Chương Một
Chúa Giêsu Kitô là Niềm Hy Vọng của Chúng Ta
I. Những thách đố và dấu hiệu hy vọng cho Giáo Hội Tại Âu Châu7. “Sứ điệp này hôm nay đây cũng được ngỏ cùng các Giáo Hội ở Âu Châu, các giáo hội này thường có khuynh hướng thiên về tình trạng lu mờ hy vọng. Thời đại chúng ta đang sống đây, căn cứ vào những thách đố riêng của nó, có thể được coi là một thời điểm rối loạn. Nhiều con người nam nữ dường như bị lệch lạc, bất ổn, vô vọng là những gì không ít Kitô hữu cũng cảm thấy nữa. Có nhiều dấu hiệu trục trặc ở vào lúc mở màn cho đệ tam thiên kỷ đang vây bủa chân trời của lục địa Âu Châu, một lục địa cho dù có những dấu hiệu cao cả về đức tin và chứng từ cùng với một bầu khí thật sự tự do và hiệp nhất hơn, song vẫn cảm thấy có một cái gì đó hoàn toàn dị thường do các biến cố lịch sử, gần đây cũng như trước đây, thường mang lại thất vọng cho thâm tâm của các dân tộc.
“… Tôi muốn đặc biệt đề cập tới tình trạng mất đi ký ức và gia sản Kitô giáo của Âu Châu, một tình trạng đi liền với một thứ khuynh hướng bất khả tri thực dụng và cảnh dửng dưng lạnh nhạt lòng đạo khiến cho nhiều người Âu Châu sống như không có gốc rễ thiêng liêng và giống như những kẻ thừa hưởng đem phung phá đi cái gia sản được lịch sử ủy thác cho họ. Bởi thế không lạ gì khi thấy có những nỗ lực muốn kiến tạo nên một nhãn quan Âu Châu coi thường gia sản tôn giáo, nhất là coi thường hồn sống Kitô giáo sâu xa của nó, bằng việc chủ trương các thứ quyền lợi của các dân tộc làm nên Âu Châu mà không ghép những quyền lợi ấy vào một thân cây được truyền nhựa Kitô giáo.
“Âu Châu chắc chắn không thiếu những thứ biểu hiệu quí giá về việc hiện hữu của Kitô giáo, tuy nhiên, theo đà phát triển chầm chậm nhưng đều đều của trào lưu tục hóa thì những thứ biểu hiệu này có nguy cơ trở thành một vết tích thuần túy của quá khứ. Nhiều người không còn hội nhập với sứ điệp Phúc Âm với cuộc sống hằng ngày của mình nữa; cuộc sống tin tưởng vào Chúa Giêsu càng trở thành khó khăn trong một môi trường xã hội và văn hóa trở thành thách đố và đe dọa cho đức tin. Nơi nhiều cảnh trạng xã hội người ta dễ nhận thấy một kẻ bất khả tri hơn là một tín hữu. Ấn tượng này cho thấy tình trạng vô tín là điều hiển nhiên, trong khi đó niềm tin cần đến một thứ hợp pháp hóa xã hội là những gì vừa không rõ ràng lại chẳng tự dưng mà có”.
8. “Tình trạng mất ký ức Kitô giáo này được đi kèm với một thứ lo sợ tương lai. Ngày mai thường được hiện lên như là một cái gì héo hắt và bất định. Tương lai hiện lên như một cái gì đáng lo hơn là đáng mong. Trong số những dấu hiệu đáng ngại này là tình trạng trống rỗng nội tâm kìm kẹp nhiều người và tình trạng không còn cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa nữa. Những dấu hiệu và hoa trái của tình trạng sầu thảm về sự hiện hữu này bao gồm đặc biệt giảm số sinh sản, giảm số ơn gọi linh mục và tu sĩ, và tình trạng khó khăn, nếu không muốn nói là hoàn toàn chối bỏ việc trọn đời dấn thân, kể cả trong đời sống hôn nhân.
“Chúng ta thấy mình ở trước một tình trạng đầy những phân mảnh về cuộc sống. Cảm giác cô đơn đang làm chủ; những thứ chia rẽ và xung khắc đang nổi lên. Trong số nhiều triệu chứng trong tình trạng này, Âu Châu hiện đang chứng kiến thấy hiện tượng trầm trọng nơi cuộc khủng hoảng về gia đình cùng với tình trạng suy yếu nơi chính quan niệm về gia đình, tình trạng liên tục hay tái diễn những cuộc xung đột về chủng tộc, tình trạng tái xuất trào lưu duy chủng, những căng thẳng về việc đối thoại liên tôn, tình trạng vị kỷ làm cho cá nhân cũng như phái nhóm chỉ biết lấy mình, việc mỗi ngày một thiếu quan tâm tổng quát đến các chủng tộc và việc bận tâm đến các thứ lợi lộc và đặc quyền riêng tư. Đối với nhiều quan sát viên thì tiến trình toàn cầu hóa hiện nay, thay vì dẫn đến chỗ làm cho loài người được hiệp nhất hơn, lại có nguy cơ bị thống trị bởi một đường lối loại trừ thành phần yếu thế và tăng thêm con số nghèo khổ trên thế giới.
“Cùng với trào lưu cá nhân chủ nghĩa, chúng ta còn thấy tình trạng càng ngày càng suy yếu về tình đoàn kết liên cá thể. Trong lúc các tổ chức bác ái tiếp tục thi hành hoạt động đáng ca ngợi thì người ta vẫn nhận thấy xẩy ra tình trạng suy yếu nơi cảm thức đoàn kết, đưa đến chỗ nhiều người không thiếu gì những nhu cầu vật chất mà lại càng cảm thấy cô đơn, khiến họ thấy mình không nơi nương tựa về cảm tình và nâng đỡ”.
9. “Ở tận căn gốc của tình trạng mất hy vọng này là nỗ lực phát động một nhãn quan về con người tách lìa khỏi Thiên Chúa cũng như tác lìa khỏi Chúa Kitô. Loại suy luận này đã dẫn đến chỗ coi con người ‘như là một tâm điểm tối thượng của thực tại, một quan điểm khiến cho họ chiếm chỗ của Thiên Chúa một cách sai lầm, và quên đi rằng không phải con người dựng nên Thiên Chúa mà là Thiên Chúa dựng nên con người. Tình trạng lãng quên Thiên Chúa đã dẫn đến chỗ loại trừ con người’. Bởi thế ‘không lạ gì môi trường này đã mở ra một lãnh vực rộng lớn cho việc phát triển vô chừng về chủ nghĩa bất chấp ở triết lý, về chiều hướng tương đối nơi các thứ giá trị và luân lý, và về chủ nghĩa thực dụng, ngay cả chủ nghĩa hưởng lạc vị kỷ trong đời sống hằng ngày’. Nền văn hóa Âu Châu gây nên cái ấn tượng về việc ‘âm thầm bỏ đạo’ nơi thành phần có được tất cả mọi sự họ cần lại là thành phần sống như thể không có Thiên Chúa.
“Đó là môi trường mà nhiều nỗ lực, bao gồm cả những nỗ lực mới đây nhất, muốn trình bày cho thấy nền văn hóa Âu Châu không hề liên hệ gì với việc góp phần của Kitô giáo là tôn giáo đánh dấu việc phát triển về lịch sử của lục địa này cũng như việc lan tràn khắp thế giới của nó. Chúng ta đang chứng kiến thấy xuất hiện một thứ văn hóa mới, hầu hết bị ảnh hưởng bởi phương tiện truyền thông đại chúng có nội dung và đặc tính thường phản lại Phúc Âm và phẩm giá con người. Loại văn hóa này còn có đặc tính của thứ triết thuyết bất khả tri về tôn giáo đang lan tràn và phát triển, một triết thuyết dính dáng tới khuynh hướng tương đối hóa mạnh mẽ liên quan tới luân lý và pháp lý bắt nguồn từ quan niệm lầm lẫn về sự thật con người, một sự thật là nền tảng cho các thứ quyền lợi bất khả tách biệt của tất cả mọi người. Nhiều lúc có những dấu hiệu yếu kém hy vọng hiện lên rõ ràng qua những dấu hiệu đáng ngại về những gì được gọi là ‘văn hóa sự chết’”.
10. “Thế nhưng, như Các Nghị Phụ Hội Nghị Giám Mục Âu Châu đã minh định: ‘con người không thể sống vô vọng vì sự sống sẽ trở thành vô nghĩa và bất khả chịu đựng’. Những người cần hy vọng thường lại tin rằng họ có thể tìm thấy bình an nơi những thứ nông nổi và không quan trọng. Như thế, niềm hy vọng, bị giới hạn vào thế giới này và đóng lại trước siêu việt thể, được đồng hóa, chẳng hạn, với thiên đường hứa hẹn của khoa học hay kỹ thuật, với những hình thức khác nhau của chủ nghĩa cứu tinh, với một thứ phúc hạnh tự nhiên khoái lạc của chủ nghĩa hưởng thụ, hay với một thứ mơ màng và hạnh phúc nhân tạo của nghiện hút, với một số hình thức của chủ nghĩa ngàn năm, với sự thu hút của các triết lý á đông, với việc theo đuổi những hình thức linh đạo mật thức cũng như với những khuynh hướng khác nhau của phong trào Tân Thời.
“Tuy nhiên, tất cả những thứ ấy tự chúng cho thấy hoàn toàn là ảo tưởng và không có khả năng làm thỏa mãn khát vọng hạnh phúc làm cho lòng con người luôn nương náu. Những dấu hiệu đáng ngại của tình trạng càng ngày càng vô vọng này bởi thế đã tiếp tục và tăng lên, đôi khi còn được bộc lộ qua những hình thức hung hăng và bạo động nữa”.
12. “Nếu chúng ta nhìn Âu Châu như là một cộng đồng dân sự thì không thiếu gì những dấu hiệu hy vọng… Các Nghị Phụ đã diễn tả các dấu hiệu này như sau:… Việc càng ngày càng cởi mở của ac1c dân tộc đối vơiùi nhau, việc hòa giải giữa các xứ sở, … việc cở mở hơn nữa với các xứ sở Đông Âu, … việc nhìn nhận nhau, những hình thức cộng tác và trao đổi hết mọi thứ đang được phát triển, một ý thức Âu Châu đang đươcỉc kiến tạo… Chúng ta thực lòng hy vọng rằng, trong việc trung thành một cách sáng tạo với các truyền thống nhân bản và Kitô giáo của lục địa của mình, chúng ta bảo đảm được cái nồng cốt của những giá trị về luân thường đạo lý và thiêng liêng.13. “Tôi muốn hết mọi người biết để không bao giờ quên rằng dấu hiệu hy vọng cao cả đã được thể hiện bởi nhiều chứng nhân của đức tin Kitô giáo, những vị đã sống ở thế kỷ vừa qua, ở cả Đông lẫn Tây Âu. Các vị đã tìm thấy những đường lối xứng hợp để loan báo Phúc Âm giữa những tình trạng thù hằn và bách hại, thậm chí thường gây ra việc cần phải hy hiến đến tận cùng bằng máu của các vị đổ ra.
15. “Phúc Âm tiếp tục sinh hoa kết trái nơi các cộng đồng giáo xứ, nơi các con người tận hiến, nơi các hội đoàn giáo dân, nơi các nhóm chuyên tâm cầu nguyện và việc tông đồ cũng như nơi các cộng đồng giới trẻ khác nhau, cũng như qua sự hiện diện cùng phát triển của các phong trào mới và các thực thể giáo hội mới.
“Cũng ở Âu Châu ngày nay, cả ở các xứ sở hậu Cộng Sản cũng như các xứ sở Tây Âu, giáo xứ, trong khi vẫn cần phải liên lỉ canh tân cải tiến, tiếp tục bảo tồn và thi hành sứ vụ riêng của mình”.
16. “Các hội đoàn và tổ chức tông đồ khác nhau… là cái nôi cho các thứ ơn gọi khác nhau… Chúng hun đúc sự thánh thiện nơi con người…. Chúng thường cổ động cuộc hành trình đại kết… Chúng là một thứ kháng chất chống lại việc lan tràn của các giáo phái và là một hỗ trợ vô giá cho việc lan truyền niềm vui và sự sống trong Giáo Hội”.
II. Trở Về Với Chúa Kitô, Nguồn Mạch của Mọi Niềm Hy Vọng
18. “Một niềm xác tín rõ ràng và mãnh liệt phát xuất từ Hội Nghị Giám Mục này, đó là Giáo Hội phải cống hiến cho Âu Châu một quà tặng quí giá nhất, một quà tặng không ai có thể hiến cho, đó là niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô, nguồn mạch của một niềm hy vọng không làm thất vọng; một quà tặng ở tận gốc rễ của mối hiệp nhất thiêng liêng và văn hóa nơi các dân tộc Âu Châu, và là một quà tặng cả ngày nay lẫn sau này có thể góp phần thiết yếu vào việc phát triển và hòa nhập của họ”.
19. “Có nhiều căn gốc thiêng liêng nhấn mạnh đến việc nhìn nhận giá trị con người và phẩm giá bất khả loại trừ của họ, đến tính cách linh thánh của sự sống con người và vai trò chính yếu của gia đình, tầm quan trọng của vấn đề giáo dục và tự do tư tưởng, phát ngôn và đạo giáo, việc bảo vệ hợp pháp những con người và phái nhóm, việc cổ võ tình đoàn kết và công ích, cùng với việc nhìn nhận giá trị của lao công. Những gốc rễ này đã giúp dẫn tới việc tùng phục quyền lực chính trị theo qui tắc luật lệ cũng như tôn trọng các thứ quyền lợi của cá nhân và các dân tộc. Đến đây chúng ta phải đề cập đến tinh thần của Hy La cổ điển, đến những phần đóng góp của các dân tộc Celtic, Germanic, Slav và Finno-Ugric, cũng như đến ảnh hưởng của văn hóa Do Thái và Hồi giáo. Tuy nhiên cần phải công nhận là những nguyên tắc tác động này, về lịch sử, đã thấy nơi truyền thống Do-Thái-Kitô-Giáo một thứ lực có khả năng hòa hợp, liên kết và phát triển chúng. Đây là một sự kiện không thể coi thường; ngược lại, trong tiến trình xây dựng một Âu Châu hiệp nhất cần phải công nhận là việc thiết dựng này cũng cần phải được xây dựng trên các gía trị hầu như hoàn toàn được tỏ bày nơi truyền thống Kitô giáo. Việc công nhận ấy đều có lợi cho hết mọi người”.
20. “Các Giáo Hội Riêng ở Âu Châu không phải chỉ là các cơ quan hay là những tổ chức tư. Trái lại, các giáo hội này thi hành nhiệm vụ của mình theo chiều kích cơ cấu đáng được luật pháp nhìn nhận, hoàn toàn tôn trọng việc nhìn nhận hợp pháp này, hoàn toàn tôn trọng những tổ chức liêm chính hợp pháp của dân sự”.
21. “Sứ vụ của mỗi Giáo Hội Riêng ở Âu Châu đó là chú ý tới hết mọi thứ khao khát của con người đối với chân lý cũng như đối với nhu cầu cần đến những giá trị chân chính có thể làm dậy men ngay trong lục địa, …bày tỏ cho thấy, bằng hành động cũng như bằng các thứ lập luận về cách thức tân Âu Châu cần phải tái nhận thức thấy những cội nguồn tột đỉnh của mình.
“Các Giáo Hội Riêng ở Âu Châu không phải chỉ là các cơ quan hay là những tổ chức tư. Trái lại, các giáo hội này thi hành nhiệm vụ của mình theo chiều kích cơ cấu đáng được luật pháp nhìn nhận, hoàn toàn tôn trọng việc nhìn nhận hợp pháp này, hoàn toàn tôn trọng những tổ chức liêm chính hợp pháp của dân sự.“Sứ vụ của mỗi Giáo Hội Riêng ở Âu Châu đó là chú ý tới hết mọi thứ khao khát của con người đối với chân lý cũng như đối với nhu cầu cần đến những giá trị chân chính có thể làm dậy men ngay trong lục địa, …bày tỏ cho thấy, bằng hành động cũng như bằng các thứ lập luận về cách thức tân Âu Châu cần phải tái nhận thức thấy những cội nguồn tột đỉnh của mình”.