TRANG WEB THỜI ĐIỂM THƯƠNG XÓT

 

TĐCTT - Sinh Hoạt

 

 Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh 2021

Ký Sự và Hình Ảnh

 

Ngày 18/11: Đền thờ Thánh Phêrô và Bảo Tàng Viện Vatican; Đền thờ Đức Bà Cả và Đền thờ Gioan Laterano ở Roma

 

Sáng nay phái đoàn xuống điểm tâm từ 6:30, để đến Đền Thờ Thánh Phêrô sớm, để kịp dâng lễ lúc 8:00 sáng, và cũng đỡ mất giờ xếp hàng chờ chực,

dù đang low season du lịch, nhưng Vatican lại không vắng lắm, như các nơi phái đoàn hành hương TĐCTT đã từng đi qua từ bắc xuống nam Ý

Chỉ có ở Venice và Roma mới có cảnh tự động lấy món ăn sáng cho mình, còn các chỗ khác đều phải được nhân viên ẩm thực của khách sạn lấy cho như đã thấy

Ai muốn chắc bụng để trưa khỏi cảm thấy đói và cần phải input một lần nữa thì cứ món thuộc loại chất đạm / protein có nhiều calories

thì lấy mà thưởng thức, không sợ mập, vì cả ngày phải vận động di chuyển thay thể dục

Như ở bên Mỹ, dù không phải là khách sạn mang tên Mỹ Best Western như khách sạn ở Roma này,

sáng nào hầu như cũng có các món sáng thông dụng như trứng, beacon, cereal, coffee, milk, juice, yogurt, fruits v.v.

Bữa điểm tâm sáng hôm nay có thể nói là bữa điểm tâm cuối cùng của chuyến hành hương anh chị em còn được ngồi bàn với nhau...

Ngày mai sẽ là bữa điểm tâm vượt qua, vì ai cũng sẽ nhận được một túi xách đựng các món điểm tâm của mình để mang ra phi trường từ 3:30 sáng

Theo thói quen của Nhóm TĐCTT, bất kỳ đi hành hương với nhau ở đâu, ngày nào cũng dâng ngày cho Mẹ Maria và lĩnh phép lành của Mẹ qua vị linh hướng

 

Đền thờ Thánh Phêrô

 

Từ trên xe

 

Dọc bộ hành

 

Một trong 3 cổng vào Quốc Đô Vatican - Vatican City State

 

Quảng trường Phêrô / Quảng trường Vatican

Phái đoàn hành hương TĐCTT hình như là phái đoàn đầu tiên tiến vào Quảng trường Thánh Phêrô, đi theo hàng lối bên trong những hàng rào chắn mà đến muộn thì chỉ chờ chết bỏ 

Quảng Trường Thánh Phêrô, cũng gọi là Quảng Trường Vatican, bấy giờ, vào lúc 7:45 sáng, còn lác đác người,

một Quảng trường trong thời gian cả thế giới bị lock down đã từng diễn ra những cử hành Mùa Chay qua livestream, như Thứ Sáu 27/3/2020

Thế mà, cho dù đại dịch vẫn còn và thậm chí càng tung hoành khắp thế giới bởi thêm biến chủng delta hung dữ và nguy hiểm hơn corona lúc đầu,

 hơn 1 năm rưỡi sau, có ngờ đâu LTXC vẫn đã đem phái đoàn hành hương TĐCTT vượt qua tất cả mọi sự để đến chính Quảng trường lịch sử này.

Quảng trường Vatican: Thứ Sáu Tuần Thánh 10/4/2020

Hàng cột vòng do kiến trúc sư Bernini thiết kế giống vòng tay mở rộng như một dấu hiệu tiếp đón yêu thương, nhấn mạnh ý tưởng Mẹ Giáo hội, trong Chúa Kitô, trở thành một cộng đoàn các anh chị em, thuộc nhiều dân nước khác nhau. 

Đường Thánh Giá qua livestream: Thứ Sáu Tuần Thánh 10/4/2020

Quãng trường Thánh Phêrô hình bầu dục, một chiều dài 196 mét, và chiều rộng 148 mét, với diện tích khoảng 4 hécta và có hàng cột vòng cung bao quanh như vòng tay chào đón tín hữu.

Hàng cột này do kiến trúc sư Bernini kiến thiết, tổng cộng có 284 cột, mỗi bên 142 cột, đường kính ở vòng lớn nhất đường kính 1.45 mét. Các cột được xếp thánh hàng 4, với 3 lối đi, lối giữa rộng nhất.

 Hàng cột cao 18.60 mét, bên trên có 140 pho tượng, cao 3.24 mét do các môn đệ của Bernini thực hiện trong khoảng thời gian từ 1656 đến 1667.  

Trên mặt tiền Ðền Thờ, có các pho tượng cao 5.65 mét. Các tượng này nếu nhìn gần thì thấy rất là thô kệch và sơ sài. Nhưng chúng được tạc để nhìn từ xa.

Trước khi từ Quảng trường Thánh Phêrô tiến vào Đền Thờ Thánh Phêrô, phái đoàn đã phải vượt qua trạm kiểm soát an toàn và xuất trình thẻ xanh covid-19

Từ cây tháp bút ở giữa quảng trường tới mặt tiền Ðền Thờ có khoảng cách 191 mét, trong khi khoảng cách giữa hai tượng thánh Phêrô và Phaolô là 76.73 mét.

Tháp bút ở giữa quảng trường Thánh Phêrô là một khối đá hình kim tự tháp bằng đá vân cương đỏ ở Ðông Phương, thoạt đầu được Caio Cornelio Gallo, tổng trấn Ai Cập, dựng lên để tôn vinh bản thân. Về sau được Eliopoli đưa về Roma theo ý muốn của hoàng đế Nerone, với mục đích tuyên dương hí trường do ông khởi xướng. Tháp bị đổ và bỏ rơi trong nhiều thế kỷ, cho đến khi được một vài vị Giáo Hoàng để ý tới (Nicolo V 1447-1455, Phaolô II 1464-1471, Phaolô III 1534-1549). Các vị muốn cây tháp này được đặt trước Ðền Thờ Thánh Phêrô, nhưng sự khó khăn trong việc di chuyển và dựng tháp khiến cho nhiều kiến trúc sư nản chí, mãi cho đến đời ÐGH Sisto V (1585-1590), dự án đó mới thành hình.

Tháp được khởi công di chuyển ngày 30-4-1585 và được dựng tại quảng trường ngày 10-9-1585. Công trình này đòi sự hợp lực của hơn 900 người, với 140 con vật và dùng 47 cần trục cùng với 5 đòn bẩy thật mạnh. Qui luật được ban hành trong công trình dựng tháp là các công nhân phải tuyệt đối giữ im lặng và chỉ được nhận lệnh từ kiến trúc sư Domenico Fontana mà thôi. Ngoài ra, dân chúng hiếu kỳ không được đến gần. Ðức Sisto V còn ra lệnh phạt tử hình những người vượt quá ranh giới, và gây tiếng ồn ào.

Năm 1586, Ðức Sisto cho đặt trên tháp một cây thánh giá lớn bằng sắt, trong có chứa mảnh thánh giá thật của Chúa Giêsu. Ở bệ tháp có khắc chữ: "Ðây là thánh giá của Chúa. Các quyền lực đối nghịch hãy trốn chạy. Sư tử của chi tộc Giuda đã chiến thắng". Ngoài ra còn có câu: "Chúa Kitô chiến thắng. Chúa Kitô hiển trị. Chúa Kitô thống trị. Chúa Kitô bảo vệ dân ngài khỏi mọi nghịch cảnh". Tổng cộng từ bệ lên tới đỉnh tháp bút cao 41.23 mét và nặng 312 tấn. Hai bên có hai bể nước (fontaine) khổng lồ giống nhau, mỗi phút có 38,400 lít nước đổ vào. Vòi nước phun có thể lên cao 14 mét.

Theo một lưu truyền từ năm 1770, trong khi tiến hành công việc, thì những sợi dây thừng đỡ tháp bút bắt đầu giãn ra và có nguy cơ bị đứt. Tình trạng thật nguy hiểm. Một trong những người thợ là ông Bresca, vốn là một thủy thủ đã quen với các dây chão, ông ta hô lớn: "Hãy đổ nước vào các dây thừng". Nhận thấy tình trạng nguy ngập, kiến trúc sư Domenico Fontana vội ra lệnh thi hành ngay lời khuyên đó, và tai nạn được tránh thoát. Sau khi hoàn thành công việc dựng tháp, thủy thủ Bresca ấy đã được thưởng thay vì bị tử hình. (Bởi Ðức Sisto V đã ra lệnh phạt tử hình những người vượt quá ranh giới, và gây tiếng ồn ào). Ông được triệu tới trước mặt ÐGH và ngài yêu cầu ông hãy xin một ơn. Ông Bresca đã xin cho mình và dòng dõi được đặc ân cung cấp lá dừa cho Tòa Thánh để làm lễ nghi Chúa Nhật Lễ Lá. Lời thỉnh cầu được chấp nhận và ngày nay gia tộc Bresca ở miền Liguria vẫn cung cấp lá dừa cho Vaticano.

Cửa Thánh. Trong số 5 cửa vào Ðền Thờ, có một cửa chỉ được mở ra vào Năm Thánh. Cửa năm Thánh 2000 đã được ÐTC mở trong đêm vọng giáng sinh 24-12-1999. Cửa này được đóng lại vào ngày 6-1-2001.

Ðền Thờ Thánh Phêrô là thành quả công trình tái thiết đầy công phu ngôi Ðền Thờ cổ kính do Hoàng Ðế Constantino kiến thiết vào năm 320. Ðể xây Ðền Thờ mới, người ta đã mất khoảng 120 năm, tính từ đầu thế kỷ 16, dưới sự điều khiển của 12 kiến trúc sư, trong đó có những người nổi tiếng như Bramante, Michelangelo, Raffaello và Maderno.

Ðức Anacleto, vị Giáo Hoàng thứ 3 của Giáo Hội, từ năm 77 đến 88, đã thiết lập một nhà nguyện nhỏ dâng kính Thánh Phêrô. Về sau, Hoàng Ðế Costantino cho thiết lập tại nơi đó ngôi thánh đường vĩ đại gồm 5 gian và tồn tại cho đến cuối thế kỷ 15.

Mái vòm to lớn của Ðền Thờ Thánh Phêrô do Michelangelo vẽ kiểu nhìn xuống thành Roma, trở thành điểm hội tụ lý tưởng nhắc nhớ ngôi mộ đơn sơ của Thánh Phêrô, là Ðá Tảng trên đó Chúa Kitô đã xây dựng Giáo hội của Người. 

Cả Ðền Thờ cũ cũng như Ðền Thờ mới đều được xây trên mộ của Thánh Phêrô tông đồ, được an táng trên sườn đồi Vatican, trong khu vực nghĩa trang cạnh hí trường của Hoàng Ðế Nerone. Nhưng hiện nay mộ của ngài đang ở ngay bên dưới Bàn Thờ Chính của Đền Thờ Thánh Phêrô.

Các bức họa và hình khắc cổ kính cho thấy Ðền Thờ do Hoàng Ðế Costantino xây cất không khác lắm so với các Vương Cung Thánh Ðường Kitô khác ở Roma, xét về cơ cấu kiến trúc. Nhưng qua các thế kỷ, Thánh Ðường này càng trở nên phong phú nhờ sự quan tâm đặc biệt của các vị Giáo Hoàng cũng như của các ông hoàng Ý và nước ngoài.

Danh sách của các vị giáo hoàng kèm theo năm qua đời được an táng ở Đền Thờ Thánh Phêrô này, từ Thánh Phêrô năm 67 cho đến Thánh Gioan Phaolô II 2005

Phái đoàn hành hương TĐCTT đang chờ ngay cửa ngỏ vào thang chân để được dẫn xuống hầm mộ Đền Thờ Thánh Phêrô nơi cử hành Thánh lễ 8 giờ sáng

Trong khi chờ đợi xuống Hầm Mộ của các vị giáo hoàng dưới Đền Thờ Thánh Phêrô, phái đoàn đã lợi dụng chụp hình lưu niệm hiếm quí gần ngay Bàn Thờ chính của Đền Thờ

 

Cử Hành Lễ Cung Hiến Đền Thờ Phêrô và Phaolô 18/11/2021

Cha chủ tế linh hướng hành hương của phái đoàn từ phòng áo vĩ đại của Đền Thờ Thánh Phêrô tiến ra và đi xuống hầm mộ các vị giáo hoàng để dâng lễ ở một nguyện đường được chỉ định...

Trong khu vực hí trường của Hoàng Ðế Nero, giữa sông Tevere, đồi Gianicolo và Vaticano - nơi Hoàng Ðế La Mã đã ra lệnh hành hình các tín hữu Kitô, - theo truyền thống, cũng là nơi thánh Phêrô chịu tử đạo, và thi hài ngài được an táng tại nghĩa trang đó cùng với các vị tử đạo khác. Nhưng hiện nay đang ở hầm mộ của Đền Thờ Thánh Phêrô và ở ngay dưới Bàn Thờ chính của Đền Thờ mang tên ngài.

Mộ Thánh Phêrô ngay bên dưới bàn thờ Thánh Phêrô ở tầng trên của Đền Thờ Thánh Phêrô

Khu vực xây Ðền Thờ Thánh Phêrô trước kia là một nghĩa trang thời La Mã, và được khám phá trong thập niên 1930, được khai quật trong hai đợt: từ 1939 đến 1949, rồi từ 1953 đến 1958. Hai hàng nhà mồ với những hốc mộ được khám phá, với rất nhiều bích họa, tranh khảm, cùng với một khu vực với những ngôi mộ đơn sơ hơn. Các cuộc khai quật dưới Bàn Thờ tuyên xưng Ðức Tin đưa tới sự khám phá mà Ðức Phaolô VI tuyên bố ngày 26-6-1968: "Hài cốt thánh Phêrô được nhận diện đến độ chúng tôi coi là có lý".

Từ đó đến nay, công việc này vẫn được tiếp tục và đồng thời cũng được mở cho các du khách thăm viếng kể từ năm 1975. 

Cho đến nay, số người viếng thăm Nghĩa Trang bên dưới Ðền Thờ Thánh Phêrô tương đối ít ỏi, và nhiều du khách không biết là có khu vực này. Ðể viếng thăm, cần phải giữ chỗ trước tại Văn Phòng khai quật của Vaticano, và có người hướng dẫn từng nhóm đi thăm.

(Thế mà hôm nay, Lễ Cung Hiến Đền Thờ Phêrô và Phaolô 18/11/2021, phái đoàn hành hương TĐCTT, nhờ cử hành lễ tại nguyện đường "Đức Maria Nữ Vương Cao Cả của Hung Gia Lợi" ở hầm mộ giáo hoàng - Vatican grotto - dưới Đền Thờ Thánh Phêrô, bất ngờ lại được xuống kính viếng nhờ dâng lễ ở một nguyện đường dưới hầm mộ các vị giáo hoàng này).

Cũng nên nhắc lại rằng, trong ngày kỷ niệm một năm lên ngôi Giáo Hoàng, 16-10-1979, chính Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã cho mở một cổng cao 2.5 mét rộng 2.3 mét để các tín hữu có thể bước vào mộ Thánh Phêrô dưới hầm Ðền Thờ. Tầng hầm đền thờ: nền tương ứng với nền nguyên thủy từ thời hoàng đế Costantino.

Mộ của vị Giáo hoàng 33 ngày, vị kế nhiệm của Giáo hoàng Phaolô VI và tiền nhiệm của Giáo hoàng Gioan Phaolô II, ngôi mộ ở bên trái lối từ mộ Thánh Phêrô đến nguyện đường dâng lễ của phái đoàn.

Nguyện đường Đức Maria Nữ Vương Cao Cả của Hung Gia Lợi / Our Lady the Great Queen of Hungary ở ngay sau đền mộ của Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI, vị đã ban phép xây cất nguyện đường này.

Thánh Giáo Hoàng đã đáp ứng thỉnh nguyện năm 1977 của GM GP Eisenstadt Áo quốc thay cho tín hữu Công giáo nước mình cho xây một nguyện đường kính Đức Maria Nữ Vương Cao Cả của Hung Gia Lợi, và ngày 8/10/1980, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã dâng lễ khánh thành nguyện đường này, với sự tham dự 1 hồng y và 20 giám mục, 100 linh mục và 500 giáo dân Hung Gia lợi. Trên cung thánh của nguyện dường này có 3 tượng chính: Đức Maria Nữ Vương Cao Cả của Hung Gia Lợi; Vua Thánh Stephanô Hung Gia Lợi và Đức Giáo Hoàng Calitus - cả 2 vị đều hướng về Đức Mẹ.

Trên bức tường ở đầu cung thánh là Tượng Đức Maria Nữ Vương Cao Cả của Hung Gia Lợi Bế Con / the Madonna "Magna Domina Hungarorum" trước phông cảnh cây sự sống vàng được khạm nổi.

Bên trái cung thánh là Thánh Vương Stêphanô Hung Gia Lợi (hưởng thọ 63 tuổi: 975-1038) đang bước xuống thang để đến với Đức Mẹ dâng lên Mẹ vương miện (nhận được từ ĐGH Sylvester II) của mình cùng với nhân dân của mình. Bên phải cung thánh là tượng Đức Giáo Hoàng Callitus II (phục vụ Giáo Hội 5 năm 1119-1124), sau chiến thắng Belgrade (trận chiến oanh liệt này kéo dài trong thời khoảng 4-22/7/1456, và Đạo quân của đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ bị thua Đạo quân của Hung Gia Lợi), đã bắt đầu truyền thống nguyện kinh truyền tin ban trưa cho tới nay

Không ngờ LTXC đã chọn cho phái đoàn hành hương TĐCTT một nguyện đường đầy những ý nghĩa này cho Thánh lễ cuối cùng kết thúc chuyến Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh 2021 của mình, liên quan đến cả Đức Mẹ và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Thánh Mẫu Maria là Người Mẹ chí ái của TĐCTT mà hằng ngày chung nhóm vẫn cầu Kinh Mân Côi vào chính ngọ từ khi Hoa Kỳ bắt đầu có đại dịch covid-19, vẫn tổ chức Ngày Tĩnh Tâm Thánh Mẫu hằng năm vào Thứ Bảy Đầu Tháng gần Lễ Mẹ Vô Nhiễm để dọn mừng Giáng Sinh, và có một Nhóm TĐCTT Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ để làm cảm tử quân như gót chân làm mồi cho rắn quỉ rình cắn nhờ đó Mẹ đạp nát đầu nó, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị sáng lập Nhóm TĐCTT, đã bị rắn quỉ rình cắn bằng phát súng ám sát hụt ở Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981 để rồi nhờ đó "cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ (đã) thắng" khi Mẹ làm cho "Nước Nga trở lại" sau khi vị giáo hoàng này hiệp cùng với các vị giám mục trên thế giới dâng Nước Nga cho Mẹ ngày 25/3/1984 ở Giáo Đô Vatican, bao gồm cả khối cộng sản Đông Âu đã tự động sụp đổ một cách bất ngờ và ngoạn mục vào 6 tháng cuối năm 1989, bắt đầu từ Balan là quê hương của ngài.

Nhóm TĐCTT bao giờ cũng quan trọng hóa thời điểm của mỗi chuyến hành hương. Chuyến Hành Hương Tia Sáng Từ Balan 2014 ở Roma và Balan vào thời điểm ĐTC Gioan Phaolô II, vị sáng lập nhóm, được ĐTC Phanxicô tôn phong hiển thánh Chúa Nhật 27/4; chuyến Hành Hương Thánh Mẫu - Thời Điểm Maria 2017 thăm các linh địa Thánh Mẫu chính là Fatima, Lộ Đức, La Salette và Đức Mẹ Ban Ơn ở Paris, nhân dịp mừng kỷ bách niên Biến Cố Thánh Mẫu Fatima; chuyến Hành Hương Thánh Địa - Tuần Thánh Vượt Qua 2019 vào chính thời điểm Tuần Thánh để vừa kính viếng các dấu vết thần linh của một vị Thiên Chúa Nhập Thể mà còn cùng cộng đồng cử hành biến cố Vượt Qua của Người nữa; chuyến Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh 2021 liên quan đến đức tin tông truyền của Giáo Hội ở Ý quốc nói chung và Roma nói riêng, nên mới vào thời điểm giữa hai lễ về Giáo Hội là Lễ Cung Hiến Đền Thờ Gioan Laterano ngày 9/11, ngày đầu tiên hành hương ở Ý, và Lễ Cung Hiến Đền Thờ Phêrô và Phaolô ngày 18/11, ngày cuối cùng ở Ý tại ngay Giáo Đô Vatican và trong chính Đền Thờ Thánh Phêrô dưới chính hầm mộ các vị giáo hoàng, không xa Mộ Thánh Phêrô, vị được Chúa Kitô trao chìa khóa Nước Trời cho (Mathêu 16:19).

                          Bài Đọc 1 - Chị Nguyễn Kim Ngọc đại diện nhóm hành hương IV Seattle WA và Wichita KS; bài giảng cuối cùng của vị chủ tế 60 năm linh mục đã được diện kiến giáo hoàng hôm qua

Trong thánh lễ cuối cùng hôm nay có một chút xẩy ra là ở đầu phần dâng lễ...

bé tĩnh là chú giúp lễ suốt chuyến hành hương, khi không thấy các bánh lễ nhỏ cho chung phái đoàn...

liền chạy lên trên Đền Thờ Thánh Phêrô tìm vị phụ trách để xin, và nhân viên an ninh trực ngay trên cửa xuống hầm mộ đã giúp liên lạc bằng điện thoại tại chỗ... mãi 5 phút sau mới có.

Trong Thánh lễ cuối cùng kết thúc chuyến hành hương, anh chị em lần đầu tiên và duy nhất quì ở hàng ghế trước cung thánh để rước lễ.

Có hai lần ánh chị em trong phái đoàn đã có 3 lần được rước lễ ngay chung quanh bàn thờ, trong đó, 2 lần là vì bàn thờ ở trên cao qua nhiều bậc lên xuống khó cho vị chủ tế, đó là:

lần nhất ở Nhà Thờ Thánh Giá ở Florence của Dòng Phanxicô sáng ngày 12/11/2021;

lần thứ hai ở Nhà Thờ Phép Lạ Thánh Thể ở Bolsena chiều ngày 13/11/2021; và

lần thứ ba, tuy bàn thờ ở trên mặt bằng không ở trên nhiều bậc, nhưng vì sẵn có hàng ghế quanh bàn thờ...

và nơi đặc biệt đó là ở hang toại đạo Domitian chiều ngày 17/11/2021.

Những anh chị em trong phái đoàn hành hương ở GP Orange đã cùng nhau xưng tội với vị chính linh hướng hành hương trước khi lên đường sáng Thứ Bảy Đầu Tháng ngày 6/11 ở Saint Patrick.

Với tâm hồn trong sạch và ngày nào cũng dâng ngày cùng dâng đêm cho Đức Mẹ,

ngày nào cũng dâng lên Chúa Mẹ đầy đỉ hai chuỗi trên xe vào những khi có thể...

Chuỗi Mân Côi buổi sáng và Chuỗi thương Xót buổi chiều....

ngày nào cũng quảng đại và dồi dào dâng cúng vào nhà thờ ở các nơi phái đoàn dâng lễ...

phải chăng là những gì bày tỏ lòng tin tưởng gắn bó vào Vị Thiên Chúa quan phòng thần linh là Cha vô cùng yêu thương của mình...

mà Ngài đã ở cùng với phái đoàn ở từng tâm hồn, từng ngày hành hương, từng bước hành hương

ngay từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa...

nhờ đó, phái đoàn hành hương TĐCTT mới có thể hoan hưởng một chuyến hành hương vượt qua tuyệt vời ân tính thánh với Chúa và với nhau.

Amen!

Vì là Thánh lễ cuối cùng kết thúc chuyến hành hương 2021, một chuyến hành hương vừa bấp bênh, vừa liều lĩnh, cần nhờ lòng tin tưởng vào Chúa và gắn bó yêu thương nhau mà anh chị em đã có thể vượt qua, mà phái đoàn đã chộp bắt được một cách ngoạn mục trong LTXC...

 bé tĩnh đại diện phái đoàn hành hương tỏ lòng tri ân cảm tạ LTXC qua vị linh hướng hành hương đã được LTXC ở cùng để đồng hành với phái đoàn!

Đây là phòng áo vĩ đại của Đền Thờ Thánh Phêrô, nơi các vị giáo hoàng và các hàng giáo phẩm đồng tế xuất phát cùng trở về trước sau mỗi Thánh lễ đại trào.

Ở ngoài bức tường gần tới phòng áo là bức Ảnh của Thánh Gioan Maria Vianey (1786-1859), vị thánh quan thày của các Cha Xứ

Vaticano chỉ là nơi các vị Giáo Hoàng cư ngụ từ năm 1377 và trước khi giáo triều được chuyển sang Avignon (1309-1377) miền nam nước Pháp, dinh của các vị Giáo Hoàng tọa lạc tại Laterano.

Trong 73 năm Ðức Giáo Hoàng ở Avignon, Ðền Thánh Phêrô bị bỏ hoang đến độ hầu như không thể trùng tu được. Thực vậy, sau một ngàn năm huy hoàng, Ðền Thánh Phêrô do Hoàng Ðế Costantino xây bắt đầu có những dấu hiệu tàn lụi, nhất là nơi các bức tường, đặc biệt là những tường phía nam. Những tường này được xây trên những gạch vụn của hí trường và các dinh thực cổ kính khác.

Trong Ðền Thờ có 46 bàn thờ (cạnhhai bên lòng đền thờ), bàn thờ cuối cùng được Ðức Piô 9 (1846-1878) thánh hiến ngày 16-1-1856. Có 9 bàn thờ dâng kính Ðức Mẹ dưới nhiều tước hiệu khác nhau. Trước hết, tứ cuối đền thờ lên và ở bên tay phải là bàn thờ kính Đức Mẹ Đau Thương, nơi có Tượng Ðức Mẹ Sầu Bi (Pietà), bằng cẩm thạch trắng, diễn tả Mẹ Maria đang ẵm xác Chúa Giêsu từ trên thánh giá mới tháo xuống, do Michelangelo thực hiện năm 1500 khi mới 25 tuổi và là tác phẩm duy nhất mang chữ ký của ông. Tên ông được khắc vào vệt áo băng qua ngực Ðức Mẹ. Cho đến năm 1972, du khách có thể đến gần ngắm tượng, nhưng một người điên Hungari, quốc tịch Úc, đã leo qua rào dùng búa đập vào tượng nhiều lần trước khi bị cản lại. Mũi Ðức Mẹ bị đập vỡ. Người ta thu thập các mảnh vở và gắn lại. Hiện nay người ta đặt kính chắn đạn để bảo vệ kiệt tác nghệ thuật này, nhưng khách viếng thăm cũng khó chiêm ngưỡng pho tượng này hơn so với trước kia. 

Từ bàn thờ cạnh dâng kính Đức Mẹ Sầu Bi (trên đây) là bàn thờ mộ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và chỉ có duy mộ của ngài mới ở ngay cuối và bên cánh phải từ dưới lên trong Đền Thờ Thánh Phêrô, ngay từ sau khi ngài qua đời ngày 2/4/2005. Trong tầng hầm dưới Đền Thờ, nơi phái đoàn TĐCTT vừa dâng lễ, có nhiều nhà nguyện chung quanh mộ thánh Phêrô, với những bàn thờ để các linh mục cử hành thánh lễ, như bàn thờ ở nhà nguyện Đức Maria Nữ Vương Cao Cả của Hung Gia Lợi mà phái đoàn vừa xong lễ, nhất là có 147 mộ trong tổng số 264 vị giáo hoàng, và 9 vị có mộ ở trong vương cung thánh đường Đức Bà Cả, như Đức Sisto V và Đức Pio V, dòng Đa Minh, vị Giáo Hoàng của Kinh Mân Côi, 2 vị ở Đền Thờ Laterano là Đức Giáo Hoàng Sergio IV, Alexandro III, Martino V Colouna, còn vị giáo hoàng hiện đại nhất cuối cùng (cho tới thời điểm hành hương 2021 này của phái đoàn TĐCTT) là Thánh Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng lại có ngôi mộ trong Đền Thờ Thánh Phêrô, tiếp ngay sau bàn thờ Mẹ Sầu Bi... từ cuối Đền thờ lên.

Lý do mộ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được ở một vị trí có thể nói là ưu tiên nhất trong các vị giáo hoàng, tất nhiên không bằng mộ của Thánh Phêrô Tông Đồ, ngôi mộ được ở một chỗ quan trọng nhất làm nên chính Đến Thờ Thánh Phêrô, ở ngay dưới Bàn Thờ của Đền Thờ mang danh ngài, và lý do ưu tiên đó là vì lợi ích thiêng liêng cho chung cộng đồng dân Chúa mà thôi. Bởi ngay từ đầu, cộng đoàn dân Chúa đã rất tôn sùng ngài, thậm chí trong lễ an táng ngài họ còn muốn phong thánh ngay cho ngài, và chỉ trong lễ an táng của ngài mới có những tràng pháo tay vang lên ở Quảng trường Thánh Phêrô đông nghẹt người. Ngay sau khi ngài qua đời, khách hành hương đã tuốn đến xếp hàng dài thật dài và lâu thật lâu để được vắn tắt viếng xác ngài trước khi chôn và sau khi an táng, một thời gian lâu sau này vẫn tiếp tục còn...

bé tĩnh đã âm thầm cầu nguyện với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị sáng lập Nhóm TĐCTT cho từng anh chị em trong nhóm được sống ơn gọi thương xót và sứ vụ thương xót như ngài mong muốn và kêu gọi ở Balan ngày 17-18/8/2002...

những lời mà vào ngày Thứ Sáu 11/4/2008, thời điểm bé tĩnh vẫn còn đang tưởng niệm 3 năm ngài qua đời, đã gây một tác động mãnh liệt đến độ đã làm nên Nhóm TĐCTT cho đến nay... đã được giáo quyền, ở Giáo Phận Orange California chính thức công nhận là một hội đoàn Công giáo tiến hành trong Giáo Hội vào ngày 17/7/2018.

 Vì cảm nhận và công nhận mình được sáng lập bởi vị giáo hoàng xuất phát từ một xứ sở được LTXC sử dụng để ban bố sứ điệp thương xót cho thế giới ngày nay, mà Nhóm TĐCTT rất gắn bó với ngài, chẳng hạn ở những trường hợp đã thứ tự diễn tiến trong giòng lịch sử của nhóm sau đây:

1- nhóm đã ra mắt cộng đồng dân Chúa ở Trung Tâm Công Giáo GP Orange, qua biến cố Tia Sáng Từ Balan vào Thứ Bảy Đầu Tháng đúng ngày 2/4/2011, năm ngài được Giáo Hội tuyên phong chân phước đúng 1 tháng sau vào Chúa Nhật LTXC ngày 1/5...; 2- nhóm cũng tham dự lễ ngài được Giáo Hội tôn phong hiển thánh Chúa Nhật Lễ LTXC 27/4/2014, rồi sau đó về thăm quê hương Balan của ngài cũng như của Thánh Faustina đồng hương với ngài, một đất nước đã được LTXC tuyển chọn để ban bố sứ điệp thương xót cho một thế giới cần đến LTXC hơn bao giờ hết, như chính vị Thánh giáo hoàng này đã cảm nghiệm; 3- hằng năm nhóm tổ chức 1 ngày Tĩnh Tâm Nên Thánh, vào Thứ Bảy Đầu Tháng 10, để dọn mừng lễ 2 vị thánh của LTXC ở Balan, trong cùng một tháng: lễ Thánh Nữ Tu Dòng Mẹ Thương Xót Maria Faustina Kowalski (5/10), vị sứ giả của LTXC, và lễ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Karol Wojtyla (22/10), vị thừa sai của LTXC.

Bàn thờ chính của Đền Thờ Thánh Phêrô, bên trên là chính bàn thờ và bên dưới là mộ của vị lãnh đạo tông đồ đoàn, vị được Chúa Kitô trao cho chìa khóa khóa mở Nước Trời (xem Mathêu 16:19) kèm theo cả đoàn chiên lớn nhỏ của Người (xem Gioan 21:15-18). Bàn thờ chính của Ðền Thờ, được gọi là bàn Thờ Tuyên Xưng đức tin, được xây ngay bên trên mộ Thánh Phêrô theo lệnh của Ðức Clemente VIII (1592-1605). Bàn thờ có tán che và 4 cột vòng bằng đồng chống đỡ, do Bernini thực hiện. Tượng các thiên thần ở trên mỗi góc cao 3.5 mét. Tán che đền thờ được khánh thành ngày 29-6-1633.

Câu Latinh ở vòng cung trên vòm đỉnh Đền thờ là câu Chúa Giêsu thiết lập Giáo Hội của Người trên tảng đá Phêrô: "Con là đá và trên đá này Thày sẽ xây Giáo Hội của Thày" (Mathêu 16:18). Bên ngoài chóp đỉnh chính yếu ở trong Đền Thờ Thánh Phêrô này là Mái vòm Ðền Thờ có chu vi bên trong là 42.7 mét và chu vi bên ngoài là 58 mét, và cao 50.35 mét. Tính từ nền tới đỉnh cao nhất của mái vòm với thánh giá là 135.2 mét. Thánh giá trên đỉnh cao 4.87 mét và thanh ngang rộng 2.65 mét. Trọng lượng của mái vòm theo các nhà toán học Boscovich, Le-Leur và Lacquer, là 56,208,837.46 kílô. Ngoài 2 cầu thang vòng mà các du khách leo lên mái vòm, còn có 9 cầu thang khác, 7 cái lớn và 2 cái nhỏ, mặc dù đi từ bên trong Ðền Thờ, nhưng đều dẫn tới cùng một đích điểm.

Ở 4 góc của bàn thờ chính trong đền thờ, có 4 bức tượng liên quan đến cuộc khổ nạn của Chúa Kitô Cứu Thế, từ dưới lên: góc bên phải trước bàn thờ là tượng người lính (được biết với tên Longino) cầm đòng đâm vào cạnh sưới của Chúa Kitô; ở góc đối diện chéo đằng sau bàn thờ là tượng của bà Veronica là phụ nữ Jerusalem duy nhất đã trao khăn cho Chúa Giêsu lọt mặt khi Người đang váv thập giá lên Đồi Canvê. 

Bức tượng ở góc bên trái trước bàn thờ, ngang với tượng Longino, là Giuse người Arimathe, nhân vật tháo đanh Chúa Giêsu xuống khỏi thập tự giá sau khi Chúa chết trên Đồi Can vê, và bức tượng ở góc đối diện chéo, ngang với bức tượng của bà Veronica, là tượng Thánh Anrê Tông Đồ, anh của Thánh Phêrô, người anh đã chịu tử đạo bằng cây Thánh Giá hình chữ X chứ không xứng đáng được chết như Thày.

Tượng thánh Phêrô bằng đồng, có từ thế kỷ 13, được tôn kính trong Ðền Thờ: chân phải của ngài bị mòn nhiều vì sự hôn kính của hàng triệu tín hữu qua dòng thời gian, kể từ khi Ðức Piô IX ban ân xá 50 ngày cho những ai hôn chân này sau khi đi xưng tội. Theo một truyền thống cổ kính, ngày 29-6 mỗi năm, lễ thánh Phêrô, người ta mặc phẩm phục giáo hoàng cho tượng thánh Phêrô. Năm 1798-1799, lễ nghi mặc áo bị chính quyền cộng hòa cấm, tạo nên sự bất mãn rất lớn nơi dân Roma, vốn rất trung thành với truyền thống, khiến cho bộ trưởng tư pháp phải cho mặc áo, ngoại trừ chiếc mũ ba tầng. 

"Sau khi tham gia chuyến hành hương Ý Quốc chộp bắt (lời anh Tĩnh) này do anh Tĩnh chị Nga tổ chức, em mới cảm nhận được sức mãnh liệt của niềm tin và phép nhiệm màu của Tôn Giáo với loài người"

Hai trong 46 bàn thờ cạnh tiêu biểu (trong đền thờ Thánh Phêrô) trên đây là bàn thờ Giáo Hoàng Alexander VII 1655-1667 (trái) và Giáo Hoàng Innocente XI 1676-1689 (phải)

Bàn thờ cạnh (bên phải trên đây) là bàn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu với Thánh Margarita Alacoque Pháp quốc

Chị có 147 trong tổng số 264 giáo hoàng có mộ ở hầm mộ bên dưới Đền Thờ Thánh Phêrô, còn ngoài ra, ở một nơi nào đó trong Đền Thơ, như mộ của Thánh Giao Hoàng Gioan Phaolô II trên đây, hay của 2 vị giáo hoàng với thi thể của mình như Chân Phước Giáo Hoàng Innocente XI (hình trên) và Thánh giáo hoàng Piô X (hình dưới).

Trong số ngôi mộ của các nhân vật trong Ðền Thờ thánh Phêrô, có 3 phụ nữ là nữ bá tước Matilde di Canossa, hoàng hậu Cristina Thụy Ðiển, và Maria Clementina, hoàng hậu Anh Quốc. Hoàng Hậu Cristina thoái vị sau khi trở lại Công Giáo và được mời tới sống trong triều đình Giáo Hoàng và qua đời tại Roma năm 1689. Tượng trình bày cảnh bà chịu phép rửa lần thứ hai Innsbruck. - Phúc Nhạc (những chi tiết được in nghiêng trong phần Đền thờ và Quảng trường Thánh Phêrô trong phần trên đây, cũng như trong phần Bảo Tàng viện dưới đây, đều được trích dẫn từ Nguyệt San Trái Tim Ðức Mẹ số 269, tháng 5 năm 2000 và vẫn còn được lưu giữ trên mạng toàn cầu cho tới nay http://vntaiwan.catholic.org.tw/vatican/dentho1.htm)

Tấm hình chụp trước tiền đường Đền Thờ Thánh Phêrô có phông cảnh ở đằng sau trên cao là Tông dinh của các vị giáo hoàng

 

 Bảo Tàng Viện Vatican

 

Sau khi dâng lễ trong Đền Thờ Thánh Phêrô và kính viếng nội cung của Đền Thờ, phái đoàn hành hương TĐCTT được dẫn đến Bảo Tàng Viện Vatican

Bấy giờ nắng đã lên đúng như dự báo thời tiết là một ngày nắng duy nhất trong cả chuyến hành hương - nắng lên ngay tại Giáo Đô Vatican, cung lòng của Giáo Hội hoàn vũ.

Trên đường tiến ra khỏi Quảng trường Thánh Phêrô bấy giờ là cả một hàng rồng rắn khách hành hương đang mất giờ chờ chực và được kiểm soát

Toạ lạc tại Viale Vaticano – Rome, bảo tàng Vatican là một trong những bảo tàng lớn nhất trên thế giới. Công trình kiến trúc vĩ đại này là tài sản quý giá của thủ đô Roma và tòa thánh Vatican.

Toàn bộ khu Bảo tàng có 12 nhà trưng bày và 5 dãy hành lang lưu giữ và trưng bày các kiệt tác của 2 danh họa Raphael, Michelangelo và bộ sưu tập các nền văn minh La Mã, Hy Lạp, Ai Cập.

Nơi đây trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật quý giá từ các bộ sưu tập lớn được Giáo hội Công giáo La Mã tạo dựng trong suốt nhiều thế kỷ.

Ở nơi đây, một "bảo tàng" quí giá của Tòa Thánh Roma, khách hành hương hay du lịch cũng cần phải được kiểm soát hành lý và thẻ xanh covid-19

Qua trạm kiểm soát an ninh cả về đồ vật lẫn người, khách hành hương hay du lịch được dẫn đến chỗ lấy ống nghe tai của chính bảo tàng viện

Phái đoàn đang chờ để nhận một ống nghe tai khác được sử dụng cho riêng tại Bảo Tàng viện này thôi, không còn phải ống nghe tai vẫn được sử dụng ở các nơi khác.

Sau đó tiếp tục tiến lên để rồi bị lạc vào một bảo tàng viện phải nói là chưa từng có về nghệ thuật cùng với những thứ bảo cổ hiếm quí trên thế giới này.

Trước khi chiêm ngắm và thưởng thức những gì được lưu giữ và trừng bày trong bảo tàng viện này, phái đoàn TĐCTT được dẫn đến một căn phòng để nghe nữ local tour guide hướng dẫn tổng quát về 2 kiệt tác  đệ nhất nghệ thuật và quí nhất của Michael Archangelo trong bảo tàng viện được nữ hướng dẫn viên này đề cập tới..., đó là 2 kiệt tác nghệ thuật mà những ai nghiên cứu lịch sử sẽ thấy được ghi nhận thế này:

“Sáng thế kỷ” và “Sự phán xét cuối cùng” của Michelangelo được vẽ trên trần và trên tường. Từ khi chúng xuất hiện ở bảo tàng viện này cho đến nay đã hơn 500 trăm năm hai bức họa vẫn khiến cho cả thế giới phải kinh ngạc và ngưỡng mộ. Michelangelo đã mất đúng 4 năm (1508 – 1512) để họa những cảnh trong sách “Sáng thế ký” trên trần nguyện đường Sixtina và phải nằm trên giàn gỗ ngước mặt lên trần để vẽ.

Từ trong phòng nghe hướng dẫn nhìn ra cảnh vật bên ngoài lúc bấy giờ, vòm tháp Đền Thờ Thánh Phêrô hiện lên trước mắt trông rất gần mà lại phải đi một vòng mới tới Bảo Tàng Viện

Chưa hết, nghe xong hướng dẫn, phái đoàn được dẫn đi tiếp, băng qua ở ngoài trời một khu vực khác nữa cũng ở trong lãnh thổ của Quốc Đô Vatican - Vatican City State nhỏ bé nhất thế giới.

Toàn bộ khu Bảo tàng có 12 nhà trưng bày và 5 dãy hành lang nên phái đoàn TĐCTT được dẫn từ dinh thự này đến dinh thự khác... Đôi khi phải băng qua một khoảng không gian ngoài trời.

Ngoài những kiệt tác nghệ thuật hội họa, điêu khắc quý giá cách đây hàng trăm năm, bảo tàng Vatincan còn thu hút du khách bởi cầu thang hình xoắn ốc và những mái vòm cong kéo dài bất tận được trang trí bởi hàng trăm bức họa cầu kỳ....  

Chẳng hạn như kiệt tác “Ngày phán xét cuối cùng của Chúa” được sáng tạo bởi bàn tay tài hoa của Michelangelo. Trần nhà cũng được tô điểm bởi hàng trăm bức họa. Cả cầu thang hình xoắn ốc ở lối ra. Khu trưng bày các tác phẩm điêu khắc....

Khu vực đầu tiên là đủ mọi tượng đá và tượng nào cũng từ một khối đá nguyên, không phải từ khuôn đúc, như các tượng đúc, mà là được các bàn tay đục khoét tượng siêu việt thực hiện.

Tiếp theo là khu vực bảo tàng triển lãm những bức tranh thảm vĩ đại, nhất là bức Chúa Kitô phục sinh

Khu vực bảo tàng triển lãm các bản đồ thế giới, Âu châu và Ý quốc từ xưa còn được lưu giữ

Cảnh sắc bên ngoài nhìn từ khu vực bảo tàng triển lãm các bản đồ qua cửa sổ mở bên phải

Tòa nhà trên đỉnh đồi cao là chính cơ quan Đài Phát Thanh của Tòa Thánh Vatican với nhiều thứ tiếng khác nhau, trong đó có Vatican News tiếng Việt từ 40 năm nay.

Trung tâm và trọng tâm của bảo tàng viện này là chính nguyện đường Sixtine, nơi nổi tiếng bởi được sử dụng để bầu các vị tân giáo hoàng

Bức tranh về Thành Phần Hiệp Sĩ Đền Thờ the Templar Knights ngày xưa với câu tâm niệm: "không vinh danh chúng con mà là vinh danh Chúa"

"NON NOBIS DOMINE, NON NOBIS, SED NOMINI TUO DA GLORIAM"

Nhà nguyện Sistine (/ˌsɪsˈtiːn ˈtʃæpəl/; tiếng Latinh: Sacellum Sixtinum; tiếng Ý: Cappella Sistina [kapˈpɛlla siˈstiːna]; tiếng Anh: Sistine Chapel) là một nhà nguyện trong Điện Tông Tòa, ở Thành Vatican và là nơi ở chính thức của Giáo hoàng. Ban đầu được gọi là Cappella Magna ('Nhà nguyện lớn'), nhà nguyện được đặt theo tên của Giáo hoàng Xíttô IV, người đã xây dựng nó từ năm 1473 đến năm 1481. Kể từ thời điểm đó, nhà nguyện đã đóng vai trò là nơi sinh hoạt tôn giáo và chức năng của các Giáo hoàng. Ngày nay, đây là nơi diễn ra Mật nghị Hồng y, bầu chọn ra Giáo hoàng mới. Sự nổi tiếng của Nhà nguyện Sistine chủ yếu nằm ở các bức bích họa trang trí bên trong, đặc biệt nhất là 2 công trình nghệ thuật: Trần nhà nguyện Sistina và Sự phán xét cuối cùng, đều được chấp bút bởi thiên tài nghệ thuật Michelangelo.  

Nhà nguyện Sistine ban đầu được gọi là Cappella Magna ('Nhà nguyện lớn'), nhà nguyện được đặt theo tên của Giáo hoàng Xíttô IV, người đã xây dựng nó từ năm 1473 đến năm 1481. Kể từ thời điểm đó, nhà nguyện đã đóng vai trò là nơi sinh hoạt tôn giáo và chức năng của các Giáo hoàng. Ngày nay, đây là nơi diễn ra Mật nghị Hồng y, bầu chọn ra Giáo hoàng mới. Sự nổi tiếng của Nhà nguyện Sistine chủ yếu nằm ở các bức bích họa trang trí bên trong, đặc biệt nhất là 2 công trình nghệ thuật: Trần nhà nguyện Sistina và Sự phán xét cuối cùng, đều được chấp bút bởi thiên tài nghệ thuật Michelangelo. Trong thời kỳ trị vì của Giáo hoàng Xíttô IV, một nhóm họa sĩ thời Phục hưng Ý bao gồm Sandro BotticelliPietro PeruginoPinturicchioDomenico Ghirlandaio và Cosimo Rosselli, đã tạo ra một loạt các bức bích họa mô tả Cuộc đời của Moses (Life of Moses) và Cuộc đời của Chúa Kitô (Life of Christ), bù đắp bằng những bức chân dung của Giáo hoàng ở trên và xếp nếp trompe-l'œil bên dưới. Những bức tranh này được hoàn thành vào năm 1482, và vào ngày 15/08/1483, Xíttô IV đã cử hành thánh lễ đầu tiên tại nhà nguyện Sistine cho Lễ Đức Mẹ Lên Trời, tại buổi lễ này nhà nguyện được thánh hiến và dành riêng cho Đức Trinh Nữ Maria.[4][5]  

Giữa năm 1508 và 1512, dưới sự bảo trợ của Giáo hoàng Giuliô IIMichelangelo đã vẽ bích hoạ cho trần nhà nguyện, một dự án đã thay đổi dòng chảy nghệ thuật phương Tây và được coi là một trong những thành tựu nghệ thuật lớn của nền văn minh nhân loại.[6][7] Sau sự kiện Bao vây thành Roma (1527)Michelangelo trở lại Vatican và trong khoảng thời gian từ 1535 đến 1541, ông đã vẽ bức bích hoạ Bản án cuối cùng (The Last Judgment) cho Giáo hoàng Clêmentê VII và Phaolô III.[8] Sự nổi tiếng của các bức tranh của Michelangelo đã thu hút rất nhiều du khách đến nhà nguyện kể từ khi chúng được tiết lộ cách đây 500 năm. (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_nguy%E1%BB%87n_Sistina) 

Bừa họa gần nguyện đường Sixtine họa lại cảnh Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX tuyên bố tín điều Mẹ Maria Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội

Trước khi vào nguyện đường Sixtine, phái đoàn TĐCTT lại đưoọc nhắc là im lặng và không chụp hình.

Bởi thế, có thể xem 2 tấm hình bé tĩnh chụp được ở trên tường gần nguyện đường này để biết cấu trúc và các họa phẩm bên trong nhà nguyện này

2 tấm hình đều cho thấy cảnh vị tân giáo hoàng Gioan Phaolô II vừa được bầu chọn làm giáo hoàng ngày 16/10/1978

Hình như Nguyện đường Sixtine ở chính giữa, hai bên là các hành lang của bảo tàng viện, bởi thế, ra khỏi nhà nguyện này phái đoàn TĐCTT lại tiếp tục các hành lang khác của bảo tàng viện Vatican.

Bởi toàn bộ khu Bảo tàng Vatican có tất cả 12 ngôi nhà trưng bày cùng với 5 dãy hành lang chứ không phải ít

phần đầu của phía bảo tàng viện bên này toàn là bảo vật cố quí về đạo giáo hơn là thuần nghệ thuật như các giẫy hành lang bên kia

Từ bên trong bảo tàng viện xin xuống khu vườn Vatican

Ở trên nóc tòa nhà cao trên đồi là khu vực của Đài Phát Thanh Vatican

Ở lối gần cuối có một gian bán kỷ vật

Vẫn từ bên trong bảo tàng viện trên cao nhìn xuống những khu vực khác trong Vatican

Mái vòm to lớn của Ðền Thờ Thánh Phêrô do Michelangelo vẽ kiểu nhìn xuống thành Roma, trở thành điểm hội tụ lý tưởng nhắc nhớ ngôi mộ đơn sơ của Thánh Phêrô, là Ðá Tảng trên đó Chúa Kitô đã xây dựng Giáo hội của Ngài. 

Trong bảo tàng viện này còn có gian bán những thứ dược phẩm Vatican

 một tiệm cà phê ở ngay bên trong như để khách hành hương hay du lịch tạm dừng chân trước khi đi tiếp một khu vực khác của bảo tàng viện

Bởi toàn bộ khu Bảo tàng Vatican có tất cả 12 ngôi nhà trưng bày cùng với 5 dãy hành lang chứ không phải ít

và cho tới đây phái đoàn hành hương TĐCTT được dẫn đến một khu bảo tàng cuối cùng

Từ mất phương hướng đến ngạc nhiên, từ sự ham tìm hiểu đến mong muốn biết các nền văn hóa và truyền thống xa xưa. Đó là hành trình đầy cảm xúc của những người đã đến Vatican để chiêm ngưỡng những kiệt tác của Raphael và Michelangelo, rồi sau đó bước vào những căn phòng mới của Bảo tàng Dân tộc học, nay được gọi là Anima Mundi (linh hồn của thế giới). Đây không chỉ là địa điểm triển lãm như các khu triển lãm khác, nhưng theo cái nhìn của sự hòa nhập và đối thoại, một không gian để gắn kết, một dấu hiệu của sự tôn trọng các tiêu chuẩn thẩm mỹ không mang tính “Châu Âu”. Ở đây nghệ thuật được kết hợp ở số nhiều, theo cách tiếp cận Công giáo toàn cầu, phổ quát. Đây là một bảo tàng có trung tâm là vùng ngoại vi.

Hạt nhân đầu tiên bắt nguồn từ việc trao tặng các tác phẩm thời tiền Colombia hơn 300 năm trước. Nhưng điểm khởi đầu thực sự cho bộ sưu tập này là Triển lãm Truyền giáo Phổ quát được Đức Giáo hoàng Piô XI mong muốn vào năm 1925 tại Vatican. Vào thời điểm châu Âu đang bị tàn phá bởi tinh thần của chủ nghĩa dân tộc, một triệu người có cơ hội chiêm ngưỡng hơn 100 ngàn hiện vật từ khắp nơi trên thế giới, cả từ những vùng đất bị có cái nhìn định kiến là “hoang dã”. Đó là một minh chứng hùng hồn về Giáo hội với những cánh cửa rộng mở.

40 ngàn hiện vật vẫn còn ở trong Thành Vĩnh cửu. Số phận của các hiện vật này được niêm ấn bởi Tự sắc Quoniam tam praeclara của Đức Pio XI, vào ngày 12/11/1926, thành lập Bảo tàng Truyền giáo Dân tộc học. Ban đầu được chỉ đạo bởi cha Wilhalem Schmidt và được đặt trong Toà nhà Lateranô. Dưới thời thánh Giáo hoàng Phaolô VI, vào những năm 70, được chuyển đến Bảo tàng Vatican. Bảo tàng Anima Mundi là một nơi không định giới. Ngày 18/10/2019, dịp khánh thành phòng triển lãm, Đức Thánh Cha nói: “Bất cứ ai bước vào nơi này, đều cảm thấy rằng trong ngôi nhà này cũng có một chỗ cho mình, cho dân tộc, truyền thống, văn hóa của mình. Tất cả các dân tộc đang ở đây, dưới bóng của mái vòm đền thờ Thánh Phêrô, gần với trái tim của Giáo hội và Giáo hoàng”.

Ngày nay, Bảo tàng Anima Mundi có khoảng 80 ngàn hiện vật và tác phẩm nghệ thuật đến từ châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Úc, châu Á, thế giới Hồi giáo cũng như các nền văn minh thời tiền sử và tiền Colombia. Cha Nicola Mapelli thuộc Hội Giáo hoàng Truyền giáo Hải ngoại (Pime), Quản đốc Bảo tàng Anima Mundi giải thích: “Các hiện vật là những đại sứ văn hóa, nói về các dân tộc từ đó nó được mang đến: từ Papua New Guinea đến Alaska, từ Úc đến sa mạc Sahara đến châu Á. Tính năng động và sức sống đặc trưng cho lịch sử của các hiện vật. Thực tế, loại hình nghệ thuật này chưa bao giờ chết và luôn chuyển động. Ngày nay, nó tiếp tục nuôi dưỡng mối quan hệ với các địa điểm và dân tộc xuất xứ, với niềm tin và tầm nhìn của họ về cuộc sống”. Đây là một bộ sưu tập tổng hợp, là tuyên ngôn và tiếng nói của các nhóm dân mà quyền cơ bản của họ thường bị đe doạ hoặc vi phạm.

Hầu hết các hiện vật trong Bảo tàng Anima Mundi là những món quà mà các Giáo hoàng nhận được trong những thế kỷ trước hoặc những món quà được gửi đến Vatican từ những vùng đất xa xôi. Một số đã được “hồi hương”: ví dụ như trường hợp của một tsantsa, một đầu người khô, được sử dụng cho các mục đích nghi lễ của bộ tộc Jivaro ở Amazon, gần đây đã được bảo tàng Vatican cho “hồi hương” về Ecuador. Đằng sau mỗi hiện vật là một câu chuyện. Cuộc gặp gỡ cảm động đã diễn ra giữa cha Mapelli với hậu duệ của tác giả của một trong những cây cột được chạm khắc và sơn ở quần đảo Tiwi, trên các vùng lãnh thổ của thổ dân giữa Úc và Indonesia. Cha nói: “Ở tuổi 80, người phụ nữ này nhớ đến người ông, người mà khi bà còn nhỏ, đã đặt bà lên đầu gối khi ông khắc những chiếc cột này, nói với bà rằng những gì ông đang làm là dành cho một người ở rất xa và rất quan trọng: đó là Giáo hoàng! Người phụ nữ này ôm chầm lấy tôi vì bằng một cách nào đó, tôi đã kể cho bà nghe câu chuyện của bà và ông của bà”. (Những chi tiết về Bảo tàng Anima Mundi được in nghiêng trên đây được trích từ Vatican News Việt ngữ: https://www.vaticannews.va/vi/vatican-city/news/2021-12/bao-tang-anima-mundi-dan-toc-vatican.html)

Trước khi đi bộ xuống cầu thang chôn ốc để hoàn toàn ra khỏi bảo tàng viện Vatican còn có trạm bưu điện Vatican nữa.

Bảo tàng viện Vatican còn thu hút khách du lịch và hành hương ở nơi cái thang chôn ốc hết sức nghệ thuật để tiễn biết họ từ trong ra ngoài

Một trong những nguồn thu nhập chính của Vatican là Bảo tàng Vatican, nơi đón trung bình khoảng 20.000 lượt khách mỗi ngày.

Bảo tàng này đã phải đóng cửa từ ngày 08/03 do virus corona.

Tòa Thánh đã mất khoảng hơn 20 triệu euro thu nhập từ vé vào Bảo tàng, cộng với các chi phí về tiền lương và chi phí hoạt động.  

Sau khi đóng cửa từ ngày 08/03/2020 để phòng ngừa sự lây lan của virus corona, như các viện bảo tàng trên toàn nước Ý, Bảo tàng viện Vatican cũng đã mở cửa lại vào ngày 18/05/2021.

Trong thời gian đóng cửa, Bảo tàng Vatican đã tổ chức các tour “ảo”, nghĩa là các chuyến tham quan viện bảo tàng trên mạng internet có hướng dẫn. Nhưng như Đức cha Vergez Alzaga, Tổng Thư ký của Phủ Thống đốc thành Vatican khẳng định: “Các tour tham quan trên mạng được tăng cường, nhưng chúng ta có nhu cầu rất lớn về thực tế, một nhu cầu tha thiết. Chúng ta đừng quên rằng người dân là những người làm cho Bảo tàng sống động và chỉ có trải nghiệm thực sự của Bảo tàng làm cho con người sinh động. Kinh nghiệm ‘ảo’ không bao giờ có thể thay thế thực tế vì để thưởng thức nghệ thuật cần có đôi mắt và trái tim.”

Trong thời gian đóng cửa, vì ý thức rằng bảo vệ sức khỏe là ưu tiên hàng đầu, Bảo tàng chỉ duy trì những hoạt động thiết yếu với khoảng 30 nhân viên làm việc mỗi ngày. Đây là một tỷ lệ rất thấp nếu so với con số toàn thể các nhân viên và cộng tác viên của Bảo tàng, khoảng 1.000 người, bao gồm những người bảo vệ, các nhà sử học về nghệ thuật, nhân viên phục chế, nhân viên hành chính và các công ty dịch vụ khác nhau. 

Đức cha Alzaga nói rằng thời gian đại dịch là “những tháng im lặng” nhưng “đối với những người đã muốn và vẫn muốn, trên trang web chính thức, chúng tôi cung cấp nhiều chuyến tham quan ảo Bảo tàng, bao gồm cả Nhà nguyện Sistine. Ngoài ra, một tài khoản Instagram chính thức @vaticanmuseums đã hoạt động được vài tháng, tại đó mỗi ngày chúng tôi trình bày một tác phẩm từ các bộ sưu tập của Tòa Thánh.” 

Trong thời gian đầu, chỉ nhận khách đăng ký online. Đức cha Alzaga cho biết Bảo tàng Vatican đang chuẩn bị mở lại các sinh hoạt và giải thích rằng Bảo tàng chỉ nhận khách tham quan đã đăng ký trước và phải đeo khẩu trang. Bảo tàng sẽ gắn các máy đo thân nhiệt ở lối vào. Chắc chắn trong một thời gian dài Bảo tàng sẽ không thể đón các nhóm đông người.

Phái đoàn hành hương TĐCTT thật may mắn khi đi hành hương trong thời điểm Bảo Tàng viện đã chẳng những tái nhận khách mà còn nhận cả nhóm đông người, trong đó có phái đoàn TĐCTT!

Trước khi đi tiếp đến 2 đền thờ còn lại là Đền Thờ Đức Bà Cả và Đền Thờ Gioan Laterano, phái đoàn được nghỉ trưa 1 tiếng ăn trưa và mua sắm ở gần Quảng trường Thánh Phêrô...

Nhưng phái đoàn cần phải đi vòng trở lại để sau thời gian nghỉ trưa 1 tiếng còn ra xe bus cho gần.

Đây là một công viên nho nhỏ sát với Quảng trường Thánh Phêrô... ngoài trời có bóng cây che nắng mát mẻ

Vừa ăn trưa vừa thưởng thức ca nhạc của những tay du ca hát dạo

 

Đền thờ Đức Bà Cả  

 

Gọi là đền thờ Đức Bà Cả vì đây là đền thờ đầu tiên lớn nhất dâng kính Đức Mẹ bên Tây Phương.

Nhưng đền thờ còn có ba tên gọi khác nữa: là đền thờ Liberio, đền thờ Đức Bà Xuống Tuyết và đền thờ Máng Cỏ.

Truyền thuyết kể rằng đêm ngày mùng 4 tháng 8 năm 352, Đức Mẹ hiện ra với ĐGH Liberio và nhà quyền quý Giovanni, và xin xây một đền thờ dâng kính Đức Mẹ. Khi ĐGH hỏi Mẹ muốn xây đền thờ ở đâu, thì Đức Mẹ trả lời: “Ngày mai, con thấy tuyết rơi ở đâu, thì xây đền thờ ở đó”.

Sáng hôm sau mùng 5 tháng 8 tuyết rơi trên đồi Esquilino. Tháng 8 là mùa hè trời Roma rất nóng, nhưng tuyết đã rơi trên đồi Esquilino, là một trong 7 trái đồi của Roma.

Truyền thuyết kể rằng đêm ngày mùng 4 tháng 8 năm 352, Đức Mẹ hiện ra với ĐGH Liberio và nhà quyền quý Giovanni, và xin xây một đền thờ dâng kính Đức Mẹ. Khi ĐGH hỏi Mẹ muốn xây đền thờ ở đâu, thì Đức Mẹ trả lời: “Ngày mai, con thấy tuyết rơi ở đâu, thì xây đền thờ ở đó”. Sáng hôm sau mùng 5 tháng 8 tuyết rơi trên đồi Esquilino. Tháng 8 là mùa hè trời Roma rất nóng, nhưng tuyết đã rơi trên đồi Esquilino, là một trong 7 trái đồi của Roma. Vương cung thánh đường vẫn duy trì hình dạng xưa kia.

Vào năm 1377 khi từ Avignon trở về Roma ĐGH Gregorio XI cho  xây tháp chuông theo kiểu Roman. Tháp cao 75 mét và là tháp chuông kiểu roman cuối cùng cao nhất Roma. Bên trên có 5 quả chuông, trong đó có một quả tên là “quả chuông bị lạc”, được gióng lên vào lúc 9 giờ tối. Người ta kể rằng chính nhờ nghe tiếng chuông kêu, mà một bé gái mục đồng chăn chiên đi lạc đã định hướng và về được tới nhà bằng an.

Giữa các thế kỷ XVI-XVII hai Giáo Hoàng Sisto V và Phaolo V cho xây thêm hai nhà nguyện mang tên các vị là nhà nguyện Sistina bên phải và nhà nguyện Paolina bên trái. Vào thế kỷ XVII ĐGH Clemente X cho xây thang cấp mặt sau đền thờ. Tiếp đến ĐGH Biển Đức XIV cho tu sửa lại hết, và xây thêm mặt tiền như hiện nay. Mặt tiền do kiến trúc sư Ferdinando Fuga xây năm 1743, gồm một hành lang tiền đường trang hoàng cột, trên có bao lơn phép lành gồm 3 vòm, với hai dinh thự hai bên là nơi cư ngụ của các kinh sĩ đền thờ.

Trên bao lơn còn có các bức khảm đá mầu của mặt tiền cũ của đền thờ thuộc cuối thế kỷ XIII, do Filippo Rosuti làm. Bên trên có hình Chúa Kitô ban phép lành giữa các biểu tượng của bốn thánh sử, Đức Trinh Nữ, các thiên thần và các thánh. Bên dưới là các cảnh cuộc đời của ĐGH Liberio bao gồm cả phép lạ tuyết rơi.

Đền thờ còn có hai tên gọi khác nữa là đền thờ Liberio theo tên của ĐGH, hay đền thờ Đức Bà xuống tuyết, để ghi nhớ phép lạ này. Ngày nay cứ tới ngày mùng 5 tháng 8 biến cố tuyết rơi được nhắc lại bằng một trận mưa các cánh hoa trắng, hay sau này bằng bột xà phòng giả làm tuyết được thổi từ bao lơn đền thờ.

Trước khi vào khu vực của đền thờ, mọi người đều phải qua trạm kiểm soạt an toàn về cả vật lẫn người

Ngoài ra đền thờ còn có tên gọi thứ bốn là Đền thờ Máng Cỏ, vì bên dưới bàn thờ tuyên xưng đức tin có giữ hai thanh gỗ lấy ở máng cỏ Bếtlêhem bên Thánh Địa, và được đựng trong một hộp thuỷ tinh có viền trang hoàng bằng bạc rất đẹp, do ông Valadier làm.

Tại quảng trường trước đền thờ là cây cột có tượng Đức Mẹ được dựng lên năm 1854 kỷ niệm biến cố ĐGH Pio IX tuyên bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Sau khi Công Đồng Chung Êphêxô nhóm họp năm 431 và tuyên bố tín điều Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa Theotokos, Vương cung thánh đường đã được ĐGH Sisto III cho xây lại giữa các năm 432-440. Vào thế kỷ XII, giữa các năm 1145-1153, đền thờ được ĐGH Eugenio III cho sửa rộng ra, xây thêm khu vực dành cho các dự tòng phiá trước có trang hoàng cột, và cho làm nền lát đá cẩm thạch mầu kiểu Cosmati. Giữa các năm 1288-1292 ĐGH Nicolò IV cho xây cung thánh mới, và giao cho ông Jacopo Torriti trang hoàng với các bức khảm đá mầu rất đẹp.

Cửa đồng chính giữa do ông Ludovico Pogliaghi tạc năm 1940 với các cảnh tả lại cuộc đời Đức Mẹ, các ngôn sứ, các thánh sử và 4 phụ nữ của Thánh Kinh Cựu Ước diễn tả trước vai trò của Đức Trinh Nữ Maria trong lịch sử cứu độ. Chính giữa là Chúa Kitô phục sinh giống hình in trên tấm khăn liệm thành Torino, hiện ra với Mẹ Maria được diễn tả như là “Sự cứu rỗi của dân thành Roma”. Trên cao bên trái là cảnh Truyền Tin gần giếng nước, lấy từ Phúc Âm mạo thư; bên phải là Chúa Thánh Thần hiện xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần. Bên dưới phía trái là Công Đồng Chung Êphêxô xác định tín điều Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa Theotòkos; bên phải là Công Đồng Chung Vaticăng II xưng tụng Đức Mẹ là Mẹ Giáo Hội. Trên cửa cũng có huy hiệu của Đức Gioan Phaolô II và phiá dưới là huy hiệu của ĐHY Furno, Linh mục trưởng vương cung thánh đường và huy hiệu của Hội Hiệp Sĩ Thánh Mộ. Bên trái là Cửa Thánh được Đức Gioan Phaolô II làm phép ngày mùng 8-12-2001 do nhà điêu khắc Luigi Mattei tạc, và do Hội Hiệp Sĩ Thánh Mộ Giêrusalem dâng cúng.

Đó là lý do bên hình Đức Mẹ, ở trên hình Mẹ là danh xưng Mẹ Thiên Chúa - Mater Dei và ở dưới hình Mẹ là 2 hàng chữ Công Đồng Chung Ephêsô 431, công đồng đã tuyên bố tín điều Thánh Mẫu đầu tiên trong 4 tín điều Thánh Mẫu, và bên hình Chúa Phục Sinh, ở trên là danh xưng Mẹ Giáo Hội Mater Ecclesiae và bên dưới là 2 hàng chữ Công Đồng Chung Vaticanô II là công đồng, qua ĐTC Phaolô VI đã tuyên bố ngày 21/11/1964 khi ngài ban bố Hiến Chế tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium - Ánh Sáng Muôn Dân.

Chưa hết, bên hình Đức Mẹ, ở dưới và bên phải, còn có một huy hiệu kèm theo câu tâm niệm Ardere et Lucere - Bừng Lên và Chiếu Sáng, của Dòng Xitô, câu xuất phát từ bài giảng của Thánh Bênađô trong thế kỷ thứ 12; còn bên hình Chúa Phục Sinh, là huy hiệu kèm theo câu tâm niệm Deus to Vult - Thiên Chúa muốn thế, của Dòng Mộ Thánh (1824) và của Cuộc Thánh Chiến Đầu Tiên 1096-1099.

Họa đồ nội cung của đền thờ được treo ở hành lang của đền thờ. Ngoài ra, cũng ở giẫy hành lang mặt tiền đền thờ, không kể những gì là chính yếu như Cửa Thánh trên đây, bên phải còn có tượng đồng của  Philipphê IV, vua Tây Ban Nha, là quốc gia đỡ đầu đền thờ Đức Bà Cả, do Giovanni Lucenti tạc năm 1692. Tây Ban Nha là nước bảo trợ Đền Thờ Đức Bà Cả. Vì thế hàng năm triều đình Tây Ban Nha vẫn gửi tiền về Roma tài trợ cho các Kinh Sĩ đền thờ để họ cầu nguyện cho hoàng gia và dân nước Tây Ban Nha. Bên trong đền thờ còn giữ được nguyên vẹn hình thái của thế kỷ thứ V thời ĐGH Sisto III.

Bên trong đền thờ còn giữ được nguyên vẹn hình thái của thế kỷ  thứ V thời ĐGH Sisto III. Đền thờ dài 86 mét có hai hàng gồm 36 cây cột cẩm thạch và nham thạch lớn, đầu chạm trổ theo kiểu Ionic, chia đền thờ thành 3 gian dọc. Nền đền thờ lát đá cẩm thạch mầu và trang hoàng theo kiểu Cosmati dưới thời ĐGH Eugenio III, thuộc giữa thế kỷ XII, do hai nhà quyền quý Roma là ông Scoto Paparoni và con là Giovanni dâng tặng ĐGH Eugenio III.

Gian giữa được soi sáng với 21 cửa sổ mỗi bên, nhưng phân nửa đã bị xây kín lại. Trên các cửa sổ bị xây kín lại có các bức bích họa kể lại cuộc đời Đức Mẹ. Phiá dưới hai bên có các bức khảm đá mầu diễn tả các cảnh Cựu Ước: bên trái là lịch sử cuộc đời các tổ phụ Abraham, Giacóp và Igiaác; bên phải là cuộc đời của ông Môshê và ông Gioduê. Trên tổng số 42 bức khảm đá mầu, trong đó nhiều bức diễn tả hai cảnh chồng lên nhau, chỉ còn lại 27 (12 bên trái và 15 bên phải), sau vụ sửa sang đền thờ hồi thế kỷ XVII.

Trần đền thờ bằng gỗ trang hoàng hình hộp, do kiến trúc sư Giuliano da Sangallo và em là Antonio làm hồi thế kỷ XV. Một trăm ký vàng mạ trần đền thờ do Cristoforo Colombo đem từ Perù về, và được hoàng hậu Isabella và vua Ferdinando biếu ĐGH Alessandro VI.

Trên cùng của Khải hoàn môn có vòng tròn ở giữa có hình một ngai vua, bên trên có áo hoàng bào và vương trượng. Bức khảm đá mầu muốn nói rằng Chúa Giêsu Vua không ở trên trời nữa, vì Ngài đã xuống thế nhập thể làm người trong lòng Trinh Nữ Maria để cứu chuộc nhân loại. Nó cũng nhắc lại tín điều Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa như được khẳng định trong Công Đồng Chung Êphêxô năm 431.

Tượng Nữ Vương Hoà Bình và Nữ vương vũ trụ, do ĐGH Biển Đức XV cho làm để tạ ơn Đệ Nhất Thế Chiến chấm dứt. Tượng do Guido Galli tạc. Gương mặt Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng đượm nét buồn vì loài người bắn giết nhau và gây ra bao nhiêu tàn phá đổ vỡ thương đau một cách vô lý và vô ích. 

Bàn thờ tuyên xưng đức tin do kiến trúc sư Vespignani xây lại năm 1864. Bên dưới có bức tượng Thánh Giáo Hoàng Pio IX quỳ cầu nguyện, do Ignazio Jacometti tạc năm 1880. và do ĐGH Leô XIII truyền đặt tại đây.

Trước tượng là bàn thờ với hộp thánh tích bằng kính hình bầu dục đựng hai thanh gỗ lấy từ Bếtlehem về. Hộp do Valadier làm, và do nữ đại sứ Bồ Đào Nha dâng cúng.

Bên trên bàn thờ có tàn che dựng trên bốn cây cột bằng đá vân ban do kiến trúc sư Ferdinando Fuga tạc hối thế kỷ XVIII. Hòm đá vân ban dưới bàn thờ đựng xương thánh Matthia và các Thánh khác. 

Bức khảm đá mầu tuyệt đẹp trong cung thánh do Iacopo Torriti làm năm 1295, diễn tả cảnh Chúa Giêsu đội triều thiên cho Đức Mẹ giữa triều thần thánh trên trời. Dưới chân Đức Mẹ và Chúa Giêsu có mặt trời, mặt trăng và ca đoàn các thiên thần đang thờ lậy. Thêm vào đó là thánh Phêrô, Phaolô, thánh Phanxicô thành Assisi và ĐGH Nicolò IV bên trái; Thánh Gioan Tẩy Giả, thánh sử Gioan, thánh Anton và  ĐHY Colonna là người trang trải chi phí, bên phải.

Phần còn lại của bức khảm đá mầu gồm các cành nảy sinh từ hai gốc cây ở hai đầu ngoài cùng. Ở nền bức khảm đá mầu là cảnh Đức Mẹ ngủ, theo các hình vẽ icone bisantin, được phổ biến bên Tây Phương sau các cuộc thập tự chinh. Đức Mẹ nằm trên giường, trong khi các thiên thần chuẩn bị lấy xác Đức Mẹ đi, trước cái nhìn kinh ngạc của các Tông Đồ. Chúa Kitô đang chờ đợi trên trời, cầm trong vòng tay linh hồn trong trắng của Mẹ. Còn có hình của 2 tu sĩ Phanxicô và một giáo dân đầu đội mũ theo kiểu của thế kỷ XII.

Bên dưới là bức tranh Giáng Sinh của họa sĩ Mancini, được ĐGH Biển Đức XIV cho đặt tại đây. Giữa các cây cột trang hoàng kiểu ionicô là các bức chạm nổi của Mino del Reame trình bầy cảnh chúa Giêsu sinh ra, phép lạ tuyết rơi, việc ĐGH Liberio thành lập vương cung thánh đường, cảnh Đức Mẹ hồn xác lên trời và Ba Vua thờ lậy Chúa Hài Nhi.  

Đền thờ Đức Bà Cả được trang hoàng với các bức khảm đá mầu rất đẹp thuộc thế kỷ thứ V. Bắt đầu từ bên trái Khải hoàn môn với cảnh  Melkisêđê là vua và là thầy cả tễ lễ cho Thiên Chúa. Không kể các bức khảm đá mầu dọc gian giữa của đền thờ kể lại cuộc đời của các tổ phụ Abraham, Giacóp, hai ông Môshê và Gioduê, trong số các bức khảm đá mầu quý và cổ xưa có các bức khảm đá mầu của Khải hoàn môn.

Khải hoàn môn khảm đá mầu tả lại vài cảnh trong cuộc đời thơ ấu của Chúa Giêsu, trong đó có vài cảnh lấy hứng từ các Phúc Âm mạo thư. Bên trên từ trái là cảnh Truyền tin trong đó Đức Maria mặc như một công chúa Roma tay cầm cái thoi đang dệt một khăn mầu đỏ dùng cho Đền Thờ, nơi Mẹ đã phục vụ. Tiếp đến là cảnh báo tin cho Giuse, Ba Vua thờ lậy Chúa Hài Nhi, cảnh tàn sát các hài nhi Bếtlêhem. Người đàn bà có áo choàng xanh da trời quay lưng lại các phụ nữ khác là thánh Elidabét chạy trốn với Gioan Tẩy Giả trên tay. Bên phải khải hoàn môn là cảnh dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ, chạy trốn sang Ai Cập, Thánh gia gặp Afrodisio, quan tổng trấn thành Sotine bên Ai Cập. 

Bên phải gian giữa gần cửa vào là đài kỷ niệm ĐGH Clemente IX, do kiến trúc sư Carlo Rainaldi xây năm 1671. Bên trái là đài kỷ niệm ĐGH Nicola IV, do kiến trúc sư Domenico Fontana xây năm 1574. Trong vương cung thánh đường Đức Bà Cả có mộ của 9 Giáo Hoàng được chôn cất tại đây, trong đó có Đức Sisto V và Đức Pio V, dòng Đa Minh, là vị Giáo Hoàng của Kinh Mân Côi.

Gian bên phải nhà nguyện đầu tiên có giếng rửa tội do Flaminio Ponzio xây năm 1605. Bồn bằng đá vân ban thuộc năm 1852. Trên bàn thờ có bức tranh “Đức Mẹ hồn xác lên trời” do Bernini hoàn thành năm 1611. Bên phải nhà nguyện là phòng thánh có các tác phẩm của Mino del Reame. Bên trái là nhà nguyện thánh Micae, trên trần có các tranh Bốn thánh sử của Lorenzo di Viterbo.

Bên phải là nhà nguyện Sistina hay nhà nguyện Thánh Thể do Domenico Fontana xây cho ĐGH Sisto V năm 1585. Nhà nguyện được trang hoàng với rất nhiều tượng và các bức bích họa, với mộ của ĐGH Pio V, tượng do Leonardo da Sarzama tạc, và mộ ĐGH Sisto V, tượng do Valsoldo tạc. Cả hai mộ do Domenico Fontana xây. Chính giữa dưới bàn thờ có hình nhà thờ cũ bằng đồng là nhà nguyện máng cỏ được Arnolfo di Cambio tu sửa hồi thế kỷ XIII. Ông cũng là tác giả của các bức tuợng nhỏ trên khải hoàn môn nhà nguyện Sistina và các tượng trong vòm nhà nguyện. Cuối gian phải là mộ ĐHY Gonsalvo Rodriguez  do Giovanni Cosma tạc năm 1299. 

Bên cạnh nhà nguyện Thánh Thể ở bên phái đền thờ từ cung thánh xuống là nhà nguyện Thánh Mẫu có tấm hình Đức Trinh nữ là Phần rỗi của Dân thành Roma.

Nhà nguyện này là nơi ĐTC Phanxicô có thói quen hay tới để cầu nguyện cùng Đức Mẹ mỗi khi có những biến động trong Giáo Hội hay trên thế giới (như đại dịch năm 2020)

Nhất là vào trước và sau mỗi chuyến tông du của ngài, để dâng Mẹ trước khi đi và cảm tạ Mẹ sau khi về, với một bó hoa kèm theo.

Đột nhiên bé tĩnh hứng khởi nói với nữ local tour guide đi xin phép nhân viên trực trong đền thờ bấy giờ để được hát một bài trong nguyện đường này, và đã được phép

Phái đoàn TĐCTT đã hát bài cầu cho Đức Giáo Hoàng, như vẫn hát cầu như vậy sau mỗi chuỗi Mân Côi và Chuỗi Thương Xót hằng ngày, vì đây là Chuyến Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh liên quan đến chung Giáo Hội và riêng vị Giáo Hoàng kế vị Thánh Phêrô đại diện Chúa Kitô trên trần gian, và lại còn hát ở một nơi vị giáo hoàng đương kim Phanxicô vẫn đến cầu cùng với Đức Mẹ nữa. Thật là chính đáng.

Nhà nguyện cuối cùng bên phải do Martino Longhi xây năm 1559, bên trong có  mộ ĐHY Bartolomeo Cesi, do Giacomo della Porta xây. Trên bàn thờ có bức tranh “Thánh Catarina tử đạo” do Girolamo da Sermoneta vẽ. Bên trên Cửa Thánh là mộ các HY Philippe de Levis và Eustache do Giovanni Dalmata xây năm 1489. - Linh Tiến Khải http://www.archivioradiovaticana.va/storico/2017/06/11/%C4%91%E1%BB%81n_th%E1%BB%9D_%C4%91%E1%BB%A9c_b%C3%A0_c%E1%BA%A3/vi-1318346 (những chi tiết được in nghiêng về Đền Thờ Đức Bà Cả này từ tác giả và cái link kèm theo).

Một cửa tiệm tiêu biểu bên đường từ đoạn đường bộ hành từ Đền Thờ Đức Bà Cả trở về xe bus của phái đoàn TĐCTT, để được chở đến Đền Thờ Gioan Laterano gần đó

 

Đền thờ Gioan Laterano

 

Ở đâu cũng thấy vết chân và dấu ấn của Thánh Phnxicô Assisi, và đó là lý do ngài đã được tôn phong là Thánh Quan Thày của Ý quốc!

Tượng của ngài được dựng ở công viên trước một bồng bênh xe và Đền Thờ Gioan Latêranô, một đền thờ đã được vị giáo hoàng hợp thức hóa dòng của ngài sau giấc mơ thấy ngài đỡ đền thờ này đang sụp đổ.

Gần Ðền thờ có tường thành do Hoàng đế Aurelio xây vào thế kỷ thứ III và có cổng San Giovanni. Phía trước Ðền thờ có đài kỷ niệm với tượng thánh Phanxico Assisi, nhắc lại sự tích vào năm 1210, thánh nhân cùng với các bạn đến Laterano để xin Ðức Giáo Hoàng Innocentê III phê chuẩn luật dòng của mình. 

Ðền Thờ Thánh Gioan tại Laterano, mẹ của tất cả các nhờ thờ và là Nhà Thờ Chính Tòa của Giáo Phận Roma.

Latêranô là thánh đường lâu đời nhất trong bốn vương cung thánh đường ở Roma. Chính hoàng đế Constantine đã dâng hiến cho Giáo Hội trước năm 311. Từ đó, thánh đường Latêranô luôn luôn là trung tâm của đời sống Kitô hữu trong thành phố; dinh thự của các Ðức Giáo Hoàng và là nhà thờ chánh tòa của Roma.

Qua nhiều thế kỷ, năm Công Ðồng chung và nhiều nghị hội địa phận đã nhóm họp tại Thánh Ðường Latêranô. Chính vì thế, thánh đường Latêranô xứng đáng "Mẹ của các giáo đường khắp thế giới".

Cũng nên nhắc lại rằng, cho đến năm 1377, dinh của Ðức Giáo Hoàng là Ðiện Laterano, cạnh đền thờ Thánh Gioan. Tại đây, vào năm 1300, Ðức Bonifacio VIII đã ký sắc chỉ khai mạc Năm Thánh đầu tiên trong lịch sử Giáo hội. Tuy nhiên, hồi đó, các tín hữu chỉ phải đi viếng Ðền Thánh Phêrô, và mãi đến Năm Thánh lần thứ hai vào năm 1350, Ðền Thờ Thánh Gioan mới được ghi vào số các nhà thờ cần kính viếng.  

Ðể chuẩn bị cho Ðại Năm Thánh 2000, theo lời yêu cầu của Ðức Hồng Y Ruini, vào năm 1999, Ðền Thờ Thánh Gioan đã có Cửa Thánh mới, bằng đồng, công trình do điêu khắc gia Floriano Bodini thực hiện. Cửa cao 3.60 mét, và chiều ngang rộng 1.90 mét. Cánh cửa diễn tả hình Ðức Mẹ bảo vệ Chúa Hài Ðồng đang hướng lên bên trên có tượng Thánh Giá. Bên trên cửa có huy hiệu Giáo Hoàng. Bên phải của tượng có hàng chữ Latinh Christus Heri Hodie Semper - Chúa Kitô hôm qua, hôm nay cho đến muôn đời.

Vào cuối thế kỷ thứ III, Ðế quốc Roma theo chế độ "Tứ đầu chế" tức là có 4 vị tiểu hoàng đế trị vì: tại vùng Nocomedia có Hoàng đế Diocleziano, vùng Sirmium có Hoàng đến Galerio, vùng Milano có Hoàng đế Massimio và vùng Trevi có Hoàng đế Costanzo Chlore. Ngày 28 tháng 10 năm 312, tướng La Mã Constantino (306- 337) con của hoàng đế Costanzo Chlore chiến thắng quân của hoàng đế Massenzio (306- 312) là con của Hoàng đế Massimio ở cầu Milvio, và khải hoàn tiến vào Roma. Ngày nay chúng ta còn thấy Khải hoàn môn Constantinô ở cạnh đấu trường Côlôseum ghi nhớ việc ông khải hoàn tiến vào thành Roma. Sau đó ông trở thành hoàng đế Roma ở đế quốc Tây Phương. Nhờ vào dấu hiệu Thánh giá trên bầu trời với hàng chữ latinh "cứ dấu hiệu này ngươi sẽ chiến thắng". Tướng Constantinô đã cho đúc hình Thánh giá trên các khiên thuẫu của binh sĩ ông và quả nhiên ông đã chiến thắng đạo quân của hoàng đế Massenzio.

Năm 313, Hoàng đế Constantinô ra chiếu chỉ tại Milano, ngưng bách hại các người Kitô hữu, cho tự do hành đạo, và ra lệnh trả lại tất cả tài sản đã tịch thu của Giáo Hội trong thời kỳ bách hại của các hoàng đế tiền nhiệm. Sau cùng, hoàng đế trở lại đạo Công Giáo và ấn định Chúa Nhật là ngày nghỉ hằng tuần.

Vào khoảng năm 313-318, Hoàng đế Constantinô (bức tượng của ông đứng ở hành làng tiền đường của đền thờ này, ở bên trái từ cuối đền thờ lên) đã ra lệnh xây Thờ Chúa Cứu Thế ở khu vực Laterano. Ðây là khu vực của gia tộc Laterano giàu có đã bị hoàng đế La mã là Nero (54- 68) tịch thu tài sản, sau khi ông ta đã giết người cuối cùng của gia tộc này là Plauzio Laterano bằng cách gán cho ông này tội mưu phản. Hoàng đế Constantino ra lệnh san bằng doanh trại rộng lớn của đoàn quân cận vệ hoàng đế Massenzio để lấy đất xây Ðền thờ Chúa Cứu Thế. Qua quyết định này, ông làm một công đôi việc, một đàng muốn phá hủy dấu tích hùng vĩ của đối phương, đàng khác muốn tái khẳng định ý định nâng đỡ Kitô giáo.

Theo các sử gia, sở dĩ Hoàng đế Constantino chọn khu vực ngoại ô này của thành Roma hồi đó để xây Ðền thờ đầu tiên của Kitô giáo, cạnh tường thành Aurelia, là để khỏi đụng chạm đến sự nhạy cảm của nhiều người dân Roma hồi đó vẫn còn theo ngoại giáo. Tương truyền kể lại rằng: Hoàng đế Constantino bị bệnh phong cùi. Ðêm kia trong giấc mộng, ông được Thánh Phêrô và Phaolô hiện ra và hứu chữa khỏi nếu ông lãnh nhận bí tích Rửa tội. Hoàng đế ra lệnh tìm kiếm Ðức Giáo Hoàng Silvestro1 (314- 335) và Ngài rửa tội cho hoàng đế năm 314 và chữa ông khỏi bệnh phong cùi. Ðể tỏ lòng biết ơn, hoàng đế ra lệnh xây cất Ðền thờ này.

Nếu ở Đền Thờ Thánh Phaolô ngoại thành có hình 266 vị giáo hoàng và ở Đền Thờ Thánh Phêrô có hầm mộ các vị giáo hoàng, thì ở Đền Thờ Gioan Laterano có 12 Tượng Thánh Tông Đồ. Ngày cuối cùng kết thúc chuyến Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh liên quan đến Giáo Hội nên LTXC đã định liệu cho phái đoàn có những sự kiện thật là ý nghĩa: trước hết, ban sáng được dâng lễ Cung Hiến Đền Thờ Phêrô và Phaolô ngày 18/11, và buổi chiều kết thúc tất cả mọi nơi hành hương kính viếng ở Ý quốc và Giáo Đô Roma tại Đền Thờ Gioan Laterano là đền thờ chính, hay chính là Vương Cung Thánh Đường của Giáo Hội ở Roma cũng như của Giáo Hội hoàn vũ, một Đền Thờ liên quan đến quyền bính giáo hoàng trong Giáo Hội hoàn vũ, được Giáo Hội cử hành lễ Cung Hiến đền thờ này ở bậc lễ kính vào ngày 9/11, ngày phái đoàn hành hương TĐCTT dâng lễ mở đầu chuyến hành hương trên đất Ý và Roma ở Padua Bắc Ý, một đền thờ vừa là đầu vừa là mẹ các thánh đường, nơi phái đoàn TĐCTT kính viếng cuối cùng.

Thánh Phêrô và Thánh Phaolô

 Thánh Anrê và Thánh Giacôbê Tiền

 Thánh Gioan và Thánh Giacobê Hậu

Thánh Batolomeo và Thánh Philiphê

 Thánh Matheu và Thánh Toma

Thánh Simon và Thánh Thadeo

Bàn thờ của Ðức Giáo Hoàng ở điểm chính giữa Ðền thờ, được thiết kế lại vào năm 1851. Trước đây, chỉ có Ðức Giáo Hoàng được làm lễ tại bàn thờ này mà thôi. Trên bàn thờ có lọng tán kiểu Gôtích, được trang trí bằng những bức bích họa có từ thế kỷ 13. Bàn thờ hiện nay bao gồm bàn thờ cũ bằng gỗ do 33 vị Giáo Hoàng đầu tiên sử dụng, từ thánh Phêro tới thánh Silvestro (thế kỷ thứ I đến IV).

Phần dưới bàn thờ được thiết kế vào thế kỷ thứ IX, ở bên dưới có mộ Ðức Giáo Hoàng Martino V Colouna (1484- 1492), là vị Giáo Hoàng đầu tiên ở đây sau cuộc ly khai của anh em chính thống Ðông và Tây phương. Ngài cũng là vị đã cho thực hiện lát nền đền Nhà thờ bằng nhiều đá cẩm thạch màu sắc khác nhau.

Theo tương truyền phần trên của Nhà tạm do Ðức Urbano V thiết lập năm 1367, với khung xám bằng sắt, có giữ đầu của Thánh Phêrô và Phaolô Tông Ðồ. Trong thời quân Pháp xâm lăng vào năm 1799, hai Thánh tích này bị cướp mất và phá hủy. Ngày nay, người ta có thể thấy vật sao lại do nghệ nhân Valasier làm. Trong Mặt nhật đựng Thánh tích bên trên bàn thờ để Mình Thánh Chúa (làm năm 1600) có giữ một mảnh gỗ bàn bằng gỗ rất cổ kính và đơn sơ, theo tương truyền ở Roma, đây là bàn thờ, trên đó Thánh Phêrô đã cử hành thánh lễ. Thánh tích này chỉ được trưng bày ngày lễ Phục Sinh.

Ngày nay, Ðền thờ này do một vị Hồng Y thay mặt Ðức Giáo Hoàng làm Giám quản.

Năm 334, Ðền thờ được Ðức Giáo Hoàng Silvestro I thánh hiến. Theo tương truyền có ảnh Chứa Cứu Thế "achiropita", nghĩa là không do tay người phàm vẽ ra, xuất hiện cách lạ lùng trong lễ thánh hiến Ðền thờ. Sau này, ảnh này được vẽ lại trên mặt tiền và được coi là phép lạ suốt thời Trung Cổ. Ðền thờ này là Thánh đường đầu tiên của Giám Mục Rôma, và cũng là Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Rôma. Thánh đường này được gọi là "Mater et Caput", là Mẹ và là Ðầu của tất cả Nhà thờ khác trên thế giới. 

Ðền thờ này cũng tượng trưng cho sự trỗi dậy của Kitô giáo. Thật vậy, sau chiếu chỉ tha đạo của hoàng đế Constantino, một cộng đoàn Kitô hữu đã xuất đầu lộ diện, công khai cử hành phụng vụ và biểu lộ đời sống đức tin. Ðền thờ này tượng trưng cho chính Giáo Hội. Vì tầm quan trọng này, nên lễ Cung Hiến Ðền Thờ Thánh Gioan Laterano hằng năm được cử hành với lễ kính bậc hai vào ngày 9 tháng 11, quan trọng hơn cả lễ Cung Hiến Ðền Thờ Thánh Phêrô và Phaolô, cử hành với bậc lễ nhớ bậc ba vào ngày 18 tháng 11. 

(Hậu cung của Đến Thờ ở ngay đằng sau Bàn Thờ chính là Ngai tòa của vị Giám Mục Roma cũng là chính vị Giáo Hoàng, vị thừa kế Thánh Phêrô và là vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian)

Ðền thờ này lúc đầu được dâng kính Chúa Cứu Thế, sau đó dưới thời Ðức Giáo Hoàng Gregorio 1 (590- 601) thì lại được dâng kính cả hai Thánh Gioan Tẩy Giả và Gioan Tông Ðồ. Dân chúng ở Roma có lòng kính mến đặc biệt đối với thánh Gioan Tông Ðồ, vì theo tương truyền (có nhiều sử liệu chứng minh, trong đó có cả Tertulliano), Thánh nhân đã thoát khỏi cuộc hành hình cách lạ lùng tại thành Roma: tại đây ngài bị dìm vào một chảo dầu đun sôi (cách cửa Latina vài mét, ngày nay có Ðền thờ nhỏ kính thánh Gioan ở trong chảo dầu - mang tên San Giovanni in Oleo). Ðức Giáo Hoàng Ilaro (461- 468) đã thoát khỏi cuộc bạo động của những người rối đạo, sau đó để ghi ơn, ngài đã cho xây một Nhà nguyện cạnh giếng rửa tội hiện nay ở Laterano, và quyết định dâng kính Ðền thờ này cho thánh nhân. Cho nên Ðền thờ hiện nay mang tên Gioan Latêranô do Ðức Giáo Hoàng Lucio đặt tên vào năm 1144. 

Ðền thờ chịu nhiều phá hủy qua dòng thời gian: bị quân man di Genserico cướp bóc vào năm 455: bị động đất vào năm 896. Tổng cộng có hơn 20 vị Giáo Hoàng xây cất, tái thiết, tu bổ và trang hoàng Ðền thờ. Ðặc biệt vào giữa thế kỷ 17, Ðức Giáo Hoàng Innocentê 10 (1644- 1655) đã ủy thác cho kiến trúc sư Francesco Borromini điều chỉnh sửa lại hoàn toàn ngôi Ðền thờ. Năm 1735 mặt tiền Ðền thờ như ta thấy hiện nay với cổng vào do kiến trúc sư Alexandro Galilei thiết kế. Năm 1885 Ðức Lêô 13 cho sửa lại hậu cung Ðền thờ. Như thế, trong 10 thế kỷ, từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIV, Ðền thờ này cũng như tòa nhà bên cạnh đây là trung tâm của Giáo Hội Roma, là trụ sở và là biểu tượng của Ðức Giáo Hoàng. Cho nên các nhà nguyện, đan viện, nhà trọ và khách sạn được thiết lập chung quanh Trung Tâm này.

Chính tại Ðền thờ này, Ðức Giáo Hoàng Innocentê III (1198- 1216) đã bãi chức hoàng đế Otto, và phê chuẩn luật dòng của Thánh Phanxico Assisi. Tại đây đã khởi xướng nhiều cuộc xuất quân của Thập tự chinh để tái chiếm Thánh địa khỏi tay người Hồi giáo. Năm 1300, Năm Thánh đầu tiên của Giáo Hội được củ hành tại đây. Vào năm 1962, Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII muốn đưa Tòa Giám Quản Roma đến Laterano và đặt trung tân hành chánh của Giáo phận Roma trong Tòa giám quản này. Sau đó, Ðức Phaolô VI đã cho xây tại Vatican các khu bảo tàng viện mới để lưu giữ các kỷ vật trước kia để ở Laterano như Bảo tàng viện truyền giáo và nhân chủng học. 

Ở khu vực bên phải Ðền thờ, sau Tòa giám quản có giếng rửa tội. Giếng này có từ thời hoàng đế Constantino (theo lưu truyền vị hoàng đế này đã được Ðức Giáo Hoàng Silvestro rửa tội tại đây) và từ năm 432 dưới thời Ðức Giáo Hoàng Sixto III (432- 440), giếng rửa tội có hình bát giác, sau đó trở thành kiểu mẫu cho các giếng rửa tội trong toàn thể thế giới Kitô giáo. Giếng này được trùng tu vào năm 1637 dưới thời Ðức Giáo Hoàng Urbano VIII. 

Chỉ có ở Đền Thờ Gioan Latêranô này phái đoàn hành hương TĐCTT không chụp tấm hình chung lưu niệm nào, kể cả chụp riêng cũng ít. Vì bấy giờ trời đã nhá nhem tối, hình chụp không được đẹp.

Trong khi đó, trong chuyến Hành Hương Tia Sáng Từ Balan 2014, phái đoàn đã có được tấm hình chung ngay trước đền thờ chiều hôm Thứ Hai 28/4, trong số đó có 3 trong năm 2021 này: Chị Kim Ngọc và 2 em.

Theo tài liệu nghiên cứu thì ở Đền Thờ Gioan Laterano này, còn có một tháp bút cao nhất và cổ kính nhất Roma, cao 47 mét tính cả bệ (không có bệ thì cao 32 mét). Tháp bút này bằng đá hoa cương màu đỏ của Ai cập cổ từ thế kỷ XIV trước Công nguyên, và được đưa từ Thèbes bên Ai Cập (tại đền thờ thần Ammoni) về Roma hồi thế kỷ thứ 4, theo lệnh hoàng đế Constanzo 2 trên một con tàu đặc biệt để chở tháp này về Roma. Tháp được đặt tại Circo Massimo dưới chân dinh thự Palatino. Vậy là tháp này có độ tuổi 3.500 tuổi.

Năm 1588 Ðức Giáo Hoàng Sixto V đã tái thiết và cho chở từ Circo Massimo về Latêranô và dựng trước Ðền thờ. Trước mặt bệ tháp có ghi hàng chữ: "Constantino, người chiến thắng nhờ sự chuyển cầu của Thánh Giá, đã được Thánh Silvestro rửa tội tại nơi này, ông đã truyền bá vinh quang của Thánh Giá". Tiện đây cũng xin ghi nhận Roma là thành phố cổ có nhiều tháp bút nhất thế giới, tổng cộng có chừng 13 tháp. (Những chi tiết in nghiêng về Đền thờ Gioan Laterano trên đây được trích từ Lm Giuse Nguyễn Hữu An (6/11/2014) trong website - http://vntaiwan.catholic.org.tw/vatican/dentho3.htm )

 

Bữa Tiệc Ly

Sau khi vị linh hướng hành hương làm phép lành cho bữa tối cuối cùng của chuyến hành hương và sau khi anh chị em đã an vị tại bàn trước khi được phục vụ món ăn theo thực đơn hôm đó,

Nhỏ Thúy-Nga đã đại diện phái đoàn hành hương hết lời cám ơn nữ tour host Monica Cruz đã tận tình phục vụ phái đoàn bằng khả năng uyển chuyển biến báo của mình cho lợi ích tối đa của khách hành hương.

và đã trao tặng tip chẳng những theo đúng đề nghị thông thường của văn phòng dịch vụ hành hương, mà còn tặng thêm hơn nữa cho xứng với công lao phục vụ từ và tấm lòng cảm thông cùng nhẫn nại của chị.

Vị linh hướng hành hương lão thành cũng tiếp lời nhỏ Thúy-Nga cám ơn nữ tour host, đồng thời cũng cám ơn ban tổ chức đã tạo cơ hội cho ngài được sang tận Roma để mừng kỷ niệm 60 năm hồng ân linh mục của ngài, trong khi ngài không thể tổ chức ở Hoa kỳ chỉ vì đại dịch covid-19, và ngài cũng không quên cám ơn quí anh chị (AC Chánh Liên SJ CA, AC Phong Anh NY, Chị Kim Ngọc Seattle, Chị Nguyễn Sáng Kansas v.v., đã luân phiên thay nhau "dìu" ngài đi "như một em nhỏ" kể từ ngày 11/11/2021, sau biến cố ngài bị vấp ngã ngay ngưỡng cửa bước ra khỏi Vương Cung Thánh Đường Milan tối ngày 10/11/2021.

Bắt đầu khai tiệc, anh chị em hớn hở cùng nhau nâng ly rượu mừng cho chuyến hành hương vượt qua tuyệt vời trong LTXC ngoài lòng mong ước của mỗi người và tất cả mọi anh chị em tham dự.

Bởi đó, nỗi buồn sắp sửa phải chia tay nhau, mỗi người một nơi, ai về nhà nấy, không biết bao giờ mới tái ngộ với nhau ở một chuyến hành trình nào đó trong tương lai của nhóm, như bè tĩnh đã thông báo....

Và bất chấp mọi mệt mỏi phải bộ hành và đồng hành nhiều lần ở các nơi tham quan và kính viếng suốt 10 ngày liên tục vừa qua...

tất cả mọi người, đều nâng ly và cụng ly rượu nống ấm tình Chúa và tình người

với một nụ cười tươi trẻ không già và tràn đầy sức sống như thể không say không về...

trái lại, cho dù chuyến hành hương này kể như đã kết thúc, anh chị em trong phái đoàn hành hương 2021, kể cả vị linh hướng 93,

vẫn còn dư sức và đủ sức đi tiếp những hành trình đầy hứa hẹn và hào hứng trong tương lai của Nhóm TĐCTT... theo LTXC và trong LTXC!

 

TDCTT-2021/HanhHuong11-2021Ngay18.mp3

https://youtu.be/O1LAcmcfra4

 

Xin xem tiếp

 

Ngày 19/11: Ngày trở về từ Roma Ý, qua Frankfurt Đức về LAX Mỹ và Cảm Nghiệm Hành Hương