TRANG WEB THỜI ĐIỂM THƯƠNG XÓT

 

TĐCTT - Sinh Hoạt

 

 Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh 2021

 

Ký Sự và Hình Ảnh

 

TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh

 

Ngày 10/11: Đền Thờ Thánh ký Marcô ở Venice và Vương Cung Thánh đường Milan

 

Chuyến Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh 2021 của phái đoàn TĐCTT 12 ngày bao gồm cả tính cách du lịch nữa, chứ không chỉ thuần tôn giáo.

Bởi vì, chính những thánh tích, sử tích và thành tích về kiến trúc nghệ thuật của Kitô giáo ở Ý quốc thường ở các thánh phố du lịch nổi tiếng của đất nước này.

Đặc biệt nhất là ở Venice, Florence, Milan, Roma, Vatican v.v., những nơi đã được bao gồm trong chuyến hành hương chộp bắt bấp bênh và liều lĩnh này.

Điển hình trước hết là ở Venice, thành phố đầu tiên phái đoàn TĐCTT đặt chân xuống Ý quốc để bắt đầu chuyến hành hương 2021.

Trên đường từ xe tour bus đến địa điểm Đền Thờ Thánh Ký Marco phái đoàn đã trải qua một đoạn đường du lịch tha hồ mà ngắm cảnh và chụp hình

cả một trời mây nước tươi sáng và óng ánh trong nắng ấm mùa thu Đà Lạt, chứ không âm u mưa gió như thời tiết dự báo hầu hết suốt cả chuyến đi.

Thành phố Venice là một thành phố tuyệt vời, nằm ở phía Đông Bắc của Italia, khi đến đây, du khách có thể hình dung một cách tổng quan Venice trông giống như một mạng nhện khổng lồ được tạo lên bởi 118 đảo và 175 kênh đào, các đảo nối với nhau bởi 444 cây cầu. Venice luôn giữ được vẻ đẹp vừa lãng mạn, thơ mộng, vừa yên ả, êm đềm.

(Phái đoàn TĐCTT Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh 24 người sáng ngày 9/11/2021)

(Phái đoàn TĐCTT Hành Hương Tia Sáng Từ Balan cũng 24 người trên cano ra tham quan Quảng Trường Thánh Marco tối 30/4/2014, hơn 7 năm trước)

Cái tên Venice (Venezia theo tiếng địa phương) bắt nguồn từ người Veneti cổ sống vào khoảng thế kỷ 10 TCN. Theo tiếng Latin, Venice có nghĩa là tình yêu. Vì vậy, nó được mệnh danh là "Thành Phố Tình Yêu". Ngoài ra, Venice còn được biết đến với những "biệt danh" khác như thành phố nổi, thành phố của mặt nạ, thành phố của những cây cầu, thành phố kênh rạch...

(Phái đoàn TĐCTT Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh 24 người sáng ngày 9/11/2021)

(Phái đoàn TĐCTT Hành Hương Tia Sáng Từ Balan cũng 24 người trên cano ra tham quan Quảng Trường Thánh Marco tối 30/4/2014, hơn 7 năm trước)

Thành phố Venice là một trong những di sản được biết đến nhiều nhất thế giới với những điểm đến vô cùng hấp dẫn. Trong lịch sử, Venice là một trung tâm thương mại, nghệ thuật lớn. Đây cũng là quê hương của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như Antonio Vivaldi, Giovanni Picchi....Còn ngày nay, Venice được biết đến là một trung tâm thời trang và mua sắm lớn của Italy.

Thành phố Venice trở thành điểm đến du lịch nước Ý nổi tiếng bậc nhất với vẻ đẹp cổ kính xa xăm được chấm phá bởi các dãy phố cổ ngoằn nghèo, kiểu nhà ống nhiều cửa sổ, lối kiến trúc độc đáo kết hợp với những câu chuyện tình lãng mạn của những cặp tình nhân. Tất cả tạo nên thành phố Venice như là một di sản thế giới.

Gondola là phương tiện giao thông đặc trưng nhất của Venice. Đó là loại thuyền cổ, nhỏ, dài, được sử dụng phổ biến cho hầu hết các khách du lịch khi đặt chân đến đây hoặc thậm chí trong lễ cưới, lễ tang cho những người bản địa.

Không có thành phố nào khác đẹp và hấp dẫn như Venice, không chỉ đẹp vì lịch sử, vì kiến ​​trúc của nó và các công cụ nghệ thuật mà còn quyến rũ, hấp dẫn du khách bởi những con thuyền đáy bằng, kênh rạch, các nhà hàng tuyệt vời, và sự lãng mạn khó quên của nó, du khách vừa thả hồn và đắm chìm vào trong tiếng hát du dương, trầm bổng của những chàng trai chèo thuyền với trang phục đặc trưng đội mũ rộng vàng, chít khăn đỏ đậm chất lãng tử người Italia.


Ngoài việc sử dụng thuyền Gondola để di chuyển, du khách có thể tản mạn đi bộ, tận hưởng trọn vẹn những khoảnh khắc tuyệt vời cùng những người thương yêu. Và đây chính là lý do đặc biệt Venice là khu đô thị duy nhất ở Châu Âu hoàn toàn không có không còn những tiếng xe cộ ồn ào, khí thải và bụi bặm của ô tô và xe tải.

Venice chắc chắn là một thành phố tuyệt vời trong danh sách yêu thích của những ai đặt chân nên mảnh đất đáng yêu này.

https://tour.dulichvietnam.com.vn/diem-den/y/chiem-nguong-ve-dep-cua-venice-thanh-pho-lang-man-nhat-the-gioi.html

 

Cảnh càng đẹp và sống động hơn nữa khi nó được con người hiện diện và ngắm nhìn, để rồi nó cống hiến cho con người niềm vui, trẻ trung, yêu đời.

(Venice lúc nào cũng đẹp, dù là ban ngày, như ngày 9/11/2021, ở hình trên, hay ban đêm, hôm 30/4/2014, ở hình dưới)

 

Đền Thờ Thánh ký Marcô ở Venice

 

Phái đoàn hớn hở trước phông cảnh Cung điện Doge và trước khi tiến sâu vào Quảng trường Marco và Đền thờ Thánh Marco

Sau tấm hình chung, anh chị em quay sang chụp riêng từng người hay từng nhóm nhỏ thân quen tại cùng một vị trí lấy cái phông cảnh cung điện Doge

Vì đền thờ đang được sửa chữa nên có vào bên trong cũng bị giới hạn không được kính viếng như các đền thờ hay vương cung thánh đường khác.

(Phái đoàn TĐCTT Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh 24 người sáng ngày 9/11/2021)

(Phái đoàn TĐCTT Hành Hương Tia Sáng Từ Balan cũng 24 người trước tiền đường Đền Thờ Thánh Marco tối 30/4/2014, hơn 7 năm trước)

Đây là Quảng Trường Thánh Marcô, từ cuối tiền đường Đền Thờ Thánh Marco nhìn xuống

Đền thờ Thánh Marco đứng bên cạnh Cung điện Doge, và nhìn ra cả hai là Campanile cao.

Vương cung thánh đường chính tòa thượng phụ Thánh Máccô (tiếng ÝBasilica Cattedrale Patriarcale di San Marco) tại Venezia, Italia, là bảo vật quốc gia của Cộng hòa Venezia cho đến năm 1797 và từ năm 1807 là nhà thờ chính tòa của Venezia. Nhà thờ nằm trên Quảng trường San Marco trong khu phố San Marco.

Lịch sử

Qua nhiều thế kỷ, mãi cho đến khi Cộng hòa Venezia suy tàn, chính phủ Venezia đã cố tình tách xa trụ sở của vị tổng giám mục khỏi nơi là trung tâm quyền lực của nền cộng hòa. Nhà thờ Thánh Mark là nơi cầu nguyện của các vị tổng trấn (doge), được xây dựng để lưu giữ hài cốt của tông đồ Mark, vị Thánh bảo hộ Venezia thay thế cho Thánh Theodorus. Dinh thự và nhà thờ chính tòa của tổng giám mục thời kỳ đấy nằm trong khu phố San Pietro di Castello xa xôi.

Nhà thờ Thánh Mark đầu tiên được hiến tặng năm 828 và được xây dựng từ năm 829 đến 832 ở nơi nguyên là nhà thờ cầu nguyện của Dinh tổng trấn (Venezia) để lưu trữ hài cốt của Thánh Mark do các thương gia Venezia mang từ Alexandria về đây. Năm 976, ngôi nhà thờ, Dinh Tổng trấn và khoảng 200 căn nhà đã bị hỏa hoạn thiêu đốt. Ngay trong năm đó vị tổng trấn Pietro I Orseolo đã bắt đầu cho xây mới. Qua nhiều lần ngưng trệ, công trình tái xây dựng kéo dài cho đến năm 1094 mới hoàn thành. Do Venezia có liên hệ mật thiết với Đế quốc Byzantine nên các nhà nghệ thuật tạo dáng cho công trình đều theo gương mẫu kiến trúc Byzantine. Mặt bằng nhà thờ là một chữ thập Hy Lạp (chữ thập vuông), phía trên là mái vòm. Các lần xây dựng mở rộng sau này trong thế kỷ 13 vẫn còn mang phong cách Byzantine, sang đến thế kỷ 14 thì đã mang phong cách kiến trúc Gothic.

Nhà thờ Thánh Mark mang hình dáng cơ bản của Nhà thờ các tông đồ tại Constantinopolis, đã được xây dựng trong thế kỷ thứ 6 (536-546 nhưng đã bị phá hủy năm 1452). Nhà thờ hình chữ thập Hy Lạp có mái vòm này là bước phát triển chung cuối cùng của nghệ thuật kiến trúc thời đầu Ki tô giáo. Sau đấy, nghệ thuật kiến trúc đã tách ra thành hai hướng: kiến trúc Byzantine phía đông và kiến trúc phương Tây, là kiến trúc dẫn đến nghệ thuật kiến trúc Carolinge và kiến trúc Roman.

Kiến trúc

Trên 500 cột bằng đá hoaporphyrythạch anh (jasper), serpentine và thạch cao tuyết hoa (alabaster) trang trí cho mặt ngoài cũng như bên trong nhà thờ. Các tấm tranh khảm (mosaic) trên nền mạ vàng (diện tích tổng cộng là 4.240 m²) đã mang lại cho nhà thờ tên "Nhà thờ Vàng". Các bức lâu đời nhất xuất phát từ thế kỷ 12, phần lớn là từ thế kỷ 13. Một vài bức – đặc biệt là mặt ngoài nhà thờ - đã được thay thế bằng các tác phẩm có cùng motiv từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18.

Mặt chính nhà thờ với hai tầng có 5 cổng mà trong đó 3 cổng giữa dẫn vào tiền sảnh. Cổng chính được trang trí bằng đầu sư tử có 3 vòm với các tượng từ thế kỷ 13 mô tả các phường hội Venizia, tượng trưng của 12 tháng trong năm và biểu tượng của đức hạnh. Trước cửa sổ tầng trên là bản sao của bốn con ngựa nổi tiếng bằng đồng mạ vàng. Mỗi một tượng ngựa cao 1,60 m và nặng 875 kg. Chúng xuất phát từ khoảng thế kỷ thứ 4, do Enrico Dandolo mang về Venezia từ Constantinopolis trong cuộc Thập tự chinh lần thứ 4.

Nhà thờ được chia làm 3 gian và, theo gương mẫu Byzantine, có một gian tiền sảnh với các bức tranh khảm (1220-1290) mô tả cảnh trong sách Cựu Ước. Thuộc vào trong số các phẩm nổi tiếng nhất là Pala d'oro, màn che phía sau của bàn thờ chính (thế kỷ 10 – thế kỷ 14).

Nội thất

Điểm thu hút chính bên trong nhà thờ là các tấm tranh khảm. Các tác phẩm này được bắt đầu dưới thời của tổng trấn Domenico Selvo (1071 – 1084) và được tiếp tục trong những thế kỷ tiếp theo sau đó. Trên diện tích 4.240 m², bộ tranh khảm lớn nhất của phương tây mô tả lại các đề tài trong kinh Cựu Ước (trên tiền sảnh) và Tân Ước (trong nhà thờ). Nơi rửa tội trong phần phía nam của tiền sảnh cũng được trang trí với rất nhiều tranh khảm, thuộc vào trong số các tranh khảm đẹp nhất trong nhà thờ. Trên

Kiến trúc nhà thờ sử dụng rất nhiều cột. Mỗi khi xâm chiếm (thí dụ như Byzantine trong lần Thập tự chinh năm 1204), người Venezia thường mang nhiều cột làm bằng vật liệu quý giá về Venezia để trang hoàng cho vật báu quốc gia này. Nhà thờ Thánh Mark có 2.600 cột (người ta tin rằng trong số đó có một vài cột từ Đền thờ Salomon), được dựng phía ngoài và bên trong, chủ yếu là để trang trí và cũng là biểu tượng cho quyền lực của Venice.

Cũng đáng đến tham quan là Tesoro, nơi trưng bày nhiều dụng cụ, di vật và tác phẩm điêu khắc mang tính tôn giáo còn lại (phần lớn đã bị Napoléon chiếm đoạt). Museo Marciano phía trên của tiền sảnh, nguyên là xưởng của những người thợ khảm tranh ngày xưa, trưng bày bốn con ngựa bằng đồng mạ vàng nguyên bản, nhiều tượng Thánh, áo khoác khi làm lễ và nhiều tranh khảm vụn.

Tứ Mã

Bộ tứ mã này là một tứ mã duy nhất còn lại từ thời Cổ đại. Bộ tứ mã được đúc cách đây khoảng 2.000 năm, nơi đúc chúng không thống nhất trong các tài liệu còn lại: RomaHy Lạp hay Alexandria là những nơi được nhắc đến. Chúng đầu tiên được dựng trên khải hoàn môn của Hoàng đế Nero tại Roma. Hoàng đế Constantine mang bộ tứ mã này về Constantinople rồi từ đấy chúng là chiến lợi phẩm được mang về Venezia năm 1204. Năm 1798 Napoléon cho mang chúng cũng như nhiều báu vật nghệ thuật khác về Paris, trưng bày trong Bảo tàng Louvre và rồi bộ tứ mã lại được trả trở về Venezia năm 1815.

Mỗi một con ngựa cao 1,7 m nặng khoảng 15 tấn được đúc hoàn toàn bằng đồng và mạ vàng, bao gồm hai phần, đường kết nối hai phần này được che bằng bộ dây cương.

https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%C6%A1ng_cung_th%C3%A1nh_%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng_Th%C3%A1nh_M%C3%A1cc%C3%B4#:~:text=V%C6%B0%C6%A1ng%20cung%20th%C3%A1nh%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng%20ch%C3%ADnh,trong%20khu%20ph%E1%BB%91%20San%20Marco.

 

Vì là trời vẫn còn lành lạnh cho đến trưa nên vấn đề đi vệ sinh luôn được quan tâm từng nơi, từng lúc

Phái đoàn được dẫn đến một nơi làm đồ thủy tinh gần đó để đi vệ sinh rồi sau đó tham quan tiệm này

Từ phòng vệ sinh lên là gian làm đồ thủy tinh, được thợ chuyên môn biểu diễn thử cho phái đoàn thưởng lãm như đi du lịch vậy.

Từ một cục thủy tinh, được nung trong lò nóng cả ngàn độ đã được nắn thành con chim thủy tinh

Cũng chỉ có lò lửa Thánh Tâm Chúa Giêsu mới uốn nắn lòng chúng ta trở thành đơn sơ dễ thương như chim câu.

Rời tiệm làm đồ thủy tinh, phái đoàn đi đến Nhà Thờ San Salvador để dâng lễ vào lúc 10:30 am

Trên đường đến nhà thờ làm lễ, phái đoàn tiếp tục đoạn đường du lịch hiếm có mở màn trong chuyến hành hương này.

Hôm nay tới phiên tiểu nhóm 2, tiểu nhóm Nam California - Chị trưởng nhóm Trần Kim Oanh đại diện đọc Bài Đọc 1

Sau lễ, phái đoàn trở về xe tour bus để đi đến Milan bên phía Tây ngang với Venice ở miền Bắc Ý, cách nhau 270 km với 3 tiếng lái xe

Phái đoàn cũng sẽ đi canô vào lúc 11:30 am để trở về chỗ xe tour bus của mình

Vì là thời điểm Tháng 11 mùa thu nên ít khách du lịch hay hành hương hơn, không đến nỗi đông đảo và chen chúc nhau như vào mùa hè ở thành phố du lịch này.

Hành hương du lịch có khác, nên ai cũng tươi cười vui vẻ bất chấp đại dịch đã từng khủng bố miền Bắc Ý quốc từ đầu 3/2020

Phái đoàn TĐCTT hành hương du lịch tươi cười vui vẻ là vì được ngắm cảnh đẹp chưa từng thấy nên cảm thấy khoái chí.

 

Vương Cung Thánh đường Milan

Để tới Vương Cung Thánh Đường Milan, từ chỗ xe tour bus phải đi băng ngang qua một công trường và một thương xá

Thương xá (mall) mà phái đoàn hành hương du lịch TĐCTT bỗng dưng lạc vào này dường như chưa từng thấy ở đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ

Ra khỏi thương xá sang trọng và nguy nga chưa từng thấy này là một quảng trường ở ngay cuối Vương Cung Thánh Đường Milan

Ở Quảng Trường Thánh Marcô có Đền Thờ Thánh Marcô, và sau này ở một số nơi khác cũng thế.

Dường như đó là mẫu kiến trúc và cấu trúc tiêu biểu của Ý quốc nói riêng và ở Âu Châu nói chung (như ở Balan năm 2014)

Trên đây là hình ảnh Fratelli tutti của Thánh Phanxicô Assisi, khi con người và thú vật quây quần trong ngôi nhà chung trái đất này...

một hình ảnh chung sống với nhau như tình huynh đệ giữa người và thú ở trên Tầu Noe lênh đênh trên đại hồng thủy ngày xưa

Nhà thờ chánh toà Milan (Duomo di Milano) là một nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Gothic, nằm ở quảng trường Piazza del Duomo ngay trung tâm thành phố Milan. Duomo di Milano dài 157m, rộng 92m, là một trong những nhà thờ lớn nhất thế giới hiện nay.

Công trình kiến trúc vương cung Thánh Đường Milan được bắt đầu vào năm 1386, thời điểm mà kiểu kiến trúc Gothic đạt đến đỉnh điểm của mình. Ngôi nhà thờ mới này được quyết định xây dựng ở khu vực của các đền thờ cổ kính Thánh Maria Maggiore và Thánh Tecla, những vị thánh còn hài tích, cùng với bể rửa tội của Thánh Giovanni alle Fonti, vẫn còn được thấy ở Khu Khảo Cổ Học. Ngôi Vương cung Thánh đường nguy nga này nổi bật với 135 vòng xoáy lấp lánh, cùng với 2,245 bức tượng bằng cẩm thạch trắng.

 

Lịch sử xây dựng nhà thờ chánh toà Milan

 

Lịch sử ghi nhận rằng vào Tháng 10 năm 1387, tổ chức the Veneranda Fabbrica del Duomo đã được thành lập, theo ý đồ của vị công tước Milan là Gian Galeazzo Visconti, để thực hiện công trình cả phác họa lẫn xây dựng Vương Cung Thánh Đường Milan này. Vị công tước Milan muốn sử dụng đá cẩm thạch thay vì thứ gạch truyền thống xứ Lombard, và muốn thực sự cách mạng về kiến trúc theo kiểu Gothic. Bởi thế tổ chức Fabbrica cần phải tìm kiếm các chuyên viên kỹ sư, kiến trúc sư, điêu khác gia và các thợ xẻ đá khắp Âu Châu. Vị trí của kiến trúc này vì thế đã trở thành một khu vực sống động cho việc trao đổi những ý tưởng, kinh nghiệm và tài nghệ khác biệt nhất từ các nhân viên ở khắp châu lục, nhờ đó mà Đại Thánh Đường này đã trở thành một giao điểm của các dân nước cùng với các nền văn hóa có tính chất Âu Châu nhất trong các vương cung thánh đường theo kiểu kiến trúc Gothic.

Địa điểm toạ lạc hiện nay của nhà thờ chánh toà Milan (Duomo di Milano) trước đây là vương cung thánh đường Sant’Ambrogio. Năm 838, một nhà thờ nữa là Basilica di Santa Tecla được cho xây dựng sát bên cạnh nhà thờ đầu tiên. Năm 1075, toàn bộ hai công trình nói trên bị hoả hoạn thiêu huỷ. Năm 1386, nhà thờ chánh toà Milan (Duomo di Milano) bắt đầu được xây dựng để thay thế cho hai nhà thờ cổ.

Việc xây dựng nhà thờ chánh toà Milan kéo dài hơn 6 thế kỷ, với sự tham gia của rất nhiều kiến trúc sư, nhà điêu khắc nổi tiếng theo từng giai đoạn.  Nhà thờ Duomo di Milano dài 157m, rộng 92m, có thể chứa được hơn 40.000 người, đây là nhà thờ lớn thứ ba trên thế giới, sau Nhà thờ St. Peter ở Rome và Nhà thờ Seville.

Kiến trúc của nhà thờ chánh toà Milan

Nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Gothic kết hợp với phong cách Roman Romanesque. Toà bộ nhà thờ được phủ bằng những tấm đá cẩm thạch lớn: bên ngoài có khoảng 2.000 bức tượng và 135 tháp, tất cả cũng đều được làm bằng đá cẩm thạch. Bên trong toà nhà có các cột đá cẩm thạch lớn chạm khắc tinh xảo nó góp phần làm cân đối không gian nhà thờ và tạo những lối đi rất tự nhiên. Những bức tranh lớn bên trong nhà thờ được tái hiện từ những câu chuyện trong kinh thánh, những bức tượng được điêu khắc mô tả chân dung những vị thánh tử vì đạo.

Một trong những hiện vật quý giá ở bên trong nhà thờ là mái vòm phía sau bàn thờ, đó là một trong những chiếc đinh được sử dụng trong lễ đóng đinh chúa Ki Tô. Mỗi năm công chúng chỉ được vào xem một lần vào ngày thứ 7 gần nhất ngày 14/09. 

Nhưng điểm nổi bật của nhà thờ chánh toà Milan (Duomo di Milano) là mái nhà thờ. 

Khu vực mái nhà thờ là nơi du khách có thể lên tham quan và ngắm toàn cảnh Milan từ trên cao. Không chỉ vậy tại khu vực mái nhà thờ, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những ngọn tháp và các tác phẩm điêu khắc độc đáo cận cảnh. Trên ngọn tháp cao nhất là ngôi đền Madonnina – bức tượng bằng đồng mạc vàng được Giuseppe Perego điêu khắc vào năm 1774. Để lên được sân thượng du khách có thể đi thang bộ hoặc đi thang máy (giá vé khác nhau).

Những con số biết nói về Duomo di Milano

·                  3.400 bức tượng

·                  200 bức phù điêu

·                  135 tháp

·                  150 máng xối

·                  325.000 tấn – tổng khối lượng

·                  Xâytrong 6 thế kỷ

·                  80% du khách đến Milan ghé Duomo di Milano

·                  Đón 100.000 lượt khách/tuần.

Nhà thờ chánh toà Milan (Duomo di Milano) - điểm đến phải ghé

 

Vì còn kịp giờ tham quan bên trong vương cung thánh đường này, thay vì tưởng không kịp nên chỉ tham quan bên ngoài như Đền Thờ Thánh Marco ở Venice

Theo phác họa từ đầu của ban tổ chức thì ngày hôm nay bao gồm cả Nhà Thờ Thánh Giáo phụ Tiến Sĩ Hội Thánh Ambrosio nữa, vị Thánh đã từng là Giám mục của Giáo phận Milan.

nhưng không đủ giờ nên đành chấp nhận, như trường hợp Đan viện lịch sử nguyên thủy của Thánh Biển Đức ngày 16/11, bởi đan viện này đóng cửa sớm.

 

Nên mỗi người bỏ ra 5 Euro để được vào bên trong kính viếng, tuy nhiên, lệ phí phải trả hơn 20 Euro

 nếu muốn lên cả đỉnh nóc cao chót vót và xuống tới hầm ở cuối vương cung để kính viếng nơi rửa tội của Thánh Augustino.

4 hàng cột ở 2 bên dọc lòng vương cung thánh đường này thật lớn bự hơn cả gốc cây cổ thụ ngàn năm

Cây cổ thụ cả chục người ôm vươn các cành cây to bự dài rộng chưa từng thấy bên hông Đền Thờ Thánh Martin ở Paris này,

nơi phái đoàn TĐCTT Hành Hương Thánh Mẫu - Thời Điểm Maria 58 người ngày 10/6/2017, hình như đã có từ thời Thánh Martin vào hồi thế kỷ IV thì phải?

Các tòa giải tội ở bên phải từ dưới lên trên, cách nhau từng bàn thờ cạnh (chapel)

Các Nhà Thờ lớn đều có các bàn thờ cạnh (chapels) để kính thánh này thánh kia, bởi thế bàn thờ chính mới gọi là High Altar.

 

Cha Linh hướng hành hương Nguyễn Đức Minh bất ngờ bị vấp ở cái bậc cửa và ngã sấp mặt xuống đất trước mặt anh chị em đã ra khỏi cửa,

anh chị em xúm lại nâng ngài dậy và băng bó vết trầy rỉ máu ở bên hông mắt trái của ngài.

Chỗ ngài vấp ở ngày bậc thềm cửa ra vào vương cung bên phải vì nó hơi gồ lên môt chút như bằng nhau nên không để ý sẽ dễ vấp ngã.

Từ đó anh chị em thay nhau đi bên cạnh ngài và nếu cần thì dìu ngài cho khỏi ngã nữa, bằng không thì chuyến hành hương sẽ bị trục trặc!

Trước khi vào kính viếng bên trong Vương Cung Thánh đường này thì trời còn sáng,

nhưng đến lúc ra thì quảng trường cuối Vương Cung này hiệm lên một quang cảnh hấp dẫn khác.

Đi hành hương hay du lịch vào Tháng 11 thì có cái bất tiện về thời tiết lạnh và mưa, nhưng lại được lợi là ít người và cảnh về đêm từ 5 giờ chiều. 

Cảnh càng đẹp hơn và trở nên sống động hơn với những con người duyên dáng như 6 chị trẻ trung dù đã quá lục tuần và thất tuần này.

 

Thương xá nguy nga đồ số này càng trở nên tráng lệ và thu hút khách hàng về đêm

 

Các nàng bẩm sinh thích shopping tự nhiên trẻ trung hẳn lên khi dừng chân lại chụp lấy một tấm hình kỷ niệm để đời vì chẳng may đã một lần bị lạc vào chốn thương xá lộng lẫy này...

 

 

Ngày hành hương thứ 2, kiêm du lịch, ở Miền Bắc Ý quốc, đã được kết thúc khi phái đoàn được chở về khách sạn T.T.A Residence ở Milan.

 

 

Bữa tối thứ hai, không phải ở Venice như tối đầu tiên mà là ở Milan

Lại Pasta nữa..., món khai vị truyền thống của dân Ý, một dân tộc đã lừng danh về kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc cũng như hội họa siêu đẳng.

Đức ông Giuse Nguyễn Đức Minh, Phó Tổng Linh Hướng của Nhóm TĐCTT kiêm linh hướng hành hương của nhóm 2014, 2017, 2019 và 2021.

Riêng chuyến hành hương 2021 này, vị linh mục lão thành 93 tuổi này muốn mừng hồng ân 60 năm linh mục của ngài (27/5/1961 - 2021) ở Giáo đô Roma.

Ngài chắc sẽ sống thọ, bởi vẫn còn ăn ngon, ngủ khỏe, đi đứng vững vàng dẻo dai, nhớ nhiều, vừa hưu trí vừa tiếp tục phục vụ cộng đồng dân Chúa ở GP Orange CA v.v.

 

TDCTT-2021/HanhHuong11-2021Ngay10.mp3

https://youtu.be/thAfJzZxe9E

https://youtu.be/yLVbDaLmKQU

(2 cái links youtubes trên đây cùng một nội dung, mở cái link nào cũng được)

 

Xin xem tiếp:

Ngày 11/11: Khăn Liệm Xác Chúa ở Turin