Tình Hình Tự Do Tôn Giáo ở Ấn Độ càng ngày càng gay go căng thẳng song vẫn gia tăng Công Giáo
Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ Ca Ngợi Vị Thống Đốc Không Ký Chuẩn Đạo Luật Chống Trở Lại Đạo
Tòa Thánh can thiệp vào vụ tử hình một tín đồ Hồi Giáo trở lại Kitô Giáo ở A Phú Hãn
Việc Người Hồi Giáo Trở Lại Kitô Giáo ở A Phú Hãn có thể bị tử hình
Nigeria: Cuộc Đụng Độ Tôn Giáo vẫn tiếp diễn dữ dội
Tiếp Tục Nổi Loạn Tôn Giáo Ở Nigeria: Hồi Hữu tấn công - Kitô Hữu trả đũa – 1 linh mục hy sinh
Thế Giới Hồi Giáo – Gia Tăng Bạo Động
Thế Giới Hồi Giáo – Trường Thiên Uất Hận
Thế Giới Hồi Giáo – Còn Đầy Uất Hận
Thế Giới Hồi Giáo - Vận Động Thẩm Quyền Thế Giới và Tiếp Tục Xuống Đường Nổi Loạn
Vấn Đề Tử Đạo Kitô Giáo với Chủ Nghĩa Bảo Thủ Hồi Giáo
Thế Giới Hồi Giáo – Vẫn Chưa Nguội Uất Hận
Thế Giới Hồi Giáo – Xuống Đường Biểu Tình Phản Đối Vẫn Tiếp Tục Diễn Tiến
Thế Giới Hồi Giáo - Uất Hận vẫn Khôn Nguôi
Thủ Phạm bắn chết vị linh mục thừa sai Người Ý, “vị chứng nhân đối thoại can trường và anh dũng”
Thế Giới Hồi Giáo - Uất Hận Khôn Nguôi
Hình Ảnh Thế Giới Hồi Giáo Phản Ứng về Việc Báo Chí Âu Châu Phỉ Báng Giáo Tổ của Họ
Tòa Thánh Vatican lên tiếng về vụ các bức biếm họa trên báo chí Âu Châu phạm tới Hồi Giáo
Tự Do Tây Phương Đổ Thêm Dầu Vào Lửa Hận Thù Hồi Giáo
Phản Ứng của Hai Vị Tổng Giám Mục ở Iraq trước việc Người Hồi Giáo Iraq giận cá chém thớt
Thế Giới Hồi Giáo càng Phản Ứng Dữ Dội trước Truyền Thông Tây Phương nhạo báng Giáo Tổ Mohammed
Tình Hình Tự Do Tôn Giáo ở Ấn Độ càng ngày càng gay go căng thẳng song vẫn gia tăng Công Giáo
Thật vậy, một khoản tu chính cho luật lệ chống cải giáo Madhya Pradesh của một tiểu bang Ấn Độ càng gây khó dễ hơn nữa cho việc trở lại. Khoản tu chính cho Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo 1968 này được thông qua vào tuần áp cuối Tháng 7/2006.
Theo khoản tu chính này thì buộc những cá nhân muốn trở lại phải thông báo cho chính quyền trước một tháng, bằng không sẽ bị phát 1.000 rupees (hay 21 Mỹ kim) hoặc 1 năm tù ở.
Khoản tu chính mới này cũng đòi phải thực hiện việc điều tra xem thành phần trở lại có bị dụ dỗ hay chăng hoặc bị bắt buộc cách nào đó.
Cộng đồng Kitô giáo đã đặt vấn đề về tính cách hợp lệ của khoản tu chính này đối với quyền tự do tôn giáo và nhân quyền. Đảng Quốc Hội đã yêu cầu Thống Đốc Balram Jakhar hoàn trả dự luật này chứ không được ký nhận để ngăn cản việc hiệu thành của nó.
Trong khi đó thì ở tiểu bang Kerala, giáo hội Công giáo đang kêu gọi tín hữu chống lại dự luật mới về việc giáo dục cao học. Theo Dự Luật Đại Học Chuyên Nghiệp 2006 thì chính phủ có quyền quyết định cộng đồng nào là cộng đồng thiểu số, và do đó quyết định cộng đồng thiểu số đó được phép mở bao nhiêu trường học. Đồng thời chính phủ cũng được quyền quyết định tỷ lệ bao nhiêu thành phần sinh viên thiểu số nơi một trường.
Để phản đối dự luật này, hội đồng giám mục Công Giáo Ấn Độ, được ký bởi tất cả các vị lãnh đạo các lễ nghi, lên án dự luật này là ‘phi hiến pháp, phản dân chủ và phạm đến thành phần thiểu số’. Bức thư của hội đồng giám mục cũng kêu gọi các tổ chức Kitô hữu đẩy mạnh việc chống đối khoản dự luật mới ấy, và khiếu nại lên tòa thượng thẩm để phán quyết vào tuần cuối tháng 7/2006.
Bức thư còn tố cáo chính quyền muốn làm phân rẽ các cộng đồng với nhau, ở chỗ, ‘cuộc vận động ấy gia tăng việc chống lại chúng tôi, cho rằng chúng tôi có nhiều trường đại học hơn, cố ý tạo nên một cảm giác tiêu cực chống lại Kitô hữu nơi các cộng đồng khác’. Trong khi đó, theo Cha Babu Joseph, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Ấn Độ thì cộng đồng Kitô giáo ở tiểu bang Kerala này đã thiết lập các cơ cấu giáo dục gần 150 năm nay, và đã mang lại rất nhiều lợi ích cho tất cả mọi người.
Ngoài ra còn một biến cố tái trở lại Ấn Giáo chưa tuưng thấy, xẩy ra vào ngày
Thứ Sáu 23/6/2006, ở một tiểu bang miền đông Ấn Độ là Orissa, với sự đồng lõa
của chính quyền địa phương. Trong cuộc tái trở lại Ấn Giáo này, nhóm bán quân sự
của thành phần theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Giáo trẻ là Vishwa Hindu Parishad (VHP),
đã mang về lại cho Ấn Giáo 602 Kitô hữu bộ lạc thuộc 92 gia đình ở khu vực
Mayurbhanj.
Lễ nghi được cử hành ở khu Đại Học Pandit Raghunath Murmu Memorial ở Sarat. Các phần tử cao cấp của Đảng Bharatiya Janata (BJP), một đảng phái chính trị bảo thủ quốc gia hầu như nắm quyền ở tiểu bang này, đã hiện diện hành sự, với một hệ thống an ninh cao độ bởi chính quyền địa phương.
Theo Đức Giám Mục Lucas Kerketta, 69 tuổi, thư ký của hội đồng giám mục miền Orissa, đã cho biết là “ở Orissa, luật cấm trở lại chỉ áp dụng cho những trường hợp trở lại Kitô Giáo mà thôi, song khi trở lại Ấn Giáo thì cảnh sát đến tham dự lễ nghi và là những khách bàng quan câm nín, trở thành các kẻ đồng lõa với thành phần cực đoan Ấn Giáo.
“Mới đây, tại một trong những lễ nghi của mình ở khu làng mạc xa xôi Orissa, các vị thừa sai Kitô giáo bị la ó chửi rủa ngay trước mặt cảnh sát, những người chẳng nhúc nhích gì cả. Thảm thương thay, thành phần bảo thủ tấn công những bộ tộc ban đầu thậm chí cũng không phải là Ấn Giáo nữa.
“Những bộ tộc này hết sức là nghèo nàn và hoàn toàn lệ thuộc vào đa số cộng đồng để sinh sống, bởi thế mà họ dễ trở thành mục tiêu bị áp lực và đe dọa từ thành phần muốn dùng võ lực để bắt họ tham dự vào những cuộc tái trở lại này”.
Dù bị bắt bớ và cấm cách ở Ấn Độ như thế, Công Giáo Ấn Độ vẫn tiếp tục gia tăng. Đức Giám Mục John Thomas Kattrukudiyil, 58 tuổi, vị lãnh đão của Giáo Phận Itanagar, thuộc miền đông bắc Ấn Độ, mới đây đã cho cơ quan Cứu Trợ Giáo Hội Thiếu Thốn trong cuộc viếng thăm hội bác ái ở Đức này biết như thế.
“Vào năm 1978, Arunachal Pradesh là tiểu bang đầu tiên ban hành luật ‘cấm trở lại’. Cho đến ngày nay thì việc rửa tội bị cấm chỉ. Bất chấp những ngãng trở này, có khoảng 100 ngàn người Công Giáo ở Giáo Phận Itanagar ngày nay. Và con số của họ đang gia tăng, bởi thế mà Kitô hữu càng trở thành một nhóm mục tiêu cho các chính trị gia”.
Được hỏi về các thách đố và mối ưu tiên nơi giáo phận của mình, vị giám mục này đã cho biết rằng:
“Điều quan trọng nhất đó là tạo thêm các giáo lý viên được huấn luyện để họ được sai đến với những làng mạc xa xôi hầu giúp cho dân chúng ở đó giữ vững đức tin của mình. Bằng không, các người Công Giáo có thể sẽ tham gia vào các hệ phái đang lớn mạnh và cố ‘làm lạc hướng đàn chiên’. Trong vòng 3 đến 4 năm tới đây, tất cả mọi làng mạc ở giáo phận tôi đều phải liên hệ với Giáo Hội. Để đạt được mục tiêu này, tôi có ý định huấn luyện cho 150 giáo lý viên mới’.
Mối ưu tiên thứ hai của vị giám mục này là việc đào luyện cho các vị tân linh mục.
“Những gì giáo phận này cần đó là một tiền chủng viện hoạt động, để huấn luyện cho giới trẻ ở miền Nam như Tamil Nadu và Kerala cho chức vụ linh mục ở giáo phận Itanagar. Vấn đề độc thân là vấn đề chính yếu ở đây, vì tình trạng đa thê là những gì rất thông dụng nơi dân chúng của chúng tôi. Bởi thế, cần phải mất một thời gian dài trước khi các linh mục địa phương có thể lãnh chức linh mục”.
Giáo phận Itanagar được thành lập năm 2003, có khoảng 660 ngàn dân cư. Hiện nay có 50 vị linh mục dòng và triều phục vụ tại 17 giáo xứ.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26+28/6 và 30/7/2006
Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ Ca Ngợi Vị Thống Đốc Không Ký Chuẩn Đạo Luật Chống Trở Lại Đạo
Hội đồng giám mục Ấn Độ đã lên tiếng ca ngợi quyết định của vị thống đốc Pratibha Patil đã không ký chuẩn dự luật chống lại việc trở lại đạo, một đạo luật đã bị kịch liệt chống đối bởi các nhóm tôn giáo thiểu số ở đất nước Ấn Giáo này. Dự Luật Tự Do Tôn Giáo ‘draconian’, theo bản thông báo của hội đồng giám mục Ấn Độ, “đã được vội vã chấp thuận” bởi Hạ Viện tiểu bang một tháng trước đây, một dự luật cho phép sử dụng “võ lực, hay những phương tiện quyến rũ hoặc gian lận” để cấm cản việc trở lại đạo.
Theo dự luật này thì nếu có lời tố cáo về tội trở lại đạo thì người vi phạm sẽ bị tống giam không được quyền tại ngoại hầu tòa, cho dù trước khi được điều tra nội vụ đi nữa. Họ sẽ bị tù 5 năm và bồi thường 1.100 Mỹ kim.
Đức Giám Mục Oswald Lewis ở Jaipur, thủ đô của tiểu bang này, đã tấn công dự luật này: “Nó là dự luật phản hiến pháp Ấn Độ và cướp đi quyền tự do của con người. Chúng tôi cảm thấy rằng nó sẽ bị lạm dụng để chống lại chúng tôi”.
Ở tiểu bang Rajasthan, Kitô giáo chỉ có 0.11% dân số trong đó có 89% Ấn giáo và 8% Hồi giáo. Có 5 tiểu bang khác như Madhya Pradesh, Orissa, Tamil Nadu, Gujarat và Chhattisgarh cũng đã ban hành một đạo luật tương tự như thế.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 23/5/2006
Tòa Thánh can thiệp vào vụ tử hình một tín đồ Hồi Giáo trở lại Kitô Giáo ở A Phú Hãn
|
Hôm Thứ Bảy, 25/3/2006, vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh là Joaquin Navarro-Valls đã phổ biến bản tuyến bố sau đây với phóng viên báo chí:
“Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano, nhân danh Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, đã viết một bức thư cho Hamid Karzai, tổng thống A Phú Hãn, liên quan tới số phận của người Kitô hữu trở lại là Abdul Rahman đang có nguy cơ bị án tử hình.
“Bức thư đề ngày 22/3 này viết rằng lời yêu cầu của Đức Thánh Cha được tác động bởi ‘tấm lòng sâu xa lòng cảm thương của con người’, bằng ‘niềm tin tưởng mãnh liệt vào phẩm vị của sự sống con người và bằng niềm tôn trọng quyền tự do theo lương tâm cùng tín ngưỡng của hết mọi người’.
“Đức Hồng Y Sodano viết tiếp: ‘Thưa Tổng Thống, tôi tin rằng việc bỏ qua vụ ông Rahman này sẽ mang lại cả một đại vinh dự cho nhân dân A Phú Hãn và sẽ được chung cộng đồng quốc tế ca ngợi. Thế rồi nó cũng góp phần một cách hết sức quan trọng cho sứ vụ chung của chúng ta trong việc nuôi dưỡng mối cảm thông và tôn trọng hỗ tương giữa các tôn giáo và văn hóa khác nhau trên thế giới’”.
Theo tin Associated Press cho biết, hôm Thứ Hai 27/3/2006, khoảng 700 giáo sĩ Hồi Giáo và những tín đồ khác đã xuống đường biểu tình ở Mazar-e-Sharif thuộc miền bắc nước này, hô hoán câu ‘Giết Chết Tên Bush’ cùng với những câu chống Tây Phương khác. Thành phần giáo sĩ Hồi Giáo kêu gọi xuống đường toàn quốc để phản đối chính quyền và Tây Phương đã gây áp lực nơi vụ xử này.
Thật vậy, hôm Chúa Nhật 26/3/2006, tòa án A Phú Hãn đã đình chỉ vụ xử nạn nhân trở lại Kitô hữu Abdul Rahman này. Phát ngôn viên của Tối Cao Pháp Viện là Abdul Wakil Omeri, đã xác nhận là vụ này đã được đình chỉ vì ‘các vấn đề liên quan tới chứng cớ của các công tố viên’. Vị phát ngôn viên này cho biết rằng các gia đình của nạn nhân đã làm chứng rằng nạn nhân bị bệnh tâm thần.
Vị thẩm phán của vụ này là Ansarullah Mawlavizada đã cho AP hay rằng: “Vụ này, vì một số kỹ thuật cùng với những kẽ hở và thiếu hụt về pháp lý, đã được trả về cho văn phòng công tố viện”.
Sáng Chúa Nhật, AP cho biết vị công tố viên của vụ này là Sarinwal Zamari nói rằng nạn nhân sẽ được các bác sĩ khám nghiệm vào Thứ Hai để quyết định xem anh ta có đáng bị xử vì bị tâm thần hay chăng: “Hắn được cho biết là bị tâm thần. Các bác sĩ sẽ khám nghiệm hắn vào ngày mai và sẽ tường trình cho chúng tôi biết”.
Theo cuộc phỏng vấn được phổ biến hôm Chúa Nhật trên một tờ nhật báo Ý quốc là La Repubblica ở Rôma thì nạn nhân hoàn toàn ý thức được việc trở lại của mình và sẵn sàng chết vì đức tin: “Tôi là người tỉnh táo. Tôi hoàn toàn ý thức được những gì tôi đã chọn lựa. Nếu tôi phải chết thì tôi sẵn sàng chết. Có người đã làm như vậy vì tất cả chúng ta trước kia đã lâu rồi”. Nạn nhân ám chỉ Chúa Giêsu.
Tờ nhật báo này không trực tiếp phỏng vấn nạn nhân, song gửi câu hỏi đến nạn nhân qua một nhân viên về nhân quyền được viếng thăm anh ta ở nhà giam Kabul. Các vị thẩm quyền đã cấm không cho thành phần phóng viên báo chí thăm gặp nạn nhân.
Cũng theo AP, hôm Chúa Nhật, theo các viên chức cho biết thì nạn nhân Rahman đã được thuyên chuyển tới một nhà tù nghiêm ngặt nhất ở bên ngoài Kabul cũng là nơi của hằng trăm tay háo chiến đảng Taliban và al Qaeda, đó là nhà tù Policharki sau khi thành phần bị giam giữ ở đây đe dọa tính mạng của anh ta. Tướng Shahmirf Amirpur coi nhà tù này đã xác nhận việc thuyên chuyển này và còn cho biết thêm là nạn nhân đã xin các vị cai tù cho mình cuốn Thánh Kinh.
Nhiều giáo sĩ cực đoan Hồi Giáo đe dọa là cho dù nạn nhân có được tòa thả tự do mạng sống của anh ta cũng bị đe dọạ Bởi thế, trước khi được thả, anh đã yêu cầu được cho tị nạn ở một quốc gia Tây Phương, vì anh đã nhiều lần sống ở Âu Châụ
Vị đại diện đặc biệt của Liên Hiệp Quốc ở A Phú Hãn hôm Thứ Hai nói rằng: “Ông Abdul Rahman đã xin di trú ở ngoài A Phú Hãn. Chúng tôi mong rằng điều yêu cầu này sẽ được đáp ứng bởi một trong những xứ sở chú trọng tới giải pháp ôn hòa cho vụ này”.
Tuy nhiên, các vị giáo sĩ địa phương đã viết thư cho tổng thống của mình yêu cầu ông hãy ngăn cản các quốc gia Tây Phương nhúng tay vào các vấn đề hành đạo của họ. Có khoảng 1000 người hôm Thứ Hai đã xuống đường biểu tình ở Mâar-e-Sharif hô hoán những câu như “tiêu diệt Hoa Kỳ”, “giết chết tên George Bush”.
Hội Đồng Nội Các nước này đã họp hôm Thứ Bảy 24/3 nhưng không cho biết kết quả. Các vị lãnh đạo tôn giáo cũng đã họp với Hội Đồng Nội Các và với tổng thống Karzaị
Hội Đồng Nội Các nước này đã họp hôm Thứ Bảy 24/3 nhưng không cho biết kết quả. Các vị lãnh đạo tôn giáo cũng đã họp với Hội Đồng Nội Các và với tổng thống Karzai.
Các viên chức của Tòa Lãnh Sự Ý cho biết Abdul Rahman sẽ tới Ý quốc tị nạn vào Thứ Tư 29/3/2006. Sáng Thứ Tư cùng ngày Thủ Tướng Ý là Silvio Berlusconi đã nói, qua phát ngôn viên của mình rằng: “tôi nói rằng chúng ta rất hân hạnh để có thể đón nhận một con người rất can đảm như thế”, và hội đồng nội các cũng đã chấp thuận quyết định này.
Nạn nhân đã được thả ra hôm Thứ Ba. Cũng có vấn đề là có lẽ nạn nhân này không được rời xứ, vì quốc hội nước của anh ta bỏ phiếu vào sáng Thứ Tư là anh phải ở lại nội quốc. Quốc hội cũng chấp thuận biện pháp cho phép các phần tử của quốc hội xem xét các văn kiện của tòa án để tự xem xét nội vụ.
Hôm 30/3/2006, sau khi đến Ý quốc, nạn nhân Abdul Rahman, đã nói với một số nhỏ phóng viên báo chí, rằng “Ở Kabul, họ đã giết tôi rồi, tôi bảo đảm là như thế”. Anh ta đã ngỏ lời cám ơn một số người đã làm áp lực để thả anh ta ra, đầu tiên là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Anh ta có ý định sẽ ở lại Ý và tìm công ăn việc làm. Anh hiện đang được Bộ Nội Vụ Ý chăm sóc.
Anh ta còn cho biết sau khi anh ta trở lại Kitô Giáo, anh bị gia đình tỏ ra lạnh lùng xa cách. Anh đã bỏ lại vợ và 2 con ở A Phú Hãn: “Tôi lo cho chúng vì chúng là con cái của tôi và không có dính dáng gì tới vấn đề của tôi”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được VIS phổ biến ngày 25/3/2006 và CNN ngày 27-29/3/2006, CNS ngày 31/3/2006
Việc Người Hồi Giáo Trở Lại Kitô Giáo ở A Phú Hãn có thể bị tử hình
Theo mạng điện toán toàn cầu CNN ngày Thứ Tư 22/3/2006, qua bài viết tựa đề “Afghan Christian convert could be executed”, với hàng chữ chính là “vào thời của nhóm cầm quyền Taliban, những ai cổ động Kitô Giáo ở A Phú Hãn có thể bị bắt giữ và những ai bỏ Hồi Giáo theo Kitô Giáo có thể bị hành hạ và công khai hành quyết”.
|
Nếu chính sách này được cho rằng đã thay đổi từ khi lực lượng đồng minh dưới quyền chỉ huy của Hoa Kỳ (sau vụ 911) lật đổ chế độ Taliban bảo thủ độc tài ở đất nước này, thế nhưng trường hợp mới xẩy ra đây đã làm cho nhiều nước Tây Phương cho rằng A Phú Hãn đang lại thoái hóa. Đó là trường hợp của Abdul Rahman, 41 tuổi, có hai đứa con, và đã bị bắt xử bởi tội bỏ Hồi Giáo theo Kitô Giáo. Theo hiến pháp của A Phú Hãn là bản hiến pháp được căn cứ vào Sharia hay vào luật Hồi Giáo cũng thế, viết rằng tội bội giáo có thể sẽ bị lãnh án tử hình.
Anh Rahman đã trả lời với phóng viên báo chí trong tuần vừa qua là “Họ muốn kết án tử cho tôi và tôi chấp nhận án ấy, thế nhưng tôi không phải là một kẻ đào tẩu và là một kẻ bội tín”. Anh ta bị bắt sau khi nói với một viên cảnh sát địa phương là người anh ta giao tiếp về một vấn đề không liên hệ là anh ta theo Kitô Giáo. Khi bị bắt anh này đang mang trong mình một cuốn Thánh Kinh. Anh nói rằng anh đã trở lại Kitô Giáo 16 năm trước sau khi làm việc với một nhóm Kitô Hữu cứu trợ thành phần tị nạn ở nước Pakistan láng giềng.
|
Hôm Thứ Tư 22/3/2006, công tố viên của quốc gia này là Sarinwal Zamari nói rằng con người theo Kitô Giáo này là khùng điên: “Chúng tôi nghĩ rằng hắn là một tên điên. Hắn không phải là một con người bình thường. Hắn không nói năng như một con người bình thường”.
Vị cố vấn về đạo giáo cho Tổng Thống Hamid Karzai đã cho biết là con người bỏ Hồi Giáo ấy cần phải được thử nghiệm về tâm lý: “Các bác sĩ cần phải khám nghiệm hắn. Nêú hắn bị bệnh tâm thần thì Hồi Giáo tuyệt đối không được quyền trừng phạt hắn. Hắn cần phải được thứ tha. Vụ này phải được bãi bỏ”.
Vấn đề ở đây là bao giờ mới thực hiện việc thou nghiệm. Một nhà ngoại giao Tây Phương ở Kabul và là một biện hộ gia nhân quyền nói rằng chính quyền đang liều mình bỏ không thi hành vụ này nữa vì phản ứng nó gây ra cho phía Tây Phương. Xứ sở này có 80% người Hồi Giáo phái Suuni và 19% phái Shiite.
Vị bộ trưởng ngoại giao của A Phú Hãn là Abdullah Abdullah, người đến Washington để nói chuyện với Hoa Kỳ về chính sách quốc gia vào ngày Thứ Ba 21/3/2006, nhưng đã bị phóng viên báo chí tấn công tới tấp với những câu hỏi liên quan tới vụ xử nhân vật trở lại Kitô Giáo này. Ông đã trả lời rằng:
“Tôi biết đây là một vấn đề rất tế nhị và chúng tôi biết mối quan tâm của nhân dân Hoa Kỳ”. Ông cho biết thêm là tòa lãnh sự A Phú Hãn ở Washington đã nhận được hằng trăm thứ quan tâm tới vấn đề này. Ông cũng nói là chính phủ nước ông không có liên quan gì tới vụ này cả: “Nhưng tôi hy vọng rằng qua tiến trình hiến pháp của chúng tôi sẽ có được một thành quả thỏa đáng”.
Lực lượng đồng minh còn chiếm đóng nước này là Hoa Kỳ với 23 ngàn quân, Đức 2.700, Canada với 2.300 và Y với 1.775, tất cả đều bất đồng về vụ xứ án này, thậm chí một số còn nói mạnh hơn nữa là không thể chấp nhận vấn đề quân đội của mọi niềm tin chết đi để bảo vệ một quốc gia đe dọa sát hại người của họ theo Kitô Giáo.
Nguyên tổng thống Ý là Francesco Cossiga đã viết thư cho Thủ Tướng Silvio Berlusconi thúc ông hãy rút quân ra khỏi A Phú Hãn trừ khi nước này bảo đảm an toàn cho Rahman: “Không thể nào chấp nhận được việc quân đội của chúng ta phải lao mình vào nguy hiểm hay thậm chí hy sinh mạng sống mình cho một chế độ bảo thủ bần tiện”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Nigeria: Cuộc Đụng Độ Tôn Giáo vẫn tiếp diễn dữ dội
|
Hôm Thứ năm ngày 23/2/2006, qua bài “Corpses burn on streets of Nigerian city”, mạng điện toán toàn cầu CNN đã cho biết là “Giới trẻ Kitô Giáo đã đốt các thi thể của người Hồi Giáo hôm Thứ Năm trên các đường phố ở Onitsha thuộc miền đông nam Nigeria, một thành phố bị tấn công dữ dội nhất bởi các cuộc nổi loạn tôn giáo sát hại 138 người khắp nước trong vòng 5 ngày”.
Thật vậy, đúng như lời cảnh báo của Đức Tổng Giám Mục có thế lực là Peter Akinola vào sáng Thứ Ba 21/2/2006 cho biết có thể sẽ không còn ngăn cản được thành phần giới trẻ Kitô Giáo ngang bướng, đám loạn dân giới trẻ Kitô Giáo, bằng việc tìm cách trả thù cho những sát hại Kitô hữu ở miền bắc nước này, đã tấn công những người Hồi Giáo bằng những thanh đoản kiếm, phá hủy nhà cửa của họ và dùng đuốc phóng hỏa các đền thờ trong hai ngày bạo động ở Onitsha, nơi đã có ít là 85 người bị tử vong.
Một tay lái taxi gắn máy là Anthony Umai, đứng gần chỗ những giới trẻ Kitô hữu khác đã chất đống thi thể của 10 người Hồi Giáo để thiêu đốt, đã nói rằng: “Chúng tôi rất sung sướng là điều này đang xẩy ra để dạy cho miền bắc một bài học”.
Nhiều thi thể đã được lực lượng an ninh vứt lên đằng sau những chiếc xe. Một số thi thể vẫn còn nằm trên các đường phố và hằng trăm người Hồi Giáo cả nam lẫn nữ tẩu thoát khỏi thành phố này dồn lên những chiếc xe vận tại hở mui vì sợ bị sát hại. Hằng ngàn người đang trốn ở các doanh trại lính hay trạm cảnh sát.
Bản hiến pháp của nước này ngăn trở vị đương kim tổng thống Obasanjo, một Kitô hữu, được tiếp tục nhiệm kỳ thứ 3 vào năm 1007. Ông nói ông tán thành việc ấy. Thế nhưng, ông không chịu lên tiếng nhận định về một phong trào rất mãnh mẽ đang vận động để tu chính hiến pháp cho ông được tiếp tục nhiệm kỳ thứ 3. Cuối tuần này, tại hai thành phố Maiduguri và Katsina điều hành những buỗi diễn đàn công cộng về vấn đề cải tổ hiến pháp, một biến cố được nhiều người cho rằng có ý nhắm tới nhiệm kỳ thứ ba của vị đương kim tổng thống. Hầu hết dân chúng ở miền bắc cảm thấy rằng vai trò tổng thống cần phải được lọt vào tay của một người Hồi Giáo vào nhiềm kỳ tới từ năm 2007.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL
Tiếp Tục Nổi Loạn Tôn Giáo Ở Nigeria: Hồi Hữu tấn công - Kitô Hữu trả đũa – 1 linh mục hy sinh
Hôm Thứ Ba 21/2/2006, qua bài tựa đề “24 killed in Nigeria religious violence”, mạng điện toán toàn cầu CNN đã cho biết là “các nhóm loạn dân Kitô Hữu và Hồi Giáo đã nổi loạn ở hai thành phố hôm Thứ Ba 21/2/2006, sát hại ít là 24 người trong cuộc bạo động xẩy ra sau những cuộc xuống đường tử vong chống lại những bức biếm họa Tiên Tri Mahammed trong cuối tuần vừa rồi”.
Hội Hồng Thập Tự Nigeria cho biết thành phố Bauchi hầu hết là Hồi Giáo ở phía bắc nước này, những người Hồi Giáo xuống đường biểu tình bạo động nhắm vào thành phần Kitô hữu, sát hại 18 người. Trong khi đó, ở thành phố Onitsha hầu hết Kitô Giáo ở miền nam loạn dân Kitô Giáo cũng đập chết 6 người Hồi Giáo (gốc gác ở các tỉnh miền bắc là nơi đã sát hại Kitô giáo cuối tuần trước) và đốt hai đền thờ ở đó.
Số tử vong của ngày Thứ Ba 21/2/2006 này đã nâng con số tử vong lên 49 người kể từ hôm Thứ Bảy 18/2/2006 ở nước này, cuộc nổi loạn đầu tiên phản đối bộ biếm họa phỉ báng tiên tri Mohammed, tại thành phố Maiduguri ở phía bắc, sát hại ít là 18 người trong lần đầu tiên này.
Những cuộc nổi loạn tương tự cũng bùng lên ở thành phố Bauchi sau đó không bao lâu, đã gây tử vong cho 7 người hôm Thứ Hai và 18 người hôm Thứ Ba, như vị thư ký của Hội Hồng Thập Tự ở Bauchi là Adamu Abubakar cho biết. Trong số những người bị chết hôm Thứ Ba gồm có một người đàn ông cùng với vợ và đứa con gái tại đường Gombe và 6 thi thể khác bị đốt cháy không còn nhận ra diện mạo nữa.
Cuộc bạo động ở thành phố Onitsha ở phía nam dường như bùng lên bởi những cuộc sát hại hôm Thứ Bảy xẩy ra ở các thành phố Maiduguri hầu hết là Hồi Giáo ở phía bắc, nơi người Hồi Giáo tấn công Kitô Giáo và đốt các nhà thờ ở đó.
Nigeria là một quốc gia có đông dân nhất ở Phi Châu, với trên 130 triệu người, vẫn phân chia một cách dữ dội giữa Hồi Giáo ở miền bắc và Kitô Giáo ở miền nam. Hằng ngàn người đã chết trong cuộc bạo loạn tôn giáo ở nước này từ năm 2000 đến nay.
Cuộc nổi loạn hôm Thứ Bảy 18/2/2006 về bộ biếm họa được báo chí Âu Châu phổ biến là cuộc xuống đường đầu tiên ở Nigeria để phản đối hành động phỉ báng đạo giáo này. Cảnh sát cho biết có ít là 18 người bị chết, hầu hết là Kitô hữu và 30 nhà thờ bị thiêu rụi. Hiệp Hội Kitô Giáo của Nigeria cho biết có ít là 50 người bị chết trong cuộc bạo loạn này.
Đức Tổng Giám Mục có thế lực là Peter Akinola đã phổ biến một văn thư vào sáng Thứ Ba 21/2/2006 cho biết thật là phiền phức vì những bức biếm họa được phổ biến ở Đan Mạch “có thể gây ra một phản ứng bất hạnh như thế ở Nigeria”, và ngài đã tố cáo cuộc phản ứng này là một phần trong mưu đồ của thành phần giật giây muốn Hồi Giáo hóa Nigeria.
“Không còn dấu giếm được nữa mưu đồ lâu năm muốn biến nước Nigeria đây thành một quốc gia Hồi Giáo là những gì đang được theo đuổi thực hiện một cách lén lút”.
Vị TGM này cảnh giác là các vị lãnh đạo Hồi Giáo không phải là thành phần độc quyền bạo động, và có thể sẽ không còn ngăn cản được thành phần giới trẻ Kitô Giáo ngang bướng.
Cũng vào ngày Thứ Ba 21/2/2006, mạng điện toán toàn cầu Zenit cũng cho biết là tờ nhật báo bán chính thức của Tòa Thánh ấn bản Ý ngữ là L’Osservatore Romano đã viết về vị linh mục nạn nhân trong cuộc nổi loạn tôn giáo ở Nigeria hôm Thứ bảy 18/2/2006, đó là Cha Michael Gajere “là nạn nhân mới của bầu khí bạo động và bất nhẫn dường như đang lan tràn khắp thế giới. Ngài đã làm chứng cho Phúc Âm bằng chính việc cao cả hy hiến mạng sống của mình. Vị linh mục này đã bị sát hại một cách dã man bởi một nhóm nam nhân vũ trang, sau khi ngài anh hùng cứu mạng của các em giúp lễ trong giáo xứ”.
Cơ quan Fides đã trích lại tin tức từ Giáo Hội địa phương cho biết đây là “cuộc bạo động được khuấy lên bởi một nỗ lực khác trong việc khai thác tôn giáo cho các mục đích chính trị”.
Một tháng trước đó, vị linh mục nạn nhân này đến Giáo Xứ Thánh Rita ở Bulundutu, một thành phố lân cận của Maiduguri, nước Nigeria.
Ngoài việc lấy mạng của vị linh mục, thành phần tấn công còn giết khoảng 15 Kitô hữu. Tờ báo trên còn cho biết thêm là “các cửa tiệm và các dinh thự công cộng đều bị tấn công và tàn phá, một số tín hữu bị giết đang khi cầu nguyện, những Kitô hữu khác bị hành hình ngay trên đường phố”.
Cơ quan Fides còn cho biết là nhóm loạn dân Hồi Giáo ấy cũng dùng đuốc đốt tòa giám mục địa phương nữa. Cơ quan này nói rằng cuộc bạo loạn ấy bị lên án bởi vị tổng thư ký Tối Cao Pháp Viện Nigeria Về Hồi Giáo Vụ là Lateef Adegbite, người đã lên tiếng rằng:
“Người Hồi Giáo không được lấy mạng sống của thành phần vô tội và tiến đến chỗ hủy hoại vật chất. Những người không theo Hồi Giáo ở Nigeria chẳng có can dự gì với việc phổ biến các tấm biếm họa này. Chúng tôi kêu gọi những người Kitô hữu hãy bình tĩnh và tránh việc trả thù về biến cố bất hạnh này. Chúng tôi coi nó là một khởi động hoang dại của những người Hồi Giáo hành động phạm tới những nguyên tắc của Hồi Giáo”.
Tờ L’Osservatore Romano viết tiếp: “Cuộc bạo loạn dữ dội ở Nigeria đã được kích động lên bởi môi trường xã hội chất chứa những động lực chính trị địa phương – nhất là cuộc căng thẳng giữa dân chúng đa số Hồi Giáo ở miền bắc nước này và vị tổng thống của Cộng Hòa Liên Bang, xuất thân từ miền nam và là Công Giáo – pha lộn với những phản ứng tôn giáo liên quan tới những bức biếm họa phạm tới Hồi Giáo”.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL
Thế Giới Hồi Giáo – Gia Tăng Bạo Động
Theo các bản tin của mạng điện toán toàn cầu CNN hôm Chúa Nhật 19/2/2006, tựa đề “Arrests, tear gas halt Pakistan cartoon protests”, “Thousands protest cartoons in Turkey”, “Protesters attack U.S. Embassy in Jakarta”, và “16 die in cartoon protests in Nigeria”, thì tình trạng gia tăng bạo động ở thế giới Hồi Giáo xẩy ra như sau.
|
Ở Lahore nước Pakistan, lực lượng cảnh sát đã giam giữ 400 người, trong đó có 10 nhà lập pháp, và sử dụng hơi cay để dẹp một số cuộc xuống đường biểu tình.
Sở dĩ cuộc xuống đường biểu tình bùng nổ dữ dội hơn ở Pakistan hôm Chúa Nhật này không phải chỉ vì bộ biếm họa mà còn bởi chính quyền đã giam giữ các vị lãnh đạo liên minh MMA (Muttahida Majlis-e-Amal) lục đảng tôn giáo, và khoảng 400 người (trong đó có 200 phần tử của MMA) tìm cách diễn hành ở Islamabad. Trong số những người bị bắt cũng có cả 10 vị trong quốc hội.
Khi nhân vật chủ tịch của MMA là Qazi Hessain Mahmad cứ bỏ nhà của mình trước bình minh của ngày Chúa Nhật này, ông đã nhận được một thông báo là bị giam giữ tại gia một tháng. Một tiếng đồng hồ sau, cảnh sát ập đến căn nhà của Maulana Fazal Ur Rehman là nhân vật thứ hai MMA và là vị lãnh đạo chống đối trong Hội Đồng Quốc Gia Pakistan. Ông bị giam giữ kỹ lưỡng song đã tìm cách thoát thân để tham gia biểu tình.
MMA xin các viên chức chính quyền cho phép tổ chức một cuộc xuống đường biểu tình ôn hòa. Qua kinh nghiệm của 5 ngày dẹp loạn liền trong tuần vừa rồi, chính quyền Pakistan hôm Thứ Bảy cuối tuần đã loan báo rằng họ không cho phép diễn hành và lực lượng cảnh sát hiện dịch cùng với lực lượng bán quân sự ngăn ngừa thành phần xuống đường lọt vào Islamabad bằng những chiếc xe buýt hay xe vans.
|
Ở thủ đô Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ, có cả hằng chục ngàn người xuống đường biểu tình, hô hoán chống Đan Mạch, Do Thái và Hoa Kỳ. Cuộc biểu tình kêu gọi tẩy chay Đan Mạch. Họ mang những biểu ngữ khác nhau, tiêu biểu có biểu ngữ mang hàng chữ: “Quốc gia Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ sát cánh với những người anh em Palestine và Iran của mình”.
Cuộc biểu tình này do Đảng Phúc Lợi Hồi Giáo tổ chức, những nhân vật hô hoán qua máy phóng thanh là đoàn lũ dân chúng này là biểu hiệu cho cơn uất hận của 1.5 tỉ người Hồi Giáo trên thế giới và kêu gọi họ “hãy chống lại tình trạng bị đàn áp”.
Thổ Nhĩ Kỳ là nước có tới 99% là Hồi Giáo, nên có các cuộc biểu tình đủ mọi tầm cỡ diễn ra trong tuần vừa rồi. Nước này cũng là quốc gia Hồi Giáo duy nhất muốn xin gia nhập khối Hiệp Nhất Âu Châu.
|
Ở Jakarta Nam Dương, hằng trăm người biểu tình vung gậy và ném đá tấn công tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Nam Dương, tố cáo Hoa Kỳ đang có mưu đồ hủy diệt Hồi Giáo. Đoàn người biểu tình khoảng độ 400 này đã diễn hành sau tấm biểu ngữ “chúng tôi sẵn sàng tấn công những kẻ thù của vị Tiên Tri”. Họ đốt cờ Hoa Kỳ và tấm hình Tổng Thống Hoa Kỳ, đập phá cửa sổ của trạm canh:
“Những quốc gia Tây Phương muốn hủy diệt Hồi Giáo bằng vấn đề khủng bố… và tất cả những điều ấy đều được Hoa Kỳ mưu tính dự trù”. Đó là lời của Maksuni, một tổ chức viên của cuộc biểu tình. “Chúng ta đang kịch liệt chiến đấu với Hoa Kỳ vào lúc này đây. Chúng ta cũng chiến đấu với Đan Mạch nữa”.
Ở Lagos nước Nigeria, có 16 người bị chết và 11 nhà thờ bị đốt phá hôm Thứ Bảy 18/2/2006. Cuộc xuống đường biểu tình bạo loạn này đã xẩy ra sau ngày có ít là 10 người chết ở Libya cũng như 5 ở Pakistan. Cuộc biểu tình xẩy ra ở hai thành phố thuộc miền bắc nước này là thành phố Maiduguri và Katsina, những thành phố có đáng kể thành phần Kitô hữu.
Ở Maiduguri có 15 người bị chết, 11 nhà thờ bị đốt và 115 người bị giam giữ, và hai cửa tiệm Kitô hữu cũng bị tấn công. Ở Katsina, một người bị chết, 2 cảnh sát bị thương và 25 bị giam giữ. Chính quyền đã phải gửi quân đội tới vào tối Thứ Bảy để hỗ trợ cánh sát giữ an ninh, và tiểu bang miền bắc nước này là tiểu bang Borno đã nghĩ tới vấn đề ra lệnh giới nghiêm.
Trong khi đó, cũng vào Thứ Bảy 28/2/2006, vị bộ trưởng Ý là Calderoli, nhân vật mặc chiếc áo thun có một bức biếm họa trong bộ biếm họa phỉ báng tiên tri Mohammed giáo tổ Hồi Giáo, đã từ chức trước áp lực gia tăng và lời yêu cầu của Thủ Tướng Ý.
Ở Luân Đôn có 15 ngàn người xuống đường biểu tình ở Quảng Trường Trafalgar. Họ đã cầu nguyện trước khi diễn hành qua Hyde Park, và mang theo nhiều tấm biển ngữ, như “Âu Châu không tôn trọng người khác” hay “Họ không dạy những cung cách ở Đan mạch hay sao?”
Một phát ngôn viên cho Tiểu Ban Hành Động Hồi Giáo là Taji Mustafa đã cho biết những cuộc phản đối này được bừng lên bởi lòng tôn trọng của người Hồi Giáo đối với vị tiên tri giáo tổ của họ: “Bởi thế, khi vị tiên tri này bị quỉ ma hóa thì già trẻ lớn bé đều cảm thấy rất nhức nhối. Bao lâu việc lạm dụng này còn tiếp diễn thì chúng tôi tiếp tục nổi lên chống đối”. Ông có ý nói tới các báo chí cứ in đi in lại bộ biếm họa, kể cả một vị bộ trưởng Ý lên truyền hình với 1 tấm biếm họa ấy tuần vừa rồi.
Nhân vật phát ngôn viên này còn cho biết là những tấm biếm họa ấy đã gợi lại các cuộc tấn công người Do Thái ở báo chí Âu Châu vào thập niên 1930: “Giờ đây đang có một thứ quỉ ma hóa cộng đồng Hồi Giáo, nên chúng ta cần phải lên tiếng để tránh xẩy ra những gì như cuộc Tế Thần ấy”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Thế Giới Hồi Giáo – Trường Thiên Uất Hận
Lại trúng vào Ngày Thứ Sáu hằng tuần, ngày chính trong tuần của Hồi Giáo, những cuộc xuống đường biểu tình phản đối bộ biếm họa được báo chí Âu Châu phổ biến phỉ báng giáo tổ Mohammed lại bừng lên dữ dội, trở thành cuộc nổi loạn rùng rợn.
|
Thật vậy, ở thành phố Karachi thuộc miền nam nước Pakistan vốn nhộn nhịp sinh hoạt đã trở thành nơi cho cuộc xuống đường biểu tình vào hôm Thứ Sáu 17/2/2006. Đây là Ngày Thứ Sáu thứ ba trong cuộc uất hận trường thiên của thế giới Hồi Giáo.
Chỉ có một ít tiệm mở cửa và hiếm thấy xe cộ qua lại (chắc vì sợ đập phá như những lần trước). Lực lượng an ninh đã phải sử dụng hơi cay để dẹp loạn, và đã phải bắt giữ một số người quá khích kể cả ở các nơi khác, kể cả ở Faisalabad là nơi có 125 người bị bắt nhốt.
Những cuộc biểu tình liên tục đã khiến cho các viên chức Đan Mạch tạm thời đóng cửa tòa lãnh sự Đan Mạch ở thủ đô Islamabad. Trong khi đó, theo nguồn tin của Bộ Ngoại Vụ Pakistan thì nước này triệu hồi vị đại sứ của mình ở Đan Mạch là Javed A. Qureshi về “để bàn chuyện”.
Cũng vào cùng ngày Thứ Sáu này, nhóm Phóng Viên Vô Biên Giới đã phổ biến những lời kêu gọi trong mạng điện toán toàn cầu của mình kêu gọi thả 7 phóng viên đã bị nhốt ở Yemen, Syria và Algeria về việc tái in ấn các bức biếm họa:
“Bất cứ người ta nghĩ gì về các tấm biếm họa hay vấn đề có nên in ấn hay chăng thì thật là bất chính khi giam nhốt hay truy tố thành phần phóng viên, dọa giết chết họ hay đóng cửa các tờ nhật báo vì lý do ấy”.
Chưa hết, theo thông tấn xã Reuters thì ở thành phố Peshawar ở miền tây bắc nước Pakistan có một vị giáo sĩ Hồi Giáo cùng với tín đồ của ông đã treo thưởng lên tới 1 triệu Mỹ kim cho bất cứ ai giết được những tay hí họa vẻ các bức biếm họa phỉ báng vị tiên tri giáo tổ Mohammed của họ.
Thật thế, vị giáo sĩ mang tên Maulana Yousef Qureshi đã cho biết trong buổi cầu nguyện hằng tuần vào Thứ Sáu này rằng chính bản thân ông cống hiến 500 ngàn rupees hay 8 ngàn Mỹ kim, và hai trong cộng đồng tín đồ của ông góp phần của họ vào để số tiền lên tới 1 triệu Mỹ kim và 1 triệu repees cộng với 1 chiếc xe hơi. Ông đã lập lại số tiền và việc treo thưởng này trong cuộc xuống đường biểu tình sau đó trong thành phố ấy.
Những thành phố khác ở Pakistan cũng xuống đường biểu tình cùng ngày là Rawalpindi và Quetta, khiến cảnh sát phải canh gác các cửa tiệm đa quốc và các dinh thự chính phủ.
|
Ngoài ra, cũng trong Ngày Thứ Sáu 17/2/2006 này, vào buổi tối, tại nước Libya đã làm cho nhiều người bị thương và có 11 người chết trong cuộc xuống đường biểu tình bạo loạn, một cuộc biểu tình đã đốt cháy tòa lãnh sự Ý Đại Lợi.
Đúng vậy, ở thành phố hải cảng Benghazi thuộc miền đông bắc nước Libya, thành phố đông dân thứ hai của nước này, tòa lãnh sự Ý đã bị phóng hỏa, nhưng vị lãnh sự Ý là Francesco Trupiano ở nước này cho biết mọi người đã ra khỏi dinh thự và không một ai bị thương hết. Theo ông, ông nghi rằng tòa lãnh sự của ông là tòa lãnh sự Tây Phương duy nhất ở thành phố ấy, sẽ bị tấn công và bị đóng cửa, vì thoạt tiên cuộc biểu tình “ôn hòa song trở thành bạo động”.
Sở dĩ tòa lãnh sự Ý bị đốt phá như thế là vì, theo nhiều người xuống đường cho biết họ tức giận bởi Bộ Trưởng Canh Tân Ý Quốc là Roberto Calderoli lên truyền hình quốc gia tuần này chưng diện một chiếc áo thun có một trong bộ biếm họa phí báng tiên tri Mohammed. Thủ Tướng Ý là Silvio Berlusconi đã yêu cầu vị bộ trưởng này giải nhiệm.
Thành phần xuống đường tung ra một bản văn nói rằng họ coi việc in ấn những tấm biếm họa này là “một hành động trực tiếp gây hấn”. Bản văn này cũng hoan hô việc chính quyền đóng cửa tòa lãnh sự ở Đan Mạch và kêu gọi Khối Liên Hiệp Ả Rập cùng Tổ Chức Chư Hội Đồng Hồi Giáo hãy kêu gọi tẩy chay bất cứ quốc gia nào “tỏ ra dám chạm tới tôn giáo của chúng ta và các biểu hiệu lịch sử của chúng ta”. Chưa hết, họ còn đốt cờ Đan Mạch và kêu gọi các tổ chức kinh tế hãy cấm những đồ nhập cảng và tiêu thụ sản phẩm của Đan Mạch.
Một cuộc xuống đường biểu tình khác xẩy ra ở Sebha, một tỉnh ở trung độ nước Libya, sau buổi cầu nguyện hằng tuần, và tung ra văn kiện yêu cầu hãy tôn trọng các đền thờ và niềm tin tôn giáo
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 17/2/2006
Thế Giới Hồi Giáo – Còn Đầy Uất Hận
Cho đến Thứ Năm 16/2/2006, tức trong vòng 4 ngày liền, Pakistan vẫn còn xẩy ra những cuộc xuống đường biểu tình phản đối bộ biếm họa phỉ báng tiên tri giáo tổ Hồi Giáo. Hai ngày trước đã có 5 người thiệt mạng vì bạo động xẩy ra.
Thật vậy, hôm Thứ Năm, vẫn còn 40 ngàn người xuống đường ở một thành phố miền nam Pakistan là Karachi. Để đề phòng những cuộc nổi loạn tàn phá như 2 ngày trước, một lực lượng cảnh sát hùng hậu hợp với lực lượng bán quân sự lên tới con số 5 ngàn nhân viên đã được tung ra để giữ trật tự. Và cuộc biểu tình hôm nay đã được kết thúc tốt đẹp, không gì xẩy ra đáng tiếc.
Tuy nhiên, những gì chính yếu cho bất cứ cuộc biểu tình nào ở thế giới Hồi Giáo chống bộ biếm họa được báo chí Âu Châu phổ biến vẫn còn đó, như đốt cờ Đan mạch, và hô hoán những câu tung hô đả đảo, như “Thiên Chúa chúc dữ cho những kẻ nào dám xỉ nhục vị tiên tri”.
Chính phủ đã phải ra lệnh đóng cửa các trường học và nhiều cửa hàng trong thành phố. Hầu hết các phương tiện chuyên chở cũng không làm việc trong ngày hôm nay. Hơn 1 ngàn thương gia cũng tổ chức một cuộc xuống đường ở một thành phố phía đông Pakistan là Multan, bằng cách đóng hầu hết các cửa tiệm.
Nhân vật lãnh đạo nhóm Hồi Giáo phái Sunni Jamat Ahl-e-Sunnat tổ chức cuộc xuống đường này là Shah Turabul Haq đã nói rằng “trào lưu bảo vệ tính cách thánh thiện cho vị tiên tri này sẽ tiếp tục cho tới khi bẻ gẫy những cây bút của thành phần lộng ngôn phạm thượng và bịt miệng lưỡi của họ lại”.
Tổng Thống Pakistan là Pervez Musharraf và vị tổng thống đang viếng thăm nước này là Hamid Karzai hôm Thứ Tư, hôm có 70 ngàn người xuống đường ở tỉnh Peshawar, đã kêu gọi các quốc gia Âu Châu và Tây Phương hãy lên án những bức biếm họa, vì quyền tự do báo chí không có nghĩa là có quyền xỉ nhục những niềm tin tôn giáo của người khác.
Cũng vào hôm Thứ Tư, vị bộ trưởng ngoại giao Đan Mạch là Per Stig Moeller đã cho biết chính phủ Iraq yêu cầu quân đội Đan mạch hãy ở lại, đừng hồi hương như yêu cầu của hội đồng miền ở Basra là nơi có 530 quân nhân Đan Mạch đang trấn đóng. Hội đồng địa phương ở đây đã yêu cầu quân đội Đan Mạch rút lui bằng không chính phủ Đan Mạch phải lên tiếng xin lỗi về bộ biếm họa phạm giáo do báo chí của họ phổ biến.
Nhân vật mang tên Ameer ul-Azeem, một phát ngôn viên của tổ chức Diễn Đàn Liên Hiệp Hành Động, một liên minh của các đảng phái tôn giáo chống đối đã tổ chức hầu hết các cuộc xuống đường ở Pakistan, đã nói trên truyền hình là những cuộc tấn công bạo động của thành phần biểu tình nhắm vào các tòa lãnh sự ở các quốc gia khác đã khiến những người Pakistan làm theo như thế. Ông kêu gọi dân chúng hãy tránh bạo động ở những cuộc biểu tình được liên minh này dự định tổ chức sau này trong tháng, nhưng ông vẫn không tin rằng dân chúng sẽ nghe theo lời khuyên gọi của ông: “Ít là sẽ có một cuộc phản đối bạo động ở mỗi làng, mỗi tỉnh và mỗi thành phố”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 16/2/2006
Thế Giới Hồi Giáo - Vận Động Thẩm Quyền Thế Giới và Tiếp Tục Xuống Đường Nổi Loạn
Tứ Thủ Đô Beirut Lebanon, cơ quan Tín Vụ Á Châu cho biết, Khối Liên Hiệp Hồi Giáo gồm 57 quốc gia phần tử đang vận động và làm áp lực để Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết cấm những hành động phỉ báng tôn giáo và giới hạn quyền tự do ngôn luận.
Theo bản văn dự thảo của khối này thì bản quyết nghị mới của Liên Hiệp Quốc phải cố gắng “ngăn ngừa những trường hợp bất nhượng, kỳ thị, khiêu khích và bạo động xuất phát từ bất cứ hành động nào phạm đến các tôn giáo, các vị ngôn sứ và các niềm tin, những hành động đe dọa tới việc hoan hưởng nhân quyền và tự do căn bản”.
Riêng về chi tiết liên quan tới vụ bộ biếm họa phỉ báng vị giáo tổ Hồi Giáo, văn bản dự thảo của Khối Liên Hiệp Hồi Giáo này viết là: “việc phỉ báng các tôn giáo và các vị ngôn sứ là những gì không hợp với quyền tự do ngôn luận”.
Để đạt được mục
đích vận động này, Ai Cập đang cố gắng thuyết phục Khối Hiệp Nhất Âu Châu hãy
ủng hộ việc cấm đoán này. Vị đang nắm thẩm quyền tối thượng của phái Hồi Giáo
Sunni là Al-
Azhar Sheikh Mohammed Sayed Tantawi còn nhấn mạnh với Bộ Trưởng Ngoại Vụ Ai Cập
Ahmad Aboul Gheit là nghị quyết của Liên Hiệp Quốc ấy cần phải có cả các trừng
phạt kèm theo các hành động phỉ báng tôn giáo nữa.
|
Trong khi thành phần lãnh đạo đang thực hiện đường lối chính thức và ôn hòa như thế thì ở Pakistan, cho tới ngày Thứ Tư 15/2/2006 vẫn tiếp tục xẩy ra 7 nơi xuống đường biểu tình đầy bạo động, nhất là ở Peshawar và Lahore, khiến 3 người thiệt mạng, 1 ở Lahore và 2 ở Peshawar.
Những cuộc xuống đường đầy bạo động này phần nhiều là thành phần sinh viên. Họ phóng hỏa đốt tiệm gà chiên KFC, một rạp hát và một số dinh thự khác, kể cả bến xe buýt đậu 16 chiếc xe buýt, chưa kể các xe hơi và xe gắn máy cũng bị đốt phá nữa.
|
Ở Lahore, thành phần xuống đường đốt phá trên một chục dinh thự, kể cả ngôi nhà của hội đồng quận hạt, hai nhà băng, các văn phòng của hãng điện thoại lưu động Telenor Na Uy, và 1 tiệm gà chiên KFC.
Ở Islamabad, thành phần biểu tình tấn công dinh thự của Bộ Ngoại Giao cũng như các văn phòng của hãng điện thoại lưu động Telenor Na Uy.
Lực lượng cảnh sát đã phải sử dụng cả đến hơi cay và lực lượng bán quân sự để dẹp loạn.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN và Zenit ngày 15/2/2006
Vấn Đề Tử Đạo Kitô Giáo với Chủ Nghĩa Bảo Thủ Hồi Giáo
Tờ nhật báo Ý Avvenire đã phỏng vấn tác giả Robert Royal, người viết cuốn “Những Vị Tử Đạo Công Giáo Thế Kỷ 20” xuất bản năm 2002, cũng là vị đương kim chủ tịch của Học Viện Đức Tin và Lý Trí có trụ sở đặt ở Washington DC.
Theo vị này thì thủ phạm chính yếu ở đằng sau những cuộc tử đạo Kitô Giáo này như đang được chuyển từ các ý hệ của những năm đã qua sang chủ nghĩa bảo thủ Hồi Giáo ngày nay. Điển hình nhất là vụ một thanh thiếu niên Hồi Giáo đã bắn chết vị linh mục thừa sai người Ý hôm Chúa Nhật 5/2/2005, và thú nhận rằng em làm như thế là bởi vì bộ biếm họa Tây Phương đã phỉ báng giáo tổ Hồi Giáo.
Vấn: Tác động nào đã khiến ông nói tới “các vị tử đạo” cho công chúng đương thời?
Đáp: Đây là một quan niệm khó hiểu, ngay cả đối với người Công Giáo. Nó được cho là những gì chỉ có thể xẩy ra vào những thời buổi của thành phần Kitô hữu tiên khởi, ở Pháp Trường, và là những gì không còn xẩy ra nữa. Thế nhưng, về số lượng thì việc tử đạo chưa bao giờ lại trở nên thịnh hành như thế.
Vấn: Điều gì khiến nó lại có thể xẩy ra ngày hôm nay đây?
Đáp: Trong tác phẩm của mình, tôi đã cho thấy bản chất ý hệ của thế kỷ vừa qua. Thế nhưng, mới đây tôi nhận thấy một khuynh hướng đáng lo ngại có lẽ trong vòng một năm thôi sẽ sáng tỏ tất cả tính cách trầm trọng của nó.
Đó là nỗi bất mãn oán hận của nhiều thành phần bảo thủ Hồi Giáo đối với những người Tây Phương, cùng với việc nhiều nhà lãnh đạo và chế độ cực đoan thả lỏng cho nỗi uất hận này bừng lên.
Vấn:
Ông có thể nêu lên một thí dụ được chăng?
Đáp: Hãy nhìn vào chính Thổ Nhĩ Kỳ. Nó luôn là một địa điểm nguy hiểm cho các vị linh mục Công Giáo. Mặc dù nước này cho rằng mình là một chế độ trần thế nhưng thực ra họ đã tỏ ra rất kém trong việc chấp nhận thành phần Kitô Hữu.
Bởi thế tôi không lạ gì Thổ Nhĩ Kỳ đã là hiện trường của cuộc ám sát Cha Santoro. Thế nhưng, vụ này cho thấy một loại thoái hóa đối với những gì chúng ta sẽ thấy tiếp tục xẩy ra trong những ngày tới đây, vì tình trạng căng thẳng giữa Đông và Tây.
Nó cho thấy rằng có nhiều tay cuồng tín, ở trường hợp này là những người Hồi Giáo, sẵn sàng sử dụng bạo lực khi xẩy ra chút xíu va chạm.
Vấn:
Mối căng thẳng này được bắt đầu mãi từ hồi nào? Phải chăng trước ngày
11/9/2001 và cuộc xâm chiếm Iraq?
Đáp: Theo tôi nghĩ thì đúng là thế. Một thí dụ điển hình đó là cuộc sát hại vị giám mục giáo phận Faisalabad ở Pakistan là John Joseph, vị đã chết trong một hoàn cảnh bí mật vào tháng 5/1998, một án mạng cho thấy cái nhãn quan bảo thủ thường xuyên hơn bao giờ hết của người Hồi Giáo đối với thành phần Tây Phương, làm cho những người Hồi Giáo hầu như không thể nào tìm được việc làm hay tham gia vào cuộc sống quần chúng, do đó đã tạo nên một bầu khí hợp lệ cho vấn đề bách hại của họ.
Nó là một hình thức cưỡng buộc Hồi Giáo hóa, một hình thức của chiến dịch “thanh tẩy tôn giáo” giờ đây trở thành thông dụng ở nhiều quốc gia Hồi Giáo.
Không phải là tất cả mọi học giả thông thạo Sách Kinh Koran và đạo Hồi Giáo đều biện minh cho nó, thế nhưng áp lực của thành phần bảo thủ trở thành mãnh liệt hơn bao giờ hết.
Chỉ cần nghĩ rằng có một số quốc gia Hồi Giáo đã chính thức yêu cầu Liên Hiệp Quốc cấm các nhóm bênh vực nhân quyền sử dụng chữ “Hồi Giáo hóa”.
Vấn:
Những xứ sở nào Kitô hữu bị nguy hiểm nhất?
Đáp: Chắc chắn là Saudi Arabia, một nước thậm chí còn khắt khe hơn cả Pakistan. Tất cả mọi bày tỏ công khai về niệm tin Kitô Giáo đều bị cấm chỉ, và theo lý thuyết thì người ta có thể bị bắt nhốt khi cầu nguyện tại gia của họ.
Chẳng hạn vào lúc những người Hoa Kỳ ở Saudi Arabia trong Trận Chiến Vùng Vịnh đầu tiên, họ được lệnh không cầu nguyện trước khi xuất trận. Ở đó, cũng như ở bất cứ nơi nào trên thế giới Hồi Giáo, một người Hồi Giáo nào mà trở lại với Kitô Giáo thì có thể bị trừng phạt bỏ mạng.
Thế nhưng, các quyền lợi của người Kitô hữu lại thường bị vi phạm, bởi luật pháp, như ở Kuwait, Qatar, Oman, Tiểu Vương Quốc Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ. Và những sự việc đã trở thành tệ hại hơn nữa. Chẳng hạn như tôi thấy xẩy ra những cuộc bùng nổ bạo động chống Kitô hữu ở Ai Cập, dĩ nhiên, chưa kể tới Iraq.
Vấn:
Vậy ông có nghĩ là trong những năm tháng tới đây việc tử đạo của Kitô hữu sẽ
xẩy ra thường xuyên hơn ở thế giới Ả Rập Hồi Giáo hay chăng?
Đáp: Cũng xẩy ra cả ở Trung Quốc và Bắc Hàn nữa, và những cuộc đe dọa xẩy ra cả ở chính các quốc gia Tây Phương. Ở nhiều các quốc gia Âu Châu, chúng ta đang chứng kiến thấy thực sự xuất phát những phong trào chống Kitô Giáo và chống tôn giáo có thể là rất dữ dội.
Cũng không được quên rằng ở thế giới Hồi Giáo cũng gia tăng các cơ hội đối thoại nữa. Thế nhưng, vấn đề ở đây là rất khó đối thoại, cuộc đối thoại liên lỉ đụng độ với quyết tâm của các chế độ muốn khai thác bất cứ cơ hội nào để thúc đẩy quần chúng vào cuộc bạo động chống Tây Phương.
Vấn:
Theo ông thì cái hận thù nơi các xứ sở ấy nhắm vào thành phần Kitô hữu như
vậy hay vào người Tây Phương?
Đáp: Ở nhiều quốc gia thuộc thế giới Hồi Giáo thì không có vấn đề phân biệt như vậy. Cảm giác chống Tây Phương bao gồm những người Hoa Kỳ và Âu Châu, Do Thái và Kitô Hữu.
Vị tu sĩ như Cha Santoro được coi như đại diện cho các chính phủ Tây Phương, cũng giống như ở thế giới Hồi Giáo thì tôn giáo và chính trị chỉ là một.
Nó là một thứ hận thù xuất phát từ một thứ cảm giác hết sức nhục nhã bắt nguồn ở lịch sử của thế kỷ vừa qua liên quan tới Thế Chiến Thứ Nhất.
Thế nhưng, giờ đây mối uất hận này trở nên dữ dội. Dĩ nhiên là có nhiều lý do cho thấy tư cách của Tây Phương liên quan tới Trung Đông. Thế nhưng, vấn đề khác nhau là ở chỗ trong khi Kitô hữu sẵn sàng đối thoại thì ở nhiều quốc gia Hồi Giáo bầu khí lại hết sức bị đầu độc không thể thực hiện một cuộc chân tình đối chất về bình đẳng.
Chỉ cần nói rằng, mặc dù những tấm biếm họa về Mohammed thật sự là những gì lộng ngôn phạm thượng đối với một người Hồi Giáo, những tấm hí họa cùng với những bài viết chống Kitô Giáo và Do Thái đang là những gì thường tình xẩy ra ngày nay nơi các tờ nhật báo Ả Rập. Thế nhưng lại rất ít người tỏ ra sẵn sàng nhìn nhận điều ấy.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 13/2/2006
Thế Giới Hồi Giáo – Vẫn Chưa Nguội Uất Hận
Cho tới Thứ Ba 14/2/2005, vẫn còn những cuộc xuống đường biểu tình phản đối bộ tranh biếm họa vị giáo tổ Tiên Tri Mohammed được báo chí Âu Châu phổ biến.
|
Ở thủ đô Pakistan là Lahore đã có khoảng trên 1000 người chẳng những nhào tới khu vực ngoại giao ở thủ đô này châm đuốc đốt phá một tòa nhà chính phủ, mà còn cướp phá các thương vụ của người Tây Phương nữa, như Holiday Inn, Pioãa Hut, Quán Già Chiên KFC và quán McDonald. Họ còn đốt 200 chiếc xe, hai nhà băng, hằng chục tiệm và bức ảnh lớn của Tổng Thống Pervez Musharraf.
Thành phần xuống đường còn nhào vô hôi của văn phòng Telenor là một hãng điện thoại lưu động Na Uy, và dân chúng cướp đi những bộ máy đ8iện toán, những máy điện thoại lưu động cùng những máy móc khác.
Kết quả là đã có hai người bị thiệt mạng khi nhân viên an ninh canh gác một ngân hàng nổ súng ngăn chặn đoàn biểu tình đang xông vào một nhà băng ở phía đông thủ đô. Thậm chí cả lực lượng bán quân sự cũng đã được vận động để nhúng tay vào việc bảo an quần chúng. Lực lượng bảo vệ an ninh đã phải sử dụng tới hơi cay. Hôm Thứ Hai, cảnh sát cũng đã phải bắn hơi cay và dùng gậy để ngăn chặn khoảng 7 ngàn sinh viên xuống đường không cho họ diễn hành tới cư gia của vị thống đốc ở Peshawar.
|
Thành phần sinh viên này trước kia cũng đã diễn hành đến một số đại học ở Peshawar và ném đá vào một trường học Kitô Giáo, đập vỡ cửa sổ và gây ra các thiệt hại khác. Họ cũng ném đá vào các cửa tiệm ở khu vực thương mại trong thành phố này, hô hoán các câu như “Dẹp Hoa Kỳ đi”, “Dẹp Đan Mạch đi”.
Ngoài ra còn có những cuộc xuống đường biểu tình khá lớn khác khắp nước này. Những cuộc biểu tình lớn nhất xẩy ra phải kể tới những cuộc đã xẩy ra vào Thứ Sáu tuần trước.
Cũng có mấy chục người xuống đường ném đá vào tòa đại sứ Đức ở thủ đô này hôm Thứ Ba cùng ngày, hầu hết là sinh viên, hô hoán những câu như “Đức quốc, các người là bọn fascist và là tay sai của đám Do Thái”.
Tổng Thống nước này là Pervez Musharraf đã nói với phóng viên báo chí ở thủ đô Islamabad hôm Thứ Hai 13/2/2006 biết rằng những tờ nhật báo in ấn các tấm biếm họa là thực hiện một việc “hoàn toàn chẳng để ý gì tới các hậu quả gây ra cho thế giới, cho nền hòa bình và hòa thuận trên thế giới cả. Thành phần Hồi Giáo ôn hòa nhất cũng sẽ xuống đường và lên tiếng phản đối vì nó làm tổn thương cảm thức của hết mọi người Hồi Giáo. Cho dù là một kẻ cực đoan hay một người ôn hòa hoặc rất ôn hòa đi nữa, chúng tôi cũng sẽ lean án việc làm này thôi”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 14/2/2006
Thế Giới Hồi Giáo – Xuống Đường Biểu Tình Phản Đối Vẫn Tiếp Tục Diễn Tiến
Cho đến Thứ Sáu 10/2/2006, lại Thứ Sáu là ngày chính trong tuần của Hồi Giáo, sau nghi thức nguyện cầu chung trong đạo, cơn uất hận của thế giới Hồi Giáo vẫn tiếp tục tiếp diễn ở khắp các đường phố Á Châu, nhở như ở Phi Luật Tân và lớn như Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập, A Phú Hãn, Jordan, Sri Lanka, Mã Lai và Bangladesh, đến nỗi, một vị lãnh đạo ở Mã Lai đã nói giữa Hồi Giáo và Tây Phương đã có một “rạn nứt khổng lồ”.
Những cuộc biểu tình thường diễn ra ngoài đền thờ Hồi Giáo và gần địa điểm của tòa lãnh sự Đan mạch, hô hoán những câu đả đảo Tây Phương và Hoa Kỳ, đốt cờ Đan Mạch, phản đối các báo chí Âu Châu và đòi Đan mạch phải xin lỗi v.v. như những ngày qua, tuy nhiên, không nổi loạn dữ dội như những ngày đầu hay tuần vừa rồi.
Cuộc biểu tình lớn nhất cho ngày này xẩy ra tại Mã Lai, với 3 ngàn người, gấp 10 lần Thứ Sáu tuần trước, khi họ diễn hành dưới cơn mưa kéo dài từ 1 đền thờ Hồi Giáo tới tòa lãnh sự Đan Mạch ở thủ đô Kuala Lumpur, và hô hoán những câu hoan hô đả đảo như: “Hồi Giáo muôn năm. Giết chết Đan mạch. Tiêu Diệt Do Thái. Tiêu Diệt Bush. Tiêu Diệt Hoa Kỳ”. Cảnh sát đã được huy động để bảo vệ an ninh, với trực thăng bay trên trời.
Trong khi đó, ở Hội Nghị Hồi Giáo 57 quốc gia do Mã lai đang giữ chức chủ tịch, vị Thủ Tướng của nước này là Abdullah Ahmad Badawi cũng là một học giả Hồi Giáo, đã nói đến “một cuộc nứt rạn khổng lồ xẩy ra giữa Tây Phương và Hồi Giáo” và cho rằng nhiều người Tây Phương coi người Hồi Giáo là “một tay khủng bố bẩm sinh”.
Ông nói rằng người Hồi Giáo đặc biệt lấy làm thất vọng trước các chính sách của Tây Phương đối với Iraq, A Phú Hãn và Palestine, nhưng không nhắc gì tới vụ bộ biếm họa tiên tri giáo tổ của mình. Theo ông thì nguyên do gây ra ấn tượng xấu về Hồi Giáo trong đầu óc của người Tây Phương là thế này:
“Họ nghĩ Osama bin Laden đã nói thay cho tôn giáo này cũng như cho tín đồ của tôn giáo đây. Không thể chối cãi được tình trạng bôi nhọ Hồi Giáo và phỉ báng tín đồ Hồi Giáo đang lan tràn trong lòng xã hội Tây Phương”.
Ông cũng kêu gọi người Hồi Giáo chống lại “việc lăng nhục đang lan tràn nơi người Kitô hữu, Do Thái và Tây Phương” cũng như chống lại vấn đề bạo động cùng khủng bố gây ra bởi những nhóm bên lề thế giới Hồi Giáo.
Thứ Năm tuần trước, bộ nội an Mã Lai đã ra thông báo cho biết những ai in ấn, tung ra, chấp nhận, truyền nhau hay sở hữu những tấm biếm họa ấy là phạm pháp. Bộ này đã ra lệnh chặn đứng việc tờ nhật báo Sarawak Tribune phổ biến những tấm biếm họa ấy sau khi tờ này đã tung ra một trong bộ biếm họa này tuần trước. Tờ báo này đã lên tiếng xin lỗi vì việc sơ ý của vấn đề chủ biên, thế nhưng bộ này cho biết tờ báo bì trừng phạt bởi hành động “vô trách nhiệm và thiếu tế nhị” với người Hồi Giáo.
Ngoài ra, ở Tân Đề Li Ấn Độ, cũng vào hôm Thứ Sáu, có 6 ngàn người xuống đường biểu tình phản đối các bức biếm họa, đốt cờ, dẫm lên và nhổ vào lá cờ Đan mạch, trong khi đó hô hoán “Thiên Chúa Cao cả”, “Đan Mạch Hèn Hạ”.
Ở Thủ Đô Pakistan là Islamabad cũng có 5 ngàn người ủng hộ các nhóm Hồi Giáo cực đoan xuống đường phản đối bộ biếm họa phạm giáo này. Đây là cuộc biểu tình đông nhất từ khi xẩy ra những cuộc xuống đường phản đối vụ này ở bản quốc ấy. Một vị lãnh đạo cao cấp của liên minh lục đảng Hồi Giáo là Mian Aslam đã nẩy lửa lên tiếng kêu gọi Pakistan hãy cắt đứt liên hệ với tất cả các quốc gia có đăng những tấm biếm họa ấy.
Trên 2 ngàn người xuống đường ở thủ đô Bangladesh biểu tình phản đối bộ biếm họa, đốt cờ Đan Mạch bên ngoài đền thờ chính ở Dhaka. Bà Thủ Tướng nước này là Khaleda Zia hôm Thứ Năm đã ban hành việc phổ biến bộ biếm họa này nhung cho biết chính quyền của bà không ủng hộ bất cứ một nỗ lực nào muốn làm hủy hoại tình trạng bình an nơi việc phản đối bộ biếm họa ấy.
Ở Phi Luật Tân, hằng trăm người Hồi Giáo cũng đốt một lá cờ bằng bìa cứng của Đan Mạch bên ngoài một đền thờ ở Manilla, và đòi thủ tướng Đan mạch phải xin lỗi, và Tổng Thống Phi Luật Tân là Gloria Macapagal Arroyo phải lên tiếng lên án bộ biếm họa này.
Tại Nam Dương có chừng 175 sinh viên tại một trường Hồi Giáo ở Surabaya, thuộc vùng East Java, đã ký giao ước hứa “sẵn sàng chết” cho Mohammed và đòi bất cứ một người Đan Mạch nào họ gặp phải lên tiếng xin lỗi. Đan Mạch đã khuyên dân chúng của mình hãy rời bỏ Nam Dương.
Ở Bangladesh, cảnh sát đã dẹp 10 ngàn người xuống đường diễn hành tới tòa lãnh sự Đan mạch ở thủ đô Dhaka.
Ở Kenya, cảnh sát đã phải bắn khói cay để ngăn cản hằng trăm người biểu tình quăng đá để họ khỏi tiến tới Tòa Lãnh Sự Đan Mạch ở thủ đô Nairobi, kết quả một người chết.
Ở Ai Cập cũng xẩy ra đụng độ giữa thành phần biểu tình sau buổi cầu nguyện hằng tuần và lực lượng cảnh sát, đến nỗi cảnh sát đã phải sử dụng vòi rồng phun nước và hơi cay để giữ an ninh.
Thứ Bảy 11/2/2005, chính phủ Đan Mạch đã tạm triệu hồi các vị lãnh sự khỏi các tòa đại sứ ở Iran, Syria và Nam Dương là những nơi nguy hiểm “cụ thể” nhất thế giới Hồi Giáo trong lúc này, cho tới khi tình hình lắng dịu. Vị bộ trưởng ngoại giao của Đan Mạch cho biết công việc lãnh sự ở ba quốc gia này được tạm định như sau: Ở Iran có Phần lan giúp, ở Syria có Đức giúp và ở Nam Dương có Hòa Lan giúp.
Trong khi đó mấy ngàn người xuống đường biểu tình ở Luân Đôn tiếp tục phản đối bộ biếm họa phạm giáo của Đan Mạch. Họ tập trung ở quảng trường Trafalgar với những tấm biểu ngữ như “Mohammed Đồng Nghĩa Với Tình Thương Yêu Nhân Loại” và “Liên Kết Chống Lại Cái Ám Ảnh Về Hồi Giáo”. Lần này cuộc biểu tình có vể ôn hòa hơn các lần trước ở đây, những lần có tính cách khát máu đòi hạ thủ và hành quyết thành phần có dính dáng tới việc in ấn bộ biếm họa.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 10-11/2/2006
Thế Giới Hồi Giáo - Uất Hận vẫn Khôn Nguôi
|
Khoảng nửa triệu người Hồi Giáo ở Beirut Labanon đã biến cuộc cử hành lễ nghi tôn giáo thành một cuộc xuống đường biểu tình chống những bức biếm họa phạm đến vị giáo tổ Tiên Tri Mohammed của họ. Trong khi đó hai nước Iran và Syria bác bỏ lời cáo giác là chính quyền hai nước đã giật giây thực hiện những cuộc phản đối đầy bạo động vừa qua.
Tuy nhiên, khác với hôm Chúa Nhật 5/2, ngày cuộc biểu tình tấn công đốt phá tòa lãnh sự Đan Mạch, hôm Thứ Năm 9/2 cuộc biểu tình ôn hòa hơn. Tuy nhiên, họ vẫn hô hoán những lời lẽ đầy tôn giáo nhưng cũng khát máu hận thù. Chẳng hạn khi họ hô hoán câu: “Để phụng sự ngài Ôi Đấng Mohammed, để phụng vụ ngài, Ôi Vị Tiên Tri của Thiên Chúa”, thì họ giơ các nắm tay lên trời với những lời phụ họa: “Giết chết Hoa Kỳ, giết chết Do Thái”.
Ngoài ra, họ còn có những câu biểu ngữ như: “Thật là mất giá đối với một quốc gia có vị tiên trị bị xỉ nhục”, “Những gì xẩy ra sau khi lăng nhục những giá trị linh thánh?”.
Cuộc biểu tình này xẩy ra vào ngày biến cố hằng năm được gọi là Ashura, ngày giáo phái Hồi Shiite thương khóc cái chết xẩy ra 1300 năm trước đây cho người cháu trai Imam Hussein của đức giáo tổ Mohammed.
Theo lịch sử thì Imam Hussein bị chết trong một trận chiến gần Karbala là nơi ông bị bại bởi quân đội hùng hậu của Yazeed, nhân vật muốn giành quyền lãnh đạo Hồi Giáo với ông.
Cuộc hành hương đến Karbala hằng năm này một phần là để đền bù lại việc thiếu sót của tổ tiên những người hành hương ngày nay đã không cứu trợ Hussein bấy giờ. Dưới thời nhà lãnh đạo Saddam Hussein, các cuộc hành hương này đều bị cản trở tới Karbala.
Ngày hội lễ này đã xẩy ra một vụ ôm bom tấn công tự sát gây thiệt mạng cho 22 người ở tỉnh Hangu thuộc miền tây bắc Pakistan, và những cuộc đụng độ ở một tỉnh thuộc phía tây A Phú Hãn giữa những người Hồi giáo phái Shiite và Sunni, bằng những vụ đốt xe cộ và đền thờ, kết quả có 6 người chết và 27 bị thương.
Ông trưởng nhóm chiến đấu quân Hezbollah là Sayyed Hassan Nasrallah đã thúc giục tín hữu hãy xuống đường phản đối những bức biếm họa. Ông nói với họ rằng:
“Hôm nay, chúng ta bênh vực phẩm vị cho Vị Tiên Tri của chúng ta bằng lời nói, bằng cuộc biểu tình. Thế nhưng Goerge Bush và thế giới ngạo mạn hãy biết rằng nếu cần… chúng ta sẽ bênh vực vị tiên tri của chúng ta bằng chính máu của chúng ta, chứ không phải bằng lời nói xuông. Việc bênh vực vị tiên tri này cần phải được tiếp tục khắp nơi trên thế giới, để Condoleezze Rice, Bush và tất cả những tên bạo chúa phải câm miệng lại. Chúng ta là một quốc gia không thể thứ tha, câm nín hay nhởn nhơ khi họ nhục mạ vị tiên tri của chúng ta cũng như những giá trị linh thánh của chúng ta”.
Ông nói rằng sẽ không có vấn đề thỏa hiệp cho đến khi Đan Mạch lên tiếng xin lỗi về những bức biếm họa ấy, và Quốc Hội Âu Châu cùng với các hội đồng ở Âu Châu cấm truyền thông xỉ nhục tiên tri Mohammed.
Hôm Thứ Tư, bà ngoại trưởng Hoa Kỳ Rice đã lên tiếng cáo buộc Iran và Syria xúi giục dân chúng thực hiện các cuộc xuống đường bạo động, khiến cho hai nước này càng nổi cơn lôi đình. Bà nói trong một cuộc họp báo chung với bộ trưởng ngoại giao Do Thái là Tzipi Livni, như sau: “Iran và Syria đã mưu mánh khích động những cảm thức và sử dụng cách này cho mục đích của họ, và thế giới cần phải kêu gọi họ về hành động ấy… Tất cả mọi con người có trách nhiệm đều nói rằng không có lý do nào để biện minh cho việc bạo động cả”.
Lãnh sự Syria ở Hoa Kỳ là Imad Moustapha đã lên tiếng bác bỏ những lời cáo buộc của bà Rice và nói với CNN rằng: “Chúng tôi ở Syria tin là những cảm thức chống Tây Phương được bùng lên bởi hai điều chính – đó là tình hình ở Iraq và tình hình ở những miền đất bị chiếm đóng là Vùng tây Ngạn và Giải Gaza. Chúng tôi tin rằng nếu có ai nói với bà ngoại trưởng Rica rằng Syria không phải là một đảng phái chiếm cứ Iraq và không phải là đảng phái chiếm đóng Vùng Tây Ngạn cùng Giải Gaza thì có lẽ bà sẽ biết rằng không phải Syria là tác nhân thực sự làm bừng lên những cảm thức chống Tây Phương”.
Iran cũng thế, hoàn toàn bác bỏ lời cáo buộc của bà Rice. Một trong những vị phó tổng thống của nước này là Rahim Mashaee đã nói với phóng viên báo chí trong cuộc viếng thăm Nam Dương hôm Thứ Năm 9/2/2006, được thông tấn xã AP thuật lại là: “Điều đó 100% láo khoét”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 9/2/2006
Các tổ chức Hồi Giáo Pháp đã nỗ lực ngăn cản tờ tuần Pháp là Charlie-Hebdo tái phổ biến bộ biếm họa Đan Mạch là những gì đang làm bừng lên cơn uất hận của thế giới Hồi Giáo càng ngày càng sôi bỏng bạo lực và gây tang thương chết chóc. Thế nhưng, tòa án Pháp đã bác bỏ những nỗ lực này hôm Thứ Ba 7/2/2006, vì lý do có tính chất kỹ thuật.
Ở trang bìa của tuần san này có một bức hí họa mới về Tiên Tri Mohammed đang lấy tay bịt mặt nói rằng: “Khó lòng mà được những kẻ khờ dại mến chuộng”. Ở những trang trong, bộ hình hí họa Đan Mạch đã được phổ biến lại, với những giòng chữ cho biết lý do của vị chủ bút Philippe Val như sau:
“Chỉ khi nào những kẻ cực đoan tỏ ra nhượng bộ nền dân chủ đối với những vấn đề về nguyên tắc, bằng cách tống tiền hay bằng việc tỏ ra kinh sợ, thì nền dân chủ không còn bao lâu nữa”.
Các văn phòng của tờ tuần san này cùng với một số nhân viên của nó được cảnh sát bảo vệ canh chừng. Trong khi phổ biến lại bộ hình Đan Mạch này, tờ tuần san trên đây cũng cho in các tấm hí họa khác ở bìa sau châm biếm Kitô Giáo và Do Thái Giáo.
Mạng điện toán toàn cầu CNN, ghi chú những lời lẽ sau đây ở dưới bài viết được chuyển dịch này như sau:
“CNN không đăng tải những tấm hí họa tiêu cực này về hình ảnh của Tiên Tri Mahommed, vì cơ cấu này tin rằng vai trò của mình là để thông tin về các biến cố liên quan tới việc phổ biến những tấm hí họa mà thôi, chứ không cần phải thêm dầu vào chính cuộc tranh cãi này”.
|
Chính hôm Thứ Tư, 8/2/2006, ngày tờ tuần san Pháp tái đăng bộ biếm họa trêu ngươi như thế, thì cuộc nổi loạn vẫn tiếp tục xẩy ra ở miền nam A Phú Hãn là Qalat (vùng Zabul, tâm điểm của loạn quân Taliban), khiến cảnh sát phải thẳng tay với đám đông 600 người ném đá và muốn nhào vô một căn cứ của Hoa Kỳ, khiến 5 người xuống đường thiệt mạng và 16 người bị thương. Ở Iraq có 700 người xuống đường tại Baquba.
Vào Thứ Tư 8/2/2006, con số tử vong trong chính nội của tình trạng bộ nổi loạn và dẹp loạn đã lên tới 10 nhân mạng.
Cũng vào hôm Thứ Tư này, thủ tướng Đan Mạch đã nói rằng thế giới Hồi Giáo đã có “một hình ảnh sai lầm” về xứ sở của ông.
Cuộc xuống đường ở Iraq do văn phòng vị giáo sĩ cực đoan Moqtada Al Sadr pháp Shiite tổ chức đã yêu cầu chính phủ Đan Mạch phải lên tiếng xin lỗi. Thế nhưng, vị thủ tướng của nước này là Anders Fogh Rasmussen nói với CNN những lời như sau:
“Tôi nghĩ rằng mọi người phải nhận thức là chính phủ Đan Mạch hay nhân dân Đan Mạch không thể nào chịu trách nhiệm về những gì được in ấn trên một tờ nhật báo tự do và độc lập. Chúng tôi không có luật pháp ấn định những giới hạn về quyền tự do bày tỏ”. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng những thứ bày tỏ có tính cách “kỳ thị chủng tộc và lộng ngôn” đều thuộc về những gì không được phép.
“Tùy tòa án phán quyết xem luật pháp có bị vi phạm hay chăng; chứ không phải là chính phủ. Chúng tôi đã bị mường tượng như là một xã hội bất khoan nhượng và là kẻ thù của Hồi Giáo, đó là một hình ảnh sai lầm”.
Theo ông, những tuyên truyền như thế, thường được phổ biến trên mạng điện toán toàn cầu hay qua những tin nhắn ở điện thoại lưu động, là những gì khó có thể đương đầu: “Thật sự là một cuộc chiến tranh xẩy ra ở khoảng trường điện toán và chúng ta chưa quen với cuộc chiến này”.
Cũng hôm Thứ Tư, Tổng Thống Pháp Jacques Chirac đã yêu cầu truyền thông hãy tránh xúc phạm đến các niềm tin tôn giáo khi một tờ nhật báo Pháp in lại bộ biếm họa Tiên Tri Mahommed. Ông nói trong cuộc họp nội các của mình, được phát ngôn viên của ông là Jean-Francois Cope lập lại rằng: “Mọi sự có thể phạm đến niềm tin của kẻ khác – đặc biệt là những niềm tin tôn giáo – thì đều phải tránh”.
Ngoại Trưởng Bỉ là Karel De Gucht, chủ tịch của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác ở Âu Châu (OSCE: Organization for Security and Co-operation in Europe), cũng kêu gọi chấm dứt những cuộc bạo động biểu tình và kêu gọi cân bằng giữa quyền tự do phát biểu và tôn trọng những khác biệt về tôn giáo và văn hóa:
“Báo chí cần phải quyết định một cách hữu trách những gì mình phổ biến. Cho dù quốc gia không đồng ý với nội dung của những phổ biến của truyền thông, các chính quyền cũng không gây ảnh hưởng gì tới nội dung của báo chí. Tuy nhiên, bản chất của nội dung những bức biếm họa này không thể nào và không biện minh cho vấn đề bạo động”.
Trong khi đó, một nữ giáo sư đại học là Clauda Keepoz đã bị vị viện trưởng của Đại Học Zayed là Sheikh Nahyan bin Mubarak al Nahan bãi nhiệm vì “hành vi của bà không liên quan gì tới vấn đề quyền tự do bày tỏ cả”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 8/2/2006
Thủ Phạm bắn chết vị linh mục thừa sai Người Ý, “vị chứng nhân đối thoại can trường và anh dũng”
Kẻ ám sát vị linh mục thừa sai Ý Andrea Santoro này là một em thanh thiếu niên 16 tuổi. Theo đài truyền hình NTV Thổ Nhĩ Kỳ thì em này đã khai thú với cảnh sát rằng em bị ảnh hưởng bởi những bức biếm họa tiên tri Mohammed mới được phổ biến gần đây.
Tuy nhiên, theo vị khâm sứ tòa thánh ở nước này là ĐTGM Antonio Lucibello, đã nói với cơ quan Tín Vụ Á Châu hôm Thứ Ba 7/2/2006 rằng “có một bàn tay chủ mưu trong vụ này”.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể được Đức Biển Đức XVI viếng thăm vào Tháng 11/2006 tới đây, để đáp lời mời của Thượng Phụ Giáo Chủ Toàn Cầu Bartholomew I và, sau vụ tử nạn của vị linh mục người Ý trên đây, đã hiệp ý mời Đức Thánh Cha.
Thi thể của vị linh mục bị bắn chết ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm Chúa Nhật 5/2/2006 đã được đưa về Rôma là quê quán của ngài hôm Thứ Ba 7/2/2006. Trước đó là hôm Thứ Hai, đức khâm sứ tòa thánh đã chủ tế Thánh lễ cầu hồn cho ngài ở Nhà Thờ Thánh Maria thuộc tỉnh Trabzon, chính nơi vị linh mục bị bắn chết.
Tờ L’Osservatore Romano đã có một bài viết về ngài với nhan đề ở trang nhất là “Vị chứng nhân đối thoại can trường và anh dũng”.
Một câu trong bức thư cuối cùng của vị linh mục này đã viết là: “Chớ gì cuộc sống của chúng ta trở thành thứ sáp nến tự nguyện để được tiêu hao đi”
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 7/2/2006
Thế Giới Hồi Giáo - Uất Hận Khôn Nguôi
Thứ Hai, 6/2/2005, cuộc uất hận của thế giới Hồi Giáo vẫn chưa nguôi. Thật vậy, từ A Phú Hãn đến Nam Dương, hằng chục ngàn tín đồ Hồi Giáo trên thế giới đã khai mở một loạt những chống đối mới, thậm chí gây chết chóc, về vụ những bức biếm họa phạm đến riêng cá nhân Vị Tiên Tri Giáo Tổ và chung Hồi Giáo.
|
Tại Lagman, A Phú Hãn, thành phần xuống đường khoảng từ 100 đến 150 người ở ngoài Khu Không Quân Bagram, một khu quân sự của Hoa Kỳ ở bắc thủ đô Kabul. Theo một ký giả của cơ quan thống tấn xã Associated Press thì vị này đã chứng kiến thấy cảnh đụng độ giữa thành phần xuống đường và cảnh sát, kết quả là đã có hai người thường dân xuống đường bị thiệt mạng.
Ở Somalia, một quốc gia ở đông Phi Châu, cảnh sát cũng phải bắn chỉ thiên để giải tán thành phần xuống đường bạo động ném đá vào cảnh sát, gây ra một cuộc dẵm đạp lên nhau khiến cho một em thanh thiếu niên thiệt mạng.
Đợt xuống đường mới này xẩy ra sau khi chính quyền Lebanon xin lỗi Đan Mạch về vụ xuống đường hôm Chúa Nhật, một vụ xuống đường đã được dự trù kỹ lưỡng và được quảng bá rầm rộ, đến nỗi lực lượng cảnh sát phải mất nhiều giờ mới làm chủ được tình hình, nhưng vẫn không thể cứu vãn được việc đốt cháy tòa lãnh sự Đan Mạch.
Những cuộc xuống đường khác tiếp tục xẩy ra ở Amman, Tel Aviv, Gaza, và Kut là một thành phố ở miền nam Iraq là nơi có khoảng 5 ngàn người tụ họp lại đốt cờ và đốt một hình nổi của thủ tướng Đan Mạch.
|
Ở Tehran, thành phần xuống đường biểu tình ở bên ngoài Tòa Lãnh Sự Đan Mạch và Áo Quốc, khoảng 200 người đã ném lựu đạn lửa và đá vào những tòa nhà này.
Ở Kishmir thuộc vùng kiểm soát của Ấn Độ, các trường học và cửa tiệm đều đóng để bày tỏ việc chống đối thái độ phỉ báng đạo giáo của họ. Một số kẻ xuống đường đã cốt các lá cờ và ném đá vào các chiếc xe qua lại. Tại thủ đô Tân Đề Ly Ấn Độ, cảnh sát đã phải bắn hơi ngạt và nước để dẹp một đám xuống đường.
Chính quyền Đan Mạch đã cố gắng lên tiếng là họ không kiểm soát những gì trên báo chí và tòa án Đan Mạch sẽ quyết định xem tờ nhật báo Jyllands-Posten này có phạm tội lộng ngôn qua bộ 12 bức biếm họa về vị giáo tổ Hồi Giáo ấy hay chăng. Chính phủ Đan mạch cũng đã bày tỏ xin lỗi về những bức biếm họa xúc phạm này.
Chính tờ nhật báo Jyllands-Posten cũng đã lên tiếng xin lỗi, nói rằng họ không có ý phạm tới người Hồi Giáo và những bức biếm họa ấy cần phải được hiểu theo nguyên trạng của chúng. Vị chủ bút về văn hóa của tờ báo này là Flemming Rose đã nói rằng cuộc náo động xẩy ra sau khi “những vị giáo trưởng cực đoan từ Đan Mạch sang Trung Đông cố tình nói sai trái về những bức hí họa ấy”, còn nói rằng tờ báo này là do chính quyền làm chủ và nó đang thực hiện một bản dịch mới về Sách Kinh Koran để “duyệt bỏ chữ ‘Allah’, một chữ đối với Hồi Giáo là một trọng tội”.
Thứ Ba ngày 7/2/2006, cuộc uất loạn vẫn tiếp tục tiếp diễn ở thế giới Hồi Giáo, cách riêng ở A Phú Hãn, dữ dội đến nỗi gây thêm ít là 1 nhân mạng cùng với cả chục người bị thương, và nhân viên của Liên Hiệp Quốc phải thoát thân khỏi nước này và nhân viên của NATO được sai đến để làm chủ tình hình ở một tỉnh thuộc miền tây bắc nước này là Maymana, một trong gần chục nơi nổi loạn trong ngày hôm nay khắp A Phú Hãn.
Theo một vị bác sĩ ở nhà thương Maymana cho hãng thông tấn AP biết thì thành phần xuống đường vũ trang bằng những cây súng trường và lựu đạn tấn công khu NATO ở Maymana, đốt cháy một xe bọc sắt, một xe Liên Hiệp Quốc và các trạm canh gác. Ông cho biết một người xuống đường đã bị bắn chết và 6 người bị thương, cùng với 50 người khác bị đau bởi hơi ngạt do nhân viên cảnh sát sử dụng dẹp loạn. Trong khi đó nhân viên an ninh cho AP biết có 4 tử vong và 18 bị thương trong cuộc ẩu đả này.
Phát ngôn viên của Liên Hiệp Quốc là Adrian Edwards đã cho AP biết rằng nhân viên không thiết yếu của LHQ đã được mang đi khỏi thành phố này đến một địa điểm mật kín. Trong khi đó quân đội Hiệp Vương Quốc đã ùa tới tỉnh này để bảo vệ an ninh ở đó, như phát ngôn viên của NATO ở Kabul là Warrant Officer Cosimo Argentieri đã nói với AP như thế.
Hai chiếc máy bay tấn công A-10 của Hoa Kỳ đang được gửi tới và 1 chiếc máy bay chuyên chở C-130 của Đức trực sẵn để nếu cần thì di tản, vị tướng Na Uy là Sverre Diesen đã nói với phóng viên báo chí ở Oslo như vậy. Có 4 quân nhân Na Uy bị thương trong vụ này vì mảnh đạn, đá ném v.v. Khu vựa này có 33 người lính Na Uy, 1 nhân viên cảnh sát, 16 người Phần Lan, 3 người Latvian và năm sáu người Thụy Điển.
|
Ở thủ đô Kabul cũng xẩy ra cuộc đụng độ, đến nỗi cảnh sát phảu dùng gậy đập những kẻ xuống đường ném đá ở bên ngoài văn phòng ngoại giao Đan mạch, theo AP cho biết. Những vụ này cũng xẩy ra ở gần những văn phòng của Qorld Bank thuộc thủ đô này. Cảnh sát đã giam giữ một số người và nhiều người bị thương tích.
Ở tỉnh phía đông là Heart, có khoảng 3000 người xuống đường, ném đá vào các tòa nhà chính quyền và vào một khu vực giữ an ninh của người Ý, như chứng nhân Faridoon Pooyaa cho AP biết như thế. Cảnh sát đã phải bắn cảnh báo để ngăn chặn dân chúng ùa vào các dinh thự và khu vực này.
Ở một tỉnh phía bắc là Peshawar, theo cảnh sát cho biết thì có trên 6 ngàn người xuống đường, hô hoán những câu chống lại các quốc gia Âu Châu và dòi phải trả lẽ: “Treo cổ tên phỉ báng vị tiên tri”. Cuộc biểu tình này được lãnh đạo bởi Vị Lãnh Đạo Vùng Biên Giới Tây Bắc là Mahammad Akram Khan Durani, cùng với một số viên chức khác trong vùng này.
Ngoài A Phú Hãn ra, ở Kasmir thuộc quyền kiểm soát của Ấn Độ, cảnh sát cũng bắn hơi cay để giải tán hằng trăm người thuộc phái Shiites Hồi giáo, kết quả có 6 thường dân và 2 cảnh sát bị thương.
|
Ở miền nam Phi Luật Tân, hằng trăm người Hồi Giáo đã cốt cờ Đan Mạch. Và ở Nam Dương, các cuộc xuống đường xẩy ra ở ít là 4 tỉnh khác nhau. Tòa nhà sứ vụ ngoại giao của Đan mạch bí ném đá hằng ngày. Những cuộc xuống đường biểu tình chống đối ở thế giới Hồi Giáo hôm Thứ Ba 7/2/2006 còn tiếp tục ở cả Ai Cập, Yemen, Djibouti, Gaza và Azerbaijan.
Iran tuyên bố đoạn tình ngoại giao với Đan Mạch, và triệu hồi lãnh sự của mình từ Đan Mạch về. Thành phần xuống đường bên ngoài tòa lãnh sự Đan Mạch và Áo Quốc.
Cũng vào hôm Thứ Ba 7/2/2006 này, vị lãnh đạo tối cao của Iran là Ayatollh Ali Khamenei đã cho rằng việc Tây Phương in ấn các bức biếm họa mà mưu đồ của Do Thái tỏ ra hận tức trước cuộc chiến thắng của Đảng Hamas ở Palestine.
Trong khi đó, tờ nhật báo nổi tiếng nhất ở Iran là Hamshahri nói rằng họ sẽ tổ chức một cuộc thi vẻ tranh biếm họa vào ngày 13/2/2006 về Biến Cố Tế Thần Do Thái để đáp ứng những gì Tây Phương đã vẽ về Tiên Tri Mohammed của họ. Họ mời các nhà hí họa ngoại quốc cùng tham dự cuộc thi này:
“Tây Phương có nới rộng quyền tự do phát biểu cho các tội ác gây ra bởi Hoa Kỳ và Do Thái hay chăng, hay một biến cố như vụ Tế Thần Do Thái? Hoặc tự do của Tây Phương chỉ để nhục mạ các gì là linh thánh về tôn giáo?”.
Ở Đan mạch, 12 họa sĩ vẻ 12 bức biếm họa đã lẩn trốn vì sợ bị nguy hiểm đến tính mạng. Ở Ba Lê, toà soạn tờ nhật báo France Soir là tờ đã phổ biến bộ biếm họa đã phải xuất tản gần 3 tiếng đồng hồ hôm Thứ Hai 6/2/2006 sau khi nhận được lời đe dọa nổ bom. Cho dù những nhà hí họa này có không muốn bộ biếm họa của mình được tung ra nữa, thì, cho tới Thứ Ba 7/2/2006, chúng vẫn còn được phổ biến ở Tiệp Khắc và hai tờ nhật báo ở Tân Tây Lan.
Thủ Tướng Đan Mạch là Anders Fogh Rasmussen vào hôm Thứ Ba 7/2/2006 đã nói với cuộc họp báo rằng:
“Giờ đây chúng ta
đang đối diện với một cuộc khủng hoảng toàn cầu càng lúc càng gia tăng. Giờ đây
nó đã trở thành một vấn đề chính trị quốc tế. Tôi kêu gọi hãy lắng dịu và ổn
định. Nước Đan Mạch và nhân dân Đan mạch không phải là kẻ thù của Hồi Giáo hay
của bất cứ tôn giáo nào. Chúng tôi tin vào quyền tự do bày tỏ, chúng tôi tin vào
quyền tự do tôn giáo, và chúng tôi tôn trọng tất cả mọi tôn giáo. Chúng tôi tin
vào việc đối thoại giữa các nền văn hóa và chúng tôi chống lại bạo lực cùng hận
thù, và chúng tôi tin vào quyền bình đẳng của mọi người”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 6-7/2/2006
Hình Ảnh Thế Giới Hồi Giáo Phản Ứng về Việc Báo Chí Âu Châu Phỉ Báng Giáo Tổ của Họ
|
|
Ở Anh Quốc Ở Bangladesh
|
|
Ở Ai Cập Ở Gaza Palestine
|
|
Ở Nam Dương Ở Iraq
|
|
Ở Pakistan Ở Quatar
|
|
Ở West Bank Palestine Ở Iran
|
|
Ở Ấn Độ Ở A Phú Hãn
|
|
Ở Do Thái Ở Lebanon
|
|
Ở Đan Mạch Ở England
|
Ở Mã lai
Trong khi thế giới Hồi Giáo đang trong cơn uất hận dữ dội, thì một số Kitô hữu đã bị thành phần Hồi Giáo cực đoan tấn công và sát hại. Không kể vụ đồng loạt tấn công 6 nhà thờ Kitô Giáo một lúc ở Iraq vào chiều Chúa Nhật 29/1/2006, gây thiệt mạng 3 người và bị thương 20 người, tin tức còn ghi nhận thành phần Hồi Giáo quá khích tấn công Kitô hữu hai vụ khác trong thời gian này.
Vụ thứ nhất xẩy ra ở tỉnh lẻ Patikul thuộc Đảo Sulu, Phi Luật Tân, sát hại 6 mạng người, trong đó có một em gái 9 tháng. Theo cơ quan Tín Vụ Á Châu thuật lại thì thành phần sát hại này, được cho là những tay háo chiến Abu Sayyaf, được thành lập từ năm 1991 ở miền nam Phi Luật Tân, là nhóm bảo thủ thân cận với nhóm al-Qaida, đã đi từng nhà hôm Thứ Sáu, 3/2/2006, tra hỏi xem người trong nhà là Hồi hữu hay Kitô hữu, nếu là Kitô hữu thì bị bắn chết liền.
Vụ thứ hai là vụ của Cha Andrea Santoro, 60 tuổi, phục vụ tại địa phương 5 năm, bị một nam nhân bắn chết vào chiều Chúa Nhật khi ngài đang cầu nguyện sau Thánh Lễ ở giáo xứ Thánh Mary Kilisesi của ngài thuộc thành phố Trabzon vùng Black Sea, Thổ Nhĩ Kỳ.
Vị linh mục bị bắn chết này sinh ở Priverno, gần Rôma, ngày 7/9/1945, và được thụ phong linh mục ở Giáo Phận Rôma ngày 18/10/1970. Sauk hi làm việc ở nhiều giáo xứ, vào năm 2000, ngài đã lên đường như một vị thừa sai của Fidei Donum, tự thành lập ở Trabzon, nơi ngài lập lên một cộng đoàn Công Giáo nhỏ là cộng đoàn Thánh Mary Kelisesi.
Vào năm 2003, ngài đã thành lập hiệp hội Cửa Sổ Hướng Về Trung Đông, chuyên tâm học hỏi, nguyện cầu và đối thoại giữa Tây Phương và Trung Đông. Trong quá khứ, ngài đã bị nhóm mafia đe dọa đến tính mạng vì ngài hoạt động để cứu giúp những người nữ ở Đông Âu thoát khỏi việc bán thân làm điếm.
Theo Đức Giám Mục Luigi Padovese, khâm sứ Tòa Thánh ở Anatolia, nói với cơ quan Tín Vụ Á Châu thì vào hôm Thứ Hai 6/2/2006, “tôi đi đến nhà xác sáng nay. Cha Andrea bị bắn chết bằng hai phát súng: Sau phát thứ nhất, ngài còn có thể hô lên với một người trẻ bấy giờ ở trong nhà thờ với ngài để bao che cho ngài; phát thứ hai đã bắn gục ngài.
Căn cứ vào hai nhân chứng có mặt trong nhà thờ bấy giờ thì kẻ bắn cha là một người lớn: “Cha Andrea bấy giờ đang quì; kẻ bắn ngài không cần vào bên trong, hắn đừng ở cửa nhà thờ, cách chừng 4 đến 5 mét. Hắn nhắm và nổ súng”, vị giám mục này cho biết, và ngài kết luận là vị linh mục là vật tế thần:
“Sự kiện là ngài đã bị giết vào thời điểm này không phải là tình cờ đối với tôi; trái lại, nó có thể xẩy ra vào lúc khác. Ngoài ra, bầu không khí ở đây rất ư là nóng bỏng, không nói đến là quá sôi bỏng. Ở đây nữa cũng có cả thành phần Hồi Giáo cuồng tín”.
Nghe tin vị linh mục thừa sai này bị ám sát chết, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã gửi 2 bức điện tín, một cho Đức Hồng Y Camillo Ruini, Đại Diện Giáo Hoàng ở Giáo Phận Rôma, giáo phận nhà của linh mục bị ám sát, và 1 cho Đức Giám Mục Luigi Padovese, khâm sứ tòa thánh ở Anatolia. Ngài viết như sau: “Tôi hy vọng rằng máu ngài đổ ra sẽ trở thành mầm mống hy vọng để xây dựng một tình huynh đệ đích thực giữa các dân tộc”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5-6/2/2006
Tòa Thánh Vatican lên tiếng về vụ các bức biếm họa trên báo chí Âu Châu phạm tới Hồi Giáo
Hôm Thứ Bảy, 4/2/2006, văn phòng Báo Chí của Tòa Thánh Vatican đã phổ biến một công văn liên quan tới vụ các bức biếm họa trên báo chí Âu Châu phạm tới Hồi Giáo, như sau:
“Để đáp lại một số lời yêu cầu về chủ trương của Tòa Thánh liên quan tới những hình ảnh mới đây xúc phạm tới những cảm thức tôn giáo của cá nhân cũng như của toàn thể các cộng đồng, văn phòng báo chí của Tòa Thánh Vatican xin lên tiếng như sau:
1. Quyền tự do tư tưởng và phát biểu, một thứ quyền được Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền công nhận, không thể nào bao gồm cả quyền phạm tới cảm thức tôn giáo của thành phần tín hữu. Nguyên tắc này hiển nhiên áp dụng cho bất cứ một tôn giáo nào.
2. Ngoài ra, việc chung sống cũng đòi phải có một bầu khí tương kính thuận lợi cho hòa bình giữa con người và các dân tộc. Hơn nữa, những hình thức chỉ trích chọc giận hay chế nhạo kẻ khác là những gì tỏ ra thiếu cảm quan nhân bản và có thể gây ra khiêu khích bất khả chấp ở một số trường hợp. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng những vết thương đang tồn tại nơi đời sống của các dân tộc không được chữa lành bằng cách như thế.
3. Tuy nhiên, cần phải nói ngay rằng, những xúc phạm gây ra bởi một cá nhân hay một cơ cấu báo chí không thể qui trách cho các tổ chức công quyền nơi xứ sở liên quan, những xứ sở có thẩm quyền cuối cùng cần phải nhúng tay can thiệp theo nguyên tắc pháp luật quốc gia. Bởi thế, những hành động phản đối có tín h cách bạo lực cũng là những gì đáng trách. Việc phản ứng chống lại sự xúc phạm cũng không thể nào thiếu mất tinh thần thực sự của tất cả mọi tôn giáo. Việc bất khoan dung thực tiễn hay theo ngôn từ, bất kể từ đâu xuất phát, vì hành động hay phản ứng, bao giờ cũng là một thứ đe dọa trầm trọng cho hòa bình.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/2/2006
Tự Do Tây Phương Đổ Thêm Dầu Vào Lửa Hận Thù Hồi Giáo
Hôm Thứ Sáu, 3/2/2006, là ngày lễ chính hằng tuần của người Hồi Giáo, (như Chúa Nhật đối với Kitô Giáo và Thứ Bảy đối với Do Thái Giáo), thế giới Hồi Giáo càng tỏ ra hận dữ trước tình trạng Đạo Giáo của mình nói chung và vị Giáo Tổ Mohammed của mình nói riêng bị một số báo chí Âu Châu đưa ra diễu cợt có tính cách phỉ báng.
Ở Thánh Địa, cả hằng chục ngàn người đã diễn hành khắp các thành phố Palestine, đốt cờ Đan Mạch và kêu gọi trả thù.
Ở Iraq, khoảng 4.500 người đã xuống đường biểu tình ở thành phố Basra, đốt cờ Đan Mạch.
|
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Nam Dương và Mã Lai cũng xuống đường phản đối các quốc gia Âu Châu (Na-Uy, Pháp, Đức, Bỉ, Hòa Lan và Ý) đã để cho báo chí phổ biến những tấm biếm họa của Đan Mạch. Các tờ nhật báo ở Bỉ theo ngôn ngữ Hòa Lan và 2 tờ báo cáng hữu ở Ý đã phổ biến những bức biếm họa ấy vào chính hôm Thứ Sáu. Những tờ báo ở Ý còn có những bài xã luận phê bình truyền thông Âu Châu về việc đầu hàng trước áp lực đối với những tấm biếm họa ấy.
Luật Hồi Giáo, được hàng giáo sĩ Hồi giải thích theo Sách Quran và những lời nói của vị Tiên Tri Giáo Tổ, cấm vẽ vời vị tiên tri này và các hình ảnh tôn giáo chính yếu khác – cho dù là những tấm hình tích cực – để tránh tình trạng ngẫu tượng. Thành phần giáo sĩ Hồi thuộc phái Shiite thì hơi khác ở chỗ họ cho phép có những tấm hình về vị đại thánh của họ là Ali, người con rể của vị tiên tri giáo tổ, cho dù họ không có những tấm hình về chính vị giáo tổ.
Một vị giáo trưởng ở Đền Omari thuộc Thành Phố Gaza đã nói với 9 ngàn tín đồ của mình rằng phải lấy đầu những ai thực hiện những tấm biếm họa ấy. Vị giáo trưởng ở Nablus là Hassan Sharaf đã nói trong bài giảng của mình rằng: “Nếu họ muốn khiêu chiến tôn giáo, chúng ta rat ay liền”.
Khoảng 10 ngàn người biểu tình, trong đó có cả thành phần võ trang súng ống thuộc nhóm Hamas bắn chỉ thiên, diễn hành qua Thành Phố Gaza đến quốc hội Palestine, nơi họ trèo lên mái, vẫy lá cờ xanh của Đảng hamas và hô hoán “Hạ Thủ, Hạ Thủ Đan Mạch!”
Sợ gây ra bạo động, Do Thái đã không cho tất cả những người Palestine dưới 45 tuổi đến cầu nguyện ở khu Đền Al Aqsa Giêrusalem, nơi thánh thứ ba của thế giới Hồi Giáo. Tuy nhiên cũng có khoảng 100 nam nhân hô hoán những câu khẩu hiệu Hồi Giáo và cầm cờ xanh của Đảng hamas xuống đường bên ngoài Cổ Thành Giêrusalem.
Ở Iraq, cả hai phái Hồi Giáo là Sunni và Shiite đều lên tiếng chống lại những tấm hí họa phỉ giáo ấy trong buổi nguyện cầu Thứ Sáu, 3/2/2006, kêu gọi tẩy chay hàng hóa của Đan Mạch. Vị giáo sĩ hàng đầu phái Shiite là Grand Ayatollah Ali al-Sistani, đã lên tiếng trên mạng điện toán toàn cầu của mình hôm Thứ Ba 31/1/2006, chỉ trích những bức biếm họa song không kêu gọi chống đối:
“Chúng tôi mạnh mẽ phản đối và lên án hành động ghê tởm này”.
Vị giáo sĩ đang có uy thế lớn lao đối với đa số phái Shiite Hồi Giáo này cũng qui trách một phần lỗi cho thành phần Hồi Giáo hiếu chiến. Vị này có ý nói tới những thành phần thuộc cộng đồng Hồi Giáo “bị đánh lừa và bức bách”, và cho biết các hành động của họ “đã tung ra một hình ảnh méo mó và đen tối về một niềm tin của công lý, yêu thương và huynh đệ”.
Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ là Recep Tayyip Erdogan đã được tường trình nói rằng những bức hí họa ấy là những gì tấn công đến “những giá trị thiêng liêng của chúng tôi”, và là những gì làm hư hại những nỗ lực trong việc thiết lập mối liên minh giữa thế giới Hồi Giáo và Âu Châu. Hằng trăm người Hồi Giáo hôm Thứ Sáu, sau buổi cầu nguyện hằng tuần ở các đền thờ, đã kéo nhau xuống đường biểu tình phản đối, kể cả cuộc biểu tình trước tòa lãnh sự Đan Mạch ở thủ đô Istanbul.
Thành phần bảo thủ Hồi Giáo xuống đường bên ngoài tòa lãnh sự Đan mạch ở Mã Lai, hô hoán những câu như “Muôn năm Hồi Giáo, tiêu diệt những kẻ thù của chúng ta”.
Ở Âu Châu, các viên chức cao cấp của Hiệp Vương Quốc, Pháp và Ý chỉ trích những bức biếm họa này. Nước Áo là nước đang giữ vai chủ tịch luân phiên của Khối Hiệp Nhất Âu Châu đã bày tỏ mối quan tâm về cuộc khủng hoảng leo thang ấy.
Ở Luân Đôn, hằng trăm người xuống đường qui tụ lại ở Tòa Lãnh Sự Đan Mạch và đốt cờ nước này. Có những người phụ nữ đeo băng đầu và cầm những biển ngữ như: “Hãy giết chết kẻ nào dám xỉ nhục Vị Tiên Tri”.
Thứ Bảy 4/2/2006, ở Syria, hằng trăm người xuống đường, từng tụ họp từ ngày xẩy ra những bức biếm họa trong tuần này, cuối cùng đã vưột hàng rào cảnh sát, nhào tới tòa lãnh sự Đan Mạch ở thủ đô Damascô và nổi lửa bằng những cây đuốc đốt dinh thự này. Ở Chí Lợi và Thụy Điển các tòa lãnh sự Đan Mạch cũng bị đốt phá nữa.
Tòa Thánh Vatican, trong khi phàn nàn về những cuộc xuống đường đầy bạo động, đã cho biết nhận định của mình về việc phổ biến các bức biếm họa xuất phát từ Đan Mạch như sau: “Quyền tự do tư tưởng và phát biểu… không thể bao gồm cả quyền vi phạm tới cảm thức đạo giáo của thành phần tín hữu”.
Thành phần Hồi Giáo ở Âu Châu không dữ dội như các nơi khác thuộc nội giới Hồi Giáo như ở Trung Đông và Đông Nam Á, thế nhưng, hôm Thứ Bảy, 4/2/2006, cơn hận dữ giây chuyền đã làm cho họ không thể không bừng lên lòng nhiệt thành bênh vực đạo giáo, đã có những cuộc xuống đường thậm chí đụng độ cả với cảnh sát ở thủ đô Đan Mạch là Copenhagen, và tập trung bên ngoài tòa lãnh sự Đan Mạch ở Luân Đôn.
Bà Thủ Tướng Đức Angela Markel phát biểu ở cuộc họp an ninh quốc tế là bà hiểu được cảm xúc của người Hồi Giáo nhưng bà không chấp nhận thái độ phản ứng quá khích của họ: “Tôi có thể hiểu được những cảm thức về tôn giáo của các người Hồi Giáo bị tổn thương và vi phạm, thế nhưng tôi cũng cần phải làm sáng tỏ vấn đề là tôi cảm thấy không thể nào chấp nhận được khi thấy cái cảm thức ấy như là những gì hợp thức hóa cho việc sử dụng bạo lực”.
Vị lãnh đạo Đảng Hamas ở Palestine là Mahmoud Zahar đã nói với tờ nhật báo Ý ll Giornale là những bức biếm họa ấy là một việc “sỉ nhục không thể tha thứ” và cần phải giết chết những kẻ trong cuộc: “Chúng tôi cần phải giết chết tất cả những ai phạm đến vị Tiên Tri, nhưng thay vào đó ở đây chúng tôi phản đối một cách ôn hòa. Chúng tôi cần phải giết chết họ, chúng tôi yêu cầu một cuộc trừng phạt công minh đối với những ai không tôn trọng tôn giáo cũng như không tôn trọng những biểu hiệu linh thiêng nhất của tôn giáo”.
|
Hằng trăm người Palestine đã xuống đường hôm Thứ Bảy. Ở Thành Phố Gaza, họ đã ném đá vào tòa nhà Ủy Ban Âu Châu và nhào vô trung tâm văn hóa Đức, đập phá cửa sổ và cửa ra vào, đốt cờ Đức và Đan Mạch, và kêu gọi tẩy chay hàng hóa của Đan Mạch. Có tiếng hô qua máy phóng thanh là: “Xỉ nhục Vị Tiên Tri và xỉ nhục hết mọi người Hồi Giáo”.
Ở tỉnh Hebron thuộc vùng Tây Ngạn, khoảng 50 người Palestine đã diễn hành đến tổng hành dinh của cơ quan sứ vụ quan sát quốc tế, đốt cờ Đan Mạch, và kêu gọi tẩy chay hàng hóa Đan Mạch: “Chúng tôi sẽ chuộc lấy Vị Tiên Tri của chúng tôi là Mohammed bằng máu của chúng tôi”.
Khoảng 500 người Ả Rập Do Thái qui tụ lại một cách ôn hòa ở Nazarét, và diễn hành từ Đền As-Salam đến Đền Thờ Truyền Tin, và khi bắt đầu cuộc diễn hành thì tiếng loa phát thanh vang lên rằng: “Allah là Thiên Chúa duy nhất, và Mohammed là Vị Tiên Tri của Ngài”.
Thủ Tướng Mã Lai là Abdullah Ahmad Badawi đã nói rằng việc in ấn những bức hí họa này chứng tỏ thái độ “hiển nhiên coi thường cảm quan của Hồi Giáo về việc sử dụng những hình ảnh như thế, những hình ảnh đặc biệt là phỉ báng và bị Hồi Giáo cấm đoán”. Thế nhưng vị thủ tướng này khuyên dân chúng hãy bình tĩnh: “Hãy để cho những tay thủ phạm phỉ báng này bị trầm trọng bởi những sai lầm của họ là những gì chỉ có chính họ mới có thể và cần phải sửa sai mà thôi”.
Ở Nam Dương, Tổng Thống Susib Bambang Yudhoyono đã phản đối những bức biếm họa là những gì thiếu tế nhị, thế nhưng, “là dân có đạo, chúng ta cần phải chấp nhận lời xin lỗi của chính phủ Đan Mạch”.
Khoảng 500 người xuống đường ở thủ đô Baghdad, một số trong họ cầm biểu ngữ kêu gọi “người chân thành trên khắp thế giới đều lên án hành động này”, và đòi Khối Hiệp Nhất Âu Châu xin lỗi. Cuộc xuống đường này do thành phần theo giáo sĩ cực đoan Muqtada al-Sadr tổ chức.
Ở chính Đan Mạch, nơi có khoảng 200 ngàn người Hồi Giáo, thành phần cảm thấy rất bị xúc phạm bởi những tấm biếm họa ấy, song chưa có những cuộc xuống đường ồ ạt xẩy ra.
Chúa Nhật 5/2/2006, ở Lebanon, tại thủ đô Beirut, thành phần xuống đường đã nhào vô đốt tòa lãnh sự Đan Mạch, như hai tòa lãnh sự Na Uy và Đan Mạch đã bị đốt cháy ở thủ đô Damasco nước Syria hôm Thứ Bảy trước đó. Bộ Ngoại Giáo Đan Mạch khuyên dân Đan Mạch hãy rời khỏi Lebanon.
|
Hằng chục ngàn người Hồi Giáo phẫn uất cũng xuống đường phản đối ở các thành phố khác trên thế giới, bao gồm cả Islamabad nước Pakistan, Baghdad nước Iraq, Khartoum nước Sudan, Jakarta nước Indonesia, và các phần đất Palestine.
Những chính trị gia Labanon đã kêu gọi giữ trật tự sau khi xẩy ra những cuộc xuống đường, như sau:
“Chúng tôi không chấp nhận bất cứ hành động nào gây ảnh hưởng tới tình trạng an ninh của người khác. Những nhóm người này bao gồm những người có ý định phá hoại các sản vật, gây gương xấu cho Hồi Giáo. Hồi Giáo không có liên quan gì tới bất cứ một hành động nào như thế, bất kể người khác bất kính các vị tiên tri ra sao, những vị được Thiên Chúa nói rằng chúng ta đã bảo vệ ngươi khỏi những kẻ nhạo báng”.
Ở A Phú Hãn, thành phần xuống đường hô hoán những câu chống Đan Mạch và đốt cờ Đan Mạch ở tỉnh Mihtarlam, khoảng 100 cây số (hay 60 dặm) về phía đông thủ đô Kabul. Họ yêu cầu truy tố các tay chủ bút của tờ nhật báo Đan Mạch.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 3-5/2/2006
Trong khi thế giới Hồi Giáo dữ dội phản ứng về những bức biếm họa được đăng trên tờ nhật báo Đan Mạch Jyllands-Posten từ ngày 30/9/2005 và được tái đăng trên tờ nhật báo Pháp ngày 1/2/2006 vừa rồi, thì vào Thứ Sáu, 3/2/2006, lại càng có nhiều tờ nhật báo Âu Châu phổ biến những bức hí họa bị thế giới Hồi giáo cho là phỉ báng tôn giáo của họ này, trong khi thành phần truyền thông báo chí Âu Châu lại cho rằng họ có quyền tự do ngôn luận và quyền này cũng linh thánh đáng tôn trọng nữa.
Thủ Tướng Đan Mạch là Anders Fogh Rasmussen, sau khi gặp gỡ phái đoàn đại diện Hồi Giáo ở thủ đô Copenhagen, đã cho biết như sau:
“Cả chính phủ Đan Mạch lẫn quốc gia Đan Mạch đều không chịu trách nhiệm gì về những tấm vẽ được phổ biến trên một tờ nhật báo Đan Mạch. Một chính quyền Đan Mạch không bao giờ lại có thể đi xin lỗi thay cho một tờ nhật báo tự do và độc lập cả”.
Ở Nam Dương là nước có đông Hồi Giáo nhất thế giới, có khoảng gần 300 người Hồi Giáo cực đoan đã đến đập phá ở hành lang của tòa lãnh sự Đan Mạch tại thủ đô Jakarta. Trong khi hô hoán “Allahu Akbar – Thiến Chúa là Đấng Cao Cả Nhất”, họ đập vỡ các bóng đèn bằng những chiếc gập tre, quẳng ghế ngồi, ném trứng thối và cà chua rồi xé cờ Đan Mạch, nhưng không ai bị thương.
Ở thành phố Ramallah vùng Tây Ngạn, hằng trăm người đã xuống đường được đảng Hamas tổ chức, xé lá cờ Pháp và cầm những biển ngữ với câu như: “Tấn công Vị Tiên Tri là tấn công Hồi Giáo”.
Bà Lãnh Sự Ai Cập ở Đan Mạch là Mona Omar Attia, sau khi gặp Thủ Tướng Đan Mạch Rasmussen, đã cho biết là bà bằng lòng với chủ trương của chính phủ Đan Mạch, thế nhưng bà còn cho biết rằng vị thủ tướng này đã nói là ông không thể nhúng tay vào vấn đề báo chí. Bởi vậy bà đã nói:
“Như thế có nghĩa là tất cả câu truyện sẽ được tiếp tục và chúng ta trở lại với cuộc đụng độ một lần nữa. Chính phủ Đan Mạch phải làm một điều gì đó để làm khuây khỏa thế giới Hồi Giáo”.
Vị phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Nam Dương là Yuri Thamrin đã cho biết là cuộc tranh cãi không phải chỉ xẩy ra giữa Jakarta và Copenhagen: “Nó bao gồm toàn thể thế giới Hồi Giáo liên quan tới Đan Mạch cũng như liên quan tới chiều hướng vấn đề ám ảnh Hồi Giáo”.
Quốc hội Pakistan, hôm Thứ Sáu, 3/2/2006, đã thông qua một quyết nghị lên án các bức biếm họa ấy là “lộng ngôn và xúc phạm đến uy tín”. Theo văn bản quyết nghị này thì “chiến dịch xấu xa, lăng nhục và khiêu khích này không thể nào có thể biện minh nhân danh quyền tự do phát biểu hay báo chí”.
Các hãng xưởng Đan Mạch cho biết là vấn đề buôn bán của họ đã thụt xuống ở Trung Đông sau những cuộc chống đối ở thế giới Ả Rập và những cuộc kêu gọi tẩy chay họ.
|
Các tay võ trang súng ống đã bắt và sau đó thả ra một người Đức hôm Thứ Năm, và đã ném một quả lựu đạn vào khu vực Trung Tâm Văn Hóa Pháp ở Giải Gaza. Bộ Trưởng Ngoại Giao Pháp là Philippe Souste-Blazy trong một cuộc phỏng vấn truyền hình đã lên án những cuộc phản đối này.
“Tôi hết sức phẫn nộ và không thể nào chấp nhận được là chỉ vì có những bức biếm họa ở Tây Phương mà thành phần cực đoan có thể đốt những lá cờ hay có những chủ trương bảo thủ hoặc cực đoan chứng minh thành phần biếm họa sĩ là đúng”.
Thủ Tướng Đan Mạch là Rasmussen cho biết rằng ông hy vọng tình hình sẽ sớm được cải tiến: “Nếu những cuộc xuống đường chống đối gia tăng thì có thể xẩy ra những âm hưởng không thể nào lường được nơi tất cả mọi quốc gia liên hệ và rồi vấn đề có thể gia tăng thành một vấn đề toàn cầu nữa, nên tôi nghĩ rằng vì lợi ích của nhau mà cần phải tìm một giải pháp cho vấn đề này”.
Vị chủ bút tờ nguyệt san Na Uy, tờ cũng cho in lại những tấm biếm họa Đan Mạch, đã nói rằng ông đã nhận được 25 lời đe dọa tính mạng và hằng ngàn những tín liệu hận thù.
Một vị chủ bút Jordan vì cho in lại những bức hí họa ấy, cho dù có ý cho dân Hồi Giáo của ông thấy được tầm mức phỉ báng của người Đan Mạch đối với đạo Hồi, ông cũng đã bị sa thải, đến nỗi ông đã phải viết một bức thư công khai xin lỗi: “Ôi tôi xin Thiên Chúa thứ tha cho tôi”.
Tờ nhật báo Bỉ là De Standaard đã cho in lại những bức biếm họa ấy cùng với những lá thư của các độc giả ủng hộ việc in ấn này. Chủ nhiệm của tờ này là Peter Vandermeersch đã nói với Reuter rằng: “Ở đây xẩy ra một cuộc xung khắc giữa hai thứ giá trị. Một thứ thì tôn trọng đạo giáo còn thứ kia thì tôn trọng quyền tự do ngôn ngữ”.
Những tờ nhật báo của Hiệp Vương Quốc không phổ biến những bức hí họa này, và đã được Bộ Trưởng Ngoại Giao Jack Straw ca ngợi:
“Tôi tin rằng việc tái phổ biến những bức hí họa ấy là việc không cần thiết, việc này đã từng là những gì thiếu tế nhị, đã từng là những gì bất kính và đã từng là những gì sai lầm. Tôi ca ngợi truyền thông Hiệp Vương Quốc đã chứng tỏ cho thấy tính cách hữu trách và tế nhị đáng chú ý”.
Kitô hữu ở Iraq vẫn sợ rằng họ sẽ bị tái tấn công một lần nữa, sau cuộc tấn công vào chiều tối Chúa Nhật 29/1/2006 vừa rồi.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 3/2/2006
Phản Ứng của Hai Vị Tổng Giám Mục ở Iraq trước việc Người Hồi Giáo Iraq giận cá chém thớt
Sau vụ khủng bố tấn công vào 6 nhà thờ Kitô Giáo Chúa Nhật 29/1/2006, Đức Tổng Giám Mục Louis Sako 57 tuổi ở Kirkuk cho biết rằng cộng đồng Kitô hữu ở Iraq đã trở thành “một Giáo Hội của các vị tử đạo một lần nữa”.
Diễn tả lòng “can đảm kinh khủng” của những người Công Giáo, Chính Thống và Tin Lành, vị này nói về thái độ coi thường của tín hữu, thành phần “sẽ không bị đẩy ra khỏi Iraq” bởi những hành động tấn công.
Sau khi chủ tế lễ án táng cho em gái 14 tuổi Fadi Raad Elias là một trong ba người bị chết trong vụ tấn công hôm Chúa Nhật, vị tổng giám mục này đã diễn tả cách thức dân chúng chen chúc đầy Vương Cung Thánh Đường Kirkuk để chứng tỏ “họ càng gắn bó với Kitô Giáo hơn trước đây”.
Vị tổng giám mục này còn nói với cơ quan Trợ Giúp Giáo Hội Thiếu Thốn rằng tín hữu của ngài được nhiều người Hồi Giáo đến dự Thánh Lễ an táng bày tỏ niềm an ủi, ngay cả những người phụ nữ Hồi Giáo, là những gì rất hiếm thấy và ngoại thường.
Cơ Quan Trợ Giúp Giáo Hội Thiếu Thốn tặng cho giáo hội của vị tổng giám mục này tiền bạc để phân ưu thương cảm với các gia đình và bạn bè thân hữu đang tìm cách trang trải cho việc an táng vá thiếu thốn những nhu cầu thiết yếu:
“Họ cảm thấy rất ư là biết ơn. Đối với họ, đây là một biểu hiệu quan trọng của tình đoàn kết. Tức là họ không bị cô lập lẻ loi”. Vị tổng giám mục bày tỏ cảm nhận”.
Đức Tổng Giám Mục Fernando Filoni, khâm sứ tòa thánh ở Iraq, sau vụ nổ bom gần tòa khâm sứ hôm Chúa Nhật, đã nói: “Cám ơn Chúa, chúng tôi đã sống sót”.
Trong những năm khốn khó này của người Kitô hữu Iraq, sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục 59 tuổi này, vị nhất định không bỏ đi trước cuộc tấn công của Hoa Kỳ, đã là một dấu hiệu cho thấy tình đoàn kết của Giáo Hội Công Giáo. Nhất là, để tỏ ra gần gũi với tín hữu, vị khâm sứ này đã không sử dụng những biện pháp an ninh đặc biệt. Ngài đã nói chuyện với tờ nhật báo Ý là Avvenire về vụ tấn công toà khâm sứ như sau:
Vấn: Có phải đây là lần đầu tiên xẩy ra chuyện này hay chăng?
Đáp: Phải, phải, có một chiếc xe đạn hoàn toàn bị hủy hoại ở bên ngoài. Nó làm sụp đổ một phần của bức tường khu vườn và làm vở những cửa sổ – cám ơn Chúa, những thiệt hại hạn hẹp thôi.
Vấn: Một cuộc tấn công vào vị đại diện ngoại giao của Tòa Thánh Vatican – ngài nghĩ thế nào? Nó có phải là một âm mưu hay chăng?
Đáp: Chúng tôi nghĩ là như thế, vì đồng một lúc xẩy ra những cuộc tấn công vào các nhà thờ ở Baghdad và Kirkuk.
Vấn: Nếu chúng ta đã trở lại với hồi Tháng 8/2004, khi xẩy ra một loạt tấn công đẩm máu vào cộng đồng Kitô hữu? Phải chẳng có một thảm trạng nào đó ở bên trọng nội vụ?
Đáp: Có những yếu tố tương tự như nhau, chẳng hạn về ngày, thì đó là Ngày Chúa Nhật của Kitô Giáo. Những vụ nổ đã xẩy ra vào thời gian tín hữu đang đi lễ. Và chúng xẩy ra một loạt. Nếu chúng ta phân tích những biến cố này chúng ta sẽ thấy rằng có nhiều điều giống nhau.
Vấn:
Những cuộc tấn công này nhắm vào các dinh thự thờ phượng, vào tòa khâm sứ,
cho thấy là tình hình khó khăn và bất an.
Đáp: Tình hình trở thành bất an và tiếp tục trở nên khó khăn, rất ư là khó khăn. Nó đã trở nên tệ hơn nữa vì sự kiện là những đe dọa chống lại người Kitô hữu, chống lại viên chức của Giáo Hội, đang gia tăng. Các cuộc bắt cóc tiếp tục xẩy ra. Tất cả những điều này làm cho tình hình hết sức hiểm nghèo.
Về các cuộc tấn công hôm Chúa Nhật, một số người cho rằng cho liên hệ tới vấn đề tục hóa hình ảnh của Mohammed xẩy ra ở Đan Mạch. Thật sự là ở các quốc gia Hồi Giáo đang xẩy ra tình trạng hết sức hận tức. Cả ở Iraq nữa, cũng có nhiều thỉnh nguyện, bao gồm cả thỉnh nguyện của vị lãnh đạo giáo phái Shiite Hồi là Moqtada al-Sadr, xin Đức Giáo Hoàng can thiệp. Vào lúc này đây đang có một bầu không khí sôi nổi.
Vấn:
Có biện pháp nào được sử dụng để bảo vệ tòa khâm sứ chưa?
Đáp: Con đường xẩy ra vụ nổ bị đóng không cho xe cộ qua lại và cảnh sát gia tăng canh chừng khu vực này.
Vấn:
Bầu khí sợ hãi và hỗn loạn gia tăng hằng ngày.
Đáp: Chắc chắn một điều là đối với Kitô hữu của chúng ta tình hình trở thành một động lực thúc đẩy phải quan tâm hơn. Nếu có thể thì nhiều người trong họ sẽ rời bỏ quê hương này.
Vấn:
Những vị lãnh đạo tôn giáo của cộng đồng Hồi Giáo đã nói ra sao?
Đáp: Một số tỏ tình đoàn kết. Về Lể Giáng Sinh, nhiều người gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến Đức Thánh Cha, đến tòa khâm sứ Tòa Thánh. Dĩ nhiên là những cá nhân nhận thức này không phải là những người cần phải quan tâm. Những mối lo sợ xuất phát từ những môi trường rất khác nhau.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
1/2/2006
Thế Giới Hồi Giáo càng Phản Ứng Dữ Dội trước Truyền Thông Tây Phương nhạo báng Giáo Tổ Mohammed
Trong khi ở Balê Pháp quốc, nhà xuất bản Raymond Lakah của tờ nhật báo France Soir giải nhiệm vị chủ bút Jacques Lefranc sau khi tờ này hôm Thứ Tư 1/2/2006 đã cho phổ biến lại những bức hí họa nhạo báng Hồi Giáo từ tờ nhật báo Đan Mạch, thì ở Pakistan, thành phần phản đối đã diễn hành hô hoán “Đập Chết Đan mạch” và “Đánh Chết Pháp Quốc”.
Trong những cuộc phản đối liên tục xẩy ra, những tay súng Palestine đã đóng cửa văn phòng Khối Hiệp Nhất Âu Châu hôm Thứ Năm 2/2/2006 ở Thành Phố Gaza, viết trên cửa của văn phòng này rằng văn phòng sẽ cứ đóng cửa cho tới khi người Âu Châu xin lỗi người Hồi Giáo.
|
Đeo mặt nạ, những nam nhân – thuộc Thánh Chiến Hồi Giáo và Lữ Đoàn Tử Đạo al Aqsa thuộc ngành quân sự đảng Fatah – đã bắn những viên đạn chỉ thiên và một người trong họ đọc lên những điều yêu cầu.
Hôm Thứ Hai, 30/1/2006, đã có một cuộc biểu tình như vậy xẩy ra tại Thành Phố Gaza này. Các viên chức Palestine báo cho biết là những tay cầm súng ấy đe dọa sẽ bắt cóc những nhân viên Âu Châu nếu Khối Hiệp Nhất Âu Châu không lên tiếng xin lỗi Hồi Giáo.
Hôm Thứ Tư, những người Iraq đã yêu cầu chính quyền của họ chấm dứt liên hệ ngoại giao với Đan Mạch và Na Uy vì vụ phổ biến những tấm hí họa phỉ báng Hồi Giáo như thế. Các vị lãnh đạo Hồi Giáo Iraq đã kêu gọi thành phần tín đồ của họ hãy biểu tình từ thủ đô Baghdad tới thành phố miền nam Basra sau những buổi cầu nguyện chính vào Thứ Sáu 3/2/2006 để lên án các bức hí họa ấy.
Vị Thủ Tướng Palestine đang giải nhiệm là Ahmed Qureia đã lên án hôm Thứ Năm 2/2/2006 những bức hí họa này, khi ông nói với Associated Press rằng chúng “gây phẫn nộ cho tất cả mọi người Hồi Giáo khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi hy vọng rằng các chính phủ liên hệ chú ý tới tính cách tế nhị của vấn đề này”. Ông đã yêu cầu những tay võ trang đừng tấn công những người ngoại quốc, “thế nhưng chúng tôi cảnh giác là những phẫn nộ có thể bùng nổ vì những vấn đề rất tế nhị ấy”.
Tổng Thống A Phú Hãn là Hamid Karzai nói rằng “Bất cứ một sự xỉ nhục này đối với Vị Tiên Tri Thánh đều là sự xỉ nhục cho hơn 1 tỉ người Hồi Giáo và là một hành động như thế này không bao giờ được phép tài diễn nữa”.
Ngoại Trưởng nước Iran đã triệu mời vị Đại Sứ Áo Quốc Stigel Bauer, vì quốc gia của ông đang trong thời kỳ luân phiên làm chủ tịch của Khối Hiệp Nhất Âu Châu, để tỏ ý phản đối báo chí Âu Châu có thái độ phỉ báng đạo giáo của họ. Cơ Quan Tín Vụ Cộng Hòa Hồi Giáo cho biết như thế và còn cho biết thêm là vị đại sứ ấy đã xin lỗi và hứa chuyển việc phản đối của Iran với chính quyền của mình và các nước khác thuộc Khối Hiệp Nhất Âu Châu.
Một tờ nhật báo ở Jordan, hôm Thứ năm 2/2/2006, đã dám phổ biến 3 trong bộ hí họa này, với hàng chữ đính kèm là nó in lại chúng là để tỏ cho độc giả “tầm mức xúc phạm của người Đan Mạch”. Ngoài ra, bên cạnh các bức hí họa được in lại ấy, tờ tuần san Ả Rập Shihan đã viết trên nhan đề là “Đây là những gì tờ nhật báo Đan Mạch đã phác tả Tiên Tri Muhammad, xin Chúa chúc lành và ban bình an xuống trên ngài”.
Syria và Saudi Arabia đã triệu hồi đặc sứ của mình ở Đan Mạch về và những cuộc chống đối Đan Mạch đã bùng nổ.
Bộ Ngoại Giao Đan Mạch cho biết họ đã nhận được một trận lụt điện thư từ những người Hồi Giáo hận tức đang muốn cố gắng đóng cửa dịch chủ của nó. Trong tuần vừa qua, hệ thống IT của bộ này đã chặn cả hằng triệu điện thư chính yếu từ Trung Đông gửi tới.
Cuộc đụng độ này cũng ảnh hưởng tới cả vấn đề thương vụ nữa. Những hãng xưởng của người Đan Mạch bị ế ẩm ở Trung Đông giữa những cuộc vận động tẩy chay mua bán với họ.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 2/2/2006
Tối Chúa Nhật, ở thủ đô Baghdad cũng như ở thành phố Kirkuk thuộc phía bắc thủ đô này đã xẩy ra một loạt khủng bố tấn công vào sáu nhà thờ Kitô Giáo đông đảo đang cử hành Thánh Lễ, gây thiệt mạng 3 người (trong đó có một em gái 13 tuổi là Fadi Raad Elias ở Nhà Thờ Trinh Nữ Maria) và trên 20 người bị thương.
Ở thủ đô Baghdad, Đức Thượng Phụ Lễ Nghi Chaldean là Emmanuel III Delly đã thoát được cuộc tấn công này trong giây phút, sau khi ngài bị việc kiểm soát an ninh làm chậm trễ việc ngài tới Nhà Thờ Mary ở khu Al Bonook.
Một trái bom khác đã nổ gần Tòa Sứ Thần Vatican ở Al Wiya, thủ đô Baghdad.
Cả ở Kirkuk, nơi có hai nhà thờ bị tấn công, cũng như ở thủ đô Baghdad, thành phần tấn công bằng bom đã nhắm đến Kitô hữu thuộc nhiều giáo phái, trong đó có Lễ Nghi Chaldean, Chính Thống Syria, Lễ Nghi Latinh và Giáo Hội Đông Phương Assyria.
Theo nguồn tin từ cơ quan Trở Giúp Giáo Hội Thiếu Thốn thì thành phần giáo sĩ Hồi Giáo bảo thủ kêu gọi thực hiện những cuộc tấn công sau một loạt những hình hí họa ở một tờ báo Đan Mạch phỉ báng tiên tri Mohammed. Những hình ảnh ấy sau đó được truyền hình trên các đài của Hồi Giáo.
Những cuộc tấn công hôm Chúa Nhật vừa rồi cũng tương tự như cuộc tấn công các nhà thờ ở Baghdad và Mosul vào tháng 8/2004, sát hại 15 người.
Qua những lời phát biểu trên Đài Phát Thanh Vatican, Đức TGM Fernando Filoni, sứ thần tòa thánh ở Iraq đã nói rằng: “Vào lúc này đây khó mà có thể suy đoán được những cuộc tấn công ấy. Vấn đề rõ ràng là việc bất ổn định là một trong những khía cạnh chính của những ai muốn lìa bỏ quốc gia đang hỗn loạn này”.
Lên án các cuộc tất công này, Marie-Ange Siebrecht, lãnh đạo phân bộ Trung Đông Cứu Trợ Giáo Hội Thiếu Thốn, đã nói rằng: “Chúng ta nghe về cuộc khủng hoảng ở Iraq quá thường nhưng thế giới hoàn toàn không thèm chú ý tới tình trạng khổ đau của thành phần Kitô hữu ở một xứ sở đã từng là quê hương của họ bao ngàn năm”.
Cơ Quan Cứu Trở Giáo Hội Thiếu Thốn cũng tường trình rằng ở Baghdad cũng như ở thành phố Mosul thuộc miền bắc thủ đô này, có cả hằng mấy chục sinh viên đại học Công Giáo bị tấn công về thể lý bởi sinh viên học cấp cử nhân hô hoán những câu phạm đến họ, gọi họ là thành phần vô tín ngưỡng và là tay sai cho Hoa Kỳ.
Trong lời phát biểu cùng cơ quan Tín Vụ Á Châu, Đức Thượng Phụ Delly đã nói rằng: “Chúng tôi lo sợ, nhưng chúng tôi tìm được ủi an nơi việc cầu nguyện”.
Sau khi xẩy ra một loạt tấn công vào 6 nhà thờ Kitô Giáo ở Iraq chiều Chúa Nhật 29/1/2006, hôm sau, Thứ Hai, tờ báo Đan Mạch này đã phải lên tiếng xin lỗi Hồi Giáo. Thế mà hôm Thứ Tư, 1/2/2005, một tờ báo ở Pháp lại tái phổ biến những tấm hình hí họa của tờ báo Đan Mạch mang tính cách phỉ báng Hồi Giáo vì đụng đến vị Giáo Tổ Mohammed của đạo này một lần nữa, vì chủ trương rằng giáo điều không có chỗ đứng trong xã hội trần thế.
Những bức hí họa này đầu tiên được phổ biến vào ngày 30/9/2005 ở tờ nhật báo Đan Mạch Jyllands-Posten, sau đó được tái phổ biến ở một tờ nguyệt san Na Uy vào Tháng Giêng 2006, một việc làm gây ra những cuộc tẩy chay và biểu tình chống Đan Mạch khắp thế giới Hồi Giáo.
Tờ nhật báo Pháp France Soir, hôm Thứ Tư 1/2/2006, đã phổ biến một tựa đề là: “Phải, Chúng Tôi Có Quyền Biếm Họa Thiên Chúa” và một bức tranh hí họa về những vị thần linh của Phật Giáo, Do Thái Giáo và Kitô Giáo đang trôi nổi trên một đám mây. Bên trang trong, từ nhật báo này cho in lại tấm hí họa châm biếm đụng đến các tôn giáo này.
Tờ nhật báo Đức Welt cũng cho phổ biến bức hí họa ấy cùng ngày Thứ Tư 1/2/2006 ở ngay trang đầu, cho rằng “quyền lộng ngôn phạm thượng” đã có nền tảng trong các quyền tự do dân chủ.
Tờ France Soir, một tờ báo được thành lập từ năm 1944 và hiện nay do một trùm tư bản Ai Cập làm chủ, đã viết: “Sự xuất hiện của 12 bức họa trên tờ báo Đan Mạch đã gây phẫn nộ trong thế giới Hồi Giáo, vì hình ảnh về Allah và về vị tiên tri của Allah vốn là những gì bị cấm đoán. Thế nhưng, bởi không có một giáo điều này có thể áp đặt trên một xã hội dân chủ và trần thế mà tờ France Soir cho phổ biến những tấm hí họa buộc tội này”.
Tờ nhật báo Đan Mạch đã cho phổ biến những bức biếm họa sau khi yêu cầu các nghệ sĩ hãy vẽ vị tiên tri của Hồi Giáo để thách đố những gì được cho là khuynh hướng tự kiểm duyệt nơi thành phần nghệ sĩ đối với các vấn đề liên quan tới Hồi Giáo. Những tấm biếm họa này có cả những hình ảnh đốt phá như vị tiên tri Mohammed đội một cái khăn xếp theo hình một quả bom có ngòi nổ.
Tuy nhiên, tờ Jyllands-Posten đã lên tiếng xin lỗi cách đây hai hôm, vì đã phạm tới những người Hồi Giáo. Dầu sao tờ báo cũng cho biết là họ không vi phạm luật lệ Đan Mạch khi in ấn những bức hí họa này. Mặc dù thế, hôm Thứ Tư 1/2/2006, vị chủ bút là Carsten Juste của tờ này cho biết là sẽ không in lại những bức hí họa ấy nữa vì ông ta đã thấy được những hậu quả bởi đó mà ra:
“Nếu chúng tôi biết trước rằng vấn đề sẽ dẫn tới chỗ tẩy chay và đời sống dân Đan Mạch gặp nguy hiểm như chúng tôi chứng kiến thấy thì câu trả lời là ‘không’”.
Cộng Đồng Hồi Giáo Pháp, một cộng đồng Hồi Giáo Tây Âu lớn nhất với khoảng 5 triệu người, đã câm nín không tỏ ra phản ứng gì trước những tấm hình vẻ ấy trên tờ nhật báo Đan Mạch, và các vị lãnh đạo Hồi Giáo ở Pháp cũng không có phản ứng nào lập tức trước việc tái phổ biến những bức hí họa phỉ báng đạo giáo này hôm Thứ Tư.
Phát ngôn viên chính phủ Pháp là Jean-Francois Cope đã lên tiếng một cách dung hòa về vấn đề này là Pháp dấn thân trong việc bảo vệ quyền tự do phát biểu và tính cách thế tục song khuyên nên tôn trọng niềm tin thuộc các tôn giáo, nhu sau: “Đây là một quốc gia gắn bó với nguyên tắc thế tục, và quyền tự do này hiển nhiên là được hành sử trong tinh thần chấp nhận và tôn trọng niềm tin của mọi người”.
Thần học gia người Pháp là Sohaib Bencheikh đã lên tiếng chống lại những bức hí họa ấy ở một bài cũng trong tờ France Soir kèm theo những bức hí họa này như sau: “Người ta cần phải thấy được những giới hạn giữa quyền tự do phát biểu và quyền tự do bảo vệ những gì là linh thánh. Tiếc thay, Đông Phương đã bị mất đi cái cảm quan về linh thánh ấy mất rồi”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 30/1/2006 và CNN ngày 1/2/2006