SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO
Chúa Nhật
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: Kn 6, 13-17 (Hl 12-16)
"Những ai tìm kiếm sự khôn ngoan, sẽ gặp được nó".
Trích sách Khôn Ngoan.
Sự khôn ngoan sáng tỏ, và không bao giờ lu mờ, những ai yêu mến nó, sẽ xem nó dễ dàng, và những ai tìm kiếm nó, sẽ gặp được nó. Nó sẽ đón tiếp những ai khao khát nó, để tỏ mình ra cho họ trước.
Từ sáng sớm, ai tỉnh thức tiến lại gần nó, sẽ không lao nhọc, vì sẽ gặp nó ngồi nơi cửa nhà mình. Vậy tưởng nhớ đến nó là được khôn sáng vẹn tuyền; và ai tỉnh thức vì nó, sẽ chóng được an tâm. Vì nó chu du tìm kiếm những kẻ xứng đáng với mình, vui vẻ tỏ mình ra cho những kẻ ấy trong các đường lối, và hết sức ân cần đón tiếp họ.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 62, 2. 3-4. 5-6. 7-8
Ðáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa con, linh hồn con khao khát Chúa (c. 2b).
Xướng: 1) Ôi lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa của con, con thao thức chạy kiếm Ngài. Linh hồn con khát khao, thể xác con mong đợi Chúa con, như đất héo khô, khát mong mà không gặp nước.- Ðáp.
2) Con cũng mong được chiêm ngưỡng thiên nhan ở thánh đài, để nhìn thấy quyền năng và vinh quanh của Chúa. Vì ân tình của Ngài đáng chuộng hơn mạng sống, miệng con sẽ xướng ca ngợi khen Ngài. - Ðáp.
3) Con sẽ chúc tụng Ngài như thế trọn đời con, con sẽ giơ tay kêu cầu danh Chúa. Hồn con được no thỏa dường như bởi mỹ vị cao lương, và miệng con ca ngợi Chúa với cặp môi hoan hỉ. - Ðáp.
4) Trên giường ngủ, khi con nhớ Chúa, con ngẫm suy về Chúa suốt năm canh. Vì Chúa đã ra tay trợ phù con, để con được hoan hỉ núp trong bóng cánh của Ngài. - Ðáp.
Bài Ðọc II: 1 Tx 4, 13-14 {hoặc 13-18}
"Nhờ Ðức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem những người đã chết đến làm một với Người".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica.
Anh em thân mến, chúng tôi chẳng muốn để anh em không biết gì về số phận những người đã an nghỉ, để anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những kẻ không có niềm hy vọng. Vì nếu chúng ta tin Ðức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì cũng vậy, những người đã chết nhờ Ðức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem họ đến làm một với Người.
{Bởi vậy, chúng tôi dựa vào lời Chúa để nói cùng anh em điều này: chúng ta, những kẻ đang sống, những kẻ còn sót lại khi Chúa đến, thì chúng ta không đi trước những người đã an nghỉ. Vì khi nghe lệnh và tiếng Tổng lãnh Thiên thần, và tiếng loa Thiên Chúa, thì chính Chúa từ trời ngự xuống, và những người đã chết trong Ðức Kitô sẽ sống lại trước hết, rồi đến chúng ta, những kẻ đang sống, những kẻ còn sống sót, chúng ta sẽ được nhắc lên cùng với họ trên các tầng mây, đi đón Ðức Kitô trên không trung, và như vậy, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa luôn mãi. Vì thế, anh em hãy dùng những lời đó mà an ủi nhau.}
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: 1 Sm 3, 9
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 25, 1-13
"Kia chàng rể đến, hãy ra đón người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này: "Nước trời giống như mười trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể. Trong số đó có năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan. Năm cô khờ dại mang đèn mà không đem dầu theo; còn những cô khôn ngoan đã mang đèn lại đem dầu đầy bình. Vì chàng rể đến chậm, nên các cô đều thiếp đi và ngủ cả.
"Nửa đêm có tiếng hô to: Kìa chàng rể đến, hãy ra đón người. Bấy giờ các trinh nữ đều chỗi dậy, sửa soạn đèn của mình. Những cô khờ dại nói với các cô khôn ngoan rằng: "Các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em đã tắt cả". Các cô khôn ngoan đáp lại rằng: "E không đủ cho chúng em và các chị, các chị ra (nhà) hàng mà mua thì hơn". Song khi họ đang đi mua, thì chàng rể đến. Những trinh nữ đã sẵn sàng thì theo chàng rể cùng vào tiệc cưới, và cửa đóng lại. Sau cùng các trinh nữ kia cũng đến và nói: "Thưa Ngài, xin mở cửa cho chúng tôi". Nhưng Người đáp lại: "Ta bảo thật các ngươi, ta không biết các ngươi".
"Vậy hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày nào, giờ nào".
Ðó là lời Chúa.
Suy Nghiệm Lời Chúa
Cây Đèn Đức Tin Sáng Lửa Đức Mến Bằng Dầu Đức Cậy
Chiều hướng phụng vụ Lời Chúa càng về cuối phụng niên 34 tuần lễ của Mùa Thường Niên càng cho thấy chiều hướng cánh chung. Mà cánh chung, cho dù đã được mở đầu ngay từ “thời điểm viên trọn” (Galata 4:4), thời điểm “Thiên Chúa đã sai Con Mình đến hạ sinh bởi một người nữ” (Galata 4:4), nhưng chỉ kết thúc vào thời điểm tái giáng của Chúa Kitô mà thôi.
Ở đây, trong chu kỳ Năm A theo Phúc Âm của Thánh ký Mathêu, một Thánh Ký giành gần nguyên đoạn 24, trước đoạn 25 của Bài Phúc Âm hôm nay, để nói về tận thế bao gồm các hiện tượng và dấu báo về gày cùng tháng tận này. Nhưng lại không phải là đoạn được Giáo Hội chọn đọc vào thời điểm kết thúc phụng niên hướng về việc Chúa Kitô đến lần thứ hai, mà Giáo Hội lại chọn dọc và chỉ chọn đọc ba bài Phúc Âm cuối cùng của phụng niên, đều ở trong cùng đoạn 25, về giáo huấn của Chúa Kitô liên quan đến tinh thần và thái độ sống đức tin của chung Kitô hữu.
Tinh thần và thái độ sống đức tin của Kitô môn đệ của Chúa Kitô phải hoàn toàn khác với và vượt trên thành phần biệt phái và luật sĩ cũng như thành phần trưởng tế và kỳ lão trong dân Do Thái, thành phần duy luật chỉ thiên đã được Người đề cập đến trong suốt 7 Bài Phúc Âm Chúa Nhật, từ Chúa Nhật XXV đến Chúa Nhật XXXI. Như thể Người ngầm răn dạy thành phần môn đệ Do Thái, không nhiều thì ít, sẵn mang tâm thức lề luật, bị ảnh hưởng men giả hình của họ, rằng đừng sống như họ mà là sống như giáo huấn Phúc Âm của Người là đức tin cứu độ hơn công trạng cứu độ, là lòng nhân hậu hơn là hy tế.
Trong Bài Phúc Âm hôm nay về dụ ngôn 10 trinh nữ hay 10 phù dâu (ám chỉ Kitô hữu) khôn ngoan cầm đèn kèm theo dầu chờ đón chàng rể và nghênh đón chàng rể đến muộn là một huấn dụ Kitô hữu hãy luôn tin tưởng cậy trông vào Chúa Kitô, (dụ ngôn về nén bạc đối với người đầy tớ không sinh lợi ở Bài Phúc Âm 33 tuần tới cũng thế), chứ đừng tin vào mình, như năm cô trinh nữ phù dâu cầm đèn mà không mang theo dầu, để rồi khi chàng rể xuất hiện thì chẳng còn kịp trở tay nghênh đón chàng mà vào dự tiệc cưới với chàng trong mối hiệp thông thần linh.
Vậy thì dầu cần được mang theo đây là gì, nếu không phải là đức cậy của ngọn đèn đức tin để thắp sáng ngón lửa đức mến, vì theo dụ ngôn chung thẩm của Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật XXXIV là Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua, kết thúc riêng Mùa Thường Niên và chung Phụng Niên cho chu kỳ Năm A theo Thánh ký Mathêu, thì không có đức mến không được thừa hưởng Nước Trời, một đức mến lại chỉ xuất phát từ đức tin: “Đức tin thể hiện qua đức mến” (Galata 5:6) cũng là một đức tin sống động nhờ đức cậy và tồn tại với đức cậy.
Đó là lý do Vị Tông Đồ Dân Ngoại trong Thư gửi Giáo đoàn Do Thái đã khẳng định rằng Chúa Kitô “sẽ xuất hiện lần thứ hai không phải để cứu độ mà là để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha (eagerly) trông đợi Người” (Do Thái 9:28), như trường hợp của những cô trinh nữ phù dâu khôn ngoan, chẳng những mang đèn đức tin cháy lửa đức mến, mà còn mang theo cả dầu đức cậy, để giữ cho lửa đức mến tiếp tục cháy sáng cho tới khi chàng rể tới, hay cho tới khi họ gặp được chàng rể, bất chấp mọi thử thách, bao gồm cả việc chàng rể cố ý đến muộn để thử thách đức tin của những ai đón chờ Người, hay nói đúng hơn, để khiến cho thành phần nghênh đón chàng càng tỏ ra “thiết tha” hơn, xứng với tư cách đáng yêu trên hết mọi sự của họ, thành phần không còn tha thiết gì hơn ngoài chàng, một khát vọng thiên đường ngay trên trần thế, một tình trạng hiệp thông thần linh bất diệt ngay trong thời gian hữu hạn.
Những ai tin vào Chúa Kitô bằng tất cả niềm trông đợi ở Người, trong tất cả mọi sự, với bất cứ giá nào, là thành phần khôn ngoan nhất trên trần gian này. Bởi vì, làm sao để đạt được cùng đích của mình mới là khôn ngoan, bằng không, chỉ là khờ dại, khi đánh mất cái chính yếu để bám vào và tìm kiếm những gì là tạm bợ, là phụ thuộc, là phù du mau qua chóng hết, chỉ làm cho mình bất an, chán chường, tuyệt vọng v.v.
Đó là lý do, Bài Đọc 1 hôm nay được trích từ Sách Khôn Ngoan mới chí lý bày tỏ cảm nhận đầy xác tín về những gì khôn ngoan, cho khôn ngoan như là một ngọn đèn “sáng tỏ” hướng dẫn cho “những ai yêu mến nó”, “tìm kiếm nó”, “tỉnh thức tiến lại gần nó”, “tỉnh thức vì nó”, như sau:
“Sự khôn ngoan sáng tỏ, và không bao giờ lu mờ, những ai yêu mến nó, sẽ xem nó dễ dàng, và những ai tìm kiếm nó, sẽ gặp được nó. Nó sẽ đón tiếp những ai khao khát nó, để tỏ mình ra cho họ trước. Từ sáng sớm, ai tỉnh thức tiến lại gần nó, sẽ không lao nhọc, vì sẽ gặp nó ngồi nơi cửa nhà mình. Vậy tưởng nhớ đến nó là được khôn sáng vẹn tuyền; và ai tỉnh thức vì nó, sẽ chóng được an tâm. Vì nó chu du tìm kiếm những kẻ xứng đáng với mình, vui vẻ tỏ mình ra cho những kẻ ấy trong các đường lối, và hết sức ân cần đón tiếp họ”.
Nếu những ai tin vào Chúa Kitô bằng tất cả niềm trông đợi ở Người, trong tất cả mọi sự, với bất cứ giá nào, là thành phần khôn ngoan nhất trên trần gian này, thì ngược lại, những ai được khôn ngoan dẫn dắt cũng chỉ biết tìm kiếm Thiên Chúa, khao khát Thiên Chúa và trông đợi ở nơi Người mà thôi, đúng như tâm tình đầy cảm thức siêu nhiên của vị tác giả Thánh Vịnh trong Thánh Vịnh 62 ở Bài Đáp Ca hôm nay.
1) Ôi lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa của con, con thao thức chạy kiếm Ngài. Linh hồn con khát khao, thể xác con mong đợi Chúa con, như đất héo khô, khát mong mà không gặp nước.
2) Con cũng mong được chiêm ngưỡng thiên nhan ở thánh đài, để nhìn thấy quyền năng và vinh quanh của Chúa. Vì ân tình của Ngài đáng chuộng hơn mạng sống, miệng con sẽ xướng ca ngợi khen Ngài.
3) Con sẽ chúc tụng Ngài như thế trọn đời con, con sẽ giơ tay kêu cầu danh Chúa. Hồn con được no thỏa dường như bởi mỹ vị cao lương, và miệng con ca ngợi Chúa với cặp môi hoan hỉ.
4) Trên giường ngủ, khi con nhớ Chúa, con ngẫm suy về Chúa suốt năm canh. Vì Chúa đã ra tay trợ phù con, để con được hoan hỉ núp trong bóng cánh của Ngài.
Nếu Chúa Kitô “sẽ xuất hiện lần thứ hai không phải để cứu độ mà là để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha (eagerly) trông đợi Người” (Do Thái 9:28), thì chính niềm tin tưởng trông đợi Người nơi tâm hồn của Kitô hữu sẽ đưa họ đến với cuộc hôi ngộ tối hậu với Chúa Kitô, như năm cô trinh nữ phù dâu khôn ngoan trong Bài Phúc Âm hôm nay, và như Thánh Phaolô khẳng định cùng trấn an Kitô hữu Giáo đoàn Thessalonica trong Thư Thứ Nhất ngài gửi họ ở Bài Đọc 2 hôm nay (những chỗ in nghiêng do người viết tự ý nhấn mạnh và chứng thực những gì đang được diễn giải):
“Anh em thân mến, chúng tôi chẳng muốn để anh em không biết gì về số phận những người đã an nghỉ, để anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những kẻ không có niềm hy vọng. Vì nếu chúng ta tin Ðức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì cũng vậy, những người đã chết nhờ Ðức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem họ đến làm một với Người”.
Ngày 12: Thánh Giosaphát, giám mục tử đạo
Giosaphat ra đời khoảng năm 1580 tại Vladimir nước Ba Lan. Năm 17 tuổi, ngài ngỏ ý xin cha mẹ cho đi tu, nhưng ông bà ngăn cản và muốn con mình kết hôn nói dõi tông đường. Dù gặp trở ngại, ngài vẫn luôn mang ý tưởng tu trì và nhất quyết từ chối việc kết hôn. Cuối cùng cha mẹ đành phải chiều lòng ngài.
Năm 20 tuổi, Giosaphat nhập dòng thánh Basilô ở Vilna. Lúc đó có một bè rối nổi lên chống lại Giáo Hội. Chính vị Bề Trên tu viện cũng ngả theo bè rối và buộc ngài cũng phải theo. Phân vân không biết đâu là ý Chúa, ngài đã cầu nguyện nhiều và cuối cùng giữ lập trường trung thành với Giáo Hội. Sau khi vị Bề Trên bị trục xuất, Ðức Giám Mục liền đặt ngài lên thay thế. Hai năm sau, ngài thụ phong linh mục, rồi Giám Mục và năm 1617 được đặt làm Tổng Giám Mục Polotsk. Ngài đã tỏ ra là mẫu mực của các nhân đức. Ngài lo vận động cho việc hợp nhất giữa Giáo Hội Hy Lạp và La Tinh. Ngài đã đem về cho Giáo Hội một số đông những người lạc giáo.
Trong một cuộc thăm viếng mục vụ tại Vitebsk, bọn ly giáo xông đến trước mặt ngài và đòi giết, ngài đã bình tĩnh trả lời: "Này các bạn, nếu chính tôi là người mà các bạn tìm giết, thì tôi đây!". Họ liền lôi ngài đi đánh đập tàn nhẫn và kết thúc bằng một nhát gươm xuyên qua ngực. Sau đó họ ném xác ngài xuống sông.
Ðức Giáo Hoàng Urbanô VIII phong Chân Phước cho ngài và Ðức Piô X tôn phong ngài lên bậc Hiển Thánh năm 1867 với tước hiệu "Ðấng bảo vệ sự thống nhất Giáo Hội". Ðây là vị thánh Ðông Phương đầu tiên được phong tước hiệu này.
Thứ Hai
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm I) Kn 1, 1-7
"Thần trí khôn ngoan thì nhân hậu; Thánh Thần Chúa tràn ngập hoàn cầu".
Khởi đầu sách Khôn Ngoan.
Hỡi các vị lãnh đạo trần gian, hãy chuộng đức công chính. Hãy tưởng nghĩ về Chúa cách ngay lành, và hãy tìm kiếm Người với tâm hồn đơn sơ. Vì những ai không thử thách Chúa, sẽ gặp thấy Người, và Người sẽ tỏ mình cho những ai tin vào Người. Vì chưng, những tà ý làm xa cách Chúa, và quyền năng bị thử thách sẽ sửa phạt những kẻ ngu đần đó. Sự khôn ngoan sẽ không ngự vào tâm hồn gian ác, và không ở trong thân xác nô lệ tội lỗi. Vì Thánh Thần, Ðấng dạy dỗ chúng ta, sẽ xa tránh kẻ gian dối, lánh xa những tư tưởng ngông cuồng, và lui đi khi sự gian ác tới.
Thần trí khôn ngoan thì nhân hậu, nhưng không tha thứ kẻ nói lộng ngôn. Vì Thiên Chúa thấu suốt tâm can kẻ ấy, Người thực sự kiểm soát lòng nó và nghe lời nó nói. Vì thần trí Chúa tràn ngập hoàn cầu. Người nắm giữ mọi sự, và thông biết mọi lời.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 138, 1-3. 4-6. 7-8. 9-10
Ðáp: Lạy Chúa, xin hướng dẫn con trong đường lối đời đời (c. 24b).
Xướng: 1) Lạy Chúa, Ngài thăm dò và biết rõ con, Ngài biết con, lúc con ngồi khi con đứng. Ngài hiểu thấu tư tưởng con tự đàng xa, khi con bước đi hay nằm nghỉ, Ngài thấy hết, Ngài để ý tới mọi đường lối của con. - Ðáp.
2) Khi lời nói chưa lên tới đầu lưỡi, thì kìa, lạy Chúa, Ngài đã biết cả rồi; sau lưng hay trước mặt, Chúa bao bọc thân con, và trên mình con, Chúa đặt tay. Ðối với con, sự thông minh này quá ư huyền diệu, quá cao xa, con thực không thể hiểu ra. - Ðáp.
3) Con đi đâu xa khuất được thần linh của Chúa? Con trốn đâu cho khỏi thiên nhan Ngài? Nếu con leo được tới trời, thì cũng có Ngài ngự đó, nếu con nằm dưới âm phủ, thì đây cũng có mặt Ngài. - Ðáp.
4) Nếu con mượn đôi cánh của hồng đông, và bay đến cư ngụ nơi biên cương biển cả, tại nơi đây cũng bàn tay Chúa dẫn dắt con, và tay hữu Ngài nắm giữ con. - Ðáp.
Alleluia: Mt 11, 25
Alleluia, alleluia! - Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã mạc khải những mầu nhiệm nước trời cho những kẻ bé mọn. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 17, 1-6
"Dù một ngày bảy lần nó trở lại nói cùng con rằng: Tôi hối hận, thì con hãy tha cho nó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Không thể nào mà không xảy ra gương xấu, nhưng vô phúc cho kẻ nào gây ra gương xấu. Thà nó bị cột cối đá vào cổ mà ném xuống biển còn hơn là làm gương xấu cho một trong những trẻ nhỏ này.
"Các con hãy cẩn thận: nếu có anh em con lỗi phạm, con hãy răn bảo nó, và nếu nó hối cải, thì hãy tha thứ cho nó; cho dù một ngày nó phạm đến con bảy lần, và bảy lần nó trở lại nói cùng con rằng: "Tôi hối hận", thì con hãy tha thứ cho nó".
Các Tông đồ thưa với Chúa rằng: "Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con". Chúa liền phán rằng: "Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải, thì dẫu các con khiến cây dâu này rằng: "Hãy tróc rễ lên và xuống mọc dưới biển", nó liền vâng lời các con".
Ðó là lời Chúa.
Suy nghiệm Lời Chúa
Một phát triển ngược - không lớn lên mà là nhỏ đi
1) Lạy Chúa, Ngài thăm dò và biết rõ con, Ngài biết con, lúc con ngồi khi con đứng. Ngài hiểu thấu tư tưởng con tự đàng xa, khi con bước đi hay nằm nghỉ, Ngài thấy hết, Ngài để ý tới mọi đường lối của con.
2) Khi lời nói chưa lên tới đầu lưỡi, thì kìa, lạy Chúa, Ngài đã biết cả rồi; sau lưng hay trước mặt, Chúa bao bọc thân con, và trên mình con, Chúa đặt tay. Ðối với con, sự thông minh này quá ư huyền diệu, quá cao xa, con thực không thể hiểu ra.
3) Con đi đâu xa khuất được thần linh của Chúa? Con trốn đâu cho khỏi thiên nhan Ngài? Nếu con leo được tới trời, thì cũng có Ngài ngự đó, nếu con nằm dưới âm phủ, thì đây cũng có mặt Ngài.
4) Nếu con mượn đôi cánh của hồng đông, và bay đến cư ngụ nơi biên cương biển cả, tại nơi đây cũng bàn tay Chúa dẫn dắt con, và tay hữu Ngài nắm giữ con.
Thứ Ba
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm I) Kn 2, 23 - 3, 9
"Ðối với con mắt người không hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết, nhưng thật ra các ngài sống trong bình an".
Bài trích sách Khôn Ngoan.
Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa để sống vĩnh viễn. Nhưng bởi ác quỷ ghen tương, nên tử thần đột nhập vào thế gian: kẻ nào thuộc về nó thì bắt chước nó.
Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa, và đau khổ sự chết không làm gì được các ngài. Ðối với con mắt người không hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết, và việc các ngài từ biệt chúng ta, là như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thật ra, các ngài sống trong bình an. Và trước mặt người đời, dầu các ngài có chịu khổ hình, lòng cậy trông của các ngài cũng không chết.
Sau một giây lát chịu khổ nhục, các ngài sẽ được vinh dự lớn lao, vì Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu. Khi đến giờ Chúa ghé mắt nhìn các ngài, các người công chính sẽ sáng chói và chiếu tỏ ra như ánh lửa chiếu qua bụi lau. Các ngài sẽ xét xử các dân tộc, sẽ thống trị các quốc gia, và Thiên Chúa sẽ ngự trị trong các ngài muôn đời.
Các ngài đã tin tưởng ở Chúa, thì sẽ hiểu biết chân lý, và trung thành với Chúa trong tình yêu, vì ơn Chúa và bình an sẽ dành cho những người Chúa chọn.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 45, 2-3. 5-6. 8-9
Ðáp: Nước dòng sông làm cho thành Chúa vui mừng, làm hân hoan cung thánh Ðấng Tối Cao (c. 5).
Xướng: 1) Chúa là nơi ẩn náu và là sức mạnh của chúng ta, Người hằng cứu giúp khi ta sầu khổ. Dầu đất có rung chuyển, ta không sợ chi, dầu núi đổ xuống đầy lòng biển cả. - Ðáp.
2) Nước dòng sông làm cho thành Chúa vui mừng, làm hân hoan cung thánh Ðấng Tối Cao hiển ngự. Chúa ở giữa thành, nên nó không chuyển rung, lúc tinh sương, thành được Chúa cứu giúp. - Ðáp.
3) Chúa thiên binh hằng ở cùng ta, ta được Chúa Giacóp hằng bảo vệ. Các ngươi hãy đến mà xem mọi kỳ công Chúa làm, Người thực hiện muôn kỳ quan trên vũ trụ. - Ðáp.
Bài Ðọc II: 1 Cr 3, 9b-11. 16-17
"Anh em là đền thờ của Thiên Chúa".
Bài trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, anh em là toà nhà của Thiên Chúa. Theo ân sủng Thiên Chúa đã ban cho tôi, tôi như một kiến trúc sư lành nghề, đã đặt nền móng, còn kẻ khác thì xây lên. Nhưng mỗi người hãy xem coi mình xây lên thế nào? Vì chưng không ai có thể xây dựng một nền tảng khác, ngoài nền tảng đã được xây dựng là Ðức Kitô.
Anh em không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? Nếu ai xúc phạm tới đền thờ của Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt người ấy. Vì đền thờ của Thiên Chúa là thánh mà chính anh em là đền thờ ấy.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: 2 Sb 7, 16
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Ta đã chọn lựa và thánh hoá nơi này, để danh Ta được hiện diện khắp nơi cho đến muôn đời. - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 2, 13-22
"Người có ý nói đền thờ là thân thể Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Lễ Vượt Qua của dân Do-thái gần đến, Chúa Giêsu lên Giêrusa-lem; Người thấy ở trong đền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc. Người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ, Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ, và bảo những người bán chim câu rằng: "Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán".
Môn đệ liền nhớ lại câu Kinh Thánh: "Sự nhiệt thành vì nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi".
Bấy giờ người Do-thái bảo Người rằng: "Ông hãy tỏ cho chúng tôi thấy dấu gì là ông có quyền làm như vậy". Chúa Giêsu trả lời: "Các ông cứ phá huỷ đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại". Người Do-thái đáp lại: "Phải bốn muơi sáu năm mới xây được đền thờ này mà ông, ông sẽ dựng lại trong ba ngày ư?" Nhưng Người, Người có ý nói đền thờ là thân thể Người. Vì thế, khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, các môn đệ mới nhớ lời đó, nên đã tin Kinh Thánh và tin lời Người đã nói.
Ðó là lời Chúa.
"Đầy tớ vô dụng": làm việc "của" Chúa chứ không phải "cho" Chúa
"Linh
hồn những người công chính ở trong tay Chúa, và đau khổ sự
chết không làm gì được các ngài. Ðối với con mắt người không
hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết, và việc các ngài
từ biệt chúng ta, là như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thật
ra, các ngài sống trong bình an. Và trước mặt người đời, dầu
các ngài có chịu khổ hình, lòng cậy trông của các ngài cũng
không chết".
Nhờ tinh thần làm tôi một cách "vô dụng" như thế, một cách "khổ nhục trong giây lát" như vậy, thành phần "đầy tớ" như "vàng trong lửa" này, như Bài Đọc 1 hôm nay nhận định và chứng thực, mới trở nên "sáng chói", đến độ, "các ngài sẽ xét xử các dân tộc, sẽ thống trị các quốc gia", như các tông đồ đã được Chúa Giêsu cho biết là các vị sẽ được "ngồi trên 12 tòa mà phán xét 12 chi họ Israel" (Mathêu 19:28).
Tâm tình và tinh thần của thành phần "đầy tớ" chân nhận mình là đồ "vô dụng" trong bài Phúc Âm hôm nay, cũng là của thành phần "những người công chính" trong Bài Đọc 1 hôm nay, hoàn toàn được âm vang nơi ý thức đầy xác tín trong Bài Đáp Ca hôm nay:
1)
Tôi chúc tụng Thiên Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên
lỉ ngợi khen Người. Trong Thiên Chúa linh hồn tôi hãnh diện,
bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui.
2) Thiên Chúa để mắt coi người hiền đức, và tai Người lắng nghe tiếng họ cầu. Thiên Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần gian.
3) Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Người cứ họ khỏi mọi nỗi âu lo. Thiên Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữu những tâm hồn đau thương dập nát.
Thứ Tư
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm I) Kn 6, 2-12
"Hỡi các vua chúa, hãy lắng nghe và học biết sự khôn ngoan".
Bài trích sách Khôn Ngoan.
Hỡi các vua chúa, hãy nghe và hãy hiểu. Hỡi các thủ lãnh trần gian, hãy học biết. Hỡi các vị lãnh đạo quần chúng, các ngươi kiêu hãnh, vì dân các ngươi đông đảo, xin lắng nghe: Quyền bính của các ngươi là do Chúa ban, và uy lực của các ngươi cũng do Ðấng Tối Cao. Người sẽ chất vấn mọi hành động và kiểm soát những tư tưởng các ngươi. Vì nếu các ngươi là những quản lý nước Chúa mà không xét xử công minh, không giữ luật công bình, không sống theo thánh ý Thiên Chúa, thì Người sẽ xuất hiện trên các ngươi cách kinh hoàng mau lẹ. Vì đối với những kẻ cầm quyền, Người sẽ xét xử nghiêm nhặt. Ðối với những kẻ thấp hèn, thì Người sẽ thương xót, còn những người quyền thế, Người sẽ lấy quyền thế mà trừng trị. Thiên Chúa không lùi bước trước mặt ai, chẳng sợ chức bậc nào, vì kẻ hèn người sang đều do chính Người tác tạo, và Người săn sóc tất cả đồng đều. Nhưng Người sẽ xét xử nghiêm nhặt hạng quyền thế. Vậy hỡi các vua chúa, đây là lời ta nói với các ngươi, để các ngươi học biết sự khôn ngoan và khỏi sa ngã. Vì chưng, những ai kính cẩn nắm giữ những điều công chính, sẽ nên người công chính, và những ai học hỏi các điều này, sẽ biết cách trả lời. Vậy các ngươi hãy say mến lời ta, thì các ngươi sẽ được giáo huấn.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 81, 3-4. 6-7
Ðáp: Ôi Thiên Chúa, xin Chúa đứng lên xét xử địa cầu (c. 8a).
Xướng: 1) Hãy bầu chữa kẻ bị ức và người phận nhỏ; hãy bênh vực quyền lợi người khốn khó và kẻ cơ hàn. Hãy cứu chữa người bị áp bức và kẻ bần cùng; hãy giải thoát họ khỏi bàn tay đứa ác. - Ðáp.
2) Ta đã nói: các ngươi là những bậc chúa tể, và hết thảy các ngươi là con Ðấng Tối Cao. Tuy nhiên, cũng như người ta, các ngươi sẽ chết, cũng như một quân vương nào đó, các ngươi sẽ té nhào. - Ðáp.
Alleluia: 1 Tx 2, 13
Alleluia, alleluia! - Anh em hãy đón nhận lời Chúa, không phải như lời của loài người, mà là như lời của Thiên Chúa và đích thực là thế. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 17, 11-19
"Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, Người đi qua biên giới Samaria và Galilêa. Khi Người vào một làng kia thì gặp mười người phong cùi đang đứng ở đàng xa, họ cất tiếng thưa rằng: "Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi". Thấy họ, Người bảo họ rằng: "Các ngươi hãy đi trình diện với các tư tế". Trong lúc họ đi đường, họ được lành sạch. Một người trong bọn họ thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người: Mà người ấy lại là người xứ Samaria. Nhưng Chúa Giêsu phán rằng: "Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại này". Rồi Người bảo kẻ ấy rằng: "Ngươi hãy đứng dậy mà về: vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi".
Ðó là lời Chúa.
Thiên Chúa là cùng đích chứ không phải là phương tiện
"Đối với những kẻ cầm quyền, Người sẽ xét xử nghiêm nhặt. Ðối với những kẻ thấp hèn (như người phong cùi Samaria trong bài Phúc Âm hôm nay "đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu"), thì Người sẽ thương xót (như Chúa Giêsu đã chữa lành cho cả tâm hồn của nạn nhân phong cùi biết ơn Người: "Ngươi hãy đứng dậy mà về: vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi"), còn những người quyền thế, Người sẽ lấy quyền thế mà trừng trị. Thiên Chúa không lùi bước trước mặt ai, chẳng sợ chức bậc nào, vì kẻ hèn người sang đều do chính Người tác tạo, và Người săn sóc tất cả đồng đều. Nhưng Người sẽ xét xử nghiêm nhặt hạng quyền thế".
Hai thành phần nạn nhân phong cùi trong Bài Phúc Âm hôm nay, 9 vô ơn và 1 biết ơn khi được chữa lành, hay hai loại người trong Bài Đọc 1 hôm nay, "kẻ cầm quyền" và "kẻ thấp hèn", cũng được Bài Đáp Ca hôm nay xác nhận và tuyên bố như sau:
1)
Hãy bầu chữa kẻ bị ức và người phận nhỏ; hãy bênh vực quyền
lợi người khốn khó và kẻ cơ hàn. Hãy cứu chữa người bị áp
bức và kẻ bần cùng; hãy giải thoát họ khỏi bàn tay đứa ác.
2) Ta đã nói: các ngươi là những bậc chúa tể, và hết thảy các ngươi là con Ðấng Tối Cao. Tuy nhiên, cũng như người ta, các ngươi sẽ chết, cũng như một quân vương nào đó, các ngươi sẽ té nhào.
Thánh Anbetô Cả
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 24/3/2010 – Bài 109 trong Loạt 138 Bài Giáo Lý Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền
Anh Chị Em thân mến,
Một trong những bậc đại sư của nền thần học thời trung cổ là Thánh Albetô Cả. Danh xưng “Cả” (Magnus) mà ngài đã trải qua trong lịch sử cho thấy tính chất bao rộng và sâu xa nơi giáo thuyết của ngài, một giáo thuyết ngài hòa hợp với đời sống thánh đức. Tuy nhiên, thành phần đồng thời của ngài không ngại qui cho ngài những tước hiệu tuyệt diệu thậm chí vào lúc bay giờ. Một trong những người moan đệ của ngài là Ulric ở Strasbourg, đã gọi ngài là “sự lạ và phép lạ của thời đại chúng ta”.
Ngài được sinh ra ở Đức, vào đầu thế kỷ 13. Khi còn trẻ ngài đã đến Ý, đến Padua, địa điểm của một trong những đại học đường nổi tiếng nhất thời trung cổ. Ngài đã dấn thân học hỏi khoa được gọi là “liberal arts”: văn phạm, thuật hùng biện, biện chứng pháp, đại số, hình học, thiên văn học và nhạc, tức là về văn hóa nói chung, chứng tỏ ngài hào hứng đặc biệt về các khoa học tự nhiên là những khoa học chẳng bao lâu trở thành lãnh vực ưu ctú cho việc chuyên muôn hóa của ngài. Trong thời gian ngài ở Padua ngài đã tham dự Nhà Thờ của các tu sĩ Dòng Đaminh, thành phần ngài sau đó gia nhập bằng việc tuyên các lời khan dòng.
Các nguồn liệu nguyên cứu về các vị thánh cho rằng Thánh Albetô đã từ từ tiến đến quyết định này. Mối liên hệ sâu đậm của ngài với Thiên Chúa, gương thánh đức của Anh Em Tu Sĩ Dòng Đaminh, nghe những bài giảng của Chân Phước Jordan thành Saxony, vị thừa kế của Thánh Đaminh làm Tổng Quyền Dòng Giảng Thuyết, là những yếu tố quyết liệt giúp ngài chế ngự mọi ngờ vực và thậm chí thắng vượt được việc chống đối của gia đình ngài. Thiên Chúa thường nói với chúng ta trong những name tháng trẻ trung của chúng ta và chỉ cho chúng ta thấy được dự phóng của đời sống chúng ta. Cũng thế đối với Thánh Albetô, cũng như cho tất cả chúng ta, việc tư riêng nguyện cầu, được nuôi dưỡng bằng lời Chúa, việc thường xuyên lãnh nhận các Bí Tích và việc được linh hướng bởi thành phần khôn ngoan là phương tiện khám phá ra tiếng nói của Thiên Cúa và tuân theo tiếng của Ngài. Ngài đã lãnh nhận áo dòng từ Chân Phước Jordan thành Saxony.
Sau khi thụ phong linh mục, các vị bề trên của ngài sai ngài đi dạy học ở các trung tâm khác nhau học hỏi về thần học kế can với các tu viện của các Cha Dòng Đaminh. Các phẩm tính thông sáng của ngài đã có thể giúp ngài hoàn hảo những nghiên cứu về thần học của ngài ở đại học đường thời danh nhất bay giờ là Đại Học Paris. Từ bấy giờ trở đi Thánh Albetô bằt đầu hoạt động đặc biệt của mình như một cây bút, một hoạt động ngài đã theo đuổi suốt cuộc đời của ngài.
Những công việc có tính cách thanh thế đều được ủy thác cho ngài. Vào năm 1248, ngài có trách nhiệm mở một khóa học hỏi về thần học ở Cologne, một trong những thủ đô theo vùng quan trọng nhất ở Đức, nơi ngài đã sống qua những thời điểm khác nhau và là nơi trở nên thành phố thừa nhận của ngài. Ngài đã mang theo mình từ Paris một học sinh xuất sắc là Thánh Tôma Aquinas. Nguyên công làm thày của Thánh Tôma cũng đủ để heat lòng ca ngợi Thánh Albetô rồi. Mối liên hệ và tương kính và tương thân đã phát triển giữa hai đại thần học gia này, những thái độ nhân bản là những gì rất hữu ích trong việc phát triển ngành kiến thức này. Vào năm 1254, Thánh Albetô được chọn làm Giám Tỉnh Các Cha Đaminh Tỉnh Dòng Teutonic là tỉnh dòng bao gồm các cộng đồng rải rác khắp vùng rộng lớn ở Trung Âu và Bắc Âu. Ngài nổi bật về lòng nhiệt thành được ngài thi hành thừa tác vụ này, bằng việc viếng thăm các cộng đồng và liên tục kêu gọi anh em mình trung thành với giáo huấn và gương sáng của Thánh Đaminh.
Những tặng ân của ngài không thoát khỏi sự chú ý của vị Giáo Hoàng thời ấy, đó là Đức Alexander IV, vị muốn Thánh Albetô ở với mình một thời gian tại Anagni là nơi các Giáo Hoàng thường đến ở chính Rôma cũng như ở Viterbo, để làm cố vấn thần học co vị giáo hoàng này. Cũng vị giáo hoàng ấy đã bổ nhiệm Thánh Albetô làm Giám Mục ở Regensburg, một giáo phận rộng lớn và trứ danh, thế nhưng lại là một giáo phận đang trải qua một giai đoạn khó khăn. Từ năm 1260 đến 1262, Thánh Albetô đã thi hành thừa tác vụ này bằng cuộc dấn thân không ngừng nghỉ, thành đạt trong việc phục hồi an bình và hòa hợp cho thành phố ấy, trong việc tái tổ chức lại các giáo xứ và các tu viện cũng như trong việc cống hiến một lức nay mới cho các hoạt động bác ái.
Trong năm 1263-1264, Thánh Albetô rao giảng ở Đức cũng như ở Bohemia, theo lời yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Urban IV. Sau đó ngài trở về Cologne và lãnh vai trò giảng viên đại học, học giả và tác giả. Là một con người cầu nguyện, khoa học và bác ái, việc ngài can thiệp uy thế của ngài vào các biến cố khác nhau của Giáo Hội cũng như của xã hội thời bấy giờ đã được hoan nghênh: trước heat ngài là một con người của sự hòa giải và hòa bình ở Cologne, nơi vị Tổng Giám Mục này đã đụng chạm trầm trọng với các cơ cấu của thành phố này; ngài đã đóng góp tối đa trong Công Đồng Lyon Thứ Hai name 1274 là công đồng được Đức Giáo Hoàng Gregôriô IX triệu tập để khuyến khích hiệp nhất giữa các Giáo Hội Latinh và Hy Lạp sau cuộc phân rẽ bởi cuộc đại ly giáo với Đông phương xẩy ra vào năm 1054. Ngài cũng đã dẫn giải tư tưởng của Thánh Tôma Aquinas là những gì đang bị chống đối và thậm chí còn bị nhiều cuộc lên án bất công.
Ngài đã chết trong phòng của ngài tại tu viện Thánh Giá ở Cologne vào năm 1280, và được anh em mình tôn kính rất sớm. Giáo Hội đã đặt ngài lên bàn thờ bằng việc phong chân phước cho ngài vào năm 1622 và phong thánh cho ngài vào năm 1931, khi Đức Giáo Hoàng Piô XI tuyên bố ngài là Tiến Sĩ của Giáo Hội. Đó that sự là việc công nhận thích đáng về con người cao cả này của Thiên Chúa và là một học giả ngoại hạng, chẳng những về các sự that của đức tin mà còn về nhiều ngành kiến thức lớn khác; that vậy, với một thoáng nhìn vào các tước hiệu của rất nhiều hoạt động của ngài, chúng ta nhận thấy rằng có một cái gì đó lạ lùng về văn hóa của ngài và những khuynh hướng bách khoa đã dẫn ngài chẳng những đến chỗ quan tâm tới triết lý và thần học, như các nhân vật đương thời của ngài, mà còn tới các hết mọi ngành khác được biết đến bay giờ, từ vật lý tới hóa học, từ thiên văn tới vi thể học, từ thảo mộc tới thú vật. Vì lý do ấy Đức Giáo Hoàng Piô XII đã đặt ngài làm Quan Thày của thành phần say mê các khoa học thiên nhiên và cũng gọi ngài là “Tiến Sĩ về vũ trụ” chính bởi vì sự bao rộng nơi những mối quan tâm và kiến thức của ngài.
Dĩ nhiên, các phương pháp khoa học được Thánh Albetô Cả sử dụng không phải là những phương pháp được thiết lập vào các thế kỷ sau đó. Phương pháp của ngài chỉ ở tại việc quan sát, diễn tả và phân loại hiện tượng ngài nghiên cứu, thế nhưng nhờ thế ngài đã mở cánh cửa cho việc nghiên cứu trong tương lai. Ngài vẫn có nhiều điều để dạy chúng ta. Trước hết, Thánh Albetô Cả cho thấy rằng không có vấn đề chống đối nhau giữa đức tin và khoa học, bất chấp xẩy ra một số giai đoạn hiểu lầm được lịch sử ghi nhận. Là một con người của đức tin và cầu nguyện, Thánh Albetô Cả có thể thản nhiên nuôi dưỡng việc nghiên cứu các khoa học tự nhiên và sự tiến bộ về kiến thức của ngành tiểu thế giới và đại thế giới, khám phá thấy các định luật hợp với từng vấn đề, vì tất cả đều góp phần vào việc nuôi dưỡng nỗi khao khát Thiên Chúa và lòng mến yêu Thiên Chúa. Thánh Kinh nói với chúng ta về thiên nhiên tạo vật như là thứ ngôn ngữ đầu tiên nhờ đó Thiên Chúa là thượng trí, là Lời, tỏ cho chúng ta biết một cái gì đó về chính mình Ngài. Sách Khôn Ngoan chẳng hạn, nói rằng hiện tượng thiên nhiên, được trang điểm với những gì là cao cả và đẹp đẽ, giống như các tác phẩm của một nhà nghệ sĩ, qua đó, nhờ so sánh, chúng ta có thể nhận biết Vị Tác Giả của thiên nhiên này (cf Wis 13:5). Nơi tính chất tương tự về cổ điển ở Thời Trung Cổ và ở Thời Phục Hưng, người ta có thể so sánh thế giới thiên nhiên với một cuốn sách được Thiên Chúa viết ra được chúng ta đọc theo các cách thức khác nhau của những ngành khoa học (cf. Address to the participants in the Plenary Meeting of the Pontifical Academy of Sciences, 31 October 2008; L'Osservatore Romano English edition, 5 November 2008, p. 6). Thật vậy, có biết bao nhiêu là khoa học gia, sau Thánh Albetô Cả, đã thi hành việc nghiên cứu của mình theo hứng khởi bởi nỗi ngỡ ngàng và niềm tri ân về một thế giới mà, đối với con mắt của họ là thành phần học giả và tín hữu, đã xuất hiện và đang xuất hiện như là một công cuộc tốt lành của một Vị Hóa Công khôn ngoan và yêu thương! Bởi thế việc nghiên cứu khoa học được biến thành một bài thánh ca chúc tụng. Enrico Medi, một đại thiên văn vật lý gia của thời đại chúng ta, vị đã ở vào tiến trình phong chân phước, đã viết: “Ôi các giải ngân hà huyền diêu các người… tôi thấy các người, tôi tính toán về các người, tôi hiểu biết về các người, tôi nghiên cứu về các người và tôi khám phá ra các người, tôi thấu suốt các người và tôi qui tụ các người. Từ các người tôi thấy được ánh sáng và làm cho nó trở thành kiến thức, tôi thấy các chuyện vận và làm cho nó thành sự khôn ngoan, tôi thấy được các mầu sắc tóe rạng và làm cho nó thành thi ca; tôi cầm lấy trong tay mình tinh tú các người, và cảm thấy rùng mình nơi cái duy nhất của hữu thể tôi, tôi nâng các người lean trên chính các người và dâng hiến các người lên Đấng Hóa Công bằng lời cầu nguyện, để qua duy một mình tôi tinh tú các người có thể tôn thờ” (Le Opere. Inno alla creazione).
Thánh Albêtô Cả nhắc nhở chúng ta rằng có một mối thân tình giữa khoa học và đức tin và qua ơn kêu gọi của chúng trong việc nghiên cứu thiên nhiên, các khoa học gia có thể đi vào con đường thánh đức chân thực và thiết tha. Tính chất cởi mở đặc biệt của ngài cũng được tỏ hiện cho thấy nơi một kỳ công về văn hóa được ngài thi hành một cách thành công, tức là việc ngài chấp nhận và cảm nhận tư tưởng của Aristote. Thật vậy, trong thời của Thánh Albetô Cả, kiến thức đã được trải rộng nhờ nhiều tác phẩm của nhà đại tiết lý Hy Lạp này, vị đã sống một phần tư thế kỷ trước Chúa Kitô, nhất là nơi lãnh vực đạo lý và siêu hình. Những tác phẩm này cđã cho thấy năng lực của lý trí, đã giải thích một cách minh bạch rõ ràng ý nghĩa và vấu trúc của thực tại, tính chất dễ hiểu của thực tại và giá trị cùng mục đích của các hành động con người. Thánh Albetô Cả đã mở cửa cho việc hoàn toàn chấp nhận vào triết lý và thần học trung cổ triết lý của Aristote, một thứ triết lý sau đó được Thánh Tôma cung cấp cho một hình thức nhất định. Chúng ta có thể nói việc chấp nhận triết lý của một người ngoại tiền Kitô giáo là một cuộc cách mạng thực sự về văn hóa vào thời bay giờ. Tuy nhiên, nhiều tư tưởng gia Kitô giáo đã cảm thấy sợ triết lý của Aristote, một thứ triết lý ngoài không phải Kitô giáo, nhất là vì, được trình bày bởi những nhà dẫn giải người Ả Rập của ông ta, nó đã được giải thích một cách, ít là ở một số điểm nào đó, như thể hoàn toàn bất khả hòa hợp với đức tin Kitô giáo. Bởi thế đã xẩy ra những gì là nan giải, ở chỗ, đức tin và lý trí có xung khắc với nhau hay chăng?
Một trong những công nghiệp lớn lao của Thánh Albetô đó là, với sự khiêm khắc về khoa học, ngài đã nghiên cứu các tác phẩm của Aristote, tin tưởng rằng tất cả những gì that sự hữu lý đều hợp với đức tin được mạc khải trong Thánh Kinh. Nói cách khác, Thánh Albertô Cả do đó đã góp phần vào việc hình thành một thứ triết lý tự lập, khác hẳn thần học và liên kết với thần học chỉ bằng mối hiệp nhất về chân lý. Bởi thế mà vào thế kỷ 13 mới có một phân biệt rõ ràng giữa hai ngành kiến thức là triết lý và thần học, những ngành kiến thức, nhờ đối thoại với nhau, hợp tác một cách thuận hòa trong việc khám phá ra ơn gọi đích thực của con người, khao khát chân lý và hạnh phúc; và nhất là thần học được Thánh Albetô định nghĩa như là “kiến thức của cảm xúc”, một kiến thức cỉ vẻ cho con người ơn gọi của họ hướng đến niềm vui vĩnh hằng, một niềm vui xuất phát từ việc hoàn toàn gắn bó với chân lý. Thánh Albertô Cả có thể truyền đạt những quan niệm này một cách đơn giản và dễ hiểu. Là một người con chân thực của Thánh Đaminh, ngài muốn rao giảng cho Dân Chúa là thành phần được chính phục bởi lời của ngài cũng như bởi gương sống của ngài.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu xin Chúa để các thần học gia thức giả không bao giờ bị thiếu thốn trong Hội Thánh, các thần học gia khôn ngoan và đạo hạnh như Thánh Albetô Cả, và xin ngài giúp cho mỗi người chúng ta biết chấp nhận “công thức thánh thiện” ngài đã theo đuổi trong cuộc đời của ngài, đó là “hãy mong muốn tất cả những gì tôi mong muốn cho vinh quang của Thiên Chúa, như Thiên Chúa mong muốn cho vinh quang của Người tất cả những gì Người mong muốn”, nói cách khác, hãy luôn tuân hợp ý muốn của Thiên Chúa, để bao giờ cũng mong muốn và làm hết mọi sự chỉ hoàn toàn cho vinh quang của Người.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2010/documents/hf_ben-xvi_aud_20100324_en.html
Thứ Năm
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm I) Kn 7, 22 - 8, 1
"Sự khôn ngoan là phản ảnh của ánh sáng vĩnh cửu, là tấm gương vẹn tuyền của uy quyền Thiên Chúa".
Bài trích sách Khôn Ngoan.
Trong sự khôn ngoan có tinh thần sáng suốt, thánh thiện, duy nhất, đa diện, tinh vi, lợi khẩu, linh động, tinh tuyền, chắc chắn, dịu dàng, phục thiện, sâu sắc, bất khuất, hào hiệp, nhân đạo, đại lượng, vững tâm, bền chí, vững chắc, bình thản, làm được mọi sự, kiểm soát hết thảy, thấu suốt mọi thần trí, những kẻ thông minh, những người thanh sạch và những người tế nhị. Sự khôn ngoan linh hoạt hơn mọi chuyển động, và vì trong sạch, nên thấu nhập mọi nơi.
Sự khôn ngoan là hơi thở của quyền năng Thiên Chúa, và là sự phát xuất tinh tuyền của vinh quang Thiên Chúa toàn năng; bởi thế không vật ô uế nào đụng tới được; sự khôn ngoan là phản ảnh của ánh sáng vĩnh cửu, là tấm gương vẹn tuyền của Uy quyền Thiên Chúa, và là hình ảnh lòng từ nhân của Người.
Tuy duy nhất, nhưng sự khôn ngoan có thể làm mọi sự, và dù bất biến, nhưng có thể canh tân mọi loài. Qua các thế hệ, sự khôn ngoan lan tràn trên các tâm hồn thánh thiện, làm cho các tâm hồn trở nên bạn hữu và tiên tri của Thiên Chúa.
Vì Chúa không yêu mến ai nếu không phải là kẻ ở với sự khôn ngoan. Khôn ngoan xinh đẹp hơn mặt trời, trổi vượt mọi tinh tú, và so với ánh sáng, nó còn trổi vượt hơn, vì ánh sáng có lúc phải nhường chỗ cho bóng tối, nhưng ngay cả gian ác cũng không thắng nổi sự khôn ngoan.
Vậy sự khôn ngoan đã lan tràn mạnh mẽ từ bờ cõi này đến bờ cõi kia, và hướng dẫn mọi loài cách khôn khéo.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 118, 89. 90. 91. 130. 135. 175
Ðáp: Thân lạy Chúa, cho tới đời đời, lời Chúa vẫn còn đó (c. 89a).
Xướng: 1) Thân lạy Chúa, cho tới đời đời kiếp kiếp, lời Chúa vẫn còn đó như cõi trời cao. - Ðáp.
2) Ðời nọ sang đời kia, còn mãi lòng trung thành của Chúa, Ngài đã kiến tạo địa cầu, nó còn đứng vững trơ trơ. - Ðáp.
3) Theo chỉ dụ Chúa, vũ trụ luôn luôn tồn tại, vì hết thảy vạn vật đều phải phục vụ Ngài. - Ðáp.
4) Sự mạc khải lời Ngài soi sáng, và dạy bảo những người chưa kinh nghiệm. - Ðáp.
5) Xin tỏ cho tôi tớ Ngài thấy long nhan hiền hậu, và dạy bảo con những thánh chỉ của Ngài. - Ðáp.
6) Nguyện cho hồn con được sống để khen ngợi Chúa, và xin các sắc dụ của Chúa phù trợ cho con. - Ðáp.
Alleluia: 2 Tx 2, 14
Alleluia, alleluia! - Thiên Chúa đã dùng Tin Mừng mà kêu gọi chúng ta, để chúng ta được chiếm lấy vinh quang của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 17, 20-25
"Nước Thiên Chúa ở giữa các ông".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, những người biệt phái hỏi Chúa Giêsu "Khi nào nước Thiên Chúa đến", thì Người đáp lại rằng: "Nước Thiên Chúa không đến để cho người ta quan sát, và người ta sẽ không nói được: "Này nước trời ở đây hay ở kia". Vì nước Thiên Chúa ở giữa các ông". Chúa lại phán cùng các môn đệ rằng: "Sẽ có ngày các con ước ao thấy được một ngày của Con Người mà không được thấy. Người ta sẽ bảo các con: "Này Người ở đây và này Người ở kia", các con chớ đi đến và đừng tìm kiếm. Vì như chớp sáng loè từ chân trời này đến phương trời kia thế nào, thì Con Người cũng sẽ đến trong ngày của Người như vậy. Nhưng tiên vàn Người phải chịu đau khổ nhiều, và bị dòng dõi này xua đuổi".
Ðó là lời Chúa.
1) Thân
lạy Chúa, cho tới đời đời kiếp kiếp, lời Chúa vẫn còn đó như
cõi trời cao.
2) Ðời nọ sang đời kia, còn mãi lòng trung thành của Chúa, Ngài đã kiến tạo địa cầu, nó còn đứng vững trơ trơ.
3) Theo chỉ dụ Chúa, vũ trụ luôn luôn tồn tại, vì hết thảy vạn vật đều phải phục vụ Ngài.
4) Sự mạc khải lời Ngài soi sáng, và dạy bảo những người chưa kinh nghiệm.
5) Xin tỏ cho tôi tớ Ngài thấy long nhan hiền hậu, và dạy bảo con những thánh chỉ của Ngài.
6) Nguyện cho hồn con được sống để khen ngợi Chúa, và xin các sắc dụ của Chúa phù trợ cho con.
Thứ Sáu
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm I) Kn 13, 1-9
"Nếu họ đã có thể truy tầm càn khôn, sao họ lại không nhận thấy Chúa tể Càn khôn".
Bài trích sách Khôn Ngoan.
Khờ dại thay tất cả những người không chịu nhận biết Chúa, và cả những người không biết căn cứ vào các sự vật hữu hình để tìm hiểu Ðấng Tự Hữu, và không chú ý đến các công trình để biết ai là Ðấng Hoá công. Nhưng họ kể lửa, gió, khí thiêng, bầu trời đầy tinh tú, nước lũ, mặt trời, mặt trăng là những thần minh bá chủ hoàn cầu. Nếu họ say mê vẻ đẹp của các vật đó mà kể chúng là chúa tể, thì phải biết rằng: Ðấng quản trị các vật đó còn tốt đẹp hơn bội phần, vì chính Ðấng tác sinh thiện mỹ, đã tạo thành mọi vật đó. Hoặc nếu họ ngạc nhiên về năng lực và kỳ công của những tạo vật đó, thì do đó họ phải hiểu rằng Ðấng đã tạo thành các vật đó, còn có quyền lực hơn nhiều, vì do sự cao sang tốt đẹp của tạo vật mà người ta có thể nhìn biết Ðấng tạo dựng mọi loài.
Dầu sao họ cũng không đáng trách mấy, vì chưng, có lẽ họ lầm trong khi tìm kiếm Chúa, và muốn gặp Người. Họ tìm kiếm, khi sống giữa các kỳ công của Chúa, nhưng họ ngộ nhận khi thấy các vật kia tốt đẹp.
Tuy vậy, chính họ cũng không đáng được tha thứ, vì nếu họ có khả năng nhận thức để truy tầm càn khôn, sao họ lại không nhận thấy cách dễ dàng hơn chính Chúa tể càn khôn?
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 18, 2-3. 4-5
Ðáp: Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa (c. 2a).
Xướng: 1) Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, thanh không kể ra sự nghiệp tay Người. Ngày này nhắc nhủ cho ngày khác, đêm này truyền tụng cho đêm kia. - Ðáp.
2) Ðây không phải lời cũng không phải tiếng, mà âm thanh chúng không thể lọt tai. Nhưng tiếng chúng đã vang cùng trái đất, và lời chúng truyền ra khắp cõi địa cầu. - Ðáp.
Alleluia: 1 Ga 2, 5
Alleluia, alleluia! - Ai giữ lời Chúa Kitô, thì quả thật tình yêu của Thiên Chúa đã tuyệt hảo nơi người ấy. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 17, 26-37
"Cũng xảy ra như thế trong ngày Con Người xuất hiện".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Như sự kiện đã xảy ra thời Noe thế nào, thì trong ngày Con Người cũng xảy đến như vậy. Thiên hạ cứ ăn uống, cưới vợ gả chồng, mãi cho tới ngày Noe vào tầu, rồi nước lụt đến tiêu diệt mọi người.
"Lại cũng như đã xảy ra thời ông Lót: người ta ăn uống, mua bán, trồng tỉa, xây cất, nhưng ngày ông Lót ra khỏi thành Sôđôma, thì trời liền mưa lửa và sinh diêm, tiêu diệt mọi người. Cũng sẽ xảy như thế trong ngày Con Người xuất hiện.
"Trong ngày đó, ai ở trên mái nhà có đồ vật trong nhà, thì chớ xuống lấy đi; và ai ở ngoài đồng cũng đừng trở về. Các con hãy nhớ trường hợp vợ ông Lót. Ai lo cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai đành mất sự sống mình thì giữ được nó.
"Thầy bảo các con: Trong đêm ấy sẽ có hai người trên một giường, thì một người bị đem đi, và người kia sẽ được để lại. Hai phụ nữ xay cùng một cối, thì một người sẽ bị đem đi, còn người kia sẽ được để lại. Hai người ở ngoài đồng, thì một người bị đem đi, và người kia được để lại".
Các môn đệ thưa Chúa rằng: "Lạy Thầy, chuyện đó ở đâu vậy?" Người phán bảo các ông: "Xác ở đâu thì diều hâu tựu lại đó".
Ðó là lời Chúa.
Suy nghiệm Lời Chúa
Về Ngày Cùng Tháng Tận
2) Ðây không phải lời cũng không phải tiếng, mà âm thanh chúng không thể lọt tai. Nhưng tiếng chúng đã vang cùng trái đất, và lời chúng truyền ra khắp cõi địa cầu.
Thứ Bảy
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm I) Kn 18, 14-16; 19, 6-9
"Giữa biển đỏ đã xuất hiện một lối đi không có chướng ngại, và họ nhảy mừng như đoàn chiên".
Bài trích sách Khôn Ngoan.
Ðang lúc yên tĩnh bao trùm vạn vật, và đêm đã tới nửa vòng xoay: từ vương toà trên trời cao, lời toàn năng của Chúa tựa như một dũng sĩ rắn rỏi xông tới giữa miền đất bị tiêu diệt, tựa như gươm bén mang mệnh lệnh cố định của Chúa, đứng sừng sững, đầu chạm trời, chân đạp đất, gieo chết chóc khắp muôn loài.
Và muôn loài được tác tạo như thuở ban đầu, phụng lệnh Chúa để gìn giữ thần dân Chúa được an toàn, vì Chúa đã khiến mây bao phủ trại binh họ, và từ nơi trước kia đầy nước, đã xuất hiện vùng đất ráo khô. Và giữa Biển Ðỏ đã xuất hiện một lối đi không có chướng ngại, và từ vực sâu xuất hiện một cánh đồng xanh tươi. Toàn dân được tay Chúa che chở, đi qua nơi ấy và chiêm ngưỡng những diệu kỳ phi thường của Chúa. Lạy Chúa, họ như đàn ngựa giữa bãi cỏ, như đoàn chiên nhảy mừng, họ tán dương Chúa, là Ðấng đã giải thoát họ.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 104, 2-3. 36-37. 42-43
Ðáp: Hãy nhớ lại những điều kỳ diệu Chúa đã làm (c. 5a).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Hãy xướng ca, đàn hát mừng Người; hãy tường thuật mọi điều kỳ diệu của Chúa. Hãy tự hào vì danh thánh của Người; tâm hồn những ai tìm Chúa, hãy mừng vui. - Ðáp.
2) Chúa sát phạt mọi con đầu lòng trong lãnh thổ, của đầu mùa do sức lực cường tráng chúng sinh ra. Người dẫn họ ra đi cùng với bạc với vàng, và trong các bộ lạc của họ, không một ai đau yếu. - Ðáp.
3) Vì Người đã nhớ lời thánh thiện của Người, lời Người đã ban bố cùng Abraham là tôi tớ Người. Người đã đưa dân tộc Người ra đi trong niềm vui vẻ, đưa những kẻ Người kén chọn ra đi trong tiếng hân hoan. - Ðáp.
Alleluia: 2 Tm 1, 10b
Alleluia, alleluia! - Ðấng Cứu Chuộc chúng ta là Ðức Giêsu Kitô đã dùng Tin Mừng mà tiêu diệt sự chết, và chiếu soi sự sống. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 18, 1-8
"Thiên Chúa sẽ minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ một dụ ngôn, dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng mà rằng:
"Trong thành kia, có một vị thẩm phán không kính sợ Thiên Chúa, cũng không kiêng nể người ta. Trong thành đó lại có một bà goá đến thưa ông ấy rằng: "Xin ông minh oan cho tôi khỏi tay kẻ thù". Trong một thời gian lâu dài, ông không chịu, nhưng sau đó ông nghĩ rằng: "Mặc dầu ta không kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng kính nể người ta, nhưng vì bà goá này cứ quấy rầy ta mãi, nên ta sẽ xử cho bà ấy, kẻo bà ấy đến mãi làm ta nhức óc".
Rồi Chúa phán: "Các con hãy nghe lời vị thẩm phán bất lương nói đó. Vậy Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người đêm ngày, mà khoan giãn với họ mãi sao? Thầy bảo các con, Chúa sẽ kíp giải oan cho họ. Nhưng khi Con Người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa chăng?"
Ðó là lời Chúa.
Suy nghiệm Lời Chúa
Ngày chỉ còn duy đức tin cứu độ
"Các
con hãy nghe lời vị thẩm phán bất lương nói đó. Vậy
Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển
chọn hằng kêu cứu với Người đêm ngày, mà khoan giãn với
họ mãi sao? Thầy bảo các con, Chúa sẽ kíp giải oan cho
họ. Nhưng khi Con Người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng
tin trên mặt đất nữa chăng?"
Qua câu này, Chúa Giêsu chỉ có ý khuyên các môn đệ của Người, không phải chỉ cho thành phần môn đệ đang ở bên Người bấy giờ, mà cho mọi thế hệ môn đệ của Người, phải "bền đỗ đến cùng mới được cứu độ" (Mathêu 24:13). Nhất là thế hệ môn đệ cuối cùng ở vào thời tận thế, thời Người đến lần thứ hai, đến lần cuối cùng, thời điểm mà như Người cảnh báo: "không biết có còn đức tin trên thế gian này nữa hay chăng?"
Đúng thế, thời tận thế là thời kinh hoàng khủng khiếp đến độ đối với loài người về cả thể xác lẫn linh hồn của họ, như Chúa Giêsu còn thẳng thắn tiết lộ không giấu diếm như sau: "vì những ngày ấy tràn đầy những gì là thống khổ hơn bất cứ thời nào từ khi hiện hữu thế giới này... Thật vậy, nếu giai đoạn này không được rút ngắn lại thì không một ai được cứu độ..." (Mathêu 24:21-22).
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ở khoản 675 cũng đã phải công nhận cuộc thử thách cuối cùng Giáo Hội phải trải qua đầy nguy hiểm đến đức tin của Kitô hữu là phần tử của mình vào thời điểm trước khi Chúa Kitô đến lần thứ hai cũng là lần cuối như sau:
"Trước khi Ðức Kitô quang lâm, Hội Thánh phải trải
qua một cuộc thử thách cuối cùng khiến nhiều tín hữu bị
lung lạc đức tin (x. Lc 18, 8; Mt 14, 12). Những cuộc
bách hại mà Hội Thánh phải chịu trong suốt cuộc lữ hành
trên trần thế (x. Lc 21, 12; Ga 15, 19-20) sẽ vạch trần
'mầu nhiệm sự dữ' dưới hình thức bịp bợm tôn giáo; hình
thức này chỉ đem lại cho con người một giải đáp giả tạo
cho các vấn đề của họ để rồi họ phải xa rời chân lý. Sự
bịp bợm tôn giáo nham hiểm nhất là sự bịp bợm của tên
Phản Kitô, nghĩa là của một thuyết Mêsia giả hiệu: trong
đó, con người tự tôn vinh chính mình thay vì tôn vinh
Thiên Chúa và Ðấng Mêsia của Người đã đến trong xác phàm
(x. 2Th 2, 4-12; 1Th 5, 2-3; 2Ga 7; 1Ga 2, 18. 22)".
Sách Khôn Ngoan trong Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay dường như cũng chất chứa một cái gì đó hợp với bài Phúc Âm hôm nay về việc cứu độ cho những con người luôn sống giữa bao sự dữ thử thách và đàn áp họ.
Trước hết, Sách Khôn Ngoan cho biết là việc cứu độ này bằng lời Chúa là một quyền năng vô địch có thể tiêu diệt sự dữ hay sự chết luôn gây khốn khổ cho người công chính sống bằng đức tin:
"Ðang lúc yên tĩnh bao trùm vạn vật, và đêm đã tới nửa vòng xoay: từ vương toà trên trời cao, lời toàn năng của Chúa tựa như một dũng sĩ rắn rỏi xông tới giữa miền đất bị tiêu diệt, tựa như gươm bén mang mệnh lệnh cố định của Chúa, đứng sừng sững, đầu chạm trời, chân đạp đất, gieo chết chóc khắp muôn loài".
Sau nữa, bằng ơn phù trợ của Chúa ban cho những ai tin tưởng vào Ngài giữa những cơn gian nan thử thách như ở trong lòng "biển đỏ" và "vực sâu":
"Và giữa Biển Ðỏ đã xuất hiện một lối đi không có chướng ngại, và từ vực sâu xuất hiện một cánh đồng xanh tươi. Toàn dân được tay Chúa che chở, đi qua nơi ấy và chiêm ngưỡng những diệu kỳ phi thường của Chúa. Lạy Chúa, họ như đàn ngựa giữa bãi cỏ, như đoàn chiên nhảy mừng, họ tán dương Chúa, là Ðấng đã giải thoát họ".
Bài Đáp Ca hôm nay phản ảnh nội dung của Bài Đọc 1, chất chứa niềm vui và lòng tin tưởng vào Vị Thiên Chúa cứu độ:
1)
Hãy xướng ca, đàn hát mừng Người; hãy tường thuật mọi
điều kỳ diệu của Chúa. Hãy tự hào vì danh thánh của
Người; tâm hồn những ai tìm Chúa, hãy mừng vui.
2) Chúa sát phạt mọi con đầu lòng trong lãnh thổ, của đầu mùa do sức lực cường tráng chúng sinh ra. Người dẫn họ ra đi cùng với bạc với vàng, và trong các bộ lạc của họ, không một ai đau yếu.
3) Vì Người đã nhớ lời thánh thiện của Người, lời Người đã ban bố cùng Abraham là tôi tớ Người. Người đã đưa dân tộc Người ra đi trong niềm vui vẻ, đưa những kẻ Người kén chọn ra đi trong tiếng hân hoan.