THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương
NĂM BÍ MẬT THƯƠNG XÓT 2019
Khóa LTXC XXXVII - Jerusalem, Israel 20-21/4/2019
"Vượt qua sự chết vào sự sống"
Ngày 20/4 - Thứ Bảy Tuần Thánh
Sáng: "Từ sự chết..." (Gioan 5:24)
9:00 - Cử hành Mầu Nhiệm Mân Côi
9:30 - Đề tài: "Hạt lúa miến rơi xuống đất mục nát đi" (Gioan 12:24) - Cha Nguyễn Đức Minh
10:00- Chia sẻ chung - cảm nghiệm thần linh về "Hành Hương Thánh Địa - Tuần Thánh Vượt Qua"
10:45- Giải lao
11:00- Chia sẻ đề tài: "Người muốn chứng tỏ Người yêu ... cho đến cùng" (Gioan 13:1) - TĐCTT cao tấn tĩnh
Chiều: "Vào sự sống" (Gioan 5:24)
12:00- Bữa trưa
13:00- Nghỉ trưa
14:30- Chia sẻ đề tài: "Thày là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25) - Cha Nguyễn Đức Minh
15:00- Cử hành LTXC - Chuỗi Kinh Thương Xót
15:30- Giải lao
15:45- Chia sẻ đề tài: "Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi" (Gioan 20:28) - TĐCTT cao tấn tĩnh
16:45- Giải lao
17:00- Chia sẻ chung - cảm nghiệm thần linh "Các con nghĩ Thày là ai?" (Mathêu 16:15)
Tối:
18:00- Bữa tối
20:00- Đi dự lễ vọng Phục Sinh
23:00- Tham dự Kinh Nửa Đêm ở Nhà Thờ Mồ Thánh đón Chúa Phục Sinh - Midnight prayers at the Holy Sepulchre church
Ngày 21/4 - Chúa Nhật Phục Sinh
Cử Hành Đại Lễ Phục Sinh và Tuyên Hứa TĐCTT tại Nguyện Đường Tiệc Ly
Ngày 20/4 - Thứ Bảy Tuần Thánh - Ngày Tĩnh Tâm
Một bình hoa đẹp bỗng nhiên được trưng bày ngay giữa hành lang chính của khách sạn vào đúng Thứ Bảy Tuần Thánh 20/4/2019,
như thể chúc mừng phái đoàn hành hương TĐCTT đã có được một tâm hồn đầy hương sắc Hành Hương Thánh Địa - Tuần Thánh Vượt Qua
Cũng Thứ Bảy Tuần Thánh, 20/4/2019, ở cùng hành lang của khách sạn,
còn xuất hiện cả một tấm bảng liệt kê mua bán theo giá thị trường tiền của 3 khối kinh tế có giá trị lớn nhất trên thế giới
đó là Hoa Kỳ (52 tiểu bang - thấp nhất), Liên Hiệp Âu Châu (28 nước - trung bình) và Đại Vương Quốc Anh (3 tiểu vương quốc - cao nhất).
Vậy giá trị của những gì cảm nghiệm thấy nơi từng anh chị em trong phái đoàn TĐCTT Hành Hương Thánh Địa - Tuần Thánh Vượt Qua này là bao nhiêu?
Nếu căn cứ vào 3 trình độ từ thấp lên cao theo tu đức Kitô giáo: belief (niềm tin), trust (tin tưởng) và entrust (tín thác)?
Đó là lý do cần có một ngày lắng đọng tĩnh tâm (3 tiếng sáng và 3 tiếng chiều) để trao đổi thị trường tâm linh với nhau nơi sàn giao dịch của LTXC!
Ngày Tĩnh Tâm 20/4 - Thứ Bảy Tuần Thánh
Phòng họp này ở bên phía bên kia (bên phải từ cửa vào) sảnh đường chính của khách sạn,
nơi khuất kín, tĩnh lặng với một khoảng không gian vừa vặn cho 37 người trong phái đoàn TĐCTT tĩnh tâm hôm ấy
Meeting room này ở trong khách sạn đây đã được giữ (reserved) cho phái đoàn hành hương TĐCTT tĩnh tâm
trong Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh,
như đã yêu cầu trước từ khi liên lạc với travel agency trong việc thực hiện chuyến đi,
vì cuộc tĩnh tâm này cũng là một trong những yếu tố quan trọng bất khả thiếu
để làm nên chuyến Hành Hương Thánh Địa - Tuần Thánh Vượt Qua 2019 có một không hai này,
của từng tham dự viên cũng như của chung lịch sử Nhóm TĐCTT
Cũng may Thứ Bảy Tuần Thánh hôm đó là Ngày Hưu Lễ của người Do Thái,
họ chỉ sử dụng Hội Đường của họ ở tầng lầu cuối cùng trên đây thôi,
nên mới có phòng họp cho phái đoàn hành hương TĐCTT tĩnh tâm.
Bé tĩnh muốn thực hiện cuộc tĩnh tâm vào Thứ Bảy Tuần Thánh 2019 ở Jerusalem này:
trước hết là vì Thứ Bảy Tuần Thánh là ngày Giáo Hội thầm lặng với Chúa Kitô trong mồ;
sau nữa là để anh chị em thâm tín sâu xa hơn nữa về LTXC trong Tuần Thánh và Tam Nhật Vượt Qua ở chính Thánh Địa;
và sau hết là để anh chị em có dịp chia sẻ bày tỏ cảm nghiệm thần linh của mình về LTXC nơi chính chuyến hành hương để đời này.
Tĩnh Tâm Ban Sáng
Hát Kinh Chúa Thánh Thần khai mạc vào đúng 9 giờ sáng
Sau đó lần Chuỗi Mân Côi nhờ Mẹ đến Chúa - Hôm nay Nhóm TĐCTT mặc đồng phục mầu trắng:
một mầu mang một ý nghĩa nhị trùng là vừa để tang Chúa Kitô Tử Giá vừa vọng đón Chúa Kitô Phục Sinh!
Mở đầu đề tài "Hạt lúa miến gieo xuống đất mục nát đi" đầu tiên trong ngày tĩnh tâm là bài thánh ca "Hạt Giống Tình Yêu",
được cất lên bởi giọng ca đầy tâm tình cảm nghiệm của nhỏ nga để cố gắng diễn đạt phần nào ý nghĩa lời ca của tác giả Phương Anh như sau:
1- Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất, không chết đi , không thối đi thì nó chỉ trơ trọi một mình thôi.
Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất, mà chết đi mà thối đi thì nó sẽ sinh ra nhiều
bông hạt.
ĐK (đơn âm): Vạn lạy Chúa con biết thế và con muốn con chết đi như hạt lúa
mì.
Tình thập giá ngày xưa ấy của Thày Chí Thánh xin thắp lên trong con tim con.
Nay con bước vào dương thế để làm theo Ý Cha đã trao khi dựng vũ hoàn.
Là con đến để dâng hiến trọn thân xác để chết đi cho anh em con.
2- Nếu mạnh sống nào nơi dương thế, không chết đi , không thối đi thì nó chỉ
trơ trọi một mình thôi.
Nếu mạnh sống nào nơi dương thế, mà chết đi mà thối đi thì nó sẽ sinh ra
nhiều bông hạt.
3- Nếu tình yêu nào nơi dương thế, không chết đi , không thối đi thì nó chỉ
trơ trọi một mình thôi.
Nếu tình yêu nào nơi dương thế, mà chết đi mà thối đi thì nó sẽ sinh ra nhiều bông hạt.
ĐK (hòa âm): Con biết thế, con biết thế, và con muốn con chết đi như hạt lúa mì.
Con sẽ chết, con sẽ chết, con sẽ chết sẽ chết đi cho anh em con.
con bước vào dương thế để làm theo ý Cha đã trao khi dựng vũ hoàn.
Là con chết, là con chết, là con chết con chết đi cho anh em con.
Cha Phó Tổng Linh Hướng Nguyễn Đức Minh đọc bài Phúc Âm theo đề tài đầu tiên về Hạt Lúa Miến Mục Nát mang ý nghĩa "từ sự chết"
và sau đó, trong vòng nửa tiếng, ngài đã hướng dẫn người nghe vào sâu cuộc khổ nạn của Chúa Kitô là Hạt Lúa Miến Mục Nát,
một bài giảng huấn thật là thấm thía, đến nỗi đã khiến một số chị đã không cầm được nước mắt trong giờ chia sẻ ban sáng sau đó.
20 Trong
số những người lên Giê-ru-sa-lem thờ phượng Thiên Chúa, có mấy người Hy-lạp.21 Họ
đến gặp ông Phi-líp-phê, người Bết-xai-đa, miền Ga-li-lê, và xin rằng: "Thưa
ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giê-su."22 Ông
Phi-líp-phê đi nói với ông An-rê. Ông An-rê cùng với ông Phi-líp-phê đến thưa
với Đức Giê-su.23 Đức Giê-su trả lời: "Đã đến giờ Con
Người được tôn vinh!24 Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu
hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn
nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.25 Ai
yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này,
thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.26 Ai phục vụ
Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ
Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy."
Cha Đức Minh trả lời câu vấn nạn đầu tiên liên quan đến bài giảng huấn của cha,
trong đó cha nhắc đến cảnh tượng Chúa Giêsu trên thập tự giá bị Cha mình bỏ rơi là tột đỉnh đau thương của Người,
và câu vấn nạn này được Chị Văn Thị Nguyệt đặt ra, đó là "tại sao Chúa Cha bỏ Chúa Con?"
Trước hết là lời bày tỏ đầy xúc động của Chị TĐCTT Lưu Ngọc Trinh,
khi chị nhắc lại hình ảnh nơi Chúa Kitô bị hành hình vào hôm Thứ Ba Tuần Thánh ở Dinh Philato và Thứ Năm Tuần Thánh ở Dinh Caipha,
và một số nơi khác chị đã cùng phái đoàn được dẫn đến kính viếng, liên quan đến Mầu Nhiệm Mùa Thương,
nhất là ở Chặng 11 đóng đanh Chúa và Chặng 12 Chúa chết trên Thánh Giá ở trong Khu Vực Mồ Thánh hôm Thứ Ba Tuần Thánh,
khiến chị mỗi lần cầu Kinh Mân Côi Mùa Thương cả ngày mới xong,
bởi khi đọc chị không thể nào quên được những nơi thánh thiêng lịch sử ấy và cảm thấy sốt sắng hẳn lên.
Khi mọi người đang hát thì lời ca đã khiến chị không chịu được nữa
và chị đã gục đầu xuống như muốn cho những giọt nước mắt của chị nhỏ xuống chân Chúa Kitô
và sau đó lấy tóc mình mà lau như người đàn bà tội lỗi trong thành ngày xưa (xem Luca 7:38)
Ngay sau lời chia sẻ trong nước mắt của Chị Lưu Ngọc Trinh, theo đề nghị của bé tĩnh, tất cả đều quì xuống hát bài
"Tâm Ca Mai Đệ Liên" để tỏ lòng thống hối ăn năn, vì chính mỗi người chúng ta,
mỗi lần phạm tội, dù là tội nhẹ, là chúng ta đã dã man ra tay hành hình Vị Thiên Chúa Làm Người của mình!
Bài Tâm Ca Mai Đệ Liên đã khiến Cha Đức Minh chợt nhớ lại lời nguyện của Chị Mai Đệ Liên trong cuốn phim Jesus Super Star,
trong đó khi Chúa Giêsu tắt thở trên thập tự giá thì Chị Thánh đã giang tay khóc nguyện 3 lần rằng:
"Lạy Chúa, xin Chúa cho con được thấy Chúa rõ ràng hơn;
Lạy Chúa, xin Chúa cho con được mến Chúa thiết tha hơn;
Lạy Chúa, xin Chúa cho con được theo Chúa khăng khít hơn"
và lời nguyện này cha cho biết cha vẫn đọc hằng ngày trước khi ngủ đêm.
Chị TĐCTT Trần Xuân Hường, người đã Hành Hương Thánh Địa mấy lần,
nhưng lần này chị đã bị xúc động nhất ở Chặng Đường Thánh Giá thứ 5: "Ông Simon vác đỡ thập giá Chúa Kitô".
Trong khi đó chúng ta là môn đệ của chính Chúa Kitô Thiên Sai Cứu Thế đi đâu mất hết rồi...?
Chị TĐCTT Mai Ngọc Dung chia sẻ cảm nghiệm về chuyến hành hương còn trên cả tuyệt vời, và
nơi đánh động chị nhất là ở chỗ Đức Mẹ là Đấng dẫn chị đến với Chúa nên chị đã khóc khi rước lễ,
chị cũng xúc động bởi những lời Cha Đức Minh vừa giảng tĩnh tâm rất là thấm thía nữa.
Chị đã xin Chúa cho chị biết yêu thương và tha thứ theo gương Chúa trên thập tự giá.
Chị TĐCTT Nguyễn Giang rất xúc động về chuyến hành hương: con cái của chị không muốn chị đi,
nhưng chị cứ đi, cho dù mệt, nhưng vì gương Chúa vác thánh giá chị đã không mệt,
trái lại, chị còn cảm thấy tội lỗi loài người thật là khủng khiếp đến nỗi khiến Chúa phải vác thập giá khốn khổ như thế.
Chị đã cầm cây nến sáng (không tắt) Đêm Thứ Năm Tuần Thánh và liên lỉ đọc lời nguyện "xin thương xót chúng con và toàn thế giới".
Chị TĐCTT Lăng Thị Nguyệt đầy xúc động chia sẻ cảm nghiệm: giá mà chị đến đây sớm hơn;
giá mà thế giới nhận biết cuộc khổ nạn của Chúa thì không tội như bây giờ;
xin cho chúng con biết Chúa hơn để chúng con không còn sống theo hình thức dù là đạo gốc;
và để chúng con sống xứng đáng với lòng Chúa vô cùng yêu thương chúng con.
Xin nghe lại bài chia sẻ của Cha Đức Minh và phần chia sẻ của anh chị em tham dự ở cái link audio mp3. dưới đây:
ChaĐứcMinh-ĐềTàiHạtLúaMìvàAnhChịEmChiaSẻCảmNghiệmHànhHương
Sau khi giải lao 15 phút, cuộc tĩnh tâm Thứ Bảy Tuần Thánh được tiếp tục
với đề tài thứ 2 ban sáng "từ sự chết..." do bé tĩnh chia sẻ
Nhưng trước khi chia sẻ, bé tĩnh đã xin cha linh hướng ban phép lành cho mình, như bé đã từng làm như vậy trước đó
và xin cả anh chị em tham dự giơ tay cùng với cha linh hướng cầu nguyện cho mình xứng đáng chia sẻ Lời Chúa hôm ấy.
Đề tài 2: "Người đã yêu những kẻ thuộc về mình thì Người muốn chứng tỏ Người yêu họ cho tới cùng" (Gioan 13:1)
Qua đề tài 2 này, bé tĩnh nhấn mạnh đến sự kiện "yêu cho đến cùng" của Chúa Kitô
không phải chỉ ở chỗ "hiến mạng sống mình cho bạn hữu của mình" (Gioan 15:13),
mà còn ở chỗ yêu cho đến con chiên lạc cuối cùng, cho đến con người tội lỗi nhất trên trần gian này,
một con người mà trong bài Phúc Âm, ám chỉ người tông đồ vô cùng đáng thương Giuđa Íchca đã có ý định phản nộp Thày mình.
Đó là lý do ý nghĩa sâu xa nhất của cử chỉ Chúa Kitô rửa chân cho các tông đồ liên quan đến tội nhân và tội lỗi.
Bởi thế, ĐTC Phanxicô đã thực hiện 5/7 lần rửa chân cho các tù nhân trong các nhà tù ở Roma từ năm 2013 tới 2019.
Nếu việc Chúa Kitô làm gương rửa chân liên quan đến tội nhân và tội lỗi thì nữ giới chẳng lẽ không có tội nên không cần rửa chân?!
ĐTC Phanxicô đã thay đổi truyền thống rửa chân của Giáo Hội từ năm 2016,
ở chỗ việc rửa chân trong Ngày Thứ Năm Tuần Thánh bao gồm tất cả mọi phần tử trong Giáo Hội chứ không chỉ nam giới.
Vấn đề tông đồ Giuđa Íchca có được cứu rỗi hay chăng được đạt ra cho bé tĩnh,
và bé tĩnh, căn cứ vào Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong cuốn Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng của ngài,
đã trình bày suy diễn tích cực của mình và cuối cùng đã kết luận rằng bé tĩnh tin là người môn đệ phản nội Thày ấy được cứu độ,
vì thà nghĩ tích cực theo LTXC còn hơn nghĩ tiêu cực:
Ai cảm thấy mình xứng đáng lên Thiên Đàng thì hãy cứ cho Giuđa Íchca xuống hỏa ngục trước đi!
Xin nghe lại ở cái link sau đây:
Cha Đức Minh, khi được bé tĩnh hỏi về vấn đề phần rỗi của Giuđa Íchca, cũng đã bày tỏ cảm nhận riêng của ngài.
Trước khi kết thúc buổi tĩnh tâm ban sáng Thứ Bảy Tuần Thánh đầy hào hứng,
anh chị em cùng nhau hát một bài thánh ca và lĩnh phép lành của Cha Linh Hướng
Tĩnh Tâm Ban Chiều
Đề tài thứ 3 mở màn cho Chiều Thứ Bảy Tuần Thánh là "Thày là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25), do Cha Đức Minh giảng huấn
1 Có một
người bị đau nặng, tên là La-da-rô, quê ở Bê-ta-ni-a, làng của hai chị em cô
Mác-ta và Ma-ri-a.2 Cô Ma-ri-a là người sau này sẽ xức
dầu thơm cho Chúa, và lấy tóc lau chân Người. Anh La-da-rô, người bị đau nặng,
là em của cô.3 Hai cô cho người đến nói với Đức Giê-su:
"Thưa Thầy, người Thầy thương mến đang bị đau nặng."4 Nghe
vậy, Đức Giê-su bảo: "Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ
vinh quang của Thiên Chúa: qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh."
5 Đức Giê-su quý mến cô Mác-ta, cùng hai người em là cô
Ma-ri-a và anh La-da-rô.
6 Tuy nhiên, sau khi được tin anh La-da-rô lâm bệnh,
Người còn lưu lại thêm hai ngày tại nơi đang ở.7 Rồi sau
đó, Người nói với các môn đệ: "Nào chúng ta cùng trở lại miền Giu-đê! "8 Các
môn đệ nói: "Thưa Thầy, mới đây người Do-thái tìm cách ném đá Thầy, mà Thầy lại
còn đến đó sao? "9 Đức Giê-su trả lời: "Ban ngày chẳng
có mười hai giờ đó sao? Ai đi ban ngày thì không vấp ngã, vì thấy ánh sáng mặt
trời.10 Còn ai đi ban đêm, thì vấp ngã vì không có ánh
sáng nơi mình! "
11 Nói những lời này xong, Người bảo họ: "La-da-rô, bạn
của chúng ta, đang yên giấc; tuy vậy, Thầy đi đánh thức anh ấy đây."12 Các
môn đệ nói với Người: "Thưa Thầy, nếu anh ấy yên giấc được, anh ấy sẽ khoẻ lại."13 Đức
Giê-su nói về cái chết của anh La-da-rô, còn họ tưởng Người nói về giấc ngủ
thường.14 Bấy giờ Người mới nói rõ: "La-da-rô đã chết.15 Thầy
mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó, để anh em tin. Thôi, nào chúng ta
đến với anh ấy."16 Ông Tô-ma, gọi là Đi-đy-mô, nói với
các bạn đồng môn: "Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy! "
17 Khi đến nơi, Đức Giê-su thấy anh La-da-rô đã chôn
trong mồ được bốn ngày rồi.18 Bê-ta-ni-a cách
Giê-ru-sa-lem không đầy ba cây số.19 Nhiều người Do-thái
đến chia buồn với hai cô Mác-ta và Ma-ri-a, vì em các cô mới qua đời.20 Vừa
được tin Đức Giê-su đến, cô Mác-ta liền ra đón Người. Còn cô Ma-ri-a thì ngồi ở
nhà.21 Cô Mác-ta nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, nếu có
Thầy ở đây, em con đã không chết.22 Nhưng bây giờ con
biết: Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy."23Đức
Giê-su nói: "Em chị sẽ sống lại! "24 Cô Mác-ta thưa:
"Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết."25 Đức
Giê-su liền phán: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì
dù đã chết, cũng sẽ được sống.26 Ai sống và tin vào
Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không? "27 Cô
Mác-ta đáp: "Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng
phải đến thế gian."
Vào lúc 3 giờ chiều, anh chị em cử hành LTXC bằng Chuỗi Thương Xót sốt sắng hơn bao giờ hết.
Tiếp theo ngay sau Chuỗi Thương Xót là bài chia sẻ của bé tĩnh về đề tài thứ 4 là "Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi" (Gioan 20:28):
19 Vào
chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín,
vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an
cho anh em! "20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và
cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa.21 Người
lại nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy
cũng sai anh em."22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông
và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.23 Anh em tha
tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."
24 Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi
là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến.25 Các
môn đệ khác nói với ông: "Chúng tôi đã được thấy Chúa!" Ông Tô-ma đáp: "Nếu tôi
không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không
đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin."26Tám ngày sau,
các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông.
Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh
em."27 Rồi Người bảo ông Tô-ma: "Đặt ngón tay vào đây,
và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng
nữa, nhưng hãy tin."28 Ông Tô-ma thưa Người: "Lạy
Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con! "29 Đức
Giê-su bảo: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà
tin! "
Đề tài liên quan đến sự sống này đã được bé tĩnh nhấn mạnh đến mấy ý tưởng chính yếu sau đây:
1- Nếu tột đỉnh của LTXC ở Chúa Kitô Tử Giá thì tất cả Sứ Điệp LTXC ở Chúa Kitô Phục Sinh,
Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết của con người, nơi 5 Dấu Thánh còn trên thân xác phục sinh của Người,
và cũng là Đấng ban sự sống cho Giáo Hội của Người cũng như cho những ai tin vào Người;
2- Chúa Kitô Phục Sinh lúc nào và như thế nào không một ai được biết,
tuy nhiên, cùng với sự kiện mồ trống và những lần Người hiện ra với các môn đệ của Người,
để chứng minh rằng Người là Đấng Tử Giá đã thực sự sống lại,
nhờ đó các môn đệ tin vào Người và trở thành chứng cớ sống động Người đã phục sinh;
3- Bài Phúc Âm Lễ LTXC và Tấm Ảnh LTXC đều cho thấy Sứ Điệp LTXC,
ở chỗ, Chúa Kitô là tất cả mạc khải thần linh và là tột đỉnh mạc khải thần linh đã tỏ cho các tông đồ thấy,
và người tông đồ ngờ vực duy nhất đã phải tuyên xưng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con",
nghĩa là "Thày là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25)
4- Riêng tấm Ảnh LTXC bao gồm 2 yếu tố chính yếu bất khả thiếu và bất khả phân ly làm nên Mạc Khải Thánh Kinh,
đó là yếu tố mạc khải thần linh về phía Thiên Chúa muốn cứu độ nơi Chúa Kitô Vượt Qua (5 dấu thánh, áo trắng, 2 tia sáng đỏ trắng),
và yếu tố đức tin tuân phục về phía nhân loại để được cứu rỗi, nơi lòng tin của con người: "Giêsu ơi, con tin nơi Chúa"
Xin nghe lại bài chia sẻ ở cái link sau đây:
"Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi"
Phần Chia Sẻ chung ban chiều về cảm nghiệm "Thày là ai?"
(bé tĩnh sau khi hôn vào chính vị trí của lỗ chôn chân Thánh Giá Chúa Kitô ở Chặng XII)
Để mở màn cho mục chia sẻ thứ hai trong ngày tĩnh tâm này, bé tĩnh đã phân tích 3 trình độ đức tin:
belief (niềm tin), trust (tin tưởng) và entrust (tín thác).
Belief là kiến thức đức tin (knowledge of faith hay knowing faith);
Trust là tin tưởng tuân phục (obedience of faith hay obedient faith);
Entrust là tin tưởng phó thác (abandonment of faith hay abandoning faith).
Nếu buổi chia sẻ ban sáng về chính biến cố Hành Hương Thánh Địa - Tuần Thánh Vượt Qua
thì buổi chia sẻ ban chiều về cảm nghiệm LTXC trong chuyến hành hương này.
Áp dụng vào đời sống đạo, chúng ta thấy được tình trạng chung chung và ở hầu hết Kitô hữu như sau:
Belief: Kitô hữu vẫn có niềm tin rằng Thiên Chúa là Đấng vô cùng khôn ngoan, toàn năng, toàn thiện và toàn ái.
Trust: Thế mà họ lại thường không tin tưởng vào Ngài mỗi khi xẩy ra những trục trặc trái ý, khó khăn thử thách;
Entrust: Và vì vậy họ lại càng khó lòng mà tin tưởng phó thác mọi sự cho Ngài nhất là trong những lúc chẳng còn hy vọng gì nữa.
Về trường hợp của các vị tông đồ đã từng sống với Thày, có kiến thức về Thày
vì đã được thấy Thày, nghe Thày và chạm đến Thày (xem 1Gioan 1:1),
nhưng vẫn được Thày đặt vấn đề niềm tin (belief) của các vị về Người: "Các con bảo Thày là ai?" (Mathêu 16:15).
Tuy nhiên, niềm tin này ngay bấy giờ của các vị chưa được chuyển thành lòng tin tưởng (trust).
Bởi thế khi vừa nghe Thày tiết lộ cuộc vượt qua của Người, vị trưởng tông đồ đoàn Phêrô liền vấp phạm (xem Mathêu 16:21-23).
Cho tới khi Chúa Kitô Phục Sinh, vị lãnh đạo tông đồ đoàn này mới có thể tín thác (entrust) vào Người ở chỗ "theo Thày",
cho dù được Thày báo trước cho biết về thân phận phải chết vì Thày và cho đoàn chiên được Thày ủy thác cho (Gioan 21:18-19).
Còn trường hợp của Chúa Kitô thì Người không cần niềm tin (belief), vì Người thật sự nhận biết Người từ đâu đến và Đấng đã sai Người:
"Đấng đã sai Tôi thì ở với Tôi. Ngài không bỏ Tôi một mình, vì Tôi luôn làm đẹp lòng Ngài" (Gioan 8:29)
Thế nên, Chúa Kitô đã tuyệt đối tin tưởng (trust) vào Cha của mình trong Vườn Nhiệt:
"Cha ơi, Cha làm được mọi sự. Xin Cha cất chén này khỏi Con, nhưng đừng theo ý của con mà là ý của Cha" (Marco 14:36)
Và Chúa Kitô đã hoàn toàn phó mình (entrust) cho Thiên Chúa là Cha của Người trên Thánh Giá:
"Chúa Trời tôi ơi, Chúa Trời tôi ơi, nhân sao Ngài lại bỏ rơi tôi?" (Mathêu 27:46)
"Cha ơi, Con xin phó thác linh hồn Con trong tay Cha" (Luca 23:46)
Chị TĐCTT Đinh Tuyết Mai đọc một ít lời Chúa Giêsu mạc khải cho một nữ thụ khải về cuộc khổ nạn của Người.
Anh Vũ Lung, chồng của chị là người thứ 8 lên chia sẻ về những lo âu trước khi hành hương liên quan đến khủng bố,
nhưng nhờ lời vợ cương quyết và phấn khích hợp tình hợp lý mà anh đã quyết tâm đồng hành với vợ,
và không ngờ, nhờ chuyến hành hương này anh và chị thấy được một biến đổi lớn lao nơi người con trai vẫn làm cho anh chị buồn,
và việc anh đồng hành với vợ chẳng những nơi chuyến hành hương mà còn cả nơi việc làm TĐCTT như vợ nữa.
Chị TĐCTT Trần Hương Lan San Jose CA, người đã bày tỏ lòng mong ước được Hành Hương Thánh Địa
trước khi tuyên hứa làm TĐCTT ở Khóa LTXC GP San Jose 2018, và chị đã hy sinh ra sao để được tham dự hành hương tuyệt vời này,
Ở chân Thánh Giá Chặng 12, chị đã ngàn lần xin lỗi Chúa, và ở Mồ Thánh, chị đã xin Chúa biến đổi đời con nên như Chúa muốn.
Chị đã từng là Phật tử và trở lại đạo của chồng, nhưng 25 năm theo đạo mà chỉ sống hời hợt, cho đến 4-5 năm trước
khi bị rơi xuống tột cùng khốn khổ, không còn ai cứu chị nữa, ngoài việc chị còn biết gục đầu xuống hoàn toàn phó mình cho Chúa...
Anh Lê Mạnh, thân hữu Nhóm TĐCTT GP Rochester NY, một tham dự viên của Khóa LTXC GP Rochester NY 2018,
người đã tự động đóng góp vào quĩ quyền giáo 2018,
không ngờ đã được tham dự chuyến hành hương của Nhóm TĐCTT,
cho dù chính anh, vợ anh cũng như con anh cảm thấy sức khỏe của anh không ổn cho lắm.
Cuối cùng anh đã đồng hành một cách an toàn và còn tuyên hứa làm TĐCTT nữa.
Chị TĐCTT Trần Vũ Kim Liên, GP San Jose CA,
chị đã cùng người chồng, ngoài Kitô giáo nhưng rất ngoan đạo, cùng tham dự hành hương của Nhóm TĐCTT.
Chàng phu quân Trần Vi Chánh, người quay video chuyến hành hương này,
người thuộc về một gia đình không theo đạo nào hết, chỉ thích triết thôi, và
chàng đã tự quyết định hành hương với vợ, cũng đã lên chia sẻ chung với người vợ thân thương của mình,
mong vợ thông cảm cho những suy nghĩ khác biệt về tôn giáo cho đến nay.
Chị Liên đã cám ơn chồng đã cùng đi hành hương với chị, và chị xin Đức Mẹ ở tiệc cưới Cana đã tự động can thiệp vào vụ hết rượu
cũng giúp gia đình chị trải qua những gian nan khốn khó nội bộ - chị cảm động lúc lập lại hôn ước ở Nhà Thờ Cana.
Chị TĐCTT Văn Thị Nguyệt, một tâm hồn cảm thấy khô như ngói cho dù tới Thánh Địa,
nơi chị tưởng chị phải cảm thấy xúc cảm hơn bao giờ hết và hơn ở đâu hết,
nhưng cho tới khi chị nghe thấy tiếng chuông ở Vườn Nhiệt và khi chị đi rước nến Đêm Thứ Năm Tuần Thánh dưới ánh trăng rằm,
chị mới thật sự trải qua được giây phút gặp gỡ Chúa và cảm thấy Chúa như lòng mong muốn
Anh Nguyễn Đức Thiêm, phu quân của Chị Lăng Thị Nguyệt là người chị em đã chia sẻ sáng nay,
anh đồng thời cũng là thày dạy của nhỏ nga trên 45 năm trước ở Việt Nam,
đã lên chia sẻ về 2 điều:
điều thứ nhất liên quan đến tình trạng chân cẳng của anh cần phải nghỉ ngơi hôm Thứ Sáu Tuần Thánh, không thể đi chung với nhóm;
điều thứ hai liên quan đến hai nơi thánh,
đó là Đường Thánh Giá không giống như hình ảnh cuốn sách anh được thưởng năm học lớp 6-7 năm 1952,
chỉ trừ mỗi máng cỏ là anh thấy giống.
Anh Bùi Đăng, phu quân của Chị TĐCTT Khổng Thị Nhàn, được vợ thúc giục lên chia sẻ,
và anh tỏ ra là người theo dõi sát nút từng lời nói của những anh chị em đã lên chia sẻ trước
mà anh cũng cảm thấy đồng cảm về cuộc sống đức tin và về chuyến hành hương này.
Anh cũng tự thú anh cần phải gần với Mẹ Maria hơn, dù anh đang thuộc về Đạo Binh Đức Mẹ.
Chị TĐCTT Phạm Ngọc Anh, người đã từng Hành Hương Thánh Địa với chồng,
nhưng chuyến này, vào ngay Tuần Thánh và Tam Nhật Vượt Qua, chị cảm thấy ích lợi thiêng liêng hơn bao giờ hết.
Chị nói vắn tắt nhưng trong nước mắt, chung quanh ý tưởng Chúa đau khổ lắm, đau khổ của chị chẳng là gì:
xin Cha tha tội cho con là đứa con mồ côi cha, chưa hề thấy cha trần gian của mình,
chị là đứa con khóc nhè nhất, vì đời chị nhiều đau khổ, chỉ còn Chúa là Cha hiểu chị nhất.
Chị TĐCTT Ngô Trinh, người thứ 3 chia sẻ và Anh Nguyễn Sơn Tâm, phu quân của chị là người thứ 4 trong 11 anh chị em chia sẻ.
Hai AC đều cảm thấy mình đã vượt qua được bao trắc trở để có được một chuyến hành hương tuyệt vời và để đời.
Riêng chị thì hoàn toàn được toại nguyện vì đã đến được nơi trước đó chị chỉ coi trên TV hay trong sách vở,
và vì chị từ đây đi đâu cũng có đôi, như xưa các môn đệ đi từng 2 người một vậy.
Khi đến những nơi thánh, chị chẳng thể gục đầu vào những chỗ ấy để hôn, bởi cổ chị đã nghẹn ứ lên rồi:
xin Chúa tha tội cho chúng con và cho chúng con yêu Chúa nhiều hơn nữa.
Ngày tĩnh tâm được kết thúc bằng phép lành của Cha Linh Hướng và được tiếp nối bằng bữa ăn tối vào lúc 6 giờ
để 7 giờ 30 lên đường đến tham dự Lễ Vọng Phục Sinh vào lúc 9 giờ 30 tối ở Nhà Thờ Thánh Anna, nơi Mẹ Maria ra đời
Tối: Dự Lễ Vọng Phục Sinh
Phái đoàn hành hương TĐCTT được vị tour host dẫn đi trở lại lối ban sáng Thứ Sáu Tuần Thánh để vào Cổ Thành Jerusalem
Phong cảnh ban ngày của nơi vừa mới đi qua mấy hôm đã đẹp lại càng trở thành một quang cảnh hấp dẫn hơn vào ban tối
Bao giờ phái đoàn hành hương TĐCTT cũng đến sớm để có chỗ ngồi đàng hoàng,
như Tối Thứ Năm Tuần Thánh ở Đền Thờ Vườn Nhiệt vậy
Nghi Thức Vọng Phục Sinh ngoài Nhà Thờ
Mọi người trong nhà thờ được mời ra tham dự
nghi thức vọng Phục Sinh ngoài Nhà Thờ được diễn tiến ở khuôn viên lối vào từ cửa chính,
Cha Đức Minh cũng đồng cử hành (cha đứng ngày sau vị linh mục da đen)
Ánh Sáng Chúa Kitô: "Tôi là ánh sáng thế gian, ai theo Tôi sẽ được ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12)
Cử Hành Lễ Vọng Phục Sinh trong Nhà Thờ
Các bài Thánh ca bằng tiếng Pháp do ca đoàn người Pháp phụ trách
Cũng có những phần bằng Tiếng Anh, kể cả bài Đọc lẫn bài Giảng
Đường từ Nhà Thờ Thánh Anna đền Nhà Thờ Mồ Thánh
Sau Lễ Vọng, phái đoàn hành hương TĐCTT tiến về Nhà Thờ Mồ Thánh để canh thức
Ban ngày tấp nập bao nhiêu, nhưng không ồn ào như cái chợ ở những nơi có người Việt hay người Tầu,
thì về đêm trong Cổ Thành Jerusalem các ngỏ ngách vắng tanh bấy nhiêu, hình ảnh của một "ngôi mộ trống"
Lối tiến vào khuôn viên bên ngoài Nhà Thờ Mồ Thánh cũng thế,
ban ngay đông đảo chật chội thế nào, bấy giờ trống trải thanh vắng như vậy
Bên trong Nhà Thờ Mồ Thánh Đêm Thứ Bảy Vọng Phục Sinh
Bấy giờ, 11:30 pm, là giờ Chính Thống giáo đang cử hành phụng vụ của họ
Đêm: Canh Thức bên Mồ Chúa
Phái đoàn hành hương TĐCTT, cùng với một số phái đoàn hành hương Công giáo khác hiện diện bấy giờ
phải chờ cho đến phiên Công giáo của mình vào lúc 12:30 am Chúa Nhật 21/4/2019
Ngay sau khi kết thúc phụng vụ của Chính Thống giáo, ban tổ chức Công giáo nhào vô trưng bày hết mọi sự,
ngay trước cửa vào Mồ Thánh là nơi phái đoàn hành hương TĐCTT đã được kính viếng sáng Thứ Ba Tuần Thánh
Cho dù phái đoàn hành hương TĐCTT không ở lại tham dự phần phụng vụ cầu nguyện Vọng Phục Sinh
(chứ không có lễ nên phái đoàn đã phải dự lễ vọng Phục Sinh ở Nhà Thờ Thánh Anna) kéo dài có thể cho tới gần 5 giờ sáng...
Nhưng vấn đề có thể nói chính yếu ở đây đó là phái đoàn hành hương TĐCTT đã được diễm phúc ở bên Mồ Thánh
vào ngay thời điểm nửa đêm (11:30 pm nửa đêm Thứ Bảy Tuần Thánh - 12:30 am rạng Chúa Nhật Phục Sinh)
thời điểm Chúa Kitô Tử Giá 2 ngàn năm trước đó đã sống lại từ trong cõi chết và ra khỏi mồ, nơi họ đang đứng bấy giờ.
Và như thế đã đủ, vì việc họ chờ đợi ở bên Mồ Thánh vào thời điểm Chúa Kitô Phục Sinh chính là việc họ Canh Thức Phục Sinh rồi vậy!
Trở về khách sạn nghỉ đêm Phục Sinh
Họ đã băng qua những ngóc ngách hoang vắng như "Ngôi Mộ trống" sau khi Chúa Kitô Phục Sinh trong đêm hôm ấy.
Không biết vào sáng sớm Ngày Thứ Nhất trong tuần hôm sau, các phụ nữ ra thăm Mồ Chúa có băng qua cùng lối đường
như phái đoàn hành hương TĐCTT đang đi trong đêm hôm ấy hay chăng?
1 Sáng
sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ,
thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ.2 Bà liền chạy về
gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: "Người ta
đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu."
3 Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ.4 Cả
hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ
trước.5 Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở
đó, nhưng không vào.6 Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng
đến nơi. Ông vào thẳng trong
mộ, thấy những băng vải để ở đó,7 và khăn che đầu Đức
Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một
nơi.
1 Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn.2 Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ.3 Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giê-su đâu cả.4 Họ còn đang phân vân, thì bỗng có hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ.5 Đang lúc các bà sợ hãi, cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói: "Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?6 Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Ga-li-lê,7là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại."
Chớ gì việc phái đoàn hành hương TĐCTT trở về khách sạn ngay nửa đêm về sáng Phục Sinh 2019 ấy mang một ý nghĩa:
1- Loan tin mừng Phục Sinh cho anh chị em mình, như các bà về "kể cho Nhóm 11 và mọi người biết" của Chúa Kitô:
"Khi từ mộ trở về, các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy". (Luca 24:7)
2- Và như tông đồ Gioan (cùng đi với tông đồ Phêrô) từ mộ trở về "đã thấy và đã tin":
"Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin... Sau đó, các môn đệ lại trở về nhà". (Gioan 20:8,10)
Mầu Nhiệm Vượt Qua là tột đỉnh của chính LTXC, của tất cả phụng niên Giáo Hội, và của đức tin Kitô giáo.
Thế nhưng, Biến Cố Vượt Qua lại đã từng xẩy ra trong lịch sử loài người ở tại Đất Hứa Thánh Địa này,
nơi đã trên 70 năm nay vẫn còn đang tiếp tục xẩy ra tranh chấp giữa dân Chúa Do Thái và dân Palestine.
Bởi thế, trong Sứ Điệp Phục Sinh 2019 của mình, trong khi tưởng nhớ và cầu nguyện cho các vùng đất khác trên thế giới,
ĐTC Phanxicô vẫn luôn nhớ đến và nhấn mạnh đến mảnh Đất Hứa Thánh Địa rất thân thương ở Trung Đông này,
một Sứ Điệp Phục Sinh được nhắn gửi chung thế giới và riêng Kitô hữu, bé tĩnh đã chuyển dịch trên chuyến bay từ Tel Aviv về Hoa Kỳ:
Chúa Nhật 21/4
Cử Hành Đại Lễ Phục Sinh và Tuyên Hứa TĐCTT
tại Nguyện Đường Tiệc Ly trên Núi Sion
Từ Khách Sạn đến Nguyện Đường Tiệc Ly trên Núi Sion
Từ xe tour bus đổ xuống đường để từ đó tiến lên Núi Sion (Mount Zion)
Núi Sion là một ngọn đồi ở Giêrusalem, bên ngoài các bức tường của Cổ Thành. Chữ Núi Sion đã được sử dụng trong Thánh Kinh Do Thái, trước tiên cho Thành Vua Đavít (2 Samuel 5:7; 1 Chronicles 11:5; 1 Kings 8:1; 2 Chronicles 5:2), sau đó mới đổi thành Núi Đền Thờ (the Temple Mount), hiện nay nó được sử dụng như là danh xưng của Ngọn Đồi Phía Tây Thành Giêrusalem. Theo nghĩa rộng thì chữ này có thể hiểu về toàn Mảnh Đất Do Thái.
6 Vua và người của vua tiến về Giê-ru-sa-lem đánh người Giơ-vút là dân bản xứ. Chúng nói với vua Đa-vít: "Ông sẽ không vào đây được, vì người mù người què sẽ đẩy lui ông." Nghĩa là: "Ông Đa-vít sẽ không vào đây được."7 Vua Đa-vít đã chiếm được đồn luỹ Xi-on, đó là Thành vua Đa-vít.8 Ngày hôm đó, vua Đa-vít nói: "Mọi kẻ muốn đánh người Giơ-vút, thì hãy qua đường hầm mà tấn công người mù người què, những kẻ mà lòng vua Đa-vít ghét." Vì thế có câu: "Người mù người què sẽ không được vào Đền."9Vua Đa-vít đóng tại đồn luỹ và gọi đó là Thành vua Đa-vít. Rồi vua Đa-vít xây chung quanh, từ nền Mi-lô vào phía trong.10 Vua Đa-vít ngày càng mạnh thế, và ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa các đạo binh, ở với vua.
4 Vua Đa-vít cùng toàn thể Ít-ra-en tiến về Giê-ru-sa-lem - tức là Giơ-vút; dân bản xứ ở đây là người Giơ-vút.5 Dân cư Giơ-vút nói với vua Đa-vít: "Ông sẽ không vào đây được." Nhưng vua Đa-vít đã chiếm được đồn luỹ Xi-on, đó là Thành vua Đa-vít.6 Vua Đa-vít đã nói: "Bất cứ ai là người đầu tiên giết được người Giơ-vút, người ấy sẽ được làm thủ lãnh, làm nguyên soái." Ông Giô-áp con bà Xơ-ru-gia là người đầu tiên đã lên được, nên ông đã trở thành thủ lãnh.7 Vua Đa-vít đóng tại đồn luỹ đó, nên người ta gọi là Thành vua Đa-vít.8 Rồi vua xây cất bốn mặt thành, từ công trình Mi-lô cho tới hoàng cung, còn ông Giô-áp thì tu bổ phần còn lại.9 Vua Đa-vít ngày càng thêm mạnh thế, vì ĐỨC CHÚA các đạo binh ở với vua.
1 Bấy giờ vua Sa-lô-môn triệu tập bên mình, tại Giê-ru-sa-lem, các kỳ mục Ít-ra-en, gồm tất cả các người đứng đầu các chi tộc cùng các trưởng tộc con cái Ít-ra-en, để đưa Hòm Bia Giao Ước của ĐỨC CHÚA lên, từ Thành vua Đa-vít tức là Xi-on.2 Mọi người Ít-ra-en tập hợp lại bên vua Sa-lô-môn trong tháng Ê-ta-nim tức là tháng thứ bảy để mừng Lễ.3 Tất cả các kỳ mục Ít-ra-en đều tới; các tư tế thì khiêng Hòm Bia,4 và đưa Hòm Bia của ĐỨC CHÚA cũng như Lều Hội Ngộ và tất cả các vật dụng thánh trong Lều lên. Các tư tế và các thầy Lê-vi đưa những thứ ấy lên.5 Vua Sa-lô-môn và toàn thể cộng đồng Ít-ra-en tụ họp lại bên cạnh vua trước Hòm Bia, sát tế chiên bò nhiều vô kể, không sao đếm nổi.6 Các tư tế đưa Hòm Bia Giao Ước của ĐỨC CHÚA vào nơi đã dành sẵn trong cung Đơ-via của Đền Thờ, tức là Nơi Cực Thánh, dưới cánh các Kê-ru-bim.7Quả vậy, các Kê-ru-bim xoè cánh ra bên trên Hòm Bia, che phía trên Hòm Bia và các đòn khiêng.8 Các đòn này dài đến nỗi từ Cung Thánh, trước Nơi Cực Thánh, có thể nhìn thấy các đầu đòn, nhưng từ bên ngoài thì không thấy được. Các đòn này vẫn còn đó cho tới ngày nay.9 Trong Hòm Bia không có gì ngoài hai Bia đá ông Mô-sê đã đặt vào đó, trên núi Khô-rếp, khi ĐỨC CHÚA lập Giao Ước với con cái Ít-ra-en vào thời họ ra khỏi đất Ai-cập.
2 Bấy giờ vua Sa-lô-môn triệu tập về Giê-ru-sa-lem các kỳ mục Ít-ra-en, tất cả các người đứng đầu các chi tộc cùng các trưởng tộc con cái Ít-ra-en để đưa Hòm Bia Giao Ứớc của ĐỨC CHÚA lên từ Thành vua Đa-vít tức là Xi-on.3 Mọi người Ít-ra-en tập hợp lại bên nhà vua để mừng lễ. Đó là tháng thứ bảy.4 Tất cả các kỳ mục Ít-ra-en đều tới; các thầy Lê-vi thì khiêng Hòm Bia,5 và đưa Hòm Bia cũng như Lều Hội Ngộ và tất cả các vật dụng thánh trong Lều lên. Các tư tế và các thầy Lê-vi đưa những thứ ấy lên.
Đây là chặng đường cuối cùng của phái đoàn hành hương TĐCTT bước đi ở Đất Hứa Thánh Địa trước khi về lại Hoa Kỳ
Họ đang tiến tới và tiến vào một nơi sát cạnh với Nhà Tiệc Ly (Last Supper room) hay Căn Thượng Lầu (Upper Room)
một Căn Phòng Tiệc Ly họ đã đến kính viếng hôm Thứ Ba Tuần Thánh 16/4/2019,
nhưng nơi thánh ấy thuộc về người Do Thái trong khu vực Mồ Vua Đavít, không thể cử hành bất cứ phụng vụ Công giáo nào ở đó.
Tuy nhiên, ở ngay sát cạnh Căn Thượng Lầu Tiệc Ly này, nơi các tông đồ trú ngụ trong thời gian Chúa Kitô Vượt Qua,
nơi Chúa Kitô đã hiện ra 2 lần với các vị, cũng chính là nơi Chúa Thánh Thần đã Hiện Xuống trên từng người của các vị...
Cử Hành Phụng Vụ Đại Lễ Phục Sinh, bao gồm cả Nghi Thức Tuyên Hứa TĐCTT, ở Nhà Thờ Tiệc Ly
có một Nguyện Đường Tiệc Ly được cai quản và phục vụ bởi Dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Phanxicô Assisi,
một nguyện đường đã được LTXC quan phòng giành cho phái đoàn hành hương TĐCTT cử hành Lễ Phục Sinh 2019,
Chúa Nhật 21/4, vào lúc 4 giờ chiều.
nơi 7 anh chị em tân TĐCTT (ngồi 2 hàng 2 bên trên cùng) dấn thân tuyên hứa
làm TĐCTT của LTXC và cho LTXC trong Thời Điểm Thương Xót hiện nay
Để save time cho Thánh Lễ chỉ được phép kéo dài 45 phút (4:15 - 5:00 pm),
bao gồm cả nghi thức tuyên hứa liền sau bài giảng,
Cha chủ tế đã làm phép huy hiệu TĐCTT ngay trước Thánh Lễ
Thánh lễ cuối cùng này do tiểu nhóm Monica phụ trách đọc Sách Thánh và quyên tiền trong lễ
Ngay sau bài giảng vắn gọn xúc tính về Mầu Nhiệm và Biến Cố Phục Sinh là nghi thức tuyên hứa TĐCTT.
Thay vì có đôi lời dẫn nhập và gọi tên từng anh chị em dự TĐCTT theo đúng thủ tục được Nội Qui ấn định,
bé tĩnh đã mời 7 anh chị em đã điền mẫu gia nhập TĐCTT lên cung thánh tuyên hứa
“Giêsu ơi,/ con tin nơi Chúa”:/
xin cho con luôn cảm nhận được Lòng Thương Xót Chúa,/
nhất là những lúc con yếu đuối sa ngã và khổ đau trong đời,/
để càng được chìm đắm vào vực sâu vô đáy của Lòng Thương Xót Chúa,/
con càng thấy được chân dung vô cùng nhân hậu của Chúa,/ và nhờ đó,/
con cũng mới thấy được tất cả sự thật về bản thân con,/
và mới thật sự gặp được tất cả mọi người và mỗi người anh chị em của con ở đó.
Giờ đây,/ nhờ Mẹ Maria con xin dâng lên Chúa trọn vẹn bản ong hèn mọn của con,/
cùng với hết mọi yếu đuối dại khờ của con,/ hết mọi khuyết điểm tội lỗi của con,/
hết mọi thiện chí nỗ lực của con,/ hết mọi ước ao khát vọng của con./
Xin Chúa hãy rửa con “trong Thánh Linh”/ hầu con “được thánh hóa trong chân lý;/
dù cuộc đời con có phải lần mò “bước đi trong thung lũng tối”,/ có như Chúa “buồn đến chết được” trong Vườn Cây Dầu đổ mồ hôi máu,/
hay có phải than lên “Chúa Trời con ơi, Chúa Trời con ơi, sao Ngài lại nỡ bỏ rơi con” trên thập tự giá,/
con cũng hoàn toàn tuân theo Thánh Ý vô cùng khôn ngoan toàn thiện của Chúa,/ nhờ đó,/ Chúa có thể làm vọt lên từ cõi lòng con/
đã được Chúa chiếm đoạt và biến đổi/ sự sống đời đời là Lòng Thương Xót Chúa/
“cho những người anh chị em hèn mọn nhất” của Chúa cũng là của con.
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhượng trong lòng,/
xin hoán cải con trở nên như trẻ nhỏ của Lòng Thương Xót Chúa,/
để con biết nhìn hết mọi anh chị em con/
bằng ánh mắt cõi ong của Tình Yêu Nhân Hậu Chúa như Mẹ Maria,/
cho tất cả được hiệp nhất nên một trong Cha và Con và Thánh Thần./
Amen.
Sau khi 7 anh chị em dự TĐCTT tuyên hứa, cha chủ tế cũng cố nhắn nhủ mấy lời phấn khích anh chị em tân TĐCTT
Sau đó ban phép lành để chúc lành cho thiện chí dấn thân làm Tông Đồ của LTXC và cho LTXC hiện nay
Mỗi một lần diễn ra nghi thức tuyên hứa TĐCTT là mỗi lần âm vang ý nghĩa logo nơi lời ca của bài Hiệu Ca TĐCTT - Hiện Thân Từ Ái:
"Một khi đời con đã thề hứa, con nguyện hy sinh đến tận cùng.
Tình yêu mà con giành cho Chúa, con nguyện thương mến cả nhân gian"
(điệp khúc mở)
"Con là chứng nhân của Chúa Kitô, Đấng đã đến không phải để luận phạt,
nhưng đã đến để cứu đời trầm hư, như mục tử đi tìm con chiên lạc"
(Phiên Khúc 2)
"Xin cho con mắt thương xem mọi người là anh em. Xin cho con tim cao cả yêu người như Chúa đã.
Xin cho con mắt thương xem mọi người là anh em. Xin cho con tim cao cả yêu người như Chúa đã yêu!"
(Điệp Khúc kết)
Từ trái sang phải, thứ tự quí anh chị tân TĐCTT như sau:
Vũ Lung (OC), Nguyễn Sơn Tâm (SB CA), Lê Mạnh (NY), Đặng Tammie (OC), Khổng Liên (Phạm Lynn - OC), Trần Hương (NY) và Lê Ren (NY)
Cho dù thời lượng cử hành Thánh Lễ Phục Sinh trọng thể 45 phút, hôm ấy phái đoàn hành hương TĐCTT, như bé tĩnh xin chủ tế,
cho rước thêm Máu Thánh, vì không thể nào thiếu Máu Thánh tại ngay sát nơi Chúa Giêsu đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể này.
Lạ lùng thay, chỉ vừa phải Máu Thánh như vị linh mục phụ trách cung thánh cung cấp...,
thế mà vẫn đủ cho tất cả 36 anh chị em, trừ vị linh mục chủ tế...
bao gồm cả bé tĩnh là người cuối cùng được vớt vát những Giọt Máu Thánh linh thiêng còn sót trong Chén Thánh.
Trong chuyến Hành Hương Thánh Địa - Tuần Thánh Vượt Qua 2019 này, phái đoàn TĐCTT có tất cả là 6 lễ riêng:
1- Ở Nhà Thờ Cana Chúa Nhật Lễ Lá;
2- Ở Thánh Đường Truyền Tin Nazarét Thứ Hai Tuần Thánh;
3- Ở Nguyện Đường trong Mồ Thánh Chặng XI Thứ Ba Tuần Thánh;
4- Ở Nhà Thờ Betania Thứ Tư Tuần Thánh;
5- Ở Nguyện Đường Chúa Khóc trên Núi Cây Dầu Thứ Năm Tuần Thánh;
6- Ở Nguyện Đường Tiệc Ly trên Núi Sion Chúa Nhật Phúc Sinh.
Chỉ có 2/6 lễ phái đoàn được rước Máu Thánh là
ở Nguyện Đường Chúa Khóc hôm Thứ Năm Tuần Thánh kỷ niệm biến cố Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể;
và vào Chúa Nhật Phục Sinh ở Nguyện Đường Tiệc Ly sát ngay Căn Thượng Lầu Tiệc Ly, nơi Người thiết lập Bí Tích Thánh Thể.
Tuy nhiên, ở Thánh Lễ tại Chặng XI trong Nhà Thờ Mồ Thánh,
chỉ duy một mình bé tĩnh giúp lễ bất ngờ được chủ tế trao cho chút Máu Thánh ngay vào lúc tráng chén sau hiệp lễ.
Thật là diễm phúc... ở ngay nơi Máu Cực Thánh của Chúa vọt ra khi Người bị đóng đanh vào thập tự giá ở Sọ Trường Đồi Canvê!
Thánh lễ vừa xong, phái đoàn hành hương TĐCTT phải ra ngoài ngay, vì quá 5 giờ chiều 5 phút, để phái đoàn khác dâng lễ.
Hai tấm hình trên còn thiếu Cha Đức Minh đang ở trong Phòng Thánh và nhỏ nga vào mời cha ra
Đây là tấm hình cuối cùng chung của phái đoàn hành hương TĐCTT 2019 ở Thánh Địa chiều Chúa Nhật Phục Sinh 21/4
ĐTC Phanxicô - Sứ Điệp Phục Sinh 2019
Hôm nay Giáo Hội lập lại lời loan báo được các vị
môn đệ tiên khởi công bố đó là: “Chúa Giêsu đã sống lại!” Thế rồi miệng truyền
miệng, lòng truyền lòng, đã vang lên lời chúc tụng rằng: “Hãy Vui Lên, Hãy Vui
Lên!” Vào buổi sáng của lễ Phục Sinh hôm nay, mang tính chất trẻ trung nguyên
thủy của Giáo Hội và của nhân loại nói chung, tôi muốn ngỏ cùng mỗi người trong
anh chị em bằng những lời mở đầu Tông Huấn mới đây của tôi đặc biệt giành riêng
cho giới trẻ:
“Chúa Kitô là Đấng sống động! Người là niềm hy
vọng của chúng ta, và mang lại tính chất trẻ trung cho thế giới của chúng ta một
cách tuyệt vời. Hết mọi sự được Người chạm đến đều trở nên trẻ trung, mới mẻ,
tràn đầy sự sống. Bởi vậy, những lời ngay đầu tiên tôi muốn nói cùng hết mọi
Kitô hữu trẻ trung đó là: Chúa Kitô là Đấng sống động và Người muốn các bạn cũng
sinh động! Người ở trong các bạn, Người ở với các bạn, và Người không bao giờ bỏ
rơi các bạn. Cho dù các bạn có hoang đàng xa vời đến mấy, thì Người vẫn luôn ở
đó, Đấng Phục Sinh. Người kêu gọi các bạn và Người đợi chờ các bạn trở lại cùng
Người và bắt đầu lại. Khi các bạn cảm thấy các bạn đang trở nên già nua bởi sầu
đau, bởi bất mãn hay bởi sợ hãi, bởi ngờ vựa hay bởi thất bại, thì Người vẫn
luôn có đó để phục hồi sức mạnh của các bạn và niềm hy vọng của các bạn”
(Christus Vivit, 1-2).
Anh chị em thân mến, sứ
điệp này cũng được ngỏ cùng hết mọi người trên thế giới này. Cuộc phục
sinh của Chúa Kitô là nguyên lỳ của sự sống mới cho hết mọi con người nam nữ,
cho cuộc canh tân đổi mới xuất phát từ cõi lòng, từ lương tâm. Tuy nhiên, Lễ
Phục Sinh cũng là khởi điểm của một thế giới mới, một thế giới được giải thoát
khỏi tình trạng làm tôi cho tội lỗi và sự chết: một thế gới cuối cùng hướng về
Vương Quốc của Thiên Chúa, một Vương Quốc của yêu thương, của bình an và của
tình huynh đệ.
Chúa Kitô là Đấng
sống động và Người vẫn ở với chúng ta. Phục Sinh, Người cho chúng ta thấy ánh
sáng dung nhan của Người, và Người không bỏ rơi tất cả những ai đang trải qua
khốn khó, đau thương và buồn khổ. Chớ gì Đấng Sống Động là niềm hy vọng cho nhân
dân Syria thân yêu, thành phần nạn nhân của một cuộc xung đột liên tục khiến
chúng ta có nguy cơ càng tỏ ra lui bước đến thậm chí lãnh đạm…
Phục Sinh khiến
chúng ta lưu ý tới Trung Đông, nơi
bị tàn phá bởi những cuộc chia rẽ và căng thẳng liên tục. Chớ
gì Kitô hữu ở miền này biết nhẫn nại kiên trì làm chứng cho vị Chúa Phục Sinh
cũng như cho cuộc chiến thắng của sự sống trên sự chết. Tôi đặc biệt nghĩ
đến nhân dân Yemen, nhất là các trẻ em, bị kiệt quệ vì đói khổ và chiến tranh. Chờ
gì ánh sáng Phục Sinh chiếu soi tất cả các vị lãnh đạo chính quyền và các dân
tộc ở Trung Đông, bắt đầu với nhân dân Isreal và Palestine, và thúc đẩy họ làm
vơi đi nỗi khổ đau lớn lao ấy cùng theo đuổi một tương lai bình an và kiên vững.
(ĐTC tiếp tục nhắc
đến các nơi khác trên thế giới, như Libya; Phi Châu, đặc biệt ở Burkina Faso,
Mali, Niger, Nigeria, Cameroon, nhất là Sudan và Nam Sudan; các miền Đông
Ukraine; Mỹ Châu, nhất là nhân dân Venezuela và Nicaragua).
Trước nhiều đau khổ
của thời đại chúng ta, xin Vị Chúa của sự sống không thấy chúng ta tỏ ra lạnh
lùng và lãnh đạm. Xin Người làm cho chúng ta trở thành những con người xây dựng
các chiếc cầu nối chứ không phải những bức tường ngăn cách. Xin
Đấng ban cho chúng ta bình an của Người chấm dứt tiếng gầm thét của vũ khí, cả ở
những miền đất xung đột lẫn ở nơi các thành phố của chúng ta, và tác động những
vị lãnh đạo chư quốc nỗ lực chấm dứt cuộc chạy đua vũ khí và lan truyền vấn đề
khí giới nguy hiểm, nhất là ở các xứ sở tân tiến về kinh tế. Chớ
gì Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng mở toang các cửa mồ, cũng mở lòng của chúng ta ra
trước các nhu cầu của những người anh chị em bất hạnh, những người anh chị em dễ
bị tổn thương, những người anh chị em nghèo khổ, những người anh chị em thất
nghiệp, những người anh chị em bị loại trừ, và tất cả những ai gõ cửa chúng ta
để tìm kiếm bánh ăn, nơi trú, và nhìn nhân phẩm giá của họ.
Anh chị em thân mến, Chúa Kitô đang sống động! Người là niềm hy vọng và là tính chất trẻ trung đối với mỗi người chúng ta, cũng như đối với toàn thế giới. Chớ gì chúng ta để cho Người canh tân chúng ta! Chúc anh chị em một Lễ Phúc Sinh vui tươi!