Phụng niên của Giáo Hội kéo dài 34/52 tuần lễ và bao
giờ cũng có các Mùa chính yếu thứ tự như sau: 1- Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh;
2- Mùa Chay và Mùa Phục Sinh; 3- Mùa Thường Niên, một thời điểm phụng niên
được chia thành 2 phần: hậu Giáng Sinh và hậu Phục Sinh.
Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh - thời khoảng
kéo dài
Theo phụng vụ của Giáo Hội thì Mùa Thường Niên hậu
Giáng Sinh, nghĩa là thời khoảng phụng niên kéo dài bắt đầu từ Lễ Chúa Giêsu
Chịu Phép Rửa mở đầu Mùa Thường Niên sau Mùa Giáng Sinh đến hết Thứ Ba áp
Thứ Tư Lễ Tro bắt đầu Mùa Chay, tùy theo năm, dài nhất có thể kéo dài đến
tuần thứ 9 (rất hiếm thấy, như năm 2000 hay năm 2011), và ngắn nhất chỉ kéo
dài đến tuần thứ 5 (như năm 1986, 1989, 1991, 1997, 2002, 2005, 2008, 2016).
Mùa Thường Niên
hậu Phục Sinh - thời điểm bắt đầu
Như thế, nếu Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh có thể
kéo dài nhất cho tới 9 tuần thì bình thường Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh sẽ
được tái tục vào Tuần X. Tuy nhiên, thực tế lại xẩy ra là nếu Mùa Thường
Niên nào kết thúc sớm hay muộn thì được tái tục sớm hay muộn ở Mùa Thường
Niên hậu Phục Sinh.
Chẳng hạn Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh đã được kết
thúc sớm ở Tuần Thứ V, như Năm 2013 hay Năm 2016 thì Mùa Thường Niên hậu
Phục Sinh của cả hai năm này đã được bắt đầu ở Tuần Thứ VIII. Còn Mùa Thường
Niên hậu Giáng Sinh đã được kết thúc muộn ở Tuần Thứ IX, như Năm 2011, thì
Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh của cả hai năm này đã được tái tấu vào Chúa
Nhật Tuần XII.
Tuy nhiên, không phải Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh
nào có thời khoảng kéo dài tuần lễ giống nhau đều tái tục ở Mùa Thường Niên
hậu Phục Sinh giống nhau. Chẳng hạn Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh kết thúc
ở tuần Thứ VIII, như năm 2014, 2017, 2019 và 2022, nhưng từng năm này đã
được tái tục ở Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh đôi khi khác nhau, như Năm 2014
ở Tuần XI và Năm 2017 ở Tuần X, nhưng thường giống nhau ở Tuần XI, như Năm
2019 và Năm 2022 giống năm 2011.
Phụng Niên: Các Mùa Phụng Vụ theo niên lịch
52 tuần lễ
Vấn đề Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh được bắt đầu sớm
muộn như thế nào chăng nữa miễn là làm sao phụng niên năm nào cũng có đầy đủ
34 tuần lễ Mùa Thường Niên, cùng với các Mùa Phụng Vụ chính yếu khác trong
năm, như Mùa Vọng bao giờ cũng có 4 tuần, Mùa Giáng Sinh (hơn 2 tuần từ Lễ
Giáng Sinh tới hết tuần Lễ Hiển Linh), Mùa Chay (5 tuần rưỡi 40 ngày
từ Thứ Tư Lễ Tro và nguyên Tuần Thánh là 6 tuần rưỡi), và Mùa Phục Sinh (8
tuần từ Chúa Nhật Phục Sinh tới Lễ Hiện Xuống, thời điểm vừa là tột đỉnh của
Mùa Phục Sinh vừa mở màn cho Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh).
Nếu cộng lại các tuần lễ được tính như trên của một
phụng niên thì lên tới 54 tuần (Mùa Thường Niên 34 + các Mùa Khác 20), nghĩa
là dư mất 2 tuần hay hơn 2 tuần so với lịch dân sự chỉ có 52 tuần lễ.
Bởi thế, có hai thời điểm cần phải uyển chuyển ở đây
cho đủ một năm dân sự 52 tuần lễ. Thời điểm thứ nhất cần phải uyển chuyển
xẩy ra vào Mùa Giáng Sinh, tùy Lễ Giáng Sinh và Lễ Hiển Linh: nếu Lễ Giáng
Sinh 25/12 rơi vào đúng Chúa Nhật, thì Mùa Giáng Sinh chỉ có 2 tuần, nhưng
nếu Lễ Hiển Linh chính thức cử hành vào ngày 6/1 hằng năm sau Giáng Sinh rơi
vào ngay Chúa Nhật (chứ không phải được dời) thì Mùa Giáng Sinh có 3 tuần.
Thời điểm thứ hai cần phải uyển chuyển xẩy ra vào lúc
giao điểm giữa Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh và Mùa Thường Niên hậu Phục
Sinh. Bởi thế chúng ta thấy có những phụng niên Mùa Thường Niên bị mất đi
chỉ có 1 tuần, như năm 2012, 2017, 2018, 2023 v.v., nhưng bình thường là 2
tuần, như năm 2011 cùng những năm liên tiếp như 2013-2016 và năm 2019-2022,
chứ không tiếp nối liên tục từ hậu Giáng Sinh đến hậu Phục Sinh.
Phụng Vụ: lịch dân sự trở thành Lịch Sử Cứu
Độ
Sự kiện Mùa Thường Niên không bao giờ liên tục và
thường bị mất đi 2 tuần lễ đã chứng tỏ con số 54 tuần phụng niên vượt quá 52
tuần theo lịch dân sự, cần phải uyển chuyển làm sao cho đủ.
Ngay ở chi tiết uyển chuyển của lịch phụng vụ với
lịch dân sự hằng năm này cho thấy ý nghĩa sâu xa của Mầu Nhiệm Nhập Thể cũng
như của chiều hướng hội nhập truyền giáo, nhờ đó có thể thăng hoa văn hóa
của con người, bởi lịch dân sự được sử dụng để cử hành Mầu Nhiệm Thần Linh,
Mầu Nhiệm Chúa Kitô nói chung và Mầu Nhiệm Vượt Qua là tột đỉnh của phụng
niên nói riêng, một Mầu Nhiệm Cứu Độ đã biến đổi những gì là sự dữ và chết
chóc thành ân sủng và sự sống bằng cuộc Tử Giá của Chúa Kitô, và đã chiến
thắng tội lỗi cùng sự chết bằng cuộc Phục Sinh của Người, nhờ đó lịch sử của
con người (biểu hiệu nơi lịch dân sự) trở thành Lịch Sử Cứu Độ của Thiên
Chúa, một Lịch Sử Cứu Độ cho con người được Giáo Hội hằng năm nhắc nhở và cử
hành theo lịch phụng vụ của Giáo Hội.
(Nếu năm nào không bị Mình Máu Thánh Chúa Kitô át đi như năm
2024 này
thì Giáo hội vẫn cử hành Chúa Nhật IX Thường Niên Năm B tiếp
theo Chúa Nhật VIII được tạm dừng trước Mùa Chay)
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Đọc 1 - Đệ Nhị
Luật 5:12-15
Ngươi hãy giữ ngày sa-bát, mà coi đó là ngày thánh, như ĐỨC CHÚA, Thiên
Chúa của ngươi, đã truyền cho ngươi.Trong
sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi.Còn
ngày thứ bảy là ngày sa-bát kính ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi. Ngày
đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi, cũng như con trai con
gái, tôi tớ nam nữ, bò lừa và mọi gia súc của ngươi, và ngoại kiều ở
trong thành của ngươi, để tôi tớ nam nữ của ngươi được nghỉ như ngươi.Ngươi
hãy nhớ ngươi đã làm nô lệ tại đất Ai-cập, và ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của
ngươi, đã dang cánh tay mạnh mẽ uy quyền đưa ngươi ra khỏi đó. Bởi vậy,
ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi đã truyền cho ngươi cử hành ngày sa-bát.
Đáp Ca - Thánh Vịnh
81: 3-4,5-6,6-8,10-11
Đáp: Hãy hát mừng Thiên Chúa, Đấng phù trợ chúng ta
Xướng 1:
Đàn hát lên nào, hoà nhịp trống cơm,
bổng trầm gieo tiếng cầm tiếng sắt.
Rúc lên đi, hãy rúc tù và,
mồng một ngày rằm cho ta mừng lễ.
Xướng 2:
Đó là luật Ít-ra-en phải cứ,
Thiên Chúa nhà Gia-cóp đã phán truyền.
Chỉ thị này, nhà Giu-se đã nhận khi bỏ miền Ai-cập ra đi.
Xướng 3:
Một giọng nói tôi nghe khác lạ rằng: "Gánh nặng vai dân, Ta đã cất
cho,
tay họ thôi cầm chiếc ki người nô lệ.
Lúc ngặt nghèo, ngươi đã kêu lên,
Ta liền giải thoát.
Giữa mây mù sấm chớp, Ta đã đáp lời,
bên mạch nước Mơ-ri-va, Ta thử lòng ngươi.
Xướng 4:
Thần
ngoại bang, chớ hề cúng bái.
Chính Ta là THƯỢNG ĐẾ Chúa ngươi,
đã đưa ngươi lên tự miền Ai-cập,
há miệng ngươi ra, Ta sẽ cho đầy ứ.
Bài Đọc 2 -
2Corinto 4:6-11
Quả thật, xưa Thiên Chúa đã phán: Ánh
sáng hãy bừng lên từ nơi tối tăm! Người cũng làm cho ánh sáng chiếu
soi lòng trí chúng tôi, để tỏ bày cho thiên hạ được biết vinh quang
của Thiên Chúa rạng ngời trên gương mặt Đức Ki-tô.
Nhưng kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa
đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát
xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi. Chúng
tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không
tuyệt vọng; bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng
không bị tiêu diệt. Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương
khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi
thân mình chúng tôi. Thật vậy, tuy
sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe doạ vì Đức Giê-su, để sự sống
của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng
tôi.
Phúc Âm - Marco
2:23-3:6 (Bài dài)
Vào ngày sa-bát, Đức Giê-su đi băng qua một cánh đồng lúa. Dọc
đường, các môn đệ bắt đầu bứt lúa.Người
Pha-ri-sêu liền nói với Đức Giê-su: "Ông coi, ngày sa-bát mà họ làm
gì kia? Điều ấy đâu được phép! "Người
đáp: "Các ông chưa bao giờ đọc trong Sách sao? Ông Đa-vít đã làm gì,
khi ông và thuộc hạ bị thiếu thốn và đói bụng?Dưới
thời thượng tế A-bi-a-tha, ông vào nhà Thiên Chúa, ăn bánh tiến, rồi
còn cho cả thuộc hạ ăn nữa. Thứ bánh này không ai được phép ăn ngoại
trừ tư tế."
Người
nói tiếp: "Ngày sa-bát được tạo nên cho con người, chứ không phải
con người cho ngày sa-bát.Bởi
đó, Con Người làm chủ luôn cả ngày sa-bát."
Đức Giê-su lại vào hội đường. Ở đó có một người bị bại tay.Họ
rình xem Đức Giê-su có chữa người ấy ngày sa-bát không, để tố cáo
Người.Đức
Giê-su bảo người bại tay: "Anh trỗi dậy, ra giữa đây!"Rồi
Người nói với họ: "Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ,
cứu mạng người hay giết đi?" Nhưng họ làm thinh.Đức
Giê-su giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn khổ vì lòng họ chai đá. Người
bảo anh bại tay: "Anh giơ tay ra! " Người ấy giơ ra, và tay liền trở
lại bình thường.Ra
khỏi đó, nhóm Pha-ri-sêu lập tức bàn tính với phe Hê-rô-đê, để tìm
cách giết Đức Giê-su.
Phúc Âm - Marco
2:23-26 (Bài ngắn)
Vào ngày sa-bát, Đức Giê-su đi băng qua
một cánh đồng lúa. Dọc đường, các môn đệ bắt đầu bứt lúa. Người
Pha-ri-sêu liền nói với Đức Giê-su: "Ông coi, ngày sa-bát mà họ làm
gì kia? Điều ấy đâu được phép! " Người đáp: "Các ông chưa bao giờ
đọc trong Sách sao? Ông Đa-vít đã làm gì, khi ông và thuộc hạ bị
thiếu thốn và đói bụng? Dưới thời thượng tế A-bi-a-tha, ông vào nhà
Thiên Chúa, ăn bánh tiến, rồi còn cho cả thuộc hạ ăn nữa. Thứ bánh
này không ai được phép ăn ngoại trừ tư tế."
Người nói tiếp: "Ngày sa-bát được tạo nên
cho con người, chứ không phải con người cho ngày sa-bát. Bởi đó, Con
Người làm chủ luôn cả ngày sa-bát."
Suy Niệm Cảm Nghiệm
Phụng vụ Lời Chúa được Giáo Hội soạn dọn cho Chúa Nhật Tuần VII
Thường niên hôm nay, có thể sau Mùa Giáng Sinh và trước Mùa Chay
(như năm 2023) và cũng có thể sau Mùa Phục Sinh (như năm 2024). Bởi
thế, việc suy niệm cần phải theo chiều hướng mùa phụng vụ của Tuần
thứ 7 này. Tuy nhiên, nói chung thì Phụng vụ Lời Chúa cho bất cứ Mùa
Phụng vụ nào cũng chỉ là để cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Vậy, vì
thời điểm cho Tuần 7 Thường Niên này thường rơi và lúc giao mùa
phụng vụ, sau Mùa Giáng Sinh và sau Mùa Phục Sinh, nên chúng ta có
thể tùy nghi suy niệm và suy diễn nội dung của Phụng vụ Lời Chúa cho
Chúa Nhật tuần 7 Thường Niên giao mùa phụng vụ này theo ý nghĩa tổng
quan của Mầu Nhiệm Chúa Kitô, Đấng Thiên Sai cứu thế, Đấng Cứu Chuộc
nhân trần.
Bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật Tuần 9 Thường Niên
hôm nay chúng ta có thể chọn đọc bài dài hay bài ngắn. Bài dài thì
bao gồm 2 đoạn khác nhau liên quan đến việc các môn đệ của Chúa Kitô
bức bông lúa mà ăn và đến việc Chúa Giêsu chữa lành cho 1 nạn nhân
bị bại tay, còn bài ngắn thì chỉ cần đọc đoạn đầu về sự kiện các môn
đệ của Người bức bông lúa mà ăn thôi. Tuy nhiên, cả 2 bài đều giống
nhau ở chỗ xẩy ra trong ngày hưu lễ là ngày nghỉ ngơi khỏi mọi việc
làm, như Bài Đọc 1 đã xác định:
"Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của
ngươi.Còn
ngày thứ bảy là ngày sa-bát kính ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi.
Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi, cũng như con
trai con gái, tôi tớ nam nữ, bò lừa và mọi gia súc của ngươi, và
ngoại kiều ở trong thành của ngươi, để tôi tớ nam nữ của ngươi được
nghỉ như ngươi.Ngươi
hãy nhớ ngươi đã làm nô lệ tại đất Ai-cập, và ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa
của ngươi, đã dang cánh tay mạnh mẽ uy quyền đưa ngươi ra khỏi đó.
Bởi vậy, ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi đã truyền cho ngươi cử hành
ngày sa-bát."
Vấn đề được đặt ra ở đây là nếu Chúa Kitô thông luật còn hơn thành
phần luật sĩ và biệt phái thì tại sao Người để cho các môn đệ của
Người lỗi luật theo như nhận xét của thành phần biệt phái Pharisiêu:
"Ông coi, ngày sa-bát mà họ làm gì kia? Điều ấy đâu được phép!".
Thậm chí chính Người còn công khai cố tình phạm luật như muốn
trêu ngươi thành phần biệt phái thông luật đang có mặt bấy giờ để
"rình xem Đức Giê-su có chữa người ấy ngày sa-bát không, để tố
cáo Người", bằng cách:
"'Anh trỗi dậy, ra giữa đây!'Rồi
Người nói với họ: 'Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều
dữ, cứu mạng người hay giết đi?' Nhưng họ làm thinh".
Thái độ làm thinh của họ phải chăng là thái độ tịt ngòi của họ,
không thể làm sao trả lời cho câu hỏi chính đáng vô cùng chí lý của
Vị chất vấn họ, đáng là Đại Tổ Sư của họ về lề luật. Và vì họ không
thể trả lời, thì Người tự động trả lời cho họ một cách cụ thể, đó
là:
"Người bảo anh bại tay: 'Anh giơ tay ra!' Người ấy giơ ra,
và tay liền trở lại bình thường." Tuy nhiên, trước phép lạ tỏ tường
như câu trả lời cho họ rằng 'Ngày sa-bát, được phép làm điều
lành", thành phần đối phương của Người chẳng những không tâm
phục khẩu phục, trái lại, "ra khỏi đó, nhóm Pha-ri-sêu lập tức bàn
tính với phe Hê-rô-đê, để tìm cách giết Đức Giê-su."
Đối với thành phần biệt phái và phe Hêrôđê thì việc đối thủ Giêsu
của họ dám cố tình, công khai, ngông cuồng phạm luật về ngày hưu lễ
như thế là tội đáng chết.
Nhưng, về phần mình, Người cứ làm, vì "Con Người làm chủ luôn cả
ngày sa-bát", và Người làm còn để hoàn chỉnh quan niệm nông cạn
của những con người thông luật nhưng hoàn toàn duy luật về ngày hưu
lễ, nên Người đã phải thẳng thắn nhắc nhở họ rằng: "Ngày sa-bát
được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sa-bát."
Thật vậy, lề luật chỉ là phương tiện để giúp con người đạt đến cùng
đích của mình, chứ không phải là cùng đích là sự trọn lành và đức
công chính của con người, ở chỗ con người nhận biết Thiên Chúa và
yêu thương nhau. Chàng Saulê khi còn theo Do Thái giáo cũng chẳng
thua gì, nếu không muốn nói là còn hơn nhiều người Pharisiêu như
chàng trong chủ trương duy luật, thế nhưng, chàng đã được tuyển chọn
để trở thành một Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại, một vị tông đồ trải qua
gian nan khốn khó bởi chính dân của ngài hơn tất cả mọi tông đồ
trong sứ vụ rao giảng sứ điệp Kitô giáo, hoàn toàn ngược lại với chủ
trương duy luật, chủ trương tự công chính hóa bản thân nhờ giữ luật
của biệt phái. Chúng ta có thể thấy được vị tông đồ đã từng là biệt
phái nhưng nhờ ơn Chúa đã trở thành một vị đại tông đồ trụ cột của
Kitô giáo, ở trong Thư 2 ngài gửi cho Giáo đoàn Corintô ở Bài Đọc 2
hôm nay như sau:
"Quả
thật, xưa Thiên Chúa đã phán: Ánh sáng hãy bừng lên từ nơi tối tăm!
Người cũng làm cho ánh sáng chiếu soi lòng trí chúng tôi, để tỏ bày
cho thiên hạ được biết vinh quang của Thiên Chúa rạng ngời trên
gương mặt Đức Ki-tô. Nhưng kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng
trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất
từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi. Chúng tôi bị dồn ép tư
bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; bị
ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu
diệt. Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức
Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình
chúng tôi. Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe doạ vì
Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân xác
phải chết của chúng tôi."
Dường như không
có tài liệu lịch sử nào nói về nguồn gốc của hai Thánh Tử đạo
Marcellino và Phêrô cả. Lịch sử chép rất vắn tắt về đời sống hai
Thánh Marcellino và Phêrô Tử đạo. Các ngài được phúc Tử đạo dưới
thời hoàng đế Diocletiano.
Theo truyền thuyết, Marcellino là một Linh mục chuyên lo việc dạy
giáo lý và Rửa tội cho tân tòng. Ngài nhiệt thành dạy đạo và đem
nhiều người trở lại với Chúa, nên bị những kẻ thờ thần ganh ghét, tố
cáo.
Còn Phêrô là một người trừ quỷ nổi tiếng ở La Mã. Thánh nhân đã cứu
nhiều người khỏi ma quỷ ám hại, do đó, họ tin theo Chúa.
Nhờ được ơn trừ quỷ, Thánh Phêrô được rất nhiều người mộ mến. Ngược
lại cũng có nhiều người ghen tức và thù oán tìm cách giết hại. Những
người phù thủy ghen tương vì bị mất quyền lợi. Thế là cả hai vị
Thánh đều bị tố giác, dưới thời hoàng đế Diocletiano bắt đạo. Tỉnh
trưởng Serene ra lệnh tống giám Ngài. Bạn ông là Antemi có đứa con
gái bị quỷ ám. Nghe biết Phêrô có quyền trừ quỷ, ông giới thiệu bạn
mình tới ngục thất để gặp Thánh nhân. Gặp ông, Thánh nhân khuyên nhủ
ông hãy tin vào Chúa Giêsu và thờ phượng Thiên Chúa. Ông bực tức cho
rằng Chúa không cứu nổi Phêrô thì làm sao Thánh nhân cứu nổi con ông
được. Rồi ngay đêm ấy khi quân canh ngục còn đang thi hành nhiệm vụ
thì Thánh nhân đã có mặt ở nhà Antemi. Cả gia đình Antemi bỡ ngỡ và
xin theo đạo. Paulina, con gái Antemi được lành bệnh. Từ đó gia đình
Antemi thành nơi tụ tập của các tín hữu, Phêrô thường hay lui tới
dạy đạo và Rửa tội cho các tân tòng.
Tức giận, Sereno ra lệnh hành hạ hai Thánh nhân một cách dã man rồi
giam ngục tối, nền rắc đầy miểng chai, và bỏ đói các ngài cho chết.
Tuy nhiên Chúa đã giải thoát cho các ngài trong một tuần lễ để lo
cho các dự tòng được chịu phép Rửa tội. Nghĩ rằng gia đình Antemi
lập mưu cho cuộc vượt thoát này, Sereno ra lệnh giết cả gia đình
ông.
Các ngài chịu thống khổ vì Chúa bao nhiêu, thì cũng được an ủi, được
phần thưởng lớn lao bấy nhiêu, như Linh mục Origene xác quyết: “các
sự thống khổ của Đức Kitô tràn đến chúng ta thế nào, thì nhờ Đức
Kitô, sự an ủi chúng tôi cũng được tràn đầy thế ấy. Nếu vậy, thì
chúng ta hãy hăm hở nhận lấy những sự thống khổ của Đức Kitô; và ước
gì chúng tràn đến trên chúng ta, nếu chúng ta muốn được đầy tràn an
ủi, bởi vì ai khóc lóc sẽ được an ủi, nhưng không bằng nhau cho hết
mọi người đâu. Bởi vì, nếu sự an ủi bằng nhau cho hết mọi người thì
đã không có lời chép rằng: Các sự thống khổ của Đức Kitô tràn đến
chúng tôi thế nào thì sự an ủi chúng tôi cũng được đầy tràn thế ấy.
Sự chia sẻ những thống khổ của Đức Kitô thì tương đương với sự thống
khổ mà họ chịu với Người. Điều này bạn hãy nghe Đấng đã nói rất tin
tưởng rằng: chúng tôi biết rằng anh em đã thông phần thống khổ thế
nào, thì cũng được thông phần an ủi thế ấy.
Các ngài bị hành hình khổ sở và giam
trong ngục tối. Cuối cùng, khoảng năm 304, hai Thánh Marcellino và
Phêrô bị đem hành quyết. Khi thi hành án quyết, đao phủ Dorote đã
thấy linh hồn hai ngài bay về trời. Quá xúc động ông đã xin tòng
giáo và qua đời cách lành Thánh. Còn xác hai Thánh nhân được chôn
cất ở nghĩa trang Ad Duos Lauros đường Labicana.
Khi Giáo Hội được sống trong an bình, hoàng đế Constantin cho xây
trên mộ hai ngài một đại Thánh Đường rất nguy nga trên con đường Via
Merulana, nằm giữa đại Thánh Đường Đức Bà Cả và Đền Thờ Laterano.
Chính nơi đây hoàng đế đã cho chôn cất mẹ ngài. Tên hai Thánh nhân
đã được nhắc đến trong lễ quy Roma.
Lạy Chúa, khi ban ơn cho hai Thánh Tử đạo Marcellino và Phêrô cùng
anh dũng tuyên xưng đức tin, Chúa đã cho chúng con nghiệm thấy rằng:
Chúa hằng gìn giữ che chở Giáo Hội. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô,
Chúa chúng con. Amen.
Không có tài liệu lịch sử nào nói về nguồn gốc của hai thánh tử đạo
Marcellino và Phêrô cả. Các Ngài được phúc tử đạo dưới thời
Diocletianô.
Thánh Marcellino được ơn tử đạo còn thánh Phêrô được ơn trừ quỉ.
Nhờ được ơn trừ quỉ, thánh Phêrô được rất nhiều người mộ mến. Ngược
lại cũng có nhiều người ghen tức và thù oán tìm cách giết hại. Tỉnh
trưởng Sêrênô ra lệnh tống giam Ngài. Bạn ông là Antêmi có đứa con
gái bị quỉ ám. Nghe biết Phêrô có quyền trừ quỉ, ông giới thiệu bạn
mình tới ngục thất để gặp thánh nhân. Gặp ông, thánh nhân khuyên nhủ
ông hãy tin vào Chúa Giêsu và thờ phượng Thiên Chúa. Ông bực tức cho
rằng: Chúa không cứu nổi Phêrô thì làm sao thánh nhân cứu nổi con
ông được. Rồi ngay đêm ấy khi quân canh ngục còn đang thi hành nhiệm
vụ thì thánh nhân đã có mặt ở nhà Antêmi. Cả gia đình Antêmi bỡ ngỡ
và xin theo đạo. Paulina, con gái Antêmi được lành bệnh. Từ đó gia
đình Antêmi thành nơi tụ tập thường hay lui tới dạy đạo và rửa tội
cho các tân tòng.
Tức giận, Sêrênô ra lệnh hành hạ hai thánh nhân một cách dã man rồi
giam ngục tối, nền rắc đầy miểng chai, và bỏ đói các Ngài cho chết.
Tuy nhiên Chúa đã giải thoát cho các Ngài trong một tuần lễ để lo
cho các dự tòng được chịu phép rửa tội. Nghĩ rằng gia đình Antemi
lập mưu cho cuộc vượt thoát này, Sêrênô ra lệnh giết cả gia đình
ông.
Cuối cùng hai thánh nhân Marcellinô và Phêrô bị đem hành quyết. Khi
thi hành án quyết, đao phủ Đorotê đã thấy linh hồn hai Ngài bay về
trời. Quá xúc động ông đã xin tòng giáo và qua đời cách lành thánh.
Còn xác hai thánh nhân được chôn cất ở nghĩa trang Ad Duos Lauros
đường Labicana.
Khi Giáo hội được sống trong an bình, người ta xây cất trên mộ hai
Ngài một thánh đường rất nguy nga. Tên Hai thánh nhân đã được nhắc
đến trong lễ quy Roma.
Ca hiệp lễ,
lễ chung các thánh tử đạo có ghi:” Anh em đã một lòng gắn bó với
Thầy, giữa những lúc Thầy gặp gian nan thử thách. Vì thế, Thầy sẽ
ban quyền cai trị cho anh em, để anh emđược đồng bàn
ăn uống với Thầy,trên vương quốc của Thầy”( Lc 22,
28-30 ). Thánh Marcellinô và Phêrô là những chứng nhân cho Chúa, đã
đổ máu đào để minh chứng cho tình yêu của Chúa.
THÁNH MARCELLINÔ VÀ THÁNH PHÊRÔ:
Lịch sử không
ghi lại nhiều về hai thánh này, người ta chỉ biết rõ rằng thánh
Phêrô được đặc ân Chúa ban cho trừ quỉ, Ngài đã làm nhiều phép lạ do
tình thương của Chúa, xua trừ ma quỉ ra khỏi nhiều người bị chúng ám
hại. Tiếng tăm của Ngài được loan truyền khắp nơi, Ngài đã thu hút
được nhiều thành phần trong xã hội, có nhiều người mộ mến Ngài,
nhưng cũng lắm kẻ ghen ghét, ganh tỵ, hận thù Ngài vì Ngài được
nhiều người quí mến, yêu chuộng. Thánh nhân đã sống đúng lời Chúa:”
Ai liều mất mạng sống mình vì Tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được
mạng sống ấy”( Mc 8, 35 ). Chính vì Ngài có ảnh hưởng
rộng lớn và lôi cuốn được nhiều ngườitheo Chúa. Viên
tỉnh trưởng Sérène bắt Ngài và ra lệnh tống ngục Ngài. Trong tù,
thánh nhân đã làm gương sáng: sống hiền lành, khiêm nhượng, làm phép
lạ và đời thánh thiện của Ngài đã làm cho cả gia đình Antêmi trở lại
theo Chúa do phép lạ thánh nhân đã chữa khỏi bệnh cho con gái
Antêmi.
Thánh
Marcellinô cũng bị tống ngục vì tội rao giảng và tội làm phép lạ,
tội rửa tội cho nhiều tân tòng. Thánh nhân dù bị tù tội, dù bị tra
tấn dã man vẫn một lòng kiên trung rao giảng, dậy giáo lý và tiếp
tục rửa tội cho nhiều người.Tỉnh trưởng Sérène quá
bực tức vì tinh thần kiên cường của hai thánh nhân, nên đã dùng
nhiều cực hình dã man nhất, tàn bạo nhất hầu làm nhụt chí hai vị,
nhưng” vàng thử lửa, gian nan thử đức”. Hai vi thánh vẫn kiên trì
theo Chúa và không hề nản lòng, nhụt chí. Chúa đã sai các thiên thần
ban đêm đến giải cứu các Ngài để các Ngài củng cố niềm tin cho các
tân tòng. Tỉnh trưởng Sérène nghi ngờ Antêmi đã tiếp tay để thánh
Phêrô và Marcellinô trốn ngục, nên đã hạ lệnh giết cả gia đình của
Antêmi.
CHÚA THƯỞNG CÔNG HAI THÁNH
MARCELLINÔ và PHÊRÔ:
Thánh vịnh 33, 18 có viết:” Người công chính kêu xin, và Chúa đã
nhận lời, giải thoát khỏi mọi cơn nguy khốn”. Thánh Marcellinô và
Phêrô đã được phúc tử đạo vào năm 304. Khi chém đầu các Ngài, tên
đao phủ Đôrôtê đã trông thấy linh hồn các Ngài bay về thiên quốc.
Ông đã hối hận, xin trở lại, chịu phép rửa và chết bình an trong tay
Chúa.
“Lạy Chúa, khi ban ơn cho hai thánh tử đạo Marcellinô và Phêrô cùng
anh dũng tuyên xưng đức tin, Chúa đã cho chúng con nghiệm thấy
rằng:” Chúa luôn gìn giữ chở che Giáo Hội”. Vì lời hai thánh nguyện
giúp cầu thay, xin cho chúng con được bắt chước các Ngài luôn giữ
vững niềm tin như thế “( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Marcellinô và
Phêrô tử đạo ).
"Người ban cho anh em những
lời hứa quý báu, để nhờ đó anh em được thông dự vào bản tính Thiên
Chúa".
Khởi đầu thư thứ hai của Thánh
Phêrô Tông đồ.
Tôi là Simon Phêrô, tôi tớ và
tông đồ của Ðức Giêsu Kitô, kính gửi những người thừa hưởng một đức
tin quý giá ngang hàng chúng tôi, nhờ sự công chính của Ðức Giêsu
Kitô, là Thiên Chúa và là Cứu Chúa của chúng ta.? Nguyện (chúc) ân
sủng và bình an đổ xuống tràn đầy cho anh em, trong ơn nhận biết
Thiên Chúa và Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta!
Bởi chưng quyền năng linh
thiêng của Người đã ban cho anh em mọi điều cần ích cho sự sống và
lòng đạo đức, nhờ sự nhận biết Ðấng dùng vinh quang và quyền năng
kêu gọi chúng ta; nhờ Người mà Thiên Chúa ban cho chúng ta những lời
hứa cao trọng và quý báu, để nhờ đó, anh em được thông dự vào bản
tính Thiên Chúa, thoát khỏi cảnh đồi bại dục tình thế tục.
Phần anh em, hãy gia tăng tất
cả nhiệt thành và lo sao để nhờ lòng tin mà được thêm sức mạnh, nhờ
sức mạnh được thêm thông biết, nhờ thông biết được thêm tiết độ, nhờ
tiết độ được thêm kiên nhẫn, nhờ kiên nhẫn được thêm đạo đức, nhờ
đạo đức được thêm tình huynh đệ, nhờ tình huynh đệ được thêm đức ái.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv
90, 1-2. 14-15ab. 15c-16
Ðáp:Lạy
Chúa con, con tin cậy ở Ngài (x. c. 2b).
Xướng: 1) Bạn sống trong sự
che chở của Ðấng Tối Cao; bạn cư ngụ dưới bóng của Ðấng Toàn Năng.
Hãy thưa cùng Chúa: "Chúa là chiến lũy, là nơi con nương náu, lạy
Chúa con, con tin cậy ở Ngài". - Ðáp.
2) Vì người yêu mến Ta, Ta sẽ
giải thoát cho, Ta sẽ che chở người bởi lẽ người nhìn biết danh Ta.
Người sẽ kêu cầu Ta và Ta sẽ nhậm lời, Ta sẽ ở cùng người trong lúc
gian truân. - Ðáp.
3) Ta sẽ cứu gỡ và làm vinh dự
cho người. Ta sẽ làm cho người thoả mãn cuộc đời trường thọ, và cho
người nhìn thấy ơn cứu độ của Ta. - Ðáp.
Alleluia:
Gc 1, 21
Alleluia, alleluia! - Anh em
hãy khiêm nhu nhận lãnh lời giao ước trong lòng, lời đó có thể cứu
thoát linh hồn anh em. - Alleluia.
Phúc Âm: Mc
12, 1-12
"Chúng bắt cậu con trai
giết đi và quăng xác ra vườn nho".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu dùng dụ
ngôn mà nói với các thượng tế, luật sĩ và kỳ lão rằng: "Có người
trồng một vườn nho, rào dậu xung quanh, đào bồn đạp nho và xây một
tháp, đoạn cho tá điền thuê vườn nho và trẩy đi phương xa.
"Ðến kỳ hạn, ông sai đầy tớ
đến với tá điền thu phần hoa lợi vườn nho. Nhưng những người này bắt
tên đầy tớ đánh đập và đuổi về tay không. Ông lại sai đầy tớ khác
đến với họ. Người này cũng bị chúng đánh vào đầu và làm sỉ nhục.
Nhưng người thứ ba thì bị chúng giết. Ông còn sai nhiều người khác
nữa, nhưng kẻ thì bị chúng đánh đập, người thì bị chúng giết chết.
"Ông chỉ còn lại một cậu con
trai yêu quý cuối cùng, ông cũng sai đến với họ, (vì) ông nghĩ rằng:
"Chúng sẽ kiêng nể con trai ta". Nhưng những tá điền nói với nhau
rằng: "Người thừa tự đây rồi, nào ta hãy giết nó và cơ nghiệp sẽ về
ta". Ðoạn chúng bắt cậu giết đi và quăng xác ra ngoài vườn nho. Chủ
vườn nho sẽ xử thế nào? Ông sẽ đến tiêu diệt bọn tá điền và giao
vườn nho cho người khác. Các ông đã chẳng đọc đoạn Thánh Kinh này
sao: "Tảng đá những người thợ xây loại ra, trở thành đá góc tường.
Ðó là việc Chúa làm, thật lạ lùng trước mắt chúng ta".
Họ tìm bắt Người, nhưng họ lại
sợ dân chúng. Vì họ đã quá hiểu Người nói dụ ngôn đó ám chỉ họ. Rồi
họ bỏ Người mà đi.
Ðó là lời Chúa.
Khủng bố Nhân Danh Thiên Chúa: "Allah Vĩ Đại"
Suy Niệm
Trước hết là dụ ngôn về vườn
nho của Thiên Chúa được
Ngài
trồng là chính dân Do Thái (xem Isaia 5:7), một dân tộc được
Ngài tuyển chọn riêng và chăm sóc đặc biệt, với Lề Luật của
Ngài để bảo vệ họ khỏi nếp sống đa thần hay ngẫu tượng như
dân ngoại, như thể Ngài "rào
dậu chung quanh"
họ, cùng với
các ngày lễ và nghi lễ phụng thờ được
Ngài thiết lập cho họ, như
thể
Ngài "đào
bồn đạp nho"
nơi
họ,
còn
việc Ngài "xây
một cái tháp" ở
vườn nho của Ngài là dân Do Thái có thể hiểu là Đền Thờ
Giêrusalem, nơi Ngài ẩn ngự, hay cũng có thể là
giao ước
Ngài đã thiết lập với các vị tổ phụ của họ, và lời hứa
của Ngài trở thành như niềm hy vọng hướng về tương lai của
họ.
Thế
nhưng, thành phần "tá điền" lãnh đạo
dân của Ngài đã chẳng những không mang lại "hoa
lợi vườn nho",
lại còn tỏ ra hung dữ bạo nghịch đối với thành phần tiên
tri "đầy
tớ"
của Ngài, được Ngài sai đến với họ, khi
họ
"đánh đập
và đuổi về tay không" đối
với người "đầy tớ" đầu tiên, khi họ "đánh
vào đầu và làm sỉ nhục" đối
với "đầy tớ" thứ hai, và khi họ "sát
hại"
người "đầy tớ" thứ ba. Thậm chí họ còn dám "sát
hại" cả "người
con trai yêu quí"
của Ngài là Đức Giêsu Kitô khi Ngài sai Người đến với họ
nữa, vì họ nhắm tới mục đích cướp đoạt
"gia
nghiệp"
của Người, ở
chỗ họ lên án tử cho Con của Ngài nhân
danh "Thiên
Chúa hằng
sống" (xem
Mathêu 26:63), nhân
danh chính Ngài để "bắt
cậu giết đi và quăng xác ra ngoài vườn nho".
Tất
nhiên, cho dù "họ
lầm không biết việc họ làm"
(Luca 23:34; xem Tông Vụ 3:17), nhưng tự bản chất việc của
họ vẫn là những tội ác cần phải đền trả, ở chỗ, như dụ ngôn
của bài Phúc Âm hôm nay cho thấy, Thiên Chúa là chủ vườn
nho "sẽ
đến tiêu diệt bọn tá điền và giao vườn nho cho người khác", như
lịch sử cho thấy, vườn nho của Thiên Chúa đã trở
thành một Dân Tân Ước là chính Giáo Hội Chúa Kitô, một Giáo
Hội được chính Người thiết lập (xem Mathêu 16:16), một Giáo
Hội được xây dựng trên chính bản thân của Người đã từng là "Tảng
đá bị những
người thợ xây loại bỏ đã trở
thành đá góc tường", như
Người ám chỉ trong bài Phúc Âm hôm nay.
Quả thực, đúng như lời Chúa Giêsu tuyên bố trong bài Phúc Âm
hôm nay về dụ ngôn vườn nho của Chúa và bọn tá điền gian ác
(ám chỉ thành phần lãnh đạo Do Thái giáo) đã sát hại các đợt
đầy tớ được chủ sai đến thu hoa lợi, thậm chí sát hại cả
chính người con duy nhất vô cùng yêu quí của chủ nữa để cướp
gia tài của người con này:"Ông
sẽ đến tiêu diệt bọn tá điền và giao vườn nho cho người
khác"phải chăng chínhlà
thành phần lãnh đạo Dân Tân Ước Con Ngài.
Như
thế có nghĩa là Thiên Chúa vẫn có thể biến tất cả những sự
dữ gây ra bởi con người để mang lại thiện hảo cho họ
theo đúng như ý định vô cùng nhân hậu và quan phòng thần
linh vô cùng khôn ngoan đầy quyền năng của Ngài. Như
từ một tảng đá bị thợ xây loại bỏ là
một Đức Kitô khổ nạn và tử giá, Thiên Chúa đã biến thành
tảng đá góc tường là một Chúa Kitô phục sinh, Đấng "được
toàn quyền trên trời dưới đất"
(Mathêu 28:18), để Người có thể thông ban sự sống thần linh
của Người cho nhân loại, qua Giáo Hội Nhiệm Thể của Người,
thành phần "tá điền" mới được sai đến để làm vườn
nho của Người và cho Người:
"Bởi thế, các con hãy đi tuyển
mộ môn đồ ở khắp mọi dân nước và rửa tội cho họ nhân danh
Cha và Con và Thánh Thần ..."
(Mathêu 28:19).
Cảm Nghiệm
Thành phần "tá điền" lãnh đạo Dân Do Thái thời Cựu Ước
(đối với các vị tiên tri) cũng như"thời viên
trọn" (Galata 4:4) của Chúa Giêsu, bề ngoài và thực tế, đã
quả thực ra tay sát hại các tiên tri nhất là Con Thiên Chúa, với
chủ ý muốn chiếm đoạt gia tài của người con chủ, nghĩa là chỉ vì
bênh vực vinh quang Thiên Chúa mà họ đã giết Chúa Kitô:
"'Nhân danh Thiên Chúa hằng sống ta truyền cho ngươi phải
nói thật cho chúng ta biết ngươi có phải là Đức Kitô Con Thiên
Chúa hay chăng?'Ðức
Giêsu trả lời: 'Chính ngài nói đó. Hơn nữa, tôi nói cho các ông
hay: từ nay, các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Ðấng Toàn
Năng và ngự giá mây trời mà đến'.Bấy
giờ vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói: 'Hắn nói phạm
thượng! Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? Ðấy, quý vị vừa nghe hắn
nói phạm đến Thiên Chúa,quý
vị nghĩ sao?' Họ liền đáp: 'Hắn đáng chết!'"(Mathêu
26:63-66).
Phải chăng cùng tâm thức đó mới xẩy ra hiện tượng khủng bố ngày
nay, hoàn toàn xuất phát từ thế giới Ả Rập Hồi giáo, nhân danh
Thiên Chúa mà sát hại đồng loại, đồng hương và đồng đạo của mình
một khi thành phần bị họ khủng bố được họ cho là đã làm bất cứ
điều gì đó xúc phạm đến "Allah Vĩ Đại" hay xúc phạm đến vị đại
tiên tri Muhammed duy nhất cao cả sáng lập đạo giáo của họ?
Thế nhưng, tự bản chất việc sát hại ấy đã là xấu, con người tạo
vật dù có ý tốt mấy chăng nữa, cũng không thể và không có quyền
biến dữ thành lành, một cách bất chấp thủ đoạn, ở chỗ biến
phương tiện (xấu) thành mục đích (tốt) như chủ trương phương
tiện biện minh cứu cánh của chủ nghĩa cộng sản vô thần thời cận
đại và hiện đại.
Tuy nhiên, con người vẫn có thể biến sự dữ thành sự lành, bằng
cách tha thứ, hay lấn át hoặc che lấp sự ác bằng sự thiện, như trường hợp của
nhân vật Tobia cha trong Bài Đọc 1 hôm nay, ở chỗ bất tuân lệnh
vua (xấu) và cứ chôn xác đồng hương của mình (lành):"Tôbia,
người chi họ và thành Nephthali, ông bị bắt lưu đày trong đời
Salmanasar, vua xứ Assyria. Mặc dầu bị lưu đày, ông không bỏ
đường chân lý... Tôbia kính sợ Thiên Chúa hơn là sợ nhà vua, vẫn
lấy trộm xác kẻ bị giết, giấu trong nhà, rồi đến nửa đêm ông đem
đi chôn".
Nhân vật Tobia cha này thật sự đáng được Thánh Vịnh gia ca ngợi
như trong bài Đáp Ca hôm nay:
1) Phúc đức thay người tôn sợ Chúa, người hết lòng ham mộ
luật pháp của Ngài. Con cháu người sẽ hùng cường trong Ðất Nước:
thiên hạ sẽ chúc phúc cho dòng dõi hiền nhân.
2) Trong nhà người có tài sản phú quý, và lòng quảng đại
người còn mãi muôn đời. Trong u tối, người xuất hiện như ánh
sáng soi kẻ lòng ngay, người nhân hậu, từ bi và công chính.
3) Phúc đức cho người biết xót thương và cho vay, biết quản
lý tài sản mình theo đức công bình. Cho tới đời đời người sẽ
không nao núng: người hiền đức sẽ được ghi nhớ muôn đời.
Ngày 3 tháng 6
Thánh Ca-rô-lô Loan-ga và các bạn, tử đạo
lễ nhớ bắt buộc
Cùng với hai mươi hai vị tử đạo U-găng-đa này, trang sử về các Chứng
Nhân Tử Đạo những thế kỷ đầu lại tái diễn. Rất nhiều vị trong số đó
chỉ mới là Ki-tô hữu được ít lâu. Bốn vị trong số đó được thánh
Ca-rô-lô Loan-ga thanh tẩy ngay trước lúc hành hình. Phần lớn các vị
bị thiêu sống ở Nu-mun-gun-gô (năm 1886) thuộc lớp tuổi từ mười sáu
đến hai mươi bốn. Vị trẻ nhất tên là Ki-di-tô mới có mười ba tuổi.
Vinh quang của các vị tử đạo là
dấu chỉ về một cuộc tái sinh
Trích bài giảng của đức giáo hoàng Phao-lô VI trong lễ phong
thánh các vị tử đạo U-găng-đa.
Các vị tử đạo Phi Châu này đã thêm một trang mới vào Danh Bộ Các
Thánh Tử Đạo, vào cuốn sổ ghi tên những người chiến thắng. Trang
sách đó cho thấy những sự việc vừa bi thảm, lại vừa cao đẹp.
Chúng tôi coi đó là trang sử xứng đáng tiếp nối những bài tường
thuật hiển hách về Châu Phi ngày xưa. Chúng ta, những con người
của thời đại hôm nay, những người kém lòng tin, chúng ta vẫn
tưởng rằng sẽ không bao giờ lại có những trang sử hùng tráng như
xưa.
Thánh Âu-tinh và nhà thơ Pơ-ru-đen-xi-ô đã kể lại những thành
tích đầy xúc động của các vị tử đạo ở Si-li-um, ở Các-tha-gô, và
của các vị tử đạo trong “Đoàn Người Trắng thành U-ti-ca” (300 vị
chết trong hầm vôi đang sôi). Thánh Gio-an Kim Khẩu thì hết lời
tán dương các vị tử đạo Ai-cập. Những thành tích của tất cả các
vị vừa được nhắc đến cùng với thành tích của các vị tử đạo trong
cuộc bách hại của những người Văng-đan xưa, ai có thể ngờ rằng
thời nay lại được tiếp nối bởi những câu chuyện mới không kém
nét hào hùng, không kém phần hiển hách.
Phi Châu ngày xưa có các vị đại tử đạo và các bậc chứng nhân đức
tin, những nhân vật nghìn năm không quên như thánh Síp-ri-a-nô,
thánh Phê-li-xi-ta, thánh Pe-pê-tu-a, và nhất là thánh cả
Âu-tinh. Trước đây, ai có thể tiên đoán rằng sau các vị đó sẽ có
ngày chúng ta còn được kể thêm danh tánh rất thân thương của
thánh Ca-rô-lô Loan-ga, thánh Mát-thi-a Mu-lum-ba, thánh
Ca-lem-ba và hai mươi đồng bạn tử đạo. Cả những vị thuộc Giáo
Hội Anh Giáo đã chịu chết vì danh Đức Ki-tô cũng cần phải được
nêu danh nữa.
Các thánh tử đạo Phi Châu nói đây đã mở đầu một kỷ nguyên mới,
không phải là kỷ nguyên bách hại và tranh chấp, nhưng là kỷ
nguyên tái sinh về cả hai mặt đạo cũng như đời.
Phi Châu đã được tưới gội bằng máu của các vị tử đạo mới này,
những vị tử đạo đầu tiên trong kỷ nguyên chúng ta -ước chi cũng
là những vị cuối cùng, vì lễ toàn thiêu của các ngài cao quý và
đắt giá biết bao !- Phi châu đã được tự do và độc lập. Quả thật,
Phi châu đang tái sinh.
Người ta đã nghiền nát các ngài một cách tàn bạo. Thật khủng
khiếp, nhưng cũng đầy ý nghĩa, vì sự tàn bạo đó ai cũng thấy là
đã làm phát sinh những động lực mạnh mẽ khiến hình thành một dân
mới -mới về phương diện đạo đức-. Một nếp sống tinh thần mới
phải được kiến tạo để truyền lại cho hậu thế. Nếp sống đó phải
là một biểu tượng nói lên sự chuyển biến và phải chuyển biến
thật sự. Trước đây là một lối sống đơn sơ mộc mạc, tuy không
thiếu những giá trị nhân bản đáng quý, nhưng người ta lại bị
ràng buộc trong tình trạng nô lệ chính mình, khiến cho lối sống
đó không còn đáng trọng, không đứng vững được nữa. Nay phải bước
qua một nền văn minh hướng tới những biểu lộ cao quý nhất của
tinh thần con người, tới những hình thái thượng đẳng của cuộc
sống xã hội.
Xướng đáp
XKhi
chúng ta lâm trận và chiến đấu cho đức tin, có Thiên Chúa
chứng giám, có các thiên sứ của Người chứng giám, và cả Đức
Ki-tô cũng chứng giám nữa.
ĐÔi
vinh hiển dường bao, hạnh phúc biết chừng nào, khi xông vào
cuộc chiến mà có Thiên Chúa hiện diện, có Đức Ki-tô làm
trọng tài và đội triều thiên cho người chiến thắng.
XTa
hãy võ trang cho đầy đủ, và sẵn sàng lâm chiến : tinh thần
phải vững mạnh, đức tin phải nguyên tuyền, và đức ái nồng
nàn mãnh liệt.
ĐÔi
vinh hiển dường bao, hạnh phúc biết chừng nào, khi xông vào
cuộc chiến mà có Thiên Chúa hiện diện, có Đức Ki-tô làm
trọng tài và đội triều thiên cho người chiến thắng.
Lời nguyện
Lạy Chúa, Chúa đã cho máu tử đạo làm nảy sinh thêm nhiều Ki-tô
hữu, xin cho máu của thánh Ca-rô-lô Loan-ga và các bạn đã tưới
xuống cánh đồng Hội Thánh cũng đem lại một mùa lúa dồi dào.
Chúng con cầu xin
THÁNH CARÔLÔ LWANGA và CÁC BẠN TỬ ĐẠO, (St. Charles Lwanga)
Ngày 03/6
Kitô giáo còn hoàn toàn mới lạ đối với Phi châu cho tới khi việc truyền
bá đạo Công giáo bắt đầu khai mào từ năm 1879. Các linh mục là những tu
sĩ dòng Thừa Sai Phi Châu. Các ngài được mọi người biết đến dưới tước
hiệu “các cha áo trắng” vì các ngài mang bộ tu phục màu trắng. Vua
Mwanga chẳng biết Kitô giáo rao giảng những gì nhưng ông cảm thấy bực
mình khi một tín hữu Công giáo là Giuse Mkasa khiển trách lối sống của
ông. Vua đã sát hại một nhóm Kitô hữu và cả vị giám mục thân yêu của họ.
Vua cũng can dự vào sinh hoạt đồng tính luyến ái. Ông đặc biệt ưa thích
các chú tiểu đồng. Rồi sự bực mình của vua Mwanga trở nên phẫn nộ và căm
thù đối với Giuse Mkasa và tôn giáo của anh. Một số giới chức tham tham
của nhà vua đã kích động tâm trạng vua với những lời xu nịnh gian trá.
Thế là vào ngày 18 tháng Mười Một năm 1885, Giuse Mkasa bị đem ra xử
trảm. Cuộc bách hại khủng bố bắt đầu. Trước khi nó kết thúc, hàng trăm
người đã bị thiệt mạng. Hai mươi hai người trong số họ được tôn phong
lên bậc hiển thánh.
Với cái chết của Giuse Mkasa, Carôlô Lwanga trở thành thầy dạy đạo chính
yếu cho các chú tiểu đồng của vua. Vào ngày 26 tháng Năm năm 1886, vua
Mwanga nhận thấy một số tiểu đồng của ông là tín hữu Công giáo. Ông cho
gọi Đênis Sêbugwawo vào. Ông hỏi có phải Đênis đã dạy đạo cho các tiểu
đồng không. Đênis trả lời phải. Nhà vua liền chụp lấy ngọn giáo của mình
và phóng xuyên qua cổ họng chàng thanh niên. Rồi ông la lớn tiếng không
cho phép ai được rời khỏi tổng hành dinh của ông. Tiếng trống đấu tranh
vang lên thâu đêm. Trong một căn phòng kín ẩn, Carôlô Lwanga đã bí mật
rửa tội cho bốn chú tiểu đồng. Một em trong bọn trẻ là thánh Kizitô, chú
bé mười ba tuổi có tính tình vui tươi quảng đại. Kizitô là người bé nhất
trong nhóm. Thánh Carôlô Lwanga thường hay bảo vệ Kizitô thoát khỏi lòng
ham muốn dâm dật của vua Mwanga.
Hầu như hai mươi hai vị thánh tử đạo Uganđa này đã bị giết chết vào cùng
ngày mùng 3 tháng Sáu năm 1886. Các ngài bị bắt đi bộ chừng năm mươi
chín cây số đến nơi hành quyết. Sau ít ngày bị giam tù, người ta ném các
ngài vào một đống lửa lớn. Mười bảy người trong số ấy là những chú tiểu
đồng thuộc vương gia. Một trong các cậu bé tử đạo là thánh Mbaga. Hôm ấy
chính thân phụ ngài là người đao phủ. Một vị tử đạo khác là thánh Anrê
Kagwa, mất ngày 27 tháng Giêng năm 1887, cũng ở trong số hai mươi hai vị
tử đạo được đức thánh cha Phaolô VI tôn phong lên bậc hiển thánh năm
1964.
Carôlô
Lwanga là thánh bổn mạng của giới trẻ da mầu Phi châu. Ngài và các bạn
tử đạo đã hết sức hiểu rõ và quý trọng ơn đức tin của mình. Các ngài đã
là những anh hùng! Chúng ta hết thảy hãy cầu xin cùng thánh Carôlô
Lwanga và các thánh tử đạo Phi châu này. Hãy xin các ngài chỉ cho chúng
ta biết cách làm chứng cho Đức Chúa Giêsu và Giáo hội như các ngài.
Dân da đen sống ở miền Ouganda, Trung Phi
thuở ấy chưa hề nghe đến tên Chúa. Ma quỷ còn thống trị họ với mọi
thứ phù phép. Họ chém giết lẫn nhau và ăn thịt nhau nữa. Trẻ em bị
bỏ rơi. Đàn bà bị coi như thú vật phải làm việc mệt nhọc và bị sát
hại theo sở thích của đàn ông.
Ngày kia hai cha thừa sai Lourdel và Livinhac đến với họ sau một
cuộc hành trình đầy cực khổ. Các Ngài đến gặp nhà vua trong chòi của
ông và buổi đầu mọi sự tốt đẹp. Các Ngài tận tụy phục vụ.
Dân da đen đã không bao giờ tưởng tượng được điều các vị thừa sai
nói cho lại là điều tốt đẹp như vậy: Họ có một người cha trên trời
đã yêu thương họ đến nỗi đã ban con mình là Chúa Giêsu đến cứu chuộc
họ, và Chúa Giêsu lại chết trên thánh giá đã họ được về trời với
Người, như thế họ lại không yêu mến vâng phục Người để được gặp lại
Người trong hạnh phúc bất tận sao? Để được như vậy, họ quyết yêu
thương nhau theo luật Chúa để nên tốt hơn. Khi đã cố gắng lãnh phép
Rửa tội. Chúa Giêsu đổ tràn ơn thánh vào trong lòng họ và kết hợp
với họ trong Bàn tiệc Thánh Thể.
Nhà Vua cũng rất thích điều các Cha nói. Những điều các Ngài rao
giảng làm cho các phù thủy và bọn người Ả rập buôn người giận dữ.
Một thị động bị vu oan và bị thiêu sống. Anh ta xin được rửa tội và
đã can đảm chịu cực hình, các nhà thừa sai cảm thấy cơn bách hại đã
đến nên vội rửa tội cho những người đã được chuẩn bị rồi rút lui với
một số trẻ em các Ngài đã chuộc lại được. Các Ngài rút lui về bờ hồ
phía nam, là nơi bệnh đậu mùa đang giết hại rất nhiều người. Số đông
trẻ em sắp chết đều được rửa tội.
Các Ngài nói với một em bé 9 tuổi: Hãy cầu nguyện xin Chúa Giêsu cứu
chữa con. Nhưng em bé trả lời: – Bây giờ được làm con Thiên Chúa,
con không sợ chết nữa.
Được ba năm, nhà vua qua đời, các vị thừa sai trở lại, dân chúng
mừng rỡ. Dân được rửa tội trước đã rửa tội cho nhiều người khác nữa.
Việc tông đồ khởi sắc nhưng một viên chức của Tân vương đã gieo nghi
ngờ đối với các thành quả của các Kitô hữu, nhất là đối với Giuse
Mukasa, thủ lãnh các thị đồng, người đã chống lại sự vô luân của
ông. Ông ta tâu vua rằng: các Kitô hữu mưu chiếm ngôi vua. Các phủ
thủy bảo rằng bọn khởi xướng phải chết. Vua tin họ và Giuse bị thiêu
sống. Lý hình muốn trói Ngài lại nhưng Ngài nói: – Tôi chết vì đạo
mà lại tìm cách thoát thân sao? Một Kitô hữu không có sợ chết đâu.
Nhà vua nghĩ rằng bản án nầy sẽ làm cho các Kitô hữu khiếp sợ. Trái
lại, ngày càng có nhiều người theo đạo. Khi đi săn về, ông gọi tiểu
đồng Mwafou 14 tuổi lại, và khi biết rằng em đang học đạo với một
thiếu niên tên là Denis, ông truyền dẫn Denis lại, la lớn:
Tên nô lệ khốn khiếp, ngươi dạy đạo hả? Và ông dùng lưỡi dao tẩm
thuốc độc hạ sát Denis.
Giận dữ đi ra, ông gặp Honôrat và hỏi: – Mày cũng là Kitô hữu hả? –
Phải.
Và Hônôrat bị tra khảo, bị xẻ thịt. Bấy giờ vua khám phá ra một tân
tòng là Giacôbê và tra gông vào cổ. Về nhà ông thúc trống tập họp
các đao phủ lại. Bọn đao phủ và các phù thủy nhảy múa như được thoát
khỏi ngục. Ngược lại tại các nhà thị đồng quang cảnh như thần tiên.
Carôlô Lwanga, chiến sĩ anh dũng nhất của triều đình đã rửa tội cho
em bé Kizitô và ba trẻ em khác, dọn mình cho các em chịu chết cách
thánh thiện.
Ngày 28 tháng 5, nhà vua truyền thiêu sống các thị đồng dám cầu
nguyện. Mwa-Ga là con một đao phủ. Ba em khẩn khoản xin em trốn đi,
nhưng em từ chối. Một chiến sĩ Kitô giáo nói với vua: – Con lên trời
và cầu nguyện cho Đức Vua.
Các phạm nhân mạnh dạn tiến đi chịu khổ hình, gặp Pontianô tên đao
phủ hỏi anh: – Mày biết cầu nguyện không?
Vừa trả lời "biết" Pontianô bị chém đầu ngay. Những người khác nói:
– Ở trên trời Pontianô sẽ cầu nguyện cho chúng ta được can đảm chịu
chết.
Các vị tử đạo bị kềm cứng trong gông cùm trong khi người con của đao
phủ bị ép đến với cha mẹ. Họ phải đợi sáu ngày để chuẩn bị giàn
thiêu, đã đến ngày xử, Mwaga nhảy xổ đến nhập bọn tại pháp trường,
các vị tử đạo nói với nhau: – Chính tại nơi đây chúng mình được thấy
Thiên Chúa.
Các Ngài bị đặt trên các tấm phên như những cây đuốc sống. Người ta
đốt chân các vị tử đạo để mong các Ngài thôi cầu nguyện, nhưng các
Ngài đã trả lời: – Còn sống, chúng tôi sẽ không ngừng cầu nguyện.
Một phù thủy nói với các Ngài: Thiên Chúa sẽ không giải thoát các
Ngài đâu. Brunô trả lời: – Ông không đốt cháy linh hồn chúng tôi
được đâu, nhưng nó sẽ bay lên thiên đàng.
Giàn thiêu được đốt lên. Lời kinh lạy cha của các thánh còn vượt
trên những tiếng la hét man rợ và những tiếng nổ lốp đốp của lò lửa.
Người ta biết được là các Ngài đã chết khi hết nghe tiếng các Ngài
cầu nguyện.
Ông vua da đen tự nhiên chắc rằng sau tội ác này, chẳng còn bóng
dáng Kitô hữu nào trong xứ sở của ông nữa. Nhưng ngày nay, Ouganda
có hơn nửa triệu tín hữu.
“
Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc, dành
sẵn cho các ngươi, ngay từ lúc tạo thành trời đất”( Mt 25, 34
).Thánh Carôlô Lwanga và các bạn tử đạo đã làm cho Hội Thánh Ouganda
càng lúc càng phát triển. Các Ngài xứng đáng lãnh nhận triều thiên
trên trời.
HỘI THÁNH OUGANDA ĐƯỢC LỚN LÊN NHỜ MÁU CÁC THÁNH CARÔLÔ LWANGA và
CÁC BẠN TỬ ĐẠO:
“ Máu của các
Kitô hữu làm nẩy sinh Giáo Hội” hay “ Máu vị tử đạo là hạt giống của
các Kitô hữu”. Thánh Carôlô Lwanga luôn khích lệ, động viên các bạn
kiên cường, tuyên xưng danh Chúa dẫu có phải hy sinh tới cả mạng
sống của mình. Các thánh tử đạo Ouganda thuộc mọi lứa tuổi: có vị
như Matthias mới lên 5 tuổi, thánh Kitô mới có 13 và các vị khác lớn
hơn từ 16 tới 24 tuổi đời. Các Ngài đã hy sinh thí mạng sống của
mình, đã đi con đường đức tin, con đường thập giá, con đường tình
yêu như Thầy chí thánh Giêsu, những hình phạt như ném đá, voi dày,
đòn vọt, gông cùm, xiềng xích không làm chùn bước các Ngài. Các
Ngài đã cảm nghiệm sâu xa lời của Chúa:”Tôi đã không muốn biết đến
chuyện gì khác, ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng
đinh vào thập giá”( 1Co 2, 2 ) . Hai mươi hai thánh tử đạo Ouganda
trong đó có bốn vị chưa được chịu phép rửa tội, thánh Carôlô đã động
viên, dậy dỗ và rửa tội cho họ trước khi các Ngài được phúc tử đạo.
Hội Thánh Ouganda chỉ thực sự được phát triển và lớn mạnh nhờ máu
của các vị tử đạo mà Giáo Hội mừng kính hôm nay.
CHÚA THƯỞNG CÔNG CÁC NGÀI:
Cảm nghiệm sâu xa lời sách khải huyền:” Ai thắng, Ta sẽ cho ăn quả
cây sự sống, trồng ở trên thiên đàng của Thiên Chúa”( Kh 2, 7 ).
Thánh Carôlô Lwanga và hai mươi mốt bạn được phúc tử đạo, đã lãnh
triều thiên nước trời. Chúa thưởng công các Ngài, Giáo Hội trần thế
tôn vinh các Ngài. “Lạy Chúa, Chúa đã cho máu tử đạo làm nẩy sinh
thêm nhiều Kitô hữu. Xin cho máu của thánh Carôlô Lwanga và các bạn
đã tưới xuống cánh đồng Hội Thánh cũng đem lại một mùa lúa dồi dào”(
Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Carôlô Lwanga và các bạn tử đạo ).
Gương thánh nhân: Năm 1880, giữa lúc
dân nước U-găn-đa còn sống trong lầm lạc, thờ lạy bụt thần, thánh
Ca-rô-lô Loan-ga và các bạn đã đem đạo Chúa đến cho họ.
Lúc đầu, nhà vua rất vui mừng đón tiếp và sẵn sàng ủng hộ ngài. Nhờ đó,
thánh nhân được tự do đi khắp nơi rao giảng cho mọi người biết Chúa. Dân
chúng rất cảm kích khi nghe Ngài nói đến sự thương khó và cuộc tử nạn
của Chúa Giêsu. Họ không thể tưởng tượng được một vị Chúa cả vì thương
họ đã bỏ trời sinh xuống làm người nghèo khổ như họ, và chịu chết đóng
đinh khổ nục trên thập giá để cứu rỗi họ, đem hạnh phúc đến cho họ. Từ
đó họ hết lòng thương mến Chúa và xin lãnh nhận bí tích rửa tội, để thờ
kính Đấng đã hết lòng thương mến họ.
Thấy thế, các thầy phù thuỷ và
buôn bán nô lệ ghen tức, vì họ bị mất ảnh hưởng, quyền lợi. Họ tố cáo
với nhà vua là những người theo đạo Thiên Chúa mưu phản. Sẵn lúc đó, nhà
vua đang bực tức vì những người có đạo chỉ trích đời sống vô luân của
ông ta. Thế nên ông ta ra lệnh bắt Ca-rô-lô và 18 người Công giáo. Và để
cho dân chúng khiếp sợ không còn ai dám theo đạo nữa, ông ta kết án
thiêu sống thánh nhân cùng với những người bị bắt. Nhưng thay vì làm cho
đạo Chúa bị bế tắc, ông đã giúp cho Châu Phi mở ra một kỷ nguyên mới:”
Kỳ nguyên tái sinh về phương diện Tôn giáo
và xã hội”, như lời Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói, vì máu các thánh tử
đạo là hạt giống sinh ra người có đạo. Chúng ta hãy nghe
lời Đức Giáo Hoàng nói, trong dịp lễ phong thánh cho thánh Ca-rô-lo-
Loan-ga và các bạn của Ngài:
“Ai có thể đoán được rằng tiếp theo các thánh tử đạo và tu sĩ thời danh
ngày xưa ơ Phi châu như: Síp-ri-a-nô, Fê-li-xi-ta và Pê-pê-tu-a, nhất là
thánh Aâu-tinh, ngày nay lại có những vị thời danh như Ca-rô-lô-
Loan-ga, Mát-thi-a Mô-lum-ba, Ca-len-ba cùng với 20 đồng bạn tử đạo
người công giáo. Ta cũng không thể quên những vị khác thuộc Anh giáo đã
dám bỏ mạng mình vì danh Chúa Kitô. Các vị tử đạo này của Châu Phi mở ra
một kỷ nguyên mới…dĩ nhiên không nên nghĩ là kỷ nguyên cấm đạo và đàn áp
tôn giáo mà là kỷ nguyên tái sinh về phương diện tôn giáo và xã hội.
Được tưới gội bằng máu của các thánh tử đạo mới này, những tử đạo đầu
tiên của thời đại mới ( và ước gí là những tử đạo cuối cùng, vì lẽ, lễ
hy sinh của các Ngài thật cao quý! ) một Phi Châu tự do và độc lập đang
được tái sinh.
Sự chết bi thảm của các ngài thật quá lạ lùng
và ý nghĩa, đến nỗi có thể tìm thấy ở đó đủ những bài học, để kiến tạo
một dân mới
về lòng đạo đức: xây dựng một truyền thống tinh thần mới để truyền lại
cho hậu thế, một truyền thống đủ khả năng tượng trưng diễn tả và đem lại
một tiến bộ cho dân tộc, đi từ một nền vănhoá thô
sơ có nhiều giá trị nhân bản cao quý, nhưng cũng không tránh khỏi còn
hoen ố nhược điểm và phần nào đang đóng kín, hẹp hòi, để tiến tới một
nếp sống chân chính cởi mở, thuận lợi cho tinh thần con người có được
những bộc lộ cao thượng hơn, và cuộc sống xã hội có được những hình thức
cao cấp hơn.”
Quyết tâm:Noi
gương thánh Ca-rô-lôLoan-ga, tôi sẵn sàng chịu gian nan khốn khó, để đem
Chúa đến cho những người chưa biết Chúa và để làm chứng đạo Chúa là đạo
thật.
Lời nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã cho máu
thánh tử đạo làm nảy sinh nhiều Kitô hữu, xin cho máu thánh Loan-ga và
các bạn đã tưới xuống cánh đồng Hội thánh cũng đem lại một mùa lúa dồi
dào.
Người ta ấn định ngày này để nhớ đến 22 vị thánh tử đạo Châu Phi da
đen, bị giết tại Ouganda giữa 26 tháng 5; 3 tháng 6 năm 1886; và 27
tháng 1 năm 1887. Ngày 3 tháng 6 nhắc lại cuộc tử đạo của Thánh
Charles Lwanga và 12 bạn chịu thiêu sống sau khi chịu nhiều cực hình
khủng khiếp, tại Rubaga (03.06.1886). Các ngài là những của lễ hy tế
đầu tiên trong cuộc bách hại do Mwanga chủ xướng. Ông là vị vua thâm
độc và khát máu trong miền Đại Hồ (Grands Lacs). Các ngài được Đức
Giáo Hoàng Bênêđíctô XV phong chân phước năm 1920 và được Đức Phaolô
VI phong hiển thánh năm 1964, nhân chuyến viếng thăm của ngài tại
Châu Phi.
Ouganda trước tiên được các linh mục Hội truyền giáo Châu Phi (Pères
Blancs) rao giảng Tin Mừng năm 1879. Năm 1882, họ bị đuổi khỏi nơi
này, nhưng hai năm sau họ trở lại theo lời yêu cầu của vua Mwanga.
Sau đó, chính ông lại bách hại các Kitô hữu hết sức tàn bạo.
Để trả thù, một viên chức bị bắt trong khi âm mưu chống vua Mwanga
đã thúc đẩy vua trước hết giết một số Kitô hữu và giám mục Anh Giáo
Hannington (1885), bị cáo gian làm gián điệp. Sau đó vua sai chém
đầu Joseph Mukusu, trưởng đội những người phục vụ. Họ bị cáo là “những
người cầu nguyện”
(17 tháng 11 năm 1885).
Charles Lwanga là người đầu bếp mới của triều đình, đã chuẩn bị cho
mười hai bạn được phúc tử đạo. Sau khi bị kết án tử hình, các ngài
bị dẫn đến địa điểm hành hình ở Kampala. Trong lúc đó, người bạn của
vua là André Kagwa, bị chặt đầu rồi hỏa thiêu. Hôm sau, một nhân vật
nổi tiếng khác cũng bị giết cách tàn bạo, đó là Matthias K.Mulumba.
Các văn kiện của vụ án phong thánh đều ví Matthias K. Mulumba như “đoá
hoa đẹp nhất trên chiếc triều thiên”
của các thánh tử đạo này.
Sau khi trở lại đạo và chịu phép thánh tẩy, ngài không còn quan tâm
đến các danh vọng bổng lộc ban cho ngài với tư cách là nhân vật cao
cấp trong triều, ngài nói: “Tôi không phải là một người nô lệ, nô lệ
của Đức Giêsu Kitô sao ?”
Sau vài ngày cần thiết chờ đợi để chuẩn bị ra pháp trường và trong
khi vài kiếm đồng đã bị giết chết dọc đường, người ta xiềng xích các
tù nhân. Người đầu tiên phải lên giàn hỏa thiêu là Charles Lwanga.
Rồi những người khác, lần lượt bị thiêu sống. Trong nhóm họ có con
trai của người trưởng toán lý hình. Anh không chấp nhận được tha
bổng và trả lời cha: “Vua
đã ra lệnh cho cha phải giết con. Con muốn chết vì Đức Giêsu Kitô”.
Jean-Marie Jamari được mệnh danh là bậc “tiền
bối” do
bởi dáng vẻ oai nghi trang trọng và luôn sẵn sàng giúp đỡ người thân
cận, hai năm sau cũng bước theo các bạn tử đạo của mình; ngài bị
nhấn chìm trong hồ ngày 27 tháng 1 năm 1887.
Do đó, thật xứng đáng khi Đức Piô XI công bố Charles Lwanga là thánh
Bảo Trợ cho Công Giáo Tiến Hành và giới trẻ châu Phi.
2- Thông điệp và tính thời sự
a. Lời nguyện trong ngày lễ được mở đầu bởi câu nói danh tiếng của
Tertullien, cũng là một giáo dân châu Phi: “Lạy
Chúa, Chúa đã cho máu tử đạo làm nảy sinh thêm nhiều Kitô hữu...”
và lời nguyện tiếp theo:
“Xin cho máu của thánh Lwanga và các bạn đã tưới xuống cánh đồng Hội
thánh cũng đem lại một mùa lúa dồi dào”.
Nhân chuyến hành hương sang châu Phi năm 1964, Đức Phaolô VI đã cử
hành Thánh lễ phong thánh trên các hũ đựng di hài các thánh tử đạo.
Như thế Ngài lặp lại truyền thống của thánh Cyprien là cử hành hy tế
Tạ Ơn trên các mộ thánh tử đạo thành Carthage. Như để nhấn mạnh câu
nói danh tiếng của Tertullien, Đức Giáo Hoàng tuyên bố rằng các tân
thánh tử đạo này của châu Phi như thêm một mắc xích mới vào chuỗi
các vị tử đạo của châu Phi xưa: “Thánh Augustinô và nhà thơ Prudence
đã kể lại những thành tích đầy xúc động của các vị tử đạo ở
Scillium, ở Carthage, và của các vị tử đạo trong “Đoàn Người Trắng
thành Utique” (300 vị chết trong hầm vôi đang sôi). Thánh Gioan Kim
Khẩu hết lời tán dương các vị tử đạo Ai-cập, cùng với thành tích của
các vị tử đạo trong cuộc bách hại của những người Vandales xưa…”
b. Lời nguyện trên lễ vật gợi lại việc các thánh tử đạo trẻ tuổi đã
từ chối và chống lại những lời khiếm nhã của Đức vua, họ thà chết
hơn là phạm tội. Như thế, họ làm sống dậy các hành vi và cử chỉ của
các thánh tử đạo vào những thế kỷ đầu tiên trong lòng Giáo hội trẻ
trung vừa được rao giảng Tin Mừng từ thế kỷ XIX.
c. Lời nguyện hiệp lễ giúp chúng ta nắm được ý nghĩa hiện thực của
ngày lễ nhớ các thánh tử đạo Ouganda. “Chính
trong hy lễ Tạ Ơn mà các ngài đã tìm được sự dũng cảm để chịu đựng
các nỗi cực hình”.
Chúng ta cũng thế, giữa muôn vàn thử thách, chúng ta sẽ nhận lấy,
trong mầu nhiệm hy lễ Tạ Ơn, một niềm tin và lòng bác ái tinh tuyền,
không khiếm khuyết.
"Tuy bị mù lòa, ông cũng không
phiền trách Thiên Chúa".
Trích sách Tobia.
Xảy ra trong một ngày nọ, Tobia đi
chôn xác mệt nhọc, trở về nhà, ông liền nằm ngủ bên vách tường, thì phân
nóng chim én từ tổ rơi xuống mắt ông, khiến ông bị mù.
Chúa cho phép ông chịu thử thách như
thế, để nêu gương nhẫn nại cho hậu thế như thánh Gióp xưa.
Vì từ lúc còn bé, ông có lòng kính sợ
Thiên Chúa, và tuân giữ giới răn của Người, tuy bị mù lòa, ông cũng không
phiền trách Thiên Chúa.
Trái lại, ông vẫn một lòng kính sợ
Thiên Chúa, và tạ ơn Người hằng ngày trong đời ông.
Vả các vua xưa nhạo báng thánh Gióp
thế nào, thì nay bà con họ hàng cũng chê cười đời sống của ông mà rằng: "Hy
vọng của ông ở đâu? Ông làm phúc và chôn xác được ích gì?"
Nhưng Tobia quở trách họ rằng: "Các
ngươi đừng nói vậy, vì chúng ta là con cái các thánh, chúng ta trông đợi
cuộc sống mà Thiên Chúa sẽ ban cho những ai không bao giờ thay đổi lòng tin
vào Người".
Còn bà vợ của ông là Anna, hằng ngày
đi dệt vải, hễ kiếm được gì bởi tay mình làm để nuôi thân, bà đem về, bởi
đó, có lần bà nhận được một con dê đem về nhà; ông ông chồng nghe tiếng dê
be be, liền nói: "Coi chừng, kẻo lỡ phải của ăn trộm đó. Hãy dắt đem trả cho
chủ nó, vì chúng ta không được phép dùng đến của ăn trộm".
Bà vợ ông nổi giận trả lời rằng: "Rõ
là niềm hy vọng của ông ra vô ích, và kết quả việc bố thí của ông nay đã rõ
ràng!"
Và bà tiếp tục nói những lời như thế
mà mạt sát ông.
Ðó là Lời Chúa.
Ðáp Ca: TV. 111,
1-2, 7bc-8,9
Ðáp:Lòng
người công chính vững vàng trông cậy vào Chúa.
Xướng 1) Ph1uc đức thay người tôn sợ
Chúa, người hết lòng hâm mộ luật pháp của Ngài. Con cháu người sẽ hùng cường
trong Ðất Nước: thiên hạ sẽ chúc phúc cho dòng dõi hiền nhân. - Ðáp.
2) Người không kinh hãi vì nghe tin
buồn thảm, lòng người vững vàng, cậy trông vào Chúa. Lòng người kiên nghị,
người không kinh hãi, cho tới khi nhìn thấy kẻ thù phải hổ ngươi. - Ðáp.
3) Người ban phát và bố thí cho những
kẻ nghèo, lòng quảng đại của người muôn đời còn mãi, sừng người được ngẩng
lên trong vinh quang. - Ðáp.
Alleluia: 1 Pr 1,
25
Alleluia, alleluia! - Lời Chúa tồn tại
muôn đời, đó là lời Tin Mừng đã rao giảng cho anh em. - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 12,
13-17
"Các ông hãy trả cho Cêsarê cái gì
thuộc về Cêsarê, và trả cho Thiên Chúa cái gì thuộc về Thiên Chúa".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh
Marcô.
Khi ấy, người ta sai mấy người thuộc
nhóm biệt phái và đảng Hêrôđê đến Chúa Giêsu để lập mưu bắt lỗi Người trong
lời nói. Họ đến thưa Người rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người
chân thật không vị nể ai, vì Thầy chẳng xem diện mạo, một giảng dạy đường
lối Thiên Chúa cách rất ngay thẳng. Vậy chúng tôi có nên nộp thuế cho Cêsarê
không? Chúng tôi phải nộp hay là không?" Nhưng Người biết họ giả hình, nên
bảo rằng: "Sao các ông lại thử Ta? Hãy đưa Ta xem một đồng tiền". Họ đưa cho
Người một đồng tiền và Người hỏi: "Hình và ký hiệu này là của ai?" Họ thưa:
"Của Cêsarê". Người liền bảo họ: "Vậy thì của Cêsarê, hãy trả cho Cêsarê;
của Thiên Chúa, hãy trả cho Thiên Chúa". Và họ rất đỗi kinh ngạc về Người.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm
"Chúa đã
dựng nên con cho Chúa nên lòng
con khắc khoải cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa"
(Thánh Augustino: Tự Thú I,1).
Suy Niệm
Bài Phúc Âm Thứ Ba Tuần IX Thường Niên hôm nay thuật lại câu Chúa Giêsu
trả lời cho "nhóm
biệt phái và đảng Hêrôđê"
là thành phần "lập
mưu bắt lỗi Người trong lời nói" đó là "hãy trả
về cho Cesa những gì của Cesa và trả cho Thiên Chúa những gì của Thiên
Chúa".
Câu trả lời của Người dù đã làm cho "họ
rất đỗi kinh ngạc về Người", như
bài Phúc Âm kết thúc, thế
nhưng,
trước
khi trả
lời cho câu
họ đặt ra: "Vậy
chúng tôi có nên nộp thuế cho Cêsa không?", một
câu hỏi thật hóc búa, Người trả lờiđằng
nào cũng chết, "có" thì theo đế quốc Roma phản dân tộc, còn "không" thì
tỏ ra xui dân phản loạn với đế quốc này, Người đã
phải căn cứ vào một vật thể, đó là "đồng tiền", vì vấn đề "nộp thuế
cho Cêsa"
liên quan đến "đồng tiền" của đế quốc Rôma.
Thế rồi sau khi "họ
đưa cho Người một đồng tiền và Người hỏi: 'Hình và ký hiệu này là của
ai đây?' Họ thưa: 'Của Cêsa'. Người liền bảo họ: 'Vậy thì của Cêsa, hãy
trả cho Cêsa; của Thiên Chúa, hãy trả cho Thiên Chúa'".
Câu trả lời này của Chúa Giêsu không phải chỉ là một nguyên
tắc cần phải áp dụng vào lãnh vực chính
trị, ám
chỉ phải tuân phục quyền bính thích hợp, mà còn có một ý nghĩa sâu xa
hơn nữa, đó là dù có tuân phục quyền bính trần gian ("trả
cho Cêsa") nhưng với một tinh thần
đức tin siêu
nhiên vì
Chúa ("trả cho Thiên Chúa"), ở
chỗ, vì Chúa là Đấng quan phòng làm chủ lịch sử hơn là vì sợ con
người có
quyền bính: "Đừng
sợ kẻ chỉ giết được thân xác mà không thể nào hủy hoại được linh
hồn. Đúng ra hãy
sợ Đấng có thể hủy
hoại cả hồn lẫn xác trong hỏa
ngục"
(Mathêu
10:28).
Chưa hết "của
Cesa trả cho Cesa, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa"
còn có nghĩa là "người
ta không sống nguyên bởi bánh mà còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán
ra"
(Mathêu 4:4). Cho dù
cần phải "có thực mới vực được đạo",
thế nhưng,
vì con người được dựng nên để được sống đời đời chứ không phải chỉ sống
trên thế gian mau qua tạm gửi này thôi, nên "chính
thần trí mới cống hiến sự sống chứ xác thịt là thứ vô dụng"
(Gioan 6:63): "cái
gì sinh bởi xác thịt là xác thịt, cái gì sinh bởi Thần Linh là Thần Linh"
(Gioan 3:6).
Bởi
thế, trong Bài Giảng Phúc Đức Trọn Lành trên núi, Chúa Kitô đã
khẳng định với thành phần môn đệ của Người là "không
ai có thể làm tôi hai chủ ... Các con không thể vừa làm tôi cho Thiên
Chúa vừa làm tôi cho tiền của được"
(Mathêu 6:24). Nghĩa là "của
Cesa hãy trả cho cesa và của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa"
là thế.
Nếu "hình và ký hiệu"
trên đồng tiền được
thành phần âm mưu bắt bẻ Người bảo là
"của Cesa" ở đây và vì thế "của Cesa hãy trả cho Cesa",
thì con người được nên theo hình ảnh của Thiên Chúa và tương tự như
Thiên Chúa (xem Khởi Nguyên 1:26-27), có thể so sánh như một đồng tiền
quí giá, nếu không muốn nói là vô giá, chứ không phải đồ bỏ vì mang "hình và ký hiệu" của Thiên Chúa nên cần phải trả
về cho Ngài những gì thuộc về Ngài, nghĩa là cần phải sống xứng đáng với
ơn gọi và thân phận thần linh của mình. Ở chỗ, như Thánh Âu Quốc Tinh
(Augustine), sau
cuộc đời vừa lạc giáo về tâm thần vừa trác táng về xác thể, đã có được
một cảm nghiệm rất chí lý và xác thực là: "Chúa đã
dựng nên con cho Chúa nên lòng
con khắc khoải cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa"
(Tự Thú I,1).
Cảm Nghiệm
Thật vậy, nếu con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và tương tự
như Thiên Chúa (xem Khởi Nguyên 1:26-27) thì quả thực chỉ có một mình Thiên
Chúa là tất cả mọi sự của con người và cho con người, là nguyên ủy và là
cùng đích của họ, ngoài Ngài ra con ngưòi chắc chắn sẽ bị lầm lạc và chẳng
bao giờ có hạnh phúc chân thật, trọn hảo và bất tận, nếu con người không tìm
kiếm Ngài, nhận biết Ngài, chấp nhận Ngài và đáp ứng Ngài.
Trong Bài Đọc 1 hôm nay, nhân vật Tobia cha, trước mắt trần gian có vẻ bị
bất hạnh và khốn nạn đấy, nhưng trước nhan Thiên Chúa, nhân vật này quả thực
đã tỏ ra mình là một đồng tiền quí giá mang "hình và huy hiệu" của
Thiên Chúa, bằng đời sống tin tưởng Ngài và kính sợ Ngài của ông: "Từ
lúc còn bé, ông có lòng kính sợ Thiên Chúa, và tuân giữ giới răn của Người",
Đấng vì thế phải chăng đã càng cần phải làm cho "hình và huy hiệu"
của Ngài càng trở thành đậm nét hơn nữa nơi con người và cuộc đời của nhân
vật này bằng những gian nan khốn khó:
"Xảy ra trong một ngày nọ, Tobia đi
chôn xác mệt nhọc, trở về nhà, ông liền nằm ngủ bên vách tường, thì phân
nóng chim én từ tổ rơi xuống mắt ông, khiến ông bị mù. Chúa cho phép ông chịu thử thách như
thế, để nêu gương nhẫn nại cho hậu thế nhưthánh Gióp xưa".
Quả thực
nhân vật Tobia cha này đã chẳng những "trả về cho Thiên Chúa những gì
của Thiên Chúa" ở chỗ: "tuy bị mù lòa, ông cũng không
phiền trách Thiên Chúa. Trái lại, ông vẫn một lòng kính sợ
Thiên Chúa, và tạ ơn Người hằng ngày trong đời ông", mà còn "trả về
cho Cesa những gì của Cesa" là thế gian được tiêu biểu nơi thành phần
"bà con họ hàng cũng chê cười đời sống của ông mà rằng: 'Hy vọng của ông
ở đâu? Ông làm phúc và chôn xác được ích gì?'" như thế này: "Các
ngươi đừng nói vậy, vì chúng ta là con cái các thánh, chúng ta trông đợi
cuộc sống mà Thiên Chúa sẽ ban cho những ai không bao giờ thay đổi lòng tin
vào Người".
"Lòng
người công chính vững vàng trông cậy vào Chúa", câu thưa chính của Bài
Đáp Ca hôm nay thật là chính xác nơi trường hợp của nhân vật Tobia cha trong
Bài Đọc 1 hôm nay, một nhân vật đã được chính Thiên Chúa càng in đậm nét "hình
và huy hiệu" của Ngài nơi con người và trong cuộc đời của nhân vật này,
một nhân vật thực sự đã biết "trả về cho Thiên Chúa những gì của Thiên
Chúa, và trả về cho Cesa những gì của Cesa", một nhân vật đáng được
Thánh Vịnh gia thán phục và ca ngợi trong Bài Đáp Ca hôm nay:
1) Phúc đức thay người tôn sợ
Chúa, người hết lòng hâm mộ luật pháp của Ngài. Con cháu người sẽ hùng cường
trong Ðất Nước: thiên hạ sẽ chúc phúc cho dòng dõi hiền nhân.
2) Người không kinh hãi vì nghe tin
buồn thảm, lòng người vững vàng, cậy trông vào Chúa. Lòng người kiên nghị,
người không kinh hãi, cho tới khi nhìn thấy kẻ thù phải hổ ngươi.
3) Người ban phát và bố thí cho những
kẻ nghèo, lòng quảng đại của người muôn đời còn mãi, sừng người được ngẩng
lên trong vinh quang.
Thứ Tư
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I:(Năm
I)Tb
3, 1-11. 24-25 (Hl 1-11. 16)
"Lời cầu nguyện của hai người
trước tôn nhan vinh quang của Thiên Chúa Cao Cả, được chấp nhận".
Trích sách Tôbia.
Trong những ngày ấy, Tôbia thổn
thức và khóc lóc cầu nguyện rằng: "Lạy Chúa, Chúa công bình, mọi sự xét
đoán của Chúa đều công minh, mọi đường lối của Chúa là từ bi, chân lý và
phán quyết. Lạy Chúa, giờ đây xin hãy nhớ đến con, xin đừng báo oán tội
lỗi con, xin đừng nhớ đến những lỗi lầm của con và của cha ông con. Bởi
chúng con đã không vâng theo các giới răn của Chúa, nên Chúa để cho
chúng con bị cướp bóc, tù đày, chết chóc, nhạo báng, và khinh bỉ nơi các
dân mà chúng con bị lưu đày. Lạy Chúa, giờ đây sự xét xử của Chúa thật
cao cả và công bình, vì chúng con không sống theo giới răn Chúa, và
không thành tâm tiến bước trước thánh nhan Chúa. Lạy Chúa, giờ đây xin
cứ đối xử với con theo thánh ý Chúa, và xin hãy cho linh hồn con được an
nghỉ; vì thà con được chết còn hơn sống!"
Cũng trong ngày đó, xảy ra là
Sara, con gái của Raguel, người thành Mêđi, cũng bị một đứa đầy tớ gái
của cha cô lăng mạ, bởi vì cô đã kết hôn với bảy người đàn ông, nhưng
khi họ vừa đến gần cô, thì bị quỷ Asmođêô giết chết ngay. Vậy khi một
đứa tớ gái có lỗi, cô quở mắng nó, nó liền trả lời rằng: "Ðồ sát chồng,
chúng tôi sẽ không nhìn thấy con trai con gái của bà trên mặt đất này.
Nào bà muốn giết tôi như đã giết bảy người chồng của bà đó sao?" Nghe
lời đó, cô liền đi thẳng lên lầu nhà cô, và trong ba ngày đêm, cô không
ăn uống gì cả, cô chỉ cầu nguyện, khóc lóc than van cùng Thiên Chúa,
mong Người cứu thoát cô khỏi cảnh nhục nhã ấy.
Lúc ấy, lời cầu nguyện của hai
người trước tôn nhan vinh quang của Thiên Chúa Cao Cả, được chấp nhận.
Chúa liền sai thiên thần Raphael đến để cứu giúp hai người trong chính
lúc họ dâng lời cầu nguyện lên trước tôn nhan Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 24,
2-4a. 4b-5ab. 6-7bc. 8-9
Ðáp:Lạy Chúa,
con vươn linh hồn lên tới Chúa (c. 1b).
Xướng: 1) Con tin cậy vào Chúa,
xin đừng để con tủi hổ. Xin đừng để quân thù hoan hỉ về con. Phàm ai
trông cậy Chúa, ắt chẳng hổ ngươi, hổ ngươi sẽ là những kẻ liều thân
phản bội. - Ðáp.
2) Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường
đi của Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Ngài. Vì Chúa là Thiên Chúa
cứu độ con, và con luôn luôn cậy trông vào Chúa. - Ðáp.
3) Lạy Chúa, xin hãy nhớ lòng
thương xót của Ngài, lòng thương xót tự muôn đời vẫn có. Xin hãy nhớ con
theo lòng thương xót của Ngài, vì lòng nhân hậu của Ngài, thân lạy Chúa.
- Ðáp.
4) Chúa nhân hậu và công minh, vì
thế Ngài sẽ dạy cho tội nhân hay đường lối, Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung
trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối của Ngài. - Ðáp.
Alleluia: Tv
129, 5
Alleluia, alleluia! - Con hy vọng
rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 12,
18-27
"Người không phải là Thiên Chúa
kẻ chết, mà là Thiên Chúa kẻ sống".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Marcô.
Khi ấy, có ít người phái Sađốc đến
cùng Chúa Giêsu; phái này không tin có sự sống lại và họ hỏi Người rằng:
"Thưa Thầy, luật Môsê đã truyền cho chúng tôi thế này: Nếu ai có anh em
chết đi, để lại một người vợ không con, thì hãy cưới lấy người vợ goá đó
để gây dòng dõi cho anh em mình. Vậy có bảy anh em: người thứ nhất cưới
vợ rồi chết không con. Người thứ hai lấy người vợ goá và cũng chết không
con, và người thứ ba cũng vậy, và cả bảy người không ai có con. Sau cùng
người đàn bà ấy cũng chết. Vậy ngày sống lại, khi họ cùng sống lại, thì
người đàn bà đó sẽ là vợ của người nào? Vì cả bảy anh em đã cưới người
đó làm vợ". Chúa Giêsu trả lời rằng: "Các ông không hiểu biết Kinh
Thánh, cũng chẳng hiểu biết quyền phép của Thiên Chúa, như vậy các ông
chẳng lầm lắm sao? Bởi khi người chết sống lại, thì không lấy vợ lấy
chồng, nhưng sống như các thiên thần ở trên trời. Còn về sự kẻ chết sống
lại, nào các ông đã chẳng đọc trong sách Môsê chỗ nói về bụi gai, lời
Thiên Chúa phán cùng Môsê rằng: "Ta là Chúa Abraham, Chúa Isaac và Chúa
Giacóp". Người không phải là Thiên Chúa kẻ chết, mà là Thiên Chúa kẻ
sống. Vậy các ông thật lầm lạc".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm
"Thiên Chúa kẻ sống"
Suy Niệm
Chủ đề "sự sống" của Mùa Phục Sinh trở lại một cách tỏ tường hơn 2
ngày đầu tuần này ở phụng vụ Lời Chúa hôm nay, Thứ Tư Tuần IX Thường
Niên, qua lời Chúa Giêsu, trong bài Phúc Âm của Thánh ký Marco
(12:18-27), xác quyết với "ít
người phái Sađốc"
là thành phần "không
tin có sự sống lại"
rằng: "Ngài
không phải là Thiên Chúa kẻ chết, mà là Thiên Chúa kẻ sống".
Một trong những chứng cứ được phái Sađốc căn cứ vào để phủ nhận sự kiện
sống lại, đó là chính câu họ đặt ra chất vấn Chúa Giêsu:
"Thưa Thầy, luật Môsê đã truyền cho chúng tôi thế này:
Nếu ai có anh em chết đi, để lại một người vợ không con, thì hãy cưới
lấy người vợ goá đó để gây dòng dõi cho anh em mình. Vậy có bảy anh em:
người thứ nhất cưới vợ rồi chết không con. Người thứ hai lấy người vợ
goá và cũng chết không con, và người thứ ba cũng vậy, và cả bảy người
không ai có con. Sau cùng người đàn bà ấy cũng chết. Vậy ngày sống lại,
khi họ cùng sống lại, thì người đàn bà đó sẽ là vợ của người nào? Vì cả
bảy anh em đã cưới người đó làm vợ".
Nghe như thế, Chúa Giêsu đã khẳng định với họ rằng: "các
ông thật lầm lạc". Ở
chỗ nào? Ở chỗ, như Người vạch ra cho họ thấy, trước hết về lý do họ lầm
lạc: "Các
ông không hiểu biết Kinh Thánh, cũng chẳng hiểu biết quyền phép của
Thiên Chúa", sau
nữa về chính vấn đề vợ chồng liên quan đến việc sống lại: "khi
người chết sống lại, thì không lấy vợ lấy chồng, nhưng sống như các
thiên thần ở trên trời. Còn về sự kẻ chết sống lại, nào các ông đã chẳng
đọc trong sách Môsê chỗ nói về bụi gai, lời Thiên Chúa phán cùng Môsê
rằng: 'Ta là Chúa Abraham, Chúa Isaac và Chúa Giacóp'".
"Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa kẻ chết, mà là Thiên Chúa kẻ sống" là
một chân lý được chính Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa khẳng định
trong bài Phúc Âm hôm nay.
Trước hết, "Thiên
Chúa không phải là Thiên Chúa kẻ chết, mà là Thiên Chúa kẻ sống" ám
chỉ mầu nhiệm thân xác của con người sẽ được sống lại, dù họ là người
lành hay kẻ dữ. Thật vậy, thân xác của loài người, sau nguyên tội và bởi
nguyên tội, "đã
từ đất bụi phải trở
về với đất
bụi"
(Khởi Nguyên 3:19). Thế nhưng, nhờ "Lời đã
hóa thành nhục thể"
(Gioan 1:14) và Vượt Qua mà thân xác của con người đã được giải cứu khỏi
sự chết về thể lý, nghĩa là sẽ được sống lại, trở thành thiêng liêng "như
thiên thần",
không còn vấn đề liên hệ xác thịt như trong đời sống vợ chồng nữa. Con
người thực sự đã được Chúa Kitô cứu
chuộc cả linh hồn lẫn thân xác chứ không phải chỉ nguyên
một mình linh
hồn bất tử mà
thôi, nhờ đó,
thân xác thiêng liêng mới có thể cùng với linh hồn vô hình tồn tại đến
muôn đời muôn kiếp.
Sau nữa, "Thiên
Chúa không phải là Thiên Chúa kẻ chết, mà là Thiên Chúa kẻ sống" còn ám
chỉ Ngài là Thiên Chúa của thành phần công chính sống theo đức tin, như
3 vị tổ phụ tiêu biểu của dân Do Thái là "Abraham,
Isaac và Giacóp", thành
phần nhận biết Ngài là Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất nên đã chấp
nhận ý muốn của Ngài và đáp ứng những gì Ngài muốn, cho dù tương lai có mù
mịt không
biết bỏ quê cha đất tổ đi về đâu, thậm chí cho dù có phải chính tay sát
hại đứa con duy nhất của một giòng dõi đông như sao trời nhiều như cát
biển theo lời Chúa hứa, như trường hợp của tổ phụ Abraham (xem Khởi
Nguyên 12:1-4 và 22:15-18),
cha của
các kẻ tin (xem Roma 4:9-12).
Thật vậy, tất cả mọi xác phàm đều sống lại, nhưng chỉ có kẻ nào tin
tưởng "nhận
biết Cha là Thiên
Chúa chân
thật duy nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô"
(Gioan 17:3) mới được
"sự
sống đời đời"
(cùng đoạn
vừa dẫn),
với
một
thân xác phục sinh vinh hiển như thân xác phục sinh của Chúa Kitô (xem
Philiphê 3:21).
Tuy nhiên,
kể cả thành phần bị hư đi trong hỏa ngục chăng nữa, thậm chí bao gồm cả
Satan và ma quỉ, cho dù không muốn, bấy giờ, trong cõi đời đời, cũng
vẫn "nhận
biết Cha là Thiên
Chúa chân
thật duy nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô".
Thế nhưng, sự "nhận biết" này ở trong cõi hư mất không
phải bởi Thánh Linh của Thiên Chúa ở trong họ như khi họ chưa hư đi
nữa, mà bởi họ không
thể nào chối bỏ được sự thật bất diệt này, hay nói
cách khác, bởi "Thiên
Chúa là ánh sáng"
(1Gioan 1:5) không thể nào không chiếu soi, cho dù con người có chấp
nhận hay phủ nhận, một "ánh
sáng thật"
(Gioan 1:9): "Ánh
sáng chiếu trong tăm tối, thứ tối tăm không thể nào át được ánh sáng"
(Gioan 1:5).
Cảm Nghiệm
Chính vì"Thiên
Chúa không phải là Thiên Chúa kẻ chết, mà là Thiên Chúa kẻ sống" mà
Ngài đã chẳng những tỏ mình ra cho riêng dân Do Thái qua suốt giòng lịch sử
cứu độ của họ cho tới khi Ngài tỏ hết mình ra "vào thời viên trọn"
(Galata 4:4) nơi Con của Ngài là Lời Nhập Thể Vượt Qua, mà còn cho chung
loài người qua chứng từ của Giáo Hội Chúa Kitô, một Nhiệm Thể được cấu trúc
liên hợp giữa Chúa Kitô là Đầu và các chi thể Kitô hữu của Người, nhất là
những chi thể gắn bó với Người như cành nho dính liền với thân nho để nhờ đó
họ có thể sinh nhiều hoa trái bằng chứng từ "đức tin thể hiện qua đức ái"
của họ (xem Galata 5:6).
Thật vậy, trong Bài Đọc 1 hôm nay, được trích từ Sách Tobia, chúng ta đã
thấy được chân lý
"Thiên
Chúa không phải là Thiên Chúa kẻ chết, mà là Thiên Chúa kẻ sống" ở
nơi 2 tâm hồn thống khổ, nhưng vẫn tin tưởng vào vị Thiên Chúa chân thật duy
nhất của dân tộc mình, nên chỉ còn biết bày tỏ nỗi lòng đớn đau nhức buốt
của mình với Ngài thôi, đó là nhân vật Tobia bố và Sara là người con dâu
tương lai của ông.
Nỗi đớn đau thống thiết của nhân vật Tobia bị vợ đay nghiến bởi việc làm
bác ái yêu thương, qua việc liều mình chôn xác kẻ chết của đồng hương,
và thái độ công chính của mình, về của cải trần gian, đã lên đến tột
cùng, đến độ, sau khi nhận biết mình cùng ăn năn thống hối trước nhan
Chúa, đã chân thành và tha thiết nguyện xin cùng Ngài rằng: "Lạy
Chúa, giờ đây sự xét xử của Chúa thật cao cả và công bình, vì chúng con
không sống theo giới răn Chúa, và không thành tâm tiến bước trước thánh
nhan Chúa. Lạy Chúa, giờ đây xin cứ đối xử với con theo thánh ý Chúa, và
xin hãy cho linh hồn con được an nghỉ; vì thà con được chết còn hơn
sống!"
Còn nỗi đớn đau thống thiết của đứa con dâu tương lai của ông là Sara, đối với thân
phận nữ giới thời bấy giờ ở dân tộc Do Thái và với vai trò làm con của
một gia chủ đầy quyền hành, mà lại bị một đứa nữ tỳ thậm tệ mỉa mai đay nghiến một
cách hỗn xược, như một lời nguyền rủa:"Ðồ sát chồng, chúng tôi sẽ không nhìn thấy con trai con gái của bà
trên mặt đất này. Nào bà muốn giết tôi như đã giết bảy người chồng của
bà đó sao?". Bởi thế, thay vì quát tháo, chửi mắng và đuổi
ngay con nữ tỳ quái gở ấy đi, thì phản ứng bác ái của nàng là: "Nghe
lời đó, cô liền đi thẳng lên lầu nhà cô, và trong ba ngày đêm, cô không
ăn uống gì cả, cô chỉ cầu nguyện, khóc lóc than van cùng Thiên Chúa,
mong Người cứu thoát cô khỏi cảnh nhục nhã ấy".
Với hai tâm hồn sống
"đức tin thể hiện qua đức ái"
của họ (xem Galata 5:6) như thế, Vị "Thiên
Chúa không phải là Thiên Chúa kẻ chết, mà là Thiên Chúa kẻ sống" đã tỏ mình ra một cách thực tế ngay
trong trường hợp của cả hai người như sau: "Lúc ấy, lời cầu nguyện của hai
người trước tôn nhan vinh quang của Thiên Chúa Cao Cả, được chấp nhận.
Chúa liền sai thiên thần Raphael đến để cứu giúp hai người trong chính
lúc họ dâng lời cầu nguyện lên trước tôn nhan Chúa". Và đó là lý do
những tâm tình của Bài Đáp Ca hôm nay rất thích hợp với hai tâm hồn tin
tưởng vào
Vị "Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa kẻ
chết, mà là Thiên Chúa kẻ sống", như sau:
1) Con tin cậy vào Chúa, xin đừng để con tủi hổ. Xin đừng để quân
thù hoan hỉ về con. Phàm ai trông cậy Chúa, ắt chẳng hổ ngươi, hổ ngươi
sẽ là những kẻ liều thân phản bội.
2) Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa, xin dạy bảo con về
lối bước của Ngài. Vì Chúa là Thiên Chúa cứu độ con, và con luôn luôn
cậy trông vào Chúa.
3) Lạy Chúa, xin hãy nhớ lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót
tự muôn đời vẫn có. Xin hãy nhớ con theo lòng thương xót của Ngài, vì
lòng nhân hậu của Ngài, thân lạy Chúa.
4) Chúa nhân hậu và công minh, vì thế Ngài sẽ dạy cho tội nhân hay
đường lối, Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo
người khiêm cung đường lối của Ngài.
Ngày 5/6: Thánh Bô-ni-phát – Giám mục, tử đạo (khoảng 673-754)
1. Ghi nhận lịch sử – Phụng Vụ
Cuộc tử đạo của thánh giám mục thành Mayence và 52 người bạn đã diễn ra
ngày 5 tháng 6 năm 754. Trong khi dâng Thánh lễ ở Dokkum, thuộc Frise
miền Bắc (Hà Lan ngày nay), các Ngài đã bị dân Frisons sát hại, dẫu rằng
họ đã được các ngài loan báo Tin Mừng của Chúa. Lễ nhớ thánh Boniface ca
ngợi ngài là vị Tông Đồ vĩ đại của nươc Đức. Ngài hoạt động truyền giáo
đến tận vương quốc dân Francs.
Mãi đến năm 1874, theo lời yêu cầu của các Nghị phụ Công đồng Vaticanô
I, người ta mới đưa lễ nhớ thánh Boniface vào lịch Giáo triều Rôma. Tuy
nhiên thánh nhân đã được tôn kính không những tại Đức, mà còn ở Anh là
quê quán của ngài. Nơi đây, một Công đồng đã ban tặng người tước hiệu
Đấng Thánh Bảo Trợ, bên cạnh thánh Grégoire Cả và thánh Augustin de
Cantorbéry.
Winfrid sinh khoảng năm 673 tại vương quốc Anglo-saxon Wessex, nước Anh.
Ngài được giáo dục trong các Đan viện Biển Đức miền Exeter và
Nutshulling và khấn dòng năm 715.
Vì mong ước ra đi loan báo chân lý đức tin cho dân ngoại, lần đầu tiên
ngài đến Frise năm 716. Nhưng nỗ lực này kết thúc trong thất bại. Năm
719, Đức Giáo Hoàng Grégoire II trao ngài sứ vụ loan báo Tin Mừng cho
những kẻ thờ tà thần ở Đức, và cho gọi ngài bằng tên của một vị thánh tử
đạo người Rôma: Bonifacius. Năm 722, ngài được phong giám mục, trực
thuộc Tòa thánh nên không có giáo phận riêng.
Sau khi loan báo Tin Mừng cho miền Hesse –
nơi đây ngài đã hạ ngã Cây sồi thiêng Donar, gần Geismar vào năm 725 –
ngài sang Thuringe, lưu lại nơi này bảy năm và lập nhiều Đan viện. Sau
đó,Đức
Giáo Hoàng Grégoire III trao cho
ngài một cánh đồng truyền giáo mới ở Bavière và phong ngài làm Tổng giám
mục năm 732. Boniface ở lại đó 9 năm, cho đến năm 741, vào thời điểm này
ngài lập các giáo phận quan trọng thuộc giáo tỉnh như Salzbourg,
Freising, Ratisbonne, Passau.
Để hoàn thành tốt hơn sứ vụ loan báo Tin Mừng, thánh giám mục xin Đức
Giáo Hoàng Zacharie quyền đặc miễn của Giáo Hoàng cho Đan viện Fulda mà
ngài vừa thành lập năm 744: đây là quyền đặc miễn đầu tiên trong lịch
sử.
Năm 747, dưới áp lực của các môi trường người Francs, xem Boniface như
một người Anglo-saxon nguy hiểm, nên Pépin le Bref đã tách Boniface ra
khỏi các nơi ấy. Sau cùng, vào ngày lễ Chúa Thánh Thần năm 754, ngài bị
một nhóm người ngoại đạo sát hại cùng với 52 bạn, trong khi ngài đang
rao giảng Tin Mừng cho miền Frise miền Bắc. Các thánh tích của ngài luôn
được sùng kính tại Đan viện Fulda. Chính vì luôn trung thành tưởng nhớ
đến ngài mà các giám mục Đức thường qui tụ về thành phố này.
2. Thông điệp và tính thời sự
Lời nguyện mới trong Thánh lễ được trích từ
sách lễ Ambroise và Paris. Lời nguyện xin thánh giám mục Boniface chuyển
cầu“cho
chúng ta giữ vững lòng tin và lấy cả cuộc đời can đảm tuyên xưng lòng
tin mà thánh tử đạo đã dùng lời nói rao giảng và lấy máu đào để chứng
minh”. Nhờ tích cực hoạt động Tông Đồ trong nhiều vùng đất châu Âu,
và cũng nhờ tiếp xúc dễ dàng với các Giáo Hoàng và các vị vua chúa, ngài
đã hỗ trợ việc chuyển giao quyền Giáo Hoàng từ thời Byzantin sang thời
Francs.
Phương pháp truyền giáo của Boniface dựa trên hai điểm chính: trước hết
tìm kiếm sự hậu thuẫn của vua chúa và quan quyền mà không bao giờ phương
hại sự tự do của Hội thánh; sau đó, kêu gọi sự hỗ trợ của các Đan viện,
là những trung tâm đích thực của đời sống Kitô giáo và rao giảng Tin
Mừng.
Khi phân chia vương quốc của Charles Martel năm 741; Carloman được hưởng
vùng Austrasie, đã nhờ Boniface giúp loại bỏ những sự lạm dụng trong
việc chuyển nhượng bổng lộc danh tước, và buông lỏng kỷ cương trong giới
giáo sĩ và ngay cả các đan sĩ Celte phiêu bạt. Để đạt mục đích này,
Boniface đã triệu tập một Công đồng chung các giám mục Francs tại
Soisson năm 742. Công đồng này kéo dài trong ba năm và đã đưa ra sắc
lệnh cải tổ quan trọng trong Giáo hội Francs.
Các Đan viện là những trung tâm sinh hoạt Phụng Vụ và cũng là trung tâm
văn hóa xã hội. Việc phát triển xây dựng các Đan viện là một trong những
đặc điểm quan trọng trong việc thánh nhân xây dựng và tái tổ chức các
Giáo hội, như ở Bavière, Thuringe hay tại các quốc gia nói tiếng Pháp.
Thánh Boniface cũng là tác giả sách ngữ pháp, hệ thống đo lường và sáng
tác nhiều thơ văn.
Bài đọc – Kinh sách đề xuất một lá thư của
thánh giám mục Boniface qua đó chúng ta thấy được các đặc tính của vị
mục tử như ngài: “…Chúng
ta chớ như những con chó câm, những lính canh thinh lặng, những kẻ chăn
thuê chạy trốn sói dữ; nhưng chúng ta hãy là những mục tử chuyên chăm,
biết lo lắng cho đoàn chiên Chúa Kitô, biết rao giảng mọi ý định của
Thiên Chúa cho hết mọi người, thuộc mọi tầng lớp cũng như tuổi tác, cho
kẻ lớn cũng như người bé, cho người giàu cũng như kẻ nghèo, trong mức độ
Thiên Chúa giúp sức cho, lúc thuận tiện cũng như lúc gặp phải nghịch
cảnh, theo cách thức như thánh Grégoire đã chép trong sách mục vụ” (Thư
78).
"Thiên Chúa đã khiến các người
đến nhà tôi để con gái tôi kết hôn với người trong thân tộc".
Trích sách Tôbia.
Trong những ngày ấy, Tôbia hỏi
thiên thần rằng: "Ngài muốn chúng ta ở đâu?" Thiên thần trả lời rằng: "Ở
đây có người tên là Raguel, người bà con thuộc chi tộc của anh; và ông
này có người con gái tên là Sara". Thiên Thần và Tôbia đi vào nhà
Raguel, và được Raguel vui mừng đón tiếp.
Sau khi trò truyện, Raguel bảo
giết chiên dọn tiệc, rồi mời khách ngồi vào bàn ăn. Tôbia liền nói: "Hôm
nay đây cháu không ăn uống gì cả, nếu bác không chấp nhận lời cháu thỉnh
nguyện: xin bác hứa gả con của bác là Sara cho cháu".
Vừa nghe câu đó, Raguel hoảng sợ,
vì biết việc đã xảy ra cho bảy người chồng trước, khi họ tới gần con gái
của ông. Ông lo sợ kẻo người này cũng đồng số phận như vậy chăng. Trong
lúc ông lưỡng lự, không biết phải trả lời làm sao với kẻ xin cưới con
mình, thiên thần liền nói: "Ông đừng sợ gả con gái ông cho người này, vì
con gái ông xứng đáng làm vợ người này vốn hay kính sợ Thiên Chúa; do
đó, không ai khác cưới được nàng". Bấy giờ Raguel thưa: "Tôi không còn
hồ nghi, vì Chúa đã chấp nhận lời tôi kêu cầu và nước mắt tôi chảy ra
trước tôn nhan Người. Tôi cũng tin rằng vì thế mà Người khiến các người
đến nhà tôi, để con gái tôi kết hôn với người trong thân tộc mình theo
luật Môsê, và giờ đây tôi không ngần ngại gả con gái tôi cho cháu". Ông
liền nắm tay con gái ông, đặt vào lòng tay mặt của Tôbia và nói rằng:
"Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa Isaac, và Thiên Chúa Giacóp ở cùng hai
con, chính Người phối hợp hai con, xin Người ban tràn đầy ơn phúc lành
của Người xuống cho hai con. Hai bên làm giấy hôn thú. Và sau đó họ ăn
tiệc cưới cảm tạ Thiên Chúa.
Bấy giờ Tôbia khuyên bảo nàng
trinh nữ rằng: "Hỡi Sara, hãy chỗi dậy, chúng ta hãy cầu nguyện cùng
Thiên Chúa hôm nay, mai và mốt; trong ba đêm đầu, chúng ta hãy kết hợp
với Thiên Chúa. Qua đêm thứ ba rồi, chúng ta mới giao hợp với nhau: vì
chúng ta là con cái các thánh, chúng ta không thể giao hợp với nhau như
những người dân ngoại không biết gì đến Thiên Chúa". Cả hai cùng chỗi
dậy, cùng cầu nguyện không ngừng, để xin ơn được sống thanh sạch. Tôbia
nguyện rằng: "Lạy Chúa là Thiên Chúa tổ phụ chúng con, danh Chúa đáng
chúc tụng cho đến muôn đời! Hỡi trời đất, biển cả, sông ngòi và mọi tạo
vật, hãy chúc tụng Chúa. Chúa đã lấy bùn đất mà dựng nên Ađam, và ban
cho người một bà nội trợ là Evà. Và giờ đây, lạy Chúa, Chúa biết không
phải vì dục tình mà con cưới em này làm vợ, song chỉ vì muốn có con cái
nối dòng, để danh Chúa được chúc tụng muôn đời". Sara cũng nguyện rằng:
"Lạy Chúa, xin thương xót chúng con, xin thương xót chúng con, xin cho
hai chúng con được an khang trường thọ".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 127,
1-2. 3. 4-5
Ðáp:Phúc thay
những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa (x. c. 1a).
Xướng: 1) Phúc thay những bạn nào
tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người: Công quả tay
bạn làm ra bạn an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may. - Ðáp.
2) Hiền thê bạn như cây nho đầy
hoa trái, trong gia thất nội cung nhà bạn; con cái bạn như những chồi
non của khóm ô liu, ở chung quanh bàn ăn của bạn. Ðó là phúc lộc dành để
cho người biết tôn sợ Ðức Thiên Chúa. - Ðáp.
3) Nguyện xin Thiên Chúa từ Sion
chúc phúc cho bạn, để bạn nhìn thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem, hết
mọi ngày trong đời sống của bạn, và để bạn nhìn thấy lũ cháu đàn con! -
Ðáp.
Alleluia: Ga
10, 27
Alleluia, alleluia! - Chúa phán:
"Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng theo Ta". -
Alleluia.
Phúc Âm: Mc 12,
28b-34
"Thiên Chúa của ngươi là Thiên
Chúa duy nhất và ngươi hãy kính mến Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Marcô.
Khi ấy, có người trong nhóm Luật
sĩ tiến đến Chúa Giêsu và hỏi Người rằng: "Trong các giới răn, điều nào
trọng nhất?" Chúa Giêsu đáp: "Giới răn trọng nhất chính là: "Hỡi Israel,
hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy
yêu mến Chúa, Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và
hết sức ngươi". Còn đây là giới răn thứ hai: "Ngươi hãy yêu mến tha nhân
như chính mình ngươi". Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó".
Luật sĩ thưa Người: "Thưa Thầy, đúng lắm! Thầy dạy phải lẽ khi nói Thiên
Chúa là Chúa duy nhất, và ngoài Người, chẳng có Chúa nào khác. Yêu mến
Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức mình, và yêu tha nhân như chính
mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh". Thấy người ấy
tỏ ý kiến khôn ngoan, Chúa Giêsu bảo: "Ông không còn xa Nước Thiên Chúa
bao nhiêu". Và không ai dám hỏi Người thêm điều gì nữa.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm
Tin Yêu Lẽ Sống
Suy Niệm
Phụng vụ Lời
Chúa cho Thứ Năm của
Tuần
IX Thường
Niên hôm nay bao gồm
bài Phúc Âm của Thánh ký Marco (12:28b-34) và bài đọc 1 trích từ Sách
Tobia (6:10-11a; 7:1,9-17; 8:4-10) cùng với bài Đáp Ca trích từ Thánh
Vịnh 127 (1-2,3,4-5), tất cả đều phản ảnh ý nghĩa của chủ đề "sự sống"
của Mùa Phục Sinh ở một khía cạnh nào đó, và một "sự sống" cần
phải được thông ban trong Mùa Thường Niên hậu Mùa Phục Sinh.
Trước
hết, lời Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm đã cho thấy "sự sống" thần linh
là ở chỗ kính mến Thiên Chúahếtbản
thân mình:"hết
lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức", cùng yêu
thương tha nhânnhưbản
thân mình:"hãy
yêu mến tha nhân như chính mình ngươi".
Giới
răn thứ hai "yêu
tha nhân như
bản thân mình"
là giới răn gắn liền bất khả phân ly với giới răn thứ nhất và là giới
răn bất khả châm chước. Đến độ, Chúa Giêsu đã khẳng định với vị luật sĩ
hỏi Người "trong các giới răn, điều nào
trọng nhất?"về
cả 2 giới răn bất khả phân ly nàyrằng:"Không
có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó",một
câu trả lời chí lý khiến nhà thông luật đặt vấn nạn đã phải công nhận
một cách rất chính xác rằng:"Yêu
mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức mình, và yêu tha nhân như chính
mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh",một
nhận thức tuyệt vời chỉ cần thực hành nữa là trọn vẹn nên vị luật
sĩ đã được Chúa Giêsu vừa khen tặng vừa phấn khích rằng: "Ông
không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu".
Thế
nhưng, vấn đề được đặt
ra ở đây là tại sao "Không có giới răn
nào trọng hơn hai giới răn đó"? Phải
chăng "yêu
thương là hoàn trọn lề luật" (Roma
13:10)!? Và phải
chăng yêu thương mới làm cho con người hiệp thông thần linh với Thiên
Chúa, ở chỗ tác động yêu thương chính là tác động con người nhận biết
Ngài là "Vị Thiên
Chúa chân thật duy nhất",
chỉ có Ngài là đáng yêu trước hết mọi sự và trên hết mọi sự, Đấng "đã
yêu chúng ta trước" (1Gioan
4:19), như Ngài đã tự tỏ mình ra đúng là như thế trong Lịch Sử Cứu Độ
của dân Do Thái: Ngài đã yêu thương dân của Ngài tuyển chọn một cách
nhưng không, đã yêu thương một cách trọn lành, đã yêu thương một cách
thủy chung, bất chấp dân này phản bội Ngài và liên lỉ gian dâm ngoại
tình với tà thần ngoại bang cùng ngẫu tượng của họ.
Vì Chúa Kitô "xuất
hiện lần thứ hai là để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha
trông đợi Người"
(Do Thái 9:28), tức những ai"bền đỗ
cho đến cùng"
24:13) bằng lòng tin tưởng mãnh liệt vào Người, mà "đức
tin thể hiện qua đức ái" (Galata
5:6), một đức ái
chính là hoa trái của đức tin, là tầm vóc viên mãn của đức tin. Bởi thế,
trong cuộc chung
thẩm, để được sự sống đời đời hay bị luận phạt, con người sẽ bị Vị Thẩm
Phán Giêsu phán xét theo tiêu chuẩn đức ái về hành động đối với tha nhân
- yêu thương nhau như bản thân mình, mà thật ra là đức tin về tinh
thần đối với Thiên Chúa - kính mến Thiên Chúa hết mình (xem Mathêu
25:37-39,44).
Cảm Nghiệm
"Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó",ở
chỗ con người phải kính mến Chúa hết mình và yêu tha nhân như mình;
nhưng muốn được như thế, chúng ta phải tin tưởng vào Thiên Chúa, như
ở nơi hai tâm hồn trong Bài Đọc 1 hôm nay, như được Sách Tobia thuật
lại, đó là chàng Tobia con và nhân vật nhạc phụ tương lai của chàng,
tương tự như trường hợp Tobia cha và nàng con dâu tương lai của ông
trong Bài Đọc 1 hôm qua.
Chính vì kính mến Thiên Chúa hết mình và yêu tha nhân như mình mà
ông bố của người vợ tương lai của chàng Tobia con mới lo sợ không
dám gả con mình cho chàng, kẻo chàng cũng chịu chung số phận tử vong
như 7 người chồng mới cưới khác trong ngay đêm động phòng của họ với
con gái của ông. Cho tới khi ông nhận biết ý Chúa, qua lời thiên sứ
Raphael mà ông cứ tưởng là bạn đồng hành với chàng con rể tương lai
của ông, ông mới tin tưởng mau mắn tuân theo:
"'Tôi không còn hồ nghi,
vì Chúa đã chấp nhận lời tôi kêu cầu và nước mắt tôi chảy ra trước
tôn nhan Người. Tôi cũng tin rằng vì thế mà Người khiến các người
đến nhà tôi, để con gái tôi kết hôn với người trong thân tộc mình
theo luật Môsê, và giờ đây tôi không ngần ngại gả con gái tôi cho
cháu'. Ông liền nắm tay con gái ông, đặt vào lòng
tay mặt của Tôbia và nói rằng: 'Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa
Isaac, và Thiên Chúa Giacóp ở cùng hai con, chính Người phối hợp hai
con, xin Người ban tràn đầy ơn phúc lành của Người xuống cho hai
con'".
Về phần chàng Tobia con cũng thế, thậm chí hơn thế nữa, ở chỗ đã
tin tưởng vào Vị Thiên Chùa chân thật duy nhất của cha ông mình,
nên đã tỏ ra kính mến Ngài hết mình, qua lời cầu rất tuyệt vời
của một người chàng rể lý tưởng nhất, có thể nói không thể tìm
thấy trên trần gian này ở vào đêm động phòng như
chàng, qua lời chàng
khuyên vợ, nhất là lời chàng cầu với Thiên Chúa như sau:
"'Hỡi Sara, hãy chỗi dậy, chúng ta hãy cầu nguyện cùng Thiên
Chúa hôm nay, mai và mốt; trong ba đêm đầu, chúng ta hãy kết hợp với
Thiên Chúa. Qua đêm thứ ba rồi, chúng ta mới giao hợp với nhau: vì
chúng ta là con cái các thánh, chúng ta không thể giao hợp với nhau
như những người dân ngoại không biết gì đến Thiên Chúa'. Cả hai cùng
chỗi dậy, cùng cầu nguyện không ngừng, để xin ơn được sống thanh
sạch. Tôbia nguyện rằng: 'Lạy Chúa là Thiên Chúa tổ phụ chúng con,
danh Chúa đáng chúc tụng cho đến muôn đời! Hỡi trời đất, biển cả,
sông ngòi và mọi tạo vật, hãy chúc tụng Chúa. Chúa đã lấy bùn đất mà
dựng nên Ađam, và ban cho người một bà nội trợ là Evà. Và giờ đây,
lạy Chúa, Chúa biết không phải vì dục tình mà con cưới em này làm
vợ, song chỉ vì muốn có con cái nối dòng, để danh Chúa được chúc
tụng muôn đời'".
Những lời chúc tụng như thể
chúc phúc trong Bài Đáp Ca hôm nay thật xứng đáng với chung đôi tân
hôn trong Bài Đọc 1 hôm nay, cách riêng với người chàng rể đã yêu
Chúa hết mình và yêu người như mình là chính người vợ của chàng
trong giây phút động phòng có thể ngất ngây hưởng thụ ngay bấy giờ,
bởi chàng thực sự thuần khiết yêu nàng như bản thân mình(xem Epheso 5:28):
1) Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo
đường lối của Người: Công quả tay bạn làm ra bạn an hưởng, bạn được hạnh
phúc và sẽ gặp may.
2) Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thất nội cung
nhà bạn; con cái bạn như những chồi non của khóm ô liu, ở chung quanh
bàn ăn của bạn. Ðó là phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Ðức Thiên
Chúa.
3) Nguyện xin Thiên Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nhìn thấy
cảnh thịnh đạt của Giêrusalem, hết mọi ngày trong đời sống của bạn, và
để bạn nhìn thấy lũ cháu đàn con!
Thánh NÔBERTÔ Giám Mục (1080-1134)
Thánh Noberto sinh khoảng năm 1080 tại Xanten, Ngài là con út
trong một gia đình vương giả và có họ với nhà vua. Theo truyền
thống cao thượng, Ngài đã được dự tính cho làm linh mục. Nhưng
thời còn niên thiếu, Noberto đã sống quá xa lý tưởng. Giàu có
của cải cũng như dồi dào sinh hư, lại có bản chất dễ dãi,
Noberto cho mình vào những buổi lễ linh đình và những cuộc vui
chơi thế gian. Không bao giờ một ý tưởng đứng đắn lại có thể xóa
tan được những ảo tưởng Ngài nuôi dưỡng trong lòng.
Điều may mắn là khi ham vui như vậy, Ngài vẫn không sao nhãng
việc học hành. Nhờ vậy, Noberto thông hiểu mọi khoa học, vua
Henry mến chuộng Noberto và thâu dụng vào triều đình. Tuy nhiên
Noberto vẫn tiếp tục nếp sống xưa. Biết rằng: chỉ có nhân đức
mới mang lại hạnh phúc cho tâm hồn, nhưng Noberto lại yêu chuộng
"xiềng xích" và không can đảm bẻ gãy được.
Một ngày kia Noberto cỡi ngựa đến một làng ở miền Wesphale. Ngài
dẫn theo một giai nhân đi tìm thú vui. Khi đến giữa một đồng cỏ
thì một cơn giông tố nổi lên sấm chớp dữ dằn. Khó tìm được một
nơi trú ngụ, nên Ngài phi ngựa nước rút mong sớm tới đích. Nhưng
một cú sét đánh ngay vào chân ngựa. Con vật hoảng hốt hất tung
Kỵ sĩ xuống đất. Noberto nằm bất tỉnh tại chỗ như chết trong một
giờ. Tỉnh dậy Noberto kêu lên như thánh Phaolô ngày trước : -
Lạy Chuá, Chúa muốn con làm gì ?
Một tiếng nói bên trong đáp lại : - Hãy tránh sự dữ và làm điều
lành.
Noberto chỗi dậy và quyết đền bù đời sống đã qua. Khi trở lại
triều đình , Ngài trở về Xanten, sống những thinh lặng nội tâm,
mặc áo nhặm và dành trọn thời gian cho viêc suy gẫm cầu nguyện.
Từ đó, Ngài đã không còn đặt một giới hạn nào cho bậc trọn lành
nữa, Ngài đã dành hai năm sám hối để dọn mình chịu chức linh mục
và chỉ dâng thánh lễ đầu tiên sau 40 ngày chuẩn bị trực tiếp,
Ngài bán hết mọi của cải, phân phát cho người nghèo rồi đi chân
không đến xin Đức giáo hoàng ban quyền cho đi rao giảng Tin Mừng
khắp nơi. Những bài giảng nhất là chính đời sống gương mẫu của
Ngài đã tạo nên được nhiều cuộc hối cải là lùng. Chính trong khi
thực hiện nỗ lực tông đồ này mà thánh Noberto đã thiết lập tu
viện ở Premontré, thường được gọi là dòng áo trắng.
Năm 1126, Noberto được đặt làm Tổng giám mục tại Magdburg. Đức
tân giám mục vẫn không giảm bớt khắc khổ đi chân không, Ngài nỗ
lực đổi mới giáo phận với nhiệt tâm của một thánh nhân bậc nhất.
Trong nỗ lực ấy, Ngài phải chịu dựng biết bao là khó khăn, người
ta tìm cách cản trở đến độ muốn mưu sát Ngài, nhưng lòng quả cảm
và sự nhẫn nại đã đưa Ngài tới thành công. Trong một ít năm,
Ngài đã sửa lại được những lạm dụng và làm cho mọi chỗ nên đạo
đức hơn. Ngài thường nói: - Tôi đã ở trong triều đình đã rút vào
đơn độc, đã được đặt nhiều chức vụ, nhưng tôi đã không tìm thấy
được điều gì đẹp hơn là được phụng sự Chúa và thuộc trọn về
Ngài.
Ở vào địa vị tổng giám mục, thánh Noberto từ đây cũng ảnh hưởng
tới Giáo hội ngày càng nhiều hơn. Ngài là bạn của thánh Bernađô
và đã giúp đỡ thánh nhân chống lại giáo hoàng giả Anacletus,
Ngài cũng đã thành công trong việc chống lại lạc thuyết của Chúa
trong bí tích Thánh Thể. Sau bao nhiêu nỗ lực để đổi mới lòng
đạo đức trong giáo phận thánh Noberto qua đời vì kiệt sức vào
năm 1134.
“ Chúa đã chọn vị thánh này làm thượng tế, và mở kho tàng của
Chúa cho người, để cho người được sung mãn muôn ơn”( ca nhập lễ
thánh Giáo Hoàng hay Giám Mục ). Thánh Nôbertô đã được Chúa
tuyển chọn lên hàng Giám Mục, Ngài đã hy sinh quên mình đến cạn
kiệt sức lực vì Chúa Kitô và vì Giáo Hội, Giáo phận.
MỘT CON NGƯỜI. MỘT CUỘC ĐỜI:
Thánh Nôbertô sinh ra trong một gia đình quyền uy, thế giá, giầu
sang, phú quí vào năm 1085 tại miền Phénanie. Ngay từ nhỏ thánh
nhân đã được dậy dỗ cẩn thận để có thể nối nghiệp cha mình lúc
đó đang có thế giá, chức vị trong triều đình. Nhờ óc thông minh,
lòng ham học, sự phán đoán chính xác và sự phấn đấu cầu tiến
không biết mệt mỏi, thánh nhân đã thành công trên đường học vấn,
thi đậu và được tuyển thẳng vào làm việc trong triều đình của
Hoàng Đế Henri V.Thánh nhân tuysống trênnhung lụa quyền hành,
thế giá trong tay nhưng Ngài vẫn cảm nghiệm:” Phù vân là phù
vân”...Mọi sự trên đời như bóng mây, như gió thổi, như mây bay,
Ngài cảm nghiệm sâu sắc lời Chúa nói với người thanh niên giầu
có:” Hãy về bán hết của cải, phân chia cho kẻ nghèo khó, rồi hãy
đến theo Ta”. Thánh nhân đã ước ao đi tìm một cái gì tuyệt đối,
cao thượng hơn, đẹp đẽ hơn. Nên, nghe được tiếng Chúa mời gọi,
thánh nhân đã bỏ mọi sự để theo Chúa Giêsu. Thánh nhân đã cố
gắng tu tập, sau khi lãnh nhận sứ vụ linh mục, Ngài đã nhiệt
thành rao giảng Tin Mừng và đem được không biết bao linh hồn
quay về với Chúa. Thánh nhân có đức tính nổi bật nhất là yêu
thương người nghèo, sống tinh thần nghèo khó như lời Chúa nói
trong tám mối phúc:” Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó vì
nước trời là của họ”( Mt 5, 1tt...). Thánh nhân đã hoán cải được
biết bao tâm hồn tội lỗi nhờ sự hy sinh và lòng nhiệt thành, đạo
đức, thánh thiện của Ngài.
Thánh Nôbertô vâng lệnh Ðức Giáo Hoàng và được đặt làm gám mục
Mardebourg. Với một
tấm lòng say mê Chúa, với một tâm hồn đạo đức, thánh thiện,
thánh Nôbertô luôn vâng lời vì thế năm 1120, Ngài đã tuân hành ý
của Đức Thánh Cha Calixtô II, thiết lập một tu viện tại miền
Prémontré với ý hướng, tôn chỉ :”sống nghiêm nhặt và chuyên về
cầu nguyện”. Danh tiếng tốt lành của Ngài lan tỏa và trí thông
minh sáng suốt của Ngài đã là nét son cho Ngài vì thế Ngài đã
được bổ nhiệm làm Giám Mục giáo phận Mardebourg. Trên ngôi vị
Giám Mục, thánh Nôbertô đã phải đương đầu với nhiều khó khăn,
thử thách: phục hưng lại nền luân lý lúc đó đang bị suy đồi, bảo
vệ quyền lợi của Giáo Hội đang bị giới quyền thế đàn áp. Thánh
nhân đặc biệt lưu tâm tới sự độc thân của giới linh mục vì nước
trời. Thánh nhân đã làm việc không ngơi nghỉ, với cương vị Giám
Mục, Ngài đã làm được biết bao việc tốt đẹp cho Địa Phận, cho
Giáo Hội.
THÁNH NÔBERTÔ CÓ CÔNG NHIỀU VỚI GIÁO HỘI:
Thánh Nôbertô đã rất có công đối với Hội Thánh: đặc biệt Ngài đã
giúp Đức Giáo Hoàng Innocentê II cách đắc lực khi công đồng
Reims được triệu tập. Thánh nhân cũng phải đương đầu mạnh mẽ,
quyết liệt với nhóm ly giáo Pierre de Léon. Thánh nhân đã làm
việc không ngừng nghỉ. Nên, sau cùng vì quá mệt mỏi, kiệt quệ
với công việc, thánh nhân lâm bệnh nặng và ra đi trở về với Chúa
vào ngày 06 tháng 6 năm 1134 tại địa phận Mardebourg, nước
Pháp. “Lạy Chúa, Chúa đã thương ban cho Hội Thánh một vị giám
mục rất nổi danh về đời sống cầu nguyện và lòng nhiệt thành của
người mục tử là thánh Nôbertô. Vì lời thánh nhân chuyển cầu, xin
Chúa sai những người mục tử vừa ý Chúa đến hướng dẫn chúng con
tới nguồn ơn cứu độ”( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Nôbertô, giám
mục ).
Thánh Norbertô sinh ở Xanten, Rhineland, nước Đức, khoảng năm
1080. Khi là thanh niên, Norbertô rất yêu chuộng thế gian và các
vui thú của nó. Ðó là thói quen từ một gia đình quyền quý và
được nối tiếp trong sinh hoạt của triều đình nước Ðức. Không một
cuộc vui nào mà anh không có mặt. Ðể đảm bảo cho việc thăng quan
tiến chức trong triều đình, anh không do dự chấp nhận chức kinh
sĩ, là một chức thánh, và các lợi lộc tài chánh của chức vụ đó.
Tuy nhiên, anh đã do dự khi trở thành một linh mục với tất cả
các trách nhiệm của ơn gọi ấy. Các biến cố xảy ra trong đời là
để Thiên Chúa thức tỉnh con người. Một ngày kia, trong cơn bão
Norbertô đã ngã ngựa và bất tỉnh gần một giờ đồng hồ dưới cơn
mưa tầm tã. Khi tỉnh dậy, câu đầu tiên anh tự hỏi là, “Lạy Chúa,
Chúa muốn con làm gì?” Và tận đáy tâm hồn, anh nghe như có câu
trả lời, “Hãy tránh xa sự dữ và làm việc lành. Hãy tìm kiếm bình
an và theo đuổi sự bình an ấy.” Anh bắt đầu một cuộc đời cầu
nguyện và sám hối.
Sau khi chịu chức linh mục năm 1115, Cha Norbertô thay đổi hoàn
toàn đến độ các bạn bè cũ trong triều đình đều cho là ngài giả
hình. Ngài phản ứng bằng cách phân phát hết của cải cho người
nghèo và đến xin đức giáo hoàng cho phép ngài đi rao giảng. Với
hai linh mục bạn, Cha Norbertô đi khắp Âu Châu để truyền giáo.
Và để ăn năn đền tội, ngài đi chân đất giữa mùa đông buốt giá.
Không may, hai linh mục bạn đã lâm bệnh và từ trần. Tuy nhiên,
ngài bắt đầu được cảm tình của các giáo sĩ trước đây từng khinh
miệt ngài. Ðức giám mục của Laon muốn ngài canh tân các kinh sĩ
trong giáo phận, nhưng các kinh sĩ lại không muốn thay đổi theo
kiểu của Cha Norbertô, họ cho là quá khắt khe. Vị giám mục không
muốn mất con người thánh thiện này, nên đã tặng cho Cha Norbertô
một phần đất đai để ngài có thể khởi sự một cộng đoàn. Trong
thung lũng cô tịch có tên là Premontre, ngài đã khởi sự một tu
hội với mười ba kinh sĩ. Dù với quy luật khắt khe, hay có lẽ
chính vì sự khắt khe, nhiệm nhặt đó mà càng ngày tu hội càng thu
hút được nhiều người, kể cả các kinh sĩ trước đây từng chống đối
ngài.
Dù được sự giúp đỡ của các nhân vật thế lực trong triều, Cha
Norbertô biết không sức mạnh nào có thế lực cho bằng uy quyền
của Thiên Chúa, do đó, tu hội Premonstratensian đặc biệt sùng
kính Thánh Thể, và các tu sĩ đã thành công trong việc hoán cải
các người lạc giáo, hoà giải các kẻ chống đối Giáo Hội và kiên
cường đức tin cho các tín hữu. Trong tu hội của thánh Norbertô,
chúng ta còn nhận ra được dấu vết của sự tham dự của giáo dân
vào trong cuộc sống của dòng tu. Đó là trường hợp bá tước
Theobald muốn đến với thánh Robertô. Ngài nhận ra được rằng bá
tướcTheolbald không được gọi để nhận lãnh các chức thánh, mà là
được gọi thi hành các nhiệm vụ của sống đời hôn nhân và trần
thế. Nhưng ngài không hoàn toàn loại bỏ Theobald, mà con ban cho
ông ta một qui luất và những cách thi thố lòng sùng kính, thậm
chí cả bộ áo dòng để mặc hầu minh định ông ta thuộc về nhà dòng.
Chính trong cuộc đi tham dự lễ cưới của bá tước Theobald này,
Cha Norbertô được Hoàng Ðế Lothair để ý và chọn ngài làm giám
mục của Magdebourg. Với nhiệt huyết canh tân giáo hội, ngài đã
cải tổ giáo phận và gặp nhiều sự chống đối cũng như có lần bị ám
sát hụt. Chán nản vì giáo dân không muốn cải tổ, ngài bỏ đi
nhưng được hoàng đế và đức giáo hoàng gọi lại. Khi hai vị giáo
hoàng đối địch nhau được bầu lên sau sau cái chết của Ðức Giáo
hoàng Honorius II, Ðức Norbertô đã giúp hàn gắn Giáo Hội bằng
cách thúc giục hoàng đế hậu thuẫn cho vị giáo hoàng được chọn
đầu tiên, là Ðức Innôxentê II. Vào cuối đời, Ðức Norbertô được
chọn làm tổng giám mục, nhưng ngài đã từ trần sau đó không lâu,
khi 53 tuổi.
Lời Bàn
Một thế giới khác biệt không thể hoàn thành bởi những người thờ
ơ, lãnh đạm. Ðiều đó cũng đúng với Giáo Hội. Giáo Hội không thể
nào thay đổi phù hợp với tinh thần của Công Ðồng Vatican II nếu
hàng giáo sĩ và giáo dân không tha thiết với việc xây dựng đức
tin. Noi gương Thánh Norbertô, chúng ta phải trung thành với
Giáo Hội, nhiệt tâm sùng kính Thánh Thể để có sức mạnh giúp
chúng ta sống theo đường lối của Ðức Kitô.
Lời Trích
Trong dịp tấn phong linh mục của tu hội, Thánh Norbertô giảng,
“Ôi linh mục! Bạn không còn cho chính bạn vì bạn là tôi tớ và
thừa tác viên của Ðức Kitô. Bạn không còn thuộc chính mình vì
bạn là hôn phu của Giáo Hội. Bạn không còn là chính bạn vì bạn
là người
(Xin mở đường kết nối trên đây để
đọc PVLC và chia sẻ PVLC về 2 lễ kính Chúa Mẹ này)
Thứ Sáu
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài
Ðọc I:(Năm
I)Tob
11, 5-17
"Chúa đã sửa phạt tôi, và
lại cứu chữa tôi, đây tôi nhìn thấy con trai tôi"
Bài trích sách Tobia.
Trong những ngày ấy, mỗi ngày
bà Anna đến ngồi ở vệ đường bên sườn núi, nơi đó có thể nhìn xa
được.
Cũng tại chỗ đó, đang lúc bà
ngóng chờ con bà trở về, thì bà thấy và nhận ra con bà từ đàng xa đi
đến, bà chạy báo tin cho chồng rằng: "Kìa, con mình đang về tới
kia".
Và Raphael nói với Tobia rằng:
"Lúc bạn vào nhà rồi, lập tức bạn hãy thờ lạy Chúa là Thiên Chúa
bạn, và cảm tạ Người, rồi bạn đến gần mà hôn cha của bạn. Liền sau
đó, bạn hãy lấy mật cá đem theo mình, xức lên mắt ông. Mắt của ông
sẽ mở ra, cha của bạn sẽ thấy ánh sáng mặt trời, và hân hoan trước
mặt bạn".
Bấy giờ con chó đi theo Tobia,
chạy về trước, nó vui mừng vẫy đuôi như báo tin. Người cha mù lòa
của Tobia chỗi dậy, loạng choạng đi ra cửa đón con mình.
Ông đón lấy và hôn con ông và
vợ nó.
Cả hai oà lên khóc vì vui
mừng.
Sau khi thờ lạy và cảm tạ
Thiên Chúa, họ cùng ngồi xuống.
Bấy giờ Tobia lấy mật cá, xức
lên mắt cha mình.
Chờ đợi nửa giờ, thì một vẩy
trắng tựa như màng trứng tách ra khỏi hai mắt.
Tobia cầm vẩy trắng ấy kéo ra
khỏi mắt cha mình, ông liền thấy được.
Rồi ông, vợ ông và những người
quen thuộc ca tụng Chúa.
Còn Tobia thì cầu nguyện rằng:
"Lạy Chúa là Thiên Chúa Israel, tôi chúc tụng Chúa, vì Chúa sửa phạt
tôi, và lại cứu chữa tôi; đây chính tôi đang nhìn thấy Tobia con
trai của tôi".
Ðó là Lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv
145, 2abc, 7,8-9abc-10
Ðáp:Linh hồn tôi
ơi, hãy ngợi khen Chúa. (2a)
Xướng 1) Linh hồn tôi ơi, hãy
ngợi khen Chúa, tôi sẽ ngợi khen Chúa suốt cả cuộc đời, bao lâu còn
có thân tôi, tôi còn ca ngợi Chúa. - Ðáp.
2) Thiên Chúa cứu gỡ những
người tù tội. Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù. - Ðáp.
3) Thiên Chúa giải thoát những
kẻ bị khòm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân.
Thiên Chúa che chở những khách kiều cư. - Ðáp.
4) Thiên Chúa nâng đỡ những
người mồ côi, quả phụ và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân. Thiên
Chúa sẽ làm vua tới muôn đời, Sion hỡi, Thiên Chúa của ngươi sẽ làm
vua tự đời này sang đời khác. - Ðáp.
Alleluia: Ga
14, 5
Alleluia, alleluia! - Chúa
phán: "Thầy là đường, là sự thật, và là sự sống, không ai đến được
với Cha mà không qua Thầy. - Alleluia.
Phúc Âm: Mc
12, 35-37
"Sao họ có thể bảo Ðức Kitô
là Con vua Ðavít?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu cất tiếng
giảng dạy trong đền thờ rằng: "Sao các luật sĩ lại nói Ðấng Cứu Thế
là con vua Ðavít? Vì chính Ðavít được Chúa Thánh Thần soi sáng đã
nói: Thiên Chúa đã phán cùng Chúa tôi rằng: "Con hãy ngồi bên hữu
Cha, cho đến khi Cha đặt các kẻ thù con làm bệ dưới chân con". Chính
Ðavít gọi Người là Chúa, thì sao Người lại có thể là Con Ðavít
được?" Và đám dân chúng thích thú nghe Người nói.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm
Sự sống chiếu soi
Suy Niệm
"Đám dân chúng thích thú nghe
Người nói".Bài
Phúc Âm hôm nay
(Marco 12:35-37) đã được kết
thúc như thế. Bởi vì, họ thấy vấn đề được Người đặt ra rất là kỳ lạ nhưng
hết sức lý thú mà họ chắc chưa bao giờ nghe thấy, hoặc tự nghĩ ra hay đặt vấn đề.
Theo bài Phúc Âm của Thánh
ký Marco thì đây không phải là vấn đề được thành phần thông luật vốn chất
vấn ngài đặt ra, mà chính Người tự nêu lên:
"Khi ấy, Chúa Giêsu cất tiếng giảng dạy
trong đền thờ rằng: 'Sao các luật sĩ lại nói Đấng Cứu Thế là con vua Đavít?
Vì chính Đavít được Chúa Thánh Thần soi sáng đã nói: Thiên Chúa đã phán cùng
Chúa tôi rằng: 'Con hãy ngồi bên hữu Cha, cho đến khi Cha đặt các kẻ thù con
làm bệ dưới chân con'. Chính Đavít gọi Người là Chúa, thì sao Người lại có
thể là Con Đavít được?'"
Ở đây, trong bài
Phúc Âm này, không thấy Thánh ký Marco thuật lại những lời giải đáp của Chúa
Giêsu về vấn nạn chính Người tự nêu lên ấy. Thế
nhưng, căn
cứ vào chính vấn nạn tự đặt ra này của Chúa Giêsu: "Chính
Đavít gọi Người là Chúa, thì sao Người lại có thể là Con Đavít được?", chúng
ta thấy dường như Người muốn kín đáo mạc khải cho dân Do Thái biết rằng
Người là vị Thiên Chúa nhập thể, có 2 bản tính, thiên tính và nhân tính.
Thiên tính ở chỗ: "Chính
Đavít được Chúa Thánh Thần soi sáng đã nói: Thiên Chúa đã phán cùng Chúa tôi
rằng: 'Con hãy ngồi bên hữu Cha, cho đến khi Cha đặt các kẻ thù con làm bệ
dưới chân con'. Chính Đavít gọi Người là Chúa".Nhân
tính ở chỗ: "Các luật sĩ
lại nói Đấng Cứu Thế là con vua Đavít".
Đây
là một mạc khải
thần linh do chính Đấng có 2 bản tính tỏ ra, chứ không phải do loài người suy
luận. Loài người chỉ suy luận theo những dấu hiệu bề ngoài, và lập luận theo
lý lẽ
của trần gian mà
thôi. Ở chỗ, nếu "Đấng
Cứu Thế là con Vua Đavít", mà Vua Đavít là loài người thì tất nhiên con
của vua cũng phải là loài
người và
chỉ là loài người như vua, chứ không thể nào lại là một Vị Thiên Chúa vô
cùng cao cả, tự hữu và hằng hữu có trước vua và dựng nên vua.
Vấn đề ở đây
là tại sao Chúa Giêsu lại đặt vấn đề này ở đây, với mục đích gì? Thánh ký
Marco không cống hiến cho chúng ta một chút ánh sáng nào, trong khi đó Thánh
Mathêu ở cuối đoạn 22, đã cho biết thêm mấy chi tiết như sau: chi tiết thứ
nhất đó là sở dĩ Người đặt câu hỏi này là để răn dạy cho thành phần Pharisiêu
kiêu ngạo một bài học biết mình trước mặt Người.
Thật vậy, theo trình thuật
của Thánh Mathêu thì sau khi thấy phái
Sađốc vừa bị Chúa Giêsu bịt miệng về vấn đề sống lại, (được
bài Phúc Âm hôm Thứ Tư tuần này thuật lại), nhóm
người Pharisiêu đã qui tụ lại như thể muốn chứng tỏ họ khôn ngoan thông giỏi
hơn nhóm Sađốc, với một câu hỏi khác còn độc hơn vấn đề của phái Sađóc nữa, đó là
vấn đề giới răn trọng nhất (được bài Phúc Âm hôm qua Thứ Năm thuật lại).
Thế rồi, sau khi Chúa
Giêsu trả lời cho nhóm Pharisiêu xong, Thánh ký Mathêu liền cho biết tiếp
thế này: "Chúa
Giêsu đã đặt một câu hỏi ngược lại cho những người Pharisiêu qui tụ bấy giờ"
(22:41), đó là chính câu cũng được Thánh ký Marco thuật lại trong bài
Phúc Âm hôm nay, để rồi sau câu hỏi của Người, Thánh Ký Mathêu đã kết luận
như sau: "Không
ai có thể trả lời, vì vậy, từ hôm ấy trở đi, chẳng có ai dám hỏi Người bất
cứ câu hỏi nào nữa"
(22: 46).
Thái độ tỏ ra thông luật mà
lại mù tịt trước vấn đề được Chúa Giêsu đặt ra như thế chứng tỏ thành phần
thông luật này chỉ là thứ đám con nít trước mặt một vị Đại Sư Thần Linh
Giêsu vậy thôi. Đó là lý do ngày mai chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu càng tỏ ra
thẩm quyền của mình đối với thành phần thông luật giả hình này như thế
nào....
Cảm Nghiệm
Vần đề được Chúa Giêsu đặt ra trong Bài Phúc Âm hôm nay, theo mạc khải Thánh
Kinh, đó là "các vị luật sĩnóiĐấng
Cứu Thế là con vua Đavít", đúng như mạc khải Thánh
Kinh của Thiên Chúa, nhưng họ chưa có thể áp dụng nhận thức thánh kinh này vào chính
bản thân Chúa Kitô, tức họ chưa nhận ra Chúa Kitô, Đấng vì thế mà đang cố
gắng giúp cho họ nhận ra Người khi cố ý gợi lên thắc mắc về nguồn gốc thần
linh của"Đấng Cứu Thế là
con vua Đavít" theo nguồn gốc trần gian bởi huyết
nhục của Người:"Vì
chính Đavít được Chúa Thánh Thần soi sáng đã nói: Thiên Chúa đã phán cùngChúa
tôirằng: 'Con hãy ngồi bên hữu Cha, cho đến khi Cha đặt
các kẻ thù con làm bệ dưới chân con'".
Vậy thì nội dung của Bài Phúc Âm hôm nay có liên hệ gì
với câu truyện được Sách Tobia thuật lại trong Bài Đọc 1 hôm nay hay
chăng, câu chuyện về sự kiện nhân vật Tobia bố được chữa lành con mắt đã
bị đui mù sau khi ông thực hiện một việc bác ái, được xuất phát từ lòng
tin của ông vào Thiên Chúa, là chôn xác đồng hương Do Thái của mình, cho
dù nguy hiểm đến tính mạng?
Xin thưa có, ở chỗ, nếu cuối bài Bài Phúc Âm hôm nay được
Thánh ký Marcô ghi nhận rằng:
"Đám dân chúng thích thú nghe
Người nói", vì họ thấy vấn đề được
Người đặt ra rất là kỳ lạ nhưng hết sức lý thú mà họ chắc chưa bao giờ
nghe thấy, hoặc tự nghĩ ra hay đặt vấn đề, thì trong Bài Đọc 1
hôm nay, chúng ta cũng thấy thậm chí cả con vật cũng vui mừng nữa: "Bấy
giờ con chó đi theo Tobia, chạy về trước, nó vui mừng vẫy đuôi như báo
tin", nhất là thấy hai cha con Tobia tốt lành, tin Chúa yêu người:
"Cả hai oà lên khóc vì vui mừng". Tại sao thế?
Tất nhiên tại vì hai cha con gặp lại nhau sau
bao nhiêu ngày xa cách nhớ nhung,
một nỗi nhung nhớ đến độ, như được tỏ hiện qua hành động của người
mẹ cũng là người vợ của hai cha con này: "Trong những ngày ấy, mỗi ngày bà Anna
đến ngồi ở vệ đường bên sườn núi, nơi đó có thể nhìn xa được.
Cũng tại chỗ đó, đang lúc bà ngóng chờ
con bà trở về, thì bà thấy và nhận ra con bà từ đàng xa đi đến, bà chạy báo
tin cho chồng rằng: 'Kìa, con mình đang về tới kia'".
Chính vì gặp lại nhau mà cả nhà Tobia đã vui
mừng hớn hở như thế thì họ còn vui mừng đến là chừng nào khi thấy ơn
Chúa tuôn đổ xuống cho gia đình này, chẳng những trên cá nhân Tobia con
đã lấy được người vợ đúng như Thiên Chúa xe định, cũng như trên cả Tobia
bố, và tất nhiên bao gồm cả người vợ đã đay nghiến ông đến độ ông muốn
chết đi cho xong, nhờ đó, qua những gì bà thấy được ơn Chúa xuống cho
ông mà nhận biết Chúa hơn, và ơn đó chính là ơn ông được chính Thiên
Chúa, qua trung gian của thiên sứ Raphael của Ngài, chữa lành đôi mắt bị
mù lòa của ông, khiến ông đã dâng lên Ngài lời tri ân chúc tụng như sau:
"Lạy Chúa là Thiên Chúa Israel, tôi chúc tụng Chúa, vì Chúa sửa phạt
tôi, và lại cứu chữa tôi; đây chính tôi đang nhìn thấy Tobia con trai
của tôi".
Phải chăng nhân vật Tobia con, vừa là con của
Tobia bố vừa là tác nhân được Thiên Chúa sử dụng chữa lành cho bố, như "Đấng
Cứu Thế là con vua Đavít" theo nhân tính, nhưng lại
là "Chúa tôi" của vua?! Nhưng dù là Tobia bố, hay Tobia con,
hoặc người vợ lắm mồm cay nghiệt của ông, thậm chí cả những ai thân quen
của ông,
qua sự kiện ông được Thiên Chúa chữa lành, đã như Bài Đọc 1
cho biết: "Rồi ông, vợ ông và những người
quen thuộc ca tụng Chúa", những lời ca tụng chắc hẳn đã phản
ảnh Bài Đáp Ca hôm nay:
1) Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa, tôi sẽ ngợi khen Chúa suốt cả
cuộc đời, bao lâu còn có thân tôi, tôi còn ca ngợi Chúa.
2) Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội. Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui
mù.
3) Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, Thiên Chúa
yêu quý các bậc hiền nhân. Thiên Chúa che chở những khách kiều cư.
4) Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi, quả phụ và làm rối loạn đường
nẻo đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời, Sion hỡi, Thiên Chúa
của ngươi sẽ làm vua tự đời này sang đời khác.
Thứ
Bảy
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc
I:(Năm
I)Tob
12, 1-5.20
"Tôi phải trở về cùng Ðấng đã sai
tôi; còn các ngươi hãy chúc tụng Thiên Chúa".
Bài trích sách Tobia.
Trong những ngày ấy, Tobia kêu con
trai lại và hỏi rằng: "Chúng ta phải tặng cái gì cho người thánh thiện đi
với con?"
Rồi cả hai cha con gọi thiên thần đến
và đưa người ra chỗ riêng và xin người vui lòng nhận một nửa những gì đã
mang về.
Bấy giờ người bảo nhỏ hai cha con
rằng: "Các người hãy chúc tụng Chúa trời, và tuyên xưng Người trước mặt mọi
sinh vật, vì người tỏ lòng từ bi đối với các người.
Bởi chưng, giữ kín sự bí mật của nhà
vua là một việc tốt, nhưng công bố và tuyên xưng các kỳ công của Thiên Chúa
là một vinh dự, cầu nguyện, ăn chay, bố thí, thì tốt hơn là cất giấu kho
vàng, vì việc bố thí cứu khỏi chết, tẩy sạch tội lỗi, mang lại lòng từ bi và
sự sống đời đời.
Còn những ai phạm tội và làm điều gian
ác, thì là thù địch của linh hồn mình.
Vậy tôi tiết lộ cho các người biết sự
thật, và không giữ kín câu chuyện bí mật với các người nữa: Khi ông than
khóc cầu nguyện, chôn xác kẻ chết, bỏ cơm trưa, và ban ngày giấu xác chết
trong nhà, rồi ban đêm mang đi chôn, chính tôi đã dâng lời nguyện của ông
lên cùng Chúa.
Và vì ông đã được đẹp lòng Chúa, nên
cần phải có thử thách để thanh luyện ông.
Nay Chúa sai tôi đến để chữa ông và
cứu Sara con dâu của ông khỏi ma quỷ.
Vì tôi là thiên thần Raphael, một
trong bảy thiên thần chầu chực trước mặt Chúa.
Vậy đã đến lúc tôi phải trở về cùng
Ðấng đã sai tôi; còn các người hãy chúc tụng Thiên Chúa và cao rao mọi việc
kỳ diệu của Người".
Ðó là Lời Chúa.
Ðáp Ca: Tob 13, 2,
6, 7, 8
Ðáp:Lạy Chúa,
Chúa cao cả muôn đời. (1b)
Xướng 1) Chúa trừng phạt, rồi Chúa lại
tha thứ; Chúa đẩy xuống âm phủ, rồi lại đem ra; và không một ai thoát khỏi
tay Chúa. - Ðáp.
2) Hãy ngắm nhìn những việc Chúa làm
cho chúng ta, hãy tuyên xưng Người với lòng cung kính và run sợ, hãy suy tôn
vua muôn đời trong những việc làm của các ngươi. - Ðáp.
3) Tôi tuyên xưng Người nơi tôi bị lưu
đày, vì Người tỏ ra uy quyền trước dân phạm tội. - Ðáp.
4) Hỡi tội nhân, hãy sám hối ăn năn,
hãy thực hiện sự công chính trước mặt Thiên Chúa, hãy tin rằng Người tỏ lòng
từ bi với các ngươi. - Ðáp.
Alleluia: Ga 15,
15b
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy
gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy,
thì Thầy đã cho các con biết". - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 12,
38-44
"Bà goá nghèo này đã bỏ nhiều hơn
hết".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh
Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói cùng dân chúng
trong khi giảng dạy rằng: "Các ngươi hãy coi chừng bọn luật sĩ. Họ thích đi
lại trong bộ áo thụng, ưa được bái chào ngoài công trường, chiếm những ghế
nhất trong hội đường và trong đám tiệc. Họ giả bộ đọc những kinh dài để nuốt
hết tài sản của các bà goá: Họ sẽ bị kết án nghiêm nhặt hơn". Chúa Giêsu
ngồi đối diện với hòm tiền, quan sát dân chúng bỏ tiền vào hòm, và có lắm
người giàu bỏ nhiều tiền. Chợt có một bà goá nghèo đến bỏ hai đồng tiền là
một phần tư xu. Người liền gọi các môn đệ và bảo: "Thầy nói thật với các
con: Trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bá goá nghèo này đã bỏ nhiều hơn
hết. Vì tất cả những người kia bỏ của mình dư thừa, còn bà này đang túng
thiếu, đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm
tận
cùng sự sống
Suy Niệm
Phụng
vụ Lời Chúa cho Thứ
Bảy Tuần IX Thường Niên hôm nay với bài Phúc Âm cuối cùng của Thánh ký Marco
(12:38-44) là Phúc Âm có 16 đoạn được Giáo Hội chọn đọc cho 9 tuần đầu của
Mùa Thường Niên, và cũng là đoạn áp cuốicủa Sách
Tobia (12:1-5,20) ở Bài Đọc 1. Chưa hết, hôm nay bài Đáp Ca không được trích
từ Thánh Vịnh như thường thấy mà lại được trích từ đoạn cuối cùng của chính
Sách Tobia.
Trước hết,
bài Phúc Âm được Thánh ký Marcô thuật lạinhận định
của Chúa Giêsu cho dân chúng biết về thành phần "luật sĩ" và lời khuyên dạy
của Người giành cho "các môn đệ" về hành động dâng cúng chẳng là gì của một
bà góa.
Đây là một cảnh
tượng trái nghịch nhau được Thánh ký Marco ghép lại từ hai
trường hợp
hoàn toàn tương phản nhau, giữa thành phần luật sĩ thông thái và bà góa đơn
nghèo quê mùa.
Trước
hết Chúa
Giêsu đã nặng lời chê trách và cảnh báo thành phần thông luật trước mặt công
chúng: "Các ngươi hãy coi chừng bọn luật sĩ.
Họ thích đi lại trong bộ áo thụng, ưa được bái chào ngoài công trường, chiếm
những ghế nhất trong hội đường và trong đám tiệc. Họ giả bộ đọc những kinh
dài để nuốt hết tài sản của các bà goá: Họ sẽ bị kết án nghiêm nhặt hơn".Trong
phán quyết này của
Chúa Giêsu, chúng ta thấy Người có nhắc đến thành phần "các bà góa",
trong đó có một bà góa được Người sử dụng để khuyên dạy các môn đệ của
Người:
"Chúa Giêsu ngồi đối diện với hòm tiền, quan sát dân chúng
bỏ tiền vào hòm, và có lắm người giàu bỏ nhiều tiền. Chợt có một bà goá
nghèo đến bỏ hai đồng tiền là một phần tư xu. Người liền gọi các môn đệ và
bảo: 'Thầy nói thật với các con: Trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bá
goá nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết. Vì tất cả những người kia bỏ của mình dư
thừa, còn bà này đang túng thiếu, đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi
sống'".
Quả
thật là
thế, sở dĩ bà góa được Chúa Giêsu nói đến và khen tặng như một tấm gương
sáng cho các môn đệ "bỏ nhiều hơn hết", hơn cả "lắm người giầu
bỏ nhiều tiền" hơn bà nữa, là vì trong khi các người khác, nhất là các
người giầu "bỏ của mình dư thừa", thì người đàn bá góa ấy lại "đang
túng thiếu",nhưng
bất chấp túng thiếu, thậm chí chẳng cần khôn ngoan, hành động đến như điên
dại, ở chỗ bà "đã
bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống".
Tinh thần và hành động
của bà góa này đúng là anh hùng trước nhan Chúa hơn là trước mặt người đời,
nhất là trước mặt thành phần giầu sang phú quí,thành
phần có thể còn tỏ ra khinh bỉ bà nữa là đằng khác. Bà
góa này vốn nghèo còn có thể càng nghèo hơn nữa bởi sự bóc lột của thành
phần luật sĩ bị Chúa Giêsu vạch mặt trong bài Phúc Âm: "Họ
giả bộ đọc những kinh dài để nuốt hết tài sản của các bà goá".
Thế
nhưng, trước nhan
Chúa, bà lại giầu sang hơn ai hết, vì bà có một sự sống nội tại siêu việt
trên cả thành
phần thông luật Chúa hơn bà, thành phần có
thể đã bóc lột tiền
bạc ngặt nghèo của bà.
Chính đức tin củabàvà
lòng trông cậy hoàn toàn vào Chúa của bà đã khiến bà có những hành động phi
thường trổi vượt đáng khâm phục. Bà đã
biết lợi dụng tiền bạc chẳng là bao của mình để trả về cho Chúa tất
cả những
gì Ngài ban cho bà. Sự
sống của bà do Chúa ban không thể lệ thuộc vào tiền bạc để sống hơn là vào
chính Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên bà và ban sự sống cho bà.
Cảm Nghiệm
Trong Bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu cảnh cáo lối sống giả hình của thành
phần luật sĩ là những kẻ đóng vai thày dạy của dân chúng, và đã lên tiếng
khen bà góa bỏ tiền vào đền thờ với tất cả tấm lòng chân tình của mình đối
với Thiên Chúa. Bài Đọc 1 hôm nay cũng chứng thực những gì Chúa Giêsu đã tỏ
ra với cả thành phần luật sĩ giả hình cùng tham lam lẫn bà góa đầy lòng tin
tưởng và quảng đại, ở câu được vị thiên sứ Raphael nói riêng với 2 cha con
Tobia thế này: "Cầu nguyện, ăn chay, bố thí, thì tốt hơn là cất giấu kho
vàng, vì việc bố thí cứu khỏi chết, tẩy sạch tội lỗi, mang lại lòng từ bi và
sự sống đời đời".
Chính vì bà góa trong Bài Phúc Âm hôm nay tin tưởng vào Chúa đến độ ký
thác cả sự sống của mình cho Ngài, và Tobia bố cũng hoàn toàn tin tưởng
vào Thiên Chúa, đến độ bất chấp nguy hiểm với bản thân mình trong việc
bác ái chôn cất kẻ chết đồng hương không thể không làm, mà cả hai đã trở
nên cao trọng trước nhan Thiên Chúa, nghĩa là đã được Ngài nâng lên. Nếu
bà góa trong Bài Phúc Âm hôm nay đã trở nên cao trọng trước nhan Thiên
Chúa là Chúa Giêsu Kitô bấy giờ, và đã được Ngài, qua Con của Ngài, nâng
lên làm gương cho cả thành phần môn đệ của Người vốn hơn bà về vai trò
và quyền thế của các vị, thì nhân vật Tobia cha cũng thế, như lời thiên
sứ Rapheal đã tiết lộ cho ông biết chính vì ông đẹp lòng Thiên Chúa mà
Ngài đã thanh luyện ông để ông sinh hoa trái hơn, nơi nhận thức mới của
vợ ông về ông, nơi cả lời cầu của con dâu ông, bao gồm cả con trai ông
lấy được vợ theo ý Chúa:
"Vậy tôi tiết lộ cho các người biết sự thật, và không giữ kín câu chuyện
bí mật với các người nữa: Khi ông than khóc cầu nguyện, chôn xác kẻ chết, bỏ
cơm trưa, và ban ngày giấu xác chết trong nhà, rồi ban đêm mang đi chôn,
chính tôi đã dâng lời nguyện của ông lên cùng Chúa. Và vì ông đã được đẹp lòng Chúa, nên
cần phải có thử thách để thanh luyện ông. Nay Chúa sai tôi đến để chữa ông và
cứu Sara con dâu của ông khỏi ma quỷ".
Tâm tình đầy xác tín của Bài Đáp Ca hôm nay, được trích từ chính sách Tobia,
và cũng chính là lời nguyện của nhân vật Tobia bố dâng lên Thiên Chúa, thật
là thấm thía, hết sức đáng cho chúng ta suy nghĩ, chấp nhận và noi gương bắt
chước ông để suốt cuộc hành trình đuc tin trần thế của Kitô hữu chúng ta bao
giờ cũng thế:
"Thiên
Chúa không phải là Thiên Chúa kẻ chết, mà là Thiên Chúa kẻ sống", như
Chúa Kitô đã mạc khải trong Bài Phúc Âm Thứ Tư tuần này.
1) Chúa trừng phạt, rồi Chúa lại tha thứ; Chúa đẩy xuống âm phủ, rồi lại
đem ra; và không một ai thoát khỏi tay Chúa.
2) Hãy ngắm nhìn những việc Chúa làm cho chúng ta, hãy tuyên xưng Người
với lòng cung kính và run sợ, hãy suy tôn vua muôn đời trong những việc làm
của các ngươi.
3) Tôi tuyên xưng Người nơi tôi bị lưu đày, vì Người tỏ ra uy quyền
trước dân phạm tội.
4) Hỡi tội nhân, hãy sám hối ăn năn, hãy thực hiện sự công chính trước
mặt Thiên Chúa, hãy tin rằng Người tỏ lòng từ bi với các ngươi.