Hình Ảnh Đức Kitô Á Châu
Thật vậy, nội dung của Tin Mừng Phúc Aâm mà Kitô hữu cần phải tin nhận và truyền bá là “Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa”. Thế nhưng, “Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa”, nội dung của Tin Mừng Phúc Aâm làm nên đức tin Kitô Giáo này, theo tác dụng thực tế của mình, hầu như chỉ thích hợp với dân Do Thái hơn, một dân tộc được Thiên Chúa tuyển chọn để sửa soạn cho việc hạ sinh của Đấng Thiên Sai như họ mong đợi theo lời Ngài hứa. Vẫn biết, như thực tế cho thấy qua lịch sử truyền giáo của Giáo Hội, “Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa” đã được hầu như cả Aâu Châu là các dân tộc không phải Do Thái chấp nhận.
Thế nhưng, như Đức Thánh Cha nhận định: “Aán Giáo, Phật Giáo, Nhật Giáo cũng như tất cả những đường lối suy tư và sinh hoạt đã đâm rễ ở Á Châu trước việc rao giảng Phúc Aâm diễn tiến ở đó”, cũng như “Thực Tại Á Châu” 2 trên đây nhận định: “Các tôn giáo ở Á Châu đã khuôn đúc đời sống và văn hóa của người dân Châu Á cả mấy ngàn năm và tiếp tục làm cho cuộc sống của họ có ý nghĩa và hướng đi ngay cả cho đến ngày hôm nay”, mà “Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa” cần phải mang một sắc thái hay một bộ điệu Á Châu nào đó, để, với “bản chất sâu nặng tín ngưỡng là một trong những đặc tính chính yếu của người dân Châu Á”, họ có thể nhận ra Người thực sự cũng là của họ, cũng ở giữa họ, cũng đến cứu họ, chứ không riêng gì dân tộc Do Thái.
Chủ trương “Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa”cần phải mang một sác thái hay một bộ điệu Á Châu nào đó, không phải là việc làm thay đổi một Thực Tại Thần Linh, một Chân Lý đời đời, mà chỉ là một cách diễn đạt Thực Tại Thần Linh này, Chân Lý Bất Biến này một cách Á Châu nơi thành phần Kitô hữu chứng nhân của Người tại Á Châu, chẳng khác gì như việc chuyển dịch lời Người nói bằng tiếng Do Thái ra tiếng địa phương Á Châu vậy. Thành phần Kitô hữu là chứng nhân cho Người tại Á Châu, bởi thế, theo vai trò truyền giáo có tính cách hội nhập văn hóa này, cũng có thể ví như nhân vật diễn viên đóng vai Giêsu trong vở tuồng thương khó. Cho dù có hoàn toàn mang bộ mặt Việt Nam và trang phục bằng quần áo Việt Nam, nhân vật diễn viên truyền giáo loan truyền Đức Giêsu Kitô người Do Thái này, vẫn phải hết sức cố gắng lột tả một cách sống động và đích xác tâm tưởng và ngôn hành của Người, để làm sao cho từng khán giả và mọi khán giả Á Châu có thể tự cảm nhận được “sự thật”, một sự thật là “lý do”, như chính Người đã nói với tổng trấn Philatô, nhân vật tiêu biểu đại diện cho tất cả dân ngoại bấy giờ, nhân vật đang muốn tìm biết “sự thật là gì?” (Jn.18:38): “Tôi đã được sinh ra, lý do Tôi đã đến thế gian để làm chứng... Ai tìm kiếm sự thật thì nghe thấy tiếng Tôi” (Jn.18:37).
Phải, để Truyền Bá Phúc Aâm hay để “là những Chứng Nhân của Thày” (Acts 1:8) cho “hơn ba phần năm dân cư trên thế giới là Á Châu”, như nhận định của Đức Thánh Cha trong bài giảng cho Thánh Lễ khai mạc Cuộc Họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu kéo dài 26 ngày, với “một sự chú trọng kính cẩn trước ‘các thực tại Á Châu’ và một nhận thức lành mạnh liên quan đến các thực tại này”, Kitô hữu Á Châu cần phải lột tả chân tướng cứu độ của “Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa” làm sao cho hợp với “thị hiếu” Á Châu, hay với cảm thức Á Châu, hoặc với văn hóa Á Châu cũng thế. Bản Instrumentum Laboris hoạch định cho Cuộc Họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu đã nhắc lại một nhận định về “Thực Tại Á Châu” nữa rất đúng sau đây:
· “Đối với hình ảnh của Chúa Kitô nơi những người Á Châu khác (ngoài Kitô giáo), nhiều câu trả lời đã nói lên rằng, theo cảm nhận tự nhiên, hầu hết các người Á Châu có một cái nhìn tích cực đối với Chúa Kitô, coi Người như là một con người sâu xa tâm linh, nhân hậu và yêu thương. Một số người nhìn nhận Người là một đại Sư Phụ. Hình ảnh về Chúa Kitô được yêu thuộng đặc biệt nơi tín đồ Phật Giáo là hình ảnh Thánh Tâm Chúa... Một số câu trả lời nhấn mạnh là cần phải chú trọng hơn nữa đến việc trình bày Chúa Kitô ‘theo phục sức Á Châu’, tức là, cần phải sử dụng đến việc hỗ trợ bởi các ý niệm triết lý cũng như văn hóa. Việc tỏ bày như thế dường như càng hệ trọng hơn nữa trong công cuộc đối thoại giữa Giáo Hội với các tôn giáo khác, nhất là với Aán Giáo và Phật Giáo. Bởi thế vấn đề được đặt ra là: ‘Giáo Hội tại Á Châu làm sao có thể cắt nghĩa được rằng Chúa Kitô là Cứu Tinh duy nhất và là vị trung gian đặc thù của ơn cứu độ khác với các vị giáo tổ của các tôn giáo lớn ở Á Châu?’ Trong một số trường hợp, các tín đồ của các tôn giáo Á Châu khác nhau đang trên đà sửa soạn chấp nhận ngay cả Đức Giêsu Kitô như là Thiên Chúa. Tuy nhiên, đây vẫn không phải là lý do để họ chấp nhận Người như là Đấng Cứu Tinh duy nhất. Khuynh hướng nơi các tín đồ của các tôn giáo này, nhất là của Aán Giáo, coi tất cả mọi tôn giáo tốt lành như nhau. Đối với họ, các thần Aán Giáo và Đức Kitô chỉ là những biểu hiện khác nhau của cùng một Thiên Chúa mà thôi. Ngay cả những người tin nhận Đức Kitô như Thiên Chúa cũng không thấy nhu cầu cần phải gia nhập Kitô giáo, càng không cần phải gia nhập Giáo Hội, bất kể sự kiện Giáo Hội cùng các cơ cấu tổ chức của mình có hoạt động nhiều cho chung xã hội đi nữa”.
(Instrumentum Laboris, đoạn 30,
L’Osservatore Romano, ấn bản Anh Ngữ 25-2-1998)