Tự Sắc “Summorum Pontificum” của ĐTC Biển Đức XVI
“Cho tới thời điểm của chúng ta đây, các vị giáo hoàng vẫn liên lỉ quan tâm tới việc bảo đảm rằng Giáo Hội Chúa Kitô có được một lễ nghi xứng đáng đối với Sự Uy Nghi Thần Linh, ‘để chúc tụng và tôn vinh danh Ngài’, và ‘để mưu lợi ích cho toàn thể Hội Thánh của Người’.
“Từ thời xa xưa, cũng như cho cả tương lai sau này, cần phải gìn giữ nguyên tắc ‘mội một Giáo Hội riêng cần phải đồng nhất với Giáo Hội hoàn vũ, chẳng những về tín lý đức tin và về các dấu hiệu về bí tích, mà còn về cả những việc sử dụng được chấp nhận chung theo tông truyền liên tục nữa, một truyền thống cần phải tuân giữ để chẳng những tránh được những lầm lỗi mà còn truyền đạt sự vẹn toàn của đức tin, vì luật lệ về việc nguyện cầu của Giáo Hội tương hợp với luật đức tin của Giáo Hội’ (General Instruction of the Roman Missal, 3rd ed., 2002, no. 397).
“Trong số những vị giáo hoàng tỏ ra mối quan tâm cần thiết đó, đặc biệt nhất là danh xưng của Thánh Grêgôriô Cả, vị đã hết sức bảo đảm rằng các dân tộc mới ở Âu Châu đã lãnh nhận đức tin Công Giáo và các kho tàng thờ phượng cùng văn hóa là những gì được những người Rôma thu tích trong các thế kỷ trước đó. Ngài đã truyền rằng hình thức của phụng vụ thánh như được cử hành ở Rôma (liên quan tới Thánh Lễ và Phụng Vụ Giờ Kinh) cần phải được bảo trì. Ngài đã tỏ ra hết sức quan tâm trong việc bảo đảm việc truyền bá cũa những đan sĩ nam nữ, thành phần tuân theo Luật Thánh Biển Đức, cùng với việc loan truyền Phúc Âm là những gì được minh chứng nơi đời sống của họ điều khoản khôn ngoan trong Lệ Luật của họ là ‘không gì được đặt trước công việc của Thiên Chúa’. Như thế, phụng vụ thần linh, được cử hành theo việc sử dụng của n gười Rôma, đã làm phong phú chẳng những đức tin và lòng đạo đức mà còn cả văn hóa của nhiều dân tộc. Thật vậy, vấn đề đã rõ là phụng vụ Latinh của Giáo Hội ở các hình thức khác nhau, nơi mỗi một thế kỷ của kỷ nguyên Kitô Giáo, đã là một tác lực cho đời sống thiêng liêng của nhiều vị thánh, đã tái củng cố nhiều dân tộc trong việc sống nhân đức đạo giáo và làm phong phú lòng đạo đức của họ.
“Nhiều vị giáo hoàng Rôma khác, trong giòng lịch sử của các thế kỷ, đã đặc biệt tỏ ra quan tâm trong việc bảo đảm rằng phụng vụ thánh cần hoàn thành công việc này một cách hiệu nghiệm hơn nữa. Nổi bật trong các vị là Thánh Piô V, vị được được thúc đẩy bởi tấm lòng rất nhiệt tình về mục vụ và thực hiện những lời huấn dụ của Công Đồng Chung Triđentrinô, một công đồng đã canh tân toàn bộ phụng vụ của Giáo Hội, đã kiểm thị việc ấn hành các sách phụng vụ được tu chính và ‘canh tân theo các qui tắc của các vị Nghị Phụ’, và cung cấp những sách này để Giáo Hội Latinh sử dụng.
“Một trong những sách phụng vụ của lễ nghi Rôma là Sách Lễ Rôma, một sách lễ đã được phác họa ở thành Rôma, và qua các thế kỷ, từ từ đã mặc lấy các hình thức rất giống với các hình thức lễ nghi này có được trong thời gian gần đây.
“’Chính vì nhắm đến cùng một mục đích này mà các vị Giáo Hoàng sau đó đã dồn nỗ lực của mình trong các thế kỷ tiếp theo để bảo đảm rằng các lễ nghị và các sách phụng vụ cần phải được cập nhật hóa và khi cần thiết được sáng tỏ hơn. Từ đầu thế kỷ này chúng đã trải qua một cuộc canh tân tổng quan hơn’ (John Paul II, Apostolic Letter "Vicesimus quintus annus," 4 December 1988, 3: AAS 81 [1989], 899). Bởi thế mà các vị tiền nhiệm của chúng ta là Clêmentê VIII, Urbanô VIII, Thánh Piô X (cùng nguồn vừa dẫn), Biển Đức XV, Piô XII và Chân Phước Gioan XXIII tất cả đều đã góp phần.
“Vào những thời gian gần đây hơn nữa, Công Đồng Chung Vaticanô II đã bày tỏ lòng mong ước rằng việc tôn thờ thần linh cần phải canh tân và thích ứng với các nhu cầu của thời đại chúng ta. Được tác động bởi lòng mong ước này, vị tiền nhiệm của chúng tôi là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã phê chuẩn vào năm 1970 các sách phụng vụ, đã canh tân và một phần đã lạm lại các sách về phụng vụ cho Giáo Hội Latinh. Những sách phụng vụ này, được chuyển dịch sang các thứ ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, đã được các vị giám mục, linh mục và tín hữu mau mắn chấp nhận. Đức Gioan Phaolô II đã tu chính ấn bản mẫu thứ ba của Sách Lễ Rôma. Như thế, các vị Giáo Hoàng Rôma đã hoạt động để bào đảm rằng “vấn đề xây dựng phụng vụ này … một lần nữa cần phải tỏ ra ngời sáng cái giá trị và sự hòa hợp của mình” (St. Pius X, Apostolic Letter Motu propio data, "Abhinc duos annos," 23 October 1913: AAS 5 (1913), 449-450; cf John Paul II, Apostolic Letter "Vicesimus quintus annus," no. 3: AAS 81 [1989], 899).
“Thế nhưng, ở một số miền, không ít tín hữu gắn bó và tiếp tục đầy lòng yêu thích và cảm mến với những hình thức phụng vụ trước. Những hình thức này đã cắm rễ sâu xa vào nền văn hóa của họ và tinh thần của họ đến nỗi vào năm 1984, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, cảm kích quan tâm tới việc mục vụ chăm sóc cho thành phần tín hữu ấy, bằng văn kiện ‘Quattuor abhinc anno’ ân xá đặc biệt, do Thánh Bộ Thờ Phượng ban hành, cho phép sử dụng Sách Lễ Rôma của Chân Phước Gioan XXIII năm 1962. Sau đó, vào năm 1988, qua Tông Thư được ban bố như là một Tự Sắc ‘Ecclesia Dei’, đã khuyến khích các vị giám mục hãy rộng rãi sử dụng quyền này đối với tất cả mọi tín hữu hết lòng mong ước.
“Theo những lời nguyện cầu nài van của thành phần tín hữu ấy, những lời nguyện cầu được vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II cân nhắc lâu dài, và sau khi đã lắng nghe các quan điểm của các vị Nghị Phụ Hồng Y của Mật Nghị ngày 22/3/2006, cuộc mật nghị suy nghĩ sâu xa về tất cả mọi khía cạnh của vấn đề, chúng tôi, sai khi kêu cầu cùng Thánh Linh và tin tưởng vào ơn trợ giúp của Thiên Chúa, ấn định những điều sau đây:
“Khoản 1. Sách Lễ Rôma được Đức Phaolô VI ban hành là việc bày tỏ bình thường của ‘Lex orandi’ (Luật cầu nguyện) của Giáo Hội Công Giáo thuộc lễ nghi Latinh. Tuy nhiên, Sách Lễ được Thánh Giáo Hoàng Piô V ban hành và được tái ban hành bởi Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII cần phải được coi là một việc bày tỏ ngoại lệ của cùng ‘Luật cầu nguyện’ này, và cần phải tôn trọng cách xứng đáng việc sử dụng đáng kính và cổ kính của nó. Hai việc bày tỏ này của Luật cầu nguyện trong Giáo Hội không được dẫn tới chổ chia rẽ ‘Lex credendi’ (Luật tin kính) của Giáo Hội. Thật vậy, chúng là hai việc sử dụng của cùng một lễ nghi Rôma duy nhất.
Bởi thế, nó vẫn được phép cử hành Hy Tế Thánh Lễ theo ấn bản mẫu của Sách Lễ Rôma do Chân Phước Gioan XXIII ban hành năm 1962 và không bao giờ bị loại trừ như là một hình thức ngoại lệ của Phụng Vụ Giáo Hội. Các điều kiện để sử dụng Sách Lễ này đã được đề ra nơi các văn kiện trước đây ‘Quattuor abninc annis’ và ‘Ecclesia Dei’, được thay đổi như sau:
“Khoản 2. Trong các Thánh Lễ được cử hành không có giáo dân tham dự thì mỗi vị linh mục Công Giáo theo lễ nghi Latinh, dù là mãi mãi hay thường lệ, có thể sử dụng Sách Lễ Rôma được Đức Gioan XXIII ban hành năm 1962, hay Sách Lễ Rôma được Đức Phaolô VI ban hành năm 1970, và có thể làm như thế vào bất cứ ngày nào ngoại trừ Tam Nhật Phục Sinh. Đối với các việc cử hành như thế, cử hành theo Sách Lễ này hay khác, vị linh mục không cần phép của Tòa Thánh hay Bản Quyền địa phương của mình.
“Khoản 3. Các Cộng Đồng Dòng Tu sống đời tận hiến và các Hội sống đời tông đồ, thuộc quyền Tòa Thánh hay giáo phận, muốn cử hành Thánh Lễ theo ấn bản Sách Lễ được ban hành năm 1962, cho việc cử hành chung ‘cộng đồng’ ở nguyện đường của mình, thì được phép làm như vậy. Nếu cộng đồng riêng nào hay cả một Hội Dòng hay một Hội muốn thực hiện những việc cử hành như thế thường xuyên, theo thói quen hay thường trực, quyết định này cần phải được thực hiện bởi vị Bề Trên Cả, theo luật và những qui định đặc biệt của họ.
“Khoản 4: Các cuộc cử hành Thánh Lễ được đề cập tới ở khoản 2 trên đây có thể – khi tuân giữ tất cả mọi qui chuển của luật lệ – cũng có thể có giáo dân tham dự, thành phần tự động muốn được dự phần .
“Khoản 5.1 Ở những giáo xứ có một nhóm tín hữu vững vàng, muốn gắn bó với truyền thống phụng vụ trước kia, thì vị mục tử phải sẵn sàng chấp nhận những yêu cầu của họ để cử hành Thánh Lễ theo lễ nghi của Sách Lễ Rôma được phổ biến năm 1962, và phải bảo đảm tình trạng phúc lợi của thành phần tín hữu này hòa hợp với việc chăm sóc mục vụ bình thường của giáo xứ, theo hướng dẫn của vị giám mục ở khoản giáo luật 392, tránh gây bất hòa và hướng về mối hiệp nhất của toàn thể Giáo Hội.
2. Việc cử hành hợp với Sách Lễ của Chân Phước Gioan XXIII có thể thực hiện vào những ngày làm việc; nhưng cũng vẫn có thể cử hành vào cả những Chúa Nhật và các ngày lễ nữa.
3. Đối với thành phần tín hữu và linh mục yêu cầu việc cử hành này thì vị mục tử cũng phải cho phép thực hiện việc cử hành hình thức ngoại lệ này ở những trường hợp đặc biệt như hôn phối, an táng hay các cuộc cử hành tùy dịp, chẳng hạn dịp hành hương.
4. Các vị linh mục sử dụng Sách Lễ của Đức Gioan XXIII cần phải có khả năng làm điều ấy và không bị ngăn trở theo về phạm vị thẩm quyền.
5. Nơi những nhà thờ không phải là nhà thờ thuộc giáo xứ hay tu viện, thì vị Chủ Trì nhà thờ này có nhiệm vụ ban phép trên.
“Khoản 6. Nơi các Thánh Lễ được cử hành có sự hiện diện của tín hữu theo Sách Lễ Đức Gioan XXIII thì các bài đọc có thể theo tiếng bản xứ, khi sử dụng những ấn bản được Tòa Thánh công nhận.
“Khoản 7. Nếu một nhóm giáo dân, như được đề cập tới ở khoản 5.1, không được thỏa đáng về điều yêu cầu của mình từ vị mục tử, họ cần phải báo cho vị giám mục giáo phận biết. Vị giám mục phải mạnh mẽ yêu cầu thỏa đáng lòng mong ước của họ. Nếu ngài khôn g thể dàn xếp việc cử hành này thì vấn đề cần phải được đưa đến Ủy Ban Tòa Thánh ‘Ecclesia Dei’.
“Khoản 8. Một vị giám mục, muốn thỏa đáng những điều yêu c ầu này, nhưng vì những lý do nào đó khôn g thể làm nổi, có thể đưa vấn đề tới Ủy Ban ‘Ecclesia Dei’ để xin cố vấn và hỗ trợ.
“Khoản 9.1 Vị mục tử, sau khi đã thận trọng xem xét tất c ả mọi khía cạnh, cũng có thể cho phép sử dụng lễ nghi trước kia đối với việc ban phát các Bí Tích Rửa Tội, Hôn Phối, Thống Hối và Xức Dầu Thánh, nếu lợi ích các linh hồn đòi hỏi.
2. Các vị Bản Quyền được quyền cử hành Bí Tích Thêm Sức bằng cách sử dụng Sách Các Phép Rôma (Roman Pontifical) trước kia, nếu lợi ích các linh hồn đòi hỏi.
3. Các vị giáo sĩ được thụ phong ‘in sacris constitutis’ có thể sử dụng Sách Nguyện Rôma (Roman Breviary) được Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII ban hành n ăm 1962.
“Khoản 10. Vị bản quyền của một nơi đặc biệt nào đó, nếu cảm thấy thích đáng, có thể thiết lập một giáo xứ riêng theo giáo luật khoản 518 cho các việc cử hành theo hình thức cũ của lễ nghi Rôma, hay chị định một vị tuyên úy, trong khi vẫn tuân giữ tất cả mọi qui chuẩn của lề luật.
“Khoản 11. Ủy Ban Tòa Thánh ‘Ecclesia Dei’, được Đức Gioan Phaolô II thành lập năm 1988 (Cf John Paul II, Apostolic Letter Motu proprio data "Ecclesia Dei," 2 July 1988, 6: AAS 80 [1988], 1498), tiếp tục thi hành phận sự của mình. Ủy Ban này sẽ có một thể thức, những nhiệm vụ và các qui chuẩn được vị Giáo Hoàng Rôma muốn úy thác cho nó.
“Khoản 12. Ủy Ban này, ngoài những thẩm quyền của mình, sẽ thực thi quyền của Tòa Thánh, coi sóc việc tuân giữ và áp dụng những gì được ấn định nơi đây.
“Chúng tôi truyền rằng hết mọi sự Chúng Tôi đã thiết lập bằng những Tông Thư đây ban hành như một Tự Sắc cần phải được coi như ‘được ấn định và sắc chỉ’, và phải được tuân giữ từ ngày 14/9 năm nay, Lễ Suy Tôn Thánh Giá, bất kể những gì ngược lại”.
“Tại Rôma ngày 7/7/2007, Ở Đền Thờ Thánh Phêrô, Năm Thứ Ba Giáo Triều của Chúng Tôi”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 7/7/2007
Thư của ĐTC Biển Đức XVI gửi Các Vị Giám Mục về Tự Sắc “ Summorum Pontificum”
“Hết lòng tin tưởng và hy vọng, tôi xin ủy thác cho chư huynh là các vị mục tử bản văn của về một Tông Thư mới ‘dữ kiện Motu Proprio’ liên quan tới việc sử dụng phụng vụ Rôma trước cuộc canh tân 1970. Bản văn kiện này là hoa trái của nhiều suy tư, nhiều tham vấn và nguyện cầu.
“Những tường trình và phán đoán không đầy đủ tín liệu đã tạo nên tình trạng hơi lầm lẫn. Đã xẩy ra những phản ứng rất khác nhau từ việc hân hoan chấp nhận đến việc dữ dội chống đối, về một dự án mà nội dung của nó thực ra chưa được sáng tỏ.
“Trước hết, vấn đề là sợ rằng bản văn kiện này làm lệch lạc đi thẩm quyền của Công Đồng Chung Vaticanô II, một công đồng đã có một trong những quyết định quan trọng – là việc canh tân phụng vụ – đang được đặt thành vấn đề.
“Nỗi sợ hãi này là những gì không có nền tảng. Về vấn đề này cần phải được nói rằng Sách Lễ được Đức Phaolô VI phổ biến rồi được Đức Gioan Phaolô II tái phổ biến hai ấn bản sau đó nữa, hiển nhiên là và vẫn tiếp tục là hình thức bình thường – ‘Forma ordinaria’ – của phụng vụ Thánh Thể. Ấn bản sau cùng của ‘Missale Romanum – Sách Lễ Rôma’ trước Công Đồng này, được phổ biến theo thẩm quyền của Đức Gioan XXIII vào năm 1962 và đã được sử dụng trong Công Đồng này, giờ đây sẽ được sử dụng như là một ‘Forma extraordinaria – Hình thức ngoại lệ’ của việc cử hành phụng vụ. Không thích đáng khi nói rằng hai ấn bản Sách Lễ Rôma này như là ‘hai thứ lễ nghi’. Trái lại, nó là vấn đề sử dụng lưỡng đôi của một nghi thức duy nhất giống nhau.
“Đối với việc sử dụng Sách Lễ năm 1962 như là một ‘Hình Thức ngoại lệ’ của phụng vụ Thánh Lễ, tôi muốn quí huynh chú trọng tới sự kiện là Sách Lễ này đã không bao giờ bị bãi bỏ theo pháp định, bởi thế, theo nguyên tắc, bao giờ cũng được phép sử dụng. Vào thời điểm giới thiệu Sách Lễ mới, dường như không cần phải ban hành những qui chuẩn đặc biệt về vấn để có thể sự dụng Sách Lễ trước này. Có lẽ vì được cho rằng nó là một vấn đề của một ít trường hợp riêng cần được giải quyết từng trường hợp một tại lãnh vực địa phương thôi. Tuy nhiên, sau đó, chẳng bao lâu nó đã trở nên rõ ràng là có một số khá dân chúng hết sức muốn gắn bó với việc sử dụng Lễ Nghi Rôma ấy, một lễ nghi đã quen thuộc với họ từ nhỏ. Đặc biệt là trường hợp ở các quốc gia có phong trào phụng vụ cống hiến cho nhiều người một cuộc huấn luyện đáng kể về phụng vụ và tính cách quen thuộc cá nhân sâu xa với Hình Thức cử hành phụng vụ này. Tất cả chúng ta đều biết rằng, nơi phong trào do ĐTGM Lefebvre khởi xướng vì muốn trung thành với Sách Lễ cũ đã trở thành một dấu hiệu bề ngoài về căn tính; các lý do về việc tách ra vì điều này tuy nhiên xẩy ra ở một lãnh vực sâu xa hơn. “Nhiều người đã rõ ràng tỏ ra chấp nhận tính chất đòi buộc của Công Đồng Chung Vaticanô II, và đã trung thành với Giáo Hoàng cũng như các vị giám mục, tuy nhiên, vẫn muốn tái phục hồi hình thức phụng vụ thánh rất ưu ái đối với họ. Điều này xẩy ra trước hết là vì ở nhiều nơi các vciệc cử hành đã không trung thành với những qui định của Sách Lễ mới, song sách lễ mới này thực sự đã được hiểu như cho phép hay thậm chí đòi hỏi tính cách sáng tạo, một tính cách thường dẫn đến chỗ làm méo mó phụng vụ khó lòng chấp nhận được. Tôi đang nói theo kinh nghiệm, vì cả tôi nữa đã sống qua giai đoạn này với tất cả những gì là phấn khởi hy vọng của nó cũng như những lầm lẫn lộn xộn của nó. Và tôi đã thấy những gì là méo mó về phụng vụ tùy nghi gây đớn đau thấm thía cho những cá nhân hết sức gắn bó với đức tin của Giáo Hội.
“Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cảm thấy bắt buộc phải cống hiến, nơi Tự Sắc ‘Ecclesia Dei’’ (July 2/1988) của ngài, những hướng dẫn về việc sử dụng Sách Lễ 1962; tuy nhiên, văn kiện này không chứa đựng những qui định rõ ràng mà chỉ kêu gọi tổng quát những đáp ứng thiết tha từ các vị giám mục đối voơi ‘những khát vọng hợp lệ’ của những phần tử tín hữu yêu cầu sử dụng Sách Lễ Rôma ấy. Có lúc vị Giáo Hoàng này thực sự muốn hỗ trợ cho Hội Thánh Piô X phục hồi mối hiệp nhất trọn vẹn với Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, và tìm cách chữa lành một vết thương càng ngày càng nhức nhối. Tiếc thay, việc hòa giải này đã không xẩy ra. Tuy nhiên, có một số cộng đồng đã biết ơn sử dụng những cơ hội được Tự Sắc ấy cống hiến cho. Ngoài ra, những khó khăn vẫn còn tồn tại liên quan tới việc sử dụng Sách Lễ 1962 ở ngoài những nhóm này, vì sự thiết hụt những qui chuẩn chính xác v ề lãnh vực thẩm quyền, nhất là vì các vị giám mục, trong các trường hợp ấy, thường soơ rằng thẩm quyền của Công Đồng sẽ bị rắc rồi. Liền sau Công Đồng Chung Vaticanô II người ta nghĩ rằng những lời yêu cầu xin được sử dụng Sách Lễ 1962 sẽ bị giới hạn cho thế hệ cổ đã từng lớn lên voơi sách lễ này, thế nhưng trong khi đó thì vấn đề cho thấy sáng tỏ là những con người trẻ cũng đã đã tái khám phá ra hình thức phụng vụ này, cảm thấy sức hấp dẫn của nó và tìm thấy nơi nó một hình thức gặp gỡ Mầu Nhiệm của Thánh Thể Chí Linh, một cuộc gặp gỡ đặc biệt thích hợp với họ. Bởi vậy mới có nhu cầu cần phải làm sáng tỏ hơn qui định về lãnh vực thẩm quyền chưa được tiên liệu vào thời điểm của Tự Sắc 1988. Nhưnõg qui chuẩn ở đây cũng nhắm tới việc giúp cho các vị giám mục thoát khỏi việc liên lỉ thẩm định lại về cách thức các vị cần phải đáp ứng với những trường hợp khác nhau.
“Thật sự là có những cái quá trớn hay có những lúc khía cạnh về xã hội liên quan một cách bất thích đáng tới thái độ của thành phần tín hữu tha thiết với truyền thống phụng vụ Latinh. Đức bác ái của chư huynh và sự khôn ngoan về mục vụ của chư huynh sẽ là một phấn khích và là sự hướng dẫn để cải tiến những thái quá ấy. Về vấn đề này, hai Hình Thức sử dụng của Lễ Nghi Rôma có thể làm phong phú lẫn nhau: những vị Thánh mới và một số Kinh Tiền Tụng mới có thể và cần phải được đưa vào Sách Lễ cũ. Ủy Ban ‘Ecclesia Dei’, liên đới với những cơ cấu dấn thân cho vấn đề ‘usus antiquior’ khác, sẽ nghiên cứu những gì có thể cụ thể về vấn đề này. Việc cử hành Thánh Lễ theo Sách Lễ của Đức Phaolô VI sẽ có thể chứng tỏ, một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết là tính cách thánh hảo lôi cuốn nhiều người gắn bó với việc sử dụng trước kia. Cái bảo đảm vững chắc nhất mà Sách Lễ của Đức Phaolô VI có thể hiệp nhất các cộng đồng giáo xứ và được họ yêu chuộng là ở chỗ việc cử hành của nó một cách hết sức cung kính hợp với những chỉ thị của phụng vụ. Điều này mang lại sự phong phú thiêng liêng và sự sâu xa về thần học của Sách Lễ này.
“Giờ đây tôi tiến tới lý do tích cực đã tác động tôi quyết định ban hành Tự Sắc này là tự sắc cập nhật hóa tự sắc 1988. Nó là vấn đề liên quan tới việc hòa giải nội tâm trong lòng Giáo Hội. Nhìn lại quá khứ, đối với những cuộc chia rẽ trong giòng các thế kỷ đã từng xé rách Thân Mình Chúa Kitô, người ta tiếp tục có ấn tượng là, ở vào những lúc quan trọng khi xẩy ra những cuộc chia rẽ ấy, các vị lãnh đạo Giáo Hội đã không làm đủ để bảo trì và tái lập sự hòa giải và sự hiệp nhất. Người ta cảm thấy rằng những sự thiếu sót về phía Giáo Hội đã phải đồng chịu sự qui trách về sự kiện là những chia rẽ này càng trở nên khó khăn hơn. Cái nhìn thoáng qua về quá khứ ấy là những gì áp đặt trách nhiệm lên chúng ta ngày nay đây, ở chỗ cần phải hết sức nỗ lực để giải tỏa tất cả những ai thực sự muốn hiệp nhất tồn tại trong sự hiệp nhất này hay đạt được nó một cách mới mẻ. Tôi nghĩ đến một câu của Bức Thư Thứ Hai gửi giáo đoàn Côrinotô do Thánh Phaolô viết: “Miệng lưỡi chúng tôi hướng về anh chị em, hỡi anh chị em Corintô; tâm lòng của chúng tôi rộng mở. Anh chị em không bị chúng tôi hạn chế, song anh chị em bị hạn chết nơi những niềm cảm mến của anh chị em. Trái lại… xin anh chị em hãy mở rộng lòng của anh chị em nữa!” (6:11-13). Thánh Phaolô chắc chắn là nói ở trong một bối cảnh khác, thế nhưng lời kêui gọi của ngài có thể và cần phải tác động cả chúng ta nữa, chính v ề chủ đề này. Chúng ta hãy quảng đại mở lòng mình ra và giành chỗ cho mọi sự được đức tin cho phép.
“Không có vấn đề tương phản giữa hai ấn bản của Sách Lễ Rôma. Theo lịch sử của phụng vụ thì có một sự tăng trưởng và phát triển chứ không có vấn đề phân ly. Những gì được các thế hệ trước cho là linh thánh thì vẫn còn linh thánh và quan trọng đối với cả chúng ta nữa, và nó không thể đột nhiên hoàn toàn bị cấm đoán hay thậm chí bị coi là tai hại. Tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ bảo trì các kho tàng đã từng được khai triển theo đức tin và việc nguyện cầu của Giáo Hội, và giành cho nó một chỗ xứng đáng. Không cần phải nói, để cảm nghiệm được mối hiệp thông hoàn toàn, các vị linh mục của các cộng đồng gắn bó với việc sử dụng trước đây không thể, theo vấn đề về nguyên tắc, loại trừ việc cử hành theo các sách mới. Việc hoàn toàn loại trừ lễ nghi mới thực ra không nhất trí với việc công nhận giá trị và sự thánh hảo của nó.
“Chư huynh thân mến, để kết thúc, tôi rất muốn nhấn mạnh rằng những qui chuẩn mới mẻ này dù sao cũng không làm giảm bớt thẩm quyền của chư huynh và trách nhiệm cuủa chư huynh, cả đối với vấn đề phụng vụ hay với việc chăm sóc về mục vụ tín hữu của chư huynh. Thật vậy, mỗi vị giám mục là người điều hợp của phụng vụ trong giáo phận của mình.
“Bởi thế, không có gì bị lấy đi khỏi quyền bính của vị giám mục, vị vẫn đóng vai trò canh chừng tất cả những gì được thực hiện trong an bình và lành mạnh. Nếu có vấn đề gì xẩy ra mà vị linh mục giáo xứ không thể nào giải quyết được thì vị bản quyền địa phương bao giờ cũng có thể can thiệp một cách hòa hợp trọn vẹn với tất cả những gì được phác họa bởi những qui chuẩn mới của Tự Sắc này.
“Ngoài ra, tôi mới gọi chư huynh, chư huynh thân mến, hãy gửi về Tòa Thánh một bản tường trình về các kinh nghiệm của chư huynh, ba năm sau Tự Sắc này có công hiệu. Nếu xẩy ra những khó khăn trầm trọng thì cần phải tìm cách để chữa trị chúng.
“Chu huynh thân mến, với lòng biết ơn và tin tưởng, tôi ký thác cho tâm can của chư huynh mục tử những trang này cùng với những qui chuẩn của Tự Sắc đây. Chúng ta hãy luôn nhớ đến những lời của Thánh Tông Đồ Phaolô ngỏ cùng hàng giáo sĩ Êphêsô: ‘Hãy chú ý tới chính bản thân anh em cũng như tới toàn thể đàn chiên mà Thánh Linh đã đặt anh em trông coi, chăm sóc cho Giáo Hội của Thiên Chúalà giáo hội được Người chiếm được bằng giá máu của Con riêng của Ngài.
“Tôi ký thác những qui chuẩn này cho việc chuyển cầu quyền năng của Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, và tôi thân ái ban phép lành Tòa Thánh cho anh em, hỡi chư Giám Mục. Linh mục giáo xứ, và tất cả mọi vị linh mục là thành phần cộng sự viên của chư huynh, cũng như tất cả mọi tín hữu”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 7/7/2007
Tòa Thánh Phụ Chú về Tự Sắc “Summorum Pontificum”
Hôm Thứ Bảy 7/7/2007, Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đã phổ biến một phụ chú giải thích về Tự Sắc “Summorum Pontificum”. Những đoạn quan trọng nhất của bản văn phụ chú này như sau:
Tự Sắc “Summorum Pontificum” đã đề ra những luật lệ mới đối với việc sử dụng phụng vụ theo Lễ Nghi Rôma trước biến cố canh tân năm 1970. Những lý do cho những điều khoản như thế đã được rõ ràng giải thích trong bức thư Đức Thánh Cha gửi các vị giám mục kèm theo Tự Sắc này (hai văn kiện đã được gửi cho tất cả mọi vị chủ tịch hội đồng giám mục cũng như tất cả mọi vị khâm sứ, những vị đã sắp xếp để phổ biến chúng c ho tất cả mọi vị giám mục).
“Khoản nống cốt như sau: Phụng vụ lễ nghi Rôma sẽ có hai hình thức (‘usus’):
“a) Hình thức thông thường là hình thức tuân theo việc canh tân phụng vụ được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thực hiện vào năm 1970, như thấy trong các sách phụng vụ được ban hành vào thời gian đó. Có một ấn bản chính thức bằng tiếng Latinh có thể được sử dụng ở mọi lúc và mọi nơi, và những bản dịch sang các ngôn ngữ khác nhau được các hội đồng giám mục khác nhau phổ biến.
“b) Hình thức ngoại thường: là hình thức được cử hành theo các sách phụng vụ được Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII năm 1962.
Ở đoạn 8 bản phụ chú ghi rằng: “Vị giám mục ở một nơi đặc biệt nào đó có thể thiết lập một giáo xứ riêng bất cứ ở đâu có một số rất đáng kể con số tín hữu muốn theo phụng vụ trước. Cần phải có con số tín hữu đáng kể, cho dù không so sánh với con số của những giáo xứ khác”.
Bản phụ chú cũng nhấn mạnh tới một số đặc tính của Sách Lễ 1962:
“Đó là một Sách Lễ ‘hoàn toàn’ hay ‘nguyên vẹn’ bằng tiếng La Tinh, tức là nó cũng có những bài đọc để cử hành (không khác với ‘Sách Bài Đọc’ như Sách Lễ 1970 sau đó).
“Nó chất chứa chỉ một Kinh Nguyện Thánh Thể duy nhất, ‘Qui Lễ Rôma’ (tương đương với Kinh Nguyện Thánh Thể thứ nhất của Sách Lễ sau đó, sách lễ bao gồm việc chọn các Kinh Nguyện Phụng Vụ khác nhau).
“Các lời cầu nguyện khác nhau (bao gồm cảmột phần lớn của Qui Lễ) được vị linh mục âm thầm đọc.
“Những khác nhau khác bao gồm việc đọc đoạn mở đầu của Phúc Âm Thánh Gioan ở cuối Thánh Lễ.
“Sách Lễ 1962 không cho phép đồng tế. Nó không nói gì liên quan tới hướng bàn thờ hay của vị cử hành (quay xuống cộng đoàn hay không).
“Bức Thư của Đức Thánh Cha khả năng làm phong phú sau này Sách Lễ 1962 (bao gồm các vị thánh mới, những kinh tiến tụng mới v.v.)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 7/7/2007