THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương

 

Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021

 

Chỉ có con đường dẫn đến sự thật mới gặp sự sống

TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL
Bài chia sẻ cho Ngày Tĩnh Tâm Nên Thánh Chúa Nhật 3/10/2021
của Nhóm TĐCTT Nam California ở Saint Patrick GP Orange
để dọn mừng Lễ 2 Thánh LTXC Balan trong Thong Tháng 10: 
Thánh Faustina Quan Thày TĐCTT 5/10 và Thánh Sáng Lập TĐCTT Gioan Phaolô II 22/10

Phúc Âm theo Thánh Gioan 14:1-7

1 Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.2 Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em.3 Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.4 Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi."

5 Ông Tô-ma nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường? "6 Đức Giê-su đáp: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.7 Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người."  

8 Ông Phi-líp-phê nói: "Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện."9 Đức Giê-su trả lời: "Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: "Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha"?10 Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình.11 Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm.12 Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.13 Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con.14 Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.  

Thật vậy, nhan đề và tất cả ý nghĩa của đề tài cho Ngày Tĩnh Tâm Nên Thánh lần 4 (từ năm 2018) của Nhóm TĐCTT xuất phát từ chính Lời Chúa Giêsu tự xưng về Người với các tông đồ trong Bữa Tiệc Ly được Thánh ký Gioan trình thuật: "Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống" (Gioan 14:6). Chúa Kitô tự xưng mình vừa là đường, vừa là sự thật và vừa là sự sống cùng một lúc, chứ không phải 3 lúc khác nhau, hay chỉ xưng mình chỉ là một trong 3, hoặc 2 trong 3, nhưng Người là cả 3 theo thứ tự trước sau: trước hết "là đường lối", sau đó

"là sự thật" và sau hết mới "là sự sống". 

Và Người đã tóm gọn cả 3 yếu tố chính yếu về Người này ở ngay trong câu sau đó: "Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy", như thể Người vừa làm sáng tỏ lời tuyên bố của Người vừa muốn minh định với các ngài rằng Người chính "là đường lối" để dẫn các vị tiông đồ đến với Cha là cùng đích của các vị và "là sự sống" cho các vị. Thế nhưng, các vị cần một điều kiện bất khả thiếu nữa, như Người tiếp tục mạc khải cho các vị biết ngay sau đó: "Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy", vì Thày "là sự thật" về Ngài - Thày đến là để "tỏ Cha ra" (Gioan 1:18), nên "Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha", đúng với thực tại về mối liên hệ thần linh giữa Thày và Cha đó  "Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy".
Chúa Kitô "là đường lối, là sự thật và là sự sống" đối với Cha của Người là như thế, còn đối với bản thân của Người thì sao? Đâu là ý nghĩa ở thứ tự trong lời tự xưng này của Chúa Kitô. Chúng ta có thể suy diễn như thế này: Chúa Kitô "là đường lối" nơi mầu nhiệm nhập thể của Người; Chúa Kitô "là sự thật" nơi mầu nhiệm tử giá của Người, và Chúa Kitô "là sự sống" nơi mầu nhiệm phục sinh của Người.

Đúng thế, nếu "đường lối" đây ám chỉ cách thức diễn tả, hay phương tiện thực hiện, hoặc phương thế đạt đích, thì nhân tính của Chúa Kitô, Lời nhập thể, chính là phương thế để bày tỏ sự thật về Người và là phương tiện, là bí tích để Người thông ban sự sống thần linh của Người.

Nếu "sự thật" là một thực tại thần linh bất biến, đối tượng của đức tin, chứ không phải là những hình thức, những sự việc, những hiện tượng, những tính chất của hay về một sự vật, một hữu thể, những gì sẽ qua đi hay thay đổi với thời gian và thời cuộc, nói cách khác, cái "" ở nơi và của một sự vật hay hữu thể chính là "sự thật" về sự vật hay hữu thể đó, 

Vì "sự thật" nơi nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét là đối tượng của đức tin, chứ không phải là đối tượng của giác quan và nhận thức tự nhiên, mà các vị tông đồ nói riêng, cho dù đã sống với Người 3 năm, vẫn không thể nào tự mình nhận ra cái "" nơi nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét mà họ theo đuổi và được liên tục giao tiếp hằng ngày, cho đến khi các vị nhận được mạc khải từ Cha (xem Mathêu 16:17) để nhờ đó có thể tuyên xưng một cách vô cùng chính xác rằng: "Thày Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16).

Mà "sự thật" là một thực tại bất biến, tự mình hiện hữu và bất diệt, không ai có thể tạo nên nó và không gì có thể làm cho "sự thật" biến dạng hay biến mất, bởi chính nó, như "ánh sáng chiếu trong tăm tối, một thứ tối tăm không thể nào át được ánh sáng" (Gioan 1:5), nên cho dù tổng trấn Philatô có nhược bại trước áp lực của thành phần dân Do Thái quá khích có cho phép sát hại chăng nữa, thì sự thật vẫn là sự thật, nhân vật Giêsu Nazarét vẫn là và càng chứng tỏ mình " Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống": "Khi các vị treo Con Người lên, quí vị sẽ biết Tôi" (Gioan 8:28). 

Nếu mầu nhiệm nhập thể được Thiên Chúa sử dụng như "đường lối" để tỏ mình ra, và mầu nhiệm khổ giá hay tử giá chứng thực "sự thật" về Chúa Kitô, thì mầu nhiệm phục sinh chứng thức Chúa Kitô "là sự sống". Bởi đã "là sự sống" thì không thể chết, sự chết chỉ có thể sát hại những gì liên quan đến hình thức của sự sống thôi, như thân thể của Chúa Kitô, nhưng chính thân thể của Đấng "là sự thật" bất diệt ấy, sau khi đã từng "là đường lối" để chứng thực Người "là sự thật" thì cũng chứng tỏ Người "là sự sống", khi thân xác bị con người hay sự chết sát hại ấy đã sống lại từ kẻ chết.

Nếu nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét, có gia phả đàng hoàng theo huyết thống Do Thái nói riêng (xem Mathêu:1-17), cũng như theo loài người nói chung (xem Luca 3:23-38), một nhân vật lịch sử đã được hạ sinh ở Bêlem vào thời điểm "hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ" (Luca 2:1), cũng là nhân vật lịch sử bị đóng đanh vào thập

tự giá trong thời thượng tế Caipha và tổng trấn Philatô, và là 
một nhân vật lịch sử mà cho nay, sau hơn hai ngàn năm, vẫn bị dân Do Thái chối bỏ "là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống", nhưng vẫn là một như hôm qua, hôm nay và cho tới muốn đời" (Do Thái 13:8), vì Người "là sự thật", một thực tại bất biến, nhưng là một thực tại thiện hảo, vì Người còn "là sự sống" nữa.

Bởi thế, bất cứ thực tại nào cho dù có vẻ "bất biến", như hỏa ngục, mà không có sự sống thì không phải là thực tại thiện hảo, vì "sự sống" là một thực tại thiện hảo, như chính Thiên Chúa là Đấng tự hữu, hằng hữu và toàn hữu, Đấng đã mạc khải danh thánh của mình cho Moisen từ bụi gai bốc cháy mà không bị thiêu rụi (xem Xuất Hành 3:2), khi phán: "I AM who AM" (Xuất Hành 3:14), tức "Ta LÀ Ta", một danh xứng ám chỉ chính bản chất, bản tính, bản thân của Thiên Chúa, Đấng "không thể chối bỏ chính mình Ngài" (2Timôthêu 2:13), Đấng "là Alpha và là Omega, là Đầu và là Cuối, là Nguyên Khởi và là Cùng Đích" (Khải Huyền 22:13), hay nói thực tế hơn, Đấng thủy chung với thành phần dân được Ngài tuyển chọn cho tới cùng bất chấp tình trạng liên lỉ bất trung của họ.

Chính vì danh thánh của Thiên Chúa trên thực tế có ý nghĩa thủy chung như vậy mà mỗi lần Ngài nhân danh mình mà làm điều gì với/cho dân Do Thái trong giòng lịch sử cứu độ của họ, thì Ngài đều chứng thực một điều duy nhất và trên hết: Ngài là Vị Thiên Chúa thủy chung của họ, một Vị Thiên Chúa yêu thương vô cùng nhân hậu, với chung nhân loại nữa: "Thiên Chúa đã yêu thế gian đến ban Con Một của Ngài, để ai tin vào Con thì không phải chết nhưng được sự sống" (Gioan 3:16), thậm chí Ngài "đã không dung tha cho Con Một Ngài, một đã phó

nộp Người vì tất cả chúng ta" (Roma 8:32). Do đó không lạ gì người môn đệ được Chúa Giêsu yêu, từng dựa vào ngực Người (xem Gioan 13:25) đã cảm nghiệm thấy được: "Thiên

Chúa là tình yêu" (1Gioan 4:8,16),

Chúa Kitô "là Sự Thật" khi tỏ cái "LÀ" của Người ra trên thập tự giá, thì đồng thời Người cũng chứng tỏ "Người yêu thương cho đến cùng" (Gioan 13:1), cho đến giọt máu cuối cùng,

cho đến con chiên lạc cuối cùng, bao gồm trong thành phần chiên lạc đã cố tình sát hại Người, bao gồm cả dân Do Thái của Người cũng như dân ngoại Roma. Và chính tình yêu tuyệt

hảo này của Người đã cho thấy, Người chẳng những là thực tại bất biến, bởi Người "là chân lý", mà còn là thực tại thiên hảo nữa, bởi Người còn "là sự sống", một "sự sống" bất diệt bởi

tình yêu của Người bất chấp sự chết, mạnh hơn sự chết, khi Người sống lại từ trong kẻ chết: sự sống xuất hiện từ sự chết,
 thậm chí còn có thể biến sự chết thành sự sống, như tối tăm

đêm phục sinh trở thành ánh sáng vậy.

Căn cứ vào lời của Chúa Kitô "Thày là Đường Lối, là Sự Thật và là Sự Sống", như được suy diễn trên đây, chúng ta hãy cùng nhau tiến vào đời sống đạo thực tế của chúng ta, đời sống của một Kitô hữu với tư cách là môn đệ của Chúa Kitô, của Đấng "là Đường Lối, là Sự Thật và là Sự Sống". Bằng cách, thành phần môn để mang danh Kitô hữu chúng ta hãy tự vấn xem Chúa Kitô có thật sự "là Đường Lối, là Sự Thật và là Sự Sống" của chúng ta hay chăng? Nếu rồi thì tới đâu?? Nếu chưa thì ở chỗ nào và làm sao có thể hoàn chỉnh để có thể và xứng đáng làm chứng cho Người??? Hay chúng ta cũng có thể tự vấn như thế này: những ý nghĩ, chọn lựa, ngôn từ, tác hành và phản ứng của tôi có tính chất chân thật và tác dụng yêu thương như Chúa Kitô đã tỏ mình ta chăng????

Thật vậy, nếu nhân tính của Chúa Kitô nói chung và thân xác của Người nói riêng, bao gồm tất cả mọi lời nói, hành vi cử chỉ và hoạt động của Người là "đường lối" để Người chứng thực

Người "là Sự Thật" và "là Sự Sống" thế nào, thì chúng ta cũng vậy, tất cả 
những ý nghĩ, chọn lựa, ngôn từ, tác hành và phản ứng của chúng ta cũng là cách thức, là đường lối cho xã hội

nói chung và những ai sống gần chúng ta, thân nhân và thân hữu, 
thấy được nhân phẩm là người và nhân cách làm người của chúng ta, tức cho thấy chúng ta là ai (nhân phẩm), là con người như thế nào (nhân cách). Chính những gì chúng ta phán quyết, chọn lựa, phát biểu, tác hành và phản ứng này cũng cho thấy được nội tâm của chúng ta, cho thấy sự sống đức tin

và trọn lành nơi con người của chúng ta. 

Nếu nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét đã sử dụng nhân tính nói chung và thân xác nói riêng của mình để chứng thực Người "là Sự Thật": "LÀ Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống", và nhờ đó cũng chứng thực Người "là Sự Sống", ở chỗ "Người đã yêu thương cho đến cùng", đến chiến thắng chính sự chết đã sát hại Người và biến đổi sự chết thành sự sống, khi Người

 sống lại từ trong kẻ chết, và đã mang lại sự sống cho những ai tin vào Người, thì chỉ có khi nào 
thành phần Kitô hữu môn đệ của Người biết yêu thương như Người mới chứng tỏ sự thật mình "LÀ" môn đệ của Người mà thôi: "Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con. Mọi người cứ dấu ấy mà nhận biết các con LÀ môn đệ của Thày, đó là các con

 hãy yêu thương nhau" (Gioan 13:34-35).

Chính khi thành phần Kitô hữu sống cái 'LÀ" môn đệ Chúa Kitô của mình mới chứng tỏ căn tính Kitô của họ, mới chứng tỏ Chúa Kitô hiện diện nơi họ, sống động trong họ, và tỏ mình ra qua họ, nhờ đó cũng mới cho thấy "sự sống và sự sống viên mãn" (Gioan 10:10) của họ và ở nơi họ, một "sự sống viên mãn" đến độ như cành nho kết hợp với thân nho Chúa Kitô đã có

 thể "sinh muôn vàn hoa trái" (Gioan 15:5). Như thế, căn tính của Kitô hữu "LÀ" môn đệ của Chúa Kitô chính là đức ái trọn hảo, và ngược lại, chính đức ái trọn hảo này, qua "đường lối"

 hay cách thức sống của họ, được bộc lộ qua tất cả và từng phán quyết, chọn lựa,  phát ngôn, tác hành và phản ứng của họ, chứng thực họ "LÀ" môn đệ của Chúa Kitô, là một Alter

 Christus, một Chúa Kitô Khác vậy.

Đó là những gì liên quan đến đời sống chứng nhân của thành phần Kitô hữu môn đệ của Chúa Kitô. Tuy nhiên, theo nguyên tắc, cho dù thánh thiện là do Chúa và từ Chúa là Đấng Thánh, Đấng có thể thánh hóa một đại tội nhân trong nháy mát, như trường hợp của người trộm lành trên Đồi Canvê xưa (xem Luca 23:39-43), thực tế cũng cho thấy linh đạo Kitô giáo thường chia ra làm 3 giai đoạn hay 3 cấp dộ, từ khởi sinh sang tiến sinh lên hiệp sinh, nghĩa là từ bất toàn đến thiện toàn. Bởi thế mới có chuyện để làm thánh thì phải làm người trước đã. Nếu làm thánh liên quan đến sự sống chứng nhân viên mãn như trên đã đề cập đến, thì làm người liên quan đến đời sống luân lý của con người Kitô hữu, một đời sống cũng liên quan đến

 "đường lối, sự thật và sự sống".

Nếu muốn biết đời sống luân lý của mình ra sao và như thế nào thì hãy ý thức rằng "chỉ có con đường dẫn đến sự thật mới gặp sự sống (hay có sự sống, hoặc được sự sống)". Trước

 hết, "con đường" đây chính là những gì con người phán quyết và chọn lựa, phát biểu và tác hành, phản ứng và chịu đựng; sau nữa, "sự thật" đây chính là thực tại chính yếu về con người

 của họ: họ "LÀ" ai; và sau hết "sự sống" đây là thực tại thiện hảo con người có thể hoan hưởng là tình trạng hiệp thông, tột đỉnh của tình yêu chân thực và trọn hảo. Như thế, nếu hiệp

 thông là thực tại sự sống thiện hảo thì nó chỉ hiện thực nơi
 cái "LÀ" sự thật của con người, một sự thật được chứng thực qua những phán quyết và chọn lựa, phát biểu và tác hành,

 phản ứng và chịu đựng 
của con người.

Tức khi nào con người không nhận thức được, không chọn lựa đúng như, không phát biểu hợp với, không tác hành theo như và phản ứng giống như cài "LÀ" sự thật về mình và của mình thì họ sẽ chẳng bao giờ có sự sống hiệp thông. Chẳng hạn như tôi không muốn chích ngừa covid-19, nên tôi không được thăm người mẹ già yếu của tôi cô đơn trong dưỡng lão viện,

nhưng tôi vẫn cứ nhất định sống theo cái quyền tự do của tôi, coi việc thăm mẹ tôi không bằng quyền tự do của tôi, coi tự do của tôi hơn mẹ của tôi. Thái độ này của người con không

chứng tỏ cái "LA" con của mình, nên phải chịu hậu quả là không được thăm mẹ, một hình thức tiêu biểu cho tình trạng hiệp thông giữa hai mẹ con với nhau, nhất là khi bà chỉ có người

con duy nhất trọng tự do hơn mẹ này.


Có thế nói con người đang bị khủng hoảng về đức tin, và từ đó đi đến chỗ bị phá sản văn hóa nhân bản đích thực, ở chỗ họ không sống đúng với, hay nói trắng ra, đã phủ nhận cái Sự

Thật "LÀ" tạo vật của mình, khi họ chủ trương tự do là muốn làm gì thì làm và sống đúng như vậy. Trong khi tự do của một loài linh ư vạn vật như con người là để sống theo chân thiện mỹ

để đạt đến tầm vóc trọn hảo của mình, thì chỉ vì sống theo chủ nghĩa tự do là muốn làm gì thì làm hoàn toàn phản lại với cái Sự Thật "LÀ" tạo vật hữu hình và hữu hạn của mình mà họ đã

trở thành nô lệ hơn là thật sự tự do, như tự do hút nghiện nên đâm ra trộm cướp để thỏa mãn cơn nghiện nên đã bị tống ngục, mất hết tự do! Chính vì hai nguyên tổ đã vượt ra ngoài giới

hạn Là tạo vật thật sự của mình, khi theo ý riêng hái trái cấm mà ăn, đã bị đuổi ra khỏi địa đường, không còn được hoan hưởng tự do với đủ mọi thứ trong vườn, nhất là trở thành nô lệ

cho satan, cho đam mê nhục dục tính mê nết xấu của mình, như sẽ thấy nơi miêu duệ của hai vị, điển hình nhất là trường hợp của Cain, đứa con đầu lòng của hai vị, và của con cháu hai

vị thời đại hồng thủy Noe.

Lịch sử loài người đã chứng thực biết bao nhiêu là trường hợp chỉ vì họ không sống đúng với cái "LÀ" sự thật của mình, từ chính hai nguyên tổ, "LÀ" tạo vật vô cùng hèn hạ, hữu hình và hữu hạn tự bản chất bất toàn, mà dám ngang nhiên và ngông cuồng bất tuân mệnh lệnh tối cao vô cùng chân thực và thiện hảo của Đấng Tạo Dựng của mình, loài người cứ liên tục trải qua tình trạng bất mãn, bất hòa, bất an và bất hạnh cho đến ngày nay; thậm chí nhân loại càng văn minh về vật chất và văn hóa về nhân bản, từ sau Thế Chiến Thứ Hai (1939-1945) tới nay, nhất là từ thập kỷ cuối cuối thế kỷ 20 sang thập niên thứ hai đầu thể kỷ 21 này, họ lại càng trở thành dị dạng và quái dạng, không còn "LÀ" hình ảnh thần linh tương tự như Thiên Chúa nữa (xem Khởi Nguyên 2:16-17).

Họ không trở thành dị dạng và quái dạng là gì, khi không còn nhận ra họ là nam hay nữ nữa, bởi họ thấy giống đổi hình; khi họ sống đời hôn nhân đồng tính với nhau một cách hoang dại còn hơn con thú là loài luôn sống theo bản năng đực cái tự nhiên của mình; khi họ sát hại sự sống ngay trong bụng dạ của mình sau khi thỏa mãn xác thịt với nhau, như để hủy diệt đi vết tích lăng loàn nhục dục của họ vậy; khi họ nhân danh Allah vĩ đại là Đấng vô cùng từ bi nhân hậu để khủng bố sát hại nhau; khi họ nhân danh nhân quyền được Thiên Chúa ban cho họ để họ sống xứng với thân phận la người và làm người của họ thì họ lại sống theo luật rừng mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé... 

Tình trạng con người văn minh nhân bản ngày nay, mang di truyền thể nguyên tội, càng ngày càng sống ngược lại với cái "LÀ" sự thật là người và làm người của mình đến cực độ, một

tình trạng quái gở khủng khiếp dường như đã được Thánh Phaolô báo trước trong Thư 2 ngài gửi cho Giáo đoàn Thessalonica (2:1-4)
như sau: "With regard to the coming of our Lord

Jesus Christ and our assembling with him, 
Let no one deceive you in any way. For unless the apostasy comes first and the lawless one is revealed, the one doomed to perdition, who opposes and exalts himself above every so-called god and object of worship, so as to seat himself in the temple of God, claiming that he is a god".

"Về vần đề Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta đến và việc chúng ta xum họp với Người. Xin anh em đừng để ai lừa dối anh em một cách nào đó. Vì trước hết phải xẩy ra tình trạng bội giáo bỏ đạo, cùng với sự xuất hiện của tên lăng loàn, đồ hư đốn, tên phản chống và nâng mình lên trên tất cả những gì là thần linh và trở thành đối tượng để tôn thờ, đến độ hắn tự

đặt mình vào trong đền thờ của Thiên Chúa, xưng mình là chúa tể càn khôn". 

Trong Thư gửi môn đệ Timôthêu, ngài còn nhắc lại một lần nữa về những gì là giả dối và lừa đảo của thần dữ cũng là của ngụy thần rằng:

"Thần Khí phán rõ ràng : vào những thời cuối cùng, một số người sẽ bỏ đức tin mà theo những thần khí lừa dối và những giáo huấn của ma quỷ ; đó là vì trò giả hình của những tên nói dối mà lương tâm như bị thích dấu sắt nung" (4:1-2). 


Đây là một hiện tượng cuối thời được Thánh Phaolô tiên báo phải xẩy ra trước khi Chúa Kitô tái giáng, một hiện tượng cho thấy con người lúc ấy hoàn toàn sống ngược lại với sự thật "LÀ" tạo vật của mình nữa, đến độ đã trở thành dị dạng và quái dạng, ở chỗ con người sống theo khuynh hướng tương đối hóa, một cách "hư đốn", hoàn toàn "lăng loàn / lawless" theo

bản năng và ý thích của mình, không còn luật lệ gì nữa: "phản chống" lại tất cả những nguyên tắc luân thường đạo lý và luật lệ của Thiên Chúa cũng như tinh thần Phúc Âm, "tương đối

hóa" những gì là thần linh, siêu nhiên, ân sủng, đức tin, nhưng tuyệt đối hóa tất cả các đạo luật do con người ban hành, dù bất nhân và phi luân, con người vẫn được quyền làm, không

ai được cấm cản, một thái độ tự quyết tối hậu, như thế họ "
nâng mình lên trên tất cả những gì là thần linh và trở thành đối tượng để tôn thờ, đến độ hắn tự đặt mình vào trong đền thờ của Thiên Chúa, xưng mình là chúa tể càn khôn". 


Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong lần về Balan lần thứ 8 cũng là lần về quê hương đất nước thân yêu của ngài lần cuối cùng, đã cảm nhận thấy đúng như những gì Thánh Phaolô

đã tiên báo trên đây, khi vị giáo hoàng xuất thân từ một quốc gia cộng sản Đông Âu này bất nhờ xuất hiện trên ngôi giáo hoàng cảnh báo qua bài giảng của ngài trong lễ Chúa Nhật ngày

18/8/2002:

"Chúng ta đã tiến vào ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này. Những chân trời mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân loại, kèm theo đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có. Con người thường sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt mình vào vị thế của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho mình quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống con người. Họ muốn định đoạt sự sống con người bằng cách lèo lái việc truyền giống cũng như muốn thiết định giới hạn sự chết. Khi loại trừ lề luật thần linh và những nguyên tắc luân lý, họ công khai tấn công cơ cấu gia đình. Bằng những cách thức khác nhau, họ cố gắng làm cho Thiên Chúa phải im hơi lặng tiếng nơi tâm can của con người; họ muốn làm cho Thiên Chúa 'hoàn toàn khuất bóng' nơi văn hóa và lương tâm các dân tộc. 'Mầu nhiệm gian ác lầm lỗi' tiếp tục đánh dấu cái thực tại của thế giới này".

Chúng ta nên để ý và phân biệt điều này, giữa chối bỏ và từ bỏ, ở chỗ, trong khi những gì giả dối đều có tính cách chối bỏ / deny - negative, vì "Thiên Chúa là ánh sáng, trong Ngài không

hề có tối tăm" (1Gioan 1:5), tức là Chân Lý không chất chứa giả dối, hay nói ngược lại, giả dối là chối bỏ Sự Thật, thì "từ bỏ" là từ bỏ giả dối, những gì không thật, như thể "Thiên Chúa đã

đưa anh em từ tối tăm đến ánh sáng lạ lùng" (1Phêrô 2:9; Epheso 5:8).


Ngay từ ban đầu con khủng long là đệ nhất thần Luxiphe cùng 1/3 thần trời bị cái đuôi gương mù của hắn lối kéo đã chối bỏ sự thật là ý định nhập thể của Thiên Chúa (xem Khải Huyền

12:4). Và trong vườn địa đường hắn, nơi hình thù con cựu xà satan cũng sử dụng đường lối chối bỏ để cám dỗ hai nguyên tổ theo hắn (xem Khởi Nguyên 3:1), và thành phần tay sai của

ma quỉ hiện nay là Tam Điểm cũng theo cùng một đường lối chối bỏ như vậy, một đường lối rất hợp với khuynh hướng chung của thế gian: "Con người yêu thích tối tăm hơn ánh sáng, vì những việc họ làm đều là gian ác. Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa." (Gioan 3:19-21). Như thế, trong khi các kẻ gian ác chối bỏ sự thật thì những ai công chính thì chấp nhận sự thật, sống theo sự thật và làm chứng cho sự thật là chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng bị thành phần kitô giả chối bỏ sự thật là Người đã đến hay đã được sinh ra bởi xác thịt (xem Gioan 2:7) như chính con khủng long đã chối bỏ ngay từ ban đầu (xem Khải Huyền 12:4).

Tóm lại, trên thực tế và trong thực hành, thì: 1- Tất cả những gì là tội lỗi đều gian dối và xấu xa, không đúng với sự thật, nên chỉ dẫn đến sự chết mà thôi; 2- Bất cứ thái độ nào của con người, dù không phải là tội lỗi rõ ràng, hoặc tự nó là xấu, xuất phát từ các phán quyết, chọn lựa, được tỏ ra bằng ngôn từ và hành động, không phản ảnh cái "LÀ" sự thật của mình và về mình, cũng đều là sai trái, cần phải khôn ngoan đề phòng, và 3- Bất cứ thái độ nào, cho dù có lý mấy chăng nữa, cho dù có công bằng đến đâu chăng nữa, không dẫn đến những gì "là sự

sống", tức đến hiệp thông nhờ yêu thương, đều là những gì bất khôn, cần phải thắng vượt, cần phải lấy thiện báo ác, cần phải bù lại sự dữ bằng sự lành.

Kitô hữu chúng ta có thể chiêm ngắm tấm gương của người đệ nhất môn đệ và là môn đệ tuyệt vời nhất của Chúa Kitô, nữ vương các thánh, đó là Đấng được tổng sứ thần Gabiên kính

chào "đầy ơn phúc" (Luca 1:28), vị đã sống trọn cái "LÀ" sự thật về mình: "LÀ tôi tớ của Chúa" 
(Luca 1:38), ở chỗ hoàn toàn và trọn vẹn "LÀ" của Chúa, Đấng "là sự sống" của Mẹ, muốn làm gì nơi Mẹ và cho Mẹ thì túy ý của Ngài - Mẹ chỉ biết sống theo ý Chúa: "Xin hãy thực hiện nơi tôi những gì sứ thần truyền" (Luca 1:38), nhờ đó Mẹ liên lỉ "đầy ơn phúc", được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa! 


TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh

Thứ Sáu 1/10/2021


Tìm về cải cách canh tân địa đàng

Đaminh Maria cao tấn tĩnh

(bài viết này có thể nói là tiếp nối "Chỉ có con đường dẫn đến sự thật mới gặp sự sống" vì nó được gợi hứng từ chính bài viết này)

 

Sáng Thế Ký 3:21-24

21 ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa làm cho con người và vợ con người những chiếc áo bằng da và mặc cho họ.22 ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa nói: "Này con người đã trở thành như một kẻ trong chúng ta, biết điều thiện điều ác. Bây giờ, đừng để nó giơ tay hái cả trái cây trường sinh mà ăn và được sống mãi."23 ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đuổi con người ra khỏi vườn Ê-đen để cày cấy đất đai, từ đó con người đã được lấy ra.24 Người trục xuất con người, và ở phía đông vườn Ê-đen, Người đặt các thần hộ giá với lưỡi gươm sáng loé, để canh giữ đường đến cây trường sinh.

Sau nguyên tội, con người đã bị tống cổ ra khỏi vườn địa đàng (xem Khởi Nguyên 3:22-24), nơi ở tâm điểm là cây sự sống cùng với cây biết lành biết dữ (xem Khởi Nguyên 2:9). Tuy nhiên, nhờ cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa Làm Người, con người đã chẳng những trở về địa đàng, trở về với tình trạng công chính nguyên thủy ngay từ ban đầu, và còn được từ đó được vào Thiên đàng nữa, để muôn đời hoan hưởng một thực tại thần linh hiệp thông "viên mãn sự sống" (Gioan 10:10).

Như thế, con người đã được chính Ngài, qua Con của Ngài, dẫn về lại Vườn Địa Đàng, về tình trạng công chính nguyên thủy, về sự sống thần linh ngay trên trần gian này, một Vườn Địa Đàng bấy giờ, sau cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, không còn hai cây khác nhau là cây sự sống và cây biết lành biết dữ ở giữa vườn nữa, mà chỉ còn một cây duy nhất, đó là cây Thánh Giá, một cây vừa biết lành biết dữ nơi cuộc khổ nạn của Chúa Kitô vừa là cây sự sống nơi cuộc phục sinh của Người.

Tuy nhiên, chính thành phần được dẫn về Vườn Địa Đàng là các Kitô hữu đã lãnh nhận Phép Rửa nhân danh Chúa Giêsu Kitô, như lịch sử cho thấy, họ đang muốn cải cách canh tân địa đàng, muốn tân tiến hóa địa đàng theo chiều hướng duy nhân bản, theo di truyền thể từ nguyên tổ của họ, biến Cây Thánh GIá sự sống thành cây thập tự giá ngang ngược với Ý muốn của Thiên Chúa, ở chỗ, muốn toàn quyền định đoạt lành dữ theo ý họ, nhất là từ giai đoạn lịch sử được gọi là Minh Tri, với cuộc cách mạng triết lý và văn hóa từ đó cho tới nay.

Tìm về địa đàng

Thật vậy, kể từ thời minh tri (enlightenment age) vào thế kỷ 17 đến nay, con người như thể đã bắt đầu, và càng ngày càng lộ rõ hơn bao giờ hết, cái mầm mống evà nguyên tổ của mình, cứ tưởng bất cứ câu nói nào, tin tức nào, bài viết nào, hiện tượng nào v.v. mà mình cho là có lý đều đúng, đều là chân lý, đều đáng tin, đều đáng theo. Như thế thì tại sao có lúc tôi bị nhầm lẫn, như tôi vẫn thường nghe thấy trong dân gian câu nói như tự thú con người thường bất khôn: “Giá mà…”, “biết vậy…”, và tiếp tục học khôn từ “thất bại là mẹ thành công”?

Một câu nói có thể được coi là nền tảng chính yếu làm nên thời minh tri này và xuất phát từ thời minh tri này, đó là câu “Cogito, ergo sum - tôi nghĩ nên tôi có hay tôi là” của Descarte người Pháp, một câu nói, ở một nghĩa nào đó, vừa có tính cách khách quan, vừa có tính cách chủ quan và độc đoán. Khách quan ở chỗ, chỉ khi nào tôi nhận biết mình thì tôi mới thực sự hiện hữu, bằng không tôi sống như không, như mộng, như ảo vậy; và chủ quan ở chỗ, những gì tôi nghĩ mới có, mới là, mới có cái gì đó, mới là cái gì đó, kể cả chính bản thân tôi, còn những gì tôi không nghĩ đến thì không có, không là, không thể nào có, không thể nào là được, kể cả Đấng Tối Cao, liên quan đến việc hiện hữu của Ngài cũng như đến bản tính của Ngài.

Chính vì, qua câu nói thời danh này, con người cho mình là chủ tể mọi sự, có quyền quyết định mọi sự, có thể “biết lành biết dữ”, tức có quyền ấn định lành dữ đúng sai theo ý mình, một thứ quyền chỉ thuộc về Đấng Tối Cao là Thiên Chúa, mà ngay từ ban đầu con người, nơi hai nguyên tổ, đã muốn chiếm lấy, đến độ các vị đã bị tống ra khỏi vườn địa đường cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy lịch sử của con người từ thời minh tri đến nay dường như đang cố tìm về, đúng hơn đang muốn tái chiếm địa đường họ đã bị mất đi bởi nguyên tổ của họ. Và vì thế mới xẩy ra một cuộc cách mạng văn hóa con người từ lúc ấy, khiến con người càng văn minh và nhân bản thì lại càng trở thành tuyệt đối về ý hệ, nhưng cũng đồng thời lại càng bạo loạn về xã hội, bởi có nhiều chân lý khác nhau và ngược nhau, bất chấp nhau và đụng độ nhau, đang đi đến chỗ luật rừng: “mạnh được yếu thua”.

Tiến trình chiếm lại địa đàng xuất phát chính thức từ thời minh tri trong thế kỷ 17 đã bắt đầu tiến đến cột mốc quan trọng là cuộc cách mạng Pháp 1789 cuối thế kỷ 18, và từ đó, chế độ dân chủ, thay thế chế độ quân chủ khắp Âu Châu, rồi lan tràn khắp thế giới cho tới nay, đã chiếm lấy quyền tự lập, để rồi từ đó, càng ngày con ngưòi càng tiến lên tới chóp đỉnh của Tháp Babel “ý dân là ý trời”, thậm chí chẳng còn thấy ý trời đâu nữa, mà con thay ý trời luôn, bằng những đạo luật và pháp quyết bất nhân và phi luân, như phá thai, hôn nhân đồng tính, triệt sinh an tử, triệt sinh trợ tử, thay giống đổi loài v.v.

Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong tác phẩm Hồi Niệm và Căn Tính / Memory and Identity của mình, được phát hành vào ngày 22/2/2005, trước khi ngài qua đời 1 tháng rưỡi vào ngày 2/4/2005, như một di chúc cho riêng Âu Châu, như người viết đây đã trình bày ở bài viết Một Âu Châu Phá Sản, đã nhận định về ảnh hưởng, của ý tưởng cách mạng này như sau:

Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, chúng ta cần phải trở về với giai đoạn trước Thời Minh Tri, nhất là với cuộc cách mạng gây ra bởi tư tưởng triết lý của Descartes. Câu cogito, ergo sum (tôi nghĩ nên tôi là) là những gì đã làm biến đổi tận gốc rễ đường lối thể hiện triết học. Vào giai đoạn trước Descartes thì triết lý, vấn đề phải nói là cogito (nghĩ tưởng) hay nói cách khác là cognosco (ý nghĩ), yếu tố thấp hơn esse (yếu tính) là yếu tố được coi là phải có trước. Thế nhưng, đối với Descartes, yếu tính lại là những gì thứ yếu, và ông cho cogito (nghĩ tưởng) là tiền hữu. Điều này chẳng những làm thay đổi chiều hướng triết lý hóa mà còn đánh dấu một cuộc dứt khoát loại trừ những gì triết lý vẫn có cho tới bấy giờ, nhất là triết lý của Thánh Tôma Aquinas được gọi là triết lý về esse (yếu tính). Trước đó, mọi sự đều được giải thích theo quan điểm yếu tính và việc giải thích mọi sự đều được căn cứ vào quan điểm này. Thiên Chúa, một Hữu Thể Toàn Mãn (Ens subsistens) được tin là căn nguyên thiết yếu của hết mọi ens non subsistens, ens participatum, tức là của tất cả mọi vật được tạo thành, bao gồm cả con người. Câu cogito, ergo sum đã đánh dấu một cuộc thoát ly từ chính giới tuyến suy nghĩ ấy. Giờ đây ens cogitans (vật nghĩ tưởng) đã chiếm phần ưu thế. Sau Descartes, triết lý trở thành một khoa học thuần nghĩ tưởng: tất cả esse (yếu tính) – nơi cả thế giới tạo sinh lẫn Hóa Công – đều ở trong phạm vi của cogito (nghĩ tưởng), như những gì được chất chứa nơi tâm thức con người. Triết học bấy giờ tự cho mình là các hữu thể qua (như) nội dung của tâm thức, chứ không phải các hữu thể qua (như) những gì hiện hữu tách biệt khỏi nó....

 “Như thế, các nền tảng về ‘triết lý sự dữ’ cũng bị sụp đổ theo. Sự dữ, theo ý nghĩa thực thể thì nó chỉ hiện hữu trong tương quan với sự thiện, nhất là với Thiên Chúa, Sự Thiện tối cao. Đó là sự dữ được Sách Khởi Nguyên nói tới. Chính từ quan điểm này mới có thể hiểu được nguyên tội, cũng thế, mới có thể hiểu được tất cả mọi cá tội. Sự dữ này đã được Chúa Kitô cứu chuộc trên Thập Tự Giá. Nói một cách chính xác thì con người được cứu chuộc và thông phần vào sự sống của Thiên Chúa nhờ việc cứu độ của Chúa Kitô. Tất cả những điều ấy, toàn thể thảm kịch của lịch sử cứu độ ấy đã biến mất đối với chủ nghĩa Minh Tri. Chỉ còn lại một mình con người mà thôi: một mình con người đóng vai như là một tay làm nên lịch sử của họ cùng với văn minh của họ; một mình con người đóng vai như là một kẻ quyết định điều thiện sự ác, như là một kẻ muốn hiện hữu và tác hành như thể không có Thiên Chúa etsi Deus non daretur..."

Tuy nhiên, mưu đồ và tiến trình tái chiếm địa đàng cũng không phải là chuyện dễ, bởi đụng phải những lực lượng ý hệ đối kháng dữ dội và kinh hoàng, như cộng sản vào tiền bán thế kỷ 20 và khủng bố vào đầu thế kỷ 21.

Đúng thế, nhìn vào thế giới hiện nay, mới trải qua 2 thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, cũng là đầu kỷ nguyên thứ 3 Kitô giáo, không ai có thể chối cãi được tình hình càng ngày càng căng thẳng, về cả kinh tế, chính trị lẫn võ lực, thậm chí cả về tôn giáo và văn hóa, giữa 3 quyền lực chính yếu đang gầm gừ đe dọa lẫn nhau là tư bản, cộng sản và khủng bố.

Thật ra, chính ý hệ tư bản đã gây ra ý hệ cộng sản và khủng bố. Ở chỗ, chính vì tư bản thái quá, một hình thức của tự chủ liên quan đến quyền sở hữu, đến độ đã gây nên bất công trong xã hội, quá chênh lệch giữa giầu và nghèo, thậm chí thành phần lao động còn bị bóc lột và đàn áp, để rồi từ những thứ thối rữa tư bản này đã xuất hiện những con dòi bọ cộng sản, tấn công quyền sở hữu của con người, bằng chủ trương vô sản, đấu tranh giai cấp để hoàn toàn bình đẳng giầu nghèo, một trận chiến tranh lạnh đã kéo dài suốt thể kỷ 20, cho đến khi cộng sản Đông âu bất ngờ tự biến vào năm 1989, hạ bán thập niên 1980, nhất là cho đến sau biến cố Liên bang Sô viết vào năm 1991.

Những tàn tích của ý hệ cộng sản còn tồn tại hiện nay lại càng cho thấy ý hệ cộng sản là sai lầm. Điển hình nhất là ở Bắc Hàn và Cuba, dân chúng càng ngày càng bần cùng khốn khổ, ngoại trừ thành phần cán bộ cao cấp.  Ý hệ cộng sản lại càng cho thấy mình hủ lậu hơn nữa, nhất là ở hai đất nước Trung cộng hay Việt cộng, những nơi đã phải kịp thời biến hình, từ dạng kén cộng sản sang dạng bướm tư bản đỏ, theo chiều hướng chung của thế giới tư bản, bằng đường lối kinh tế thị trường, hay cạnh tranh thị trường, thay vì cạnh tranh giai cấp như trước kia, nhưng vẫn bám chặt lấy danh nghĩa cộng sản, cho dù hoàn toàn phản lại với chủ nghĩa cộng sản, miễn là phục vụ lợi ích đảng trị cộng sản của một quyền lực nội bộ nào đó trong thời của mình.

Như thế, chính ý hệ hưởng thụ đã trở thành cái nhân trung, chi phối ý hệ tư bản, điều khiển quyền sở hữu, có thể nói, thế giới loài người đang bị thống trị bởi ý hệ hiện sinh hưởng thụ, đến độ, thế giới văn minh và nhân bản Kitô giáo Âu Mỹ cũng đã hoàn toàn thay hình đổi dạng, trở thành chẳng những duy vật mà còn vô thần hơn bao giờ hết nữa.

Phải chăng đó là lý do, nếu ý hệ tư bản bất công về kinh tế đã sinh ra ý hệ dòi bọ cộng sản, thì ý hệ hưởng thụ của thế giới tư bản vô thần duy vật đã sinh ra một quái thai là ý hệ khủng bố hữu thần độc tôn, xuất phát từ thế giới Ả Rập Hồi giáo cực đoan quá khích, chủ trương nhân danh “Allah vĩ đại” để tiêu diệt con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và tương tự như Ngài (xem Khởi Nguyên 1:26-27), nhất là con người nào, đặc biệt là Âu Mỹ hưởng thụ hư hỏng, bị họ gọi là “infidels", tức thành phần bất trung với Thượng Đế tối cao, không thuần phục Ngài như họ, những tín đồ Hồi giáo được gọi là Islam - thần phục! Thậm chí cả những tín đồ Hồi giáo của họ, như họ và với họ, cũng bị họ khủng bố như ai, nếu họ muốn ám hại, chỉ cần họ, như đường lối cộng sản vẫn sử dụng, chụp mũ bất trung infidel là xong, bất trung ở chỗ dám nói đụng tới Vị tiên tri tối cao Mohammed của họ, hay Kinh Koran, dù có hay không, dù vô tình hay hữu ý, dù tình ngay lý gian, dù hợp lý nhưng bị cho là không hợp tình v.v.

Không biết trận chiến ý hệ giữa hưởng thụ của thế giới tư bản Âu Mỹ đang bị vô  thần duy vật hóa, với ý hệ khủng bố hữu thần độc tôn của thế giới Ả Rập Hồi giáo này sẽ kéo dài bao lâu và diễn tiến ra sao, nhất là từ biến cố bất ngờ phiến quân Taliban tái chiếm thủ đô Kabul vào ngày Chúa Nhật 15/8/2021, và đang thống trị toàn dân nước A Phú Hãn từ đó tới nay…, có thể đang biến A Phú Hãn trở thành một hang ổ khủng bố, bao gồm cả Al Queda và ISIS. Chỉ biết rằng, ý hệ hưởng thụ ở thế giới tư bản Âu Mỹ Kitô giáo vẫn không care, vẫn đang càng ngày càng như thể đã chiếm lại được địa đàng và đang canh tân địa đàng vậy, bởi thành phần Hội kín Thợ xây trật tự thế giới mới từ đầu thế kỷ 18 tới nay.

Canh Tân Cải Cách

Thực ra, chính Chúa Kitô đã mang con người trở về với địa đàng ngày xưa là tình trạng công chính nguyên thủy rồi, tình trạng được ơn nghĩa lại với Thiên Chúa, được hiệp thông thần linh với Ngài. Tuy nhiên, cho đến Thời Minh Tri, ở ngay thế giới Kitô giáo, ngay một nơi được gọi là trưởng nữ của Giáo Hội là Pháp quốc, lại xuất hiện một tư tưởng vô thần duy nhân bản "cogito ergo sum". Như thể con người sau một thời gian ngủ say trong vô thức về mình, nay bừng tỉnh nhận ra bản thân mình, để rồi chỉ có mình mà thôi, ngoài ra không còn biết đấng bậc nào nữa, đúng như hai nguyên tổ xưa đã nên một xương thịt trong cả ước muốn lẫn thái độ muốn tự động lên bằng Thiên Chúa.

 Đúng thế, Hội kín Thợ xây Trật tự Thế giới mới này chính là Tam Điểm, một tổ chức bí mật (kín) xuất hiện ở Anh quốc từ năm 1717 vào đầu thế kỷ 18, trước cả cuộc Cách Mạng Pháp 1789 vào cuối thế kỷ 18. Tuy nhiên, Tam Điểm vẫn xuất hiện sau câu nói cách mạng về văn hóa và ý hệ của con người trong Thời Minh tri “Cogito, ergo sum” của Descarte (1596-1650). Câu triết lý này có thể nói là câu kinh thánh của Tam Điểm, để tổ chức có bản chất tôn giáo tôn thờ tự nhiên này xây dựng một trật tự thế giới mới, bởi những tay thợ xây chính trị gia có thẩm qyền nói chung, nhất là trong ngành lập pháp nói riêng trong thế giới Kitô giáo theo dân chủ, nhất là từ sau Cách Mạng Pháp năm 1789 đã phá đổ chế độ quân chủ để thiết lập chế độ dân chủ.

Và đó là lý do, theo lịch sử, chính Tam Điểm đã bí mật nhúng ta vào 2 cuộc cách mạng thời danh nhất thế gới, cũng là 2 cuộc cách mạng đã làm biển đổi lịch sử thế giới, đó là cuộc Cách Mạng Pháp 1789 và cuộc Cách Mạng Tháng 10 ở Nga năm 1917. Cả 2 cuộc cách mạng lịch sử này, cho dù nhắm đến 2 mục tiêu khác: mục tiêu dân chủ hóa, đặt nền tảng cho thế giới tư bản, hay mục tiêu vô sản hóa ở, đặt nền móng cho thế giới cộng sản, nhưng cả 2 cuộc cách mạng này đều theo cùng một đường lối cách mạng và lật đổ, bằng võ lực và sát hại, chứ không phải bằng đường lối canh tân và đổi mới, bất bạo động và xây dựng như Giáo Hội Công giáo chủ trương và thực hiện, theo tinh thần và gương mẫu của Đấng Sáng lập của mình, Đấng đã mặc lấy bản tính vô cùng hèn hạ và tội lỗi của loài người, không phải để hủy diệt nó đã bị hư hoại bởi nguyên tội, mà hoàn toàn ngược lại, là để làm cho nó chẳng những thoát được tội lỗi và sự chết, mà còn được sự sống và là một sự sống viên mãn hơn (xem Gioan 10:10).

Nếu bóng tối bao giờ cũng nghịch với ánh sáng và đều có khuynh hướng che lấp ánh sáng hay tránh né ánh sáng (xem Gioan 3:19), thì những gì là giả dối luôn có khuynh hường và tính cách “chối bỏ” sự thật. Chính satan hay ma quỉ là “cha của tất cả mọi sự gian dối” (Gioan 8:44) đã chứng thực khuynh hướng và tính cách “chối bỏ” làm nên đặc tính chính yếu muôn thuở của giả dối này, ở chỗ, ngay từ đầu hắn, qua hình thù con khủng long mình rực lửa hận thù, có 7 đầu cám dỗ và 10 xừng tội lỗi, đã “chối bỏ” dự án thần linh nhập thể của Thiên Chúa (xem Khải Huyền 12:3-4). Còn thành phần môn đệ của Chúa Kitô, con cái của ánh sáng, không bao giờ “chối bỏ”, mà chỉ “từ bỏ”, từ bỏ những gì là dối trá, như tội lỗi, hay những gì là phù vân giả tạo trên đời này, làm cho con người lầm lạc hay xa lạc, như họ đã tuyên hứa khi lãnh nhận Phép Rửa 3 lần: “từ bỏ ma quỉ, từ bỏ các công việc của ma quỉ và những phù phiếm của ma quỉ”.

Thế giới văn minh và văn hóa của con người ngày nay, đặc biệt là trong thời điểm đại dịch covid-19 toàn cầu chưa từng có trong lịch sử loài người, xuất hiện từ đầu năm 2020 cho tới nay, hiện tượng fake news được tung ra hết sức hỏa mù chưa từng thấy, bằng các phương tiện truyền thông xã hội phổ biến nhất hiện nay.

Nào là những thứ fake news thuần tôn giáo: thêm vào sự thật, như thêm vào Di chúc của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II kinh này kinh nọ hoàn toàn không có; bớt đi sự thật, như tấm ảnh LTXC bị bỏ đi 5 dấu thánh hay hàng chữ “lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng vào Chúa”, hoặc không có cả 2 yếu tố rất chính yếu bất khả thiếu làm nên bức ảnh này; thay thế sự thật, “chối bỏ” Bí Mật Fatima phần ba được Tòa Thánh công bố ngày 26/6/2000, và tung ra một bí mật khác theo ý của thành phần cho mình là các chuyên gia về Fatima, bất chấp những gì được Chị Lucia viết ra và được Tòa Thánh giữ trong mật hàm của mình từ cuối thập niên 1950; hoặc lộng giả thành chân như các thứ sứ điệp từ trời, nhân danh Giáo Hội cùng truyền thống bất khả thay đổi hay thích ứng để tinh quái và công khai phản chống Giáo hoàng; hay tạo ra sự thật về tượng Đức Mẹ chảy dầu, tượng Đức Mẹ khóc, hoặc ra tay trừ quỉ cho cả những người mắc bệnh tâm thần, đến bất tuân lệnh bản quyền địa phương.

Về lãnh vực thuần chính trị cũng thế, cũng có những thứ fake news được tung ra, bằng hình thức các thứ thuyết âm mưu kình chống nhau; nhất là những thứ fake news trực tiếp liên quan đến đại dịch, ở chỗ “chối bỏ” mức độ trầm trọng của đại dịch, bằng các con số sai lệnh về thành phần nạn nhân, ở chỗ “chối bỏ”  nguồn gốc thật sự của đại dịch, một sự kiện rất quan trọng để giúp sa lầy đại dịch hiện tại cũng như tương lai, nhất là “chối bỏ” sự hiện diện của đại dịch, và “chối bỏ” tác dụng ngăn chặn đại dịch của các thứ vaccines, khiến nhiều người yếu tin đã bị đánh lừa, và hậu quả là thành phần nạn nhân của các thứ fake news về đại dịch này đã bị chết oan uổng bởi đại dịch.

Tất cả những gì không có sự thật, phản lại sự thật, hay bóp méo sự thật, như những thứ dối trá nơi các thứ fake news hiện nay, đều đưa con người đến sự chết về thể lý nơi lãnh vực y khoa, đều đưa đến chia rẽ về tâm lý nơi lãnh vực chính trị, đều đưa đến bất an, bất mãn và bất tuân nơi lãnh vực tôn giáo.

Chính vì xã hội loài người đã từ từ không còn sống theo sự thật là nền tảng và nhân trung của tất cả mọi sự mà tình trạng “chia rẽ là chết” đang như bóng tối càng ngày càng dầy đặc và bao trùm mọi sự, khiến con người không còn nhận ra sự thật về chính bản thân mình, sự thật nơi tha nhân, sự thật về Thiên Chúa, sự thật về thiên nhiên vạn vật, sự thật về lịch sử v.v.

Chính tình trạng băng hoại của con người càng ngày càng trầm trọng hơn bao giờ hết hiện nay đã chứng tỏ một thứ trật tự thế giới mới đang được xây lên, bởi bọn tà thần cũng là ngụy thần, qua bàn tay của đám thợ xây tay sai của chúng, bằng cách, thay thế sự thật bằng gian tà, để bóng tối chết chóc là chân dung của satan là tên gây ra chết chóc cho thế gian ngay từ ban đầu (xem Gioan 8:44), thay cho “ánh sáng thế gian” (Gioan 8:12) là Chúa Kitô, tức là cuối cùng satan sẽ trở lại cai trị trần gian, biến trần gian này trở thành một địa đàng tân thời chỉ có cây biết lành biết dữ, chỉ có tự do là muốn làm gì thì làm, chỉ có sự thật là con người vô thần duy nhân bản, chỉ có hiện sinh hưởng thụ, chỉ có luật rừng mạnh được yếu thua, hoàn toàn không còn cây sự sống, cũng ở giữa địa đàng như cây biết lành biết dữ, tức là Cây Thánh Giá cứu độ của Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết khi Người bị con người đóng đanh và treo lên cao, và nhờ đó đã kéo mọi sự lên cùng Người (xem Gioan 12:32).

Tuy nhiên, cuối cùng sự thật vẫn là sự thật, ở chỗ: “Ánh sáng đã chiếu trong tăm tối, một thứ tối tăm không thể át được ánh sáng” (Gioan 1:5). Bởi vì, “ánh sáng sự sống” (Gioan 8:12) cho dù đã bị bóng tối gian ác trần gian là tội lỗi của con người, vào giai đoạn lịch sử được phép của nó, sát hại chăng nữa, vẫn không thể nào “át được ánh sáng”, như hiện tượng là những gì tạm bợ và giả tạo, không thể nào làm biến mất thực tại thần linh bất biến, trái lại, còn bị ánh sáng xua tan “vào thời điểm viên trọn” (Galata 4:4) của mình, chẳng những vào thời điểm Giáng Sinh tràn đầy ánh sáng trong một đêm đông tăm tối đang phủ kim trần gian, nhất là vào thời điểm Phục Sinh là lúc, như nghi thức phụng vụ cho Đêm Vọng Phục Sinh chứng tỏ, ánh sáng bừng lên ngay trong lòng bóng tối, hoàn toàn xua tan bóng tối, hay cũng có thể nói “ánh sáng ciếu soi mọi người đã đến trong thế gian” (Gioan 1:9) đã biến bóng tối đang bao trùm tất cả mọi sự noi chung và loài người tội lỗi và vô cùng khốn nạn nói riêng, trở thành ánh sáng, bởi Đấng “là Đường lối, là Sự thật và là Sự sống” (Gioan 14:6).

Căn cứ vào những gì đã cảm nhận và suy diễn ở cả 2 bài viết: "Chỉ có con đường dẫn đến sự thật mới gặp sự sống" và bài "Tìm về địa đàng", chúng ta có thể xác tín như sau:

1- Không phải những gì hợp với tôi đều là đáng tin và không phải những gì tôi tin đều là sự thật.

2- Không phải tất cả những gì tôi không hiểu hay không hợp với tôi đều không đáng tin, bằng không chẳng còn gì là khôn ngoan và tình trạng “biết vậy giá mà” thường xẩy ra trên dương gian tự nó bất toàn và giới hạn này.

3- Tất cả mọi sự, bao gồm lời nói, việc làm, giáo huấn, giáo điều, chủ trương, chủ nghĩa v.v. chỉ đáng tin ở nơi chủ thể của nó, chứ không phải ở chỗ nó hợp tình hợp lý, nhất là hợp với cảm nhận chủ quan của tôi.

4- Nền tảng bất khả thiếu cho lòng tin tưởng của con người đó là thế giá và uy tín của Thiên Chúa, là mạc khải thần linh của Ngài trong Thánh Kinh, và ở nơi thẩm quyền tối cao được Ngài ủy thác cho Giáo Hội thay Con Ngài trên trần gian này, chứ không phải bởi bất cứ một “con người nhân vô thập toàn” nào.

5- Sự thật tự bản chất là một thực tại thần linh thiện hảo bất biến, như chính “Thiên Chúa là ánh sáng” (1Gioan 1:5), Đấng tự hữu, toàn hữu và hằng hữu (xem Xuất Hành 3:14), không ai có thể tạo ra sự thật, hay sự thyật có thể bị bất cứ một ai bóp méo hay xuyên tạc hoặc triệt hạ.

6- Sự thật có khả năng giải phóng những ai có thiện chí tìm kiếm chân thiện mỹ và cởi mở trước chân thiện mỹ (xem Gioan 8:32), có thể biến đổi những gì là sai lầm và bất toàn, như ánh sáng xua tan bóng tối, có thể chớp nhoáng hoàn hảo hóa con người dám chấp nhận sự thật bất lợi cho mình.

7- Tất cả những gì không làm cho con người thật sự là người theo đúng hình ảnh Thiên Chúa theo nhân phẩm cá thể của họ, và tương tự như Thiên Chúa theo ơn gọi hiệp thông của họ với tha nhân, đều là gian dối, giant ham và gian ác, cần phải đề phòng, tránh né và khống chế chúng.

8- Tất cả mọi hành vi của con người chỉ thiện hảo khi họ làm bất cứ một việc gì đó, cho dù làm theo lương tâm, tự bản chất phải tốt, với một ý hướng hoàn toàn ngay lành, và bằng những cách thức xứng hợp, nghĩa là phải hội đủ 3 yếu tố bất khả thiếu và bất khả phân ly về luân lý này của con người là loài “linh ư vạn vật”.

9- Tất cả những gì tự bản chất là xấu, như tội lỗi và đau khổ cùng chết chóc, tôi vẫn có thể chấp nhận, nếu chúng làm cho tôi nên tốt hơn, trọn hảo hơn; trái lại bất cứ cái gì vô thưởng vô phạt trở thành dịp tội cho tôi, tôi đều phải dứt khoát bỏ ngay, coi nó như là một sự dữ cần phải tránh xa, kiêng lánh.

10- Có những điều hợp tình hợp lý, nhất là hợp với công bình nhưng vẫn bất khôn nơi tác hành và phản ứng của tôi, và có những điều thậm chí tự chúng thiện hảo nhưng lại không trọn lành, chỉ vì tôi không có lòng thương xót nên không biết thương xót như chính tôi đã được Thiên Chúa xót thương.

11- Một chọn lựa, quyết định và tác hành không bao giờ sai lầm, lại hợp với ý Chúa nhất ở mọi nơi, trong mọi lúc và hết mọi sự đó là hoàn toàn hy sinh bỏ mình sống cho lòng thương xót, bất chấp mọi giá, như chính Ngài đã tỏ hiện nơi Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô.

12- Không thể nào có một Chúa Kitô thiếu Năm Dấu Thánh, tách lìa khỏi Thánh Giá, bởi thế, theo Chúa Kitô là phải vác thập giá của mình mà theo, và Thánh Giá mới làm cho chúng ta nên giống Người, và càng giống Người lại càng say mê Thánh Giá, càng phải trở thành Dấu Thánh chứng thực sự sống của Ngài trong chúng ta.

Trong bài giảng (ở đoạn 6) để phong hiển thánh cho người nữ tu triết gia Đức quốc gốc Do Thái Dòng Carmelo, bị chết trong lò sát sinh của Đuức Quốc xã ngày 9/8/1942 là Têrêsa Benedicta Thánh Giá, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trích lại một nguyên tắc nổi tiếng của vị nữ tu này: "Đừng chấp nhận bất cứ điều gì như chân lý nếu nó thiếu yêu thương. Cũng đừng chấp nhận điều gì như yêu thương mà lại thiếu sự thật! Có điều này mà lại thiếu điều kia là một thứ gian dối hủy hoại”.

 

Thứ Hai 11/10/2021, trên chuyến bay 6 tiếng từ Philadelphia về lại California sau Khóa LTXC XXXXVI 8-9/10/2021 ở GX Mẹ Việt Nam Maryland TGP Washington