SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO
Chúa Nhật
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: 1 Sm 3, 3b-10. 19
"Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe".
Trích sách Samuel quyển thứ nhất.
Ngày ấy, Samuel ngủ trong đền thờ Chúa, nơi đặt Hòm Bia Thiên Chúa. Chúa đã gọi Samuel; cậu trả lời: "Này con đây", rồi chạy đến Hêli và nói: "Này con đây, vì thầy gọi con". Hêli trả lời: "Ta đâu có gọi, hãy trở về ngủ đi". Samuel đi ngủ lại. Nhưng Chúa gọi Samuel lần nữa, và Samuel chỗi dậy, chạy đến Hêli và nói: "Này con đây, vì thầy gọi con". Hêli trả lời: "Này con, Ta đâu có gọi, hãy trở về ngủ đi". Samuel chưa nhận ra Chúa, và lời Chúa chưa được mạc khải cho cậu. Chúa lại gọi Samuel lần thứ ba. Cậu chỗi dậy, chạy đến Hêli và nói: "Này con đây, vì thầy gọi con". Hêli biết Chúa đã gọi Samuel, nên nói với Samuel: "Hãy đi ngủ, và nếu Người còn gọi con, thì con nói rằng: 'Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe'". Samuel trở về chỗ mình và ngủ lại. Chúa đến gần và gọi Samuel như những lần trước: "Samuel, Samuel!" Và Samuel thưa: "Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe".
Phần Samuel ngày càng lớn lên. Chúa hằng ở cùng cậu, và cậu không để rơi mất lời nào của Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 39, 2 và 4ab. 7-8a. 8b-9. 10
Ðáp: Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa (c. 8a và 9a).
Xướng: 1) Con đã cậy trông, con đã cậy trông ở Chúa, Ngài đã nghiêng mình về bên con, Ngài đã đặt trong miệng con một bài ca mới, bài ca mừng Thiên Chúa chúng ta. - Ðáp.
2) Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng, nhưng Ngài đã mở rộng tai con. Chúa không đòi hỏi lễ toàn thiêu và lễ đền tội, bấy giờ con đã thưa: "Này con xin đến". - Ðáp.
3) Như trong quyển vàng đã chép về con: lạy Chúa, con sung sướng thực thi ý Chúa, và pháp luật của Chúa ghi tận đáy lòng con. - Ðáp.
4) Con đã loan truyền đức công minh Chúa trong Ðại Hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi. - Ðáp.
Bài Ðọc II: 1 Cr 6, 13c-15a, 17-20
"Thân xác anh em là chi thể của Chúa Kitô".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.
Anh em thân mến, thân xác không phải vì dâm dật, mà vì Chúa, và Chúa vì thân xác. Thiên Chúa đã cho Chúa sống lại, cũng sẽ dùng quyền năng Người cho ta sống lại.
Anh em không biết thân xác anh em là chi thể của Chúa Kitô sao? Nhưng ai kết hợp với Chúa thì nên một thần trí. Vậy hãy xa lánh dâm dật. Mọi tội lỗi người ta phạm đều ngoài thân xác, nhưng kẻ tà dâm thì phạm tội trong thân xác mình. Anh em không biết thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần, Ðấng ngự trong anh em mà anh em đã nhận lãnh nơi Thiên Chúa, vì anh em không còn thuộc về chính mình nữa sao? Vì anh em đã được mua chuộc bằng một giá rất lớn. Vậy anh em hãy tôn vinh Chúa trong thân xác anh em.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Mt 11, 23
Alleluia, alleluia! - Lạy Cha là Chúa trời đất, Chúa đáng chúc tụng, vì đã mạc khải cho các trẻ nhỏ biết những mầu nhiệm nước trời. - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 1, 35-42
"Họ xem chỗ Người ở, và ở lại với Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông nhìn theo Chúa Giêsu đang đi mà nói: "Ðây là Chiên Thiên Chúa". Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại, thấy họ đi theo Mình, thì nói với họ: "Các ngươi tìm gì?" Họ thưa với Người: "Rabbi, nghĩa là: thưa Thầy, Thầy ở đâu?" Người đáp: "Hãy đến mà xem". Họ đã đến và xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ thứ mười.
Anrê, em ông Simon Phêrô, (là) một trong hai người đã nghe Gioan nói và đã đi theo Chúa Giêsu. Ông gặp Simon anh mình trước hết và nói với anh: "Chúng tôi đã gặp Ðấng Messia, nghĩa là Ðấng Kitô". Và ông dẫn anh mình tới Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhìn Simon và nói: "Ngươi là Simon, con ông Gioan, ngươi sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Ðá".
Ðó là lời Chúa.
Suy nghiệm Lời Chúa
Bao giờ Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Thường Niên, dù là Chu Kỳ Phụng Vụ Năm A, B hay C, cũng đều theo Phúc Âm của Thánh Ký Gioan, như một chuyển tiếp giữa biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa đến việc Người chính thức công khai tỏ mình ra. Và ý nghĩa chuyển tiếp này về Chúa Giêsu Kitô, qua 3 bài Phúc Âm theo Thánh ký Gioan được Giáo Hội cố ý chọn đọc, lại liên quan đến vai trò môi giới của hai nhân vật bất khả thiếu: trước hết là vai trò môi giới của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả - giữa Chúa Giêsu với chung dân chúng (Phúc Âm Năm A) cũng như với riêng môn đệ của ngài (Phúc Âm Năm B), và sau nữa là vai trò môi giới của Mẹ Maria ở tiệc cưới Cana, giữa Chúa Giêsu với các tập sinh môn đệ của Người (Phúc Âm Năm C).
Thật vậy, theo Thánh Ký Gioan, thì sau biến cố chịu phép rửa của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ở Sông Dược Đăng (Jordan), Chúa Giêsu không vào hoang địa chay tịnh 40 ngày và chịu ma quỉ cám dỗ ngay, mà còn ở đâu đó gần chỗ Tiền Hô Gioan Tẩy Giả thi hành thừa tác vụ của ngài. Cũng theo Thánh ký Gioan, không phải Tiền Hô Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho Chúa Giêsu rồi, (như được 3 Thánh ký của Phúc Âm Nhất Lãm thuật lại), là hoàn tất sứ vụ của ngài. Trái lại, vị tiền hô này, theo Thánh ký Gioan, (người viết Phúc Âm không thuật lại biến cố phép rửa như 3 vị viết Phúc Âm Nhất Lãm), vẫn còn tiếp tục sứ vụ làm chứng cho Đấng đến sau ngài nhưng cao trọng hơn ngài mà lại được ngài làm phép rửa cho (xem Gioan 1:33).
Những chứng từ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, cho dù chỉ là "những chứng từ của loài người" (Gioan 5:34), cũng vẫn bất khả thiếu trước mắt trần gian như là một thủ tục giới thiệu về "Đấng đến sau" cho những ai quen biết và là thành phần sẽ được chính "Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần" (Gioan 1:33) ấy tỏ mình ra cho, trong đó có chung dân Do Thái và riêng các môn đệ của vị tiền hô này. Nếu trong bài Phúc Âm Năm A cho Chúa Nhật 2 Năm A cho thấy vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu với chung dân chúng về "Đấng đến sau" cũng là "Đấng đang tiến về phía ngài" bấy giờ (Gioan 1:29) rằng Người là "Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian" (Gioan 1:29), thì trong bài Phúc Âm Năm B hôm nay, ngài giới thiệu với "hai trong số các môn đệ của ngài" về "Đấng đến sau" cũng là vị bấy giờ đang "đi ngang qua" (Gioan 1:36) chỗ của ngài, (chứ không "tiến đến về phía ngài" như hôm trước), rằng Người là "Chiên Thiên Chúa" (Gioan 1:36).
Sau biến cố chịu phép rửa của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, trong cả hai ngày liền, Chúa Giêsu chưa rời bỏ nơi thi hành thừa tác vụ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, "ngày hôm sau... Chúa Giêsu tiến về phía ngài", và "ngày kế tiếp... Chúa Giêsu đi ngang qua", và cũng trong cả hai ngày liền này, theo Thánh ký Gioan thuật lại, Chúa Giêsu đều không nói năng gì với vị tiền hô của Người. Thậm chí cả trước khi lãnh nhận Phép Rửa, Người cũng không tự động mở miệng ta nói năng bất cứ một sự gì với ai, kể cả với vị tiền hô của Người, bởi chưa tới giờ của Người, chưa tới lúc Người chính thức tỏ mình ra, thi hành thừa tác vị Thiên Sai Cứu Thế của Người, cho tới khi Người không thể nào không lên tiếng, hoàn toàn bất đắc dĩ, để trấn an vị tiền hô của Người (x. Mt. 3:15), nhờ đó Người đã giúp cho vị này có thể an tâm chu toàn sứ vụ tiền hô của vị đến trước ấy đối với Người là Đấng đến sau ngài nhưng cao trọng hơn ngài như chính ngài đã chân nhận.
Tuy nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét hoàn toàn xa lạ với toàn dân Do Thái này không nói năng gì, nhưng Người đã được một nhân vật thế giá khác, phải nói là thế giá nhất, trong chung dân chúng cũng như với riêng thành phần lãnh đạo của dân Do Thái (xem Gioan 1:19-28) lên tiếng thay, đó là Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, với vai trò trung gian giới thiệu "Đấng đến sau". Và bài Phúc Âm hôm nay đã cho thấy tác dụng của lời ngài giới thiệu, đó là: "Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Chúa Giêsu". Hai vị môn đệ này "đi theo Chúa Giêsu" khi "nghe ông nói" về Người ngay bấy giờ "Ðây là Chiên Thiên Chúa", phải chăng các vị bị thúc đẩy bởi động lực muốn biết "tất cả sự thật" (Gioan 16:13) về "Đấng đến sau" sư phụ của các vị, nhưng lại cao trọng hơn sư phụ của các vị, ở chỗ Người là "Chiên Thiên Chúa", đúng như lời tiên báo xưa (xem Isaia 53:7-8).
Chính thái độ đầy hiếu kỳ lại có vẻ hết sức rụt rè của hai vị trước một nhân vật hoàn toàn xa lạ với các vị, dù được sư phụ của các vị chứng nhận và giới thiệu, cho thấy Chúa Giêsu Kitô thật sự cần phải được Tiền Hô Gioan Tẩy Giả làm trung gian giới thiệu, như Bài Phúc Âm Năm A và B cho Chúa Nhật II Thường Niên Hậu Giáng Sinh cho thấy, cũng như được Mẹ Maria trung gian giới thiệu ở tiệc cưới Cana trong thành phần thân bằng quyến thuộc của Mẹ, như Bài Phúc Âm Năm C Tuần II Thường Niên Hậu Giáng Sinh chứng thực (xem Gioan 2:1-12). Chính vì thế, để phấn khích những ai muốn tìm hiểu về mình, như 2 môn đệ này, Chúa Giêsu đã tự mở lời trước: "Các ngươi đang tìm kiếm gì đấy?". Như thế, trước khi Chúa Giêsu chính thức tỏ mình ra qua Phép Rửa, nhân vật đầu tiên được nghe lời Người nói là vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, và sau khi Người lãnh nhận Phép Rửa là hai môn đệ của vị tiền hô này.
Được phấn khích bởi lời của nhân vật cao trọng hơn thày mình như thế, hai môn đệ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ấy bấy giờ mới dàm bảy tỏ tâm tư của mình, ở chỗ: "Họ thưa với Người: 'Rabbi, nghĩa là: thưa Thầy, Thầy ở đâu?'". Ý nghĩa sâu xa của vấn nạn được hai vị đặt ra hỏi Người bấy giờ, theo chiều hướng Do Thái giáo, tức "Thưa Thày, Thày là ai vậy?" Bởi vì, một khi biết được "Thày ở đâu?" là biết được nguồn gốc từ đâu đến của Người, từ đó họ mới có thể nhận ra Người và làm chứng về Người, như một trong hai người môn đệ này là Anrê đã tuyên xưng và làm chứng với người anh Simon của mình sau đó, khi chàng tỏ ra hết sức hào hứng rủ anh mình đến với Người cho bằng được: "Chúng tôi đã gặp Ðấng Messia".
Câu Chúa Giêsu trả lời cho vấn nạn "Thày ở đâu?" được 2 người môn đệ của Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đặt ra liên quan đến nơi chốn về không gian của Người này, đã được Người đáp ứng theo tầm mức và chiều hướng thích hợp của câu vấn nạn, cũng có tính cách về không gian: "Hãy đến mà xem". Được mời gọi một cách hoàn toàn khách quan, chứ không bị áp đặt, theo đúng ước vọng của mình như thế: "Họ đã đến và xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ thứ mười", tức khoảng 4-5 giờ chiều. Nếu hai vị "đã ở lại với Người ngày hôm ấy", thì tất nhiên hai vị đã không ở qua đêm, nghĩa là chỉ khoảng mấy tiếng đồng hồ. Trong thời gian "ở lại với Người ngày hôm ấy", chắc các vị đã cẩn thận quan sát từng hành vi cử chỉ của Người. Không biết các vị có hỏi thêm Người điều gì hay chăng. Có thể chính Người âm thầm sửa soạn một bữa ăn và đã đích thân tiếp họ bữa tối hôm đó trước khi họ về, như Người đã làm bữa tiếp 7 môn đệ của Người ở bở biển hồ Tibêria sau khi Người sống lại từ trong kẻ chết và hiện ra với các vị lần thứ ba (xem Gioan 21:12-13).
Chúng ta không biết người môn đệ thứ hai cùng chàng Anrê đến với Chúa Giêsu chiều hôm ấy là ai, nhưng, căn cứ vào một số chi tiết được Thánh ký Gioan trình thuật lại ngay sau đó thì có thể người môn đệ kia là chàng Philiphê, "ở Betsaiđa, cùng quê với Anrê và Phêrô" (Gioan 1:44), và hành động rủ rê bạn bè đến với Chúa Giêsu cũng chứng tỏ chàng đã gặp Chúa Giêsu, nên lời của chàng thanh niên này rủ rê bạn của mình là Nathanael đến với Chúa Giêsu cũng chất chứa một nội dung giống như chàng Anrê như chi tiết hơn: "Chúng tôi đã gặp Đấng được Mose nói đến trong lề luật, cả các vị tiên tri cũng nói nữa, đó là Giêsu, con ông Giuse, ở Nazarét".
Cả hai chàng thanh niên môn đệ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ấy, sau khi ở với Chúa Giêsu, đều tự mình cảm nhận được Người từ đâu tới, để rồi nhờ cảm nghiệm thần linh này thúc đẩy đã trở về làm chứng cho Người và kéo thêm bạn bè đến với Người như mình. Thái độ cởi mở lắng nghe của các vị đã phản ảnh thái độ của thiếu nhi Samuel trong Bài Đọc I hôm nay, một thiếu nhi có tâm hồn cởi mở lắng nghe "này con đây". Chúng ta hãy lưu ý một chi tiết rất quan trọng ở đây, đó là vị trí "Samuel ngủ trong đền thờ Chúa, nơi đặt Hòm Bia Thiên Chúa". Nghĩa là thiếu nhi Samuel ở gần Thiên Chúa, ở nơi Thiên Chúa hiện diện, nơi Ngài tỏ mình ra, thế nhưng nếu Samuel không biết cởi mở lắng nghe thì cũng chẳng thể nào nhận ra tiếng của Ngài mà đáp ứng một cách mau mắn và hết lòng: "Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe".
Hai môn đệ của vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả nếu không có tâm hồn cởi mở và lắng nghe, thì trước hết họ đã chẳng lưu ý gì đến lời của vị sư phụ giới thiệu về "Con Chiên Thiên Chúa" cho họ, mà vì thế họ cũng chẳng lẽo đẽo theo sau nhân vật được gọi là "Con Chiên Thiên Chúa" này, để "ở với Người" làm chi cho mất công, mất giờ, và nếu không nhận biết Người thì họ cũng chẳng thể nào làm chứng về Người sau khi đã cảm nhận được Người, thậm chí còn rủ thêm thân nhân bạn hữu đến với Người nữa, như bài Phúc Âm hôm nay trình thuật.
Trong số 3 tác động của 2 người môn đệ đó là: "Họ đã đến (1) và xem chỗ Người ở (2), và ở lại với Người (3) ngày hôm ấy", thì 2 tác động đầu là 2 tác động cần thiết bất khả thiếu, nhưng tác động thứ ba mới là tác động quan trọng nhất và đỉnh điểm nhất. Nếu thiếu tác động "ở lại với Người", mà chỉ "đến mà xem" thôi, thì chắc chắn hai người môn đệ này không thể nào nắm bắt được tất cả sự thật về "Con Chiên Thiên Chúa", và như thế họ cũng không thể nào nhận ra Người để làm chứng về Người, vì họ chưa đủ thời lượng hấp thụ Người, hay ngược lại, chưa được Người truyền đạt cho họ bản thân Người, Thánh Linh của Người, nên họ không có đủ hay chưa đủ hấp lực trong việc lôi kéo thêm người khác đến cùng Người.
Trong đời sống Kitô hữu cũng thế, chúng ta đều biết nơi Chúa ở là Lời Chúa, là Thánh Thể, là tha nhân, là Thánh Sủng nơi chính bản thân mình. Thế nhưng, nếu chúng ta không "ở với Người" bằng việc trân trọng suy nghiệm Lời Chúa, bằng việc viếng Thánh Thể, chầu Thánh Thể, rước Thánh Thể (thực sự và thiêng liêng), bằng việc cảm thông và càm thương tha nhân, bằng tâm hồn bình an tự tại siêu thoát, chúng ta thật sự sẽ chẳng bao giờ có thể biết Người là ai, biết một cách thật sự, biết một cách linh thánh, đúng như Người mạc khải trong Phúc Âm, và do đó chúng ta cũng chẳng thế nào làm chứng về Người, trái lại, có những lúc chúng ta còn tác hành phản chứng về Người theo chiều hướng phản kitô của chúng ta nữa....
Vấn đề sống đức tin không dừng lại ở chỗ hai môn đệ "ở với Người hôm ấy" 3 tiếng (cứ cho là 3 tiếng như thế đi, từ 4-5 giờ chiều tới 7-8 giờ tối) cũng không đủ, dù đã nhận biết Người, vì sau đó, khi đã chính thức trở thành môn đệ của Người rồi, thậm chí đã được chọn làm thành phần tông độ trong 12 vị, các môn đệ này vẫn chối bỏ Người, nhất là trong cuộc khổ nạn và tử giá của Người "ở với Người" ba năm chăng nữa. Sự kiện các tông đồ nói chung và hai vị môn đệ này nói riêng đã tỏ ra chối bỏ Người cho thấy các vị "ở với Người" 3 năm vẫn chưa đủ, mà phải "ở với Người" cho đến khi Người không ở với họ nữa, nghĩa là cho đến "khi chàng rể bị mang đi họ mới cần phải chay tịnh", như Chúa Giêsu báo trước cho các vị trong Bài Phúc Âm Thứ Hai Tuần II ngày mai, nghĩa là các vị phải "ở với Người" cho tới khi "Thày sẽ trở lại với chúng con... để Thày ở đâu các con cũng được ở đó với Thày" (Gioan 14:3).
Tuy nhiên, cái cảm nhận thần linh ban đầu trực giác theo chủ quan nhưng bất khả thiếu dù này của hai môn đệ trong Bài Phúc Âm hôm nay, trước hết và trên hết, xuất phát từ thể lý, từ thân xác của họ, tức là từ con mắt và lỗ tai của họ: con mắt họ đã chứng kiến thấy hành vi cử chỉ của "Con Chiên Thiên Chúa" và lỗ tai của họ đã lắng nghe tất cả mọi lời và mỗi lời của "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14). Đó là lý do Thánh ký Gioan ở ngay đầu Thư Thứ Nhất (trong 3 thư) của ngài đã khẳng định: "Ðiều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Ðức Giêsu Kitô, Con của Người" (1:3).
Chính vì thân xác của con người nói chung và của Kitô hữu nói riêng là phương tiện để cảm nhận thần linh rất quan trọng và khẩn thiết bất khả thiếu như thế mà trong Thư Thứ Nhất gửi giáo đoàn Corintô ở Bài Đọc II hôm nay, Thánh Phaolô đã khuyên Kitô hữu của giáo đoàn này nói riêng, và Kitô hữu mọi đời nói chung, hãy nhận thức rằng "thân xác anh em là chi thể của Chúa Kitô sao? Nhưng ai kết hợp với Chúa thì nên một thần trí.... Anh em không biết thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần, Ðấng ngự trong anh em mà anh em đã nhận lãnh nơi Thiên Chúa, vì anh em không còn thuộc về chính mình nữa sao?"
Đúng thế, nếu chung nhân tính của Chúa Kitô và riêng thân xác của Người "đầy ân sủng và chân lý", thì nhân tính của Người và Thánh Thể của Người là dấu chỉ thần linh để chính bản thân Người hay Thần Tính của Người tỏ mình ("chân lý") và là Bí Tích để Người thông ban ("ân sủng") từ Người, nơi Người và của Người, cho những ai đến với Người bằng một tâm hồn khát khao và cởi mở, thành phần nhờ sống trong một thân xác như là chi thể của Chúa Kitô, là đền thờ Thánh Thần, như thiếu nhi "Samuel ngủ trong đền thờ Chúa, nơi đặt Hòm Bia Thiên Chúa", mà nghe thấy tiếng Chúa gọi hầu đáp ứng một cách tương xứng, hay như 2 môn đệ của Thánh Gioan Tiền Hô trong bài Phúc Âm hôm nay, cũng đến gần với Chúa Kitô là "Người Con đầy ân sủng và chân lý", nhờ đó họ đã nhận ra Người, và làm theo ý của Người theo tâm tình "Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa" của Bài Đáp Ca hôm nay:
1) Con đã cậy trông, con đã cậy trông ở Chúa, Ngài đã nghiêng mình về bên con, Ngài đã đặt trong miệng con một bài ca mới, bài ca mừng Thiên Chúa chúng ta.
2) Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng, nhưng Ngài đã mở rộng tai con. Chúa không đòi hỏi lễ toàn thiêu và lễ đền tội, bấy giờ con đã thưa: "Này con xin đến".
3) Như trong quyển vàng đã chép về con: lạy Chúa, con sung sướng thực thi ý Chúa, và pháp luật của Chúa ghi tận đáy lòng con.
4) Con đã loan truyền đức công minh Chúa trong Ðại Hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi.
Thứ Hai
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài
Ðọc I: (năm
II) 1
Sm 15, 16-23
"Vâng lời thì tốt hơn của lễ. Chúa truất phế không cho ông làm vua nữa".
Trích
sách Samuel quyển thứ nhất.
Trong
những ngày ấy, Samuel nói cùng Saolê rằng: "Thôi! Tôi sẽ tuyên bố cho ông những
điều Thiên Chúa đã nói với tôi trong đêm qua". Và Saolê đáp: "Ngài cứ nói".
Samuel liền nói: "Khi ông tự thấy ông còn bé nhỏ, há ông đã chẳng được đặt làm
thủ lãnh các chi họ Israel sao? Và Thiên Chúa đã chẳng xức dầu phong ông làm vua
Israel sao? Chúa đã sai ông lên đường và nói: "Hãy đi giết quân Amalec tội lỗi,
và hãy giao chiến với chúng cho đến khi tận diệt chúng". Tại sao ông không nghe
lời Chúa, mà lại chạy theo chiến lợi phẩm và làm điều tội lỗi trước mặt Chúa như
vậy?" Saolê nói với Samuel: "Vâng, tôi đã nghe lời Chúa, đã đi trên đường Chúa
sai tôi, đã bắt Aga vua Amalec, và tàn sát dân Amalec. Nhưng trong các chiến lợi
phẩm, dân chúng đã lấy chiên bò, những vật nhất hạng họ cướp được để tế lễ Chúa
là Thiên Chúa của họ tại Galgalê".
Samuel nói: "Này Chúa ưa thích của lễ toàn thiêu và hy lễ hơn sự vâng lời Chúa
ư? Vì vâng lời thì tốt hơn của lễ, và tuân lệnh thì cao đẹp hơn dâng mỡ cừu; vì
phản bội thì giống như tội tà thuật, còn ngoan cố thì giống như tội thờ bụt
thần. Vậy bởi ông khinh bỉ lời Chúa, nên Chúa truất phế không cho ông làm vua
nữa".
Ðó là
lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 49, 8-9. 16bc-17. 21 và 23.
Ðáp: Ai
đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ (c. 23b).
Xướng: 1) Ta không khiển trách ngươi về chuyện dâng lễ vật, vì lễ toàn thiêu của
ngươi đặt ở trước mặt Ta luôn. Ta không nhận tự nhà ngươi một con bò non, cũng
không nhận tự đoàn chiên ngươi những con dê đực. - Ðáp.
2)
Tại sao ngươi ưa kể ra những điều huấn lệnh, và miệng ngươi thường nói về minh
ước của Ta? Ngươi là kẻ không ưa lời giáo huấn và ném bỏ lời Ta lại sau lưng? -
Ðáp.
3)
Ngươi làm thế, mà Ta đành yên lặng? Ngươi đã tưởng rằng Ta giống như ngươi? Ta
sẽ bắt lỗi, sẽ phơi bày trước mặt ngươi tất cả. Ai hiến dâng lời khen ngợi,
người đó trọng kính Ta; ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa
cứu độ. - Ðáp.
Alleluia: Tv 144, 13cd
Alleluia, alleluia! - Chúa trung thành trong mọi lời Chúa phán, và thánh thiện
trong mọi việc Chúa làm. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mc 2, 18-22
"Tân lang còn ở với họ".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi
ấy, môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, họ đến nói với Chúa Giêsu
rằng: "Tại sao môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, còn môn đồ Ngài
lại không ăn chay?" Chúa Giêsu nói với họ: "Các khách dự tiệc cưới có thể ăn
chay khi tân lang còn ở với họ không? Bao lâu tân lang còn ở với họ, thì họ
không thể ăn chay được. Nhưng sẽ đến ngày tân lang bị đem đi, bấy giờ họ sẽ ăn
chay. Không ai lấy vải mới mà vá áo cũ, chẳng vậy, miếng vải vá sẽ rút lại mà
kéo áo cũ, và chỗ rách lại tệ hơn. Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ,
chẳng vậy, rượu sẽ làm vỡ bầu da, và rượu đổ, bầu da hư. Nhưng rượu mới phải để
trong bầu da mới".
Ðó là
lời Chúa.
Suy nghiệm Lời Chúa
Đức Kitô Tân
Lang
Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Hai đầu Tuần 2 Thường Niên hậu Giáng Sinh, vẫn tiếp tục chủ đề "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" của chung Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh. Ở chỗ nào?
Bài Phúc Âm Chúa Nhật II Thường Niên hậu Giáng Sinh Chu Kỳ Phụng Vụ Năm C hôm qua về tiệc cưới Cana, một biến cố cần phải có để mở màn cho việc Chúa Kitô tỏ mình ra cho các môn đệ tiên khởi của Người, nhờ đó đã làm cho các vị tin vào Người.
Bài Phúc Âm hôm nay, để trả lời cho vấn nạn được "môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay" đặt ra "Tại sao môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, còn môn đồ Ngài lại không ăn chay?", Chúa Giêsu đã tự ví mình và tự nhận mình là "tân lang", và cho biết lý do các môn đệ của Người được Người ví như là thành phần "các khách dự tiệc cưới", không ăn chay như thành phần đặt vấn đề với Người đó là vì "tân lang còn ở với họ".
Thật vậy, sở dĩ "các môn đồ Ngài lại không ăn chay?" bởi vì Người "còn ở với họ", tức là Người còn đang cần thời gian để tiếp tục và từ từ tỏ mình ra cho họ để họ có thể hân hoan vui sướng nhận biết Người mỗi ngày một hơn, và càng nhận biết Người họ càng kính phục Người và yêu mến Người, nhờ đó họ mới có thể trở thành chứng nhân tiên khởi của Người và cho Người, đúng như ý nguyện và mục đích Người tuyển chọn họ làm nhóm 12 của Người.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà các môn đệ của Người không phải chay tịnh, một thứ chay tịnh nếu có và nếu cần lại hoàn toàn không phải như thành phần "môn đồ của Gioan và các người biệt phái" đã làm, mà là một thứ chay tịnh không còn được ở với Người nữa, không còn được thấy Người tận mắt, nghe Người tận tai và động chạm đến Người tận tay (xem 1Gioan 1:1), trái lại các vị chỉ giao tiếp với Người hoàn toàn bằng đức tin thuần túy trong tăm tối của giác quan và cảm thức, nghĩa là "ngày tân lang bị đem đi, bấy giờ họ sẽ ăn chay", ở chỗ "Các con sẽ than khóc trong khi thế gian vui mừng" (Gioan 16:20).
Thế nhưng, việc chay tịnh hay cách chay tịnh của các môn đệ Chúa Giêsu này không phải là những gì hủy hoại mà là những gì thăng hoa, thăng tiến, hoan hỉ: "Nếu các con yêu mến Thày thì các con phải vui mừng vì Thày về cùng Cha vì Cha là Đấng cao trọng hơn Thày" (Gioan 14:28). Bởi vì, nhờ Thày về cùng Cha là Đấng cao trọng hơn Thày với tư cách Ngài là Đấng đã sai Thày như thế mà các vị, cho dù không còn thấy và ở với Người nữa, mới càng nhờ thế có thể đạt đến chỗ thần hiệp nên một với Người: "Thày ở đâu các con cũng được ở đó" (Gioan 14:3).
Như thế, trong chính sự vắng bóng của mình, khuất dạng của mình, "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" lại càng tỏ mình ra hơn bao giờ hết, lại càng hiển linh hơn hết... trước con mắt thuần túy đức tin siêu nhiên của các môn đệ Người.
Đó là lý do phần còn lại của bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu mới nói thêm những lời quan trọng và thiết yếu cho việc sống đạo sau đây: "Không ai lấy vải mới mà vá áo cũ, chẳng vậy, miếng vải vá sẽ rút lại mà kéo áo cũ, và chỗ rách lại tệ hơn. Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, rượu sẽ làm vỡ bầu da, và rượu đổ, bầu da hư. Nhưng rượu mới phải để trong bầu da mới".
Cái "mới" và "cũ" được Chúa Giêsu đề cập tới trong bài Phúc Âm hôm nay liên quan đến vấn đề chay tịnh đây là gì, nếu không phải cái "mới" đây là đức tin (của Tân Ước) và cái "cũ" đây là nghi thức hay hình thức hoặc lễ vật bề ngoài (của Cựu Ước), và vì thế, "rượu mới" và "bầu da mới" đây chính là "tinh thần và chân lý" được Chúa Giêsu nói đến trong trường hợp Người trao đổi với người phụ nữ Samaritanô bên bờ giếng Giacóp về thực tại "Thiên Chúa là Thần Linh nên những ai tôn thờ Thiên Chúa đích thực thì cũng phải tôn thờ Ngài trong tinh thần và chân lý" (Gioan 4:24).
Bài Đọc 1 hôm nay cũng cho thấy rõ hơn nữa về thực tại "Thiên Chúa là Thần Linh nên những ai tôn thờ Thiên Chúa đích thực thì cũng phải tôn thờ Ngài trong tinh thần và chân lý" (Gioan 4:24). Ở chỗ, con người cần phải tin tưởng tuân phục Ngài, làm theo ý Ngài hơn là theo ý riêng của mình, cho dù ý riêng của mình có ngay lành và tốt lành đến mấy chăng nữa, cho dù ý riêng ấy chỉ nhắm đến vinh danh Ngài chăng nữa, điển hình như trường hợp của Vua Saulê được Tiên Tri Samuel cảnh giác trong Bài Đọc 1 hôm nay:
"Này Chúa ưa thích của
lễ toàn thiêu và hy lễ hơn sự vâng lời Chúa ư? Vì vâng lời thì tốt hơn
của lễ, và tuân lệnh thì cao đẹp hơn dâng mỡ cừu; vì phản bội thì giống
như tội tà thuật, còn ngoan cố thì giống như tội thờ bụt thần. Vậy bởi
ông khinh bỉ lời Chúa, nên Chúa truất phế không cho ông làm vua nữa".
Vua Saulê đã bất tuân Thiên Chúa ra sao, lời của Tiên Tri Samuel trong Bài Đọc 1 đã cho biết như thế này: "Chúa đã sai ông lên đường và nói: 'Hãy đi giết quân Amalec tội lỗi, và hãy giao chiến với chúng cho đến khi tận diệt chúng'. Tại sao ông không nghe lời Chúa, mà lại chạy theo chiến lợi phẩm và làm điều tội lỗi trước mặt Chúa như vậy?"
Cho dù Vua Saulê có lý do chính đáng để biện minh: "Vâng, tôi đã nghe lời Chúa, đã đi trên đường Chúa sai tôi, đã bắt Aga vua Amalec, và tàn sát dân Amalec. Nhưng trong các chiến lợi phẩm, dân chúng đã lấy chiên bò, những vật nhất hạng họ cướp được để tế lễ Chúa là Thiên Chúa của họ tại Galgalê", Tiên Tri Samuel vẫn khẳng định với vua rằng: "Vâng lời thì tốt hơn của lễ. Chúa truất phế không cho ông làm vua nữa".
Bài Đáp Ca hôm nay cũng theo chiều hướng của cả Bài Đọc 1 và bài Phúc Âm, ở chỗ đã bày tỏ cảm nhận chính xác về tất cả sự thật nơi việc tôn thờ Thiên Chúa là Thần Linh trong tinh thần và chân lý, bằng đức tin được thể hiện qua việc tuân phục là những tác động xứng hợp với Ngài và làm đẹp lòng Ngài, như sau:
1) Ta không khiển trách ngươi về chuyện dâng lễ vật,
vì lễ toàn thiêu của ngươi đặt ở trước mặt Ta luôn. Ta không nhận tự nhà
ngươi một con bò non, cũng
không nhận tự đoàn chiên ngươi những con dê đực.
2) Tại sao ngươi ưa kể ra những điều huấn lệnh, và miệng ngươi thường nói về minh ước của Ta? Ngươi là kẻ không ưa lời giáo huấn và ném bỏ lời Ta lại sau lưng?
3) Ngươi làm thế, mà Ta đành yên lặng? Ngươi đã tưởng rằng Ta giống như ngươi? Ta sẽ bắt lỗi, sẽ phơi bày trước mặt ngươi tất cả. Ai hiến dâng lời khen ngợi, người đó trọng kính Ta; ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ.
Thứ Ba
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài
Ðọc I: (năm
II) 1
Sm 16, 1-13
"Samuel xức dầu cho Ðavít trước mặt các anh em ngài; và Thánh Thần ngự xuống
trên ngài".
Trích
sách Samuel quyển thứ nhất.
Trong
những ngày ấy, Chúa phán cùng Samuel rằng: "Ta đã loại bỏ Saolê không cho cai
trị Israel nữa, thế mà ngươi còn thương khóc nó đến bao giờ? Ngươi hãy đổ dầu
cho đầy bình và lên đường; Ta sai ngươi đến nhà Isai dân thành Bêlem. Vì Ta chọn
một người con của ông ấy lên làm vua". Samuel thưa: "Làm sao mà đi được? Vì nếu
Saolê hay biết việc đó, ông sẽ giết con". Chúa nói: "Ngươi hãy tự tay bắt một
con bê trong đàn, và nói: 'Tôi đến để dâng lễ tế lên cho Chúa'. Ngươi sẽ mời
Isai đến để dự lễ tế, Ta sẽ tỏ cho ngươi biết việc phải làm, và sẽ chỉ cho ngươi
biết phải xức dầu cho ai?"
Vậy
Samuel làm như lời Chúa dạy và đi đến Bêlem. Các vị kỳ lão trong thành bỡ ngỡ
chạy đến Samuel mà nói rằng: "Ông đem bình an đến chăng?" Ông đáp: "Phải, bình
an! Tôi đến để dâng lễ tế cho Chúa. Các ông giữ mình thanh sạch và cùng tôi đến
dâng của lễ". Vậy ông làm cho Isai và con cái ông ấy được thanh sạch và mời họ
đến dâng lễ tế. Khi (họ) vào nhà, Samuel gặp ngay Êliab và nói: "Có phải người
xức dầu của Chúa đang ở trước mặt Chúa đây không?" Và Chúa phán cùng Samuel:
"Ðừng nhìn xem diện mạo, vóc cao, vì Ta đã loại nó rồi; Ta không xem xét theo
kiểu con người, vì chưng con người nhìn xem bên ngoài, còn Thiên Chúa thì nhìn
xem tâm hồn". Isai gọi Abinađab đến và dẫn đến trước mặt Samuel. Samuel nói:
"Cũng không phải Chúa chọn người này". Isai cho dẫn Samma đến. Samuel lại nói:
"Nhưng Chúa cũng không chọn người này". Isai lần lượt đem bảy đứa con mình ra
trình diện với Samuel. Samuel nói với Isai: "Chúa không chọn ai trong những
người này". Samuel nói tiếp: "Tất cả con ông có bấy nhiêu đó phải không?" Isai
đáp: "Còn một đứa út nữa, nó đi chăn chiên". Samuel nói với Isai: "Ông hãy sai
người đi gọi nó về, vì chúng ta không ngồi vào bàn ăn trước khi nó về". Isai sai
người đi tìm đứa con út. Ðứa út này có mái tóc hoe, có đôi mắt xinh và gương mặt
đẹp. Chúa phán: "Ngươi hãy chỗi dậy, xức dầu lên nó, vì chính nó đó". Samuel lấy
bình dầu ra, xức lên nó trước mặt các anh em, và Thánh Thần Chúa ngự trong Ðavít
từ ngày đó trở đi. Còn Samuel đứng dậy trở về Rama.
Ðó là
lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 88, 20. 21-22. 27-28
Ðáp: Ta
đã gặp Ðavít là tôi tớ của Ta (c. 21a).
Xướng: 1) Xưa trong cuộc thị kiến, Chúa đã phán cùng bầy tôi Chúa: "Ta đội mão
triều thiên cho vị anh hùng, Ta cất nhắc người được kén chọn tự trong dân. -
Ðáp.
2) Ta
đã gặp Ðavít là tôi tớ của Ta. Ta đã xức dầu thánh của Ta cho người, để tay Ta
bang trợ người luôn mãi, và cánh tay Ta củng cố thân danh người. - Ðáp.
3)
Chính người sẽ thưa cùng Ta: "Chúa là Cha tôi, là Thiên Chúa và Tảng Ðá cứu độ
của tôi". Và Ta sẽ đặt người làm trưởng tử, cao sang hơn các vua chúa ở trần
gian. - Ðáp.
Alleluia: Ga 8, 12
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta sẽ được ánh
sáng ban sự sống". - Alleluia.
Phúc
Âm: Mc 2, 23-28
"Ngày Sabbat làm ra vì loài người, chứ không phải loài người vì ngày Sabbat".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Vào
một ngày Sabbat, Chúa Giêsu đi qua đồng lúa, môn đệ Người vừa đi vừa bứt lúa.
Tức thì những người biệt phái thưa Người rằng: "Kìa Thầy xem. Tại sao ngày
Sabbat người ta làm điều không được phép như vậy?" Người trả lời rằng: "Các ông
chưa bao giờ đọc thấy điều mà Ðavít đã làm khi ngài và các cận vệ phải túng cực
và bị đói ư? Người đã vào nhà Chúa thời thượng tế Abiata thế nào, và đã ăn bánh
dâng trên bàn thờ mà chỉ mình thượng tế được ăn, và đã cho cả các cận vệ cùng ăn
thế nào?" Và Người bảo họ rằng: "Ngày Sabbat làm ra vì loài người, chứ không
phải loài người vì ngày Sabbat; cho nên Con Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat".
Ðó là
lời Chúa.
Suy nghiệm Lời Chúa
Đức Kitô Chủ
Tể
Ngày Thứ Ba hôm nay,
trong Tuần 2
Thường Niên hậu Giáng Sinh, chủ đề "Người
Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý"
của chung Mùa Thường
Niên hậu Giáng Sinh được
tỏ hiện ngay lời tuyên bố của Chúa Kitô về chính bản thân Người
rằng: "Con
Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat".
Thật thế, câu
tuyên bố này của Người xẩy ra trong trường hợp đưọc bài Phúc Âm hôm nay
thuật lại là "vào
một ngày Sabbat, Chúa Giêsu đi qua đồng lúa, môn đệ Người vừa đi vừa bứt
lúa. Tức thì những người biệt phái thưa Người rằng: 'Kìa Thầy xem. Tại sao
ngày Sabbat người ta làm điều không được phép như vậy?'".
Trong
câu giải đáp của
mình cho lời
trách móc hơn là vấn nạn của những người biệt phái bấy giờ, Chúa Giêsu bề
ngoài có
vẻ như biện minh cho hành động
các môn đệ của Người làm khiến cho các người biệt phái ấy ngứa cặp mắt
duy luật của
họ, thế nhưng
thật ra Người có ý bênh
vực tinh thần của lề luật để giúp
cho chính những người biệt phái ấy
thấy được tất cả sự thật về luật lệ mà họ thông thạo và hằng tuân thủ một
cách chặt chẽ và nghiêm chỉnh, nhờ đó
họ có thể sống đẹp
lòng Thiên Chúa hơn.
Trước hết, như
trong bài Phúc Âm hôm nay cho thấy, Người đã
dẫn chứng một trường hợp không được phép làm mà vẫn được làm trong trường
hợp khẩn cấp ở trong Cựu Ước liên quan đến "điều mà Vua Đavít
làm khi
ngài và các cận vệ phải túng cực và bị đói ư? Người đã vào nhà Chúa thời
thượng tế Abiata thế nào, và đã ăn bánh dâng trên bàn thờ mà chỉ mình thượng
tế được ăn, và đã cho cả các cận vệ cùng ăn thế nào?"
Sau
nữa, từ
trường hợp không được
phép làm mà vẫn được làm trong trường hợp khẩn cấp ở trong Cựu Ước liên
quan đến Vua Đavít ấy,
Chúa Giêsu đã đi đến kết luật liên quan đến tinh thần của lề luật là những
gì trực tiếp liên hệ tới mục đích của lề luật như
sau: "Ngày
Sabbat làm ra vì loài người, chứ không phải loài người vì ngày Sabbat; cho
nên Con Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat".
Có nghĩa là
luật lệ được lập ra và ban bố là vì loài
người, để
phục vụ loài người như chủ nhân ông của nó, như là mục tiêu của nó, hầu mang
lại lợi ích thiêng liêng cho họ, giúp họ thăng tiến, vươn lên, được
cứu độ, chứ không phải để hủy diệt họ, khiến họ bị mất tự do, biến họ trở
thành nô lệ lề luật, khi lề
luật không
còn thuần túy là
một phương
tiện cho họ mà
là cùng đích của con người, nhất
là đối với thành phần duy luật, thành phần cần phải được giải cứu cho khỏi
cảnh làm nô lệ cho lề luật, nhờ bởi "Con
Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat", như
Người làm cho họ trong bài Phúc Âm hôm nay.
Những
gì "cũ" kỹ được
Chúa đề
cập đến trong bài Phúc Âm hôm qua có liên quan mật thiết đến những gì Người
nói về lề luật trong bài Phúc Âm hôm nay: "áo
cũ" đây
phải chăng là chữ nghĩa của lệ luật, hoàn toàn không hợp với tấm "vải mới" được
Người cung cấp là ý nghĩa đích thực liên quan đến mục đích chính yếu của lề
luật theo những
lời dẫn giải của Người, và
"bầu da cũ" đây phải
chăng là chủ
trương và thái độ
duy luật,
hoàn toàn không hợp với và không thể nào chấp nhận thứ "rượu
mới" hay
chứa đựng nổi thứ "rượu
mới"
là tinh thần
yêu thương bác ái làm nên chính lệ
luật và làm
trọn lề luật (xem
Roma 13:10).
Bài Đọc
1 cho Năm Chẵn hôm nay là câu chuyện về Tiên
Tri Samuel được
lệnh Thiên Chúa sai "đi
đến Bêlem" để
"xức
dầu" phong
vương
cho một người đã được Ngài tuyển chọn thay cho vị vua đương kim bấy giờ là
Saulê mà Ngài "đã
loại bỏ không cho cai trị Israel nữa". Vị
vua tương lai thay cho Vua Saulê ấy "là ai?", Thiên Chúa không tiết
lộ cho Tiên Tri Samuel biết khi sai ông đi đến quê hương
của vị vua này là Bêlem. Để
rồi, trong việc nhận diện vị vua tương lai được Ngài tuyển chọn mới xuất
hiện một tiêu chuẩn liên quan đến ý nghĩa của Bài Phúc Âm hôm nay về lề luật
và thành phần duy luật chỉ vụ hình thức hơn là tinh thần.
Thật
vậy, Bài Đọc 1 hôm nay thuật lại rằng: "Khi
(họ) vào nhà, Samuel gặp ngay Êliab và nói: 'Có phải người xức dầu của Chúa
đang ở trước mặt Chúa đây không?' Và Chúa phán cùng Samuel: 'Ðừng nhìn xem
diện mạo, vóc cao, vì Ta đã loại nó rồi; Ta không xem xét theo kiểu con
người, vì chưng con người nhìn xem bên ngoài, còn Thiên Chúa thì nhìn xem
tâm hồn'".
Trong
trường
hợp này, Thiên Chúa vẫn không chỉ ngay cho Tiên Tri Samuel đứa con trai nào
trong 8 đứa của gia đình vị vua tương lai, nhưng chỉ dạy cho vị tiên
tri ấy biết cái tiêu
chuẩn tổng quan chính yếu là "đừng bề ngoài mà bề trong" của
Ngài.
Bởi thế, căn cứ vào tiêu chuẩn ấy, Tiên
Tri Samuel tiếp tục chọn
lựa, cho đến khi ông hỏi bố của 8 người anh em trai rằng:
"'Tất
cả con ông có bấy nhiêu đó phải không?' Isai đáp: 'Còn một đứa út nữa, nó đi
chăn chiên'. Samuel nói với Isai: 'Ông hãy sai người đi gọi nó về, vì chúng
ta không ngồi vào bàn ăn trước khi nó về'. Isai sai người đi tìm đứa con út.
Ðứa út này có mái tóc hoe, có đôi mắt xinh và gương mặt đẹp. Chúa phán:
'Ngươi hãy chỗi dậy, xức dầu lên nó, vì chính nó đó'. Samuel lấy bình dầu
ra, xức lên nó trước mặt các anh em, và Thánh Thần Chúa ngự trong Ðavít từ
ngày đó trở đi. Còn Samuel đứng dậy trở về Rama".
Phải,
chỉ ở trường hợp phong vương cho vị vua thứ hai là Đavít này mới có chuyện:
"Thánh
Thần Chúa ngự trong Ðavít từ ngày đó trở đi", còn trong
trường hợp phong vương
cho Saule
là vị vua đầu tiên của dân Do Thái cũng
là vị vua bị Thiên Chúa loại trừ chỉ được Thánh Kinh trong Bài Đọc 1 cho Năm
Chẵn Thứ Bảy tuần trước thuật lại như sau: "Samuel
lấy bình dầu đổ trên đầu Saolê, rồi hôn anh và nói rằng: 'Ðây Thiên Chúa xức
dầu phong anh làm vua thống trị cơ nghiệp của Người, và anh sẽ cứu dân Người
thoát khỏi kẻ thù ở chung quanh'".
Phải
chăng chính vì "Thánh
Thần Chúa ngự trong Ðavít từ ngày đó trở đi" mà
những gì vị vua này làm đều đúng ý Thiên Chúa, cho dù là điều vua không được
phép làm như vụ vua và đoàn tùy tùng dám ăn thứ bánh
tiến mà chỉ có vị thượng tế mới được ăn, một
vụ việc bề ngoài có tính cách gương mù và bê bối sai quấy lộng hành này
lại đã được chính Chúa Giêsu trích dẫn để minh chứng rằng: "Ngày
Sabbat làm ra vì loài người, chứ không phải loài người vì ngày Sabbat; cho
nên Con Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat".
Bài Đáp
Ca hôm nay rõ ràng là liên quan đến bản thân của Vua Đavít, liên quan đến
việc vua được tuyển chọn (câu 1) và
Thiên Chúa ở cùng vua (câu
2),
một vị vua là tiền thân báo trước một Vị
Vua của các Vua, vị vua bất diệt (câu
3) là "Người
Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý":
1) Xưa
trong cuộc thị kiến, Chúa đã phán cùng bầy tôi Chúa: "Ta đội mão triều thiên
cho vị anh hùng, Ta cất nhắc người được kén chọn tự trong dân.
2) Ta
đã gặp Ðavít là tôi tớ của Ta. Ta đã xức dầu thánh của Ta cho người, để tay
Ta bang trợ người luôn mãi, và cánh tay Ta củng cố thân danh người.
3) Chính
người sẽ thưa cùng Ta: "Chúa là Cha tôi, là Thiên Chúa và Tảng Ðá cứu độ của
tôi". Và Ta sẽ đặt người làm trưởng tử, cao sang hơn các vua chúa ở trần
gian.
Thứ Tư
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (năm
II) 1
Sm 17, 32-33. 37. 40-51
"Ðavít đã dùng dây ném đá và đá mà thắng tên Philitinh".
Trích sách Samuel quyển thứ nhất.
Trong những ngày ấy, khi người ta dẫn Ðavít đến trước Saolê, thì Ðavít nói
với Saolê rằng: "Ðừng ai lo sợ gì cả. Tôi đây, tôi tớ của bệ hạ, tôi sẽ ra
chiến đấu với tên Philitinh". Saolê nói cùng Ðavít rằng: "Ngươi không thể
chống cự và chiến đấu với tên Philitinh đó đâu, vì ngươi còn bé nhỏ, mà anh
ta là một chiến sĩ từ lúc còn niên thiếu".
Ðavít liền đáp: "Chúa đã từng cứu tôi thoát khỏi nanh vuốt sư tử và gấu,
Người sẽ giải thoát tôi khỏi tay tên Philitinh đó". Saolê mới nói với Ðavít:
"Ngươi hãy đi và Chúa ở cùng ngươi".
Ðavít lấy cây gậy mà chàng quen cầm trong tay. Chàng lựa năm viên đá bóng
láng dưới khe nước, bỏ vào bị chăn chiên mà chàng thường đeo bên mình.
Tay chàng cầm trành ném đá ra ứng chiến với tên Philitinh. Tên Philitinh có
vệ sĩ cầm khí giới đi trước, tiến lại gần Ðavít. Khi tên Philitinh thấy
Ðavít, thì khinh bỉ chàng, vì chàng là một thanh niên hồng hào đẹp trai. Tên
Philitinh nói với Ðavít: "Tao có phải là chó đâu mà mày cầm gậy đến với
tao?" Rồi tên Philitinh nhân danh các thần của y mà nguyền rủa Ðavít. Anh ta
nói với Ðavít: "Mày hãy lại đây, tao sẽ phân thây mày cho chim trời và thú
đồng ăn thịt".
Ðavít đáp lại: "Còn mi, mi cầm gươm, giáo, lao mà đến với ta, thì ta đến với
mi nhân danh Chúa các đạo binh, Thiên Chúa các đoàn quân Israel mà hôm nay
mi đã nhục mạ. Chúa sẽ trao mi vào tay ta, ta sẽ đánh và chặt đầu mi, và hôm
nay ta sẽ ném thây quân sĩ Philitinh cho chim trời và thú đồng, để khắp hoàn
cầu biết rằng Israel có một Thiên Chúa, và toàn thể cộng đồng này nhận biết
rằng: "Chúa không dùng gươm giáo mà giải phóng, vì Người là chủ trận chiến,
Người sẽ trao các ngươi vào tay chúng ta".
Vậy tên Philitinh vùng lên, tiến lại gần Ðavít, và Ðavít hối hả chạy đến
nghinh chiến với tên Philitinh. Ðavít thò tay vào bị, lấy viên đá, rồi dùng
dây ném đá mà phóng vào trán tên Philitinh, viên đá trúng lủng trán hắn, và
hắn liền té sấp xuống đất. Và Ðavít đã dùng dây ném đá và đá mà chiến thắng
và hạ sát tên Philitinh. Nhưng vì Ðavít không có sẵn gươm, nên cậu chạy lại
đứng trên mình tên Philitinh, lấy gươm của hắn, rút ra khỏi vỏ và chặt đầu
hắn.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 143, 1. 2. 9-10
Ðáp: Ôi Ðá Tảng của con, chúc tụng Chúa! (c. 1a)
Xướng: 1) Ôi Ðá Tảng của con, chúc tụng Chúa, là Ðấng rèn luyện cho tay con
biết đấu tranh, cho các ngón tay con thiện nghề chinh chiến. - Ðáp.
2) Chúa là Tình thương và là chiến luỹ, là Ðấng phù trợ và giải phóng con.
Chúa là khiên thuẫn, là chỗ con nương náu, Ngài bắt chư dân phải khuất phục
con. - Ðáp.
3) Ôi Thiên Chúa, con sẽ hát mừng Ngài bài ca mới, với cây đàn mười dây, con
sẽ ca mừng Ngài, vì Ngài đã ban cho các vua chiến thắng, đã giải phóng Ðavít
là tôi tớ của Ngài. - Ðáp.
Alleluia: Ga 6, 64b và 69b
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, lời của Chúa là thần trí và là sự sống. Chúa
có những lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 3, 1-6
"Trong ngày Sabbat được cứu sống hay là giết chết?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu lại vào hội đường và ở đó có một người khô bại một tay.
Người ta để ý quan sát xem Chúa có chữa bệnh trong ngày Sabbat không, để tố
cáo Người. Chúa bảo người có tay khô bại rằng: "Ngươi hãy đứng ra giữa đây".
Rồi Người bảo họ: "Trong ngày Sabbat được làm sự lành hay sự dữ? Ðược cứu
sống hay là giết chết?" Nhưng họ thinh lặng. Bấy giờ Người thịnh nộ đưa mắt
nhìn họ và buồn phiền vì lòng họ chai đá, Người bảo bệnh nhân rằng: "Hãy giơ
tay ra". Người đó giơ tay ra và tay anh ta được lành. Lập tức, những người
biệt phái đi ra bàn tính với những kẻ thuộc phái Hêrôđê chống đối Người và
tìm cách hại Người.
Ðó là lời Chúa.
Suy nghiệm Lời Chúa
Đức Kitô vĩ đại
Ngày Thứ Tư trong Tuần 2 Thường Niên hậu Giáng Sinh hôm nay, bài Phúc Âm của Thánh ký Marcô vẫn liên tục với bài Phúc Âm hôm qua, chẳng những về bố cục trước sau của cuốn sách Phúc Âm thứ hai này mà còn liên tục cả về ý nghĩa của hai bài Phúc Âm này nữa.
Bài Phúc Âm hôm nay được Giáo Hội chọn đọc thích hợp với chủ đề chung của Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh "Người Con đến từ Cha ... đầy ân sủng và chân lý", ở chỗ, người chẳng những chữa lành cho "một người khô bại một tay" mà còn mở mắt cho thành phần thông luật nhưng duy luật biệt phái về tinh thần của lề luật, bằng câu hỏi được Người đặt ra cho họ tự suy nghĩ: "Trong ngày Sabbat được làm sự lành hay sự dữ? Ðược cứu sống hay là giết chết?"
Bài Phúc Âm hôm nay cũng như bài Phúc Âm hôm qua đều liên quan đến ngày hưu lễ là thời điểm được chung dân chúng và riêng nhóm biệt phái cùng luật sĩ tuân giữ rất kỹ lưỡng và đã thấy ngứa mắt trước những hành động của các môn đệ Chúa Giêsu bứt lúa mà ăn trong ngày hưu lễ (ở bài Phúc Âm hôm qua) hay của chính Chúa Giêsu chữa lành cho người bị bại tay trong ngày hưu lễ (ở bài Phúc Âm hôm nay).
Cả hai lần Chúa Giêsu đều nhắc nhở thành phần theo dõi và bắt bẻ các môn đệ của Người cũng như bắt bẻ chính Người về tinh thần chính yếu của lề luật cũng như mục đích của lề luật đối với vị thế cùng giá trị của con người so vị thế và giá trị của lề luật. Vấn đề then chốt này cũng chính là vấn đề then chốt của Giáo Huấn Giáo Hội Công Giáo về xã hội ngày nay, một bộ giáo huấn bắt đầu từ thời Đức Lêô XIII sau khi chủ nghĩa cộng sản xuất hiện.
Thật vậy, yếu tố chính yếu làm nên trọng tâm của Giáo Huấn của Giáo Hội về xã hội đó là con người, một thực thể phải được coi trọng theo đúng dự án tạo dựng của Thiên Chúa Hóa Công, ở chỗ con người phải làm chủ trái đất chứ không phải làm tôi cho những gì được dựng nên cho họ (xem Khởi Nguyên 1:28), bởi thế, tất cả mọi sự, bao gồm cả sự vật trần thế và sự việc trên đời, tất cả mọi hoạt động của con người, về phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học v.v. đều phải phục vụ con người, chứ không được coi thường họ và lạm dụng họ như chủ nghĩa cộng sản hay văn hóa sự chết.
Trái lại, cho dù con người đóng vai chính yếu trên trần gian này, trên trái đất này, họ vẫn không thể nào trở thành tối cao, là cùng đích của mình, trở thành tuyệt đối như Thượng Đế, như Thiên Chúa, như Đấng dựng nên họ. Bởi thế, tất cả những chủ nghĩa tôn sùng con người, được gọi là chủ nghĩa duy nhân bản, như chủ trương tương đối hóa mọi nguyên tắc và lề luật luân lý bất di bất dịch, để tuyệt đối hóa tự do và ý riêng của con người, cũng tác hại chính con người, mang con người đến chỗ diệt vong chẳng khác gì chủ nghĩa cộng sản và văn hóa sự chết coi thường con người vậy.
Nếu trong bài Phúc Âm hôm qua, Chúa Giêsu, "Người Con đến từ Cha" đã tỏ mình ra "đầy ân sủng và chân lý", khi tự xưng mình là "Chúa của cả ngày hưu lễ", thì trong bài Phúc Âm hôm nay "Người Con đến từ Cha" đã tỏ mình ra "đầy ân sủng và chân lý", ở chỗ chữa lành cho "một người khô bại một tay".
Thật ra, tật "khô bại một tay", so với các trường hợp bệnh tật khác, như phong cùi, bại liệt, què quặt, mù lòa, câm điếc v.v., thì chỉ là chuyện nhỏ, không đáng kể là bao nhiêu. Tuy nhiên, chính ở cái nho nhỏ, không đáng kể là bao nhiêu ấy mà vẫn được Người lưu tâm đáp ứng cứu chữa, nhất nữa lại vào ngày hữu lễ nữa, lại càng cho thấy chân dung tuyệt vời của "Người Con đến từ Cha ... đầy ân sủng và chân lý" này.
Đúng thế, cho dù chỉ bị "khô bại một tay", thân xác của con người vẫn không được vẹn toàn đúng như nó đã được Thiên Chứa dựng nên "rất tốt đẹp" (Khởi Nguyên 1:31) ngay từ ban đầu, và khả năng hoạt động của con người vẫn bị ngăn trở, không được tự do, tức vẫn cần phải được cứu chữa hay cần phải được giải thoát để có thể nguyên vẹn hơn về hình hài cùng tầm vóc và đắc lực hơn về hoạt động cùng phục vụ.
Trong Bài Đọc 1 hôm nay cũng cho thấy Thiên Chúa là Đấng toàn năng quan tâm đến những gì là bé nhỏ, và Ngài dường như muốn lợi dụng những gì càng bé nhỏ để càng tỏ mình ra một cách hiển nhiên hơn và sống động hơn. Đó là trường hợp của một chàng thanh niên Đavít trẻ trung và nhỏ con, chưa hề có kinh nghiệm chiến trường, lại chẳng có áo giáp cùng các thứ vũ khí nguy hiểm trong tay, thế mà đã dễ dàng và vẻ vang chiến thắng danh tướng Gồliát vô đối thủ của địch quân.
Chính Vua Saolê cũng không tin tưởng chàng thanh thiếu niên hào hùng này: "Trong những ngày ấy, khi người ta dẫn Ðavít đến trước Saolê, thì Ðavít nói với Saolê rằng: 'Ðừng ai lo sợ gì cả. Tôi đây, tôi tớ của bệ hạ, tôi sẽ ra chiến đấu với tên Philitinh'. Saolê nói cùng Ðavít rằng: 'Ngươi không thể chống cự và chiến đấu với tên Philitinh đó đâu, vì ngươi còn bé nhỏ, mà anh ta là một chiến sĩ từ lúc còn niên thiếu'. Ðavít liền đáp: 'Chúa đã từng cứu tôi thoát khỏi nanh vuốt sư tử và gấu, Người sẽ giải thoát tôi khỏi tay tên Philitinh đó'".
Và cả đối thủ khổng lồ của Đavít cũng tỏ ra khinh thường chàng: "Tên Philitinh có vệ sĩ cầm khí giới đi trước, tiến lại gần Ðavít. Khi tên Philitinh thấy Ðavít, thì khinh bỉ chàng, vì chàng là một thanh niên hồng hào đẹp trai. Tên Philitinh nói với Ðavít: 'Tao có phải là chó đâu mà mày cầm gậy đến với tao?' Rồi tên Philitinh nhân danh các thần của y mà nguyền rủa Ðavít. Anh ta nói với Ðavít: 'Mày hãy lại đây, tao sẽ phân thây mày cho chim trời và thú đồng ăn thịt'".
Thế nhưng, chàng thanh thiếu niên Đavít sở dĩ dám liều mình và ngang nhiên ra chiến đấu với nhân vật danh tướng mà chàng không phải là đối thủ ấy là vì chàng hoàn toàn mãnh liệt tin tưởng vào Thiên Chúa hơn vào chính bản thân mình, và thật sự mong muốn cho Ngài được nhận biết, cho Ngài có thể tỏ mình ra:
"Ðavít đáp lại: 'Còn mi, mi cầm gươm, giáo, lao mà đến với ta, thì ta đến
với mi nhân danh Chúa các đạo binh, Thiên Chúa các đoàn quân Israel mà hôm
nay mi đã nhục mạ. Chúa sẽ trao mi vào tay ta, ta sẽ đánh và chặt đầu mi, và
hôm nay ta sẽ ném thây quân sĩ Philitinh cho chim trời và thú đồng, để khắp
hoàn cầu biết rằng Israel có một Thiên Chúa, và toàn thể cộng đồng này nhận
biết rằng: 'Chúa không dùng gươm giáo mà giải phóng, vì Người là chủ trận
chiến, Người sẽ trao các ngươi vào tay chúng ta'".
Quả thực Vị Thiên Chúa toàn năng của chàng thanh thiếu niên Đavít, qua cuộc chiến thắng này của chàng, đã chẳng những tỏ mình ra cho dân Do Thái nhận biết mà chắc chắn còn muốn tỏ mình ra cho cả thành phần dân tấn công dân Do Thái của Ngài nữa, để họ biết rằng "Israel có một Thiên Chúa":
Bài Đáp Ca hôm nay thực sự là phản ảnh tâm tình của chàng thanh thiếu niên anh hùng Đavít đã chiến thắng địch quân Gồliát, hoàn toàn nhờ ở quyền năng của Thiên Chúa là Đấng chàng tin tưởng và là Đấng muốn tỏ mình ra qua chàng:
1) Ôi Ðá Tảng của con, chúc tụng Chúa, là Ðấng rèn luyện cho tay con biết
đấu tranh, cho các ngón tay con thiện nghề chinh chiến.
2) Chúa là Tình thương và là chiến luỹ, là Ðấng phù trợ và giải phóng
con. Chúa là khiên thuẫn, là chỗ con nương náu, Ngài bắt chư dân phải khuất
phục con.
3) Ôi Thiên Chúa, con sẽ hát mừng Ngài bài ca mới, với cây đàn mười dây, con sẽ ca mừng Ngài, vì Ngài đã ban cho các vua chiến thắng, đã giải phóng Ðavít là tôi tớ của Ngài.
Ngày 17: Thánh Antôn, tu viện trưởng
Thứ Năm
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài
Ðọc I: (năm
II) 1
Sm 18, 6-9; 19, 1-7
"Thân phụ tôi là Saolê định giết anh".
Trích
sách Samuel quyển thứ nhất.
Trong
những ngày ấy, sau khi hạ sát tên Philitinh, Ðavít trở về, các phụ nữ từ mọi
thành phố Israel đều tuôn ra ca hát nhảy múa với đàn địch trống phách, vui vẻ
đón vua Saolê. Các phụ nữ nhảy múa xướng hoạ rằng: "Saolê giết một ngàn, và
Ðavít giết mười ngàn". Saolê bực tức lắm, vì lời ca ấy làm phật lòng ông, ông
nói: "Họ tặng Ðavít mười ngàn, còn Ta chỉ có một ngàn, như vậy y chỉ còn thiếu
có ngai vàng". Từ ngày đó trở đi, Saolê nhìn Ðavít với vẻ mặt căm tức.
Saolê
bàn với con ông là Gionathan và tất cả những cận thần của ông để sát hại Ðavít.
Nhưng Gionathan con của Saolê rất thương mến Ðavít, nên tiết lộ cho Ðavít rằng:
"Thân phụ tôi là Saolê tìm kế giết anh đấy". Vì thế, tôi xin anh sáng mai nên
thận trọng và tìm nơi kín đáo mà ẩn mình. Tôi sẽ ra đứng gần cha tôi ngoài đồng
nơi anh ẩn trốn, tôi sẽ nói chuyện anh với cha tôi, tôi thấy thế nào, rồi sẽ báo
cho anh biết".
Vậy
Gionathan khen Ðavít với cha ông là Saolê, ông nói: "Tâu phụ vương, xin chớ hãm
hại tôi tớ của phụ vương là Ðavít, vì anh không có lỗi gì đến phụ vương, và anh
đã lập nhiều công trạng cho phụ vương: Anh đã liều mạng sống và hạ sát nhiều tên
Philitinh; Chúa đã dùng anh mà giải thoát toàn dân Israel. Phụ vương đã mục kích
và đã hân hoan, vậy tại sao phụ vương toan đổ máu người vô tội, khi định giết
Ðavít là kẻ không có lỗi gì?" Saolê nghe Gionathan nói như vậy thì nguôi giận mà
thề rằng: "Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, nó sẽ không bị giết". Gionathan gọi
Ðavít và thuật lại cho anh nghe tất cả các lời ấy, rồi dẫn Ðavít đến trước
Saolê, và anh hầu cận Saolê như trước.
Ðó là
lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 55, 2-3. 9-10ab. 10c-11. 12-13
Ðáp: Con
tin cậy vào Thiên Chúa, con không kinh hãi (c. 5b).
Xướng: 1) Ôi Thiên Chúa, xin thương con, vì người ta chà đạp con, người ta luôn
luôn đấu tranh và áp bức con. Những kẻ thù ghét con chà đạp con luôn mọi lúc, vì
có nhiều người chiến đấu phản hại con. - Ðáp.
2)
Con đường lưu vong của con, Ngài đã biết, lệ sầu của con đã được chứa trong bầu
da của Ngài, chúng há chẳng được ghi trong sổ sách của Ngài ư? Hễ bao giờ con
kêu cầu Chúa, lúc đó quân thù con sẽ tháo lui. - Ðáp.
3)
Con biết chắc điều này là Thiên Chúa phù trợ con. Nhờ ơn Thiên Chúa là Ðấng mà
con ca tụng lời hứa, con tin cậy vào Thiên Chúa, con không kinh hãi, con người
phàm kia làm chi hại được con. - Ðáp.
4) Ôi
Thiên Chúa, con mắc nợ những điều con khấn cùng Ngài, con sẽ tiến Ngài lễ vật
bằng lời ca tụng. Vì Ngài đã cứu mạng con thoát khỏi tử thần, và cứu chân con
khỏi quỵ ngã, để con được tiến thân trước nhan Thiên Chúa, trong ánh thiều quang
của cõi nhân sinh. - Ðáp.
Alleluia: Mt 4, 4b
Alleluia, alleluia! - Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do
miệng Thiên Chúa phán ra. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mc 3, 7-12
"Các thần ô uế vừa thấy Người, liền sụp lạy và kêu lên rằng: "Ngài là Con Thiên
Chúa", nhưng Người nghiêm cấm chúng không được tiết lộ gì về Người".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi
ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ lui về bờ biển, đám đông từ Galilêa theo Người,
và từ Giuđêa, Giêrusalem, Iđumê, bên kia sông Giođan, miền Tyrô và Siđon, nhiều
kẻ đến cùng Người, khi nghe biết tất cả những việc Người đã làm. Vì đông dân
chúng, nên Người bảo các môn đệ liệu cho Người một chiếc thuyền, kẻo họ chen lấn
Người. Vì chưng, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, nên bất cứ ai mắc bệnh tật
gì đều đến gần để động đến Người. Và những thần ô uế vừa thấy Người, liền sụp
lạy và kêu lên rằng: "Ngài là Con Thiên Chúa", nhưng Người nghiêm cấm chúng
không được tiết lộ gì về Người.
Ðó là
lời Chúa.
Suy nghiệm Lời Chúa
Đức Kitô ảnh hưởng
Bài Phúc Âm cho Thứ
Năm trong Tuần
2 Thường Niên hậu Giáng Sinh hôm nay càng phản ảnh chủ đề "Người
Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý"
của chung Mùa Thường
Niên hậu Giáng Sinh, liên
quan đến tầm ảnh hưởng hầu như khắp đất nước Do Thái bấy giờ của Người,
trong khi Người mới chỉ công khai xuất
hiện chưa được bao lâu.
Thật vậy, tầm ảnh hưởng của "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" này bao gồm một địa dư chẳng những ở miến bắc là Galilêa mà còn xuống tới tận miền nam là Giuđêa của đất nước Do Thái bấy giờ nữa, một vùng đất, theo thứ tự trình thuật của Thánh ký Marco, Người chưa hề đặt chân tới và chỉ sẽ tới sau khi hoàn thành cuộc hành trình Giêrusalem của Người vào những ngày cuối cùng của Người sống trên trần gian này thôi.
Bài Phúc Âm hôm nay đã ghi nhận sự kiện liên quan đến tầm ảnh hưởng của Người đầy ấn tượng xẩy ra như một hiện tượng này ở ngay câu mở đầu như sau: "Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ lui về bờ biển, đám đông từ Galilêa theo Người, và từ Giuđêa, Giêrusalem, Iđumê, bên kia sông Giođan, miền Tyrô và Siđon, nhiều kẻ đến cùng Người, khi nghe biết tất cả những việc Người đã làm".
Đám đông dân chúng từ khắp nơi đua nhau ùn ùn kéo tới với "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" này như thế, mà ai tới cũng muốn được gần Người bao nhiêu có thể, thậm chí muốn trực tiếp đụng chạm đến Người, nhất là thành phần bệnh nhân và khuyết tật nhân, chẳng khác gì như đám đông dân chúng nghênh đón Đức Giáo Hoàng vào những lần ngài tông du khắp nơi trên thế giới, ai cũng muốn đến gần và chạm đến vị thừa kế Thánh Phêrô đại diện Chúa Kitô trên trần gian này.
Tuy nhiên, ngày nay vấn đề an ninh ở khắp nơi mới có thể ngăn chặn việc chen lấn của đám đông dân chúng tuốn đến nghênh đón vị giáo hoàng, còn ngày xưa không thể nào xẩy ra như thế. Bởi đó, để tránh tình trạng chen lấn và xô lấn ồ ạt bất khả kiểm soát rất nguy hiểm cho chính đám đông, (như đã từng xẩy ra ở những cuộc hành hương hằng năm quá đông của tín đồ Hồi giáo), hơn là cho chính bản thân Chúa Kitô, nhờ đó việc giảng dạy và chữa lành của Người được dễ dàng thực hiện hơn, Chúa Giêsu mới khôn ngoan phản ứng, như bài Phúc Âm hôm nay thuật lại:
"Vì đông dân chúng, nên Người bảo các môn đệ liệu cho Người một chiếc thuyền, kẻo họ chen lấn Người. Vì chưng, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, nên bất cứ ai mắc bệnh tật gì đều đến gần để động đến Người".
Sự kiện Chúa Giêsu ngồi trên thuyền mà giảng dạy dân chúng đây chẳng những cho thấy cách thức giải quyết hết sức hữu hiệu và tốt đẹp về hiện tượng đám đông vây quanh Người, gây cản trở cho việc giảng dạy và chữa lành của Người, mà còn cho thấy hình ảnh của một chuyên viên thả lưới đánh cá gần bờ nhất mà lại bắt được nhiều cá nhất, và toàn là những con cá không phải ở dưới nước nhưng là ở trên bờ, trên cạn.
Chưa hết, tầm ảnh hưởng của "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" này chẳng những liên quan đến đám đông dân chúng thuộc một vùng địa dư khắp đất nước Do Thái thời ấy, tức liên quan đến thế giới hữu hình này, mà còn đến cả thế giới vô hình nữa là thế giới của ma quỉ, thế giới của những thực thể vô hình đã nhận biết được chính căn tính thần linh của Người, dù Người chưa kịp khu trừ chúng. Bởi thế, mới xẩy ra chuyện được bài Phúc Âm hôm nay thuật lại ở đoạn cuối như sau:
"Và những thần ô uế vừa thấy Người, liền sụp lạy và kêu lên rằng: 'Ngài là
Con Thiên Chúa', nhưng Người nghiêm cấm chúng không được tiết lộ gì về
Người'".
Chính việc "Người nghiêm cấm chúng không được tiết lộ gì về Người" đã đủ chứng tỏ Người công nhận sự thật của lời ma quỉ vốn dối trá tuyên xưng, tức Người thật là "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý", và sở dĩ một đàng Người đang muốn từ từ tỏ mình ra Người đúng là "Con Thiên Chúa" như thế, đàng khác Người lại "cấm chúng không được tiết lộ gì về Người" là vì chưa đến giờ của Người, chưa đến đúng thời điểm của Người, và chính Người phải tự tỏ mình ra mới xác thực hơn bất cứ chứng từ nào khác, kể cả chứng từ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả cũng chỉ là những chứng từ tuy cần nhưng mang tính chất phụ thuộc (xem Gioan 5:34,8:14,10:25).
Nếu trong bài Phúc Âm hôm nay, tầm ảnh hưởng của Chúa Giêsu chẳng những liên quan đến thế giới hữu hình mà còn đến cả thế giới vô hình thế nào, thì trong Bài Đọc 1 cho Năm Chẵn hôm nay cũng cho thấy tầm ảnh hưởng ban đầu nhưng đầy mãnh liệt xuất phát từ vị vua tương lai của dân Do Thái là chàng Đavít, như Sách Samuel quyển thứ nhất thuật lại:
"Trong những ngày ấy, sau khi hạ sát tên Philitinh, Ðavít trở về, các phụ nữ từ mọi thành phố Israel đều tuôn ra ca hát nhảy múa với đàn địch trống phách, vui vẻ đón vua Saolê. Các phụ nữ nhảy múa xướng hoạ rằng: 'Saolê giết một ngàn, và Ðavít giết mười ngàn'".
Tầm ảnh hưởng của chàng Đavít nơi thế giới hữu hình được phản ảnh ở lời xưng tụng của "các phụ nữ từ mọi thành phố Israel" này, một tầm ảnh hưởng còn vượt qua cả tầm ảnh hưởng của vị vua đương kim Saulê bấy giờ, đã ảnh hưởng đến cả thế giới vô hình nữa là ý đồ đen tối hận thù trong lòng của vị vua đương kim theo chiều hướng của quyền lực tối tăm ấy, như cùng bài đọc cho thấy:
"Saolê bực tức lắm, vì lời ca ấy làm phật lòng ông, ông nói: 'Họ tặng Ðavít mười ngàn, còn Ta chỉ có một ngàn, như vậy y chỉ còn thiếu có ngai vàng'. Từ ngày đó trở đi, Saolê nhìn Ðavít với vẻ mặt căm tức. Saolê bàn với con ông là Gionathan và tất cả những cận thần của ông để sát hại Ðavít".
Chưa hết, tầm ảnh hưởng của chàng Đavít còn chiếm được cả tâm hồn của chính đứa con trai của vị vua đương kim là Gionathan nữa, nhân vật đã đóng vai môi giới cho Đavít để cứu cả Đavít khỏi bị sát hại và cứu cả vương phụ của mình khỏi mắc tội sát hại kẻ vô tội. Nhờ đó, thế giới vô hình nơi vị vua đương kim đã tái chấp nhận địch thù cũng là đối thủ của ông:
"Saolê nghe Gionathan nói như vậy thì nguôi giận mà thề rằng: 'Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, nó sẽ không bị giết'. Gionathan gọi Ðavít và thuật lại cho anh nghe tất cả các lời ấy, rồi dẫn Ðavít đến trước Saolê, và anh hầu cận Saolê như trước".
Bài Đáp Ca hôm nay thực sự phản ảnh tâm trạng và tâm tình của chàng Đavít trong giai đoạn vừa mới xuất đầu lộ diện một cách huy hoàng cả về tư cách lẫn sự nghiệp thì liền trở thành nạn nhân của thời cuộc, đúng hơn thành nạn nhân của lòng người, nhưng chàng vẫn tin tưởng vào Thiên Chúa và cầu khẩn cùng Ngài là Đấng duy nhất có thể cứu chàng khỏi tất cả mọi sự dữ và kẻ dữ:
2) Con đường lưu vong của con, Ngài đã biết, lệ sầu của con đã được chứa trong bầu da của Ngài, chúng há chẳng được ghi trong sổ sách của Ngài ư? Hễ bao giờ con kêu cầu Chúa, lúc đó quân thù con sẽ tháo lui.
3) Con biết chắc điều này là Thiên Chúa phù trợ con. Nhờ ơn Thiên Chúa là Ðấng mà con ca tụng lời hứa, con tin cậy vào Thiên Chúa, con không kinh hãi, con người phàm kia làm chi hại được con.
4) Ôi Thiên Chúa, con mắc nợ những điều con khấn cùng Ngài, con sẽ tiến
Ngài lễ vật bằng lời ca tụng. Vì Ngài đã cứu mạng con thoát khỏi tử thần, và
cứu chân con khỏi quỵ ngã, để con được tiến thân trước nhan Thiên Chúa,
trong ánh thiều quang của cõi nhân sinh.
Thứ Sáu
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài
Ðọc I: (năm
II) 1
Sm 24, 3-21
"Tôi sẽ không ra tay sát hại người, vì người là Ðấng xức dầu của Chúa".
Trích
sách Samuel quyển thứ nhất.
Trong
những ngày ấy, Saolê đem ba ngàn người được tuyển chọn trong toàn dân Israel và
đi tìm Ðavít và các người theo ông, cho đến những mỏm đá cao dốc rất hẻo lánh,
nơi chỉ có những con dê rừng lui tới. Ông đến các chuồng chiên ở vệ đường. Nơi
đây có một cái hang, Saolê vào đó đi việc cần. Ðavít và những người theo ông
đang núp phía trong hang.
Các
người đầy tớ nói với Ðavít rằng: "Ðây là ngày Chúa phán cùng ông: Ta trao thù
địch của ngươi cho ngươi, để ngươi đối xử với hắn thế nào tuỳ ý ngươi". Vậy
Ðavít đứng lên, lén cắt một mảnh chiến bào của Saolê. Sau đó Ðavít hối hận, vì
đã cắt áo chiến bào của Saolê. Ông nói với các người theo ông rằng: "Xin Chúa
thương tôi, đừng để tôi làm việc này cho chủ tôi, đấng Chúa xức dầu, là ra tay
sát hại vua, vì vua là đấng xức dầu của Chúa". Ðavít ngăm đe những người theo
ông không được phép xông vào Saolê. Saolê đứng lên ra khỏi hang và tiếp tục cuộc
hành trình. Ðavít cũng đứng dậy đi theo Saolê ra khỏi hang và gọi giật sau lưng
vua rằng: "Tâu đức vua". Saolê nhìn lại đàng sau, Ðavít sấp mình kính lạy và nói
cùng Saolê rằng:
"Tại
sao bệ hạ lại nghe những lời người ta đồn thổi rằng: Ðavít toan làm hại bệ hạ.
Ðây hôm nay chính mắt bệ hạ thấy rằng: trong hang, Chúa đã trao bệ hạ vào tay
tôi. Tôi đã tưởng giết bệ hạ, nhưng tôi thương hại bệ hạ, vì tôi đã nói: Tôi
không ra tay sát hại chủ tôi, vì người là đấng xức dầu của Chúa. Hơn thế nữa,
cha ôi, hãy nhìn xem mảnh chiến bào của bệ hạ trong tay tôi, vì khi xén vạt
chiến bào của bệ hạ, tôi không muốn ra tay sát hại bệ hạ. Xin bệ hạ hãy nhận
biết rằng tay tôi không làm điều ác và bất công, tôi không phạm đến bệ hạ, nhưng
bệ hạ cứ âm mưu hãm hại mạng sống tôi. Xin Thiên Chúa xét xử cho bệ hạ và tôi,
và xin Chúa báo thù cho tôi. Nhưng tay tôi sẽ không phạm đến thân bệ hạ. Như
ngạn ngữ xưa có nói "Ác giả ác báo", nhưng tay tôi cũng sẽ không phạm đến bệ hạ.
Hỡi vua Israel, bệ hạ bắt bớ ai? Bệ hạ bắt một con chó chết, một con bọ chét
sao? Xin Chúa làm quan án và xét xử cho tôi và bệ hạ, xin Chúa nhìn xem và xét
xử vụ này mà giải thoát tôi khỏi tay bệ hạ".
Ðavít
vừa dứt lời, Saolê liền nói: "Hỡi Ðavít con ta, có phải tiếng đó là tiếng của
con không?" Saolê cất tiếng khóc và nói cùng Ðavít rằng: "Con công chính hơn
cha, con làm ơn cho cha mà cha trả oán cho con. Hôm nay con vạch rõ, con đối xử
nhân đạo với cha, vì mặc dầu Chúa đã trao cha vào tay con mà con cũng không giết
cha. Nào có ai gặp kẻ thù mà để nó đi yên lành không? Vậy xin Chúa báo đáp lại
cho con về ân huệ mà con đã làm cho cha trong ngày hôm nay. Nay cha biết chắc
rằng con sẽ làm vua, và con sẽ nắm mãi mãi trong tay con vương quốc Israel".
Ðó là
lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 56, 2. 3-4. 6 và 11
Ðáp: Nguyện
xót thương con, lạy Chúa, nguyện xót thương con (c. 2a).
Xướng: 1) Nguyện xót thương con, lạy Chúa, nguyện xót thương con, vì linh hồn
con tìm đến nương tựa Ngài. Con nương nhờ bóng cánh của Ngài, cho tới khi cơn
hoạn nạn qua đi. - Ðáp.
2)
Con kêu lên Thiên Chúa Tối Cao, Thiên Chúa thực hiện cho con điều lành. Nguyện
Chúa tự trời thi ân và cứu độ con, làm cho những người bách hại con phải nhục
nhã, nguyện Chúa tỏ ra ân sủng và lòng trung tín của Ngài. - Ðáp.
3)
Lạy Chúa, xin Ngài hiện ra cao cả trên trời, xin tỏ vinh quang Ngài ra trên toàn
cõi đất, vì đức từ bi Chúa cao tới cõi trời, và lòng trung tín Ngài chạm ngàn
mây. - Ðáp.
Alleluia: Ga 10, 27
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng
và chúng theo Ta". - Alleluia.
Phúc
Âm: Mc 3, 13-19
"Người gọi những kẻ Người muốn gọi để họ ở cùng Người".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi
ấy, Chúa Giêsu lên núi và gọi những kẻ Người muốn gọi, và họ đến cùng Người.
Người chọn mười hai vị để theo Người, và sai các ông đi giảng và ban cho các ông
quyền trừ quỷ. Mười hai vị ấy là: Simon mà Người đặt tên là Phêrô, Giacôbê con
ông Giêbêđê, và Gioan là em Giacôbê, (cả hai được Người đặt tên là Boanerges,
nghĩa là con của sấm sét), rồi đến Anrê, Philipphê, Bartôlômêô, Matthêu, Tôma,
Giacôbê con ông Alphê, Tađêô, Simon nhiệt tâm, và Giuđa Iscariô là kẻ nộp Người.
Ðó là
lời Chúa.
Suy nghiệm Lời Chúa
Đức Kitô tuyển chọn
Hôm nay, Thứ Sáu Tuần 2 Thường Niên hậu Giáng Sinh, chủ đề "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" của chung Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh được tỏ hiện nơi việc Người làm như bài Phúc Âm hôm nay thuật lại sau đây:
"Khi ấy, Chúa Giêsu lên núi và gọi những kẻ Người muốn gọi, và họ đến cùng
Người. Người chọn mười hai vị để theo Người, và sai các ông đi giảng và ban
cho các ông quyền trừ quỷ".
Phải, "Người Con duy nhất đến từ Cha", một Người Con "đầy ân sủng và chân lý" trong bài Phúc Âm hôm nay cho thấy: thứ nhất ở chỗ Người có quyền tuyển chọn "những kẻ Người muốn gọi"; thứ hai ở chỗ Người thu hút được những ai Người muốn tuyển chọn "và họ đến cùng Người... để theo Người" như Người mong muốn; thứ ba ở chỗ Người có quyền truyền khiến trong việc "sai các vị đi rao giảng"; thứ bốn ở chỗ Người có thể "ban cho các ông quyền trừ quỷ".
Trong danh sách liệt kê những chàng thanh niên thuộc nhóm 12 môn đệ kể như ưu tú vì được chọn làm tông đồ (liên quan đến hàng giáo phẩm sau này), người ta thấy danh sách này bao gồm đủ mọi thành phần khác biệt. Về nghề nghiệp, từ đánh cá, như hai cặp anh em Simon và Anrê, Giacôbê và Gioan, đến thu thuế như Mathêu. Về bản chất, từ khuynh hướng ngờ vực như Toma đến khuynh hướng phản bội như Giuđa Ích-Ca. Về tính cách, từ trầm lặng như Bartholomeo, Giacobe con Alphe và Tadeo đến năng động như Philiphe và Simon nhiệt tâm.
Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" mà lại có thể chọn một người môn đệ sẽ phản nộp Người sau này? Phải chăng vì Người lầm, hay là cố ý như vậy?? Nếu Người chắc chắn không thể nào lầm thì Người cố ý chọn người môn đệ sẽ phản nội Người sau này để làm gì???
Phải chăng chính sự kiện Người cố ý chọn cả người môn đệ sẽ phản nộp Người sau này là chứng cớ hùng hồn và chân thực nhất cho thấy "Người Con duy nhất đến từ Cha" này "đầy ân sủng và chân lý"!?!
Ở chỗ, Người yêu thương hết mọi người không trừ ai, dù tốt hay xấu, dù giỏi hay dở, dù khôn hay dại v.v., và tình yêu của Người là tình yêu vô cùng bất tận, một tình yêu theo bản tính nhân loại của Người "đã yêu cho đến cùng" (Gioan 13:1): Người đã yêu cả người môn đệ được liệt kê cuối "cùng" này trong cả 3 danh sách tông đồ ở bộ 3 Phúc Âm Nhất Lãm, và Người yêu người môn đệ này "cho đến cùng" ở chỗ cũng cúi xuống rửa chân cho cả người môn đệ cuối "cùng" này nữa.
Thành phần môn đệ được Chúa Giêsu tuyển chọn làm tông đồ của Người, và được Người đặc biệt tỏ mình ra cho, nhờ đó thấu hiểu Người mà trở nên thành phần chứng nhân tiên khởi của Người sau này, là thành phần được Người sử dụng như tấm gương phản chiếu Người "là ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12): "Các con là ánh sáng thế gian. Một thành xây trên núi không thể bị che khuất được nữa" (Mathêu 5:14).
Chính vì bản chất của thành phần môn đệ làm tông đồ chứng nhân cần phải tỏa chiếu ánh sáng là Chúa Kitô như thế mới có chi tiết ở ngay đầu của bài Phúc Âm hôm nay: "Chúa Giêsu lên núi và gọi những kẻ Người muốn gọi, và họ đến cùng Người". Nếu Chúa Giêsu "lên núi" (ám chỉ Người ở một tầm mức trổi vượt, cao vời, tầm mức lý tưởng) để gọi một số các môn đệ của Người thì ai đáp ứng lời kêu gọi của Người cũng phải "lên núi" với Người, như các tông đồ đã thực hiện, ở chỗ "và họ đến cùng Người".
Nếu bài Phúc Âm hôm nay bao gồm cả thành phần môn đệ tốt lành lẫn không tốt lành, bao gồm cả chiều cao trọn lành "lên núi" theo lý tưởng được kêu gọi lẫn những yếu hèn theo bản tính loài người vẫn còn tiềm ẩn nơi bản thân mỗi người môn đệ được tuyển chọn này, thì Bài Đọc 1 cho Năm Chẵn hôm nay cũng bao gồm cả lành lẫn dữ, cả tốt lẫn xấu, mà lành thắng dữ v.v. nơi câu chuyện được Sách Samuel quyển 1 thuật lại về sự kiện "Saolê đem ba ngàn người được tuyển chọn trong toàn dân Israel và đi tìm Ðavít và các người theo ông".
Lý do Vua Saulê làm như vậy là vì vua lại bị quyền lực tối tăm tiếp tục ám ảnh trong mối ghen hờn về tầm ảnh hưởng của chàng Đavít trên dân chúng sau biến cố chàng thắng được đối thủ khổng lồ Gồliát, đến độ vua đã không thể chống cưỡng được ý đồ sát hại đối thủ Đavít của mình.
Chính cái cả giận mất khôn đã làm cho vua trở thành mù quáng, đến độ vua đã làm một việc chẳng khác gì như một đứa trẻ con. Ở chỗ, thay vì vua sai quân quốc đi lùng giết địch thù của mình, thì đích thân vua là một vị vua oai nghi lẫm liệt lại kéo một đoàn quân hùng hậu đi lùng giết một bầy tôi thấp hèn chẳng có bao nhiêu thuộc hạ của vua.
Thế nhưng, Thiên Chúa vẫn không bỏ vua, vẫn lợi dụng hoàn cảnh của chính việc vua làm để đánh động vua. Bởi thế, vua đã lọt ngay vào tay Đavít, lọt ngay vào chính cái hang động Đavít đang ẩn nấp vua: "Nơi đây có một cái hang, Saolê vào đó đi việc cần. Ðavít và những người theo ông đang núp phía trong hang".
Như Chúa Giêsu dù biết môn đệ Giuđa Íchca phản bội vẫn tuyển chọn và yêu thương cho đến cùng, Thiên Chúa cũng đã sử dụng ngay con người là địch thù kiếm đối thủ không đội trời chung của vua là chàng Đavít trẻ trung ngây thơ vô tội để tha cho vua, không sát hại vua, cho dù chàng có thể làm điều đó về cả thể lý lẫn luân lý, thế nhưng chàng đã không dám làm không phải vì nhát sợ mà là vì tôn kính vua:
"Các người đầy tớ nói với Ðavít rằng: 'Ðây là ngày Chúa phán cùng ông: Ta trao thù địch của ngươi cho ngươi, để ngươi đối xử với hắn thế nào tuỳ ý ngươi'. Vậy Ðavít đứng lên, lén cắt một mảnh chiến bào của Saolê. Sau đó Ðavít hối hận, vì đã cắt áo chiến bào của Saolê. Chàng nói với các người theo mình rằng: 'Xin Chúa thương tôi, đừng để tôi làm việc này cho chủ tôi, đấng Chúa xức dầu, là ra tay sát hại vua, vì vua là đấng xức dầu của Chúa'. Ðavít ngăm đe những người theo mình không được phép xông vào Saolê".
Và quả nhiên, thái độ cao thượng đầy bác ái yêu thương đối với kẻ tìm sát hại mình và tôn kính vị bề trên được Thiên Chúa tuyển chọn của mình, mà chàng Đavít đã tỏ ra, thật sự đã mỹ mãn mang lại kết quả tốt đẹp ngoài lòng mong ước, như được cùng bài đọc thuật lại như thế này:
"Saolê đứng lên ra khỏi hang và tiếp tục cuộc hành trình. Ðavít cũng đứng dậy đi theo Saolê ra khỏi hang và gọi giật sau lưng vua rằng: 'Tâu đức vua'. Saolê nhìn lại đàng sau, Ðavít sấp mình kính lạy và nói cùng Saolê ... Ðavít vừa dứt lời, Saolê liền nói: 'Hỡi Ðavít con ta, có phải tiếng đó là tiếng của con không?' Saolê cất tiếng khóc và nói cùng Ðavít rằng: 'Con công chính hơn cha, con làm ơn cho cha mà cha trả oán cho con. Hôm nay con vạch rõ, con đối xử nhân đạo với cha, vì mặc dầu Chúa đã trao cha vào tay con mà con cũng không giết cha. Nào có ai gặp kẻ thù mà để nó đi yên lành không? Vậy xin Chúa báo đáp lại cho con về ân huệ mà con đã làm cho cha trong ngày hôm nay. Nay cha biết chắc rằng con sẽ làm vua, và con sẽ nắm mãi mãi trong tay con vương quốc Israel'".
Bài Đáp Ca hôm nay vẫn tiếp tục phản ảnh tâm tình tin tưởng của chàng Đavít (câu 1) trong Bài Đọc 1 hôm nay nơi Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất là Đấng chẳng những bảo vệ chở che chàng (câu 2) mà còn từ bi nhân ái với cả kẻ tìm hại mạng sống của chàng nữa (câu 3):
1) Nguyện xót thương con, lạy Chúa, nguyện xót thương con, vì linh hồn con
tìm đến nương tựa Ngài. Con nương nhờ bóng cánh của Ngài, cho tới khi cơn
hoạn nạn qua đi.
2) Con kêu lên Thiên Chúa Tối Cao, Thiên Chúa thực hiện cho con điều
lành. Nguyện Chúa tự trời thi ân và cứu độ con, làm cho những người bách hại
con phải nhục nhã, nguyện Chúa tỏ ra ân sủng và lòng trung tín của Ngài.
3) Lạy Chúa, xin Ngài hiện ra cao cả trên trời, xin tỏ vinh quang Ngài ra trên toàn cõi đất, vì đức từ bi Chúa cao tới cõi trời, và lòng trung tín Ngài chạm ngàn mây.
Thứ Bảy
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài
Ðọc I: (năm
II) 2
Sm 1, 1-4, 11-12. 19. 23-27
"Cớ sao các anh hùng lại ngã gục trên chiến trường như thế?"
Khởi
đầu sách Samuel quyển thứ hai.
Trong
những ngày ấy, sau khi thắng quân Amalec, Ðavít trở về, và tạm nghỉ hai ngày tại
Sicelê. Qua ngày thứ ba, có người từ trại quân của Saolê trở về, áo quần rách
nát, đầu tóc đầy bụi bặm, anh đến trước mặt Ðavít sấp mình kính lạy. Ðavít hỏi
anh: "Ngươi từ đâu tới?" Anh ta trả lời: "Tôi trốn từ trại quân Israel về".
Ðavít lại hỏi: "Có chuyện gì xảy ra đó, hãy kể lại cho ta nghe". Anh ta nói:
"Dân chúng chạy trốn khỏi chiến trường, nhiều người trong dân đã bị hạ sát, vua
Saolê và thái tử Gionathan cũng tử trận".
Ðavít
liền xé áo mình ra, các người hầu cận của ông cũng làm như thế. Tất cả đều than
van khóc lóc và ăn chay cho tới chiều để chịu tang vua Saolê, thái tử Gionathan,
dân Chúa và nhà Israel, vì họ ngã gục dưới lưỡi gươm. (Và Ðavít đã khóc rằng:)
"Các
nhân tài Israel đều bị giết trên núi. Cớ sao các anh hùng bị ngã gục như thế?
"Saolê và Gionathan đáng yêu đáng quý, khi sống cũng như khi chết, họ không hề
lìa nhau. Họ lanh lẹ hơn chim phượng hoàng, và hùng dũng hơn loài sư tử. Hỡi
thiếu nữ Israel, hãy than khóc Saolê đi, người đã mặc cho các cô áo điều sặc sỡ,
đã gắn lên y phục các cô những đồ nữ trang bằng vàng.
"Cớ
sao các anh hùng lại ngã gục trên chiến trường như thế?
"Gionathan đã bị giết trên đồi cao. Hỡi anh Gionathan, tôi thương tiếc anh. Tôi
yêu mến anh, và tình bạn giữa đôi ta cao quý hơn tình yêu phụ nữ.
"Cớ
sao mà các anh hùng lại ngã gục như thế? Cớ sao binh khí lại bị phá huỷ như
thế?"
Ðó là
lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 79, 2-3. 5-7
Ðáp: Lạy
Chúa, xin tỏ thiên nhan hiền từ Chúa ra, hầu cho chúng con được ơn cứu sống (c.
4b)
Xướng: 1) Lạy Ðấng chăn dắt của Israel, xin hãy lắng tai! Chúa là Ðấng chăn dẫn
Giuse như thể bầy chiên. Chúa ngự trên các Vệ Binh Thần, xin hiện ra trong sáng
láng, trước mặt con cháu Ephraim, Bengiamin và Manassê. Xin thức tỉnh quyền năng
của Chúa, và ngự tới để cứu độ chúng con. - Ðáp.
2)
Lạy Chúa thiên binh, Chúa còn thịnh nộ tới bao giờ, bởi vì dân Chúa đang dâng
lời khẩn nguyện? Chúa nuôi chúng con bằng cơm bánh trộn giọt châu, và cho chúng
con uống bằng nước mắt chảy tràn trề. Chúa biến chúng con thành miếng mồi cho
lân bang tranh chấp, và quân thù phỉ báng chúng con. - Ðáp.
Alleluia: Ga 14, 5
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, không
ai đến được với Cha mà không qua Thầy". - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 3, 20-21
"Những thân nhân của Người nói: Người đã mất trí".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi
ấy Chúa Giêsu cùng các môn đệ trở về nhà, và dân chúng đông đảo lại đổ xô tới,
đến nỗi Người không dùng bữa được. Những thân nhân của Người hay tin đó, liền đi
bắt Người, vì họ nói: "Người đã mất trí".
Ðó là
lời Chúa.
Suy nghiệm Lời Chúa
Đức Kitô "mất trí"
Ngày Thứ Bảy hôm nay trong Tuần 2 Thường Niên hậu Giáng Sinh là ngày duy nhất trong riêng tuần này và chung phụng niên có bài Phúc Âm ngắn nhất, chỉ với 2 câu vắn vỏi (Marco 3:20-21).
Một số ngày khác trong tuần suốt phụng niên đặc biệt là của Mùa Thường Niên cũng có những bài Phúc Âm chỉ có 3 câu đã thấy ngắn lắm rồi, như trong Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh có Thứ Hai Tuần 6 (Marco 8:11-13) hay Thứ Tư Tuần VIII (Marco 9:38-40), hoặc trong Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh, có Thứ Tư Tuần X (Mathêu 5:17-19), Thứ Tư tuần XVII (Mathêu 13:44-46), Thứ Hai và Thứ Ba Tuần XXV (Luca 8:16-18 và 19-21), thế mà hôm nay bài Phúc Âm còn ngắn hơn nữa.
Tuy nhiên, không phải vì cái ngắn thật là ngắn chưa từng có này của bài Phúc Âm hôm nay đã không tiếp tục phản ảnh chủ đề "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" của chung Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh, cho dù nội dung và ý nghĩa của bài Phúc Âm có vẻ hoàn toàn ngược lại:
"Khi ấy Chúa Giêsu cùng các môn đệ trở về nhà, và dân chúng đông đảo lại đổ xô tới, đến nỗi Người không dùng bữa được. Những thân nhân của Người hay tin đó, liền đi bắt Người, vì họ nói: 'Người đã mất trí'".
Thật thế, trong bài Phúc Âm hôm nay, ngay câu thứ nhất trong hai câu, Thánh ký Marco vẫn cho thấy hình ảnh nổi nang và tầm ảnh hưởng mãnh liệt của "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý", ở chỗ: "Khi ấy Chúa Giêsu cùng các môn đệ trở về nhà, và dân chúng đông đảo lại đổ xô tới, đến nỗi Người không dùng bữa được".
Thánh ký Marco không cho chúng ta biết việc "Chúa Giêsu cùng các môn đệ trở về nhà" đây là ở đâu, chỗ nào, nhà ai? Phải chăng là chính nhà của Người ở Nazarét, vì chi tiết được vị Thánh ký cho biết ngay sau đó là: "Những thân nhân của Người hay tin đó, liền đi bắt Người, vì họ nói: 'Người đã mất trí'"?
Theo tiến trình di chuyển của Chúa Giêsu cùng với các môn đệ của Người, được Thánh ký Marco thứ tự thuật lại, từ tuần mở đầu Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh cho đến hôm nay, thì ngôi nhà này có thể là nhà của anh em Simon và Anrê, nơi Người đã đến lần đầu tiên trong bài Phúc Âm Thứ Tư tuần trước, nơi Người đã chữa cho bà nhạc của chàng Simon khỏi cảm cúm cùng với các bệnh nạn tật nguyền khác của dân chúng tuốn đến với Người vào chính hôm đó, và cũng có thể nói là nơi Người đã chữa lành cho một người bất toại được thả xuống từ trên nóc nhà để tránh đám đông đứng chật trong ngoài ngôi nhà này, ở bài Phúc Âm Thứ Sáu tuần trước.
Có cái lạ là trong khi Chúa Giêsu đang nổi nang và đầy thu hút dân chúng như vậy thì "những thân nhân của Người hay tin đó, liền đi bắt Người, vì họ nói: 'Người đã mất trí'". Tại sao họ lại có thái độ và hành động hoàn toàn ngược chiều với quần chúng như vậy?
Phải chăng "Người đã mất trí" là vì "Người không dùng bữa được" bởi "dân chúng đông đảo lại đổ xô tới"? Nếu thế thì khi tới nơi họ lại càng cần phải trợ giúp Người để nhờ đó Người có thể dùng bữa được như họ mong muốn, bằng cách họ tạm trấn an dân chúng và cung cấp thực phẩm cho Người ăn uống ngay lúc bấy giờ, chứ tại sao họ lại muốn "bắt Người đi" là làm sao? "Bắt Người đi" đâu?? "Bắt Người đi" khỏi chỗ đó để làm gì??? Chẳng lẽ để mang Người tới một bệnh viện tâm thần (mental health hospital) để Người được chữa trị, hay để chính họ cùng nhau chữa trị cho Người, vì "Người đã mất trí"!?
Nếu không thì vấn đề tiếp tục được đặt ra ở đây sẽ như thế này: họ "hay tin đó" là tin gì về Người? Tin Người "trở về nhà", hay tin "dân chúng đông đảo lại đổ xô tới", hoặc tin "Người không dùng bữa được"? Hay cả 3 tin một lúc: "Chúa Giêsu cùng các môn đệ trở về nhà, và dân chúng đông đảo lại đổ xô tới, đến nỗi Người không dùng bữa được"? Hoặc chỉ có một tin nào trong 3 tin ấy đã khiến họ phải thốt lên một cách hết sức bất mãn về Người: "Người đã mất trí", tới độ họ không chịu được nữa và cần phải nhúng tay can thiệp ngay để "bắt Người đi"?
Để giải đáp vấn đề này, chúng ta cần biết thành phần "những thân nhân của Người hay tin đó, liền đi bắt Người" đây là ai? Dù không biết rõ từng người trong họ, chúng ta cũng có thể khẳng định mà không sợ sai lầm rằng không có Mẹ của Chúa Giêsu rồi đó. Không ai hiểu Chúa Giêsu hơn Mẹ Maria. Mẹ chẳng bao giờ cho Con Mẹ là "mất trí" cần phải "bắt đi" như những người "thân nhân" nào đó đã có thái độ và hành động đủ cho thấy là chính họ mới là một nạn nhân đang bị "mất trí" đáng thương mà không biết!
Thật ra, nếu chúng ta đọc thêm bài Phúc Âm hôm nay một chút nữa, ngay sau câu 21 cuối bài sang đầu câu 22, một câu thuộc về bài Phúc Âm cho Thứ Hai Tuần III Thường Niên tuần tới, sẽ thấy một mệnh đề trước (câu 21) cách mệnh đề sau (câu 22) bằng dấu chấm phẩy (;), chúng ta sẽ thấy một chi tiết liên quan có thể làm sáng tỏ vấn đề như sau: "trong khi đó, những luật sĩ từ Giêrusalem xuống nói rằng: 'Ông ấy bị quỷ Belgiêbút ám', và nói thêm rằng: 'Chính nhờ tướng quỷ mà ông ấy trừ quỷ'".
À... thì ra thế, "những thân nhân của Người hay tin đó, liền đi bắt Người, vì họ nói: 'Người đã mất trí'" lý do là vì họ nghe thấy những tin tức xuyên tạc về Người từ thành phần luật sĩ thông luật hơn dân chúng và dạy luật cho dân chúng vốn không tin tưởng Người, vốn không khâm phục Người, không biết có phải vì họ đang hậm hực ghen tức với Người, bởi ảnh hưởng quá mãnh liệt của Người trong quần chúng trổi vượt hơn họ, nên họ đang muốn tìm hết cách để hạ bệ Người xuống, bằng những thứ chụp mũ, xuyên tạc và bôi nhọ Người hay chăng?
Kết quả là Người vẫn còn đó, chẳng những không bị thân nhân của Người "bắt đi", vì Người chẳng "mất trí" như các thân nhân của Người tưởng, trái lại, Người còn quá khôn ngoan đến độ làm cho thành phần luật sĩ này bị cứng họng, bằng cách Người đã sử dùng gậy ông đập lưng ông, như chúng ta sẽ thấy trong Bài Phúc Âm Thứ Hai tuần tới.
Nếu thân nhân của Chúa Giêsu sống vào thời của chàng Đavít thì chắc chắn họ cũng sẽ cho Đavít là tên điên điên khùng khùng còn hơn cả Chúa Giêsu nữa, bởi vì anh chàng này đã khóc thương kẻ thù của mình là Vua Saulê, kẻ đã lùng giết chàng 2 lần (xem 1Samuel nguyên đoạn 24 và nguyên đoạn 26), sau khi nghe tin con người ấy cùng với thái tử Gionathan của vua bị tử trận:
"Ðavít
liền xé áo mình ra, các người hầu cận của ông cũng làm như thế... (Và Ðavít
đã khóc rằng:) 'Các nhân tài Israel đều bị giết trên núi. Cớ sao các anh
hùng bị ngã gục như thế? Saolê và Gionathan đáng yêu đáng quý,
khi sống cũng như khi chết, họ không hề lìa nhau. Họ lanh lẹ hơn chim phượng
hoàng, và hùng dũng hơn loài sư tử. Hỡi thiếu nữ Israel, hãy than khóc
Saolê đi, người đã mặc cho các cô áo điều sặc sỡ, đã gắn lên y phục các
cô những đồ nữ trang bằng vàng".
Bài Đáp Ca hôm nay như âm vang tâm tình thương khóc của chàng Đavít trong Bài Đọc 1 hôm nay về cái chết của "các nhân tài Israel" trong trận chiến bị thảm bại trước quân Amaleck là quân trước đây Saulê đã thắng trận vẻ vang nhưng đã không tận diệt họ theo lệnh Thiên Chúa, như Bài Đọc 1 Thứ Hai tuần này đã cho thấy, thế nhưng, chính nhờ cuộc thất trận quá thảm bại này đã tác động dân Do Thái hướng về Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của mình (câu 1) và xin Ngài tha thứ mà cứu độ họ (câu 2):
1) Lạy Ðấng chăn dắt của Israel, xin hãy lắng tai! Chúa là Ðấng chăn dẫn Giuse như thể bầy chiên. Chúa ngự trên các Vệ Binh Thần, xin hiện ra trong sáng láng, trước mặt con cháu Ephraim, Bengiamin và Manassê. Xin thức tỉnh quyền năng của Chúa, và ngự tới để cứu độ chúng con.
2) Lạy Chúa thiên binh, Chúa còn thịnh nộ tới bao giờ, bởi vì dân Chúa đang dâng lời khẩn nguyện? Chúa nuôi chúng con bằng cơm bánh trộn giọt châu, và cho chúng con uống bằng nước mắt chảy tràn trề. Chúa biến chúng con thành miếng mồi cho lân bang tranh chấp, và quân thù phỉ báng chúng con.
Ngày 20: Thánh Sêbastianô, quân nhân tử
đạo và thánh Fabianô, Giáo Hoàng tử đạo
Chúng ta không được rõ về năm sinh của thánh Sebastianô, nhưng chắc chắn
rằng ngài thuộc gia đình quyền quý và đã sống sung túc.
Năm 283, Sebastianô gia nhập quân đội. Nhờ lòng can đảm và trí thông minh,
ngài đã được các bậc chỉ huy tín nhiệm và nhất là được hoàng đế Ðiôclêtianô
quý mến. Bởi đó, ngài được vinh thăng đại úy trong lữ đoàn phòng vệ, tuy
nhiên hoàng đế vẫn không biết ngài là người Công Giáo.
Với chức vụ sẵn có, ngài đem tất cả nghị lực thời gian, len lỏi vào các trại
giam để nâng đỡ an ủi các tín hữu bị bắt giữ, sẵn sàng hy sinh tới giọt máu
cuối cùng. Ðồng thời, ngài cũng đã làm những phép lạ nhân danh Ðức Kitô,
khiến nhiều người từ bỏ tà thần tin theo Thiên Chúa nhân lành.
Cơn giông tố phũ phàng nhất xảy đến cho Giáo Hội: hoàng đế ra lệnh thanh
trừng gắt gao những người giữ đạo (300). Các tín hữu lần lượt ngã gục dưới
lưỡi gươm của lý hình, và những hành động của Sebastianô cũng không thoát
khỏi cặp mắt canh chừng của bọn công an. Họ tố cáo ngài với hoàng đế. Lúc
đầu hoàng đế không tin, nhưng cũng cho đòi ngài đến điều tra. Trước mặt
hoàng đế ngài đã mạnh dạn tuyên xưng là người Công Giáo. "Thà vâng lời Thiên
Chúa còn hơn vâng lời loài người" (CvSđ 5, 29). Khi thì hoàng đế hứa ban
thưởng, lúc lại đe dọa, nhưng vẫn không lay chuyển đức tin kiên vững của
ngài. Tức giận, hoàng đế giao cho các tiểu đội bắn cung thi hành việc xử tử.
Họ điệu ngài ra ngoài thành, lột áo và trói ngài vào cột. Thân xác ngài trở
nên bia hứng trọn những mũi tên bay tới. Nhưng ngài vẫn chưa chết, và ban
đêm được một tín hữu đem về nhà cứu sống. Sau khi bình phục, ngài lẻn vào
hoàng cung để phản đối những hành động dã man của hoàng đế. Hoàng dế ra lệnh
đánh đòn, chém đầu và quăng xác xuống hồ. Bà Lucine, một người đạo đức và
sốt sắng đã đem xác ngài về chôn cất tại một hang toại đạo và thế kỷ IV,
người ta đã xây cất trên mộ ngài một thánh đường nguy nga.