TRANG WEB THỜI ĐIỂM THƯƠNG XÓT

 

TĐCTT - Sinh Hoạt

 

 Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh 2021

Ký Sự và Hình Ảnh

 

Ngày 17/11: Sảnh đường Phaolô VI và Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican;

Hí trường Colosseum, Đền Thờ Thánh Phaolô và Hang Toại đạo ở Roma

 

Sảnh đường Phaolô VI ở Vatican

Để tranh thủ thời gian và không gian ở biến cố triều kiến chung bao giờ cũng đông đảo, sáng hôm nay, phái đoàn điểm tâm sớm từ 6:30 thay vì thường vào 7:30

Phép lành đầu ngày sau khi phái đoàn dâng ngày cho Đức Mẹ ở ngay sảnh đường của khách sạn 

Phái đoàn phải đến sớm để tránh bị chờ lâu và có được chỗ tốt mà tham dự buổi triều kiến chung hôm nay, một buổi triều kiến chung mà phái đoàn có thể sẽ được diện kiến ĐTC Phanxicô...

Tiến về Quảng trường Thánh Phêrô, nơi mà hầu hết anh chị em trong phái đoàn chưa hề đặt chân đến, nên rất phấn khởi bước mau khi vừa thấy bóng dáng của nó.

Vẫn còn sớm, mới gần 7 giờ sáng, mà 9 giờ mới bắt đầu buổi triều kiến chung hằng tuần với ĐTC Phanxicô, nên vẫn còn thưa thớt người

Nhân viên an ninh vẫn đang sắp xếp mọi công việc để bảo đảm an toàn mà còn làm sao để cho việc di chuyển thuận lợi và mau chóng bao nhiêu có thể

Từ ngày 13/5/1981, sau vụ ám sát hụt ĐTC Gioan Phaolô II ở tại Quảng trường Thánh Phêrô này, vấn đề kiểm soát càng trở nên nghiêm ngặt hơn bao giờ hết

Trời hôm nay có vẻ lạnh hơn mọi ngày hành hương trước, phải chăng vì đứng tại chỗ không di chuyển nên mới cảm thấy khác thường như thế?!

Cho tới lúc này phái đoàn, dù đã có vé tham dự, cũng không biết mình có thật sự được diện kiên Đức Thánh Cha Phanxicô hay chăng?

Phái đoàn hành hương TĐCTT được chia làm hai hàng, nhỏ Thúy Nga đi hàng bên kia, bé tĩnh đi hàng bên này để phòng hờ giải quyết khi có chuyện bất trắc

Trạm kiểm soát an toàn này cũng như ở phi trường, các túi đựng và các thứ đồ nào trong người có vấn đề đều bị chặn lại kiểm soát kỹ lưỡng

Anh chị em tập trung đầy đủ trước khi cùng nhau tiến về phía Đại Thính Đường hay Sảnh Đường Phaolô VI, vì buổi triều kiến chung hôm nay ở đó, không phải ở ngoài Quảng trường Thánh Phêrô, vì thời tiết lạnh hay không tốt, đều được giải quyết như thế

Nhân viên của Tòa Thánh đang kiểm soát vé tham dự, không phải để xem có vé hay chăng, vì không có vé đã không được lọt qua trạm kiểm soát an toàn...

mà là, theo suy đoán, chỉ cho từng phái đoàn phải đi qua ngõ nào để vào, tùy theo loại vé hồng (chung chung) hay loại vé xanh (đặc biệt) hoặc loại VIP v.v.

Phái đoàn hành hương TĐCTT bỏ cửa vào thứ nhất, tiến lên cửa trên, vì vẫn còn nghĩ rằng được diện kiến ĐTC thì phải ngồi gần ngài...

Đáng lẽ phái đoàn hành hương với vị linh mục linh hướng mừng 60 năm hồng ân linh mục này cũng được diện kiến Đức Thánh Cha Phanxicô như ngài, theo văn thư trả lời của phủ Giáo hoàng đ ngày 15/7/2021 gửi cho người tổ chức, đáp lại thỉnh nguyện thư của người tổ chức xin 40 vé, (vì bấy giờ đang còn ghi danh nên phải đề phòng xin nhiều hơn con số dự đoàn sẽ hành hương), để được tham dự và diện kiến Đức Thánh Cha Phanxicô ở buổi triều kiến chung Thứ Tư 17/11/2021. Nhất là văn thư của vị nhiếp chính Phủ Giáo hoàng gửi cho Tòa Giám Mục Giáo phận Orange CA ngày 26/10/2021. Trong văn thư của phủ Giáo hoàng ngày 15/7 cho 40 tickets được ghi rằng Reg. N 1165 và ngày 26/10 cho 28 tickets cũng có số vé đặc biệt là Reg. N 3962. Thế rồi trong cả 2 văn thư đều nhắc đến 2 chi tiết quan trọng: 1- Giờ đến lấy vé, từ 3-4 chiều hôm trước tại Bronze Gate ở Quảng trường Thánh Phêrô, nhưng phải xuất trình 2 điều quan trọng bất khả thiếu, đó là email của văn phòng tiếp tân kèm theo văn thư của phủ giáo hoàng; 2- Ở mỗi vé có đề rõ lúc nào (time), chỗ đứng/ngồi (place) và ngỏ vào (access) để diện kiến Đức Thánh Cha Phanxicô. 

Quả thực, sáng hôm tiền định ấy, sau khi mất cả 45 phút chờ chực trong lạnh lẽo hơn các ngày trước (có lẽ vì đứng thay vì đi), và lọt qua được trạm kiếm soát an ninh, chúng tôi tiến vào Sảnh đường Phaolô VI, chứ không ở ngoài Quảng Trường Thánh Phêrô, bởi hôm ấy trời lạnh. Tuy nhiên, khi phái đoàn chúng tôi được chỉ vào bên trong Sảnh đường Phaolô VI, chúng tôi đặt vấn đề về đặc ân được diện kiến Đức Thánh Cha Phanxicô của Đức Ông Nguyễn Đức Minh sau buổi triều kiến chung hôm ấy, và xuất trình văn thư của phủ giáo hoàng, thì chỉ một mình Đức ông được đưa lên cửa phía trên để vào ngồi hàng ghế đặc biệt thôi với những ai được diện kiến Đức Thánh Cha sau buổi triều kiến chung, còn chung phái đoàn chúng tôi, bởi không xuất trình vé có số ấn định của phủ giáo hoàng, loại vé xanh thay vì loại vé hồng chúng tôi đang có, nên phải vào ngồi chung phía dưới.

From: Marianne Bungcag
Sent: Friday, November 12, 2021 6:03 PM
To: Rev. Michael Tuan Khong
Subject: URGENT - Instructions for Picking up Tickets for Msgr. Minh's Group
 

Fr. Michael,

Please forward this email to the person who will be picking up the tickets for Msgr. Minh’s group for the Papal Audience on Nov. 17th.

They must present the email below and the attached letter from the Papal Household in order to pick up the tickets.  The tickets need to be picked up on Tuesday, Nov. 16th between 3:00-4:00 pm as instructed below.

 

I am most grateful for your assistance in providing this important information to Msgr. Minh’s group.

Thank you,

 

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

 

From: Visitor's Office
Sent: Friday, November 12, 2021 1:53 AM
To: Marianne Bungcag ; Rev. Michael Tuan Khong

Subject: Re: URGENT - Ticket request for Msgr. Minh's Group

 

Bishops’ Office for United States Visitors to the Vatican

Via dell’Umiltà, 30 - 00187 Rome

Tel (calling from USA): 011.39.06.6900.1821

     FAX (faxing from USA): 011.39.06.679.1448

 

November 12, 2021

 

Dear Ms. Bungcag,

 

Thank you for your email.

 

I have submitted the information to the Prefecture of the Papal Household, and asked them to give the tickets for Msgr. Minh's group to our courier on Tuesday so that we may distribute them from our office. 

 

How to Collect the Tickets

The tickets will be available for collection at our office at Via dell’Umiltà, 30 (00187 Roma) on Tuesday November 16, 2021 between 3:00 p.m. and 4:00 p.m. The tickets must be collected in person either by the pilgrim or his or her representative. Unfortunately, this office is unable to mail, deliver, or e-mail tickets.

 

If you are running late and will not be able to come to our office before 4:00 p.m., please call or email us before that time.

 

For pilgrims to receive their requested tickets, it is necessary to present either an American passport or a driver’s license, and a copy of this email when arriving to collect the tickets.  When arriving at the front door, please call extension 6821 or (011.39) 06.6900.1821. Without this letter and phone number, pilgrims will not be able to claim their tickets.

 

At the time of the collection of the tickets, we will offer an orientation about what to expect at the Wednesday Audience. We are also very happy to answer any questions that you might have.

 

Được khánh thành năm 1971, Đại thính đường Phaolô VI là tòa nhà hiện đại duy nhất mở ra cho tín hữu ở Vatican. Đây là phòng dùng cho các buổi tiếp kiến, hòa nhạc, các sự kiện lớn có sự hiện diện của Đức Giáo hoàng, phòng có thể chứa đến 12 000 người.

Khi thấy giáo dân hành hương nườm nượp đổ về Rôma dự các buổi tiếp kiến chung, năm 1964 Đức Phaolô VI quyết định cho xây một căn phòng lớn có thể chứa được một số lượng lớn giáo dân. Năm 1966, kiến trúc sư Pier Luigi Nervi được đặc trách khởi đầu công trình dưới sự điều khiển của Đức ông Pasquale Macchi, thư ký đặc biệt của giáo hoàng. Địa điểm được lựa ở bên trái Đền thờ Thánh Phêrô, giữa tòa nhà của Bộ Giáo lý Đức tin và Nhà Thánh Mácta.

Ngày 30 tháng 6 năm 1971, Đức Phaolô VI khánh thánh Đại thính đường Phaolô VI. 200 000 mét khối bêtông đã được dùng để phòng có thể chứa 6 300 người ngồi  hoặc 12 000 người đứng. Tòa nhà có hình dáng lăng trụ đáy hình thang thường được ví như một võ sò. Với các khung kiếng lớn hình quả trứng để ánh sáng lọt vào. Các khung kiếng này do ông János Hajnal, người Hung quốc tịch Ý thực hiện, ông đã từng thực hiện các khung kiếng ở mặt tiền nhà thờ chính tòa Milan.

Nhưng cũng may, vì đến sớm nên ngồi sát lối đi để vớt vát được với bám lấy vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian khi ngài đi xuống hay chăng… Ngoài ra, vì bấy giờ Sảnh đường Phaolô còn đang rất trống, phái đoàn hành hương TĐCTt chúng tôi chộp ngay lấy cơ hội ngàn vàng này để chụp lấy những tấm hình kỷ niệm không bao giờ có nữa. Nếu chúng tôi mà được xếp ngồi vào chỗ của mình phía bên trên để chờ được gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô sau buổi triều kiến chung như Đức Ông Nguyễn Đức Minh thì chắc chắn chúng tôi không thể nào có được những tấm hình bất hủ để đời ở trong Đại Thính Đường Phaolô VI này.

Chị Trần Kim Oanh (ở Orange County CA - ngồi cuối cùng trong 4 người) đã từng tham dự buổi triều kiến chung ở ngoài Quảng trường Thánh Phêrô, hôm nay chị được vào trong sảnh đường này cho trọn vẹn.

Cho đến năm 1977, phần chìa ra ở trên được trang hoàng bằng bức thảm theo trường phái Raphael có nội dung kể lại sự Sống Lại của Chúa Kitô. Nhưng sau đó bức thảm này được thay thế bằng một tác phẩm khắc hiện đại của Pericle Fazzini, cũng minh họa nội dung sự Sống Lại. Tác phẩm nặng 150 tấn, 20 mét chiều dài, 7 mét chiều cao.

Khi thấy giáo dân hành hương nườm nượp đổ về Rôma dự các buổi tiếp kiến chung, năm 1964 Đức Phaolô VI quyết định cho xây một căn phòng lớn có thể chứa được một số lượng lớn giáo dân. Năm 1966, kiến trúc sư Pier Luigi Nervi được đặc trách khởi đầu công trình dưới sự điều khiển của Đức ông Pasquale Macchi, thư ký đặc biệt của giáo hoàng. Địa điểm được lựa ở bên trái Đền thờ Thánh Phêrô, giữa tòa nhà của Bộ Giáo lý Đức tin và Nhà Thánh Mácta.

Ngày 30 tháng 6 năm 1971, Đức Phaolô VI khánh thánh Đại thính đường Phaolô VI. 200 000 mét khối bêtông đã được dùng để phòng có thể chứa 6 300 người ngồi  hoặc 12 000 người đứng. Tòa nhà có hình dáng lăng trụ đáy hình thang thường được ví như một võ sò. Với các khung kiếng lớn hình quả trứng để ánh sáng lọt vào. Các khung kiếng này do ông János Hajnal, người Hung quốc tịch Ý thực hiện, ông đã từng thực hiện các khung kiếngở mặt tiền nhà thờ chính tòa Milan.

Theo đề nghị của bé tĩnh, phái đoàn TĐCTT mang theo chẳng những toàn bộ đồng phục 3 mầu, như đã lên ảnh ở 3 nơi khác nhau: Mầu Trắng Phục Sinh khi Kính Viếng Khăn Liệm ở Turin ngày 11/11, Mầu Xanh Thánh Mẫu khi kính viếng Nhà Đức Mẹ ở loretto ngày 15/11, và Mầu Tím Đau Thương Thương Xót khi kính viếng Cha Thánh Piô 5 dấu ngày 16/11, mà còn cả áo dài nữa về phía quí chị cho ngày hôm nay, ngày phái đoàn được cùng Đức Ông Nguyễn Đức Minh diện kiến Đức Thánh Cha Phanxicô ngàn năm một thuở, nhưng chỉ có 5 trong 7 chị mang theo áo dài mặc hôm nay thôi, trong đó, có nhỏ Thúy Nga nhà ta.

Còn về phía nam nhân, bé tĩnh cũng đề nghị mặc lại bộ đồng phục Mầu Trắng Phục Sinh, nhưng cũng chỉ có 2 trong 4 chàng (không kể Đức Ông Nguyễn Đức Minh) đi hành hương có đôi mặc thôi. Ngoài ra, một số chị không mặc áo dài hay không mang theo áo dài cũng mặc đồng phục Mầu Trắng thay thế hôm ấy. Dầu sao ở trong Đại Thính Đường Phaolô VI này đã chẳng những được điểm tô bằng cả bóng dáng áo dài Việt Nam thuần túy lẫn tấm áo Đồng Phục TĐCTT vào ngày lịch sử 17/11/2021 này của Nhóm TĐCTT.

Cho đến năm 1977, phần chìa ra ở trên được trang hoàng bằng bức thảm theo trường phái Raphael có nội dung kể lại sự Sống Lại của Chúa Kitô. Nhưng sau đó bức thảm này được thay thế bằng một tác phẩm khắc hiện đại của Pericle Fazzini, cũng minh họa nội dung sự Sống Lại. Tác phẩm nặng 150 tấn, 20 mét chiều dài, 7 mét chiều cao.

Ba trong 4 lá cờ còn lại (trong đó thiếu mất lá cờ Hoa Kỳ, như nó đã từng xuất hiện chung với chùm 4 lá cờ với nhau được phái đoàn hành hương TĐCTT mang đi khắp nơi ở các ngày trước): Cờ LTXC, cờ Tòa Thánh và cờ Việt Nam, cũng được dịp cùng nhau chấm phá trong chốc lát Sảnh Đường Phaolô VI trước buổi triều kiến chung Thứ Tư 17/11/2021 này. Sở dĩ thiếu lá cờ Hoa Kỳ là vì, khi phái đoàn TĐCTT, xếp thành hai hàng để đi qua trạm kiểm soát ở ngoài Quảng trường Thánh Phêrô, thì bên của nhỏ Thúy Nga dẫn đầu lọt vào trước kể cả những lá cờ được một số chị cầm theo, còn bé tĩnh ở hàng còn lại đi sau, cũng cầm toàn bộ cờ 4 lá khác nhau, bao gồm cả cờ Hoa Kỳ, thì lại bị chính nữ kiểm soát hàng bên nhỏ Thúy Nga cho các lá cờ lọt trước lại bất ngờ chặn bé tĩnh lại và tịch thu bộ cờ bé tĩnh đang cầm trên tay bấy giờ.

Tòa nhà thường được gọi là phòng tiếp kiến vì thường dùng vào công việc này, sinh hoạt chính là tiếp các giáo dân hành hương mỗi sáng thứ tư khi thời tiết không cho phép tổ chức ở quảng trường Thánh Phêrô. Trong các tháng nóng như tháng 8 hoặc vào mùa đông, giáo dân hành hương được vào phòng máy lạnh hoặc phòng có sưởi.

Tuy nhiên, vì bé tĩnh mang theo 2 bộ cờ mỗi bộ 4 lá khác nhau, nên toàn bộ cờ 4 lá bé tĩnh cầm dù có bất ngờ bị tịch thu một cách vô lý, bởi chính nữ nhân viên ở cửa kiểm soát an toàn ở Quảng Trường Thánh Phêrô đã cho một bộ 4 lá cờ khác do 4 chị ở hàng đi trước lọt vào bên trong. Bộ 4 lá cờ tiêu biểu này nói lên tất cả tính cách của phái đoàn hành hương TĐCTT (lá cờ LTXC), một phái đoàn Việt Nam (lá cờ Việt Nam - hình như là phái đoàn Việt Nam duy nhất hôm nay ở Sảnh Đường Phaolô VI), một phái đoàn hành hương từ Mỹ sang (lá cờ Hoa Kỳ), để kính viếng, ở một đất nước duy nhất trên thế giới, những dấu vết đức tin tông truyền dọc suốt giòng lịch sử của Giáo Hội Chúa Kitô trên trần gian này, nhất là tại Giáo Đô Roma, nơi có mộ của hai vị đại tông đồ Phêrô và Phaolô (lá cờ Tòa Thánh).

Đức Gioan-Phaolô II thích dự các buổi quay phim trong đại thính đường này. Năm 2001, phòng đã được dùng để chiếu buổi ra mắt phim Quo Vadis. Cũng vậy, Đức Bênêđictô XVI cũng thích dự các buổi chiếu phim dài hay phim tài liệu ở đây, nhất là dịp phong chân phước của Đức Gioan-Phaolô II. Còn Đức Phanxicô thì đã không dự buổi hòa nhạc tổ chức ở đây.

Chưa hết, bé tĩnh còn mang theo cả lá cờ lớn, lá cờ đã từng được mang theo từ chuyến Hành Hương Thánh Mẫu - Thời Điểm Maria 2017, trong đó có hình Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria ở chính giữa cờ Việt Nam, lần này còn thêm cả tấm hình của Đức Thánh Cha Phanxicô nữa, vì là lần, theo văn thư nhận được từ Phủ Giáo Hoàng, phái đoàn sẽ được diện kiến ngài. Nhưng LTXC chỉ muốn phái đoàn TĐCTT đã được hưởng biết bao nhiêu là ân phúc vượt qua tiếp tục sống đức tin sâu xa, thuần túy và mãnh liệt hơn, nên không ai trong họ được gặp Đức Thánh Cha, ngoài trừ Đức ông Nguyễn Đức Minh nhân dịp 60 năm hồng ân linh mục của ngài.

mấy hàng ghế cuối Sảnh Đường Phaolô VI, ở bên phía phái đoàn hành hương TĐCTT và ngay ở đằng sau một số anh chị em ngồi dọc ở bên dưới, ban kèn Tây tự nhiên thổi vang một bản nhạc, su màn chụp hình của phái đoàn TĐCTT một chút, như dạo khúc sửa soạn cho giây phút xuất hiện của ĐTC Phanxicô trên khán đài. Cuối buổi triều kiến chung hôm ấy, phái đoàn kèn tây này, trong số các phái đoàn ngồi sát ngay sau hàng ghế của Đức ông Nguyễn Đức Minh, thay nhau được lên bục của Sảnh đường Phaolô VI chụp hình với Đức Thánh Cha, chúng tôi mới thấy rằng đáng lẽ phái đoàn hành hương TĐCTT cũng được chụp hình với ngài như thế… Nhưng mọi sự xẩy ra không ngoài Thánh ý Chúa và có lợi cho đức tin của chúng tôi.

Đại Thính đường Phaolô VI, cũng gọi là Sảnh đường Phaolô VI này, có 5 ngàn chỗ ngồi, càng ngày càng hết chỗ và chật chỗ, không còn rỗng chỗ để phái đoàn TĐCTT đến sớm tung hoàng tha hồ mà chụp hình như trước nữa. Đúng là LTXC đã bù đắp cho phái đoàn bị nhỡ không được diện kiện hay được chụp hình chung với ĐTC sau buổi triều kiến chung hôm nay. Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 17/11/2021, do số các tín hữu tham dự khá đông, vượt quá sức chứa 5.000 chỗ ngỗi của đại thính đường Phaolô VI, và do thời tiết cuối tháng 11 mưa lạnh, cũng không thể tổ chức buổi tiếp kiến tại quảng trường thánh Phêrô, nên Đức Thánh Cha đã chia các tín hữu thành hai nhóm tại hai nơi khác nhau. Lúc 8:40 sáng Đức Thánh Cha vào đền thờ thánh Phêrô để chào các tín hữu nói tiếng Ý; trong số này có nhóm 850 tín hữu của nhóm hành hương Gia đình thánh Vinh Sơn ở Ý, 1.300 tín hữu của nhóm hành hương nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của thánh Gioan Phaolô II, 500 người thuộc Hiệp hội các nạn nhân của bạo lực của Ý.

Vào chính ngày Thứ Tư 17/11/2021, ngày phái đoàn hành hương TĐCTT được hiện diện trong Đại Thính đường Phaolô VI lần đầu tiên này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu loạt bài giáo lý về thánh Giuse, trong Năm Thánh Giuse (8/12/2020 - 2021) gần hết năm, dù ngài đã ban tông thư Tấm Lòng Hiền Phụ để khai mở Năm Thánh Giuse rồi. Ngài nói rằng thánh Giuse nhắc nhở chúng ta là Thiên Chúa yêu thương những người ở vùng ngoại biên về địa lý cũng như ngoại biên về đời sống hơn. Giáo hội được kêu gọi loan báo Tin Mừng cho những người ở những vùng ngoại biên của thế giới chúng ta. Những người nghèo và bị lãng quên ở giữa chúng ta có thể tìm đến thánh Giuse như một người hướng dẫn và người bảo vệ chắc chắn trong cuộc sống của họ.

Tòa nhà cũng có một phòng nhỏ hơn dùng vào các buổi hội thảo hay gặp gỡ của các hội đồng nhỏ, ngoài ra còn có các phòng đặc biệt để tiếp giới truyền thông, nhất là phòng họp của các giám mục. Năm 2008, nhân dịp sửa mái của Đại thính đường Phaolô VI, hồng y Giovanni Lajolo, lúc đó là chủ tịch của nhà cầm quyền Quốc gia Vatican đã quyết định phủ mái nhà bằng các panô dùng năng lượng mặt trời rộng hàng ngàn mét vuông. Như thế, từ đây cho đến năm 2020, Vatican vẫn là Quốc gia đầu tiên Âu châu dùng 20% năng lượng tái hồi.

Ngày 26 tháng 11 năm 2008 là ngày khánh thành 200 panô pin quang điện thiết lập trên 5 000 mét vuông mái nhà, công trình này chi phí hết 1. 2 triệu euro và mỗi năm tiết kiệm được tương đương với 80 tấn dầu. Năm 2010, Vatican cho biết đã tiết kiệm được 225 tấn khí CO2. (https://giaophanvinhlong.net/dai-thinh-duong-phaolo-vi-moi-truong-sinh-thai-va-hien-dai-trong-long-vatican.html - nguồn của các hàng chữ được in nghiêng)

Sau bài giáo lý của ĐTC, và trong khi ngài đi chào hỏi 3 hàng ghế trên cùng ở ngay trước khán đài, ở dưới, cộng đồng dân Chúa nhào đến đứng ở sát ngay bức chắn lối chính giữa, dọc suốt từ trên xuống dưới, để chờ ĐTC đai xuống ngang qua chỗ của mình...

Hầu hết là sẵn sàng máy chụp điện thoại di động, hay các thứ ảnh tượng để xin ngài làm phép, hoặc sách vở thư từ để ngài đọc qua v.v. Tất cả đều tỏ lòng mộ mến của con cái với người cha chung của Giáo Hội.

Những ai đã được hân hạnh ngài ghé đến thăm hỏi thì theo lối giữa trở xuống mà ra về với niềm an ủi một đời.

Những ai vào muộn và ngồi phía bên trong thì biêt thân biết phận không thể nào chen chân vào sát hàng chắn ngăn hai bên ở lối giữa, đã bỏ ra trước.

Đại thính đường mỗi lúc một tàn canh vắng người, nhưng vẫn còn bầu khí hào hứng ở chính giữa, mong chờ nhân vật chính vừa làm cho sảnh đường này đầy người...

Các sơ Dòng Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta tháp tùng một khuyết nhân cũng được diện kiến ĐTC.

Đoàn kèn Tây ngồi cuối bên dưới phái đoàn TĐCTT đã biến mất lúc nào không biết sau bài kèn mở đầu trong khi chờ đợi ĐTC xuất hiện, giờ đây họ từ trên đi xuống sau khi được chụp hình với ĐTC trên khán đài.

Các phái đoàn khác sau phái đoàn kèn Tây cũng được chụp hình với ĐTC, ngoại trừ phái đoàn hành hương TĐCTT được Đấng quan phòng thần linh hòa âm theo giai điệu đức tin và nhịp điệu đức mến.

Sau khi được diện kiến với ĐTC Phanxicô, Đức Ông Nguyễn Đức Minh cũng được nhân viên trực của Tòa Thánh hôm ấy dẫn xuống với phái đoàn hành hương TĐCTT ở bên dưới, những người anh chị em đang háo hức mong chờ giây phút được ĐTC ghé vào chỗ của mình đứng ở ngay sát với hàng chắn lối giữa lòng Sảnh đường Phaolô VI là lối ĐTC từ trên xuống để chào các phái đoàn hành hương không được diễm phúc gặp riêng ngài ở hàng ghế danh dự, như một số khuyết tật nhân vẫn được ĐTC quí trọng, hay một số vị có lý do đặc biệt như Đức ông Nguyễn Đức Minh v.v.

"Một điểm vui mừng đặc biệt cho tôi là năm nay kỷ niệm 60 năm hồng ân linh mục tôi không có dịp thuận lợi để tổ chức lễ tạ ơn vì nạn "đại dịch covid-19, 20", nhưng Chúa Tình Thương đã bù lại cho tôi với cuộc hành hương đặc biệt này và đặc ân được gặp Đức Thánh Cha Phanxicô" (Đức Ông Nguyễn Đức Minh: Cảm Nghiệm Hành Hương - bài viết cho cuốn Kỷ Yếu Hành Hương 2021)

"Trong cuộc gặp gỡ vắn tắt quí giá này tôi đã trình với Đức  Thánh Cha về đại hạnh mừng 60 năm linh mục, và Đức Thánh Cha đã hoan hỉ xiết tay tôi để chúc mừng rồi ngài ban phép lành đặn biệt!" (Đức Ông Nguyễn Đức Minh: Cảm Nghiệm Hành Hương - bài viết cho cuốn Kỷ Yếu Hành Hương 2021)

"Sau đó tôi thưa ngài là dân tộc Việt Nam chúng con đã phải đau khổ quá lâu, quá nhiều, xin Đức Thánh Cha cầu nguyện riêng cho Việt Nam được thoát khỏi nạn cộng sản vô thần". (Đức Ông Nguyễn Đức Minh: Cảm Nghiệm Hành Hương - bài viết cho cuốn Kỷ Yếu Hành Hương 2021)

"Ngài lại xiết tay tôi với nét mặt thông cảm sâu xa, và lại ban phép lành cho tôi một lần nữa! Đó là giây phút hạnh phúc tràn ngập lòng tôi" (Đức Ông Nguyễn Đức Minh: Cảm Nghiệm Hành Hương - bài viết cho cuốn Kỷ Yếu Hành Hương 2021)

Trên đây là 4 tấm hình Đức Ông Nguyễn Đức Minh được chụp vào giây phút Chúa đến với ngài qua vị giào hoàng đại diện Người trên trần gian sáng Thứ Tư ngày 17/11/2021, trước khi ngài, năm nay đã hưởng thọ 93 tuổi, sẽ được Chúa, trong những ngày cùng tháng tận của phần đời còn lại của ngài chẳng còn bao lâu nữa trên trần gian này, được Chúa đón về với Chúa trong cõi vĩnh phúc vô cùng bất tận, một thực tại hiệp thông thần linh, trong đó ngài muôn đời được triều kiến trực tiếp với "Thiên Chúa là thần linh" (Gioan 4:24), không phải qua vị giáo hoàng, mặt đối mặt với Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần.

Nếu xét đến ý nghĩa của những gì là "chứng tích phục sinh" thì chỉ cần nhìn, chỉ cần chiêm ngắm là đủ, chứ không cần đụng chạm, như chính Chúa Kitô Phục Sinh đã khẳng định với Chị Maria Mai Đệ Liên: "Đừng động đến Thày" (Gioan 20:17). Bởi thế, vì Chúa Kitô đã phục sinh, thân xác của Người đã trở nên thiêng liêng như các thần trời, không thể nào đụng chạm như khi Người còn sống trong thân xác, mà nếu Người còn cho phép được đụng chạm đến Người, chứ không ngăn cản như với Chị Maria Mai Đệ Liên, thì chỉ có những ai còn hồ nghi, chưa chịu tin rằng Người sống lại thôi, như trường hợp điển hình nhất là tông đồ Toma (xem Gioan 20:25,27). 

ĐTC bắt đầu tiến xuống phía dưới, sau khi ngài đã chào hỏi tất cả những ai được phủ giáo hoàng và văn phòng tiếp tân xếp ngồi 3 hàng ghế đầu tiên trên cùng ngay dưới khán đài Sảnh đường Phaolô VI này.

 

ĐTC đang được đoàn an ninh tháp tùng theo xuống phía dưới. Bầu không khí nhộn nhịp lạ lùng, nhưng không la hét om sòm như điên cuồng nghênh đón một minh tinh màn bạc hay một thần tượng thế vận hội v.v.

Vị giáo hoàng Phanxicô đương kim của chúng ta đã từ chối lưu ngụ ở Tông dinh xa cách cộng đồng dân Chúa, mà là ở ngày Nhà Khách Matta, vì ngài muốn là vị mục tử xông mùi chiên!

Bé tĩnh đã mang theo 1 cuốn kỷ yếu 60 năm hồng ân linh mục do nhóm TĐCTT thực hiện để biếu tặng mừng Đức ông Nguyễn Đức Minh, nhưng Đức ông đã quên không mang theo biếu ĐTC hôm nay!

Bé tĩnh cũng được đứng ngay sát hàng chắn ở Sảnh đường Phaolô VI hôm nay để có thể được ĐTC thương tình ghé tới, vì bấy giờ bé căng lá cờ VN có hình Đức Mẹ và hình của ngài, nhưng vào ngay lúc bấy giờ ngài lại đang chào hỏi anh chị em hành hương bên phía đối diện, giống hệt như lần trước bé tĩnh cũng bị hụt vào chiều ngày 12/5/2017 ở Quảng trường Thánh Mẫu Fatima, khi ĐTC Phanxicô đứng trên xe chở ngài vừa tiền vào cổng quảng trường từ phía trên, nơi bé tĩnh cũng đang đứng sát hàng rào gần đó và căng lá cờ này cho ngài thấy để ngài chiếu cố ghé tới. Như thế cho thấy, qua cả hai lần bị hụt này, LTXC và Thánh Mẫu Thương Xót Fatima đều muốn cho bé tĩnh sống đức tin tinh tuyền hơn.

Dù sao phái đoàn hành hương TĐCTt chúng tôi chưa bao giờ được gần gữi và nhìn thấy ĐTC Phanxicô, vị kế thừa Thánh Phêrô nên cũng là vị đại diện Chúa Kitô trên gian này, vào lúc ấy, sau buổi triều kiến chung ngày 17/11/2021. Thậm chí có một số chị đã được đụng chạm đến áo của ngài, như nhỏ Thúy Nga, tay trái thì cấm điện thoại di động chụp ngài còn tay phải thì sờ đến áo của ngài (như hình trên đây, hình có mặt chị Trần Hương Lan ở San Jose CA muốn chụp selfie với ngài), hay có một cặp TĐCTT (AC Nguyễn Phong và Trần Anh ở Rochester New York) được ngài ghé vào làm phép tượng ảnh Thánh giá (hình dưới).

Căn cứ vào mạc khải thần linh ở hai trường hợp Chúa Kitô tỏ mình cho cả Chị Maria Mai Đệ Liên, không cho chị đụng chạm đến Người, lẫn cho tông đồ Toma thì lại cho đụng chạm đến Người, thì đủ thấy rằng "chứng tích phục sinh" là ở chỗ chiêm ngắm, liên quan đến thực tại thần linh cần đến đức tin, hơn là đụng chạm bề ngoài, liên quan đến cảm tình và cảm, xúc tự nhiên, không cần thiết như chính đức tin. Vậy nếu LTXC không cho chúng ta được đụng chạm đến xác thịt của vị đại diện Người là vị giáo hoàng đương kim Phanxicô của chúng ta hôm triều kiến chung Thứ Tư 17/11/2021 là vì Người đối xử với chúng ta như thành phần môn đệ trưởng thành, như Mai Đệ Liên, chứ không phải thành phần môn đệ còn non yếu như tông đồ Toma. Đó là tất cả ý nghĩa về sự kiện hụt hẫng đụng chạm của chúng ta vậy.

 

Đức Ông Nguyễn Đức Minh được con cái vây quanh hỏi thăm và được ngài hân hoan thuật lại vắn gọn những gì vừa xẩy ra cho cuộc đời 60 năm linh mục đã liên lỉ nỗ lực trở nên "tất cả cho mọi người" của ngài, và không ngờ vào thời điểm mừng hồng ân 60 năm linh mục này ngài đã được diện kiến và được chúc lành bởi Chúa Kitô bằng xương bằng thịt nơi vị đại diện Người là Đức Thánh Cha đương kim Phanxicô hôm nay!

Phái đoàn hành hương TĐCTT chúng tôi, với ý thức mạc khải thần linh liên quan đến trường hợp của Thánh Maria Mai Đệ Liên và Thánh Tông đồ Toma với Chúa Kitô Phục sinh, lại càng cảm tạ LTXC hơn nữa, vì Người đã cho chúng tôi được một đặc ân cuối cùng là không được đụng chạm đến ĐTC Phanxicô, ít là được chụp hình chung với ngài như các nhóm khác ưu tiên hôm ấy, để sống đức tin thuần túy, thực sự và trọn hảo hơn nữa, vì thực tại thần linh mới là đối tượng của đức tin, và chính Người mới là thực tại tối hậu của đức tin và cho đức tin nơi chúng tôi. 

LTXC đã chọn cho chúng tôi và đã ban cho chúng tôi "phần tốt hơn" (Luca 10:42) mà chúng tôi lại cảm thấy tiếc nuối những gì là tầm thường hay phụ thuộc hơn thì có thể chúng tôi bất xứng với Người và vô ơn với Người. Tạ ơn LTXC đã đối xử với chúng tôi như những cành nho sinh hoa trái, khi Ngài, sau bao nhiêu ơn ban cho chúng tôi ợt qua dọc suốt chuyến hành hương, bất ngờ cắt tỉa chúng tôi một chút cho càng sai trái hơn (xem Gioan 15:2), thì tại sao chúng tôi còn tiếc xót, trái lại, chúng tôi, không ai kêu ca hay phàn nàn trách móc gì hết, hoàn toàn sống “đức tin tuân phục” (Roma 1:5), vui lòng và mau mắn chấp nhận Thánh Ý Chúa, như một “chứng tích phục sinh” thực sự và sống động nhất: Alleluia! Magnificat anima mea dominum - Linh hồn tôi ngợi khen Chúa!

Sau khi thay nhau đi vệ sinh ở tầng dưới, phái đoàn TĐCTT từ từ tiến ra khỏi sảnh đường rộng lớn tân kỳ lần đầu tiên được hiện diện này

Sau nhu cầu output thì tới nhu cầu input vào giờ gần trưa để còn lấy sức cho những nơi hành hương buổi chiều.

Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican

Bởi thế nữ tour host đã dẫn phái đoán ghé một tiệm ăn trưa ở ngay sát Quảng trường Phêrô để còn trở lại tham quan Quảng trường này trước khi ra xe.

Thật là những giây phút hành hương tuyệt vời... ngay giữa mùa đại dịch!

Chưa có một anh chị em nào trong phái đoàn, kể cả Đức ông Nguyễn Đức Minh, được tham dự buổi triều kiến chung trong Đại Thính đường Phaolô VI như hôm nay

Tạ ơn LTXC đã cho chúng con được hoan hưởng "ân tình thánh tuyệt vời" từng ngày hành hương chộp bắt như thế này, càng lúc càng "cao với khôn ví" đến chới với trong LTXC vô biên...

Vaticano là nơi các vị Giáo Hoàng cư ngụ chỉ từ năm 1377, còn trước khi giáo triều được chuyển sang Avignon (1309-1377) miền nam nước Pháp, thì tông dinh của các vị Giáo Hoàng tọa lạc tại Laterano, trong khu vực của Đền Thờ Gioan Laterano, ngai tòa của vị Giám Mục Roma cũng là ngai tòa của vị Giáo Hoàng. Từ tông dinh Vatican của mình (khu vực thượng lầu ở bên trái từ Đền Thờ Thánh Phêrô nhìn xuống, như tấm hình trên đây hay dưới đây cho thấy), ở cửa sổ thứ hai trong hàng cửa sổ từ trái vào là nơi các vị giáo hoàng ban huấn từ truyền tin vào trưa Chúa Nhật hằng tuần, các vị nhìn xuống cộng đồng dân Chúa ở bên dưới đang tụ họp đầy ở Quảng trường Thánh Phêrô (St. Peter’s Square, tiếng Ý là Piazza San Pietro, khoảng không gian bao rộng hình bầu dục nằm phía trước tiền diện nhà thờ Thánh Phêrô.

Quảng trường được lát đá tảng từ trên cao nhìn xuống như khoen tròn trên đầu chiếc chìa khóa mang ý nghĩa từ Thánh Kinh: “Thày trao cho con chìa khóa Nước Trời” (Mathêu 16:19), nghĩa là trao cho tông đồ  Phêrô, vị đã mau mắn thay các tông đồ khác tuyên xưng chính xác đúng như ạc khải thần linh rằng "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), vị đã tử đạo và được chôn táng tại chính nơi đây, dưới hầm mộ Đền Thờ Thánh Phêrô mà ngay bên trên là Bàn thờ của đền thờ này.

Quảng trường nhìn về phương Ðông là hướng nước Do Thái (Israel) nơi Chúa giáng sinh và giảng đạo. Bao quanh quảng trường là hai dãy hành lang Colonnade hình cung, mỗi dãy có bốn hàng cột bằng đá với tổng cộng 284 cây cột. Hai dãy hành lang này như hai lối đi được che mưa che nắng đưa tín đồ vào Đền thờ Thánh Phêrô. Lối đi giữa hành lang rộng đủ để xe ngựa chạy và hai lối đi hai bên dành cho người đi bộ.

Quảng trường cũng như kiến trúc hành lang Colonnade do Lorenzo Bermini thiết kế và được xây dựng từ năm 1655 đến năm 1667 dưới triều của Giáo Hoàng Alexander VII. Trên nóc của hành lang là tượng của 140 vị thánh được điêu khắc từ năm 1662 đến năm 1703. Gần bậc thềm dẫn lên Đền thờ Thánh Phêrô có hai tượng đá rất lớn là tượng hai thánh Phêrô và Phaolô (Peter và Paul) là hai thánh bổn mạng của thành La Mã. Hai tượng này cao khoảng 5 mét được tạc theo lệnh của Giáo Hoàng Pius IX vào Lễ Phục Sinh 1847 để thay thế hai tượng cũ nhỏ hơn.

Ðứng ở quảng trường Thánh Phêrô nhìn về phía nhà thờ, phần cao nhất là mái vòm nhà thờ, không phải hình bán cầu mà là hình cong Parabole do danh tài Michelangelo, người giữ vai trò kiến trúc sư trưởng vào năm 1546, vẽ kiểu. Cho tới khi ông chết (năm 1564) mái vòm vẫn chưa hoàn tất chỉ mới xong phần đáy. Mái vòm được xây từ năm 1585 đến năm 1590 do kiến trúc sư Giacomo Della Porta và phụ tá là ông Domenico Fontana, đây là người vẽ kiểu ngôi nhà “lồng đèn” đặt trên mái vòm và cao nhất là quả cầu tròn được đặt lên trên đó vào năm 1593.

Tâm của quảng trường là cây cột đá Obelisk như một tấm bia cổ xưa nhất nơi đây. Cột Obelisk cao 40 mét có từ thế kỷ 13 trước Tây lịch ở Ai Cập (Egypt) được Hoàng Ðế Caligula mang đến La Mã vào năm 36 Sau Công Nguyên. Trước đó, cột này được dựng ở vận động trường của vua Nero (Nero’s Circus), cách nơi đây 100 mét (là địa điểm nhà thờ Thánh Phêrô hiện nay). Cột được dời ra đây từ năm 1586 với công dụng như chiếc đồng hồ mặt trời, vào lúc đứng ngọ (12 giờ trưa) bóng cây cột sẽ chiếu xuống ngay chiếc dĩa bằng đá cẩm thạch trắng. Ðối xứng hai bên cây cột là hai bồn phun nước bằng đá. Bồn ở hướng Nam là công trình của Carlo Maderno được tạc vào năm 1613 và bốn hướng Bắc của Carlo Fontana tác tạo vào năm 1677. Ngày nay phông tên bắn tia nước lên bằng máy bơm, nhưng thời xưa chưa có máy bơm chạy bằng điện hay bằng nhiên liệu, người ta phải dẫn nước từ trên núi xuống. Với nguyên tắc bình thông nhau, nước ở nơi thấp hơn sẽ phun lên cho ngang bằng với mực trên cao. Thành thử thiết kế phông tên ngày xưa là một công việc phải tính toán không đơn giản.

Tiền diện nhà thờ là một kiến trúc hình chữ nhật rộng 116 mét và cao 53 mét với những cột to được xây trong khoảng từ năm 1608 đến năm 1614 do Carlo Modeno thiết kế. Bên trên tiền diện có 13 tượng các thánh từ trái sang phải là hầu hết thánh tông đồ Thaddeus, Matthew, Philip, Thomas, Giacôbê tiền, Gioan tẩy giả, Chúa Cứu Thế (ở giữa), Andrew, Gioan, Giacôbê hậu, Bartholomew, Simon và Matthias.

  Phía dưới có dòng chữ La Tinh “In Honorem Principis Apost Pavlvs V Bvrghesivs Romanvs Pont Max An Mdcxii Pont VII.” Nghĩa là tiền diện của Đền thờ này "được xây năm 1612 để tôn vinh Giáo Hoàng Paul Ðệ Ngũ Borghese năm thứ bảy giáo triều của ngài". Giữa tiền diện và các cửa vào nhà thờ là gian đại sảnh gọi là Portico nơi đây có tượng hai hoàng đế là Charlemagne ở hướng Nam và Constantine ở hướng Bắc là những người có công với giáo hội.

Cửa nhà thờ ở hướng cực Bắc (tức cửa tay phải nếu đứng phía trước nhà thờ nhìn vào) gọi là Thánh Môn (Holy Door) cánh cửa bằng đồng được thiết kế bởi Vico Consorti vào năm 1950. Cửa này chỉ được mở khi mừng những việc trọng đại như năm Thánh (Jubilee years). Gần đây nhất Ðức Giáo Hoàng John Paul II mở cửa thánh này trong những năm 1983-1984 và 2000-2001. Cánh cửa chính giữa tác giả là Antonio Averulino (năm 1455) được lưu lại từ nhà thờ cũ. Cánh cửa quá nhỏ so với nhà thờ mới nên phải gắn thêm những phù điêu chạm trổ hình các thánh như hình Chúa đội mũ triều thiên cho Ðức Mẹ Maria. Thánh Phaolô với thanh kiếm (ông này là quan triều từng sát hại người theo đạo sau trở lại với đạo), Thánh Phêrô trao chìa khóa cho Giáo Hoàng Eugene IV… Cửa sau cùng ở phía trái là Tử Môn. Theo truyền thống, cửa này chỉ mở để đưa đám tang ra khỏi nhà thờ và các phù điêu trên cánh cửa cũng diễn tả cảnh lâm chung của Chúa Giê-Su, Ðức Mẹ Maria và nhiều thánh khác nữa. https://www.nguoi-viet.com/doi-song/du-lich/quang-truong-thanh-phero-o-rome/?amp=1 (nguồn cho phần các chữ in nghiêng, với một số chi tiết được điều chỉnh hay thêm thắt theo đúng từ ngữ và kiểu cách Công giáo)

Quảng Trường Thánh Phêrô hôm nay, 17/11/2021, không ngờ lại xuất hiện 5 cô khôn ngoan TĐCTT đã chẳng những mang theo đèn đồng phục mà còn mang theo cả dầu áo dài truyền thống Việt Nam nữa, những chiếc áo dài Việt Nam tuyệt vời duyên dáng, biến càc nàng gần bát tuần, hay mới quá lục tuần hoặc vừa qua ngũ tuần, và dù mới góa bụa v.v. cũng trở thành những đứa con gái dễ thương của Mẹ Giáo Hội!

Đức Ông Nguyễn Đức Minh với một Vệ Sĩ của Tòa Thánh, cả 2 đều mũ đen len giống nhau

 

Nữ tour host Monica Cruz người Bồ Đào Nha bất ngờ cũng xin chụp với Đức ông

bé tĩnh cũng muốn lưu niệm với Đức ông.

Vị linh mục linh hướng hành hương Nguyễn Đức Minh sửa soạn bộ áo Đức ông ngay ban sáng Thứ Tư 17/11/2021 ở phòng ngủ của khách sạn, nhưng ngài quên mất cách thắt đai lưng, nhờ đó bé tĩnh, dù chưa bao giờ biết đến bộ áo đức ông này, cũng cố gắng cựa quậy một chút để giúp ngài cho xong, nhờ đó mới chợt nghĩ đến việc chụp hình ngài ngay lúc bấy giờ. Vì thấy có một số chị muốn chụp với mình đi đây đi đó trong ngày hôm đó, nên ngài vẫn cứ mặc bộ Đức ông này cho đến sau bữa tối mới thay ra để ngủ đêm, kể cả trước bữa tối ngài vẫn chưa chịu cởi ra, cứ thế mà nằm nghỉ trên giường một chút với bộ áo này. 

Đây là góc cạnh chính yếu của Quảng trường Thánh Phêrô: Đền Thờ Thánh Phêrô ở chính giữa và trên đầu, bên trái là tông dinh của Đức Giáo hoàng, phía sát với Đền Thờ và ở góc nhìn xuống Quảng trường là Bức khảm vi thạch Ảnh Đức Maria Mẹ Giáo Hội được vị giáo hoàng, sau khi đã bị ám sát chết hụt ở Quảng trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981, đã cho đặt lên để Mẹ trông coi Giáo Hội nói chung, Giáo đô Vatican nói riêng và cả chính bản thân của các giáo hoàng nữa. Bởi thế nên ở phần cuối của bức ảnh có khẩu hiệu "totus tuus - tất cả của con là của Mẹ" của Đức Gioan Phaolô II, và ở ngay bên dưới bức ảnh có tước hiệu Mẹ Giáo Hội - Mater Ecclesiea, một danh hiệu được ĐTC Phaolô VI tuyên bố ngày 21/11/1964 khi ngài công bố Hiến Chế tín lý về Giáo Hội "Ánh Sáng Muôn Dân - Lumen Gentium". (Tấm ảnh trên đây được chụp hôm sau 18/11/2021)

Hình trái: Tông Dinh của các vị giáo hoàng, ở đằng sau sát với Quảng trường Thánh Phêrô và ở bên phải Đền Thờ Thánh Phêrô từ dưới quảng trướng nhìn lên đền thờ. ĐTC Phanxicô không ở đây như các vị giáo hoàng tiền nhiệm của ngài, nhưng mỗi trưa Chúa Nhật, ngài vẫn nguyện Kinh Truyền Tin ở cửa sổ thứ 2 trên cùng của tông dinh từ bên trái sang (hình chụp này vào ngày hôm sau 18/11/2021). Hình phải: cửa sổ ở dưới cái đồng hồ trên nóc của bên phải Đền Thờ Thánh Phêrô là nơi các vị tân giáo hoàng xuất hiện để trình diện cùng chào đón riêng cộng đồng dân Chúa và chung thế giới.

Khoảng giữa cây cột Obelisk và mỗi bồn phun nước có một tảng đá hình bầu dục đánh dấu tâm điểm của dãy hành lang hình vòng cung. Nếu đứng trên tảng đá này sẽ thấy hai hàng cột của hành lang Colonnade thẳng hàng nhau.

Ngọn tháp ở giữa quảng trường đây chính là nơi phái đoàn TĐCTT hành hương 2014 hẹn gặp nhau (hình dưới), nếu nhỡ bị lạc, sau Thánh Lễ phong hiển thánh cho ĐTC GPII CN 27/4

Đền thờ và Quảng trường Vatican nhìn thẳng ra con đường chính đâm ngay vào lòng khu vực chính của Giáo Hội hoàn vũ này, con đường phái đoàn hành hương TĐCTT năm 2014, dậy từ 2 giờ sáng đi xe lửa đến trạm Vatican và bộ hành tiến tới con đường này, sau đó cứ nhích lên và đứng 9 tiếng gần Quảng trường Thánh Phêrô, để chờ và dự lễ phong hiển thánh cho ĐTC Gioan Phaolô II, Đấng sáng lập Nhóm TĐCTT.

Rời Quảng trường Vatican cũng là Quảng trường Thánh Phêrô, phái đoàn hành hương TĐCTT được dẫn về xe tour bus của mình, qua một quãng đường, nhờ đó, thấy được Nhà Thờ Santo Spirito in Sassia (hình bên phải), nơi ĐTC Gioan Phaolô II đã trao cho Dòng Đức Mẹ Thương Xót của Chị Thánh Faustina phục vụ như trung tâm LTXC ở Roma, và cũng là nơi ĐTC Phanxicô đã cử hành Lễ LTXC hai năm liền 2020 và 2021, và đồng thời cũng là nơi Nhóm TĐCTT ngay lịch trình hành hương ban đầu đã có ý định xin dâng lễ hôm nay sau buổi triều kiến chung, nhưng bất thành vì giờ giấc ấn định ở đây, như giờ trưa họ đóng cửa.

 

Như Thành Thánh Jerusalem, Thành Roma cũng nhấp nhô núi đồi, nên cảnh tượng cả ngày lẫn đêm tự nhiên rất đẹp và lôi cuốn những bước chân hành hương, dù là xuống thang chân hay là lên thang máy...

Phái đoàn hành hương TĐCTT được xe tour bus địa phương của mình từ dưới hầm parking dẫn tới Đấu trường cũng là Hí trường Colesseum, rảo qua những con đường chính của thủ đô Roma, thành phố lớn nhất Ý quốc, và là nơi còn đầy những tàn tích lịch sử của một đế quốc Roma lâu nhất và lớn nhất lịch sử loài người, những tàn tích vẫn còn đó ở dọc 2 bên đường từ Quảng trường và Đền thờ Vatican đến Colleseum, những tàn tích chứng thực Chúa Kitô hằng "ở cùng cho đến tận thế" (Mathêu 28:20) nơi Giáo Hội do chính Người thành lập, dù hỏa ngục cũng không thể nào phá hủy, nên Giáo Hội Người vẫn hiên ngang uy nghi đứng vững, dù đã từng bị đế quốc này liên tục sát hại để tận diệt suốt 3 thế kỷ đầu tiên.

 

Đấu trường / Hí trường Colosseum

Đấu trường hay hí trường Colosseum Tiếng Anh “The Colosseum or Coliseum” hay the Flavian Amphitheatre; tiếng Latinh: Amphitheatrum Flavium; Tiếng Ý: Anfiteatro Flavio or Colosseo. Những tên gọi cho chúng ta một định nghĩa chung: Colosseum là một đại hí viện ngoài trời, được xây bằng vật liệu nặng là đá từ thế kỷ thứ nhất. Gọi đại hí viện tương đối đúng hơn với việc xử dụng hí trường đa dạng lúc đầu: (1) dùng làm đấu trường tức nơi dành cho vua chúa và dân chúng đến xem những trận đấu kiếm hay đấu gươm ngày xưa, thường là một mất một còn, hay diễn xuất một trận đánh giặc (2) nơi hành hình các Kitô hữu thời đế quốc La Mã cấm đạo, người ta thả thú dữ cắn xé và giết chết những người công giáo thời bấy giờ; (3) cũng là nơi người ta đến để thưởng thức tài hùng biện của những bậc trí thức trứ danh…. Cách chung hí trường để giải trí, nhưng cách giải trí mua vui ngày xưa thường đẫm máu và dã man. 

(Hai tấm hình trên được chụp từ trên xe tour bus địa phương Roma của phái đoàn)

Hí trường được bắt đầu xây dựng dưới thời Vespasian Flavius, được hoàn tất dưới thời Titus Flavius và sau đó được trùng tu dưới thời Domitian Flavius. Cả ba hoàng đế nầy đều có chung tên họ là Flavius, gọi là triều đại Flavius, nên hí trường mang tên “the Flavian Amphitheatre; tiếng Latinh: Amphitheatrum Flavium; Tiếng Ý: Anfiteatro Flavio” như chúng ta vừa đề cập. Nhưng làm sao từ tên Đại Hí Trường Flavius lại gọi sang tên Colosseum? Thấy có hai cách cắt nghĩa: (1) Colosseum bắt nguồn từ colossale, tiếng Ý, có nghĩa là colossal, là khổng lồ. Rồi người ta viết chữ “C” hoa để diễn tả rằng hí trường lớn nhất Roma. (2) Lấy tên bức tượng khổng lồ của hoàng đế Nero đứng sừng sững 30 thước cao trên quảng trường nầy. Tượng đồng khổng lồ của Nero gọi là Colossus of Nero, tức tượng hoàng đế Nerô khổng lồ. Từ chữ Colossus sang chữ Colosseum để nói lên chiều kích vĩ đại của hí trường. 

Để ca tụng bạo chúa Nero, nịnh thần nói: “Bao lâu Colossus đứng vững thì Roma đứng vững. Khi Colossus suy sụp thì Roma suy sụp. Mà Roma suy sụp có nghĩa là cả thế giới suy tàn” Lịch sử cho biết Nero kết thúc cuộc đời độc ác của mình bằng liều thuốc độc sau khi đã giết mẹ, giết một số thân nhân ruột thịt, giết hàng ngàn Kitô hữu và đốt thành Roma…..Ông đã tàn lụi, nhưng Roma vẫn đứng vững, thế giới vẫn phát triển… để làm chứng cho một Nero chết yểu (sinh năm 37, chết năm 68, lúc mới 31 tuổi) Tôi thấy ngay người Ý cũng không nói đúng hay viết đúng tên Colosseum. Có những cách nói và viết khác nhau như: colisseum, colloseum, collosseum, colisium, collesium, colusium….

Công trình Colosseum biểu lộ một kiệt tác kiến trúc. Hí trường được khởi công từ năm 72 sau công nguyên và kết thúc chỉ 10 năm sau tức năm 82 sau công nguyên. Cách nay 2000 năm, một hí trường được xây bằng hàng triệu tấn đá đẽo gắn khít vào nhau và rất kiên cố. Hí trường cao có chiều dài 205 mét, chiều ngang 168 mét và chiều cao 48 mét với 4 thang bậc (không phải 4 tầng) và chiếm một diện tích mặt bằng là 3,357 mét vuông, chu vi đo được 527 mét, có sức chứa từ trên 50000 người. Người ta có thể đi vào và thoát ra trong một thời gian rất ngắn nhờ có tất cả 76 cửa. Bên trong hí trường, có nhiều bậc cấp khác nhau dành cho các giai cấp khác nhau trong xã hội như hoàng gia – chư thần, viên chức triều đình, quí tộc …. Sau cùng và trên cùng là phụ nữ.  

(Hai tấm hình trên được chụp từ bên này đường sau khi rời xe tour bus địa phương Roma của phái đoàn)

Để dễ hiểu hí trường colosseum, chúng ta cứ lấy một sân vận động ngày nay để so sánh thì rõ hơn: Một toà nhà hình tròn, hay hình bầu dục, không mái, bên trong là các tầng băng ghế ngồi, thượng hạng là bậc thấp nhất và hạng chót ở hàng cao nhất và xa nhất. Khán đài, nơi giao đấu hay đánh vật ngày xưa hay chơi thể thao ngày nay là mặt bằng thấp nhất…. Phải nói là những sân vận động ngày nay được xây dựng mô phỏng theo hí trường Colosseum ngày xưa. Ngày xưa, không có hệ thống âm thanh, vậy mà một người đứng ở khán đài thấp có thể nói cho 50000 người nghe rõ, nhờ “tiếng vọng từ thung lũng sâu” và dội lại do những tường chắn chung quanh.  

Chúa Giêsu cũng giảng dạy theo kiểu hí trường nầy. Chúng ta thấy dân chúng theo Chúa, ngồi chung quanh triền đồi từ cao xuống thấp…. và Chúa giảng thường từ thấp vọng lên cao…. Dân chúng vây quanh Chúa, Chúa xuống thuyền đánh cá Ông Simon và chèo ra xa một chút… từ ngoài khơi… Chúa giảng vào trong bờ cho bà con nghe..Ai đến Roma, ngày Chúa Nhật đi dự giờ đọc kinh Truyền Tin cũng vậy. Đức Giáo Hoàng từ trên cao, dùng loa phóng thanh nói vọng xuống. Nhưng nếu có ai từ quảng trường thánh Phêrô nói to vọng lên… ai cũng nghe, vì chung quanh là vòng cột chắn …. http://www.chadiepucchau.com/wp-content/uploads/2017/03/Nhu%CC%9B%CC%83ng-%C4%91ie%CC%82%CC%80u-tro%CC%82ng-tha%CC%82%CC%81y-so%CC%82%CC%81-9-T-docx.pdf (nguồn của những hàng chữ in nghiêng trên đây) 

Đấu trường La Mã, Colosseum trong tiếng Anh hay Colosseo trong tiếng Ý, được xây vào khoảng năm 70-72 sau công nguyên dưới lệnh của Hoàng đế Vespasian. Đấu trường được khánh thành năm 80 SCN dưới thời hoàng đế Titus và có sức chứa tổng cộng 50.000 người.  

Để ăn mừng dịp khánh thành, hoàng đế Titus đã cho mở các cuộc đấu kéo dài 100 ngày đêm, với 5000 động vật hoang dã bị giết. Đây là một trong những công trình vĩ đại nhất của Đế chế La Mã và là nơi chứng kiến sự đổ máu cuả không biết bao nhiêu nô lệ và thú dữ. 

Colosseum có tên gốc là Đấu hí trường Flavian (Flavian Amphitheatre). Sau đó được gọi là Colosseum, vì trước đây ngay chỗ đấu trường được xây dựng có bức tượng khổng lồ của Bạo chúa Nero (Colossus Neronis). Ngoài các cuộc đấu của võ sĩ và động vật hoang dã, đấu trường cũng được sử dụng để làm nơi giải trí, hành quyết, tập trận giả trên biển, hoặc săn thú.  

Colosseum là ví dụ điển hình cho kĩ thuật xây dựng tiến bộ vượt bậc của người La Mã.  

·                  Tổng cộng đấu trường có 80 cổng vào và được thiết kế rất thông minh, đảm bảo người dân có thể lên xuống và tìm chỗ ngồi của mình trong tích tắc. Trên mỗi cổng vào đều được đánh dấu bằng số La Mã. Hiện giờ vẫn còn thấy được một vài số còn sót lại. 

·                  Trên cùng trước đây có một tấm bạt che nắng che mưa khi các trận đấu được diễn ra.

·                  Lớp tường ngoài cùng của đấu trường La Mã vốn được phủ hơn 100.000m3 đá vôi (travertine), còn bên trong là gạch nung. 

·                  Trước đây trong mỗi ô của tầng 2 và tầng 3 được trang trí bằng tượng cẩm thạch rất công phu.  

Vì sao Colosseum hiện giờ bị khuyết mất một nửa vòng ngoài cùng? Sau khi Colosseum bị bỏ hoang vào thế kỉ thứ 6 và sau một vài trận động đất làm hư hại bớt công trình, người dân Roma lấy gạch đá từ Colosseum về xây các công trình quan trọng khác trong thành phố như Piazza Venezia, Piazza Barberini, v.v.  

Bên trong đấu trường được chia làm 3 khu: arena, cavea và podium. 

·                  Arena là sàn đấu bằng gỗ, ngày trước được phủ cát để chống trượt và thấm máu của người và vật tham gia trận đấu. Dưới sàn đấu là tầng hầm nơi các con thú được nhốt và đưa lên sàn bằng hệ thống ròng rọc, gần giống với thang máy ngày nay.  

·                  Khu cavea, tức là chỗ ngồi của người xem, được chia làm 3 loại: kị sĩ ngồi hàng thấp nhất, giới quý tộc sang chảnh thì hàng giữa mà dân thường ở hàng trên cùng. Hiện nay chỉ có thể thấy được một phần nhỏ ghế ngồi bằng đá còn sót lại bên trong đấu trường. 

·                  Khu podium, hay còn gọi là khu VIP, chỉ có vua chuá, quan chức cao cấp mới được ngồi. Nói chung là cách phân chia chỗ ngồi cũng không khác mấy sân vận động ngày nay lắm

Mỗi lần vào trong, trước mắt (và mường tượng của khách du lịch hay hành hương có thể) luôn hiện ra cảnh các võ sĩ giác đấu hùng hồn tiến vào khu arena, rồi các động vật hoang dã được từ từ kéo lên sàn bằng ròng rọc trong không khí hàng ngàn người hò reo vang dội. Lúc đó cảm giác mình cũng là một trong những người dân La Mã đang háo hức ngồi xem ở khán đài vậy. 

Nếu để ý kĩ bạn sẽ thấy hình thánh giá được khắc trên tường ngoài của Colosseum và cả tượng thánh giá bên trong đấu trường. Đấu trường đặc biệt có mối liên hệ với Giáo hội Công giáo. Trước đây khi một số tín hữu phản đối nạn nô lệ của Đế chế La Mã, nơi đây chứng kiến sự đổ máu của không biết bao nhiêu người theo Kitô giáo. Chính vì vậy hiện nay vào ngày thứ 6 Tuần Thánh hàng năm, Giáo Hoàng vẫn đến đây để chủ sự buổi ngắm Đàng Thánh Giá tại đấu trường. https://italyen.com/kham-pha-dau-truong-colosseum-va-la-ma-co-dai/ (nguồn của những hàng chữ in nghiêng trên đây)

Trong chuyến hành hương 2014, phái đoàn TĐCTT 24 anh chị em đã tham quan bên trong và đã chụp được tấm hình lưu niệm vào sáng ngày Thứ Hai 28/4 ở chính chỗ dựng Cây Thánh giá, vị trí của các vị tử đạo, và vì thế hằng năm Giáo Hội vẫn cử hành Đường Thánh Giá vào Thứ Sáu Tuần Thánh được chính ĐTC chủ sự.

 

 

Đền Thờ Thánh Phaolô ngoài thành

 

Cảnh tượng trên đường đến

Ðền Thánh Phaolô gọi là "ngoại thành" vì tọa lạc bên ngoài tường thành do Hoàng Ðế Aureliano xây cất năm 271 để bảo vệ thành Roma chống lại các cuộc tấn công của các lực lượng Man di. Thánh đường hùng vĩ chúng ta thấy ngày nay thật ra là Ðền thờ được tái thiết hoàn toàn sau khi trận hỏa hoạn dữ dội trong đêm 15 rạng ngày 16-7-1823 thiêu hủy toàn bộ Ðền Thờ huy hoàng được kiến thiết 15 thế kỷ trức đó.

Khi đi tới Ðền Thờ này ở ngoại ô Roma, tín hữu hành hương nhớ đến những thăng trầm của vị Ðại tông Ðồ dân ngoại (sinh năm 35 sau Chúa Kitô), các cuộc hành trình truyền giáo của ngài trong toàn vùng Ðịa trung Hải, những lá thư đầy nhiệt huyết ngài gửi tới các cộng đoàn Kitô mới được thành lập bấy giờ, đặc biệt là thư gửi giáo đoàn Roma được thánh nhân viết trong khoảng năm 57-58, trong đó nổi bật các đề tài ơn cứu chuộc, sự tiền định và ơn công chính hóa.

Toàn thể đời sống Kitô giáo của chúng ta thấm đượm những tổng hợp đạo lý quan trọng nhất của thánh nhân: cuộc sống của chúng ta trong Chúa Kitô, hướng về Chúa Cha cùng với Thánh Thần của Ðức Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thể làm người, là Chúa Phục Sinh và là Ðấng Cứu Ðộ chúng ta. Ngoài ra, người ta cũng không thể tách rời hai thánh Phêrô và Phaolô, vì Roma được thiết lập trên hai Tông Ðồ cột trụ này. Cả hai đều chịu tử đạo tại đây. Và các tài liệu cổ kính nhất đã nói đến những cuộc hành hương của các tín hữu về Roma để kính viếng mộ của hai thánh nhân.

 

Ngôi Đền Thờ

Lịch sử Ðền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, tuy không phức tạp như lịch sử đền thờ Thánh Phêrô, nhưng cũng không kém thăng trầm, như hồi thế kỷ thứ 8, đền thờ bị cướp phá, sau đó đến lượt những người Hồi Giáo Sarrasins hồi thế kỷ thứ 9 cướp bóc, nhưng đền thờ được trùng tu ngay.

Theo sách Giáo Chủ (Liber Pontificalis), chính hoàng đế Costantino đã khởi công xây dựng một thánh đường trên mộ thánh Phaolô và được thánh hiến ngày 18-11-324 dưới thời Ðức Giáo Hoàng Silvestro I (314-335). Kích thước của thánh đường nguyên thủy này tương đối nhỏ bé.  

Thánh đường to lớn hơn được xây cất tại nơi đó vào năm 386, tức là nửa thế kỷ sau khi hoàng đế Costantino qua đời. Các hoàng đế Valentiniano II, Teodosio và Arcadio bấy giờ viết cho Ðô Trưởng Roma Sallustio để được sự phê chuẩn của Thượng Viện và Nhân Dân Roma về dự án xây một đền thờ lớn, thay thế nhà thờ dâng kính thánh Phaolô, trước tình trạng các tín hữu hành hương kéo tới ngày càng đông đảo.

Công trình bắt đầu năm 390 và được hoàn thành dưới thời Hoàng Ðế Onorio vào năm 395. Ðó là thánh đường lớn nhất của Kitô giáo trước khi Ðền Thờ Thánh Phêrô được kiến thiết. Suốt trong 15 thế kỷ, Vương Cung Thánh Ðường này không ngừng săn sóc cẩn thận. Chẳng hạn, vào giữa thế kỷ thứ 5, thánh Giáo Hoàng Lêô Cả cho khởi sự một loạt các cuộc tu bổ và trang điểm đền thờ. 

Thời Phục Hưng, Ðền Thánh Phaolô vẫn được để nguyên. Nhưng ngày 15 và 16-7-1823, do sự bất cẩn của một người thợ, Ðền Thờ bị hỏa hoạn thiêu rụi hoàn toàn. Hai kiến trúc sư Bosio và Belli khuyên nên xây lại hoàn toàn mới Ðền thờ, họa lại mô hình của Ðền Thờ cũ.

Giới văn hóa, chính trị ủng hộ Ðức Lêô XII để ngài khởi công xây cất lại và ngày 25-1-1825, ngài gửi thư "Ad plurimas easque gravissimas" mời gọi các Giám Mục mở cuộc lạc quyên nơi các tín hữu cho công trình tái thiết. Lời kêu gọi được các nơi hưởng ứng và nhiều người đã gửi tiền về Roma. Phó vương xứ Ai Cập tặng các cột bằng đá trắng và Nga Hoàng Nicola I tặng các khối đá làm hai bàn thờ ở hai gian bên.  

Thánh đường mới được khánh thành năm 1854, nhưng trong thực tế, công trình tái thiết kéo dài 100 năm, và chỉ vào năm 1928, với việc xây cất 4 cổng 100 cột, kiến trúc sư do Guglielmo Calderini, Ðền Thờ mới được hoàn thành như ta thấy hiện nay. 

Lối vào ngang hông phải của Đền thờ là một hàng đá tảng nằm bên phải, phía gian hàng kỷ vật, như ám chỉ đến đức tin như nền đá tông đồ mà trên đó Giáo Hội Chúa được xây lên

Khuôn viên bên ngoài nhà thờ có 150 cột, tất cả đều là một khối duy nhất.

Ðền Thờ dài 136 mét, rộng 65 mét, và cao 29.7 mét.

Cửa đồng của Ðền Thờ là một kiệt tác của nghệ thuật Bizantine do Giovanni VII đặt làm ở Constantinople.

Trên cửa tiền đường có khắc 2 vị tông đồ cả là Phêrô (trái) và Phaolô (phải)

Thánh Phêrô xin được đóng đanh ngược, hơn là được đóng đanh xuôi giống như Thày mình, vì ngài cảm thấy bất xứng.

Thánh Phaolô bị chặt đầu. Theo chứng từ của Eusebio, thánh Phaolô tử đạo giữa tháng 7 năm 67 tới tháng 6 năm 68. Truyền thống nói rằng đầu thánh nhân nhảy lên 3 lần trên sườn đồi và làm nảy sinh 3 giòng suối, đó là Tre Fontane hiện nay. Huyền thoại này được thánh Gregorio Cả chấp nhận (năm 604).

Thánh đường có 5 gian, có 4 hàng cột phân ra, được chia bằng 24 cột, gồm 80 cột bằng cẩm thạch

Hành lang từ dưới nhìn lên bàn thờ (trái) và từ cung thánh nhìn xuống cửa đền thờ (phải và ngay bên dưới đây)

Bức tranh khảm ở hậu cung Ðền Thờ do các nghệ sĩ miền Venezia hồi thế kỷ 13 thực hiện, diễn tả Chúa Kitô đang ngồi trên một ngai, giữa thánh Phêrô và Anrê ở bên phải, và thánh Phaolô và Luca ở bên trái. Ở dưới chân ngài, ta thấy có hình nhỏ Ðức Giáo Hoàng Onorio III đang quì, cùng với vị tiền nhiệm Innocenzo III và người kế vị Gregorio IX, là những vị cho thực hiện bức tranh khảm ấy.

Ðức Giáo Hoàng Piô IX đã long trọng khánh thành Ðền Thánh Phaolô ngoại thành năm 1854, trước sự hiện diện của 185 giám mục, đến Roma để dự lễ tuyên bố tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội.

Thánh Phaolô thuộc một gia đình Do thái, định cư tại đảo Tarso, và có quốc tịch Roma. Sau các cuộc hành trình truyền giáo, ngài mang số tiền lạc quyên được tại các giáo đoàn về Jerusalem để trợ giúp Roma tại đây. Thánh nhân bị những người Do thái bách hại, nên bị bắt và dẫn giải tới Cesarea, trước quan tổng trấn Felice. Ông này giam thánh Phaolô 2 năm. Ngài nại lên hoàng đế Cesar vì là công dân Roma.

Mãi đến năm 60, thánh Phaolô mới tới Roma được, sau cuộc đắm tàu ở ngoài khơi đảo Malta. Từ năm 61 đến 63 ngài được tự do tạm, và có thể rao giảng, viết nhiều thư từ (thư gửi tín hữu thành Colosê, Ephêsô và gửi Philomene). Từ năm 63 đến 66, ngài có đi rao giảng tại Ðông phương hay Tây Ban Nha, không có gì chắc chắn. Ðiều chắc chắn là năm 66, ngài lại bị cầm tù ở Roma và bị xử trảm tại nơi gọi là Aquas Salvias, trên đường từ Roma tới Ostia năm 67. Thánh nhân không bị đóng đanh như Chúa Giêsu hay thánh Phêrô vì chém đầu là hình phạt "ưu tiên" dành cho công dân Roma.

cả gian giữa lẫn gian bên trong, trên đỉnh tường là một đường viền bao gồm chân dung 264 vị Giáo Hoàng... 

từ thánh Phêrô cho đến Ðức (Giáo Hoàng hiện đại nhất - hiện nay là ĐTC Phanxicô 2013 -... ), nhắc nhớ sự liên tục của Huấn quyền Giáo Hoàng.

Việc Thánh Phaolô đến Roma là do Thánh Thần Chúa thúc đẩy, như lời sách Tông Ðồ Công Vụ ghi lại: "Sau khi những sự kiện ấy xảy ra, Phaolô được Thánh Thần Chúa thúc đẩy, đi ngang qua miền Macedonia và Acaia, và đi Jerusalem. Ông nói: "Về đó rồi, tôi còn phải đi thăm Roma nữa". (TÐCV 19,21) Thánh Luca trong sách này cũng ghi lại sự tích thánh Phaolô từ đảo Malta đến Roma:

"Ba tháng sau, chúng tôi ra khơi trên một chiếc tàu đã qua mùa đông tại đảo; tàu này của thành Alexandria và mang huy hiệu hai thần Dioscuri. Chúng tôi ghé vào thành Syracura và ở lại đó ba ngày. Từ nơi ấy chúng tôi đi men theo bở biển và tới thành Regio. Ngày hôm sau có gió nam nổi lên, và sau hai ngày chúng tôi tới cảng Pozzuoli. Ở đây, chúng tôi gặp được những người anh em, họ mời chúng tôi ở lại với họ bảy ngày. Chúng tôi đến Roma như thế đó. Các anh em ở Roma nghe tin chúng tôi tới thì đến tận chợ Appio và Ba Quán đón chúng tôi. Thấy họ, ông Phaolô tạ ơn Thiên Chúa và thêm can đảm. Khi chúng tôi vào Roma, Ông Phaolô được phép ở nhà riêng cùng với người lính canh giữ ông. 

Ba ngày sau, Phaolô mời các thân hào Do thái đến. Khi họ đã tới đông đủ, ông nói với họ: "Thưa anh em, tôi đây, mặc dầu đã không làm gì chống lại dân ta, hay các tục lệ của tổ tiên, tôi đã bị bắt tại Jerusalem và bị nộp vào tay người Roma. Sau khi điều tra, họ muốn thả tôi, vì tôi không có tội gì đáng chết. Nhưng vì người Do thái chống đối, nên bó buộc tôi phải kháng cáo lên hoàng đế Cesar; tuy vậy, không phải là tôi muốn tố cáo dân tộc tôi. Ðó là lý do khiến tôi xin được gặp và nói chuyện với anh em, bởi chính vì niềm hy vọng của Israel mà tôi phải mang xiềng xích này.

Họ nói với ông: "Về phía chúng tôi, chúng tôi không nhận được thư nào từ Giuđêa nói về ông, cũng chẳng có ai trong các anh em đến đây báo cáo hoặc nói gì xấu về ông. Chúng tôi muốn được nghe ông trình bày ý nghĩ của ông, vì chúng tôi biết là phái của ông đến đâu cũng gặp chống đối". 

Họ hẹn ngày với ông, và hôm đó, đến gặp ông tại nhà trọ đông hơn. Ông trình bày cho họ và long trọng đến làm chứng về Nước Thiên Chúa; từ sáng đến chiều, ông dựa vào Luật Môisê và các ngôn sứ mà nói về Ðức Giêsu, để cố thuyết phục họ. Nghe ông nói, người thì được thuyết phục, người thì không chịu tin. Khi giải tán, họ vẫn không đồng ý với nhau; ông Phaolô chỉ nói thêm một lời: "Thánh Thần đã nói rất đúng khi dùng ngôn sứ Isaia mà phán với cha ông anh em rằng: "Họ đến gặp dân này và nói: Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy, vì lòng dân này đã ra đần độn, chúng đã nặng tai, còn mắt thì chúng nhắm lại, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe và lòng hiểu được mà hoán cải, và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành.

Vậy xin anh em biết cho rằng: ơn cứu độ này của Thiên Chúa đã được gửi đến cho các dân ngoại; họ thì họ sẽ nghe. Ông nói thế rồi thì người Do thái đi ra, tranh luận với nhau sôi nổi".

"Suốt hai năm tròn, ông Phaolô ở tại nhà ông đã thuê và tiếp đón tất cả những ai đến với ông. Ông rao giảng Nước Thiên Chúa và dạy về Chúa Giêsu Kitô một cách rất mạnh dạn, không gặp ngăn trở nào" (TÐCV 29,11-20). 

Trong dịp bạo chúa Nero đốt thành Roma vào năm 64 và đổ tội cho các Kitô hữu, thánh Phaolô cũng bị tố cáo là thủ lãnh một phong trào tập thể làm phương hại cho nhà nước. Ngài lại bị bắt và giam tại nhà tù, rồi sau đó bị kết án xử trảm. 

Dưới bàn thờ chính hiện nay 1.37 mét, có một tấm đá bằng cẩm thạch mỗi chiều 2.12x1.27 mét, có ghi hàng chữ: "Paolo Apostolo Mart" (Dâng kính Tông Ðồ Phaolô Tử Ðạo). Theo một số người, bia này có từ thế kỷ thứ I, một số khác cho là từ nửa sau của thế kỷ thứ IV. Nhưng tấm bia này gồm nhiều miếng hợp thành. Ðây chính là mộ của thánh Phaolô Tông Ðồ.

Phái đoàn hành hương TĐCTT đang đứng tại một vị trí linh thiêng làm nên Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành... Vì ở ngay bên dưới bàn thờ chính của Đền thờ này là mộ của Thánh Tông đồ dân ngoại Phaolô, như mộ Thánh Phêrô cũng ở ngay bên dưới bàn thờ chính ở Đền Thờ Thánh Phêrô vậy.

Anh chị em thay nhau xuống, cứ mấy người một, để tưởng nhớ đến và tri ân cảm tạ một vị tông đồ dân ngoại, trong đó có chính bản thân mỗi một Kitô hữu Công giáo Việt Nam TĐCTT chúng ta.

Xin vị đại tông đồ dân ngoại Phaolô chuyển cầu cho nhóm mang danh "tông đồ" Chúa Tình Thương chúng con cũng luôn biết sống "đức tin bằng đức ái" (Galata 5:6) như thánh nhân.

Bên trên bàn thờ chính là một cái tán (ciborio) do nghệ sĩ Arnolfo di Cambio ở Roma thực hiện năm 1282. Cái tán này chỉ bị hư hại sơ trong trận hỏa hoạn năm 1823 và được trùng tu sau đó. Tại 4 góc của cái tán có 4 tượng nhỏ diễn tả các thánh Phêrô, Phaolô, Luca và Biển Ðức. 

Tóm lại, khi viếng Ðền Thờ Thánh Phaolô được tái thiết, chúng ta hiểu hơn sự huy hoàng của phụng vụ Roma thời cổ xưa. Ở cuối hậu cung, có Ðức Giám Mục Roma ngồi, chung quanh có tất cả hàng giáo sĩ, các Giám Mục và Linh Mục, Phó Tế. 

Trong gian dài, có 4 hàng cột bao quanh, hướng cái nhìn của chúng ta về bàn thờ, dân Chúa, sau phụng vụ Lời Chúa với những bài thánh ca, đi rước tiến đến trước mặt ÐGH và trao cho ngài với các cộng sự viên bánh và rượu trong phần dâng lễ.

Lễ vật ấy, theo thói quen cổ kính, được dùng để nuôi hàng giáo sĩ và người nghèo. Sau đó, Dân Chúa lại tiến về Ðền Thờ để rước Mình, Máu Thánh Chúa Kitô, trước bàn thờ được xây dựng trên mộ của thánh Phaolô: một Chúa, một đức tin, một phép rửa, một Thiên Chúa là Cha. - Phúc Nhạc (Trích dẫn từ Nguyệt San Trái Tim Ðức Mẹ số 270, tháng 6 năm 2000) http://vntaiwan.catholic.org.tw/vatican/dentho2.htm

Hang Toại đạo

 

Phái đoàn hành hương TĐCTT 2021 được dẫn đến hang toại đạo Domitillae, khác với hang toại đạo Callitus bé tĩnh cùng gia đình đã đến kính viếng năm 2000.

Phái đoàn hành hương TĐCTT tiến vào Đền Thờ S. Petronillae này để dâng lễ lúc 4:30 chiều, dù lịch trình không có lễ hôm nay, bởi không book được lễ ở Nhà Thờ Thánh Linh là nơi ĐTC Phanxicô đã dâng Lễ CN LTXC 2020 và 2021 ở gần Quảng Trường Thánh Phêrô ngay sau buổi triều kiến chung hôm nay. LTXC đã lo liệu cho phái đoàn này không mất một ngày lễ nào, cho dù trong lịch trình ngày 9/11 là ngày hành hương đầu tiên ở Ý cũng không có lễ, cuối cùng cũng đã có lễ ở Đền Thờ Thánh Antôn Padua tối hôm đó.

Đây là nơi từ đời đời LTXC đã tiền định cho ngày hành hương theo lịch trình không có lễ của phái đoàn hành hương TĐCTT cử hành Thánh Lễ rất thích hợp với ý nghĩa và đề tài của chuyến "Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh", một cử hành bao gồm cả nghi thức tuyên hứa cho các tân TĐCTT, (cho tới lúc này cũng chưa biết được có bao nhiêu trong 6 anh chị em ngoài nhóm sẽ gia nhập nhóm), đã cảm nghiệm thấy LTXC ngay trong chuyến hành hương gần kết thúc này.

Vị trí cử hành Thánh Lễ này có thể nói là khởi điểm viếng thăm đồng thời cũng là đỉnh điểm thăm viếng của phái đoàn hành hương TĐCTT tại một di tích thánh, liên quan đến thành phần Kitô hữu tiên khởi của Giáo Hội hoàn vũ nói chung và Roma nói riêng, đã sống chết vì đức tin ở trong những hang toại đạo như thế này. Thật vậy, ở những hang toại đạo đây, thành phần Kitô hữu ngày xưa đã sống đức tin hầm trú để có thể giữ đạo, và sau khi tử vì đạo thì cũng được an táng tại chính nơi họ đã sống, nhưng bấy giờ là sự sống Thiên đàng trên trần thế. Do đó, có thể nói, các hang toại đạo là cửa Thiên đàng vậy!

Có nhiều người thắc mắc: Các hoàng đế Roma thay phiên nhau cấm đạo suốt 3 thế kỷ cho đến hoàng đế Constantino, năm 312 mới ban hành sắc chỉ cho tự do giữ đạo và truyền đạo. Vậy thì các giáo hữu ở 3 thế kỷ đầu giữ đạo như thế nào? Họ giữ đạo một cách âm thầm kín đáo trong những hang toại đạo. Họ kiên cường tuyên xưng đức tin trước khi bị phanh thây nơi hí trường. Họ tìm cách liên lạc và nhận ra nhau qua những đấu hiệu Kitô hữu mà chúng ta còn lưu truyền và ngưỡng mộ cho đến ngày nay. 

Dấu hiệu để Kitô hữu nhận ra nhau cũng như tìm đến nơi có thánh lễ hình con cá. Con cá, tiếng Hy lạp là ICHTHUS, khi ghép các chữ đầu tiên lại chúng ta có câu: “Iesùs Christos Theòu Uiòs Soter" có nghĩa "Ðức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa Ðấng Cứu Thế” Kitô hữu chỉ cần theo hình con cá do ai vẽ đó và tìm đến hang toại đạo hay nơi vắng vẻ có thánh lễ để rước lấy Mình Thánh Chúa. Na ná như vậy, ngày nay người ta theo dấu chữ H để tìm đến bệnh viện (Hospital).  

Thời cấm cách, một lời thốt ra vô ý có thể bị bắt và bị giết chết. Người ta không thể hỏi người khác công khai: Có phải anh chị là người công giáo không? Muốn nhận ra nhau, người ta vẽ hình con cá bằng tay quơ trên không hay bằng chân vẽ trên đất…. người kia nếu là Công Giáo sẽ vẽ hình con cá đáp lại… thế là họ nhận ra nhau là Kitô hữu. Cũng thế, thời cấm đạo ở Việt Nam, người Công Giáo miền Bắc và Miền Trung chạy vào miền Nam và sống thật xa trong những vùng hẻo lánh. Họ tạo thành HỌ ĐẠO, những người có đạo sống như họ hàng. Họ gọi nhau bằng anh bảy, Chị tám hay Cô ba….Người trong họ dạo biết ai là anh bảy…. nhưng không ai ngoài họ biết anh bảy là ai…. Nhờ vậy người còn sống và đạo còn tồn tại.  

Toại đạo, hay "Catacombe" phát xuất từ tiếng Hy lạp "Kata cumbas" sát nghĩa là “hầm” hay “hố”. Người ta đào hố chôn người chết… người chết càng nhiều… hố đào càng sâu và nới rộng thành những hầm mộ dưới lòng đất. Sau cùng toại đạo là những nghĩa trang của người Công Giáo đào sâu dưới lòng đất làm nơi “ngủ chung với nhau” sau khi chết. Chúng ta biết người công giáo thời xưa, không thích gần hay chung chạ với người ngoại giáo kể cả khi sống và khi chết. Nên vào cuối thế kỷ II, họ quyết định xây các nghĩa trang riêng để chôn cất các tín hữu qua đời, như trong một "nhà ngủ chung", và từ đó phát xuất ra từ "koimeteria", mà chúng ta dịch là nghĩa trang.  

Nên đất thánh Công Giáo bắt nguồn từ kiểu hang toại đạo nầy. Nghĩa trang thánh Callisto, là nghĩa trang, do Ðức Giáo Hoàng Zeferino cai quản Giáo Hội giữa các năm 199-217, cho thành lập và giao cho Phó tế Callisto trông coi. Sau này Phó tế Callisto được bầu làm Giáo Hoàng kế nhiệm Ðức Giáo Hoàng Zeferino cai quản Giáo Hội giữa các năm 217-222, tức cho tới khi Ðức Giáo Hoàng Callisto chịu tử đạo và chôn cất trong nghĩa trang này. Nên tôi xin giải thích như thế nầy:

Gần hai thế kỷ đầu, “catacombe” được gọi “hang toại đạo” theo nghĩa để chỉ nơi người công giáo “toại đạo” tức “tỵ đạo”, như tỵ nạn… là nơi trốn tránh để giữ đạo, có thể đây là nghĩa trang của người La Mã. Nhưng cuối thế kỷ II “catacombe” là nghĩa trang công giáo. Người công giáo đào hố xây mộ phần cho mình để những người có đạo ngủ chung, chờ phục sinh. http://www.chadiepucchau.com/wp-content/uploads/2017/03/Nhu%CC%9B%CC%83ng-%C4%91ie%CC%82%CC%80u-tro%CC%82ng-tha%CC%82%CC%81y-so%CC%82%CC%81-9-T-docx.pdf (nguồn của những hàng chữ in nghiêng)

Phái đoàn hành hương TĐCTT được dẫn đi qua các ngõ ngách ở hang toại đạo này, những nơi ngày nay đã trở thành dễ dàng và sáng sủa cho việc đi lại để kính viếng, còn ngày xưa chắc chắn là chật chội, tối tăm, bẩn thỉu, hôi hám, khổ sở v.v., nhưng chính nhờ chấp nhận và thắng vượt tất cả những gian nan khốn khó tự nguyện để bảo tồn đức tin của mình mà các Kitô hữu ban đầu ấy mới có thể hy sinh tử đạo!

Di tích lịch sử quan trọng nhất nằm trên đường Appia Antica là những Hang Toại Đạo, trong đó Hang toại đạo Thánh Callisto và Thánh Sebastianô đã trở thành địa điểm hành hương sầm uất của những đoàn hành hương. 

Danh từ Hang Toại Đạo được dịch từ chữ “Catacomb” có nghĩa là “Đất Thánh ở dưới đất” hay “Mộ Huyệt” bởi chữ Hy lạp (Kata-Kumbo) cũng có nghĩa là gần một cái hố, vì nghĩa trang này phát triển dần chung quanh một cái hố. 

Hang Toại Đạo thật ra là những đường hầm Kitô hữu tiên khởi đào để chôn cất các tín hữu qua đời, cho đến thế kỷ XV vẫn gọi là Coemeteria “nghĩa trang”. Tiếp đến người ta gọi chúng là Catacumbas theo tên gọi của nghĩa trang Thánh Sebastiano (Kata-Kumbos tiếng Hy lạp có nghĩa là một cái hố) vì nghĩa trang này phát xuất dần, chung quanh một cái hố. 

Cái nghĩa trang cổ xưa nhất thuộc thế kỷ I, các nghĩa trang sau cùng thuộc thế kỷ IV. Trong các thời bắt đạo, anh chị em Kitô cũng thường trốn tránh và tụ họp nhau tại đây, để tham sự các lễ nghi phụng vụ. Trong các thế kỷ tiếp theo các tín hữu chôn cất người chết gần các nhà thờ và các Hang Toại Đạo có chứa hài cốt nhiều vị thánh tử đạo trở thành nơi tín hữu tôn kính và đến hành hương.

Khoảng năm 537 các Hang Toại Đạo bị quân rợ Goths cướp phá. Năm 755 quân Lombradi cướp phá lần nữa. Sau đó người ta đào bới để tìm các vật quý, đồ trang sức và hài cốt các Thánh. Rất nhiều xương các Thánh đã được đem về giữ tại Pantheon. Trong một thời gian rất lâu, người ta quên các Hang Toại Đạo trừ hang toại đạo Thánh Sebastiano. Từ thế kỷ XV trở đi tín hữu lại bắt đầu đến hành hương thăm viếng trở lại, và sau đó thăm dò có hệ thống.

Các hang toại đạo có hình thù các đường hầm rộng hẹp khác nhau, đào trong vùng đá ong, nhiều khi cao đến 5 tầng. Loại đá ong này có đặc điểm là rất mềm, dễ đào nhưng khi chạm với khí thì trở thành cứng. Hai bên đường hầm có đào các hộc (Loculi) đặt xác người chết với y phục và cả đồ trang sức.

Người ta lập các hộc bằng một mảng đá cẩm thạch hay một mảng đất sét nung, bên ngoài có viết hay khắc tên người chết. Những mộ xưa nhất bằng tiếng Hy lạp, sau này thì bằng tiếng La Tinh, đôi khi có thêm các chữ “Trong an bình” và các hình khác nhau như chim bồ câu, cành vạn tuế, hay chạm trổ các cảnh lấy hứng từ kinh thánh vv… mộ những người giàu có thường chạm trổ và xem ra có vẻ sang trọng hơn.  

Các đường hầm này cũng thường gặp nhau tại những phòng có chiều kính rộng lớn khác nhau gọi là Cubicula, dùng để chôn cất nhiều người trong cùng một gia đình hay để giữ hài cốt các vị tử đạo. Các học chôn cất hay giữ hài cốt các vị tử đạo, bên trên có vòm thường được trang hoàng với các bức vẽ. Ngày nay phần lớn các nghĩa trang này trống rỗng, vì đã bị các tay tìm kiếm đồ cổ, đồ trang sức và xương Thánh, đào bới trong hàng bao thế kỷ nay. 

Các đường hầm thường nằm sâu 7 hay 8m dưới lòng đất, sâu nhất là 22 hay 25m. Tổng cộng tất cả có đến 876km đường hầm mộ. Cho đến nay các nhà khảo cổ đã khám phá được hơn 40 hang Toại Đạo ở trong một khu vực rộng trên 12 cây số vuông.

Các bức vẽ và chạm trổ rất quý đối với ngành khảo cổ. Các bức vẽ và các bức chạm trổ xưa nhất thuộc thế kỷ I, thường chúng là những biểu tượng lấy lại của dân ngoại và thêm ý nghĩa Kitô. Sau này các bức vẽ trên tường lấy hứng từ kinh thánh cựu ước và tân ước.   

Chẳng hạn như: Chuyên môn sứ Giona, cảnh Abraham tế lễ, Moshê cho nước vọt ra từ đá, Noe trong tàu, ba trẻ em Do Thái trong lò lửa hồng, Daniel trong hàm sư tử. Chúa Giêsu cho Ladarô sống lại. Chúa Chiên lành, các hình tượng trưng cho Bí tích Thánh thể, bí tích rửa tội, linh hồn người chết được liên kết hợp với các thánh, con cá vv…

Con cá tiếng Hy lạp al Ikhtous, gồm các mẫu tự đầu của các chữ Iêsous Kristous Thêou Huios Soter có nghĩa là Giê su Kitô con Thiên chúa, đấng cứu thế. Đó là lời tuyên xưng lòng tín của tín hữu Kitô. Trong thời bách đạo, tín hữu dùng con cá như dấu hiệu nhận ra nhau. Nếu một người vẽ con cá, người kia trả lời cũng vẽ con cá thì có nghĩa là Kitô hữu.  

Hang Toại Đạo Thánh Callistô (Catacambe Di.S Callisto) là hang toại đạo quan trọng nhất Roma. Thày sáu Callisto là người cộng sự thân cận của Đức giáo hoàng Zeferino (199-217) năm 217, thày được chọn làm đấng kế vị lèo lái con thuyền giáo hội dưới thời hoàng đế Antonio Heliogabale. Ngài đã cho sửa sang lại các nghĩa trang đầu tiên của cộng đoàn tín hữu Roma. Ngài bị nhóm lạc giáo bắt và hành hạ, sau cùng bị quăng xuống giếng cho chết, năm 222 dưới thời vua Alexandre.  

Nghĩa trang này phát triển vào thế kỷ thứ I chung quanh phần mộ của Thánh nữ Lucina và gia đình Cecilli nơi chôn cất Thánh nữ Cecillia. Đây cũng là nơi chôn cất chính thức của các giáo hoàng, từ đức giáo hoàng Callisto trở đi cho đến cuối thế kỷ III. Các phần mộ này được đức giáo hoàng Callisto nới rộng, sau đó Đức giáo hoàng Damacos cho trang hoàng với các bức vẽ trên tường và được tôn kính cho đến thế kỷ XV.

Từ nhà thờ Dominé Quo Vadis, bạn theo con đường chính giữa lên đồi đi qua giữa các hàng cây trắc bá, rẽ phải để đến lối vào hàng Toại Đạo. Bên trái là nhà nguyện kinh thánh giáo hoàng Sisto và thánh nữ Cecillia. Bên trong có các bia mộ, các văn bản khắc trên đá và di tích phần mộ của đức giáo hoàng Zerferinô. Từ đây bạn đi xuống các hang qua cửa vào ngày xưa, có trang hoàng các bức vẽ rất ý nghĩa. Hang Toại Đạo này gồm 4 tầng nhưng chỉ có thể thăm tầng 2. Nhà nguyện các giáo hoàng: Nơi đây đã có 9 giáo hoàng được chôn cất trong số đó có: Thành Sistô II, Thánh Anterô Thánh Fabianô, thánh Luciô I và Thánh Eutichianô, với bia mộ nguyên ngữ Hy Lạp. Cuối nhà nguyện, gian bên cạnh là mộ thánh nữ Cecillia, có các bức tranh Byzantin thuộc các thế kỷ VII và VIII. Một đường hầm dẫn qua 5 phòng mộ trang hoàng các bức vẽ biểu tượng các Bí tích. Xa hơn nữa là nhà nguyện Thánh giáo hoàng Eusebio, qua đời năm 311, có mọt bia mộ do Đức giáo hoàng Damaso cho khắc hồi thế kỷ VI. Bên cạnh là phòng có hai quan tài đá bên trong còn xác ướp của một người đàn bà và của một em bé. Chiếc đầu em bé bị dẹp vì hồi trước có một du khách té, đè khủy tay lên trên. Trong một phòng riêng có mộ Đức giáo hoàng Cornelius, qua đời năm 252 trên tường trang hoàng các bức tranh theo kiểu Byzantin thuộc các thế kỷ VII hay thứ VIII. Nhà nguyện Thánh nữ Lucina, trung tâm tiên khởi của nghĩa trang và nhà nguyện Thánh giáo hoàng Milziade. Nguyễn Ngọc Cường http://www.conggiaoanbang.com/hang-toai-dao-catacombs/ (nguồn của các giòng chữ được in nghiêng ở các chỗ trên đây) 

Hôm nay, Chị Trần Vũ Kim Liên, đại diện nhóm 3 San Jose CA phụ trách Bài Đọc 1 và Đáp Ca cùng Alleluia

Tất cả đều đứng tại chỗ để lãnh nhận Thánh Thể được vị chủ tế đến tận nơi trao ban

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, tức sau lời nguyện kết lễ, là nghi thức tuyên hứa cho 3 chị tân TĐCTT, những tâm hồn đã thực sự cảm nhận được LTXC qua chuyến Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh.

Điều kiện tất yếu để có thể gia nhập Nhóm TĐCTT là tham dự Khóa LTXC, tuy nhiên, cuối mỗi khóa, chỉ có những ai cảm nhận thấy LTXC và được thúc đẩy mới tự động tuyên hứa gia nhập mà thôi.

LTXC có thể tỏ mình ra bằng nhiều cách thức hay hình thức khác nhau, không phải chỉ qua Khóa LTXC, mà còn qua các chuyến hành hương như thế này, như chuyến hành hương 2014 đã có 8 tân TĐCTT, bao gồm cả chính Cha Nguyễn Đức Minh, tuyên hứa ngay tại Đền Thánh LTXC Chúa Nhậtngày 4/5, hay chuyến hành hương 2019, với 7 tân TĐCTT, tuyên hứa ngay tại Nhà Nguyện Tiệc Ly gần ngay Nhà Tiệc Ly, vào Chúa Nhật Phục Sinh 21/4. Trong chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt 2019 cũng có 7 anh chị em tham dự đã cảm nghiệm thấy LTXC và đã tuyên hứa ngày 22/10, Lễ Thánh Gioan Phaolô II, tại Nguyện Đường Chầu Thánh Thể của Giáo Xứ Như Gia GP Cần Thơ.

Trong khi đó, có những Khóa LTXC lại không có ai tuyên hứa vì không được phép như ở Nhà Thờ Các Thánh Anh Hài TGP Philadelphia năm 2012, hay không được chia sẻ về LTXC mà chỉ về Thánh Mẫu Fatima ở Nhà Thờ GX Các Thánh TĐVN TGP Seattle WA năm 2014 và ở Nhà Thờ Thánh Anna ở Đảo Maui GP Hawaii năm 2016.

Quí Chị tân TĐCTT (từ trái sang phải): Chị Hoàng Thị Thành (TGP Galveston-Houston TX), Chị Đỗ Ngọc Huệ (TGP Seattle WA) và Chị Nguyễn Thị Sáng (GP Wichita KS)

 

Test Covid-19

Ngày hành hương hôm nay, 17/11/2021, ngày thứ 9 trong 10 ngày hành hương trên đất Ý, không kể 2 ngày đi (ngày 8) và về (ngày 19), phải nói là ngày bận nhất trong các ngày hành hương, vì nó bao gồm nhiều sinh hoạt: 1- Sáng tham dự buổi triều chung ở Sảnh đường Phaolô VI, 2- Trưa tham quan Quảng trường Thánh Phêrô, 3- chiều tham quan Đấu trường Colosseum, 4- kính viếng Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại thành (đáng lẽ là ngày mai theo lịch trình đã phác họa), 5- Kính viếng Hang Toại Đạo Domitian, và 6- sau cùng thử covid-19 trước khi về Mỹ 72 tiếng hay 3 ngày trước, cũng y như trước khi đến Ý trước khi đi vậy.

Phái đoàn được xe local tour bus từ Hang Toại đạo dẫn thẳng đến một tiệm thuốc Tây gần khách sạn, như đã có hẹn bởi nhân viên phục vụ hành hương của phái đoàn, để ghi danh thử và trả lệ phí 22 Euro mỗi người, trước khi đến cái lều trắng bên lề đường cách tiệm thuốc này mấy trăm feet. Ban tổ chức chúng tôi đã liên lạc với văn phòng phục vụ hành hương của phái đoàn về vấn đề test free ở Termini Station ở Roma của Hồng Thập Tự. Tuy nhiên, nếu muốn free thì mất mấy tiếng đồng hồ chờ chực, và vì thế sẽ không còn đủ giờ để đến kính viếng hay tham quan như được dự tính cho ngày áp cuối chuyến hành hương 17/11/2021 bận bịu nhất này, nên đành chịu vậy.  

Có hỏi ý kiến của từng người trong phái đoàn thì chắc chắn cũng chẳng ai chịu chấp nhận giải pháp free quá tốn kém giờ giấc hành hương ngọc ngà hiếm quí này.

Ở đây, chiều tối hôm nay, phái đoàn chỉ mất có từ nửa tiếng tới 45 phút là mọi người đều được test xong tất cả mọi sự...

Ai trong phái đoàn cũng nghĩ rằng mình chẳng bị gì hết, vì chẳng có ai cảm thấy những triệu chứng đặc thù của dịch bệnh toàn cầu covid-19 như mệt mỏi, khó thở, hay mất khứu giác hoặc vị giác v.v. Nhưng chỉ tạm biết vậy thôi, chứ chẳng biết đâu được với thứ đại dịch quái ác chưa từng thấy này, ở chỗ, mình bị nhiễm mà không biết cho đến khi người khác bị lây nhiễm bởi mình thì mới biết rằng mình đã bị nhiễm.

Thật vậy, có biết đâu rằng và có ngờ đâu là trong chính thời khoảng phái đoàn hành hương ở Ý quốc và Roma này, một đất nước đã từng là ổ dịch đầu tiên ở Âu Châu, lại xuất hiện một biến chủng của vi khuẩn corona ban đầu, đó là biến chủng omicron tử Nam Phi, biến chủng thứ hai từ Nam Phi sau biến chủng Beta, ngoài biến chủng delta đang hoành hành dữ dội khắp nơi đến độ Hoa Kỳ đã bị Liên Âu loại khỏi danh sách an toàn, nhưng vẫn tùy các nước thành viên, trong đó Ý quốc vẫn cho khách du lịch hay hành hương từ Mỹ đến, với điều kiện kiểm soát nghiêm ngặt hơn.

Tuy nhiên, kết quả thử covid-19 không nhận được ngay bấy giờ, nhưng sẽ được gửi trực tiếp cho nữ tour host để trao biên bản cho phái đoàn sau... mãi cho đến bữa điểm tâm sáng hôm sau. Ở trong một thời đại tràn lan fake news trên đủ mọi phương tiện truyền thông hiện đại hiện nay có một sự kiện ngược ngạo oái oăm chưa từng thấy, như lịch sử loài người cũng chưa từng thấy một dịch bệnh toàn cầu nào lạ lùng và kinh hoàng như covid-19, đó là người ta cảm thấy vui sướng những gì là tiêu cực kém cỏi - negative hơn là tích cực tốt đẹp - positive. Không ai muốn mình "bị" positive - dương tính với covid-19, mà chỉ mong mình "được" negative - âm tính với covid-19. Phải chăng tính cách ngược đời nơi ngôn ngữ cũng là văn hóa hiện đại ấy cho thấy rằng: ngay khi con người nhân bản nhất về nhân quyền và văn minh hầu như tột đỉnh về khoa học cùng kỹ thuật thì sự dữ đồng thời cũng lên ngôi, ở chỗ con người mừng khi thấy mình "được" kém cỏi - negative, hơn là thấy mình "bị" tốt lành - positive!

Đây là dấu code chứng nhận thư đã test covid-19 "negativo" / negatine / âm tính

Tạ ơn LTXC đã cho phái đoàn hành hương TĐCTT chúng con được hoan hưởng thêm một ngày tràn đầy ân tình thánh tuyệt vời với Chúa và với nhau. Xin tiếp tục ở với chúng con trong những giây phút cuối cùng còn lại trong chuyến hành hương chộp bắt thiên định mà chính Chúa đã cho phép chúng con chộp bắt được, bằng những cuộc vượt qua thật ngoạn mục từng ngày, cho đến giây phút chúng con, sau bữa tối này, sắp sửa an nghỉ trong Chúa đêm nay, ở ngay tại chính Giáo Đô Roma thân yêu ngàn năm một thuở của chúng con. Amen.

 

 

TDCTT-2021/HanhHuong11-2021Ngay17.mp3

https://youtu.be/HGOL73GJjbU

Xin xem tiếp

 

Ngày 18/11: Đền thờ Thánh Phêrô và Bảo Tàng Viện Vatican; Đền thờ Đức Bà Cả và Đền thờ Gioan Laterano ở Roma