THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương
NĂM THÁNH GIA HUYNH ĐỆ 2021
TĐCTT - LƯƠNG THỰC TÂM LINH
Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con”
(Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Sau 4 bài giáo lý về Thánh Giuse từ cuối Năm Thánh Giuse, bài đầu tiên được ngài bắt đầu ngày hôm phái đoàn hành hương TĐCTT tham dự ở Đại Thính Đường Phaolô VI Thứ Tư 17/11/2021.
Hôm nay, Thứ Tư 22/12/2021, ngài đã tạm dựng loạt bài giáo lý về Thánh Giuse để hướng cộng đồng dân Chúa được ngài phục vụ về Chúa Giáng Sinh.
Sau đây là một số ý tưởng của ngài rất sâu xa thấm thía và tuyệt vời nguyên văn ở những chỗ em đổi thành mầu nâu dưới đây.
Xin Chúa Kitô là tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa biến đổi đức tin tuân phục của chúng con thành đức ái trọn hảo
để chúng con được hoan hưởng niềm vui thương xót của Chúa và với Chúa, như Mẹ Maria vậy. Amen
em tĩnh
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay, vài ngày trước lễ Giáng sinh, tôi muốn cùng anh chị em nhắc nhớ lại sự kiện mà lịch sử không thể bỏ qua: sự ra đời của Chúa Giêsu.
Để tuân theo sắc lệnh của Hoàng đế Xêdarê Augúttô, ra lệnh cho người dân trở về nguyên quán của họ để kiểm tra dân số, thánh Giuse và Mẹ Maria đi từ Nadarét về Bêlem. Vừa đến nơi, họ lập tức đi tìm chỗ cư trú vì đã gần đến thời gian Đức Mẹ sinh con. Nhưng thật không may là họ không tìm thấy chỗ. Vì thế Mẹ Maria buộc phải sinh con trong một chuồng súc vật (xem Lc 2,1-7).
Chúng ta hãy suy nghĩ: Đấng Sáng tạo ra vũ trụ đã không được dành cho một nơi để chào đời! Có lẽ đây là điều báo trước điều mà thánh sử Gioan nói: “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (1,11); và về điều mà chính Chúa Giêsu sẽ nói: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Lc 9,58).
Một thiên thần đã loan báo sự ra đời của Chúa Giêsu, và ngài đã báo tin cho những mục đồng đơn nghèo. Một ngôi sao chỉ đường cho các đạo sĩ để đến Bêlem (x. Mt 2,1.9-10). Thiên thần là sứ giả của Thiên Chúa, ngôi sao nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa đã tạo ra ánh sáng (St 1,3) và Hài nhi đó sẽ là “ánh sáng thế gian”, như chính Người sẽ tự định nghĩa (x. Ga 8, 12.46), “ánh sáng đích thực […] chiếu soi mọi người” (Ga 1,9), ánh sáng “chiếu soi trong bóng tối và bóng tối đã không diệt được ánh sáng” (c. 5).
Những mục đồng là hiện thân của những người nghèo của Israel, những người khiêm nhường sống nội tâm với ý thức về sự thiếu thốn của mình, và chính vì lý do này mà họ tin cậy Thiên Chúa hơn những người khác. Họ là những người đầu tiên nhìn thấy Con Thiên Chúa làm người, và cuộc gặp gỡ này biến đổi họ cách sâu sắc. Tin Mừng ghi lại rằng họ trở về “tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa về tất cả những gì họ đã nghe và đã thấy” (Lc 2,20).
Các đạo sĩ cũng ở quanh hài nhi Giêsu vừa chào đời (x. Mt 2,1-12). Các sách Phúc âm không cho chúng ta biết rằng họ là vua, cũng không nói số lượng hay tên của họ. Chúng ta chỉ biết chắc chắn rằng họ đến từ một đất nước xa xôi ở phương Đông (người ta có thể nghĩ là Babylon hay Ả Rập hay Ba Tư thời đó), họ lên đường tìm kiếm Vua dân Do Thái, người mà trong lòng họ nghĩ là Thiên Chúa, bởi vì họ nói rằng họ muốn tôn thờ Người. Các đạo sĩ đại diện cho các dân tộc ngoại giáo, đặc biệt là tất cả những người trong suốt nhiều thế kỷ đã tìm kiếm Thiên Chúa và lên đường tìm kiếm Người. Họ cũng đại diện cho những người giàu có và quyền lực, nhưng chỉ những người không làm nô lệ cho sự chiếm hữu, những người không bị “chiếm hữu” bởi những thứ họ tin rằng họ sở hữu.
Thông điệp của các sách Phúc âm rất rõ ràng: sự ra đời của Chúa Giê-su là một sự kiện phổ quát liên quan đến tất cả mọi người.
Anh chị em thân mến, chỉ có sự khiêm nhường là con đường dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa, đồng thời, chính vì nó dẫn chúng ta đến với Người, nó cũng dẫn chúng ta đến những điều cốt yếu của cuộc sống, theo ý nghĩa chân thật nhất, đến với lý do đáng tin cậy nhất mà vì đó cuộc sống đáng sống.
Chỉ có sự khiêm tốn mới mở ra cho chúng ta kinh nghiệm về sự thật, về niềm vui đích thực, dẫn chúng ta đến việc nhận biết điều quan trọng. Nếu không có sự khiêm nhường, chúng ta sẽ bị “cắt lìa” khỏi sự hiểu biết về Thiên Chúa và bản thân mình. Chúng ta cũng cần khiêm nhường để hiểu chính mình cũng như hiểu Thiên Chúa. Các đạo sĩ cũng có thể là những người quan trọng theo logic của thế gian, nhưng họ tự cho mình là nhỏ bé, khiêm tốn, và vì lý do này mà họ cố gắng tìm Chúa Giêsu và nhận ra Người. Họ chấp nhận khiêm nhường tìm kiếm, lên đường, dò hỏi, chấp nhận rủi ro, sai lầm...
Mỗi người, trong sâu thẳm trái tim mình, được mời gọi tìm kiếm Thiên Chúa: tất cả chúng ta có sự khắc khoải đó và công việc của chúng ta là không dập tắt nỗi khắc khoải đó; hãy để nó lớn lên bởi vì đó là nỗi khắc khoải tìm kiếm Thiên Chúa. Và với ân sủng của Người, chúng ta có thể tìm thấy Người. Chúng ta hãy cầu nguyện theo thánh Anselmô (1033-1109): “Lạy Chúa, xin dạy con tìm kiếm Chúa và tỏ mình ra khi con tìm kiếm Ngài, bởi vì con không thể tìm kiếm Chúa, nếu Ngài không dạy con, cũng như con không tìm thấy Chúa, nếu Ngài không tỏ mình ra. Xin cho con tìm kiếm Chúa khi khao khát Chúa; xin cho con khao khát Chúa khi tìm kiếm Ngài; xin cho con gặp Chúa khi yêu mến Chúa; và xin cho con yêu Chúa khi tìm thấy Ngài!” (Proslogion, 1).
Anh chị em thân mến, tôi muốn mời tất cả mọi người đến hang đá Bêlem để thờ lạy Con Thiên Chúa làm người. Mỗi người chúng ta hãy đến gần hang đá ở nhà mình, hay ở nhà thờ, hoặc ở nơi nào đó, và tìm cách thực hiện một hành động thờ phượng, trong lòng: “Con tin rằng Ngài là Thiên Chúa, tin rằng Hài Nhi này là Thiên Chúa. Xin ban cho con ơn khiêm nhường để có thể hiểu mình.”
Tôi muốn đặt người nghèo ở hàng đầu, những người mà - như thánh Phaolô VI đã khuyến khích - “chúng ta phải yêu thương, bởi vì một cách nào đó, họ là bí tích của Chúa Kitô; nơi họ - trong những người đói khát, lưu đày, trần truồng, bệnh tật, tù nhân - Chúa muốn được đồng hòa một cách mầu nhiệm. Chúng ta phải giúp đỡ họ, cùng đau khổ với họ, và cũng phải theo bước họ, bởi vì nghèo khó là con đường chắc chắn nhất để chiếm hữu trọn vẹn Nước Thiên Chúa” (Bài giảng, ngày 1/5/1969). Vì thế chúng ta cần xin ơn khiêm nhường: “Lạy chúa, xin cho con đừng tự cao, đừng tự cho mình là đủ, đừng tin rằng con là trung tâm của vũ trụ. Xin giúp cho con khiêm tốn. Xin ban cho ơn khiêm nhường. Và với sự khiêm nhường này, con có thể tìm thấy Chúa”. Đó là cách duy nhất. Nếu không có sự khiêm nhường, chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy Chúa: chúng ta sẽ chỉ tìm thấy chính mình. Bởi vì người không có đức tính khiêm nhường thì không có chân trời trước mặt, nhưng chỉ có một tấm gương: người ấy nhìn mình, người ấy soi mình. Chúng ta cầu xin Chúa giúp phá vỡ tấm gương và nhìn xa hơn, đến chân trời, nơi có Người. Nhưng điều này phải do Người làm: xin ban cho chúng con ân sủng và niềm vui của sự khiêm tốn để đi trên con đường này.
Như ngôi sao đã đồng hành với các đạo sĩ, tôi muốn cùng đi đến Bêlem với tất cả những người không có sự khắc khoải về tôn giáo, những người không đặt vấn đề về Thiên Chúa, hoặc thậm chí chống lại tôn giáo, tất cả những người bị gọi, một cách không chính xác, là vô thần. Tôi muốn lặp lại thông điệp của Công đồng Vaticanô II: “Giáo hội tin rằng việc nhìn nhận Thiên Chúa không hề đối nghịch với phẩm giá của con người, vì phẩm giá này tìm thấy nền tảng và sự hoàn hảo của nó trong Thiên Chúa. […] Giáo hội biết rõ rằng sứ điệp của mình hòa hợp với những khát vọng thầm kín nhất của trái tim con người”(Gaudium et spes, 21).
Chúng ta hãy trở về nhà với lời cầu chúc của các thiên thần: “Bình an dưới thế cho người Chúa yêu thương”. Chúng ta hãy luôn nhớ rằng: “Không phải chúng ta đã yêu Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu chúng ta […]. Người đã yêu chúng ta trước” (1Ga 4,10.19), Người đã tìm kiếm chúng ta. Chúng ta đừng quên điều này.
Đây là lý do để chúng ta vui mừng: chúng ta được yêu thương, được tìm kiếm, Chúa tìm kiếm để gặp chúng ta, để yêu thương chúng ta. Đây là lý do chúng ta vui mừng: khi biết rằng mình được yêu thương mà không cần bất cứ công trạng gì, chúng ta luôn được Thiên Chúa yêu thương đi trước, một tình yêu cụ thể đến mức trở thành xác phàm và đến ở giữa chúng ta, trong Hài Nhi và chúng ta thấy trong hang đá. Tình yêu này có một tên và một khuôn mặt: Giêsu. Giêsu là tên và gương mặt của tình yêu, nền tảng của niềm vui của chúng ta.
Thưa anh chị em, tôi cầu chúc anh chị em một Giáng sinh An lành, Hạnh phúc và Thánh thiện. Và tôi ước rằng - vâng, [sẽ] có những lời chúc tốt đẹp, những cuộc đoàn tụ gia đình, điều này thật đẹp, luôn luôn - nhưng cũng với ý thức rằng Chúa đến vì tôi. Xin mỗi người hãy nói điều này: Chúa đến cho tôi. Ý thức rằng để tìm kiếm Chúa, tìm thấy Chúa, đón nhận Chúa, chúng ta cần khiêm nhường: khiêm tốn nhìn vào ân sủng phá vỡ tấm gương hư không, kiêu căng, nhìn vào chính mình. Hãy nhìn Chúa Giêsu, nhìn chân trời, nhìn Thiên Chúa là Đấng đến với chúng ta và Đấng chạm đến trái tim với sự khắc khoải đó đưa chúng ta đến hy vọng. Chúc anh chị em Giáng sinh vui vẻ và thánh thiện!
Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trong Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, cùng với Giáo Hội, chúng ta cử hành Mầu Nhiệm Nhập Thể và Biến Cố Giáng Sinh của Vị EMMANUEL.
Thật ra, Ngài đã đến rồi, giờ đây, hằng năm chủng tử tưởng niệm và cử hành là để
mỗi ngày chúng ta thực sự cảm nghiệm được Thiên Chúa đang ở với chung loài người, với Giáo Hội và từng người chúng ta,
nhờ đó, chúng ta không còn lo âu hay sợ hãi gì nữa, trái lại, luôn vui sống trong an bình và bác ái yêu thương,
và chỉ có bác ái yêu thương chúng ta mới gặp được EMMANUEL sống động nơi "những người anh chị em hèn mọn nhất của Ta" (Mathêu 25:40,44).
Đó là lý do, trong bài huấn từ truyền tin cho Chúa Nhật IV Mùa Vọng Năm C hôm nay, về biến cố Đức Mẹ đi thăm người chị họ Isave của Mẹ,
ĐTC, trước hết, nêu gương Mẹ đã "trỗi dậy và vội vã lên đường"
và khuyên chúng ta hãy bắt chước Mẹ để dọn mừng GS.
Với tâm tình "chiên Ta thì nghe tiếng Ta" (Gioan 10:27),
chúng ta hãy cùng nhau theo dõi những lời của Chúa Kitô qua môi miệng của vị thừa kế Thánh Phêrô đại diện Ngài trên thế gian hiện nay ở những cái link tùy nghi sau đây nhé:
Đaminh Maria cao tấn tĩnh
ĐTC Phanxicô: mang niềm vui của Chúa Giêsu cho tha nhân là hành
động đầu tiên của bác ái
DTCPhanxico-
Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Tuy Năm Thánh Giuse đã qua từ ngày 8/12/2021, nhưng ĐTC Phanxicô vẫn tiếp tục loạt bài Giáo lý về Thánh Giuse của ngài, bắt đầu trước khi kết thúc Năm Thánh Giuse 3 bài, và hôm qua , Thứ Tư 15/12/2021 là bài thứ 4 về Thánh Giuse.
Chính ĐTC đã cho biết về nội dung 4 bài giáo lý về Thánh Giuse ngài thứ tự hướng dẫn chúng ta như sau (em tự thêm các con số vào cho rõ ràng):
"Sau khi đã trình bày về 1- môi trường sống của ngài, 2- vai trò của ngài trong lịch sử cứu độ, và 3- trình bày về ngài như là người công chính và hôn phu của Mẹ Maria, hôm nay tôi muốn xem xét 4- một khía cạnh quan trọng khác nơi con người ngài: đó là sự thinh lặng".
Chính trong bài Giáo lý về Thánh Giuse liên quan đến sự thinh lặng của Thánh Giuse là Đấng Bảo Trợ Hội Thánh, là gương mẫu sống với Chúa của ngài, ĐTC đã khuyên nhủ chúng ta hãy biết sống thinh lặng như ngài để lắng nghe và đề phòng cái lưỡi giết người. Cuối mỗi bài giáo lý về Thánh Giuse, ĐTC còn kết thúc bằng một lời cầu nguyện cùng Thánh Giuse thích hợp với từng đề tài của bài giáo lý, chẳng hạn lời nguyện cùng Thánh Giuse ở cuối bài Giáo lý thứ 4 về sự thinh lặng của Thánh Giuse sau đây:
Lạy thánh Giuse, con người thinh lặng,
Xin TMTX Maria giúp chúng con xứng đáng để LTXC hiện diện nơi đức tin tuân phục của chúng con và tỏ hiện qua đức ái trọn hảo của chúng con, như Mẹ, với Mẹ và trong Mẹ.
Lạy Đức Trinh Nữ, nhờ phúc lành của Mẹ mà muôn loài được chúc phúc
Trích bài giảng của thánh An-xen-mô, giám mục.
Trời cao và tinh tú, đất thấp với sông ngòi, ngày lẫn đêm cùng bất cứ những gì thuộc quyền cai trị và sử dụng của con người đều hân hoan vì, lạy Mẹ Ma-ri-a là bà chúa, chính nhờ Mẹ mà tất cả đã được sống lại với vẻ đẹp nguyên thuỷ và được ban tặng một hồng ân mới, hồng ân khôn tả. Vì chưng mọi sự ra như đã chết khi đánh mất phẩm giá bẩm sinh của chúng, là được dựng nên cho những người ca tụng Thiên Chúa, để những người đó thống trị và hưởng dùng, nhưng chúng đã bị chà đạp và ra xấu xa vì bị những kẻ tôn thờ ngẫu tượng sử dụng sai trái. Chúng đã được dựng nên không phải cho những hạng người như thế. Nhưng nay chúng vui mừng như được sống lại vì chúng được những người tuyên xưng Thiên Chúa điều khiển và sử dụng vào mục đích tốt đẹp.
Vậy có thể nói chúng nhảy mừng vì hồng ân mới mẻ và vô giá, không những khi chúng cảm nhận rằng chính Thiên Chúa, chính Đấng sáng tạo ra chúng và điều khiển chúng, đang ngự trên chúng cách vô hình, nhưng còn cả khi chúng thấy rằng Người thánh hoá chúng bằng việc sử dụng chúng cách hữu hình, theo những quy luật riêng của chúng. Những hồng ân lớn lao ấy được ban tặng cho muôn loài nhờ quả phúc từ lòng Mẹ Ma-ri-a đầy ơn phúc.
Quả vậy, nhờ Mẹ đầy ân phúc mà mọi vật trong âm phủ vui mừng vì được giải thoát, mọi vật trên dương gian vui sướng vì được phục hồi. Nhờ chính người Con vinh hiển do lòng trinh khiết rạng ngời của Mẹ, mọi người công chính đã qua đời trước khi người Con ấy chịu chết để đem lại sức sống, đều hớn hở mừng vui vì được thoát khỏi chốn giam cầm ; các thiên thần cũng hân hoan vì thấy thành trì của mình xưa kia nghiêng ngả, nay lại được tái thiết. Ôi ! Lạy Mẹ chứa chan ơn phúc, nhờ ơn phúc sung mãn của Mẹ mà toàn thể thụ tạo được phục hồi sức sống như thế này. Mẹ là Trinh Nữ được chúc phúc hơn hết mọi người, nhờ phúc lành của Mẹ mà mọi loài mọi vật được chúc lành, không những thụ tạo được Đấng Hoá Công chúc lành nhưng ngược lại, thụ tạo cùng chúc tụng Đấng Hoá Công.
Thiên Chúa đã trao cho Đức Ma-ri-a chính Con của mình, người Con độc nhất sinh ra từ lòng Thiên Chúa, đồng hàng với Người, người Con mà Người yêu mến như chính mình. Người Con do Đức Ma-ri-a sinh ra, cũng là Con Thiên Chúa, không phải là ai khác mà là chính người Con của Thiên Chúa, để chính người Con độc nhất ấy thật sự vừa là Con của Thiên Chúa vừa là Con của Đức Ma-ri-a. Mọi loài mọi vật đều được Thiên Chúa tạo thành, thế mà Thiên Chúa lại được Đức Ma-ri-a sinh hạ. Thiên Chúa, Đấng đã làm nên mọi sự, lại muốn thành hình nhờ Đức Ma-ri-a, và như thế Người tái tạo mọi sự Người đã tạo thành. Đấng có thể làm nên mọi sự từ hư vô lại không muốn tái tạo muôn loài đã bị hư hỏng mà không có Đức Ma-ri-a.
Vì thế, Thiên Chúa là Cha muôn vật đã được tạo thành, còn Đức Ma-ri-a là Mẹ muôn loài đã được tái tạo. Thiên Chúa là Cha làm nên muôn loài muôn vật, còn Đức Ma-ri-a là Mẹ của muôn vật muôn loài đã được tái thiết. Vì chưng, Thiên Chúa đã sinh ra Đấng tạo dựng muôn loài, còn Đức Ma-ri-a đã hạ sinh Đấng cứu độ muôn loài. Nếu không có Đấng do Thiên Chúa sinh ra thì chẳng có gì được hiện hữu, và nếu không có Đấng do Đức Ma-ri-a sinh ra thì chẳng có gì là tốt lành.
Ôi ! Đúng vậy, Chúa ở cùng Mẹ, bởi vì Chúa đã ban cho Mẹ ơn làm cho mọi loài mọi vật phải mắc nợ Mẹ, cũng như đã mắc nợ chính Chúa.
(Nhóm Phiên Dịch Phụng Vụ Giờ Kinh)
Xin theo dõi tiếp đề
tài Thánh Mẫu Vô Nhiễm này ở cái link youtube "Người
Nữ thoát giòng nước
cuốn trôi" (Khải
Huyền 12:13-18): https://youtu.be/_
Thảm họa khí hậu ''nhãn tiền'': Nỗ lực quốc tế vừa chệch hướng, vừa quá ít
Thượng đỉnh Khí hậu COP 26: ‘‘Khó đạt mục tiêu hơn nhiều’’ so với COP 21 Paris
Tuần hành vì khí hậu tại Glasgow và trên toàn thế giới
COP26 : Hình thành liên minh chống năng lượng hóa thạch
Đại dương: Chủ đề lớn gần như bị quên lãng tại hội nghị Khí hậu COP26
Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
Tạ ơn LTXC đã ban cho chúng ta những bài giáo lý hằng tuần của vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian vào mỗi thứ tư.
Những loạt bài giáo lý được các vị giáo hoàng hướng dẫn đàn chiên của ngài đều cần thiết cho đức tin của họ vì tính cách hợp thời của chúng.
Điển hình là loạt bài giáo lý về Thư Galata của ĐTC Phanxicô hiện nay, đã tới bài thứ 13, với đề tài: "Hoa Trái Thần Linh".
Trong bài giáo lý về "Hoa Trái Thần Linh" hôm qua, Thứ Tư 27/10/2021, ĐTC Phanxicô đã nhận mạnh đến 5 điểm chính yếu cần ghi nhớ và tự kiểm như sau:
1- Việc rao giảng của Thánh Phaolô hoàn toàn tập trung vào Chúa Giêsu và Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người.... tâm điểm của ơn cứu độ và đức tin là cái chết và phục sinh của Chúa.
2- Ngày nay, có nhiều người vẫn còn tìm kiếm tính chất an toàn về tôn giáo hơn là vị Thiên Chúa hằng sống đích thực, bằng việc tập trung vào các nghi thức và luật phép thay vì hết mình gắn bó với tình yêu của Thiên Chúa. Không phải đó là khuynh hướng của những thành phần tân bảo thủ cực đoan hay sao? Họ là thành phần dường như sợ thực hiện những gì là tiến bộ, và là những con người thoái bộ bởi họ cảm thấy an toàn hơn, ở chỗ, họ tìm kiếm sự an toàn của Thiên Chúa chứ không phải tìm kiếm vị Thiên Chúa của sự an toàn nơi chúng ta...
3- Vị Thần Linh xuất phát từ Cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu là nguồn mạch của đời sống thiêng liêng. Ngài thay đổi các cõi lòng chứ không phải các việc làm của chúng ta. Ngài là Đấng đổi thay cõi lòng, chứ không phải là sự vật chúng ta làm, và tác động của Thánh Linh ở trong chúng ta làm thay lòng đổi dạ chúng ta!... Những ai tìm kiếm an toàn, một nhóm nhỏ, thì rõ ràng là họ bị thoái bộ, họ sống "như xưa kia", họ tách mình khỏi Thần Linh, họ không cho phép Thần Linh được tự do xẩy ra nơi họ.
4- Trận chiến thiêng liêng này cũng chính là một giáo huấn quan trọng khác trong Thư Galata. Vị Tông đồ này cho thấy hai thứ đối đầu: một bên là "các việc làm của xác thịt", và bên kia là "hoa trái của Thần Linh". Đâu là các việc làm của xác thịt? Chúng là những hành vi phản lại với Thần Linh Chúa.... Xác thịt là chữ ám chỉ chiều kích trần thế của con người, chỉ biết sống theo chiều ngang hiện hữu, theo đuổi những bản năng trần tục và khép kín trước Vị Thần Linh, Đấng nâng chúng ta lên và hướng chúng ta về Thiên Chúa cũng như về người khác. Thế nhưng, xác thịt cũng nhắc nhở chúng ta rằng hết mọi sự đều trở thành cũ kỹ, tất cả đều qua đi, đều tàn tạ, trong khi Thần Linh lại ban sự sống... Trái lại, hoa trái của Thần Linh là "yêu thương / love, hoan lạc / joy, bình an / peace, nhẫn nại / patience, nhân hậu / kindness, quảng đại / generosity, trung tín / faithfulness, hiền hoà / gentleness và tự chủ / self-control" (Gal 5:22-23)
5- Vẻ đẹp của đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô không thể nào bị nắm bắt dựa vào quá nhiều giới luật, hay vào một nhãn quan luân lý được phát triển ở nhiều tầng lớp, có thể làm cho chúng ta quên mất tính chất phong phú của tình yêu được nuôi dưỡng bằng việc cầu nguyện làm phát sinh ra chứng từ an bình và hoan lạc. Cũng thế, sự sống của Thần Linh, được thể hiện nơi các Bí Tích, không thể nào bị dập tắt bởi một thứ quan liêu ngăn chặn việc tiếp cận với ân sủng Thần Linh, vị khơi động lòng hoán cải. Biết bao nhiêu lần chính chúng ta, thành phần linh mục hay giám mục, theo đuổi quá nhiều là quan liêu trong việc ban phát bí tích, trong việc đón nhận dân chúng... Chính duy có Tình Yêu này mới có được quyền lực thu hút và thay đổi lòng người.
ĐTC Phanxicô: Giáo Lý về Thư Galata Bài
13- Hoa Trái của Thần Linh
Tình nguyện viên tu sĩ chia tay Y Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai Cám ơn Bạch Mai hơn 70 ngày dũng cảm ân tình, không thể đếm được mồ hôi và nước mắt29.000 người tiếp sức TP.HCM chống dịch
DaiDich.
Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan
13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Tạ ơn LTXC đã đoái thương đến đồng hương nạn nhân đại quái dịch delta-21 bị tấn công đợt thứ 4 và đã phải phong tỏa 120 ngày, cho đến nay, đã tạm qua đi phần nào v.v.
Tuy nhiên, cũng nhờ có giai đoạn chung dân nước Việt Nam và riêng TGP Sài Gòn bị delta-21 khủng bố tấn công dữ đội chúng ta mới thấy được cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô hơn nữa.
Ở chỗ, trong khi Chúa
Kitô trải qua cuộc khổ nạn và tử giá của Người nơi một số anh chị em nạn
nhân đại dịch, vì bị nhiễm hay bi chết, thì Người đồng thời cũng phục sinh
nơi thành phần lãnh đạo Công giáo và tình nguyện tu sĩ nam nữ viên phục vụ.
Với tâm tình tin tưởng và hiệp thông cầu nguyện cùng tri ân cảm tạ LTXC, chúng ta cùng nhau theo dõi một số tin tức và tài liệu liên quan đến vấn đề mục vụ và phục vụ của Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam qua những cái links sau đây:
Tình nguyện viên tu sĩ chia tay Y Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai
Tình nguyện viên tôn giáo - Giờ chia tay
Cám ơn "Mai Trắng" nơi tâm dịch
Xin Chúa Kitô tiếp tục “động lòng thương” (Lc 10:33; Mt 14:14) nơi tâm hồn TĐCTT chúng ta, để LTXC luôn là “dầu và rượu” băng bó một nhân loại “đầy những thương tích” (ĐTC Phanxicô),
và càng tăng bội sự sống thần linh cho một thế giới cần đến LTXC biết bao” (ĐTC GP II) trong thời điểm TX.
em tĩnh
Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Để
tiếp
theo đề
tài
"Chỉ
có
con đường
dẫn đến
sự
thật
mới
gặp
sự
sống"
của
Ngày
Tĩnh
Tâm
Nên
Thánh
Chúa
Nhật
mùng
3/10/2021,
hôm nay, nhân bài Phúc AẠm cho Thứ 7 Tuần XXVIII Thường Niên, em chia sẻ về bài Phúc Âm liên quan đến thuyết âm mưu rất nguy hiểm trong thời điểm fake news chúng ta đang sống đây!
Xin mời quí TĐCTT theo dõi nhé, như một số TĐCTT tham dự giờ kinh chiều nay mong muốn em phổ biến bằng cả mp3 nữa chứ không phải chỉ nói buông, vì cần phổ biến cho nhiều người khác nữa...
Cám ơn quí anh chị.
Xin
LTXC
là
tất
cả
lòng
tin
tưởng
của
chúng
con
ở
mọi
nơi,
trong
mọi
lúc
và
hết
mọi
sự.
Amen.
em tĩnh
Các con hãy
yêu thương
nhau như
Thày đã yêu
thương các
con”
(Gioan
13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trong hai giờ kinh hằng ngày của Nhóm TĐCTT chúng ta, giờ Kinh Mân Côi chính ngọ và giờ Kinh Thương Xót chính yếu,
quí TĐCTT tham dự, trung bình 35 anh chị em, đều có những giây phút cuối mỗi giờ kinh để lắng nghe những gì LTXC muốn nói với chúng ta.
Bởi vì 2 giờ kinh này có tính cách cầu nguyện, mà cầu nguyện là một cuộc đối thoại với Thiên Chúa, là một cơ hội trao đổi với Ngài,
do đó, phần đầu là phần chúng ta thân thưa với Ngài bằng các kinh nguyện, và phần sau là phần chúng ta lắng nghe Ngài nói với chúng ta.
Thiên Chúa muốn nói với Nhóm TĐCTT chúng ta ở cuối mỗi giờ kinh nguyện những gì?
Như quí anh chị em TĐCTT tham dự hai giờ kinh này đều biết:
Vào giờ kinh Mân Côi chính ngọ, Ngài cho chúng ta biết về tình hình đại dịch toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, vì giờ kinh này có từ đầu đại dịch 18/3/2020;
Vào giờ kinh chính yếu trong ngày về LTXC, Ngái thường nói nói với chúng ta về Giáo Hội hiện thế.
Tuy nhiên, ngoài tin tức về thời sự cũng như về Giáo Hội ấy, Thiên Chúa nói với chúng ta nhất là về những gì liên quan đến đức tin để giúp chúng ta sống đạo tốt đẹp hơn nữa.
Đó là lý do chúng ta còn nghe chia sẻ Phúc Ạm trong ngày, nghe truyện thánh nhân khi đến lễ của các ngài, nghe huấn dụ truyền tin Chúa Nhật và giáo lý Thứ Tư hằng tuần của ĐTC v.v.
Tuy nhiên, vì là một cuộc đối thoại, nên thỉnh thoảng chúng ta cũng có những thắc mắc được đặt ra liên quan đến Lời Chúa, đến các vấn đề về Giáo Hội v.v.
Và vì thế càng làm cho những gíây phút sau kinh nguyện của chúng ta dài thêm, thậm chí có lúc hơn 1 tiếng 30 phút, nhưng lại rất hào hứng v.v.
Tạ ơn LTXC cho chúng ta những giây phút luyện chưởng thương xót ngọc ngà hiếm quí này.
Điển hình nhất là chiều hôm qua, Thứ Hai 27/9/2021, một vấn đề được nêu lên từ sáng hôm trước từ 1 chị ở San Jose CA, nhờ đó đã có hai cái links mp3 và youtube lưu niệm sau đây.
Xin mời TĐCTT theo dõi trong tâm tình nguyện cầu cho chính bản thân mỗi một TĐCTT chúng ta và
cho một thế giới càng ngày càng trở nên fake hơn bao giờ hết, thậm chí đến độ nó đang biến dạng con người, đến dị dạng và quái dạng.
Và đó là lý do chính yếu em chọn đề tài cho Ngày Tĩnh Tâm Nên Thánh vào Chúa Nhật 3/10/2021 cho TĐCTT Nam California, có livestream chung cho các nơi,
một đề tài rất quan trọng và cần thiết trong lúc này: "Chỉ có con đường dẫn đến sự thật mới gặp sự sống".
Hai cái links ở cuối email này bởi thế có thể coi là dạo khúc cho đề tài của Ngày Tĩnh Tâm Nên Thánh 3/10/2021 tới đây.
Xin TMTX Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội là con người duy nhất không hế có dấu ấn satan 666 ấp ủ từng anh chị em TĐCTT chúng ta trong LTXC vô biên. Amen.
em tĩnh
Các con hãy yêu
thương nhau như
Thày đã yêu
thương các con”
(Gioan
13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hằng tuần, Nhóm TĐCTT chúng ta nghe 2 bài nói của ĐTC Phanxicô:
1- Bài Huấn từ Truyền Tin cho Chúa Nhật, và
2- Bài Giáo lý cho Thứ Tư.
Anh chị em tham dự 2 giờ kinh được nghe đọc kèm theo dẫn giải thích hợp phụ họa càng ngày càng cảm thấy thấm thía hơn với những huấn dụ sâu xa mà thực tế của Vị Cha Chung của chúng ta hiện nay.
Vậy trong bài Huấn từ Truyền Tin cho Chúa Nhật XXVI Thường Niên Năm B hôm nay Chúa Kitô đã nhắn nhủ gì với chúng ta qua vị đại diện Người trên trần gian hiện nay là ĐTC Phanxicô của chúng ta?
Xin kính mời những ai tự nhện mình là chiên của Chúa, thành phần "chiên Ta thì nghe tiếng Ta" (Gioan 10:27) hãy trân trọng những lời của Người ở cái link mp3 dưới dây, nếu không muốn đọc bài dịch được gửi đi sáng hôm nay:
DTCPhanxico
HuanTuTruyenTinCNXXVIB.mp3
em tĩnh
Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của
em trong Năm Thánh Gia
Huynh Đệ 2021
"Tôi thấy người ta qua lại như cây cối" (Marco 8:24).
Đó không phải là tình trạng của người mù được Chúa Giêsu
phục quang cho ở giai đoạn đầu, trước khi nạn nhân được thấy rõ ràng.
Từ hôm qua đến hôm nay, em cũng trải qua tình trạng tương tự như vậy, tuy khá hơn và từ từ rõ hơn.
Đó là lý do em phải viết email bằng chữ vừa to vừa đậm để gửi đến quí TĐCTT của em hôm nay đây.
Và cũng từ hôm qua và mấy ngày nữa, em chỉ cố gửi một vài emails basic hằng ngày của em thôi.
Tạ ơn LTXC trưa hôm nay đi tái khám em được vị bác sĩ mỗ mắt hôm qua cho biết mọi sự tốt đẹp,
dù em dám liều mổ cả 2 mắt một lúc vì mắt của em bị lão hóa bởi chứng đục nhãn mắt - cataract.
Hôm qua, 21/9/2021, Lễ Thánh Mathêu, là ngày hai con mắt của em được mỗ xẻ mất 4 tiếng đồng hồ.
Thời gian chờ để thấy rõ hơn trước là những giây phút em nghỉ ngơi phần xác và tĩnh tâm hần hồn.
Xin LTXC cho em sáng mắt thể lý hơn cũng sáng mắt hơn về tâm linh,
để có thể nhìn thấy hết mọi anh chị em của mình bằng chính ánh mắt của LTXC như TMTX Maria.
em tĩnh
Các con hãy yêu thương nhau
như Thày đã yêu thương các
con”
(Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Vì "Chiên Ta thì nghe tiếng Ta" (Gioan 10:27), nên TĐCTT chúng ta vào mỗi Chúa Nhật và Thứ Tư hằng tuần đều lắng nghe tiếng vị chủ chiên của mình là ĐTC Phanxicô,
qua các bài Huấn Từ Truyền Tin của ngài cho mỗi Chúa Nhật và những bài giáo lý của ngài cho mỗi Thứ Tư.
Kinh nghiệm của quí anh chị tham dự 2 giờ kinh hằng ngày của nhóm đều cảm thấy lợi ích thiêng liêng của những lời ngài giáo huấn chúng ta là đàn chiên của Chúa Kitô.
Bài Phúc Âm được Giáo Hội soạn dọn cho Chúa Nhật XXV Thường Niên Năm B hôm nay có ý nghĩa như thế nào, đã được ĐTC Phanxicô dẫn giải cho chúng ta nghe bao gồm cả việc áp dụng thực hành nữa.
Xin mời quí TĐCTT của em theo dõi ở những cái link sau đây nhé:
DTCPhanxico HuanTuTruyenTinCNXXVB.mp3 / https://youtu.be/7FwbgT9FXX8
em tĩnh
Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
ĐTC
Phanxicô
của
chúng
ta đang
tông
du ở
Slovakia
cho tới
ngày
mai, Thứ
Tư 15/9,
Lễ Đức
Mẹ Đau
Thương.
Ngài đã bế mạc Đại Hội Thánh Thể lần thứ 52 ở Budapest Hung Gia Lợi hôm Chúa Nhật vừa rồi, sau đó ngài sang Slovakia ngay.
Hôm nay, 14/9, Lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa Kitô, ngài đã chủ tế và giảng lễ tại đất nước này.
Xin mời quí TĐCTT của em theo dõi bài giảng thâm thía rất thực tế của ngài ở cái link cuối email này nhé.
em tĩnh
DTCBaiGiangLeSuyTonThanhGia.
Các con hãy
yêu thương
nhau như
Thày đã yêu
thương các
con”
(Gioan
13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Em xin gửi đến quí TĐCTT của em 2 mp3 sống đạo để luyện chưởng thương xót sau đây:
1- Bài giảng
của ĐTC
Phanxicô cho
CN XXIV
Thường Niên
Năm B để bế
mạc Đại Hội
Thánh Thể ở
Budapest
thủ đô Hung
Gia Lợi hôm
qua
12/9/2021: DTCPhanxico-
2- Thánh Gioan Kim Khẩu, giáo phụ giám mục tiến sĩ của Hội Thánh lễ nhớ hôm nay 13/9: ThanhGioanKimKhau.mp3 / https://youtu.be/shKKXtuOsGs
Chớ gì những gì chúng ta chia sẻ với nhau sau hai giờ kinh, được thâu thành mp3 và kèm theo youtube nếu kịp,
đều trở thành một chút men vùi vào trong đấu bột TĐCTT chúng ta cho đến khi cả đấu bột TĐCTT được dậy lên men trọn lành thánh thiện.
Xin cám ơn riêng quí anh chị TĐCTT hằng đón nhận chút men sống đạo này mà còn tiếp tay phổ biến nữa,
em tĩnh
Các con hãy yêu thương nhau
như Thày đã yêu thương các
con” (Gioan
13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trước hết, xin gửi đến Quí TĐCTT của em lời chào thân ái ngay từ bình minh của Ngày Lao Động Labor Day ở Mỹ hôm nay, Thứ Hai mùng 6/9/2021 (bù hôm Thứ Bảy 4/9/2021).
Sau nữa, trong ngày lễ nghỉ liên bang Hoa Kỳ này, em xin gửi đến Quí TĐCTT của em những lời của ĐTC Phanxicô giảng dạy cho chúng ta theo bài Phúc Âm CN 23 TN Năm B hôm qua.
Xin Quí TĐCTT của em cùng
nhau lắng nghe Chúa Giêsu
tiếp tục giảng dạy Phúc Âm
của Người qua vị giáo hoàng
chủ chiên đại diện Người
hiện nay, và tùy nghi sử
dụng 1 trong 2 cái links mp3
hay youtube sau đây nhé:
DTCPhanxico-
em tĩnh
Các con hãy yêu thương nhau như
Thày đã yêu thương các con”
(Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Câu được lấy làm subject của email này là của ĐTC Phanxicô trong bài Huấn Từ Truyền Tin cho Chúa Nhật XXII Thường Niên Năm B.
Ngoài ra, trong huấn từ này, ngài còn nói một số vấn đề liên hệ trực tiếp đến đời sống đạo đức của Kitô hữu chúng ta nữa, chẳng hạn như:
"Nhiều lần chúng ta cũng 'son phần' linh hồn của chúng ta. Tính cách hình thức bề ngoài, chứ không phải tâm điểm đức tin thì đó là một nguy cơ.
Nó là nguy cơ về một thứ đạo nghĩa hình thức, ở chỗ bề ngoài có vẻ tốt đẹp nhưng trong lòng lại không tinh sạch... "
"Chúng ta thường nghĩ rằng sự dữ chính yếu xuất phát từ bên ngoài: từ hành vi cử chỉ của người khác, từ những ai nghĩ xấu về chúng ta, từ xã hội.
Biết bao nhiêu lần chúng ta trách móc kẻ khác, xã hội, thế giới, về tất cả những gì xẩy ra cho chúng ta!....."
"Trái lại, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy nhìn vào đời sống và thế giới này từ trong cõi lòng của chúng ta....
Nếu chúng ta thành thực xin Chúa thanh tẩy tấm lòng của chúng ta, đó là lúc chúng ta sẽ bắt đầu làm cho thế giới này trở nên sạch sẽ hơn...."
Xin mời quí anh chị nghe trọn bài huấn từ của ĐTC kèm theo một số những dẫn giải phụ họa cần thiết ở cái link sau đây:
DTCPhanxico-
em tĩnh
Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, vào cuối 2 giờ kinh hằng ngày của Nhóm TĐCTT chúng ta, em đã đọc kèm theo những lời diễn giải cần thiết
về Bài Giáo Lý về Thư Galata của ĐTC Phanxicô - Bài 5: Lề Luật như giám hộ viên, (sau giờ kinh trưa) rất quan trọng, và
về Thánh Gioan Eude (sau giờ kinh chiều), vị tông đồ của Thánh Tâm Chúa Giêsu, vì sáng lập 2 dòng, một cho nam để đào luyện linh mục và một cho nữ để hoàn lương những tâm hồn lỡ bước sa chân.
Cả 2 đều là những gì cần thiết cho đời sống đạo, sống đức tin của chúng ta, nên em xin chuyển đến quí TĐCTT thân yêu của em 2 mp3 sau đây nhé. Cám ơn quí AC vui lòng đón nhận.
em tĩnh
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trong tuần này, Giáo Hội tưởng nhớ 2 vị Thánh Tử Đạo ở cùng một trại diệt chúng Do Thái Auschwith ở Balan trong Thế Chiến Thứ II (1939-1945),
nơi phái đoàn TĐCTT Hành Hương "Tia Sáng Từ Balan" 2014 đã đến tham quan và kính viếng vào một chiều mưa rơi (duy nhất) Thứ Sáu sầu thảm.
Thánh Maximilian Kolbe, vị Thánh Balan Dòng Phanxicô ngày 14/8, vị tử đạo năm 1941, và Thánh Têrêsa Benedicta Thánh Giá ngày 9/8, vị nữ tu Dòng Carmelo người Do Thái, năm 1942.
Thánh Teresa Benedicta Thánh Giá là một triết gia thời danh và được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên nhận là đồng quan thày Âu Châu với Thánh Nữ Catarina Sienna và Thánh Nữ Brigitta.
Câu nói nổi tiếng của vị tháng người Do Thái rất yêu nước của mình, dù đã dứt khoát từ bỏ Do Thái giáo để theo Chúa Kitô trong Giáo Hội Công Giáo, nói một câu được ĐTC lập lại trong bài giảng phong hiển thánh cho ngài là:
"Đừng chấp nhận bất cứ điều gì như chân lý nếu nó thiếu yêu thương. Cũng đừng chấp nhận điều gì như yêu thương mà lại thiếu sự thật!"
Trong khi thấm thía câu nói bất hủ này của vị thánh nữ Do Thái triết gia Dòng Carmelo tử đạo này, chúng ta cùng nhau theo dõi cuộc đời đi tìm chân lý và gặp được chân lý ly kỳ này ở những cái links sau đây:
ThanhTeresaBenedictaThanhGia-
ThanhTeresaBenedictaThanhGia-
em tĩnh
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay Chúa Nhật XIX Thường Niên Năm B, đồng thời cũng là ngày 8/8, lễ Thánh Đaminh.
Xin mời quí TĐCTT thân yêu của em theo dõi những cái links sống đạo sau d0ây nhé:
ThanhDaminh.mp3 / https://
DTCPhanxico-HuanTuTruyenTinCN.
Cám ơn quí anh chị đón nhận và hưởng ứng .
em tĩnh
“Các con hãy yêu thương nhau như
Thày đã yêu thương các con”
(Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, ngày 2/8, Giáo Hội tưởng nhớ 2 vị thánh sống cách nhau 15 thế kỷ:
Thánh Giám mục Eusebio thế kỷ thứ 4 và Thánh Phêrô Eymard thế kỷ 19.
Thánh nào cũng là vị thánh thời đại của mình, được Chúa sai đến để tiếp tục tỏ mình ra qua đời sống chứng nhân của từng vị.
Nếu Thánh Giám mục Eusebio là chứng nhân đức tin thì Thánh Eymard là chứng nhân đức mến nơi Bí Tích Thánh Thể.
Trong tâm tình cầu nguyện xin 2 vị thánh hôm nay chuyển cầu cho chúng ta ơn đức tin bất khuất và đức mến Thánh Thể ít là như các ngài,
chúng ta hãy chiêm ngắm chân dung của từng vị ở những cái links sau đây:
ThanhEusebioGiamMuc.mp3 / https://youtu.be/0tK6r9XjnDw (2/8)
ThanhPheroJulianoEymard.mp3 / https://youtu.be/_aCVRts2iYY (2/8)
em tĩnh
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trong bài Huấn Từ Truyền Tin cho Chúa Nhật XVIII Thường Niên Năm B hôm nay,
ĐTC Phanxicô đã cho thấy rằng chúng ta tìm Chúa đấy mà chúng ta không gặp được Chúa,
nếu chúng ta chỉ tìm Chúa một cách vụ lợi, vì được ăn bánh no, chứ không tin vào Chúa. Đó là lý do ngài đã cảnh báo chúng ta rằng:
"Giữa nhiều chước cám dỗ chúng ta gặp phải trong đời, giữa nhiều chước cám dỗ có một thứ chúng ta có thể gọi là khuynh hướng ngẫu tượng.
Nó là một khuynh hướng thúc đẩy chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa cho việc sử dụng riêng tư của mình, để giải quyết các thứ vấn đề của chúng ta"
Đây là hiện tượng đạo theo nơi Kitô
hữu chúng ta, chứ không phải chúng
ta theo đạo, nghĩa là đạo phải theo
chúng ta, gọi là đạo theo, chứ không
phải chúng ta theo đạo, giữ đạo.
Và như thế là chúng ta sẽ giữ đạo một cách giả hình chẳng khác gì thành phần biệt phái và luật sữ trong dân Do Thái ngày xưa thời Chúa Giêsu.
Bởi vậy, với tâm hồn lắng đọng trở về với bản thân mình để nhận biết mìh có thật sự theo Chúa hay chăng, Chúa có là cùng đích của chúng ta chăng, hay chỉ là phương tiện chúng ta sử dụng khi cần...
chúng ta hãy lắng nghe trọn bài huấn từ của ngài kèm theo phần diễn giải phụ họa và bản thánh ca phụ họa thích hợp ở những cái links sau đây:
DTCPhanxico-HuanTuTruyenTinCN.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay Giáo Hội tưởng nhớ một vị thánh giám mục tiến sĩ là Gioan Kim Ngôn,
một vị giảng thuyết lừng danh mới đươc thêm biệt danh là "Phêrô Kim Ngôn" đính kèm sau tên của ngài,
cũng giống như một vị thánh khác được biệt danh là Gioan Kim Khẩu, cũng giảng rất hay.
Ngài là vị giám mục trẻ nhất, khi mới 28 tuổi, và chết trẻ khi mới 45 tuổi.
Thánh nhân đã từng nói những câu sau đây:
"Tôi đến với anh chị em như một y sĩ đến chữa trị, như một mục tử để dẫn dắt, như một người mẹ để nuôi dưỡng, như một người cha để bảo vệ và chăm sóc phần rỗi đời đời của anh chị em"
"Ai muốn vui chơi với ma quỉ thì không thể vui hưởng với Chúa Kitô".
Giờ đây xin mời quí anh chị theo dõi ở cái link sau đây nhé.
ThanhPheroKimNgon.mp3 /
https://youtu.be/hOP_t-0klt4
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, 29/7/2021, lần đầu tiên Giáo Hổi tưởng nhớ một lần cả 3 chị em nhà Betania là Thánh Matta, Thánh Maria và Thánh Lazarô.
Hôm mùng 2/2/2021, ĐTC Phanxicô, qua sắc lệnh của Thánh Bộ Phụng Vụ, đã bao gồm cả 3 chị em vào một lễ, thay vì chỉ có Thánh Matta như trước đây.
Tại sao ngài lại bao gồm cả 3 chị em nhà Batania này vào cùng một lễ?
Tại sao 3 chị em nhà Betania này lại có thể quen thân với Chúa Giêsu như thế??
Xin mời quí TĐCTT của em theo dõi ở những cái link sau đây nhé.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Ba 27/7/2021 là bài Phuc Âm Chúa giải thích cho các môn đệ nghe về dự ngôn cỏ lùng, rất thích hợp với đề tài "Cỏ Lùng Trong Ruộng" này,
thứ cỏ lùng ác hại như vậy mà Thiên Chúa quan phòng thần linh vẫn cứ để xẩy ra, thậm chí còn không cho nhổ nữa...
Tại sao Thiên Chúa lại để cho sự dữ xầy ra làm hại lúa tốt là con cái của Ngài, thậm chí còn không cho loại trừ cỏ lùng nữa để tránh gây nguy hại cho con cái của mình?
Theo em, đó là vấn đề Đức Tin chiến thắng thế gian (1Gioan 5:4) - Lúa tốt lớn mạnh hơn cả cỏ lùng, hay nói cách khác, càng bị cỏ lùng lấn át lúa tốt càng vững mạnh cường tráng đâm hạt.
Nhân bài Phúc Âm hết sức quan trọng và cần thiết cho đời sống đức tin của chúng ta, nhất là trong thời điểm đầy những fake là fake này,
em xin mến tặng riêng Nhóm TĐCTT của em những cái links mp3 và youtube dưới đây,
để chúng ta tiếp tục "Giêsu ơi, con tin nơi Chúa" trong Thời điểm thương xót hiện nay.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, Lễ Ông Bà Ngoại của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa Làm Người, là một con người thật, có Mẹ là Maria và có Ông Bà Ngoại là Thánh Gioakim và Anna.
Chính vì Lễ nhớ 2 vị bô lão Ông Bà Ngoại của Con Thiên Chúa Làm Người đưoọc Giáo Hội cử hành vào ngày 26/7 hằng năm,
mà Ngày thế Giới Ông Bà và Bô Lão đã đựợc ĐTC Phanxicô thiết lập vào Chúa Nhật thứ 4 cuối Tháng 7 hằng năm, sát cận với Lễ Thánh Gioakim và Anna.
Giờ đây, Kitô hũu chúng ta, là em của Chúa Gêsu và cùng Người là con của Mẹ Maria, tức cũng có cùng Ông Bà Ngoại với Chúa Giêsu,
chúng ta hãy cùng nhau
chiêm ngắm chân dung
của Ông Bà Ngoại của
chúng ta ở cái link
sau đây nhé:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Đối với em, Thánh Maria
Mai-Đệ-Liên quả thực là một
sản phẩm thần linh của LTXC.
Những gì Chúa Giêsu
nói với Chị Thánh Faustina
về LTXC đối với các tội nhận
thật là ứng nghiệm nơi vị
thánh
được Giáo Hội tưởng nhớ ngày 22/7 hằng năm ở bậc lễ kính là bậc lễ chỉ giàng cho các vị tông đồ.
Sau đây là một số câu tiêu biểu được Chị Thánh Faustina ghi lại trong Nhật Ký của chị:
723- “Càng
là đại tội nhân càng có
quyền đối với tình thương
của Cha”
1146- “Những
đại tội nhân thượng hạng hãy
đặt niềm cậy tin nơi tình
thương của Cha. Họ có quyền
tin cậy vào tình thương thăm
thẳm của Cha trước các linh
hồn khác…Cha không thể trừng
phạt dù họ có phạm tội nặng
nhất, nếu họ kêu cầu đến ang
xót thương của Cha, ngược
lại, Cha công chính hoá họ
trong tình thương vô tận
khôn dò của Cha”.
1182- Nỗi
khốn cùng của con không ngăn
trở tình thương Cha. Nỗi
khốn cùng của linh hồn càng
lớn thì nó càng có quyền đối
với tình thương của Cha
1577- “Tình
thương của Cha hoạt động
trong tất cả mọi con tim mở
cửa lòng mình ra. Cả tội
nhân lẫn chính người đều cần
đến tình thương của Cha”.
1739- “Cha chính là tình thương đối với linh hồn thống hối ăn năn”
1784- “Các đệ nhất đại tội nhân cũng đạt được tầm mức thánh thiện cao cả, chỉ cần họ tin tưởng vào tình thương của Cha”.
Với tất cả cảm nghiệm LTXC nơi bản thân mỗi người mình, chúng ta hãy chiêm ngắm chân dung của Vị Thánh "tông Đồ của Các Tông Đồ" này ở những cáci links dưới đây:
ThanhMaiDeLien-
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
1- khong duoc di mua banh mi boi vi....mp4
2- banh mi khong phai la thuc pham.mp4
Công luận lên tiếng, Nha Trang ‘chấn chỉnh’ cán bộ phạt dân mua bánh mì
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hiếm thấy có vị thánh tiến sĩ nào biết được nhiều thứ tiếng, bao gồm cả mấy ngôn ngữ cổ,
như vị thánh linh mục tiến sĩ Dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Phanxicô Laurensô Brindisi hôm nay.
Thánh Kinh trở thành động lực và sinh lực viết lách của ngài, nhất là trong việc bênh vực đức tin trước phong trào thệ phản Tin Lành thế kỷ 16.
Ngoài ra, ngài cũng là một vị thánh sống đời cầu nguyện nội tâm sâu xa, cho dù bận bịu đủ mọi thứ chuyện: dạy học, quản trị và rao giảng v.v.
Hằng ngày ngài dâng thánh lễ kéo dài từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ.
Trong tâm tình nguyện cầu cùng vị thánh linh mục tiến sĩ này, chúng ta hãy theo dõi vắn gọn về ngài ở những cái link sau đây:
ThanhLaurensoBrindisi.mp3 /
https://youtu.be/sHDa_A0OzGo
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm qua Chúa Nhật 18/7/2021, em bận cả ngày với bài ký sự hình ảnh về Ngày Lịch Sử 17/7/2021 nên chưa kịp thực hiện mp3 cho
hai sự kiện của chính ngày hôm qua, đó là Huấn từ Truyền tin của ĐTC Phanxicô cho Chúa Nhật XVI Thường Niên Năm B và
Truyện Thánh Camilo de Lellis Linh Mục Lập Dòng, Quan Thày của các Nhà Thương và Thày Thuốc ngày 18/7 hằng năm.
Tuy nhiên, vì nội dung của bài huấn từ về ý nghĩa của Bài Phúc Âm không bao giờ lỗi thời, và
hình ảnh của Chúa Kitô trung thực và sống động nơi các vị thánh thời đại của Người cũng luôn là gương sáng cho chúng ta,
cho dù ngày Chúa Nhật hay lễ nhớ thánh nhân đã qua đi hôm qua, vẫn còn ý nghĩa và giá trị như thường với những ai luôn khao khát nên thánh.
Bởi vậy, em xin tiếp tục gửi đến quí TĐCTT của em những cái links sau đây nhé:
DTCPhanxico-
ThanhCamiloLellis.mp3
/
https://youtu.be/uipRsWbmRbY
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
Fatima: Ơn Gọi Thương Xót 13/5/2021
Fatima - Trái Tim Thương Xót 13/6/2021
https://youtu.be/JLFF_bbV12k (
https://youtu.be/KxjOw_p0PwQ (
Fatima - Bí Mật Thương Xót 13/7/2021
Chân thành đã tạ quí con cái Mẹ đã theo dõi và đón nhận những đề tài về chủ đề Fatima - Thánh Mẫu Thương Xót cho Thời Điểm Thương Xót" hiện nay.
Xin Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria là nơi cho chúng ta nương náu và là đường đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi Amen.
TĐCTT - HSTTM Đaminh Maria cao tấn tĩnh
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Câu chuyện về Thánh Henry II Hoàng Đến Đức quốc và Roma hôm nay 13/7/2021 thật hay.
Ngài sống vương giả quyền uy thế giá bằng một tinh thần tu trì: đồng trinh, khó nghèo và tuân phục:
Có vợ như không có vợ.
Có của mà như không sử dụng.
Làm vua vì vâng lời bề trên
Bác ái yêu thương mọi người.
Đúng là sống ở thế gian
nhưng không thuộc về thế gian.
Chỉ biết tìm Nước Chúa và sự sống chính trước
hết và trên hết, nhưng lại được gấp trăm!
Mời quí TĐCTT cùng nhau chiêm ngắm chân dung của một vị thánh đời thường cùng bài thánh ca phụ họa "nên thánh giữa đời".
ở những cái links sau đây:
ThanhHenryIIHoangDeDucQuoc.mp3
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Là "chiên Ta thì nghe tiếng Ta" (Gioan 10:27), hôm nay, chúng ta tiếp tục nghe tiếng vị chủ chiên của chúng ta vang ra từ bệnh viện, với 2 ý tưởng tiêu biểu sau đây::
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XV Thường Niên Năm B
Thân mến chào anh chị em,
Tôi lấy làm vui khi có thể giữ được buổi Kinh Truyền Tin Chúa Nhật này, mặc dù từ bệnh việc Đa Khoa "Gemelli" đây. Tôi cám ơn tất cả anh chị em: tôi đã cảm thấy được sự gần gũi của anh chị em và việc nâng đỡ nguyện cầu của anh chị em. Tận đáy lòng tôi xin cám ơn anh chị em!
Đoạn Phúc Âm chúng ta đọc hôm nay trong phụng vụ thuật lại rằng các môn đệ của Chúa Giêsu, được Người sai đi, "đã xức dầu cho nhiều người bệnh và đã chữa lành họ" (Marco 6:13). Thứ "dầu" này cũng làm cho chúng ta nghĩ đến Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân, bí tích mang lại niềm an ủi cho tinh thần lẫn thể xác. Thế nhưng, thứ "dầu" này còn là việc lắng nghe, việc cận kề, việc chăm sóc, việc dịu dàng của những ai chăm sóc cho bệnh nhân nữa: nó giống như việc chăm sóc làm cho anh chị em cảm thấy khá hơn, xoa dịu nổi đớn đau của anh chị em và giúp anh chị em cảm thấy vui tươi phấn khởi. Tất cả chúng ta, hết mọi người, dù sớm hay muộn, tất cả chúng ta đều cần đến "việc xức dầu" của sự gần gũi cận kề và niềm dịu dàng êm ái này, và tất cả chúng ta đều có thể cống hiến chúng cho ai đó, bằng việc viếng thăm, bằng một điện đàm, bằng bàn tay chìa ra cho ai đang cần đến chúng ta.
Chúng ta hãy nhớ rằng, theo tiêu chuẩn của cuộc chung thẩm - Mathêu 25 - một trong những điều chúng ta được chất vấn đó là chúng ta có gần gũi cận kề với bệnh nhân hay chăng.
Trong những ngày nằm trong nhà thương này, tôi đã cảm nghiệm thấy một lần nữa tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe quan trọng biết bao, những gì mà mọi người đều có thể tiếp cận, như ở Ý quốc cũng như ở các xứ sở khác. Việc chăm sóc sức khỏe miễn phí, bảo đảm dịch vụ tốt, mọi người đều có thể tiếp cận. Không được làm mất đi cái phúc lợi quí báu này. Cần phải gìn giữ nó! Để được như vậy thì hết mọi người cần phải dấn thân, vì nó giúp cho hết mọi người và cần có việc đóng góp của hết mọi người. Trong Giáo Hội có những lúc xẩy ra chuyện một số cơ cấu tổ chúc chăm sóc sức khỏe, vì không khéo điều hành, nên không được khá về kinh tế, đã nghĩ đến việc bán nó đi. Thế nhưng, ơn gọi này ở nơi Giáo Hội không phải là có tiền; mà là cống hiến dịch vụ, mà dịch vụ thì bao giờ cũng cung cấp miễn phí. Đừng quên điều ấy, đó là hãy giữ lấy những cơ cấu tổ chức miễn phí.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm kích của tôi cùng với lời phấn khích của tôi với các vị bác sĩ và tất cả mọi nhân viên y tế cũng như các nhân viên khác của bệnh viện này hay bệnh viện khác. Họ rất chịu khó làm việc! Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả mọi bệnh nhân. Ở đây có một số thân hữu, một số trẻ em... Tại sao trẻ em lại bị khổ đau? Tại sao trẻ em phải chịu khổ đau là vấn đề chạm đến tâm can chúng ta. Xin hãy hỗ trợ các em bằng lời cầu nguyện, và cầu cho tất cả những ai đang yếu đau, nhất là những ai đang ở trong tình trạng khốn khó nhất: chớ gì không ai bị lẻ loi một mình, chớ gì hết mọi người đều nhận được việc xức dầu của sự lắng nghe, gần gũi, dịu dàng và chăm sóc. Chúng ta hãy xin điều này nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta, Sinh Lực của Bệnh Nhân.
(Sau Kinh Truyền Tin, ngoài một số nhắc nhở về thời điểm và vụ ám sát tổng thống Haiti, ngài đề cập đến vị thánh quan trọng được Giáo Hội kính nhớ vào chính Chúa Nhật 11/7:)
Hôm nay, chúng ta cử hành Lễ Thánh Biển Đức, Viện Phụ và Quan Thày của Âu Châu. Chúng ta hãy ôm lấy vị Thánh bảo hộ của chúng ta đây! Chúng ta hãy cống hiến những lời nguyện chúc tốt đẹp đến những con người nam nữ đan sĩ Biển Đức trên khắp thế giới. Và cả những lời chúc tốt đẹp nhất cho Âu Châu nữa, để nó được hiệp nhất bởi những thứ giá trị nền tảng của nó.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu
Xin mời nghe truyện Thánh Biển Đức ở những cái links dưới đây:
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Dù là nước nào chăng nữa, đã là thánh, nhất là được Giáo Hội phong thánh, đều trở thành universal,
đều trở thành mô phạm sống đức tin và nên thánh của Kitô hữu khắp thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Chúng ta hãnh diện vì 117 vị thánh tử đạo ở Việt Nam thì chúng ta cũng phải hãnh diện vì 120 vị thánh tử đạo Trung Hoa như vậy.
Bởi nơi các ngài, cũng như nơi 117 vị thánh tử đạo Việt Nam, Chúa Kitô được vinh danh và Giáo Hội được hãnh diện đã thắng thế gian nơi các vị.
Các vị đều trung thành với đức tin tông truyền của Giáo Hội, một đức tin như chúng ta và của chúng ta.
Bởi thế, với tâm tình cầu nguyện xin 120 vị tử đạo Trung Hoa được Giáo Hội tưởng kính hôm nay, 9/7,
chuyển cầu cho cả tín hữu Công giáo Trung Hoa đang bị bách hại lẫn thành phần quyền lực bách hại họ,
để họ trở thành một bụi gai bốc cháy mà không bị thiêu rụi, trái lại, còn thiêu rụi cả thành phần bách hại dám tiến đến gần họ,
chúng ta hãy cùng nhau theo dõi truyện về các vị ở những cái link sau đây:
ThanhAugustinoTrieuVinhvaCacBa
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Có một thứ đại dịch còn khủng khiếp hơn cả đại dịch toàn cầu covid-19 hiện nay nữa.
Đó là đại dịch tham nhũng, điển hình là ở Việt Nam hiện nay - Chính đại dịch tham nhũng đã làm lây lan đại dịch covid-19.
Ở chỗ, tham nhũng không ngăn chặn nghiêm chỉnh những ai ùa vào VN từ các cửa khẩu Trung quốc hay Cam Bốt, những nơi đã và đang đầy dịch là dịch.
Ở chỗ, tham nhũng cho cả những ai không có giấy chứng nhận âm tính với covid-19 được lọt vào những thành phố có qui định buộc phải trình chứng thư âm tính này.
Tuy nhiên, dầu sao tham nhũng mới là một biến chủng của một đại dịch chính yếu đó là đại dịch giả dối lừa đảo - fake.
Chính vị đại dịch giả dối mới trở thành chúng tham những, và đại dịch giả dối lừa đạo gian manh quái quẩn này có tính cách toàn cầu đang tràn lan và trở thành dấu chỉ thời đại ma quỉ đang tung độc chiêu trong trận chiến cuối cùng!
Chính vị đại dịch giả dối mới có chuyện đồng tính chuyển giới, mới có những giấy âm tính giả, mới xuất hiện những loại vaccin giả ngừa đại dịch covid-19, mới có những tin tức giả fake news, mới có những hiện tượng tiên tri giả...,
đến độ Chúa Giêsu đã phải nghiêm khắc cảnh báo những tâm hồn nhẹ dạ, yếu bóng vía, yếu đức tin, thích hào nhoáng và những gì là lạ lùng:
"Anh em hãy coi chừng, đừng để ai lừa gạt anh em, vì sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: 'Chính Ta đây là Đấng Ki-tô", và họ sẽ lừa gạt được nhiều người..Sẽ có nhiều ngôn sứ giả xuất hiện và lừa gạt được nhiều người" (Mathêu 24:4-5,11).
Thế nhưng, làm sao biết được đâu là thật đâu là giả để khỏi bị sa bẫy con cựu xà tinh quái satan, xin mời quí TĐCTT của em theo dõi youtube ở cái link sau đây:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Đây là một vị thánh trung niên, qua đời năm 36-37 tuổi (1502-1539), vào tiến bán thế kỷ 16 ở Ý quốc,
thời khoảng xẩy ra 2 cuộc biến động trong Giáo Hội: Phong trào thệ phản Tin Lành ở Đức quốc năm 1517 và Ly giáo Anh quốc năm 1535.
Một tình tiết cảm động từ tiểu sử của ngài liên quan đến người mẹ góa 18 tuổi của ngài ở vậy dưỡng dục con nên người và nên thánh, cuối cùng ngài chết trong tay người mẹ của mình.
Xin thánh nhân chuyển cầu cho chúng ta biết canh tân Giáo Hội bằng tất cả những gì có thể, nhất là bằng đời sống chứng nhân trung thực của chúng ta như ngài.
Với tâm tình ấy, chúng ta cùng nhau theo dõi truyện đời của ngài ở cái link sau đây:
ThanhAntonZacaria.mp3 /
https://youtu.be/SybSU3KuB8Y
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trong Bài Huấn Từ Truyền Tin cho Phúc Âm Chúa Nhật XIV Năm B ngày 4/7/2021, ĐTC Phanxicô đã dẫn giải bài Phúc Âm và giúp cho chúng ta sống Lời Chúa rất thực tế và đích đáng, tiêu biểu ở những câu sau đây:
"Ở đây chúng ta đụng tới cái then chốt thực sự của vấn đề này, đó là chúng ta để cho tính chất thuận lợi của thói quen và tính chất độc đoán của thành kiến chi phối làm chủ, khó cởi mở trước những gì là mới mẻ và để cho mình cảm thấy lạ lùng bỡ ngỡ. ...
"Đâu là lý do tại sao những người đồng hương của Chúa Giêsu đã không nhận biết và tìn vào Người? Tại sao? Đâu là lý do? Chúng ta có thể nói vắn tắt rằng họ không chấp nhận cái đê hèn của việc Nhập Thể....
"Tôi sợ rằng tôi không nhận ra Người, tôi sợ rằng khi Chúa băng ngang qua. Chúng ta không nhận ra Người, chúng ta bị Người làm cho ghê sợ, chúng ta nghĩ tưởng theo cõi lòng của chúng ta về thực tại này....
"Chúng ta hãy xin với Đức Mẹ, Vị đã đón nhận mầu nhiệm của Thiên Chúa nơi đời sống hằng ngày của Mẹ ở Nazarét, cho có được một đôi mắt và tấm lòng thoát khỏi những gì là thành kiến, và có được một cặp mắt mở ra để được bàng hoàng ngỡ ngàng: 'Lạy Chúa xin cho chúng con được gặp gỡ Chúa!'"
Xin mời Quí TĐCTT thân yêu của em, chúng ta, là chiên thì nghe tiếng chủ chiên, hãy cùng nhau nghe lại bài huấn từ truyền tin tuyệt vời này của vị chủ chăn đại diện Chúa Kitô trên trần gian nhé, ở những cái links sau đây:
DTCPhanxico-
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Ngay sau Lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ là Lễ Các Thánh Tử Đạo Tiên Khởi của Giáo Đoàn Roma ngày 30/6.
Truyện kể về các vị còn liên quan đến 2 di tích lịch sử vẫn còn tồn tại cho tới nay,
đó là Hí Trường Colosseum và Các Hang Toại Đạo Catacombs,
và chính hang toại đạo này đã khiến ĐTGM Ngô Quang Kiệt sau khi kính viếng đã viết bài cảm nghiệm về "Con Đường Hạt Lúa"
Với tâm nguyện xin Các Thánh Tử Đạo Tiên Khởi của Cộng Đoàn Roma chuyển cầu cho chúng ta có được một đức tin bất khuất chiến thắng thế gian,
nhất là trong thời điểm Kitô giáo chúng ta chẳng những bị bách hại và sát hại ở thế giới cộng sản vô thần, và ở thế giới Hồi giáo cực đoan,
mà còn ở ngay cả thế giới Kitô giáo Tây phương chúng ta đang sống đây nữa, với quyền tự do tôn giáo là thứ quyền được coi là hạng bét ...
chúng ta cùng nhau theo dõi những gì về các vị, về 2 địa điểm Colleseum và Catacombs, và về bài viết "Con Đường Hạt Lúa" của ĐTGM Kiệt ở cái link dưới đây:
CacThanhTuDaoTienKhoiCuaGiaoDo
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
DTCPhanxico-
DTCPhanxico-
DTCPhanxico-GiảngLeVaHuanTuTruyenTinLeThanhPheroPhaolo.mp3 / https://youtu.be/JRtMLiCCn7k / https://youtu.be/c2F1uOYi9fs
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Chúng ta trong mùa đại dịch vẫn tiếp tục sống đức tin bằng việc theo dõi những chứng từ của các vị thánh thời đại.
Vị Thánh Giáo Hội tưởng nhớ hôm nay thuộc hàng giáo phụ của Hội Thánh, sống ngay sau thời các tông đồ,
nên ngài chẳng những đã trung thành với đức tin tông truyền mà còn dẫn giải đức tin cùng bênh vực đức tin nữa
Về việc dẫn giải đức tin ngài đã viết tác phẩm "Diễn Giải Giáo Huấn Tông Đồ"
Đến độ ngài được được tặng cho danh hiệu là "Ánh sáng phương Tây.”
Về việc bênh vực đức tin, ngài viết tác phẩm: "Chống Lại Các Lạc Thuyết" (1 bộ 5 cuốn).
Lạc thuyết chính yếu bị ngài chống là Duy Tri (Gnosticism), một lạc thuyết nẩy sinh nhị nguyên thuyết,
một nhị nguyên thuyết sau này đã thu hút được chàng học giả nổi tiếng Augustino.
Với tâm tình cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội những vị thánh thời đại để bảo vệ và xây dựng Hội Thánh Con Ngài,
chúng
ta hãy cùng nhau theo dõi ở những cái links sau đây: ThanhIreneGiamMucTuDao.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Thỉnh thoảng chúng ta gặp một Chúa Nhật có một Vị Thánh được Giáo Hội tưởng nhớ hay tưởng kính,
nhưng không một vị thánh nào, dù ở bậc lễ nhớ hay lễ kính có thể át được Chúa Nhật,
trừ ở bậc lễ trọng thì có thể thay thế (chứ không phải là át) nhưng chỉ trong Mùa Thường Niên thôi.
Hôm nay Giáo Hội tưởng nhớ Thánh Cyrilô Alexandria, một vị thánh giáo phụ, giám mục tiến sĩ của Hội Thánh.
Bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật XIII Thường Niên Năm B hôm nay cũng không thể bỏ qua,
với huấn từ truyền tin của ĐTC Phanxicô về phần của bài Phúc Âm không buộc đọc.
Tại sao lại được ngài chọn để chia sẻ và mang ý nghĩa ra sao, nhất là với đời sống Kitô hữu của chúng ta?
Xin mời Quí TĐCTT của em cùng theo dõi ở những cái link sau đây nhé.
DTCPhanxico.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
Sở dĩ chúng ta có hình hài như chúng ta bây giờ, hình hài của loài người nói chung và của cá nhân chúng ta nói riêng là vì chúng ta có sự sống của loài người.
Nếu không có sự sống, cũng chẳng bao giờ có hình hài, có hữu thể, và sự sống nào thì hình hài đó - không thể sự sống loài người mà lại có hình hài quái vật.
Nhưng sự sống ấy là những gì trừu tượng, là một bản chất, cần phải được thể hiện, tỏ hiện qua và nhờ vật chất, ngay từ ban đầu, như một mầm thai.
Bởi vậy, phá thai là sát hại sự sống con người, là giết người, bởi sự sống đó, nơi mầm thai đó, dù chưa thành hình hài con người, cũng là giết người, vì sự sống đó là người trước khi thành người.
Với tất cả ý thức về quà tặng sự sống ấy, chúng ta hãy theo dõi 3 câu chuyện dưới đây, từ Vatican News Tiếng Việt,
được thâu thành mp3, và từ mp3 được biến thành youtube, kèm theo những chia sẻ và bản nhạc phụ họa, ở những cái links sau đây:
NiemVuiYeuThuong-
Đaminh Maria cao tấn tĩnh.
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, 22/6, Giáo Hội tưởng nhớ 3 vị thánh 1 ngày:
2 giám mục: Thánh Paolino Nolano và Thánh Gioan Fisher và 1 giáo dân: Thánh Toma More;
2 tử đạo: Thánh Gioan Fisher và Toma More thuộc thế kỷ 16 bên Anh quốc, và 1 không tử đạo: Thánh Paolino Nolano thế kỷ thứ 4 và ở Ý quốc.
Qua truyện của 3 vị thánh này, chúng ta thấy rằng dù là giám mục hay giáo dân đều phải theo đưổi ơn gọi nên thánh theo hoàn cảnh của mình.
Cách riêng vị thánh chính trị gia giáo dân Toma More có máu tếu đến độ ngay trước khi chết nói nói diễu.
Chứng tỏ ngài có một tâm hồn rất bình an vui sống trong Chúa, đến độ không gì có thể tách ngài khỏi Chúa, dù danh tiếng của ngài, dù được cả dân lẫn vua yêu chuộng.
Xin đức tin đã chiến thắng thế gian của ngài giúp cho các chính trị gia Công giáo ở các nước Kitô giáo văn minh tân tiến Âu Châu và Bắc Mỹ biết sống thánh chứng nhân như ngài trong vai trò chính trị gia của mình.
Với tâm tình cầu nguyện như thế, chúng ta cùng nhau theo dõi mp3 về 3 vị thánh cùng ngày 22/6 hôm nay ở những cái links sau đây:
ThanhPaolinoNolano-
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Câu truyện về vị thánh trẻ 23 tuổi hôm nay chết vì dịch bệnh rất hợp thời với chúng ta hiện nay:
1- Chính cảnh sống giầu sang phú quí của gia đình ngài và môi trường sống của ngài đã lại làm ngài tìm kiếm những gì chân thật nhất và thiện hảo nhất;
2- Chính khi từ bỏ ngài lại lấy làm vui hơn là người càng có lại được thêm như em ngài được ngài nhường gia tài cho;
3- Chính nhờ đức vâng lời sống đời tu trì không khổ hạnh ngặt nghèo như khi ngài còn sống ngoài đời mới làm cho ngài nên thánh;
4- Chính vì ngài sức yếu nên mới dễ lây và chết bới dịch bệnh thời bấy giờ ở Ý quốc trong khi ngài cùng với anh em dòng chăm sóc cho các nạn nhân.
Trong tâm tình xin thánh nhân chuyển cầu cho chúng ta cũng được sống thánh chứng nhân như ngài trong mùa đại dịch covid-19 toàn cầu hiện nay,
chúng ta cùng theo dõi tiểu sử về ngài ở cái link
sau đây nhé:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Tuần nào ĐTC Phanxicô là vị chủ chiên của chúng ta cũng dạy cho chúng ta, căn cứ vào bài Phúc Âm Chúa Nhật hằng tuần,
qua những gì ngài diễn giảng về ý nghĩa của Lời Chúa, bao gồm cả việc thực hành sống đạo nơi đời sống của chúng ta.
Vậy thì, căn cứ vào những lời của ngài, chúng ta thấy được những điều quan trọng liên quan đến đời sống đức tin của chúng ta, đó là:
1- Tại sao Chúa ở với chúng ta, như Người ở trong thuyền với các môn đệ, mà chúng ta cũng như các môn đệ vẫn sợ?
2- Vậy chúng ta quên rằng Người đang ở với chúng ta??
3- Hay cho dù có ý thức Người vẫn ở với chúng ta nhưng Người không thể cứu chúng ta, hay cho dù Người có thể cứu nhưng lại không chịu tự động cứu chúng ta nên chúng ta sợ???
Xin mời quí TĐCTT của em hãy lằng nghe nguyên trọn bài huấn từ truyền tin của ngài, kèm theo những lời chia sẻ cùng bài thánh ca phụ họa ở những cái link sau đây:
DTCPhanxico HuanTuTruyenTinCNXII-B.mp3
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Thường ở trong Cựu Ước mới có những nhân vật sống tới 120 tuổi, như Ông Moisen, hay hơn như Ông Gióp 140 tuổi.
Thế mà trong các vị thánh của Giáo Hội thời thể ký thứ 10-11, đã có một vị, một vị thánh duy nhất sống tới 120 tuổi.
Đó là
Thánh Romulado Viện Phụ được Giáo Hội tưởng nhớ hôm nay, 19/6.
Trong cuộc đời trên 100 tuổi như thế, vị thánh này đã làm những gì nhờ đó xứng đáng được Giáo Hội phong thánh?
Trong tâm tình nguyện xin thánh nhận chuyển cầu cho chúng ta, mời quí TĐCTT rất thân thương của em theo dõi ở cái link sau đây:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trong Giáo Hội có 2 vị thánh được tiếng là "hay làm phép lạ",
Đó là Thánh Antôn Padua dòng Phanxicô và Thánh Vincentê Ferrier Dòng Đaminh.
Riêng Thánh Antôn còn được cầu khẩn để tìm thấy những gì bị đánh mất v.v.
Thánh Antôn Padua người Bồ Đào Nha này còn giống thánh tổ Phanxicô sáng lập dòng Phanxicô,
ở chỗ ngài sống hòa hợp với thiên nhiên, đến độ cá biến đến nghe ngài giảng dạy...
Ngài là vị giảng dậy thần học đầu tiên của Dòng Phanxicô theo chỉ định của Thánh Phanxicô.
Nghe truyện về ngài chúng ta còn được biết thêm về những phép lạ liên quan đến vị thánh này.
Xin mời quí TĐCTT
theo dõi ở những cái links sau đây nhé:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
\
Chúa Nhật XI Thường Niên Năm A, dù đã qua đi theo thời gian, nhưng Lời Chúa trong bài Phúc Âm cho ngày này vẫn còn hiệu lực vĩnh hằng, nhất là cho những ai sống Lời Chúa,
và Lời Chúa trong bài Phúc Âm ấy đã được chính vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian dẫn giải cho chúng ta để chúng ta chẳng những hiểu mà còn áp dụng thực hành nữa.
Vậy, chúng ta dù đã đọc hay chưa đọc hoặc không muốn đọc mà chỉ muốn nghe, thì dưới đây là cái link về bài huấn từ truyền tin của ngài kèm theo phần chia sẻ và nhạc phụ họa.
DTCPhanxico-
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, Thứ Sáu 11/6/2021, Lễ Trọng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu,
đồng thời, theo ngày trong năm thì hôm nay cũng là lễ Thánh Barnabê Tông Đồ,
một vị Tông Đồ không có trong danh sách 12 Vị tiên khởi, hay vị tông đồ sinh non Phaolô,
nhưng cũng đã cùng Thánh Phaolô và bảo trợ Thánh Phaolô thực hiện các chuyến truyền giáo, nhất là chuyến đầu tiên.
Quá khứ của ngài ra sao, ngài xuất thân từ đâu, thuộc dân tộc nào, liên hệ với Thánh Marco ra sao...
Hôm nay cũng là ngày áp lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria,
bởi thế em xin gửi đến Quí TĐCTT của em cả 2 cặp links,
một cặp về Thánh Banaba Tông Đồ và 1 cặp về Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria sau đây:
ThanhBarnabaTongDo.mp3 / https
ThuBayTTM.mp3 / https://youtu.
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay Giáo Hổi tưởng nhớ một vị thánh rất đặc biệt, cho dù đa số hay hầu hết chúng ta không hay chưa biết ngài.
Chúng ta hãy nhớ rằng ĐTC Biển Đức XV đã nói về ngài hết lời hết lẽ.
Thật vậy. vào ngày mồng 05 tháng 10 năm 1920, trong Tông Sắc tôn phong Thánh Ephrem lên bậc Tiến Sĩ Hội Thánh, Đức Bê-nê-đíc-tô XV (+1922) đã viết rằng:
"Thánh Ephrem chính là vị Ngôn Sứ vĩ đại của dân tộc Syria, là triều thiên của đất nước vùng Aram này, là mặt trời của các ngôi trường, là Thầy của các vị thầy,
là đầu của các nhà giáo, là hoàng tử của các thi sĩ, là giếng phun trào của khoa học, là chiếc búa đối với những kẻ lạc giáo, là mẫu gương của các Ẩn Sĩ,
là mỏ ngọc, là cột trụ của Giáo hội, là triết gia của Thiên Chúa, là cây hạc cầm của Chúa Thánh Thần…"
Xin mời Quí TĐCTT theo dõi tiểu sử của vị thánh "hết xẩy" này ở cái link dưới đây:
ThanhEphremNguoiSyriaPhoTeTie
https://www.youtube.com/watch?v=jHI8PFWftOY
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Để tiếp tục những gì chúng ta đã làm trong mùa đại dịch covid-19 toàn cầu là thực hiện các mp3 cần thiết cho tâm linh của chúng ta,
trong đó có các bài Huấn Từ Truyền Tin, Bài Giáo Lý hay Bài Giảng của ĐTC Phanxicô, vị chủ chiên chính yếu của đàn chiên chúng ta,
cũng như các mp3 về hạnh các thánh hằng ngày, chưa kể các mp3 học hỏi khác hay chủ đề khác theo chiều hướng chung của Giáo Hội.
Hôm nay, Chúa Nhật ngày 6/6, chúng ta có 2 mp3 khác nhau: một về huấn từ truyền tin của ĐTC và một về hạnh thánh Nôbertô Giám Mục,
em xin gửi cả 2 mp3 và 2 youtubes để tùy nghi quí anh chị sử dụng và làm tài liệu sau này, kể cả chuyển tiếp đến cho những ai khao khát nhé.
Cám ơn Quí TĐCTT thân thương của em.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
DTCPhanxico-
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm 27/5/2021, cùng với Giáo Hội, chúng ta tưởng nhớ Thánh Grgoriô Canterbury, tông đồ của Nước Anh,
hôm nay, 5/6, Giáo Hội tưởng kính vị tông đồ của Nước Đức là Thánh Giám Mục Tử Đạo Bonifacio, một công dân Anh quốc.
Như thế, chúng ta thấy tiến trình Kitô hóa Âu Châu, theo giòng lịch sử, như một vết dầu loang, từ nước này sang nước khác,
nhưng đều xuất phát từ Vatican Roma Ý quốc.
Tuy được Đức Grêgôriô II phong làm giám mục, nhưng lại trực thuộc Tòa Thánh hơn là có chính tòa ở một giáo phận ấn định,
mà Thánh Bonifacio là một vị giám mục truyền giáo, vị giám mục như các tông đồ xưa, đi đây đó để thành lập các giáo hội địa phương, kèm theo việc lập đan viện của ngài.
Trong dịp lễ tưởng nhớ ngài hôm nay, chúng ta hãy xin ngài chuyển cầu cho một Giáo Hội ở Đức quốc thoát khỏi nguy cơ ly giáo như họ đang theo đuổi qua con đường công nghị 2 năm của họ (1/12/2019-2/2022).
Giờ đây, xin mời Quí TĐCTT của em theo dõi những cái links về ngài cũng như về
tình hình Giáo Hội ở Đức quốc hiện nay sau đây:
ThanhBonifacioGiamMucTuDao.mp3
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Qua bài Giáo Lý về Cầu Nguyện hôm Thứ Tư mùng 2/6/2021 vừa qua, bài 37 về cầu Nguyện theo mô phạm và hồn sống là Chúa Kitô,
ĐTC Phanxicô cho chúng ta thấy mối liên hệ thày trò với các môn đệ của Người là ở nơi cả việc cầu nguyện của Người, như qua 3 lần tiêu biểu theo Phúc Âm Thánh Luca:
1- Người cầu nguyện để chọn đúng các vị tông đồ theo ý muốn Cha là Đấng đã sai Người;
2- Người cầu nguyện trước khi tiết lộ cho các vị biết thâm cung bí sử về Người liên quan đến cuộc vượt qua kinh hoàng của Người;
3- Người cầu nguyện để tỏ mình ra cho các môn đệ thấy cuộc phục sinh vinh hiển của Người bằng việc biến hình trên núi cao trước 3 môn đệ thân tín.
ĐTC Phanxicô còn nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Kitô vẫn đang tiếp tục cầu nguyện cho chúng ta ở trên trời, từng người một, bằng chính những Dấu Thánh của Người.
Bởi vậy, dù chúng ta có cầu nguyện bất xứng, với đức tin yếu kém, cũng cứ vững tin, bởi chúng ta luôn được hỗ trợ bằng việc cầu nguyện của Người trước nhan Cha của Người trên trời.
Mời quí TĐCTT cùng nhau lắng nghe bài giáo lý 37 của ĐTC Phanxicô về mối liên hệ của Chúa Giêsu với các tông đồ và với Kitô hữu chúng ta cho tới tận thế ở nơi việc cầu nguyện của Người ở những cái links sau đây:
DTCPhanxico-GiaoLyCauNguyen.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trong số các thánh, hình như vị Thánh Nữ Rita ở Cascia Ý quốc này có nhiều sự lạ nhất.
Đến độ ngài được cho là một Vị Thánh của Những Gì Bất Khả - Saint of The Impossible.
Chẳng hạn
những điều bất khả tiêu biểu và nổi bật nhất sau đây, liên quan đến chính
bản thân ngài, chứ chưa kể đến các phép lạ ngài làm v.v.
Điều bất khả thứ nhất là chính bản thân ngài đưọc sinh ra bởi cha mẹ đã 70 tuổi!
Điều bất khả thú hai là ngài đã lập gia đình, đã thành góa bụa, thế mà lại được vào tu và làm nữ tu của Dòng Thánh Augustino không nhận những ai như ngài!
Điều bất khả thứ ba là ngài vâng lời bề trên trồng một nhánh cây đã héo úa, tưới cho nó mỗi ngày 2 lần, thế mà nó đã trở thành một cây sống thật và sinh hoa trái ngon khác thường!
Điều bất khả thứ bốn là ngài xin bạn ngài về nhà ngài hái hoa hồng và trái vả vào chính mùa đông không hề có hoa hồng và trái vả v.v.
Điều bất khả thứ năm là xác chết của ngài chẳng những còn nguyên, mềm mại như xác người còn sống, mà còn xông hương thơm nữa, một trong 3 phép lạ được công nhận để phong thánh v.v.
Vị thánh này còn một cái
lạ độc đáo nữa đó là
trong khi
có một số
thánh được in 5 Dấu thì ngài chỉ có 1 Dấu, ở
ngay giữa trán của ngài v.v.
Trong chuyến Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục
Sinh 11/2021 của Nhóm TĐCTT sẽ đến Cascia này để kính viếng đan viện Thánh
Augustino của vị thánh lạ thường này.
Lần trước, em đã gửi quí TĐCTT cả 2 mp3 và 1 youtube, nên 1 youtube bao gồm cho cả 2 mp3, được gọi là phần nhất, phần đời trần thế cho tới khi ngài mới bắt đầu vào sống đời đan tu
ThanhRitaCascia-phan1.mp3 + Th
Nay em gửi phần còn lại, bao gồm 3 mp3, nhưng vẫn chỉ có 1 youtube, nên youtube thứ 2 này có thể nói là phần hai, phần đời tu trì của chị cho đến khi chị qua đời và thành hiển thánh.
ThanhRita.3.mp3 & ThanhRita-4.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Ba ngày đầu liền trong Tháng Sáu 2021 này, Thánh Thánh Tâm Chúa Giêsu, Giáo Hội tưởng nhớ các Thánh Tử Đạo.
Hôm nay, ngày 3/6, Giáo Hội tưởng nhớ Thánh Carolo Loanga và 22 Đồng Bạn Tử Đạo ở Nước Urganda Phi Châu vào thế kỷ 19.
Trong số 23 vị từ đạo Phi Châu này, có cả 4 tân tòng chẳng những được lãnh nhận Phép Rửa bằng nước trước khi được bằng máu chứng đức tin non nớt của mình.
Toàn là giới trẻ, từ 13 tuổi đến 24, nhưng lại được Thiên Chúa sử dụng để tiếp tục tỏ quyền năng phục sinh của Người ra trước thế gian và để mở mang vương quốc của Người.
Do đó, chính vị bạo vương tưởng rằng tán sát các vị là diệt trừ tận gốc rễ Kitô giáo, ai ngờ, vị bạo vương qua đi khi đất nước của ông lại càng tràn đầy Kitô hữu.
Thật thế, mỗi một vị thánh tử đạo chẳng những là quyền năng của Chúa Kitô Phục Sinh chiến thắng tội lỗi và sự chết nơi/của thánh phần tàn sát các vị,
mà còn là quyền năng thông ban sự sống thần linh cho các tâm hồn thành tâm tìm kiếm chân thiện mỹ nữa, nên mới xẩy ra chuyển càng bị bách hại Kitô hữu càng nhiều!
Với tâm tình nhờ lời chuyển cầu của các vị tử đạo hôm nay cho chúng ta cũng có một đức tin trung kiên bất khuất như các vị trong thời điểm của chúng ta đây, xin mời Quí TĐCTT theo dõi cái link sau đây:
ThanhCoroloLoangaVaCacBanTuDao
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Tháng 6 hằng năm chẳng những là Tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu, vì có Lễ Thánh Tâm Chúa,
như Tháng 3 Kính Thánh Giuse vì có Lễ Thánh Giuse, Tháng 11 Tưởng Nhớ Các Dẳng vì có Lễ Các Linh Hồn, Tháng 10 Mân Côi vì có Lễ Mẹ Mân Côi v.v.
Tháng 6, nếu căn cứ vào lễ thì còn là Tháng Tử Đạo nữa,
không phải vì tháng này có ngày 19/6 là ngày kỷ niệm 117 vị chân phước tử đạo ở VN được ĐTC GP II tôn phong hiển thánh năm 1988,
mà vì có nhiều lễ tử đạo nhất trong phụng niên, đặc biệt là các thánh tử đạo ở các thể kỷ đều, trong đó có 2 vị tông đồ cả Phêrô và Phaolô 29/6.
Nếu ngày mùng 1 đầu tháng 6 này Giáo Hội tưởng kính Thánh Jostino tử đạo vào đầu thế kỷ thứ 2, thì ngày 30 cuối tháng Giáo Hội tưởng kính chung các vị tử đạo ở Roma.
Hôm nay, ngày 2/6, Giáo Hội tưởng nhớ 2 vị tử đạo vào đầu thế kỷ thứ 4, năm 304, đó là Thánh Marcellino và Thánh Phêrô, cả 2 vị đều có tên trong lễ qui của Giáo Hội.
Xin mời quí
TĐCTT theo dõi
tiểu sử của 2
vị ở cái link
sau đây:
ThanhMarcellino-PheroTuDao.mp3
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Thánh Justinô, một dân ngoại gốc Hy Lạp trở lại, không phải chỉ là vị thánh tử đạo, trung thành với đức tin Kitô giáo,
mà còn là một trong các vị giáo phụ đầu tiên tử đạo sau thời các thánh tông đồ.
Ngoài ra, ngài còn là một triết gia Kitô giáo và một nhà hộ giáo công khai tranh luận bằng cả ngôn từ lẫn văn tự.
Căn cứ vào các văn bản và hộ giáo của ngài, ngài còn đặt nền tảng thần học Kitô giáo.
Chưa hết, ngài còn một nhà viết sử về Giáo Hội, nhờ ngài chúng ta mới biết được phụng vụ thời Giáo Hội sơ khai nũa.
Xin mời quí TĐCTT của em theo dõi vị thánh tử đạo Justino đặc biệt này của chúng ta, ở cái link sau đây:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Đây là những giây phút cuối cùng của Tháng Hoa, Tháng 5/2021, và sẽ chẳng bao giờ còn Thánh Hoa 2021 nữa.
Mà Tháng Hoa lại được kết thúc vào Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng 31/5 thật là ý nghĩa, như nhắc nhở con cái Mẹ rằng
Không gì đẹp lòng Mẹ bằng sống đức ái trọn hảo như Mẹ, vì cả cuộc đời trần gian của Chúa Giêsu Kitô Con của Mẹ,
kể từ khi nhập thể trong lòng Mẹ, "là để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người" (Mathêu 20:28)
Để lưu niệm Tháng Hoa 2021 vẫn còn đại dịch covid-19 hiện nay, em xin gửi đến quí AC món quà là mp3 sau đây, trong đó,
quí TĐCTT chẳng những nghe Mẹ thuật lại cho chúng ta nghe về biến cố này trong cuốn Thần Đô Huyền Nhiệm,
mà còn nghe cả 2 vị giáo hoàng suy diễn về ý nghĩa sâu xa của biến cố thăm viếng này rất hay mà chúng ta chưa bao giờ nghe.
Chẳng hạn như ĐTC Biển Đức XVI đã coi cuộc viếng thăm này là một cuộc Kiệu Thành Thể đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội v.v.
Xin chúc quí TĐCTT của em một Tháng Sáu, Tháng Thánh Tâm Chúa tràn đầy niềm vui thương xót như Mẹ Maria Thánh Mẫu Thương Xót.
em tịnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Nếu Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô nói chung và Mầu Nhiệm Phục Sinh của Người nói là mầu nhiệm quan trọng nhất,
thì Nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa là mầu nhiệm cao trọng nhất của Kitô giáo chúng ta.
Bởi vì, Chúa Kitô Nhập Thể và Vượt Qua là để tiêu diệt tội lỗi và sự chết nơi chúng ta, và thông ban sự sống thần linh cho những ai đã lãnh nhận Phép Rửa Tái Sinh,
nhờ đó, chúng ta được hoan hưởng thực tại hiệp thông thần linh trên thiên đàng với Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần.
Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi hay Ba Ngôi Thiên Chúa chính là Thực Tại Hiệp Thông Thần Linh này,
mà Thực Tại Hiệp Thông Thần Linh này là ở chính "Thiên Chúa là Tình Yêu" (1Gioan 4:8,16), do đó ĐTC Phanxicô đã diễn tả trong Huấn Từ Truyền Tin hôm nay như sau:
"Chúa Cha là tình yêu, Chúa Con là tình yêu, Thánh Thần là tình yêu.
Vì là tình yêu mà Thiên Chúa, trong khi duy nhất, lại không lẻ loi nhưng hiệp thông, giữa Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần.
Vì tình yêu chính yếu là ở chỗ ban tặng bản thân, nên nơi thực tại nguyên thủy và vô cùng của mình,
Chúa Cha thông ban mình bằng việc nhiệm sinh Chúa Con, Đấng lại hiến mình cho Chúa Cha,
để rồi tình yêu hỗ tương của các Vị chính là Thánh Linh, mối hiệp nhất của các Vị"
Nếu quí TĐCTT nào chưa đọc Huấn Từ Truyền Tin của ĐTC Phanxicô cho Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay,
mà chỉ muốn nghe, hay thậm chí muốn nghe lại những lời của ngài về mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa cao trọng nhất của Kitô giáo chúng ta,
xin mời theo dõi ở những cái links sau đây nhé.
em tĩnh
DTCPhanxico-
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trong loạt bào Giáo Lý về Cầu Nguyện của ĐTC Phanxicô kéo dài cho tới Thứ Tư vừa rồi, 26/5/2021, là bài thứ 36.
Bài giáo lý thứ 36 này về đề tài cầu Nguyện bằng Lòng Tin Tưởng rất cần thiết và thực tế trong đời sống của từng Kitô hữu chúng ta.
Vấn đề chính yếu là tại sao chúng ta cầu nguyện những điều chính đáng, và Thiên Chúa là Cha nhân lành lại dường như không đáp ứng?
Chúng ta hãy nghe vị giáo hoàng đương kim Phanxicô của chúng ta trả lời cho chúng ta ở cuối bài giáo lý này như sau:
"Sự dữ là chúa của ngày áp cuối: xin hãy nhớ kỹ điều này. Sự dữ không bao giờ là ngày cuối cùng, không:
ngày áp cuối, khi mà đêm là lúc tăm tối nhất, ngay trước rạng đông.
Bởi thế mới có khung hướng vào ngày áp cuối là lúc ma quỉ làm cho chúng ta nghĩ rằng hắn đã thắng cuộc:
"Đó, các ngươi đã thấy chưa, Ta đã thắng cuộc!"
Tên gian ác là Chúa của ngày áp cuối: cuối cùng là Phục Sinh.
Thế nhưng tên gian ác này không bao giờ là Chúa của ngày cuối cùng: Thiên Chúa mới là Chúa của ngày cuối cùng.
Vì ngày đó thuộc về một mình Thiên Chúa, mà đó là ngày mà tất cả lòng mong ước của con người muốn được cứu độ sẽ nên trọn.
Chúng ta hãy biết khiêm tốn nhẫn nại đợi chờ ơn Chúa, đợi chờ ngày cuối cùng.
Rất thường xẩy ra là ngày áp cuối là ngày rất khốn khó, vì những đau khổ của con người là những gì khốn khó.
Thế nhưng, Chúa lại ở đó. Và vào ngày cuối cùng, Ngài giải quyết hết tất cả mọi sự"
Hôm nay, Lễ Chúa Ba Ngôi, cùng với Bài Huấn Từ Truyền Tin của ĐTC Phanxicô, em vừa gửi đi cho chung cộng đồng dân Chúa, trong đó có TĐCTT,
chúng ta hãy đi sâu hơn nữa vào Mầu Nhiễm Ba Ngôi Thiên Chúa bằng việc "Cầu Nguyện Bằng Lòng Tin Tưởng" ở những cái links sau đây:
DTCPhanxico-
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Chưa thấy một vị thánh nào vui tương và có máu khôi hài như Thánh Philiphe Neri. Chẳng hạn như mẩu chuyện sau đây:
... Cũng với tính khôi hài này. Thánh Philipphê đã sửa dạy được nhiều nết xấu của người ta.
Chẳng hạn một phụ nữ quen tật nói xấu người khác được nghe thánh nhân dạy hãy mua một con gà giết chết, rồi vừa đi vừa nhổ lông trên đường tới gặp Ngài.
Chị ta ngạc nhiên làm và như vậy. Tới nơi thánh nhân dạy : - Chị hãy trở về đường cũ và lượm hết các lông đó lại.
Người phụ nữ la lối không thể được vì gió thổi bay khắp chốn rồi.
Thánh nhân mới nói: - Những lời nói xấu vu oan cho người ta một khi ra khỏi miệng sẽ truyền từ tai này qua tai nọ. Chị có thể lấy lại được không ?
Và thánh Nhân khuyên nhủ : - Khi muốn nói về một người nào làm khổ mình, hãy nói với Chúa mà thôi để cầu nguyện và giúp họ sửa sai.
Mời quí TĐCTT của em nghe trọn câu chuyện về vị thánh này ở cái link sau đây:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, 25/5, Giáo Hổi tưởng kính 3 vị thánh một ngày,
mỗi vị thánh đều khác biệt nhau, đều phản ảnh Một Chúa Kitô ở một chiều kích nào đó:
Thánh Bêđa Linh Mục - phản ảnh một Chúa Kitô mạc khải;
Thánh Grêgôriô VII Giáo Hoàng - phản ảnh một Chúa Kitô mục tử;
Thánh Maria Madalena Pazzi Trinh Nữ - phản ảnh một Chúa Kitô cầu nguyện.
Xin 3 vị thánh hôm nay chuyển cầu cho TĐCTT chúng ta cũng trở thành hiện thân trung thực và sống động của Chúa Kitô thời đại.
Với ước nguyện ấy, xin mời quí TĐCTT của em theo dõi các vị ở cái link sau đây:
ThanhBedaLm.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Thánh Linh như là một thứ gió mãnh liệt và thanh thoát, tức là ngọn gió này mang lại cho chúng ta sức mạnh và làm cho chúng ta tự do: thứ gió mãnh liệt và thanh thoát.
Thứ gió Thánh Linh này không thể bị kiềm chế, bị ngăn chặn, hay được đo lường; chiều hướng của thứ gió này cũng không thể lường trước được.
Thứ gió này không để cho mình bị đóng khung trong nhu cầu loài người của chúng ta - chúng ta bao giờ cũng cố gắng đóng khuôn các sự vật / sự việc lại -
thứ gió này không để mình bị đóng khuôn theo những kiểu cách của chúng ta và các thành kiến của chúng ta.
Vì vị Thần Linh này là Đấng phổ cập, không lấy đi các thứ khác biệt về văn hóa, những thứ khác biệt về ý nghĩ, không, mà là cho hết mọi người,
nên mọi người đều hiểu được Ngài theo văn hóa của mình, theo ngôn ngữ của mình.
Vị Thần Linh này thay đổi tâm can, mở rộng tầm mắt của các môn đệ. N
gài giúp các vị có thể vươn tới những người khác, trong khi vẫn tôn trọng các khả thể lắng nghe và hiểu biết, theo văn hóa và ngôn ngữ của từng người
Trên đây là một số ý tưởng tiêu biểu trong bài huấn từ Lạy Nữ Vương của ĐTC Phanxicô cho Chúa Nhật Hiện Xuống hôm nay,
những điều nhắc nhở chúng ta về chiều hướng Thánh Linh và chủ trương của Giáo Hội Chúa Kitô đó là hiệp nhất trong đa dạng và đa dạng trong hiệp nhất.
Giờ đây, xin mời quí anh chị theo dõi toàn bài huấn từ của ngài ở những cái links sau đây:
DTCPhanxico HuanTuLayNuVuongLeHienXuong.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
"Vị thánh nữ có cái tên hơi lạ tai mà khi còn ở quê nhà, phần đông chúng ta chưa biết, vì có mấy ai nói đến thánh nữ RITA.
Ở Âu châu phong trào sùng kính thánh nữ Rita rất thịnh hành. Người ta đã xây nhiều thánh đường nguy nga đồ sộ dâng kính Ngài, nhất là ở Ý-đại-Lợi.
Những ơn ích đã được nhận lãnh do lời Ngài cầu bầu thì rất nhiều.
Tại nước Pháp, ở Nice, các cha dòng Hiến sĩ Đức Nữ Trinh Maria có xuất bản tập nguyệt san, phát động việc đạo đức, có mục ghi những lời khấn xin và những lời cảm tạ thánh Rita
về những ơn lành hồn xác đã được hưởng nhờ; người ta gọi Thánh Rita là Vị thánh của những nan giải.
Dưới chân đồi Montmartre (Paris), có nguyện đường dâng kính Thánh Rita. Đọc hạnh tích Thánh Rita, chúng ta thấy rõ hai sự thật hiển nhiên :
một là Thiên Chúa, Đấng Toàn năng làm được tất cả mọi điều kỳ diệu mà trí khôn hèn mọn của ta không thấu hiểu được,
hai là chúng ta phải xác nhận rằng lời cầu nguyện có năng lực vô song, miễn là chúng ta cầu nguyện với đức tin, cầu nguyện bền bỉ và điều mình cầu xin không vượt ra ngoài thánh ý Chúa.
Sự việc Rita mở mắt chào đời cũng tương tự như Isaac, Samuel và Gioan Baotixita.
Suốt đời sống của Rita cũng đã có những sự kiện lạ lùng ngoài sự hiểu biết của người đời.
Bởi vậy mà năm 1957, kỷ niệm 500 năm thánh Rita qua đời, Đức Piô XII đã viết :
Thánh Rita là nguồn khích lệ cho nhiều người, ở mọi cấp bậc, biết cam lòng lãnh nhận thử thách;
biết tha thứ mọi lỗi lầm của những kẻ đã làm khổ mình, biết tìm nguồn vui trong đời sống đạo đức;
nêu gương trông cậy vững vàng vào sự ước mong lợi ích vĩnh cữu.
'Thánh Rita đã chu toàn nhiệm vụ làm người con hiếu thảo, làm người vợ hiền, làm người mẹ thánh thiện, làm người góa phụ trung hậu;
khắc phục bao nỗi lo âu vất vả nhọc nhằn. Đến khi được vào dòng nữ chiêm niệm, sống đời ẩn dật, thánh Rita luôn luôn nhẫn nại và sống quảng đại".
Trên đây là những lời dẫn nhập vào truyện của tác giả Hồ Đắc Hóa nghiên cứu về vị thánh nữ này.
Xin trân trọng giới thiệu với quí TĐCTT của em chân dung của một vị thành rất đặc biệt với đủ mọi ơn gọi của Kitô hữu trên trần gian này,
ở những cái links dưới đây, nhưng mới là nửa đời người, và cuối tuần này chúng ta sẽ theo dõi tiếp nửa phần đời sau của ngài:
ThanhRitaCascia-phan1.mp3 & Th
https://youtu.be/X-6Y9YL0BRo (
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
"... Mặc dù các vị bị tách lìa Chúa, các vị cũng không tỏ ra phiền muộn, trái lại, các vị cảm thấy hân hoan và sẵn sàng lên đường truyền giáo trên thế giới.
Tại sao các môn đệ không buồn? Tại sao chúng ta cũng phải hoan hỉ khi thấy Chúa Giêsu về trời?...
"Chúa Giêsu đã về trời: con người đầu tiên trước nhan Chúa Cha.
Người rời bỏ mang theo những thứ bệnh hoạn tật nguyền, những gì là giá Người đã phải trả cho phần rỗi của chúng ta, để cầu cho chúng ta.
Thế rồi Người đã sai xuống với chúng ta Thánh Linh, Người hứa ban Thánh Linh cho chúng ta, để chúng ta ra đi truyền bá phúc âm hóa.
Niềm vui của ngày hôm nay là vì thế, niềm vui của Ngày Thăng Thiên là do vậy".
Trên đây là mấy ý tưởng chính yếu tiêu biểu cho Huấn Từ Lạy Nữ Vương của ĐTC Phanxicô cho Cn Thăng Thiên hôm nay.
Xin mời quí TĐCTT theo dõi toàn bộ huấn từ Lạy Nữ Vương của ngài kèm theo những chia sẻ phụ họa ở những cái link sau đây:
DTCPhanxico-HuanTuLayNuVuong.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Chúng ta đều biết Thánh Matthia Tông Đồ là vị được chọn thay cho Tông Đồ Giuda ích-Ca.
ĐTC Biển Đức XVI đã nói gì về 2 vị
tông đồ thay thế nhau này?
Trong buổi triều kiến chung
Thứ Tư ngày 18/10/2006 đã nói về cả 2 vị như sau:
Về người môn đệ phản bội Giuđa Íchca
"Mầu nhiệm này thậm chí còn sâu kín hơn nữa khi người ta nghĩ tới số phận đời đời của con người ấy,
khi thấy rằng Giuđa “đã tỏ ra hối hận mang 30 đồng bạc đến cho các vị trưởng tế và kỳ lão mà nói ‘tôi đã phạm tội gây đổ máu người vô tội’” (Mt 27:3-4).
Mặc dù con người này đã đi thắt cổ tự vẫn (x Mt 27:5),
chúng ta cũng không được phán đoán cử chỉ này của
con người ấy, đặt mình vào chỗ của Thiên Chúa là Đấng vô cùng xót thương
và công chính".
"Sau khi sa ngã, Tông Đồ Phêrô đã tỏ ra hối hận rồi được thứ tha và ân sủng.
Giuđa cũng tỏ ra hối hận, nhưng việc hối hận của con người này lại thoái hóa thành tuyệt vọng và vì thế đã đi đến chỗ tự diệt.
Đối với chúng ta thì đó là một lời kêu gọi hãy luôn nhớ đến những gì được Thánh Biển Đức viết ở đoạn kết Chương 5 – những gì căn bản – nơi Luật của ngài:
“Đừng bao giờ tuyệt vọng trước tình thương của
Thiên Chúa”. Thật vậy, Thánh Gioan đã viết “Thiên Chúa là Đấng cao cả
hơn lòng của chúng ta” (1Jn
3:20).
Về Thánh Matthia
"Nhân vật sau thực sự đã được chọn, nhờ đó, “ngài được ghi danh vào với số 11 vị tông đồ” (Acts 1:26).
Chúng ta không biết gì hơn về ngài, ngoại trừ việc ngài là một trong những nhân chứng về cuộc sống công khai của Chúa Giêsu (x Acts 1:21-22), trung thành với Người cho đến cùng.
Việc trung thành của ngài sau đó đã được Thiên Chúa kêo gọi để thay chỗ cho Giuđa, như thể bù đắp lại việc phản bội của Giuđa.
"Chúng ta hãy rút tỉa một bài học cuối cùng ở đây là mặc dù không thiếu thành phần Kitô hữu bất xứng và bội phản trong Giáo Hội,
chúng ta vẫn cần phải làm cân bằng hóa sự dữ do họ gây ra bằng chứng từ rạng ngời của chúng ta về Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Độ của chúng ta".
Giờ đây, xin mời quí TĐCTT theo dõi những gì liên quan đặc biệt đến riêng Thánh Matthia, bao gồm cả người môn đệ phản bội Giuđa Íchca ở cái link sau đây:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, Giáo Hội tưởng kính 3 vị tử đạo vào đầu thế kỷ thứ 4,
trong đó Thánh Nêrô và Arhcheliô là 2 quân nhân của hoàng đế Roma nhưng trở lại;
còn Thánh Pancrasio là một thiếu niên mới 14 tuổi, mới đến sinh sống ở Roma và mới trở lại đạo,
ấy thế mà rất mạnh tin, đến nỗi đã khẳng khái nói với chính vị hoàng đế sát hại mình rằng:
"Một Kitô hữu không màng tới của cải và thú vui trần thế. Họ chỉ ao ước những gia sản trên trời.
Cái chết chỉ làm cho hạnh phúc của họ tới mau hơn. Ngài cứ hành hình tôi và đừng tìm cách bắt tôi thờ lạy các tượng thần làm gì".
Tuyệt vời! Chúa Kitô Phục Sinh đã tỏ mình ra hết sức oanh liệt và rạng ngời nơi thiếu niên 14 tuổi tử đạo Pancrasio này.
Xin mời quí TĐCTT theo dõi tích truyện về 3 vị thánh tử đạo vào đầu thế kỷ thứ 4 ở cái link dưới đây:
BaThanhTuDao-Nero.Archelio.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
Chúng ta vẫn đang sống vừa trong Năm Thánh Giuse (8/12/2020-2021) vừa Năm Gia Đình Niềm Vui Yêu Thương (19/3/2021 - 26/6/2022).
Và chúng ta cũng đã tìm hiểu về Thánh Giuse theo lý thuyết, căn cứ vào Tông Thư Tấm Lòng Người Cha của ĐTC Phanxicô, tất cả 10 bài.
Giờ đây chúng ta qua những câu truyện đời thường được Thánh Cả chuyển cầu cứu giúp cho những ai sống đời hôn nhân gia đình trải qua gian nan khốn khó kêu cầu Ngài.
Sau đây là cái link để chúng ta theo dõi:
Thánh Giuse cứu giúp Đời Sống Hôn Nhân Gia Đình - Các Tích Truyện Chọn Lọc
NamThanhGiuse.12-
Đaminh Maria cao tấn tĩnh
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, ngày 10/5, Giáo Hội tưởng kính Thánh Damiên Môlôcai, Vị Tông Đồ Người Cùi.
Vị Thánh Người Bỉ , một tu sĩ linh mục Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria,
đã tình nguyện phục vụ người cùi ở đảo Molocai, một trong quần đảo bao gồm 7-8 đảo,
suốt 16 năm trường, từ năm 1873 lúc ngài 33 tuổi, cho đến năm 1889 thì qua đời bởi chính bệnh cùi
ngài bị lây nhiễm vào năm 1884 khi ngài bị phỏng ở chân mà không cảm thấy đau v.v.
Hy vọng Vị Tông Đồ Người Cùi Pháp quốc Đức Cha Cassaigne lập Trại Phong Di Linh
cũng sớm được phong hiển thánh như ngài để càng nêu gương cho Kitô hữu Công Giáo chúng ta.
Thật ra, cho dù các vị tông đồ người cùi như Cha Đamiên hay như Đức Cha Cassaigne.
không được hay chưa được phong thành đi nữa, các ngài thực sự là thánh, bởi đức bác ái trọn hảo của các ngài,
vì theo tự nhiên, không ai có thể làm được như các ngài, đến độ còn xa lánh người cùi, thậm chí không dám nhìn họ!
Thánh Đamiên Môlôcai khiến
một đảo bên cảnh Đảo Môlôcai, một hòn đảo giờ đây nổi tiếng bởi danh tiếng của Vị Tông Đồ Người Cùi là Thánh Đamiên.
Với tâm tình cảm phụ vị thánh tông đồ người cuúi và xin ngài chuyển cầu cho ngừời cùi
và cho cả chúng ta cũng tự trở nên cùi hủi bởi sống theo đam mê nhục dục đến độ làm dị dạng và quái dạng hình ảnh Thiên Chúa nơi chúng ta!
Mời quí TĐCTT chiêm ngắm chân dung của Thánh Đamiên Môlôcai Tông Đồ Người Cùi ở cái link sau đây:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trong bài Huấn Từ Lạy Nữ Vương cho Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm B hôm nay, ĐTC đã đặt ra 4 vấn đề từ bài Phúc Âm. Thật vậy,
trong đoạn Phúc Âm của Chúa Nhật này (Jn 15:9-17), sau khi so sánh mình với cây nho và chúng ta với cành nho, 4 vấn đề được đặt ra như sau:
1- Đâu là hoa trái xuất phát từ những ai liên kết với Người?
2- Tình yêu mà Chúa Giêsu nói với chúng ta hãy ở trong thì có được niềm vui của Người là gì?
3- Làm sao chúng ta có thể ở lại trong tình yêu ấy?
4- Việc ở lại trong tình yêu của Chúa dẫn chúng ta đến đâu?
Để có thể
tìm thấy câu
trả lời từ
chính ĐTC
Phanxicô của
mình, chúng
ta hãy lắng
nghe ngài
qua cái link
sau đây:
DTCPhanxico-HuanTuLayNuVuong.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Dẫn Nhập
Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 1: Ðiều đang xảy ra cho căn nhà của chúng ta
Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 2: Tin Mừng về sự sáng tạo
Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 3: Căn cội sự khủng hoảng môi sinh do con người gây ra
Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 4: Một nền môi sinh học toàn diện
Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 5: Vài đường nét định hướng và hành động
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 5
ThongDiepLaudatoSi-Chuong5.mp3
Xin đón đọc và
nghe tiếp:
Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 6: Giáo dục và linh đạo môi sinh học
Nhìn vào nội dung và bố cục của toàn bộ Bức Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si của ĐTC Phanxicô,
chúng ta thấy được tiến trình khởi đi từ hiện trạng (chương 1), để trở về nguồn mạc khải thần linh (chương 2),
nhờ đó thấy được căn nguyên gây ra hiện trạng ấy (chương 3), trong khi đó hệ sinh thái toàn diện không hợp với căn nguyên ấy (chương 4),
nên hiện trạng hệ sinh thái cần phải được giải quyết có một hướng đi dứt khoát cụ thể bằng hành động đối thoại với nhau (chương 5),
nhất là trong
việc giáo dục
theo linh đạo
môi sinh học của
Kitô giáo
(chương 6)
Mở đầu cho chương 5 này, ĐTC đã cảnh báo chung nhân loại rằng:
"Giờ đây chúng ta sẽ nỗ lực để vạch ra những con đường chính của việc đối thoại,
có thể giúp
chúng ta thoát
khỏi
vòng xoáy
của sự
tự huỷ diệt
hiện đang nhấn
chìm chúng ta".
Email hôm qua khi phổ biến Chương IV, không ngờ đã có câu kết thúc cùng một ý tưởng này của ngài:
"... để giúp con người vượt thoát khỏi trận lốc xoáy (tornado) duy nhân bản, khiến con người càng văn minh càng bạo loạn,
càng biến dạng
để trở thành dị
dạng như fake
với bản thân
mình và vì
thế càng tiến
gần đến
hố diệt vong".
Đaminh Maria cao tấn tĩnh
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Tổng Quan
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Dẫn Nhập
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 1
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 2
Học Hỏi Thông Điệp
Chúc Tụng Chúa
Laudato Si'-
Chương 3
3 Chương còn lại chúng ta sẽ cố gắng hoàn tất trong tuần này:
Và sau đây là bài đọc và bài nghe về Chương 4: "Hệ Sinh Thái toàn vẹn", ở những cái links dưới đây:
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 4
ThongDiepLaudatoSi-Chuong4.mp3
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 5
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 6
Vì Thông Điệp Laudato Si với Thông Điệp Fratelli Tutti là một cặp thông điệp bất khả phân ly,
và thời điểm kỷ niệm 5 năm ban hành Thông điệp Laudato Si lại là thời điểm Thông điệp Fratelli Tutti được ban hành.
Thông điệp Fratelli Tutti như là phần hai và là phần chính để giúp con người vượt thoát khỏi trận lốc xoáy (tornado) duy nhân bản,
khiến con người càng văn minh càng bạo loạn, càng biến dạng để trở thành dị dạng như fake với bản thân mình và vì thế càng tiến gần đến hộ diệt vong.
Đaminh Maria cao tấn tĩnh
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trong huấn từ Lạy Nữ Vương cho Chúa Nhật V Phục Sinh Năm B ngày 2/5/2021 vừa rồi,
ĐTC đã hướng dẫn Kitô hữu chúng ta phải làm sao để trở thành một cành nho sinh hoa trái,
với một số ý tưởng tiêu biểu sau đây:
"Vì các cành nho thiếu cây nho chẳng làm gì được, chúng cần nhựa để tăng trưởng và sinh hoa kết trái,
thế nhưng, cả cây nho nữa, cũng cần cành nho, vì hoa trái không trổ sinh ở thân cây.
Đó là một nhu cầu hỗ tương, đó là vấn đề của việc lưu ngụ hỗ tương để sinh hoa kết trái".
"Trước hết, chúng ta cần Người. Chúa muốn nói với chúng ta rằng
trước vấn đề tuân giữ các giới răn, trước các mối phúc đức, trước các việc làm xót thương,
cần phải liên kết với Người, cần phải ở lại với Người"
"Thậm chí Chúa Giêsu cần đến chúng ta nữa, như cây nho với các cành nho...
Chúa Giêsu cần đến chúng ta ở chỗ nào chứ? Người cần đến chứng từ của chúng ta".
"Mà chúng ta làm sao có
thể thành đạt để làm việc
này?...
Hoa trái của đời sống chúng ta
lệ thuộc vào việc cầu nguyện.
Chúng ta có thể suy tưởng như Người, tác hành giống Người,
nhìn thế gian này cùng với các sự vật / sự việc bằng con mắt của Chúa Giêsu...
Chúng ta yêu thương họ bằng con tim của Người"
Xin mời Quí TĐCTT của em theo dõi nguyên trọn bài Huấn Từ của ĐTC kèm theo các lời dẫn giải cần thiết, ở cái link dưới đây:
DTCPhanxico-HuanTuLayNuVuong.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Chúng ta vừa cùng với Giáo Hội tưởng kính các vị thánh trụ cột trong Giáo Hội và cho Giáo Hội, đó là:
Thánh Philiphê và Giacôbê Hậu, 2 vị trong 12 vị tông đồ, thành phần chứng nhân tiên khởi của Chúa Kitô và cùng với tông đồ đoàn là nền tảng của Giáo Hội.
Thánh Tông Đồ Philiphê là 1 trong 2 (với Thánh Anrê) là 2 người đến với Chúa Giêsu đầu tiên, và là môn đệ trong Bữa Tiệc Ly đã "xin Thày tỏ cho chúng con biết Cha..." (Gioan 14:8).
Thánh Tông Đồ Giacôbê Hậu có câu nói thời danh: "Đức tin không việc làm là đức tin chết" (Giacôbê 2:17)
Thánh Athanasia, tuy không phải là tông đồ, nhưng thuộc về thành phần các vị giáo phụ trong 7 thế kỷ đầu của Giáo Hội, bảo vệ và làm sáng tỏ đức tin Kitô giáo.
Kinh Tin Kính chúng ta đọc trong các Lễ Chúa Nhật và Lễ Trọng được hình thành bởi 2 công đồng chung đầu tiên: ở Nicea năm 325 và ở Constantinopoly 381.
Thánh Athanasia, vị giám mục trước 30 tuổi, tuy mới là phó tế, nhưng đã có một ảnh hưởng trên công đồng bao gồm toàn là giám mục để chống lại bè rồi Ariô.
Vì cương quyết bênh vực đức tin vào mầu nhiệm nhập thể mà trong thời gian làm giám mục gần 50 năm, đã bị đi đầy 5 lần nhưng chân lý đức tin vẫn thắng.
Chúng ta hãy tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta những vị thánh, chẳng những các vị tông đồ lưu truyền đức tin cho chúng ta, mà còn các vị giáo phụ để bênh vực và dẫn giải đức tin cho chúng ta.
Với tâm tình trân trọng và gắn bó sống chết với đức tin cứu độ của chúng ta, chúng ta hãy chiêm ngắm chân dung của các vị thánh tông đồ và giáo phụ trong các links sau đây:
ThanhAthanasioGiamMucTienSi.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm
nay, 30/4, Giáo Hội tưởng kính Thánh Giáo
Hoàng Piô V thời thể kỷ 16 của Giáo Hội:
Vì quá bận tâm với công việc, Đức Piô V như quên cơn bệnh đang phá hoại sinh lực;
Ngài bị chứng sốt kinh niên ngay từ năm 1569. Dầu vậy Ngài vẫn yên lặng chịu bệnh và cứ hăng hái làm việc.
Cuối năm 1571 cơn bệnh trở nên trầm trọng và Đức Thánh Cha phải nằm liệt giường.
Biết ngày giờ đã gần đến, Đức Thánh Cha Piô V dọn mình sốt sắng và can đảm chịu bệnh hầu phụng sự Giáo hội cách hoàn hảo hơn.
Suốt ngày đêm Ngài ôm chặt cây Thánh giá trên ngực và thầm thĩ với Chúa:
"Lạy Chúa, xin thêm đau khổ cho con, xin giúp con nhẫn nại theo gương Chúa,
xin cho con luôn nhớ rằng chỉ có những cái gì thuộc về Thánh giá Chúa mới làm cho con được vinh hiển".
Sứ mệnh trần gian đã hết, ngày 1-5-1572, Ngài được Chúa gọi về trời.
Xác Ngài được táng trọng thể tại thánh đường Đức Bà Cả (Sainte Marie Majeur).
Năm 1671 Đức Giáo Hoàng Clêmentê X cất Ngài lên bậc Chân phước và năm 1710 Ngài lại được Đức Giáo Hoàng Clêmentê XI truy phong bậc Hiển thánh và định lễ kính Ngài hằng năm.
Lạy thánh Piô, người Chúa đã chọn để áp đảo quân thù của Giáo hội và để tu bổ việc tôn thờ Thiên Chúa,
xin cho chúng con biết theo gương Ngài trung thành phụng thờ Chúa, để chúng con thắng được mọi mưu mô quân thù và được hưởng phúc thanh nhàn đời đời.
Mời Quí TĐCTT của em cùng nhau chiêm ngắm Chúa Kitô nơi Thánh Giáo Hoàng Piô V của chúng ta nhé, ở cái link sau đây:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, 29/4, Giáo Hổi tưởng kính vị Thánh nử người Ý, Dòng Ba Đaminh, thế ký 14.
Đó là Thánh Catarina Sienna đồng trinh và tiến sĩ của Hội Thánh, quan thày ý quốc và đồng quan thày Âu Châu.
Chị là một giáo dân tầm thường mà ngài lại làm cố vấn cho cả vua chúa, cho các đấng các bậc, thậm chí cho cả giáo hoàng,
nhất là ngài đã giúp Đức Giáo Hoàng Grêgôriô IX từ Avignon Pháp quốc về lại Roma.
Tuy hoạt động cả trong Giáo Hội lần phục vụ người nghèo khổ thời bấy giờ
nhưng yếu tố quan trọng nhất làm nên đời sống thánh của ngài là chính nội tâm thân mật với Chúa,
nhờ đó sức sống nội thâm sung mãn ấy mới tràn ra các hoạt động tông đồ bác ái của ngài.
Thiên Chúa còn tỏ ra sự khôn ngoan của Chúa qua các tác phẩm thần học khiến ngài thành tiến sĩ Hội Thánh
trong khi chính bản thân ngài chỉ có trình độ tiểu học mà thôi.
Xin Thánh Catarina chuyển cầu cho chúng ta được trở nên bé nhỏ để LTXC có thể tỏ hiện qua chúng ta như qua ngài.
Giờ đây, xin mời quí anh chị theo dõi truyện
thánh của ngài ở cái link sau đây:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, 28/4 Giáo Hội tưởng kính 2 vị thánh một lúc, riêng rẽ nhau, chứ không chung nhau,
như một số thánh khác, điển hình nhất là hai Thánh Phêrô và Phaolô cùng lễ và cùng ngày 29/6.
Hai vị thánh ngày 28/4 hôm nay, vì chết cùng vào ngày 28/4, những khác thế kỷ,
tuy được kính riêng nhau, nhưng cũng có một số điểm tương tự như nhau:
1- Cùng là người Pháp;
2- Cùng có chí hướng truyền giáo
Nhưng cũng có những khác biệt:
1- Thánh Louis Montfort truyền giáo trong nước là giảng tĩnh tâm cho giới nghèo; Thánh Phêrô Chanel cho Úc Châu.
2- Thánh Louis Montfort viết về Thánh Mẫu; Thánh Phêrô Chanel viết bằng máu chứng đức tin của mình về Chúa Kitô.
3- Thánh Louis Montfort có tác phẩm "Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria: ánh hưởng đến Thánh Giáo Hoàng GPII, vị lấy khẩu hiệu "totus tuus" từ tác phẩm này;
Thánh Phêrô Chanel sau 2 năm tử đạo đã làm cho cả đảo Futuna từng sát hại ngài trở lại Công giáo, lây sang các đảo khác, và ngài làm quan thày Úc Châu.
Xin mời quí TĐCTT theo dõi chân dung hai vì thánh Pháp quốc thể ký 17-18 và 18-19 này ở những cái link sau đây:
ThanhPheroChanel-
https://youtu.be/NGDiSf0tloo
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, 25/4, Chúa Nhật IV Phục Sinh Chúa Chiên Lành, đồng thời cũng là lễ kính Thánh Sử Marco hằng năm của Giáo Hội.
Bài Phúc Âm của Thánh ký Gioan về Chúa Chiên Lành của Chúa Nhật IV PS Năm B hôm nay có những ý nghĩa nào, và chúng ta cần phải thực hành ra sao?
Và Thánh Marco Thánh Sử, người viết cuốn Phúc Âm thứ 4 là ai và như thế nào, và phúc âm ngài viết có những đặc tính chi...
Xin mời quí TĐCTT thân yêu của em cùng nhau theo dõi ở những cái links sau đây nhé:
DTCPhanxico-HuanTuLayNuVuong.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Tạ ơn LTXC đã tiếp tục ở với anh chị em TĐCTT của chúng ta, qua tất cả và từng sinh hoạt của chúng ta.
Như qua 2 giờ kinh nguyện hằng ngày của chúng ta, vẫn đông đảo, tha thiết, thân tình và hào hứng.
Điển hình là
cuối giờ kinh
chiều nay, sau khi em chia sẻ bổ túc
bài Phúc Âm hôm nay, liên quan đến
sự kiện môn đệ bỏ Chúa mà đi,
các câu hỏi liên quan đến Lời
Chúa đã dồn dập được đặt ra,
và em đã được dịp để làm sáng tỏ Lời
Chúa trong tầm hiểu biết của mình.
Lời Chúa trong Bài Phúc Âm hôm nay - Thứ Bảy 24/4/2021
Em nghĩ rằng chính vì em đã nhấn mạnh hết sức đến Lời Chúa trong Bài Phúc Âm hôm nay mới có những vấn nạn về Lời Chúa như vậy.
Em đã nói đến lý do sâu xa tại sao các môn đệ bỏ Chúa mà đi, không phải vì chính Lời Chúa cho bằng bởi chính bản thân họ: "khó nghe" Lời Chúa hay "chói tai" với Lời Chúa.
Nếu Lời Chúa mà họ tự nhiên có thể hiểu được thì chẳng còn gì là mạc khải thần linh siêu việt nữa, một mạc khải được diễn tả ra bằng Lời Chúa cần ơn Chúa mới hiểu được.
Đó là lý do trong Bài Phúc Âm Thứ Năm tuần III PS này, Chúa Giêsu đã khẳng định: "Không ai đến được với Tôi nếu Cha tôi không lôi kéo họ".
Như thế, nếu Kitô hữu chúng ta đọc Lời Chúa mà không hiểu, hay đúng hơn chưa hiểu, mà gấp sách lại, chẳng bao giờ đọc nữa thì, ở một nghĩa nào đó, chẳng khác gì như các môn để bỏ đi ở bài Phúc Âm hôm nay.
Chính vì chúng ta không hiểu mới đọc Lời Chúa cho hiểu, và không phải tự trí khôn hạn hẹp đầy mù tối và chủ quan cùng thiển cần lại đầy thiên kiến của chúng ta có thể hiểu được Lời Chúa,
trái lại, chính Lời Chúa "là thần linh và là sự sống", như Chúa Kitô khẳng định trong bài Phúc Âm hôm nay, "Lời ban sự sống", như Thánh Phêrô sau đó tuyên xưng, mới làm chúng ta hiểu, nếu cứ tiếp tục đọc.
Và cũng chính vì không chịu đọc Lời Chúa nữa mà khi đụng độ với cám dỗ, với thử thách, với chọn lựa, chúng ta đã không biết đâu mà mò, và đã chọn thứ khôn ngoan trần gian, theo đường rộng dẫn tới hố diệt vong.
Chưa hết, Lời Chúa ở Phúc Âm Thứ 4 trong Bài Giảng về Bánh Hằng Sống ở đoạn 6 Phúc Âm Thánh Gioan được Giáo Hội chọn đọc suốt Tuần III Phục Sinh này: "Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì có sự sống đời đời" ,
nhưng cuối cùng, trong bài Phúc Âm kết về Bánh Hằng Sống hôm nay, Người cũng khẳng định "Lời Tôi là thần linh và sự sống", vì chính bản thân Người là "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), là Bánh Bởi Trời!
Do đó, Kitô hữu chúng ta, cho dù "ăn thịt và uống máu" Người, bằng việc hiệp lễ dưới 2 hình hằng ngày chăng nữa, nếu chúng ta không sống Lời Chúa, chúng ta có thể, như thực tế cho thấy, bị tẩu hỏa nhập ma, ở chỗ:
thay vì Chúa sống trong chúng ta, khiến chúng ta cảm nghĩ, nói năng, tác hành và phản ứng như Người, thì lưỡi chúng ta rước Người lại nói xấu, mỉa mai nhau, và lòng chúng ta rước Chúa lại hận thù ghen ghét nhau!
Lời Chúa hôm nay gợi lên vấn nạn cần được sáng tỏ
Chị Phạm Bạch Tuyết:
1- Lời Chúa: "Làm phúc tay phải thì đừng cho tay trái biết", vậy mà thường các đấng bậc hứa nhận được thông báo càng đóng góp nhiều thì nhận bảng tri ân càng to v.v.
Nếu thấy kiểu cách gây quĩ có vẻ phản lại với Lời Chúa dạy, chúng ta cứ việc đóng góp, song từ chối bảng to bảng bé như một cách nhắc nhở thành phần khởi xướng gây quĩ, bằng câu: "xin cám ơn, Chúa biết là đủ".
Nhóm TĐCTT từ trước đến nay, bất kỳ gây quĩ bác ái xã hội, truyền giáo hay trụ sở v.v., chưa bao giờ sử dụng đến cái chiêu bài lôi kéo cái khuynh hướng khoe khoang và phô trương thích tiếng tăm của con người.
2- Lời Chúa: "Đừng gọi ai là cha, vì các người chỉ có duy một Cha trên trời", vậy thì tại sao lại gọi các linh mục là cha?
Tiếng "cha" theo Lời Chúa ở đây không phải chỉ là một danh xưng thôi, mà thực sự là một chức phận, dù cha đời hay cha đạo; cha đạo sinh ra Kitô hữu khi các ngài ban Phép Thánh Tẩy Tái Sinh cho chúng ta.
Dù là cha đạo hay cha đời cũng chỉ là một danh phận thông phần vào vai trò của Cha Trên Trời thôi, nên phải làm sao phản ảnh Ngài, để cho thấy Cha Trên Trời nơi họ, và nhờ đó mới "chỉ có một Cha trên trời".
Chị Nguyễn Hải:
1a- Lời Chúa: "Có nhiều môn đệ bỏ đi". Dân Do Thái đã tin vào Chúa Kitô bao nhiêu và đến đâu?
Nói chung và công khai thì dân Do Thái vẫn tiếp tục chờ Đấng Thiên Sai theo ý họ cho tới nay - Bởi vậy, ai chấp nhận Chúa Kitô của Kitô giáo thì bị loại ra khỏi hội đường, như bị tuyệt thông bên Giáo Hội Công giáo.
1b- Lời Chúa: "Ba ngàn người trở lại" sau bài giảng tiên khởi của Thánh Phêrô ở đâu?
3 ngàn Kitô hữu tiên khởi ấy không hoàn toàn là Do Thái, có thể bao gồm cà người Hy Lạp, hay các dân vùng Trung Đông hoặc Tiểu Á đến Jerusalem tham dự Lễ bấy giờ.
Cho dù đa số 3 ngàn Kitô hữu đầu tiên ấy là Do Thái, nhưng họ vẫn theo chiều hướng Do Thái giáo, bắt Kitô hữu dân ngoại phải cắt bì mới được rỗi, và đã kịch liệt bách hại cùng ám hại vị tông đồ dân ngoại Phaolô.
Do đó, đối với thành phần Kitô hữu Do Thái ấy, giáo huấn của Chúa Kitô hay Lời Chúa cũng "khó nghe". "chói tai", nên có thể họ đã bỏ Kitô giáo rồi, như đối với thành phần môn đệ trong bài Phúc Âm hôm nay.
Tuy nhiên, trong âm thầm, vẫn có một số Do Thái nào đó tin theo Chúa Kitô của Kitô giáo và đã trở lại, điển hình nhất là vị thánh người Đức gốc Do Thái, vị nữ đan sĩ triết gia Carmelô là Thánh Teresa Edith Stein.
2- Lời Chúa: "Này Bà, đó là con của Bà". Tại sao tiếng Việt là Bà, trong khi đó, tiếng ngoại quốc như tiếng Anh chữ "you" bao gồm nhiều nghĩa khác nhau, chứ không có nhiều danh xưng đại danh từ như tiếng Việt...
Thật ra, theo Phúc Âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu đã gọi Mẹ Người bấy giờ là "Woman", tức là "Bà", như Người cũng đã xưng hô với Mẹ người ở tiệc cưới Cana là "Bà...- Woman" vậy.
Chị Nguyễn Thanh Mai:
1- Lời Chúa: "Bà" - Tại sao Chúa Giêsu không sử dụng danh xưng Mẹ?
Là vì những danh xưng này cho thấy lời hứa cứu chuộc của Thiên Chúa ngay sau nguyên tội: "Ta sẽ gây mối thù giữa ngươi và người đàn bà - woman... giòng dõi bà sẽ đạp nát đầu ngươi" (Khởi Nguyên 3:15);
Danh xưng Chúa Giêsu thưa cùng Mẹ Người cả ở trong tiệc cưới Cana cũng như dưới chân thập tự của Người là một cách chính thức và công khai xác nhận Mẹ Maria chính là "Người Đàn Bà" ở Lời Hứa Cứu Độ!
Tạ ơn LTXC và cám ơn Quí Chị đã đặt vấn đề rất lý thù trên đây để chúng ta cùng nhau nắm bắt được Lời Chúa thật sự là không "chói tai" hay "khó nghe" như chúng ta tưởng, mà là "thần linh và là sự sống". Amen!
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Một
lần kia, sau bài giảng hùng hồn, thánh
nhân xin bạn mình ngồi tòa giải tội vì
Ngài phải đi Seewis không biết có điều
gì sẽ xảy ra, nhiều người lo lắng cầu
nguyện cho Ngài.
Một người đã hỏi : –
Nếu các người theo lạc giáo tấn
công thì Cha làm sao ?
Thánh Fiđêlê trả lời : –
Tôi sẽ làm như các vị tử đạo.
Tôi sẽ vui mừng đón nhận cái
chết vì tình yêu Chúa và coi đó như một
ân huệ lớn lao dành cho tôi.
Ngài thường nói : –
Lạy Chúa, con phải chịu khó với
Chúa nếu con muốn được hoàn toàn thuộc
về Chúa.
Tại Seewis, Ngài rung chuông tập
họp dân chúng lại. Một tiếng súng nổ,
nhưng không trúng Ngài.
Trên đường về Grisch, Ngài bị
một nhóm binh sĩ lạc giáo xông vào đánh
đập,
Ngài chỉ nói được trong hơi thở
yếu ớt: –
Tôi hiến mạng sống tôi để các bạn nhận biết đức tin của tổ tiên
chúng ta.
Bị đập, Ngài vẫn gắng gượng để
thốt lên : – Lạy Chúa Giêsu, xin thương
xót con. Lạy Mẹ Maria, xin giúp đỡ con.
Và Ngài đã xin Thiên Chúa tha cho kẻ thù mình và gục ngã dưới lưỡi gươm ngày 24 tháng 04 năm 1622.
Trên đây là mấy chi tiết cuối cùng về cuộc đời của vị thánh linh mục tử đạo được Giáo Hội tưởng kính hôm nay, 24/4.
Chúa Kitô Phục Sinh tỏ hiện qua đời sống tràn đầy sự sống của các thánh nói chung, cách riêng các vị thánh tử đạo.
Ở chỗ,
Người đã chiến
thắng tội lỗi và sự chết nơi chính thành
phận phạm nhân gây tội ác sát hại các
vị,
mà còn nơi cả tất cả mọi hình khổ
quái ác kinh hoàng nhất họ nghĩ ra để
sát hại các vị nữa.
Chính bản thân của các thánh tử đạo cùng với sức chịu đựng vượt trên tự nhiên cùng cái chết của các vị,
đã là chứng từ trung thực và sống động
nhất về quyền năng bất diệt và vinh
thắng của Chúa Kitô Phục Sinh.
Với ý thức đức tin và tinh thần chứng nhân bất khả thiếu của một người môn đệ Chúa Kitô ấy, chúng ta hãy theo dõi những cái links sau đây:
ThanhFideleSigmarinaLmTuDao.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
“Lạy Chúa, con không dám thấm nhập vào sự uyên thâm của Chúa,
vì con không thể nào cho dù từ xa đối đầu với nó bằng trí khôn của con;
thế nhưng con muốn hiểu biết, ít là ở một mức độ nào đó, sự thật của Chúa là những gì tâm can con tin tưởng và yêu mến.
Con không tìm cách hiểu biết để mà tin tưởng, nhưng con muốn tin tưởng để mà hiểu biết”
Trên đây là một trong những lời nguyện của vị thánh 76 tuổi lừng danh thời trung cổ được Giáo Hổi tưởng nhớ hôm nay.
Theo tự nhiên thì con người vốn chủ trương phải hiểu rồi mới tin, hay tin phải có lý mới tin, nhưng nếu hiểu rồi mới tin
thì sẽ chẳng bao giờ tin,vì trí khôn hạn hẹp, mù tối lại ch3u quan của con người sẽ chẳng bao giờ tin, nhất là những thực tại thần linh,
mà chỉ có đức tin là khả năng thần linh mới có thể nhận biết và chấp nhận cùng đáp ứng mà thôi. Vị Thánh Giám Mục Tiến Sĩ đã chính xác.
Với tâm tình tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội đã tiếp tục tỏ mình ra cho thế giới qua Giáo Hội nơi những vị thánh thời đại của Ngài,
những vị chúng ta vẫn cần phải chiêm ngắm chân dung phản ảnh Chúa Kitô là Đấng chúng ta phải theo đuổi và làm chứng,
chúng ta hãy theo dõi tiểu sử của ngài ở những cái links này:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trong Huấn Từ Lạy Nữ Vương cho Chúa NHật III Phục Sinh hôm nay,
ĐTC Phanxicô đã cống hiến cho con cái của mình 3tác động theo bài Phúc Âm
để nhờ đó họ có thể có được "niềm vui từ cuộc
thực sự gặp gỡ Chúa Giêsu sống động".
Đó là những tác động nào?
Xin mời quí TĐCTT thân yêu của em theo dõi ở cái links sau đây nhé:
DTCPhanxico-HuanTuLayNuVuong.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
TDCTTHoiNgoSinhHoatOnline-
Hội Ngộ Sinh Hoạt Online ngày 15/4
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trong Tuần này, Tuần II Phục Sinh, dù Giáo Hội đang hân hoan cử hành Mầu Nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô.
Tuy nhiên, đồng thời Giáo Hội vẫn không quên 2 vị mục tử tử đạo theo giòng lịch sử của Giáo Hội,
những giòng máu của Chúa Kitô Vượt Qua vẫn tiếp tục tuôn đổ cho phần rỗi là sự sống đời đời của nhân loại.
Nếu tử đạo là một chứng từ hùng hồn nhất, sống động nhất và thực sự nhất về Chúa Kitô Vượt Qua,
thì tất cả mọi chứng từ về Chúa Kitô Vượt Qua trong Hành Trình Đức Tin của mỗi Kitô hữu chúng ta cũng có tính chất tử đạo,
tức là cũng chứng tỏ Chúa Kitô vẫn tiếp tục Vượt Qua nơi từng Kitô hữu chúng ta, từ khổ nạn và tử giá đến phục sinh và vinh quang.
Với tấm tình của một hạt lúa miến mục bnát đi để sinh nhiều hoa trái tái sinh cho phần rỗi nơi các linh hồn,
xin mời TĐCTT thân yêu của em theo dõi 2 vị thánh tử đạo trong Tuần II Phục Sinh ở những cái links dưới đây:
Thánh StanislasGiamMucTuDao.mp3
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Chúng ta đang sống đầu Mùa Phục Sinh với những bài Phúc Âm thuyệt vời về chủ đề
"Thày là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25).
Bởi thế, vào cuối giờ kinh chiều, có những lần anh chị em tham dự đã cảm thấy thấm thía Lời Chúa,
mỗi lần chia sẻ với nhau, và phần chia sẻ đã được thâu mp3 để nghe lại và phổ biến cho riêng nội bộ nhóm nữa.
Vậy em xin gửi đến Quí TĐCTT thân yêu của em những mp3 và youtube về Lời Chúa Mùa Phục Sinh này nhé.
Chúng ta cứ từ từ mà nghe:
"Các con hãy mang cá mới bắt được lại đây"
PS.BatNhat-6.mp3
Chúa Kitô Phục Sinh - Một Giáo Hội Phẩm Trật và Đặc Sủng
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
122- Chủ thuyết lầm lạc coi con người là trung tâm dẫn đến một lối sống lầm lạc...
Khi con người tự đặt mình làm trung tâm, họ sẽ dành ưu tiên tuyệt đối cho sự tiện nghi trước mắt và tất cả những thứ khác trở nên tương đối...
Thứ chủ nghĩa này coi tất cả mọi sự là không phù hợp nếu nó không phục vụ cho những lợi ích trước mắt của con người.
Logic này dung túng những thái độ khác nhau dẫn đến suy thoái môi trường và băng hoại xã hội.
123- Nền văn hoá của chủ nghĩa tương đối cũng là một thứ lộn xộn, lôi kéo con người lợi dụng người khác,
đối xử với những người khác như với các đồ vật thuần tuý, áp đặt lao động cưỡng bức hoặc làm cho họ trở nên nô lệ để trả nợ.
Cùng một lối nghĩ này dẫn đến việc khai thác tình dục trẻ em, bỏ rơi người già vì họ không còn lợi ích nữa.
Xin theo dõi kỹ lưỡng Chương III này ở những cái links đọc/nghe/xem sau đây:
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa
Laudato Si'- Chương 3
ThongDiepLaudatoSi-Chuong3.mp3
Đaminh Maria cao tấn tĩnh
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
ĐTC Phanxicô đã
chia sẻ cho chung cộng đồng dân Chúa vào mỗi buổi
triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần
về
chủ đề cầu nguyện, từ ngày mùng 6/5/2020 cho tới hôm
nay, Thứ Tư 14/4/2021, tới bài thứ 30.
Tuy nhiên, chỉ có bài giáo lý cầu nguyện nào thích hợp với việc cầu nguyện (2 lần một ngày) của Nhóm TĐCTT,
em mới đọc và chia sẻ phụ thêm với anh chị em tham dự thôi, chẳng hạn bài giáo lý "cầu nguyện chuyển cầu":
DTCPhanxico - GiaoLyCauNguyenChuyenCau.mp3
hay bài giáo lý cầu nguyện với Giáo Hội hôm nay, trong đó, em đã cảm thấy phấn khởi khi Nhóm TĐCTT chúng ta
đã đi đúng như những gì ĐTC là vị chủ chiên của chúng ta đang thay Chúa Kitô dẫn dắt đàn chiên của Chúa bao gồm cả chúng ta.
Xin mời Quí TĐCTT thân yêu của em theo dõi ở những cái links sau đây sẽ rõ.
DTCPhanxico-
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Tổng Quan của Hội Ðồng Tòa Thánh "Công lý và Hòa bình"
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Tổng Quan
ThongDiepLaudatoSi-TongQuan.
Học Hỏi
Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Dẫn Nhập bởi Đức
Thánh Cha Phanxicô
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Dẫn Nhập
ThongDiepLaudatoSi-Chuong2.
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 1: Ðiều đang xảy ra cho căn nhà của chúng ta
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 1
ThongDiepLaudatoSi-ChuongMot.
trên đây là 3 bài đã được phổ biến dịp Tết Âm Lịch 2/2021, và dưới đây là bài tiếp tục được phổ biến đầu Mùa Phục Sinh 4/2021
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 2: Tin Mừng về sự sáng tạo
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 2
ThongDiepLaudatoSi-Chuong2.mp3
xin đón đọc / nghe tiếp những phần còn lại sau đây:
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 3: Căn cội sự khủng hoảng môi sinh do con người gây ra
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 4: Một nền môi sinh học toàn diện
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 5: Vài đường nét định hướng và hành động
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 6: Giáo dục và linh đạo môi sinh học
Kinh nguyện cho trái đất của chúng ta và Kinh nguyện Kitô giáo với thụ tạo
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Năm Chúa Tụng Chúa Laudato Si đã gần kết thúc, chúng ta hãy lợi dụng để học hỏi
Bức Thông Điệp Laudato Si của ĐTC Phanxicô, một Thông Điệp đầu tiên về môi trường,
nhờ đó, chúng ta cùng với Chúa Thánh Thần "canh tân bộ mặt trái đất" (Thánh Vịnh 104:30),
một trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại chúng ta nói riêng và của mọi vật hữu hình nói chung.
đang bị tàn phá đến độ càng ngày càng trở nên nguy cơ hủy diệt chính tác nhân con người vi phạm.
Đây là lúc cần nhất và hợp nhất để chúng ta đọc/ nghe lại những gì vị chủ chăn của chúng ta huấn dụ.
Nhất là Chương 3 về Căn cội sự khủng hoảng môi sinh do con người gây ra
một chương có thể được coi là chương chính trong Thông Điệp Chúc Tụng Chúa này, ở cái link dươi đây:
ThongDiepLaudatoSi-Chuong3.mp3
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Nhóm TĐCTT của chúng ta vẫn tiếp tục đọc lời nguyện của ĐTC Phanxicô soạn dọn trong giờ Kinh Chiều hằng ngày,
từ ngày khai mạc Năm Laudato Si 24/5/2020 đến khi chấm dứt năm này vào ngày 24/5/2021 tới đây.
Thật vậy, chúng ta cùng với Giáo Hội đang sống chẳng những Năm Thánh Giuse (8/12/2020 - 2021), Năm Gia Đình Niềm Vui yêu Thương (19/3/2021 - 26/6/2021),
mà còn cả Năm Chúa Tụng Cbúa Laudato Si nữa, một năm được bắt đầu từ thời điểm ĐTC Phanxicô ban hành Thông Điệp Laudato Si về sinh thái của trái đất này,
ngày 24/5/2020, một năm để học hỏi thông điệp đặc biệt này của ngài, một thông điệp chưa từng có về hệ sinh thái của ngôi nhà chung trái đất này của nhân loại.
Vào Tháng 2/2021, dịp tân niên âm lịch, liên quan đến cả thời gian mới mẻ, không gian tươi trẻ và nhân gian vui vẻ, Nhóm TĐCTT chúng ta đã bắt đầu học hỏi văn kiện này,
với ba bài đầu tiên: 1- Thông Điệp Laudato Si: tổng quan; 2- Thông Điệp Laudato Si: Dẫn Nhập; 3- Thông Điệp Laudato Si: Chương Một.
Giờ đây, sau một thời gian tạm dừng cho Năm Thánh Giuse, Mùa Chay, Tuần Thánh và đầu Mùa Phục Sinh, chỉ còn hơn một tháng nữa là kết thúc Năm Laudato Si liịch sử này.
Bởi thế, chúng ta trở lại học hỏi tiếp bức thông điệp lịch sử quan trọng và khẩn trương cho thời điểm chúng ta đang sống đây, thời điểm bị khủng hoảng sinh thái hơn bao giờ hết.
Mùa Phục Sinh là thời điểm "Thày là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25), thời điểm tái sinh của nhân loại và "tất cả mọi tạo vật" (Marco 16:15)..
Mà nội dung và mục đích của bức thông điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si về sinh thái của trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại chúng ta cũng nhắm đền việc "canh tân bộ mặt trái đất" thôi.
Nên chúng ta kết thúc Năm Chúc Tùng Chúa Laudato Si này bằng cách đọc lại cho nhau nghe và chia sẻ hơn nữa về những gì chất chứa trong đó để mang ra áp dụng thực hành thì thật tuyệt!
Hôm nay, Thứ Hai ngày 12/4/2021, cuối giờ kinh trưa của Nhóm, bức Thông Điệp Laudato Si Chúc Tụng Chúa này đã được ôn lại ở chương thứ 2, nhan đề: "Tin Mừng về Sự Tạo Dựng",
xin mời
Quí TĐCTT theo dõi ở cái link sau đây nhé:
ThongDiepLaudatoSi-Chuong2.mp3
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Lúc 10:30 sáng ngày 11/4/2021, Chúa Nhật thứ II mùa Phục Sinh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ kính lòng Chúa Thương xót tại nhà thờ Chúa Thánh Thần gần Vatican, nơi đã được thánh Gioan Phaolô II chỉ định là nhà thờ kính Lòng Chúa Thương xót ở Roma.
Do đại dịch nên đồng tế với Đức Thánh Cha trong Thánh lễ, chỉ có một số ít các Thừa sai Lòng Thương xót, đại diện cho hàng ngàn linh mục đã được Đức Thánh Cha Phanxicô trao sứ vụ đặc biệt trong Năm Thánh lòng Chúa Thương xót.
Như dấu chỉ của lòng Thương xót, trong số khoảng 80 tín hữu tham dự Thánh lễ có một nhóm tù nhân nam nữ của các nhà tù Regina Coeli, Rebibbia và Casal del Marmo của Roma, một vài nữ tu dòng Bệnh viện lòng Thương xót, một đại diện cho các y tá của bệnh viện Chúa Thánh Thần ở Roma, một số người khuyết tật, một gia đình di dân người Argentina, một số người trẻ tị nạn đến từ Syria, Nigeria và Ai Cập.
Trong bài giảng, dựa trên bài Tin mừng thánh Gioan (20, 19-31) thuật lại sự kiện Chúa Giê-su hiện ra với các môn đệ, ban bình an và sai các ông đi thi hành sứ vụ, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu mở rộng lòng với tình yêu thương xót được Chúa Ki-tô ban qua ơn bình an, tha thứ và các vết thương của Người. Được thương xót, các Ki-tô hữu được kêu gọi trở nên thương xót và trở thành chứng nhân của lòng thương xót.
Xin mời quí TĐCTT thân thương của em lắng nghe lời chủ chiên của mình qua bài giảng rất sâu xa thấm thía đầy xúc động của ngài ở cái link dưới đây:
DTCPhanxico-BaiGiangLeLTXC.mp3
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, Chúa Nhật II Phục Sinh, Lễ LTXC, em xin kính chúc Quí TĐCTT của em
được tràn đầy
cảm nghiệm LTXC để chúng ta cũng biết thương nhau như được Chúa xót
thương.
Để lời chúc
mừng của em được cụ thể hóa hơn, em xin gửi đến quí TĐCTT của em một món
quà quí:
đó là 1 cặp mp3 và youtube về Tiếng Gọi Tình Yêu của LTXC ở những cái links dưới đây:
TiengGoiTinhYeu.CuocKhoNan-
TiengGoiTinhYeu TuThanhTheVoi5LoaiLinhHon.mp3
Xin cám ơn Quí TĐCTT đã trân trọng và đoán nhận chút quà nhỏ mọn của em.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Cùng với Giáo Hội, TĐCTT chúng ta đang sống trong Mùa Phục Sinh.
Mà biến cố phục sinh dù sao bề ngoài cũng là một biến cố lịch sử, xẩy ra trong lịch sử của loài người.
Nhưng thật ra và trên hết là một biến cố thần linh, như biến cố Nhập Thể vừa có tính cách lịch sử lẫn thần linh.
Vì mang tính cách thần linh, nên biến cố phục sinh sẽ không bao giờ qua đi, vẫn tồn tại muôn đời,
và trở thành hiện thực cùng với biến cố Vượt Qua trên bàn thờ mỗi khi Giáo Hội cử hành Thánh Thể.
Biến cố phục sinh nói riêng và biến cố Vượt Qua nói chung còn hiện thực nơi con người Kitô hữu nữa,
mỗi lần họ sống đức ái trọn hảo, vì đức ái trọn hảo chính là sự sống thần linh viên mãn bất diệt.
Nhờ đó, Kitô hữu trở thành chứng nhân phục sinh, cho dù họ không được Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra,
nhưng với đức ái trọn hảo, Chúa Kitô thực sự đã tỏ mình nơi họ và qua họ cho thế giới quanh họ.
Bởi vậy, em xin gửi tặng quí TĐCTT của em youtube Cảm Nghiệm Chứng Nhân Phục Sinh ở cài link dưới đây nhé:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
1. Satan Bị Khủng Bố
2. Satan Vùng Vẫy Thoát
3. Satan Chịu Đầu Hàng
4. Satan Quyết Phản Công
5. Satan Muốn Tuyệt Vọng
6. Satan Bị Tiêu Diệt
7. Satan Van Xin Tha
8. Satan Đầu Dập Nát
9. Lòng Thương Xót Chúa
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Chúng ta đang sống trong Tuần Cửu Nhật Dọn Mừng Lễ LTXC, đồng thời cũng đáp ứng lời kêu gọi của LTXC
trong việc mang về cho Người mỗi ngày một loại linh hồn nào đó.
Chẳng hạn trong ngày thứ 8 trong 9 ngày hôm nay, chúng ta cần mang về cho LTXC
"những linh hồn đang ở trong ngục tù luyện tội mà dìm họ vào trong vực thẳm của tình thương Cha".
Hôm nay, em xin tiếp tục gửi đến Quí TĐCTT Tiếng Gọi Tình Yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu từ Dinh Philatô,
để chúng ta càng Luyện Chương Thương Xót cho
đến độ cao cường tối đa bao nhiêu có thể nhé,
ở những đường nối kết online sau đây:
TiengGoiTinhYeu.CuocKhoNan-
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
1. Satan Bị Khủng Bố
2. Satan Vùng Vẫy Thoát
3. Satan Chịu Đầu Hàng
4. Satan Quyết Phản Công
5. Satan Muốn Tuyệt Vọng
6. Satan Bị Tiêu Diệt
7. Satan Van Xin Tha
8. Satan Đầu Dập Nát
9. Lòng Thương Xót Chúa
"Lời thứ năm của Chúa Kitô là 'Ta
khát' đã xác quyết việc thắng trận của Người trên ma qủi và
bọn đồ đệ của hắn; chúng đầy những căm hận, vì Chúa đã để cho chúng
thấy cuộc hoàn toàn sụp đổ của chúng. Qua những lời này, chúng
hiểu được là Người nói với chúng rằng: Nếu những gì Ta chịu vì con
người, và tình yêu của Ta dành cho họ có vẻ vĩ đại đối với các
ngươi, thì hãy cứ nắm chắc một điều, tình yêu của Ta dành cho họ vẫn
chưa được thỏa nguyện, nó tiếp tục mong muốn cho họ được đời đời cứu
rỗi, và những giòng nước của các cực hình, cùng với đau khổ, cũng
không dập tắt được nó (Cant.8,7). Nếu cần, Ta còn chịu khổ cho họ
hơn nữa, để giải cứu họ cho khỏi cảnh áp chế của các ngươi, và làm
cho họ nên mạnh mẽ cũng như kiên cường, trong việc chống lại cái
tinh ma và tính kiêu ngạo của các ngươi". (số 709).
"Chúa nói lời thứ sáu: 'Đã hoàn tất mọi sự!' Luxiphe và bọn lâu la của hắn được biết rằng, mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc giờ đây đã thành tựu và hoàn trọn, theo ấn định của đức khôn ngoan thần linh. Vì chúng cảm thấy rằng: Đức Kitô, Đấng Cứu Thế của chúng ta, đã ngoan ngoãn hoàn thành ý muốn của Chúa Cha hằng hữu; rằng: Người đã hoàn tất mọi lời hứa và các lời tiên tri, mà các Cha Ông đã cho thế giới biết; rằng: đức khiêm nhượng và tuân phục của Người, đã bù đắp lại việc cao ngạo cũng như việc bất tuân phục của chúng ở trên trời, ở tại việc chúng không chịu lụy phục và công nhận Người là Cao Cả hơn chúng, nơi xác thể con ngươi; rằng: giờ đây, bởi đức khôn ngoan của Thiên Chúa, chúng bị hạ xuống và bị khống chế cách đích đáng, bởi chính Chúa là Đấng chúng khinh khi. Địa vị cao cả, cũng như công nghiệp vô cùng của Chúa Kitô, trong ngay giây phút ấy, cần phải thi hành sứ vụ cùng với quyền năng của một vị Thẩm Phán, trên các thiên thần và loài người, như Chúa Cha hằng sống đã trao cho Người. Giờ đây Người áp dụng năng quyền này, bằng việc đổ bản án này lên Luxiphe cùng tất cả đồ đệ của hắn, để, bị kết án cho lửa đời đời thiêu đốt, lập tức chúng chuồn ngay xuống tận đáy hoả ngục.
"Bản án này cũng được bao gồm trong lời tuyên ngôn thứ bảy: 'Cha ơi, Con phó linh hồn Con trong tay Cha!' (Lc.23:46). Vị Nữ Vương quyền uy và Thân Mẫu, cũng theo ý muốn của Con mình là Chúa Giêsu, và hợp với mệnh lệnh của Người, Mẹ truyền cho Luxiphe và mọi qủi ma đi xuống đáy hỏa ngục. Bởi những lệnh truyền này của vị Thượng Hoàng và của vị Nữ Vương, mà từ Canvê, các tà thần cút mất, và lao đầu xuống tận đáy hỏa ngục, còn dữ dội và chớp nhoáng, hơn là một tia sáng đánh ngang qua những đám mây nứt nẻ". (số 710)
1. Satan Bị Khủng Bố
2. Satan Vùng Vẫy Thoát
3. Satan Chịu Đầu Hàng
4. Satan Quyết Phản Công
5. Satan Muốn Tuyệt Vọng
6. Satan Bị Tiêu Diệt
7. Satan Van Xin Tha
8. Satan Đầu Dập Nát
9. Lòng Thương Xót Chúa
"Chúa bắt đầu phán 7 lời trên Thập Giá, đồng thời Người cũng làm cho Luxiphe và bọn qủi của hắn hiểu được những huyền nhiệm chất chứa trong đó. Vì nhờ việc hé lộ này của mình, Chúa muốn chiến thắng chúng, chiến thắng tội lỗi và sự chết, và tước đoạt quyền năng của chúng độc chế loài người. Bấy giờ Chúa Cứu Thế phát ngôn lời thứ nhất: 'Cha ơi, xin tha thứ cho họ, vì họ không biết việc họ làm!' (Lc.23:34). Nghe thấy những lời này, các hoàng vương của tối tăm hoàn toàn nhận thức được rằng: Đức Kitô là Chúa của chúng ta, đang nói cùng Chúa Cha hằng sống, rằng: Người là Con Thật của Chúa Cha, cũng là Thiên Chúa Thật cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Linh, rằng: Người cho phép cái chết xẩy ra nơi nhân tính rất thánh và toàn vẹn của Người, được hiệp nhất nên một với Thần Tính, cho phần rỗi của cả loài người; rằng: lúc này đây Người hiến dâng những công nghiệp vô cùng qúi giá của Người, để xin ơn tha thứ tội lỗi của tất cả mọi con cái của Adong, nhờ đó, họ dễ giải cứu mình, bất chấp cả những khốn khổ đã đóng đanh Người. Thấy thế, Luxiphe và bọn qủi vừa uất hận, vừa tuyệt vọng, đến nỗi, chúng lập tức vùng vẫy muốn lao mình xuống tận đáy hỏa ngục, và tận dụng hết năng lực để làm cho bằng được, bất chấp cả vị Nữ Vương uy quyền". (số 705)
"Nghe đến lời thứ hai Chúa nói với người trộm may phúc rằng: 'Thật thế, Ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở cùng Ta trên thiên đàng', bọn qủi hiểu được là những hoa trái của Ơn Cứu Chuộc trong việc công chính hoá các tội nhân, được kết thúc trong vinh quang của kẻ công chính. Chúng cũng được cho biết là từ giờ phút đó, các công nghiệp của Đức Kitô sẽ bắt đầu tác dụng, bằng một uy lực và mãnh lực mới, để nhờ đó, các cửa Thiên Đàng, đã bị đóng lại vì nguyên tội, sẽ được mở ra, và từ đó trở đi, con người sẽ được vào huởng hạnh phúc trường sinh mà chiếm lấy những chỗ, trước đó họ bất khả thủ, được tiền định trên trời. Chúng nhận thấy quyền năng của Chúa Kitô kêu gọi các tội nhân, công chính hoá họ, và làm cho họ nên mỹ miều, và chúng cảm thấy chúng bị bại bởi những nhân đức cao cả, khiêm nhượng, nhân nại, hiền lành, và tất cả mọi nhân đức trong đời sống của Người. Ngôn ngữ loài người không thể nào cắt nghĩa được cái bối rối và cực hình của Luxiphe khi nhận thấy như vậy, đến nỗi, hắn hạ mình xuống để xin Rất Thánh Trinh Nữ cho phép chúng xuống hỏa ngục, và bị đuổi đi cho khuất nhan của Người; song Đại Nữ Vương không đồng ý khi thời điểm chưa đến". (số 706)
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trong Tuần Cửu Nhật kính LTXC và dọn mừng Lễ LTXC vào ngày thứ 6 hôm nay,
TĐCTT chúng ta cùng nhau nghe lại Tiếng Gọi Tình Yêu của Chúa Kitô,
khi Người bị bắt giải đến Dinh Thượng Tế Caipha vào đêm Thứ Năm đến sáng Thứ Sáu Tuần Thánh.
Ở đó. Người đã cảm
thấy ra sao, đã nghĩ đến những ai, đã kêu gọi chúng ta như thế nào?
xin lắng nghe Tiếng Gọi Tình Yêu của Người ở những đường kết nối online sau đây:
TiengGoiTinhYeu.CuocKhoNan-
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, 7/4, vẫn biết Thứ Tư trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh đã làm át đi vị thánh trong ngày,
nhưng chúng ta vẫn không thể nào bỏ qua câu chuyện về một vị thánh được ơn gọi giáo dục trẻ nghèo
và sáng lập Dòng Các Sư Huynh Lasan ở Pháp quốc từ thế kỷ thứ 17-18.
Tuy nhiên, ngài đã phải trải qua biết bao nhiêu là thử thách khốn khó mới có thể hoàn thành sứ vụ này,
bao gồm các tác nhân cạnh tranh giáo dục, cấm đoán của chính quyền, can thiệp của giáo quyền, và khủng hoảng nội bộ!
Đến độ, ngài đã phải thú nhận nếu biết trước như thế thì ngài đã không dám nhúng tay vào!
Nhờ ơn Chúa giúp và đức tin mãnh liệt của ngài mà Dòng Các Sư Huynh Lasan mới hiện diện ở 84 quốc gia hiện nay,
với 5 ngàn sư huynh, chỉ làm thày chứ không làm linh mục, dù đang thiếu linh mục, để khỏi bị chi phối mục vụ, mới có thể
hoàn toàn dấn thân phục vụ việc giáo dục giới trẻ, trong đó, có rất nhiều quan chức quốc gia xuất thân từ trường Lasan!
Với tâm tình tạ ơn LTXC đã ban cho Giáo Hội những vị thánh thời đại như Thánh Gioan Lasan,
chúng ta hãy cùng nhau chiêm ngắm chân dung của vị thánh quan thày của các nhà giáo dục Kitô giáo Gioan Lasan
ở những đường link nối kết sau đây:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
1. Satan Bị Khủng Bố
2. Satan Vùng Vẫy Thoát
3. Satan Chịu Đầu Hàng
4. Satan Quyết Phản Công
5. Satan Muốn Tuyệt Vọng
6. Satan Bị Tiêu Diệt
7. Satan Van Xin Tha
8. Satan Đầu Dập Nát
9. Lòng Thương Xót Chúa
SATAN BỊ TIÊU DIỆT
Luxiphe nghe các qủi đưa ra những đề nghị khác nhau này thì trả lời chúng rằng:
'Ta rất cám ơn các ngươi về những ý kiến của các ngươi: ta chuẩn y chúng, và thừa nhận tất cả những ý kiến đó; đối với những kẻ không tuyên xưng lề luật được Đấng Cứu Thế ban bố cho loài người, thì thực hiện những đề nghị này cũng dễ thôi, tuy nhiên, với những ai chấp nhận và nắm giữ những lề luật này, nó lại là một việc khó khăn đấy. Thế nhưng, ta quyết nhắm tất cả cơn giận dữ của ta vào việc chống lại lề luật này, cũng như vào việc chống lại những ai theo lề luật đó, và ta sẽ hết sức gắt gao bắt bớ những ai nghe theo giáo huấn của Đấng Cứu Thế, và trở nên môn đệ của Người; công cuộc chống lại những sự ấy phải là cuộc chiến khốc liệt của chúng ta cho đến tận thế. Nơi Giáo Hội mới này, ta phải cố gắng gieo rắc cỏ lùng (Mt.14:25), những tham vọng, lòng ham hố, tính sắc dục, và những ghen ghét sát hại, cùng với tất cả những tính hư nết xấu khác, mà ta là đầu não. Bởi vì, một khi những tội lỗi này tăng lên và phát triển giữa thành phần tín hữu, thì, cùng với tính trái khuấy và lòng vô ơn của họ nữa kèm theo, chúng sẽ chọc giận Thiên Chúa, và sẽ thật sự làm cho con người mất đi những sự trợ giúp của ân sủng, nhờ các công nghiệp của Đấng Cứu Thế để lại cho họ. Để rồi, chừng nào họ đánh mất đi những phương tiện cứu rỗi này, chúng ta sẽ chắc chắn chiếm được họ. Chúng ta cũng phải thiết thực trong việc làm yếu đi lòng đạo đức, cũng như tất cả những gì là linh thiêng và thần thánh; làm cho họ không nhận thức được quyền lực của các Bí Tích Thánh, để họ đến lãnh nhận các Bí Tích Thánh này, khi đang mắc tội trọng, hay ít là lãnh nhận, mà không sốt sắng và sùng mộ gì. Vì những Bí Tích Thánh này linh thiêng, nên cần con người phải nhận lãnh bằng một ý muốn ngay chính, mới rút được những hoa trái của các Bí Tích ấy. Khi nào họ khinh thường phương dược chữa bệnh, họ sẽ bị kiệt sức trong cơn bệnh, và khó có thể đứng vững nổi, trước các mưu chước cám dỗ của chúng ta; họ sẽ không thấy được những việc lừa đảo của chúng ta, tâm trí của họ sẽ không màng chi đến việc tưởng nhớ đến Đấng Cứu Thế của họ, cũng như đến việc cầu bầu của Mẹ Người. Thế là lòng vô ơn bất nghĩa ngu dại của họ sẽ làm cho họ bất xứng với ân sủng, và chọc giận Thiên Chúa cũng là Đấng Cứu Thế của họ, đến nỗi, Người không ban cho họ các ơn trợ giúp của Người nữa. Ta ước là, trong mọi sự này, tất cả các ngươi hãy nhiệt tình sát cánh với ta, đừng để mất giờ hay lỡ cơ hội thi hành những mệnh lệnh của ta. (số 720)
Không thể nào lập lại hết mọi mưu cơ bấy giờ của con rồng này, và bọn đồng minh của hắn, trong việc chúng bầy kế chống lại Hội Thánh và con cái của Hội Thánh, để những giòng nước của dòng sông Dược-Đăng (Jordan) có thể bị nuốt hết vào cổ họng của hắn (Job 40:18). Chỉ có thể nói rằng, chúng đã dành ra gần trọn một năm trời, sau cuộc Tử Nạn của Chúa Kitô, để bàn bạc và xem xét với nhau về tình trạng của thế giới cho đến lúc bấy giờ, cũng như về những thay đổi mang lại bởi Chúa Kitô, Thiên Chúa và Tôn Sư của chúng ta, nhờ cuộc Tử Nạn của Người, và sau rất nhiều phép lạ, phúc lành và gương sáng của những con người thánh thiện, qua việc các ngài biểu lộ đức tin của mình vào Người. Nếu tất cả những công sức này không đủ kéo tất cả mọi người vào con đường cứu rỗi, thì cũng có thể dễ hiểu là, Luxiphe hẳn sẽ chiếm được ưu thế, và cơn giận của hắn chắc chắn sẽ dữ dội lắm, đáng cho chúng ta cùng với thánh Gioan kêu lên: 'Khốn cho trái đất, vì Satan đầy những giận dữ đang tiến đến với ngươi!' (số 721)
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay là ngày thứ 5 trong Tuần Cửu Nhật nguyện cầu cùng LTXC cho từng loại linh hồn cần đến LTXC hơn!
Trong số những linh hồn cần đến LTXC hơn này, bao gồm cả Kitô hữu chúng ta: giáo dân, tu sĩ, giáo sĩ v.v.
như chúng ta đọc thấy hay nghe thấy Tiếng Gọi Tình Yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu trong Vườn Cây Dầu,
rất chính xác, rất nguy hiểm và rất khẩn trương cho cuộc đời sống đạo của từng người chúng ta, ở những cái link dưới đây:
TiengGoiTinhYeu.CuocKhoNan-
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
1. Satan Bị Khủng Bố
2. Satan Vùng Vẫy Thoát
3. Satan Chịu Đầu Hàng
4. Satan Quyết Phản Công
5. Satan Muốn Tuyệt Vọng
6. Satan Bị Tiêu Diệt
7. Satan Van Xin Tha
8. Satan Đầu Dập Nát
9. Lòng Thương Xót Chúa
"Có thể nào bản tính nhân loại, quá ư thấp kém hơn của ta, lại được nâng lên trên tất cả mọi thụ tạo hay chăng! Không phải hay sao đó là vì nó quá được thương yêu và ưu đãi, khi nó được hiệp nhất nên một với Đấng Tạo Hoá nơi bản thân của Lời Hằng Sống! Như thế không phải là Người đã khiêu chiến với ta trước khi thi hành công cuộc này hay sao, để rồi sau đó, lại còn làm cho ta đầy những lẫn lộn! Từ ban đầu ta đã coi nhân tính như một kẻ đại thù của ta; ta lúc nào cũng ghen ghét nó không chịu được. Ôi con người, được Thiên Chúa thật là ưu ái và trọng đãi, kẻ mà ta ghen ghét, và được Thiên Chúa nồng nhiệt yêu thương! Ta sẽ làm cách nào để che dấu đi thân phận may mắn của các ngươi đây? Ta sẽ làm sao đổ xuống trên các ngươi nỗi bất hạnh của ta đây, vì ta không thể hủy hoại cái thực tại mà các ngươi đã nhận lãnh? Chúng ta bây giờ sẽ bắt đầu ra sao đây, Ôi các môn đồ của ta? Chúng ta sẽ phục hưng triều đại của chúng ta như thế nào đây? Chúng ta làm sao sẽ lấy lại được quyền lực trên con người đây? Chúng ta làm sao sẽ khống chế được họ đây? Bởi vì, từ nay về sau, nếu con người không vô tâm bất nghĩa, nếu họ không bất xứng hơn chúng ta đối với Thiên Chúa làm Người này, Đấng đã hết sức yêu thương cứu chuộc họ, thì rõ ràng là tất cả họ sẽ nhiệt liệt theo Người; không còn một ai sẽ để ý gì đến những lừa đảo của chúng ta nữa; họ sẽ ghét bỏ những danh vọng mà chúng ta khêu gợi lên cho họ mà yêu thích bị khinh dể; họ sẽ tìm kiếm hy sinh hãm dẹp xác thịt, và sẽ khám phá ra sự nguy hiểm nơi việc thỏa mãn xác thịt và dễ chịu; chúng sẽ khinh chê giầu sang phú qúi, và sẽ yêu thích đức thanh bần mà Thày của họ rất yêu chuộng; và tất cả những gì chúng ta cung hiến cho thị hiếu của họ, đều bị họ theo gương Đấng Cứu Tinh đích thực của họ mà ghét bỏ. Như thế thì triều đại của chúng ta bị hủy hoại, vì không còn ai sẽ bị thêm vào thành phần của chúng ta ở nơi chốn bất ổn đầy những cực hình này; tất cả sẽ tự hạ mình đến bụi đất và nhẫn nại chịu đựng khổ đau; thế thì cơn giận cùng với tính ngạo mạn của ta còn có ích gì nữa". (số 715)
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Chúng ta đang sống trong Tuần Cửu Nhật Dọn Mừng Lễ LTXC Chúa Nhật II Phục Sinh ngày 11/4/2021 tới đây.
Để
cảm nghiệm hơn nữa LTXC trong
Cuộc Khổ Nạn của Người, ngay
trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh
này,
Nhóm TĐCTT chúng ta hãy lắng
nghe
Tiếng
Gọi Tình Yêu của LTXC nơi mỗi
một biến cố trong Cuộc Khổ Nạn ấy,
một Tiếng Gọi Tình Yêu đã được Chúa Giêsu tỏ cho nữ tu Josefa Menendez biết trong Tuần Thánh nằm 1923,
những tâm tình em đã chuyển dịch sang Việt ngữ từ năm 1995 cho bộ tác phẩm 2 cuốn Tội Tràn Lan - Phúc Ngập Lụt.
Với ơn gọi thương xót và sứ vụ thương xót, như Quí TĐCTT theo dõi đã thấy, em đang phổ biến 2 loạt bài về LTXC:
1- Trận Chiến Thiêng Liêng gây ra bởi LTXC - kéo dài từ Chúa Nhật Lễ Lá đầu Tuần Thánh tới chính Lễ LTXC
2- Các câu chuyện tái sinh do bởi LTXC - được phổ biến vào đủ 7 ngày Chúa Nhật trong suốt Mùa Phục Sinh)
Riêng Nhóm TĐCTT em xin phổ biến thêm một loạt bài Tiếng Gọi Tình Yêu trong Cuộc KHổ Giá cho Tuần Cửu Nhật LTXC nữa.
Hy vọng Tiếng Gọi Tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu, của LTXC tác động chúng ta hơn nữa,
để chúng ta, từng người cũng như chung nhóm, xứng đáng trở thành Năm Dấu Thánh Chúa cho niềm tin phục sinh nơi các linh hồn!
Vậy xin mời Quí TĐCTT của em theo dõi ở những cái link sau đây:
TiengGoiTinhYeu.CuocKhoNan-
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Thánh Vincentê Ferrier là một vị Thánh của Dòng Đaminh,
cùng quê hương Tây Ban Nha với thánh tổ phụ lập dòng Đaminh.
Qua tiểu sử ly kỳ của ngài và về ngài, so với các vị thánh khác,
người ta có cảm tưởng bản thân ngài là một điềm lạ
và cuộc đời ngài là một sự lạ...
Ở chỗ, còn ở trong lòng mẹ đã làm phép lạ;
lời ngài giảng làm cho nhiều người chết...
ngài đã từng phò vị giáo hoàng giả v.v.
Xin mời quí TĐCTT của em theo dõi ở cái link sau đây:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
1. Satan Bị Khủng Bố
2. Satan Vùng Vẫy Thoát
3. Satan Chịu Đầu Hàng
4. Satan Quyết Phản Công
5. Satan Muốn Tuyệt Vọng
6. Satan Bị Tiêu Diệt
7. Satan Van Xin Tha
8. Satan Đầu Dập Nát
9. Lòng Thương Xót Chúa
"Để bắt tay thực hiện dẫn dụ này, chúng chia cắt lại các lãnh vực hoạt động giữa chúng với nhau, để cho mỗi một quân đoàn ma qủi có thể cám dỗ loài người những tính mê nết xấu khác nhau, bằng những qủi quyệt chuyên biệt của mình. Chúng quyết định tiếp tục lan truyền việc tôn thờ ngẫu tượng trên thế gian, để con người không thể nhận ra Thiên Chúa chân thật cũng như Ơn Cứu Chuộc. Khi nào việc tôn thờ ngẫu tượng không thành công, chúng quay sang việc thiết lập những tà phái và lạc thuyết, do những con người ngoan cố và hư hỏng nhất loài người, được chúng chọn để lãnh đạo và truyền dạy. Trong số những tinh thần tệ hại này, đây đó mọc lên tà phái Mahomed, những lạc thuyết Ariô, Pêlagiô, Nestôriô, và bất cứ những lạc thuyết nào khác xuất hiện trên thế giới, khởi sự từ những thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội cho đến nay, cùng với những lạc thuyết đang chực sẵn, song không cần và không tiện để đề cập đến ở đây. Luxiphe tỏ ra hài lòng về những dẫn dụ hỏa ngục này, những dẫn dụ chống lại chân lý thần linh, cũng như tàn phá tận nền tảng việc giải cứu của con người, đó là đức tin thần linh. Hắn đã khen thưởng và thăng chức cho những quỉ tỏ ra hăng hái, và những qủi biết tìm kiếm những kẻ xướng xuất vô đạo, để thi hành những sai lầm này". (số 718)
"Một số quỉ được chỉ định để làm lệch lạc những bản năng của các con trẻ, vào lúc chúng được cưu mang và hạ sinh; những quỉ khác thì, một đàng dụ dỗ các cha mẹ bỏ bê việc giáo dục và chỉ bảo con cái của mình, bằng cách chiều chuộng chúng thái quá, hoặc ghét bỏ chúng, một đàng lại làm cho con cái hận thù cha mẹ; có một số quỉ đề ra việc tạo nên tình trạng ghen ghét giữa vợ chồng, dụ cho họ sống theo kiểu ngoại tình, hay coi nhẹ lòng chung thủy đã được cả hai hôn thệ với nhau. Tất cả đều đồng ý gieo rắc vào giữa loài người những mầm mống bất hòa, ghen ghét và thù oán, những tâm tư kiêu căng và sắc dục, lòng tham muốn sang giầu và vinh dự, và dùng những lý do tinh xảo để chống lại tất cả mọi nhân đức mà Chúa Kitô đã dậy; trên hết mọi sự, chúng có ý định làm quên lãng đi cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Người, những phương tiện cứu rỗi, và những đau khổ đời đời của hỏa ngục. Bằng những phương tiện này, bọn quỉ hy vọng là dồn tất cả mọi quyền năng và khả năng của con người, vào việc ham mê những dính bén với trần gian, và những thỏa mãn sắc dục, không cho họ còn giờ nghĩ đến việc thiêng liêng, cũng như đến phần rỗi của họ nữa". (số 719)
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Cho dù Lễ Đêm Vọng Phục Sinh Thứ Bảy 3/4/2021 đã qua đi,
nhưng nội dung của bài Phúc Âm không bao giờ qua đi,
trong đó, năm nào cũng thế, cũng có một câu: "Hãy đến Galilêa...",
một câu Phúc Âm mà hầu như năm nào vị giáo hoàng Phanxicô này cũng diễn giảng
ở một chiiều kích khác nhau, rất hay và sâu xa mà chúng ta chưa hề nghĩ đến.
Xin mời Quí TĐCTT của em theo dõi ở cái link sau đây:
DTCPhanxico-
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay tuy là Chúa Nhật Phục Sinh, 4/4, nhưng theo ngày tháng thì trùng với lễ nhớ Thánh Isidoro Giám Mục Tiến Sĩ.
Chúng ta đã đọc hay nghe nhiều truyện các thánh, nhưng riêng em chưa bao giờ thấy một vị thánh nào có một bộ óc như ngài,
và được khen tặng như ngài, vị giáo phụ cuối cùng của thời giáo phụ từ sau thời các tông đồ tới thế kỷ thứ 7:
"Nhà chép sử Arevalo đã phải thán phục ghi nhận nói Ngài một sự cao siêu như Platon, sự thông hiểu của Aristote,
tài hùng biện của Cicéron, sự uyên bác của Origenê, sự thận trọng của thánh Hiêronimô, giáo thuyết của thánh Augustinô
và sự thánh thiện của thánh Gregoriô. Người ta còn nói rằng khi đọc một bức thư của Isidorô,
thánh Grêgoriô đã thốt lên lời đầy tính chất tiên tri: – “Đây là một tiên tri Daniel, một người còn trổi vượt hơn cả Salomon”.
"Sau mấy năm ngài qua đời vào năm 636, Công Đồng Toledo năm 653 đã diễn tả ngài như là
'một bậc thày lừng lẫy của thời đại chúng ta và là vinh quang của Giáo Hội Công Giáo'”.
Chưa hết, ngài không chỉ thông thái mà còn thánh thiện - gia đình ngài có 4 anh em, cả 4 đều là các vị hiển thánh của Giáo Hội.
Tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội có những vị thánh cao cả như ngài, dù không nổi tiếng bằng Thánh Toma Tiến Sĩ hay Thánh Âu Quốc Tinh.
Xin mời Quí TĐCTT của em theo dõi ở những cái links sau đây:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
1. Satan Bị Khủng Bố
2. Satan Vùng Vẫy Thoát
3. Satan Chịu Đầu Hàng
4. Satan Quyết Phản Công
5. Satan Muốn Tuyệt Vọng
6. Satan Bị Tiêu Diệt
7. Satan Van Xin Tha
8. Satan Đầu Dập Nát
9. Lòng Thương Xót Chúa
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Thứ Bảy Tuần Thánh, đối với Kitô hữu chúng ta bây giờ là thời khắc trông chờ cử hành Chúa Kitô Phục Sinh,
nhưng đối với các thánh tông đồ thì là thời điểm sống trong bàng hoàng về cuộc khổ giá của Đấng là Thày của các vị!
Nếu không thể nào có phục sinh vinh hiển nếu không có khổ giá cực hình
thì chúng ta không thể nào chỉ có mong phục sinh mà quên mất khổ giá của Chúa Kitô.
Càng tưởng nhớ đến cuộc khổ giá của Chúa Kitô chúng ta mới càng cảm nghiệm thấy LTXC,
và mới ghét bỏ tội lỗi, mới sẵn sàng chấp nhận mọi đau khổ thử thách và mới hy sinh cứu các linh hồn.
Vậy, chúng ta hãy hướng về và trông mong phục sinh bằng việc thinh lặng tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô
qua những chi tiết của mạc khải tư từ cuốn Thần Nhiệm Đô, ở những cái links sau đây:
CuocVuotQua-
CuocVuotQua-
Xin LTXC giúp chúng ta luôn biết Vượt Qua tất cả mọi cám dỗ, tội lỗi và khổ đau trên đời này,
để có thể biến đổi tất cả mọi sự dữ xẩy ra cho chúng ta thành sự lành như Chúa Kitô Phục Sinh.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
Trận Chiến Thiêng Liêng - Âm Mưu Hỏa Ngục:
1. Satan Bị Khủng Bố
2. Satan Vùng Vẫy Thoát
3. Satan Chịu Đầu Hàng
4. Satan Quyết Phản Công
5. Satan Muốn Tuyệt Vọng
6. Satan Bị Tiêu Diệt
7. Satan Van Xin Tha
8. Satan Đầu Dập Nát
9. Lòng Thương Xót Chúa
Nghe thấy lời thứ ba Chúa nói cùng Mẹ của Người rằng: 'Thưa bà, đây là con bà!', bọn ma qủi mới khám phá ra Người Đàn Bà cao cả này là Mẹ thật của Thiên Chúa làm Người, Bà cũng chính là Người Nữ, mà hình ảnh cũng như dấu báo về Người đã được tỏ ra cho chúng ở trên trời, khi chúng vừa được tạo dựng, và là vị phải đạp nát đầu chúng, như đã được Chúa loan báo trong vườn địa đường. Chúng cũng được cho biết về địa vị tuyệt đỉnh, trên mọi tạo vật của Người Nữ cao cả này, cũng như về quyền lực của Người, mà chúng cảm nghiệm thấy ngay lúc bấy giờ. Vì từ thế gian mới có, cũng như từ lúc người nữ đầu tiên được tạo dựng, chúng đã sử dụng tất cả mọi tinh quái của mình, để tìm cho ra ai là người nữ cao cả được loan báo trên trời, và vì giờ đây chúng đã khám phá ra Bà nơi Đức Maria, kẻ mà chúng đã coi thường cho tới lúc ấy, nên những con rồng này giận khôn xiết; việc chúng nhầm lẫn như thế đã giầy đạp cái ngạo mạn của chúng, còn vượt trên tất cả mọi cực hình khác mà chúng phải chịu, để rồi, trong cơn uất hận của mình, chúng tức mình lồng lộn như những con sư tử khát máu, làm cho chúng không thể nào cầm nổi cơn thịnh nộ tăng lên cả ngàn lần đối với Người Nữ cao cả... (số 707)
Với Cha của mình, Chúa Kitô nói lời thứ bốn: 'Chúa Trời ơi, Chúa Trời của con ơi, sao Ngài lại bỏ rơi Con?' Qua những lời này, các thần dữ khám phá ra rằng: đức ái của Thiên Chúa đối với loài người thật vô biên và vô cùng; rằng: để thỏa mãn tình yêu này, Người đã mầu nhiệm giữ lại ảnh hưởng của Thần Tính trên nhân tính rất thánh của Người, mà cho phép những khổ đau lên đến múc tột cùng, để từ chúng rút lấy tối đa muôn vàn hoa trái; rằng: Người nhận thức và âu yếm than phiền về việc Người bị bỏ rơi, cho phần rỗi của một phần nhân loại; rằng: Người đã sẵn lòng đến như thế nào, trong việc chịu đựng hơn nữa, nếu Chúa Cha hằng sống khiến như vậy. Thân phận tốt lành của con người, được Thiên Chúa quá yêu thương, làm gia tăng cơn hờn ghen của Luxiphe cũng như bọn qủi của hắn, và chúng thấy trước Uy Quyền Toàn Năng thần linh tuôn ra không cùng, từ tình yêu bao la này. Nhận thức này đã giầy đạp cái ma quái ngạo mạn của những kẻ thù, và chúng thấy rõ nỗi yếu thế và bất lực của mình, trong việc chống lại tình yêu này, nếu tự con người không cố ý xao lãng ảnh hưởng của tình yêu của Người. (số 708)
(Đaminh Maria cao tấn tĩnh Mùa Chay 1996 - Chuyển dịch theo ấn bản Anh ngữ "City of God" được dịch giả linh mục Geo. J. Blatter, lấy tên là Fiscar Marison, từ nguyên ngữ Tây Ban Nha, và được AMI Press in lại năm 1988, và phần được trích dịch Việt ngữ ở đây từ Cuốn 2, trong toàn bộ Sách "Thần Nhiệm Đô" 4 cuốn, Chương XXIII, ở những trang từ 678 đến 694, các đoạn từ 703 đến 721)
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Tất cả mạc khải thần linh là chính LTXC.
Bởi thế nên tất cả những gì Thiên Chúa làm cho và nơi loài người đều từ và là LTXC.
Một LTXC đã lên đến tột đỉnh ở nơi cuộc Khổ Giá của Chúa Kitô:
"Khi quí vị treo Con Người lên, quí vị sẽ biết LÀ Tôi" (Gioan 8:28).
Thế nhưng, để cứu chúng ta, Con Người đã phải trải qua cực hình khủng khiếp như thế nào?
trong chính ngày Thứ Sáu là ngày loài người tạo vật vô cùng hèn hạ chúng ta được dựng nên,
đồng thời cũng là chính ngày loài người tội lỗi vô cùng khốn nạn của chúng ta được cứu chuộc.
Xin mời Quí
TĐCTT theo dõi những chi tiết được Mẹ Maria mạc khải tư cho biết ở những
cái links sau đây:
CuocVuotQua-VacThapGia.
Chớ gì những gì chúng ta đọc hay nghe Mẹ Maria tiết lộ cho biết về Cuộc Khổ Giá Con Mẹ,
giúp chúng ta thực sự cảm nghiệm sâu xa thấm thía hơn LTXC để sống và làm chứng cho LTXC.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
Âm Mưu Hỏa Ngục - 1. Satan Bị Khủng Bố
SATAN BỊ KHỦNG BỐ
"Luxiphe và bọn qủi
của hắn vừa thấy Chúa vác Thập Giá trên đôi vai thánh của Người, thì
muốn tẩu thoát và gieo mình xuống hỏa ngục;
vì lúc bấy giờ chúng
bắt đầu cảm thấy những công việc của quyền năng thần linh có tác dụng
mạnh hơn. Qua cực hình mới này, chúng linh cảm thấy rằng,
Cái Chết của Con
Người vô tội kia, bị chúng âm mưu sát hại không thể nào là một con người
bình thường, dám gây ra đại họa làm cho chúng bị sụp đổ.
Bởi thế, chúng muốn
rút lui và thôi xúi bẩy các người Do Thái cũng như bọn hành hình, như
chúng đã làm cho tới lúc bấy giờ.
Thế nhưng, bằng uy
lực thần linh, Mẹ Maria khiến chúng phải ở lại, trói buộc chúng như trói
buộc những con rồng hung dữ nhất, bắt chúng phải hộ giá Chúa Kitô lên
Canvê.
Những đầu mối của sợi
giây xích nhiệm mầu buộc chúng lại này, được đặt cả trong đôi bàn tay
của Mẹ Maria, vị Đại Nữ Vương,
Đấng dùng quyền lực
của Người Con Thần Linh để làm cho cả bọn chúng phải ép mình lụy phục.
Mặc dầu nhiều lần
chúng tìm cách thoát thân, và không cầm được giận dữ phải lồng lên,
chúng cũng không thể nào vượt thoát nổi quyền lực của Đức Bà cao cả.
Người bắt chúng
phải đến Canvê, tụ họp chung quanh Thập Giá, ở đó, Người lệnh cho chúng
phải bất động đứng yên mà chứng kiến màn kết thúc của những mầu nhiệm
cao cả,
được diễn xuất cho
phần rỗi của con người, cũng như cho cuộc hủy diệt của chúng". (số 703)
"Luxiphe và bọn lâu
la hoả ngục quá sức là quằn quại đớn đau, trước sự hiện diện của Chúa và
Thánh Mẫu,
cững như trước nỗi sợ
hãi bị hủy diệt, đang treo lơ lửng trên đầu, làm cho chúng cảm thấy giá
chúng mà được nhào xuống hỏa ngục tăm tối còn nhẹ mình hơn nhiều.
Vì không được phép
làm như thế, do đó, chúng nhào đến ẩu đả nhau kịch liệt, như những con
ong vò vẽ bị vỡ tổ, hay như đàn cáo lộn xộn, chạy tìm một chỗ trú ngụ
tối tăm nào đó.
Thế nhưng, cuộc bùng
nổ dữ dội của chúng không phải như những con vật đó, mà là như những con
qủi còn rùng rợn hơn cả những con rồng nữa.
Thế rồi, cái ngạo mạn
ngất trời của Luxiphe hoàn toàn bị khống chế, và tất cả những tư tưởng
kiêu căng của hắn, trong việc đặt ngai tòa của mình trên các tinh tú
trên trời,
cũng như trong việc
uống cạn những giòng nước sông Dược-Đăng (Jordan), đều bị hổ ngươi bẽ
bàng (Is.14:13; Job.40:18)"... (số 704)
Xin đón đọc/nghe/xem tiếp:
Âm Mưu Hỏa Ngục - 2. Satan Vùng Vẫy Thoát
Âm Mưu Hỏa Ngục - 3. Satan Chịu Đầu Hàng
Âm Mưu Hỏa Ngục - 4. Satan Quyết Phản Công
Âm Mưu Hỏa Ngục - 5. Satan Muốn Tuyệt Vọng
Âm Mưu Hỏa Ngục - 6. Satan Bị Tiêu Diệt
Âm Mưu Hỏa Ngục - 7. Satan Van Xin Tha
Âm Mưu Hỏa Ngục - 8. Satan Đầu Dập Nát
Âm Mưu Hỏa Ngục - 9. Lòng Thương Xót Chúa
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Năm nào cũng thế, vào trưa Thứ Tư áp Tam Nhật Phục Sinh,
ĐTC nào cũng giàng
buổi triều kiến chung để nói về Tam Nhật Thánh,
Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy Tuần Thánh ngay sau đó.
Năm nay, 2021, giữa mùa đại dịch covid-19 toàn cầu,
ĐTC Phanxicô đã mời
gọi chúng ta cử hành Tam Nhật Phục Sinh với ngài ra sao?
Xin mời Quí TĐCTT thân yêu của em theo dõi ở những cái
links sau đây:
ĐTC Phanxicô về Tam Nhật Thánh (bài
dịch để đọc)
DTCPhanxico-TamNhatPhucSinh.
https://youtu.be/2ov2lwrjgY8
Xin Chúa Kitô Vượt Qua ở Giêrusalem xưa cũng tiếp tục Vượt Qua
chẳng những trên Bàn Thờ hằng ngày khi chúng ta cử hành Thánh Lễ,
mà còn nơi cuộc sống thánh chứng nhân làm TĐCTT của chúng ta nữa.
Amen.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
Tất cả những gì được Đức Mẹ tiết lộ cho chúng ta biết trong cuốn Thần Nhiệm Đô
về Âm Mưu Hỏa Ngục của Hội Đồng Quỉ sau Cuộc Khổ Nạn và Tử Giá của Chúa Kitô,
như chúng ta đã biết ở trong phần 4- Hận Thù Quyết Thắng: Ma Quỉ Thảm Bại - Hỏa Ngục Phục Hận,
khiến chúng ta, những tâm hồn còn thiết tha với phần rỗi của mình cũng như của anh chị em mình,
nhất là trong thế giới vô thần duy vật sặc mùi tử khí hư vong ngày nay, không khỏi không lo âu sợ hãi.
Trước hết, vì đó là tất cả sự thật liên quan đến phần rỗi vô cùng khẩn thiết của loài người,
không phải chỉ ở trong sách vở, nghe thấy vậy thôi, đọc thấy vậy thôi, nên chỉ biết vậy thôi,
mà còn thực sự ứng nghiệm ngay trước mắt chứng nhân thời đại chúng ta đây.
Tuy nhiên, với tất cả lòng tin vào LTXC,
chúng ta sẽ chẳng những không sợ chúng, mà còn thậm chí thách thức chúng và toàn thắng chúng nữa.
Ngay trong Âm Mưu Hỏa Ngục này,
chúng ta thấy chung Hội Đồng Quỉ và riêng satan đã thật sự là tinh khôn,
xứng đáng với vai trò chuyên nghề cám dỗ của chúng,
ở chỗ, cho dù tự bản chất là gian dối, tối tăm, chúng vẫn nhận thực được đúng sai,
chẳng những ở lý do tại sao thua, mà còn,
nhờ đó, tìm cách phục hận cho thật chính xác và hiệu nghiệm hơn bao giờ hết nữa.
Thế nhưng chúng ta vẫn thấy trong Âm Mưu Hỏa Ngục này,
chúng vẫn còn mù quáng ở một trọng điểm tối quan trọng,
và trọng điểm tối quan trọng này chính là yếu điểm của chúng, là bản chất của chúng,
đồng thời cũng có thể nói là cái di truyền thể bẩm sinh chỉ thua hơn thắng, chỉ bại hơn được của chúng.
Trọng điểm tối quan trọng đó là "tối tăm không thể át được ánh sáng" (Gioan 1:5) - vậy mà chúng vẫn không chịu công nhận;
tạo vật không thể qua mặt Thiên Chúa - vậy mà chúng cứ tiếp tục ngông cuồng, trái lại: "Giơ chân đạp mũi nhọn thì khốn cho ngươi" (Tông Vụ 26:14)
- thế mà chúng cứ điên khùng lao đầu vào chỗ chết cho đến cùng, dù đã liên tục bị thảm bại đến 3 lần mà vẫn còn nuôi hy vọng chiến thắng trận cuối.....
Đó là số phận muôn đời vô phúc bất hạnh của satan, một quyền lực tối tăm chết chóc, bề ngoài coi có vẻ quyền lực,
thắng cuộc và thống trị trên trần gian này, kể cả sau khi con người được cứu chuộc,
nhưng thật ra hắn đã vốn mang trong mình thứ di truyền thể thảm bại ngay từ ban đầu,
trước lực lượng các thần lành được lãnh đạo bởi tổng thần Micae (xem Khải Huyền 12:7-9),
như bóng tối không thể át ánh sáng (xem Gioan 1:5), trái lại, bóng tối mang tính chất chỉ là hiện tượng mau qua,
sẽ chẳng những bị xua tan bởi ánh sáng chân lý là thực tại bất diệt, mà còn càng làm cho ánh sáng được sáng tỏ rạng ngời hơn bao giờ hết.
Vì là bóng tối, nên chính mình, satan đã tự lừa dối mình, ở chỗ, cho dù biết được rằng
Giáo Hội được Chúa Giêsu thiết lập (xem Mathêu 16:16), và ở cùng cho tới tận thế (xem Mathêu 28:10),
đến độ quyền năng của hỏa ngục cũng không thể nào phá được (xem Mathêu 16:16),
thế mà hắn vẫn không chịu tin, cứ tưởng rằng những lời Chúa Kitô nói đó chỉ dọa nạt hắn, nên chỉ là thứ Fake News,
những gì hắn vốn thực hiện theo sở trường gian dối bẩm sinh của hắn (xem Gioan 8:44), để lừa đảo và cai trị loài người.
Bởi thế, cuối cùng, hắn sẽ bị nhục hơn nữa, nhục hơn bao giờ hết, nhục chưa từng có,
đó là, cái đầu của hắn, tiêu biểu cho những gì là khôn ngoan nhất và mãnh lực nhất của hắn,
lại bị phần chi thể hèn mọn nhất trong cơ thể là "gót chân" đạp lên và đạp nát (xem Khởi Nguyên 3:15),
đó là hắn sẽ bị thảm bại trước thành phần hồn nhỏ, hèn mọn và bất lực, chỉ biết trông cậy vào LTXC, như Trinh Nữ Maria vậy.
Và như thế, hắn vô tình lại càng làm cho LTXC được tỏ hiện hơn bao giờ hết, nhất là trong Thời Điểm Thương Xót hiện nay,
một thời điểm, như Đức Thánh Cha Phanxicô xác định vào đầu Mùa Chay cách đây 7 năm, ngày 6/3/2014, với hàng giáo sĩ Roma,
đã được bắt đầu từ thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng xuất thân từ một nước cộng sản Đông Âu là Balan,
nơi đã được Thiên Chúa tuyển chọn để "từ Balan Cha sẽ làm phát ra một tia sáng sửa soạn cho lần đến cuối cùng của Cha" (Thánh Faustina - Nhật Ký 1732).
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Để chúng ta có thể long trọng và xứng đáng cùng Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô,
không còn gì bằng lắng nghe lời chỉ dạy và áp dụng những gì được Vị Chủ Chăn tối cao của chúng ta dẫn dắt,
qua bài giảng của ngài cho Chúa Nhật Lễ Lá 28/3/2021 sáng hôm nay,
với một số lời tiêu biểu và ở những cái links sau đây:
"Những gì đã xẩy ra cho những ai, trong thời gian có mấy ngày thôi,
đi từ việc reo vang 'Hoan hô' đến la hò 'Đóng đang hắn'? Sao lạ vậy?
Họ đang theo đuổi một ý nghĩ về Đấng Thiên Sai hơn là chính Đấng Thiên Sai.
Họ ca ngợi Chúa Giêsu, nhưng họ không để cho Người làm cho họ cảm thấy ngỡ ngàng.
"Đâu là những gì lạ lùng nhất về Chúa và Cuộc Vượt Qua của Người?
Đó là sự kiện Người chiếm đoạt vinh quang bằng nhục nhã.
Người chiến thắng bằng việc chấp nhận khổ đau và chết chóc,
những điều mà chúng ta, trong việc theo đuổi được ca tụng và thành công, muốn tránh né.
"Chúng ta hãy xin ơn biết lạ lùng bỡ ngỡ.
Đời sống Kitô hữu nào không biết ngỡ ngàng thì trở thành buồn tẻ và ảm đạm....
Khi đức tin không còn cảm thấy ngỡ ngàng thì đức tin trở nên ù lì
"Chúng ta vẫn có thể được tình yêu Thiên Chúa gây xúc động chăng?
Chúng ta đã bị mất đi khả năng được Ngài làm cho ngỡ ngàng hay chăng? Tại sao vậy?
Có thể là vì đức tin của chúng ta đã trở lên cù lần bởi thói quen...."
DTCPhanxico-BaiGiangLeLaNamB.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Cùng với Giáo Hội, chúng ta vừa long trọng cử hành Mầu Nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời trong cung dạ trinh nguyên của Mẹ Maria.
Nhưng sự kiện bởi phép Chúa Thánh Thần này đã xẩy ra như thế nào về thể lý nơi lòng dạ của Trinh Nữ Maria Nazarét?
Vào ngày tháng nào cùng mùa nào trong năm? Vào ngày nào trong tuần?
Và lời thưa "xin vâng" của vị trinh nữ này đã kéo dài bao nhiêu lâu?
Bấy giờ vị trinh nữ diễm phúc Nazarét này được bao nhiêu tuổi?
Xin mời quí TĐCTT theo dõi ở những chi tiết kỳ diệu này đều ở trong những cái links sau đây:
MeMariaDuocThuThaiNgoiLoiNhapT
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
Xin Mẹ Maria đầy ơn phúc đã vượt qua ngay từ lúc hoài thai nhờ Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội Chúa ban cho Mẹ,
giúp chúng con xứng đáng cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô trong Tuần Thánh, nhất là Tam Nhật Vượt Qua,
để chúng con tiếp tục vượt qua trần gian tội lỗi mau qua tạm gửi này mà vào thực tại hiệp thông thần linh với Ba Ngôi Chí Thánh trên Thiên Đàng. Amen.
Tên sát nhân dị biệt chỉ thích giết tội phạm (đọc truyện 1)
Tên sát nhân hám danh và những dấu vết khoái cảm tại hiện trường (đọc truyện 2)
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trong tinh thần hoan hỉ và long trọng mừng Lễ Mẹ Maria Thụ Thai Lời Nhập Thể hôm nay,
chúng ta hãy cùng với Giáo Hội, qua Phụng Vụ Giờ Kinh và ĐTC Biển Đức XVi
tiến sâu vào mầu Nhiệm Nhập Thể của Chúa Kitô qua Trinh Nữ Nazarét Maria Đầy Ơn Phúc,
ở cái link sau đây:
Xin Mẹ giúp chúng ta được phần nào như Mẹ trong Biến Cố Truyền Tin của bài Phúc Âm, luôn sống:
- trong ơn nghĩa với Thiên Chúa là Cha;
- trong trắng với Con Thiên Chúa Làm Người, và
- dễ dạy tín thác với Chúa Thánh Thần
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, 24/3/2021, áp lễ Trọng Kính Biến Cố Truyền Tin Lời Nhập Thể trong Cung Dạ Trinh Nguyên của Mẹ Maria,
ĐTC Phanxicô đã tiếp tục loạt bài
giáo lý về cầu nguyện của ngài theo đề tài: Cầu Nguyện Với Mẹ
Maria.
Vậy để dọn mừng Lễ Mẹ, chúng ta cùng nhau theo dõi, lắng nghe và amng ra áp dụng thực hành nhé,
ở những cái links sau đây:
DTCPhanxico-
Nguyện chúc TĐCTT một Lễ Mẹ tràn đầy "Con lòng Bà gồm phúc lạ"!
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Vị thánh này hình như hầu hết chúng ta chẳng nghe bao giờ, lạ hoắc, chắc là một vị thánh tầm thường,
nhưng lại là một vị thánh không thường, thậm chí phi thường khi đọc truyện của ngài và về ngài.
Xin mời quí TĐCTT theo dõi cuộc dời không thánh không làm được những gì ngài đã làm... ở cái link dưới đây:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trong Hành Trình Mùa Chay, ĐTC Phanxicô tiếp tục đồng hành với cộng đồng dân Chúa
qua các Huấn Từ Truyền Tin hằng tuần của Ngài trong suốt Mùa Chay.
Sau đây là một số điều chia sẻ và nhắn nhủ của Ngài:
".... nếu quí vị
muốn biết Tôi, nếu quí vị muốn hiểu Tôi, thì hãy nhìn vào hạt lúa miến đang
chết đi trong lòng đầt, tức là hãy nhìn vào thập tự giá"
"... dấu Thánh Giá, một dấu Thánh Giá mà qua các
thế kỷ đã trở thành biểu hiệu trên
hết của Kitô hữu".
"... thập giá
chỉ có thể biểu hiệu lòng yêu thương, việc phục vụ, không ngần ngại ban tặng
bản thân mình: Chỉ như thế thập giá mới thực sự là "cây sự sống", một sự
sống dồi dào sung mãn"
"Chính trong
tình trạng đan kết giữa sự chết và sự sống này mà chúng ta mới cảm nghiệm
thấy được niềm vui và hoa trái thực sự của tình yêu thương"
Xin mời Quí TĐCTT theo dõi trọn vẹn bài huấn từ của ngài, chất chứa những gì không lỗi thời,
đọc hay nghe lúc nào cũng được, ở những cái links sau đây nhé:
DTCPhanxico-
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, Giáo Hội tưởng nhớ Thánh Patrick, Vị Tông Đồ của Dân Nước Ái Nhĩ Lan.
Hôm nay, 17/3, về dân sự, còn gọi là Ngày Thánh Patrick - Saint Patrick Day,
một ngày có lệ mặc áo mầu xanh lá cây và diễu hành, như ở Đường số 5 ở New York v.v.
Bởi thế, trường hợp của Thánh Patrick của Giáo Hội cũng giống như của Thánh Valentine:
Nếu Thánh Valentine có Ngày Valentine - Valentine Day thì Thánh Patrick có Saint Patrick Day.
Đâu là sự tích
và lý do Thánh Patrick liên hệ với Saint
Patrick Day?
Xin mời quí TĐCTT theo dõi tiểu sử và tục lệ Ngày Thánh Patrick ở cái link sau đây:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Cuối bài Huấn Từ Truyền Tin cho Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm B hôm nay, ĐTC Phanxicô đã thách thức:
"Xin Mẹ Maria Rất Thánh giúp chúng ta đừng sợ để mình bị Chúa Giêsu 'gây khủng hoảng'.
Đó là một thứ khủng hoảng lành mạnh, cho việc phục hồi của chúng ta; nhờ đó niềm vui của chúng ta được trọn vẹn".
Thật là một thách thức tuyệt vời: đâu là ý nghĩa của câu thách thức này? Nó có ngược đời và lạ lùng lắm chăng??
Em chỉ biết sự kiện xẩy ra là sau khi nghe toàn bài huấn từ xong, kèm theo dẫn giải, quí TĐCTT bấy giờ lặng người đi một hồi lâu...
Tại sao? Xin mời quí TĐCTT của em theo dõi những cái links sau đây nhé:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
Thứ Hai ngày 08 tháng 03 năm 2021 |
||
09:20 |
||
09:40 |
Khởi hành bay về Roma |
|
12:55 |
Đáp xuống phi trường quốc tế Ciampino của Roma |
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trong số các thánh, có một số vị thánh sống cả 2 đời hôn nhân và tu trì,
không phải cùng một lúc như Đức Mẹ: Trinh Nữ Sinh Con duy nhất,
nhưng thường là hôn nhân trước và tu trì sau, hình như chưa có ai ngược lại.
Thánh Phanxica Romana hôm nay là một Bà Thánh góa chồng nữ tu,
và cho dù sống đời hôn nhân cũng rất đạo hạnh, chay tịnh và bác ái vị tha.
Vị Thánh nữ này là quan thày của những bà góa, thành phần có bằng MS, được gọi là Ms thay vì Mrs.
Trong tâm tình xin vị thánh hôm nay chuyển cầu cho không ít Quí Chị TĐCTT có bằng MS của chúng ta,
chúng ta hãy theo dõi cuộc đời thánh đức của ngài ở những cái links sau đây:
em tĩnh
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, mùng 8/3, theo dân sự, là Ngày Phụ Nữ Thế Giới.
Chúng ta cùng nhau nghe truyện về 2 thánh nữ tử đạo từ đầu thế kỷ thứ 3 Kitô giáo,
đó là Thánh Perpetua và Fecilia, 2 nữ thánh tử đạo có tên trong Kinh Nguyện Thánh Thể I,
được Giáo Hổi tưởng nhớ hằng năm vào ngày 7/3, ngày mà năm 2021 bị át đi bởi CN III Mùa Chay.
Ngày 8/3 là Lễ Thánh Gioan Thiên Chúa / Saint John of God, người Bồ Đào Nha,
chứ không phải Thánh Gioan Thánh Giá / Saint John of Cross. người Tây Ban Nha sinh sau.
Nếu Thánh Gioan Thánh Giá được Thiên Chúa dùng để canh tân đời đan tu với Thánh Têrêsa Avila,
thì Thánh Gioan Thiên Chúa trước đó đã được Thiên Chúa sử dụng để phục vụ bệnh nhân, nhờ đó
hậu duệ của ngài đã hợp lại thành một hội dòng bệnh viện lấy tên ngài: Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa.
Tạ ơn LTXC đã chẳng những ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế nơi các vị thánh thời đại của Người, mà còn
liên tục phục vụ chung nhân loại nơi thành phần môn đệ chứng nhân trung thực và sống đồng của Người ở khắp nơi,
những người môn đệ chứng nhân được Giáo Hội Người nhận biết và phong thánh để nêu gương cho Kitô hữu hậu thế,
bao gồm anh chị em TĐCTT, những con người cảm nghiệm thấy LTXC, sống ơn gọi thương xót và sứ vụ thương xót,
những tâm hồn, từ mùa đại dịch covid-19 năm 2020 tới nay, vẫn đang tiếp tục chiêm ngắm chân dung của các ngài,
ở những cái
links về các ngài được phổ biến trong nội bộ, như những cái links mới
nhất sau đây:
ThanhPerputua-ThanhFecilia.mp3
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
Chúa nhật ngày 07 tháng 03 năm 2021 |
||
07:15 |
Khởi hành bay đến Erbil |
|
08:20 |
Đáp xuống phi trường Erbil |
|
08:20 |
ĐƯỢC CHÀO ĐÓN BỞI TỔNG THỐNG MIỀN TỰ TRỊ KURDISTAN IRAQ VÀ CÁC LÃNH ĐẠO TÔN GIÁO, DÂN SỰ CỦA MIỀN NÀY tại phi trường Erbil |
|
08:30 |
GẶP GỠ TỔNG THỐNG VÀ THỦ TƯỚNG CỦA MIỀN TỰ TRỊ tại Phòng khách VIP của phi trường Erbil |
|
09:00 |
Khởi hành bằng trực thăng đến Mosul |
|
09:35 |
Đáp xuống khu vực hạ cánh ở Mosul |
|
10:00 |
CẦU NGUYỆN CHO CÁC NẠN NHÂN CỦA CHIẾN TRANH tại Hosh al-Bieaa (tại quảng trường nhà thờ) ở Mosul |
10:55 |
Khởi hành bằng trực thăng đến Qaraqosh |
|
11:10 |
Đáp xuống khu vực hạ cánh ở Qaraqosh |
|
11:30 |
THĂM CỘNG ĐOÀN QARAQOSH tại Nhà thờ “Đức Mẹ Vô Nhiễm” ở Qaraqosh |
VIDEO Diễn văn của ĐTC |
12:15 |
Di chuyển tới Erbil |
|
16:00 |
VIDEO |
Chính vì thế, trong lời chào mừng ở dinh tổng thống hôm 5/3/2021,
vị tổng thống Iraq đã ngỏ lời cùng vị giáo hoàng đầu tiên đến viếng thăm xứ sở của mình rằng:
"Nhân dân Iraq cảm thấy hãnh diện về sự hiện diện được mong đợi của ngài, một vị đại khách thân yêu của mình,
bất chấp những lời khuyên can trì hoãn chuyến viếng thăm này,
vì những hoàn cảnh ngoại thường thế giới đang trải qua bởi dịch bệnh,
và bất chấp những tình trạng khốn khó đang diễn tiến ở xứ sở tang thương của chúng tôi.
Việc thắng vượt được tất cả những tình trạng như thế
đã thực sự càng làm tăng thêm giá trị cho chuyến viếng thăm này nơi lòng cảm nhận của nhân dân Iraq chúng tôi".
Đấy là những gì liên quan đến ngoại cảnh, chưa kể đến vấn đề sức khỏe của vị giáo hoàng 84 tuổi này,
vị đã được thấy đi khập khễnh bên vị tổng thống Iraq, vì ngài bị chứng đau thần kinh tọa cứ tiếp tục bám sát ngài và hành khổ ngài,
đến độ ngài đã phải hủy bỏ hai biến cố chung mới đây: lần thứ nhất ngài đã không thể chủ sự Lễ Đêm Giáo Thừa 31/12/2020,
và lần thứ hai ngài đã không thể tham dự tuần phòng đầu Mùa Chay với Giáo Triều Roma 21-26/2/2021.
Sau đây là những bản tin, kèm theo các links mp3 và video để chúng ta tiếp tục gắn bó hiệp thông với ngài nhé:
|
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Như em đã phổ biến cho chung nhóm ngay vào hôm qua, 1/3, ngày đầu Tháng Thánh Giuse,
Nhóm TĐCTT chúng ta bắt đầu học hỏi về Thánh Giuse vào cuối giờ kinh trưa trong Năm Thánh Giuse,
nhất là vào thời khoảng trước khi bắt đầu Năm Gia Đình từ ngày Lễ Thánh Giuse 19/3/2021 tới đây.
Ngoài ra, Tháng 3 là Thánh Thánh Giuse bao giờ cũng rơi vào Mùa Chay hằng năm của Giáo Hội,
một Mùa Chay, được tiêu biểu qua hình ảnh hoang địa, mang tính chất đức tin, thinh lặng, hy sinh và cầu nguyện,
là tất cả những gì thích hợp với Thánh Giuse, đến độ chúng ta có thể gọi Thánh Cả Giuse là Vị Thánh Mùa Chay
Cuối giờ Kinh Trưa hôm qua và hôm nay chúng ta đã nghe đọc về Thánh Giuse theo bài viết của ĐTGM Kiệt.
Theo yêu cầu của một chị xin xem 2 tấm hình dễ thương về Thánh Giuse được Đức Tổng Kiệt diễn tả,
em xin gửi theo các cái links về bài chia sẻ của vị tổng giám mục đang hưu trí ở Đan Viện Xito Nho Quan này.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
"Hình ảnh thứ nhất: thánh Giuse đưa Chúa Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai cập. Tôi rất thích bức tranh của Albretch Durer.
Đức Mẹ bế Chúa Giêsu ngồi trên lưng lừa. Thánh Giuse một tay dắt lừa. Một tay cầm đèn. Mắt vẫn hướng về Chúa Giêsu và Đức Mẹ ngồi trên lưng lừa.
Vì mẹ yếu con thơ. Phải canh chừng cẩn thận xem các ngài ngồi có vững không. Có vấn đề gì không.
Hay giản đơn là chỉ quan tâm thôi. Còn bản thân ngài tay dắt lừa, đi chân không. Trời đêm tối. Đã soi đèn cho lừa và hai người ngồi trên lưng lừa.
Thế mà ngài vẫn không nhìn đường đi, dù trời đêm tối. Chỉ quan tâm lo lắng cho Chúa Giêsu và Đức Mẹ.
Thật là một tình yêu chan chứa. Miệng không nói gì. Nhưng cử chỉ và đặc biệt ánh mắt nói lên ngài yêu thương Chúa và Mẹ biết bao".
Georges De La Tour, Thánh
Giuse thợ mộc, 1642
"Hình ảnh thứ hai: thánh Giuse làm thợ mộc. Có nhiều tranh ảnh vẽ cảnh tượng này.
Thông thường là thánh Giuse đang cưa gỗ. Gần đó, Đức Mẹ ngồi đan áo. Còn Hài Nhi Giêsu thì đang chơi đùa bên cha mẹ.
Tranh của Georges De La Tour thì vẽ thánh Giuse đang làm thợ mộc. Ngài làm việc cho đến tối mịt.
Cậu bé Giêsu cầm nến soi cho cha làm việc. Ánh nến chiếu lên khiến mặt thánh Giuse rạng rỡ.
Ngài vui vì được làm việc phục vụ Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Ngài vui vì được Chúa Giêsu soi đèn".
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Xin mời TĐCTT của em hãy lắng nghe lời của ĐTC Phanxicô dẫn giải và huấn dụ của ngài
về Bài Phúc Âm Chúa Nhật II Mùa Chay Năm B hôm nay, đặc biệt là câu tiêu biểu sau đây,
ở những cái links cuối email này:
"Chúng ta cũng được kêu gọi leo núi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Đấng Phục Sinh,
Đấng thắp lên những tia sáng le lói nơi hết mọi góc cạnh của cuộc đời chúng ta, và
giúp chúng ta dẫn giải lịch sử bắt đầu bằng chiến thắng vượt qua của Người.
Tuy nhiên, chúng ta hãy cẩn thận, ở chỗ, cái cảm giác của tông đồ Phêrô
'chúng con được ở đây thì tốt quá' không được trở thành tâm trạng lười biếng thiêng liêng.
Chúng ta không thể nào ở trên núi để hoan hưởng vẻ đẹp của cuộc gặp gỡ này một mình,
chính Chúa Giêsu đưa chúng ta trở lại đồng bằng, giữa anh chị em của chúng ta và đi vào cuộc sống thường nhật".
DTCPhanxico-HuanTuTruyenTin.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Tạ ơn LTXC, mỗi ngày Nhóm TĐCTT chúng ta được cùng nhau đối thoại với Chúa,
qua hai buổi cầu nguyện trưa và chiều, bao giờ TĐCTT cũng nói trước,
bằng Kinh Mân Côi hay Chuỗi Thương Xót cùng với các kinh nguyện phụ thêm đính kèm,
sau đó lắng nghe Chúa nói, qua Lời Chúa, Lời ĐTC, Truyện Thánh và kể cả Thời Sự.
Chẳng hạn hôm nay, 27/2/2021,
cuối buổi kinh trưa, Chúa đã nói với chúng ta qua Truyện Thánh Gregory Narek, và
cuối buổi kinh chiều, Ngài nói với chúng ta về 3 điều chứng thực Kitô giáo là đạo bởi trời,
cũng như về tình trạng Người Mỹ Mất Người Thân Vì Covid-19: Nỗi Đau Khôn Nguôi.
Xin mời Quí TĐCTT theo dõi ở 2 cái links mp3 sau đây nhé:
TDCTTCauKinh-
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
Mùa Chay bao giờ cũng hướng về Mùa Phục Sinh và đạt đến tột đỉnh ở biến cố Chúa Kitô Vượt Qua,
bằng không, Mùa Chay hoàn toàn vô nghĩa và vô giá trị, ngược lại, còn là những gì dại khờ và tự diệt!
Đó là lý do Chúa Giêsu đã dạy chúng ta trong Bài Giảng Phúc Đức Trọn Lành Trên Núi,
được Giáo Hội luôn nhắc lại trong Bài Phúc Âm Thứ Tư Lễ Tro mở màn Mùa Chay rằng:
"Khi ăn chay, hãy rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm" (Mathêu 6:17)
Như thế, nếu Mùa Chay là Hành Trình Hoán Cải, ở chỗ
vượt qua sự chết là bỏ mình để vào sự sống thần linh là Đức Ái Trọn Hảo,
thì những tâm hồn nào thành tâm hoán cải chẳng khác gì như Giọt Máu Chay Tịnh Trổ Bông Phục Sinh.
Việc Cải Thiện Đời Sống trong Mùa Chay cũng liên quan đến Sứ Điệp Fatima, đến 1 trong 3 Mệnh Lệnh Fatima.
"Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, vì Người đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi" (13/10/1917)
Nếu vào mỗi Thứ Sáu trong suốt Mùa Chay 2021 này, chúng ta theo dõi các câu chuyện đời thường về tội nhân,
thì thật là thích hợp để chúng ta phản tỉnh về chính bản thân mình vào ngày Thứ Bảy của Đức Mẹ,
để làm sao chúng ta thực sự được biến đổi xứng
với con người mới chúng ta đã mặc lấy khi lãnh nhận
Phép Rửa Tái Sinh.
Trước hết, chúng ta cùng nhau bắt đầu phản tỉnh với những chia sẻ gợi ý ở những cái links sau đây:
Cải Thiện Tại Sao mp4 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh -
YouTube
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Khi đối diện với lạc giáo, thánh Pôlycarpô có “bộ mặt bộc trực” đến nỗi thánh Ignatiô phải thán phục,
vì ngài đã bắt chước cách Ðức Giêsu trả lời người Pharisêu.
Marcion, người lãnh đạo lạc thuyết nhị nguyên, chủ trương có hai Chúa.
Một Chúa trong Cựu ước thì khác với Chúa của Tân ước, và Ðức Giêsu là Con của Thiên Chúa trong Tân ước.
Khi Marcion đối chất với Ðức Giám mục Pôlycarpô, ông ta đã yêu cầu ngài: “Pôlycarpô, hãy thừa nhận chúng tôi.”
Ðức Pôlycarpô trả lời, “Tôi thừa nhận ngài, phải, tôi thừa nhận ngài là đứa con của Satan.”....
Thấy đức tin vững vàng không lay chuyển của thánh Pôlycarpô, quan thống đốc ra lệnh thiêu sống,
và khi quân lính châm lửa, nhiều người chứng kể lại họ được nhìn thấy một phép lạ.
Lửa cháy thành một vòng cung chung quanh thánh nhân, bao bọc ngài như các cánh buồm,
và thay vì bị đốt cháy, ngài lại rực sáng như vàng đang chảy trong lò lửa.
Khi quân lính thấy ngài không hề hấn gì, chúng đã lấy dao đâm ngài. Máu ngài chảy ra đã dập tắt ngọn lửa...
Trên đây chỉ là mấy chi tiết đặc biệt thôi, xin mời quí TĐCTT của em theo dõi trọn vẹn tiểu sử của vị thánh này,
kèm theo những chia sẻ thêm về lịch sử Giáo Hội trong 7 thế kỷ đầu cùng với đức tin tông truyền của Giáo Hội.
Sau đây là những cái links để theo
dõi:
ThanhPolycarpoGMTD.mp3
https://youtu.be/qZjZv4TQQxs
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, ngày 22/2, ngày Lễ Kính Ngai Tòa Thánh Phêrô, liên quan đến quyền bính của Giáo Hoàng.
Tuy nhiên, trong một thế giới càng nhân bản theo chiều hướng dân chủ càng trở nên duy ngã độc tôn,
đến độ trong nội bộ Giáo Hội cũng bị ảnh hưởng, điểm hình là ở Giáo Hội tại Đức Quốc hiện nay,
đang muốn tổ chức Giáo Hội theo chiều hướng dân chủ và xét lại nhiều vấn đề then chốt của Giáo Hội,
như nữ giới làm linh mục, linh mục nam giới được lấy vợ, chấp nhận hôn nhân đồng tính... họ sẽ bỏ phiếu,
Hội nghị kéo dài 2 năm của họ có tất cả 230 người, giáo dân, linh mục và giám mục đều có quyền bỏ phiếu như nhau.
Nhóm TĐCTT đã từng cầu nguyện cho Giáo Hội ở Đức Quốc, xin đừng để xẩy ra ly giáo, có một Giáo Hội Đức Quốc.
Với tâm tình cầu nguyện cho cả Đức Thánh Cha Phanxicô lẫn Giáo Hội ở Đức Quốc, xin mời TĐCTT theo dõi ở những cái links sau đây:
Hôm nay, 22-2, cũng là ngày kỷ niệm đúng 90 năm Chúa Giêsu hiện ta với nữ tu Faustina Kowalska,
và xin chị vẽ một tấm ảnh như chị thị kiến thấy.
Nhân dịp này, ĐTC Phanxicô đã viết một bức thư cho vị giám mục ở địa phương xẩy ra thị kiến.
Cũng tiện dịp 90 năm này, Nhóm TĐCTT chúng ta cũng nên theo dõi việc hình thành tấm Ảnh LTXC này ở cái link sau đây:
Lược Sử Tấm Ảnh Lòng Thương Xót Chúa
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
"Trong 40 ngày Chúa Giêsu ở trong sa mạc, câu chuyện "tay đôi" giữa Chúa Giêsu và ma quỉ đã bắt đầu, một câu chuyện sẽ được kết thúc bằng cuộc Khổ Nạn và Thập Giá. Toàn thể thừa tác vụ của Chúa Kitô là một cuộc đối chọi với Tên Gian Ác ở nhiều biểu lộ của thừa tác vụ này, như ở việc chữa lành các thứ bệnh nạn tật nguyền, ở việc khu trừ ma quỉ nơi các kẻ bị ám, ở việc tha thứ tội lỗi".
"Thật vậy, cái chết là thứ 'sa mạc' cuối cùng cần phải băng qua để cuối cùng đánh bại Satan và giải thoát tất cả chúng ta khỏi quyền lực của hắn. Như thế, Chúa Giêsu đã chiến thắng nơi sa mạc tử thần, để chiến thắng bằng cuộc Phục Sinh".
"Chúng ta được kêu gọi bước theo chân của Thiên Chúa, bằng việc lập lại những lời hứa Rửa Tội của chúng ta, ở chỗ từ bỏ Satan cùng với tất cả các việc làm của hắn cũng như tất cả các thứ hứa hẹn hão huyền của hắn. Hãy ý tứ, tên kẻ thù này đang rình rập ẩn nấp. Nhưng đừng bao giờ trao đổi với hắn".
Để tiếp tục sống Mùa Chay 2021 này, xin mời quí TĐCTT theo dõi Huấn Từ Truyền Tin của ĐTC Phanxicô cho Bài Phúc Âm Mùa Chay Chúa Nhật 1 Năm B hôm qua, với những lời dẫn giải Phúc Âm kèm theo cả những chỉ dẫn sống Phúc Âm Mùa Chay, được phụ thêm bằng những chia sẻ trong giờ kinh trưa hôm qua ở những cái links sau đây:
em tĩnh
DTCPhanxicoHuanTuTruyenTinCN1M
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Nhân vật Phêrô Damianô là một Kitô hữu không được Giáo Hội chính thức tuyên phong,
nhưng cho tới nay vẫn là một vị thánh, có lễ nhớ đàng hoàng, mà còn là một vị tiến sĩ Hội Thánh nữa.
Qua truyện vị thánh ở vào thời điển lịch sử Giáo Hội thế kỷ 11, chúng ta thấy được rằng
Chúa Kitô không phải chỉ ở cùng Giáo Hội Người thiết lập bằng Thánh Thể, nơi hàng Giáo Phẩm và Lời Chúa,
mà còn qua các vị thánh thời đại của Người suốt giòng lịch sử của Giáo Hội cho tới ngày cùng tháng tận nữa.
Với tất cả lòng tin tưởng của chúng ta vào Chúa, và xin vị thánh hôm nay chuyển cầu cho chúng ta
cũng được sống thánh chứng nhân như ngài trong thời đại của chúng ta cũng là Thời Điểm Thương Xót hiện nay,
chúng ta cùng nhau cảm nghiệm sự hiện diện thần linh của Chúa Kitô trong Giáo Hội qua Thánh Phêrô Damianô
ở những cái links sau đây
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, Giáo Hội tưởng nhớ 2 vị Thánh Thiếu Nhi trẻ nhất Giáo Hội,
đó là Thánh Phanxicô 11 tuổi và Giaxinta 10 tuổi,
hai trong ba thiếu nhi thụ khải ở Fatima năm 1917.
Theo thiên định, cặp thánh thiếu nhi này phải là anh em ruột, phải chết sớm như nhau,
phải được phong chân phước và hiển thánh cùng ngày v.v. Tại sao?
Nếu không phải tại vì cặp thanh thiếu nhi này có một ơn gọi riêng biệt nhưng bất khả phân ly,
theo linh đạo Kitô giáo, đó là mến Chúa và yêu người.
Chính vì mến Chúa trước mới có thể yêu người sau, mà Thánh Phanxico mới là anh, và Thánh Jacinta mới là em.
Bởi Thánh Phanxico chuyên đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể, còn Thánh Jacinta chuyên hy sinh cứu các tội nhân.
Thật vậy, lòng yêu thương các tội nhân không thể nào không xuất phát từ lòng yêu mến Chúa trước.
Nghĩa là, nếu chúng ta không nên một với Chúa. đau cái đau của Chúa trước tội lỗi của anh em mình.
thì chung ta cũng sẽ không tha thiết gì với phần rỗi của tội nhân.
Giờ đây, xin mời Quí TĐCTT của em cùng nhau chiêm ngắm chân dung của hai vị thanh thiếu nhi này,
nhất là qua bài
giảng của ĐTC GP II, ở những cái links sau đây:
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Mùa Chay là thời điểm thuận lợi để trở về cùng Thiên Chúa, bằng việc cải thiện đời sống?
- Tại sao phải cải thiện?
- Cải thiện ở chỗ gì?
- Cải thiện những gì?
- Cải thiện bằng cách nào?
Cuốn "Sứ Điệp Fatima - Màng Lưới Cứu Rỗi trong Mùa Biển Động Cuối Thời" (xuất bản 1993)
sẽ tuần tự trả lời cho chúng ta từng lần một.
Hôm nay, Nhóm TĐCTT giờ kinh trưa đã nghe được 3 lý do chính "Tại Sao Cải Thiện?
Giờ đây, xin mời Quí TĐCTT cùng nhau theo dõi những đề tài cần thiết hợp với Mùa Chay nhé...
ở những cái links sau đây:
Cải Thiện Tại Sao mp4 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh -
YouTube
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, 17/2/2021, Thứ Tư Lễ Tro, bắt đầu Mùa Chay, năm nay
lại trùng vào ngày Giáo Hội cũng tưởng nhớ 7 Vị Thánh Lập Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ (Servites),
những thương gia giầu có sang trọng ở Nước Ý đã tự nguyện cùng nhau từ bỏ trần gian,
rút lui vào nơi hoang vắng để sống đời cầu nguyện và khó nghèo như Chúa Kitô,
Đấng đã chay tịnh 40 đêm ngày trước thừa tác vụ thiên sai của Người,
khi họ tìm được Người như Viên Ngọc Quí khiến họ đã dám đánh đổi tất cả để chọn Người.
Giờ đây, xin mời quí TĐCTT của em theo dõi toàn bộ câu chuyện về các ngài,
ở những cái links mp3 và youtube sau đây nhé:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay Thứ Tư Lễ Tro 2021, chúng ta cùng với Giáo Hội hoàn vũ bắt đầu tiến vào Mùa Chay Thánh trong mùa đại dịch covid-19.
Bởi thế, cuối giờ kinh trưa hôm qua, Nhóm TĐCTT đã đọc cho nhau nghe trọn Sứ Điệp Mùa Chay 2021 này của ĐTC Phanxicô,
kèm theo một số chia sẻ về sứ điệp này, liên quan 3 điểm chính yếu sau dây:
1- đến nhan đề của sứ điệp,
2- đến mối liên hệ giữa 3 thần đức tin cậy mến và Ba Ngôi Thiên Chúa, và
3- đến bộ ba việc làm chay tịnh liên quan đến 3 thần đức tin cậy mến.
Là "Chiên Ta thì nghe tiếng Ta" (Gioan 10:27), TĐCTT chúng ta hãy lắng nghe tiếng chủ chiên của mình ở các cái link mp3 và youtube sau đây:
DTCPhanxico-SuDiepMuaChay.2021.mp3
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Ngày mai là Thứ Tư Lễ Tro, bắt đầu Mùa Chay Thánh 2021.
Để tiễn biệt những ngày đầu Năm Âm Lịch 2021,
với 3 Ngày Tết
12-14/2/2021 Thứ Sáu tới hết Chúa Nhật vừa rồi,
em xin gửi đến quí TĐCTT của em một bài suy tư
về hành trình đức tin sống đạo của Kitô hữu chúng ta
theo chu kỳ thời gian của 4 mùa xuân hạ thu đông ở những cái links sau đây:
Chúc Quí TĐCTT của em một Năm 2021 tràn đầy bình an của Chúa Kitô Giáng Sinh và Phục Sinh,
để lúc nào tâm hồn chúng ta cũng được tràn
đầy bình an và
cuộc đời của chúng ta ngày nào cũng VUI NHƯ TẾT
nhé.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm qua, vì có nhiều email, nhất là về 3 vị thánh trong ngày 14/2 là Thánh Cyrillo và Thánh Mêthôđiô cùng Thánh Valentine,
em đã trì hoãn email về Huấn Từ Truyền Tin của ĐTC Phanxicô cho Chúa Nhật VI Thường Niên Năm B cho tới hôm nay.
Bởi giáo huấn của chính Bài Phúc Âm cũng như những lời dẫn giải của ĐTC Phanxicô về bài Phúc Âm này không bị lỗi thời,
nghe lúc nào cũng được, nhất là hai tư tưởng độc đáo được ĐTC đề cập đến như đầu đề của email này nhắc lại.
Xin mời Quí TĐCTT vốn là "chiên Ta thì nghe tiếng
Ta" (Gioan 10:27) theo dõi ở những cái links sau đây
nhé:
DTCPhanxico-
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, 14/2, theo lịch phụng vụ, Giáo Hội tưởng nhớ đến Hai Thánh Anh Em Thừa Sai các dân tộc Slav Đông Âu
Hôm nay, cùng ngày, theo lịch dân sự, cũng tưởng nhớ đến Thánh Valentine, vị thánh liên quan đến Ngày Tình Nhân.
Bởi thế, xin mời quí TĐCTT theo dõi cả 3 vị thánh này nhé, ở những cái links mp3 và youtube riêng biệt sau đây:
em tĩnh
ThanhValentine.mp3
https://youtu.be/TVIRa5Zh4XA
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Tạ ơn LTXC, cho dù chúng ta không thể mừng xuân như các năm trước đây, chỉ vì đại dịch covid-19,
chúng ta vẫn có thể mừng xuân bằng cách khác, chẳng hạn như các buổi Hội Ngộ Mừng Xuân Online.
Hôm nay là Lễ Mẹ Lộ Đức, nơi Mẹ đã chọn hiện ra để xác nhận Tín Điều Vô Nhiễm của Mẹ,
được Giáo Hội tuyên bố 4 năm trước, vào ngày 8/12/1854,
khi Mẹ tự xưng mình vào ngày 25/3/1858 lần 16 rằng: "Mẹ là Đấng hoài thai vô nhiễm nguyên tội".
Chính vì Mẹ được hưởng trước ơn cứu độ của Con Mẹ
và, theo nguyên tắc, Mẹ nhờ đó cũng được thoát khỏi mọi hậu quả của tội lỗi là đau khổ và chết chóc,
mà Mẹ đã từng chữa lành cho biết bao nhiêu con người tàn tật đáng thương về phần xác tại Lộ Đức.
Xin mời TĐCTT của em theo dõi các cái links mp3 và youtube dưới đây để thấy được
Mẹ Maria đã chữa lành ở Lộ Đức ra sao, trong đó có bao nhiêu phép lạ đã được Giáo Hội công nhận cho tới nay,
và đâu là 3 Bí Mật Lộ Đức như được Chị Thánh thụ khải Bernadette cho biết nhưng không được phép tiết lộ...
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Chi tiết hay nhất và nổi bật nhất trong tuyện của Chị Thánh Scolastica Đồng Trinh được Giáo Hội tưởng nhớ hôm nay đó là:
Chị là em gái sinh đôi với Thánh Biển Đức, và hằng năm gặp anh mình mộf lần để trao đổi về cảm nghiệm thần linh với anh,
để rồi vào lần cuối cùng gặp
anh, chị đã ngỏ lời cùng anh mình, như được Thánh Giáo Hoàng
Grêgôriô Cả thuật lại rằng:
Đang lúc còn mải mê nói chuyện đạo đức mà trời mỗi lúc một khuya, thì nữ đan sĩ xin với anh rằng :
“Em xin anh đừng bỏ em đêm nay ; chúng ta hãy trao đổi với nhau cho đến sáng về những niềm vui của đời sống trên trời.”
Người anh trả lời : “Em ơi, em nói gì vậy ? Anh đâu có thể ở lại ngoài tu phòng.”
Nghe anh từ chối, nữ đan sĩ đặt hai bàn tay lên bàn, các ngón đan vào nhau, rồi gục đầu xuống trên hai tay cầu xin Chúa toàn năng.
Khi bà ngẩng đầu lên thì sấm chớp ầm ầm nổi dậy và một cơn mưa như trút nước đổ xuống,
khiến cả cha Biển-đức khả kính lẫn các anh em tháp tùng người không sao nhấc chân ra khỏi ngưỡng cửa nơi họ đang đứng.
Bấy giờ người của Thiên Chúa buồn bã bắt đầu than trách rằng : “Em ơi, xin Thiên Chúa toàn năng tha thứ cho em, em đã làm gì vậy ?”
Bà trả lời : “Này, em đã xin anh mà anh không chịu nghe, thì em đã xin Thiên Chúa của em và Người đã nghe.
Bây giờ nếu anh đi được thì cứ đi, cứ để em lại đây mà về đan viện.”
Như thế là người đã không tự ý ở lại, nhưng bị cầm chân tại chỗ ngoài ý muốn, và cả hai thức suốt đêm,
tha hồ trao đổi với nhau những chuyện về đời sống thiêng liêng.
Thật là chí tình ruột thịt mà rất ư là thánh đức.
Tuy cả 2 anh em không chịu tử đạo, hay chịu khổ đau và thực hành bác ái phục vụ tha nhân,
nhưng vẫn nên thánh vì yêu mến Chúa, yếu tố bất khả thiếu và trên hết mọi yếu tố!
Giờ đây, với tâm tình tạ ơn Chúa và xin thánh nữ đồng trinh Scolastica chuyển cầu, mời quí TĐCTT theo dõi ở các cái links mp3 và youtube dưới đây:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Nghe hay đọc truyện các vị thánh, chúng ta đều thấy sự quan phòng thần linh của Thiên Chúa nơi từng cuộc đời của các vị, cho dù là thế nào chăng nữa, cuối cùng cũng nên thánh như ý Ngài muốn và vào thời điểm của các ngài.
Truyện về 2 vị thánh được Giáo Hội tưởng nhớ hằng năm vào ngày 8/2 này cũng thế, chúng ta cứ nghe về các ngài ở các cái link mp3 và youtube dưới đây sẽ thấy và tạ ơn Chúa với các ngài và xin các ngài chuyển cầu cho chúng ta, để chúng ta cũng nhận biết ý Chúa nơi cuộc đời chúng ta mà nên thánh như các ngài.
Trước hết, về Thánh Giêrônimô Giulianô, Nhân bị chiến thương mà đã xoay hẳn lại cuộc đời. Và cũng như Inhaxiô, Êmilianô vừa được Đức Mẹ cứu một cách lạ, liền đến tạ ơn Đức Mẹ thành Trêvi mà dân thành Vênêtia rất sùng mộ, và quyết tâm hiến thân phụng sự Người. Để chuộc lại quãng đời quá khứ không tốt đẹp mấy, ngài hằng ra sức thống hối và thực hành bác ái. Ngài thường nguyện rằng: “Lạy Chúa Giêsu nhân từ, xin hãy đối xử với con như vị cứu tinh của con, chứ đừng như vị quan án công thẳng”.
Sau nữa, về Thánh Josephine Bakhita, người nữ Sudan Phi châu một thời làm nô lệ này đã cảm nghiệm như sau: "Khi nhìn thấy mặt trời, mặt trăng và muôn tinh tú, tôi tự nhủ: 'Ai có thể là Chủ Nhân của những vật mỹ miều ấy?' Tôi vô cùng khát khao để thấy Người, để biết Người và để thần phục Người" (Chân Phước Josephine Bakhita).
em tĩnh
ThanhGieronimoGiuliano-
https://youtu.be/Nx04dIZ4dfA
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trong Huấn Từ Truyền Tin hôm nay, ĐTC đã nhấn mạnh đến 3 điểm tiêu biểu đáng nhớ và cần phải thực hành liên quan đến LTXC sau đây:
1- Người Con của Thiên Chúa tỏ hiện vai trò làm
chúa của mình không phải "từ trên cao nhìn xuống", không phải từ một
khoảng cách, mà là cúi xuống, là giơ bàn tay của mình ra; Người tỏ hiện
vai trò làm chúa của Người một cách gần gũi, một cách mềm mại dịu dàng,
một cách cảm thương. Gần gũi, dịu dàng, cảm thương là những kiểu cách
của Thiên Chúa.
2- Chúng ta đừng quên rằng cách thân tình duy nhất khi nhìn vào một con người từ bên trên xuống đó là khi anh chị em giơ bàn tay của mình ra giúp họ đứng lên. Đó là cách duy nhất. Đó là sứ vụ được Chúa Giêsu ủy thác cho Giáo Hội.
3- Việc chăm sóc cho đủ mọi loại bệnh nhân không phải là "một thứ hoạt động tùy ý" đối với Giáo Hội, không! Nó không phải là những gì ngoại lệ, không. Việc chăm sóc cho hết mọi loại bệnh nhân là những gì thuộc về sứ vụ trọn vẹn của Giáo Hội như là sứ vụ của Chúa Giêsu vậy.
Giờ đây, với tinh thần "chiên Ta thì nghe tiếng Ta" (Gioan 10:27), chúng ta hãy lắng nghe trọn bài huấn từ của ngài kèm theo những chia sẻ phụ thêm ở cái link dưới đây:
DTCPhanxico-HuanTuTruyenTinMV.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hạt giống đức tin Kitô giáo bắt đầu được gieo vãi trên quê hương đất nước Việt Nam vào tiến bán thế kỷ 16, và vào cuối thế kỷ thứ 18 mới bắt đầu bị bách hại và sát hại, với trên 100 ngàn mạng sống Kitỗ Công giáo VN đã như một Thập Giá đẫm máu trên đất Việt cho tới cuối thế kỷ 19, một Thập Giá đã Trổ Bông 117 vị hiển thánh và 1 chân phước tử đạo trong Giáo Hội hoàn vũ.
Trước khi Giáo Hội ở Việt Nam bị bách hại và sát hại vào cuối thế kỷ 18 thì ở Á Đông đã có 26 vị thánh tử đạo tiên khởi ở Nhật Bản, trong đó có 6 vị thừa sai Tây Ban Nha Dòng Phanxicô, 20 Kitô hữu bản xứ, trong đó có 2 bác sĩ, 3 thiếu niên dưới 14 tuổi, nhỏ nhất là 11 tuổi, và 3 giáo lý viên Dòng Tên, giáo lý viên chính yếu vừa hoàn tất chương trình học làm linh mục để trở thành vị linh mục đầu tiên người Nhật Bản thì được phúc tử đạo vào năm 33 tuổi là Thánh Phaolô Miki. Tất cả 26 vị tử đạo ở Nhật Bản đầu tiên của Á Đông này đều tỏ ra hiên ngang và hát ca cùng giảng đạo đang khi bị bêu giễu qua phố xá và bị treo lên thập tự giá và bị đâm chết.
Với tâm tình tạ ơn Chúa và xin các vị tử đạo ở Nhật Bản này chuyển cầu cho chúng ta, xin mời quí TĐCTT theo dõi câu chuyện tử đạo đặc biệt này ở cái link mp3 dưới đây.
em tĩnh
ThanhPhaoloMiki-CacBanTuDao.
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trong lịch sử Giáo Hội, vào các thế kỷ ban đầu, trong thời kỳ Giáo Hội còn bị đế quốc Roma bách hại và sát hại suốt 3 thế kỷ đầu, đã có một số vị tử đạo nữ đồng trinh như
Thánh Cecilia tử đạo vào năm 230 lúc mới 20 tuổi và được Giáo Hội cử hành phụng vụ tưởng nhớ hằng năm vào ngày 22/11, hoặc
Thánh Catarina thành Alexandria Ai Cập, một triết gia, tử đạo năm 305 lúc mới 18 tuổi, và được Giáo Hội cử hành phụng vụ tưởng nhớ hằng năm vào ngày 25/11, hay
thánh Anê 12 tuổi tử đạo năm 304 và được Giáo Hội cử hành phụng vụ tưởng nhớ hằng năm vào ngày 21/1, hoặc
Thánh Lucia tử đạo năm 304 khi thánh nữ được 21 tuổi và được Giáo Hội cử hành phụng vụ tưởng nhớ hằng năm vào ngày 13/11, hay
Thánh Agatha hôm nay 5/2, vị thánh tử đạo năm 251 khi mới được 20 tuổi. Có thể nói 5 vị nữ tử đạo này là Ngũ Long Công Chúa Nữ Trinh của Vua Trời Cao Cả Giêsu Kitô, trong đó có 4 vị được Giáo hội kính nhớ trong phần Kinh Nguyện Thánh Thể I của mình, ở sau phần truyền phép và trước Kinh Lạy Cha, theo thứ tự (được liệt kê ngay sau 2 thánh nữ tử đạo không đồng trinh vào các thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội khác là Felicia và Perpetua) đó là Thánh Agatha, Lucia, Anê, Cecilia v.v.
Thường các vị tử đạo nữ, chẳng những chịu những cực hình dã man khủng khiếp chẳng thua kém gì các vị thánh tử đạo nam, như 2 thánh phó tế Laurenso năm 258 ở Roma lễ kính ngài vào ngày 10/8, và Vinh Sơn năm 304 ở Tây Ban Nha lễ nhớ ngài vào ngày 22/1, mà còn có thể chịu cực hình hơn cả các thánh tử đạo nam nữa, nếu so sánh về thể lực giữa nam mạnh nữ yếu, các vị thánh nữ thậm chí còn bị một cực hình đặc biệt nữa, hoàn toàn không có ở nơi các vị thánh nam, đó là các vị thánh nữ đồng trinh còn bị bạo quyền nham hiểm ác độc bỏ vào ổ điểm, để cố ý làm cho các vị tử đạo nữ trẻ trung xinh đẹp trở nên nhơ nhớp về xác thịt, như Thánh Anê, Thánh Lucia, nhất là Thánh Agatha chịu cực hình thật là có thể nói là vô cùng dã man khủng khiếp chưa từng thấy.
Giờ đây, với tâm tình kính phục cùng tạ ơn Chúa và xin được chuyển cầu cho mình, chúng ta cùng nhau chiêm ngắm chân dung của vị nữ anh hùng tử đạo có thể nói là đệ nhất thiên hạ này ở những cái link sưới đây
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Chắc có lẽ đối với hầu hết TĐCTT chúng ta thì 2 vị thánh này hoàn toàn xa lạ.
Thế nhưng, thật sự là đã có 2 vị thánh này trong Giáo Hội và của Giáo Hội, dù chúng ta chưa biết.
Và chính vì chúng ta chưa biết mà chúng ta càng cần phải biết về các vị.
Nếu vị thánh nào cũng phản ảnh Chúa Kitô thì hai vị thánh này đã phản ảnh Chúa Kitô ở chỗ nào?
Một vị phản ảnh Chúa Kitô chay tịnh trong hoang địa sống giữa hoang thú?
Một vị phản ảnh Chúa Kitô thừa sai nhưng cuối cùng thảm bại?
Xin mời quí TĐCTT của em theo dõi toàn bộ câu chuyện về 2 vị thánh lạ này ở những cái links dưới đây:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Lễ Đức Mẹ Dâng Hài Nhi Giêsu trong Đền Thánh cũng được gọi là Lễ Nến nữa, ám chỉ Chúa Giêsu là ánh sáng cứu độ, đúng như lời ông Simeon đã được đầy Chúa Thánh Thần bộc phát ra: "ơn cứu độ của Chúa mà Chúa đã sắm sẵn trước mặt muôn dân, là Ánh sáng chiếu soi các lương dân, và vinh quang của Israel dân Chúa".
Bởi thế nên Phụng Vụ Giớ Kinh Sách sáng hôm nay có bài Thánh Thi rất hay sau đây:
Hỡi Ánh Sáng ngàn thu,
Gieo nắng hồng mãnh liệt,
Ngày dài không hề tắt,
Đuổi đêm tối sa mù.
Hỡi Ánh Sáng ngàn thu,
Sửa bóng vàng tàn lụi,
Diệt tan tành bóng tối,
Thức tỉnh hồn mộng mơ.
Hỡi Ánh Sáng ngàn thu,
Ngài đến là phấn khởi,
Ngài kêu liền dậy vội,
Ngài thương phúc vô bờ !
Hỡi Ánh Sáng ngàn thu,
Vắng Ngài đời sẽ khổ,
Có Ngài không chết nữa,
Gần Ngài sáng đầy dư.
Hỡi Ánh Sáng ngàn thu,
Nguyện xin Vua hằng hữu
Chiếu hào quang vĩnh cửu
Vào kiếp sống ngục tù.
Hỡi Ánh Sáng Giê-su,
Danh Ngài êm dịu quá,
Xin nhậm lời cảm tạ
Cùng muôn vạn ý thơ !
Dâng Ánh Sáng ngàn thu
Cùng Thánh Thần Thánh Phụ
Ngàn vinh quang rực rỡ,
Muôn kiếp chẳng phai mờ.
Giờ đây, chúng ta theo dõi tiếp 2 bài Thánh Thi nữa của Giáo Hội cho Phụng Vụ Giờ Kinh Sáng cùng Giờ Kinh Chiều, cùng với một bài đọc về ánh sáng của Lễ Nến này, và những mạc khải của Mẹ Maria về biến cố Mẹ Dâng Con này trong cuốn Thần Đô Huyền Nhiệm, ở những cái links dưới đây.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Bài Phúc Âm hôm nay có nghĩa là gì và Chúa muốn cho "chiên Ta thì nghe tiếng Ta" phải làm gì qua bài Phúc Âm hôm nay, qua vị giáo hoàng đại diện Người trên trần gian hiện nay là ĐTC Phanxicô, xin mời quí TĐCTT theo dõi toàn vẹn bài huấn từ kèm theo những lời chia sẻ ở những cái links dưới đây:
em tĩnh
DTCPhanxico-
https://youtu.be/Ccv_yfv-3w0
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay là Chúa Nhật IV Thường Niên, nhưng lại vào ngày 31/1, lễ Thánh Gioan Bosco, vị thánh sáng lập Dòng Salêsio, chuyên phục vụ giới trẻ. Xin mời quí TĐCTT của em theo dõi, ở các cái links mp3 và youtube dưới đây, các tình tiết về vị thánh nhà nghèo, lận đận trong việc học hành, có tài làm xiệc và thu hút giới trẻ, và đã sáng lập một hội dòng lo cho giới trẻ, một hội dòng hiện đang có mặt ở 130 quốc gia trên thế giới, với gần 20.000 tu sỹ, trong 1.859 nhà, VN có dòng của ngài từ năm 1952, hiện nay có 11 cộng đoàn.
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Nếu hôm qua, chúng ta d8ã nghe chuyện về một vị thánh hầu như "vô danh" chưa hề nghe tiếng, đó là Thánh Nữ Agatha Merici, thì hôm nay, trái lại, là một vị thánh quá nổi nang danh tiếng vang lừng, đó là Thánh Toma Aquinas Tiến Sĩ Hội Thánh, Dòng Đaminh, Thời Trung Cổ, vị thành chẳng những liên kết lý trí với đức tin, sử dụng triết lý cho thần học, mà còn thánh đức nữa. Chúng ta hãy đọc những lời ĐTC Biển Đức viết về ngài sau đây thì đủ biết:
Đời sống và giáo huấn của Thánh Thomas Aquinas có thể được tóm gọn vào một tình tiết được truyền lại bởi các tiểu sử gia xưa. Trong khi vị thánh này theo thói quen của mình đang cầu nguyện vào buổi sáng trước tượng chuộc tội trong Nguyện Đường Thánh Nicholas ở Naples thì người coi cung thánh của nhà thờ là Domenico da Caserta đã nghe thấy một cuộc đối thoại lộ liễu. Thánh Thomas đã cảm thấy lo âu lên tiếng hỏi rằng phải chăng những gì ngài viết về những mầu nhiệm đức tin Kitô giáo là đúng. Và Cây Thập Tự Giá đã trả lời rằng: “Thomas ơi, con đã nói hay về Ta. Vậy công thưởng của con là gì đây?” Và câu trả lời của Thánh Thomas là những gì mà tất cả chúng ta là thành phần bạn hữu và là môn đệ của Chúa Kitô bao giờ cũng phải đáp lại đó là: “Không gì khác ngoài Chúa, Ôi Chúa!” (Ibid., 320).
Sau đây là những lời của chính Thánh Toma viết về cảm nghiệm của ngài đối với Thánh Giá Chúa Kitô, được Giáo Hội trích lại cho Bài Đọc 2 của Phụng Vụ Giờ Kinh Sách hôm nay, những gì sau khi nghe thấy các chị trong giờ kinh trưa nay đã xin em phổ biến, như dưới đây:
Không có gương nhân đức nào mà không có nơi thập giá
Trích bài chia sẻ của thánh Tô-ma A-qui-nô, linh mục.
Có cần thiết Con Thiên Chúa phải chịu đau khổ vì chúng ta không ? Thưa cần lắm, và có thể tóm lại trong hai lý do : một là để làm phương dược chữa trị tội lỗi, hai là để làm gương cho chúng ta noi theo.
Xét về phương dược để chữa trị mọi sự dữ mà chúng ta mắc phải vì tội lỗi, chúng ta gặp thấy linh dược nhờ cuộc Thương Khó của Đức Ki-tô.
Nhưng xét về gương sáng thì ích lợi cũng không nhỏ, vì cuộc Thương Khó của Đức Ki-tô đủ để soi sáng trọn vẹn cuộc đời chúng ta. Quả vậy, bất cứ ai muốn sống đời hoàn hảo, người ấy không cần làm gì khác ngoài việc khinh chê những gì Đức Ki-tô đã khinh chê trên thập giá và ao ước những gì Người đã ước ao. Bởi lẽ không có gương nhân đức nào mà không có nơi thập giá.
Nếu bạn muốn tìm một tấm gương bác ái, thì đây : Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Đó là điều Đức Ki-tô đã thực hiện trên thập giá. Vậy nếu Người đã hy sinh mạng sống vì chúng ta, thì khi vì Người mà chúng ta phải chịu bất cứ đau khổ nào, sẽ chẳng có chi là quá nặng.
Nếu bạn muốn tìm một tấm gương nhẫn nhục, thì nơi thập giá có cả một tấm gương sáng ngời. Thật vậy, sự nhẫn nhục sẽ lớn lao vì hai lý do : hoặc khi người ta chịu những đau khổ lớn lao, hoặc khi người ta chịu những đau khổ có thể tránh được mà lại không tránh. Quả thế, Đức Ki-tô đã mang lấy những đau khổ lớn lao trên thập giá, và nhẫn nhục chịu đựng : Người chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe, như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín trước mặt kẻ xén lông, Người chẳng hề mở miệng. Như thế, sự nhẫn nhục của Đức Ki-tô trên thập giá thật là lớn lao : Chúng ta hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta, mắt hướng về Đức Giê-su là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin. Chính Người đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục.
Nếu bạn muốn tìm một tấm gương khiêm nhường, thì xin bạn nhìn lên Đấng chịu đóng đinh : Đấng vốn là Thiên Chúa mà đã muốn chịu xét xử dưới thời Phong-xi-ô Phi-la-tô và chịu chết.
Nếu bạn muốn tìm một tấm gương tuân phục, bạn chỉ việc bước theo Đấng đã vâng lời Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết : Cũng như vì một người duy nhất, tức là ông A-đam, đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ trở thành người công chính.
Nếu bạn muốn tìm một tấm gương khinh chê của cải trần gian, bạn chỉ việc bước theo Đấng là Vua các vua và là Chúa các chúa, nơi Người có cất giấu mọi kho tàng của sự khôn ngoan và hiểu biết, thế mà trên thập giá Người đã chịu trần truồng, bị chế giễu, bị khạc nhổ, bị đánh đập, bị đội vòng gai và phải uống giấm chua mật đắng.
Vậy bạn đừng bám víu vào y phục và của cải, vì áo xống tôi, chúng đem chia chác ; đừng bám víu vào danh dự, vì Người đã chịu lăng nhục và bị đánh đòn ; đừng say mê chức tước, vì họ đã kết một vòng gai làm vương miện đội lên đầu Người ; và đừng ham mê thú vui nữa, vì tôi khát nước, lại cho uống giấm chua.
Giờ đây, mời quí anh chị lắng nghe những gì đưoọc thánh nhân viết trên đây, mà còn cả ĐTC Biển Đức XVI nói về ngài liên quan đến hai vấn đề chính yếu về ơn gọi và sứ vụ của ngài là Triết Lý Thần Học và Tổng Luận Thần Học, ở những cái links mp3 dưới đây.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Chắc có lẽ chúng ta chưa hề nghe đến tên vị thánh được Giáo Hội tưởng nhớ hôm nay, như chúng ta cũng chưa từng nghe đến Thánh Corona cho đến mùa đại dịch liên quan đến con vi khuẩn corona, mà ngài lại là vị thánh cứu chữa dịch bệnh, do đó nhóm TĐCTT giờ kinh trưa lẫn giờ kinh chiều đã thêm tên của ngài vào lời cầu kết trong 5 lời cầu bế mạc mỗi giờ kinh nguyện.
Chúng ta nên biết một điều là một khi đã được phong thánh thì phải xứng đáng mới được phong, để làm gương cho cộng đồng dân Chúa, và phải hội đủ điều kiện bất khả thiếu nữa mới được, chứ không phải chuyện cảm tình với ai hay cảm phục ai thì cứ việc phong thần phong thánh cho người ấy, như chúng ta thường làm theo xu hướng trần tục với những nhân vật thần tượng của chúng ta.
Vậy vị thánh có tên xa lạ với chúng ta là Angela Merici có những gì đặc biệt và đáng được Giáo Hội phong thánh? Xin mời chúng ta theo dõi ở những cái links dưới đây, để thấy được vị thánh hầu như vô danh hay khuyết danh này có hội đủ điều kiện là phản ảnh Chúa Kitô hay chăng, nếu có thì ở chỗ nào và như thế nào? Và Chúa Kitô tỏ hiện nơi vị thánh này ra sao?
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Vì là Tông Đồ Dân Ngoại, nên Thánh Phaolô cũng có các người môn đệ dân ngoại, chẳng những trở lại Kitô giáo mà còn đồng hành truyền giáo với Thánh Phaolô nữa, nhất là còn thay ngài làm giám mục nơi này nơi kia. Ba người môn đệ của Thánh Phaolô từ dân ngoại trở lại là Thánh Luca, Thánh Timôthêu và Thánh Titô. Hằng năm, trong khi Giáo Hội hằng năm tưởng nhớ Thánh Luca Thánh Sử ở bậc lễ kính ngày 18/10, thì cũng tưởng nhớ Thánh Timôthêu và Thánh Titô cùng ngày ở bậc lễ nhớ, 26/1, ngay sau Lễ Thánh Phaolô trở lại 25/1.
Chúng ta hãy cùng nhau cảm tạ LTXC đã cho Giáo Hội chẳng những cò các vị tông đồ là thành phần chứng nhân tiên khởi của Chúa Kitô, mà còn các có vị thừa kế các ngài, những vị thừa kế như hai Thánh Timôthêu và Titô hôm nay, chẳng những để tiếp tục quản trị phục vụ Giáo Hội, chăn dắt đàn chiên Chúa qua giòng lịch sử thuộc thời điểm của các vị, mà còn bao gồm cả việc truyền đạt đức tin tông truyền của Giáo Hội nữa. Với tâm tình tri ân cảm tạ ấy, và xin hai vị thánh hôm nay chuyển cầu cho chúng ta ngày nay, chúng ta hãy theo dõi những cái links dưới đây.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
From: Tinh
Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Mon, Jan 25, 2021 at 6:53 PM
Subject: Thánh Phaolô Trở Lại - mp3 và youtube
To: TDCTT googlegroup <tdctt@googlegroups.com>
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Thánh Phaolô là một vị thánh rất đặc biệt trong Giáo Hội, nên:
1- Ngài được Giáo Hội kính nhớ 1 năm 2 lễ: Lễ ngài trở lại 25/1, ở bậc lễ kính (feast), và Lễ về biến cố ngài tử đạo, cùng với Thánh Phêrô, cả hai đều ở Roma, tuy ngày tháng khác nhau, và cả hai được Giáo Hội tưởng kính ở bậc lễ trọng ngày 29/6.
2- Ngài là vị tông đồ nổi vào bậc nhất trong bộ Thánh Kinh Tân Ước, ở chỗ, bộ Thánh Kinh Tân Ước gồm có 27 cuốn và được chia ra làm 3 phần: phần lịch sử bao gồm 4 Phúc Âm và Tông Vụ, phần giáo huấn gồm 21 bức thư và phần tiên tri là Cuốn Khải Huyền, thề mà, nói chúng, ngài chiếm một nửa số sách Thánh Kinh Tân Ước: 14 cuốn trong số 27 cuốn Thánh Kinh Tân Ước; chưa hết, cũng trong phần lịch sử này, tuy không viết phúc âm, nhưng môn đệ của ngài là Thánh Ludca lại viết phúc âm; rồi trong phần lịch sử, cuốn Tông Vụ là tác phẩm nhắm đến sứ vụ truyền giáo thì ngài đóng vai chính; và trong phần giáo huấn bao gồm 21 bức thư thì 14 bức thư là của ngài, tức chiếm 2/3 số thư.
3- Ngài vẫn được Giáo Hội vẫn gọi ngài là Tông Đồ, Tông Đồ Dân Ngoại, cho dù ngài không thuộc về hàng ngũ 12 tông đồ, nhưng Thật vậy, theo nguyên tắc thì không thuộc về hàng ngũ 12 tông đố thời Chúa Giêsu, được chính Chúa Kitô tuyển chọn, tỏ mình ra (nhất là khi Người phục sinh từ trong cõi chết) và sai đi như 12 vị có trong danh sách được bộ Phúc Âm Nhất Lãm liệt kê, thì không phải là tông đồ, mà chỉ là môn đệ của Chúa Kitô mà thôi. Tuy nhiên, căn cứ vào 3 yếu tố chính yếu bất khả thiếu để được trở thành tông đồ và đáng gọi là tông đồ đó là: 1- được chính Chúa Giêsu tuyển chọn, 2- được chính Chúa Giêsu tỏ mình ra cho, và 3- được chính Chúa Giêsu sai đi, thì Thánh Phaolô đã hội đủ 3 điều kiện tất yếu này, như được chính ngài tự thuật như sau:
3.1- Được chính Chúa Giêsu tuyển chọn:
"Ta
hiện ra với ngươi là để
chọn ngươi
làm đầy tớ và làm chứng nhân về
những điều ngươi
đã thấy, cũng như những điều Ta sẽ hiện ra mà tỏ cho ngươi biết"
(Tông Vụ 26:16)
3.2- Được chính Chúa Giêsu tỏ mình: "Người hiện ra với ông Gia-cô-bê, rồi với tất cả các Tông Đồ.8 Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non" (1Corinto 15:7-8); "Nhưng Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mặc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho các dân ngoại" (Galata 1:15-16). .
3.3- Được chính Chúa Giêsu sai đi: "Ta sẽ cứu ngươi thoát khỏi tay dân Do-thái và các dân ngoại: Ta sai ngươi đến với chúng để mở mắt cho chúng, khiến chúng rời bóng tối mà trở về cùng ánh sáng, thoát khỏi quyền lực Xa-tan mà trở về cùng Thiên Chúa". (Tông Vụ 26:17)
4- Ngày Lễ Thánh Phaolô Trở Lại 25/1 hằng năm được Giáo Hội chọn là ngày Kết Thúc Tuần Bát Nhật Cầu Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoài Thành, là vì: Kitô giáo toàn là dân ngoại (dân ngoài Do Thái giáo), thế giới của vị tông đồ dân ngoại Phaolô này, nơi ngài, mọi nền văn hóa khác nhau của dân ngoại đều được phúc âm hóa và được hiệp nhất nên một trong đức tin tuân phục cùng với đức ái trọn hảo, một hiệp nhất trong đa dạng như nơi thân thể, được ngài so sánh có nhiều phần thể nhưng chỉ có một thân thể duy nhất có Chúa Kitô là Đầu (xem 1Corinto 12:12; Epheso 1:22; Colose 1:18,24).
Giờ đây, xin mời quí TĐCTT của em theo dõi ở những cái inks dưới đây Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô "hết xẩy" này của chúng ta, vị mà dân ngoại chúng ta nặng nợ công truyền giáo của ngài, vị mà hành trình truyền giáo của ngài từ Á Châu vùng trung đông (Do Thái, Ả rập, Syria) sang Âu Châu (Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp), cái nôi của Kitô giáo ngay từ ban đầu, mà, nếu không gì ngăn trở, Nhóm TĐCTT chúng ta, theo dự định ngũ niên, sẽ thực hiện bằng chuyến Hành Hương Theo Chân Thánh Phaolô vào năm 2024, hướng về Năm Thánh 2025 của Giáo Hội.
em
tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Có 3 nguyên tắc tu đức ngược đời của Kitô giáo mà Kitô hữu chúng ta hay quên sót và thường nghĩ ngược lại, đó là:
1- chúng ta nghĩ rằng hiểu rồi mới tin mà thật ra tin rồi mới hiểu;
2- chúng ta cứ nghĩ rằng trí khôn của chúng ta có hiểu Thánh Kinh mới đọc, nhưng thật ra cứ đọc rồi mới hiểu, vì Lời Chúa là ánh sáng mới chiều soi làm cho trí khôn thiển cận mù tối của chúng ta hiểu, chứ không phải trí khôn hạn hẹp đầy chủ quan thiên kiến của chúng ta có thể hiểu được lời Chúa;
3- chúng ta cho rằng hiền lành và khiêm nhượng rồi mới chịu xỉ nhục được, nhưng thật ra cứ chịu xỉ nhục rồi mới hiền lành và khiêm nhượng. Chúng ta xin Chúa ơn khiêm nhượng, đến khi Chúa ban cho chúng ta qua lời nhục mạ của anh chị em chúng ta thì chúng ta lại không chịu nhận, lại chửi lại, trái lại, nếu chúng ta im lặng và vui chịu thì có phải là nhờ những lời nhục mạ của họ mà chúng ta trở nên hiền lành và khiêm nhượng hay chăng!
Chuyện về Thánh Phanxicô Salêsiô hôm nay, trong tất cả những gì bất khả thiếu làm nên cuộc đời thánh đức của ngài, thái độ hiền lành và khiêm nhượng trong lòng của ngài nổi bật nhất, một nhân đức ngài đã phải tập suốt 20 năm, bằng cách lợi dụng chính những lần, cho dù với tư cách giám mục, bị giáo dân nhục mạ chửi rủa thậm tệ ngay vào mặt một cách công khai. Chúng ta không thể bỏ qua mà không chiêm ngắm gương sáng của vị thánh giám mục Pháp quốc ở thế kỷ 16 và 17 này, vị thánh quan thày của thành phần phóng viên báo chí, ở những cái links dưới đây.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Giáo Hội Công Giáo chúng ta có 3 vị phó tế tử đạo lừng danh, đó là Thánh Stephanô vị phó tế được liệt kê đầu tiên trong 7 phó tế tiên khởi của Giáo Hội Tử Đạo ở Giêrusalem vào thế kỷ thứ 1; Thánh Laurensô Tổng Phó Tế của Tòa Thánh Tử Đạo ở Roma vào thế kỷ thứ 3, và Thánh Vinh-Sơn Tử Đạo ở Valencia Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 4. Nhưng xét về cực hình tử đạo, thì Thánh Vinh Sơn đã phải chịu những cực hình dã man, ghê rợn và khủng khiếp nhất, cả khi còn sống cũng như sau khi chết, như tiểu sử của ngài thuật lại:
"Ông truyền căng xác Vinhsơn trên giường, rồi cho các lý hình thi nhau đánh, đánh cho đến khi thân xác Vinhsơn tơi bời rách nát, từng miếng thịt văng lên, máu me đầm đìa lai láng. Trong khi chịu đòn, Vinhsơn vẫn tươi cười vui vẻ; có khi còn dùng lời hài hước để nói khích tỉnh trưởng nữa, làm ông bực tức. Ông truyền lý hình lấy những móc sắt nung đỏ để xé thịt thánh Vinhsơn. Những tên lý hình, tuy hung tợn, cũng phải chùn tay rùng mình, không thể hăng hái làm công việc dã man đó. Cử chỉ đó càng làm ông phát cáu. Tỉnh trưởng Đacianô còn sáng nghĩ ra lối tra tấn dã man khác, nhưng cực hình không đánh đổ lòng trung kiên sắt đá của Vinhsơn.
"Cái chết đem lại hạnh phúc cho đấng thánh càng gây bực tức thêm cho viên tỉnh trưởng, vì như thế là ông không thắng được chí can trường, bất khuất của Vinhsơn. Ông nắm tay thề thốt: “Ta không trị được tên này khi sống, thì ta sẽ còn hành hạ nó khi chết cho hả giận”. Nói rồi ông truyền vứt xác Vinhsơn trong nơi hoang địa cho chim trời và thú rừng xâu xé. Nhưng nào ông có được sự thoả mãn như lòng mong muốn. Một con quạ khổng lồ ở đâu bỗng bay đến làm nhiệm vụ canh gác. Hễ con vật nào định đến ăn xác ngài, quạ liền kêu oang oác hoặc tung cánh xông vào mổ túi bụi.
"Tin đó tức tốc cũng đến tai Đacianô, ông nổi xung. Nhưng rồi mắt ông sáng lên vì một thủ đoạn ông vừa sáng nghĩ: “Ừ phen này xem nó có thoát được ta không?” Ông truyền bỏ xác Vinhsơn vào một cái túi có đèo thêm một hòn đá lớn, rồi cho quăng xuống biển. Tưởng rằng mười mươi xác chết đó, nếu không lặng chìm dưới đáy nước, thì cũng hoá thành miếng mồi ngon cho cá biển. Nhưng lạ thay! Sóng biển lại đánh dạt túi đó vào bờ, một giáo hữu đã tìm được xác ngài trên một bãi biển, nơi đó sau này đã mọc lên một ngôi giáo đường nguy nga để kính nhớ đấng thánh"..
Giờ đây, với tâm tình cảm phục đức tin của vị tử đạo chứng nhân tuyệt vời anh dũng Vinh-Sơn Phó Tế, và đồng thời xin ngài chuyển cầu cho chúng ta cũng được làm chứng đức tin bất khuất trong đời sống của chúng ta trong thời điểm lịch sử của chúng ta hiện nay, xin mời Quí TĐCTT theo dõi qua những cái links dưới đây.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, Giáo Hội tưởng nhớ Thánh Nữ Anê/Agnes, một thiếu niên đồng trinh tử đạo vào thế kỷ thứ 4 của Giáo Hội, một nữ thánh trẻ trung đã có tên trong kinh nguyện Thánh Thể của phụng vụ Giáo Hội. Vị thánh nữ được các thánh Giáo Phụ nổi tiếng nói đến, như Thánh Giêrônimô, Thánh Ambrosiô, Thánh Augustinô v.v. Riêng Thánh Ambrôsiô đã giảng một bài rất hay và thấm thía về vị thánh này, như mấy câu tiêu biểu sau đây:
"Chưa đủ sức chịu khổ mà đã thừa sức chiến thắng...
Tuổi đời còn non dại, mà đã là bậc thầy về chí can trường...
Cô đẹp không phải vì bím tóc nhưng vì thuộc về Đức Ki-tô...
Mọi người đều khóc nhưng chính cô thì không...
Chưa được hưởng cuộc đời mà cô đã rộng rãi cho đi như là đã hoàn toàn mãn nguyện.
Ai nấy đều kinh ngạc, vì ở tuổi đó, cô chưa làm chủ được chính mình mà đã làm chứng cho Thiên Chúa".
Trong các thánh Việt Nam chỉ duy có một nữ thánh, mà lại là vị thánh nữ có tên thánh là Thánh Anê - Anê Lê Thị Thành, vẫn gọi tắt và nôm na là Bà Thánh Đê (tên chồng của bà). Xin mời quí TĐCTT cùng nhau chiêm ngắn dung nhan của Thánh Anê hôm nay, kèm theo cả Thánh Anê Lê Thị Thành của Việt Nam chúng ta nữa nhé, ở những cái links dưới đây.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, Giáo Hội tưởng nhớ 2 vị thánh tử đạo trong thế kỷ thứ III Kitô giáo, đó là Thánh Giáo Hoàng Fabiano và Thánh Quân Nhân Sebastiano.
Riêng Thánh Sebastiano đã từng được vị hoàng đế sát hại mình mến chuộng, nhờ đó ngài đã giúp cho nhiều người trở lại, trong đó có cả các quan chức triều đình, thậm chí có một cuộc rửa tội tập thể ngài đã phải làm bố đỡ đầu cho 1,400 tân tòng một lúc. Trong số những người tân tòng, nhiều người đã ham phúc tử đạo và đã thực sự được phúc tử đạo. Cuối cùng mới tới chính thánh Sebastianô. Sau khi chịu tử đạo rồi ngài vẫn còn tìm gặp trực diện vị hoàng đế ác độc một lần nữa, đế được tử đạo lần thứ hai... Câu chuyện rất ly kỳ hấp dẫn...
Với tâm tình xin hai vị thánh tử đạo hôm nay chuyển cầu cho TĐCTT chúng ta được can đảm và bất khuất làm chứng cho Chúa Kitô trong thời đại của chúng ta đây, chúng ta cùng nhau theo dõi gương tử đạo của các vị ở các cái links sau đây nhé.
ThanhFabianoGHTD-
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Chúa Nhật ngày 17-1-2020 là Chúa Nhật II Thường Niên Năm B, đồng thời cũng là lễ Thánh Antôn Viện Phụ, em xin gửi đến quí TĐCTT của em cả 2 tài liệu này một lúc. Cho dù thời điểm có hơi muộn, nhưng nội dung của chúng vẫn không lỗi thời, liên quan đến ý nghĩa của cả bài Phúc Âm được chính ĐTC dẫn giải và áp dụng vào đời sống đạo của chúng ta hiện nay, lẫn truyện thánh nhân trong ngày, vì nếu gương các thánh mà lỗi thời thì đã không được Giáo Hội tưởng nhớ hằng năm như vậy. Bởi vậy, chúng ta vẫn có thể lắng nghe để bồi bổ tâm linh, nhất là vào lúc cần kiên cường kháng thể đức tin hơn bao giờ hết hiện nay. Xin mời Quí TĐCTT của em tùy nghi sử dụng các links mp3 hay youtube dưới đây nhé. Đa tạ.
DTCPhanxico-
và
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Thánh Hilariô Giám Mục Tiến Sĩ là một vị thánh Pháp quốc thời thế kỷ thứ 4 của Giáo Hội, một người ngoại trở lại, say mê triết học, và bênh vực thần tính của Chúa Kitô, với tác phẩm nổi tiếng nhất của ngài "Về Chúa Ba Ngôi, và ngài có người môn đệ đặc biệt là Thánh Martinô Thành Tour cũng người Pháp.
Tuy nhiên, cuộc chiến bênh vực thần tính Chúa Kitô của ngài không phải là chuyện dễ, trái lại, ngài đã phải chiến đấu và trả giá ra sao, xin mời quí TĐCTT theo dõi phần tiểu sử về ngài cũng như phần tư tưởng của ĐTC Biển Đức nói về ngài, một vị thánh liên quan đến lịch sử và Truyền Thống của Giáo Hội còn truyền lại cho Kitô hữu hậu thế chúng ta ngày nay, ở những cái links sau đây:
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
"Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi" qua Huấn Từ Truyền Tin của ĐTC Phanxicô cho Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa hôm nay, 10/1/2021, bao gồm một os61 ý tưởng tiêu biểu đáng suy nghĩ và áp dụng thực hành sau đây:
1- Chúa Giêsu là Thiên Chúa, vậy thì tại sao Người lại lãnh nhận phép rửa chứ?... Vì Người muốn ở với thành phần tội nhân: đó là lý do tại sao Người đứng xếp hàng với họ và làm cùng một cử chỉ như họ... Người đi xuống giòng sông để dìm mình vào thân phận của chúng ta.
2- Người không cứu độ chúng ta từ trên cao, bằng một quyết định thượng quyền hay bằng một hành động quyền năng, bằng một sắc lệnh, không: Người cứu độ chúng ta bằng việc đến gặp gỡ chúng ta và mang lấy tội lỗi của chúng ta.
3- Thiên Chúa tỏ mình ra khi lòng thương xót tỏ hiện, vì đó là dung nhan của Ngài.... nơi hết mọi cử chỉ phục vụ, nơi hết mọi việc làm xót thương được chúng ta thực hiện thì đều là những gì Thiên Chúa tỏ mình ra, Thiên Chúa nhìn đến trần gian này.
Xin mời quí TĐCTT của em nếu có thể theo dõi trọn bài huấn từ này của ĐTC kèm theo những dẫn giải chi sẻ cần thiết, ở những cái links sau đây:
em tĩnh
DTCPhanxico-
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Nghe tên của vị
thánh được Giáo Hội tưởng nhớ hôm nay, mùng 7/1, chắc rất hiếm người
biết được ngài là ai, thậm chí chưa hề nghe thấy tên của ngài nữa. Sau d0ây
là hình ảnh tiêu biểu về ngài:
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trong ngày Lễ Hiển Linh, ĐTC Phanxicô chẳng những ban Huấn Từ Truyền Tin mà còn giảng lễ nữa. Trong bài giảng của mình, ngài đã nhấn mạnh đến đề tài "tôn thờ Chúa", theo gương Ba Vua. Sau đây là một số câu tiêu biểu ngài giảng dạy chúng ta:
1- Nếu chúng ta không tôn thờ Thiên Chúa, chúng ta sẽ tôn thờ các thần tượng - không có chuyện nửa chừng xuân, một là Thiên Chúa hai là các thần tượng; hay nếu sử dụng ngôn từ của một tác giả Pháp quốc thì: "Ai không tôn thờ Thiên Chúa là tôn thờ ma quỉ"
2- Hôm nay, chúng ta hãy học một ít bài học từ các Đạo Sĩ. Như họ, chúng ta cần phải phục xuống bái thờ Chúa. Hãy tôn thờ Người một cách nghiêm cẩn, đừng như Hêrôđê bảo rằng: "Để tôi biết nơi đó ở đâu mà đến tôn thờ Người". Đừng, kiểu tôn thờ ấy chẳng tốt lành gì.
3- Phụng Vụ Lời Chúa cống hiến cho chúng ta ba cụm từ có thể giúp chúng ta hiểu trọn vẹn hơn ý nghĩa trở thành những kẻ tôn thờ Chúa. Ba câu này là: "ngước mắt", "lên đường" và "nhìn thấy".
4- Để tôn thờ Chúa, trước hết chúng ta cần phải "ngước mắt lên". Nói cách khác, đừng để mình bị giam nhốt bởi những thứ ám ảnh mơ hồ dập tắt niềm hy vọng, đừng biến các thứ vấn đề cùng khó khăn của chúng ta trở thành tâm điểm của đời sống chúng ta.
5- Để tôn thờ Chúa, chúng ta cần phải "nhìn thấy" bên trên mức màn của sự vật hữu hình là những gì thường lừa đảo. Hêrôđê và thành phần công dân lãnh đạo ở Giêrusalem tiêu biểu cho một thứ trần tục làm nô lệ cho những dáng vẻ bề ngoài cùng với những thứ hấp dẫn trực giác. ... họ là thành phần nô lệ cho những dáng vẻ bề ngoài và tìm kiếm những gì hấp dẫn.
Giờ đây, xin mời quí TĐCTT của em lắng nghe trọn vẹn bài giảng của ngài kèm theo những chia sẻ diễn giải cần thiết, ở những cái links sau đây.
DTCPhanxico-
ĐTC
Phanxico Bài Giảng Lễ Hiễn Linh, Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL -
YouTube
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
"Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi" trong Huấn Từ Truyền Tin của ĐTC Phanxicô cho Lễ Hiển Linh ngày Thứ Tư mùng 6/1/2021 hôm nay đặc biết thấy những lời nào chính yếu và tiêu biểu nhất cần chú trọng và áp dụng thực hành, nếu khống phải mấy điều sau đây:
1- Hiển Linh không phải là một thứ mầu nhiệm thêm thắt, mà dù sao cũng chính là mầu nhiệm như Nhập Thể, nếu nhìn theo chiều kích ánh sáng, thứ ánh sáng chiếu soi hết mọi con người nam nữ, thứ ánh sáng cần được đón nhận bằng đức tin, và là thứ ánh sáng mang lại cho người khác bằng đức ái, qua chứng từ, nơi việc loan báo Phúc Âm.
2- Cái viễn ảnh của tiên tri Isaia, đang được phản chiếu trong thời đại của chúng ta đây và hợp thời hơn bao giờ hết: "tối tăm đang bao trùm trái đất, và tăm tối dầy đặc đang bao phủ các dân" .... Thật sự là bóng tối đang xẩy ra và đe dọa đời sống của hết mọi người cũng như lịch sử của nhân loại; thế nhưng, ánh sáng của Thiên Chúa còn mãnh liệt hơn thế nữa.
3- Ánh sáng này là Hài Nhi Bêlem, tức là Chúa Giêsu... Người là ngôi sao đã xuất hiện ở chân trời, là Đấng Thiên Sai được đợi trông... Người không được sinh ra cho một số người nào, mà là cho tất cả mọi con người nam nữ, cho tất cả mọi dân tộc. Ánh sáng này là ánh sáng cho hết tất cả mọi dân nước, là ơn cứu độ cho tất cả mọi dân tộc.
4- Ngôi sao ấy là Chúa Kitô, thế nhưng chúng ta cũng có thể và phải là ngôi sao cho anh chị em của chúng ta nữa, như những chứng nhân của các kho tàng thiện hảo và của lòng thương xót vô biên, được Đấng Cứu Chuộc tự nguyện cống hiến cho hết mọi người. Ánh sáng Chúa Kitô không lan tỏa bằng chuyện dụ giáo. Nó lan tỏa bằng chứng từ, bằng việc tuyên xứng đức tin. Thậm chí bằng cả việc tử đạo.
Giờ đây xin mời quí TĐCTT của em nghe trọn bài huấn từ truyền tin kèm theo những lời dẫn giải cần thiết, ở những cái links dưới đây.
em tĩnh
DTCPhanxico-
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
From:
Tinh Cao
<daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Tue, Jan 5, 2021 at 6:42 PM
Subject: Audio mp3 và video youtube Thánh Gioan
Neumann trong số 11 Vị Thánh ở Hoa Kỳ
To: TDCTT googlegroup <tdctt@googlegroups.com>
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Giáo Hội Công Giáo có cả chục ngàn vị thánh, nhưng những vị thánh ở Hoa Kỳ cho tới nay mới chỉ có 11 vị, hầu hết là thành phần di dân, chứ không phải chính gốc Mỹ quốc, chỉ trừ 3 vị được sinh tại Hoa Kỳ: trước hết là Thánh Kateri Tekawitha, sinh năm 1656, một người dân bản xứ duy nhất được sinh ra tại Hoa Kỳ, ở Iroquois mà nay là Auriesville Bang New York, sau là 2 vị thuộc gia đình di dân những sinh tại Hoa Kỳ là Thánh Elizabeth Ann Seton ở New York City ngày 28/8/1774, và Thánh Katherine Drexel ở Philadelphia ngày 28/11/1858, và hầu hết các vị thánh ở Hoa Kỳ này, theo niên lịch phụng vụ ghi chú rõ chỉ ở U.S, nghĩa là chỉ được tưởng nhớ ở Hoa Kỳ thôi, chứ không phải trong Giáo Hội hoàn vũ, (như một số lễ về Đức Mẹ chỉ cử hành ở địa phương), ngoại trừ 2 vị thánh trong số 11 vị thánh ở Hoa Kỳ được cả Giáo Hội hoàn vũ tưởng nhó, đó là Thánh Gioan Neumann lễ ngày 5/1 và Thánh Damien lễ ngày 10/5.
Sau đây là danh sách toàn bộ 11 vị thánh ở Hoa Kỳ, trong đó có 7 nữ và 4 nam, 1 giám mục, và 1 giáo dân, còn toàn là tu sĩ, 3 vị thánh nữ lập dòng, 3 sinh ở Hoa Kỳ, 1 ở Tiệp Khắc, 1 ở Đức, 1 ở Bỉ, 1 ở Tây Ban Nha, 1 ở Ý và 3 ở Pháp, vị thánh nào cũng bao gồm 5 chi tiết chính yếu liên quan đến các vị: 1- quốc tịch, 2- ngày sinh tử, 3- vai trò của từng vị trong Giáo Hội, 4- ngày được Giáo Hội tuyên phong hiển thánh và 5- ngày lễ trong phụng niên.
· Thánh Elizabeth Ann Seton:
Sinh ngày 28/8/1774 ở New York City, qua đời ngày 4/1/1821
Lập dòng Chị Em Bác Ái Thánh Giuse / The Sisters of Charity of St. Joseph (S.C.), và được coi là vị sáng lập hệ thống trường Công Giáo ở Hoa Kỳ,
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 14/9/1975 bởi ĐTC Phaolô VI
Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 4/1.
· Thánh John Neumann:
Sinh ngày 28/3/1811 ở Tiệp Khắc, qua đời ngày 5/1/1860
Thụ phong Linh mục ở GP New York, nhập dòng Chúa Cứu Thế / Congregatio Sanctissimi Redemptoris (CSsR) và là vị Giám Mục thứ 4 ở Philadelphia, vị sáng lập hệ thống trường Công Giáo cấp giáo phận tiên khởi ở Hoa Kỳ,
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh năm 1977 bởi ĐTC Phaolô VI
Lễ nhớ trong Giáo Hội hoàn vũ hằng năm vào ngày 5/1
· Thánh Marianne Cope:
Sinh ngày 23/1/1838 ở Đức quốc, qua đời ngày 9/8/1818
Dòng Thánh Phanxicô O.S.F (Order of Saint Francis) Thừa sai phục vụ người phong cùi ở Molokai Hawaii
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 21/10/2012 bởi ĐTC Biển Đức XVI
Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 23/1
· Thánh Katharine Drexel:
Sinh ngày 26/11/1858 ở Philadelphia Hoa Kỳ, qua đời ngày 3/3/1955
Lập dòng Chị Em Bí Tích Thánh S.B.S (Sisters of Blessed Sacrament) cho những người dân Da Đỏ và Da Mầu,
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 2/12/ 2014 bởi ĐTC Phanxicô
Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 3/3
· Thánh Damien de Veuster of Molokai:
Sinh ngày 3/3/1840 ở Bí, qua đời ngày 15/4/1889
Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria SS.CC (Sacrorum Cordium) - Thừa sai phục vụ người phong cùi ở Molokai Hawaii
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 11/10/ 2009 bởi ĐTC Biển Đức XVI
Lễ nhớ trong Giáo Hội hoàn vũ hằng năm vào ngày 10/5
· Thánh Junipero Serra:
Sinh ngày 24/11/1713 ở Tây Ban Nha, qua đời ngày 28/8/1784
Dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Phanxicô, O.F.M. (Order of Friar Minor), thành lập các khu truyền giáo ở California
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 23/9/2015 bởi ĐTC Phanxicô
Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 1/7
Thánh Kateri Tekakwitha:
Người bản xứ duy nhất trong 11 thánh ở Hoa Kỳ, sinh năm 1656 ở xứ Iroquois mà nay là Auriesville Bang New York, qua đời ngày 17/4/1680
Sống đời trinh nữ thánh hiến consecrated virgin
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 21/10/2012 bởi ĐTC Biển Đức XVI
Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 14/7
· Thánh Mother Theodore Guerin:
Sinh ngày 2/10/1798 ở Pháp, qua đời ngày 14/5/1856
Nhà thừa sai kiêm lập dòng Chị Em Chúa Quan Phòng của Thánh Mary the Woods / The Sisters of Providence of St. Mary-of-the-Woods (S.P.)
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 15/10/2006 bởi ĐTC Biển Đức XVI
Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 3/10
· Thánh Issac Jogues:
Sinh ngày 10/1/1607 ở Pháp, qua đời ngày 18/10/1646
Linh mục Dòng Tên / Society of Jesus (S.J), một vị thừa sai và tử đạo ở Bắc Mỹ
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh năm 1930 bởi ĐTC Piô XI
Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 19/10
· Thánh Frances Xavier Cabrini:
Sinh ngày 15/7/1850 ở Ý, qua đời ngày 22/12/1917
Nhà thừa sai kiêm lập dòng Chị Em Thừa Sai Thánh Tâm Chúa Giêsu / The Missionary Sisters of the Sacred Heart of Jesus (M.S.C)
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh năm 1946 by Pope Pius XII
Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 13/11
· Thánh Rose Philippine Duchesne:
Sinh ngày 29/8/1769 ở Pháp, qua đời ngày 18/11/1852
Hội Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu R.S.C.J. (Religiosae Sanctissimi Cordis Jesu), Thừa sai truyền giáo cho người dân bản xứ Mỹ
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 3/7/1988 bởi ĐTC Gioan Phaolô II
Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 18/11
Nhân dịp giữa hai Khóa LTXC XXXI ở VA (17-18/8/2018) và Khóa LTXC XXXII ở New York (24-25/8/2018) em đã ghé thăm cha Phêrô Nguyễn Bá Quốc Linh, CSsR, được AC TĐCTT Quang Dậu ở TGP Philadelphia PA giới thiệu. Sau lễ 7:30 sáng Thứ Tư ngày 22/8/2018, Lễ Đức Mẹ Nữ Vương, ở Đền Thánh Gioan Neumann, Cha Quốc Linh đã dẫn chúng em đi điểm tâm, và trong bữa điểm tâm em đã đề cập đến chuyện Nhóm TĐCTT xin cha giúp tổ chức Khóa LTXC ở TGP Philadelphia vào ngày tháng nào thích hợp nhất, và Khóa LTXC năm 2019 đã được Cha đắc lực giúp tổ chức hết sức tốt đẹp vào 21-22/6, cuối tuần trước Lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp 27/6.
Sau điểm tâm cha đã dẫn chúng em tham quan cả bên Đền Thánh lẫn bên Trung Tâm Thánh Gioan Nuemann, nơi có hội trường chứa được 700 chỗ ngồi, có nhà bếp đàng hoàng, và cũng là nơi có bảo tàng viện của vị thánh. Trong đó, như Cha Quốc Linh cho biết, có hai vật đặc biệt là ghế ngồi của ĐTC GPII khi đến viếng thăm Đền Thánh Gioan Neumann trong chuyến tông du Hoa Kỳ, và chén lễ mà ngài đã nhờ làm lại cho một nhà thờ bị cháy, nhưng chén thánh này cứ ở bưu điện không được gửi đi như ngài nhờ 1 vị linh mục đi gửi, cho tới khi ngài ra tận bưu điện tìm thì thấy nó vẫn còn ở đó, và trên đường về thì ngài qua đời!
Giờ đây, cùng với những gì em tự nghiên cứu về 11 vị thánh ở Hoa Kỳ nhân Lễ Thánh Gioan Neumann hôm nay, xin mời Quí TĐCTT theo dõi chung 11 vị và riêng Thánh Gioan Neumann ở các cái links dưới đây nhé,
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Tòa Thánh bao giờ cũng cử hành Lễ Hiển Linh vào đúng ngày 6/1 hằng năm. và ĐTC Phanxicô sẽ ban huấn từ Truyền Tin vào cả trưa hôm ấy nữa. Bởi thế, Chúa Nhật ngày 3/1/2021, là Chúa Nhật II Mùa Giáng Sinh, ngài đã ban huấn từ Truyền Tin theo Bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc cho ngày này. Chúng ta đọc thấy một số tư tưởng rất hay và tác động tiêu biểu như sau:
1- Tại sao Thánh Gioan đã sử dụng lời diễn tả "xác thịt" này? Chẳng lẽ ngài không thể nói một cách trang trọng hơn là Lời đã hóa thân làm người hay sao? Không, ngài sử dụng chữ xác thịt vì chữ này nói lên thân phận của con người với tất cả những gì là hèn yếu của nó, với tất cả những gì là mỏng dòn của nó. Ngài nói với chúng ta rằng Thiên Chúa đã trở nên mềm yếu để Người có thể chạm tới tính chất mềm yếu của chúng ta gắn liền hơn.
2- Thiên Chúa thật là táo bạo: Người đã mặc lấy xác thịt là chính những gì chúng ta thường cảm thấy hổ ngươi: Ngài đã thông cảm với tâm trạng hổ thẹn của chúng ta, đã trở nên người anh của chúng ta, đã đồng hành với cuộc sống của chúng ta.
3- Người đã hóa thành nhục thể và không bao giờ thay đổi. Người đã không mặc lấy nhân tính của chúng ta như một tấm áo có thể mặc vào và cởi ra. ... hiện nay và muôn đời Người ở trên trời với thân thể của Người được làm nên bởi xác thịt của con người.... Người "đã kết hôn" bản thân mình với nó.
4- Phúc Âm nói rằng Người đã đến cư ngụ giữa chúng ta. Người không đến để viếng thăm chúng ta thôi, rồi đi; Người đến để cư ngụ với chúng ta, để ở với chúng ta. Vậy thì Người muốn gì nơi chúng ta đây? Người muốn có được một tình trạng thân mật sâu xa.
Vẫn đang trong Mùa Giáng Sinh cho đến hết Chúa Nhật Lễ
Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa cuối tuần này, xin mời TĐCTT là
chiên nghe tiếng chủ chiên tiếp tục lắng nghe lời của vị chủ
chiên chúng ta vừa dẫn dụ chúng ta trong Huấn Từ Truyền Tin cho
Chúa Nhật II Mùa Giáng Sinh ở những cái links sau đây:
DTCPhanxico-ChuaNhatIIGS-LoiHoaThanhNhucTheOVoiConNguoi.mp3
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay là Chúa Nhật Lễ Ba Vua ngày 3/1/2021. Nhóm TĐCTT giờ kinh trưa đã lắng nghe:
1- những gì được Giáo Hội chiêm ngắm trong Phụng Vụ Giờ Kinh với 3 bài Thánh Thi rất thấm thía;
2- những gì được Mẹ Maria mạc khải tư trong cuốn Thần Đô Huyền Nhiệm cho biết về các biến cố xẩy ra ở hang lừa máng có liên quan đến các mục đồng và 3 vua;
3- những gì được ĐTC Phanxicô huấn dạy về mầu nhiệm hiển linh của Chúa Kitô trong bài giảng của ngài cho lễ Ba Vua năm 2018 và Huấn Từ Truyền Tin Lễ Ba Vua 2017.
Xin mời quí TĐCTT cùng nhau theo dõi và cảm nghiệm để sống thánh chứng nhân mỗi ngày một hơn khi cử hành phụng vụ mỗi một mầu nhiệm về Chúa Kitô như mầu nhiệm hiển linh hôm nay, ở những cái links dưới đây nhé.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Trong phụng niên thỉnh thoảng chúng ta thấy Giáo Hổi cử hành Thánh Thể tưởng nhớ đến một số cặp thánh nhân. Hôm nay, 2/1, cũng thế, đó là hai Thánh Basiliô Cả và Thánh Grêgôriô Nazianô. Tại sao? Có thể là vì hai vị thánh này: 1- là 2 người bạn chí thân đến độ, như Thánh Grêgôriô nói "hai con người và một tấm lòng"; 2- có những cái trùng hợp giống nhau: cùng sinh năm 330, cùng là con nhà khá giả, cùng học một trường, cùng ham triết lý, cùng thích đời sống đan tu, cùng làm giám mục, cùng có tài hùng biện, cùng là các tác giả trước tác, cùng chống bè rối Ariô, cùng là thánh tiến sĩ Hội Thánh v.v.
Thế nhưng, mỗi vị lại phải trải qua những gian nan khốn khó khác nhau, và đã được Giáo Hội tôn phong hiển thành, tiến sĩ Giáo Hội, 2 trong 4 vị đại tiến sĩ của Hội Thánh bên Đông Phương. Thật vậy, nếu Giáo Hội bên Tây Phương có 4 vị thánh đại tiến sĩ là Ambrose, Augustine, Jerome, and Pope Gregory I, thì Giáo Hội bên Đông Phương cũng có 4 vị thánh đại tiến sĩ khác là John Chrysostom, Basil the Great, Gregory of Nazianzus, and Athanasius of Alexandria. Xin mời quí TĐCTT theo dõi cuộc đời thánh đức và các đóng góp về kiến thức đức tin của các vị vào kho tàng đức tin của Giáo Hội ở những cái links dưới đây.
em tĩnh
(ĐTC Biển Đức XVI nói về 2 vị thánh này)
(Tiểu sử về hai vị thánh)
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót
“Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con” (Gioan 13:34,15:12)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021
Hôm nay, ngày 1/1/2020, ngày đầu một năm mới, năm 2021, một ngày đầu năm được Giáo Hội, từ năm 1968, được Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI chuyển Lễ Mẹ Thiên Chúa, từ ngày 11/10 hằng năm sang ngày đầu năm từ đó cho tới nay.
1- Đâu là ý nghĩa của Lễ Mẹ Thiên Chúa ở ngay đầu năm như vậy?
2- Giáo Hội, qua Phụng Vụ Lời Chúa đã chiêm ngưỡng Mẹ Thiên Chúa ra sao??
3- Và biến cố Giáng Sinh của Con Thiên Chúa làm người đã xẩy ra như thế nào???
4- ĐTC Phanxicô đã nói gì về Mẹ Thiên Chúa trong bài giảng của ngài cho Lễ Mẹ Thiên Chúa????
Xin mời quí TĐCTT hãy theo dõi 4 vấn đề then chốt này ở những cái links cuối email này nhé.
em tĩnh
TĐCTT - Đức Tin Tuân Phục
TĐCTT - Đức Ái Trọn Hảo
TĐCTT - Niềm Vui Thương Xót