, những đan viện và tu viện; và hãy sử dụng việc phục vụ thiêng liêng được thành phần tận hiến đang sẵn sàng cống hiến cho anh chị em!

 

Sau hết, tôi cũng đã đến thăm Học Viện, nay trở thành Giáo Hoàng Học Viện, một học viện 205 tuổi, và là một học viện, nơi tư thế mới mẻ của nó, Đức Đan Viện Phụ đã đặt tên cho nó theo Vị Thừa Kế Thánh Phêrô đương nhiệm. Mặc dù khoa thần học cần phải là một phần của kiến thức universitas nhờ sự hiện diện của các phân khoa thần học Công Giáo ở các đại học quốc gia, cũng cần phải có những cơ cấu hàn lâm như của anh chị em đây, để làm nơi giao hưởng sâu xa hơn giữa thần học có tính cách khoa học và ngành linh đạo thực dụng. Thiên Chúa không bao giờ chỉ là “đối tượng” của khoa thần học; Ngài luôn là “chủ thể” của khoa học này nữa. Thần học Kitô Giáo, bởi thế, không bao giờ chỉ là một khóa học thuần túy nhân bản, song luôn luôn, và bất khả phân ly, là logos và “lý lẽ - logic” về việc Thiên Chúa tỏ mình ra. Do đó, lý lẽ tính theo khoa học và việc sống đạo là hai khía cạnh học hỏi có tính cách hỗ tương và liên thuộc cần thiết.

 

Vị cha ông của Dòng Xi-Tô là Thánh Bênađô, vào thời của ngài, đã chiến đấu chống lại việc tách lìa lý lẽ tính được khách quan hóa khỏi trào lưu chính của linh đạo theo Giáo Hội. Trường hợp của chúng ta ngày nay, dù khác nhau, nhưng cũng có những cái tương tự đáng kể. Theo ước mong của mình trong việc được nhìn nhận như là một phân khoa triệt để theo nghĩa tân tiến, thì thần học có thể mất đi cái hồn sống xuất phát từ đức tin của nó. Tuy nhiên, như một thứ phụng vụ không còn nhìn lên Thiên Chúa nữa đã quằn  quại giẫy chết thế nào thì một khoa thần học không còn sức sống từ đức tin cũng không còn là thần học như vậy; nó đi tới chỗ trở thành như là một dàn dựng của những phân khoa lỏng lẻo liên  kết với nhau không nhiều thì ít. Nhưng ở đâu thần học được thực hành “trên gối quì”, như thần học gia Hans Urs von Balthasar (Theologie und Heiligkeit, an essay written in 1948, in Verbum Caro. Schriften zur Theologie I, Einsiedeln, 1960, 195-224) đã kêu gọi, nó mới cho thấy tác dụng của mình đối với Giáo Hội ở Áo quốc cũng như ở các nơi khác.

 

Tác dụng này được chứng tỏ qua việc duy trì và hình thành những ai có ơn gọi làm linh mục hay sống tu trì. Ngày nay, nếu ơn gọi như thế cần phải được duy trì một cách trung thành suốt cả cuộc đời, thì cần phải thực hiện một việc đào luyện có khả năng phối hợp đức tin và lý trí, tâm can và trí khôn, đời sống và tâm tưởng. Một đời sống dấn thân theo Chúa Kitô đòi phải có được một tình trạng hòa hợp toàn thể nhân cách của con người. Việc bỏ bê lơ là về khía cạnh hiểu biết có thể hết sức dễ dàng đi tới chỗ sống theo một thứ lòng đạo đức nông cạn được nuôi dưỡng hầu hết bằng cảm xúc và cảm tình, những gì không thể tồn tại suốt cuộc đời. Trái lại, việc coi thường chiều kích tu đức thiêng liêng cũng có thể tạo nên một thứ khuynh hướng duy lý bất thường, một thứ duy lý, theo cái lạnh lùng và xa cách của mình, không bao giờ có thể mang lại việc tận tình phó thác bản thân cho Thiên Chúa. Một cuộc đời dấn thân theo Chúa Kitô không thể được xây dựng trên những nền tảng một chiều như thế; tình trạng nửa chừng khiến con người cảm thấy bất hạnh, và vì thế, cũng bị cằn cỗi về mặt thiêng liêng nữa. Mỗi một ơn gọi sống đời tu trì hay làm linh mục là một kho tàng quí báu đến nỗi những ai có trách nhiệm đối với nó phải làm hết sức có thể để bảo đảm việc huấn luyện đề cao fides et ratio – đức tin và lý trí, tâm can và trí khôn.

 

Thánh Leopold của Áo quốc – như chúng ta đã nghe trước đây – theo lời khuyên của con ngài là Chân Phước Otto ở Freising, vị tiền nhiệm của tôi ở tòa giám mục Freising (mà lễ kính ngài được cử hành hôm nay ở Freising), đã thành lập tu viện của anh em đây vào năm 1133, và đã gọi nó là Unsere Liebe Frau zum Heiligen Kreuz  - Đức Bà Thánh Giá. Đan viện này được dâng kính cho Đức Mẹ không phải chỉ theo truyền thống – như hết mọi đan việc của Dòng Xi-Tô -, nhưng nơi anh em đã bừng lên một ngọn lửa Thánh Mẫu là một Thánh Bênađô thành Clairvaux. Thánh Bênađô, vị đã nhập đan viện này cùng với 30 đồng bạn của ngài, là một kiểu thánh quan thày của các ơn gọi. Có lẽ chính vì việc ngài đặc biệt tôn sùng Đức Mẹ mà ngài đã có được một ảnh hưởng mãnh liệt và lôi kéo nơi nhiều bạn trẻ đương đại của ngài được Thiên Chúa kêu gọi. Ở đâu có Mẹ Maria thì ở đó có nguyên mẫu thức của việc hoàn toàn hiến thân và vai trò môn đệ Kitô giáo. Ở đâu có Mẹ Maria thì ở đó có hơi thở hiện xuống của Thánh Linh; có bắt đầu lại và có canh tân đích thực.

 

Từ đền Thánh Mẫu này ở trên Via Sacra đây, tôi nguyện xin cho tất cả mọi đền thánh của Áo quốc đều cảm nghiệm được hóa trái và sự tăng triển hơn nữa. Ở nơi đây, cũng như ở Mariazell, trước khi lên đường, tôi cũng muốn xin với Mẹ Thiên Chúa một lần nữa hãy chuyển cầu cho tất cả mọi người ở Áo quốc. Bằng những lời nói của Thánh Bênađô, tôi mời gọi hết mọi người hãy trở nên một con trẻ tin tưởng đối với Mẹ Maria, như Con Thiên Chúa đã làm. Thánh Bênađô nói, và cùng với ngài chúng ta cũng nói rằng: “Hãy nhìn lên ngôi sao biển, hãy kêu lên Mẹ Maria… trong cơn  nguy biến, trong buồn chán, trong nghi ngại, hãy nghĩ đến Mẹ Maria, hãy kêu lên Mẹ Maria. Chớ gì tên của Mẹ không bao giờ rời xa môi miệng của anh chị em hay tâm can của anh chị em… Nếu anh chị em theo Mẹ, anh chị em sẽ không lạc hướng; nếu anh chị em nguyện cầu cùng Mẹ, anh chị em sẽ không cảm thấy thất vọng; nếu anh chị em nghĩ đến  Mẹ, anh chị em sẽ không sợ bị lầm lạc. Nếu Mẹ ghì giữ anh chị em, anh chị em sẽ không té ngã; nếu Mẹ bảo vệ anh chị em, anh chị em không cần phải lo sợ; nếu Mẹ là hướng đạo viên của anh chị em, anh chị em sẽ không biết mỏi mệt; nếu Mẹ nhân từ khoan hậu với anh chị em, anh chị em chắc chắn sẽ đạt tới đích của mình” (BERNARD OF CLAIRVAUX, In laudibus Virginis Matris, Homilia 2, 17).

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20070909_heiligenkreuz_en.html

 

 

TOP

 

 

 

“Nhờ chúng ta dấn thân cho việc thiện  nguyện, mà chúng ta truyền đạt những gì chính chúng ta đã lãnh nhận”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Tông Du Áo Quốc 7-9/9/2007: Huấn Từ cho Thành Phần Đại Diện Các Cơ Quan Thiện  Nguyện ở Wiener Konzerthaus, Vienna chiều Chúa Nhật 9/9/2007

 

Cùng Ông Tổng Thống,

Đức Tổng Giám Mục Kothgasser,

Quí Thiện Nguyện Viên và Quí Phần Tử Danh Dự thuộc các Cơ Quan Bác Ái khác nhau ở Áo quốc,

Quí Vị Nữ Nam,

Và nhất là Quí Bạn Trẻ,

 

Tôi đặc biệt hân hoan hướng tới cuộc gặp gỡ này, một cuộc gặp gỡ được diễn ra vào lúc gần kết thúc chuyến tôi viếng thăm Áo quốc. Và dĩ nhiên là còn vui hơn nữa khi nghe thấy chẳng những một bản tuyệt vời của nhạc sĩ Mozart mà còn bất ngờ được nghe cả  “Ca Đoàn Con Trai Vienna” hát nữa. Xin chân thành cám ơn! Thật là tốt đẹp được gặp gỡ thành phần đang cố gắng để hiện thực hóa sứ điệp Phúc Âm trong các cộng đồng của chúng ta;  để nhìn thấy, trẻ cũng như già, thành phần đang cụ thể bày tỏ trong Giáo Hội và xã hội tình yêu mà chúng ta là những Kitô hữu cần phải được xâm chiếm: ở chỗ, tình yêu của Thiên Chúa giúp chúng ta có thể thấy người khác như là tha nhân của chúng ta, là anh chị em của chúng ta! Tôi hết lòng tri ân và ca ngợi khi tôi nghĩ đến hoạt động quảng đại thiện nguyện được thực hiện ở xứ sở này bởi rất nhiều người thuộc tất cả mọi lứa tuổi. Hôm nay tôi xin bày tỏ niềm cảm nhận của tôi với tất cả anh chị em cũng như với những ai giữ những vị thể danh dự và không công ở Áo quốc. Tôi cám ơn Ông Tổng Thống, cám ơn Đức Tổng Giám Mục Kothgasser, và nhất là giới trẻ đại diện  cho những nhân viên thiện nguyện ở Áo quốc, về những lời chào đón đẹp đẽ và thâm thúy của anh chị em.

 

Tạ ơn Chúa, nhiều người lấy làm hân hạnh được tham gia vào việc thiện nguyện với những cá nhân, những nhóm hội và những tổ chức, hay để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt liên quan tới công ích. Loại tham gia này trước hết là một cơ hội cho việc tăng trưởng bản thân cũng như cho việc dự phần một cách chủ động và hữu trách vào sinh hoạt xã hội. Vấn đề tự nguyện chấp nhận hoạt động thiện nguyện có thể xuất phát từ một số những động lực khác nhau. Thường thường nó chỉ xuất phát từ một thứ ước ao thực hiện một cái gì đó nghĩa lý và hữu ích, cũng như từ ước muốn có được những thứ kinh nghiệm mới. Giới trẻ thực sự và tự nhiên cũng khám phá thấy nơi hoạt động thiện nguyện một nguồn mạch vui tươi, những kinh nghiệm tích cực và tình bạn chân thực trong việc thi hành một dự án xứng đáng với những người khác. Những ý nghĩa và hoạt động riêng tư này liên hệ với tình yêu thương tha nhân cụ thể; nhờ đó, cá nhân trở thành một phần của một cộng đồng hỗ trợ rộng lớn hơn. Tôi muốn bày tỏ niềm tri ân và chân thành cảm tạ đối với “nền văn hóa thiện nguyện” đáng kể đang có ở Áo quốc. Tôi muốn cám ơn mọi con người nam nữ, tất cả mọi thành phần giới trẻ và tất cả mọi em nhỏ – hoạt động thiện nguyện được thực hiện bởi trẻ em có những lúc đáng phục; chúng ta chỉ cần nghĩ về hoạt động của Sternsinger ở Mùa Giáng Sinh thôi; Đức Tổng Giám Mục đã nhắc tới điều này. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn về các nỗ lực lớn nhỏ thường không được nhận thấy. Cám ơn anh chị em và Vergelt’s Gott (Xin Chúa trả công cho anh chị em!) về việc anh chị em góp phần  xây dựng một “nền văn minh yêu thương” khi phục vụ mọi người cũng như góp phần vào việc làm đẹp quốc gia đất nước. Tình yêu thương tha nhân không phải là một cái gì đó có thể được ủy nhiệm; Quốc Gia và lãnh vực chính trị, cho dù cần phải quan tâm tới việc cung cấp các dịch vụ xã hội, - như Ông Tổng Thống đã nói – cũng không thể thay được chỗ của nó. Tình yêu thương tha nhân bao giờ cũng đòi hỏi một thứ tình nguyện dấn thân theo cá nhân, và Quốc Gia, dĩ nhiên, có thể và cần phải cung cấp những điều kiện để khả dĩ hóa tình yêu ấy. Nhờ việc dấn thân như vậy mà vấn đề trợ giúp vẫn có một khía cạnh nhân bản và không bị tha hóa. Bởi vậy, thành phần thiện nguyện viên như anh chị em đây không phải là “những gì điều vào chỗ trống” nơi cơ cấu xã hội, song là thành phần thực sự  góp phần cống hiến cho xã hội của chúng ta một khuôn mặt nhân bản và Kitô giáo.

 

Giới trẻ đặc biệt mong có những khả năng và tài năng của mình “được bừng lên và khám phá thấy”. Thành phần tình nguyện viên muốn được yêu cầu, họ muốn được nghe bảo rằng: “tôi cần đến anh chị em” – “Anh chị em có thể làm điều ấy!” Mãn nguyện biết bao khi nghe được những lời lẽ như thế! Theo tính chất đơn thành của loài người thì những lời lẽ ấy vô tình hướng chúng ta về vị Thiên Chúa là Đấng đã gọi mỗi người chúng ta vào trần gian và đã trao cho chúng ta một công việc riêng, Vị Thiên Chúa cần mỗi một người chúng ta và đợi chờ chúng ta đáp ứng. Chúa Giêsu đã kêu gọi những con người nam nữ, và đã ban cho họ lòng can đảm cần thiết để dấn thân đảm trách một việc làm cao cả, một trong những việc mà tự mình họ không bao giờ dám ước mong. Để cho mình được kêu gọi, để thực hiện một quyết định rồi bắt đầu tiến bước – không thiếu những thắc mắc bình thường về tính cách hữu dụng hay lợi ích – thì thái độ này tự nhiên sẽ kéo theo cả sự hàn gắn chữa lành. Các thánh nhân đã tỏ cho chúng ta thấy con đường này bằng đời sống của các vị. Nó là một con đường hấp dẫn và li kỳ, một con đường của lòng quảng đại và ngày nay là một con đường hết sức cần thiết. Việc ‘chấp nhận’ tình nguyện giúp đỡ kẻ khác là một quyết định có tính cách giải phóng; nó mở tâm can của chúng ta ra trước các nhu cầu của người khác, trước những đòi hỏi của công lý, trước việc bênh vực sự sống và việc bảo vệ thiên nhiên. Hoạt động thiện nguyện thực sự liên quan tới tâm điểm hình ảnh Thiên Chúa và con người của Kitô Giáo: đó là lòng mến yêu Thiên Chúa và tình thương yêu tha nhân.  

 

Quí Vị Nữ Nam Thiện Nguyện thân mến. Công việc thiện nguyện là những gì phản ảnh lòng biết ơn đối với, và niềm ước mong được chia sẻ với người khác, phản ảnh tình yêu mà chính chúng ta đã lãnh nhận. Theo lời của nhà thần học gia thế kỷ 14 là Duns Scotus thì Deus vult condiligentes – Thiên Chúa muốn con người cùng yêu thương với Ngài  (Opus Oxoniense III d. 32 q. 1 n. 6). Như thế, việc phục vụ không công này có liên quan nhiều tới ơn Chúa. Một nền văn hóa tính toán tốn kém về hết mọi sự, đẩy những mối liên hệ của con người vào trong một chiếc áo khoác quyền lợi và nhiệm vụ, thì mới nhận thấy, nhờ vô số con người tự nguyện cống hiến giờ giấc và việc phục vụ của mình cho người khác, rằng sự sống là một tặng ân nhưng không. Vì đối với tất cả những lý do khác nhau hay thậm chí nghịch nhau thúc đẩy con người tình nguyện phục vụ, thì thật ra tất cả đều xuất phát từ một tình đoàn kết sâu xa xuất phát từ một “thứ cho không biếu không”. Chúng ta đã được lãnh nhận sự sống như một tặng ân nhưng không từ Đấng Hóa Công của chúng ta, chúng ta đã được giải phóng khỏi con đường mù tối của tôi lỗi và sự dữ như là một tặng ân nhưng không, chúng ta đã được ban tặng Thần  Linh cùng với nhiều linh ân của Ngài như là một tặng ân nhưng không. Tôi đã viết trong Bức Thông Điệp của mình là: “Tình yêu là những gì nhưng không; nó không được áp dụng như là một cách thức để chiếm đạt những đích điểm của nó” (Thiên Chúa Là Tình Yêu, 31). “Những ai có trách nhiệm giúp đỡ người khác sẽ nhận thức rằng khi làm như thế là chính họ lãnh nhận được sự trợ giúp; việc có thể giúp đỡ người khác không phải là do công lênh của họ hay do họ chiếm đạt được. Nhiệm vụ này là một ơn ban” (cùng nguồn vừa dẫn, 35). Nhờ chúng ta dấn thân cho việc thiện  nguyện, mà chúng ta truyền đạt những gì chính chúng ta đã lãnh nhận. “Cái lý lẻ sâu xa” về sự cho không này là những gì vượt ra ngoài trách nhiệm ngặt nghèo về luân lý. 

 

Thiếu việc phục vụ thiện nguyện, xã hội và công ích khó có thể, không thể và sẽ không tồn tại. Việc sẵn sàng phục vụ người khác là một điều gì đó vượt trên  những tính toán chi thu: nó đánh tan những qui luật của một thứ kinh tế thị trường. Giá trị của con người ta không thể được thẩm định bằng những qui chuẩn thuần túy kinh tế. Bởi thế, không có thành phần thiện nguyện viên thì cũng chẳng có quốc gia nào được thiết dựng. Sự tiến bộ và cái giá trị của một xã hội liên lỉ tùy thuộc vào thành phần thực hiện những gì ngoài nhiệm vụ buộc làm của họ.

 

Qúi Bà Quí Ông! Công việc thiện  nguyện là việc phục vụ cho phẩm vị của con người, vì con người nam nữ được dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa. Như Thánh  Irenaneus thánh Lyons, ở thế kỷ thứ hai, đã nói: “Vinh quang của Thiên Chúa là con người sống động, và sự sống của con người là nhãn quan của Thiên Chúa” (Adversus Haereses IV, 20, 7). Và Nocholas ở Cusa, trong luận đề của mình về nhãn quan của Thiên Chúa đã tiếp tục khai triển cái minh thức này như sau: “Vì con mắt là nơi phản ảnh yêu thương mà con biết rằng Chúa yêu thương con… Ôi Chúa, ánh mắt của Chúa thì yêu thương… Bằng việc nhìn đến con, Chúa, Vị Thiên Chúa kín ẩn, giúp cho con có thể thoáng nhìn thấy Chúa… Ánh mắt của Chúa ban sự sống… Ánh mắt của Chúa sáng tạo” (De visione Dei / Die Gottesschau, in Philosophisch-Theologische Schriften, hg. und endgef. von Leo Gabriel, übersetzt von Dietlind und Wilhelm Dupré, Wien, 1967, Bd. III, 105-111). Ánh mắt của Thiên Chúa – ánh mắt của Chúa Giêsu làm cho chúng ta tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa. Có những cách nhìn người khác có thể là vô nghĩa hay thậm chí coi thường. Có những cái nhìn tỏ ra trân trọng và bày tỏ yêu thương. Thành phần nhân viên thiện nguyện tỏ ra tôn trọng người khác; họ nhắc nhở chúng ta về phẩm vị của hết mọi con người và họ làm bừng lên trong chúng ta lòng nhiệt thành và niềm hy vọng. Các nhân viên thiện nguyện là những người canh giữ và biện hộ nhân quyền và nhân phẩm.

 

Ánh mắt của Chúa Giêsu còn liên hệ với một cách nhìn nữa về người khác. Trong Phúc Âm, những lời “họ đã nhìn thấy người ấy và đã bỏ đi” chỉ về vị tư tế và thày Lêvi thấy một con người nửa sống nửa chết nằm trên lề đường, nhưng không ra tay giúp đáp người ấy (Lk 10:31-32). Có những con người thấy mà giả đò như chẳng thấy, thành phần đối diện với những nhu cầu của con người mà vẫn tỏ ra dửng dưng lạnh lùng. Đó là những gì thuộc về sự lạnh lùng của thời đại hiện tại của chúng ta đây. Nơi ánh mắt của người khác, đặc biệt của người đang cần đến sự giúp đỡ của chúng ta, chúng ta cảm nghiệm được những đòi hỏi cụ thể của tình yêu thương Kitô Giáo. Chúa Giêsu Kitô không dạy chúng ta một thứ linh đạo “mắt nhắm”, mà là “mở mắt”, một linh đạo bao gồm một thứ trách nhiệm hết sức chú trọng tới những nhu cầu của kẻ khác và tới những trường hợp liên quan đến những ai được Phúc Âm cho chúng ta biết là tha nhân của chúng ta.

 

Ánh mắt của Chúa Giêsu, những gì “con mắt” của Người dạy chúng ta, dẫn đến việc con người thân cận, đến tình đoàn kết, đến việc cống hiến thời giờ, đến việc chia sẻ các tặng ân và thậm chí cả những sản vật thể chất của chúng ta nữa. Đó là lý do, “những ai hoạt động cho các tổ chức bác ái của Giáo Hội cần phải được khác biệt ở sự kiện là họ không chỉ đáp ứng các nhu cầu ở vào lúc bấy giờ – theo tầm quan trọng của nó – song họ hiến thân cho người khác với một mối quan tâm chân thành… Tấm lòng này thấy được nơi đâu cần đến yêu thương để theo đó tác hành (BENEDICT XVI, Deus Caritas Est, 31). Phải, “tôi cần phải trở nên như một ai đó trong yêu thương, một ai đó có tấm lòng rộng mở cảm thấy rung động trước nhu cầu của người khác. Bấy giờ tôi thấy được tha nhân của tôi hay – nói đúng hơn – họ mới nhận ra tôi” (JOSEPH RATZINGER / BENEDICT XVI, Jesus of Nazareth, New York, 2007, p. 194).

 

Sau hết, giới răn mến Chúa yêu người (x Mt 22:37-40; Lk 10:27) nhắc nhở chúng ta rằng nhờ tình yêu thương tha nhân Kitô hữu chúng ta tôn kính chính Thiên Chúa. Đức Tổng Giám Mục Kothgasser đã trích lời của Chúa Giêsu nói “khi các người làm điều ấy cho một trong những người anh chị em hèn mọn nhất của Ta là các người làm điều ấy cho Ta” (Mt 25:40). Nếu chính Chúa Giêsu hiện diện nơi một con người nam hay nữ cụ thể mà chúng ta gặp gỡ, thì việc phục vụ không công có thể mang lại cho chúng ta một cảm nghiệm về Thiên Chúa. Việc thông phần vào các hoàn cảnh và nhu cầu của con người dẫn đến một thứ cảm giác hữu nghị “mới mẻ” và ý nghĩa. Nhờ đó, công việc thiện nguyện có thể giúp dân chúng thoát khỏi cảnh cô lập và giúp họ thuộc về cộng đồng.

 

Để kết luận, tôi muốn đề cập tới quyền năng của việc cầu nguyện và tầm quan trọng của nó đối với hết mọi người tham gia vào hoạt động bác ái. Việc nguyện cầu cùng Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi những ý hệ hay khỏi một thứ cảm giác thất vọng trước những nhu cầu khôn cùng. “Ngay cả trong tình trạng hoang mang bối rối và thất bại của mình để hiểu được thế giới chung quanh, Kitô hữu vẫn tiếp tục tin tưởng vào ‘sự tốt lành và yêu thương nhân ái của Thiên Chúa’ (Tit 3:4). Bị chìm ngập như mọi người trong tình trạng phức tạp thê thảm của các biến cố lịch sử, họ vẫn vững vàng tin tưởng rằng Thiên Chúa là Cha của chúng ta và yêu thương chúng ta, cho dù có những lúc Ngài tỏ ra nín lặng không thể nào hiểu nổi” (Thiên  Chúa Là Tình Yêu, 38).

 

Quí Vị Nữ Nam, quí phần tử và quí nhân viên thiện nguyện của các tổ chức bác ái ở Áo quốc! Bất cứ khi nào con người thực hiện hơn cả nhiệm vụ bình thường của họ nơi sinh hoạt nghề nghiệp và nơi gia đình – thậm chí làm điều này tốt đẹp nữa, đều cần đến nhiều nghị lực và nhiều yêu thương – và, bất cứ khi nào họ dấn thân giúp đáp người khác, bỏ thời giờ quí báu của mình phục vụ con người và phẩm vị của con người thì lòng của họ mở rộng ra. Thành phần thiện nguyện không hiểu chữ “tha nhân” theo nghĩa đen của từ ngữ này; đối với họ, nó bao gồm cả những người ở xa, những người được Thiên Chúa yêu thương, và những người, với sự giúp đỡ của chúng ta, cần cảm nghiệm thấy công cuộc cứu chuộc được Chúa Kitô hoàn tất. Người khác, thành phần được Phúc Âm gọi là “tha nhân” của chúng ta, như thế, trở thành đồng bạn đặc biệt của chúng ta khi chúng ta đương đầu với những ap1 lực và kềm kẹp của thế giới chúng ta đang sống. Ai muốn nghiêm chỉnh lấy tha nhân của mình làm “ưu tiên” thì sống động và tác hành theo Phúc Âm và dự phần vào sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội, một sứ vụ truyền giáo luôn nhìn đến toàn thể con người và muốn hết mọi người cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa. Quí thiện nguyện viên thân mến, Giáo Hội hoàn toàn ủng hộ việc phục vụ của anh chị em. Tôi tin rằng thành phần thiện nguyện viên ở Áo quốc sẽ tiếp tục là nguồn ân phúc dồi dào và tôi hứa nguyện cầu cho anh chị em. Tôi nguyện xin niềm vui của Chúa là sức mạnh của chúng ta (x Neh 8:10) xuống trên tất cả anh chị em. Nguyện xin Thiên Chúa nhân lành luôn ở bên anh chị em và liên lỉ hướng dẫn anh chị em bằng sự trợ giúp của ân sủng Ngài ban.  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20070909_volontariato-austria_en.html

 

 

TOP

 

 

“Chúng ta muốn nhìn lên Chúa Kitô, là sự sống của chúng ta và là niềm hy vọng của chúng ta”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Tông Du Áo Quốc 7-9/9/2007: Lời Tạ Từ tại Phi Trường Quốc Tế  Vienna/Schwechat tối Chúa Nhật 9/9/2007

 

Cùng Ông Tổng Thống, vào lúc tôi đang sửa soạn rời Áo quốc để kết thúc cuộc hành hương kỷ niệm 850 mừng Đền Thánh Quớc Gia Mariazell, tôi tri ân nghĩ về những ngày đầy những cảm  nghiệm nhung nhớ này. Tôi cảm thấy rằng tôi đã được hiểu biết hơn nữa xứ sở tuyệt vời này và dân dân của nó. 

 

Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến Chư Huynh Giám Mục của tôi, đến Chính Quyền, đến các thẩm quyền quần chúng, cũng như không ít đến nhiều tình nguyện viên đã giúp vào việc tổ chức cho chuyến viếng thăm này. Tôi nguyện cầu để anh chị em cũng được chia sẻ dồi dào vào các ơn chúng ta đã lãnh nhận trong những ngày này. Tôi ân cần gửi lời cám ơn riêng đến đặc biệt Ông Tổng Thống, về những lời lẽ tốt đẹp tạ từ của ông, về việc đã theo tôi trong cuộc hành hương này, cũng như về tất cả mọi chú trọng ông đã giành cho tôi. Xin cám ơn ông!

 

Một lần nữa, tôi đã có thể cảm nghiệm Mariazell như là một nơi chốn đặc biệt tràn đầy ân sủng, một nơi chốn mà trong những ngày này đã tiếp đón tất cả chúng tôi và đã cống hiến cho chúng tôi sức mạnh nội tâm để tiến bước trên con đường trước mắt. Những đám đông dân chúng đã tham dự việc chúng tôi cử hành ở Đền Thờ, ở chính Mariazell cũng như ở khắp Áo quốc là những gì tác động chúng tôi, cùng với Mẹ Maria, nhìn lên Chúa Kitô, và như những con người được Thiên Chúa âu yếm đoái nhìn, tin tưởng đối diện với con đường hướng tới tương lai. Thật là đẹp đẽ khi mà gió và khi hậu xấu cũng không thể ngăn trở chúng ta, song, cuối cùng, thậm chí lại còn tăng thêm niềm vui cho chúng ta hơn nữa.

 

Vào lúc mở đầu cho cuộc hành hương của tôi, buổi cầu nguyện chung của chúng ta ở Quảng Trường “Am Hof” đã mang chúng ta lại với nhau một cách vượt ra ngoài ranh giới quốc gia và trực tiếp cho chúng tôi thấy tính cách cởi mở hiếu khách của Áo quốc, một trong những phẩm tính tốt đẹp nhất của xứ sở này.

 

Chớ gì việc tìm cầu vấn đề tương kiến, và việc phát triển sáng tạo những đường lối mới mẻ  trong việc xây dựng lòng tin tưởng giữa cá nhân và dân tộc, tiếp tục chi phối những chính sách quốc gia và quốc tế của quốc gia này. Vienna, trung thành với lịch sử phong phú của mình và ở vị trí tâm điểm quan trọng của Âu Châu, có thể cống hiến một đóng góp đặc biệt về phương diện này, bằng việc nhất trí bảo trì những giá trị truyền thống của châu lục đây, những thứ giá trị được đức tin Kitô Giáo khuôn đúc, cho các tổ chức Âu Châu cũng như cho công việc cổ võ những liên hệ liên quốc gia, liên văn hóa và liên tôn giáo.

 

Nơi cuộc hành trình của cuộc sống, chúng ta thường dừng lại để tri ân coi xem những gì tiến bộ đã được thực hiện, và với niềm hy vọng nguyện cầu nhìn vào con đường vẫn ở trước mắt chúng ta. Tôi vừa dừng chân tại đan viện ở Heiligenkreuz. Truyền thống được các đan sĩ Xi-Tô vun trồng ở đó khiến cho chúng ta giao chạm tới những căn gốc của chúng ta, những căn gốc có quyền lực và vẻ đẹp tối hậu được xuất phát từ chính Thiên Chúa. 

 

Hôm nay, tôi đã cử hành Chúa Nhật, ngày của Chúa với anh chị em – thành phần đại diện cho tất cả mọi giáo xứ ở Áo quốc – tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Stêphanô. Việc cử hành này đã cho tôi cơ hội để liên kết đặc biệt với tín hữu của tất cả mọi giáo xứ ở Áo quốc.

 

Sau hết, giây phút rất cảm động đối với tôi là cuộc tôi gặp gỡ thành phần tình nguyện viên thuộc các tổ chức bác ái rất nhiều và khác nhau ở Áo quốc. Tôi đã thấy được cả hằng ngàn ngàn tình nguyện viên đại diện cho nhiều ngàn người nữa, thành phần mà ở khắp xứ sở đây, qua việc sẵn sàng giúp đỡ người khác, cho thấy những tính chất cao quí nhất của nhân loại, và giúp cho các tín hữu nhìn nhận ra tình yêu của Chúa Kitô.

 

Niềm tri ân và nỗi vui mừng đang tràn đầy lòng tôi trong lúc này đây. Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng tri ân cảm tạ sâu xa của tôi với tất cả mọi anh chị em đã ở với tôi trong những ngày này, với tất cả những ai hết sức nỗ lực và vất vả để làm cho chương trình rất trọn vẹn này được tiến hành hết sức xuôi thuận, cũng như với tất cả những ai liên kết vào cuộc hành hương của tôi và thông phần vào những việc cử hành của chúng tôi. Trong lúc tôi từ biệt anh chị em đây, tôi xin  ký thác hiện tại và tương lai của xứ sở này cho việc chuyển cầu của Người Mẹ Nhân Ái ở Mariazell, Magna Mater Austiae, cũng như cho tất cả các thánh nhân và chân phước của Áo quốc. Cùng với các vị, chúng ta muốn nhìn lên Chúa Kitô, là sự sống của chúng ta và là niềm hy vọng của chúng ta. Đầy lòng cảm mến, tôi xin  gửi đến mỗi người và mọi người lời chào chân thành “Vergelt’s Gott”!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20070909_farewell-austria_en.html

 

TOP

 

 

“Cuộc hành hương với chủ đề ‘Hãy Nhìn Lên Chúa Kitô’, ở chỗ gặp gỡ Mẹ Maria là Đấng tỏ cho chúng ta thấy Chúa Giêsu”

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 12/9/2007 về Chuyến  Tông Du Áo quốc 7-9/2007

 

Anh chị em thân mến,

 

Hôm nay, tôi muốn chú trọng tới chuyến tông du mục vụ tôi lấy làm vui mừng thực hiện mấy ngày trước đây ở Áo quốc, một xứ sở đặc biệt quen thuộc đối với tôi, vì nó sát ranh giới với quê hương của tôi và vì nhiều liên hệ tôi luôn có được với nó. Động lực đặc biệt cho chuyến viếng thăm này là việc mừng kỷ niệm 850 năm Đền Thánh Mariazell, một đền thánh quan trọng nhất ở Áo quốc, một đền thánh cũng được mộ mến bởi thành phần  tín hữu ở Hung Gia Lợi và được thăm viếng bởi nhiều khách hành hương thuộc các quốc gia láng giềng.

 

Trước hết, chuyến viếng thăm này là một cuộc hành hương với chủ đề “Hãy Nhìn Lên Chúa Kitô”, ở chỗ gặp gỡ Mẹ Maria là Đấng tỏ cho chúng ta thấy Chúa Giêsu. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến  ĐHY Schonborn, tổng giám mục Vienna, cũng như tất cả mọi vị giám mục Áo quốc về nhiều nỗ lực các vị đã làm trước và sau chuyến viếng thăm của tôi. Tôi cám ơn chính quyền Áo quốc và tất cả mọi vị thẩm quyền về dân  sự và quân sự đã đóng góp việc hợp tác quí báu của mình. Đặc biệt tôi muốn cám ơn ông tổng thống đã thân ái nghênh đón và đi theo tôi vào những lúc khác nhau của chuyến đi này.

 

Nơi dừng chân  đầu tiên là Mariensaule, một tháp trụ lịch sử có tượng Trinh Nữ Vô Nhiễm đứng ở trên. Ở đó, tôi đã gặp gỡ hằng ngàn giới trẻ và bắt đầu cuộc hành hương của tôi. Tôi đã không bỏ lỡ cơ hội đi tới Judenplatz để kính viếng đài tưởng niệm kính nhớ biến cố Shoal.

 

Ý thức được lịch sử của Áo quốc và những liên hệ chặt chẽ của nước này với Tòa Thánh, cũng như vai trò quan trọng của Vienna nơi chính trường quốc tế, chương trình viếng thăm của tôi đã bao gồm cả những cuộc gặp gỡ vị tổng thống cộng hóa cùng phái đoàn ngoại giao. Đây là những cơ hội quí hóa để vị Thừa Kế Thánh Phêrô có cơ hội kêu gọi các vị lãnh đạo các quốc gia hoạt động cho hòa bình và việc thực sự phát triển về kin h tế và xã hội.

 

Chú trọng tới Âu Châu, tôi đã lập lại lời phấn khích của tôi trong vấn đế thẳng tiến đối với tiến trình thống nhất hiện nay dựa vào những thứ giá trị được soi động bởi gia sản Kitô giáo mà nó được thừa hưởng. Thật sự thì Mariazell là một trong những biểu hiệu cho cuộc hội ngộ về đức tin của các dân tộc Âu Châu. Làm sao chúng ta có thể quên được rằng Âu Châu có một truyền thống về tư tưởng bao gồm đức tin, lý trí và tình cảm chứ? Các triết gia nổi tiếng, cho dù ở ngoài đức tin, đã nhìn nhận vai trò chính yếu của Kitô giáo trong việc bảo trì lương tâm tân tiến cho khỏi những thứ dẫn xuất có tính cách buông thả hay bảo thủ. Bởi thế, trước tình hình hiện tại của Âu Châu, thật là thích hợp trong việc giành thời giờ cho cuộc gặp gỡ những vị lãnh đạo về chính trị và ngoại giao ở Vienna này.

 

Tôi thực hiện cuộc hành hương thực sự vào Thứ Bảy, 8/9, lễ Sinh Nhật Đức Mẹ Maria, một tên gọi đã làm nên danh xưng Mariazell. Nguồn gốc của nó được bắt nguồn  từ năm 1157, khi có một vị đan sĩ Biển Đức từ Tu Viện Thánh Lambrecht trong vùng được sai đến giảng ở đó, đã cảm nghiệm được sự giúp đỡ đặc biệt của Mẹ Maria. Vị đan sĩ này đã mang theo một bức tượng Mẹ Maria nhỏ bằng gỗ. Cái ô (“zell”) mà vị đan sĩ ấy đặt để bức tượng ấy sau đó đã trở thành một nơi hành hương, và trên hai thế kỷ vừa qua đã có một đền thánh quan trọng được xây cất lên, nơi Đức Mẹ Ban Ơn Lành cũng gọi là Magna Mater Austriae vẫn được tôn kính cho tới ngày nay.

 

Thật là một niềm vui lớn lao cho tôi khi được trở lại nơi ấy với tư cách là Vị Thừa Kế Thánh Phêrô nơi chốn này, một nơi chốn rất thân thương của Trung Âu và Đông Âu. Ở đó, tôi đã ca ngợi  lòng can đảm gương mẫu của hằng ngàn ngàn người hành hương, bất chấp mưa lạnh, muốn hiện diện vì biến cố vui mừng này, bằng niềm hân hoan và tin tưởng mạnh mẽ, và là nơi tôi đã cắt nghĩa cho họ về đề tài chính yếu của việc tôi thăm viếng, đó là “Hãy Nhìn lên Chúa Kitô”, một đề tài được các vị Giám Mục Áo quốc khôn khéo soạn thảo suốt giai đoạn chín tháng sửa soạn.

 

Chỉ cho tới khi chúng ta đến tới đền thánh này chúng ta mới hoàn toàn hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của đề tài nhìn lên Chúa Kitô này. Trước chúng tôi là bức tượng Đức Mẹ, một tay chỉ vào Thơ Nhi Giêsu, và ở bên trên  Mẹ, bên trên bàn thờ của ngôi đền thờ ấy, là Đấng Tử Giá. Ở đó, cuộc hành hương của chúng tôi đã tiến đến đích điểm của nó, ở chỗ, chúng tôi đã chiêm ngưỡng dung nhan của Thiên Chúa nơi Con Trẻ ở trong hai cánh tay của Mẹ Người cũng như ở nơi Con Người giang hai cánh tay của mình ra. Việc nhìn lên Chúa Giêsu bằng đôi mắt của Mẹ Maria nghĩa là gặp gỡ Thiên Chúa là Tình Yêu, Đấng đã hóa thân làm người và đã chết trên cây thập giá vì chúng ta.

 

Vào lúc kết thúc Thánh Lễ ở Mariazell, tôi đã trao ban “sứ vụ” cho các phần tử của những hội đồng mục vụ giáo xứ, những hội đồng gần đây mới được canh tân ở khắp Áo quốc – một cử chỉ hùng hồn về giáo hội mà theo đó tôi trao phó cho sự chở che của Mẹ Maria cái hệ thống lớn lao của các giáo xứ để phục vụ mối hiệp thông và truyền giáo này.

 

Ở đền thánh ấy, tôi đã cảm nghiệm thấy được những giây phút hân hoan về tình huynh đệ với các vị giám mục của xứ sở này cũng như với cộng đồng Biển Đức. Tôi đã gặp gỡ các vị linh mục, tu sĩ, phó tế và chủng sinh, và cử hành giờ kinh tối với họ. Hiệp nhất thiêng liêng với Mẹ Maria, chúng tôi đã tán dương Chúa về việc tôn sùng khiêm tốn của nhiều con người nam nữ đã tin tưởng vào tình thương của Ngài và đã dâng hiến bản thân mình cho việc phụng sự Thiên Chúa. Những con người này, bất chấp những giới hạn về con người của mình, hay nói khác đi, bằng sự chân tình và khiêm tốn của nhân tính họ, hoạt động để cống hiến cho tất cả mọi người thấy được những gì phản ảnh sự thiện hảo và tuyệt vời của Thiên Chúa, khi theo Chúa Giêsu trên con đường nghèo khó, thanh tịnh và tuân phục, ba lời khấn cần phải được hiểu rõ ràng theo ý nghĩa Kitô học của chúng, không phải có theo cá nhân tính mà là liên hệ tính và giáo hội tính.

 

Sáng Chúa Nhật, tôi đã long trọng cử hành Thánh Thể ở Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Stephan ở Vienna. Trong bài giảng, tôi muốn diễn giải về ý nghĩa và giá trị của Chúa Nhật, để hỗ trợ cho phong trào “ Liên Minh Bênh Vực Một Chúa Nhật Tự Do”. Nhiều người và nhóm không phải Kitô giáo cũng thuộc về phong trào này. Tất nhiên, là thành phần tín hữu, chúng ta có những lý do sâu xa để sống Ngày của Chúa, như Giáo Hội đã dạy chúng ta: "Sine dominico non possumus!"  Chúng tôi không thể sống nếu không có Chúa và Ngày của Ngài, như lời tuyên bố của các vị tử đạo ở Abitene (Tunisia ngày nay) vào năm 304.

Cả chúng ta nữa, những Kitô hữu chúng ta ở thế kỷ 21, không thể sống nếu thiếu Chúa Nhật: Một ngày mang lại ý nghĩa cho việc làm và sự nghỉ ngơi, làm hoàn tất ý nghĩa của việc tạo dựng và cứu chuộc, thể hiện giá trị của niềm tự do và việc phục vụ tha nhân… tất cả những điều này là Chúa Nhật – không phải chỉ là một qui luật! Nếu dân chúng thuộc các nền văn minh Kitô Giáo cổ thời đã loại trừ ý nghĩa này và đã biến Chúa Nhật thành một thứ cuối tuần hay một cơ hội cho những lợi lộc trần tục và thương mại thì có nghĩa là họ chắc chắn đã muốn loại bỏ chính văn hóa của họ. 

 

Không xa Vienna cho lắm là Tu Viện ở “Heiligenkreuz”, tu viện Thánh Giá, và tôi cảm thấy hân hoan đến  viếng thăm cộng đồng đan sĩ Xi-Tô đang triển nở này, một cộng đồng đã hiện hữu cả 874 năm liên tục! Sát cạnh với tu viện  ấy là Đại Học Viện Triết Lý và Thần Học mới được ban cho tước hiệu “Giáo Hoàng Học Viện”. Nói với những đan sĩ ấy, tôi đã nhắc lại giáo huấn quan trọng của Thánh Biển Đức về Thần Vụ, khi nhấn mạnh tới giá trị của việc cầu nguyện như là việc chúc tụng và tôn thờ xứng với Thiên Chúa đối với vẻ đẹp và sự thiện hảo vô cùng của Ngài.

 

Không gì được coi trọng hơn việc làm linh thánh này – theo Luật Biển Đức (43:3) – nhờ đó, tất cả đời sống, với thời gian làm việc và nghỉ ngơi của nó, sẽ được qui về phụng vụ và hướng lên Thiên Chúa. Cho dù là việc học hỏi thần học cũng không thể được tách rời đời sống thiêng liêng và đời sống cầu nguyện, như Thánh Bênađô ở Claivaux, tổ phục của dòng Xi-Tô, mạnh mẽ chủ trương. Việc hiện diện của Thần  Học Viện cạnh tu viện cho thấy mối hiệp nhất giữa đức tin và lý trí, giữa con tim và bộ óc.

 

Cuộc gặp gỡ cuối cùng của tôi xẩy ra với hệ thống các tổ chức thiện nguyện. Tôi muốn tỏ ra niềm cảm mến của tôi với nhiều người, thuộc mọi lứa tuổi, những người làm việc không công phục vụ tha nhân của mình, trong cộng đồng giáo hội cũng như trong cộng đồng dân sự.

 

Việc thiện nguyện không phải chỉ là “làm việc”: trước hết nó là một lối sống được bắt đầu từ con tim, từ một cách ưu ái nhìn đời, và nó khuyến khích chúng ta “trả lại” và chia sẻ các tặng ân chúng ta đã nhận được với tha nhân của chúng ta. Theo chiều hướng ấy, tôi đã phấn khích một lần  nữa nền văn hóa hoạt động bác ái.

 

Hoạt động thiện nguyện không được coi như là việc trợ giúp “điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa” đối với các tổ chức quốc gia và công cộng, mà như là một sự hiện diện đáng khen và luôn cần thiết để chú trọng tới những người bị bỏ rơi nhất trong xã hội và để cổ võ một lối nhân cách hóa các chương trình trợ giúp xã hội. Ngoài ra, không có vấn đề không ai lại không thể trở thành một thiện nguyện viên hết. Chắc chắn là ngay cả thành phần túng thiếu nhất và con người thiếu may mắn nhất cũng có nhiều điều để chia sẻ với người khác bằng việc cống hiến phần của mình trong việc xây dựng một nền văn minh yêu thương.

 

Tóm lại, tôi lập lại lòng biết ơn của tôi với Chúa về chuyến viếng thăm hành hương nào ở Áo quốc. Điểm chính yếu vẫn là một đền Thánh Mẫu, ở đó, tôi đã có thể sống cảm nghiệm giáo hội mãnh liệt, như tôi đã có một tuần trước đó ở Loreto với giới trẻ Ý quốc. Ngoài ra, ở Vienna và Mariazell, tôi đã có thể thấy được thực tại sống động, trung thành và khác nhau của Giáo Hội Công Giáo, một thực tại hiện diện đông đảo ở những biến cố được ấn định theo lịch trình.

 

Thật là một sự hiện diện hân hoan và rạng ngời của một Giáo Hội, như Mẹ Maria, được kêu gọi để luôn luôn “nhìn lên Chúa Kitô” hầu tỏ Người và cống hiến Người cho hết mọi người; một Giáo Hội là thày và là chứng từ của một tiếng “xin vâng” quảng đại cho sự sống ở từng chiều kích của nó; một Giáo Hội thực thi truyền thống 2 ngàn năm của mình phục vụ cho một tương lai hòa bình và phát triển xã hội thực sự cho toàn thể gia đình nhân loại.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 13/9/2007

 

 

TOP

 

 

“Hãy nhìn lên Chúa Kitô”

 

ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI TÔNG DU ÁO QUỐC 7-9/9/2007

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch từ điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/travels/2007/index_austria_en.htm

 

 

 

Âu Châu: “Hãy Nhìn Lên Chúa Kitô”

 

Diễn Từ ở Dinh Tổng Thống Hofburg chiều Thứ Sáu 7/9

 

…… “Ngôi Nhà Âu Châu”, như chúng ta có thể ám chỉ về cộng đồng của châu lục này, sẽ là một nơi chốn tốt đẹp để sống cho hết mọi người chỉ khi nào nó được xây dựng trên nền tảng vững chắc của các thứ giá trị chung về văn hóa và luân lý được rút tỉa từ lịch sử của chúng ta và từ các truyền thống của chúng ta. Âu Châu không thể và không được chối bỏ các cội rễ Kitô Giáo của mình. Những cội rễ này tiêu biểu cho một yếu tố sinh động của nền văn minh chúng ta khi chúng ta tiến vào ngàn năm thứ ba. Kitô Giáo đã sâu xa hình thành nên châu lục này: một điều tỏ tường hiển nhiên ở mọi xứ sở, nhất là ở Áo quốc, với đầy những ngôi nhà thờ và những đan viện quan trọng. Nhất là, đức tin được thấy nơi vô số người, thành phần mà trong giòng lịch sử, cũng như ở cả vào thời đại của chúng ta đây nữa, nó đã mang lại sinh động cho niềm hy vọng, cho tình yêu thương và cho lòng nhân hậu….

 

Như chúng ta biết, thật ra Âu Châu cũng từng trải qua và chịu đựng bởi những trào lưu hành động hết sức sai lệch. Những điều này bao gồm các ý hệ hạn hẹp đã áp đặt trên  triết lý, khoa học và cả đức tin, việc lạm dụng tôn giáo và lý trí cho những mục đích đế quốc, việc hạ giá con người gây ra bởi chủ nghĩa duy vật về lý thuyết và thực hành, và sau cùng là việc làm giảm giá lòng khoan nhượng thành thái độ dửng dưng chẳng dựa vào các thứ giá trị vững tồn. Thế n hưng, Âu Châu vẫn từng được ghi dấu bởi khả năng tự kiểm, một khả năng cống hiến cho nó một vị thế đặc biệt nơi bức phông toàn cảnh bao rộng của những nền văn hóa trên thế giới….

 

Chính ở nơi Âu Châu mà khái niệm về nhân quyền bắt đều được hình thành. Thứ quyền lợi căn bản của con người, được cho là có trước mọi thứ quyền khác, đó là chính quyền sống. Sự sống thực sự có từ giây phút được thụ thai cho tới khi nó tự nhiên qua đi. Bởi thế, việc phá thai không thể là một thứ quyền lợi của con người – nó là một cái gì hoàn toàn ngược lại. Nó là “một vết thương xâu xa nơi xã hội”, như cố Hồng Y Franz Konig không ngừng nhắc nhở….  Bởi thế, theo chiều hướng ấy, tôi kêu gọi những vị lãnh đạo chí nh trị đừng để cho trẻ em bị coi như là một hình thức bệnh hoạn, và trong thực hành cũng đừng loại trừ việc hệ thống pháp lý công nhận rằng vấn đề phá thai là sai lầm. Tôi nói điều này vì quan tâm đến nhân loại….

 

Tôi còn một quan tâm lớn nữa đó là vấn đề tranh cãi về những gì được gọi là “chủ động giúp cho chết đi”. Vấn đề lo âu ở đây là vào một lúc nào đó thành phần bị trầm trọng yếu đau hay già yếu sẽ bị áp lực một cách mặc nhiên hay thậm chí minh nhiên trong việc yêu cầu để mình chết đi hay tự liệu cách giải quyết lấy cho mình. Việc đáp ứng thích đáng với nỗi khổ đau cuối đời đó là việc yêu thương chăm sóc và hỗ trợ trong cuộc hành trình tiến đến cửa tử – nhất là bằng sự trợ giúp của việc chăm sóc giảm đau – và không “chủ động giúp cho chết đi”….

 

Sau hết, một yếu tố khác nơi gia sản của Âu Châu đó là một truyền thống tư tưởng coi là thiết yếu sự tương ứng giữa đức tin, sự thật và lý trí. Ở đây, vấn đề đã rõ ràng là lý trí có phải là khởi điểm và là nền tảng của tất cả mọi sự hay chăng. Vấn đề ở đây đó là phải chăng thực tại là do tình cờ hay cần thiết, nên  phải chăng lý trí chỉ là một sản phẩm ngẫu nhiên của cái vô tri và ở trong một đại dương vô lý tính, để rồi cuối cùng cả nó nữa cũng chỉ là một cái gì đó vô nghĩa, hay ngược lại, phải chăng niềm xác tín vững vàng của niềm tin Kitô Giáo vẫn còn chân thực: In principio erat Verbum – từ ban đầu đã có Lời; nguồn gốc của hết mọi sự đó là lý trí sáng tạo của Thiên Chúa là Đấng muốn  tỏ mình ra cho loài người chúng ta. …

 

Với tính cách đặc thù nơi ơn gọi của mình, Âu Châu cũng có một trách nhiệm đặc thù trên thế giới nữa. Trước hết, nó không được buông xuôi. Châu lục này, một châu lục về phương diện sinh ra và chết đi đang mau chóng cằn cỗi, không được trở thành già nua về tinh thần. Ngoài ra, Âu Châu sẽ càng đứng vững hơn nếu nó chấp nhận trách nhiệm trên thế giới tương ứng với truyền thống về trí thức đặc thù của nó, với những phương tiện đặc biệt của nó và với quyền  lực to lớn của nó về kinh tế. Khối Hiệp Nhất Âu Châu bởi thế cần phải gánh một vai trò lãnh đạo trong việc chống lại tình trạng nghèo khổ toàn cầu cũng như trong những nỗ lực cổ võ hòa bình….

 

 

Kitô Hữu: “Hãy Nhìn Lên Chúa Kitô”

 

Bài Giảng Thánh Lễ Mừng 850 Năm Đền Thánh Mariazell sáng Thứ Bảy 8/9

 

…… Ngày nay cũng như trong quá khứ, việc không nhiều thì ít giống như mọi người khác và nghĩ như mọi người khác chưa đủ. Đời sống của chúng ta cần phải có một mục đích sâu xa hơn. Chúng ta cần Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa đã tỏ dung nhan của Ngài cho chúng ta và mở lòng ra cho chúng ta đó là Chúa Giêsu Kitô. Thánh Gioan đã có lý nói về Người rằng Người là Thiên Chúa và ở ngay trong lòng Cha (x Jn 1:18); bởi thế chỉ có Người, từ thẳm cung nơi chính Thiên Chúa, mới có thể mạc  khải Thiên Chúa ra cho chúng ta thôi – tỏ cho chúng ta thấy chúng ta là ai, chúng ta từ đâu tới và chúng ta sẽ đi về đâu. Thật sự có nhiều nhân vật cao cả trong lịch sử đã có những cảm nghiệm tuyệt vời và cảm kích về Thiên Chúa. Tuy nhiên, những cảm nghiệm này dầu sao vẫn là cảm nghiệm loài người, bởi đó hữu hạn. Chỉ có NGƯỜI là Thiên Chúa nên chỉ có NGƯỜI là chiếc cầu nối thực sự mang Thiên Chúa và con người lại với nhau. Bởi vậy, nếu Kitô hữu chúng ta gọi Người là Vị Trung Gian chung duy nhất của ơn cứu độ, xứng hợp với mọi người và tuyệt đối cần cho mọi người, thì điều này không có nghĩa là chúng ta coi thường các tôn giáo khác, hay chúng ta ngạo mạn tuyệt đối hóa tư tưởng của mình; trái lại, nó có nghĩa là chúng ta được Người nắm bắt, Đấng đã chạm đến lòng của chúng ta và đã tuôn đổ các tặng ân xuống trên chúng ta, nhờ đó, về phần mình, chúng ta có thể cống hiến những tặng ân cho người khác. Thật vậy, đức tin của chúng ta hoàn toàn ngược lại với thái độ thoái bộ cho rằng con người bất khả đối với sự thật – như thể đó là những gì vượt quá tầm tay với của họ. Thái độ thoái bộ liên quan tới sự thật này, tôi tin rằng, là cốt lõi cuộc khủng hoảng của Tây Phương, cuộc khủng hoảng của Âu Châu. Nếu sự thật không hiện hữu đối với con người thì cuối cùng họ đi đến chỗ không thể phân biệt  được giữa lành và dữ. Để rồi, những khám phá lớn lao và tuyệt diệu của khoa học trở thành con dao hai lưỡi, ở chỗ, chúng có thể cống hiến những cơ hội quan trọng cho sự thiện, cho lợi ích của nhân loại, nhưng đồng thời, như chúng ta thấy quá rõ ràng, chúng có thể gây ra một thứ đe dọa kinh hoàng, bao gồm việc hủy diệt con người và thế giới. Chúng ta cần sự thật. Tuy nhiên, phải công nhận là, theo chiều hướng lịch sử của mình, chúng ta cảm thấy lo sợ rằng niềm tin tưởng vào sự thật có thể bao gồm cả việc khoan dung. Nếu chúng ta bị nỗi hãi sợ này cầm giữ, một nỗi sợ hãi hằn sâu trong lịch sử, thì đã tới lúc chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu như chúng ta thấy Người nơi đền thánh ở Mariazell. Chúng ta thấy Người ở đây qua hai hình ảnh: như là một con trẻ trong tay Mẹ của Người, và ở bên trên bàn thờ của Đền Thờ như là một Đấng Tử Giá. Hai hình ảnh này ở Đền Thờ đây nói với chúng ta thế này: sự thật thắng thế không phải bằng quyền lực bên ngoài, nhưng là những gì khiêm hạ và nhường bước cho con người bằng nguyên quyền lực chân thực nội tại của nó. Chân lý tỏ mình ra nơi tình yêu. Nó không bao giờ là sở hữu của chúng ta, không bao giờ là sản phẩm của chúng ta, vì tình yêu không bao giờ trở thành một cái gì có thể được sản xuất, mà chỉ được lãnh nhận và trao ban như là một tặng ân thôi. Chúng ta cần cái quyền lực nội tại này của chân lý. Là Kitô hữu, chúng ta tin tưởng vào quyền  lực này của chân lý. Chúng ta là chúng nhân của nó. Chúng ta cần phải trao ban nó như là một tặng ân cùng một cách chúng ta lãnh nhận nó, như nó đã ban mình cho chúng ta.

 

“Nhìn lên Chúa Kitô” là câu tâm niệm của ngày hôm nay. Vì kẻ nào đang tìm kiếm thì câu tâm niệm này tiếp tục biến thành một lời cầu khẩn bộc phát, một lời khẩn cầu được đặc biệt ngỏ cùng Mẹ Maria, Vị đã ban cho chúng ta Chúa Kitô Con Mẹ: “Xin tỏ Chúa Giêsu cho chúng con!” Chúng ta hãy hết lòng dâng lời nguyện cầu này hôm nay; chúng ta hãy làm cho lời nguyện cầu này vượt lên trên và bên ngoài giây phút hiện tại đây, khi nội tâm chúng ta tìm kiếm Dung Nhan của Đấng Cứu Chuộc. “Hãy tỏ cho chúng con Chúa Giêsu!” Mẹ Maria đáp ứng, khi tỏ Người cho chúng ta ở trường hợp đầu tiên như là một con trẻ. Thiên Chúa đã biến mình thành nhỏ bé đối với chúng ta. Thiên Chúa đã đến không phải bằng quyền năng bên ngoài, mà bằng nỗi bất lực của tình Người yêu thương là nơi chất chứa sức mạnh thực sự của Người. Người đặt mình trong bàn tay của chúng ta. Người xin tình yêu của chúng ta. Người mời chúng ta hãy biến mình thành nhỏ bé, hãy rời bỏ những ngai tòa cao của mình và hãy học trở nên  như trẻ n hỏ trước nhan Thiên Chúa. Người nói với chúng ta một cách bình dân. Người xin chúng ta hãy tin tưởng Người để biết sống trong chân lý và yêu thương. Con trẻ Giêsu tự nhiên cũng nhắc nhở chúng ta về tất cả mọi con trẻ trên thế giới này, nơi chúng Người muốn đến với chúng ta. Những trẻ em sống trong nghèo khổ; những trẻ em bị khai thác làm lính tráng; những trẻ em không bao giờ cảm nghiệm thấy tình yêu của mẹ cha; những trẻ em bệnh nạn và khổ đau cũng như những trẻ em vui tươi và làn h mạnh. Âu Châu đã trở thành một con trẻ nghèo nàn, ở chỗ, chúng tôi muốn hết mọi sự cho bản thân mình và ít tin tưởng vào tương lai. Tuy nhiên, trái đất này sẽ bị hụt hẫng tương lai chỉ khi nào những quyền  lực  của tâm can con người và của lý trí được con tim soi dẫn bị tắt lịm đi – khi dung nhan của Thiên Chúa không còn chiếu tỏa trên mặt đất nữa. Thiên Chúa ở đâu thì tương lai ở đó.

 

“Hãy nhìn lên Chúa Kitô”: giờ đây chúng ta hãy nhìn một chút xíu vào Chúa Kitô Tử Giá ở bên trên bàn thờ. Thiên Chúa đã cứu thế giới không phải bằng gươm giáo mà là bằng Thập Giá. Khi chết đi, Chúa Giêsu giang hai cánh tay của Người ra. Trước hết, đây là cử chỉ của Cuộc Khổ Nạn, một cuộc khổ nạn Người để mình bị đóng đanh vào Thập Giá vì chúng ta, để ban cho chúng ta sự sống của Người. Tuy nhiên, những cánh tay giang ra đó cũng là cử chỉ của một con người đang nguyện cầu, một tư thế của vị linh mục khi giang tay của mình ra kđể nguyện cầu: Chúa Giêsu đã biến đổi Cuộc Khổ Nạn, nỗi khổ đau và cái chết của Người, thành việc nguyện cầu, nhờ đó Người đã biến đổi nó thành một tác động yêu thương đối với Thiên Chúa và nhân loại. Sau cùng, đó là lý do tại sao những cánh tay giang rộng của Đấng Tử Giá còn là một cử chỉ ôm ấp, nhờ đó Người kèo chúng ta lại với Người, muốn ấp ủ chúng ta trong bàn tay yêu thương của Người. Bởi thế, Người là một hình ảnh của Vị Thiên Chúa hằng sống, Người là chính Thiên Chúa, và chúng ta có thể phó mình cho Người.

 

“Hãy nhìn lên Chúa Kitô!” Nếu chúng ta làm điều này, chúng ta nhận ra rằng Kitô Giáo còn hơn là và không phải là một thứ qui tắc về luân lý, một chuỗi đòi hỏi và lề luật. Nó là tặng ân bằng hữu tồn tại qua cả sự sống và sự chết: “Thày không còn gọi các con là tôi tớ n ữa mà là bạn hữu” (Jn 15:15), Chúa Kitô đã nói với các môn đệ của Người như thế. Chúng ta hãy phó mình cho tình thân hữu này. Tuy nhiên chính vì Kitô Giáo còn hơn là một hệ thống về luân lý, vì nó là tặng ân bằng hữu, mà nó cũng chất chứa nơi nó quyền lực luân lý mãnh liệt, một quyền lực rất cần thiết ngày nay đối với những thách đố của thời đại chúng ta. Nếu cùng với Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Người, chúng ta liên lỉ lập lại 10 Điều Răn ở Núi Sinai, đi sâu vào ý nghĩa của chúng, chúng ta sẽ thấy được một thứ giáo huấn cao cả, hiệu lực và tồn tại. Mười Điều Răn là một tiếng “xin vâng” trước hết và trên hết ngỏ cùng Thiên Chúa, cùng một Vị Thiên Chúa yêu thương chúng ta và dẫn dắt chúng ta, Đấng ôm ẵm chúng ta song để cho chúng ta được quyền tự do: thật vậy, chính Ngài làm cho tự do của chúng ta nên  đích thực (3 điều răn đầu). Nó là một tiếng “xin vâng” với gia đình (điều răn thứ tư), một tiếng “xin vâng” với sự sống (điều răn thứ 5), một tiếng “xin vâng” với tinh yêu trách nhiệm (điều răn thứ 6), một tiếng “xin vâng” với tình đoàn kết, với trách nhiệm xã hội và với công lý (điều răn thứ 7), một tiếng “xin vâng” với sự thật (điều răn thứ 8), và một tiếng “xin vâng” với việc tôn trọng người khác và những gì thuộc về họ (điều răn thứ 9 và 10). Nhờ sức mạnh của tình nghĩa giữa chúng ta với Vị Thiên Chúa hằng sống mà chúng ta sống tiếng “xin vâng” đa diện  này và đồng thời chúng ta thi hành nó như là một dấu hiệu chỉ đường trong thế giới của chúng ta hôm nay đây….

 

 

Linh Mục và Tu Sĩ: “Hãy Nhìn Lên Chúa Kitô”

 

Bài Giảng cho Giờ Kinh Tối với các vị linh mục, tu sĩ, phó tế và chủng sinh ở Đến Mariazell ngày Thứ Bảy 8/9/2007

 

…. Các bạn thên mến, là những vị linh mục và là thành phần nam nữ tu sĩ nam nữ, các bạn là những người tôi tớ của Chúa Giêsu Kitô. Như hai ngàn năm trước Chúa Giêsu đã kêu gọi dân chúng theo Người, ngày nay Người cũng kêu gọi những con người nam nữ trẻ trung tiến bước theo ơn gọi của Người, được thu hút bởi Người và được tác động bởi lòng ước muốn hiến đời sống mình phục vụ Giáo Hội và giúp đỡ người khác. Họ can đảm theo Chúa Kitô, và họ muốn trở thành những chứng nhân của Người. Việc trở thành một người môn đệ của Chúa Kitô là việc làm hết sức liều mình, vì chúng ta liên lỉ bị đe dọa bởi tội lỗi, bởi thiếu thốn tự do và bởi việc đào ngũ. Bởi thế tất cả chúng ta đều cần đến ân sủng của Người, như Mẹ Maria đã lãnh nhận ân sủng của Người một cách trọn vẹn. Chúng ta hãy biết luôn luôn, như Mẹ Maria, nhìn lên Chúa Kitô, và làm cho Người thành chuẩn mức của chúng ta. Nhờ đó, chúng ta có thể tham phần vào sứ vụ cứu độ phổ quát của Giáo Hội có Người là đầu. Chúa Kitô đang kêu gọi các linh mục, tu sĩ và giáo dân hãy đi vào thế giới, với tất cả những thứ phiền tạp của nó, và hãy hợp tác dể dựng xây Vương Quốc của Thiên Chúa. Họ làm điều này bằng rất nhiều cách thức khác nhau: bằng việc giảng dạy, bằng việc xây dựng cộng đồng, bằng các thứ thừa tác mục vụ khác, bằng việc cụ thể thực thi đức bác ái, bằng việc nghiên cứu và học hỏi khoa học được thi hành theo tinh thần tông đồ, bằng việc đối thoại với nền văn hóa chung quanh, bằng việc cổ võ công lý theo ý muốn của Thiên Chúa, và bằng việc cũng không kém phần quan trọng nữa là tĩnh lặng chiêm niệm Thiên Chúa Ba Ngôi và cùng chúc tụng Thiên Chúa trong cộng đồng của mình.

 

Chúa Kitô mời gọi các bạn hãy hợp với Giáo Hội “trên con đường hành trình của Giáo Hội băng qua lịch sử”. Người đang mời gọi các bạn hãy trở thành những kẻ lữ khách với Người và thông dự vào cuộc sống của Người, một cuộc sống mà cho đến ngày nay nữa bao gồm cả con đường Thập Giá và con đường của Đấng Phục Sinh xuyên qua Galilê của cuộc đời chúng ta. Thế nhưng, Người mãi mãi vẫn là một Chúa duy nhất, Đấng, qua một Phép Rửa duy nhất, đang kêu gọi chúng ta đến cùng một đức tin duy nhất. Tham phần vào cuộc hành trình này, như thế, có nghĩa bao gồm cả 2 điều: chiều kích Thập Giá – với những thất bại, đau thương, hiểu lầm, và thậm chí bị dể duôi và bách hại -, thế nhưng cũng bao gồm cả chiều kích cảm nghiệm sâu xa niềm vui trong việc phục vụ Người và trong niềm an ủi dồi dào xuất phát từ việc gặp gỡ Người. Như Giáo Hội, các giáo xứ, cộng đồng và tất cả mọi Kitô hữu đã lãnh nhận phép rửa, tìm thấy nơi cảm nghiệm của mình về Chúa Kitô tử giá và phụïc sinh được mạch nguồn cho sứ vụ của họ.

 

Ở tâm điểm của sứ vụ Chúa Giêsu Kitô và của hết mọi Kitô hữu đó là việc loan truyền Vương Quốc của Thiên Chúa. Việc nhân danh Chúa Kitô loan truyền Vương Quốc này có nghĩa là, đối với Giáo Hội, với các vị linh mục, với các tu sĩ nam nữ, cũng như với tất cả mọi người đã lãnh nhận phép rửa, dấn thân hiện diện trong thế giới như là chứng nhân của Người. Vương Quốc của Thiên Chúa thực sự là chính Thiên Chúa, Đấng tự hiện diện giữa chúng ta và cai trị qua chúng ta. Vương Quốc của Thiên Chúa được xây dựng khi Thiên Chúa sống trong chúng ta và chúng ta mang Thiên Chúa đến cho thế giới. Các bạn làm thế khi các bạn chứng thực cho một “ý nghĩa” được bắt nguồn từ tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa và ngược lại với hết mọi thứ vô nghĩa và vô vọng. Các bạn đừng cùng một phía với tất cả những ai đang hăng say nỗ lực khám phá ra ý nghĩa này, cùng một bên với tất cả những ai tìm kiếm Thiên Chúa, với thành phần đang hành trình tiến tới cùng Thiên Chúa. Các bạn làm chứng cho một niềm hy vọng hướng đến lòng trung thành và mối quan tâm yêu thương của Thiên Chúa, ngược lại với hết mọi hình thức vô vọng, âm thầm hay tỏ hiện. Bởi thế, các bạn ở cùng một bên với những ai bị quằn quại trong bất hạnh và không thể thoạt nổi những gánh nặng của họ. Các bạn làm chứng cho một Tình Yêu ban mình cho nhân loại nhờ đó đã khống chế sự chết. Các bạn ở về phía tất cả những ai chưa bao giờ biết yêu, và những ai không thể nào tin tưởng cuộc sống. Nên các bạn chống lại với tất cả mọi hình thức bất công, kín đáo hay lộ liễu, cũng như chống lại sự khinh thường con người đang gia tăng. Nhờ đó, anh chị em thân mến, cả cuộc đời của anh chị em cần  phải trở thành, như Thánh Gioan Tẩy Giả, một chứng nhân cao cả sống động của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể. Chúa Giêsu đã gọi Thánh Gioan là “một ngọn đèn   cháy sáng” (Jn 5:35). Cả anh chị em nữa cũng phải trở thành những ngọn đèn như vậy!  Ánh sáng của anh chị em hãy chiếu soi vào xã hội của chúng ta, vào sinh hoạt chính trị và kinh tế, vào văn hóa và việc nghiên  cứu. Cho dù nó chỉ là một ánh sáng lung linh giữa rất nhiều ánh sáng mờ ảo nó cũng có được quyền lực và ánh rạng ngời của mình từ Sao Mai vĩ đại là Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng tỏa ánh sáng rạng ngời – Đấng muốn chiếu ngời qua chúng ta – và sẽ không bao giờ lịm tắt.    

 

Theo Chúa Kitô – nếu chúng ta muốn theo Chúa Kitô – thì theo Chúa Kitô nghĩa là mặc lấy cách trọn vẹn hơn nữa tâm trí và đời sống của Người; đó là những gì được Bức Thư gửi Kitô Hữu ở Philippi nói với chúng ta: “anh chị em hãy có cùng một tâm trí như Chúa Kitô!” (x 2:5). “Hãy nhìn lên Chúa Kitô” là đề tài của những ngày này. Khi nhìn lên Người, vị đại Sư của đời sống, Giáo Hội đã nhận thấy 3 đặc tính nổi bật nơi thái độ của Chúa Giêsu. Ba tính chất này – theo Truyền  Thống chúng ta gọi là “những lời khuyên của Phúc Âm” – đã trở thành những yếu tố riêng biệt của một đời sống dấn thân tận tuyệt theo Chúa Kitô, đó là khó nghèo, thanh tịnh và tuân phục….

 

  

Giáo Dân: “Hãy Nhìn Lên Chúa Kitô”

 

Bài Giảng cho Thánh Lễ Chúa Nhật 9/9 tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Stêphanô ở Vienna

 

Since dominico non possumus!” Chúng tôi không thể sống nếu không có tặng ân này của Chúa, không có ngày của Chúa: Đó là câu trả lời vào năm 304 được Kitô hữu ở Abitene là Tunisia ngày nay, khi họ bị bắt đang cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật bị cấm đoán và bị mang ra trước quan tòa. Họ bị tra hỏi tại sao họ đã cử hành Thánh Thể Chúa Nhật Kitô Giáo, cho dù họ biết rằng đó là một trọng phạm. “Sine dominico non possumus”: nơi chữ dominicum/dominico có hai ý nghĩa quyện chặt lấy nhau, và chúng ta một lần nữa cần phải biết được mối hiệp nhất của chúng. Trước hết, là tặng ân của Chúa – tặng ân là là chính Chúa: Đấng Phục Sinh, Đấng Kitô hữu cần được gần gũi và có thể đến gần để họ sống đúng căn tính của họ. Tuy nhiên, khả năng có thể đến gần này không phải chỉ là một cái gì đó linh thiêng, nội tại và chủ quan: cuộc gặp gỡ với vị Chúa này được ghi khắc trong thời gian vào một ngày đặc biệt. Bởi thế nó được ghi khắc nơi cuộc sống hằng ngày, về thể lý và chung nhau của chúng ta, một cách tạm thời. Nó cống hiến cho thời đại của chúng ta một trọng tâm, một trật tự nội tại mà từ đó cho tất cả đời sống của chúng ta nữa. Đối với những Kitô hữu này thì Thánh Thể Chúa Nhật không phải là một giới răn mà là một nhu cầu nội tâm. Không có Ngài là Đấng bảo trì đời sống của chúng ta thì chính sự sống trở thành trống rỗng. Làm việc mà thiếu mất hay phản lại cái trọng tâm ấy sẽ làm cho đời sống hụt hẫng chính cái nền tảng của nó, sẽ lấy đi mất cái phẩm giá và vẻ đẹp nội tại của nó.

 

Phải chăng thái độ của thành phần Kitô hữu thời ấy cũng áp dụng cho cả chúng ta là thành phần Kitô hữu ngày nay nữa? Phải, đúng thế, chúng ta cũng cần một thứ liên hệ để nâng đỡ duy trì chúng ta, cống hiến cho chúng ta hướng đi và chất liệu cho đời sống của chúng ta. Cả chúng ta nữa cũng cần đường lối đến với Đấng Phục Sinh, Đấng bảo trì chúng ta vượt qua và vượt trên sự chết. Chúng ta cần cuộc gặp gỡ mang chúng ta lại với nhau ấy, một cuộc gặp gỡ cống hiến cho chúng ta khoảng trống tự do, một cuộc gặp gỡ cho chúng ta thấy được những gì vượt ra ngoài cái hối hả ồn ào của cuộc sống hằng ngày trước tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa là khởi điểm và là đích điểm cho cuộc hành trình của chúng ta. …

 

Sine dominico non possumus!” Đời sống không phát triển nếu không có Chúa và không có ngày thuộc về Người. Chúa Nhật đã từng được biến đổi  trong các xã hội Tây phương của chúng ta thành một thứ cuối tuần, thành thời gian giải trí tiêu khiển. Thời gian giải trí tiêu khiển là điều tốt và cần, nhất là giữa cái vội vã kinh khủng của thế giới tân tiến này; mỗi một người trong chúng ta đều biết điều ấy. Tuy nhiên, nếu thời gian tiêu khiển giải trí này thiếu tính cách tập trung nội tại, thiếu một cảm quan chung chung về đường hướng, thì cuối cùng nó trở thành thời gian bị phí phạm không củng cố cũng chẳng xây dựng chúng ta. Thời gian giải trí tiêu khiển đòi hỏi một thứ tập trung – một cuộc hôi ngộ với Đấng  là nguồn gốc và đích điểm của chúng ta. Vị đại tiền  nhiệm của tôi ở tòa giám mục Munich và Freising, Đức Hồng Y Faulhaber , có lần đã nói như thế này: Hãy cống hiến cho linh hồn ngày Chúa Nhật của nó, và hãy cống hiến cho ngày Chúa Nhật linh hồn của nó.

 

Vì Chúa Nhật tối hậu là việc hội ngộ Chúa Kitô Phục Sinh nơi lời Chúa và một cách bí tích mà phạm vi của cuộc hội ngộ này trải dọc suốt toàn thể thực tại. Các Kitô hữu sơ khai đã cử hành ngàu đầu tiên  trong tuần này như là ngày của Chúa, vì nó là ngày của sự phục sinh. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, Giáo Hội cũng tiến tới chỗ ý thức được rằng ngày đầu tiên trong tuần là ngày bình minh của việc tạo thành, ngày được Thiên Chúa phán: “Hãy có ánh sáng” (Gen 1:3). Bởi thế, Chúa Nhật cũng là ngày lễ tạo sinh hằng tuần của Giáo Hội nữa – ngày lễ tạ ơn và hân hoan về việc tạo thành của Thiên Chúa. Ở vào lúc khi mà thiên nhiên tạo vật đang bị đe dọa bằng rất nhiều cách thức qua hoạt động của con người, chúng ta cần phải phát động một cách ý thức về khía cạnh này của Chúa Nhật nữa. Bởi thế, đối với Giáo Hội sơ khai, ngày thứ nhất càng ngày càng được đồng hóa với ý nghĩa truyền thống của ngày thứ bảy, Ngày Hưu Lễ. Chúng ta tham dự vào việc nghỉ ngơi của Thiên  Chúa, một sự nghỉ ngơi bào gồm toàn thể nhân loại. Như thế, chúng ta cảm nhận về ngày nay một cái gì đó tự do và bình đẳng nơi tất cả mọi tạo vật của Thiên Chúa.

 

Trong Lời Nguyện Nhập Lễ của Chúa Nhật tuần này, chúng ta trước hết nhớ rằng qua Người Con của mình, Thiên Chúa đã cứu chuộc chúng ta và đã làm cho chúng ta thành con cái yêu dấu của Ngài. Thế rồi chúng ta xin Ngài hãy âu yếm nhìn xuống trên  tất cả những ai tin tưởng vào Chúa Kitô để ban cho chúng ta tự do đích thực và sự sống vĩnh hằng. Chúng ta xin Thiên Chúa hãy thương đoái nhìn xuống. Chính chúng ta cần đến cái nhìn đoán thương này chẳng những vào Chúa Nhật mà còn hơn thế nữa, vươn tới cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Như chúng ta xin, chúng ta biết rằng cái nhìn âu yếm ấy đã được ban cho chúng ta rồi. Ngoài ra, chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã thừa nhận chúng ta làm con cái của Ngài, Ngài đã thực sự đón nhận chúng ta vào hiệp thông với chính mình Ngài. Làm con của một người nghĩa là, như Giáo Hội sơ khai đã ý thức, trở thành một con người tự do, chứ không phải là một nô lệ, song là một phần tử trong gia đình. Nó còn có nghĩa là thành phần thừa hưởng nữa. Nếu chúng ta thuộc về Thiên Chúa, Đấng quyền năng trên hết mọi quyền năng, thì chúng ta không hãi sợ gì và được tự do. Để rồi chúng ta là những người thừa tự. Gia sản Ngài đã để lại cho chúng ta là chính bản thân Ngài, là tình yêu của Ngài. Vâng, lạy Chúa, chớ gì gia sản này được ăn sâu vào linh hồn của chúng con, để chúng ta ý thức được niềm vui được cứu chuộc. Amen.

 

  

Đan Sĩ: “Hãy Nhìn Lên Chúa Kitô”

 

Huấn Từ tại Đan Viện Heiligenkreuz chiều Chúa Nhật 9/9/2007

 

….. Ở một đan viện sống theo tinh thần Thánh Biển Đức, thì việc ca ngợi Thiên Chúa được các đan sĩ xướng lên như một lời long trọng đồng nguyện cầu, bao giờ cũng là những gì ưu tiên. Các đan sĩ – cảm tạ Chúa! – chắc chắn không phải chỉ là những con người nguyện cầu; những người khác cũng cầu nguyện nữa: trẻ em, giới trẻ và người già, nam nhân và nữ giới, có gia đình và độc thân – tất cả mọi Kitô hữu đều cầu nguyện, hay ít là họ phải nguyện cầu!

 

Tuy nhiên, nơi đời sống của các đan sĩ, cầu nguyện có một tầm vóc đặc biệt quan trọng, ở chỗ nó là tâm điểm ơn gọi của họ. Ơn gọi của họ là trở thành những con người nguyện cầu. Trong thời kỳ của các vị giáo phụ, đời sống đan viện được ví như đời sống của các thần trời. Dấu hiệu được coi là chính yếu của các thiên thần đó ở chỗ các vị là thành phần tôn thờ. Chính sự sống của họ là việc tôn thờ. Điều này cũng đúng với các đan sĩ nữa. Các đan sĩ cầu nguyện, trước hết và trên hết, không cho một ý chỉ đặc biệt nào, mà chỉ vì Thiên Chúa là Đấng đáng ca ngợi chúc tụng. “Confitemini Domino, quoniam bonus! – Hãy chúc tụng Chúa, vì Ngài thiện hảo, vì đức từ bi của Ngài muôn thuở!”: chúng ta được thôi thúc như vậy bởi một số bài Thánh Vịnh (e.g. 106:1). Việc nguyện cầu theo đúng bản chất của mình như thế, với mục đích thuần túy là việc phục vụ thần linh, mới đáng được gọi là officiumthần vụ. Nó chính là “phục vụ” đích thực nhất, là “việc phục vụ linh thánh” của các đan sĩ. Nó được hiến dâng lên Thiên Chúa ba ngôi, Đấng, hơn hết mọi sự, đáng “được tôn vinh, vinh dự và quyền  năng” (Rev 4:11), vì Ngài đã tuyệt vời tạo dựng nên thế giới và thậm chí còn tuyệt diệu hơn nữa đã canh tân tái tạo nó.

 

Đồng thời, thần vụ của những con người tận hiến cũng là một việc phục vụ linh thánh cho con người nam nữ, một chứng từ được cống hiến cho họ. Tất cả mọi người đều có trong tâm tâm của mình, dù họ biết hay không, một nỗi khát mong được hoàn toàn viên trọn, được hạnh phúc tối hậu, nhờ đó cuối cùng được chính Thiên Chúa. Một đan viện, trong đó, cộng đồng qui tụ lại mấy lần một ngày để ca ngợi Thiên Chúa, chứng thực cho sự kiện là nỗi khát mong căn bản của con người này không tiến tới chỗ bất thỏa nguyện: Thiên Chúa Hóa Công đã không đặt chúng ta vào một vùng tối tăm rùng rợn là nơi, khi chúng ta dò dẫm trong thất vọng, chúng ta tìm kiếm một ý nghĩa tối hậu nào đó (x Acts 17:27); Thiên Chúa đã không bỏ rơi chúng ta trong một vùng trống không hoang vắng, chẳng có ý nghĩa gì, nơi mà cuối cùng chỉ có chết chóc đang đợi chờ chúng ta. Không! Thiên Chúa đã chiếu soi vào tình trạng tăm tối của chúng ta bằng ánh sáng của Ngài, bằng Người Con Giêsu Kitô của Ngài. Nơi Người, Thiên Chúa đã tiến vào thế giới với tất cả “sự viên mãn” của Ngài (x Col 1:19); nơi Người, tất cả sự thật, sự thật chúng ta mong mỏi, được bắt nguồn và đạt đích (Cf. SECOND VATICAN ECUMENICAL COUNCIL, Gaudium et Spes, 22)….

 

Cốt lõi của đời sống đan viện là việc thờ phượng – sống như các thần trời. Thế nhưng, vì các đan sĩ là con người có huyết nhục trên mặt đất này nên Thánh Biển Đức đã thêm vào giới luật chính yếu “cầu nguyện” một giới luật thứ hai là “làm việc”. Trong óc của Thánh Biển Đức, và Thánh Bênađô nữa, một phần của đời sống đan viện, cùng với việc cầu nguyện, là làm việc, ở chỗ vun trồng đất đai theo ý muốn của Đấng Hóa Công. Bởi thế, ở mọi thời đại, các vị đan sĩ, bắt đầu từ việc nhìn lên Thiên Chúa, đã từng làm cho trái đất này thành nơi ban phát sự sống và đáng yêu. Việc họ bảo vệ và canh tân thiên nhiên tạo vật được xuất phát từ chính cái nhìn lên Thiên Chúa của họ. Trong tiết điệu nguyện cầu và làm việc - ora et labora này, cộng đồng của thành phần tận hiến làm chứng cho vị Thiên Chúa là Đấng, nơi Chúa Giêsu Kitô, nhìn xuống chúng ta, trong khi con người và thế giới trở nên tốt đẹp bởi được Thiên Chúa nhìn đến….

 

Mặc dù khoa thần học cần phải là một phần của kiến thức universitas nhờ sự hiện diện của các phân khoa thần học Công Giáo ở các đại học quốc gia, cũng cần phải có những cơ cấu hàn lâm như của anh chị em đây, để làm nơi giao hưởng sâu xa hơn giữa thần học có tính cách khoa học và ngành linh đạo thực dụng. Thiên Chúa không bao giờ chỉ là “đối tượng” của khoa thần học; Ngài luôn là “chủ thể” của khoa học này nữa. Thần học Kitô Giáo, bởi thế, không bao giờ chỉ là một khóa học thuần túy nhân bản, song luôn luôn, và bất khả phân ly, là logos và “lý lẽ - logic” về việc Thiên Chúa tỏ mình ra. Do đó, lý lẽ tính theo khoa học và việc sống đạo là hai khía cạnh học hỏi có tính cách hỗ tương và liên thuộc cần thiết.

 

Vị cha ông của Dòng Xi-Tô là Thánh Bênađô, vào thời của ngài, đã chiến đấu chống lại việc tách lìa lý lẽ tính được khách quan hóa khỏi trào lưu chính của linh đạo theo Giáo Hội. Trường hợp của chúng ta ngày nay, dù khác nhau, nhưng cũng có những cái tương tự đáng kể. Theo ước mong của mình trong việc được nhìn nhận như là một phân khoa triệt để theo nghĩa tân tiến, thì thần học có thể mất đi cái hồn sống xuất phát từ đức tin của nó. Tuy nhiên, như một thứ phụng vụ không còn nhìn lên Thiên Chúa nữa đã quằn  quại giẫy chết thế nào thì một khoa thần học không còn sức sống từ đức tin cũng không còn là thần học như vậy; nó đi tới chỗ trở thành như là một dàn dựng của những phân khoa lỏng lẻo liên  kết với nhau không nhiều thì ít. Nhưng ở đâu thần học được thực hành “trên gối quì”, như thần học gia Hans Urs von Balthasar (Theologie und Heiligkeit, an essay written in 1948, in Verbum Caro. Schriften zur Theologie I, Einsiedeln, 1960, 195-224) đã kêu gọi, nó mới cho thấy tác dụng của mình đối với Giáo Hội ở Áo quốc cũng như ở các nơi khác….

 

  

Thiện Nguyện Viên: “Hãy Nhìn Lên Chúa Kitô”

 

Huấn Từ cho Thành Phần Đại Diện Các Cơ Quan Thiện  Nguyện ở Wiener Konzerthaus, Vienna chiều Chúa Nhật 9/9/2007

 

…. Quí Vị Nữ Nam Thiện Nguyện thân mến. Công việc thiện nguyện là những gì phản ảnh lòng biết ơn đối với người khác, và niềm ước mong được chia sẻ với họ, phản ảnh tình yêu mà chính chúng ta đã lãnh nhận. Theo lời của nhà thần học gia thế kỷ 14 là Duns Scotus thì Deus vult condiligentes – Thiên Chúa muốn con người cùng yêu thương với Ngài  (Opus Oxoniense III d. 32 q. 1 n. 6). Như thế, việc phục vụ không công này có liên quan nhiều tới ơn Chúa. Một nền văn hóa tính toán tốn kém về hết mọi sự, đẩy những mối liên hệ của con người vào trong một chiếc áo khoác quyền lợi và nhiệm vụ, thì mới nhận thấy, nhờ vô số con người tự nguyện cống hiến giờ giấc và việc phục vụ của mình cho người khác, rằng sự sống là một tặng ân nhưng không. Vì đối với tất cả những lý do khác nhau hay thậm chí nghịch nhau thúc đẩy con người tình nguyện phục vụ, thì thật ra tất cả đều xuất phát từ một tình đoàn kết sâu xa xuất phát từ một “thứ cho không biếu không”. Chúng ta đã được lãnh nhận sự sống như một tặng ân nhưng không từ Đấng Hóa Công của chúng ta, chúng ta đã được giải phóng khỏi con đường mù tối của tôi lỗi và sự dữ như là một tặng ân nhưng không, chúng ta đã được ban tặng Thần Linh cùng với nhiều linh ân của Ngài như là một tặng ân nhưng không. … Nhờ chúng ta dấn thân cho việc thiện  nguyện, mà chúng ta truyền đạt những gì chính chúng ta đã lãnh nhận. “Cái lý lẻ sâu xa” về sự cho không này là những gì vượt ra ngoài trách nhiệm ngặt nghèo về luân lý. 

 

Thiếu việc phục vụ thiện nguyện, xã hội và công ích khó có thể, không thể và sẽ không tồn tại. Việc sẵn sàng phục vụ người khác là một điều gì đó vượt trên  những tính toán chi thu: nó đánh tan những qui luật của một thứ kinh tế thị trường. Giá trị của con người ta không thể được thẩm định bằng những qui chuẩn thuần túy kinh tế. Bởi thế, không có thành phần thiện nguyện viên thì cũng chẳng có quốc gia nào được thiết dựng. Sự tiến bộ và cái giá trị của một xã hội liên lỉ tùy thuộc vào thành phần thực hiện những gì ngoài nhiệm vụ buộc làm của họ.

 

Qúi Bà Quí Ông! Công việc thiện  nguyện là việc phục vụ cho phẩm vị của con người, vì con người nam nữ được dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa. Như Thánh  Irenaneus thánh Lyons, ở thế kỷ thứ hai, đã nói: “Vinh quang của Thiên Chúa là con người sống động, và sự sống của con người là nhãn quan của Thiên Chúa” (Adversus Haereses IV, 20, 7). Và Nocholas ở Cusa, trong luận đề của mình về nhãn quan của Thiên Chúa đã tiếp tục khai triển cái minh thức này như sau: “Vì con mắt là nơi phản ảnh yêu thương mà con biết rằng Chúa yêu thương con… Ôi Chúa, ánh mắt của Chúa thì yêu thương… Bằng việc nhìn đến con, Chúa, Vị Thiên Chúa kín ẩn, giúp cho con có thể thoáng nhìn thấy Chúa… Ánh mắt của Chúa ban sự sống… Ánh mắt của Chúa sáng tạo” (De visione Dei / Die Gottesschau, in Philosophisch-Theologische Schriften, hg. und endgef. von Leo Gabriel, übersetzt von Dietlind und Wilhelm Dupré, Wien, 1967, Bd. III, 105-111). Ánh mắt của Thiên Chúa – ánh mắt của Chúa Giêsu làm cho chúng ta tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa. Có những cách nhìn người khác có thể là vô nghĩa hay thậm chí coi thường. Có những cái nhìn tỏ ra trân trọng và bày tỏ yêu thương. Thành phần nhân viên thiện nguyện tỏ ra tôn trọng người khác; họ nhắc nhở chúng ta về phẩm vị của hết mọi con người và họ làm bừng lên trong chúng ta lòng nhiệt thành và niềm hy vọng. Các nhân viên thiện nguyện là những người canh giữ và biện hộ cho nhân quyền và nhân phẩm.

 

Ánh mắt của Chúa Giêsu còn liên hệ với một cách nhìn nữa về người khác. Trong Phúc Âm, những lời “họ đã nhìn thấy người ấy và đã bỏ đi” chỉ về vị tư tế và thày Lêvi thấy một con người nửa sống nửa chết nằm trên lề đường, nhưng không ra tay giúp đáp người ấy (Lk 10:31-32). Có những con người thấy mà giả đò như chẳng thấy, thành phần đối diện với những nhu cầu của con người mà vẫn tỏ ra dửng dưng lạnh lùng. Đó là những gì thuộc về sự lạnh lùng của thời đại hiện tại của chúng ta đây. Nơi ánh mắt của người khác, đặc biệt của người đang cần đến sự giúp đỡ của chúng ta, chúng ta cảm nghiệm được những đòi hỏi cụ thể của tình yêu thương Kitô Giáo. Chúa Giêsu Kitô không dạy chúng ta một thứ linh đạo “nhắm mắt”, mà là “mở mắt”, một linh đạo bao gồm một thứ trách nhiệm hết sức chú trọng tới những nhu cầu của kẻ khác và tới những trường hợp liên quan đến những ai được Phúc Âm cho chúng ta biết là tha nhân của chúng ta.  

 

Ánh mắt của Chúa Giêsu, những gì “con mắt” của Người dạy chúng ta, dẫn đến việc con người thân cận, đến tình đoàn kết, đến việc cống hiến thời giờ, đến việc chia sẻ các tặng ân và thậm chí cả những sản vật thể chất của chúng ta nữa. Đó là lý do, “những ai hoạt động cho các tổ chức bác ái của Giáo Hội cần phải được khác biệt ở sự kiện là họ không chỉ đáp ứng các nhu cầu ở vào lúc bấy giờ – theo tầm quan trọng của nó – song họ hiến thân cho người khác với một mối quan tâm chân thành… Tấm lòng này thấy được nơi đâu cần đến yêu thương để theo đó tác hành (BENEDICT XVI, Deus Caritas Est, 31). Phải, “tôi cần phải trở nên như một ai đó trong yêu thương, một ai đó có tấm lòng rộng mở cảm thấy rung động trước nhu cầu của người khác. Bấy giờ tôi thấy được tha nhân của tôi hay – nói đúng hơn – họ mới nhận ra tôi” (JOSEPH RATZINGER / BENEDICT XVI, Jesus of Nazareth, New York, 2007, p. 194)….

 

 

 

TOP