Thần Học Về Thân Thể của ĐTC Gioan Phaolô II
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,dịch phần vấn đáp cùng viết phần dẫn nhập và kết luận phụ họa
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chẳng những là một triết gia mà còn là một thần học gia về nhân bản nữa, qua những chủ trương của Ngài về con người cần phải nên hoàn hảo theo Đấng đã hóa thân làm người, một ý tưởng then chốt hay được Ngài trích dẫn và nhắc lại từ Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et Spes của Công Đồng Chung Vaticanô II (đoạn 22). Một trong những chủ trương nổi bật nhất của Ngài về thần học nhân bản này đó là Thần Học Về Thân Thể (theology of body) liên quan đến đời tình yêu phái tính và đời sống hôn nhân gia đình. Đó là lý do, trong giáo triều 25 năm của mình, để bắt đầu mở màn cho toàn bộ giáo lý của Giáo Hội Kitô Giáo về đủ mọi vấn đề (Nhân Bản, Ba Ngôi, Chúa Kitô, Thánh Linh, Giáo Hội, Thánh Mẫu, Năm Thánh hướng tới Cánh Chung) vào các buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần ở Vatican, Vị Giáo Hoàng chủ trương áp dụng giáo huấn và tinh thần của Công Đồng Chung Vaticanô II này đã mở màn bằng loạt bài giáo lý về nhân bản Kitô giáo (nhân loại học siêu nhiên) trong suốt 5 năm đầu giáo triều của Ngài. Ngay trong bài giáo lý đầu tiên về Năm Thánh 2000, Thứ Tư ngày 19/11/1997, Ngài đã nhắc lại loạt bài giáo lý Ngài đã và sẽ chia sẻ như sau:"Qua một thời gian dài, chúng tôi đã hướng dẫn một chương trình thứ tự những suy niệm về Kinh Tin Kính. Đề tài cuối cùng của chúng tôi vừa rồi là Mẹ Maria trong mầu nhiệm của Chúa Kitô và Giáo Hội. Trước đây chúng tôi đã suy niệm về Mạc Khải, về Chúa Ba Ngôi, về Đức Kitô với công việc cứu chuộc của Người, về Thánh Linh và về Giáo Hội. Tới đây, bản tuyên xưng đức tin mời gọi chúng ta để ý đến việc phục sinh của thân xác và sự sống đời đời liên quan đến tương lai của con người cũng như của lịch sử" (đoạn 2)
Thật vậy, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã dùng 5 năm trời (1979-1984) để khai triển đề tài “tình yêu con người theo ý định của Thiên Chúa”. Đề tài này có thể được chia ra làm ba phần, phần nhất được bắt đầu bằng một loạt 23 bài giáo lý về sự hiệp nhất nguyên thủy giữa người nam và người nữ theo sách Khởi Nguyên, trong khoảng thời gian từ ngày 5-9-1979 đến ngày 2-4-1980. Sau đó chuyển sang phần hai với 41 bài giáo lý về phúc cho ai có lòng trong sạch theo bài giảng trên núi và thư thánh Phaolô, thời khoảng từ ngày 16-4-1980 đến ngày 6-5-1981. Trước khi sang phần ba, loạt bài giáo lý bị gián đoạn vì sức khỏe của Đức Thánh Cha sau khi ngài bị ám sát hụt vào hôm 13-5-1981, và đã được xen kẽ bằng 3 bài chia sẻ của ngài, thời khoảng từ ngày 14-10-1981 đến 28-10-1981, liên quan đến việc ngài bị ám sát và lòng thứ tha. Cuối cùng, phần ba đã được bắt đầu với 50 bài về thần học hôn nhân và độc thân theo ý nghĩa phục sinh của thân xác, thời khoảng từ ngày 11-11-1981 đến ngày 4-7-1984. Loạt bài giáo lý về tài “tình yêu con người theo ý định của Thiên Chúa” được chia làm 3 phần trên đây cuối cùng được kết thúc bằng 12 bài, thời khoảng từ ngày 11-7 đến 21-11-1984, về việc ôn lại Thông Điệp “Sự Sống Con Người” của Đức Thánh Phaolô VI.
Thần Học về Thân Thể với Thuở Ban Đầu: Hôn Nhân theo Nhãn Quan Toàn Vẹn về Con Người
ĐTC GPII – Giáo Lý cho Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 2/4/1980
Các Phúc Âm theo Thánh Mathêu và Marcô trình thuật câu Chúa Kitô trả lời cho những người Pharisiêu khi họ đặt vấn đề với Người về vấn đề bất khả phân ly của hôn nhân. Họ căn cứ vào luật Moisen, một lề luật mà trong một số trường hợp nào đó chấp thuận việc cấp cái được gọi là chứng nhận ly dị. Khi nhắc nhở họ về những chương đầu tiên của Sách Khởi Nguyên, Chúa Kitô đã đáp lại rằng: ‘Quí vị chẳng nghe thấy hay sao là Ngài đã dựng nên họ từ ban đầu có nam có nữ, và phán: Vì lý do này người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ mà gắn bó với vợ của mình, rồi cả hai trở nên m ột xác thịt? Bởi thế, những gì Thiên Chúa đã kết liên thì không ai được phép phân ly’. Thế rồi, căn cứ vào vấn đề họ đặt ra về luật Moisen, Chúa Giêsu nói thêm: ‘Vị sự cứng lòng của quí vị mà Moisen đã cho phép quí vị ly dị vợ mình, chứ từ ban đầu không có như thế’ (Mt 19:3ff; Mk 12:2ff). Qua câu trả lời của mình, Chúa Kitô đã hai lần đề cập tới ‘thuở ban đầu’. Bởi thế, trong tiến trình phân tích của mình, chúng ta đã cố gắng làm sáng tỏ bằng cách thức khả dĩ sâu xa nhất cái ý nghĩa của ‘thuở ban đầu’ ấy. Nó là di sản tiên khởi của hết mọi người trên thế giới này, cả nam lẫn nữ. Nó là chứng thực đầu tiên về căn tính của con người theo lời mạc khải, nguồn mạch đầu tiên cho niềm tin tưởng về ơn gọi của con người như một ngôi vị được dựng nên theo hìn h ảnh của chính Thiên Chúa.
C âu trả lời của Chúa Kitô có một ý nghĩa về lịch sử, thế nhưng không phải chỉ là một ý nghĩa v ề lịch sử mà thôi. Dân chúng thuộc mọi thời đại đều nêu lên vấn nạn về cùng một v ấn đề. Thành phần đương thời của chúng ta cũng làm như thế. Thế nhưng, trong các vấn nạn của họ, họ không đề cập tới luật Moisen, mợt luật công nhận giấy chứng thực ly dị, mà là tới những hoàn cảnh khác và lề luật khác. Những vấn đề này của họ liên quan tới các thứ trục trặc mà thành phần đối chất Chúa Kitô không hề biết tới. Chúng ta biết được những vấn đề nào liên quan tới hôn nhân và gia đình được ngỏ cùng Công Đồng vừa rồi, cùng Giáo Hoàng Phaolô VI, và tiếp tục được hình thành ở giai đoạn hậu công đồng, ngày qua ngày, nơi những hoàn cảnh rất khác biệt. Chúng được nói lên bởi những người độc thân, những cặp vợ chồng, những kẻ đính hôn và giới trẻ. Thế nhưng, chúng cũng được đề cập tới bởi thành phần văn gia, phóng sự viên, chính trị giá, kinh tế gia và dân số gia, tắt lại, được đề cập tới bởi nền văn hóa và văn minh đương thời.
Tôi nghĩ rằng trong số các câu trả lời được Chúa Kitô sẽ cống hiến cho dân chúng thuộc thời đại chúng ta đây cũng như các vấn nạn của họ, thường là những vấn nạn nông nỗi, thì câu trả lời Người đã cống hiến cho những người Pharisiêu vẫm là câu trả lời quan trọng. Khi trả lời cho những vấn nạn ấy, Chúa Kitô trước hết sẽ đề cập tới ‘thuở ban đầu’. Có lẽ Người sẽ càng làm như thế một cách quyết liệt và thiết yếu vào thời điểm mà nội tâm cùng với tình hình văn hóa của con người tân tiến dường như đang xa lìa khỏi những gì là thuở ban đầu. Nó là những hình thức và những chiều kích giả tưởng lệch lạc với hình ảnh của Thánh Kinh về thuở ban đầu, đến độ rõ ràng là càng ngày nó càng trở nên xa vời.
Tuy nhiên, Chúa Kitô cũng không ngỡ ngàng trước bất cứ trường hợp nào trong các trường hợp ấy, và tôi cho rằng Người sẽ tiếp tục đề cập chính yếu tới thuở ban đầu. Vì lý do ấy, câu trả lời của Chúa Kitô cần được phân tích một cách đặc biệt tường tận thấu đáo. Nơi câu trả lời ấy, những sự thật trọng yếu và căn bản về con người có nam có nữ đã được nhắc nhở. Nó là câu trả lời nhờ đó chúng ta thoáng thấy được cái cấu trúc về căn tính của con người theo những chiều kích nơi mầu nhiệm tạo dựng, và đồng thời, theo viễn tượng của mầu nhiệm cứu chuộc. Không thế thì chẳng còn cách nào có thể xây dựng được một khoa nhân loại học có tính cách thần học, và theo chiều hướng ấy là một thần học về thân thể. Từ đó phát xuất ra quan điểm trọn vẹn về hôn nhân và gia đình của Kitô Giáo. Đức Phaolô VI đã nêu lên điều này, khi ngài đề cập tới ‘một quan niệm trọn vẹn về con người’ (Humanae Vitae, 7) trong bức thông điệp ngài viết về các vấn đề của hôn nhân và của việc truyền sinh theo ý nghĩa trách nhiệm về lãnh vực nhân bản và Kitô Giáo. Trong câu trả lời cho những người Pharisiêu, Chúa Kitô cũng nêu lên cho thành phần đối chất của Người ‘cái nhãn quan trọn vẹn về con người’ ấy, mà nếu thiếu vắng sẽ không có một câu trả lời thích đáng nào có thể cống hiến cho những vấn đề liên quan tới hôn nhân và việc truyền sinh. Quan điểm trọn vẹn về con người này cần phải được kiến tạo từ thuở ban đầu.
Cái nhãn quan này cũng áp dụng cho cả tâm thức thời đại tân tiến này nữa, như nó vẫn thực hiện, mặc dù bằng cách khác nhau, đối với thành phần đối thoại của Chúa Kitô. Chúng ta là con cái của một thời đại, một thời đại mà vì việc phát triển của những lãnh vực khác nhau, quan niệm trọn vẹn về con người ấy có thể dễ dàng bị loại trừ phủ nhận và được thay thế bằng vô khối những quan niệm hụt hẫng. Chấp nhận khía cạnh này hay khía cạnh khác về compositum humanum – tính cách cấu hợp của con người, những quan niệm ấy không đạt tới tính cách integrum - nguyên vẹn về con người, hay chúng loại trừ tính cách ấy ra khỏi lãnh vực quan niệm riêng của chúng. Bấy giờ những khuynh hướng văn hóa khác nhau nhẩy vào chiếm chỗ. Căn cứ vào những sự thật hụt hẫng này, các khuynh hướng ấy đặt ra những hoạch định của chúng cùng với những qui định cụ thể của chúng về hành vi cử chỉ của con người, thường thậm chí về cách thức làm sao để tác hành với ‘con người’. Bởi thế con người càng trở thành một đối tượng của những thứ kỹ thuật chi phối hơn là chủ thể hữu trách về hành động của mình. Câu trả lời được Chúa Kitô cống hiến cho những người Pharisiêu cũng muốn con người, nam cũng như nữ, trở thành chủ thể này. Chủ thể ấy quyết định các hành động của mình theo ánh sáng của sự thật hoàn toàn về chính mình, vì nó là sự thật nguyên thủy, hay là nền tảng của các cảm nghiệm nhân bản đích thực. Đó là sự thật Chúa Kitô muốn chúng ta tìm kiếm từ thuở ban đầu. Bởi vậy chúng ta hãy trở về với những trang đầu tiên của Sách Khởi Nguyên.
Việc tìm hiểu các chương này, có lẽ hơn là các chương khác, giúp chúng ta nhận thức được ý nghĩa và nhu cầu của thần học về thân thể. Thuở b an đầu tương đối nói cho chúng ta biết ít ỏi về thân xác của con người, theo nghĩa tự nhiên tính hay tân tiến của từ ngữ này. Theo quan điểm này thì trong việc học hỏi của chúng ta, chúng ta hoàn toàn ở vào mức độ tiền khoa học. Chúng ta khó lòng biết được bất cứ sự gì về những cơ cấu nội tâm cũng như về các thứ qui tắc chi phối cơ thể của loài người. Tuy nhiên, đồng thời, có lẽ chính vì tính cách cổ kính của bản văn, mà sự thật hệ trọng đối với nhãn quan trọn vẹn về con người được mạc khải cho biết một cách giản dị và đầy đủ nhất. Sự thật này liên quan tới ý nghĩa về thân thể con người trong cấu trúc của chủ thể cá vị. Bởi thế, việc suy tư về những bản văn cổ xưa ấy giúp chúng ta có thể bao gồm ý nghĩa này cho toàn thể phương diện về liên chủ thể tính của con người, nhất là nơi mối liên hệ vĩnh tại giữa nam nhân và nữ giới. Nhờ đó, về mối liên hệ này, chúng ta có được một viễn ảnh cần chúng ta đặt làm căn bản cho tất cả mọi khoa học tân tiến về tính dục của con người, theo nghĩa sinh thể học. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ khoa học hay làm cho chúng ta mất đi các thành quả của khoa học. Trái lại, nó có thể dạy chúng ta một điều gì đó về vấn đề giáo dục con người, theo nam tính và nữ tính của họ, cũng như về lãnh vực hôn nhân và sản sinh. Nếu làm như vậy thì cần phải – nhờ tất cả mọi yếu tố riêng của khoa học hiện đại – làm sao để bao giờ cũng đạt tới những gì là nền tảng và có tính cách cá nhân thiết yếu, cả nơi từng người nam hay nữ, lẫn nơi những mối liên hệ hỗ tương của họ.
Chính ở chỗ này mà việc suy niệm về bản văn cổ kính Khởi Nguyên là những gì bất khả thay thế. Nó là khởi điểm của thần học về thân thể. Sự kiện là thần học cũng liên quan tới thân thể không được làm cho bất cứ ai ý thức được mầu nhiệm và thực tại Nhập Thể cảm thấy bàng hoàng hay sửng sốt. Thần học là khoa học có chủ đề là thần linh. Nhờ sự kiện Lời Chúa đã hóa thành nhục thể mà thân xác đã qua cửa chính tiến vào thần học. Việc Nhập Thể và cứu chuộc là những gì đều xuất phát từ thân xác cũng đã trở thành một nguồn mạch vĩnh viễn nơi tính cách bí tích của hôn nhân, một tính cách chúng ta sẽ bàn đền nhiều hơn vào thời điểm của nó.
Những vấn nạn được con người tân tiến nêu lên cũng là những vấn nạn của Kitô hữu – những ai đang sửa soạn lãnh nhận bí tích hôn phối hay những ai đang sống cuộc sống hôn nhân là bí tích của Giáo Hội. Đó không phải là những vấn đề của khoa học, mà còn hơn thế nữa, là những vấn đề của đời sống con người. Bởi vậy mà có rất nhiều người và rất nhiều Kitô hữu đang tìm kiếm việc hoàn trọn ơn gọi hôn nhân của mình. Có rất nhiều người muốn tìm nơi nó con đường cứu độ và thánh đức.
Câu trả lời của C húa Kitô cống hiến cho những người Pharisiêu, thành phần nhiệt thành của Cựu Ước, là những gì đặc biệt quan trọng đối với họ. Những ai đang tìm cách hoàn trọn ơn gọi làm người và Kitô hữu của mình nơi hôn nhân đều được kêu gọi để thực hiện thần học về thân thể này, một thứ thần học mà khởi điểm của nó chúng ta tìm thấy nơi những chương đầu tiên của Sách Khởi Nguyên, chất chứa nội dung của đời sống và hành vị cử chỉ của họ. Một kiến thức thấu triệt về ý nghĩa của thân thể nơi nam tính và nữ tính của nó cùng với ơn gọi này thật sự là những gì bất khả thiếu! Cần phải có một nhận thức xác đáng về ý nghĩa phối ngẫu của thân thể, về ý nghĩa sản sinh của nó. Chính vì tất cả những điều ấy làm nên nội dung của đời sống của các cặp vợ chồng mà cần phải liên lỉ tìm thấy chiều kích t rọn vẹn và riêng tư của nó trong cuộc sống chung với nhau, nơi hành vi cử chỉ, nơi những cảm giác xúc động! Điều này lại càng cần thiết trước bối cảnh của một thứ văn minh vẫn còn bị áp lực của đường lối tư duy và thẩm định duy vật chất và duy thực dụng. Khoa sinh thể học tân tiến có thể cung cấp nhiều những kiến thức chính xác về tình dục con người. Tuy nhiên, kiến thức về phẩm giá riêng tư của thân xác con người và của tình dục vẫn cần phải kín múc từ các nguồn mạch khác. Một nguồn mạch đặc biệt đó là chính Lời Chúa, một Lời chất chứa mạc khải về thân thể, trở về với thuở ban đầu.
Quan trọng biết bao khi Chúa Kitô, qua câu trả lời cho tất cả những vấn nạn ấy, truyền cho con người hãy trở về một cách nào đó với ngưỡng cửa thần học của họ! Người truyền cho họ hãy đặt mình ở biên giới giữa tình trạng vô tội, hạnh phúc nguyên thủy với gia sản của việc sa ngã ban đầu. Không phải hay sao Người có ý nói với họ rằng con đường Người dẫn con người nam nhân và nữ giới trong bí tích hôn phối, con đường cứu chuộc của thân xác, cần phải lấy lại cái phẩm giá ấy. Chính nhờ đó cũng mới hoàn trọn được ý nghĩa thực sự của thân xác con người, ý nghĩa cá thể của n ó và ý nghĩa hiệp thông của nó.
Giờ đây, chúng ta hãy kết thúc phần thứ nhất của những suy tư giành cho chủ đề quan trọng này. Để cống hiến tất cả giải đáp cho các vấn đề của chúng ta, đôi khi là nhưng vấn đề lo âu, về hôn nhân – hay thậm chí chính xác hơn, về ý nghĩa của thân thể – chúng ta không thể chỉ dựa vào những gì Chúa Kitô nói với những người Pharisiêu, liên quan tới thuở ban đầu (x Mt 19:3ff; Mk 10:2ff). Chúng ta cũng còn phải chú trọng tới tất cả các câu nói khác của Người nữa. Đặc biệt có hai câu mang một tính chất hỗ tương đặc biệt. Câu thứ nhất từ Bài Giảng trên Núi, về những cơ hội tâm can con người liên quan tới nhục dục của thân xác (x Mt 5:8). Câu thứ hai là câu được Chúa Giêsu đề cập tới việc phục sinh sau này (x Mt 22:24-30; Mk 12:18-27; Lk 20:27-36).
Chúng ta muốn lấy hai câu này làm chủ đề cho những bài suy niệm sau này.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/3/2007
http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/catechesis_genesis/documents/hf_jp-ii_aud_19800402_en.html
Tác Phẩm Những Viên Ngọc Trai: Thần Học Về Thân Thể của Đức Gioan Phaolô II
Riêng vấn đề Thần Học Về Thân Thể của mình, ĐTC đã khai triển thành 63 bài giáo lý từ ngày 5/9/1979 đến 6/5/1981. Những bài giáo lý này đã được một nữ tâm lý gia người Mễ Tây Cơ là Leticia Soberón phân tích trong tác phẩm của mình do Edimurtra xuất bản, đó là tác phẩm "Perlas: Teología del Cuerpo en Juan Pablo II" (Những Viên Ngọc Trai: Thần Học Về Thân Thể của Đức Gioan Phaolô II). Tác giả của cuốn sách này sinh tại Mexico City, đang làm việc ở Hội Đồng Truyền Thông Xã Hội của Tòa Thánh, với phận sự điều hợp Cơ Cấu Thông Tín của Giáo Hội Mỹ Châu Latinh (RIIAL: Information Network of the Church in Latin America). Nữ tâm lý gia này đã chia sẻ với màn điện toán Zenit về tác phẩm của mình cũng như về thần học thân thể, một cuộc phỏng vấn đã được Zenit phổ biến ngày 11/1/2004.
Vấn Tại sao cần phải đọc lại những giáo huấn được vị Giáo Hoàng này chia sẻ trên 22 trước đây?
Ðáp Những giáo huấn này, những giáo huấn được vị Giáo Hoàng này chia sẻ bằng những bài giáo lý của Ngài đã là những gì rất hợp thời trong những năm chúng được chia sẻ, thế nhưng chúng vẫn hết sức khẩn trương vào lúc này đây.
Vấn Đức Gioan Phaolô II đã đóng góp đặc biệt những gì cho đề tài này?
Đáp Đức Giáo Hoàng này đã trao tặng cho thế giới 1 quà tặng, bằng việc mở rộng chân trời kiến thức về những gì con người là nơi thân thể của họ, một thân thể có dục tính, một con người là hình ảnh Thiên Chúa.
Đức Giáo Hoàng đã nhắc nhở chúng ta rằng “thánh thiện đã vào thế gian nơi thân thể con người”. Thân thể con người là một quà tặng, vì Ngài nhắc nhở chúng ta một cách mạnh mẽ không có một dấu vết Nhị Nguyên Thuyết nào là việc Thiên Chúa tạo dựng nên thân thể con người ta cùng với việc Ngài phản ảnh nơi những mối liên hệ nhân bản là những gì còn cao cả hơn là những vấn đề thường được nói tới ở những bài diễn văn công cộng. Những ai lắng nghe những thứ giáo huấn này sẽ có thể tự điều giải bản thân họ; họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và được kêu gọi thực hiện một công việc lạ lùng trong vấn đề luyện tập yêu thương và liên hệ với những người khác.
Vấn Tuy nhiên, khi quần chúng nói đến đề tài thân thể và Giáo Hội hình như mọi sự trở thành một bản liệt kê những thứ cấm kị.
Đáp Tác phẩm này diển tả một cách tuyệt vời sự lạ lùng kỳ diệu của việc chúng ta hiện hữu như là những con người nam nữ toàn cầu và toàn vẹn, những con người được kêu gọi để sống hiệp thông với nhau.
Đức Giáo Hoàng dạy cho chúng ta biết mình và hướng dẫn mình đi theo đường lối nhân bản, có những lúc kinh khiếp và khó khăn, nơi những mối giao hệ liên bản vị, những mối giao hệ này thường lẫn lộn những ý hướng tốt lành cùng với tình yêu chân thực với những ước muốn lấn át cùng với các đam mê nhục dục.
Ai được giáo dục theo giáo huấn này sẽ hiểu được bản thân mình hơn nữa và nắm được một thứ địa bàn hướng lộ nơi những mối liên hệ cùng chữa lành những mối liên hệ này bằng việc hướng về ơn cứu độ của Chúa Kitô.
Có thể nói rằng Đức Giáo Hoàng không hạ thấp tiêu chuẩn của những nhu cầu Kitô hữu về vấn đề thể chất, mà còn làm cho tiêu chuẩn này thành cơ hội thực hiện cuộc biến đổi sâu xa mà không khinh khi coi thường hoặc sợ hãi thân thể.
Vấn Tại sao không hiểu được giáo huấn này?
Đáp Những chân lý sâu xa, chẳng hạn như những chân lý như thế này, đòi phải lắng nghe, phải có thời gian và phải chuyên chú. Những sứ điệp ấy không thể thấu hiểu trong vòng 10 phút. Nhiều người trực giác thấy được điều này. Ngay cả thành phần vô tín ngưỡng cũng hết sức hoan hỉ khi thấy được cái sáng tỏ như thế cũng như thấy được bài thánh ca tri ân cảm tạ Đấng Hóa Công về vẻ đẹp của con người toàn diện. Đức Giáo Hoàng đã chạm tới nhiều người vô tín ngưỡng khi họ thấy được nơi cuốn sách này cái minh bạch nơi quan điểm của Ngài về con người, thành phần Ngài thấy như đã được cứu độ và kêu gọi họ hãy tìm kiếm ơn cứu độ.
Vấn Làm sao để cho sứ điệp này có thể được sống động?
Đáp Những bài giáo lý này cần phải được sử dụng trong tất cả mọi giáo huấn Công Giáo để dạy cho trẻ em, ít là trẻ em Công Giáo.
Nó cần phải được chứa đựng trong những dự án mục vụ cho việc huấn luyện gia đình, nơi những nhóm giảng dạy hôn nhân và cho việc dự bị hôn nhân, nơi các phong trào tông đồ, các giáo xứ, các buổi dạy giáo lý.
Nhờ đó người ta mới có thể thành đạt trong việc hóa giải con người với thực tại của họ và giúp họ có thể chọn lựa một cách tự do mà không sợ các xu hướng theo bản năng của họ song cũng không trở thành nô lệ cho chúng. Người ta cảm thấy hạnh phúc khi đọc thấy sứ điệp này, khi hiểu được bản thân mình, cũng như khi có thể hiến mình cho kẻ khác một cách trọn vẹn và xứng hợp.
Trong một bài giáo lý, Đức Giáo Hoàng đã vạch ra rằng “hạnh phúc được bắt nguồn từ yêu thương”. Tình yêu chữa lành hổ thẹn. Nhờ ơn cứu chuộc, Chúa Kitô đã phục hồi và canh tân tính cách ngây thơ vô tội nguyên thủy. Việc cứu chuộc này cống hiến cho hôn nhân cũng như cho tất cả mọi lãnh vực bao gồm những liên hệ nam nữ trong xã hội một tầm vóc trọn vẹn chưa từng thấy.
Vấn Sứ điệp này vang vọng trong một thế giới dường như đang bị tình dục ám ảnh.
Đáp Đức Giáo Hoàng dạy rằng người ta không được sợ hãi sức hấp dẫn hợp lý và bình thường. Nó là một cái gì tự nhiên, lại là những gì đáp lại tiếng gọi hiệp thông giữa các ngôi vị với nhau, tức là giữa thân thể mang cái được Ngài gọi là “đặc thù phu thê”.
Tuy nhiên, Ngài cũng cảnh giác thái độ lấn át, lạm dụng, biến người khác thành một thứ đồ vật, tước lột hết phẩm vị làm người của họ, và cần phải lưu ý nữa là thái độ này thậm chí có thể xẩy ra ở ngay trong đời sống hôn nhân.
Thái độ ấy, cùng với phản ứng do nó gây ra, không tương xứng với phẩm giá xứng với hết mọi người nơi thân thể và tổng thể của họ. Bởi thế, tự mình sức thu hút là tốt, song nó cần phải được thanh tẩy cũng như cần phải được hướng dẫn bởi một tấm lòng tôn trọng thật sự, hướng nó tới niềm hiệp thông giữa các ngôi vị và việc chân thành trao ban.
Vấn: Ở phần kết, cuốn sách của bà chấm dứt bằng một đoạn được trích từ thi tập “Roman Triptych” của Đức Gioan Phaolô II. Tại sao bà lại cho những bài thơ được Đức Giáo Hoàng phổ biến từ mùa xuân năm 2003 nếu chúng không thuộc về những gì của những bài giáo lý của Ngài được bà phân tách?
Đáp: Đó là để chứng tỏ cho thấy rằng Đức Giáo Hoàng đã không loại bỏ đề tài này, một đề tài Ngài đã đề cập tới ngay từ đầu giáo triều của Ngài. Tóm lại, đó là một sứ điệp đã xoay vần cả giáo triều này và là sứ điệp chúng ta không thể coi thường. Chính Đức Giáo Hoàng đã cho thấy rằng nếu không có thứ thần học về thân thể này thì người ta không thể nào hiểu được các giáo huấn của Giáo Hội về sự sống và gia đình sau Công Đồng Chung Vaticanô II.
Tác Hiệu và Chiều Kích của Thần Học về Thân Thể
Nhận xét của nữ tâm lý giả tác giả trong cuộc phỏng vấn với màn điện toán Zenit trên đây ở câu vấn đáp thứ hai: “Những ai lắng nghe những thứ giáo huấn này sẽ có thể tự điều giải bản thân họ; họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và được kêu gọi thực hiện một công việc lạ lùng trong vấn đề luyện tập yêu thương và liên hệ với những người khác”, quả nhiên đã được chứng thực nơi hai trường hợp sau đây, nhất là trường hợp thứ hai.
Trường hợp thứ nhất liên quan đến cặp vợ chồng mới lấy nhau, Jason và Crystalina Evert, đang làm việc cho tờ nguyệt san Catholic Answers, ở San Diego California, đã là chứng nhân cho nhận định này, khi họ đi chia sẻ ở các trường trung học khắp nước Mỹ, dù là trường công, trường Kitô giáo hay trường Công giáo. Cả chục ngàn giới trẻ đã hào hứng đến nghe cặp vợ chồng diễn giả này. Riêng Jason còn là tác giả cuốn “Nếu Chàng/Nàng Thực Sự Yêu Tôi” do Catholic Answers xuất bản. Người tác giả này đã chia sẻ cảm nhận của mình về giới trẻ đối với dự án của Thiên Chúa nơi hôn nhân liên quan đến tính dục, cũng như về thành phần phụ huynh làm sao để giúp cho con cái của mình sống thanh tịnh, một cuộc phỏng vấn đã được Zenit phổ biến ngày 12/12/2003, trong đó có đề cập đến vấn đề Thần Học Về Thần Thể như sau.
• “Việc chúng mở lòng ra hào hứng đón nghe những gì chúng tôi muốn truyền đạt cho chúng là một điều phải nhận là tuyệt vời. Thế nhưng, tôi cần phải nói thêm thế này, đó không phải những gì chúng tôi truyền đạt, vì chúng tôi không thể chiếm công của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về thứ “thần học thân thể” của Ngài”.
Trường hợp thứ hai liên quan tới ký giả David Morrison, ở Arlington Virginia, đã từng sống đời đồng tính nhưng đã trở về sống thanh tịnh như một người trở lại Công Giáo, và là tác giả cuốn “Beyond Gay” (Bên Trên Cuộc Đồng Tính Nam Nhân) do Tuần San Our Sunday Visitor xuất bản, hiện là sáng lập viên và điều hành viên Mạng Điện Toán Can Trường. Anh đã chia sẻ cảm nghiệm của mình với màn điện toán Zenit về cách thức sống thanh tịnh đã giúp giảm bớt mức độ của những thứ hấp lực đồng phái tính, một cuộc phỏng vấn đã được Zenit phổ biến ngày 9/1/2004, trong đó có đề cập đến vấn đề Thần Học Về Thần Thể như sau.
Vấn: Các thứ giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có giúp được gì anh không? Tại sao?
Đáp: Tôi nghĩ Đức Gioan Phaolô đã phục vụ Kitô hữu, thậm chí cả những người không phải là Kitô hữu nữa, bằng việc Ngài đã cẩn thận giải thích và loan truyền một thứ thần học về thân thể. Tôi nghĩ rằng ngày nay đang xẩy ra một thứ lầm lẫn về vai trò thân thể chúng ta đóng trong đời sống tâm linh của chúng ta cũng như về tầm quan trọng của thân thể của chúng ta như là những gì chúng ta được tạo dựng nên. Đức Gioan Phaolô II đã đặt một nền móng cho một phần rất quan trọng nơi sứ điệp của Giáo Hội thuộc những ngàn năm tới đây.
Ngoài ra, một điểm đặc biệt về thần học về thân xác của ĐTC Gioan Phaolô II
cũng cần phải được đề cập đến ở đây là, thứ thần học về thân xác này chẳng
những có chiều kích hiện thế của thân xác mà còn liên hệ cả đến chiều kích
cánh chung của thân xác nữa. Ở chỗ, thân xác của con người sẽ được cứu độ,
theo chiều hướng được Vị Tông Đồ Dân Ngoại giảng dạy trong Thư gửi giáo đoàn
Rôma: “Ôi tôi là con người yếu đuối dường nào! Ai có thể cứu tôi khỏi thân xác
ở dưới quyền lực sự chết” (7:24); “Mặc dù có hoa trái đầu mùa là Thần Linh,
chính chúng ta cũng phải quằn quại đợi chờ việc cứu chuộc của thân xác chúng
ta” (8:23).
Thật ra, cuối cùng thân xác của con người, dù lành hay dữ cũng sẽ được sống
lại. Tuy nhiên, thân xác của con người được cứu độ đây không phải là thân xác
sống lại để đời đời bị trầm luân, mà là thân xác được biến đổi nên giống như
thân xác hiển vinh của Chúa Kitô phục sinh (x Ph 3:21). Vậy, để thân xác con
người được cứu độ, được biến đổi nên giống như thân xác hiển vinh của Chúa
Kitô phục sinh, thân xác của con người cần phải được điều khiển bởi Thần Linh
Chúa Kitô để sự sống của Chúa Kitô hiện tỏ nơi thân xác của họ (x 2Cor 4:10),
tức con người không được sống theo xác thịt mà là theo Thần Linh (x Rm 8:8-9),
không được sử dụng thân xác của mình làm khí cụ cho gian ác (như cho gian dâm
nhục dục) mà là cho đức công chính (x Rm 6:13).
“Thần Học Thân Thể được Đơn Giản Hóa”
Cha Anthony Percy là tác giả của tác phẩm mới “Thần Học Thân Thể được Đơn Giản Hóa”, do Nhà Xuất Bản Connorcourt phát hành ở Úc Đại Lợi, Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô phát hành ở Hoa Kỳ, và Gracewing phát hành ở Hiệp Vương Quốc. Tác phẩm này đang được chuyển dịch sang các thứ tiếng khác như Trung Hoa, Tây Ban Nha, Ý và Đức. Theo vị tác giả này thì Đức Giáo Hoàng đã đóng góp vào giáo huấn của Giáo Hội về tính dục của con người, và ngài đã đáp ứng cuộc cách mạnh tính dục bằng những giáo huấn mới mẻ về tính dục của con người. Sau đây là những gì ngài trả lời cho cuộc phỏng vấn của mạng điện toán toàn cầu Zenit.
Vấn: Một số người nói rằng từ cuộc cách mạnh tính dục trong thập niên 1960, Giáo Hội đã bị thách đố một cách chưa từng thấy trước đó trong việc bênh vực giáo huấn của mình về tính dục. Bằng cách thức ra sao?
Đáp: Hầu hết các nhận định gia về văn hóa đều đồng ý rằng cuộc cách mạng về tính dục đã được bắt đầu vào thập niên 1920. Thật vậy, G.K. Chesterton đã nói về cuộc cách mạng tính dục này rằng có một ‘thứ điên cuồng xuất phát từ Manhattan còn hơn là từ Moscow!’
Ông đã nhận định rằng lạc thuyết tiếp tới mà Giáo Hội cần phải đương đầu sẽ có bản chất tính dục. Chúng ta, hiện nay đang sống ở thế kỷ 21, chắc chắn là phải nhận thấy cuộc thách đố lớn lao trước mắt chúng ta này.
Thế nhưng ‘hôm nay’ là khởi điểm của chúng ta, chứ không phải ‘hôm qua’ hay ‘ngày mai’ – về những gì đã từng làm hay những gì có thể làm. Và khởi điểm này – đối với tôi – là giáo huấn hấp dẫn mời mọc tuyệt vời được gọi là thần học về thân thể này.
Vấn: Thần học về thân thể của Đức Gioan Phaolô II đã đóng vai trò ra sao nơi cuộc nổi dậy chống lại cuộc thách đố này?
Đáp: Theo tôi nghĩ thì những gì Đức Gioan Phaolô II đã truyền lại cho chúng ta là một điều gì đó tương tự như những gì được Đức Giáo Hoàng Lêô XIII truyền lại cho chúng ta với bức thông điệp khai phá ‘Tân Sự – Rerum Novarum’ năm 1891.
Cuộc Cách Mạng về Kỹ Nghệ được bắt đầu vào giữa thế kỷ thứ 18, thế nhưng Giáo Hội đã mất ít là một thế kỷ mới đáp ứng vấn đề này. Cũng thế, Giáo Hội có khuynh hướng đáp ứng những thay đổi hệ trọng trong xã hội và cố gắng tránh né các phản ứng trước những đổi thay.
Đó là những gì Đức Lêô XIII đã làm và cả Đức Gioan Phaolô II cũng vậy. Với kinh nghiệm về triết lý của mình; qua những giao tiếp thường xuyên với nhiều cặp vợ chồng ở Balan khi còn là một linh mục và giám mục trẻ; bằng niềm tin sâu xa của mình cũng như bằng bộ óc thông minh sáng tạo của mình, vị Giáo Hoàng này đã sử dụng tất cả những yếu tố này để làm thành thần học về thân thể.
Đức Gioan Phaolô II đã cống hiến những bài nói về thần học thân thể dưới hình thức các buổi chia sẻ giáo lý Thứ Tư hằng tuần ở Rôma, từ năm 1979 đến năm 1984.
Vấn: Đức Gioan Phaolô II không hề thay đổi bất cứ giáo huấn nào của Giáo Hội về tính dục cả, vậy thì đâu là những gì rất mới về thứ thần học thân thể này?
Đáp: Phương pháp vị Giáo Hoàng này sử dụng quả thực là mới mẻ. Trí óc tân tiến không dễ dàng chấp nhận những gì chúng ta có thể gọi là lý luận suy diễn. Con người thuộc thời đại tân tiến này không theo chiều hướng bắt đầu bằng các nguyên tắc rồi đi đến kết luận.
Trái lại – chắc chắn bởi ảnh hưởng của khoa học – chúng ta có khuynh hướng nghĩ theo kiểu không diễn dịch. Tức là, chúng ta thu thập tất cả mọi dữ kiện theo kinh nghiệm nhân loại của mình rồi bắt đầu nghĩ mọi sự về nó để rồi nhờ đó đi đến những kết luận về những gì chúng ta cần phải tác hành chẳng hạn.
Đó là đường lối của Đức Gioan Phaolô II. Ngài rất tế nhị, vì cảm quan mục vụ của ngài và vì kinh nghiệm triết lý của ngài, đối với kinh nghiệm về con người.
Nếu quí vị đọc văn kiện ‘Sự Sống Con Người’ của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, quí vị sẽ thấy rằng đường lối khắc hẳn. Thông điệp này lập luận từ nguyên tắc tới kết luận. Tuy nhiên , Đức Gioan Phaolô II nại tới kinh nghiệm rồi mới tới kết luận. Chúng ta có thể trực tiếp thấy rằng phương pháp này sẽ là những gì lôi cuốn đối với trí óc tân thời.
Thứ đến, tôi nghĩ cũng rất quan trọng nữa, đó là Đức Gioan Phaolô II hoàn toàn có một minh thức nguyên tuyền về Thánh Kinh, và vì Giáo Hội những ngày này tập trung hơn vào lời Chúa mà cả minh thức về Thánh Kinh này nữa cũng rất quan trọng trong việc nổi lên chống lại các thách đố về cuộc cuộc cách mạng về tính dục.
Lời Chúa thật sự sáng soi, chẳng những về Thiên Chúa và về vấn đề Ngài là ai, mà còn sáng soi cho thấy chúng ta là ai và làm thế nào để chúng ta có thể liên hệ với nhau.
Vấn: Đâu là ý tưởng chính yếu của Đức Gioan Phaolô II về tính dục của con người?
Đáp: Cuộc cách mạng tính dục, như tất cả các ‘chủ nghĩa’ khác, là những gì làm cho sự việc bị lệch khỏi nội dung thích hợp của nó. Cuộc cách mạng tính dục cũng làm cho tình dục bị trệch ra khỏi nội dung liên hệ của con người mà chỉ tập trung vào cái khoái lạc của tình dục – vào cái kích động của tình dục.
Thế nhưng, Đức Gioan Phaolô đã đưa tình dục vào đúng nội dung của những liên hệ của con người. Ngài nói rằng, theo tôi, một cách hết sức sâu xa rằng thân thể loài người của chúng ta ‘có tính cách liên hệ hơn là tính cách tình dục’.
Nói cách khác, tình dục là để giúp vào mối liên hệ bền bỉ và dồi dào. Nhờ tác động hiệp nhất của con người nam nữ trong hôn nhân mà cả hai vợ chồng tiến đến chỗ hiện thực một cách mới mẻ và tươi trẻ về họ là thành phần tạo vật được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa.
Tình dục bởi thế giúp vào mối liên hệ của con người. Tình dục là những gì quan trọng đối với thần học về thân thể, thế nhưng được dựng nên cho mối liên hệ mà vì thế và chỉ vì thế tình dục mới đạt được ý nghĩa đích thực của nó.
Đó là lý do tại sao thành phần sống độc thân có được một khẳng định mạnh mẽ bởi thần học v ề thân thể. Mối liên hệ đóng vai trò ưu tiên, nhờ đó tình dục mới có một chỗ đứng thực sự của nó.
Vấn:
Trong tác phẩm của mình, cha đã nói về cách thức giới trẻ coi tình dục như là
một ‘thứ thể thao tùy tiện trong nhà -
casual indoor sport’.
Đâu là những thách
độ đặc biệt trong việc nói với thế hệ này về thần học thân xác? Phải làm sao mới
có hy vọng đây?
Đáp: Có nhiều hy vọng khi chúng ta tiến sâu hơn vào thế kỷ 21. Chúng ta đang sống, như nhiều người nhận thấy, vào một thời đại hậu tân tiến, một thời điểm hầu như hụt hẫng ý nghĩa cho thế hệ mới.
Thế nhưng họ nhận thấy nó và bởi thế họ tìm kiếm những thứ giá trị làm cho họ vững vàng trong đời sống. Thực tại này được biểu hiện rõ ràng nơi những Ngày Giới Trẻ Thế Giới và cuộc bùng nổ lớn mạnh nơi thừa tác vụ giới trẻ ở Giáo Hội Công Giáo.
Vấn: Nơi các bản viết của vị Giáo Hoàng này, ngài nói về 3 kinh nghiệm nguyên khởi chưa từng được ai nói tới trước đó, cha có thể giải thích về 3 kinh nghiệm này?
Đáp: Thần học về thân thể, như quí vị có thể biết được, hoàn toàn là một thứ cách mạng về vấn đề này. Để tôi nói thế này, như tôi đã thực hiện trong cuốn sách của tôi, đó là thứ ‘Thần Học Thần Thể được Đơn Giản Hóa’.
Nếu tôi hỏi quí vị hoàn tất cụm câu sau đây thì quí vị sẽ nói ra sao? Câu đó là: ‘Nguyên khởi…?’ Tất nhiên là quí vị trả lời rằng ‘Nguyên tội’. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vừa chú trọng tới Thánh Kinh vừa tế nhị với kinh nghiệm loài người, đã tạo nên ba thứ kinh nghiệm nguyên khởi của loài người trước nguyên tội.
George Weigel, trong cuốn tiểu sử ông viết về Đức Gioan Phaolô II, ‘Chứng Nhân cho Niềm Hy Vọng’, đã nói rằng thần học về thân thể là một ‘trái bom thần học thời điểm’. Tôi nghĩ rằng ông ta nói đúng.
Vì những gì Đức Gioan Phaolô II đã thực hiện là để cho chúng ta ba kinh nghiệm nguyên khởi thuộc về kinh nghiệm của Adong và Evà, thế nhưng, chúng ta có thể nói, cũng thuộc về cuộc sống của loài người nữa.
Vấn đề của Đức Gioan Phaolô ở đây đó là chúng ta cần phải muốn có 3 thứ kinh nghiệm ấy – tạo nên những điều kiện cho chúng được nẩy nở – vì chúng dẫn chúng ta tới những gì Thiên Chúa thoạt tiên có ý định đối với chúng ta ‘từ ban đầu’.
Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm về nguyên tội. Theo Thánh Phaolô, tức là chúng ta làm những gì chúng ta không muốn làm và những gì chúng ta làm chúng ta cảm thấy khó khăn! Nguyên tội không khó nhận ra lắm.
Thế nhưng, nhờ thần học về thân thể mà giờ đây chúng ta có ba cảm nghiệm nguyên khởi của loài người này, những kinh nghiệm tích cực chứ không tiêu cực, đó là cảm nghiệm cô độc ban đầu; cảm nghiệm hiệp nhất ban đầu; cảm nghiệm trần truồng ban đầu.
Làm cho giới trẻ cảm nghiệm được nỗi cô độc sẽ giúp cho họ nhận thức rằng thân thể của họ là những gì biểu hiệu, và điều ấy có nghĩa là tình dục là biểu hiệu chứ không phải là một thứ ‘thể thao trong nhà tùy tiện’. Tình dục không phải chỉ là những gì khoái lạc. Chính nhờ tác động biểu hiện đó mà vợ chồng hoàn toàn chấp nhận nhau và hoàn toàn trao tặng mình cho nhau.
Giúp cho giới trẻ có cảm nghiệm về mối hiệp nhất, về yêu thương, là để giới trẻ tiến tới chỗ nhận thức rằng thân thể của họ, và tình dục, được dựng nên để yêu thương chứ không phải chỉ là một thứ phóng túng ‘tìm kiếm khoái lạc’ mau qua.
Trong bức thông điệp đầu tiên của mình, Đức Gioan Phaolô II đã đề cập rằng chúng ta không thể sống mà không yêu. Tôi nghĩ việc khai triển của vị Giáo Hoàng này v ề cảm nghiệm ban đầu thứ hai được gọi là mối hiệp nhất ban đầu đi song song với việc giải quyết cuộc khủng hoảng về yêu đương – tức là việc thiếu thốn yêu đương – một tình trạng được thể hiện sâu đậm nơi văn hóa của chúng ta.
Thế rồi đến cảm nghiệm ban đầu của con người tuyệt vời được gọi là trần truồng ban đầu. Cảm nghiệm này sẽ giúp cho giới trẻ hiểu được ý nghĩa tự do của họ, không phải chỉ là một thứ chọn lựa thuần túy, mà là một quyền lực huyền nhiệm chúng ta đã lãnh nhận để trao phó cuộc sống của mình cho nhau và cho Chúa.
Vấn: Tác phẩm ‘Thần Học Về Thân Thể được Giản Dị Hóa’ cần phải cống hiến ra sao cho những ai từng tỏ ra ngần ngại, hay nói thẳng là gặp trục trặc với các giáo huấn của Giáo Hội?
Đáp: Thật sự là nhiều người đã thấy giáo huấn của Giáo Hội về tình dục và hôn nhân là những gì khó khăn. Thế nhưng, giáo huấn của Giáo Hội là giáo huấn của Chúa Kitô. Bởi vậy không phải là những gì khó đều bất khả. Ân sủng theo sau chân lý và ân sủng có những lúc trở thành hiển nhiên một cách lạ lùng.
Tuy nhiên, những gì thần học về thân thể sẽ làm đó là cống hiến cho chúng ta sự hiểu biết rõ ràng hơn và tin tưởng hơn trong việc loan truyền sự thật về hôn nhân.
Theo tôi nghĩ thì những thứ cảm nghiệm ban đầu được bàn đến ở câu hỏi trước là những gì hệ trọng. Sống như chúng ta thực sự đang sống trong một nền văn hóa sự chết; một nền văn hóa lừa đảo; một nền văn hóa ồn ào; một nền văn hóa quay nhanh v.v. khiến cho việc sống cuộc đời như thể cuộc đời bị sống, rất ư là khó khăn.
Đức Gioan Phaolô II cống hiến một cách nhìn mới vào cuộc đời bằng những cảm nghiệm ban đầu và điều này hoàn toàn giúp cho tất cả những ai từng cảm thấy ngần ngại. Họ vẫn có thể ‘chạy đua’ và thắng cuộc.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 28/9/2006
Đối
với kẻ viết bài này, thần học về thân thể không phải chỉ liên quan đến vấn đề
tình dục và hôn nhân kèm theo chiều hướng cánh chung theo ý định của Thiên
Chúa thôi. Thần học về thân thể còn phải bao gồm cả lãnh vực triết lý nữa.
Đúng thế, theo nhân loại học và hiện tượng học thì thân xác của con người
chẳng những là cơ sở hiện hữu của con người còn là dấu hiệu cho thấy ngôi vị
(person) của con người và là hấp lực lẫn phương tiên để con người sống ngôi vị
của mình nữa.
Thật vậy, yếu tố chính yếu tạo nên con người là linh hồn chứ không phải thân
xác. Linh hồn là mô thể (form) và thân xác là chất thể (matter). Tuy nhiên,
nếu không có thân xác cũng không có con người và không phải là con người. Con
người chỉ hiện hữu với thân xác và trong thân xác mà thôi. Thế nhưng, theo dự
án của Đấng dựng nên con người theo hình ảnh thần linh và tương tự như thần
linh (x Gen 1:26) thì thân xác có một giá trị, như trên vừa nhận định, không
phải chỉ để làm cơ sở hiện hữu của con người và cho con người, mà còn là dấu
hiệu cho thấy con người là một ngôi vị và là phương tiện thể hiện ngôi vị con
người. Con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa ở chỗ có ngôi vị và là
một ngôi vị, một ngôi vị có những đặc thù của mình và có khuynh hướng cùng khả
năng hiệp thông, tương tự như Ba Ngôi Thiên Chúa, mỗi Ngôi đều biệt phân song
lại chỉ là một Thiên Chúa duy nhất. Nếu con người được dựng nên theo hình ảnh
Thiên Chúa ở chỗ có ngôi vị và là một ngôi vị thì họ tương tự như Thiên Chúa ở
chỗ còn biết yêu thương và hiệp thông.
Thân xác của con người là dấu cho thấy con người có ngôi vị, là một cá thể hay
chủ thể (subject) độc lập, ở chỗ, từ tạo thiên lập địa tới tận thế, người nào,
cá nhân nào, ngôi vị nào cũng có một bộ mặt riêng, có một chỉ tay không giống
ai, có một giọng nói, kiểu nói, cách nói, hầu như không giống ai. Chính cái riêng biệt nơi thân xác này của con người, khác hẳn với “khối”
loài vật, chứng tỏ họ là một ngôi vị, và đã là một ngôi vị thì con người cần
phải có tự do hay mới có tự do, để nhờ đó họ có thể bộc lộ những gì là chuyên
biệt, là cá biệt, là ngôi vị của mình. Có thể nói thân thể là “cái tôi” của
con người. Và người khác chỉ nhận ra tôi, tôi là ai và tôi như thế nào, qua/nơi
thân xác mang những dấu vết ID (căn cước chuyên biệt theo ngôi vị) của tôi mà
thôi.
Đó là lý do, nếu phương pháp tạo sinh sao bản phi tính dục (cloning) là cách
tạo nên hai sinh vật giống hệt như nhau, thì khoa học và kỹ thuật dù có tân kỳ
đến đâu đi nữa, chắc chắn sẽ không thể nào có thể sao bản con người có ngôi vị
được. Nếu chỉ thiếu một nhiễm sắc thể (chromosome) trong thai bào (cần phải có
đủ 46 sợi: 23 từ tế bào tinh trùng và 23 từ tế bào noãn sào) mà con người được
sinh ra với hội chứng lạc diện (Down Syndrome, hội chứng có một bộ mặt bèn bẹt
không thật, tương tự như nhau ở bất cứ mầu da hay phái tính nào), thì phương
pháp tạo sinh sao bản phi tính dục, cần phải bỏ hết nhân trung nơi tế bào
trứng đi, chỉ có thể tạo nên, nếu thành công, một quái thai hay một thứ được
gọi là “nửa người nửa ngợm nửa đười ươi” thôi.
Vì thân xác của con người đã là dấu cho thấy ngôi vị của con người, cho thấy
một chủ thể có tự do, mà thân xác cũng là một hấp lực của ngôi vị và trở thành
phương tiện để con người sống ngôi vị của mình, điển hình nhất là nơi đời sống
hôn nhân. Thân thể là hấp lực của ngôi vị ở chỗ thu hút ngôi vị con người có
duyên với mình. Thân thể trở thành phương tiện cho ngôi vị bộc lộ tình yêu
thương và gắn bó nên một của mình. Chiều kích yêu thương, vừa là hấp lực vừa
là bộc lộ này của thân xác con người được thể hiện rõ ràng nhất nơi đời sống
hôn nhân, một đời sống cho thấy hai con người nam nữ cảm thấy đắm đuối và
quyến luyến nhau, đi đến chỗ trao thân cho nhau bằng tác động giao hợp.
Ngoài ra, triết lý về thân xác, theo tôi, chẳng những liên quan đến ngôi vị
của con người, đến chủ thể tự do tác hành của con người, đến vấn đề hiệp thông
hôn nhân, như vừa nhận định trên đây, mà còn liên quan đến riêng nữ giới nữa.
Tại sao? Bởi vì, theo bản chất, nữ giới tự nhiên thiên về những gì liên quan
đến thân thể, chẳng hạn đặc tính của nữ giới tự nhiên vốn chú trọng về nhu cầu
ăn uống (thích ăn vặt chẳng hạn) và có khả năng chuyên môn về nấu nướng, hay
thích làm đẹp bộ diện và làm dáng toàn thân v.v. Có thể nói nữ giới là bộ mặt
của con người, là vóc dáng của con người.
Chính nơi thân phận nữ giới này mà thần học về thân xác và triết lý về thân
xác đã gặp nhau. Thật vậy, theo thần học, tức theo Mạc Khải Thần Linh, thì đối
với Thiên Chúa, Đấng Hóa Công và Cứu Độ của mình, con người tạo vật đóng vai
thụ nhận, cưu mang và sinh hoa trái như một nữ giới trong đời sống hôn nhân.
Thực tại về thân phận nữ giới đối với thần linh này đã được Chúa Kitô minh
định trong Bữa Tiệc Ly khi nói với các tông đồ rằng: “Thày là cây nho, các con
là cành, ai sống trong Thày và Thày sống trong họ sẽ trổ sinh muôn vàn hoa
trái” (Jn 15:5). Nếu vấn đề thụ nhận, cưu mang và sinh sản thiêng liêng trực
tiếp liên quan đến thân phận nữ giới, thì quả thực cũng là những gì thuộc về
chức phận riêng của thân thể con người, một cơ sở được Đấng Hóa Công dựng nên
để thụ nhận một mầm mống sự sống là linh hồn, cưu mang những tâm tưởng của
linh hồn và sinh sản những hành vi cử chỉ của linh hồn. Ngoài ra, nếu theo
thần học, thân xác của con người chỉ được cứu, tức chỉ được biến đổi nên giống
thân xác hiển vinh của Chúa Kitô phục sinh tái giáng, nếu nó trở thành một cơ
sở thần hiển hay trở thành một phương tiện hoạt động cho công lý, thì thân xác
của con người không phải chỉ nguyên sống bởi bánh mà còn bởi đạo lý (x Deut
8:3), để có thể trả về cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa (x Mt 22:21).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chuyển dịch và khai triển