THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương
Khóa LTXC LXII 8-9/9/2023 ở GP San Jose CA
Thứ Năm ngày 7/9/2023
Lên đường và Gặp gỡ sơ khởi
Lần đầu tiên lên San Jose phục vụ Khóa LTXC hàng năm bằng phương tiện hàng không
Khóa LTXC bắt đầu ở San Jose từ năm 2016, trừ năm 2020 đại dịch, đã được 7 khóa, kể cả năm 2023 này
Bình thường 2 vợ chóng chúng em lái xe lên để phục vụ Khóa LTXC ở San Jose, trừ năm 2019 một mình em đi xe bus - Xe Đò Hoàng lên
Năm 2023 cũng chỉ mình em, nhưng em đi máy bay cho nhanh và đỡ mệt hơn, để giữ sức đã lão mà còn làm nhiều chuyện quan thiết khác
Trên máy bay, cả chuyến lên lẫn chuyền về, đều đúng 1 tiếng đồng hồ, em vừa ngắm cảnh trời đất vừa đọc Thông điệp Laudato' Si,
Thông điệp của ĐTC Phanxicô năm 2015 về Trái Đất Ngôi Nhà Chung của nhân loại đang bị chính con người hủy hoại hệ sinh thái của nó.
Ngôi nhà mua từ 1978 giá 70 ngàn MK ở ngay góc đường trong số các căn nhà thuộc vùng đất San Jose từ máy bay nhìn xuống bên trên đây
Ngôi nhà này giá thị trường hiện nay là 1 triệu 3, nơi em đã được AC Đạt Hòa trưởng nhóm TĐCTT SJ đón về trọ 3 đêm để cùng AC phục vụ Khóa LTXC 2023
Em đã được AC chở lên Trung Tâm Công Giáo vào lúc 4 giờ 15 để gặp gỡ anh em Thân Hữu Đồng Công vào lúc 5 giờ và dự lễ 6 giờ chiều
Sau lễ 6 giờ chiều với cộng đoàn Dân Chúa, một số AC TĐCTT gặp nhau, trong đó có AC Trần Hùng - Quỳnh Giao, Chị Thu Hương và AC Đạt Hòa
Thứ Sáu ngày 8/9/2023
Ngày Tĩnh Tâm thứ nhất
Trung Tâm Công Giáo VN, nơi Nhóm TĐCTT đã tổ chức 6/7 Khóa LTXC 2016-2019, 2021, 2023.
Khu nhà chính được sử dụng vừa chính yếu là Nhà Thờ (có bàn thờ cố định) và vừa phụ họa như Hội Trường (Nhà tạm ở khuất hậu trường)
Cầu Kinh Mân Côi dẫn nhập
Đề tài 1 - Cùng Thày lên núi trọn lành thương xót như Cha trên trời
(Luca 6:12-20, 36; Mathêu 5:48)
Cha Phan Thế Lực, vị Linh hướng của Nhóm TĐCTT GP San Jose CA từ năm 2018.
Những câu nói ở dưới các tấm hình dưới đây đều được trích dẫn nguyên văn từ bài viết của Cha.
"để chứng kiến cảnh Chúa Biến Hình, các môn đệ phải lên núi.
Chúng ta cũng thế, chúng ta cầu mong mình được biến đổi,
chúng ta cũng hãy bắt đầu một cuộc hành trình vươn lên hay leo núi, mà cuộc hành trình nào cũng đòi hỏi nỗ lực, hy sinh".
"Thánh Matthêu viết về nơi Chúa Giêsu giảng là 'núi'
hẳn để gợi lại nơi ông Môsê đã nhận luật Chúa (Xh 19) và giới thiệu Chúa Giêsu là vị Thầy sắp ban luật mới."
"Thánh Luca lại mô tả nơi Chúa Giêsu ban bố 'bài giảng trên núi' ở 'chỗ đất bằng', cho đông đảo môn đệ và đoàn lũ dân chúng,
vì Tin Mừng cần được mọi người nghèo cũng như người giàu có, nhận ra Thiên Chúa".
1- "Bài Giảng Trên Núi không dành cho hết mọi người mà chỉ dành cho một thiểu số.
Ở đầu Bài Giảng Trên Núi thánh Matthêu đã nói rõ: Chúa Giêsu dạy các 'môn đệ' chứ không phải dạy hết mọi người.
Bài Giảng Trên Núi chỉ dành riêng cho những ai muốn làm môn đệ của đức Kitô,
muốn theo sát gót chân Người và họa lại cuộc sống cũng như đường lối của Người."
"Bài giảng trên núi là một tổng hợp giáo trình của Chúa Giêsu Kitô về tính chất người môn đệ...
Đây có thể coi là cuốn bạch thư về bản chất và đời sống trong Nước Chúa."
2- "Bài Giảng Trên Núi Chúa dùng một thể văn bóng bảy, để nhấn mạnh tới vai trò trong đời sống luân lý.
Giá trị của các hành vi không hệ tại việc làm bên ngoài cho bằng chủ ý nội tâm."
3- "Bài Giảng Trên Núi không đề ra một bài học luân lý, nhưng vạch cho con người thấy mình phải ràng buộc bởi bao nhiêu thứ nô lệ.
Con người chỉ có thể được giải thoát khỏi những giòng nô lệ đó khi biết hoàn toàn để cho lòng khoan nhân của Chúa dìu dắt và ngự trị."
"Muốn được nên trọn lành thì chúng ta phải vươn lên, vươn cao lên cho đến tận trời xanh,
con đường lên núi không bằng phẳng và dễ đi nhưng đầy chông gai, khó nhọc,
đòi hỏi sự hy sinh, và vác thập giá.
Theo Chúa chính là một cuộc leo núi, kiên trì, liên lỉ.
Trong cuộc leo núi, có nhiều người bỏ dở ngang đường vì không đủ can đảm trút bỏ những vướng víu ngăn cản tiến lên....
từ bỏ lối mòn của quá khứ để dám lên đường khởi đầu một hành trình mới, đó chính là một cuộc 'lên núi' thiết thực đối với chúng ta."
Phần vấn đáp đã được bắt đầu với câu hỏi về câu truyện của Thánh Alêxù
Vị linh mục giảng huấn đã giải đáp từng thắc mắc một
Một chị ngồi trong xe lăn được care provider dẫn đến tham dự tĩnh tâm hỏi về Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ có bắt buộc?
Chị TĐCTT Nguyễn Bích Phượng đặt vấn đề về tình trạng chịu đựng nhau trong gia đình làm sao để có thể nhẫn nại...
Một nữ tham dự viên đặt vấn đề về số lượng tham dự viên ít so với công khó dọn bài giảng của vị giảng huấn
Chị TĐCTT Đoàn Thanh Hà liền cho biết những cố gắng mời gọi của chị nhưng ít được đáp ứng cho nữ tham dự viên vừa đặt vấn đề
Chị TĐCTT Trần Phan Hòa, trưởng Nhóm TĐCTT San Jose, cũng chia sẻ nỗ lực quảng bá của mình về Khóa LTXC 2023 này
Em cũng cho biết kinh nghiệm của em ở khắp nơi về tình trạng Nhóm mời gọi và được đáp ứng - vấn đề quan trọng là lòng người!
Tuy nhiên, vị nam tham dự viên trên đây vẫn nhấn mạnh đến nỗ lực phổ biến dù đã nghe chia sẻ từ nội bộ...
Thế rồi sau bữa trưa, cả 2 vị nam nữ nêu lên vấn đề tổ chức nội bộ về Khóa LTXC này đều tự động biến mất, không thấy đâu nữa!
Rất tiếc em bị trục trặc máy khi bắt đầu làm livestream bài ngài giảng huấn; ngài đã tự livestream nhưng file quá lớn gần 1 GB không thể download.
Nhưng, để thay thế, xin mời theo dõi đề tài 1 này của ngài ở đường link âm thanh mp3" một cuộc hành trình vươn lên hay leo núi
Giải Lao 15 phút giữa 2 đề tài
Đề tài 2: Cùng Thày thả lưới đánh cá ở chỗ nước sâu thương xót
Cha Lực đã xen kẽ bài giảng huấn của ngài bằng một số bài ca cho đỡ nhàm chán
Có lần, như năm 2019, Cha mời sẵn hai quan khách đến để họ chia sẻ về đời sống đạo của họ, như nhạc sĩ Phạm Đức Huyến và Bác sĩ Lập
Cũng một bài Phúc Âm lên núi (đề tài 1) hay xuống biển (đề tài 2),
vị linh mục trong lễ chỉ giảng 10 phút, còn ở buổi tĩnh tâm có thể giảng sâu rộng hơn cả tiếng đồng hồ!
Xin theo dõi hơn 7 phút trong hơn nửa tiếng bài giảng huấn đề tài 2 của Cha Phan Thế Lực ở đường link trực tuyến livestream sau đây:
https://youtube.com/live/sc3r0XHPSG8
Nghi Thức Làm Phép Huy Hiệu TĐCTT
Vì Cha Linh Hướng không thể chủ sự nghi thức tuyên hứa khi kết khóa nên ngài làm phép huy hiệu sẵn cho các tân TĐCTT
Chị TĐCTT Nguyễn Bích Phượng đại diện tham dự viên biếu quà Cha Linh Hướng, vị đã giảng huấn 2 đề tài cho Khóa LTXC LXII 2023
Chị Trần Phan Hòa đại diện toàn khóa dâng lời tri ân cảm tạ Cha Linh Hướng TĐCTT GP San Jose CA
Năm 2023, ngày đầu tiên của Khóa LTXC LXII là Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, 8/9, toàn bộ khóa chụp ảnh lưu niệm trước Đài Đức Mẹ Lộ Đức của TTCG
Sau đó, tất cả đều quay lại và hướng lên Đức Mẹ hát mừng sinh nhật Đức Mẹ
Và kết thúc bằng một tràng pháo tay chúc mừng Sinh Nhật Người Mẹ Trên Trời chí ái của từng tâm hồn con cái của Mẹ trên trần gian!
Viếng Chúa - Chầu Thánh Thể
Trước hết là một bài Thánh ca tôn thờ Thánh Thể
Sau đó là giây phút thinh lặng nguyện cầu cùng Chúa Giêsu Thánh Thể: chúc tụng, cảm tạ, đền tạ và xin ơn tùy mỗi tâm hồn.
Trước khi lĩnh Phép Lành Thánh Thể, cộng đoàn hát cầu cho Đức Thánh Cha và Tantum Ego
Kết thúc bằng bài Thánh Ca tin yêu cảm mến trước Tình yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa đối với chung loài người và riêng mỗi người
Bữa Trưa
Ban phục vụ ẩm thực, với AC Thanh Thưởng (cả 2 cùng áo đỏ, bao gồm cả khăn bàn đỏ, biểu hiệu lòng nhiệt thành bừng cháy như lửa) là cặp nhân vật chính
Hội Thảo sau Bữa Trưa
Đề tài
Làm sao để có thể biết được Ý Chúa hay Ý Chúa được tỏ hiện ra sao và ở chỗ nào?
Nhóm Chị Đỗ Thanh Hà
Nhóm Chị Trần Phan Hòa
Muốn được cứu độ cần phải nhận biết Thiên Chúa và nhận biết Thiên Chúa được tỏ ra ở chỗ tuân theo Thánh Ý Chúa.
Đó là lý do câu họa của Bài Đáp Ca cho Chúa Nhật XXIII Thường Niên Năm A tới đây là:
"Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người, các người đừng cứng lòng"
Tiếng Chúa chất chứa Ý muốn của Thiên Chúa và đồng thời cũng tỏ hiện Ý muốn của Thiên Chúa
Vậy làm sao để có thể biết được ý Chúa?
hay nói ngược lại: Ý Chúa được tỏ ra ra sao và ở chỗ nào?
Anh Nguyễn Văn Thưởng (trên) và Chị Đoàn Thanh Hà (dưới), cặp đôi TĐCTT, đại diện mỗi nhóm tổng kết về đề tài được nhóm mình chia sẻ đóng góp.
Cùng với những đúc kết của 2 nhóm, em cũng đã đúc kết như sau:
1- Làm sao để có thể biết được Ý Chúa mà tuân theo?
2- Để nhận ra Ý Chúa, hãy nhìn vào Chúa Giêsu Kitô là tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa: "Ai thấy Thày là thấy Cha" (Gioan 14:9);
3- Mà Chúa Giêsu Kitô "là đường, là sự thật và là sự sống" (Gioan 14:6);
3a. Chúa Giêsu Kitô "là Đường" ở những lời Người nói và gương Người làm:
"Những lời Thày nói với các con đều là thần linh và là sự sống" (Gioan 6:63);
"Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em". (Gioan 13:15)
3b. Chúa Giêsu Kitô "là Sự Thật và là Sự Sống": "Ai theo Tôi sẽ được ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12)
4- Như thế, tất cả tâm ngôn hành của chúng ta phản ảnh Chúa Giêsu Kitô đều là sự thật, làm cho chúng ta "được sự sống và là sự sống viên mãn" (Gioan 10:10),
bởi thế nên có thể nói và khẳng định mà không sợ sai lầm rằng chỉ có con đường (tâm ngôn hành của Kitô hữu chúng ta) dẫn đến sự thật mới đạt tới sự sống.
5- Ý Chúa được tỏ hiện ra sao và ở chỗ nào?
Nếu không phải cũng chỉ được tỏ hiện nơi "Lời nhập thể" (Gioan 1:14) là Chúa Giêsu Kitô,
một Giêsu Nazarét là một con người lịch sử, sống bần cùng và tuân phục đến tử giá (xem Philiphê 2:6-8);
6- Nếu Thiên Chúa tỏ mình ra nơi "Lời Nhập Thể" (Gioan 1:18) ở chỗ làm người, bần cùng, tuân phục và khổ nạn
thì Kitô hữu chúng ta chỉ nhận ra Người ở nơi đồng loại làm người như mình, nhất là nơi những người anh chị em bần cùng (xem Mathêu 25:40,43),
và ở chỗ chúng ta biết tuân phục hơn là theo ý riêng, và ở chỗ chấp nhận mọi thử thách trái ý mình, nhất là khi "bị bách hại vì sự sống chính" (Mathêu 5:10).
Xin theo dõi buổi đúc kết hội thảo này ở cái link trực tuyến livestream sau đây:
https://youtube.com/live/gs0NNFbuGL8
Chuỗi Kinh Thương Xót
Thời sự về LTXC
Thế giới ngày nay: Duy nhân bản - Con người tối thượng!
"Thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao" (ĐTC Gioan Phaolô II 17/8/2002 ở Krakow Balan),
ở chỗ thế giới càng văn minh tân tiến về khoa học và kỹ thuật và càng văn hóa về nhân bản và nhân quyền thì càng sống phản khoa học hơn bao giờ hết:
Theo khoa học thì trái đất quay chung quanh mặt trời (heliocentric)
nhưng về luân lý và đạo lý con người ngày nay lại chủ trương trái đất là cái rốn của vũ trụ càn khôn, mặt trời phải xoay chung quanh trái đất (geocentric).
Tức là con người chủ trương duy nhân bản - con người tối thượng, con người trên hết, con người được toàn quyền quyết định lành dữ theo ý mình!
Xin theo dõi lại toàn bài chia sẻ Thời sự về LTXC: "Thế giới ngày nay: Duy nhân bản - Con người tối thượng" ở đường link trực tuyến sau đây:
https://youtube.com/live/SIPy4ZT3KlY
Thứ Bảy ngày 9/9/2023
Ngày Tĩnh Tâm thứ hai
Gia chủ Đạt Hòa ra khỏi nhà để đi phục vụ tĩnh tâm ngày 2 Khóa LTXC 2023 đã thấy được ngôi nhà mình quá đẹp dưới bầu trời sáng hôm ấy
Bầu trời ở hiện trường tĩnh tâm là Trung Tâm Công Giáo cũng sáng tươi, khí hậu mát nắng rất dễ chịu. Tạ ơn LTXC đã cho trời đẹp cả 2 ngày tĩnh tâm.
Cầu Kinh Mân Côi
Giảng Huấn
Phần 1 - Chúa Giêsu Kitô
Những chi tiết được trưng dẫn ở đây do vị giảng huấn soạn dọn đều từ bộ tín liệu Cha lưu lại cho Nhóm TĐCTT ở đường link dưới đây:
Bài Giảng Huấn của Cha Nguyễn Luật Khoa, OFM
Cha Nguyễn Luật Khoa, Dòng Anh Em Hèn Mọn Phanxicô OFM (Order of Friars Minor)
Ngài là đang dạy học ở Đại Chủng Viện Saint Patrick GP San Jose CA
Ngài sinh ra trong một gia đình có 13 người con: 3 Linh mục (2 Dòng Phanxicô OFM và 1 Dòng Chúa Cứu Thế CSsR) và 2 nữ tu
Ngài xác định ngay từ đầu với tham dự viên là ngài không nói về phong trào Lòng Chúa Thương Xót hay ngay cả nói đến Lòng Chúa Thương Xót
Cha chỉ nói đến Con Người mà thôi, dù Con Người ấy có các danh xưng khác nhau và các lễ kính không giống nhau
Cha đã sử dụng mẫu thuật "biến hình" để tham dự viên dễ hiểu về những gì Cha muốn nhấn mạnh đến trong 2 tiếng giảng huấn của Cha.
Trước hết, Cha đội mũ áo dòng Phanxicô của Cha lên đầu - Vẫn là Lm Nguyễn Luật Khoa, OFM
Sau đó Cha đội chiếc mũ lưỡi trai mầu trắng - Vẫn là Lm Nguyễn Luật Khoa, OFM
Tiếp theo Cha đổi từ mũ lưỡi trai trắng sang đen - Vẫn là Lm Nguyễn Luật Khoa, OFM
Cho dù mũ lưỡi trai đen có đổi chiều từ sau ra trước cũng vẫn là Lm Nguyễn Luật Khoa, OFM
Lễ Chúa Chiên Lành vào Chúa Nhật Thứ IV Phục Sinh chứ không phải thứ III, dù là lịch Mỹ hay Việt hoặc Mễ
Cha đã trưng dẫn 5 lễ khác nhau nhưng cùng về một Chúa Tình Thương
Chúa Giêsu - Chủ Chiên
Chúa Giêsu - Thánh Tâm
Chúa Giêsu - Thánh Thể
Cha đã mời từng tham dự viên đọc từng đoạn Phúc Âm về 3 lần Chúa Giêsu tỏ cho các môn đệ biết về Cuộc Vượt Qua của Người
Cuộc Vượt qua (từ khổ nạn và tử giá đến phục sinh) được báo trước lần thứ nhất - nhưng các môn đệ "không được nói điều ấy với ai"
Cuộc Vượt qua (từ khổ nạn và tử giá đến phục sinh) được báo trước lần thứ hai - nhưng các tông đồ "không nhận ra ý nghĩa"
Cuộc Vượt qua (từ khổ nạn và tử giá đến phục sinh) được báo trước lần thứ ba - nhưng các tông đồ "không hiểu gì cả"
Cuộc khổ nạn và tử giá được hiện thực bắt đầu từ Vườn Cây Dầu vào Đêm Thứ Năm Tuần Thánh - nhưng các môn đệ tông đồ lại "đang ngủ"
Cha không muốn livestream nhưng vẫn có bản thâu âm mp3 đề tài 1 của ngài ở đường link này: Chúa Giêsu Kitô
Giải lao giữa hai phần giảng huấn sáng Thứ Bảy
Chị TĐCTT Nguyễn Kim Thoa vừa chở mẹ là TĐCTT Vũ Thị Liên đi tham dự, vừa tham dự vừa coi con của một người bạn
Phần Hai
LTXC: Thánh Tâm Chúa Giêsu - Máu và Nước
Sau bữa trưa, vị linh mục giảng huấn Dòng Anh Em Hèn Mọn Phanxicô tiếp tục 1/2 tiếng nữa cho phần còn lại của toàn bài được ngài soạn dọn
Bao giờ cũng thế, ban nhạc và ca đoàn đều hát một bản thánh ca về LTXC mở đầu và kết thúc cho mỗi đề tài
Chúa Giêsu mới là chính... Người làm tất cả mọi sự
Con người môn đệ chẳng những không hiểu gì mà còn mê ngủ nữa
Thậm chí còn có những tư tưởng đối nghịch lại với tư tưởng của Thiên Chúa nữa.
Do đó hãy biết tuân phục như Chúa Giêsu là mô phạm của những ai được Người chọn gọi và theo Người
Đến đây, vị linh mục giảng huấn đi từ Con Người Giêsu đến Thánh Tâm Giêsu theo Thông điệp của ĐTC Piô XII từ thập niên 1950
Ngài trích dẫn cả lời của Thánh Tôma tiến sĩ (câu trên) và của Thánh Phaolô Tông đồ Dân ngoại (câu dưới),
cả 2 đều liên quan đến ơn cứu độ hơn là việc tự độ của Phật giáo
Ơn cứu độ từ Chúa Kitô Tử Giá: "máu và nước chảy ra" cho những ai tin tưởng chấp nhận LTXC bằng cách "nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu qua"
Vị linh mục giảng huấn đã hoàn tất bài giảng huấn của ngài, cả 2 phần, trong vòng 1 tiếng rưỡi, còn nửa tiếng cuối cùng là phần vấn đáp
Câu thứ nhất từ 1 chị TĐCTT về 3 nút thắt ở bên phải giây thắt lưng áo dòng Phanxicô của Cha Nguyễn Luật Khoa, OFM
Cha cho biết: 3 nút thắt đó ám chỉ 3 lời khấn dòng là khó nghèo, khiết tịnh và tuân phục
Câu thứ hai từ Chị TĐCTT Đinh Xuân Hương về tội trọng và tội nhẹ.
Cha nói: tội trọng hay nhẹ là do Giáo Hội phân định;
theo kinh nghiệm giải tội 28 năm làm linh mục của Cha, và giải tội hơn 3 tiếng 1 ngày,
thậm chí giải tội cho cả các tù nhân, trong đó, Cha cho biết "không ai là không giết người",
thì ngài thấy "chưa ai có tội trọng"!
Chị giáo lý viên TĐCTT Trần Phan Hòa đặt vấn đề về 3 yếu tố làm nên tội,
nhưng Cha nhấn mạnh đến yếu tố vì thiếu "ý thức khi phạm tội" mà chỉ là những "phản ứng" tự nhiên vô ý thức.
Vậy khi được hỏi nếu đã được lương tâm nhắc nhở mà mình cứ làm thì là ý thức rồi? Cha nói lý thuyết khác với thực hành.
Vậy kẻ âm mưu sát nhân, dù lương tâm nhắc nhở không được làm, có tội, nhưng theo Cha, cũng chỉ là "phản ứng" trên thực tế,
chứ không phải là "ý thức khi phạm tội" nên có thể vì thế mà Cha mới thấy và công khai tuyên bố rằng "chưa ai phạm tội trọng"?
Chị Đoàn Thanh Hà bày tỏ cảm nhận "mê ngủ" của chị liên quan đến những giải đáp "chưa ai có tội trọng" của Cha.
Anh Vũ Mạnh Đức, phu quân của Chị TĐCTT Phan Vũ Hợp (đang ngồi cười), cũng bày tỏ cảm nhận của mình
Chị Đinh Thu Hương hỏi về Hỏa ngục - Cha trả lời "có hỏa ngục không có nghĩa là có người trong hỏa ngục"
Cha nói đến tự độ (tự cứu mình) bên Phật giáo, nhưng Kitô giáo vẫn nhấn mạnh đến phần con người muốn được cứu rỗi: "Tôi" cần phải đáp ứng bằng Việc chấp nhận,
chứ không chủ trương như các giáo phái Tin Lành cho là việc làm (đáp ứng / hợp tác / công lao) của con người khiến Ơn Cứu chuộc của Chúa Kitô ra vô ích hay bị hư hoại!
Cha Khoa nhắc lại rằng Thánh Phaolô nhấn mạnh đến tình yêu hơn là luật lệ, trong khi, theo Cha, Kitô hữu Công giáo chỉ vì sợ mà làm hơn là vì yêu mến.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không thiếu những trường hợp như dự lễ hằng ngày hay tham dự tĩnh tâm Khóa LTXC này đâu phải vì luật buộc!
Trong suốt bài giảng huấn, Cha Khoa nhấn mạnh đến việc của Chúa hơn là việc của loài người, việc tôi làm thế này thế kia, việc này việc nọ của tôi, tôi... tôi... tôi.
Vẫn biết việc tôi dự lễ hàng ngày hay dự tĩnh tâm vì yêu hơn là vì luật, nhưng không có việc Chúa tác động qua ơn của Ngài tôi cũng không làm được thật.
Nếu vậy thì chẳng lẽ Chúa chỉ tác động những ai tham dự tĩnh tâm đang ngồi nghe Cha Khoa hay sao, còn bao nhiêu người khác cũng đã được mời gọi tham dự đều không có Ơn Chúa.
Bởi thế, Ơn Chúa tác động cũng cần đến việc đáp ứng của từng người nữa, chứ không phải chỉ có Chúa làm việc mà thôi, không cần đến việc loài người cộng tác và tuân theo!
Nếu việc của con người không cần hay chẳng có giá trị gì thì họ sẽ không bao giờ bị phán xét và thưởng phạt theo việc họ làm trên trần gian này,
trong khi đó, chính Thánh Phaolô chủ trương con người được cứu độ bởi ân sủng và đức tin (xem Ephêsô 2:8-9) cũng khẳng định, cảnh báo và tuyên bố về việc làm của con người như sau:
"Tất cả chúng ta đều phải được đưa ra ánh sáng, trước toà Đức Ki-tô, để mỗi người lãnh nhận những gì tương xứng với các việc tốt hay xấu đã làm, khi còn ở trong thân xác." (2Cor.5:10;Rm 10:10;Mt 25:40,43)
Xin theo dõi đề tài 2 của Cha Khoa ở đường link thâu âm mp3 này: Thánh Tâm Chúa Giêsu - Máu và Nước
Chị TĐCTT Trần Phan Hòa đại diện tham dự viên cám ơn Cha kèm theo món quà tặng Cha.
33 anh chị em tham dự viên
Viếng Chúa - Chầu Thánh Thể
Bữa Trưa
Thời Sự về LTXC
LTXC lủng củng - Mặt trời Thần linh quay chung quanh trái đất loài người
Trước khi và sau khi nghe chia sẻ Thời Sự về LTXC, cộng đoàn cùng nhau những bản Thánh Ca về LTXC
LTXC lủng củng ở chỗ đã cố tình tác hành một cách hoàn toàn phản khoa học: mặt trời thần linh quay chung quanh trái đất loài người.
Ở chỗ, sau nguyên tội, ngay chính lúc con người không nhận lỗi, lại còn đổ lỗi cho nhau và không thèm xin lỗi Chúa, thì Ngài lại tự hứa cứu họ!
Quả thật LTXC đã tỏ ra vô cùng lủng củng, nếu không muốn nói là điên dại, khi coi loài người tạo vật hèn hạ tội lỗi là tâm điểm thương xót của mình,
một LTXC được tỏ hiện hiển nhiên nơi mầu nhiệm nhập thể và cho đến cùng nơi mầu nhiệm vượt qua của Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô!
Xin theo dõi toàn bộ bài Thời Sự về LTXC lủng củng: Mặt Trời Thần Linh quay chung quanh trái đất loài người ở đường linh trực tuyến sau đây:
https://youtube.com/live/Fy5i7pwdRP0
Trước Thánh Thể: Cử Hành LTXC và Nghi Thức Tuyên Hứa TĐCTT
3 giây huy hiệu TĐCTT, đã được Cha Linh hướng Phan Thế Lực làm phép sáng hôm qua, nay được đặt trước Thánh Thể, ở mép bàn thờ
3 dự TĐCTT được trân trọng giới thiệu với Chúa Giêsu Thánh Thể và từng tên theo thứ tự được mời gọi lên trước cung thánh và cộng đoàn
3 Huy hiệu này hướng về 3 dự TĐCTT đang quỳ trước Thánh Thể để Tuyên hứa gia nhập Nhóm TĐCTT
Chính Chúa Giêsu Thánh Thể chủ sự nghi thức tuyên hứa của 3 dự TĐCTT
Đồng thời cũng có cả cộng đoàn dân Chúa, bao gồm cả TĐCTT lẫn tham dự viên Khóa LTXC LVII 2023, cùng chứng dự.
có chị đọc lời tuyên hứa xong đã chảy nước mắt
Sau khi đã tuyên hứa, cả 3 chị tân TĐCTT đứng lên, tiến tới gần bàn thờ, để lấy từng huy hiệu đã được sắp xếp
Các chị tự đeo vào cổ của mình
như dấu chứng dấn thân sống ơn gọi và sứ vụ thương xót theo những lời kêu gọi của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II làm nên Nhóm TĐCTT
3 Chị tân TĐCTT (từ trái sang phải:) Chị Lê Thị Kim, Chị Vũ Mỹ Lệ và Chị Nguyễn Tuyết Trinh
Kết Khóa
Chị Trần Phan Hòa, trưởng nhóm TĐCTT San Jose, ngỏ lời tri ân cảm tạ LTXC đã chúc lành cho Khóa LTXC LXII 2023
Đồng thời chị cũng cám ơn quí TĐCTT hiệp thông tham gia để hoàn thành sứ vụ thương xót trong Khóa LTXC thứ 8 năm 2023 ở San Jose
Trước khi bế mạc và chia tay nhau hẹn nhau năm 2024, toàn bộ tham dự viên đã lên cung thánh quây quần chung quanh Chúa Giêsu Thánh Thể
LTXC mới là Mặt Trời Thần Linh mà con người cần phải đến với Người và xoay quanh Người bằng lòng tin tưởng vào Người trong tất cả mọi sự!
Xin LTXC là niềm vui yêu thương, hiệp thông, phục vụ và chứng tá của chung Nhóm TĐCTT chúng con và ở nơi từng TĐCTT chúng con!
"Thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao. Chỉ trong LTXC thế giới mới có hòa bình, nhân loại mới hạnh phúc... Anh chị em phải là chứng nhân cho LTXC"
(ĐTC Gioan Phaolô II - Bài giảng Cung Hiến Đền Thờ LTXC sát bên Dòng Mẹ Thương Xót của Thánh Faustina TGP Krakow Balan Thứ Bảy 17/8/2002)
Chúa Nhật
Laudato Si - Chúc Tụng Chúa
(Trên máy bay 1 tiếng, cả chuyến đi cũng như chuyến về, em vừa ngắm trời mây vừa đọc Thông Điệp Laudato Si về Ngôi Nhà Chung Trái Đất của ĐTC Phanxicô)
1.
Thánh Phanxicô thành Assisi đã hát lên : “Con xin chúc tụng Chúa, lạy
Chúa của con”. Trong bài thánh ca tươi đẹp này, ngài nhắc cho chúng ta
nhớ, ngôi nhà chung của chúng ta phải được xem như người chị của chúng
ta, mà chúng ta được chia sẻ cuộc sống, và như người mẹ ôm lấy chúng
ta. “Con xin chúc tụng Chúa, lạy Chúa của con! Vì người chị của chúng
con, người mẹ trái đất của chúng con, mẹ nâng đỡ chúng con và mang
lại nhiều hoa trái, những bông hoa tươi đẹp, những cây cỏ xanh tươi” [1]
2. Người
chị này đang kêu gào vì sự hủy hoại do chúng ta, vì việc sử dụng vô
trách nhiệm và bóc lột các tài nguyên...
Vì cứ đinh ninh rằng, chúng ta chính là chủ nhân và sở hữu chủ, nên
được quyền tận dụng. Bạo lực nằm trong trái tim bị tội lỗi gây thương
tích của con người, xuất hiện rõ ràng qua các hiện tượng bệnh lý,
mà chúng ta có thể ghi nhận trong đất đai, trong không khí và nơi các
sinh vật...
Chúng ta quên rằng, chính chúng ta cũng là tro bụi (St 2,7). Thân xác
của chúng ta cũng được tạo nên từ những yếu tố của vũ trụ; không
khí của nó giúp chúng ta thở và nước của nó giúp chúng ta sống và
được bồi dưỡng.
4. Giáo
Hoàng Phaolô VI vào năm 1971 đã nói về đề tài sinh thái, khi trình bày
cơn khủng hoảng như là “hậu quả bi thảm” của hoạt động không kiểm
soát của con người. “Qua việc khai thác vô tội vạ thiên nhiên, con người
phải đối mặt với một nguy hiểm là sẽ tàn phá thiên nhiên và trở
thành tế vật cho việc tàn phá của mình” [2].
Cũng như trước diễn đàn Tổ chức lương nông
quốc tế (FAO), ngài đã nói về mối “tai họa sinh thái như hậu quả của
xã hội công nghiệp”...
chỉ vì, “những tiến triển siêu đẳng về mặt khoa học, những kỹ thuật
đầy kinh ngạc, sự phát triển diệu kỳ của nền kinh tế, nếu như chúng
không đi kèm theo sự phát triển xã hội và luân lý đích thực, sẽ
chống lại loài người”
[3].
5. Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II cũng đưa ra đề tài này, nhưng với một chú tâm đáng kinh ngạc. Trong thông điệp đầu tiên, ngài cảnh báo : “Con người đã không nhìn vũ trụ với một ý nghĩa nào khác, ngoài mục đích sử dụng trực tiếp và lạm dụng” [4]. Tiếp đến, ngài kêu gọi toàn thế giới phải có một sự chuyển đổi về mặt sinh thái [5]...Mọi cố gắng bảo vệ và kiện toàn trái đất nằm trong điều kiện phải có những thay đổi sâu xa trong “cách sống, các mẫu sản xuất, tiêu thụ và cơ cấu quyền lực, là những thứ đang thống trị xã hội” [7]
6... Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI giúp chúng ta nhận thức, môi trường tự nhiên mang đầy vết thương do thái độ vô trách nhiệm của chúng ta gây nên. Ngay cả môi trường xã hội cũng mang đầy thương tật. Chỉ vì tất cả cùng rơi vào một điều xấu, đó là ý tưởng cho rằng không có những chân lý cố định không thể tranh luận, những chân lý hướng dẫn cuộc sống của chúng ta, và vì thế sự tự do của con người không bị đặt trong một giới hạn nào cả. Người ta quên rằng, “con người không tự tạo tự do cho riêng mình. Con người không thể tự tạo ra mình. Con người là tinh thần và ý chí, nhưng cũng là vật chất” [12].
10...
Tôi tin rằng,
thánh Phanxicô là mẫu gương tuyệt vời cho việc tôn trọng những gì yếu
đuối và cho một sinh thái được sống cách trọn vẹn đầy niềm vui đích
thực...
11...
“Khi nghiệm thấy rằng tất cả thụ tạo đều có chung một nguồn gốc
cuối cùng nơi Thiên Chúa, ngài cảm thấy tràn đầy sự âu yếm với tất
cả. Vì thế, ngài đã gọi các tạo vật bé nhỏ nhất là anh em, là chị
em” [20]...
12...
Vì thế,
thánh Phanxicô muốn đan viện phải để ra một mãnh đất không canh tác,
để cho cỏ dại có thể mọc lên, để những ai chiêm ngắm chúng có thể
nâng tâm hồn lên với Chúa, Đấng là tác giả các vẻ đẹp này [21]
Vũ trụ còn hơn là một vần đề phải giải
quyết, chúng là một mầu nhiệm thật thân thương, để chúng ta chiêm ngắm
trong niềm vui và ca tụng.
14. Tôi khẩn khoản kêu gọi một cuộc đối thoại mới về cách thức chúng ta xây dựng một tương lai mới cho hành tinh của chúng ta. Chúng ta cần một cuộc trao đổi kết hợp chúng ta lại với nhau, vì sự thách đố của hoàn cảnh môi trường mà chúng ta đang sống, chú tâm và tiếp cận các căn cơ thuộc con người của môi trường này. Phong trào sinh thái trên toàn thế giới đã có một quá trình lâu dài với nhiều thành công, đưa đến các liên hệ xã hội gây nhiều ý thức. Tiếc thay, nhiều cố gắng để tìm cách giải đáp cụ thể cho khủng hoảng môi trường, thường thất bại, không phải chỉ vì chống đối với những người có quyền lực, nhưng còn vì vô cảm với những kẻ khác.
15. Tôi hy vọng thông điệp này được nối kết vào Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội, giúp chúng ta nhận ra sự lớn lao, khẩn thiết và tốt đẹp của việc đòi buộc đang đối mặt chúng ta. Trước tiên, tôi muốn rảo qua những phương diện xác định về cuộc khủng hoảng môi sinh hiện tại, với mục đích nhìn các thành quả tốt đẹp của việc tìm tòi khoa học, để nhìn sâu và nêu lên một nền tảng cụ thể đường hướng đạo đức và tinh thần. Từ nhãn giới này, tôi sẽ nêu lên những lý lẽ chắn chắn, dựa theo truyền thống Do thái-Kitô giáo, với ước muốn có một sự liên kết trong việc dấn thân cho môi sinh của chúng ta.
15...
Tiếp đến, tôi cố gắng
đi đến các nguyên nhân hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, không phải chỉ
nhìn như hiện tượng, nhưng là những nguyên nhân sâu xa. Với cách thức
này, chúng ta có thể đề nghị một khoa sinh thái, trong tất cả chiều
kích khác nhau của nó, có một vị trí đặc biệt cho con người trong vũ
trụ và những liên hệ của nó với thực tại bao quanh con người. Dựa
theo ánh sáng của lập luận này, tôi muốn tiếp bước những nét chính
yếu của cuộc đối thoại và hoạt động, gắn kết với mỗi người chúng
ta cũng như với nền chính trị quốc tế. Và tôi tin rằng, mỗi sự thay
đổi cần thiết cho sự chuyển đổi và con đường giáo dục;
cuối cùng, tôi đề nghị
vài nét cho việc trưởng thành nhân bản, được cảm nghiệm từ kho tàng
kinh nghiệm tinh thần Kitô giáo.
Lời kinh cho trái đất chúng ta
Lạy Thiên Chúa toàn năng
Chúa luôn hiện diện trong vũ trụ
và ngay trong những thụ tạo nhỏ bé nhất của Chúa.
Chúa đã phủ đầy lòng từ ái trên tất cả những gì hiện hữu,
Xin gieo vào lòng chúng con sức mạnh của tình yêu Chúa,
để chúng con bảo vệ cuộc sống và vẻ đẹp muôn loài.
Xin đổ tràn bình an của Chúa vào lòng chúng con,
để chúng con có thể sống như anh em, chị em với nhau,
không tác hại cho bất cứ người nào.
Lạy Thiên Chúa của anh chị em nghèo khổ,
xin trợ giúp chúng con
để chúng con giơ tay cứu giúp những anh chị em bị bỏ rơi,
những người bị lãng quên trên trái đất này,
những người này thực sự luôn luôn có giá trị trước mặt Chúa.
Xin cứu chữa cuộc sống của chúng con,
để chúng con trở thành những người bảo vệ cho trái đất này,
chứ không phải là những kẻ cướp bóc,
để chúng con gieo những gì tốt đẹp
chứ không phải những thứ ô nhiễm và tàn phá.
Xin chạm đến tâm hồn những kẻ chỉ tìm thành công
dựa trên giá trị của người nghèo và của trái đất này.
Xin dạy chúng con
khám phá giá trị của vạn vật
và biết chiêm ngắm trong sự ngất ngây,
để nhận ra
chính chúng con cũng được liên kết sâu xa với tất cả thụ tạo này
trên con đường chúng con tiến vào ánh sáng vô tận của Chúa.
Xin tạ ơn Chúa
vì Chúa hiện diện từng ngày với chúng con.
Chúng con nài xin Chúa
nâng đỡ chúng con
trong cuộc chiến cho công bằng, tình thương và bình an.
Lời kinh của Kitô hữu cùng với sáng tạo
Lạy Cha,
cùng
với muôn thụ tạo xuất phát từ bàn tay uy quyền của Cha,
chúng con cùng ngợi khen Cha.
Tất cả đều thuộc về Cha
và tất cả được tràn đầy sự hiện diện và tình âu yếm của Cha.
Chúng con xin ngợi khen Cha.
Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa,
nhờ Chúa mà tất cả được tạo thành.
Trong cung lòng Mẹ Maria,
Chúa đã nhận lấy hình dạng con người ;
Chúa trở thành một thành phần của trái đất này
và đã nhìn thế giới với con mắt nhân loại.
Ngày nay Chúa vẫn sống động trong từng thụ tạo
với vinh quang phục sinh của Chúa.
Chúng con xin ngợi khen Chúa.
Lạy Chúa Thánh Thần,
nhờ ánh sáng của Chúa,
Chúa đã hướng thế giới này đến tình yêu của Chúa Cha;
Chúa vẫn sống trong tâm hồn chúng con,
để khuyến khích chúng con thực hành các việc thiện.
Chúng con xin ngợi khen Chúa.
Lạy Thiên Chúa, Duy nhất và Ba Ngôi,
Cộng Đoàn Tối Thượng của tình yêu vô biên,
xin dạy chúng con biết nhìn ngắm Chúa
trong vẻ đẹp của vũ trụ,
nơi tất cả nói với chúng con về Chúa.
Xin khơi dậy trong chúng con lời ca ngợi với lòng biết ơn
đối với từng hữu thể do Chúa sáng tạo.
Xin ban cho chúng con hồng ân
để chúng con cảm nhận sự gắn bó thân thiết với tất cả vạn vật.
Lạy Thiên Chúa tình yêu,
xin cho chúng con thấy vị trí của chúng con trong thế giới này
như khí cụ tình yêu của Chúa
đối với tất cả sinh vật trên trái đất này,
mà không thụ tạo nào lại quên Chúa.
Xin soi sáng cho những người ôm lấy giàu sang và quyền hành,
để họ lánh xa khỏi tội lỗi về sự dửng dưng,
biết yêu mến công ích,
động viên kẻ yếu hèn
và chăm sóc thế giới mà chúng con đang sống,
Kẻ nghèo và trái đất đều nài xin:
Lạy Chúa, xin nắm lấy chúng con
bằng quyền năng và ánh sáng của Chúa,
để chở che mọi sự sống,
để chuẩn bị một tương lai tốt đẹp,
ước gì Nước công bằng, bình an, tình thương và tuyệt mĩ mau đến.
Chúng con chúc tụng Chúa.
Amen.
Hậu trường Khóa LTXC LXII 2023 GP San Jose
"Các con là chứng nhân về những điều ấy" (Luca 24:48)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm
Hiệp thông Tham gia Truyền giáo 2023
Tạ ơn
LTXC đã tiếp tục hiện diện giữa TĐCTT chúng ta nơi Khóa LTXC LXII
8-9/9/2023 cuối tuần vừa qua.
Chẳng những khí hậu mát mẻ dễ chịu mà tình nghĩa của anh chị em TĐCTT thật đậm đà gắn bó,
đặc biệt là tinh thần phục vụ của thiểu số quí chị TĐCTT địa phương ở GP San Jose California;
LTXC muốn sử dụng những gì là nhỏ bé khiêm hạ để tỏ mình ra, nhờ đó LTXC càng được hiển linh hơn.
Chúng con xin cám ơn Cha Linh hướng Phan Thế Lực và Cha giáo Nguyễn Luật Khoa, OFM, đã giảng huấn cho chúng con.
Xin cám ơn quí AC TĐCTT và tham dự viên tham dự cả hai hay chỉ một trong hai ngày tĩnh tâm của Khóa LTXC 2023 này.
Xin cám ơn quí AC đã tận tâm và tận lực đóng góp công hay của hoặc cả hai cho việc phục vụ Khóa LTXC cuối tuần vừa qua.
Xin cám ơn 3 chị tham dự viên đã tự nguyện dấn thân tuyên hứa gia nhập Nhóm TĐCTT ở Khóa LTXC LXII 2023 này.
Xin cám ơn Quí Chị đã đóng góp cho Quĩ Truyền Giáo 2023 của Nhóm đang được thực hiện cho Tháng 10 tới đây.
Xin Chúa Kitô là tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa biến đổi đức tin tuân phục của chúng con thành đức ái trọn hảo
để chúng con được hoan hưởng niềm vui thương xót của Chúa và với Chúa, như Mẹ Maria vậy. Amen
em tĩnh
Giờ đây, với tâm tình tri ân cảm tạ LTXC và cảm mến nhau, chúng ta cùng
nhau theo dõi bản tường trình ở đường link sau đây:
"Các con là chứng nhân về những điều ấy" (Luca 24:48)
Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm
Hiệp thông Tham gia Truyền giáo 2023
Trước hết, em xin đượng mừng Labor Day 4/9/2023 quí AC TĐCTT của em nhé.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho dân nước Hoa Kỳ để họ thực sự "In God We Trust",
nhờ đó, họ mới thực sự xứng đáng mang danh là đệ nhất cường quốc về luân lý và đạo lý trước hết và trên hết,
hơn là chỉ về chính trị, kinh tế và quân sự, những lãnh vực loài người chắc
chắn sẽ sụp đổ nếu chúng bị xây trên cát rã rời lỏng lẻo trước bão lụt vô
thần duy vật hurricane!
Tạ ơn LTXC đã hiện diện và chúc lành cho 6/8 Khóa LTXC đã qua trong năm 2023.
Khóa thứ 7 ở cuối tuần 2 Tháng 9/2023 tiếp theo đây, trước khóa cuối cùng năm 2023, vào cuối tuần thứ 4 của Tháng 9/2023,
sẽ được thực hiện ở Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Giáo Phận San Jose CA vào cuối tuần 8-9/9/2023, Thứ Sáu và Thứ Bảy,
thời điểm mở màn bằng Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ mùng 8/9/2023 và hướng về Lễ
Mẹ Đồng Công Thương Xót 15/9/2023.
Vì Khóa LTXC là của chúng Nhóm TĐCTT, dù ở địa phương này hay ở điạ phương kia, nên TĐCTT nào cũng được thông công ân phúc cùng thông phần trách nhiệm,
ít nhất là bằng lời cầu nguyện như thông lệ trước mỗi Khóa LTXC với một Tuần Ba Ngày, từ ngày Thứ Ba 5/9 đến hết Thứ Năm 7/9/2023.
Buổi Kinh Chiều hàng ngày của Nhóm TĐCTT còn tiếp tục cầu cho đến hết Thứ Bảy là thời điểm kết khóa.
Xin LTXC được hiển linh nơi ban phục vụ TĐCTT, tham dự viên và giảng huấn viên.
Xin theo dõi lại toàn bộ chương trình ở đường link sau đây: Khóa LTXC LXII 8-9/9/2023 ở Giáo Phận San Jose California
Xin Thánh Sáng Lập Nhóm TĐCTT Gioan Phaolô II và Thánh Quan Thày Nhóm TĐCTT Faustina đồng hành với ơn gọi thương xót và sứ vụ thương xót của chúng con
trong thời điểm “thế giới cần đến LTXC biết bao” (ĐTC GPII Balan 17/8/2002)
em tĩnh