THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương

 

 

Khóa LTXC LXV (65) 21-22/6/2024 ở TGP Philadelphia PA

 

(Cha Nguyễn Phú An vào giờ chót rất tiếc đã báo không thể giảng huấn bởi tai nạn bất ngờ ở Florida, nên chương trình đã phải gấp rút sắp xếp lại)

 

CHƯƠNG TRÌNH

 Thứ Sáu 21/6/2024

Sáng 

8:30 - Điểm danh và điểm tâm nhẹ

9:00 - Chào đón và dẫn nhập

9:15 – Kinh Mân Côi

9:45 - Giảng huấn Đề tài 1: Hiện tượng Giáo huấn Kitô giáo bị xuyên tạc lừa đảo bởi "những kitô giả và những tiên tri giả false christs and false prophets(Mt. 24:24) - Cha Nguyễn Thành Huyên, CSsR

10:45 - Giải lao

11:00 - Giảng huấn Đề tài 2: Hiện tượng Đức tin Kitô giáo bị khủng hoảng đến phá sản nơi "tình trạng bỏ đạo rối đạo / the apostasy" (2Thessalonica 2:3) - Cha Nguyễn Thành Huyên, CSsR

12:00 - Chầu Thánh Thể và chụp hình 

Chiều
12:30

12:30- Bữa trưa

13:30 - Hội thảo Đề tài 1- Như Mẹ Maria: "Đứng kề thập giá Chúa Giêsu có Mẹ của Người" (Gioan 19:25) 

14:45 - Giải lao

15:00 - Cử hành LTXC: Chuỗi Kinh Thương Xót

15:30 - Hội thảo Đề tài 2: Như Chị Thánh Faustina: "Đó là dấu hiệu cho ngày cùng thánh tận..." (Nhật ký khoản 848)

16:45 - Giải lao

17:00 - Thánh lễ - và ai cần có thể lãnh nhận Bí Tích hòa giải

18:00 - Hẹn tái ngộ Thứ Bảy ngày tĩnh tâm Hội Thảo dưới sự hướng dẫn của Mẹ Maria, Thánh Faustina, Thánh Gioan Phaolô II và ĐTC Phanxicô về tác động "... các con hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên..."

  

Thứ Bảy 22/6/2024

Sáng

8:00 - Điểm danh và Điểm tâm nhẹ

8:30 - Cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô và LTXC - Cầu Kinh Mân Côi và Chuỗi Thương Xót

9:00 - Hội thảo Đề tài 3: Như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II"Đừng sợ, hãy mở rộng các cửa cho Chúa Kitô" (Bài giảng Lễ Đăng quang Giáo Hoàng Chúa Nhật 22/10/1978)

10:15 - Giải lao

10:30 - Hội thảo Đề tài 4: Như Đức Thánh Cha Phanxicô"Rất nhiều các vết thương - một bệnh viện lưu động" (Với hàng giáo sĩ Roma 6/3/2014)

11:45 - Giải lao

Chiều

12:00 - Bữa trưa

13:00 - Tâm sự kết khóa

13:45 - Thu dọn

14:30 - Giờ kính Đức Mẹ

15:00 - Thánh lễ kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, bao gồm cả nghi thức tuyên hứa TĐCTT

 

 

 

3 Khóa LTXC 2022, 2023 và 2024, sau đại dịch Covid-19, em được AC Quang Dậu, TĐCTT V 2013,

đưa đón từ phi trường Philadelphia về trọ ngôi nhà lâu đời của AC, với một phòng riêng và với các bữa ăn thanh đạm organic mà thân tình

 

 

Ngôi nhà này đã từng là tổ ấm gia đình AC, nơi 3 người con của AC, 1 gái 2 trai, đã chung sống, nay đã thành nhân và lập nghiệp,

chỉ còn lại hai vợ chồng, và từ ngôi nhà này AC đã chở em đến Đền Thánh Gioan Neumann cách 45 phút lái xe để cùng AC phục vụ Khóa LTXC hằng năm

 

Hiện trường của toàn bộ Đền Thánh Gioan Nuemann và riêng Trung Tâm Thánh Gioan Neumann, em chụp và phổ biến ở 2 khóa LTXC 2022 và 2023.

Tấm hình trên cho thấy từ cửa sát với đường xe vào là một hành lang thoáng rộng và ở bên phía trái là cửa để tiến vào Hội Trường / Hall, nơi tổ chức tĩnh tâm của Nhóm TĐCTT

 

 

 

 

Lắng Nghe Giảng Huấn 

 

"khi các sự ấy bắt đầu xẩy ra..."

 

Cha Nguyễn Thành Huyên, CSSr, đang phục vụ Cộng đoàn dân Chúa ở Giáo xứ Đức Mẹ Thăm Viếng và ở Đền Thánh Gioan Neumann.

Ngài cùng lớp khấn (27/6/2012) và linh mục (6/11/2021) với Cha Lê Thanh Huấn, CSSr, vị đã hướng dẫn Nhóm TĐCTT 2 năm rưỡi, cho tới ngày 3/4/2024

với các buổi hội ngộ hàng tháng vào Chúa Nhật Tuần thứ 4 và với 2 Khóa LTXC 2022 và 2023.

 

 

Đề tài đầu tiên của ngài về "Kitô giả và tiên tri giả" (Mt 24:24), dấu hiệu chính yếu được Chúa Giêsu cảnh báo "khi các con thấy những sự ấy bắt đầu xẩy ra".

Ngài đã dẫn chứng 1 ví dụ điển hình trên tick tock đó là có 2 nam Phật tử đã nói với nhau về Kitô giáo,

một tôn giáo coi tín hữu của mình là con vật: "con chiên", trong khi Phật giáo giúp cho con người thành Phật.

Tuy nhiên, có một đấng bậc trong Giáo Hội đã phân giải cho thấy "con chiên" đây ám chỉ tình đoàn kết trong một đàn chiên,

và đàn chiên này nhờ đó mới trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô là Chủ Chiên duy nhất, và nhờ bởi Vị Thiên Chúa Làm Người này họ trở nên Thiên Chúa.

 

 

Tiếp theo, ngài đã trưng dẫn thêm những chủ trương và việc làm sai lạc của Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc: sai Kinh Thánh và bất phục Giáo Hội

 

Vị giảng huấn tiếp tục nêu lên những xác tín chân thật của Giáo Hội về những gì đã từng bị xuyên tạc trong thế giới đang bị khủng hoảng đức tin hiện nay:

1. Chỉ có 1 Giáo Hội duy nhất do chính Chúa Kitô thiết lập, chuú không bởi một ai khác;
2. Giám mục địa phương là vị chủ chiên có thẩm quyền trong Giáo phận của ngài và phải tuân phục ngài;
3. Thánh kinh do được linh ứng chứ không phải do cảm xúc, và phải hiểu theo linh ứng dưới sự hướng dẫn của Giáo Hội;


4. Thánh thể không phải là biểu tượng và là một thực tại thần linh;
5. Thánh lễ hiện thực Ơn cứu chuộc vào chính lúc cử hành Thánh Thể;
6. Không tôn thờ mà là tôn kính Đức Mẹ và các Thánh cũng cầu cho người chết theo chiều hướng các Thánh cùng thông Công;
7. Ơn cứu chuộc có tính cách phổ quát không phải chỉ cho những ai đã lãnh nhận phép rửa.

Cha Nguyễn Thành Huyên, sau 15 phút giải lao, đã tiếp tục đề tài 2 về tình trạng "bỏ đạo rối đạo / apostacy" (2Thessalonica 2:3).

Ngài đã mở đầu với trường hợp của 2 nguyên tổ đã loại bỏ Thiên Chúa ngay từ ban đầu

Ngài áp dụng vào đời sống đạo của Kitô hữu, thành phần thường có vấn đề trong tương quan với Thiên Chúa,

ở chỗ sống theo chủ nghĩa cá nhân, coi cơm áo gạo tiền hơn Chúa, nuông chiều bản thân mình, nên hiểu Thánh kinh nông cạn, coi thường các Bí Tích Thánh v.v.

Ngài đặt lại vấn đề "có thực mới vực được đạo", nhưng đạo chỉ chân thực và tồn tại vì tự mình là chân lý và chất chứa tất cả những gì là chân thật trọn hảo,

chứ không phải nhu cầu tự nhiên dù cần thiết bất khả thiếu, bằng không con người sẽ chẳng còn đạo nghĩa gì với Chúa nữa, dễ đi đến chỗ bỏ đạo, rối đạo ...

 

Cuối cùng ngài đã ban phép lành cho tham dự viên.

Rất tiếc ngài không cho thâu trực tuyến 2 bài giảng huấn của ngài dù để làm tài liệu và chỉ phổ biến sau này trong/cho nội bộ

Sau đó tất cả cùng nguyện Kinh Truyền Tin vào đúng 12 giờ trưa rồi chụp hình lưu niệm với Cha, vị linh mục tân linh hướng của Nhóm TĐCTT

 

 

Đa số tham dự viên là TĐCTT, ngoại trừ 4 tham dự viên mới được TĐCTT mời gọi tham dự; ngoài ra, không thấy một ai ở 3 cộng đoàn Đền Thánh, GX Đức Mẹ Thăm Viếng và GX Máu Châu Báu Chúa Kitô

 

 

 

3 cộng đoàn đã được quí Cha đang phục vụ tiếp tay với Nhóm TĐCTT thông báo và kêu gọi tham dự

 

 

 

 

Tẩm Bổ Tâm Linh

 

"Hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên"

 

 

 

2 Năm đầu, 2011 và 2012, khi bắt đầu tổ chức tĩnh tâm để loan truyền LTXC cho và trong cộng đồng Công giáo VN ở Hoa Kỳ,

Nhóm TĐCTT đã tổ chức 2 khóa 1 năm, khóa Tháng 6 ở Marywood Retreat Center và khóa Tháng 8 ở Saint Patrick.

Khóa Tháng 6 cho chung cộng đồng theo chiều hướng dẫn nhập tổng quan "Hãy đến với Cha" (Mathêu 11:28);

Khóa Tháng 8 cao hơn, cho riêng những tâm hồn nào cảm thấy cần phải đi sâu hơn vào LTXC, theo chiều hướng "Hãy học cùng Cha" (Mathêu 11:29).

Sau đó, nếu cảm thấy được LTXC thúc đẩy, tham dự viên ở khóa Tháng 8 mới tuyên hứa gia nhập Nhóm TĐCTT.

 

 

Tuy nhiên, đến năm 2013, chỉ còn 1 khóa duy nhất, gọi chung là Khóa LTXC, được bắt đầu với Khóa VII, một khóa bao gồm nhiều anh chị em ở các nơi xa,

từ Giáo phận Portland Oregon, từ Giáo phận Phoenix Arizona, từ Giáo phận San Diego California, thậm chí từ Giáo phận Vinh ở Việt Nam v.v.

Bởi vì, nếu phải tham dự 2 khóa liền trong vòng 1 năm mới được tuyên hứa thì bất khả với các anh chị em ở xa.

Năm 2013 khóa LTXC đầu tiên trong năm đó là Khóa LTXC V tại National Shrine of St. Katherine de Drexil ở TGP Philadelphia PA,

tuy nhiên, nơi đầu tiên được mở Khóa LTXC ngoài Nam California là Khóa "Hãy đến với Cha" 24-26/2/1012 tại Nhà Thờ Các Thánh Anh Hài TGP Philadelphia.

Sở dĩ TGP Philadelphia là nơi đầu tiên Nhóm TĐCTT tổ chức Khóa LTXC ngoài Nam California là nhờ các AC Đạo Binh Hồn Nhỏ ở Virginia và Philadelphia

quen biết với em, bấy giờ em đang làm phó trung ương của Đạo Binh Hồn Nhỏ Việt Nam ở Hoa Kỳ, muốn em mở một Khóa LTXC đặc biệt "Hãy đến với Cha III" cho họ,

vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 (30-9-1/10) ở St. Patrick, dịp họ sang Orange County để mừng Đạo Binh Hồn Nhỏ Việt Nam Hải Ngoại sinh hoạt 33 năm (1978 - 2011)

 

 

Tuy nhiên, năm 2024, sau khi mừng 15 năm khởi động 10/2023, chiều hướng 2 cấp tĩnh tâm được tái tấu, nhưng chỉ trong một khóa duy nhất mà thôi.

Ở chỗ, ngày đầu về LTXC theo mạc khải Thánh Kinh, được quí linh mục giảng huấn, và ngày thứ hai về LTXC tu đức theo lời và gương Đức Mẹ, các Thánh và ĐTC Phanxicô.

 

 

Năm 2024 này, vì là năm theo chiều hướng "thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao" (ĐTC Gioan Phaolô II Balan ngày 17/8/2002)

mà chủ đề là "nếu các con thấy những sự ấy sắp xẩy ra thì hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên" (Luca 21:28). 

Theo kinh nghiệm qua 2 khóa LTXC 64 ở OC CA 14-15/6 và Khóa LTXC 65 ở Philadelphia 21-22/6 thì tham dự viên rất hào hứng hội thảo

và đều xin cho đầy đủ tài liệu hiếm quý được phân nhóm hội thảo sau đó còn được đúc kết chung một cách sâu xa thấm thía hơn nữa!

 

 

Quý Linh mục được mời để giảng huấn ngày đầu tiên về 4 đề tài khác nhau liên quan đến "những sự ấy sắp xẩy ra":

1- Hiện tượng Giáo huấn Kitô giáo bị xuyên tạc lừa đảo bởi "những kitô giả và những tiên tri giả / false christs and false prophets" (Mt. 24:24)
2- Hiện tượng Đức tin Kitô giáo bị khủng hoảng đến phá sản nơi "tình trạng bỏ đạo rối đạo / the apostasy" (2Thessalonica 2:3)
3- Hiện tượng Chứng nhân Kitô giáo bị bách hại bởi "những kẻ nhạo báng lừa dối / deceitful mockers" (2Phêrô 3:3)
4- Hiện tượng Giáo Hội bị tấn công khi: "doanh trại Các Thánh và Thành Đô yêu dấu bị bao vây / encompassed the camp of the Saints and the Beloved City" (KH 20:9)

 

 

Phần hội thảo theo chiều hướng "hãy đứng thẳng và ngẫng đầu lên" (Luca 21:28)

Sau phần hội thảo riêng từng nhóm, đại diện nhóm cho biết về những gì nhóm mình đã cảm nhận về đề tài:

"Đâu là dấu hiệu cho thấy thành phần kitô giả, tiên tri giả?"

 Phó tế to be Mai Hữu Sang (trên), TĐCTT 2023, thay nhóm lão thành 9 người, do Anh Nguyễn Khắc Quang điều hành;

Chị Trần Hương Helen (dưới), tham dự viên và dự TĐCTT, đại diện nhóm trẻ trung, 10 anh chị em, do Anh Lê Ngọc điều hành. 

 

 

4 đề tài chính yếu cho các buổi hội thảo đều căn cứ vào lời huấn dụ và gương của Đức Mẹ (1), của 2 vị Thánh về LTXC Faustina & Gioan Phaolô II và của ĐTC Phanxicô

"Đứng thẳng và ngẩng đầu lên" như Mẹ Maria: "Đứng kề bên thập giá của Chúa Giêsu có Mẹ Người” (Gioan 19:25);
"Đứng thẳng và ngẩng đầu lên" như Chị Thánh Faustina: "Chúa Giêsu muốn khổ đau chứ không phải là cái chết" (Nhật ký khoản 1613);
"Đứng thẳng và ngẩng đầu lên" như
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: "Đừng sợ, hãy mở rộng các cửa cho Chúa Kitô" (Bài giảng Lễ Đăng quang Giáo Hoàng Chúa Nhật 22/10/1978);
"Đứng thẳng và ngẩng đầu lên" như Đức Thánh Cha Phanxicô: "Đây là thời điểm thương xót... rất nhiều những thương tích" (Huấn từ hàng giáo sĩ Roma đầu Mùa Chay ngày 6/3/2014).

 

 

"Đứng thẳng và ngẩng đầu lên" như Mẹ Maria: 

 

"Đứng kề bên thập giá của Chúa Giêsu có Mẹ Người” 

(Gioan 19:25)

 

Mẹ Maria vẫn đứng bên Thánh Giá, vững vàng như một cột đồng trụ giữa muôn lớp sóng đau khổ mãnh liệt hãi hùng…. Lúc ấy đã là chiều áp ngày Sa-bát đại lễ. Để chuẩn bị mừng lễ mà không phải bận tâm gì với mấy tử tội, người Dothái đến xin với Philatô cho phép họ đập giập ống chân ba người tử tội để họ chóng chết mà tháo xác xuống ngay chiều hôm ấy. Viên trấn thủ bằng lòng. Bọn lính đến đập giập ống chân hai kẻ ác phạm còn sống, nhưng Chúa Giêsu, thấy Ngài đã chết, chúng không đập ống chân Ngài nữa. Nhưng một người lính tên là Longinô, muốn chắc Chúa Giêsu đã chết thật, đã đến gần Chúa, phóng chiếc đòng lên, cắm vào ngực Chúa. Đòng cắm vào thấu Trái Tim Chúa, liền có Nước và Máu chảy ra, như thánh Gioan chứng kiến đã thuật lại trong Phúc Âm của ngài. Mẹ Maria lúc ấy cũng bị đâm thâu vào Trái Tim bằng một sự đau đớn y như chịu một lưỡi đòng cắm vào, và cái đau của linh hồn Mẹ còn nhức nhối hơn nữa.

Lời Mẹ Maria Huấn Dụ sau từng biến cố:

Hỡi con, Mẹ muốn từ nay con hãy sống như đã chịu tử nạn thập giá với Chúa Giêsu, trở nên tương tự Đấng làm mô phạm đáng tôn thờ, bằng cách con chết khỏi đời sống trần gian. Loài người đã sống xa gương mẫu ấy biết bao. Họ tìm cách làm cho luật Chúa giảm bớt đi cho dễ chịu, và mặc cả phần rỗi họ để mua nước trời với một giá rẻ, liều mất luôn nước ấy. Thật là ảo tưởng nguy hại!

Quả thật, ma quỷ càng căm giận vì những điều con đã viết ra về nó, nó càng cố gắng gian giảo để làm con lạc xa tâm tình ấy. Con ngạc nhiên vì nó đã bị Chúa Giêsu đánh cho tơi bời như vậy, mà còn có thể bành trướng quyền hành của nó trên thế giới rộng đến thế. Nhưng ở thời sơ khởi của đạo Chúa, không như vậy đâu. Các tín hữu thời ấy rất xúc động vì cuộc Tử Nạn của Chúa, vì tình thương và gương sáng của Chúa, họ đã thực hành những nhân đức anh hùng nhất, và ma quỷ không hề dám đến gần họ, nhất là không dám đến gần các Tông đồ. Ngày nay người ta đã lìa bỏ con đường Thánh Giá, để theo đường thoả mãn xác thịt: do đó mà Satan mới thống trị. Để con khỏi bị lôi cuốn vào con đường trầm luân này, con hãy đau đớn khóc than vì các linh hồn hư mất, hãy suy niệm những mầu nhiệm Nhập Thế và Tử Nạn của Chúa. Sự nhớ đến các mầu nhiệm ấy làm cho lũ đầu đảng hoả ngục phải kinh hồn.

Con cũng đừng quên vào ẩn náu trong Trái Tim của Thầy Chí Thánh con. Chúa đã muốn cho lưỡi đòng mở Trái Tim Chúa ra mãi mãi cho loài người, để họ đến kín múc ở nguồn mạch ấy tình yêu dịu dàng của Ngài, và để họ cư ngụ trong đó như trong một nơi ẩn trú an toàn nhất.

(Huyền Đô Huyền Nhiệm: Truyện Đời Đức Mẹ - Phạm Duy Lễ CMC chuyển dịch)

 

 

 

"Đứng thẳng và ngẩng đầu lên" như Chị Thánh Faustina: 

 

"Chúa Giêsu muốn khổ đau chứ không phải là cái chết"

(Nhật ký khoản 1613)

 

Ngày 16/9/1937. Con rất mun làm gi Thánh trước Thánh Th hôm nay. Nhưng Chúa li không mun như thế. Vào lúc 8 gi con cm thy qun qui vi nhng cơn đau đớn d di đến độ con phi lên giường ngay tc khc. Con b git kinh phong đớn đau 3 tiếng đồng h; tc là cho đến 11 gi đêm. Không có mt th thuc nào giúp được con hết, và con nut bt c gì vào con đều ma ra. Có nhng lúc nhng đớn đau khiến con không còn biết gì na. Chúa Giêsu cho con nhn thc được rng nh thế con đã được tham d vào cuc kh i ca Người trong vườn Cây Du, và chính Người đã cho phép nhng kh đau này xy ra để đền t Thiên Chúa v nhng con người b sát hi trong bng d ca nhng người m ti li. Con đã tri qua nhng kh đau này cho đến nay là ln th ba. Chúng bao gi cũng bt đầu xy ra vào lúc 8 gi ti và kéo dài cho tới 11 gi đêm. Không có mt th thuc nào có th làm gim bt nhng kh đau y. Đến 11 gi thì chúng t nhiên hết, và by gi con thiếp ng đi. Ngày hôm sau con cm thy rt yếu… Khi con nghĩ rng con có th chu như thế na thì con cm thy rùng mình kinh sợ. Thế nhưng con không biết rng con s chu như thế na hay chăng; con để mc điu y cho Chúa. Nhng gì Chúa mun gi ti con s chp nhn cách ngoan ngoãn và mến yêu. Min là con có th cu được dù ch mt con người khi b sát hi nh nhng khổ đau này! - Nhật Ký – 1276

Ngày 20/2/1938. Hôm nay Chúa nói với con rằng: “Cha cần đến những đau khổ của con để cứu các linh hồn”. Ôi Giêsu ơi, xin hãy thực hiện những gì Chúa muốn nơi con. Con không có can đảm để xin Chúa Giêsu cho được chịu nhiều đau khổ hơn nữa, vì đêm hôm trước con đã chịu khổ quá nhiều đến nỗi con không thể chịu đng thêm được một giọt nữa những gì Chúa Chúa Giêsu đã trao cho con. - Nhật Ký – 1612

Hầu như cả đêm con đã bị đớn đau dữ dội đến độ con cảm thấy tất cả ruột gan của con nát bấy. Con mửa ra thuốc uống vào. Khi con cúi đầu xuống đất con không còn biết gì nữa, và con cứ ở tư thế đó một hồi, đầu nằm trên đất. Khi tỉnh lại, con thấy toàn thân con đè lên đầu và lên mặt con, và mặt mũi đầy những gì con đã mửa ra. Con đã nghĩ đến giờ phút cuối đời của con… Chúa Giêsu muốn khổ đau chứ không phải là cái chết. Ôi Giêsu ơi, hãy làm những gì Chúa muốn nơi con. Ôi các linh hồn, tôi thương mến các hồn biết bao! - Nhật Ký – 1613 (TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh chuyển dịch các câu Nhật ký trên đây).

Nữ Tu Faustina Kowalska đã viết trong Nhật Ký của chị như sau: “Tôi cảm thấy đớn đau kinh khủng khi tôi thấy những đớn đau của anh chị em tôi. Tất cả mọi khổ đau của anh chị em tôi đều dội lại nơi trái tim của tôi; tôi ôm ấp nỗi sầu thương của họ trong trái tim tôi đến độ thậm chí nó hủy hoại tôi về thể lý. Tôi muốn tất cả mọi nỗi sầu thương của họ đều đổ xuống trên tôi, để nhẹ gánh cho anh chị em của tôi (Nhật Ký, trang 365). Đó là mức độ cảm thương được tình yêu dẫn tới, khi lấy tình yêu Thiên Chúa làm mức đo lường của nó”. (ĐTC Gioan Phaolô II – Bài Giảng Lễ Phong Hiển Thánh cho Chân Phước Maria Faustina 30/4/2000 - TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh chuyển dịch)

 

 

 

"Đứng thẳng và ngẩng đầu lên" như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II:

"Đừng sợ, hãy mở rộng các cửa cho Chúa Kitô"

(Bài giảng Lễ Đăng quang Giáo Hoàng Chúa Nhật 22/10/1978)

 

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cắt nghĩa lời kêu gọi “đừng sợ“ trong Tác Phẩm Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng (Ấn bản Anh ngữ 1994, “Be Not Afraid”, trang 219-224 - Chuyển dịch: TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh) như sau:

 

“Cần phải hiểu lời kêu gọi ‘Đừng sợ!’ ở một nghĩa rất rộng. Ở một nghĩa nào đó, nó là lời kêu gọi được ngỏ cùng tất cả mọi dân tộc, một lời kêu gọi hãy chế ngự sợ hãi trong hoàn cảnh thế giới hiện đại, kể cả ở Đông phương lẫn Tây phương, ở Bắc phương lẫn Nam phương.

Đừng sợ những gì chính mình chế tạo ra, đừng sợ tất cả những gì con người sản xuất được, và là những gì ngày ngày trở nên nguy hiểm cho họ! Tóm lại, đừng sợ bản thân mình!

Tại sao chúng ta đừng sợ? Vì con người đã được Thiên Chúa cứu chuộc... Quyền năng nơi Thập Giá và Phục Sinh của Chúa Kitô là những gì mãnh liệt hơn bất cứ sự dữ nào khiến con người có thể hay cần phải sợ hãi”. (trang 219)

 Ở vào cuối thiên kỷ thứ hai đây, có lẽ chúng ta cần hơn bao giờ hết những lời của Chúa Kitô Phục Sinh: ‘Đừng sợ!’. Con người, thành phần mà ngay cả sau cuộc sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản, vẫn không thôi sợ hãi và thực sự có nhiều lý do để cảm thấy như vậy, cần phải nghe thấy những lời ấy. .. Chỉ có một mình Người mới có thể tuyệt đối bảo đảm bằng lời tuyên phán: ‘Đừng sợ!’ mà thôi”  

Con người hiện đại khó lòng mà trở về với đức tin được lắm, bởi vì họ sợ những đòi hỏi về luân lý như đức tin buộc họ phải thi hành…”. (trang 222).

 

Thiên Chúa đã chọn thời đại của chúng ta cho mục đích này. Có lẽ vì thế kỷ 20, mặc dù có những thành đạt không thể chối cãi về nhiều lãnh vực, cũng đã bị ghi dấu một cách đặc biệt bởi mầu nhiệm lỗi lầm / gian ác “mystery of iniquity”. Chúng ta đã tiến vào ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này. Những chân trời mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân loại, kèm theo đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có. Con người thường sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt mình vào vị thế của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho mình quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống con người. Họ muốn định đoạt sự sống con người bằng cách léo lái việc truyền giống cũng như muốn thiết định giới hạn sự chết. Khi loại trừ lề luật thần linh và những nguyên tắc luân lý, họ công khai tấn công cơ cấu gia đình. Bằng những cách thức khác nhau, họ cố gắng làm cho Thiên Chúa phải im hơi lặng tiếng nơi tâm can của con người; họ muốn làm cho Thiên Chúa “hoàn toàn khuất bóng” nơi văn hóa và lương tâm các dân tộc. “Mầu nhiệm lầm lỗi / gian ác” tiếp tục đánh dấu cái thực tại của thế giới này. (Trích đoạn 3 bài Giảng CN 18/8/2002 ở Đền Thánh LTXC Krakow Balan - Đaminh Maria cao tấn tĩnh dịch)

 

 

 

"Đứng thẳng và ngẩng đầu lên" như Đức Thánh Cha Phanxicô:

"Đây là thời điểm thương xót... rất nhiều những thương tích"

(Huấn từ hàng giáo sĩ Roma đầu Mùa Chay ngày 6/3/2014).

 

“Chúng ta đang sống trong thời điểm của tình thương đã 30 năm hay hơn thế nữa, cho đến hiện nay. Đây là thời điểm của tình thương trong toàn thể Giáo Hội. Nó đã được thiết lập bởi Chân Phước Gioan Phaolô II. Ngài đã ‘trực giác’ thấy rằng đây là thời điểm của tình thương. Chúng ta nhớ lại việc phong chân phước và hiển thánh cho Nữ Tu Faustina Kowalska; sau đó ngài đã lập lễ Lòng Thương Xót Chúa. Ngài đã đi từ từ, từ từ, và đã dẫn đầu về điều này...

“Ngày nay, chúng ta có thể nghĩ về Giáo Hội như là ‘một bệnh viện lưu động - a field hospital’... Cần phải chữa trị các vết thương, rất ư là nhiều vết thương! Rất ư là nhiều vết thương! Có rất nhiều người bị thương, bởi các vấn đề về vật chất, bởi gương mù gương xấu, cả ở trong Giáo Hội nữa... Thành phần bị thương bởi những ảo tưởng của thế gian... Khi một người bị thương thì họ cần được chữa trị lập tức, chứ không phải là các thứ phân tích, như tầm quan trọng của vấn đề cao mỡ, cao đường... Thế nhưng vết thương ngay đó, hãy chữa trị vết thương đã, sau đó chúng ta mới lưu ý tới việc phân tích. Bấy giờ người chuyên viên ra tay chữa trị, thế nhưng cần chữa trị các vết thương bên ngoài trước. Đối với tôi, vào lúc này đây, đó là những gì quan trọng nhất. Rồi cũng có cả các vết thương sâu kín nữa, vì có những con người rời xa khiến không thấy được các vết thương của họ... Có những con người rời xa vì hổ thẹn, vì ngại ngùng để lộ ra vết thương của họ.... Và họ rời xa có lẽ mang một bộ mặt lầm lỡ khác với Giáo Hội, nhưng tận thâm tâm họ mang một vết thương đau... Họ cần một vỗ về nào đó!” (Huấn từ hàng giáo sĩ Roma đầu Mùa Chay ngày 6/3/2014).

“Bởi vậy chúng ta hãy xông pha (go forth), chúng ta hãy xông pha để cống hiến cho hết mọi người sự sống của Chúa Giêsu Kitô. Ở đây tôi muốn lập lại cho toàn thể Giáo Hội những gì tôi đã thường nói với các linh mục và giáo dân ở Buenos Aires rằng: Tôi thích một Giáo Hội bị bầm dập, đớn đau và lem luốc vì xuống đường vào đời hơn là một Giáo Hội thiếu lành mạnh bởi bị giam hãm và dính chặt với cái an toàn của mình (I prefer a Church which is bruised, hurting and dirty because it has been out on the streets, rather than a Church which is unhealthy from being confined and from clinging to its own security).… Nếu một điều gì đó có lý quấy rầy chúng ta và khiến cho lương tâm của chúng ta cảm thấy áy náy, thì đó là sự kiện là có rất nhiều anh chị em của chúng ta đang sống không có sức mạnh, ánh sáng và niềm ủi an là những gì xuất phát từ tình thân hữu với Chúa Giêsu Kitô, không có một cộng đồng đức tin để nâng đỡ họ, không có ý nghĩa và mục đích trong đời. Niềm hy vọng của tôi đó là chúng ta sẽ được tác động bởi nỗi lo sợ, hơn cái sợ bị lầm đường lạc lối, trong việc cứ khép kín trong các thứ cơ cấu cống hiến cho chúng ta một cảm giác sai lầm về sự an toàn, trong các thứ luật lệ khiến chúng ta có những phán đoán thô lỗ, trong những thứ thói quen khiến cho chúng ta cảm thấy an toàn, trong khi đó thì ở ngay cửa nhà của mình, dân chúng đang chết đói và Chúa Giêsu vẫn không ngừng nói với chúng ta rằng: ‘Các con hãy cho họ ăn gì đi.’" (Mk 6:37).

 

 

Chị Phạm Xuân Hồi (trên) đại diện tiểu nhóm của Anh Lê Ngọc đúc kết đề tài 2

"Đứng thẳng và ngẩng đầu lên" như Chị Thánh Faustina, ở chỗ:

 "Chúa Giêsu muốn khổ đau chứ không phải là cái chết" (Nhật ký khoản 1613)

 

 

Chị tham dự viên chia sẻ thêm cho mọi người nghe những gì chị đã chia sẻ với tiểu nhóm của chị vừa được Anh mai Hữu Sang đúc kết

 

 

Hôm qua 19 người nên hội thảo được chia thành 2 nhóm nhỏ, hôm nay ít hơn, chỉ còn 12-13 người, nên chỉ cần 1 nhóm cũng đủ

 

 

Hội thảo nhóm đang chia sẻ về đề tài thứ 3: "Đứng thẳng và ngẩng đầu lên

như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: "Đừng sợ, hãy mở rộng các cửa cho Chúa Kitô"

 

 

Hội thảo nhóm đang chia sẻ về đề tài thứ 4: "Đứng thẳng và ngẩng đầu lên" 

như Đức Thánh Cha Phanxicô: "Đây là thời điểm thương xót... rất nhiều những thương tích"

 

 

Xin theo dõi các bài đúc kết về từng đề tài hội thảo trên đây ở những đường kết nối sau đây:

 

"Đứng thẳng và ngẩng đầu lên" để thấy được "Đâu là dấu hiệu cho thấy thành phần 'kitô giả, tiên tri giả'?" (Mathêu 24:24):

https://youtube.com/live/zwqnaZ3Ublg


"Đứng thẳng và ngẩng đầu lên" như Chị Thánh Faustina: "Chúa Giêsu muốn khổ đau chứ không phải là cái chết" (Nhật ký khoản 1613):

https://youtube.com/live/h4BoUJCbrog


"Đứng thẳng và ngẩng đầu lên" như
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: "Đừng sợ, hãy mở rộng các cửa cho Chúa Kitô" (Bài giảng Đăng quang GH Chúa Nhật 22/10/1978):

https://youtube.com/live/vuUttFb9BWA


"Đứng thẳng và ngẩng đầu lên" như Đức Thánh Cha Phanxicô: "Thời điểm thương xót... Bệnh viện lưu động" (Huấn từ hàng giáo sĩ Roma đầu Mùa Chay ngày 6/3/2014):

https://youtube.com/live/Qbf_ABQYC9Q

 

 

 

 

 

Tân Trưởng Vụ TĐCTT TGP Philadelphia PA

 

 

 

Anh Nguyễn Khắc Quang, TĐCTT V - 2013, năm nay đúng 80 tuổi, đã phục vụ Nhóm TĐCTT từ sau Khóa LTXC XXXIX 2019,

xin nghỉ để thay người phục vụ nhóm khi đã có nhiều anh chị em trẻ gia nhập, hăng say và năng nổ hơn, cho lợi ích của chung nhóm

 

 

Thủ tục được tiến hành theo thứ tự là ứng cử, đề cử và tuyển cử. Vì không có ai ứng cử nên sang ngay phần đề cử như thế này:

trước hết là Chị Phạm Xuân Hồi, sau đó là AC Ngọc Thu, rồi tới AC Sang Đào, những tất cả đều có lý do chính đáng để từ chối...

cuối cùng "gió muốn thổi đâu thì thổi" (Gioan 3:8) đột nhiên thổi ngay vào Chị Thanh Vân, TĐCTT XXXIX 2019,

người chị em đã tham dự full 2 ngày, đến sớm để chung tay với Chị Dậu và Chị Hạ phục vụ Khóa LTXC về các bữa ăn.

 

 

Đúng là Chúa chọn một con người mà không ai nghĩ tới cho tới giây phút cuối cùng để rồi ai đó cũng thấy rằng chính xác và chí lý! Ít là nhiệm kỳ tạm 2 năm (2024-2026)

 

 

Chị tân Trưởng vụ Nhóm TĐCTT TGP Philadelphia PA Thanh Vân đã được Cha tân linh hướng Nguyễn Thành Huyên, CSSr, ban phép lành cho sau Thánh Lễ

 

 

Tạ ơn LTXC và cám ơn AC Quang Dậu, 2 TĐCTT V 2013 kỳ cựu từ nhóm TĐCTT trước 2019, đã hết lòng phục vụ Nhóm, giờ đây vẫn tiếp tục làm cố vấn.

 

 

 

 

Bồi Dưỡng Thể Xác: 2 Bữa Trưa

 

 

Bữa Trưa Thứ Sáu 21/6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bữa Trưa Thứ Bảy 22/6

 

 

 

 

 

 

 

 

Kinh Nguyện và Cử Hành Phụng Vụ

 

 

Kinh Mân Côi sáng Thứ Sáu 21/6

 

 

 

 

Thánh Lễ chiều Thứ Sáu 21/6

 

 

 

Ca đoàn bào gồm 2 cặp TĐCTT chính Ngọc Thu và Đào Sang' cùng 2 chị của Chị Đào là Chị Hương và Lan dự TĐCTT

 

 

Chị Mai Anh Đào đánh đàn

 

 

 

Bài Đọc: Anh Nguyễn Quang, trưởng nhóm TĐCTT TGP Philadelphia

 

 

Cha Nguyễn Thành Huy6en, CSSr, chủ tế và giảng lễ

 

 

 

Kinh Mân Côi sáng và Chuỗi Thương Xót trưa Thứ Bảy 21/6

 

 

 

 

 

 

Thánh Lễ Kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp

 

 

 

Cha Lê Thanh Huấn, CSSr, trưởng ban tổ chức chia sẻ về ý nghĩa của tước hiệu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trước lễ

 

 

Dâng hoa kính Mẹ trước lễ

 

 

 

 

 

 

TĐCTT Mai Hữu Sang: Bài Đọc 1 và hát Đáp Ca

 

 

Đồng tế và Giảng lễ: Cha Nguyễn Thành Huyên, CSSr

Sau bài giảng là nghi thức tuyên hứa gia nhập Nhóm TĐCTT - Cha Huyên làm phép huy hiệu TĐCTT

Sau đó ngài trao cho từng tân TĐCTT sau khi công khai và chính thức tuyên hứa gia nhập Nhóm TĐCTT, bằng những câu đối đáp như sau:

 

 

Nhóm TĐCTT được thành lập bởi 3 lời nhắc nhở và kêu gọi của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về LTXC. Bởi thế, sau Khóa LTXC vừa qua và trước khi gia nhập Nhóm TĐCTT, Quý AC đã ý thức được và có chấp nhận:

1- Trước một thế giới "con người thường sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt mình vào vị thế của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho mình quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống con người. Họ muốn định đoạt sự sống con người bằng cách léo lái việc truyền giống cũng như muốn thiết định giới hạn sự chết..." (1)đến độ ĐTC Gioan Phaolô 2 đã phải than lên:                                                                                                                                 "Thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao..." Quý AC có nhận thức được đúng như vậy hay chăng? - Thưa có! 

2- Cho dù "thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao...", ở chỗ, con người sống như vô thần và duy vật, hiện sinh hưởng thụ như thế, nên càng ngày họ càng phải hứng chịu cái vạ tương xứng với tội lỗi của họ, khiến họ phải khốn khổ hơn bao giờ hết, bởi cả thiên tai lẫn nhân tai, dồn dập và dữ dội, đang cùng nhau khủng bố họ, những khốn khổ bất khả tránh này như dấu chỉ thời đại từ Trời Caio muốn nhắc nhở họ hãy trở về với LTXC, như ĐTC Gioan Phaolô II đã nhắc nhở:                                 "Chỉ trong tình thương của Thiên Chúa thế giới mới có hòa bình và nhân loại mới có hạnh phúc!" Quý AC có xác tín đúng như thế hay chăng? Thưa Có

3- Thế nhưng, con người càng ngày càng vô thần và duy vật lại càng đáng thương hơn bao giờ hết khi họ không thể tự cứu mình, thậm chí họ cũng không muốn được cứu, bằng cách "mở rộng các cửa cho Chúa Kitô" (2), trái lại, vì tôn sùng thần tượng tự do của mình, họ thật sự đã tỏ ra sợ "Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần" (3), "vì họ sợ những đòi hỏi về luân lý như đức tin buộc họ phải thi hành" (4). Tuy nhiên, con người càng bất xứng để được cứu độ như thế, LTXC lại càng thương xót họ và muốn cứu họ, nên ĐTC Gioan Phaolô II mới kêu gọi:                                                                                                                                                                                                                                                                                                         "Anh chị em phải là chứng nhân cho tình thương!" Quý AC có chấp nhận lời kêu gọi này của ngài hay chăng? – Thưa Vâng

Vậy thì xin quý AC hãy nhận lấy huy hiệu của Nhóm TĐCTT mà Quý AC vừa tuyên hứa gia nhập, để chúng ta cùng nhau trở thành một Đạo Binh Thương Xót dàn trận trong "thời điểm thương xót" hiện nay, một huy hiệu nhắc nhở những ai là TĐCTT rằng chúng ta được Chúa "động lòng thương" (5) thế nào, chúng ta cũng phải thương yêu nhau như vậy, "như Thày đã yêu thương các con" (6). Giờ đây, kính xin Cha Linh hướng chúc lành cho quý AC, và chấp nhận quý AC bằng cách đeo huy hiệu cho từng AC. 

(1) Nhận định của ĐTC Gioan Phaolô II trong bài giảng ở Đền Thánh LTXC ở Krakow Balan Chúa Nhật 18/8/2002. 

(2) Lời ĐTC Gioan Phaolô II kêu gọi trong Thánh lễ đăng quang của ngài 22/10/1978

(3) Tên của bức Thông Điệp đầu tay của ngài được ban hành vào Chúa Nhật 1 Mùa Chay ngày 4/3/1979

(4) Lời của ngài về thái độ "đừng sợ" trong tác phẩm Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng 1994 (trang 222 ấn bản Anh ngữ) 

(5) Luca 10:33

(6) Gioan 13:34; 15:12

(7) ĐTC Phanxicô với hàng giáo sĩ Roma ngày 6/3/2014

 

 

 

 

 

 

Từ trái sang phải:

Bé TĐCTT Maria Phạm Quỳnh Bảo Ngọc, 10 tuổi, bằng tuổi Thiếu Nhi Lucia năm 1917; bé thích thú nghe em hội thảo và phát biểu được vỗ tay;

Chị TĐCTT Anna Maria Nguyễn Thị Lan Chị TĐCTT Têrêsa Maria Trần Hương Helen

 

 

Cháu Phạm Quỳnh Bảo Ngọc là TĐCTT trẻ nhất, sau đó tới Cháu Lê Alex (đứng thứ 2 bên mẹ mình), TĐCTT LX (60) TGP Washington MD, 16 tuổi

 

 

 

 

 

Cuối lễ có nghi thức ban phép lành xương Thánh Gioan Neumann

 

 

 

 

 

Hậu Sự

 

 

 

Một chị bị ung thư (đội mũ) xin lễ để được chữa lành và được Cha Huyên ban phép xức dầu sau Lễ

 

 

Cha Linh hướng Nguyễn Thành Huyên ban phép lành cho Chị Thanh Vân, tân Trưởng vụ TĐCTT TGP Philadelphia (2024-2026)

 

 

Chị Mai Anh Đào (bên chồng là TĐCTT Mai Hữu Sang), chị là người thứ 3 từ trái, TĐCTT LIX (59) 2023,

đã mời gọi 2 chị của mình là Lan Hương (đứng 5 và 6) tham dự Khóa LTXC 65 và cả 2 đều tuyên hứa.

 

Trong Nhóm TĐCTT cũng có một số chị em ruột đều là TĐCTT, như gia đình của AC lão thành TĐCTT Vinh Khai sau đây:

 

 

Gia đình AC Vinh và Khai bao gồm cả 3 người con gái và một con rể, tất cả là 6 người trong Nhóm TĐCTT

Từ trái sang phải: Chị Hoàng Mỹ Hạnh, ÔB Khai Vinh, Cha Đạt, Chị Hoàng Mỹ Phượng, Chị Hoàng Mỹ Khanh và phu quân Vũ Văn Loan

Bữa tối Chúa Nhật cả gia đình ăn mừng có thêm 2 người con gái gia nhập Nhóm TĐCTT: Chị Hoàng Mỹ Phượng và em Hoàng Mỹ Hạnh

 

Ở Orange County Nam California cũng có 2 cặp 3 chị em ruột:

Chị Trần Nhượng, Trần Thanh và Trần Bạch Yến - cả 3 đều tuyên hứa ở Khóa LTXC VII 2013 ở GP Orange CA

Chị Phạm Thị Thắm, Phạm Thị Nhi, Phạm Xuân Thiên - cả 3 đều tuyên hứa ở Khóa LTXC XX 2016 GP Otrange CA

 

Tuy nhiên, còn một gia đình phá kỷ lục nữa, ở chỗ có 4/5 chị em là TĐCTT, đó là Quý Chị:

Bùi Xuân Hồng, TĐCTT IV 2012 (TGP Los Angeles CA); Bùi Thanh Phương, TĐCTT VI I I 2013 (TGP Seattle WA);

Trần Kim Ánh, TĐCTT XXXIV 2018 (TGP Galveston-Houston TX); và Bùi Thị Hoa, TĐCTT XXXIV 2018 (TGP Seattle WA);

Chị Bùi Tuyết Mai (TGP Seattle WA) chưa là TĐCTT nhưng sinh hoạt với nhóm qua chuyến Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân 11/2023

 

 

 

 

Date: Mon, Jun 24, 2024 at 7:11 PM
Subject: Khóa LTXC 65 TGP Philadelphia 21-22/6/2024
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: Nguyen Thanh Huyen <jbhuyen@gmail.com>, Huan Le <josthanhuan@gmail.com>, <nguyenpeace@gmail.com>, Rev Quoc Linh <quoclinhcssr@gmail.com>, <tdctt-tgpphiladelphiapa@googlegroups.com>, <hhtcao2004@yahoo.com>, Lan Nguyễn <Lnguyen135@gmail.com>

Nhân loại sẽ không có hòa bình cho đến khi họ quay về tin tưởng vào lòng thương xót của Cha (Thánh Faustina - Nhật ký khoản 300)

 

Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao 2024  

 

Tạ ơn LTXC lại ban cho Nhóm TĐCTT chúng ta được thêm Khóa LTXC thứ 2 trong 8 khóa năm 2024 này thật là tốt đẹp và bổ ích, khiến cho tham dự viên cảm nghiệm thấy không nhiều thì ít "thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao" (ĐTC GP II) khi thấy "những sự ấy sắp sửa xẩy ra" (Luca 21:28), đúng hơn là đang xẩy ra vô cùng nguy hiểm cho phần rỗi của nhân loại nói chung và Kitô hữu nói riêng, thậm chí cả kẻ lành, "những người được tuyển chọn" cũng bị đánh lừa bởi thành phần "kitô giả, tiên tri giả" (Mathêu 24:24), và chính vì thế mà tất cả mọi Kitô hữu, nhất là thành phần Kitô hữu khôn ngoan như 5 cô trinh nữ mang theo dầu với đèn, phải làm sao để có thể "đứng thẳng và ngẩng đầu lên" (Luca 21:28).

 

Xin cám ơn Cha Nguyễn Thành Huyên, CSSr, tân linh hướng của NHóm TĐCTT TGP Philadelphia, đã giảng huấn cho chúng con và đã cử hành phụng vụ Thánh Thể cho chúng con, và đã cùng sinh hoạt với chúng con trong Khóa LTXC 2024 này. Chúng con cũng xin cám ơn Cha Nguyễn Phú An đã nhận lời giảng huấn cho chúng con, đã mất giờ dọn bài, và đã cầu nguyện cho chúng con trên giường bệnh ở Florida khi không thể đến với chúng con.

 

Xin cám ơn Quý AC TĐCTT đã đến phục vụ và tham dự Khóa LTXC 2024 thật là hào hứng phấn khởi.

Xin chúc mừng Chị Thanh Vân, tân trưởng vụ Nhóm TĐCTT TGP Philadelphia PA (2024-2026) - Xin LTXC luôn là niềm vui yêu thương và phục vụ của Chị nhé.
Xin cảm ơn AC Quang Dậu đã phục vụ nhóm từ năm 2019 và vẫn tiếp tục làm cố vấn cho nhóm.

Xin chúc mừng 3 tân TĐCTT: Chị Hương Helen, Chị Lan và Cháu Bảo Ngọc - Xin LTXC là tất cả lòng tin tưởng và niềm bình an của quý tân TĐCTT TGP Philadelphia PA 2024 nhé.

Chúng con rất mừng được gặp lại Cha Lê Thanh Huấn kính mến trong Lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp năm nay - Hy vọng hàng năm chúng con tiếp tục được gặp lại Cha trong dịp lễ Mẹ này. Chúc Cha luôn hoan hưởng những gì nhỏ mọn nhất cũng là "phần tốt hơn" (Lc 10:42) LTXC giành cho Cha.

                                                                                                                                                   

Xin Chúa Kitô là tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa biến đổi đức tin tuân phục của chúng con thành đức ái trọn hảo để chúng con được hoan hưởng niềm vui thương xót của Chúa và với Chúa, như Mẹ Maria vậy. Amen


Em tĩnh


Giờ đây, với lòng tri ân cảm tạ LTXC và yêu thương gắn bớ với nhau trong LTXC vô biên, chúng ta cùng nhau theo dõi Khóa LTXC 65 ở đường kết nối sau đây:

Khóa LTXC LXV 21-22/6/2024 ở Tổng Giáo Phận Philadelphia PA

 

 

 

Tin nhắn ngày 8/7/2024

 

Cha An ơi,
Con hy vọng Cha đã được bình phục và đang dưỡng sức tại gia để tiếp tục phục vụ dân Chúa trong thời gian hưu dưỡng của Cha.

Xin LTXC luôn ở cùng Cha và là niềm vui yêu thương và mục vụ của Cha nhé.

con tĩnh