|
MẶT TRÁI CỦA VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HÓA
Rev Michel Schooyans
Từ ngữ “toàn cầu hóa” ngày nay đã trở thành một phần ngữ vựng hiện đại của
chúng ta. Ở một mức độ hết sức tổng quát thì từ ngữ này theo đó có hai ý
nghĩa, ý nghĩa về chính trị và ý nghĩa về kinh tế. Hai ý nghĩa này hàm ý
là, ở cấp độ thế giới, việc trao đổi, một vấn đề đã có từ lâu đời, đã tăng
phát, và việc tăng phát đó đã xẩy ra một cách nhanh chóng. Việc tăng phát
nhanh chóng này được thể hiện nơi trường hợp của ngành khoa học, kỹ thuật
và văn hóa. Tình trạng lan tràn của việc trao đổi này đã trở thành hiện
thực là nhờ ở các hệ thống truyền thông càng ngày càng hữu hiệu hơn và
thường chỉ trong khoảnh khắc. Những hệ thống truyền thông này cho thấy một
viễn ảnh về tín liệu mỗi ngày một nhiều và sẵn có để sử dụng liền.
Ý nghĩa đầu tiên hiện nay về việc trao đổi của vấn đề toàn cầu hóa gây nên
tình trạng liên thuộc nơi các tổ chức xã hội loài người. Một cuộc khủng
hoảng kinh tế ở Hoa Kỳ, quyết định của Tổ Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Dầu
Hỏa OPEC (Organization of Petrolium Exporting Countries) về giá dầu hỏa,
những căng thẳng giữa người Do Thái và Palestina – chỉ cần liệt kê ba thí
dụ này – cũng đủ gây ra những chấn động liên quan đến việc nhập cảng trên
toàn thế giới rồi.
Chúng ta lo âu, đối diện và thậm chí bị ảnh hưởng bởi những hoạn nạn xẩy
ra cách xa chúng ta; chúng ta cảm thấy trách nhiệm của mình đối với thành
phần đói khổ và bệnh hoạn khắp nơi trên thế giới.
Vấn Đề Toàn Cầu Hóa và Chủ Trương Holism Toàn
Khối Hơn Thành Phần
Trong những văn kiện gần đây của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, ý nghĩa của vấn
đề toàn cầu hóa về kinh tế xuất hiện thường xuyên hơn là ý nghĩa toàn cầu
hóa về chính trị, tuy nhiên, không phải là không có những đối chọi nhau
nơi những đề tài này. Năm 1955 chẳng hạn, chúng ta thấy bản văn kiện
“Tường Trình về Việc Quản Trị Toàn Cầu” được phổ biến (xem Our Global
Neighborhood: The Report of the Commission on Global Governance, Oxford
University Press, 1995).
Tổ Chức Liên Hiệp Quốc ghép lại với nhau hai quan niệm hiện đại về đề tài
lưỡng diện kinh tế và chính trị chúng ta vừa đề cập tới. Tuy nhiên, theo
quan niệm phổ biến hiện đại về vấn đề toàn cầu hóa thì từ ngữ này đã bị
thay đổi nơi ý nghĩa của nó rồi.
Vấn đề toàn cầu hóa giờ đây được cắt nghĩa lại theo chiều hướng quan niệm
mới của thế giới cũng như hoặc hay như (and/or) của vị trí con người nơi
vấn đề toàn cầu hóa này. Quan niệm mới ấy được mang danh xưng là holism.
Theo nguyên ngữ Hy Lạp, từ ngữ này nghĩa là một thế giới mà được tạo nên
toàn khối thì trở thành thực tại và có giá trị hơn là các thành phần làm
nên nó. Theo ý nghĩa sâu xa này thì con người chẳng qua chỉ là một hóa
thân từ cuộc tiến hóa của vật chất mà thôi. Con người không phải là một
“thực tại”, ngoại trừ họ thuộc về vật chất, và khi chết đi sẽ hoàn toàn
trở về với vật chất. Định mệnh của con người đã bị lên án tử, tức là họ
nhất định bị biến mất trong lòng “Thổ Mẫu” (Mother Earth) là nơi từ đó họ
đã vào đời.
Như thế, toàn khối lớn, (để đơn giản hóa, chúng ta cứ tạm gọi nó là Thổ
Mẫu hay Gaia), biến đổi con người. Họ phải uốn mình theo các qui luật của
môi sinh, theo những gì hợp với Tự Nhiên.
Ở đây cái ảnh hưởng của Phong Trào Thời Mới New Age Movement đã r ràng
xuất đầu lộ diện. Con người phải chấp nhận, chẳng những chấp nhận thế giới
không còn hướng về mình, mà còn chấp nhận cả việc họ không còn là trung
tâm điểm của thế giới nữa. Chủ trương nhân trung của Do Thái Kitô Giáo,
được kiên cố bởi những chủ trương của Thời Phục Hưng, chẳng những phải
được loại bỏ mà còn cần phải chống lại nữa.
Theo ý nghĩa này về Tự Nhiên và về con người thì lề luật “tự nhiên” không
còn là những gì được ghi ấn nơi tri thức và ci lòng của con người nữa; nó
là một thứ lề luật có thể được thay thế và vi phạm do Tự Nhiên áp đặt trên
con người. Bản dịch “vulgate” về môi sinh này thậm chí còn cho thấy con
người như là một kẻ cướp giật, và giống như tất cả mọi bọn cướp giật, họ
nói, dân số con người cũng cần phải được bao gồm trong những giới hạn của
việc phát triển khả tồn. Bởi thế, con người chẳng những phải hy sinh cho
các qui luật của Thổ Mẫu Gaia; họ còn phải đồng ý hy sinh bản thân cho qui
luật của thời gian sau này nữa. Họ phải xóa bỏ mình đi trước những kìm kẹp
của “việc phát triển khả tồn”.
Hiến Chương Trái Đất
Tổ Chức Liên Hiệp Quốc đang tiến tới việc đánh lận con đen bằng một văn
kiện rất quan trọng để hệ thống hóa lối dẫn giải về vấn đề toàn cầu hóa
theo kiểu toàn khối hơn thành phần này. Đó là Bản Hiến Chương Trái Đất,
một bản hiến chương mà một số bản thảo nháp đã được phổ biến và đang ở vào
giai đoạn duyệt xét cuối cùng. Bản văn kiện này chẳng những được cho là sẽ
phỗng tay trên Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền năm 1948 mà, theo một số
người, nó còn thay thế cho cả Bản Thập Giới (Mười Điều Răn) nữa!
Sau đây là một số đoạn được trích lại từ Bản Hiến Chương Trái Đất này:
ở “Chúng ta đang ở vào thời điểm quan trọng của lịch sử Trái Đất, một thời
điểm cần phải chọn cho nó một tương lai… Chúng ta phải hiệp nhất lại với
nhau để thành lập một xã hội hoàn vũ khả tồn, được căn cứ vào việc tôn
trọng thiên nhiên, các quyền làm người chung, công bằng về kinh tế và văn
hóa hoà bình…
ở “Nhân loại là một phần của một vũ trụ tiến hóa rộng lớn… Môi trường hoàn
vũ với những nguồn liệu có hạn của nó là mối quan tâm chung đối với tất cả
mọi người. Việc bảo vệ tính cách sinh tồn, đa dạng và vẻ đẹp của Trái Đất
là một thánh vụ…
ở “Việc tăng phát dân số con người bởi không biết tiên liệu đã trở thành
gánh nặng cho guồng máy kinh tế và xã hội…
ở “Đây là việc chúng ta quyết định, một là hình thành một xã hội hoàn vũ
để chăm sóc cho Trái Đất cũng như cho nhau, hai là chúng ta đâm đầu vào
mối nguy cơ tự diệt chính mình cũng như tính cách đa dạng của sự sống…
ở “Chúng ta rất cần phải có một quan niệm chung về những giá trị căn bản
làm nền tảng đạo lý cho một cộng đồng thế giới đang lên…”
Các Tôn Giáo và Chủ Nghĩa Toàn Cầu Hóa
Để có thể làm kiên cố quan niệm về chủ nghĩa toàn cầu hóa theo kiểu toàn
khối hơn thành phần này, cần phải loại trừ một số trở ngại cũng như cần
phải thi hành một số những biện pháp.
Các tôn giáo nói chung, nhất là Công Giáo, được coi là những chướng ngại
cần phải được hóa giải.
Chính vì mục tiêu này mà, trong số những cuộc cử hành mừng Thiên Kỷ của
Năm 2000, đã có một Cuộc Họp Thượng Đỉnh của Các Nhà Lãnh Đạo Tinh Thần và
Tôn Giáo. Cuộc họp thượng đỉnh này quan tâm đến việc khai trương “Sáng
Kiến Liên Hiệp Của Các Tôn Giáo”, một sáng kiến có những mục tiêu trông
coi sức khỏe của Trái Đất cũng như của tất cả mọi sinh vật.
Bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Phong Trào Thời Mới, dự phóng này cuối cùng đã
nhắm đến việc tạo nên một tôn giáo hoàn cầu mới chuyên nhất là những gì sẽ
kéo theo ngay sau đó việc cấm không cho tất cả các tôn giáo khác được
quyền chiêu dụ tín đồ.
Tổng quan thì Tổ Chức Liên Hiệp Quốc đang phỏng theo một dự phóng tương tự
như dự phóng của Goethe, người đã muốn áp đặt lòng sùng bái nước Hy Lạp
xưa như là một thứ tôn giáo mới nơi Người Tây Phương, (về vấn đề này xin
coi David Gress, From Plato to Nato: The Idea of the West and its
Opponents, New York: The Free Press, 1998, nhất là trang 86).
Tóm lại, theo Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, vấn đề toàn cầu hóa không chỉ liên
quan đến những lãnh vực về chính trị, kinh tế và luật lệ; nó còn phải liên
quan đến chính cái hồn sống hoàn cầu.
Đại diện cho Tòa Thánh Rôma, ĐHY Francis Arinze đã không thể ký vào bản
văn kiện đúc kết này, một bản văn kiện cho tất cả mọi tôn giáo đồng đều
như nhau.
Một Kiểu Mẫu Sức Khỏe
Người ta cũng thấy xuất hiện cách thức mới mẻ trong việc quan niệm về sức
khỏe, một quan niệm được Cơ Quan Sức Khỏe Hoàn Cầu (World Health
Organization - WHO) kỹ lưỡng cân nhắc. “Kiểu mẫu” mới về sức khỏe này cũng
theo chiều hướng của quan niệm toàn khối hơn thành phần. Nó là vấn đề phổ
biến những kiểu mẫu mới về hoạt động cho sức khỏe, ban phép áp dụng những
dự án về sức khỏe do Tổ Chức Liên Hiệp Quốc quyết định.
Mục tiêu chính của nó là ở chỗ trông coi sức khỏe của toàn thân xã hội.
Bởi thế mà kiểu thề hứa Hippocratic (lời hứa hành nghề theo đạo lý của các
y sĩ trước khi ra trường, biệt chú của người dịch) đã bị loại bỏ, một kiểu
thề hứa để cho cá nhân có toàn quyền chăm sóc sức khỏe của mình, bất kể
thân phận xã hội của họ như thế nào.
Theo kiểu mẫu mới này thì “sức khỏe cho tất cả” mới là mục tiêu chính. Thế
nhưng, cách diễn đạt này lại có nghĩa là người bệnh sẽ được chữa trị theo
hai tiêu chuẩn bổ túc cho nhau. Một đàng thì người bệnh sẽ được chữa trị
theo quyền hạn đi chữa bệnh của họ. Đàng khác, kiểu mẫu mới về sức khỏe sẽ
cứu xét cả đến vấn đề sự sống của cá nhân người bệnh, họ cần phải làm sao
không bị tật nguyền hay bị bệnh hoạn hơn nữa. Người bệnh không thể nào trở
thành gánh nặng cho xã hội được.
Như thế, một người bị bệnh sốt rét sẽ có rất nhiều nguy cơ trở thành nạn
nhân của kiểu mẫu mới về sức khoẻ này. Vì chứng bệnh này thường xẩy ra nơi
những thành phần nghèo khổ, hết sức hạn hẹp ở quyền hạn đi chữa bệnh, và
với những biến chứng khôn lường của nó, chứng bệnh này có thể khiến cho
người bị bệnh hành này ít hữu dụng cho thị trường lao công, bởi thế chứng
bệnh sốt rét sẽ không được chữa trị như những chứng bệnh khác có lợi về
kinh tế hơn và đỡ gánh nặng cho xã hội hơn. Qui tắc sẽ được sử dụng để
định đoạt việc chữa trị cũng sẽ được dùng để định đoạt những việc nghiên
cứu cần phải được thực hiện nữa.
Bản Thỏa Ước Kinh Tế Thế Giới
Trong nhiều biện pháp được Tổ Chức Liên Hiệp Quốc sử dụng liên quan đến
quan niệm về vấn đề toàn cầu hóa, ở đây cũng cần phải nói đến Bản Thỏa Ước
Kinh Tế Thế Giới nữa. Trong bài diễn văn khai mạc Cuộc Diễn Đàn Thiên Kỷ
của mình, Kofi Annan đã lập lại lời mời gọi trong năm 1999 đến tham dự
Cuộc Diễn Đàn Kinh Tế ở Davos. Ông đã phác họa ra “cái liên hệ với một số
giá trị thiết yếu nơi các lãnh vực về tiêu chuẩn của vấn đề lao công, nhân
quyền và môi trường”. Vị tổng thư ký Liên Hiệp Quốc này đã bảo đảm rằng
nhờ thế mới có thể giảm thiểu các hậu quả của vấn đề toàn cầu hóa. Chính
xác hơn, theo ông, để thu hẹp khoảng cách giữa Bắc và Nam, Tổ Chức Liên
Hiệp Quốc cần phải thực hiện một cuộc kêu gọi bao rộng gửi đến lãnh vực tư
riêng.
Điều này bao gồm cả việc làm sao cho một số lớn các tổ chức về kinh tế và
xã hội, như các công ty, cơ sở thương mại, nghiệp đoàn, tổ chức phi chính
phủ, đồng ý với Bản Thỏa Ước ấy.
Bản Thỏa Ước Hòan Vũ hay Thế Giới này cần phải có để điều hành các thị
trường thế giới, để mở rộng cửa cho các thứ kỹ thuật quan yếu, để phân
phối tín liệu và cách thức sử dụng, để phổ biến việc chăm sóc căn bản nơi
lãnh vực sức khỏe v.v.
Bản Thỏa Ước này đã được chấp nhận bởi những ủng hộ viên đáng kể, trong số
đó có hãng Xăng Shell, có Ted Turner (sáng lập viên CNN), Bill Gates (sáng
lập viên Microsoft), và nhiều hiệp hội quốc tế. Bản Thỏa Ước Thế Giới này
thừa nhận việc cần phải củng cố và kiểm soát các phương tiện truyền thông
đại chúng để “tư tưởng đứng đắn về chính trị và kinh tế” được ngự trị.
Bản Thỏa Ước Thế Giới này gây nên một số vấn đề hệ trọng. Chúng ta có thể
cậy dựa vào những công ty lớn trên thế giới để giải quyết những vấn đề mà
họ đã có thể giải quyết từ lâu nếu họ muốn rồi hay chăng?
Liệu việc tăng thêm những cuộc trao đổi về kinh tế thế giới có biện minh
được cho việc đang thiết lập từ từ một thẩm quyền tập trung để thẩm quyền
này chịu trách nhiệm về vấn đề điều hành hoạt động kinh tế thế giới hay
chăng?
Những nghiệp đoàn còn được hưởng những quyền tự do nào đây, nếu vấn đề
pháp định về lao công đã được phác họa trong luật quốc tế lại phải tùy
thuộc vào “những qui định” kinh tế “hoàn cầu”?
Chính quyền của những quốc gia còn có quyền hạn nào để nhân danh công lý
mà can thiệp vào những vấn đề kinh tế, tiền tệ và xã hội đây?
Vấn đề còn trầm trọng hơn nữa là, vì Tổ Chức Liên Hiệp Quốc bao giờ cũng
xém bị phá sản, thì không phải là liều lĩnh hay sao khi trở thành nạn nhân
cho việc bao thầu của khối các công ty lớn trên thế giới?
Các ý nghĩa sâu xa được gợi lên nơi Bản Thỏa Ước Thế Giới này càng phải
được lưu ý hơn nữa, vì chúng giống như những gì đã được Ngân Hàng Thế Giới
biện minh. Được thành lập vào năm 1944, với mục đích là để giúp vào việc
tái kiến thiết (sau Cuộc Thế Chiến II) một thế giới công lý, đoàn kết và
phát triển hơn, cơ quan này đã từ từ nghiêng về những luật lệ thị trường
và nhắm vào việc trục lợi tư riêng.
Nhất là nó sử dụng quyền can thiệp của mình để áp đặt những dự án hành
động vô tâm lên những ai “sai lệch về vấn đề kinh tế”.
Tất cả những điều này xẩy ra trước sự làm ngơ của các nước giầu thịnh và
được bao che cho khỏi mọi thứ kiểm soát (xem Susan George and Fabrizio
Sabelli, Crédits sans frontiéres. La religión séculière de la Banque
Mondiale, Paris: Découverte, 1994).
Tất cả mọi sự xẩy ra làm cho người ta tin rằng Bản Thỏa Ước Thế Giới này,
một bản thỏa ước duy lợi nơi những qui luật của nó trong việc thực hiện
các quyết định, sẽ hướng chiều về việc tái diễn lại cái sai lầm của một
thứ chủ nghĩa tự do độc đoán, khoản thứ nhất trong bản tuyên tín tục hóa
của Ngân Hàng này.
Một Dự Phóng Chính Trị Dựa Trên Luật Pháp
Tuy nhiên, dự phóng của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc về vấn đề toàn cầu hóa gặp
rắc rối nhất là nơi lãnh vực chính trị và tài phán.
Như chúng ta đã thấy, Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, vì bị ảnh hưởng bởi tư tưởng
của Phong Trào Thời Mới, đang phác họa một chủ nghĩa duy vật và một quan
niệm hoàn toàn tiến hóa về con người, nên nó cần phải làm sao vô hiệu hóa
quan niệm hiện thực về con người là quan niệm đã làm nền tảng cho Bản
Tuyên Ngôn Nhân Quyền 1948. Theo quan niệm duy vật, con người thuần chất
nhất định không thể nào nói lên bất cứ điều gì chân thực về bản thân mình,
hay về ý nghĩa của cuộc đời mình. Con người bị rơi vào một thứ ngộ thức
trên nguyên tắc, vào một thứ hoài nghi và vào một thứ luân lý tương đối.
“Cái tại sao” (“why”) không còn nghĩa lý gì nữa; chỉ còn “cái ra sao”
(“how”) mới là quan trọng.
Bản Tuyên Ngôn 1948 cho chúng ta thấy một cuộc đổi mới tuyệt vời, tức là
một cuộc đổi mới đặt những mối liên hệ quốc tế mới trên sự nới rộng đại
đồng cho nhân quyền. Điều này mới là nền tảng cho hòa bình và phát triển.
Điều này mới là nền tảng hữu lý cho việc hiện hữu của Tổ Chức Liên Hiệp
Quốc và mới có thể biện minh cho sứ vụ của tổ chức này. Trật tự thế giới
phải được xây dựng trên những sự thật nền tảng được tất cả mọi người công
nhận, phải được bảo vệ và từ từ phát triển bởi ngành lập pháp của tất cả
mọi quốc gia.
Tổ Chức Liên Hiệp Quốc ngày nay đã vô hiệu hóa
những qui chiếu nền tảng này.
Ngày nay các quyền lợi của con người không còn được căn cứ vào sự thật
được tất cả mọi người thấy là cần thiết và được tất cả mọi người tự ý công
nhận nữa, đó là sự thật về phẩm vị bình đẳng của tất cả mọi người. Bởi
thế, các quyền lợi của con người mới trở thành kết quả của những phương
thức đồng thanh tương ứng.
Họ nói, vì chúng ta không thể tiến đến một sự thật thực sự về con người,
và vì một sự thật như vậy bất khả đạt hay không có thực, nên chúng ta phải
cùng nhau thảo luận và quyết định theo nhu cầu hành động đòi hỏi bằng
nguyên tác động của lòng muốn về những gì là hành vi chân chính. Tuy
nhiên, chúng ta không còn cần phải đi đến chỗ quyết định này bằng việc cứu
xét hết mọi sự theo yêu sách của những giá trị được áp đặt trên tất cả mọi
người bởi nguyên quyền lực của sự thật về những giá trị ấy. Chúng ta đang
đi đến chỗ thực hiện một phương thức bàn luận với nhau, để rồi, sau khi đã
nghe thấy ý kiến của mỗi một người, chúng ta sẽ đi tắt ngang sang việc
quyết định. Quyết định này sẽ được coi như chính đáng, vì nó là kết quả
của một phương thức đồng thanh tương ứng. Chúng ta có thể nhận thấy ở đây
cái ảnh hưởng của John Rawls (biệt chú của người dịch: nhân vật này là một
triết gia Hoa Kỳ, sinh tại Baltimore, học ở Princeton, dạy ở Harvard, viết
cuốn “Một Học Thuyết về Công Lý” xuất bản năm 1971, chủ trương, vì việc
con người chọn lựa bị che khuất bởi một “bức màn vô thức”, bởi đó họ cần
phải áp dụng nguyên tắc tối đa “maximin” của thuyết trò chơi: đó là hãy
chọn lựa lấy một sách lược nào có thành quả có thể là xấu nhất vượt trổi
hơn thành quả có thể là xấu nhất nơi bất cứ một sách lược nào khác).
Theo Tổ Chức Liên Hiệp Quốc hiện nay, “các quyền lợi mới của con người” là
thành quả của những phương thức đồng thanh tương ứng, những thứ quyền lợi
có thể được tái diễn vô hạn định. Chúng không còn là một thể hiện của một
sự thật liên quan đến con người nữa; chúng là những gì nói lên ý muốn của
những ai biểu quyết.
Bởi thế, khi kết thúc phương thức này, những gì được trình bày như những
thứ “quyền lợi mới” của con người không thành vấn đề nữa, như quyền được
hiệp hôn khác lạ về phái tính, quyền bỏ người phối ngẫu, quyền có gia đình
cha mẹ đơn thân, quyền trợ an tử – trong khi chờ được quyền sát hại thai
nhi (thì việc này đã được thực hành rồi) – quyền loại bỏ thành phần tàn
tật, quyền thực hiện những chương trình cải sinh nhân giống v.v. Chính vì
lý do này mà trong các cuộc họp quốc tế do Liên Hiệp Quốc tổ chức, những
tay có thẩm quyền của tổ chức này vận dụng tất cả quyền lực của mình để đi
đến chỗ đồng thanh tương ứng. Một khi đã đạt tới chỗ này, kết quả là người
ta sẽ nại vào những gì được đồng thanh tương ứng ấy để bắt buộc phải thừa
nhận những quyết nghị quốc tế, những quyết nghị có một tác lực về luật
pháp nơi những quốc gia đã thừa nhận chúng.
Một Hệ Thống Luật Lệ Quốc Tế Hữu Dụng
Phần nan giải của vấn đề do việc toàn cầu hóa theo Tổ Chức Liên Hiệp Quốc
gây ra là như thế. Như Hans Kelsen đã dự đoán trong cuốn “Thuần Lý Thuyết”
nổi tiếng của mình thì quyền lực của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc được tập trung
như một ngọn kim tự tháp (xem Hans Kelsen, The Pure Theory of Law,
Berkeley, California: University Press, 1967; a new Frech translation by
Charles Eisenmann cũng có bán ở Paris: LGDJ). Bằng những quyết nghị của
mình cũng như bằng những hiệp ước qui định của mình, Tổ Chức Liên Hiệp
Quốc đang tiến đến chỗ lập ra một hệ thống luật lệ siêu quốc hoàn toàn hữu
dụng, một thứ luật lệ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Kelsen.
Đối tượng của quyền lợi không phải là công lý; mà là luật lệ. Người ta có
thể nhận thấy được chiều hướng chính yếu đang diễn tiến là các qui tắc nơi
luật lệ của các quốc gia không có công hiệu nếu không được luật lệ siêu
quốc thừa nhận.
Tất cả, dù là cá nhân hay quốc gia, đều phải vâng phục qui tắc nền tảng
được bắt nguồn từ ý muốn của những kẻ qui định luật lệ quốc tế này.
Luật lệ quốc tế hoàn toàn hữu dụng này, một thứ luật lệ loại trừ tất cả
mọi qui chiếu theo Bản Tuyên Ngôn 1948, là dụng cụ được Tổ Chức Liên Hiệp
Quốc sử dụng để áp đặt trên thế giới quan niệm về vấn đề toàn cầu hóa cho
phép nó, với tư cách là chủ thể của một quyền lực siêu quốc, thực thi việc
điều hành vương chủ xã hội thế giới.
Một Pháp Đình Tội Ác Quốc Tế
Kiểm soát luật lệ, đến chỗ cho mình là nguồn mạch duy nhất tối hậu của
luật lệ, và lúc nào cũng có thể kiểm chứng về tình trạng luật lệ này phải
được các thẩm quyền hành pháp tôn trọng, Tổ Chức Liên Hiệp Quốc đang tôn
vương hệ thống “Một Ý Tưởng Duy Nhất”.
Nó đang trang bị cho mình một thứ pháp đình hợp với khẩu vị thèm thuồng
quyền lực của nó.
Như thế, những tội ác phạm đến “những quyền lợi mới” của con người có thể
bị hành sử bởi Tòa Án Tội Ác Quốc Tế, được thiết lập tại Rôma năm 1998.
Chẳng hạn, nếu phá thai vẫn là vấn đề bất hợp pháp nơi quốc gia này hay
quốc gia kia, thì quốc gia có vấn đề ấy có thể bị loại trừ ra khỏi “xã hội
hoàn vũ” này; nếu một nhóm tôn giáo nào chống lại việc đồng tính luyến ái
hay trợ an tử, thì nhóm ấy có thể bị Tòa Án Tội Ác Quốc Tế kết án về tội
tấn công “các quyền lợi mới của con người”.
Việc Quản Trị Hoàn Cầu
Thế là chúng ta đang đứng trước một dự phóng khổng lồ với tham vọng hiện
thực hệ thống chính trị và xã hội tuyệt nhất của Kelsen, bằng việc lập nên
và hợp thức hóa một chính quyền thế giới duy nhất, mà những cơ quan của Tổ
Chức Liên Hiệp Quốc trở thành những tay thừa tác viên.
Họ nói, cần phải kiến tạo một trật tự thế giới mới về pháp lý và chính
trị, và đối với chúng tôi, cũng cần phải mau chóng trong việc tìm những
nguồn tài trợ để hiện thực dự phóng này.
Việc quản trị hoàn cầu này đã là đề tài được nhét vào Bản Tường Trình Dự
Án Phát Triển Liên Hiệp Quốc năm 1994. Bản văn này, theo lời khẩn cầu của
UNDP (United Nations Developments Program, cơ quan Liên Hiệp Quốc lo về
ngành kỹ thuật cho các quốc gia, biệt chú của người dịch), được phác họa
bởi Jan Tinbergen, người giật giải Nobel về kinh tế (1969), có tất cả
những đặc tính đặc biệt của một bản tuyên ngôn theo lệnh của Liên Hiệp
Quốc cũng như cho mục tiêu của Liên Hiệp Quốc. Sau đây là một đoạn trích
dẫn:
“Những vấn đề của con người không thể nào có thể giải quyết được bởi những
chính quyền quốc gia. Điều cần là phải có một Chính Quyền Thế Giới. Cách
tốt nhất có thể đạt được điều này là củng cố hệ thống Tổ Chức Liên Hiệp
Quốc. Trong một số trường hợp, điều này có nghĩa là cần phải thay đổi vai
trò của những cơ quan Liên Hiệp Quốc, từ việc làm cố vấn đến việc áp dụng
thực hành.
“Như thế, cơ quan FAO (Food and Agricultural Organization) sẽ trở thành
Thừa Tác Vụ Thế Giới Về Canh Nông, cơ quan UNIDO (United Nations
Insdustrial Development Organization) thành Thừa Tác Vụ Thế Giới Về Kỹ
Nghệ, và cơ quan ILO (International Labor Organization) thành Thừa Tác Vụ
Thế Giới Về Công Tác Xã Hội.
“Trong những trường hợp khác, cũng cần phải có những cơ cấu hoàn toàn mới
mẻ. Những cơ cấu này, chẳng hạn như cơ cấu Cảnh Sát Quốc Tế thường trực,
có quyền bắt các quốc gia phải ra hầu Tòa Án Công Lý Quốc Tế, hay hầu các
tòa án được thiết lập đặc biệt khác. Nếu các quốc gia không tuân theo phán
quyết của Tòa Án này, thì có thể phải áp dụng những biện pháp chế tài,
bằng cả biện pháp phi quân sự lẫn quân sự”.
Hiện nay, về việc hiện hữu và hoàn thành vai trò của mình một cách tốt
đẹp, những quốc gia riêng biệt đã bảo vệ thành phần công dân của mình; họ
tỏ ra tôn trọng các quyền lợi của con người, và sử dụng phương tiện xứng
hợp cho mục đích này.
Trong lúc này đây, theo những chiều hướng của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, thì
cần phải hủy diệt các quốc gia nếu người ta muốn dứt khoát muốn bóp chết
quan niệm nhân trung liên quan đến các quyền lợi của con người. Bằng việc
loại trừ đi cơ cấu môi giới được gọi là quốc gia dân tộc, là người ta đi
đến chỗ chấm dứt tình trạng trợ thuộc, để thay thế bằng một quốc gia thế
giới tập trung. Thế là con đường sẽ được mở ra cho những chuyên viên kỹ
thuật về các nguồn lợi kỹ nghệ cùng với những kẻ tham lam danh vọng đến để
quản trị thế giới.
Tái Xác Nhận Nguyên Tắc Trợ Thuộc
Như thế, vấn đề luật lệ quốc tế hữu dụng là phương tiện được Liên Hiệp
Quốc sử dụng để tổ chức một xã hội thế giới hoàn cầu. Nấp dưới bình phong
toàn cầu hóa, Liên Hiệp Quốc muốn lập nên một “chính quyền” thế giới vì
lợi ích riêng của mình. Viện cớ “chia sẻ trách nhiệm chung”, Liên Hiệp
Quốc đã mời gọi các quốc gia hãy hạn chế quyền trị riêng của các nước này.
Tổ Chức Liên Hiệp Quốc muốn toàn cầu hóa bằng việc càng ngày càng hình
thành một siêu quốc trên thế giới.
Nó có khuynh hướng muốn điều hành tất cả mọi chiều kích về đời sống, tư
tưởng và hoạt động của loài người, bằng cách thiết lập mỗi ngày một hơn
công việc kiểm soát tập trung nơi khía cạnh tín liệu, kiến thức và kỹ
thuật, mặt đất và các nguồn nhiên liệu trong lòng đất, thương vụ thế giới
và các tổ chức nghiệp đoàn, sau cùng và là cũng khía cạnh trên hết, đó là
nơi khía cạnh chính trị và luật lệ. Quyền lực của nó không phải chỉ ở tại
càng ngày càng nới rộng hơn; nó còn đi sâu vào những yếu tố – chính trị,
kinh tế, tâm lý và quân sự – là những gì cấu tạo nên nó, như đi sâu vào
giáo điều về an ninh quốc gia.
Đề cao việc tôn sùng Thổ Mẫu theo kiểu ngoại giáo mới, nó hất con người ra
khỏi vị thế tâm điểm xứng hợp với họ vốn có nơi những truyền thống chính
về triết lý, luật lệ, chính trị và tôn giáo.
Đối diện với một chủ nghĩa toàn cầu hóa được xây dựng trên cát như vậy,
chúng ta phải tái xác nhận nhu cầu khẩn trương này, đó là nhu cầu cần phải
thiết lập một xã hội quốc tế trên việc nhìn nhận phẩm vị bình đẳng của tất
cả mọi người.
Thứ hệ thống tài phán áp lực ở Tổ Chức Liên Hiệp Quốc muốn làm cho việc
nhìn nhận chung này hoàn toàn bất khả thủ, vì luật lệ và các quyền lợi của
con người không thể tiến hành nếu không được tự động quyết định.
Chúng ta cũng phải tái xác nhận cái nền tảng của nguyên tắc trợ thuộc được
hiểu một cách đúng đắn. Điều này có nghĩa là những tổ chức quốc tế không
được chối bỏ các quốc gia, hay các cơ cấu môi giới, nhất là gia đình, chối
bỏ những khả năng xứng hợp và quyền lợi của các cơ cấu môi giới này, ngược
lại, những tổ chức quốc tế ấy còn phải hỗ trợ hoạt động của các cơ quan
môi giới này nữa.
Về phần mình, Giáo Hội không thể nào không đứng lên chống lại một thứ toàn
cầu hóa như vậy, một thứ toàn cầu hóa bao hàm một thứ tập trung quyền lực
làm đòn bẩy cho chủ nghĩa độc tài chuyên chế.
Đứng trước vấn đề “tập kết” và “toàn cầu hóa” bất khả đạt được Tổ Chức
Liên Hiệp Quốc đang nỗ lực áp đặt, bằng cách nó vận động một cuộc “đồng
thanh tương ứng” luôn xu thời, Giáo Hội phải theo gương Chúa Kitô tỏ mình
ra như là một dấu hiệu phản khắc.
Giáo Hội không thể nào ủng hộ một thứ “hiệp nhất” hay một thứ “đại đồng”
lại tùy thuộc vào những ước muốn chủ quan của cá nhân, hay một thứ “hiệp
nhất”, “đại đồng” bị áp đặt bởi bất cứ một thầm quyền nào, dù công hay tư.
Chúng ta không thể câm nín, bất động hay dửng dưng trước tình trạng báo
động khẩn cấp về một thứ tân thuyết Leviathan (biệt chú của người dịch:
chữ Laviathan là chữ đầu tiên nơi nhan đề của tác phẩm Leviathan, or the
Matter, Form, and Power of a Commonwealth, Ecclesiastical and Civil, xuất
bản năm 1651, một tác phẩm nổi tiếng của triết gia người Anh, Thomas
Hobbes, một nhân vật vì chịu ảnh hưởng bởi hệ thống tân vật lý của
Galilêô, cũng như vì bị tác dụng bởi cuộc Nội Chiến Anh Quốc, nên đã tỏ ra
chối bỏ con người là một hữu thể xã hội theo tự nhiên, vì theo triết gia
này, con người luôn sống theo động lực vị kỷ, bởi thế, họ mới cần phải có
một vương chủ có toàn quyền cai trị họ, bằng không cuộc đời của họ sẽ trở
nên “nghèo nàn, thô tục, hung bạo và ngắn ngủi”).
Rev Michel Schooyans, tác giả của bài viết trên
đây là giáo sư hưu trí của Đại Học Louvain, Bỉ,
Người cũng đã xuất bản nhiều tác phẩm, có những tác phẩm đã được dịch sang
các ngoại ngữ khác nhau.
Xin vào http://www.infonie.be/le.feu
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ Nguyệt San Inside The
Vatican, 10/2001, trang 44-47;
nếu cần tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan đến bài viết về vấn đề
toàn cầu hóa trên đây, xin mời đọc cuốn Hận Thú Quyết Thắng của người
dịch, xuất bản năm 1996, phần hai, nơi những phụ bản 3 về Hội Tam Điểm ở
cuối chương 10, phụ bản 4 về Duy Nhân Bản ở cuối chương 11, phụ bản 5 về
Trật Tự Thế Giới Mới ở cuối chương 12, phụ bản 8 về Phong Trào Thời Mới ở
cuối chương 14 v.v. Có thể đọc những tài liệu qua Màn Điện Toán
thoidiemmaria.net Phần Thánh Mẫu, mục Yêu Mến, trang Hận Thù Quyết Thắng,
ở cuối các chương 10, 11, 12, 13 và 14)
|