THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương
Năm Khổ Nạn Thương Xót 2022
TĐCTT VIRGINIA HỘI NGỘ HẰNG THÁNG
Tháng 12 Sáng Thứ Bảy Ngày 17
Tháng 11 Sáng Thứ Bảy Ngày 19
Tháng 10 Sáng Thứ Bảy Ngày 15
Tháng 9 Sáng Thứ Bảy Ngày 17
Tháng 8 Sáng Thứ Bảy Ngày 20
Sáng Thứ Bảy Tuần 2 Hằng Tháng: Tháng 6 phải dời vào ngày 18
Sáng Thứ Bảy Tuần 2 Hằng Tháng: Tháng 4 phải dời vào ngày 23
Bàn thờ do anh Dũng thiết kế để Cung Hiến và Tôn Vinh Lòng Chúa Thương Xót
(Tấm hình chung đầu tiên này được Anh Dũng chụp)
Dâng Chuổi Thương Xót để Tôn Vinh và Cảm Tạ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT trước sinh hoạt
Cha đang giải thích, dẫn dắt chia sẽ Lời Chúa
Cha Phó Vũ Minh Tiến đang làm phép bàn thờ do anh Dũng phó nhóm thiết kế cho nhóm.tđCtt
(Tấm hình chung bù thêm này được Anh Hùng chụp, nên chỗ của Anh Hùng ở tấm hình đầu đã được thay thế bởi Anh Dũng)
Sáng Thứ Bảy Tuần 2 Hằng Tháng: Tháng 3 phải dời vào ngày 26
Giáo Xứ
Các Thánh Tử
Đạo
Việt
Nam Arlington VA.
Gia Đình Tông Đồ Chúa Tình Thương
Chương Trình Cùng Nhau
Hội Ngộ Hàng Tháng
Ngày 19 tháng 3 năm 2022
I-
Khai Tâm :
-
Hát : Cầu Xin Chúa Thánh Thần -
Chuổi Thương Xót
II-
Nội
Dung :
Dẫn vào Thánh Lễ
Anh chị em thân mến! Chúng ta đã khởi đầu mùa chay với nghi thức xức tro một
nghi thức thật cụ thể để diễn tả mục tiêu của mùa chay đó là sám hối và trở
về.
Qua bài Tin Mừng, Đức Giêsu đã nói về hai biến cố thời sự làm cho nhiều
người chết thảm khốc. Vào thời bấy giờ nhiều người nghĩ rằng những người bị
giết hay bị tai nạn đều là người xấu, bị Chúa trừng phạt. Nhưng Chúa Giêsu
đã xác định “không phải thế đâu”. Người nhắc cho mọi người ý thức thân phận
tội nhân của mình và hết mọi người phải sám hối.
Trong tâm tình đó, hôm nay vào giữa mùa chay, một lần nữa Mẹ Hội Thánh mời
gọi chúng ta tin tưởng vào lòn nhân từ hay tha thứ của Chúa để can đảm đứng
dậy, thống hối về tất cả những yếu đuối lỡ lầm của chúng ta trong cuộc sống.
Chúng ta cần sám hối thực sự để xứng đáng với lòn thương xót bao dung của
Thiên Chúa.
Bài Ðọc I:
Xh 3,
1-8a. 13-15
“Ðấng hiện hữu sai tôi đến với
anh em”.
Trích sách Xuất Hành.
Trong những ngày ấy, Môsê chăn chiên cho ông nhạc là Giêtrô, tư tế xứ
Mađian. Ông lùa đoàn chiên qua sa mạc, đến núi Horeb là núi của Thiên Chúa.
Thiên Chúa hiện ra với ông trong ngọn lửa cháy từ giữa bụi gai. Ông nhìn
thấy bụi gai bốc lửa, nhưng không bị thiêu rụi. Môsê nói: “Ta hãy lại xem
cảnh tượng kỳ lạ này, vì sao bụi gai không bị thiêu rụi”.
Thiên Chúa thấy ông lại xem, từ giữa bụi gai Người gọi ông: “Môsê! Môsê!”
Ông thưa: “Dạ con đây!” Chúa nói: “Ngươi đừng đến gần đây. Hãy cởi dép ở
chân ra, vì chỗ ngươi đang đứng là nơi thánh”. Chúa lại nói: “Ta là Thiên
Chúa của Tổ phụ ngươi. Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên
Chúa của Giacóp”. Môsê che mặt, vì không dám nhìn Thiên Chúa. Chúa nói: “Ta
đã thấy dân Ta phải khổ cực ở Ai-cập. Ta đã nghe tiếng chúng kêu than kẻ đốc
công áp bức. Ta biết nỗi đau khổ của chúng, nên Ta xuống cứu chúng thoát
khỏi tay người Ai-cập và đưa ra khỏi đất ấy đến miền đất tốt tươi rộng lớn,
đất tràn trề sữa và mật”.
Môsê thưa với Thiên Chúa rằng: “Này con sẽ đến với con cái Israel và bảo họ:
Thiên Chúa của tổ phụ anh em đã sai tôi đến với anh em. Nếu họ hỏi con: “Tên
Người là gì?”, con sẽ nói sao với họ?” Thiên Chúa nói với Môsê: “Ta là Ðấng
Tự Hữu”. Chúa nói: “Ngươi sẽ bảo con cái Israel thế này: “Ðấng Tự Hữu sai
tôi đến với anh em”.
Thiên Chúa lại nói với Môsê: “Ngươi sẽ bảo con cái Israel thế này: “Thiên
Chúa của tổ phụ anh em, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên
Chúa của Giacóp sai tôi đến với anh em”. Ðó là danh Ta cho đến muôn đời, đó
là danh Ta phải ghi nhớ qua mọi thế hệ”.
Ðó là lời Chúa.
Bài Ðọc II:
1 Cr
10, 1-6. 10-12
“Ðời sống dân chúng đối với Môsê
trong hoang địa được viết ra để răn bảo chúng ta”.
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, tôi không muốn để anh em không hay biết điều này, là tất cả
cha ông chúng ta đã được ở dưới áng mây, đi ngang qua biển và tất cả nhờ
Môsê mà được thanh tẩy, dưới áng mây và trong lòng biển; tất cả đã ăn cùng
một thức ăn thiêng liêng, và uống cùng một thức uống thiêng liêng. Thật vậy,
tất cả đã uống nước phát xuất từ tảng đá thiêng liêng đi theo họ: tảng đá ấy
chính là Chúa Kitô. Tuy nhiên, không phải phần đông trong họ đã sống đẹp
lòng Chúa, vì họ đã bị gục ngã trong hoang địa.
Bao nhiêu sự kiện đó nêu gương cho chúng ta, để chúng ta đừng chiều theo
những dục vọng xấu xa như những người đó đã chiều theo. Anh em đừng lẩm bẩm
kêu trách như một số người trong bọn họ đã làm, và đã vong mạng bởi tay một
sứ thần huỷ diệt. Những việc đó đã xảy đến cho họ để làm gương, và đã được
ghi chép để răn bảo chúng ta là những người đang sống trong thời đại cuối
cùng. Thế nên, ai tưởng mình đang đứng vững, hãy ý tứ kẻo ngã.
Ðó là lời Chúa.
Phúc Âm:
Lc
13, 1-9
“Nếu các ngươi không ăn năn hối
cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, có những kẻ thuật lại cho Chúa Giêsu về việc quan Philatô giết mấy
người Galilê, làm cho máu họ hoà lẫn với máu các vật họ tế sinh. Ngài lên
tiếng bảo: “Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ Galilê bị ngược đãi như vậy là
những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê ư? Ta bảo các
ngươi: không phải thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả
các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị tháp Silôe
đổ xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn những người khác ở
Giêrusalem ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nếu các ngươi không ăn năn
hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy”.
Ngài nói với họ dụ ngôn này: “Có người trồng một cây vả trong vườn nho mình.
Ông đến tìm quả ở cây đó mà không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng:
“Kìa, ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có. Anh hãy chặt nó
đi, còn để nó choán đất làm gì!” Nhưng anh ta đáp rằng: “Thưa ông, xin để
cho nó một năm nay nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân; may ra nó có
quả chăng, bằng không năm tới ông sẽ chặt nó đi”.
Ðó là lời Chúa.
2-
Bài chia sẽ Lời Chúa :
Cái nhìn nội tâm – ĐTGM. Ngô
Quang Kiệt
Mùa Chay là mùa sám hối. Sám hối là đổi mới tâm hồn. Muốn đổi mới tâm hồn,
phải đổi mới cách nhìn về con người và cuộc đời, về bản thân và tha nhân.
Hôm nay, Chúa Giêsu dạy ta những cách nhìn thời cuộc và biến cố theo tinh
thần của Người.
Thông thường, trước một biến cố, ta dễ có cái nhìn chính trị. Hôm nay, người
ta thuật lại việc Philatô giết những người Do Thái trong Đền Thờ. Thời ấy,
đế quốc Rôma đang thống trị nước Do Thái. Philatô là viên tổng trấn của
Rôma. Tường thuật biến cố đau thương này, người ta mong Chúa Giêsu có cái
nhìn chính trị, dấn thân vào chính trị. Người ta mong Chúa Giêsu kết án
Philatô. Không bàn chính trị, không làm chính trị, cho dù sau này Chúa Giêsu
vẫn bị kết án vì một tội chính trị. Không kết án Philatô, dù sau này chính
Người bị viên tổng trấn này kết án.
Trước mọi biến cố, Chúa Giêsu muốn ta có một cái nhìn tôn giáo, vượt lên
trên lĩnh vực chính trị. Từ một câu hỏi thuộc bình diện chính trị, Chúa
Giêsu đã đưa ra một giải đáp thuộc bình diện tôn giáo. Từ một biến cố gây
xôn xao dư luận, Chúa Giêsu mời gọi ta hãy ăn năn sám hối. Từ cái chết của
thể xác, Chúa Giêsu hướng suy nghĩ ta tới cái chết của linh hồn: “Các ông
tưởng mấy người Galilê đó bị như vậy là vì họ tội lỗi hơn những người Galilê
khác sao? Tôi nói cho các ông biết, không phải thế đâu; nhưng nếu các ông
không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy”.
Đối với người khác, ta dễ có cái nhìn kết án. Khi gặp một người mù từ thuở
mới sinh, người ta hỏi Chúa Giêsu: “Đây là do tội nó hay tội của cha mẹ
nó?”. Gặp người phụ nữ phạm tội ngoại tình, người ta muốn kết án chị. Người
ta có thói quen cho rằng thành công là một ân huệ Chúa thưởng cho người đạo
đức, còn tai hoạ là hình phạt Chúa dành cho kẻ tội lỗi. Hôm nay, chứng kiến
những nạn nhân bị thiệt mạng, những người tường thuật đều nghĩ rằng những
nạn nhân ấy chết vì họ tội lỗi, còn tôi vô sự, điều đó chứng tỏ tôi vô tội.
Chúa Giêsu lên tiếng cảnh báo họ: Các ông cũng là kẻ tội lỗi. Nếu các ông
không ăn năn hối cải, các ông sẽ chết thảm khốc hơn những nạn nhân kia nữa.
Chúa Giêsu dạy ta có cái nhìn bao dung. Nếu có phải xét đoán, hãy xét mình
trước khi xét người. Nếu có phải lên án, hãy lên án chính bản thân mình
trước khi lên án người khác: “Hãy lấy cái đà ra khỏi mắt ngươi trước, rồi
ngươi sẽ thấy rõ để lấy cái rác ra khỏi mắt anh em”. “Ai trong các ông vô
tội hãy ném đá chị này trước đi”.
Sau cùng, ta thường có cái nhìn ảo tưởng. Ta xây dựng những chương trình to
lớn, những tham vọng đổi mới xã hội. Chúa Giêsu dạy ta hãy có cái nhìn thực
tế: Đừng ảo tưởng với những chương trình to tát, lấp biển vá trời. Hãy bắt
đầu bằng những việc nhỏ bé. Đừng có ảo tưởng đổi mới xã hội, cải tạo thế
giới. Trước hết, hãy đổi mới chính mình, cải tạo bản thân mình. Tục ngữ
Trung quốc có câu: Nếu mỗi người trông hoa trước cửa nhà mình, cả thế giới
sẽ biến thành một vườn hoa đẹp. Đổi mới chính mình đó là góp phần vào đổi
mới thế giới.
Với những bài học ấy, Chúa Giêsu hướng ánh mắt ta lên cao, vượt thoát lĩnh
vực tự nhiên để vươn tới lĩnh vực siêu nhiên. Với những bài học ấy, Chúa
Giêsu hướng cái nhìn của ta xuyên qua những lớp bì phủ bên ngoài để soi
chiếu vào chiều sâu nội tâm. Với những bài học ấy, Chúa Giêsu hướng cái nhìn
của ta ra khỏi những ảo tưởng, đối diện với thực tế bản thân để trước mỗi
biến cố ta tự xét và đổi mới chính mình.
Lạy Chúa, xin đổi mới trái tim con. Amen.
3-
Câu Hỏi Gợi Ý
1. Trong các biến cố, bạn có tìm thấy ý Chúa không?
2. Bạn có nghĩ rằng hễ ai gặp may thì đó là người đạo đức, ai gặp tai nạn
thì đó là người tội lỗi không?
3. Muốn đổi mới gia đình, xã hội, phải đổi mới bản thân trước. Bạn nghĩ sao
về điều này?
4- Nhật
Ký LCTX của Chị Faustina:
(Trích
đoạn bởi anh Dũng bđh)
“Ái nữ của Cha ơi, con hãy tỉ mỉ ghi lại từng câu Cha dạy cho con
về lòng nhân lành của Cha, bởi vì nhờ đó rất nhiều linh hồn sẽ được hưởng
nhờ lợi ích.”
(NK 1142)
(tiếp theo)
Tập Hai (từ số 16
– số 25)
16-
Trong thời gian tuần bát nhật trước lễ kính Mình Máu Chúa Kitô [ngày 25
tháng 6 năm 1925], Thiên Chúa đã ban tràn đầy ánh sáng cho linh hồn tôi hiểu
biết sâu xa rằng Người là Đấng Toàn Thiện Toàn Mỹ. Tôi đã hiểu Thiên Chúa
yêu thương tôi là dường nào. Tình yêu Người dành cho tôi là tình yêu muôn
thuở. Lúc ấy là giờ kinh Chiều, với những lời kinh đơn sơ trào dâng tự đáy
lòng, tôi đã tuyên khấn với Chúa (6) giữ đức khiết tịnh trọn đời. Từ giây
phút ấy, tôi cảm thấy một tình thân nồng nàn với Chúa, Đấng Tình Quân của
tôi. Cũng từ lúc ấy, tôi lập một gian phòng nhỏ trong tâm hồn, để ở đó, lúc
nào tôi cũng có thể tình tự với Chúa Giêsu.
17-
Cuối cùng, cánh cửa tu viện cũng mở ra đón nhận tôi – hôm ấy là ngày mồng 1
tháng 8 [năm 1925], vào chiều tối, vọng lễ Nữ Vương các thiên thần. Tôi cảm
thấy hạnh phúc trào tràn; lúc ấy, dường như tôi đã bước vào cuộc sống thiên
đàng. Một lời kinh đã trào dâng từ tâm hồn tôi, một lời kinh tạ ơn.
18-
Tuy nhiên, ba tuần lễ sau đó, tôi nhận ra ở đây dành quá ít thời giờ cho
việc cầu nguyện, và có nhiều điều rỉ rón với linh hồn tôi nên vào một cộng
đoàn tu trì ngặt phép hơn. Ý tưởng này bám riết linh hồn tôi, nhưng thánh ý
Chúa không có trong đó. Tuy vậy, ý tưởng ấy, đúng hơn là cơn cám dỗ ấy, ngày
càng mãnh liệt đến độ tôi đã quyết định một ngày sẽ thưa với Mẹ Bề Trên về
việc ra đi, dứt khoát rời bỏ [tu viện]. Nhưng Thiên Chúa đã an bài các hoàn
cảnh khiến tôi không sao gặp được Mẹ Bề Trên Michael. Trước lúc đi ngủ, tôi
ghé vào nhà nguyện nhỏ 7 và xin Chúa Giêsu soi sáng trong vấn đề này. Nhưng
tôi không nhận được gì trong linh hồn, ngoại trừ một sự day dứt kỳ lạ không
sao hiểu nổi. Nhưng bất chấp tất cả, tôi quyết định ngay sau thánh lễ sáng
hôm sau sẽ xin gặp Mẹ Bề Trên để thưa về quyết định của tôi.
19-
Tôi trở về phòng riêng. Các chị em đã đi ngủ cả – đèn đã tắt hết. Tôi vào
phòng, lòng đầy những trằn trọc băn khoăn; không biết phải làm gì bây giờ.
Tôi vật mình xuống đất và cất lời tha thiết cầu nguyện để tìm biết thánh ý
Chúa. Một sự vắng lặng bao trùm khắp nơi, như thể trong nhà tạm. Tất cả chị
em đang ngon giấc như những bánh thánh được xếp trong chén thánh của Chúa
Giêsu. Riêng từ gian phòng của tôi, Thiên Chúa có thể nghe thấy tiếng thở
than của một linh hồn. Tôi không biết có được cầu nguyện trong phòng sau
chín giờ mà không cần phép hay không. (8) Một lát sau, ánh sáng tràn ngập
gian phòng, và trên bức màn, tôi nhìn thấy Thánh Nhan u sầu của Chúa Giêsu.
Trên thánh nhan Người còn đó những thương tích há miệng, với những giọt nước
mắt lã chã rớt xuống tấm đệm trên gường tôi. Không hiểu tất cả điều ấy có ý
nghĩa gì, tôi liền thưa với Chúa Giêsu, “Lạy Chúa Giêsu, ai đã làm cho Chúa
đau đớn dường ấy?” Và Chúa Giêsu nói với tôi, Chính con gây cho Cha nỗi đau
đớn này nếu như con rời bỏ tu viện. Đây là nơi Cha đã gọi con, chứ không
phải một nơi nào khác; và Cha đã dọn sẵn nhiều ơn thánh cho con. Tôi nài xin
Chúa Giêsu tha thứ và lập tức thay đổi quyết định của mình. (7) Hôm sau nhằm
ngày xưng tội. Tôi trình bày đầu đuôi những gì đã xảy ra trong linh hồn, và
cha giải tội đã cho tôi biết từ đây thánh ý Chúa đã rõ ràng: tôi phải ở lại
cộng đoàn này, và thậm chí không được phép nghĩ đến một dòng tu nào khác. Kể
từ đó, lúc nào tôi cũng cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện.
20-
Sau đó một thời gian ngắn, tôi ngã bệnh [do kiệt sức]. Mẹ Bề Trên quí yêu đã
cho tôi cùng hai chị khác đến Skolimow, một nơi không xa Warsaw, để dưỡng
sức. Lúc ấy, tôi hỏi Chúa nên cầu nguyện cho ai khác nữa. Chúa Giêsu đáp
rằng tối hôm sau Người sẽ tỏ cho tôi biết. [Đêm hôm sau] tôi được thấy thiên
thần Bản Mệnh và ngài ra lệnh cho tôi đi theo. Tôi đang ở trong một nơi mù
mịt, đầy những lửa cháy, trong đó có rất nhiều linh hồn đang quằn quại. Các
ngài cầu nguyện sốt sắng, nhưng lại không lãnh nhận được gì; chỉ chúng ta
mới có thể giúp đỡ họ được. Những ngọn lửa đang thiêu đốt các vị ấy không
chạm vào tôi chút nào. Tôi hỏi các linh hồn ấy đau khổ nào làm các ngài cay
cực nhất. Họ đồng thanh đáp cực hình kinh khiếp nhất của họ chính là nỗi
khao khát Thiên Chúa. Tôi cũng thấy Đức Mẹ xuống thăm các linh hồn trong
luyện ngục. Các linh hồn xưng tụng Mẹ là “Sao Biển.” Mẹ mang theo sự dịu mát
cho các linh hồn. Tôi muốn nói chuyện với các linh hồn thêm một lúc nữa,
nhưng thiên thần Bản Mệnh đã vẫy tôi về. Chúng tôi ra khỏi ngục tù đau đớn
ấy. [Tôi nghe một tiếng nói trong lòng] Lòng nhân lành của Cha không muốn
điều ấy, nhưng phép công bình đòi phải như vậy. Kể từ đó, tôi kết hợp mật
thiết hơn với các linh hồn đau khổ ấy.
21. Cuối thời gian thỉnh viện [ngày 29 tháng 4 năm 1926]
– các bề trên [có lẽ là Mẹ Leonard và Mẹ Jane 9] gửi tôi đến tập viện tại
Cracow. Một niềm vui mênh mang dạt dào linh hồn tôi. Khi chúng tôi đến tập
viện, chị ấy [Henry 10] đang hấp hối. Một vài hôm sau, chị hiện về [linh
hồn, sau khi qua đời] và bảo tôi đến gặp Mẹ Giám Tập [Margaret 11] để nhờ Mẹ
thỉnh cầu vị giải tội của chị là cha Rospond 12 dâng một thánh lễ và ba lời
nguyện tắt để cầu cho chị. Ban đầu tôi đồng ý, nhưng hôm sau, tôi quyết định
không đến gặp Mẹ Giám Tập nữa bởi vì không dám chắc điều ấy là thực tế (8)
hoặc chỉ là giấc mơ. Và vì thế, tôi không đi.
Đêm hôm sau, điều ấy lại xảy ra rõ ràng hơn; tôi không còn nghi ngờ gì
nữa. Tuy nhiên, đến sáng, tôi lại quyết định không kể cho Mẹ Giám Tập, trừ
phi tôi được thấy chị [Henry] trong ngày. Một lần nữa, tôi lại gặp chị tại
hành lang. Chị trách tôi đã không đi lập tức, và một sự day dứt đay nghiến
linh hồn tôi. Thế là tôi liền đi gặp và kể cho Mẹ Giám Tập tất cả những gì
đã xảy ra. Mẹ cho biết sẽ lưu tâm đến chuyện ấy. Tức khắc, niềm bình an dào
dạt linh hồn tôi, và đến ngày thứ ba, chị ấy lại đến gặp tôi và nói, “Xin
Chúa trả công cho chị.”
22. Ngày tôi được mặc áo [dòng], (3) Thiên Chúa đã cho
tôi biết sẽ phải chịu nhiều đau khổ. Tôi thấy rõ tôi đang hiến thân cho điều
gì. Tôi đã trải nghiệm một giây phút của nỗi đớn đau ấy. Nhưng lúc đó, Thiên
Chúa lại trào đổ cho linh hồn tôi những niềm ủi an vô bờ.
23. Gần hết năm đầu trong thời gian tập viện, bóng tối đã
bắt đầu bao phủ linh hồn tôi. Tôi không còn cảm thấy ủi an trong lúc cầu
nguyện; và phải hết sức cố gắng để nguyện gẫm; nỗi sợ hãi bắt đầu xâm chiếm
tôi. Càng đi sâu vào bản thân, tôi chỉ thấy toàn những khốn nạn thê thảm.
Nhưng tôi cũng thấy rõ ràng sự thánh thiện cao vời của Thiên Chúa. Tôi không
dám ngước mắt chiêm ngắm Người, nhưng sấp mình tận cát bụi dưới chân Người
và khẩn nài lòng thương xót. Linh hồn tôi sống trong tình trạng ấy gần sáu
tháng trời. Mẹ Giám Tập quí yêu của chúng tôi [Mary Joseph 14] đã đem đến
cho tôi sự can đảm trong những thời gian não nề ấy. Nhưng nỗi đau càng ngày
càng tê tái. Năm thứ hai trong thời gian tập viện của tôi gần đến. Mỗi khi
nghĩ đến việc tuyên giữ các lời khấn, linh hồn tôi run giùng. Tôi không hiểu
mình đang đọc gì; tôi không thể nguyện gẫm; dường như những kinh nguyện của
tôi không làm cho Chúa thỏa lòng. Việc lãnh thụ các nhiệm tích của tôi hình
như chỉ xúc phạm nhiều hơn đến Thiên Chúa mà thôi. Nhưng dù vậy, cha giải
tội [Theodore 15] vẫn không cho tôi bỏ rước lễ một lần nào. Thiên Chúa đang
hoạt động một cách hết sức lạ kỳ trong linh hồn tôi. Tôi không hiểu gì về
những điều cha giải tội chỉ dạy. Những chân lý đức tin giản đơn cũng trở nên
không sao hiểu nổi đối với tôi. Linh hồn tôi trong cảnh phiền muộn, không
tìm đâu được niềm an ủi. (9) Và rồi đến tình trạng tôi yên trí mình đã bị
Thiên Chúa ruồng bỏ. Tư tưởng khủng khiếp này xuyên thấu linh hồn tôi; giữa
cơn thống khổ ấy, linh hồn tôi bắt đầu cảm nghiệm nỗi tang tóc sự chết. Tôi
đã muốn chết cho xong mà không sao chết được. Một tư tưởng lởn vởn đến với
tôi: cố gắng tập tành các nhân đức để làm gì; tại sao lại phải khổ chế bản
thân trong khi mọi sự đều gớm ghiếc trước mặt Chúa? Khi trình bày điều này
với Mẹ Giám Tập, tôi đã được trả lời thế này, “Chị yêu quí, chị hãy biết
Thiên Chúa đã tuyển chọn chị để sống mật thiết với Người trên thiên đàng.
Chị hãy hết lòng tín thác vào Chúa Giêsu.”
Nghĩ đến việc bị Thiên Chúa ruồng bỏ là một cực hình thực sự kinh hoàng
đối với những người bị đọa phạt. Tôi chạy đến với các thương tích Chúa Giêsu
và lặp đi lặp lại những lời tín thác, nhưng những lời này đối với tôi lại
trở thành một cực hình phũ phàng hơn nữa. Tôi đến với Thánh Thể và ngỏ lời
với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã phán rằng, người mẹ không quên được
đứa con nhỏ của bà, Chúa cũng không bao giờ quên thụ tạo của Chúa, và cho dù
người mẹ có quên con bà đi nữa, thì Ta, Thiên Chúa, cũng không bao giờ quên
được thụ tạo của Ta. ‟Lạy Chúa Giêsu, Chúa có nghe lời rên xiết của linh hồn
con không? Xin đoái nghe những lời than van đớn đau của đứa con nhỏ của
Chúa. Lạy Chúa, con tín thác nơi Chúa bởi vì trời đất có thể qua đi, nhưng
lời Chúa phán sẽ vững bền mãi mãi.” Tuy vậy, tôi vẫn không tìm được một giây
phút khuây khỏa.
24. Một ngày kia, ngay khi vừa tỉnh giấc và đang đặt mình
trước sự hiện diện của Chúa, tôi bỗng bị đè bẹp dưới nỗi ê chề. Bóng tối
tràn ngập linh hồn tôi. Tôi đã ráng sức chiến đấu cho đến trưa. Đến chiều,
những nỗi hãi hùng kinh hoàng bắt đầu xâm chiếm tôi; sức lực thân xác tôi
cũng bắt đầu lìa bỏ tôi. Tôi đi nhanh về phòng, quì gối trước tượng Chuộc
Tội và cất tiếng kêu xin Chúa thương xót. Nhưng Chúa Giêsu không đoái hoài
đến những lời than khóc của tôi. Tôi cảm thấy sức lực đã cạn kiệt hoàn toàn.
Tôi sấp mình xuống đất, nỗi thất vọng tràn ngập tất cả linh hồn tôi. Tôi đã
chịu những cơn cực hình khủng khiếp không khác gì những cực hình hỏa ngục.
Tôi phải ở trong thảm trạng ấy suốt ba khắc đồng hồ. Tôi muốn đi gặp mẹ giám
tập, nhưng quá rã rời. Tôi muốn hét lên nhưng không sao thành tiếng. May mắn
thay, một chị [tập sinh khác, chị Placida Putyra] đi vào phòng của tôi. Thấy
tôi trong tình trạng kỳ lạ ấy, chị lập tức cho Mẹ Giám Tập biết. Và Mẹ đến
lập tức. Vừa bước vào phòng tôi, Mẹ đã lên tiếng, “Nhân danh đức vâng lời,
16 chị hãy trỗi dậy khỏi mặt đất.” Lập tức có một năng lực nâng tôi dậy và
tôi đứng sát bên Mẹ Giám Tập. (10) Với những lời dịu dàng, Mẹ bắt đầu giải
thích cho tôi đây là một thử thách Chúa gửi đến, Mẹ nói, “Chị hãy hết lòng
tín thác; Thiên Chúa lúc nào cũng là Cha chúng ta, kể cả khi Người gửi thử
thách đến cho chúng ta.”
Trở về với những nhiệm vụ của mình, tôi như vừa ra khỏi phần mộ, các giác
quan tràn ngập những điều linh hồn tôi đã trải nghiệm. Trong giờ kinh Chiều,
linh hồn tôi bắt đầu quằn quại giữa tối tăm kinh khủng. Tôi thấy mình ở dưới
quyền lực của Thiên Chúa Công Thẳng, còn tôi là đối tượng cơn nghĩa nộ của
Người. Trong những giờ phút kinh hoàng ấy, tôi đã thưa lên cùng Thiên Chúa,
“Lạy Chúa Giêsu, trong Phúc Âm Chúa đã tự ví như một người mẹ rất dịu hiền,
17 con tín thác vào Lời Chúa, vì Chúa là Chân Lý và là Sự Sống. Lạy Chúa
Giêsu, dù thế nào đi nữa, con vẫn tín thác nơi Chúa, bất chấp mọi cảm giác
nội tâm chống lại niềm cậy trông. Xin hãy thực hiện những gì Chúa muốn về
con; con sẽ không bao giờ bỏ Chúa, vì Chúa là nguồn mạch sức sống của con.”
Chỉ những ai đã từng trải qua những giờ phút tương tự mới có thể hiểu được
nỗi khốn cực ấy của linh hồn khủng khiếp như thế nào.
25. Đêm hôm đó, Mẹ Thiên Chúa đến thăm tôi, Mẹ bồng Chúa
Giêsu Hài Nhi trên tay. Linh hồn tôi tràn ngập niềm vui, và tôi thưa, “Lạy
Mẹ Maria, Hiền Mẫu của con, Mẹ có biết con phải đau khổ kinh khủng thế nào
không?” Và Mẹ Thiên Chúa trả lời, Mẹ biết con đau khổ nhiều, nhưng con đừng
sợ hãi. Mẹ chia sẻ nỗi khổ đau của con, và Mẹ sẽ luôn làm như thế. Mẹ mỉm
cười thân ái rồi biến đi. Lập tức, một nguồn sức mạnh và can đảm lớn lao lại
bùng dậy trong linh hồn tôi; nhưng việc đó cũng kéo dài được một ngày. Dường
như hỏa ngục đã dấy mưu chống lại tôi. Một sự thù ghét kinh khủng bắt đầu
bộc phát trong linh hồn tôi, căm ghét tất cả những gì là thánh thiện và
thuộc về Chúa. Dường như những cực hình tinh thần này sẽ là kiếp phận suốt
quãng đời còn lại của tôi. Tôi hướng về Thánh Thể và thưa cùng Chúa, “Lạy
Chúa Giêsu, Tình Quân của con, Chúa không thấy linh hồn con đang hao mòn vì
khao khát Chúa hay sao? Sao Chúa nỡ ẩn mặt với một con tim thành tâm mến
Chúa như vậy? Lạy Chúa Giêsu, xin tha thứ cho con; nguyện thánh ý Chúa được
thực hiện nơi con. Con sẽ chịu đau khổ lặng thinh như một chú chim câu,
không lời thở than. Con sẽ không để cho lòng mình thốt ra dù một lời than
van não nề.” (CÒN TIẾP)
5- Phổ biến
và đóng góp ý kiến về sinh hoạt của nhóm thời
gian tới, nhất là cuộc Tỉnh Tâm Tỉnh Huấn của nhóm trong tháng 8/2021
6- Cập nhật
tin
tức và tình hình sống đạo tại GX qua các ”Bản Tin Hiệp Nhất” hàng tuần của
Gx.
7-
Thủ quỹ báo cáo “Túi kín của lòng hảo tâm”
III-
Kết
thúc
:
Đọc kinh
tuyên hứa (rút ngắn) để cùng nhau lập lại lời nguyện ước sống đời Tông Đồ
Chúa Tình Thương (trang 36 tập sách KN & TN; trang 42 tập sách CNHN) :
“Giêsu ơi,
/ con tín thác nơi Chúa”: / xin cho con luôn cảm nhận được Lòng Thương Xót
Chúa, / nhất là những lúc con yếu đuối sa ngã và khổ đau trọn đời, / để càng
được chìm đắm vào vực sâu của Lòng Thương Xót Chúa, / con càng thấy được
chân dung vô cùng nhân hậu, / và nhờ đó, / con cũng mới thấy được tất cả sự
thật về bản thân con , / và mới thật sự gặp được, / tất cả mọi người và mỗi
người anh chị em con ở đó, / nhất là những linh hồn cần đến Lòng Thương Xót
Chúa hơn.
Giờ đây, / Nhờ Mẹ Maria,
/ con xin dâng lên Chúa trọn vẹn bản thân hèn mọn của con, / cùng với hết
mọi yếu đuối dại khờ của con, / hết mọi khuyết điểm tội lỗi của con, / hết
mọi thiện chí nổ lực của con, / hết mọi ước ao khát vọng của con. / Xin Chúa
hãy thánh tẩy con trong Thánh Linh / hầu con được thánh hóa trong chân lý, /
đến độ, / dù cuộc đời con có phải lần mò bước đi trong thung lũng tối, / con
cũng hoàn toàn tuân theo Thánh Ý vô cùng khôn ngoan toàn thiện đầy yêu
thương của Chúa, / nhờ đó, / Chúa có thể biến đổi con thành Tông Đồ Chúa
Tình Thương.
Lạy Thánh TâmChúa Giêsu
hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, / xin hoán cải con trở nên như những
trẻ nhỏ của Lòng Thương Xót Chúa, / để con biết nhìn hết mọi anh chị em con
/ bằng ánh mắt của tình yêu Nhân Hậu Chúa như Mẹ Maria, / cho tất cả hiệp
nhất nên một / trong Cha và Con và Thánh Thần. / Amen.
Sáng Thứ Bảy Tuần 2 Hằng Tháng: Tháng 2 ngày 26
Giáo Xứ
Các Thánh Tử
Đạo
Việt
Nam Arlington VA.
Gia Đình Tông Đồ Chúa Tình Thương
Chương Trình Cùng Nhau
Hội Ngộ Hàng Tháng
Ngày 26 tháng 2 năm 2022
I-
Khai Tâm :
-
Hát : Cầu Xin Chúa Thánh Thần -
Chuổi Thương Xót
II-
Nội
Dung :
1-
Lời Chúa,
Chúa Nhật
VIII Thường Niên Năm C
Dẫn vào Thánh Lễ
Anh chị em thân mến! Biết mình là chuyện không dễ. Người Hy Lạp có
một câu danh ngôn: “Hãy biết mình.” Chẳng ai gần gũi mình bằng chính bản
thân mình. Vậy mà tôi vẫn là một bí ẩn đối với tôi. Người ta thích làm những
bản trắc nghiệm để biết về chỉ số thông minh, về tâm lý, tính tình … nhưng
để biết mình, cần trắc nghiệm bằng cả cuộc đời.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói về chuyện biết mình. Tôi
thường chỉ thấy cái rác nhỏ trong mắt anh em hơn là thấy cái xà nơi mắt
mình, tôi khó chấp nhận những thiếu sót nơi mình. Lời nói của tôi có phản
ánh xác thực những tâm tình bên trong không? chúng bày tỏ về tôi điều gì?
một trái tim nhân hậu, thân tình và công bình chăng?
Chúng ta đã xét đoán người khác, thấy lỗi của anh em, còn bản thân
thì không chấp nhận lời góp ý sửa đổi. . Xin Chúa giúp mỗi chúng ta can đảm
dám nhìn nhận con người thực của mình, nhờ đó mới có thể sửa đổi nên hoàn
thiện hơn.
Bài Ðọc I: Hc 27, 5-8
“Ðừng ca tụng người nào trước
khi nghe người ấy nói”.
Trích sách Huấn Ca.
Khi người ta sàng, những rác rến còn lại thế nào, thì nết xấu của một người
cũng xuất hiện trong lời nói kẻ ấy như vậy. Lò lửa thì nung luyện bình sành,
còn gian nan thì thử những người công chính. Xem trái liền biết cây thế nào,
thì nghe lời nói cũng biết tư tưởng lòng người như thể ấy. Ðừng ca tụng
người nào trước khi nghe người ấy nói, vì lời nói là sự thử thách của con
người.
Ðó là lời Chúa.
Bài Ðọc II: 1 Cr 15,
54-58
“Người đã ban cho chúng ta sự
chiến thắng nhờ Ðức Giêsu Kitô”.
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, khi xác hay chết này mặc lấy sự trường sinh, thì lúc ấy ứng
nghiệm lời đã ghi chép rằng: “Sự chết đã tiêu tan trong chiến thắng”. “Hỡi
tử thần, chiến thắng của ngươi ở đâu? Hỡi tử thần, nọc độc của ngươi ở đâu?
Nọc độc của sự chết là tội, thế lực của tội là lề luật”. Cảm tạ ơn Thiên
Chúa, Ðấng đã ban cho chúng ta chiến thắng nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng
ta. Cho nên, hỡi anh em thân mến, anh em hãy ăn ở bền đỗ và đừng nao núng;
hãy luôn luôn thăng tiến trong công trình của Chúa. Hãy biết rằng công lao
khó nhọc của anh em không phải là uổng phí trong Chúa.
Ðó là lời Chúa.
.
Phúc Âm: Lc 6, 39-45
“Miệng nói những điều đầy ứ
trong lòng”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này: “Người mù có thể dẫn
người mù được chăng? Cả hai lại không sa xuống hố ư? Môn đệ không trọng hơn
Thầy: nếu môn đệ được giống như Thầy, thì kể là hoàn hảo rồi.
“Sao ngươi nhìn cái rác trong mắt anh em, còn cái đà trong chính mắt ngươi
thì lại không thấy? Sao ngươi có thể nói với người anh em: ‘Này anh, hãy để
tôi lấy cái rác trong con mắt anh’, trong khi chính ngươi không nhìn thấy
cái đà trong mắt ngươi? Hỡi kẻ giả hình, hãy lấy cái đà ra khỏi mắt mình
trước đã, rồi bấy giờ ngươi sẽ trông rõ để lấy cái rác khỏi mắt anh em
ngươi.
“Không có cây nào tốt mà sinh trái xấu; và ngược lại, cũng không có cây nào
xấu mà sinh trái tốt. Thật vậy, cứ xem trái thì biết cây. Người ta không hái
được trái vả ở bụi gai, và cũng không hái được trái nho nơi cây dâu đất.
Người hiền, bởi lòng tích chứa điều lành, nên phát xuất sự thiện; và kẻ dữ,
bởi tích đầy lòng ác, nên phát xuất điều ác: vì lòng đầy, thì miệng mới nói
ra”.
Ðó là lời Chúa.
2-
Bài chia sẽ Lời Chúa :
Cây đời xanh
tươi – Thiên Phúc
(Trích trong ‘Như Thầy Đã Yêu’)
Triệu Quát là con trai của Triệu Xa – một danh tướng thời Chiến
Quốc – thời trai trẻ từng đọc rất nhiều binh thư. Là một người khá thông
minh, thích nói về quân sự, người khác không nói lại được, cha anh là Triệu
Xa đôi khi cũng không tranh luận nổi với anh. Do đó, anh tỏ ra kiêu ngạo, tự
cho mình là giỏi nhất thiên hạ.
Tuy nhiên, Triệu Xa lại rất lo lắng cho con mình, ông cho rằng
Triệu Quát chẳng qua chỉ “nói phét”. Ông còn nói: “Sau này nước Triệu không
nên dùng nó, kẻo nó sẽ làm cho quân Triệu đại bại”.
Quả thật, khi quân Tần sang xâm lược, vua Triệu quyết định cử
Triệu Quát thay thế Liêm Pha. Lạn Tương Như đang bệnh cũng phản đối: “Triệu
Quát chẳng qua chỉ là đọc được một số sách binh thư của cha mình, căn bản
không biết vận dụng thế nào, không thể cử hắn làm tướng”. Mẹ của Triệu Quát
cũng đến gặp vua Triệu nói rằng con mình không thể làm đại tướng.
Nhưng vua Triệu không nghe, vẫn cử Triệu Quát ra tiền tuyến
nghênh địch, hậu quả là 40 vạn quân Triệu chỉ trong chốc lát đã bị tiêu diệt
hoàn toàn, bản thân Triệu Quát cũng tử trận thê thảm.
***
“Mù mà lại dẫn mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?”
(Lc 6,39). Làm nhà lãnh đạo hay người hướng dẫn phải có đủ tài đức; phải
sáng suốt trong tư tưởng, khôn ngoan trong lời nói, và liêm chính trong việc
làm, để khỏi dẫn đưa người khác cũng như chính mình vào con đường lầm lạc
hay diệt vong. Những kẻ khoác lác, dối trá, giả hình có thể nhất thời lừa
bịp được một số người, nhưng sớm muộn cũng sẽ bị bại lộ và sẽ phải chuốc lấy
hậu quả khó lường: “Cây kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra”.
Cha mẹ của Triệu Quát vì sống cùng anh ta, nên thấy hiểu lời nói
và việc làm của con mình không thể đảm nhận việc lớn. Nhưng vua Triệu không
quan tâm đến câu: “Lời nói phải đi đôi với việc làm”, cứ cho rằng Triệu Quát
là bậc kỳ tài trong thiên hạ và trao cho việc lớn. Kết quả không chỉ Triệu
Quát bị hại mà còn liên quan đến tính mạng của 40 vạn quân. Mù mà dẫn mù thì
việc sa xuống hố chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
“Sao anh thấy cái rác trong mắt anh em, mà cái xà trong con mắt
của chính mình thì lại không để ý tới” (Lc 6, 41). Người ta thường rất hà
tiện trong lời khen ngợi, nhưng lại quảng đại trong tiếng chê bai. Có thể
nói một trong những tội con người dễ phạm nhất: đó là hay xét đoán, nghĩ
xấu, nghĩ sai cho người khác.
Để có đôi mắt trong sáng, chúng ta không nên nhìn vào đôi mắt kẻ
khác để thấy “cái rác” trong đó, hay “bới lông tìm vết” để xét đoán, chỉ
trích họ, nhưng hãy nhìn vào chính đôi mắt tâm hồn mình, để thấy “cái đà”
của kiêu căng tự mãn, của phô trương giả hình, để thanh lọc cho nên trong
sáng. Vì người xưa có câu “Việc người thì sáng, việc mình thì quáng”, nên
việc nhìn lại chính mình để tự kiểm thảo luôn là điều cần thiết của mỗi tín
hữu Kitô, nhất là những việc lãnh đạo, hướng dẫn các tâm hồn. Triết gia
Chilon cũng cho chúng ta một luật sống bất hủ: “Hãy tự biết mình”. Thánh
Âu-tinh thường cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết Chúa, xin cho
con biết con”.
Biết mình thường hèn yếu lỗi lầm để đừng bao giờ khắt khe lên án
anh em.
Biết mình hay che đậy giả hình để cảm thông dung thứ cho kẻ khác.
Biết mình thích phô trương háo thắng để đừng phê phán nhạo báng
một ai.
Một tác giả kia đã nhận định: Những kẻ may mắn thường là những
người có tâm hồn lạc quan vui vẻ, họ có thói quen nhìn vào mặt tích cực của
sự việc và vào điều tốt của kẻ khác. Trái lại, những kẻ bất hạnh thường có
thái độ tiêu cực, thù hằn, họ thích nhìn vào điều tồi tệ nơi kẻ khác, họ rất
ham chỉ trích, và ưa “vạch lá tìm sâu”.
Đúng như lời Đức Giêsu đã nói trong đoạn Tin mừng hôm nay: “Cây
tốt thì sinh trái tốt, cay xấu thì sinh trái xấu” (Lc 6,43). Lời nói việc
làm của người tín hữu Kitô chỉ có thể sinh hoa kết trái tốt tươi, nếu siêng
năng suy niệm và thực hành Lời Chúa. Đời sống của chúng ta chỉ có thể “phát
xuất ra sự lành” nếu chúng ta được nuôi dưỡng bằng Mình Thánh Chúa vì Lời
Chúa là lời yêu thương và Mình Chúa là Bí tích tình yêu. Những ai sống trong
vị kỷ, xét đoán, chỉ trích và thù hằn, kẻ ấy sẽ chết trong bóng tối gian ác
của chính mình.
3-
Câu hỏi gợi ý:
a) Hai câu “Mù dắt mù” của
Đức Giê-su trong Tin Mừng Mát-thêu và Lu-ca nhắm tới những đối tượng nào ?
b) Khi nói “Cái rác trong
mắt anh em” và “Cái xà trong mắt của mình”, Đức Giê-su muốn dạy môn đệ
điều gì trong giao tiếp xã hội ?
c) Để lời nói việc làm có
thể phát sinh hoa trái tốt đẹp thì người ta cần phải làm gì ?
4- Nhật
Ký LCTX của Chị Faustina:
(Trích
đoạn bởi anh Dũng bđh)
“Ái nữ của Cha ơi, con hãy tỉ mỉ ghi lại từng câu Cha dạy cho con
về lòng nhân lành của Cha, bởi vì nhờ đó rất nhiều linh hồn sẽ được hưởng
nhờ lợi ích.”
(NK 1142)
Lòng Thương Xót Chúa
Nơi Linh Hồn Tôn
Nhật Ký
Nữ tu Maria Faustina
Tập Một (từ số 1 – số 15)
1.
Ôi Tình Yêu Hằng Hữu, Chúa truyền vẽ bức hình (1) của Chúa Và tỏ cho chúng
con nguồn mạch lòng xót thương khôn dò, Chúa chúc lành cho bất cứ ai đến với
những luồng sáng của Chúa, Một linh hồn đen đủi cũng được trở nên như tuyết.
Ôi Chúa Giêsu ngọt ngào,
chính nơi đây (2) Chúa đã thiết lập ngai tòa xót thương của Chúa Để đem đến
niềm vui và hy vọng cho nhân loại tội lỗi. Từ Trái Tim rộng mở của Chúa như
một nguồn mạch tinh khiết Trào tuôn ủi an cho trái tim và linh hồn hối nhân.
Ước chi lời chúc tụng và vinh quang cho bức hình này Không bao giờ ngưng
trào dâng từ tâm hồn nhân loại. Ước chi mọi trái tim đều dâng lời ca tụng
lòng xót thương Chúa, Bây giờ, trong từng giờ, và muôn kiếp muôn đời. Ôi
Thiên Chúa của con
2.
Khi nhìn về tương lai, con thấy rợn rùng, Nhưng tại sao lại phải lao vào
tương lai? Chỉ có giây phút hiện tại là quí giá với con mà thôi, Vì biết đâu
tương lai sẽ không bao giờ đến với hồn con. Con không còn khả năng Để thay
đổi, sửa sai, hay thêm thắt vào quá khứ; Đến các nhà thông thái và ngôn sứ
còn chẳng làm nổi điều ấy. Và như thế, điều gì thuộc về quá khứ, con phải
giao phó cho Thiên Chúa. Ôi giây phút hiện tại, ngươi thuộc về tôi, tất cả
trọn vẹn. Tôi muốn tận dụng ngươi hết sức có thể. Mặc dù con yếu đuối bé
bỏng, Nhưng Chúa ban cho con hồng ân quyền toàn năng Chúa. Vì thế, tín thác
vào lòng thương xót Chúa, Con bước trên đường đời như một em nhỏ, Hằng ngày
con dâng hiến lên Chúa trái tim Cháy bỏng tình yêu cho Chúa được vinh quang
hơn. (2)
+ J.M.J.
[Giêsu, Maria, Giuse]
Thiên Chúa và các linh hồn
3.
Lạy Vua chí nhân, xin hướng dẫn linh hồn con Nữ tu M. Faustina phép Thánh
Thể Vilnius, ngày 28 tháng 7 năm 1934
4.
Ôi Giêsu của con, nhờ tín thác vào Chúa, Con đan kết hàng ngàn vòng hoa,
và con biết Rồi chúng sẽ nở rộ tất cả. Khi thái dương của Chúa chiếu tỏa
trên chúng. + Ôi Nhiệm Tích Cực Thánh cao vời Che khuất Thiên Chúa của con!
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ở với con từng phút giây, Và đừng ngại ngự đến lòng
con. (3) + J.M.J. Vilnius, ngày 28 tháng 7 năm 1934 + Tập đầu tiên
Thiên Chúa và Các Linh Hồn
5.
Nguyện Chúa được tôn thờ, lạy Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh, bây giờ và mãi
mãi. Nguyện Chúa được tôn thờ nơi mọi công trình và mọi thụ tạo của Chúa.
Lạy Chúa, ước chi lòng thương xót hải hà của Chúa được ngưỡng mộ và chúc
vinh.
6.
Lạy Chúa, con sẽ ghi lại (3) những cuộc gặp gỡ giữa hồn con với Chúa,
những giây phút Chúa ghé đến thăm hồn con. Con sẽ viết về Chúa, lạy Đấng Vô
Cùng trong tình thương dành cho linh hồn khốn nạn của con. Thánh ý Chúa là
sự sống của linh hồn con. Con đã lãnh nhận mệnh lệnh này qua vị đại diện
dưới thế của Chúa, người giải thích thánh ý Chúa cho con. Lạy Chúa Giêsu,
Chúa thấy việc ghi chép như thế thật khó khăn cho con, con không có khả năng
ghi lại rõ ràng những điều cảm nghiệm trong linh hồn. Lạy Chúa, một cây bút
có được ghi lại rằng nhiều lần nó không sao viết nổi một chữ hay không?
Nhưng lạy Chúa, Chúa truyền lệnh phải viết, và thế là đủ cho con rồi.
Warsaw, ngày 1 tháng 8 năm
1925
Vào Dòng
7.
Năm lên bảy tuổi, tôi đã nghiệm được tiếng gọi Chúa dứt khoát, hồng ân mời
gọi vào bậc sống tu trì. Năm lên bảy tuổi, lần đầu tiên trong đời tôi đã
nghe được tiếng Chúa trong tâm hồn; đó là lời mời gọi tôi theo đuổi một nếp
sống trọn lành hơn. Nhưng không phải lúc nào tôi cũng nghe theo tiếng gọi ân
sủng ấy. Tôi chẳng gặp được một ai giải thích cho tôi về những điều này.
8.
Năm mười tám tuổi, tôi tha thiết xin cha mẹ cho vào dòng, nhưng các ngài
đã cương quyết từ chối. Sau lần từ chối ấy, tôi đã quay về với những sự phù
phiếm ở đời, không còn lưu tâm đến ơn gọi, mặc dù tâm hồn tôi không được
thỏa nguyện trong những điều ấy. (4) Tiếng gọi thánh ân không ngừng gây cho
tôi rất nhiều trăn trở; vậy mà tôi đã cố gắng bóp nghẹt bằng những thú vui.
Tận thâm tâm, tôi đã lẩn tránh Chúa, dành trọn trái tim cho các thụ tạo. Tuy
nhiên, ơn Chúa đã chiến thắng lòng tôi.
9.
Lần kia, cùng với người em gái, tôi đi tham dự một buổi khiêu vũ [có lẽ
tại Lodz]. Giữa lúc ai nấy đang tươi vui thì linh hồn tôi lại cảm thấy những
ray rứt đay nghiến. Khi bắt đầu khiêu vũ, tôi bỗng thấy Chúa Giêsu ở ngay
bên cạnh, Người đang chịu cực hình, y phục bị tước lột, toàn thân đầy thương
tích, và Người than van với tôi những lời này: Cha còn phải chịu đựng con
cho đến bao giờ, con còn phụ rẫy Cha cho đến bao giờ nữa đây? Lúc ấy, tiếng
nhạc dìu dặt bỗng ngưng bặt, [và] những người khiêu vũ với tôi chẳng còn
thấy đâu cả; ở đó chỉ còn Chúa Giêsu và tôi. Tôi ngồi xuống cạnh người em
yêu quí của tôi, giả vờ nhức đầu để che đậy những điều đang xảy ra trong
linh hồn. Một lúc sau, tôi lẻn ra về, bỏ mặc em tôi ở lại với những người
khác, và tôi đi về hướng vương cung thánh đường thánh Stanislaus Kotska.
Trời đã nhá nhem tối; trong thánh đường chỉ còn một vài người. Không màng
đến những gì đang xảy ra chung quanh, tôi sấp mình xuống trước Thánh Thể và
nài xin Chúa dủ lòng thương cho tôi được biết sẽ phải làm gì kế tiếp.
10.Lúc đó, tôi đã nghe được những lời này: Con hãy lập tức
đi Warsaw; con sẽ vào một tu viện ở đó. Tôi ngừng cầu nguyện, trỗi dậy trở
về nhà và lo liệu những gì cần giải quyết. Tôi đã hết sức cố gắng để thổ lộ
với chị tôi những điều diễn ra trong linh hồn. Tôi nhờ chị thưa lời từ biệt
với cha mẹ, và thế là ngoài bộ đồ duy nhất trên người, không có một hành lý
nào khác, tôi đã đến Warsaw.
11.Khi bước xuống xe lửa và thấy mạnh ai đi đường nấy, tôi
bàng hoàng hoảng sợ. Tôi sẽ làm gì đây? Phải hướng về ai đây trong khi không
quen biết một ai? Thế là tôi cầu với Mẹ Thiên Chúa, “Lạy Mẹ Maria, xin dìu
dắt, xin hướng dẫn con.” Lập tức trong lòng tôi nghe được những lời bảo tôi
rời bỏ thành phố và đến một làng lân cận, ở đó, tôi sẽ tìm được một chỗ trọ
an toàn qua đêm. Tôi đã làm theo, và quả thực mọi sự xảy ra đúng như lời Mẹ
Thiên Chúa đã dạy tôi.
12.Sáng sớm hôm sau, tôi trở lại thành phố và ghé vào nhà
thờ đầu tiên tôi gặp được [nhà thờ thánh Giacôbê trên đường Grojecka tại
Ochota, ngoại ô của thành phố Warsaw]. Ở đó, tôi bắt đầu cầu nguyện để được
biết thánh ý Chúa rõ hơn. Các thánh lễ được cử hành liên tiếp. Trong một
thánh lễ, tôi đã được nghe lời này:
Con hãy đến gặp vị linh mục ấy [cha James Dabrowski, cha sở giáo xứ
thánh Giacôbê] và cho ngài biết tất
cả; ngài sẽ dạy con phải làm gì
tiếp theo. Sau thánh lễ, tôi lên phòng áo (5) và kể cho vị linh mục tất
cả những gì đang diễn ra trong linh hồn, và xin ngài cho biết nên dâng mình
ở đâu, trong dòng tu nào.
13.Lúc đầu, vị linh mục cảm thấy ngạc nhiên, nhưng ngài
dạy tôi hãy mạnh mẽ tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ lo liệu cho tương lai cho
tôi. Ngài nói, “Bây giờ, cha sẽ gửi con đến trọ với một bà đạo đức [Aldona
Lipszycowa 4], và con hãy ở lại đó cho đến khi vào tu viện.” Khi tôi đến gặp
người phụ nữ ấy, bà đã tiếp đón tôi rất nồng hậu. Trong thời gian ngụ tại
nhà bà, tôi để ý tìm một tu viện, nhưng gõ cửa tu viện nào cũng bị từ chối.
Nỗi buồn nặng trĩu tâm hồn, tôi thưa với Chúa Giêsu, “Lạy Chúa, xin giúp
con; xin đừng bỏ con lẻ loi.” Cuối cùng, tôi đã gõ cửa nhà dòng của chúng
tôi. (5)
14.Khi Mẹ Bề Trên, tức là Mẹ Tổng Quyền Michael (6) hiện
nay ra gặp tôi, sau một lúc nói chuyện, Mẹ đã bảo tôi đến gặp Chủ Nhân nhà
dòng và hỏi xem Người có nhận tôi không. Tôi hiểu ngay sẽ phải xin điều ấy
với Chúa Giêsu. Hết sức vui mừng, tôi lên nhà nguyện và xin Chúa Giêsu,
“Thưa Chủ Nhân của nhà này, Chúa có nhận con không?” Một nữ tu ở đây đã dạy
con phải thưa với Chúa như vậy.” Tức thì tôi nghe được lời này:
Cha nhận; con ở trong Trái Tim Cha.
Khi tôi ra khỏi nhà nguyện, Mẹ Bề Trên liền hỏi, “A, Chúa đã nhận rồi phải
không?” Tôi thưa, “Vâng ạ.” [Mẹ nói,] “Nếu Chúa đã nhận thì tôi cũng nhận.”
15.Tôi đã được nhận vào dòng như thế. Tuy nhiên, vì nhiều
lý do, tôi vẫn phải sống ngoài thế gian hơn một năm nữa với người phụ nữ đạo
đức [Aldona Lipszycowa], nhưng không trở về quê nhà. Hồi đó, tôi phải đương
đầu với nhiều khó khăn, nhưng Thiên Chúa đã ban tràn đầy ân sủng của Người
cho tôi. Một niềm khao khát Thiên Chúa ngày càng thấm thía trong tôi. Người
phụ nữ ấy tuy đạo đức, nhưng không hiểu được hạnh phúc của đời tu trì, nên
bà đã theo lòng tốt mà sắp đặt những chương trình cho cuộc đời tôi. Tuy
nhiên, tôi cảm thấy tôi có một tâm hồn lớn lao, không gì có thể lấp đầy. Và
vì thế, tôi đã dành trọn vẹn niềm khao khát của mình cho Thiên Chúa… (sẽ
tiếp)
5- Phổ biến
và đóng góp ý kiến về
sinh hoạt của nhóm thời gian tới, nhất là cuộc Tỉnh Tâm Tỉnh Huấn của
nhóm trong tháng 8/2021
6- Cập nhật
tin
tức và tình hình sống đạo tại GX qua các ”Bản Tin Hiệp Nhất” hàng tuần của
Gx.
7-
Thủ quỹ báo cáo “Túi kín của lòng hảo tâm”
III-
Kết
thúc
:
Đọc kinh
tuyên hứa (rút ngắn) để cùng nhau lập lại lời nguyện ước sống đời Tông Đồ
Chúa Tình Thương (trang 36 tập sách KN & TN; trang 42 tập sách CNHN) :
“Giêsu ơi,
/ con tín thác nơi Chúa”: / xin cho con luôn cảm nhận được Lòng Thương Xót
Chúa, / nhất là những lúc con yếu đuối sa ngã và khổ đau trọn đời, / để càng
được chìm đắm vào vực sâu của Lòng Thương Xót Chúa, / con càng thấy được
chân dung vô cùng nhân hậu, / và nhờ đó, / con cũng mới thấy được tất cả sự
thật về bản thân con , / và mới thật sự gặp được, / tất cả mọi người và mỗi
người anh chị em con ở đó, / nhất là những linh hồn cần đến Lòng Thương Xót
Chúa hơn.
Giờ đây, / Nhờ Mẹ Maria,
/ con xin dâng lên Chúa trọn vẹn bản thân hèn mọn của con, / cùng với hết
mọi yếu đuối dại khờ của con, / hết mọi khuyết điểm tội lỗi của con, / hết
mọi thiện chí nổ lực của con, / hết mọi ước ao khát vọng của con. / Xin Chúa
hãy thánh tẩy con trong Thánh Linh / hầu con được thánh hóa trong chân lý, /
đến độ, / dù cuộc đời con có phải lần mò bước đi trong thung lũng tối, / con
cũng hoàn toàn tuân theo Thánh Ý vô cùng khôn ngoan toàn thiện đầy yêu
thương của Chúa, / nhờ đó, / Chúa có thể biến đổi con thành Tông Đồ Chúa
Tình Thương.
Lạy Thánh TâmChúa Giêsu
hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, / xin hoán cải con trở nên như những
trẻ nhỏ của Lòng Thương Xót Chúa, / để con biết nhìn hết mọi anh chị em con
/ bằng ánh mắt của tình yêu Nhân Hậu Chúa như Mẹ Maria, / cho tất cả hiệp
nhất nên một / trong Cha và Con và Thánh Thần. / Amen.
Sáng Thứ Bảy Tuần 2 Hằng Tháng: Tháng 1 ngày 15
Giáo Xứ
Các Thánh Tử
Đạo
Việt
Nam Arlington VA.
Gia Đình Tông Đồ Chúa Tình Thương
Chương Trình Cùng Nhau
Hội Ngộ Hàng Tháng
Ngày 16 tháng 1 năm 2022
I-
Khai Tâm :
-
Hát : Cầu Xin Chúa Thánh Thần -
Chuổi Thương Xót
II-
Nội
Dung :
1-
Lời Chúa, Chúa Nhật II Mùa Thường
Niên Năm C -
Bài Ðọc I: Is 62, 1-5
“Người chồng sẽ vui mừng vì vợ”.
Trích sách Tiên tri Isaia.
Vì Sion, tôi sẽ không im tiếng, và vì
Giêrusalem, tôi sẽ không nghỉ ngơi, cho đến khi Ðấng công chính xuất hiện
như ánh sáng, Ðấng Cứu độ Sion đến như ngọn đuốc sáng ngời. Mọi dân tộc sẽ
thấy Người là Ðấng công chính của ngươi, và mọi đế vương sẽ thấy vinh hiển
Người. Chính Chúa sẽ đặt cho ngươi một tên mới. Ngươi sẽ là triều thiên vinh
hiển trong tay Chúa, và vương miện quyền bính trong tay Thiên Chúa ngươi,
ngươi sẽ không còn gọi là kẻ bị ruồng bỏ, và đất ngươi sẽ không còn gọi là
chốn hoang vu. Ngươi sẽ được gọi là “kẻ Ta ưa thích”, và đất ngươi sẽ được
gọi là đất có dân cư, vì ngươi đẹp lòng Thiên Chúa, và đất ngươi sẽ có dân
cư.
(Như) thanh niên sẽ ở cùng trinh nữ,
con cái ngươi sẽ ở trong ngươi; (như) người chồng sẽ vui mừng vì vợ, Thiên
Chúa ngươi sẽ vui mừng vì ngươi.
Ðó là lời Chúa.
Bài Ðọc II: 1
Cr 12, 4-11
“Cùng một Thánh Thần ban phát ơn riêng cho mỗi
người theo như Người quy định”.
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô
Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.
Anh em thân mến, có những hồng ân
khác nhau, nhưng vẫn là một Thánh Thần; có nhiều chức vụ khác nhau, nhưng
chính là một Chúa; và có những hành động khác nhau, nhưng chính là một Thiên
Chúa, Người thực hiện hết mọi cái trong mọi người. Ơn Thánh Thần ban cho mỗi
người mỗi khác, cốt để mưu cầu công ích. Người thì được Thánh Thần cho lời
khôn ngoan, kẻ khác thì được lời thông minh, theo cùng một Thánh Thần; người
khác được đức tin, trong cùng một Thánh Thần; kẻ khác nữa được ơn chữa bệnh,
trong cũng một Thánh Thần đó; có người được ơn làm phép lạ, có kẻ được ơn
tiên tri, người khác được ơn phân biệt các thần trí; có người được ơn nói
nhiều thứ tiếng; người khác được ơn giải thích các thứ tiếng. Nhưng cùng một
Thánh Thần duy nhất thực hiện tất cả những điều đó. Người ban phát ơn riêng
cho mỗi người theo như Người quy định.
Ðó là lời Chúa.
Phúc Âm: Ga 2, 1-12
“Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên này tại
Cana xứ Galilêa”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh
Gioan.
Khi ấy, có tiệc cưới tại Cana xứ
Galilêa. Và có mẹ của Chúa Giêsu ở đó. Chúa Giêsu và các môn đệ Người cũng
được mời dự tiệc cưới. Và bỗng thiếu rượu, mẹ Chúa Giêsu nói với Người: “Họ
hết rượu rồi”. Chúa Giêsu nói với mẹ: “Hỡi bà, Con với bà có can chi đâu,
giờ Con chưa đến”. Mẹ Người nói với những người giúp việc: “Hễ Người bảo gì,
thì phải làm theo”. Ở đó có sáu chum đá, dùng vào việc thanh tẩy của người
Do-thái, mỗi chum đựng được hai hoặc ba thùng nước. Chúa Giêsu bảo họ: “Hãy
đổ nước đầy các chum”. Họ đổ đầy tới miệng. Và Chúa Giêsu bảo họ: “Bây giờ
hãy múc đem cho người quản tiệc!” Và họ đã đem đi. Khi người quản tiệc nếm
thử nước đã hoá thành rượu, ông không biết tự đâu ra, nhưng những người giúp
việc đã múc nước thì biết, ông mới gọi tân lang mà nói: “Ai cũng đem rượu
ngon ra trước, khi khách ngà ngà thì mới đem rượu xoàng hơn. Còn ông, ông
lại giữ rượu ngon tới giờ này”. Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên này tại
Cana xứ Galilêa, và đã tỏ vinh quang Người và các môn đệ Người tin Người.
{Sau đó Người xuống Capharnaum làm
một với mẹ Người, anh em (Người) và môn đệ của Người, nhưng các Ngài chỉ lưu
lại ở đó ít ngày thôi.}
Ðó là lời Chúa
Bài chia sẽ của DTGM Jos. Ngô Quang
Kiệt :
Họ hết rượu rồi – ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Chúa mến
chuộng dân Người. Không những Người sinh xuống thế làm người để ở với chúng
ta, Người còn chia sẻ với chúng ta trong mọi niềm vui nỗi buồn trong cuộc
sống hằng ngày. Đó là niềm an ủi và hi vọng của chúng ta. Như hôm nay, Người
và Mẹ Người cùng đến dự tiệc cưới.
Tiệc cưới
Cana hết rượu phải đối mặt với thất bại và bất hạnh. Nhìn vào tình hình thế
giới đầu năm nay ta thấy không khác gì một đám cưới hết rượu. Ta cũng đang
đối mặt với thất bại và bất hạnh. Không dám nói với Chúa vì tình hình tồi tệ
này là hậu quả của việc ta đã không vâng nghe Lời Chúa, không thực hành Lời
Chúa. Ta chỉ còn biết nhờ Đức Mẹ đệ đạt lên Chúa tình trạng thiếu thốn của
ta, giống như Người đã đệ đạt nỗi thiếu thốn của đám cưới Cana.
Thưa Mẹ,
chúng con đã hết rượu. Thế giới
hôm nay đã hết rượu tự do dân chủ. Chúng con chỉ còn thứ nước lã nhạt phèo
những lời hứa hẹn suông. Thế giới hôm nay đã cạn hết rượu tài nguyên phong
phú. Trái đất chỉ còn là thứ nước lã khô cằn. Rừng cây bị đốn ngả nghiêng.
Khoáng sản bị khai thác đến tận cùng. Cả đến bầu khí quyển cũng bị thương
tổn nặng nề. Thế giới đã hết rượu hoà bình. Chiến tranh nối tiếp chiến
tranh. Chiến tranh nóng dẫn đến chiến tranh lạnh, mở sang chiến tranh khủng
bố và miên man với chiến tranh kinh tế. Thương trường trở thành chiến trường
khốc liệt. Thiên hạ đã quá chén uống cạn nguồn tài chính nên thế giới hôm
nay phải đối mặt với đói nghèo.
Đất nước
chúng con đang thiếu rượu. Những người cầm quyền đã uống quá chén quyền lực
nên tự do dân chủ chỉ còn là nước lã hứa hẹn nhạt thếch. Những nhóm lợi ích
quá chén tham lam nên đa phần dân chúng phải uống thứ nước lã nghèo khổ,
túng thiếu. Xã hội chẳng còn một giọt rượu đạo đức, chỉ còn thứ nước lã giả
dối, cá nhân, ích kỷ và hưởng thụ.
Cả đời sống
tu trì của chúng con cũng đang thiếu rượu trầm trọng. Chúng con không tích
trữ đủ rượu lý tưởng nên vào đời tu, thay vì tìm Chúa, chúng con lại biến
Chúa thành phương tiện để tìm những thứ khác. Chúng con thiếu rượu yêu mến
nên cuộc sống tu trì trở nên bế tắc, giờ kinh giờ lễ trở nên gánh nặng thay
vì niềm vui. Thiếu thứ rượu quên mình vì Chúa nên chúng con quên Chúa vì
mình. Đã cạn rượu tu đức nên thay vì vào tu viện để tìm quên mình nhưng
không biết từ lúc nào chúng con chỉ biết đòi hỏi. Rượu bác ái huynh đệ chưa
đủ dùng mà chúng con lại quá chén nên thay vì xây dựng chúng con lại tàn phá
cộng đoàn, thay vì nâng đỡ anh em, chúng con lại xét nét bắt bẻ nhau, thay
vì quan tâm để giúp nhau thăng tiến, chúng con lại lườm nguýt chành choẹ
nhau. Đi tu để thuộc trọn vẹn về Chúa, nhưng hình như chúng con đang thuộc
về thế gian. Đi tu để chiến đấu với Ác thần nhưng hình như chúng con đang
tùng phục nó. Chúng con đã hết rượu xin Mẹ cầu khẩn Chúa cho chúng con.
Chắc chắn Đức
Mẹ sẽ nói với Chúa. Nhưng Đức Mẹ vẫn quay lại dặn dò chúng ta: “Người
bảo gì, các con cứ việc làm theo”. Sau cùng, Đức Mẹ đưa ta trở lại
cốt lõi của vấn đề, đó là trở về với Chúa, phải lắng nghe và thực hành Lời
Chúa ta mới giải quyết được bế tắc của thế giới, của xã hội, của cộng đoàn
và của chính bản thân ta.
Hãy xem Chúa
bảo ta làm gì. Thật lạ lùng, Chúa bảo các gia nhân múc nước đổ đầy các chum
đựng nước rửa chân tay. Sao thế nhỉ?
Múc nước là
công việc tầm thường nhất. Qua đó,
Chúa muốn bảo chúng ta đừng lo toan những chuyện đội đá vá trời, hãy làm
những việc tầm thường nhất, những việc ai cũng chê bỏ, những việc bổn phận
hằng ngày. Rượu là bữa tiệc lớn. Nước lã là công việc tầm thường hằng ngày
đến chán ngấy. Thế nhưng Chúa bảo chúng ta muốn có rượu ngon ngày lễ trọng,
hãy làm những công việc tầm thường, nhàm chán hằng ngày, những việc âm thầm
chẳng ai biết đến.
Múc nước là
công việc vô ích nhất. Vì tiệc đã
gần tàn, người ta đã rửa chân rửa tay từ khi mới vào. Chúa muốn ta làm những
việc xem ra vô ích vì Chúa chỉ muốn một điều là ta vâng lời. Vâng lời trọng
hơn của lễ. Ý Chúa mới là quan trọng. Công việc chỉ là ta thực hiện thánh ý
Thiên Chúa. Chính thánh ý đem lại niềm vui và hạnh phúc.
Múc nước là
việc phục vụ khiêm nhường nhất.
Dùng để rửa chân tay cho khách. Chúa muốn chúng ta biết quan tâm đến người
khác trong những điều nhỏ nhặt nhất. Trong bài Sách Thánh, Thánh Gioan buộc
ta phải cầu nguyện cho người anh em lầm lỗi: “Nếu ai biết anh em mình phạm
thứ tội không đưa đến cái chết, thì hãy cầu xin, và Thiên Chúa sẽ ban sự
sống cho người anh em ấy”. Như thế, chúng ta không chỉ xin rượu cho bản thân
mà còn phải xin rượu cho nhau nữa. Và Thánh Gioan khích lệ ta cầu xin, hãy
“mạnh dạn cầu xin vì Chúa sẽ nhậm lời khi ta xin điều hợp ý Chúa”.
Múc nước là
việc làm không thể thiếu trong bữa tiệc. Nước rửa chẳng có giá trị gì nhưng lại không thể thiếu. Những
việc tầm thường ta làm không đáng kể, nhưng góp phần xây dựng cộng đoàn và
xây dựng chính bản thân mình khi ta làm vì Chúa, vì anh em. Khi ta làm mọi
việc tầm thường theo ý Chúa, Chúa sẽ làm cho những tầm thường, nhạt nhẽo trở
thành thứ rượu ngon cho thế giới, cho cộng đoàn và cho bản thân ta.
Lạy Chúa, xin
ban cho thế giới rượu mới bình an và thịnh vượng. Xin ban cho quê hương Việt
Nam rượu ngon tự do, dân chủ và hạnh phúc. Xin ban cho Giáo hội Việt Nam
rượu đức tin, hiệp nhất và phát triển. Xin ban cho Đan viện chúng con rượu
mới thinh lặng cầu nguyện và huynh đệ bác ái. Xin ban cho mỗi người chúng
con rượu mới sốt sắng, yêu mến và chỉ tìm một mình Chúa là hạnh phúc đích
thực của chúng con. Amen.
*Chia sẽ và gợi ý của cha Linh Hướng (nếu ngài hiện diện)
2- Bầu lại một vài phần hành của ban điều hành
(theo đề nghị của một số anh chị)
3- Phổ biến
và đóng góp ý kiên về sinh hoạt của nhóm thời
gian tới, nhất là cuộc Tỉnh Tâm Tỉnh Huấn của nhóm trong tháng 8/2021
4- Cập nhật
tin
tức và tình hình sống đạo tại GX qua các ”Bản Tin Hiệp Nhất” hàng tuần của
Gx.
5-
Thủ quỹ báo cáo “Túi kín của lòng hảo tâm”
III-
Kết
thúc
:
Đọc kinh
tuyên hứa (rút ngắn) để cùng nhau lập lại lời nguyện ước sống đời Tông Đồ
Chúa Tình Thương (trang 36 tập sách KN & TN; trang 42 tập sách CNHN) :
“Giêsu ơi,
/ con tín thác nơi Chúa”: / xin cho con luôn cảm nhận được Lòng Thương Xót
Chúa, / nhất là những lúc con yếu đuối sa ngã và khổ đau trọn đời, / để càng
được chìm đắm vào vực sâu của Lòng Thương Xót Chúa, / con càng thấy được
chân dung vô cùng nhân hậu, / và nhờ đó, / con cũng mới thấy được tất cả sự
thật về bản thân con , / và mới thật sự gặp được, / tất cả mọi người và mỗi
người anh chị em con ở đó, / nhất là những linh hồn cần đến Lòng Thương Xót
Chúa hơn.
Giờ đây, / Nhờ Mẹ Maria,
/ con xin dâng lên Chúa trọn vẹn bản thân hèn mọn của con, / cùng với hết
mọi yếu đuối dại khờ của con, / hết mọi khuyết điểm tội lỗi của con, / hết
mọi thiện chí nổ lực của con, / hết mọi ước ao khát vọng của con. / Xin Chúa
hãy thánh tẩy con trong Thánh Linh / hầu con được thánh hóa trong chân lý, /
đến độ, / dù cuộc đời con có phải lần mò bước đi trong thung lũng tối, / con
cũng hoàn toàn tuân theo Thánh Ý vô cùng khôn ngoan toàn thiện đầy yêu
thương của Chúa, / nhờ đó, / Chúa có thể biến đổi con thành Tông Đồ Chúa
Tình Thương.
Lạy Thánh TâmChúa Giêsu
hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, / xin hoán cải con trở nên như những
trẻ nhỏ của Lòng Thương Xót Chúa, / để con biết nhìn hết mọi anh chị em con
/ bằng ánh mắt của tình yêu Nhân Hậu Chúa như Mẹ Maria, / cho tất cả hiệp
nhất nên một / trong Cha và Con và Thánh Thần. / Amen.