TRANG WEB THỜI ĐIỂM THƯƠNG XÓT
TĐCTT - Sinh Hoạt
Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh 2021
Ký Sự và Hình Ảnh
TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh
Ngày 13/11: Thánh Catarina ở Siena và Phép Lạ Thánh Thể ở Bolsena
Bầu trời hôm nay, cũng dự báo mưa, lại bừng sáng chứ không mờ sáng như mấy sáng trước - quả thực hôm nay là ngày tươi sáng nhất, có lẽ vì hôm nay phái đoàn ở ngoài trời hơn hết.
Phái đoàn hành hương TĐCTT rời khách sạn trọ 2 đêm để tiếp tục lịch trình hành hương càng ngày càng tiến về phía Nam Ý
Phép lành đầu ngày của Cha linh hướng hành hương sau khi phái đoàn dâng mình cho Đức Mẹ ngay trước khi xe lăn bánh
Trước khi rời Florence, nữ tour host đã cống hiến cho phái đoàn một màn trình diễn ngoạn mục bất ngờ, đó là đưa phái đoàn lên một nơi cao để ngắm toàn cảnh Florence
Đứng ở cao điểm này thấy được nổi bật giữa toàn cảnh là cái vòm cao của Vương Cung Thánh Đường Florence trưa hôm qua phái đoàn đã đến kính viếng
Trước khi lên xe, anh chị em qui tụ lại với nhau một tấm hình, thì vừa lúc đó mặt trời sáng choang khiến dung nhan của ai cũng rạng rỡ.
Thánh Catarina Siena
Sau 1 tiếng rưỡi ngồi trên xe, phái đoàn bắt đầu cuốc bộ khá xa và là nơi cuốc bộ nhiều nhất trong chuyến hành hương - vấn đề ở đây là trời không mưa, hôm sau lại bị mưa cả ngày.
Nguyên cảnh sắc hữu tình trên đường đi cũng làm cho anh chị em cảm thấy phấn khởi và bớt mệt mỏi nếu có.
Chắc phái đoàn hành hương TĐCTT không ai bước lại con đường này một lần nữa, đây là lần đầu cũng là lần cuối.
Hành hương vừa đi vừa ngắm cảnh du lịch bên ngoài hay vừa trầm ngâm cảm nghiệm nội tâm
Cho dù có để ý đến nơi hành hương từng ngày nhưng chẳng ai biết được mỗi ngày hành hương phải đi bộ bao lâu và bao xa, nhưng đã đi thì phải gắng, cùng với các bạn đồng hành.
Thật là thơ mộng và êm ả khi phái đoàn hành hương tiến bước dưới hàng cây rụng vào thu như nai vàng đạp trên lá vàng khô
Phái đoàn hành hương TĐCTT được dẫn tới trước hết là Đền Thờ Thánh Catarina của Thánh Đaminh, nơi lưu giữ cái đầu của thánh nữ Caterina
Một ngày kia, Catarina cùng với anh Stephanô được sai tới nhà chị Bonaventura...
Trên đường về nhà, khi đi qua Fontebranda, Catarina nhìn lên nóc nhà thờ thánh
Đa Minh trên ngọn đồi đối diện, thấy Chúa Giêsu hiện ra trong phẩm phục và đội
mũ Đức Giáo Hoàng ngự trên trời. Chúa Giêsu mỉm cười và ban phép lành cho
Catarina. Bên cạnh Ngài là thánh Phêrô, Phaolô và thánh sử Gioan.
Đâu là ý nghĩa của thị kiến này? Chúng ta có thể rút ra hai dấu
chỉ hay hai ý nghĩa liên quan đến con người và cuộc đời của Thánh Caterina như
sau:
1. Catarina đã thấy Chúa Giêsu, Đấng đã xuống thế làm người vì yêu thương nhân loại tội lỗi và đã chết trên Thập giá, Đấng đã hy sinh đến giọt máu cuối cùng để cứu rỗi nhân loại...
Điều này được thể hiện rõ nét trong các bức thư của Catarina, trong tác phẩm Đối Thoại, cũng như trong những lời cầu nguyện, Catarina có một cảm nghiệm sâu xa về Đức Giêsu Đấng cứu độ duy nhất, Ngài là chiếc cầu nối liền giữa trời và đất, là Đấng giao hòa giữa con người với Thiên Chúa....
Chính vì thế, năm lên 7 tuổi, Catarina khấn giữ mình đồng trinh để hoàn toàn
thuộc trọn về Chúa Kitô, để hy sinh, hãm mình và cầu nguyện cho các linh hồn.
Thánh Caterine là một người nữ ngoại thường trong kỷ nguyên của chị, và thật sự là một trong những công dân nổi tiếng nhất của thành Siena này trong quá khứ. Được gán cho tước hiệu 'nhà thân bí chính trị gia', Thánh Caterine đã tranh đấu chống loại tình trạng băng hoại trong Giáo Hội, và đã thuyết phục được vị giáo hoàng bấy giờ ở Avignon Pháp quốc trở về Giáo đô Roma. Sau cái chết mới 33 tuổi trẻ trung của mình, ngài đã được khắp Âu Châu tôn kính một cách nhanh chóng.
Vị thánh nữ ngoại thương biệt danh nhà thần bí chính trị gia" này, là vị thánh nữ được Giáo Hội tặng ban nhiều danh hiệu nhất: 1- ĐTC Piô II phong hiển thánh ngày 29/6/1461...
2- ĐTC Piô IX phong ngài làm vị thánh nữ đồng quan thày của Thành Roma ngày 13/4/1866; 3- ĐTC Piô XII phong ngài là đồng quan thày của Âu Châu cùng với Thánh Phanxicô Assisi ngày 18/6/1939; 3- ĐTC Phaolô VI tôn phong ngài làm nữ tiến sĩ Hội Thánh ngày 4/10/1970, ngay sau Thánh Têrêsa Avila ngày 27/9/1970...
4- ĐTC Gioan Phaolô II đã phong cho ngài làm đồng quan thày Âu Châu với Thánh Nữ
Bridgita Thụy Điển và Teresa Benedicta Đức quốc gốc Do Thái (3 vị thánh nam cũng
là quan thày của Âu Châu trước 3 vị thánh nữ này là Thánh Biển Đức và hai anh em
Thánh Mêthôđiô và Cyrilô).
Bên trong hốc chính giữa bên trên bàn thờ này là thánh tính của Thánh Catarina, đó là cái đầu của ngài được dân thành Siena lấy trộm từ Roma về.
Thật vậy, dân thành Siena muốn có được thi thể của thánh nữ. Chuyện kể rằng họ biết được họ không thể nào lén lấy trộm được toàn thân của thánh nữ ra khỏi Roma, nên họ quyết định chỉ cần lấy phần đầu của thánh nữ thôi, và cho phần đầu này vào trong một cái bao.
Khi họ bị cảnh binh Roma chặn lại thì họ cầu cùng thánh nữ giúp họ, với lòng tin
tưởng rằng toàn thân của thánh nữ, hay ít là một phần thân ấy sẽ về ở Siena với
họ. Khi họ mở bao ra cho nhóm cảnh binh thấy thì không còn đầu của thánh nữ nữa
mà toàn là những cánh hoa hồng thôi. Tuy nhiên, khi họ trở về Siena thì cái đầu
của thánh nữ đã trở lại nguyên vẹn hình hài về chất thể - đó là phép lạ cuối
cùng của thánh nữ vậy.
Tạ ơn LTXC đã cho phái đoàn TĐCTT được đến kính viếng và cầu nguyện cùng chụp hình lưu niệm ở những thánh tích lịch sử như thế này.
Đây là thánh tích thứ 3 sau thánh tích của Thánh Antôn Padua tối 9/11, và Khăm Liệm Thánh trưa ngày 11/11,
cứ cách một ngày là một thánh tích, nhưng chiều nay còn 2 thánh tích nữa, Thánh nữ tử đạo Cristina và Phép Lạ Thánh Thể ở Bolsena.
Ở những nơi hành hương thánh như thế này, phái đoàn TĐCTT đều thấy và đều ghé vào các gian kỷ vật tại ngay trong nhà thờ
Ý nghĩa hay dấu chỉ thứ 2 trong thị kiến xẩy ra trên nóc Nhà Thờ Thánh Đaminh năm Chị Thánh Caterina 6 tuổi liên quan đến con người và cuộc đời của thánh nữ như thế này:
2. Trong thị kiến, Chúa Giêsu hiện ra trong phẩm phục Đức Giáo Hoàng, vị lãnh đạo Giáo hội, thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô...
Chúa Giêsu hiện ra cùng với ba vị tông đồ: Phêrô, vị đại diện Chúa Kitô ở trần gian này, Phaolô, vị tông đồ rao giảng một Đức Kitô chịu đóng đinh, và Gioan là tác giả Tin Mừng mà Catarina trích dẫn rất nhiều trong tác phẩm của chị.
Bục đọc PVLC ở trên cung thánh của bàn thờ chính trong đền thờ này, ở mặt trước và ở trên cùng, có hình con chim đại bàng, biểu hiệu cho Phúc Âm Thánh Gioan
Sau thị kiến này, Catarina bắt đầu tập sống nhân đức và đánh tội. Catarina bỏ đi
các trò chơi, dành nhiều giờ cho việc cầu nguyện, thích sống trong thinh lặng,
cô tịch. Cuộc sống của Catarina đã làm cho các bạn bè cùng lứa tuổi để ý và qui
tụ chung quanh Catarina cùng nhau cầu nguyện và làm việc đền tội.
Chính vì lòng yêu mến Chúa nồng nàn và yêu tha nhân như
chính mình đã thúc đẩy chị Catarina đến những vấn đề đại sự của Giáo hội thời
bấy giờ. Trong những năm sau cùng của cuộc đời, chị đã hoạt động với ba công tác
quan trọng như sau: giải phóng đất thánh, canh tân Giáo Hội và đưa Đức Giáo
Hoàng từ Avignon về Roma.
Năm 25 tuổi, chị bắt đầu viết những bức thư gửi các nhà
lãnh đạo chính trị và tôn giáo. Chị kêu gọi họ lên đường giải phóng đất thánh.
Ngoài ý định dành lại quyền tự do cho người công giáo được lui tới viếng thăm
thánh địa, chị Catarina còn mong mỏi các lực lượng công giáo đoàn kết với nhau,
để tránh những cuộc chiến huynh đệ tương tàn.
Mối bận tâm lớn của chị trong giai đoạn này là canh tân
Giáo hội. Bằng những bức thư, chị thúc giục các cấp lãnh đạo trong Giáo hội, hãy
canh tân Giáo hội bằng việc trở về với tinh thần Phúc âm. Việc canh tân là trách
nhiệm của các vị chủ chăn, các tín hữu được mời gọi tham gia qua lời cầu nguyện,
canh thức và sám hối. Thực ra chương trình canh tân được thực hiện sau khi chị
qua đời.
Nói đến tiểu sử của chị Catarina, chúng ta cũng không quên biến cố trao đổi trái tim với Chúa Giêsu, cũng như việc lãnh nhận các dấu tích của Chúa tử nạn ngày 01-04-1375 tại nhà thờ Santa Cristina ở Pisa....
Những sự kiện này nói lên chị được đồng hóa, nên một với Đức
Giêsu Kitô chịu đóng đinh.
Rời Đền Thờ Catarina của Thánh Đaminh, phái đoàn lại tiếp tục cuốc bộ tới Cung Thánh Gia (cung thánh và nhà) của Thánh Catarina
Lên đồi xuống dốc và ngắm, cứ thế mà nhìn ngắm cảnh sắc nhà cửa mọc lên trên các đồi núi
Những tấm hình chụp không sáng tỏ là vì bị phản ánh mặt trời, nhưng nhờ thế nó mới có được một nét đẹp riêng của nó.
Cảnh sắc hấp dẫn như thế kia mà trời lại âm u mưa gió thì chẳng còn ý nghĩa gì nữa... Đúng là LTXC ưu đãi phái đoàn hành hương TĐCTT
Sau bữa trưa phái đoàn tiếp tục bách bộ ra xe bus để đi đến Bolsena kính viếng Phép Lạ Thánh Thể và dâng lễ ở đó.
Siena cũng rất đáng là một trong những nơi "hữu tình cảnh sắc nên thơ cuộc đời" cho các đôi tân hôn hay các cặp vợ chồng hồi hưu dưỡng lão
Vì không phải mùa du lịch hay hành hương mà các hàng quán bên đường ở ngỏ hẻm như thế này ế khách hay hiếm khách, nhưng vẫn phải bày ra để chờ phục vụ khách.
Nếu theo Nguyễn Du đã diễn tả chính xác về tâm lý tự nhiên trong Truyện Kiều: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"
thì ngược lại, theo tôi, người buồn cũng có thể được nguôi ngoai phần nào hay phấn khởi hơn khi "hữu tình cảnh sắc nên thơ cuộc đời"
Nếu ngày hành hương hôm nay là ngày đẹp trời nhất thì tấm hình này trong toàn bộ hình hành hương cũng toàn là những con người đẹp nhất
Đứng ở góc cạnh nào cảnh cũng đẹp, và chính cảnh đẹp lại thu hút dân cư nói chung và tu hành nói riêng đến xây dựng cơ nghiệp ở với nó.
Trong số dân cư của mình, nó có ngờ đâu lại có một vị thánh có thể nói là lừng danh nhất các thánh nữ trong lịch sử của Giáo Hội
Catarina Benincasa sinh 25-03-1347 tại Siena, là con thứ 23 trong một gia đình 25 người con. Thân phụ là ông Giacômô Benincasa, làm nghề thợ nhuộm. Thân mẫu là bà Lapa. Tuy đông con, nhưng cha mẹ Catarina còn nhận thêm một người con nuôi là Toma della Fonte, lớn hơn Catarina 10 tuổi, sau này Toma đi tu dòng Đa Minh và trở nên cha giải tội đầu tiên của Catarina.
Gia đình Catarina nằm trong giáo xứ do các cha Đa Minh phụ trách, vì thế
Catarina thường đi lễ nhà thờ thánh Đa Minh và yêu mến các tu sĩ Đa Minh cách
đặc biệt, theo truyền thống kể lại, mỗi lần các tu sĩ Đa Minh đi ngang qua nhà,
Catarina đã lén ra hôn những dấu chân sau khi họ đi qua.
Mặc dù là
nữ tu, nhưng chị vẫn có thể sống nhiều phần đời tại ngôi nhà chị vào đời, một
ngôi nhà giờ đây trở thành bảo tàng viện về chính thánh nữ, và đồng thời cũng là
một Cung Thánh Gia / the Home-Sanctuary, nơi có thể cống hiến cho khách hành
hương cái nhìn thấu đáo về đời sống và thời điểm của chị.
Khu vực Cung Thánh Gia này bao gồm những gì còn sót lại về nơi sinh hạ của chị, một vài nhà nguyện, và một đan viện tĩnh lặng với một cái giếng đá hoa. Những bức tường được trang hoàng bằng các bức tranh mầu diễn tả những cảnh đời của thánh nữ, và một căn phòng nhỏ là nơi được nói rằng thánh nữ gối đầu trên đá. Trong Nhà Nguyện Chịu Nạn có cây thập giá chịu nạn ở Pisa. Đó là cây thập giá đã chiếu các tia sáng đâm vào thánh nữ một cách nhiệm lạ các dấu thánh của Chúa Kitô.
Từ ngày đó, Catarina càng gắn bó mật thiết với Chúa. Chị sống một cuộc đời khổ chế, bớt ăn, bớt ngủ. Khổ chế của Catarina xuất phát từ lòng yêu mến Chúa chứ không phải đi tìm niềm vui cho bản thân. Cha Raymond đã dành một chương dài kể những việc khổ chế, hành xác của Catarina. Giữa những khổ chế, những cực hình chịu đựng vì Chúa Giêsu, Catarina đã nhận được nhiều ơn lạ như thị kiến, an ủi nội tâm.
Trước uy tín dặc biệt này của thánh nhân Bề trên đã đặt Ngài mang lời Chúa đến cho dân chúng. Ngài dạy ở Siêng Pisa, Rôma.
Mọi người đều ngạc nhiên khi thấy một người con gái bình thường lại có thể diễn đạt tư tưởng như một nhà thần học và một nhà triết học.
Bức tường có 4 tượng của 4 vị Giáo hoàng liên quan đến cuộc đời của thánh nữ, vị nữ tu sống giữa đời được Thiên Chúa sử dụng để phấn khích vị giáo hoàng từ Avignon trở về Roma.
Thật vậy, vào năm 1376, theo yêu cầu của nhà cầm quyền Florence, chị Catarina đến Avignon nơi Đức Giáo hoàng Grêgôriô XI đang cư trú, để hòa giải giữa dân thành Florence với Tòa Thánh. Với lời khẩn nài của chị, Đức Giáo hoàng lên đường về Roma vào ngày 13-09-1376. Tuy nhiên, nỗi vui của chị kéo dài không được bao lâu, ngày 27-03-1378 Đức Giáo hoàng Giêgôriô XI băng hà, Đức Urbanô VI được bầu kế vị....
Với tính tình cứng cỏi và nghiêm nghị, ngài đã làm tổn thương nhiều người, chúng ta biết được điều đó qua lá thư chị Catarina đã gởi cho Đức Giáo hoàng, chị viết như sau: “Xin cha hãy hành động với trái tim nhân từ và an bình, vì tình yêu Chúa Giêsu, hãy kiềm chế những phản ứng mau lẹ phát xuất từ bản tính tự nhiên. Thiên Chúa đã ban cho cha một trái tim lớn lao; con nài xin cha hãy hành động để nó trở nên tràn đầy siêu nhiên, nhiệt thành với sự thánh thiện và cải tổ Giáo hội, cha cũng có thể có một trái tim mạnh mẽ, dựa trên sự khiêm tốn đích thực”.
Chính vì thế, chưa được sáu tháng, các Hồng Y người Pháp đã họp nhau bầu một
Giáo hoàng khác tên là Clémentê VII người Pháp, trú tại Avignon. Nhưng về phần
mình, chị Catarina hết sức bảo vệ Đức Urbanô VI. Đây là khởi điểm cho cuộc đại
ly giáo đã phân đôi Giáo hội Tây phương và gây chia rẽ giữa các quốc gia, thành
phố, giáo phận, dòng tu, và ngay cả trong gia đình. Chị đau lòng vì cuộc ly giáo
này và đã tìm mọi cách khôi phục sự hiệp nhất cho Giáo hội. Kể từ giai đoạn này,
các bức thư của chị là những sứ điệp tha thiết kêu gọi sự đoàn kết trong Kitô
giáo.
Từ ngoài cổng qua sân và từ trên đi xuống là nơi chính yếu nhất của Cung Thánh Gia Catarina / Santuario Casa di S. Caterina này
Năm 16 tuổi chị xin nhập Dòng ba Đa Minh, chị mặc áo dòng của các chị em dòng “đền tội” hay còn có một tên khác “Các bà mang áo choàng”. Đây không phải là các đan sĩ theo nghĩa chặt, cũng không có một cấu trúc như chúng ta ngày hôm nay. Các bà sống đời sống thánh thiện tại gia đình, làm việc đền tội, thăm viếng người nghèo, chăm sóc bệnh nhân. Các bà giữ một lời khấn: nếu phụ nữ đã lập gia đình, họ chỉ làm lời khấn với sự đồng ý của chồng, nhưng nếu chồng qua đời họ không được lập gia đình lần nữa. Đối với một thiếu nữ, họ tuyên bố từ bỏ hôn nhân một cách công khai như trường hợp của Catarina.
Tuy không sống đời sống cộng đoàn, nhưng thứ 6 hàng tuần, các chị em Dòng Áo choàng gặp nhau để cầu nguyện chung với nhau, dưới sự hướng dẫn của một anh em Dòng Đa Minh hoặc nghe chú giải lời Chúa. Những sinh hoạt của chị em đều dưới quyền của Bề Trên Tổng Quyền hoặc một anh em nào đó được ủy quyền.
Thánh Caterina Siena là một con người có thể tóm gọn như sau: 1- một con người “không học mà làm tiến sĩ”
2- một con người sống trọn vẹn linh đạo Đa Minh “Nói với Chúa, nói về Chúa”,
3- một nữ tu duy nhất được tu tại gia và được phép giảng dạy vào thời kỳ vẫn trọng nam khinh nữ ở Âu Châu,
4- một con người sống dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần và trở thành khí cụ của
Thiên Chúa cho Giáo hội và xã hội vào thế kỷ XIV.
Trong Nhà Nguyện Chịu Nạn này có cây thập giá chịu nạn ở Pisa. Đó là cây thập giá đã chiếu các tia sáng đâm vào thánh nữ một cách nhiệm lạ các dấu thánh của Chúa Kitô.
Năm 16 tuổi, Catarina được mặc áo dòng ba Đaminh. Luật lệ dòng cho phép Ngài mặc áo đen trắng của dòng mà vẫn ở nhà với cha mẹ. Từ đó, trong 3 năm trời thánh nhân chỉ rời phòng riêng khi đi lễ và xưng tội. Ngài chỉ nói chuyện với cha giải tội của Ngài thôi. Vị linh mục tốt lành này thú nhận rằng mình thường cảm thấy thiếu khả năng để hướng dẫn Caterina.
Khi lên 12 tuổi, bà Lapa muốn con gái mình được trang điểm và lập gia đình như bao thiếu nữ khác, thế nhưng Catarina phản đối vì muốn dâng mình cho Chúa. Trước sự cương quyết của Catarina, bà Lapa đã cùng với chị Bonaventura làm mọi cách để thuyết phục Catarina. Vì rất quý mến chị Bonaventura, Catarina đã chìu theo ý mẹ mình, nhưng sau khi người chị qua đời, Catarina đã hoán cải và quyết lòng sống đời khiết tịnh. Để chứng tỏ sự chọn lựa của mình, Catarina đã cắt đi mái tóc vàng xinh đẹp và đội trên đầu một chiếc mũ nhỏ.
Tuy nhiên gia đình đã gây áp lực, bắt Catarina làm việc từ sáng đến tối để không
có giờ cầu nguyện. Trước hoàn cảnh đó, Catarina đã biết làm cho mình một “căn
phòng nội tâm”, để ở nơi đó, chị có thể tâm sự với Chúa Giêsu bất cứ lúc nào chị
muốn, thời gian và không gian không thể nào chia cắt Catarina với Đấng dấu yêu.
Thánh Catarina Siena đã chọn mạo gai hơn là vương miện khi ngài được Chúa cho chọn.
Thánh Catarina chỉ thích sống nội tâm, nên xa lánh những gì có thể bị phân tâm. Tuy nhiên, được Chúa soi động đặc biệt, chị đã bắt đầu dấn thân cho cả Giáo Hội lẫn xã hội. Trong gia đình, chị giúp những việc nội trợ, ngoài xã hội, chị phục vụ người nghèo, viếng thăm bệnh nhân, những người tù, những tử tội để an ủi họ.
Năm lên 20 tuổi Catarina đã đính hôn thần bí với Chúa Giêsu, Ngài đã trao cho
chị “một chiếc nhẫn gắn bốn viên ngọc và kim cương” để biểu hiện việc kết bạn
thiêng liêng. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặc trong cuộc đời Catarina,
giai đoạn sống ẩn dật đã chấm dứt, từ hôm nay, Catarina lên đường phục vụ Giáo
hội. Sở dĩ Thiên Chúa liên kết với Catarina bằng chiếc nhẫn vô hình, là để thánh
nữ cùng hiệp nhất với Ngài trong công cuộc xây dựng nước Chúa.
Khi còn rất nhỏ, Catarina đã đọc kinh Ave Maria mỗi khi leo lên từng bật cầu thang. Điều này không gì lạ nơi các thánh. Thánh Têrêxa Avila năm lên 6 tuổi đã ý thức rất rõ: “Tôi muốn gặp Thiên Chúa, và phải chết đi mới gặp Ngài”. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu mới 3 tuổi đã biết nói: “con không chối Chúa điều gì”. Thiên Chúa ban ơn cho những ai Ngài tuyển chọn.
Sau những năm tháng làm việc không ngơi nghỉ vì lòng yêu mến Chúa và Giáo hội, chị Catarina đã trải qua những ngày tháng cuối cùng tại Roma. Chị trải qua cơn hấp hối nhiệm mầu kéo dài gần ba tháng, có thể nói, đây là cuộc tử đạo mà chị hằng ước ao. Trước khi lìa đời, chị đã có những lời huấn dụ với gia đình thiêng liêng của chị:
“Các con hãy cầu nguyện không ngừng và sống khiêm tốn. Hãy tránh đoán xét người khác hay thậm chí tranh luận về hành vi của họ. Hãy luôn tin tưởng và cậy trông nơi Chúa, và yêu thương nhau, để các con có thể thực sự là con cái thân yêu của Giáo hội. Trước mặt Chúa, các con hãy dâng hiến nước mắt và những lời cầu nguyện sốt sắng cho Giáo hội của Người”. Còn đối với người mẹ dấu yêu, chị xin bà chúc lành, và theo ước muốn của bà, chị chúc lành lại cho bà. Chị cũng cầu nguyện cho Giáo hội, cho tất cả mọi người.
Lời cầu nguyện cuối cùng của chị thật tràn đầy yêu
thương: “Lạy Chúa hằng sống, xin đón nhận cuộc sống con như tấm bánh trong
thân thể mầu nhiệm Ngài là Giáo hội. Con không có gì để hiến dâng ngoài những gì
Chúa ban cho con, vì thế, xin hãy nhận lấy trái tim con và in dấu nó trên gương
mặt hiền thê của Ngài là Giáo hội”.
Hàng quán vẫn mọc lên ở bên những triền đồi dốc dác
"Một cây số mỏi chân rồi, đường còn xa lắm không...?"
"Hai cây số mỏi chân rồi.... tội nghiệp quá đôi giầy"
Chị Thánh Catarina qua đời vào ngày 29-04-1380, tròn 33 tuổi. Người ta mai táng và tôn kính thi hài chị tại bàn thờ chính của nhà thờ Sancta Maria sopra Minerva, Roma. Riêng đầu của chị Catarina được rước về Siena với sự hiện diện của bà Lapa.
Ngày 29-06-1461, Đức Piô II phong thánh cho chị
Catarina Siena. Ngày 13-04-1866, Đức Piô IX đặt chị làm bổn mạng của Roma. Ngày
18-06-1939, Đức Piô XII tôn phong chị làm bổn mạng nước Ý cùng với thánh
Phanxicô. Ngày 04-10-1970, Đức Phaolô VI tặng tước hiệu “tiến sĩ Giáo hội” cho
chị Catarina, một tuần sau thánh Têrêxa Avila. Ngày 01-10-1999, Đức Gioan Phaolô
II ban tự sắc tôn vinh Catarina cùng với thánh Brigida và thánh Têrêxa Bênêdicta
Thánh Giá làm bổn mạng Âu Châu. Trải qua 6 thế kỷ, chị Catarina vẫn được nhắc
đến qua các tước hiệu trên, chứng minh điều Chúa hứa với Catarina “Nếu
con không quên Ta thì Ta sẽ không bao giờ quên con” đã
thành sự thật.
Dọc hai bên đường là các xe gắn may và xe hơi đậu vào đúng chỗ được chỉ định cho từng loại
Đây không phải là nhà thờ mà là dinh thự dân sự - một Nhà Hát Lớn như Hà Nội ngày xưa có vậy
Phái đoàn tiếp tục tiến bước và gần tới một nơi nữa liên quan đến Thánh Catarina Siena
Đó là Vương Cung Thánh Đường Thánh Catarina Siena
Chị Catarina rất thích một cuộc sống cô tịch và thinh lặng, để luôn luôn kết hợp với Chúa. Thế nhưng đây không phải là điều Chúa muốn, Ngài muốn chị ra đi mang hòa bình cho Giáo hội, cho thế giới và đưa các linh hồn về với Ngài...
Một ngày kia, Chúa sai chị đến với tha nhân, nhưng chị sợ rằng những hoạt động bề ngoài sẽ khiến mình xa rời Thiên Chúa. Chính trong do dự, hoang mang đó, Thiên Chúa đã nói với chị như sau: ....
“Cha không cố ý làm bất cứ điều gì khiến con phải xa lìa Cha, nhưng hơn thế Cha muốn ràng buộc con lại với Cha cách chắc chắn bằng mối dây tình yêu của con đối với tha nhân. Hãy nhớ rằng Cha đã đặt ra hai giới răn tình yêu: tình yêu Cha và tình yêu tha nhân … Bây giờ Cha muốn con thực thi hai giới răn này quả là chính đáng. Con phải bước đi trên hai chân” (Đối Thoại 158).
Từ lúc đó, bằng việc cầu nguyện và hoạt động, chị Catarina bước đi vững vàng trên hai chân của tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân, của chiêm niệm và hoạt động. Lần đầu tiên khi chị Catarina ra hoạt động, chị tình nguyện làm những công việc bình thường...
Trong gia đình, chị giúp những việc nội trợ, ngoài xã hội, chị phục vụ người nghèo, viếng thăm bệnh nhân, những người tù, những tử tội để an ủi họ. Những hoạt động của chị đã lan rộng khắp nơi từ Siena, một thị xã nhỏ bé, qua các tỉnh khác như Florence, Pisa. Tiếng tăm của chị lan đi khắp nơi, nhiều người đã đến xin chị cầu nguyện, làm tư vấn.
Dù bận rộn với những công việc bác ái xã hội, chị Catarina vẫn dành giờ để tâm
giao với Chúa. Chính những giây phút đó, chị có được những ánh sáng mới để giúp
tha nhân. Chị được nhiều ơn lạ, tiên đoán tương lai, đọc được tâm tư của người
khác.
Còn gì thú vị và thơ mộng bằng ngồi quán bên triền đồi để ăn trưa với nhau như thế này.
Đi bộ nhiều, lên dốc xuống đồi, các thứ dữ trữ trong bụng từ bữa điểm tâm đã hết sạch cần phải được tiếp liệu cho tới bữa tối
Ở đây, ai muốn order món gì mình thích như được liệt kê và đọc thấy trong menu thì cứ việc tùy nghi
Các bộ phận trong thân thể con người có liên hệ mật thiết với nhau: bộ phận tiêu hóa (có input) với bộ phận bài tiết (thì có output)... cầu tiêu ở Ý này sao giống hệt như ở VN ta!
Sau bữa trưa phái đoàn tiếp tục bách bộ ra xe bus để đi đến Bolsena kính viếng Phép Lạ Thánh Thể và dâng lễ ở đó.
Con đường mùa thu dọc theo hai hàng cây vàng lá cũng có nét đẹp đặc thù của nó như nhà cửa trên các đồi núi dưới bầu trời mây vừa trắng vừa xanh
Bầu trời tươi sáng trắng xanh lại càng sinh động hơn nữa nơi những giòng nước nhân tạo cùng nhau vươn lên từ mặt đất
Từ Siena đến Bolsena
Trong hai tiếng đồng hồ từ Siena đến Bolsena, ngoài ngủ nghỉ và buổi kinh thương xót 3 giờ chiều, anh chị em ngắm cảnh hai bên đường vào một ngày đẹp trời nhất như hôm nay.
Cuộc đời không phải lúc nào cũng phơi phới, còn có lúc chẳng những phải băng qua các đoạn đường hầm gian nan khốn khó...
mà còn phải khôn khéo chọn lựa và quyết định kẻo bị lầm đường lạc lối ở các ngã ba đường
Thoạt tiên cứ tưởng tòa nhà đầu tiên bên trái ở ngoài cùng là Nhà Thờ Thánh Christina là nơi đã xẩy ra Phép Lạ Thánh Thể?!
Nhưng không phải, khi được local tour guide đến dẫn đi mới biết là ở chỗ khác... quãng đường xa cả cây số, lên dốc dần và khi gần đến nơi thì qua các ngõ hẻm
Đây chỉ là khu vực sinh hoạt dân sự, gần Nhà Thờ Thánh Christina mà thôi
Lúc trở ra xe bus từ Nhà Thờ Thánh Christina, dinh thực này trở thành một quang cảnh mới lạ...
Người nam hướng dẫn viên địa phương (local tour guide) đang trình bày về khu vực Bolsena hẻo lánh này
Phép Lạ Thánh Thể ở Bolsena
Nhà thờ Thánh Christina / Santa Cristina là một đền thờ Công giáo Roma ở
Bolsena, giáo tỉnh Viterbo, miền Lazio Ý quốc. Nhà thờ này trở thành nổi tiếng
là vì đó là nơi xẩy ra Phép Lạ Thánh Thể năm 1263, và trở thành bất hủ bởi bức
danh họa Mass of Bolsena của Raphael trong dinh Vatican, đồng thời cũng là nơi
chôn táng vị thánh nữ tử đạo Christina thành Bolsena.
Bên trái của Nhà Thờ Thánh Christina là ngôi Nhà Thờ cũ, nơi có bàn thờ xẩy ra Phép Lạ Thánh Thể
Đây là bàn thờ cạnh trong Nhà Nguyện cũ, nơi đã xẩy ra Phép Lạ Thánh Thể, một nhà nguyện nhỏ hơn Nhà Thờ mới sau này, nơi phái đoàn TĐCTT được dẫn vào lúc đầu
Bàn thờ cạnh này lại không phải là chính bàn thờ đã xẩy ra Phép Lạ Thánh Thể
Nhưng lại là bàn thờ được trưng bày các giọt Máu Thánh của Chúa Giêsu Thánh Thể ở trên 4/5 mảnh đá
3 tấm mầu trắng hình chữ nhật ở phía sau và 1 tấm cũng trắng gần như vuông ở chính giữa, đều có những vết Máu Thánh
Tấm đá ở chính giữa có vết Máu Thánh nâu tròn ở bên trái khung trắng có hình chữ thập
Đây mới là bàn thờ đã xẩy ra Phép Lạ Thánh Thể, ở gian bên phải bàn thờ lưu giữ 4 Vết Máu Thánh vừa rồi.
Ngay bên dưới lòng Bàn Thờ xẩy ra Phép Lạ Thánh Thể này có một tảng đá còn in 2 dấu chân lạ lùng của Thánh nữ tử đạo Christina
Ở bên trái Bàn thờ xẩy ra Phép Lạ Thánh Thể ấy là hầm mộ của Thánh nữ tử đạo Christina. Thánh Christina sinh trong thế kỷ thứ 4 và là con gái của một quan tòa giầu có và thế lực tên Urbain. Cha của ngài, là người đắm chìm trong việc thờ cúng tà thần, có rất nhiều các tượng thần bằng vàng mà thánh nữ đã tiêu hủy và lấy vàng phân phát cho người nghèo....
Tức giận vì hành động này, ông Urbain trở nên người hành hạ chính con gái mình.
Ông ra lệnh dùng roi đánh con và ném con vào ngục tối. Christina vẫn không lay
chuyển đức tin. Người cha ra lệnh dùng móc sắt để xé thân thể con gái mình và
cột cô vào tấm vỉ mà bên dưới đang cháy lửa. Nhưng Thiên Chúa đã gìn giữ tôi tớ
Người bằng cách khiến lửa bắn tung vào kẻ hành hình. Sau đó Christina bị quấn cổ
bằng một tảng đá lớn và ném xuống hồ Bolsena, nhưng ngài được thiên thần cứu
sống, trong khi cha ngài, vì tức giận mà chết...
Quan toà kế vị Urbain cũng tàn nhẫn không kém. Ông ra lệnh thiêu sống Christina, nhưng ngài vẫn sống sót. Ngài bị ném vào chuồng đầy rắn, sau đó bị cắt lưỡi và sau cùng bị tên đâm thâu qua người (do đó mới thấy mũi tên ở nơi bức tượng tại Nhà Thờ to chính). Ngài được triều thiên tử đạo ở Tyro năm 250 tại hồ Bolsena (như tấm hình chụp về đêm ngay dưới đây, vì phái đoàn hành hương TĐCTT không đủ giờ ghé qua trên đường đến kính viếng Phép Lạ Thánh Thể hôm nay ở Bolsena), Tuscany, nước Ý. Di tích của thánh nữ hiện vẫn còn giữ ở Palermo thuộc Sicily. Còn hộp sọ được giữ tại nhà thờ chính tòa ở Milan, nước Ý.
Mỗi một nhân viên phục vụ trong chuyến hành hương, dù là local tour guide cũng được phái đoàn hành hương TĐCTT tặng tip
Từ hầm mộ Thánh nữ tử đạo Christina và 2 bàn thờ trên đây tiến ra Nhà thờ mới có bàn thờ chính
Câu chuyện lịch sử về Phép Lạ Thánh Thể này xẩy ra như sau: vào năm 1263, một linh mục người Đức là Cha Phêrô ở Prague là thủ đô của Cộng Hòa Séc / Czech hiện nay, thực hiện một chuyến hành hương đến Roma. Ngài đã dừng chân lại ở Bolsena để cử hành Thánh lễ ở Nhà Thờ Thánh Christina. Vào lúc ấy ngài đang cảm thấy nghi hoặc về thực tại hiện diện thực sự của Chúa Giêsu nơi Bí Tích Thánh. Ngài bị ảnh hưởng bởi cuộc tranh cãi dữ dội giữa một số thần học gia, lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, đã đặt vấn đề ngờ vực về sự hiện diện của Chúa Giêsu nơi hình bánh và hình rượt đã được thánh hiến...
Thánh lễ tại nơi xẩy ra Phép Lạ Thánh Thể hôm nay không theo Bài lễ Lễ Mình Máu Thánh Chúa, như Bài Lễ Khăn Liệm Thánh hôm 11/11 khi phái đoàn kính viếng Khăn Liệm này
Chị Trần Anh đại diện tiểu nhóm hành hương 5 Rochester New York và Houston TX đọc Bài đọc 1
Để trả lời cho tâm trạng hồ nghi của vị linh mục chủ tế ấy, khi ngài đọc lời
truyền phép thì máu bắt đầu nhỏ giọt từ bánh thánh, rơi xuống bàn thờ và thấm
vào khăn thánh...
Vị linh mục này đã tường trình cho Đức Thánh Cha Urban IV, vị bấy giờ đang ở gần Orvieto. Đức giáo hoàng này sai các vị đại diện đến điều tra và truyền kiệu Bánh Thánh và khăn thánh thấm Máu Thánh đến Orvieto. Những di tích thánh này sau đó đã được để ở Vương Cung Thánh Đường Orvieto, cho đến ngày nay.
Phép Lạ Thánh Thể này xẩy ra như thể đã xác nhận những thị kiến Chị Thánh nữ tu thần bí Juliana ở Bỉ (1193-1258) đã được Chúa cho thấy về một vầng trăng bị khuyết, để xin Giáo Hội thiết lập Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Cuối cùng chị đã thuyết phục được vị giám mục sau này là Đức Giáo Hoàng Urbanô IV thực hiện sau khi chị qua đời ít lâu, và chính ngài là người đầu tiên cử hành lễ này ở Orvieto năm 1264, tức một năm sau Phép Lạ Thánh Thể...
Vị Giáo hoàng này cũng truyền cho Thánh Toma Aquinas soạn phụng vụ Thánh lễ và
giờ kinh cho lễ này, vị thánh tiến sĩ này đồng thời cũng sáng tác các bản thánh
ca về Thánh Thể vẫn được Giáo Hội sử dụng cho tới ngày nay, như bài Bánh Thiên
Thần / Panis Angelicus nhất là Bài Đây Nhiệm Tích / Tantum Ergo v.v.
Vào năm 1964, kỷ niệm 700 năm Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô được thiết lập, Thánh
Giáo Hoàng Phaolô VI đã cử hành Thánh lễ ở bàn thờ lưu giữ khăn thánh thấm máu
trong Vương Cung Thánh Đường Orvieto. Sau đó, vào năm 1976, vị giáo hoàng này
còn thăm viếng Bolsena và huấn dụ qua truyền hình cho Đại Hội Thánh Thể lần thứ
41 ở Philadelphia Hoa Kỳ, chủ đề "Chúa Giêsu Bánh Sự Sống", và ngài cảm nhận
thấy Thánh Thể là "một mầu nhiệm cao cả, khôn thấu".
Bàn thờ ở đây cũng cao như ở Thánh Đường Thánh Giá của Dòng Phanxicô có nhiều bậc, khó cho vị linh mục lão thành, nên anh chị em lại quây quần bên Bàn thánh sau Kinh Lạy Cha.
Anh Trần Vi Chánh, một người hành hương chưa phải là Kitô hữu Công giáo, nhưng bao giờ cũng theo vợ là Chị Kim Liên lên rước lễ để lĩnh pháp lành hiệp lễ
Hình chụp chung đầu tiên cho thấy phái đoàn hành hương TĐCTT mặc đồng phục, trước hết là mầu trắng
Ở Nhà Đức Mẹ ngày 15/11 với đồng phục Mầu Xanh Thánh Mẫu, và ở Cha Thánh Piô Năm Dấu ngày 16/11 với đồng phục Mầu Tím Đau Thương Thương Xót
Phong cảnh Bolsena ban chiều đã được biến thành quang cảnh ban tối sớm (từ 5 giờ chiều vào tháng 11 ở Ý)
Dù trời tối nhưng dân cư Bolsena vẫn sinh hoạt trong ánh đèn tỏa sáng đường đi nước bước
Dinh thự mà phái đoàn hành hương TĐCTT băng ngang qua lúc chiều giờ đây trở thành điểm thu hút về đêm
Phố xá vắng xe hơn, nhưng đèn băng ngang qua đường vẫn cứ phải liên tục làm việc thâu đêm
Đêm nay phái đoàn hành hương TĐCTT trọ tại Assisi, quê quán của Thánh Phanxicô Khó Khăn, ở một khách sạn nằm ngay dưới chân đồi của địa điểm hành hương hôm sau;
còn trong chuyến Hành Hương Tia Sáng Từ Balan 2014 đông hơn, phái đoàn cũng ghé Assisi, nhưng phải ở một khách sạn xa hơn nhưng rất xinh xắn dễ thương và nhớ mãi.
Đó là Khách sạn Roseo Assisi món ăn dinner kiểu buffet thật ngon và bổ dưỡng
Tấm hình khách sạn hotel il Castello năm 2021 này được chụp vào sáng hôm sau, vì tối hôm trước về không nhìn thấy gì
Thường ngày hành hương nào cũng full time, đến độ trở về cũ hay đến khách sạn mới thường kịp bữa tối 7:30
Theo thông lệ, phái đoàn cứ để hành lý mang theo với mình vào một chỗ an toàn, sau bữa tối thì đến lấy và mang lên phòng và sau khi nhận được số phòng kèm theo chìa khóa
Vừa ngồi nghỉ được một chút cho đỡ mệt thì lại pasta Ý quốc, không hợp tí nào với khẩu vị canh chua cá kho tộ Việt Nam ta, nhưng vì đói nên cũng ăn được thôi...
Tinh thần bao giờ cũng là yếu tố chính yếu bất khả thiếu để thắng vượt mọi sự, nó như men nồng hăng say của rượu vậy.
Lần đầu tiên dinner của phái đoàn hành hương TĐCTT có rượu uống, do chính khách sạn đãi, hoàn toàn free; lần thứ 2 sẽ xẩy ra vào bữa dinner tiệc ly ở Roma 18/11.
Niềm vui lây lan, chứ không phải chỉ có chất rượu hăng nồng, khiến mọi người đều hân hoan, dù mệt mỏi sau một ngày hành hương full time như mọi ngày
Nhờ đó, vừa ngồi thừ người ra, (như tấm hình từng bàn đầu tiên), giờ đây đã bừng lên hăng say như rượu nống rồi!
Anh tài đường trường Antonio ở Nam Ý lái xe luồn lách an toàn quá giỏi, dù có mấy hành khách TĐCTT yếu tim đôi khi hú vía tưởng đụng,
và Chị Tour Host Monica đến từ Lisbon Bồ Đào Nha, tận tụy phục vụ, biết cảm thông và biến báo nhất trong các tour host so với 3 lần hành hương trước, dù tour host nào cũng tốt lành.
Xin xem tiếp
Ngày 14/11: Thánh Phanxicô Assisi và Thánh Clara; Thánh Rita Cascia