THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương
NĂM BÍ MẬT THƯƠNG XÓT 2019
Các đề tài chia sẻ chủ đề phụ họa 2019
“THẾ GIỚI NGÀY NAY
CẦN ĐẾN LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA BIẾT BAO”
(Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II – Balan 17/8/2002)
TĐCTT Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Bài chia sẻ cho các Khóa LTXC 2019
1-
THẾ GIỚI NGÀY NAY
Thế giới ngày nay, theo nhãn quan của 2 vị giáo hoàng, Gioan Phaolô II và
Phanxicô, một nhãn quan xuất phát từ ngai tòa Thánh Phêrô cao cả, một vị thế có
thể nhìn xa trông rộng, về cả thời gian lẫn không gian, là một thế giới đang ở
vào thời điểm thương xót, như chính ĐTC Phanxicô đã khẳng định với hàng giáo sĩ
Roma vào đầu Mùa Chay ngày 16/3/2014, sau một năm làm giáo hoàng, một khẳng định
lien quan đến cả vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II của ngài như sau:
“Chúng
ta không phải ở đây để thực hiện một cuộc tĩnh tâm vào đầu Mùa Chay, mà là lắng
nghe tiếng của Vị Thần Linh đang nói cùng toàn thể Giáo Hội trong
thời điểm của chúng ta đây, thực sự là
thời điểm thương xót. Tôi chắc chắn như thế. Nó không phải chỉ trong Mùa
Chay. Chúng ta đang sống trong thời điểm
thương xót đã 30 năm hay hơn thế nữa,
cho đến hiện nay.
“Đây là thời điểm thương xót
trong toàn thể Giáo Hội.
Nó đã được thiết lập bởi Chân Phước Gioan Phaolô II.
Ngài đã "trực giác" thấy rằng đây
là thời điểm thương xót. Chúng ta nhớ lại việc phong chân phước và hiển
thánh cho Nữ Tu Faustina Kowalska; sau đó ngài đã lập lễ Lòng Thương Xót Chúa.
Ngài đã đi từ từ, từ từ, và đã dẫn đầu về điều này”.
Tuy nhiên, mỗi vị giáo hoàng lại thấy thế giới ngày nay ở vào thời điểm thương
xót khác nhau, về nguyên nhân và hiện tượng của nó, nên các vị đã có những đường
hướng giải quyết khác nhau, nhưng tất cả đều bổ túc cho nhau, ở từng thời diểm
thương xót của các ngài. Chẳng hạn, trong khi ĐTC Gioan Phaolô II nhận thấy thế
giới ngay nay ở vào thời điểm thương xót là vì “mầu nhiệm lỗi lầm hay mầu nhiệm
gian ác” (mystery of iniquity), thì ĐTC Phanxicô cho rằng thế giới ngày nay ở
vào thời điểm thương xót là vì nó có “quá nhiều các vết thương”.
Chính vì thế, vì nguyên nhân thế giới ngày nay đang sống trong thời điểm thương xót là vì “mầu nhiệm lỗi lầm” mà ĐTC Gioan Phaolô II đã kêu gọi chung loài người văn minh “đừng sợ, hãy mở rộng các cánh cửa cho Chúa Kitô” (22/10/1978); trong khi đó, vì hiện tượng thế giới ngày nay có quá nhiều các vết thương mà ĐTC Phanxicô đã mong muốn cho Giáo Hội trở thành như “một bệnh viện lưu động (hay) bệnh viện dã chiến / field hospital”, và thôi thúc Giáo Hội chẳng những “cởi mở / open” mà còn hơn thế nữa, phải “xông pha / go forthward”, nhưng không phải chỉ xông pha gần gần và ở những chỗ an toàn, mà là phải đi thật xa, đến tận các vùng sâu vùng xa như ở "các chốn ngoại biên / peripheries”, ngoại biên về cả phương diện không gian lẫn phương diện nhân bản, cho dù bản thân Giáo Hội hay Kitô hữu chứng nhân có ”bị lem luốn và bầm dập / dirty and bruised”, để nhờ đó mới có thể thực sự và tác hiệu trong việc băng bó và chữa lành đủ mọi thương tích của nhân loại trong một "thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao".
Thế giới ngày nay: đang sống trong “mầu nhiệm lỗi lầm”.
“Mầu nhiệm lỗi lầm” của thế giới đây là gì, nếu không phải là tâm thức lầm lạc của con người càng văn minh về vật chất và càng văn hóa về nhân bản lẫn nhân quyền, họ lại càng trở thành vô thần và bạo loạn, đến độ họ đang tiến đến vực thẳm tự diệt, bởi chính những gì do chính họ chế tạo ra, như nguyên tử và phá thai, thậm chí họ lo sợ bị tự diệt mà họ lại sợ chính Đấng duy nhất có thể cứu họ là Chúa Giêsu Kitô! Chúng ta hãy đọc lại chính những nhận định của ĐTC Gioan Phaolô II ngày 17/8/2002 trong bài giảng (đoạn 3) cử hành việc cung hiến đền thờ LTXC ở Balan như sau:
"Thiên Chúa đã
chọn thời đại của chúng ta cho mục đích này. Có lẽ vì thế kỷ 20, mặc dù có những
thành đạt không thể chối cãi về nhiều lãnh vực, cũng đã bị ghi dấu một cách đặc
biệt bởi mầu nhiệm lỗi lầm 'mystery of iniquity'. Chúng ta đã tiến vào ngàn năm
mới với di sản vừa thiện vừa ác này. Những chân trời mới trong việc phát triển
đang mở ra trước nhân loại, kèm theo đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có.
Con người thường sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt mình vào
vị thế của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho mình quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong
việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống con người. Họ muốn định đoạt sự sống con
người bằng cách léo lái việc truyền giống cũng như muốn thiết định giới hạn sự
chết. Khi loại trừ lề luật thần linh và những nguyên tắc luân lý, họ công khai
tấn công cơ cấu gia đình. Bằng những cách thức khác nhau, họ cố gắng làm cho
Thiên Chúa phải im hơi lặng tiếng nơi tâm can của con người; họ muốn làm cho
Thiên Chúa 'hoàn toàn khuất bóng' nơi văn hóa và lương tâm các dân tộc. 'Mầu
nhiệm lầm lỗi' tiếp tục đánh dấu cái thực tại của thế giới này.
Đúng thế, hơn lúc nào hết, lịch sử loài người trong thời điểm "thế giới ngày
nay cần đến LTXC biết bao" này đang chứng thực rằng
Thế giới ngày nay: đang mang trên mình “rất ư là nhiều thương tích, rất ư là nhiều thương tích”.
Đó là những thương tích nào, và cần phải chữa trị ra sao, tất cả đã được vị giáo hoàng thương xót là Phanxicô, vị giáo hoàng đã mở Năm Thánh Thương Xót Ngoại Lệ Năm 2016 lần đầu tiên trong Giáo Hội, vị giáo hoàng đã “xông pha” cho dù “bị lem luốc và bầm dập". Ở đây chúng ta trước hết hãy lắng nghe chính cảm nhận từ trên ngai tòa cao giáo hoàng của ngài, một cảm nhận thực ra ngài đã có trước khi làm giáo hoàng, điển hình như việc mở Năm Thánh Thương Xót, như ngài cho biết, ngài cũng đã có ý nghĩ đó trước khi làm giáo hoàng, để rồi khi làm giáo hoàng ngài đã thực hiện Năm Thánh Thương Xót vào năm 2016, sau 3 năm ngài làm giáo hoàng, và đã bày tỏ cảm nhận của mình về tình hình "đây là thời điểm thương xót" đối với một "thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao" do nó có quá nhiều thương tích, như sau:
"Ngày nay, chúng ta có thể nghĩ về Giáo Hội như là 'một bệnh viện lưu động (hay) bệnh viện dã chiến - a field hospital'.... Cần phải chữa trị các vết thương, rất ư là nhiều vết thương! Rất ư là nhiều vết thương! Có rất nhiều người bị thương, bởi các vấn đề về vật chất, bởi gương mù gương xấu, cả ở trong Giáo Hội nữa... Thành phần bị thương bởi những ảo tưởng của thế gian... Tình thương trước hết là chữa trị các vết thương.... Thế nhưng cần chữa trị các vết thương bên ngoài (open wounds) trước. Đối với tôi, vào lúc này đây, đó là những gì quan trọng nhất. Rồi cũng có cả các vết thương sâu kín nữa, vì có những con người rời xa khiến không thấy được các vết thương của họ... Có những con người rời xa vì hổ thẹn, vì ngại ngùng để lộ ra vết thương của họ.... Và họ rời xa có lẽ mang một bộ mặt lầm lỡ khác với Giáo Hội, nhưng tận thâm tâm họ mang một vết thương đau... Họ cần một vỗ về nào đó!
Ở đây, căn cứ vào nhận định trên đây của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta thấy trước hết, ngài nói đến căn nguyên của các vết thương: gây ra bởi vật chất, bởi gương xấu và bởi ảo tưởng; sau đó ngài nói tới các loại vết thương: vết thương hử và vết thương kín
"Bị thương bởi các vấn đề về vật chất": nạn nhân của thiên tai (bão lụt, sóng thần, núi lửa, động đất v.v.), hay nạn nhân của nhân tai (chiến tranh, bóc lột, đàn áp về tôn giáo và kinh tế, buôn người, di dân bị hất hủi ngược đãi, người già bị bỏ rơi coi thường, giới trẻ bị khai thác và đầu độc, những đứa con mồ côi bất đắc dĩ từ các cuộc ly dị của cha mẹ v.v.). "Bị thương bởi gương mù gương xấu, cả ở trong Giáo Hội nữa": truyền thông xuyên tạc, tài chính gian lận, chính trị mị dân và tham quyền, luật lệ buông thả, hình ảnh khiêu dâm, giáo sĩ ấu dâm v.v. "Bị thương bởi những ảo tưởng của thế gian": chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, chủ nghĩa hưởng thụ, chủ nghĩa duy thực dụng, chủ nghĩa duy nhân bản, chủ nghĩa tương đối hóa, chủ nghĩa cộng sản vô thần, chủ nghĩa tư bản duy vật, chủ nghĩa tân thực dân đế quốc, chủ nghĩa toàn cầu tha hóa, chủ nghĩa dân túy co cụm duy tổ quốc v.v.
"Các vết thương bên ngoài": điển hình nhất là thành phần tín hữu Công giáo ly dị tái hôn ở tòa đời, hay thành phần đồng tính luyến ái hoặc hôn nhân đồng tính, thậm chí bao gồm cả các đấng bậc trong Giáo Hội sống theo tinh thần thế tục bất xứng với ơn gọi, sứ vụ và thừa tác vụ thánh của mình; "cũng có cả các vết thương sâu kín nữa": điển hình nhất là thành phần nạn nhân thiếu niên bị giáo sĩ lạm dụng tình dục, sợ không dám tố cáo vì biết rằng có nói cũng chẳng ai tin mình, trái lại, còn bị các đấng giấu đi, bao che thậm chí hủy hoại các cáo giác của mình, chưa kể đến bị ngờ vực và tấn công bởi cả cộng đồng dân Chúa, nhất là ở những nơi các vị giáo sĩ vẫn được kính trọng và tôn sùng hơn ai hết. Thành phần mang các vết thương sâu kín này, như Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét, "có những con người rời xa vì hổ thẹn, vì ngại ngùng để lộ ra vết thương của họ".
2-
CẦN ĐẾN
Có thể nói, tất cả giáo triều của ĐTC Gioan Phaolô II là
ở câu ngài kêu gọi chúng thế giới loài người và riêng Kitô hữu Công giáo trong
bài giảng lễ đăng quang giáo triều của mình ngày Chúa Nhật 22/10/1978:
"Chúng ta đừng quên giáo huấn cao cả của Thánh Gioan Phaolô II gửi cho chúng ta trong bức Thông Điệp thứ 2 của ngài, Giầu Lòng Thương Xót - Dives in Misericordia, một thông điệp vào lúc ấy là những gì không ngờ lại có, mà đề tài của bức thông điệp này đã làm cho nhiều người cảm thấy ngỡ ngàng. Có 2 đoạn đặc biệt tôi muốn nhấn mạnh đến. Đoạn thứ nhất, Thánh Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh đến sự kiện là chúng ta đã quên vấn đề về tình thương trong môi trường văn hóa ngày nay: 'Tâm thức của ngày hôm nay đây, có lẽ hơn tâm thức của con người ta trong quá khứ, dường như chống lại với một Vị Thiên Chúa của tình thương, thực sự là có khuynh hướng loại trừ ra khỏi đời sống và tẩy chay khỏi tâm can của con người chính ý nghĩ tình thương. Từ ngữ và quan niệm 'tình thương' dường như gây ra cái cảm giác khó chịu nơi con người, thành phần mà nhờ sự phát triển khổng lồ về khoa học và kỹ thuật, chưa từng thấy trong lịch sử, đã trở thành chủ nhân ông của trái đất này và đã làm chủ cùng thống trị nó (xem Khởi Nguyên 1:28). Việc thống trị trái đất này, đôi khi được hiểu theo một chiều và hời hợt, dường như không còn chỗ đứng cho tình thương.... Và đó là lý do tại sao, trong tình trạng của Giáo Hội và thế giới ngày nay, nhiều cá nhân và tập thể được hướng dẫn bởi một cảm quan sống động của đức tin đang quay về, tôi có thể nói là hầu như một cách bộc phát tự nhiên, với tình thương của Thiên Chúa" (Saint John Paul II, Encyclical Letter Dives in Misericordia, 13)
"Ngoài
ra, Thánh Gioan Phaolô II đã đẩy mạnh việc loan báo và chứng từ cho tình thương
một cách khẩn trương hơn nữa trong thế giới hiện đại:
'Nó được thúc đẩy bởi tình yêu thương giành cho con
người, giành cho tất cả những gì là nhân bản và là những gì, theo trực giác của
nhiều người đồng thời của chúng ta, đang bị đe dọa bởi một mối nguy hiểm ngút
ngàn. Mầu nhiệm của Chúa Kitô... buộc tôi phải loan báo tình thương như là tình
yêu nhân hậu của Thiên Chúa, một tình yêu được mạc khải cũng ở nơi mầu nhiệm
Chúa Kitô ấy. Nó đồng thời cũng bắt buộc tôi phải chạy đến với tình thương ấy mà
van xin tình thương vào lúc khó khăn này, giai đoạn nghiêm trọng của lịch sử
Giáo Hội và thế giới" (Saint
John Paul II, Encyclical Letter Dives
in Misericordia,
15).
Giáo huấn này càng liên hệ hơn bao giờ hết và đáng được tái tiếp tục trong Năm
Thánh này. Chúng ta hãy nghe lời ngài một lần nữa: 'Giáo
Hội sống một đời sống chân thực khi Giáo Hội tuyên xưng và loan báo tình thương
- một phẩm tính kỳ diệu nhất của Đấng Hóa Công và của Đấng Cứu Chuộc - cũng
như khi Giáo Hội mang con người đến gần với các nguồn mạch tình thương của Đấng
Cứu Thế, một tình thương mà Giáo Hội là ký thác viên và là nơi chất chứa'" (Saint John Paul II, Encyclical Letter Dives
in Misericordia,
13).
Thế giới ngày nay: cần đến Giáo Hội như “một bệnh viện lưu động” dám “xông pha” đến tận “các
vùng ngoại biên” cho dù “bị lem luốc và bầm dập”.
Thật vậy, vị giáo hoàng "đến từ tận cùng trái đất", như chính ngài cảm nhận khi ngỏ lời với riêng Giáo Hội và chung thế giới vào lúc ngài ra mắt như vị tân giáo hoàng thứ 266 của Giáo Hội tối ngày 13/3/2013, đã làm gương "xông pha" đến độ "lem luốc, bầm dập và đớn đau" để băng bó các vết thương cho con người trong "thế giới cần đến LTXC biết bao" hiện nay, cả các vết thương hở lẫn vết thương kín, ở bốn trường hợp điển hình như sau:
Trường hợp thứ nhất là trường hợp rửa chân, tay ngài "lem luốc" khi ngài cúi mình xuống rửa chân cho các tù nhân bị "thương tích" trong cuộc đời tù ngục của họ vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh, tại 4 nhà tù khác nhau ở Roma, ngay từ khi mới lên làm Giáo Hoàng 2013, trong đó ngài rửa chân cho cả những người ngoại giáo và cho cả nữ giới, nên ngài đã bị "bầm dập và đớn đau" bởi thành phần bảo thủ tấn công ngài bởi việc ngài làm chướng tai gai mắt họ, như là một việc hoàn toàn sai trái với truyền thống chính truyền của Giáo Hội. Thế nhưng, nếu đọc kỹ Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 13 về sự kiện rửa chân này của Chúa Giêsu, chúng ta mới thấy rằng vị giáo hoàng Phanxicô của chúng ta đã đúng, vì ý nghĩa sâu xa và chính xác của việc Chúa Giêsu rửa chân đây liên quan đến tội lỗi và tội nhân (tông đồ Giuđa Íchca - Gioan 13:2,10-11,18,21). Nếu việc rửa chân liên quan đến tội lỗi và tội nhân thì ai trong loài người nói chung lại không có tội, kể cả người ngoại đạo và nữ giới, nên tất cả đều cần phải được thanh tẩy, được cứu độ, được thương xót. Đó là lý do, bắt đầu từ năm Thánh Thương Xót 2016, theo ý của ngài, Giáo Hội bắt đầu rửa chân cho đủ mọi thành phần trong Giáo Hội, không còn chỉ nam nhân nữa.
Thật vậy, theo truyền thống thì vị giáo hoàng rửa chân cho các linh mục.
Qui định phụng vụ Roman
Missal 2002,
thì chỉ rửa cho nam nhân lớn
("adult males").
Thế nhưng, từ Thứ Năm Tuần Thánh
24/3/2016 trong Năm Thánh Thương Xót, nghi
thức rửa chân được
bao gồm mọi thành phần dân Chúa. Trong Thư
20/12/2015, gửi
ĐHY
Robert Sarah,
Tổng Trưởng Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích, ĐTC Phanxicô đã cho biết:
"Ý định muốn cải tiến cách thức thi hành nghi thức rửa chân trong Phụng Vụ Lễ
Coena Domini (Tiệc Ly) để làm sao có thể tỏ hiện trọn vẹn hơn nữa ý nghĩa của cử
chỉ Chúa Giêsu làm trong Nhà Tiệc Ly, của việc Người hiến mình đến cùng cho phần
rỗi của thế giới, của lòng bác ái yêu thương vô hạn của Người… Sau khi
cẩn thận cân nhắc, tôi đã quyết định thực hiện một sự thay đổi cho Lễ Nghi Roma.
Bởi vậy tôi truyền rằng khoản về những người được chọn để Rửa Chân cần phải là
nam nhân hay em trai thì từ nay trở đi các vị Mục Tử của Giáo Hội có thể chọn
những tham dự viên ở nghi thức này trong số tất cả mọi
phần
tử của Dân Chúa".
Thánh Bộ này đã phổ biến sắc
lệnh ngày 6/1/2016 theo
quyết định của ĐTC Phanxicô.
Trường hợp thứ hai là trường hợp của thành phần Kitô hữu Công giáo ly dị và tái hôn bất hợp pháp theo luật Giáo Hội. Ngài đã không sợ bị "lem luốc" khi dám đụng đến vấn đề tế nhị này, vấn đề có thể đụng chạm đến cả luật Chúa "bất khả phân ly" mà còn đến luật Giáo Hội liên quan đến điều kiện xứng hợp để xứng đáng được rước lễ. Tuy trong Tông Huấn "Niềm Vui Yêu Thương" hậu Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới ngoại lệ 2015 và thường lệ 2016 về hôn nhân gia đình, hoàn toàn không có chuyện chính thức cho phép những người anh chị em Công giáo ly dị và tái hôn bất hợp pháp theo luật Giáo Hội này được rước lễ, nhưng theo chiều hướng mục vụ cá nhân hóa của ngài thì nên cứu xét từng trường hợp cụ thể để làm sao giúp cho từng người (nhất là khoản 300-305), bị "thương tích" gây ra bởi tấm lòng thật tình khao khát thần linh nhưng bất khả giải quyết những khúc mắc trục trặc về hôn nhân gia đình, cho dù không bị tuyệt thông như trường hợp phá thai, có thể được tiếp tục hiệp thông với Giáo Hội qua bí tích, cho lợi ích của chính bản thân họ cũng như con cái của họ, một quan tâm cứu xét từng trường hợp đã được thực hiện bởi chính Chúa Kitô, Đấng đã tìm đến một số tội nhân tiêu biểu, như người đàn bà Samaritano ở Giếng Giacóp (xem Gioan 4:7-26), như người đàn bà tội lỗi trong thành Người để cho bàn tay dâm ô chạm đến Thánh Thể của Người (xem Luca 7:37-39), như vị trưởng ban thu thuế Giakêu lùn (xem Luca 19:1-10), hay như người trộm tử tội bị đóng đanh bên phải của Người (xem Luca 23:39-43) v.v.
Đó là lý do, trong khoản 47 của Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm hậu Thượng Nghị Giám
Mục Thế Giới 2013, ngài đã chủ trương:
Trường hợp thứ ba là
Đú
Trường hợp thứ bốn là trường hợp của nạn nhân thiếu niên bị giáo sĩ lạm dụng tình dục, thành phần trầm trọng bị "những thương tín sâu kín", cần phải được khám phá và chữa trị hơn ai hết và hơn bao giờ hết. Thật vậy, hiện tượng giáo sĩ lạm dụng tình dục, còn được vị giám mục bản quyền địa phương che giấu, đã bị truyền thông công khai phanh phui và làm bùng phát lên từ Tháng 2/2002 ở TGP Boston Hoa Kỳ, cho đến vụ ĐHY McCarrick, TGP Washington (2001-2006), bị ĐTC Phanxicô cho hồi tục, một trừng phạt chưa từng thấy trong Giáo Hội, vào tháng 2/2019, 17 năm sau vụ Boston cũng ở Hoa Kỳ, sau khi vị hồng y nổi tiếng này bị cả tòa đời lẫn tòa đạo luận tội chẳng những về tội ngài ấu dâm mà còn cả tội ngài đã lạm dụng tình dục người lớn nữa; đó là chưa kể đến vụ giáo sĩ ấu dâm ở Chí Lợi cũng đã được bùng lên và được Tòa Thánh điều tra, đến độ 34 vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo ở Chí Lợi đồng loạt đệ đơn xin ĐTC cho các vị từ chức ngày 18/5/2018. Chính vì thế, ĐTC Phanxicô đã quyết định thực hiện một cuộc họp thượng đỉnh để dứt khoát giải quyết hiện tượng quái gở và vô cùng tác hại đến Giáo Hội nói chung và nạn nhân thiếu niên nói riêng, và cuộc họp thưởng định bao gồm 190 vị, do chính ĐTC chủ tọa, với sự tham dự chính yếu là 114 vị chủ tịch hội đồng Giám Mục các nước trên thế giới và 20 vị bề trên tổng quyền nam nữ của các dòng tu.
Trong lời mở đầu khai mạc cuộc họp khẩn thiết và quan trọng này, ĐTC Phanxicô đã vắn gọn như sau: "Trước nạn lạm dụng tình dục mà các giáo sĩ vấp phạm gây tai hại trầm trọng cho các em nhỏ niên thiếu, tôi muốn tham vấn với anh em, Quí Thượng Phụ, Hồng Y, Giám Mục cùng Bề Trên Các Dòng và Quí Vị Lãnh Đạo, để cùng nhau chúng ta có thể lắng nghe Thánh Linh, và chiều theo hướng dẫn của Ngài, chúng ta nghe cả tiếng kêu của những con người bé nhỏ đang nài xin công lý. Trong cuộc họp này, chúng ta cảm thấy được gánh nặng của trách nhiệm về mục vụ và về Giáo Hội đang đòi buộc chúng ta phải bàn luận với nhau, một cách hội thảo, thẳng thắn và sâu xa, để làm sao có thể đương đầu với sự dữ đang ảnh hưởng tới Giáo Hội và nhân loại này. Dân thánh của Chúa nhìn đến chúng ta, và mong chúng ta không phải chỉ biết lên án, mà còn cả những biện pháp cụ thể và hiệu nghiệm cần được thực hiện nữa. Chúng ta cần phải cụ thể". Và trong diễn từ kết thúc của mình, ngài nêu lên 8 điểm chính yếu cần phải áp dụng thực hành, trong đó có 2 điểm liên quan đến nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng tình dục như sau:
1-
Việc bảo vệ trẻ em. Đích nhắm
chính của hết mọi biện pháp là cần phải bảo vệ những con người bé nhỏ và ngăn
ngừa chúng khỏi trở thành nạn nhân của bất cứ hình thức nào về tâm lý và thể lý.
Bởi thế cần phải thay đổi tâm thức trong việc chiến
đấu với đường lối bênh vực và phản ứng bảo vệ cơ cấu, và hết lòng
cùng quyết liệt theo đuổi thiện ích của cộng đồng bằng cách ưu
tiên cho các nhân nhân bị lạm dụng đúng nghĩa
nhất.... 6-
Hỗ trợ những ai bị lạm dụng. Sự dữ mà họ trải
qua lưu lại nơi họ những vết thương bất khả xóa nhòa, những vết thương tỏ hiện ở
nơi nỗi phẫn uất và là một khuynh hướng tự diệt. Bởi thế Giáo
Hội có nhiệm vụ phải cung cấp cho họ tất cả mọi nâng đỡ cần thiết, bằng việc lợi
dụng các chuyên gia về lãnh vực này.
Việc lắng nghe, thậm chí tôi muốn nói rằng 'việc mất giờ' để lắng nghe. Việc
lắng nghe là những gì chữa lành người bị nhức nhối đớn đau,
cũng chữa lành cả chúng ta cho khỏi cái tôi của mình nữa, khỏi việc xa lánh và
thiếu quan tâm, khỏi cái thái độ của vị tư tế và thày Levi trong dụ ngôn Người
Samaritano nhân lành".
Đức Thánh Cha Phanxicô chẳng những đích thân "xông pha" loan truyền LTXC cho đến độ bất chấp bản thân ngài bị "lem luốc" cùng "bầm dập và đớn đau", để được nên giống chính LTXC nơi dung nhan của Ngài là Chúa Giêsu Kitô, Đấng bị "lem luốc" cùng "bầm dập và đớn đau" hơn ai hết trong cuộc khổ nạn và tử giá của Người, mà còn thôi thúc chính Giáo Hội và Kitô hữu hãy cùng ngài thực hiện như vậy. Đối với ngài, "Giáo Hội mở cửa" chưa đủ, mà còn phải "xông pha" nữa, đến tận các vùng xa xôi hẻo lánh ở "ngoại biên", như ngài đã kêu gọi trong Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm của ngài ở đoạn 49 như sau: " Bởi vậy chúng ta hãy xông pha, chúng ta hãy xông pha để cống hiến cho hết mọi người sự sống của Chúa Giêsu Kitô. Ở đây tôi muốn lập lại cho toàn thể Giáo Hội những gì tôi đã thường nói với các linh mục và giáo dân ở Buenos Aires rằng: Tôi thích một Giáo Hội bị bầm dập, đớn đau và lem luốc vì xuống đường vào đời hơn là một Giáo Hội thiếu lành mạnh bởi bị giam hãm và dính chặt với cái an toàn của mình (I prefer a Church which is bruised, hurting and dirty because it has been out on the streets, rather than a Church which is unhealthy from being confined and from clinging to its own security)".
3-
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
“Các linh hồn hư vong bất chấp cuộc Khổ Nạn cay đắng của Cha. Cha đang ban
cho họ niềm hy vọng cuối cùng của ơn cứu độ; tức là Lễ Kính
Tình thương của Cha. Nếu họ không tôn thờ tình thương của Cha, họ sẽ bị hư vong
cho đến muốn đời kiếp kiếp. Hỡi thư ký của tình thương Cha, con hãy viết, hãy
nói cho các linh hồn về tình thương cao cả này của Cha, vì ngày kinh hoàng, ngày
của đức công minh của Cha, đang cận kề” (Nhật Ký - 965);
“Cha mong muốn là Tình Thương của Cha được tôn thờ, và Cha đang ban cho
nhân loại niềm hy vọng cuối cùng của ơn cứu độ; tức là việc
chạy đến với tình thương của Cha. Lòng của Cha hân hoan trong ngày lễ này”
(Nhật Ký - 998).
"Con hãy công bố rằng lòng thương xót là ưu phẩm cao
cả nhất của Thiên Chúa. Tất cả những việc Cha làm đều do lòng thương xót tỏ
hiện". (Thánh Faustina: Nhật Ký 301)
"Giữa Cha và con có một vực thẳm vô đáy, một vực thẳm phân chia Tạo Hoá với tạo vật. Thế nhưng, vực thẳm này đã được tình thương của Cha lấp đầy" (Nhật Ký 1576);
"Càng là đại tội nhân càng có quyền đối với tình thương của Cha"
(Nhật
Ký 723)
- "Nỗi khốn cùng của con không ngăn trở tình thương Cha. Nỗi khốn cùng của
linh hồn càng lớn thì nó càng có quyền đối với tình thương của Cha" (Nhật
Ký 1182);
Thế nhưng, theo mạc khải thần linh, qua giòng lịch sử cứu độ của dân Do Thái, một lịch sử cứu độ đã lên đến tột đỉnh nơi mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, mầu nhiệm của LTXC, thì LTXC quả thực là ưu phẩm cao cả nhất của Thiên Chúa đã thực sự tỏ hiện qua 4 ưu phẩm gắn liền với Ngài. Có thể nói, nếu tất cả LTXC được tỏ hiện và lên đến tột đỉnh nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, thì chung Mầu Nhiệm Vượt Qua và riêng Cuộc Khổ Nạn và Tử Giá của Chúa Kitô là tất cả những gì cho thấy Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan, toàn năng, toàn thiện và công minh. Nơi cuộc khổ giá và tử nạn của Chúa Kitô, Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan khi "không dung tha cho Con Một của Ngài..." (Roma 8:32) chỉ vì LTXC của Ngài đối với loài người tội lỗi, như thể loài người tội lỗi còn có giá hơn chính Người Con duy nhất của Ngài, đến độ nơi Người Con "không còn hình tượng gì" (Isaia 52:14), "đã bị khai trừ ra khỏi cõi nhân sinh" (Isaia 53:8), "trở nên như sâu bọ đất" (Thánh Vịnh 22:7) của mình, Thiên Chúa còn đáng thương hơn cả loài người tội nhân đáng thương. Nơi cuộc khổ giá và tử nạn của Chúa Kitô, Thiên Chúa toàn năng ở chỗ đã biến sự dữ thành sự lành cho con người, biến thập giá là biểu hiệu cho tội lỗi và sự chết thành Thánh Giá ân sủng và sự sống. Nơi cuộc khổ giá và tử nạn của Chúa Kitô, Thiên Chúa công minh ở chỗ con người không phải là Thiên Chúa toàn thiện như mình, mà chỉ là một loài tạo vật bất toàn và yếu đuối, vô cùng đáng thương, hoàn toàn "nhầm không biết việc mình làm" (Luca 23:34). Nơi cuộc khổ giá và tử nạn của Chúa Kitô, Thiên Chúa toàn thiện chính là ở chỗ xót thương này vậy (xem Mathêu 5:48; Luca 6:36).
Bốn đại tội nhân cả nam lẫn nữ tiêu biểu trên đây có quyền trên LTXC hơn ai hết,
vì họ là những con chiên lạc có giá hơn 99 con không lạc, đến độ vị chủ chiên
phải bỏ cả 99 con để đi tìm một mình họ, từng người trong họ (xem Luca 15:1-7).
Đó
Không còn gì đớn đau bằng bị phủ nhận và hất hủi, nhất là đối với một Vị Thiên Chúa vô cùng cao cả, chí ái, chí tôn, chí thánh, bởi một tạo vật vô cùng thấp hèn và tội lỗi mà mình đã hết lòng và hết sức yêu thương cho đến cùng. Và cũng chính vì thế, không một tội nào trầm trọng và xúc phạm đến Thiên Chúa tới độ không thể tha thứ, đó là tội không tin tưởng vào LTXC. Phải nói rằng cuộc khổ nạn của Chúa Kitô không phải bắt đầu từ Thứ Sáu Tuần Thánh mà là đêm Thứ Năm Tuần Thánh, khi mà Chúa Kitô, sau Bữa Tiệc Ly, đem các tông đồ vào Vườn Cây Dầu để cùng Người "cầu nguyện", bởi vì ngay lúc bấy giờ Người cảm thấy "đau buồn đến chết được" (Mathêu 26:38), đến độ toát cả mồ hôi máu nhỏ xuống đất (xem Luca 22:44), và Người đã xin Cha của Người cất chén mà Người phải uống đi.
Hầu hết người ta cho rằng chén này ám chỉ đau thương và cái chết về thể xác Người phải chịu. Nếu vậy thì Chúa Kitô, Vị Thiên Chúa làm người còn thua cả các vị tử đạo, những vị công khai tỏ ra ham ước chịu khổ để được phúc tử đạo, để nên giống Chúa Kitô, để làm chứng cho Đấng đã yêu thương mình đến cùng, điển hình nhất là phó tế Laurenso, còn nhắc nhở thôi thúc những kẻ tra tấn ngài hãy lật thân xác của ngài sang phía bên chưa bị nung chín như bên đã bị. Đúng thế, nếu mục đích tối hậu của Vị Thiên Chúa làm người là cứu chuộc nhân loại bằng khổ nạn và tử giá, thì Người còn mong gì hơn là đến giây phút cứu chuộc này: "Lạy Cha, xin Cha hãy làm rạng danh Con Cha, để Con Cha cũng được làm vinh danh Cha" (Gioan 17:1).
Do đó, "chén" mà Chúa Kitô xin với Cha của Người cất đi cho Người chắc chắn không phải là những đớn đau thân xác của Người phải chịu vì khổ nạn và tử giá, mà còn hơn thế nữa là tất cả những gì vô cùng đắng cay chua chát mà Người đã thấy trước trong giòng thời gian, có một số linh hồn nào đó, ơn cứu chuộc vô cùng cao quí và vô cùng khổ nhục của Người chẳng những trở thành vô ích cho họ khi họ đời đời hư đi, khi họ dứt khoát không chấp nhận ơn cứu độ từ LTXC của Người, mà chính ơn cứu độ của Người lại còn trở thành án phạt đời đời kiếp kiếp cho họ, đầy đọa họ. Phải, tội gì LTXC cũng có thể tha thứ, ngoại trừ tội phạm đến chính LTXC, ở chỗ không tin tưởng vào LTXC, không chấp nhận LTXC, hoàn toàn phủ nhận Thiên Chúa là Tình Yêu vô cùng nhân hậu.
4-
BIẾT BAO
Đú
"Vào những thời buổi sau này, Mẹ Maria cần phải chiếu sáng hơn bao giờ hết về tình thương, quyền phép và ân sủng; về tình thương, để mang về và ưu ái đón nhận thành phần tội nhân và hoang đàng đáng thương cần phải hoán cải và trở về với Giáo Hội Công Giáo (Bí Mật Fatima phần 1 về phần rỗi tội nhân); về quyền phép, để chống lại thành phần thù địch với Thiên Chúa, thành phần muốn nổi dậy một cách đáng sợ để dụ dỗ và thắng đoạt, bằng những hứa hẹn và đe dọa, tất cả những ai chống lại họ (Bí Mật Fatima phần 2 về cộng sản); sau hết, Mẹ cần phải sáng tỏ về ân sủng để phấn khởi và hỗ trợ thành phần quân quốc tinh nhuệ và tôi tớ trung thành của Chúa Giêsu Kitô đang vì Người mà chiến đấu (Bí Mật Fatima phần 3 về đạo binh thương xót).
"Cuối cùng,
Mẹ Maria cần phải trở thành một đạo binh
dàn trận kinh hoàng đối với ma quỉ và thành phần theo hắn, nhất là vào những
thời buổi sau này. Đối với Satan, vì biết rằng mình không còn bao nhiêu
thời gian – hiện nay còn ít hơn bao giờ hết – để hủy hoại các linh hồn, đã gia
tăng các nỗ lực của hắn và những cuộc công kích của hắn hằng ngày.
Hắn sẽ không ngần ngại khuấy động
lên những cuộc bách hại tàn ác và đặt các thứ cạm bẫy xảo quyệt đối với thành
phần tôi tớ trung thành và con cái của Mẹ Maria, thành phần hắn thấy khó
chế ngự hơn những kẻ khác".
1- Đạo Binh Dàn Trận - Đạo Binh Thương Xót trong Bí Mật Fatima phần thứ 3
Trong thị kiến của phần 3 Bí Mật Fatima,
chúng ta thấy quả thực hiện lên một Đạo Binh Dàn Trận của Mẹ Maria, mang tính
cách của một Đạo Binh Thương Xót như thế này:
“Sau hai phần con đã diễn tả, thì ở bên trái của
Đức Mẹ và cao hơn một chút, chúng con thấy có một vị Thiên Thần cầm một lưỡi
gươm cháy lửa nơi tay trái; thanh gươm chớp chớp phát ra những ngọn lửa như muốn
thiêu đốt thế giới; tuy nhiên, những ngọn lửa ấy đã bị tắt mất trước ánh quang
sáng ngời từ bàn tay phải của Đức Mẹ phát ra chiếu về phía vị Thiên Thần, bởi
thế, lấy bàn tay phải của mình mà chỉ xuống trái đất, vị Thiên Thần đã kêu lớn
tiếng rằng: ‘Hãy ăn năn đền tội, hãy ăn năn đền tội, hãy ăn năn đền tội!’. Rồi
chúng con thấy một vị Giám Mục mặc Áo Trắng, ‘mà chúng con có cảm nhận đó là Đức
Thánh Cha’, trong một vùng sáng mênh mông là Thiên Chúa, ‘giống như người ta
thấy mình đi ngang qua trước một tấm gương soi’.
Các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ
khác đang tiến lên một ngọn núi dốc đứng, trên đỉnh có một cây Thập Giá lớn,
được làm bằng những thân cây nứt nẻ như loại thân cây điên điển còn vỏ; trước
khi tiến lên tới đỉnh núi, Đức Thánh Cha đã băng qua một thành phố lớn, một nửa
đã bị tàn rụi, còn một nửa kia thì đang run rẩy loạng quạng lê bước với đầy
những đớn đau và buồn khổ,
Ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những thi thể Ngài gặp thấy trên quãng
đường đi; tiến tới đỉnh núi rồi thì khi
đang quì ở dưới chân cây Thập Giá lớn, Ngài đã bị một nhóm lính bắn các đầu đạn
và mũi tên đến hạ sát, cũng lần lượt bị sát hại như thế có cả các vị Giám Mục,
Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ cùng với thành phần giáo dân ở các tầng lớp và vai trò
khác nhau. Dưới hai cánh Thập Giá có hai Thiên Thần, mỗi vị cầm trong
tay mình một bình nước thánh bằng pha lê để chứa đựng
máu của các vị Tử Đạo và hai vị
dùng máu ấy vẩy trên những linh hồn đang tìm đường đến cùng Thiên Chúa”.
T
3-
Đạo Binh Dàn Trận
- Đạo Binh Thương Xót nơi Nhị Vị Thánh LTXC
Đúng thế, Chúa Giêsu không phải chỉ muốn LTXC của Người được tôn kính nơi tấm Ảnh LTXC, mà còn phải đuợc tôn thờ trong Phụng Vụ nữa, và vì thế Người muốn bức Ảnh LTXC phải được làm phép và trưng bày vào Lễ LTXC hằng năm: "Cha mong có một Lễ Kính Tình Thương. Cha muốn bức ảnh mà con vẽ bằng cọ này phải được long trọng làm phép vào ngày Chúa Nhật Thứ Nhất sau Lễ Phục Sinh; Ngày Chúa Nhật này phải là ngày Lễ Kính Tình Thương". (Nhật Ký số 49). Bởi vì tột đỉnh của lòng tôn sùng LTXC là việc tôn thờ LTXC, một việc làm cho tâm hồn tin tưởng vào LTXC nên công chính, như người thu thuế sau khi cầu nguyện trong đền thờ với tất cả tấm lòng tan nát khiêm cung (xem Luca 18:13-14).
Và sở dĩ Lễ LTXC được Chúa Giêsu chọn vào Chúa Nhật I sau đại lễ Phục Sinh, nghĩa là vào Chúa Nhật cuối tuần bát nhật Phục Sinh, là vì bài Phúc Âm hôm ấy của Thánh ký Gioan trình thuật về sự kiện Chúa Kitô Phục Sinh tỏ mình ra bằng chính các dấu thánh của Người (hình ảnh phần trên tấm Ảnh LTXC), khiến người tông đồ Tôma không tin tưởng trước đó đã không thể nào chối cãi được nữa và đã tuyên xưng lòng tin của mình (hành chữ "Giêsu ơi con tin nơi Chúa" trong tấm Ảnh LTXC) rằng: "Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi" (Gioan 20:28). Nếu "lạy Chúa tôi" có nghĩa là Thày đã chiến thắng tội lỗi và sự chết là những gì còn hiển hiện nơi 5 dấu thánh của Thày, thì "lạy Thiên Chúa tôi" có nghĩa là Thày là Đấng hằng hữu, bất tử, "Thày là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25). Chính vì Thày đã bị con người ta giết đi, nhưng đã sống lại để chiến thắng tội lỗi và sự chết nơi loài người và của loài người, mà loài người hãy tin vào Người để được "sự sống và sự sống viên mãn", bằng niềm tin tưởng vào LTXC của Người: "Giêsu ơi, con tin nơi Chúa!"
Tuy nhiên, đối với Đạo Binh Thương Xót thì việc tôn kính Ảnh LTXC và tôn thờ LTXC trong phụng vụ vào Chúa Nhật II Phục Sinh cũng chưa đủ, bởi vì họ còn cần phải trở thành lễ vật toàn thiêu của LTXC và như LTXC cho phần rỗi các linh hồn nữa. Bởi thế mà không một tâm hồn nào thuộc về Đạo Binh Thương Xót mà lại thoát được đau khổ, như chính Chúa Giêsu Kitô là Dung Nhan Thương Xót của Chúa Cha đã làm gương, có thể họ mới được hiệp nhất nên một với Người, và Người mới có thể chiếm đoạt họ và sống trong họ, để nhờ con người của họ và qua cuộc đời của họ, Người tiếp tục công cuộc cứu độ của Người, tiếp tục cuộc hành trình tìm kiếm con chiên lạc của Người cho đến khi "Người lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và ké chết" (Kinh Tin Kính).
Hai vị thánh của LTXC và cho LTXC được chính LTXC tuyển chọn, đều xuất phát từ Balan, nơi được Thiên Chúa dùng để ban bố sứ điệp LTXC của Ngài, đó là Thánh Faustina (1005-1938) và Thánh Gioan Phaolô II (1920-2005). Có thể nói nếu Thánh Faustina được LTXC tuyển chọn để sống đời nội tâm về LTXC, bằng việc dâng mình cho LTXC, để LTXC muốn làm gì tùy ý, thì Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được LTXC tuyển chọn để làm thừa sai cho LTXC, loan truyền LTXC, kêu gọi loài người hãy tin tưởng vào LTXC, bằng cách "đừng sợ, hãy mở rộng các cửa cho Chúa Kitô!". Tuy nhiên, cả 2 vị thánh của LTXC và cho LTXC này đều phản ảnh LTXC, qua cuộc khổ nạn của mình, cho phần rỗi các linh hồn.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã nói về Thánh Faustina
trong bài giảng phong hiển thánh cho chị ngày 30/4 Đại Năm Thánh 2000 rằng:
“Nữ
Tu Faustina Kowalska đã viết trong Nhật Ký của chị như sau: 'Tôi cảm thấy
đớn đau kinh khủng khi tôi thấy những đớn đau của anh chị em tôi. Tất cả mọi khổ
đau của anh chị em tôi đều dội lại nơi trái tim của tôi; tôi ôm ấp nỗi sầu
thương của họ trong trái tim tôi đến độ thậm chí nó hủy hoại tôi về thể lý. Tôi
muốn tất cả mọi nỗi sầu thương của họ đều đổ xuống trên tôi, để nhẹ gánh cho anh
chị em của tôi' (Nhật Ký, trang 365). Đó là mức độ cảm thương được tình
yêu dẫn tới, khi lấy tình yêu Thiên Chúa làm mức đo lường của nó”.
Để đáp lại lời kêu gọi của Chúa Giêsu:
«Cha muốn con thực
hiện việc hiến dâng bản thân con cho tội nhân, nhất là cho những linh hồn đã mất
niềm hy vọng vào tình thương của
Cha» (Nhật Ký 308)
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, trong dịp kỷ niệm 1 năm qua đời của vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II của mình, trong huấn từ Truyền Tin Chúa Nhật 2/4/2006, cũng nhận định về ngài như sau: “Vào ngày 2/4 năm ngoái, một ngày như hôm nay đây, Vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II yêu dấu của chúng ta đã sống vào những giờ phút như thế này đoạn hành trình cuối cùng của đời ngài, một cuộc hành trình đức tin, đức mến và đức cậy, một cuộc hành trình đã để lại một nét đậm nơi lịch sủa Giáo Hội cũng như của nhân loại. Cuộc khổ nạn và cái chết của ngài giống như một giai đoạn kéo dài của Tam Nhật Phục Sinh. Tất cả chúng ta vẫn còn nhớ các hình ảnh về cuộc Đi Đường Thánh Giá cuối cùng của ngài hôm Thứ Sáu Tuần Thánh: Vì không đến được Hí Trường Colosseum, ngài đã theo dõi đường thánh giá từ nguyện đường riêng của ngài, tay ôm cây thập giá. Thế rồi, vào Chúa Nhật Phục Sinh, ngài đã ban phép lành ‘urbi et orbi’, song không thể nói lên lời nào, mà chỉ lấy tay ra dấu mà thôi. Đó là một phép lành đớn đau và cảm kích được ngài lưu lại cho chúng ta như chứng từ cao cả nhất về việc ngài cương quyết hoàn thành sứ vụ của ngài cho tới cùng….. Trong những năm cuối cùng của ngài, Chúa đã dần dần tước lột ngài khỏi tất cả mọi sự, để làm cho ngài hoàn toàn nên giống Người. Và khi ngài không còn tông du được nữa, sau đó thậm chí không còn bước đi được nữa, sau cùng đến nỗi không còn nói được nữa, thì cử chỉ của ngài, việc loan báo của ngài được biến thành những gì thiết yếu, đó là việc ban tặng bản thân mình cho đến cùng….”
4- Đạo Binh Dàn Trận - Đạo Binh Thương Xót trong Bí Mật La Salette
Phải chăng tất cả những gì đã được cả Thánh Long Mộng Phố tiên báo trong tác phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria của ngài, đặc biệt 2 khoản 50 và 59 như đã được trích dẫn trên đây, và những gì đã được hiện thực trong thị kiến ở phần 3 Bí Mật Fatima, như đã được suy đoán và diễn giải trên đây, đều hợp với Bí Mật La Salette, một Biến Cố Thánh Mẫu xẩy ra vào Thứ Bảy Lễ Mẹ Đau Thương (bấy giờ) 19/9/1846, chỉ sau 4 năm (1842) tác phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria được tìm thấy sau 126 năm mất tích, đúng như tiên báo của vị thánh tác giả (đoạn 114), một Thánh Mẫu La Salette chỉ còn biết khóc khi hiện ra với 2 thiếu niên, một nam là Maximin 11 tuổi và một nữ là Melanie 14 tuổi, và đã tiết lộ cho 2 em biết Bí Mật La Salette, liên quan đến tương lai kinh hoàng của chung thế giới loài người và của riêng Giáo Hội Chúa Kitô, chẳng những rất đúng với Thánh Long Mộng Phố trước đo và Bí Mật Fatima phần thứ ba sau đó, mà còn rất hiện thực với "thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao" nữa, nên Mẹ đã kêu gọi thành phần Đạo Binh Dàn Trận của Mẹ hiên ngang chiến đấu với Satan và bọn ngụy thần lộng hành trong thời điểm của chúng, để Đạo Binh Dàn Trận của Mẹ thực sự trở thành Đạo Binh Thương Xót của LTXC cho "các linh hồn cần đến LTXC hơn".
"Những linh mục, những thừa tác viên của Con Mẹ, những linh mục mà, với cuộc sống tội lỗi, với việc cử hành những mầu nhiệm thánh cách bất kính và khô đạo, với lòng ham mê tiền bạc, lòng yêu chuộng danh vọng cũng như khoái lạc, những vị linh mục đã trở nên những hố phân ô uế. (Đến đây chung ta mới thấy chí lý những gì ĐTC Phanxicô đã thẳng thắn nói với Giáo Triều Roma nhân dịp chào chúc Giáng Sinh 2014 và 2015).
"Phải, những linh mục đang đòi báo oán và sự báo oán đang treo trên đầu các vị. Khốn thay những linh mục và những tâm hồn tận hiến cho Thiên Chúa, Đấng đang đóng đanh Con Mẹ một lần nữa vì sự bất trung và đời sống tội lỗi của họ! Tội lỗi của những tâm hồn tận hiến cho Thiên Chúa đã kêu đến tận Trời và đòi báo oán, nay sự báo oán đã kề ngay bên họ, vì không còn ai kêu xin lòng thương xót và sự thứ tha cho chúng sinh nữa. Không còn những linh hồn quảng đại, không còn ai xứng đáng dâng hy lễ vô tì tích lên Đấng Hằng Sống cho thế giới nữa.
"Thiên Chúa sẽ ra tay không thể nào lường được. (Phải chăng lưỡi gươm lửa của vị thiên thần chĩa xuống trái đất để tiêu diệt loài người trong thị kiến Bí Mật Fatima phần thứ 3 đã chứng thực lời tiên báo này!?)
"Khốn thay những dân cư trên mặt đất! Thiên Chúa sẽ trút xuống trên họ cơn phẫn nộ của Ngài, và không ai sẽ có thể thoát khỏi bao nhiêu khốn khổ dồn dập.
"Những vị làm đầu, những nhà lãnh đạo dân Thiên Chúa đã bỏ bê việc cầu nguyện và khổ hạnh, ma qủi đã làm cho trí tuệ của họ mù tối. Họ trở nên những vì tinh tú lang thang sẽ bị lôi kéo làm cho hư đi bởi cái đuôi của ma qủi xưa kia. (Lời tiên báo này phải chăng cho thấy nguyên do chính yếu khiến thành phần giáio sĩ, thậm chí cả giáo phẩm sống theo thế tục, đến độ lạm dụng tình dục thiếu niên?!)
"Một số sẽ chối bỏ Đức Tin, và một số lớn linh mục cũng như những phần tử của các dòng tu sẽ phá giới cuộc sống tu trì chân thật, trong số đó có cả các giám mục...." (Các cuộc trưng cầu dân ý ở một số nước Kitô giáo kỳ cựu như Tây Ban Nha, Pháp, Ái Nhĩ Lan, Mỹ Châu Latinh v.v. ủng hộ đồng tính hay những gì phản với giáo huấn của Giáo Hội và tinh thần Phúc Âm không cho thấy lời tiên báo này đang ứng nghiệm hay sao? Chẳng những thế, hiện tượng bỏ đạo hay rối đạo tập thể như thế đã không ứng nghiệm lời tiên báo "mass apostacy" của vị tông đồ dân ngoại Phaolô về dấu hiệu trước khi Chúa Kitô tái giáng hay sao - 2Thessalonica 2:3)
"Khắp nơi sẽ có những sự lạ lùng phi thường, khi mà Đức Tin đã bị lu mờ đi dần dần và ánh sáng giả tạo soi dẫn người ta. Khốn thay những vị Hoàng Gia của Giáo Hội chỉ nghĩ đến giầu có chất chồng trên giầu có để bảo vệ quyền lực và để ngênh ngang trị vì. (ĐTC Phanxicô đã nhiều lần nghiêm chỉnh cảnh báo về chủ trương 'clericalism' quan liêu giáo quyền hay giáo quyền thực dân của các đấng bậc lãnh đạo trong Giáo Hội quả thật đã đúng như lời Mẹ tiên báo và cảnh báo ở đây!)
"Vị Đại Diện Con Mẹ sẽ chịu nhiều đau khổ, vì Giáo Hội sẽ chịu đựng bắt bớ lớn lao một thời, thời tối tăm và Giáo Hội sẽ chứng kiến một cuộc khủng hoảng rùng rợn. (Phải chăng cuộc khủng hoảng rùng rợn này đang diễn ra nơi hiện tượng giáo sĩ lạm dụng tình dục thiếu niên và giám mục bao che tội ác này v.v.!?)
"Đức Tin chân thật đối với Chúa đang bị quên lãng mất rồi, mỗi người sẽ muốn làm chủ lấy mình và nắm đầu người cùng lứa với mình, họ sẽ hủy bỏ dân quyền cũng như giáo quyền, tất cả mọi trật tự và mọi công chính sẽ bị chà đạp dưới chân, chỉ còn tàn sát, giận hờn, ghen ghét, dối trá và nổi loạn là được thấy, không còn gì là tình yêu tổ quốc và gia đình. (Không còn gì đúng bằng lời tiên báo này vào chính lúc này đây, thế giới càng văn minh, con người càng bạo loạn về tất cả mọi lãnh vực, theo chiều hướng Tam Điểm muốn lật đổ tất cả những gì là thần linh và ân sủng, qua những dự luật hoàn toàn phi nhân và phản luân thường đạo lý, để xây dựng một trật tự thế giới mới hoàn toàn sống buông thả theo tự nhiên, một trật tự tôn thờ Satan).
"Đức Thánh Cha sẽ chịu nhiều đau khổ. Mẹ sẽ ở với ngài cho đến cùng để nhận lấy sự hy sinh của ngài. Kẻ phá hoại sẽ cố sát ngài một đôi lần để hãm hại và rút ngắn những ngày của ngài lại, thế nhưng, ngài và đấng kế vị ngài sẽ không được thấy cuộc chiến thắng của Giáo Hội Chúa. (Phải chăng vị giáo hoàng này vừa là ĐTC Gioan Phaolô II bị ám sát ngày 13/5/1981 và là Đức Thánh Cha Phanxicô đang bị kịch liệt công khai chống đối và âm mưu lật đổ hiện nay?! Hai vị giáo hoàng của "thời điểm thương xót"!?)
"Tất cả những chính quyền dân sự sẽ có cùng một dự định giống nhau, đó là hủy bỏ và loại trừ mọi nguyên tắc đạo giáo, thay vào đó là khuynh hướng duy vật, vô thần, duy linh và lầm lỗi đủ thứ. (Lời tiên báo này đã, đang và tiếp tục xẩy ra nơi các quốc hội ở các nước văn minh Tây phương, được Tam Điểm gài vào phần tử của nó, thành phần thợ xây trật tự thế giới mới cho vương quốc của Satan trị đến)
"Vào năm 1865 sẽ có một cuộc tục hoá các nơi thánh. Trong các viện tu, những bông hoa của Giáo Hội sẽ tàn lụi và ma qủi sẽ làm vua cai trị mọi con tim. Những ai mang trách nhiệm ở các viện tu hãy cẩn trọng đối với những người mà họ phải nhận vào, vì ma qủi sẽ vận dụng tất cả những mưu mô gian trá của hắn để đưa các tội nhân vào tu viện, vì sự lệch lạc và vì tình yêu khoái cảm nhục dục sẽ lan tràn khắp nơi trên mặt đất.... (Phải chăng lời tiên báo về sự nhận tu này đã hoàn toàn ứng nghiệm sau 1 trăm năm, vì vào thời điểm thập niên 1960 đã bắt đầu xẩy ra các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục thiếu niên, như các tòa đời đã điều tra và luận tội, thời điển khan hiếm linh mục nên cần ơn gọi linh mục thì dù tuyển sinh có khuynh hướng đồng tính cũng nhận... nên mới ra nông nỗi vô cùng thảm thương hiện nay, nhất là ở các nước văn minh tân tiến vốn tôn trọng nhân quyền và tự do quyết định tu trì của con người, nhưng lại là con dao hai lưỡi được ngụy thần sử dụng để gài thành phần nội công của chúng vào lòng Giáo Hội để đánh phá Giáo Hội từ trong ra, như chúng ta hiện nay đang bàng hoàng và kinh hoàng chứng kiến thấy...)
"Tên tiền hô của Phản Kitô cùng với các quân đoàn triệu tập từ một số nước sẽ chiến đấu chống lại Chúa Kitô đích thực, Đấng Cứu Thế duy nhất của thế giới. Hắn sẽ làm máu đổ nhiều và muốn tận diệt sự tôn thờ Thiên Chúa để tự làm cho mình được chiêm ngưỡng giống như một vị Thiên Chúa... (Satan, cho dù vương quốc của hắn đã bị phá tan bởi Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, nhưng vẫn được phép lộng hành cho tới hết thời điểm được phép của hắn, đang muốn tiếp tục thống trị thế gian này, qua Tam Điểm là hội thợ xây trật tự thế giới mới, xuất phát ở Anh quốc năm 1717, trước Biến Cố Thánh Mẫu Fatima 1917 đúng 200 năm và sau biến cố thệ phản tin lành 1517 đúng 200 năm, bằng các cuộc cách mạng và lật đổ những gì là thần linh và đạo lý, theo tinh thần chối bỏ chân thiện mỹ của Satan như Khải Huyền cho thấy về con khủng long đứng trước người nữ sắp sinh con để rình chực nuốt con trẻ được sinh ra - Khải Huyền 12:4).
"Trái đất sẽ bị điêu linh bởi đủ mọi thứ tai ương (thêm vào với dịch hạch và đói khát lan rộng). Sẽ có một chuỗi chiến tranh cho đến trận chiến cuối cùng là trận đánh giữa 10 vua của tên Phản Kitô, mà tất cả có cùng một dự tính và sẽ là những nhà lãnh đạo duy nhất trên thế giới. Dân chúng sẽ không nghĩ gì khác ngoài vui chơi xả láng. Tội nhân sẽ đâm đầu vào đủ mọi thứ tội lỗi. Nhưng con cái của Hội Thánh, con cái tin tưởng vào Mẹ, những môn đệ đích thực của Mẹ, họ sẽ lớn lên trong tình yêu của họ đối với Thiên Chúa và trong tất cả mọi nhân đức mà Mẹ qúi trọng. Phúc cho những linh hồn khiêm hạ được Thánh Linh hướng dẫn! Mẹ sẽ chiến đấu bên họ cho đến khi họ tiến tới sự tròn đầy của năm tháng... (Trước hết, về lời tiên báo "trái đất sẽ bị điêu linh bởi mọi thứ tai ương" phải chăng ám chỉ hiện tượng hâm nóng toàn cầu gây ra đủ mọi thứ thiên tai, do bởi con người phá hoại thiên nhiên cách bừa bãi, nhất là do bởi con người không thể không phóng uế môi sinh vì quyền lợi phát triển kinh tế, nhất là ở các nước tư bản, bất chấp tai họa thiên thường xẩy ra cho người nghèo cũng như cho các thế hệ tương lai. Sau nữa, về lời tiên báo về một hiện tượng tương phản giữa lúc thế gian băng hoại thì lại xuất hiện những con người tốt lành, đúng như thị kiến phần 3 Bí Mật Fatima cho thấy, giữa một "thành phố lớn" ám chỉ văn minh Tây phương băng hoại cần được cứu độ, với đoàn chứng nhân tử đạo đồng thời cũng xuất hiện)
"Đám qủi trên không trung hợp với tên Phản Kitô sẽ thực hiện những sự lạ lùng cả thể trên mặt đất và trên không trung, và con người sẽ càng ngày càng hư hỏng. Thiên Chúa sẽ gìn giữ những tôi trung của Ngài và thành phần thiện chí. Phúc Âm sẽ được rao giảng khắp nơi, và mọi dân nước sẽ nhận biết chân lý... (Lời tiên báo này quá hợp với chính dấu hiệu về ngày cùng tháng tận được Chúa Kitô khẳng định trong Phúc Âm Thánh Mathêu: "Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi.13 Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát. Tin Mừng này về Vương Quốc sẽ được loan báo trên khắp thế giới, để làm chứng cho mọi dân tộc được biết. Và bấy giờ sẽ là tận cùng." Không phải hay sao, chính vì "thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao", bởi sống theo giả dối của Satan, theo chiều hướng duy nhân bản tương đối hóa, mới cần đến việc rao giảng Phúc Âm, mới cần đến việc tân truyền bá phúc âm hóa, thậm chí bởi chính các vị giáo hoàng, qua các chuyến tông du khắp thế giới của các ngài, ngay từ Công Đồng Chung Vaticanô II 1962-1965, với chuyến tông du đầu tiên của Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI đến Ân Độ cuối năm 1964, nhất là 104 chuyến tông du của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong giáo triều dài 26 năm rưỡi của ngài, và đặc biệt là của ĐTC Phanxicô là vị giáo hoàng "xông pha" đến "các vùng ngoại biên" của thế giới này, vị giáo hoàng trước và sau ỗi chuyến tông du đều đến Đền Thờ Đức Bà Cả để dâng chuyến đi của mình cho Mẹ. Có thể nói 2 vị giáo hoàng Gioan Phaolô II và Phanxicô của/cho "thời điểm thương xót" là những tướng lãnh trong Đạo Binh Thương Xót của LTXC, những vị đã sống và thực hiện đúng những gì Mẹ Maria kêu gọi Đạo Binh Dàn Trận của Mẹ Maria ở phần kết cuối Bí Mật Sa Lalette sau đây:)
"Mẹ khẩn thiết kêu gọi trái đất. Mẹ kêu gọi những môn đệ đích thực của Thiên Chúa hằng sống là Đấng ngự trên Trời. Mẹ kêu gọi những môn đồ của Chúa Kitô làm người, Vị Cứu Tinh chân thật duy nhất của con người. Mẹ kêu gọi con cái của Mẹ, những tín hữu đích thực, những người đã hiến mình cho Mẹ để Mẹ dẫn dắt họ đến cùng Con Thần Linh của Mẹ, những người mà Mẹ bồng trên tay, nói cách khác, những người sống theo tinh thần của Mẹ. Sau hết, Mẹ kêu gọi Những Tông Đồ Cuối Thời, những môn đệ trung kiên của Chúa Giêsu Kitô, những người sống trong sự khinh chê thế gian và chính mình, trong nghèo khó và khiêm hạ, trong lãnh đạm và thầm lặng, trong nguyện cầu và khổ chế, trong tinh tuyền và thần hiệp, trong khổ đau và ẩn khuất trước mắt thế gian. Đây là lúc họ xuất thân làm cho thế gian tràn đầy ánh sáng. Hãy đi mà tỏ mình ra là các con cái dễ thương nhất của Mẹ. Mẹ ở bên các con và ở trong các con, nếu Đức Tin của các con là ánh sáng soi cho các con trong những ngày bất hạnh này. Chớ gì lòng nhiệt thành của các con làm cho các con đói khát vinh quang và vinh dự của Chúa Giêsu Kitô. Hãy chiến đấu, hỡi các con cái của ánh sáng, các con là thành phần ít ỏi. Vì đây là thời điểm của mọi thời điểm, tận cùng của mọi cùng tận".
Tóm lại, qua những gì được trình bày trên đây liên quan đến cảm nhận của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về một "thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao", đã hoàn toàn ứng nghiệm Bí Mật Salatte năm 1846 và Bí Mật Fatima năm 1917, một "thế giới cần đến LTXC biết bao" chẳng những ở chỗ đã quá sức tội lỗi chưa từng có trong lịch sử loài người, khi con người càng văn minh và đã lên tới tột đỉnh về nhân bản và nhân quyền, đáng bị tiêu diệt, mà còn sợ chính Đấng có thể cứu mình khỏi bị diệt vong, nghĩa là thế giới con người ngày nay liều mình hư đi còn hơn được rỗi, hoàn toàn bất khả cứu.
Và chính vì thế mà "thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao" mới đang sống trong "thời điểm thương xót" với tất cả "mầu nhiệm lỗi lầm" của mình, mang trên mình "rất ư là nhiều thương tích", cần được Giáo Hội là "một bệnh viện lưu động" chữa lành, qua những chứng nhân thương xót cũng là thừa sai thương xót, thành phần môn đệ đích thực của Chúa Kitô là Dung Nhan Thương Xót của Chúa Cha, thành phần đã được Thánh Long Mộng Phố tiên báo thuộc về Đạo Binh Dàn Trận của Mẹ Maria, cũng là Đạo Binh Thương Xót của LTXC, cho phần rỗi vô cùng quan trọng của "các linh hồn cần đến LTXC hơn", như đoàn nhân chứng trong thị kiến phần 3 của Bí Mật Fatima, một đoàn chứng nhân Kitô hữu bao gồm từ giáo hoàng trở xuống giáo dân, đoàn chứng nhân có một đức tin mãnh liệt và bất khuất đến độ được nên một với Chúa Kitô tử giá để Người tiếp tục công ơn cứu độ vô cùng quí báu của Người qua máu tử đạo của họ, qua đau khổ họ phải chịu, điển hình nhất là 3 thiếu nhi Fatima thụ khải là Lucia, cùng cặp anh em thánh Phanxicô và Giaxinta, cũng như qua 2 vị thánh của LTXC là Thánh Faustina và Thánh Gioan Phaolô II, và qua cả vị giáo hoàng thương xót Phanxicô!
TĐCTT - HSTTM Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
California Chúa Nhật IV Mùa Chay 31/3/2019.
"Đem Mẹ về nhà mình"
(Gioan 19:27)
"Đem Mẹ về nhà mình": Tại sao? (1)
"Đem Mẹ về nhà mình": Cách nào? (2)
Nhập Cuộc
Có thể nói, vấn đề "đem Mẹ về nhà mình" rất quan trọng cho phần rỗi của Kitô hữu, nhất là trong thời điểm thương xót hiện nay, một thời điểm phải nói là được bắt đầu từ biến cố Thánh Mẫu Fatima vào đầu thế kỷ 20.
Thật vậy, ngay từ biến cố Thánh Mẫu Fatima đã xuất hiện Lòng Thương Xót Chúa (LTXC) rồi. Ở chỗ, vào lần hiện ra thứ 3 ngày 13/7/1917, ngay sau khi đã tiết lộ toan bộ Bí Mật Fatima 3 phần, Mẹ Maria đã kêu gọi 3 em thiếu nhi Fatima thụ khải rằng: "Sau mỗi một mầu nhiệm các con hãy đọc: 'Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là các linh hồn cần đến LTXC hơn".
Thế nhưng, cũng ở biến cố Thánh Mẫu Fatima 1917 này, LTXC lại muốn các linh hồn qua Mẹ mà đến với Ngài. Bởi thế, ngay sau khi cho 3 thiếu nhi Fatima thụ khải xem thấy hỏa ngục qua một thị kiến ở phần Bí Mật Fatima thứ nhất, bắt đầu sang phần Bí Mật Fatima thứ hai, Đức Mẹ đã trịnh trọng tuyên bố rằng: "Để cứu các linh hồn cho khỏi lửa hỏa ngục, Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới".
Ở đây, qua lời loan báo này của Mẹ, không phải là Thiên Chúa muốn phần rỗi của các linh hồn trong thời điểm thương xót lệ thuộc vào Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria hay sao. Đó là lý do, ngay sao lời công bố phải công nhận là tất cả bí mật Fatima ấy, Đức Mẹ còn khẳng định tiếp: "Nếu điều Mẹ nói với các con được thực hiện thì thế giới sẽ có hòa bình và nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi".
"Nếu điều Mẹ nói với các con được thực hiện" đây là gì, nếu không phải là "tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ", như Mẹ vừa tuyên bố ngay trước đó, một điều có một tác dụng kép, chẳng những giúp cho "thế giới có hòa bình" cho chung loài người ngay trên đời này, mà còn làm cho cá nhân của "nhiều linh hồn được cứu rỗi" ở đời sau nữa.
Về trường hợp "thế giới có hòa bình", lịch sử đã chứng thực cho thấy là sau sự kiện ĐTC Gioan Phaolô II hợp cùng các giám mục trên thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ ngày 25/3/1984 ở Vatican, thì đúng một năm sau, nhân vật Gorbachew xuất hiện ở Liên Sô với vai trò tổng bí thư trẻ nhất, để rồi sau đó 5 năm, biến cố Đông Âu đã xẩy ra, bắt đầu từ chính quê hương Balan của ngài, và cuối cùng "Nước Nga trở lại" vào ngày 25/12/1991, khi nước này từ bỏ chủ nghĩa và chế độ cộng sản cho tới nay.
Chính vì "Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới", đúng như lời Mẹ tuyên bố, mà Thiên Chúa đã thực hiện một biến cố liên quan đến toàn thế giới như vậy, biến cố cộng sản Đông Âu sụp đổ và "Nước Nga trở lại", hoàn toàn bất ngờ và hoàn toàn bất bạo động, vô cùng lạ lùng ngay trước mặt toàn thể nhân loại, một biến cố chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm được, chứ không phải thế giới tư bản thắng thế giới cộng sản.
Thiên Chúa thực hiện biến cố "Nước Nga trở lại" một cách lạ lùng vượt trên tất cả mọi quyền lực trần gian như vậy mục đích cũng là để xác minh rằng Ngài thực sự "muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới", hay nói cách khác, tức là Thiên Chúa thực sự muốn "các linh hồn cần đến LTXC hơn" hãy tin tưởng cậy trông vào Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ để nhờ đó "nhiều linh hồn được cứu rỗi". Và phải chăng đó là lý do tại sao chính Mẹ Maria đã nói với chung 3 thiếu nhi Fatima thụ khải, và riêng thiếu nhi Lucia lớn nhất, vào lần hiện ra thứ hai ngày 13/6/1917 rằng: "Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi cho con nương náu và là đường đưa con đến cùng Thiên Chúa".
Vì "Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới" mà Mẹ Lời khẳng định "Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi cho con nương náu và là đường đưa con đến cùng Thiên Chúa" không phải chỉ nói riêng với thiếu nhi Fatima Lucia bấy giờ, mà còn muốn nhắn nhủ chung con cái Mẹ, cách riêng là "các linh hồn cần đến LTXC hơn". Lời khẳng định này, cho dù chỉ là một mạc khải tư, không buộc phải tin và thi hành như chính Lời Chúa, như chính Mạc Khải Thánh Kinh, cho dù cả biến cố Thánh Mẫu Fatima đã được Giáo Hội công nhận.
Tuy nhiên, lời cống hiến và kêu gọi hãy đến với Mẹ này lại có một nền tảng vững chắc trong Phúc Âm, qua câu Phúc Âm của Thánh Gioan: "Đem Mẹ về nhà mình" (Gioan 19:27), một tác động tôn sùng Thánh Mẫu bao gồm cả 2 sự kiện bất khả thiếu và bất khả phân ly trong cùng Phúc Âm của Thánh ký Gioan: sự kiện khổ giá Canvê và sự kiện tiệc cưới Cana, như sẽ được cố gắng trình bày dưới đây trong bài viết này.
1- Tại sao "Đem Mẹ về nhà mình"?
Xin thưa: chính vì "này là con Mẹ" và "này là Mẹ con" (Gioan 19:26). Thật vậy, theo thứ tự thời gian, thì chỉ sau khi Chúa Giêsu khổ giá trăn trối tông đồ Gioan cho Mẹ Maria đang đứng dưới chân cây thập tự giá của Người, và trăn trối Mẹ Maria cho tông đồ Gioan, "người môn đệ được Chúa Giêsu yêu" (Gioan 13:23, 20:2, 21:7), thánh ký Gioan mới thêm câu "từ bấy giờ trở đi, người môn đệ này mang Mẹ về nhà của mình" (Gioan 19:26).
Thoạt tiên, mới đọc câu Phúc Âm này của Thánh ký Gioan, căn cứ vào nguyên câu văn, bình thường chúng ta cứ tưởng rằng Chúa Giêsu cố ý bảo người môn đệ yêu dấu nhất của mình, cũng chính là người môn đệ duy nhất trong 12 tông đồ trung kiên theo mình cho đến cùng, rằng con hãy chịu khó thay Thày chăm sóc cho Mẹ của Thày nhé. Thế nhưng, chúng ta đã lầm, vì Chúa Giêsu đã trao vị tông đồ này cho Mẹ của Người, trước khi trao Mẹ cho vị tông đồ ấy, nghĩa là Mẹ của Người có trách nhiệm làm Mẹ của vị tông đồ còn non dại này, và vì thế khi trao Mẹ cho vị tông đồ này sau đó tức là Người có ý muốn vị tông đồ đại diện cho chung Giáo Hội của Người bấy giờ phải trân trọng Mẹ như Người đã làm con của Mẹ, và theo gương Mẹ của Người, thì mới có thể xứng đáng làm môn đệ của Người, vì Mẹ là đệ nhất môn đệ của Người và là người môn đệ tuyệt hảo nhất của Người.
Khi Chúa Kitô khổ giá trăn trối cho Mẹ của Người tông đồ Gioan "Này là con Mẹ", thì Người không phải chỉ xác định Người là người con duy nhất của Mẹ của Người về xác thịt, ngoài người ra không còn một đứa con nào khác, như một số Kitô hữu đã chủ trương khi căn cứ vào một số đoạn Phúc Âm nói về "anh em của Người" (xem Mathêu 12:46; Marco 3:31; Luca 8:19), chẳng hạn như "Giacôbê, Joses và Giuđa cùng Simon" (Marco 6:3), nhưng thật ra chỉ là những người anh em họ, như trường hợp của "Joses và Giuđa" là con của một Maria khác trong họ hàng của Mẹ Người (xem Marco 15:40), mà còn thiết lập một tình nghĩa siêu nhiên giữa Mẹ Người và tông đồ Gioan là hai con người thuộc về hai gia đình khác nhau, một tình nghĩa thiêng liêng bắt nguồn từ tình yêu đến cùng của Người, từ Cuộc Vượt Qua của Người.
Nếu là mẹ thì phải sinh con, cho dù là thế lý hay thiêng liêng. Nếu Mẹ Maria đã sinh ra Chúa Kitô là Đầu của Giáo Hội thì Mẹ cũng phải sinh ra thân mình của Người là Giáo Hội, nhiệm thể của Người. Vậy Mẹ Maria đã sinh ra Giáo Hội vào lúc nào và như thế nào, nếu không phải vào lúc Mẹ "đứng kề bên thập giá Chúa Kitô" (Gioan 19:25), và Mẹ quả thực đã như người đàn bà quằn quại sinh con (xem Gioan 16:21; Khải Huyền 12:4) vào lúc Mẹ chứng kiến thấy Người Con là Lời Nhập Thể của Mẹ vô cùng uy nghi cao cả và đáng tôn thờ kính mến bị lưỡi đòng đâm vào cạnh sườn (xem Gioan 19:34).
Phải, chính giây phút ấy, giây phút Mẹ Maria đã đau cái đau thay Con của Mẹ, vì Con của Mẹ đã chết rồi, không còn biết gì nữa, Mẹ đau cái đau của Con Mẹ và đau cái đau thay Con Mẹ, thì Mẹ sinh ra Giáo Hội, và chính vì thế, "máu và nước chảy ra" từ cạnh sườn Chúa Kitô cũng chính là từ trái tim của Mẹ bị lưỡi gươm đâm thâu, đúng như lời tiên báo của ông Simeon khi Mẹ dâng hài Nhi Giêsu vào Đền Thánh Giêrusalem ngày xưa (xem Luca 2:35). Nếu Evà xuất phát từ cạnh sườn của Adong thế nào (xem Khởi Nguyên 2:22) và nếu Giáo Hội cũng đã xuất phát như "nước và máu chảy ra" từ cạnh sườn của Chúa Kitô tử giá như vậy, mà chính lúc "máu và nước chảy ra" ấy lại là lúc Mẹ Maria đau đớn nhất, đến độ "máu và nước chảy ra" ấy như xuất phát từ chính cung lòng của Mẹ, thì quả thực là Mẹ đã hạ sinh Giáo Hội vào ngay lúc bấy giờ vậy.
Công Đồng Chung Êphêsô năm 431 đã tuyên tín Mẹ Maria là Mẹ của Thiên Chúa thế nào, chứ không phải Mẹ chỉ là Mẹ của Chúa Kitô về nhân tính, thì trong Công Đồng Chung Vaticanô II, vào ngày 21/11/1964, khi ban hành Hiến Chế Lumen Gentium, một Hiến Chế tín lý về Giáo Hội là "Ánh Sáng Muôn Dân", Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI cũng đã sử dụng quyền bính của mình để long trọng tuyên bố trước mặt toàn thể các nghị phụ giám mục trên thế giới bấy giờ rằng: Mẹ Maria là Mẹ của Giáo Hội - Mater Ecclesiae như vậy.
Chính vì Mẹ Maria đã hạ sinh ra Giáo Hội và là "Mẹ của Giáo Hội" mà Mẹ đã phải ở với Người Con Giáo Hội của mình vào giây phút quan trọng nhất của Giáo Hội, đó là giây phút Giáo Hội "được mặc lấy quyền lực từ trên cao" (Luca 24:49; Tông Vụ 1:14), tức là được Thánh Thần từ Cha và Con ngự xuống bao phủ, như Mẹ đã được "quyền phép Đấng tối cao bao phủ" trong biến cố Truyền Tin để có thể thụ thai Lời Nhập Thể (xem Luca 1:35), nhờ đó và từ đó Giáo Hội mới bắt đầu có thể thực hiện sứ vụ trước hết và trên hết là làm mẹ của mình, tức là sứ vụ làm chứng cho Chúa Kitô cùng với Thánh Thần (xem Gioan 15:26-27), nhờ đó Giáo Hội liên tục sinh hạ Chúa Kitô ra nơi các linh hồn tin nhận Người nơi Bí Tích Thánh Tẩy tái sinh. Vì Mẹ thực hiện vai trò làm "Mẹ của Giáo Hội" vào ngay giây phút Giáo Hội, qua các vị tông đồ là nền tảng của Giáo Hội, đang dọn mình xứng đáng trở thánh "các chứng nhân" bằng "quyền lực từ trên cao" (Luca 24:48-49) vào lúc Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ấy mà Đức Thánh Cha Phanxicô, qua sắc lệnh ký ngày 11/2/2018 và ban hành ngày 3/3/2018, đã thiết lập Lễ Mẹ là Mẹ Giáo Hội vào Thứ Hai ngay sau Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Vì là con của Mẹ, Giáo Hội, qua giòng lịch sử của mình, cũng đã nhận biết Mẹ của mình mỗi ngày một hơn, qua việc thiết lập các lễ về Mẹ trong phụng vụ hằng năm (18 lễ Mẹ được cử hành trong Giáo Hội hoàn vũ), qua việc công nhận các lần Mẹ hiện ra ở một số nơi đặc biệt trên thế giới (nhất là 2 nơi nổi tiếng nhất: Lộ Đức năm 1858 và Fatima năm 1917), nhất là qua việc tuyên tín về Người Mẹ của mình, những tín điều buộc tín hữu phải tin vì chúng liên quan đến công cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô Con Mẹ. Thứ tự theo thời gian bốn tín điều về Thánh Mẫu này như sau: 1- Mẹ Maria là Mẹ của Thiên Chúa, được Công Đồng Chung Vaticanô Epheso công bố năm 431; 2- Mẹ Maria trọn đời đồng trinh, cả trước khi, đang khi và sau khi sinh Con, được Công Đồng Latero năm 649 công bố; 3- Mẹ Maria được hoài thai vô nhiễm nguyên tội, được Đức Thánh Cha Piô IX công bố ngày 8/12/1854; và 4- Mẹ Maria được mông triệu lên trời cả hồn lẫn xác, được Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố ngày Lễ Các Thánh 1/11/1950.
Trong 4 tín điều về Thánh Mẫu này, tín điều nào cũng có một lễ trọng buộc, Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1, Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12 và Lễ Mẹ Mông Triệu 15/8, ngoại trừ Lễ Truyền Tin Mẹ Thụ Thai Lời Nhập Thể 25/3 liên quan đến tín điều trọn đời đồng trinh, cũng lễ trọng nhưng không buộc. Tín điều nền tảng nhất trong 4 tín điều đó là tín điều Mẹ Maria là Mẹ của Thiên Chúa. Bởi vì Mẹ Maria được tuyển chọn làm Mẹ Thiên Chúa mà Mẹ cần được hưởng các đặc ân xứng với chức phận và sứ vụ làm mẹ của Thiên Chúa: Hồn Mẹ cần phải được vô nhiễm nguyên tội; xác của Mẹ cần phải trọn đời trinh nguyên; và cả hồn lẫn xác của Mẹ nhờ đó không phải chịu hậu quả của nguyên tội như tất cả miêu duệ của hai nguyên tổ, trái lại, cần phải được mông triệu cả hồn lẫn xác.
Tín điều Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa buộc Kitô hữu Công giáo phải tin rằng Mẹ Maria không phải chỉ là Mẹ của Chúa Giêsu về nhân tính, mà còn là Mẹ của Thiên Chúa, vì Chúa Kitô Con Mẹ dù có 2 bản tính nhưng chỉ là một Ngôi Vị Thần Linh duy nhất, và vì Mẹ đã được thụ thai Con Thiên Chúa bởi chính quyền phép của Chúa Thánh Linh chứ không phải theo đường lối thuần tục (xem Luca 1:35; Mathêu 1:20).
Vì là Mẹ của Thiên Chúa, nên Mẹ Maria phải được Thiên Chúa gìn giữ cho khỏi nguyên tội, bằng cách cho Mẹ được đặc ân hưởng trước ơn cứu độ, bằng không, Mẹ sẽ hoàn toàn bất xứng làm Mẹ của Thiên Chúa, Mẹ của Đấng Cứu Chuộc, trong khi ngay từ lúc được hoài thai Mẹ đã bị làm nô lệ cho ma quỉ bởi nhiễm lây nguyên tội như tất cả mọi con người khác thuộc giòng dõi hai nguyên tổ. Đặc ân vô nhiễm nguyên tội của Mẹ chẳng những được bắt nguồn từ vai trò làm Mẹ của Thiên Chúa, mà còn hướng đến sứ vụ đồng công cứu chuộc của Mẹ nữa. Ở chỗ, tất cả những đau khổ Mẹ chịu trong cuộc đời của Mẹ là những gì đáng lẽ nhờ vô nhiễm nguyên tội Mẹ không bị, đều mang tính cách đồng công, đều mới xứng đáng thay cho loài người và vì loài người mà hiệp công cứu chuộc với Chúa Kitô Con Mẹ.
Tìn điều Mẹ Maria trọn đời đồng trinh chẳng những trước khi sinh con là lúc Mẹ thụ thai bởi quyền phép Chúa Thánh Linh, mà còn cả đang khi sinh con và sau khi sinh con nữa, cũng bởi quyền phép Chúa Thánh Linh. Mẹ Maria đồng trinh đang khi sinh con bởi quyền phép Chúa Thánh Linh ở chỗ, nhờ đặc ân vô nhiễm nguyên tội, Mẹ đã không mang nặng nên cũng chẳng phải đẻ đau, theo kiểu thuần túy trần tục của một người đàn bà mắc nguyên tội bị ảnh hưởng án nguyên tội (xem Khởi Nguyên 3:16). Và một khi tử cung của Mẹ một khi đã trở thành Ngai Tòa của Con Đấng Tối Cao ngự trị cả 9 tháng 10 ngày như thế thì không thể một "nam nhân" nào Mẹ "không hề biết" (Luca 1:34) xứng đáng ngồi vào đó bằng những tác động ái ân vợ chồng, dù công chính như vị hôn thê Giuse của Mẹ, vị vì đã được báo mộng cho biết Mẹ được thụ thai bởi Chúa Thánh Linh và Đấng được Mẹ sinh ra là Con Thiên Chúa (xem Mathêu 1:20), vị chỉ là cha nuôi chứ không phải cha ruột của Con Thiên Chúa làm người, vị công chính này lại càng kính mến Mẹ hơn là sống đời vợ chồng theo tự nhiên với Mẹ, và nhờ Mẹ mà càng công chính hơn.
Vì Mẹ Maria được cả hồn vô nhiễm lẫn xác trinh nguyên như vậy mà Mẹ không phải trải qua cái chết về phần xác như tất cả mọi người khác và chờ ngày phục sinh khi Chúa Kitô tới trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, trái lại, Mẹ đã được Thiên Chúa cho Mẹ được về trời cả hồn lẫn xác, một con người duy nhất được ở trên Thiên Đàng cả hồn lẫn xác, được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa cả hồn lẫn xác, như chính Chúa Giêsu Kitô Con Mẹ. Mẹ "đầy ơn phúc" (Luca 1:28) chẳng những cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời trần thế của Mẹ, mà còn kéo dài cho đến vĩnh cửu trên Thiên Đàng nữa, bao gồm cả hồn lẫn xác của Mẹ, một thân xác đã trở thành Ngai Tòa của Con Thiên Chúa, "nước Người sẽ vô cùng tận" (Luca 1:33), thì không thể nào bị mục nát đi, trái lại sẽ mãi mãi là Ngai Tòa của Người cho đến vô cùng bất tận trên Thiên Đàng với Người.
Công Đồng Chung Vaticanô II, công đồng chung thứ 21 của Giáo Hội, trong chương 8 của Hiến Chế tín lý về Giáo Hội là Ánh Sáng Muôn Dân, đã nhận biết vai trò làm Mẹ của Giáo Hội ở nơi gương sống của Mẹ, và vai trò Giáo Hội làm con của Mẹ, ở chỗ noi gương bắt chước Mẹ, như thế này (2 số dưới đây từ bản dịch của Giáo Hoàng Học Viện Piô X):
Mẹ Maria là Mẹ của Giáo Hội: "Ðức Trinh Nữ nhờ ân huệ và sứ mệnh làm Mẹ Thiên Chúa, nhờ đó Ngài được hiệp nhất với Con là Ðấng Cứu Chuộc, và nhờ các ơn và nhiệm vụ đặc biệt khác, Ngài còn kết hiệp mật thiết với Giáo Hội, như thánh Ambrosiô đã dạy, Mẹ Thiên Chúa là mẫu mực của Giáo Hội trên bình diện đức tin, đức ái và hiệp nhất hoàn hảo với Chúa Kitô. Thực vậy, trong mầu nhiệm Giáo Hội, chính Giáo Hội cũng được gọi cách hợp pháp là Mẹ và Trinh Nữ, Ðức Nữ Trinh Maria đi tiên phong, tỏ ra là một người mẹ và một trinh nữ gương mẫu tuyệt vời và hiếm có. Vì, bởi lòng tin và vâng phục, Ngài đã sinh chính Con Chúa Cha nơi trần gian, mà không hề biết đến người nam, nhưng được Chúa Thánh Thần bao phủ. Như một Evà mới, Ngài đã đặt niềm tin vào sứ giả của Thiên Chúa, chứ không đặt vào con rắn xưa, một niềm tin không bị một nghi ngờ nào làm phai nhạt. Nhưng Người Con mà Ngài đã sinh ra, Thiên Chúa đã đặt làm Trưởng Tử trong nhiều anh em (x. Rm 8,29), nghĩa là các tín hữu, mà Ngài cộng tác vào việc sinh hạ và giáo dục với tình thương của một người mẹ." (số 63)
Giáo Hội là con của Mẹ Maria: "Tuy nhiên, Giáo Hội, qua con người của Ðức Nữ Trinh, đã đạt tới sự toàn thiện làm cho mình nên thanh sạch và vẹn tuyền (x. Eph 5,27), nhưng Kitô hữu vẫn còn phải cố gắng chiến thắng tội lỗi để tiến trên đường thánh thiện. Vì thế, họ ngước mắt nhìn lên Ðức Maria là một mẫu gương nhân đức sáng ngời cho toàn thể cộng đoàn những người được chọn. Nhờ thành kính tưởng nhớ Ðức Maria và chiêm ngưỡng Ngài dưới ánh sáng của Ngôi Lời nhập thể, Giáo Hội cung kính tiến sâu hơn vào mầu nhiệm cao thẳm, tức là mầu nhiệm nhập thể, và nên giống Phu Quân mình ngày một hơn. Thực vậy, Ðức Maria đã mật thiết gắn liền với lịch sử cứu rỗi, và có thể nói là Ngài đã qui tụ và phản chiếu nơi mình những đòi hỏi cao cả nhất của đức tin, và khi các tín hữu nghe rao giảng về Ngài và tôn sùng Ngài, họ được Ngài mời gọi đến kết hiệp với hy lễ của Con Ngài và yêu mến Chúa Cha. Phần Giáo Hội càng tìm kiếm vinh quang Chúa Kitô càng nên giống Khuôn Mẫu cao cả của mình, nhờ luôn tiến tới trong đức tin, đức cậy, đức mến, và tìm kiếm cùng vâng theo thánh ý Thiên Chúa trong mọi sự. Do đó, trong công cuộc tông đồ, Giáo Hội có lý để nhìn lên Ðấng đã sinh Chúa Kitô là người được thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần và được Ðức Nữ Trinh sinh ra để, nhờ Giáo Hội, cũng sinh ra và lớn lên trong lòng các tín hữu. Ðời sống của Ðức Nữ Trinh là một gương sáng của tình mẫu tử thắm thiết. Tình mẫu tử ấy phải là động lực của tất cả những ai cộng tác vào sứ mệnh tông đồ của Giáo Hội để tái sinh nhân loại." (số 65)
2- Cách nào "Đem Mẹ về nhà mình"?
Xin thưa: bằng cách "hãy làm những gì Người bảo" (Gioan 2:5) để "Người tỏ vinh quang của Người ra" (Gioan 2:11).
Vai trò Mẹ Maria là Mẹ của Giáo Hội, và vai trò của Giáo Hội là con của Mẹ Maria, đều chỉ có một mục đích duy nhất và trên hết, đó là hướng về Chúa Kitô, ở chỗ, làm sao cho Chúa Kitô được tỏ hiện nơi chính Giáo Hội như "Ánh Sáng Muôn Dân", phản ảnh Chúa Kitô "là ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12), nhờ đó thế gian nhận biết Người mà trở về với Người hầu được cứu độ. Bởi thế, tất cả ý nghĩa của việc Giáo Hội nói chung và Kitô hữu nói riêng "đem Mẹ về nhà mình" là ở chỗ để Mẹ có thể ở cùng mình, như Mẹ đã ở cùng Giáo Hội ngay từ giây phút đầu tiên trước biến cố Thánh Thần hiện xuống, nhờ đó, Mẹ sẽ thực hiện vai trò làm mẹ của Mẹ, trong việc giúp con cái vốn yếu hèn và bất xứng của Mẹ đến với Chúa Kitô, sống với Chúa Kitô, đến độ chính Chúa Kitô có thể sống trong họ (xem Galata 2:20). Bằng cách Mẹ sửa soạn cho giờ của Chúa Kitô đến nơi con cái của Mẹ, nghĩa là sửa soạn cho họ biết sẵn sàng để Chúa Kitô có thể tỏ mình ra, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, nhờ đó họ có thể "tin vào Người" (Gioan 2:11).
Một điển hình nhất cho thấy vai trò môi giới của Mẹ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội trong việc làm cho giờ của Người chưa tới đã tới và phải tới là ở tiệc cưới Cana, nơi "Mẹ của Chúa Giêsu cũng ở đó" (Gioan 2:1), một sự kiện và hình ảnh báo trước sự kiện, ngay từ đầu "Mẹ Chúa Giêsu cũng ở đó" thế nào thì cuối cùng "Mẹ Chúa Giêsu cũng ở đó" như vậy, khi "đứng dưới chân thập giá của Chúa Giêsu có Mẹ của Người" (Gioan 19:25). Cụm từ ngay ở đầu bài Phúc Âm về tiệc cưới ở Cana là "vào ngày thứ ba" (Gioan 2:1) phải chăng ám chỉ mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô, đồng thời cũng là biến cố Chúa Kitô sống lại từ trong cõi chết, hoàn toàn chiến thắng tội lỗi và sự chết của con người và nơi con người, để tỏ vinh quang của Người ra cho các vị tông đồ của Người, bằng những lần hiện ra với các vị, nhờ đó, như ở tiệc cưới ở Cana ngay từ ban đầu, các vị "tin vào Người" (Gioan 2:11).
Tuy nhiên, để các môn đệ có thể "tin vào Người", không thể thiếu vai trò môi giới của Mẹ Maria bấy giờ "cũng ở đó", như Mẹ đã ở với các vị trước khi Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, nhờ đó các vị đã trở thành những kẻ "đầy rượu rồi" (Tông Vụ 2:13). Thật vậy, một khi Mẹ hiện diện ở đâu thì Mẹ đều thực hiện vai trò làm Mẹ của mình, miễn là con cái của Mẹ biết "đem Mẹ về nhà của mình", như tông đồ Gioan đại diện cho Giáo Hội ở dưới chân cây thập tự giá của Chúa Kitô bấy giờ với Mẹ Maria. Với cảm nhận tinh tế của một người mẹ, Mẹ thậm chí biết trước được các nhu cầu và trục trặc của con cái mình, ngay cả trước khi chúng nhận ra tình trạng khốn khó của chúng. Và Mẹ đã tự động can thiệp để giải quyết vấn đề cho chúng. Khi biết được tình trạng "họ hết rượu rồi" (Gioan 2:3) ở tiệc cưới Cana, không ai bảo, Mẹ đã tự động đến nhắc cho Con của Mẹ, chứ hoàn toàn không xin Con Mẹ cho họ, vì Mẹ đã thừa biết rằng một khi Mẹ biết họ hết rượu thì Con Mẹ cũng đã biết như Mẹ và còn hơn Mẹ nữa.
Thế nhưng, Con Mẹ đã thẳng thừng từ chối Mẹ bằng câu: "Này Bà, chuyện này đâu có liên quan gì đến Tôi và Bà. Giờ của Tôi chưa đến" (Gioan 2:4). Vì "đầy ơn phúc" (Luca 1:28) và liên lỉ "lưu giữ những sự ấy mà suy niệm trong lòng" (Luca 2:19,51), mà không ai hiểu Lời Chúa như Mẹ và không ai hiểu Con Mẹ bằng Mẹ. Bởi thế, hiểu ý của Con, "giờ Tôi chưa đến" có nghĩa là nếu họ sẵn sàng thì giờ Tôi chắc chắc sẽ đến. Bởi vì "Thiên Chúa là ánh sáng" (1Gioan 1:5), không thể nào thôi chiếu soi. "Thiên Chúa là tình yêu" (1Gioan 4:8,16) không thể nào không yêu mà còn là Thiên Chúa. Tức là Thiên Chúa lúc nào cũng muốn tỏ mình ra, thông mình ra, muốn ban ơn cho con người, nhờ đó con người nhận biết Ngài, nhưng con người phải làm sao sẵn sàng để có thể đón nhận ơn của Ngài, vì ân sủng của Ngài là những gì vô cùng cao quí, chứ không phải đồ bỏ cho loại lợn "giầy đạp dưới chân" (Mathêu 7:6)
Do đó, Mẹ đã không nói lại điều gì với Chúa nữa, không năn nỉ kèo nài, trái lại, Mẹ đã đi thẳng đến với đối tượng mà Mẹ đoán trước được rằng Con Mẹ sẽ đến với họ để thực hiện tỏ mình ra, và Mẹ đã căn dặn họ rằng: "Người bảo làm gì hãy làm như vậy" (Gioan 2:5). Thành phần phục tiệc này chắc không biết Mẹ là ai, tại sao lại tự nhiên căn dặn họ như thế, và "Người" đây là ai? Thế mà, chỉ sau khi Mẹ hoàn thành nhiệm vụ làm môi giới của mình, trước hết là đến với Chúa, sau đó đến với con người, thì quả nhiên giờ của Chúa phải tới. Ở chỗ, chính Chúa Giêsu đã đích thân đến với chính thành phần phục tiệc, thành phần được Mẹ của Người căn dặn trước, như thể dọn đường sẵn cho Người, cho giờ của Người, và bảo họ rằng: "Hãy đổ nước đầy các chum" (Gioan 2:7). Dù chẳng hiểu gì, và dám chắc họ cũng chẳng biết Chúa Giêsu là ai, tại sao nhân vật này lại bảo mình làm một việc kỳ lạ như vậy, "hãy đổ nước đầy các chum", đầy 6 chum nước vốn được dùng để rửa chân là gì, vì đâu còn ai đến dự tiệc cưới nữa mà cần thêm nước để rửa chân, thế mà thành phần phục tiệc vẫn ngoan ngoãn tuân theo như chính chằng rể hay vị quản tiệc bảo làm vậy, làm đúng như lời người đàn bà nào đó đã đến trước căn dặn họ: "Người bảo làm gì hãy làm như thế". Quả nhiên, một khi con người sẵn sàng, thì giờ Chúa đã đến: nước lã đã trở thành một thứ rượu hảo hạng, thứ "rượu ngon hơn trước" (Gioan 2:10).
Đúng vậy, "đem Mẹ về nhà mình" sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không nghe lời Mẹ "làm những gì Người bảo" để "Người tỏ vinh quang của Người ra". Trong giòng lịch sử của Giáo Hội, nhất là vào Thời Điểm Maria, từ đầu thế kỷ 19, với biến cố Thánh Mẫu Ban Ơn ở Paris năm 1830, sang biến cố Thánh Mẫu Vô Nhiễm ở Lộ Đức năm 1858, cho tới biến cố Thánh Mẫu Mân Côi ở Fatima năm 1917, và một số nơi khác được Giáo Hội công nhận, cho dù sứ điện đặc biệt ở mỗi nơi khác nhau về thời điểm của nó, Mẹ Maria vẫn chỉ có một sứ điệp duy nhất và trên hết nhắn nhủ và van xin con cái của Mẹ, đó là "hãy làm những gì Người bảo" để "Người tỏ vinh quang của Người ra".
Có thể nói, trong các lần Đức Mẹ hiện ra được Giáo Hội chính thức công nhận, lời nhắn nhủ "hãy làm những gì Người bảo" rõ nét nhất, qua câu Mẹ nói vào lần hiện ra thứ hai ngày 13/6/1917: "Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi cho con nương náu và là đường đưa con đến cùng Thiên Chúa". Nghĩa là, Mẹ xin con cái Mẹ hãy tin tưởng vào Mẹ và nhờ Mẹ đến với Chúa. Vì nếu không có Mẹ và nhờ Mẹ, Kitô hữu không thể nào biết được Chúa muốn gì như Mẹ và bằng Mẹ để mà "làm theo những gì Người bảo", trái lại, cứ tưởng những gì mình nghĩ, dù tốt lành mấy cũng là ý Chúa, nhưng lại hoàn toàn phản Kitô, như trường hợp tông đồ Phêrô, ngay sau khi tuyên xưng "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16) rất chính xác, liền bị Thày thậm tệ quở trách "Đồ Satan, xéo đi" (Mathêu 16:23), khi ngài, chỉ vì lòng rất kính mến Thày, đã chân thành can ngăn Thày cho khỏi bị thân phận bất hạnh bất xứng với Thày là "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống", nhưng không ngờ lý lẽ trần gian có vẻ chí lý ấy của ngài lại hoạn toàn phản nghịch lại với ý muốn oai oăm đầy nghiệt ngã của Đấng đã sai Người: "Con không phán đoán theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa, mà là của loài người" (Mathêu 16:23).
Đến đây chúng ta mới thấy Mẹ Maria thật sự "đầy ơn phúc" như thế nào, ít là về mặt tiêu cực, Mẹ không hề làm mất lòng Thiên Chúa một tí nào và vào bất cứ một giây phút nào trong cuộc đời của Mẹ, ở chỗ Mẹ luôn chẳng những biết ý Chúa muốn Mẹ làm gì để đáp ứng ngay và đáp ứng một cách hết sức trọn vẹn và trọn hảo. Trong cụm từ "Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ" có hai phần hay hai yếu tố bất khả phân ly, đó là yếu tố "Trái Tim" và yếu tố "Vô Nhiễm Nguyên Tội". Nếu yếu tố "Vô Nhiễm Nguyên Tội" là yêu tố tiêu biểu cho ân sủng Chúa ban cho Mẹ, "Chúa ở cùng Mẹ" (Luca 1:28), thì "Trái Tim" là yếu tố biểu hiệu cho "đức tin tuân phục" (Roma 1:5) của Mẹ, đức tin có phúc của Mẹ (xem Luca 1:45), yếu tố chứng tỏ Mẹ "được ơn nghĩa với Thiên Chúa" (Luca 1:30). Chính vì Mẹ Maria "được ơn nghĩa với Thiên Chúa", tức là Mẹ hằng liên lỉ trung thành với ân sủng của Thiên Chúa từ lúc được hoài thai trong lòng thai mẫu cho tới khi Mẹ được về trời cả hồn lẫn xác. Bởi vậy, có thể nói "Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ" chính là Trái Tim Đầy ơn phúc. Và đó là lý do, Giáo Hội, dù bản chất là "Thánh Thiện", nhưng lại bao gồm thành phần con cái tội lỗi, luôn phải hoán cải và canh tân đổi mới, nên không thể thiếu Đức Maria "đầy ơn phúc" là Mẹ Giáo Hội của mình. Tông đồ Gioan đã "đem mẹ về nhà mình" là Giáo Hội, thì con cái của Giáo Hội, cũng là con cái của Mẹ Maria, cũng phải tiếp tục làm sao để có thể giữ Mẹ ở lại với từng người mới được, mới có thể đến với Chúa Kitô và theo Chúa Kitô, như Mẹ và với Mẹ. Thế nhưng: bằng cách nào và như thế nào?
Một trong những cách tỏ ra Kitô hữu thực sự "nương náu" trong Trái Tim Mẹ và nhờ Mẹ cũng như qua Mẹ như là "đường đến cùng Thiên Chúa", đó là tận hiến cho Mẹ. Tác động tận hiến cho Mẹ, tự nó, là một việc chứng tỏ cho thấy, cả nơi tâm hồn tận hiến cũng như nơi Mẹ là Đấng tâm hồn tận hiến. Trước hết, ở nơi tâm hồn tận hiến, thì tác động tận hiến là việc họ nhận biết mình hoàn toàn bất xứng và bất lực trong việc tự mình đến với Chúa Kitô, nếu không có Mẹ. Sau nữa, ở nơi Mẹ là Đấng tâm hồn tận hiến, thì tác động tận hiện là việc nhìn nhận Mẹ là Đấng "đầy ơn phúc", chỉ có Mẹ biết Chúa nhất và sống đẹp lòng Chúa nhất, nên chỉ có Mẹ mới là Đấng giúp cho họ nhận biết Chúa và theo Chúa một cách liên lỉ và trọn hảo mà thôi.
Nếu Thiên Chúa là Đấng vô cùng toàn thiện, toàn tri và toàn năng mà còn nhờ Mẹ đến với loài người thì loài người cũng không còn con đường nào khác, ngắn nhất, vững chắc nhất và toàn hảo nhất, để đến với Chúa, ngoài Con Đường Maria. Tận hiến cho Mẹ Maria tức là "đem Mẹ về nhà mình", bằng tất cả lòng tin tưởng cậy trong phó thác của mình cho Mẹ và vào Mẹ, bất cứ cần cái gì cũng chạy đến với Mẹ, nài xin Mẹ, nhờ Mẹ chuyển cầu lên Chúa, xin Mẹ trợ giúp, nhất là khi bị cám dỗ và chịu khổ đau, để Mẹ làm chủ bản thân mình, như chính bản thân Mẹ, nhờ đó, ở một nghĩa nào đó, Mẹ như thể sống trong họ, qua những gì Mẹ muốn thì Mẹ đều làm được như ý Mẹ nơi họ, bởi họ luôn đáp ứng ý Mẹ.
Thực Hành
Vậy, một khi ý thức được tầm quan trọng và giá trị tuyệt vời của việc tận hiến hoàn toàn hợp với ý muốn của Thiên Chúa và đường lối Ngài đã dùng và làm gương, và muốn chính thức tận hiến cho Đức Mẹ, thì nên sử dụng bản kinh được chính Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort), vị thánh đã phát động phong trào tận hiến cho Mẹ qua tác phẩm Thánh Mẫu lừng danh của ngài là cuốn "Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria", một tác phẩm đã ảnh hưởng đến cuộc đời và giáo triều vị Giáo Hoàng lấy khẩu hiệu "totus tuus" (tất cả của con là của Mẹ) là Thánh Gioan Phaolô II, một bản kinh được thánh nhân soạn dọn ở phần phụ bản của tác phẩm, tuy dài nhưng rất đầy đủ ý nghĩa, nguyên văn như sau:
"Con xin tạ ơn Chúa vì Chúa đã tự hủy Bản Thân Mình, mặc lấy thân phận của một kẻ nô lệ, để giải thoát con khỏi bị làm nô lệ dữ tợn của ma quỉ. Con ca ngợi Chúa và tôn vinh Chúa vì Chúa đã tự ý muốn tùy thuộc hết mọi sự vào Mẹ Maria là Người Mẹ thánh hảo của Chúa, để nhờ Mẹ làm cho con thành nô lệ trung thành của Chúa. Thế nhưng, than ôi, con là kẻ vô ơn và bất trung, con đã không giữ những lời hứa với Chúa một cách rất long trọng khi lãnh nhận Phép Rửa. Con còn chẳng hề chu toàn phận vụ phải làm của con; con chẳng đáng được gọi là con Chúa hay nô lệ của Chúa, và vì nơi con chẳng có gì mà không bị Chúa khiển trách và phẫn nộ, nên con không dám một mình ra trước nhan Chúa Uy Nghi thánh thiện.
"Bởi thế con chạy đến với việc chuyển cầu của Người Mẹ rất thánh của Chúa, Người Mẹ Chúa đã ban cho con để làm vị cầu bầu của con nơi Chúa; nhờ đó con mới hy vọng được Chúa ban cho ơn thống hối, ơn thứ tha tội lỗi của con, và ơn được khôn ngoan mãi mãi. Đó là lý do con xin chào Mẹ, Ôi Mẹ Maria Vô Nhiễm, Nhà tạm sống động của Thần Tính, nơi Đấng Khôn Ngoan Hằng Hữu ẩn thân cho Thần Thiêng và loài người tôn thờ.
"Con xin chào Mẹ, Ôi Nữ Vương trời đất, Mẹ thống trị trên tất cả mọi thuộc hạ trừ Thiên Chúa. Con xin chào Mẹ, Ôi nơi ẩn náu vững chắc của tội nhân, Mẹ xót thương tất cả mọi tội nhân; Mẹ ân cần lắng nghe những lời con cầu xin cho được sự khôn ngoan Thần Linh, và để được thế, xin Mẹ hãy nhận các lời khấn và tiến vật con thấp hèn dâng lên Mẹ.
"Con là……………………………, một tội nhân bất trung, hôm nay, qua bàn tay của Mẹ, xin lập lại và xác nhận những lời hứa rửa tội của con. Con xin vĩnh viễn từ bỏ Satan cùng tất cả mọi việc làm và cám dỗ của hắn, và con xin hoàn toàn hiến mình cho Chúa Giêsu Kitô, Đấng Khôn Ngoan Nhập Thể, để vác thập giá mình theo Người mọi ngày trong đời con. Và để con có thể trung thành với Người hơn con đã từng trung thành cho đến nay, hôm nay đây, con chọn Mẹ, Ôi Maria, trước mặt toàn thể triều thần thiên quốc, là Người Mẹ của con và Bà Chủ của con.
"Con xin trao phó và tận hiến cho Mẹ bằng đường lối của một người nô lệ kết ước, thân xác của con và linh hồn của con, các thứ sản vật trong ngoài của con, thậm chí cả giá trị của các việc lành con làm, quá khứ, hiện tại và tương lai, để Mẹ toàn quyền định đoạt về con cùng với tất cả những gì thuộc về con, không trừ bất cứ sự gì, tùy theo ý thích tốt lành của Mẹ cho Chúa được hiển vinh hơn cả ở đời này và đời sau vô cùng.
"Ôi Trinh Nữ từ bi nhân ái, xin hãy chấp nhận việc hiến dâng nhỏ bé của việc con lệ thuộc Mẹ đây, để tôn kính và hiệp với việc thuận phục Đấng Khôn Ngoan Hằng Hữu tỏ ra với Mẹ là Mẹ của Người; như là một dấu chỉ tỏ ra tôn kính quyền thống trị của Mẹ và Người Con Thần Linh của Mẹ trên con, một con sâu đê hèn và là một tội nhân khốn nạn; hầu tạ ơn về các ân huệ Chúa Ba Ngôi Chí Thánh đã ưu ái ban cho Mẹ. Con xin cam quyết là từ nay trở đi con muốn, như một kẻ nô lệ đích thực của Mẹ, tìm kiếm vinh quang của Mẹ và vâng lời Mẹ trong hết mọi sự.
"Ôi Mẹ rất đáng ngợi khen, xin hãy dâng con cho Con của Mẹ, như là một kẻ nô lệ vĩnh viễn của Người, để, qua Mẹ con đã được mua chuộc, thì cũng nhờ Mẹ Người chấp nhận con. Ôi Mẹ của tình thương, xin hãy cầu Chúa cho con ơn được khôn ngoan đích thực và nhờ đó được thuộc vào số thành phần được Mẹ yêu thương, thành phần được Mẹ dạy bảo, thành phần được Mẹ dẫn dắt, thành phần được Mẹ nâng đỡ và bảo hộ như con cái và nô lệ của Mẹ.
"Ôi Vị Trinh Nữ trung tín, xin hãy làm cho con thật là trọn lành trong hết mọi sự trở thành một người môn đệ, người noi gương bắt chước và làm nô lệ của Đấng Khôn Ngoan Hằng Hữu, là Chúa Giêsu Kitô, Con Mẹ, để nhờ lời chuyển cầu và gương mẫu của Mẹ, con đạt tới tầm vóc vẹn toàn của Người trên thế gian này và tới vinh hiển rạng ngời của Người trên thiên quốc. Amen".
Khi sử dụng kinh nguyện trên đây của Thánh Long Mộng Phố, nên chọn một ngày Lễ Trọng về Mẹ Maria để tận hiến bản thân, cuộc đời và tâm linh cho Mẹ: Bản thân bao gồm hồn xác, trí khôn, lòng muốn, tình cảm, sự sống, tự do, phẩm giá, ngũ quan v.v.; cuộc đời gồm có quá khứ, hiện tại, tương lai, các việc làm, các thử thách, các đau khổ, các may lành, các liên hệ v.v., và tâm linh là bản chất, khuynh hướng, ý nghĩ, ước muốn, dự tính, quyết định, tội lỗi, đức hạnh, ơn phúc v.v.
Tuy nhiên, trong năm, mỗi một ngày lễ Mẹ, hầu như tháng nào cũng có (trừ Tháng 4), có tháng 3 lễ (như Tháng 8 và Tháng 9), tất cả là 18 lễ (bao gồm cả 3 bậc lễ: 8 lễ nhớ, 6 lễ kính và 4 lễ trọng) cũng nên lập lại tâm tình tận hiến của mình bằng một kinh nguyện vắn gọn hơn, chẳng hạn kinh nguyện có từ năm 1964 ở Việt Nam sau đây, một kinh nguyện vắn tắt nhưng chất chứa đầy những tâm tình tận hiến, cũng rất ý nghĩa và thật thấm thía:
"Ôi Maria Trinh Vương là Mẹ Thương Xót của con, Mẹ được đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội do Chúa Ba Ngôi Chí Thánh ban cho Mẹ. Xin Mẹ lấy đặc ân ấy bao phủ trên con, thánh hóa và gìn giữ con khỏi mọi mưu chước ma quỉ, để cho tình yêu và thân xác con được trong sạch trước mặt Chúa luôn luôn. Xin Mẹ lấy đức đơn sơ, điềm tĩnh, trung thành, khôn ngoan, hiền dịu và quả cảm của Mẹ thay thế vào lòng con, để làm cho con sống một cuộc đời như Mẹ. Mẹ ơi! Mẹ biết con yếu đuối bất lực trong tất cả mọi sự, nên con trông cậy, phó thác hoàn toàn nơi Mẹ. Xin Mẹ sống và hành động trong con mãi mãi. Amen".
Chưa hết, hằng ngày cũng nên tận hiến cho Mẹ sáng tối: sáng khi thức giấc và tối trước khi đi ngủ, bằng những lời nguyện vắn tắt thích hợp với từng lúc trong ngày, và dâng những gì thích hợp cho từng lúc ấy cho Mẹ. Chẳng hạn hai lời nguyện tận hiến sáng tối cho Mẹ sau đây:
Dâng Mình Ban Sáng cho Mẹ: "Ôi Maria Rạng Đông của Mặt Trời Công Chính là Chúa Kitô. Ngày hôm nay, con xin dâng lên Mẹ: con người bé nhỏ của con, cuộc đời ngắn ngủi của con, và tình yêu thơ dại của con. Xin Trái Tim Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Chúa, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen".
Dâng Mình Vào Đêm cho Mẹ: "Ôi Maria Tình Thương vô biên của Thiên Chúa đối với nhân loại. Đêm hôm nay, con xin dâng lên Mẹ: linh hồn bất tử của con, thân xác tro bụi của con, và sự sống mong manh của con. Xin Trái Tim Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Chúa, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen".
Nếu được nên dâng mình cho Mẹ cả ban trưa nữa, vào lúc 12 giờ, bằng cách lấy tâm tình tận hiến cho Mẹ để Nguyện Kinh Truyền Tin, một kinh nguyện nhắc nhớ cho chúng ta chẳng những về giây phút trời đất giao hòa trong lịch sử của loài người, giây phút cung lòng của Mẹ trở thành nơi hội ngộ thần linh giữa Thiên Chúa và loài người, mà còn là giây phút "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Gioan 1:14) ngay trong cung dạ trinh nguyên của Mẹ, tự hiến mình cho Mẹ, hoàn toàn lệ thuộc vào Mẹ như một thai nhi bất lực đến độ sống động và phát triển không thể nào thiếu được người mẹ của mình, để nhờ Mẹ đến với chung loài người và mỗi một người chúng ta, một sự kiện tận hiến thần linh thực sự đã xẩy ra một cách thể lý, ngay sau tác động Mẹ Maria toàn hiến mình cho Thiên Chúa: "Này tôi là nữ tỳ Chúa. Xin hãy thực hiện nơi tôi những gì Ngài truyền" (Luca 1:38).
Sau hết, nên đeo trong mình một cái gì đó về Mẹ, tiêu biểu cho việc chúng ta đã thuộc về Mẹ, như sợi giây ràng buộc chúng ta với Mẹ, và như vòng tay của Mẹ bao bọc ấp ủ chúng ta là những đứa con bé mọn dại khờ của Mẹ. Chẳng hạn Áo Đức Bà, hay Ảnh Mẹ Ban Ơn, hoặc Chuỗi Kinh Mân Côi.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
bài chia sẻ trong Khóa LTXC XXXV ở TGP Galveston-Houston TX