Nhập Đề
2. “Ngay từ đầu việc cảm nhận sâu xa đề tài về hy vọng đã là mục tiêu chính của Hội Nghị Giám Mục Đặc Biệt Lần hai cho Âu Châu”
“Hội Nghị Giám Mục này đã tiếpm tục, tái kiểm điểm và nghiên cứu những vấn đề đã được bàn qua bởi Hội Nghị Giám Mục Âu Châu năm 1991 trước đây, sau cuộc sụp đổ của các bức tường, về đề tài ‘Để chúng ta trở thành những chứng nhân của Chúa Kitô là Đấng đã giải phóng chúng ta’. Hội Nghị Đặc Biệt lần đầu này đã nhấn mạnh đến nhu cầu khẩn trương cần phải thực hiện việc ‘tân truyền bá phúc âm hóa’, với ý thức là ‘Âu Châu ngày nay không chỉ kêu gọi trở về với gia sản Kitô giáo trước kia của mình, nó cần phải làm sao có thể quyết định về tương lai của ní một cách xứng hợp với con người và sư ù điệp của Chúa Giêsu Kitô nữa.
“Chín năm sau, niềm xác tín là ‘Giáo Hội cần phải cấp thời thực hiện công việc mang lại sứ điệp giải phóng của Phúc Âm cho con người nam nữ ở Âu Châu’, một lần nữa, lại trở thành thôi thúc. Đề tài được chọn cho Hội Nghị Giám Mục lần này cũng nêu lên cùng một thách đố, nhưng lần này theo quan điểm hy vọng. Nói cách khác, cần phải loan báo sứ điệp hy vọng này cho một Âu Châu hình như đang mất hy vọng”.
3. “Cuộc Hội Nghị Giám Mục (lần hai) này, được diễn ra từ ngày 1-23/10/1999, là một cơ hội quí báu để gặp gỡ, lắng nghe và đối thoại”.
4. “Cảm nghiệm của Hội Nghị Giám Mục này, một cảm nghiệm được sống động bằng nhận thức phúc âm, cũng dẫn đến chỗ ý thức hơn nữa về mối hiệp nhất, qua việc không chối bỏ những khác biệt phát xuất từ những hoàn cảnh và biến cố lịch sử, mối hiệp nhất liên kết các phần đất khác nhau ở Âu Châu. Đó là một mối hiệp nhất mà, được bắt nguồn từ cảm hứng chung của Kitô giáo, có thể hòa giải những truyền thống văn hóa khác biệt”.
“Các vị Nghị Phụ Hội Nghị Giám Mục thấy rằng có lẽ vấn đề khẩn thiết nhất thách đố Âu Châu, cả Đông lẫn Tây, đó là một nhu cầu hy vọng hơn nữa, một niềm hy vọng khiến chúng ta có thể làm cho cuộc sống và lịch sử có ý nghĩa, và chúng ta có thể cùng nhau tiếp tục con đường của chúng ta”.