THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương
2020,
2021,
2022,
2023,
2024
NĂM HIỆP THÔNG THAM GIA TRUYỀN GIÁO 2023
TĐCTT - HỘI NGỘ PVLC ONLINE HẰNG
TUẦN
Tin nhắn gửi Nhóm TĐCTT ở các địa phương khác
nhau kêu gọi hiệp thông cử hành hay theo dõi
PVLC Chúa Nhật hằng Tuần
Dấu lạ Cana - Rượu ngon cánh chung
Cùng với Giáo Hội và hiệp với Giáo Hội chúng ta
tiếp tục cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô ở Phụng vụ
Lời Chúa được Giáo Hội soạn dọn cho Chúa Nhật 2
Thường niên Năm C ngày 19.1 Năm Thánh 2025.
Toàn bộ 3 bài Phúc Âm cho cả 3 chu kỳ Phụng vụ
ABC đều từ Phúc Âm Thánh Gioan, từ cuối đoạn 1
(cho Năm A và B) đến đầu đoạn 2 (cho Năm C).
Theo diễn tiến thì 3 bài Phúc Âm này liên hệ với
nhau, liên hệ từ 2 bài Năm A và Năm B là 2 bài
Phúc Âm cho thấy Chúa Giêsu được vị Tiền hô
Gioan Tẩy giả làm chứng hay chứng nhận,
dẫn đến bài Năm C là bài Phúc Âm chính yếu,
chính yếu ở chỗ Chúa Giêsu bắt đầu tự tỏ mình ra
bằng "Dấu lạ Cana - Rượu ngon cánh chung", như
được chia sẻ trực tuyến ở đường kết nối sau đây:
https://youtube.com/live/56StSnDUCTU
Phép Rửa Thiên Sai
Để cùng với Giáo Hội cử hành Lễ Chúa Giêsu Chịu
Phép Rửa vào Chúa Nhật ngày 12.1 Năm Thánh 2025,
chúng ta cùng nhau, sau đề tài Phép Rửa Thừa Sai
đã được phổ biến, theo dõi tiếp đề tài Phép Rửa
Thiên Sai, một đề tài chẳng những liên quan đến
Giáng Sinh mà còn đến toàn bộ Ơn Cứu chuộc. Ở
chỗ nếu Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần
thì Người phải là Đấng Thiên Sai, là Christ của
dân Do Thái, hay ngược lại, nếu Người là Đấng
Thiên Sai của dân Do Thái thì Người phải là Đấng
Cứu Chuộc Nhân Trần (Redemptor Hominis), đúng
như mặc khải Thánh Kinh đã minh định:
"Ơn cứu độ xuất phát từ dân Do Thái" (Gioan
5:22); "Hôm nay trong thành David Chúa cứu thế
đã Giáng Sinh, Ngài là Đấng Thiên Sai và là
Chúa" (Luca 2:11).
https://youtube.com/live/L1Az_JF2uXQ
Phép Rửa Thừa Sai
Sai
Tiến trình Phụng niên để cử hành Mầu Nhiệm Chúa
Kitô từ Mùa Giáng Sinh, sau khi lên đến tột đỉnh
ở Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, bắt đầu chấm dứt ở
Chúa nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, đồng thời
cũng mở màn cho Mùa Thường niên sau Mùa Giáng
Sinh.
Nếu Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh chúng ta đã cùng
với Giáo Hội để tưởng niệm và cử hành Mầu Nhiệm
"Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể (Mùa Vọng) và ở
giữa chúng ta (Bát Nhật Giáng Sinh); chúng ta đã
được thấy vinh hiển của Người (Hiển Linh)"
(Gioan 1:14) thì trong Mùa Thường niên sau Mùa
Giáng Sinh chúng ta tưởng niệm và cử hành Mầu
Nhiệm "Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy
ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14).
Mầu Nhiệm về "Người Con đầy ân sủng và chân lý"
này bắt đầu được tỏ hiện khi Giáo Hội cử hành Lễ
Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa. Bởi vì trong sự kiện
Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa này trình thuật của cả
3 Phúc Âm Thánh Mathêu, Marco và Luca, đều chất
chứa 2 yếu tố thần lính"ân sủng và chân lý" nơi
nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét này.
Ngài là "Người Con đầy ân sủng" vì Ngài được Cha
từ trời chứng nhận "đẹp lòng Cha mọi đàng"; và
Ngài là "Người Con đầy chân lý" khi Thánh Thần
như Bồ câu đậu xuống trên đầu của Ngài, vì Ngài,
như Tiền hô Gioan tiên báo trong Phúc Âm của
Thánh Luca cho Năm C, là Đấng Rửa bằng Thánh
Linh và bằng Lửa.
Chúa Kitô Chịu Phép Rửa không phải chỉ để tỏ
mình ra Ngài là " Người Con duy nhất đến từ Cha
đầy ân sủng và chân lý", mà còn để bắt đầu thi
hành sứ vụ Thiên Sai trong việc " làm phép rửa
bằng Thánh Linh và bằng lửa" nữa. Chính vì thế
mà Phép rửa Ngài lãnh nhận bởi Tiền hô Gioan ở
Sông Jordan là Phép rửa Thừa Sai, như được chia
sẻ trực tuyến ở đường kết nối livestream sau
đây:
https://youtube.com/live/DnXTq4JPYeU
Lễ Ba Vua Chúa Nhật ngày mùng 5/1/2025 - Chia sẻ
qua tin nhắn và facebook
Ý Nghĩa Ba Vị Dân Ngoại và Ngôi Sao Lạ
Hôm nay cùng với Giáo Hội chúng ta cử hành Lễ Ba
Vua Chúa Nhật mùng 5.1.2025.
Trong bài Phúc Âm cho lễ trọng là tột đỉnh của
Mùa Giáng Sinh này chúng ta có thể thấy được
tính cách của Ba Vua và ý nghĩa của Ngôi Sao Lạ.
Trước hết về tính cách của 3 nhân vật mà chúng
ta thường gọi là Ba Vua hay Ba Đạo Sĩ hoặc Ba Vị
Hiền Triết khôn ngoan.
Thật vậy, 3 lễ vật của 3 vị đã cho thấy tính
cách của 3 vị: vàng ám chỉ Vua, nhũ hương ám chỉ
Đạo Sĩ và Một Dược ám chỉ Khôn Ngoan như vị Hiền
Triết.
3 lễ vật của 4 vị do đó còn cho thấy các vị là
thành phần giầu sang quyền thế (vàng), đạo đức
tốt lành (nhũ hương) và khôn ngoan thông thái
(một dược).
Về ý nghĩa của Ngôi Sao Lạ. Trước hết Ngôi Sao
Lạ này xuất hiện ở phía Đông, phía mặt trời mọc,
ám chỉ Chúa Kitô là Mặt Trời Công Chính đã bắt
đầu lên (Giáng Sinh), nên 3 vị này mới nói là "
chúng tôi đã thấy Ngôi Sao của Ngài" xuất hiện ở
nơi các vị ở là Đông phương.
Ý nghĩa thấy Ngôi Sao Lạ ở phương Đông là nơi
mình ở có nghĩa là con người tự nhiên cảm thấy
một mồng giống thần lính ngay thâm tâm của mình
nên luôn hướng về và tìm kiếm chân thiện mỹ
trong cuộc đời của mình như 3 vị trong bài Phúc
Âm tìm kiếm " hài vương Do Thái " nhờ "Ngôi Sao
của Ngài" vậy.
Như vị tiền hô Gioan được sai đến để dọn đường
(am chỉ dân Do Thái) cho Chúa Kitô thế nào thì
Ngôi Sao Lạ cũng được Chúa cho mọc lên để dẫn
đường cho 3 vị Dân ngoại như vậy. Thế nhưng tại
sao Ngôi Sao Lạ này lại biến mất ở Jerusalem mà
không phải ở một chỗ nào khác?
Xin thưa tại vì con người dù có đạo đức và khôn
ngoan như 3 vị Dân Ngoại được Ngôi Sao Lạ dẫn
đường đến gặp Vị Thiên Chúa Làm Người ở đất
Israel ấy cũng không thể chỉ nhờ kiến thức tự
nhiên về bầu trời mà thấy được và biết được
Thiên Chúa thần linh vô hình, cho đến khi được
chính Ngài tỏ mình ra cho họ qua mặc khải Thánh
Kinh.
Đó là lý do Ngôi Sao Lạ đã biến mất ở Jerusalem
là giáo đô Do Thái giáo, nơi Thiên Chúa ngự giữa
Dân Ngài ở Đền Thánh Jerusalem. Và vì thế chỉ
sau khi được Thánh Kinh mặc khải cho biết Hài
Vương Do Thái mới sinh ở đâu 3 vị Dân ngoại mới
có thể tới nơi để gặp được Ngài để bái thờ Ngài.
sau khi 3 vị thấy lại Ngôi Sao Lạ dẫn đường tới
Belem. Như thế Ngôi Sao Lạ từ phương Đông đến
Jerusalem biểu hiệu cho kiến thức về thiên văn
học của 3 vị Dân ngoại, và từ Jerusalem đến
Belem là biểu hiệu cho kiến thức Đức tin theo
mặc khải Thánh Kinh.
Tóm lại loài người tạo vật hữu hình và hữu hạn
chúng ta chỉ có thể nhận biết Thiên Chúa hiện
hữu mà thôi bằng trí khôn tự nhiên của mình,
nhưng không thể biết Ngài là ai và như thế nào
ngoài mặc khải Thánh Kinh được chính Ngài tỏ
mình ra trong giòng Lịch sử Cứu độ của dân Do
Thái và mặc khải Thần Linh của Ngài đã lên đến
tột đỉnh nơi Lời đã hóa thành nhục thể và vượt
qua, đến độ "Ai thấy Thày là thấy Cha"
(Gioan14:9).
Lễ Hiển Linh là ở chỗ Vị Thiên Chúa Làm Người tỏ
mình ra ở đất Israel là Do Thái cho chung loài
người để loài người có thể nhận biết Ngài mà
được cứu rỗi.
Vấn đề được đặt ra ở đây là Thiên Chúa đã thực
sự Hiển Linh nơi bản thân và cuộc đời của Kitô
hữu chúng ta chưa, ở chỗ chúng ta đã thật sự tin
thờ Ngài như 3 Vị Dân Ngoại trong Lễ Ba Vua hôm
nay?!?
TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh
Lễ Hiển Linh Chúa Nhật ngày mùng 5/1/2025
Nếu sau đại Lễ Phục Sinh có một số lễ liên quan
đến Mùa Phục Sinh được Giáo Hội liên tục cử hành
ngay đầu Mùa Thường Niên ngay sau Mùa Phục Sinh,
như Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Lễ Chúa Ba
Ngôi, Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, Lễ Thánh Tâm
Chúa Giêsu thế nào thì sau Đại Lễ Giáng Sinh
cũng thế, cũng có 3 lễ liên quan đến Mùa Giáng
Sinh đó là Lễ Thánh Gia, Lễ Đức Maria Mẹ Thiên
Chúa, Lễ Hiển Linh và Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép
Rửa, thời điểm mở màn cho Mùa Thường Niên ngay
sau Mùa Giáng Sinh.
Lễ Hiển Linh là tột đỉnh của Mùa Giáng Sinh, vì
Thiên Chúa Giáng Sinh Làm Người, mang giòng máu
Do Thái và ở đất Israel, là để tỏ mình ra cho
chung loài người là Dân ngoại đối với Dân Do
Thái. Lễ Hiển Linh đây không phải chỉ ở chỗ Vị
Thiên Chúa Làm Người tỏ mình ra cho cả Dân Do
Thái, được tiêu biểu nơi thành phần mục đồng ở
gần Ngài, và cho Dân ngoại ở xa Ngài, được tiêu
biểu nơi 3 vị chiêm vương gia ở phương đông, mà
còn ở chỗ được Dân ngoại qua 3 vị này nhận biết,
tôn thờ và triều cúng xứng với vai trò là vương
đế, tư tế và ngôn sứ của Vị Thiên Chúa Làm Người
này.
Cùng với các lễ vật quý báu nhất của 3 vị Dân
ngoại đầu tiên được Hài Vương Do Thái mới sinh
tỏ mình ra cho, thành phần Kitô hữu Dân ngoại
chúng ta cũng hãy bộc lộ niềm tin thờ của chúng
ta đối với Ngài bằng cách dâng kính Ngài tấm
lòng "vàng" tin yêu của chúng ta vào LTXC, cùng
với "nhũ hương" thánh hiến cuộc đời sống đức ái
trọn hảo của chúng ta phục vụ tha nhân, và "mộc
dược" hy sinh chịu đựng của bản thân chúng ta vì
Chúa và cho phần rỗi của các linh hồn.
Cùng hiệp thông xin Chúa Hiển Linh nơi chúng ta
cũng như trên thế giới vào lúc này đây, chúng ta
hãy chiêm niệm Mầu Nhiệm Hiển Linh ở đường kết
nối trực tuyến livestream sau đây:
https://youtube.com/live/rDQmVjXQjHs
Thật hay chăng Thiên Chúa đã hóa thân Làm Người?
Mầu Nhiệm Thiên Chúa hóa thân Làm người là một
sự thật, một sự kiện lịch sử, chứ không phải là
một fake new, một thứ thuyết âm mưu hay một câu
chuyện thần thoại hoang đường...
Thật vậy, Thánh sử Luca đã cho hậu sinh chúng ta
thấy được bối cảnh lịch sử Giáng Sinh của Vị
Thiên Chúa Làm Người này, bao gồm cả thời điểm
lẫn địa điểm.
Về thời điểm: vào "thời hoàng đế Augusto ra
chiếu chỉ kiểm tra dân số... thời Quirinio làm
Tổng trấn xứ Syria" (2:1). Về địa điểm ở:
"Thành vua David tức là Belem, miền Giudea"
(2:4).
Vì là một Con Người thật mà Vị Thiên Chúa Làm
Người này mới cần phải qua ngưỡng cửa gia đình,
mới được sinh ra trong bối cảnh lịch sử ấy, cũng
được Thánh sử Luca cho biết như sau: "Giuse đến
Belem cùng với người đã đính hôn với mình là
Maria đang có thai... đã tới ngày sinh... người
con trai đầu lòng... nằm trong máng cỏ" (2:5-7).
Vì là một Con Người thật, có cha có mẹ trần gian
mà Vị Thiên Chúa Làm Người đã có một gia phả có
thể nói không ai trong loài người có được như
Ngài. Vì Vị Thiên Chúa Làm Người này mặc lấy
nhân tính chung của loài người mà gia phả của
Người được Thánh sử Luca liệt kê từ Người trở về
nguồn nguyên tổ Adong. Tuy nhiên, bản tính loài
người được Vị Thiên Chúa Làm Người mặc lấy đó
lại mang giòng máu Do Thái, nên gia phả của Ngài
được Thánh sử Mathêu liệt kê từ Abraham là tổ
phụ của dân Do Thái cho tới Giuse là người cha
trần thế của Ngài.
Và chính vì Vị Thiên Chúa Làm Người này đã được
hạ sinh bởi giòng máu Do Thái mà nhân vật lịch
sử Giêsu Nazarét vẫn bị dân Do Thái chối bỏ cho
tới tận bây giờ, thời điểm 1/4 thế kỷ 21 và đầu
thiên kỷ 3 của Ki-tô giáo.
Bởi vậy cùng với Giáo Hội cử hành Lễ Thánh Gia,
mà nếu không có Vị Thiên Chúa Làm Người nơi
"Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14)
"được bọc trong khăn nằm trong máng cỏ" (Luca
2:12)... "càng thêm tuổi càng trở nên khôn ngoan
và Ơn nghĩa Chúa" (Luca2:52), cũng chẳng bao giờ
có Thánh Gia.
Trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh và Mùa Giáng
Sinh, chúng ta vẫn cần phải tiếp tục chiêm
ngưỡng Mầu Nhiệm Emmanuel Vị Thiên Chúa Làm
Người ở với chúng ta nơi Thánh Gia, để bản thân
của mỗi người chúng ta có thể tiếp tục hoan
hưởng niềm vui Emmanuel, và gia đình chúng ta
nhờ đó cũng được trở thành một Giáo Hội tại gia,
một Thánh Gia hiện đại, xin mời quý AC theo dõi
bài chia sẻ trực tuyến ở đường kết
nối livestream sau đây:
https://youtube.com/live/EQn51Y3UwzQ
Chúa Nhật sau Đại Lễ Giáng Sinh là Lễ Thánh Gia.
Năm 2024 Lễ Thánh Gia được Giáo Hội cử hành vào
Chúa Nhật ngày 29.12.
Chưa bao giờ cơ cấu và đời sống hôn nhân gia
đình bị khủng hoảng và băng hoại như vào chính
lúc thế giới văn minh vật chất và văn hóa nhân
bản hơn bao giờ hết hiện nay.
Bởi vậy, để cùng với Giáo Hội mừng Lễ Thánh Gia,
cử hành Mầu Nhiệm Ngôi Lời đã hóa thành nhục
thể... và đã khôn lớn cùng vâng lời cha mẹ trần
gian của mình,
xin mời quý AC theo dõi bài chia sẻ
"Hôn nhân Mầu Nhiệm cao cả- Ơn gọi hiệp thông"
ở đường kết nối livestream trực tuyến sau đây:
https://youtube.com/live/0OU5JXE-orw
Quý AC TĐCTT rất thân thương của em trong LTXC
vô biên,
Hôm nay là Chúa Nhật thứ 4 Mùa Vọng và đồng thời
cũng là Ngày 22 trong Tuần Bát Nhật trước Lễ
Chúa Giáng Sinh từ 17-24/12, thời điểm được
Phụng vụ tiếp tục cử hành là
Tuần Bát Nhật Giáng Sinh kể từ chính Lễ Chúa
Giáng Sinh 25/12 cho đến hết Lễ Đức Maria Mẹ
Thiên Chúa Ngày 1/1 đầu năm mới.
Trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh có 3 lễ trọng
liên quan bất khả phân ly với Mầu Nhiệm "Lời đã
hoàn thành nhục thể" (Gioan 1:14) đó là Lễ Giáng
Sinh (25.12.2024), Lễ Thánh Gia (CN 29.12.2024)
và lễ Mẹ Thiên Chúa (1/1/2025).
Để cảm nghiệm hơn nữa Mầu Nhiệm Lời Nhập Thể
trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh 2024 này, chúng
ta cùng nhau theo dõi 3 bài chia sẻ về 3 Lễ này
để chiêm ngưỡng Mầu Nhiệm Emmanuel thứ tự như
sau:
1. Lễ Chúa Giáng Sinh:
Lời đã hoàn thành nhục thể... được bọc trong
khăn và nằm trong máng cỏ
https://youtube.com/live/yG-w6khjCbQ
2. Lễ Thánh Gia: Lời đã hóa thành nhục thể...
lớn khôn và vâng lời mẹ cha
https://youtube.com/live/EQn51Y3UwzQ
3. Lễ Mẹ Thiên Chúa:
Lời đã hóa thành nhục thể... đầu thai trong lòng
một trinh mẫu
https://youtube.com/live/7XIOlun-DkU
Quý AC TĐCTT rất thân thương của em trong LTXC
vô biên,
Cùng với Giáo Hội, chúng ta tiếp tục cử hành Mầu
Nhiệm và biến cố Thiên Chúa Nhập Thể Giáng Sinh
Làm Người trong Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh hàng
năm.
Theo phụng vụ chu kỳ năm C, Màu nhiệm và biến cố
Emmanuel sẽ được Giáo Hội cử hành vào những ngày
cuối cùng của Mùa Vọng
với
Chúa Nhật thứ 3 ngày 15.12 và Tuần Bát Nhật
trước Lễ Chúa Giáng Sinh trong thời khoảng
17-24/12.
Theo chiều hướng PVLC của thời điểm gần đến Lễ
Chúa Giáng Sinh này, xin mời quý AC theo dõi 2
bài chia sẻ cho CN 3 và CN 4 Mùa Vọng năm C ở
những đường kết nối trực tuyến livestream sau
đây:
CN 3 MV C
"Chúa sắp đến... làm phép rửa bằng Thánh Linh và
lửa"
https://youtube.com/live/kv66hWtwg2Q
CN 4 MV C
"Người Con quả phúc... trong lòng Người Mẹ tín
phục"
https://youtube.com/live/5Plvc8nArxQ
Đa tạ. Chúc quý AC một Mùa Vọng và Giáng Sinh
tràn đầy Niềm Vui Emmanuel.
em tĩnh
Quý AC TĐCTT rất thân thương của em trong LTXC
vô biên,
Cùng với Mẹ Giáo Hội chúng ta tiếp tục cử hành
Mầu Nhiệm Chúa Kitô Nhập Thể trong
Mùa Vọng
chu kỳ Phụng niên Năm C. Từ Chúa Nhật thứ 1
Mùa Vọng với PVLC về thái độ "đợi chờ và
nghênh đón Ơn Cứu Độ", chúng ta tiến sang
Chúa Nhật thứ 2
Mùa Vọng
với PVLC
"được thấy Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa"
nếu chúng ta biết đáp ứng lời vang vọng của
"tiếng kêu trong sa mạc" như bài chia sẻ trực
tuyến ở đường kết nối sau đây:
https://youtube.com/live/cVm8LYyVpWA
Chúc mừng Thanksgiving quý AC TĐCTT rất thân
thương của em trong LTXC vô biên,
Nếu tất cả đều là hồng ân Chúa ban thì việc
chúng ta tỏ ra tri ân cảm tạ LTXC, như 1 trong 9
người phong cùi trở lại với Đấng đã chữa lành
cho mình, đó là cách chúng ta sử dụng tất cả mọi
sự Chúa ban cho chúng ta vì Chúa và cho tha
nhân, để nhờ đó chúng ta có thể trả về cho Ngài
một cách xứng đáng cả vốn ân sủng lẫn lời bác ái
như Chúa mong muốn.
Xin Chúa ban cho chúng ta được biết hoan hưởng
niềm vui "cho đi có phúc hơn là nhận lãnh" (Sách
Tông Vụ 20:35), nhờ đó chúng ta là "những người
đã có lại càng được ban thêm dư dật" (Mathêu
13:12, 25:29).
Vào thời điểm Thanksgiving 2024 hôm nay chúng ta
cũng sắp cùng với Giáo Hội tiến vào Mùa Vọng chu
kỳ Phụng niên Năm C, với
Chúa Nhật thứ 1 Mùa Vọng,
chúng ta hãy cùng nhau
"đợi chờ và nghênh đón Ơn Cứu Độ"
như được chia sẻ ở đường kết nối trực tuyến sau
đây:
https://youtube.com/live/fcZRdjsHubA