|
BÌNH AN LÀ TRÀN ĐẦY SỨC SỐNG
Chúng ta đã nói đến hòa bình ở bài Hòa Bình Thế Giới, một chủ đề được chia
sẻ trong buổi Phát Thanh Vui Mừng Và Hy Vọng thứ ba, ngày 3/2/2002, sau
Biến Cố Liên Tôn Hội Ngộ Cầu Cho Hòa Bình Thế Giới tại Assisi Ý Quốc ngày
24/1/2002. Nhưng bài Hòa Bình Thế Giới ấy liên quan trực tiếp đến Biến Cố
Khủng Bố Tấn Công 911 và đi sâu vào khía cạnh tiêu cực, như vấn đề tại sao
chiến tranh xẩy ra, nguyên nhân khủng bố tấn công là gì và làm sao để chặn
đứng chiến tranh khủng bố, các vấn đề có tầm vóc quốc tế (Xin xem Nguyệt
San Hiệp Nhất và Dân Chúa Mỹ Châu cùng số 4/2002, hay
www.thoidiemmaria.net mục Hội Ngộ Tâm Linh trang Nhân Bản). Từ đó đến nay,
chúng ta thấy Chiến Tranh Trung Đông tại Thánh Địa càng ngày càng khiếp
đảm và trở nên hết sức thê thảm trước mắt thế giới, dường như không thể
nào kết thúc, và không ai có thể nhúng tay vào giải quyết một cách ổn
thoả. Trong lúc những giòng chữ này được viết lên, những tư tưởng này được
phát thanh, thì Tình Hình Trung Đông đang ở vào giai đoạn Tay Ba, chứ
không phải Tay Đôi giữa khối Palestine và dân Do Thái như trước đây. Bởi
vì, ngôi Đền Thờ Giáng Sinh do các tu sĩ Dòng Phanxicô thuộc khối Kitô
Giáo bảo quản đã bị tấn công. Kết quả là, hiện nay, từ Thứ Ba ngày
2/4/2002, Ngôi Đền Thờ Giáng Sinh này vẫn bị 200 người Palestina chiếm ngụ
bên trong và các xe tăng của Do Thái phong toả bên ngoài. Đó là lý do tại
sao chúng ta cần tìm hiểu thêm về đề tài có vẻ tích cực hơn và cá biệt
hơn, đó là chủ đề Bình An Là Tràn Đầy Sức Sống.
BÌNH AN KHÔNG THỂ NÀO CHIẾM ĐOẠT ĐƯỢC BẰNG V LỰC
Như tin tức cho biết, tình hình Trung Đông giữa hai khối Palestine và Do
Thái nói chung, cả hơn một năm nay, nhất là trong mấy tháng gần đây, cứ
liên tục diễn ra những cảnh “ăn miếng trả miếng”, “nợ máu phải trả bằng
máu”, “mắt đền mắt, răng đền răng”. Và cứ theo đà xung khắc đầy thù hận
này, máu sẽ còn đổ, thịt sẽ còn bay, thây sẽ còn ngã, người sẽ còn gục cho
tới khi… Phải, cho tới khi người ta quay về với tinh thần yêu thương tha
thứ: “Hòa bình không thể thiếu công lý, công lý không thể thiếu thứ tha”
là thế, đúng như chủ đề Sứ Điệp Hòa Bình Thế Giới Ngày Đầu Năm Dương Lịch
2002 của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gửi thế giới. Chưa bao giờ như lúc
này đây, con người văn minh hiện đại cảm thấy hết sức chí lý và ứng
nghiệm, chẳng những kinh nghiệm nhân sinh của mình, như “một nhịn chín
lành”, hay những chân lý đạo đức, như từ bi hỉ xả của Phật Giáo, hoặc yêu
thương kẻ thù của Kitô Giáo.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, về phương diện cá nhân, con người còn có thể
tha thứ cho nhau, nhưng một khi đã liên quan đến đoàn thể, đến quốc gia
dân tộc, thì không thể nào, nhất là ở trong vị thế cầm quyền, bỏ qua những
gì hay những ai dám ngang nhiên tác hại đến dân mình, đến nước mình v.v.
Nhất là trong trường hợp dân nước mình thật sự chỉ là nạn nhân đáng
thương. Điển hình là biến cố khủng bố tấn công 911 bảy tháng trước đây tại
Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Vào những trường hợp này, những người cầm quyền
lại lên tiếng khuyên dân thôi bỏ qua đi, tha thứ cho người ta, thì chỉ có
mà bị ném đá chết tươi. Bức thư của tổng thống Do Thái Moshe Katsav gửi
Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được vị Lãnh Sự Do Thái ở Vatican phổ biến hôm
Thứ Tư 10/4/2002 đã cho thấy r điều này: “Chúng tôi không có một giải pháp
nào khác ngoài việc ngăn ngừa những tên khủng bố người Palestine, thành
phần đã sát hại những người Do Thái vô tội và đã ẩn náu trong một nơi
thánh của Kitô Giáo, để thoát thân cũng như để tiếp tục những hành động đổ
máu của họ”. Vị tổng thống này đã cắt nghĩa lý do là vì nếu bỏ không vây
bắt những tay súng này nữa sẽ “tạo nên một mối nguy hiểm trầm trọng cho sự
an ninh chung”, nên người Do Thái “không còn chọn lựa nào khác ngoài việc
tiếp tục hiện diện ở vùng liên hệ này”.
Nguồn tin của Màn Điện Toán Zenit ngày 12/2/2002, đã phổ biến một Bức Thư
Chung của 60 nhân vật trí thức nổi tiếng của Mỹ Quốc, dài 10 trang giấy ở
cỡ chữ báo bình thường, với những nhận định và phân tích rất tinh vi và
sâu sắc, cuối cùng đã kết luận về vấn đề chiến tranh chính nghĩa như sau:
Trước hết họ nêu lên nguyên tắc, sau đó, họ áp dụng vào trường hợp thành
phần tấn công khủng bố ngày 911:
Về nguyên tắc chiến tranh chính nghĩa, họ chủ trương thế này: “Chiến tranh
không hợp pháp nếu để chống lại những nguy hiểm nhỏ nhoi, chưa sáng tỏ,
hay có hậu quả chưa chắc chắn, hoặc để chống lại những nguy hiểm có thể
được giảm thiểu một cách hợp lý, bằng việc chỉ cần thương thảo, kêu gọi
hiểu biết, bằng việc thuyết phục của thành phần thứ ba, hay bằng những
phương tiện bất bạo động khác. Thế nhưng, nếu sự nguy hiểm gây ra cho mạng
sống vô tội lại là một điều có thực và chắc chắn xẩy ra, nhất là nếu kẻ
tấn công được thúc đẩy bằng một lòng hận thù bất khả thuyết phục – ở chỗ,
mục tiêu của họ nhắm đến không phải là việc chúng ta sẵn sàng thương lượng
hay tuân hợp, mà chỉ để tiêu diệt chúng ta – thì theo luân lý, việc sử
dụng v lực tương xứng là điều được phép”.
Và họ đã áp dụng nguyên tắc chiến tranh chính nghĩa này vào biến cố khủng
bố 911 như sau: “Những kẻ thảm sát hơn 3000 người vào ngày 11 tháng 9, và
là những kẻ đã tự nhận là họ muốn tiếp tục tái diễn hành động này, cho
thấy một nguy hiểm tỏ tường và hiện hữu đối với tất cả mọi người thiện chí
khắp nơi trên thế giới, không riêng gì ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Những
hành động như vậy là một điển hình cụ thể về việc trắng trợn tấn công mạng
sống con người vô tội, là một sự dữ đe dọa cả thế giới, r ràng là cần phải
sử dụng đến v lực để loại trừ nó đi”.
Theo lập luận chính đáng của 60 nhân vật tri thức có thể xếp vào hàng đệ
nhất Hoa Kỳ này, thì Hoa Kỳ có quyền tấn công khủng bố vì đã bị khủng bố
tấn công. Thế nhưng, với thành phần bị Hoa Kỳ tấn công trả đũa bằng một
thứ chiến tranh chính nghĩa kéo dài từ ngày 7/10/2001 tới nay, thành phần
mà nhóm người trí thức đây thẳng thắn nhận định: “là những kẻ đã tự nhận
là họ muốn tiếp tục tái diễn hành động này”, thì thử hỏi thành phần ấy có
chịu chấp nhận thân phận hoàn toàn bị thảm bại chăng? Hay trái lại, nếu
không hoàn toàn bị tiêu diệt, (mà làm sao có thể tiêu diệt được hết sự dữ
trên thế gian này - như trường hợp lực lượng hùng hậu nhất Tây Phương là
Mỹ và Anh cho tới nay vẫn chưa tìm thấy nghi phạm chủ mưu cuộc khủng bố
tấn công 911 để xử tội), những kẻ khủng bố sẽ càng trở nên lợi hại hơn
nữa, nhất là với chính Hoa Kỳ, một quốc gia trong lúc tấn công khủng bố
lại cứ nơm nớp mình bị khủng bố tấn công. Lúc nào cũng lo âu sợ hãi. Chỗ
nào cũng kiểm soát ngặt nghèo. Nhất là ở tại phi trường! Không ai tin
tưởng ai nữa! Vậy thì thử hỏi bình an ở đâu? Làm sao để có thể hưởng bình
an thực sự??
BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM
Xin thưa, trước hết bình an chỉ phát xuất từ trời cao. Bình an là một tặng
ân từ trời, do Đấng Tối Cao ban cho mới có, chứ không phải tự nhiên mà có.
Đúng như tinh thần của Bản Thập Giới Ngày Hội Ngộ Liên Tôn Cầu Cho Hòa
Bình Thế Giới, đã được 250 đại diện các tôn giáo lớn trên thế giới đồng
thanh tuyên xưng tại Assisi ngày 24/1/2002. Đó là lý do trong Ngày Đại Lễ
Giáng Sinh hằng năm, Giáo Hội Kitô Giáo thường nhắc lại Sứ Điệp Hòa Bình
được các thần trời xướng lên và loan truyền 2002 năm trước đây, trong một
Đêm Thánh Vô Cùng, một đêm Thiên Chúa Giáng Sinh Làm Người tại Bêlem, nơi
đang xẩy ra một cuộc xung đột gay go chưa từng thấy như hiện nay. Sứ điệp
đó là: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa
thương” (Lk 2:14). Thế nhưng, ai là người đáng Đấng Tối Cao thương, nếu
không phải là con người chân chính, ngay thẳng, thiện tâm. Đó cũng là lý
do Sứ Điệp Hòa Bình còn được hát là “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình
an dưới thế cho người thiện tâm (hay) cho người lòng ngay”.
Phải, bình an trước hết là tặng ân của trời cao. Nhưng tặng ân này chỉ
được ban cho thành phần thiện tâm, thành phần lòng ngay, thành phần tìm
kiếm hòa bình, thành phần xây dựng hòa bình. Tiêu biểu như một Phanxicô
quê ở Assisi, một thôn làng hẻo lánh xưa kia nay, đã trở thành một địa
danh gắn liền với lịch sử thế giới, vì đã là nơi Hội Ngộ Liên Tôn Thế Giới
ba lần, lần nhất vào ngày 27/10/1986, lần hai vào ngày 9-10/1/1993, và lần
ba vào ngày 24/1/2002. Assisi sở dĩ nổi tiếng là vì Phanxicô Khó Khăn,
Đấng Sáng Lập một Hội Dòng nay đang là Bảo Quản Viên Những Nơi Thánh ở
Thánh Địa Do Thái, Đấng đã nguyện cầu: “Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí
cụ bình an của Chúa. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha
vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi
lầm”, một lời nguyện cầu với tất cả ý thức rằng: “vì chính khi thứ tha là
khi được tha thứ, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân… chính lúc
chết đi là khi vui sống muôn đời”. Thử hỏi ai cũng có “thiện tâm” đi tìm
hòa bình và xây dựng hòa bình như Kinh Cầu Hòa Bình của Phanxicô Assisi
đây, thì thế giới có còn chiến tranh bạo loạn nữa không?
Như thế, hòa bình sẽ không bao giờ được ban cho con người, nếu con người
không có thiện tâm, không khao khát hòa bình, không tìm kiếm hòa bình. Nói
cách khác, hòa bình bao giờ cũng có, đang có, trên thế gian này, trong tầm
tay của con người, chỉ cần con người biết mở lòng mình ra là đón nhận được
liền, là hòa bình liền hiện thực trong xã hội loài người. Hòa bình như ánh
sáng mặt trời bao giờ cũng chiếu sáng, miễn là con người đừng đóng kín,
đừng khép chặt cửa nhà nội tâm của mình lại. Nếu những người Do Thái và
Palestina, tiêu biểu là các vị lãnh đạo của hai khối quyết liệt kịch địch
nhau sát ván này, thực sự khao khát hòa bình, hết lòng tìm kiếm hòa bình
và tha thiết muốn xây dựng hòa bình, thì họ đã có cách giải quyết với
nhau, không cần phải có sự can thiệp của thành phần thứ ba, như Tòa Thánh
Công Giáo Rôma, Tổ Chức Liên Hiệp Quốc hay Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Nói như thế không phải là dân tộc Do Thái và khối dân Palestina không có
thiện chí, không ham chuộng hòa bình, trái lại lúc nào cũng chỉ khát máu,
chỉ biết hận thù, chỉ thích chém giết, chỉ biết trả đũa v.v. Thực tế cho
thấy, sở dĩ chúng ta không làm được những gì thiện hảo, công ích, những gì
cần phải làm, buộc phải làm, có thể là vì một trong ba trường hợp sau đây:
thứ nhất, vì chúng ta không biết phải làm những gì cho đúng, cho hợp tình
hợp lý; thứ hai, dù biết cần phải làm những gì, song chúng ta lại không
biết phải làm cách nào cho thích thuận, hoặc làm lại sợ “thất sách” hay
“lợn lành chữa ra lợn què” thì càng tệ hơn nữa, thôi thà đừng làm thì hơn;
thứ ba, dù chúng ta biết những gì phải làm và biết làm sao để thực hiện
được điều ấy, song chúng ta không muốn làm, hoặc không làm được, hay không
dám làm. Áp dụng ba trường hợp trên vào tình hình Chiến Tranh Trung Đông,
chúng ta thấy, trường hợp thứ nhất, những nhà cầm quyền của đôi bên không
phải là không biết mình cần phải làm gì, để có hòa bình. Như việc giải
quyết bằng thương thảo, thay vì bằng v lực. Thật ra, họ đã hai lần xích
lại với nhau rồi, lần thứ nhất vào tháng 9 năm 1993 với Hòa Ước Oslo, và
lần thứ hai vào năm 1999, với ý định dứt khoát tiến tới tình trạng ổn thỏa
vào tháng 9 năm 2000. Thế nhưng, khi xích lại gần nhau như thế, họ có thực
lòng chỉ vì công ích muốn tìm kiếm hòa bình hay chăng, hay chỉ vì không
thỏa đáng những đòi hỏi riêng tư của mình nên rốt cuộc vẫn không đi đến
đâu? Vẫn đi vào ng cụt đường cùng cho tới nay. Đó là lý do, trước khi tới
tháng chín năm 2000 là thời điểm ấn định để dứt khoát ổn định với nhau,
thì vào tháng bảy năm 2000, tức trước đó hai tháng, cả hai lại bất đồng
với nhau tại Hội Nghị Thượng Đỉnh ở Maryland Hoa Kỳ. Từ đó, cuộc xung đột
giữa hai lực lượng Do Thái và Palestina càng căng thẳng và khốc liệt hơn
bao giờ hết. Kéo dài cho tới nay…
Về trường hợp thứ hai, trường hợp lưỡng lự không biết phải làm gì, nếu áp
dụng vào tình hình Chiến Tranh Trung Đông, thì không bao giờ có chuyện đó,
không bao giờ có thể xẩy ra. Vì động một tí là bên này phản kháng liền,
bên kia trả đũa ngay! Có thể nói, Chiến Tranh Trung Đông ở vào trường hợp
thứ ba, trường hợp biết mà không muốn làm, hay không dám làm, nên không
làm được, không thể thiết lập hòa bình. Giống hệt như trường hợp Hoa Kỳ cứ
xẩy ra những vụ sát nhân bằng súng, thậm chí cả trẻ con bé tí, mới lớp
một, cũng biết sử dụng súng để giết người. Chỉ vì luật pháp của Hoa Kỳ cho
phép sử dụng một thứ vũ khí giết người, “deadly weapon”, một thứ vũ khí
chẳng những lỗi thời, chẳng có lợi và thực dụng gì cả trong một xã hội văn
minh nhất thế giới, trái lại, còn tác hại hơn là đàng khác. Hoàn toàn thấy
r được cái hại hơn là cái lợi như vậy, thế mà chính phủ Hoa Kỳ vẫn không
dám bỏ luật dùng súng đi, để rồi sợ nhau, để rồi đề phòng nhau, để rồi
nhìn nhau bằng con mắt nghi ngại v.v.
Tình hình Chiến Tranh Trung Đông cũng thế, biết rằng, để có thể chung sống
với nhau, họ cần phải chấp nhận lẫn nhau, vì đã sống chung bao giờ cũng có
khác biệt, cũng có đụng chạm, cũng có xích mích. Nhưng họ vẫn không làm
được. Vì họ muốn độc chiếm. Nói trắng ra, vì họ không muốn chung sống với
ai. Dân Do Thái thì cho là đám dân Palestina chiếm đất của họ, hay cùng
lắm chỉ là người ở nhờ khi chủ nhà đi vắng, tức khi họ bị phân tán khắp
nơi trên thế giới từ Biến Cố Thành Giêrusalem bị tướng Titô của Đế Quốc
Rôma phá hủy vào năm 70 sau Công Nguyên. Còn nhóm người láng giềng vào
chiếm đất Do Thái, làm thành khối Palestina, địa danh nơi họ sinh sống,
lại cho rằng mảnh đất Palestina là mảnh đất Canaan xưa của cha ông họ, một
mảnh đất bị Do Thái chiếm năm 1220 trước Công Nguyên, sau khi dân này được
Moisen giải thoát khỏi cảnh làm tôi ở nước Ai Cập 450 năm.
Đến đây chúng ta thấy vấn đề lòi ra là việc tranh giành quyền lợi, đúng
hơn là việc tranh giành chủ quyền lãnh thổ. Thế nhưng, không thể nào chỉ
vì quyền lợi của mình mà cứ đánh nhau từ năm 1948 tới nay, hơn nửa thế kỷ
mà vẫn chưa nguôi. Chiến tranh độc quyền chiếm đất về phía Do Thái, hay
độc quyền giữ đất về phía Palestina, không phải là việc coi đất đai là
cùng đích của mình hay sao, coi lãnh thổ là sự thiện tối cao hay sao, và
việc bình an chung sống hay bác ái vị tha là đồ bỏ hay sao? Trong khi đó
đất được dựng nên cho con người, để con người ở trên mặt đất, để con người
làm chủ mặt đất, mà con người lại cứ ngã gục xuống mặt đất, cứ chôn vùi
nhau xuống lòng đất. Thật là phi lý. Thật là nghịch thường. Nếu còn tôn
sùng ngẫu tượng là Thần Đất như thế, con người còn sống trong sự chết, vì,
là bụi đất, con người, khi còn sống, tinh thần của họ luôn xu hướng về đất
bụi, về vật chất, và khi chết, thân xác của họ thật sự sẽ trở về với bụi
đất là như vậy. Chính vì thế, trong tình hình Chiến Tranh Trung Đông này,
con người càng không chịu, hay không dám, hoặc không thể tìm kiếm và kiến
tạo hòa bình lại càng chứng tỏ thực tại này, thực tại Bình An Là Tràn Đầy
Sức Sống.
Nếu không dám hay không thể sống chung với nhau như thế, chứng tỏ con
người còn sợ nhau, và con người còn hết sức yếu ớt. Vì sự sống của con
người phải là một sự sống tự do, thanh thoát, không bị chi phối, đố kỵ hay
ràng buộc bởi những gì cản trở không cho họ phát triển đúng với tầm vóc
làm chủ trái đất của họ. Nếu con người không muốn sống chung với nhau,
cũng chứng tỏ con người còn hẹp hòi, chưa phát triển hoàn toàn. Vì sự sống
viên mãn nơi con người là trở nên một con người đại đồng, một con người
của mọi người, một con người sống với ai cũng được. Như thế, cốt li của
mọi chiến tranh lớn nhỏ, của mọi chia rẽ đố kỵ, của mọi tranh giành cướp
đoạt, của mọi trả thù rửa hận, của mọi hẹp hòi chấp nhất v.v. đó là vì con
người chưa đạt đến một sự sống viên mãn, chưa có một tình yêu trọn hảo,
chưa có một Bình An Là Tràn Đầy Sức Sống. Vậy để thiết lập hòa bình trên
thế giới, trước hết và trên hết, con người phải sống trong bình an, một
bình an phát xuất từ “Yêu Thương Là Bản Tính Hoàn Thiện”. Đề tài yêu
thương này xin được chia sẻ ở bài tới.
Tâm Phương Cao Tấn Tĩnh
(bài Phát Thanh Vui Mừng Và Hy Vọng 13, 14/4/2002: www.tinmungsusong.org
và bài cho mục Hội Ngộ Tâm Linh của www.thoidiemmaria.net)
|