CHUYẾN TÔNG DU KIÊN CƯỜNG ĐỨC TIN VÀ
PHÁT ĐỘNG ĐẠI KẾT 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)  

Thứ Bảy Lễ Kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, 23/6, ĐTC Gioan Phaolô II của chúng ta đã bắt đầu chuyến Tông Du 94 của Ngài tại Ukraine, chuyến tông du kéo dài 5 ngày, cho tới Thứ Tư 27 tháng 6. Nếu theo dõi kỹ lũng tình hình chung quanh chuyến tông du này từ khi mới chớm định, chúng ta thấy đây thực sự là một chuyến tông du có thể nói là phức tạp nhất của Ngài. Vâng, đúng thế thưa chị và quí vị thính giả, từ khi mới chớm định tức là từ khi ĐTC đuọc vị tổng thống Liên Bang Sô Nga đầu tiên là Cuộc Bá Chiếu (Gorbachev) mời cả chục năm nay, một lời mời đuọc lập lại bởi hai vị kế tiếp là tổng thống Yêu Xinh (Yeltsin) cũng như tổng thống đuong kim Phú Tỉnh (Putin), Giáo Hội Chính Thống Nga nói chung và Đức Thuọng Phụ A Lịch Xuyên II (Alexis II) nói riêng vẫn cuong quyết phản đối cho đến cùng. Vậy tại sao chuyến tông du lại xẩy ra? Thưa là vì ĐTC đã đuọc tổng thống Khúc Ma (Kuchma) là vị đã chính thức nhân danh toàn dân Úc Quyên (Ukraine) lên tiếng mời, mà Ukraine là một trong 15 nuóc độc lập thuộc khối Chư Quốc Cộng Hòa Xã Hội Liên Sô (USSR: Union of Sovier Socialist Republics) là khối đuọc thành lập từ năm 1922, một khối chư quốc trong đó có nuóc lớn nhất là Nuóc Cộng Hòa Xã Hội Liên Bang Sô Nga (RSFSR: Russian Soviet Federative Socialist Republic). Nên nhớ là, truóc năm 1922, khối này đuọc gọi chung là Nga Sô. Trong khối Chư Quốc Cộng Hòa Xã Hội Liên Sô USSR từ năm 1922 này, Uùc Quyên vẫn là nuóc lớn thứ hai sau Nga Sô song lại là nuóc cộng hòa đầu tiên từ cuối thể kỷ thứ IX, bấy giờ đuọc gọi là cộng hòa Kiêu (Kiev), một địa dư là thủ đô của Uùc Quyên hiện nay, một thủ đô cũng đã là trung tâm tôn giáo của toàn khối chư quốc này cho tới cuối thế kỷ 15, nghĩa là cho đến khi Mạc Tư Khoa (Moscowa), thủ đô của Cộng Hòa Xã Hội Liên Bang Sô Nga giành đuọc độc lập khỏi quyền thống trị của Đế Quốc Mông Cổ. Hiện nay trong số số 50 triệu mốt dân, Uùc Quyên chỉ có 5 triệu rũi nguòi Công Giáo, tức gần 12 phần trăm dân số, với 23 vị giám mục và 3676 giáo xứ; trong khi đó, Giáo Hội Chính Thống Nga Sô, một trong 11 nuóc thuộc Khối Thịnh Vuọng Chư Quốc Độc Lập đuọc thành hình từ cuối năm 1991 sau khi chế độ Cộng Sản tự giải thể ở Liên Sô, có 80 triệu giáo hữu so với nguòi Công Giáo ở Nga Sô chỉ có vỏn vẹn nửa triệu. Aáy thế mà, dù không ngăn cản đuọc chuyến tông du này của vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Rôma, Đức Thuọng Phụ A Lịch Xuyên II vẫn yêu cầu ĐTC phải xin phép mới đuọc đến các vùng thuộc Chính Thống Giáo, và yêu cầu Ngài không đuọc gặp Đức Phi La Quyết (Filaret), Thuọng Phụ Giáo Hội Chính Thống Giáo ở thủ đô Kiêu nuóc Uùc Quyên, vị đã bị Giáo Hội Chính Thống Nga phạt vạ tuyệt thông vì tội vị này muốn trở thành một Giáo Hội Chính Thống riêng ở Uùc Quyên, một Giáo Hội Chính Thống Giáo đã thực sự độc lập từ 6/1992. Trong khi đó, Đức Thuọng Phụ Phi La Quyết này lại mong đuọc gặp riêng ĐTC sau Thánh Lễ Đại Kết ở Kiêu sáng ngày Thứ Hai 25/6. Động lực sâu xa thúc đẩy Giáo Hội Chính Thống Nga Sô nhất định ngăn cản và làm khó dễ cuộc tông du của ĐTC Gioan Phaolô II có thể là vì hai lý do sau đây. Lý do thứ nhất thuộc về quá khứ, đó là vì Hiệp Uóc Brest đuọc tuyên bố ngày 9/10/1596 về việc những nguòi Chính Thống Giáo ở Uùc Quyên tỏ ý muốn hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo Rôma, tuy vẫn giữ lễ nghi Bảo Doanh Tinh (Bizantin) theo Giáo Hội Chính Thống Đông Phuong của mình, bởi thế Giáo Hội Hiệp Nhất với Công Giáo Rôma này vẫn bị coi là Giáo Hội phản bội Chính Thống Mạc Tư Khoa. Nên nhớ là sau biến cố Giáo Hội Chính Thống Đông Phuong có trung tâm ở Công-Tăng-Ti-Nô-Pô-Li (Constantinopoli) ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo Rôma năm 1054, Giáo Hội Chính Thống Nga Sô cũng đã biệt lập khỏi trung tâm Chính Thống Giáo này từ năm 1448, và suốt thế kỷ 19 đã trở thành Giáo Hội Quốc Gia Nga Sô có Nga Hoàng là Giáo Chủ. Lý do thứ hai thuộc về hiện tại, đó là vì vấn đề tranh chấp bất động sản giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo kể từ khi chế độ Cộng Sản bị giải thể vào cuối năm 1991 đến nay. Thế nhưng, chúng ta cũng nên nhớ rằng, vấn đề không phải chỉ giản dị có thế. Bởi vì, lịch sử tiếp diễn sau biến cố Giáo Hội Chính Thống ở Uùc Quyên hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo Rôma như thế này. Đã có nhiều cuộc khủng bố duói triều Nga Hoàng xẩy ra vào thế kỷ 18 và 19 buộc Giáo Hội Hiệp Nhất này, nhất là phần đất phía Đông của Uùc Quyên, phải từ bỏ Rôma về lại với Mạc Tư Khoa, như một số ở đó ngay từ đầu vốn không chịu hiệp nhất với Rôma và đã hoàn toàn chính thức qui phục Mạc Tư Khoa từ năm 1654. Tuy nhiên, Giáo Hội Chính Thống Uùc Quyên qui thuận Giáo Hội Chính Thống Nga Sô này cuối cùng lại bất mãn với Mạc Tư Khoa và muốn tự lập, nên đã bị đàn áp nhất là vào những năm 1920 và 1940. Điển hình là ngày 12/4/1945, sau khi nhất định từ chối đoạn tuyệt với Vatican, Đức Thuọng Phụ và các vị giám mục của Giáo Hội hiệp nhất này đã bị giam giữ và chịu án khổ sai nhiều năm, nếu không muốn nói là đã bị sát hại. Đó là lý do chẳng những 17 triệu nguòi Uùc Quyên, cả Công Giáo lẫn Chính Thống Giáo, đã bị giết duói thời Cộng Sản, mà tất cả cơ sở tôn giáo đều bị tịch thu và trao cho Chính Thống Giáo Nga toàn quyền sử dụng. Trong chuyến tông du đến Uùc Quyên lần này, sau khi ở thủ đô Kiêu 3 ngày, ĐTC Gioan Phaolô II sẽ đến Liêu (Lviv), phần đất phía Đông của Uùc Quyên, để phong chân phuóc cho 2 vị thuộc Giáo Hội Công Giáo Latinh vào ngày Thứ Ba 26, và 28 vị thuộc Giáo Hội Chính Thống Công Giáo Đông Phương vào ngày Thứ Tư 27. Đây là lễ nghi phong chân phuóc đầu tiên bằng tiếng Latinh trong Lễ Nghi Đông Phương. Chính vì những căng thẳng và chống đối kịch liệt như vậy, để đề phòng bất trắc xẩy ra, chính phủ Uùc Quyên đã phải vận dụng đến 30 ngàn nhân viên cảnh sát để bảo vệ an ninh trong thời gian ĐTC viếng thăm đất nuóc của họ, và dùng mọi biện pháp khôn ngoan có thể hầu bảo đảm an toàn cho Ngài, như để đề phóng súng ống và bắn trộm, dân chúng không đuọc mang theo dù, hay mặc áo mưa bịt bùng kín mít, hoặc những nhà dọc hai bên lộ trình ĐTC đi qua phải đóng cửa sổ lại v.v. Theo lịch sử cho thấy, ĐTC Gioan Phaolô II không phải là vị giáo hoàng đầu tiên tới Uùc Quyên. Truóc Ngài đã có hai vị giáo hoàng khác, đó là Đức Clêmentê I cai quản Giáo Hội trong thời đoạn từ năm 92 đến năm 101, và Đức Martin I, từ năm 649 đến 655, cả hai đều bị lưu đầy và chết ở bán đảo Crimea thuộc Uùc Quyên hiện nay. Phần ĐTC Gioan Phaolô II, mục đích và tinh thần đã thúc đẩy Ngài, bất chấp mọi chống đối và nguy hiểm đến Uùc Quyên lần đầu tiên này, đã đuọc Ngài minh định trong Thư gửi Vị Giáo Chủ Uùc Quyên ngày 26/3/2001, cũng như sau Buổi Triều Yết Chung ngày Thứ Tư 20/6 vừa rồi như sau: “Tôi rất sung suóng đuọc nhân dịp này gửi Bức Thư đây đến Huynh Khả Kính, để nói cho Huynh biết rằng, sau nhiều lần đuọc mời đi mời lại, cuối cùng, với tư cách là Chủ Chiên Tối Cao của Giáo Hội Công Giáo, Tôi đã có thể làm thỏa nguyện uóc vọng của nguòi Công Giáo Uùc Quyên, trong việc gặp gỡ họ và làm cho họ vững tin vào Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế duy nhất của chúng ta… Cuộc viếng thăm tới đây của Tôi cũng để thể hiện tấm lòng thiết tha liên lỉ và trọng kính đối với anh em Chính Thống của chúng ta, cùng với quyết tâm muốn tiếp tục đuòng lối đối thoại trong chân lý và bác ái…” “Thứ Bảy này, nếu Chúa muốn, Tôi sẽ đến Uùc Quyên, đến Kiêu và Liêu, để thực hiện điều lòng Tôi uóc mong bấy lâu nay. Tôi tạ ơn Chúa đã ban cho Tôi cơ hội buóc theo vết chân của những nhà truyền giáo vào cuối thiên kỷ thứ nhất, đuọc sai đến từ cả Giáo Hội Đông Phuong lẫn Tây Phuong, để loan báo Phúc Aâm cho phần đất Aâu Châu này. Từ đó, lịch sử của các dân tộc này sẽ thiếu sót nếu không liên hệ với Kitô giáo... Mục đích của Tôi là để kiên cuòng anh chị em cộng đồng Công Giáo của chúng ta, và cũng để phát động quyết tâm thực hiện đại kết theo lời Chúa Kitô là ‘Cho họ tất cả đuọc nên một!’”. (Bản tin của Chuong Trình Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống ngày 24/6/2001)