Phụng
Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm
II) Gr
28, 1-17
"Hỡi Hanania, Chúa không hề sai
anh, anh đã làm cho dân tin tưởng sự giả dối".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Năm ấy, vào đầu triều đại Sêđêcia,
vua Giuđa, tháng năm, năm thứ tư, có tiên tri Hanania, con của Azur, quê
ở Gabaon, nói với Giêrêmia trong Ðền thờ Chúa, trước mặt các tư tế và
toàn dân rằng: "Chúa các đạo binh, Thiên Chúa Israel phán thế này: "Ta
đã bỏ ách của vua Babylon. Còn hai năm nữa thì tất cả những đồ dùng
trong Ðền thờ Chúa, mà Nabucôđônosor, vua Babylon, đã đoạt đem qua
Babylon, Ta sẽ đem về nơi này. Giêcônia, con Gioakim, vua Giuđa, cùng
tất cả những người Giuđa bị lưu đày đi Babylon, Ta cũng sẽ đem về nơi
này: vì Ta bỏ ách vua Babylon. Chúa phán như thế".
Bấy giờ tiên tri Giêrêmia trả lời
tiên tri Hanania trước mặt các tư tế và toàn dân đang đứng trong Ðền thờ
Chúa. Tiên tri Giêrêmia nói: "Ðược, Chúa cứ làm như vậy. Chúa cứ thực
hiện những lời anh đã nói tiên tri. Ngài cứ đem các đồ dùng trong Ðền
thờ Chúa và mọi người lưu đày từ Babylon về nơi này. Nhưng anh hãy nghe
lời tôi nói cho anh và toàn dân nghe: Các tiên tri trước anh và tôi, đã
nói tiên tri từ lâu, cho nhiều xứ và vương quốc vĩ đại biết có chiến
tranh, cơ cực và đói khát. Nhưng tiên tri nào nói tiên tri cho biết có
hoà bình, khi ứng nghiệm lời mình nói, thì mới được nhận là tiên tri
thật Chúa sai đến".
Bấy giờ tiên tri Hanania giật cái
ách nơi cổ của tiên tri Giêrêmia mà bẻ đi. Rồi Hanania nói trước mặt
toàn dân rằng: "Chúa phán thế này: Hai năm nữa, Ta sẽ bẻ ách của
Nabucôđô-nosor, vua Babylon, nơi cổ mọi dân tộc như thế đó". Và tiên tri
Giêrêmia bỏ đi. Nhưng sau khi tiên tri Hanania giật cái ách nơi cổ tiên
tri Giêrêmia mà bẻ đi, thì có lời Thiên Chúa phán cùng Giêrêmia rằng:
"Hãy đi nói với Hanania rằng: Chúa phán thế này: "Ngươi đã bẻ ách gỗ,
thì Ta sẽ lấy ách sắt thay vào". Vì Chúa các đạo binh, Thiên Chúa Israel
phán: "Ta đã đặt ách sắt vào cổ mọi dân tộc này, để chúng làm tôi
Nabucô-đônosor, vua Babylon. Chúng sẽ làm tôi vua ấy, và cả đến thú vật
ngoài đồng, Ta cũng nạp cho vua ấy".
Tiên tri Giêrêmia liền nói với
tiên tri Hanania rằng: "Hỡi Hanania, hãy nghe đây: Chúa không hề sai
anh. Anh đã làm cho dân này tin tưởng sự giả dối. Vì vậy, Chúa phán thế
này: 'Ðây Ta sẽ cất ngươi khỏi mặt đất: năm nay ngươi sẽ chết, vì ngươi
đã nói chống lại Chúa' ". Và tiên tri Hanania đã chết trong tháng bảy
năm ấy.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 118,
29. 43. 79. 80. 95. 102
Ðáp: Lạy
Chúa, xin dạy bảo con những thánh chỉ của Chúa (c. 68b).
Xướng: 1) Xin đưa con xa cách con
đường gian dối, và rộng tay ban luật pháp của Ngài cho con. - Ðáp.
2) Xin Chúa đừng rút lời chân lý
khỏi miệng con, vì con trông cậy vào sắc dụ của Ngài. - Ðáp.
3) Tâm hồn chúng như mỡ đặc, vô
cảm giác; phần con biết sướng vui do luật pháp của Ngài. - Ðáp.
4) Nguyện cho lòng con trọn vẹn
hướng về thánh chỉ, để con không bị xấu hổ thẹn thùng. - Ðáp.
5) Những tên ác nhân đợi chờ để
thủ tiêu con, nhưng con vẫn quan tâm đến lời Ngài nghiêm huấn. - Ðáp.
6) Con không bước trật đường thánh
dụ của Ngài, bởi vì chính Ngài dạy bảo con. - Ðáp.
Alleluia: Mt 4,
4b
Alleluia, alleluia! - Người ta
sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán
ra. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 14,
13-21
"Mọi người đều ăn no".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu nghe tin Gioan
Tẩy Giả đã chết, thì Người rời bỏ nơi đó xuống thuyền đi đến nơi hoang
địa vắng vẻ. Dân chúng nghe biết, thì từ các thành phố đi bộ theo Người.
Ra khỏi thuyền, Người thấy dân chúng đông đảo, thì thương xót họ và chữa
những người bệnh tật trong họ.
Chiều tới, các môn đệ đến gần thưa
Người rằng: "Ðây là nơi hoang địa, mà giờ đã chiều rồi: xin Thầy giải
tán dân chúng, để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn".
Nhưng Chúa Giêsu nói với các ông
rằng: "Họ chẳng cần phải đi, các con hãy cho họ ăn". Các ông thưa lại
rằng: "Ở đây chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá". Người bảo
các ông rằng: "Hãy đem lại cho Thầy".
Khi Người đã truyền cho dân chúng
ngồi trên cỏ, Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên
trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ, các ông này phân
phát cho dân chúng. Mọi người đều ăn no. Và người ta thu lượm được mười
hai thúng đầy những miếng bánh vụn. Số người ăn là năm ngàn người đàn
ông, không kể đàn bà và con trẻ.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm
xin Thầy giải tán
dân chúng </> các con hãy cho họ ăn
Bài Phúc Âm
cho Thứ Hai Tuần
XVIII Thường Niên hôm nay của Thánh Ký Mathêu thuật lại về biến cố phép lạ
bánh hóa ra nhiều từ 5 ổ bánh và 2 con cá. Cùng biến cố hóa bánh ra nhiều
lần thứ nhất này cũng đã được Phúc Âm của Thánh
ký Gioan thuật lại trong Chúa
Nhật XVII Thường Niên Năm B tuần trước.
Trong bài Phúc Âm được Thánh ký
Gioan thuật lại về
biến cố phép lạ hóa bánh ra nhiều thì Chúa
Giêsu đóng vai
chủ động. Ở chỗ, chính Người lên tiếng hỏi các ông trước và đích thân Người
phân phát bánh cùng cá cho dân chúng.
Chính Người lên tiếng hỏi: "Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông
dân chúng đến với Người. Người hỏi Philipphê: 'Ta mua đâu được bánh cho
những người này ăn?' Người hỏi như vậy có ý thử ông, vì chính Người đã biết
việc Người sắp làm".
Chính Người đích thân phân phát bánh cùng cá cho dân:
"Bấy
giờ Chúa Giêsu cầm lấy bánh, và khi đã tạ ơn, Người phân phát cho các kẻ
ngồi ăn, và cá cũng được phân phát như thế, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích".
Trong khi đó, ở
bài Phúc Âm Thánh ký Mathêu hôm nay, các tông đồ đóng vai chủ động, cả về
việc quan tâm đến dân chúng lẫn phân phát cho dân chúng.
Các tông đồ quan tâm đến dân
chúng: "Chiều
tới, các môn đệ đến gần thưa Người rằng: 'Đây là nơi hoang địa, mà giờ đã
chiều rồi: xin Thầy giải tán dân chúng, để họ vào các làng mạc mà mua thức
ăn'".
Các tông đồ phân phát cho dân
chúng: "Khi
Người đã truyền cho dân chúng ngồi trên cỏ, Người cầm lấy năm chiếc bánh và
hai con cá, ngước mắt lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn
đệ, các ông này phân phát cho dân chúng".
Tuy nhiên, việc các tông đồ quan
tâm đến dân chúng đói ăn đây có tích cách tiêu cực hơn là tích cực. Ở
chỗ các vị đẩy trách nhiệm cho chính dân chúng hơn là chính các vị tìm cách
thỏa đáng nhu cầu đói ăn của họ. Lý do cũng dễ hiểu, là vì việc làm ấy quá
sức của các vị. Thế nhưng Thày của các vị đang ở đó: tại sao các vị
không đến với Người như Mẹ Maria đã đến với Người trong tiệc cưới Cana mà
nhắc khéo Người rằng: "Thày ơi, dân
chúng đang đói kìa!"
Cho
dù các tông đồ không tích
cực và chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu đói ăn
của dân chúng bấy giờ, nhưng các vị hình
như đã sửa soạn sẵn sàng nên đã mau mắn đáp lại khi được Chúa Giêsu hỏi các
vị trước khi ra tay làm phép lạ hóa bánh ra nhiều:
"Nhưng Chúa Giêsu nói với các ông rằng: 'Họ chẳng cần phải
đi, các con hãy cho họ ăn'. Các ông thưa lại rằng: 'Ở đây chúng con chỉ có
năm chiếc bánh và hai con cá'. Người bảo các ông rằng: 'Hãy đem lại cho
Thầy'".
Thật
sự là các tông đồ đã sửa soạn sẵn sàng, bởi thế, vừa được Chúa Giêsu hỏi là
các vị trả lời liền, không cần phải thắc mắc hay do dự gì, sau đó các
vị đáp ứng ngay khi được Chúa bảo: "Hãy
đem lại cho Thầy".
Căn cứ vào chi tiết nho
nhỏ này thì có
thể các tông đồ đã đi thăm dò dân chúng xem họ có mang theo lương
thực phòng thân hay chăng, nhưng chắc các vị thấy hầu hết hay hầu như chẳng
mấy ai có gì để ăn uống hết, ngoài trừ có một cậu bé có 5 ổ bánh và 2 con
cá.
Thấy tình hình như thế nên các
vị mới giục Thày giải tán dân chúng cho họ đi tìm của ăn. Nhưng không ngờ lý
lẽ của Chúa Giêsu khác với, đúng ra hơn hẳn lý lẽ của các tông đồ, ở chỗ,
không phải là dân chúng tự lo giải quyết tình trạng đói ăn của họ mà ngược
lại: "Họ chẳng
cần phải đi, các con hãy cho họ ăn".
Có những giải thích phép lạ
Chúa Giêsu làm theo kiểu khoa học, như thể cố ý hay tìm cách xuyên tạc
phép lạ Chúa Giêsu làm, bằng cách gián tiếp hay trực tiếp chối
bỏ các phép lạ của Người. Chẳng hạn trong phép lạ bánh hóa ra nhiều này, họ
giải thích rằng vì dân chúng nghe lời giảng của Chúa Giêsu xong thì động
lòng nên ai có đồ ăn thức uống thì mang ra chia cho nhau cùng ăn cùng uống,
nên ai cũng ăn no.
Vậy thì "12 thúng đầy"
dư ở đâu mà ra, dư từ
5 chiếc bánh và 2 con cá hóa nhiều hay từ đồ ăn của
dân chúng san sẻ cho nhau? Nếu
thế thì (theo Phúc Âm Thánh ký Gioan) chính Chúa Giêsu phân phát cho dân
chúng bánh trước và cá sau phải hiểu như thế nào, từ 5 ổ bánh và 2 con cá
hay từ những gì của chính dân chúng chứ? Và
trong Phúc Âm Thánh ký Mathêu hôm nay, lời Chúa Giêsu bảo các tông đồ "Họ chẳng
cần phải đi, các
con hãy cho họ ăn"
phải hiểu ra sao, từ 5 ổ bánh và 2 con cá do Người
làm phép lạ hóa ra nhiều hay
từ những gì của dân chúng mang theo??
Ý nghĩ
của các môn đệ
"xin Thầy giải tán dân chúng, để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn"
trong bài Phúc Âm các vị tưởng là đúng ý của Thày, không ngờ lại không
hợp với tinh thần thương xót và phục vụ của Người. Trong bài Đọc 1 cũng
thế, nhân vật "tiên tri Hanania" cũng nói với dân chúng những gì tưởng
rằng hợp với ý muốn của Thiên Chúa là Đấng luôn ở với dân của Ngài, liên
quan đến các bảo vật trong đền thờ đã bị vua Babylon lấy đi phải được
trả về đền thờ Chúa của dân Chúa, trong thời hạn 2 năm.
Nhưng không ngờ, ông lại bị tiên tri Giêrêmia, được Chúa sai đến nói với
ông về hậu quả sai trái từ những gì ông chẳng những suy đoán mà còn dám
công khai tuyên bố với dân Chúa sứ điệp của ông hơn là của Chúa
rằng:
"Hỡi Hanania, hãy nghe đây: Chúa không hề
sai anh. Anh đã làm cho dân này tin tưởng sự giả dối. Vì vậy, Chúa phán
thế này: 'Ðây Ta sẽ cất ngươi khỏi mặt đất: năm nay ngươi sẽ chết, vì
ngươi đã nói chống lại Chúa'. Và tiên tri Hanania đã chết trong tháng
bảy năm ấy".
Bởi thế nên mới có câu đáp của Bài Đáp Ca hôm nay rằng:
"Lạy Chúa, xin dạy bảo con những thánh chỉ của
Chúa".
CUNG HIẾN ĐỀN THỜ ĐỨC BÀ CẢ
Ngày 5 tháng 8
I. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ
Hôm nay chúng ta cử hành thánh lễ cung hiến Cung
Hiến Đền Thờ Đức Bà Cả một
trong những đại thánh đường ở Rôma. Vương
cung Thánh đường này được xây dựng để dâng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa.
Đây là Đền thờ kính Đức Mẹ đầu
tiên và lớn nhất được xây cất
ở Tây Phương. Đền thờ này cũng được coi là tột đỉnh lòng sùng kính của Dân
Chúa, đặc biệt là dân chúng thành Roma đối với Đức Maria. Lòng sùng kính Đức
Maria là một trong những đặc điểm lòng đạo đức của dân chúng Roma ngay từ
lúc khởi đầu Kitô giáo. Người ta vẫn thường gọi đây là “Hang đá Belem ở
Roma”. Năm 1853, tại Rôma người
ta đếm được có 1.421 những khánh nhỏ có để hình Đức Mẹ. Đến năm 1939 thì chỉ
còn lại 530 khánh nhỏ ở rải rác khắp nơi trong thành phố Roma.
Thánh đường Đức Maria được xây cất vào thế kỷ thứ 4 dưới thời đức giáo hoàng
Libêriô. Truyện kể rằng chính Đức Mẹ đã chọn nơi này để người ta xây ngôi
thánh đường tôn kính Mẹ. Mẹ đã thân hiện ra với đôi vợ chồng sở hữu mảnh đất
cũng như với Đức Giáo Hoàng, bảo họ rằng khoảng đất trên ngọn đồi được bao
phủ đầy tuyết kia chính là nơi Đức Mẹ đã chọn. Sáng hôm sau, nhằm ngày mùng
5 tháng Tám, một thời điểm rất nóng trong năm ở Rôma, có một lớp tuyết bao
phủ ngọn đồi Esquiline. Đôi vợ chồng đã xin dâng phần đất cũng như tiền bạc
cần thiết để xây ngôi thánh đường như là món quà dâng kính Đức Mẹ.
Thoạt tiên, ngôi thánh đường này mang tên là vương
cung thánh đường Libêriô, theo tên của đức giáo hoàng Libêriô. Nó cũng được
gọi là thánh đường Đức Mẹ Xuống Tuyết để nhắc nhớ sự kiện Đức Mẹ đã chỉ cho
biết mảnh đất dành cho việc xây cất. Sau đó, ngôi thánh đường được đức thánh
cha Sixtô III cung hiến cho Đức Maria sau khi Công đồng chung Êphêsô năm 431
tuyên bố tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Ngôi thánh đường chính là một
nhắc nhở tuyệt đẹp về tình yêu và lòng tôn kính mà Giáo hội dành tặng cho Mẹ
Thiên Chúa. Danh xưng “CẢ” được
thêm vào danh hiệu “thánh đường Đức Bà” bởi vì đây là ngôi thánh đường đầu
tiên được xây cất ở Tây phương để tôn kính Đức Mẹ.
Bên trong thánh đường có máng cỏ Bêlem nơi Đức Maria đã đưa nôi Chúa Hài Nhi
Giêsu. Điều này biểu lộ lòng tôn kính ngày Chúa giáng sinh, với hình Chúa
Hài Nhi nhỏ bằng bạc đang nằm trong máng cỏ.
Giáo hội tôn kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa với những ngôi đền và thánh đường
rất đặc biệt để các Kitô hữu có thể đến viếng nhằm bày tỏ lòng yêu mến đối
với Đức Mẹ và cầu xin Người ban cho ơn lành. Hành hương đến một trong các
đền thờ hay thánh đường này chính là một cảm nghiệm đức tin thú
vị.(tinmung.net)
II. LÒNG SÙNG KÍNH ĐỐI VỚI ĐỨC MẸ
* Mẹ làm gương ẩn dật khiêm cung nhưng đồng thời Mẹ luôn luôn hiện diện phục
vụ; Mẹ không ra mặt, chúng lên tiếng, nhưng Mẹ hằng ở gần bên Chúa Giêsu:
sống trọn vẹn cho Chúa và Chúa trong con. (ĐHV 926)
* Chúa Giêsu đang tiếp tục sống và hành động trong Hội Thánh, vì thế
Mẹ Maria hiện diện trong Hội Thánh và trong con, Mẹ Hội Thánh và Mẹ con.
(ĐHV 927)
Mỗi vị thánh đều có những, nét đặc thù hoàn toàn khác biệt nhau, “mỗi thánh
mỗi thể” mà! Nhưng nếu ta nhìn kỹ, ta sẽ thấy tất cả các ngài cùng có một
điểm chung: “Vị thánh nào cũng yêu mến đức Mẹ”
* Thánh Gioan Tông đồ thì kể từ giây phút Chúa trối dưới chân Thánh Giá,
ngài đã đưa Đức Mẹ về nhà mình và sống thảo hiếu với Mẹ.
* Thánh Bênađô nổi tiếng về lòng sùng kính Mẹ Maria. Người ta nói cạnh ngài
đã đặt ra kinh “Hãy nhớ” (Lạy Thánh Nữ đồng trinh Maria...). Những câu cuối
cùng trong kinh “Lạy Nữ Vương” cũng do ngài thêm vào vì lòng quá mến yêu Đức
Mẹ: “Ôi khoan thay! nhân thay! dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh!”
* Thánh Anphongsô đã nhiệt thành rao truyền lòng thành kính Đức Mẹ hằng cứu
giúp và soạn một tác phẩm gồm hai cuốn nhan đề là “Vinh quang của Đức Mẹ” để
cổ võ mọi người yêu mến Đức Mẹ.
* Thánh Đaminh lãnh nhận sứ mệnh phổ biến việc lần hạt Mân côi như là một
phương thế hiệu nghiệm để cứu rỗi bản thân và thế giới.
Ngoài ra còn không biết bao nhiêu là vị thánh đã chép sách, đã cổ võ lòng
sùng kính Đức Mẹ cách này hoặc cách khác; đã được Mẹ hiện ra; đã lập các
dòng tu nam nữ với tước hiệu của Mẹ...
Các Đức Giáo hoàng cũng luôn luôn nhắc nhở toàn thể Hội thánh phải yêu mến,
cậy trông và bắt chước gương Mẹ. Như Đức Piô V, Đức Grêgôriô XIII, Đức
Clêmentê XI, Đức Bênêđictô XIV, đức Lêô XIII đều xác nhận: nhờ ơn Đức Mẹ mà
Hội thánh thoát khỏi nhiều cơn gian nan nguy hiểm không thể tưởng tượng
được. Các ngài cũng thúc giục giáo dân lần hạt Mân côi, chạy đến cùng Mẹ
trong hết mọi dịp.
Gần ta hơn, Đức Piô IX đã công bố Tín điều ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM ngày 8-12-1854.
Đức Lêô XIII lập tháng Mân côi (tháng 10) trong toàn thể Hội thánh. Đức Piô
XI dạy xây một hang đá Lộ Đức trong vườn Vatican và mỗi chiều ngài đều xuống
dạo vườn đến trước hang kính viếng Đức Mẹ. Đức Piô XII thì do một sự quan
phòng đặc biệt đã thụ phong Giám mục vào chính ngày Đức Mẹ hiện ra mân đầu
tiên tại Fatima (13-5-1917). Ngài đã tuyên bố Tín điều ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN
TRỜI ngày 1-11-1950. Chính chiều hôm ấy, ngài được xem thấy phép lạ mặt trời
xoay vần ngay trên khung trời Vatican y hệt như ở Fatima. Ngài đã dâng loài
người cho Trái Tim Mẹ và công bố Năm Thánh kính Đức Mẹ (1945).
Đức Gioan XXIII thì có ra một Thông điệp về việc sùng kính Đức Mẹ
(29-9-1961). Ngài đã đi đến tận Loretto, nơi tục truyền có nhà của Đức Mẹ để
cầu nguyện và phó dâng Công đồng Vatican II Cho Đức Mẹ.
Đức Phaolô VI đã đích thân sang chủ tọa lễ kỷ niệm 50 năm Đức Mẹ hiện ra tại
Fatima (1917-1967), gặp chị Lucia. Ngài cũng đã ban hành một Tông huấn nói
về việc sùng kính đức Mẹ (Manalis cultu), đặc biệt nhấn mạnh về kinh Truyền
tin, chuỗi Mân Côi và Kinh Cầu Đức Mẹ.
Trong Hiến chế Tín lý về Hội Thánh, Đức Phaolô VI và cùng các nghị Phụ công
bố Đức Mẹ là “Mẹ Hội Thánh” vào ngày lễ Đức Mẹ dâng mình vào Đền thánh
21-11-1964. Ngài cũng đã chọn ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (8-12-1965)
để bế mạc Công đồng Vatican II.
Đức Gioan Phaolô II là một “Tâm hồn Thánh Mẫu”.
Nhìn lên huy hiệu của ngài, ta thấy trên nền xanh, chỉ có một Thánh giá và
một chữ M(Maria) màu vàng núp ẩn dưới cánh thập tự thực là đơn sơ và giàu ý
nghĩa! Khẩu hiệu của ngài càng vắn tắt, thâm thúy và bộc lộ rõ ràng hơn nữa
tâm hồn Thánh Mẫu: “Totus Tuus”. một khẩu hiệu rất khó mà diễn tả hết mọi ý
nghĩa: “Tận hiến cho Mẹ, toàn thân thuộc về Mẹ, tất cả đều là của Mẹ...”
https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-05-08-le-cung-hien-den-tho-duc-ba-cao-roma-33788
Sau đây là mấy tấm hình lưu niệm ở Đền
Thờ Đức Bà Cả chiều ngày 18/11/2021,
trong chuyến Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh 8-19/11/2022
của phái đoàn TĐCTT (Tông Đồ Chúa Tình Thương)
Truyền thuyết kể rằng đêm ngày mùng 4 tháng 8 năm 352, Đức Mẹ hiện ra với
ĐGH Liberio và nhà quyền quý Giovanni, và xin xây một đền thờ dâng kính Đức
Mẹ.
Khi ĐGH hỏi Mẹ muốn xây đền thờ ở đâu, thì Đức Mẹ trả lời: “Ngày mai, con
thấy tuyết rơi ở đâu, thì xây đền thờ ở đó”.
Sáng hôm sau mùng 5 tháng 8 tuyết rơi trên đồi Esquilino. Tháng 8 là mùa hè
trời Roma rất nóng, nhưng tuyết đã rơi trên đồi Esquilino, là một trong 7
trái đồi của Roma.
Vào năm 1377 khi từ Avignon
trở về Roma ĐGH Gregorio XI cho xây tháp chuông theo kiểu Roman. Tháp
cao 75 mét và là tháp chuông kiểu roman cuối cùng cao nhất Roma.
Giữa các thế kỷ XVI-XVII hai
Giáo Hoàng Sisto V và Phaolo V cho xây thêm hai nhà nguyện mang tên các vị
là nhà nguyện Sistina bên phải và nhà nguyện Paolina bên trái.
Vào thế kỷ XVII ĐGH Clemente X
cho xây thang cấp mặt sau đền thờ. Tiếp đến ĐGH Biển Đức XIV cho tu sửa lại
hết, và xây thêm mặt tiền như hiện nay.
Bên cạnh nhà nguyện Thánh Thể ở bên phải đền thờ từ cung thánh xuống là nhà
nguyện Thánh Mẫu,
trước nhà nguyện Thánh Thể, có tấm hình Đức
Trinh nữ là Phần rỗi của Dân thành Roma.
Nhà nguyện này là nơi ĐTC Phanxicô có thói quen hay tới để cầu nguyện cùng
Đức Mẹ mỗi khi có những biến động trong Giáo Hội hay trên thế giới (như đại
dịch năm 2020)
Nhất là vào trước và sau mỗi chuyến tông du của ngài, để dâng Mẹ trước khi
đi và cảm tạ Mẹ sau khi về, với một bó hoa kèm theo.
Phái đoàn TĐCTT đã hát bài cầu cho Đức Giáo Hoàng, như vẫn hát cầu như vậy
sau mỗi chuỗi Mân Côi và Chuỗi Thương Xót hằng ngày,
vì đây là Chuyến Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh liên quan đến
chung Giáo Hội và riêng vị Giáo Hoàng kế vị Thánh Phêrô đại diện Chúa Kitô
trên trần gian,
và lại còn hát ở một nơi vị giáo hoàng đương kim Phanxicô vẫn đến cầu cùng
với Đức Mẹ nữa. Thật là chính đáng.
Ngày 6 tháng 8
CHÚA HIỂN DUNG
lễ kính
Phụng Vụ Giờ Kinh
Bốn mươi ngày trước lễ Suy Tôn Thánh Giá, lễ Hiển Dung nhắc cho các
tín hữu nhớ rằng Chúa Ki-tô đã muốn “chuẩn bị tâm hồn các môn đệ
khỏi vấp phạm vì khổ hình thập giá”. Nhưng đồng thời lễ này cũng
loan báo cho mọi tín hữu biết mình được nhận làm con cái Thiên Chúa,
nhờ Con Thiên Chúa là Đức Giê-su, và loan báo ánh sáng diệu kỳ một
ngày kia sẽ rạng ngời trên toàn thân thể nhiệm mầu, tức là Hội
Thánh.
Muôn lạy Đức Giê-su Cứu Chúa
Là Hào Quang phát tự Hào Quang,
Xin thương ghé mắt dịu dàng,
Nhậm lời cầu khẩn hát mừng thiết tha.
Dung nhan Chúa vượt xa chính ngọ,
Áo trắng như tuyết phủ non ngàn,
Hiển dung trên đỉnh thiên san
Để cho các vị chứng nhân ngắm nhìn.
Này ngôn sứ kề bên môn đệ,
Cựu tân hai thế hệ khác nhau,
Giờ đây ý hợp tâm đầu,
Tin Ngài Con Đấng Tối Cao giáng trần.
Lời Thánh Phụ vang ngân trong gió,
Gọi Ngài là Thánh Tử dấu yêu,
Chúng con xưng tụng hoà theo :
Ngài là Vua Cả thiên triều muôn năm.
Xưa đã mặc xác phàm yếu đuối,
Cứu loài người thoát khỏi hư vong,
Giờ xin biến đổi chúng con
Thành phần thân thể oai phong của Ngài.
Xin dâng Chúa đôi lời tán tụng,
Ôi Giê-su cao cả vinh quang,
Thánh Linh, Thánh Phụ chứng rằng :
Ngài là Thánh Tử Cha hằng yêu thương.
Đức Giê-su đã bày tỏ mầu nhiệm này cho các môn đệ trên núi
Ta-bo. Đang khi cùng đi đường, Người đã chuyện trò với các ông
về Nước Trời và về cuộc quang lâm của Người. Có lẽ các ông chưa
xác tín những điều Người tiên báo về Nước Trời, nên Người muốn
cho các ông thâm tín tận đáy lòng và từ những việc hiện tại, các
ông có thể tin vào những việc tương lai. Vì thế, trên núi Ta-bo,
Người đã cho các ông thấy một quang cảnh thần diệu như hình ảnh
báo trước về Nước Trời. Dường như Người muốn nói với các ông :
“Để anh em khỏi mất lòng tin trong khi còn phải chờ đợi, thì
ngay bây giờ, Thầy
bảo thật anh em : trong số người có mặt ở đây, có những kẻ sẽ
không phải nếm sự chết trước khi thấy Con Người đến hiển trị trong
vinh quang của Cha Người.”
Để chứng tỏ Đức Ki-tô muốn thế nào thì có quyền làm như thế, tác
giả sách Tin Mừng thêm : Sáu
ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an là
em ông Gia-cô-bê đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một
chỗ, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước
mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục
Người trở nên trắng tinh như ánh sáng. Và kìa các ông thấy ông
Mô-sê và ông Ê-li-a hiện ra đàm đạo với Người.
Đó là những điều kỳ diệu của ngày đại lễ hôm nay ; đó là mầu
nhiệm đem lại ơn cứu độ cho chúng ta, mầu nhiệm đang được thực
hiện trên núi vào chính lúc này. Quả thế, cả sự chết lẫn vinh
quang của Đức Ki-tô đang quy tụ chúng ta. Vậy chúng ta sẽ đi sâu
vào những mầu nhiệm thánh thiêng khôn tả này cùng với những
người Đức Ki-tô đã tuyển chọn trong số môn đệ được Thiên Chúa
dẫn lối soi đường. Để được như thế, chúng ta hãy lắng nghe tiếng
nói thánh thiêng của Thiên Chúa. Từ đỉnh núi cao, Người đang
khẩn thiết kêu mời chúng ta.
Tôi dám nói là chúng ta phải mau chân tìm đến đó như Đức Giê-su.
Giờ đây, trên trời, Người vẫn đưa đường dẫn lối cho chúng ta.
Cùng với Người, chúng ta sẽ rực sáng, và chỉ những ai có đức tin
mới nhận ra, vì một cách nào đó, khuôn mặt tâm linh của chúng ta
được đổi mới, được nên đồng hình đồng dạng với Người, và cũng
như chính Người, chúng ta không ngừng được biến đổi hình dạng,
được thông phần bản tính thần linh và sẵn sàng để được đưa về
trời.
Chúng ta hãy chạy đến đó, phấn khởi hân hoan ; hãy vào sâu trong
đám mây, như các ông Mô-sê và Ê-li-a hay các ông Gia-cô-bê và
Gio-an. Như ông Phê-rô, hãy say sưa chiêm ngắm cảnh tượng thần
thiêng, hãy để cho cuộc biến đổi hình dạng vinh quang của Chúa
biến đổi con người bạn, giúp bạn siêu thoát cõi đời và xa rời
trần thế. Hãy từ bỏ xác thịt, lìa xa thụ tạo và quay về với Tạo
Hoá, với Đấng mà trong phút xuất thần, ông Phê-rô đã thưa lên : Lạy
Ngài, chúng con ở đây, thật hay quá.
Hẳn rồi, lạy thánh Phê-rô, ở
đây với Đức Giê-su và ở đây mãi mãi thì thật
hay quá. Còn gì hạnh phúc hơn, còn gì cao cả và quý báu hơn
là được ở với Thiên Chúa, được nên đồng hình đồng dạng với Người
và được chan hoà ánh sáng ? Hẳn rồi, mỗi chúng ta khi có Thiên
Chúa ở trong mình và được biến đổi nên hình ảnh thần thiêng của
Người, thì phải vui mừng kêu lên : Ở
đây thật hay quá, vì ở đây, mọi sự đều sáng ngời rực rỡ ; ở
đây, có niềm vui và hạnh phúc ngọt ngào ; ở đây, lòng ta được
hoàn toàn bình an, thanh tĩnh và êm đềm ; ở đây, ta được nhìn
thấy Đức Ki-tô ; Người chọn chỗ này làm nơi cư ngụ cùng với Chúa
Cha. Vừa bước vào, Người đã nói : Hôm
nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này ; ở đây, có
Đức Ki-tô là có những kho tàng chất chứa phúc lộc đời đời ; ở
đây những hoa trái đầu mùa và những hình ảnh tiên báo đời sau
được mô tả như đang hiển hiện trong một tấm gương vậy.
Hôm nay Thiên Chúa muốn cho Đức Ki-tô tỏ vinh quang mình cho ba môn
đệ được thấy. Ta hãy tôn vinh Người và thiết tha cầu nguyện :
Xin cho đời chúng con bừng sáng huy hoàng
nhờ ánh vinh quang của Chúa.
Lạy Thiên Chúa là Cha nhân từ, Chúa đã cho ba môn đệ được nhìn ngắm
vinh quang của Thánh Tử Giê-su, và được nghe tiếng Chúa phán dạy
phải vâng nghe lời Người, - xin cho chúng con cũng biết vâng phục
Người luôn mãi.
Xin cho đời chúng con bừng sáng huy hoàng
nhờ ánh vinh quang của Chúa.
Chúa đã ban phúc lộc đầy dư cho những người Chúa chọn, - xin cho
chúng con biết tìm đến Đức Ki-tô là mạch suối trường sinh.
Xin cho đời chúng con bừng sáng huy hoàng
nhờ ánh vinh quang của Chúa.
Trong những giờ đen tối, xin cho chúng con được soi sáng nhờ ánh
vinh quang Chúa tỏ hiện nơi dung nhan Đức Ki-tô, - và cho chúng con
hằng tha thiết chiêm ngưỡng thánh nhan Người.
Xin cho đời chúng con bừng sáng huy hoàng
nhờ ánh vinh quang của Chúa.
Nhờ mầu nhiệm Đức Ki-tô hiển dung, Chúa kêu gọi chúng con đổi mới
cuộc đời, - xin cho mọi người trên thế giới được nhờ ánh sáng Tin
Mừng mà đạt tới phúc trường sinh.
Xin cho đời chúng con bừng sáng huy hoàng
nhờ ánh vinh quang của Chúa.
Vì yêu thương, Chúa đã cho chúng con được trở thành con cái Chúa, -
xin làm cho chúng con thật nên giống Thánh Tử Giê-su khi Người quang
lâm.
Xin cho đời chúng con bừng sáng huy hoàng
nhờ ánh vinh quang của Chúa.
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, khi Con Một Chúa biểu lộ dung
nhan vinh hiển Người, Chúa đã dùng hai chứng nhân Cựu Ước là ông
Mô-sê và ông Ê-li-a, để củng cố niềm tin của các Tông Đồ vào mầu
nhiệm cứu độ, và báo trước hồng ân lạ lùng Chúa sẽ ban là nhận chúng
con làm nghĩa tử. Xin cho chúng con nghe lời Con Một Chúa, để mai
sau được chung hưởng gia nghiệp với Người. Người là Thiên Chúa hằng
sống và hiển trị cùng Chúa, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn
thuở muôn đời.
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: Ðn
7, 9-10. 13-14
"Áo Người trắng như tuyết".
Trích sách Tiên tri Ðaniel.
Tôi ngắm nhìn cho đến khi đặt
ngai toà xong, và một vị Bô Lão ngự trên ngai: áo Người trắng như
tuyết, tóc trên đầu Người như những ngọn lửa, các bánh xe như lửa
cháy. Một con sông lửa chảy lan tràn trước mặt Người. Hằng ngàn kẻ
phụng sự Người, và muôn vàn kẻ chầu chực Người. Người ngự toà xét
xử, và các quyển sách đều mở ra.
Trong một thị kiến ban đêm,
tôi đã ngắm nhìn, và đây tôi thấy như Con Người đến trong đám mây
trên trời. Ngài tiến đến vị Bô Lão, và người ta dẫn Ngài đến trước
mặt vị Bô Lão. Vị này ban cho Ngài quyền năng, vinh dự và vương
quốc: Tất cả các dân tộc, chi họ, và tiếng nói đều phụng sự Ngài:
quyền năng của Ngài là quyền năng vĩnh cửu, không khi nào bị cất
mất: vương quốc của Ngài không khi nào bị phá huỷ.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 96,
1-2. 5-6. 9
Ðáp: Chúa hiển
trị, Chúa là Ðấng tối cao trên toàn cõi đất (c. 1a và 9a).
Xướng: 1) Chúa hiển trị, địa
cầu hãy hân hoan; hải đảo muôn ngàn, hãy mừng vui. Mây khói và sương
mù bao toả chung quanh; công minh chính trực là nền kê ngai báu. -
Ðáp.
2) Núi non vỡ lở như mẩu sáp
ong trước thiên nhan, trước thiên nhan Chúa tể toàn cõi trái đất.
Trời xanh loan truyền sự công minh Chúa, và chư dân được thấy vinh
hiển của Người. - Ðáp.
3) Lạy Chúa, vì Ngài là Ðấng
tối cao trên toàn cõi đất, Ngài rất đỗi siêu phàm giữa muôn chúa tể.
- Ðáp.
Bài Ðọc II: 2
Pr 1, 16-19
"Chúng tôi đã nghe tiếng ấy
từ trời phán xuống".
Trích thư thứ hai của Thánh
Phêrô Tông đồ.
Anh em thân mến, chúng tôi
không theo những truyện bày đặt khôn khéo, để tỏ ra cho anh em biết
quyền năng và sự hiện diện của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta; nhưng
chúng tôi đã được chứng kiến nhãn tiền sự uy nghi của Người. Người
đã được Chúa Cha ban cho vinh dự và vinh quang, khi có lời từ sự
vinh quang cao cả xuống phán về Người rằng: "Này là Con Ta yêu dấu,
Người đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời Người". Chúng tôi đã nghe
tiếng ấy từ trời phán xuống, lúc chúng tôi ở với Người trên núi
thánh. Và chúng tôi có lời nói chắc chắn hơn nữa là lời nói tiên
tri: anh em nên nghe theo lời đó, nó như ngọn đèn sáng soi trong nơi
u tối, cho đến khi rạng đông và sao mai mọc lên trong lòng anh em.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Mt
17, 5c
Alleluia, alleluia! - Này là
Con Ta yêu dấu rất đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời Người. -
Alleluia.
Phúc Âm: Mc 9,
1-9
"Ðây là Con Ta yêu dấu".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu đưa Phêrô,
Giacôbê, và Gioan đi riêng với Người lên núi cao, và Người biến hình
trước mặt các ông, và áo Người trở nên chói lọi trắng tinh như
tuyết, không thợ giặt nào trên trần gian có thể giặt trắng đến thế.
Rồi Êlia cùng Môsê hiện ra và đàm đạo với Chúa Giêsu.
Bấy giờ Phêrô lên tiếng thưa
Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm, chúng
con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia".
Phêrô không rõ mình nói gì, vì các ông đều hoảng sợ. Lúc đó một đám
mây bao phủ các Ngài, và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Ðây là con
Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người". Bỗng nhìn chung quanh,
các ông không còn thấy ai khác, chỉ còn một mình Chúa Giêsu với các
ông.
Và trong lúc từ trên núi đi
xuống, Chúa Giêsu đã ra lệnh cho các ông đừng thuật lại cho ai những
điều vừa xem thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại. Các ông
tuân lời căn dặn đó, nhưng vẫn tự hỏi nhau: "Từ trong cõi chết sống
lại nghĩa là gì?"
Ðó là lời Chúa.
LỄ CHÚA KITÔ BIẾN HÌNH
VINH QUANG BA NGÔI NƠI VIỆC CHÚA KITÔ BIẾN HÌNH
(ĐTC Gioan Phaolô II: Bài Giáo Lý 8 ngày 26/4/2000 trong loạt
33 bài về Chúa Ba Ngôi cho Đại Năm Thánh 2000)
1- Trong
Tuần Bát Nhật Phục Sinh này, một tuần được coi như là một ngày trọng
đại duy nhất, phụng vụ không ngừng lập đi lập lại sứ điệp Phục Sinh:
“Chúa Giêsu thực sự đã sống lại rồi!”. Lời
loan báo này mở ra cho toàn thể nhân loại một chân trời mới. Tất
cả những gì được ám chỉ một cách mầu nhiệm nơi Cuộc Biến Hình trên
Núi Tabo đều trở thành hiện thực nơi Cuộc Phục Sinh. Lúc
biến hình, Chúa Giêsu tỏ cho các vị tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan
thấy phép lạ hiển vinh cùng với ánh sáng được niêm ấn bằng tiếng của
Chúa Cha: “Đây là Người Con yêu dấu của Ta” (Mk 9:7).
Vào ngày
lễ Phục Sinh, những lời này hiện lên cho chúng ta thấy trọn vẹn thực
tại của chúng. Người
Con yêu dấu của Chúa Cha, tức Đức Kitô bị đóng đanh và tử nạn, đã
sống lại vì chúng ta. Trong sự tỏ rạng của
Người, tín hữu chúng ta thấy được ánh sáng, và, như phụng vụ của
Giáo Hội Đông Phương xướng lên, “được Thần Linh phục sinh, chúng ta
muôn đời chúc tụng Ba Ngôi Thiên Chúa đồng bản thể” (Kinh Tối
Trọng Thể Lễ Chúa Kitô Biến Hình). Với một tấm lòng tràn đầy
niềm vui Phục Sinh, hôm nay tinh thần chúng ta hãy leo lên
ngọn núi thánh nổi bật trên đồng bằng Galilêa để chiêm ngưỡng ở chóp
đỉnh của nó một biến cố xẩy ra hướng vọng tới biến cố Phục Sinh.
2- Chúa
Kitô là tâm điểm của Cuộc Biến Hình. Hai
chứng nhân của Cựu Ước hiện ra với Người là Moisen, vị trung gian
của lề luật, và Elia, vị tiên tri của Thiên Chúa hằng sống. Thần
tính của Chúa Kitô, được tiếng của Chúa Cha công bố, cũng tỏ hiện
bởi những biểu hiệu bằng hình ảnh theo kiểu
diễn tả của thánh ký Marcô. Thật vậy, có ánh sáng và mầu trắng tiêu
biểu cho vĩnh cửu và siêu việt tính: “Y phục của Người trở nên sáng
láng, trắng tinh đến nỗi không một thợ giặt tẩy nào trên trần gian
này có thể làm nổi” (Mk 9:3). Thế rồi có cả mây trời, dấu hiệu Thiên
Chúa hiện diện trong cuộc Xuất Ai Cập của dân Yến Duyên cũng là dấu
hiệu Ngài hiện diện nơi lều Giao Ước (x Ex 13:21-22, 14:19, 24, 40:
34, 38).
Vào Buổi
Sáng ngày lễ Biến Hình, phụng vụ Đông Phương cũng xướng lên rằng:
“Ôi Lời Thiên Chúa, sự rạng ngời tinh nguyên của ánh sáng Chúa Cha,
trong ánh sáng tỏa chiếu của Chúa trên Núi Tabo, hôm nay chúng con
đã được thấy ánh sáng là Chúa Cha và ánh sáng là Thần Linh, một ánh
sáng soi chiếu tất cả mọi tạo vật”.
3- Bản
văn phụng vụ này đề cao chiều kích Ba Ngôi nơi Cuộc Biến Hình trên
núi của Chúa Kitô. Thật vậy, Chúa Cha hiện diện rõ ràng nơi tiếng
nói phát ra. Truyền thống Kitô Giáo có một thoáng nhìn ngấm ngầm về
việc Thánh Linh hiện diện nơi biến cố biến hình song song với biến
cố Chúa Giêsu chịu Phép Rửa ở sông Dược Đăng, lúc mà Thần Linh lấy
hình bồ câu đậu xuống trên Người (Mk 1:10). Thật vậy, mệnh lệnh “Hãy
lắng nghe Người” (Mk 9:7) của Chúa Cha cho thấy Chúa Giêsu đầy Thánh
Linh để các lời của Người đều là “thần trí và là sự sống” (Jn 6:63,
x. 3:34-35).
Bởi vậy,
chúng ta có thể leo lên
ngọn núi này để trầm tư, chiêm ngưỡng và dìm mình vào mầu nhiệm ánh
sáng của Thiên Chúa. Tabo tiêu biểu
cho tất cả mọi ngọn núi dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa, như các nhà
thần bí vẫn thích dùng hình ảnh so sánh này. Một
bản văn khác của Giáo Hội Đông Phương kêu gọi chúng ta thực hiện
cuộc tiến lên tới chóp đỉnh và tới ánh sáng như sau: “Hỡi các dân,
hãy đến mà theo tôi!
Chúng ta hãy leo lên ngọn núi thánh thiên đình; tâm linh của chúng
ta hãy dừng lại ở thành đô Thiên Chúa hằng sống và lấy tinh thần mà
chiêm ngưỡng thần tính của Chúa Cha và Thánh Thần được rạng ngời nơi
Người Con Duy Nhất” (troparion at the conclusion of the Canon
of St John Damascene).
4- Nơi
Cuộc Biến Hình, chúng ta chẳng những chiêm ngưỡng mầu nhiệm Thiên
Chúa, đi từ ánh sáng tới ánh sáng (x Ps 36:10), chúng ta còn được
mời gọi để lắng nghe lời thần linh nói với chúng ta nữa. Vượt trên
ngôn từ của Lề Luật hiện thân nơi Moisen cũng như ngôn từ của tiên
tri hiện thân nơi Êlia, tiếng nói của Chúa Cha có thể nghe thấy có
liên quan đến tiếng nói của Chúa Con, như Tôi vừa đề cập tới (x Mk
9:7). Khi dẫn giải về cảnh Biến
Hình, Bức Thư Thứ Hai của Thánh Phêrô nhấn mạnh đến tiếng nói thần
linh. Chúa Giêsu Kitô “đã nhận được vinh dự cùng
vinh quang từ Thiên Chúa Cha và có một tiếng nói đã phát ra với
Người từ vinh quang uy nghi cao cả: ‘Đây là Người Con yêu dấu của
Ta, Người mà Ta hài lòng’; chúng tôi đã nghe thấy tiếng nói ấy phát
ra từ trời, vì chúng tôi đã ở với Người trên núi thánh. Do đó chúng
tôi càng vững vàng hơn nữa về lời ngôn sứ. Anh em tỏ ra vững chắc
khi chú ý tới lời như là ngọn đèn sáng soi trong nơi tăm tối cho đến
ngày rạng đông và sao mai mọc lên trong tâm trí anh em” (2Pt 1:17-19).
Chúng ta
hãy chúc tụng Chúa Cha, Ngôi Lời và Thánh Linh.
5- Bởi
vậy, nhìn và nghe, chiêm ngưỡng và tuân phục là những đường lối dẫn
chúng ta lên núi thánh, nơi Ba Ngôi tỏ mình ra trong vinh quang của
Chúa Con. “Cuộc Biến Hình làm cho chúng ta nếm trước việc Chúa Kitô
đến trong vinh quang, khi Người ‘biến đổi thân xác thấp hèn của
chúng ta nên giống như thân xác vinh hiển của Người’ (Phil 3:21).
Thế nhưng, Cuộc Biến Hình đồng thời cũng nhắc nhớ là ‘chính nhờ trải
qua nhiều cuộc bách hại chúng ta mới được vào vương quốc của Thiên
Chúa’ (Acts 14:22)”
(Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, số 556).
Như linh
đạo của Giáo Hội Đông Phương nêu lên, phụng vụ về Cuộc Biến Hình cho
thấy một “bộ ba” nhân loại nơi ba vị tông đồ Phêrô, Giacôbê và
Gioan, những vị chiêm ngưỡng Ba Ngôi thần linh. Như ba người trẻ
trong lò lửa của Sách Tiên Tri Đaniên (3:51-90), phụng vụ “chúc tụng
Thiên Chúa là Cha và là Đấng Hóa Công, ngợi khen Ngôi Lời là Đấng đã
xuống giúp họ và biến lửa thành sương sa, cùng tôn vinh Thánh Linh
là Đấng ban sự sống cho tất cả mọi người đến muôn đời” (Kinh Ban Mai
Lễ Biến Hình).
Giờ đây
chúng ta hãy cầu nguyện cùng Chúa Kitô biến hình bằng những lời của Kinh
Nguyện Thánh Gioan Đamascênô: “Ôi Chúa Kitô, Chúa đã thu hút con
bằng lòng khao khát Chúa, và đã biến đổi con bằng tình yêu thần
linh. Xin Chúa hãy thiêu đốt tội lỗi của con bằng lửa thiêng của
Chúa và xin hãy đoái thương làm cho con tràn đầy nỗi dịu ngọt của
Chúa, để vui mừng hớn hở, con sẽ chúc tụng tất cả mọi biểu hiện của
Chúa”.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ Tuần san
L’Osseervatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 3/5/2000)
Một số hình ảnh về Núi Tabor trong chuyến Hành Hương Thánh Địa Tuần
Thánh Vượt Qua 2019 của Nhóm TĐCTT (Tông Đồ Chúa Tình Thương)
Ở dưới hầm (tầng dưới) nhà thờ (từ tầng trên có thể nhìn xuống) có một
bàn thờ và các mảnh tường của một nhà thờ từ thời Đế Quốc Byzantine,
và nền đá của cái hầm (crypt) này được tin là nơi Chúa Giêsu đứng khi
Người biến hình trên núi.
Cuối lòng nhà thờ hay ngay lối vào từ cuối nhà thờ này, một bên (phải)
là bàn thờ trên tường có hình tiên tri Elia và một bên (trái) có hình
Moisen
Phụng
Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm
II) Gr
30, 1-2. 12-15. 18-22
"Vì tội lỗi ngươi quá nặng, nên
Ta đã làm cho ngươi những sự ấy. Nhưng Ta sẽ đem Giacóp về nhà xếp".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Có lời Chúa phán cùng Giêrêmia
rằng: "Chúa là Thiên Chúa Israel phán thế này: Ngươi hãy chép vào sách
mọi lời Ta đã phán với ngươi".
Vì Thiên Chúa phán rằng: "Nơi giập
gãy của ngươi đã bất trị, thương tích ngươi làm độc quá đỗi. Không ai
đoái thương băng bó cho ngươi: không có thuốc hay chữa ngươi bình phục.
Mọi kẻ yêu ngươi đã bỏ quên ngươi, không tìm kiếm ngươi nữa, vì Ta đã
đánh ngươi bị thương như kẻ thù sửa phạt ngươi nặng nề, vì sự gian ác
của ngươi quá nhiều, tội lỗi của ngươi quá nặng, nên Ta đã làm cho ngươi
những sự ấy".
Chúa phán thế này: "Ðây Ta đem
những kẻ trong nhà xếp Giacóp bị bắt trở về gia cư họ, Ta sẽ xót thương.
Thành sẽ được xây lại trên nơi cao của nó, đền thờ sẽ được trùng tu theo
trật tự của nó. Thế là sẽ vang lên lời ca tụng và tiếng reo mừng. Ta sẽ
làm cho nó thêm nhiều, và nó sẽ không bị hạ nhục. Con cái nó sẽ được như
xưa; trước mặt Ta, cộng đồng nó sẽ đứng vững. Ta sẽ hỏi thăm mọi người
áp bức nó. Thủ lãnh nó sẽ bởi nó mà ra; vua chúa nó sẽ từ trong nó mà
lên. Ta sẽ cho nó triều yết và nó sẽ đến gần Ta, vì thật ra có ai dám
liều mạng đến gần Ta? - Chúa phán như thế -. Bấy giờ các ngươi sẽ là dân
Ta, và Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 101,
16-18. 19-21. 29 và 22-23
Ðáp: Chúa
tái lập Sion, và xuất hiện trong vinh quang xán lạn (c. 17).
Xướng: 1) Lạy Chúa, muôn dân sẽ
kính tôn danh thánh Chúa, và mọi vua trên địa cầu sẽ quý trọng vinh
quang Ngài, khi Chúa sẽ tái lập Sion, Chúa xuất hiện trong vinh quang
xán lạn. Chúa sẽ đoái nghe lời nguyện kẻ túng nghèo, và không chê lời họ
kêu van. - Ðáp.
2) Những điều này được ghi lại cho
thế hệ mai sau, và dân tộc được tác tạo sẽ ca tụng Thiên Chúa. Từ thánh
điện cao sang Chúa đã đoái nhìn, từ trời cao Chúa đã nhìn xuống trần
thế, để nghe tiếng than khóc của tù nhân, để giải thoát kẻ bị lên án tử.
- Ðáp.
3) Con cháu của bầy tôi Chúa sẽ
được an cư, và miêu duệ chúng sẽ tồn tại trước thiên nhan, để người ta
truyền bá danh Chúa tại Sion, và lời khen ngợi Chúa ở Giêrusalem, khi
chư dân cùng nhau quy tụ, và các vua nhóm họp để phụng thờ Chúa. - Ðáp.
Alleluia: Tv
24, 4c và 5a
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa,
xin dạy bảo con lối bước của Chúa và xin hướng dẫn con trong chân lý của
Ngài. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 14,
22-36
"Xin truyền cho con đi trên mặt
nước mà đến cùng Thầy".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi dân chúng đã ăn no, lập tức
Chúa Giêsu giục môn đệ trở xuống thuyền mà qua bờ bên kia trước, trong
lúc Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi cầu nguyện
một mình. Ðến chiều, Người vẫn ở đó một mình. Còn thuyền thì đã ra giữa
biển, bị sóng đánh chập chờn vì ngược gió.
Canh tư đêm tối, Người đi trên mặt
biển mà đến với các ông. Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hồn
mà nói rằng: "Ma kìa" và các ông sợ hãi kêu la lớn tiếng. Lập tức, Chúa
Giêsu nói với các ông rằng: "Hãy yên tâm. Thầy đây, đừng sợ". Phêrô thưa
lại rằng: "Lạy Thầy, nếu quả là Thầy, thì xin truyền cho con đi trên mặt
nước mà đến cùng Thầy". Chúa phán: "Hãy đến". Phêrô xuống khỏi thuyền
bước đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa Giêsu. Khi thấy gió mạnh, ông sợ
hãi và sắp chìm xuống nên la lên rằng: "Lạy Thầy, xin cứu con". Lập tức,
Chúa Giêsu giơ tay nắm lấy ông mà nói: "Người hèn tin, tại sao lại nghi
ngờ?" Khi cả hai đã lên thuyền thì gió liền yên lặng. Những người ở
trong thuyền đến lạy Người mà rằng: "Thật, Thầy là Con Thiên Chúa!"
{Khi
đã sang qua biển hồ, các ngài lên bộ và ghé vào Ghênêsarét. Nhận ra
Ngài, dân địa phương liền loan tin đi khắp cả vùng xung quanh, và người
ta đem đến cho Ngài hết mọi kẻ ốm đau. Họ nài xin Ngài cho họ rờ đến tua
áo choàng của Ngài thôi, và ai đã rờ đến thì đều được chữa lành}.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm:
Chúa thích chơi trò ma quái
Bài Phúc Âm cho
Thứ Ba Tuần XVIII Thường Niên
hôm nay thuật
lại một biến
cố xẩy ra sau phép lạ
bánh hóa nhiều. Biến cố này xẩy
ra thứ tự 4 phần
như sau:
Phần nhất: "Khi
dân chúng đã ăn no, lập tức Chúa Giêsu giục môn đệ trở xuống thuyền mà
qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. Giải tán họ
xong, Người lên núi cầu nguyện một mình. Đến chiều, Người vẫn ở đó một
mình. Còn thuyền thì đã ra giữa biển, bị sóng đánh chập chờn vì ngược
gió".
Ở đây
chúng ta thấy chính Chúa Giêsu
giải tán dân chúng, chứ Người không bảo các tông đồ làm
một việc xứng với thân phận và vai trò là môn đệ
của Người. Người đích
thân
làm
việc này có thể là vì "Người
lên núi cầu nguyện một mình". Bởi đó
Người đã "giục
môn đệ trở xuống thuyền mà qua bờ bên kia trước", con
thuyền mà Thày trò đã sử dụng để
tránh dân chúng tuốn đến trước đó (xem Marco 6:32). Và có thể là vì một
mục đích khác nữa, có lợi cho các tông đồ, nên cho mãi "đến
chiều, Người vẫn ở đó một mình. Còn thuyền thì đã ra giữa biển, bị sóng
đánh chập chờn vì ngược gió".
Phần hai: "Canh
tư đêm tối, Người đi trên mặt biển mà đến với các ông. Thấy Người đi
trên mặt biển, các ông hoảng hồn mà nói rằng: 'Ma kìa' và các ông sợ hãi
kêu la lớn tiếng. Lập tức, Chúa Giêsu nói với các ông rằng: 'Hãy yên
tâm. Thầy đây, đừng sợ'".
Phải, ở đây
chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu cố ý để cho thuyền của các tông đồ "ra
giữa biển, bị sóng đánh chập chờn vì ngược gió" rồi
Người mới xuất hiện giữa đêm tối: "Canh
tư đêm tối, Người đi trên mặt biển mà đến với các ông", chứ
không xuất hiện với các vị khi
trời còn sáng và vào lúc
không có sóng gió gì, khiến các ông
bấy giờ không còn nhận ra Người, càng hoảng sợ hơn nữa: "mà
nói rằng: 'Ma kìa' và các ông sợ hãi kêu la lớn tiếng". Thiên
Chúa hay chơi trò ma quái này với thành phần thiểu số được
Ngài tuyển chọn, và Ngài thích tỏ
mình ra trong những cơn gian nan khốn khó của những ai cần tin vào Ngài:
"Hãy
yên tâm. Thầy đây, đừng sợ".
Phần
ba: "Phêrô
thưa lại rằng: 'Lạy Thầy, nếu quả là Thầy, thì xin truyền cho con đi
trên mặt nước mà đến cùng Thầy'. Chúa phán: 'Hãy đến'. Phêrô xuống khỏi
thuyền bước đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa Giêsu. Khi thấy gió mạnh,
ông sợ hãi và sắp chìm xuống nên la lên rằng: 'Lạy Thầy, xin cứu con'.
Lập tức, Chúa Giêsu giơ tay nắm lấy ông mà nói: 'Người hèn tin, tại sao
lại nghi ngờ?' Khi cả hai đã lên thuyền thì gió liền yên lặng. Những
người ở trong thuyền đến lạy Người mà rằng: 'Thật, Thầy là Con Thiên
Chúa!'".
Được trấn an và nhận ra quả thực là Thày của
mình chứ chẳng phải ma quái gì, Tông Đồ Phêrô chẳng những cảm thấy hết
sợ mà còn trở nên khoái chí đến độ đã xin với Người rằng:
"Lạy Thầy, nếu quả là Thầy, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà
đến cùng Thầy". Chúng ta
thấy Tông Đồ Phêrô không tự ý nhào ra khỏi thuyền mà đến với Thày mà là
xin lệnh của Thày trước. Và khi được Người cho phép "hãy đến"
ngài liền "xuống
khỏi thuyền bước đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa Giêsu".
Về sự
kiện Chúa Giêsu đi trên mặt nước đến cùng các môn đệ này cũng thế, người
ta cũng tìm cách giải thích nghe có lý để gạt bỏ những gì gọi là phép lạ
của Chúa Giêsu đi. Chẳng hạn, họ giải thích rằng bấy giờ là mùa đông nên
nước bị đông cứng nhờ đó Chúa Giêsu mới có thể bước đi trên tảng băng chứ không
phải trên nước. Đúng là một giải thích trẻ con, chỉ đánh lừa được những
ai không cẩn thận đọc Thánh
Kinh. Vậy thì chỉ có chỗ Tông Đồ Phêrô bị chìm xuống là chỗ duy nhất
không bị đông đá hay sao? Hay chỉ có chỗ nào Chúa Giêsu đi thì mới bị
đóng băng còn chỗ nào thuyền của các môn đệ chèo thì toàn là nước à?
Thật
là một hiện tượng có vẻ ảo thuật hơn là thiên nhiên.
Chúng
ta không biết được từ thuyền đến chỗ Chúa Giêsu đang đi trên biển mà đến
với thuyền của các
tông đồ bao xa. Nhưng chắc cũng không
còn xa cho lắm, bởi trong đêm tối các tông đồ còn có thể nhìn
thấy được Người và còn có thể nghe được
tiếng của Người giữa sóng gió ào ào.
Vậy từ thuyền đến chỗ của Chúa Giêsu rất gần nên có thể suy đoán rằng
Tông Đồ Phêrô vừa mới ra khỏi thuyền được một chút thì đã cảm thấy chới
với: "Khi
thấy gió mạnh, ông sợ hãi và sắp chìm xuống nên la lên rằng: 'Lạy Thầy,
xin cứu con'".
Tất
nhiên Chúa Giêsu ở ngay đó không thể nào để cho vị tông đồ này chết
chìm: "Lập
tức, Chúa Giêsu giơ tay nắm lấy ông mà nói: 'Người hèn tin, tại sao lại
nghi ngờ?'". Đúng thế, chỉ vì "nghi
ngờ" mà Tông Đồ Phêrô mới bị chìm xuống, trái lại, nếu sóng gió càng
mạnh, càng cản trở vị tông đồ này đến cùng Chúa Giêsu, mà ngài cứ tiếp
tục thắng vượt tất cả, bằng một lòng tin tưởng tuyệt đối vào
Thày, Đấng đang ở ngay phía trước mặt ngài và là chính mục tiêu tiến đến
của ngài, thì chắc chắn ngài đã gặp được Người trong chính sóng gió
và giữa đêm tối.
Dầu sao Chúa Giêsu cũng đạt được mục đích
của Người là tỏ mình ra cho các tông đồ giữa cơn gian nan khốn khó đầy
hiểm nguy của các vị để các vị nhờ đó mà tin vào Người: "Khi
cả hai đã lên thuyền thì gió liền yên lặng. Những người ở trong thuyền
đến lạy Người mà rằng: 'Thật, Thầy là Con Thiên Chúa!'".
"Khi
cả hai đã lên thuyền thì gió liền yên lặng" có
nghĩa là cuộc thử thách đức tin của các tông đồ được Chúa Giêsu sắp xếp
xẩy ra chỉ tới đó thôi, nghĩa là cho tới khi Người bước vào trong thuyền
của các vị, và cũng chính là lúc và là nơi các vị nhận biết
Người đúng như những gì Người mong muốn nơi các vị: "Những
người ở trong thuyền đến lạy Người mà rằng: 'Thật, Thầy là Con Thiên
Chúa!'"
Điều tích cực cần phải áp dụng thực hành được bài Phúc
Âm gợi lên cho chúng ta hôm nay được rút từ trường hợp của tông đồ
Phêrô, vị tông đồ một khi hoảng sợ, ở chỗ bị chi phối bởi cuồng phong
nên bị chìm xuống thế nào, thì một khi Kitô hữu chúng ta không gắn mắt
đức tin của chúng ta vào Chúa, mà chỉ vào những sự kiện hay con người
gây khốn cho mình, chúng ta khó lòng, nếu không muốn nói là không thể
nào không tức giận, không trả đũa, bất an ..., nghĩa là chúng ta bị chìm
xuống dưới nước là hình ảnh bản tính tự nhiên của chúng ta, chứ không
vượt trên (như tông đồ Phêrô đi trên mặt nước) bản tính tự nhiên của
mình, cho tới khi chúng ta nhìn lên Chúa, sống đức tin, như tông đồ
Phêrô đã tuyên xưng qua lời kêu cứu của ngài: "Thày ơi, cứu con với".
Điều tiêu cực cần phải tránh đó là đừng bao giờ để mắt của mình bị quáng
gà đến độ "nhìn cò ra quạ", nhìn Chúa lại tưởng ma. Tại sao? Tại vì
hoảng sợ! Tại vì bất an! Chính cái hoảng sợ và bất an làm cho mắt con
người bị mờ đi, khiến cho sự thật trước mắt bị nhạt nhòa, bị sóng sánh,
bị chao đảo đến độ bị biến dạng trước những con mắt không còn làm chủ
được mình. Như thế, chỉ còn một cách duy nhất để tránh khỏi bị tình trạng quáng gà
đó là áp dụng đường lối tích cực trên đây: cứ nhìn thẳng vào đối
tượng mình tin tưởng như ngay từ ban đầu.
Sự kiện Chúa Kitô thử thách các môn đệ của Người rồi Người lại đến với
các vị để cứu các vị cho thấy đường lối của Thiên Chúa thường là thế, như
Bài Đọc 1 hôm nay cho thấy: "Ta
đã đánh ngươi bị thương như kẻ thù sửa phạt ngươi nặng nề, vì sự gian ác của
ngươi quá nhiều, tội lỗi của ngươi quá nặng, nên Ta đã làm cho ngươi những
sự ấy...
Ðây Ta đem những kẻ trong nhà xếp Giacóp bị bắt trở về gia cư họ, Ta
sẽ xót thương. Thành sẽ được xây lại trên nơi cao của nó, đền thờ sẽ được
trùng tu theo trật tự của nó....
Bấy giờ các ngươi sẽ là dân Ta, và Ta sẽ là Thiên Chúa các
ngươi".
Nếu việc Chúa Kitô ở trong bài Phúc Âm hôm nay tỏ mình ra cho các môn
đệ qua thử thách và việc Người xuất hiện giải cứu họ, khiến họ càng nhận
biết Người hơn: "Thật,
Thầy là Con Thiên Chúa!",
thì ở Bài Đáp Ca hôm nay cũng thế,
sau khi dân Chúa sa ngã phạm tội bỏ Chúa là Thiên Chúa chân thật duy nhất
của họ, nên bị Ngài bỏ họ rồi cứu họ, giúp họ nhận biết Ngài hơn, như câu
xướng thứ 2 của bài Đáp Ca cho thấy: "Những
điều này được ghi lại cho thế hệ mai sau, và dân tộc được tác tạo sẽ ca tụng
Thiên Chúa. Từ thánh điện cao sang Chúa đã đoái nhìn, từ trời cao Chúa đã
nhìn xuống trần thế, để nghe tiếng than khóc của tù nhân, để giải thoát kẻ
bị lên án tử."
Thứ Tư
Phụng
Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm
II) Gr
31, 1-7
"Ta đã yêu ngươi bằng mối tình
muôn thuở".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Khi ấy, Chúa phán rằng: "Ta sẽ là
Thiên Chúa của mọi chi tộc Israel, và chúng sẽ là dân Ta".
Chúa phán thế này: "Dân thoát khỏi
tay gươm, đã được nghĩa trong rừng vắng: Israel sẽ đi vào nơi an nghỉ
của mình. Từ xa Chúa đã hiện ra với ta mà phán rằng: "Ta yêu ngươi bằng
mối tình muôn thuở, bởi đó Ta đã xót thương dắt ngươi đến. Rồi Ta lại
kiến thiết ngươi, hỡi trinh nữ Israel, ngươi sẽ được tái thiết. Ngươi
lại mang những trống cơm, sẽ bước đi với hội hát vui mừng. Ngươi lại
trồng nho trên các núi đồi Samaria; kẻ vun trồng cứ vun trồng và sẽ
không hái trái nho khi chưa đến mùa. Vì sẽ đến ngày những người canh gác
trên núi Ephraim sẽ kêu lên: "Hãy chỗi dậy, chúng ta đi lên Sion, đến
cùng Chúa là Thiên Chúa chúng ta".
Vì Chúa phán thế này: "Hỡi Giacóp,
hãy nhảy mừng, hãy hét to vào đầu dân ngoại; hãy nói cho người ta nghe;
hãy ca hát và nói lên rằng: 'Lạy Chúa, xin cứu dân Chúa; những kẻ còn
sót lại trong Israel'".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Gr 31,
10. 11-12ab. 13
Ðáp: Chúa
sẽ gìn giữ chúng ta như mục tử chăn dắt đoàn chiên mình (c. 10d).
Xướng: 1) Hỡi các dân tộc, hãy
nghe lời Chúa, hãy công bố lời Chúa trên các đảo xa xăm; hãy nói rằng:
Ðấng đã phân tán Israel, sẽ quy tụ nó lại, và sẽ gìn giữ nó như mục tử
chăn dắt đoàn chiên mình. - Ðáp.
2) Vì Chúa đã giải phóng Giacóp,
giờ đây với cánh tay mạnh mẽ hơn, Người cứu thoát nó. Chúng sẽ đến và ca
hát trên núi Sion, chúng sẽ đổ xô về phía hạnh phúc của Người. - Ðáp.
3) Bấy giờ người trinh nữ sẽ hân
hoan nhảy mừng, các thanh niên và các cụ già cũng làm y như thế. Ta sẽ
biến đổi tang chế của chúng ra niềm hân hoan; sẽ an ủi chúng và cho
chúng hết đau khổ. - Ðáp.
Alleluia: 1 Sm
3, 9
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa,
xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống
đời đời. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 15,
21-28
"Này bà, bà có lòng mạnh tin".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, ra khỏi đó, Chúa Giêsu lui
về miền Tyrô và Siđon, thì liền có một bà quê ở Canaan từ xứ ấy đến mà
kêu cùng Người rằng: "Lạy Ngài là con Vua Ðavít, xin thương xót tôi: con
gái tôi bị quỷ ám khốn cực lắm".
Nhưng Người không đáp lại một lời
nào. Các môn đệ đến gần Người mà rằng: "Xin Thầy thương để bà ấy về đi,
vì bà cứ theo chúng ta mà kêu mãi". Người trả lời: "Thầy chỉ được sai
đến cùng chiên lạc nhà Israel".
Nhưng bà kia đến lạy Người mà nói:
"Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi". Người đáp: "Không nên lấy bánh của con cái
mà vứt cho chó". Bà ấy đáp lại: "Vâng, lạy Ngài, vì chó con cũng được ăn
những mảnh vụn từ bàn của chủ rơi xuống".
Bấy giờ, Chúa Giêsu trả lời cùng
bà ấy rằng: "Này bà, bà có lòng mạnh tin. Bà muốn sao thì được vậy". Và
ngay lúc đó, con gái bà đã được lành.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm
Ma Nữ Cao Thủ Đức Tin
Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Tư
trong Tuần XVIII Thường Niên, Thánh ký Mathêu thuật lại cho chúng ta về
việc Chúa Giêsu chữa cho con gái của người đàn bà xứ Canaan khỏi bị
quỉ ám, một người đàn bà dân ngoại nhưng có một đức tin đầy ma lực đến
độ "muốn gì được
nấy".
Thế nhưng, để có một
đức tin "muốn gì được nấy" này, người đàn bà ngoại bang Cannan
này đã phải trải qua một một cơn thử thách phải nói là khủng khiếp, một
trận đấu sinh tử, trận đấu thập tử nhất sinh, liên
quan đến sắc tộc của bà cũng như đến chính phẩm giá của bà.
Cuộc thử thách đức tin liên quan đến sắc tộc của người đàn bà Canaan: "Các
môn đệ đến gần Người mà rằng: 'Xin Thầy thương để bà ấy về đi, vì bà cứ
theo chúng ta mà kêu mãi'. Người trả lời: 'Thầy chỉ được sai đến cùng
chiên lạc nhà Israel'". Qua câu
trả lời cho các môn đệ này,
Chúa Giêsu như muốn
nói rằng chỉ có dân Do Thái của Người là nhất, còn các dân ngoại chỉ
là đồ thứ
yếu, không đáng chú
trọng cho bằng dân Do Thái.
Cuộc thử thách đức tin liên quan đến phẩm giá làm người
của người đàn bà
Canaan: "Nhưng
bà kia đến lạy Người mà nói: 'Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi'. Người đáp:
'Không nên lấy bánh của con cái mà vứt cho chó'". Đến đây,
bị chạm tự ái như thế, bị coi như loài chó như vậy, không biết có ai còn
nhẫn nại để tiếp tục với con người khinh bỉ mình và chửi mình như thế
nữa hay chăng, hay là điên tiết quại lại bằng câu hùng hổ như:
"Này, ông đừng có tưởng rằng ông ngon lắm, không đáp ứng những gì tôi
xin thì thôi, chứ đừng có mà khinh bỉ tôi như vậy. Tôi cóc cần ông".
Thế nhưng, cho dù người đàn
bà Canaan bị một độc chưởng
vô cùng lợi hại chỉ từ
chết tới trọng thương như vậy mà bà chẳng những vẫn không hề hấn gì, trái
lại, bà còn tung lại một tuyệt chiêu
vô cùng ngoạn mục: "Vâng,
lạy Ngài, vì chó con cũng được ăn những mảnh vụn từ bàn của chủ rơi
xuống", một
tuyệt chiêu đã làm cho đối thủ vô địch của bà đành chào thua bà
lập tức: "Này
bà, bà có lòng mạnh tin. Bà muốn sao thì được vậy".
Điều duy nhất
người đàn bà ngoại bang Canaan này muốn đó là làm sao để người con gái
của bà khỏi "bị
quỷ ám khốn cực lắm", đến độ,
bà cảm thấy cái khổ của chính con bà như
là của bà, nên bà đã xin Chúa Giêsu thương chính bản thân bà chứ không
phải là đứa con gái của bà: "Lạy
Ngài là con Vua Đavít, xin thương xót tôi". Để
rồi, nhờ đức
tin "muốn gì được nấy" của bà mà "ngay
lúc đó, con gái bà đã được lành".
Nếu so sánh với đức tin của các tông đồ trong Bài Phúc Âm hôm qua thì
quả thật nhân vật ma nữ cao thủ đức tin này đã hoàn toàn trổi vượt, ở
chỗ, cho dù Chúa có tiếp tục chơi trò ma quái với cả bà là một kẻ thuộc
dân ngoại chăng nữa, bà chẳng những đã không cảm thấy bị Người nát đến
hoảng sợ thế nào, trái lại, còn nhìn thẳng vào Người, nên đã không bị
chìm xuống như tông đồ Phêrô - Như thế phải chăng ma nữ cao thủ đức tin
này chẳng những đi trên mặt nước mà còn bay trên mặt nước, bất chấp bão
tố còn dữ dội kinh hoàng về tinh thần hơn là thứ phong ba bão tố về thể
lý thử thách các tông đồ trong bài Phúc Âm hôm qua.
Trong Bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã nói một câu, bề ngoài, có vẻ
chỉ cần biết có dân Do Thái là dân đã được Thiên Chúa tuyển chọn mà
thôi, không cần biết đến dân ngoại là thứ dân xa lạ tầm thường, không
bằng dân của Chúa: "Không
nên lấy bánh của con cái mà vứt cho chó". Quả
thật, ở Bài Đọc 1 hôm nay, qua Tiên Tri Giêrêmia, Thiên Chúa đã tỏ ra ưu
ái dân Do Thái một cách hết sức lạ lùng và ưu đãi họ hơn ai hết:
"Khi ấy, Chúa phán rằng: 'Ta sẽ là Thiên Chúa của mọi chi tộc
Israel, và chúng sẽ là dân Ta... Dân thoát khỏi tay gươm, đã được nghĩa
trong rừng vắng: Israel sẽ đi vào nơi an nghỉ của mình. Từ xa Chúa đã
hiện ra với ta mà phán rằng: Ta yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở, bởi
đó Ta đã xót thương dắt ngươi đến. Rồi Ta lại kiến thiết ngươi, hỡi
trinh nữ Israel, ngươi sẽ được tái thiết. Ngươi lại mang những trống
cơm, sẽ bước đi với hội hát vui mừng. Ngươi lại trồng nho trên các núi
đồi Samaria; kẻ vun trồng cứ vun trồng và sẽ không hái trái nho khi chưa
đến mùa...'".
Tuy nhiên, theo dự án cứu độ thần linh, Thiên Chúa chọn dân Do Thái là
để tỏ mình ra cho họ, trong suốt giòng lịch sử cứu độ của họ, để qua họ,
Ngài tỏ mình ra cho toàn thể nhân loại nữa, nên ngay trong giao ước với
tổ phụ Abraham của họ, đã có các dân nước được chung hưởng ơn phúc với
dân Do Thái rồi (xem Khởi Nguyên 12:1-3; 22:17-18). Nhất là "khi thời
điểm viên trọn" (Galata 4:4), Thiên Chúa đã tỏ mình ra trực tiếp nơi
chính Con Một của Ngài là Chúa Giêsu Kitô, Đấng vừa là tột đỉnh vừa là tất cả mạc
khải thần linh của Ngài, Đấng Thiên Sai của dân Do Thái, nhưng đồng thời
cũng là Vị Cứu Thế của toàn thể nhân loại, như ngay trong lời báo tin
của Thiên Thần cho các mục đồng Belem trong Đêm Lời Nhập Thể Giáng Sinh: "Anh
em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin
mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em trong
thành vua Đa-vít, Người là Đức Kitô và là Chúa. Anh em cứ dấu này mà
nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng
cỏ." (Luca 2:10-12).
"Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), mặc lấy bản tính của
chung loài người, chứ không phải của riêng dân Do Thái, nên Người là
"Đấng Cứu Thế" của toàn thể nhân loại, để ứng nghiệm lời hứa cứu độ của
Thiên Chúa nơi bản án nguyên tội (xem Khởi Nguyên 3:15). Tuy nhiên, dầu
sao, bản tính loài người ấy lại mang giòng máu Do Thái, có gia phả đàng
hoàng, tính từ Tổ Phụ Abraham, bao gồm cả Vua Đavít là giòng tộc của
Người, theo Phúc Âm Thánh Mathêu (1:1-17) là Phúc Âm viết cho dân Do
Thái, nên Người là "Đức Kitô / Đấng Thiên Sai" của dân Do Thái, nhưng
cũng theo gia phả về Người trong Phúc Âm của Thánh Luca (3:23-38), một Phúc
Âm được viết cho dân ngoại, lại tính từ Người trở về tận nguồn gốc
nguyên tổ loài người là Adong Evà.
Do đó, ở ngay trong Bài Đọc 1 hôm nay, một bài đọc vừa cho thấy Thiên
Chúa tỏ ra ưu ái và ưu đãi dân Do Thái xong, thì dân ngoại được nhắc tới
như sau: "Vì Chúa phán thế này: 'Hỡi Giacóp, hãy nhảy mừng, hãy hét
to vào đầu dân ngoại; hãy nói cho người ta nghe; hãy ca hát và nói lên
rằng: Lạy Chúa, xin cứu dân Chúa; những kẻ còn sót lại trong Israel'". Để
rồi, cũng từ Sách Tiên Tri Giêrêmia này, như Bài Đọc 1 hôm nay cũng lấy
từ đó, Bài Đáp Ca đã bao gồm cả dân ngoại, như thể họ cần phải là chứng
nhân cho những gì Thiên Chúa thực hiện cho dân của Ngài, để tỏ mình ra,
nơi dân Do Thái, cho cả họ nữa, nhờ đó họ cũng có thể nhận biết Ngài mà
được thông phần lời hứa và giao ước của Ngài với họ:
1) Hỡi các dân tộc, hãy nghe lời Chúa, hãy công bố lời Chúa trên các
đảo xa xăm; hãy nói rằng: Ðấng đã phân tán Israel, sẽ quy tụ nó lại, và
sẽ gìn giữ nó như mục tử chăn dắt đoàn chiên mình.
2) Vì Chúa đã giải phóng Giacóp, giờ đây với cánh tay mạnh mẽ hơn,
Người cứu thoát nó. Chúng sẽ đến và ca hát trên núi Sion, chúng sẽ đổ xô
về phía hạnh phúc của Người.
3) Bấy giờ người trinh nữ sẽ hân hoan nhảy mừng, các thanh niên và
các cụ già cũng làm y như thế. Ta sẽ biến đổi tang chế của chúng ra niềm
hân hoan; sẽ an ủi chúng và cho chúng hết đau khổ.
Thánh Systo II Giáo Hoàng và các bạn tử đạo; Thánh Catejano,
linh mục (7/8)
Thánh Systo II Giáo Hoàng và các bạn tử đạo
Thánh XISTÔ II Giáo Hoàng và Các Bạn Tử Đạo
Ngày 30 tháng 8 năm 257, Đức Xystô lên ngôi Giáo hoàng, kế vị Đức
Stephanô I giữa lúc Giáo hội đang chìm trong con người bách hại thời
Valerianô. Pontiô, một phó tế của Thánh Cyprianô gọi Ngài là "Linh
mục nhân hậu hòa nhã". Ngài đã tránh được một cuộc ly khai khi để
cho các Giáo hội địa phương tự do theo thói quen rửa tội lại cho các
người theo lạc giáo.
Một năm sau thánh Cyprianô loan tin: Đức giáo hoàng Xystô đã bị xử
tử đêm 6 tháng 8 cùng với 4 vị trợ tá (phó tế) của Ngài. Các Kitô
hữu Roma đã bị binh lính đột kích trong khi đang cử hành thánh lễ
tại hang toại đạo Callistô. Để khỏi bị bắt giam tất cả, Đức Xystô đã
hiến mình chịu chết. Ngài bị chặt đầu ngay tại ngai tòa giám mục
cùng với 4 vị trong số 7 vị trợ tá (phó tế) của Ngài là Gianuariô.
Mahnô, Vicentê và Stêphanô. Hai vị khác là Fêlicissimô và Agapitô đã
bị bắt và bị chặt đầu cùng ngày tại hang toại đạo Praetextato.
Cái chết vì đoàn chiên trong những cảnh thương tâm như vậy đã khiến
cho Đức Xystô được dân chúng tôn kính rộng rãi. Ngài được mai táng
trong hầm mộ giáo hoàng tại chính nơi Ngài chịu chết. Tuy nhiên di
hài của Ngài có lẽ đã được Đức Lêô IV (847 - 855) dời về thánh đường
Xystô vẫn còn được tôn kính cho đến ngày nay.
http://conggiao.info/thanh-xisto-ii-giao-hoang-va-cac-ban-tu-dao-d-17667
Thánh Sixtô II và các bạn tử đạo
Thánh Sixtô II là công dân thành Athena, theo học và tốt nghiệp
trường đại học triết lý tại Hy Lạp, được bầu làm giáo hoàng ngày
31.8.257.
Trở ngại đầu tiên của Giáo Hoàng Sixtô II là phải bảo vệ đức tin
Công giáo trước những lầm lạc mà các bè phái lạc giáo, ly giáo
gieo rắc trong Giáo hội. Ngoài ra, ngài đã khôn ngoan dàn xếp
một cách ổn thỏa các ý kiến về phép Rửa Tội giữa các giám mục và
giáo sĩ, nhờ vậy toàn thể giáo sĩ và giáo dân cùng hiệp lực
chung xây dựng Giáo hội. Con thuyền Giáo hội còn bị phong ba bão
táp trước sức tấn công của vua Valêrianô, một bạo vương luôn
muốn tróc nã và hành quyết các tông đồ của Chúa, ngăn cấm không
cho những người Kitô hữu tụ họp và ra lệnh sát hại các giám mục,
linh mục và phó tế.
Một lần kia, thánh Sixtô II cùng với bốn phó tế bị phát hiện khi
đang dâng thánh lễ tại hầm mộ của thánh Calistô. Ngài bị trảm
quyết cùng với các phó tế Janvier, Magne, Vicentê và Etienne vào
ngày 6.8.258. Ngoài ra, thầy Félicissime và Agapit cũng đã bị
bắt và bị xử chém tại nghĩa trang Prétextat, trong khi đó, thầy
Laurent bị hành hình và chết vào bốn ngày sau.
Thánh Sixtô II được an táng ngay trong hầm mộ và trở thành vị
Giáo hoàng thứ hai được nhiều người sùng kính nhất sau thánh
Phêrô.
http://www.cgvdt.vn/lich-cong-giao/thanh-sixto-ii-va-cac-ban-tu-dao_a7694
Thánh Catejano, linh mục
Vào năm 1523, Giáo Hội trong tình trạng tiêu điều. Ðời sống tâm linh cần
thiết của giáo dân không được chăm sóc bởi rất đông các mục tử thiếu học
thức và thiếu đạo đức, họ chỉ biết đồng tiền mà không hoạt động gì cả.
Khi các linh mục tốt lành và giáo dân chạy đến các đấng có quyền để xin
giúp đỡ, họ cũng chỉ gặp sự thờ ơ lãnh đạm của các vị chủ chiên.
Một người Công Giáo tốt lành phải phản ứng thế nào trước hoàn cảnh này?
Tất cả chúng ta đều biết Luther và một số người khác đã phản ứng bằng
cách tách rời khỏi Giáo Hội Công Giáo khi thỉnh cầu của họ không được
lắng nghe.
Thánh Cajetan lại theo một phương cách khác. Cũng như Luther, khi lưu
tâm đến những gì họ được thấy trong đời sống Giáo Hội, ngài đến Rôma năm
1523 — không phải để trình lên đức giáo hoàng hay đấng có quyền nhưng để
gia nhập Hội A¨i Hữu Tình Yêu Thiên Chúa, là một tổ chức nhỏ bé, bán
chính thức, tận tụy trong công việc bác ái. Họ chăm sóc người nghèo,
người đau yếu, trẻ mồ côi và các tù nhân. Dần dà họ gây được ảnh hưởng
khắp nước Y¨.
Sau khi chịu chức linh mục, năm 1518 Cajetan trở về quê nhà ở Vicenza
khi mẹ ngài sắp từ trần. Ở đây, ngài gia nhập Hội Dòng Thánh Giêrôme.
Sau khi mẹ chết, ngài dùng tất cả tài sản để cứu giúp người đau yếu,
đồng thời sáng lập một hội dòng tương tự ở Venice, là nơi ngài cổ võ đời
sống tâm linh và chăm sóc người nghèo, người đau yếu không chỉ bằng lời
nói mà còn bằng gương mẫu anh hùng.
Năm 1523, ngài trở về Rôma, với sự tiếp tay của các bạn thân trong hàng
giáo phẩm, ngài quyết định thành lập một tu hội dựa trên đời sống của
các tông đồ, với hy vọng rằng đời sống của các thánh sẽ khích lệ họ và
người khác cố gắng sống một cuộc đời thánh thiện vì Ðức Giêsu Kitô. Ðể
hoàn thành mục đích này, họ nhắm đến đời sống luân lý, học hỏi Kinh
Thánh, rao giảng và chăm sóc mục vụ, giúp đỡ người bệnh tật, và các nền
tảng vững chắc của đời sống mục vụ. Tu hội mới này được gọi là Tu Sĩ
Dòng Theatine.
Dĩ nhiên, các linh mục phóng túng và tham lam chẳng bao giờ đặt chân đến
tu hội, nhưng Cajetan vẫn kiên trì chịu đựng sự chống đối từ các giáo sĩ
và giáo dân không muốn cải tổ. Chính gương mẫu đời sống thánh thiện cũng
như lời rao giảng của ngài mà nhiều người đã hoán cải.
Kiệt quệ vì các khó khăn trong Giáo Hội và ở quê nhà, Cajetan lâm trọng
bệnh. Khi các y sĩ tìm cách khiêng ngài từ chiếc giường gỗ thô thiển lên
chiếc giường nệm êm ấm, Cajetan thều thào, “Chúa Cứu Thế chết trên thập
giá. Hãy để tôi được chết trên tấm gỗ này.” Ngài từ trần ngày 7 tháng
Tám 1547.
Ngài được Ðức Giáo Hoàng Clêmentê phong thánh năm 1671.
Lời Trích
Có lần Thánh Cajetan nói với các anh em trong dòng, “Chúng ta cố gắng
phục vụ Thiên Chúa qua sự thờ phượng trong hội dòng này; nhưng trong
bệnh viện, chúng ta mới có thể nói là thực sự tìm thấy Ngài.”
https://dongten.net/2019/08/06/hanh-cac-thanh-07-08-thanh-cajetan/
https://giaophanvinhlong.net/thanh-cajetan-14801547.html
https://www.hddaminhthanhlinh.net/a7332/7-thang-tam-thanh-cajetan-1480-1547-
Thánh Cajêtan sinh tại Vicenza, nước Ý, vào năm 1480. Ngài là con trai
của một bá tước. Cajêtan tốt nghiệp trường đại học Pađua với văn bằng cử
nhân lưỡng luật, đạo và đời. Sau đó, Cajêtan phục vụ tại văn phòng của
giáo triều Rôma. Cajêtan thụ phong linh mục năm 1516. Rồi ngài trở về
thành phố quê hương Vicenza và làm việc mục vụ tại đây. Dù cho những bạn
bè quý tộc của Cajêtan ra sức phản đối và giận dữ, thánh nhân vẫn tham
gia với nhóm người khiêm tốn, chuyên phục vụ các bệnh nhân và những
người nghèo khổ. Cajêtan đi khắp thành phố tìm kiếm những người bất hạnh
và chính ngài đã tự phục vụ họ. Cajêtan vào bệnh viện săn sóc những
người mang những chứng bệnh kinh tởm nhất. Tại các thành phố khác, thánh
Cajêtan cũng làm các việc từ thiện ấy. Thánh nhân cũng thường khuyến
khích mọi người hãy năng lãnh nhận bí tích Thánh Thể. Ngài nói: “Tôi sẽ
không bao giờ vui sướng cho tới khi nào được thấy các Kitô hữu cùng nhau
tiến lên lãnh nhận Bánh Ban Sự Sống với lòng hăm hở vui mừng, chứ không
lo buồn tủi hổ.”
Cùng với ba người đạo đức khác, thánh Cajêtan đã thiết lập một tu hội
giáo sĩ dòng, gọi là tu hội Các Anh Em Dòng Thêatin, chuyên đi thuyết
giảng. Họ khuyến khích việc năng xưng tội, lãnh nhận bí tích Thánh Thể,
giúp bệnh nhân và làm những công việc từ thiện khác.
Thánh Cajêtan qua đời lúc được 67 tuổi. Trong cơn bạo bệnh cuối cùng,
thánh nhân chỉ nằm trên những tấm ván thô cứng dù các bác sĩ khuyên ngài
nên dùng nệm êm. Nhưng Cajêtan nói: “Đấng Cứu Chuộc tôi đã chết trên cây
thập giá. Vậy ít ra, hãy để tôi được chết trên tấm gỗ này!” Cajêtan về
trời ngày mùng 7 tháng Tám năm 1547 tại thành phố Napôli. Tới năm 1671,
đức thánh cha Clêmentê X tôn phong Cajêtan lên bậc hiển thánh.
Để noi gương vị
thánh này, chúng ta hãy đặt Chúa Giêsu Thánh Thể làm trung tâm đời sống
của chúng ta. Chúng ta cũng hãy nài xin thánh Cajêtan giúp chúng ta biết
yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể như ngài.
Biên dịch: Đa
Minh M. Nguyễn Phúc Lộc, CMC
http://mtgcaimon.net/mtgnews/index.php/suy-niem/hanh-cac-thanh/4555-thanh-cajetan.html
Phụng
Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm
II) Gr
31, 31-34
"Ta sẽ ký kết giao ước mới và
Ta sẽ không còn nhớ tội lỗi nữa".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Chúa phán: "Ðây tới ngày Ta ký kết
giao ước mới với nhà Israel và nhà Giuđa, giao ước này không giống như
giao ước Ta ký kết với tổ phụ chúng trong ngày Ta cầm tay chúng dắt ra
khỏi đất Ai-cập, giao ước ấy chính chúng đã phản bội, mặc dầu Ta thống
trị chúng". Chúa phán: "Ðây là giao ước Ta sẽ ký kết với nhà Israel sau
những ngày đó. Ta sẽ đặt lề luật của Ta trong đáy lòng chúng, và sẽ ghi
trong tâm hồn chúng; Ta sẽ là Chúa của chúng, và chúng sẽ là dân của
Ta". Chúa phán: "Người này sẽ không còn phải dạy người nọ, anh sẽ không
còn phải dạy em rằng: 'Ngươi hãy nhìn biết Chúa', vì mọi người từ nhỏ
chí lớn đều nhìn biết Ta, vì Ta sẽ tha tội ác của chúng, và sẽ không còn
nhớ đến tội lỗi của chúng".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 50,
12-13. 14-15. 18-19
Ðáp: Ôi
lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch (c. 12a).
Xướng: 1) Ôi lạy Chúa, xin tạo cho
con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người
con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa
ra khỏi con. - Ðáp.
2) Xin ban lại cho con niềm vui ơn
cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con. Con sẽ dạy kẻ bất
nhân đường nẻo Chúa, và người tội lỗi sẽ trở về với Ngài. - Ðáp.
3) Bởi vì Chúa chẳng ưa gì sinh
lễ; nếu con dâng lễ toàn thiêu, Chúa sẽ không ưng. Của lễ con dâng, lạy
Chúa, là tâm hồn tan nát; lạy Chúa, xin đừng chê tấm lòng tan nát, khiêm
cung. - Ðáp.
Alleluia: Tv 144,
13cd
Alleluia, alleluia! - Chúa trung
thành trong mọi lời Chúa phán, và thánh thiện trong mọi việc Chúa làm. -
Alleluia.
Phúc Âm: Mt 16,
13-23
"Con là Ðá, Thầy sẽ ban cho con
chìa khoá nước trời".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt
thành Cêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người
là ai?" Các ông thưa: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là
Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó". Chúa Giêsu
nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" Simon Phêrô
thưa rằng: "Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". Chúa Giêsu trả
lời rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt
hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời.
Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh
của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa
khoá Nước trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và
sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở". Bấy giờ Người truyền
cho các môn đệ đừng nói với ai rằng Người là Ðức Kitô.
Kể từ đó, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ
cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau
khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, phải bị giết, và ngày thứ ba
thì sống lại. Phêrô kéo Người lại mà can gián Người rằng: "Lạy Thầy, xin
Chúa giúp Thầy khỏi điều đó. Thầy chẳng phải như vậy đâu". Nhưng Người
quay lại bảo Phêrô rằng: "Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy: con làm
cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những sự thuộc về Thiên Chúa,
mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm
Thâm Cung Bí Sử về Nhân Vật Lịch Sử Giêsu
Nazarét
Bài
Phúc Âm hôm
nay, Thứ
Năm Tuần
XVIII Thường Niên, được Thánh ký Mathêu thuật lại về sự
kiện tông đồ đoàn, qua vị đại diện của mình là Tông Đồ
Phêrô, tuyên xưng thực tại thần linh chân thực về Chúa
Kitô, một
Chúa Kitô sau đó chẳng những thiết lập Giáo Hội của
Người trên nền tảng đức tin của vị
tông đồ này, mà còn tỏ ra cho các tông đồ biết một bí
mật quân sự tối quan hệ về Người.
Tông Đồ Phêrô, tuyên xưng
thực tại thần linh chân thực về Chúa Kitô:
"Khi Đức Giê-su đến
vùng kế cận thành Caesarea Philippi, Người hỏi các môn
đệ rằng: 'Người ta nói Con Người là ai?' Các ông thưa:
'Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông
Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các
vị ngôn sứ'. Đức Giêsu lại hỏi: 'Còn anh em, anh em bảo
Thầy là ai?' Ông Simôn Phêrô thưa: 'Thầy là Đấng Ki-tô,
Con Thiên Chúa hằng sống'".
Chúa Kitô đã thiết
lập Giáo Hội của Người trên nền
tảng đức tin của vị
tông đồ này:
"Đức Giêsu nói với
ông: 'Này anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có
phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy,
nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy,
Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá,
trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và
quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho
anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì,
trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo
cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy".
Chúa Kitô tỏ ra cho các tông đồ biết một bí mật quân sự
tối quan hệ về Người:
"Từ lúc đó, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ
biết: Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ
do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị
giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại. Ông Phêrô liền
kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: 'Xin Thiên
Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!' Nhưng Đức
Giê-su quay lại bảo ông Phê-rô: 'Satan, lui lại đàng sau
Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải
là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người'".
Qua bài Phúc Âm hôm nay, chúng
ta có thể tự hỏi là tại sao Chúa Giêsu bỗng nhiên lại
hỏi các tông đồ về nhận định của dân chúng nói chung và
của các tông đồ nói riêng về Người, trong khi Người vẫn
cố ý che dấu căn tính của Người, như trong chính bài
Phúc Âm hôm nay cho thấy: "Người
cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Người là
Đấng Kitô"?
Phải
chăng Người chỉ có ý
muốn trắc
nghiệm xem kiến
thức thần linh và cảm nghiệm thần linh về Người nơi các
vị như thế nào sau thời gian được gần gũi với Người hơn
quần chúng? Căn cứ vào nội dung và kết cấu của bài
Phúc Âm thì Chúa Kitô không phải chỉ muốn trắc nghiệm
mức độ đức
tin của các
tông đồ, vì tự mình Người đã biết đức tin của các vị ra
sao rồi, chẳng cần phải hỏi, mà Người muốn tiết lộ một
bí mật hết sức phũ phàng về Người mà Người biết chắc
chắn rằng các tông đồ không thể nào chấp nhận được, dù
các vị có tuyên xưng hết sức chính xác về Người đi chăng
nữa.
Thật thế, điều tối
mật về Người đó là Người chẳng những là "Đức Kitô,
Con Thiên Chúa hằng sống" mà còn là một Đức Kitô tử
nạn và phục sinh nữa, để chứng tỏ Người thực sự là "Đức
Kitô" (qua mầu nhiệm tử giá) và đồng
thời cũng chính là "Con Thiên Chúa hằng sống"
(qua mầu nhiệm phục sinh), chứ
không phải như lý lẽ tự nhiên của các tông đồ, tiêu biểu
qua tông đồ Phêrô, hiểu
theo kiểu trần gian, ở
chỗ đã là "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống"
thì Người không thể nào lại chết được.
Nếu chung các tông đồ
và riêng tông đồ Phêrô không chấp nhận sự thật này về "Đức
Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" thì các vị sẽ không
thể nào theo Người được. Đó là lý do các vị đã phản nộp
Người, như một tông đồ
Giuđa Íchca,
hay đã trắng
trợn chối bỏ Người, như một tông đồ Phêrô đầu đàn. Đó
cũng là lý do các vị ru rú lo âu sợ
hãi trong
căn thượng lầu khóa kín sau khi Thày của các vị
chết đi.
Đó còn là lý do khi
nhận biết tất cả sự
thật về một
Chúa Kitô Phục Sinh,
tông đồ
Toma đã tuyên xưng: "Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi"
(Gioan 20:28), chứ không tuyên xưng "Vâng, con tin
Thày đã chết nhưng đã sống
lại". Bởi
vì, chính vì Thày là Chúa và là Thiên Chúa mà Thày dù có
chết cũng sẽ sống lại, để làm Chúa của cả kẻ sống lẫn
người chết, để chứng tỏ Người là Vị Thiên Chúa hằng sống
bất diệt.
Lời
tuyên xưng này của tông đồ Tôma như thể, chẳng những lập
lại lời tuyên xưng của tông đồ Phêrô: "Thày là Đức
Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" theo nguyên tắc và
thực tại thần linh của nó, mà còn tiến thêm một bước
nữa, liên quan đến chính cảm nghiệm thần linh nơi bản
thân chính kẻ tuyên xưng: "Thày là Đức Kitô - là Chúa của
con"; "Thày là Con Thiên Chúa hằng sống là Thiên
Chúa của con", chứ không phải chỉ
ở nơi Thày thôi, vì Thày muốn tỏ cho con biết Thày là
như thế - Vâng con tin như vậy!
Vâng, tự chính lời tuyên xưng của Thánh Phêrô, vị được
Chúa Kitô đích thân ngỏ ý muốn một đàng vừa thiết lập
Giáo Hội của Người, một đàng vừa chính thức bổ nhiệm vị
lãnh đạo tông đồ đoàn và toàn thể đàn chiên của Người,
thay Người phục vụ Giáo Hội này, cũng cho thấy ứng
nghiệm những gì được tiên báo trong Sách Tiên Tri
Giêrêmia về Giao Ước mới với chung dân Israel, ở chỗ: "Ta
sẽ đặt lề luật của Ta trong đáy lòng chúng, và sẽ ghi
trong tâm hồn chúng; Ta sẽ là Chúa của chúng, và chúng
sẽ là dân của Ta". Chúa phán: "Người này sẽ không còn
phải dạy người nọ, anh sẽ không còn phải dạy em rằng:
'Ngươi hãy nhìn biết Chúa', vì mọi người từ nhỏ chí lớn
đều nhìn biết Ta, vì Ta sẽ tha tội ác của chúng, và sẽ
không còn nhớ đến tội lỗi của chúng".
Đúng thế, trong trường hợp của Thánh Phêrô, lời
tuyên xưng chính xác của ngài, đúng như thực tại về Chúa
Kitô, không thể xẩy ra bởi chính ngài mà là bởi Thiên
Chúa: "anh
thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải
cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên
trời". Thánh
Phêrô, như dân Do Thái, nhờ "Ta sẽ
đặt lề luật của Ta trong đáy lòng chúng, và sẽ ghi trong
tâm hồn chúng; Ta sẽ là Chúa của chúng, và chúng sẽ là
dân của Ta", mà đã nhận biết Thày
của mình, như dân Do Thái "mọi người từ
nhỏ chí lớn đều nhìn biết Ta".
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ngay sau khi tuyên
xưng chính xác thực tại thần linh về Thày của mình, một
sự thật mà dân thường không thể đạt tới, thậm chí cả các
vị tông đồ cũng thế, nếu không được soi sáng đặc biệt,
nên chẳng lạ gì sau đó, chính đương sự tuyên xưng đã bày
tỏ những gì hoàn toàn phản lại những gì mình tuyên xưng.
Do đó, đức tin chân thật ấy không phải chỉ ở mức độ niềm
tin (belief) nơi trí khôn, mà cần phải được biến thành
lòng tin (trust) nơi bản thân kẻ có đức tin nữa, để
trong đời sống của mình, họ có thể tỏ ra những tác động
tín thác (entrust) xứng hợp với đức tin chân chính ấy,
như trường hợp của tông đồ Toma sau khi Chúa Kitô sống
lại hiện ra với các tông đồ lần thứ hai, cách riêng cho
ngài (xem Gioan 20:24-28). Đó là lý do Thánh Vịnh 50
trong Bài Đáp Ca hôm nay đã cần phải than lên rằng: "Ôi
lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch" (câu
đáp), kèm theo tâm nguyện sau đây:
1) Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân
tinh thần cương nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên
nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con. - Ðáp.
2) Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng
đại, Chúa đỡ nâng con. Con sẽ dạy kẻ bất nhân đường nẻo Chúa, và
người tội lỗi sẽ trở về với Ngài. - Ðáp.
3) Bởi vì Chúa chẳng ưa gì sinh lễ; nếu con dâng lễ toàn thiêu,
Chúa sẽ không ưng. Của lễ con dâng, lạy Chúa, là tâm hồn tan nát;
lạy Chúa, xin đừng chê tấm lòng tan nát, khiêm cung. - Ðáp.
Ngày 8 tháng 8
Thánh Đa-minh, linh mục
lễ nhớ bắt buộc
Tiểu sử
Thánh nhân sinh quãng năm 1170, tại Ca-lê-ru-ê-ga, Tây Ban Nha.
Người học thần học tại Pa-len-xi-a rồi làm kinh sĩ giáo phận Ốt-ma.
Trước hết, người quy tụ một số phụ nữ về sống tại Pơ-rô-vin-lơ
(Pháp), theo một tu luật, rồi sau người lập dòng Anh Em Thuyết Giáo
tại Tu-lu-dơ để đối lại lạc giáo Ca-tha. Chính người đã chiến đấu
với lạc giáo bằng lời giảng thuyết, bằng gương sáng và đã thu hoạch
được kết quả khả quan. Người muốn các anh em trong dòng phải sống
khất thực, và lời giảng dạy phải xuất phát và được nuôi dưỡng bằng
chiêm niệm. Người đã đặt trung tâm dòng ở Rô-ma trước khi qua đời ở
Bô-lô-nha ngày 6 tháng 8 năm 1221.
Bài đọc 2 phụng vụ giờ kinh sách
Thánh Đa-minh rất mực đoan chính và nhiệt tình mến Chúa. Không
nghi ngờ gì nữa, ai cũng chứng thực là người thật đáng kính và
đầy ân sủng. Tâm hồn người hết sức bình thản, chỉ xao động khi
đồng cảm nỗi thống khổ của người khác hay khi tỏ lòng thương xót
khoan dung. Lòng vui thì nét mặt cũng vui lây, nên người đã giãi
toả niềm an vui nội tâm trên khuôn mặt khả ái hân hoan.
Qua lời nói cũng như việc làm, đâu đâu người cũng tỏ ra là một
con người phúc âm. Ban ngày, không ai hoà đồng vui vẻ với anh em
bằng hữu hơn người. Ban đêm, chẳng ai kiên trì canh thức cầu
nguyện đủ cách như người. Người ít nói, ngoại trừ nói với Thiên
Chúa -tức là cầu nguyện- hay nói về Thiên Chúa, và người thường
khuyên bảo anh em như vậy.
Người thường dâng lên lời cầu khẩn đặc biệt này, là xin Thiên
Chúa thương ban cho người lòng bác ái chân thật, lòng bác ái
giúp người nỗ lực tìm kiếm và đem lại ơn cứu độ cho con người.
Người nghĩ rằng người chỉ thật sự là chi thể của Đức Ki-tô khi
đem trọn vẹn con người và sức lực ra cứu các linh hồn như Chúa
Giê-su là Đấng cứu độ mọi người đã dâng hiến trọn vẹn con người
mình để cứu độ chúng ta. Và để thực hiện công trình này, theo kế
hoạch quan phòng sâu thẳm từ ngàn đời của Thiên Chúa, người đã
lập dòng Anh Em Thuyết Giáo.
Người hay dùng lời nói và thư từ khuyên bảo anh em dòng thường
xuyên học hỏi Tân Ước và Cựu Ước. Lúc nào người cũng mang theo
mình sách Tin Mừng theo thánh Mát-thêu cùng với các thư thánh
Phao-lô, và học đến hầu như thuộc lòng.
Hai ba lần được chọn làm giám mục, nhưng lần nào người cũng từ
chối, vì thích sống nghèo với anh em hơn là ngự trong một toà
giám mục. Người bảo toàn đức khiết tịnh cao quý vẹn tuyền cho
đến chết. Người những ước ao được chịu đòn, chịu tan xương nát
thịt và chịu chết vì tin Đức Ki-tô. Đức giáo hoàng Ghê-gô-ri-ô
IX đã nói về người : “Tôi biết người đã theo lối sống của các
Tông Đồ một cách trọn hảo, nên không chút nghi ngờ : người cũng
được chia sẻ vinh quang trên trời với các Tông Đồ.”
Lời nguyện
Lạy Thiên Chúa toàn năng, Chúa đã cho xuất hiện trong Hội Thánh
một tông đồ nhiệt tâm truyền giảng chân lý là thánh Đa-minh. Xin
nhậm lời thánh nhân hằng tha thiết chuyển cầu, mà ban cho Hội
Thánh luôn tiến triển nhờ công đức và lời giảng dạy của người.
Chúng con cầu xin
THÁNH DAMINH (8/8)
LẬP DÒNG ANH EM THUYẾT GIÁO
1. Vài dòng lịch sử
Thánh Đaminh sinh tại Castile nước Tây ban nha, năm 1170.
Ngay từ lúc còn nhỏ, thánh nhân đã mến mộ sự học hành, cầu nguyện, hãm
mình, sống khắc khổ và yêu thương người nghèo. Mỗi ngày đều có giờ nhất
định để cầu nguyện và ngài ăn chay hãm mình luôn. Ngày kia có người đến
xin Ngài giúp đỡ để chuộc lại đứa em bị bắt, ngài không còn tiền cho
người ấy, vì đã bố thí hết, nên nói:
- Tôi không còn tiền, nhưng này chị hãy dẫn tôi nộp cho người ta, để
chuộc em chị về.
Người này không thể chấp nhận được đề nghị đó, nhưng lòng hết sức cảm
phục sự hy sinh cao độ của Ngài.
Vì muốn dâng mình giúp việc Chúa, nên thánh nhân được gọi đến thụ giáo
với một Linh Mục ở Gumiel d‘Izan. Năm 14 tuổi, Ngài gia nhập Đại chủng
viện tại Palencia. Sau khi hoàn tất việc học, Ngài được Đức Cha Diégo de
Azsvedo truyền chức Linh Mục. Và vì thấy ngài thông minh nhân đức, nên
Đức Giám Mục Martin de Bazan đặt ngài làm Kinh sĩ ở Osma.
Lúc Đức Cha sang Pháp lo việc mục vụ, thánh nhân được đi theo. Trong
thời gian ở đây, ngài thấy tận mắt những khó khăn do bè rối Albigeois
gây ra cho Hội Thánh. Họ chủ trương tất cả những gì thuộc về vật chất
đều xấu xa: muốn hoàn thiện phải tận diệt vật chất, sống hoàn toàn khắc
khổ. Ngài quyết định đem hết khả năng chống lại chủ trương sai lạc của
họ. Nhưng nhận thấy một mình không thể đương đầu với sức bành trướng quá
mạnh của họ nên ngài kêu gọi nhiều nhà truyền giáo nhiệt thành cộng tác.
Đó là những người sau này sẽ trở nên tu sĩ hội dòng Ngài sáng lập, gọi
là “Dòng Anh Em Thuyết Giáo”.
Một cộng tác viên của ngài kể lại:
“Đaminh có một đời sống luân lý, một lòng sốt sắng kính mến Chúa mãnh
liệt, đến nỗi hiển nhiên ai cũng thấy ngài là tác phẩm của sự cao trọng
và ơn thánh. Ngài có một tâm hồn bình thản đến nỗi chỉ rộn lên khi phải
trắc ẩn và thương xót. Và vì tâm hồn hân hoan thì làm cho bộ mặt rạng
rỡ, nên ngài cũng để lộ sự bình thản của tâm hồn ngài ra trên nét mặt
hiền từ và vui tươi của Ngài.
“Đâu đâu ngài cũng tỏ ra một con người của Tin Mừng, cả trong lời nói
lẫn hành động”
“Ngài năng dâng lên Chúa lời cầu xin đặc biệt này là cho ngài được lòng
bác ái chân thật, có khả năng săn sóc và đem lại phần rỗi cho người ta.
Ngài nghĩ mình sẽ thật là chi thể của Chúa, nên tiên vàn mình đem hết
sức lực mình ra cứu rỗi các linh hồn, giống như Chúa Giêsu, Đấng Cứu
Chuộc mọi người, đã tận hiến mình để cứu chuộc chúng ta. Và chính để làm
công việc ấy mà theo ý Chúa an bài sâu xa, Ngài đã lập ra “Dòng Anh Em
Thuyết Giáo”
Suốt sáu năm trời, thánh nhân dâng lời cầu nguyện, sự hy sinh kèm theo
lời rao giảng kêu gọi mọi người trở về với đức tin chân chính, nhưng kết
quả không được bao nhiêu. Ngài buồn sầu than thở với Mẹ Maria và được Mẹ
dạy bảo hãy rao giảng và cổ động mọi người lần chuỗi Môi khôi, để nhờ đó
Mẹ cầu cùng Chúa cho những người lầm lạc trở về với Hội thánh. Vâng lời
Đức Mẹ, ngài đem hết khả năng truyền bá chuỗi Môi khôi, giải thích các
mầu nhiệm thánh, kêu gọi mọi người thực hành việc đạo đức này. Kết quả
thật là lùng! Không bao lâu, những người tội lỗi và kẻ lầm lạc ăn năn
trở về với Chúa. Thánh nhân hết sức vui mừng, tạ ơn Chúa và tri ơn Đức
Mẹ.
Năm 1215, thánh nhân đến Roma, xin Đức Honoriô III châu phê luật dòng
vào ngày 22/10/1216. Từ đó dòng phát triển mạnh mẽ và có mặt trên khắp
thế giới .
Thánh nhân qua đời tại Bologna ngày 6 tháng 8 năm 1221. Năm 1231 Đức
Thánh Cha Gregoriô thứ IX đã tôn phong ngài lên bậc hiển thánh.
2. Lời trăn trối cuối cùng
“Anh em thân mến. Đây là những gì Cha thánh để lại cho anh em để anh em
giữ lấy như là con có quyền thừa kế:
Anh em hãy sống bác ái
Hãy giữ lòng khiêm tốn
Hãy tự nguyện giữ đức thanh bần – khó nghèo.”
Đây không phải là những gì rút ra từ sách vở, mà là kết tinh của cả một
cuộc sống mà chính Ngài đã nỗ lực thực hiện trong suốt một cuộc đời 51
năm – hơn một nửa thế kỷ.
ĐTC Biển Đức XVI nói về Thánh Đaminh trong bài giáo lý ở cái
link dưới đây:
3/2/2010 - Bài 104 về Thánh Đaminh
Thứ
Sáu
Phụng
Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm
II) Nk
1, 15; 2, 2; 3, 1-3. 6-7
"Khốn cho thành khát máu".
Trích sách Tiên tri Nakhum.
Kìa xem, trên núi có người đưa tin
mừng chạy đến. Hỡi Giuđa, hãy mừng các ngày lễ trọng của ngươi, hãy thi
hành lời ngươi khấn nguyện. Vì Bêlial từ nay sẽ không còn đi qua đất
ngươi: nó đã bị hoàn toàn tận diệt.
Vì Chúa sẽ trồng lại cây nho
Giacóp, cũng như cây nho Israel, bởi quân phá phách đã tàn phá chúng và
đã bẻ cành chúng.
Khốn cho thành khát máu, tràn đầy
gian dối, hung bạo, người ta không ngừng cướp phá ngươi. Hãy nghe tiếng
roi quất, tiếng bánh xe lăn, ngựa hí, xe phóng nhanh, quân kỵ binh xông
đến, gươm lấp lánh, giáo sáng ngời, nhiều người bị giết, tàn phá nặng
nề, xác chết vô vàn, ngã quỵ trên nhau.
Ta sẽ vứt đồ ô uế trên mình ngươi,
làm nhục ngươi, bêu xấu ngươi. Lúc bấy giờ, hễ ai thấy ngươi cũng ngoảnh
mặt mà nói: "Ninivê thật tiêu điều! Ai thương được ngươi? Tìm đâu ra
người an ủi ngươi".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Ðnl 32,
35cd-36ab. 39. 41
Ðáp: Ta
sẽ giết chết và sẽ làm cho sống lại (c. 39c).
Xướng: 1) Ngày huỷ diệt đã gần
rồi, và kỳ hẹn lại chóng đến. Chúa sẽ phán xét dân Người, và xót thương
kẻ làm tôi Chúa. - Ðáp.
2) Các ngươi hãy xem có một mình
Ta, và ngoài Ta, không có Chúa nào khác: Ta sẽ giết chết và sẽ làm cho
sống lại; Ta sẽ đánh đập và sẽ chữa lành. - Ðáp.
3) Nếu Ta mài sáng gươm Ta như
chớp, và nắm giữ phán quyết trong tay Ta, Ta sẽ trả oán những kẻ thù
nghịch, sẽ trả thù những kẻ ghen ghét Ta. - Ðáp.
Alleluia: Tv
94, 8ab
Alleluia, alleluia! - Ước chi hôm
nay các bạn nghe tiếng Chúa, và đừng cứng lòng. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 16,
24-28
"Người ta sẽ lấy gì mà đổi được
sự sống mình".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các
môn đệ rằng: "Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập
giá mình mà theo Thầy. Vì chưng, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất;
còn ai đành mất mạng sống mình vì Ta, thì sẽ được sự sống. Nếu ai được
lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì được ích gì? Hoặc người
ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống mình?
"Bởi vì Con Người sẽ đến trong
vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ,
Người sẽ trả công cho mỗi người tuỳ theo việc họ làm. Thật, Thầy bảo các
con: trong những kẻ đang đứng đây, có người sẽ không nếm sự chết trước
khi xem thấy Con Người đến trong Nước Người".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm
Cộng = Trừ và Trừ
= Cộng
Hôm
nay, Thứ Sáu Tuần XVIII Thường Niên, để tiếp tục tất cả sự thật
về mầu nhiệm Chúa Kitô trong bài Phúc Âm hôm qua, ở
chỗ: Nếu Ngưòi là "Đức
Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống",
thì Người đồng thời
cũng phải là
một Đức Kitô Vượt Qua, tử giá và phục sinh, nhờ đó Người mới
chứng thực Người
quả là
"Đức
Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống",
Chúa Kitô, trong bài
Phúc Âm hôm nay, đã thẳng thắn tuyên bố một hệ luận hay một lối
sống liên quan trực tiếp đến thân phận của những ai muốn theo Người là
một Đức Kitô Vượt Qua từ khổ giá đến phục sinh rằng: "Nếu
ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo
Thầy".
Sau đó,
Người cho các môn đệ của Người biết về lý do tại sao họ cần phải sống
như thế, cần phải bỏ mình và vác thập giá mà theo Người như vậy,
hay đúng hơn cần
phải bỏ mình và vác thập giá mới có thể theo Người, bằng không, họ không
thể nào theo Người được, thậm chí như Người phán trong Phúc Âm của Thánh
ký Luca: "Ai
không vác thập giá mình mà theo Thày không xứng đáng làm môn đệ của Thày" (14:27).
Lý do được Người nêu lên cho các môn đệ thấy đó là:
"Vì chưng, ai muốn
cứu sự sống
mình thì sẽ mất; còn ai đành mất sự sống
mình vì Ta, thì sẽ được sự sống. Nếu ai được lợi cả thế gian mà thiệt
hại sự sống mình, thì được ích gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi được
sự sống mình?"
Câu
tuyên bố này của Chúa Kitô có thể hiểu về trường hợp của các vị tử đạo
trong Giáo Hội từ trước tới nay trong lịch sử của Giáo Hội. Nguyên tắc
cứu thì mất bỏ thì còn có vẻ mâu thuẫn này cũng đúng trong cả trường hợp
bị rắn độc cắn nếu không chặt cánh tay hay chặt bàn
chân bị nó cắn chỉ vì tiếc rẻ hay
sợ đau cứ muốn giữ lấy chỗ bị cắn đó thì
nạn nhân sẽ mất mạng, ngược lại thì
còn mạng.
Đó là lý do trong bài giảng Phúc Đức Trọn
Lành trên núi của Phúc Âm Thánh ký Mathêu, Chúa Kitô cũng đã khuyên các
môn đệ của Người rằng nếu mắt của các
con hay tay của các con mà nên
cớ vấp phạm cho các con thì hãy móc nó đi, hãy chặt
nó đi, thà mất một mắt hay thiếu một tay mà vào Nước Trời còn hơn còn
nguyên toàn
thân lại bị
quẳng vào hỏa ngục (xem 5:29-30).
"Sự
sống mình"
mà Chúa bảo cần
phải mất đi để "được sự sống" đây
là gì, nếu không phải nếu "sự sống"
họ được đây là Chúa Kitô, Đấng đã tuyên bố mình là "sự sống" (Gioan
11:25,14:6), thì "sự sống mình" đây chính là bản thân con
người. Đó là lý do Người đã dứt khoát với những ai muốn theo Người "phải bỏ
chính bản thân mình đi
- must deny his very self".
Việc "phải bỏ chính bản thân mình"
của những ai muốn theo Chúa Kitô này
không phải là việc họ tự hủy diệt bản
thân họ, mà là một tiến trình biến đổi bản thân họ, biến đổi từ bản thân
vô cùng thấp hèn xấu xa tội lỗi của họ để trở nên một Chúa Kitô vô cùng
cao cả là chính sự sống thần linh của họ, nghĩa là họ đánh đổi bản thân
mình để lấy chính Chúa Kitô, như thể họ là người tim thấy kho tàng là
Chúa Kitô trong
thửa ruộng
thế gian thì đã
bán hết mọi sự mình có, bán chính bản thân mình đi, để
mua lấy thửa ruộng có kho tàng được
chôn giấu ấy
vậy (xem Mathêu 13:44).
Chúa
Kitô là "sự
sống" của
thành phần muốn theo Người và cho những ai từ bỏ chính bản thân
mình, đến độ không một sự gì trên thế gian này có thể so sánh được: có
Người là có tất cả, mất Người là mất tất cả. Đó là lý do Chúa Kitô đã
khẳng định với các môn đệ của Người trong bài Phúc Âm hôm nay rằng: "Nếu
ai được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì được ích gì? Hoặc
người ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống mình?".
Chưa hết, những ai dám hy sinh tất cả mọi sự
chẳng là gì trên trần gian tạm gửi mau qua chóng hết thật tầm
thường này, để theo
Người cho tới cùng, thì sau này sẽ được
phần thưởng xứng đáng bất diệt đời
sau nữa, như Người hứa với các vị ở cuối bài Phúc Âm hôm nay: "Con
Người sẽ đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của
Người, và bấy giờ, Người sẽ trả công cho mỗi người tùy theo
việc họ làm".
Thế
nhưng, để có thể "bỏ chính bản thân mình" mà theo Chúa, con người
cần phải có đức tin, phải tin vào Đấng đã kêu gọi họ, và chính là Đấng
họ theo đuổi cho tới cùng, Đấng luôn tỏ mình ra cho họ, chẳng những
bằng điềm thiêng dấu lạ trong cuộc đời họ, mà nhất là bằng đau khổ thử
thách, để họ càng tin vào Người hơn, nhờ đó, họ có thể hiệp nhất nên
một với Người, là "sự sống" của họ mỗi
ngày một hơn.
Bài Đọc 1 hôm
nay, qua miệng Tiên Tri Nakhum, Vị "Chúa là Thiên Chúa ghen
tương và báo oán" (câu 2), theo chiều hướng "ai
muốn cứu sự sống
mình thì sẽ mất; còn ai đành mất sự sống
mình vì Ta, thì sẽ được sự sống" của Bài
Phúc Âm hôm nay đã phán với 2 thành phần, thành phần đã biết từ bỏ tà
thần mà quay về với Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của mình là
"Giuđa", và thành phần chỉ sống theo đam mê thế gian là "Ninive", như
thế này:
"Ai đành mất sự sống
mình vì Ta, thì sẽ được sự sống":
"Kìa xem, trên núi có người đưa tin mừng chạy đến. Hỡi Giuđa,
hãy mừng các ngày lễ trọng của ngươi, hãy thi hành lời ngươi khấn
nguyện. Vì Bêlial từ nay sẽ không còn đi qua đất ngươi: nó đã bị hoàn
toàn tận diệt. Vì Chúa sẽ trồng lại cây nho Giacóp, cũng như cây nho
Israel, bởi quân phá phách đã tàn phá chúng và đã bẻ cành chúng".
"Ai muốn cứu sự sống
mình thì sẽ mất":
"Khốn cho thành khát máu, tràn đầy gian dối, hung bạo, người ta
không ngừng cướp phá ngươi. Hãy nghe tiếng roi quất, tiếng bánh xe lăn,
ngựa hí, xe phóng nhanh, quân kỵ binh xông đến, gươm lấp lánh, giáo sáng
ngời, nhiều người bị giết, tàn phá nặng nề, xác chết vô vàn, ngã quỵ
trên nhau. Ta sẽ vứt đồ ô uế trên mình ngươi, làm nhục ngươi, bêu xấu
ngươi. Lúc bấy giờ, hễ ai thấy ngươi cũng ngoảnh mặt mà nói: 'Ninivê thật
tiêu điều! Ai thương được ngươi? Tìm đâu ra người an ủi ngươi'".
Bài Đáp Ca hôm nay, được trích từ Sách Tiên Tri Đaniên, Thiên Chúa tỏ ra
Ngài mới là chủ tể mọi sự:
"Ta sẽ giết chết và sẽ làm cho sống lại" (Câu Đáp),
do đó, ai trung thành với Ngài thì sống, mà ai bỏ Ngài hay chống lại với
Ngài thì chết, dù tự Ngài không ra tay, vì đó là định luật sống chết bẩm
sinh nơi loài tạo vật "linh ư vạn vật" là con người, nhất là khi họ được
Ngài thực sự tỏ mình ra cho họ, qua giòng lịch sử cứu độ của dân Do
Thái, thành phần dân tộc được Ngài tuyển chọn, để sửa soạn cho công cuộc
cứu độ vào "lúc thời gian viên trọn" (Galata 4:4), nhờ đó Ngài
hiện thực hóa tất cả dự án cứu độ đầy thương xót của Ngài:
1) Ngày huỷ diệt đã gần rồi, và kỳ hẹn lại chóng đến. Chúa sẽ phán
xét dân Người, và xót thương kẻ làm tôi Chúa.
2) Các ngươi hãy xem có một mình Ta, và ngoài Ta, không có Chúa nào
khác: Ta sẽ giết chết và sẽ làm cho sống lại; Ta sẽ đánh đập và sẽ chữa
lành.
3) Nếu Ta mài sáng gươm Ta như chớp, và nắm giữ phán quyết trong tay
Ta, Ta sẽ trả oán những kẻ thù nghịch, sẽ trả thù những kẻ ghen ghét Ta.
Thánh Têrêsa Benedicta Đồng trinh tử đạo (9/8)
Edith Stein, một nữ tu Cát Minh thánh thiện, một triết gia uyên thâm
và một văn sĩ sáng giá, không những ngài có ảnh hưởng lớn ở thời ấy
mà ngày nay, ảnh hưởng ấy đang lan tràn trong giới triết gia và trí
thức ở Ðức cũng như trên toàn thế giới. Ngài là nguồn cảm hứng cho
tất cả những ai coi Thánh Giá là di sản, và cuộc đời ngài được dâng
hiến cho sự đau khổ và bách hại của dân tộc Do Thái.
Sinh ngày 12 tháng Mười 1891 trong một gia đình Do Thái ở Breslau,
nước Ðức, ngay từ nhỏ Edith Stein đã chứng tỏ năng lực học hỏi lạ
thường, và vào lúc bắt đầu Thế Chiến I, ngài đã học xong triết và
ngữ văn tại đại học Breslau và Goettingen.
Sau cuộc chiến, ngài tiếp tục cao học tại Ðại Học Freiburg và lấy
bằng tiến sĩ ưu hạng về triết. Sau đó ngài là giáo sư phụ tá và là
cộng tác viên của Giáo Sư Husserl, cha đẻ của hiện tượng học và cũng
là người có ảnh hưởng lớn đến tư duy của thánh nữ.
Trong tất cả các ngành học hỏi, Edith Stein không chỉ tìm kiếm chân
lý mà còn đi tìm chính Chân Lý và ngài đã tìm thấy ở Giáo Hội Công
Giáo sau khi đọc tự truyện của Thánh Têrêsa Avila. Edith Stein được
rửa tội vào ngày đầu năm 1922.
Sau khi trở lại đạo, Edith dùng toàn thời giờ để dạy học, diễn
thuyết, viết lách và dịch sách, và không bao lâu ngài trở nên một
triết gia và tác giả nổi tiếng, nhưng điều ngài khao khát là cuộc
sống cô độc và tịnh niệm của dòng Cát Minh, là nơi ngài tận hiến cho
Thiên Chúa và người dân của ngài. Trước khi Ðức Quốc Xã bách hại
người Do Thái khiến ngài phải ngưng mọi hoạt động thì cha linh hướng
đã đồng ý để ngài gia nhập dòng Cát Minh Hèn Mọn ở
Cologne-Lindenthal vào tháng Mười năm 1933. Vào tháng Tư năm kế
tiếp, ngài được mặc áo dòng và lấy tên là “Têrêsa Bênêđícta của
Thánh Giá.” Vào Chúa Nhật Phục Sinh năm 1935, ngài khấn trọn.
Khi sự bách hại người Do Thái gia tăng mãnh liệt và điên cuồng, Sơ
Têrêsa Bênêđícta nhận thấy sự nguy hiểm khi có mặt tại nhà dòng Cát
Minh ở Cologne, và ngài đã xin phép bề trên để di chuyển đến một tu
viện ở ngoại quốc. Vào đêm 31 tháng Mười Hai 1938, ngài bí mật vượt
biên giới đến Hòa Lan là nơi ngài được tiếp đón một cách nồng nhiệt
vào dòng Cát Minh ở Echt. Ở đây ngài sáng tác văn bản sau cùng là
Thánh Giá Học.
Chính Thánh Giá của ngài thì ngay ở trước mặt, vì lúc ấy Ðức Quốc Xã
đã xâm lăng Hòa Lan, và khi các giám mục Hòa Lan công bố lá thư mục
vụ phản đối việc trục xuất người Do Thái và đuổi các học sinh Do
Thái ra khỏi trường Công Giáo, thì Ðức Quốc Xã ra lệnh bắt giữ mọi
người Công Giáo thuộc gốc Do Thái ở Hòa Lan. Sơ Têrêsa Bênêđícta bị
bắt vào ngày 2 tháng Tám 1942, và được chở đến trại tử thần
Auschwitz. Ngài chết trong phòng hơi ngạt ở Auschwitz ngày 9 tháng
Tám 1942.
Vào ngày 1 tháng Năm 1987, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong chân
phước cho Sơ Têrêsa Bênêđícta, và sau cùng sơ được phong thánh ngày
11 tháng Mười 1998.
Lời Nguyện:
Lạy Chúa là Thiên Chúa tổ tiên chúng con, Chúa đã đưa Thánh Têrêsa
Benedicta đến sự tròn đầy của khoa học thập giá trong giờ tử đạo của
người. Xin lấp đầy chúng con sự hiểu biết ấy; và nhờ lời người
chuyển cầu, xin cho chúng con luôn kiếm tìm Chúa là chân lý tối
thượng, và trung tín cho đến chết đối với giao ước tình yêu đã được
ký kết trong Máu Con Chúa cho ơn cứu độ của tất cả mọi người. Chúng
con cầu xin.
Lời Bàn
Các sáng tác của Sơ Têrêsa Bênêđícta có đến 17 tập, phần lớn đã được
dịch sang Anh ngữ. Là một phụ nữ chính trực, ngài theo đuổi chân lý
mà bất cứ đâu chân lý đưa đẩy đến. Sơ Josephine Koeppel, O.C.D.,
người đã dịch vài cuốn sách của Sơ Têrêsa Bênêđícta, nhận xét tổng
quát về vị thánh này như sau, ngài “học biết cách sống trong bàn tay
Thiên Chúa.”
Lời trích
Trong bài giảng lễ phong thánh, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói:
“Vì Edith Stein là người Do Thái nên cùng với người chị là Rosa và
những người Công Giáo cũng như Do Thái khác bị đưa từ Hòa Lan đến
trại tập trung Auschwitz, là nơi ngài chết vì hơi ngạt. Ngày nay,
chúng ta tưởng nhớ ngài với lòng tôn trọng sâu xa. Một vài ngày
trước khi bị trục xuất, người phụ nữ đạo đức này đã gạt bỏ vấn đề
được cứu nguy: ‘Ðừng làm như vậy! Tại sao tôi phải được miễn trừ?
Không đúng sao khi tôi chẳng được ích gì từ bí tích Rửa Tội? Nếu tôi
không thể chia sẻ số phận với anh chị em của tôi, đời sống của tôi
chắc chắn bị tiêu diệt’.”
Với những người trẻ có mặt trong buổi lễ, đức giáo hoàng nói: “Cuộc
đời các con không phải là một chuỗi không cùng của những cánh cửa
mở! Hãy lắng nghe tâm hồn mình! Ðừng dừng ở ngoài mặt nhưng đi sâu
vào tâm điểm của mọi sự! Và khi đến giờ, hãy có can đảm quyết định!
Thiên Chúa chờ đợi các con phó thác sự tự do của mình trong bàn tay
nhân ái của Người.”
Thánh Teresa Benedicta Thánh Giá Edith Stein (1891-1942)
CUNG
LỄ
Ngày 10 tháng 8
Lễ Thánh Lôrensô, Phó Tế, Tử Ðạo
Lễ Kính
Bài Ðọc I: 2 Cr 9,
6-10
"Thiên Chúa yêu thương kẻ cho
cách vui lòng".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô
Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, ai gieo ít thì
gặt ít; ai gieo nhiều thì gặt nhiều. Mỗi người hãy cho theo như lòng đã
định, không phải cách buồn rầu, hoặc vì miễn cưỡng: Thiên Chúa yêu
thương kẻ cho cách vui lòng. Thiên Chúa có quyền cho anh em được dư tràn
mọi ân phúc: để anh em vừa luôn luôn sung túc mọi mặt, vừa còn được dư
dật để làm các thứ việc phúc đức, như đã chép rằng: "Người đã rộng tay
bố thí cho kẻ nghèo khó, đức công chính của Người sẽ tồn tại muôn đời".
Ðấng đã cung cấp hạt giống cho kẻ gieo và bánh để nuôi mình, thì cũng sẽ
cung cấp cho anh em hạt giống dư đầy, và sẽ làm phát triển hoa quả sự
công chính của anh em.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 111,
1-2. 5-6. 7-8. 9
Ðáp: Phúc đức cho
người biết xót thương và cho vay (c. 5a).
Xướng: 1) Phúc đức thay người tôn
sợ Chúa, người hết lòng hâm mộ luật pháp của Ngài. Con cháu người sẽ
hùng cường trong đất nước: thiên hạ sẽ chúc phúc cho dòng dõi hiền nhân.
- Ðáp.
2) Phúc đức cho người biết xót
thương và cho vay, biết quản lý tài sản mình theo đức công bình. Cho tới
đời đời người sẽ không nao núng: người hiền đức sẽ được ghi nhớ muôn
đời. - Ðáp.
3) Người không kinh hãi vì nghe
tin buồn thảm, lòng người vững vàng cậy trông vào Chúa. Lòng người kiên
nghị, người không kinh hãi, cho tới khi nhìn thấy kẻ thù phải hổ ngươi.
- Ðáp.
4) Người ban phát và bố thí cho
những kẻ nghèo, lòng quảng đại của người muôn đời còn mãi; sừng người
được ngẩng lên trong vinh quang. - Ðáp.
Alleluia: Ga 8, 12
Alleluia, alleluia! - Chúa phán:
"Ai theo Ta sẽ không đi trong tối tăm, nhưng sẽ có ánh sáng ban sự
sống". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 12,
24-26
"Ai phụng sự Ta thì Cha Ta sẽ
tôn vinh nó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các
môn đệ rằng: "Thật, Ta nói thật với các con: Nếu hạt lúa mì rơi xuống
đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối
đi, thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai
ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Ai
phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó.
Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó".
Ðó là lời Chúa.
Bài đọc 2 Phụng vụ giờ kinh sách
Hôm nay, Hội Thánh Rô-ma mời gọi chúng ta mừng ngày thánh Lô-ren-xô
khải hoàn, ngày người đã chà đạp thế gian hung tợn, đã loại trừ thế
gian nịnh hót. Thế là tên quỷ dữ tấn công người chịu hai lần thất
bại. Như anh em vẫn biết, trong Hội Thánh Rô-ma, người đã thi hành
chức vụ trợ tá, đã phục vụ Máu Thánh Đức Ki-tô, đã chịu đổ máu vì
danh Đức Ki-tô. Thánh Gio-an tông đồ đã trình bày rất rõ về mầu
nhiệm bữa tối của Chúa khi nói : Đức
Ki-tô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy cả chúng ta nữa, chúng ta
cũng phải thí mạng vì anh em. Thưa anh em, thánh Lô-ren-xô hiểu
điều ấy, người đã hiểu và thực hành. Người được lãnh nhận Đấng trao
ban chính mình làm của ăn tại bàn tiệc thánh thế nào, thì người cũng
trao hiến chính mình làm của ăn cho người khác như vậy. Khi sống,
người yêu mến Đức Ki-tô, thì lúc chết, người cũng bắt chước Đức
Ki-tô.
Còn chúng ta, thưa anh em, nếu chúng ta thật lòng yêu mến Chúa,
chúng ta cũng hãy bắt chước Chúa. Chúng ta sẽ không thể sinh được
hoa trái mến yêu nào tốt hơn là noi gương bắt chước Đức Ki-tô. Thật
vậy, Đức Ki-tô đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một gương mẫu cho
anh em dõi bước theo Người. Khi nói thế, dường như thánh tông đồ
Phê-rô hiểu rằng : Đức Ki-tô đã chỉ chịu đau khổ vì những ai dõi
bước theo Người, và cuộc Thương Khó của Đức Ki-tô
sẽ chẳng lợi ích gì cho ai ngoài những kẻ dõi
bước theo Người.
Các thánh tử đạo đã theo Người đến nỗi chịu đổ máu, đến nỗi chịu đau
khổ như Người. Các thánh tử đạo đi theo Đức Ki-tô, nhưng không phải
chỉ có các ngài thôi. Quả thế, các ngài đi qua, cầu vẫn chưa sập ;
các ngài uống nước, suối vẫn chưa khô. Thưa anh em, vườn của Chúa đủ
loại hoa : không phải chỉ có hoa hồng tử đạo, mà còn có hoa huệ
khiết trinh, có dây trường xuân hôn nhân, có hoa tím goá bụa. Anh em
thân mến, đừng bao giờ có ai thất vọng về ơn gọi của mình, dầu thuộc
hạng người nào đi nữa : Đức Ki-tô đã chịu đau khổ vì mọi người. Kinh
Thánh đã chép rất đúng về Người : Chúa
là Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.
Vì thế, người Ki-tô hữu vẫn phải biết cách đi theo Đức Ki-tô, mặc dù
họ không phải đổ máu, không có nguy cơ phải chịu thương khó. Thánh
Phao-lô tông đồ nói về Chúa Ki-tô : Người
vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị
ngang hàng với Thiên Chúa. Chúa uy nghi dường nào ! Nhưng
Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên
giống phàm nhân, sống như người trần thế. Chúa khiêm hạ biết bao
!
Đức Ki-tô đã hạ mình xuống. Hỡi Ki-tô hữu, đó là tấm gương bạn phải
noi theo. Đức Ki-tô
đã trở thành vâng phục, sao bạn lại kiêu căng ? Rồi sau khi đã
hạ mình đến cùng và tiêu diệt sự chết, Đức Ki-tô đã lên trời : Ta
hãy đi theo Người. Hãy nghe thánh Phao-lô tông đồ nói : Anh
em đã được cùng trỗi dậy với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì
thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa.
XThánh
Lô-ren-xô kêu lên rằng : “Tôi chỉ thờ Thiên Chúa của tôi, tôi chỉ
phụng sự một mình Người.
ĐCực
hình không làm tôi sợ hãi.
XThiên
Chúa tôi thờ là núi đá cho tôi trú ẩn, là Đấng giải thoát tôi.”
ĐCực
hình không làm tôi sợ hãi.
Lời nguyện
Lạy Thiên Chúa toàn năng, chính vì được tình yêu Chúa nung nấu, mà
thánh phó tế Lô-ren-xô đã trung thành phục vụ và đạt tới phúc tử đạo
vinh quang. Xin cho dân Chúa biết thực hành những điều người dạy, và
noi gương người mà yêu mến Chúa và anh em. Chúng con cầu xin
Thánh Laurensô là vị thánh tử đạo được biết đến nhiều nhất. Từ thế kỷ
thứ IV, một mình Ngài ngoài các thánh tông đồ, được kính nhớ với thánh
lễ vọng. Sách nghi thức Đức Giáo hoàng Lêô thế kỷ VI có không dưới 14 lễ
kính Ngài. Thời Trung Cổ đã có ít là 34 thánh đường ở Roma dâng kính
thánh nhân. Ngài là vị thánh bổn mạng thứ ba của thành Roma.
Laurensô là ai mà được tôn kính cách đặc biệt như vậy ?
Thánh Laurensô sinh tại Huescô nước Tây Ban Nha. Cha mẹ Ngài là những
người đạo hạnh. Ngài sớm từ biệt quê hương thân yêu để đi du học bên
Roma và đã sống trót cuộc đời trần thế tại đây. Ngài được chọn thành một
trong bảy phó tế của giáo hội chịu trách nhiệm giúp đỡ người nghèo túng
và Ngài được giao cho trách nhiệm "quản lý tài sản của Giáo hội". Khi sự
cấm đạo dưới thời Hoàng đế Valerian bùng nổ, Thánh Giáo Hoàng Sixtus bị
kết án tử hình cùng với sáu phó tế khác. Khi Đức Giáo hoàng bị điệu ra
pháp trường, Laurensô đi theo khóc lóc nức nở, Ngài hỏi "Cha ơi, cha đi
đâu mà không cho nô bộc này theo?" Ðức Giáo hoàng trả lời, "Con ơi, ta
không bỏ con đâu. Trong ba ngày nữa, con sẽ theo ta." Nghe thấy thế,
Laurensô thật vui mừng, Ngài về phân phát hết tiền của trong kho cho
người nghèo, và còn bán cả các phẩm phục đắt tiền để có thêm của cải mà
phân phát.
Khi những điều này tới tai Hoàng đế Đêciô, ông truyền bắt giam Laurensô.
Thánh nhân cải hóa được viên gác ngục Hippolytô. Bị điệu tới trước viên
tổng trấn Valrianô, Ngài được lệnh phải nhượng lại các tài sản của Giáo
hội. Được dành cho ba ngày để thâu thập của cải, Ngài đã mang tất cả tài
sản phân phát cho kẻ nghèo. Hết hạn Ngài dẫn họ tới trình với tổng trấn
Valrianô, như là tài sản của Giáo hội. Viên tổng trấn nổi giận, buộc
thánh nhân phải dâng lễ tiến các thần minh. Từ khước, thánh nhân phải
chịu mọi cực hình, bị nướng trên sắt nung đỏ. Trên giường chết lạ lùng
này, Ngài còn khôi hài nói với hoàng đế:
- Một bên đã chín rồi hãy chiên bên kia nữa mà ăn.
Sau đó ngài cầu xin cho thành phố Rôma được trở lại với Ðức Kitô và cho
Ðức Tin Công Giáo được lan tràn khắp thế giới. Ngài lãnh nhận triều
thiên tử đạo vào năm 158.
Thánh Laurensô đã một
lòng vì Chúa, vì Giáo Hội, hết lòng yêu thương người nghèo. Xin cho mỗi
chúng ta cũng có được tâm tình và lòng quảng đại như thánh nhân. Trung
kiên làm chứng cho Chúa dù phải chịu thiệt thòi về phần xác.
(Nguồn: website TGP Sài Gòn)
Hôm nay, bài Phúc Âm cho Thứ
Bảy Tuần XVIII Thường Niên không phải là bài tiếp ngay sau bài
Phúc Âm hôm qua, cuối đoạn 16 theo Phúc Âm Thánh Mathêu, mà
là bài Phúc Âm sang đoạn 17, từ
câu 14 đến 21, thay vì từ câu 1 đến câu 13. Bởi vì bài Phúc Âm từ câu
1 đến 13 mở đầu đoạn
17 là bài Phúc Âm về
biến cố Chúa Giêsu biến hình trên núi, một biến cố đã được Giáo Hội cử
hành hôm Thứ Năm vừa rồi
(là ngày
6/8 trong tháng như năm
2015).
Bài Phúc Âm được Giáo
Hội chọn đọc cho ngày cuối tuần XVIII Thường Niên hôm nay tường thuật về
sự việc Chúa Giêsu trừ quỉ cho đứa con trai của một người đến
xin Người, vì môn đệ
của Người đã không thể trừ được quỉ cho con của ông ta:
"Khi ấy, có một người đến gần, quỳ gối trước mặt Chúa Giêsu mà nói
rằng: 'Lạy Ngài, xin thương xót con trai tôi vì nó mắc chứng kinh phong
và rất trầm trọng: nó thường ngã vào lửa và lắm lúc nó ngã xuống nước.
Tôi đã đem nó đến cùng môn đệ Ngài, nhưng các ông không thể chữa nó
được'".
Chính
các môn đệ cũng thắc mắc là tại sao các
vị không
trừ được quỉ, và đã được
Chúa Giêsu trả lời cho các vị biết rằng: "Bấy
giờ các môn đệ đến hỏi riêng Chúa Giêsu rằng: 'Tại sao chúng con không
thể trừ quỷ ấy được?' Chúa Giêsu bảo các ông rằng: 'Vì các con yếu lòng
tin!'"
Đó là lý
do sau khi nghe ông bố của đứa con trai bị quỉ ám cho biết các môn đệ
của Người không trừ được quỉ ra khỏi con ông ta,
Chúa Giêsu đã không than
trách chung dân chúng
và riêng ông bố đang xin Người trừ quỉ cho con ông ta, cho
bằng chính các
môn đệ của Người, thành
phần đã được Người ban cho quyền trừ
quỉ từ khi Người sai các vị đi truyền giáo trước
kia (xem
Mathêu 10:1) mà quyền
trừ quỉ nơi các vị vẫn không có công hiệu gì nơi các vị trong trường hợp
này, chỉ vì các vị yếu lòng tin: "Ôi
thế hệ cứng lòng tin và hư hỏng! Ta phải ở với các ngươi đến bao giờ? Ta
còn phải chịu đựng các ngươi đến bao giờ nữa?"
Như
thế, căn cứ vào trường hợp trừ quỉ được bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu
thuật lại hôm nay thì không phải có quyền trừ quỉ mà trừ được quỉ đâu,
nếu chính tác nhân trừ quỉ yếu đức tin. Đúng thế, nếu "ai được sinh
bởi Thiên Chúa là kẻ chiến thắng thế gian và quyền
năng chiến
thắng thế gian là đức tin của chúng ta" (1Gioan 5:4) thì ai không
có đức tin hay yếu đức tin không thể nào chiến thắng thế gian vốn thuộc
quyền cai trị của ma quỉ sau nguyên tội.
Nếu "Con Thiên
Chúa tỏ mình ra là để hủy hoại các việc làm của ma quỉ" (1Gioan 3:8)
thì quả thực "Người chiến thắng thế gian là ai? Chính là người tin
rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa"(1Gioan 5:5). Đó là lý do, như bài
Phúc Âm hôm Thứ Năm tuần này cho thấy, ngay
sau khi vừa tuyên xưng thật chính xác "Thày
là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống"
(Mathêu 16:16), tông đồ Phêrô đã bị
Thày thậm tệ nguyền rủa là "đồ Satan"
(Mathêu 16:23), vì
ngài phán đoán theo thế gian hơn là theo Thiên Chúa, mà theo thế gian là
theo ma quỉ, vậy thì trừ quỉ làm sao được là đúng lắm vậy!?!
Trái lại, nếu các
tông đồ có đức tin mạnh mẽ thì các vị chẳng những trừ được quỉ mà còn
làm gì cũng được nữa, kiểu "muốn gì được nấy", (giống trường hợp
của người đàn bà Canaan trong bài Phúc Âm Thứ Tư tuần này), như lời Chúa
Giêsu khẳng định
kết bài Phúc Âm hôm nay: "Thầy
bảo thật các con: Nếu các con có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì các con
có khiến núi này rằng: 'Hãy rời khỏi đây mà sang nơi kia', thì nó liền
đi sang, và chẳng có gì các con không làm được".
"Nếu các con có
lòng tin lớn bằng hạt cải" đây
nghĩa là gì nếu không phải trong dụ ngôn về Nước Trời giống như hạt cải
(xem Mathêu 13:31-32) mà hạt cải nhỏ bé nhất trở thành cây lớn nhất ám
chỉ Chúa
Kitô nhập thể tử giá (hạt nhỏ
nhất) và phục sinh thăng thiên (cây
lớn nhất), thì "lòng
tin" của các môn đệ cần phải "lớn bằng hạt cải" đây có nghĩa
là "lòng
tin" của
các vị cần phải đạt tới tầm vóc Chúa Kitô, nghĩa là "lòng
tin" của
các vị cần phải làm sao hoàn toàn tin tưởng vào Chúa Kitô, đến độ Chúa
Kitô sống trong họ, biến họ trở thành chứng nhân trung thực và sống động
của Người, tác nhân để Người tỏ mình ra và làm mọi sự trong họ, nhờ họ
và qua họ.
Nếu "đức tin tỏ hiện
qua đức mến" (Galata 5:6) thì tình trạng của các tâm hồn tin vào
Chúa Kitô cũng được
hiệp nhất nên một với Chúa Kitô trong tình
yêu là thế, như trên vừa cảm nhận. Và đó là lý do Bài Đọc 1 hôm nay, qua
miệng Tiên Tri Habacúc, nhờ lòng tin tưởng vững vàng và bất khuất sự dữ,
đúng hơn bất chấp sự dữ xẩy ra cho mình, gây ra bởi kẻ ác, theo quan
phòng thần linh của Thiên Chúa, Đấng đã phán: "Người không có lòng
ngay thì ngã gục, nhưng người công chính sẽ sống nhờ trung tín", mà
thành phần sống công chính, bằng lòng tin tưởng của mình vào Ngài, mới
có thể nói rằng: "Chớ thì ngàn xưa Chúa chẳng phải là
Thiên Chúa, Chúa của tôi, là Ðấng Thánh của tôi? Vậy là chúng tôi không
sao chết được".
Đúng thế, lòng tin
của thành phần sống công chính bao giờ cũng tâm nguyện rằng "Chúa
không bỏ rơi kẻ kiếm tìm Chúa", như được tỏ bày trong
câu đáp của Bài Đáp Ca hôm nay, được trích từ Thánh Vịnh 9, một tâm
nguyện chất chứa tất cả lòng tin tưởng vào Vị Thiên Chúa chân thật duy
nhất của mình, Đấng làm chủ tể muôn loài và mọi sự, chỉ thực hiện những
gì tốt nhất cho những ai tin vào Ngài (xem Roma 8:28):
1) Chúa ngự trị tới muôn đời, Người dựng vững ngai vàng ngõ hầu cai
trị. Người công minh thống trị địa cầu, Người chính trực xét xử chư dân.
2) Chúa là chỗ dung thân cho người bị ức, chỗ dung thân dành cho
những lúc gian truân, để những ai nhìn biết uy danh, cậy trông vào Chúa,
vì lạy Chúa, Chúa không bỏ rơi kẻ kiếm tìm Ngài.
3) Hãy đàn ca Chúa, Người ngự ở Sion; hãy loan truyền công cuộc Chúa
khắp chư dân: vì Ðấng đòi nợ máu, Người nhớ họ, Người không quên tiếng
kêu của những kẻ cơ bần.