SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO

 

 



Chia Sẻ Phụng Vụ Lời Chúa Tuần XVI Thường Niên

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL


Chúa Nhật


Phụng Vụ Lời Chúa

Bài Ðọc I: St 18, 1-10a

"Ðối với Thiên Chúa có gì khó đâu. Ta trở lại thăm ông và Sara được một đứa con trai".

Trích sách Sáng Thế.

Trong những ngày ấy, Chúa hiện ra cùng Abraham dưới chòm cây ở Mambrê, đang lúc ông ngồi ở cửa lều giữa trưa nóng bức. Ông ngước mắt lên thấy ba người nam xuất hiện, đứng gần ông: Vừa trông thấy, từ cửa lều, ông chạy ra đón các vị ấy, rồi sấp mình lạy và thưa rằng: "Lạy Chúa, nếu con được đẹp lòng Chúa, xin đừng bỏ đi qua, con xin lấy ít nước để các Ðấng rửa chân, và nghỉ mát. Con xin đem ít bánh mời các Ðấng dùng để lấy sức lại rồi sẽ đi: chính vì thế mà các Ðấng đã ghé vào nhà con". Các Ðấng ấy nói: "Như ông đã ngỏ, xin cứ làm".

Abraham liền vào lều, và bảo Sara rằng: "Hãy mau mau trộn ba đấu bột làm bánh nướng". Còn ông, ông chạy đến đoàn bò bắt một con bê non hảo hạng, trao cho đầy tớ đem đi nấu. Ông lấy bơ sữa và thịt bê đã chín, dọn ra trước mặt các Ðấng. Chính ông đứng hầu các Ðấng dưới bóng cây.

Ăn xong, các Ðấng hỏi Abraham rằng: "Sara bạn ông đâu?" Ông trả lời: "Kìa, bạn con ở trong lều". Một Ðấng nói tiếp: "Ðộ này sang năm, khi Ta trở lại thăm ông, thì cả hai vẫn còn mạnh khoẻ, và Sara bạn ông sẽ được một con trai".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 14, 2-3ab. 3cd-4ab. 5

Ðáp: Lạy Chúa, ai được cư ngụ trên núi thánh của Chúa? (c. 1a)

Xướng: 1) Người sống thanh liêm và thực thi công chính, và trong lòng suy nghĩ điều ngay, và lưỡi không bịa lời vu khống. - Ðáp.

2) Người không làm ác hại bạn đồng liêu, cũng không làm nhục cho ai lân cận. Người coi rẻ đứa bất nhân, nhưng kính yêu những ai tôn sợ Chúa. - Ðáp.

3) Người không xuất tiền đặt nợ thu lời, cũng không ăn hối lộ hại người hiền lương. Người thực thi những điều kể đó, thì muôn đời chẳng có lung lay. - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: Cl 1, 24-28

"Mầu nhiệm ẩn giấu từ muôn thuở, nhưng nay đã được tỏ bày cho các thánh".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.

Anh em thân mến, hiện nay tôi vui sướng trong những đau khổ tôi phải chịu vì anh em. Tôi bổ khuyết nơi thân xác tôi những gì còn thiếu sót trong cuộc thương khó của Ðức Kitô, để Hội thánh là thân xác của Người được nhờ. Tôi đã được trở thành người phục vụ Hội thánh theo sự an bài của Thiên Chúa, Ðấng đã trao phó cho tôi rao giảng đầy đủ lời Chúa, đó là mầu nhiệm ẩn giấu từ muôn thuở qua muôn thế hệ, nhưng nay đã được tỏ bày cho các thánh của Người. Thiên Chúa muốn tỏ bày cho họ biết thế nào là sự phong phú vinh quang của mầu nhiệm nơi dân ngoại, tức là Ðức Kitô trong anh em, Người là niềm hy vọng vinh quang. Tôi loan báo Người, cảnh tỉnh mọi người, đem tất cả khôn ngoan mà dạy dỗ mọi người, để làm cho mọi người nên hoàn hảo trong Ðức Giêsu Kitô.

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia: Mt 4, 4b

Alleluia, alleluia! - Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 10, 38-42

"Martha rước Người vào nhà mình. Maria đã chọn phần tốt nhất".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu vào một làng kia và có một phụ nữ tên là Martha rước Người vào nhà mình. Bà có người em gái tên là Maria ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người. Martha bận rộn với việc thết đãi khách. Bà đứng lại thưa Người rằng: "Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với". Nhưng Chúa đáp: "Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện. Chỉ có một sự cần mà thôi: Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất".

Ðó là lời Chúa.

 

Suy Niệm Cảm Nghiệm

 

 

Thứ Hai

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: (Năm II) Mk 6, 1-4. 6-8

"Người hỡi, Ta sẽ chỉ cho ngươi việc phải làm, và việc nào Chúa đòi hỏi nơi ngươi".

Trích sách Tiên tri Mikha.

Các ngươi hãy nghe Chúa phán: "Ngươi hãy đứng lên, hãy trình bày lời tố cáo của ngươi trước núi non, và các đồi hãy nghe tiếng của ngươi. Hỡi các núi và nền tảng kiên cố của địa cầu, hãy nghe Chúa tố cáo dân Người và biện luận với Israel.

"Hỡi dân Ta, Ta đã làm gì cho ngươi? Hay là Ta đã làm khổ ngươi điều gì? Hãy trả lời cho Ta biết. Chính Ta dẫn ngươi ra khỏi đất Ai-cập, đã giải thoát ngươi khỏi nhà nô lệ, và sai Môsê, Aaron và Maria đi trước mặt ngươi?"

Tôi sẽ hiến dâng vật gì lên Thiên Chúa cho xứng đáng? Hay là tôi sấp mình trước Thiên Chúa Tối Cao? Tôi sẽ dâng lên Người của lễ toàn thiêu và con bê một tuổi chăng? Chúa có hài lòng với hằng ngàn chiên đực, hoặc hằng muôn vàn dê đực béo tốt chăng? Tôi sẽ dâng con đầu lòng để đền tội ác của tôi, và dâng con cái tôi để đền chính tội tôi chăng?

Người hỡi, Ta sẽ chỉ cho ngươi việc phải làm, và việc nào Chúa đòi hỏi nơi ngươi: tức là ngươi hãy thực hiện công bình, quý mến lòng nhân lành, và khiêm tốn bước theo Thiên Chúa ngươi.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 49, 5-6. 8-9. 16bc-17. 21 và 23

Ðáp: Ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ (c. 23b).

Xướng: 1) "Hãy tập họp cho Ta các tín đồ đã ký lời giao ước của Ta cùng hy sinh lễ". Và trời cao sẽ loan truyền sự công chính của Ngài, vì chính Ðức Thiên Chúa, Ngài là thẩm phán. - Ðáp.

2) Ta không khiển trách ngươi về chuyện dâng lễ vật, vì lễ toàn thiêu của ngươi đặt ở trước mặt Ta luôn. Ta không nhận từ nhà ngươi một con bò con, cũng không nhận từ đoàn chiên ngươi những con dê đực. - Ðáp.

3) Tại sao ngươi ưa kể ra những điều huấn lệnh, và miệng ngươi thường nói về minh ước của Ta? Ngươi là kẻ không ưa lời giáo huấn, và ném bỏ lời Ta lại sau lưng. - Ðáp.

4) Ngươi làm thế, mà Ta đành yên lặng? Ngươi đã tưởng rằng Ta cũng giống như ngươi? Ta sẽ bắt lỗi, sẽ phơi bày trước mặt ngươi tất cả. Ai hiến dâng lời khen ngợi, người đó trọng kính Ta; ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 10, 27

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng theo Ta". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 12, 38-42

"Nữ hoàng phương nam sẽ chỗi dậy lên án thế hệ này".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, có mấy luật sĩ và biệt phái thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ". Người trả lời: "Thế hệ hung ác gian dâm đòi một dấu lạ! Nhưng sẽ không cho dấu lạ nào, trừ dấu lạ tiên tri Giona. Cũng như xưa tiên tri Giona ở trong bụng cá ba đêm ngày thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba đêm ngày như vậy. Tới ngày phán xét, dân thành Ninivê sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và lên án nó, vì họ đã nghe lời tiên tri Giona mà sám hối tội lỗi, nhưng đây có Ðấng cao trọng hơn Giona. Ðến ngày phán xét, nữ hoàng phương nam sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và lên án nó: vì bà từ biên thuỳ trái đất đã đến nghe lời khôn ngoan của vua Salomon, nhưng đây có Ðấng cao trọng hơn Salomon".

Ðó là lời Chúa.

 

Suy Niệm Cảm Nghiệm

 

Suy Niệm

 

Theo thói quen cũng là khuynh hướng chung của dân tộc Do Thái là dân tộc được Thiên Chúa tuyển chọn cách riêng trong tất cả mọi dân nước trên thế giới, thì họ là một dân tộc thích điềm thiêng dấu lạ, đến độ, có thể nói, điềm thiêng dấu lạ được coi là nền tảng đức tin của họ, ở chỗ, phải có điềm thiêng dấu lạ mới đáng tin.

Khuynh hướng và thói quen đòi điềm thiêng dấu lạ này nơi dân Do Thái cũng dễ hiểu, bởi vì trong suốt giòng lịch sử cứu độ của họ, họ luôn được chứng kiến thấy những điềm thiêng dấu lạ này, được chính Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ tỏ ra để làm cho họ tin vào Ngài, nhất là những lúc họ bị đô hộ hay đầy ải bởi ngoại bang.


Đó là lý do chúng ta thấy Thánh Ký Mathêu trong bài Phúc Âm cho Thứ Hai Tuần XVI Thường Niên có sự kiện được ngài ghi nhận rằng: "Khi ấy, có mấy luật sĩ và biệt phái thưa cùng Chúa Giêsu rằng: 'Lạy Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ'". 

Thật ra, chính thành phần xin Chúa Giêsu xem thấy điềm thiêng dấu lạ từ Người và bởi Người để chứng minh Người quả thực là Đấng Thiên Sai này đã từng thấy Người làm phép lạ chữa lành hay trừ quỉ rồi, thế nhưng họ vẫn chưa chịu, vẫn chưa công nhận Người, đến độ, họ còn phủ nhận Người và xuyên tạc quyền phép vô địch của Người nữa, như có lần thấy Người trừ quỉ xong họ liền cho rằng Người đã dùng quyền của quỉ cả mà khu trừ quỉ con (xem Mathêu 12:24).

Vậy thì điềm thiêng dấu lạ mà họ muốn thấy nơi Chúa Giêsu Kitô đây là gì và như thế nào? Phải chăng là việc Người có thể "xuống khỏi thập giá thì chúng ta tin" (Mathêu 27:42). Nhưng Người lại không làm theo ý của họ, bởi vì làm như thế thì Người, dù có thể, hoàn toàn không phải là Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa, đến để làm theo ý Cha chứ không phải theo ý của Người (xem Gioan 6:38), mà chỉ là Đấng Thiên Sai của họ và đối với họ, như một vị cứu tinh dân tộc theo chính trị của họ như lòng họ mong muốn mà thôi, chứ không phải là cứu cả họ lẫn các dân tộc trên thế giới này khỏi tội lỗi và sự chết đời đời. 

Đó là lý do trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu chỉ hứa ban cho họ một dấu lạ duy nhất, dấu lạ liên quan đến phần rỗi của chung loài người, trong đó bao gồm cả dân do Thái, đó là "dấu lạ tiên tri Giona", ám chỉ cuộc Vượt Qua của Người: "cũng như xưa tiên tri Giona ở trong bụng cá ba đêm ngày thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba đêm ngày như vậy", một cuộc Vượt Qua bao gồm cả cuộc khổ nạn và tử giá vô cùng đau thương và nhục nhã do chính họ gây ra cho Người, và cuộc phục sinh vinh hiển của Người, chứng tỏ Người đã chiến thắng tội lỗi và sự chết của chung con người mắc nguyên tội và của riêng thành phần đã nhúng tay vào cuộc khổ giá của Người nói riêng.

Một khi công ơn cứu chuộc được hoàn tất bởi cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô thì không còn một điềm thiêng dấu lạ nào vĩ đại hơn và quan trọng hơn để cho con người tin mà được cứu độ: "ai tin và chịu phép rửa thì sẽ được cứu rỗi, còn ai không tin thì bị luận phạt" (Marco 16:16), đúng như những gì Chúa Giêsu cũng đã khẳng định trong bài Phúc Âm hôm nay: 

"Tới ngày phán xét, dân thành Ninivê sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và lên án nó, vì họ đã nghe lời tiên tri Giona mà sám hối tội lỗi, nhưng đây có Đấng cao trọng hơn Giona. Đến ngày phán xét, nữ hoàng phương nam sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và lên án nó: vì bà từ biên thùy trái đất đã đến nghe lời khôn ngoan của vua Salomon, nhưng đây có Đấng cao trọng hơn Salomon".

Cảm Nghiệm

 

Trong bài Phúc Âm, Chúa Giêsu gọi thành phần "mấy luật sĩ và biệt phái" xin Người điềm lạ là "Thế hệ hung ác gian dâm", bởi vì họ không tôn thờ "Thiên Chúa là thần linh trong tinh thần và chân lý" (Gioan 4:24), mà là theo tinh thần thế gian và ý riêng mình, muốn Thiên Chúa phải theo họ chứ không phải họ theo Chúa, biến vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ thành ngẫu tượng do họ khuôn đúc nên, do họ nghĩ ra.

 

Bởi thế bất chấp những gì Thiên Chúa tỏ mình ra cho họ qua Con Ngài là Đức Giêsu Kitô, nơi các phép lạ đầy quyền năng và lời giáo huấn vô cùng khôn ngoan, họ vẫn không cho đó là điềm lạ, cứ đòi hỏi điềm lạ theo ý của họ. Nhưng họ sẽ không được ban cho một điềm lạ nào ngoài điềm lạ tiên tri Giona là điềm lạ liên quan đến dân ngoại, đến chung loài người được cứu độ trước sự cứng lòng và mù tối của họ.

 

Đó là lý do trong Bài Đọc 1 hôm nay, chính Thiên Chúa, qua miệng tiên tri Isaia, đã dường như tỏ ra thắc mắc về chung dân tộc thích điềm lạ của họ như sau: "Hỡi dân Ta, Ta đã làm gì cho ngươi? Hay là Ta đã làm khổ ngươi điều gì? Hãy trả lời cho Ta biết. Chính Ta dẫn ngươi ra khỏi đất Ai-cập, đã giải thoát ngươi khỏi nhà nô lệ, và sai Môsê, Aaron và Maria đi trước mặt ngươi?"

 

Chính vì họ chưa hoàn toàn nhận biết Thiên Chúa, đúng như Ngài là Thần Linh, là Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ, nên họ bối rối về việc tôn thờ Ngài, như chính tiên tri thuật lại tâm trạng của họ trong Bài Đọc 1 hôm nay: "Tôi sẽ hiến dâng vật gì lên Thiên Chúa cho xứng đáng? Hay là tôi sấp mình trước Thiên Chúa Tối Cao? Tôi sẽ dâng lên Người của lễ toàn thiêu và con bê một tuổi chăng? Chúa có hài lòng với hằng ngàn chiên đực, hoặc hằng muôn vàn dê đực béo tốt chăng? Tôi sẽ dâng con đầu lòng để đền tội ác của tôi, và dâng con cái tôi để đền chính tội tôi chăng?"

 

Và chính Thiên Chúa đã trả lời cho họ biết qua cùng vị tiên tri Isaia về cách thức Ngài muốn và đẹp lòng Ngài nếu họ thực hiện đúng 3 điều chính yếu sau đây: "Người hỡi, Ta sẽ chỉ cho ngươi việc phải làm, và việc nào Chúa đòi hỏi nơi ngươi: tức là ngươi hãy thực hiện công bình, quý mến lòng nhân lành, và khiêm tốn bước theo Thiên Chúa ngươi".

 

Phải, nếu dân Chúa, dù Cựu Ước (Do Thái giáo) hay Tân Ước (Kitô giáo), "thực hiện công bình, quý mến lòng nhân lành, và khiêm tốn bước theo Thiên Chúa" thì họ mới "đích thực tôn thờ Thiên Chúa là Thần Linh" (Gioan 4:24), chứ không phải là các thứ ngẫu tượng do họ tự tạo, và như thế họ sẽ không bao giờ cần điềm thiêng dấu lạ, mà chính họ trở thành điềm thiêng dấu lạ được Ngài sử dụng để tỏ mình ra cho, nhờ đó, như câu Đáp Ca cuối cùng hôm nay, Thiên Chúa sẽ nói về họ rằng "Ai hiến dâng lời khen ngợi, người đó trọng kính Ta; ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ".  

 


Thứ Ba


Phụng Vụ Lời Chúa

Bài Ðọc I: (Năm II) Mk 7, 14-15. 18-20

"Chúa ném mọi tội lỗi chúng tôi xuống đáy biển".

Trích sách Tiên tri Mikha.

Lạy Chúa, với cây trượng của Chúa, xin chăn dắt dân Chúa, chăn dắt những con chiên thuộc quyền sở hữu của Chúa sống lẻ loi trong rừng, ở giữa núi Carmêlô. Tất cả được chăn dắt ở Basan và Galaad như ngày xưa. Như ngày ra khỏi Ai-cập, tôi cho nó thấy những việc lạ lùng. Có Chúa nào giống như Chúa là Ðấng dẹp tan mọi bất công, và tha thứ mọi tội lỗi của kẻ sống sót thuộc về Chúa? Chúa không khư khư giữ mãi cơn thịnh nộ của mình, vì Chúa ưa thích từ bi. Chúa còn thương xót chúng tôi, còn dày đạp những bất công của chúng tôi dưới chân Chúa, và ném mọi tội lỗi chúng tôi xuống đáy biển. Chúa ban cho Giacóp biết sự trung thành của Chúa, cho Abraham biết lòng từ bi mà Chúa đã thề hứa với tổ phụ chúng tôi từ ngàn xưa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 84, 2-4. 5-6. 7-8

Ðáp: Lạy Chúa, xin cho chúng con được nhìn thấy tình thương của Chúa (c. 8a).

Xướng: 1) Lạy Chúa, Chúa đã phù trợ đất nước của Ngài, đã tài tình thay đổi số phận nhà Giacóp. Chúa đã tha thứ lỗi lầm của dân Ngài, và che đậy mọi điều tội ác của họ. Chúa đã cầm hãm tất cả sự bất bình, và tự nguôi đi lòng phẫn nộ. - Ðáp.

2) Lạy Chúa là Ðấng cứu độ, xin thương hồi phục chúng con, và từ bỏ lòng xung giận chúng con. Phải chăng Chúa giận chúng con muôn đời ngàn kiếp, hay là kéo dài lòng căm hận tới muôn đời? - Ðáp.

3) Há không phải chính Ngài cho chúng con hồi sinh, để dân tộc Ngài được hoan hỉ ở nơi Ngài? Lạy Chúa, xin cho chúng con nhìn thấy tình thương của Chúa, và ban cho chúng con được ơn Ngài cứu độ. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 14, 5

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 12, 46-50

"Người giơ tay trên các môn đệ mà nói: Ðây là mẹ Ta và là anh em Ta".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu còn đang nói với dân chúng, thì mẹ Người và anh em Người đứng ngoài tìm cách nói chuyện với Người. Có kẻ thưa rằng: "Kìa, mẹ Ngài và anh em Ngài đang đứng tìm Ngài ngoài kia". Nhưng Người trả lời kẻ ấy rằng: "Ai là mẹ Ta, ai là anh em Ta?" Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ mà nói: "Ðây là mẹ Ta và là anh em Ta, vì hễ ai làm theo ý Cha Ta trên trời, thì người ấy là anh em, chị em và là mẹ Ta vậy".

Ðó là lời Chúa.

 

Suy Niệm Cảm Nghiệm


Suy Niệm


B
ài Phúc Âm cho Thứ Tư Tuần XVI Thường Niên h
ôm nay chính yếu chất chứa câu trả lời của Chúa Giêsu về sự kiện "Mẹ Người và anh em Người đang đứng tìm Người ngoài kia". 

Căn cứ vào câu trả lời này nói riêng và thái độ của Người nói chung thì hình như Chúa Giêsu có vấn đề với gia đình của Người, trong đó có cả người mẹ thân yêu nhất của Người trên trần gian này, làm sao ấy. Đáng lẽ, theo thường tình, Người một là nói với người báo tin cho Người rằng xin làm ơn nói với mẹ tôi và anh em tôi chờ tôi một chút nhé, hay là Người xin lỗi thính giả ra ngoài chào gia đình Người một chút rồi trở vào tiếp tục sau cũng được. 

Đằng này Người không làm như thế, trái lại, còn tuyên bố một câu như thể trắng trợn phủ nhận mẹ của Người và anh em của Người nữa trước mặt các môn đệ: "Nhưng Người trả lời kẻ ấy rằng: 'Ai là mẹ Ta, ai là anh em Ta?' Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ mà nói: 'Đây là mẹ Ta và là anh em Ta, vì hễ ai làm theo ý Cha Ta trên trời, thì người ấy là anh em, chị em và là mẹ Ta vậy'".

Tuy nhiên, ở đây, qua câu tuyên bố này, chúng ta thấy Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến tình nghĩa chân thật nhất và trọn hảo nhất, đó là tình nghĩa thiêng liêng hơn tình nghĩa máu mủ ruột thịt về phần xác. Người không phủ nhận Người là con của Mẹ Maria về phần xác, người Mẹ duy nhất vừa đồng trinh vừa sinh con bởi Chúa Thánh Thần. Nhưng Người là Thiên Chúa nhập thể hơn là con người được thần linh hóa. Bởi thế, muốn có liên hệ mật thiết và thực sự với Người, chúng ta cần phải hiệp nhất nên một với Người "trong tinh thần và chân lý" (Gioan 4:24), bằng việc "làm theo ý Cha trên trời" như Người và với Người

Trong câu tuyên bố đầy khẳng định này về mối liên hệ thiêng liêng giữa Người và những ai muốn kết nghĩa với Người này hay có liên hệ với Người ấy, Chúa Giêsu đồng thời cũng ngấm ngầm khen tặng Mẹ của Người, vì chẳng có ai trên trần gian này sống mật thiết nên một với Người bằng Mẹ của Người, một người mẹ "có phúc vì đã tin"(Luca 1:45), "đã theo con chiên đến những nơi con chiên đến" (Khải Huyền 14:4), đến tận "dưới chân thập giá" của Người (Gioan 19:25).

Với câu tuyên bố này, Chúa Giêsu như muốn nói với các môn đệ nói chung và các tông đồ nói riêng đang hiện diện với Người bấy giờ, thành phần Người giơ tay trên họ mà phán: "Đây là mẹ Ta và anh em Talà thành phần sau này sẽ trở thành "nền tảng của Giáo Hội" (Êphêsô 2:20), hãy noi gương bắt chước Mẹ Maria trong việc "làm theo ý Cha Ta trên trời". 

Câu tuyên bố về tình nghĩa thiêng liêng này của Chúa Giêsu còn bao gồm vai trò của bất cứ ai được hiệp nhất nên một với Người, vai trò "làm mẹ" của Người, dù họ là nam nhân đi nữa. Phải chăng chính vì thế mà phẩm trật trong Giáo Hội toàn là nam nhân nhưng Giáo Hội vẫn đóng vai trò là người mẹ - Mẹ Giáo Hội. 

Đúng thế, theo tu đức Kitô giáo, một khi đã tiến đến giai đoạn hay đạt đến cấp hiệp sinh, tức sau giai đoạn hay sau cấp tu đức khởi sinh và tiến sinh, thì tâm hồn của người Kitô hữu đươc hiệp nhất nên một với Thánh Ý Chúa bằng đức tin tuân phục của họ, đến độ họ có cùng một tâm tưởng, tinh thần, ngôn từ, tác hành và phản ứng như Chúa Giêsu Kitô, khiến cho những ai giao tiếp với họ hay thấy họ hoặc nghe họ đều cảm thấy một Chúa Giêsu Kitô thực sự sống động nơi họ, và từ đó họ nhận biết Người và theo Người. 

Tâm hồn đạt đến cấp độ tu đức hiệp sinh ấy chẳng khác gì như một cành nho dính liền với thân nho là Chúa Giêsu Kitô, để nhờ nhựa sống của thân nho là Thánh Linh của Chúa Kitô hay là tinh thần của Chúa Kitô tác động trong họ, họ trở thành một cành nho sinh muôn vàn hoa trái cho thân nho và từ thân nho (xem Gioan 15:5). 

Cảm Nghiệm

 

Bài Ðọc I: (Năm II) Mk 7, 14-15. 18-20

"Chúa ném mọi tội lỗi chúng tôi xuống đáy biển".

Trích sách Tiên tri Mikha.

Lạy Chúa, với cây trượng của Chúa, xin chăn dắt dân Chúa, chăn dắt những con chiên thuộc quyền sở hữu của Chúa sống lẻ loi trong rừng, ở giữa núi Carmêlô. Tất cả được chăn dắt ở Basan và Galaad như ngày xưa. Như ngày ra khỏi Ai-cập, tôi cho nó thấy những việc lạ lùng. Có Chúa nào giống như Chúa là Ðấng dẹp tan mọi bất công, và tha thứ mọi tội lỗi của kẻ sống sót thuộc về Chúa? Chúa không khư khư giữ mãi cơn thịnh nộ của mình, vì Chúa ưa thích từ bi. Chúa còn thương xót chúng tôi, còn dày đạp những bất công của chúng tôi dưới chân Chúa, và ném mọi tội lỗi chúng tôi xuống đáy biển. Chúa ban cho Giacóp biết sự trung thành của Chúa, cho Abraham biết lòng từ bi mà Chúa đã thề hứa với tổ phụ chúng tôi từ ngàn xưa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 84, 2-4. 5-6. 7-8

Ðáp: Lạy Chúa, xin cho chúng con được nhìn thấy tình thương của Chúa (c. 8a).

Xướng: 1) Lạy Chúa, Chúa đã phù trợ đất nước của Ngài, đã tài tình thay đổi số phận nhà Giacóp. Chúa đã tha thứ lỗi lầm của dân Ngài, và che đậy mọi điều tội ác của họ. Chúa đã cầm hãm tất cả sự bất bình, và tự nguôi đi lòng phẫn nộ. - Ðáp.

2) Lạy Chúa là Ðấng cứu độ, xin thương hồi phục chúng con, và từ bỏ lòng xung giận chúng con. Phải chăng Chúa giận chúng con muôn đời ngàn kiếp, hay là kéo dài lòng căm hận tới muôn đời? - Ðáp.

3) Há không phải chính Ngài cho chúng con hồi sinh, để dân tộc Ngài được hoan hỉ ở nơi Ngài? Lạy Chúa, xin cho chúng con nhìn thấy tình thương của Chúa, và ban cho chúng con được ơn Ngài cứu độ. - Ðáp.

 

 

 

Thứ Tư


Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: (Năm II) Gr 1, 1. 4-10

"Ta đặt ngươi làm tiên tri cho các dân tộc".

Khởi đầu sách Tiên tri Giêrêmia.

Lời của Giêrêmia, con trai của Helcia, thuộc gia tộc tư tế định cư ở Anathoth, thuộc lãnh thổ Bengiamin.

Có lời Chúa phán cùng tôi rằng: "Trước khi tạo thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi, và trước khi ngươi ra khỏi lòng mẹ, Ta đã hiến thánh ngươi, Ta đã đặt ngươi làm tiên tri cho các dân tộc". Và tôi đã thưa lại: "A, a, lạy Chúa là Thiên Chúa, con đâu có biết ăn nói, vì con còn con nít". Nhưng Chúa phán cùng tôi rằng: "Ngươi đừng nói: Con là con nít, vì ngươi sẽ đi đến với những kẻ Ta sẽ sai ngươi đi; ngươi sẽ nói mọi điều Ta sẽ truyền dạy ngươi nói. Ngươi đừng sợ họ, vì Ta sẽ ở với ngươi để bảo vệ ngươi". Chúa phán như thế. Và Chúa giơ tay sờ miệng tôi mà nói với tôi rằng: "Ðây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi. Ðây hôm nay Ta ban quyền cho ngươi trên các dân tộc và trên các vương quốc, để ngươi lật đổ và đập phá, phân tán và tiêu diệt, xây dựng và vun trồng".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 70, 1-2. 3-4a. 5-6ab. 15ab và 17

Ðáp: Lạy Chúa, miệng con sẽ kể ra ơn Ngài giúp đỡ (x. c. 15).

Xướng: 1) Lạy Chúa, con tìm đến nương nhờ Ngài, xin đừng để con tủi hổ muôn đời. Theo đức công minh Chúa, xin cứu nguy và giải thoát con, xin ghé tai về bên con và giải cứu. - Ðáp.

2) Xin trở nên thạch động để con dung thân, và chiến lũy vững bền hầu cứu độ con: vì Chúa là Ðá tảng, là chiến lũy của con. Lạy Chúa con, xin cứu con khỏi tay đứa ác. - Ðáp.

3) Bởi Ngài là Ðấng con mong đợi, thân lạy Chúa; lạy Chúa, Ngài là hy vọng của con tự hồi thanh xuân. Ngay từ trong bụng mẹ, con đã nép mình vào Chúa; từ trong thai mẫu, Chúa là Ðấng bảo vệ con. - Ðáp.

4) Miệng con sẽ loan truyền sự Chúa công minh, và suốt ngày kể ra ơn Ngài giúp đỡ. Lạy Chúa, Chúa đã dạy con từ hồi niên thiếu, và tới bây giờ con còn kể những sự lạ của Ngài. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 14, 23

Alleluia, alleluia! - Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 13, 1-9

"Nó sinh hoa kết quả gấp trăm".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Ngày ấy, Chúa Giêsu ra khỏi nhà và đi đến ngồi ở ven bờ biển. Dân chúng tụ tập quanh Người đông đảo đến nỗi Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ. Và Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều. Người nói:

"Này đây, có người gieo giống đi gieo lúa. Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim trời bay đến ăn mất. Có hạt rơi xuống trên đá sỏi, chỗ có ít đất, nó liền mọc lên, vì không có nhiều đất. Khi mặt trời mọc lên, bị nắng gắt, và vì không đâm rễ sâu, nên nó khô héo. Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc um tùm, nên nó chết nghẹt. Có hạt rơi xuống đất tốt và sinh hoa kết quả, có hạt được một trăm, có hạt được sáu mươi, hạt ba mươi. Ai có tai để nghe, thì hãy nghe".

Ðó là lời Chúa.

Suy Niệm Cảm Nghiệm



Nội dung của Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Tư Tuần XVI Thường Niên, đó là dụ ngôn về người gieo giống và các loại hạt giống. Chính Chúa Giêsu sẽ dẫn giải cho biết về ý nghĩa liên quan đến các hình ảnh trong dụ ngôn này trong bài Phúc Âm Thứ Sáu tuần này.

Ở đây, trong bài Phúc Âm hôm nay, chất chứa chính nội dung của dụ ngôn Chúa dạy, liên quan đến nhân vật chính của dụ ngôn là "người gieo giống ra đi gieo giống". Không biết người gieo giống này có chuyên nghiệp hay không mà đã gieo hạt giống vào những nơi hầu như không đúng ngay chỗ của nó, chẳng hạn gieo ngay vào vệ đường, vào bụi gai hay vào đá sỏi, những nơi không thích hợp với hạt giống tí nào. 

"Trong khi người ấy gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ đất không có nhiều; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt". 

Hay là người gieo giống này cố ý gieo như vậy. Nếu thế thì người gieo giống ấy không sợ phí hạt giống hay sao? Hay là những hạt giống người gieo giống này muốn gieo dường như đã sắp hư, nên cứ gieo đại vào bất cứ chỗ nào, may ra nó mọc lên, còn không mọc lên cũng chẳng sao, đằng nào cũng như là một cách vứt bỏ đi thôi

Thế nhưng, nếu hạt giống của người gieo giống sắp hư thì tại sao khi chúng được gieo vào đúng chỗ của nó là đất tốt thì lại sinh hoa trái tùy theo tầm vóc của nó chứ: "Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục. Ai có tai thì nghe".


Như thế, hạt giống được mang gieo đây toàn là hạt giống tốt, nhưng không phải hễ là hạt giống tốt thì bất cứ chỗ nào nó cũng mọc lên được đâu, mà phải ở những nơi đất tốt mà thôi. Đúng thế, nếu sự sống ở nơi hạt giồng, đúng hơn là ở nơi nhân của hạt giống, thì để cho sự sống nơi hạt giống ấy nẩy mầm và phát triển phải cần đến môi trường thích hợp cho nó là đất tốt, một môi trường dù có tốt mấy chăng nữa nếu không có hạt giống cũng chẳng sinh hoa kết trái gì, cũng chỉ là một mảnh đất mầu mở nhưng hoang vu để rồi từ từ sẽ thành cằn cỗi.


Nếu hạt giồng cần phải được gieo đây tiêu biểu cho sự sống thì có thể hiểu được một phần nào lý do tại sao hạt giống lại được gieo cả vào những chỗ không thích hợp với nó. Bởi vì, nếu Thiên Chúa dựng nên con người trên trái đất này là để "làm chủ cá biển chim trời, gia súc, và tất cả mọi loài dã thú cùng tất cả mọi loài bò sát trên mặt đất" (Khởi Nguyên 1:26) và "canh tác và chăm sóc" (Khởi Nguyên 2:15) vườn địa đường, thì có nghĩa là Ngài muốn cho trái đất này trở thành một nơi tràn đầy sự sống.


Bởi thế, theo ý định tạo dựng của Ngài, càng những chỗ cằn cỗi lại càng cần đến sự sống cho phì nhiêu xanh tươi, như Tiên Tri Isaia đã từng nói đến hình ảnh "sa mạc và đất khô cằn trổ nhiều bông hoa" (35:1-2), "các suối nước sẽ vọt lên trong sa mạc" (35:6), và "Các sa mạc của nó (Sion) Ngài sẽ biến thành Địa Đường và đất hoang của nó thành ngôi vườn của Chúa"(51:3).


 


Thứ Năm

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: (Năm II) Gr 2, 1-3. 7-8. 12-13

"Họ đã bỏ Ta là nguồn nước hằng sống, để đào giếng rạn nứt".

Trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Ðây lời Chúa phán cùng tôi rằng: "Ngươi hãy đi và hãy la vào tai Giêrusalem rằng: Ðây Chúa phán: Ta đã nhớ mối tình thanh xuân của ngươi, nhớ đến tình yêu thời đính hôn của ngươi, khi đó ngươi theo Ta trong sa mạc, trong phần đất chưa gieo trồng. Lúc ấy Israel đã được thánh hiến cho Chúa, và là hoa quả đầu mùa của Người; những ai động đến nó, phải đắc tội và phải chuốc lấy tai hoạ". Chúa phán như vậy.

"Ta đã dẫn dắt các ngươi vào đất phì nhiêu, để các ngươi hưởng dùng hoa quả của nó; nhưng vừa ở đó, các ngươi đã làm dơ bẩn đất của Ta và biến cơ nghiệp Ta thành nơi ghê tởm. Các tư tế không nói: 'Chúa ở đâu?'; (các kẻ) nắm giữ lề luật không nhìn biết Ta, còn các chủ chăn thì phản bội Ta, và các tiên tri lại nhân danh Baal mà nói tiên tri và chạy theo các bụt thần giả trá".

Chúa lại phán: "Hỡi tầng trời, hãy kinh ngạc về điều này, và hỡi các cửa trời, hãy ưu sầu thảm não! Vì chưng, dân Ta đã phạm hai tội xấu xa: Họ đã từ bỏ Ta là nguồn nước hằng sống, để đào những giếng rạn nứt không giữ nước được".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 35, 6-7ab. 8-9. 10-11

Ðáp: Lạy Chúa, nguồn sống là ở như nơi Chúa (c. 10a).

Xướng: 1) Lạy Chúa, đức từ bi Ngài chạm tới trời cao; lòng trung tín của Ngài vươn tới ngàn mây. Ðức công minh của Ngài như núi non Thiên Chúa; sự phán quyết của Ngài như biển thẳm sâu. - Ðáp.

2) Ôi Thiên Chúa, cao quý thay ân sủng của Ngài; con người ta tìm nương tựa trong bóng cánh của Ngài. Họ được ăn no đồ bổ dưỡng nơi nhà Chúa, và Chúa cho họ uống bởi nguồn vui thú của Ngài. - Ðáp.

3) Bởi chưng nguồn sống là ở như nơi Chúa, và trong sự sáng của Ngài, chúng con nhìn xem sự sáng. Xin Chúa dành để tình thương cho những ai thờ Chúa, và đức công minh Ngài cho những kẻ lòng ngay. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 15, 15b

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 13, 10-17

"Về phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không cho biết".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, các môn đệ đến gần thưa Chúa Giêsu rằng: "Tại sao Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ?" Người đáp lại: "Về phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không cho biết. Vì ai đã có, thì ban thêm cho họ được dư dật; còn kẻ không có, thì cái họ có cũng bị lấy đi. Bởi thế, Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ: vì họ nhìn mà không thấy, lắng tai mà không nghe và không hiểu chi hết. Thế mới ứng nghiệm lời tiên tri Isaia nói về họ rằng: "Các ngươi lắng tai nghe mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy gì. Vì lòng dân này đã ra chai đá, họ đã bịt tai, và nhắm mắt lại, kẻo mắt thấy được, tai nghe được, và lòng chúng hiểu được mà hối cải, và Ta lại chữa chúng cho lành".

"Phần các con, phúc cho mắt các con vì được thấy; và phúc cho tai các con vì được nghe. Quả thật, Thầy bảo các con: Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã ao ước trông thấy điều các con thấy, mà không được thấy; mong ước nghe điều các con nghe, mà không được nghe".

Ðó là lời Chúa.

 

Suy Niệm Cảm Nghiệm


Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Năm Tuần XVI Thường Niên, tiếp ngay sau bài phúc âm hôm qua, liên quan đến dụ ngôn người gieo giống. Hôm qua là chính nội dung của dụ ngôn người gieo giống, hôm nay là lý do tại sao Chúa Giêsu lại sử dụng dụ ngôn mà giảng dạy cho dân chúng: "Khi ấy, các môn đệ đến gần thưa Chúa Giêsu rằng: 'Tại sao Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ?'" 

Như thế có nghĩa là Chúa Giêsu không bao giờ dùng dụ ngôn mà nói với các môn đệ của Người, mà chỉ dùng dụ ngôn để nói với dân chúng thôi. Lý do được chính Chúa Giêsu cho biết rất đơn giản như sau: "Về phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không cho biết". 

Vậy thì phải chăng "mầu nhiệm Nước Trời" đây là chính bản thân Chúa Giêsu Kitô? "Về phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm Nước Trời",nghĩa là đã được Người tuyển chọn ở với Người nên hiểu Người hơn nhờ được giao tiếp trực tiếp với Người bằng mắt thấy, tai nghe, tay sờ v.v. (xem 1Gioan 1:1), "còn họ thì không cho biết", vì không được gần gũi và giao tiếp với Người như các tông đồ.

Đó là lý do ở cuối bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã xác nhận về diễm phúc của các tông đồ là thành phần được Người tuyển chọn để ở với Người (xem Marco 3:13), hơn hẳn chẳng những thành phần dân chúng mà còn hơn cả các vị tiên tri thời xưa nữa: 

"Phần các con, phúc cho mắt các con vì được thấy; và phúc cho tai các con vì được nghe. Quả thật, Thầy bảo các con: Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã ao ước trông thấy điều các con thấy, mà không được thấy; mong ước nghe điều các con nghe, mà không được nghe".

Tuy nhiên, Chúa Kitô đến trần gian là để tỏ mình ra cho chung nhân loại, đặc biệt là dân Do Thái trong thời lịch sử của Người bấy giờ, mà Người cũng cần phải tỏ mình ra cho họ nữa, bằng những cách thế thích hợp với hoàn cảnh sống của họ, với tầm mức hiểu biết bình dân của họ nói chung, chẳng hạn như dùng dụ ngôn bao gồm những hình ảnh cụ thể trong đời sống để mạc khải cho họ thấy một phần nào mầu nhiệm Nước Trời. 

Cầu Chúa Giêsu nói "Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ: vì họ nhìn mà không thấy, lắng tai mà không nghe và không hiểu chi hết" nghĩa là gì, nếu không phải khi được giao tiếp với Người một cách nào đó, ở một nơi nào đó, vào một lúc nào đó, dân chúng nói chung, nhất là thành phần luật sĩ và biệt phái giả hình nói riêng, không hiểu được Người vốn là Đấng tự bản chất vô cùng siêu việt, trong khi đó họ lại cứng lòng thì làm sao có thể chấp nhận được Người

"Các ngươi lắng tai nghe mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy gì. Vì lòng dân này đã ra chai đá, họ đã bịt tai, và nhắm mắt lại, kẻo mắt thấy được, tai nghe được, và lòng chúng hiểu được mà hối cải, và Ta lại chữa chúng cho lành". Chính vì thế mà Chúa Giêsu cần phải sử dụng dụ ngôn có tính cách bình dân cho họ hiểu phần nào thực tại của Nước Trời và về Nước Trời

Trong Cựu Ước, cho dù Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho dân Do Thái của Ngài, nhưng chỉ bằng nhiều cách khác nhau qua thiên nhiên tạo vật cũng như qua con người trần gian, bao gồm cả những dấu lạ điềm thiêng, nhất là qua các vị tiên tri (xem Do Thái 1:1). Thế nhưng, "đến thời sau hết, Ngài đã nói với chúng ta qua Con của Ngài" (Do Thái 1:2) là Chúa Giêsu Kitô. So với Chúa Giêsu Con của Thiên Chúa, thì các dấu lạ điềm thiêng hay các vị tiên tri chỉ là bóng mờ, chưa hoàn toàn rõ nét về Ngài và chưa phải " hiện thân của bản thể Cha" (Do Thái 1:3). 


Thứ Sáu

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: (Năm II) Gr 3, 14-17

"Ta sẽ ban cho các ngươi chủ chăn theo như ý Ta; và mọi dân tộc sẽ quy tụ tại Giêrusalem".

Trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Chúa phán: "Hỡi con cái phản loạn, hãy hối cải, vì Ta là chủ các ngươi, Ta sẽ chọn trong các ngươi một người trong mỗi thành và hai người trong mỗi chi họ; Ta sẽ dẫn các ngươi lên Sion. Ta sẽ ban cho các ngươi những chủ chăn theo như ý Ta, để họ dùng lý trí và khôn ngoan chăn dắt các ngươi".

Chúa lại phán: "Trong những ngày ấy, khi các ngươi sinh sản ra nhiều trong xứ, thì người ta không còn nói đến Hòm Bia Thiên Chúa nữa. Người ta sẽ không còn nghĩ tới, nhớ tới, hối tiếc và tạo lập hòm bia khác nữa.

"Lúc đó, người ta sẽ gọi Giêrusalem là ngai của Chúa, mọi dân tộc nhân danh Chúa mà quy tụ tại Giêrusalem, và họ không theo lòng gian ác độc dữ của mình nữa".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Gr 31, 10. 11-12ab. 13

Ðáp: Chúa sẽ gìn giữ chúng ta như mục tử chăn dắt đoàn chiên mình (c. 10d).

Xướng: 1) Hỡi các dân tộc, hãy nghe lời Chúa, hãy công bố lời Chúa trên các đảo xa xăm; hãy nói rằng: "Ðấng đã phân tán Israel, sẽ quy tụ nó lại, và sẽ gìn giữ nó, như mục tử chăn dắt đoàn chiên mình". - Ðáp.

2) Vì Chúa đã giải phóng Giacóp, giờ đây với cánh tay mạnh mẽ hơn, Người cứu thoát nó. Chúng sẽ đến và ca hát trên núi Sion, chúng sẽ đổ xô về phía hạnh phúc của Người. - Ðáp.

3) Bấy giờ người thiếu nữ sẽ hân hoan nhảy mừng, các thanh niên và các cụ già cũng làm y như thế; Ta sẽ biến đổi tang chế của chúng ra niềm hân hoan, sẽ an ủi chúng và cho chúng hết đau khổ. - Ðáp.

 

Alleluia: Gc 1, 13

Alleluia, alleluia! - Do ý định của Thiên Chúa, Người đã sinh chúng ta bằng lời sự thật, để chúng ta nên như của đầu mùa các tạo vật. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 13, 18-23

"Kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Vậy các con hãy nghe dụ ngôn về người gieo giống: Kẻ nào nghe lời giảng về Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp lấy điều đã gieo trong lòng nó: đó là kẻ thuộc hạng gieo dọc đường. Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ khi nghe lời giảng, thì tức khắc vui lòng chấp nhận, nhưng không đâm rễ sâu trong lòng nó: đó là kẻ nông nổi nhất thời, nên khi cuộc bách hại, gian nan xảy đến vì lời Chúa, thì lập tức nó vấp ngã. Hạt rơi vào bụi gai, là kẻ nghe lời giảng, nhưng lòng lo lắng việc đời, ham mê của cải, khiến lời giảng bị chết ngạt mà không sinh hoa kết quả được. Hạt gieo trên đất tốt, là kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả, đến nỗi có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi".

Ðó là lời Chúa.



Suy Niệm Cảm Nghiệm

Sau khi nói về dụ ngôn người gieo giống, qua bài Phúc Âm Thứ Tư hôm kia, và lý do tại sao Người dùng dụ ngôn mà giảng dạy cho dân về Nước Trời, qua bài Phúc Âm Thứ Năm hôm qua, hôm nay, qua bài Phúc Âm cho Thứ Sáu Tuần XVI Thường Niên, Chúa Giêsu giải thích về ý nghĩa của những gì Người nói trong dụ ngôn.

Ở đây, chúng ta nên lưu ý một điểm rất đặc biệt, đó là cho dù các tông đồ đã được trực tiếp liên hệ với Chúa Giêsu như "Nước Trời ở giữa các con" (Luca 17:21), các vị vẫn không thể nào hiểu được dụ ngôn về Nước Trời của Người (xem Marcô 4:10,13), và vẫn cần phải được Người đích thân dẫn giải cho biết liên quan đến các hình ảnh ám chỉ khác nhau được Người sự dụng trong dụ ngôn. 

"Vậy các con hãy nghe dụ ngôn về người gieo giống: Kẻ nào nghe lời giảng về Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp lấy điều đã gieo trong lòng nó: đó là kẻ thuộc hạng gieo dọc đường. Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ khi nghe lời giảng, thì tức khắc vui lòng chấp nhận, nhưng không đâm rễ sâu trong lòng nó: đó là kẻ nông nổi nhất thời, nên khi cuộc bách hại, gian nan xảy đến vì lời Chúa, thì lập tức nó vấp ngã. Hạt rơi vào bụi gai, là kẻ nghe lời giảng, nhưng lòng lo lắng việc đời, ham mê của cải, khiến lời giảng bị chết ngạt mà không sinh hoa kết quả được. Hạt gieo trên đất tốt, là kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả, đến nỗi có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi".

Qua những dẫn giải của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta không thấy Người nói đến kẻ gieo giống là ai và hạt giống là gì, nhưng chúng ta có thể suy ra nếu hạt giống chính là Lời Chúa như Người đã dẫn giải trong Phúc Âm Thánh Luca (8:11), thì người gieo giống đây ám chỉ đến chính Chúa Giêsu. 

Nếu Lời Chúa là hạt giống, thì có cái hay ở đây là trước khi chưa được gieo xuống còn là chính lời Chúa hay mạc khải thần linh, thế nhưng một khi đã được gieo xuống rồi thì hạt giống ấy liền trở thành người nghe Lời Chúa, như chính Người cho biết trong bài Phúc Âm: "Hạt rơi dọc đường là kẻ... Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ ... Hạt rơi vào bụi gai là kẻ... Hạt gieo trên đất tốt là kẻ..." .

Tại sao Lời Chúa khi gieo xuống lại biến thành người nghe Lời Chúa như thế, nếu không phải vào lúc ban đầu, hạt giống Lời Chúa hoàn toàn lệ thuộc vào môi trường nẩy mầm và phát triển là người nghe, đến độ hạt giống tiêu biểu cho sự sống và chất chứa sự sống sẽ bị thui chột đi một khi hạt giống Lời Chúa không gặp được môi trường thích hợp của mình. Tuy nhiên, một khi gặp được môi trường thích đáng với mình, hạt giống Lời Chúa sẽ trở thành chủ động, sẽ làm cho môi trường tự mình hoang trống có thể nhờ hạt giống mà phát triển sự sống.

Bốn loại người đón nhận hạt giống Lời Chúa được Chúa Giêsu liệt kê trong dụ ngôn và được Người đích thân dẫn giải đó là thành phần: 1- thính giả vệ đường, 2- thính giả sỏi đá, 3- thính giả bụi gai, và 4- thính giả đất tốt. Cũng có thể nói đây là 4 thái độ trong việc đón nhận Lời Chúa, đón nhận mạc khải thần linh, đón nhận Chúa Giêsu Kitô là chính Lời Chúa và là tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa.

Chính vì hạt giống một khi được gieo xuống đất là thành phần thính giả mà hạt giống cần phải được gieo vãi khắp nơi, kể cả ở vệ đường, ở đá sỏi, ở bụi gai, tức là cho hết mọi hạng người, không trừ một ai, kẻo khi cần phải trả lẽ trước mặt Quan Án Chí Công trong cuộc phán xét riêng và chung thẩm, thành phần thính giả vệ đường hay thính giả sỏi đá hoặc thính giả bụi gai không thể nại lý rằng họ chẳng nghe biết gì để khỏi bị luận phạt.

Căn cứ vào những gì Chúa Giêsu dẫn giải về 4 loại thính giả nghe Lời Người hay được Người tỏ mình ra cho, thì thành phần thính giả vệ đường là thành phần hững hờ nghe Lời Chúa hay hững hờ nghe Chúa Kitô; thành phần thính giả sỏi đá là thành phần nông cạn hiểu Lời Chúa hay nông cạn hiểu Chúa Kitô; thành phần thính giả bụi gai là thành phần lơ là sống Lời Chúa hay lơ là sống Chúa Kitô, và thành phần thính giả đất tốt là thành phần biết đáp ứng Lời Chúa hay biết đáp ứng Chúa Kitô.

Lời Chúa được diễn tả qua lề luật của Chúa, nên có thể nói lề luật của Chúa cũng là hạt giống được gieo nơi lương tâm của con người, mà đã là người ai cũng trực giác thấy những gì tự bản chất là xấu cần phải tránh, như gian dâm, giết người, lừa đảo, trộm cướp v.v., căn cứ vào nguyên tắc đừng làm gì cho tha nhân khi không muốn họ làm cho mình, và tự những gì tự bản chất là tốt cần phải làm, chẳng hạn làm phúc bố thí, bác ái vị tha, hy sinh phục vụ v.v., căn cứ vào nguyên tắc hãy làm cho người khác những gì mình muốn họ làm cho mình. 

Tóm lại, 2 nguyên tắc trở thành cốt lõi của lề luật liên quan đến tha nhân đó là hãy yêu người như mình. Tuy nhiên, nếu con người vô thần thì họ sẽ chẳng coi ai ra gì. Bởi thế, con người chỉ thực hành được qui luật vàng là ái nhân như kỷ - yêu người như thể thương thân ấy một khi họ nhận biết Đấng Tối Cao, Đấng thưởng phạt công minh, nhất là biết kính sợ Thiên Chúa là Cha trên trời trọn lành trên hết mọi sự với tất cả con người của họ.


Thứ Bảy

Phụng Vụ Lời Chúa

 

 

Bài Ðọc I: (Năm II) Gr 7, 1-11

"Nhà này là nơi phải khẩn cầu thánh danh Ta, đã trở thành hang trộm cướp rồi sao?"

Trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Lời Chúa phán cùng Giêrêmia rằng: Ngươi hãy đứng nơi cửa đền thờ Chúa, và rao giảng lời này rằng: Hỡi toàn thể Giuđa, là những người vào cửa này mà thờ lạy Chúa, hãy nghe lời Chúa. Ðây Chúa các đạo binh, Thiên Chúa Israel phán: Các ngươi hãy cải thiện lối sống và hành động các ngươi, thì Ta sẽ ở với các ngươi tại chốn này. Các ngươi đừng tin theo lời dối trá này: Ðây có đền thờ Chúa, đền thờ Chúa, đền thờ Chúa! Vì nếu các ngươi cải thiện lối sống và hành động các ngươi, nếu các ngươi ăn ở ngay thẳng theo lề luật với những người trong nhà và những người thân cận, nếu các ngươi không áp bức ngoại kiều, trẻ mồ côi, và những người goá bụa, nếu các ngươi không đổ máu người vô tội tại chốn này, nếu các ngươi không chạy theo các thần ngoại lai mà mang hoạ vào mình, thì Ta sẽ ở với các ngươi tại chốn này, tại lãnh thổ mà Ta đã ban cho tổ phụ các ngươi từ đời này đến đời nọ.

Nhưng kìa, các ngươi tin tưởng vào những lời dối trá không sinh ích lợi gì cho các ngươi, như: trộm cướp, giết người, ngoại tình, thề dối, thờ cúng Baalim, chạy theo các thần ngoại lai mà các ngươi không biết; rồi các ngươi đến đứng trước mặt Ta trong đền thờ này là nơi kêu cầu thánh danh Ta, mà nói rằng: "Chúng tôi đã được bảo đảm để tiếp tục làm những việc ghê tởm đó". Vậy, dưới mắt các ngươi, nhà này là nơi khẩn cầu thánh danh Ta, đã trở thành hang trộm cướp rồi sao? Chúa lại phán: Còn Ta, Ta hiện diện và Ta đã thấy rõ.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 83, 3. 4. 5-6a và 8a. 11

Ðáp: Ôi Chúa thiên binh, khả ái thay cung điện của Ngài (c. 2).

Xướng: 1) Linh hồn con khát khao và mòn mỏi, mong vào hành lang nhà Ðức Thiên Chúa. Tâm thần và thể xác con hoan hỉ tìm đến cùng Thiên Chúa trường sinh. - Ðáp.

2) Ðến như chim sẻ còn kiếm được nhà, và chim nhạn tìm ra tổ ấm, để làm nơi ấp ủ con mình, cạnh bàn thờ Chúa, ôi Chúa là Thiên Chúa thiên binh, ôi Ðại Vương là Thiên Chúa của con. - Ðáp.

3) Ôi Thiên Chúa, phúc đức ai ngụ nơi nhà Chúa: họ sẽ khen ngợi Chúa tới muôn đời. Phúc thay người Chúa con nâng đỡ, họ tiến lên ngày càng thêm hăng hái. - Ðáp.

4) Thực một ngày sống trong hành lang nhà Chúa đáng quý hơn ngàn ngày ở nơi đâu khác. Con ưa đứng nơi ngưỡng cửa nhà Chúa con, hơn là cư ngụ trong lều bọn ác nhân. - Ðáp.

 

Alleluia: Gc 1, 21

Alleluia, alleluia. - Anh em hãy khiêm nhu nhận lãnh lời gieo trong lòng, lời đó có thể cứu thoát linh hồn anh em. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 13, 24-30

"Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán một dụ ngôn khác cùng dân chúng rằng: Nước trời giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Trong lúc mọi người ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất.

Khi lúa lớn lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng lộ ra. Ðầy tớ chủ nhà đến nói với ông rằng: "Thưa ông, thế ông đã không gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Vậy cỏ lùng từ đâu mà có?" Ông đáp: "Người thù của ta đã làm như thế". Ðầy tớ nói với chủ: "Nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ". Chủ nhà đáp: "Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta".

Ðó là lời Chúa. 

 


Suy Niệm Cảm Nghiệm

Bài Phúc Âm cho Thứ Bảy Tuần XVI Thường Niên hôm nay tiếp ngay sau 3 bài Phúc Âm của 3 hôm trước, liên quan đến các dụ ngôn Chúa Giêsu giảng dạy về mầu nhiệm Nước Trời, các dụ ngôn sẽ được tục tiếp cho tới tuần sau đó nữa.

Dụ ngôn trong bài Phúc Âm hôm nay, về nội dung, như là một đoạn Phúc Âm phụ thêm cho dụ ngôn về người gieo giống cách đây 3 hôm. Bởi vì, cả hai đều về "người gieo giống", thế nhưng ở bài Phúc Âm hôm Thứ Tư về "người gieo giống ra đi gieo giống", còn hôm nay về "người kia gieo giống tốt trong ruộng mình". 

Nếu trong dụ ngôn về "người gieo giống ra đi gieo giống" là dụ ngôn liên quan đến mầu nhiệm nhập thể và vượt qua của Người cũng như đến 4 thành phần đón nhận Người, thì dụ ngôn về "người kia gieo giống tốt trong ruộng mình" hôm nay liên quan đến mầu nhiệm quan phòng thần linh và mầu nhiệm cánh chung trong việc để cho kẻ thù gieo cỏ lùng vào cùng một thửa ruộng với lúa tốt cho đến mùa gặt. 

"Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất. Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện. Đầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng: 'Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?' Ông đáp: 'Kẻ thù đã làm đó!' Đầy tớ nói: 'Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không?' Ông đáp: 'Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi'."

Trong bài Phúc Âm vào Thứ Ba tuần tới, Chúa Giêsu sẽ dẫn giải ý nghĩa liên quan đến các hình ảnh ám chỉ trong dụ ngôn "người kia gieo giống tốt trong ruộng mình" nàyỞ đây, căn cứ vào những gì được Chúa Giêsu nêu lên trong dụ ngôn, chúng ta có thể kết luận mấy điều chính yếu sau đây:

1- Thiên Chúa chỉ làm điều tốt: "người kia gieo giống tốt trong ruộng mình", còn điều xấu là do kẻ thù của Ngài là ma quỉ gây ra: "kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất".


2- Thiên Chúa là Đấng quan phòng thần linh biết hết mọi sự nhưng Ngài cứ để xẩy ra, như thể "mọi người đang ngủ" chẳng hay biết gì, ai muốn làm gì thì làm, dù có ý gây tác hại cho thửa ruộng của Ngài


3- Sở dĩ Thiên Chúa cố ý để xẩy ra tình trạng hay hiện tượng "khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện" là vì Ngài muốn mưu ích cho lúa tốt bằng chính sự hiện diện và sức lấn át dữ dội đầy ác liệt của cỏ lùng: "sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa".


4- Cho dù cỏ lùng do ma quỉ gieo vào thửa ruộng lúc tốt của Thiên Chúa để phá hoại ruộng lúa của Ngài, nhưng cuối cùng chúng chẳng những không thành công mà còn bị trừng phạt xứng đáng nữa: "Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi".

Như thế, ý nghĩa chính yếu của dụ ngôn "người kia gieo giống tốt trong ruộng mình" đây đó là Thiên Chúa là chủ tể của lịch sử loài người - những gì Ngài đã muốn hoàn thành nơi con người và cho con người theo dự án cứu độ của Ngài, một dự án đã được Chúa Kitô hoàn tất bằng công cuộc cứu độ của Người, tất cả sẽ được nên trọn ở mầu nhiệm cánh chung.

Có thể áp dụng ý nghĩa của dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng lúa tốt ở bài Phúc hôm nay vào con người và đời sống của Kitô hữu chúng ta. Ở chỗ, trong bản thân mỗi Kitô hữu chúng ta, như thửa ruộng của Chúa, đã được gieo giống tốt là Thánh Sủng cùng với 3 Thần Đức tin cậy mến. Thế nhưng, đồng thời cho dù đã lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy Tái Sinh, Kitô hữu vẫn còn đam mê nhục dục và tính mê nết xấu là các mầm mống của nguyên tội, như cỏ lùng đã được ma quỉ gieo vào bản tính của con người sau khi con người đã không còn sống trong tình ttrạng công chính nguyên thủy nữa.   

Bởi thế, thửa ruộng tâm linh Kitô hữu vừa có lúa tốt là Thánh Sủng cùng với 3 Thần Đức vừa có cỏ lùng là đam mê nhục dục cùng với tính mê nết xấu, thậm chí cỏ lùng bao giờ cũng tự nhiên nhiều hơn và mạnh hơn lúa tốt, do đó con người Kitô hữu mới hay dễ dàng và mau chóng sa ngã phạm tội hơn là sống thánh thiện phúc đức với tư cách là những đứa con thừa nhận của Thiên Chúa. 

Trong khi đó Thiên Chúa lại muốn để xẩy ra tình trạng đối nghịch và đối chọi nhau gay go nguy hiểm này như vậy nơi con người, để họ nhờ đó sống đức tin, bằng cách luôn cảm thấy mình hèn hạ tội lỗi và bất lực bất xứng mà tin tưởng cậy trông phó thác vào Ngài hơn nữa như một trẻ nhỏ theo lòng mong ước của Ngài để nhờ đó Ngài có thể tỏ mình ra cho họ, biến đổi họ cùng chiếm đoạt họ và sống trong họ, nghĩa là để cho Thánh Sủng cuối cùng sẽ toàn thắng nơi con người của họ, như một Chúa Kitô tử nạn bởi sự ác nhưng phục sinh bởi quyền năng thần linh vậy.