IRAQ VÀ THẾ GIỚI
SAU LỆNH KHAI CHIẾN CỦA TỔNG THỐNG BUSH 19/3/2003
Ai thắng ai thua trong cuộc chiến giải giới Iraq? Giải giới vũ khí hay giải giới ảo tưởng?
|
Thoidiemmaria.net: Cuộc chiến bạo lực giải giới Iraq, sau đúng ba tuần lễ, từ Thứ Tư Lễ Thánh Giuse 19/3/2003 đến Thứ Tư 9/4/2003, ngày bức tượng Sađam Hussein ở Công Viên Furdos thủ đô Baghdad bị dân chúng giật đổ và giầy đạp, thì dù chiến tranh chưa thực sự kết thúc, việc bức tượng Sađam Hussein bị hạ bệ cũng kể như chế độ cũ đã qua! Ngoài ra, vị ngoại trưởng Iraq ở Nữu Ước là Mohammed Aldouri cũng vào ngày Thứ Tư này đã cho biết ông không thể liên lạc gì được với Tổng Thống Sađam Hussein và đã lên tiếng tuyên bố: “Cuộc chơi đã xong. Tôi hy vọng hòa bình sẽ đến và nhân dân Iraq sẽ có một đời sống an bình”.
|
Vấn đề hậu chiến Iraq đã được thế giới bàn đến, cũng chia ra hai phe, phe chủ chiến là US và UK muốn làm chủ Iraq về chính trị, còn phe phản chiến là Pháp-Nga-Đức nhấn mạnh đến vai trò chủ yếu của Liên Hiệp Quốc trong vấn đề tái thiết Iraq. Bởi thế, cho dù chiến tranh bạo lực giải giới có qua đi, nhưng rắc rối vẫn còn đó. Ở chỗ, Liên Hiệp Quốc chẳng còn thế giá gì nữa. Nước mạnh vẫn làm chủ và léo lái tổ chức Liên Hiệp Quốc này. Hoa Kỳ vừa tuyên bố tấn công Iraq, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc liền ra lệnh rút phái đoàn thanh tra vũ khí ra khỏi Iraq. Hoa Kỳ vừa tuyên bố cho LHQ vai trò “làm cố vấn” trong việc tái thiết Iraq, vị tổng thư ký này liền bổ nhiệm nhân viên để “cộng tác” với Hoa Kỳ. Tại sao vị tổng thư ký này, một đàng nhấn mạnh đến vai trò chính yếu của Liên Hiệp Quốc trong việc tái thiết Iraq, lại phải “cộng tác” với Hoa Kỳ như vậy? Tại sao ông không triệu tập Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về vấn đề hết sức quan trọng này? Bởi thế mới nói Liên Hiệp Quốc hậu Thế Chiến II đã hết thời, như Hội Vạn Quốc của Thế Chiến I vậy. Tình hình thế giới hậu chiến Iraq sẽ còn nhiều rắc rối hơn nữa. Giải giới Iraq chỉ là cuộc mở đường cho những mưu đồ chính trị sẽ được hiện lộ và đụng độ sau này mà thôi.
|
Riêng về cuộc giải giới Iraq bằng bạo lực ai thắng ai thua? Về mặt quân sự thì lực lượng Iraq thua. Và thua là phải song cũng không nhục gì, vì Iraq dầu sao cũng chỉ là một tiểu quốc. Còn phe thắng cũng chẳng vinh gì, vì hai đánh một không chột cũng què, lại là hai siêu cường quốc, với đủ mọi thứ vũ khí tối tân trong tay. Nếu chơi tay đôi và cân bằng vũ khí, như hai võ sĩ lên võ đài, thì chưa chắc Iraq đã thua. Vấn đề ở đây là không phải hơn thua, mà là đúng sai. Nếu Hoa Kỳ muốn qua mặt thế giới để tự động dùng võ lực tấn công Iraq để giải giới Iraq hầu cứu Hoa Kỳ và thế giới khỏi nhà độc tài Sađam Hussein khủng bố tấn công bằng những thứ vũ khí nguy hiểm, mà chẳng thấy những thứ vũ khí ấy đâu, thì không phải là chính Hoa Kỳ đã chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Hoa Kỳ hoàn toàn tố cáo bậy bạ cho Iraq và đã thực sự sai lầm trong việc đánh Iraq. Nếu Hoa Kỳ chơi ngon và thật sự có thiện chí và lòng ngay thì phải lên tiếng xin lỗi thế giới nói chung và nhân dân Iraq nói riêng! Liệu Hoa Kỳ có dám làm điều này hay chăng?
|
Và nếu quả thực Iraq hoàn toàn và thực sự không có những thứ vũ khí đại công phá ấy thì không phải là nhà độc tài Sađam Hussein đúng hay sao? Bởi thế, dù thua về quân sự Iraq nói chung và nhà độc tài Sađam Hussein nói riêng này đã thắng về tinh thần, ở chỗ, đã nói thật, chúng tôi không có những thứ vũ khí cấm là không có, (đó là lý do Iraq đã không ngại để cho LHQ thanh tra vũ khí ba tháng trời). Ngoài ra, nếu quả thực Iraq có những thứ vũ khí nguy hiểm ấy, tại sao nhà độc tài Sađam Hussein không chịu sử dụng để phản công trước khi hoàn toàn thất thủ? Phải chăng vì ông ta không kịp trở tay? Thế còn các nhân viên thân cận nhất của ông thì sao, họ vẫn có thể sử dụng chúng thay ông vậy? Chẳng lẽ họ chết hết một lúc? Nhà lãnh đạo Hội Nghị Quốc Gia Iraq là Ahmad Chalabi đã cho CNN biết hôm Thứ Tư 9/4/2003 là có những lời tường trình cho rằng tổng thống Iraq đã ẩn nấp ở thành phố Baqubah, phía đông bắc thủ đô Baghdad: “Chúng tôi không có chứng cớ là họ đã bị giết trong cuộc tấn công này. Ít là chúng tôi biết được rằng Qusay, con trai của vị tổng thống này, còn sống và anh ta đang chiếm đóng ở một số nhà trong miền Diyala”. Cũng những nguồn tin này còn cho biết Tướng Ali Hassan al-Majeed, biệt danh là “Chemical Ali”, đã bị thương nhưng còn sống và đang ở một địa điểm này với Qusay. Vậy, nếu cho đến giây phút cuối cùng Iraq vẫn không sử dụng vũ khí cấm đã cho thấy, một là họ thực sự và hoàn toàn không có những thứ này, hai là họ nhân đạo và quảng đại hơn thành phần sử dụng bạo lực để giải giới chính cái ảo tưởng của thành phần tấn công này. Vậy thì thử hỏi ai thắng ai thua trong trận chiến tranh bạo lực giải giới được gọi là cuộc hành quân giải phóng Iraq này của US và UK?
|
Nếu Hoa Kỳ tấn công A Phú Hãn để bắt cho bằng được tên chúa trùm khủng bố thế giới là bin Laden mà họ cho là chủ mưu trong vụ khủng bố tấn công 911 song cho đến nay vẫn chẳng biết nhân vật này ở đâu, nay tấn công Iraq để triệt hạ nhà độc tài Sađam Hussein, song cũng chẳng thấy xác của nhà độc tài này đâu, thì phải chăng Hoa Kỳ đã thực sự triệt hạ được những mầm mống nguy hiểm cho họ và cho thế giới? Vì chưa đạt được mục đích của chiến tranh tấn công và hủy diệt khủng bố, trong đó có hai nhân vật hết sức nguy hiểm là bin Laden và Sađam Hussein, thử hỏi Hoa Kỳ đã thắng trận hay chưa, hay là đang phiêu lưu trong cuộc đối đầu với ma quái là những gì đã, đang và còn làm cho một đệ nhất siêu cường Hoa Kỳ kinh hoàng và hoảng sợ. Nếu sau trận chiến bạo lực giải giới Iraq một cách sai lầm này (sai lầm vì qua mặt quốc tế và không tìm thấy vũ khí cấm ở Iraq) này, Hoa Kỳ biết nghĩ lại chính sách ngoại giao của mình thì tốt, bằng cách hoàn toàn để cho Liên Hiệp Quốc tái thiết Iraq, và có thể cứu vãn được tình thế về sau, bằng không, Hoa Kỳ thực sự đang đi vào một con đường không lối thoát, một ngõ cụt, death end - no way out.
|
Theo thoidiemmaria.net, như những gì đã nhận định trong bài Trật Tự Mới của Một Thế Giới Toàn Cầu Hóa: Tư Bản Kiểu Cộng Sản, bài viết đã được phổ biến trên màn điện toán dongcong.net hôm 23/3/2003, thì nếu quả thực Iraq không có những thứ vũ khí cấm và nhà độc tài Sađam Hussein không sử dụng những thứ vũ khí này để phản công Hoa Kỳ, đó chính là dấu hiệu Thiên Chúa đã cứu nhân dân Iraq nói riêng và thế giới nói chung. Ngài đã cứu nhân dân Iraq ở chỗ Ngài đã loại trừ đi cho họ một chế độ đã từng làm khổ họ từ năm 1979, và Ngài cũng cứu cả thế giới nữa vì không để cho Hoa Kỳ lên mặt cho rằng chính nhờ Hoa Kỳ qua mặt LHQ trong việc sử dụng võ lực mới có thể giải giới được Iraq, do đó chỉ có Hoa Kỳ hay nước nào mạnh nhất mới xứng đáng đóng vai trò làm chủ thế giới và chỉ có võ lực mới giải quyết được mọi vấn đề. Tạ ơn Chúa!
Iraq: hình ảnh sau đúng ba tuần bị bạo lực giải giới giải giới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tối tăm tự mình có bừng lên ánh sáng được hay chăng?
Hoa Kỳ dự định tổ chức một cuộc hội nghị vào ngày 15/4/2003 tại tỉnh Nasiriya
thuộc miền nam Iraq với thành phần chống đối chế độ Sađam Hussein tham dự “cả
trong và ngoài nước”, trong đó có vị đại diện Tổng Thống Bush là Zalmay
Khalilzad.
|
Trước thái độ của chính phủ Hoa Kỳ không thiên về vai trò chính yếu của LHQ trong việc tái thiết Iraq, Tổng Thống Bush đã nhấn mạnh ở Belfast Ái Nhĩ Lan là nhân dân Iraq sẽ quyết định ai sẽ ở trong thành phần chính phủ lâm thời “cho đến khi đủ điều kiện cho dân chúng tuyển lựa cho mình vị lãnh đạo riêng”. Tổng Thống Bush mạnh mẽ bác bỏ những ý nghĩ cho rằng Hoa Kỳ muốn chọn vị lãnh đạo cho tân chính phủ Iraq: “Như quí vị biết, tôi nghe nói nhiều đến cách thức chúng tôi sẽ đặt để người thủ lãnh này hay người thủ lãnh kia. Hãy bỏ qua ý tưởng này đi. Từ ngày đầu tiên chúng tôi đã nói là nhân dân Iraq có khả năng nắm chính quyền của mình. Đó là những gì chúng tôi tin tưởng… Và đó chính là những gì sẽ xẩy ra”. Thoidiemmaria.net: nếu quả thực đúng như lời vị tổng thống này nói như vậy thì là điều đáng mừng, thế nhưng lời nói này đáng tin đến đâu và có ý nghĩa như thế nào thì còn cần phải chờ những gì sẽ xẩy ra sau này. Một vị tổng thống đã qua mặt quốc tế, đã coi thường Liên Hiệp Quốc để làm những gì mình muốn liệu có đáng tin hay chăng? Những gì Hoa Kỳ đã phác ra trong bản quyết định 1441 về vấn đề kiểm soát và thanh tra vũ khí Hoa Kỳ có giữ đúng như thế hay chăng? Bởi thế, nếu những gì mập mờ và bạo lực của Hoa Kỳ tiêu biểu cho tối tăm thì liệu tối tăm tự mình có bừng lên ánh sáng được hay chăng?
|
Hãng Thông Tấn Associated Press hôm Thứ Hai 7/4/2003, đã được trao cho một cuốn băng dài 27 phút ở miền tây bắc Pakistan, đầy những lời Kinh Thánh Koran và nói rằng thánh chiến là “giải pháp duy nhất cho tất cả mọi vấn đề”. Tiếng nói trong cuốn băng này được thông dịch viên Ả Rập là Afghan, người đã gặp trùm khủng bố này những năm trước đây tin rằng giọng nói trong cuộc băng là giọng nói của bin Laden. Nội dung những lời của cuốn băng này như sau:
“Các người phải rửa hận cho những trẻ em vô tội. Thành phần bị thảm sát ở Iraq. Hãy hiệp nhất chống lại Bush và Blair và chiến thắng họ bằng những cuộc khủng bố tự tử để các người được thành đạt trước nhan Allah. Ôi anh em Ả Rập chúng ta hãy hứa quyết dâng hiến mạng sống của chúng ta cho việc tử đạo theo đường lối của Allah. Hoa Kỳ đã tấn công Iraq và chẳng bao lâu nữa sẽ tấn công Iran, Saudi Arabia, Egypt và Sudan. Anh em phải nhận thức là những kẻ không phải là Ả Rập không thể chịu đựng được sự hiện diện của người Ả Rập và muốn vồ lấy các nguồn liệu của họ và hủy diệt họ”.
|
Giọng nói thúc giục tín đồ Hồi Giáo hãy tấn công các chính phủ Pakistan, A Phú Hãn, Bahrain, Kuwait và Saudi Arabia: “Tất cả những thứ chính phủ này đã áp đặt trên các người nên phận sự của các người là thánh chiến chống lại những thứ chính phủ ấy”. Trong số thành phần cai trị các chính phủ ấy cuốn băng chỉ nhắc đed61n đích danh một người, đó là Tổng Thống A Phú Hãn Hamid Karzai: “Một trong những tên nô lệ của Hoa Kỳ là Karzai ở A Phú Hãn, vì hắn đã ủng hộ những kẻ không phải là Hồi Giáo. Pakistan, Bahrain, Kuwait và Saudi cũng là những tay sai của Hoa Kỳ”. Giọng nói lập đi lập lại nhiều lần những lời hứa thiên đàng cho những ai thực hiện việc khủng bố tự sát: “Tôi xin các chị phụ nữ Ả Rập hãy tham gia thánh chiến bằng việc cung cấp lương thực cho thánh chiến quân. Các vị lão thành hãy cầu nguyện cho chúng tôi. Tôi lấy làm hãnh diện về những ai hiến mạng sống mình cho Hồi Giáo. Đứng sợ xe tăng tầu bò của chúng cùng với những kẻ trang bị vũ khí của chúng. Chúng là những thứ nhân tạo. Nếu anh em bắt đầu thực hiện những cuộc khủng bố tự sát anh em sẽ thấy nỗi sợ hãi của những người Hoa Kỳ ở khắp nơi trên thế giới. Những ai không thể tham gia những lực lượng thánh chiến phải đóng góp tài chính cho các thánh chiến quân chiến đấu chống lại cuộc tấn công của Hoa Kỳ”.
Tổng Thống Nga Putin sẽ tổ chức một phiên họp vào cuối tuần này với các vị lãnh
đạo của phe phản chiến là Tổng Thống Pháp Jacques Chirac và Thủ Tướng Đức là
Gerhard Schroeder.
Lực lượng Hoa Kỳ cho biết họ đã tìm thấy những cái có thể là các thứ vũ khí hóa
chất ở một khu vực đồng quê ở phía nam thủ đô Baghdad, và cuộc thử nghiệm đã
được bắt đầu. Thoidiemmaria.net:
Vấn đề kiểm soát và thanh tra vũ khí theo bản quyết định 1441 của Hội Đồng
Bảo An Liên Hiệp Quốc được thực hiện với sự có mặt của cả Iraq và nhân viên LHQ
ở hằng trăm nơi khác nhau mà chưa tìm thấy gì, thì việc vừa nhào vô Iraq lực
lượng Hoa Kỳ (một thân một mình không có ai chứng kiến) lại thấy ngay được những
gì Hoa Kỳ đã tố cáo Iraq thì cũng là một vấn đề cần phải đặt lại! Chẳng lẽ mình
tố cáo Iraq là có những thứ cần phải giải giới, và mình đã liều mạng qua mặt
Liên Hiệp Quốc để giải giới Iraq bằng võ lực lại không thấy gì thì còn ra làm
sao? Cộng Sản Việt Nam cũng đã từng sử dụng thủ đoạn khám xét dòng Đồng Công và
bắt được những thứ vũ khí trong nhà dòng, những thứ vũ khí nhà dòng không bao
giờ có và chẳng hề biết ở chỗ nào, để lấy lý dẹp bỏ một tổ chức tu trì có vị
sáng lập hết sức chống cộng là linh mục Đaminh Maria Trần Đình Thủ, vị linh mục
đã bị tòa án nhà nước xử án chung thân, rồi giảm xuống 20 năm, cuối cùng bắt
phải về không được ở tù nữa! Hiện nay vị linh mục 97 tuổi này vẫn tiếp tục
tinh thần chống cộng công khai nhưng nhà nước chẳng dám làm gì ngài!
Cuộc chiến tranh bạo lực giải giới Iraq với danh xưng được đặt cho trong cuộc
chiến là “hành quân giải phóng Iraq” (Operation Iraqi Freedom) cho đến nay đã
đưa tới con số 127 người bị thiệt mạng về phe liên minh, với 8 người bị mất tích
và 7 người bị bắt làm tù binh. Bên chính phủ Iraq không cho biết tổng số thiệt
mạng, chỉ có đài truyền hình Abu Dhabi cho biết có 1252 thường dân bị thiệt mạng
và 5103 người bị thương. Bộ Tư Lệnh Trung Ương Hoa Kỳ cho biết con số tù binh
Iraq lên đến hơn 7 ngàn.
Iraq: hình ảnh ngày Thứ Ba 8/4/2003
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Một Viễn Ảnh Iraq Thời Hậu Chiến
Thoidiemmaria.net đã nhận định
trong bài “Một Trật Tự của Thế Giới Toàn Cầu Hóa: Tư Bản kiểu Cộng Sản” được
viết xong vào chính đêm Tổng Thống Bush hạ lệnh tấn công Iraq 19/3/2003 và được
phổ biến trên thoidiemmaria.net ngày hôm sau phổ biến trong Mục Giáo Hội Hiện
Thế ngày Thứ Bảy 23/3/2003: “… sau khi Iraq bị hạ rồi mới là vấn đề rắc rối.
Bởi vì, dù các nước có kể công đã góp phần vào cuộc chiến này, Hoa Kỳ vẫn là tay
chủ chốt, bởi đã chủ chiến ngay từ đầu, với một lực lượng mạnh nhất, dù không có
sự cộng tác của các nước khác. Theo họ, các nước khác, chẳng hạn như và nhất là
Pháp, Nga và Đức là phe phản chiến vốn chống lại chủ trương võ lực của Hoa Kỳ,
thì sở dĩ tam quốc phản chiến này nhào vô là để ăn ké, là để vuốt mặt mà thôi.
Bởi vậy, Hoa Kỳ sẽ toàn quyền định đoạt về số phận của Iraq. Hoa Kỳ sẽ đặt để
một chính phủ bù nhìn cho Iraq để tha hồ điều khiển chính trị và kinh tế của
Iraq”.
|
Theo tình hình hiện nay cho thấy nhận định này của thoidiemmaria.net hình như đang trở thành hiện thực. Hôm Thứ Ba 8/3/2003, tại Belfast Bắc Ái Nhĩ Lan, hai vị lãnh đạo lực lượng liên minh tự động qua mặt Liên Hiệp Quốc sử dụng bạo lực để giải giới Iraq, là những gì mà cho tới nay, khi lực lượng liên minh gần chiếm trọn Iraq vẫn chưa thấy gì, sẽ bàn đến vấn đề chia chác Iraq và cho Liên Hiệp Quốc đóng vai trò cố vấn. Phe phản chiến là Pháp-Nga-Đức hình như đã thấy được âm mưu của phe chủ chiến US-UK nến tuần trước đã họp nhau lên tiếng về vai trò chủ yếu của Liên Hiệp Quốc đối vơiùi một Iraq hậu chiến. Vị ngoại trưởng Pháp cũng đã nói đến vấn đề này với Tòa Thánh Vatican và Tòa Thánh cũng đồng quan điểm như vậy. Vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan cũng đã cho các ký giả biết “Tôi thật sự mong rằng LHGQ đóng vai trò quan trọng (vào thời Iraq hậu chiến). Thẩm quyền cxủa LHQ cần thiết cho xứ sở này, cho miền ấy cũng như cho các dân tộc trên thế giới”. Tuy nhiên, theo các viên chức Hoa Kỳ cho CNN biết thì LHQ chỉ được trao cho nhiệm vụ phụ trách về vấn đề nhân đạo và tái thiết là những gì tốn kém về tài lực và nhân lực, còn phe chủ chiến nắm vai trò chủ yếu về chính trị và cai trị nước này. Riêng Thủ Tướng Blair bị các nước Âu Châu tấn công về vấn đề ấy và họ nhất định muốn phải giành quyền hậu chiến Iraq cho một mình LHQ. Chính phủ Hoa Kỳ lập luận là vì Hoa Kỳ và lực lượng liên minh có công trong việc an ninh cho Iraq (ở đây họ không dám nói đến giải giới nữa) nên phải tiếp tục kiểm soát và làm chủ nước này. Bộ Trưởng nội vụ Powell đã cho ông TTK LHQ hôm Thứ Hai 7/4/2003 biết rằng vì HK đã “liều mình về vấn đề chính trị” trong việc thay thế chế độ Sađam Hussein nên chỉ có HK mới xứng đáng cải tiến chính trị ở Iraq. LHQ chỉ đóng vai trò cố vấn mà thôi. Vị tổng thư ký đã chỉ định ông Rafeeudin Ahmed 70 tuổi người Pakistan là một viên chức lâu năm làm điều hợp viên để làm việc với chính phủ Hoa Kỳ tgrong việc cải tiến Iraq. Vị bộ trưởng nội vụ Hoa Kỳ còn cho biết Hoa Kỳ muốn thực hiện việc canh tân Iraq bằng quyết định được trình cho Hội Đồng Bảo An, nhưng không muốn “trở lại với những căng thẳng cũ” tức không muốn bị các nước trong HĐBA bác bỏ như đã bác bỏ bản quyết định cuối cùng của họ vì họ muốn sử dụng võ lực với Iraq. Tóm lại, Hoa Kỳ thực sự đang muốn làm chủ Iraq, từ đó làm chủ tình hình Trung Đông, làm chủ vùng dầu hỏa và nhờ đó làm chủ tình hình kinh tế thế giới. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này sau.
Iraq: Hình Ảnh ngày Thứ Hai 7/3/2003
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trái đất này đã trở thành một nghĩa trang”
Trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật V Mùa Chay 13/4/2003, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bày tỏ nguyện ước của mình về tình hình Iraq khi Ngài nhắc đến ngày 11/4 Thứ Sáu là ngày kỷ niệm đúng 40 năm Đức Thánh Cha Gioan XXIII ban hành Thông Điệp Hòa Bình Dưới Thế Pacem in Terris để cỗ võ hòa bình thế giới:
|
“Bức thông điệp này tự bản chất cho thấy tầm mức quan trọng của mình ngay cả vào lúc này đây. Việc kiến tạo hòa bình là một cuộc dấn thân liên lỉ. Thực tại của những ngày này đã cho thấy điều ấy một cách hết sức rõ ràng. Tôi đặc biệt nghĩ đến Iraq và tất cả những ai dính dáng đến cuộc chiến tranh bùng nổ ở đó. Tôi nghĩ riêng tới thành phần dân chúng phi võ trang đang chịu đựng một cuộc thử thách dữ dội ở những thành thị khác nhau. Nếu Thiên Chúa muốn xin cho cuộc xung đột này sớm chớm dứt để nhường chỗ cho một kỷ nguyên mới của lòng thứ tha, yêu thương và an bình. Để đạt được mục tiêu này chúng ta phải bắt đầu bằng cùng một tinh thần đã tác động nơi vị tiền nhiệm đáng kính của Tôi, đó là tinh thần trước hết là tin tưởng cùng với sự khôn ngoan thực tiễn và nhìn xa trông rộng. Trong bức Thông Điệp của mình, Ngài đã bao gồm trong số ‘những dấu chỉ thời đại’ có việc lan tràn một niềm xác tín về những cuộc xung khắc theo nhau xẩy ra giữa các dân tộc không được giải quyết bằng việc sử dụng võ lực mà là bằng việc thương thảo với nhau. Tiếc thay, mục tiêu văn minh tích cực này chưa được đạt tới”. Sau hết, Đức Thánh Cha ủy thác “việc dấn thân phục vụ hòa bình” cho giới trẻ, thành phần Ngài sẽ gặp họ vào Thứ Năm 10/4/2003 để bắt đầu cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới XVIII với họ tại Rôma, một cuộc họp Ngài nói “không thể thiếu được trong việc giáo dục các thế hệ mới về hòa bình là những gì hơn bao giờ hết phải là một lối sống”, một thứ hòa bình phải được xây dựng trên “bốn cột trụ” được Thông Điệp Hòa Bình Dưới Thế của Đức Gioan XXIII nói tới, đó là sự thật, công lý, yêu thương và tự do.
Về vấn đề Iraq, chiều Thứ Sáu 4/4/2003, Đức Thánh Cha cũng đã cùng ngoại trưởng Pháp là Dominique de Villepin, vị đã đại diện cho một quốc gia hoàn toàn và hết sức mãnh liệt chống lại phe chủ chiến US và UK trong việc sử dụng võ lực để giải giới Iraq. Theo bản tin chính thức của văn phòng báo chí của Tòa Thánh Vatican thì “trong những cuộc nói chuyện này (bao gồm cả cuộc gặp gỡ giữa vị ngoại trưởng này với ĐHT Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano và ĐTGM bộ trưởng ngoại giao Jean-Louis Tauran) đều nói đến vấn đề chiến tranh ở Iraq và nhu cầu cần phải rút ngắn những đau khổ của thành phần thường dân, hy vọng là cộng đồng thế giới sẽ giúp cho chính những người Iraq trở thành những kiến trúc sư tái thiết đất nước của họ”. Ngoài ra, cũng theo cùng nguồn tin thì hai vấn đề còn được đề cầp đến qua các cuộc gặp gỡ này là “vấn đề Do Thái và Palestine cần phải có một giải pháp nhanh chóng để thực hiện việc hai quốc gia chủ quyền có thể chung sống với nhau, một điều kiện bất khả thiếu cho nền hòa bình ở Trung Đông. Sau hết là vấn đề hoạt động của Hội Đồng Âu Châu cũng như về Bản Hiệp Ước Hiến Pháp của Âu Châu nhấn mạnh đến tầm quan trọng cần phải nhìn nhận vai trò của các Giáo Hội và của các cộng đồng tín hữu”. Vị ngoại trưởng Pháp này đến Tòa Thánh sau khi đã gặp ngoại trưởng Nga Igor Ivanov và ngoại trưởng Đức Joschka Fischer về tương lai hậu chiến của Iraq, một tương lai theo phe phản chiến hay chủ hòa này thuộc về vai trò của Liên Hiệp Quốc, (tức không phải của phe chủ chiến).
Riêng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị đã kêu gọi Giáo Hội giành ngày Thứ Tư Lễ Tro mở màn cho Mùa Chay 5/3/2003 để chay tịnh và nguyện cầu cho hòa bình ở thế giới, cách riêng ở Iraq, khi viết bản Đường Thánh Giá Via Crucis 2003 thì tình hình chiến tranh sắp sửa xẩy ra ở Iraq. Bởi thế, theo vị Giám Mục Trưởng Nghi của Đức Thánh Cha là Piero Marini trong buổi ra mắt Bản Suy Niệm Đường Thánh Giá 2003 của ĐTC cho biết thì “Một lần nữa, ‘Vị Vua Hòa Bình’ đã trở nên một ‘dấu hiệu phản khắc’, ở chỗ, thế giới đã đáp lại tình yêu Người cống hiến bằng hận thù ghen ghét”. Theo vị giám mục này, “Việc Đức Thánh Cha phiền muộn cảnh giác đã không được lắng nghe: cuộc chiến tranh tàn khốc đã bùng nổ vào ngày 20/3 (giờ địa phương trong khi bên Mỹ là đêm hay tối ngày Lễ Thánh Giuse 19/3). Bản văn năm 1976 (bản văn Đức Thánh Cha đã dùng để giảng tuần Tĩnh Tâm Mùa Chay cho Đức Thánh Cha Phaolô VI và giáo triều năm 1976 và được xuất bản năm 1977 dưới tựa đề ‘những dấu hiệu phản khắc’) vẫn không được điều chỉnh lại. Bản văn này đã và đang tiếp tục là một bản văn thảm não”. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết: “Mặt đất đã trở thành một nghĩa trang, với rất nhiều con người, rất nhiều nấm mộ. Cả một hành tinh lớn đầy những mồ mả (…); trong số tất cả những ngôi mộ ở khắp các lục địa trên trái đất của chúng ta, có một ngôi mộ trong đó Con Thiên Chúa, con người Giêsu Kitô, đã chiến thắng tử thần bằng sự chết”.
Iraq: Hình ảnh ngày
Chúa Nhật 6/4/2003
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Iraq: hình ảnh một đất nước tan hoang, một dân tộc quằn quại, một uất hận lòng người, một bạo lực giải giới
Iraq: hình ảnh một đất nước tan hoang
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Iraq: hình ảnh một dân tộc quằn quại
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Iraq: hình ảnh một uất hận lòng người
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Iraq: hình ảnh một bạo lực giải giới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay vì chỉ có một Osama bin Laden, chúng ta sẽ có cả trăm bin Laden
Hội Từ Thiện Bác Ái Caritas Iraq kêu gọi trợ giúp cho 260 ngàn người tị nạn chiến tranh. Hội Bác Ái Từ Thiện Caritas Iraq đã kêu gọi 153 nhóm Caritas hãy ra tay trợ giúp trong vòng 3 tháng nữa. Có khoảng 43 ngàn gia định đã bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, độ 10% cần giúp đỡ cấp thời. Hội Bác Ái Từ Thiện Caritas Iraq có 254 cán sự và tình nguyện viên đang làm việc tại 14 trung tâm ở Iraq và 87 nhà thờ để làm chỗ cho dân trú ngụ. Nhân viên hội từ thiện bác ái Caritas Iraq bao gồm các bác sĩ, kỹ sư, cán sự xã hội và phụ tá bệnh xá. Thành phần được ưu tiên giúp đỡ là trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ đang có thai và các bà mẹ đang nuôi con thơ. Các dự án đã được phác họa cho ba tháng nữa, và sẽ giúp cho 2400 trẻ em dưới 5 tuổi và 1500 phụ nữ đang có thai hay đang nuôi con thơ.
|
Thứ Hai 31/3/2003, Tổng Thư Ký LHQ Annan Kofi đã gặp phái đoàn lãnh sự của các quốc gia Ả Rập tại Nữu Ước để tường trình cho họ về Iraq và nghe họ bày tỏ quan tâm về cuộc xung đột này. Khối Liên Minh Ả Rập cũng đã không đạt được kết quả trong việc vận động Hội Đồng Bảo An LHQ chấp thuận bản quyết định của họ về việc họ chống lại cuộc chiến tranh bạo lực của phe liên minh US-UK tấn công để giải giới Iraq. Tướng Vincent Brooks của US hôm Thứ Ba đã cho Bộ Chỉ Huy Trung Ương ở Qatar biết là lực lượng đồng minh vẫn chưa tìm thấy chứng cớ nào cho thấy Iraq có những thứ vũ khí đại công phá cả.
Tướng Iraq là Walid Hamid Tawfic đã xuất hiện trên đài truyền hình Al-Jazeera để bác bỏ tin UK cho rằng ông đã bị bắt và cho dân chúng biết về tình hình chiến trường như sau: “Giờ đây quân thù đang bị hỏa mù. Họ đang ở những trận địa và bị bao vây mà không biết cách thoát thân. Chúng ta tiếp tục sử dụng tất cả mọi phương tiện để chiến đấu.Quí vị nghe thấy những tiếng nổ và xe tăng. Các đơn vị vẫn đang lao mình chiến đấu. Tên địch UK đang bất ngờ thả bom đây đó. Họ thả vào những vùng dân cư ở Abu Khassib, Tanuma và các vùng ở khu vực Basra… Chúng ta đã diệt được 5 chiếc xe tăng của liên minh và giết chết 4 người. Chính mắt tôi đã thấy xác của họ. Những tên tấn công này… đã sử dụng những loại bom chùm gây thương tích cho trẻ em, phụ nữ và đan ông”.
|
Vị lãnh sự của nước Jordan ở Hoa Kỳ là ông Karim Kawar, vào cuối tuần vừa rồi, đã xuất hiện trên CNN và cho biết về quan điểm bất lợi cuộc chiến này gây ra nơi tâm trí của thế giới Ả Rập và Hồi Giáo như sau: “Tôi nghĩ rằng mối quan tâm lớn nhất là cuộc chiến tranh này được dân chúng Ả Rập trên khắp thế giới Ả Rập và Hồi Giáo nhận định ra sao, và tôi nghĩ vấn đề thách đố ở đây là cuộc chiến này có được coi như là một cuộc giải phóng hay chỉ là một cuộc xâm chiếm… Dân chúng ở thế giới Ả Rập nhìn thấy các cuộc tử thương xẩy ra nơi thành phần thường dân. Họ thấy cảnh đau khổ của nhân dân Iraq. Điều này chắc chắn làm tăng thêm yếu tố phức tạp cho cuộc chiến này”.
Vị lãnh sự của Syria ở Hoa Kỳ là Rostom Al-Zoubi, cũng xuất hiện trên CNN cuối tuần vừa rồi đã cho biết về thời hạn kéo dài của cuộc tấn công Iraq này như sau: “Tôi nghĩ rằng chiến tranh đang đi đến chỗ kéo dài hơn những gì đã được dự đoán trước đây, vì nhận định của dân Ả Rập. Họ nghĩ rằng cuộc chiến này không chỉ tấn công Iraq, nó tấn công thế giới Ả Rập nói chung. Bởi thế, cuộc chống cự sẽ xẩy ra và tôi nghĩ rằng cuộc chiến này sẽ kéo dài hơn là dự tưởng trước đây”. Phần chính phủ Syria, sau khi nghe ông bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld hôm Thứ Sáu 28/3/2003 và bộ trưởng nội vụ Hoa Kỳ Colin Powell hôm Chúa Nhật 30/3/2003 đặt vấn đề với họ về việc tiếp vận cho Iraq (Rumsfeld) và thái độ họ ủng hộ chế độ Iraq (Powell), hôm Thứ Hai 31/3/2003, qua phát ngôn viên của bộ ngoại vụ, đã tuyên bố như sau: “Syria đã quyết định ngả theo người anh em nhân dân Iraq đang đương đầu với một cuộc xâm chiếm bất hợp pháp và bất chính, và đang chống lại những kẻ gây ra đủ mọi loại tội ác phạm đến nhân loại”.
|
Tổng Thống Ai Cập là Hosni Mubarak hôm Thứ Hai 31/3/2003 đã cho quân đội Ai Cập ở thành phố Suez biết về hậu quả của cuộc chiến tranh bạo lực giải giới Iraq như sau: “Cuộc chiến tranh này sẽ gây ra những hậu quả kinh hoàng. Thay vì chỉ có một Osama bin Laden, chúng ta sẽ có cả trăm bin Laden… Chủ trương của Ai Cập đã và vẫn hiển nhiên là bác bỏ… giải pháp quân sự và không chấp nhận việc tham gia hành động quân sự của lực lượng liên minh chống lại người anh em Iraq”. Vị tổng thống này còn cho biết dân chúng thuộc các nước Ả Rập và Hồi Giáo, nhất là ở Trung Đông, về “uy tín của hệ thống quốc tế trong việc bảo vệ an ninh chung của Liên Hiệp Quốc”. Những người Ả Rập nghĩ rằng Hoa Kỳ đã sử dụng thủ đoạn nhập nhằng, ở chỗ áp dụng quyết định của Liên Hiệp Quốc đối với Iraq trong khi không làm gì Do Thái trong vấn đề Do Thái phải tuân hành các quyết định của LHQ rút khỏi các lãnh địa Palestine…”
Ngoại trưởng Saudi Arabia là Prince Saud Al-Faisal đã nói với Đài ABC là “cuộc chiến này chỉ có thể dẫn đến xâu xé, đổ máu và tăng thêm hận thù, tăng thêm lo lắng ở miền đấy ấy mà thôi”.
Giáo sư Fawaz Gerges, một phân tích gia của Đài ABC dạy về Quốc Tế Vụ và Nghiên Cứu Trung Đông ở Đại Học Sarah Lawrence Nữu Ước đã cho biết là “rất có nhiều cơ nguy là Iraq sẽ trở thành một biểu hiệu kháng chiến Hồi Giáo chống lại việc hiện diện của quân đội Hoa Kỳ giống như trường hợp của A Phú Hãn với Sô Viết”. Sô Viết đã xâm chiếm A Phú Hãn vào năm 1979 và thành lập một chính phủ vô thần. Một thập niên sau, cả chục ngàn giới trẻ Hồi Giáo khắp thế giới đã nhào về nước để chiến đấu với So Viết, biến nước này trở thành một chiến trường đẫm máu nhất của Sô Viết. Osama bin Laden là một trong thành phần chiến đấu bấy giờ. A Phú Hãn đã mang danh như một “Việt Nam của Liên Hiệp Sô Viết”.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cuộc can thiệp quân sự ở Iraq và luật pháp quốc tế
Thoidiemmaria.net thấy rằng, thật là sai lầm khi nghĩ rằng đánh nhau mà có thể giới hạn vấn đề chết chóc. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Annan Kofi, người ra lệnh rút ban thanh tra vũ khí ở Iraq khi vừa nghe Hoa Kỳ yêu cầu, đã kêu gọi điều này. Bộ trưởng nội vụ Hoa Kỳ Colin Powell cũng đã gọi sang Tòa Thánh Vatican để trấn an Tòa Thánh về điều này. Thực tế phũ phàng vẫn đã xẩy ra là “trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”. Đó là lý do hai bên Iraq và phe đồng minh US-UK đang đổ lỗi cho nhau về những vụ sát hại thường dân Iraq. Chiều Thứ Hai 31/3/2003, tại một trạm kiểm soát quân đội US ở gần tỉnh Najaf, theo Bộ Tổng Tư Lệnh Hoa Kỳ cho biết, lính Hoa Kỳ đã bắn vào một chiếc xe Van dân sự vì chiếc xe này không chịu ngừng sau khi họ đã bắn chỉ thiên và bắn vào máy xe. Cuối cùng họ đã bắn vào trong xe có 15 hành khách thường dân, làm chết 7 người cả phụ nữ lẫn trẻ em. Ôi, đi giải phóng dân nhân Iraq kiểu này thì chết rồi. Đất nước của người ta đang đi lại dễ dàng, kể cả dưới chế độ độc tài Saddam Hussein, nay lại bị chết oan uổng bởi những người đến giải phóng. Chiếc xe Van này đã bị bắn vào đấu máy thì làm sao chạy được nữa, tức làm sao nó có thể đâm đầu vào lính Hoa Kỳ để họ có thể bị khủng bố tự sát, thế mà hành khách trên xe vẫn bị coi như những tên khủng bố tự sát nên đã bị bắn chết thì quả là lực lượng Hoa Kỳ đã thực sự tỏ ra hoảng hốt lắm rồi, đến nỗi đã làm mất đi cái mục đích của một cuộc “chiến tranh chính đáng”, một cuộc chiến "giải phóng nhân dân Iraq", để làm cho dân này "được tự do hạnh phúc hơn", theo những lời lẽ hết sức tốt lành của vị tổng thống đệ nhất siêu cường Hoa Kỳ. Theo ngoại trưởng Iraq là ông Sabri, kể đến cuối tuần vừa rồi, Iraq đã gửi Liên Hiệp Quốc một bức thư tố cáo phe đồng minh về những vụ vi phạm qui ước chiến tranh, trong đó, ông cho biết phe Iraq đã có 420 người thường dân bị thiệt mạng và hơn 40 ngàn người đã bị thương.
Màn điện toán Zenit đã phỏng vấn ông
Ronald Rychlak, đại biểu của Tòa Thánh Vatican ở Pháp Đình Tội Ác Quốc Tế và phổ
biến cuộc phỏng vấn này ngày Chúa Nhật 30/3/2003. Ông này là phó học vụ Đại Học
Mississipi.
Vấn Có hợp lý lắm chăng khi nói về một cơ cấu
công pháp, hay, trong một thế giới vẫn còn bị chi phối bởi các chính quyền quốc
gia thì có còn cần phải lệ thuộc nhiều đến một thỏa thuận chung ở lãnh vực chính
trị hay chăng?
Đáp Tôi nghĩ rằng những gì quí vị nghĩ là đúng. Các
hiệp định, thỏa ước, thậm chí ngay cả đến các quyết định của Liên Hiệp Quốc đi
nữa, tất cả cũng đều phải tùy thuộc vào mức độ quan trọng của việc thỏa thuận
chung. Nếu một bên đồng ý với hiệp định lại quyết vi phạm nó thì các giải pháp
cho phe bên kia, ngoài vấn đề đơn phương trả đũa là những gì có thể xẩy ra, từ
việc trả đũa về kinh tế tối thiểu nhất đến chiến tranh, đều hoàn toàn lệ thuộc
vào ý của phe bị vi phạm có muốn tiến đến vấn đề pháp quyền thuộc Tòa Án Công Lý
Quốc Tế hay chăng.
Vấn Có một số những cơ cấu liên quan đến những vấn đề
pháp lý ở cấp độ quốc tế, như Tòa Án Công Lý Quốc Tế, hay Tổ Chức Thương Vụ Thế
Giới để giải quyết những vụ tranh cãi về buôn bán v.v. Tuy nhiên, những quyết
định của các cơ cấu này thường bị coi thường. Ông nghĩ thế nào về tương lai liên
quan đến vấn đề áp dụng một cách hiệu lực các thứ luật lệ quốc tế.
Đáp Để những tổ chức này có hiệu năng, chúng phải làm
sao để tất cả mọi phe đều công nhận giá trị của chúng và tầm mức quan trọng của
việc cần phải hợp tác với chúng. Tiếc thay, những quyết định về chính trị đôi
khi lại ảnh hưởng đến những cơ cấu này, làm cho các quốc gia có lý do, ít là
đúng bề ngoài, đặt vấn đề hợp lý của cơ cấu này hay vấn đề quản trị của nó. Trừ
phi chúng ta muốn trao cho các cơ cấu ấy một quyền làm cảnh sát thực sự, tôi
không nghĩ là ở bất cứ lúc nào chúng ta cũng hầu như muốn làm điều này, thì
chúng đôi khi mới có ích trong thẩm quyền hết sức giới hạn.
Vấn Nhiều quốc gia đã nói hành động quân sự, ngoài
việc triệt để tự vệ, phải được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho phép. US và UK
đã bênh chữa cho hành động chống lại Iraq bằng việc lấy các quyết định trước đây
của Hội Đồng Bảo An để biện minh. Những người khác thì nêu lên cái khó khăn
trong vấn đề thiết định những nguyên tắc pháp lý rõ ràng trong việc qui định
chiến tranh. Vậy thì ai đúng?
Đáp Hai hành động quân sự trong cả lịch sử đã
được Hội Đồng Bảo An ban phép, đó là Cuộc Chiến Đại Hàn và Cuộc Chiến Vùng Vịnh.
Một số người nghĩ rằng chúng ta đang tiến đến một kỷ nguyên mà Hội Đồng Bảo An
cần phải thường xuyên hơn nữa, nếu không muốn nói là luôn luôn, là một thực thể
quyết định những vấn đề này. Tôi nghĩ rằng đây là một cái gì đó không thực tế
cho lắm. Cho dù Hội Đồng này có không muốn bắt buộc áp dụng những quyết định của
mình, hay liên minh US-UK quyết định cứ làm không cần Liên Hiệp Quốc chấp thuận,
thì thẩm quyền của Hội Đồng Bảo An trong lãnh vực này dường như đã bị suy yếu
một cách trầm trọng. Tất cả mọi người Hoa Kỳ sẽ cảm thấy hài lòng hơn nếu Liên
Hiệp Quốc đỡ đầu cho chuộc chiến tranh này, thế nhưng, tôi không nghĩ rằng hầu
hết các quốc gia muốn bỏ qua quyền bính quyết định chiến tranh với bất cứ cơ
quan quốc tế nào.
Vấn Luật nhân đạo quốc tế là một lãnh vực đang
sôi nổi nhanh chóng. Hiện nay Tòa Án Tội Ác Quốc tế đã bắt đầu hoạt động của
mình, ông thấy được những diễn tiến nào trong tương lai sắp tới đây? Những gì sẽ
xẩy ra nếu Hiệp Chủng Quốc không chịu tuân theo cơ cấu này?
Đáp Tòa Án Tộc Ác Quốc Tế (ICC Intenational Criminal
Court) này là một dụng cụ. Được sử dụng một cách xứng hợp, nó có thể giúp vào
việc mang lại công lý cho thế giới, chính yếu là ở chỗ mang những ai tàn bạo ra
trước công lý. Đồng thời tòa án này cũng có thể là căn nguyên gây nên những tổn
thương to lớn. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể nghĩ rằng nhiều nỗ lực muốn sử dụng
tòa án này để hình thành những qui chế của các quốc gia độc lập. Tất cả mọi cơ
cấu đều cần phải được điều hành bởi những con người biết lo toan và có khả năng.
Tòa Án Tội Ác Quốc Tế cố gắng bảo đảm công lý bằng việc đặt ra một công thức
toán học làm giảm thiểu cái tinh khôn của con người. Những cơ quan ân xá quốc
gia sẽ không được nhìn nhận; tất cả mọi kẻ làm điều sai trái sẽ bị tố cáo. Ở một
số trường hợp, Nam Phi và Chí Lợi chẳng hạn, biện pháp này, một biện pháp loại
trừ cái tinh khéo của con người, có thể dẫn đến tình trạng đổ máu nhiều hơn chứ
không ít. Tôi cũng không tin rằng những kẻ thực sự hành ác sẽ sợ bị đe dọa đem
ra Tòa Án Công Lý Quốc Tế này. Một cuộc xử tội theo tiến trình cần phải có những
vị luật sư và không sợ bị tử hình. Tôi không vận động để tòa án này tòa án này
thừa nhận án tử hình, nhưng việc đe dọa bị xử thường không phải là biện pháp
được căn cứ vào hình phạt phải có và tính cách nặng nề của hình phạt. So với
những gì mà một tay độc tài như Mussolini phải đối diện thì hình như Tòa Án Tội
Ác Quốc Tế không gia tăng một trong hai điều này.
Vấn Ông có nghĩ thế giới Hồi Giáo có thể đóng góp điều
gì đáng kể nào cho lề luật quốc tế hay chăng?
Đáp Chắc chắn là có. Chúng ta không thể nào biết
được tương lai ra sao, nhưng ít ra chúng ta cũng hy vọng rằng sau cuộc chiến
tranh hiện nay, các quốc gia ở Trung Đông sẽ nở hoa và chúng ta sẽ hoan hưởng an
bình và thịnh vượng. Ở vào thời gian ấy, các quốc gia này có thực hiện những
việc đóng góp quan trọng, như họ đã làm trong quá khứ. Khi cần phải bảo vệ thai
nhi, các quốc gia Ả Rập thường liên minh chặt chẽ với Tòa Thánh.
Vấn Theo quan điểm lịch sử thì hành vi của US đối
địch với Iraq ra sao so với hành vi của các xứ sở khác trong việc họ theo đuổi
những biện pháp quân sự của họ?
Đáp So với AÂu Châu, vì thực sự bị cô lập, Hoa kỳ
thường chiến đấu với những thứ chiến tranh để bảo vệ bờ cõi của mình. Ít là
trong vòng 100 năm qua, Hoa Kỳ thường chiến đấu cho những tư tưởng, những nguyên
tắc hay trợ giúp các nước khác khắp thế giới. Vì những lợi lộc của đất nước
chúng ta không phải lúc nào cũng hiển nhiên mà có một phong trào đáng kể trong
quốc gia này đang có khuynh hướng biệt lập. Nói cách khác, vì những điều xấu
đang xẩy ra “ở đằng kia” thì tại sao chúng ta lại pha mình vào nhỉ? Dĩ nhiên là
cần phải bàn đến vấn đề này. Tuy nhiên, người Hoa Kỳ thường quyết định nhúng tay
vào vì cho rắng đó là “điều đúng cần phải làm”, và vì nếu chúng ta không làm,
những điều ấy có thể sẽ lan mạnh rồi dần dần trở nên mối đe dọa cho đất nước của
chúng ta, chẳng hạn như biến cố Trân Châu Cảng và 11/9 là những thí dụ đáng kể
nhất. Những người Hoa Kỳ không chiến đấu để thắng trận; chúng ta hầu như được
coi là những người đi giải phóng. Chắc chắn chúng ta đã gây ra những lỗi lầm. Có
lẽ chúng ta sẽ nhìn lại cuộc chiến hiện nay như là một lỗi lầm bất khôn không ít.
Tuy nhiên, hầu hết những người Hoa Kỳ nghĩ rằng lực lượng của chúng ta đang cố
gắng làm một điều gì đó đúng. Phải mất cả mấy tháng chúng ta mới biết được vấn
đề.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
Cuộc chiến tranh bạo lực để giải giới Iraq đã bắt đầu đụng độ với một cuộc thánh chiến Hồi Giáo.
|
Cuộc chiến tranh bạo lực để giải giới Iraq đã bắt đầu đụng độ với một cuộc thánh chiến Hồi Giáo. Thật vậy, Thứ Hai tuần trước, 24/3/2003, cuộc chiến tranh bạo động bất chấp công pháp này của phe liên minh đã thấy được phản ứng của Khối Liên Hiệp Ả Rập 22 quốc gia, cuối tuần này nó đã bắt đầu thấy được là không phải nó đang tấn công Iraq, tấn công Saddam Hussein, mà là tấn công Hồi Giáo. Thật vậy, dấu hiệu báo động của cuộc Thánh Chiến này xẩy ra vào ngày Thứ Bảy 29/3/2003, với một cuộc khủng bố tự sát làm 4 binh sĩ Hoa Kỳ thuộc quân đoàn 3 Infantry tử thương ở một trạm kiểm soát quân sự ở tỉnh Najaf thuộc trung phần Iraq. Đây là cuộc khủng bố tự sát đầu tiên để phản công cuộc chiến tranh bạo lực bất chấp quyền bính quốc tế này của US và UK. Theo lời đại tá Will Grimsley kể lại thì người tài xế taxi khủng bố tự sát này làm hiệu cho binh lính Hoa Kỳ biết là xe của ông ta bị hư, để cho những người ấy đến gần thì cho bom nổ. Truyền Hình Iraq hôm Chúa Nhật 30/3/2003 cho biết Tổng Thống Saddam Hussein đã thưởng cho gia đình người hùng này 100 triệu dinars, hay 35 ngàn Mỹ kim.
|
Phó Tổng Thống Iraq là Taha Yassin Ramadan hai tháng trước đã cảnh giác về những vụ khủng bố tự sát này rồi. Hôm Thứ Bảy, sau khi xẩy ra vụ khủng bố tự sát đầu tiên ấy, vị phó tổng thống này cho biết thêm: “Đó mới chỉ là mở màn thôi, và quí vị sẽ còn nghe thấy tin vui vào những ngày tới đây. Một ngày sẽ xẩy ra là chỉ cần một cuộc tử đạo duy nhất cũng sát hại cả 5 ngàn quân thù… Chúng ta có quyền sử dụng bất cứ phương tiện nào để sát hại quân thù của chúng ta ở đất nước của chúng ta và chúng ta sẽ theo quân thù đến tận đất nước của họ nữa. Đó mới chỉ là khởi đầu mà thôi”. Để tránh phạm chạm trán với những cuộc khủng bố tự sát hay tử đạo tự sát này, vị phó tổng thống ấy khuyên lực lượng liên minh “hãy cuốn gói lên đường, chớ đụng đến chúng tôi nữa”.
Về phe đồng minh, cho dù bộ tư lệnh rất lạc quan về cuộc chiến, nhưng tin tức của cuộc khủng bố tự sát này cũng làm cho quân đội cảm thấy bị xao động. Một người trong họ là Bryce Ivings ở Sarasota, Florida, cho biết: “Thật là hổ thẹn khi họ làm như thế, vì giờ đây chúng tôi sẽ phải đối xử với hết mọi xe cộ thường dân như là kẻ thù. Nếu chúng tôi giết lầm một người thường dân vì họ quẹo ngược đường tiến đến chỗ chúng tôi, thì đó là là do cái đầu (lãnh đạo chính quyền Iraq) của họ”. Bộ trưởng thông tin Minister Mohammed Saeed al-Sahhaf hôm Chúa Nhật 30/3/2003, đã tường trình là có một ít thường dân Iraq đã bị quân đội đồng minh bắn chết trong xe của họ để trả thù cuộc khủng bố tự sát tấn công hôm trước.
|
Tướng Hazem al-Rawi, một viên chức phòng vệ cao cấp của Iraq cho biết cuộc khủng bố tự sát tấn công này “là khởi điểm của một con đường thánh chiến dài của những người Iraq và Ả Rập trong viếc chống lại những quân xâm lược”. Ông còn tiết lộ thêm, có cả 4 ngàn tình nguyện viên thuộc các nước Ả Rập khác nhau đã đến để tham dự vào những cuộc tấn công tự sát này. Vào ngày Chúa Nhật 30/3/2003, lại xẩy ra một vụ khác, đó là vụ một người đàn ông mặc áo thường dân đã lái một chiếc xe vận tải đâm vào một nhóm lính Hoa Kỳ đang đứng ở ngoài một cửa tiệm tại căn cứ Camp Udairi vùng sa mạc Kuwait, làm bị thương 15 mạng.
Lại một chiếc trực thăng của đồng minh nữa, chiếc Marine UH-1 Huey, bị nạn, làm thiệt hại 3 mạng người và bị thương 1 người, tất cả đều là Thủy Quân Lục Chiến. Thời gian xẩy ra tai nạn này vào lúc 8 giờ 30 tối ở miền nam Iraq trong sứ vụ chuyển vận. Các sĩ quan đồng minh cũng bắt đầu đặt vấn đề họ đang phải đương đầu với chiến lược chống cự của lực lượng đối phương. Phần tướng tổng chỉ huy Franks cho biết “không ai biết được chiến tranh sẽ kéo dài bao lâu”. Ông bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld hôm Chúa Nhật, qua một cuộc phỏng vấn, cũng cho biết về cuộc chiến vô hạn định này: “Chung tôi không bao giờ có hạn định cả. Chúng tôi bao giờ cũng nói là nó có thể vài ngày, vài tuần hay vài tháng, chúng tôi không biết. Và tôi không nghĩ rằng quí vị cần hạn định”.
|
Cho tới Chúa Nhật 30/3/2003, tức sau 10 ngày xẩy ra cuộc tự động đơn phương tấn công giải giới Iraq của phe US và UK, tổng số bị chết là 36 US và 23 UK, chưa kể 16 US mất tích. Bên Iraq có chừng 425 thường dân bị chết, hơn 4 ngàn bị thương, và 4 ngàn bị bắt. Phát ngôn viên quân đội Iraq là tướng Hazem al-Rawi đã đặt vấn đề chiếm lợi của phe đồng minh và cho biết quân đội Iraq đã ngăn chặn được các lực lượng của đồng minh, giết được hằng trăm người, đả thương hàng ngàn người và đe dọa vấn đề tiếp vận. Ông còn cho biết rõ thêm là lực lượng Iraq đã phá hủy và chiếm được hơn 130 chiếc xe tăng, các thứ quân liệu và xe cộ khác. Các viên chức Hoa Kỳ không hề lên tiếng gì về lời tường trình này của đối phương. Riêng ở Thánh Địa, Nhóm thánh chiến Hồi Giáo đã tuyên bố chính họ đã gây ra một cuộc nổ bom tự sát hôm Chúa Nhật 30/3/2003, gây thương tích cho ít là 49 người, và công bố đó là “món quà cho nhân dân Iraq do Palestine gửi tặng”.
|
Trong khi đó, thế giới vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình chống cuộc chiến tranh bạo lực của US và UK, như ở Đức có 30 ngàn người buộc tay vào nhau bằng một sợi xích dài 31 dặm. Ở Paris có 10 ngàn người. Hàng ngàn người biểu tình ở Boston, New York và các tỉnh khác, ngược lại, ở Harrisburg, Pennsylvania lại ó cả hàng ngàn người tụ lại ủng hộ quân đội Hoa Kỳ và phản đối nhóm phản chiến.
Tổng Thống Saddam Hussein mới đây đã bắt đầu công khai tuyên bố việc làm của ông có dính dáng đến tôn giáo, bằng những lời trích dẫn thánh kinh Quran và bảo đảm với nhân dân Iraq rằng Thiên Chúa ở về phe của họ. Ngoài ra, truyền hình Iraq cũng sử dụng những ngôn từ sặc mùi tôn giáo, khi gọi quân đội của mình là “binh lính của Thiên Chúa” và các nhà lãnh đạo Ả Rập liên minh với US là “thành phần bất trung và vô thần”. Phó Tổng Thống Iraq Ramadan không cho biết Iraq có chấp nhận Osama bin Laden trợ giúp hay chăng, mà chỉ cho biết là Iraq sẽ ủng hộ bất cứ ai muốn đứng lên chống lại với lực lượng của US và UK cho đến khi lực lượng này phải rút lui.
|
Vào đầu tháng này, các viên chức Iraq đã dẫn các ký giả ngoại quốc đến một trại huấn luyện ở phía đông thủ đô Baghdad để cho họ thấy khoảng 40 người trong số tình nguyện viên thuộc các nước Algeria, Libya, Tunisia, Egypt, Syria và Saudi Arabia. Ở trại huấn luyện này, các ký giả thấy những người đàn ông mặc tất cả những thứ đồ háo chiến của người Hồi Giáo. Hầu hết để râu, hô những câu tôn vinh cuộc thánh chiến, vang những lời căn hận Hoa Kỳ và nói rằng họ muốn được tử đạo ở sa trường. Trong bộ đồng phục, họ đã cùng nhau cầu nguyện, lắng nghe một bài giảng kích động thánh chiến và hát những lời thề sống chết với Hoa Kỳ và Do Thái. Một người Palestine không muốn cho biết tên tuổi đã tuyên bố: “Tôi đến để hiến mạng sống mình vì quốc gia Ả Rập và vì Iraq. Việc chúng tôi đến đây là một phần dự án tử đạo chống lại những người Hoa Kỳ”.
Theo các chuyên gia, như John Voll, chuyên về nội vụ Hồi Giáo ở Đại Học Georgetown, đã nhận định thế này: “Nếu xẩy ra cuộc xâm chiếm của Hoa Kỳ, thì Iraq chắn chắn sẽ đi đến tới cùng bản danh sách thánh chiến của hệ thống Phong Trào Hồi Giáo quốc tế”. Dia’a Rashwan, một chuyên viên về các nhóm Hồi Giáo cấp tiến nhìn thấy nơi việc Hoa Kỳ xâm chiếm Iraq như là một trường hợp “tuyệt hảo” cho thành phần háo chiến Hồi Giáo cho rằng cuộc tấn công của Hoa Kỳ là cuộc tấn công Hồi Giáo: “Thành phần binh sĩ Hoa Kỳ được vận dụng để xâm chiếm Iraq rất đông là thành phần sẽ được coi là những con tin vậy”.
|
lập tức chấm dứt chiến tranh… Trở về với giải pháp chính trị… Chúng tôi được cho khá ít thời gian…
|
Tổng Thống Nga Putin hôm Thứ Sáu 28/3/2003 đã nói với Quốc Hội Nga là cuộc chiến ở Iraq đã vượt ra ngoài biên giới của một cuộc xung khắc “được địa phương hóa” và đang “rung chuyển tận nền tảng của sự bền vững thế giới và luật lệ quốc tế”. Ông nói cuộc chiến này càng ngày càng trở nên “dữ dội” hơn: “Con số tử thương và việc hủy hoại tăng lên từng giờ, những người công dân, trẻ con, người già, phụ nữ, đang bị chết chóc. Các quân nhân Hoa Kỳ và Hiệp Vương Quốc cũng đang chết đi, cả quân nhân Iraq nữa”. Theo ông, chỉ còn một cách duy nhất để thoát được tình hình này, là “lập tức chấm dứt hoành động quân sự và tái diễn tiến trình giải pháp chính trị trong phạm vị của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc”. Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, cũng cùng ngày, khi được phóng viên báo chí phỏng vấn tới tấp về vấn đề cuộc chiến ở Iraq, nhất là về thời gian kéo dài, Tổng Thống Bush nói không có vấn đề thời gian chỉ có vấn đề chiến thắng mà thôi.
|
Cũng vào cùng ngày Thứ Sáu này, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Donald Rumfeld đã cảnh cáo Syria về việc nước này tiếp vận cho Iraq: “Những cuộc tiếp vận này trực tiếp đe dọa đến tính mạng của lực lượng liên minh. Chúng tôi coi những việc chuyển vận này là hành động thù hận và sẽ bắt chính quyền Syria phải chịu trách nhiệm về những việc chuyển vận ấy”. Thế nhưng, từ Damasco nữ phát ngôn viên Hala Gorani của ngoại trưởng Syria cho biết lời cáo buộc này “hoàn toàn vô bằng”. Trước đây Hoa Kỳ cũng đã tố cáo Nga đã bán vũ khí cho Iraq song Tổng Thống Putin đã bác bỏ điều ấy. Giống như trường hợp liên minh cho rằng Iraq có thể sử dụng vũ khí đại công phá trong cuộc chiến này thì bộ trưởng thông tin Iraq lại cho rằng phe liên minh một khi chán nản sẽ đi đến chỗ sử dụng những thứ vũ khí ấy chứ không phải là Iraq.
|
Bác sĩ Hakki Ismail Marzooki, tổng giám đốc Bệnh Viện Al Noor cho biết vào lúc 6 giờ chiều địa phương, Al Shula gần nhà thương là một khu chợ không có quân đội đã bị tấn công, và theo dân chúng Baghdad cho đài truyền hình Ả Rập biết thì đã có tới 50 thường dân bị tử thương ở đây. Theo Bộ Trưởng Thông Tin Iraq Mohammed Saeed al-Sahaf: “Con số thường dân nạn nhân chiến cuộc đã có 230 tử thương và 800 bị thương. Trong khi đó, vào hôm Thứ Năm, 27/3/2003, tức sau đúng một tuần chiến cuộc bùng nổ, Bộ Trưởng Y Tế Mubarak cho biết đã có 350 thường dân Iraq tử thương và khoảng 4 ngàn bị thương. Về phía đồng minh, Ngũ Giác Đài cho biết Hoa Kỳ mất 27 mạng và Hiệp Vương Quốc mất 22 mạng. Về phía quân đội Iraq con số tử thương không rõ bao nhiêu, phe đồng minh phỏng đoán cả hơn ngàn mạng, và con số bị bắt hơn 4 ngàn tù binh.
|
Cũng vào Thứ Sáu, vị trưởng ủy ban UNMOVIC
thanh tra vũ khí LHQ là ông Hans Blix tuyên bố ông sẽ ra đi vào cuối tháng 6 này,
vì bất mãn trước sự kiện ban thanh tra của ông không được cho thêm ít tháng nữa
để hoàn tất việc giải giới Iraq một cách ôn hòa. Ông cho biết ông sẽ trình cho
ủy ban này bản tường trình của ông vào ngày 1/6 rồi về hưu vào cuối tháng, trước
khi 75 tuổi mấy ngày. Ông Blix được mời trở lại phụ trách ủy ban này từ tháng
3/2000. Ông cho biết ông tin rằng Tổng Thống Bush “hy vọng là đường lối giải
giới sẽ thành công”. Nhưng, ông nói, chính phủ Hoa Kỳ “đã bỏ cuộc việc thanh tra”
vào cuối Tháng Giêng hay đầu Tháng Hai và bắt đầu quay sang việc sửa soạn hành
động quân sự. Ông nói ông tiếc rằng ông đã không thúc giục những người Iraq
trước đó tích cực hơn nữa để chứng tỏ họ tích cực hợp tác về những vấn đề chất
thể. Ông nói rằng họ đã tỏ ra cộng tác hơn vào cuối Tháng Giêng và đầu Tháng Hai.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã quyết định đẩy mạnh quyết định tối hậu lệnh bắt Saddam
Hussein giải giới hay phải đương đầu với chiến tranh. Hoa Kỳ và đờng minh UK và
TBN bỏ cuộc hôm 17/3, bị chống đối kịch liệt của Pháp, Nga, Đức và Tầu. Chiến
tranh xẩy ra sau đó hai ngày. “Tôi nghĩ rằng chúng ta đã được cho hơi quá it
thời gian. Một ít tháng nữa chắc hẳn sẽ có lợi”.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giới Trẻ, chân trời của nhân loại đang mù mịt khói lửa của bạo lực giải giới Iraq
Nhận định của thoidiemmaria.net:
|
Thế giới đang chứng kiến một cuộc chiến tranh xẩy ra với bao chết chóc về sinh mạng và đổ nát về cả vật chất lẫn tinh thần, mà cái thiệt hại nặng nề nhất, tai hại nhất, kéo dài nhất, theo chúng tôi, không phải là chết chóc và thiệt hại về vật chất hiện nay cho bằng, trước hết, là thế giới nguyên tử ngày nay sẽ không còn một thẩm quyền chính yếu nào nữa, (như thẩm quyền Liên Hiệp Quốc hoàn toàn đã bất lực hiện nay), ngoài luật lệ của sức mạnh, một thứ luật rừng mạnh được yếu thua, và sau nữa, là gương mù hận thù ghen ghét nhau đang đâm rễ sâu trong lòng giới trẻ hiện nay, thành phần thấy ngưới lớn đánh nhau một cách tàn bạo bất chấp công pháp ngay trước mắt chúng thì làm sao có thể bảo chúng yêu nhau được, có thể giáo dục chúng được, và như thế, tương lai xã hội loài người sẽ đi về đâu với thành phần trẻ đầy lòng hận thù thiếu giáo dục lên nắm chính quyền sau này.
|
Cũng may, chính trong tăm tối ánh sáng lại càng sáng tỏ ngay trước mắt đám trẻ hiện nay là tương lai của xã hội sau này, về cả phương diện thực hành cũng như lý thuyết. Trước hết, về phương diện thực hành, giới trẻ thế giới nói chung, nhất là giới trẻ nạn nhân của chiến cuộc hiện nay, đã thấy được ánh sáng bác ái Kitô Giáo sáng tỏ hơn bao giờ hết ở ngay bầu trời tối tăm Iraq. Thật vậy, nếu ban thanh tra Liên Hiệp Quốc không rút khỏi Iraq, liệu Hoa Kỳ có dám tấn công Iraq hay chăng? Tại sao ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan lại ra lệnh rút các thanh tra viên ra khỏi Iraq vì lời yêu cầu của Hoa Kỳ, trong khi vấn đề chưa được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đồng ý, vì các thanh tra viên đến cũng là do quyết định của hội đồng này? Thế mới biết bác ái Kitô Giáo là gì và khác với những gì được gọi là viện trợ “nhân đạo” của thế giới tư bản. Nếu các nước Pháp, Nga và Đức không rút người của mình ra khỏi Iraq, nhất là ban thanh tra Liên Hiệp Quốc vẫn làm việc như thường theo quyết định 1441 thì chưa chắc Hoa Kỳ đã dám ra tay? Nếu giới trẻ Iraq và thế giới căm hận vì thấy một Liên Hiệp Quốc thất đảm chạy thoát thân trước cuộc chiến thế nào, họ cũng sẽ thấy được đâu là yêu thương thực sự, một yêu thương kiến tạo hòa bình và hạnh phúc.
|
Đúng thế, chính trong lúc xẩy ra hoạn nạn, như cuộc chiến hiện nay, mới biết được thế nào là tình yêu chân thật nhất và cao cả nhất đúng như Chúa Kitô dạy, một tình yêu dám yêu như Người, yêu đến thí mạng sống vì người yêu (x Jn 15:13). Tòa khâm sứ Tòa Thánh Công Giáo và nhân viên Hội Bác Ái Công Giáo đã và đang là chứng nhân cho chân lý đức ái trọn hảo Kitô giáo này. Trước khi xẩy ra chiến cuộc, Đức Tổng Giám Mục Fernando Filoni, vị làm khâm sứ Tòa Thánh ở đây chưa đầy một năm đã nói: “Chúng tôi ở đây và chúng tôi ở nơi đây, cho dù xẩy ra chiến tranh. Chúng tôi không còn chọn lựa nào khác, bao lâu còn được phép ở là bấy lâu chúng tôi còn ở”. Về phần Tổ Chức Bác Ái Caritas Công Giáo thì sao? Ngay trước khi Hoa Kỳ ra tối hậu lệnh cho chế độ Saddam Hussein thì liên hiệp thế giới của các tổ chức trợ giúp của Giáo Hội Công Giáo đã loan báo việc bắt đầu dự án cấp cứu để cho dân chúng có thể sử dụng các nhà thờ làm nơi trú ẩn. Hội Bác Ái Iraq có 80 cơ quan và 15 trung tâm khắp nước này để phân phát lương thực cho khoảng 10 ngàn gia đình và 20 ngàn trẻ em, nươc uống cho 300 ngàn người, và chăm sóc y tế cho khoảng 6 ngàn người. Hội này đã huấn luyện phòng hờ 400 bác sĩ và tình nguyện viên, và 87 nhà thờ để làm nơi trú ngụ cũng như các trung tâm bảo vệ thường dân. Ngoài ra, các Hội Bác Ái của các nước lân bang cũng hợp tác với Hội Bác Ái Iraq để phục vụ nhân dân Iraq. Lời phát biểu của Hội Bác Ái Iraq cho biết: “Syria đã nhận 40 ngàn người Iraq tị nạn và sẵn sàng đón nhận hơn nữa. Hội Bác Ái Jordan có một tổ chức thiện nguyện hùng hậu sẵn sàng vận dụng khi cần. Ở Iran là nơi làn sóng tị nạn có thể lên từ 258 tới 900 ngàn người, một dự án cấp cứu rộng lớn đã được hoạch định bao gồm cả Giáo Hội và các vị có thẩm quyền địa phương cũng như các tổ chức địa phương và quốc tế”. Không ngờ cuộc chiến tranh đen tối này đã là dịp làm sáng tỏ Ánh Sáng Kitô Giáo nơi vùng đất của Hồi Giáo, như Mẹ Têrêsa Calcutta, biểu tượng bác ái Kitô giáo”, giữa thế giới Ấn Giáo vào hậu bán thế kỷ 20 vậy.
|
Ngoài ra, cùng với những việc làm bác ái Công Giáo phục vụ nạn nhân chiến cuộc ở Iraq như thế, Kitô Giáo nói chung nhất là Giáo Hội Công Giáo nói riêng, đã đồng loạt mạnh mẽ lên tiếng ở khắp nơi trên thế giới để cố gắng ngăn tránh cuộc chiến chưa hội đủ lý do và điều kiện để có thể được gọi là một cuộc chiến tranh chính đáng. Trong khi đó, giới trẻ thế giới nói chung, giới trẻ Ả Rập Hồi Giáo nói riêng, nhất là giới trẻ Iraq, đã chứng kiến thấy cả một thế giới chính trị, nhất là các quốc gia trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, trước cuộc chiến còn lên tiếng chống đối, hay ít là giữ thái độ trung lập, nhưng khi cuộc chiến đã bùng nổ, các nước này, vì lý do nào đó, vì ngoại giao hay kinh tế với lực lượng đồng minh, cũng như chính thẩm quyền Liên Hiệp Quốc, hầu như chỉ khoanh tay đứng nhìn, lên tiếng phản đối yếu ớt vậy thôi, không giải quyết được gì cấp thời, như tìm cách ngăn chặn cuộc chiến tức khắc, vì cuộc chiến xẩy ra hoàn toàn ngoài thẩm quyền quốc tế. Nếu cuộc chiến này thật sự sẽ dứt điểm được một chế độ độc tài vô nhân đạo ở Iraq đã hết thời, thì cũng là lúc thẩm quyền quốc tế Liên Hiệp Quốc cũng khó lòng tồn tại, không phải chỉ ở chỗ không làm sao có thể ngăn chặn cuộc chiến này, nhất là ở chỗ tổ chức này đã chạy theo chiều hướng văn hóa sự chết, qua những hoạt động ủng hộ kế hoạch hóa gia đình theo kiểu phá thai và chiều theo tình dục. Trong khi đó, giới trẻ thấy được Quốc Đô Vatican, một nước nhỏ bé nhất trong các nước trên thế giới, không sợ một siêu cường nào, cũng không bênh một bạo quyền nào, đã đóng vai trò như tiếng lương tâm nơi con người, hiên ngang và thẳng thắn lên tiếng để làm “rạng ngời chân lý” (veritatis splendor - splendor of truth) về những gì đúng sai, khôn dại, tốt xấu nơi tất cả những gì liên quan đến luân thường đạo lý, nhất là đến chiến cuộc hiện nay.
|
Trước hết, vào sáng ngày Thứ Ba 18/3/2003, ngay sau ngày khi phe chủ chiến không cần Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu chấp thuận bản quyết định cho sử dụng võ lực của họ nữa, và cũng ngay sau tối Tổng Thống Bush đọc bài diễn văn khai chiến, vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh là tiến sĩ Joaquin Navarro-Valls đã phát biểu với phóng viên báo chí về lập trường của Tòa Thánh Vatican như sau: “Ai bảo là tất cả mọi đường lối ôn hòa chúng ta có được theo luật lệ quốc tế đã được tận dụng thì phải trả lẽ nghiêm thẳng trước Thiên Chúa, trước lương tâm của mình cũng như trước lịch sử”.
Riêng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong huấn từ truyền tin vào trưa Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Chay, 23/3/2003, tức ngay trước ngày Tổng Thống Bush đọc bài diễn văn khai chiến, Ngài đã nêu rõ tên tuổi của đôi bên ra để đặt vấn đề với họ như sau:
|
“Không thể nào có hòa bình nếu không biết hoán cải cõi lòng. Mấy ngày tới đây sẽ là những ngày quyết liệt cho thấy thành quả của cuộc khủng hoảng Iraq. Bởi thế, chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa soi sáng cho mọi bên của cuộc giằng co này được ơn can đảm và khôn ngoan. Các vị lãnh đạo chính trị ở Baghdad chắn chắn phải có nhiệm vụ khẩn trương trong việc hoàn toàn hợp tác với cộng đồng thế giới, hầu loại trừ mọi nguyên nhân đưa đến một cuộc can thiệp bằng võ lực. Tôi muốn ngỏ lời thiết tha kêu gọi họ là xin hãy luôn đặt số phận của những người công dân của mình trên hết! Thế nhưng, Tôi cũng xin nhắc các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt những nước thuộc Hội Đồng Bảo An biện pháp cuối cùng trước khi đi đến chỗ sử dụng võ lực chỉ xẩy ra sau khi đã thử hết mọi giải pháp, hợp với những nguyên tắc rõ ràng của chính Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Đó là lý do tại sao, trước những hậu quả khủng khiếp do cuộc quốc tế ra quân gây ra cho nhân dân Iraq, cho tình trạng quân bình của toàn vùng Trung Đông vốn đã bị thử thách đớn đau, cũng như cho những trào lưu cực đoan sau đó, Tôi muốn nói với tất cả mọi người là vẫn còn thời gian để thương thảo; vẫn còn chỗ cho hòa bình; không bao giờ quá trễ để tiến tới chỗ hiểu biết và tiếp tục những cuộc bàn luận cả. Việc suy nghĩ về nhiệm vụ của mình, việc nhiệt tình dấn thân thương thảo với nhau không có nghĩa là chịu ô nhục mà là hoạt động cho hòa bình một cách có trách nhiệm. Hơn nữa, Kitô hữu chúng ta xác tín rằng hòa bình thực sự và bền vững không phải chỉ là hoa trái, cho dù là cần thiết, của những hiệp ước chính trị và sự hiểu biết giữa cá nhân cũng như giữa các dân tộc, mà là tặng ân của Thiên Chúa ban cho tất cả những ai thuận phục Ngài và khiêm nhượng tri ân chấp nhận ánh sáng tình yêu của Ngài. Anh Chị Em thân mến, chúng ta hãy tin tưởng tiến bước trong cuộc hành trình Mùa Chay của chúng ta. Xin Rất Thánh Nữ Maria xin cho chúng ta ơn đừng để cho Mùa Chay này trở thành một thời gian chiến tranh đáng buồn, mà là một giai đoạn của lòng can trường nỗ lực hoán cải và hòa bình.”
|
Chưa hết, sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã thực tế chia sẻ kinh nghiệm chiến tranh của mình với giới trẻ nói chung, nhất là với các chính trị gia trẻ hiện nay nói riêng như sau: “Tôi thuộc về thế hệ trải qua Thế Chiến Thứ Hai và nhờ Chúa vẫn còn sống sót. Tôi có nhiệm vụ nói với tất cả mọi giới trẻ, với những ai trẻ trung hơn Tôi, thành phần chưa có kinh nghiệm này là: ‘Đừng có đánh nhau nữa!’, như Đức Phaolô VI đã nói trong lần đầu tiên Ngài viếng thăm Liên Hiệp Quốc. Chúng ta phải làm mọi sự có thể! Chúng ta quá biết rằng hòa bình không thể xẩy ra ở bất cứ giá nào. Tuy nhiên tất cả chúng ta đều biết trách nhiệm này nặng nề biết bao- bởi thế, hãy nguyện cầu và thống hối!”
Đó là những gì đã xẩy ra tại Tòa Thánh ngay trước và sau bài diễn văn khai chiến của Tổng Thống Bush, còn sau khi chiến cuộc bùng nổ thì sao? Cũng với tư cách là tiếng lương tâm thuần túy, Tòa Thánh đã lên tiếng như sau:
|
Vào ngày Thứ Năm 20/3/2003, tức ngay sau khi chiến cuộc bùng nổ, Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh, qua vị Tiến Sĩ Giám Đốc Joaquin Navarro-Valls, đã tuyên bố những lời sau đây về cuộc khai chiến tấn công Iraq của Hoa Kỳ:
“Tòa Thánh hết sức đau khổ được tin về diễn tiến mới xẩy ra nhất ở Iraq. Trước hết, Tòa Thánh tiếc rằng chính quyền Iraq đã không chấp nhận những quyết định của Liên Hiệp Quốc và lời kêu gọi của chính Đức Giáo Hoàng, khi cả hai đã yêu cầu xứ sở này giải giới. Sau nữa, thật là đáng tiếc vì đường lối thương thảo theo luật lệ quốc tế để mang lại giải pháp ôn hòa cho thảm kịch Iraq đã bị cắt ngang”.
Về phần Đức Thánh Cha
Gioan Phalô II, hôm Thứ Bảy, 22/3, khi gặp các nhân viên làm việc cho đài truyền
hình Telepace của Công Giáo Ý, dịp mừng kỷ niệm 25 năm thành lập, ĐTC lần đầu
tiên từ khi cuộc chiến bùng nổ đã công khai nói lên cảm nhận của mình về cuộc
chiến tranh này như sau: “Khi chiến tranh xẩy ra, như những ngày này ở Iraq, đe
dọa vận mạng của nhân loại thì lại càng phải công bố một cách quyết liệt là chỉ
có hòa bình mới là đường lối duy nhất kiến tạo nên một xã hội công chính và kết
đoàn hơn. Bạo lực và khí giới không thể nào giải quyết được các vấn đề của con
người cả”.
Bom nổ gây đổ nát và bốc lửa lòng người
|
Hôm Thứ Ba 25/3/2003, tờ nhật báo Quan Sát Viên Rôma bán chính thức của Tòa Thánh Vatican đã lên tiếng cho việc truyền hình Iraq trình chiếu hình ảnh những người tù nhân chiến tranh lên truyền hình là “phạm đến phẩm giá con người”. Vào tờ phát hành Thứ Năm hai hôm sau đó, tờ nhật báo này có bài “Thảm Cảnh của Thành Phần Dân Sự” ở trang nhất đã viết: “cũng như mọi cuộc xung đột tân thời, những giá đắt nhất của cuộc chiến tranh ở Iraq phải trả vẫn là thành phần dân chúng, thành phần bị nghiền tán giữa cuộc rút quân ở Baghdad và chính những cuộc dội bom dữ dội của Liên Minh”. Hơn 300 ngàn người đã bỏ nhà cửa của mình ở miền bắc Iraq để tìm nơi tạm cư ở các miền quê hẻo lành. Phát ngôn viên LHQ là Fred Eckhard đã xác nhận điều này.
|
Theo tin tức của cơ quan truyền giáo Misna, ĐGM Francis Micallef ở thủ đô nước Kuwait, một nước bị Iraq xâm chiếm năm 1990 và là nước đang để cho quân đồng minh sử dụng làm cắn cứ quân sự tấn công Iraq, vị chủ chiên của 153 ngàn người Công Giáo, đã bày tỏ niềm cảm thông với nhân dân Iraq như sau: “Chúng tôi cảm thấy buồn khi thấy cảnh dân chúng Iraq đang phải chịu đựng sau nhiều năm bị cấm vận và khổ đau”. Vị chủ chiên dẫn dắt Giáo Hội Công Giáo ở Kuwait 21 năm này còn nói trong Thánh Lễ Chúa Nhật 23/3/2003 thế này: “Chúng ta cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng cũng như với cộng đồng Kitô hữu trước khi chiến tranh xẩy ra. Chúng ta sẽ tiếp tục cầu nguyện với niềm hy vọng là cuộc chiến tranh này sẽ có ít con số nạn nhân nhất, và hòa bình cùng với tình trạng bền vững sẽ được tái thiết sớm bao nhiêu có thể”. Vị giám mục này cũng cho biết dân chúng ở Kuwait bị căng thẳng vì chiến tranh xẩy ra ở nước láng giềng. Một số đeo sẵn những chiếc mặt nạ cản hơi ở nách phòng hờ có cuộc tấn công bằng vũ khí hóa chất. Đa số những người Công Giáo ở Kuwait là người ngoại quốc, và cộng đồng của họ gồm đủ các thứ lễ nghi, như Latinh của Rôma, Syro-Malabar của Ấn Độ, Maronite của Lebanon, Copts và Armenia. Đại đa số làm việc ở các hãng dầu hỏa.
|
ĐTGM Jean-Louis Tauran, bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh, qua cuộc phỏng vấn với tờ nguyệt san Ý Famiglia Cristiana, số vừa phát hành, đã cho biết những nỗ lực của ĐTC Gioan Phaolô II trong việc ngăn tránh chiến tranh không thể coi như vô dụng, vì Tòa Thánh có “quyền hạn về luân lý” và “phải là tiếng lương tâm”. ĐTGM cho biết không bao giờ “quá trễ khi lập lại rằng tầm quan trọng của việc sử dụng quyền lực của luật lệ cần phải thắng vượt luật lệ của quyền lực. Đó là công việc của việc ngoại giao. Đó đã từng là và đang là công việc của tôi”. Về phương diện pháp chế, ĐTGM cho biết, “chúng ta có trong tay hết mọi sự cần thiết để giải quyết một cách ôn hòa những cuộc tranh luận nơi các dân tộc. Tôi tự nghĩ không biết họ đã sử dụng tất cả mọi khả năng của luật pháp quốc tế”. Vị TGM này tin rằng tình hình hiện nay đã làm suy yếu tổ chức Liên Hiệp Quốc, một hậu quả “rất trầm trọng”, vì cơ quan này là “khí cụ duy nhất chúng ta có để điều hành sinh hoạt giữa các quốc gia”. Ngoài ra, theo ngài, còn một hậu quả khác cũng hết sức trầm trọng nữa, đó là trào lưu quá khích: “Cuộc chiến tranh này sẽ làm phát sinh tất cả những trào lưu quá khích có thể xẩy ra, kể cả Hồi Giáo. Tất cả chúng ta cần phải biết điều ấy. Nó sẽ gây nên nạn khủng bố và có thể là một vết thương lớn nơi cuộc trao đổi giữa Kitô giáo và Hồi giáo, bởi vì, bất hạnh thay, nơi thế giới Hồi Giáo, vẫn có khuynh hướng đồng hóa Tây Phương với Kitô Giáo. Đức Gioan Phaolô II nhiều lần đã nói về việc tôn trọng đối với Hồi Giáo: tất cả chúng ta cùng cầu xin vị Thiên Chúa duy nhất. Chúng ta hy vọng là những lời của Đức Thánh Cha sẽ làm cho Hồi Giáo cảm thấy yên tâm. Tuy nhiên, mối nguy hiểm vốn vẫn lớn”.
|
Các vị lãnh đạo tôn giáo ở Hiệp Vương Quốc, bao gồm Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, kêu gọi hòa bình ở Trung Đông và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tình đoàn kết nơi các cộng đồng đức tin khác nhau trong thời chiến. Trong bản công báo chung phổ biến ngày Thứ Sáu 21/3/2003, các vị đã chủ trương: “Chúng tôi tin rằng, giữa tình trạng hết sức bất ổn và hỗn loạn này, cần phải chống lại bất cứ nỗ lực nào đẩy các cộng đồng của chúng ta xa nhau”. Bản công báo này có những chữ ký của ĐTGM Canterbury Anh Giáo Rowan Williams; ĐHY TGM Westminster Cormac Murphy-O’Connor; vị chủ tịch Hội Đồng Các Đền Đài Hồi Giáo và Các Vị Chủ Trì Đền Đài Sheikh Zaki Badawi ở Hiệp Vương Quốc. Quí vị lãnh đạo tôn giáo này cố gắng tái xác nhận cái nền tảng tôn giáo chung của họ cũng như những giá trị chung. Các vị nói rằng cuộc chiến ở Iraq là “một cuộc xung đột không phải về tôn giáo hay giữa các tôn giáo với nhau. Chúng tôi hoàn toàn phủ nhận bất cứ nỗ lực nào làm sai lệch nó theo chiều hướng này”. Các vị cũng kêu gọi những ai đóng vai thủ lãnh chính trị hay quân sự hãy tôn trọng Hiệp Ước Geneve liên quan đến các qui tắc điều khiển chiến tranh……
Trong khi đó, Hội Đồng Giám Mục Canada đã ban hành lời công bố của mình về cuộc xung đột ở Iraq, trong đó các vị kêu gọi hãy nguyện cầu “để cuộc chiến mới này mau kết thúc, và để thành phần vô tội thoát khỏi những hậu quả tàn phá của nó”. Các ngài còn ủng hộ việc chính quyền Canada không ngả về phe chủ chiến và chúc mừng vai trò của nước này trong việc thực hiện tình đoàn kết quốc tế cũng như hòa bình bền vững trên thế giới của chúng ta đây.
|
Về cuộc bạo lực giải giới Iraq, hôm Thứ Hai 24/3/2003, Tổng Thống Saddam Hussein đã xuất hiện trên truyền hình Iraq kêu gọi và tôn vinh tinh thần chiến đấu của quân lực Iraq như sau: “Hôm nay anh em đang đứng ở một vị thế làm hài lòng bạn bè và làm giận dữ quân thù cùng tất cả những kẻ vô đạo. Anh em sẽ chiến thắng quân thù và anh em đang làm họ phải khốn đốn. Sau khi họ coi thường anh em, hỡi anh em Iraq, giờ đây họ đã đặt chân đến mảnh đất này, việc liều lĩnh này là cơ hội để chúng ta làm cho họ thất điên bát đảo. Họ đang ở trong một tình trạng tiến thoái lưỡng nan, họ hiện đang gặp rắc rối… anh em hãy hận ghét họ và đánh cho họ một trận”. Hôm sau, Vị tổng thống này lại xuất hiện trên truyền hình, kêu gọi các con người thuộc giòng tộc Ả Rập hãy nổi dậy và làm cho đám liên minh phải thiệt hại: “Họ đã đến làm ô nhơ mảnh đất và danh dự của anh em. Hôm nay tới phiên anh em chứng tỏ cho thấy cái gia sản Ả Rập nguyên tuyền của mình, lòng can trường chiến đấu của anh em trên mọi nẻo đường cũng như ở mọi mảnh đất. Hết mọi con người nam hay nữ đều là biểu hiểu vinh quang của thánh chiến quân tay cầm lá cờ của Thiên Chúa. Hãy đánh họ trước sau để họ cuống lên mất thăng bằng hầu rơi vào lằn đạn của anh em. Nếu họ ẩn nấp ở một nơi nào đó, hãy tấn công họ ngày đêm… Thiên Chúa cao cả, hỡi Saddam Hussein”.
|
Khối Liên Hiệp Ả Rập, gặp nhau ở Cairô Ai cập, đang kêu gọi một cuộc họp khẩn HĐBA/LHQ. Khác với cuộc họp nẩy lửa chia rẽ nhau trước khi xẩy ra cuộc chiến, trong cuộc họp đang lúc chiến tranh xẩy ra khốc liệt, khối này tỏ ra hết sức nâng đỡ nhân dân Iraq và tình hình của họ hiện nay. Vị tổng thư ký của khối này là Amr Moussa nói: “Tôi chúc mừng những người Iraq và chúc họ chiến thắng”. Cuộc họp này nói rằng cuộc chiến này là kiểu mẫu của chế độ đế quốc Tây Phương mới. Họ nói rằng cuộc chiến tranh này là một phần của chương trình dài hạn để thay đổi bản đồ Trung Đông và thay đổi các vị lãnh tụ quốc gia như Tổng Thống Iraq Saddam Hussein và Tổng Thống Yasser Arafat Thẩm Quyền Palestine. Ngoại trưởng Libya Mohammed Abderragmane Chalgam lên án “cuộc tấn công” và nói: “Chúng ta phải ngẩng đầu lên bái chào lòng can đảm của nhân dân Iraq”. Các vị ngoại trưởng đang viết một bản quyết định với một số đòi hỏi thiết yếu, chẳng hạn như:
|
Lên án cuộc chiến tranh đánh Iraq; bác bỏ tính cách hợp lý của cuộc chiến; chống lại những gì các ngoại trưởng gọi là đưa đẩy Liên Hiệp Quốc xa lìa bản hiến chương của nó là cơ cấu quốc tế có trách nhiệm giữ hòa bình và ổn định trên thế giới; chống lại bất cứ tính cách thân hữu hay việc can thiệp nào vào nội vụ của Iraq; tôn trọng sự hiệp nhất và chủ quyền của Iraq cùng những quyền lợi của nó đối với kho tàng và nguồn liệu của nước này; tái diễn việc thanh tra vũ khí ở Iraq; tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng Iraq.
Hội Đồng Bảo An LHQ dự định sẽ họp vào Ngày Thứ Tư 26/3/2003 theo lời yêu cầu của Khối Liên Hiệp Ả Rập cũng như của những quốc gia không phải là hội viên hiện tại của hội đồng này.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐHY Washington DC McCarrick về cuộc Chiến Tranh ở Iraq
Trong cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Ý Avvenire, Đức Hồng Y chủ chiên TGP Washington Hoa Kỳ cho biết thái độ và hành động của người Công Giáo trong lúc này như sau:
Vấn Người Công Giáo phải làm gì trong lúc này?
Đáp Sau khi các biến cố xẩy ra vào mấy ngày vừa rồi, cộng đồng Công Giáo đã hết sức cầu nguyện. Từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh này, các vị giám mục chúng tôi đã tổ chức nhiều Thánh Lễ khắp xứ sở và lợi dụng mọi hoàn cảnh để xin cộng đồng hãy tham gia cầu nguyện. Cùng với thành phần dân Chúa của mình, chúng tôi cầu nguyện để xin cho chiến tranh chóng chấm dứt. Chúng tôi cầu nguyện cho ơn cứu độ và sức khỏe của các con người nam nữ của chúng tôi đang phục vụ quân đội, cũng như cho mạng sống của các người Iraq vô tội.
Vấn Ngoài ra, các vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo ở Hiệp Chủng Quốc còn làm gì nữa?
Đáp Chúng tôi tiếp tục nói chuyện với chính quyền của chúng tôi, bằng việc sử dụng tất cả mọi phương tiện có thể để nhắc đến vấn đề quan trọng là họ không được nhắm vào thành phần thường dân. Họ đã bảo đảm với chúng tôi rằng quân đội đồng minh đang cố gắng hết sức cẩn thận để không xẩy ra điều ấy. Thế nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục bảo đảm là mối quan tâm này phải hết sức minh bạch trong tâm trí của những ai quyết định chính sách chiến tranh. Điều này rất quan trọng, và chúng tôi tiếp tục nhắc nhở họ, để phương tiện được sử dụng xứng hợp với mục đích, và những chiến sĩ đối phương phải được trân trọng xử đối theo các qui tắc của luật lệ quốc tế.
Vấn Các ngài có nói điều này với chính phủ Bush hay chăng?
Đáp Chúng tôi đã nói với chính quyền Hoa Kỳ là họ phải tái thiết Iraq và phải chú trọng đến Thánh Địa để chủ động cổ võ cuộc đối thoại hòa bình.
Vấn Cái giá phải trả cho cuộc chiến này đang tăng lên? ĐHY nghĩ sao?
Đáp
Bất hạnh thay các nạn nhân của cuộc chiến này đang gia tăng. Khi bắt đầu thì hầu
như ít nạn nhân, hiện nay cái giá về con người dường như đang lên cao. Thế nhưng,
chúng tôi lấy làm an ủi khi được biết là hiện nay con số thường dân bị nạn không
nhiều.
Vấn ĐHY có thấy một cái gì đó trong những ngày này làm
cho ngài thay đổi phán đoán của mình về đặc tính chính đáng của chiến tranh hay
chăng?
Đáp Hiện nay, chúng tôi thấy không có chứng cớ nào làm cho chúng tôi thay đổi ý nghĩ của mình về cuộc chiến tranh này cả. Các thứ khí giới đại công phá chưa thấy gì hết. Trong lúc này đây, ý nghĩ của chúng tôi về vấn đề này như lơ lửng. Cảm nhận này là Iraq chưa hoàn toàn nói lên tất cả sự thật về các thứ khí giới đại công phá, nhưng chúng ta lại không có đủ dữ kiện để nói rằng đây là cách duy nhất để giải giới Iraq.
Vấn Một phần ba quân nhân Hoa Kỳ là Công Giáo. Đối với họ, cuộc chiến này là một vấn đề nan giải về luân lý.
Đáp Bởi thế mà, với tư cách của một hội đồng giám mục, chúng tôi rất cẩn thận trong việc không phân loại việc họ tham dự vào cuộc chiến này là vô luân, vì một đàng chúng tôi không có đủ tất cả mọi dữ kiện cập nhật hóa đã đưa đến cuộc xung đột này, đàng khác những con người trẻ ấy không có quyền quyết định.
Chiến cuộc, thiệt hại, tị nạn và phản kháng
Chiến cuộc
|
Trận đụng độ ác liệt nhất từ đầu tới nay đã xẩy ra hôm Chúa Nhật 23/3/2003, tại phía nam thành phố Nasiriyah đã làm 12 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ bị Iraq bắt, 10 người chết và một số bị thương. Hôm Thứ Sáu hai thủy quân lục chiến Mỹ thuộc Quân Đoàn Đệ Nhất Thủy Quân Lục Chiến, đơn vị thủy quân lục chiến đánh bộ đầu tiên tiến vào Iraq, cũng đã bị tử trận, một vào buổi sáng ở một giếng dầu ở miền nam Iraq và một buổi chiều khi đụng độ với quân Iraq ở gần hải cảng Umm Qasr. Cũng vào ngày Chúa Nhật, Quân Đoàn 3 Infantry tuy đánh bộ thắng lợi, song cũng có 13 người bị thương ở phía bắc Kuwait. Cũng vào sáng cùng ngày, Quân Đoàn 101 Airborne đã bị nạn bởi lựu đạn quăng vào lều chỉ huy trưởng, làm 13 người bị thương và 6 người bị thương nặng.
Khi cuộc chiến mở đầu hôm Thứ Năm (giờ địa phương Iraq), quân đội Iraq đầu tiên chống cự với một số bị tử trận, song cuộc chống cự yếu dần và hằng trăm lính Iraq đã đầu hàng. Thứ Sáu, lực lượng Iraq rút lui đã phóng hỏa đốt cả 30 giếng dầu hỏa ở miền nam Iraq để chặn đường tấn công của phe đồng mình bởi khói mù bốc lên. Đoàn xe chiến đấu Bradley và các chiếc xe tăng M1A1 Ahrams cùng với các chiếc xe khác đã tiến thẳng tới Baghdad không gặp một cuộc chống cự nào. Sáng Chúa Nhật 23/3/2003, ở miền bắc Iraq, một phi đạn không đựng hóa chất của Iraq bắn vào căn cứ của US nhưng đã bị phi đạn Patriot triệt hạ.
|
Theo những người chứng kiến, như một người đứng quan sát ở ngoài dinh tổng thống, đã cho ABC News biết Tổng Thống Saddam Hussein vào ngay sáng Thứ Năm bên đó, tức đêm Thứ Tư bên Hoa Kỳ, sau cuộc tấn công đầu tiên bằng những cuộc dội bom và bắn trọng pháo phi đạn ào ào vào thủ đô Baghdad, cố ý để “hạ thủ” lực lượng chiến đấu của Iraq, đã được khiêng ra khỏi dinh, mặt đeo chiếc mặt lạ dưỡng khí. Nguồn tin tình báo Hoa Kỳ cho hay không thấy cha con của vị tổng thống này liên lạc với nhau nữa. Tuy nhiên, hôm Thứ Sáu, truyền hình Iraq lại cho thấy hai cha con này đang ngồi họp với nhau.
Hôm Thứ Sáu, 21/3/2003, lực lượng liên minh do Úc dẫn đầu đã bắt được một chiếc tầu Iraq đang sửa soạn gài mìn dưới biển ở Vịnh Ba Tư. Ngược lại, cũng vào ngày này, chính quyền Iraq đã trục xuất tức khắc 4 phóng viên CNN. Theo phe đồng minh thì Quân Đoàn 51 của Iraq có từ 8 đến 10 ngàn người đã ra đầu hàng ở vùng Basra, nam Iraq, nhưng sau đó, tướng Tommy Franks của US đã cho các ký giả biết có chừng 1 tới 2 ngàn lính Iraq bị bắt giữ.
|
Sau tai nạn trực thăng thứ nhất, tới tai nạn thứ hai xẩy ra ở Vịnh Ba Tư, giữa hai chiếc trực thăng của phe đồng minh, làm thiệt mạng 1 US và 6 UK. Tai nạn xẩy ra vào lúc 4:30 giờ chiều địa phương ngày Thứ Bảy, vào lúc trời còn đang tối.
Thổ Nhĩ Kỳ đã cho Hoa Kỳ sử dụng không phận để tấn công Iraq vào hôm Chúa nhật 23/3/2003. Chiếc máy bay Tornado GR4 sau chuyến phi vụ đã bị bắn hạ bởi một phi đạn Patriot của phe đồng minh gần biên giới Kuwait.
Cũng vào Chúa Nhật 23/3/2003, Hoa Kỳ phản đối việc các hãng Nga đã bán cho Iraq các thứ phi đạn chống xe tăng, những dạ kính và bộ phận cản. Ngược lại, cũng vào cùng Chúa Nhật này, Nga phản đối việc Hoa Kỳ để cho chiếc máy bay thám thính U-2 bay dọc theo biên giới của Nga-Georgea hôm 22/3, trước đó cũng có những chuyến bay khác như thế vào ngày 27/2 và 7/3, những hành động được Nga cho rằng “lập lại hành động dính dáng đến những thời Chiến Tranh Lạnh”.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thiệt hại
|
Thứ Bảy 22/3/2003, con số thường dân bị thương trong các cuộc dội bom và đại pháo phi đạn ào ào vào thủ đô Baghdad đã lên tới hơn 200 thường dân. Ông Mohammad Saeed al-Sahaf, bộ trưởng thông tin Iraq đã cho các phóng viên báo chí biết có 207 người dân bị thương nằm nhà thương, và Hoa Kỳ bắn phi đạn nhiều quá sức, hơn 300 chiếc: “Chúng tôi đã đếm ở một khu vực nhỏ xíu ở Iraq thôi mà đã chịu 19 phi đạn rồi. Tôi đã đến đó và thấy các phần của những phi đạn này… 19 phi đạn ở một khu vực nhỏ hẹp. Bởi thế, tôi cho rằng có cả hằng tấn phi đạn đã bắn vào những người Iraq”. Ông này còn cho biết Hoa Kỳ đã thất vọng đến nỗi đã phải bắt hằng ngàn thường dân Iraq mặc quân phục lính Iraq giả bộ đầu hàng lực lượng liên minh ở đảo dầu Faw thuộc miền nam Iraq. Theo ông này thì bất chấp truyền thông bậy bạ về tin tức chiến cuộc bất lợi cho phe Iraq, quân đội Iraq đang vững vàng tiếp tục chiến đấu.
Tại Baghdad, tòa Thượng Phụ Chaldean đã bị hư hại bởi những cuộc dội bom, nhưng ĐGM phụ tá Emmanuel Karim Delly không bị thương. Còn vị lãnh đạo tôn giáo 75 tuổi ở đây đã bị thương vì “kính cửa sổ rơi trúng người tôi. Nhưng may không có gì xẩy ra cho tôi. Đức Trinh Nữ đã xin giữ tôi. Tôi được bằng an”.
ĐGM Petrus Canisius Mandagi giáo phận Ambon ở quần đảo Molucca, nơi xẩy ra những cuộc đụng độ giữa Tin Lành và Hồi Giáo trong những năm gần đây cho biết con số Công Giáo ở vùng của ngài đang tăng phát: “Trong những cuộc đụng độ ấy, các cộng đồng Công Giáo địa phương bênh vực phẩm giá của hết mọi người, bất kể tôn giáo, và thay vì đứng về phe bên này bên kia trong cuộc xung đột, họ hoạt động cho vấn đề hòa giải. Việc làm chứng từ ấy đã dẫn nhiều người muốn biết hơn nữa về đức tin Công Giáo”. Về vấn đề trận chiến tranh do Hoa Kỳ dẫn đầu tấn công Iraq, các đức giám mục lo sợ là cuộc xung đột này có thể gây ra một cuộc nổi loạn của nhóm cực thủ Hồi Giáo kể cả ở Nam Dương. Cũng vị giám mục này cho biết: “Hầu như sẽ có một làn sóng mới của thành phần cựu thủ Hồi Giáo. Thế nhưng, tôi tin tưởng là cuộc đối thoại giữa Kitô hữu và Hồi giáo sẽ không bị ảnh hưởng gì. Chúng tôi có một mối liên hệ chặt chẽ với những vị lãnh đạo tôn giáo khác ở xứ sở chúng tôi. Như quí vị biết, chỉ một hay hai tuần trước, đã có một phái đoàn các vị lãnh đạo tôn giáo Nam Dương đến thăm ĐGH Gioan Phaolô II mang theo sứ điệp cổ võ hòa bình thế giới. Tôi nghĩ rằng, qua chứng cớ này của các vị lãnh đạo tôn giáo thì sẽ không có vấn đề xung khắc công khai giữa tín đồ Kitô giáo và Hồi giáo. Ở Nam Dương, các nhóm cực thủ thì ít nhưng họ được hỗ trợ bởi các tổ chức quốc tế, như chúng ta thấy ở quần đảo Molucca. Thật vậy, có những nhóm hay đảng phái cố gắng khai thác Hồi Giáo cho các thứ lợi lộc của họ. Rất dễ đồng hóa những người Hoa Kỳ với Kitô giáo và những người Iraq với Hồi giáo, và thấy rằng cuộc xung đột này như một cuộc chiến tranh về tôn giáo. Giáo Hội trên khắp thế giới phải làm vang dội những điều ĐTC khẳng định là cuộc chiến tranh này không có liên hệ gì tới tôn giáo cả. Điều này phải làm sáng tỏ bằng những cuộc biểu dương và các lời công bố công khai bởi những vị lãnh đạo tôn giáo, nhờ đó sứ điệp này sẽ đi sâu vào kết mọi tầng lớp”.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phản ứng
|
Các vị ngoại trưởng của Nga và Tầu hôm Chúa Nhật 23/3/2003, qua cuộc điện đàm, đã kêu gọi chấm dứt ngay cuộc tấn công Iraq: “Cuộc chiến tranh này đã mang lại nhiều tử thương nơi thành phần dân sự. Cả một cuộc hủy hoại khủng khiếp, con số tị nạn tăng lên và các vấn đề nhân đạo trở nên nghiêm trọng. Nga và Tầu cương quyết chủ trương theo nguyên tắc là chỉ có Hội Đồng Bảo An LHQ mới có thể quyết định về việc tái thiết Iraq, và Nga với Tầu sẽ chủ động đẩy mạnh vấn đề này”.
70 ngàn người xuống đường biểu tình tại Lahore Pakistan chống lại việc US và UK tấn công Iraq hôm Chúa Nhật, đây là cuộc biểu tình đầu tiên tại Pakistan từ khi cuộc chiến bùng nổ, được tổ chức bởi MMA (Muttahida Majlis-e-Amal), và trong thành phần tham dự có các vị lãnh đạo của các đảng tôn giáo cực đoan: “Hiệp Chủng Quốc đã chiếm A Phú Hãn. Sau Iraq, nó sẽ tấn công Saudi Arabia như một phần trong mưu đồ thành lập một Đại Quốc Do Thái”, vị lãnh đạo MMA là Hafiz Hissain Ahmed đã cho thông tấn xã Reuters biết như thế.
|
Các cuộc xuống đường biểu tình phản đối cuộc tấn công Iraq của US và UK đã xẩy ra khắp thế giới từ khi cuộc chiến bùng nổ, với 4 ngàn ở Wellmington, 3 ngàn ở Brisbane và vài ngàn ở Auckland Tân Tây Lan, 2 ngàn ở thủ đô Jakarta Nam Dương (nơi mấy chục ngàn cảnh sát đang tập dượt để đề phòng nổi loạn), và 5 ngàn ở thủ đô Tân Đề Li Ấn Độ, nơi có một số người mang theo chai lọ dựng máu pha dầu và hô lên: “Hãy cầm lấy đi, đó là những gì các người muốn, và đừng tấn công Iraq nữa”. Đáng kể nhất là ở ngay thủ đô UK, vào hôm Thứ Bảy 22/3/2003, có cả 500 ngàn người. Ở Maní thủ độ TBN, hôm Thứ Sáu đã xẩy ra cuộc đụng độ giữa đoàn biểu tình và cảnh sát, kết quả có 50 người bị thương trong đó có 5 cảnh sát viên. Trong khối Ả Rập, những cuộc xuống đường biểu tình cũng xẩy ra ở Bahrain, Yemen, Oman, Amman Jordan, Lebanon Beirut, Gaza West Bank Palestine, Ở Cairô Ai Cập, xứ sở đông dân nhất trong vùng, với 70 triệu người, ngày nào cũng có những cuộc xuống đường, và hôm Thứ sáu, cảnh sát đã phải kịch liệt ra tay khi đoàn biểu tình tiến đến tòa lãnh sự US và Tổng Hành Dinh của Khối Liên Minh Ả Rập, để phản đối khối này đã không tỏ ra chống lại cuộc tấn công Iraq. Vị lãnh đạo khối 22 quốc gia này là Amr Moussa đã lên tiếng như sau: “Cuộc dội bom và bạo động chúng ta đang thấy trên truyền hình vệ tinh sẽ gây căm hận nơi mọi người Ả Rập khi nhìn thấy cảnh ấy… Không một người Ả Rập nào còn lương tâm có thể chịu đựng được…”. Ông còn cảnh giác cho biết cuộc chiến tranh đánh Iraq có thể “mở toang cửa hỏa ngục” ở Trung Đông.
|
Ở Hoa Kỳ, hôm Thứ Bảy 22/3, tại Nữu Ước, đoàn biểu tình 200 ngàn người diễn hành từ khuôn viên báo Times qua đường Broadway đến Công Viên Washington. Cuộc diễn hành này kéo dài 2 tiếng rưỡi, trong thời gian đó, có những chỗ cảnh sát phải rượt bắt những người bạo động, kết quả có 47 người bị bắt giữ. Đoàn biểu tình mang những bảng hiệu như “tiền để tiêu cho việc làm chứ không phải cho chiến tranh”, “Chirac làm Tổng Thống năm 2004”. Ở Washington DC, mấy trăm người ở Lafayette Park gần Tòa Bạch Ốc, la lối những câu như: “48 tiếng Bush phải rời Tòa Bạch Ốc”. Ở Los Angeles, cách chỗ Academy Awards hôm Chúa Nhật một ít, cả hàng ngàn người xuống đường chống đối, từ tuổi dậy thì đến các thương phế binh Hoa Kỳ chiến đấu ở VietNam đã kéo đến văn phòng của các ngành truyền thông như CNN, mang theo những bảng hiệu như: CNN là khí cụ của lừa đảo”. Một cây viết tự do ở Los Angeles là Cesar Arredando cho biết: “Tôi nghĩ truyền thông đã bị thiên lệch vì tất cả những gì chúng tôi thấy đều là những chuyên viên quân sự và cáng nhiều chuyên viên truyền thông hơn nữa. Cuộc biến chuyển như thế này hầu như đã bị bỏ qua”.
Kết thúc lễ phong chân phước cho 5 tân á thánh tại quảng trường Thánh Phêrô Chúa Nhật 23/3/2003, ĐTC kêu gọi cầu nguyện “nhất là vào lúc này” để nài xin “ơn hòa bình”. Ngài đặc biệt ký thác “những nạn nhân của những giờ phút chiến tranh này cùng với những người họ hàng thân thuộc khổ đau của họ”. Hôm Thứ Bảy, 22/3, khi gặp các nhân viên làm việc cho đài truyền hình Telepace của Công Giáo Ý, dịp mừng kỷ niệm 25 năm thánh lập, ĐTC lần đầu tiên từ khi cuộc chiến bùng nổ công khai nói lên cảm nhận của mình về cuộc chiến tranh này như sau: “Khi chiến tranh xẩy ra, như những ngày này ở Iraq, đe dọa vận mạng của nhân loại thì lại càng phải công bố một cách quyết liệt là chỉ có hòa bình mới là đường lối duy nhất kiến tạo nên một xã hội công chính và kết đoàn hơn. Bạo lực và khí giới không thể nào giải quyết được các vấn đề của con người”.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tị Nạn
|
|
|
|
|
|
|
|
Tử thần đã xuất hiện giữa bầu trời văn minh nhân loại
|
Sau tối hậu lệnh 48 tiếng của Tổng Thống Bush 2 tiếng 15 phút, và sau khi đã bàn thảo kỹ lưỡng với vị Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ là George Tenet và các viên chức Ngũ Giác Đài gần 4 tiếng đồng hồ tại Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Tư 19/3/2003, thành phần đã cho biết để khỏi bỏ “mất cơ hội” nếu không đánh nhanh đánh mạnh, Tổng Thống Bush, qua truyền hình toàn quốc, đã đọc lệnh tấn công (dài 4 phút) tức vào lúc 10 giờ 15 bên Washington DC như sau:
Đồng bào thân mến, vào giờ này đây, lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh đang ở vào những giai đoạn đầu của những cuộc hoạt động quân sự để giải giới Iraq.
Theo lệnh của tôi, lực lượng liên minh đã bắt đầu nhắm đánh vào những mục tiêu quân lực quan trọng để làm suy yếu khả năng gây chiến của Saddam Hussein. Đây là giai đoạn mở màn cho một cuộc đối chọi rộng lớn và dứt điểm.
Hơn 35 quốc gia đã hết mình ủng hộ, từ việc cho sử dụng những căn cứ hải quân và không quân, cho đến việc cộng tác về tình báo và quân vận, đến việc dàn quân cho những đơn vị chiến đấu. Hết mọi quốc gia thuộc liên minh này nhất định lãnh trách nhiệm và chia sẻ vinh dự được phục vụ việc bảo vệ chung của chúng ta.
Với tất cả mọi con người nam nữ của lực lượng quân sự Hiệp Chúng Quốc giờ đây đang ở Trung Đông, hòa bình của một thế giới hỗn loạn và niềm hy vọng của một dân tộc bị đàn áp giờ đây tùy thuộc vào anh chị em.
Lòng tin tưởng này thật là xứng đáng.
Các địch thù anh chị em đang phải đương đầu sẽ nhận thấy được khả năng và lòng can trường của anh chị em. Nhân dân anh chị em giải phóng sẽ chứng kiến thấy tinh thần khả kính và tốt lành của quân đội Hoa Kỳ.
|
Trong cuộc xung đột này, Hoa Kỳ đối diện với một kẻ thù đã không coi trọng các qui ước về chiến tranh hay những qui luật của luân lý. Saddam Hussein đã đặt quân đội Iraq và dụng cụ máy móc ở những vùng dân sự, cố gắng lợi dụng thành phần đàn ông, đàn bà và trẻ em để làm thuẫn che chở cho quân đội của hắn; đó là một điều hết sức ác độc phạm đến nhân dân của hắn.
Tôi muốn nhân chúng Hoa Kỳ và cả thế giới biết rằng lực lượng liên minh sẽ cố gắng hết sức để tránh hại đến những thường dân vô tội. Cuộc chiến ở một lãnh thổ khó khăn hiểm trở thuộc quốc gia rộng bằng tiểu bang California có thể sẽ kéo dài và khó khăn hơn là một số nghĩ tưởng. Và việc giúp cho những người Iraq chiếm được một quê hương hiệp nhất, vững chắc và tự do đòi chúng ta phải kiên cường dấn thân.
Tôi biết rằng gia đình của quân đội chúng ta đang cầu nguyện để cho tất cả mọi người ra đi phục vụ được trở về bình an và mau chóng.
Cả triệu người Hoa Kỳ đang cầu nguyện với quí vị cho sự an toàn của những người thân yêu của quí vị cũng như cho việc bảo vệ của thành phần vô tội.
Với sự hy sinh của mình, quí vị được nhân dân Hoa Kỳ biết ơn và trân kính, và quí vị nên biết rằng lực lượng của chúng ta sẽ trở về ngay khi xong việc.
Quốc gia của chúng ta đã ngại ngùng nhúng tay vào cuộc xung đột này, nhưng mục đích của chúng ta rất rõ. Nhân dân Hiệp Chủng Quốc và đồng bạn của chúng ta cũng như đồng minh của chúng ta không thể sống may rủi trước một chế độ đe dọa hòa bình bằng những thứ khí giới sát hại hàng loạt.
Giờ đây chúng ta sẽ đương đầu với mối đe dọa này bằng Quân Đội của chúng ta, Không Quân, Hải Quân, Quân Cảnh Duyên Hải và Thủy Quân Lục Chiến, nhờ đó chúng ta sẽ không đụng độ với mối đe dọa này bằng những đaòn chữa lửa, cảnh sát và bác sĩ trên các đường phố ở các thị thành của chúng ta.
Giờ đây cuộc xung đột ấy đã xẩy ra, đường lối duy nhất để hạn chế thời gian kéo dài của nó là sử dụng một lực lượng mãnh liệt. Và tôi bảo đảm với quí vị là, đây không phải là một cuộc chiến nữa vời và chúng ta sẽ không chấp nhận bất cứ thành quả nào khác ngoài thành quả chiến thắng.
Đồng bào thân mến, những nguy hiểm xẩy đến cho xứ sở của chúng ta cũng như cho thế giới sẽ được khống chế. Chúng ta sẽ vượt qua thời điểm hiểm nghèo này để thực hiện công cuộc hòa bình. Chúng ta sẽ bảo vệ tự do của chúng ta. Chúng ta sẽ mang lại tự do cho những người khác. Và chúng ta sẽ chiến thắng.
|
Xin Chúa chúc lành cho xứ sở của chúng ta cũng như cho tất cả mọi con người bảo vệ xứ sở này.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh,
BVL, dịch từ tài liệu được CNN phổ biến ngày 20/3/2003
Thoidiemmaria.net thấy rằng: Qua lệnh khai chiến này, Tổng Thống Bush nói: “Hoa Kỳ và các lực lượng liên minh đang ở vào những giai đoạn đầu của những cuộc hoạt động quân sự để giải giới Iraq (thế nhưng ban thanh tra đang làm việc và chưa thấy những thứ khí giới cần phải giải, và bản chương trình hoạt động sắp được công bố với ngày tháng hạn định vấn đề giải giới đều là đồ bỏ hay sao? Tại sao Hoa Kỳ không chịu giải giới chính mình bằng cách hủy bỏ luật cho phép dùng súng là những gì vốn nguy hiểm chỉ sát hại mạng ống con người như thực tế cho thấy từ trước đến nay. Thì ra, một trong những yếu tố chính yếu đưa đến cuốn chiến tấn công có tính cách khủng bố trắng trợn này do vì xã hội đệ nhất siêu cường này thích chơi súng và nghiện súng không thể bỏ được), để giải phóng dân tộc này (thế nhưng dân tộc này họ có kêu gọi Hoa Kỳ hay chăng, phận sự của Liên Hiệp Quốc ở đâu? Một gia chủ đánh đập vợ con, người hàng xóm nhẩy vô đập chết người gia chủ đó và làm tan nhà nát cửa của gia đình này thì gọi là giải phóng hay sao? Vai trò của cảnh sát để làm gì?) cũng như để bênh vực thế giới khỏi cái hiểm nguy trầm trọng (thế nhưng đại đa số các quốc gia trong HĐBA LHQ không sợ hay chưa sợ cái nguy hiểm trầm trọng này cơ mà!). "Cuộc chiến ở một lãnh thổ khó khăn hiểm trở thuộc quốc gia rộng bằng tiểu bang California có thể sẽ kéo dài và khó khăn hơn là một số nghĩ tưởng" (thế nhưng, tại sao vấn đề giải giới Iraq bằng đường lối ôn hòa là thanh tra vũ khí đang được thực hiện và đang có kết quả mà phe chủ chiến, nhất là Hoa Kỳ đòi phải có hạn định rõ ràng, thì việc giải giới bằng võ lực là đường lối gây ra chết chóc, đầy những thiệt hại cho nền kinh tế thế giới và gây hận thù rất nguy hiểm lại không có hạn định chứ? Thì ra bạo lực bao giờ cũng là bạo lực, bạo lực từ trong lập luận, một thứ lập luận của bạo lực, một pháp luật của bạo lực).
|
Sau đó mấy tiếng, truyền hình Iraq cho thấy Tổng Thống Saddam Hussein, trong bộ quân phục, đã chỉ trích cuộc tấn công do Hoa Kỳ dẫn đầu là một “tội ác”: “Chúng ta thề rằng chúng ta sẽ đương đầu với các kẻ xâm lược”. Vị tổng thống này còn thêm việc chống cự của Iraq sẽ gây cho đám liên minh “mất đi niềm hy vọng trong việc thành đạt những gì họ bị xui bẩy bởi đám tội ác Ái Quốc Do Thái và những kẻ khác theo các mưu đồ của họ… Muôn năm thánh chiến quân, muôn năm Palestine”. Tại Liên Hiệp Quốc, vị lãnh sự của Iraq là Mohammed Aldouri nói rằng: “Dường như cuộc chiến tranh tấn công xứ sở của tôi đã bắt đầu”. Ông bảo hành động quân sự này là “một vi phạm luật lệ quốc tế” và nói sẽ xin LHQ và HĐBA họp vào Thứ Năm, 20/3/2003, để chịu trách nhiệm về cuộc tấn công này.
|
Lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh bắt đầu tiến từ Kuwait sang Iraq vào 8 giờ tối giờ Washington DC ngày Thứ Năm 20/3/2003. Phe liên minh đã gặp nạn đầu tiên với chiếc trực thăng CH-46 ở phía bắc Kuwait cách biên giới Iraq 9 dặm vào sáng sớm Thứ Sáu giờ địa phương, gây thiệt mạng 16 người, 12 UK và 4 US. Vào tối Thứ Năm ở Baghdad, một cuộc dội bom khủng khiếp đã làm sụp hai dinh thự, trong đó có cả các văn phòng của Phó Thủ Tướng Tariq Aziz. Iraq đã phản ứng bằng việc bắn ít là 4 phi đạn sang phía bắc Kuwait, hai phi đạn bị chặn bởi các phi đạn của US. Hồng Thập Tự cho biết đã có một người bị chết và 14 người bị thương. Cũng vào ngày Thứ Năm, Tổng Thống Bush đã họp Nội Các của ông để cứu xét những sách lược với Iraq. Vị tổng thống này cũng cho phóng viên báo chí biết liên minh đã lên tới 40 quốc gia. Trong khi đó, vào cùng ngày, các quốc gia thành viên của HĐBA lên tiếng lên án cuộc tấn công của Hoa Kỳ.
|
Tầu: “hết sức quan tâm” về cuộc mở màn hận thù và kêu gọi “những quốc gia liên hệ ngưng ngay hành động quân sự”. Sau khi Tổng Thống Bush tuyên bố khai chiến, phát ngôn viên của ngoại trưởng Trung Hoa là Kong Quan lên tiếng trong một cuộc họp báo bảo Hoa Kỳ đã vi phạm hiến chương LHQ và sẽ “cảm thấy mình càng bị cô lập hơn”. Ông cũng nói Trung Hoa “lấy làm tiếc” về việc chấm dứt chính sách việc thanh tra vũ khí và lập lại chủ truơng của Trung Hoa là “mục đích của việc tước đoạt các thứ vũ khí đại công phá khỏi bàn tay Iraq có thể đạt được bằng phương tiện ôn hòa”.
|
Nga: Tổng Thống Putin, trong một cuộc họp ở Điện Cẩm Linh đã nói cuộc tấn công Iraq vào sáng Thứ Năm (giờ địa phương ở Nga) phải được ngưng lại sớm bao nhiêu có thể. Phóng viên CNN ở Moscow đã cho biết “Vị tổng thống này lên tiếng mạnh mẽ về hành động quân sự này. Ông ta nói đó là một lỗi lấm lớn về chính trị”. Ông cho rằng không có lý do nào lại phải đi đến chỗ võ lực như vậy, vì vấn đề Iraq có các thứ vũ khí đại công phá hay không vẫn chưa được sáng tỏ. Cơ quan thông tín Interfax tường trình từ cuộc họp này đã trích lại của vị tổng thống này nói rằng: “Iraq không gây ra một đe dọa nào vào thời gian bắt đầu hoạt động này (thanh tra vũ khí). Nếu chúng ta để cho luật đấm đá thay thế luật lệ quốc tế, thì kẻ mạnh bao giờ cũng đúng và luôn có quyền làm bất cứ điều gì. Nếu những phương tiện được sử dụng để đạt mục đích không có giới hạn thì một trong những nguyên tắc căn bản của luật lệ quốc tế sẽ có vấn đề – đó là vấn đề nguyên tắc về chủ quyền bất khả vi phạm của các quốc gia”. Màn điện toán của Điện Cẩm Linh trích lại lời nói của vị tổng thống này như sau: “Vấn đề ở đây là việc giải quyết các vấn đề quan trọng mà nhân loại sẽ phải đương đầu trong ít năm nữa và trong thập niên tới. Chủ trương của xứ sở chúng ta hoàn toàn tuân giữ vô điều kiện Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và các qui tắc cùng nguyên tắc căn bản của luật lệ quốc tế. Nga chắc chắn sẽ thiên về những phương pháp ôn hòa, chính trị hợp pháp trong việc giải quyết những trường hợp xung khác, kể cả những vấn đề leo thang vũ khí nguyên tử. Cộng đồng quốc tế không có một phương tiện nào phổ quát hơn điều mà mỗi và mọi quốc gia cần ấy cả”.
|
Pháp: Một cuộc thăm dò của IFOP được phổ biến vào Thứ Sáu ở tờ nhật báo Le Figaro cho thấy, trong 1 ngàn người được phỏng vấn có 87 phần trăm chống chiến tranh, và gần một nửa tin rằng mục đích của chiến tranh là để chiếm dầu hỏa, và chỉ có 3 phần trăm tin là để giải giới Iraq. Tổng Thống Chirac, qua những lời được truyền hình, “Pháp lấy làm tiếc là hành động này đã xẩy ra không được LHQ chấp nhận. Tôi hy vọng những hành động này chấm dứt nhanh bao nhiêu có thể, bị thương vong ít nhất, và không gây ra một thảm họa nhân đạo. Bất kể những hành động này kéo dài bao lâu thì chúng cũng gây ra một hậu quả trầm trọng cho tương lai. Chúng ta phải liên kết với các đồng minh của chúng ta cũng như với toàn thể cộng đồng quốc tế cùng nhau đương đầu với những thách đố đang chờ đợi chúng ta”.
Ở Ai Cập, một thành phố thủ đô lớn nhất của thế giới Ả Rập, hàng ngàn người đã xuống đường chống lại quân quốc Hoa Kỳ đặt chân lên đất của Ả Rập. Cuộc xuống đường này đòi tống cổ vị lãnh sự Hoa Kỳ ra khỏi nước và truất phế tổng thống Ai Cập, mục đích xuống đường của họ không phải là để bênh chế độ Saddam Hussein mà là nhân dân Iraq. Một tài xế tắc xi 43 tuổi ở Cairo tên là Youssef đã nói với Reuters rằng: “Cuộc chiến tranh này là một tội. Nó là một tội vì làm cho nhân dân Iraq phải khổ. Nó không phải là một tội bởi Saddam Hussein, tên quá cứng đầu. Hắn có một cái đầu sỏi đá”. Một người khác 33 tuổi, tên Moataz cho biết: “Saddam là một tay độc tài, thế nhưng Bush cũng là một tay độc tài”.
|
Ở thượng tầng chính trị thì các chính quyền Ả Rập đã lên án cuộc tấn công này. Ngoại trưởng Saudi là Saud al-Faisal đã lập lại chủ trương của chính phủ ông là nước ông sẽ không tham chiến chống lại người anh em Iraq. Tổng Thống Labanon Emile Lahoud đã nói cuộc chiến tranh này sẽ đẩy thế giới vào “một đường hầm tăm tối” không có lối thoát. Vua Hamad bin Isa al-Khalifa cho biết: “Chiến tranh có thể về tay phe thắng trận, nhưng hòa bình lại cần phải được tất cả mọi quốc gia chiếm lấy, nên đây là trách nhiệm của tất cả mọi quốc gia”. Tổng Thống Tunisi là Zine al-Abidine Ben Alin lấy làm tiếc vì chiến tranh bùng nổ và lo ngại về “hậu quả khủng khiếp” của nó. Vua Morocco là mohammed lên tiếng kêu gọi tôn trọng luật lệ quốc tế. Amr Moussa, vị lãnh đạo của Khối Liên Hiệp Ả Rập 22 quốc gia, đã nói đó là “một ngày đau thương buồn thảm” và kêu gọi chay tịnh quố ctế và Ả Rập hoạt động ngăn chặn cuộc chiến tranh này. Tổ Chức 56 phần tử của Hội Đồng Hồi Giáo cũng lên tiếng kêu gọi chấm dứt cuộc tấn công, cho rằng nó chỉ dẫn đến đổ máu, tàn rụi, bất ổn và khủng bố toàn cầu mà thôi. Ông Abdel-Aziz al-Rantisi, vị lãnh đạo của nhóm chiến đấu Hamas Palestine đã nói cuộc chiến này là một “cuộc tấn công ghê tởm” chống lại các người Ả Rập và Hồi Giáo, và kêu gọi “thánh chiến quân” đánh đuổi lực lượng Hoa Kỳ. Các viên chức Iran gọi cuộc tấn công là là “bất chính và phi lý”. Ở Kuwait là nước được Hoa Kỳ giải phóng khỏi bị Iraq chiếm đóng năm 1991, một số công dân đã hết lòng ủng hộ Hoa Kỳ. Ahmad Hussein Ahmad nói: “Cha của ông ta (Tổng Thống Bush bố) đã giải phóng Kuwait và giờ đây người con sẽ giải phóng Iraq”.
|
Ở Mã Lai, Phó Thủ Tướng Abdullah Ahmad Badawi đã nói trong một bài diễn văn gửi quốc dân cho cuộc tấn công của Hoa Kỳ là “một vết đen trong lịch sử”” và “thế giới giờ đây đang chứng kiến thấy cứ mạnh là đúng”. Ấn Độ, đạo trưởng Syed Ahmed Bukhari ở đền Jama Masjid Tân Đề Li lớn nhất Ấn Độ cho biết “Các người Hồi Giáo ở Ấn Độ coi việc tấn công của Hoa Kỳ là một cuộc tấn công Hồi Giáo và nhân loại”. Pakistan có hàng ngàn người Hồi Giáo xuống đường chống chiến tranh. Ở Nam Dương, một nước đông số tín đồ Hồi Giáo nhất thế giới, vị tổng thống của nước này là Megawati Sukarnoputri cho biết chính phủ của ông cực lực cống lại cuộc Hoa Kỳ tấn công Iraq và kêu gọi Liên Hiệp Quốc hãy triệu tập một phiên họp khẩn cấp. Tất cả lực lượng cảnh sát 250 ngàn nhân viên đã được tập trung vào việc canh gác cho các tòa lãnh sự ngoại quốc, nhất là US, Uk và Úc. Trong khi đó, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Úc Đại Lợi chính phủ phò chiến còn dân thì phản chiến)
|
Ở Âu Châu: Các quốc gia phò chiến tranh là UK, TBN và Ý. Thổ Nhĩ Kỳ: Tổng Thống Ahmet Necdet đặt vấn đề về “tính cách hợp lý” của cuộc đơn phương tấn công của Hoa Kỳ không được LHQ chấp thuận. Bỉ: Thủ Tướng nước này cho biết nước của ông tỏ ra “hết sức bất mãn”. Hy lạp: quốc gia đương kim chủ tịch Khối Hiệp Nhất Âu Châu cho biết cảm tưởng tiếc xót vì cuộc khủng hoảng đã không được giải quyết một cách ôn hòa với sự hiệp nhất của thế giới.
Ở Hoa Kỳ, trong khi dân chúng ở Nữu Ước, nơi của biến cố 911, cũng như ở một số nơi khác, chào mừng cuộc tấn công bắt đầu thì cũng có nhiều cuộc xuống đường ở khắp nơi chống lại cuộc chiến tấn công Iraq. Như ở ngay Nữu Ước, ở Washington DC, ở San Francisco, ở Chicago, ở Philadelphia, ở Los Angeles, ở một số trường đại học, như Massachusetts Institute of Technology ở Cambridge và University of Texas.
Thứ Năm 20/3/2003, Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh, qua vị Tiến Sĩ Giám Đốc Joaquin Navarro-Valls, đã tuyên bố những lời sau đây về cuộc khai chiến tấn công Iraq của Hoa Kỳ:
“Tòa Thánh hết sức đau khổ được tin về diễn tiến mới xẩy ra nhất ở Iraq. Trước hết, Tòa Thành tiếc rằng chính quyền Iraq đã không chấp nhận những quyết định của Liên Hiệp Quốc và lời kêu gọi của chính Đức Giáo Hoàng, khi cả hai đã yêu cầu xứ sở này giải giới. Sau nữa, thật là đáng tiếc vì đường lối thương thảo theo luật lệ quốc tế để mang lại giải pháp ôn hòa cho thảm kịch Iraq đã bị cắt ngang. Trước những hoàn cảnh này, thật là vui mừng được biết rằng các cơ quan khác khau của Công Giáo ở Iraq vẫn tiếp tục thi hành các hoạt động của mình để giúp đỡ các dân chúng ở đó. Để góp phần vào công việc tỏ tình đoàn kết này, thậm chí Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh, thuộc thẩm quyền của ĐTGM Fernando Filoni, cũng vẫn mở cửa văn phòng của mình ở Banghdad trong giai đoạn này”.
|
Thoidiemmaria.net hết sức vui mừng khi đọc được những lời lẽ này của Tòa Thánh. Vì chính thoidiemmaria cũng đã diễn tả cảm nhận như vậy cách đây hai hôm, Thứ Tư 19/3/2003, với tựa đề “Ánh sáng Kitô giáo bừng lên trong tăm tối Iraq giữa bầu trời Hồi giáo” và bằng những lời lẽ như sau: “Nếu ban thanh tra Liên Hiệp Quốc không rút khỏi Iraq, liệu Hoa Kỳ có dám tấn công Iraq hay chăng? Tại sao ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan lại ra lệnh rút các thanh tra viên ra khỏi Iraq vì lời yêu cầu của Hoa Kỳ, trong khi vấn đề chưa được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đồng ý, vì các thanh tra viên đến cũng là do quyết định của hội đồng này? Thế mới biết bác ái Kitô Giáo là gì và khác với những gì được gọi là viện trợ “nhân đạo” của thế giới tư bản. Nếu các nước Pháp, Nga và Đức không rút người của mình ra khỏi Iraq và ban thanh tra vẫn làm việc như thường theo quyết định 1441 thì chưa chắc Hoa Kỳ đã dám ra tay? Thế nhưng, ở đây mới biết được tình yêu cao cả nhất đúng như Chúa Kitô dạy là thí mạng sống vì người yêu (x Jn 15:13). Tòa khâm sứ Tòa Thánh Công Giáo và nhân viên Hội Bác Ái Công Giáo không sợ chết, dấn thân phục vụ nhân dân Iraq trong thời loạn này thật là một gương sáng cả thể, đúng là ‘đèn sáng được để trên giá soi cho cả nhà’ (Mt 5:15-16). Không ngờ cuộc chiến tranh đen tối này đã là dịp làm sáng tỏ Ánh Sáng Kitô Giáo nơi vùng đất của Hồi Giáo, như Mẹ Têrêsa Calcutta, ‘biểu tượng bác ái Kitô giáo’, giữa thế giới Ấn Giáo vậy”.
Sau đây là một số hình ảnh xuống đường lên án cuộc tấn công bất chính của Hoa Kỳ: Thứ tự từ trái sang phải, hàng thứ nhất: hình 1) Biểu tình phản chiến ở trước tòa lãnh sự US ở Jakarta Nam Dương, một nước đông Hồi Giáo nhất thế giới và cũng là một nơi có thể sẽ xẩy ra nổi loạn, hình 2) cảnh sát và đám phản chiến trước tòa lãnh sự UK ở Venice Ý, hình 3) các trẻ em Palestine xuống đường ở trại tị nạn Rafah ở miền nam giải Gaza; hàng thứ hai: hình 4) đám xuống đường ở thủ đô Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Saddam Hussein, hình 5) xuống đường ở thủ đô Manilla Phi Luật Tân trước tòa lãnh sự US, hình 6) xuống đường ở công trường Tahrir, thủ đô Cairô Ai Cập; hàng thứ ba: hình 7) biểu tình diễn hành trên Oxford ở Manchester, Anh Quốc, hình 8) 50 ngàn học sinh xuống đường ở Bá Linh Đức, hình 9) 100 ngàn người, phần đông là sinh viên học sinh, biểu tình diễn hành tới tòa lãnh sự US ở thủ đô Nhã Điển Hy Lạp.
|
|
|
|
|
|
|
|
|