CHUYẾN TÔNG DU 96: AZERBAIJAN VÀ BULGARIA

 

AZERBAIJAN

Diễn Từ Khai Ngộ

Tôi đến Azerbaijan như là một vị lãnh sự của hòa bình.

Bao lâu còn hơi thở trong người Tôi còn kêu lên lời này:

‘Nhân danh Thiên Chúa hãy sống hòa bình!

Cộng Hòa Azerbaijan, một nước thuộc khối Liên Bang Sô Viết trước kia, được độc lập năm 1991, một nước có ít người Công Giáo nhất, chỉ vỏn vẹn 130 người, vậy mà ĐTC, trong chuyến viếng thăm 25 tiếng đồng hồ của Ngài tại nước hầu như toàn tòng Hồi Giáo gần 8 triệu người này, cũng vẫn tới thăm họ, cho họ thấy họ cũng là một phần trọn vẹn của Giáo Hội hoàn vũ. Đáp lời chào mừng của tổng thống Heidar Aliev, ĐTC đã nói bằng tiếng Nga kêu gọi dân nước này như sau:

Không ai có quyền nhân danh Thiên Chúa để biện minh cho những tư lợi riêng của mình cả. Mọi người phải dấn thân phục vụ hòa bình. Thế nhưng phải là một thứ hòa bình chân thực, được xây dựng trên lòng tôn trọng lẫn nhau, trên sự loại trừ chủ nghĩa khủng bố cũng như mọi hình thức thực dân đế quốc, trên việc theo đuổi vấn đề trao đổi như phương tiện hiệu nghiệm duy nhất để giải quyết tình hình căng thẳng, nhờ đó toàn thể đất nước tránh được tình trạng bạo tàn của võ lực. Các tôn giáo trong xứ sở này đang nỗ lực cùng nhau hoạt động trong thuận hòa không được trở thành những cớ thảm thương cho các thứ thù hằn từ đâu đó phát hiện. Nơi đây, cổng vào Đông Phương, không xa chỗ liên tục xẩy ra tình trạng xung đột bằng võ lực một cách dữ dội và vô nghĩa, theo tinh thần của cuộc hội ngộ ở Assisi, Tôi muốn được lên tiếng nói. Tôi xin các vị lãnh đạo tôn giáo hãy loại trừ bạo lực xúc phạm đến danh Thiên Chúa, và hãy nhiệt thành cổ võ hòa bình và thuận thảo liên quan đến những quyền lợi của mỗi người và tất cả mọi người… Tôi cũng nghĩ đến các người di dân và tị nạn nơi xứ sở này cũng như ở khắp Caucasus (biệt chú của người dịch: Caucasus là rặng núi ở Liên bang Sô Viết, dài 750 dặm, rộng từ 30 đến 130 dặm, nằm ngang từ Black Sea đến Caspian Sea như một bức tường kiên cố, , ít có nơi nào cao dưới 9000 bộ). Nhờ tình đoàn kết quốc tế giúp đỡ, họ lấy lại được niền hy vọng cho một tương lai thịnh vượng và hòa bình nơi mảnh đất riêng giành cho họ cũng như cho những người thân yêu của họ”.

Sở dĩ ĐTC kêu gọi điều này là vì trong cuộc xung khắc giữa nước Armenia và Azerbaijan (đến độ đánh nhau vào năm 1994) về phần lãnh thổ Nagorno Karabaj là nơi có đa số dân Armenia cư ngụ, đã có cả ngàn ngàn người di tản. Kết quả là nước Azerbaijan chẳng những đã bị mất đi 20% lãnh thổ của mình, mà còn phải nuôi 750 ngàn dân tị nạn nữa. ĐTC đã kết thúc bài diễn từ khai mạc của mình bằng việc hướng về cộng đồng Công Giáo nhỏ nhất thế giới nơi xứ sở này như sau:

Kitô hữu trên toàn thế giới, với lòng gắn bó thiết tha, nhìn đến những người anh chị em trong đức tin này, tin tưởng rằng, mặc dù những người anh chị em này có ít ỏi, họ cũng có thể thực hiện được việc đóng góp quan trọng vào tình trạng tiến triển và thịnh vượng của quê hương mình, trong bầu không khí tự do và tương kính… Tôi tin rằng, những cơn khốn khó thảm thương mà cộng đồng Công Giáo này đã trải qua trong thời Cộng Sản, sẽ được Chúa bù đắp lại bằng tặng ân đức tin sống động, bằng cuộc dấn thân gương mẫu về luân lý, cũng như bằng ơn gọi phục vụ mục vụ và đạo giáo địa phương”.

Sau lễ nghi chào mừng tiếp đón tại phi trường này, ĐTC đã tưởng niệm những người đã bỏ mình vì nền độc lập của nước Azerbaijan, sau đó Ngài đã đến dinh tổng thống Aliev. ĐTC đã gặp gỡ các vị đại diện tôn giáo ở đất nước này, cũng như những vị thế giá thuộc giới chính trị, văn hóa và nghệ thuật. Tại dinh tổng thống, Ngài đã được chào mừng bởi Heidar Aliev, tổng thống nước này, một cựu đảng viên cộng sản xưa, vị đã mấy lần mời Ngài đến thăm. Ngài đã tiếp các quí chức trong xã hội nước này. Một trong những tùy tùng viên của Ngài đã đọc những diễn từ của ĐTC bằng tiếng Nga trong cuộc gặp gỡ sau hết của Ngài với thành phần này tại nước Azerbaijan như sau:

"Một khi biết góp chung tiếng nói thì thành nên một ca đoàn, một cuộc hợp tấu, lan tỏa tới hết mọi người, dập tắt đi lửa hận thù, giải giới cho con tim".

Trước hết, Ngài đã ngỏ lời cùng các vị lãnh đạo tôn giáo thế này. Sau khi nhận định “ba tôn giáo lớn là Do Thái, Kitô và Hồi Giáo hiện diện nơi xứ sở này” ĐTC nói: “Bất chấp những khác biệt giữa chúng ta, chúng ta đều cảm thấy được kêu gọi để nuôi dưỡng những thắt kết của niềm tương kính cũng như của việc hành thiện. Tôi biết được rằng tất cả những gì đang được các vị lãnh đạo tôn giáo ở Azerbaijan đều hướng đến việc tương. Tôi đang mong cuộc họp ngày mai với các vị đại diện ba tôn giáo độc thần, để cùng nhau chúng ta có thể minh định niềm xác tín của chúng ta là không được sử dụng tôn giáo vào việc làm tăng phát bạo loạn và hận thù, mà là vào việc cổ võ bình an và yêu thương. Tại xứ sở này, tại một xứ sở đã và đang chủ trương việc tương nhượng như là một giá trị căn bản cho toàn thể cuộc sống lành mạnh trong xã hội, chúng tôi muốn công bố cho thế giới biết rằng: các cuộc chiến nhân danh Thiên Chúa đã đủ rồi! Xin đừng tục hóa danh thánh của Ngài nữa! Tôi đến Azerbaijan như là một vị lãnh sự của hòa bình. Bao lâu còn hơi thở trong người, Tôi còn kêu lên lời này: ‘Nhân danh Thiên Chúa hãy sống hòa bình! Đáng khen cho quí vị là những người tín đồ Hồi Giáo ở Azerbaijan, vì tấm lòng quí vị cởi mở hiếu khách, một giá trị của tôn giáo và của dân tộc quí vị, cũng như vì việc quí vị chấp nhận những tín đồ khác tôn giáo như anh chị em của mình. Đáng khen cho quí vị là người Do Thái đã can đảm và kiên trì giữ truyền thống cổ kính của mình về cuộc sống đời cận thân tốt lành, làm giầu cho mảnh đất này bằng những đóng góp về giá trị cao cả cùng với những gì sâu xa. Đáng khen cho anh chị em Kitô giáo đã góp phần rất nhiều… trong việc hình thành căn tính của mảnh đất này. Đặc biệt đáng khen cho anh chị em Giáo Hội Chính Thống… Khi cơn giận dữ của chủ nghĩa vô thần bùng lên ở miền đất này, anh chị em đã tiếp nhận các trẻ em thuộc Giáo Hội Công Giáo đã mất nơi thờ phượng và chủ chăn của họ, rồi tháp nhập họ với Chúa Kitô bằng ân sủng của các bí tích thánh”.

Tiếp đến, Ngài nói với thành phần thuộc giới văn hóa và nghệ thuật về ý nghĩa và tác dụng của sự mỹ nơi cuộc sống nhân bản: “Như quí vị quá biết, sự mỹ là ánh sáng của tinh thần. Một khi trầm lặng và hòa giải, một khi sống hòa hợp với Thiên Chúa và thiên nhiên tạo vật, linh hồn tỏa ra một thứ ánh sáng tự nó vốn là một thứ sự mỹ”. ĐTC chia sẻ những nhận định này với những câu trích dẫn từ nhà thơ Ba Tư Nizami sinh ở Azerbaijan trong thế kỷ 12. “Thánh thiện không là gì khác ngoài tình trạng viên trọn sự mỹ, khi theo khả năng của mình nó phản ánh sự mỹ tuyệt đỉnh của Đấng Hóa Công”. Bởi thế, theo ĐTC, cuộc thách đố hiện nay là ở tại việc truyền đạt “một cảm nhận về sự mỹ”, một sự mỹ đi liền với sự thật và sự thiện, “như cổ nhân đã dạy chúng ta rằng sự mỹ, sự thật và sự thiện liên kết với nhau bằng một ràng buộc bất khả phân ly... Nếu văn hóa bị loại trừ, nghệ thuật bị lãnh quên và coi thường, thì chính sự sống còn của một nền văn mình cũng gặp nguy hiểm nữa".

Sau hết, Ngài nói với thành phần chính trị gia về tinh thần liêm chính như sau: “Hoạt động chuyên biệt (của quí vị) là phục vụ công ích, phát động luật pháp và công lý, bảo toàn tự do và thịnh vượng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, chính trị cũng là một lãnh vực đầy nguy hiểm. Khuynh hướng vị kỷ tìm kiếm tư lợi có thể dễ dàng chi phối điều khiển, tác hại đến việc trung thành dấn thân cho công ích… Hãy nhìn đến giới trẻ của quí vị và đừng bỏ qua một nỗ lực nào vì lợi ích của họ. Họ là khả năng của ngày mai… Nhất là phải để ý giáo dục họ về những giá trị quan trọng, những giá trị bền bỉ và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống và những gì cuộc sống theo đuổi. Lãnh vực chính trị đòi phải có sự thành tín và uy tín. Dân chúng phải làm sao có thể cảm thấy mình được thông cảm và bảo vệ”, bằng không, họ có thể sẽ “cảm thấy một nỗi hoài mong nguy hiểm về quá khứ”.

Kết thúc, Ngài đã trở về với các vị lãnh đạo tôn giáo như sau: "Quí vị phải dấn thân trong việc loan truyền những giá trị quí vị tin tưởng hơn bao giờ hết bằng một tấm lòng chân thành và thẳng thắn, không sử dụng đến những cách thức bất xứng làm giảm giá trị và phản lại những lý tưởng được quí vị xác tín. Hãy nhìn thẳng vào bản chất của những lý tưởng này, và hãy tránh những phương pháp thu phục nhân tâm mà không tôn trọng phẩm giá và tự do của con người”.

ĐTC đã ở tại Khách Sạn. Đây là chuyến tông du 96 cũng là chuyến tông du đầu tiên trong 24 năm làm giáo hoàng, Ngài đến một xứ sở không có tòa khâm sứ. Khách sạn Irshad 13 phòng ngủ này là một quán trọ sang trọng nhất, cách Baku hơi xa. Thứ Năm, ĐTC dâng lễ tại Dinh Thể Thao Baku, sau đó Ngài ăn trưa với cộng đồng tu sĩ Dòng Don Boscô đang lo việc truyền giáo tại xứ sở này. Sau cuộc gặp gỡ các vị lãnh đạo các tôn giáo độc thần, như Hồi Giáo Caucasus, Giám Mục Chính Thống ở Baku và vị chủ tịch cộng đồng Do Thái Giáo, ĐTC đã bay đến Sofia, thủ đô của nước Bulgaria, nơi Ngài sẽ ở tới Chúa Nhật, 26/5.

Cha Josef Daniel Pravda, vị linh mục 54 tuổi duy nhất coi giáo xứ ở nước Azerbaijan đã nhấn mạnh đến lý do tại sao ĐTC đến thăm xứ sở có ít hơn 200 người Công Giáo này. Sau khi đã suy đi nghĩ lại vấn đề này, cha đã phát biểu như sau: “Nếu chúng ta lấy con mắt đức tin mà nhìn thì cuộc viếng thăm này tiêu biểu cho thấy mức tột đỉnh nơi hoạt động truyền giáo của ĐTC. Ngài không chỉ đến những nơi đầy người Công Giáo, như ở Ba Tây, ở Hiệp Chủng Quốc, hay ở giữa hằng triệu tín hữu. Ngài còn đến cả nơi mà Công Giáo chỉ có một số chục người, để củng cố đức tin của họ, để chứng tỏ cho thế giới thấy rằng không một nơi nào xa lạ với đường hướng ân sủng thần linh. Thiên Chúa lợi dụng hết mọi sự. Cuộc viếng thăm này là công việc của Thần Linh. Sự kiện mà ĐTC Gioan Phaolô II thực hiện cuộc viếng thăm này khi sức khoẻ của Ngài đã tiến đến mức cùng tột bởi tuổi tác và yếu bệnh, là một chứng cớ thánh thiện sâu xa”. Vị linh mục này đã đến đây vào mùa thu năm 2000, sau khi đã hoạt động nhiều năm ở Siberia. Tuy nhiên, vị linh mục này đã không được nồng hậu đón tiếp cho lắm. “Chúng tôi có rất nhiều vấn đề và chẳng có cơ cấu gì cả; nhất là tình rạng rất bấp bênh, ngay cả về phương diện pháp lý. Giấy thông hành của tôi bao giờ cũng trễ tràng, và tôi đã phải xin giấy này hằng tháng. Thực ra tôi là một người di dân bất hợp pháp”. May thay, cục diện đã thay đổi từ mùa hè năm 2001, với việc bổ nhiệm vị Bộ Trưởng Ngoại Giao mới là ông Rafik Aliev, vị đã làm yên ổn tình trạng pháp lý của các cộng đồng tôn giáo và đẩy mạnh việc sửa soạn đón tiếp ĐGH. “Giáo Hội Chính Thống địa phương cũng tiếp tay vào việc thực hiện cuộc viếng thăm của ĐGH. Chúng tôi đã làm việc hết sức thuận hòa, bao gồm cả vị đạo trưởng Sheikh của cộng đồng Hồi Giáo… Pháp luật cấm chúng tôi thi hành hoạt động truyền giáo, nhưng nhiều người vẫn đến với Giáo Hội. Tôi ở vào vị thế là không đóng cửa lại trước những ai kêu gọi”.

Một người phụ nữ Hồi Giáo cứ lập đi lập lại với cha Daniel Pravda này là “Thiên Chúa thực sự yêu thương chúng ta nếu Ngài sai ĐGH đến với chúng ta”. Cơ quan truyền giáo Vatican là Fides đã nói chuyện điện thoại với vị linh mục này và được cho biết như sau: “Hết mọi người hết sức hào hứng về cuộc viếng thăm từ lâu mong chờ này. Dân chúng lấy làm hài lòng, họ cho rằng việc ĐGH viếng thăm xứ sở này như là một đại vinh dự. Hết mọi người, bất kể tôn giáo, tín hữu hay vô tín, đều cho cuộc viếng thăm này là một phép lành từ trời cao… Những việc sửa soạn cuối cùng đang được thực hiện, mọi người đang sinh động, đầy nhiệt tình. Thao trường đã được giành hết chỗ, tất cả mọi vé đã được phân phối hết trọi. Chúng tôi đang cố gắng để tăng thêm chỗ ngồi”.

Bài Giảng của ĐTC cho Thánh Lễ sáng Thứ Năm 23/5/2002 tại Sports Palace ở thủ đô Baku

"Hôm nay đây, tất cả mọi người dồn mắt về “đàn nhỏ” (Lk 12:32) anh chị em. Anh chị em đừng sợ! Hãy mở lòng mình ra và hãy hy vọng vào Chúa. Anh chị em đang cảm nghiệm được sự phục sinh; một cách nào đó anh chị em đang hoan hưởng trước cuộc gặp gỡ tối hậu với Chúa Kitô hiển vinh vậy".

1.-       “Vinh dự cho anh em là những người tin tưởng!” (1Pt 2:7)

Phải, Anh Chị Em của Cộng đồng Công Giáo Baku, và tất cả anh chị em từ các cộng đồng Công Giáo thuộc các nước lân cận thân mến, “vinh dự cho anh em là những người tin tưởng!” Tôi xin chào Kitô hữu của Giáo Hội Chính Thống, cùng với Giám Mục Alexander của mình, tham phần với chúng tôi trong giây phút nguyện cầu long trọng này. Cả anh chị em nữa, Tôi cũng muốn ngỏ cùng anh chị em những lời của Tông Đồ Phêrô viết cho các Kitô hữu tiên khởi là “vinh dự cho anh em là những người tin tưởng!” 

Giáo Hội hoàn vũ ngưỡng phục tất cả những ai tiếp tục trung thành với những lời hứa quyết rửa tội. Tôi đang đặc biệt nghĩ đến những ai thường xuyên sống ở xứ sở này và đã trải qua thảm nạn bách hại của chế độ Marxist, nên phải chịu những hậu quả bởi lòng trung thành gắn bó với Chúa Kitô. Thưa anh chị em, anh chị em đã thấy tôn giáo của anh chị em bị nhạo báng như là một thứ mê tín dị đoan, như là một gắng gỏi để thoát khỏi những trách nhiệm gắn liền với lịch sử. Đó là lý do anh chị em đã bị coi là thành phần thứ dân và đã bị đầy đọa, loại trừ bằng nhiều cách.

2.-       “Vinh dự cho anh em là những người tin tưởng!” Vinh dự cho ông bà của anh chị em, cho cha mẹ của anh chị em, những người đã chăm sóc hạt giống đức tin nơi anh chị em, đã nuôi dưỡng nó bằng việc cầu nguyện, và đã làm cho nó lớn lên sinh hoa kết trái. Tôi muốn lập lại một lần nữa là, vinh dự cho cả anh chị em nữa là Hội Thánh Chính Thống; anh chị em đã mở cửa cho các tín hữu Công Giáo, thành phần không có đàn và chủ chiên. Xin Chúa tưởng thưởng cho lòng quảng đại của anh chị em.

Tôi gửi lời chào đặc biệt đến Bề Trên của khu truyền giáo này, và cộng đồng dòng Don Boscô đã hoạt động với vị bề trên này trông coi những người Công Giáo. Thưa Anh Chị Em, anh chị em đang là một chứng cớ sống động nói lên rằng niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa đã làm nên phép lạ. Mặc dầu anh chị em chỉ là một con số ít ỏi và thuộc về các nhóm sắc dân khác nhau, phân tán trên một khu vực rộng lớn, Vị Chủ Chiên Nhân Lành vẫn giữ anh chị em lại với nhau trong mối hiệp nhất.

3.-       “Tôi là mục tử nhân lành; Tôi biết chiên của Tôi và chiên của Tôi biết Tôi” (Jn 10:14), Chúa Giêsu đã nói như thế trong đoạn Phúc Âm chúng ta vừa nghe. Lạy Chúa Giêsu, Chúa thực sự biết chiên của Chúa, ngay cả lúc chúng bị bách hại và buộc lòng phải lẩn trốn. Chúa biết chúng và ở bên chúng, nâng đỡ chúng khi chúng chán nản thất vọng bởi tình trạng bị cô quạnh trầm trọng về thể lý và luân lý cũng như bị trải qua cuộc phân ly tan tác.

Về phần mình, chiên của Chúa vẫn tiếp tục nhận biết Chúa và nhận ra Chúa, cảm nghiệm được sự hiện diện ủi an của Chúa, và theo Chúa bất chấp cuộc hành trình của mình có gặp phải những tai ương hoạn nạn. Lạ lùng biết bao cuộc trao đổi này! Chúa đã hiến mạng sống mình cho chúng, và chúng hiến mạng sống chúng cho Chúa là Đấng cầu xin cho đức tin của chúng không bị lịm tắt. Thế rồi như Chúa đã lấy lại sự sống của mình thế nào, cộng đồng của những kẻ còn sống sót cũng thế, cũng đã được phục hồi tự do, đã tái hưởng niềm vui của việc cùng nhau qui tụ lại để cử hành đức tin của mình trong nhà của Chúa, nơi mà lời cầu chúc tụng và tạ ơn như hương thơm giờ đây một lần nữa lại bay lên trời cao.

4.-       Anh Chị Em, những người con nam nữ yêu dấu của Giáo Hội Công Giáo, hôm nay đây Vị Giáo Hoàng ở với anh chị em. Cả Người nữa cũng biết được nỗi đau khổ của anh chị em, và đã ôm ấp anh chị em trong trái tim Người trong những năm lang thang trong sa mạc bách hại. Hôm nay Người đến đây để chia sẻ niềm vui với anh chị em đã được phục hồi tự do, và nâng dỡ anh chị em trong cuộc hành trình tiến về cùng đích của nó là đất hứa Nước Trời, nơi Vị Chúa của sự sống sẽ lau khô hết mọi giọt nước mắt: “chết sẽ không còn nữa, cũng không còn than khóc hay kêu la hoặc đớn đau nữa, vì những gì trước đó đã qua đi rồi” (Rev 21:4).

Được bảo trì bởi niềm xác tín này, anh chị em biết rằng đây là một thời gian của niềm vui, thời gian của hy vọng. Dấu hiệu cho thấy điều này là việc đặt viên đá đầu tiên để xây cất ngôi nhà thờ giáo xứ mà Tôi sẽ làm phép vào cuối Thánh Lễ này. Vị Giáo Hoàng gửi đến anh chị em lời chào và lòng cảm mến của toàn thể Giáo Hội Công Giáo. Hôm nay đây, tất cả mọi người dồn mắt về anh chị em, một “đàn nhỏ” (Lk 12:32). Anh chị em đừng sợ! Hãy mở lòng mình ra và hãy hy vọng vào Chúa. Anh chị em đang cảm nghiệm được sự phục sinh; một cách nào đó anh chị em đang hoan hưởng trước cuộc gặp gỡ tối hậu với Chúa Kitô hiển vinh vậy.

5.-       Ôi Giáo Hội hiện diện ở Azerbaijan, hôm nay Tôi xin lưu lại cho Giáo Hội tại đây như một phận sự những gì chúng tôi đã xin trong lời nguyện Đầu Lễ hôm nay. Xin hãy biết rằng Giáo Hội này là “một dân tộc được qui tụ từ tất cả mọi dân nước trên trái đất trong mối hiệp nhất của một Thần Linh duy nhất”.

Thưa Anh Chị Em, cộng đồng của anh chị em là một biểu hiệu nói lên tính cách đại đồng ấy, một tính cách được thực sự làm nên bởi một dân với những lịch sử khác nhau, một số có một quá khứ và niềm hy vọng vững vàng, những số khác đang trên đà tiến phát. Tất cả chúng ta làm nên một dân nước, được tác động bởi một Thánh Linh duy nhất. Bất cứ nơi nào cử hành Thánh Thể là nơi đó có Giáo Hội “Duy NHất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền”.

Vào lúc này đây, Tôi thấy như những cột trụ của kiến trúc sư Bernini, những cột trụ sát nhau thành hình những cánh tay vòng ra từ Đền Thờ Thánh Phêrô ôm ấp thế giới cũng đang vươn đến cả anh chị em đây, cộng đồng Công Giáo nhỏ bé của nước Azerbaijan, để ấp ủ anh chị em sát vào lòng của Chúa Kitô và Giáo Hội. Trong việc ấp ủ này, con tim của toàn thể Giáo Hội đập lên niềm cảm mến và yêu thương đối với anh chị em. Với Giáo Hội và trong Giáo Hội, cũng có nhịp tim của Giáo Hoàng nữa, vị đã đến đây để nói với anh chị em rằng Người yêu thương anh chị em và không bao giờ quên anh chị em.

6.-       Hãy trung thành với sứ vụ của anh chị em! Anh chị em đã trung thành trong thời gian thử thách, khi anh chị em nhỏ lệ mang hạt giống đi gieo. Giờ đây cũng hãy trung thành trong hân hoan, lúc anh chị em đang sửa soạn thu gặt những bó lúa (x Ps 125:6). Sứ vụ của anh chị em là việc bảo trì đức tin và làm chứng cho đức tin bằng một đời sống ngôn sứ thực sự, nhờ đó thế giới mới có thể tin tưởng. Nhìn thấy anh chị em, chớ gì anh chị em trong xứ sở này sẽ thấy được lòng tin tưởng của anh chị em tới đâu, niềm hy vọng của anh chị em tới đâu, tình yêu thương của anh chị em tới đâu. Đó mới là cách thức anh chị em chứng tỏ rằng Đấng Phục Sinh đang hiện diện. Chớ gì chứng từ của anh chị em, một chứng từ không thể cậy dựa vào những nguồn nhiên liệu phong phú, thực thi tác dụng của mình bằng sức mạnh của ân sủng Chúa Kitô là men dù vô hình cũng có thể làm nên cả một ổ bánh.

Anh chị em chia sẻ những niềm vui và hy vọng của dân chúng sống gần anh chị em và sống với anh chị em: anh chị em là một phần của họ, và cùng với họ, anh chị em phải hy vọng và hoạt động cho tất cả mọi người được hưởng một tương lai tốt đẹp hơn. Anh chị em hãy cẩn trọng nhưng cũng hãy can đảm làm cho các sự vật nên mới mẻ. Cả ở mảnh đất này nữa cũng cần phải canh tân! Không, không phải là một thứ mới mẻ chỉ mang lại bất định và bất ổn! Mà là một sự mới mẻ mang lại cho tất cả mọi người, nhất là cho giới trẻ, một ước vọng sống động và hoạt động cho một thế giới công chính và đoàn kết hơn.

7.-       Anh chị em hãy nhìn vào chúng, những con người trẻ này! Chúng đang gặp phải nguy cơ trầm mình vào một thứ ảo giác của cái thảnh thơi vô loài, của những gì chiếm đoạt một cách dễ dãi nhưng lại bất lương. Thế nhưng, chúng cũng có thể dấn thân cho một lý tưởng và dám anh hùng hy sinh để mang lại chiến thắng cho công lý cũng như để phát động việc thiết lập tự do và hòa bình. Phải dạy cho chúng biết đừng sợ dấn thân. Chúng ta phải tỏ cho chúng thấy nhãn quan sáng ngời của đức tin, của tình hữu nghị với Chúa Kitô. Không có một nhiệt tình ham ước thiện hảo nào mà Chúa Kitô lại không biết, vì chính Người đời đời trẻ trung!

Ôi Giáo Hội đang nguyện cầu, hy vọng và yêu thương ở mảnh đất Azerbaijan này, Vị Giáo Hoàng đây cầu xin cho Giáo Hội nơi đây được Chúa chúc phúc. Hãy đem phúc lành của Ngài cho thành phần nghèo khổ, bệnh tật và đau khổ của mình. Hãy mang phúc lành ấy đến cho hết mọi người, như tuôn đổ ân sủng và yêu thương xuống trên họ. Đừng bao giờ quên rằng Giáo Hội tại đây được kêu gọi làm men và hồn của thế giới, vì Chúa ở với Giáo Hội này và dẫn đường trong cuộc hành trình của Giáo Hội đây. Amen!

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu Anh ngữ từ Màn Điện Toán Zenit
ngày 23/5/2002, tài liệu được dịch từ tiếng Nga của Vatican Press Office)

Nhà thờ Công Giáo cuối cùng ở xứ sở này bị Stalin phá hủy vào thập niên 1930. Ngày nay, Tổng Thống Geidar Aliev đã dâng cúng cho ĐTC Gioan Phaolô II một mảnh đất ở trung tâm thủ đô Baku để xây một nhà thờ Công Giáo mới ở nước này. Cha Vladimir Feteke, một trong những người phụ trách tổ chức đón mừng ĐTC đã nói với cơ quan thông tín Fides biết rằng: “Ngoài việc mang lại cho cộng đồng Công Giáo nhỏ bé chúng tôi niềm vui chan chứa, ĐGH còn chiếm được lòng của mọi người nữa. Vào phút cuối cùng, chúng tôi đã sắp xếp cho việc đặt viên đá đầu tiên của ngôi nhà thờ mới được ĐGH ban phép lành trong Thánh Lễ Ngài cử hành ở đây sáng nay. Tất cả mọi người chúng tôi hết sức vui mừng. Sau một thời gian dài thì đây sẽ là ngôi nhà thờ Công Giáo đầu tiên ở Azerbaijan”. Hơn 5 ngàn người tham dự Thánh Lễ này, nhưng truyền hình chỉ nhắm vào nhóm người Công Giáo nhỏ bé mà thôi. Cha Feteke nói: “Thật là một phép lạ, một phép lạ. 70 năm đói khát về luân lý và thiêng liêng dưới thời Cộng Sản mà vẫn không làm cho họ mất đi cơn khát vọng Thiên Chúa. Điều này đã được thể hiện nơi việc tất cả mọi người dân Azerbaijan hết sức hào hứng với chuyến viếng thăm của ĐTC”.

 

BULGARIA

 

ĐTC viếng thăm Nước Bulgaria (23-26/5/2002): Bối cảnh

Trong các nước thuộc Giáo Hội Chính Thống Giáo thì Bulgaria gần Nước Nga nhất. Nước này cũng có một mối liên hệ với Tòa Thánh Rôma nữa. Vì hai vị Thánh Cyrilô và Mêthôđiô, sau khi đã nhận được lệnh của Giáo Hoàng Rôma, đã ra đi truyền giáo cho thế giới của sắc dân Slavic, trong đó có dận nước Bulgaria.

Vị Bộ Trưởng Ngoại Giao, Ông Solomon Passy là người đầu tiên đã đề nghị về cuộc viếng thăm này: “Tôi coi sáng kiến này như là một sứ vụ của mình”. Giáo Hội Chính Thống, qua Thượng Vụ Maxim, vị lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Tự Trị Bulgaria cũng cho biết: “Chúng tôi không lo ngại việc viếng thăm của ĐGH. Ngài là một đại khách và chúng tôi sẽ tiếp đón Ngài xứng đáng”. Từ đầu năm nay, ĐTC và Thượng Phụ Maxim đã trao đổi thư từ với nhau về chuyến viếng thăm này. Tuy nhiên, khi vị thượng phụ này tiếp ĐHY Edward Cassidy, Chủ Tịch Hồi Hưu của Hội Đồng Tòa Thánh về Việc Cổ Động Hiệp Nhất Kitô Giáo, ở thủ đô Bulgaria vào tháng 11/2000, đã tỏ ý chống lại việc viếng thăm này, vì “việc hiện diện của ĐGH ở Sofia có thể sẽ làm tăng thêm chia rẽ Giáo Hội Chính Thống ở Bulgaria cũng như làm trầm trọng hơn những người bất mãn”.

Cuộc đụng độ này nổi lên từ khi chế độ Cộng Sản sụp đổ. Một phần Giáo Hội đã tố các Vị Giám Mục là đồng lõa với chế độ cũ và đã chế nhạo Thượng Phụ Maxim bằng cách gọi vị này là “Marxism”. Vị Thượng Phụ này giờ đây đã gần 90 tuổi, được chọn làm thượng phụ mãi từ năm 1971, do áp lực đảng phái. Sau khi có cả tá vị Giám Mục bỏ không tham dự Công Đồng năm 1996 nữa, cuộc ly giáo chính thức xẩy ra. Tín hữu không biết đâu mà mò khi đám bất mãn tự nhận mình cùng một danh hiệu là Giáo Hội Chính Thống Bulgaria. Nhóm bất mãn này được lãnh đạo bởi TGM Innokentij, và được một số chính trị gia thuộc Khối Hiệp Nhất Lực Lượng Dân Chủ ủng hộ. Thế nhưng, vị thượng phụ này từ từ bị xuống giá, khi 5 vị giám mục thuộc nhóm nhẩy sang bên phía vị Thượng Phụ hợp lệ. ĐTC sẽ không gặp vị thượng phụ bất mãn này, và các vị có thẩm quyền ở đây cũng đã quyết định không mời ông tới dự các cuộc họp với ĐTC.

Mặc dù có những lủng củng nội bộ, Giáo Hội Chính Thống vẫn chung sống thuận hòa với Giáo Hội Công Giáo tại nước này: ĐTGM Chính Thống Neofit cho biết: “Mối liên hệ rất tốt. Ở Bulgaria, đối với các vị thừa sai của Rôma không có vấn đề chiêu mộ tín đồ”. Cộng đồng Công Giáo ở Bulgaria là một cộng đồng nhỏ nhất ở Đông Âu, với con số chỉ có 80 ngàn giáo dân, hay 1% dân số. Tuy nhiên, nó là một sự hiện diện được cắm rễ sâu xa và được Chính Thống Giáo tôn trọng từ thời những cuộc bách hại trong Đế Quốc Ottoman. Cả trong thời kỳ Cộng Sản cũng không có xung khắc gì giữa hai giáo hội này cả, một phần có thể là vì của cải của Giáo Hội Công Giáo không bị tịch biên trao cho Giáo Hội Chính Thống. Cho dù nhỏ bé, cộng đồng Công Giáo Hy lạp này vẫn tồn tại trong chế độ Cộng Sản Bulgaria, mặc dù bị bách hại song không bị triệt loại. Cha Krzystof Kurzov, tu sĩ dòng Capuchin, linh mục coi xứ Nhà Thờ Thánh Giuse, cho biết: “Nhiều người Chính Thống đến đây dự lễ. Ở đây người ta sống với nhau trong một bầu khí thông cảm nhau. Có nhiều cuộc hôn nhân pha trộn, và nhiều người Chính Thống ngỏ ý muốn tham dự cuộc gặp gỡ ĐGH”.

 

Diễn Từ Khai Ngộ

"Theo vị trí về địa dư, nước Bulgaria đóng vai trò như một chiếc cầu nối giữa Đông Âu và Nam Âu, giống như một thứ giao điểm về tinh thần, một mảnh đất giao tiếp và hiểu biết nhau. Nơi đây, sự phong phú về nhân bản và văn hóa của các miền khác nhau trên Đại Lục gặp gỡ nhau: ở chỗ, chúng được tiếp nhận và tôn trọng"

(ĐTC được chính thức tiếp đón tại Công Trường Thánh Alexander Nevski, thủ đô Sofia nước Bulgaria vào buổi chiều hôm nay Thứ Năm 23/5/2002, với sự hiện diện của tổng thống Georgi Parvanov, Thượng Phụ Maxim, các viên chức thuộc tòa thượng phụ, các nhà lãnh đạo chính trị , dân sự và tôn giáo, và 3 vị Giám Mục Công Giáo)

Thưa Ngài Tổng Thống,

Thưa Đức Thượng Phụ,

Quí Vị Thuộc Ngoại Giao Đoàn,

Quí Tôn Vị Thẩm Quyền,

Quí Vị Đại Diện Các Giáo Phái,

 

Anh Chị Em thân mến!

 

1.-       Tôi hết sức cảm động và vui mừng được có mặt ở nước Bulgaria hôm nay đây để gửi đến anh chị em những lời chào nồng nàn của Tôi. Tôi cám ơn Thiên Chúa Toàn Năng đã cho Tôi hoàn thành ước muốn mà Tôi đã ấp ủ trong lòng từ lâu.

 

Hằng năm, vào Ngày Lễ Thánh Cyrilô và Mêthôđiô, Nhị Vị Tông Đồ của Sắc Dân Slavs, theo thủ tục, Tôi tiếp đón ở Vatican những vị đại diện của Chính Phủ và Giáo Hội Bulgaria. Bởi thế, hôm nay đây, một cách nào đó, Tôi đến đây để đáp lại những cuộc viếng thăm đó, cũng như để gặp gỡ tại chính xứ sở của họ nhân dân Bulgaria thân yêu. Trong giây phút này đây, Tôi nghĩ đến vị tiền nhiệm của Tôi là Giáo Hoàng Adrian II, vị đã đích thân đến gặp Nhị Vị Huynh Đệ Thánh của thành Thessalonica khi họ đến Rôma để mang thánh tích của Thánh Clementê, Giáo Hoàng Tử Đạo (xem Đời Sống của Constantine, XVII,1), cũng như để làm chứng cho mối hiệp thông giữa Giáo Hội được họ thành lập và Giáo Hội Rôma. Hôm nay đây, chính Vị Giám Mục Rôma đến với anh chị em, cũng được tác động bởi những cảm nhận hiệp thông trong tình yêu Chúa Kitô.

 

Trong dịp này, Tôi cũng nghĩ đến một vị tiền nhiệm khác của Tôi, đó là Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII, Vị đã làm Đại Diện Tòa Thánh ở Bulgaria 10 năm và không ngừng gắn bó sâu xa với đất nước và dân tộc này. Trong niềm tưởng nhớ đến Ngài, Tôi xin thân ái chào hết mọi người và Tôi xin nói với tất cả mọi người là Tôi không bao giờ thôi yêu thương dân tộc Bulgaria, bao giờ trong lời cầu nguyện của mình cũng dâng họ lên Ngai Đấng Tối Cao: mong rằng việc Tôi có mặt giữa anh chị em hôm nay đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy tình cảm quí mến và thân ái của Tôi giành cho Quốc Gia cao quí này cũng như cho con cháu của nó vậy.

 

2.-       Tôi thân ái chào Quí Vị Thẩm Quyền của Nước Cộng Hòa này. Tôi cám ơn họ về việc họ mời Tôi cũng như về tất cả những gì họ làm để sửa soạn cho việc đón tiếp Tôi. Thưa Ngài Tổng Thống, Tôi muốn bày tỏ cùng Ngài lòng biết ơn chân thành về những lời tốt đẹp Ngài đã đón tiếp Tôi ở Công Trường lịch sử này. Qua Các Tôn Vị thuộc Ngoại Giao Đoàn, Tôi cũng nghĩ đến những người được họ hết sức xứng đáng đại diện cho.

 

Tôi trọng kính chào Đức Thượng Phụ Maxim cùng các vị TGM và Giám Mục của Thánh Công Hội, cũng như tất cả mọi tín hữu thuộc Giáo Hội Chính Thống Bulgaria. Tôi thiết tha hy vọng rằng cuộc viếng thăm của Tôi đây sẽ giúp vào việc làm cho chúng ta thêm hiểu biết nhau, nhờ đó, với ơn Chúa giúp, vào một ngày nào đó và bằng cách nào đó tùy Ngài, cuối cùng chúng ta sẽ sống “hiệp nhất trong cùng một tâm tưởng và cùng một phán đoán” (1Cor 1:10), phản ảnh những lời Chúa duy nhất của chúng ta phán: “Nếu các con yêu thương nhau thì từ đó tất cả mọi người mới nhận biết rằng các con là môn đệ của Thày” (Jn 13:35).

 

3.-       Với lòng đặc biệt cảm mến, Tôi xin ôm ấp Chư Huynh Giám Mục của Tôi, Christo, Gheorghi, Petko và Metodi cùng với tất cả mọi con cái nam nữ thuộc Giáo Hội Công Giáo của Chư Huynh, linh mục, tu sĩ và giáo dân: Tôi đến với anh chị em bằng lời chào hỏi và chúc nguyện tốt đẹp của một thứ bình an được Chúa Phục Sinh ban cho các môn đệ của Người (xem Jn 20:19), để củng cố anh chị em trong đức tin cũng như để khích lệ anh chị em trên con đường sống Kitô Giáo.

 

Tôi xin chào anh chị em Kitô hữu thuộc Các Cộng Đồng Giáo Hội khác, những phần tử của Cộng Đồng Do Thái đi với Vị Chủ Tịch của họ, và những tín đồ Hồi Giáo theo Đại Giáo Chủ Mufti tới đây. Tôi xin tái xác nhận ở đây, như Tôi đã làm tại cuộc hội ngộ ở Assisi, niềm xác tín của Tôi là hết mọi tôn giáo được kêu gọi để cổ võ công lý và hòa bình nơi các dân tộc, sự thứ tha, sự sống và yêu thương.

 

4.-       Nước Bulgaria đã lãnh nhận Phúc Âm nhờ việc rao giảng của hai Thánh Cyrilô và Mêthôđiô, để rồi qua các thế kỷ, hạt giống được gieo trồng nơi mảnh đất phì nhiêu này đã trổ sinh muôn vàn hoa trái chứng nhân và thánh thiện Kitô giáo. Ngay cả trong mùa đông dài của chế độ chuyên chế mang lại đau thương cho xứ sở của anh chị em cũng như cho nhiều quốc gia Âu Châu khác, lòng trung thành với Phúc Âm của anh chị em vẫn không biến mất, và trẻ em vô số kể của dân tộc này đã anh hùng trung thành với Chúa Kitô, không thiếu những trường hợp đã đi đến chỗ hy sinh mạng sống mình vì Ngài.

 

Tôi muốn tôn vinh ở đây những chứng nhân đức tin can trường, những phần tử thuộc các giáo phái Kitô Giáo khác. Chớ gì việc hy sinh của họ không trở thành vô ích, và chớ gì việc hy sinh này trở thành một gương sáng và làm cho việc dấn thân đại kết của anh chị em sinh hoa kết trái trong chiều hướng hoàn toàn hiệp nhất Kitô Giáo. Chớ gì những ai hoạt động để xây dựng một xã hội đặt nền móng trên sự thật, công lý và tự do cũng nhìn lên họ nữa!

 

5.-       Cần phải chữa lành những vết thương đau, và cần phải lạc quan phác họa tương lai. Đây không phải là một con đường dễ đi, cũng không phải là một con đường không có trở ngại, thế nhưng những mục tiêu đáng ước mong này vẫn có thể đại được với sự hiệp lực của tất cả mọi lãnh vực trong Quốc Gia này. Đồng thời cũng cần phải tiến lên, một cách khôn ngoan, hợp với luật pháp và việc bảo toàn các cơ cấu dân chủ, không quản ngại hy sinh, bảo trì và cổ võ những giá trị nền tảng cho tính cách cao cả của Quốc Gia này: như lòng thành kính về luân lý và kiến thức, việc bênh vực đời sống gia đình, việc chăm sóc cho thành phần nghèo khổ, việc tôn trọng sự sống con người từ khi được thụ thai cho đến khi tự nhiên chết đi.

 

Tôi bày tỏ niềm hy vọng của Tôi là những cố gắng đạt tới việc canh tân về xã hội là những gì nước Bulgaria đang can đảm thực hiện sẽ được Khối Liên Hiệp Âu Châu khôn ngoan tiếp nhận và quảng đại ủng hộ.

 

 

6.-       Có lẽ ở chính địa điểm này đây, gần mộ của các vị tử đạo, mà các Vị Giám Mục Đông Tây đã qui tụ lại vào năm 342 hay 343 để họp Công Đồng Serdica quan trọng, nơi mà tương lai của Kitô Giáo Âu Châu đã đườn bàn đến. Trong những thế kỷ sau đó, nơi đây đã mọc lên ngôi Đền Thờ Sophia, Đền Thờ Khôn Ngoan Thần Linh, Sự Khôn Ngoan Thần Linh mà theo chủ trương Kitô Giáo là nền tảng mà thành đô của con người cần phải được xây dựng lên. Đường lối tiến bộ đích thực của con người không thể nào chỉ là việc tiến bộ về chính trị và kinh tế; nó cũng cần phải hướng về chiều kích tâm linh và luân lý nữa. Kitô Giáo là một phần làm nên những gốc gác lịch sử và văn hóa của xứ sở này: bởi thế, nó không thể nào bị coi thường nơi bất cứ một tiến trình tiến bộ trọng hệ nào hướng về tương lai.

 

Giáo Hội Công Giáo, bằng việc dấn thân hằng ngày của con cái mình cùng với những tổ chức thuận lợi vốn có của mình, muốn góp phần vào việc bảo tồn và phát triển gia sản của các giá trị tinh thần và văn hóa mà đất nước này vốn hãnh diện. Giáo Hội muốn liên kết nỗ lực của mình với những nỗ lực của các anh chị em Kitô hữu khác để đem phục vụ tất cả mọi dân tộc với những mãnh lực văn minh mà Phúc Âm có thể cống hiến cho cả các thế hệ của ngàn năm mới nữa.

 

7.-       Theo vị trí về địa dư, nước Bulgaria đóng vai trò như một chiếc cầu nối giữa Đông Âu và Nam Âu, giống như một thứ giao điểm về tinh thần, một mảnh đất giao tiếp và hiểu biết nhau. Nơi đây, sự phong phú về nhân bản và văn hóa của các miền khác nhau trên Đại Lục gặp gỡ nhau: ở chỗ, chúng được tiếp nhận và tôn trọng. Tôi muốn nói lên lòng cảm phục lòng hiếu khách truyền thống của dân tộc Bulgaria, nhất là những nỗ lực cao quí trong việc cứu cả ngàn ngàn người Do Thái trong cuộc Đại Chiến Thứ Hai.

 

Xin Mẹ Thiên Chúa, Đấng được đặc biệt yêu mến và tôn kính nơi đây, giữ nước Bulgaria dưới tà áo và sự chuyển cầu của Mẹ, để họ được lớn lên trong tình yêu huynh đệ và thuận hòa! Xin Thiên Chúa Toàn Năng ban cho quốc gia cao quí của anh em tràn đầy phép lành của Ngài, ban cho nó một tương lai thịnh vượng và bình an!

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, dịch theo Màn Điện Toán Zenit ngày 23/5/2002,

tài liệu đã được phổ biến từ Vatican Press Office và đã được dịch sang Tiếng Anh từ tiếng Bulgaria).

 

 

"Chúng tôi rất ngưỡng mộ con người Đức Gioan Phaolô II, việc Ngài dấn thân cho hòa bình, và vai trò của Ngài trong tiến trình hiệp nhất hóa Âu Châu. Trong cuộc viếng thăm này, Ngài sẽ hết sức được trân trọng và cảm mến chẳng những bởi các vị đại diện tôn giáo khác nhau mà còn bởi toàn thể nhân dân Bulgaria".

 

Tổng Thống Bulgaria với cuộc viếng thăm của ĐTC

Tổng Thống Georgi Parvanov, 45 tuổi, mới được đắc cử tổng thống Tháng 11/2001 ngoài dự tưởng của mọi người. Ông là một sử gia, một đảng viên Cộng Sản trước đây và nguyên chủ tịch Đảng Xã Hội, đồng thời cũng là một tín đồ Chính Thống. Sau đây là cuộc phỏng vấn với vị tổng thống này về cuộc viếng thăm của ĐTC Gioan Phaolô II ngày 23-26/5/2002.

Vấn:       Thưa tổng thống, Ngài đã tiếp đón Đức Gioan Phaolô II với những cảm tình nào?

Đáp:       Đó là một thăm viếng mà chúng tôi đã mong đợi từ lâu. Bulgaria đã mong ước được tiếp đón Vị Giáo Hoàng này từ năm 1990, và đã mời Ngài vài lần đến thăm đất nước chúng tôi. Chúng tôi rất ngưỡng mộ con người Đức Gioan Phaolô II, việc Ngài dấn thân cho hòa bình, và vai trò của Ngài trong tiến trình hiệp nhất hóa Âu Châu. Trong cuộc viếng thăm này, Ngài sẽ hết sức được trân trọng và cảm mến chẳng những bởi các vị đại diện tôn giáo khác nhau mà còn bởi toàn thể nhân dân Bulgaria.

Vấn:       Đức Gioan Phaolô II đến với một đất nước thuộc truyền thống Kitô Giáo. Ý nghĩa của di sản linh thiêng này đối với quốc gia Bulgaria ngày nay ra sao?

Đáp:       Tôi coi việc Đức Giáo Hoàng đến vào dịp toàn quốc mừng lễ hai Thánh Cyliô và Mêthôđiô do chính Đức Gioan Phaolô II tuyên nhận làm quan thày Âu Châu đây là một biến cố quan trọng. Tôi muốn nhắc cho quí vị hay là chẳng những nước Bulgaria sùng mộ hai vị đại đan sĩ này mà nó còn  biết cách biến công cuộc của các vị thành một thực tại chính trị cụ thể, nguồn mạch truyền bá Kitô Giáo trong thế giới của sắc dân Slav. Đó là một di sản cho đến ngày hôm nay đây vẫn làm cho chúng tôi hết sức hãnh diện.

Vấn:       Bulgaria là một quốc gia đa số là Chính Thống. Cho phép tôi hỏi Ngài là Ngài có nhận mình là người Chính Thống Giáo không?

Đáp:       Phải, tôi đã được rửa tội theo đức tin Chính Thống Giáo.

Vấn:       Từ khi còn nhỏ hay sao?

Đáp:       Chắc chắn là trước năm 1989 (cười ra tiếng), lúc mà không có gì gọi là dễ dàng cả.

Vấn:       Cuộc viếng thăm của ĐGH có thể ảnh hưởng đến Giáo Hội Chính Thống đang bị căng thẳng và chia rẽ nội bộ chăng?

Đáp:       Tôi tin rằng cuộc viếng thăm này sẽ thuận lợi cho việc đối thoại giữa hai Giáo Hội cũng như sẽ thuận lợi cho việc hóa giải trong nội bộ Giáo Hội Chính Thống Bulgaria. Có những vấn đề chia rẽ, nhưng tôi không vào số những ai có khuynh hướng làm cho những hiện tượng này trở thành thái quá. Trái lại, tôi nhận thấy rằng trong những tháng ngày gần đây có nhiều hy vọng tiến đến việc hiệp nhất hơn trước. Các cơ quan chính quyền sẵn sàng cộng tác theo chiều hướng này, hoàn toàn tôn trọng việc tự trị của Giáo Hội và tính cách đa diện của các niềm tin đạo giáo khác nhau.

Vấn:       Đức Gioan Phaolô II sẽ đến Plovdiv để phong chân phước cho các vị tử đạo trong những năm của chế độ chuyên chế. Ngài có sợ rằng cử chỉ này sẽ làm tái phát cuộc tranh biện chống lại các đảng viên Cộng Sản trước đây hay chăng?

Đáp:       Tôi coi đó như là một cử chỉ cần phải làm về phía Giáo Hội Công Giáo đối với các vị tử đạo của mình. Trong một số dịp, tôi cũng đã đích thân tỏ cử chỉ tôn kính các nạn nhân của chế độ chuyên chế. Chúng ta không cần phải đào bới quá khứ và thắp lại những chia rẽ xa xưa.

Vấn:       Khi trở thành một vị tổng thống, Ngài nói rằng Ngài không muốn làm cho những bóng ma quá khứ tái hiện. Theo ý nghĩ của Ngài thì phải chăng nước Bulgaria đã suy thoái ở vào những năm trước 1989?

Đáp:       Đúng một phần lớn. Trang lịch sử đó đã được học hỏi một cách trịnh trọng, tân thời và sáng suốt. Tuy nhiên, nếu người ta cần phải tiến tới họ không thể lúc nào cũng phải nhìn vào kính chiếu hậu. Bất cứ ai coi quá khứ như là một ám ảnh không phải là một chính trị gia tốt. Còn đối với những người khác thì lịch sử của chúng ta cho thấy nhiều điều nhờ đó chúng ta có thể hiệp nhất với nhau hơn là chia rẽ.

Vấn:       Trong thập niên 1980, tên của Bulgaria dính dáng với cuộc tấn công Giáo Hoàng Wojtyla ở Công Trường Thánh Phêrô vào ngày 13/5/1981. Ngài có đề cập đến vấn đề này khi gặp riêng ĐGH chăng?

Đáp:       Tôi sẽ trình bày cho ĐTC biết về vị trí và nhận định của Bulgaria. Tôi muốn nói với các độc giả của quí vị cũng như với công chúng, và tôi nói về điều này một cách hết sức hữu trách, với tư cách của một người đã từng nghiên cứu rất kỹ lưỡng các văn khố, đó là Bulgaria không hề đồng lõa gì cả trong việc mưu đồ hay ra tay trong hành động tội ác ấy. Trái lại, căn cứ vào các văn khố người ta mới giật mình vì chính những cơ quan mật vụ Cộng Sản cũng tỏ ra bỡ ngỡ. Theo tôi, ĐTCha sẽ chấp nhận những gì do một vị lãnh đạo quốc gia nói cho Ngài hay.

ĐTC Gioan Phaolô II:  Sau cuộc gặp gỡ với tổng thống Bulgaria hôm nay tại Dinh Tổng Thống, phát ngôn viên của Tòa Thánh là Tiến Sĩ Joaquín Navarro-Valls đã công bố rằng: “Tôi xin được thêm là ĐGH đã nói với vị tổng thống này rằng Ngài không hề tin có chuyện gọi là móc nối Bulgaria, chuyện cáo buộc cho một dân tộc Ngài ưu ái và ca ngợi”.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh. BVL, dịch theo Màn Điện Toán Zenit ngày 24/5/2002)

 

 

"Cả hai phía đều nhấn mạnh đến giá trị không thay đổi nơi gia sản tinh thần của hai thánh Cyliô và Mêthôđiô, đồng quan thày của Âu Châu".

Bản Tuyên Cáo Chung của Tòa Thánh Vatican và Nước Bulgaria

Sau cuộc gặp gỡ giữa ĐTC và Tổng Thống Bulgaria, hai vị giám độc báo chí, một của Tòa Thánh Vatican và một của Nước Bulgaria, đã công bố bản tuyên cáo chung sau đây:

1.-            Tổng Thống Cộng Hòa Bulgaria là Georgi Parvanov đã chào ĐTC Gioan Phaolô II và đã bày tỏ lòng trọng kính và cảm nhận sâu xa đối với ĐTC về việc đóng góp của Ngài và vai trò chủ động của Ngài trong việc củng cố nền hòa bình thế giới, trong việc xây dựng một xã hội công chính hơn cũng như trong việc cổ võ đối thoại cùng thông cảm giữa các tôn giáo và dân tộc. Tổng thống Parvanov đã bày tỏ lòng cảm mến của nhân dân Bulgaria đối với ĐTC, Vị đã loại bỏ việc Bulgaria dính dáng đến cuộc sát hại mạng sống của Ngài.

2.-            Cả hai phía đều nhấn mạnh đến giá trị không thay đổi nơi gia sản tinh thần của hai thánh Cyliô và Mêthôđiô, đồng quan thày của Âu Châu.

3.-            ĐGH Gioan Phaolô II xác nhận là Ngài từ lâu vốn yêu thương dân tộc Bulgaria, quí mến văn hóa và truyền thống tinh thần của nó, và tỏ cho thấy việc Ngài ủng hộ thứ kiểu mẫu tôn giáo chủng tộc ở Bulgaria cùng với những nỗ lực của nó trong việc xây dựng một xã hội dân chủ thực sự, một xã hội biết tôn trọng những quyền lợi căn bản của con người.

4.-            Cả hai phía đều xác nhận tầm quan trọng của việc tôn trọng những nguyên tắc về tự do tôn giáo và tự do sống theo lương tâm như là những nguyên tắc căn bản của thể chế dân chủ. Cả hai đều mong muốn phát triển thêm những mối liên hệ song phương trong các lãnh vực xã hội, từ thiện, khoa học và văn hóa. Đôi bên đều tuyên bố rằng mình sẵn sàng bắt đầu sửa soạn cho bản hiệp ước theo chiều hướng liên hệ này giữa nước Bulgaria và Tòa Thánh Vatican.

5.-            Đôi bên đều lên án chủ nghĩa duy chủng, ghét bỏ ngoại nhân cũng như bất dung sắc tộc, và kêu gọi những biện pháp tích cực chống lại nạn khủng bố, tổ chức gây tội ác, buôn bán thuốc phiện bất hợp pháp cũng như buôn bán con người, hình ảnh trẻ em khiêu dâm và khai thác lao động trẻ em. Vấn đề toàn cầu hóa phải đi song song với tình đoàn kết để lấp khoảng cách càng ngày càng tăng thêm giữa các nước giầu và nghèo. Nhân loại đang tìm cách giải quyết những hậu quả tiêu cực của vấn đề toàn cầu hóa, như tình trạng bần cùng tăng phát dẫn đến nạn thất nghiệp và thất học.

6.-            Đôi bên trao đổi những quan điểm về những vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh và hợp tác ở Châu Âu. Mỗi một nước Âu Châu và hết mọi quốc gia Âu Châu phải hoạt động cho việc xây dựng một nhà chung Âu Châu, nơi mà mọi nước có thể tham gia và chia sẻ với các đồng minh của mình kho tàng văn hóa, tinh thần và tôn giáo của nó. Theo chiều hướng liên hệ này, cả hai đã nhấn mạnh đến vai trò lịch sử và tầm quan trọng của các giáo hội Kitô Giáo.

7.-            ĐTC đã lên tiếng ủng hộ những nỗ lực của Cộng Hòa Bulgaria trong việc trở nên một phần tử trọn vẹn của Khối Liên Hiệp Âu Châu, để nước này có thể đóng góp lịch sử và văn hóa của mình là những gì phần lớn đã được Kitô Giáo khuôn đúc. ĐTC Gioan Phaolô II đã cho thấy chiều kích Âu Châu nơi văn hóa Bulgaria, nơi gia sản lịch sử và tinh thần của dân Bulgaria, cũng như tầm quan trọng của nước Bulgaria trong vai trò là một “cầu nối Đông Tây”.

8.-            Đôi bên đều bày tỏ mình hài lòng về nền hòa bình và tình trạng yên ổn ở miền Đông Nam Âu, nhất là ở Đông Balkan. Người ta đang kiến tạo những điều kiện để biến miền này thành một nơi chốn hòa bình, tự do và hòa hợp nơi tất cả mọi dân cư ở đó.

9.-            Những người dân Balkan thuộc về Âu Châu. Cả hai phía đều đồng ý là bên nào cũng phải làm hết sức mình để miền này được nhanh chónh hội nhập vào Khối Liên Hiệp Âu Châu, để phục hưng nền kinh tế và xã hội của miền này.

10.-          Đôi bên bày tỏ nỗi lo âu hết sức của mình về tình trạng bạo loạn đang xẩy ra ở Trung Đông. Cả hai đều nhấn mạnh là phải chấm dứt tình trạng bạo lực, phải tiến đến chỗ thực hiện những cuộc thương thảo giữa Do Thái và Palestine trong một tương lai gần nhất, bằng những nỗ lực chung của họ, được cộng đồng quốc tế hỗ trợ, để đạt đến một giải pháp toàn diện, chính đáng và vững bền cho tình trạng xung khắc này. Đôi bên bày tỏ niềm tin chung về thành quả mà chỉ có những cuộc bàn thảo hòa bình mới là cơ hội duy nhất để giải quyết tình trạng xung khắc giữa người Ả Rập và Do Thái, dựa trên căn bản của nguyên tắc “mảnh đất cho hòa bình”, cũng như dựa trên những giải quyết của Liên Hiệp Quốc, ở chỗ bảo đảm quyền lợi cho tất cả mọi quốc gia trong miền có quyền sống tự do và an ninh trong ranh giới được quốc tế công nhận.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Màn Điện Toán Zenit ngày 24/5, tài liệu nguyên ngữ bằng tiếng Anh)

 

"Trong việc tìm kiếm căn tính riêng của mình, Lục Địa này không còn làm gì khác ngoài việc trở về với cội nguồn Kitô Giáo của mình. Toàn thể Âu Châu, cả Tây lẫn Đông, đều mong đợi những người Công Giáo và Chính Thống cùng nhau hoạt động để bênh vực hòa bình và công lý, nhân quyền và văn hóa sự sống".

Diễn Từ với Giáo Hội Chính Thống Bulgari Thứ Sáu 24/5/2002

Trọng kính Đức Thượng Phụ,

Các Vị Tổng Giám Mục và Giám Mục khả kính,

Quí Huynh thân mến trong Chúa Kitô! 

Chúa Kitô đã sống lại!

 

1.-        Tôi lấy làm sung sướng được gặp gỡ Qúi Huynh hôm nay đây, 24/5, vì đây là một ngày đặc biệt được thêu đậm nét trong tâm khảm và ký ức của Tôi. Ngay từ khi bắt đầu phục vụ như là một Giám Mục Rôma, Tôi đã vui mừng được tiếp đón các đại biểu nước Bulgaria hằng năm đến Vatican vào ngày này, và những ngày ấy cũng là những dịp tốt để gặp chẳng những quốc gia Bulgaria cao quí mà còn cả Giáo Hội Chính Thống Bulgaria và Đức Thượng Phụ nơi con người của những vị Giám Mục đại diện Đức Thượng Phụ.

 

Hôm nay Chúa đã khiến chúng ta được đích thân gặp nhau và trao nhau “chiếc hôn hòa bình”. Tôi xin cám ơn Đức Thượng Phụ và Thượng Hội Đồng về việc sẵn sàng cho phép Tôi được hiện thực ước vọng sâu xa mà Tôi đã ấp ủ từ bấy lâu nay. Tôi đến với Quí Huynh bằng một lòng cảm phục về sứ vụ Giáo Hội Chính Thống Bulgaria đang đảm trách, và Tôi muốn bày tỏ lòng trọng kính và cảm mến về việc Quí Huynh dấn thân phục vụ cho thiện ích của nhân dân nước này.

 

2.-        Qua các thế kỷ, bất chấp tình hình phức tạp, có những lúc trở thành những biến cố lịch sử hận thù, Giáo Hội hiện nay được Đức Thượng Phụ dẫn dắt đã không ngừng vững vàng loan truyền về việc Con Một Thiên Chúa Nhập Thể và Phục Sinh. Giáo Hội của Huynh đã truyền đạt Tin Mừng cứu độ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cả hôm nay đây, mở đầu cho Đệ Tam Thiên Kỷ, Giáo Hội của Huynh vẫn hăng say làm chứng cho ơn cứu độ được Chúa Kitô cống hiến cho hết mọi người, và cống hiến cho tất cả mọi người niềm hy vọng không bẽ bàng và là một niềm hy vọng rất cần cho thế giới của chúng ta.

 

Thưa Đức Thượng Phụ, việc lần đầu tiên trong lịch sử một Vị Giám Mục Rôma đến viếng thăm đất nước này và gặp gỡ Huynh cùng với Thượng Hội Đồng quả là một giây phút vui mừng, vì nó là dấu hiệu chứng tỏ cho thấy việc phát triển từ từ nơi mối hiệp thông Giáo Hội. Tuy nhiên, điều này không thể làm cho chúng ta khỏi phải thành thật nhìn nhận rằng Đức Kitô Chúa chúng ta đã thành lập một Giáo Hội duy nhất, trong khi đó chúng ta hôm nay đây lại chia rẽ nhau trước mắt thế gian, như thể chính Chúa Kitô bị phân rẽ vậy. “Việc chia rẽ như thế rõ ràng là nghịch lại với ý muốn của Chúa Kitô, làm gương mù cho thế giới, và làm hại đến căn nguyên thánh hảo nhất cho việc rao truyền Phúc Âm cho mọi tạo vật” (Sắc Lệnh về Đại Kết, Unitatis Redintegratio, 1).

 

3.-        Việc hiệp thông trọn vẹn giữa các Giáo Hội của chúng ta đã bị tổn thương nặng nề qua giòng lịch sử, “mà thường người của cả đôi bên đều có lỗi về vấn đề này” (cùng nguồn, 3). “Những lỗi lầm quá khứ này bất hạnh thay vẫn còn đè nặng trên chúng ta và vẫn còn là những khuynh hướng hiện đại. Cần phải hoàn chỉnh chúng và thiết tha xin Chúa Kitô tha thứ cho” (Tông Thư Tiến Đến Ngàn Năm Thứ Ba, 34).

 

Tuy nhiên, có một điều an ủi chúng ta, đó là tình trạng xa biệt giữa người Công Giáo và Chính Thống không bao giờ làm tắt đi nơi họ ước vọng phục hồi mối hiệp thông trọn vẹn này, để sự hiệp nhất được Chúa Kitô cầu nguyện được thể hiện rõ ràng hơn. Ngày nay chúng ta có thể tạ ơn Thiên Chúa về những thắt kết giữa chúng ta đã được kiên cố hơn nhiều.

 

Về vấn đề này, Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhấn mạnh rằng Các Giáo Hội Chính Thống “có các bí tích thực sự, nhất là, nhờ việc thừa kế tông đồ, có Chức Linh Mục và Thánh Thể” (Sắc Lệnh về Đại Kết, 15). Hơn thế nữa, Công Đồng nhắc lại và nhìn nhận rằng “chẳng những không phải là một trở ngại cho mối hiệp nhất của Giáo Hội, … tính cách đa dạng về tập tục và thi hành còn làm tằng thêm vẻ đẹp của Giáo Hội và góp phần rất nhiều vào việc thành đạt sứ vụ của Giáo Hội nữa” (cùng nguồn, 16). Rồi Công Đồng thêm: “Việc tuân giữ trọn vẹn nguyên tắc truyền thống này, một nguyên tắc không phải bao giờ cũng được tuân giữ, cần phải có cho bất cứ một việc phục hồi hiệp nhất nào” (cùng nguồn).

 

4.-        Trong việc bàn đến đề tài này, chúng ta không thể không nhìn đến một gương mẫu hiệp nhất được thể hiện ở thiên kỷ thứ nhất một cách hết sức cụ thể bởi hai anh em thánh Cyliô và Mêthôđiô, những vị thánh được đất nước của Quí Huynh tưởng nhớ một cách rất sinh động và di sản của các ngài được Quí Huynh cảm nhận hết sức sâu xa. Chứng từ của các ngài cũng thích hợp cho cả những ai, trong lãnh vực chính trị, đang hoạt động để mang lại hiệp nhất cho Âu Châu. Trong việc tìm kiếm căn tính riêng của mình, Lục Địa này không còn làm gì khác ngoài việc trở về với cội nguồn Kitô Giáo của mình. Toàn thể Âu Châu, cả Tây lẫn Đông, đều mong đợi những người Công Giáo và Chính Thống cùng nhau hoạt động để bênh vực hòa bình và công lý, nhân quyền và văn hóa sự sống.

 

Mẫu gương của hai Thánh Cyliô và Mêthôđiô trước hết là một biểu hiệu cho sự hiệp nhất của những người Kitô hữu trong một Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô. Các vị được Thượng Phụ Contantinôpôli sai đến Đông Âu để mang đức tin thật cho các dân tộc Slav bằng thứ ngôn ngữ của các vị; và trong việc chạm trán với những trở ngại trên con đường này gây ra bởi những giáo phân phía Tây cho rằng đó là phận sự của họ phải mang Thập Giá của Chúa Kitô đến cho các xứ sở Slav, các vị đã đến với Đức Giáo Hoàng để xin ngài xác nhận sứ vụ của các vị (xem Thông Điệp, Slavorum Apostoli, 5). Bởi thế, đối với chúng ta, các vị thực sự là “mối giây nối kết hay chiếc cầu nối giữa các truyền thống Đông Phương và Tây Phương, những truyền thống mà cả hai đã hợp lại thành một Truyền Thống lớn của Giáo Hội hoàn vũ. Đối với chúng ta, các vị là những tay thắng cuộc và cũng là các vị quan thầy của nỗ lực đại kết nơi các Giáo Hội chị em gữa Đông và Tây, vì việc tái nhận thức, qua lời cầu nguyện và đối thoại về sự hiệp nhất hữu hình trong mối hiệp thông trọn vẹn và hoàn toàn, ‘sự hiệp nhất… không thu hút cũng chẳng tỏa phát’ (mà là) một cuộc gặp gỡ trong chân thật và yêu thương, được Thần Linh ban cho chúng ta” (cùng nguồn, 27).

 

5.-        Vì chúng ta gặp nhau hôm nay đây, Tôi hân hạnh nhắc lại nhiều cuộc liên lạc giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Bulgaria, bắt đầu từ Công Đồng Chung Vaticanô II, công đồng được Giáo Hội Chính Thống Bulgaria cử quan sát viên tới tham dự. Tôi tin tưởng rằng những cuộc liên lạc trực tiếp này, những liên lạc đã may mắn tăng hơn trong những năm gần đây, cũng sẽ có một ảnh hưởng tích cực trên vấn đề đối thoại về thần học, một vấn đề được Công Giáo và Chính Thống tham gia qua Ủy Ban Hỗn Hợp Quốc Tế đương nhiệm. Chính vì muốn tăng thêm sự hiểu biết của chúng ta về nhau hơn nữa, tăng thêm lòng yêu thương nhau cùng với việc cộng tác huynh đệ, Tôi lấy làm vui khi để cho cộng đồng Chính Thống Bulgaria ở Rôma được quyền sử dụng Thánh Đường Thánh Vinhsơn và Anastasius ở Trevi Fountain, theo những khoản đã được các đại biểu hiện tại của chúng ta quyết định.

 

Tôi cũng đã được cho biết rằng Tháng 12 vừa qua, Công Đồng Thứ Năm của Giáo Hội Chính Thống Bulgaria đã thiết lập Tổng Giáo Phận Silistra là miền Dorostol cổ xưa. Từ miền đất này đã xuất hiện  người lính trẻ Dasius mà năm nay chúng ta mừng kỷ niệm 1700 năm tử đạo của ngài. Để đáp lại nhiều lời xin tha thiết, với sự thỏa thuận quảng đại của Tổng Giáo Phận Ancona-Osimo, Tôi đã mang theo thánh tích của vị thánh này như là một kỷ vật để tặng cho Giáo Hội đây.

 

6.-        Thưa Đức Thượng Phụ, sau hết, Tôi xin bày tỏ cùng Huynh cũng như tất cả mọi Vị Giám Mục của Giáo Hội Huynh về lòng tri ân sâu xa của Tôi đối với việc tiếp đón Tôi. Tôi rất lấy làm cảm động.

 

Trong tinh thần huynh đệ, Tôi hứa luôn cầu nguyện cho Quí Huynh, để Chúa Kitô ban cho Giáo Hội Chính Thống Bulgaria, cùng với Giáo Hội Công Giáo, được can đảm hoàn thành sứ vụ truyền bá phúc âm hóa mà Người đã trao phó cho Giáo Hội của Quí Huynh nơi quê hương này.

 

Xin Thiên Chúa chúc lành cho những nỗ lực của Đức Thượng Phụ, Các Vị Tổng Giám Mục và Giám Mục, hàng giáo sĩ, các đan sĩ nam nữ, và ban cho những nỗ lực tông đồ của mỗi người trong Quí Huynh được gắt hái được nhiều hoa trái.

 

Xin Trinh Nữ rất thánh, được tín hữu Giáo Hội Chính Thống Bulgaria thiết tha tôn kính, coi sóc Giáo Hội của Quí Huynh và bảo vệ Giáo Hội của Quí Huynh ngày nay và mãi mãi!

 

Chúa Kitô đã phục sinh!

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh. BVL, dịch theo Màn Điện Toán Zenit ngày 24/5/2002,

tài liệu được Vatican Office Press phổ biến và dịch sang Tiếng Anh từ tiếng Bulgaria)

Hôm nay, trong buổi gặp gỡ Hàng Lãnh Đạo Giáo Hội Chính Thống Bulgaria, sau khi ĐTC Gioan Phaolô II và Đức Thượng Phụ Maxim 87 tuổi bắt tay nhau, thì đa số Vị Tổng Giám Mục đã hôn tay ĐTC. Thật vậy, Đức Thượng Phụ đã làm cho cả người Công Giáo và Chính Thống ngạc nhiên khi thấy Ngài hiện diện trong buổi nghênh đón ĐTC vào Ngày Thứ Năm hôm qua, mặc dù Ngài không có tên trong danh sách. ĐTGM Chính Thống Simeon, vị phụ trách tín hữu Đông Âu, trước đây đã được tiếp kiến ĐTC ở Vương Cung Thánh Đường Chính Thống Thánh Alexander Nevski. Đại diện Đức Thượng Phụ và Thượng Hội Đồng, Ngài đã ngở lời chào mừng ĐTC: “Kitô hữu chúng ta phải cùng nhau cứu thế giới, một thế giới đang bị đe dọa bởi chủ nghiã vật chất buông thả… Chúng tôi cảm mến Ngài và coi Ngài như là một vị tông đồ vậy”.

 

"Trong những lúc trục trặc này đây lại càng cần phải xác nhận là, Âu Châu, nếu cần phải tái nhận thức căn tính sâu xa nhất của mình, nó cần phải quay về với các gốc rễ Kitô giáo của nó, nhất là với công việc của những con người như Bênêđictô, Cyrilô và Mêthôđiô, những vị mà chứng từ của họ cống hiến một đóng góp thiết yếu cho việc phục hồi về tinh thần và luân lý của Lục Địa này".

Diễn Từ với Giới Văn Hóa, Nghệ Thuật và Khoa Học chiều Thứ Sáu 24/5

 

Thưa Quí Bà và Quí Ông,

 

2.-            Cuộc gặp gỡ này diễn ra vào một ngày rất đặc biệt, vì nước Bulgaria hôm nay mừng lễ Hai Thánh Huynh Đệ Cyrilô và Mêthôđiô, những vị mạnh dạn rao giảng Phúc Âm của Chúa Kitô và là sáng lập viên ngôn ngữ văn từ cùng văn hóa các dân tộc thuộc sắc tộc Slav. Việc tưởng niệm các vị theo phụng vụ có một ý nghĩa đặc biệt, vì đó cũng là một “ngày mừng lễ chữ nghĩa Bulgaria”. Đây không phải là một điều gì đó chỉ liên quan đến riêng tín hữu Chính Thống và Công Giáo, mà là một dịp cho tất cả mọi người suy tư về gia sản văn hóa phát xuất từ Nhị Vị Huynh Đệ xứ Thessalonica này…

Tôi muốn cuộc gặp gỡ này như là một cử chỉ chung trọng thể tôn kính và tri ân đối với Thánh Cyliô và Mêthôđiô, những vị mà vào năm 1981 Tôi đã tuyên nhận là Quan Thày của Âu Châu, cùng với Thánh Benedict Norcia. Hôm nay đây, Nhị Vị Thánh Huynh Đệ này còn nhiều điều dạy cho tất cả chúng ta, cả bên Đông lẫn bên Tây.

3.-            Bằng việc giới thiệu Phúc Âm cho nền văn hóa của các dân được các vị truyền bá phúc âm hóa, Nhị Vị Huynh Đệ Thánh này đã có công đặc biệt với tài sáng tạo một bộ mẫu tự mới sáng sủa. Để đáp ứng các nhu cầu thừa tác vụ tông đồ của mình, các vị đã chuyển dịch Các Sách Thánh sang ngôn ngữ địa phương để cử hành phụng vụ và dạy giáo lý, nhờ đó, đã đặt nền tảng văn chương nơi ngôn ngữ của các dân tộc Slav. Thế nên, các vị chẳng những đáng được coi là Tông Đồ sắc dân Slav, mà còn là cha đẻ của văn hóa Slav nữa. Văn hóa hiện thân nơi lịch sử như là một diễn đạt cái căn tính của một dân tộc; nó khuôn đúc hồn thiêng cho một quốc gia dân tộc, một quốc gia dân tộc đồng hóa với những giá trị đặc biệt, thể hiện mình nơi những biểu hiệu xác đáng, và tỏ mình ra qua những dấu hiệu xứng hợp của mình.

Nhờ các môn đệ của mình, công cuộc truyền giáo của Thánh Cyrilô và Mêthôđiô đã được củng cố một cách tuyệt vời ở Bulgaria. Ở nơi đây, qua Thánh Clement Ohrid, các trung tâm sinh động về đời sống đan viện đã được thành lập, và cũng tại nơi đây, bộ mẫu tự của Thánh Cyrilô đã được phát triển mạnh. Cũng từ nơi đây, Kitô Giáo đã được lan truyền đến các vùng da916t khác, cho đến khi, qua nước Rumania lân bang, nó tiến đến Kievan Rus cổ kính, rồi lan tới Moscow và các miền đất khác thuộc phía đông.

Công cuộc của Hai Thánh Cyrilô và Mêthôđiô đã đóng góp cả thể vào việc hình thành các thứ gốc rễ chung của Kitô Giáo Âu Châu, những gốc rễ mà nhờ tính cách sâu xa và sinh động của chúng đã tạo nên một điểm qui chiếu về văn hóa sáng giá không thể bị coi thường trong bất cứ một nỗ lực hệ trọng nào để tái thiết tình rạng hiệp nhất của Lục Địa một cách mới mẻ và hiện đại.

5.-            Kinh nghiệm lịch sử đã chứng tỏ cho thấy rằng việc loan báo đức tin Kitô Giáo đã không bị dập tắt, trái lại, còn hội nhập và thăng hoá các giá trị nhân bản và văn hóa chân thực xứng với tinh hoa của các dân nước là những nơi đức tin được rao giảng. Đức tin cũng đã góp phần vào việc làm cho các giá trị này hướng về nhau, cũng như giúp cho chúng thắng vượt được những chướng ngại vật, kiến tạo một gia sản tinh thần và văn hóa chung, cần thiết cho những mối liên hệ bền vững và xây dựng của hòa bình.

Những ai dấn thân hoạt động một cách hữu hiệu cho việc xây dựng mối hiệp nhất Âu Châu đích thực không thể coi thường những dự kiện lịch sử này, những dữ kiện tự chúng là một biện minh hùng hồn không thể chối cãi. Như Tôi đã nói trong một cơ hiệu khác, “việc hất ra ngoài các tôn giáo đã từng góp phần và tiếp tục góp phần vào nền văn hóa và nhân bản mà Âu Châu có lý hãnh diện, Tôi coi như là một việc bất công và là một sai lầm về quan niệm” (Diễn Từ với Phái Đoàn Ngoại Giao bên Tòa Thánh, ngày 10/1/2002, đoạn 2). Phúc Âm không làm suy thoái hay hủy hoại những gì được mọi người, mọi dân tộc hay mọi quốc gia nhìn nhận và cho là sự thiện, sự thật và sự mỹ (xem Slavorum Apostoli, 18).

6.-            Khi nhìn lại quá khứ, chúng ta phải nhận ra rằng, cùng với một Âu Châu của văn hóa được đánh dấu bằng những phong trào triết lý, nghệ thuật và tôn giáo nổi vượt và đặc thù, và với một Âu Châu của lao động được đánh dấu bằng những chiếm đạt về kỹ thuật và truyền thông của thế kỷ 20, bất hạnh thay còn có cả một Âu Châu của các thể chế độc tài và chiến tranh, một Âu Châu của máu lệ cũng như của những hành động dã man kinh hoàng. Có lẽ cũng chỉ vì những kinh nghiệm quá khứ chua cay này mà Âu Châu ngày nay dường như ngả theo chiều hướng càng ngày càng trở nên nghi hoặc và hững hờ đối với tình trạng suy đồi về những cứ điểm luân lý căn bản nơi đời sống cá nhân cũng như xã hội.

Chúng ta cần phải đáp ứng. Trong những lúc trục trặc này đây lại càng cần phải xác nhận là, Âu Châu, nếu cần phải tái nhận thức căn tính sâu xa nhất của mình, nó cần phải quay về với các gốc rễ Kitô giáo của nó, nhất là với công việc của những con người như Bênêđictô, Cyrilô và Mêthôđiô, những vị mà chứng từ của họ cống hiến một đóng góp thiết yếu cho việc phục hồi về tinh thần và luân lý của Lục Địa này.

Như thế thì sứ điệp của Các Vị Quan Thày của Âu Châu cũng như của tất cả các Vị Thánh Kitô Giáo cùng những vị thần bí đã làm chứng cho Phúc Âm nơi các dân tộc Âu Châu, đó là cái “lý do tại sao” về cuộc sống của con người cũng như của lịch sử đã được tỏ ra cho chúng ta nơi Lời Thiên Chúa, Đấng đã mặc lấy xác thịt để cứu chuộc con người khỏi sự dữ tội lỗi cũng như khỏi vực thẳm sầu thương.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Màn Điện Toán Zenit ngày 26/5/2002, tài liệu bằng tiếng Bulgaria đã được Vatican Press Office dịch sang tiếng Anh)

 

"Vị Giám Mục Rôma này tới đây hôm nay để nói với anh chị em rằng cả Giáo Hội Latinh lẫn tu sĩ Tây Phương đều biết ơn anh chị em về đời sống và chứng từ của anh chị em!"

Diễn Từ của ĐTC khi Ngài thăm Đan Viện Chính Thống Thánh Gioan Rila sáng 25/5 Thứ bảy

(Đan viện này được coi là trung tâm linh đạo của nước Bulgaria)

Quí Huynh Tổng Giám Mục và Giám Mục  khả kính,

Qúi Đan Sĩ Nam Nữ của đất nước Bulgaria và của tất cả Các Giáo Hội Chính Thống thân mến!

 

1.-        … Phải, Anh Chị Em thân mến, cơ cấu đan viện Đông Phương, cùng với cơ cấu đan viện Tây Phương, đã tạo nên một tặng ân cao cả cho toàn thể Giáo Hội…

  

3.-        Đời sống đan viện, theo truyền thống thánh thiện liên lỉ là nền tảng của mình, đã bảo trì cách ưu ái và trung thành một số yếu tố của đời sống Kitô hữu quan trọng đối với cả những con người nam nữ tân thời nữa: ở chỗ, các đan sĩ nam nữ là một nhắc nhở sống Phúc Âm cho Kitô hữu cũng như cho thế giới.

 

Như Thánh Basiliô Cả dạy (x Rugulae Fusius Tractatae VIII, PG, 933-941), đời sống Kitô hữu trước hết là apotaghé, là “từ bỏ” tội lỗi, các sự thế gian, các thứ ngẫu tượng, để gắn bó với Vị Thiên Chúa và là Chúa chân thật duy nhất là Đức Giêsu Kitô (x 1Thes 1:9-10). Nơi cơ cấu đan viện thì việc từ bỏ này là một việc trọng yếu: đó là việc từ bỏ nhà cửa, gia đình, sở vật (x Lk 18:28-29); bởi thế, nó là việc từ bỏ những sản vật trần gian trong việc tìm kiếm những sản vật vĩnh hằng (x Col 3:1-2); nó là việc từ bỏ philautía, như Thánh Maximus Confessor gọi (x Capita de Charitate II, 8; III, 8; III, 57 và passim, PG 90, 960-1080), tức là từ bỏ tình yêu vị kỷ, để đạt được kiến thức về tình yêu vô biên của Thiên Chúa và có khả năng yêu thương anh em. Đời sống thần bí đan viện trước hết là đường lối từ bỏ để có thể gắn bó chặt chẽ hơn bao giờ hết với Chúa Giêsu và được quyền năng Thánh Linh biến đổi…

 

4.-        Một yếu tố khác của đời sống đan viện là “việc chiến đấu thiêng liêng”, một yếu tố cần phải dạy lại và đặt ra một lần nữa cho tất cả mọi Kitô hữu ngày nay. Nó là một nghệ thuật bí mật và nội tâm, một cuộc đấu tranh vô hình mà những đan sĩ hằng ngày phải thực hiện để chống lại với các chước cám dỗ, với những mời mọc xấu xa do ma quỉ cố gắng gieo vào lòng trí họ; nó là một cuộc chiến đấu đến độ bị đóng đanh vào thập giá trên đấu trường của sự cô tịch trong việc tìm kiếm sự tinh khiết của cõi lòng, sự tinh khiết được thấy Thiên Chúa (x Mt 5:8), cũng như trên đấu trường của đức ái làm cho họ được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa là tình yêu (1Jn 4:16).

 

Hơn bao giờ hết, trong đời sống Kitô hữu ngày nay, những thứ ngẫu tượng đang dụ dỗ và là những chước cám dỗ không kém phần dữ dội, nên nghệ thuật chiến đấu thiêng liêng, việc nhận thức những thứ tinh thần, việc chia sẻ các tâm tưởng của mình với linh hướng của mình, việc kêu cầu Thánh Danh Chúa Giêsu và tình thương của Người, một lần nữa, phải trở thành một yếu tố làm nên đời sống nội tâm của thành phần môn đệ Chúa Kitô. Cần phải có cuộc chiến đấu này để khỏi bị phân tâm (aperíspastoi) hay bị sao xuyến (amérimnoi) (x 1Cor 7:23,35), cũng như để sống trong tình trạng liên lỉ tưởng nhớ đến Chúa (x Thánh Basiliô Cả, Regulae Fusius Tractatae VIII, 3; XXXII, 1; XXXVIII).

 

8.-        Anh Chị Em rất thân mến, tất cả mọi Giáo Hội Chính Thống Giáo đều biết các đan viện là gia sản vô giá của đức tin và văn hóa của các Giáo Hội này ra sao. Bulgaria sẽ ra sao nếu không có Đan Viện Rila, một đan viện trong thời kỳ đen tối nhất lịch sử xứ sở của anh chị em vẫn giữ được ngọn lửa đức tin bừng cháy? Hy Lạp sẽ ra sao nếu không có Núi Thánh Athos? Hay Nga sẽ ra sao nếu không có vô số những nơi cư trú của Chúa Thánh Thần, Đấng đã khiến cho nó thắng vượt được cảnh Soviết bách hại kinh hoàng? Bởi thế, Vị Giám Mục Rôma này tới đây hôm nay để nói với anh chị em rằng cả Giáo Hội Latinh lẫn tu sĩ Tây Phương đều biết ơn anh chị em về đời sống và chứng từ của anh chị em!

 (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Màn Điện Toán Zenit ngày 26/5/2002, tài liệu bằng tiếng Bulgaria đã được Vatican Press Office dịch sang tiếng Anh)

 

"Đời sống của các Kitô hữu hoàn toàn hướng về mầu nhiệm này. Cuộc hành trình liên tục của chúng ta dưới thế này đây lệ thuộc vào việc chúng ta trung thành đáp ứng tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Linh. Chân lý này hằng ở trước mắt ba vị linh mục Dòng Assumptionist mà hôm nay Tôi hân hoan tuyên phong chân phước".

 

 

ĐTC Giảng Lễ Phong Chân Phước 26/5 Chúa Nhật cho 3 Vị Tử Đạo Bulgaria thời Cộng Sản

Kamen Vitchev (1893-1952), Pavel Djidjov (1919-1952) and Josaphat Chichkov (1884-1952)
1.-
            … Việc Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vào Ngày Lễ Ngũ Tuần là vinh hiển của một chu kỳ những biến cố mà Thiên Chúa, qua những giai đoạn lịch sử liên tục, đã đến để gặp gỡ con người nam nữ mà ban cho họ tặng ân cứu độ. Phụng Vụ hôm nay mời gọi chúng ta trở về với Nguồn Mạch tối thượng của tặng ân này, đó là trở về với Vị Thiên Chúa Cha, Con và Thánh Thần, với Ba Ngôi Chí Thánh.

2.-            … Tân Ước tỏ cho chúng ta biết rằng có một Thiên Chúa duy nhất là Cha và Con và Thánh Thần: một thần tính duy nhất trong ba Ngôi Vị, hoàn toàn bằng nhau song lại thực sự khác biệt. Chúa Giêsu đã tỏ tường điểm danh ba Ngôi Vị này, khi Người truyền cho các Tông Đồ đi rửa tội “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28:19).

3.-            Với Thánh Phaolô, Tôi cầu xin cho moị người được “ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, tình yêu của Thiên Chúa và sự hiệp thông của Thánh Thần” (2Cor 13:14).

4.-            Thiên Chúa, Duy Nhất có Ba Ngôi, đang hiện diện nơi dân của Ngài là Giáo Hội. Chúng ta được rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần; các Bí Tích khác cũng được ban phát với danh xưng này. Nhất là Thánh Lễ, “tâm điểm của đời sống Kitô Giáo, mang tính cách tưởng kính Các Ngôi Vị Thần Linh: ở chỗ, Ngôi Cha là Đấng lễ vật được dâng lên; Ngôi Con là chủ tế và là hy tế; Thánh Thần là Đấng được kêu cầu để bánh rượu được biến thành Mình máu Chúa Kitô và làm cho những ai tham phần Mình Máu này trở nên một thân thể và một tinh thần duy nhất.

Đời sống của các Kitô hữu hoàn toàn hướng về mầu nhiệm này. Cuộc hành trình liên tục của chúng ta dưới thế này đây lệ thuộc vào việc chúng ta trung thành đáp ứng tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Linh.

Chân lý này hằng ở trước mắt ba vị linh mục Dòng Assumptionist mà hôm nay Tôi hân hoan tuyên phong chân phước. Căn nguyên làm cho Các Cha Kamen Vitchev, Pavel Djidjov và Josaphat Chichkov đã không ngần ngại hiến mạng sống mình đó là vì các vị tin vào Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần; chính vì tình yêu Chúa Kitô, Con Thiên Chúa Nhập Thể, mà các vị đã hoàn toàn dấn thân phục vụ Giáo Hội của Người.

Cha Josaphat Chichkov tuyên bố rằng: “Chúng tôi tìm cách thực hiện hết sức mình mọi sự chúng tôi cần làm để nên thánh”, rồi Ngài thêm: “Điều quan trọng nhất là ở gần Thiên Chúa bằng việc sống cho Ngài; còn mọi sự khác chỉ là thứ yếu”. Mấy tháng trước cuộc xử bất xứng để kết án tử cho các vị cùng với Giám Mục Bossilkov, thấy trước được một cách nào đó những gì xẩy ra cho mình, Cha Kamen Vitchev đã viết thư cho Bề Trên Giám Tỉnh của mình thế này: “Xin hãy cầu nguyện cho chúng con được ơn trung thành với Chúa Kitô và Giáo Hội trong cuộc sống hằng ngày của chúng con, để chúng con có thể xứng đáng làm chứng nhân khi thời điểm tới”. Còn Cha Pavel Djidjov thì nói: “Chúng tôi chờ đến phiên mình: xin cho ý Thiên Chúa được thực hiện”.

6.-            Lòng trung thành can đảm đối diện với khổ đau và ngục tù được tỏ hiện nơi Các Cha Jasaphat, Kamen và Pavel đã được công nhận bởi những học sinh của các vị – Công Giáo, Chính Thống, Do Thái và Hồi Giáo -, bởi các giáo dân tromng xứ của các vị, bởi các phần tử của các cộng đồng tu sĩ cũng như bởi các bạn đồng tù. Bằng việc hoạt động của mình, bằng lòng trung thành của mình với Phúc Âm, bằng việc phục vụ vô tư của mình cho Đất Nước, các vị tân Chân Phước hiện lên như những mẫu gương sáng cho Kitô hữu ngày nay, nhất là cho giới trẻ Bulgaria, thành phần đang tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc sống của họ và là thành phần muốn theo Chúa Kitô như là những người giáo dân, qua đời sống tu trì hay với thiên chức linh mục.

Chớ gì việc dấn thân đặc biệt của các vị tân Chân Phước, một việc khích lệ những dự sinh vào hàng giáo sĩ, là một điều phấn khởi cho mọi người: Tôi khuyên Giáo Hội địa phương ở Bulgaria hãy cẩn thận xét đến việc có thể tái thiết một Chủng Viện để giúp cho những người nam trẻ có thể dọn mình lên lãnh thiên chức linh mục thừa tác, hầu phục vụ Thiên Chúa và anh chị em họ, nhờ được đào luyện chắc chắn về nhân bản, tri thức và đạo đức.

7.-            Mầu nhiệm Ba Ngôi tỏ cho chúng ta thấy tình yêu nơi Thiên Chúa, một thứ tình yêu là chính Thiên Chúa, một thứ tình yêu Thiên Chúa đã yêu thương tất cả mọi người. “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đã ban Con MỘt Ngài, để ai tin vào Con thì không phải chết nhưng được sự sống đời đời” (Jn 3:16). Về phần mình, Người Con Tử Giá và Phục Sinh đã nhân danh Cha sai Thánh Thần đến để nuôi dưỡng nơi tâm hồn các tín hữu ước muốn và lòng mong đợi được sống trường sinh.

Các vị tân Chân Phước đã chủ động cảm nghiệm được lòng mong đợi này, và giờ đây các vị đang hoan hưởng việc toàn mãn chiêm ngưỡng Ba Ngôi Chí Thánh.

   (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Màn Điện Toán Zenit ngày 26/5/2002, tài liệu bằng tiếng Bulgaria đã được Vatican Press Office dịch sang tiếng Anh)

"Chính trong việc theo Chúa Giêsu mà quí bạn sẽ khám phá ra vẻ đẹp của một cuộc sống được sống như là một tặng ân nhưng không, một cuộc sống được thúc động duy bởi yêu thương. Chính trong việc theo Chúa Giêsu mà quí bạn sẽ nếm hưởng ngay lúc này đây một cái gì đó của niềm vui giành cho quí bạn muôn đời trong cõi trường sinh".

 

 

 

ĐTC Huấn Dụ Giới Trẻû chiều Chúa Nhật 26/5/2002 tại Vương Cung Thánh Đường Plovdiv

Quí Bạn Trẻ thân mến,

1.-            Thật là vui mừng được gặp gỡ quí bạn tối hôm nay. Tôi thân ái chào tất cả quí bạn, và Tôi cám ơn những ai vừa đại diện quí bạn nồng hậu chào mừng Tôi. Vào lúc kết thúc cuộc viếng thăm của Tôi ở Đất Nước Hoa Hồng này, cuộc gặp gỡ của chúng ta đây – bởi nét trẻ trung và lòng nhiệt thành của quí bạn – là dấu hiệu của một Mùa Xuân, hướng chúng ta về tương lai. Vẻ đẹp của niềm hiệp thông thắt kết chúng ta lại với nhau trong tình yêu Chúa Kitô (x Acts 2:42) thúc đẩy tất cả chúng ta tin tưởng thả lưới ở chỗ nước sâu (x Lk 5:4), bằng cách canh tân lại việc chúng ta hằng ngày dấn thân đáp lại những tặng ân và công việc chúng ta lãnh nhận từ Chúa Kitô.

Ngay từ khi Tôi bắt đầu phục vụ với tư cách Thừa Kế Thánh Phêrô, Tôi đã hết sức quan tâm và cảm mến giới trẻ quí bạn, vì Tôi xác tín rằng giới trẻ không phải chỉ là một thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi vị thành niên sang tuổi thành niên, mà còn là một thời kỳ của sự sống được Thiên Chúa ban cho mỗi người như một quà tặng và như một phận vụ. Đó là thời kỳ tìm giải đáp cho những vấn đề căn bản nhất, như trường hợp của con người trẻ trong Phúc Âm (x Mt 16:20), và là một thời kỳ để chẳng những khám phá ra ý nghĩa của cuộc sống mà còn hoạch định cho cuộc sống nữa. Quí bạn trẻ thân mến, tương lai của quí bạn về tư cách, nghề nghiệp và xã hội, lệ thuộc vào những quyết định quí bạn trong những năm ấy: tuổi trẻ là thời kỳ đặt nền móng; không được để lỡ cơ hội này, bằng không nó sẽ không bao giờ trở lại nữa!

2.-            Vào lúc này đây của cuộc sống quí bạn, Vị Giáo Hoàng lấy làm sung sướng ở với quí bạn, để trân trọng lắng nghe những lo âu và quan tâm của quí bạn, những mong đợi và hy vọng của quí bạn. Ngài ở đây giữa quí bạn để chia sẻ với quí bạn niềm tin là Chúa Kitô, sự thật là Chúa Kitô, tình yêu là Chúa Kitô. Giáo Hội nhìn đến quí bạn bằng tất cả mối quan tâm, vì Giáo Hội thấy nơi quí bạn tương lai của mình và Giáo Hội đặt hy vọng vào qúi bạn.

Tôi cho rằng quí bạn đang suy nghĩ là không biết Vị Giáo Hoàng này đang muốn nói với quí bạn những gì đây trong buổi tối này trước khi Ngài ra đi. Vấn đề đó là, Tôi muốn trao cho quí bạn hai sứ điệp, hai “chữ” được Chúa Giêsu là Lời của Cha đã nói, và Tôi hy vọng quí bạn sẽ giữ lấy chúng như là một kho tàng cho cả cuộc sống của quí bạn (x Mt 6:21).

Lời thứ nhất là “hãy đến mà xem”, lời được Chúa Giêsu nói với hai người môn đệ hỏi xem Người ở đâu (x Jn 1:38-39). Đó là một lời mời gọi đã bảo trì và tác động Giáo Hội trong cuộc hành trình của Giáo Hội qua các thế kỷ. Quí bạn thân mến, Tôi xin lập lại lời này với quí bạn hôm nay đây. Hãy đến gần Chúa Giêsu và hãy nỗ lực để “xem” những gì Người có thể cống hiến cho quí bạn. Đừng sợ bước qua ngưỡng cửa nơi cư ngú của Người, hãy giáp mặt nói với Người như bạn hữu nói chuyện với nhau (x Ex 33:11). Quí bạn đừng sợ “cuộc sống mới” do Người ban tặng cho quí bạn. Trong giáo xứ, nhóm hội và phong trào của mình, quí bạn hãy đặt mình dưới chân của Vị Sư  Phụ này để biến cuộc sống của quí bạn trở thành một đáp ứng cho “ơn gọi”, một ơn gọi mà vì yêu thương Người hằng ôm ấp nó trong tâm trí của Người vì quí bạn.

Đúng vậy, Chúa Giêsu là một người bạn nghiêm khắc, Đấng đưa ra những mục tiêu cao vời và yêu cầu chúng ta ra khỏi bản thân mình để đến gặp Người: “Ai mất sự sống mình vì Tôi và vì Phúc Âm sẽ giữ được nó” (Mk 8:35). Câu tuyên bố này có vẻ khó khăn đấy, thậm chí ở vào một số trường hợp còn khiếp đảm nữa. Thế nhưng Tôi xin hỏi quí bạn nhé: một là thu mình vào một cuộc sống vô lý tưởng, vào một xã hội đầy những chênh lệch, đàn áp và vị kỷ, hai là dấn thân tìm kiếm những gì là chân thật, thiện hảo và công chính, bằng việc hoạt động để xây dựng một thế giới rạng ngời vẻ đẹp của Thiên Chúa, cho dù có phải trả giá đương đầu với đầy giẫy những khó khăn do hoạt động này gây ra?

3.-            Hãy phá đổ những chướng ngại của sự nông nổi và sợ hãi! Hãy nói chuyện với Chúa Giêsu trong nguyện cầu cũng như trong việc lắng nghe lời Người. Hãy nếm hưởng niềm vui hòa giải nơi Bí Tích Thống Hối. Hãy lãnh nhận Mình Máu Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, để quí bạn có thể tiếp nhận Người và phục vụ Người nơi anh chị em mình. Đừng chiều theo những gian xảo và những ảo giác của thế gian là những gì thường trở thành những thứ gạt gẫm tệ hại.

Quí bạn biết rằng chính ở vào những giây phút khó khăn và những lúc thử thách mới cho thấy phẩm chất của những gì chúng ta chọn lựa. Hạnh phúc và ánh sáng không có ngõ tắt! Chỉ có Chúa Giêsu mới có những giải đáp không phải là ảo tưởng và gạt gẫm!

Bởi thế, với cảm thức phận vụ và hy sinh, quí bạn hãy đi vào con đường hoán cải, trưởng thành nội tâm, dấn thân nghề nghiệp, hoạt động thiện nguyện, đối thoại trao đổi, tôn trọng mọi người, không bao giờ đầu hàng trước những khó khăn hay thất bại, với ý thức rõ ràng là, sức mạnh của quí bạn ở nơi Chúa, Đấng yêu thương dẫn dắt quí bạn bước đi (x Neh 8:10).

4.-            Lời thứ hai Tôi muốn để lại cho quí bạn tối hôm nay là lời Tôi đã ngỏ cùng giới trẻ thế giới đang sửa soạn cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới hai tháng nữa ở Toronto Canada: “Các con là muối đất; các con là ánh sáng thế gian” (x Mt 5:13-14).

Theo Thánh Kinh, muối là biểu hiệu của giao ước giữa con người và Thiên Chúa (x Lev 2:13). Bởi Phép Rửa, Kitô hữu được thông phần vào giao ước muôn đời bền vững này. Muối cũng là dấu hiệu của sự hiếu khách: “Hãy giữ lấy muối trong lòng thì các con sẽ sống bằng an với nhau”. Là muối đất tức là trở nên một đạo lộ cho hòa bình và là một nhân chứng cho tình yêu. Muối cũng được dùng để bảo trì thức ăn, để gia vị thức ăn và để trở nên một biểu hiệu cho tính cách bền vững và bất tử: là muối đất nghĩa là trở thành người cưu mang một lời hứa hẹn vĩnh hằng. Ngoài ra, muối có quyền năng chữa lành (x 2Kgs 2:20-22), một quyền năng làm cho nó trở thành hình ảnh thanh tẩy nội tâm và hoán cải cõi lòng. Chính Chúa Giêsu nói về muối của sự thanh tẩy cũng như của khổ đau cứu chuộc (x Mk 9:49): Kitô hữu là chứng nhân trên thế gian cho ơn cứu độ nhờ Thập Giá mà có.

5.-            Biểu hiệu về ánh sáng cũng phong phú như vậy: một cây đèn tỏa ra ánh sáng, ấm áp và niềm vui. Giáo Hội đã tin tưởng thốt lên trong lời nguyện cầu: “Lời Chúa là đèn soi bước chân tôi và là ánh sáng chiếu bước đường tôi đi” (Ps 118:105). Chúa Giêsu, Lời của Cha, là ánh sáng nội tâm đánh tan bóng tối tội lỗi; Người là lửa xua tan mọi thứ lạnh lẽo; Người là ngọn lửa mang lại niềm vui cho cuộc đời; Người là ánh quang của sự thật tỏa sáng trước mắt chúng ta dẫn chúng ta bước đi trên đường nẻo của chúng ta. Những ai theo Người sẽ không bước đi trong tăm tối, nhưng sẽ có ánh sáng sự sống. Bởi thế mà môn đệ của Chúa Giêsu phải là môn đệ của ánh sáng (x Jn 3:20-21, 8:12).

“Các con là muối đất; các con là ánh sáng thế gian”. Chẳng bao giờ lại có những lời nào cùng một lúc vừa đơn sơ lại vừa sâu xa được nói với loài người như thế! Thật vậy, chỉ có một mình Chúa Kitô mới hoàn toàn được gọi là muối đất và ánh sáng thế gian, vì duy một mình Người mới có thể ban hương vị, sức mạnh và bền vững cho cuộc sống của chúng ta, một cuộc sống mà không có Người sẽ vô vị, yếu nhược và chóng tàn. Chỉ có một mình Người mới có thể ban cho chúng ta ánh sáng, sức ấm và niềm vui.

Thế nhưng chính Người là Đấng muốn quí bạn thông dự vào sứ vụ của Người, và là Đấng bởi thế không còn lời nào vững chắc hơn những lời nẩy lửa Người đã nói với quí bạn: “Các con là muối đất; các con là ánh sáng thế gian”. Nơi mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc, Chúa Kitô đã biến mình trở nên một với hết mọi Kitô hữu, và đã đặt ánh sáng Sự Sống và muối Khôn Ngoan vào trong thẳm cung của cõi lòng Kitô hữu, khi ban cho những ai tiếp nhận Người quyền được trở nên con cái Thiên Chúa (x Jn 1:12), cũng như trao cho họ nhiệm vụ làm chứng cho sự hiện diện thân mật này và cho ánh sáng kín ẩn ấy.

Bởi thế, quí bạn hãy can đảm hạ mình chấp nhận những gì Thiên Chúa đề ra cho quí bạn. Bằng quyền năng cao cả và lòng chăm sóc của mình, Ngài kêu gọi quí bạn trở nên những vị thánh. Thật là dại dột nếu muốn nhẩy vọt qua một ơn gọi như thế, song cũng thật là liều lĩnh khi chối bỏ nó. Nó sẽ lên án quí bạn nếu quí bạn không thực hiện nó trong cuộc sống. Léon Bloy, một cây viết Công Giáo Người Pháp ở thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã viết rằng: “Chỉ có một cái buồn duy nhất đó là không làm thánh” (La femme parvre, II, 27).

6.-            Hỡi quí bạn trẻ, quí bạn đừng bao giờ quên rằng: quí bạn được kêu gọi để làm muối đất và làm ánh sáng thế gian! Chúa Giêsu không xin quí bạn chỉ nói hay làm một điều gì đó; Chúa Giêsu xin quí bạn là muối đất và là ánh sáng! Không phải chỉ một ngày, mà là cả cuộc sống của quí bạn. Đó là một công việc mà Người đã đề ra cho quí bạn mỗi một buổi sáng cũng như mỗi một hoàn cảnh. Quí bạn phải là muối và là ánh sáng đối với gia đình và thân hữu của quí bạn; đối với giới trẻ khác – Chính Thống, Do Thái, Hồi Giáo – mà quí bạn hằng ngày giao tiếp khi học hành, làm việc hay nghỉ ngơi. Việc xây dựng một xã hội là nơi tất cả mọi người có thể tìm thấy vị trí xứng hợp của mình và là nơi phẩm vị cùng tự do của họ được nhìn nhận và tôn trọng, cũng tuỳ ở nơi quí bạn đó. Quí bạn hãy thực hiện phần việc của mình, để mỗi ngày Bulgaria sẽ càng trở thành một đất nước của lòng hiếu khách, thịnh vượng và bình an.

Mỗi một người trong quí bạn có trách nhiệm đối với những chọn lựa của mình. Không gì nhưng không mà chiếm được cả, như quí bạn quá biết. Chính Chúa Giêsu nói về lòng bất trung có thể xẩy ra là: “Nếu muối ra nhạt thì làm sao ướp nó mặn được nữa” (Mt 5:13). Quí bạn trẻ thân mến, quí bạn đừng bao giờ quên rằng một khi đấu bột không dậy men, thì không phải là do lỗi của đấu bột mà là của men. Khi ngôi nhà bị tối tăm tức là ánh sáng đã bị tắt mất. Thế nên, “các con hãy chiếu sáng trước mắt con người để họ nhìn thấy các việc lành của các con mà tôn vinh Cha các con trên trời” (Mt 5:16).

7.-            Chiếu sáng rạng ngời trước mắt chúng ta đây là hình ảnh của Các Vị Chân Phước Tử Đạo của Bulgaria, đó là Đức Giám Mục Eugene Bossilkov, và các Cha Dòng Assumptionist là Kamen Vitchev, Pavel Djudjov và Josaphat Chichkov. Các vị đã biết được là muối và là ánh sáng như thế nào trong những lúc khó khăn và thử thách nhất đối với xứ sở này. Các vị đã không ngần ngại hiến ngay cả mạng sống mình để trung thành với Chúa là Đấng đã kêu gọi các vị. Máu của các vị vẫn còn trổ sinh một mùa gặt nơi đất nước của quí bạn hôm nay đây; việc hy hiến và anh hùng của các vị là mẫu gương sáng và nguồn hứng khởi cho tất cả quí bạn vậy.

Tôi ký thác quí bạn cho việc chuyển cầu của các vị, và Tôi xin nhắc cho quí bạn biết rằng Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII đã đích thân biết các vị ấy và cũng là người rất yêu mến nước Bulgaria. Tôi tin rằng Tôi cũng bày tỏ quan điểm của Ngài về những con người trẻ Bulgaria vào thời của Ngài khi Tôi nói với quí bạn hôm nay đây: đó là chính trong việc theo Chúa Giêsu mà quí bạn sẽ khám phá ra vẻ đẹp của một cuộc sống được sống như là một tặng ân nhưng không, một cuộc sống được thúc động duy bởi yêu thương. Chính trong việc theo Chúa Giêsu mà quí bạn sẽ nếm hưởng ngay lúc này đây một cái gì đó của niềm vui giành cho quí bạn muôn đời trong cõi trường sinh.

Tôi ấp ủ tất cả quí bạn và chúc lành cho quí bạn với đầy cảm mến.

 (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Màn Điện Toán Zenit ngày 26/5/2002, tài liệu bằng tiếng Bulgaria đã được Vatican Press Office dịch sang tiếng Anh)

 

“Nếu ai từ Bulgaria có lúc phải đi ngang qua nhà của tôi, vào lúc ban đêm, giữa cơn khốn khó của cuộc đời, họ bao giờ cũng sẽ thấy một cây nến sáng ở cửa sổ của tôi. Họ hãy cứ gõ cửa, hãy cứ gõ cửa! Họ sẽ không bị hỏi xem họ là người Công Giáo hay Chính Thống: chỉ cần họ là một người anh em Bulgaria là đủ. Họ hãy vào bên trong: vòng tay huynh đệ và con tim nồng nàn sẽ ăn mừng tiếp đón họ”

ĐTC Tạ Từ Bulgaria tại Phi Trường Plovdiv

Quí Tôn Vị Thẩm Quyền,

Quí Huynh Giám Mục thân mến,

Quí Anh Chị Em trong Chúa!

1.-            Việc Tôi đến thăm đất nước Bulgaria thân yêu, cho dù ngắn ngủi, cũng đã làm cho lòng Tôi đầy xúc động và vui mừng. Vị Giáo Hoàng này đã được dịp gặp gỡ nhân dân Bulgaria, ca ngợi các nhân đức và phẩm chất của họ, cảm mến những tài năng cao cả và nghị lực dồi dào của họ. Tôi xin tạ ơn Thiên Chúa, Đấng đã ban cho Tôi có cơ hội thực hiện chuyến hành hương này vào chính những ngày cử hành kính nhớ Nhị Vị Huynh Đệ Thánh Cyrilô và Mêthôđiô, Những Vị Tông Đồ của các dân tộc Slav…

3.-            Lời cuối cùng Tôi xin gửi đến toàn thể nhân dân Bulgaria thân yêu không phân biệt ai. Một lời vang vọng những gì đã được vị tiền nhiệm của Tôi là Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII nói khi Ngài rời bỏ xứ sở này vào Tháng 12 năm 1934. Lúc ấy, Ngài đã đề cập đến một truyền thống của người Ái Nhĩ Lan là vào Ngày Áp Giáng Sinh, hết mọi nhà đều đặt ở cửa sổ một cây nến sáng như dấu hiệu báo cho Thánh Giuse và Mẹ Maria biết rằng bên trong ngôi nhà này có một gia đình đang chờ đợi Các Ngài bên cạnh lò sưởi. Ngỏ lời với dân chúng đến từ giã mình, ĐTGM Roncalli đã nói rằng: “Nếu ai từ Bulgaria có lúc phải đi ngang qua nhà của tôi, vào lúc ban đêm, giữa cơn khốn khó của cuộc đời, họ bao giờ cũng sẽ thấy một cây nến sáng ở cửa sổ của tôi. Họ hãy cứ gõ cửa, hãy cứ gõ cửa! Họ sẽ không bị hỏi xem họ là người Công Giáo hay Chính Thống: chỉ cần họ là một người anh em Bulgaria là đủ. Họ hãy vào bên trong: vòng tay huynh đệ và con tim nồng nàn sẽ ăn mừng tiếp đón họ” (Bài Giảng Giáng Sinh, 25/12/1934).

Những lời này hôm nay cũng được Vị Giáo Hoàng Rôma đây lập lại khi phải rời bỏ Mảnh Đất Hoa Hồng tuyệt đẹp này, với những hình ảnh trước mắt của Ngài và trong tim của Ngài được gặp gỡ tất cả anh chị em.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho Bulgaria dồi dào ân sủng của Ngài… những ngày tháng tiến bộ, thịnh vượng và bình an.

Buổi Triều Kiến Chung Hằng Tuần 29/5 Thứ Tư: ĐTC chia sẻ cảm nhận về chuyến tông du 96 của Ngài tuần trước 22-26/5/2002

Anh Chị Em thân mến,

1.-            Tôi lấy làm sung sướng được cùng với anh chị em ngày hôm nay nghĩ lại chuyến tông du của Tôi ở Azerbaijan và Bulgaria, chuyến tông du đã lưu lại trong tâm trí Tôi một âm dội mạnh mẽ. Trước hết, Tôi xin cám ơn Chúa là Đấng đã ban cho Tôi ơn được thực hiện chuyến đi này. Sau nữa, Tôi cũng chân thành gửi lời cám ơn đến tất cả những ai đã giúp Tôi thực hiện được chuyến đi đây: đến hai vị lãnh thủ quốc gia và các chính quyền đương nhiệm, những vị thẩm quyền về dân sự và quân sự, đến tất cả những ai cộng tác vào việc sửa soạn và điều hành việc tổ chức tiếp đón ấy. Tôi đặc biệt gửi lời cám ơn đến các vị chủ chiên của Giáo Hội Công Giáo ở hai quốc gia đây, đồng thời Tôi cũng chân thành cám ơn những vị thuộc Các Giáo Hội Chính Thống, các vị lãnh đạo thuộc các cộng đồng Hồi Giáo và Do Thái.

Những truyền thống đạo giáo lớn là một phần nguyên vẹn của gai sản về lịch sử cũng như về văn hóa của nhân dân Azeri. Bởi thế, mới cần có cuộc gặp gỡ ở Baku, thủ đô của xứ sở này, với các vị đại diện về phương diện chính trị, văn hóa, nhất là với những vị thuộc về các tôn giáo.

Nhất là Tôi đã đến thăm cộng đồng Công Giáo ở nước Azerbaijan là một cộng đồng ít người nhất. “Đàn nhỏ” này là thừa tự của một truyền thống thiêng liêng rất cổ kính, sống bình yên với anh em Chính Thống giữa một chủ khối dân Hồi Giáo.

2.-            Vì lý do này, thật là thích hợp, bằng việc nhắc đến cuộc hội ngộ ở Assisi, Tôi đã lập lại từ mảnh đất này, cửa ngõ thực sự giữa Đông và Tây, lời kêu gọi hòa bình của Tôi, nhấn mạnh rằng các tôn giáo phải hoàn toàn chống lại tất cả mọi hình thức bạo lực.

Tôi đã thấy rõ, nhất là trong Thánh Lễ ở Baku, trái tim của Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền cũng đập ở Azerbaijan nữa.

3.-            Việc Tôi đến thăm Sofia trùng với lễ Thánh Cyrilô và Mêthôđiô, những vị truyền bá phúc âm hóa các dân tộc sắc chủng Slav. Ngay từ đầu của việc truyền bá phúc âm hóa đã có một chiếc cầu nối vững chắc giữa Tòa Thánh Phêrô với nhân dân Bulgaria. Mối giây liên kết này đã được củng cố vững vàng trong thế kỷ vừa qua, nhờ việc phục vụ cao quí được thực hiện bởi Vị Đại Biểu Tòa Thánh bấy giờ là Angelo Roncalli, Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII.

Mục đích của việc viếng thăm của Tôi, cuộc viếng thăm lần đầu tiên của Vị Giám Mục Rôma, cũng là để kiên cố những mối giây liên kết hiệp thông với Giáo Hội Chính Thống Bulgaria, do sự lãnh đạo của Thượng Phụ Maxim, vị Tôi hân hoan gặp gỡ sau khi thăm vương cung thánh đường của tòa thượng phụ.

4.-            Ở Sofia, Tôi đã gặp sau đó các vị đại diện về văn hóa, khoa học và nghệ thuật để tưởng nhớ Hai Thánh Cyrilô và Mêthôđiô, những đấng đã biết hòa hợp đức tin và văn hóa lại với nhau một cách đáng khâm phục, đóng góp quyết liệt vào việc hình thành những nền móng tinh thần cho Âu Châu.

Đan viện Thánh Gioan Rila, tâm điểm của quốc gia Bulgaria và là hòn ngọc của gia sản văn hóa thế giới, là một tiêu biểu của cuộc tổng hợp giữa linh đạo, nghệ thuật và lịch sử này. Khi đi như một người hành hương đến nơi thánh này, Tôi muốn trân trọng đến kính viếng ngành đan viện Đông Phương đả soi sáng cho toàn thể Giáo Hội bằng chứng từ của một lịch sử hằng bao nhiêu thế kỷ của mình.

5.-            Tột đỉnh của cuộc lưu ngụ ngắn ngủi nhưng dâng đầy của Tôi tại Bulgaria này là việc Tôi cử hành Thánh Thể ở công trường chính ở Plovdiv, để tuyên phong Chân Phước Kamen Vitchev, Pavel Djidjov và Josaphat Chichkov, các vị linh mục dòng Augustinian the Assumption, bị bắn chết trong tù ở Sofia năm 1952, cùng với Giám Mục Eugene Bossilkov được phong chân phước cách đây 4 năm.

Những chứng từ đức tin anh dũng này, cùng với những vị tử đạo khác trong thế kỷ trước, đang sửa soạn cho Giáo Hội ở Bulgaria một mùa xuân mới. Chiều hướng này đã đưa đến cuộc gặp gỡ cuối cùng, cuộc gặp gỡ với giới trẻ, thành phần Tôi lại đề ra cho họ sứ điệp bao giờ cũng hiện đại của Chúa Kitô, đó là: “Các con là muối đất… Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5:13-14). Chúa Kitô kêu gọi tất cả mọi người sống một đời sống thánh thiện đến độ anh hùng. Bởi vậy mà cuộc tông du này cũng đã được kết thúc ở dấu hiệu thánh thiện.

Nhờ lời chuyển cầu liên lỉ của Mẹ Maria, Nữ Vương Chư Thánh Và Tử Đạo, chớ gì Giáo Hội ở Azerbaijan và ở Bulgaria, cũng như ở Âu Châu và trên khắp thế giới, được tỏa hương thơm thánh đức của Chúa Kitô nơi các truyền thống khác nhau của mình và trong mối hiệp nhất của cùng một đức tin, cùng một đức mến!

Hậu nhận định 30/5 Thứ Năm về Chuyến Tông Du 96 của ĐTC ở Bulgaria vừa qua

Nhận định về chuyến viếng thăm của ĐTC Gioan Phaolô II đến Bulgaria vừa qua, nhà thần học kiêm triết gia Chính Thống là Gueorgi Bacalov, giáo sư ở Viện Đại Học Sofia cho biết như sau:

Chúng tôi nghĩ rằng, ở Balkans, Chính Thống là một yếu tố gắn liền với căn tính, vì sự hiện diện của Hồi Giáo hay vì dân chúng cũng coi Chính Thống như là một yếu tố quốc gia chủng tộc. Ngày nay tín hữu của chúng tôi suy nghĩ trong giáo sĩ ai là thành phần thuộc về những việc mật, và đang có một thái độ thiếu tin tưởng đối với Giáo Hội của chúng tôi, thay vì chú trọng đến chiều hướng thiêng liêng của Giáo Hội của mình. Đó là lý do tại sao sứ điệp của Đức Giáo Hoàng có một tầm mức quan trọng: Sứ điệp này được đặt ở một tầm mức Kitô Giáo, chứ không nghiêng về việc hỗ trợ cái cân bằng hóa này kia về chính trị”.

Ngoài ra, theo vị giáo sư này, thái độ lạnh lùng ban đầu đã không còn nữa, ông cho biết: “Hegumen Ioan, bề trên của Đan Viện Thánh Gioan Rila nói rằng những bức tường giữa Công Giáo và Chính Thống do con người dựng lên thì con người cũng có thể đánh đổ chúng xuống”.

Theo vị giáo sư này, việc Đức Thánh Cha đề cập đến chính trị theo nghĩa rộng, liên quan đến nhân quyền, tự do tôn giáo và dân chủ, cũng là một điều lạ lùng đối với ý hệ của Chính Thống Giáo: “Nơi chúng tôi, chính trị ở đây có một ý nghĩa bẩn thỉu, vì nó bao giờ cũng có nghĩa là làm sao cân bằng người này với người kia. Nó không có chiều kích phổ cập, vì nó hoạt động theo những đồ án của chủ nghĩa Caesaropapism, và ở Đông Phương, tôn giáo không bao giờ được độc lập hết. Trong thời gian gần đây, các vị thượng phụ chung đã được thẩm quyền Hồi Giáo tuyển chọn, và các vị thượng phụ toàn quốc thường được chính quyền tuyển lựa. Hiện nay Chính Thống Giáo không thể gây ảnh hưởng gì đối với xã hội cả”.

 

ĐTC tiếp phái đoàn đại biểu Giáo Hội Chính Thống Bulgaria: Vấn đề đại kết Kitô giáo

Cũng vào ngày Thứ Hai 26/5/2003 hôm nay, ĐTC đã tiếp phái đoàn Chính Thống Giáo Bulgaria do ĐTGM Kalinik dẫn đầu. Trong cuộc triều kiến riêng của phái đoàn này có cả ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Việc Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo cùng một số vị Giám Mục khác.

Trước hết, trong lời ngỏ của mình, ĐTC xin phái đoàn đại biểu chuyển đến Đức Maxim, Thượng Phụ Giáo Hội Chính Thống Maxim, “việc Ngài gắn bó về tinh thần với niềm hy vọng là việc hiệp nhất hoàn toàn giữa Công Giáo và các Kitô hữu Chính Thống đạt được sớm bao nhiêu có thể”.

“Trong khi nước Bulgaria đang hướng chiều về việc thay đổi, trên con đường tiến đến một Âu Châu nới rộng, thì nước này cũng cần phải làm sống lại gia sản phong phú về đức tin và văn hóa của cả Giáo Hội và quốc gia Bulgaria thừa hưởng, và là một thứ gia sản làm nên phép lạ của công cuộc truyền bá phúc âm hóa được thực hiện bởi hai anh em thánh của thành Thessalonica là Cyriliô và Mêthôđiô, những vị có một di sản đối với sắc dân Slav vẫn còn hiện diện và tiếp tục trở nên sâu xa hơn và mạnh mẽ hơn bất cứ một thứ chia rẽ nào sau 11 thế kỷ Kitô giáo nơi sắc dân này”.

Sau khi nhắc lại những lời của Thánh Cyrilô trước khi chết về việc thánh nhân kêu gọi hiệp nhất trong Giáo Hội, ĐTC đã nhấn mạnh thế này: “Sứ điệp đức tin này, một sứ điệp được đâm rễ sâu trong văn hóa của anh em cũng như trong cộng đồng Giáo Hội của anh em, là và phải tiếp tục là mục đích chúng ta phải tiến tới để Kitô hữu Đông Tây có thể hoàn toàn được hiệp nhất và cùng nhau làm cho ‘cái phong phú’ nơi tính cách đại đồng của Giáo Hội được sáng tỏ hơn”.

ĐTC cũng cho biết mục đích của phái đoàn này đến Rôma là để tưởng nhớ đệ nhất chu niên việc Ngài viếng thăm Sofia nước của họ và “việc gặp gỡ không thể nào quên được với Đức Maxim”: “Cảm nghiệm của việc chia sẻ huynh đệ cũng như của việc tôn trọng nhau về những khác biệt hợp lệ có thể giúp vào việc thúc đẩy tiến tới chô hiểu biết nhau hơn cũng như vào việc hợp tác với nhau ở những môi trường và những hoàn cảnh khác, trong những lúc chúng ta có cơ hội. Chớ gì điều này là một dấu hiệu tốt cho những liên hệ sau này của chúng ta! Tôi xin cám ơn Chúa và xin Ngài chúc lành cho những bước đường chúng ta đang tiến tới”.