THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương

 

 

Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng 2025

 

Toàn Bộ Hành Trình

Hành Hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt

Năm Thánh 2025 & Kim Khánh 50 Năm Tha Hương

 

I- Hành trình Kính viếng Thánh Mẫu

II- Hành trình Thừa Sai Truyền Giáo

III- Hành trình Bác Ái Yêu Thương

IV- Hành trình Lòng Thương Xót Chúa

V- Hành trình Tu Luyện Tông Đồ

VI- Hành trình Thưởng Ngoạn Quê Hương

VII- Hành trình Trị Liệu Chữa Lành

 

 

I- Hành trình Kính viếng Thánh Mẫu

 

Tổng quan

 

Vì là Năm Thánh 2025 nên chuyến về VN của Nhóm TĐCTT trước hết và trên hết phải là một Hành trình Hành Hương để Kính viếng Thánh mẫu ở 10 Trung tâm Hành hương Đức Mẹ. Ở mỗi nơi, phái đoàn TĐCTT cũng dâng ít là một Chuỗi Kinh Mân Côi, và nếu có giờ còn lần thêm một Chuỗi Thương Xót nữa, để cầu nguyện cho quê hương dân nước Việt Nam nhân kịp tưởng niệm kim khánh 50 năm tha hương.

Đáng lẽ mãi đến năm 2027 Nhóm TĐCTT mới thực hiện chuyến Hành Hương Thánh Mẫu này, vì năm 2027 là thời điểm mừng 110 Năm Biến cố Thánh mẫu Fatima (1917 - 2027). Nhưng vì chuyến Hành hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng bất ngờ bất thành sau 3 tháng phát động nên đã được thay thế ngay bằng chuyến Hành Hương Thánh Mẫu đặc biệt này.

10 Trung tâm Hành hương Đức Mẹ được nghiên cứu ngay từ ban đầu và ngay trong chuyến đi chỉ còn lại 8, và 2 nơi bị hụt là Đức Mẹ Trinh Phong GP Nha Trang và Đức Mẹ Phượng Hoàng GP Kontum trong chùm sao 5 cánh (cùng với Đức Mẹ Giang Sơn GP và Đức Mẹ Thác Mơ GP Buôn Mê Thuột cùng Đức Mẹ Tà Pao GP Phan Thiết) được Tổng thống Ngô Đình Diệm truyền xây cất từ đầu thập niên 1960, đã được Mẹ Maria bù đắp cho đủ 10 nơi đúng như dự tính và ước vọng của chuyến đi, thứ tự về địa điểm và thời điểm như sau:

 

1- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Lavang ở Quảng Trị TGP Huế - Kính viếng sáng Thứ Tư 19/3/2025;

2- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu ở Quảng Nam GP Đà Nẵng - Kính viếng sáng Thứ Năm 20/3/2025;

3- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Măng Đen ở Kontum GP Kontum - Kính viếng chiều Thứ Năm 20/3/2025;

4- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Giang Sơn ở Đắk Lắc GP Buôn Mê Thuột - Kính viếng sáng Thứ Sáu 21/3/2025;

5- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Thác Mơ ở Bình Phước GP Buôn Mê Thuột - Kính viếng chiều Thứ Bảy 22/3/2025;

6- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Fatima Bình Chính ở Ninh Thuận GP Nha Trang - Kính viếng tối Thứ Tư 26/3/2025,

      thay Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Phượng Hoàng ở Pleiku GP Kontum đáng lẽ vào sáng Thứ Sáu 21/3/2025 nhưng không có đường lên;

7- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Tà Pao ở Bình Thuận GP Phan Thiết - Kính viếng Thứ Năm ngày 27/3/2025;

8- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Mã ở Bến Tre GP Vĩnh Long - Kính viếng chiều Thứ Sáu ngày 28/3/2025;

9- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi ở Đồng Nai GP Xuân Lộc - Kính viếng chiều Thứ Bảy ngày 29/3/2025;

10- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Fatima Bình Triệu ở Thủ Đức TGP Sài Gòn - Kính viếng chiều Chúa Nhật ngày 30/3/2025,

        thay Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Trinh Phong ở Ninh Thuận GP Nha Trang được dự định từ đầu vào ngày 25/3/2025, nhưng đã bị cấm.

10+ Tượng Đài Đức Mẹ Sao Biển ở Đà Nẵng GP Đà Nẵng - Kính viếng trưa ngày Thứ Sáu 11/4/2025 trên đường ra phi trường Đà Nẵng để về lại Hoa Kỳ.

 

 

1- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Lavang ở Quảng Trị TGP Huế

 Kính viếng sáng Thứ Tư 19/3/2025

 

Cảm nhận:

1- Phái đoàn TĐCTT về đến Nhà Khách Lâm Bích của Dòng MTG Huế sát với Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Lavang để qua đêm ở đây vào lúc 8 rưỡi tối ngày 18/3/2025, sau bữa tồi ở Mái Ấm Martino của Dòng MTG Huế ở Cam Lộ Quảng Trị và rời đó vào lúc 7 giờ 20 tối.

2- Sáng hôm sau phái đoàn đã dâng mình và dâng ngày cho Đức Mẹ theo thói quen ngay tại phòng khách của Nhà Khách Lâm Bích trước tượng Đức Mẹ Lavang ở đó trước khi cùng nhau tiến sang quảng trường của Trung Tâm Thánh mẫu Lavang dự lễ 5 giờ sáng ở nhà nguyện nhỏ chung với cộng đoàn dân Chúa theo giờ lễ hằng ngày.

3- Sau lễ phái đoàn đã tập trung trước lễ đài chính để dâng lên Mẹ Lavang Chuỗi Kinh Mân Côi cầu cho quê hương dân nước Việt Nam, rồi chụp hình chung trước lễ đài và tự do tham quan chụp hình tùy nghi trước khi về điểm tâm ở Nhà khách Lâm Bích vào lúc 6 rưỡi và lên đường vào lúc 7 rưỡi sáng để đến tham quan Đan viện Thiên An Huế...

4- Ấn tượng về Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Lavang, một Trung tâm Thánh mẫu chính yếu nhất trong các Trung tâm Hành hương Thánh mẫu toàn quốc, vì Trung tâm này liên quan đến lịch sử của Giáo Hội ở Việt Nam. Thật vậy, Ngôi Đền thờ Đức Mẹ Lavang được Tòa Thánh nâng lên bậc Tiểu Vương cung thánh đường La Vang từ ngày 22/8/1961, nhưng sau đó đã bị bom đạn phá hủy hoàn toàn trong cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Nay chỉ còn di tích tháp chuông. Ngày 15 tháng 8 năm 2012 đã diễn ra lễ đặt viên đá đầu tiên để xây dựng ngôi Vương cung Thánh đường mới. Công trình dự kiến được xây dựng trên một mặt bằng có diện tích 13.464 . Chiều dài công trình 132m theo hướng bắc nam, ngang 102m theo hướng đông tây. Sức chứa 5.000 chỗ. Ngôi Vương cung thánh đường, thể hiện phong cách kiến trúc Việt, mang hồn Việt qua hình dáng những tấm mái ngói thân quen, kiểu dáng ngôi nhà ở, ngôi đình Việt, những họa tiết diễn tả cụ thể những ân huệ của Thiên Chúa... Công trình Vương cung thánh đường mới được dự kiến khánh thành vào năm 2023.

Thế nhưng, mãi cho tới nay, sau 3 lần phái đoàn TĐCTT ghé đến kinh viếng Trung tâm Đức Mẹ Lavang này, 2016, 2018 và 2025, Ngôi Tiểu vương cung thánh đường Lavang đang được kiến thiết này chẳng nhưng vẫn chưa xong mà còn đang bị xuống cấp trầm trọng, như các dấu vết đen bẩn đã hiển lộ ở trên mái nóc cũng như ở dưới các bậc thềm tiến lên đền thờ v.v. Phải chăng vì thiếu kinh phí mà công trình đầy ý nghĩa lịch sử này đã không thể hoàn thành như lòng mong ước của Hàng giáo phẩm. Thực tế cho thấy không biết có cần đến một Ngôi Thánh đường nguy nga cho xứng với tầm vóc lịch sử của mình hay chăng ở Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang này. Bởi Ngôi thánh đường này vẫn không thể chứa chấp tất cả số khách hành hương toàn quốc hằng năm qui tụ về mừng lễ, và tất cả mọi sự vẫn cần phải diễn tiến ở ngoài trời. Mà lễ hằng ngày cho một ít khách hành hương vẫn chưa đầy ngôi nhà nguyện nhỏ vẫn được sử dụng từ trước đến nay. Vậy chẳng lẽ công trình đang cố gắng hoàn thành được gọi là Tiểu Vương Cung thánh đường này xây lên để đó...!

 

Cùng dâng mình và dâng ngày cho Đức Mẹ

 

 

Từ Nhà khách Lâm Bích tiến sang Khuôn viên Hành hương Đức Mẹ Lavang

 

 

Dự lễ 5 giờ sáng ở Nhà nguyện nhỏ

 

 

Cầu Kinh Mân Côi trước Lễ Đài chính ngay sau Thánh lễ

 

 

Tham quan Trung tâm Thánh Mẫu Lavang

 

Khuôn viên Các Thánh Tử Đạo ở Việt Nam ở đằng sau Tượng đài Đức Mẹ Lavang

 

4 Thân hữu Đồng công (từ trái): Cặp Tâm Phương (IXA) - Thúy Nga, Anh Lưu Bạch (Chủ IXB), Anh Bùi Hiển (Việt XI) và AC Nguyễn Điềm (Hòa IXA) - Mỹ

Tháp chuông, di tích duy nhất còn lại sau Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

 

Đền Đức Mẹ Lavang được nâng lên bậc Tiểu Vương cung thánh đường ngày 22/8/1961.

Nhưng công trình kiến thiết Ngôi Tiểu VCTĐ này từ năm 2012 cho đến năm 2023 vẫn chưa hoàn thành,

trái lại còn đang bị xuống cấp trầm trọng được hiển lộ cả ở trên mái nóc cũng như ở dưới các bậc thềm tiến lên Ngôi Thánh đường

 

 

Từ bên trên cuối Ngôi Thánh đường đang được kiến thiết nhìn về Tháp chuông và Khu Tượng đài Mẹ Lavang cùng khu Nhà Mục Vụ

Quang cảnh Trung tâm Thánh mẫu Toàn quốc Đức Mẹ La 


Điểm tâm và lên đường

 

 

 

2- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu ở Quảng Nam GP Đà Nẵng

 Kính viếng sáng Thứ Năm 20/3/2025

 

Sự tích:

1- Sau Thánh lễ 5 giờ sáng ngày 20/3/2025 tại Nhà thờ của Dòng Chúa Cứu Thế ở Huế và sau điểm tâm ở Khách sạn Cherish, nơi phái đoàn TĐCTT trọ qua đêm 19/3/2025, phái đoàn TĐCTT đã lên đường đến kính viếng Đức Mẹ Trà Kiệu ở Quảng Nam GP Đà Nẵng.

2- Tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Trà Kiệu, phái đoàn TĐCTT đã tu họp lại ở tầng cấp giữa, ngay trước khuôn viên Đền Đức Mẹ Trà Kiệu, để cùng nhau dâng 1 Chuỗi Kinh Mân Côi cầu cho quê hương dân nước Việt Nam nhân dịp 50 năm tha hương, hay 50 năm quốc biến, bắt đầu bị lực lượng miền bắc "giải phóng" từ miền trung vào miền nam, như Quảng Nam từ ngày 24/3/1975 hay Ninh Thuận ngày 2/4/1975.

3- Nếu Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Lavang ở Quảng Trị liên quan đến cuộc bách hại Tín hữu Công giáo bởi Nhà Tây Sơn cuối thế kỷ 18 (1798) thì Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Trà Kiệu ở Quảng Nam cũng liên quan đến cuộc bách hại và sát hại Kitô hữu một thế kỷ sau (1885) bởi phong trào Văn Thân.

4- Có thể nói là Quảng Nam là một miền đất đẵm máu tử đạo của biết bao vị anh hùng đức tin vô danh. Bản thân của em đã được đến tận gốc cây ở Giáo họ Phú Quý là mồ chôn tập thể 18 vị tử đạo hôm Thứ Ba 10/10/2017, cũng như đến Giáo xứ Bàu Gốc và Giáo xứ An Sơn chiều ngày Thứ Năm mùng 10/4/2025, nơi vẫn còn dấu tích lịch sử về một cái giếng ở Giáo xứ An Sơn đã từng chất chứa biết bao nhiêu là chiếc đầu của Kitô hữu Công giáo bị lực lượng Văn Thân cực đoan đầy hận thù ghen ghét "tả đạo" Tây phương chặt rồi quẳng xuống đó, hay là dấu tích về ngôi nhà thờ Bàu Gốc cũ đã hoàn toàn bị biến mất theo ngọn lửa sau khi cả 300 giáo dân bị dồn vào đó để bị thiêu cháy v.v. Quảng Nam cũng được vinh dự thấm máu của vị tử đạo tiên khởi Anrê Phú Yên 7/1644, nơi vẫn còn Đền Thánh Anrê Phú Yên ở Phước Kiều GP Đà Nẵng, nơi em đã kính viếng chiều mùng 9/4/2025.

5- Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Trà Kiệu không phải là chính vị trí Đức Mẹ hiện ra, như ở trên nóc Nhà thờ Trà Kiệu, để che chở cứu giúp tín hữu Công giáo thuộc Giáo xứ Trà Kiệu thoát được cuộc tấn công dữ dội liên tục 21 ngày của phong trào Văn Thân, mà chỉ là khu vực của lực lượng Văn Thân mà giáo dân Trà Kiệu sau 21 ngày chống cự và nhờ Đức Mẹ chở che cứu giúp đã chiếm được vào ngày 21/9/1885. Xin xem phần lược sử về sự tích Đức Mẹ Trà Kiệu ở cái link ÐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ TRÀ KIỆU

Như chúng ta đã biết, sau khi vua Tự Ðức mất, hai ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết lạm dụng quyền hành gây nhiều chuyện đau thương. Năm 1885 tức là năm Ất Dậu, sau khi hộ giá vua Hàm Nghi ra Quảng Trị, thì Tôn Thất Thuyết mới ra hịch Cần Vương (Cần Vương là hết sức hết lòng phò vua). Hưởng ứng hịch Cần Vương, phong trào Văn Thân nổi lên khắp nơi với khẩu hiệu là “Bình Tây Sát Tả”  tức là đánh đuổi quân Pháp và giết sạch Kitô giáo (Tả đạo). Suốt trong hai thế kỷ qua Giáo Hội Công giáo Việt Nam cũng đã trải qua nhiều thời kỳ cấm cách bắt đạo rất khốc liệt, nhưng không có năm nào mà “máu con nhà có đạo” chảy ra nhiều như năm 1885 này.

Riêng tại khu vực miền Trung số giáo dân bị sát hại bằng nhiều cách lên đến năm sáu chục ngàn người. Trong địa phận Quy Nhơn (kể cả địa phận Ðà Nẵng ngày nay) có 200 họ đạo hoàn toàn bị tiêu diệt chỉ có giáo xứ Phú Thượng và Giáo xứ Trà Kiệu là thoát khỏi sự hủy diệt tàn khốc đó. Sau biến cố 1885, khi tình hình đã lắng xuống thì Linh mục thừa sai Geffroy, đồng sự với Linh mục quản xứ Bruyère Nhơn, đã đến thăm Trà Kiệu và ngài đã ở lại đây trong vòng 3 tháng để tìm hiểu tường tận sự kiện đặc biệt quan trọng là tại sao Giáo xứTrà Kiệu thoát được cuộc bao vây tấn công của quân Văn thân. Ngài đã trực tiếp nghe chính Linh mục quản xứ Bruyère Nhơn, cũng như những người trực tiếp chiến đấu kể lại tỉ mỉ từng ngày một, suốt trong 21 ngày đêm bị bao vây tấn công ở Trà Kiệu.

… Hôm đó vào ngày 1 tháng 9 năm 1885, quân Văn thân thình lình kéo đến bao vây Giáo xứ Trà Kiệu. Họ chiếm giữ bốn mặt một cách nghiêm nhặt, không cho giáo dân Trà Kiệu có thể chạy thoát được… Sau 8 ngày bao vây và tấn công mà không tiêu diệt được Giáo xứ Trà Kiệu theo như họ dự định, nên vào ngày 9 tháng 9 năm 1885, quân Văn thân mới quyết định đưa súng thần công về tăng cường, vì trước đây họ nghĩ là không cần đến súng thần công, nên không đưa đến. Các khẩu thần công này được kéo về và đặt ở lưng chừng đồi Kim Sơn (Hòn Bằng) và ở đồi Bửu Châu.

            Sáng ngày 10 tháng 9 năm 1885, họ bắt đầu bắn ồ ạt xuống nhà thờ, nhà xứ. Những trận đại pháo khủng khiếp nổ vang dội cả tỉnh. Nhưng lạ thay, không một quả nào rơi đúng mục tiêu. Sang ngày 11 tháng 9 năm 1885, quân Văn thân lại càng quyết tâm bắn phá dữ dội hơn. Nhưng sau những trận mưa đạn pháo, nhà thờ nhà xứ vẫn còn nguyên vẹn, chỉ có một quả rơi trúng phía cuối nhà thờ, nhưng không gây thiệt hại gì. Mỗi ngày số đạn đại bác bắn vào nhà thờ nhà xứ ước chừng 500 quả. “Các sĩ quan Pháp trên chiếc tàu chiến neo ở phía nam cảng Ðà Nẵng, đã nghe và đếm được chỉ trong một ngày chừng 500 quả đại bác bắn vào Giáo xứ Trà Kiệu” (De l’unique navire de guèrre immobilisé au sud du port de Tourane, à 25 km, les officiers Francais entendirent et comptèrent, en un seul jour, environ cinq cents coups de canon tirés sur la chrétienté de Trà Kiệu). (Nécrologe du P. Bruyère. P. 455, L.37-39). Hơn nữa những khẩu đại bác này được đặt ngay tại lưng chừng đồi Kim Sơn, chỉ cách nhà thờ, nhà xứ chừng 80 mét, và giao cho một vị cựu quan thiện nghệ điều khiển. 

            Suốt ngày hôm đó và cả ngày hôm sau (ngày 10 và 11-9-1885) giáo dân Trà Kiệu và cả Cha quản xứ (Linh mục Bruyère Nhơn) đều nghe rất rõ ràng là quân lính Văn Thân ở trên đồi Kim Sơn không ngớt tranh cãi với nhau : “THẬT LẠ LÙNG, CÓ MỘT NGUỜI ÐÀN BÀ LUÔN ÐỨNG TRÊN NÓC NHÀ THỜ. BÀ RẤT ÐẸP, MẶC ÁO TRẮNG, MÀ BẮN KHÔNG TRÚNG”. Chính viên quan xạ thủ, là một cựu binh rất sành sử dụng súng thần công, cũng đã thú nhận : “TÔI MUỐN NHẮM BẮN MỘT BÀ ÐẸP, MẶC ÐỒ TRẮNG. ÐỨNG TRÊN NÓC NHÀ THỜ. TẤT CẢ ÐI QUÁ CAO TRỪ CÓ MỘT QUẢ.”

Ðể bày tỏ lòng biết ơn đối với sự phù trì đặc biệt của Thiên Chúa qua bàn tay nhân lành của Mẹ Maria, cũng như để cho con cháu muôn đời về sau nhớ mãi Hồng Ân cao cả này, Cố Nhơn và giáo dân Trà Kiệu đã trùng tu lại ngôi Thánh Ðường chính, nơi mà Mẹ đã hiện ra, một cách trang trọng bề thế hơn. Công trình bắt đầu thi công từ năm 1889 cho đến năm 1892 mới hoàn thành. Công cuộc trùng tu này đã tạo nên ngôi Thánh Ðường Trà Kiệu trông rất nguy nga đồ sộ nhất trong Giáo phận Quy Nhơn. Hai tháp chuông hai bên thật kiên cố, Cung Thánh được trang trí công phu khéo léo, chạm trổ tinh vi. Vào cuối năm 1892 Ðức Cha Hân (Van Calmebecke), Giám mục địa phận Quy Nhơn ra chủ trì lễ khánh thành.

            Sáu năm sau đó, tức là vào năm 1898 (Mậu Tuất niên) Cố Nhơn và giáo dân Trà Kiệu lại xây dựng một ngôi Thánh Ðường khác để dâng kính cách riêng cho Ðức Mẹ với tước hiệu là “Ðức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu” (B.M. Auxilium Christianorum). Ngôi Thánh Ðường Ðức Mẹ này được xây dựng ngay trên đồi Bửu Châu (tức là núi Non Trượt) nơi mà giáo dân Trà Kiệu đã tiến chiếm vào ngày 21 tháng 9 năm 1885 và cũng là trận giao chiến cuối cùng với Văn thân và đã giải cứu được cho Giáo xứ. Ngôi Thánh Ðường này còn được gọi là Nhà thờ Núi, lúc ban đầu chỉ làm tạm bằng gỗ, nhưng sau đó qua nhiều thời kỳ trùng tu sửa chữa (xem chi tiết ở phần “Thánh Ðường Trà Kiệu”), Nhà thờ Núi vẫn là một chứng tích, một di bảo để lại cho con cháu muôn đời về sau nhớ mãi Hồng ân mà Mẹ Thiên Chúa đã ra tay che chở cho đoàn con Trà Kiệu qua khỏi cơn tàn sát khủng khiếp năm 1885.

Phong trào “Sát Tả” năm 1885 từ Quảng Nam vào đến ...


Những Vụ Thảm Sát Người Công Giáo Do Phong Trào ...

 

Cấu trúc và Phong cảnh Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu

 

 

TĐCTT cầu Kinh Mân Côi ở ngoài khuôn viên Ngôi Đền Mẹ Trà Kiệu nơi tầng cấp lưng chừng

 

Review Đức Mẹ Trà Kiệu - Nơi lưu giữ dấu ấn của ...

 

 

3- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Măng Đen ở Kontum GP Kontum

- Kính viếng chiều Thứ Năm 20/3/2025

 

Cảm nhận:

1- Sau khi kính viếng Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Trà Kiệu ở Quảng Nam GP Đà Nẵng, theo lịch trình cùng ngày Thứ Năm 20/3/2025 phái đoàn sẽ đến kính viếng Trung Tâm Đức Mẹ Măng Đen GP Kontum.

2- Măng Đen theo tiếng địa phương của người dân tộc có nghĩa là mảnh đất bằng, nằm ở giữa một vùng đồi núi dốc dác, nơi được an bài thần linh tuyển chọn để một bức tượng Đức Mẹ Fatima được lạ lùng khám phá thấy ở đoạn đường bấy giờ (là vị trí của Trung Tâm Đức Mẹ Măng Đen hiện nay) đang được kiến tạo nhưng bị tắc không thể tiếp tục được cho tới khi Bức Tượng được lộ diện từ lòng đất sau một thời gian bị chôn vùi, với dung nhan trầy trụa sứt mẻ và cả 2 bàn tay đều bị cụt. Sau đó dung nhan Mẹ nơi bức tượng đã được phục chế còn hai bàn tay thì vẫn bị cụt bất chấp mọi cố gắng nỗ lực tài năng của con người.

3- Cho dù bị cụt mất cả 2 bàn tay, nhưng Người Mẹ vẫn toàn năng ở chỗ đã biến khu Măng Đen vốn hẻo lánh hoang sơ trống vắng chỉ hợp với đời sống của anh chị em dân tộc Người Thượng ở đó mà thôi, sau một thời gian ngắn đã từ từ trở thành một Đà Lạt thứ hai trong tương lai, với các dinh thự nghỉ mát, khách sạn, nhà hàng bắt đầu mọc lên khắp khu vực chung quanh Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen.... Nhất là trong số dân chúng càng ngày càng đông kéo lên kiến thiết và làm ăn ở khu địc phương của Trung Tâm Đức Mẹ Măng Đen này hầu hết là lương dân mà lại được Mẹ Măng Đen thu hút đến với Mẹ thì quả là Sự Lạ Măng Đen vậy.

4- Thật vậy, bản thân em đã tới kính viếng Đức Mẹ Măng Đen 3 lần: lần đầu tiên hôm 30/9/2016 với Nhóm TĐCTT trong chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt I - 2016, lần thứ 2 với anh em Thân Hữu Đồng Công hôm Thứ Năm 17/11/2022, thời điểm buổi sáng như hơi âm u mưa giống như buổi chiều mưa âm u Thứ Năm 20/3/2025 khi em được đến kính viếng lần thứ 3, cùng với phái đoàn TĐCTT trong chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025, mỗi lần đến mỗi khác, nhất là trong 6 năm từ lần đầu 2016 đến lần hai 2022.

5- Chính Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen cũng đã được nới rộng và tân trang xứng với tầm vóc phát triển ở địa phương này. Thật vậy, Cha Vũ là vị từng phụ trách Trung Tâm Đức Mẹ Măng Đen đã sang Mỹ quyên tiền để tân trang Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen này. Ngài đã đến với Khóa LTXC (21-22/6/2019) của Nhóm TĐCTT ở Đền Thánh Gioan Neumann TGP Philadelphia và ngài đã được giành cho 15 phút để nói về Đức Mẹ Măng Đen, với thành quả là ngài đã quyên được $3,300.00 trong tổng số tiền ngài được Đức Mẹ giúp quyên được để mang về cho Mẹ Măng Đen, nơi đã có được một Đền Đức Mẹ và Ngôi Nguyện Đường khang trang hơn năm 2016, dù không hoành tráng như hầu hết các Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ khác, nhưng với hình tượng cụt tay và thô sơ vẫn thu hút được cả khách hành hương lẫn dân du lịch mới lạ!

Giới Thiệu Về Đức Mẹ Măng Đen

 

Đường lên núi rừng... sao mịt mùng

 

Sau khi xuống xe phái đoàn tiến lên Ngôi Nguyện đường để Viếng Thánh Thể trước khi ra Ngôi Đền Đài Mẹ Măng Đen

 

Ngôi Nguyện đường mới

 

2025

2022

 

2025

2022

 

Ngôi Nguyện đường mới đã có trước năm 2022, cách Đền Đức Mẹ Măng Đen khoảng 300 trăm mét

Khuôn viên ngoài Ngôi Nguyện đường mới về phía lối đi dẫn đến Ngôi Đền Đài Đức Mẹ

 

Ngôi Đền Đài Đức Mẹ mới

 

Mới 6-7 năm trước còn hoang sơ như thế...

 

Mới 6-7 năm trước Tượng Mẹ mấu trắng còn đứng lộ thiên dễ bị dơ bẩn... Nay tượng Mẹ đã được mầu sắc hóa ở dưới mái Đền Đài

 

Khu vực sát cận với Ngôi Đền Đài Đức Mẹ Măng Đen ở vào Mùa Hành Hương,

bao gồm cả một nhà nguyện ở bên dưới và bên trong

 

Phái đoàn TĐCTT 20 anh chị em, trong đó có Chị Kim Ngọc Seattle WA và Chị Phan Thanh Houston TX trong chuyến 2025 này,

chụp hình lưu niệm với Cha Chiến CMC sau Thánh lễ sáng hôm 30/9/2016 là thế đấy - năm 2022 đã khá hơn nhiều lắm rồi

 

Tấm hình về Kinh Mẹ Sầu Bi Măng Đen trên đây em đã chụp từ 11/2022

 

Phong cảnh hoang sơ sát với tượng đài Mẹ mới năm 2016 là thế đấy mà tới năm 2022 đã khá hơn nhiều lắm rồi

Phong cảnh hoang sơ sát với tượng đài Mẹ mới năm 2016 là thế đấy mà tới năm 2022 đã khá hơn nhiều lắm rồi

Di vật lịch sử về sự tích Đức Mẹ Măng Đen, một bức tượng Đức Mẹ Fatima được lạ lùng tìm thấy

bởi chiếc xe ủi đất làm đường ở khu vực này không thể di chuyển mỗi khi tới gần tới khu đất phủ lấp tượng Mẹ.

 

Khung cảnh ở Trung Tâm Hành Hương Măng Đen bắt đầu biến dạng từ năm 2021, sau đại dịch covid-19 năm 2020

 

11/2022 khu vực chung quanh Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen đang được phát triển như 2 tấm hình trên và 3 tấm dưới.

Mới năm 2016 là thế đấy (tấm hình quán ăn trên đây) mà tới năm 2022 đã khá hơn nhiều lắm rồi (2 tấm hình trên nữa).

Rất tiếc trong lần ghé kính viếng thứ 3 ngày 20/3/2025 này, vì muộn màng và trời âm u, em không thể chụp thêm hình ảnh về những phát triển mới từ 11/2022

Hành Trình Khám Phá "Đà Lạt Thứ Hai" Của Tây Nguyên

 

 

 

4- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Giang Sơn ở Đắk Lắc GP Buôn Mê Thuột

- Kính viếng sáng Thứ Sáu 21/3/2025

 

Nguồn gốc:

1- Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Giang Sơn là 1 trong 5 nơi về Đức Mẹ làm thành ngôi sao 5 cánh do Tổng thống Ngô Đình Diệm truyền thực hiện (theo lời đề nghị âm thầm của Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ, vị sáng lập Dòng Đồng Công, một chi tiết không được sử liệu ghi lại). Năm nơi về Đức Mẹ làm nên Ngôi Sao Bắc Đẩu Maria trên quê hương đất nước Việt Nam sau năm 1954 và trước năm 1975 chỉ được bắt đầu thực hiện từ sau Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc 1959, và về không gian thì chỉ từ Miền Tây Nguyên Trung phần vào Miền Nam mà thôi. Vì từ cực bắc Trung phần như ở Quảng Trị đã có Đức Mẹ Lavang TGP Huế và ở Quảng Nam đã có Đức Mẹ Trà Kiệu GP Đà Nẵng rồi. Theo thứ tự địa dư đó là: Đức Mẹ Phượng Hoàng (1) ở GP Kontum, Đức Mẹ Giang Sơn (2) cùng với Đức Mẹ Thác Mơ (3) ở GP Buôn Mê Thuột, 4- Đức Mẹ Trinh Phong (4) ở GP Nha Trang và 5- Đức Mẹ Tà Pao (5) ở GP Phan Thiết.

Ngày xưa, cố TT Ngô Đình Diệm đã cho xây dựng 5 tượng đài để tôn vinh Đức Mẹ tại 5 thành phố...sắp xếp thành chòm sao Bắc Đẩu. Vì Đức Mẹ còn có tước hiệu là "Stella Maris" hay sao Bắc Đẩu (tiếng Việt còn gọi là Sao Biển), vì ngôi sao này dẫn lối thuyền bè lênh đênh trên biển cập bến an toàn.
Năm 1959, Lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội được tổ chức rất long trọng tại các Giáo phận miền Nam Việt Nam nhằm kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, được gọi là Đại hội Thánh Mẫu Toàn quốc.
Dịp này, cố tổng thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm đã chỉ thị cho Phủ Tổng ủy dinh điền xây dựng 5 tượng đài Đức Mẹ ở Miền Trung, Miền Nam và Cao nguyên Trung phần trong các năm 1959, 1960 và 1961 bao gồm:
1. Đức Mẹ Phượng Hoàng (Gia Lai)
2. Đức Mẹ Giang Sơn (Ban Mê Thuột),
3. Đức Mẹ Thác Mơ (Bình Phước),
4. Đức Mẹ Trinh Phong (giữa ranh giới Ninh Thuận & Lâm Đồng)
5. Đức Mẹ Tà Pao (Bình Thuận).

Ngày xưa, cố TT Ngô Đình Diệm đã cho xây dựng 5 tượng

 

 

 

3- Các Tượng Đài Đức Mẹ ở Năm Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu trên quê hương đất nước Việt Nam, do vị tổng thống tiên khởi Ngô Đình Diệm là một Kitô hữu Công giáo truyền thiết dựng, đều được kiến thiết ở trên nơi cao, xứng với danh xưng Sao Bắc Đẩu của Mẹ, một Sao Bắc Đẩu phải ở trên cao để có thể soi dẫn con cái Mẹ đang sống ở trần gian như trong "thung lũng châu lệ / lacrimarum valle / valley of tears" (Kinh Lạy Nữ Vương). Đó là lý do sau bữa trưa dọc đường từ Tu viện Thiên Ân của Dòng Thánh Phaolô de Chartres ở Pleiku, phái đoàn TĐCTT được chiếc xe trung chuyển 16 chỗ, thay chiếc xe 45 chỗ của mình, chở lên kính viếng Đức Mẹ Giang Sơn ở Đắk Lắc GP Buôn Mê Thuột, nơi đáng lẽ phái đoàn kính viếng sau Đức Mẹ Phượng Hoàng ở Pleiku Gia Lai GP Kontum - ĐỨC MẸ PHƯỢNG HOÀNG, PLEIKU, nhưng vì không có đường lên đành phải hủy bỏ, nhờ đó mới đủ giờ tham quan Mái Ấm Thiên Ân buổi sáng và kính viếng Đức Mẹ Giang Sơn buổi chiều để còn kịp giờ về sớm nhận phòng ngủ, tham quan, dùng bữa tối, và qua đêm ở Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình hôm đó.

 

Tiến lên Đồi Mẹ Giang Sơn

 

Cổng lên từ dưới chân đồi

 

Tượng Đài Đức Mẹ Giang Sơn

 

 

Dâng Mẹ Giang Sơn Chuỗi Kinh Mân Côi để cầu cho quê hương dân nước Việt Nam sau 50 năm tha hương

 

 

Mẹ Giang Sơn ngự trên cao như Sao Bắc Đẩu soi dẫn cả một thung lũng trần gian hạ giới

 

Đồi Đức Mẹ Giang Sơn: Điểm hành hương tâm linh và vẻ ...

 

 

5- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Thác Mơ ở Bình Phước GP Buôn Mê Thuột

 Kính viếng chiều Thứ Bảy 22/3/2025

 

Sau khi rời Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình để thăm viếng và tặng quà truyền giáo cho anh chị em đồng bào dân tộc ở Buôn Bu Sóp tại Nhà xứ của Giáo họ Đắc Nia, cũng như sau bữa trưa ở khu trường học do các Sơ Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình khoản đãi và ghé thăm tu xá của quý Sơ ở gần đó, phái đoàn TĐCTT đã thẳng tiến đến kính viếng Đức Mẹ Thác Mơ, trước khi lên đường về Giáo xứ Kala ở Di Linh Lâm Đồng tặng quà truyền giáo cho anh chị em đồng bào Thượng K'ho ở địa phương của Giáo xứ và qua đêm ở đó.

 

Lược sử TTHH Đức Mẹ Vô Nhiễm Thác Mơ

 

 

Phái đoàn TĐCTT dâng lên Mẹ Thác Mơ Chuỗi Kinh Mân Côi để cầu cho quê hương dân nước VN

 

 

 

6- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Fatima Bình Chính ở Ninh Thuận GP Nha Trang

 Kính viếng tối Thứ Tư 26/3/2025

 

Tiến trình:

1- Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Fatima Bình Chính này được chọn thay cho Đức Mẹ Phượng Hoàng ở GP Kontum,

nơi vào ngay tối hôm (20/3/2025) trước khi dự định đến (21/3) tài xế Trần Bảo Quốc mới khám phá ra là không có đường lên dù Mẹ vẫn ở đó:

ĐỨC MẸ PHƯỢNG HOÀNG, PLEIKU

,

2- Thế là sau cả một ngày, từ trưa tới chiều, sau khi thăm viếng và tặng quà ở Giáo xứ Truyền giáo Tầm Ngân, thăm Giáo họ Lương Giang và Giáo xứ Bà Râu, cùng 2 cơ sở bác ái xã hội của Quý Sơ Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Bình Cang đang phục vụ ở Giáo xứ Tầm Ngân và Bà Râu, và trước khi về Khu nghỉ mát Ninh Chữ qua đêm, phái đoàn TĐCTT đã ghé kính viếng Đức Mẹ Fatima Bình Chính về đêm để thấy được quang cảnh tuyệt vời của Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Fatima Bình Chính by night này ở trên núi Lăng Bà mà giáo dân quen gọi là đồi Đức Mẹ, được xây dựng lưng chừng núi cách nhà thờ đá chưa đầy 1km. Trên đồi có đặt tượng Đức Mẹ, lưng tựa núi đá, mặt hướng về Đầm Nại yên bình.

3- Theo ông Nguyễn Văn Dũng, thành viên Hội đồng giáo xứ Bình Chính, ngọn đồi ở núi Lăng Bà xưa kia có lưu truyền câu chuyện về việc Đức Mẹ hiện ra nơi đây. Lúc đó vào khoảng thời Pháp thuộc, người dân nơi đây bị lây bệnh dịch hạch rất nhiều nên đời sống khó khăn. Lúc bây giờ, một số người lương dân ở bên kia Đầm Nại thường nhìn thấy một phụ nữ mặc áo trắng xóa như Đức Mẹ Maria xuất hiện ở lưng chừng núi Lăng Bà. Người phụ nữ này cầm chổi quét sạch một đàn chuột dưới chân. Sau này, dịch bệnh qua đi thì giáo dân công giáo truyền tai nhau câu chuyện đến tận ngày nay. 

 

Tiến lên với Đức Mẹ Fatima Bình Chính

 

 

Phái đoàn TĐCTT dâng lên Mẹ Fatima Bình Chính Chuỗi Kinh Mân Côi để cầu cho quê hương dân nước VN sau 50 năm tha hương

 

 

Cảnh sắc về đêm từ trên Đồi Đức Mẹ Fatima Bình Chính xuống

 

Độc đáo ngôi nhà thờ đá bên bờ biển có tượng Đức Mẹ ...

 

 

7- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Tà Pao ở Bình Thuận GP Phan Thiết

 Kính viếng Thứ Năm ngày 27/3/2025

 

Ấn tượng:

1- Tượng đài Đức Mẹ Tà Pao ở Giáo phận Phan Thiết hiện nay (sau năm 1975 mới tách khỏi Giáo phận Nha Trang) là một trong các bức tượng giống nhau ở 5 nơi trên quê hương đất nước Việt Nam được Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một Kitô hữu Công giáo, chỉ thị thiết dựng để làm thành một Ngôi Sao Bắc Đẩu là danh xưng của Đức Mẹ trong vai trò Mẹ dẫn dắt con cái của Mẹ, nhất là đoàn con Công giáo Việt Nam hằng có lòng biệt tôn Mẹ, đang sống trên trần gian như trong "thung lũng châu lệ / lacrimarum valle / valley of tears" này có thể vượt qua để về tới cõi vĩnh phúc Nước Trời.

2- Tuy nhiên, so với 5 nơi Thánh Mẫu hợp thành Ngôi Sao Bắc Đẩu này, theo thứ tự về địa dư, bao gồm Đức Mẹ Phượng Hoàng ở GP Kontum, Đức Mẹ Giang Sơn cùng với Đức Mẹ Thác Mơ ở GP Buôn Mê Thuột, Đức Mẹ Trinh Phong ở GP Nha Trang và Đức Mẹ Tà Pao ở GP Phan Thiết, thì Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tà Pao nổi bật nhất, cả về cấu trúc lẫn mỹ thuật, nhờ được liên tục, sau khi được thiết dựng và được phục dựng, nỗ lực trùng tu và tân trang, như được sử liệu ghi nhận - Trung Tâm Thánh Mẫu Tà Pao - Giáo Phận Phan Thiết. Cơ sở cuối cùng vừa được hiện thực là Trung Tâm Mục Vụ, nơi hàng Giáo phẩm Việt Nam vào chiều ngày 16/09/2024, đã qui tụ lại để tham dự Hội nghị thường niên kỳ II năm 2024 của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), kéo dài từ ngày 16 đến ngày 20/9/2024.

3- Cho dù Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tà Pao không có sự tích đặc biệt như Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Lavang ở Quảng Trị TGP Huế, hay Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Trà Kiệu ở Quảng Nam GP Đà Nẵng, hoặc Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Giáo xứ La Mã ở Bến Tre GP Vĩnh Long, nhưng về dáng vẻ vẫn hoành tráng hơn 3 nơi này, và về tính cách linh thiêng vẫn thu hút khách hành hương kéo tới hằng ngày, nhất là vào ngày 12-13 hằng tháng. Tính cách linh thiêng ở Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tà Pao này không xuất phát từ sự tích lịch sử như ở Lavang hay Trà Kiệu, hoặc tính cách "phép lạ" như ở Bến Tre, Sự tích Đức Mẹ Tà Pao - Khám phá Trung tâm thánh mẫu Tà ..., mà chỉ là những lạ lùng xẩy ra hầu như cho từng cá nhân thôi, như cho 2 anh chị trong 30 anh chị em trong phái đoàn TĐCTT năm 2025 này đã trải qua và thuật lại cho cả nhóm nghe trên xe sáng hôm sau: 1 chị từ năm 2007 và 1 anh vào ngay lần kính viếng 2025 này.

 4- Em đã bất ngờ được đến kính viếng Đức Mẹ Tà Pao vào cuối tháng 11/2022 và đã có được những ấn tượng đặc biệt về Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tà Pao này, nên em đã phải giữ chỗ ngủ nghỉ và ăn uống trước cho phái đoàn TĐCTT ở Nhà Khách Đức Mẹ Thăm Viếng của Quý Sơ Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục ngay trong khuôn viên của Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tà Pao. Nhờ thế anh chị em trong phái đoàn TĐCTT đã được thưởng thức các món ăn thuần túy Việt Nam: thanh đạm, bình dân, hợp khẩu vị lại rẻ tiền, nhưng phái đoàn đã trả cho quý Sơ gấp rưỡi số tiền cần phải thanh toán cho Quý Sơ về cả ăn lẫn ở từ bữa trưa hôm trước đến sau bữa điểm tâm hôm sau.

5- Trong tất cả 10 Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu trong chuyến Hành Hương Thánh Mẫu xuyên Việt Năm Thánh 2025 thì Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tà Pao là nơi phái đoàn TĐCTT ở lâu nhất và sinh hoạt nhiều nhất: Ở lâu nhất - từ trưa hôm trước tới sáng hôm sau, dùng 3 bữa trưa, tối và sáng; sinh hoạt nhiều nhất - với 1 chuỗi Kinh Mân Côi cùng Chuỗi Thương Xót và tham dự 2 Thánh lễ (chiều hôm trước và sáng hôm sau), chưa kể việc kéo nhau lên kính viếng Tượng Đài Mẹ Tà Pao ở trên tháp đỉnh sau bữa tối. Lịch trình của phái đoàn trong thời gian từ khi đến tới khi đi thứ tự như sau: 1- Nhận phòng ngủ; 2- dùng bữa trưa; 3- viếng Thánh Thể và Kinh Mân Côi; 4- nghỉ trưa hay tham quan tùy nghi; 5- dự Lễ 5 giờ chiều cho riêng phái đoàn ở Nhà nguyện Thánh Thể; 6- dùng bữa tối lúc 6:30; 7- kính viếng Mẹ ở trên tượng đài; 8- nghỉ đêm; 9- dự lễ 5 giờ sáng chung với cộng đoàn hành hương ở Nguyện đường Thánh Thể; 10- mang hành lý ra xe; 11- dùng điểm tâm, và 12- lên đường đến kính viếng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Giáo xứ La Mã ở Bến Tre GP Vĩnh Long.

 

 Bữa trưa sau khi nhận phòng

 

 

Viếng Thánh Thể và Kinh Mân Côi

 

Tấm hình lưu niệm trong nguyện đường Thánh Thể (trên) và ngoài khuôn viên chính của Trung Tâm Hành Hương (dưới)

 

Nghỉ trưa hay tham quan tùy nghi

 

Các văn phòng ở bên phải từ cổng chính vào

Phòng khách, nơi em đã đến 2 lần để gặp Sơ tiếp tân về chuyện xin dâng lễ riêng cho phái đoàn

vào lúc 5 giờ chiều ở Nhà nguyện Thánh Thể (lần 2) thay vì 7 giờ tối ở trên Tượng Đài (lần 1).

Các hàng quán lưu niệm dọc bãi đậu xe

Cuối Tháng 11/2022 em đến lần đầu thì chưa có Trung Tâm Mục Vụ hoành tráng này,

mùng 5/3/2023 viên đá đầu tiên đã được đặt nền và 9/2024 đã được sử dụng cho Hàng Giáo Phẩm VN họp thường niên kỳ 2

 

Phái đoàn dự lễ riêng vào lúc 5 giờ chiều ở Nguyện đường Thánh Thể

 

Ở Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Tà Pao (dang xưng từ tiếng dân tộc K'ho nghĩa là "giấc mơ đẹp") này

cây cỏ được chăm chút cẩn thận nên lúc nào trông cũng duyên dáng tươi trẻ và hấp dẫn trước mắt khách hành hương

Vị chủ tế là một linh mục Xitô được sai đến để phụ giúp việc mục vụ ở Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tà Pao

Theo như ngài cho biết vào cuối Thánh lễ thì ngài ngồi toà cả ngày ở trên núi,

bất ngờ được gọi xuống dâng lễ cho phái đoàn, rồi ngài lại tiếp tục lên núi giải tội cho khách hành hương

 

Chụp hình lưu niệm

 

 

Bữa tối

 

 

Tượng đài Đức Mẹ Tà Pao by night với TĐCTT

 

 

Nghỉ đêm: Mỗi phòng nam hay nữ đều có 5-6 giường

 

Riêng em, vì quá mệt, mệt nhất trong chuyến đi, nhất là cái lưng, chỉ còn lết được về giường, nên sau bữa tối

em đã đi ngủ sớm để lấy sức mà leo núi tham quan Tượng Đài Đức Mẹ Tà Pao vào sáng sớm hôm sau từ 4:30

 

Quang cảnh và Tượng đài Mẹ Tà Pao "khi trời còn tối" (Gioan 20:1)

 

Tượng Đài Đức Mẹ Tà Pao ở tháp đỉnh được em chụp từ bãi đậu xe và được zoom lại cho gần

Không ngờ lúc em bắt đầu tiến lên tượng đài vào lúc 4:30 sáng thì đã có phái đoàn Di Linh từ 2 xe đò cũng tiến lên một lúc

Không ngờ, qua một đêm lấy sức, em đã leo một mạch lên tới Tượng Đài Đức Mẹ Tà Pao,

nơi cũng đã được tân trang hơn từ 11/2022, nhất là phía cánh bên kia với hàng hiêm có mái như bên này.

Khi em vừa lên tới nơi thì thấy quý sơ MTG Phan Thiết đang nguyện Kinh Ban Mai trước tượng đài

Sau đó phái đoàn hành hương từ Di Linh đã cùng nhau cầu Kinh Mân Côi

Trong khi họ tham dự Thánh Lễ 5 giờ sáng ở trên Tượng Đài bởi có linh mục đi theo,

thì em xuống dự lễ ở Nguyện đường Thánh Thể với chung phái đoàn TĐCTT và các đoàn hành hương khác

Đây là phần xây dựng thêm mới mẻ sau lần em tới đầu tiên cuối tháng 11/2022 (cả hình trên và dưới)

Lối đi lên hay xuống bên Nguyện đường Thánh Thể có vẻ thiên nhiên và đẹp hơn cùng dễ đi hơn bên kia

Từ trên lối đi hành lang trung độ này nhìn xuống Nguyện đường Thánh Thể và toàn bộ cảnh sắc cùng bên

 

Quảng Trường Đức Mẹ Tà Pao

 

Mô đất có hàng chữ "Trung Tâm Thánh Mẫu Tà Pao"

Một quảng trường bao rộng để để cử hành Thánh lễ Đại trào mỗi ngày 13 trong tháng

Dù Tượng Đức Mẹ Tà Pao giống với các Tượng Mẹ Phượng Hoàng, Giang Sơn, Thác Mơ và Trinh Phong

Nhưng cuối cùng Tượng Đức Mẹ Fatima vẫn là tượng quốc tế được tôn sùng chính yếu và phổ thông nhất

 

Sửa soạn lên đường tiếp tục kính viếng Đức Mẹ...

 

Chị Nguyễn Wendy Huyền là người thứ 6 từ biệt phái đoàn ngay sau phái đoàn kính viếng Đức Mẹ Tà Pao

Trong phái đoàn TĐCTT của chuyến Hành Hương Thánh Mẫu 2025, có 2 anh chị đã bất ngờ có được cảm nghiệm đặc biệt về / từ Đức Mẹ Tà Pao:

Đó là Chị Phạm Hương ở Orange County, một cảm nghiệm từ năm 2007, như chị chia sẻ trên xe, đến độ chị đã lạnh cả người và miệng lắp bắp nói: "Mẹ ơi con đã thấy rồi"...;

và Anh Lê Minh Hoàng ở Chino Hills, người mới thấy tà áo Mẹ ở Tượng Đài bay phất phới tối 27/3/2025 và có con bướm từ Tượng Mẹ bay xuống đậu vào cánh tay của anh.

 

 

8- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Mã ở Bến Tre GP Vĩnh Long

 Kính viếng chiều Thứ Sáu ngày 28/3/2025

Sự tích:

1- Trong 10 Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ phái đoàn TĐCTT đến kính viếng, chỉ có 3 nơi là có sự tích đặc biệt, đó là Đức Mẹ Lavang ở Quảng Trị TGP Huế, Đức Mẹ Trà Kiệu ở Quảng Nam GP Đà Nẵng và Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Giáo xứ La Mã ở Bến Tre GP Vĩnh Long. Trong khi Đức Mẹ Lavang và Đức Mẹ Trà Kiệu có sự tích liên quan đến lịch sử bách hại Kitô giáo ở Việt Nam cuối thể kỷ 18 (ở Lavang) và thế kỷ 19 (ở Trà Kiệu), thì ở Bến Tre lại có sự tích liên quan đến những gì xẩy ra được cho là "phép lạ", những gì xẩy ra theo giòng lịch sử vào cuối thời Pháp thuộc dầu thập niên 1950 ở Việt Nam tại địa phương Bến Tre, và là những gì đã được Giáo Phận Vĩnh Long trân trọng hơn bất cứ ở đâu khác, đến độ không có một Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ nào, bao gồm cả Lavang và Trà Kiệu với sự tích về lịch sử quan trọng hơn ở Bến Tre cũng không có hay chưa có một gian phòng triển lãm nào khang trang để trưng bày đầy đủ hình ảnh và mô hình công phu mỹ thuật như ở Trung Tâm Mục Vụ mới xây thuộc Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Bến Tre về "phép lạ" liên quan đến bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đang được lưu giữ ở Tòa Đức Mẹ trong Nhà Thờ Giáo Xứ La Mã Bến Tre.

2- Phái đoàn TĐCTT từ Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tà Pao về thẳng khu nghỉ mát Bến Tre Riverside Resort để nhận phòng và bỏ hành lý trước khi cùng nhau đến Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Giáo xứ La Mã (nên trung tâm này còn có tên là Đức Mẹ La Mã) ở Bến Tre, cách khu nghỉ mát 40 cây số. Đến nơi, lịch trình thăm viếng của phái đoàn được thứ tự thực hiện như sau. Trước hết, từng người được xe gắn máy chở từ Nhà Thờ Giáo xứ La Mã đến nơi xẩy ra "phép lạ" Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp lộ hình để cầu Kinh Mân Côi cầu cho dân nước Việt Nam sau 50 năm tha hương như các nơi Đức Mẹ trước và chụp hình lưu niệm; sau đó từng người được xe gắn máy chở về Nhà thờ Giáo xứ La Mã để dâng thêm 1 Chuỗi Thương Xót trước Tòa được trưng bày tấm Ảnh Phép Lạ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp rồi tham quan khuôn viên Nhà Thờ; tiếp theo là tham dự Thánh Lễ 5 giờ chiều với cộng đồng dân Chúa Giáo xứ La Mã; cuối cùng là tham quan phòng triển lãm về những gì liên quan đến tiến trình xẩy ra "phép lạ" nơi Bức Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trước khi lên xe trở về Bến Tre Riverside Resort với bữa tối dọc đường ở tiệm với món đặc sản ở địa phương là Hủ Tiếu Mực hiếm quý ngon lành.

Khuôn viên Nhà thờ Giáo xứ La Mã - Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Mã Bến Tre

 

 

Ra viếng nơi xẩy ra "phép lạ" Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp lộ hình

 

 

Phái đoàn dâng lên Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp một chuỗi Kinh Mân Côi cầu cho dân nước VN

 

Nơi trục vớt được Bức Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cách ngôi nhà xẩy ra "phép lạ" này 800 mét

 

Trở về Nhà thờ Giáo xứ La Mã

 

Đây là Bức Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp lộ hình được trưng ở Tòa Đức Mẹ

 

Tham quan Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Mã Bến Tre trước Thánh Lễ chiều

 

 

Thánh lễ Kính Thánh Giuse Tháng 3

 

 

Tham quan Phòng Triển Lãm được mới gọi và hướng dẫn bởi 1 vị phó tế chuyển tiếp

 

 

 

9- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi ở Đồng Nai GP Xuân Lộc

Kính viếng chiều Thứ Bảy ngày 29/3/2025

 

Cảm nhận:

1- Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi là Trung Tâm Thánh Mẫu mới nhất trong tất cả các Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu ở Việt Nam, đến độ cho đến khi phái đoàn TĐCTT đến vào chiều ngày 29/3/2025 mà vẫn chưa hoàn toàn tất cả mọi cơ sở được dự tính, và tài xế Quốc đã nói trước với em rằng "2 năm nữa chú tĩnh về thì mọi sự ở Đức Mẹ Núi Cúi đã xong": Toàn Cảnh Trung Tâm ĐỨC MẸ NÚI CÚI Ngày 10/03, thời điểm ngay trước ngày lên đường của chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025 của phái đoàn TĐCTT từ Mỹ về Việt Nam.

2- Thật vậy, vì Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi này quá bao rộng và vĩ đại, nhất là Tượng Đức Mẹ cao lớn nhất trong các Tượng Đức Mẹ ở Việt Nam, lại kèm theo nhiều cơ sở khác nhau ở cách biệt nhau, nên cần phải mất nhiều thời gian mới có thể hoàn thành một cách tốt đẹp, nhớ đó mới có thể xứng đáng đáp ứng lòng mong ước của khách hành hương Thánh Mẫu, và nhất là càng thu hút lôi kéo khách hành hương hơn bao giờ hết và hơn ở đâu hết. Tuy nhiên, so với Ngôi Tiểu Vương Cung Thánh Đường ở Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Lavang được khởi công từ năm 2010 cho tới nay đã 15 năm mà vẫn chưa xong thì cũng đã phá kỷ lục rồi, thậm chí có thể mọi sự được hoàn tất ở Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi trong tương lai gần tới mà Ngôi Tiểu Vương Cung Đền Thánh Mẹ Lavang vẫn tiếp tục càng xuống cấp thảm thương...! TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ NÚI CÚI - vn ...

3- Với tầm mức hoành tráng vào bậc nhất trong các Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu ở Việt Nam như thế mà phái đoàn TĐCTT lại có quá ít giờ ở Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi này, bởi không chịu đi sớm hơn từ Bến Tre Riverside Resort sáng 29/3, song cũng may còn kịp giờ, dù vội vàng hơn là thảnh thơi thoải mái như ở Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tà Pao, để kịp tham quan và chụp ảnh ít là nửa tiếng khi trời còn sáng lúc mới có 4 giờ chiều, trước Thánh lễ 4 rưỡi ở trong Nguyện đường dưới chân tượng đài Đức Mẹ Núi Cúi, do Đức Cha chủ chiên GP Xuân Lộc Đinh Đức Đạo chủ tế và chủ sự Kiệu Thánh Thể cùng ban lành Thánh Thể cho bệnh nhân sau lễ ở trên tầng bệ Tượng Đài Đức Mẹ. Và cũng trong hoàn cảnh bị nhỡ nhàng đáng tiếc này mà phái đoàn TĐCTT càng thấy được LTXC tỏ ra qua sự kiện phái đoàn được ưu ái ở lại trong Nguyện đường để hoàn tất Chuỗi Kinh Mân Côi...

 

Lộ trình tiến vào Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi - Tượng Mẹ từ cao xa hiện tỏ

 

 

 

Xe vừa đậu lại phái đoàn TĐCTT liền đổ bộ và đứng ngay tại chỗ chụp tấm hình kỷ niệm đầu tiên

 

Tượng Mẹ từ trên cao nhìn xuống đoàn con hạ giới thấp hèn

 

Từ dưới chân tượng đài Đức Mẹ Núi Cúi nhìn xuống anh chị em phái đoàn TĐCTT đang lác đác đây đó ở tầng cấp lưng chừng bên dưới

Trong số khách hành hương ở trên vòng bệ tượng đài cao nhất cũng có anh chị em phái đoàn TĐCTT, bao gồm cả em

 

 

Nguyện đường và Thánh lễ chiều Thứ Bảy hàng tuần do Đức Cha chủ tế, giảng lễ và chủ sự kiệu Thánh Thể

 

 

 

Kiệu Thánh Thể và Phép Lành Thánh Thể chữa lành bệnh nhân

 

Đức Mẹ Núi Cúi - Kiệu Thánh Thể https://youtu.be/WlRRQ48s87Q

 

Đức Mẹ Núi Cúi - Phép Lành Thánh Thể Bệnh Nhân: https://youtu.be/xLR8-sq5bVA

 

 

Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi, khi màn đêm bao phủ, và khách hành hương không còn được ở lại nữa,

thì Tượng Mẹ bắt đầu biến sắc đổi mầu liên tục - từ xa cũng có thể nhìn thấy

 

Phái đoàn TĐCTT dâng lên Mẹ Núi Cúi dân nước VN sau 50 năm tha hương một Chuỗi Kinh Mân Côi

 

Bấy giờ khách hành hương đã kéo nhau về sau Thánh Lễ và Kiệu Thánh Thể.

Còn lại một mình trong Nguyện đường vào ngay lúc Nguyện đường đã tới lúc cần phải khóa cửa...

Bởi thế quạt máy đã tắt... nên anh chị em ngồi đọc kinh mà cảm thấy hơi nóng bức...

Tuy nhiên, sau khi em gặp và nói chuyện với vị nhân viên đang đi khóa các cửa của Nguyện đường

thì được biết phái đoàn khi xong thì ra một lối giành riêng cho mình... đồng thời quạt máy lại được bật lên

Tạ ơn LTXC và xin tri ân cảm tạ vị nhân viên được LTXC sử dụng

để tỏ mình ra cho anh chị em TĐCTT vào những trường hợp ngoại lệ như tối hôm ấy

Phái đoàn TĐCTT chẳng những đủ giờ để hoàn tất 50 Kinh Mân Côi như ở các nơi khác

mà còn đủ giờ để lưu niệm 1 tấm hình bất hủ ở Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi nữa... trước khi tiến ra khỏi Nguyện đường và...

lên xe để về dùng bữa tối và qua đêm ở Trung Tâm Tĩnh Tâm Đức Mẹ Carmêlô

ở Giang Điền của Dòng Đồng Công / Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc

 

 

10- Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Fatima Bình Triệu ở Thủ Đức TGP Sài Gòn

 Kính viếng chiều Chúa Nhật ngày 30/3/2025

 

Cảm nhận:

1- Chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Thừa Sai bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025 của phái đoàn TĐCTT muốn đến kính viếng đúng 10 nơi Đức Mẹ ở VN như đã được phác họa ngay từ ban đầu. Thế nhưng có 2 nơi trong 5 nơi thuộc chòm Sao Bắc Đẩu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm không thể tới được là Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Trinh Phong ở Ninh Thuận của GP Nha Trang và Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Phượng Hoàng ở Gia Lai Pleiku thuộc GP Kontum.

2- Nếu Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Phượng Hoàng mãi cho tới tối hôm trước khi đến mới khám phá ra không có đường lên nên đàng bãi bỏ, và được thay thế bằng Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Fatima Bình Chính ở Phan Rang thuộc GP Nha Trang thế nào, thì Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Trinh Phong ở Ninh Thuận GP Nha Trang đã được thay thế khi lịch trình chuyến đi vẫn còn đang được hoàn chỉnh ở Mỹ, và nơi thay thế chính là Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Fatima Bình Triệu ở Thủ Đức thuộc TGP Sài Gòn, nơi về Đức Mẹ cuối cùng trong 10 nơi và kể như kết thúc chuyến Hành Hương Thánh Mẫu của phái đoàn TĐCTT vào ngày 30/3/2025, sau đó, tối 30/3 và sáng 31/3/2025 là ngày phái đoàn tưởng niệm kim khánh 50 năm tha hương ở Bến Bạch Đằng và Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn.

3- Ngày Chúa Nhật 30/3/2025 có thể nói là Ngày Thánh Mẫu của chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Năm Thánh 2025 của Nhóm TĐCTT. Bởi vì, Ngày Thánh Mẫu 30/3/2025 là ngày áp cuối cho chuyến Hành Hương Thánh Mẫu của Nhóm TĐCTT bao gồm hầu như toàn là Đức Mẹ: Trước hết là Đức Mẹ Carmêlô, ở chỗ phái đoàn TĐCTT được hoan hưởng những giây phút cuối cùng ở Trung Tâm Tĩnh Tâm mang danh Đức Mẹ Carmêlô ở Giang Điền; sau đó là Mẹ Chúa Cứu Chuộc, khi phái đoàn TĐCTT ghé thăm Nhà Mẹ ở Thủ Đức của một hội dòng đã từng mang tên là Dòng Đồng Công nhưng đã được đổi tên từ 11/2017 thành Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc; tiếp theo là Đức Mẹ Fatima, khi phái đoàn TĐCTT đến kính viếng Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Fatima Bình Triệu ở Thủ Đức thuộc TGP Sài Gòn, chưa kể ngay trước đó đã ghé dùng bữa trưa cũng ở một nơi liên quan đến Đức Mẹ nữa là Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn ở Thủ Đức có Nhà Mẹ ở Nho Quan Ninh Bình, và cũng chưa kể tối hôm đó ở Bến Bạch Đằng Nhóm TĐCTT đã hướng về Quảng Trường Regina Pacis - Nữ Vương Hòa Bình của Nhà Thờ Chính Tòa Đức Bà sài Gòn để cầu nguyện cho quê hương dân nước Việt Nam.

4- Nhưng biến cố chính yếu trong Ngày Thánh Mẫu 30/3/2025 này của chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Năm Thánh 2025 đó là sự kiện sinh hoạt kính viếng của phái đoàn TĐCTT ở Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Fatima Bình Triệu ở Thủ Đức thuộc TGP Sài Gòn. Thật vậy, theo an bài thần linh của LTXC, phái đoàn TĐCTT đã có vừa đủ thời gian cần thiết, như ở Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi tối hôm trước 29/3/2025, để vừa dâng 1 Chuỗi Kinh Mân Côi và 1 Chuỗi Kinh Thương Xót để cầu cho quê hương dân nước Việt Nam sau 50 năm tha hương, mà còn chụp hình và tham quan trước Thánh lễ 3 giờ chiều Chúa Nhật theo chương trình sinh hoạt ở Giáo Xứ Đức Mẹ Fatima Bình Triệu cũng là Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Fatima Bình Triệu này.


Chuỗi Mân Côi và Chuỗi Thương Xót ở Ngôi Nhà Thờ chính cũng là Ngôi Nhà Thờ mới từ 2017

 

Để tranh thủ thời gian, phái đoàn TĐCTT ngay sau khi xuống xe liền tiến lên Ngôi Nhà Thờ chính ngay

Trong Ngôi Nhà Thờ mới này không có tượng Đức Mẹ Fatima mà là tượng Đức Vương Mẫu Maria

Dù ở trong ngôi nhà thờ rộng lớn anh chị em trong phái đoàn vẫn cảm thấy hơi nóng...

Sau khi xem xét tình hình, em đã lên tiếng mời gọi anh chị em sang bên nhà nguyện bên cạnh mát hơn để đọc tiếp Chuỗi Thương Xót

Thế nhưng, ngay lúc đó quạt trong nhà thờ bỗng nhiên "như gió muốn thổi đâu thì thổi" (Gioan 3:8)

một sự kiện xẩy ra như ở Nguyện đường của Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi tối hôm trước 29/3

đồng thời cũng như là một sứ điệp gửi đến cho phái đoàn TĐCTT thế này:

"Các con cứ an tâm, Mẹ luôn ở với các con trong chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Năm Thánh 2025 của các con"

 

 

Ngôi nguyện đường nhỏ cũng là Ngôi Nhà thờ cũ của Giáo xứ Đức Mẹ Fatima Bình Triệu

 

Trong nơi nguyện đường này, cũng là Ngôi Nhà thờ cũ của Giáo xứ Đức Mẹ Fatima Bình Triệu, mới còn bức Tượng Đức Mẹ Fatima cao lớn trên cung thánh

Phái đoàn TĐCTT cũng cần chụp thêm 1 tấm hình chung nữa ở nơi đã được trở thành Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Fatima Bình Triệu

 

Tham quan Trung tâm Hành Hương trước Thánh lễ Chúa Nhật 3 giờ chiều

Đức Mẹ Fatima Bình Triệu - Vietnam Catholic Tour

 

Nhà thờ Giáo xứ và Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Fatima Bình Triệu ở Thủ Đức nằm trên bờ sông Sài Gòn

Dẫy bờ kè bên bờ sống Sài Gòn ở đây đã được xây dựng từ năm 2003 và đã trở thành một nơi cầu nguyện với Đức Mẹ Ban Ơn

 

Thánh lễ Chúa Nhật 3 giờ chiều

 

Giáo dân trong Giáo xứ hay khách hành hương có thể dự lễ ở nhà thờ cũ sát cạnh nhà thờ chính

 

"Lễ xong. Chúc anh chị em đi bằng an"

Dấu ấn của Trung tâm hành hương Fatima Bình Triệu

 

Ở Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima Bình Triệu này đã từng xẩy ra hiện tượng Hồ Ngọc Anh,

một hiện tượng liên quan đến cả Ngày Thánh Mẫu của Tỉnh Dòng Đồng Công ở HK... Cuối cùng là FAKE!

STEPHANO HỒ NGỌC ANH - ÔNG LÀ AI


Chị Mai Ngọc Dung, vợ của Anh Nguyễn Văn Hóa, cặp TĐCTT từ 2012, nhà ở gần Đền Đức Mẹ HCG Kỳ Đồng,

nơi AC vì lợi ích trên hết của người con trai độc nhất đã quyết định về VN luôn từ năm 2024,

là người thứ 10 từ biệt phái đoàn trong suốt chuyến Hành trình Xuyên Việt 2025 của TĐCTT:

 

Thứ tự 10 anh chị từ biệt chung phái đoàn ở những địa điểm thuận lợi cho quý AC như sau:

1- Chị Lăng Thị Nguyệt khi phái đoàn vừa đến Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình ở Buôn Mê Thuột chiều 21/3/2025;

2- Anh Nguyễn Văn Thế ở Đồng Xoài ngày 22/3/2025 trước khi phái đoàn đến kính viếng Đức Mẹ Thác Mơ;

3-5. Quý Chị Trần Kim Oanh, Hoàng Minh và Lý Nguyễn Oanh khi phái đoàn vừa đến Trung Tâm Mục Vụ GP Đà Lạt trưa ngày 25/3/2025;

6- Chị Nguyễn Huyền Wendy khi phái đoàn rời Trung Tâm Đức Mẹ Tà Pao sáng 28/3/2025;

7- Chị Bùi Thị Tảo xuống lúc 9:53 am ngày 28/3/2025 khi xe của phái đoàn vừa qua Trạm nghỉ Long Thành Dầu Giây;

8-9.  AC Nguyễn Hoàng - Tammie Thủy xuống lúc 1:05 pm khi xe đến Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi và sắp tới Trạm Nghỉ Long Thành Dầu Giây;

10- Chị Mai Ngọc Dung sau Thánh lễ Chúa Nhật ở Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Fatima Bình Triệu Thủ Đức.

 

 

 

10+ Tượng Đài Đức Mẹ Sao Biển ở Đà Nẵng GP Đà Nẵng

 Kính viếng trưa ngày Thứ Sáu 11/4/2025 trên đường ra phi trường Đà Nẵng để về lại Hoa Kỳ

 

Cảm nhận:

1- Đức Mẹ Sao Biển ở Đà Nẵng là một khu vực Đền Đài Thánh Mẫu nhỏ bé hơn là một Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu như 10 nơi phái đoàn TĐCTT đã đến kính viếng trong chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Năm Thánh 2025. Tuy nhiên, không phải vì thế mà khu Đền Đài Đức Mẹ Sao Biển này bị coi thường, vì ở đây đã có đầy những bia bảng tạ ơn Đức Mẹ, hơn bất cứ một Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ nào khác mà phái đoàn TĐCTT đã đến kính viếng, những tấm bia bảng tạ ơn được gắn vào những nơi nào có thể, và nhất là vì ở đây cũng có một sự tích về Mẹ liên quan đến siêu bão Xangsane xẩy ra vào đầu tháng 10/2006.

Câu chuyện bắt đầu từ siêu cơn bão Xangsane đầu tháng 10 năm 2006, mà tâm bão là Đà Nẵng. Sức mạnh tập trung của cơn bão là 120-130km/h đã toàn phá nặng nề Đà Nẵng, đặc biệt là khu vực ven biển Đà Nẵng dường như bị tàn phá nặng nề nhất trên đường nó đi qua… Nhưng có một nơi mà cơn bão dường như không chạm tới, đó là tượng Đức Mẹ Sao Biển đặt trên kệ đá sơ sài trong khu đất giữa tu viện và mặt biển, nơi không sót cây lớn nhỏ nào còn ngọn. Thậm chí mấy miếng tôn cũ che chắn tạm bợ trên đầu Đức Mẹ cũng không hề hấn gì từ cơn bão táp. Khi thành phố bừng dậy sau hậu quả nặng nề của cơn bão,người ta đã nhận ra điều kì diệu này, và kẻ lương người giáo lũ lượt kéo đến cầu khấn với Đức Mẹ Sao Biển mỗi ngày một đông, với hương hoa đèn nến mỗi lúc một nhiều.


Cuối cùng, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã thay đổi ý định ban đầu về mục đích sử dụng khu đất, bàn bạc với các nữ tu để biến khu đất vàng gần 5.000m2 này thành một công viên biển, với Đền Đức Mẹ Sao Biển được xây dựng mới hoàn toàn gần địa điểm nguyên thủy. Ngày nay, không phải chỉ người dân tại chỗ, mà khách hành hương xa gần đến viêng Mẹ mõi ngày một đông. Các nữ tu Dòng Thánh Phaolô đã xây Nhà Hành hương bên trong khuôn viên để đón khách, cử thêm người để  chăm sóc Đền Mẹ. Thành phố chắc cũng phải thêm kinh phí bảo dưỡng cả công viên lẫn Đài Mẹ và tăng cường an ninh trật tự tại khu công viên linh thánh và xinh đẹp này.

Đức Mẹ Sao Biển - Địa điểm hành hương Công Giáo tại ...

2- Đối với riêng 2 vợ chồng em thì Đức Mẹ Sao Biển, nơi chúng em bất ngờ được dẫn đến kính viếng trên đường ra phi trường từ VN về lại Mỹ sau chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Năm Thánh 2025 với phái đoàn TĐCTT là một bonus ngọc ngà do Đức Mẹ ban cho chúng em là ban tổ chức, một ban tổ chức mà mấy năm nay vợ thì bị chứng run rẩy ở tay và chồng thì bị chứng thần kinh tọa bước đi khó khăn, nhất là khi phải cố gắng kéo hành lý lên dốc và lên cầu thang chân, như nhiều lần bất khả kháng đến nhức nhối trong chuyến đi này.

3- Theo em, chính vì chúng ta đã đồng hành trong chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Xuyên Việt Năm Thánh 2025 mà Đức Mẹ đã định liệu và sắp xếp cho chúng ta được kết thúc chuyến đi ở một nơi về Mẹ: trước hết chung nhóm TĐCTT chúng ta đã kết thúc trước tượng đài Regina Pacis / Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình ở khôn viên cuối Nhà Thờ Chính Tòa Đức Bà Sài Gòn vào sáng Thứ Hai 31/3/2025, và sau đó là riêng ban tổ chức chúng em được kết thúc với Đức Mẹ Sao Biển ở Đà Nẵng vào chiều Thứ Sáu ngày 11/4/2025.

4- Ở mỗi nơi được Mẹ Maria cố ý muốn gặp gỡ chúng ta vào lúc cuối cùng này, theo em, không phải về phần mình chúng ta đến với Mẹ hơn là về phần Mẹ, Mẹ muốn ngỏ lời cám ơn chúng ta như sau: "Mẹ cám ơn các con đã thực hiện chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Xuyên Việt Năm Thánh 2025 để tái hiện thực biến cố Mẹ Thăm Viếng và Tặng Quà bằng sinh hoạt Thừa Sai Bác Ái của các con trong suốt chuyến đi của các con. Mẹ luôn ở với các con và đồng hành với các con khi các con cứ nỗ lực tiếp tục sống ơn gọi thương xót và sứ vụ thương xót theo lời kêu gọi của vị sáng lập Gioan Phaolô II làm nên Nhóm TĐCTT chúng con trong thời điểm thương xót hiện nay nhé".

 

Không ngờ 2 vợ chồng tĩnh nga chúng em được Cha Tài, một linh mục Dòng Camillo dẫn đến kính viếng Đức Mẹ Sao Biển ở Đà Nẵng lần thứ 2,

sau lần đầu 7/2019 được tài xế TĐCTT Trần Bảo Quốc dẫn đến với phái đoàn 7 TĐCTT trong chuyến Hành Trình Việt Nam Hội Ngộ Yêu Thương

Lần nhất đến kính viếng Đức Mẹ Sao Biển cùng với phái đoàn TĐCTT ngày mùng 8/7/2019

Ở đây cũng có cả một tòa riêng cho Thánh Cả Giuse dù ẩn khuất hơn, hợp với bản chất thầm lặng của ngài!

 

Lần trước đến em đã thấy được có một tu viện của hội dòng nào đó ở đây rồi, nhưng lần này mới biết là Dòng SP,

tức là Dòng Saint Paul, Dòng Thánh Phaolô de Chartres, một hội dòng có cả ngàn nữ tu VN, bao gồm 4 tỉnh dòng, 1 ở Đà Nẵng là đây.

Phái đoàn TĐCTT cả 3 lần về VN, 2016, 2018 và 2025 đều ghé dùng bữa và qua đêm ở Tu Viện Thiên Ân của Dòng này ở Pleiku

Giữa 2 lần đến với Đức Mẹ Sao Biển ở Đà Nẵng này đã xẩy ra 1 sự cố đáng tiếc sau đây:

Kẻ xấu phá hoại tượng Đức Mẹ Sao Biển tại Đà Nẵng

 

ĐÃ BẮT ĐƯỢC ĐỐI TƯỢNG ĐẬP TƯỢNG ĐỨC MẸ SAO ...

 

Tượng Đức Mẹ Sao Biển giống như tượng Đức Mẹ ở Nhà Thờ chính của Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Fatima Bình Triệu, Tượng Đức Maria Vương Mẫu.

 

Cho đến khi tin tức cho biết vào hôm Thứ Năm Tuần Thánh ngày 17/4/2025 rằng

Giáo hoàng Francis sẽ không chủ trì Thánh lễ nào trong tuần lễ Phục sinh

em mới càng thấy rõ ràng rằng chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025 đã hoàn toàn xuất phát từ Chúa Mẹ.

Thật vậy, là người phát động và tổ chức chuyến đi năm 2025 này, hơn ai hết, em đã cảm nghiệm thực sự các tác động thần linh của Chúa Mẹ.

Bởi vì chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025 này đã được thực hiện thế cho chuyến Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng,

một chuyến đi có mục đích TĐCTT về Roma là Giáo đô Kitô giáo để cùng với ĐTC Phanxicô cử hành Tuần Thánh, nhưng bất thành bởi con số tham dự quá ít sau 3 tháng...

Và chuyến Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng, một chuyến đi dù có thể vẫn bất thành bởi TĐCTT không thể cùng với ĐTC cử hành Tuần Thánh như lòng mong ước,

 nên, theo LTXC an bài thần linh, chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025 đã được lập tức thay thế và thực hiện một cách tốt đẹp,

một chuyến đi vừa có ý nghĩa Năm Thánh là Hành Hương vừa có giá trị Năm Thánh là Thừa Sai Bác Ái, vừa có tính cách quê hương dân nước là dịp tưởng niệm 50 năm tha hương!

Tạ ơn LTXC - Magnificat anima mea Dominum!

TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh

 

 

From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Thu, Apr 17, 2025 at 3:56 PM
Subject: TĐCTT Hành hương Thánh Mẫu Thừa sai Bác ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025: Hành Trình Hành Hương Thánh Mẫu
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>
Cc: <phaidoanhanhhuongthuasaibacai2025@googlegroups.com>

Xin chào quý AC TĐCTT rất thân yêu của em chiều Thứ Năm Tuần Thánh ngày 17/4/2025,

Cho đến hôm nay, Thứ Năm Tuần Thánh ngày 17/4/2025, khi tin tức cho biết rằng Giáo hoàng Francis sẽ không chủ trì Thánh lễ nào trong tuần lễ Phục sinh, em mới càng thấy rõ ràng rằng chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025 đã hoàn toàn và thực sự xuất phát từ Chúa Mẹ.

Thật vậy, là người phát động và tổ chức chuyến đi năm 2025 này, hơn ai hết, em đã cảm nghiệm thực sự các tác động thần linh của Chúa Mẹ. Bởi vì chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025 này đã được thực hiện thế cho chuyến Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng, một chuyến đi có mục đích TĐCTT về Roma là Giáo đô Kitô giáo để cùng với ĐTC Phanxicô cử hành Tuần Thánh, nhưng bất thành bởi con số tham dự quá ít sau 3 tháng...

Và chuyến Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng, một chuyến đi dù có thể vẫn bất thành bởi TĐCTT không thể cùng với ĐTC cử hành Tuần Thánh như lòng mong ước, nên, theo LTXC an bài thần linh, chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025 đã được lập tức thay thế và thực hiện một cách tốt đẹp, một chuyến đi vừa có ý nghĩa Năm Thánh là Hành Hương vừa có giá trị Năm Thánh là Thừa Sai Bác Ái, vừa có tính cách quê hương dân nước là dịp tưởng niệm 50 năm tha hương!

Với tất cả lòng tri ân cảm tạ LTXC - Magnificat anima mea Dominum, chúng ta bắt đầu theo dõi chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025: Toàn bộ Hành trình, trước hết là I- Hành trình Kính viếng Thánh Mẫu

em tĩnh