TRANG WEB THỜI ĐIỂM THƯƠNG XÓT
TĐCTT - Sinh Hoạt
Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh 2021
Ký Sự và Hình Ảnh
TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh
Ngày 12/11: Vương Cung Thánh đường Florence; Vương Cung Thánh đường Pisa và Tháp Nghiêng ở Pisa
Từ trên lầu năm của khách sạn Grand Hotel Mediteraneo ở Florence nhìn xuống cảnh vật bên ngoài sáng hôm nay thì thấy cảnh sắc có vẻ âm u như muốn mưa hay mới mưa
Bầu trời và khí trời cũng tương tự như mùa thu ở Đà Lạt Việt Nam, dù không có sương mù như ở Assisi (như sẽ thấy) để càng giống Đà Lạt hơn nữa
Cha linh hướng hành hương và phái đoàn đã xong điểm tâm và sẵn sàng lên đường bộ hành khá nhiều hôm nay.... như đã được báo trước
Nhưng trước khi rời khách sạn, phái đoàn hành hương TĐCTT đã dâng mình cho Mẹ Maria bằng bài ca quen thuộc của nhóm, bởi hôm nay không đi xe bus.
Sau đó anh chị em lãnh phép lành đầu ngày của Đức Mẹ qua bàn tay của vị linh mục linh hướng lão thành
Trước hết là cuốc bộ đến Nhà Thờ Thánh Giá của Dòng Phanxicô để dự lễ lúc 9:30 sáng.
Đoạn đường khá dài, cả một dặm chứ không gần, nhưng đã được lấy sức từ bữa điểm tâm nên lúc đầu ai cũng còn sung sức...
Cho đến khi mệt, nhất là những ai còn đeo bao xách túi, thì dễ cảm thấy nóng đến độ phải cởi áo ấm ra, nhất là khi nắng lên...
Cha linh hướng hành hương đã ngã một lần nên anh chị em tự động nhào vô đi bên Cha để giúp ngài tránh bị ngã xuống đất lần thứ 2 hay thứ 3
Phái đoàn đã tới nơi và đang từ Quảng trường của Nhà Thờ Thánh Giá này ngắm nghía và chụp hình ngôi Thánh đường mình sắp được vào dâng lễ hôm nay.
Thánh đường San Croce (đối với người Ý là "Đền Thờ Thánh
Giá") là một thánh đường chính ở Florence, Ý quốc và là một tiểu đền thờ của
Giáo Hội Công Giáo Roma. Nó ở ngay Quảng trường Thánh Roce, như Đền Thờ Thánh
Marco ở Quảng trường Thánh Marco ở Venice vậy. Nó cách Nhà Thờ Chính Tòa 800 mét
về phía đông nam. Vị trí hiện nay của nó lúc đầu chỉ là một vùng đất bùn lầy bên
ngoài thành phố. Nó là nơi chôn táng của một số nhân vật Ý quốc nổi tiếng nhất.
Sau khi đi dò hỏi xem có thể dâng lễ sớm hơn 9:30 được không, nữ tour host trở về thông báo và dẫn phái đoàn qua cửa hông bên phải để vào nhà thờ.
Nhà Thờ Thánh Giá của Dòng Phanxicô - Lễ 9:30 sáng
Là ngôi thánh đường rộng nhất của dòng Phanxicô hiện nay trên thế giới, Thánh đường Thánh Croce được xây dựng vào năm 1294 để thay thế một nhà thờ nhỏ hơn xây vào năm 1222. Nó bao gồm 16 nhà nguyện, trong đó có nhiều những bức tranh tường lừng danh nhất của Giotto, cha đẻ của ngành hội họa Tây phương. Ngôi thánh đường này được hoàn thành vào năm 1415.
Ở đây, trước khi vào nhà thờ khách hành hương được kiểm xét về triệu chứng covid-19 ở cổ tay xem có bị sốt hay chăng?
Thánh đường Thánh Giá có 270 mộ bia trên sàn nhà thờ, để tôn vinh những ai có
ảnh hưởng mạnh mẽ sâu xa trong giòng lích sử về các lãnh vực như nghệ thuật,
lịch sử và nhạc thuật. Các mộ của một số nhân vật lừng danh nhất bao gồm điêu
khắc gia Michelangelo, khoa học gia Galileo, nhạc gia Rossini v.v. Do đó nó được
coi là Đền thờ của Vình quang Ý quốc (Tempio
dell'Itale Glorie).
Tương truyền rằng chính Thánh Phanxicô Assisi đã ra công xây dựng ngôi thánh
đường này. Theo lịch sử thì ngôi thánh đường hiện nay được bắt đầu vào ngày
12/5/1294, có thể bởi Arnolfo di Cambio, và được tài trợ bởi các gia đình giầu
nhất trong thành phố này. Nó được Đức Thánh Cha Eugine IV thánh hiến vào năm
1442.
Tuy đã gần đến giờ lễ là 9:30 am mà Cha linh hướng không thấy phòng áo đâu và cũng chẳng có ai hướng dẫn như các nơi khác.
Nữ tour host cho biết sẽ có một vị linh mục Dòng Phanxicô ra giúp Cha linh hướng
Lợi dụng lúc chờ đợi, em nói qua về vị thánh trong ngày hôm đó là Thánh Josaphát Giám mục Tử đạo người Ukraine chỉ vì ngài hoạt động cho mối hiệp nhất với Giáo Hội Công giáo Roma, và đồng thời em cũng đề nghị lần chuỗi thương xót ngay bấy giờ thay vì 3 giờ chiều, bởi việc cử hành LTXC bằng Chuỗi Thương Xót ngay trong lòng Nhà Thờ Thánh Giá này thì thật là thích hợp. Sau đó em vào phòng áo với cha linh hướng để rồi phái đoàn vừa xong Chuỗi Thương Xót là bắt đầu Thánh lễ.
Hôm nay tới phiên tiểu nhóm hành hương 4 bao gồm Seattle WA và Wichita KS, được Chị Nguyễn Kim Ngọc đại diện đọc Lời Chúa
Vì cung thánh cách sàn lòng nhà thờ 5 bậc thang, hơi khó khăn cho vị linh mục chủ tế lão thành, vì đã từng ngã gần như sấp mặt xuống đất sau khi kính viếng Vương Cung Thánh đường Milan tối Thứ Ba ngày 10/11, mà em đã từ nhiên được tác động mời mọi anh chị em lên đứng vây chung quanh bàn thờ và vị chủ tế, như các tông độ quây quần chung quanh Chúa Giêsu khi Người thiết lập Bí tích Thánh Thể hay như Mẹ Maria, Tông đồ Gioan và Chị Mai Đệ Liên đừng kề bên Thánh Giá vị Thượng Tế kiêm hiến tế trên Đồi Canvê xưa.
Một đoạn video clip quay Thánh Lễ
Theo nữ nhân viên tour host cho biết phái đoàn hành hương TĐCTT được dâng lễ ở bàn thờ chính là chuyện lạ ở Nhà Thờ này.
Khung cảnh của ngôi thánh đường này phản ảnh tính chất khổ hạnh của Dòng
Phanxicô. Nó cao 115 mét (337 feet) với một gian chính giữa và hai gian bên
cạnh, được phân cách bằng những hàng cột hình bát giác. Ở phía nam của nhà thờ
là một tu viện. Khách hành hương có thể thấy được các thủ công viên ở Trường Da
Thuộc, nơi đã từng là phòng ngủ xưa kia của các thày dòng Phanxicô, làm những đồ
vật như túi xách da, ví da và các thứ đồ bằng da khác được bán ngay tại tiệm bên
cạnh.
Sau lễ, phái đoàn hành hương TĐCTT được dẫn ra cửa hông ngay với cung thánh để thấy được thêm những gì khác gắn liền với nhà thờ này.
Sau lễ anh chị em được dẫn vào một tiệm bán đồ da thuộc ở Quảng trường nhà thờ để vừa đi vệ sinh rồi sau đó vừa tham quan một mua đồ da, được làm từ các Thày dòng Phanxicô,
những vị có xưởng làm ví, xách tay hay áo jacket hoặc giầy dép bằng da thuộc, ở ngay khu nhà bên trái nhà thờ, khu vực mà phái đoàn sau lễ từ nhà thờ tiến ra quảng trường.
Phái đoàn tiếp tục cuốc bộ từ Nhà Thờ Thánh Giá tới Vương Cung Thánh Đường Florence cách nhau 800 mét.
Những con hẻm nhiều tầng rộng lớn ở Ý nói riêng và ở Âu Châu nói chung vô cùng khác xa với các con nghèo bần cùng ở Việt Nam hay ở các nước nghèo trên thế giới.
Vương Cung Thánh đường Florence
Nhà thờ Florence , chính thức là Cattedrale di Santa Maria del Fiore ( phát âm tiếng Ý: [katteˈdraːle di ˈsanta maˈriːa del ˈfjoːre] ; trong tiếng Anh là Nhà thờ Saint Mary of the Flower ), là nhà thờ chính tòa của Florence , Ý ( tiếng Ý : Duomo di Firenze ). Nó được bắt đầu vào năm 1296 theo phong cách Gothic theo thiết kế của Arnolfo di Cambio và được hoàn thành về cấu trúc vào năm 1436, với mái vòm do Filippo Brunelleschi thiết kế . [1] Mặt ngoài của vương cung thánh đường được sơn nhiều màucác tấm đá cẩm thạch với nhiều sắc thái khác nhau từ xanh lá cây và hồng, được viền bởi màu trắng, và có mặt tiền công phu theo phong cách Gothic Revival thế kỷ 19 của Emilio De Fabris .
Khu phức hợp nhà thờ, ở Piazza del Duomo , bao gồm Baptistery và Giotto's Campanile . Ba tòa nhà này là một phần của Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, bao gồm trung tâm lịch sử của Florence và là một điểm thu hút khách du lịch chính của Tuscany . Vương cung thánh đường là một trong những nhà thờ lớn nhất của Ý, và cho đến khi có sự phát triển của các vật liệu cấu trúc mới trong thời kỳ hiện đại, mái vòm là lớn nhất thế giới. Nó vẫn là mái vòm bằng gạch lớn nhất từng được xây dựng.
Santa Maria del Fiore được xây dựng trên địa điểm của nhà thờ thứ hai của Florence dành riêng cho Saint Reparata ; [2] công trình đầu tiên là Vương cung thánh đường San Lorenzo di Firenze , tòa nhà đầu tiên được thánh Ambrose của Milan thánh hiến làm nhà thờ vào năm 393 . [3] Cấu trúc cổ, được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 5 và trải qua nhiều lần sửa chữa, đã đổ nát theo tuổi tác, theo Nuova Cronica của Giovanni Villani thế kỷ 14 , [4] và không còn đủ lớn để phục vụ dân số ngày càng tăng. của thành phố. [4] Các thành phố lớn khác của Tuscany đã tiến hành tái thiết đầy tham vọng các thánh đường của họ trong suốt thời kỳ Hậu Trung Cổ, chẳng hạn như Pisa và đặc biệt là Siena , nơi những phần mở rộng khổng lồ được đề xuất chưa bao giờ được hoàn thành.
Hội đồng thành phố đã phê duyệt thiết kế Arnolfo di Cambio cho nhà thờ mới vào năm 1294. [5] Di Cambio cũng là kiến trúc sư của nhà thờ Santa Croce và Palazzo Vecchio . [6] [7] Ông thiết kế ba gian giữa rộng kết thúc dưới mái vòm hình bát giác, với gian giữa bao phủ khu vực Santa Reparata. Viên đá đầu tiên được đặt vào ngày 9 tháng 9 năm 1296, bởi Hồng y Valeriana, vị giáo hoàng đầu tiên từng được gửi đến Florence. Việc xây dựng dự án rộng lớn này đã kéo dài 140 năm; Kế hoạch của Arnolfo cho vùng cuối phía đông, mặc dù vẫn được duy trì ở dạng khái niệm, nhưng đã được mở rộng quy mô rất nhiều.
Sau khi Arnolfo qua đời vào năm 1302, công việc xây dựng nhà thờ bị chậm lại
trong gần 50 năm. Khi di tích của Thánh
Zenobius được phát hiện vào năm 1330 ở Santa Reparata, dự án đã đạt
được một động lực mới. Năm 1331, Arte
della Lana , hội
buôn len , nhận quyền bảo trợ cho việc xây dựng nhà thờ và vào năm
1334 đã bổ nhiệm Giotto giám
sát công việc. Được hỗ trợ bởi Andrea
Pisano , Giotto tiếp tục thiết kế của Cambio. Thành tựu chính của ông
là xây dựng trại
lính . Khi Giotto qua đời vào ngày 8 tháng 1 năm 1337, Andrea Pisano
tiếp tục công việc xây dựng cho đến khi công việc bị tạm dừng do Cái
chết Đen năm 1348.
https://wiki2th.com/vi/Cathedral_of_Florence
Bên ngoài của ngôi vương cung thánh đường này được bao phủ bởi một thứ trang trí pha trộn cẩm thạch hồng, trắng và xanh dương. Trái lại, ở bên trong, lại đơn sơ giản dị nhưng rất thoải mái vào những ngày hè nóng bức , vì nhiệt độ bên trong có vẻ mát mẻ. Sàn nhà thờ như trông giống như những tấm thảm được khảm vậy rất bắt mắt.
Cái đồng hồ ở trên lối vào trong nhà thờ, được thực hiện
bởi Paolo Uccello vào năm 1443 theo giờ ở Ý quốc
the ora
italica, nơi mà 24 tiếng đồng hồ được chấm dứt khi mặt trời lặn.
Đồng hồ này vẫn còn tồn tại và chạy cho đến ngày nay.Công trình nghệ thuật lớn
nhất ở bên trong ngôi vương cung Thánh đường này là những bức trang vẽ trên
tường của Giorgio Vasari về cuộc Chung Thẩm (1572-9), nhưng các bức tranh tường
này lại được sơn phết bởi người môn đệ kém tài hơn thày mình là Federico Zuccari
vào năm 1579.
Để vào được ngôi Vương Cung Thánh Đường này, khách hành hương hay du lịch phải trình Thẻ Xanh chích ngừa covid-19
Bữa trưa tự túc
Ở ngỏ hẻm cũng có kiểu bày bán lòi ra đường lộ chẳng khác gì ở Việt Nam
Khu vực Quảng trường gần Vương Cung Thánh đường Florance này bao gồm cả hai thứ sinh hoạt hành chính lẫn thương mại.
Các tòa nhà hành chính của chính quyền
Anh chị em trong phái đoàn có 1 tiếng đồng hồ để vừa tự động ăn trưa vừa shopping nếu muốn và nếu còn giờ.
Có chị đã mua hộ cho 1 người nhờ một cái xách tay 3 ngàn Euro.
Hai vợ chồng tĩnh nga chúng em không thấy đói nên dẫn nhau tìm tiệm kem để giải khát và thưởng thức xem có khác với kem Việt Nam hay chăng?
Sau bữa trưa, như bữa sáng, sung sức hơn, phái đoàn kéo nhau bách bộ về lại con đường từ khách sạn đến, nhưng xe tour bus sẽ đón ở dọc đường để đỡ đi bộ mệt dưới trời nắng.
Sáng nào cũng hơi âm u và lành lạnh ở thời điểm mùa thu, nhưng không mưa như dự báo, nhưng đến trưa năng lên, dễ nóng, nhất là bách bộ nhiều, đến phải cởi bỏ áo ấm ban sáng.
Vương Cung Thánh đường Pisa
Vì đã quá giờ được xe bus chở vào khu vực Vương Cung Thánh đường Pisa và Tháp Nghiêng, phái đoàn phải đi xe toa chở khách bằng tiền túi riêng, vì không còn đủ sức đi bộ tiếp.
Từ nơi xuống xe toa chở khách phái đoàn vẫn buộc phải bách bộ băng ngang qua con đường buôn bán kỷ vật
Ở Ý, có thành phố Pisa với toà tháp nghiêng được coi là biểu tưởng của
thành phố này. Nhưng ngay bên cạnh một trong những biểu tượng của kiến trúc nước
Ý này, còn sừng sững một ngôi nhà thờ chính toà hết sức ấn tượng, mà bất cứ du
khách Công giáo nào cũng không nên bỏ qua dịp may được chiêm ngưỡng. Nhà thờ
chính toà (duomo) của thành phố Pisa được hoàn thành năm 1092,
ngôi nhà thờ chánh toà này được kể là một trong những kiến trúc có tính cách
mạng nhất, với các đặc nét kiến trúc Lombard-Emilian, Byzantine và Hồi giáo. Ban
đầu được gọi là nhà thờ chính toà Santa Maria Maggiore, sau này được gọi là
Santa Maria Assunta, nhà thờ này được cung hiến bởi giáo hoàng Galasiô II vào
năm 1118.
Vì tự động phụ trách đi bên cạnh giúp cha linh hướng hành hương nên cũng được chụp với ngài
Gốc tích của ngôi nhà thờ chánh toà này phải được tính từ thời đầu của giai đoạn Trung cổ, khi ấy Pisa là quốc gia cộng hoà hàng hải thịnh vượng đang cạnh tranh với Venice để giành lấy vai trò lãnh đạo như là thương cảng hàng đầu của Ý. Hai thành phố bắt đầu xây dựng các ngôi nhà thờ chính toà cho mình, và xây dựng hầu như cùng lúc, giống như trong một cuộc đua gay cấn xem, thành phố nào sẽ xây dựng được nơi thờ tự nổi bật nhất. Venice bắt đầu xây dựng Vương cung Thánh đường thánh Mác-cô nổi tiếng thế giới.
Các hoa văn trang trí phía ngoài được làm bằng các đồ khảm, đá cẩm thạch trắng, hồng và xám, cùng với nhiều đồ đồng được lấy từ mạn nam Ý.
Pisa bắt đầu xây dựng nhà thờ chính toà cho mình, công việc được giao cho kiến trúc sư Buscheto năm 1063. Mất 30 năm để hoàn thành công trình này, và một phần của công trình này được trang trí bằng những chiến lợi phẩm có được trong cuộc chiến với quân Hồi giáo xâm lược ở Sicily. Nó được xây lên bên ngoài các bức tường thời trung cổ của Pisa, tại địa điểm là bãi tha ma của dòng tộc Lombard trước đây, như một lời thách thức gửi tới các đối thủ tiềm tàng.
Các khung cửa tò vò cụt hình vòng cung là do ảnh hưởng của kiến trúc Armênia. Các cánh cửa bằng đồng rất nặng được trang trí bằng 24 hình đắp nổi mô tả các khung cảnh trong Tân ước, đây là lối trang trí theo kiểu kiến trúc Byzantine rất điển hình.
Các cột khổng lồ kiểu Corin ở giữa lòng nhà thờ và gian cung thánh, được chạm trổ từ các tảng đá granit nguyên khối, từ thánh đường Hồi giáo Palermo.
Ở gian cung thánh là bức khảm lớn là tác phẩm của điêu khắc gia người Ý, Cimabue, mô tả Đức Kitô ngồi trên ngai, giữa Đức Trinh Nữ Maria và thánh Gioan. Việc sử dụng các cửa tò vò có chóp nhọn và mái vòm hình oval giúp tạo nên hiệu ứng không gian rộng lớn, giống như nơi các thánh đường Hồi giáo, hai tượng nữ giới đắp nổi được tạc từ đá granit ở lòng nhà thờ là do ảnh hưởng Byzantine.
Tòa giảng là nơi thể hiện một kiệt tác khác, và lần này là do Giovanni Pisano, kiệt tác đó là các tấm ván cong, trên đó thể hiện các trích đoạn về cuộc đời Chúa Kitô được chạm khắc rất nghệ thuật. (Nữ hướng dẫn viên cho biết tòa giảng này đã phải mất 7 năm mới hoàn tất vì tính cách công phu về nghệ thuật của nó)
Thánh Rainerius, thánh bổn mạng của thành Pisa, và thánh hoàng đế Henry VII, thuộc số những nhân vật đáng kính được chôn cất nơi công trình vĩ đại này.
Một trong những điểm nhấn trong ngôi thánh đường này chính là phần nền đá cẩm thạch được lát, khảm theo phong cách “cosmati”, với các hoạ tiết trang trí tuyệt đẹp.
Cây đèn kiểu Đông phương ở trung tâm gian giữa được gọi là “đèn Galilê”, vì theo truyền thống, chính tại đây nhà khoa học đã phát triển lý thuyết về thời gian của ông, khi ngắm cây đèn đong đưa lúc ngồi ở gian giữa của nhà thờ (cây đèn mà ông đã quan sát, thật ra hiện đang được bảo quản ở khu vực đất thánh).
Nhiều đợt trùng tu được
thực hiện kể từ khi ngôi nhà thờ chính toà này được khánh thành năm 1091, nhiều
nét chỉnh trang lớn được thực hiện sau trận hoả hoạn lớn phá huỷ một phần nhà
thờ năm 1595. Nét đại tu đó, kết hợp với tổng hợp kiến trúc gốc, đã giúp cho nhà
thờ chính toà Pisa trở thành một bằng chứng độc đáo cho thấy lịch sử phong phú
của thành phố Pisa, cũng như là bằng chứng cho thấy nhiều ảnh hưởng ngoại lai đã
tác động, đã được kết tụ thành những nét kiến trúc của ngôi thánh đường này qua
nhiều thế kỷ.
https://www.yeuchua.net/2020/02/ngay-canh-thap-nghieng-pisa-la-mot-ky-quan-cong-giao.html
Tháp Nghiêng ở Pisa
Tháp Nghiêng là công trình nổi nhất ở Quảng Trường Phép
Lạ này, một phép lạ của công trình xây dựng thời trung cổ, và có lẽ là một tháp
chuông cao nhất Âu Châu.
Tháp Nghiêng này được kiến trúc vào Tháng 8/1173 và được
tiếp tục khoảng 200 năm vì bị ngăn trở bởi cả một loạt các cuộc chiến tranh
trong vào thời bấy giờ. Cho đến hôm nay vẫn không biết danh tánh của những ai
góp công xây.
Vị linh hướng lão thành 93 tuổi vẫn yêu đời như ai, vẫn muốn có những tấm hình lưu niệm ở những nơi ngài cảm thấy hứng khởi
Sau khi mệt nghỉ bước lên gần 300 bậc thang bên trong đệ nhất thượng tầng, phái đoàn nhìn thấy được toàn cảnh ở Pisa
Tầng trên cùng là chính phòng của các quả chuông, một tầng có 16 vòng cung, và có 297 bậc thang xoắn bên trong dẫn lên tới đỉnh tháp. Tầng tháp đỉnh này nghiêng khoảng 17 feet (hơn 5 mét) từ trục tâm thẳng đứng. Gần đây khách viếng thăm không được leo lên đỉnh tháp theo bậc thang xoắn ở trong tầng trên cùng, vì bấy giờ đang có công trình củng cố tháp chuông này. Tuy nhiên, hiện nay thì đã được phép trở lại.
Chỉ có 15 trong 24 anh chị em là có sức và dám leo lên thưởng đỉnh của Tháp Nghiêng này, kẻo uổng một lần đi! 3 anh chị New York đang chụp hình ở chỗ khác.
"Lạy Thày ở đây thì tốt quá" (Mathêu 17:4)
Có lên cao mới thấy được thế gian bên dưới thật là bé mọn và hoàn toàn là những gì tầm thường, cần đến chứng từ của Kitô hữu như những hồi chuông cảnh tỉnh phàm nhân!
Muốn cảnh tỉnh phàm nhân, trước hết và trên hết hãy cảnh tỉnh chính bản thân mình
Hành Trình Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh của phái đoàn TĐCTT, theo tính cách vượt qua của nó, giống như Tháp ở Pisa dù nghiêng ngả nhưng không bị đổ nhào xuống!
Phái đoàn đi ngược bên hồng Vương Cung Thánh đường Pisa để ra khỏi khu vực vừa hành hương vừa du lịch này
Bấy giờ, trời mùa thu tối sớm 9từ 5 giờ chiều) đã biến phong cảnh lúc vào trở thành một quang cảnh rực rỡ ban tối khi ra
Bên ngoài cổng các hàng quán, đa số là những người anh em da đen, vẫn cố vớt vát lấy những người khách cuối cùng
Ngày nào cũng thế, tối nào cũng vậy, trở về khách sạn là nhập cuộc bữa tối, chỉ có 2 tối là thảnh thơi lên phòng rồi mới xuống ăn.
Phép lành trên của ăn và bữa ăn của Cha linh hướng hành hương bao giờ cũng khai mạc từng bữa tối ở các khách sạn khác nhau.
Lại pasta khai vị và bánh mì thường trực, mà bánh mì ban tối không bao giờ có bơ kèm theo, dù ở Ý hay Pháp, nói chung Âu châu, nếu muốn thì phải xin
Tạ ơn LTXC. Thế là xong ngày hành hương thứ 4 tại miến Bắc Ý quốc. Không hẹn mà hò đã diễn ra cách ngày như sau:
Nếu ngày đầu tiên Thứ Ba mùng 9/11, phái đoàn đã đến kính viếng thánh tích của Thánh Antôn Padua ở Đền Thờ của ngài;
thì ngày hôm sau Thứ Tư mùng 10/11, phái đoàn đến tham quan kiến trúc nguy nga đồ sộ của 2 Thánh đường: Đền thờ Thánh Marco ở Venice và Vương Cung Thánh Đường Milan.
Nếu ngày hành hương thứ ba 11/11, phái đoàn lại đến kính viếng một thánh tính khác là Khăn Liệm Xác Chúa ở Nhà Thờ Chính Tòa Turin;
thì ngày hôm sau, tức hôm nay, 12/11, lại đến tham quan 2 Thánh đường khác nữa là Vương Cung Thánh đường Florence và Vương Cung Thánh đường Pisa.
Ngày hành hương thứ 5 là ngày mai, 13/11, phái đoàn lại kính viếng thánh tích, 2 thánh tích một ngày: Thánh tích của Thánh Catarina và Phép Lạ Thánh Thể.
TDCTT-2021/HanhHuong11-2021Ngay12.mp3
Xin xem tiếp
Ngày 13/11: Thánh Catarina Siena và Phép Lạ Thánh Thể trong Nhà Thờ Thánh Christina