THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương

 

 

Năm Thế Giới Ngày Nay Cần Đến LTXC Biết Bao 2024

 

 

Khóa LTXC LXIX 13-14/9/2024 ở Giáo Phận San Jose California

 

Chuyến bay Southwest từ Ontario Nam California, vùng sa mạc San Bernardino, lên San Jose Bắc California vào trưa Thứ Năm 12/9/2024,

 

thời điểm ĐTC Phanxicô đang ở Singapore, chặng cuối cùng trong 4 quốc gia (3 Đông Nam Á bao gồm cả Nam Dương với Đông Timor, và 1 Đại Dương Châu là Papua New Guinae)

được vị giáo hoàng gần 78 tuổi và ngồi xe lăn thăm viếng trong chuyến tông du XXXXV 12 ngày của ngài (2-13/9), ở một vùng đất phải nói là ngoại vi xa xôi (20 ngàn dặm = 32 ngàn km),

một thứ ngoại vi ám chỉ cả về nhân bản lẫn địa dư, có thể được tiêu biểu nơi hình ảnh sa mạc hoang vu hẻo lánh không ai quan tâm tới

 

 

Bối cảnh chính yếu trong khuôn viên của Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Giáo Phận San Jose ở ngay vị trí bao gồm:

Động Đài Đức Mẹ Lộ Đức và Đền Thánh Tử Đạo Việt Nam, cả 2 đều nói lên tính chất Công giáo Việt Nam là Sùng kính Đức Mẹ và CTTĐVN

(những cảnh sắc và hình ảnh khác về TTCG này đã được phổ biến ở trong các Khóa LTXC từ năm 2016 tới 2023)

 

 

Hiện trường ở TTCG để tĩnh tâm bao giờ cũng là Hội trường kiêm Nguyện đường, nơi sân khấu chính là cung thánh có sẵn bàn thờ dâng lễ.

Tùy nghi theo từng nơi tổ chức để trang trí cho hợp với Khóa LTXC ở tấm màn hiệu của Nhóm TĐCTT được treo vào chỗ thích hợp của nó.

Hôm đầu tiên, Thứ Sáu 13/9 được treo ở bên phải bàn thờ, bên tòa Lời Chúa, nhưng hôm sau sẽ được treo ở bên trái bàn thờ, bên Thánh Giá.

Tuy nhiên, vì ở đây có lễ hằng ngày vào buổi chiều nên tấm màn hiệu này cần phải được bỏ xuống sẵn sàng sau chuỗi Kinh Thương Xót 3 giờ! 

 

Thứ Sáu 13/9/2024

 

 

Các Khóa LTXC trước, nơi sinh hoạt giải lao và bữa trưa ở cuối hội trường, nhưng năm nay ở bên hông trái của hội trường, phía Đài Mẹ Lộ Đức.

Bởi khu vực cuối hội trường đã được sắp xếp đầy những hàng ghế ngồi sẵn sàng cho các Lễ Chúa Nhật đông chật, không còn khoảng trống nào nữa.

 

 

 

Sau khi cùng nhau Dâng Mình cùng buổi Tĩnh Tâm cho Đức Mẹ bằng bài Lời Thức Giấc theo truyền thống của Nhóm TĐCTT,

thì cũng theo thông lệ của mình, Nhóm TĐCTT đã nhờ Mẹ đến với Chúa / Per Mariam ad Jesum, bằng việc Cầu Kinh Mân Côi 1 chuỗi.

 

 

 

Đề tài 1: "Kitô giả, tiên tri giả"

 

Bắt đầu từng đề tài được mở màn bằng bài Hiệu Ca TĐCTT  và 1 bài Thánh Ca thích hợp với đề tài

 

TĐCTT - Hiện Thân Từ Ái

 

 

Cha Phan Thế Lực (con đỡ đầu của Lm lão thành TĐCTT Nguyễn Văn Tịnh), linh hướng của Nhóm TĐCTT GP San Jose từ năm 2017,

ngài mới được chuyển từ Giáo xứ Thánh Martin (sau 5 năm phục vụ) về Giáo xứ Chúa Kitô Vua vào đầu Tháng 7/2024 vừa rồi.

 

 

Vì nhu cầu mục vụ của ngài cuối tuần, bao giờ ngài cũng giảng huấn cho Khóa LTXC 2 đề tài đầu tiên vào sáng Thứ Sáu.

Ngài dọn bài giảng huấn rất kỹ và theo sát từng đề tài

 

 

Ngay đầu bài giảng huấn thứ nhất của mình về đề tài "kitô giả, tiên tri giả", ngài đã khẳng định và diễn giải ý tưởng chính yếu đó là:

Muốn biết những gì là giả dối thì phải biết những gì chân thật...

Chúng ta có thể theo dõi toàn bài giảng huấn ở đường kết nối trực tuyến sau đây: https://youtube.com/live/vuA8imWG2CI

Nếu mở màn từng đề tài bằng 1 bài Thánh Ca thì kết thúc cũng bằng 1 bài Thánh Ca như đáp lại những gì LTXC vừa nhắn nhủ qua vị giảng huấn

 

Giải lao sau đề tài 1

 

Đề tài 2 - "Bỏ đạo, chối đạo"

 

Mở đầu cũng bài Hiệu Ca TĐCTT và 1 bài Thánh Ca thích hợp với đề tài

Trong bài giảng huấn về đề tài 2 này, Cha Lực đã đưa ra 2 vấn đề: Hôn nhân khác tôn giáo (phần đầu) và Các cuộc bách hại Công giáo ở Việt Nam (phần sau cũng là phần chính)

 

Sở dĩ ngài nhấn mạnh đến tử đạo là vì như ngài vẫn theo chiều hướng đảo chiều:

như ở đề tài 1 muốn biết những gì là giả dối thì phải biết những gì là chân thật thì ở đề tài 2 ngược lại với tình trạng bỏ đạo và chối đạo là tử đạo!

Xin theo dõi toàn bài giảng huấn của ngài ở đường kết nối trực tuyến sau đây: https://youtube.com/live/KuyX9yV4N-c

(xin lưu ý, đoạn đầu của video trực tuyến này, vì lý do kỹ thuật, bị thiếu một chút mở đầu liên quan đến câu hỏi của một giáo dân về vấn đề hôn nhân khác tôn giáo)

 

Một trong những viewers đã gửi comment như sau ngay sau khi bài giảng huấn được post ở dạng public được hơn nửa tiếng

 

@PhuongTran-zx7ie
Bài chia sẻ của Cha Phero thật tuyệt vời

 

Kết thúc đề tài 1 cũng một bài thánh ca được cặp TĐCTT Thanh Thưởng soạn chọn và in ra cho mọi người hát theo

Anh Vũ Vinh đánh dương cầm phụ giúp cặp TĐCTT Thanh Thưởng trong phần Thánh ca tĩnh tâm của Nhóm TĐCTT

 

Đại diện TĐCTT em kính tặng Cha Linh hướng Phan Thế Lực cuốn Kỷ yếu Mừng 15 Năm Ơn Khởi Động (2008-2023) của Nhóm TĐCTT

 

Sau 2 đề tài của mình, Cha Linh Hướng ban phép lành cho chung anh chị em tham dự Khóa LTXC 69/2024

 

Cha làm phép trước các huy hiệu để các đeo cho các tân TĐCTT trong nghi thức tuyên hứa gia nhập Nhóm TĐCTT ngày mai, thời điểm Cha không thể hiện diện

 

Chầu Thánh Thể bằng việc cử hành LTXC với Chuỗi Thương Xót

 

Tạ ơn LTXC và cảm ơn AC Thanh Thưởng rất nhiều về tất cả những phục vụ của AC giành riêng cho Khóa LTXC 69 của Nhóm TĐCTT cuối tuần 13-14.9 vừa qua

vào ngay chính cuối tuần đủ mọi nơi trong Cộng đồng Dân Chúa SJ cần đến công việc phục vụ của AC về thực phẩm cũng như về Thánh ca của AC.
Xin LTXC luôn là niềm vui yêu thương, hiệp thông, phục vụ và tông đồ của chúng ta nhé. Xin gửi kèm theo đây một số hình ảnh đặc biệt về AC trong Khóa LTXC cuối tuần vừa qua.

 

 

Chi Trần Phan Hòa, trưởng Nhóm TĐCTT San Jose, đại diện cám ơn và tặng quà Cha Linh hướng Phan Thế Lực.

 

Bữa Trưa

 

Ngoài những món chính được ordered vì không có giờ nấu như các năm trước, còn các món do cặp Thanh Thưởng tự làm như sữa đậu nành và chè đậu đen cho đủ bộ một bữa trưa đáng giá.

Trước khi chạy show buổi chiều sau khi phục vụ ngày tĩnh tâm của Khóa LTXC, Chị Thanh đã chia sẻ cuộc đời được LTXC đổi thay...

 

2 Đề Tài Hội Thảo 1 và 2 "Đứng Thẳng và ngước đầu lên"

 

 

Buổi chiều cả 2 ngày tĩnh tâm được phác họa để hội thảo về phần sau của chủ đề chung: "Đứng thẳng và ngước đầu lên".

Em đã lập lại các tư tưởng chính yếu mà em đã chia sẻ ở các Khóa LTXC trước, chứ không thâu trực tuyến lại làm gì.

Bởi đó, xin theo dõi 2 đề tài được chia sẻ ở Khóa LTXC 69 cho Thứ Sáu 13/9/2024 ở 2 đường kết nối bên dưới bản văn của từng đề tài.

 

Hội thảo Đề tài 1Như Mẹ Maria: 

"Đứng kề thập giá Chúa Giêsu có Mẹ của Người" (Gioan 19:25)        

Mẹ Maria vẫn đứng bên Thánh Giá, vững vàng như một cột đồng trụ giữa muôn lớp sóng đau khổ mãnh liệt hãi hùng…. Lúc ấy đã là chiều áp ngày Sa-bát đại lễ. Để chuẩn bị mừng lễ mà không phải bận tâm gì với mấy tử tội, người Dothái đến xin với Philatô cho phép họ đập giập ống chân ba người tử tội để họ chóng chết mà tháo xác xuống ngay chiều hôm ấy. Viên trấn thủ bằng lòng. Bọn lính đến đập giập ống chân hai kẻ ác phạm còn sống, nhưng Chúa Giêsu, thấy Ngài đã chết, chúng không đập ống chân Ngài nữa. Nhưng một người lính tên là Longinô, muốn chắc Chúa Giêsu đã chết thật, đã đến gần Chúa, phóng chiếc đòng lên, cắm vào ngực Chúa. Đòng cắm vào thấu Trái Tim Chúa, liền có Nước và Máu chảy ra, như thánh Gioan chứng kiến đã thuật lại trong Phúc Âm của ngài. Mẹ Maria lúc ấy cũng bị đâm thâu vào Trái Tim bằng một sự đau đớn y như chịu một lưỡi đòng cắm vào, và cái đau của linh hồn Mẹ còn nhức nhối hơn nữa.

Lời Mẹ Maria Huấn Dụ sau từng biến cố:

Hỡi con, Mẹ muốn từ nay con hãy sống như đã chịu tử nạn thập giá với Chúa Giêsu, trở nên tương tự Đấng làm mô phạm đáng tôn thờ, bằng cách con chết khỏi đời sống trần gian. Loài người đã sống xa gương mẫu ấy biết bao. Họ tìm cách làm cho luật Chúa giảm bớt đi cho dễ chịu, và mặc cả phần rỗi họ để mua nước trời với một giá rẻ, liều mất luôn nước ấy. Thật là ảo tưởng nguy hại!

Quả thật, ma quỷ càng căm giận vì những điều con đã viết ra về nó, nó càng cố gắng gian giảo để làm con lạc xa tâm tình ấy. Con ngạc nhiên vì nó đã bị Chúa Giêsu đánh cho tơi bời như vậy, mà còn có thể bành trướng quyền hành của nó trên thế giới rộng đến thế. Nhưng ở thời sơ khởi của đạo Chúa, không như vậy đâu. Các tín hữu thời ấy rất xúc động vì cuộc Tử Nạn của Chúa, vì tình thương và gương sáng của Chúa, họ đã thực hành những nhân đức anh hùng nhất, và ma quỷ không hề dám đến gần họ, nhất là không dám đến gần các Tông đồ. Ngày nay người ta đã lìa bỏ con đường Thánh Giá, để theo đường thoả mãn xác thịt: do đó mà Satan mới thống trị. Để con khỏi bị lôi cuốn vào con đường trầm luân này, con hãy đau đớn khóc than vì các linh hồn hư mất, hãy suy niệm những mầu nhiệm Nhập Thế và Tử Nạn của Chúa. Sự nhớ đến các mầu nhiệm ấy làm cho lũ đầu đảng hoả ngục phải kinh hồn.

Con cũng đừng quên vào ẩn náu trong Trái Tim của Thầy Chí Thánh con. Chúa đã muốn cho lưỡi đòng mở Trái Tim Chúa ra mãi mãi cho loài người, để họ đến kín múc ở nguồn mạch ấy tình yêu dịu dàng của Ngài, và để họ cư ngụ trong đó như trong một nơi ẩn trú an toàn nhất.

(Huyền Đô Huyền Nhiệm: Truyện Đời Đức Mẹ - Phạm Duy Lễ CMC chuyển dịch)

Những chi tiết được in mầu và đậm là những chi tiết được chia sẻ và tự kiểm thái độ "đứng thẳng và ngước đầu lên"

"Đứng thẳng và ngước đầu lên" như Mẹ Maria: https://youtube.com/live/yvgst01NxZs

 

 

 

Hội thảo Đề tài 2: Như Chị Thánh Faustina: 

 "Chúa Giêsu muốn khổ đau chứ không phải là cái chết" (Nhật ký khoản 1613)

Ngày 16/9/1937. Con rất muốn làm giờ Thánh trước Thánh Thể hôm nay. Nhưng Chúa lại không muốn như thế. Vào lúc 8 giờ con cảm thấy quằn quại với những cơn đau đớn dữ dội đến độ con phải lên giường ngay tức khắc. Con bị giật kinh phong đớn đau 3 tiếng đồng hồ; tức là cho đến 11 giờ đêm. Không có một thứ thuốc nào giúp được con hết, và con nuốt bất cứ gì vào con đều mửa ra. Có những lúc những đớn đau khiến con không còn biết gì nữa. Chúa Giêsu cho con nhận thức được rằng nhờ thế con đã được tham dự vào cuộc khổ ải của Người trong vườn Cây Dầu, và chính Người đã cho phép những khổ đau này xẩy ra để đền tạ Thiên Chúa về những con người bị sát hại trong bụng dạ của những người mẹ tội lỗi. Con đã trải qua những khổ đau này cho đến nay là lần thứ ba. Chúng bao giờ cũng bắt đầu xẩy ra vào lúc 8 giờ tối và kéo dài cho tới 11 giờ đêm. Không có một thứ thuốc nào có thể làm giảm bớt những khổ đau ấy. Đến 11 giờ thì chúng tự nhiên hết, và bấy giờ con thiếp ngủ đi. Ngày hôm sau con cảm thấy rất yếu… Khi con nghĩ rằng con có thể chịu như thế nữa thì con cảm thấy rùng mình kinh sợ. Thế nhưng con không biết rằng con sẽ chịu như thế nữa hay chăng; con để mặc điều ấy cho Chúa. Những gì Chúa muốn gửi tới con sẽ chấp nhận cách ngoan ngoãn và mến yêu. Miễn là con có thể cứu được dù chỉ một con người khỏi bị sát hại nhờ những khổ đau này! - Nhật Ký – 1276

Ngày 20/2/1938. Hôm nay Chúa nói với con rằng: “Cha cần đến những đau khổ của con để cứu các linh hồn”. Ôi Giêsu ơi, xin hãy thực hiện những gì Chúa muốn nơi con. Con không có can đảm để xin Chúa Giêsu cho được chịu nhiều đau khổ hơn nữa, vì đêm hôm trước con đã chịu khổ quá nhiều đến nỗi con không thể chịu đng thêm được một giọt nữa những gì Chúa Chúa Giêsu đã trao cho con. - Nhật Ký – 1612

Hầu như cả đêm con đã bị đớn đau dữ dội đến độ con cảm thấy tất cả ruột gan của con nát bấy. Con mửa ra thuốc uống vào. Khi con cúi đầu xuống đất con không còn biết gì nữa, và con cứ ở tư thế đó một hồi, đầu nằm trên đất. Khi tỉnh lại, con thấy toàn thân con đè lên đầu và lên mặt con, và mặt mũi đầy những gì con đã mửa ra. Con đã nghĩ đến giờ phút cuối đời của con… Chúa Giêsu muốn khổ đau chứ không phải là cái chết. Ôi Giêsu ơi, hãy làm những gì Chúa muốn nơi con. Ôi các linh hồn, tôi thương mến các hồn biết bao! - Nhật Ký – 1613 (TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh chuyển dịch các câu Nhật ký trên đây).

Nữ Tu Faustina Kowalska đã viết trong Nhật Ký của chị như sau: “Tôi cảm thấy đớn đau kinh khủng khi tôi thấy những đớn đau của anh chị em tôi. Tất cả mọi khổ đau của anh chị em tôi đều dội lại nơi trái tim của tôi; tôi ôm ấp nỗi sầu thương của họ trong trái tim tôi đến độ thậm chí nó hủy hoại tôi về thể lý. Tôi muốn tất cả mọi nỗi sầu thương của họ đều đổ xuống trên tôi, để nhẹ gánh cho anh chị em của tôi (Nhật Ký, trang 365). Đó là mức độ cảm thương được tình yêu dẫn tới, khi lấy tình yêu Thiên Chúa làm mức đo lường của nó”. (ĐTC Gioan Phaolô II – Bài Giảng Lễ Phong Hiển Thánh cho Chân Phước Maria Faustina 30/4/2000 - TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh chuyển dịch)

Những chi tiết được in mầu và đậm là những chi tiết được chia sẻ và tự kiểm thái độ "đứng thẳng và ngước đầu lên"

"Đứng thẳng và ngước đầu lên" như Thánh Faustina: https://youtube.com/live/h4BoUJCbrog

 

 

Kiệu Mẹ Fatima mỗi ngày 13 trong Tháng 5-10 hằng năm

(sau lễ 6 giờ chiều là cuộc cung nghinh Thánh Mẫu Fatima chung quang parking cho đến Động Đài Đức Mẹ Lộ Đức)

 

Chủ sự Cuộc cung nghinh: Cha Nguyễn Văn Thư, Giám đốc TTCG

 

Ngày Thứ Bảy 14/9/2024

 

 

Kinh Mân Côi

 

Linh mục Trần Quốc Anh, SJ, đến sớm hơn tham dự viên, vì ngài ở Berkeley, cách Trung Tâm Công Giáo 1 tiếng rưỡi lái xe.

Đến gần 9 giờ, tức là lúc sau điểm tâm nhẹ từ 8:30 am, cũng là lúc gần tới giờ cầu kinh Mân Côi trước đề tài 1 lúc 9:30 am... vẫn chí có lác đác mấy người!

em đã đến bên Cha Quốc Anh để báo cáo với ngài về tình hình bất thường của tham dự viên bấy giờ...

 

Nhưng không ngờ ngài phản ứng rất chính xác với LTXC:

"không sao... ai có tai nghe thì hãy nghe... bữa tiệc đã dọn sẵn và đã mời gọi... hoàn toàn tùy đáp ứng của người ta..."

 

 

Chính vì thế khi giới thiệu ngài trước đề tài 1, em đã đề cập đến "ngài có một bộ óc giáo sư nhưng lại có một tâm tình cảm thương".

Em cũng không quên cám ơn Cha Phan Thế Lực đã giới thiệu Cha Trần Quốc Anh với Nhóm TĐCTT cho Khóa LTXC 69/2024 này.

 

Cha Trần Quốc Anh, SJ, vị linh mục Dòng Tên đầu tiên giảng huấn cho Khóa LTXC của Nhóm TĐCTT

Cha Trần Quốc Anh, Dòng Tên, Phó Giáo sư tiến sĩ (associate professor)

về Khoa Lịch Sử Thần Học (historical theology) và Tín Lý Thần Học (systematic theology)

ở Trường Thần Học của Dòng Tên Jesuit School of Theology - Berkeley Campus của Santa Clara University

 

Ngài giảng huấn 2 đề tài 3 và 4 trong 4 đề tài chính của Khóa LTXC 69, và đề tài 3 về "những kẻ nhạo báng"

 Cả 2 đề tài đều được ngài đọc lại trọn trích đoạn Thánh kinh liên quan đến đề tài (2Phêrô 3:1-34)

Và bài nào cũng thế, ngài nhấn mạnh đến phần phản ứng liên quan đến LTXC nơi Kitô hữu bị nhạo báng (đề tài 3) hay bị tấn công (đề tài 4)

Ngoài ra, đề tài nào cũng thế, ngài giành một ít thời gian cuối giờ để vấn đáp

Chị Trinh, TĐCTT 2023, bày tỏ lòng thương xót theo chiều hướng cảm nghiệm được sau khi nghe vị giảng huấn hướng dẫn

Anh Trường / Quang, 1 tham dự viên bắt đầu từ ngày tĩnh tâm thứ hai, hỏi làm sao để vợ chồng anh từ VN sang coi cháu cho con mà con lại bỏ lễ...?

 

Theo chiều hướng giải đáp của Cha Quốc Anh là thương con vì nó đáng thương hơn là thương vì lợi hại của mình là cha mẹ,

em cũng công nhận là Cha đã giải quyết tuyệt vời theo LTXC, vì LTXC yêu chúng ta như chúng ta là chứ không phải như Người là!

 

Xin theo dõi toàn bài giảng huấn về đề tài 3 "Sống LTXC với những kẻ nhạo báng" ở đường kết nối trực tuyến sau đây: https://youtube.com/live/YT3hwEf69RQ

 

 

 

Giải lao sau đề tài 3

 

 

Đề tài 4: "Doanh trại các thánh và thành đô yêu dấu"

 

Đề tài nào cũng được mở đầu bằng bài Hiệu Ca TĐCTT và 1 bài thánh ca hợp với đề tài được ngài đọc lại toàn bộ (Khải Huyền 20:1-15)

 

Trong đề tài thứ 4 này, vị giảng huấn làm sáng tỏ ý nghĩa quan trọng của 2 chữ "Thánh" (thuộc về Chúa) và "Satan" (chống lại Chúa),

Theo 2 ý nghĩa này thì Kitô hữu dù đã "thuộc về Chúa" bởi đã được "Thánh" hóa, nhưng vẫn có thể là "chống lại Chúa" như "Satan"

Vị giảng huấn nhấn mạnh đến phản ứng của Kitô hữu trước cuộc tấn công của Satan ở chỗ sống đức tin trung kiên theo đường hẹp của Chúa Kitô

Trong phần vấn đáp, Chị Trinh lại bày tỏ cảm nhận của mình về bài giảng huấn của Cha Trần Quốc Anh, SJ

 

Anh Triết, cùng lớp với Đức TGM Ngô Quang Kiệt, đặt vấn đề "bạo lực trong Cựu Ước" với vị giảng huấn,

vì vị giảng huấn có nhắc tới biến cố Tiên tri Elia đã ra tay sát hại 300-400 tiên tri của Thần Baal.

(Anh Triết, trong giờ giải lao, cho em xem tấm hình chụp cả lớp của Đức Tổng Kiệt mới tu ở chủng viện Long Xuyên từ năm 1964)

 

 

Sau khi Cha Trần Quốc Anh, SJ, giải đáp cho Anh Triết, tham dự viên về vấn đề "bạo lực trong Cựu Ước",

em mạo muội bày tỏ cảm nghĩ của riêng em về vấn đề "bạo lực" đã từng làm cho nhiều người thuộc nội bộ Kitô hữu vẫn bị nhức nhối này.

 

Theo em, chính vì đức tin chân chính và thuần khiết của Dân Do Thái được Chúa chọn "thuộc về Chúa" mới xẩy ra những bạo lực, thậm chí bởi chính lệnh của Chúa (xem ĐNL 20:16-18; 1Sam 15:3);

bằng không, dân Do Thái sẽ bị nhiễm các tà thần dân ngoại chung sống với họ ở Đất Hứa (xem Gioduệ 22:12-13) và cuối cùng họ sẽ bỏ vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của mình.

Điển hình nhất là trường hợp của Vua Salomon khôn ngoan nhưng cuối cùng đã trắng trọn và ngang nhiên bỏ Vị Thiên Chúa Tối Cao của mình để theo các thê thiếp dân ngoại mà tôn thờ tà thần của họ.

 

(Vì không còn giờ nên em tạm kết ở ngay chỗ này, chứ không dám thêm những chi tiết quan thiết như ở dưới đây:)

 

Những cái chết về phần xác (của dân ngoại) để cứu lấy cái chết vô cùng khốn nạn về phần linh hồn vì mất đức tin (của Dân Chúa) là những gì đáng giá,

vẫn biết theo quan điểm nhân bản thuần túy thì không thể nào chấp nhận được bởi tính cách độc ác phi nhân bản của bạo lực;

tuy nhiên, tất cả là vì phần rỗi vô cùng cao quý trên hết của tất cả mọi người và của từng người, bao gồm cả phần rỗi của thành phần Dân Ngoại đối với Dân Chúa ngày xưa nữa,

như trường hợp của quân Ai Cập trước khi chết trong lòng Biển Đỏ đã nhận biết Chúa mà được rỗi nữa (Xuất Hành 14: 24-25; 17-18; 30-31):

 

"Vào lúc gần sáng, từ cột lửa và mây, ĐỨC CHÚA nhìn xuống hàng ngũ Ai-cập, Người gây rối loạn trong hàng ngũ chúng. 

Người làm cho chiến xa kẹt bánh, khiến chúng phải vất vả mới di chuyển nổi. Quân Ai-cập bảo nhau:

'Ta phải trốn bọn Ít-ra-en, vì ĐỨC CHÚA chiến đấu chống lại người Ai-cập để giúp họ'."

 

Tất cả toàn bộ mạc khải thần linh của Thiên Chúa trong Cựu ước nơi Lịch sử Cứu độ của Dân Do Thái là ở chỗ Ngài tỏ ra Ngài là Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, ngoài Ngài ra không còn Chúa nào khác.

Do đó, ý định và cách thức Thiên Chúa cứu độ con người bằng việc Ngài làm sao cho họ nhận biết Ngài là như thế,

cho dù họ phải trả giá bằng cái chết về thể lý của họ, vào chính lúc họ gián tiếp phạm đến Ngài khi họ dám chạm đến thành phân Dân được Ngài ưu tuyển và ở cùng:

 

"Ta sẽ làm cho lòng người Ai-cập ra chai đá. Chúng sẽ tiến vào theo sau các ngươi.

Bấy giờ Ta sẽ được vẻ vang hiển hách khi đánh bại Pha-ra-ô cùng toàn thể quân lực, chiến xa và kỵ binh của vua ấy.

 Người Ai-cập sẽ biết rằng chính Ta là ĐỨC CHÚA, khi Ta được vẻ vang hiển hách vì đã đánh bại Pha-ra-ô cùng chiến xa và kỵ binh của vua ấy."

 

Chính Dân Chúa cũng nhờ cái chết của thành phần Dân ngoại Ai Cập mà tin vào Chúa hơn,

nhờ đó thành phần Dân vốn cứng đầu cứng cổ liên lỉ bất trung, như sẽ thấy họ trong 40 năm vượt qua sa mạc, mới nhờ đó càng sống đẹp lòng Chúa hơn, khi họ biết nghe theo vị thừa sai Moisen của Ngài,

và như thế cái chết về thể lý của toàn bộ quân Ai Cập ở Biển Đỏ trở thành cái chết có giá trị để xứng đáng mang lại giá trị thiêng liêng vô giá cho cả Dân Chúa nữa:

 

"Ngày đó, ĐỨC CHÚA đã cứu Ít-ra-en khỏi tay quân Ai-cập. Ít-ra-en thấy quân Ai-cập phơi thây trên bờ biển. Ít-ra-en thấy ĐỨC CHÚA đã ra tay hùng mạnh đánh quân Ai-cập.

Toàn dân kính sợ ĐỨC CHÚA, tin vào ĐỨC CHÚA, tin vào ông Mô-sê, tôi trung của Người."

 

Chị TĐCTT Trần Hương Lan, vì đến muộn nên hỏi về phản ứng khi bị chế nhạo, đã được Cha giải quyết

Chị TĐCTT Đoàn Thanh Hà bày tỏ cảm nhận của mình về LTXC trong cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối

 

Đại diện Nhóm TĐCTT em ngỏ lời cám ơn Linh mục Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Quốc Anh, SJ, vị linh mục có bộ óc giảng dạy với tâm tình thương xót.

Xin theo dõi đề tài thứ 4 được ngài giảng huấn ở đường kết nối trực tuyến sau đây:

Con Đường Giêsu: Đức tin trung kiên thuộc về Chúa: https://youtube.com/live/Uz1CrWqNv8Y

 

Chị Trần Phan Hòa, Trưởng Nhóm TĐCTT San Jose, thay cho tham dự viên để kính tặng ngài một chút quà từ Khóa LTXC miễn phí hay đóng góp tùy tâm,
một chút quà đã được ngài sử dụng để làm việc bác ái như sau:

From: Anh Tran <aqtran@scu.edu>
Date: Sat, Sep 14, 2024 at 3:31 PM
Subject: Re: Khóa LTXC LXIX (69) GP San Jose 13-14/9/2024
To: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Cc: <peterluc.phan@dsj.org>, <revpeterlucphan@gmail.com>

Cám ơn cha Lực và anh Đa-minh Tĩnh đã cho tôi có dịp chia sẻ với các anh chị em. 
Cũng xin cám ơn món quà quý anh chị ở khóa đã gửi cho tôi.
Tôi đang loay hoay vì anh em bên VN viết thơ sang xin giúp chuyện bão lụt. May quá có ít tiền gửi về luôn...

Sau bài Thánh Ca để vừa hưởng ứng vừa đáp ứng đề tài vừa nghe (trên), tham dự viên đã nhận phép lành của vị Linh mục Giảng huấn (dưới)

 

Có 4 chị tham dự viên không muốn chụp chung - tất cả gần 40 anh chị em. Tạ ơn LTXC và cám ơn quý AC.

Phải có thêm 1 tấm hình nữa mới được, dù em nói không cần có em bởi em chụp tấm hình chung thiếu mất em.

Nhà Tạm ở đầu và bên phải hội trường kiêm nguyện đường, nghĩa là ở gian thánh hay gian phòng áo bao gồm các đồ thánh v.v.

Bên trên Nhà Tạm là Mặt Nhật có sẵn Mình Thánh nhưng không lộ thiên mà được che phủ bằng một tấm màn the bên ngoài

 

Sau khi cộng đoàn hát bài tôn thờ Thánh Thể là nghi thức tuyên hứa TĐCTT, một nghi thức ngoại lệ thường chỉ cuối khóa mới có.

 

 

Em bất ngờ đã nói về Nhóm TĐCTT cho tất cả mọi tham dự viên, đặc biệt cho quý AC không phải TĐCTT,

để rồi ngay sau đó em kêu gọi quý AC nào cảm thấy được LTXC tác động sau khi nghe về LTXC từ hôm qua đến sáng nay.

Và tự động tiến lên trước cung thánh, trước sự hiện diện thần linh của Chúa Giêsu Thánh Thể trong Mặt Nhật 5 anh chị em,

 

Sau khi quý AC đã chính thức tuyên hứa, Vị Linh mục chủ sự Chầu Thánh Thể đeo huy hiệu cho từng tân TĐCTT...

 

5 tân TĐCTT Khóa LTXC 69 GP San Jose California ngày 14/9/2024, từ trái sang phải:

Quý Chị Hồ Hương, Lê Tuyết Thoa, Phạm Thị Tâm, Nguyễn Thị NgaAnh Nguyễn Xuân Trường / Quang

 

Sau khi Chầu Thánh Thể, hay sau khi Tuyên hứa trước Chúa Giêsu Thánh Thể, và trước bữa trưa, quý AC tân TĐCTT mới điền mẫu ghi danh gia nhập Nhóm TĐCTT

 

3 Chị tân TĐCTT của Khóa LTXC 2023 đã tham dự Khóa 2024 đông đủ

 

3 chị được mời gọi lên trình diện trước Chúa Giêsu Thánh Thể (trong bình Thánh) trên bàn thờ,

và cả 3 đều mặc đồng phục TĐCTT trắng sẵn sàng thuộc về Nhóm TĐCTT ngay cả trước khi tuyên hứa.

 

 

Sau khi cùng nhau đọc Lời Tuyên Hứa trong Nội Quy (trên),

quý Chị tự động lấy Huy Hiệu TĐCTT trên bàn thờ đã được Cha Linh hướng Phan Thế Lực làm phép, để tự đeo lấy (dưới)

3 Chị tân TĐCTT 2023 (từ trái sang phải:) Chị Lê Thị Kim, Chị Vũ Mỹ Lệ  Chị Nguyễn Tuyết Trinh

 

Bữa trưa

 

 

Cử hành LTXC - Chuỗi Kinh Thương Xót

 

 

 

2 Đề Tài Hội Thảo 3 và 4 "Đứng Thẳng và ngước đầu lên"

 

Buổi chiều cả 2 ngày tĩnh tâm được phác họa để hội thảo về phần sau của chủ đề chung: "Đứng thẳng và ngước đầu lên".

Em đã lập lại các tư tưởng chính yếu mà em đã chia sẻ ở các Khóa LTXC trước, chứ không thâu trực tuyến lại làm gì.

Bởi đó, xin theo dõi 2 đề tài được chia sẻ ở Khóa LTXC 69 cho Thứ Bảy 14/9/2024 ở 2 đường kết nối bên dưới bản văn về từng đề tài.

 

 

Hội thảo Đề tài 3: Như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: 

"Đừng sợ, hãy mở rộng các cửa cho Chúa Kitô"

(Bài giảng Lễ Đăng quang Giáo Hoàng Chúa Nhật 22/10/1978)

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cắt nghĩa lời kêu gọi “đừng sợ“ trong Tác Phẩm Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng (Ấn bản Anh ngữ 1994, “Be Not Afraid”, trang 219-224 - Chuyển dịch: TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh) như sau:

 

“Cần phải hiểu lời kêu gọi ‘Đừng sợ!’ ở một nghĩa rất rộng. Ở một nghĩa nào đó, nó là lời kêu gọi được ngỏ cùng tất cả mọi dân tộc, một lời kêu gọi hãy chế ngự sợ hãi trong hoàn cảnh thế giới hiện đại, kể cả ở Đông phương lẫn Tây phương, ở Bắc phương lẫn Nam phương.

Đừng sợ những gì chính mình chế tạo ra, đừng sợ tất cả những gì con người sản xuất được, và là những gì ngày ngày trở nên nguy hiểm cho họ! Tóm lại, đừng sợ bản thân mình!

 

Tại sao chúng ta đừng sợ? Vì con người đã được Thiên Chúa cứu chuộc... Quyền năng nơi Thập Giá và Phục Sinh của Chúa Kitô là những gì mãnh liệt hơn bất cứ sự dữ nào khiến con người có thể hay cần phải sợ hãi”. (trang 219)

Ở vào cuối thiên kỷ thứ hai đây, có lẽ chúng ta cần hơn bao giờ hết những lời của Chúa Kitô Phục Sinh: ‘Đừng sợ!’. Con người, thành phần mà ngay cả sau cuộc sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản, vẫn không thôi sợ hãi và thực sự có nhiều lý do để cảm thấy như vậy, cần phải nghe thấy những lời ấy. .. Chỉ có một mình Người mới có thể tuyệt đối bảo đảm bằng lời tuyên phán: ‘Đừng sợ!’ mà thôi” ... "Con người hiện đại khó lòng mà trở về với đức tin được lắm, bởi vì họ sợ những đòi hỏi về luân lý như đức tin buộc họ phải thi hành…”. (trang 222). 

“Thiên Chúa đã chọn thời đại của chúng ta cho mục đích này. Có lẽ vì thế kỷ 20, mặc dù có những thành đạt không thể chối cãi về nhiều lãnh vực, cũng đã bị ghi dấu một cách đặc biệt bởi mầu nhiệm lỗi lầm / gian ác “mystery of iniquity”. Chúng ta đã tiến vào ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này. Những chân trời mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân loại, kèm theo đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có. Con người thường sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt mình vào vị thế của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho mình quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống con người. Họ muốn định đoạt sự sống con người bằng cách léo lái việc truyền giống cũng như muốn thiết định giới hạn sự chết. Khi loại trừ lề luật thần linh và những nguyên tắc luân lý, họ công khai tấn công cơ cấu gia đình. Bằng những cách thức khác nhau, họ cố gắng làm cho Thiên Chúa phải im hơi lặng tiếng nơi tâm can của con người; họ muốn làm cho Thiên Chúa “hoàn toàn khuất bóng” nơi văn hóa và lương tâm các dân tộc. “Mầu nhiệm lầm lỗi / gian ác” tiếp tục đánh dấu cái thực tại của thế giới này. (Trích đoạn 3 bài Giảng CN 18/8/2002 ở Đền Thánh LTXC Krakow Balan - Đaminh Maria cao tấn tĩnh dịch)

Những chi tiết được in mầu và đậm là những chi tiết được chia sẻ và tự kiểm thái độ "đứng thẳng và ngước đầu lên"

"Đứng thẳng và ngước đầu lên" như Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: https://youtube.com/live/vuUttFb9BWA

 

 

 

Hội thảo Đề tài 4: Như Đức Thánh Cha Phanxicô: 

"Đây là thời điểm thương xót... rất nhiều những thương tích" (Huấn từ hàng giáo sĩ Roma đầu Mùa Chay ngày 6/3/2014)

“Chúng ta đang sống trong thời điểm của tình thương đã 30 năm hay hơn thế nữa, cho đến hiện nay. Đây là thời điểm của tình thương trong toàn thể Giáo Hội. Nó đã được thiết lập bởi Chân Phước Gioan Phaolô II. Ngài đã ‘trực giác’ thấy rằng đây là thời điểm của tình thương. Chúng ta nhớ lại việc phong chân phước và hiển thánh cho Nữ Tu Faustina Kowalska; sau đó ngài đã lập lễ Lòng Thương Xót Chúa. Ngài đã đi từ từ, từ từ, và đã dẫn đầu về điều này...

“Ngày nay, chúng ta có thể nghĩ về Giáo Hội như là ‘một bệnh viện lưu động - a field hospital’... Cần phải chữa trị các vết thương, rất ư là nhiều vết thương! Rất ư là nhiều vết thương! Có rất nhiều người bị thương, bởi các vấn đề về vật chất, bởi gương mù gương xấu, cả ở trong Giáo Hội nữa... Thành phần bị thương bởi những ảo tưởng của thế gian... Khi một người bị thương thì họ cần được chữa trị lập tức, chứ không phải là các thứ phân tích, như tầm quan trọng của vấn đề cao mỡ, cao đường... Thế nhưng vết thương ngay đó, hãy chữa trị vết thương đã, sau đó chúng ta mới lưu ý tới việc phân tích. Bấy giờ người chuyên viên ra tay chữa trị, thế nhưng cần chữa trị các vết thương bên ngoài trước. Đối với tôi, vào lúc này đây, đó là những gì quan trọng nhất. Rồi cũng có cả các vết thương sâu kín nữa, vì có những con người rời xa khiến không thấy được các vết thương của họ... Có những con người rời xa vì hổ thẹn, vì ngại ngùng để lộ ra vết thương của họ.... Và họ rời xa có lẽ mang một bộ mặt lầm lỡ khác với Giáo Hội, nhưng tận thâm tâm họ mang một vết thương đau... Họ cần một vỗ về nào đó!” (Huấn từ hàng giáo sĩ Roma đầu Mùa Chay ngày 6/3/2014).

“Bởi vậy chúng ta hãy xông pha (go forth), chúng ta hãy xông pha để cống hiến cho hết mọi người sự sống của Chúa Giêsu Kitô. Ở đây tôi muốn lập lại cho toàn thể Giáo Hội những gì tôi đã thường nói với các linh mục và giáo dân ở Buenos Aires rằng: Tôi thích một Giáo Hội bị bầm dập, đớn đau và lem luốc vì xuống đường vào đời hơn là một Giáo Hội thiếu lành mạnh bởi bị giam hãm và dính chặt với cái an toàn của mình (I prefer a Church which is bruised, hurting and dirty because it has been out on the streets, rather than a Church which is unhealthy from being confined and from clinging to its own security).… Nếu một điều gì đó có lý quấy rầy chúng ta và khiến cho lương tâm của chúng ta cảm thấy áy náy, thì đó là sự kiện là có rất nhiều anh chị em của chúng ta đang sống không có sức mạnh, ánh sáng và niềm ủi an là những gì xuất phát từ tình thân hữu với Chúa Giêsu Kitô, không có một cộng đồng đức tin để nâng đỡ họ, không có ý nghĩa và mục đích trong đời. Niềm hy vọng của tôi đó là chúng ta sẽ được tác động bởi nỗi lo sợ, hơn cái sợ bị lầm đường lạc lối, trong việc cứ khép kín trong các thứ cơ cấu cống hiến cho chúng ta một cảm giác sai lầm về sự an toàn, trong các thứ luật lệ khiến chúng ta có những phán đoán thô lỗ, trong những thứ thói quen khiến cho chúng ta cảm thấy an toàn, trong khi đó thì ở ngay cửa nhà của mình, dân chúng đang chết đói và Chúa Giêsu vẫn không ngừng nói với chúng ta rằng: ‘Các con hãy cho họ ăn gì đi.’" (Mk 6:37).

Những chi tiết được in mầu và đậm là những chi tiết được chia sẻ và tự kiểm thái độ "đứng thẳng và ngước đầu lên"

"Đứng thẳng và ngước đầu lên" như Đức Thánh Cha Phanxicô: https://youtube.com/live/Qbf_ABQYC9Q

 

 

Tâm Sự Kết Khóa

 

Chị Trần Phan Hòa, Trưởng Nhóm TĐCTT San Jose, đã nói đến 2 vấn đề chính là Khóa LTXC và Sinh Hoạt hằng tháng của nhóm

Về Khóa LTXC, chị đã ngỏ lời cám ơn anh chị em TĐCTT đã tham dự và phục vụ

Về sinh hoạt hằng tháng của nhóm cần phải đổi giờ theo qui định mới của TTCG, thay vì sau Lễ 6 giờ thì trước lễ từ 4:30 pm.

Em cũng báo trước về biến cố Năm Thánh 2025 TĐCTT sẽ hội ngộ theo vùng, như vùng Tây Hoa Kỳ có Nam Bắc CA ở OC - Quý AC SJ tỏ ra hưỏng ứng ngay.

 

 

Sau 2 lần từ chối không được, em xin góp số tiền Nhóm TĐCTT tặng cho em ở Khóa LTXC 2024 này vào tiệc gây quỹ của Cha Phan Thế Lực sau khi kết Khóa.

Nếu phải cám ơn thì em phải cám ơn quí TĐCTT tham dự, nhất là Ban Tổ Chức TĐCTT, bao gồm đặc biệt AC Đạt Hòa, trưởng nhóm, và Chị Nguyễn Kim Thoa, phó nhóm,

đã chẳng những bỏ giờ mà còn công của, (vì đóng góp từ tham dự viên vẫn không đủ cho hội trường và 2 vị giảng huấn), để có được một Khóa LTXC tốt đẹp trong LTXC.

Xin LTXC luôn là niềm vui "hiệp thông, tham gia và phục vụ / sứ vụ - communion, participation and mission" của TĐCTT chúng ta.

 

Em cũng xin cám ơn quý AC đã đóng góp vào Quỹ Truyền Giáo 10/2024 của Nhóm TĐCTT cho Hành Trình Truyền Giáo Tận Cùng Trái Đất Phi Châu chặng 2 ở Mozambique

 

$500.00 - AC Đạt Hòa

$500.00 - Chị Nguyễn Ngàn

$300.00 - Chị Vũ Mỹ Lệ

$100.00 - Chị Nguyễn Thị Hoàng

$100.00 - Chị Đỗ Dung, thân hữu của Chị Phan Hòa

$060.00 - Chị Phạm Bách

$050.00 - Chị Tiêu Linh, tham dự viên

$020.00 - Chị Bùi Kim

1,630.00 - Tổng cộng

 

 

Tiệc Gây Quỹ cho Giáo xứ Chúa Kitô Vua của Cha Linh hướng Phan Thế Lực

 

Dù chỉ là Phó Xứ, Cha Linh hướng Phan Thế Lực của Nhóm TĐCTT vẫn tự nguyện dấn thân thực hiện các bữa tiệc gây quỹ

để trả nợ cho Giáo xứ vừa nhỏ vừa nghèo của GP San Jose.

 

Nhóm TĐCTT chỉ có 7 người (từ trái sang phải:) Quý Chị Vũ Mỹ Lệ, Nguyễn Kim Thoa, Vũ Thị Liên, Phan Kim Dung, Hồ Hương và Bùi Thị Mùi.

Cho dù không đủ một bàn 10 người, vì nhiều anh chị em TĐCTT bận việc khác cùng thời điểm, hay ngồi bàn của một hội đoàn khác như GĐTHĐC,

nhưng số tiền của bàn 7 TĐCTT này vẫn góp được gần 1 ngàn MK như đầy bàn 10 người mỗi người góp tặng 100 MK vậy. Tạ ơn LTXC.

 

 

Hành Trình LTXC

 

(3 tấm hình ngay dưới đây được sử dụng để minh họa chuyến Tông du 45 của ĐTC Phanxicô,

vì chúng là phong cảnh của Giáo phận San Bernardino khi chuyến bay Southwest từ San Jose Bắc California gần hạ cánh ở phi trường Ontario Nam California)

 

 

Từ lâu Đức Thánh Cha đã đặc biệt quan tâm đến các Giáo hội ở vùng ngoại biên.

Chiều Chúa Nhật ngày 8/9 Đức Thánh Cha đã viếng thăm và gặp gỡ hàng chục ngàn tín hữu của giáo phận Vanimo, một giáo phận xa xôi ở vùng ngoại vi của Papua New Guinea.

Một điều đặc biệt thể hiện tình yêu thương của Đức Thánh Cha, sự quan tâm của người cha đối với những người con nghèo khổ thiếu thốn,

khi ngài mang theo hàng tấn thuốc men, nhạc cụ và thông điệp yêu thương dành cho những người dân nghèo này...

Ngài khởi hành bằng máy bay vận tải C-130 của Không quân Hoàng gia Úc từ Port Moresby đến Vanimo.

 

 

Vanimo nằm ở bờ biển phía tây bắc của Papua New Guinea, gần biên giới của Papua New Guinea với Indonesia, nơi rừng rậm giáp biển, và phần lớn chỉ có thể đến bằng máy bay hoặc thuyền.

Có một sân bay nhỏ, nhưng không có loại xe có thang máy dành cho xe lăn mà Đức Thánh Cha cần để lên và xuống máy bay.

Vì lý do đó, và vì số hàng hóa được tặng và mua mà Đức Thánh Cha mang đến,

nên Đức Thánh Cha đã sử dụng máy bay vận tải C-130 của Không quân Hoàng gia Úc để ngài có thể lên và xuống bằng đường dốc phía cuối máy bay. (AP 08/09/2024)

 

 

Cầu nối từ cửa máy bay vào bên trong phi trường ở các phi trường để hành khách khỏi phải xuống máy bay mà đi bộ hay đi bus vào.

Vì ĐTC bay từ thủ đô Port Moresby ở miền nam lên Vanimo miền bắc bằng máy bay chở đồ C-130 mà ngài phải xuống máy bay ở đằng đuôi máy bay.

 

Vanimo Surf Lodge | PNG Surf Holiday | Perfect Wave Travel

      Trong Diễn văn của ĐTC Phanxicô
 ngỏ cùng tín hữu giáo phận Vanimo ngày mùng 8/9/2024 ngài đã tả cảnh ở
Vanimo như sau (3 tấm hình cả trên đây và dưới đây là cảnh ở Vanimo thuộc Papua New Guinea):

Vanimo Surf Lodge | World Surfaris

 

"Anh chị em sống trong một vùng đất tráng lệ, phong phú với nhiều loại thực vật và chim chóc, nơi chúng ta không thể nói nên lời nhưng chỉ biết ngạc nhiên trước màu sắc,

âm thanh và hương thơm cũng như cảnh tượng hùng vĩ của thiên nhiên, một thiên nhiên bùng nổ phát sinh sự sống, gợi lên hình ảnh Vườn Địa Đàng!"

 

Vanimo Surf Lodge | World Surfaris

 

"Nhiều du khách, sau khi đến thăm đất nước của anh chị em, khi trở về, họ nói rằng họ đã nhìn thấy 'thiên đường'...

Papua New Guinea nổi tiếng không chỉ vì hệ động thực vật đa dạng, vì những bãi biển mê hoặc và làn nước biển trong xanh mà còn và trên hết là vì những con người tốt bụng mà họ gặp ở đó"

 

Nhóm TĐCTT xin hẹn chung Papua New Guinea và riêng Vanimo trong Hành Trình Truyền Giáo Trời Mới Đất Mới 2028 nhé.

 

 

 

From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Tue, Sep 17, 2024 at 6:07 AM
Subject: Tường Trình Khóa LTXC 69 ở San Jose 13-14/9/2024
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: Cha Luc SJ <revpeterlucphan@gmail.com>, Peter Luc Phan <peterluc.phan@dsj.org>, Cha Phan Thế Luc <Pphan@dsj.org>, Anh Tran <aqtran@scu.edu>

 

Nhân loại sẽ không có hòa bình cho đến khi họ quay về tin tưởng vào lòng thương xót của Cha (Thánh Faustina - Nhật ký khoản 300)


Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao 2024  

 

Tạ ơn LTXC đã cho TĐCTT chúng ta lại được hoàn tất Khóa LTXC thứ 6 trong năm 2024 cũng là Khóa 69 từ năm 2011 rất tốt đẹp theo sự an bài quan phòng thần linh của LTXC cuối tuần vừa qua.

Chúng con xin cám ơn Cha Phan Thế Lực, linh hướng Nhóm TĐCTT GP San Jose, đã luôn trợ giúp chúng con và đến với Khóa LTXC của chúng con hằng năm.

Chúng con xin cám ơn Cha Giáo sư tiến sĩ Trần Quốc Anh, SJ, đã không quản ngại đường xá xa xôi và thành phần giáo dân tầm thường chúng con ít ỏi để đến giảng huấn cho chúng con.

Chúng em xin cám ơn quí AC ngoài Nhóm đã đến tham dự, nhất là 5 anh chị đã dấn thân tuyên hứa gia nhập Nhóm TĐCTT để đáp ứng lời kêu gọi "làm chứng cho tình thương" của ĐTC GP II.

Em xin đặc biệt cám ơn AC Đạt Hòa Trưởng Nhóm, Chị Nguyễn Kim Thoa Phó Nhóm, và cặp TĐCTT  AC Thanh Thưởng, tất cả đã hết tình và hết mình phổ biến cùng phục vụ Khóa LTXC 69 này.

Cám ơn chung Quý AC TĐCTT đã mời gọi thêm tham dự viên và chính mình cũng tham dự, đã đóng góp vật chất cho Khóa này, cũng như đóng góp cho Quỹ Truyền Giáo 10/2024 ở Mozambique.

 

Xin Chúa Giêsu Kitô là “Dung Nhan Thương Xót” (Misericordiae Vultus - ĐTC Phanxico 11/4/2015) biến hình trong cuộc sống chứng nhân thương xót của TĐCTT, 

để chúng con trở nên những trạm phát sóng thương xót cho các linh hồn cần đến LTXC hơn trong thời điểm thương xót hiện nay. Amen.

 

em tĩnh

 

Với tâm tình tri ân cảm tạ LTXC và biết ơn nhau, xin mời quý AC theo dõi bài tường trình ở đường kết nối sau đây:

Khóa LTXC LXIX 13-14/9/2024 ở Giáo Phận San Jose California