Chương 6

 

Phúc Âm Hy Vọng cho Một Tân Âu Châu

 



I. Ơn Gọi Thiêng Liêng của Âu Châu

108. “Lịch sử của lục địa Âu Châu đã được đánh dấu một cách đặc biệt bởi ảnh hưởng ban sự sống của Phúc Âm.

“Đức tin Kitô giáo thực sự thuộc về những nền tảng làm nên văn hóa Âu Châu một cách sâu xa và quyết liệt. Kitô giáo thực sự đã hình thành Âu Châu, ghi dấu trên Âu Châu một số giá trị căn bản. Chính Âu Châu tân tiến ngày nay, một Âu Châu đã cống hiến cho thế giới lý tưởng dân chủ và nhân quyền đã rút tỉa những giá trị của mình từ gia sản Kitô giáo”.

109. “Trong tiến trình biến đổi hiện đang được thực hiện đây Âu Châu được kêu gọi trước hết hãy tái nhận thức cái căn tính đích thực của mình”.

110. “Trong tiến trình hội nhập của lục địa này vấn đề quan trọng nhất cần phải nhớ là mối hiệp nhất sẽ thiếu nội dung nếu nó chỉ nhắm đến chiều kích thuần địa dư và kinh tế; trái lại, trước hết nó phải hợp với những giá trị được thể hiện nơi lề luật cũng như qua sinh hoạt của nó”.

112. “Những tình trạng càng xung đột chủng tộc gần đây, những cuộc xung đột lại làm máu đổ trên lục địa Âu Châu, một lần nữa cho mọi người thấy rằng hòa bình mong manh biết bao, nó đòi tất cả mọi người phải chủ động dấn thân như thế nào, và nó chỉ được bảo đảm bằng việc hướng về những quan điểm mới của việc trao đổi, thứ tha và hòa giải giữa cá nhân, dân tộc và quốc gia.

“Trong tình huống này, Âu Châu cùng với tất cả mọi dân cư của mình cần phải không ngừng xây dựng hòa bình trong lãnh giới của nó cũng như trên khắp thế giới”.

II. Việc xây dựng Âu Châu

114. “Cùng với các vị Nghị Phụ Giám Mục, Tôi xin các tổ chức Âu Châu cũng như mỗi quốc gia Âu Châu hãy nhìn nhận rằng tình trạng trật tự xã hội xứng hợp cần phải được bắt nguồn từ những giá trị luân thường đạo đức và dân sự chân thực, những giá trị được thành phần công dân chung dự bao nhiêu có thể; đồng thời Tôi cũng muốn lưu ý là những giá trị ấy trước hết là gia sản của các cơ cấu xã hội khác nhau. Các tổ chức và mỗi quốc gia cần phải nhìn nhận là những cơ cấu xã hội này bao gồm cả những Giáo Hội và các Cộng Đồng Giáo Hội cùng với những tổ chức tôn giáo khác.

“Theo chiều hướng những gì Tôi vừa nhấn mạnh, một lần nữa Tôi muốn kêu gọi những ai phác họa bản thỏa hiệp hiến pháp Âu Châu sau này, để bản thỏa hiệp hiến pháp bao gồm chi tiết về tôn giáo, đặc biệt về gia sản Kitô giáo của Âu Châu. Trong khi hết mình tôn trọng bản chất trần thế của các cơ cấu, Tôi cho rằng cần phải công nhận ba yếu tố bổ túc là quyền của các Giáo Hội cũng như của các cộng đồng tôn giáo trong việc được tự do tổ chức hợp với các qui chế và niềm tin xứng hợp của mình; tôn trọng căn tính riêng biệt của những niềm tin tôn giáo khác nhau cũng như tôn trọng điều khoản đối thoại xây dựng giữa Khối Hiệp Nhất Âu Châu và các niềm tin này; và tôn trọng tính cách pháp lý các Giáo Hội cũng như các tổ chức tôn giáo đã được thừa hưởng theo hiến định của quốc gia phần tử trong Khối Hiệp Nhất”.

116. “Vì Âu Châu cần phải được xây dựng trên những nền tảng vững chắc mà cần phải có những giá trị chân thực được căn cứ vào lề luật luân lý phổ quát được ghi khắc nơi tâm can của hết mọi con người nam nữ”.

120. “Hôm nay Tôi xin lập lại một lần nữa là: Hỡi Âu Châu, ở vào lúc mở màn cho thiên kỷ thứ ba, ‘hãy mở cửa cho Chúa Kitô! Hãy là mình. Hãy tái nhận thức các cội nguồn của mình. Hãy phục hồi các căn gốc của mình’”.

121. “Đừng sợ! Phúc Âm không phản lại ngươi đâu mà là giúp cho ngươi đó. Điều này được xác nhận ở chỗ nguồn cảm hứng Kitô giáo có khả năng biến những thành phần chính trị, văn hóa và kinh tế thành một thể thức chung sống làm cho hết mọi người cảm thấy tự nhiên như ở nhà và có thể làm thành một gia đình các quốc gia, nhờ đó các miền khác trên thế giới mới có thể chiếm được nguồn cảm hứng tốt đẹp.

“Hãy tin tưởng! Ngươi sẽ tìm thấy nơi Phúc Âm là Chúa Giêsu niềm hy vọng bền bỉ và vững chắc ngươi khát vọng.

“Hãy tin tưởng! Phúc Âm hy vọng không làm thất vọng”.