Lòng Thương Xót Chúa (LTXC) thật ra đã có ngay từ ban đầu, không phải
là ngay từ ban đầu của thời gian, mà là từ đời đời, từ chính nơi Thiên
Chúa, Đấng Tự Hữu,
Toàn Hữu và Hằng Hữu, vì
Thiên Chúa là Tình Yêu Thương Xót. Và Tình Yêu Thương Xót là bản tính của
Thiên Chúa này đã được tỏ hiện trọn vẹn bằng mạc khải thần linh trong giòng
lịch sử cứu độ của dân Do Thái nói riêng và trong suốt lịch sử của nhân loại
từ nguyên tội nói chung, vào "thời điểm viên trọn" (Galata 4:4), nơi
chính Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô Vượt
Qua là
Dung Nhan Thương Xót, và
tiếp tục được Thánh Thần là Thâm Cung Thương Xót làm cho Dung Nhan Thương
Xót của vị Thiên Chúa là Tình Yêu Thương Xót tỏ
hiện nơi Giáo Hội Chúa Kitô là Chứng Nhân Thương Xót của Người cho đến
khi Người lại đến trong vinh quang.
Tuy nhiên, bắt đầu từ tiền bán
thế kỷ 20 mới bắt đầu có phong trào LTXC, được bắt đầu với nữ tu Maria
Faustina (1905-1938) thuộc Dòng Đức Mẹ Tình Thương ở Balan, vào giữa hai Thế
Chiến I (1914-1918) và II (1939-1945), những thế chiến chưa từng xẩy ra trên
thế giới trong giòng lịch sử của nhân loại, ở ngay tại Âu Châu và xuất phát
chính yếu từ Âu Châu là một châu lục vốn được gọi là Châu Lục Kitô giáo,
nơi đã xuất hiện các vị đại thánh và là cái nôi của Kitô giáo và truyền giáo
khắp thế giới.
Phong trào LTXC này chắc chắn sẽ không thể nào bùng lên dữ dội khắp thế
giới như
ngày nay, nếu không
có một Thừa sai Thương Xót được LTXC quan phòng sai đến trong vai trò tối thượng
trong Giáo Hội Công
giáo là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng đã chẳng những phong
chân phước và hiển thánh cho Hy Tế Thương Xót Faustina mà còn đích thân
thiết lập Lễ LTXC vào Chúa Nhật II Phục Sinh, vào cuối Thánh Lễ phong hiển
thánh cho nữ tu Faustina đồng hương ngày 30/4/2000, theo
như lòng mong muốn của Chúa Giêsu qua Chị Thánh Faustina.
Phòng
trào LTXC, có thể nói, lên đến tột đỉnh nơi Năm Thánh Thương Xót
(8/12/2015-20/11/2016) là một thời điểm thánh được Đức
Thánh Cha Phanxicô, Giáo Hoàng Thương Xót, mở ra một cách ngoại lệ, ngay trước
Năm Thánh Mẫu Fatima mừng kỷ niệm bách chu niên (1917-2017) một biến cố đã
từng ảnh hưởng mãnh liệt đến cả vai trò của Giáo Hội lẫn lịch sử thế giới,
để làm sao cho LTXC được trở thành cụ thể và hiển nhiên hơn nữa nơi chung
Giáo Hội và riêng từng Kitô hữu, cho
một thế giới và Giáo
Hội đang đầy những thương
tích trong gia đình,
ngoài xã hội, trên thế giới và ngay cả trong Giáo Hội Chúa Kitô.
Thánh Faustina - Sứ Giả Thương
Xót
1- Thánh Faustina - Sứ vụ Thương Xót
2- Thánh Faustina - Đêm tối Thương Xót
3- Thánh Faustina - Bệnh nạn Thương Xót
4- Thánh Faustina - Khổ nạn Thương Xót
Thánh Gioan Phaolô II - Thừa
Sai Thương Xót
1- Thánh Gioan Phaolô II - Thừa Sai Thương Xót: Totus tuus - tất cả của con là của Chúa nơi Mẹ Maria
2- Thánh Gioan Phaolô II - Thừa Sai Thương Xót: Thế giới ngày nay cần đến lòng thương xót Chúa biết bao
3- Thánh Gioan Phaolô II - Thừa Sai Thương Xót: Hòa bình và hạnh phúc chỉ tìm thấy nơi lòng thương xót Chúa
4- Thánh Gioan Phaolô II - Thừa Sai Thương Xót: Đừng sợ, hãy mở rộng các cánh cửa cho Chúa Kitô
Đức
Thánh Cha Phanxicô - Giáo Hoàng Thương Xót
1- Đức Thánh Cha Phanxicô - Giáo Hoàng Thương Xót: Vì thương nên được chọn - tôi là một tội nhân
2- Đức Thánh Cha Phanxicô - Giáo Hoàng Thương Xót: Mục tử phải có mùi của chiên
3- Đức Thánh Cha Phanxicô - Giáo Hoàng Thương Xót: Đây là thời điểm của lòng thương xót
4- Đức Thánh Cha Phanxicô - Giáo Hoàng Thương Xót: Tôi muốn một Giáo Hội nghèo và cho người nghèo
Thánh Faustina - Sứ Giả Thương Xót
1- Thánh Faustina - Sứ vụ Thương Xót
“Trong Cựu Ước, Cha đã sai các tiên tri tuyên phán những lời sấm cho dân của Cha. Ngày nay Cha cũng đang sai con mang tình thương của Cha đến cho con người trên khắp thế gian này. Cha không muốn trừng phạt nhân loại đớn đau, song Cha muốn chữa lành nó, ghì lấy nó vào Trái Tim Nhân Hậu của Cha” (Nhật Ký, 1588).
“Hỡi Bí Thư cho mầu nhiệm hết sức sâu xa của Cha, con hãy biết rằng công việc của con là viết xuống hết mọi điều Cha tỏ cho con về tình thương của Cha, cho lợi ích của những ai nhờ đọc được những điều ấy sẽ được an ủi trong tâm hồn họ và được lòng can đảm tiến đến với Cha” (Nhật Ký 1693).
“Ôi Chúa Giêsu, mỗi một vị thánh của Chúa đều phản ảnh một trong những nhân đức của Chúa; con muốn phản ảnh trái tim cảm thương trắc ẩn của Chúa, một trái tim đầy tình xót thương; con muốn tôn vinh trái tim Chúa. Ôi Chúa Giêsu, xin tình thương của Chúa ghi khắc vào lòng con cũng như vào linh hồn của con như một thứ niêm ấn, và đó là huy hiệu của con đời này và đời sau” (Nhật Ký, 1242).
«Cha muốn con thực hiện việc hiến
dâng bản thân con cho tội nhân, nhất là cho những linh hồn đã mất niềm
hy vọng vào tình
thương của Cha». (Nhật
Ký 308)
“Trước trời đất, trước tất cả triều thần Thiên quốc, trước nhan Rất Thánh Trinh Nữ Maria, trước tất cả mọi Quyền Năng thiên đình, con xin tuyên hứa cùng Thiên Chúa Duy Nhất Ba Ngôi là hôm nay, hiệp cùng Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc của các linh hồn, con thực hiện một việc tự nguyện hiến dâng bản thân mình cho việc hoán cải của các tội nhân, nhất là cho những linh hồn đã mất niềm hy vọng vào tình thương của Chúa. Việc hiến dâng này là ở chỗ, bằng lòng hoàn toàn thuận phục ý Chúa, con chấp nhận tất cả mọi đau khổ, sợ hãi và kinh hoàng tràn đầy nơi các tội nhân. Ngược lại, con sẽ hiến cho họ tất cả mọi niềm an ủi linh hồn con nhận được từ việc hiệp thông với Chúa. Tắt một lời, con xin cống hiến hết mọi sự cho họ: Các Thánh Lễ, những lần Hiệp Lễ, các việc thống hối, những hãm mình khổ chế, các lời nguyện cầu. Con không sợ những giáng phạt, những giáng phạt của đức công minh thần linh, vì con liên kết với Chúa Giêsu. Ôi Chúa Trời con, nhờ đó, con muốn bù đắp cho Chúa thay thế những linh hồn không tin tưởng vào lòng nhân lành của Chúa. Trong tận cùng tuyệt vọng con hy vọng vào tình thương bao la của Chúa. Lạy Chúa con và lạy Thiên Chúa của con, phần phúc của con – phần phúc muôn đời của con, con không cậy sức mình để thực hiện việc hiến dâng này, nhưng dựa vào sức mạnh xuất phát từ các công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô. Hằng ngày con sẽ lập lại việc hiến dâng bản thân này bằng việc xướng lên lời nguyện chính Chúa đã dạy con sau đây: ‘Ôi Máu và Nước tuôn ra từ Trái Tim Chúa Giêsu như Mạch Nguồn Tình Thương cho chúng con, con tin tưởng nơi Chúa’”. (Nhật Ký - 309)
Nữ Tu Maria Faustina Bí Tích Thánh
Thứ Năm Tuần Thánh, trong Thánh Lễ, 29/3/1934
2- Thánh Faustina - Đêm tối Thương Xót
Vào cuối năm đầu tập sinh của con, tối tăm phủ kín tâm hồn con. Con chẳng còn cảm thấy an ủi gì nơi việc cầu nguyện nữa; con đã phải cố gắng lắm để thực hiện việc suy ngắm; cơn sợ hãi bắt đầu xâm chiếm con. Vào sâu con người mình con chẳng thấy gì khác ngoài tình trạng hết sức tồi bại. Con vẫn còn có thể thấy được rõ ràng sự thánh thiện cao cả của Thiên Chúa. Con không dám ngước mắt lên nhìn Ngài, ngoài việc biến mình thành cát bụi dưới chân Ngài và van xin Ngài xót thương. Linh hồn con ở trong tình trạng như thế gần 6 tháng trời.…
Con không hiểu được những điều con đọc; con đã không thể nào suy ngắm nổi; con cảm thấy rằng lời cầu nguyện của con không làm Chúa hài lòng. Con cảm thấy rằng việc con lên Rước Lễ là những gì làm con thậm chí càng xúc phạm đến Chúa hơn...
Con không hiểu được bất cứ điều gì vị giải tội nói với con. Những chân lý đơn giản của đức tin trở thành bất khả thấu triệt đối với con. Linh hồn con quằn quại, không thể tìm thấy ủi an dễ chịu ở bất cứ nơi nào... Có lúc con cảm thấy rất mãnh liệt là con đã bị Thiên Chúa loại trừ. Tư tưởng kinh hoàng này đã rạch nát hồn con; linh hồn con cảm thấy quằn quại của một cuộc tử nạn giữa cơn đau khổ ấy. Con muốn chết đi nhưng không được. Con đã nghĩ rằng cố gắng thực hành nhân đức nào có ích chi; tại sao lại phải hãm mình phạt xác khi tất cả những điều này không làm hài lòng Thiên Chúa chứ?...
Tư tưởng kinh sợ bị Thiên Chúa loại trừ thực sự là những gì hành hạ thành phần bị hư đi. Con chạy đến cùng các Thương Tích của Chúa Giêsu và lập lại những lời than thở tin tưởng cậy trông, nhưng những lời ấy lại làm con càng cảm thấy nhức nhối hơn. Con đến trước Thánh Thể và bắt đầu nói chuyện với Chúa Giêsu… Con vẫn chẳng tìm được một chút nhẹ nhõm nào hết…” (Nhật Ký 23)
Một hôm, vừa tỉnh giấc, con đặt mình ở trước nhan Chúa, đột nhiên con cảm thấy ngập đầy những tuyệt vọng. Linh hồn con hoàn toàn tăm tối. Con đã chiến đấu hết sức mình cho tới trưa. Chiều đến, con thực sự cảm thấy sợ hãi một cách khủng khiếp; rã rời cả xác thân. Con đi nhanh về phòng, quì phục xuống trước Tượng Chuộc Tội và bắt đầu than van xin được xót thương. Con cảm thấy xác thân hết hơi cùng sức. Con lăn đùng xuống đất, tâm hồn chới với tuyệt vọng. Con đã chịu đựng những cuộc dằn vặt kinh hoàng này chẳng khác gì cuộc dằn vặt trong hỏa ngục. Con trải qua tình trạng này hết 45 phút đồng hồ. Con muốn đi gặp Mẹ Giáo Tập nhưng lại quá đuối nhược. Con muốn la lên nhưng chẳng còn hơi. May thay có một tập sinh khác vào phòng con. Thấy con bị như thế liền nói với Mẹ Giám Tập. Mẹ đến ngay tức thì. Vừa khi bước vào phòng tôi, mẹ nói rằng: ‘nhân danh đức vâng lời con hãy đứng lên’. Lập tức có một lực gì đó làm con nâng con dậy và con đứng thẳng lên…
Con trở lại với các nhiệm vụ của con như thể con vừa mới ra khỏi ngôi mộ, các giác quan của con được thấm đẫm những gì linh hồn con cảm thấy. Vào giờ phụng vụ ban tối, linh hồn con lại cảm thấy quằn quại trong một cơn tối tăm khủng khiếp. Con cảm thấy rằng con ở trong quyền lực của một Vị Thiên Chúa Công Minh Chính Trực, và con là đối tượng căm phẫn của Ngài…” (Nhật Ký - 24)
Đêm hôm ấy, Mẹ Thiên Chúa đến thăm con, ẵm Hài Nhi Giêsu trong tay Mẹ. Linh hồn con tràn ngập niềm vui, nên con thưa với Mẹ rằng: ‘Mẹ Maria ơi, Mẹ có biết con khổ đau khốn khó kinh hoàng là chứng nào hay chăng?’ Mẹ Thiên Chúa đã trả lời tôi rằng: ‘Mẹ biết con chịu khổ biết là chừng nào, nhưng đừng sợ con nhé. Mẹ chia sẻ với những nỗi khổ đau của con, và Mẹ sẽ luôn làm như thế’. Lập tức linh hồn con lại cảm thấy mạnh mẽ và đầy can đảm; thế nhưng chỉ kéo dài được có một ngày. Dường như hỏa ngục âm mưu tấn công con. Một nỗi thù ghét khủng khiếp bắt đầu bừng lên trong tâm hồn của con, một nỗi thù ghét đối với tất cả những gì là thánh hảo và thần linh. Đối với con cơn dằn vặt thiêng liêng này như số phận kéo dài suốt cả cuộc đời của con. Con đến với Thánh Thể mà nói cùng Chúa Giêsu rằng…” (Nhật Ký - 25)
Thời kỳ tập sinh chấm dứt. Nỗi khổ đau vẫn không giảm thiểu. Tình trạng suy yếu về thân xác đã châm chước cho con khỏi tất cả mọi cuộc tĩnh tâm chung; tức là được thay thế bằng những kinh nguyện bừng lên ngắn tắt. Thứ Sáu Tuần Thánh (16/4/1928) – Chúa Giêsu vồ lấy trái tim con cho vào chính ngọn lửa của tình yêu Người. Điều này xẩy ra vào giờ chầu ban tối. Đột nhiên con được Sự Hiện Diện Thần Linh xâm chiếm làm con quên đi tất cả mọi sự. Chúa Giêsu đã làm cho con hiểu được Người đã phải chịu khổ đau là chừng nào vì con. Tình trạng này kéo dài một thời gian rất ngắn ngủi. Một ước vọng thiết tha – một ước vọng mến yêu Thiên Chúa” (Nhật Ký - 26).
Khấn tạm lần đầu (30/4/1928). Một ước vọng nồng nàn muốn hoàn toàn hủy mình đi cho Chúa bằng một tình yêu chủ động, thế nhưng lại là một tình yêu không thể nào nhận thấy được, cho dù là những chị em gần gũi với con nhất. Tuy nhiên, ngay cả sau khi khấn dòng, tình trạng tối tăm vẫn tiếp tục làm chủ linh hồn con đến gần nửa năm trời. Một lần kia, khi con đang cầu nguyện thì Chúa Giêsu xâm chiếm tất cả hồn con, tăm tối liền tan biến, và con đã nghe thấy trong con những lời này: ‘Con là niềm vui của Cha; con là nỗi hoan lạc của Trái Tim Cha’. Từ bấy giờ con cảm thấy Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh trong tâm hồn; tức là trong chính bản thân con. Con cảm thấy rằng con được tràn ngập ánh sáng Thần Linh. Từ đó, linh hồn con được thân mật hiệp thông với Thiên Chúa, như một con trẻ với Người Cha yêu dấu của mình” (Nhật Ký - 27).
3- Thánh Faustina - Bệnh nạn
Thương Xót
Ngày 10/3/1938. Tiếp tục cơn khổ đau về phần xác. Con đang ở trên thập giá với Chúa Giêsụ Có lần Mẹ Bề Trên nói với con rằng “này sơ, sơ không tỏ ra bác ái với tha nhân, ở chỗ sơ ăn uống làm sao đó để bị đớn đau và làm phiền đến những người khác trong giờ nghỉ đêm của họ”. Phải, con chắc một điều là những cơn đau này xẩy ra trong ruột của con không hề do bởi đồ ăn thức uống gì hết. Bác sĩ cũng nói như thế. Những đau đớn này xuất phát từ chính cơ thể, đúng hơn là do Chúa viếng thăm. Tuy nhiên, sau lời nhận định ấy, con quyết chịu đượng âm thầm lặng lẽ, không xin giúp đỡ nữa, vì dù sao cũng chẳng được giúp đỡ gì hết, từ khi con nôn mửa thuốc men đưa cho con uống. Có một lần con đã cố gắng chịu đựng nổi các cuộc tấn công chỉ có Chúa Giêsu biết. Những đớn đau quá dữ dội và trầm trọng đến nỗi làm cho con ngất đị Khi chúng làm cho con lả người đi, và con đầm đìa mồ hôi lạnh thì bấy giờ những cơn đau đớn ấy bắt đầu từ từ hạ xuống. Đôi khi chúng kéo dài tới 3 tiếng đồng hồ hay hơn. Ôi Giêsu ơi, xin cho thánh ý Chúa được nên trọn; con xin chấp nhận hết mọi sự từ tay Chúạ Nếu con chấp nhận những hoan lạc và ngất ngất yêu thương cho đến độ không còn biết gì chung quanh mình nữa thì con cũng cần cũng phải ưu ái chấp nhận những khổ đau làm cho con ngất lả này nữạ (Nhật Ký - 1633)
Ngày 1/4/1938. Một lần nữa hôm nay con cảm thấy tệ. Con bắt đầu lên cơn sốt lả người, và con không thể nào ăn uống gì được. Con muốn có một chút gì bồi bổ để uống, nhưng chẳng có lấy một chút nước nào trong bình. Ôi Giêsu, tất cả những điều này là để xin cho các linh hồn được xót thương… Trong thời gian này, mặc dù con có tỏ những nhu cầu của con ra, con vẫn không bao giờ nhận được bất cứ cái gì bồi bổ để ăn cho dù con có ngỏ ý xin. Con không viết thêm chi tiết về những chối từ này, vì đó là các vấn đề tế nhị, khó lòng mà tin nổị Thế nhưng Thiên Chúa thậm chí lại muốn những hy sinh như thế. (Nhật Ký - 1647)
Con sắp xin Mẹ Bề Trên một cái gì đó để ở trong phòng của con để giúp giảm cơn khát ran cổ của con, nhưng trước khi con mở miệng xin thì chính Mẹ đã lên tiếng nói rằng, Này sơ, chúng ta hãy chấm dứt cơn bệnh này dứt khoát cho xong đi, bằng cách này hay cách khác. Sơ sẽ không cần phải trải qua việc chữa trị thường xuyên gì nữạ Vấn đề không thể cứ như thế này lâu hơn nữa». Ít lâu sau, khi ở một mình với Chúa, con thưa cùng Người rằng: «Chúa Kitô ơi con phải làm sao đây? Con cần phải xin Chúa cho con được khỏe mạnh hay chết đi đây? Không nhận được lệnh gì rõ ràng, con quì xuống thưa cùng Người rằng: «Xin cho ý Chúa được nên trọn nơi con. Giêsu ơi xin hãy thực hiện nơi con những gì Chúa muốn». Lúc bấy giờ con cảm thấy con hoàn toàn đơn độc, và những cơn cám dỗ khác nhau tấn công con. Thế nhưng con đã tìm thấy bình an và ánh sáng trong lời nguyện cầu tha thiết nhất, và con đã hiểu được rằng vị bề trên này chỉ muốn thử con thôi. (Nhật Ký 1648)
Con không biết làm thế nào điều ấy lại xẩy ra, thế nhưng phòng con đang nằm thật sự là bị bỏ bê. Có những lúc nó chẳng được lau chùi sạch sẽ hơn hai tuần lễ. Thường cũng chẳng có ai đốy lửa lên trong lò sưởi, nên chứng ho của con càng trở nên tệ hơn. Đôi khi con xin đốt lửa lên, có những lúc con không đủ can đảm để xin nữạ Có lần Mẹ Bề Trên đến thăm con, hỏi con có lẽ cần phải sưởi ấm căn phòng lên, con đã thưa Thôi, vì bên ngoài trời đã ấm hơn, và chúng con mở cửa sổ ra (Nhật Ký - 1649)
Nhịn nhục vị tha
Hôm nay, có một người giáo dân đến thăm, người đã gây cho con nhiều khổ đau và đã lạm dụng lòng tốt của con, miệng lưới đầy những dối trá điêu ngoạ Khi vừa thấy cô ta, tim con như ngừng đập, vì hiện lên trước mắt con tất cả những gì con đã phải chịu đựng bởi cô ta, mặc dù con chỉ cần thốt lên một lời cho thỏa giận. Và con có ý nghĩ là sẽ nói mạnh miệng và lập tức nói cho cô ta biết sự thật. Thế nhưng, đồng thời được tình thương của Thiên Chúa tác động, con đã quyết định đối xứ với cô ta như Chúa Giêsu hành động trong tư thế của con. Con đã bắt đầu nói nhỏ nhẹ cới cô ấy, và khi cô ta bày tỏ ý muốn nói chuyện riêng với con, lúc bấy giờ, một cách hết sức tế nhị, con đã cho cô ta biết rõ ràng tình trạng đáng buồn trong tâm hồn của cô ta. Con thấy cô ta tỏ ra hết sức cảm động, mặc dù cô ta cố dấu không lộ ra cho con biết. Bấy giờ có một người bước vào, làm câu chuyện tâm tình của chúng con chấm dứt. Cô xin con một ly nước lạnh cùng với hai điều khác mà con đã đồng ý làm. Tuy nhiên, nếu không phải nhờ ơn Chúa thì con không thể nào tác hành như thế đối với cô ta. Khi họ đi khỏi con tạ ơn Chúa về ơn Ngài giúp đỡ con lúc bấy giờ. (Nhật Ký 1694).
4- Thánh Faustina - Khổ giá Thương Xót
Ngày 16/9/1937. Con rất muốn làm giờ Thánh trước Thánh Thể hôm nay. Nhưng Chúa lại không muốn như thế. Vào lúc 8 giờ con cảm thấy quằn quại với những cơn đau đớn dữ dội đến độ con phải lên giường ngay tức khắc. Con bị giật kinh phong đớn đau 3 tiếng đồng hồ; tức là cho đến 11 giờ đêm. Không có một thứ thuốc nào giúp được con hết, và con nuốt bất cứ gì vào con đều mửa ra. Có những lúc những đớn đau khiến con không còn biết gì nữa. Chúa Giêsu cho con nhận thức được rằng nhờ thế ccon đã được tham dự vào cuộc khổ ải của Người trong vườn Cây Dầu, và chính Người đã cho phép những khổ đau này xẩy ra để đền tạ Thiên Chúa về những con người bị sát hại trong bụng dạ của những người mẹ tội lỗi. Con đã trải qua những khổ đau này cho đến nay là lần thứ ba. Chúng bao giờ cũng bắt đầu xẩy ra vào lúc 8 giờ tối và kéo dài cho tới 11 giờ đêm. Không có một thứ thuốc nào có thể làm giảm bớt những khổ đau ấy. Đến 11 giờ thì chúng tự nhiên hết, và bấy giờ con thiếp ngủ đi. Ngày hôm sau con cảm thấy rất yếu… Khi con nghĩ rằng con có thể chịu như thế nữa thì con cảm thấy rùng mình kinh sợ. Thế nhưng con không biết rằng con sẽ chịu như thế nữa hay chăng; con để mặc điều ấy cho Chúa. Những gì Chúa muốn gửi tới con sẽ chấp nhận cách ngoan ngoãn và mến yêu. Miễn là con có thể cứu được dù chỉ một con người khỏi bị sát hại nhờ những khổ đau này! (Nhật Ký - 1276)
Ngày 20/2/1938. Hôm nay Chúa nói với con rằng: “Cha cần đến những đau khổ của con để cứu các linh hồn”. Ôi Giêsu ơi, xin hãy thực hiện những gì Chúa muốn nơi con. Con không có can đảm để xin Chúa Giêsu cho được chịu nhiều đau khổ hơn nữa, vì đêm hôm trước con đã chịu khổ quá nhiều đến nỗi con không thể chịu thêm được một giọt nữa những gì Chúa Chúa Giêsu đã trao cho con. (Nhật Ký - 1612)
Hầu như cả đêm con đã bị đớn đau dữ dội đến độ con cảm thấy tất cả ruột gan của con nát bấỵ Con mửa ra thuốc uống vàọ Khi con cúi đầu xuống đất con không còn biết gì nữa, và con cứ ở tư thế đó một hồi, đầu nằm trên đất. Khi tỉnh lại, con thấy toàn thân con đè lên đầu và lên mặt con, và mặt mũi đầy những gì đã mửa rạ Con đã nghĩ đến giờ phút cuối đời của con… Chúa Giêsu muốn khổ đau chứ không phải là cái chết. Ôi Giêsu ơi, hãy làm những gì Chúa muốn nơi con. Ôi các linh hồn, tôi thương mến các hồn biết bao! (Nhật Ký - 1613)
“Nữ Tu Faustina Kowalska đã viết trong Nhật Ký của chị như sau: “Tôi cảm thấy đớn đau kinh khủng khi tôi thấy những đớn đau của anh chị em tôi. Tất cả mọi khổ đau của anh chị em tôi đều dội lại nơi trái tim của tôi; tôi ôm ấp nỗi sầu thương của họ trong trái tim tôi đến độ thậm chí nó hủy hoại tôi về thể lý. Tôi muốn tất cả mọi nỗi sầu thương của họ đều đổ xuống trên tôi, để nhẹ gánh cho anh chị em của tôi” (Nhật Ký, trang 365). Đó là mức độ cảm thương được tình yêu dẫn tới, khi lấy tình yêu Thiên Chúa làm mức đo lường của nó”.
(ĐTC Gioan Phaolô II - Bài Giảng Lễ Phong Hiển Thánh cho Chân Phước Maria Faustina 30/4/2000)
Thánh Gioan Phaolô II - Thừa Sai Thương Xót
1- Thánh Gioan Phaolô II - Thừa Sai Thương Xót: Totus tuus - tất cả của con là của Chúa nơi Mẹ Maria
“Từ khi được
hạ sinh, nhất là vào những lúc khó khăn nhất của mình, Giáo Hội đã
thiết tha chiêm ngưỡng biến cố Khổ Nạn của Chúa Giêsu Kitô được
Thánh Gioan đề cập tới, đó là: ‘Đứng kề Thánh Giá Chúa Giêsu có Mẹ
của Người, và chị của Mẹ Người là Maria, vợ ông Clopas, cùng với
Maria Mai Đệ Liên. Khi Chúa Giêsu thấy Mẹ của mình và môn đệ Người
yêu đứng gần thì Người nói với Mẹ mình rằng: Hỡi
Bà, này là con của bà!
Đoạn Người nói với người môn đệ rằng: Này
là người mẹ của con!
Và từ lúc đó người môn đệ ấy mang Người về nhà mình’ (Jn 19:25-27).
Qua giòng lịch sử của mình, Dân Chúa đã cảm nghiệm được tặng ân này
của Chúa Giêsu tử giá, đó là tặng ân Mẹ Người. Mẹ Maria Rất Thánh
thực sự là Mẹ của chúng ta, vị đồng hành với chúng ta trong cuộc
hành trình đức tin, đức cậy và đức mến, tiến tới chỗ càng được hiệp
nhất nên một hơn với Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ và là Trung Gian cứu độ
duy nhất (x Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, các số 60, 62).
“Như đã quá rõ, cầu vai áo choàng giáo phẩm của tôi cho thấy một cách tượng trưng câu Phúc Âm được trích dẫn trên đây; câu khẩu hiệu Totus tuus là câu được gợi hứng bởi giáo huấn của Thánh Louis Marie Grignion de Montfort (cf. Gift and Mystery, pp. 42-43;Rosarium Virginis Mariae, n. 15). Hai chữ này diễn tả việc hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu qua Mẹ Maria: ‘Tuus totus ego sum, et omnia mea tua sunt’, Thánh Montfort đã viết như thế và ngài chuyển dịch sang ngôn từ của mình như sau: ‘Tất cả con là của Chúa, và tất cả những gì con có là của Chúa, Ôi Chúa Giêsu rất dấu yêu, nhờ Mẹ Maria, Người Mẹ rất thánh của Chúa’ (Treatise on True Devotion, n. 233)”.
“Vào ngày 2/4 năm ngoái, một ngày như hôm nay đây, Vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II yêu dấu của chúng ta đã sống vào những giờ phút như thế này đoạn hành trình cuối cùng của đời ngài, một cuộc hành trình đức tin, đức mến và đức cậy, một cuộc hành trình đã để lại một nét đậm nơi lịch sủa Giáo Hội cũng như của nhân loại. Cuộc khổ nạn và cái chết của ngài giống như một giai đoạn kéo dài của Tam Nhật Phục Sinh.
“Tất cả chúng ta vẫn còn nhớ các hình ảnh về cuộc Đi Đường Thánh Giá cuối cùng của ngài hôm Thứ Sáu Tuần Thánh: Vì không đến được Hí Trường Colosseum, ngài đã theo dõi đường thánh giá từ nguyện đường riêng của ngài, tay ôm cây thập giá. Thế rồi, vào Chúa Nhật Phục Sinh, ngài đã ban phép lành ‘urbi et orbi’, song không thể nói lên lời nào, mà chỉ lấy tay ra dấu mà thôi. Đó là một phép lành đớn đau và cảm kích được ngài lưu lại cho chúng ta như chứng từ cao cả nhất về việc ngài cương quyết hoàn thành sứ vụ của ngài cho tới cùng…..
“Trong những năm cuối cùng của ngài, Chúa đã dần dần tước lột ngài khỏi tất cả mọi sự, để làm cho ngài hoàn toàn nên giống Người. Và khi ngài không còn tông du được nữa, sau đó thậm chí không còn bước đi được nữa, sau cùng đến nỗi không còn nói được nữa, thì cử chỉ của ngài, việc loan báo của ngài được biến thành những gì thiết yếu, đó là việc ban tặng bản thân mình cho đến cùng….”
(ĐTC Biển
Đức XVI - Huấn
Từ Truyền Tin Chúa Nhật 2/4/2006 kỷ niệm 1 năm băng hà của vị tiền
nhiệm Gioan Phaolô II)
“Như Thánh Faustina, Đức Gioan Phaolô II cũng đã trở thành một vị tông đồ của lòng thương xót thần linh. Vào đêm Thứ Bảy 2/4/2005 không thể quên được ấy, khi ngài vĩnh viễn lìa đời thì chính là thời điểm lễ vọng Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh đã được cử hành, và nhiều người nhận định thấy sự trùng hợp đặc thù này, một sự trùng hợp giữa chiều kích Thánh Mẫu là ngày Thứ Bảy Đầu Tháng và chiều kích lòng thương xót thần linh. Thật vậy, giáo triều lâu dài và muôn mặt của ngài là ở cái cốt lõi chính yếu này; tất cả sứ vụ của ngài trong việc phục vụ chân lý về Thiên Chúa, về con người và về hòa bình trên thế giới đều được tóm gọn trong lời tuyên bố này, như chính ngài đã nói ở Krakow-Lagiewniki năm 2002, khi khánh thành Đền Thờ Lòng Thương Xót Chúa: ‘Ngoài tình thương của Thiên Chúa sẽ không có một nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại hết’. Sứ điệp của ngài, như sứ điệp của Thánh Faustina, cho thấy dung nhan của Chúa Kitô, mạc khải tối hậu của tình thương Thiên Chúa. Hãy liên lỉ chiêm ngưỡng dung nhan này: Đó là gia sản ngài đã để lại cho chúng ta mà chúng ta hân hoan đón nhận làm của mình”.
(ĐTC
Biển Đức XVI - Huấn
Từ Lạy Nữ Vương Thiên Đàng Chúa Nhật II Phục Sinh Lễ Chúa Tình
Thương 30/3/2008)
“Tình thương của Thiên Chúa, như chính ngài nói, là then chốt đặc biệt cho việc hiểu được giáo triều của ngài. Ngài muốn sứ điệp về tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa được phổ biến tới tất cả mọi người nam nữ, và ngài kêu gọi tín hữu hãy trở thành chứng nhân cho sứ điệp này (Cf. Homily at the dedication of the Shrine of Divine Mercy, Aug. 17, 2002.). Đó là lý do ngài đã muốn nâng lên bàn thờ Nữ Tu Faustina Kowalska, một tu sĩ khiêm hạ đã được ý nhiệm thần linh biến đổi thành vị sứ giả tiên tri của lòng thương xót thần linh. …
“Những lời ‘đừng sợ’
của vị thiên thần của biến cố Phục Sinh này đã ngỏ cùng những người
phụ nữ trước ngôi mộ trống mà chúng ta vừa nghe đã trở nên một
mẫu tâm niệm trên môi miệng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô
II, từ những giây phút long trọng khởi đầu thừa tác vụ thừa kế Thánh
Phêrô của ngài. Ngài đã lập lại những lời ấy vào các trường hợp khác
nhau với Giáo Hội cũng như với thế giới trong cuộc hành trình tiến
tới năm 2000, và sau khi đã trải qua thời điểm lịch sử đó, cũng như
sau này, vào lúc mở màn cho một tân thiên kỷ. Ngài đã luôn luôn nói
đến những lời này một cách vững mạnh, đầu tiên bằng việc giơ chiếc
gậy được đính thập giá của ngài lên, và sau đó, khi sức lực của ngài
bị yếu kém đi, ngài đã gắn liền với cây gậy thập giá này, cho đến
Ngày Thứ Sáu cuối cùng, một ngày mà ngài đã tham dự Đường Thánh Giá
ở nguyện đường riêng của ngài, bằng hai cánh tay ôm lấy cây thập tự
giá.
“Chúng ta không thể nào quên được chứng từ yêu mến Chúa Giêsu của ngài cuối cùng thầm lặng ấy. Cảnh tượng hùng hồn của khổ đau nhân loại với niềm tin tưởng này, trong Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh ấy, cũng cho tín hữu cùng thế giới thấy cái bí quyết sống của hết mọi cuộc đời Kitô hữu. Cái ‘đừng sợ’ ấy không phải là những gì dựa vào sức lực của loài người, cũng như vào những thành đạt chiếm đươc, trái lại, chỉ vào lời Chúa, vào thập giá và vào việc phục sinh của Chúa Kitô. Nơi mức độ mà ngài bấy giờ bị tước lột hết mọi sự, cuối cùng, cho đến chính cả những lời nói của ngài nữa, thì việc hoàn toàn phó mình cho Chúa Kitô của ngài lại càng được sáng tỏ…”.
(ĐTC Biển Đức XVI - Bài giảng Lễ Giỗ 3 năm ngày 2/4/2008)
2- Thánh Gioan Phaolô II - Thừa Sai Thương Xót: Thế giới ngày nay cần đến lòng thương xót Chúa biết bao
5.- “'Lạy Cha hằng hữu, vì tội lỗi của chúng
con và của toàn thế giới, con xin dâng lên Cha Mình Máu, Linh Hồn và
Thiên Tính của Con Cha yêu dấu là Chúa Giêsu Kitô; vì những sự khốn
khó của Cuộc Người Khổ Nạn, xin Cha thương đến chúng con và toàn thế
giới' (Nhật Ký, 476). Thương đến chúng con và toàn thế giới… Thế
giới ngày nay cần đến tình thương của Thiên Chúa biết bao! Nơi hết
mọi lục địa, từ vực sâu khốn khổ của loài người, tiếng kêu cầu xót
thương dường như đang vang dậy.
"Thế nên, hôm nay đây, tại Đền Thánh này, Tôi xin long trọng ký thác thế giới cho Lòng Thương Xót Chúa. Tôi làm như vậy với một lòng thiết tha mong ước thấy sứ điệp của tình yêu nhân hậu Thiên Chúa, được loan báo nơi đây qua Thánh Faustina, cũng được tất cả mọi dân tộc trên thế giới biết đến và làm cho lòng họ tràn đầy niềm hy vọng. Chớ gì sứ điệp này, từ nơi đây, chiếu tỏa ra cho quê hương thân yêu của chúng ta cũng cho khắp thế giới. Chớ gì lời hứa quyết của Chúa Giêsu được nên trọn, ở chỗ, từ nơi đây phải chiếu giãi ra 'tia sáng sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha' (x Nhật Ký, 1732).
"Tia sáng này cần phải thắp lên bởi ân
sủng của Thiên Chúa. Ngọn lửa tình thương này cần phải được chuyền
đi cho thế giới. Trong tình thương của Thiên Chúa thế giới mới tìm
thấy hòa bình và nhân loại mới tìm thấy hạnh phúc! Tôi ký thác công
việc này cho Anh Chị Em thân mến, cho Giáo Hội ở Krakow và ở Balan,
cũng như cho tất cả mọi người sùng mộ Lòng Thương Xót Chúa đến đây
từ Balan hay từ khắp nơi trên thế giới. Chớ gì anh chị em là những
chứng nhân cho tình thương!"
(ĐTC GPII - Bài Giảng Lễ Cung Hiến Đền Thờ LTXC Balan Thứ Bảy 17/8/2002)
3- Thánh Gioan Phaolô II - Thừa Sai Thương Xót: Hòa bình và hạnh phúc chỉ ở nơi lòng thương xót Chúa
3.- "Từ
khi bắt đầu hiện hữu, Giáo Hội, qua việc bày tỏ mầu nhiệm Thập Giá
và Phục Sinh, đã rao giảng tình thương Chúa, một bảo chứng hy vọng
và là nguồn mạch cứu độ con người. Tuy nhiên, hôm nay đây chúng ta
dường như được kêu gọi đặc biệt để loan báo sứ điệp này trước thế
giới. Chúng ta không thể lơ là với sứ vụ này, nếu chính Thiên Chúa
đã kêu gọi chúng ta thực hiện sứ vụ này qua chứng từ của Thánh Nữ
Faustina.
"Thiên Chúa đã chọn thời đại của chúng ta cho mục đích này. Có lẽ vì thế kỷ 20, mặc dù có những thành đạt không thể chối cãi về nhiều lãnh vực, cũng đã bị ghi dấu một cách đặc biệt bởi mầu nhiệm gian ác / mầu nhiệm lỗi lầm 'mystery of iniquity'. Chúng ta đã tiến vào ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này. Những chân trời mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân loại, kèm theo đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có. Con người thường sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt mình vào vị thế của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho mình quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống con người. Họ muốn định đoạt sự sống con người bằng cách léo lái việc truyền giống cũng như muốn thiết định giới hạn sự chết. Khi loại trừ lề luật thần linh và những nguyên tắc luân lý, họ công khai tấn công cơ cấu gia đình. Bằng những cách thức khác nhau, họ cố gắng làm cho Thiên Chúa phải im hơi lặng tiếng nơi tâm can của con người; họ muốn làm cho Thiên Chúa “hoàn toàn khuất bóng” nơi văn hóa và lương tâm các dân tộc. 'Mầu nhiệm gian ác / mầu nhiệm lầm lỗi” tiếp tục đánh dấu cái thực tại của thế giới này.
"Cảm nghiệm được mầu nhiệm ấy, con người mới sống trong nơm
nớp lo sợ về tương lai, lo sợ về tình trạng trống rỗng, lo sợ phải
khổ đau, lo sợ bị hủy diệt. Có lẽ chính vì lý do này mà Chúa Kitô,
qua việc sử dụng chứng từ của một Nữ Tu thấp hèn, đã đến với thời
đại của chúng ta để tỏ cho chúng ta thấy một cách rõ ràng nguồn mạch
sống khuây khỏa và hy vọng ở nơi tình thương đời đời của Thiên Chúa.
"Sứ điệp tình yêu nhân hậu cần được vang
vọng một cách mạnh mẽ một lần nữa. Thế giới cần đến thứ tình yêu
này. Đã đến thời giờ cần phải mang sứ điệp của Chúa Kitô đến cho mọi
người: cho các kẻ trị vì và thành phần bị áp bức, cho những ai có
bản tính và phẩm vị bị tiêu ma trong mầu nhiệm lỗi lầm. Đã đến thời
giờ sứ điệp Lòng Thương Xót Chúa có thể làm cho các tâm hồn tràn đầy
hy vọng và trở nên tia sáng cho một nền văn minh mới, một nền văn
minh yêu thương".
4- Thánh Gioan Phaolô II - Thừa Sai Thương Xót: Đừng sợ, hãy mở rộng các cánh cửa cho Chúa Kitô
“Những lời Chúa Giêsu phán ấy đã được Giáo Hội lập lại. Và với Giáo Hội, những lời ấy đã được đã được vị Giáo hoàng này lập lại. Tôi đã làm như thế từ bài giảng đầu tiên của tôi ở Quảng Trường Thánh Phêrô: ‘Đừng sợ!’ Những lời này không phải là những lời được nói lên một cách rỗng không. Chúng được bắt nguồn sâu xa từ trong Phúc Âm. Chúng thực sự là những lời của chính Đức Kitô.
“Chúng ta không nên sợ những gì đây? Chúng ta không nên sợ sự thật về chính bản thân mình. Một ngày kia Thánh Phêrô ý thức được sự thật về mình và vội vã thưa cùng Chúa Giêsu rằng: ‘Lạy Chúa, xin hãy ra con ra, vì con là một con người tội lỗi’ (Lk 5:8).
“Thánh Phêrô không phải là con người duy nhất nhận thức được sự thật về mình ấy. Hết mọi người đều biết đến nó. Hết mọi vị thừa kế Thánh Phêrô đều biết đến nó. Tôi biết sự thật này rất rõ. Hết mọi người trong chúng ta mắc nợ Thánh Phêrô về những gì ngài nói vào hôm ấy: ‘Lạy Chúa, xin hãy ra con ra, vì con là một con người tội lỗi’. Chúa Giêsu đã đáp lại ngài rằng: ‘Đừng sợ; từ nay trở đi con sẽ trở thành tay đánh cá người’ (Lk 5:10). Đừng sợ con người! Con người. Con người bao giờ cũng vẫn như vậy thôi. Những đường lối được họ tạo nên lúc nào cũng bất toàn, và chúng càng bất toàn họ càng biết rõ về bản thân họ. Việc họ biết mình từ đâu mà có? Nó xuất phát từ tâm can con người. Tâm trí chúng ta tỏ ra lo âu. Hơn ai hết, Đức Kitô biết nỗi khổ sầu của chúng ta: ‘Đức Kitô biết những gì nơi mọi người’ (x Jn 2:25)….” (trang 5-6)
“Chúa Kitô là bí tích của Thiên Chúa vô hình – một bí tích là dấu hiệu của sự hiện diện. Thiên Chúa ở với chúng ta. Thiên Chúa, Đấng vô cùng trọn hảo, chẳng những ở với con người, mà chính Ngài còn trở nên một con người nơi Đức Giêsu Kitô nữa. Đừng sợ vị Thiên Chúa làm người! Chính vì thế mà Thánh Phêrô đã nói ở Caesarea Philippi rằng: ‘Thày là Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa hằng sống’ (Mt 16:16)….
“Thánh Phêrô không sợ Vị Thiên Chúa làm người. Trái lại, ngài đã sợ vì Con Thiên Chúa sống như là một con người. Thánh Phêrô không thể chấp nhận nổi Người bị đánh đòn, bị đội mão gai và cuối cùng bị đóng đanh trên thập tự giá. Thánh Phêrô không thể chấp nhận điều ấy. Ngài đã tỏ ra sợ hãi. Và bởi thế Đức Kitô mới nghiêm trọng trách ngài, song Người không loại trừ ngài….” (trang 7)
“Đừng sợ mầu nhiệm của Thiên Chúa; đừng sợ tình yêu của Ngài; và đừng sợ nỗi hèn yếu hay sự cao cả của con người! Con người không ngừng cao cả, thậm chí ngay cả nơi nỗi yếu kém của họ. Đừng sợ trở thành những chứng nhân cho phẩm giá của hết mọi con người, từ giây phút đầu thai cho tới khi qua đời”. (trang 12)
“Cần phải hiểu lời kêu gọi ‘Đừng sợ!’ ở một nghĩa rất rộng. Ở một nghĩa nào đó, nó là lời kêu gọi được ngỏ cùng tất cả mọi dân tộc, một lời kêu gọi hãy chế ngự sợ hãi trong hoàn cảnh thế giới hiện đại, kể cả ở Đông phương lẫn Tây phương, ở Bắc phương lẫn Nam phương.
“Đừng sợ những gì chính mình chế tạo ra, đừng sợ tất cả những gì con người sản xuất được, và là những gì ngày ngày trở nên nguy hiểm cho họ! Tóm lại, đừng sợ bản thân mình!
“Tại sao chúng ta đừng sợ? Vì con người đã được Thiên Chúa cứu chuộc. Khi nói lên những lời này ở Quảng Trường Thánh Phêrô, tôi đã biết được bức thông điệp đầu tiên của tôi và tất cả vai trò làm giáo hoàng của tôi sẽ gắn liền với sự thật Cứu Chuộc. Nơi Ơn Cứu Chuộc chúng ta thấy được nền tảng sâu xa nhất của những lời ‘Đừng sợ!’: ‘Vì Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến ban Con Một của Ngài’ (x Jn 3:16). Người Con này luôn hiện diện như Đấng Cứu Chuộc nơi lịch sử của loài người. Ơn Cứu Chuộc thấm nhập tất cả lịch sử của con người, ngay cả trước khi Đức Kitô sinh ra, và sửa soạn cho tương lai cánh chung của mình. Ơn Cứu Chuộc như là một thứ ánh sáng ‘chiếu trong tăm tối nhưng tăm tối không át được ánh sáng’ (x Jn 1:5). Quyền năng nơi Thập Giá và Phục Sinh của Chúa Kitô là những gì mãnh liệt hơn bất cứ sự dữ nào khiến con người có thể hay cần phải sợ hãi”. (trang 219)
“Ở vào cuối thiên kỷ thứ hai đây, có lẽ chúng ta cần hơn bao giờ hết những lời của Chúa Kitô Phục Sinh: ‘Đừng sợ!’. Con người, thành phần mà ngay cả sau cuộc sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản, vẫn không thôi sợ hãi và thực sự có nhiều lý do để cảm thấy như vậy, cần phải nghe thấy những lời ấy. Các quốc gia cần nghe thấy những lời ấy, nhất là những quốc gia được tái sinh sau cuộc sụp đổ của đế quốc Cộng sản, cũng như những quốc gia chứng kiến thấy biến cố này từ bên ngoài. Các dân tộc và các quốc gia trên toàn thế giới cần nghe những lời ấy. Lương tâm của họ cần phải tin tưởng hơn nữa là Đấng hiện hữu, Vị nắm trong tay vận mệnh của thế giới đang qua đi này; Đấng giữ chìa khóa tử thần và âm phủ (x Rev 1:18); Đấng là Nguyên Thủy và là Cùng Đích của lịch sử loài người (x Rev 22:13) – một lịch sử chung cũng như riêng. Và Đấng ấy là Tình Yêu (x 1Jn 4:8,16) – một Tình Yêu làm người, một Tình Yêu tử giá và phục sinh, một Tình Yêu không thôi hiện diện nơi loài người. Đó là Tình Yêu Thánh Thể. Tình Yêu Thánh Thể này là nguồn mạch vô tận của hiệp thông. Chỉ có một mình Người mới có thể tuyệt đối bảo đảm bằng lời tuyên phán: ‘Đừng sợ!’ mà thôi” (trang 222)
“Con người hiện đại khó lòng mà trở về với đức tin được lắm, bởi vì họ sợ những đòi hỏi về luân lý như đức tin buộc họ phải thi hành. Ở một mức độ nào đó thì đây là một thực tại. Phúc Âm thực sự là những gì đòi hỏi. Chúng ta biết rằng Chúa Kitô không bao giờ cho phép thành phần môn đệ của Người cũng như những ai nghe Người bị ảo tưởng về vấn đề này. Trái lại, Người hết sức sửa soạn cho họ trong việc họ cần phải đương đầu với hết mọi thứ khó khăn nội ngoại, luôn ý thức rằng họ có thể quyết định bỏ Người. Bởi thế, khi nói ‘Đừng sợ’ là Người, một cách nào đó, không có ý muốn xí xóa đi tất cả những gì Người đòi hỏi. Trái lại, với những lời ấy, Người muốn khẳng định tất cả sự thật của Phúc Âm cùng với tất cả mọi đòi hỏi được chất chứa nơi sự thật này. Tuy nhiên, đồng thời Người cũng cho thấy rằng những gì Người đòi hỏi không bao giờ vượt quá khả năng của con người hết. Nếu con người chấp nhận những đòi hỏi này bằng một thái độ tin tưởng, họ sẽ thấy, nhờ ân sủng, Thiên Chúa không bao giờ thôi ban cho họ sức mạnh cần thiết để đáp ứng những đòi hỏi ấy. Thế giới này đầy những dấu chứng cho thấy rằng quyền năng cứu độ và cứu chuộc được các Phúc Âm loan báo thường xuyên hơn là những đòi hỏi về luân lý được các Phúc Âm này nhắc nhở. Có biết bao nhiêu là người ở trên thế giới này sống cuộc sống thường nhật đã chứng thực rằng họ có thể sống trọn luân lý của Phúc Âm! Kinh nghiệm cho thấy rằng cuộc sống của nhân loại thành đạt không thể nào khác hơn cuộc sống giống như những người ấy”. (trang 222-223).
ĐTC GPII - Tác Phẩm “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng”
(Ấn bản Anh ngữ 1994, “’The Pope’: A Scandal And A Mystery”, trang 3-14; “Be Not Afraid”, trang 218-224).
Đức Thánh Cha Phanxicô - Giáo Hoàng Thương Xót
1- Đức Thánh Cha Phanxicô - Giáo Hoàng
Thương Xót: Vì thương nên được chọn - tôi là một tội nhân
Jorge Mario Bergoglio là ai?
Tôi hỏi thẳng Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng: "Jorge Mario Bergoglio là ai?" Ngài chăm chăm nhìn vào tôi một cách trầm lặng. Tôi hỏi ngài xem tôi có được hỏi ngài câu này hay chăng. Ngài gật đầu và trả lời rằng: "Tôi không biết phải diễn tả làm sao cho thích đáng nhất đây... Tôi là một tội nhân. Đó là một định nghĩa chính xác nhất. Nó không phải là một lời nói bóng gió, một thứ văn chương. Tôi là một tội nhân".
Đức Giáo Hoàng tiếp tục chia sẻ và tỏ ra tập trung vào vấn đề như thể ngài không ngờ về một câu hỏi như thế, như thể ngài bị bắt buộc phải chia sẻ thêm. "Đúng thế, có lẽ tôi có thể nói rằng tôi hơi khéo léo một chút, rằng tôi có thể thích ứng với các hoàn cảnh mà nói, thế nhưng tôi cũng thật sự là hơi ngây ngô thẳng thắn. Phải đấy, thế nhưng cái tóm gọn đúng nhất, cái xuất phát từ trong lòng và tôi cảm thấy đúng nhất là thế này: Tôi là một tội nhân được Chúa đoái thương". Và ngài lập lại rằng: "Tôi là một kẻ được Chúa đoái thương. Tôi luôn cảm thức được câu tâm niệm của mình, Miserando atque Eligendo (vì thương mà chọn) là những gì rất đúng với tôi".
Câu tâm niệm này được lấy từ các Bài Giảng của tác giả Bede the Venerable, vị viết trong phần dẫn giải của mình về câu truyện Phúc Âm liên quan đến việc Thánh Mathêu được Chúa Giêsu kêu gọi: "Chúa Giêsu đã trông thấy một người thu thuế, và vì Người nhìn anh ta bằng những cảm xúc yêu thương nên đã chọn anh ta, Người đã nói cùng anh ta rằng: 'Hãy theo Ta'". Đức Giáo Hoàng còn thêm: "Tôi nghĩ động danh từ Latinh miserando này không thể dịch sang cả tiếng Ý lẫn tiếng Tây Ban Nha. Tôi thích dịch nó bằng một động danh từ (gerund) khác vốn không có, đó là misericordiando ('mercy-ing' - việc thương xót)".
Đức Giáo Hoàng tiếp tục chia sẻ mà nói, khi nhẩy qua một đề tài khác: "Tôi không biết rõ về Rôma. Tôi biết một ít điều thôi. Những điều này bao gồm Đền Thờ Đức Bà Cả; tôi thường đến đó. Tôi biết Đền Thờ Đức Bà Cả, Đền Thờ Thánh Phêrô... thế nhưng khi tôi cần phải đến Rôma thì tôi bao giờ cũng ở (vùng lân cận) của Via della Scrofa. Từ đó, tôi thường viếng thăm Nhà Thờ Thánh Louis Pháp Quốc và tôi đến đó để chiêm ngưỡng bức họa liên quan đến 'Ơn Gọi của Thánh Mathêu' của Caravaggio.
"Ngón
tay của Chúa Giêsu chỉ vào Thánh Mathêu. Tức là tôi. Tôi cảm thấy
như ngài". Đến đây Đức Giáo Hoàng trở nên quyết liệt, như thể ngài
cuối cùng đã thấy được hình ảnh ngài đã tìm kiếm: "Chính
cử chỉ của Thánh Mathêu đã tác động tôi: Ngài
giữ lấy tiền của ngài như muốn nói rằng 'Không, không phải là tôi!
Không, tiền bạc này là của tôi'. Đấy,
tôi đó, một tội nhân đã được Chúa hướng nhìn tới. Và
đó là những gì tôi đã nói khi các vị hỏi tôi rằng tôi có chấp nhận
được tuyển bầu làm giáo hoàng hay chăng". Bấy giờ vị giáo hoàng này
đã thầm thĩ bằng tiếng Latinh rằng: "Tôi
là một tội nhân, nhưng tôi tin vào tình thương vô biên và nhẫn nại
của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng tôi, và tôi chấp nhận bằng tinh thần
thống hối".
Đức Thánh Cha trả lời cuộc phỏng vấn của đại diện các tạp chí trên thế giới của Dòng Tên
Cuộc phỏng vấn dài này kéo dài 3 buổi khác nhau, tại chính phòng trọ của ngài ở Casa Santa Marta
- Nhà Thánh Matta, trong Tháng 8/2013 vừa rồi.
Cảm nghiệm Lòng Thương Xót Chúa nơi Đức Thánh Cha Phanxicô
Vẫn tiếp tục với tội lỗi như là một yếu tố bất khả thiếu để có thể nhận biết và thừa hưởng Lòng Thương Xót Chúa, Đức Phanxicô đã nói về bản thân của ngài, chẳng những theo một câu chuyện ở Cựu Ước trong Sách Tiên Tri Isaia liên quan đến hình ảnh Giêrusalem được Thiên Chúa chúc phúc những sau đó đã trở thành như một con điếm mà nàng vẫn được tôn trọng và tha thứ về những gì nàng làm, mà còn liên quan đến thân phận tù nhân và thân phận của Thánh Phêrô nữa:
"Tôi đã đọc
thấy những trang Thánh Kinh ấy mà thầm nghĩ rằng tất cả những điều
ấy dường như chỉ viết cho tôi. Vị tiên tri này nói về ô nhục và ô
nhục là một ân sủng, ở chỗ con người cảm thấy tình thương của Thiên
Chúa, họ cảm thấy một thứ tủi nhục cả thể về bản thân họ cũng như về
tội lỗi của họ".
"Vị Giáo Hoàng này là một con người cần đến tình thương của Thiên
Chúa".
"Tôi đã thành thực nói cùng các tù nhân ở Palmasola Bolivia, cùng những con người nam nữ đã thật ân cần nghênh đón tôi. Tôi đã nhắc nhở họ rằng ngay cả Thánh Phêrô và Thánh Phaolô cũng đã từng là các tù nhân. Tôi có được một mối liên hệ đặc biệt với những người ở trong tù, những con người bị mất tự do. Tôi luôn gắn bó với họ, nhất là vì tôi nhận thức mình là một tội nhân".
"Mỗi lần tôi
đi qua cổng vào một nhà tù để cử hành Thánh Lễ hay để thăm viếng,
tôi bao giờ cũng nghĩ rằng tại sao lại là họ mà không phải là tôi
chứ? Tôi cần phải ở đó. Tôi xứng đáng ở đó. Cái sa ngã của họ có
thể đã là của tôi. Tôi không cảm thấy khá hơn những người đang đứng
trước mặt tôi. Vì thế tôi lập lại và nguyện cầu rằng tại sao lại là
họ mà không phải là tôi? Có thể là chướng tai gai mắt, thế nhưng tôi
có được niềm an ủi từ Thánh Phêrô, ở chỗ ngài đã phản bội Chúa Giêsu
thế mà ngài vẫn được chọn".
Vì Thương Được Chọn - Miserando atque eligendo
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảm nghiệm được Lòng Thương Xót Chúa khi còn là một thiếu niên, để rồi từ đó sau này ngài đã chọn câu khẩu hiệu giáo phẩm của mình theo chiều hướng ấy, như ngài đã từng nói đến và lập lại nơi đây:
“Tôi không có bất kỳ một hồi niệm nào về tình thương khi tôi còn là một đứa trẻ. Thế nhưng tôi quả thực là có khi trở thành một người trẻ. Tôi nghĩ đến Cha Carlos Duarte Ibarra, vị giải tội mà tôi đã gặp ở nhà thờ giáo xứ của tôi vào ngày 21 tháng 9 năm 1953, ngày Giáo Hội cử hành lễ kính Thánh Mathêu, vị tông đồ kiêm thánh ký. Bấy giờ tôi mới 17 tuổi. Khi xưng tội với ngài, tôi cảm thấy được tình thương của Thiên Chúa đón nhận".
"Cha Ibarra lúc đầu ở Corrientes những sau đó ở Buenos Aires để chữa trị bệnh lẩy bẩy của ngài. Ngài đã qua đời vào năm sau đó. Tôi vẫn nhớ hôm đó xẩy ra như thế nào khi về tới nhà sau lễ an táng và chôn táng của ngài, tôi cảm thấy như thể tôi đã bị bỏ rơi. Và tôi đã kêu la rất nhiều trong đêm hôm đó, thật sự là rất nhiều, để rồi tôi ẩn mình ở trong căn phòng của tôi".
"Tại sao? Bởi vì tôi đã bị mất đi một con người giúp tôi cảm thấy được tình thương của Thiên Chúa, mà vì thương được chọn - miserando atque eligendo, một diễn tả mà bấy giờ tôi chẳng hiểu nhưng dần dần tôi đã chọn làm khẩu hiệu giáo phẩm của tôi. Về sau tôi đã hiểu nó ở bài giảng của một đan sĩ người Anh là Thánh Beđa (672-735). Khi diễn tả về việc kêu gọi Thánh Mathêu, ngài viết: 'Chúa Giêsu trông thấy người thu thuế và vì thương nên đã chọn chàng làm tông đồ khi nói với chàng rằng hãy theo Ta'".
"Đó là bản dịch phổ thông về những lời của
Thánh Beđa (câu nguyên thủy bằng tiếng Latinh). Tôi thích dịch chữ
'miserando' bằng một danh động từ khác vốn không có, đó là
misericordando or mercying. Vậy việc 'mercying him and choosing him
- thương chàng và chọn chàng' là những gì diễn tả cái nhìn của Chúa
Giêsu là Đấng cống hiến tặng ân tình thương và chọn lựa cùng đưa đi
theo với Người".
(Những trích đoạn chính yếu từ cuộc phỏng vấn 7/2015 về Lòng Thương Xót Chúa và Năm Thánh Tình Thương
trong cuốn sách phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô: "Thiên Chúa Tên là Tình Thương")
Cảm Nghiệm Tình Thương
"Tôi
là một tội nhân...
Tôi chắc chắn như vậy. Tôi
là một tội nhân được Chúa đoái thương nhìn đến.
Như tôi đã nói với các tù nhân ở Bolivia, tôi
là một con người được tha thứ... Tôi
vẫn gây ra lầm lỗi và vẫn phạm tội, và tôi xưng tội khoảng 15 hay 20
ngày một lần. Nếu tôi xưng tội là vì tôi cần cảm thấy rằng tình
thương của Thiên Chúa vẫn ở trên tôi".
(Đức Thánh Cha kể lại rằng ngài cảm thấy điều ấy đặc biệt vào ngày 21/9/1953, khi ngài được thúc đẩy vào nhà thờ để xưng tội với một vị linh mục ngài chẳng quen biết, để rồi từ đó cuộc đời của ngài đã được biến đổi; ngài đã quyết định làm linh mục, và vị giải tội của ngài, vị bị chứng bạch cầu, đã dìu dắt ngài cả một năm trời).
"Ngài đã chết vào
năm sau đó. Sau lễ an táng của ngài, tôi đã thảm thiết khóc thương
ngài, và tôi
cảm thấy hoàn toàn mất định hướng, như thể sợ rằng Thiên Chúa đã bỏ
rơi tôi. Đó là giây phút tôi chợt cảm nghiệm được tình thương của
Thiên Chúa,
và nó liên hệ chặt chẽ với câu châm ngôn giáo phẩm của tôi: ngày
21/9 là ngày lễ Thánh Mathêu, và Thánh Beđa, khi nói về việc hoán
cải của Thánh Mathêu, đã nói rằng Chúa Giêsu đã nhìn ngài 'miserando
atque eligendo'...
Dịch theo nghĩa đen đó là 'thương
chọn - pitying and choosing'".
(Tờ Nguyệt San Ý Credere hôm 2/12/2015 đã phổ biến bài phỏng vấn của họ với Đức Thánh Cha Phanxicô về Năm Thánh Tình Thương và đã được ngài cho biết gì những gì liên quan đến việc ngài mở Năm Thánh Tình Thương này)
Về thời gian bao lâu ngài đi xưng tội một lần
"Cứ khoảng 15
hay 20 ngày. Tôi xưng tội với một vị linh mục Dòng Phanxicô là Cha
Blanco, vị đã tỏ ra tử tế với tôi và đã đến đây để giải tội cho tôi.
Và tôi không bao giờ cần phải gọi xe cứu thương để mang ngài về vì
cú sốc gây ra bởi các tội lỗi của tôi!"
2 cuộc phỏng
vấn Đức Thánh Cha Phanxicô được thực hiện hai ngày liền, 13/9 và
14/9, với 2 cơ quan truyền thông khác nhau. Ngày Chúa Nhật 13/9/2015
với Đài Phát Thanh FM Milenium Á Căn Đình, và Thứ Hai 14/9 với Đài
Phát Thanh Radio Renascenca Bồ Đào Nha.
2- Đức Thánh Cha Phanxicô - Giáo Hoàng Thương Xót: Mục tử phải có mùi của chiên
"Vị linh mục ít khi ra khỏi bản thân mình... thì bị mất đi cái phần tốt nhất của dân chúng ta, ở những gì có thể khuấy động thâm tâm linh mục của mình... Đó chính là lý do tại sao có một số linh mục càng ngày càng cảm thấy không được mãn nguyện, chán nản và ở một nghĩa nào đó thành những chuyên gia thu thập các thứ đồ cổ hay tân thời - thay vị trở thành những vị mục tử 'xông mùi chiên'. Điều tôi xin anh em đó là - hãy trở thành những vị mục tử xông mùi chiên" (Với hàng linh mục toàn cầu ngày 28/3/2013)
Tôi luôn luôn tìm kiếm một cộng đồng.
"Còn một
điều nữa thật sự là quan trọng đối với tôi, đó là cộng đồng. Tôi
luôn luôn tìm kiếm một cộng đồng. Tôi không coi tôi như là vị linh
mục một mình. Tôi cần một cộng đồng. Và cha có thể thấy điều này nơi
sự kiện tôi ở Nhà Thánh Matta đây. Vào thời điểm mật nghị hồng y bầu
giáo hoàng, tôi đã ở Phòng 207. (Phòng bè được phân chia bằng việc
rút thăm). Phòng mà giờ đây chúng ta ở là một phòng khách. Tôi đã
chọn sống ở đây, tại Phòng 201, vì khi tôi lấy căn giáo hoàng thất
thì trong bản thân mình tôi đã nghe rõ một tiếng 'đừng'. Căn giáo
hoàng thất ở Tông Dinh không sang trọng lộng lẫy gì. Nó cũ kỹ, được
trang hoàng đẹp đẽ và rộng rãi, nhưng không sang trọng lộng lẫy. Thế
nhưng, nó ở cuối giống như một cái phễu lộn ngược. Nó lớn và rộng
rãi, thế nhưng lối vào lại thật là nhỏ. Người ta chỉ có thể đi vào
từng ít một và buồn tẻ, và tôi không thể sống mà thiếu dân chúng.
Tôi cần sống cuộc đời mình với những người khác".(ĐTC trả lời
câu thứ 2/20 trong cuộc phỏng vấn với Tờ La Catholica 19/8/2013).
Vấn đề an toàn của tôi
“Nhờ
ít vấn đề an toàn hơn mà tôi đã có thể ở với dân chúng, tôi mới có
thể ôm lấy họ, chào hỏi họ, không cần đến những chiếc xe võ
trang.... tin vào dân chúng là một thứ an toàn. Thật sự là bao giờ
cũng có nguy hiểm đối với một số người điên khùng... thứ nguy hiểm
do một số người khùng điên ra tay, thế nhưng vẫn có Chúa chứ! Tuy
nhiên, thực hiện một thứ khoảng cách võ trang ngăn cách giữa vị giám
mục với dân chúng là một thứ khùng điên, và tôi thích thứ khùng điên
kia hơn là thứ khùng điên này! Thứ khùng điên gây nguy cơ cho thứ
khùng điên kia! Tôi thích thứ khùng điên kia hơn là thứ khùng điên
này! Tất cả chúng ta đều cảm thấy tốt đẹp khi được gần gũi nhau” (ĐTC
mở đầu cuộc phỏng vấn trên máy bay từ Ba Tây về Rôma 28/7/2013).
“Bạn biết rằng tôi thường muốn như thế nào đi bộ qua các đường phố ở Rôma, vì, ở Buenos Aires, tôi thích đi bộ trong thành phố, tôi thật sự là thích làm như thế! Bởi thế tôi cảm thấy hơi bị gò bó. Thế nhưng, tôi phải công nhận một điều, đó là những người thuộc Lực Lượng Vệ Binh Vatican rất tốt, họ thật sự, thật sự là tốt, tôi phải biết ơn họ. Vậy họ để cho tôi làm thêm một ít điều nữa! Tôi nghĩ ... công việc của họ là giữ an toàn. Bởi thế vấn đề gò bó là như thế. Tôi thích đi ra ngoài bách bộ nhưng tôi hiểu rằng điều ấy không thể nào khả dĩ: Tôi hiểu mà. Đó là những gì tôi muốn nói. Vì tôi thường - như chúng ta nói ở Buenos Aires – là một callejero, một linh mục hè phố...” (ĐTC trả lời câu thứ 14/31 trong cuộc phỏng vấn trên máy bay từ Ba Tây về Rôma 28/7/2013).
"Tôi biết rằng bất cứ cái gì cũng có thể xẩy ra cho tôi, thế nhưng tất cả những cái đó ở trong tay Thiên Chúa. Tôi nhớ rằng ở Ba Tây, họ đã sửa soạn sẵn một chiếc Giáo Hoàng xa khép kính. Thế nhưng tôi không thể nào chào hỏi dân chúng và tôi nói với ông ta rằng tôi yêu thương họ từ bên trong một cái hộp cá thu, cho dù nó là một lồng kính. Đối với tôi đó là một bức tường. Đúng thế, bất cứ cái gì cũng có thể xẩy ra cho tôi, thế nhưng xin hãy thực tế một chút, ở vào tuổi của tôi đây tôi không mất mát gì nhiều nữa".
Bấy giờ là 4 giờ 20, chúng tôi đặt các chiếc dù đẫm nước của chúng tôi nơi một cái dù được dựng ở cửa nhà trọ Vatican cho hàng giáo sĩ này, và thấy rằng Đức Phanxicô, trong bộ áo trắng hằng ngày của ngài (không có băng lụa trắng và cũng chẳng có mũ phủ phía sau đầu) đã đứng ở đó rồi, trong hành lang. Ngài đang tiễn đưa một người nữ lão thành…
Căn 201 là tổng hành dinh của Đức Giáo Hoàng, văn phòng chính của ngài, phòng ở của ngài. Chìa khóa treo ở gần ổ khóa. Ở gần cửa chúng tôi có thể thấy, trên một cái ghế được bọc bằng một một lớp nhung xanh lá cây nhạt xam xám, có một chiếc áo len đan mầu kem trắng rất mỏng, có thể vừa được giặt xong. Nó giống hệt như chiếc áo tôi có thể thấy lòi ra ở dưới những tay áo của Đức Phanxicô.
Căn hộ này chẳng có gì là xa xỉ sang trọng
cả, các bức tường đều trắng và phòng ở thì giản dị; có một bức ảnh
Thánh Phanxicô, mấy tượng Thánh Giá, một bức tượng Đức Mẹ Luján và
mấy vị trinh nữ khác ở trên mấy chiếc bàn gỗ chẳng trang hoàng gì.
Căn hộ này gồm có một phòng nghỉ ngơi, một
phòng làm việc, một phòng ngủ với một cái giường lớn được làm bằng
gỗ đen và phòng tắm. Trước khi Đức Jorge Bergoglio đến ở thì căn 201
này được giành cho các vị khách danh tiếng của Vatican.
Nó thực sự là căn đã được Đức Thượng Phụ
Constantinople là Bartholomew I thường ở. Với tính hài hước của
mình Đức Phanxicô đã nói với vị thượng phụ này sau ngày được bầu
chọn làm giáo hoàng rằng: "Tôi xin lỗi vì đã trộm mất căn phòng của
ngài". ..
Đến khi giã biệt, Đức Phanxicô đã làm cho chúng tôi ngạc nhiên bằng một cái bao trắng. Bên trong là các quà tặng cho con cái của chúng tôi là Juan Pablo và Carolina "để các cháu chơi". Ngài đã chọn chúng từ cả trăm quà tặng ngài nhận được từ những cuộc triều kiến hằng ngày của ngài và dùng chúng để cho lại - như ngài đã thường làm lúc ngài còn làm tổng giám mục ở Buenos Aires.
Lúc chúng tôi rời căn 201 thì đã có một Vệ
Sĩ đứng sẵn ở hành lang, người này cũng đứng nghiêm chào.
Vị Giáo Hoàng, đang sửa soạn để chào một
nhóm giáo sư từ Giáo Hoàng Học Viện Gregory đang đợi ngài ở hành
lang, đã tiễn chúng tôi ra cửa. Trước khi khuất bóng sau chiếc cửa
tự động, ngài đã từ biệt chúng tôi theo thói quen "xin đừng quên cầu
nguyện cho tôi nhé". Chúng tôi vẫn còn đủ thời gian để ôm hôn giã
biệt.
Trong
số các người liên lạc với mình, Đức Thánh Cha có nhớ một ai bằng một
cảm xúc đặc biệt hay chăng?
Có một bà góa 80 tuổi, bị mất đứa con trai của bà, đã viết thư cho tôi. Nay tôi gọi cho bà mỗi tháng một lần. Bà cảm thấy vui. Tôi thực hiện vai trò của một vị linh mục. Tôi thích như thế.
3- Đức Thánh Cha
Phanxicô - Giáo Hoàng Thương Xót: Đây là thời điểm của lòng thương
xót
Đây là thời điểm của tình thương trong toàn
thể Giáo Hội
"Nó đã được thiết lập bởi Chân Phước Gioan
Phaolô II. Ngài đã 'trực giác' thấy rằng đây là thời điểm của tình
thương. Chúng ta nhớ lại việc phong chân phước và hiển thánh cho Nữ
Tu Faustina Kowalska; sau đó ngài đã lập lễ Lòng Thương Xót Chúa.
Ngài đã đi từ từ, từ từ, và đã dẫn đầu về điều này.
"Trong bài giảng phong Hiển Thánh xẩy ra vào
năm 2000, Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rằng sứ điệp của Chúa
Giêsu Kitô truyền cho Nữ Tu Faustina đã rơi vào thời điểm giữa hai
Thế Chiến và gắn liền với lịch sử của thế kỷ 20. Tương lai của con
người trên trái đất này sẽ ra sao, ngài nói: "Đó là những gì chúng
ta không biết được. Tuy nhiên, thực tế cho thấy là cùng với những
tiến triển mới chúng ta sẽ không thiếu những cảm nghiệm khổ đau.
Nhưng ánh sáng của Lòng Thương Xót Chúa mà Chúa đã thực sự muốn cống
hiến cho thế giới một lần nữa qua đặc sủng của Nữ Tu Faustina, sẽ
chiếu sáng đường đi nước bước của con người của ngàn năm thứ ba".
Thật là rõ ràng. Nó là những gì hiển nhiên vào năm 2000, nhưng nó đã
là một cái gì đó đã từng được chín mùi nơi tâm can của ngài vào một
lúc nào đó. Ngài đã có cái trực giác này trong việc cầu nguyện của
ngài.....
"Ngày nay, chúng ta có thể nghĩ về Giáo Hội
như là 'một bệnh viện lưu động - a field hospital'. Điều này, xin
tha cho tôi, tôi xin lập lại, vì tôi thấy nó như thế, tôi cảm thấy
là như vậy: "một bệnh viện lưu động". Cần phải chữa trị các vết
thương, rất ư là nhiều vết thương! Rất ư là nhiều vết thương! Có rất
nhiều người bị thương, bởi các vấn đề về vật chất, bởi gương mù
gương xấu, cả ở trong Giáo Hội nữa... Thành phần bị thương bởi những
ảo tưởng của thế gian... Chúng ta là các linh mục cần phải ở đó, gần
gũi với những con người này. Tình thương trước hết là chữa trị các
vết thương. Khi một người bị thương thì họ cần được chữa trị lập
tức, chứ không phải là các thứ phân tích, như tầm quan trọng của vấn
đề cao mỡ, cao đường... Thế nhưng vết thương ngay đó, hãy chữa trị
vết thương đã, sau đó chúng ta mới lưu ý tới việc phân tích. Bấy giờ
người chuyên viên ra tay chữa trị, thế nhưng cần chữa trị các vết
thương bên ngoài (open wounds) trước. Đối với tôi, vào lúc này đây,
đó là những gì quan trọng nhất. Rồi cũng có cả các vết thương sâu
kín nữa, vì có những con người rời xa khiến không thấy được các vết
thương của họ... Hãy nhớ đến tục lệ về những người phong cùi thời
Chúa Giêsu, theo luật Moisen, là thành phần bao giờ cũng sống xa
cách để khỏi gây lây nhiễm... Có những con người rời xa vì hổ thẹn,
vì ngại ngùng để lộ ra vết thương của họ.... Và họ rời xa có lẽ mang
một bộ mặt lầm lỡ khác với Giáo Hội, nhưng tận thâm tâm họ mang một
vết thương đau... Họ cần một vỗ về nào đó! Còn anh em, quí đồng bạn
linh mục thân mến - tôi xin hỏi anh em nhé - anh em có biết được các
vết thương của giáo dân trong xứ của mình hay chăng? Anh em có trực
giác thấy được chúng hay chăng? Nó là một vấn đề duy nhất..."
(Huấn dụ cho hàng giáo sĩ Roma ngày 6/3/2014)
4- Đức Thánh Cha Phanxicô - Giáo Hoàng Thương Xót: Tôi muốn một Giáo Hội nghèo và cho người nghèo
Tại sao chọn
danh hiệu Phanxicô
ĐTC ứng khẩu giải thích cho giới truyền thông 6000 người ngày 16/3/2013 lý do tại sao ngài chọn tên hiệu là Phanxicô. Ngài nói:
”Một số người
không biết tại sao GM Roma đã muốn được gọi là Phanxicô. Một số người
nghĩ đến Phanxicô Xavie, Phanxicô đệ Salê, và Phanxicô Assisi. Tôi kể
cho các bạn lịch sử. Trong cuộc bầu phiếu, ở bên cạnh tôi có Đức TGM hồi
hưu của giáo phận São Paulo, và nguyên là Tổng trưởng Bộ giáo sĩ, đó là
ĐHY Claudio Hummes (OFM): một người bạn rất thân! Khi sự việc trở nên
nguy hiểm hơn, ĐHY khích lệ tôi. Và khi số phiếu lên đến 2 phần 3, thì
cộng đoàn vỗ tay như thói quen vì đã bầu được Giáo Hoàng. ĐHY Hummes ôm
lấy tôi và nói: ”Bạn đừng quên người nghèo nhé!”. Và lời ấy đã đi vào
tâm trí tôi: người nghèo, người nghèo!. Rồi ngay lúc ấy cùng với người
nghèo tôi đã nghĩ đến thánh Phanxicô Assisi. Rồi tôi cũng nghĩ đến các
cuộc chiến tranh, trong khi cuộc khui phiếu tiếp tục, cho đến tất cả các
phiếu. Thánh Phanxicô là người hòa bình. Và thế là tên Phanxicô đi vào
tâm hồn tôi: Phanxicô Assisi. Người khó nghèo, người hòa bình, người yêu
mến và bảo tồn thiên nhiên, trong lúc này chúng ta đang có một quan hệ
không tốt lắm đối với Đấng Tạo Hóa. Đó là vị mang lại cho chúng ta tinh
thần hòa bình, con người thanh bần. A, tôi mong ước một Giáo Hội thanh
bần và cho người nghèo dường nào! Sau đó một vài hồng y đã nói đùa với
tôi: ”Lẽ ra bạn phải được gọi là Adriano, vì ĐGH Adriano VI là một nhà
cải cách, cần phải cải tổ...”. Một vị khác nói: ”Không, không, tên của
bạn phải là Clemente”. Nhưng tại sao? ”Clemente XV: như thế bạn trả đũa
được ĐGH Clemente XIV là người đã giải tán dòng Tên!”. Đó là những câu
nói đùa thôi...”
Điều
mà Giáo Hội cần nhất hôm nay đây đó là khả năng chữa lành các vết
thương
"Tôi thấy một cách rõ ràng là điều mà Giáo Hội cần nhất hôm nay đây đó là khả năng chữa lành các vết thương và sưởi ấm lòng tín hữu; Giáo Hội cần gần gũi, sát cận. Tôi coi Giáo Hội như là một bệnh viện lưu động sau trận chiến. Thật là vô bổ khi hỏi một người bị thương trầm trọng xem họ có bị cao mỡ và về độ đường trong máu của họ hay chăng! Bạn cần phải chữa lành cho các vết thương của họ. Sau đó chúng ta mới nói đến bất cứ một cái gì khác. Hãy chữa lành các thương tích, hãy chữa lành các thương tích... Và bạn cần phải bắt đầu từ mặt đất trở lên.
“Đôi khi Giáo Hội khóa mình vào những điều nhỏ mọn, vào những qui luật ti tiểu. Điều quan trọng nhất đó là lời loan báo tiên khởi: Chúa Giêsu Kitô đã cứu bạn. Và các vị thừa tác viên của Giáo Hội trên hết cần phải là các thừa tác viên của tình thương.
"Chúng ta đang đối xử với dân Chúa ra sao? Tôi mơ tưởng đến một Giáo Hội như là một bà mẹ và là một nữ mục tử. Các thừa tác viên của Giáo Hội cần phải biết xót thương, cần phải tỏ ra trách nhiệm đối với con người và hỗ trợ họ như người Samaritanô nhân lành, người tẩy rửa, lau sạch và nâng dậy cận nhân của mình. Đó là Phúc Âm tinh tuyền. Thiên Chúa là Đấng cao cả hơn tội lỗi.Những thứ canh tân cải cách về cấu trúc và tổ chức là những gì thứ yếu - tức là đến sau. Cái canh tân cải cách đầu tiên cần phải là thái độ. Các thừa tác viên của Phúc Âm cần phải là người có thể sưởi ấm lòng người, là người bước đi với họ qua đêm đen, là người biết làm sao để có thể trao đổi đối thoại và chính mình đi vào màn đêm của con người của mình, đi vào bóng tối mà không bị lạc mất. Dân Chúa muốn các vị mục tử chứ không phải hàng giáo sĩ tác hành như thành phần quan lại hay các viên chức chính quyền. Những thứ canh tân cải cách về cấu trúc và tổ chức là những gì thứ yếu - tức là đến sau. Cái canh tân cải cách đầu tiên cần phải là thái độ.
"Thay vì chỉ là một thứ Giáo Hội đón nhận và nhận lãnh ở việc giữ cho
cửa mở ra thì chúng ta cũng hãy cố gắng trở thành một Giáo Hội tìm các
con đường mới, tức là có thể bước ra bên ngoài mình đến với những ai
không dự lễ, với những ai buông bỏ hay dửng dưng…".
(ĐTC trả lời câu thứ 9/20 trong cuộc phỏng vấn với Tờ La Catholica 23/8/2013)
Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm 29/6/2014:
49- Bởi vậy chúng ta hãy
xông pha (go forth), chúng ta hãy xông pha để cống hiến cho hết mọi
người sự sống của Chúa Giêsu Kitô. Ở đây tôi muốn lập lại cho toàn thể
Giáo Hội những gì tôi đã thường nói với các linh mục và giáo dân ở
Buenos Aires rằng: Tôi
thích một Giáo Hội bị bầm dập, đớn đau và lem luốc vì xuống đường vào
đời hơn là một Giáo Hội thiếu lành mạnh bởi bị giam hãm và dính chặt với
cái an toàn của mình (I
prefer a Church which is bruised, hurting and dirty because it has been
out on the streets, rather than a Church which is unhealthy from being
confined and from clinging to its own security). Tôi không
muốn một Giáo Hội chỉ quan tâm tới vấn đề trở thành tâm điểm để rồi đi
đến chỗ bị rơi vào một mạng lưới đầy những thứ ám ảnh và
phương thức. Nếu
một điều gì đó có lý quấy rầy chúng ta và khiến cho lương tâm của chúng
ta cảm thấy áy náy, thì đó là sự kiện là có rất nhiều anh chị em của
chúng ta đang sống không có sức mạnh, ánh sáng và niềm ủi an là những gì
xuất phát từ tình thân hữu với Chúa Giêsu Kitô, không có một cộng đồng
đức tin để nâng đỡ họ, không có ý nghĩa và mục đích trong đời. Niềm hy
vọng của tôi đó là chúng ta sẽ được tác
động bởi nỗi lo sợ, hơn cái sợ bị lầm đường lạc lối, trong việc cứ khép
kín trong các thứ cơ cấu cống hiến cho chúng ta một cảm giác sai lầm về
sự an toàn, trong các thứ luật lệ khiến chúng ta có những phán đoán thô
lỗ, trong những thứ thói quen khiến cho chúng ta cảm thấy an toàn, trong
khi đó thì ở ngay cửa nhà của mình, dân chúng đang chết đói và Chúa
Giêsu vẫn không ngừng nói với chúng ta rằng: "Các con hãy cho họ ăn gì
đi" (Mk
6:37).