Bài Giáo Lý số 35

 



CHỚ LÀM SỰ DÂM DỤC VÀ CHỚ MUỐN VỢ CHỒNG NGƯỜI


Luật Chúa: Điều Sáu Và Chín

(các số 2331-2400; 2514-2533)

 




CẢM NGHIỆM NHÂN SINH


Nếu có những việc tự nó là lành, như việc tôn thờ cầu nguyện, làm phúc bố thí, nhịn nhục thứ tha, hy sinh giúp đỡ v.v. thì cũng có những việc tự nó là dữ, như việc ươn lười tắc trách, cờ bạc nghiện hút, cướp của giết người, bất công gian lận v.v. Ngoài ra, cũng có những việc theo bản chất của chúng là tốt, như những việc liên quan đến thể dục, sinh dục và trí dục. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cho thấy, những việc lành (đạo đức và bác ái), nhất là những việc tốt (sinh tồn và phát triển) này thường hay bị con người biến thành những việc xấu. Ở chỗ, họ lạm dụng những việc ấy để tìm cầu thỏa mãn cho riêng bản thân của họ một cách bất hợp pháp hay trái với nguyên tắc luân lý phổ quát. Chẳng hạn như việc họ làm phúc bố thí để được tiếng khen là một con người đạo đức thánh thiện, tức nếu không vì danh tiếng của mình sẽ chẳng bao giờ làm việc này, bởi thế, nếu làm mà bị chê chắc chắn sẽ bỏ không làm nữa. Việc sinh dục cũng vậy, con người không phải là không có những hành động lạm dụng nó để thỏa mãn đòi hỏi thú tính của mình hơn là nhắm đến việc truyền sinh trong đời sống hôn nhân. Bởi đó mới có những hành động gọi là thủ dâm, gian dâm, ngoại dâm, hiếp dâm, khiêu dâm, mại dâm, loạn dâm v.v., những hành động mà lương tâm chân chính nói chung và Bản Thập Giới nói riêng gọi là những việc xác thịt tội lỗi, vì những việc này nghịch lại với ý định của Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên con người theo hình ảnh Ngài và tương tự như Ngài (xem GL số 2331) để họ có thể sống theo ơn gọi yêu thương và hiệp thông như Ngài muốn, nhờ đó, thần lực dồi dào phong phú của Ngài được thể hiện nơi việc nên một xác thịt của họ (xem GL số 2335).

Thật vậy, về vấn đề sinh dục của con người liên quan đến Giới Luật Thứ Sáu và Thứ Chín trong Thập Giới của Thiên Chúa, Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã cho thấy ba vấn đề chính yếu, hai vấn đề đầu chẳng những liên quan đến tính cách sống thanh sạch trọn vẹn của từng cá nhân con người mà còn liên quan đến cả mối liên hệ sâu xa trong đời hôn nhân của họ nữa (điều răn 6), và vấn đề thứ ba liên quan đến chính lòng tinh tuyền của họ làm cho họ có thể sống thanh sạch trong đời hôn nhân (điều răn 9).



KIẾN THỨC ĐỨC TIN


1. VẤN ĐỀ SỐNG THANH SẠCH

Theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo mọi người đều phải sống thanh sạch (xem số 2348), dù là độc thân, hôn nhân hay tu trì (xem số 2349), cách riêng là đời sống vợ chồng (xem số 2350), vì ai cũng được kêu gọi “sống thanh sạch ở chỗ chẳng những hoàn toàn hòa hợp tính dục trong con người mà còn nhờ đó con người được hiệp nhất nội tại nơi bản thân vừa thể chất vừa linh thiêng của họ nữa. Tính dục, yếu tố nói lên cho thấy tình trạng con người thuộc về thế giới thể chất và sinh vật, trở thành nhân bản có tính cách bản vị và thực chất, khi nó được ghép vào mối liên hệ giữa người này với người kia, trong việc nam nữ trao thân trọn đời cho nhau. Bởi thế, nhân đức thanh sạch bao gồm tính cách trọn vẹn về con người (xem các số 2338-2345) cũng như tính cách trọn vẹn về việc trao ban (xem các số 2346-2347)” (số 2337). Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã liệt kê những lỗi phạm đến đức thanh sạch, nhất là tác động đồng tính luyến ái như sau:

Những Lỗi Phạm Đến Đức Thanh Sạch

• “Dâm dục là ước muốn lăng loàn muốn hưởng lạc thú xác thịt hay việc thụ hưởng lạc thú xác thịt cách bất chính. Theo luân lý, hưởng lạc thú xác thịt bất chính đó là việc chỉ hoàn toàn tìm thỏa mãn xác thịt, chứ không nhắm đến mục đích truyền sinh và phối hợp”. (số 2351)

• “Thủ dâm được hiểu là việc tự mình làm kích thích các bộ phận sinh dục để tìm thỏa mãn xác thịt… ‘Cả Huấn Quyền của Giáo Hội lẫn cảm quan luân lý của tín hữu đều không ngần ngại mạnh mẽ chủ trương rằng thủ dâm tự bản chất là hành động hết sức lăng loàn. Vì bất cứ lý do gì, tự mình sử dụng bộ phận sinh dục ngoài phạm vi hôn nhân đều thực sự là làm ngược lại với mục đích của bộ phận ấy’. Bởi làm như thế thì việc hưởng lạc thú xác thịt chỉ xẩy ra ở ngoài ‘mối liên hệ xác thịt theo phạm vi luân lý đòi hỏi, một liên hệ xác thịt cần phải đạt được tất cả ý nghĩa của tác động tự hiến thân cho nhau cũng như của việc truyền sinh liên quan đến tình yêu chân thực’ (Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, Persona humana 9)”. (số 2352)

• “Tà dâm là liên hệ xác thịt giữa một người nam và một người nữ chưa lập gia đình. Nó là một việc trọng phạm đến phẩm giá của hai con người cũng như đến tính dục của con người là những gì tự bản chất dành cho thiện ích của đời sống vợ chồng cũng như của việc truyền sinh và giáo dục con cái. Hơn nữa, nó còn là một gương mù cả thể khi làm hư giới trẻ”. (số 2353)

• “Khiêu dâm xẩy ra ở chỗ cố ý mang những tác động xác thịt thực sự hay tương tự của việc nam nữ ái ân đem bầy tỏ ra cho những người khác thấy. Khiêu dâm phạm đến đức trong sạch vì nó làm bại hoại tác động phối ngẫu, bại hoại việc vợ chồng thân mật trao thân cho nhau. Nó thực sự làm tổn hại đến phẩm giá của các phần tử tham phần (như diễn viên, người phổ biến, công chúng), vì mỗi người đều trở thành đối tượng của việc thỏa mãn hèn hạ cũng như của thứ lợi lộc bất chính cho nhau. Nó dìm tất cả những ai tham gia vào một thứ ảo tưởng thuộc thế giới giả tạo. Nó là một vi phạm trầm trọng”. (số 2354)

• “Mại dâm làm tổn hại đến phẩm giá của con người làm việc này, ở chỗ họ biến mình thành một thứ đồ mua vui cho người hưởng lạc xác thịt. Người hưởng lạc thú xác thịt cũng trọng phạm đến chính bản thân mình, ở chỗ họ phạm đến đức trong sạch mà họ đã hứa khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội và làm ô uế thân thể của họ là đền thờ của Chúa Thánh Thần (x 1Cor 6:15-20)… Mại dâm bao giờ cũng là một trọng tội…”. (số 2355)

• “Hiếp dâm là việc vi phạm đến sự thân mật xác thịt của người khác một cách ép buộc. Nó làm tổn thương đến sự công bằng và đức bác ái. Hiếp dâm gây tổn thương nặng nề đến lòng tôn trọng, đến tự do cũng như đến quyền sống toàn vẹn về thể lý và về luân lý của con người. Thiệt hại nặng nề do nó gây ra có thể ghi dấu vết cả đời nơi nạn nhân. Nó tự bản chất bao giờ cũng là một hành động xấu. Việc hiếp dâm còn nặng hơn nữa nếu gây ra bởi cha mẹ đối với con cái (loạn dâm) hay bởi những ai có trách nhiệm giáo dục trẻ em được trao phó cho họ”. (số 2356)

Đồng Tính Luyến Aùi

• “Đồng tính luyến ái nghĩa là những liên hệ giữa nam nhân với nhau hay nữ nhân với nhau, thành phần cảm thấy một sức hấp dẫn phái tính hoàn toàn hay độc chiếm đối với những người cùng phái tính với mình… Căn cứ vào Thánh Kinh cho thấy những việc đồng tính luyến ái là những việc suy bại nặng nề, truyền thống bao giờ cũng khẳng định rằng ‘các việc đồng tính luyến ái tự bản chất là bất chính’. Chúng phản lại với luật tự nhiên. Chúng ngăn trở tác động xác thịt trong việc trao ban tặng ân sự sống. Chúng không phát xuất từ mối hỗ tương tình cảm và tình dục chân chính. Không thể nào chấp nhận chúng trong bất cứ một trường hợp nào”. (số 2357)


2. VẤN ĐỀ ĐỜI HÔN NHÂN

Theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, tình dục chỉ được thực hiện trong tình yêu hôn nhân vợ chồng mà thôi (xem số 2360), vì hành động tính dục này “’không phải chỉ là một cái gì thuần sinh lý mà còn liên quan đến cả thực tại thâm sâu của con người nữa. Nó được thể hiện một cách thực sự nhân bản chỉ khi nào nó là nguyên tố của một tình yêu khiến con người nam nữ hoàn toàn hiến thân cho nhau tới chết’ (Tông Huấn Familiaris Consortio, 11)” (số 2361). Bởi thế, hôn ước giữa hai người nam nữ lập gia đình với nhau “không thể vãn hồi” và “bất khả tháo gỡ” (xem số 2364). Trái lại, “việc vợ chồng nên một xác thịt” là để “đạt đến mục đích lưỡng diện (không thể tách rời) của hôn nhân, đó là thiện ích của chính cặp vợ chồng cũng như của việc truyền sinh” (số 2363). Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã dạy về việc truyền sinh trong hôn nhân cùng những lỗi phạm đến hôn nhân như sau.

Việc Truyền Sinh Trong Hôn Nhân

• “Việc truyền sinh là một tặng ân, là một mục đích của đời sống hôn nhân, vì tình yêu hôn nhân tự nhiên hướng đến việc sinh hoa kết trái. Con cái không phải là một cái gì phát xuất từ bên ngoài để thêm thắt vào mối tình vợ chồng yêu thương nhau (xem cả số 2378), mà từ chính tâm điểm của việc họ trao thân cho nhau, như là hoa trái và là tầm mức trọn vẹn của tình yêu này. Bởi vậy, Giáo Hội ‘đứng về phía sự sống’ (Tông Huấn Familiaris Corsotio, 30) dạy rằng ‘mỗi tác động hôn nhân và mọi tác động hôn nhân tự nó đều phải qui hướng về việc truyền sinh’ (Thông Điệp Sự Sống Con Người, 11)...”. (số 2366)

• “Điều hòa sinh sản... Vì những lý do chính đáng, vợ chồng được phép cách quãng việc sinh sản con cái. Họ có phận sự phải bảo đảm là việc họ muốn làm như thế không phát xuất từ tính vị kỷ mà là phù hợp với lòng quảng đại xứng đáng trách nhiệm làm cha mẹ của họ. Hơn nữa, họ phải làm sao cho tác hành của họ phù hợp với tiêu chuẩn luân lý khách quan nữa: Khi có vấn đề liên quan đến việc hòa hợp tình yêu hôn nhân với việc truyền sinh thì tính cách luân lý của tác hành không chỉ lệ thuộc nguyên vào ý định chân thành cũng như vào việc thẩm định những động lực tác hành; song nó phải được xác định bởi tiêu chuẩn khách quan, một tiêu chuẩn phát xuất từ bản tính của con người và từ hành động của họ, một tiêu chuẩn tôn trọng ý nghĩa trọn vẹn của việc tự hiến thân cho nhau cũng như của việc truyền sinh loài người liên quan đến tình yêu chân thực....” (số 2368)

• “Việc tiết dục từng lúc, tức là những phương pháp điều hòa sinh sản dựa trên việc tự giữ mình và lợi dụng những thời kỳ không thụ thai, là việc hợp với qui tắc khách quan của luân lý (x Thông Điệp Sự Sống Con Người, 12). Những phương pháp này tôn trọng thân xác của đôi phối ngẫu, tăng thêm niềm ưu ái cho họ, và thuận lợi cho việc huấn luyện niềm tự do chân chính. Trái lại, tự bản chất là xấu đối với ‘mọi hành động, trước hay sau tác động vợ chồng, hoặc đang lúc phát triển hoa trái của tác động này, tỏ ra muốn ngăn trở việc truyền sinh, dù là mục đích hay phương tiện’ (Thông Điệp Sự Sống Con Người, 14)”. (số 2370)

• “Những kỹ thuật gây phân rẽ vợ chồng, (hiến tinh trùng hay noãn sào hoặc cho mượn tử cung), bằng cách xen vào một người không phải là chính đôi phối ngẫu đều là những việc hết sức vô luân. Những kỹ thuật này (thụ tinh và đậu thai nhân tạo không phải của chồng) đều phạm đến quyền của đứa nhỏ phải được sinh ra bởi cha mẹ thật của mình trong đời sống hôn nhân. Chúng phản lại với đôi phối ngẫu nơi ‘quyền trở thành cha mẹ chỉ ở nơi nhau mà thôi’ (Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, Donum vitae II, 1)”. (số 2376)

• “Những kỹ thuật chỉ dính dáng đến đôi phối ngẫu (thụ tinh và đậu thai nhân tạo của chồng) có thể ít tai hại hơn song theo luân lý vẫn không chấp nhận được. Chúng phân rẽ tác động vợ chồng ra khỏi tác động truyền sinh. Tác động sinh sản con cái không còn là tác động hai người trao thân cho nhau nữa, mà là tác động ‘ký thác sự sống cùng bản chất của bào thai vào quyền lực của các vị bác sĩ cũng như của các chuyên viên sinh vật học, và khiến cho kỹ thuật nắm chủ quyền trên nguồn gốc và định mệnh của con người…”. (số 2377)

Những Lỗi Phạm Đến Hôn Nhân

• “Ngoại tình liên quan đến vấn đề bất trung trong đời sống hôn nhân. Khi hai người có liên hệ xác thịt với nhau, ít là một trong hai đã lập gia đình với một người khác, thì cả hai người này đã phạm tội ngoại tình, dù chỉ trong chốc lát. Chúa Kitô đã lên án ngoại tình dù chỉ trong tâm tưởng (x Mt 5:27-28). Giới răn thứ sáu và Tân Ước tuyệt đối cấm chỉ hành động ngoại tình (x Mt 5:32, 19:6; Mk 10:11; 1Cor 6:9-10). Các tiên tri đã cáo giác mức độ nặng nề của tội ngoại tình; các vị coi nó như là một hình ảnh của tội tôn thờ ngẫu tượng (x Hos 2:7; Jer 5:7, 13:27)”. (số 2380)

• “Được phép ly thân vợ chồng mà vẫn giữ sự liên hệ hôn nhân trong một số trường hợp căn cứ vào qui định của giáo luật (x các khoản 1151- 1155). Nếu việc ly dị theo luật đời là cách duy nhất để có thể bảo toàn một số quyền lợi hợp pháp, như quyền coi sóc con cái hay quyền bảo vệ gia sản thì được mạn phép làm mà không vi phạm gì đến luân lý”. (số 2383)

• “Ly dị là một vi phạm nặng nề đến luật tự nhiên. Nó đòi phá hủy giao ước được đôi phối ngẫu tự tình đồng ý sống với nhau cho đến chết. Ly dị thực sự gây tổn thương đến giao ước cứu độ mà bí tích hôn phối là dấu chỉ. Lập gia đình nữa, cho dù có được luật dân sự công nhận, càng làm cho cuộc đổ vỡ thêm trầm trọng hơn, ở chỗ người phối ngẫu tái giá bấy giờ ở vào tình trạng công khai và vĩnh viễn ngoại tình” (số 2384). “Ly dị là bất luân còn bởi vì nó làm cho gia đình và xã hội hỗn loạn. Tình trạng hỗn loạn này gây tổn hại nặng nề cho người phối ngẫu bị bỏ rơi, cho con cái bị chấn động do việc cha mẹ chúng phân ly và thường bị cha mẹ giành giật, cũng như bởi vì hậu quả lây nhiễm của nó làm cho nó thật sự trở thành một nạn dịch của xã hội” (số 2385).

• “Đa thê là việc không hợp với lề luật luân lý. ‘Mối hiệp thông (phối ngẫu) hoàn toàn nghịch lại với vấn đề đa thê; thật vậy, vấn đề này trực tiếp phủ nhận ý định của Thiên Chúa được mạc khải cho thấy ngay từ ban đầu, vì nó nghịch lại với phẩm giá bản vị bình đẳng giữa người nam và người nữ, thành phần hiến thân cho nhau trong đời sống hôn nhân bằng một tình yêu trọn vẹn cũng là một tình yêu đặc thù và chuyên nhất’ (Tông Huấn Familiaris Consortio, 19, xem Hiến Chế Gaudium et Spes, 47.2)”. (số 2387)

• “Loạn luân ám chỉ đến việc liên hệ xác thịt giữa họ hàng ruột thịt với nhau hay với xui gia ở cấp hệ không được phép lấy nhau (x Lev 18:7-20).”. (số 2388)

• “Đối với cái gọi là tự do phối ngẫu, nam nữ không chấp nhận thể thức ràng buộc công khai về pháp lý trong việc ăn ở vợ chồng... Thứ tự do phối ngẫu này bao gồm trường hợp như vợ lẽ, không chịu kết hôn vì ràng buộc, hay không thể dấn thân lâu bền. Tất cả những trường hợp này phạm đến phẩm giá gia đình... nghịch với luật luân lý...” (số 2390).

• “Ngày nay có một số người đòi ‘quyền thử hôn’ với chủ ý là sẽ lập gia đình sau đó. Cho dù mục đích của những ai dính dáng đến việc tiền dâm có mạnh mẽ thế nào đi nữa, ‘sự thật vẫn là những liên hệ này khó lòng bảo đảm được tính cách chân tình và trung thành với nhau trong tương quan nam nữ, nhất là chúng cũng không bảo vệ mối tương quan này khỏi tính cách bất nhất của ước muốn hay đột hứng‘ (Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, Persona humana 7). Việc hiệp nhất xác thịt chỉ hợp pháp theo luân lý khi nào thực sự có một cộng đồng sự sống được thiết lập giữa một người nam và một người nữ. Tình yêu nhân loại không chấp nhận ‘các cuộc hôn nhân thử’. Nó đòi hỏi con người phải hoàn toàn và dứt khoát hiến thân cho nhau (x Tông Huấn Familiaris Corsotio, 80)”. (số 2391)


3. VẤN ĐỀ LÒNG TINH TUYỀN

Theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, nếu giới răn thứ sáu liên quan đến hành động dâm dục về xác thịt thì giới răn thứ chín liên quan đến ước muốn thỏa mãn xác thịt (xem số 2514), một ước muốn phát xuất từ đam mê nhục dục (xem số 2515), một ước muốn cần phải được chế ngự chẳng những bằng tấm lòng tinh tuyền bề trong (xem số 2518 và 2519), mà còn phải được tỏ hiện bằng cả thái độ đoan trang nết na bề ngoài nữa:

• “Tinh tuyền đòi phải đoan trang nết na, một yếu tố làm nên đức tiết độ. Đoan trang nết na bảo vệ những gì kín mật nơi con người. Nó không chịu phơi bày ra những gì cần phải được giữ kín. Nó hướng đến đức trong sạch, một đức trong sạch được thể hiện nơi chứng từ của nó. Nó giúp con người biết cách nhìn người khác và đối xử người khác hợp với nhân phẩm con người và tình đoàn kết của mình”. (số 2521)

• “Đức đoan trang bảo vệ mầu nhiệm con người và tình yêu của họ. Nó làm cho con người nhẫn nại và điều hòa trong những liên hệ yêu đương; nó đòi nam nữ phải hoàn tất điều kiện trao ban và dấn thân dứt khoát cho nhau. Đoan trang là nết na. Nó khuyến khích con người trong việc chọn lựa quần áo. Nó giữ thinh lặng hay giữ mình nơi có những nguy hiểm về óc tò mò không lành mạnh. Nó là sự kín đáo”. (số 2522)

• “Đức đoan trang được thể hiện ở cảm xúc cũng như ở thân xác. Chẳng hạn như việc nó chống lại những khai thác về nhãn quan thích ngắm nhìn thân thể con người ở một số những quảng cáo, hay chống lại những khêu gợi của một số phương tiện truyền thông đi quá xa đến chỗ phơi bầy ra những điều thân mật kín đáo. Đức đoan trang khuyến khích lối sống giúp chống lại những kiểu khêu gợi của thời trang và những chi phối của các ý thức hệ cực thịnh”. (số 2523)


TÓM LẠI:


Theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo mọi người đều phải sống thanh sạch (xem số 2348), dù là độc thân, hôn nhân hay tu trì (xem số 2349), cách riêng là đời sống vợ chồng (xem số 2350), vì ai cũng được kêu gọi “sống thanh sạch ở chỗ chẳng những hoàn toàn hòa hợp tính dục trong con người mà còn nhờ đó con người được hiệp nhất nội tại nơi bản thân vừa thể chất vừa linh thiêng của họ nữa. Tính dục, yếu tố nói lên cho thấy tình trạng con người thuộc về thế giới thể chất và sinh vật, trở thành nhân bản có tính cách bản vị và thực chất, khi nó được ghép vào mối liên hệ giữa người này với người kia, trong việc nam nữ trao thân trọn đời cho nhau. Bởi thế, nhân đức thanh sạch bao gồm tính cách trọn vẹn về con người (xem các số 2338-2345) cũng như tính cách trọn vẹn về việc trao ban (xem các số 2346-2347)” (số 2337). Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã liệt kê những lỗi phạm đến đức thanh sạch, như dâm dục, thủ dâm, tà dâm, khiêu dâm, mại dâm và hiếp dâm (xem các số 2351-2356), nhất là tác động đồng tính luyến ái (số 2357). Theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, tình dục chỉ được thực hiện trong tình yêu hôn nhân vợ chồng mà thôi (xem số 2360), vì hành động tính dục này “’không phải chỉ là một cái gì thuần sinh lý mà còn liên quan đến cả thực tại thâm sâu của con người nữa. Nó được thể hiện một cách thực sự nhân bản chỉ khi nào nó là nguyên tố của một tình yêu khiến con người nam nữ hoàn toàn hiến thân cho nhau tới chết’ (Tông Huấn Familiaris Consortio, 11)” (số 2361). Bởi thế, hôn ước giữa hai người nam nữ lập gia đình với nhau “không thể vãn hồi” và “bất khả tháo gỡ” (xem số 2364). Trái lại, “việc vợ chồng nên một xác thịt” là để “đạt đến mục đích lưỡng diện (không thể tách rời) của hôn nhân, đó là thiện ích của chính cặp vợ chồng cũng như của việc truyền sinh” (số 2363). Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã dạy về việc truyền sinh trong hôn nhân (xem các số 2366, 2368, 2370, 2376-2377) cùng những nghịch phạm đến hôn nhân (xem các số 2380, 2383, 2385, 2387-2388, 2390-2391). Theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, nếu giới răn thứ sáu liên quan đến hành động dâm dục về xác thịt thì giới răn thứ chín liên quan đến ước muốn thỏa mãn xác thịt (xem số 2514), một ước muốn phát xuất từ đam mê nhục dục (xem số 2515), một ước muốn cần phải được chế ngự chẳng những bằng tấm lòng tinh tuyền bề trong (xem số 2518 và 2519), mà còn phải được tỏ hiện bằng cả thái độ đoan trang nết na bề ngoài nữa (xem các số 2521-2523).
 

THÂM TÍN SỐNG ĐẠO

1. Tác động xác thịt chỉ dành cho đời sống vợ chồng và hướng về vấn đề truyền sinh, bằng không tác động này sẽ trở thành những việc làm tội lỗi, xấu xa, vì phản lại với ý định của Thiên Chúa về hôn nhân khi Ngài tạo dựng nên con người có nam có nữ.

2. Những tác động xác thịt phản lại với ý định của Thiên Chúa trong vấn đề hôn nhân, chẳng những là những tác động liên quan đến chính việc làm dâm ô bề ngoài mà còn liên quan đến cả các thứ ước muốn nhục dục bề trong nữa.

3. Bởi thế, muốn giữ mình trong sạch theo bậc sống của mình, tu trì, hôn nhân hay độc thân, con người xác thịt cần phải có một tấm lòng tinh tuyền bề trong, một tấm lòng tinh tuyền được thể hiện sống động nhất bằng tác hành đoan trang nết na bề ngoài.

 

Trắc Nghiệm


Xin đọc bài Giáo Lý lược tóm tổng ôn dưới đây, rồi dùng các chữ ở cuối trang để điền vào những chỗ gạch trống các câu Sách Giáo Lý vừa học hỏi cho đúng nguyên văn ý nghĩa của nó. Trong vòng 10 phút.

Qua bài Giáo Lý 35 về Luật Chúa Chớ Làm Sự Dâm Dục và Muốn Vợ Chồng Người, Giáo Hội Công Giáo đã cho con cái của mình thấy những điểm chính sau đây: Theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo mọi người đều phải sống thanh sạch (xem số 2348), dù là độc thân, hôn nhân hay tu trì (xem số 2349), cách riêng là đời sống vợ chồng (xem số 2350), vì ai cũng được kêu gọi “sống thanh sạch ở chỗ chẳng những hoàn toàn hòa hợp tính dục trong con người mà còn nhờ đó con người được hiệp nhất nội tại nơi bản thân vừa thể chất vừa linh thiêng của họ nữa. Tính dục, yếu tố nói lên cho thấy tình trạng con người thuộc về thế giới thể chất và sinh vật, trở thành nhân bản có tính cách bản vị và thực chất, khi nó được ghép vào mối liên hệ giữa người này với người kia, trong việc nam nữ trao thân trọn đời cho nhau. Bởi thế, nhân đức thanh sạch bao gồm tính cách trọn vẹn về con người (xem các số 2338-2345) cũng như tính cách trọn vẹn về việc trao ban (xem các số 2346-2347)” (số 2337). Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã liệt kê những lỗi phạm đến đức thanh sạch, như dâm dục, thủ dâm, tà dâm, khiêu dâm, mại dâm và hiếp dâm (xem các số 2351-2356), nhất là tác động đồng tính luyến ái (số 2357). Theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, tình dục chỉ được thực hiện trong tình yêu hôn nhân vợ chồng mà thôi (xem số 2360), vì hành động tính dục này “không phải chỉ là một cái gì thuần sinh lý mà còn liên quan đến cả thực tại thâm sâu của con người nữa. Nó được thể hiện một cách thực sự nhân bản chỉ khi nào nó là nguyên tố của một tình yêu khiến con người nam nữ hoàn toàn hiến thân cho nhau tới chết” (số 2361). Bởi thế, hôn ước giữa hai người nam nữ lập gia đình với nhau “không thể vãn hồi” và “bất khả tháo gỡ” (xem số 2364). Trái lại, “việc vợ chồng nên một xác thịt” là để “đạt đến mục đích lưỡng diện (không thể tách rời) của hôn nhân, đó là thiện ích của chính cặp vợ chồng cũng như của việc truyền sinh” (số 2363). Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã dạy về việc truyền sinh trong hôn nhân (xem các số 2366, 2368, 2370, 2376-2377) cùng những nghịch phạm đến hôn nhân (xem các số 2380, 2383, 2385, 2387-2388, 2390-2391). Theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, nếu giới răn thứ sáu liên quan đến hành động dâm dục về xác thịt thì giới răn thứ chín liên quan đến ước muốn thỏa mãn xác thịt (xem số 2514), một ước muốn phát xuất từ đam mê nhục dục (xem số 2515), một ước muốn cần phải được chế ngự chẳng những bằng tấm lòng tinh tuyền bề trong (xem số 2518 và 2519), mà còn phải được tỏ hiện bằng cả thái độ đoan trang nết na bề ngoài nữa (xem các số 2521-2523).

“Dâm dục là ước muốn lăng loàn muốn hưởng lạc thú xác thịt hay việc thụ hưởng lạc thú xác thịt cách _________. Theo luân lý, hưởng lạc thú xác thịt bất chính đó là việc chỉ __________tìm thỏa mãn xác thịt, chứ không nhắm đến mục đích truyền sinh và phối hợp” (số 2351); “Thủ dâm được hiểu là việc tự mình làm _____________các bộ phận sinh dục để tìm thỏa mãn xác thịt… Vì bất cứ lý do gì, tự mình sử dụng bộ phận sinh dục ngoài phạm vi ____________đều thực sự là làm ngược lại với mục đích của bộ phận ấy.” (số 2352); “Tà dâm là liên hệ xác thịt giữa một người nam và một người nữ______________. Nó là một việc trọng phạm đến phẩm giá của hai con người cũng như đến tính dục của con người là những gì tự bản chất dành cho thiện ích của đời sống vợ chồng cũng như của việc ____________và giáo dục con cái. Hơn nữa, nó còn là một gương mù cả thể khi làm hư giới trẻ” (số 2353); “Khiêu dâm xẩy ra ở chỗ cố ý mang những tác động xác thịt thực sự hay tương tự của việc nam nữ ái ân đem _____________cho những người khác thấy. Khiêu dâm phạm đến đức trong sạch vì nó làm bại hoại tác động phối ngẫu, bại hoại việc vợ chồng thân mật trao thân cho nhau. Nó thực sự làm tổn hại đến phẩm giá của các phần tử _______________(như diễn viên, người phổ biến, công chúng), vì mỗi người đều trở thành ______________của việc thỏa mãn hèn hạ cũng như của thứ lợi lộc bất chính cho nhau. Nó là một vi phạm trầm trọng” (số 2354); “Đồng tính luyến ái nghĩa là những liên hệ giữa nam nhân với nhau hay nữ nhân với nhau, thành phần cảm thấy một sức hấp dẫn phái tính hoàn toàn hay độc chiếm đối với những người ______________với mình…” (số 2357). “Ngoại tình liên quan đến vấn đề bất trung trong đời sống hôn nhân. Khi hai người có liên hệ xác thịt với nhau, ít là một trong hai đã _________với một người khác, thì _____________này đã phạm tội ngoại tình, dù chỉ trong chốc lát” (số 2380). “Tinh tuyền đòi phải đoan trang nết na, một yếu tố làm nên đức___________. Đoan trang nết na bảo vệ những gì kín mật nơi con người. Nó không chịu ___________ra những gì cần phải được giữ kín. Nó hướng đến đức trong sạch, một đức trong sạch được thể hiện nơi chứng từ của nó. Nó giúp con người biết cách nhìn người khác và đối xử người khác hợp với __________con người và tình đoàn kết của mình”. (số 2521)

(nhân phẩm, bất chính, hoàn toàn, phơi bày, tiết độ, kích thích, hôn nhân, cả hai người, lập gia đình, chưa lập gia đình, truyền sinh, cùng phái tính, đối tượng, bầy tỏ ra, tham phần)