SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO
Chúa Nhật
Lời Chúa
Bài Ðọc I: 1Sm 16, 1b. 6-7. 10-13a
"Ðavit được xức dầu làm vua Israel".
Trích sách Samuel quyển thứ nhất.
Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Samuel rằng: "Hãy đổ dầu cho đầy bình và lên đường. Ta sai ngươi đến nhà Isai dân thành Bêlem, vì Ta chọn một người con của ông ấy lên làm vua".
Khi (họ) vào nhà, Samuel gặp ngay Eliab và nói: "Có phải người xức dầu của Chúa đang ở trước mặt Chúa đây không?" Và Chúa phán cùng Samuel: "Ðừng nhìn xem diện mạo, vóc cao, vì Ta đã loại nó rồi. Ta không xem xét theo kiểu của con người, vì chưng con người nhìn xem bên ngoài, còn Thiên Chúa thì nhìn xem tâm hồn". Isai lần lượt đem bảy đứa con mình ra trình diện với Samuel. Samuel nói với Isai: "Chúa không chọn ai trong những người này". Samuel nói tiếp: "Tất cả con ông có bấy nhiêu đó phải không?" Isai đáp: "Còn một đứa út nữa, nó đi chăn chiên". Samuel nói với Isai: "Ông hãy sai người đi gọi nó về, vì chúng ta không ngồi vào bàn ăn trước khi nó về". Isai sai người đi tìm đứa con út. Ðứa út này có mái tóc hoe, có đôi mắt xinh và gương mặt đẹp. Chúa phán: "Ngươi hãy chỗi dậy, xức dầu lên nó, vì chính nó đó". Samuel lấy bình dầu ra, xức lên nó trước mặt các anh em, và Thánh Thần Chúa ngự trong Ðavít từ ngày đó trở đi.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 22, 1-3a. 3b-4. 5. 6
Ðáp: Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi (c. 1).
Xướng: 1) Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng. - Ðáp.
2) Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. - Dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con. - Ðáp.
3) Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương; đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa. - Ðáp.
4) Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài. - Ðáp.
Bài Ðọc II: Ep 5, 8-14
"Từ trong cõi chết, ngươi hãy đứng lên và Chúa Kitô sẽ chiếu sáng trên ngươi".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, xưa kia anh em là sự tối tăm, nhưng bây giờ, anh em là sự sáng trong Chúa. Anh em hãy ăn ở như con của sự sáng, bởi vì hoa trái của sự sáng ở tại tất cả những gì là tốt lành, là công chính và chân thật. Anh em hãy nhận biết điều gì làm đẹp lòng Chúa, và đừng thông phần vào những việc con cái tối tăm không sinh lợi ích gì, nhưng phải tố cáo thì hơn. Vì chưng, việc chúng làm cách thầm kín, dầu có nói ra cũng phải hổ thẹn. Nhưng tất cả những việc người ta tố cáo, thì nhờ sự sáng mà được tỏ bày ra; vì mọi việc được tỏ bày, đều là sự sáng. Bởi thế, thiên hạ nói: "Hỡi kẻ đang ngủ, hãy thức dậy, hãy vùng dậy ra khỏi cõi chết, và Chúa Kitô sẽ chiếu sáng trên ngươi".
Ðó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ga 8, 12b
Chúa phán: "Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống".
Phúc Âm: Ga 9, 1-41 (bài dài)
"Hắn đi rửa, rồi trở lại trông thấy rõ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi qua, thấy một người mù từ khi mới sinh. Môn đệ hỏi Người: "Thưa Thầy, ai đã phạm tội, anh này hay cha mẹ anh, khiến anh mù từ khi mới sinh?" Chúa Giêsu đáp: "Không phải anh cũng chẳng phải cha mẹ anh đã phạm tội, nhưng để công việc của Thiên Chúa tỏ ra nơi anh. Bao lâu còn ban ngày, Ta phải làm những việc của Ðấng đã sai Ta. Ðêm đến không ai có thể làm việc được nữa. Bao lâu Ta còn ở thế gian, Ta là sự sáng thế gian". Nói xong, Người nhổ xuống đất, lấy nước miếng trộn thành bùn, rồi xoa bùn trên mắt người ấy và bảo: "Anh hãy đến hồ Silôê mà rửa" (chữ Silôê có nghĩa là được sai). Anh ta ra đi và rửa, rồi trở lại thì trông thấy được.
Những người láng giềng và những kẻ xưa kia từng thấy anh ta ăn xin đều nói: "Ðó chẳng phải là người vẫn ngồi ăn xin sao?" Có kẻ nói: "Ðúng hắn!" Lại có người bảo: "Không phải, nhưng là một người giống hắn". Còn anh ta thì nói: "Chính tôi đây". Họ hỏi anh: "Làm thế nào mắt anh được sáng?" Anh ta nói: "Người mà thiên hạ gọi là Giêsu đã làm bùn xức mắt tôi và bảo: Ngươi hãy đến hồ Silôê mà rửa. Bấy giờ tôi đi, tôi rửa và tôi trông thấy". Họ lại hỏi: "Ngài ở đâu?" Anh thưa: "Tôi không biết".
Họ liền dẫn người trước kia bị mù đến với những người biệt phái, lý do tại Chúa Giêsu hoà bùn và chữa mắt cho anh ta lại nhằm ngày Sabbat. Các người biệt phái cũng hỏi anh ta do đâu được sáng mắt? Anh đáp: "Ngài đã xoa bùn vào mắt tôi, tôi đi rửa và tôi được sáng mắt". Mấy người biệt phái nói: "Người đó không phải bởi Thiên Chúa, vì không giữ ngày Sabbat". Mấy kẻ khác lại rằng: "Làm sao một người tội lỗi lại làm được những phép lạ thể ấy?" Họ bất đồng ý kiến với nhau. Họ liền quay lại hỏi người mù lần nữa: "Còn anh, anh nói gì về người đã mở mắt cho anh?" Anh đáp: "Ðó là một tiên tri".
Nhưng người Do-thái không muốn tin anh đã mù và đã được khỏi trước khi đòi cha mẹ anh đến. Họ hỏi hai ông bà: "Người này có phải là con hai ông bà mà ông bà bảo bị mù từ khi mới sinh không? Do đâu mà bây giờ nó lại trông thấy?" Cha mẹ y thưa rằng: "Chúng tôi xác nhận đây chính là con chúng tôi, và nó đã bị mù từ khi mới sinh. Nhưng làm sao mà bây giờ nó trông thấy, và ai đã mở mắt cho nó thì chúng tôi không biết. Nó khôn lớn rồi, các ông hãy hỏi nó, nó sẽ tự thưa lấy". Cha mẹ anh ta nói thế bởi sợ người Do-thái, vì người Do-thái đã bàn định trục xuất khỏi hội đường bất cứ ai dám công nhận Chúa Giêsu là Ðấng Kitô. Chính vì lý do này mà cha mẹ anh ta nói: "Nó khôn lớn rồi, xin các ông cứ hỏi nó".
Lúc ấy người Do-thái lại gọi người trước kia đã mù đến và bảo: "Anh hãy tôn vinh Thiên Chúa! Phần chúng ta, chúng ta biết người đó là một kẻ tội lỗi". Anh ta trả lời: "Nếu đó là một người tội lỗi, tôi không biết; tôi chỉ biết một điều: trước đây tôi mù và bây giờ tôi trông thấy". Họ hỏi anh: "Người đó đã làm gì cho anh? Người đó đã mở mắt anh thế nào?" Anh thưa: "Tôi đã nói và các ông đã nghe, các ông còn muốn nghe gì nữa? Hay là các ông cũng muốn làm môn đệ Ngài chăng?" Họ liền nguyền rủa anh ta và bảo: "Mày hãy làm môn đệ của người đó đi, còn chúng ta, chúng ta là môn đệ của Môsê. Chúng ta biết Thiên Chúa đã nói với Môsê, còn người đó chúng ta không biết bởi đâu mà đến". Anh đáp: "Ðó mới thật là điều lạ: người đó đã mở mắt cho tôi, thế mà các ông không biết người đó bởi đâu. Nhưng chúng ta biết rằng Thiên Chúa không nghe lời những kẻ tội lỗi, mà hễ ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý Chúa, thì kẻ đó mới được Chúa nghe lời. Xưa nay chưa từng nghe nói có ai đã mở mắt người mù từ khi mới sinh. Nếu người đó không bởi Thiên Chúa thì đã không làm được gì". Họ bảo anh ta: "Mày sinh ra trong tội mà mày dám dạy chúng ta ư?" Rồi họ đuổi anh ta ra ngoài.
Chúa Giêsu hay tin họ đuổi anh ta ra ngoài, nên khi gặp anh, Người liền bảo: "Anh có tin Con Thiên Chúa không?" Anh thưa: "Thưa Ngài, nhưng Người là ai để tôi tin Người?" Chúa Giêsu đáp: "Anh đang nhìn thấy Người và chính Người đang nói với anh". Anh ta liền nói: "Lạy Ngài, tôi tin", và anh ta sấp mình thờ lạy Người. Chúa Giêsu liền nói: "Chính vì để luận xét mà Ta đã đến thế gian hầu những kẻ không xem thấy, thì được xem thấy, và những kẻ xem thấy, sẽ trở nên mù". Những người biệt phái có mặt ở đó liền nói với Người: "Thế ra chúng tôi mù cả ư?" Chúa Giêsu đáp: "Nếu các ngươi mù, thì các ngươi đã không mắc tội; nhưng các ngươi nói "Chúng tôi xem thấy", nên tội các ngươi vẫn còn".
Ðó là lời Chúa.
Hoặc đọc bài vắn này: Ga 9, 1. 6-9. 13-17. 34-38
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi qua, thấy một người mù từ khi mới sinh. Người nhổ xuống đất, lấy nước miếng trộn thành bùn, rồi xoa bùn trên mắt người ấy, và bảo: "Anh hãy đến hồ Silôe mà rửa" (chữ Silôe có nghĩa là được sai)". Anh ta ra đi và rửa, rồi trở lại thì trông thấy được.
Những người láng giềng và kẻ xưa kia từng thấy anh ta ăn xin đều nói: "Ðó chẳng phải là người vẫn ngồi ăn xin sao?" Có kẻ nói: "Ðúng hắn". Lại có người bảo: "Không phải, nhưng là một người giống hắn". Còn anh ta thì nói: "Chính tôi đây".
Họ liền dẫn người trước kia bị mù đến với những người biệt phái, lý do tại Chúa Giêsu hoà bùn và chữa mắt cho anh ta lại nhằm ngày Sabbat. Các người biệt phái cũng hỏi anh ta do đâu được sáng mắt. Anh đáp: "Ngài đã xoa bùn vào mắt tôi, tôi đi rửa và tôi được sáng mắt". Mấy người biệt phái nói: "Người đó không phải bởi Thiên Chúa, vì không giữ ngày Sabbat". Mấy kẻ khác lại rằng: "Làm sao một người tội lỗi lại làm được những phép lạ thể ấy?" Họ bất đồng ý kiến với nhau. Họ liền quay lại hỏi người mù lần nữa: "Còn anh, anh nói gì về người đã mở mắt cho anh?" Anh đáp: "Ðó là một Tiên tri". Họ bảo anh ta: "Mày sinh ra trong tội mà mày dám dạy chúng ta ư?" Rồi họ đuổi anh ta ra ngoài.
Chúa Giêsu hay tin họ đuổi anh ra ngoài, nên khi gặp anh, Người liền bảo: "Anh có tin Con Thiên Chúa không?" Anh thưa: "Thưa Ngài, nhưng Người là ai để tôi tin Người?" Chúa Giêsu đáp: "Anh đang nhìn thấy Người và chính Người đang nói với anh". Anh ta liền nói: "Lạy Ngài, tôi tin", và anh ta sấp mình thờ lạy Người.
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
... để nhờ đó anh ta có thể nhìn thấy Người bằng cả đôi mắt thể lý của anh ta
và nhận biết Người bằng đôi mắt tâm linh của anh ta nữa: "Lạy Ngài, tôi tin".
Vẫn theo chiều hướng dự tòng dọn mình lãnh nhận Phép Rửa Kitô giáo ở 3 tuần cuối của Mùa Chay, một chiều hướng tái sinh bởi nước và Thần Linh, vị Thần Linh được Chúa Kitô Vượt Qua ban cho các tông đồ là nền tảng của Giáo Hội khi Người phục sinh từ trong kẻ chết, Giáo Hội tiếp tục sử dụng bài Phúc Âm theo Thánh ký Gioan (hơn là Thánh ký Mathêu theo chu kỳ phụng vụ Năm A). Thật vậy, chủ đề cho chung phụng vụ lời Chúa, đặc biệt là nội dung của Bài Phúc Âm, nếu Chúa Nhật III Mùa Chay tuần trước phụng vụ Lời Chúa liên quan đến mạch nước sự sống, thì Chúa Nhật IV Mùa Chay tuần này phụng vụ Lời Chúa liên quan đến ánh sáng thần linh.
Thật vậy, ở Bài Đọc 1 được trích từ Sách Samuel quyển một, tuy không hề đề cập rõ ràng đến ánh sáng, nhưng lại gián tiếp liên quan đến ánh sáng thần linh, đến việc sáng suốt nhận thức và khôn ngoan chọn lựa đúng như ý Chúa muốn. Ở chỗ, Vị sứ giả Samuel được Thiên Chúa sai "đến nhà Isai dân thành Bêlem", vì Ngài đã "chọn một người con của ông ấy lên làm vua", nhưng không cho Samuel biết đích danh là ai, để xem vị sứ giả này tự mình khôn ngoan tới đâu, sáng suốt đến cỡ nào.
Thế nhưng, thực tế đã cho thấy ngài sứ giả Samuel theo trực giác tự nhiên đã bị lầm lẫn ngay từ đầu: "Samuel gặp ngay Eliab và nói: 'Có phải người xức dầu của Chúa đang ở trước mặt Chúa đây không?' Và Chúa phán cùng Samuel: 'Ðừng nhìn xem diện mạo, vóc cao, vì Ta đã loại nó rồi. Ta không xem xét theo kiểu của con người, vì chưng con người nhìn xem bên ngoài, còn Thiên Chúa thì nhìn xem tâm hồn'". Và cuối cùng, nhờ ánh sáng thần linh, sứ giả Samuel đã xức dầu phong vương đúng con người được Thiên Chúa tuyển chọn: "'Ngươi hãy chỗi dậy, xức dầu lên nó, vì chính nó đó'. Samuel lấy bình dầu ra, xức lên nó trước mặt các anh em, và Thánh Thần Chúa ngự trong Ðavít từ ngày đó trở đi".
Bởi thế, tâm tình của chung Bài Đáp Ca hôm nay, cách riêng câu họa của bài Đáp Ca này thật là thích hợp cho cả sứ giả Samuel đã nhờ ánh sáng thần linh của Chúa mà xức dầu đúng nhân vật được Ngài dự tính tuyển chọn: "Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi". Phần thiếu niên Đavít, chính nhờ
"Thánh Thần Chúa ngự trong Ðavít từ ngày đó trở đi" mà Đavít đã có được cảm nghiệm thần linh về sự hiện diện của Chúa nơi bản thân mình, cũng như về sự dẫn dắt của Chúa trong cuộc đời của mình từ nhỏ, nhất là trong vai trò chăn dắt dân Chúa của Đavít, một cảm nghiệm thần linh đã được chính ngài là tác giả Thánh Vịnh sau này bày tỏ trong đoạn thứ 22 ở Bài Đáp Ca hôm nay:
1) Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng.
2) Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. - Dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con.
3) Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương; đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa.
4) Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài.
Ở Bài Đọc 2, Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô đã nhắc nhở Kitô hữu thuộc Giáo đoàn Êphêsô gốc gác dân ngoại này rằng: "Xưa kia anh em là sự tối tăm, nhưng bây giờ, anh em là sự sáng trong Chúa". Bởi vì họ cũng như tất cả mọi dân tộc khác không phải là dân Do Thái là dân tộc được vị Thiên Chúa chân thật duy nhất "là ánh sáng" (1Gioan 1:5) tuyển chọn để tỏ mình ra cho trong suốt giòng lịch sử cứu độ của dân tộc ưu tuyển này, nên tất cả dân ngoại đều "ngồi trong tăm tối và trong bóng sự chết" (Luca 1:79), cho đến "thời gian viên mãn" (Galata 4:4), thời điểm "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), như "ánh sáng thật chiếu soi mọi người đã đến trong thế gian" (Gioan 1:9).
Chính vì họ "được kêu gọi từ tối tăm ra ánh sáng lạ lùng" (1Phêrô 2:9) như thế mà Thánh Phaolô đã khuyên dạy họ hãy sống xứng đáng với thân phận sáng láng của mình: "Anh em hãy ăn ở như con của sự sáng" - Như thế nào? Nếu không phải bằng những gì là lành thánh chân thật: "bởi vì hoa trái của sự sáng ở tại tất cả những gì là tốt lành, là công chính và chân thật", nhờ đó họ mới sống đẹp lòng Thiên Chúa là Đấng chân thật và thiện hảo: "Anh em hãy nhận biết điều gì làm đẹp lòng Chúa, và đừng thông phần vào những việc con cái tối tăm không sinh lợi ích gì, nhưng phải tố cáo thì hơn".
Thật vậy, bởi nguyên tội, bản tính loài người đã bị băng hoại đến độ họ trở thành như bị mù từ lúc mới sinh, một tình trạng mù lòa về tâm linh, đã được tỏ lộ ngay nơi hai nguyên tổ sau nguyên tội. Ở chỗ, cho dù có mở mắt ra sau nguyên tội mà vẫn không nhận biết mình, đến độ vẫn chối quanh chạy tội bằng cách đổ lỗi cho nhau (xem Khởi Nguyên 3: 7,12-13). Thậm chí có thể nói con người mù lòa trước cả nguyên tội nữa. Ở chỗ họ đã tin vào rắn quỉ gian dối hơn tin vào Vị Thiên Chúa Hóa Công vô cùng chân thật của mình mà ăn trái cấm bất tuân tối thượng lệnh và Thánh Ý tối cao của Ngài. Phải, người mù từ bẩm sinh trong bài Phúc Âm cho Chúa Nhật IV Mùa Chay hôm nay là hình ảnh tiêu biểu cho tình trạng mù lòa từ lúc bẩm sinh của con người ngay từ khi còn ở trong vườn địa đàng, thậm chí ngay cả trước nguyên tội nữa; cho dù họ đã được Thiên Chúa dựng nên "rất tốt đẹp" (Khởi Nguyên 1:31) nhưng tự bản chất của mình là tạo vật hữu hạn, so với Thiên Chúa toàn hảo và vô hạn, họ vẫn là loài thụ sinh "bất toàn".
Đúng thế, tự mình, là tạo vật thấp hèn và mang một bản tính thọ sinh không thể nào toàn hảo như Thiên Chúa và toàn hảo bằng Thiên Chúa, Đấng "là ánh sáng, nơi Ngài không có tối tăm" (1Gioan 1:5), mà con người, muốn được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa theo dự án tối hậu của việc Ngài dựng nên họ, không thể nào không nhận biết Ngài, nhưng lại cần phải được chính Ngài tỏ mình ra cho, nhờ đó họ mới có thể như người mù từ lúc mới sinh trong Bài Phúc Âm hôm nay, sau khi được chữa lành một cách lạ lùng, đã nhận biết Ngài qua Con của Ngài là Đấng "tỏ Cha ra" (Gioan 1:18): "'Anh có tin Con Thiên Chúa không?' Anh thưa: 'Thưa Ngài, nhưng Người là ai để tôi tin Người?' Chúa Giêsu đáp: 'Anh đang nhìn thấy Người và chính Người đang nói với anh'. Anh ta liền nói: 'Lạy Ngài, tôi tin', và anh ta sấp mình thờ lạy Người".
Người mù từ lúc mới sinh được chữa lành trong Bài Phúc Âm hôm nay, cho dù đã được chữa lành và chưa biết vị đã chữa lành cho mình, nhưng vẫn tỏ ra khôn ngoan sáng suốt hơn thành phần có thẩm quyền trong dân nói chung và thành phần biệt phái duy luật đầy giả hình nói riêng, không bị mù từ thuở mới sinh như anh ta, qua những câu đối đáp của anh ta khiến họ không thể làm gì nổi anh ta, và đã phải đuổi anh ta đi, như Thánh ký Gioan thuật lại trong bài Phúc Âm hôm nay:
"Họ liền dẫn người trước kia bị mù đến với những người biệt phái, lý do tại Chúa Giêsu hoà bùn và chữa mắt cho anh ta lại nhằm ngày Sabbat. Các người biệt phái cũng hỏi anh ta do đâu được sáng mắt. Anh đáp: 'Ngài đã xoa bùn vào mắt tôi, tôi đi rửa và tôi được sáng mắt'. Mấy người biệt phái nói: 'Người đó không phải bởi Thiên Chúa, vì không giữ ngày Sabbat'. Mấy kẻ khác lại rằng: 'Làm sao một người tội lỗi lại làm được những phép lạ thể ấy?' Họ bất đồng ý kiến với nhau. Họ liền quay lại hỏi người mù lần nữa: 'Còn anh, anh nói gì về người đã mở mắt cho anh?' Anh đáp: 'Ðó là một Tiên tri'. Họ bảo anh ta: 'Mày sinh ra trong tội mà mày dám dạy chúng ta ư?' Rồi họ đuổi anh ta ra ngoài".
Nếu so sánh thì cái mù lòa thiêng liêng về tâm linh và đức tin của thành phần biệt phái trong Bài Phúc Âm hôm nay mới đáng thương và cần được chữa lành, hơn là nạn nhân mù từ thuở mới sinh được chữa lành, đúng như Chúa Giêsu đã nhận định và cảnh giác họ: "Nếu các ngươi mù, thì các ngươi đã không mắc tội; nhưng các ngươi nói 'Chúng tôi xem thấy', nên tội các ngươi vẫn còn".
Thật vậy, cái mù lòa về tâm linh mới là những gì gây ra tội, chứ cái mù lòa thể lý cho dù từ lúc mới sinh chẳng những không bởi tội mà còn là dịp để Thiên Chúa được vinh hiển nữa, như chính Chúa Kitô đã khẳng định với thành phần môn đệ của Người, thành phần, như các người biệt phái, vẫn quan niệm là do tội: "Môn đệ hỏi Người: 'Thưa Thầy, ai đã phạm tội, anh này hay cha mẹ anh, khiến anh mù từ khi mới sinh?' Chúa Giêsu đáp: 'Không phải anh cũng chẳng phải cha mẹ anh đã phạm tội, nhưng để công việc của Thiên Chúa tỏ ra nơi anh". Mà quả thực Thiên Chúa đã được vinh hiển nơi nạn nhân mù từ lúc mới sinh này, khi đích thân anh ta đã hiên ngang bênh vực và làm chứng cho Đấng chữa lành cho anh ta, dù anh ta chưa biết rõ Người là ai, và sau khi đã được Người chính thức tỏ mình ta cho thì đã nhận biết Người ngay lập tức bằng cử chỉ sụp lậy Người.
Thành phần giả hình biệt phái mù quáng thật sự là bị mù về tâm linh, một cái mù nguy hiểm hơn là cái mù về thể lý của nạn nhân mù từ lúc mới sinh, vì cái mù tâm linh liên quan đến phần rỗi đời đời của họ. Nhưng, để chữa lành cái mù tâm linh ấy, họ cũng cần phải được Thiên Chúa, qua Con của Ngài "là ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12), tái diễn phương pháp chữa lành người mù từ lúc mới sinh, như đầu bài Phúc Âm hôm nay thuật lại: "Người nhổ xuống đất, lấy nước miếng trộn thành bùn, rồi xoa bùn trên mắt người ấy, và bảo: 'Anh hãy đến hồ Silôe mà rửa' (chữ Silôe có nghĩa là được sai). Anh ta ra đi và rửa, rồi trở lại thì trông thấy được".
Đúng thế, để chữa lành cái mù về tâm linh liên quan đến đức tin cứu độ của thành phần biệt phái giả hình trong bài Phúc Âm hôm nay, hay của bất cứ ai mang triệu chứng hoặc bệnh trạng như họ, bất cứ là thành phần nào, họ đều cần đến một yếu tố bất khả thiếu đó là "bùn", một thứ "bùn linh", vì được trộn bởi "nước miếng" từ miệng của chính Chúa Giêsu, và thứ "bùn linh" này còn phải được bôi lên "mắt" của họ, rồi sau đó họ còn cần phải tự rửa sạch thứ "bùn linh" này nữa ở nơi họ cần phải tới (được sai đi = hồ Siloe).
Thứ "bùn linh" đây là gì, nếu không phải là một hợp chất sang hèn lẫn lộn (sang bởi chất nước bọt từ miệng lưỡi của Vị Thiên Chúa làm người + hèn bởi đất là chất làm nên xác thể tầm thường của con người), một hợp chất "bùn linh" bất khả thiếu tiêu biểu cho cả Lời Chúa cao cả lẫn bản chất yếu hèn của con người, một hợp chất có thể nói là tiêu biểu cho mầu nhiệm ngôi hiệp (hypostatic union) ở nơi chính Ngôi Vị Thần Linh là Lời Nhập Thể, Đấng có hai bản tính: Thiên Tính cao sang và nhân tính thấp hèn, Đấng mà "ai theo Tôi sẽ không đi trong tăm tối nhưng sẽ được ánh sáng sự sống" (Gioan 8:32), Đấng đã thực sự chữa lành và tỏ mình ra cho nạn nhân mù từ lúc mới sinh: "Chính Người đang nói với anh đây", để nhờ đó anh ta có thể nhìn thấy Người bằng cả đôi mắt thể lý của anh ta và nhận biết Người bằng đôi mắt tâm linh của anh ta nữa: "Lạy Ngài, tôi tin".
Cho dù đã được bôi thứ bùn linh này lên đôi mắt bị lù từ lúc mới sinh như thế, nạn nhân này vẫn chưa được sáng mắt, cho đến khi đi rửa ở Hồ Siloe, nhờ đó anh ta mới dễ dàng tỏ ra hành động tin tưởng và tôn thờ khi gặp lại chính Đấng chữa lành cho mình, một Đấng tỏ mình ra cho anh bằng tất cả ngôi vị của Người bao gồm cả thần tính lẫn nhân tính, được biểu hiệu qua bùn linh ở trên mắt anh ta, vi nước ở Hồ Siloe lẫn ý nghĩa "sai đi" của hồ này liên quan đến vai trò của Chúa Thánh Thần, một thứ "gió muốn thổi đâu thì thổi" (Gioan 3:8), nhắm đến chỗ "dẫn các con vào tất cả sự thật" (Gioan 16:13) là Chúa Giêsu Kitô. Và vì thế, kinh nghiệm tu đức và sống đức tin cho thấy, cho dù Kitô hữu có được chính Chúa Kitô tỏ mình ra cho, như thể họ được Người đắp bùn lên đôi mắt mù lòa của họ, nhưng họ vẫn chưa nhận ra Người, cho đến khi họ đi rửa, tức là được tác động bởi Thánh Thần, sau đó họ mới nhận ra Chúa Kitô, như người mù từ lúc mới sinh ở đoạn cuối của Bài Phúc Âm hôm nay.
Thứ Hai
Bài Ðọc I: Is 65, 17-21
"Thiên hạ sẽ không còn nghe tiếng khóc lóc và than van nữa".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ðây Thiên Chúa phán: "Này Ta tác tạo trời mới, đất mới; người ta sẽ không
còn nhớ lại dĩ vãng, và cũng sẽ không bận tâm đến dĩ vãng nữa. Nhưng các
ngươi hãy hân hoan và nhảy mừng cho đến muôn đời trong các việc Ta tác tạo,
vì đây Ta tác tạo một Giêrusalem hân hoan và một dân tộc vui mừng. Ta sẽ hân
hoan ở Giêrusalem, sẽ vui mừng nơi dân Ta, và từ đây người ta sẽ không còn
nghe tiếng khóc lóc và than van nữa. Ở đó sẽ không còn trẻ nhỏ chết yểu,
không còn người già chết sớm nữa, vì người chết trăm tuổi cũng còn gọi là
chết trẻ, người không sống đến trăm tuổi, kể là bị chúc dữ. Họ sẽ xây cất
nhà cửa và cư ngụ ở đó, sẽ trồng nho và ăn trái nho".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 29, 2 và 4. 5-6. 11e-12a và 13b
Ðáp: Lạy
Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con (c. 2a).
Xướng: 1) Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con, và không để quân
thù hoan hỉ về con. Lạy Chúa, Ngài đã đưa linh hồn con thoát xa Âm phủ, Ngài
đã cứu con khỏi số người đang bước xuống mồ. - Ðáp.
2) Các tín đồ của Chúa, hãy đàn ca mừng Chúa, và hãy cảm tạ thánh danh Ngài.
Vì cơn giận của Ngài chỉ lâu trong giây phút, nhưng lòng nhân hậu của Ngài
vẫn có suốt đời. Chiều hôm có gặp cảnh lệ rơi, nhưng sáng mai lại được mừng
vui hoan hỉ. - Ðáp.
3) Lạy Chúa, xin nhậm lời và xót thương con, lạy Chúa, xin Ngài gia ân cứu
giúp con. Chúa đã biến đổi lời than khóc thành khúc nhạc cho con, lạy Chúa
là Thiên Chúa của con, con sẽ tán tụng Chúa tới muôn đời. - Ðáp.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Lc 15, 18
Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: Thưa cha, con đã lỗi
phạm đến trời và đến cha.
Phúc Âm: Ga 4, 43-54
"Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu bỏ Samaria mà đến Galilêa. Chính Người đã nói: "Không vị
tiên tri nào được kính nể nơi quê hương mình". Khi Người đến Galilêa, dân
chúng ra đón tiếp Người: Họ đã chứng kiến tất cả các việc Người làm ở
Giêrusalem trong dịp lễ; vì họ cũng đi dự lễ.
Người trở lại Cana xứ Galilêa, nơi Người đã biến nước thành rượu. Bấy giờ có
một quan chức nhà vua ở Capharnaum có người con trai đang đau liệt. Ðược tin
Chúa Giêsu đã bỏ Giuđêa đến Galilêa, ông đến tìm Người và xin Người xuống
chữa con ông sắp chết. Chúa Giêsu bảo ông: "Nếu các ông không thấy những
phép lạ và những việc phi thường, hẳn các ông sẽ không tin". Viên quan chức
trình lại Người: "Thưa Ngài, xin Ngài xuống trước khi con tôi chết". Chúa
Giêsu bảo ông: "Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi". Ông tin lời Chúa Giêsu nói
và trở về.
Khi xuống đến sườn đồi thì gặp gia nhân đến đón, báo tin cho ông biết con
ông đã mạnh. Ông hỏi giờ con ông được khỏi. Họ thưa: "Hôm qua lúc bảy giờ
cậu hết sốt". Người cha nhận ra là đúng giờ đó Chúa Giêsu bảo ông: "Con ông
mạnh rồi", nên ông và toàn thể gia quyến ông đều tin. Ðó là phép lạ thứ hai
Chúa Giêsu đã làm khi Người ở Giuđêa về Galilêa.
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
thành phần dân ngoại dễ tin vào Người hơn là chính dân của Người
Ngày 07: Thánh Perpêtua và Fêlicita, tử đạo
Khi hoàng đế Sévere ra lệnh cấm đạo, thánh nữ Perpêtua và người nữ nô lệ là
Fêlicita đang mang thai sắp đến ngày sinh cùng với những người bạn khác nữa
là Revocatus, Saturnin và Secundulus, tất cả đều bị tống giam vì đã tin vào
danh Chúa Giêsu. Trước đó, các ngài là những dự tòng nên được Rửa Tội ngay
trong tù.
Thánh Perpêtua thuộc gia đình quyền quý, nên cha ngài tìm mọi cách khuyên
ngài bỏ đạo để được sống. Ngài đã cương quyết chọn cái chết để trung thành
với Thiên Chúa và đã trở nên lò lửa nung nấu đức tin của các bạn mình.
Còn thánh nữ Fêlicita, trong cơn đau đớn lúc sinh con, bị tên lính canh chế
nhạo, ngài đã trả lời: "Bây giờ chính tôi chịu đau khổ, nhưng mai kia có
Ðấng khác chịu đau khổ thay tôi, vì tôi chịu đau khổ vì Người".
Khi bị điệu ra pháp trường trước mặt mọi người, các ngài vẫn hiên ngang ca
hát để chúc tụng Thiên Chúa. Các ngài bị đánh đập, hành hạ rồi sau đó cùng
bị thú rừng giày xéo cho đến chết.
Các ngài được lãnh phúc tử đạo ngày 07/3/203.
Thứ Ba
Bài Ðọc I: Ed 47, 1-9. 12
"Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra, và nước ấy chảy đến ai, thì
tất cả đều được cứu rỗi".
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Trong những ngày ấy, thiên thần dẫn tôi đến cửa nhà Chúa, và đây nước chảy
dưới thềm nhà phía hướng đông, vì mặt tiền nhà Chúa hướng về phía đông, còn
nước thì chảy từ bên phải đền thờ, về phía nam bàn thờ. Thiên thần dẫn tôi
qua cửa phía bắc, đưa đi phía ngoài, đến cửa ngoài nhìn về hướng đông, và
đây nước chảy từ bên phải. Khi đó có người đàn ông đi ra về hướng đông, tay
cầm sợi dây, ông đo một ngàn thước tay và dẫn tôi đi qua dưới nước tới mắt
cá chân. Ông đo một ngàn thước tay nữa và dẫn tôi đi qua dưới nước đến đầu
gối. Ông còn đo một ngàn thước tay và dẫn tôi đi qua dưới nước đến ngang
lưng. Ông lại đo thêm một ngàn thước tay nữa, và đây là suối nước, tôi không
thể đi qua được, vì nước suối dâng lên cao quá, phải lội mới đi qua được,
nên người ta không thể đi qua được. Người ấy nói với tôi: "Hỡi người, hẳn
ngươi đã xem thấy". Rồi ông dẫn tôi đi, rồi dẫn trở lại trên bờ suối. Khi
trở lại, tôi thấy hai bên suối có nhiều cây cối. Người ấy lại nói với tôi:
"Nước này chảy về phía cồn cát, phía đông, chảy xuống đồng bằng hoang địa,
rồi chảy ra biển, biến mất trong biển và trở nên nước trong sạch. Tất cả
những sinh vật sống động, nhờ suối nước chảy qua, đều được sống. Sẽ có rất
nhiều cá và nơi nào nước này chảy đến, nơi đó sẽ trở nên trong lành, và sự
sống sẽ được phát triển ở nơi mà suối nước chảy đến.
Gần suối nước, hai bên bờ ở mỗi phía, mọi thứ cây ăn trái sẽ mọc lên; lá của
nó sẽ không khô héo, và trái của nó sẽ không bao giờ hết; mỗi tháng nó có
trái mới, vì dòng nước này phát xuất từ đền thờ; trái của nó dùng làm thức
ăn, và lá của nó dùng làm thuốc uống.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 45, 2-3. 5-6. 8-9
Ðáp: Chúa
thiên binh hằng ở cùng ta, và ta được Chúa Giacóp hằng bảo vệ (c. 8).
Xướng: 1) Chúa là nơi ẩn náu và là sức mạnh của chúng ta, Người hằng cứu
giúp khi ta sầu khổ. Dầu đất có rung chuyển, ta không sợ chi, dầu núi đổ
xuống đầy lòng biển cả. - Ðáp.
2) Nước dòng sông làm cho thành Chúa vui mừng, làm hân hoan cung thánh Ðấng
Tối Cao hiển ngự. Chúa ở giữa thành, nên nó không chuyển rung, lúc tinh
sương, thành được Chúa cứu giúp. - Ðáp.
3) Chúa thiên binh hằng ở cùng ta, ta được Chúa Giacóp hằng bảo vệ. Các
ngươi hãy đến mà xem mọi kỳ công Chúa làm, Người thực hiện muôn kỳ quan trên
vũ trụ. - Ðáp.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Tv 50, 12a và 14a
Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch. Xin ban lại cho con niềm
vui ơn cứu độ.
Phúc Âm: Ga 5, 1-3a. 5-16
"Tức khắc người ấy được lành bệnh".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Hôm đó là ngày lễ của người Do-thái, Chúa Giêsu lên Giêrusalem. Tại
Giêrusalem, gần cửa "Chiên", có một cái hồ, tiếng Do-thái gọi là Bếtsaiđa,
chung quanh có năm hành lang. Trong các hành lang này, có rất nhiều người
đau yếu, mù loà, què quặt, bất toại nằm la liệt. Trong số đó, có một người
nằm đau liệt đã ba mươi tám năm. Khi Chúa Giêsu thấy người ấy nằm đó và biết
anh đã đau từ lâu, liền hỏi: "Anh muốn được lành bệnh không?" Người đó thưa:
"Thưa Ngài, tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi khi nước động. Khi tôi lết
tới, thì có người xuống trước tôi rồi". Chúa Giêsu nói: "Anh hãy đứng dậy
vác chõng mà về". Tức khắc người ấy được lành bệnh. Anh ta vác chõng và đi.
Nhưng hôm đó lại là ngày Sabbat, nên người Do-thái bảo người vừa được khỏi
bệnh rằng: "Hôm nay là ngày Sabbat, anh không được phép vác chõng". Anh ta
trả lời: "Chính người chữa tôi lành bệnh bảo tôi: "Vác chõng mà đi". Họ hỏi:
"Ai là người đã bảo anh "Vác chõng mà đi?" Nhưng kẻ đã được chữa lành không
biết Người là ai, vì Chúa Giêsu đã lánh vào đám đông tụ tập nơi đó.
Sau đó, Chúa Giêsu gặp anh ta trong đền thờ, Người nói: "Này, anh đã được
lành bệnh, đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn khổ hơn trước". Anh ta đi nói
cho người Do-thái biết chính Chúa Giêsu là người đã chữa anh ta lành bệnh.
Vì thế người Do-thái gây sự với Chúa Giêsu, vì Người đã làm như thế trong
ngày Sabbat.
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
Phép lạ Chúa Giêsu chữa lành cho "một người nằm đau liệt đã ba mươi tám năm" ấy
đã kèm theo cả một hiện tượng phải gọi là quái lạ hay quái gở chưa từng thấy.
From: Hoabg <hoangtho1946@yahoo.com.vn>
Date: 2017-03-31 4:05 GMT-07:00
Subject: VỀ: PVLC Thứ Ba Tuần IV Mùa Chay
28-3-2017
To: Tinh Cao
<daminhmariacaotantinh@gmail.com>, TDFatima
<tdfatima+noreply@googlegroups.com>, TNFatima <tnfatima@googlegroups.com>
Tôi đọc bài nầy thấy quá haytuy nhiên xin có một nhận xét để
"bênh vực" cho anh bại liệt:vì anh ta rất trung thưc .anh ta muốn tôn vinh
và củng muốn mọi người tôn vinh nên ngay khi biết được người đả chửa lành
anh ta đả báo cho nhửng kẻ đả tra khảo.... chứ không phải đẻ tố
cáo. Xin chân thành góp ý.
From: Tinh
Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: 2017-03-31 10:12 GMT-07:00
Subject: Re: VỀ: PVLC Thứ Ba Tuần IV Mùa Chay 28-3-2017
To: Hoabg <hoangtho1946@yahoo.com.vn>
Cc: TDFatima <tdfatima+noreply@googlegroups.com>,
TNFatima <tnfatima@googlegroups.com>
Rất cám ơn người anh em đã, trước hết tiếp nhận bài chia sẻ Phụng
Vụ Lời Chúa hằng ngày của tôi mà còn đọc kỹ và góp ý nữa. Tôi cảm thấy rất
vui khi có người anh chị em của mình đồng cảm với mình như thế.
Nói chung, những gì chúng ta chia sẻ với nhau về Phụng Vụ Lời
Chúa (Chúa Nhật hay hằng ngày hoặc suốt tuần như tôi đang làm) là do suy
niệm, cảm nghiệm và suy diễn của từng tâm hồn với Lời Chúa được ghi lại
trong chung Thánh Kinh và riêng Phúc Âm, không buộc ai cũng phải có cùng một
cảm nhận như nhau, vì tác động của Chúa Thánh Thần nơi mỗi tâm hồn như "gió
muốn thổi đâu thì thổi" (Gioan 3:8).
Về trường hợp của nạn nhân bất toại 38 năm trong bài Phúc Âm được
người anh cho rằng hành động cho những ai vốn ác cảm với Chúa Giêsu biết là
vị đã chữa lành cho anh ta trong ngày hưu lễ là cố ý để họ cùng anh tôn vinh
Người, hơn là tố cáo Người, tôi xin được lợi dụng dịp này để dẫn giải thêm
một số chi tiết nữa cho sáng tỏ thêm vào bài chia sẻ khá dài của tôi nhé:
Trước hết, vấn đề được đặt ra ở đây là nếu nạn nhân bại liệt 38 năm này có ý
tốt, muốn nói ra phép lạ chỉ để tôn vinh Vị đã chữa lành cho mình thì tại
sao ngay trước đó Chúa Giêsu lại tự động đến gặp lại anh ta để cảnh giác anh
ta, như để ngăn ngừa anh ta về hành động anh ta sắp làm, một hành động
rất nguy hiểm cho phần hồn của anh ta: "Này,
anh đã được lành bệnh, đừng
phạm tội nữa,
kẻo phải khốn khổ hơn trước"? Thường
thì Chúa căn dặn một số nạn nhân được chữa lành "đừng nói với ai" (Mathêu
8:4; Marco 1:44) để rồi chính những nạn nhân này đã đích thân loan truyền
phép lạ của Người. Ở đây, trường hợp của nạn nhân bại liệt 38 năm hoàn toàn
khác hẳn. Nếu anh ta muốn tôn vinh Chúa Kitô thì tại sao anh ta không tôn
vinh trước mặt chung công chúng mà chỉ cho những kẻ hạch hỏi anh ta thôi?
Sau nữa, nạn nhân bất toại 38 năm được chữa lành này hoàn toàn
khác với người mù từ lúc mới sinh trong
bài Phúc Âm Chúa Nật IV Mùa Chay vừa rồi, một người mù khi Chúa Giêsu trở
lại với anh ta một lần nữa, thì anh ta, sau khi biết được vị đã chữa lành
và được chính Người tỏ mình ra thì tuyên xưng đức tin và phục xuống thờ lạy
Người, trong khi đó, nạn nhân bại liệt 38 năm này khi đươc gặp lại
chính Đấng chữa lành cho mình thì chẳng những không bày tỏ một lời cám ơn
nào và chúc tụng Người thì chớ lại còn báo cho thành phần hạch hỏi anh ta
nữa, một hành động anh ta chẳng cần phải làm, mà dù có làm thì anh ta đáng
lẽ phải bênh vực Người như nạn nhân bị mù từ lúc mới sinh mới đáng gọi là
tôn vinh Đấng đã chữa lành cho mình một tật nguyền đã tuyệt vọng.
Sau hết, nạn nhân bại liệt 38 năm này khi bị hạch hỏi thì không
biết vị chữa mình là ai, thế nhưng sau khi được gặp lại vị ấy, lần bị vị này
cảnh báo việc làm tội lỗi sắp xẩy ra của anh ta, thì anh ta dường như cảm
thấy bị chạm tự ái, thành ra hình như trở nên ác cảm hơn với vị đại ân nhân
của mình, đến độ, anh ta đã nói thẳng tên "Giêsu" của vị ân nhân của mình ra
cho những ai hạch hỏi anh ta, một tên gọi mà tự nhiên anh ta biết được, dù
vị chữa lành anh ta không hề nói cho anh ta biết tên của Người, như Người tỏ
mình ta cho người mù từ lúc mới sinh. Như thế thì có thể suy thêm rằng nạn
nhân bại liệt 38 năm này dường như đã biết vị chữa lành cho mình là "Giêsu"
ngay từ đầu, vì anh ta đâu có mù như người mù từ lúc mới sinh, nhưng khi bị
hạch hỏi lần đầu thì anh ta giấu tên vị ấy đi như để bênh vực và trả ơn cho
vị ân nhân của mình, sau đó anh ta lại tự động nói tên vị này ra, một tên
anh ta đã biết rồi, do vị ấy đã
trở lại cảnh giác anh ta một cách tiêu cực.
Đó là một chút suy diễm thêm về trường hợp người bại liệt 38
năm được chữa lành về phần xác nhưng nếu không khéo lại bị nguy hiểm về phần
hồn. Chúng ta cũng thế, nếu không biết lợi dụng ơn Chúa ban nhưng không,
chúng ta cũng sẽ đi đến chỗ nguy hiểm đến phần rỗi đời đời của chúng ta. Vậy
chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta xứng đáng nhận ơn của Ngài và sử
dụng ơn Ngài cho nên.
Chúc người anh một Mùa Phục Sinh tràn đầy bình an nhé.
Xin cầu cho tôi với.
cao tấn tĩnh
Ngày 08: Thánh Gioan Thiên Chúa, tu sĩ lập dòng
Thánh Gioan Thiên Chúa sinh năm 1495 tại một làng nhỏ bên nước Bồ Ðào Nha.
Ðến tuổi trưởng thành, một hôm khi nghe thánh Gioan Avila rao giảng, ngài đã
rung cảm tự đáy lòng về đức từ bi bao la của Chúa. Vì thế, ngài đã bán hết
tất cả gia sản để có thể vươn tới đỉnh tình yêu như Chúa dạy. Ngài đã trở
nên như điên dại vì lòng kính mến Chúa và thương yêu đồng loại, đặc biệt là
những người nghèo khó. Ngài kiếm nhà để dung nạp và tìm cách chữa trị những
bệnh nhân tật nguyền bị xã hội ruồng bỏ. Thật vậy, chúng ta có thể nói: Tháh
nhân đã yêu tha nhân hơn chính mình.
Trong mọi hoàn cảnh khó khăn. Ngài luôn đặt niềm tin cậy vào sự quan phòng
của Chúa. Ðể đáp lại tấm lòng quảng đại của ngài, Chúa đã xui khiến nhiều
nhà hảo tâm dâng tiền giúp đỡ ngài.
Sau những ngày tận tâm phụng sự Chúa và đồng loại, ngài đã được Chúa gọi về
nhận triều thiên công phúc ngày 08/3/1550, hưởng thọ 55 tuổi.
Tuy khuất bóng nhưng lòng nhiệt thành của thánh Gioan vẫn bừng sáng và tiếp
tục giúp đỡ các bệnh nhân trên khắp thế giới qua dòng ngài đã lập.
Chúng ta hãy xin Chúa làm cho ngọn lửa đức ái trở nên thần dược hàn gắn vết
thương đau của nhân loại.
Thứ Tư
Bài Ðọc I: Is 49, 8-15
"Ta đã đặt ngươi nên giao ước của dân, để ngươi phục hưng xứ sở".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ðây Chúa phán: "Trong thời thuận tiện, Ta đã nghe lời ngươi; trong ngày cứu
độ, Ta đã cứu giúp ngươi; Ta đã gìn giữ ngươi và đã đặt ngươi nên giao ước
của dân, để ngươi phục hưng xứ sở, và thu hồi các tài sản bị phân tán, để
ngươi nói với tù nhân rằng: "Các ngươi hãy ra", và nói với những kẻ ở trong
tối tăm rằng: "Các ngươi hãy ra ngoài sáng". Họ được nuôi dưỡng trên các nẻo
đường, và các đồi trọc sẽ trở thành đồng cỏ. Họ sẽ không còn đói khát nữa,
gió nóng và mặt trời không làm khổ họ, vì Ðấng thương xót họ sẽ là người
hướng dẫn họ và đưa họ đến uống ở suối nước. Ta sẽ biến đổi tất cả các núi
của Ta thành đường đi, và các lối đi của Ta sẽ được bồi đắp cho cao. Này
đoàn người từ xa đến. Kìa những kẻ từ hướng bắc và hướng tây lại, và những
người từ miền nam lên.
Trời hãy ca ngợi, đất hãy nhảy mừng, núi đồi hãy hân hoan chúc tụng! Vì Chúa
đã an ủi dân Người và sẽ xót thương những người cùng khổ.
Nhưng Sion nói: "Chúa bỏ rơi tôi, Chúa đã quên tôi rồi". Nào người mẹ có thể
quên con mình mà không thương xót chính đứa con mình đã cưu mang ư? Cho dù
người mẹ đó có quên, nhưng Ta sẽ không quên ngươi đâu".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 144, 8-9. 13cd-14. 17-18
Ðáp: Chúa
là Ðấng nhân ái và từ bi (c. 8a).
Xướng: 1) Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giầu ân sủng. Chúa hảo tâm
với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa. - Ðáp.
2) Chúa trung thành trong mọi lời Ngài phán, và thánh thiện trong mọi việc
Ngài làm. Chúa nâng đỡ hết thảy những ai sa ngã, và cho mọi kẻ khòm lưng
đứng thẳng lên. - Ðáp.
3) Chúa công minh trong mọi đường lối, và thánh thiện trong việc Chúa làm.
Chúa gần gũi mọi kẻ kêu cầu Ngài, mọi kẻ kêu cầu Ngài cách thành tâm. - Ðáp.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: 2 Cr 6, 2
Ðây là lúc thuận tiện. Ðây là ngày cứu độ.
Phúc Âm: Ga 5, 17-30
"Chúa Cha cho người chết sống lại và làm cho họ sống thế nào, thì Chúa Con
cũng vậy, Người làm cho ai sống là tuỳ ý Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu trả lời dân Do-thái rằng: "Cha Ta làm việc liên lỉ, Ta
cũng làm việc như vậy". Bởi thế, người Do-thái càng tìm cách giết Người, vì
không những Người đã phạm luật nghỉ ngày Sabbat, lại còn gọi Thiên Chúa là
Cha mình, coi mình ngang hàng với Thiên Chúa. Vì thế, Chúa Giêsu trả lời họ
rằng:
"Quả thật, quả thật, Ta nói cho các ngươi biết: Chúa Con không thể tự mình
làm gì nếu không thấy Chúa Cha làm. Ðiều gì Chúa Cha làm, thì Chúa Con cũng
làm y như vậy. Vì chưng, Chúa Cha yêu Chúa Con và bày tỏ cho Chúa Con biết
mọi việc mình làm, và sẽ còn bày tỏ những việc lớn lao hơn thế nữa, đến nỗi
các ngươi sẽ phải thán phục. Bởi vì, cũng như Chúa Cha cho người chết sống
lại và làm cho họ sống thế nào, thì Chúa Con cũng vậy, Ngài làm cho ai sống
là tuỳ ý Ngài. Vì hơn nữa, Chúa Cha không xét xử ai cả, mà trao cho Chúa Con
trọn quyền xét xử, để cho mọi người tôn trọng Chúa Con cũng như tôn trọng
Chúa Cha: ai không tôn trọng Chúa Con thì không tôn trọng Chúa Cha, Ðấng đã
sai Ngài. Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Ai nghe lời Ta và tin Ðấng
đã sai Ta, thì được sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng được từ cõi chết
mà qua cõi sống. Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi, vì đến giờ và ngay
bây giờ, kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa, và ai đã nghe thì sẽ được sống.
Cũng như Chúa Cha có sự sống nơi chính mình thế nào, thì Người cũng cho Chúa
Con có sự sống nơi mình như vậy, và Người đã ban cho Chúa Con quyền xét xử,
vì Ngài là Con Người. Các ngươi đừng ngạc nhiên về điều này, vì đến giờ mọi
kẻ trong mồ sẽ nghe tiếng Con Thiên Chúa và ra khỏi mồ; kẻ đã làm việc lành
thì sống lại để được sống, còn kẻ đã làm việc dữ thì sống lại để bị xét xử.
Ta không thể tự mình làm điều gì. Nghe sao, Ta xét xử vậy. Và án Ta xử thì
công minh, vì Ta không tìm ý riêng Ta, mà tìm ý Ðấng đã sai Ta".
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
Ngày 09: Thánh Phanxica Rômana, quả phụ nữ tu
Thánh Phanxica sinh năm 1384 tại kinh thành La Mã trong gia đình quý tộc và
đạo đức. Ngay từ buổi thiếu thời, thánh nhân đã có được nhiều đức tính như
nhu mì, đơn sơ, trầm lặng, nết na, và không để cho mình bị lôi kéo theo cuộc
sống thác loạn xa hoa của người đời. Ngài thường lui tới các bệnh viện và
các trại tế bần để an ủi và chăm sóc các bệnh nhân, vì ngài thường nói:
"Chính ở đó, Chúa dạy tôi nhiều bài học".
Khi lớn, Phanxica vâng lời cha mẹ đi kết hôn và sinh hạ được hai trai một
gái. Trong cuộc sống gia đình, thánh nữ luôn tỏ ra là một người vợ đảm đang,
một người mẹ dịu hiền và tận tâm.
Sau khi đã chu toàn bổn phận gia đình, thánh nữ đã dâng mình cho Chúa trong
nhà dòng do chính ngài sáng lập. Ngài qua đời ngày 09/3/1440, hưởng thọ 56
tuổi. Xác người được mai táng trong nhà thờ của tu viện. Nơi đây, Chúa đã
làm nhiều phép lạ do lời cầu bầu của thánh nữ.
Ðức Giáo Hoàng Phaolô V đã tôn ngài lên bậc Hiển Thánh năm 1608.
Thứ Năm
Bài
Ðọc I: Xh 32, 7-14
"Xin Chúa tỏ lòng khoan dung đối với tội lỗi dân Chúa".
Trích sách Xuất Hành.
Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Môsê rằng: "Ngươi hãy đi xuống; dân mà
ngươi dẫn ra khỏi đất Ai-cập đã phạm tội. Chúng đã sớm bỏ đường lối Ta đã
chỉ dạy cho chúng, chúng đã đúc tượng bò con và sấp mình thờ lạy nó; chúng
đã dâng lên nó của lễ hiến tế và nói rằng: "Hỡi Israel, này là Thiên Chúa
ngươi, Ðấng đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai-cập". Chúa phán cùng Môsê: "Ta thấy
rõ dân này là một dân cứng cổ. Ngươi hãy để Ta làm, Ta sẽ nổi cơn thịnh nộ
với chúng và sẽ huỷ diệt chúng, rồi Ta sẽ làm cho ngươi trở nên tổ phụ một
dân tộc vĩ đại".
Môsê van xin Chúa là Thiên Chúa của ông rằng: "Lạy Chúa, tại sao Chúa nổi
cơn thịnh nộ với dân mà Chúa đã dùng quyền lực và cánh tay hùng mạnh đưa ra
khỏi đất Ai-cập? Xin Chúa đừng để cho người Ai-cập nói rằng: "Người đã khéo
dẫn họ đến đây, để giết họ trên núi và huỷ diệt họ khỏi mặt đất". Xin Chúa
nguôi cơn giận và tỏ lòng khoan dung đối với tội lỗi dân Chúa. Xin Chúa nhớ
đến Abraham, Isaac, và Israel tôi tớ Chúa, vì chính Chúa đã thề hứa rằng:
"Ta sẽ làm cho con cháu các ngươi sinh sản ra nhiều như sao trên trời, Ta sẽ
ban cho con cháu các ngươi toàn cõi xứ này như lời Ta đã hứa, và các ngươi
sẽ chiếm hữu xứ này mãi mãi". Chúa đã nguôi cơn giận, không thực hiện điều
dữ mà Người đe doạ phạt dân Người.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 105, 19-20. 21-22. 23
Ðáp: Lạy
Chúa, xin nhớ chúng con khi gia ân huệ cho dân Ngài (c. 4a).
Xướng: 1) Họ đã đúc con bò tại Horeb, và lễ bái thần tượng đã đúc bằng vàng.
Họ đem vinh quang của mình đánh đổi lấy hình tượng con bò ăn cỏ. - Ðáp.
2) Họ đã quên Thiên Chúa là Ðấng cứu độ mình, Ðấng đã làm những điều trọng
đại bên Ai-cập, Ðấng đã làm những điều kỳ diệu trên lãnh thổ họ Cam, và
những điều kinh ngạc nơi Biển Ðỏ. - Ðáp.
3) Chúa đã nghĩ tới chuyện tiêu diệt họ cho rồi, nếu như Môsê là người Chúa
chọn, không đứng ra cầu khẩn với Ngài, để Ngài nguôi giận và đừng tiêu diệt
họ. - Ðáp.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ed 33, 11
Chúa phán: "Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối
và được sống".
Phúc Âm: Ga 5, 31-47
"Có người tố cáo các ngươi, đó là Môsê, người mà các ngươi vẫn tin tưởng".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với dân Do-thái rằng: "Nếu chính Ta làm chứng về
Mình, thì chứng của Ta sẽ không xác thực. Có một Ðấng khác làm chứng về Ta,
và Ta biết chứng Người làm về Ta thì xác thực. Các ngươi đã sai người đi hỏi
Gioan, và Gioan đã làm chứng cho sự thật. Phần Ta, Ta không cần chứng của
loài người, nhưng Ta nói những điều này để các ngươi được cứu thoát. Gioan
là cây đèn cháy sáng. Các ngươi cũng muốn vui hưởng ánh sáng đó một thời
gian. Nhưng Ta có một bằng chứng hơn chứng của Gioan: vì công việc Chúa Cha
đã giao cho Ta hoàn thành, là chính công việc Ta đang làm. Các việc đó làm
chứng về Ta rằng Chúa Cha đã sai Ta. Và Chúa Cha, Ðấng đã sai Ta, chính
Người cũng làm chứng về Ta. Nhưng chưa bao giờ các ngươi được nghe tiếng
Người, chưa bao giờ nhìn thấy mặt Người, và lời Người, các ngươi cũng chẳng
giữ lại được, vì các ngươi không tin Ðấng Người đã sai đến. Các ngươi tra
cứu Sách Thánh, vì tưởng rằng trong đó các ngươi sẽ tìm thấy sự sống muôn
đời; chính Sách Thánh lại làm chứng về Ta, vậy mà các ngươi vẫn không chịu
đến với Ta để được sống.
Ta không tìm vinh quang nơi loài người. Nhưng Ta biết các ngươi không có
lòng yêu mến Thiên Chúa. Ta đến nhân danh Chúa Cha, nhưng các ngươi không
chịu đón nhận. Nếu có một người nào khác nhân danh mình mà đến, các ngươi sẽ
đón nhận nó. Các ngươi là những người nhận vinh quang lẫn nhau mà không tìm
vinh quang do một Thiên Chúa, thì làm sao các ngươi có thể tin được? Các
ngươi đừng tưởng rằng Ta sẽ tố cáo các ngươi với Chúa Cha. Kẻ tố cáo các
ngươi là Môsê, tức là người mà các ngươi vẫn tin tưởng. Vì nếu các ngươi tin
Môsê, thì có lẽ các ngươi cũng đã tin Ta, bởi vì chính Môsê đã viết về Ta.
Nhưng mà nếu các ngươi không tin điều Môsê đã viết, thì làm sao các ngươi
tin lời Ta được?"
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
Thứ Năm trong Tuần IV Mùa Chay hôm nay, phụng vụ lời Chúa bề ngoài có vẻ liên quan đến hiện tượng hay khuynh hướng ngẫu tượng nơi dân Do Thái, cả Cựu Ước lẫn vào thời Chúa Kitô, nhưng sâu xa liên quan đến mạc khải thần linh của Thiên Chúa, một mạc khải thần linh đã đạt đến tột đỉnh ở nơi bản thân của Chúa Giêsu Kitô, nhưng lại là một mạc khải thần linh bị chính dân Người chống đối và trù dập.
Ở ngay đầu đoạn cuối của bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã công khai và
thẳng thắn cho chung dân Do Thái đang tụ tập lại nghe Người bấy giờ biết
chính vì cái khuynh hướng trần tục của họ đã trở thành lý do tại sao họ
không thể nào có thể chấp nhận được chứng từ chân thực của Người về Người:
Thứ Sáu
Lời
Chúa
Bài Ðọc I: Kn 2, 1a. 12-22
"Chúng ta hãy kết án cho nó chết cách nhục nhã".
Trích sách Khôn Ngoan.
Những kẻ gian ác suy nghĩ chín chắn, đã nói rằng: "Chúng ta hãy vây bắt kẻ
công chính, vì nó không làm ích gì cho chúng ta, mà còn chống đối việc chúng
ta làm, khiển trách chúng ta lỗi luật và tố cáo chúng ta vô kỷ luật. Nó tự
hào mình biết Thiên Chúa và tự xưng là con Thiên Chúa. Chính nó là sự tố cáo
những tư tưởng của chúng ta. Vì nguyên việc thấy nó, chúng ta cũng cáu, thấy
bực mình, vì nếp sống của nó không giống như kẻ khác, và đường lối của nó
thì lập dị. Nó kể chúng ta như rơm rác, nó xa lánh đường lối chúng ta như xa
lánh những gì dơ nhớp, nó thích hạnh phúc cuối cùng của người công chính, nó
tự hào có Thiên Chúa là Cha. Vậy chúng ta hãy xem coi điều nó nói có thật
hay không, hãy nghiệm xét coi những gì sẽ xảy đến cho nó, và hãy chờ xem
chung cuộc đời nó sẽ ra sao. Vì nếu nó thật là con Thiên Chúa, Chúa sẽ bênh
vực nó, sẽ giải thoát nó khỏi tay những kẻ chống đối nó. Chúng ta hãy nhục
mạ và làm khổ nó, để thử xem nó có hiền lành và nhẫn nại không. Chúng ta hãy
kết án cho nó chết cách nhục nhã, vì theo lời nó nói, thì người ta sẽ cứu
nó!" Chúng nghĩ như vậy, nhưng chúng lầm, vì tội ác của chúng đã làm cho
chúng mù quáng. Và chúng không biết ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa, nên
cũng chẳng hy vọng phần thưởng công chính, và chúng cũng không ưa thích vinh
dự của những tâm hồn thánh thiện.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 33, 17-18. 19-20. 21 và 23
Ðáp: Chúa
gần gũi những kẻ đoạn trường (c. 19a).
Xướng: 1) Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần
ai. Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Ngài cứu họ khỏi mọi nỗi âu
lo. - Ðáp.
2) Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữa những tâm hồn đau thương
dập nát. Người hiền đức gặp nhiều bước gian truân, nhưng Chúa luôn luôn giải
thoát. - Ðáp.
3) Ngài gìn giữ họ xương cốt vẹn toàn, không để cho một cái nào bị gãy. Chúa
cứu chữa linh hồn tôi tớ của Ngài, và phàm ai tìm đến nương tựa nơi Ngài,
người đó sẽ không phải đền bồi tội lỗi. - Ðáp.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Tv 94, 8ab
Hôm nay, các ngươi đừng cứng lòng, nhưng hãy nghe tiếng Chúa phán.
Phúc Âm: Ga 7, 1-2. 10. 25-30
"Chúng tìm cách bắt Người, nhưng chưa tới giờ Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi lại trong xứ Galilêa; Người không muốn đi lại trong xứ
Giuđêa, vì người Do-thái đang tìm giết Người. Lúc đó gần đến lễ Trại của
người Do-thái. Nhưng khi anh em của Người lên dự lễ rồi, thì Người cũng đi,
nhưng không đi cách công khai, mà lại đi cách kín đáo.
Có một số người ở Giêrusalem nói: "Ðây không phải là người họ đang tìm giết
sao? Kìa ông ta đang nói công khai mà không ai nói gì cả. Phải chăng các nhà
chức trách đã nhận ra ông ta là Ðấng Kitô? Tuy nhiên, ông này thì chúng ta
biết rõ đã xuất thân từ đâu. Còn khi Ðấng Kitô tới, thì chẳng có ai biết
Người bởi đâu".
Vậy lúc bấy giờ Chúa Giêsu đang giảng dạy trong đền thờ, Người lớn tiếng nói
rằng: "Phải, các ngươi biết Ta, và biết Ta xuất thân từ đâu; Ta không tự Ta
mà đến, nhưng thực ra, có Ðấng đã sai Ta mà các ngươi không biết Ngài. Riêng
Ta, Ta biết Ngài, vì Ta bởi Ngài, và chính Ngài đã sai Ta". Bởi thế họ tìm
cách bắt Chúa Giêsu, nhưng không ai đụng tới Người, vì chưa tới giờ Người.
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
cho dù Chúa Kitô có làm chứng về Người thế nào chăng nữa,
dân chúng vẫn không thể nào tin tưởng được Người là Đấng Thiên Sai của họ
Thứ Bảy
Lời
Chúa
Bài Ðọc I: Gr 11, 18-20
"Con như chiên con hiền lành bị đem đi giết".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Lạy Chúa, Chúa đã tỏ cho con và con đã biết; vì Chúa đã chỉ cho con những
mưu toan của chúng. Còn con, con như chiên con hiền lành bị đem đi giết. Con
đã không biết chúng mưu toan hại con khi chúng nói: "Chúng ta hãy bỏ cây vào
bánh của nó, chúng ta hãy diệt trừ nó khỏi đất kẻ sống, và người ta không
còn nhớ đến tên nó nữa".
Nhưng lạy Chúa các đạo binh, Chúa xét xử công minh, và dò xét tâm can. Chớ
gì con sẽ thấy Chúa báo thù chúng, vì con đã phó thác việc con cho Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 7, 2-3. 9bc-10. 11-12
Ðáp: Lạy
Chúa là Thiên Chúa con, con đến nương nhờ Ngài (c. 2a).
Xướng: 1) Lạy Chúa là Thiên Chúa con, con đến nương nhờ Ngài, xin cứu con
khỏi mọi người đang lùng bắt, và xin giải thoát thân con, kẻo có người như
sư tử chộp bắt hồn con, xé nát ra mà không ai cứu gỡ. - Ðáp.
2) Xin minh xét cho con, thân lạy Chúa, theo sự công chính và vô tội ở nơi
con. Nguyện cho chấm dứt sự độc dữ kẻ ác nhân, và xin Ngài củng cố người
hiền đức, khi Ngài lục soát tâm can, ôi Chúa công minh. - Ðáp.
3) Thuẫn che thân con là Thiên Chúa, Ðấng cứu độ những kẻ lòng ngay. Thiên
Chúa là vị công minh thẩm phán, và Thiên Chúa hăm doạ hằng ngày. - Ðáp.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ga 11, 25a và 26
Chúa phán: "Ta là sự sống lại và là sự sống; ai tin Ta, sẽ không chết đời
đời".
Phúc Âm: Ga 7, 40-53
"Ðấng Kitô xuất thân từ Galilêa sao?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, sau khi nghe Chúa Giêsu giảng, có nhiều người trong đám dân chúng
nói rằng: "Ông này thật là tiên tri". Kẻ khác nói: "Ông này thật là Ðấng
Kitô". Người khác nữa lại nói: "Ðấng Kitô xuất thân từ Galilêa sao? Nào Kinh
Thánh chẳng nói: Ðấng Kitô xuất thân bởi dòng dõi Ðavit, và từ làng Bêlem,
quê hương của Ðavit?" Vì thế, dân chúng bất đồng ý kiến với nhau về Người.
Trong số đó, có một ít kẻ định bắt Người, nhưng không ai dám ra tay bắt
Người. Vậy khi những người thừa hành đến với thượng tế và biệt phái, các ông
này hỏi họ rằng: "Tại sao các ngươi không điệu nó tới?" Các người thừa hành
thưa rằng: "Chẳng hề có ai nói như người ấy". Các người biệt phái trả lời
rằng: "Chớ thì các ngươi cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong các vị thủ lãnh và
các người biệt phái, có ai tin nó đâu? Chỉ có lũ khốn nạn đó nó không biết
gì lề luật". Nicôđêmô là người đã tới gặp Chúa Giêsu ban đêm, cũng là người
trong nhóm họ, nói với họ rằng: "Chớ thì luật của chúng ta có lên án cho ai
mà không nghe họ, hoặc không biết rõ họ làm gì không?" Nhưng họ trả lời
rằng: "Hay ông cũng là người Galilêa? Hãy đọc kỹ Kinh Thánh, ông sẽ thấy
rằng không có tiên tri nào phát xuất từ Galilêa". Sau đó ai về nhà nấy.
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
Chúa Giêsu nổi bật hơn bao giờ hết,
giữa tình trạng chia rẽ trầm trọng nơi cả dân chúng cũng như thành phần lãnh đạo,
và giữa thành phần lãnh đạo với thành phần thừa hành.
Hôm nay, Thứ Bảy, ngày cuối cùng của Tuần IV Mùa Chay, bài Phúc Âm hôm nay
không hề có sự hiện diện chính thức của Chúa Giêsu một tí nào. Thế nhưng dù
không có lời nào Người phán hay việc nào Người làm, mà Người lại nổi bật hơn
bao giờ hết, giữa tình trạng chia rẽ trầm trọng nơi cả dân chúng cũng như
thành phần lãnh đạo, và giữa thành phần lãnh đạo với thành phần thừa
hành. Đó là chứng cớ cho thấy tầm ảnh hưởng quá ấn tượng của Người.
Trước hết, thành phần dân chúng đã chia rẽ nhau về Người như sau: "Khi
ấy, sau khi nghe Chúa Giêsu giảng, có nhiều người trong đám dân chúng nói
rằng: 'Ông này thật là tiên tri'. Kẻ khác nói: 'Ông này thật là Ðấng Kitô'.
Người khác nữa lại nói: 'Đấng Kitô xuất thân từ Galilêa sao? Nào Kinh Thánh
chẳng nói: Ðấng Kitô xuất thân bởi dòng dõi Ðavit, và từ làng Bêlem, quê
hương của Ðavit?' Vì thế, dân chúng bất đồng ý kiến với nhau về Người".
Sau nữa, giữa
thành phần lãnh đạo với thành phần thừa hành: "Trong
số đó, có một ít kẻ định bắt Người, nhưng không ai dám ra tay bắt Người. Vậy
khi những người thừa hành đến với thượng tế và biệt phái, các ông này hỏi họ
rằng: 'Tại sao các ngươi không điệu nó tới?' Các người thừa hành thưa rằng:
'Chẳng hề có ai nói như người ấy'. Các người biệt phái trả lời rằng: 'Chớ
thì các ngươi cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong các vị thủ lãnh và các người
biệt phái, có ai tin nó đâu? Chỉ có lũ khốn nạn đó nó không biết gì lề
luật'".
Sau hết, giữa chính nội bộ lãnh đạo với nhau: "Nicôđêmô
là người đã tới gặp Chúa Giêsu ban đêm, cũng là người trong nhóm họ, nói với
họ rằng: 'Chớ thì luật của chúng ta có lên án cho ai mà không nghe họ, hoặc
không biết rõ họ làm gì không?' Nhưng họ trả lời rằng: 'Hay ông cũng là
người Galilêa? Hãy đọc kỹ Kinh Thánh, ông sẽ thấy rằng không có tiên tri nào
phát xuất từ Galilêa' Sau đó ai về nhà nấy".
Tình trạng chia rẽ này, cho dù giữa dân chúng với nhau hay giữa nội bộ
lãnh đạo với nhau, đều giống nhau và qui tụ lại ở chỗ cả hai thành phần này
cùng căn cứ vào xuất xứ của nhân vật Giêsu Nazarét là từ Galilêa chứ không
phải từ Giuđêa để suy diễn và quyết đoán về Người có thực sự là tiên tri hay
chăng, hoặc là đấng thiên sai hay chăng?
Dân chúng: "Đấng
Kitô xuất thân từ Galilêa sao? Nào Kinh Thánh chẳng nói: Ðấng Kitô xuất thân
bởi dòng dõi Ðavit, và từ làng Bêlem, quê hương của Ðavit?"; Lãnh đạo: "Hay
ông cũng là người Galilêa? Hãy đọc kỹ Kinh Thánh, ông sẽ thấy rằng không có
tiên tri nào phát xuất từ Galilêa".
Đó là về phía
thành phần không chấp nhận Người. Còn về thành phần chấp nhận Người thì họ
lại căn cứ vào cảm nhận tự nhiên của họ, đúng hơn, căn cứ vào chính những gì
Người nói mà họ cảm nhận được Người là ai, đúng như Người chứng thực về
Người, rất đáng khả tín, rất đáng chấp nhận.
Trong khi chung
dân chúng: "sau khi nghe Chúa
Giêsu giảng, có nhiều người trong đám dân chúng nói rằng: 'Ông này thật là
tiên tri'. Kẻ khác nói: 'Ông này thật là Ðấng Kitô'", thì thành phần thừa hành của các
vị trong giáo quyền cũng cảm thấy có một cái gì đó đặc biệt nơi Người: "Chẳng
hề có ai nói như người ấy".
Đến đây và ở
trong trường hợp của bài Phúc Âm hôm nay chúng ta mới thấy thật sự và hoàn
toàn ứng nghiệm lời tiên tri của tư tế Simeon là vị đã ẵm hài nhi Giêsu trên
tay lúc bé mới được 40 ngày mà nói: "Con Trẻ này sẽ trở thành cớ cho
nhiều người trong Israel vấp ngã hay chỗi dậy, trở thành một dấu hiệu đối
chọi" (Luca 2:34).
Chính Chúa Kitô
cũng cho dân Do Thái biết bản thân Người là cả một mầu nhiệm vô cùng cao cả
và thần linh, tự mình họ không thể nào thấu biết, cho dù Người không giấu
diếm họ một chút nào, trái lại đã nhiều lần và nhiều cách tỏ mình ra cho họ
biết tất cả sự thật về Người, theo kiểu cách loài người, đến độ, cả thành
phần môn đệ thân tín của Người cũng thế, cũng không hơn gì dân chúng và
thành phần lãnh đạo dân chúng, như chính Người đã quả quyết với các vị
như đã quả quyết với chung dân Do Thái rằng:
"Các con ơi,
Thày không còn ở với các con bao lâu nữa. Các con sẽ tìm kiếm Thày, nhưng
này Thày nói với các con những gì Thày đã từng nói với người Do Thái đó là
'nơi Tôi đi quí vị không thể nào đến được'" (Gioan 13:33; 7:33-34).
Thậm chí, Người
còn báo trước cho chung dân Do Thái và riêng thành phần lãnh đạo của họ
biết rằng: "Quí vị sẽ tìm Tôi nhưng quí vị sẽ chết trong tội lỗi của quí
vị" (Gioan 8:21), và quả thực đã xẩy ra hoàn toàn đúng như vậy, trong
Tuần Thánh. Ở chỗ, chẳng những cả một Hội Đồng Đầu Mục Do Thái đã đồng
thanh lên án tử cho Người ngay khi Người chân nhận mình là Đấng Thiên Sai
như họ nhân danh Thiên Chúa hỏi Người, mà còn cả một tông đồ đoàn bỏ
chạy, một tông đồ Giuđa phản nộp Thày mình và nhất là một
lãnh đạo tông đồ đoàn Phêrô chối bỏ Thày mình ...
Tuy nhiên,
không phải vì thế, không phải thấy trước một tương lai đen tối như thế mà
Người, Đấng Thiên Sai đích thực của Thiên Chúa cảm thấy sợ hãi và toan tính
bỏ chạy. Trái lại, biết vai trò chủ chiên của mình, một "chủ chiên nhân
lành thí mạng sống mình vì chiên... cho chiên được sự sống và là sự sống
viên mãn" (Gioan 10:11,10) mà Người đã tuyên bố và tiên báo: "Tôi
tự ý bỏ mạng sống mình đi để rồi lấy nó lại" (Gioan 10:17).
Qua miệng tiên
tri Giêrêmia ở Bài Đọc 1 hôm nay, chính Người đã chấp nhận thân phận thiên
sai cứu thế đầy bất hạnh và vô cùng khốn nạn của mình một cách ngoan ngoãn
như con chiên bị đem đi giết như sau:
"Lạy Chúa,
Chúa đã tỏ cho con và con đã biết; vì Chúa đã chỉ cho con những mưu toan của
chúng. Còn con, con như chiên con hiền lành bị đem đi giết. Con đã không
biết chúng mưu toan hại con khi chúng nói: 'Chúng ta hãy bỏ cây vào bánh của
nó, chúng ta hãy diệt trừ nó khỏi đất kẻ sống, và người ta không còn nhớ đến
tên nó nữa'".
Thế nhưng,
mục đích Người "tự ý bỏ sự sống mình đi" là "để lấy lại",
chứ không phải để bị hủy diệt đời đời. Bởi thế, cũng qua miệng tiên tri
Giêrêmia trong Bài Đọc 1 hôm nay, Người đã an tâm chấp nhận mọi sự
theo ý Đấng đã sai Người: "Nhưng lạy Chúa các đạo binh, Chúa xét xử công
minh, và dò xét tâm can. Chớ gì con sẽ thấy Chúa báo thù chúng, vì con đã
phó thác việc con cho Chúa",
Đúng thế, cách
"báo thù" của Thiên Chúa bao giờ cũng là lấy lành mà
thắng dữ, lấy thiện mà báo ác, hay đúng hơn biến ác thành lành, một đường
lối siêu việt đến độ thế gian không thể nào hiểu được, chứ đừng nói làm
được, mà chỉ bàng hoàng ngỡ ngàng khi thấy chính mưu đồ đầy gian ác,
hết sức
khôn ngoan và hoàn toàn tự do của mình lại trở thành phương tiện và cơ
hội để Thiên Chúa thực hiện tất cả những gì Ngài muốn, theo đúng dự án thần
linh của Ngài: "Viên đá bị thợ xây loại bỏ đã trở thành viên đá gốc"
(Thánh Vịnh 118:22; Mathêu 21:42; Tông Vụ 4:11).
Bài Đáp Ca hôm
nay hoàn toàn phản ảnh nội dung của Bài Đọc 1 cùng ngày, chất chứa tâm tình
của một con người hoàn toàn tin tưởng phó thác vào Vị Thiên Chúa của
mình, để Ngài muốn làm gì thì làm nơi mình cho ý muốn tối thượng của
Ngài được nên trọn:
1) Lạy Chúa là
Thiên Chúa con, con đến nương nhờ Ngài, xin cứu con khỏi mọi người đang lùng
bắt, và xin giải thoát thân con, kẻo có người như sư tử chộp bắt hồn con, xé
nát ra mà không ai cứu gỡ.
2) Xin minh xét
cho con, thân lạy Chúa, theo sự công chính và vô tội ở nơi con. Nguyện cho
chấm dứt sự độc dữ kẻ ác nhân, và xin Ngài củng cố người hiền đức, khi Ngài
lục soát tâm can, ôi Chúa công minh.
3) Thuẫn che
thân con là Thiên Chúa, Ðấng cứu độ những kẻ lòng ngay. Thiên Chúa là vị
công minh thẩm phán, và Thiên Chúa hăm doạ hằng ngày.