SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO
Bài Ðọc I: Kn 12, 13. 16-19
"Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn trở lại".
Trích sách Khôn Ngoan.
Ngoài Chúa, không có chúa nào khác chăm sóc mọi sự, ngõ hầu minh chứng rằng Chúa không đoán xét bất công. Vì chưng, sức mạnh của Chúa là nguồn gốc sự công minh, và vì Người là Chúa mọi sự, nên tỏ ra khoan dung với mọi người. Chúa chỉ tỏ sức mạnh Chúa ra khi có kẻ không tin vào uy quyền của Chúa, và triệt hạ kẻ kiêu căng không nhìn biết Người.
Vì là chủ sức mạnh, nên Chúa xét xử hiền lành, Chúa thống trị chúng ta với đầy lòng khoan dung: vì khi Chúa muốn, mọi quyền hành tuân lệnh Người. Khi hành động như thế, Người dạy dỗ dân Người rằng: Người công chính phải ăn ở nhân đạo, và Người làm cho con cái Người đầy hy vọng rằng: Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 85, 5-6. 9-10. 15-16a
Ðáp: Lạy Chúa, Chúa nhân hậu và khoan dung (c. 5a).
Xướng: 1) Lạy Chúa, vì Chúa nhân hậu và khoan dung, giàu lượng từ bi với những ai kêu cầu Chúa. Lạy Chúa, xin nghe lời con khẩn nguyện, và quan tâm đến tiếng con van nài. - Ðáp.
2) Các dân tộc mà Chúa tạo thành, họ sẽ tới, lạy Chúa, họ sẽ thờ lạy Ngài, và họ sẽ ca tụng danh Ngài. Vì Ngài cao cả và làm những điều kỳ diệu; duy một mình Ngài là Thiên Chúa. - Ðáp.
3) Nhưng lạy Chúa, Ngài là Thiên Chúa từ bi, nhân hậu, chậm bất bình, rất mực khoan dung và thủ tín. Xin đoái nhìn đến con và xót thương con. - Ðáp.
Bài Ðọc II: Rm 8, 26-27
"Thánh Thần cầu xin cho chúng ta bằng những tiếng than khôn tả".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, có Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta. Vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho xứng hợp, nhưng chính Thánh Thần cầu xin cho chúng ta bằng những tiếng than khôn tả. Mà Ðấng thấu suốt tâm hồn, thì biết điều Thánh Thần ước muốn. Bởi vì Thánh Thần cầu xin cho các thánh theo ý Thiên Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 6, 64b và 69b
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, lời của Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có những lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 13, 24-30 {hoặc 24-43}
"Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán một dụ ngôn khác cùng dân chúng rằng: "Nước trời giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Trong lúc mọi người ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất. Khi lúa lớn lên và trổ bông thì cỏ lùng cũng lộ ra. Ðầy tớ chủ nhà đến nói với ông rằng: "Thưa ông, thế ông đã không gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Vậy cỏ lùng từ đâu mà có?" Ông đáp: "Người thù của ta đã làm như thế". Ðầy tớ nói với chủ: "Nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ". Chủ nhà đáp: "Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: "Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta".
{Người lại nói với họ dụ ngôn khác mà rằng: "Nước trời giống như hạt cải người kia gieo trong ruộng mình. Hạt đó bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống, nhưng khi mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim trời đến nương náu nơi ngành nó".
Người lại nói với họ một dụ ngôn khác nữa mà rằng: "Nước trời giống như men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men".
Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà phán những điều ấy với dân chúng. Người không phán điều gì với họ mà không dùng dụ ngôn, để ứng nghiệm lời tiên tri đã chép rằng: "Ta sẽ mở miệng nói lời dụ ngôn, Ta sẽ tỏ ra những điều bí nhiệm từ lúc dựng nên thế gian". Sau khi giải tán dân chúng, Người trở về nhà. Các môn đệ đến gặp Người và thưa rằng: "Xin Thầy giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe". Người đáp rằng: "Kẻ gieo giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Còn hạt giống tốt là con cái Nước trời. Cỏ lùng là con cái gian ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy: Con Người sẽ sai các thiên thần đi thu tất cả gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác khỏi nước Chúa, rồi ném tất cả chúng vào lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ kẻ lành sẽ sáng chói như mặt trời trong Nước của Cha mình. Ai có tai để nghe thì hãy nghe".}
Ðó là lời Chúa.
Suy Nghiệm Lời Chúa
Chính vì lúa tốt mới cần cỏ lùng
tội nhân nhờ thánh nhân - thánh nhân cho tội nhân
Chúa Nhật XVI Năm A tuần này Phụng Vụ Lời Chúa mà bài Phúc Âm là chính tiếp tục về Mầu Nhiệm Nước Trời nơi dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng, đúng hơn dụ ngôn lúa tốt giữa cỏ lùng. Hai dụ ngôn sau của bài Phúc Âm hôm nay về Nước Trời, dụ ngôn hạt cải gieo trong ruộng và dụ ngôn men trong bột, cùng với phần dẫn giải về dụ ngôn lúa tốt giữa cỏ lùng, không buộc đọc. Dụ ngôn lúa tốt giữa cỏ lùng là dụ ngôn tiếp theo dụ ngôn của Chúa Nhật tuần trước về người gieo giống.
Nếu ở Chúa Nhật tuần trước, dụ ngôn trong bài Phúc Âm theo Thánh ký Mathêu chính yếu về người gieo giống nhưng nội dung lại chỉ liên quan đến thân phận của hạt giống nơi từng môi trường đón nhận hạt giống được gieo xuống thế nào thì ở Chúa Nhật tuần này, dụ ngôn về "người gieo giống tốt trong ruộng của mình" cũng chỉ liên quan đến riêng số phận nguy hại của lúa ở giữa cỏ lùng trong ruộng như vậy: "Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt".
Tuy nhiên, căn cứ vào chính lời của vị "chủ nhà" vừa rồi "Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt", thì quả thực, dụ ngôn "người gieo giống tốt trong ruộng của mình" ám chỉ trực tiếp đến vị "chủ nhà" cũng là "người gieo giống tốt trong ruộng của mình". Nếu trong dụ ngôn "người gieo giống" tuần trước, như đã chia sẻ, "người gieo giống" cố ý gieo hạt giống vào cả các môi trường khác nhau: vệ đường lãnh đạm, sỏi đá nông cạn, bụi gai phân tâm là 3 môi trường đón nhận và đáp ứng bất lợi cho hạt giống là lời Chúa, không thuận lợi như môi trường đất tốt hưởng ứng thế nào, thì dụ ngôn "người gieo giống tốt trong ruộng của mình" cũng vậy, "chủ nhà" có ý làm ngơ cho "kẻ thù của ta đã làm như thế", "đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất", tức "gieo" tất cả những gì bất lợi cho "giống tốt" của ông.
Chủ ý làm ngơ này của "ông chủ" là chính Thiên Chúa cho thấy một số điều chính yếu sau đây: 1- chính ông không phải là chủ thể gây tác hại, mà là nguồn mạch sự lành, còn sự dữ là do ma quỉ và từ ma quỉ là ngụy thần; 2- tuy nhiên, ông vẫn tôn trọng tự do của tạo vật và chấp thành phần tạo vật thù địch này của ông làm bất cứ những gì mà họ cho là khôn ngoan nhất và có thể tác hại nhất cho ông nơi công cuộc của ông là giống tốt ông gieo; 3- cuối cùng Thiên Chúa vẫn chứng tỏ Ngài mới là "chủ" tể lịch sử, là chúa tể càn khôn, Đấng có thể biến dữ thành lành, ở chỗ cỏ lùng đông đảo chẳng những không tác hại được thiểu số lúa mà còn có lợi cho lúa, giúp lúa sống đức tin hơn và sáng đức ái hơn, nhờ đó lúa trở thành một cuộc thần hiển của vị Thiên Chúa.
Đó là lý do, mới xẩy ra hiện tượng hay tình trạng "khi lúa lớn lên và trổ bông thì cỏ lùng cũng lộ ra". Nghĩa là, theo tu đức Kitô giáo hay kinh nghiệm sống đạo, sống đức tin, một khi Kitô hữu bắt đầu sống nhân đức trọn lành, sống lời Chúa, thì bấy giờ họ càng cảm thấy đầy những gian nan thử thách và cám dỗ hơn bao giờ hết, đúng như Chúa Kitô đã cảnh báo (xem Mathêu 12:43-45) về một ngôi nhà (ám chỉ tâm hồn Kitô hữu), nơi mà thần ô uế (ám chỉ tính mê nết xấu) xuất ra khỏi đó, nhưng nó lang thang trong hoang địa không tìm được chỗ nghỉ ngơi (ám chỉ khi tâm hồn trở nên khô khan nguội lạnh), đã trở về ngôi nhà cũ và khi thấy ngôi nhà ấy được dọn dẹp sạch sẽ và gọn ghẽ (ám chỉ tâm hồn đang tiến đức), nó liền rủ thêm 7 thần còn dữ tợn hơn nó nữa (ám chỉ 7 mối tội đầu) trở về ngôi nhà ấy, khiến nhà ấy trở nên tệ hại hơn trước (tâm hồn càng phải chiến đấu để giữ cho mình khỏi bị tàn phá, bị khủng hoảng đức tin, bị phá sản nhân đức).
Tuy nhiên, chính vì lúa tốt mới cần cỏ lùng! Để làm gì? Xin thưa để chứng tỏ lúa tốt nên cỏ lùng chẳng làm gì được, ở chỗ: 1- xấu không thể lấn tốt như "tối tăm không thể át được ánh sáng" (Gioan 1:5); 2- tốt là một thực tại bất biến, trong khi xấu chỉ là một hiện tượng tạm thời mau qua; 3- nếu tốt mà còn bị xấu chi phối và biến đổi thì chỉ là cái tốt giả tạo, giả hình; 4- càng bị sự dữ tấn công càng chứng tỏ bản chất bất biến của thiện hảo nơi mình, một sự thiện hảo của chính Đấng là "sự thật" như ánh sáng bất khuất đồng thời cũng là "sự sống" đời đời bất diệt (xem Gioan 14:6); 5- và sự thật cũng là sự sống của Vị Thiên Chúa thần hiển nơi chính nhân hay thánh nhân là để trở thành "ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12) cho ác nhân hay tội nhân đáng thương.
Thiên Chúa có ý làm ngơ để cỏ lùng do kẻ thù của Ngài geio rắc mọc lên chung với lúa tốt do chính Ngài gieo trong thửa ruộng thế gian của Ngài không phải chỉ vì lợi ích cho riêng lúa tốt của Ngài đã tốt càng tốt hơn, mà còn cho cả lợi ích của chính cỏ lùng nữa. Điển hình nhất là đám cỏ lùng 10 người anh của tổ phụ Giuse đối với hạt lúa tốt Giuse trong âm mưu sát hại em mình chỉ vì ghen tức hận thù với em, nhưng lại nhờ em mà được cứu đói, như chính lời của hạt lúa tốt Giuse trấn an 10 người anh của mình khi họ sợ bị em trả thù sau khi bố Giacóp của họ qua đời bên Ai Cập: "Anh em đừng sợ! Nào chúng ta có thể chống lại thánh ý Chúa sao? Các anh đã lo nghĩ sự dữ cho tôi, nhưng Thiên Chúa đã đổi nó ra sự lành để tôi được vinh hiển như anh em thấy hôm nay và để cứu sống nhiều dân tộc. Anh em đừng sợ, chính tôi sẽ nuôi dưỡng anh em và con cái anh em" (Khởi Nguyên 50:19-20).
Những ý thức và xác tín trên đây về thực tại chân thiện với hiện tượng gian ác xấu xa đã được chứng thực nơi trường hợp của một nhân vật tên Gióp nổi tiếng trong Cựu Ước: 1- chính vì nhân vật tên Gióp này sống thực sự là công chính trước nhan Thiên Chúa như chính Ngài nhận thấy và công khai khẳng định (nếu không muốn nói là tuyên dương) với satan (xem Job 1:8), mà Ngài đã để cho satan tha hồ mà ra tay như Ngài cho phép hắn trong việc để hắn gây khốn khổ cho con người công chính này đến tận cùng về đủ mọi phương diện trên thế gian này (xem Job 1:9-22, 2:1-13) để cho cả satan lẫn vợ ông cùng ba người bạn thân tỏ ra thương cảm với ông không thể nào chối cãi được đức công chính thực sự nơi ông, mà phải công nhận những gì Ngài đã xác nhận đều chân thật nơi ông Gióp (xem Job 1:22, 2:10).
Trong cơn gian nan khốn khó của con người bị thử thách, Thiên Chúa chẳng những được hiển linh, như nơi nhân vật tên Gióp, mà còn nhờ đó, nhờ vinh hiển của Ngài, qua chính những gian nan thử thách đức tin như thế, tâm hồn công chính bị thử thách mới cảm thấy mình yếu đuối khốn nạn, hoàn toàn bất lực, không thể nào tự mình có thể nên thánh, nên trọn lành, nên giống Chúa, nếu không có Ngài, nên họ càng tin tưởng cậy trông vào Ngài hơn bao giờ hết, như một kẻ bần cùng khốn khó và hèn mọn nhất, đáng thương nhất, đến độ họ có thể biến đổi và chính phục cả kẻ dữ thù địch tác hại họ, bằng chính sự thiện hảo của Thiên Chúa tỏ ra nơi họ, đúng như cảm nhận và xác tín của sách Khôn Ngoan ở Bài Đọc 1 hôm nay:
"Chúa chỉ tỏ sức mạnh Chúa ra khi có kẻ không tin vào uy quyền của Chúa, và triệt hạ kẻ kiêu căng không nhìn biết Người. Vì là chủ sức mạnh, nên Chúa xét xử hiền lành, Chúa thống trị chúng ta với đầy lòng khoan dung: vì khi Chúa muốn, mọi quyền hành tuân lệnh Người. Khi hành động như thế, Người dạy dỗ dân Người rằng: Người công chính phải ăn ở nhân đạo, và Người làm cho con cái Người đầy hy vọng rằng: Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối".
Đó là lý do, theo chiều hướng của Bài Đọc I hôm nay, bài Đáp Ca đã chất chứa những cảm thức tin tưởng cậy trông đối với một Vị Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan thượng trí "nhân hậu và khoan dung", nhất là đối với kẻ dữ, đối với cả thành phần "cỏ lùng là con cái gian ác", mà Ngài muốn sử dụng mồi ngon lúa tốt để biến cải họ, như sau:
1) Lạy Chúa, vì Chúa nhân hậu và khoan dung, giàu lượng từ bi với những ai kêu cầu Chúa. Lạy Chúa, xin nghe lời con khẩn nguyện, và quan tâm đến tiếng con van nài.
2) Các dân tộc mà Chúa tạo thành, họ sẽ tới, lạy Chúa, họ sẽ thờ lạy Ngài, và họ sẽ ca tụng danh Ngài. Vì Ngài cao cả và làm những điều kỳ diệu; duy một mình Ngài là Thiên Chúa.
3) Nhưng lạy Chúa, Ngài là Thiên Chúa từ bi, nhân hậu, chậm bất bình, rất mực khoan dung và thủ tín. Xin đoái nhìn đến con và xót thương con.
Thật vậy, đối với những tâm hồn nào biết hạ mình xuống cậy trông vào Ngài, khi được Ngài thử thách để huấn luyện đức tin cho họ, để "tăng thêm đức tin" cho họ (xem Luca 17:5), bằng cách để cho kẻ thù gieo cỏ lùng vào ruộng lúa tốt của Ngài, trong đó có họ, thì Thiên Chúa có vẻ như khuất bóng trước cảm xúc và lý trí tự nhiên của họ, khiến họ trở nên tăm tối và sợ hãi, nhưng chính vào lúc ấy, như Thánh Phaolô cảm nhận và trấn an trong Thư gửi Roma ở Bài Đọc II hôm nay, Thánh Thần của Ngài lại ở với họ nhờ đó họ được hiệp nhất nên một với Ngài, ở chỗ sống trọn ý của Ngài:
"Anh em thân mến, có Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta. Vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho xứng hợp, nhưng chính Thánh Thần cầu xin cho chúng ta bằng những tiếng than khôn tả. Mà Ðấng thấu suốt tâm hồn, thì biết điều Thánh Thần ước muốn. Bởi vì Thánh Thần cầu xin cho các thánh theo ý Thiên Chúa".
Bởi thế, với tất cả cảm nghiệm thần linh sống đạo và xác tín chúng ta hãy nguyện theo lời Chúa trước bài Phúc Âm hôm nay như sau: "Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, lời của Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có những lời ban sự sống đời đời. - Alleluia"
Thứ
Hai
Một điềm thiêng dấu lạ cả thể nhất không như lòng mong ước của dân Do Thái
Phúc Âm: Mt 12, 38-42
Theo thói quen cũng là khuynh hướng chung của dân tộc Do Thái là dân tộc được Thiên Chúa tuyển chọn cách riêng trong tất cả mọi dân nước trên thế giới, thì họ là một dân tộc thích điềm thiêng dấu lạ, đến độ, có thể nói, điềm thiêng dấu lạ được coi là nền tảng đức tin của họ, ở chỗ, phải có điềm thiêng dấu lạ mới đáng tin.
Nếu Á Châu, nơi có dân tộc Do Thái ở Trung Đông, là châu lục xuất phát ra tất cả mọi tôn giáo và thiên về thần linh trên thế giới thì Âu Châu, nơi có một nền văn minh Hy La (Hy Lạp và La Tinh) là châu lục thiên về lý trí lẫn khoa học. Nếu người Do Thái, tiêu biểu cho Á Châu, thiên về thần linh, ở những dấu lạ, yếu tố để tin tưởng, thì Người Hy Lạp, tiêu biểu cho Âu Châu, thiên về lý trí, ở lý lẽ lập luận triết học khôn ngoan, có lý mới đáng tin. Đó là nhận định của chính Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô: Người Do Thái thì tìm các thứ dấu lạ còn người Hy Lạp lại tìm kiếm sự khôn ngoan (xem 1Corinto 1:22).
Tuy nhiên, Kitô giáo, xuất phát từ Do Thái thuộc Á Châu và phát triển ở Âu Châu và từ Âu Châu, lại tìm kiếm đức tin siêu nhiên, một kiến thức thần linh vượt lên trên lý trí (hơn là ngược lại hay phản lại với lý trí) và là một cảm nghiệm thần linh sâu xa chân thật hơn những gì hữu hình lạ lùng bề ngoài. Thật vậy, các mầu nhiệm Nhập Thể, Vượt Qua và Thánh Thể của Chúa Giêsu Kitô là một mầu nhiệm, tự mình là những thực tại thần linh, hoàn toàn là những gì lạ lùng sâu nhiệm đối với con mắt trần gian, lý trí con người không thể với tới, nếu không chấp nhận bằng đức tin là một khả năng thần linh nơi những con người "được tái sinh bởi trên cao" (Gioan 3:3).
Khuynh hướng và thói quen đòi điềm thiêng dấu lạ này nơi dân Do Thái cũng dễ hiểu, bởi vì trong suốt giòng lịch sử cứu độ của họ, họ luôn được chứng kiến thấy những điềm thiêng dấu lạ này, được chính Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ tỏ ra để làm cho họ tin vào Ngài, nhất là những lúc họ bị đô hộ hay đầy ải bởi ngoại bang.
Đó là lý do chúng ta thấy
Thánh Ký Mathêu trong bài Phúc Âm cho Thứ Hai Tuần XVI Thường Niên có sự
kiện được ngài ghi nhận rằng: "Khi
ấy, có mấy luật sĩ và biệt phái thưa cùng Chúa Giêsu rằng: 'Lạy Thầy,
chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ'".
Thật
ra, chính thành phần xin Chúa Giêsu xem thấy điềm
thiêng dấu lạ từ
Người và bởi Người để chứng minh Người quả thực là Đấng
Thiên Sai này đã
từng thấy Người làm phép lạ chữa lành hay trừ quỉ rồi, thế nhưng họ vẫn
chưa chịu, vẫn chưa công nhận Người, đến độ, họ còn phủ nhận Người và
xuyên tạc quyền phép vô địch của Người nữa, như có lần thấy Người trừ
quỉ xong họ
liền cho
rằng Người đã dùng quyền
của quỉ
cả mà khu trừ quỉ con (xem Mathêu 12:24).
Vậy
thì điềm thiêng dấu lạ mà họ muốn thấy nơi Chúa Giêsu Kitô đây là gì và
như thế nào? Phải chăng là việc Người có thể "xuống khỏi thập giá
thì chúng
ta tin" (Mathêu
27:42). Nhưng Người lại không làm theo ý của họ, bởi vì làm như thế thì
Người, dù có thể, hoàn toàn không
phải là Đấng Thiên Sai của
Thiên Chúa, đến để
làm theo ý Cha chứ không phải theo ý của Người (xem Gioan 6:38), mà
chỉ là Đấng Thiên Sai của họ và đối với họ,
như
một vị cứu
tinh dân tộc theo chính
trị của họ như lòng họ mong muốn mà
thôi, chứ không phải là cứu cả họ lẫn các dân tộc trên
thế giới này khỏi
tội lỗi và sự chết đời đời.
Đó là lý do trong bài
Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu chỉ hứa ban cho họ một dấu lạ duy nhất, dấu
lạ liên quan đến phần rỗi của chung loài người, trong đó bao gồm cả dân
do Thái, đó là "dấu
lạ tiên tri Giona", ám
chỉ
cuộc
Vượt Qua của Người: "cũng
như xưa tiên tri Giona ở trong bụng cá ba đêm ngày thế nào, thì Con
Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba đêm ngày như vậy", một
cuộc Vượt Qua bao gồm cả cuộc khổ nạn và tử giá vô cùng đau thương và
nhục nhã do chính họ gây ra cho Người, và cuộc phục sinh vinh hiển của
Người, chứng tỏ Người đã chiến thắng tội lỗi và sự chết của chung con
người mắc nguyên tội và của riêng thành phần đã nhúng tay vào cuộc khổ
giá của Người nói riêng.
Một khi công ơn cứu
chuộc được hoàn tất bởi cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô thì không còn
một điềm thiêng dấu lạ nào vĩ đại hơn và quan trọng hơn để cho con người
tin mà được cứu độ: "ai tin và chịu phép rửa thì sẽ được cứu rỗi, còn
ai không tin thì bị luận phạt" (Marco 16:16), đúng như những gì Chúa
Giêsu cũng đã khẳng định
trong bài Phúc Âm hôm nay:
"Tới ngày phán xét, dân thành Ninivê sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này
và lên án nó, vì họ đã nghe lời tiên tri Giona mà sám hối tội lỗi, nhưng
đây có Đấng cao trọng hơn Giona. Đến ngày phán xét, nữ hoàng phương nam
sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và lên án nó: vì bà từ biên thùy trái
đất đã đến nghe lời khôn ngoan của vua Salomon, nhưng đây có Đấng cao
trọng hơn Salomon".
Bài đọc 1 hôm nay là những gì chứng thực cho chúng ta thấy hiển nhiên
nhận định trên đây về dân Do Thái liên
quan đến lý do tại sao họ có thói quen và khuynh hướng thích điềm thiêng
dấu lạ.
Bởi vì, trong bài đọc này, chúng ta thấy Thiên Chúa đã
ra tay cứu họ khỏi lực
lượng hùng hậu của quân Ai Cập đang rượt theo để bắt giữ họ lại, không
cho họ xuất Ai Cập.
"'Sao chúng ta lại để dân Israel ra đi, còn ai phục dịch chúng ta
nữa?' Vua chuẩn bị xe và đem toàn quân đi với mình. Vua đem theo sáu
trăm xe hảo hạng và tất cả loại xe trong xứ Ai-cập, cùng các vị chỉ huy
toàn thể quân đội... Lúc Pharaon đến gần, con cái Israel ngước mắt lên
thấy quân Ai-cập đuổi theo mình. Họ quá khiếp sợ ... Chúa
phán cùng Môsê rằng: 'Có gì mà kêu đến Ta? Hãy bảo con cái Israel cứ lên
đường. Còn ngươi đưa gậy lên và giơ tay trên biển, hãy phân rẽ biển ra,
cho con cái Israel đi vào giữa lòng biển khô cạn. Còn Ta, Ta sẽ làm cho
lòng người Ai-cập ra chai đá, chúng sẽ rượt theo sau các ngươi. Bấy giờ
Ta sẽ tỏ vinh quang cho Pharaon, toàn thể quân lực, chiến xa và kỵ binh
của vua ấy biết. Người Ai-cập sẽ biết Ta là Chúa khi Ta tỏ vinh quang
cho Pharaon?, chiến xa và kỵ binh của vua ấy'".
Ngay ở
trong việc cứu dân Do Thái bằng cách tiêu diệt quân Ai Cập, như được
bài đọc 1 năm lẻ hôm nay thuật lại đây, cũng cho thấy Thiên Chúa không
phải chỉ cứu dân Do Thái mà cứu cả dân ngoại Ai Cập nữa, không phải
chỉ ở chỗ cứu phần xác (dân Do Thái) mà cứu phần hồn của họ, bằng cách
làm cho họ, kể cả quân Ai Cập (cho dù có bị chết về phần xác), đều nhận
biết Ngài:
"Bấy
giờ Ta sẽ tỏ vinh quang cho Pharaon, toàn thể quân lực, chiến xa và kỵ
binh của vua ấy biết. Người Ai-cập sẽ biết Ta là Chúa khi Ta tỏ vinh
quang cho Pharaon, chiến xa và kỵ binh của vua ấy".
Bài Đáp
Ca hôm nay không được trích từ Thánh Vịnh như thường xẩy ra, mà
lại được trích từ chính Sách Xuất Hành, trong đó bao gồm những cảm
nhận đầy tin tưởng của dân Do Thái khi họ tận mắt chứng kiến thấy "sự
lạ" tỏ tường Thiên Chúa đã ra tay uy quyền cứu
họ trong chính
lúc họ hoảng loạn kêu trách chính Moisen là vị thiên sai đến giải phóng
họ:
1) Tôi
sẽ ca tụng Chúa, vì Người uy linh cao cả. Người đã ném ngựa và người
xuống biển khơi. Chúa là sức mạnh và là khúc ca của tôi, chính Người đã
cho tôi được cứu thoát. Người là Thiên Chúa tôi, tôi sẽ tôn vinh Người;
Người là Chúa tổ phụ tôi, tôi sẽ hát ca mừng Chúa.
2) Chúa như là người chiến sĩ, danh thánh Người thật toàn năng. Người đã
ném xe cộ và đạo binh của Pharaon xuống biển, và dìm xuống Biển Đỏ các
tướng lãnh của ông.
3) Các vực thẳm đã chôn sống họ, họ rơi xuống đáy biển như tảng đá to. Lạy Chúa, tay hữu Chúa biểu dương sức mạnh, lạy Chúa, tay hữu Chúa đánh tan quân thù.
Tông Đồ Giacôbê Tiền
(ĐTC Biển Đức XVI - loạt bài Giáo Lý về Giáo Hội Tông Truyền - Bài 12 trong 138 bài ngày 21/6/2006)
Anh Chị Em thân mến:
Chúng ta tiếp tục loạt hình ảnh về các vị tông đồ được Chúa Giêsu trực tiếp chọn lựa trong đời sống công khai của Người. Chúng ta đã nói về Thánh Phêrô và người an hem Anrê của ngài. Hôm nay chúng ta gặp hình ảnh về tông đồ Giacôbê. Các bản liệt kê theo Thánh Kinh đề cập tới hai vị cùng tên Giacôbê, đó là Giacôbê, con ông Giêbêđê, và Giacôbê, con ông Alphaê (x Mk 3:17,18; Mt 10:2-3), những vị được phân biệt một cách chung chung là Giacôbê Tiền và Giacôbê Hậu.
Những phân biệt này không phải là để so sánh về sự thánh thiện của các ngài, song chỉ để nói tới sự thích đáng khác nhau của các vị nơi các bản văn Tân Ước, nhất là trong khung cảnh đời sống trần gian của Chúa Giêsu. Hôm nay chúng ta chú trọng tới nhân vật đầu tiên trong hai vị có cùng tên gọi này.
Tên Giacôbê được dịch từ chữ ‘lákobos’, một tên được biến dạng bởi ảnh hưởng của tiếng Hy Lạp về tên vị tổ phụ nổi tiếng Giacóp. Vị tông đồ có tên gọi là là người an hem của thánh Gioan, và trong các bản liệt kê được đề cập tới thì vị này đứng thứ hai sau thánh Phêrô, như nơi thánh ký Marcô (3:17), hay đứng thứ ba sau thánh Phêrô và Anrê, như trong các Phúc Âm Thánh Mathêu (10:2) và Luca (6:14), trong khi đó, trong Sách Tông Vụ ngài lại đứng sau thánh Phêrô và Gioan (1:13). Cùng với thánh Phêrô và Gioan, tháng Giacôbê thuộc về nhóm 3 môn đệ đặc biệt được tham dự vào những giây phút quan trọng của cuộc sống Chúa Giêsu.
Vì hôm nay là ngày rất nóng bức, giờ đây tôi xin vắn tắt đề cập tới chỉ hai lần trong các trường hợp này mà thôi. Cùng với thánh Phêrô và Gioan, ngài đã tham dự vào giây phút thống khổ của Chúa Giêsu trong Vườn Nhiệt, cũng như trong lúc Chúa Giêsu biến hình. Bởi thế, đây là vấn đề của hai trường hợp rất khác nhau: một trường hợp thì thánh Giacôbê, cùng với hai môn đệ kia, cảm nghiệm được vinh quang của Chúa Kitô, thấy Người nói chuyện với Moisen và Êlia, thấy vinh quang thần linh rạng ngời nơi Chúa Giêsu; còn trường hợp kia thì ngài lại thấy khổ đau và nhục nhã; ngài tận mắt chứng kiến thấy Con Thiên Chúa hạ mình xuống biết là chừng nào, đến vâng lời cho đến chết.
Trường hợp thứ hai đối với ngài thực sự là một cơ hội để trưởng thành đức tin, để chỉnh lại ý nghĩ một chiều, vinh thắng nơi trường hợp thứ nhất, ở chỗ, ngài cần phải nhận thức Đấng Thiên Sai, vị được dân Do Thái đợi chờ như một con người hiển thắng, thực sự không phải chỉ đầy những vinh dự và vinh quang, mà còn bởi những khổ đau và yếu hèn ra sao nữa. Vinh quang của Chúa Kitô được hiện thực đích xác trên cây thập tự giá, khi Người tham phần vào các nỗi khổ đau của chúng ta.
Việc trưởng thành đức tin này được Thánh Linh hoàn trọn vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, nhờ đó khi đến giây phút tột đỉnh của việc làm chứng từ, thánh Giacôbê đã không lui bước. Vào đầu thập niên 40 thuộc thế kỷ thứ nhất, Vua Hêrôđê Agrippa, cháu của Hêrôđê Cả, như thánh Luca cho chúng ta biết: ‘đã dữ dội ra tay đối với những ai thuộc về Giáo Hội. Ông đã dùng gươm sát hại Giacôbê là người anh em của Gioan’ (12:1-2). Chi tiết ngắn ngủi thiếu kể lể này, một đàng cho thấy các Kitô hữu thường làm chứng cho Chúa Kitô bằng mạng sống của mình ra sao, đàng khác cho thấy thánh Giacôbê giữ một vị thế liên quan tới Giáo Hội ở Giêrusalem, một phần là vì vai trò này của ngài được thi hành trong cuộc sống trần gian của Chúa Giêsu.
Một truyền thống sau đó, một truyền thống trở về ít là với Isidore ở Seville, thuật lại rằng ngài ở Tây Ban Nha để truyền bá phúc âm hóa miền đất quan trọng này của Đế Quốc Rôma. Theo một truyền thống khác thì thân thể của ngài được đưa tới Tây Ban Nha, tới thành phố Santiago de Compostela. Như tất cả chúng ta đều biết nơi ấy đã trở thành một đối tượng rất được sùng kính, và cho tới ngày nay, là mục tiêu cho nhiều cuộc hành hương, chẳng những từ Âu Châu mà còn từ khắp thế giới nữa. Bởi thế mới hiểu được hình ảnh tiêu biểu về thánh Giacôbê được gắn liền với chiếc gậy của người hành hương, cũng như với truyện kể Phúc Âm, là những đặc tính của vị tông đồ lưu động, dấn thân loan báo ‘tin mừng’, đặc tính của cuộc hành trình nơi đời sống Kitô hữu.
Bởi thế chúng ta có thể học được nhiều điều nơi thánh Giacôbê, đó là sự mau mắn chấp nhận tiếng gọi của Chúa, cả khi Người xin chúng ta hãy rời bỏ ‘chiếc thuyền bè’ đầy an toàn theo con người của chúng ta; là lòng nhiệt thành theo Người trên những con đường được Người ấn định cho chúng ta đi vượt ra ngoài cả óc giả tưởng của chúng ta; là việc sẵn sàng làm chứng cho Người một cách can đảm, và nếu cần bằng việc tận tuyệt hy sinh mạng sống nữa. Vậy thánh Giacôbê Tiền cho chúng ta thấy một mẫu gương sống động về việc gắn bó thiết tha với Chúa Kitô. Ngài, vị thoạt tiên qua người mẹ của mình đã yêu cầu cho được cùng với người anh em của mình ngồi cạnh Thày trong vương quốc của Người, thực sự chính là người đầu tiên được uống chén khổ nạn trong cuộc chung phần tử đạo với các Vị Tông Đồ.
Sau hết, để tóm tắt mọi sự, chúng ta có thể nói rằng con đường của ngài, chẳng những bề ngoài song trên hết là bề trong, từ núi Biến Hình tới núi khổ nạn, là tiêu biểu cho cuộc hành trình của đời sống Kitô hữu, một cuộc hành trình diễn ra giữa các cuộc bắt bớ của thế gian và niềm an ủi của Thiên Chúa, như Công Đồng Chung Vaticanô II đã nói. Theo Chúa Giêsu, như thánh Giacôbê, chúng ta biết rằng, ngay cả trong những nỗi khó khăn khốn khó, chúng ta vẫn đi trên đường ngay nẻo chính vậy.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo Zenit ngày
21/6/2006
Ngày 25: Thánh Giacôbê tông đồ
1) Gió hận thù của Chúa thổi lên dồn nước đông lại, những dòng nước
đứng dựng lên như thể bức tường, sóng cả vực sâu đông đặc giữa biển
khơi. Tên địch tự nhủ: "Ta rượt theo và truy nã, ta sẽ tuốt gươm ra,
tay ta sẽ lột trần bọn chúng".
2) Nhưng Chúa đã thổi gió lên, biển đã nuốt trơn quân thù, chúng
chìm lỉm như hòn chì giữa nước biển bao la. Chúa giơ tay hữu ra, đất
đã nuốt trửng quân thù, vì tình thương Chúa lãnh đạo dân tộc Người
giải thoát.
3) Chúa sẽ đưa họ tới và định cư trên núi thuộc cơ nghiệp Người; ở chính nơi mà Chúa đã chọn làm nhà trú ngụ, lạy Chúa, nơi thánh điện mà tay Chúa đã dựng nên.
Thứ Tư
Ngày 26: Thánh Gioan Kim và Anna phụ mẫu Ðức Trinh Nữ Maria
Tội lỗi đã mở rộng quyền ảm đạm của nó hầu như không còn biên giới. Sự mù tối của những kẻ phàm hèn nô lệ nó thành mù tối rất sâu đậm, đến nỗi chúng không nghĩ tới giải thoát mình nữa. Mỗi người tự tạo ra cho mình một vị chúa để tôn thờ, trong khi họ bỏ quên Thiên Chúa chân thật. Tắt rằng, Luxiphe vênh váo ngự trị trên ngai tòa tạo bằng tất cả những sự xấu xa dưới quyền chỉ huy của tật kiêu ngạo. Còn Thiên Chúa lại bị khinh bỉ. Ngay trong bóng đêm tối tăm dầy đặc ấy, Thiên Chúa xét đã tới lúc thắp lên hai ngọn đuốc rất sáng, báo tin trước mặt trời công chính sẽ mọc. Hai ngọn đuốc đó là thánh Gioakim và thánh nữ Anna.
Thánh Gioakim sinh trưởng tại Nagiaret. Người là người lúc nào cũng khiêm nhu, trong sạch, đầy nhiệt tâm và thánh thiện. Thánh nữ Anna sinh trú tại Belem. Từ nhỏ bà đã có một đức thanh tịnh, đức khiêm nhu, một nền thánh đức và một vẻ đẹp hoàn toàn xuất chúng. Đức tin, đức cậy, đức mến của bà thật vô song. Bà không ngừng cầu xin Thiên Chúa ban Đấng Cứu chuộc rất cần thiết cho thế gian. Ngoài ra, vì phận nữ, bà cầu xin Chúa ban cho bà một người bạn trăm năm để cùng nhau phụng sự Chúa cách hoàn hảo, theo quan niệm chung của dân Israel thời ấy. Đồng thời lúc bà cầu xin như thế, thánh Gioakim cũng dâng lời cầu tương tự.
Cuộc hôn nhân được lo liệu ngay, Lúc ấy, thánh Gioakim đã 46, còn thánh Anna lên 24 tuổi.
Đôi bạn thánh ấy biến nơi cư ngụ của mình ở Nagiaret thành một đền thờ để cùng nhau ca tụng Thiên Chúa, dâng mình phụng sự Người. Anna đem hết tâm tình khiêm nhu tùng phục ý muốn Gioakim, Gioakim đón trước những ước muốn của người bạn đường mà Người hết sức chiều nể.
Tuy nhiên, 25 năm đã trôi qua mà không có con để đem lại vui tươi cho ngôi nhà vắng vẻ của ông bà. Người Do Thái cho đó là một sự xỉ nhục, họ quở trách hai ông bà cách gay gắt nhục nhã. Nhưng Thiên Chúa dùng cái nhục nhã ấy để chuẩn bị cho hai ông bà được hưởng niềm vui đang thiếu thốn. Người cho ông bà tùng phục thánh Ý quan phòng của Người, và để gieo trong nước mắt một kết quả mà ông bà nhất định sẽ hái lượm được. Theo ơn Chúa thúc giục bên trong, hai ông bà cầu xin Chúa ban cho được sinh con, và đoan hứa sẽ dâng con ấy vào Đền thờ, để con tận hiến cho Người…
Ngày mồng 8 tháng 9, thánh nữ Anna hiểu rằng bà sắp sinh Người Con bà hằng ước nguyện. Bà sấp mình cầu xin Thiên Chúa chúc phúc cho con mình. Lúc đó, Mẹ Maria được Chúa cho xuất thần rất cao cả, không thấy được mình sinh vào trần gian như thế nào. Lúc ra khỏi cơn xuất thần ấy, Mẹ đã thấy mình đẹp đẽ nằm trên tay thân mẫu mình. Thánh nữ Anna được gìn giữ khỏi mọi đau đớn thông thường nơi các bà mẹ sinh con.
Luật ghi trong chương 12 sách Lêvi buộc mọi người mẹ, 60 ngày sau khi sinh hạ một con gái, phải lên Đền Thờ Giêrusalem dâng một con chiên một tuổi và một con chim gáy hay một bồ câu nhỏ. Thánh nữ Anna sung sướng vì được dâng lên Thiên Chúa Người Con chí thánh Chúa đã ban cho bà, Người Con chính bà đang ẵm trên tay. Khi bà tới Đền Thờ, đại tư tế Simeon đã ra tiếp đón. Thánh nữ Anna dâng của lễ cách sốt sắng đến rơi lệ. Bà tuyên lại lời khấn sẽ hiến dâng Con gái mình vào Đền Thờ Thiên Chúa khi con tới tuổi thích hợp. Khi các nghi lễ đã xong, hai mẹ con hoan hỉ trở về Nagiarét.
Cha mẹ của Mẹ không giầu lắm, cũng không nghèo lắm. Ông bà có đủ của để may sắm cho Mẹ những bộ y phục đẹp đẽ nhưng rất đoan trang. Trong thời gian Mẹ chưa nói, Mẹ để mặc thánh nữ Anna sắm liệu cho Mẹ, không tỏ dấu gì cưỡng lại. Nhưng khi đã được Chúa ban lệnh nói năng, Mẹ xin thân mẫu may cho mình những y phục vải thô, nghèo nàn, đơn bạch, mầu tro xám và, nếu có thể, đã cũ, đồ thừa. Thánh nữ Anna rất kính nể và tôn trọng con mình như Bà Chủ, nhưng bà không đành lòng để cho con còn thơ dại yếu đuối phải mặc áo thô. Bà chỉ theo ý con về mầu áo và kiểu cắt may, tức mầu xám và kiểu áo của những trẻ nữ cha mẹ đã khấn hứa cho một điều nào đó.
Sáu tháng trước khi chẵn ba tuổi, Mẹ Maria đã nhắc cho thân mẫu lòng Mẹ ước ao được vào sống trong Đền Thờ. Để chuẩn bị tâm hồn thân mẫu cho ngày biệt ly, Mẹ nhắc lại những hồng ân Thiên Chúa ban cho cả hai mẹ con. Nghe con nói, thân mẫu Mẹ quyết định tùng phục thánh ý Chúa để chu toàn lời đã khấn.
Thánh Gioakim và thánh nữ Anna từ Nagiarét đưa Mẹ lên Đền Thờ Giêrusalem với mấy người thân thuộc đơn sơ. Khi tới Đền Thờ, ông bà cầm tay Con dẫn vào bên trong. Cả ba cùng sốt sắng cầu nguyện, rồi ông bà dâng hiến Mẹ cho Thiên Chúa. Mẹ cũng tự hiến dâng trọn vẹn trót mình dứt khoát cho Người. Sau khi cầu nguyện, thánh Gioakim và Anna dẫn Mẹ ra giới thiệu với một vị tư tế. Vị này chúc lành cho Mẹ. Rồi tất cả cùng đưa Mẹ tới khu nhà dành riêng cho việc giáo dục những thiếu nữ theo một kỷ luật đạo hạnh. Muốn tới khu nhà ấy, phải đi qua một cầu thang 15 bậc. Vị có nhiệm vụ hướng dẫn Mẹ là một tư tế phẩm trật thấp nhất. Ông đặt Mẹ lên bậc đầu cầu thang. Rồi quay về phía song thân, Mẹ quì gối xin phép lành, hôn kính tay cha mẹ và xin cha mẹ dâng hiến mình cho Thiên Chúa. Thánh Gioakim và Anna vừa bùi ngùi rơi lệ, vừa âu yếm chúc lành cho Con. Sau đó, một mình Mẹ quả quyết bước lên thang, không quay nhìn lại, không rơi một giọt lệ, không chút phàn nàn vì phải lìa cha mẹ.
Nhi nữ Maria cần phải được đau khổ làm cho nên hoàn thiện và phú quí. Thiên Chúa đã báo trước cho Mẹ sẽ phải chịu những đau khổ mà người đời thường ghê sợ. Đức Maria thưa sẵn sàng vâng Ý Chúa mọi đàng, chỉ xin ơn Chúa giúp đỡ cho mình.
Thiên Chúa đã báo ngay cho Mẹ biết rằng thánh Gioakim, cha của Mẹ sắp qua đời, và Mẹ sẽ mất hết những nâng niu khoái lạc của Thiên Chúa, của cha mẹ và của cô giáo trong Đền Thờ.
Bị mồ côi cha mẹ (Thánh Gioakim và
Anna chết khi Mẹ còn ở trong Đền thờ).
(Theo cuốn Thần Đô Huyền Nhiệm, một mạc khải tư của Mẹ Maria cho Nữ Tu Đáng Kính Maria D'Agreda thế kỷ 17, vị thụ khải đã ghi lại một số chi tiết về thân phụ mẫu của Mẹ Maria như sau - bản dịch của Phạm Duy Lễ, biệt hiệu của một tu sĩ Dòng Đồng Công chuyên về dịch thuật)
Phụng Vụ theo Ngày Trong Tuần cho năm không trùng với lễ Thánh Gioakim và Anna
2- Chúa hạ lệnh cho mây tầng cao thẳm, lại truyền mở rộng cánh thiên môn; Người khiến man-na tựa hồ mưa đổ xuống, và ban bánh bởi trời nuôi dưỡng họ.
3- Kẻ phàm nhân được ăn bánh thiên thần, Chúa gửi đến cho họ dồi dào lương thực. Trên trời cao, Người giục gió đông thổi tới, dùng sức mạnh đưa ngọn gió nam về.
4- Người cho mưa thịt xuống nhiều như bụi, chim chóc ê hề như cát đại dương; Người cho rớt vào ngay doanh trại, chung quanh lều dân ở.
Thứ Năm
Môse là một "dụ
ngôn" về một Đức Kitô Thiên Sai
1) Lạy Chúa là Thiên Chúa cha ông chúng con, Chúa đáng
chúc tụng, đáng ca ngợi, tôn vinh và tán tụng muôn đời.
Chúc tụng thánh danh vinh quang Chúa, đáng ca ngợi, tôn
vinh và tán tụng muôn đời.
2) Chúa đáng chúc tụng trong đền thánh vinh quang Chúa,
đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời.
3) Chúc tụng Chúa ngự trên ngai vương quyền Chúa, đáng
ca ngợi và tôn vinh muôn đời.
4) Chúc tụng Chúa, Đấng nhìn thấu vực thẳm và ngự trên
các Thần Vệ Binh, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời.
5) Chúc tụng Chúa ngự trên bầu trời, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời.
Đáp Ca: Tv 18, 8. 9. 10. 11
1) Luật pháp Chúa toàn thiện, bồi bổ tâm linh; chỉ thị Chúa cố định, phá ngu kẻ dốt.
2) Giới răn Chúa chánh trực, làm hoan lạc tâm can; mệnh lệnh Chúa trong ngời, sáng soi con mắt.
3) Lòng tôn sợ Chúa thuần khiết, còn mãi muôn đời; phán quyết Chúa chân thực, công minh hết thảy.
4) Những điều đó đáng chuộng hơn vàng, hơn cả vàng ròng;
ngọt hơn mật, và hơn cả mật chảy tự tàng ong.
2- "Hãy triệu tập cho Ta những người trung hiếu, những người đã giao ước với Ta bằng hy lễ." Các tầng trời tuyên bố Chúa công minh, vì chính Người sẽ đứng ra xét xử.
3- "Hãy tiến dâng Thiên Chúa lời tạ ơn làm hy lễ, giữ trọn điều khấn nguyền cùng Đấng Tối Cao. Hãy kêu cầu Ta trong ngày cùng khốn, Ta sẽ giải thoát, và ngươi sẽ làm hiển danh Ta."