SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO
Xin Lưu Ý:
Thời điểm phụng niên trước và sau Lễ Hiển Linh này có vẻ hơi phức tạp và khá rắc rối, nếu không nắm bắt được điểm then chốt của vấn để là thời điểm mừng Lễ Hiển Linh: Lễ Hiển Linh được mừng vào ngày nào, một là vào ngày được phụng niên chính thức ấn định là ngày 6/1, hai là vào Chúa Nhật sau Lễ Mẹ Thiên Chúa, tức là Chúa Nhật sau Tuần Bát Nhật Giáng Sinh.
Nếu Lễ Hiển Linh được mừng vào đúng ngày 6/1 của phụng vụ và theo phụng niên ấn định, như ở Tòa Thánh Vatican hay ở các dòng tu, thì trước Lễ Hiển Linh, các bài đọc sẽ lấy theo ngày trong tháng, từ mùng 2/1 (sau Lễ Mẹ Thiên Chúa mùng 1/1) đến hết ngày 5/1, và sau Lễ Hiển Linh, các bài đọc cũng sẽ lấy theo ngày trong tháng, từ mùng 7 đến hết ngày 12, tức là ngay trước Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa ngày 13/1.
Nếu Lễ Hiển Linh được mừng vào Chúa Nhật, như ở Hoa Kỳ và nhiều giáo phận khác trên thế giới nói chung, vì lợi ích mục vụ, thì trước Lễ Hiển Linh, các Bài Đọc sẽ theo ngày trong tháng, từ mùng 2/1 sau Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1, cho tới Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, và sau Lễ Hiển Linh thì lại theo ngày trong tuần, chứ không theo ngày trong tháng, từ Thứ Hai tới hết Thứ Bảy, trước Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa.
Trong trường hợp Lễ Hiển Linh được mừng vào Chúa Nhật (chứ không mừng vào đúng ngày 6/1) sẽ có năm lễ này được cử hành vào ngày Chúa Nhật mùng 7/1: nếu Lễ Giáng Sinh rơi vào Thứ Bảy 25/12 và Lễ Mẹ Thiên Chúa rơi vào Thứ Bảy 1/1, hay cũng sẽ có năm được cử hành vào ngày Chúa Nhật mùng 8/1: nếu Lễ Giáng Sinh rơi vào Chúa Nhật 25/12, (Lễ Thánh Gia sẽ vào ngày 30/12) và Lễ Mẹ Thiên Chúa rơi vào Chúa Nhật 1/1.
Trong trường hợp Lễ Hiển
Linh được mừng
vào Chúa Nhật mùng 7/1 hay 8/1
thì trước Lễ Hiển Linh vẫn còn bao gồm cả ngày 6/1 và
7/1 với phần phụng vụ Lời Chúa thích hợp. Ở đây xin chia sẻ phụng vụ Lời
Chúa bao gồm trọn vẹn cả những ngày trước và sau Lễ Hiển Linh để tùy nghi sử
dụng theo các chu kỳ phụng vụ hằng năm, căn cứ vào ngày tháng thay đổi theo
mỗi năm. Do đó, xin chọn phụng vụ Lời Chúa nào thích hợp với từng năm.
1-1
Lễ Mẹ Thiên Chúa
(Lễ này cũng đã được phổ biến ở cuối Tuần Bát
Nhật Giáng Sinh)
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: Ds 6, 22-27
"Họ sẽ kêu cầu danh Ta trên con cái Israel và Ta sẽ chúc lành cho chúng".
Trích sách Dân Số.
Chúa phán cùng Môsê rằng: "Hãy nói với Aaron và con cái nó rằng: Các ngươi
hãy chúc lành cho con cái Israel; hãy nói với chúng thế này: "Xin Chúa chúc
lành cho con, và gìn giữ con. Xin Chúa tỏ nhan thánh Chúa cho con, và thương
xót con. Xin Chúa ghé mặt lại cùng con, và ban bằng yên cho con". Họ sẽ kêu
cầu danh Ta trên con cái Israel, và Ta sẽ chúc lành cho chúng".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 66, 2-3. 5. 6 và 8
Ðáp: Xin
Thiên Chúa xót thương và ban phúc lành cho chúng con (c. 2a).
Xướng: 1) Xin Thiên Chúa xót thương và ban phúc lành cho chúng con; xin
chiếu giãi trên chúng con ánh sáng tôn nhan Chúa, để trên địa cầu người ta
nhìn biết đường lối của Ngài, cho chư dân thiên hạ được biết rõ ơn Ngài cứu
độ. - Ðáp.
2) Các dân tộc hãy vui mừng hoan hỉ, vì Ngài công bình cai trị chư dân, và
Ngài cai quản các nước địa cầu. - Ðáp.
3) Chư dân, hãy ca tụng Ngài; thân lạy Chúa, hết thảy chư dân hãy ca tụng
Ngài! Xin Thiên Chúa ban phúc lành cho chúng con, và cho khắp cùng bờ cõi
trái đất kính sợ Ngài. - Ðáp.
Bài Ðọc II: Gl 4, 4-7
"Thiên Chúa đã sai Con Ngài sinh hạ bởi người phụ nữ".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Galata.
Anh em thân mến, khi đã tới lúc thời gian viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con
Ngài sinh hạ bởi người phụ nữ, sinh dưới chế độ Luật, để cứu chuộc những
người ở dưới chế độ Luật, hầu cho chúng ta được nhận làm dưỡng tử. Sở dĩ vì
anh em được làm con, Thiên Chúa đã sai Thần Trí của Con Ngài vào tâm hồn
chúng ta, kêu lên rằng: "Abba!", nghĩa là "Lạy Cha!" Thế nên, bạn không còn
phải là tôi tớ, nhưng là con; mà nếu là con, tất bạn cũng là người thừa kế,
nhờ ơn Thiên Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Dt 1, 1-2
Alleluia, alleluia! - Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã dùng các
tiên tri mà phán dạy cha ông, nhưng đến thời sau hết, tức là trong những
ngày này, Người đã phán dạy chúng ta nơi người Con. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 2, 16-21
"Họ đã gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi... và tám ngày sau người ta gọi tên
Người là Giêsu".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và
hài nhi mới sinh nằm trong máng cỏ. Khi thấy thế, họ hiểu ngay lời đã báo về
hài nhi này. Và tất cả những người nghe, đều ngạc nhiên về điều các mục tử
thuật lại cho họ.
Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng. Những mục
tử trở về, họ tung hô ca ngợi Chúa về tất cả mọi điều họ đã nghe và đã xem
thấy, đúng như lời đã báo cho họ.
Khi đã đủ tám ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên Người
là Giêsu, tên mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong
lòng mẹ.
Ðó là lời Chúa.
Suy Nghiệm Lời Chúa
Emmanuel Thiên Mẫu
Lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa hôm nay, 1/1, ngày cuối cùng của Tuần Bát Nhật
Giáng Sinh, nhưng lại là ngày mở màn cho một tân niên, ngày đầu tiên của một
năm mới, cũng là ngày Giáo Hội Công giáo cử hành như Ngày Thế Giới Hòa Bình
- the World Day of Peace, bắt đầu từ 1/1/1968, dưới thời Giáo Hoàng Chân
Phước Phaolô VI (1963-1978).
Tuần Bát Nhật Giáng Sinh được Giáo Hội cố ý sắp xếp một số lễ có liên hệ đặc biệt với mầu nhiệm và biến cố Giáng Sinh. Chẳng hạn Lễ Thánh Stephanô Phó Tế Tử Đạo Tiên Khởi ngày 26/12, Lễ Thánh Gioan Tông Đồ ngày 27/12, Lễ Các Thánh Anh Hài ngày 28/12, và Lễ Thánh Gia vào Chúa Nhật trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh.
Lễ Mẹ Thiên Chúa hôm nay cũng thế. Trước Công Đồng Chung Vaticanô II Lễ Mẹ Thiên Chúa được cử hành vào ngày 11/10 hằng năm, nhưng sau công đồng được chuyển sang ngày 1/1 như hiện nay, ngày vừa kết thúc Tuần Bát Nhật Giáng Sinh vừa mở màn cho một năm mới. Đâu là ý nghĩa cho việc chuyển thời điểm Lễ Mẹ Thiên Chúa này?
Phải chăng, nếu mầu nhiệm và biến cố "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Gioan 1:14) không thể tách rời với mầu nhiệm Thánh Gia nói chung thế nào, ở chỗ Hài Nhi Giêsu giáng sinh từ một gia đình, hay Người đã vào trần gian qua cửa ngõ gia đình, thì mầu nhiệm và biến cố Giáng Sinh của Người cũng có một mối liên hệ mật thiết bất khả phân ly với mầu nhiệm Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa nói riêng như vậy, tức là Hài Nhi Giêsu phải được sinh ra bởi một người mẹ trần gian?
Thế nhưng tại sao, căn cứ vào ý nghĩa chặt chẽ và tầm quan trọng của mối liên hệ với Hài Nhi Giêsu như thế, Giáo Hội không sắp xếp ngay sau Lễ Giáng Sinh là Lễ Thánh Gia và Lễ Mẹ Thiên Chúa mà lại sắp xếp Lễ Thánh Stephano, Lễ Thánh Gioan Tông Đồ và Lễ Các Thánh Anh Hài?
Xin thưa, chính vì tính chất liên hệ mật thiết và quan trọng hơn 3 lễ vừa được kể ấy mà hai Lễ Thánh Gia và Lễ Mẹ Thiên Chúa mới được cử hành chẳng những ở bậc lễ trọng mà còn ở vào một thời điểm trọng thể nữa, như Lễ Thánh Gia được cử hành vào Chúa Nhật và Lễ Mẹ Thiên Chúa được cử hành vào ngay ngày đầu năm dương lịch.
Lễ Mẹ Thiên Chúa được Giáo Hội cử hành ngay vào ngày đầu năm dương lịch phải chăng là vì Mẹ Maria không thể tách biệt khỏi "Lời đã có từ nguyên thủy", như bài Phúc Âm cuối năm hôm qua cho biết. Nghĩa là từ thuở đời đời, "từ nguyên thủy" Mẹ Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Lời Nhập Thể. Mẹ đã có trong thượng trí của Thiên Chúa cùng với Ngôi Lời ngay "từ nguyên thủy".
Tuy nhiên, theo bản tính là thần linh của mình, "Lời là Thiên Chúa", là Đấng tự hữu, hiện hữu và hằng hữu, Người chẳng những là nguyên thủy còn là cùng đích nữa (xem Khải Huyền 1:17), Người tiếp tục hiện hữu cho tới vô cùng bất tận dù thời gian và tạo vật có qua đi. Đó là lý do ngày tất niên 31/12 Giáo Hội đã chọn đọc bài Phúc Âm về Ngôi Lời, Đấng "đã có từ nguyên thủy".
Nhưng về phần mình, vì chỉ là một tạo vật thuần túy, Mẹ Maria không thể nào ở ngoài thời gian, và vì Mẹ là tạo vật đệ nhất về ân sủng không thể tách biệt với Ngôi Lời "đã có từ nguyên thủy" mà Mẹ phải được Thiên Chúa nghĩ đến đầu tiên, trước hết và trên hết mọi sự, trước và trên cả loài thần thiêng trên trời. Bởi thế, Mẹ phải được coi như mở màn cho thời gian hay thời gian được bắt đầu từ Mẹ. Phải chăng đó là lý do Lễ Mẹ Thiên Chúa được Giáo Hội thật chí lý cử hành vào ngày 1/1 đầu năm?
Ngày 1/1 là ngày thứ 8 từ Lễ Giáng Sinh, thời điểm theo Luật Moisen các bé trai Do Thái phải được cắt bì. Hài Nhi Giêsu cũng không ngoại lệ, vì Người thực sự mặc lấy bản tính của con người, có thân xác đàng hoàng, cho dù bản tính nhân loại của Người nói chung và thân xác của Người nói riêng, vì được ngôi hiệp với thiên tính vô cùng thiện hảo, hoàn toàn nguyên tuyền tốt đẹp, không mang một tì vết nào của nguyên tội, Người vẫn lãnh nhận phép cắt bì như mọi bé trai phàm nhân khác, như bài Phúc Âm hôm nay thuật lại: "khi đã đủ tám ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên Người là Giêsu, tên mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong lòng mẹ".
Hài Nhi Giêsu chịu phép cắt bì như bài Phúc Âm hôm nay thuật lại chứng tỏ Người thực sự mặc lấy nhân tính của loài người, một nhân tính có thân xác thật sự (real) chứ không phải là một thứ ảo tượng (virtual) nào đó, một thân xác đã thật sự được thụ thai, cưu mang và hạ sinh bởi một trinh nữ ở Nazarét đã đính hôn (xem Luca 1:26-27,34-35), và là một thân xác đã bắt đầu đổ máu cứu chuộc khi chịu phép cắt bì này, hình ảnh tiên báo phép rửa Người phải chịu sau này khi tới thời điểm của Người (xem Luca 12:50).
Đó là lý do, trong Bài Đọc 2 hôm nay, Thánh Phaolô đã viết cho Kitô hữu thành Galata và khẳng định rằng Chúa Kitô được sinh ra bởi một người nữ - là Trinh Nữ Maria Nazarét, và được sinh ra theo lề luật - như luật chịu phép cắt bì: "khi đã tới lúc thời gian viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con Ngài sinh hạ bởi người phụ nữ, sinh dưới chế độ Luật, để cứu chuộc những người ở dưới chế độ Luật, hầu cho chúng ta được nhận làm dưỡng tử".
Phải, Lễ Mẹ Thiên Chúa được cử hành vào ngay ngày đầu năm, tiêu biểu cho sự kiện thời gian bắt đầu, chẳng những ở chỗ Mẹ Maria là một tạo vật thuần túy đã có ngay từ ban đầu cùng với Ngôi Lời trong thượng trí của Thiên Chúa, mà còn ở sự kiện khi Mẹ bắt đầu hiện hữu trên trần gian này là dấu báo trước rằng "đã tới lúc thời gian viên mãn", thời điểm "Lời hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Gioan 1;14).
Tuy Mẹ Maria chỉ sinh ra thân xác của Lời Nhập Thể, từ chính huyết nhục hoàn toàn trinh nguyên thánh hảo của Mẹ, nhưng thân xác được gọi là Thánh Thể này của Lời Nhập Thể thuộc về một nhân tính bất khả phân ly với thiên tính, và ngay từ giây phút hoài thai trong lòng Mẹ nhân tính ấy đã được ngôi hiệp với thiên tính, tức là đã được hiệp nhất nên một thần tính để trở thành một Ngôi Vị Thần Linh Con Thiên Chúa Làm Người, mà Mẹ Maria không phải chỉ là Mẹ của nhân vật lịch sử Giêsu mà còn là chính Mẹ của Thiên Chúa nữa, như Công Đồng Chung Epheso đã chính thức và công khai tuyên tín năm 431.
Vẫn biết, theo lý luận trần gian, là một tạo vật vô cùng thấp hèn và hữu hạn, được tạo dựng nên trong thời gian, Mẹ Maria không thể nào có thể làm Mẹ sinh ra Đấng tự hữu, hiện hữu và hằng hữu, như thể Mẹ đã có trước Thiên Chúa, nhưng theo dự án thần linh vô cùng khôn ngoan và toàn năng, Mẹ Maria chỉ là dụng dụ hay phương tiện thuần túy được "Quyền Phép Đấng Tối Cao bao phủ" (Luca 1;35), nhờ đó Mẹ mới có thể thụ thai, cưu mang và hạ sinh "Con Đấng Tối Cao" (Luca 1:32), và vì thế "trẻ thánh được sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa" (Luca 1:35).
Khi mặc lấy nhân tính của con người, "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Gioan 1:14) đã trở thành một vị thượng tế của Thiên Chúa giữa loài người trong việc thánh hóa loài người cũng như các hoạt động và sự vật của loài người nơi chính bản tính nhân loại được ngôi hiệp với thiên tính vô cùng hoàn hảo thánh thiện của Người, một thiên chức và vai trò thượng tế đã được tiên báo nơi thiên chức và vai trò tư tế của Aaron cũng như của con cái vị này, như Bài Đọc 1 hôm nay trích từ Sách Dân Số cho thấy:
"Hãy nói với Aaron và
con cái nó rằng: Các ngươi hãy chúc lành cho con cái Israel; hãy nói với
chúng thế này: 'Xin Chúa chúc lành cho
con, và gìn giữ con. Xin Chúa tỏ nhan thánh Chúa cho con, và thương xót con.
Xin Chúa ghé mặt lại cùng con, và ban bằng yên cho con'. Họ sẽ kêu cầu danh
Ta trên con cái Israel, và Ta sẽ chúc lành cho chúng".
Bài Đáp Ca hôm nay âm vang ý nghĩa và chiều hướng của Bài Đọc 1, ở chỗ, về phía của thành phần lãnh nhận, của riêng dân Do Thái cũng như của chung nhân loại và toàn thể vũ trụ, nơi mầu nhiệm nhập thể và giáng sinh của "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Gioan 1:14), tất cả đều như tích cực hưởng ứng lãnh nhận phúc lành của Thiên Chúa, qua vị thượng tế thánh hóa trần gian nơi nhân tính của Người, một nhân tính xuất phát từ Trinh Nữ Nazarét là Mẹ Thiên Chúa:
1) Xin Thiên Chúa xót thương và ban phúc lành cho chúng
con; xin chiếu giãi trên chúng con ánh sáng tôn nhan Chúa, để trên địa cầu
người ta nhìn biết đường lối của Ngài, cho chư dân thiên hạ được biết rõ ơn
Ngài cứu độ.
2) Các dân tộc hãy vui mừng hoan hỉ, vì Ngài công bình cai trị chư dân, và Ngài cai quản các nước địa cầu.
3) Chư dân, hãy ca tụng Ngài; thân lạy Chúa, hết thảy chư dân hãy ca tụng Ngài! Xin Thiên Chúa ban phúc lành cho chúng con, và cho khắp cùng bờ cõi trái đất kính sợ Ngài.
Thánh thi Kinh Sách Giờ Kinh Phụng Vụ Lễ Mẹ Thiên Chúa
Gốc tổ Giesê có một cành
Một cành trĩu nặng trái thơm xinh:
Một bà mẹ trẻ sinh Con Chúa,
Sau trước một bề vẫn đồng trinh.
Ðấng đã tác thành nên ánh sáng
Mà nay sinh xuống giữa hang lừa,
Cùng Cha tạo dựng trời vô hạn,
Giờ Mẹ đặt nằm quấn tã thưa.
Người đem luật pháp đến cho đời,
Huấn giới mười điều dạy khắp nơi,
Cam phận nhân sinh trong cõi thế,
Người vâng luật lệ mãi không thôi.
Hào quang cứu độ nay tràn tới
Quét sạch đêm đen, diệt tử thần,
Muôn nước, muôn dân, nào hội lại
Kính thờ Con Chúa xuống trần gian.
Giêsu Cứu Chúa, Con Trinh Mẫu,
Ngàn vạn lời ca chúc tụng Ngài,
Thánh Phụ, Thánh Thần, muôn nhân hậu,
Xin cùng thượng tiến nhạc thiên thai.
Lời nguyện cho các Giờ Kinh Phụng Vụ Ngày Lễ Mẹ Thiên Chúa
Lạy Thiên Chúa toàn năng, ngày Ðức Trinh Nữ Maria sinh hạ Ðấng Cứu Thế, Chúa đã tặng ban cho nhân loại kho tàng ơn cứu độ muôn đời. Xin cho chúng con được nhờ lời Ðức Mẹ nguyện giúp cầu thay, vì chính nhờ Ðức Mẹ chúng con mới đáng nhận lãnh nguồn sức sống vĩnh cửu là Ðức Giêsu Kitô, Con Chúa, Chúa chúng con. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời.
Ngày 2/1
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: 1 Ga 2,22-28
"Ước gì điều các con đã nghe từ ban đầu, vẫn ở lại mãi trong các con"
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Gioan Tông Ðồ.
Các con thân mến, ai là kẻ nói dối, nếu chẳng phải là kẻ không nhìn nhận Chúa Giêsu là Ðức Kitô?
Ai không nhận Chúa Cha và Chúa Con, chính nó là Phản Kitô, ai không nhận Chúa Con, thì cũng không được có Chúa Cha. Còn ai tuyên xưng Chúa Con thì cũng được có Chúa Cha. Còn ai tuyên xưng Chúa Con thì cũng được có Chúa Cha.
Phần các con, ước gì điều các con đã nghe từ ban đầu, vẫn ở lại mãi trong các con.
Nếu điều các con đã nghe từ ban đầu vẫn ở lại trong các con, thì các con cũng được ở lại trong Chúa Con và Chúa Cha nữa. Và này là điều Người đã hứa cho chúng ta, đó là sự sống đời đời.
Ta đã viết những điều này cho các con biết về những người lừa dối các con.
Về phần các con, việc xức dầu mà các con đã nhận lãnh nơi Người vẫn ở lại trong các con, nên các con không cần ai dạy dỗ, nhưng như việc xức dầu của Người đã dạy các con mọi sự, và lại là sự thật, chứ không phải sự dối trá, nên như các con đã được dạy dỗ, hãy ở lại trong Người.
Và giờ đây, hỡi các con bé nhỏ, hãy ở lại trong Người, để khi Người tỏ hiện, chúng ta được dạn dĩ, không phải xấu hổ lìa xa Người, lúc Người đến.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 97,1.2-3a, 3cd-4
Ðáp: (3c) Mọi dân trên khắp cùng bờ cõi trái đất, đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta.
Xướng 1) Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã thực hiện những việc lạ lùng. Tay mặt Người đã đem lại toàn thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người. - Ðáp.
2) Chúa đã công bố ơn cứu độ, đã tỏ sự công chính Người trước mặt chư dân. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành đối với nhà Israel. - Ðáp.
3) Mọi dân trên khắp cùng bờ cõi trái đất, đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu, hãy hân hoan mừng Chúa, hãy mừng vui, hoan lạc và đàn ca. - Ðáp.
Alleluia: Ga 1,14 và 12b
Alleluia, Alleluia - Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta. Những ai tiếp rước Người, thì Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. Alleluia.
Phúc Âm: Ga 1,19-28
"Có một Ðấng sẽ đến sau tôi, nhưng chính Ðấng đó đã có trước tôi"
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.
Ðây là chứng của Gioan, khi những người Do thái từ Giêrusalem sai các vị tư tế và các Thầy Lêvi đến hỏi ông: "Ông là ai?"
Ông liền tuyên xưng, ông không chối, ông tuyên xưng rằng: "Tôi không phải là Ðấng Kitô".
Họ liền hỏi: "Như vậy là thế nào? Ông có phải là Elia chăng?"
Gioan trả lời: "Tôi không phải là Elia".
"Hay ông là một đấng tiên tri?"
Gioan đáp: "Không phải".
Họ liền bảo: "Vậy ông là ai, để chúng tôi trả lời cho những người sai chúng tôi. Ông tự xưng là ai?"
Gioan đáp: "Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên tri Isaia đã loan báo".
Và những người đã được sai đến đều thuộc nhóm biệt phái.
Họ hỏi Gioan rằng: "Nếu ông không phải là Ðức Kitô, cũng không là Elia, hay một tiên tri, vậy tại sao ông làm phép rửa?"
Gioan trả lời: "Tôi làm phép rửa trong nước; nhưng giữa các ngươi, có Ðấng mà các ngươi không biết.
Ðấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Ðấng đó đã có trước tôi, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người".
Việc này xảy ra tại Betania, bên kia sông Giođan, nơi Gioan làm phép rửa.
Ðó là Lời Chúa.
Suy Nghiệm Lời Chúa
Emmanuel Giêsu Kitô
Theo diễn
tiến của phụng niên trong Mùa Giáng Sinh thì sau
Tuần Bát Nhật
Giáng Sinh là đến những ngày trước và sau Lễ Hiển Linh, tột đỉnh của Mùa
Giáng Sinh.
Vì vẫn còn trong Mùa Giáng Sinh cho đến Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, nên nếu chủ đề chung của riêng Mùa Vọng là "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14) thì chủ đề chung của riêng Mùa Giáng Sinh là "Lời ở cùng chúng ta", một chủ đề sẽ tiếp tục chi phối phụng vụ Lời Chúa của Mùa Giáng Sinh, bao gồm cả thời điểm của Tuần Bát Nhật Giáng Sinh cũng như thời điểm trước và sau Lễ Hiển Linh.
Thật vậy, Bài Phúc Âm hôm nay, ngay sau Tuần Bát Nhật Giáng Sinh và trước Lễ Hiển Linh, cho chúng ta thấy sự thật "Lời ở cùng chúng ta", nghĩa là "ở cùng" dân Do Thái ("chúng ta") mà họ "không biết", và chính vì "không biết" nên họ mới tìm kiếm cho biết ở những nơi họ cảm thấy có thể là Người, như nơi Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, nhờ đó họ đã được Người tỏ mình ra một cách gián tiếp qua bản thân và chứng từ của Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả được sai đến trước Người để dọn đường cho Người, vị vừa phủ định về mình nhưng lại khẳng định về Người như sau: "Tôi không phải là Ðấng Kitô... Ðấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Ðấng đó đã có trước tôi, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người".
Đúng thế, câu quan trọng nhất trong chứng từ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ở đây về Đấng Thiên Sai Cứu Thế đến sau ngài là "Ðấng đó đã có trước tôi", Đấng vô cùng cao trọng và đầy quyền năng, đến độ chính ngài là một nhân vật được chung dân chúng và cả thành phần lãnh đạo trong dân kính nể tưởng là chính Đức Kitô, đã phải công khai xưng thú và công nhận rằng: "tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người".
Vấn đề then chốt ở đây là nếu mục đích chính yếu của mầu nhiệm nhập thể và giáng sinh là ý định Thiên Chúa muốn ở cùng chúng ta như một "Emmanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Mathêu 1:23), nơi "Lời đã hóa thành nhục thể và ở cùng chúng ta" (Gioan 1:14), thì chúng ta phải làm sao để nhận ra Người và ở với Người thì chúng ta mới viên trọn ơn gọi làm người của chúng ta và mới đạt đến tầm vóc trọn hảo của thân phận là người của chúng ta.
Theo Bài Đọc 1 hôm nay, để có thể nhận ra Người và ở với Người, Thánh Gioan Tông Đồ, vị tông đồ có thể nói sống thân mật với Chúa Kitô nhất trong các tông đồ, đã trao cho chúng ta một cái master key, một chiếc chìa khóa chính, đó là: "nhìn nhận Chúa Giêsu là Ðức Kitô", bằng cách "tuyên xưng Chúa Con", và "ở lại trong Người" bằng cách trung thành với "điều các con đã nghe từ ban đầu".
Vấn đề ở đây là cho dù có "nhìn nhận Chúa Giêsu là Ðức Kitô" mà không "ở lại trong Người" thì cũng vẫn còn sống trong dối trá, chưa nắm bắt được tất cả sự thật về Người, nghĩa là còn sống ở ngoài Người, trái lại, ai "ở lại trong Người" bằng cách trung thành với "điều các con đã nghe từ ban đầu" thì người đó quả thật "nhìn nhận Chúa Giêsu là Ðức Kitô".
Cái then chốt vô cùng quan trọng làm nên mầu nhiệm nhập thể và giáng sinh đó là "Chúa Giêsu là Ðức Kitô", tức là Đấng Thiên Sai, Đấng Được Cha Xức Dầu, bằng không, nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét ấy sẽ không phải là "Con Thiên Chúa hằng sống", mà chỉ là một nhân vật thuần túy loài người mang tên Giêsu như nhiều người có cùng tên Giêsu với Người trong lịch sử dân Do Thái, và vì thế không thể cứu chuộc nhân loại, không phải là Đấng Cứu Thế. "Chúa Giêsu là Ðức Kitô" là tất cả sự thật về "Lời đã hóa thành nhục thể và ở cùng chúng ta" (Gioan 1:14), một sự thật giải phóng (xem Gioan 8:32), một sự thật cứu độ.
Mầu nhiệm "Lời đã hóa thành nhục thể và ở cùng chúng ta" (Gioan 1:14) nơi "Chúa Giêsu là Ðức Kitô" đây quả thực là một trong "những việc lạ lùng" nhất Thiên Chúa đã thực hiện trong lịch sử loài người "vào lúc thời gian viên trọn" (Galata 4:4) cho phần rỗi của toàn thể nhân loại, mà thành phần được cứu độ cần phải "ở lại trong Người" bằng tất cả tâm tình của Bài Đáp Ca hôm nay:
1) Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã thực hiện những việc lạ lùng. Tay mặt Người đã đem lại toàn thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người.
2) Chúa đã công bố ơn cứu độ, đã tỏ sự công chính Người trước mặt chư dân. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành đối với nhà Israel.
3) Mọi dân trên khắp cùng bờ cõi trái đất, đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu, hãy hân hoan mừng Chúa, hãy mừng vui, hoan lạc và đàn ca.
Ngày 2 tháng 1
Thánh Ba-xi-li-ô Cả và thánh Ghê-gô-ri-ô Na-di-en,
giám mục, tiến sĩ Hội Thánh
lễ nhớ bắt buộc
Thánh Ba-xi-li-ô sinh tại Xê-da-rê miền Ca-pa-đô-xi-a năm 330, trong một gia đình Ki-tô giáo. Vốn là người tinh thông văn học lại nổi tiếng nhân đức, ban đầu thánh nhân chọn cuộc đời đan tu. Đến năm 370, người được cắt đặt làm giám mục cai quản nơi người sinh trưởng. Người tích cực chống lại giáo phái A-ri-ô, viết nhiều tác phẩm. Đặc biệt, người đã soạn thảo những quy luật cho đời sống đan tu, mà cho đến bây giờ, nhiều đan sĩ Đông Phương vẫn còn tuân giữ. Người hết sức chăm lo cho người nghèo. Người qua đời ngày 1 tháng Giêng năm 379.
Thánh Ghê-gô-ri-ô cũng sinh năm 330 gần thành Na-di-en. Người đi rất nhiều nơi để học hỏi, người đã kết thân với thánh Ba-xi-li-ô, đã chọn cuộc sống tu hành, nhưng sau đó thụ phong linh mục, rồi được chọn làm giám mục. Năm 381 người được đặt lên cai quản giáo phận thành Công-tăng-ti-nô-pô-li ; tuy nhiên, 18 tháng sau, vì có sự chia rẽ và bè phái trong địa phận, người lui về thành Na-di-en và qua đời tại đó ngày 25 tháng Giêng năm 389 hay 390. Hậu thế thường gọi thánh nhân là nhà thần học vì người vừa am tường đạo lý cao siêu, vừa có tài hùng biện.
Hai con người, một tâm hồn
(Phụng Vụ Giờ Kinh Sách 2/1 - Bài Đọc 2)
Trích bài giảng của thánh Ghê-gô-ri-ô, giám mục Na-di-en.
Bấy giờ chúng tôi gặp nhau tại A-ten. Như dòng chảy của con sông, phát xuất từ một nguồn mạch duy nhất, được phân chia thành nhiều nhánh, thì vì ham học, đức cha Ba-xi-li-ô và tôi đã xa lìa nhau, đi đến những miền khác nhau nhằm mục đích trau dồi kiến thức. Sau đó chúng tôi lại gặp nhau như là do hẹn hò, mà thật ra do Thiên Chúa đã thúc đẩy.
Đức cha Ba-xi-li-ô là người bạn cao quý của tôi, ngài có nếp sống đoan trang, lại hoạt bát khôn ngoan trong lời ăn tiếng nói, nên đối với ngài, bản thân tôi hết lòng quý trọng. Không những thế, tôi còn cố sao cho những ai chưa có dịp biết ngài cũng có tâm tình đó như tôi. Bấy giờ tiếng tăm ngài đã lừng lẫy khắp nơi, nên được nhiều người kính nể.
Điều này dẫn tới chuyện gì ? Trong số những người đến A-ten để học hỏi, hầu như chỉ có một mình ngài vượt khỏi luật chung, là đã được quý mến hơn tất cả mọi sinh viên mới theo học. Đó là khởi đầu tình bạn giữa chúng tôi, từ đó bùng lên tia lửa liên kết chúng tôi lại, và chúng tôi đã hết sức quý mến nhau.
Một thời gian sau, chúng tôi tỏ cho nhau biết niềm say mê chung của mình, đó là chúng tôi chỉ say mê môn triết học. Từ đó, hai chúng tôi người này sống cho người kia : cùng chung một mái nhà, một bàn ăn, một nếp sống, một cùng đích, và ngày càng nhiệt thành cương quyết cùng chia sẻ với nhau một khát vọng.
Cả hai chúng tôi đều hướng tới một điều đáng mong ước hơn hết mọi sự, đó là sự hiểu biết. Tuy vậy không hề có ganh tị mà chỉ có ganh đua. Cả hai cùng tranh nhau, không phải để tìm phần thắng cho mình, nhưng là để nhường cho người kia. Mỗi người đều coi vinh dự của bạn là của chính mình.
Có thể nói hai chúng tôi chỉ có một tâm hồn, nâng đỡ hai thân xác. Nếu không được tin những kẻ chủ trương rằng tất cả trong tất cả, thì cũng phải tin chúng tôi khi chúng tôi nói về mình rằng người này ở trong người kia, và người này hướng về người kia.
Cả hai chúng tôi chỉ có một mối bận tâm là đi đường nhân đức, và cuộc đời chúng tôi luôn hướng về những thực tại tương lai nhằm chuẩn bị cho mình từ bỏ cõi đời trước khi từ biệt cõi đời. Chúng tôi định hướng cuộc đời và mọi hành động theo viễn tượng đó. Chúng tôi để cho luật Thiên Chúa hướng dẫn mình và khuyến khích nhau yêu chuộng đường nhân đức. Nếu như nói ra không phải là khoe khoang quá đáng thì tôi có thể nói rằng giữa hai chúng tôi, người này đối với người kia là mực thước và khuôn mẫu để phân biệt phải trái.
Mỗi người chúng tôi đều có một thứ biệt danh, hoặc do cha mẹ đặt, hoặc là do người khác, dựa trên sở thích hay công việc riêng của mỗi người chúng tôi. Nhưng đối với chúng tôi, vấn đề đáng quan tâm hơn cả, và danh hiệu cao quý nhất, là được làm Ki-tô hữu, được mang danh hiệu này.
1. ĐÔI HÀNG TIỂU SỬ
Hôm nay Hội thánh cho
chúng ta mừng chung hai thánh Basiliô Cả và Grêgoriô Nazianô trong một ngày.
Sở dĩ Giáo Hội làm như vậy bởi vì cuộc sống của các ngài có những điểm chung
thật thú vị.
Trước hết các ngài đã vào cuộc đời làm người ở cùng một nơi,
tại Cappadocia và cha mẹ của các ngài đều là những người thuộc dòng giống
quí phái, danh tiếng, có địa vị trong xã hội thời đó.
Các ngài đã được cha mẹ cho học cùng một trường tại
kinh thành Athènes nổi tiếng của Hy Lạp rồi sau khi tốt nghiệp các ngài cùng
về quê sống chung với nhau trong một tu viện.
Điểm chung cuối cùng rất đáng chúng ta cảm phục là các ngài đã
cùng đứng chung trong một trận tuyến khi phải đối đầu với bè rối Ariô để
bảo vệ niềm tin trong sáng đối với Chúa Giêsu Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống
thế làm người để cứu chuộc toàn thể nhân loại chúng ta.
Dù rằng tính khí mỗi
người khác nhau, nhưng các ngài đã sống hết sức nghĩa thiết đối với nhau
theo gương vị mục tử nhân hậu hiền lành là Thầy Giêsu chí thánh.
Basiliô có tài lãnh
đạo, có óc tổ chức, chỉ huy và điều khiển. Còn Grêgôriô Nazianô lại thích
chiêm niêm, sống âm thầm và là một tu sĩ sáng ngời các nhân đức.
Cả hai vị thánh đều
được chọn làm Giám mục cai quản Giáo Hội.
Thánh Basiliô được đặt làm Giám mục Caesarea
Mazaca thuộc
vùng Capadocia, Tiểu
Á năm
370. Ngài là một mục tử can trường, đầy dũng khí và hiên ngang. Nhờ lòng
dũng cảm, lời giảng dạy và nhờ sự tài khéo khéo khi giao tiếp với mọi người
mà Ngài đã đem lại chỗ đứng vững chắc cho Giáo Hội thời đó. Dưới sự dẫn dắt
của Ngài, thần quyến và thế quyền đã có chỗ đứng riêng tránh được những sự
phiền toái làm ảnh hưởng đến tính trong sáng của Tin Mừng. Ngài hết sức lo
cho những người nghèo để họ được sống đúng với phẩm giá của mình cũng như
bảo vệ họ luôn được đứng vững trong niềm tin trong sáng của Chúa và Giáo
Hội.
Ngài đã viết nhiều bài luận về Chúa Thánh Thần,
phát triển nền thần học về Thiên Chúa Ba Ngôi. Ngài cố gắng rất nhiều trong
việc hàn gắn những chia rẽ trong Giáo hội.
Trong Giáo Hội Công giáo Rôma, Ngài được công nhận là Tiến
sĩ Hội thánh năm 1568 do
Đức Giáo
hoàng Piô V.
Thánh Grêgôriô
Nazianô được tấn phong Giám mục Sasime năm 371, và vào năm 380, thánh nhân
được cử làm Giám mục Constantinople giữa lúc bè rối Ariô đang hoành hành gây
nên nhiều khó khăn cho Giáo Hội. Nhờ tài hùng biện và sự thánh thiện của
Ngài, mà Ngài đã chinh phục được mọi người, đem lại sự bình an cho Giáo Hội
lúc đó. Người ta đã phong tặng cho thánh nhân một cái tên hết sức thân
thương: “Cha của những kẻ khốn cùng”.
Thánh Basiliô qua
đời ngày 01/1/379 và thánh Grêgôriô Nazianô tạ thế ngày 25/1/390.
2. GIÁO HỘI TUNG
HÔ CÁC NGÀI
Cả hai vị thánh đã
sống đời sống hiền lành, khiêm nhường theo gương Chúa Giêsu Cứu Thế. Cuộc
sống của các Ngài đã họa lại bộ mặt đầy yêu thương của Chúa. Thánh Grêgôriô
đã để lại câu nói bất hủ: “Nếu vì tôi mà bão táp này (bè rối Ariô) nổi dậy,
hãy ném tôi xuống biển, để anh em khỏi bị khổ sở “.
Giáo Hội Chính Thống
đã đặt ba vị thánh Basiliô cả, Grêgôriô Nazianô và Gioan Kim Khẩu lên hàng
đầu giữa các bậc tiến sĩ trong Giáo Hội Chúa Kitô. Vì những công nghiệp, tài
đức và nhân đức của các Ngài, Hội Thánh còn gọi các Ngài bằng tên rất đẹp,
ấn tượng và thân thương: “đuốc thiêng của Hội Thánh “
Thánh Basiliô làm việc không biết mệt
trong công việc mục vụ, chống chọi lại với nạn buôn thần bán thánh, giúp đỡ
nạn nhân của hạn hán và đói kém, cố gắng thay đổi hàng giáo sĩ, nhấn mạnh
đến tinh thần kỷ luật. Ngài không sợ lên án những điều xấu xa một khi đã
thấy, và sẵn sàng ra vạ tuyệt thông cho những ai dính líu đến nạn mãi dâm ở
Cappadocia.
Ðức Basiliô nổi tiếng là một nhà diễn thuyết.
Các văn bản của ngài, dù thời ấy không được nổi tiếng cho lắm nhưng cũng đã
đưa ngài lên hàng các bậc thầy của Giáo Hội. Bảy mươi hai năm sau khi ngài
từ trần, Công Ðồng Chalcedoine đã đề cập đến ngài như một con người “vĩ đại,
người thừa tác ơn sủng đã dẫn giải chân lý cho toàn thể trái đất.”
Thánh Basiliô cũng
còn là một người hết lòng chăm sóc cho những người nghèo. Có lần Ngài đã
phát biểu: “Thực phẩm mà bạn không dùng là thực phẩm của người đói; quần áo
bạn treo trong tủ là quần áo của người trần truồng; giày dép bạn không dùng
là giày dép của người chân không; tiền bạc bạn cất giữ là tiền bạc của người
nghèo; hành động bác ái mà bạn không thi hành là những bất công mà bạn đã
phạm.”
Riêng cuộc đời của thánh Grêgôriô Nadianô, thì nhờ một số
lớn thư từ ngài để lại cũng như những văn kiện trong Giáo Hội nói về ngài
chúng ta thấy vào lúc Giáo Hội miền Tiểu Á phải đối phó với những trở ngại
và bách hại do lạc giáo Ariô gây nên. Lịch sử kể lại, vừa đặt chân lên đất Constantinople,
Ngài đã bị
một nhóm dân chúng ném đá, vu oan; họ còn dám tố cáo ngài ở tòa án về tội
sát nhân. Các giáo hữu của ngài chia rẽ nhau. Lúc Hoàng đế Valence băng hà
và Hoàng đế Thêôdore kế vị, thì những người theo phái Ariô cũng vẫn còn tung
hoành, thống trị. Họ tìm cách giết Đức Giám mục Grêgôriô. Chính tên sát nhân
được bè rối Ariô sai đến ám sát Ngài, lại quỳ gối xuống trước mặt ngài, thú
tội và xin lỗi, vì trước khi hắn định xông vào giết ngài, hắn bỗng cảm thấy
bị lương tâm cắn rứt. Có lúc Đức Giám mục Grêgôriô đã tính đến chuyện rút
lui khỏi Constantinople,
nhưng các tín hữu nài xin ngài ở lại. Dần dà nhờ sự nâng đỡ của Hoàng đế
Thêodore, và nhờ hoạt động đi đôi với gương mẫu đời sống hy sinh, khiêm tốn,
đạo đức, thánh thiện của Đức Giám mục Grêgôriô, giáo đoàn ngày càng tăng
thêm tín hữu và trở nên sầm uất. Nhiều người trở lại với đức tin Công giáo
và lạc giáo Ariô cũng giảm sút. Công lao của Đức Giám mục Grêgôriô trong
công việc canh tân Giáo phận, thực không phải là nhỏ.
Năm 381, Công đồng chung Constantinople
II,
họp tại Constantinople, Đức Giám mục Grêgôriô làm chủ tịch Công đồng. Nhưng vì có sự
chia rẽ giữa các Giám mục tham dự Công đồng với nhau, Đức Giám mục Grêgôriô
đã xin từ chức Giám mục Constantinople.
Ngài về Capadocia là quê hương của ngài và coi sóc Giáo phận Nadianô, lúc đó
chưa có Giám mục. Khi Giáo phận Nadianô có Giám mục mới, Đức Grêgôriô trở về
quê hương ở Nadianô sống ẩn dật và khắc khổ trong những ngày cuối đời, giữa
cảnh thanh bình, chỉ còn biết chuyên chú vào việc cầu nguyện tu đức cũng như
viết tự thuật và sáng tác thi ca. Năm 389, Ngài qua đời bằng an trong Chúa,
để lại cho Giáo Hội một sự nghiệp văn chương và tín lý gồm: 45 bài suy tư
thần học, 245 bức thư và một số tập thi ca.
Lm. Giuse Đinh Tất Quý
https://www.tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-02-01-thanh-basilio-ca-va-gregorio-naziano-30228
1. Thánh Basiliô Cả, Giám mục, Tiến Sĩ (329-397)
Thánh Basiliô, con người kỳ diệu mà mọi thời gọi là thánh Cả, chào đời vào khoảng cuối năm 329 tại Cêsarêa, thủ đô miền Cappadocia. Ngài thật có phúc vì được sinh ra trong một gia đình thánh thiện. Cha Ngài là thánh Basilio, mẹ Ngài là thánh nữ Emelia. Nhưng sinh ra Ngài, cha mẹ Ngài đã chịu bao nỗi lo âu. Một cơn bệnh nặng tưởng như đã cất mất mạng sống của Ngài. Việc Ngài bình phục được coi như là kết quả của lời cầu nguyện mà thôi.
Từ thuở thơ ấu thánh nhân đã đến sống với người bà là thánh nữ Macrina. Tại đây, Ngài đã hấp thụ được những nguyên tắc sống đạo đức đầu tiên. Ngài nói: tôi không hề quên được những lời dạy dỗ và gương lành mà người bà thánh thiện đã ghi vào trong tâm hồn bé thơ của tôi.
Ngay khi tới buổi đi học, cha Ngài, một con người vừa đạo đức vừa hoạt bát, đã tự đảm nhiệm việc dạy dỗ Ngài những yếu tố đầu tiên về văn chương. Sau khi cha qua đời, Ngài được gửi đi Cêsarea rồi Constantinople để học khoa hùng biện. Sau cùng, Ngài đi Athena, kinh thành ánh sáng của thế giới nói tiếng Hy Lạp thời đó. Tại đây, Ngài có dịp làm quen với Thánh Gregoriô thành Nazianze. Hai người kết thân với nhau và tình bạn đầy thánh thiện của họ không hề bị một áng mây mù nào che phủ. Trong thành phố xa hoa ấy, họ chỉ biết có hai con đường dẫn tới nhà thờ và tới trường học.
Sau khi hoàn tất các môn học, Ngài dồn nỗ lực học kinh thánh và các giáo phụ. Ngài đã kín múc được từ kho tàng phong phú này những hiểu biết và những tâm tình cao thượng qui hướng con người lên trời.
Lúc hai mươi bảy tuổi, Ngài trở về quê nhà và biện hộ cho một vài vụ kiện tụng. Tài lợi khẩu và thành công tưởng đã cột chặt Ngài vào với pháp đình. Nhưng chị Ngài là thánh nữ Macrina (trẻ) đã nói cho Ngài biết về sự giả trá của những tài năng của cả loài người, và về những giá trị chân thực mà Ngài nhhư đã bỏ quên. Thế là thánh nhân quyết từ giã thế gian và đeo đuổi đời sống tu trì. Ngài đã viếng thăm các tu viện bên Đông phương để tìm kiếm gương mẫu và thầy dạy đường nhân đức. Một năm sau Ngài trở về Cappadocia, rồi lui về miền Pont và thiết lập nhiều tu viện. Các qui luật Ngài soạn ra cho các tu viện đã trở thành danh tiếng và ngày nay vẫn còn được áp dụng tại các tu viện của Giáo hội công giáo theo nghi lễ Byzantin. Chính thánh Bênêdictô cũng chịu ảnh hưởng của Ngài qua bản dịch tiếng la Tinh của Ruffinô. Thánh Basiliô chỉ sống năm năm như tu sĩ trong viện. Nhưng điều Ngài đã làm đã viết là phần thành công trực tiếp và lâu bền nhất trong công trình đời Ngài.
Năm 370 khi Đức giám mục Eu-sê-bi-ô qua đời, thánh Basiliô được bầu làm giám mục Cêsaria. Thánh nhân đã lãnh nhận giáo phận trong một hoàn cảnh đầy sóng gió và đã tỏ ra là một chủ chăn bất khuất trong việc bảo vệ đức tin. Lúc ấy lạc giáo Ariô đang ở vào thời cực thịnh. Hoàng đế Va-lăng (valens) đúng vào phái lạc giáo để bách hại Giáo hội. Thánh Grêgoriô đã kể lại cuộc đời thánh Basiliô, có lẽ đã tô điểm thêm đôi chút, nhưng đã cho thấy được cá tính của thánh nhân như thế nào. Va-lăng phái Modestô, một tổng trấn nổi tiếng mưu mô và hung ác đến gặp thánh nhân.
Hắn nói: – Tại sao ông dám chống lại hoàng đế và không theo đạo của Ngài.
Thánh nhân trả lời : – Bởi vì Thiên Chúa là hoàng thượng của tôi, Ngài bảo
vệ tôi.
Modestô vặn lại: – Vậy ông coi chúng tôi là thứ gì chứ?
Thánh nhân trịnh trọng đáp lời: – Tôi chẳng coi các ông là gì cả, bởi vì các ông đã bắt chúng tôi phải có những điều phản nghịch lại thánh ý Thiên Chúa:
Modestô liền dở trò đe dọa: – Ông không biết rằng tôi có thể cho ông nếm mùi sức mạnh của chúng tôi sao?
Nhưng thánh nhân đã khẳng khái trả lời: – Những hậu quả do sức mạnh của các ông chỉ có thể là tịch biên tài sản, lưu đày, tra tấn hay là sát hại mà thôi. Đối với việc tịch biên tài sản thì người không có gì như tôi làm gì mà phải sợ. Tôi càng không sợ phải lưu đày, bởi vì đâu có Chúa thì đấy cũng là quê hương của tôi. Đối với những tra tấn ông muốn bắt tôi phải chịu, thì quả thật tôi đã quá yếu đuối và không đủ sức để chịu được một cuộc tra tấn thứ hai. Về cái chết, làm sao tôi lại phải sợ, vì nó sẽ sớm đưa tôi về với Thiên Chúa hơn”.
Vị tổng trấn ngạc nhiên: – Tôi chưa hề gặp người nào gan dạ như ông.
Và thánh Basiliô bình tĩnh trả lời: – Bởi vì ông chưa nói chuyện với một
giám mục nào.
Sau cuộc đàm thoai nẩy lửa này, tình hình lắng dịu một thời gian. Nhưng vì áp lực của bè rối, hoàng đế Valăng tính bắt giám mục Basiliô đi đày. Nhưng ý định bất thành vì ngay đêm trước con ông ngã bệnh nặng, được giám mục viếng thăm và cầu nguyện cho lành, nó cũng đã qua đời vì sự thay lòng đổi dạ của nhà vua. Dầu vậy, dưới áp lực mạnh mẽ của bè rối, vua cũng quyết ký án lệnh phát lưu Đức giám mục. Lần này, ông vẫn thất bại vì ba bốn lần cầm lấy viết thì viết bị hư, cầm đến ấn thì ấn bị bể nát.
Ngoài sự can trường để bảo vệ đức tin chân chính, thánh Basilio còn là một mục tử nhiệt hành và giàu lòng bác ái, Ngài đã liên tục đi thăm viếng từng miền trong giáo phận, Ngài chuyên chăm dạy dỗ đoàn chiên và một số bài giảng của Ngài được lưu giữ tới ngày nay là những công trình thần học rất đáng giá. Ngoài ta thánh nhân còn thương yêu đặc biệt những người nghèo khó bệnh tật. Ngài đã thiết lập một nhà thương, đặt tên là Basiliô (Basiliade) để săn sóc họ.
Thánh nhân đã được sống để chứng kiến cái chết của Valăng lẫn sự tàn lụi của lạc giáo Ariô. Nhưng chẳng bao lâu sau Ngài cũng qua đời vì kiệt sức, ngày 1 tháng giêng năm 379.
2. Thánh Gregôriô Nazianzênô, Giám Mục, Tiến Sĩ – (329 – 390)
Thánh Grêgôriô Nazianzênô là một trong những giáo phụ danh tiếng của giáo hội Hy Lạp và được mệnh danh là thần học vì giáo thuyết rất sâu sắc của Ngài. Ngài ra đời khoảng năm 329, trong một gia đình danh giá và đáng mến chuộng. Cha Ngài, cũng tên là Grêgôriô, lúc ấy còn là lương dân. Nhưng thánh nữ Monna, mẹ Ngài, nhờ nhân đức siêu vượt, sự dịu hiền, đời sống gương mẫu với kinh nghiệm và nước mắt đã đưa ông về với Chúa Giêsu.
Thánh Leông (Léonce) giám mục thành Cêsarêa đã rửa tội cho ông. Vài năm sau, nhờ đời sống đạo đức trổi vượt, ông đã xứng đáng lãnh chức giám mục, cai quản điạ phận Nazianze.
Thánh Grêgôriô ra đời như kết quả lời cầu nguyện của bà mẹ thánh thiện, chỉ mong có được người con để phục vụ bàn thánh. Khi thánh nhân ra đời, bà coi Ngài như quà tặng của trời cao. Được đào tạo trong một môi trường thánh thiện như vậy, ngay từ nhỏ, Ngài đã biết quí trọng những nét đẹp của tội thơ vô tội.
Thánh nhân được cử đi học hùng biện ở Cêsarêa, rồi Palestina. Sau đó Ngài đã qua Alexandria và sau cùng tới Athena là nơi coi là nguồn gốc đích thật của khoa hùng biện, trên đường tới Athena, con tàu thánh nhân đi đã phải một cơn bão dữ dội, tưởng chừng như sẽ bị đắm chìm trong lòng biển. Lúc ấy thánh nhân chưa được rửa tội và rất lo âu cho phần rỗi của mình. Ngài tha thiết cầu khẩn Thiên Chúa thánh cho được sống thêm, để có thể làm con Chúa. Thánh nhân đã được nhậm lời. Cơn giông bão chấm dứt và Ngài tới được Athena.
Tại đây thánh Gregorio gặp lại một người bạn cũ của mình là thánh Basiliô. Mối giây thân tình giữa các Ngài ngày càng trở nên bền chặt hơn. Cho đến ngày nay, người ta vẫn còn trưng dẫn hai vị nhân này như là khuôn mẫu cho tình bạn trong trắng và chân thành nhất. Không thể lìa xa nhau, họ còn chú tâm tránh thoát mọi cuộc kết thân nguy hiểm và chỉ giao tiếp với những bạn bè mà lòng hiếu học luôn đi đôi với việc thực hành các nhân đức. Không bao giờ người ta thấy họ đi vào các cuộc giải trí có tính cách trần tục. Trong thành phố xa hoa ấy họ chỉ biết có hai con đường dẫn tới nhà thờ và các trường học.
Hoàn tất việc học hành, thánh Grêgôriô trở về sống với cha mình đang làm giám mục cai quản giáo phận Nazianze và được cha ban phép Rửa tội cho. Một khi đã được đóng ấn tín thần linh, Ngài coi mình hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa và hiến thân phung sự Ngài,
Ngài nói: – “Tôi hiến trọn cho Đấng đã ban cho tôi tất cả. Từ nay chỉ có Ngài là phần sản nghiệp của tôi”.
Tình thảo hiếu đã giữ lại bên người cha già tám mươi tuổi trong ba năm trời. Ngài giúp đỡ cha trong mọi công việc và chăm sóc mọi việc trong nhà. Nhưng lòng yêu thích được ẩn dật đã đưa Ngài tới gặp thánh Basiliô đang theo đuổi nếp sống tu trì. Ngài đã sống xa thế gian một thời gian và chỉ lo tới sự hoàn thiện của mình. Nhưng thời gian ẩn dật này mới chỉ đủ cho Ngài nếm thử được sự ngọt ngào để mà luyến tiếc thôi, người cha già chín mươi tuổi đã gọi Ngài về giúp việc điều khiển giao phận. Nhận thấy rằng: Giáo hội sẽ được lợi ích nhiều bởi người con thân yêu của mình, vị thánh giám mục già cả đã truyền chức linh mục cho Ngài ngày 6 tháng 1 năm 362. Lúc ấy thánh Gregôriô hơn ba muôi lăm tuổi và ấn tích mới càng tăng thêm nhiệt tình của Ngài.
Thánh Basiliô lúc ấy đã làm tổng giám mục Cêsalêa, quyết định nâng thánh Gregoriô lên làm giám mục cai quản điạ phận Sarima. Nhưng vì những chống đối dữ dội, Ngài đã không hề tới nhậm điạ phận được và dường như Ngài chịu chức giám mục chỉ để giúp đỡ người cha mà tuổi tác đã không cho phép chu toàn phận sự được nữa. Sau khi cha qua đời năm 374 thánh nhân trở lại Nazianze săn sóc cho giáo phận, nhưng không hề muốn làm giám mục của giáo phận này.
Năm 380, tức là khoảng năm năm sau, các tín hữu ở Constantinopkle đã khẩn nài thánh nhân tới củng cố giáo phận đã bị bè rối Ariô tàn phá của họ, với nhiệt tâm tông đồ, thánh nhân đã nhận lời. Trước tiên thánh nhân đã không được tiếp đón nồng hậu lắm. Trong một thành phố xa hoa giàu có vì là thủ đô mới của đế quốc này, người ta đang ngóng đợi một nhân vật có khuôn mặt sáng sủa giữa một đám rước linh đình. Nhưng người ta đã vô cùng kinh ngạc khi thấy Ngài chỉ là một ông lão già yếu, ăn mặc giản dị và lời nói vắn gọn.
Những người theo lạc giáo Ariô chế diễu phỉ báng Ngài. Dầu vậy, bằng những giáo huấn vững chắc và hùng hồn, Ngài đã thành công trong việc đưa dân thành này từ chỗ bỏ cái sai lầm của lạc giáo mà trở về với đức tin công giáo. Sau bốn mươi bị năm bị tàn phá. Giáo phận không có nhà thờ, Ngài rao giảng trên đường phố hay tại một ngôi nhà mà Ngài đăt tên là Anastasia.
Hương thơm nhân đức và sự hiểu biết uyên thâm của Ngài đã lối kéo cảm tình người nghe càng thêm đông. Từ trong sa mạc, thánh Hiêronymô cũng tìm đến nghe người giảng thuyết. Tuy nhiên bề ngoài khiêm tốn bình dị và hoàn cảnh khó khăn ấy cũng là một khó khăn khiến cho địch thủ đã nhiều lần toan tính ám hại Người.
Năm 381, công đồng chung họp tại Constantinople, thánh Grêgôriô được bầu lên làm giám mục chính tòa của giáo phận này và giữ ghế chủ tịch công đồng. Nhưng ít lâu sau, một số giám mục đã chất vấn tính cách hợp pháp của chức vụ Ngài. Lợi dụng những chống đối này, thánh Grêgôriô đã xin từ chức. Sau khi đã làm vui lòng các nghị phụ công đồng bằng quyết định của mình, thánh nhân đã đe5 đơn lên Hoàng đế Têodô (Thésdose) Hoàng đế buộc lòng chấp thuận, cho Ngài từ nhiệm, chỉ vì lý do sứ ckhỏe mà thôi. Trước khi dứt mình khỏi Giáo hội mà Ngài đã dày công tạo lập với đầy tình yêu quí, Ngài đã nói với mọi tín hữu và với các nghị phụ một diễn từ đặc sắc. Người ta gọi diễn từ ấy là: những lời giã biệt (Les Adieux).
Lui về Nazianze, thánh Grêgôriô dành thời gian viết sách. Năm 390 Ngài qua đời và để lại cho Giáo hội một kho tàng quí báu gồm 45 bài suy luận thần học và điếu văn, 245 bức thư và mấy tập thi ca. Người ta đọc cuộc đời trong những tác phẩm có giá trị văn chương và tín lý, chính ân đức ấy và sức mạnh tinh thần của Ngài.
Người ta còn giữ được bản di chúc và bản văn trên bia mộ chính Ngài sáng tác. Bản mộ thi này là một tóm lược khúc chiết trọn đời Ngài với những dòng kết thúc như sau: – “Tôi là mục tử không có đoàn chiên, và tôi đã đau khổ không ít bởi chính các mục tử. Tôi để Chúa Giêsu Kitô lo lắng cho tương lai đời tôi như chính Người đã lo cho tôi trong quá khứ”.
(nguồn: gxdaminh.net)
Ngày 3/1
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: 1 Ga 2,29-3,
"Bất cứ ai ở trong Người đều không phạm tội".
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.
Các con thân mến, nếu các con biết Người là Ðấng công chính, thì các con hãy
biết rằng bất cứ ai thực hành sự công chính, đều bởi Người mà sinh ra.
Các con hãy coi: tình yêu của Chúa Cha đối với chúng ta thế nào, khiến chúng
ta được gọi là con Thiên Chúa và sự thật là thế.
Vì đó mà thế gian không nhận biết chúng ta, vì thế gian không biết Người.
Các con thân mến, hiện nay, chúng ta là con Thiên Chúa, còn chúng ta sẽ ra
sao thì vẫn chưa được tỏ ra.
Chúng ta biết rằng: khi được tỏ ra, thì chúng ta sẽ giống như Người, vì
Người thế nào, chúng ta sẽ thấy như vậy.
Và bất cứ ai đặt hy vọng nơi Người, thì tự thánh hóa mình cũng như Người là
Ðấng Thánh.
Hễ ai phạm tội, thì cũng làm điều gian ác, vì tội là sự gian ác.
Các con biết rằng: Người đã xuất hiện để hủy diệt tội lỗi chúng ta.
Bất cứ ai ở trong Người, thì không phạm tội, và bất cứ ai phạm tội, thì
không thấy cũng không nhận biết Người.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv. 97,1.3cd-4,5-6
Ðáp: Mọi
dân trên khắp cùng bờ cõi trái đất, đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa
chúng ta. (3c)
Xướng 1) Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã thực hiện những việc
lạ lùng. Tay mặt Người đã đem lại toàn thắng, cùng với cánh tay thánh thiện
của Người. - Ðáp.
2) Mọi dân trên khắp cùng bờ cõi trái đất, đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên
Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu, hãy hân hoan mừng Chúa, hãy vui mừng, hoan
lạc và đàn ca. - Ðáp.
3) Hãy ca mừng Chúa với đàn cầm thụ, với đàn cầm thụ, với nhạc cụ rân ran;
Hãy thổi sáo và túc tù và, hân hoan trước thánh nhan Chúa là Vua. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia, Alleluia - Ngày thánh đã dọi ánh sáng trên chúng ta, hỡi các dân,
hãy tới thờ lạy Chúa, vì hôm nay ánh sáng chan hòa đã tỏa xuống trên địa
cầu. - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 1,29-34
"Ðây Chiên Thiên Chúa"
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.
Ngày hôm sau, Gioan thấy Chúa Giêsu đến với mình thì nói: Ðây Chiên Thiên
Chúa, đây Ðấng xóa tội trần gian.
Ðây chính là Ðấng mà tôi đã nói rằng: Có người đến sau tôi, nhưng cao trọng
hơn tôi, vì Người vốn có trước tôi.
Phần tôi, trước tôi không biết Người, nhưng tôi đã đến làm phép rửa bằng
nước, để Người được tỏ mình ra trong Israel.
Và Gioan đã làm chứng rằng: Tôi đã thấy Thánh Thần như con chim bồ câu từ
trời xuống ngự trên Người.
Và trước tôi không biết Người, nhưng Ðấng đã sai tôi làm phép rửa trong nước
bảo tôi: Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì chính người đó là Ðấng
làm phép rửa trong Thánh Thần.
Tôi đã thấy và làm chứng rằng: Người là Con Thiên Chúa.
Ðó là Lời Chúa.
Suy Nghiệm Lời Chúa
"Chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người": "Người là Con Thiên Chúa"
Phụng Vụ Lời Chúa trong những ngày trước lễ Hiển Linh đều theo chiều hướng cứu độ phổ quát. Thật vậy, căn cứ vào ý nghĩa phụng vụ của cả phụng niên và của riêng Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh mở đầu cho toàn phụng niên, thì có thể nói, chủ đề cho cả Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, một Mùa Giáng Sinh bao gồm cả Lễ Hiển Linh và lên đến tột đỉnh nơi Lễ Hiển Linh, một cử hành phụng vụ để tưởng niệm biến cố Hài Nhi Giêsu tỏ mình ra cho dân ngoại, là "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta, chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người: vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14).
Nếu "Lời đã hóa thành nhục thể" là đề tài cho chung Mùa Vọng và cho riêng tuần bát nhật trước lễ Giáng Sinh, và "Lời ở giữa chúng ta" là đề tài cho Tuần Bát Nhật Giáng Sinh, thì "chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người" là đề tài cho Tuần Lễ trước Lễ Hiển Linh, và "vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý" là đề tài cho Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh, bắt đầu từ Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa cho tới áp Thứ Tư Lễ Tro mở màn cho Mùa Chay v.v.
Thật vậy, dường như chính vì đề tài của Tuần Lễ trước Lễ Hiển Linh là "chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người", một vinh hiển được xuất phát từ dân Do Thái, và được báo hiệu và biểu hiệu nơi ngôi sao lạ dẫn đường cho ba vua là những nhân vật tượng trưng cho dân ngoại sẽ đến bái thờ Người sau này, mà các câu Đáp Ca trước Lễ Hiển Linh cũng là Lễ Ba Vua đã bao gồm cả dân ngoại, như câu đáp ca hôm qua ngày 2/1, hôm nay ngày 3/1 và ngày mai ngày 4/1 đều giống ý như nhau: "Mọi dân trên khắp cùng bờ cõi trái đất, đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta", và ngày kia mùng 5/1, áp Lễ Hiển Linh (theo đúng ngày kính là 6/1 hằng năm theo phụng vụ) là "Toàn thể địa cầu, hãy reo mừng Thiên Chúa".
Theo chiều hướng "chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người" này, phụng vụ lời Chúa đã đọc lại Phúc Âm của Thánh ký Gioan về chứng từ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả liên quan đến Chúa Kitô, vị tiền hô cũng đã được phụng vụ lời Chúa nói đến suốt trong Mùa Vọng (3 tuần cuối) nhưng theo các vị Thánh ký của bộ Phúc Âm Nhất Lãm.
Tuy nhiên, Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả trong Mùa Vọng được các vị Thánh ký Mathêu (Năm A), Thánh ký Marcô (Năm B) và Thánh ký Luca (Năm C) thuật là nhân vật liên quan đến vai trò dọn đường cho Chúa Kitô là Đấng đến sau Người. Trong khi đó, nơi Phúc Âm của Thánh ký Gioan, ngài đóng vai trò chứng nhân của Người (Phúc Âm ngày 2/1) và giới thiệu Người cho chung dân chúng (Phúc Âm ngày 3/1) cũng như cho riêng các môn đệ của ngài (Phúc Âm ngày 4/1), để chính các môn đệ của ngài rủ bạn bè đến với Chúa Giêsu để trở thành các vị môn đệ đầu tiên của Chúa Kitô (Phúc Âm ngày 5/1) cho một Giáo Hội của muôn dân và cho muôn dân.
Câu Phúc Âm của bài Phúc Âm ngày 5/1 là ngày ngay trước Lễ Hiển Linh mùng 6/1 đã chứng tỏ cho thấy tất cả thời gian trước Lễ Hiển Linh (từ mùng 2/1 tới mùng 5/1) quả thực là thời điểm được phụng vụ nhấn mạnh đến đề tài: "Chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người", đó là câu được chính Chúa Kitô khẳng định về bản thân của Người: "Quả thật, quả thật, Ta nói với các ngươi, các ngươi sẽ thấy trời mở ra, và các Thiên Thần Chúa lên xuống trên Con Người".
Riêng trong bài Phúc Âm hôm nay, mùng 3/1,
"Ðây
Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa tội trần gian.
Đúng thế, Chúa Kitô chính là "Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa tội trần gian", chứ không phải tội của riêng dân Do Thái, và "Người là Con Thiên Chúa", Đấng đã "yêu thế gian (chứ không phải yêu riêng dân Do Thái) đến ban Con Một của Ngài để ai (thuộc bất cứ dân tộc nào trên thế giới, bao gồm cả dân Do Thái) tin vào Người thì không phải chết nhưng được sự sống đời đời" (Gioan 3:16).
Nguyên trong lời giới thiệu này của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đã bao gồm chiều hướng dân ngoại, chiều hướng mà "chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người". Bài Đọc 1 trong những thời điểm trước Lễ Hiển Linh (2-5/1) này cũng được Giáo Hội trích từ Thư 1 của Thánh ký Gioan, một bức thư liên quan đến ơn cứu độ phổ quát nơi Chúa Kitô theo dự án thần linh của Vị Thiên Chúa là tình yêu vô cùng nhân hậu. Đó là lý do chúng ta đọc thấy những lời khẳng định của vị thánh ký này trong Bài Đọc 1 hôm nay như sau:
"Các con hãy coi: tình yêu của Chúa Cha đối với chúng ta thế nào, khiến chúng
ta được gọi là con Thiên Chúa ("bất cứ ai tin nhận Người thì Người ban
cho họ quyền làm con Thiên Chúa" - Gioan 1:12) và sự thật là thế...
Các con thân mến, hiện nay, chúng ta là con Thiên Chúa, còn chúng ta sẽ ra
sao thì vẫn chưa được tỏ ra.
Ngày 4/1
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: 1 Ga 3, 7-10
"Người ấy không phạm tội được, vì đã sinh ra bởi Thiên Chúa".
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Gioan Tông Ðồ.
Hỡi các con bé nhỏ, đừng để ai lừa gạt các con.
Ai thi hành sự công chính là người công chính, cũng như chính Người là Ðấng
công chính.
Ai phạm tội thì bởi qủy mà ra, vì qủy là kẻ phạm tội từ ban đầu.
Con Thiên Chúa đã xuất hiện để phá hủy công việc của ma qủy.
Bất cứ ai đã sinh ra bởi Thiên Chúa, thì không phạm tội, vì mầm giống của
Người ở trong kẻ ấy.
Kẻ ấy không phạm tội được, vì đã bởi Thiên Chúa mà sinh ra.
Do đó, mà nhận ra được con của Thiên Chúa và con cái ma quỷ.
Bất cứ ai không phải là người công chính, và không thương yêu anh em mình,
thì không bởi Thiên Chúa mà ra.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv. 97,7-8,9
Ðáp: Mọi
dân trên khắp cùng bờ cõi trái đất, đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa
chúng ta. (3c)
Xướng 1) Hãy gầm lên, biển cả và mọi vật dưới biển, cả vũ trụ với vạn vật
dân cư. Sông ngòi, hãy vổ tay mừng, núi non, hãy đồng nhảy mừng. - Ðáp.
2) Trước mặt Thiên Chúa, vì Người ngự đến, vì Người ngự đến thống trị địa
cầu, Người thống trị địa cầu cách công minh, Người thống trị muôn dân cách
chính trực. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia, Alleluia. - Thủa xưa, nhiều lần và nhiều cách, Thiên Chúa đã dùng
các tiên tri mà nói với cha ông, nhưng đến thời sau hết, Người đã nói nơi
Chúa Con. Alleluia.
Phúc Âm: Ga 1,35-42
"Chúng tôi đã gặp Ðấng Cứu Thế".
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông nhìn theo
Chúa Giêsu đang đi mà nói: Ðây là Chiên Thiên Chúa.
Hai môn đệ nghe ông nói liền đi theo Chúa Giêsu, Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại,
thấy họ đi theo mình, thì nói với họ: "Các ngươi tìm gì?"
Họ thưa với Người: "Rabbi, nghĩa là thưa Thầy, Thầy ở đâu?"
Người đáp: "Hãy đến mà xem".
Họ đã đến và xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ
chừng giờ thứ mười.
Anrê, em ông Simon Phêrô, một trong hai người đã nghe Gioan nói và đã đi
theo Chúa Giêsu.
Ông gặp Simon anh mình trước hết và nói với anh: "Chúng tôi đã gặp Ðấng
Messia, nghĩa là Ðấng Kitô".
Và ông dẫn anh mình tới Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu nhìn Simon và nói: "Ngươi là Simon, con ông Gioan, ngươi sẽ được
gọi là Kêpha, nghĩa là Ðá".
Ðó là Lời Chúa.
Suy Nghiệm Lời Chúa
"Hãy đến mà xem" - "Ðấng Messia, nghĩa là Ðấng Kitô"
Hôm nay, vai trò của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả,
qua Phúc Âm của Thánh ký Gioan sau Tuần Bát Nhật Giáng Sinh và trước Lễ
Hiển Linh, vẫn tiếp tục vai trò làm chứng của mình cho Chúa Kitô là Đấng
đến sau mình, hơn là vai trò dọn đường cho Người như trong các bài Phúc
Âm Nhất Lãm ở hai tuần giữa trong Mùa Vọng hướng về Giáng Sinh.
Nếu trong bài Phúc Âm hôm qua Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đã thực hiện vai trò làm chứng của mình về Chúa Kitô đến sau mình, bằng việc giới thiệu Người với chung dân Do Thái thì trong bài Phúc Âm hôm nay ngài giới thiệu Người với riêng thành phần môn đệ của ngài: "Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông nhìn theo Chúa Giêsu đang đi mà nói: Ðây là Chiên Thiên Chúa".
Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả giới thiệu với các môn đệ của ông về Chúa Giêsu là Đấng đến sau ông cũng bằng một danh xưng như ông đã giới thiệu với chung dân Do Thái đó là danh xưng "Chiên Thiên Chúa", nhưng ở hai môi trường khác nhau: với chung dân chúng thì vào ngày hôm trước còn với các môn đệ của mình thì vào "ngày hôm sau" (Gioan 1:35); với chung dân chúng khi "Chúa Giêsu tiến đến với ông" (Gioan 1:29), còn với các môn đệ của ông khi "Chúa Giêsu đang đi".
Như thế, căn cứ vào Phúc Âm của Thánh ký Gioan chúng ta có thể suy ra rằng ngay sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa ở Sông Jordan như được các Thánh ký của bộ Phúc Âm Nhất Lãm thuật lại thì Người chưa vào hoang địa ngay, trái lại, hai ngày sau đó Người vẫn còn lẩn quẩn ở gần đó: ngày thứ nhất - "the next day" (Gioan 1:29), nghĩa là sau ngày Người lãnh nhận Phép Rửa (xem Gioan 1:31-34), Người trở lại với Tiền Hô Gioan Tẩy Giả một lần nữa, và sang ngày thứ hai - "the next day" (Gioan 1:35) Người đi ngang qua chỗ của Tiền Hô Gioan; chỉ cho tới "ngày thứ ba - the third day" (Gioan 2:1) Người mới ở một nơi khác là Cana Xứ Galilêa, và có lẽ sau biến cố Cana này Người mới chay tịnh 40 đêm ngày...
Chúng ta không biết được lý do tại sao Chúa Giêsu vào ngày thứ hai sau khi lãnh nhận Phép Rửa lại "đi ngang qua" chỗ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, nhưng có thể suy đoán rằng Người muốn tỏ mình ra cho mấy người môn đệ đầu tiên của Người, trong đó có 2 người môn đệ của vị tiền hô này, để nhờ họ có thể "thấy vinh hiển của Người", đề tài chính yếu của những ngày trước Lễ Hiển Linh, nghĩa là Người bắt đầu tỏ mình ra một cách đặc biệt cho một thiểu số để họ biết Người là ai.
Đó là lý do, tác dụng thần linh xuất phát từ việc "Người đi ngang
qua", không dừng lại, không để ý nhìn ai, không lên tiếng kêu gọi
người nào, đã khiến cho
"hai môn đệ nghe ông nói liền đi theo Chúa Giêsu", có lẽ chỉ vì
tò mò muốn biết Người là ai mà được sư phụ của các vị hết sức trân trọng
và tôn vinh như thế. Và lòng mong ước của các vị, cho dù tò mò, cũng rất
hợp với ý Chúa, Đấng muốn lợi dụng chính cái tò mò tự nhiên ấy mà tỏ
mình ra cho họ để nhờ đó họ có thể "thấy vinh hiển của Người",
có thể biết Người là ai. Bởi thế nên "Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại,
thấy họ đi theo mình, thì nói với họ: 'Các ngươi đang tìm kiếm gì vậy?'"
Ngày 5/1
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: 1 Ga 3, 11-21
"Chúng ta đã được chuyển từ cõi chết đến cõi sống, vì chúng ta thương yêu
anh em".
Bài trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.
Các con thân mến, đây sứ điệp các con đã nghe từ ban đầu là chúng ta phải
thương yêu nhau.
Không như Cain, người thuộc về ma qủy, nên đã giết em mình.
Nhưng tại sao nó đã giết em? Vì công việc nó làm là gian ác, còn công việc
của em nó thì chính trực.
Các con đừng ngạc nhiên, nếu thế gian ghét các con.
Chúng ta biết rằng chúng ta đã được chuyển từ cõi chết đến cõi sống, vì
chúng ta thương yêu anh em.
Ai không yêu thương, thì ở trong cõi chết.
Hễ ai ghét anh em mình đều là kẻ sát nhân, và các con biết rằng mọi kẻ sát
nhân không có sự sống đời đời ở trong mình.
Do điều này mà chúng ta đã biết tình yêu của Thiên Chúa là chính Người đã
thí mạng sống mình vì chúng ta, nên chúng ta cũng phải thí mạng sống mình
cho anh em.
Nếu ai có của cải đời này mà thấy anh em mình túng thiếu, lại đóng cửa lòng
mình đối với họ, thì làm sao tình yêu của Thiên Chúa ở trong người ấy được?
Các con thân mến, chúng ta đừng yêu bằng lời nói và miệng lưỡi, nhưng bằng
việc làm và chân thật.
Do đó chúng ta biết mình thuộc về sự thật, và sẽ được vững lòng trước mặt
Chúa.
Vì nếu lòng chúng ta có khiển trách chúng ta, thì Thiên Chúa còn lớn hơn
lòng chúng ta và Người thông biết mọi sự.
Các con thân mến, nếu lòng chúng ta không khiển trách, thì chúng ta tin
tưởng nơi Thiên Chúa, và bất cứ điều gì chúng ta xin, thì chúng ta cũng được
Người ban cho, vì chúng ta giữ giới răn Người và làm điều đẹp lòng Người.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv. 99,2,3, 4,5
Ðáp: Toàn
thể địa cầu, hãy reo mừng Thiên Chúa. (2a)
Xướng 1) Toàn thể địa cầu, hãy reo mừng Thiên Chúa, hãy phụng sự Thiên Chúa
với niềm vui vẻ! Hãy vào trước thiên nhan với lòng hân hoan khoái trá. -
Ðáp.
2) Hãy biết rằng Thiên Chúa là Thượng Ðế, chính Ngài đã tạo tác thân ta và
ta thuộc quyền sở hữu của Ngài. - Ðáp.
3) Ta là dân tộc, là đoàn chiên Chúa chăn nuôi, hãy vào trụ quan nhà Ngài
với lời khen ngợi, vào hành lang với khúc ca vui, hãy tán dương, hãy chúc
tụng danh Ngài. - Ðáp.
4) Vì Thiên Chúa, Ngài thiện hảo, lòng từ bi Ngài tồn tại muôn đời, và lòng
trung tín còn tới muôn muôn thế hệ. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia, Alleluia. - Ngày thánh đã dọi ánh sáng trên chúng ta, hỡi các dân,
hãy tới thờ lạy Chúa, vì hôm nay ánh sáng chan hòa đã tỏa xuống trên địa
cầu. - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 1,43-51
"Thầy là Con Thiên Chúa, là Vua Israel"
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu định đi Galilêa.
Người gặp Philipphê và nói với ông: "Hãy theo Ta".
Philipphê là người thành Bétsaiđa, quê quán của Anrê và Phêrô.
Philipphê gặp Nathanaen và nói với ông: "Ðấng đã được Moisen ghi trong Luật
và các tiên tri nói đến, chúng tôi đã gặp rồi: đó là Giêsu con ông Giuse,
người thành Nazarét".
Nathanaen đáp: "Bởi Nazarét nào có cái chi hay?".
Philipphê nói: "Hãy đến mà xem".
Chúa Giêsu thấy Nathanaen đi tới mình, thì nói về ông: "Ðây thật là người
Israel, nơi ông không có gì gian dối".
Nathanaen đáp: "Sao Ngài biết tôi?"
Chúa Giêsu trả lời rằng: "Trước khi Philipphê gọi ngươi, lúc ngươi còn ở
dưới cây vả, thì Ta đã thấy ngươi".
Nathanaen thưa lại rằng: "Lạy Thầy, Thầy là Con Thiên Chúa, là Vua Israel".
Chúa Giêsu trả lời: "Vì Ta đã nói với ngươi rằng: ta đã thấy ngươi dưới gốc
cây vả, nên ngươi tin, ngươi sẽ thấy việc cao trọng hơn thế nữa".
Và Người nói với ông: "Quả thật, quả thật, Ta nói với các ngươi, các ngươi
sẽ thấy trời mở ra, và các Thiên Thần Chúa lên xuống trên Con Người".
Ðó là Lời Chúa.
Suy Nghiệm Lời Chúa
Theo chiều hướng "chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người" của những ngày trước Lễ Hiển Linh cũng như cho chính lễ Hiển Linh, hôm nay, ngày 5/1, Chúa Giêsu đã cho chàng Philiphê "được thấy vinh hiển của Người" bằng cách lên tiếng gọi chàng: "Hãy theo Tôi".
Chắc Philiphê này là một trong hai người môn đệ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đã đến gặp Chúa Kitô, bởi thế khi chàng đến rủ bạn mình là Nathanael đến với Người thì đã khẳng định như môn đệ Anrê khẳng định với Simon anh của mình: "Ðấng đã được Moisen ghi trong Luật và các tiên tri nói đến, chúng tôi đã gặp rồi: đó là Giêsu con ông Giuse, người thành Nazarét".
C
T
Đó là lý do trong Bài Đọc 1 Thánh ký Gioan đã chẳng những cho thấy vinh hiển của Thiên Chúa là thương yêu: "tình yêu của Thiên Chúa là ở chỗ chính Người đã thí mạng sống mình vì chúng ta" theo bản tính thần linh của Người, mà còn nhắc nhở thành phần "được thấy vinh hiển của Người", tức được thông phần vào sự sống thần linh của Người và với Người, tức "đã được chuyển từ cõi chết đến cõi sống, vì chúng ta thương yêu anh em", cũng phải sống động và tác hành như Người nữa: "Nên chúng ta cũng phải thí mạng sống mình cho anh em".
Yêu thương chẳng những là vinh hiển của Thiên Chúa theo bản tính thần linh của Người mà còn là chính sự sống thần linh của Người. Bởi thế, cho dù Kitô hữu có được lãnh nhận Phép Rửa, nghĩa là được thông phần vào bản tính thần linh của Người, sống sự sống thần linh của Người, với Người và như Người, mà nếu không yêu thương thì kể như vẫn ở trong sự chết, vẫn "như Cain, người thuộc về ma qủy, nên đã giết em mình.... Vì công việc nó làm là gian ác".
Thánh ký Gioan đã khẳng định về thành phần "như Cain" thế này:
"Ai không yêu thương, thì ở trong cõi chết".
Nước và Thánh Thần
(Bài đọc 2 giờ kinh sách Thứ Ba sau Hiển Linh)
Trích bài giảng lễ Hiển Linh, được coi là của thánh Hi-pô-ly-tô, linh mục.
Chúa Giê-su đến với ông Gio-an và đón nhận phép rửa của ông. Biến cố thật lạ lùng : con sông vô tận làm hoan hỷ thành đô Thiên Chúa, làm sao con sông ấy lại được thanh tẩy bằng một chút nước thôi ? Ngọn suối khôn dò khôn thấu làm nảy sinh sự sống cho mọi người, ngọn suối vô cùng vô tận, lại được bao phủ bằng một chút nước ít oi, tạm bợ. Đấng có mặt khắp nơi và không vắng mặt nơi nào, Đấng các thiên thần không hiểu thấu và loài người không nhìn thấy được, lại đến lãnh phép rửa, vì Người muốn thế.
Này trời mở ra và có tiếng nói rằng : Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Người là Con yêu dấu nhưng cũng sinh ra tình yêu. Người là ánh sáng vô hình lại sinh ra ánh sáng khôn dò khôn thấu. Người được gọi là con ông Giu-se nhưng cũng được gọi là Con Một của Thiên Chúa theo thần tính : Đây là Con yêu dấu của Ta. Người đói lả lại nuôi cả ngàn người ; Người vất vả mà lại làm cho người vất vả được nghỉ ngơi ; Người không có nơi tựa đầu mà lại nắm mọi sự trong tay ; Người chịu khổ nhưng lại chữa trị mọi khổ đau ; Người ngã vì bị tát mà lại ban tự do cho thế gian ; Người bị đâm thấu cạnh sườn, nhưng lại chữa lành cạnh sườn của A-đam.
Nhưng, thưa anh em, xin anh em chú ý nghe đây, tôi muốn chạy đến nguồn mạch ban sự sống và ngắm nhìn nguồn mạch chữa lành các vết thương.
Chúa Cha, nguồn mạch trường sinh, đã sai Chúa Con bất tử tức Ngôi Lời xuống trần gian ; Người đến với con người, lấy nước và Thần Khí mà thanh tẩy họ, cho họ được tái sinh để hồn xác họ khỏi hư vong. Người thổi sinh khí vào chúng ta và mặc cho chúng ta áo giáp không thể hư hoại.
Vậy nếu con người trở thành bất tử thì cũng trở nên thần minh. Nếu trở thành thần minh nhờ nước và Thần Khí sau khi được tái sinh nhờ phép rửa, thì sau khi được sống lại từ trong kẻ chết, con người cũng đồng thừa kế với Đức Ki-tô.
Vì vậy, tôi long trọng tuyên bố : Hỡi mọi chi tộc trong khắp chư dân, hãy đến lãnh phép rửa mang lại ơn bất tử. Đó là nước kết hợp với Thần Khí tưới gội vườn địa đàng, làm cho đất ra màu mỡ, cây cối mọc lên, sinh vật lan tràn. Tắt một lời, nhờ nước, con người được tái sinh và được sống, trong nước, Chúa Ki-tô lãnh phép rửa, và trên nước, Thánh Thần lấy hình bồ câu ngự xuống.
Ai tin mà lãnh phép rửa ban ơn tái sinh này thì từ bỏ ma quỷ và kết hợp với Đức Ki-tô ; người ấy chối bỏ địch thù mà tuyên xưng Đức Ki-tô là Thiên Chúa, cởi bỏ ách nô lệ mà mặc lấy ơn làm nghĩa tử. Sau khi lãnh phép rửa, người ấy rạng rỡ như mặt trời, phản ánh đức công chính. Nhưng điều lớn lao nhất là họ trở thành con Thiên Chúa và đồng thừa kế với Đức Ki-tô, Đấng đầy vinh hiển quyền năng cùng với Chúa Thánh Thần chí thánh, nhân hậu và ban sự sống, bây giờ và mãi mãi đến muôn thuở muôn đời. A-men.
Lễ ngày 5/1
Những vị thánh ở Hoa Kỳ
Giáo Hội Công Giáo có cả chục ngàn vị thánh, nhưng những vị thánh ở Hoa Kỳ cho tới nay mới chỉ có 11 vị, hầu hết là thành phần di dân, chứ không phải chính gốc Mỹ quốc, chỉ trừ 3 vị được sinh tại Hoa Kỳ: trước hết là Thánh Kateri Tekawitha, sinh năm 1656, một người dân bản xứ duy nhất được sinh ra tại Hoa Kỳ, ở Iroquois mà nay là Auriesville Bang New York, sau là 2 vị thuộc gia đình di dân những sinh tại Hoa Kỳ là Thánh Elizabeth Ann Seton ở New York City ngày 28/8/1774, và Thánh Katherine Drexel ở Philadelphia ngày 28/11/1858, và hầu hết các vị thánh ở Hoa Kỳ này, theo niên lịch phụng vụ ghi chú rõ chỉ ở U.S, nghĩa là chỉ được tưởng nhớ ở Hoa Kỳ thôi, chứ không phải trong Giáo Hội hoàn vũ, (như một số lễ về Đức Mẹ chỉ cử hành ở địa phương), ngoại trừ 2 vị thánh trong số 11 vị thánh ở Hoa Kỳ được cả Giáo Hội hoàn vũ tưởng nhó, đó là Thánh Gioan Neumann lễ ngày 5/1 và Thánh Damien lễ ngày 10/5.
Sau đây là danh sách toàn bộ 11 vị thánh ở Hoa Kỳ, trong đó có 7 nữ và 4 nam, 1 giám mục, và 1 giáo dân, còn toàn là tu sĩ, 3 vị thánh nữ lập dòng, 3 sinh ở Hoa Kỳ, 1 ở Tiệp Khắc, 1 ở Đức, 1 ở Bỉ, 1 ở Tây Ban Nha, 1 ở Ý và 3 ở Pháp, vị thánh nào cũng bao gồm 5 chi tiết chính yếu liên quan đến các vị: 1- quốc tịch, 2- ngày sinh tử, 3- vai trò của từng vị trong Giáo Hội, 4- ngày được Giáo Hội tuyên phong hiển thánh và 5- ngày lễ trong phụng niên.
· Thánh Elizabeth Ann Seton:
Sinh ngày 28/8/1774 ở New York City, qua đời ngày 4/1/1821
Lập dòng Chị Em Bác Ái Thánh Giuse / The Sisters of Charity of St. Joseph (S.C.), và được coi là vị sáng lập hệ thống trường Công Giáo ở Hoa Kỳ,
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 14/9/1975 bởi ĐTC Phaolô VI
Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 4/1.
· Thánh John Neumann:
Sinh ngày 28/3/1811 ở Tiệp Khắc, qua đời ngày 5/1/1860
Thụ phong Linh mục ở GP New York, nhập dòng Chúa Cứu Thế / Congregatio Sanctissimi Redemptoris (CSsR) và là vị Giám Mục thứ 4 ở Philadelphia, vị sáng lập hệ thống trường Công Giáo cấp giáo phận tiên khởi ở Hoa Kỳ,
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh năm 1977 bởi ĐTC Phaolô VI
Lễ nhớ trong Giáo Hội hoàn vũ hằng năm vào ngày 5/1
· Thánh Marianne Cope:
Sinh ngày 23/1/1838 ở Đức quốc, qua đời ngày 9/8/1818
Dòng Thánh Phanxicô O.S.F (Order of Saint Francis) Thừa sai phục vụ người phong cùi ở Molokai Hawaii
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 21/10/2012 bởi ĐTC Biển Đức XVI
Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 23/1
· Thánh Katharine Drexel:
Sinh ngày 26/11/1858 ở Philadelphia Hoa Kỳ, qua đời ngày 3/3/1955
Lập dòng Chị Em Bí Tích Thánh S.B.S (Sisters of Blessed Sacrament) cho những người dân Da Đỏ và Da Mầu,
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 2/12/ 2014 bởi ĐTC Phanxicô
Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng
năm vào ngày 3/3
· Thánh Damien de Veuster of Molokai:
Sinh ngày 3/3/1840 ở Bí, qua đời ngày 15/4/1889
Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria SS.CC (Sacrorum Cordium) - Thừa sai phục vụ người phong cùi ở Molokai Hawaii
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 11/10/ 2009 bởi ĐTC Biển Đức XVI
Lễ nhớ trong Giáo Hội hoàn vũ hằng năm vào ngày 10/5
· Thánh Junipero Serra:
Sinh ngày 24/11/1713 ở Tây Ban Nha, qua đời ngày 28/8/1784
Dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Phanxicô, O.F.M. (Order of Friar Minor), thành lập các khu truyền giáo ở California
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 23/9/2015 bởi ĐTC Phanxicô
Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng
năm vào ngày 1/7
Thánh Kateri Tekakwitha:
Người bản xứ duy nhất trong 11 thánh ở Hoa Kỳ, sinh năm 1656 ở xứ Iroquois mà nay là Auriesville Bang New York, qua đời ngày 17/4/1680
Sống đời trinh nữ thánh hiến consecrated virgin
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 21/10/2012 bởi ĐTC Biển Đức XVI
Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 14/7
· Thánh Mother Theodore Guerin:
Sinh ngày 2/10/1798 ở Pháp, qua đời ngày 14/5/1856
Nhà thừa sai kiêm lập dòng Chị Em Chúa Quan Phòng của Thánh Mary the Woods / The Sisters of Providence of St. Mary-of-the-Woods (S.P.)
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 15/10/2006 bởi ĐTC Biển Đức XVI
Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 3/10
· Thánh Issac Jogues:
Sinh ngày 10/1/1607 ở Pháp, qua đời ngày 18/10/1646
Linh mục Dòng Tên / Society of Jesus (S.J), một vị thừa sai và tử đạo ở Bắc Mỹ
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh năm 1930 bởi ĐTC Piô XI
Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 19/10
· Thánh Frances Xavier Cabrini:
Sinh ngày 15/7/1850 ở Ý, qua đời ngày 22/12/1917
Nhà thừa sai kiêm lập dòng Chị Em Thừa Sai Thánh Tâm Chúa Giêsu / The Missionary Sisters of the Sacred Heart of Jesus (M.S.C)
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh năm 1946 by Pope Pius XII
Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 13/11
· Thánh Rose Philippine Duchesne:
Sinh ngày 29/8/1769 ở Pháp, qua đời ngày 18/11/1852
Hội Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu R.S.C.J. (Religiosae Sanctissimi Cordis Jesu), Thừa sai truyền giáo cho người dân bản xứ Mỹ
Giáo Hội tuyên phong hiển thánh ngày 3/7/1988 bởi ĐTC Gioan Phaolô II
Lễ nhớ ở Hoa Kỳ hằng năm vào ngày 18/11
Thánh Gioan Neumann
Ngài là Giám mục Philadelphia, sinh tại Prachatitz, Bohemia thuộc nước cộng hòa Tiệp Khắc ngày 28 tháng 3 năm 1811, con ông Philip Neumann và bà Agnes Lebis. Không chỉ là một người lặng lẽ, Gioan Neumann còn là người lùn, chỉ cao khoảng 1,52 mét. Tuy nhiên, Gioan Neumann có đôi mắt rất dễ thương và hay cười. Gioan Neumann có bốn chị gái và một em trai.
Sau khi tốt nghiệp đại học ở Budweis và vào chủng viện năm 1831. Hai năm sau, ngài học thần học tại đại học Charles Ferdinand ở Prague. Năm 1835, ngài hân hoan mong chờ được trao sứ vụ linh mục. Tới ngày thụ phong linh mục, Đức Giám mục bị lâm bệnh. Và thế là ngày thụ phong ấy đã không bao giờ được ấn định nữa vì lúc đó Bôhêmia đã có đủ số linh mục. Đây thật là điều khó tưởng tượng đối với chúng ta bây giờ, nhưng Bohemia khi ấy đã tràn ngập linh mục. Gio-an viết thư đến các giám mục khắp châu Âu, nhưng đây là tình trạng chung ở khắp nơi, chẳng ai muốn có thêm giám mục nữa. Gio-an chắc chắn mình có ơn gọi linh mục nhưng dường như mọi cánh cửa dẫn đến đó đều đóng trước mặt ngài.
Không bỏ cuộc. Ngài học tiếng Anh bằng cách làm việc trong một nhà máy có công nhân nói tiếng Anh để có thể viết thư cho các giám mục ở Mỹ. Từ khi Gioan Neumann tìm hiểu về những hoạt động truyền giáo bên Hoa Kỳ, ngài quyết định trẩy sang nơi đây để xin được thụ phong. Gioan Neumann đã đi bộ hầu hết đoạn đường tới Pháp rồi lên tàu mang tên “Europa” để sang Mỹ châu. Cuối cùng, giám mục New York đồng ý phong chức cho ngài. Để bước theo tiếng gọi của Thiên Chúa trong chức linh mục, Gio-an phải rời bỏ quê hương mãi mãi, vượt đại dương đến một vùng đất mới đầy gian khó.
Ngày 9 tháng Sáu năm 1836, Gioan Neumann đến Manhattan. Đức Giám mục Gioan Đuyboa rất vui mừng khi gặp ngài. Hiện chỉ mới có ba mươi sáu linh mục giúp cho hai trăm ngàn tín hữu Công giáo sống ở bang Niu Gioóc và một phần ở bang Niu Jessi. Và chỉ trong vòng mười sáu ngày sau khi đến, Gioan được thụ phong linh mục và được gởi tới Buffalô. Ở đó, ngài phụ giúp cha Pax trông coi xứ đạo rộng khoảng 1400 km vuông. Cha Pax cho Gioan được tự do lựa chọn sống ở thành phố Buffalô hoặc vùng thôn quê. Lúc này chí khí anh hùng của Gioan bắt đầu thể hiện. Ngài đã chọn điều khó khăn hơn: ở thôn quê.
Ngài quyết định lưu lại trong một thị trấn nhỏ có ngôi thánh đường chưa được xây xong. Ngay khi vừa khánh thành ngôi thánh đường này, Gioan lại chuyển tới một thị trấn khác nơi có một ngôi thánh đường được làm bằng những khúc cây. Ở đó, Gioan đã dựng một túp lều nhỏ bằng gỗ. Ngài hầu như không sử dụng lửa và thường sống nhờ bánh mì với nước lã. Mỗi đêm Gioan chỉ ngủ vài giờ. Khoảng cách giữa các nông trại và nơi Gioan Neumann ở thì rất là xa. Gioan Neumann đã phải trẩy bộ trên những lộ trình dài để đến với giáo dân của mình. Họ là những người Đức, Pháp, Iran và Scốtlen. Khi ở trường, Gioan Neumann đã học được tám ngoại ngữ. Bây giờ ngài học thêm hai ngoại ngữ nữa: tiếng Anh và tiếng Gêlic. (Gêlic là loại ngôn ngữ của người Celte ở Ai Len.) Trước khi qua đời, Gioan Neumann đã biết được tất cả mười hai ngoại ngữ.
Vì công việc và cũng vì giáo xứ của ngài lẻ loi đơn độc nên cha Gio-an mong được liên lạc và gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế, một hội dòng gồm các linh mục và tu huynh tận tụy lo cho người nghèo và những người bị bỏ rơi nhất.
Là linh mục đầu tiên vào Dòng tại Mỹ, ngài khấn dòng tại Baltimore ngày 16 tháng giêng năm 1842, và vẫn tiếp tục công việc truyền giáo của mình.
Ngay từ buổi đầu, ngài đã được anh em hết lòng kính trọng vì sự thánh thiện rõ nét, sự nhiệt thành và nhã nhặn của ngài.
Khả năng biết nhiều thứ tiếng của ngài khiến ngài thích ứng đặc biệt với công việc trong xã hội Mỹ đa ngôn ngữ vào thế kỷ 19.
Sau khi làm việc tại Baltimore và Pittsburgh, năm 1847, ngài được bổ nhiệm làm Vị Kinh Lược hay Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế tại Mỹ.
Các nhà ở Mỹ thuộc về tỉnh Bỉ. Cha Frederick von Held, giám tỉnh Bỉ, đã nói về ngài thế này: “Ngài là một người rất đáng kính trọng, vừa có lòng đạo đức, vừa mạnh mẽ và khôn ngoan”. Neumann cần những phẩm chất ấy trong hai năm tại vị, khi mà muốn đặt nền tảng cho Dòng Chúa Cứu Thế tại Mỹ thì phải nổ lực chỉnh đốn lại. Lúc ngài trao gánh nặng cho cha Bernard Hafkenscheid, Dòng Chúa Cứu Thế Mỹ đã được chuẩn bị tốt hơn để trở thành một tỉnh độc lập vào năm 1850.
Cha Neumann trở thành Giám mục Philadelphia, ngài được tấn phong tại Baltimore ngày 28 tháng 3 năm 1852. Giáo phận của ngài mênh mông và đang trong thời kỳ phát triển mạnh.
Ngài là vị giám mục đầu tiên tổ chức hệ thống trường Công giáo trong giáo phận, là người đặt nền tảng cho giáo dục Công giáo ở quốc gia này. Ngài nâng con số trường Công giáo trong giáo phận từ 2 lên đến 100.
Ngài lập nhóm các nữ tu dòng ba Phan-xi-cô để dạy trong các trường học.
Trong số hơn 80 nhà thờ được xây dựng trong giáo phận, phải kể đến Vương cung thánh đường Phê-rô và Phao-lô mà ngài khởi xướng.
Thánh Gio-an Neumann vóc người nhỏ bé, chẳng bao giờ thấy dồi dào sức khỏe, nhưng với cuộc sống ngắn ngủi, ngài lại làm được những việc lớn lao. Cùng với bổn phận mục vụ, ngài còn dành được thì giờ cho hoạt động văn chương đáng lưu ý.
Ngài viết nhiều bài cho các nhật báo Công giáo cũng như cho các tạp chí định kỳ. Ngài xuất bản hai quyển giáo lý. Vào năm 1849, quyển lịch sử Kinh thánh viết cho các trường học ra đời.
Ngài liên tục hoạt động cho đến hơi thở cuối cùng. Sức khỏe của giám mục Neumann không được tốt lắm nhưng người ta vẫn rất ngỡ ngàng khi ngài đột nhiên qua đời ngày mùng 5 tháng Giêng năm 1860. Đang trên đường đi họp về nhà, Gioan Neumann đã ngã xuống đất vì chứng bệnh đột quỵ. Người ta mang Gioan Neumann đến căn nhà gần nhất và Gioan đã mất lúc 3 giờ chiều tại đó, không kịp nhận các bí tích sau hết, hưởng dương 48 tuổi. Tính đến tháng Ba, Gioan Neumann vừa tròn bốn mươi chín tuổi. Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI phong Chân phúc ngày 13 tháng 10 năm 1963, và Đức thánh cha Phaolô VI đã phong thánh cho Gioan Neumann ngày 19 tháng Sáu năm 1977.
Nhân dịp giữa hai Khóa LTXC XXXI ở VA (17-18/8/2018) và Khóa LTXC XXXII ở New York (24-25/8/2018) tôi đã ghé thăm cha Phêrô Nguyễn Bá Quốc Linh, CSsR, sau lễ 7:30 sáng Thứ Tư ngày 22/8/2018, Lễ Đức Mẹ Nữ Vương. Sau lễ cha dẫn đi điểm tâm và trong bữa điểm tâm tôi đã đề cập đến chuyện Nhóm TĐCTT xin cha giúp tổ chức Khóa LTXC ở TGP Philadelphia vào ngày tháng nào thích hợp nhất, và Khóa LTXC năm 2019 đã được tổ chức hết sức tốt đẹp vào cuối tháng 6, dịp Lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp 27/6. Sau điểm tâm cha đã dẫn tôi tham quan cả bên Đền Thánh lẫn bên Trung Tâm Thánh Gioan Nuemann, nơi có hội trường chứa được 700 chỗ ngồi, có nhà bếp đàng hoàng, và cũng là nơi có bảo tàng việc của vị thánh.
Trong đó, có hai vật đặc biệt là ghế ngồi của ĐTC
GPII khi đến viếng thăm Đền Thánh Gioan Neumann trong chuyến tông du Hoa Kỳ,
và chén lễ mà ngài đã nhờ làm lại cho một nhà thờ bị cháy nhưng chén thánh
này cứ ở bưu điện không được gửi đi như ngài nhờ 1 vị linh mục đi gửi, cho
tới khi ngài ra tận bữu điện tìm thì thấy nó còn đó, và trên đường về thì
ngài qua đời!
Đaminh Maria cao tấn tĩnh tổng hợp
Ngày 6/1
(Trước Lễ Hiển Linh ngày 7/1 hay 8/1)
(tùy
theo Đại Lễ Giáng
Sinh 25/12 và Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1 rơi vào
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: 1 Ga 5,5-6.8-13
"Thánh Thần, nước và máu"
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Gioan Tông Ðồ.
Các con thân mến, ai là người chiến thắng thế gian, nêu không phải là người
tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa?
Ðấng đã đến nhờ nước và máu, chính là Ðức Giêsu Kitô, không phải trong nước
mà thôi, nhưng trong nước và máu nữa.
Có Thánh Thần làm chứng: Thánh Thần, nước và máu, cả ba chỉ là một.
Nếu chứng của Người đời mà chúng ta còn nhận lấy, thì chứng của Thiên Chúa
còn mạnh hơn.
Vì đó là chứng của Thiên Chúa, chứng mạnh hơn là Người đã làm chứng về Con
mình.
Ai tin kính Con Thiên Chúa, thì có chứng của Thiên Chúa nơi mình.
Còn ai không tin Thiên Chúa, thì cho Người là gian dối, vì kẻ ấy không tin
nơi chứng mà Thiên Chúa đã làm chứng về Con mình.
Và chứng đó là thế này: Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống đời đời, và
sự sống đó ở trong Con của Người.
Ai có Chúa Con, thì có sự sống, còn ai không có Chúa Con, thì cũng không có
sự sống.
Ta viết các điều này cho các con, để các con biết rằng: Các con là những
người tin vào danh Con Thiên Chúa, các con được sống đời đời.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv. 147, 12-13, 14-15, 19-20
Ðáp: Giêrusalem
hỡi, hãy ngợi khen Chúa. (12a)
Xướng 1) Giêrusalem hỡi, hãy ngợi khen Chúa, Hãy ngợi khen Thiên Chúa ngươi,
hỡi Sion, vì Người đã củng cố then chốt cửa thành ngươi, con cái ngươi được
Người chúc phúc trong ngươi. - Ðáp.
2) Người sắp đặt bờ cõi ngươi trong thanh bình, cho ngươi hưởng no nê những
tinh hoa lúa miến. Người đã sai Lời Người xuống mặt đất, và Lời Người đã mau
mắn chạy đi. - Ðáp.
3) Người đã rao Lời Người cho Giacób, Lề Luật và giới răn người cho Israel.
Người không làm như thế cho dân khác, không bày tỏ cho họ biết giới răn
Người. - Ðáp.
Alleluia: Ga 1, 14 và 12b
Alleluia, Alleluia. Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta. Những ai tiếp
rước Người, thì Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 1, 6b-11
"Con là con yêu qúy của Cha, con đẹp lòng Cha mọi đàng".
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Marcô.
Khi ấy Gioan rao giảng rằng: "Có Ðấng đến sau tôi, nhưng quyền lực hơn tôi,
tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người.
Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước, nhưng Người, Người sẽ rửa anh em
trong Thánh Thần.
Và đã xảy ra là trong những ngày đó, Chúa Giêsu từ Nazarét xứ Galilêa đến và
chịu phép rửa bởi Gioan ở sông Giođan.
Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim
bồ câu ngự xuống trên mình.
Và có tiếng từ trời: Con là con yêu quí của Cha, con đẹp lòng Cha mọi đàng.
Ðó là Lời Chúa.
Suy Nghiệm Lời Chúa
"Vinh hiển của Người" - "Con yêu quí... đẹp lòng Cha"
Bài Phúc Âm hôm nay là bài Phúc Âm của Thánh ký Marco, chứ không phải của Thánh ký Gioan như những ngày trước Lễ Hiển Linh từ 2-5/1, những bài Phúc Âm về việc Tiền Hô Gioan làm chứng về Chúa Kitô là Đấng đến sau ngài, khác với việc vị Tiền Hô làm ở các bài Phúc Âm trong Mùa Vọng để dọn đường cho Chúa Kitô.
Thế nhưng, nếu nơi nào mừng Lễ Hiển Linh vào Chúa Nhật thay vì chính ngày 6/1, thì những ngày sau đó, sau Lễ Hiển Linh mùng 6/1, ngày mùng 7 và mùng 8 trong năm 2017 theo chu kỳ Năm A, hay Năm A nào mừng Lễ Hiển Linh vào Chúa Nhật mùng 8 như Năm 2023, hay mùng 7 như Năm 2024, vì Lễ Giáng Sinh rơi vào Chúa Nhật và Lễ Mẹ Thiên Chúa cuối Tuần Bát nhật cũng vào Chúa Nhật, thì Giáo Hội sử dụng hai bài Phúc Âm của Chúa Nhật Năm B (của Thánh ký Marco cho Chúa Nhật thứ nhất thường niên về biến cố Chúa Giêsu nhận phép rửa của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả) và Chúa Nhật Năm C (của Thánh ký Gioan cho Chúa Nhật 2 Thường Niên).
Nếu Lễ Hiển Linh là để tưởng niệm biết cố Chúa Kitô tỏ mình ra cho riêng vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả và Chúa Nhật Thứ Hai Thường Niên có bài Phúc Âm về biến cố Chúa Giêsu hóa nước lã thành rượu ngon để các môn đệ tiên khởi tin vào Người, thì việc tỏ mình ra cho các thành phần nồng cốt này phải xẩy ra trước khi Người tỏ mình cho dân ngoại ở Lễ Hiển Linh.
Bởi thế, bài Phúc Âm của Thánh ký Marco hôm nay không chỉ liên quan đến biến
cố Chúa Kitô chịu phép rửa (là những gì bề ngoài và hình thức) mà còn liên
quan đến chính thiên chức và tư cách làm con của Chúa Kitô đối với Cha là
Đấng đã sai Người. Thiên chức làm con của Người là ở chỗ
"Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim
bồ câu ngự xuống trên mình".
Đó là lý do Thánh ký Gioan đã cho thấy Chúa Kitô đã chứng thực mình là Con
Thiên Chúa, là Đấng Thiên Sai, ở ba chứng từ duy nhất bất khả thiếu và bất
khả phân ly đó là nước (lãnh nhận Phép Rửa), máu (chịu khổ nạn và tử giá) và
Thánh Thần (phục sinh vinh hiển): "Đấng đã đến nhờ nước và máu, chính là Ðức Giêsu Kitô, không phải trong nước
mà thôi, nhưng trong nước và máu nữa.
Lễ Hiển Linh
Chúa Nhật 7/1/2024
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: Is 60, 1-6
"Vinh quang Chúa xuất hiện trên ngươi".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Hãy đứng lên, hãy toả sáng ra, hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi.
Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi.
Hãy ngước mắt lên chung quanh, và hãy nhìn coi: tất cả những người đó đang tập họp, đang tìm đến với ngươi; các con trai của ngươi tự đàng xa đi tới, và các con gái ngươi đứng dậy từ khắp bên hông.
Bấy giờ ngươi sẽ nhìn coi, và ngươi trở nên rực rỡ, tim ngươi sẽ rạo rực và sẽ phồng lên. Bởi vì những kho tàng bể khơi tuôn đến với ngươi, nguồn phú túc của chư dân sẽ tới tay ngươi. Những con lạc đà tràn ngập vây phủ lấy ngươi, những lạc đà một bướu tự xứ Mađian và Epha; tất cả những ai từ Saba đi tới, đem theo vàng và nhũ hương, và họ sẽ tuyên rao lời ca ngợi Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 71, 2. 7-8. 10-11a. 12-13
Ðáp: Lạy Chúa, mọi dân tộc trên địa cầu đều thờ lạy Chúa (x. c. 11b).
Xướng: 1) Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng tử, để người đoán xét dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo khó cách chính trực. - Ðáp.
2) Sự công chính và nền hoà bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người, cho đến khi mặt trăng không còn chiếu sáng. Và người sẽ thống trị từ biển nọ đến biển kia, từ sông cái đến tận cùng trái đất. - Ðáp.
3) Vì người sẽ giải thoát kẻ nghèo khó khỏi tay kẻ quyền thế, và sẽ cứu người bất hạnh không ai giúp đỡ. Người sẽ thương xót kẻ yếu đuối và người thiếu thốn, và cứu thoát mạng sống kẻ cùng khổ. - Ðáp.
4) Chúc tụng danh người đến muôn đời, danh người còn tồn tại lâu dài như mặt trời. Vì người, các chi họ đất hứa sẽ được chúc phúc, và các dân nước sẽ ca ngợi người. - Ðáp.
Bài Ðọc II: Ep 3, 2-3a. 5-6
"Bây giờ được tỏ ra rằng các dân ngoại được đồng thừa tự lời hứa".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, (chắc) anh em đã nghe biết rằng: Thiên Chúa đã ban cho tôi việc phân phát ân sủng cho anh em, là theo ơn mạc khải cho tôi biết, tôi đã được thấu hiểu mầu nhiệm mà con cái loài người các thế hệ khác không được biết, nhưng nay đã mạc khải cho các thánh Tông đồ của Người, và cho các vị Tiên tri, nhờ Thánh Thần. Và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể và đồng thông phần với lời hứa của Người trong Chúa Giêsu Kitô.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Mt 2, 2
Alleluia, alleluia! - Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đã đến để triều bái Người. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 2, 1-12
"Chúng tôi từ phương Ðông đến thờ lạy Ðức Vua".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi Chúa Giêsu sinh hạ tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, trong đời vua Hêrôđê, có mấy nhà đạo sĩ từ Ðông phương tìm đến Giê-rusalem. Các ông nói: "Vua người Do-thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người". Nghe nói thế, vua Hêrôđê bối rối, và tất cả Giêrusalem cùng với nhà vua. Vua đã triệu tập tất cả các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân, và hỏi họ cho biết nơi mà Ðức Kitô sinh hạ. Họ tâu nhà vua rằng: "Tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, vì đó là lời do Ðấng Tiên tri đã chép: Cả ngươi nữa, hỡi Bêlem, đất Giuđa, không lẽ gì ngươi bé nhỏ hơn hết trong các thành trì của Giuđa, vì tự nơi ngươi sẽ xuất hiện một thủ lãnh, Người đó sẽ chăn nuôi Israel dân tộc của Ta".
Bấy giờ Hêrôđê ngầm triệu tập mấy nhà đạo sĩ tới, cặn kẽ hỏi han họ về thời giờ ngôi sao đã hiện ra. Rồi vua đã phái họ đi Bêlem và dặn rằng: "Các khanh hãy đi điều tra cẩn thận về Hài Nhi, rồi khi đã gặp thấy, hãy báo tin lại cho Trẫm, để cả Trẫm cũng đến triều bái Người". Nghe nhà vua nói, họ lên đường. Và kìa ngôi sao họ xem thấy ở Ðông phương, lại đi trước họ, mãi cho tới nơi và đậu lại trên chỗ Hài Nhi ở. Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng. Và khi tiến vào nhà, họ đã gặp thấy Hài Nhi và Bà Maria Mẹ Người, và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người. Rồi, mở kho tàng ra, họ đã dâng tiến Người lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược. Và khi nhận được lời mộng báo đừng trở lại với Hêrôđê, họ đã qua đường khác trở về xứ sở mình.
Ðó là lời Chúa.
Suy Nghiệm Lời Chúa
Emmanuel Đông Phương
Hôm nay, Chúa Nhật sau Tuần Bát Nhật Giáng Sinh, tức sau Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1, ở Hoa Kỳ cũng như ở hầu như các giáo phận trên thế giới, vì lý do mục vụ cho nhiều giáo dân có thể tham dự, đều mừng Lễ Hiển Linh, tột đỉnh của Mùa Giáng Sinh, vào Chúa Nhật này.
Thật vậy, Lễ Hiển Linh là tột đỉnh của Mùa Giáng Sinh là vì nếu "Lời đã hóa thành nhục thể và ở cùng chúng ta" (Giona 1:14) như một Đấng Thiên Sai Cứu Thế, Đấng Thiên Sai của dân Do Thái đúng như đã được tiên báo trong lịch sử cứu độ của họ, và vì thế Người cũng là Đấng Cứu Thế của chung nhân loại, như đã được Thiên Chúa hứa ban ngay sau nguyên tội (xem Khởi Nguyên 3:15), thì sự kiện ba chiêm vương gia đông phương theo ngôi sao lạ tìm đến với Người sau khi Người giáng sinh đã bắt đầu hiện thực dự án cứu độ của Thiên Chúa.
Đó là một mầu nhiệm không phải ai trong dân Do Thái cũng có thể biết vào thời ấy, một dân tộc vốn coi thường dân ngoại, cho dân ngoại là những loại người tội lỗi xấu xa nhơ nhớp bởi họ tôn thờ những tà thần và ngẫu tượng nhân tạo giả trá, chứ không phải là vị Thiên Chúa chân thật duy nhất như dân Do Thái, cho dù Thánh Kinh và lịch sử cứu độ của dân Do Thái liên lỉ ám chỉ đến mầu nhiệm cứu độ phổ quát như vậy. Bởi thế, trong Bài Đọc 2 hôm nay, Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại, trong Thư gửi Giáo đoàn Epheso mới dám nói mà không sợ kiêu ngạo rằng:
"Thiên Chúa đã ban cho tôi việc phân phát ân sủng cho anh em, là theo ơn mạc khải cho tôi biết, tôi đã được thấu hiểu mầu nhiệm mà con cái loài người các thế hệ khác không được biết, nhưng nay đã mạc khải cho các thánh Tông đồ của Người, và cho các vị Tiên tri, nhờ Thánh Thần".
Phải, mầu nhiệm ấy là gì, mầu nhiệm được Thánh Thần chẳng những tỏ cho riêng vị tông đồ dân ngoại này mà còn tỏ cho các vị tông đồ của Tân Ước và các vị tiên tri trong Cựu Ước nữa, thành phần được sai đi rao giảng tin mừng cứu độ, nếu không phải, như đã cảm nhận và cũng đã được Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô xác định trong Bài Đọc 2 hôm nay: "Nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể và đồng thông phần với lời hứa của Người trong Chúa Giêsu Kitô".
Trong Bài Đọc 1 hôm nay, Ngôn Sứ Isaia cũng đã nói tiên tri về ơn gọi và vai trò được tuyển chọn của dân Do Thái theo dự án cứu độ của Thiên Chúa, một dự án cứu độ mà nhờ họ và qua họ Thiên Chúa muốn tỏ mình ra và ban ơn cứu độ cho chung nhân loại:
"Hãy đứng lên, hãy toả sáng ra, hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi. Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi".
Chưa hết, cũng trong Bài Đọc 1 hôm nay, vị ngôn sứ này còn nói rõ hơn nữa về mầu nhiệm cứu độ phổ quát này, như thể ám chỉ đến chính sự kiện ba chiêm vương gia đại diện cho dân ngoại tìm đến bái thờ Hài Nhi Giêsu, qua các hình ảnh ám chỉ như sau:
"Hãy ngước mắt lên chung quanh, và hãy nhìn coi: tất cả những người đó đang tập họp, đang tìm đến với ngươi; các con trai của ngươi tự đàng xa đi tới, và các con gái ngươi đứng dậy từ khắp bên hông. Bấy giờ ngươi sẽ nhìn coi, và ngươi trở nên rực rỡ, tim ngươi sẽ rạo rực và sẽ phồng lên. Bởi vì những kho tàng bể khơi tuôn đến với ngươi, nguồn phú túc của chư dân sẽ tới tay ngươi. Những con lạc đà tràn ngập vây phủ lấy ngươi, những lạc đà một bướu tự xứ Mađian và Epha; tất cả những ai từ Saba đi tới, đem theo vàng và nhũ hương, và họ sẽ tuyên rao lời ca ngợi Chúa".
Trước mầu nhiệm cứu độ phổ quát tuyệt vời ấy, Thánh Vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm nay cũng không thể nào không hân hoan vang tiếng chúc tụng ngợi khen rằng: "Chúc tụng danh người đến muôn đời, danh người còn tồn tại lâu dài như mặt trời. Vì người, các chi họ đất hứa sẽ được chúc phúc, và các dân nước sẽ ca ngợi người".
Bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu hôm nay là bài phúc âm duy nhất trong cả 4 phúc âm về biến cố ba chiêm vương gia đông phương tìm "đến để triều bái Người". Thế nhưng, việc tìm kiếm của ba vị chiêm vương gia được bắt đầu từ kiến thức tự nhiên thông thạo của họ về trời đất cùng với lòng khao khát thần linh và tìm chân lý của họ, tự bản chất của những khả năng nhân bản này, tuy tốt lành và cần thiết, vẫn chưa đủ để gặp được Thiên Chúa, nếu không được chính Ngài tỏ mình ra cho, qua Thánh Kinh của người Do Thái.
Bởi thế, mới xẩy ra sự kiện ngôi sao dẫn đường của họ và cho họ, trước khi dẫn họ đến chính chỗ "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Gioan 1;14) thì đã biến mất ở ngay giáo đô Do Thái giáo là Thành Thánh Giêrusalem, nơi duy nhất có thể cho họ biết được đích xác đích điểm và đối tượng thần linh mà họ đang tìm kiếm. Đó là lý do phần đầu tiên của bài Phúc Âm hôm nay mới có đoạn sau đây:
"Khi Chúa Giêsu sinh hạ tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, trong đời vua Hêrôđê, có mấy nhà đạo sĩ từ Ðông phương tìm đến Giê-rusalem. Các ông nói: 'Vua người Do-thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người'. Nghe nói thế, vua Hêrôđê bối rối, và tất cả Giêrusalem cùng với nhà vua. Vua đã triệu tập tất cả các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân, và hỏi họ cho biết nơi mà Ðức Kitô sinh hạ. Họ tâu nhà vua rằng: 'Tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, vì đó là lời do Ðấng Tiên tri đã chép: Cả ngươi nữa, hỡi Bêlem, đất Giuđa, không lẽ gì ngươi bé nhỏ hơn hết trong các thành trì của Giuđa, vì tự nơi ngươi sẽ xuất hiện một thủ lãnh, Người đó sẽ chăn nuôi Israel dân tộc của Ta'".
Thật vậy, sự kiện kiến thức tự nhiên của ba chiêm vương gia này nhận biết các điềm trời đất để tìm kiếm chân lý, tìm kiếm Đấng Tối Cao của mình chỉ đạt tới một mức độ giới hạn nào đó thôi. Muốn biết một cách đích xác hơn, Thiên Chúa là ai và ở đâu, như thế nào, chính Thiên Chúa cần phải tự tỏ mình ra cho con người, như Ngài đã liên tục tỏ mình ra nơi lịch sử của dân Do Thái, qua các biến cố của họ cũng như qua các vị tiên tri được Ngài sai đến với họ. Nhờ mạc khải thần linh của Thiên Chúa, như là những dấu mốc hay cột mốc chính yếu bất khả thiếu, con người mới có thể gặp được Ngài, như ba chiêm vương gia trong bài Phúc Âm hôm nay, nhờ chỉ dẫn của Thánh Kinh, như Thánh ký Mathêu ghi lại như sau:
"Bấy giờ Hêrôđê ngầm triệu tập mấy nhà đạo sĩ tới, cặn kẽ hỏi han họ về thời giờ ngôi sao đã hiện ra. Rồi vua đã phái họ đi Bêlem và dặn rằng: 'Các khanh hãy đi điều tra cẩn thận về Hài Nhi, rồi khi đã gặp thấy, hãy báo tin lại cho Trẫm, để cả Trẫm cũng đến triều bái Người'. Nghe nhà vua nói, họ lên đường. Và kìa ngôi sao họ xem thấy ở Ðông phương, lại đi trước họ, mãi cho tới nơi và đậu lại trên chỗ Hài Nhi ở. Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng. Và khi tiến vào nhà, họ đã gặp thấy Hài Nhi và Bà Maria Mẹ Người, và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người. Rồi, mở kho tàng ra, họ đã dâng tiến Người lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược. Và khi nhận được lời mộng báo đừng trở lại với Hêrôđê, họ đã qua đường khác trở về xứ sở mình".
Đúng thế, chỉ sau khi được Thánh Kinh chỉ dẫn, ba chiêm vương gia này mới thấy lại ngôi sao lạ, nhờ đó họ đến được tận nơi mà họ muốn tới, hay đúng hơn nơi mà họ được dẫn tới, vì ở nơi đó là một ngôi "nhà" chứ không phải là một dinh thự, chỉ có "Hài Nhi và Bà Maria Mẹ Người", chứ không phải một đức vua uy nghi lẫm liệt ngự trên ngai vàng cùng với hoàng thái hậu bên cạnh.
Ở đây không thấy nói tới Thánh Giuse. Chắc có thể bấy giờ, ngay lúc ba chiêm vương gia này bất ngờ tiến vào nhà thì ngài đi đâu vắng hay bận làm gì đó. Nhưng hình ảnh Mẹ Maria bên cạnh Hài Nhi Giêsu trước mặt ba chiêm vương gia này đã chẳng những cho thấy Lễ Mẹ Thiên Chúa được Giáo Hội có lý để mà sắp xếp (vào ngày 1/1) trước Lễ Hiển Linh (6/1), mà còn ám chỉ công cuộc cứu chuộc trần gian, bao gồm cả dân Do Thái lẫn dân ngoại, được thực hiện bởi chính Người Con Thần Linh này cùng với sự đồng công cộng tác bất khả thiếu của Người Mẹ.
Tuy chỉ nhìn thấy "Hài Nhi và Mẹ Người" trong một ngôi "nhà" tầm thường, chẳng có gì là uy nghi cao cả, nguy nga lộng lẫy, hùng hậu triều thần v.v. như ở các cung đình khác trên thế gian này, ba chiêm vương gia vẫn tin tưởng Hài Nhi đó chính là "vua Do Thái mới sinh", Đấng mà họ đã bất chấp ngàn dặm xa xôi vất vả (có thể bất chấp cả những lời nhạo báng chê bai của những ai thân quen biết được ý định lên đường mù mịt mơ hồ của họ) để đến "bái thờ" với tất cả lòng thành kính và tin tưởng của mình: "khi tiến vào nhà, họ đã gặp thấy Hài Nhi và Bà Maria Mẹ Người, và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người. Rồi, mở kho tàng ra, họ đã dâng tiến Người lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược".
Ba chiêm vương gia đông phương này, so với thành phần mục đồng Do Thái cũng đã đến kính viếng Hài Nhi Giêsu trước đó trong chính Đêm Giáng Sinh, là thành phần thuộc hàng trí thức khôn ngoan và vương giả giầu có, mang theo họ những gì quí báu nhất để có thể xứng đáng bài thờ Hài Vương Giêsu, những món quà khác nhau và quí báu nhất của họ là "vàng, nhũ hương và mộc dược", ám chỉ 3 vai trò của Đấng Thiên Sai Cứu Thế là vương đế (được tiêu biểu nơi "vàng"), tư tế (được tiêu biểu nơi "nhũ hương") và ngôn sứ (được tiêu biểu nơi "mộc dược").
Ba món quà quí giá này còn tiêu biểu cho các nền văn hóa đa dạng của dân ngoại, tuy cao quí và tốt đẹp, nhưng vẫn cần phải được qui về Chúa Kitô là Đấng qui tụ lại hết mọi sự (Epheso 1:10) để được thăng hoa và thánh hóa "trong tinh thần và chân lý" (Gioan 4:24). Ba món quà này, nếu tiêu biểu cho các nền văn hóa đa diện của các dân ngoại như thế, thì các nền văn hóa tiêu biểu nhất thời bấy giờ bao gồm 3 thứ văn hóa chính yếu khác nhau là: đạo giáo Đông phương (vàng), triết lý Hy Lạp (nhũ hương) và Luật pháp Rôma (mộc dược).
Thánh Thi Giờ Kinh Phụng Vụ Ban Mai Lễ Hiển Linh
Hỡi các bạn, người đi tìm Chúa,
Ngước mắt lên thẳng ngó trời cao,
Kìa xem điềm lạ ánh sao,
Hào quang rộng tỏa khắp bầu không trung.
Ngôi sao ấy ngời trong vẻ đẹp,
Ánh trời hồng nối kết trăng thanh,
Báo tin hội lớn hình thành,
Ki-tô Cứu Chúa mặc thân xác người.
Vịnh Ba-tư chân trời ngút mắt,
Bóng tà huy vừa tắt non đoài,
Trán cao biển rộng nhíu mày,
Ba người hiền sĩ tính ngày vua sinh.
Vị vua nào quyền linh cao cả,
Khiến bầu trời, run sợ oai nghiêm,
Muôn thiên thể chợt im lìm,
Thinh không ánh sáng dịu mềm nhường tơ?
Và điềm lạ chúng ta đương thấy,
Dấu miên trường trải mấy thời gian,
Trước hỗn mang trước vũ hoàn,
Cao siêu vô lượng vượt tầm trí khôn.
Ðây Thánh Chúa ngàn muôn dân nước,
Ðấng Ích-diên những ước cùng mong
Như lời Thượng Ðế hứa cùng
Áp-ram với cả giống dòng mai sau.
Quỳ dâng Chúa ngàn câu cảm tạ,
Ôi Giê-su, Ngài đã hiển linh,
Thánh Thần, Thánh Phụ uy danh,
Cùng xin chúc tụng hiển vinh muôn đời.
Lời
nguyện các Giờ
Kinh Phụng Vụ Lễ Hiển Linh
Lạy Chúa, hôm nay Chúa đã khiến ngôi sao chỉ đường mà mặc khải cho muôn dân nhận biết Con Một Chúa. Phần chúng con đã nhận biết Chúa nhờ đức tin dẫn lối đưa đường, xin dủ lòng thương đưa chúng con về chiêm ngưỡng Thánh Nhan vinh hiển. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen.
Thánh Raymunđô Miền Penyafort, Linh Mục (1175-1275)
Ngày 7-1
Thánh Raymunđô, hiển tu sinh năm 1175 tại Barcêlônê nước Tay Ban Nha, thánh nhân thuộc dòng dõi quý tộc.
Ngay từ niên thiếu, cậu Raymunđô đã tỏ ra rất khôn ngoan, nhân đức. Cậu chuyên cần học hành và tập luyện nhân đức, nhất là nhân đức vâng lời, cậu rất giỏi triết lý. Năm lên hai mươi tuổi, thầy Raymunđô được bổ nhiệm làm giáo sư triết học ở Barcêlônê. Vì muốn mưu ích cho Giáo Hội cách đắc lực hơn, giáo sư Raymunđô đến Bôlônia nghiên cứu về giáo luật và thế luật. Sau khi đã đậu bằng tiến sĩ luật, Raymunđô được bổ nhiệm giữ ghế giảng sư giáo luật tại đại học đường Bôlônia trong suốt ba năm. Dậy học được bao nhiêu tiền, ngài phân phát cho người nghèo hết.
Năm 1219, Đức cha Bêrănggiaê, Giám mục Barcêlônê, nhân dịp sang Rôma bái yết Đức Giáo Hoàng, ngài có ghé qua Bôlônia để triệu vời linh mục Raymunđô về làm việc tại giáo phận. Nhưng đến sau vì cảm mến cuộc đời thánh thiện và vô vị lợi của các cha dòng Đaminh và những kết quả lớn lao do những bài giảng thuyết của các cha dòng áo trắng, Raymunđô bỏ đời sống linh mục triều, để nhập dòng Đaminh. Ngài được mặc áo dòng ngày thứ sáu tuần thánh năm 1222 ở Barcêlônê, tức là tám tháng sau ngày thánh Đaminh qua đời. Bấy giờ Raymunđô được 47 tuổi. Sống trong nhà tập, ngài rất khiêm tốn, vâng lời tuyệt đối. Ngài khẩn khoản xin bề trên chỉ cho ngài việc đền tội đặc biệt để chuộc lại những lỗi lầm quá khứ. Nhưng bề trên không chấp thuận đề nghị của ngài. Cha bề trên tỉnh dòng truyền cho ngài soạn thảo một bộ tổng luận về các vấn đề lương tâm để tiện dụng cho các cha giải tội.
Ngài được bổ nhiệm vào tiểu ban giảng thuyết. Thời đó Đức Hồng Y Gioan Anvinh, được uỷ nhiệm sang Tây Ban Nha công cán với sứ mệnh triệu tập một đạo binh thánh giá để chống lại quân Môrô Hồi giáo. Đức Hồng Y cảm mến tài giảng thuyết và lòng đạo đức của cha Raymunđô, nên đã chọn cha làm tổng bí thư và sai đi tất cả những nơi ngài sẽ tới ngõ hầu dọn lòng giáo hữu đón nhận phép lành và ơn toàn xá của Toà Thánh, nhất là để giúp các tội nhân thống hối tội hình.
Trở về Rôma, Đức Hồng Y hết lời ca tụng những đức tính cao quí cũng như sự thánh thiện và tài giảng thuyết của cha Raymunđô trước mặt vị Thủ lãnh Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Grêgôriô IX liền triệu vời ngài về triều Giáo Hoàng làm việc trong bộ Xá giải. Đến sau, Đức Thánh Cha lại chọn thánh nhân làm cha linh hướng cho Ngài.
Cha Raymunđô thi hành công tác hằng ngày rất chu đáo và làm với tinh thần khiêm tốn và phục tùng hoàn toàn. Cảm mến tài đức của cha Raymunđô và đồng thời cũng để ban thưởng công lao ngài đã thực hiện, Đức Thánh Cha Grêgôriô IX quyết định chọn ngài làm Tổng Giám mục thành Taragônia thủ đô xứ Aragônia.
Được tin đó, thánh nhân như bị sét đánh (chính ngài đã kể chuyện cho các thầy dòng như vậy), ngài lo lắng quá đến phát sốt mất ba ngày. Thánh nhân khẩn khoản xin các Đức Hồng Y can thiệp với Đức Thánh Cha cất gánh nặng đó cho ngài. Cuối cùng Đức Thánh Cha đành chiều theo.
Sau năm năm phục vụ trong triều Giáo Hoàng, thánh Raymunđô vì làm việc nhiều và ăn chay hãm mình quá nhiệm nhặt, nên ngài bị bệnh rất nặng. Các bác sĩ khuyên ngài nên về quê hương để đổi khí mới hy vọng khỏi bệnh.
Thánh Raymunđô từ giã Rôma đáp tầu về quê hương. Ngài khước từ mọi đặc ân, chức tước mà Đức Giáo Hoàng muốn ban cho ngài để thưởng công lao của ngài. Cùng đáp một chuyến tầu với ngài có một người tên là Barcêlônê Farô bị cảm nặng đến nỗi cấm khẩu, thánh Raymunđô đến khuyên bảo ông và hỏi ông có muốn xưng tội không? Ông không trả lời gì cả. Thánh nhân xin mọi người trong tầu hợp ý với ngài cầu nguyện cho ông. Rồi ngài lại hỏi ông một lần nữa, lần này ông tỉnh lại và nói:
" Thưa cha, con muốn xưng tội và con nóng lòng muốn xưng tội ". Thánh Raymunđô đã giải tội cho ông. Sau khi xưng tội, ông liền tắt thở.
Trở về Barcêlônê, sau khi đã phục hồi sức khoẻ như trước, thánh Raymunđô lại bắt đầu sống một cuộc đời kham khổ thống hối, hãm mình nhiệm nhặt.
Đây là cuộc sinh hoạt hằng ngày của thánh nhân: Mỗi ngày trừ chủ nhật, ngài chỉ dùng có một bữa. Đêm nào ngài cũng đánh tội. Ngài cầu nguyện hình như liên miên và thường kèm theo những giọt nước mắt… Ngày nào cũng như ngày nào ngài thường xưng tội trước khi cử hành thánh lễ. Ngày nào không xưng tội được, ngài thường tỏ vẻ buồn rầu. Ước vọng nồng nhiệt nhất của thánh nhân là sống một đời sống nội tâm hoàn toàn. Nhưng Chúa quan phòng muốn đem sự thánh thiện của ngài mưu ích cho toàn thể anh em trong đại gia đình dòng thánh Đaminh.
Năm 1238, Cha bề trên cả nhà dòng Đaminh ở Bôlônia tên là Giođanô Sacô mới qua đời. Các cha dòng Đaminh triệu tập đại hội đồng ở Bôlônia để bầu bề trên cả mới. Toàn thể Hội đồng tán thành bầu thánh Raymunđô hiện đang ở Barcêlônê lên làm bề trên cả. Được tin đó, ngài rất đau buồn, nhưng rút cục ngài cũng phải tuân theo thánh ý Thiên Chúa.
Thánh Raymunđô điều khiển các nhà dòng thuộc quyền ngài cách khôn ngoan và sáng suốt. Ngài đi kinh lý tất cả các tỉnh dòng thuộc quyền ngài. Sau hai năm tận tụy với chức vụï, ngài xin từ chức bề trên cả, lấy lẽ bệnh tật và già yếu vì, bấy giờ ngài đã ngoài 70 tuổi.
Được sự đồng ý của các cha dòng, ngài rất sung sướng trở về sống trong tu viện đầu tiên của ngài ở Barcêlônê.
Trở về nhà dòng cũ, tuy già yếu, thánh nhân cũng đã giúp vua Giacôbê I rất nhiều. Vì tin tưởng ở những kết quả mỹ mãn của thánh Raymunđô đã thực hiện được khi chống xâm lăng Môrô, vua Giacôbê I xin thánh nhân giúp nhà vua tìm cách chống bọn vô tín ngưỡng, vô kỷ luật phá hoại quốc gia. Bọn người này đã bị ảnh hưởng một phong trào triết lý vô đạo, phản đức tin. Thánh Raymunđô nhận thấy muốn chiến thắng bọn địch thù cố cựu này, cần phải dựa trên những lý thuyết cứng rắn và có giá trị khoa học. Thánh nhân nhận thấy chỉ có thánh Tôma, một triết gia lỗi lạc, mới có thể cung cấp những khí giới tối tân bênh vực đạo giáo. Thánh nhân đã viết thư cho thánh Tôma nhờ ngài sáng tác một tác phẩm minh giáo với ý hướng trên. Nhận lời đề nghị của thánh Raymunđô, thánh Tôma sáng tác một bộ tổng luận nhan đề: "Tổng luận chống lương dân".
Dù được vua Giacôbê I chiều chuộng và quý mến, thánh nhân cũng không vì thế mà vị nể không dám cảnh cáo những yếu đuối và tham vọng xấu của nhà vua. Vào khoảng cuối triều đại của nhà vua, vua Giacôbê I đem quân đến chinh phục đảo Magiôrica. Nhà vua mời thánh nhân cùng đi với. Thánh Raymunđô vì muốn đến đó để giảng thuyết phá tan những sai lầm của dân chúng miền đó, ngài nhận lời mời của nhà vua. Khi tới nơi, thánh nhân rất đỗi buồn phiền vì thấy công cuộc tông đồ của ngài bị phá vỡ vì một gương xấu tầy đình nhà vua gây nên!… Nhà vua đã phạm tội ngoại tình với một nàng hầu. Thấy thế, thánh nhân lập tức đến xin yết kiến và yêu cầu vua không được làm những hành động tội lỗi như thế nữa. Nhưng nhà vua không đủ can đảm để lướt thắng bản thân.
Thấy những lời khuyên can của mình không đem lại kết quả nào, thánh nhân quyết định trở về Barcêlônê tức khắc. Biết rõ ý định của thánh nhân, vua Giacôbê I tìm hết cách ngăn cản: Vua ra lệnh cấm ngặt không một chiếc tầu nào được phép chở thánh Raymunđô về lục địa.
Thánh nhân đi lang thang trên bãi biển tìm tầu đáp về lục địa. Nhưng tầu nào cũng từ khước không chịu chở. Thánh nhân biết nhà vua ra lệnh cấm các tầu bể không được chở ngài, ngài nói với người em cùng đi với ngài:
"Được rồi! nếu người ta không cho tầu để chở chúng ta về đất liền, Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta chế ra tầu để đi ?" Nói thế rồi, thánh nhân cởi áo choàng ra, trải trên nước, ngài chống chiếc gậy giữa áo làm cột buồm.
Ngài vén một phần chiếc áo căng trên đầu gậy để làm buồm. Sau đó ngài quay lại bảo em ngài cùng xuống "thuyền" với ngài. Người em run lên vì sợ hãi, không dám bước xuống "thuyền" do thánh nhân chế tạo trong chớp nhoáng. Chỉ mình ngài dám bước xuống chiếc thuyền kỳ lạ đó. Gió thổi căng buồm; chiếc "thuyền" lướt nhẹ trên sóng như bay và rồi biến mất dạng trước đôi mắt kinh ngạc của người em đứng bất động trên bờ biển. Sáu giờ sau, khi đã chạy được 69 hải lý, thánh nhân cập bến Barcêlônê.
Trên bến tầu Barcêlônê, dân chúng kéo đến xem rất đông, tiếng hoan hô vang cả một góc trời làm huyên náo cả hải cảng. Tới bến, thánh nhân lên bờ, một đoàn người đông đảo vây quanh ngài. Ngài kéo chiếc áo choàng lên khỏi nước, chiếc áo vẫn khô nguyên không bị ướt chút nào, ngài khoác áo vào mình và cầm gậy vội vã đi thẳng về tu viện cố ý tránh những tiếng hoan hô của dân chúng.
Thấy phép lạ đó, vua Giacôbê I rất hối hận và từ đó vua không dám phạm những tội tầy đình như thế nữa.
Cuộc đời thánh thiện của thánh Raymunđô đã gần tới ngày kết thúc. Ngài dọn mình chết hằng ngày, nhất là từ sau khi từ chức bề trên cả, ngài càng chú ý đến vấn đề đó nhiều hơn. Khi hay tin thánh nhân bị bệnh nặng, cả thành phố Barcêlônê lo lắng, buồn phiền. Vua và hoàng hậu nhiều lần đích thân tới thăm thánh nhân. Nhà vua truyền cho cả nước cầu nguyện công khai cho thánh nhân chóng lành bệnh. Thánh Raymunđô biết rõ những lời cầu nguyện đó sẽ không được Thiên Chúa chấp nhận. Ngài muốn luôn luôn sẵn sàng vui vẻ đón ngày kết liễu cuộc hành trình trần gian của ngài. Ngài qua đời nhằm ngày lễ Hiển Linh, 06 tháng Giêng năm 1275, hưởng thọ 99 tuổi.
Lễ an táng ngài được cử hành rất trọng thể. Chính vua Giacôbê I thân hành tới dự lễ an táng ngài. Đức Giáo Hoàng Clêmentê VIII tấn phong ngài lên bậc hiển thánh năm 1601. Giáo hội đã mừng lễ kính ngài ngài 07 tháng giêng.
http://giaophanvinhlong.net/thanh-raymundo-hien-tu.html
Ngày 7/1
(Trước Lễ Hiển Linh ngày 8/1)
(tùy
theo Đại Lễ Giáng
Sinh 25/12 và Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1 rơi vào
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: 1 Ga 5, 14-21
"Chúa nhậm lời chúng ta kêu cầu".
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Gioan Tông Ðồ.
Các con thân mến, nầy là sự chúng ta tin tưởng nơi Chúa: là hễ chúng ta xin
sự gì hợp ý Người, thì Người nhậm lời chúng ta.
Và chúng ta biết Người nghe nhận mọi điều chúng ta xin, vì chúng ta biết
rằng chúng ta có kêu cầu Người.
Ai biết anh em mình phạm thứ tội không đưa tới sự chết, thì hãy cầu xin và
Người sẽ ban sự sống cho kẻ phạm thứ tội đó.
Có thứ tội đưa đến sự chết, tôi không bảo ai cầu xin cho người phạm tội ấy
đâu.
Mọi sự gian tà đều là tội, và có thứ tội đưa đến sự chết.
Chúng ta biết rằng ai sinh ra bởi Thiên Chúa, thì không phạm tội, chính sự
sinh ra bởi Thiên Chúa gìn giữ họ và ma quỷ không làm gì được họ.
Chúng ta biết rằng chúng ta bởi Thiên Chúa mà ra, và toàn thể thế gian đều
phục lụy ma quỷ.
Và chúng ta biết rằng Con Thiên Chúa đã đến và đã ban cho chúng ta ơn thông
hiểu, để chúng ta nhận biết Chúa chân thật, và được ở trong Con chân thật
của Người.
Chính Ngài là Thiên Chúa chân thật và là sự sống đời đời.
Các con thân mến, hãy giữ mình xa các tà thần.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv. 149,1-2, 3-4, 5 và 6a và 9b
Ðáp: Thiên
Chúa vui thích ở giữa dân Người. (4a)
Xướng 1) Hãy ca ngợi Chúa bằng một khúc ca mới, hãy vang lời ca tụng Người
giữa đoàn các thánh. Hỡi Israel, hãy vui mừng vì Ðấng tạo thành mình, con
cái Sion, hãy nhảy mừng vì nhà vua của mình. - Ðáp.
2) Hãy ca tụng Người trong vũ điệu, hát ca vịnh mừng Người theo nhịp trống
cung đàn. Vì Thiên Chúa vui thích ở giữa dân Người, ban chiến thắng huy
hoàng cho kẻ khiêm tốn. - Ðáp.
3) Thần dân Người sung sướng hân hoan, đồng ca hát cả trên giường nghỉ.
Miệng họ cao rao sự cao trọng của Thiên Chúa, vinh dự thay cho các thánh của
Người. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia, Alleluia. Thủa xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã dùng các
tiên tri mà nói với cha ông, nhưng đến thời sau hết, Người đã nói nơi Chúa
Con. - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 2, 1-12
"Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên này tại Cana xứ Galilêa"
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.
Khi ấy có tiệc cưới tại Cana xứ Galilêa.
Và có mẹ của Chúa Giêsu ở đó.
Chúa Giêsu và các môn đệ Người cũng được mời dự tiệc cưới.
Và bỗng thiếu rượu, mẹ Chúa Giêsu nói với Người: "Họ hết rượu rồi".
Chúa Giêsu nói với mẹ: "Hỡi bà, tôi với bà có can chi đâu, giờ tôi chưa
đến".
Mẹ Người nói với những người giúp việc: "Hễ Người bảo gì, phải làm theo".
Ở đó có sáu chum đá, dùng vào việc thanh tẩy của người Do thái, mỗi chum
đựng được hai hoặc ba thùng nước.
Chúa Giêsu bảo họ: "Hãy đổ nước đầy các chum".
Họ đổ đầy tới miệng.
Và Chúa Giêsu bảo họ: "Bây giờ hãy múc đem cho người quản tiệc", và họ đã
đem đi.
Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hóa thành rượu, ông không biết tự đâu
ra, nhưng những người giúp việc đã múc nước thì biết, ông mới gọi tân lang
mà nói: :Ai cũng đều đem rượu ngon ra trước, khi khách đã ngà ngà thì mới
đem rượu xoàng hơn. Còn
ông, ông lại giữ rượu ngon cho tới giờ này".
Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên này tại Cana xứ Galilêa, và đã tỏ vinh
quang Người và các môn đệ Người tin Người.
Ðó là Lời Chúa.
Suy Nghiệm Lời Chúa
"Vinh quang của Người" - Rượu ngon hơn trước
Đề tài "chúng ta đã đưọc nhìn thấy vinh quang của Người" như trong các bài Phúc Âm trước Lễ Hiển Linh cho thấy vẫn được kéo dài tới hôm nay. Nếu Tiền Hô Gioan Tẩy Giả được thấy vinh quang của Người khi Thánh Thần đậu xuống trên Người và đã tuyên bố Ngài là "Chiên Thiên Chúa" trong bài Phúc Âm ngày 3/1 và là "Đấng được Thiên Chúa tuyển chọn", như Bài Phúc Âm ngày 5/1 cho thấy, và nếu các môn đệ của ông đến mà xem nên cũng đã thấy được vinh hiển của Người và đã tuyên bố rằng "chúng ta đã gặp được Đức Kitô", như bài Phúc Âm ngày 4/1 và 5/1, thì bài Phúc Âm hôm nay, các môn đệ đầu tiên của Người cũng được thấy vinh hiển của Người qua việc Người "thực hiện dấu lạ đầu tiên ở Cana Xứ Galilêa. Nhờ đó Người đã tỏ vinh hiển của Người và các môn đệ đã tin vào Người".
Vấn đề được đặt ra ở đây là ai là thành phần môn đệ tiên khởi của Người bấy giờ để nhìn thấy vinh hiển của Người? Vấn đề này có thể được giải quyết ở thời điểm xẩy ra tiệc cưới Cana, một thời điểm đã được Thánh Ký Gioan ghi rõ ngay ở đầu bài Phúc Âm là "vào ngày thứ ba". Và nếu lưu ý tiến trình của các bài Phúc Âm chúng ta sẽ thấy Thánh ký Gioan sử dụng cụm từ "ngày hôm sau - the next day" 3 lần trước biến cố Cana này.
"Ngày hôm sau" đầu tiên là lúc Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, sau ngày làm phép rửa cho Chúa Giêsu, khi thấy "Chúa Giêsu tiến đến với mình", ngài đã giới thiệu với chung dân chúng bấy giờ về Người. "Ngày hôm sau" thứ hai là khi thấy Chúa Giêsu đi ngang qua thì Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu Người với các môn đệ của ông, khiến hai trong các môn đệ của ông "đến mà xem nơi Người ở và ở lại với Người". "Ngày hôm sau" thứ ba xẩy ra vào lúc Chúa Giêsu lên tiếng gọi Philiphê. Phải "ngày hôm sau" thứ ba này chính là "ngày thứ ba" xẩy ra ở tiệc cưới Cana, vì Thánh Ký Gioan đã ghi nhận về "ngày hôm sau" thứ ba này như sau: "Người muốn đi Galilê (là nơi xẩy ra tiệc cưới ở Cana), nhưng trước hết Người đã đến với Philiphê mà nói cùng chàng rằng: 'Hãy theo Tôi'".
Như thế, chúng ta có thể suy ra rằng "ngày hôm sau" chính là "ngày thứ ba" Chúa Giêsu kêu gọi Philiphê, để rồi qua Philiphê gọi cả Nathanael, cũng như ngày hôm trước Người đã gọi Anrê và qua Anrê đã gọi Simon vậy. Có thể Người đã gọi Philiphê và Nathanael trước khi lên đường về Galilêa hay chăng. Và như thế có thể suy ra rằng bữa tiệc cưới Cana có thể đã diễn ra vào buổi tối.
Vấn đề thứ hai cần được đặt ra ở đây là nếu 4 người môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu, như bài Phúc Âm ngày 4/1 và 5/1 đều đã tỏ ra tin vào Người và tuyên bố về Người nên mới đi theo Người thì tại sao Người còn cần phải thực hiện dấu lạ để các các ông tin vào Người nữa làm chi? Thật ra, để chứng tỏ đức tin thì cần phải có thử thách, và khi thử thách xẩy ra mới biết được ai thật sự tin tưởng và tin tưởng một cách sâu xa, bất khuất. Trong cuộc sống của các tông đồ cũng thể, như Phúc Âm cho thấy, cho dù tuyên xưng dó, nhất là lời tuyên xứng của vị trưởng tông đồ đoàn là Phêrô: "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), thế mà vẫn vấp ngã như thường, vẫn phản bội Thày mình như tông đồ Giuđa Íchca, vẫn trắng trợn chối bỏ Thày v.v.
Thế nhưng, để Chúa Giêsu có thể tỏ mình ra cho các môn đệ tiên khởi của Người ở tiệc cưới Cana, cần phải có vai trò môi giới của Mẹ Maria, như thể Chúa Giêsu muốn giới thiệu Mẹ của Người với các môn đệ là thành phần lần đầu tiên mới gặp được Mẹ, một tạo vật đệ nhất về ân sủng, một tạo vật diễm phúc vì đã tin tưởng (xem Luca 1:45), như trong chính tiệc cưới Cana đã cho thấy.
Không ai biết Chúa bằng Mẹ. Bởi thế, Mẹ đã tác hành theo niềm tin vào Chúa của Mẹ. Mẹ biết Chúa không thể nào không ra tay cứu vớt con người khốn khổ nếu họ tin vào Ngài. Bởi thế, Mẹ đã thực hiện vai trò môi giới của Mẹ bằng cách, trước hết Mẹ đến trình bày với Con Mẹ về tình trạng "họ hết rượu" rồi của tiệc cưới, sau đó, cho dù Mẹ có nghe thấy lời Con Mẹ nói như từ chối lời Mẹ nhắc nhở, Mẹ cũng vẫn đến với nhóm phục dịch để xin họ "hãy làm theo những gì Người bảo", để rồi nếu Chúa là Đấng vô cùng viên mãn bao giờ cũng muốn ban phát ơn lành cho con người khốn cùng thì giờ của Người là bất cứ lúc nào con người ready - sẵn sàng để Người có thể tỏ mình ra cho họ và qua họ cho cộng đồng của họ.
Việc Mẹ Maria làm môi giới ở tiệc cưới Cana cho chúng ta thấy ứng nghiệm
những gì Thánh ký Gioan viết trong Bài Đọc 1 hôm nay:
"Các con thân mến, nầy là sự chúng ta tin tưởng nơi Chúa: là hễ chúng ta xin
sự gì hợp ý Người, thì Người nhậm lời chúng ta...