Chương 5

 

Phục Vụ Phúc Âm Hy Vọng

 

83. “Để phục vụ Phúc Âm hy vọng, Giáo Hội ở Âu Châu cũng được kêu gọi đi theo con đường yêu thương”.

I. Việc Phục Vụ của Đức Ái

85. “Tự chính bản chất của mình, chứng từ đức ái cần phải vươn ra ngoài giới hạn của các cộng đồng giáo hội và vươn đến hết mọi người, để tình yêu thương đối với tất cả mọi người có thể trở thành một động lực xây dựng tình đoàn kết chân thực ở hết mọi lãnh vực xã hội

II. Phục vụ con người nam nữ trong xã hội

86. “Tình yêu thương ưu tiên giành cho người nghèo là một chiều kích cần thiết của đời sống Kitô hữu cũng như của việc phục vụ Phúc Âm”.

87. “Bởi thế mới cần phải đương đầu với cuộc thách đố thất nghiệp là thách đố ở nhiều xứ sở Âu Châu trở thành một nạn trầm trọng của xã hội. Cộng với nạn thất nghiệp này còn có những vấn đề liên quan tới tình trạng tăng thêm con số di dân”.

88. “Việc mục vụ chăm sóc cho thành phần bệnh nhân cũng cần phải được chú trọng. Vì vấn đề bệnh tật là tình trạng đặt ra những điều liên quan tới ý nghĩa của cuộc sống, thì ‘trong một xã hội thịnh đạt và hiệu năng, trong một nền văn hóa thần tượng thân xác, loại trừ đau khổ và đau đớn theo huyền thoại về tính chất trẻ trung lâu dài, phải đặt ưu tiên trong việc chăm sóc cho bệnh nhân”.

90. “Giáo Hội tại Âu Châu ở mọi tầng lớp cần phải trung thành loan báo một cách mới mẻ chân lý về hôn nhân và gia đình…. Giá trị của tính cách bất khả phân ly càng ngày càng bị chối bỏ; đang có những đòi hỏi được pháp luật công nhận cho những thứ liên hệ de facto như thể chúng giống với những cuộc hôn nhân hợp lệ; cũng đang có những nỗ lực muốn chấp nhận một thứ định nghĩa về vợ chồng làm cho vấn đề khác phái không còn quan trọng nữa.

“Trong tình trạng ấy, Giáo Hội được kêu gọi để loan báo bằng một nghị lực đổi mới về những gì Phúc Âm truyền dạy về hôn nhân và gia đình, để nắm vững ý nghĩa và giá trị của chúng theo dự án cứu độ của Thiên Chúa”.

92. “Cần phải đặc biệt thực hiện việc giáo dục yêu thương cho giới trẻ và các đôi vợ chồng trẻ”.

93. “Không được loại trừ thành phần tín hữu ly dị và tái hôn theo tòa đời ra khỏi cộng đồng…; trái lại, cần phải khuyến khích họ tham dự vào sinh hoạt của cộng đồng, trong khi thực hiện một cuộc hành trình tiến triển theo tinh thần của những gì được Phúc Âm đòi hỏi”.

95. “Không được quên thành phần già lão cũng như thành phần suy yếu ở những xứ sở Âu Châu khác nhau.

“Cùng với tình trạng suy yếu con số sinh sản… cần phải đề cập đến cả các yếu tố khác nữa… Đáng buồn thay, trong số những yếu tố cần phải liệt kê này, trước hết là tình trạng lan tràn vấn đề phá thai, bằng việc sử dụng những thứ cung cấp về dược hóa chất giúp cho việc phá thai khả dĩ mà không cần đến bàn tay bác sĩ và bằng một đường lối bất chấp trách nhiệm xã hội. Sự kiện này được thuận lợi bởi sự kiện là các hệ thống pháp luật ở nhiều xứ sở Âu Châu có luật cho phép thực hiện một hành động vẫn là một ‘tội ác đáng ghê tởm’ và là một hành động bao giờ cũng đưa đến một tình trạng đổ vỡ trầm trọng về luân lý. Cũng cần phải đề cập đến những thứ tấn công liên quan đến ‘các hình thức đụng chạm đến những thai bào con người’.

“Chúng ta cũng cần phải nói đến sự hiện hữu của một xu hướng ở một số phần đất ở Âu Châu coi là được phép trong việc sáng suốt quyết định để chấm dứt sự sống riêng của mình hay của người khác, với hậu quả xẩy ra là tình trạng lan tràn việc trợ an tử một cách kín đáo hay thậm chí công khai, một việc đã tìm cách để được hợp thức hóa, thê thảm thay, có những lúc nó đã thành công.

96. “Trước tình hình này, cần phải ‘phục vụ Phúc Âm sự sống’ bằng ‘một cuộc vận động chung lương tâm con người cũng như bằng một nỗ lực liên kết về luân thường đạo lý để đẩy mạnh một cuộc vận động mãnh liệt trong việc hỗ trợ cho sự sống’”.

100. “Những thách đố hiện nay gây khó dễ cho việc chúng ta phục vụ phúc âm hy vọng bao gồm cả hiện tượng tăng số di dân, một tình trạng cần đến  khả năng của Giáo Hội trong việc đón tiếp từng con người một, bất kể họ thuộc về dân tộc hay quốc gia nào. Hiện tượng này cũng thúc đẩy xã hội Âu Châu cũng như tất cả các cơ cấu tổ chức của lục địa này tìm kiếm một trật tự chân chính cùng những hình thức chung sống biết tôn trọng mọi người, cũng như tìm kiếm những đáp ứng của pháp lý đối với tiến trình hội nhập khả lượng”.

101. “Hiện tượng di dân thách đố khả năng của Âu Châu trong việc thực hiện những hình thức tiếp nhận và hiếu khách khôn ngoan.

“Hết mọi người cần phải hoạt động cho sự phát triển của một nền văn hóa chín mùi của việc chấp nhận mà, một khi lưu ý tới vấn đề phẩm giá bình đẳng của mỗi người cùng với nhu cầu liên kết với thành phần kém may mắn, cần phải nhìn nhận các thứ quyền lợi căn bản của mỗi một con người di dân. Các thẩm quyền dân sự có trách nhiệm kiểm soát làn sóng di dân theo những đòi hỏi của công ích. Việc chấp nhận những người di dân bao giờ cũng phải tôn trọng các qui tắc luật pháp, bởi thế, nếu cần cũng phải bao gồm cả vấn đề mạnh mẽ loại trừ những thứ lạm dụng”.


III. Dấn thân sống Đức Ái

104. “Lời kêu gọi thực hiện một đức ái chủ động được các Nghị Phụ Giám Mục ngỏ cùng tất cả mọi Kitô hữu thuộc lục địa Âu Châu tiêu biểu cho thấy một tổng luận tốt đẹp của việc thực sự phục vụ cho Phúc Âm hy vọng. Giờ đây Tôi cũng lập lại vấn đề này cùng người, hỡi Giáo Hội Chúa Kitô ở Âu Châu. Niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và lo âu của những con người Âu Châu đương thời, nhất là của thành phần nghèo khổ và đau khổ, phải là niềm vui và hy vọng của người, nỗi buồn và lo âu của người. Chớ gì không có gì là nhân bản đích thực lại không vang vọng trong lòng của người”.