"Các con sẽ lãnh nhận quyền năng khi Thánh Thần đến với các con:

và các con sẽ làm những chứng nhân của Thày" (Acts 1:8)

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIII - Sydney Úc Đại Lợi (12-20/7/2008)

Sứ Điệp 4/7/2008 gửi Nhân Dân Úc Đại Lợi và Giới Trẻ tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIII

Vấn Đáp với giới truyền thông Thứ Bảy 12/7/2008 trên chuyến bay sang Sydney Úc Đại Lợi cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIII

Khai Từ Thứ Năm 17/7/2008 với nhân dân Úc ở Government House, Sydney Úc Đại Lợi

Khai Từ ngỏ cùng Giới Trẻ Thứ Năm 17/7/2008 ở Barangaroo, Sydney Harbour Úc Đại Lợi

Huấn Từ ngỏ cùng Giới Trẻ Đêm Canh Thức Thứ Bảy 19/7/2008 ở Randwick Racecourse, Sydney Úc Đại Lợi

Bài Giảng Chúa Nhật 20/7/2008 ở Randwick Racecourse, Sydney Úc Đại Lợi

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Sứ Điệp 4/7/2008 gửi Nhân Dân Úc Đại Lợi và Giới Trẻ tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIII

… (hai đoạn chào chúc và tạ ơn mở đầu)

‘Các con sẽ lãnh nhận quyền năng khi Thánh Thần đến với các con: và các con sẽ làm những chứng nhân của Thày’ (Acts 1:8). Đó là đề tài của Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIII. Thế giới của chúng ta cần đến việc Thánh Linh được tuôn đổ một lần nữa!

Vẫn còn nhiều người chưa nghe thấy Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô, trong khi nhiều người khác, vì bất cứ lý do nào, chưa nhận thấy nơi Tin Mừng này sự thật cứu độ duy nhất có thể thỏa đáng những ước vọng sâu xa nhất của tâm can họ. Thánh Vịnh gia đã nguyện cầu rằng: ‘khi Chúa sai Thần Linh của Chúa đến thì chúng được tạo thành và Ngài canh tân bộ mặt trái đất’ (104:30). Tôi mạnh mẽ tin tưởng rằng giới trẻ được kêu gọi để trở thành những khí cụ cho việc canh tân ấy, khi truyền đạt cho bạn bè của mình niềm vui họ cảm nghiệm thấy nhờ việc nhận biết và theo đuổi Chúa Kitô, cũng như khi chia sẻ với người khác tình yêu được Thần Linh tuôn đổ vào lòng họ, nhờ đó những người ấy cũng sẽ được tràn đầy niềm hy vọng và tri ân về tất cả mọi điều thiện hảo những người này đã lãnh nhận từ Thiên Chúa là Cha trên trời của chúng ta.

Nhiều giới trẻ ngày nay thiếu mất niềm hy vọng. Họ cảm thấy lung túng trước những vấn đề được đặt ra cho họ khẩn trương hơn bao giờ hết trong một thế giới lẫn lộn, và họ thường không biết làm sao để tìm ra câu giải đáp. Họ thấy được cảnh nghèo khổ và bất công và họ mong tìm thấy những giải quyết. Họ bị thách đố trước những lập luận của những ai chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa và họ nghĩ cách để trả lời. Họ thấy xẩy ra tình trạng tàn phá lớn lao gây ra cho môi sinh vì lòng tham lam của con người và họ nỗ lực tìm kiếm những cách thức để sống hòa hợp hơn nữa với thiên nhiên cũng như với nhau.

Chúng ta làm sao để tìm đâu ra các câu trả lời đây? Thần Linh hướng chúng ta về đường lối dẫn đến sự sống, đến yêu thương và đến sự thật. Thần Linh hướng chúng ta đến với Chúa Giêsu Kitô. Có một câu nói được gán cho Thánh Âu Quốc Tinh là ‘Nếu anh chị em muốn giữ được trẻ trung thì hãy tìm kiếm Chúa Kitô’. Nơi Người chúng ta tìm thấy những giải đáp chúng ta đang tìm kiếm, chúng ta thấy được những đích điểm thật sự đáng cho chúng ta vươn tới, chúng ta thấy được sức mạnh để theo đuổi con đường mang lại một thế giới tốt đẹp hơn. Tâm can của chúng ta khắc khoải cho tới khi nó được nghỉ an trong Chúa, như Thánh Âu Quốc Tinh nói ở đầu cuốn Tự Thú của ngài, một tác phẩm lừng danh về thời tuổi trẻ của ngài. Tôi nguyện cầu để tâm can của giời trẻ là thành phần qui tụ ở Sydney cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ thực sự tìm được sự nghỉ an trong Chúa, và họ sẽ được tràn đầy niềm vui và nhiệt tình để truyền bá Tin Mừng nơi bạn bè của mình, gia đình của mình cũng như tất cả những ai họ gặp gỡ.

(đoạn hẹn hò kết thúc)

Tại Vatican ngày 4/7/2008

Giáo Hoàng Biển Đức XVI

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/pont-messages/2008/documents/hf_ben-xvi_mes_20080704_australia_en.html

 TOP

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Vấn Đáp với giới truyền thông Thứ Bảy 12/7/2008 trên chuyến bay sang Sydney Úc Đại Lợi cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIII

Lucio Brunelli (Italian Television - RAI): Tâu ĐTC, đây là Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ hai của ĐTC. Có thể nói đây là Ngày Giới Trẻ Thế Giới đầu tiên hoàn toàn bởi ĐTC. ĐTC đã cảm thấy ra sao khi sửa soạn cho ngày này và sứ điệp chính yếu ĐTC muốn thông đạt cho giới trẻ là gì? Thế rồi ĐTC có nghĩ rằng những Ngày Giới Trẻ Thế Giới này sâu xa ảnh hưởng đến đời sống của Giáo Hội là nơi đứng ra tổ chức chúng hay chăng? Và sau hết ĐTC có nghĩ rằng cách thức của những cuộc gặp gỡ có một tầm mức đông đảo ồ ạt này là những gì ngày nay vẫn còn thích hợp?

ĐTC: Tôi đang đi tới Úc Đại Lợi với những cảm thức rất vui. Tôi có được những hồi niềm tuyệt vời nhất về Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Cologne; nó không phải là một biến cố ồ ạt, trước hết nó là một cuộc long trọng cử hành đức tin, một cuộc gặp gỡ của con người hiệp thông với Chúa Kitô. Chúng ta đã thấy được đức tin vượt biên cương bờ cõi ra sao, thấy đức tin thật sự có một khả năng thế nào trong việc liên  kết các nền văn hóa khác nhau lại cũng như trong việc tạo nên niềm vui. Và tôi hy vọng điều này cũng xẩy ra như thế ở Úc Đại Lợi. Bởi thế, tôi cảm thấy hân hoan thấy nhiều giới trẻ cũng như thấy họ liên kết với nhau nơi ước vọng khát khao Thiên Chúa cũng như nơi ước vọng mong muốn thấy được một thế giới thực sự nhân bản. Sứ điệp thiết yếu được nêu lên bởi những lời làm nên tâm niệm của Ngày Giới Trẻ Thế Giới này, đó là chúng ta nói tới Thánh Thần là Đấng làm cho chúng ta thành những nhân chứng của Chúa Kitô. Bởi thế tôi muốn tập trung sứ điệp của tôi thực sự về thực tại này của Thánh Thần là Đấng có nhiều chiều kích khác nhau: Ngài là Vị Thần Linh đã sinh động nơi việc Tạo Thành. Chiều kích của việc Tạo Thành này là những gì rất hiện tại vì Ngài là Thần Linh Sáng Tạo. Đối với tôi nó là một chủ đề quan trọng vào lúc này đây. Tuy nhiên , Vị Thần Linh này cũng là Đấng linh ứng Thánh Kinh, ở chỗ, theo ánh sáng của Thánh Kinh, chúng ta mới có thể tiến bước trong cuộc hành trình của mình cùng với Thánh Linh; Vị Thánh Linh này là Thần Linh của Chúa Kitô nên Ngài hướng dẫn chúng ta trong mối hiệp thông với Chúa Kitô và tỏ mình ra, như Thánh Phaolô nói, trên hết là nơi các đặc sủng, tức là nơi vô số những tặng ân làm thay đổi những thời đại khác nhau và cống hiến cho Giáo Hội sức mạnh mới mẻ. Thế nên, những chiều kích này mời gọi chúng ta hãy thấy được những dấu vết của Vị Thần linh này và làm cho Vị Thần Linh ấy trở nên hữu hình cho kẻ khác nữa. Ngày Giới Trẻ Thế Giới không phải là một biến cố qua đi vậy thôi: nó được sửa soạn trước bằng một cuộc hành trình dài với cây Thánh Giá và Hình Ảnh Đức Mẹ, một một biến cố ngược lại chẳng những được sửa soạn theo quan điểm tổ chức mà còn theo chiều hướng thiêng liêng nữa. Như thế, những ngày này là tột đỉnh của một tiến trình dài trước đó. Hết mọi sự đều là hoa trái của một cuộc hành trình, của việc cùng nhau hành trình dẫn đến với Chúa Kitô. Hơn nữa, Ngày Giới Trẻ Thế Giới là ngày đi làm lịch sử, ở chỗ, những mối thân hữu được hình thành, những cảm hứng mới được xuất phát, do đó mà Ngày Giới Trẻ Thế Giới đang tiếp tục. Tôi nghĩ rằng điều này rất quan trọng: ở chỗ, đừng chỉ nhìn thấy ở ba bốn ngày này thôi mà nhìn thấy toàn thể cuộc hành trình xẩy ra trước những ngày này cũng như sau đó nữa. Theo ý nghĩa đó thì đối với tôi Ngày Giới Trẻ Thế Giới – ít là trong tương lai gần trước mắt chúng ta đây – là một cách thức sửa soạn cho chúng ta hiểu rằng theo các quan điểm khác nhau và từ những phần đất khác nhau trên thế giới, chúng ta đang tiến về Chúa Kitô cũng như về mối hiệp thông. Đó là cách thức chúng ta học biết đường lối mới của việc cùng nhau hành trình. Theo đó, tôi hy vọng rằng nó cũng sẽ là một cách thức cho cả tương lai nữa.

Mr Paul John Kelly (The Australian Newspaper): Tâu ĐTC, con xin đặt câu hỏi bằng tiếng Anh: Úc Đại Lợi là một miền đất rất tục hóa, ở chỗ ít sống đạo và nhiều khô đạo. Con xin hỏi là ĐTC là ĐTC có cảm thấy lạc quan về tương lai của Giáo Hội ở Úc Đại Lợi hay chăng, hay ĐTC cảm thấy lo âu và cảnh giác rằng Giáo Hội Úc Đại Lợi có thể suy thoái theo vết chân của Âu Châu? ĐTC sẽ cống hiến cho Úc Đại Lợi sứ điệp nào để khắc phục tình trạng khô đạo của nó đây?

ĐTC: Tôi sẽ hết sức cố gắng nói tiếng Anh, song tôi xin anh cị em tha lỗi về những thiếu sót về Anh ngữ của tôi. Tôi nghĩ rằng Úc Đại Lợi nơi cấu trúc về lịch sử hiện nay của mình là một phần của ‘thế giới Tây phương’, về kinh tế cũng như chính trị, nên rõ ràng là Úc Đại Lợi cũng thông dự vào những thành đạt lẫn những trục trặc của thế giới Tây phương. Thế giới Tây phương đã có 50 năm qua những thành đạt lớn lao – những thành đạt về kinh tế, những thành đạt về kỹ thuật; tuy nhiên, tôn giáo – đức tin Kitô giáo – ở một nghĩa nào đó lại đang bị khủng hoảng. Điều này là những gì hiển nhiên vì đang xẩy ra một ấn tượng là chúng ta không cần đến Thiên Chúa, chúng ta có thể tự mình làm được tất cả mọi sự, chúng ta không cần Thiên Chúa để được hạnh phúc, chúng ta không cần Thiên Chúa để tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn, Thiên Chúa không cần thiết, chúng ta tự mình có thể làm được tất cả mọi sự. Đàng khác, chúng ta thấy rằng tôn giáo lại luôn hiện diện trên thế giới này và sẽ luôn hiện diện vì Thiên Chúa đang hiện diện trong lòng của con người và không bao giờ có thể biến mất. Chúng ta thấy tôn giáo thực sự là một quyền lực ra sao trên thế giới này cũng như ở các xứ sở. Tôi không chỉ muốn nói về một thứ suy thoái tôn giáo ở Âu Châu: thực sự là đang có một cuộc khủng hoảng ở Âu Châu, không nhiều lắm ở Mỹ Châu song dù sao cũng xẩy ra ở đó nữa, và ở Úc Châu. Thế nhưng, đàng khác, bao giờ cũng vẫn có sự hiện diện của đức tin ở những hình thức mới mẻ và qua những cách thức mới mẻ; có lẽ ở một thiểu số nhưng bao giờ cũng hiện hữu cho tất cả xã hội đều thấy. Và giờ đây, trong thời điểm lịch sử này, chúng ta bắt đầu thấy rằng chúng ta thực sự là cần đến Thiên Chúa. Chúng ta có thể làm được nhiều điều, nhưng chúng ta không thể tạo nên đươc khí hậu của mình. Chúng ta tưởng chúng ta có thể làm được nó nhưng chúng ta không thể nào làm được nó. Chúng ta cần tặng ân Trái Đất, tặng ân nước nôi, chúng ta cần đến Đấng Hóa Công; Đấng Hóa Công tái xuất hiện trong việc tạo dựng của Ngài. Thế nên chúng ta cũng tiến đến chỗ hiểu được rằng chúng ta không thể nào thực sự hạnh phúc, không thể nào thực sự phát động công lý cho toàn thế giới, mà không có một tiêu chuẩn hiệu năng trong dự án của chúng ta, không có một Vị Thiên Chúa là Đấng công minh và là Đấng ban cho chúng ta ánh sáng cùng sự sống. Bởi vậy, tôi nghĩ rằng ở một nghĩa nào đó sẽ có một cuộc khủng hoảng về đức tin của chúng ta nơi ‘thế giới Tây phương’, song chúng ta bao giờ cũng có một cuộc phục hồi đức tin, vì đức tin Kitô Giáo là những gì chân thực, và chân lý bao giờ cũng hiện diện trên  thế giới loài người này, và Thiên Chúa bao giờ cũng là sự thật. Như thế, cuối cùng tôi vẫn cảm thấy lạc quan.

Mr Auskar Surbakti of SBS, the Australian television: Tâu ĐTC, con xin lỗi vì con không nói giỏi tiếng Ý nên con sẽ đặt câu hỏi bằng tiếng Anh. Đã từng có lời kêu gọi từ những nạn nhân ở Úc Đại Lợi bị lạm dụng tình dục bởi giáo sĩ xin ĐTC lên tiếng về vấn đề này và ngỏ lời xin lỗi các nạn nhân trong cuộc ĐTC viếng thăm Úc Đại Lợi. Chính ĐHY Pell đã nói rằng thật là thích hợp cho ĐGH lên tiếng về vấn đề này,  và chính ĐTC cũng đã thực hiện một cử chỉ tương tự trong chuyến viếng thăm gần đây của ĐTC ở Hiệp Chủng Quốc. ĐTC có nói đến  vấn đề lạm dụng tình dục này và ĐTC có ngỏ lời xin lỗi hay chăng?

ĐTC: Đúng, vấn đề này chính yếu cũng giống như ở Hiệp Chủng Quốc. Tôi cảm thấy bắt buộc phải nói đêá nó ở Hiệp Chủng Quốc vì Giáo Hội cần phải hòa giải, tránh đi, giúp đáp cũng như thấy được lỗi lầm nơi những vấn đề này, nên tôi sẽ cần phải nói những điều như thế như đã nói ở Hoa Kỳ. Như tôi đã nói là chúng ta cần phải làm sáng tỏ 3 khía cạnh: khía cạnh thứ nhất tôi đề cập tới là giáo huấn về luân lý của chúng ta. Cần phải rõ ràng, bao giờ cũng đã rõ ràng là từ những thế kỷ đầu, thiên chức linh mục, để làm linh mục, thì không tương hợp với hành vi cử chỉ này, vì linh mục phục vụ Chúa, mà Chúa của chúng ta là Đấng thánh thiện và luôn dạy dỗ chúng ta – Giáo Hội bao giờ cũng đã nhấn mạnh đến điều này. Chúng ta cần phải phản tỉnh về những gì thiếu hụt nơi việc giáo dục của chúng ta, nơi việc giảng dạy của chúng ta trong mấy thập niên gần đây: trong các thập niên 1950, 1960 và 1970 đã có chủ trương tương xứng thuyết nơi đạo đức học là thuyết cho rằng không gì tự mình là xấu hết nếu tương xứng với những cái khác; căn cứ vào tương xứng thuyết này có thể nghĩ đến một số vấn đề – người ta có thể nói đến chứng   thích tình dục với trẻ em – tức ở một mức độ tương xứng nào đó chúng có thể là một điều tốt lành. Giờ đây cần phải minh nhiên nói rằng tín lý Công Giáo không bao giờ chủ trương như vậy. Có những điều bao giờ cũng xấu, và chứng thích tình dục với trẻ em bao giờ cũng xấu. Trong vấn đề giáo dục của chúng ta, ở các chủng viện, ở việc lâu dài huấn luyện linh mục của chúng ta, chúng ta cần phải giúp các vị linh mục thực sự sống gần gũi với Chúa Kitô, học biết từ Người, nhờ đó trở thành những hỗ trợ viên, chứ không phải là đối phương của đồng loại chúng ta, của Kitô hữu chúng ta. Bởi thế, chúng ta sẽ làm mọi sự có thể để làm sáng tỏ những gì là giáo huấn của Giáo Hội và giúp vào việc giáo dục cùng việc sửa soạn cho các linh mục, việc huấn luyện lâu dài, và chúng ta sẽ làm tất cả những gì có thể để chữa lành và hòa giải với các nạn nhân. Tôi nghĩ đó là nội dung thiết yếu của những gì nói lên tiếng ‘xin lỗi’. Tôi nghĩ tốt hơn, quan trọng hơn trong việc cống hiến nội dung của hình thức này, và tôi nghĩ nội dung cần phải nói những gì đã thiếu sót nơi hành vi cử chỉ của chúng ta, những gì chúng ta cần phải làm trong lúc này, ở chỗ làm thế nào chúng ta có thể ngăn ngừa và làm thế nào tất cả chúng ta có thể chữa lành và hòa giải.

(Hai vấn đáp cuối cùng, một của Mrs Martine Nouaille, of "Agence France Presse", liên quan tới vấn đề thay đổi khí hậu ở Thượng Nghị G8 Nhật Bản, và một của Cindy Wooden of CNS, Catholic News Service, liên quan tới Hội Nghị Lambert của Anh Giáo với những gì phản truyền thống Kitô Giáo đã được ĐTC trả lời vắn tắt và trống trống)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2008/july/documents/hf_ben-xvi_spe_20080712_interview_en.html

TOP 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Khai Từ Thứ Năm 17/7/2008 với nhân dân Úc ở Government House, Sydney Úc Đại Lợi dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIII (12-18/7/2008)

(Đoạn chào mở đầu)

Một số người có thể hỏi rằng động lực nào đã thúc đẩy hằng ngàn ngàn giới trẻ thực hiện những gì mà đối với nhiều người là một cuộc hành trình dài và gian nan để tham dự vào một biến cố kiểu này. Ngay từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới đầu tiên năm 1986, vấn đề hiển nhiên cho thấy rằng đông đảo giới trẻ cảm nhận được cơ hội được cùng nhau đến để dào sâu đức tin của mình nơi Chúa Kitô và chia sẻ với nhau một cảm nghiệm hân hoan về mối hiệp thông trong Giáo Hội của Người. Họ mong nghe lời Chúa, và học hỏi hơn nữa về đức tin của mình. Họ hao hức dự phần vào một biến cố đề cao những lý tưởng cao cả có sức tác động họ, và họ trở về đầy niềm hy vọng và lập lại quyết tâm góp phần vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Đối với tôi, thật là một niềm vui được ở với họ, nguyện cầu với họ và cử hành Thánh Thể với họ. Ngày Giới Trẻ Thế Giới làm cho tôi tràn day niềm tin tưởng cho tương lai của Giáo Hội cũng như tương lai của thế giới chúng ta.

Đặc biệt là thích hợp để cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở nơi đây, vì Giáo Hội ở Úc Châu, một lục địa trẻ nhất, cũng là một trong những nơi có tính cách hoàn vũ nhất. Từ khi xẩy ra cuộc định cư đầu tiên của người Âu Châu ở nơi đây vào cuối thế kỷ 18, xứ sở này đã trở thành nhà chẳng những cho các thế hệ của dân Âu Châu, mà còn là cho dân chúng từ khắp nơi trên thế giới nữa. (Đến đây ĐTC nói về tính cách đa dạng của dân Úc, nhất là thổ dân ở đây, và khen chính phủ Úc trong nỗ lực hòa giải tương kính)

Thành phần định cư từ Âu Châu đến đây bao giờ cũng có một phần lớn tín hữu Công Giáo, và chúng ta có thể chính đáng hãnh diện về việc góp phần của họ trong việc xây dựng quốc gia này, nhất là nơi lãnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Một trong những nhân vật nổi bật nhất nơi lịch sử của xứ sở này là Chân Phước Mary Mackillop. (ĐTC nói về công trạng của vị chân phước này cùng hội dòng của ngài). Trong môi trường càng tục hóa ngày nay, cộng đồng Công Giáo này vẫn tiếp tục góp phần  quan trọng vào đời sôáng của quốc gia, chẳng những qua việc giáo dục và chăm sóc sức khỏe, nhất là còn bằng việc nhấn mạnh tới chiều kích thiêng liêng của những vấn đề đang nóng bỏng nơi cuộc tranh luận hiện nay.

Cùng với nhiều ngàn giới trẻ viếng thăm Úc Đại Lợi vào lúc này đây, thật thích hợp để suy nghĩ về loại thế giới mà chúng ta đang truyền đạt cho các thế hệ tương lai. Nơi những lời trong bản quốc ca của anh chị em, thì mảnh đất này ‘tràn đầy những tặng ân thiên nhiên, của vẻ đẹp phong phú và hiếm thấy’. Kỳ công của việc Thiên Chúa tạo dựng nhắc nhở chúng ta về nhu cầu bảo vệ môi trường và thực thi vai trò của một quản gia hữu trách đối với những sản vật của trái đất này. (ĐTC tiếp theo nói tới nỗ lực của cính phủ Úc trong việc bảo vệ môi sinh trên cầu trường quốc tế)

(2 đoạn cuối ĐTC nói về việc ngài nguyện cầu cùng Thánh Thần cho Úc Đại Lợi và ngỏ lời cám ơn tiếp đón ngài)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2008/july/documents/hf_ben-xvi_spe_20080717_welcome_en.html

TOP 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Khai Từ ngỏ cùng Giới Trẻ Thứ Năm 17/7/2008 ở Barangaroo, Sydney Harbour Úc Đại Lợi dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIII (12-18/7/2008)

(4 đoạn đầu ĐTC ngỏ lời chào giới trẻ, cám ơn đã đón tiếp ngài, nhất là ĐHY Pell và ĐTGM Wilson, và nhớ đến những người xấu số đáng thương trong xã hội)

Gần 2000 năm trước đây, các vị Tông Đồ, qui tụ lại ở căn thượng lầu cùng với Mẹ Maria và một số phụ nữ trung thành, đã được tràn đầy Thánh Linh (cf. Acts 1:14; 2:4). Ở vào giây phút phi thường ấy, giây phút Giáo Hội được hạ sinh, tình trạng bối rối và sợ hãi từng kìm kẹp các môn đệ của Chúa Kitô đã được biến thành một niềm xác tín mãnh liệt và một cảm quan quyết liệt. Các vị cảm thấy bị thúc bách phải nói về cuộc các vị gặp gỡ Chúa Giêsu phục sinh, Đấng các vị đã tiến đến chỗ gọi một cách cảm xúc là Chúa. Thật sự thì các Tông Đồ đều là những người bình thường. Không ai có thể cho mình là người môn đệ tuyệt hảo. Các vị đã không nhận biết Chúa Kitô (cf. Lk 24:13-32), các vị cảm thấy xấu hổ về tham vọng của mình (cf. Lk 22:24-27), và các vị thậm chí đã chối bỏ Người (cf. Lk 22:54-62). Tuy nhiên, khi nhận được quyền năng từ Thánh Thần, các vị đã thấu suốt chân  lý của Phúc Âm Chúa Kitô và phấn khởi loan truyền Phúc Âm này một cách hiên ngang can trường. Các vị đã mạnh dạn van xin rằng: hãy thống hối, lãnh nhận phép rửa, lãnh nhận Thánh Linh (cf. Acts 2:37-38)! Sâu xa với giáo huấn của các vị Tông Đồ, trong mối hiệp thông cũng như trong việc bẻ bánh cùng nguyện cầu (cf. Acts 2:42), cộng đồng Kitô giáo non trẻ đã tiến lên để chống lại với tình trạng đồi trụy nơi văn hóa chung quanh họ (cf. Acts 2:40), để chăm sóc cho nhau (cf. Acts 2:44-47), để bênh vực niềm tin của mình nơi Chúa Giêsu trước lòng hận thù (cf. Acts 4:33), cũng như để chữa lành kẻ liệt bệnh (cf. Acts 5:12-16). Và để tuân lệnh truyền của Chúa Kitô, họ đã lên đường, làm chứng cho một câu truyện cao cả nhất chưa từng có, đó là Thiên Chúa đã trở nên một người trong chúng ta, là thần linh đã tiến vào lịch sử của loài người để biến đổi nó, và chúng ta được kêu gọi để dìm mình vào tình yêu thương cứu độ của Chúa Kitô, một tình yêu thương cứu độ đã chiến thắng sự dữ và sự chết. Thánh Phaolô, trong bài nói nổi tiếng của ngài với Công Đường Hy Lạp, đã nhập đề sứ điệp này như sau: ‘Thiên Chúa ban phát hết mọi sự – bao gồm cả sự sống và hơi thở – cho hết mọi người… để tất cả mọi dân nước có thể tìm kiếm Thiên Chúa, và bằng việc cảm thấy cách thức tiến đến với Ngài, tiếp tục tìm kiếm Ngài. Thật vậy, Ngài không ở xa bất kỳ ai trong chúng ta, vì chính ở trong Ngài chúng ta sống động và hiện hữu’ (Acts 17:25-28).

Thế rồi từ đó, những con người nam nữ đã bắt đầu kể lại cũng câu truyện này, bằng việc làm chứng cho chân lý và tình yêu của Chúa Kitô, và góp phần vào sứ vụ của Giáo Hội. Hôm nay, chúng ta nghĩ đến những vị Linh mục, Nữ tu và Sư huynh đã đến bờ cõi này, cũng như đến các phần đất khác của Thái Bình Dương này, từ Ái Nhĩ Lan, Pháp quốc, Hiệp Vương quốc và những nơi khác ở Âu Châu. Đại đa số thì trẻ trung – một số vẫn còn ở vào tuổi đôi mươi – và khi họ từ biệt cha mẹ, anh chị em, bạn hữu của mình, họ biết rằng họ khó lòng trở về quê hương. Cả cuộc sống của họ là một chứng từ vô tư. Họ đã trở thành những kiến thiết gia khiêm tốn nhưng kiên cường của rất nhiều gia sản về xã hội và thiêng liêng là những gì vẫn còn mang lại thiện hảo, cảm thương và mục tiêu cho những quốc gia này. Và họ đã tiếp tục gây tác động thế hệ khác. Chúng ta nghĩ ngay đến đức tin là những gì nâng đỡ Chân Phước Mary Mackillop nơi quyết tâm trọn vẹn của Ngài dấn thân vào việc giáo dục đặc biệt thành phần nghèo khổ, và Chân Phước Peter To Rot nơi việc Ngài kiên trì quyết tâm để vai trò lãnh đạo cộng đồng bao giờ cũng phải bao gồm Phúc Âm. Cũng hãy nghĩ đến ông bà và cha mẹ của các bạn, những thày cô đầu tiên truyền dạy đức tin. Cả họ nữa cũng thực hiện vô vàn hy sinh về thời gian và nghị lực vì yêu thương các bạn. Được hỗ trợ bởi các vị linh mục và thày cô trong giáo xứ, họ thực hiện một công việc, không phải lúc nào cũng dễ dàng những hết sức mãn nguyện, việc hướng dẫn các bạn hướng tới tất cả những gì là tốt lành và chân thực, qua chứng từ của họ – việc giảng dạy và sống đức tin Kitô Giáo của chúng ta nơi họ. 

Ngày nay đến phiên của tôi. Vì đối với một số trong chúng ta thì dường như chúng ta đã tiến đến ngày cùng tháng tận của thế giới này! Tuy nhiên, đối với thành phần thuộc lứa tuổi của các bạn thì bất cứ một cuộc thoát ly nào cũng là một viễn tượng hào hứng. Thế nhưng, đối với tôi, cái viễn tượng này là một cái gì đó có vẻ rùng rợn! Tuy nhiên, những cảnh sắc có được về trái đất của chúng ta nơi không gian thật sự là những gì kỳ diệu. Cái lấp lánh của miền Địa Trung Hải, cái mênh mông của vùng sa mạc bắc Phi Châu, cái tươi tốt của rừng rú Á Châu, cái bao la của Thái Bình Dương, vùng chân trời của vừng dương lên xuống, và cái rạng ngời hùng vĩ của vẻ đẹp thiên nhiên ở Úc Châu mà tôi đã được hoan hưởng mấy ngày vừa qua; tất cả những cái ấy đều làm bừng lên một cảm quan hết sức bàng hoàng. Người ta như thể thoáng nhìn thấy được câu truyện tạo dựng trong Sách Khởi Nguyên – ánh sáng và bóng tối, mặt trời và mặt trăng, nước nôi, đất đai, cùng các sinh vật; tất cả những sự ấy đều ‘tốt lành’ trước mắt của Thiên Chúa (cf. Gen 1:1 – 2:4). Chìm vào vẻ đẹp như thế, ai có thể không âm vang lên những lời của Thánh Vịnh gia để chúc tụng Đấng Hóa Công: ‘danh Ngài uy nghi biết bao trên khắp trái đất này?’ (8:1). 

Chưa hết – còn một điều gì đó khó có thể nhận thầy trên bầu trời này – đó là con người nam nữ, được dựng nên không là gì khác hơn ngoài hình ảnh Thiên Chúa và tương tự như Ngài (cf. Gen 1:26). Ở tâm điểm của việc tạo thành kỳ diệu là các bạn và tôi đây, một gia đình nhân loại ‘được tôn vinh và danh dự’ (Ps 8:5). Ôi kinh ngạc biết bao! Cùng với Thánh Vịnh gia, chúng ta hãy than lên rằng: ‘con người là ai mà được Chúa lưu tâm?’ (Ps 8:4). Để rồi, chúng ta suy tư ngẫm nghĩ trong thinh lặng, trong tinh thần tạ ơn, trong quyền năng của sự thánh thiện.  

Chúng ta còn khám phá ra những gì nữa? Có lẽ chúng ta sẽ do dự tiến đến chỗ nhìn nhận là cũng có cả những vết xẹo hằn lên trên mặt trái đất của chúng ta đây, như tình trạng bị soi mòn, tình trạng phá rừng, tình trạng phung phá những tài nguyên khoáng liệu và biển khơi để cung cấp chất đốt cho một thứ tiêu thụ bất khả thỏa đáng. Một số trong các bạn đến từ những quốc đảo mà chính sự hiện hữu của chúng đang bị đe dọa bởi mực nước dâng cao; những bạn khác từ các quốc gia đang chịu các hậu quả gây ra bởi tình trạng hạn hán tàn phá. Thiên nhiên tạo vật kỳ diệu của Thiên Chúa đôi khi trải qua cái hầu như là thù hận từ thành phần quản gia của mình, thậm chí một cái gì đó nguy hiểm. Làm thế nào những gì là ‘tốt lành’ lại trở thành rất đe dọa như thế chứ?

Còn nữa. Về con người, tột đỉnh của việc Thiên Chúa tạo thành thì sao? Hằng ngày chúng ta gặp thấy thiên tài nơi việc chiếm đạt của con người. Từ những tiến triển nơi các ngành y khoa và việc tinh khéo áp dụng về kỹ thuật, đến việc sáng tạo được phản ảnh nơi các thứ nghệ thuật, phẩm chất và việc hoan hưởng của đời sống con người nơi nhiều cách thức là những gì đang vững vàng gia tăng. Trong các bạn cũng thấy được việc các bạn sẵn sàng chấp nhận đầy giẫy những cơ hội được cống hiến cho các bạn. Một số trong các bạn xuất sắc về vấn đề học vấn, về thể thao, về âm nhạc, hay nhẩy múa và kịch nghệ, những bạn khác có một cảm quan bén nhậy về công bình xã hội và đạo đức học, và nhiều bạn bắt tay vào việc phục vụ và hoạt động thiện nguyện. Tất cả chúng ta, trẻ hay già, đều có những giây phút khi mà cái thiện hảo bẩm sinh của con người – có lẽ được thoáng thấy nơi cử chỉ của một đứa nhỏ hay việc sẵn sàng thứ tha của một người lớn – làm cho chúng ta tràn đầy niềm sâu xa hân hoan và tri ân cảm tạ.

Tuy nhiên, những giây phút ấy không kéo dài bao lâu. Bởi thế, chúng ta lại ngẫm nghĩ suy tư. Và chúng ta khám phá ra rằng chẳng những môi trường thiên nhiên mà còn cả môi trường xã hội nữa – một thứ môi sinh được chúng ta tạo nên kiểu cách cho chúng ta – cũng có những vết xẹo của nó nữa; những vết thương cho thấy rằng có một cái gì đó sai quấy. Cả ở đây nữa, nơi cuộc sống cá nhân của chúng ta cũng như trong các cộng đồng của chúng ta, chúng ta có thể gặp phải lòng hận thù, đôi khi nguy hiểm; một thứ độc chất đe dọa đến việc làm suy mòn những gì là tốt lành, tái cấu trúc con người của chúng ta, và bóp méo cái mục đích vì thế chúng ta đã được tạo dựng nên. Có đầy giẫy những trường hợp điển hình như chính các bạn đều biết. Trong số những gì thịnh hành nhất đó là việc lạm dụng men rượu và ma túy, cũng như việc đề cao bạo lực và hạ giá tính dục, những gì thường được trình chiếu như vấn đề giải trí tiêu khiển trên truyền hình và mạng điện toán toàn cầu. Tôi tự hỏi rằng có ai trực diện với thành phần thực sự chịu đựng bạo lực và bị khai thác tình dục để ‘cắt nghĩa’ rằng những thảm trạng này, những gì được mô tả một cách hữu sự, chỉ được coi là ‘việc giải trí tiêu khiển’ hay chăng?

Cũng còn một điềm gở lạ nữa xuất phát từ sự kiện là quyền tự do và lòng khoan dung rất thường bị tách khỏi sự thật. Điều này được châm ngòi bởi một thứ quan niệm được ngày nay thịnh hành chủ trương đó là không có những chân lý tuyệt đối hướng dẫn đời sống của chúng ta. Chủ nghĩa tương đối, bằng việc cống hiến cách bừa bãi giá trị thực tiễn cho hết mọi sự, đã làm cho ‘kinh nghiệm’ trở thành những gì tối quan trọng. Tuy nhiên, các thứ kinh nghiệm, khi tách khỏi bất cứ lưu tâm nào về những gì là tốt lành và chân thực, có thể dẫn đến, không phải là đến một thứ tự do đích thực, mà là đến tình trạng lẫn lộn về luân lý hay lý trí, đến một tình trạng hạ cấp những tiêu chuẩn, đến cái mất mát về sự tự trọng, và thậm chí đến tuyệt vọng.   

Các bạn thân mến, đời sống không được chi phối bởi may rủi tình cờ; nó không phải là một cái gì ngẫu nhiên. Chính việc hiện hữu của các bạn đã được Thiên Chúa muốn thuưc hiện, chúc lành và đặt mục đích (cf. Gen 1:28)! Đời sống không phải là một chuỗi liên tục các biến cố hay kinh nghiệm, cho dù nhiều kinh nghiệm có hữu ích chăng nữa. Nó là một cuộc tìm kiếm sự thật, sự thiện và sự mỹ. Chính vì cùng đích này mà chúng ta cần phải thực hiện việc chọn lựa; chính vì cùng đích ấy mà chúng ta hành sử quyền tự do của mình; chính vì nơi mục đích này – nơi sự thật, nơi sự thiện và nơi sự mỹ – mà chúng ta thấy được hạnh phúc và niềm vui. Đừng bị lừa dối bởi những ai coi các bạn thuần túy như là một thứ tiêu thụ viên trên thị trường của các thứ những khả thể đồng loạt, nơi mà tự việc chọn lựa trở thành sự thiện, cái mới mẻ lật úp sự mỹ, và kinh nghiệm chủ quan thay thế sự thật.

Chúa Kitô cống hiến còn hơn thế nữa! Thật sự là Người cống hiến hết mọi sự! Chỉ có mình Người, Đấng là Sự Thật, mới có thể là Đường Lối và bởi thế cũng là Sự Sống. Như thế, ‘con đường’ được các Tông Đồ mang tới tận cùng trái đất là sự sống trong Chúa Kitô. Đó là sự sống của Giáo Hội. Và cửa ngõ để tiến vào sự sống này, vào con đường Kitô Giáo, đó là Phép Rửa.

Bởi thế, tối hôm nay, tôi muốn vắn tắt nhắc lại một chút về kiến thức của chúng ta về Phép Rửa trước ngày mai liên quan tới Chúa Thánh Thần. Vào ngày lãnh nhận Phép Rửa của các bạn, Thiên Chúa đã kéo bạn vào sự thánh thiện của Ngài (cf. 2Pet 1:4). Các bạn được thừa nhận làm con trai con gái của Người Cha này. Các bạn được tháp nhập với Chúa Kitô. Các bạn được biến thành nơi cư ngụ của Thần Linh Ngài (cf. 1Cor 6:19). Thật thế, ở phần kết thúc Phép Rửa, vị linh mục hướng về cha mẹ của các bạn cùng những người qui tụ lại bấy giờ mà nói khi gọi tên  của các bạn rằng’con đã trở nên  một tạo vật mới’ (Rite of Baptism, 99).

Các bạn thân mến, ở nhà của các bạn, nơi học đường và đại học, nơi làm việc và giải trí, các bạn hãy nhớ rằng các bạn là một tạo vật mới! Là Kitô hữu, các bạn ở trong thế giới này với ý thức rằng Thiên Chúa có một dung nhan con người là Chúa Giêsu Kitô, là ‘đường lối’, Đấng thỏa đáng tất cả mọi mong đợi của con người, và là ‘sự sống’ là những gì chúng ta được kêu gọi đến để làm chứng, khi bước đi trong ánh sáng của Người (cf. ibid., 100).

Công việc làm chứng không dễ dàng gì. Có nhiều người ngày nay cho rằng Thiên Chúa cần phải được loại ra bên lề, và tôn giáo cùng đức tin, cho dù tốt đẹp đối với cá nhân, cũng cần phải được loại trừ ra khỏi tất cả mọi thứ diễn đàn công cộng, hay chỉ được bao gồm trong việc theo đuổi những đích điểm thực tiễn hạn hẹp mà thôi. Cái nhãn quan thuần tục này tìm cách giải thích về đời sống con người và hình thành xã hội căn cứ chút ít hay chẳng qui chiếu gì tới Đấng Hóa Công. Nó cho thấy mình như là những gì trung dung, vô tư và toàn bộ của hết mọi người. Thế nhưng, trong thực tế, như hết mọi ý hệ khác, chủ nghĩa thuần  tục áp đặt một thứ vũ trụ quan. Nếu Thiên Chúa là những gì không có liên quan gì với đời sống công cộng thì xã hội sẽ được khuôn đúc theo một hình ảnh vô thần. Một khi Thiên Chúa bị khuất lấp, thì khả năng của chúng ta trong việc nhìn nhận trật tự tự nhiên, mục đích, và ‘sự thiện’ bắt đầu tàn rụi. Những gì được cổ động như là tinh hoa của con người chẳng mấy chốc trở thành một thứ khai thác ngu xuẩn, tham lam và vị kỷ. Và vì vậy chúng ta càng ngày càng nhận thấy chúng ta cần khiêm nhượng trước cái phức tạp tinh tường nơi thế giới của Thiên Chúa. 

Thế còn về môi trường xã hội của chúng ta thì sao? Chúng ta cũng có lưu tâm tới những dấu hiệu về việc chúng ta quay lưng lại với cái cấu trúc về luân lý là những gì Thiên Chúa đã trang bị cho con người hay chăng (cf. 2007 World Day of Peace Message, 8)? Chúng ta có nhận ra rằng phẩm vị bẩm sinh của hết mọi cá nhân đều được căn cứ vào căn tính sâu xa nhất của họ hay chăng – ở chỗ họ là hình ảnh của Đấng Hóa Công – và vì thế, các thứ quyền lợi của con người là những gì phổ quát, được căn cứ vào luật tự nhiên, và không phải là những gì lệ thuộc vào vấn đề điều đình thương thảo hay bảo trợ được dung hòa? Như thế chúng ta tiến đến chỗ suy nghĩ về vị thế có được trong xã hội của chúng ta giành cho thành phần nghèo khổ và già lão, thành phần di dân và thấp cổ bé miệng. Làm thế nào lại xẩy ra tình trạng bạo động trong nước hành khổ rất nhiều bà mẹ và trẻ em chứ? Làm sao một nơi linh thánh và kỳ diệu nhất – là bụng dạ người mẹ – lại trở thành một nơi bạo động khôn xiết kể chứ?

Các bạn thân mến, thiên nhiên tạo vật của Thiên Chúa chỉ có một và là những gì tốt lành. Những quan tâm tới tình trạng bất bạo động, tình trạng phát triển khả trợ, tới công lý và hòa bình, và tới việc chăm sóc cho môi trường của chúng ta là những gì rất quan trọng đối với nhân loại. Tuy nhiên, chúng không thể nào hiểu nổi nếu không sâu xa thâm tín về phẩm giá bẩm sinh của hết mọi sự sống con người từ khi thụ thai tới khi tự nhiên qua đi: một phẩm giá được chính Thiên Chúa ban cho và vì thế bất khả vi phạm. Thế giới của chúng ta đã trở nên mệt mỏi với lòng tham lam, việc khai thác và tình trạng chia rẽ, với cái chán ngán về những thứ ngẫu tượng sai lầm và những thứ đáp ứng mòn mỏi, cùng nỗi đớn đau của những hứa hẹn giả trá. Tâm trí của chúng ta đang mong thấy một thứ nhãn quan của sự sống là nơi bền bỉ yêu thương, chia sẻ tặng ân, xây dựng hiệp nhất, nơi tự do tìm thấy ý nghĩa trong sự thật, và là nơi căn tính được tìm thấy trong mối hiệp thông trân trọng. Đó là công việc của Chúa Thánh Thần! Đó là niềm hy vọng được loan truyền bởi Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô. Chính vì để làm chứng cho thực tại này mà các bạn được tái tạo dựng nơi Phép Rửa và được kiên cường nhờ các tặng ân của Vị Thần Linh nơi Bí Tích Thêm Sức. Chớ gì đây là sứ điệp các bạn mang từ Sydney đến cho thế giới!

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2008/july/documents/hf_ben-xvi_spe_20080717_barangaroo_en.html

 

 TOP

 

 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Huấn Từ ngỏ cùng Giới Trẻ Đêm Canh Thức Thứ Bảy 19/7/2008 ở Randwick Racecourse, Sydney Úc Đại Lợi dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIII (12-18/7/2008)

 

Giới Trẻ thân mến,

 

Một lần nữa, tối hôm nay chúng ta đã nghe lới hứa trọng đại của Chúa Kitô là ‘các con sẽ lãnh nhận quyền lực khi Thánh Thần xuống trên các con’. Và chúng ta đã nghe lời hiệu triệu của Người – ‘hãy làm chứng nhân cho Thày khắp thế giới’ (Acts 1:8). Đó là những lời cuối cùng Chúa Giêsu nói trước khi Người Thăng Thiên. Các Tông Đồ đã cảm thấy ra sao khi nghe thấy những lời ấy, chúng ta chỉ có thể giả tưởng mà thôi. Thế nhưng, chúng ta quả thực biết rằng lòng yêu mến sâu xa của các vị đối với Chúa Giêsu, và niềm tin tưởng của các vị vào lời của Người, đã tác động các vị qui tụ lại và chờ đợi; một cuộc đợi chờ không phải là vô định, nhưng cùng nhau, hiệp nhất nguyện cầu, với các phụ nữ và Mẹ Maria ở trên Căn Thượng Lầu (cf. Acts 1:14). Đêm hôm nay, chúng ta cũng làm như thế. Qui tụ lại trước Cây Thánh Giá du hành nhiều nơi và bức hình của Mẹ Maria, cũng như dưới trăng sao rạng ngời của Cây Thánh Giá Phương Nam, chúng ta nguyện cầu. Đêm nay, tôi đang cầu nguyện cho các bạn và cho giới trẻ khắp thế giới. Hãy phấn khởi lên trước mẫu gương của những vị Quan Thày các bạn! Hãy nhận vào tâm trí mình 7 tặng ân của Thánh Linh! Hãy nhận ra và tin vào quyền lực của Thần linh trong đời sống của các bạn!

 

Ngày trước đây chúng ta đã nói về mối hiệp nhất và hòa hợp của việc Thiên Chúa tạo dựng và vị trí của chúng ta nơi việc tạo dựng này. Chúng ta đã nhắc lại làm thế nào trong đại tặng ân của phép rửa chúng ta, thành phần được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa, đã được tái sinh, chúng ta đã trở nên những đứa con cái thừa nhận của Thiên Chúa, nên một tạo vật mới. Và vì là con cái của ánh sáng Chúa Kitô – được biểu hiệu nơi cây nến sáng các bạn cầm trong tay – chúng ta làm chứng trong thế gian này thứ ánh quang không thể bị lấn át bởi tối tăm (cf. Jn 1:5).

 

Đêm nay chúng ta tập trung vào việc làm thế nào để trở nên những nhân chứng. Chúng ta cần phải hiểu biết về ngôi vị của Thánh Thần và sự hiện diện sống động của Ngài trong đời sống của chúng ta. Điều này không dễ dàng triệt thấu. Thật vậy, những hình ảnh khác nhau trong thánh kinh ám chỉ về Vị Thần  linh này – như gió, lửa, hơi thở – cho thấy việc gắng gượng của chúng ta bập bẹ một thứ kiến thức về Ngài. Tuy nhiên, chúng ta thực sự biết rằng chính vị Thánh Thần này là Đấng mặc dù thinh lặng và vô hình, cống hiến chiều hướng và xác định việc chúng ta làm chứng về Chúa Giêsu Kitô.

 

Các bạn đã quá biết rằng việc làm chứng của Kitô hữu chúng ta được cống hiến cho một thế giới đang mỏng dòn nơi nhiều kiểu cách. Mối hiệp nhất nơi thiên nhiên tạo vật của Thiên Chúa đang bị yếu kém bởi những vết thương đặc biệt sâu xa khi các thứ liên hệ về xã hội bị đổ vỡ, hay khi tâm linh của con người bị nhàu nát bởi việc khai thác và lạm dụng con người. Thật vậy, xã hội ngày nay đang bị phân mảnh bởi một đường lối suy tư thiển cận gia truyền, vì nó không màng chi tới trọn vẹn chân trời của sự thật – sự thật về Thiên Chúa và về chúng ta. Tự bản chất của mình, chủ nghĩa tương đối không thể thấy được toàn thể bức tranh này. Nó coi thường chính những nguyên lý giúp chúng ta có thể sống và triển nở trong hiệp nhất, trật tự và hòa hợp.

 

Là thành phần chứng nhân Kitô Giáo, đáp ứng của chúng ta ra sao trước một thế giới chia rẻ và phân mảnh này? Làm sao chúng ta có thể cống hiến  niềm hy vọng hòa bình, việc chữa lành và mối hòa hợp cho những ‘chặng đường’ xung khắc, khổ đau, và căng thẳng mà các bạn đã chọn để tiến bước với Cây Thánh Giá của Ngày Giới Trẻ Thế Giới đây? Mối hiệp nhất và hòa giải không thể nào đạt được bởi nguyên nỗ lực của chúng ta. Thiên Chúa đã dựng nên  chúng ta cho nhau (cf. Gen 2:24) và chỉ ở nơi Thiên Chúa và Giáo Hội của Người chúng ta mới thấy được mối hiệp nhất chúng ta kiếm tìm. Tuy nhiên, trước những thứ bất toàn và bất mãn nguyện, cả nơi cá nhân cũng như cơ cấu – chúng ta đôi khi lại có khuynh hướng muốn cấu tạo nên một cộng đồng ‘toàn hảo’ một cách nhân tạo. Khuynh hướng này không phải là điều mới lạ gì. Lịch sử của Giáo Hội cũng bao gồm nhiều trường hợp về những nỗ lực trong việc qua mặt hay thắng vượt những yếu hèn và thất bại của nhân loại để kiến tạo nên một mối hiệp nhất trọn vẹn, một không tưởng thiêng liêng.

 

Những nỗ lực như thế để cấu tạo nên mối hiệp nhất thực sự là làm suy yếu nó! Việc tách biệt Thánh Thần khỏi Chúa Kitô hiện diện nơi kiến trúc về cơ cấu của Giáo Hội sẽ tác hại tới mối hiệp nhất của cộng đồng Kitô Giáo thực sự là tặng ân của Vị Thần Linh này! Nó phản lại với bản chất của Giáo Hội như là một đền thờ sống động của Thánh Linh (cf 1Cor 3:16). Thật vậy, chính Vị Thần Linh này, Vị hướng dẫn Giáo Hội theo con đường của tất cả sự thật và hiệp nhất Giáo Hội trong mối hiệp thông cũng như trong các hoạt động của thừa tác vụ (cf. Lumen Gentium, 4). Tiếc thay, khuynh hướng ‘đơn phương’ này vẫn tiếp tục tồn tại. Có một số người ngày nay cho rằng cộng đồng địa phương của họ một cách nào đó tách khỏi Giáo Hội được cho là về cơ cấu, khi nói về cộng đồng địa phương ấy như là những gì uyển chuyển và cởi mở trước Thần Linh này, và Giáo Hội về cơ cấu như là những gì cứng ngắc và trống rỗng Thần Linh.

 

Hiệp nhất là những gì thuộc về yếu tính của Giáo Hội (cf. Catechism of the Catholic Church, 813); nó là một tặng ân chúng ta cần phải nhìn nhận và ấp ủ. Đêm hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho quyết tâm nuôi dưỡng mối hiệp nhất, ở chỗ, góp phần xây dựng nó! chống lại bất cứ khuynh hướng lui bước nào! Vì chúng ta có thể cống hiến cho thế giới của chúng ta chính cái thấu triệt này, cái nhãn quan bao rộng ấy, về đức tin của chúng ta – một đức tin vững chắc nhưng cởi mở, kiên trì nhưng năng động, chân thực nhưng liên lỉ gia tăng minh thức. Giới trẻ thân mến, không phải vì đức tin của các bạn mà những bạn bè đang gặp khó khăn hay đang tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống của họ hướng về với các bạn hay sao? Hãy coi chừng! Hãy lắng nghe! Nơi tình trạng bất hòa và chia rẽ của thế giới chúng ta, các bạn có thể nghe thấy được tiếng hòa hợp của nhân loại hay chăng? Từ một con trẻ bị bỏ rơi ở một trại tị nạn Darfur, hay từ một thanh thiếu niên có vấn đề, hoặc từ một phụ huynh lo âu ở bất cứ một ngoại ô nào, hay có lẽ thậm chí giờ đây từ thâm cung của cõi lòng của các bạn, đều nổi lên cùng một tiếng kêu của con người muốn được nhận biết, muốn được thuộc về, muốn được hiệp nhất. Ai sẽ là người thỏa đáng ước vọng thiết yếu này của con người muốn nên một, muốn được lặn ngụp trong mối hiệp thông, một được xây đắp, muốn được dẫn đến với sự thật đây? Thánh Thần! Đó là vai trò của Vị Thần Linh này, ở chỗ, làm hoàn  thành công cuộc của Chúa Kitô. Được ban cho phong phú các tặng ân của Vị Thần Linh này, các bạn sẽ có được quyền năng để vượt lên trên cái lầm lì, cái không tưởng trống rỗng, cái phù du, để cống hiến một thứ liên lỉ và vững chắc của chứng từ Kitô Giáo!

 

Hỡi các bạn, khi đọc Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng rằng: ‘Tôi tin kính Chúa Thánh Thần là Chúa và là Đấng ban sự sống’.  ‘Vị Thần Linh Sáng Tạo’ này là quyền năng của Thiên Chúa ban sự sống cho tâá cả mọi tao vật và là nguồn mạch của sự sống mới dồi dào trong Chúa Kitô. Vị Thần Linh này bảo trì Giáo Hội trong mối hiệp nhất với Chúa và trong việc trung thành với Truyền Thống tông đồ. Ngài đã linh ứng viết lên các cuốn Sách Thánh và Ngài đang hướng dẫn Dân Chúa tiến vào tất cả sự thật (cf. Jn 16:13). Qua tất cả những cách thức ấy, Vị Thần Linh này là ‘Đấng ban sự sống’, dẫn chúng ta vào chính cõi lòng của Thiên Chúa. Bởi thế, chúng ta càng để cho Vị Thần Linh này dẫn dắt, chúng ta sẽ càng trở nên giống Chúa Kitô hoàn hảo hơn và càng chìm sâu hơn vào sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi.

 

Việc chia sẻ này về bản tính của Thiên Chúa (cf. 2Pet 1:4) xẩy ra nơi diễn tiến của những giây phút hằng ngày trong đời sống của chúng ta là nơi Ngài bao giờ cũng hiện diện (cf. Bar 3:38). Tuy nhiên, có những lúc chúng ta có thể hướng chiều về việc tìm kiếm một thứ vẹn toàn nào đó ở ngoài Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu đã hỏi 12 Vị rằng: ‘các con cũng muốn bỏ đi hay chăng?’ Việc đào thoát này có lẽ cống hiến cái ảo ảnh được tự do. Thế nhưng nó sẽ dẫn đi đâu? Chúng con còn biết theo ai? Vì nơi tâm can của mình, ta biết rằng chính Chúa là Đấng ‘có lời ban sự sống đời đời’ (Jn 6:67-68). Việc bỏ Người mà đi chỉ là một nỗ lực phù phiếm trong việc thoát ly bản thân chúng ta mà thôi (cf. Saint Augustine, Confessions VIII, 7). Bởi thế, Chúa Thánh Thần nhẹ nhàng những chắc chắn lèo lái chúng ta về với những gì là thực sự, những gì là bền bỉ, những gì là chân thực. Chính Vị Thần Linh này là Đấng dẫn chúng ta trở về với mối hiệp thông của Ba Ngôi Chí Thánh!

 

Chúa Thánh Thần từng là ngôi vị thần linh trong Ba Ngôi Chí Thánh bị quên lãng một cách nào đó. Chúng ta hầu như không thể nào rõ ràng hiểu được Vị Thần Linh này. Tuy nhiên, khi tôi còn là một thằng bé thì cha mẹ của tôi, như cha mẹ của các bạn, đã dạy cho tôi làm Dấu Thánh Giá. Bởi thế, chẳng bao lâu tôi nhận ra rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất trong ba Ngôi, và Ba Ngôi là tâm điểm của đức tin và đời sống Kitô hữu chúng ta. Khi lớn lên có được một số kiến thức về Thiên  Chúa Ngôi Cha và Thiên Chúa Ngôi Con – những danh xưng vốn được nói đến nhiều – thì kiến thức của tôi về ngôi ba trong Ba Ngôi vẫn còn thiếu sót chưa trọn vẹn. Bởi vậy, là một linh mục trẻ dạy thần học, tôi đã quyết định học hiểu những chứng nhân nổi bật về Vị Thần Linh này trong lịch sử Giáo Hội. Chính ở trong cuộc hành trình học hiểu này mà tôi đã tìm đọc vị đại Thánh Âu Quốc Tinh trong số các vị khác.

 

Kiến thức của Thánh Âu Quốc Tinh về Chúa Thánh Thần đã được tiến hóa dần dần; nó là một cuộc đối chọi. Là một con người trẻ, ngài đã theo bè rối Nhị Nguyên Thuyết Manichaeism – một trong những nỗ lực được tôi đề cập đến trước đây trong việc tạo nên  một thứ không tưởng thiêng liêng bằng cách tách biệt một cách sâu xa những điều về tinh thần khỏi những điều về xác thịt. Bởi thế thoạt tiên ngài ngờ vực về giáo huấn của Kitô Giáo là giáo huấn chủ trương Thiên Chúa đã hóa thân làm người. Tuy nhiên, cảm nghiệm của ngài về tình yêu của Thiên Chúa hiện diện trong Giáo Hội đã dẫn ngài đến chỗ tra vấn nguồn gốc của nó  nơi sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Điều này đã dẫn ngài tới 3 min h thức đặc biệt về Chúa Thánh Thần như là mối giây hiệp nhất trong Ba Ngôi Chí Thánh: mối hiệp nhất như là mối hiệp thông, mối hiệp nhất như là tình yêu tự tại, và mối hiệp nhất như là việc ban phát và tặng ân. Ba minh thức này không phải chỉ thuần lý thuyết. Chúng giúp vào việc giải thích cách thức hoạt động của Vị Thần Linh này. Trong một thế giới mà cả những cá nhân cũng như các cộng đồng thường trải qua tình trạng thiếu vắng mối hiệp nhất hay niềm gắn bó thì những minh thức này giúp chúng ta bảo tồn mối hòa hợp với Vị Thần Linh này và nới rộng cùng làm sáng tỏ mục tiêu của việc chúng ta làm nhân chứng.

 

Vậy, với sự giúp đỡ của Thánh Âu Quốc Tinh, chúng ta hãy làm sáng tỏ ít nhiều về hoạt động của Thánh Thần. Thánh nhân nhận định rằng hai chữ ‘Thánh’ và ‘Linh’ ám chỉ những gì là thần linh về Thiên Chúa; nói cách khác, những gì được chia sẻ bởi Ngôi Cha và Ngôi Con – tức là mối hiệp thông của hai Ngôi này. Bởi thế, nếu tính chất đặc thù của Thánh Linh là những gì được chia sẻ bởi Ngôi Cha và Ngôi Con, thì Thánh Âu Quốc Tinh kết luận rằng phẩm tính đặc biệt của Vị Thần Linh này là sự hiệp nhất. Đó là sự hiệp nhất của mối hiệp thông sinh động: một sự hiệp nhất của các ngôi vị trong mối liên hệ liên lỉ thông ban, Ngôi Cha và Ngôi Con thông mình cho nhau. Tôi nghĩ rằng chúng ta bắt đầu có một cái thoáng nhìn thấy le lói cái kiến thức này về Chúa Thánh Thần như là sự hiệp nhất, như một mối hiệp thông. Sự hiệp nhất thực sự không bao giờ bắt nguồn từ những liên hệ chối bỏ phẩm vị ngang hàng của các ngôi vị khác. Sự hiệp nhất cũng không phải chỉ là một tổng số bao gồm các nhóm mà qua đó chúng ta đôi khi cố gắng ‘xác định’ về mình. Thật vậy, chỉ ở trong sự sống hiệp thông sự hiệp nhất mới được duy trì và căn tính của con người mới được nên trọn mà thôi: chúng ta nhận biết nhu cầu chung đối với Thiên Chúa, chúng ta đáp ứng với sự hiện diện hiệp nhất của Chúa Thánh Thần, và chúng ta hiến mình cho nhau nơi việc phục vụ.

 

Minh thức thứ hai của Thánh Âu Quốc Tinh – Thánh Linh như là tình yêu tự tại – xuất phát từ việc ngài nghiên cứu bức Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan. Thánh Giaon nói với chúng ta rằng ‘Thiên Chúa là tình yêu’ (1Jn 4:16). Thánh Âu Quốc Tinh cho rằng trong khi những chữ này ám chỉ Chúa Ba Ngôi nói chung thì chúng cũng cho thấy đặc tính riêng biệt của Chúa Thánh Thần. Khi suy niệm về bản chất bền bỉ của tình yêu – ‘ai ở trong tình yêu thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong họ’ (ibid) – ngài đã ngẫm nghĩ rằng: tình yêu hay Thánh Thần là yếu tố giúp vào việc ở trong này? Đây là kết luận ngài đạt đến: ‘Thánh Thần làm cho chúng ta ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong chúng ta; tuy nhiên chính tình yêu làm cho điều này thành hiệu. Bởi thế Vị Thần Linh này là Thiên Chúa yêu thương!’ (De Trinitate, 15.17.31). Nó là một giải thích tuyệt vời, ở chỗ, Thiên Chúa thông mình ra như tình yêu nơi Chúa Thánh Thần. Còn kiến thức nào sâu xa hơn nữa chúng ta có thể có được từ minh thức này đây? Tình yêu là dấu hiệu cho sự hiện diện của Thánh Linh! Những ý nghĩ hay những tiếng nói mà thiếu yêu thương – thậm chí chúng có vẻ khôn ngoan hay trí thức – cũng không thể nào xuất phát ‘từ Thần Linh’. Ngoài ra, tình yêu có một tính chất đặc biệt, ở chỗ chẳng những không nuông chiều hay thay đổi, nó còn có nhiệm vụ hay mục đích đểâ hoàn thành nữa, đó là việc tự tại. Bởi bản chất của mình, tình yêu thì lâu bền. Các bạn thân mến, một lần  nữa chúng ta có một thoáng nhìn về việc Thánh Linh cống hiến cho chúng ta bao nhiêu, ở chỗ, tình yêu là những gì xua tan ngờ vực; tình yêu là những gì chế ngự nỗi sợ hãi bị phản bội; tình yêu là những gì chất chứa thực tại vĩnh hằng; tình yêu chân thực là những gì kéo chúng ta vào mối hiệp nhất tự tại.

 

Minh thức thứ ba – Thánh Linh như tặng ân – Thánh Âu Quốc Tinh rút tỉa được từ việc suy niệm một đoạn Phúc Âm mà tất cả chúng ta đều biết và yêu thích, đó là đoạn Chúa Kitô đàm đạo với người phụ nữ Samaritanô ở giếng nước. Ở đây, Chúa Giêsu mạc khải mình như là Đấng ban nước sự sống (cf. Jn 4:10), một thứ nước sau này được cho biết là Thánh Linh (cf. Jn 7:39; 1 Cor 12:13). Vị Thần Linh này là ‘tặng ân của Thiên Chúa’ (Jn 4:10) – là suối nguồn nội tâm (cf. Jn 4:14), Đấng thực sự thỏa đáng nỗi khát vọng sâu xa nhất của chúng ta và dẫn chúng ta đến cùng Cha. Từ nhận định này, Thánh Âu Quốc Tinh kết luận rằng Thiên Chúa thông mình cho chúng ta như tặng ân là Thánh Linh (cf. De Trinitate, 15, 18, 32). Hỡi các bạn, một lần nữa chúng ta có được một thoáng nhìn về Chúa Ba Ngôi sinh động, ở chỗ, Thánh Thần là Thiên Chúa từ đời đời thông ban bản thân mình; như một suối nguồn vô tận, Ngài không tuôn đổ gì khác ngoài chính bản thân mình. Trước cái tặng ân khôn cùng này, chúng ta mới thấy được những hạn hữu của tất cả những gì đang hư hoại, thấy được cái điên rồ nơi tâm tưởng của thành phần hưởng thụ. Chúng ta bắt đầu hiểu được tại sao việc theo đuổi những gì là mới mẻ khiến chúng ta không cảm thấy mãn nguyện và thiếu thốn. Phải chăng chúng ta đang tìm kiếm một tặng ân vĩnh hằng? đang tìm kiếm một suối nguồn không bao giờ khô cạn? Cùng với người đàn bà Samaritanô, chúng ta hãy kêu lên rằng: xin cho tôi thứ nước này để tôi không còn khát nữa! (Jn 4:15).

 

Giới trẻ thân mến, chúng ta đã thấy rằng chính Thánh Linh là Đấng mang lại mối hiệp thông diệu kỳ cho các tín hữu tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô. Thực sự với bản chất vừa là Đấng ban phát vừa là tặng ân, Ngài thậm chí hiện đang hoạt động trong các bạn. Được phấn khởi bởi những minh thức của Thánh Âu Quốc Tinh, các bạn hãy để cho tình yêu hiệp nhất là thước đo của các bạn; tình yêu tự tại là thách đố của các bạn; tình yêu tự hiến là sứ vụ của các bạn!

 

Cũng tặng ân Thần Linh này sẽ được long trọng ban cho các tuyển sinh thêm sức vào ngày mai. Tôi sẽ nguyện cầu rằng: ‘xin hãy ban cho họ thần trí khôn ngoan và thâm hiểu, thần trí huấn dụ và can trường, thần trí hiểu biết và kính sợ… và làm cho họ đầy thần trí ngỡ ngàng và kinh ngạc’. Những tặng ân này của Thần Linh – mỗi một tặng ân, như Thánh Phanxicô de Sales nhắc nhở chúng ta, là một đường lối để tham dự vào tình yêu duy nhất của Thiên Chúa – không phải là phần thưởng hay công thưởng. Chúng hoàn toàn được ban phát nhưng không (cf. 1Cor 12:11). Và chúng chỉ đòi việc đáp ứng nơi phần của lãnh nhận viên thôi: Tôi chấp nhận! Ở đây chúng ta cảm thấy một điều gì đó về mầu nhiệm sâu xa của việc làm Kitô hữu. Cái tạo nên đức tin của chúng ta không phải chính yếu là những gì chúng ta làm mà là cái chúng ta lãnh nhận. Thật thế, nhiều người quảng đại không phải Kitô hữu có thể chiếm được ngon lành còn hơn cả chúng ta nữa. Hỡi các bạn, các bạn có chấp nhận để được thu hút vào sự sống Ba Ngôi của Thiên Chúa hay chăng? Các bạn có chấp nhận được lôi kéo vào mối hiệp thông yêu thương của Ngài hay chăng?

 

Các tặng ân của Vị Thần Linh này trong chúng ta cống hiến cho việc làm chứng của chúng ta hướng đi và ý nghĩa của nó. Hướng về mối hiệp nhất, các tặng ân của Vị Thần Linh này liên kết chúng ta chặt chẽ hơn với toàn Thân Mình của Chúa Kitô (cf. Lumen Gentium, 11), trang bị khá hơn cho chúng ta trong việc xây dựng Giáo Hội để phục vụ thế giới (cf. Eph 4:13). Chúng kêu gọi chúng ta đến việc chủ động và hân  hoan tham phần vào sự sống của Giáo Hội: ở giáo xứ và các phong trào của giáo hội, nơi các lớp học đạo, ở các văn phòng tuyên úy đại học và các tổ chức công giáo khác. Phải, Giáo Hội cần phải tăng trưởng trong hiệp nhất, cần phải được kiên cường trong thánh thiện, cần phải được trẻ trung lại, cần phải được liên lỉ canh tân (cf. Lumen Gentium, 4). Thế nhưng, theo tiêu chuẩn của ai đây? Của Thánh Thần! Các bạn trẻ thân mến, các bạn hãy hướng về Ngài thì các bạn sẽ tìm thấy ý nghĩa thực sự của việc canh tân.

 

Đêm nay, qui tụ lại dưới vẻ đẹp của bầu trời đêm, lòng trí của chúng ta tràn đầy niềm tri ân Thiên Chúa về đại tặng ân tin tưởng Ba Ngôi của chúng ta. Chúng ta nhớ đến cha mẹ và ông bà của chúng ta là những người đã bước đi theo chúng ta khi chúng ta, là trẻ nhỏ, tập tễnh những bước đầu tiên trong cuộc hành trình đức tin của chúng ta. Giờ đây, nhiều năm sau, các bạn đã qui tụ lại như thành phần người lớn trẻ trung với vị Thừa Kế Thánh Phêrô. Tôi cảm thấy hết sức vui mừng được ở cùng các bạn. Chúng ta hãy kêu cầu Thánh Linh: Ngài là thủ công gia cho những công cuộc của Thiên Chúa (cf. Catechism of the Catholic Church, 741). Hãy để cho các tặng ân của Ngài hình thành các bạn! Như Giáo Hội tiến bước trong cùng cuộc hành trình với toàn thể nhân loại, các bạn nữa cũng được kêu gọi để hành sử các tặng ân của Thần linh giữa những thăng trầm trong đời sống thường nhật của các bạn. Chớ gì đức tin của các bạn trưởng thành qua việc học hành của các bạn, qua công việc làm, qua thể thao, âm nhạc và nghệ thuật. Chớ gì nó được duy trì bằng lời cầu nguyện và nuôi dưỡng bằng các bí tích, nhờ đó trở thành nguồn hứng khởi và hỗ trợ cho những ai ở chung quanh các bạn. Sau hết, đời sống không phải là những gì chồng chất tích lũy. Nó còn hơn là việc thành đạt rất nhiều. Việc thực sự sống là việc được biến đổi từ bên trong, là cởi mở trước quyền năng của tình yêu Thiên Chúa. Trong việc chấp nhận quyền lực của Thánh Thần, cả các bạn nữa cũng có thể biến đổi gia đình của các bạn, cộng đồng và quốc gia của các bạn. Hãy trao ban các tặng ân ấy! Chớ gì sự cao cả được đánh dấu bằng sự khôn ngoan, bằng lòng can đảm, bằng niềm kính sợ và kính tôn!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2008/july/documents/hf_ben-xvi_spe_20080719_vigil_en.html

 

 TOP 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Bài Giảng Chúa Nhật 20/7/2008 ở Randwick Racecourse, Sydney Úc Đại Lợi dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIII (12-18/7/2008)

 

Các Bạn thân mến,

 

‘Các con sẽ nhận được quyền lực khi Chúa Thánh Thần xuống trên các con’ (Acts 1:8). Chúng ta thấy lời hứa này đã được nên trọn! Vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, như chúng ta đã nghe thấy trong bài đọc thứ nhất, Chúa Kitô Phục Sinh, ngự bên hữu Cha, đã sai Thần Linh xuống trên các môn đệ đang qui tụ ở Căn thượng Lầu. Bằng quyền lực của Vị Thần Linh này, Thánh Phêrô và các Tông Đồ đã ra mặt giảng dạy Phúc Âm cho đến tận cùng trái đất. Ở mọi thời đại cũng như nơi mọi ngôn ngữ, Giáo Hội khắp thế giới tiếp tục loan báo những kỳ diệu của Thiên Chúa và kêu gọi tất cả mọi dân nước đến với đức tin, đức cậy và sự sống mới trong Chúa Kitô.

 

Vào những ngày này, cả tôi nữa, với tư cách là vị Thừa Kế Thánh Phêrô, cũng đến với mảnh đất tráng lệ Úc Đại Lợi này. Tôi đến, hỡi anh chị em giới trẻ, để củng cố anh chị em về niềm tin của anh chị em, và thúc đẩy anh chị em hãy mở lòng mình ra trước quyền lực của Thần linh Chúa Kitô cũng như các tặng ân dồi dào của Ngài. Tôi cầu xin để cuộc đại hội này, một cuộc đại hội liên kết giới trẻ ‘từ mọi quốc gia dưới bầu trời’ (cf Acts 2:25), sẽ ở trên một Căn Thượng Lầu mới. Chớ gì ngọn lửa của tình yêu Thiên Chúa xuống tràn đầy tâm can của anh chị em, một thế hệ mới thành phần tông đồ, để mang thế giới về cho Chúa Kitô!

 

‘Các con sẽ nhận được quyền lực khi Chúa Thánh Thần xuống trên các con’ (Acts 1:8). Những lời này của Chúa Kitô Phục Sinh có một ý nghĩa đặc biệt đối với những con người trẻ sẽ được thêm sức, được niêm ấn bằng tặng ân Thánh Linh, vào Thánh Lễ hôm nay. Thế nhưng, những lời ấy cũng ngỏ cùng mỗi người chúng ta – cùng tất cả những ai đã lãnh nhận tặng ân của Thần Linh về hòa giải và đời sống mới nơi Phép Rửa, những người đã đón nhận Ngài vào lòng mình như vị hỗ trợ họ và hướng dẫn họ nơi Phép Thêm Sức, và là những người hằng ngày tăng trưởng nơi các tặng ân về ân sủng của Ngài nơi Bí Tích Thánh Thể. Thật vậy, ở mỗi Thánh Lễ, Chúa Thánh Thần lại ngự xuống, khi được Giáo Hội long trọng kêu cầu, không phải chỉ để biến các tặng phẩm bánh rượu của chúng ta thành mình máu Chúa Kitô, mà còn biến đổi cuộc sống của chúng ta, làm cho chúng ta, nhờ quyền năng của Ngài, nên ‘một thân thể và một tinh thần trong Chúa Kitô”.

Thế nhưng ‘quyền lực’ của Thánh Linh này là gì? Đó là quyền năng của sự sống Thiên Chúa! Nó là quyền năng của cùng Vị Thần Linh đã bay lượn trên mặt nước vào lúc hừng đông của việc tạo dựng, và trong thời viên trọn đã phục sinh Chúa Giêsu từ trong kẻ chết. Nó là quyền năng hướng chúng ta và thế giới của chúng ta tới việc trị đến của Vương Quốc Thiên Chúa. Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu công bố là bắt đầu một thời đại mới, một thời đại Thánh Thần sẽ được tuôn đổ xuống trên toàn thể loài người (cf. Lk 4:21). Chính Người, được thụ thai bởi Thánh Linh và được hạ sinh bởi Trinh Nữ Maria, đã đến giữa chúng ta để mang lại cho chúng ta Vị Thần Linh ấy. Là nguồn mạch của sự sống mới trong Chúa Kitô, Vị Thánh Thần này thực sự cũng là linh hồn của Giáo Hội, là tình yêu liên kết chúng ta với Chúa Kitô và với nhau, và là ánh sáng mở mắt chúng ta ra để thấy được chung quanh chúng ta những sự lạ lùng của ân sủng Thiên Chúa.

Ở Úc Đại Lợi đây, ‘mảnh đất rộng lớn phương nam của Thánh Linh’ này, tất cả chúng ta đều có được một cảm nghiệm không thể nào quên được về sự hiện diện và quyền năng của Vị Thần Linh này nơi vẻ đẹp của thiên nhiên. Mắt chúng ta đã được mở ra để thấy thế giới chung quanh chúng ta như nó thực sự, như nhà thi sĩ nói, được ‘truyền chạm tới bởi uy nghi Thiên Chúa’, đầy những rạng ngời của tình Ngài sáng tạo. Cũng ở nơi đây, nơi cuộc đại hộâi Kitô hữu trẻ trung từ khắp nơi trên thế giới này, chúng ta đã có được một cảm nghiệm sống động về sự hiện diện và quyền năng của Vị Thần Linh này nơi đời sống của Giáo Hội. Chúng ta đã thấy những gì Giáo Hội thực sự là, là Thân Mình Chúa Kitô, là một cộng đồng yêu thương sống động, ôm ấp dân chúng của hết mọi chủng tộc, quốc gia và ngôn ngữ, của hết mọi thời đại và nơi chốn, trong mối hiệp nhất của niềm tin tưởng Chúa Phục Sinh của chúng ta.

Quyền năng của Vị Thần Linh này không bao giờ thôi làm cho Giáo Hội tràn đầy sự sống! Nhờ ân sủng của các bí tích trong Giáo Hội, quyền năng ấy cũng chảy sâu xa vào trong chúng ta, như một con sông ngầm nuôi dưỡng tinh thần của chúng ta và kéo chúng ta càng gần hơn bao giờ hết với nguồn sống chân thực của chúng ta là Chúa Kitô. Thánh Ignatiô thành Antiôkia, vị đã tử đạo ở Rôma vào đầu thế kỷ thứ hai, đã để lại cho chúng ta một diễn tả tuyệt vời về quyền năng của Vị Thần Linh này ở trong chúng ta. Ngài đã nói về Vị Thần Linh này như là một suối nước hằng sống vọt lên trong lòng của ngài và than rằng: Hãy đến, đến cùng Cha’ (cf. Ad Rom., 6:1-9).

Tuy nhiên, quyền năng này, ân sủng Thần Linh ấy, không phải là một cái gì đó chúng ta có thể lập được hay chiếm đạt, mà chỉ lãnh nhận như là một tặng ân thuần túy. Tình yêu của Thiên Chúa chỉ có thể tung tỏa quyền năng của mình ra khi nó được tùy nghi thay đổi chúng ta từ bên trong. Chúng ta cần phải để cho nó phá vỡ cái cứng cỏi của tâm trạng dửng dưng lạnh lùng nơi chúng ta, của tình trạng mỏi mệt chán chường thiêng liêng nơi chúng ta, của việc chúng ta mù quáng chiều theo tinh thần của thời đại này. Chỉ cho tới lúc bấy giờ chúng ta mới có thể để cho nó kích thích trí tưởng tượng của chúng ta và hình thành những ước vọng sâu xa nhất của chúng ta. Đó là lý do tại sao cầu nguyện là những gì rất ư là quan trọng: cầu nguyện hằng ngày, cầu nguyện riêng tư trong thinh lặng của cõi lòng và trước Bí Tích Thánh, và cầu nguyện theo phụng vụ trong lòng của Giáo Hội. Cầu nguyện chỉ là việc cảm thụ ân sủng của Thiên Chúa, là tình yêu sinh động, là hiệp thông với Thần Linh là Đấng ngự trong chúng ta, dẫn chúng ta, nhờ Chúa Kitô, trong Giáo Hội, đến cùng Cha trên trời. Với quyền năng Vị Thần Linh của mình, Chúa Giêsu luôn hiện diện trong lòng của chúng ta, âm thầm chờ đợi chúng ta sống thinh lặng với Người, lắng nghe tiếng của Người, ở trong tình yêu của Người, và lãnh nhận ‘quyền lực từ trên cao’ để chúng ta có thể là muối đất và ánh sáng thế gian.

Vào lúc Thăng Thiên của mình, Chúa Kitô Phục Sinh đã nói với các môn đệ rằng: ‘Các con sẽ là những chứng nhân của Thày… cho đến tận cùng trái đất’ (Acts 1:8). Ở Úc Đại Lợi đây, chúng ta hãy cảm tạ Chúa về tặng ân đức tin, một tặng ân được truyền đạt cho chúng ta như là một kho tàng từ đời nọ đến đời kia trong mối hiệp thông của Giáo Hội. Ở Đại Dương Châu này, chúng ta đặc biệt cảm tạ tất cả những vị thừa sai anh hùng, những vị linh mục và tu sĩ dấn thân, những bậc cha mẹ và ông bà, các thày cô và giáo lý viên, thành phần đã xây dựng Giáo Hội ở những xứ sở này – những chứng nhân như Chân Phước Mary MacKillop, Chân Phước Peter Chanel, Chân Phước Peter To Rot, và rất nhiều người khác! Quyền năng của Thần Linh, được tỏ hiện trong đời sống của các vị, vẫn còn hoạt động nơi sự thiện các vị lưu lại, trong một xã hội được các vị hình thành và là một xã hội đang được chuyển giao sang cho các bạn.

Giới trẻ thân mến, giờ đây hãy cho tôi đặt vấn đề với các bạn. Các bạn sẽ lưu lại gì cho thế hệ tới đây? Phải chăng các bạn đang xây dựng cuộc sống của mình trên n hững nền tảng vững chắc, xây dựng một cái gì đó sẽ bền vững dài lâu? Các bạn có đang sống cuộc đời các bạn bằng việc giành chỗ cho Vị Thần Linh ở giữa một thế giới đang muốn lãng quên Thiên Chúa, hay thậm chí phủ nhận Ngài vì một thứ tự do theo quan niệm sai lầm? Các bạn đang sử dụng ra sao những tặng ân các bạn đã được ban tặng, thứ ‘quyền năng’ mà Thánh Thần giờ đây thậm chí đang sửa soạn để tuôn ra trong các bạn? Các bạn sẽ lưu lại di sản nào cho giới trẻ mai này? Đâu là cái khác biệt các bạn sẽ thực hiện?

Quyền năng của Thánh Linh không phải chỉ soi sáng và ủi an chúng ta. Nó còn hướng chúng ta về tương lai, về việc trị đến của Vương Quốc Thiên Chúa nữa. Tuyệt vời biết bao cái nhãn quan về một nhân loại được cứu chuộc và canh tân chúng ta thấy trong một thời đại mới được hứa hẹn ở bài Phúc Âm hôm nay! Thánh Luca nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu Kitô là sự viên trọn tất cả mọi hứa hẹn của Thiên Chúa, Đấng Thiên Sai tràn đầy Thánh Thần để ban phát tặng ân Thánh Thần này xuống trên tất cả loài người. Việc tuôn đổ Thần Linh của Chúa Kitô trên loài người là một bảo chứng của niềm hy vọng và của việc giải phóng cho khỏi hết những gì làm cho chúng ta bị bần cùng hóa. Nó phục quang cho người mù; nó giải thoát thành phần bị chà đạp áp bức, và nó kiến tạo mối hiệp nhất trong và qua sự đa dạng (cf. Lk 4:18-19; Is 61:1-2). Quyền năng này có thể kiến tạo nên một thế giới mới: nó có thể ‘canh tân bộ mặt trái đất’ (cf. Ps 104:30)!

Được quyền năng bởi Thần Linh, và theo nhãn quan phong phú của đức tin, một thế hệ Kitô hữu mới đang được kêu gọi để giúp dựng xây một thế giới là nơi đón nhận tặng ân sự sống của Thiên Chúa, tôn trọng và yêu chuộng nó - chứ không loại trừ, sợ hãi như là một thứ đe dọa, và hủy diệt nó đi. Một thời đại mới mà tình yêu không phải là những gì tham lam hay tìm mình, mà là tinh tuyền, trung thành và tự do chân chính, cởi mở với người khác, tôn trọng phẩm vị của họ, tìm kiếm thiện hảo cho họ, chiếu tỏa niềm vui và sự mỹ. Một thời đại mới mà hy vọng giải phóng chúng ta khỏi tình trạng nồng cạn, thờ ơ và quyến luyến bản thân, là những gì làm u mê linh hồn của chúng ta và đầu độc các mối liên hệ của chúng ta. Các bạn trẻ thân mến, Chúa Kitô đang muốn các bạn trở thành những ngôn sứ cho thời đại mới này, thành những sứ giả cho tình yêu của Người, lôi kéo dân chúng về với Chúa Cha và xây dựng một tương lai hy vọng cho toàn thể nhân loại.

Thế giới đang cần đến cuộc canh tân này! Ở rất nhiều xã hội của chúng ta, song song với tình trạng thịnh vượng về vật chất là tình trạng lan tràn một thứ sa mạc thiêng liêng: một thứ trống rỗng nội tâm, một nỗi hãi sợ bâng quơ, một cảm giác âm thầm tuyệt vọng. Biết bao nhiêu người đương thời của chúng ta đã đào những bể nước thủng và rỗng (cf Jer 2:13) khi tìm kiếm ý nghĩa cách vô vọng – một ý nghĩa tối hậu mà chỉ có tình yêu mới có thể hiến cho? Đây là tặng ân cao cả và giải thoát được Phúc Âm mang đến, đó là cho thấy phẩm vị của chúng ta là những con người nam nữ được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa. Nó cho thấy ơn gọi cao quí của nhân loại là tìm kiếm sự viên trọn trong yêu thương. Nó cho thấy sự thật về con người và sự thật về đời sống.

Giáo Hội cũng cần đến việc canh tân này! Giáo Hội cần đến  đức tin của các bạn, lý tưởng của các bạn và lòng quảng đại của các bạn, để Giáo Hội bao giờ cũng trẻ trung trong Thần Linh (cf Lumen Gentium, 4)! Trong bài đọc thứ hai hôm nay, Thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta rằng mỗi và mọi Kitô hữu đã lãnh nhận một tặng ân có mục đích là để xây dựng Thân Mình của Chúa Kitô. Giáo Hội đặc biệt cần đến những tặng ân của giới trẻ, tất cả giới trẻ. Giáo Hội cần tăng trưởng trong quyền năng của Vị Thần Linh là Đấng thậm chí cho tới nay vẫn ban phát niềm vui cho tuổi trẻ của các bạn và phấn khích các bạn hân hoan phục vụ Chúa Kitô. Các bạn hãy mở lòng mình ra cho quyền năng này! Tôi đặc biệt ngỏ lời cùng những ai đang được Chúa Kitô kêu gọi làm linh mục và sống đời tận hiến. Đừng sợ thưa tiếng ‘xin vâng’ với Chúa Giêsu, hãy cảm thấy vui mừng khi thi hành ý muốn của Người, hoàn toàn dấn thân cho việc theo đuổi sự thánh đức, và sử dụng tất cả mọi tài năng của mình vào việc phục vụ kẻ khác!

Trong ít phút nữa đây, chúng ta sẽ cử hành bí tích Thêm Sức. Thánh Thần sẽ xuống trên các thêm sức nhân; họ sẽ được ‘niêm ấn’ bằng tặng ân Thần Linh và được sai đi làm chứng nhân cho Chúa Kitô. Được niêm ấn Thánh Thần nghĩa là gì? Nghĩa là một cuộc tân tạo được in dấu bất khả xóa bỏ, được thay đổi bất khả hoán chuyển. Đối với những ai đã lãnh nhận tặng ân này thì không còn như trước nữa! Được ‘rửa’ trong một Thần Linh duy nhất (cf 1Cor 12:13) nghĩa là được nung nấu bởi tình yêu của Thiên Chúa. Được ‘uống’ Thần Linh nghĩa là được đổi mới bởi vẻ đẹp của dự án Chúa giành cho chúng ta và cho thế giới, để rồi trở nên nguồn mạch đổi mới thiêng liêng cho kẻ khác. Được ‘niêm ấn Thần Linh’ nghĩa là không sợ hãi trong việc bênh vực Chúa Kitô, khi làm cho chân lý Phúc Âm thấm nhập cách thức chúng ta trông nhìn, nghĩ tưởng và tác hành, vì chúng ta hoạt động cho cuộc chiến thắng của nền văn minh yêu thương.

Khi cầu nguyện cho các thêm sức nhân, chúng ta hãy xin quyền năng của Thánh Linh phục hồi ân sủng của bí tích Thêm Sức chúng ta đã lãnh nhận. Chớ gì Ngài tuôn đổ dồi dào các tặng ân của Ngài trên  tất cả những ai hiện diện nơi đây, trên thành phố Sydney này, trên mảnh đất Úc Châu đây cũng như trên toàn thể nhân dân của nó! Chớ gì mỗi người chúng ta được đổi mới trong trong thần trí khôn ngoan và thâm hiểu, thần trí huấn dụ và can trường, thần trí minh tri và kính sợ, thần trí ngỡ ngàng và thần phục trước nhan Thiên Chúa!

Nhờ lời chuyển cầu ưu ái của Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, chớ gì Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIII này được cảm nghiệm thấy như là một Căn Thượng Lầu mới, từ đó, tất cả chúng ta, được nung nấu bởi ngọn lửa và tình yêu của Thánh Linh, ra đi loan báo Chúa Kitô Phục Sinh và lôi kéo hết mọi tâm hồn về với Người! Amen.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2008/documents/hf_ben-xvi_hom_20080720_xxiii-wyd_en.html

 

 TOP