Chia Sẻ Phụng Vụ Lời Chúa Tuần XVII
Thường Niên
Năm B (Chúa Nhật) và Năm Chẵn (trong tuần)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Chúa Nhật
Phụng
Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc
I: 2 V 4, 42-44
"Họ ăn xong mà hãy còn
dư".
Trích sách Các Vua quyển
thứ hai.
Trong những ngày ấy, có
một người từ Baal-salisa mang đến dâng cho Êlisê, người của
Thiên Chúa, bánh đầu mùa, hai mươi chiếc bánh mạch nha và lúa mì
đầu mùa. Người của Thiên Chúa liền nói: "Xin dọn cho dân chúng
ăn". Ðầy tớ của người trả lời: "Tôi dọn bấy nhiêu cho một trăm
người ăn sao?" Nhưng người ra lệnh: "Cứ dọn cho dân chúng ăn, vì
Chúa phán như sau: 'Người ta ăn rồi mà sẽ còn dư'". Ðoạn người
dọn cho họ ăn mà còn dư đúng như lời Chúa phán.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 144, 10-11.
15-16. 17-18
Ðáp: Lạy
Chúa, Chúa mở rộng bàn tay ra, và thi ân cho chúng con được no
nê (c. 16).
Xướng: 1) Lạy Chúa, mọi
công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Ngài
hãy chúc tụng Ngài. Thiên hạ hãy nói lên vinh quang nước Chúa,
và hãy đề cao quyền năng của Ngài. - Ðáp.
2) Muôn loài để mắt cậy
trông vào Chúa, và Ngài ban lương thực cho chúng đúng theo giờ.
Chúa mở rộng bàn tay ra, và thi ân cho mọi sinh vật được no nê.
- Ðáp.
3) Chúa công minh trong
mọi đường lối, và thánh thiện trong mọi việc Chúa làm. Chúa gần
gũi những kẻ kêu cầu Ngài, mọi kẻ kêu cầu Ngài cách thành tâm. -
Ðáp.
Bài Ðọc
II: Ep 4, 1-6
"Chỉ có một thân thể,
một Chúa, một đức tin và một phép rửa".
Trích thư Thánh Phaolô
Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, tôi là tù
nhân trong Chúa, tôi khuyên anh em hãy ăn ở xứng đáng với ơn kêu
gọi anh em đã lãnh nhận. Anh em hãy hết lòng khiêm nhượng, hiền
hậu, nhẫn nại, chịu đựng nhau trong đức ái; hãy lo bảo vệ sự hợp
nhất tinh thần, lấy bình an hoà thuận làm dây ràng buộc.
Chỉ có một thân thể và một
tinh thần, cũng như anh em đã được kêu gọi đến cùng một niềm hy
vọng. Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa. Chỉ có một
Thiên Chúa là Cha hết mọi người, Ðấng vượt trên hết mọi người,
hoạt động nơi mọi người, và ở trong mọi người.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 15, 15b
Alleluia, alleluia! - Chúa
phán: "Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã
nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết". -
Alleluia.
Phúc
Âm: Ga 6, 1-15
"Người phân phát cho
các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô
theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi sang
bên kia biển Galilêa, cũng gọi là Tibêria. Có đám đông dân chúng
theo Người, vì họ đã thấy những phép lạ Người làm cho những kẻ
bệnh tật. Chúa Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lễ Vượt
Qua là đại lễ của người Do-thái đã gần tới.
Chúa Giêsu ngước mắt lên
và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người. Người hỏi
Philipphê: "Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?" Người
hỏi như vậy có ý thử ông, vì chính Người đã biết việc Người sắp
làm. Philipphê thưa: "Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi
người được một chút". Một trong các môn đệ, tên là Anrê, em ông
Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: "Ở đây có một bé trai có năm
chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào
đâu cho từng ấy người". Chúa Giêsu nói: "Cứ bảo người ta ngồi
xuống". Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ
năm ngàn.
Bấy giờ Chúa Giêsu cầm lấy
bánh, và khi đã tạ ơn, Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, và cá
cũng được phân phát như thế, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích. Khi họ
đã ăn no nê, Người bảo các môn đệ: "Hãy thu lấy những miếng còn
lại, kẻo phí đi". Họ thu lại được mười hai thúng đầy bánh vụn do
năm chiếc bánh lúa mạch người ta đã ăn mà còn dư.
Thấy phép lạ Chúa Giêsu đã
làm, người ta đều nói rằng: "Thật ông này là Ðấng tiên tri phải
đến trong thế gian". Vì Chúa Giêsu biết rằng người ta sẽ đến bắt
Người để tôn làm vua, nên Người lại trốn lên núi một mình.
Ðó là lời Chúa.
Suy Nghiệm Lời Chúa
Chủ đề
"sự sống" từ
Mùa Phục Sinh vẫn còn tiếp tục với Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa
Nhật XVII Thường Niên Năm B hôm nay, qua biến cố bánh hóa ra
nhiều nuôi dân chúng, ở cả bài Phúc Âm cũng như ở Bài Đọc 1.
Trước
hết, bài Phúc Âm hôm nay không phải là bài Phúc Âm theo Thánh ký
Marcô của chu kỳ Năm B như các Chúa Nhật thường
niên khác trong năm này, mà
là bài Phúc Âm của Thánh ký Gioan. Và nguyên đoạn 6 của Phúc Âm
Thánh ký Gioan về chủ đề Bánh Hằng Sống sẽ được
Giáo Hội chọn đọc cho 5 Chúa Nhật liền, từ Chúa Nhật Thường Niên
XVII hôm
nay đến
Chúa
Nhật Thường Niên XXI.
Việc
chuyển từ bài Phúc Âm của Thánh ký Marcô tuần trước sang
bài Phúc Âm của Thánh ký Gioan tuần này cũng hết sức ăn khớp với
nhau. Ở chỗ, bài Phúc Âm của Thánh ký Marco tuần trước cho biết
Chúa Giêsu động lòng thương khi thấy đám đông dân chúng như
chiên không người
chăn nên Người đã giảng dạy cho họ nhiều điều (xem Marco 6:34),
và
bài Phúc Âm của Thánh ký Gioan hôm nay cho biết rằng Chúa Giêsu
Chúa Giêsu đã giảng dạy cho họ nhiều điều đó là về Bánh Hằng
Sống.
Tuy
nhiên, trước
khi giảng cho dân chúng nghe về Bánh Hằng Sống, Phúc Âm
của Thánh ký Gioan hôm nay cho chúng
ta biết rằng Người đã làm phép lạ bánh hóa ra nhiều để nuôi dân
chúng đã, chứ không phải giảng rồi mới cho họ ăn, như trong
Phúc Âm của Thánh ký Marcô thuật lại ngay sau bài Phúc Âm của
tuần trước (xem Marco 6:34-44). Như thế, Chúa Giêsu nhân từ cũng
rất tâm lý trong trường hợp này, đó là Người cho dân chúng ăn no
nê trước đã rồi mới giảng dạy họ nhiều điều, nhờ đó họ mới có
sức để nghe lời của Người, theo kiểu "có thực mới
vực được đạo".
Có một chi tiết có thể gây thắc mắc độc giả sống vào thời tân
tiến về khoa học kỹ thuật ngày nay đó là chi tiết làm sao Chúa
Giêsu có thể rao giảng cho một đám đông lên đến cả 15-20 ngàn
người bấy giờ (với con số 5 ngàn người đàn ông, như bài Phúc Âm
cho biết, mà đàn bà con nít có thể đông gấp 3 gấp 4 lần con số
đàn ông). Nhất là khi Chúa giảng dạy cho họ ở ngoài trời là một
môi trường quá loãng không âm vang như trong hội đường. Vấn nạn
này thật chí lý. Bởi loài người tân tiến ngày nay, cho dù nói
trong hội trường cũng cần phải có máy móc âm thanh đàng hoàng
mới được. Vậy thì ngày xưa làm sao con số thính giả 15-20 ngàn
người ấy có thể nghe thấy bài giảng rất quan trọng của Chúa Kitô
về Bánh Hằng Sống ngài có ý giảng cho họ nghe sau khi cho họ ăn
chứ?
Đúng thế, về tự nhiên là chuyện bất khả, cho dù Chúa Giêsu có
ngồi đối diện với đám đông này, chứ không phải ngồi giữa đám
đông, vì nếu Người ngồi giữa họ thì đằng sau Người chẳng ai nghe
thấy Người nói gì. Và cho dù dân chúng ta cảm phục Người mà lắng
nghe Người khi Người lên tiếng giảng dạy họ chăng nữa. Hay cho
dù tiếng của Người có to mấy chăng nữa thì cùng lắm cũng chỉ có
khoảng mấy trăm người hay cả ngàn người là cùng ngồi gần Người
nhất mới nghe thấy thôi, còn ở xa hơn sẽ không nghe thấy gì. Vậy
mà mọi người ăn no nê bánh và cá Người hóa ra nhiều thế nào thì
họ cũng được no nê lời của Người như vậy! Tại sao và làm thế
nào?
Nếu vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, sau khi Thánh Thần hiện xuống, thành
phần dân Do Thái từ khắp tứ phương thiên hạ tuôn về Giêrusalem
bấy giờ, nghe được các vị tông đồ nói tiếng của xứ sở địa phương
họ sống thế nào, thì "Lời Thày là thần linh và sự sống" (Gioan
6:63) cũng làm cho những ai muốn nghe và khao khát nghe Lời
Người cũng nghe được tiếng của Người như thế. Nếu con người văn
minh tân tiến ngày nay có thể nghe được tiếng nói từ các đài
phát thanh ở xa cách mình ngàn dặm thế nào nhờ làn sóng hay tần
số trong không gian thế nào thì ngày xưa thành phần nghe được
tiếng Chúa Kitô, cũng cần phải bắt trúng tần số Thánh Linh của
Người hay có cùng tần số Thánh Linh với Người. Và đó là lý do, ở
cuối Bài Giảng về Bánh Hằng Sống, một số môn đệ của Người, cho
dù có nghe thấy tiếng (voice) của Người, nhờ được ngồi gần
Người, nhưng vẫn không chấp nhận lời (word) của Người nên đã bỏ
Người mà đi (xem Gioan 6:60,66), đi xa hơn cả một số thành phần
dân chúng ngồi xa Người đã chẳng những nghe được tiếng của Người
mà còn cả lời của Người giảng dạy nữa.
Các
chi tiết trước và sau phép lạ bánh hóa ra nhiều được Thánh ký
Gioan thuật lại chi tiết hơn Thánh ký Marco, hay Thánh ký Mathêu
(14:13-21) và Luca (9:10-17) khi 3 vị này cũng thuật lại về biến
cố phép lạ hóa bánh ra nhiều lần nhất này. Thánh ký Gioan chỉ
tường thuật phép lạ bánh hóa nhiều lần 1 mà thôi, chứ không
thuật thêm lần 2 cách lần nhất không lâu để nuôi 4 ngàn người từ
7 ổ bánh và dư 7 thúng đầy, như 3 vị của Phúc Âm Nhất Lãm (xem
Mathêu 15:32-38; Marco 8:1-9; Luca
9:43-45).
Tuy cả 4
Phúc Âm đều thuật lại về việc Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra
nhiều lần thứ nhất này có những con số giống nhau là 5 chiếc
bánh và 2 (hay vài) con
cá (Mathêu 14:17; Marco 6:38; Luca 9:13; Gioan 6:9), và
còn dư 12 thúng đầy sau khi nuôi 5 ngàn người (xem Mathêu
14:20-21; Marco
6:43-44; Luca 9:17,14; Gioan 6:13,10), Thánh
ký Gioan còn cho biết mấy chi
tiết đặc
biệt nữa: 1- về thời điểm
bánh hóa nhiều lần nhất đó là "Lễ
Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái đã gần tới";
về địa điểm
xẩy ra phép lạ bánh hóa ra nhiều: "bên
kia biển Galilêa, cũng gọi là Tibêria",
nơi
Chúa
Kitô sẽ
hiện ra với 7 tông đồ và nấu nướng cho các vị ăn sau khi Người
sống lại từ trong kẻ chết (xem Gioan 21:1,9-10,12-13).
Về cách thức
hóa bánh ra nhiều, trong khi 3 Thánh Ký của bộ Phúc Âm Nhất Lãm đều
thuật là các cử chỉ của Chúa Giêsu giống
nhau bao
gồm 4 hành
vi chính yếu của Người
thứ
tự đó là: 1-
cấm lấy bánh, 2- ngước mắt lên trời, 3- đọc lời chúc tụng, 4- bẻ
ra trao cho các môn đệ (Mathêu 14:19; Marco 6:41; Luca 9:16), thì
Thánh ký Gioan
lại đơn
giản hóa hơn, chỉ có 2 trong 4 cử chỉ trên đây mà thôi, như sau:
"Bấy
giờ Chúa Giêsu cầm lấy bánh, và khi đã tạ ơn, Người phân phát
cho các kẻ ngồi ăn, và cá cũng được phân phát như thế, ai muốn
bao nhiêu tuỳ thích".
Ở đây, chính
Chúa Giêsu đích thân trao bánh (trước) và cá (sau) cho dân chúng
là "các kẻ ngồi ăn",
chứ không qua trung gian các tông đồ như
trong bộ Phúc Âm Nhất Lãm, một cử chỉ chính Người sau này
cũng làm với 7 tông đồ ở bờ Biển Hồ Tibêria vào lần hiện ra thứ
3 với các tông đồ: "Chúa Giêsu tiến đến
cầm lấy bánh mà trao cho các vị, rồi Người cũng làm như thế với
cá" (Gioan
21:13).
Nếu
chính Chúa Giêsu đi đến từng người để "phân
phát" cả bánh
(trước) lẫn cá
(sau) cho họ, với
con số đông đến 5 ngàn người, thì
không biết đến bao giờ mới xong. Có lẽ Người cũng bảo các
tông đồ cùng làm với Người hay chăng, như thành phần thừa tác
viên ngoại lễ cho rước lễ ngày nay vậy. Người vẫn là chính, họ
chỉ là phụ, chứ không phải hoàn toàn thay Người làm việc đó.
Dầu
sao đây cũng là cử chỉ cho thấy Chúa Giêsu tỏ ra trân trọng từng
con người. Ở chỗ đích thân Người chăm sóc cho họ, phục vụ họ.
Như Người đã thực sự đích thân cúi mình
xuống để rửa
chân cho từng người
tông đồ môn đệ của Người trước Bữa Tiệc Ly (xem Gioan 13:5), chứ
không bảo các tông đồ rửa chân cho nhau hay cho những người
Người muốn rửa chân (xem
Gioan 13:15).
Người đích
thân ban tặng bản thân của Người cho chung nhân loại cũng như
cho riêng từng người. Việc Người lập Bí Tích Thánh Thể không
phải là việc Người đến
với từng
người hay sao, một sự việc đã được tiên báo nơi tác động "Người
phân phát cho các kẻ ngồi ăn". Và
Bánh
Thánh Thể
của Người không hóa ra nhiều hay sao khi được bẻ ra, vì
theo đức tin, từng miếng bánh nhỏ nhất, thậm chí từng vụn
bánh thánh đều
chất chứa tất cả bản thân Người: Nhân tính, bao gồm Mình
và Máu cùng Linh
Hồn của
Người, với Thần tính của Người.
Như thế,
bánh và cá được biến hóa ra nhiều đến dồi dào xẩy ra, từ việc
Chúa Giêsu trao bánh và cá cho dân chúng, vì
5 ổ bánh và 2 con cá do
các
tông đồ kiếm được từ một thiếu niên bấy giờ, như một chút đóng
góp vào công việc quyền năng của Thiên Chúa tiêu biểu cho "hoa
mầu ruộng đất và lao công của con người", tự
mình chúng có được một khả năng tăng bội, nhờ 2 tác động chính
yếu "cầm lấy" và "tạ ơn" của
Chúa Giêsu.
Tuy nhiên,
mục đích của việc Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để
nuôi dân chúng về phần xác nhắm đến
lợi ích
về phần
hồn của
họ hơn là thuần về phần xác của họ, hơn là lý do chính
trị, để được dân chúng tôn vinh chúc tụng.
Bởi thế, như
Thánh ký Gioan thuật lại ở cuối bài Phúc Âm: "Thấy
phép lạ Chúa Giêsu đã làm, người ta đều nói rằng: 'Thật ông này
là Đấng tiên tri phải đến trong thế gian'. Vì Chúa Giêsu biết
rằng người ta sẽ đến bắt Người để tôn làm vua, nên Người lại
trốn lên núi một mình".
Bài Đọc
1 hôm nay đã cho
thấy sự
kiện tiên
báo về phép lạ bánh hóa ra nhiều này của Chúa Giêsu liên
quan
đến tiên tri Êlisê và người đầy tớ của vị tiên tri với
bánh được dâng hiến cho vị tiên tri này:
"Trong
những ngày ấy, có một người từ Baal-salisa mang đến dâng cho
Êlisê, người của Thiên Chúa, bánh đầu mùa, hai mươi chiếc bánh
mạch nha và lúa mì đầu mùa. Người của Thiên Chúa liền nói: 'Xin
dọn cho dân chúng ăn'. Đầy tớ của người trả lời: 'Tôi dọn bấy
nhiêu cho một trăm người ăn sao?' Nhưng người ra lệnh: 'Cứ dọn
cho dân chúng ăn, vì Chúa phán như sau: Người ta ăn rồi mà sẽ
còn dư'. Đoạn người dọn cho họ ăn mà còn dư đúng như lời Chúa
phán".
Trong Bài Đọc
2 hôm nay, phép lạ hóa bánh ra nhiều có thể được hiểu theo ý
nghĩa hiệp nhất một cách đa dạng trong Thiên
Chúa là Đấng chân thật duy nhất hiện
diện và tác động
mọi sự theo ý của Ngài:
"Anh
em hãy hết lòng khiêm nhượng, hiền hậu, nhẫn nại, chịu đựng nhau
trong đức ái; hãy lo bảo vệ sự hợp nhất tinh thần, lấy bình an
hoà thuận làm dây ràng buộc. Chỉ
có một thân thể và một tinh thần, cũng như anh em đã được kêu
gọi đến cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một đức tin, một
phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa là Cha hết mọi người, Đấng vượt
trên hết mọi người, hoạt động nơi mọi người, và ở trong mọi
người".
Bài Đáp
Ca hôm nay chất chứa cảm nhận thần linh về một Vị Thiên
Chúa đáng chúc tụng bởi Ngài ân cần chăm
sóc cho tạo vật của Ngài một
cách dồi dào theo
lòng từ bi nhân hậu của Ngài.
1) Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa, và các
thánh nhân của Ngài hãy chúc tụng Ngài. Thiên hạ hãy nói lên
vinh quang nước Chúa, và hãy đề cao quyền năng của Ngài.
2) Muôn loài để mắt cậy trông vào Chúa, và Ngài ban lương thực
cho chúng đúng theo giờ. Chúa mở rộng bàn tay ra, và thi ân cho
mọi sinh vật được no nê.
3) Chúa công minh trong mọi đường lối, và thánh thiện trong mọi
việc Chúa làm. Chúa gần gũi những kẻ kêu cầu Ngài, mọi kẻ kêu
cầu Ngài cách thành tâm.
Thứ Hai
Phụng
Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm
II) Gr
13, 1-11
"Dân này sẽ như chiếc đai lưng
không còn có thể xài được nữa".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Ðây Chúa phán cùng tôi rằng:
"Ngươi hãy đi mua sắm một dây đai lưng, rồi thắt vào lưng, và ngươi đừng
nhúng vào nước". Và tôi đi mua dây đai theo lệnh Chúa, rồi tôi thắt vào
lưng.
Lời Chúa phán cùng tôi lần thứ hai
rằng: "Ngươi hãy cởi dây đai ngươi đã mua sắm và đang thắt ngang lưng,
rồi chỗi dậy đi đến Êuphratê, giấu nó trong hốc đá". Và tôi ra đi giấu
nó trong hốc đá như lời Chúa truyền dạy.
Sau nhiều ngày, Chúa lại phán cùng
tôi rằng: "Ngươi hãy chỗi dậy, đi đến Êuphratê mà lấy dây đai lưng Ta đã
truyền ngươi đem giấu ở đó". Tôi ra đi đến Êuphratê, và lấy dây đai lưng
ngay chỗ tôi đã giấu. Nhưng kìa, dây đai lưng đã mục nát cả, không còn
xài được nữa.
Và có lời Chúa phán cùng tôi rằng:
"Ðây Chúa phán: Ta sẽ khiến cho lòng kiêu căng của Giuđa và lòng kiêu
căng tột độ của Giêrusalem ra mục nát như vậy. Dân xấu xa này không còn
muốn nghe lời Ta, cứ chạy theo lòng gian tà của nó, và chạy theo các
thần ngoại lai để phụng sự và thờ lạy các thần đó, nên chúng sẽ như
chiếc đai lưng này không còn xài được nữa". Và Chúa phán tiếp: "Như đai
lưng bám sát vào lưng người ta thế nào, Ta cũng đã làm cho nhà Israel và
nhà Giuđa bám Ta như vậy, để chúng trở thành dân Ta, cao rao thánh danh,
vinh dự và vinh quang của Ta, nhưng chúng đã không chịu nghe".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Ðnl 32,
18-19. 20. 21
Ðáp: Ngươi
đã bỏ Chúa, Ðấng đã sinh ra ngươi (c. 18a).
Xướng: 1) Ngươi đã bỏ Chúa, Ðấng
đã sinh ra ngươi; đã quên Chúa, Ðấng đã tạo thành ngươi. Chúa đã thấy,
và Người đã nổi cơn thịnh nộ: vì con trai con gái Người đã trêu chọc
Người. - Ðáp.
2) Chúa phán: Ta sẽ che giấu mặt
Ta khỏi chúng, và nhìn xem tương lai chúng sẽ ra sao: vì là dòng giống
ngỗ nghịch và là con bất hiếu. - Ðáp.
3) Chúng đã trêu chọc Ta bằng thứ
chẳng phải là Chúa, đã lấy sự dối trá mà chọc giận Ta: Ta sẽ trêu chúng
bằng thứ không phải là dân tộc, và sẽ dùng dân tộc dại dột làm cho chúng
tức giận. - Ðáp.
Alleluia: Ga
17, 17b và a
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa,
lời của Chúa là chân lý, xin hãy thánh hoá chúng con trong sự thật. -
Alleluia.
Phúc Âm: Mt 13,
31-35
"Hạt cải trở thành cây đến nỗi
chim trời đến nương náu nơi ngành nó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán một dụ
ngôn khác cùng dân chúng rằng: "Nước trời giống như hạt cải người kia
gieo trong ruộng mình. Hạt ấy bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống, nhưng khi
mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim trời
đến nương náu nơi ngành nó".
Người lại nói với họ một dụ ngôn
khác nữa mà rằng: "Nước trời giống như nắm men người đàn bà kia lấy đem
trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men".
Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà phán
những điều ấy với dân chúng. Người không phán điều gì với họ mà không
dùng dụ ngôn, để ứng nghiệm lời tiên tri đã chép rằng: "Ta sẽ mở miệng
nói lời dụ ngôn: Ta sẽ tỏ ra những điều bí nhiệm từ lúc dựng nên thế
gian".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm
Bài Phúc Âm của
Thánh ký Mathêu hôm nay, Thứ Hai Tuần XVII Thường Niên tiếp tục loạt bài
Phúc Âm về các dụ ngôn Nước Trời của Chúa Giêsu ở đoạn 13.
Dụ ngôn đầu tiên
(trong
bài
Phúc Âm Thứ
Tư tuần trước) trong loạt dụ ngôn này là dụ ngôn người gieo giống ra đi
gieo giống liên quan đến 4 loại môi trường tiếp nhận hạt giống, và dụ
ngôn thứ hai (trong
bài
Phúc Âm Thứ
Bảy tuần trước) cũng về người gieo giống nhưng là giống tốt trong ruộng
của mình liên quan đến cỏ lùng. Dụ ngôn hôm nay, dụ ngôn thứ ba cũng
liên quan đến hạt giống, nhưng là loại hạt cải, được Chúa Giêsu sử
dụng để ám chỉ về Nước Trời như
sau:
"Nước trời giống như hạt cải người kia gieo trong ruộng mình. Hạt ấy
bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống, nhưng khi mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau
cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim trời đến nương náu nơi ngành nó".
Ngoài
ra, song song với dụ ngôn này, như là một cặp dụ ngôn bất
khả phân ly về
Nước Trời, một dụ ngôn được Chúa Giêsu đề cập đến ngay sau đó, đó là dụ
ngôn: "Nước
trời giống như men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột, cho đến
khi bột dậy men".
Cặp dụ
ngôn hôm nay đây và
cặp
dụ ngôn vào Thứ Tư tuần này về Nước Trời không được Chúa Giêsu giải
thích ý nghĩa ám chỉ của những gì trong dụ ngôn, như Người đã dẫn giải dụ
ngôn thứ 1 (trong bài
Phúc Âm Thứ
Sáu tuần trước) và như
Người đã dẫn giải dụ
ngôn thứ 2 (trong bài
Phúc Âm ngày
mai).
Thế
nhưng, không phải vì thế mà 2 cặp dụ ngôn này tự chúng là những gì dễ
hiểu, trái lại, như các dụ ngôn được Người dẫn giải, chúng vẫn là
những điều bí ẩn, sâu nhiệm, như
câu kết của bài Phúc Âm hôm nay cho thấy về chung các dụ ngôn:
"Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà phán những điều ấy với dân chúng. Người
không phán điều gì với họ mà không dùng dụ ngôn, để ứng nghiệm lời tiên
tri đã chép rằng: 'Ta sẽ mở miệng nói lời dụ ngôn: Ta sẽ tỏ ra những
điều bí nhiệm từ lúc dựng nên thế gian'".
Dầu
sao tính tò mò của con người vẫn muốn biết được ý nghĩa ám chỉ của các
cặp dụ ngôn về Nước Trời không được Chúa Giêsu giải thích ấy, không phải
chỉ thỏa tính tò mò mà nhất là để nắm bắt được thực tại của Nước Trời
hầu có thể hưởng ứng
và đáp ứng
một
cách xứng đáng.
Trước
hết, "Nước
trời giống như hạt cải người kia gieo trong ruộng mình" - Phải
chăng "hạt cải" ở đây Chúa Giêsu ám chỉ đến mầu nhiệm nhập
thể của Người: "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta"
(Gioan 1:14)? "Hạt
ấy bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống" - Phải
chăng, Chúa
Giêsu muốn ám chỉ đến mầu nhiệm khổ giá, ở chỗ Người chẳng những đã
"tự hạ ra như không" (Philiphê 2:6) mà còn "vâng lời
cho đến chết và chết trên thập giá" (xem Philiphê 2:8)? "Nhưng
khi mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim
trời đến nương náu nơi ngành nó"
- Phải
chăng Chúa Giêsu muốn ám chỉ đến mầu nhiệm phục sinh và thăng
thiên của Người, ở chỗ "Thiên Chúa đã tôn vinh Người và ban cho
Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu..." (Philiphê 2:9).
Sau nữa, "Nước
trời giống như nắm men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột,
cho đến khi bột dậy men". Phải
chăng "nắm
men" Chúa
Giêsu muốn ám
chỉ đến sự sống thần linh nói chung và mầu nhiệm Thánh Thể cùng
với các bí tích chất chứa sự sống nói riêng? Phải chăng "người đàn
bà" trong dụ ngôn Người
muốn ám
chỉ đến
Giáo Hội đóng vai trò làm mẹ có nhiệm vụ ban phát sự sống thần linh
này bằng việc ban các bí tích nhất là việc cử hành Thánh Thể? Phải
chăng "ba đấu bột" cần phải "dậy men" ở đây, tức cần
phải "được sống và sống dồi dào hơn" (Gioan 10:10), Chúa
Giêsu muốn ám chỉ đến đấu
bột thứ nhất là từng
Kitô
hữu,
chi thể
của Chúa Kitô, đấu
bột thứ
hai là chung Giáo
Hội, Nhiệm
Thể Chúa Kitô, và đấu
bột thứ
ba là toàn thể xã
hội loài người?
Hình ảnh hạt cải và nắm men trong cặp dụ ngôn được Bài Phúc Âm hôm nay
thuật lại, được tiêu biểu nơi chiếc "đai lưng" của Tiên Tri Giêrêmia
trong Bài Đọc 1 hôm nay, một dây đai lưng, trước hết được thắt vào lưng
của vị tiên tri này, sau đó cởi ra đem giấu đi, (như men được vùi trong
bột), và sau hết là lấy lại cái giây thắt lưng đã giấu đi đó, thì thấy
nó đã bị mục nát mất rồi, (như hạt cải trong lòng đất cần phải mục nát
đi như hạt lúa miến - xem Gioan 12:24 - mới phát triển trọn vẹn tầm vóc
của mình và mới sinh hoa trái). Tuy nhiên, chính cái giây thắt lưng bị
mục nát đi này có một ý nghĩa lưỡng diện, như chính Lời Chúa mạc khải
trong Bài Đọc 1 hôm nay:
Một đàng, tự nó đã bị mục nát, trở thành đồ bỏ: "Dân xấu xa này
không còn muốn nghe lời Ta, cứ chạy theo lòng gian tà của nó, và chạy
theo các thần ngoại lai để phụng sự và thờ lạy các thần đó, nên chúng sẽ
như chiếc đai lưng này không còn xài được nữa". Bởi:
"Ngươi đã bỏ Chúa, Ðấng đã sinh ra ngươi" (câu
họa của bài Đáp Ca hôm nay).
Đàng khác, lại nhờ đó mới đáng và càng đáng Thiên Chúa xót thương, khi
Ngài không bỏ họ, vẫn gắn bó với họ, đến độ họ nhận ra LTXC mà trở về với
Ngài, như Ngài mong muốn, nhưng rất tiếc phần họ tự mình họ lại vẫn tiếp
tục khuynh hướng tự nhiên muốn thành đồ bỏ và vì thế lại càng trở thành
cơ hội cho thấy LTXC không bao giờ bỏ họ, muốn gắn bó với họ hơn là họ
muốn gắn bó với Ngài: "Như
đai lưng bám sát vào lưng người ta thế nào, Ta cũng đã làm cho nhà
Israel và nhà Giuđa bám Ta như vậy, để chúng trở thành dân Ta, cao rao
thánh danh, vinh dự và vinh quang của Ta, nhưng chúng đã không chịu
nghe".
Ngày 29 tháng 7
Thánh nữ Mác-ta
lễ nhớ bắt buộc
Tiểu sử
Mác-ta là chị của cô Ma-ri-a và ông La-da-rô ở Bê-ta-ni-a. Trong
sách Tin Mừng, thánh nữ xuất hiện ba lần : lần thứ nhất trong
bữa ăn ở Bê-ta-ni-a, khi cùng với cô em là Ma-ri-a tiếp đãi Đức
Giê-su ; lần thứ hai khi ông La-da-rô được Chúa cho phục sinh,
lúc đó thánh nữ đã tuyên xưng lòng tin vào Chúa Giê-su ; và lần
cuối trong bữa tiệc đãi Chúa Giê-su sáu ngày trước lễ Vượt Qua.
Trong cả ba câu chuyện, ta luôn thấy thánh nữ đóng vai trò chủ
nhà.
Bài đọc 2 (Phụng vụ giờ Kinh Sách)
Lời Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, nhắc nhở chúng ta phải
hướng về một mục đích, khi gánh vác trăm công ngàn việc ở
đời này. Chúng ta hướng về đó bao lâu còn là lữ khách, chứ
chưa phải là cư dân, bao lâu còn ở trên đường, chứ chưa vào
quê thật, bao lâu còn đang phải ước ao, chứ chưa được vui
hưởng. Thế nên chúng ta phải hướng về đó, hướng về đó mà
không lơ là và cũng không ngơi, để ngày kia chúng ta đạt tới
đích.
Cô Mác-ta và cô Ma-ri-a là hai chị em, chẳng những là chị em
về huyết nhục, mà còn là chị em trong đức tin. Cả hai đều
khắng khít với Chúa ; cả hai đều một lòng phục vụ Chúa lúc
Người còn sống trong xác phàm. Cô Mác-ta đón tiếp Người như
người ta quen đón tiếp lữ khách. Nhưng đây là nữ tỳ đón tiếp
Chúa, người bệnh nhân đón tiếp Đấng Cứu Chữa, thụ tạo đón
tiếp Đấng Tạo Thành. Cô lấy cơm bánh để phục vụ Đấng sẽ lấy
Thần Khí mà nuôi cô. Vì Chúa đã muốn nhận lấy thân phận tôi
đòi, và một khi đã nhận lấy thân phận tôi đòi, thì Người
muốn được các tôi tớ nuôi dưỡng không phải vì địa vị, nhưng
là vì tình thương. Bởi chưng chấp nhận cho người ta nuôi
dưỡng mình, đó là yêu thương. Chúa mang xác phàm, nên Người
biết đói biết khát.
Thế là Chúa được đón tiếp như khách quý. Người
đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận ; còn
những ai đón nhận, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên
Chúa. Người đón nhận tôi tớ khiến họ thành anh em, Người
cứu chuộc kẻ tù đày, cho họ được đồng thừa tự. Thế nhưng,
đừng có ai trong anh em lại nói : Phúc
thay ai được đón Chúa Ki-tô vào nhà mình. Bạn chớ buồn
phiền, đừng than vãn vì bạn được sinh ra vào thời mà bạn
không nhìn thấy Chúa trong xác phàm. Người không để bạn mất
vinh dự ấy đâu. Người nói : Mỗi
lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em
bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.
Thưa chị Mác-ta, xin cho phép tôi nói, chị được chúc phúc vì
đã tận tâm phục vụ. Phần thưởng chị tìm cho công khó của chị
là được nghỉ ngơi. Bây giờ chị lo toan đủ điều, chị muốn
nuôi dưỡng các thân xác phải chết, cho dù là của các vị
thánh. Nhưng ngày kia, khi chị vào được quê trời, liệu chị
có còn gặp người lữ khách nào để đón tiếp, người đói nào để
bẻ bánh cho ăn, người khát nào để cho uống, người bệnh nào
để thăm nom, người tranh chấp nào để hoà giải, người chết
nào để chôn cất không ?
Trên quê trời, sẽ chẳng còn bất cứ sự gì như thế, nhưng sẽ
có gì ? Thưa có điều cô Ma-ri-a đã chọn. Ở đó, chúng ta được
nuôi, chứ không phải nuôi người khác. Vì vậy, trên quê trời,
điều cô Ma-ri-a đã chọn sẽ viên mãn và thành toàn : từ bàn
tiệc thịnh soạn của lời Chúa, cô đã từng thu lượm những mảnh
vụn. Vậy bạn có muốn biết điều gì sẽ xảy ra trên quê trời
không ? Chính Chúa đã nói về các tôi tớ của Người rằng : Thầy
bảo thật anh em, chủ sẽ đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng
người mà phục vụ.
Lời nguyện
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, xưa Con Một Chúa đã nhậm
lời mời và đến trú ngụ tại nhà thánh nữ Mác-ta. Nhờ lời
thánh nữ cầu thay nguyện giúp, xin Chúa cho chúng con hết
tình phục vụ Đức Ki-tô hiện diện trong mọi người, để mai sau
được Chúa đón nhận vào nhà Chúa. Chúng con cầu xin
Lễ Thánh Nữ Matta, chị của Maria và Ladarô,
được cử hành tám ngày sau lễ kính Thánh Nữ Maria
Mađalêna và đã phổ biến dưới thời Trung Cổ do ảnh hưởng
cuốn Các truyền thuyết ở Pronvence. Tuy nhiên thật đáng
tiếc vì không có một lễ chung kính ba vị thánh của
Bêtania như trong phụng vụ dòng Phan Sinh ở thế kỷ XVIII
và trong niên lịch dòng Biển Đức vốn vẫn thường mừng vào
ngày 2 tháng Chín. Cho đến ngày 2/2/2021, ĐTC Phanxicô
đã biến lễ nhớ Thánh Matta hằng năm ngày 29/7 thành lễ 3
vị thánh chị em Matta, Maria và Lazarô: Decree
on the Celebration of Saints Martha, Mary and Lazarus in
the General Roman Calendar (26 January 2021) / pope-francis-adds-feast-of-martha-mary-and-lazarus-to-church-calendar
Quyển Cuộc đời Thánh Nữ Matta (thế kỷ XII) có
kể lại một truyền thuyết rằng ba chị em Matta, Maria,
Ladarô đã bị người Do Thái tống xuống một chiếc thuyền
nhỏ không buồm, nhưng đã lên bờ được ở Marseille và tại
đây bà Matta được đặc biệt kính trọng. Còn theo những
truyền thuyết khác thì Thánh Nữ Matta đã truyền giáo ở
miền Provence và đã giải thoát miền này khỏi một con
quái vật tên là Tarasque. Người ta thấy sự tích đó được
khắc trong Nhà thờ Thánh Nữ Matta (thế kỷ XII) ở
Tarascon.
Thứ Ba
Phụng
Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm
II) Gr
14, 17-22
"Lạy Chúa, xin hãy nhớ lại, xin
Chúa chớ huỷ bỏ giao ước giữa Ngài và chúng con".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Ngày đêm mắt ta rơi lệ không
ngừng, vì trinh nữ con gái dân ta bị trọng thương, vết tích quá trầm
trọng. Nếu ta đi ra đồng, thì đây những kẻ bị giết bằng gươm; nếu ta vào
thành phố, thì đây những kẻ chết đói. Tiên tri và tư tế đều đi đến đất
nước mình chẳng quen biết.
Chớ thì Chúa ruồng bỏ Giuđa sao?
Hay lòng Chúa ghê tởm Sion rồi sao? Vậy tại sao Ngài đánh phạt chúng con
đến nỗi không chữa được nữa? Chúng con mong đợi sự hoà bình mà không gặp
sự lành; và chúng con mong đợi kỳ lành bệnh, thì đây toàn là xui xẻo.
Lạy Chúa, chúng con nhìn nhận
những sự độc dữ của chúng con và sự gian ác của cha ông chúng con, vì
chúng con đã phạm đến Chúa. Vì thánh danh Chúa, xin đừng để chúng con
phải nhục nhã; vì toà vinh quang của Chúa, xin đừng để chúng con nhuốc
hổ; xin Chúa nhớ lại, xin đừng huỷ bỏ giao ước giữa Chúa với chúng con.
Trong các tượng thần dân ngoại,
chớ thì có vị nào làm cho mưa xuống chăng? Hay là tầng trời có thể đổ
mưa xuống chăng? Nào Ngài chẳng phải là Thiên Chúa chúng con mong đợi
sao? Vì chính Chúa tạo thành tất cả những sự đó.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 78, 8.
9. 11 và 13
Ðáp: Lạy
Chúa, vì vinh quang danh Chúa, xin giải thoát chúng con (c. 9bc).
Xướng: 1) Xin đừng nhớ lỗi tiền
nhân để trị chúng con; xin kíp mở lòng từ bi đón nhận chúng con, vì
chúng con lầm than quá đỗi! - Ðáp.
2) Ôi Thiên Chúa, Ðấng cứu độ
chúng con, xin phù trợ chúng con vì vinh quang danh Chúa; xin giải thoát
và tha tội chúng con vì danh Ngài. - Ðáp.
3) Xin cho tiếng tù binh rên xiết
vọng tới thiên nhan; xin ra tay thần lực giải thoát người mang án tử.
Phần chúng con là thần dân Chúa, là đoàn chiên Chúa chăn nuôi, chúng con
sẽ ca tụng Chúa tới muôn đời, đời nọ sang đời kia, chúng con loan truyền
lời ngợi khen Chúa. - Ðáp.
Alleluia: Dt 4, 12
Alleluia, alleluia! - Lời Thiên
Chúa là lời hằng sống, linh nghiệm, phân rẽ tư tưởng và là ý muốn của
tâm hồn. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 13,
36-43
"Cũng như người ta thu lấy cỏ
lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra
như vậy".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, sau khi giải tán dân
chúng, Chúa Giêsu trở về nhà. Các môn đệ đến gặp Người và thưa rằng:
"Xin Thầy giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe".
Người đáp lại rằng: "Kẻ gieo giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian.
Còn hạt giống tốt là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái gian ác. Kẻ
thù gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các
thiên thần. Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa
thế nào, thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy: Con Người sẽ sai các
thiên thần đi thu tất cả gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác khỏi nước
Chúa, rồi ném tất cả chúng vào lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng.
Bấy giờ kẻ lành sẽ sáng chói như mặt trời trong nước của Cha mình. Ai có
tai để nghe thì hãy nghe".
Ðó là lời Chúa.
Suy
Niệm Cảm Nghiệm
Bài
Phúc Âm cho Thứ Ba Tuần XVII Thường Niên hôm nay chất
chứa những lời Chúa Giêsu dẫn giải về dụ ngôn người gieo giống tốt trong
thửa ruộng của mình trong
bài Phúc Âm hôm Thứ Bảy tuần trước, để đáp
lại lời yêu cầu của các môn đệ: "Khi
ấy, sau khi giải tán dân chúng, Chúa Giêsu trở về nhà. Các môn đệ đến
gặp Người và thưa rằng: 'Xin Thầy giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng
cho chúng con nghe'".
Theo thứ
tự các hình ảnh trong dụ ngôn, Chúa Giêsu giải thích ý nghĩa của từng
hình ảnh hay sự việc được Người ám chỉ trong dụ ngôn này như sau:
"Kẻ gieo giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Còn hạt giống tốt
là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái gian ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là
ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. Cũng như
người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, thì ngày tận
thế cũng sẽ xảy ra như vậy: Con Người sẽ sai các thiên thần đi thu tất
cả gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác khỏi nước Chúa, rồi ném tất cả
chúng vào lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ kẻ lành sẽ
sáng chói như mặt trời trong nước của Cha mình".
Ở đây chúng ta thấy
những điều cần chú ý sau đây:
1- Nếu "Kẻ
gieo giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Còn hạt giống tốt là con
cái Nước Trời" thì
có nghĩa là Chúa Kitô Thiên Sai đã cứu độ thế gian hay cứu độ loài
người khỏi tội lỗi và sự chết bằng cuộc Vượt Qua của Người, nhờ đó
Người đã ban cho họ sự sống thần linh, như
thể Người đã gieo giống tốt trong thửa ruộng thế gian của Người, nơi
Người đã hóa thân làm người để nhờ Người mà thế gian được cứu độ (xem
Gioan 3:16-17).
2- Nếu "Cỏ
lùng là con cái gian ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ" thì
có nghĩa là Satan và bọn ngụy thần của hắn nhất định tàn phá công
nghiệp của Chúa Kitô nơi các tâm hồn nói riêng và Giáo Hội nói chung.
Bởi thế, chúng ta không lạ gì Giáo Hội của Chúa Kitô liên lỉ trở thành
mục tiêu tấn công của thần dữ suốt giòng lịch sử của Giáo Hội, và thành
phần Kitô hữu là chi thể của Giáo Hội luôn bị bách hại và sát hại, càng
ngày càng dữ dội hơn.
3- Nếu "Mùa
gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần" thì
có nghĩa là tất cả sẽ có cùng, và mọi sự sẽ được giải quyết công
minh đúng như dự án thần linh của Thiên Chúa là Đấng Quan Phòng Thần
Linh làm chủ lịch sử loài người, cho dù trong thời gian hiện tại thành
phần kẻ lành lúa
tốt chỉ
là một thiểu số và bao giờ cũng chịu
thua thiệt tất cả mọi sự trước áp lực hung hăng tàn bạo của thành phần
kẻ dữ lùng vực hầu
như bất khả khống chế.
Như
thế, dụ ngôn người gieo giống tốt trong thửa ruộng của mình đây bao gồm
từ "thời điểm viên trọn"(Galata 4:4) của Chúa Kitô Thiên Sai, qua
suốt giòng lịch sử của Giáo Hội Chúa Kitô, cho đến tận thế là thời điểm
cuối cùng của thời cánh chung là "thời điểm sau hết" (Do Thái
1:2), "thời điểm viên trọn" (Galata 4:4) được bắt đầu từ khi "Lời
đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14). Dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng này là một dụ ngôn Chúa dẫn giải
chẳng những để giúp
cho chúng ta hiểu
biết về thực tại Nước Trời mà còn khuyến dụ chúng ta hãy sống
thực
tại Nước Trời này nữa, ở chỗ hãy nhẫn
nhục chịu đựng gian nan khốn khó trong cuộc hành trình đức tin của mình
và luôn chờ đợi
bằng lòng tin
tưởng vào Đấng "sẽ
xuất hiện lần thứ hai để mang ơn cứu độ cho những ai thiết tha mong đợi
Người"
(Do Thái 9:28).
Dụ ngôn này đồng thời cũng
cho chúng ta thấy một Vị Thiên Chúa nhẫn nại cho tới cùng, đối với cả kẻ
dữ, và làm tất cả mọi sự cho lợi ích của kẻ lành là lúa tốt, thậm chí
bằng chính kẻ dữ là cỏ lùng. Chính tình yêu vô cùng nhân hậu của Ngài
cuối cùng sẽ thắng vượt tất
cả trong Chúa Kitô
Thiên Sai, Đấng đã
vượt qua từ khổ giá đến phục sinh, và nếu kẻ dữ bị trừng phạt xứng với
tội ác của họ thì không phải là Ngài ra tay, cho bằng chính
họ
bị day dứt quằn quại trước tình
yêu vô cùng nhân hậu của Ngài.
Tuy nhiên, nếu thực sự cảm nghiệm được LTXC thì mới thấy được rằng:
1- Thiên Chúa không bao giờ trừng phạt con người, mà con người tự trừng
phạt mình, bởi chính họ ngoan cố, nhất định, cho tới cùng, vẫn cương
quyết không chịu chấp nhận tình yêu cho tới cùng của Ngài (xem Gioan
13:1);
2- Bởi vì, dù con người có bất trung, Thiên Chúa vẫn trung thành, vì
Ngài không thể chối bỏ chính mình Ngài, tuy nhiên, nếu con người chối bỏ
Ngài (xem 2Timôthêu 2:12-13), thì họ như bị vạ tuyệt thông tiền kết với
Ngài vậy (xem Gioan 3:16-18, nhất là 18);
3- Nếu con người khi còn sống có trải qua đau khổ và sự chết là hậu quả
của nguyên tội nói chung và tư tội nói riêng, thì do chính họ gây ra,
tuy nhiên, nếu biết lợi dụng sự dữ phải chịu, họ có thể biến dữ thành
lành là phần rỗi của họ.
Bài Đọc 1 hôm nay, qua tâm tình của Tiên Tri Giêrêmia đại diện dân Do
Thái bấy giờ, và Bài Đáp Ca từ Thánh Vịnh 78 hôm nay, chúng ta thấy được
lòng ăn năn thống hối của dân Chúa, ở chỗ, họ chẳng những nhận biết lỗi
lầm của mình (Bài Đọc 1), mà còn cầu khẩn Chúa bằng tất cả lòng tin
tưởng của họ (Bài Đáp Ca), một điều kiện thiết yếu bất khả thiếu để được
thương xót và chắc chắn được xót thương:
"Lạy Chúa, chúng con nhìn nhận những sự độc dữ của chúng con và sự
gian ác của cha ông chúng con, vì chúng con đã phạm đến Chúa. Vì thánh
danh Chúa, xin đừng để chúng con phải nhục nhã; vì toà vinh quang của
Chúa, xin đừng để chúng con nhuốc hổ; xin Chúa nhớ lại, xin đừng huỷ bỏ
giao ước giữa Chúa với chúng con" (Bài Đọc 1).
1) Xin đừng nhớ lỗi tiền nhân để trị chúng con; xin kíp mở lòng từ
bi đón nhận chúng con, vì chúng con lầm than quá đỗi!
2) Ôi Thiên Chúa, Ðấng cứu độ chúng con, xin phù trợ chúng con vì
vinh quang danh Chúa; xin giải thoát và tha tội chúng con vì danh Ngài.
3) Xin cho tiếng tù binh rên xiết vọng tới thiên nhan; xin ra tay
thần lực giải thoát người mang án tử. Phần chúng con là thần dân Chúa,
là đoàn chiên Chúa chăn nuôi, chúng con sẽ ca tụng Chúa tới muôn đời,
đời nọ sang đời kia, chúng con loan truyền lời ngợi khen Chúa.
THÁNH PHÊRÔ KIM NGÔN, GIÁM MỤC TIẾN SĨ
(30/7)
I. ĐÔI DÒNG TIỂU
SỬ
Thánh Phêrô có biệt hiệu là Chrysôlôgô (nghĩa là kim ngôn). Lý do
bởi vì ngài có biệt tài hết sức nổi tiếng về hùng biện trong việc
rao giảng Lời Chúa.
Ngài sinh vào khoảng năm 405, tại miền Imola, nước Ý. Đức Giám mục
giáo phận Imola là Cornêliô phong chức phó tế cho Ngài. Dưới sự
hướng dẫn của Đức giám mục, Ngài thực hiện những bước tiến lạ lùng
trên con đường trong tu viện.
Năm 430, Đức tổng giám mục Gioan của giáo phận Ravenna từ trần.
Trong khi tìm vị chủ chăn mới, hàng giáo sĩ và giáo dân đã xin Đức
giám mục Iomola nhập đoàn phải họ để đi Roma yết kiến Đức giáo hoàng
Sixtô III coi Phêrô như người được tiền cử để làm giám mục Ravenna.
Ngài liền đặt Phêrô làm giám mục Ravenna, kế vị Đức giám mục Gioan
năm 433. Các đại biểu của Giáo phận này lúc đầu tỏ ý bất bình, nhưng
rồi đã đổi thái độ khi được đức giáo hoàng Sixtô III cho biết thị
kiến của mình.
Vâng theo ý Chúa, Phêrô thụ phong giám mục và trở về Ravenna. Trong
bầu khí tiếp đón nồng nhiệt, Ngài nói:
- Tôi đến với anh chị em như một y sĩ đến chữa trị, như một mục tử
để dẫn dắt, như một người mẹ để nuôi dưỡng, như một người cha để bảo
vệ và chăm sóc phần rỗi đời đời của anh chị em. Vậy anh chị em hãy
mau mắn vâng phục cách thích đáng đối với tác vụ rất thánh của tôi.
Đầy nhiệt thành bứng rễ các việc thờ ngẫu tượng còn rớt lại, cũng
như lên án sự giả hình của giáo dân. Trong một cuộc lễ vào đầu năm,
Ngài đã phá những cuộc diễn hành không được lành mạnh trên đường
phố:
- Ai muốn vui chơi với ma quỉ thì không thể vui hưởng với Chúa Kitô.
Ngài đã nhiệt tâm rao giảng.
Ngày nay chúng ta còn giữ lại được khoảng 180 bài giảng của Ngài.
Lời lẽ đơn sơ nhưng đầy nhiệt huyết. Người ta không thể quên được
những lời như:
- Nằm trong thói hư tật xấu, chúng ta sẽ bị tiêu diệt. Chúng ta sẽ
thực sự đứng thẳng khi biết chỗi dậy để tiến thẳng tới bằng các việc
lành.
- Ai biết tìm kiếm trong đức tin, sẽ thấy ngay rằng là Cha đang ở
đó, vì họ.
- Mọi sự dữ cha mẹ làm cho con cái, Thiên Chúa là Cha hết người sẽ
trả lại cho họ.
- Các tiền nhân sống cho chúng ta. Chúng ta sống cho thế hệ mai sau.
Không ai sống cho mình cả.
Người ta cũng còn nhớ lời Ngài kêu gọi sống bác ái:
- Biết nói sao về niềm tin lễ Giáng sinh, nếu người nghèo than khóc
tù nhân rên siết, dân tị nạn than thở, người lưu đày thổn thức,
người Do thái mừng lễ bằng thuế thập phân, còn người Kitô hữu nghĩ
sao khi họ không mừng bằng một phần trăm của cải ? Tôi đau buồn,
phải, tôi đau buồn vì các đạo sĩ trải vàng trên nôi Chúa Kitô trong
khi các Kitô hữu để cho thân thể Chúa Kitô trống trải, khi mà những
người nghèo than khóc. Đừng nói rằng tôi không có gì. Thiên Chúa
muốn xin cái anh em có chứ không phải cái anh chị em không có, khi
mà Ngài thương nhận hai đồng tiền của bà góa. Hãy tận tâm với Đấng
tạo thành và tạo vật cũng sẽ tận tâm với anh chị em.
Thánh Phêrô Chrysôlôgô đã trở thành danh tiếng, đến nỗi Đức giáo
hoàng Lêô I đã trao cho Ngài đọc tại công đồng Chalcedonia một luận
án chống lại lạc thuyết của Eutychèr, Ngài cũng còn viết một bức thư
cho kẻ lạc giáo này để khuyên ông ta vâng phục Giáo hội.
Sau cùng, sau khi cai quản giáo phận Ravenna trong 18 năm, thánh
giám mục biết rằng mình sắp tới hồi kết thúc các nỗ lực. Ngài muốn
lui về Imola để dọn mình chết. Ngày 3 tháng 12 năm 450 Ngài đã từ
trần và năm 1729 được đặt làm tiến sĩ Hội Thánh.
II. BÀI HỌC
Khi bắt đầu cuộc đời Giám Mục thánh Phêrô Kim Ngôn đã rất thẳng thắn
chia sẻ với giáo dân của ngài những lời rất chân thành và cảm động
như sau:
“Tôi đến với anh chị em như một y sĩ đến chữa trị, như một mục tử để
dẫn dắt, như một người mẹ để nuôi dưỡng, như một người cha để bảo vệ
và chăm sóc phần rỗi đời đời của anh chị em”
Chúng ta có thể coi đây là châm
ngôn hay đường lối của ngài trong mối tương quan đối với mọi người
và quả thực ngài đã luôn sống như thế. Ngài không đến để cai trị, để
thống trị nhưng đến để phục vụ như một y sĩ, như một mục tử, như một
người mẹ như một người cha Công việc phục vụ là chữa trị, là dẫn
dắt, là nuôi dưỡng là chăm sóc bảo vệ. Toàn là nhưng công việc vất
vả. Thế nhưng đó là công việc làm nên vinh quang cho người môn đệ
của Thầy Chí thánh Giêsu.
https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-30-07-thanh-phero-kim-ngongiam-muc-tien-si-hoi-thanh-36360
Thánh vịnh 36 có đoạn viết rằng: “Miệng người công chính
niệm lẽ khôn ngoan và lưỡi họ nói lên điều chính trực: luật
Thiên Chúa họ ghi tạc vào lòng” (Tv 36. 30-31). Thánh Phêrô
Kim Ngôn được Thiên Chúa tuyển chọn lên hàng giám mục. Ngài
đã sống hết mình cho Chúa và các linh hồn.
ĐỜI THÁNH PHÊRÔ KIM NGÔN:
Thánh Phêrô Kim Ngôn sinh tại Forum Cornelii miền Emilia
nước Ý năm 405 trong một gia đình giầu sang phú quí và đầy
thế giá. Chúa đã chọn Ngài như lời sách Thánh nói: “Chúa đã
cho người lên tiếng giữa cộng đoàn, ban cho người đầy tinh
thần khôn ngoan minh mẫn và mặc cho người áo vinh quang” (Hc
15, 5). Thánh nhân đã có lòng đạo đức và thực tập các nhân
đức ngay từ khi còn nhỏ. Ngài đã trao dồi kiến thức triết
học thần học và kiến thức thánh. Năm 433, thánh nhân được
cắt đặt làm tổng giám mục Ravenne. Thánh nhân có tài hùng
biện, có khoa ăn nói rất thuyết phục, nên nhiều người đã
ghép thêm cho Ngài Chrysôlôgô để tỏ lòng ngưỡng mộ và khâm
phục Ngài. Lời của Ngài nói ra có giá trị như vàng và Ngài
rất có uy tín đối với mọi người vì các lời nói đầy vẻ thuyết
phục và lôi cuốn con người tới với Thiên Chúa. Thánh nhân có
lòng cương quyết đối với sự giữ đạo bề ngoài và giả dối của
nhiều giáo dân. Thánh nhân đã để lại 180 bài giảng thuyết
rất có giá trị với lời văn đơn sơ, nhẹ nhàng. Đây là những
bài huấn đức gọn dựa trên nền tảng Thánh Kinh và phụng vụ
giúp con người sống phù hợp với Tin Mừng. Thánh nhân đã
không dùng những từ ngữ cao sâu như thánh Augustinô, như
Toma hay như thánh Lêô. Ngài đã viết có tính cách đại đồnng
cho mọi người, khiến ai đọc cũng có thể hiểu cách dễ dàng.
Thánh nhân đã thường nói: “Lời lẽ của tôi đã được chôn vùi
với Đức Kitô”.
THÁNH PHÊRÔ KIM NGÔN RA ĐI VỀ VỚI CHÚA:
Với nhiều nỗ lực cho cuộc sống và sống chết cho sứ mạng loan
báo Tin Mừng của mình. Thánh nhân đã xin về hưu dưỡng tại
quê nhà của mình để dọn mình chết lành. Thánh nhân đã ra đi
bình an trong tay Chúa vào ngày 2 tháng 12 năm 450. Chúa đã
đội mũ triều thiên cho Ngài và Hội Thánh đã đặt Ngài làm
tiến sĩ Hội Thánh.
Lạy Chúa, Chúa đã làm cho thánh giám mục Phêrô Kim Ngôn trở
nên nhà giảng thuyết đại tài về Ngôi Lời nhập thể. Vì lời
thánh nhân cầu thay nguyện giúp, xin cho chúng con hằng suy
niệm trong lòng những mầu nhiệm cứu độ và trung thành sống
những mầu nhiệm ấy” (Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Phêrô Kim
Ngôn, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh).
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
https://dcvxuanloc.net/thanh-phero-kim-ngon-giam-muc-tien-si-hoi-thanh-ngay-307/
Thứ Tư
Phụng
Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm
II) Gr
15, 10. 16-21
"Tại sao tôi cứ buồn sầu mãi?
Nếu ngươi quay trở về, ngươi sẽ hiên ngang
trước mặt Ta".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Mẹ hỡi, khốn cho con, tại sao mẹ
đã sinh ra con là kẻ hay tranh luận và cãi vã trong khắp xứ? Con không
cho vay mượn và cũng không ai cho con vay mượn, thế mà mọi người đều
nguyền rủa con.
Lạy Chúa là Thiên Chúa các đạo
binh, con lấy lời Chúa làm của ăn. Lời của Chúa trở nên sự vui mừng và
hân hoan cho lòng con, vì danh Chúa được kêu cầu trên con.
Con không ngồi trong đám người
chơi bời; con hãnh diện vì các việc tay Chúa làm. Con chỉ ngồi một mình,
vì Chúa đã khiến con đầy lời Chúa đe phạt. Tại sao con cứ buồn sầu mãi,
và vết thương con trở thành hiểm nghèo bất trị? Nó trở nên như nước giả
dối chóng cạn.
Vì vậy, Chúa phán thế này: "Nếu
ngươi quay trở về, Ta sẽ cho ngươi về đứng trước mặt Ta: nếu ngươi phân
biệt được vật quý với vật hèn, ngươi sẽ nên như miệng Ta, người ta sẽ
quay về với ngươi, và ngươi không phải quay về với họ. Ta sẽ khiến ngươi
nên tường đồng kiên cố cho dân này. Họ sẽ giao chiến với ngươi, nhưng họ
không thắng được, vì Chúa phán: Ta ở cùng ngươi để giải thoát và cứu
chữa ngươi. Ta sẽ giải phóng ngươi khỏi tay kẻ độc dữ, và sẽ cứu chữa
ngươi khỏi tay kẻ hung bạo".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 58,
2-3. 4-5a. 10-11. 17. 18
Ðáp: Thiên
Chúa là chỗ con nương thân trong ngày cơ khổ (c. 17d).
Xướng: 1) Ôi Thiên Chúa, xin cứu
con thoát lũ địch nhân; bảo vệ con khỏi bọn người nổi lên chống đối! Xin
giải gỡ con khỏi những kẻ chuyên làm điều ác, và cứu con xa thoát bọn
sát nhân. - Ðáp.
2) Kìa chúng đang gài bẫy để sát
hại con; âm mưu chống đối con là bọn người quyền thế. Lạy Chúa, con
không vương tội ác lỗi lầm; dầu con vô tội, chúng cũng ùa tới tấn công.
- Ðáp.
3) Lạy Chúa là sức mạnh con, con
hướng thân tìm về Chúa, vì lạy Chúa, Chúa là đồn lũy bảo vệ con. Thân
lạy Chúa, Chúa là Ðấng xót thương con; lạy Chúa, xin Ngài ra tay nâng
đỡ, khiến cho con được vui nhìn quân nghịch phải thua. - Ðáp.
4) Phần con, con sẽ ca ngợi quyền
năng Chúa, và mỗi buổi sáng, con hoan hỉ vì đức từ bi của Chúa, vì Chúa
đã trở nên đồn lũy bảo vệ con, và chỗ con nương thân trong ngày cơ khổ.
- Ðáp.
5) Lạy Chúa là sức mạnh con, con
ca ngợi Chúa; vì lạy Chúa, Chúa là đồn lũy bảo vệ con, thân lạy Chúa,
Chúa là Ðấng xót thương con. - Ðáp.
Alleluia: 1 Sm 3,
9
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa,
xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe: Chúa có lời ban sự sống
đời đời. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 13,
44-46
"Anh bán tất cả những gì anh có mà
mua thửa ruộng đó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân
chúng rằng: "Nước trời giống như kho tàng chôn giấu trong ruộng, người
kia tìm được, vội chôn vùi xuống, vui mừng trở về bán tất cả những gì
anh có mà mua thửa ruộng ấy. Nước trời cũng giống như người buôn nọ đi
tìm ngọc quý. Tìm được một viên ngọc quý, anh trở về bán mọi của cải mà
mua viên ngọc ấy.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm
Hôm
nay, Thứ Tư Tuần XVII Thường
Niên, Bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu tiếp tục ghi lại một cặp dụ ngôn
nữa về Nước Trời được Chúa Kitô diễn tả để mạc khải cho dân Do Thái nói
chung và cho các môn đệ của Người nói riêng biết.
"Nước
Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp
được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có
mà mua thửa ruộng ấy".
"Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp.
Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà
mua viên ngọc ấy".
Hai dụ ngôn về Nước Trời này có liên hệ hết sức mật thiết với nhau bất
khả phân ly, có
tính cách tu đức hơn là thần học. Ở
chỗ, một đàng thì "kho
báu trong ruộng" được
tìm thấy,
một đàng thì đi tìm
được: "viên ngọc quí". Một đàng
thụ động: "kho
báu trong ruộng" và một đàng chủ động: "đi
tìm ngọc đẹp".
Cặp dụ ngôn thứ
hai về Nước Trời này, như cặp dụ ngôn thứ nhất trong bài Phúc Âm Thứ Hai
tuần này, không được Chúa Giêsu giải thích cho biết. Tuy nhiên, căn cứ
vào đường lối suy diễn như ở cặp dụ ngôn thứ nhất, nhờ căn cứ vào Chúa
Kitô như là chính Nước Trời thì cặp dụ ngôn thứ
hai về Nước Trời hay về Chúa Kitô có thể suy diễn như
sau.
Dầu sao cũng cần
phải nhớ rằng cặp dụ ngôn thứ hai này Chúa Giêsu nói riêng với các
tông đồ chứ không phải chung cho dân chúng như cặp dụ ngôn thứ nhất. Vì
Người nói ngay sau khi dẫn giải dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng lúa tốt cho
các môn đệ là thành phần xin Người giải thích "sau khi giải
tán dân chúng, Người đã về nhà...".
Trước hết, "Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn
giấu trong ruộng" - Phải chăng Chúa Giêsu có ý nói rằng Người chính
là kho báu được chôn giấu trong ruộng, mà "ruộng là thế gian" (theo
chính lời Chúa Giêsu giải thích trong bài Phúc Âm hôm qua), nên Chúa
Giêsu vẫn là những gì quí báu nhất trên trần gian này mà ít người biết
tới như thể kho tàng quí báu ấy
bị chôn giấu đi vậy?
"Có
người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả
những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy"
- Nghĩa là cho dù kho tàng ấy ít ai biết đến như
bị che giấu đi như thế, ai mà gặp
được, chẳng hạn thành phần bé mọn được Cha tỏ ra
cho (xem Mathêu 11:25), thì họ chẳng còn tiếc gì nữa, sẵn
sàng từ bỏ mọi sự mà mua thửa ruộng có kho tàng
này, chứ không phải mua chính kho
tàng, vì mua cả thửa ruộng thì tất nhiên có được
kho báu trong đó nữa.
Đúng thế, nếu Chúa Kitô đã cứu chuộc thế gian thì ai tìm
gặp Người cũng quí chuộng ơn cứu chuộc của Người và tìm hết cách để cứu
lấy thế gian, và khi họ đã dám hy sinh tất cả mọi
sự của họ cho phần rỗi của tha
nhân trên thế gian này là
họ có được tất cả Chúa Kitô là kho tàng chôn trong
thửa ruộng được họ tậu lấy vậy. Theo ý nghĩa ấy thì quả thực dụ ngôn kho
tàng trong ruộng này liên quan đến ơn gọi theo Chúa của các tông đồ,
thành phần môn đệ chứng nhân tiên khởi của
Người.
"Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc
đẹp. Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì
mình có mà mua viên ngọc ấy". Phải chăng "một thương gia đi
tìm ngọc đẹp" đây chính là Chúa Kitô, Đấng đã "đến để tìm
kiếm và cứu với những gì hư hoại" (Luca 19:10), nhưng đối với
Người "những gì hư hoại" ấy, như con chiên lạc thứ 100 hay
đồng tiền thất lạc (xem Luca 15:4,8) lại rất quí báu, đến độ
Người đã phải từ trời xuống thế để tìm kiếm.
Như thế có nghĩa là con người ta là "một viên ngọc quí" đã
được Thiên Chúa tìm thấy và đã thực sự "mua viên ngọc ấy" bằng
chính máu thánh vô giá của Người, bằng chính sự sống hy hiến của
Người (xem Gioan 17:19; Mathêu 20:28)? Dụ ngôn này cũng liên
quan đến vai trò của các tông đồ chẳng những trong sứ vụ thừa sai
nhân chứng mà còn trong cả thừa tác vụ ban phát ân sủng và sự sống
thần linh cho các linh hồn nữa.
Nếu con người là viên ngọc quí được Thiên Chúa lìa bỏ
trời cao xuống trần gian để tìm mua cho bằng được như trong dụ ngôn
của bài Phúc Âm hôm nay, trong khi đó tự mình, con người chẳng xứng
đáng, với đầy những tội lỗi xấu xa, nhưng chính vì thế mới trở nên
viên ngọc quí của LTXC, và vì thế, Ngài chẳng bao giờ vĩnh viễn bỏ
rơi hay loại trừ họ, miễn là họ nhận biết LTXC mà trở lại với Ngài
và tin vào Ngài, như Bài Đọc 1 và bài Đáp Ca hôm nay cho thấy:
"Nếu ngươi quay trở về, Ta sẽ cho ngươi về đứng trước mặt Ta:
nếu ngươi phân biệt được vật quý với vật hèn, ngươi sẽ nên như miệng
Ta, người ta sẽ quay về với ngươi, và ngươi không phải quay về với
họ. Ta sẽ khiến ngươi nên tường đồng kiên cố cho dân này. Họ sẽ giao
chiến với ngươi, nhưng họ không thắng được, vì Chúa phán: Ta ở cùng
ngươi để giải thoát và cứu chữa ngươi. Ta sẽ giải phóng ngươi khỏi
tay kẻ độc dữ, và sẽ cứu chữa ngươi khỏi tay kẻ hung bạo".
1) Ôi Thiên Chúa, xin cứu con thoát lũ địch nhân; bảo vệ con khỏi
bọn người nổi lên chống đối! Xin giải gỡ con khỏi những kẻ chuyên làm
điều ác, và cứu con xa thoát bọn sát nhân.
2) Kìa chúng đang gài bẫy để sát hại con; âm mưu chống đối con là
bọn người quyền thế. Lạy Chúa, con không vương tội ác lỗi lầm; dầu con
vô tội, chúng cũng ùa tới tấn công.
3) Lạy Chúa là sức mạnh con, con hướng thân tìm về Chúa, vì lạy
Chúa, Chúa là đồn lũy bảo vệ con. Thân lạy Chúa, Chúa là Ðấng xót thương
con; lạy Chúa, xin Ngài ra tay nâng đỡ, khiến cho con được vui nhìn quân
nghịch phải thua.
4) Phần con, con sẽ ca ngợi quyền năng Chúa, và mỗi buổi sáng, con
hoan hỉ vì đức từ bi của Chúa, vì Chúa đã trở nên đồn lũy bảo vệ con, và
chỗ con nương thân trong ngày cơ khổ.
5) Lạy Chúa là sức mạnh con, con ca ngợi Chúa; vì lạy Chúa, Chúa là
đồn lũy bảo vệ con, thân lạy Chúa, Chúa là Ðấng xót thương con.
Ngày 31 tháng 7
Thánh I-nha-xi-ô Lôi-ô-la, linh mục
lễ nhớ bắt buộc
Sinh năm 1491 tại Lôi-ô-la miền Can-ta-bơ-ri-a. Lúc còn thanh niên,
I-nha-xi-ô theo binh nghiệp, phục vụ trong triều đình. Khi đã trở
lại, người học thần học ở Pa-ri. Tại đây, cùng với mấy người bạn,
người đã sáng lập dòng Chúa Giê-su, thường gọi tắt là dòng Tên (năm
1534). Nhưng chính tại Rô-ma, người nỗ lực làm cho dòng lan rộng
khắp châu Âu và hăng hái truyền giáo, nêu gương phục vụ Hội Thánh,
hết lòng tuân phục đức giáo hoàng. Phương pháp linh thao của người
vạch ra một con đường cho ai muốn hiến thân để làm cho vinh quang
Thiên Chúa ngày một sáng ngời hơn. Người qua đời ở Rô-ma năm 1556.
Bài đọc 2
Lúc bấy giờ, I-nha-xi-ô rất say mê đọc những sách vô bổ và
dối trá ; những sách này thuật lại những việc phi thường của
các danh nhân. Khi cảm thấy khoẻ, I-nha-xi-ô xin người ta
đem lại cho mình vài quyển để đọc giết thời giờ. Nhưng ở
trong nhà ấy, người ta không tìm được quyển nào như vậy. Vì
thế người ta đưa cho anh cuốn sách nhan đề “Cuộc đời Đức
Ki-tô”, và một cuốn khác nhan đề “Bông hoa các thánh”, cả
hai đều được viết bằng tiếng mẹ đẻ.
Nhờ năng đọc các sách này, anh bắt đầu có cảm tình với những
điều viết trong đó. Đôi lần anh ngưng đọc để suy nghĩ những
điều mình mới đọc ; hoặc đôi khi anh nghĩ đến những điều vô
bổ anh đã quen suy nghĩ trước đây, và nhiều điều tương tự
khác xuất hiện trong trí anh.
Thiên Chúa đã rủ lòng thương giúp anh loại trừ khỏi tâm trí
anh những gì anh vừa đọc. Quả vậy, khi anh đọc cuộc đời Đức
Ki-tô, Chúa chúng ta và cuộc đời các thánh, thì anh đã suy
nghĩ nhiều và tự hỏi : “Vậy giả như tôi làm điều mà thánh
Phan-xi-cô đã làm, thì sao ? Giả như tôi làm điều mà thánh
Đa-minh đã làm, thì sao ?” Và như thế anh để tâm suy nghĩ
rất nhiều điều. Nhưng các tư tưởng ấy chỉ tồn tại một thời
gian. Và rồi vì anh bận rộn với các công việc khác, nên
những chuyện vô bổ và trần tục ấy lại xen vào ; những chuyện
này kéo dài một thời gian khá lâu. Hết tư tưởng này đến tư
tưởng kia tiếp nối nhau cầm giữ anh rất lâu.
Tuy nhiên có sự khác biệt giữa những tư tưởng ấy : khi nghĩ
đến những tư tưởng phàm tục, anh cảm thấy rất thích thú ;
nhưng khi mỏi mệt không suy nghĩ, anh cảm thấy buồn bã và
khô khan. Còn khi nghĩ đến việc theo đuổi những chuyện khắc
khổ mà anh biết các vị thánh đã quen sống, thì không những
lúc đang nghĩ đến những chuyện ấy, anh cảm thấy tâm hồn vui
thú, và ngay cả lúc thôi nghĩ đến, anh vẫn thấy mình sung
sướng. Nhưng chính anh không nhận ra, cũng không nghĩ đến sự
khác biệt này, cho đến một ngày kia, khi mắt tâm trí anh
được mở ra, anh ngạc nhiên nhận ra sự khác biệt này ; nhờ
kinh nghiệm, anh hiểu rằng có loại tư tưởng để lại buồn rầu,
có loại tư tưởng để lại niềm vui. Và đó là suy luận đầu tiên
anh thu lượm được về những điều thuộc về Thiên Chúa. Sau
này, khi làm linh thao, anh bắt đầu được soi sáng để hiểu
biết về sự cân nhắc các thần khí và dạy các môn đệ của mình.
Lời nguyện
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho Giáo Hội một chiến sĩ can trường
là thánh I-nha-xi-ô, để làm cho danh Chúa thêm vinh quang
rạng rỡ. Nhờ gương sáng và ơn phù trợ của thánh nhân, xin
cho chúng con ở đời này biết hăng say chiến đấu, để đời sau
được cùng người lãnh phần thưởng vinh quang Chúa hứa ban.
Chúng con cầu xin
Ngày 31/7
Don Inigo Lopez de Recalde sinh khoảng năm 1491 tại miền
đồi núi Basque gần làng Azpeytia. Ngài là con út trong
số 11 người con của một gia đình quí tộc. Được rửa tội
với tên Inigo, một vị thánh Tây Ban Nha dòng thánh
Bênêdictô, nhưng sau này Ngài thường dùng tên Ignatiô
thành Antiokia. Hồi còn niên thiếu, người giúp việc cho
một người bạn quí tộc của một gia đình là Giuan
Velasquez. Sau khi Velasquez từ trần, Ngài lại phục vụ
bá tước Najera, phó vương miền Navarre. Ngài được giáo
dục một cách hời hợt. Thời đó, Ngài chỉ ham chơi, thích
những chuyện hào hùng, nhất là những ngày lễ duyệt binh.
Trong cuộc chiến Pháp, Tây Ban Nha tháng năm 1521 quân
đội pháp đã vượt núi Pyrênê và tới phong tỏa Pampeluna.
Nhiều người đã tính chuyện đầu hàng, nhưng Ignatiô quyết
cầm cự. Trong cơn bão tố tại pháo đài Ignatiô bị trúng
đạn pháo ở đùi, Ngài được chuyển về lâu đài ở Loyola.
Nơi dây người ta khám phá ra rằng xương đùi đã bị xếp
trật, phải mổ ra và sắp xếp lại. Ngài đã can đảm chịu
đựng cơn đau.
Thời gian dưỡng bệnh lâu dài tiếp theo sau đó, không có
sách vở gì khác, Ignatiô dùng thời gian để đọc hạnh các
thánh. Gương mẫu đời sống các thánh làm mủi lòng
Ignatiô. Ngài nói: - Tôi có phải thực hiện điều mà thánh
Phaxicô và Dominico đã làm chăng ?
Năm 1522, sau khi bình phục, Ngài đi hành hương kính Đức
bà Montserrat. Nơi đây Ngài đã thực hiện cuộc xưng tội
trong ba ngày, trao tặng đồ hiệp sĩ cho một kẻ ăn xin,
đặt gươm trên bàn thờ Đức Mẹ và tới thành Manresa kế cận
để phục vụ trong một nhà thương. Đã một thời Ngài bị
nguy hiểm rơi vào một cuộc khổ hạnh quá độ. Ngài Ngài đã
thoát hiểm nhờ sự vâng phục hoàn tòan đối với cha giải
tội. Chính tại Manresa, Ngài được Thiên Chúa soi sáng,
sự soi sáng hứơng dẫn trọn những ngày còn lại của cuộc
đời Ngài. Ngài viết cuốn linh thao, trong đó vạch ra
những nguyên tắc mà một người công giáo phải theo để
"điều khiển đời sống mình" một đời sống nhằm ca tụng
Chúa, tôn kính và phụng sự Ngài, để được cứu rỗi. Ngài
phác họa một giáo thuyết của mình về sự chọn lựa và đòi
hỏi để làm mọi sự để "vinh danh Chúa" (Ad Majorem dei
gloriam)
Thánh nhân ở lại Manresa khoảng một năm và từ đó hành
hương đi Palestina, trên đường đi có dừng lại ở Roma.
Sau khi đã kính viếng các nơi thánh ở Palestina, Ngài
trở về Barcelona. Nơi đây, dầu đã 30 tuổi, Ngài vẫn đến
trường, ngồi chung ghế với các em nhỏ, để sữa chữa lại
kẽ hở trong việc học hành, cho tới khi Ngài có thể dự
lớp tại đại học Alcala và Salamanca. Tại cả hai nơi này,
đã Ngài bị truy tố ra tòa án tôn giáo và bị tống giam ít
ngày. Nhưng cuối cùng giáo thuyết của Ngài đã thắng.
Năm 1528, Ngài bỏ Salamanca đi Paris và Sorbonne. Ngài ở
Paris 7 năm, nơi đây Ngài tụ họp được sáu môn sinh đầu
tiên. Vào ngày lễ Mông Triệu năm 1534 bảy anh em đã long
trọng hiến thân phụng sự Thiên Chúa, khấn giữ đức nghèo
khó và trong sạch, tại đền thờ thánh Denis tại
Montmartre. Lúc đó, họ dự định đi Giêrusalem và hiến
thân cho việc cứu rỗi các linh hồn trong các miền còn
ngoại giáo.
gnatiô trở về Tây Ban Nha. Năm 1535, tu hội đã lên tới
10 người. Họ gặp nhau ở Venitia, định cùng đáp tàu đi
hành hương thánh địa. Nhưng tình hình miền Đông Địa Trug
Hải không cho phép. Bù lại một số đi Roma, để Ignatiô
tại Venitia. Đức giáo hoàng Phaolô III ưu ái tiếp họ.
Trở lại Ventia, họ mang theo phép của Đức Giáo hoàng cho
Ignatiô và 6 anh em được thụ phong linh mục.
Một năm sau, thấy rằng: không thể tới thánh địa được,
Ignatiô kết luận rằng ý Chúa không muốn cuộc hành hương
này. Thay vào đó, Ngài đặt tu hội dưới danh hiệu "dòng
Chúa Giêsu" dưới quyền sử dụng của toà thánh. Họ đi Roma
và Ignatiô dâng thánh lễ đầu tiên ở đầu vào dịp lễ Giáng
sinh năm 1538 tại đền thờ Đức Bà cả, Ngài soạn thảo hiến
pháp của dòng mới và đến trình diện Đức giáo hoàng
Phaolô III. Đức giáo hoàng đã phát biểu khi gặp họ: -
Đây là bàn tay Thiên Chúa.
Và trong sắc lệnh Regimini Militantis Ecclesioe, ban
hành tháng 9 năm 1540 Ngài đã chính thức công nhận hội
dòng. Hội dòng thêm vào đó 3 lời khấn: nghèo khó, vâng
lời, trong sạch, lời khấn đặc biệt vâng phục Đức giáo
hoàng.
Trong hiến pháp đầu tiên, hội dòng giới hạn con số có
60 tu sĩ. Ignatiô được đồng thanh bầu làm bề trên ngày 7
tháng 4 năm 1541. Luật hạn định tu sĩ vào số 60 được rút
lại bởi sắc lệnh của Đức giáo hoàng ngày 15 tháng 3 năm
1543.
Ignatiô khó rời bỏ Roma cho đến cuối đời. Nhưng hội dòng
đã lan rộng tới mọi miền trên thế giới, dưới quyền hướng
dẫn của Ngài như một phép lạ, khi Ngài từ trần vào ngày
3 tháng 7 năm 1556, hội dòng đã có 12 tỉnh dòng với 101
nhà và gần 1000 phần tử.
Thánh Ignatiô được suy tôn hiển thánh ngày 12 tháng 3
năm 1622.
http://conggiao.info/thanh-ignatio-loyola-linh-muc-1491-1556-d-17496
Ngày 31 tháng 7
Thánh Ignatio Loyola, Linh mục
(1491-1556)
Ignatio nhà Loyola là một tu sĩ, nhà thần học lớn
của Giáo hội Công giáo Rôma. Ngài sáng lập nên Dòng
Tên và là bề trên tổng quyền đầu tiên của hội dòng
này. Ignatio xuất thân trong một gia đình quý tộc xứ
Basque của Tây Ban Nha, được thụ phong linh mục năm
1537. Ông nổi lên như là một nhà lãnh đạo kỳ cựu bảo
vệ Giáo Hội Công giáo trong thời kỳ có Phong trào
Chống cải cách, Ngài được Giáo hội Công giáo phong
thánh, với ngày lễ mừng kính là 31 tháng 7 hằng năm.
Ignatio sinh tại lâu đài nhà Loyola, xứ Basque (ngày
nay là Gipuzkoa, Tây Ban Nha). Tên của ngài khi chịu
phép Rửa tội Inigo (đặt theo Thánh Innicus, viện phụ
đan viện Oña), một cái tên theo tiếng Basque có
nghĩa là “chú bé”. Không rõ từ khi nào mà ngài bắt
đầu sử dụng tên Ignatio (Ignatius) thay cho tên
Inigo. Năm 13 tuổi, Inigo López được bà María de
Garin - vợ của một người thợ rèn địa phương bảo
dưỡng sau khi mẹ ruột của mình qua đời. Vì vậy,
Inigo đã được thêm phụ họ “de Loyola” nhằm chỉ đến
nguyên quán Loyola, nơi ngài được sinh ra.
Năm 1509, Inigo tòng quân cho Công tước thành Najera
và Tổng trấn thành Navarre nhằm muốn sau này được
thăng tiến thành một công tước. Dưới sự lãnh đạo của
Công tước này, Ignatio đã tham gia nhiều trận đánh
mà không bị thương tích gì. Nhưng vào ngày 20 tháng
5 năm 1521, quân đội Pháp tấn công pháo đài
Pamplona, Ignatio bị một viên đạn bắn vào chân. Thấy
Ignatio ngã gục, lập tức cả đơn vị trong thành đều
đầu hàng. Sau khi chiếm được thành, binh lính Pháp
vẫn đối xử tử tế với Ignatio và để ngài ở tại lâu
đài Pamplona khoảng mười lăm ngày. Sau đó, họ đặt
ông lên cáng và khiêng về đến tận nhà ở Loyola. Thời
đó, y học chưa có thuốc gây mê để phẫu thuật vết
thương, nhưng qua hai lần phẫu thuật xương chân mà
ông vẫn không hề thốt ra một tiếng nào, chỉ thấy ông
nắm chặt hai bàn tay vì đau đớn. Tình trạng sức khỏe
của ông ngày càng trầm trọng, Ignatio không thể ăn
uống được gì và có những biểu hiện sắp chết. Vài
ngày trước lễ thánh Gioan Baotixita (24 tháng 6),
người nhà đề nghị ông xưng tội. Đến trước ngày lễ
Thánh Phêrô và Phaolô (29 tháng 6), các y sĩ nói
rằng nếu trước nửa đêm mà Ignatio không khá hơn thì
coi như chắc chắn sẽ chết. Nửa đêm hôm ấy, ông cảm
thấy bớt đau, và ngày hôm sau thì vượt qua được tình
trạng nguy kịch.
Trong những ngày dưỡng bệnh, vì quá buồn chán,
Ignatio nói người thân đem đến mấy cuốn tiểu thuyết
kiếm hiệp để đọc cho đỡ buồn vì ông vốn là một chiến
binh nên rất mê thể loại này. Nhưng vì trong nhà
không có cuốn tiểu thuyết nào nên người ta mang cho
ông một cuốn sách tựa đề Cuộc đời Chúa Kitô và cuốn
Hạnh các thánh viết bằng tiếng Tây Ban Nha. Dần dần,
những quyển sách này đã thu hút ông. Và khi đọc về
cuộc đời của thánh Phanxicô thành Assisi, Thánh Đa
Minh và nhiều tu sĩ nổi tiếng khác, Ignatio quyết
tâm noi gương họ hiến mình để đi chinh phục Đất
Thánh cho Kitô giáo. Sau khi phục hồi, Ignatio đến
thăm tu viện Santa Maria de Montserrat của dòng Biển
Đức. Tại đây, ông treo bộ quân phục của mình trước
một bức hình Đức Mẹ Maria. Sau đó, ông đến thị trấn
Manresa, Catalonia và đã dành nhiều tháng sống trong
một hang động để thực hành khổ hạnh khắt khe. Tại
Manresa, Ignatio bắt đầu thay đổi lối sống và cảm
nghiệm sự thay đổi trong tâm hồn xen lẫn niềm vui và
nỗi khổ đau.
Năm 1523, ông làm một cuộc hành hương đến Đất Thánh
(tức Jerusalem). Ông có ý định ở lại đây để viếng
thăm các nơi thánh thiêng và đồng thời giúp đỡ các
linh hồn. Nhưng ý Chúa không muốn như thế.
Trở về Tây Ban Nha, vào năm 1524, Ignatio bắt đầu
học tiếng Latinh vì muốn trở thành linh mục. Sau đó,
ông tiếp tục sang Paris - là trung tâm văn hóa nổi
danh nhất châu Âu thời ấy để nghiên cứu thần học.
Năm 1534, ông đã tập hợp một số sinh viên Đại học:
Phanxicô Xaviê là Alfonso Salmeron, Laynez Diego,
Nicholas Bobadilla (đều là người Tây Ban Nha); Peter
Faber (người Pháp) và Simao Rodrigues (người Bồ Đào
Nha). Sáu người họ đã gặp mặt và đã tuyên thệ làm
việc gắn bó cùng nhau trong suốt đời của họ. Ignatio
thiết lập nhóm này làm nền tảng của Dòng Tên ngày
nay. Năm 1535, ông tốt nghiệp hai bằng: cử nhân
triết học và cao học thần học. Một năm sau, ông được
thụ phong linh mục và cử hành thánh lễ mở tay năm
1536.
Ignatio được chọn làm bề trên tổng quyền đầu tiên và
là tổ phụ sáng lập Dòng Tên. Ông đã gửi nhiều tu sĩ
anh em trong dòng đi truyền giáo khắp châu Âu, thiết
lập ra các trường học, cao đẳng, và các chủng viện.
Năm 1548, bản Linh Thao đã được in, mặc dù trước đó
bị đưa ra Toà án dị giáo Rôma, nhưng đã được phát
hành. Ignatio viết bản Hiến pháp Dòng Tên và được
thông qua vào năm 1540 tạo thành một hội dòng mới,
nhấn mạnh sự hy sinh và vâng lời giáo hoàng và bề
trên. Nguyên tắc chính của ông đã trở thành phương
châm chung của Dòng Tên: Ad majorem Dei gloriam (Để
Thiên Chúa được vinh hiển hơn). Các tu sĩ Dòng Tên
là nhân tố chính trong việc cải cách Công giáo.
Trong thời gian 1553-1555, thông qua thư ký của mình
là linh mục Goncalves da Camara, Ignatio cho ra đời
cuốn tự truyện cuộc đời mình, đây là một nguồn có
giá trị cho phương thức Linh Thao ngày nay. Ông qua
đời tại Roma vào ngày 31 tháng 7 năm 1556 vì trận
dịch sốt rét.
Ignatio được Giáo hoàng Phaolô V phong chân phước
ngày 27 tháng 7 năm 1609 và được Giáo hoàng Grêgôriô
XV phong thánh ngày 13 tháng 3 năm 1622. Ngày lễ
kính Thánh Ignatio là ngày 31 tháng 7 hằng năm, ngày
ông qua đời. Thánh Ignatio được tôn kính như vị
thánh quan thầy của các binh sĩ Công Giáo.
Chúng ta mừng lễ kính thánh Ignatio hôm nay và xin
Chúa cho mỗi người chúng ta được bắt noi gương bắt
chước ngài luôn sống và làm việc “Để Thiên Chúa được
vinh hiển hơn”.
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho Giáo Hội một chiến sĩ can
trường là thánh Ignatio, để làm cho danh Chúa thêm
vinh quang rạng rỡ. Nhờ gương sáng và ơn phù trợ của
thánh nhân, xin cho chúng con ở đời này biết hăng
say chiến đấu, để đời sau được cùng người lãnh phần
thưởng vinh quang Chúa hứa ban.” (Tài liệu từ
Internet)
Lm. Giuse Đinh Tất Quý
https://www.tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-31-07-thanh-ignatio-loyolalinh-muc-48149
THÁNH IGNATIO LOYOLA, Linh Mục Lập Dòng Tên.
Tâybanha-Roma (1491-1556)
Ignatio sinh năm 1491, là út của gia đình quí phái
gồm 11 con, người nước Tây ban Nha.
Lúc nhỏ, cậu rất tinh nghịch và ham chơi, được cha
mẹ gửi học trong triều đình với những con nhà sang
trọng để sau trở thành người danh vọng, có vợ đẹp
con khôn... Lớn lên, cậu nhập quân ngũ hoàng gia và
trở thành một chiến sĩ anh dũng.
1. Cái rủi thành cái may: Lúc
30 tuổi, Ignatio, vì mảnh đạn súng cối, bị thương
nặng, phải nằm dài trong lâu đài Loyola để chữa chân
bị gẫy. Trong thời gian này, Ignatio muốn đọc sánh
những hiệp sĩ hào hùng, nhưng không có sẵn, người ta
trao cho ông cuốn "Cuộc đời Chúa Cứu Thế" và cuốn
"Hạnh Các Thánh". Vì không có sách nào khác nên ông
phải đọc đi đọc lại, và cảm kích, suy tư về cuộc đời
đã qua. Ông tự hỏi: "Những người này cũng giống như
tôi, tại sao thánh Phanxicô, thánh Đaminh làm được
mà tôi không làm được những việc họ đã làm?" Ông bắt
đầu suy nghĩ về danh giá cuộc đời, và những việc làm
của các thánh.
"Ít lâu sau ông dành mấy ngày để cầu nguyện trong
một tu viện dòng Bênêdictô, nơi đó ông treo gươm
trước toà Đức Mẹ, và bắt đầu thời kỳ tu luyện. Chính
thời gian tu luyện này, đã giúp cho ngài nhiều tư
tưởng để sau này viết tác phẩm "Linh Thao", nêu lên
những nguyên tắc căn bản cho đời sống thánh đức.
Dù đã 33 tuổi đời, ông vẫn ép mình trở lại
trường học tiếng Latinh với các trò nhỏ, mặc chúng
chế nhạo ông. Trong thời gian này, ông hướng dẫn cho
người ta cách cầu nguyện, vì thế người ta nghi ngờ
ông lập bè rối và bắt ông vào tù, nhưng ông không
sợ, ông nói: "Tôi sẵn sàng bị xiềng xích vì Chúa
Kitô".
- Năm 1534, khi được 43 tuổi, Ignatio tốt nghiệp tại
đại học Paris, nước Pháp.
2. Lập Dòng, phát triển mạnh:
Cũng năm 1534, Ignatio qui tụ được 6 cộng tác viên,
một người trong nhóm là Phanxicô Xavie, sau tới
truyền giáo tại India (Ấn độ). Cả 7 người đã tuyên
khấn sống theo tinh thần Phúc Âm : Khó nghèo, trong
sạch, tuân phục tại đền thánh Deni. Đây là
khởi điểm của Dòng Tên. Cộng đoàn này hứa đi những
nơi, làm những việc Đức thánh cha đại diện Chúa Kitô
muốn, đó là lời khấn thứ 4 của nhóm . Ignatiô gọi tổ
chức này là Hội Chúa Giêsu, tiếng Việt theo thói
"kính bất xưng danh", quen gọi là dòng Tên.
- 48 tuổi, Năm 1539, Ignatio và các bạn được phong
chức linh mục.
- Năm 1540 Đức Thánh Cha Phaolô 3 chuẩn nhận Tu Hội
của Ignatiô. Các linh mục dòng này không mặc áo dòng
riêng biệt. Họ có những giờ cầu nguyện vắn. Họ được
huấn luyện làm việc nơi nào người ta muốn, nhưng
việc chính của họ là dạy học. Họ trở thành những nhà
truyền giáo, đánh phá những lạc thuyết khắp Âu châu.
Châm ngôn của dòng là:"Tất cả cho vinh danh Chúa
hơn".
Ignatio thường cầu xin, "Xin ban cho con tình yêu và
ơn thánh Chúa, thế là con giầu rồi, con không xin gì
nữa".(Give me only your love and your grace. With
this I am rich enough, and I have no more to ask."
Ignatiô qua đời tại Roma, ngày 31 tháng 7 năm 1556,
thọ 63 tuổi.
106 năm sau, Đức Gregorio 15 đã phong thánh cho
Ignatio năm 1662.
-----
Khi Ignatiô qua đời, đã có hơn 1000 tu sĩ tại Bắc
Nam Mỹ, Âu châu, Tàu, Nhật, họ dạy học và giảng đạo
rất hay.
- 217 năm sau khi Ignatio qua đời, Ngày 21.7.1773,
trước sức ép nặng nề của các chính quyền ác cảm với
Dòng Tên, ĐGH Clementê XIV ra đoản sắc "Dominus ac
Redemptor" giải tán Dòng Tên trên toàn thế giới, làm
cho 23.000 tu sĩ Dòng Tên tan tác.
- Đại học Georgetown là đại học Công giáo lâu đời
nhất của nước Mỹ, được các linh mục dòng Tên thành
lập năm 1789.
- Sau 41 năm bị giải tán, Ngày 7 tháng 8 năm 1814,
ĐGH Piô VII ra trọng sắc "Sollicitudo omnium
Ecclesiarum" tái lập Dòng Tên trong Giáo hội.
http://www.memaria.org/default.aspx?LangID=0&tabId=392&ArticleID=28490
Thứ Năm
Phụng
Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm
II) Gr
18, 1-6
"Như hòn đất nơi tay thợ gốm
thế nào, thì các ngươi ở trong tay Ta cũng như vậy".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Có lời Chúa phán cùng Giêrêmia
rằng: "Ngươi hãy chỗi dậy, đi xuống nhà thợ gốm, và ở đấy ngươi sẽ nghe
lời Ta". Tôi liền xuống nhà thợ gốm, và đây anh đang nắn đồ trên bàn
quay. Cái bình đất do tay anh nắn đã vỡ nát, anh lại nắn cái khác theo
như ý anh muốn làm. Và có lời Chúa phán cùng tôi rằng: "Chúa phán: Hỡi
nhà Israel, nào Ta chẳng làm được cho các ngươi như người thợ gốm này
sao? Hỡi nhà Israel! Ðây, như hòn đất trong tay người thợ gốm thế nào,
thì các ngươi ở trong tay Ta cũng như vậy".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 145,
2abc. 2d-4. 5-6
Ðáp: Phúc
thay người được Thiên Chúa nhà Giacóp phù trợ (c. 5a).
Xướng: 1) Linh hồn tôi ơi, hãy
khen ngợi Thiên Chúa; tôi sẽ khen ngợi Thiên Chúa trong cả cuộc đời; bao
lâu còn có thân tôi, tôi còn ca ngợi Chúa. - Ðáp.
2) Ðừng tin cậy vào những vị quân
vương, vào con người phàm không thể ban ơn cứu độ. Lúc y tắt thở, y sẽ
trở về bụi đất; bấy giờ những lời bàn của y cũng tiêu tan. - Ðáp.
3) Phúc thay người được Thiên Chúa
nhà Giacóp phù trợ, người đặt hy vọng vào Chúa là Thiên Chúa của mình:
Người là Ðấng đã tạo thành trời đất, biển khơi và muôn vật chúng đang
chứa đựng. Người là Ðấng giữ trung tín muôn đời. - Ðáp.
Alleluia: Tv 24,
4c và 5a
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa,
xin dạy bảo con về lối bước của Chúa và xin hướng dẫn con trong chân lý
của Ngài. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 13,
47-53
"Người ta lựa cá tốt bỏ vào
giỏ, còn cá xấu thì ném ra ngoài".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân
chúng rằng: "Nước trời lại giống như lưới thả dưới biển, bắt được mọi
thứ cá. Lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi đó mà lựa chọn: cá tốt
thì bỏ vào giỏ, còn cá xấu thì ném ra ngoài. Ðến ngày tận thế cũng như
vậy: các thiên thần sẽ đến mà tách biệt kẻ dữ ra khỏi người lành, rồi
ném những kẻ dữ vào lò lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Các ngươi
có hiểu những điều đó không?" Họ thưa: "Có".
Người liền bảo họ: "Bởi thế, những
thầy thông giáo am tường về Nước trời cũng giống như chủ nhà kia, hay
lợi dụng những cái cũ, mới trong kho mình". Khi Chúa Giêsu phán các dụ
ngôn đó xong, thì Người rời khỏi nơi ấy.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm
Bài Phúc Âm cho Thứ Năm Tuần XVII Thường
Niên hôm nay ghi lại dụ ngôn cuối cùng của Chúa Giêsu về Nước Trời trong
Phúc Âm Thánh Ký Mathêu ở đoạn 13.
"Nước trời lại giống như lưới thả dưới biển, bắt được mọi thứ cá.
Lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi đó mà lựa chọn: cá tốt thì bỏ
vào giỏ, còn cá xấu thì ném ra ngoài. Đến ngày tận thế cũng như vậy: các
thiên thần sẽ đến mà tách biệt kẻ dữ ra khỏi người lành, rồi ném những
kẻ dữ vào lò lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng".
Cũng như cặp dụ ngôn thứ hai trong bài
Phúc Âm hôm qua, dụ ngôn cuối cùng về Nước Trời này cũng không được Chúa
Giêsu giải thích gì hết về những hình ảnh Người sử dụng. Lý do Người
không giải thích gì hết là vì các môn đệ của Người không yêu cầu Người
giải thích như ở dụ ngôn người gieo giống ra đi gieo giống và người gieo
giống tốt trong ruộng của mình.
Thậm chí khi được Người hỏi: "'Các
con có hiểu những điều đó không?' Họ thưa: 'Có'".
Sở
dĩ các môn đệ nói "có" hiểu dụ ngôn cuối cùng về Nước Trời này có
thể là vì nội dung của dụ ngôn này cũng giống như dụ ngôn cỏ lùng trong
ruộng. Đúng thế, dụ ngôn cuối cùng về Nước Trời này
cũng
liên quan đến hai loại tốt và xấu. Nếu dụ ngôn người gieo giống tốt
trong ruộng của mình bao gồm lúa tốt và cỏ xấu, thì dụ ngôn cuối cùng
này liên
quan đến cá tốt và cá xấu.
Tuy nhiên, không biết các môn đệ của Chúa
Giêsu bấy giờ đã hiểu dụ ngôn cuối cùng về Nước Trời này như thế nào,
chẳng hạn "lưới thả dưới biển" ám chỉ những gì, và ý nghĩa chính
yếu của dụ ngôn này là chi, phần chúng ta, vẫn cần tìm hiểu xem những gì
còn mập mờ trong dụ ngôn này. Vậy, dựa
theo đường hướng Nước Trời ám chỉ Chúa Kitô, và dụ ngôn cuối
cùng trong loạt dụ ngôn được Thánh ký Mathêu ghi lại ở Đoạn 13 này
là dụ ngôn Chúa Giêsu nói riêng với các môn đệ thì chúng ta có thể suy
diễn như sau:
"Nước
trời lại giống như lưới thả dưới biển, bắt được mọi thứ cá".
Nếu đây là dụ ngôn cuối
cùng trong loạt dụ ngôn về Nước Trời được Thánh ký Mathêu thuật
lại ở đoạn 13, và cũng là dụ ngôn được Chúa Giêsu nói riêng với các
tông đồ, thì dụ ngôn này gợi lại hình ảnh 7 tông đồ đi đánh cá ở Biển Hồ
Tibêria sau 2 lần Chúa Kitô Phục Sinh đã hiện ra với các vị (xem Gioan
21:1-14).
Nếu "ruộng" là nơi
có cả "lúa tốt" lẫn "cỏ lùng" trong
dụ ngôn "người gieo giống tốt trong ruộng của mình" là "thế
gian" thì "biển" trong dụ ngôn này cũng có thể ám chỉ "thế
gian", nơi có cả "cá tốt" là
"người lành" lẫn
"cá xấu" là
"kẻ dữ".
Vậy
"lưới thả dưới biển" đây phải chăng chính là thành phần thừa
sai được Chúa
Kitô Phục
Sinh truyền lệnh: "Thày được toàn quyền trên trời dưới đất. Bởi vậy
các con hãy đi tuyển mộ môn đồ thuộc tất cả mọi dân nước. Hãy rửa tội
cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh thần. Hãy dạy cho họ thi hành tất
cả những gì Thày đã truyền cho các con" (Mathêu 28:19)?
"Lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi đó mà lựa chọn: cá tốt thì
bỏ vào giỏ, còn cá xấu thì ném ra ngoài".
Nếu "lưới thả dưới
biển" đây ám chỉ thành phần thừa sai truyền giáo của Giáo Hội
Chúa Kitô, tức là liên quan đặc biệt đến dân ngoại, thành phần chính
yếu làm nên Giáo Hội Chúa Kitô, không phải dân Do Thái, thì "lưới đầy" ở đây
phải chăng có nghĩa là "đủ số dân ngoại" (Roma 11:25), và chỉ
khi nào "đủ số dân ngoại" bấy giờ mới có chuyện "người
ta kéo lên bãi, rồi ngồi đó mà lựa chọn: cá tốt thì bỏ vào giỏ, còn
cá xấu thì ném ra ngoài", đúng
như ấn định
cứu độ của Chúa Kitô: "Các
con hãy đi khắp thế gian mà loan báo tin mừng cho tất cả mọi tạo
vật. Ai chấp nhận tin
mừng và chịu phép rửa thì được cứu độ; người nào không chấp
nhận tin mừng thì sẽ bị luận phạt" (Marco 16:15-16).
"Đến ngày tận thế cũng như vậy: các thiên thần sẽ đến mà tách biệt kẻ
dữ ra khỏi người lành, rồi ném những kẻ dữ vào lò lửa: ở đó sẽ phải khóc
lóc nghiến răng".
Như thế thì vấn đề "đủ số dân
ngoại" là dấu hiệu ngày cùng tháng tận, là dấu hiệu "đến
ngày tận thế", thời điểm
chung thẩm cho số phận đời đời giữa chiên và dê (xem Mathêu 25:31-46),
thời điểm "các
thiên thần sẽ đến mà tách biệt kẻ dữ ra khỏi người lành, rồi ném những
kẻ dữ vào lò lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng", cũng
như các vị ở trong dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng đã làm vậy: "Thợ
gặt là các thiên thần. Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt
trong lửa thế nào, thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy: Con Người sẽ
sai các thiên thần đi thu tất cả gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác
khỏi nước Chúa, rồi ném tất cả chúng vào lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc
nghiến răng. Bấy giờ kẻ lành sẽ sáng chói như mặt trời trong nước của
Cha mình".
Đúng thế, việc thanh lọc
cuối cùng chính yếu là để "tách
biệt kẻ dữ ra khỏi người lành", nhờ đó,
thành phần đã từng là nạn nhân của kẻ dữ, đã trải qua gian nan khốn khó
trên đời "bấy
giờ sẽ sáng chói như mặt trời trong nước của Cha mình", thành
phần ngay trong cuộc hành trình đức tin của họ đã phản ảnh được
Vị Thiên Chúa là Đấng luôn ở cùng họ.
Ở đây, trong dụ ngôn cánh chung này,
thời điểm phân chia người lành kẻ dữ, thời điểm, theo dụ ngôn này, khác
với dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng, không đề cập đến số phận vinh phúc của
người lành "sáng
chói như mặt trời trong nước của Cha mình", mà chỉ đề
cập đến số phận bất hạnh đời đời của kẻ dữ mà
thôi: "các
thiên thần sẽ đến mà... ném những kẻ dữ vào lò lửa: ở đó sẽ phải khóc
lóc nghiến răng".
Ngụ ý
sâu xa của việc kết thúc bằng thân phận bất hạnh của kẻ dữ có liên
quan đến mầu nhiệm Phục Sinh, mầu nhiệm cuối cùng Thiên Chúa làm chủ tất
cả mọi sự, không một sự dữ nào, kể cả tội lỗi và sự chết, có thể tồn tại
trước Lòng Thương Xót Chúa vô cùng khôn ngoan và tuyệt đối toàn
năng, Đấng có thể hoàn tất mọi sự đúng như dự án cứu độ của Ngài.
Đó là lý do,
trong Bài Đọc 1 hôm nay, qua miệng tiên tri Giêrêmia, Chúa đã phán
với dân của Chúa như thế này: "Hỡi
nhà Israel, nào Ta chẳng làm được cho các ngươi như người thợ gốm
này sao? Hỡi nhà Israel! Ðây, như hòn đất trong tay người thợ gốm
thế nào, thì các ngươi ở trong tay Ta cũng như vậy".
Và đó cũng là lý do, Thánh Vịnh gia, qua
Thánh Vịnh 145, đã thúc giục con người hãy tin tưởng vào Thiên Chúa
cứu độ đầy lòng thương xót, ở Bài Đáp Ca hôm nay như sau:
1) Linh hồn tôi ơi, hãy khen ngợi Thiên Chúa; tôi sẽ khen ngợi
Thiên Chúa trong cả cuộc đời; bao lâu còn có thân tôi, tôi còn ca
ngợi Chúa.
2) Ðừng tin cậy vào những vị quân vương, vào con người phàm
không thể ban ơn cứu độ. Lúc y tắt thở, y sẽ trở về bụi đất; bấy giờ
những lời bàn của y cũng tiêu tan.
3) Phúc thay người được Thiên Chúa nhà Giacóp phù trợ, người đặt
hy vọng vào Chúa là Thiên Chúa của mình: Người là Ðấng đã tạo thành
trời đất, biển khơi và muôn vật chúng đang chứa đựng. Người là Ðấng
giữ trung tín muôn đời.
Ngày 1 tháng 8
Thánh An-phong Ma-ri-a Li-gô-ri, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh
lễ nhớ bắt buộc
Tiểu sử
Thánh nhân sinh năm 1696 tại Na-pô-li. Người từ bỏ nghề luật sư để
làm linh mục, rồi sau lại nhận trách nhiệm giám mục để loan báo tình
yêu của Chúa Ki-tô. Người đi giảng không mỏi mệt, siêng năng giải
tội và rất nhân từ với các hối nhân. Người đã lập dòng Chúa Cứu Thế
nhằm mục đích loan báo Tin Mừng cho dân các miền quê (năm 1732).
Người đã giảng dạy luân lý và viết nhiều tác phẩm về đời sống thiêng
liêng. Người qua đời năm 1787.
Tất cả sự trọn lành thánh thiện của linh hồn hệ tại lòng yêu mến
Đức Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa chúng ta, là sự thiện tuyệt đối
và là Đấng cứu chuộc chúng ta. Đức ái liên kết và bảo toàn tất
cả mọi nhân đức làm cho con người nên trọn lành.
Chẳng lẽ Thiên Chúa lại không đáng cho chúng ta hết lòng yêu mến
sao ? Từ muôn thuở Người đã yêu thương chúng ta. Người như muốn
nói với chúng ta : “Hỡi con người, hãy suy xét : chính Ta đã yêu
con trước. Lúc con chưa mở mắt chào đời, và cả khi đất trời chưa
có, Ta đã yêu con rồi. Ta hiện hữu là Ta yêu con.”
Thiên Chúa thừa biết là ân huệ thu hút con người, nên Thiên Chúa
đã muốn ban nhiều đặc ân để thúc bách họ yêu mến Người : “Con
người dễ sa vào lưới nào, thì Ta muốn dùng lưới ấy mà chinh phục
họ : lưới dò tình yêu.” Mọi tặng ân Thiên Chúa ban cho con người
đều nhằm mục đích đó. Thiên Chúa ban cho họ linh hồn có trí nhớ,
trí hiểu và lòng muốn để nên hình ảnh của Người, ban cho họ thân
xác có giác quan. Thiên Chúa cũng đã tạo dựng trời đất với bao
nhiêu sự vật. Người đã làm nên tất cả vì yêu thương con người,
để mọi thụ tạo đó phục vụ con người, còn con người thì yêu mến
Thiên Chúa vì bao nhiêu ân huệ Chúa ban.
Không những Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta các thụ tạo tốt đẹp
kia, mà Người còn đi xa hơn nữa : để lôi kéo chúng ta yêu mến
Người, Người đã ban trót cả mình Người cho chúng ta. Chúa Cha
hằng hữu đã yêu thương chúng ta đến nỗi tặng ban chính Con Một
Người. Khi thấy tất cả chúng ta phải chết và bị mất hết ân sủng
vì tội lỗi, thì Người làm gì ? Người đã thương chúng ta vô cùng,
hay đúng hơn nữa, theo kiểu nói của thánh Phao-lô, Người đã
thương chúng ta quá đỗi, nên đã sai Con yêu dấu đến đền tội cho
chúng ta, phục hồi cho chúng ta sự sống đã mất đi vì tội lỗi.
Người đã ban Con của Người cho chúng ta. Để tha tội cho chúng
ta, Người đã không tha chết cho Con của Người. Đồng thời, Người
cũng rộng ban mọi sự tốt lành, như : ân sủng, tình yêu và thiên
đàng. Bởi chưng, tất cả những ân huệ đó chắc chắn đều không quý
bằng chính Con của Người. Thánh Phao-lô viết : Đến
như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp
vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban người Con đó, lẽ nào Thiên
Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta ?
Lạy Chúa, Chúa không ngừng ban cho Giáo Hội những khuôn mẫu luôn
luôn mới của đời sống Ki-tô hữu. Xin cho chúng con hằng noi
gương thánh giám mục An-phong mà nhiệt thành cộng tác với Chúa
trong công trình cứu độ, để mai sau được Chúa ân thưởng cùng với
thánh nhân. Chúng con cầu xin
ĐTC Biển Đức XVI về Thánh Alphonsus
of Ligouri
Lễ thánh Anphongsô Maria Liguori
Thứ Sáu
Phụng
Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm
II) Gr
26, 1-9
"Toàn thể dân chúng tập họp
trước Thiên Chúa".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Khi Gioakim, con của Giosia vua
nước Giuđa mới lên cai trị, thì Chúa phán rằng: "Ðây Chúa phán: Ngươi
hãy đứng giữa tiền đàng đền thờ Chúa, và bảo mọi thành phố nước Giuđa
đến thờ lạy trong đền thờ Chúa, hãy nói cho họ biết tất cả những lời Ta
truyền cho ngươi nói với họ: ngươi chớ bớt một lời; may ra ai nấy nghe
mà trở lại, và bỏ đàng tội lỗi của mình, mong Ta hối tiếc tai hoạ Ta
định giáng xuống họ, vì sự gian ác họ ưa thích. Và ngươi hãy bảo họ
rằng: Ðây Chúa phán: Nếu các ngươi không nghe Ta để bước đi trong lề
luật Ta đã ban cho các ngươi, để nghe lời các tiên tri tôi tớ Ta mà ban
đêm Ta chỗi dậy và điều động sai đến các ngươi, và các ngươi không nghe,
thì Ta sẽ để đền thờ này như Silô, sẽ khiến thành này bị hết thảy các
dân trên địa cầu nguyền rủa".
Các tư tế, các tiên tri, toàn dân
đều nghe Giêrêmia nói những lời ấy trong đền thờ Chúa. Khi Giêrêmia nói
hết những lời Chúa truyền cho ông nói với toàn dân, thì các tư tế, các
tiên tri, và toàn dân bắt ông và nói rằng: "Ngươi phải chết! Tại sao
ngươi nhân danh Thiên Chúa mà nói tiên tri rằng: 'Ðền thờ này sẽ như
Silô, thành này sẽ hoang vu không ai cư ngụ'?" Và toàn dân tập họp phản
đối Giêrêmia trong đền thờ Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 68, 5.
8-10. 14
Ðáp: Lạy
Chúa, xin nhậm lời con theo lượng cả đức từ bi (c. 14c).
Xướng: 1) Những kẻ thù ghét con vô
cớ, chúng nhiều hơn số tóc trên đầu con. Chúng thực là mạnh thế hơn con,
những con người phản hại con trái lẽ: điều mà con không lấy, con cũng
phải đền ư? - Ðáp.
2) Sở dĩ vì Chúa mà con chịu nhục,
và thẹn thò làm nhơ nhuốc mặt con. Con bị những người anh em coi như
khách lạ, bị những người cùng con một mẹ xem như kẻ ngoại lai. Sự nhiệt
tâm lo việc nhà Chúa khiến con mòn mỏi; điều tủi nhục người ta nhục mạ
Chúa đổ trên mình con. - Ðáp.
3) Nhưng lạy Chúa, con dâng lời
nguyện cầu lên Chúa con. Ôi Thiên Chúa, đây là lúc biểu lộ tình thương.
Xin nhậm lời con theo lượng cả đức từ bi, theo ơn phù trợ trung thành
của Chúa. - Ðáp.
Alleluia: Tv 24,
4c và 5a
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa,
xin dạy bảo con về lối bước của Chúa và xin hướng dẫn con trong chân lý
của Ngài. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 13,
54-58
"Nào ông chẳng phải là con bác
thợ mộc ư? Vậy bởi đâu ông được những sự ấy?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu trở về quê quán
Người, và giảng dạy người ta trong hội đường, khiến người ta ngạc nhiên
và nói rằng: "Bởi đâu ông này được sự khôn ngoan và quyền làm phép lạ
như vậy? Nào ông chẳng phải là con bác thợ mộc sao? Nào mẹ ông chẳng
phải là bà Maria, và Giacôbê, Giuse, Simon, Giuđa chẳng phải là anh em
ông sao? Và chị em ông, nào chẳng phải những người ở nơi chúng ta sao?
Vậy bởi đâu ông được những sự ấy?" Và họ vấp phạm đến Người.
Nhưng Chúa Giêsu phán cùng họ
rằng: "Không tiên tri nào mà không được vinh dự, trừ nơi quê quán và nhà
mình". Người không làm nhiều phép lạ ở đó, vì họ chẳng có lòng tin.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm
Bài
Phúc Âm hôm nay, Thứ Sáu Tuần XVII Thường Niên, được
Thánh ký Mathêu thuật lại về sự kiện: "Chúa
Giêsu trở về quê quán Người, và giảng dạy người ta trong hội đường,
khiến người ta ngạc nhiên".
Thế
nhưng, cái ngạc nhiên của họ mang tích cách tiêu cực (ngờ vực) hơn
là tính
cách tích
cực (nhận
biết), bởi thế, họ đã tỏ ra hết sức thắc mắc với đầy những nghi vấn như
sau:
"'Bởi đâu ông này được sự khôn ngoan và quyền làm phép lạ như vậy?
Nào ông chẳng phải là con bác thợ mộc sao? Nào mẹ ông chẳng phải là bà
Maria, và Giacôbê, Giuse, Simon, Giuđa chẳng phải là anh em ông sao? Và
chị em ông, nào chẳng phải những người ở nơi chúng ta sao? Vậy bởi đâu
ông được những sự ấy?' Và họ vấp phạm đến Người".
Thái độ
tiêu cực gần
như tẩy chay Chúa Giêsu của
dân làng Người cũng là chuyện dễ hiểu theo tâm lý tự nhiên, vì họ đã
từng biết Người từ hồi còn nhỏ, một con người ra sao trong làng, có cha
mẹ và thân thuộc như thế nào. Bởi thế, "Chúa
Giêsu phán cùng họ rằng: 'Không tiên tri nào mà không được vinh dự, trừ
nơi quê quán và nhà mình'".
Nếu
căn cứ vào 1 trong 4 loại môi trường ở dụ ngôn "người gieo giống
ra đi gieo giống" nơi Bài Phúc Âm Thứ Tư tuần trước (xem Mathêu
13:18-23), thì dân làng của Người không thuộc
loại "hạt rơi trên
vệ đường", vì họ cũng hào hứng nghe Người chứ không đến nỗi hững hờ
chẳng để ý hay thiết tha gì; họ cũng không phải là "hạt rơi trên đá
sỏi" vì
họ đâu có
chấp nhận Người
nên không đâm rễ tí nào hết, mà là "hạt rơi vào bụi gai" đã bị
chết nghẹt gây ra bởi các lo âu ngờ vực của họ. Do đó bài Phúc Âm mới
kết luận: "Người
không làm nhiều phép lạ ở đó, vì họ chẳng có lòng tin".
Thật
ra, theo chiều hướng của Phúc Âm Thánh Gioan thì "là ánh sáng thế
gian" (8:12) mà đã là ánh sáng thì không thể không soi chiếu mà còn
là ánh sáng, Chúa
Kitô cần
phải tự động tỏ
mình ra để
nhờ đó người ta mới có thể nhận biết người và tin
tưởng Người,
hơn là cứ phải có đức tin mới làm phép lạ, mới tỏ mình ra sau.
Tuy nhiên, trong trường hợp
dân làng của Người trong bài Phúc Âm hôm nay đã được Người tỏ mình ra
cho họ rồi, đến nỗi đã khiến họ phải bàng hoàng ngỡ ngàng: "Bởi
đâu ông này được sự khôn ngoan và quyền làm phép lạ như vậy?", thế
mà họ vẫn không tin. Chính thành kiến tự nhiên về Người đã
là một trở ngại khổng lồ chắn lối đức tin của
dân làng Người.
Thực
tế sống đạo cũng cho thấy, chính thành kiến về nhau đã ngăn cản nhau
trong việc chấp nhận nhau, chấp nhận những cái hay cái tốt của
nhau, đúng
hơn chấp nhận các đặc sủng Thần Linh nơi nhau, trái
lại, đã không ưa ai, thì tất cả những gì con người đó làm dù có
tốt đến đâu, có hay đến mấy, cũng không đáng lưu ý tới, thậm chí
nghe thấy ai khen họ thì tìm cách hạ bệ họ...
Có một
người chị em chẳng có kiến thức về đạo là bao, chỉ mải miết say
mê đọc Sứ Điệp Từ Trời, theo chiều hướng bảo thủ cực đoan, đã
công
khai lên tiếng chống Đức
Thánh Cha Phanxicô đến độ dám nói với nhóm của chị ta trên
email (mà người viết này đọc thấy) rằng
cho dù
vị giáo
hoàng này có làm phép lạ chăng nữa cũng là giáo hoàng giả, có được
người ta khâm phục đến đâu chăng nữa cũng là giả hình v.v.
Tuy nhiên,
Lòng Thương Xót Chúa vẫn không bỏ rơi bất cứ một ai, kể cả những tâm
hồn như người chị em cực đoan này, hay những ai quá nặng thành
kiến đến độ không còn nhận ra chân lý, hay bất chấp chân lý, chủ
trương chỉ có một chân lý duy nhất và trên hết đó là những gì họ nghĩ
tưởng
hay suy diễn, dù chủ quan đến đâu, và chân lý chủ quan theo óc suy
tưởng của họ bao giờ cũng tuyệt đối đúng,
không bao giờ sai lầm...
Dân
làng Nazarét đã bị thành kiến bịt mắt họ lại nên họ đã không nhận ra
Chân Lý, đã không nhận biết Chúa Kitô, một con người tầm thường đã từng sống
giữa họ, với họ và gần họ. Nói theo kiểu trần gian thì cái
khổ của
Thiên Chúa là ở chỗ nếu Ngài không tỏ hết mình ra nơi Lời nhập thể
là Chúa Giêsu Kitô thì con người ta tiếp tục tôn thờ ngẫu tượng hay
tà thần hoặc đa thần, chứ không phải là chính Ngài, nhưng nếu Ngài thật sự tỏ
mình ra nơi
Người Con giáng thế của Ngài thì loài người lại không chấp nhận Ngài
nơi Con của Ngài, không chấp nhận Con Ngài là Thiên Sai, là Thiên
Chúa!
Vậy thì
Thiên Chúa phải
làm sao đây... để có thể làm cho loài người nhận biết Người để được
cứu độ, để được hiệp thông thần linh với Ngài...? Chính
cái nan giải này mới chứng tỏ Thiên Chúa là Đấng vô cùng khôn ngoan
và toàn năng trong dự án thần linh của Ngài cũng như trong công cuộc
mạc khải thần linh của Ngài trong lịch sử loài người, cho đến khi
mọi sự được nên trọn như ý Ngài muốn.
Số phận của
Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay đối với dân làng Nazarét
của Người, thật ra, đã được tiên báo nơi số phận của các vị tiên
tri trong Cựu Ước, điển hình là Tiên Tri Giêrêmia trong Bài Đọc
1 hôm nay, vị tiên tri đã trung thực loan báo chính xác từng lời
Chúa truyền cho ông, nhưng dân chúng lại bất chấp, vì không hợp
với quan niệm của họ về Thiên Chúa, ở chỗ, Đền Thờ là nơi Thiên
Chúa ngự trị không thể nào lại trở thành một chốn hoang vu suy
tàn như vị tiên tri tiên đoán, một tình trạng gây ra bởi họ bất
xứng với Thiên Chúa, nghĩa là lời tiên báo của vị tiên tri này
gián tiếp đụng đến họ, cho họ là bất xứng với Thiên Chúa, nên đã bị
họ phản chống và bách hại, như thể phạm đến Chúa, đến những gì
là của Chúa, như Đền thờ Giêrusalem, là phạm đến họ vậy.
"'Nếu các ngươi không nghe Ta để bước đi trong lề luật Ta đã ban
cho các ngươi, để nghe lời các tiên tri tôi tớ Ta mà ban đêm Ta chỗi
dậy và điều động sai đến các ngươi, và các ngươi không nghe, thì Ta
sẽ để đền thờ này như Silô, sẽ khiến thành này bị hết thảy các dân
trên địa cầu nguyền rủa'. Các tư tế, các tiên tri, toàn dân đều nghe
Giêrêmia nói những lời ấy trong đền thờ Chúa. Khi Giêrêmia nói hết
những lời Chúa truyền cho ông nói với toàn dân, thì các tư tế, các
tiên tri, và toàn dân bắt ông và nói rằng: 'Ngươi phải chết! Tại sao
ngươi nhân danh Thiên Chúa mà nói tiên tri rằng: Ðền thờ này sẽ như
Silô, thành này sẽ hoang vu không ai cư ngụ'? Và toàn dân tập họp
phản đối Giêrêmia trong đền thờ Chúa".
Tuy nhiên, cái chứng cớ cho thấy những lời tiên báo của các vị tiên
tri là chính xác đúng như những gì Thiên Chúa muốn cho các vị nói,
chẳng những, trước hết và trên hết, ở chính Lời Chúa, lời tiên báo,
mà còn ở thái độ của các vị bất khuất tất cả mọi chống đối, phản
kháng và sát hại các vị nữa. Vì là tiên tri đích thực nên các vị đã
có sẵn một tâm tình như Thánh Vịnh 68 ở Bài Đáp Ca hôm nay:
1) Những kẻ thù ghét con vô cớ, chúng nhiều hơn số tóc trên đầu
con. Chúng thực là mạnh thế hơn con, những con người phản hại con
trái lẽ: điều mà con không lấy, con cũng phải đền ư?
2) Sở dĩ vì Chúa mà con chịu nhục, và thẹn thò làm nhơ nhuốc mặt
con. Con bị những người anh em coi như khách lạ, bị những người cùng
con một mẹ xem như kẻ ngoại lai. Sự nhiệt tâm lo việc nhà Chúa khiến
con mòn mỏi; điều tủi nhục người ta nhục mạ Chúa đổ trên mình con.
3) Nhưng lạy Chúa, con dâng lời nguyện cầu lên Chúa con. Ôi
Thiên Chúa, đây là lúc biểu lộ tình thương. Xin nhậm lời con theo
lượng cả đức từ bi, theo ơn phù trợ trung thành của Chúa.
Thánh Eusebio Vercelli Giám Mục, và Thánh Phêrô Eymard, Linh mục
(2/8)
Thánh Eusêbiô sinh tại Sardinia trong một gia đình quí phái. Nhưng trổi
vượt sự sao sang giàu có trần thế. Ngài được vinh dự là con của một
người cha chịu chết vì đức tin dưới thời Diôclêtianô. Mẹ Ngài đã đưa hai
người con về sống tại Roma. Ngài được Đức giáo hoàng Eusêbiô rửa tội và
lấy chính tên mình đặt cho con trẻ.
Eusêbiô được nuôi dưỡng trong bầu khí đạo đức, Ngài theo học văn chương
và nghệ thuật. Gia nhập hàng giáo sĩ, Ngài được phong chức đọc sách.
Ngài được sai đi Vercelli và năm 345 được chọn làm giám mục tiên khởi
của giáo phận này. Xét rằng phương cách hữu hiệu nhất để thánh hóa các
linh hồn là phải có một hàng giáo sĩ được huấn luyện tử tế, Ngài thiết
lập một trường đào tạo linh mục. Cùng với nhóm môn sinh, Ngài sống đời
ẩn tu ngay giữa thành phố. Nhưng lời khuyên dạy đầy cảm kích đã làm cho
Vercellêsi thay đồi hẳn. Các tội nhân tìm về lãnh nhận các bí tích và
nhiệt thành phụng sự Chúa.
Chịu bách hại vì đạo, cuộc đời Eusêbiô đã đạt tới vinh quang cao cả. Khi
ấy bè rối Ariô bành trướng mạnh mẽ, với sự bảo trợ của hoàng đế
Constantino. Eusêbiô mãnh liệt chống lại và đức tin không thể lay chuyển
của Ngài mang lại niềm an ủi cho Đức giáo hoàng chỉ định dẫn dầu phái
đoàn các giám mục đến gặp hoàng đế để bênh vực đức tin. Đầy nhiệt tâm
Ngài thuyết phục được hoàng đế triệu tập một công đồng.
Năm sau công đồng khai diễn tại Milan. Tại công đồng, hoàng đế thúc bách
các giám mục phải để cho Eusêbiô tham dự. Nhưng những người theo bè rối
Ariô ngăn cản. Cuối cùng Ngài được tham dự. Thấy phần đông theo lạc
giáo, Ngài trình biểu thức đức tin của công đồng Nicea, đòi mọi người ký
nhận trước khi bàn đến điều gì khác nữa. Bọn lạc giáo tức giận. Ngược
lại, Ngài cương quyết không chịu ký vào văn bản lên án thánh Athanasiô,
vị giám mục chúng sợ nhất. Tức giận chúng vận động hoàng đế đẩy Ngài đi
Palestina.
Nơi lưu đầy, Eusêbiô chịu không biết bao nhiêu là điều cực khổ bởi cách
đối xử dã man của các địch thù, Ngài bị giam trong phòng tối, bị bỏ đói.
Khi biết rằng không thể bắt phục được con người sắt đá này, chúng còn
trói chân Ngài lại và lôi kéo Ngài qua các bậc thang nhiều lần. Theo lời
thánh Hiêrônimô kể lại, thánh nhân còn bị gởi đi Cappadocia và tới miền
thượng Thébaide bên Ai cập. Tại những nơi nầy thánh nhân còn chịu muôn
vàn cực hình cho đến khi hoàng đế Constantiô băng hà và được hồi hương.
Dầu vậy trên đường về theo lệnh Đức giáo hoàng, thánh Eusêbiô còn phải
ghé nhiều giáo đoàn để an ủi khích lệ các giáo hữu bị đau khổ bởi những
tàn phá của phái Ariô để lại, dàn xếp những tranh chấp nội bộ của một số
giáo đoàn.
Trở về Vercelli, thánh Eusêbiô được tiếp đón nồng nhiệt như một vị anh
hùng. Già cả và yếu sức, Ngài vẫn tận tụy phục vụ giáo phận cho đến khi
qua đời năm 371. Người ta tôn kính Ngài như vị thánh tử đạo, vì những
đau khổ mà Ngài đã chịu suốt những ngày lưu đày.
http://conggiao.info/thanh-eusebio-vercellesi-giam-muc-371-d-17540
ĐTC
Biển
Đức XVI - Bài
Giáo Lý 54 - Thánh giáo phụ Eusebius of Verceili
Thánh Phêrô Eymard, Linh mục
THÁNH TỔ PHỤ PHÊRÔ GIULIANÔ EMA - ĐẤNG SÁNG LẬP ...
Mười Điểm Đặc Biệt Trong Cuộc Đời Thánh Phêrô Giulianô ...
Thứ Bảy
Phụng
Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm
II) Gr
26, 11-16. 24
"Thật Chúa đã sai tôi đến nói
với các ngươi những lời đó".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Trong những ngày ấy, các tư tế và
các tiên tri nói cùng các đầu mục và toàn dân rằng: "Người này đáng xử
tử, vì nó đã nói tiên tri chống lại thành này, như tai các ngươi đã
nghe". Giêrêmia nói cùng tất cả các đầu mục và toàn dân rằng: "Chúa đã
sai tôi đến nói tiên tri về đền thờ này và về thành này tất cả những lời
các ngươi đã nghe. Vậy giờ đây, các ngươi hãy cải thiện đời sống và
những điều các ngươi ưa thích, hãy nghe tiếng Chúa là Thiên Chúa các
ngươi, thì Chúa sẽ hối tiếc tai hoạ Người đã phán chống lại các ngươi.
Phần tôi đây, tôi ở trong tay các ngươi, các ngươi cứ đối xử với tôi
điều mà các ngươi cho là tốt là phải. Nhưng các ngươi hãy hiểu biết
rằng: nếu các ngươi giết tôi, thì các ngươi sẽ đổ máu vô tội lên chính
các ngươi, lên thành này và dân cư của nó. Vì thật Chúa đã sai tôi đến
với các ngươi để nói vào tai các ngươi tất cả những lời đó".
Những đầu mục và toàn dân nói cùng
các tư tế và các tiên tri rằng: "Không được xử tử người này, vì ông đã
nhân danh Chúa là Thiên Chúa chúng ta mà nói với chúng ta". Vậy Ahica
con của Sapha ra tay bảo vệ Giêrêmia, để ông khỏi bị nộp vào tay dân
chúng định giết ông.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 68,
15-16. 30-31. 33-34
Ðáp: Ôi
Thiên Chúa, đây là lúc biểu lộ tình thương, xin nhậm lời con (c. 14).
Xướng: 1) Nguyện cứu con thoát nơi
bùn nhơ kẻo bị chìm; xin giải thoát con khỏi tay những người ghen ghét,
và thoát khỏi những đầm nước thẳm sâu. Xin đừng để cho ba đào lôi cuốn;
xin đừng để cho vực thẳm nuốt trửng, cũng đừng để cho giếng ngậm miệng
nhốt con. - Ðáp.
2) Phần con, con đau khổ cơ hàn,
lạy Chúa, xin gia ân phù trợ, bảo toàn con. Con sẽ xướng bài ca ngợi
khen danh Chúa, và con sẽ chúc tụng Ngài với bài tri ân. - Ðáp.
3) Các bạn khiêm cung, hãy nhìn
coi và hoan hỉ; các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh: vì
Chúa nghe những người cơ khổ, và không chê bỏ con dân của Người bị bắt
cầm tù. - Ðáp.
Alleluia: Tv 94,
8ab
Alleluia, alleluia! - Ước chi hôm
nay các bạn nghe tiếng Chúa, và đừng cứng lòng. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 14,
1-12
"Hêrôđê sai người đi chặt đầu
Gioan, và các môn đệ của Gioan đi báo tin cho Chúa Giêsu".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy quận vương Hêrôđê nghe danh
tiếng Chúa Giêsu, thì nói với những kẻ hầu cận rằng: "Người này là Gioan
Tẩy Giả, ông từ cõi chết sống lại, nên mới làm được các phép lạ như
vậy". Tại vì Hêrôđia vợ của anh mình mà vua Hêrôđê đã bắt trói Gioan
tống ngục, bởi Gioan đã nói với vua rằng: "Nhà vua không được lấy bà ấy
làm vợ". Vua muốn giết Gioan, nhưng lại sợ dân chúng, vì họ coi Gioan
như một tiên tri. Nhân ngày sinh nhật của Hêrôđê, con gái Hêrôđia nhảy
múa trước mặt mọi người, và đã làm cho Hêrôđê vui thích. Bởi đấy vua thề
hứa sẽ ban cho nó bất cứ điều gì nó xin. Ðược mẹ nó dặn trước, nên nó
nói: "Xin vua đặt đầu Gioan Tẩy Giả trên đĩa này cho con". Vua lo buồn,
nhưng vì đã trót thề rồi, và vì các người đang dự tiệc, nên đã truyền
làm như vậy. Ông sai người đi chặt đầu Gioan trong ngục, và để đầu Gioan
trên đĩa đem trao cho cô gái, và nó đem cho mẹ nó. Các môn đồ của Gioan
đến lấy xác thầy và chôn cất, rồi đi báo tin cho Chúa Giêsu.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm
Hôm nay, Thứ Bảy Tuần XVII Thường Niên,
Thánh Ký Mathêu ghi lại một sự kiện đó là "Thời
ấy, tiểu vương Hêrôđê nghe danh tiếng Đức Giêsu, thì nói với những kẻ
hầu cận rằng: 'Đó chính là ông Gioan Tẩy Giả; ông đã từ cõi chết trỗi
dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ".
Sau đó
vị thánh ký đã thuật lại lý do tại sao đã thúc đẩy vị
tiểu vương này đã ra tay sát hại nhân vật mà ông cho là đã sống lại từ
cõi chết và đang sống động nơi
Chúa Giêsu Kitô:
"Số là vua Hêrôđê đã bắt trói ông Gioan và tống ngục vì bà
Hêrôđia, vợ ông Philípphê, anh của nhà vua. Ông Gioan có nói với vua: 'Ngài
không được phép lấy bà ấy'. Vua muốn giết ông Gioan, nhưng lại sợ dân chúng,
vì họ coi ông là ngôn sứ. Vậy, nhân ngày sinh nhật của vua Hêrôđê, con gái
bà Hêrôđia đã biểu diễn một điệu vũ trước mặt quan khách, làm cho nhà vua
vui thích. Bởi đó, vua thề là hễ cô xin gì, vua cũng ban cho. Nghe lời mẹ
xui bảo, cô thưa rằng: 'Xin ngài ban cho con, ngay tại chỗ, cái đầu ông
Gioan Tẩy Giả đặt trên mâm'. Nhà vua lấy làm buồn, nhưng vì đã trót thề, lại
thề trước khách dự tiệc, nên truyền lệnh ban cho cô. Vua sai người vào ngục
chặt đầu ông Gioan. Người ta đặt đầu ông trên mâm, mang về trao cho cô, và
cô ta đem đến cho mẹ. Môn đệ ông đến lấy thi hài ông đem đi mai táng, rồi đi
báo cho Đức Giêsu".
Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao vị quận vương này cho
rằng nhân vật Gioan Tẩy Giả có
thể tự mình sống lại cho dù ngài đã bị ông ta sát hại, và tại sao ông ta lại
ghép việc sống lại của vì Tẩy Giả này vào trường hợp của Chúa Giêsu, bởi
nghe thấy Người "có
quyền năng làm phép lạ"? Ông
ta có ý nghĩ Gioan Tẩy Giả có thể sống lại trước khi ông ta ra lệnh
lấy đầu của ngài,
hay sau khi nghe thấy Chúa Giêsu làm nhiều phép lạ mới có ý nghĩ Gioan sống
lại như vậy?
Phải
chăng vị quận vương này có ý muốn nói rằng chính nhờ ông ta hành quyết
Gioan Tẩy Giả mà Chúa Giêsu mới có quyền năng làm phép lạ như thế, bằng
không Người không thể nào có thể làm phép lạ như vậy? Qua câu nói này
của ông ta, cũng có thể là ông ta đã bị ám ảnh về cái chết của nhân vật
Gioan Tẩy Giả là nhân vật ông rất kính nể nhưng đã ra lệnh hành quyết
bởi lỡ miệng hứa với đứa con gái của người vợ bất chính và muốn giữ thể
diện của mình trước mặt bá quan văn võ trong triều đình
của ông
bấy giờ?
Có nghĩa là ông ta đang
tìm cách vừa đánh trống vừa ăn cướp, ở chỗ muốn
xoa dịu lương tâm bị áy náy của
mình là người đã lỡ sát hại một kẻ công chính, bằng
cách
gán ghép quyền năng làm phép lạ của
Chúa Giêsu cho nạn nhân của
mình là kẻ đã bị mình hành quyết, nhờ đó mình chẳng những vô tội mà còn
nổi tiếng nữa qua các phép lạ Chúa Giêsu làm. Nếu vậy thì vị quận vương
này đúng là một thứ "cáo già" (Luca 13:32), gian manh không thể nào tượng tưởng nổi!
Không biết có phải vì thế
mà ít lâu sau, khi gặp lại ông ta trong thân phận của một
tử tội được Tổng Trấn Philatô chuyển đến cho thẩm
quyền của ông ta,
Chúa Giêsu đã không hề lên tiếng nói gì với ông ta (xem Luca 23:9). Chắc
chắn thái độ im lặng của Chúa Giêsu không phải là thái độ coi thường
thẩm quyền của ông ta hay khinh bỉ con người tồi bại của ông ta, cho
bằng Người muốn tỏ ra thái độ nhẫn nhục nhân ái với con người đầy gian ác
hết
sức đáng
thương ấy,
một con người chỉ biết có quyền lực, và chỉ mong gặp Chúa Giêsu để xem
Người làm phép
lạ (xem Luca 23:8) mà không được toại nguyện, vì Chúa Giêsu đến thế gian
này không phải như một cứu tinh xuất chúng về quyền lực nhưng là để giải
thoát con người, điển hình là vị quận vương Hêrôđê này, khỏi
tội lỗi và sự chết.
Chúng ta không biết quận vương Hêrôđê, sau khi được trực tiếp gặp Vị
Thiên Chúa Làm Người, lần đầu tiên cũng là một cuối cùng, lần duy nhất
trong đời của ông, một cuộc đời bề ngoài có thể sung sướng, với địa vị
của một ông vua, đầy quyền lực, giầu sang và tăm tiếng, là những gì phàm
nhân ai cũng tìm kiếm và muốn được hoan hưởng, nhưng vẫn cứ cảm thấy bất
an, nhưng cũng có thể nhờ đó mà cuối cùng ông nhận ra chân lý hay chăng,
nếu ông cởi mở và không cứng lòng cho tới cùng?
Tuy nhiên, trong Bài Đọc 1 hôm nay, những lời bày giải rất chân thành
của tiên tri Giêrêmia, sau khi bị thành phần tư tế và tiên tri lên án
tử, đã có tác dụng nơi thành phần đầu mục và dân chúng, đến độ, tất cả
mọi sự đã được hoàn toàn đảo ngược: "Những
đầu mục và toàn dân nói cùng các tư tế và các tiên tri rằng: 'Không được
xử tử người này, vì ông đã nhân danh Chúa là Thiên Chúa chúng ta mà nói
với chúng ta'. Vậy Ahica con của Sapha ra tay bảo vệ Giêrêmia, để ông
khỏi bị nộp vào tay dân chúng định giết ông".
Sự kiện tiên tri Giêrêmia thoát khỏi thành phần tư tế và tiên tri
ghen hờn chứng tỏ Thiên Chúa luôn ở với những ai là thừa sai của Ngài,
được Ngài sai đi, và bảo vệ họ khi cần, để Ngài tiếp tục sử dụng họ cho
tới cùng, có thể là cho tới khi Ngài không bảo vệ họ nữa, để biến chính
cái chết của họ bù đắp lại cho những ai sát hại họ, nhờ đó cứu lấy phần
hồn của những con người ghen ghét họ đáng thương ấy. Trong trường hợp họ
còn được Thiên Chúa giải cứu, như tiên tri Giêrêmia trong Bài Đọc 1 hôm
nay, vị tiên tri nạn nhân này như có một tâm tình của Thánh Vịnh 68 ở
Bài Đáp Ca hôm nay:
1) Nguyện cứu con thoát nơi bùn nhơ kẻo bị chìm; xin giải thoát con
khỏi tay những người ghen ghét, và thoát khỏi những đầm nước thẳm sâu.
Xin đừng để cho ba đào lôi cuốn; xin đừng để cho vực thẳm nuốt trửng,
cũng đừng để cho giếng ngậm miệng nhốt con.
2) Phần con, con đau khổ cơ hàn, lạy Chúa, xin gia ân phù trợ, bảo
toàn con. Con sẽ xướng bài ca ngợi khen danh Chúa, và con sẽ chúc tụng
Ngài với bài tri ân.
3) Các bạn khiêm cung, hãy nhìn coi và hoan hỉ; các bạn tìm kiếm
Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh: vì Chúa nghe những người cơ khổ, và
không chê bỏ con dân của Người bị bắt cầm tù.