THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương
Fatima Lòng Thương Xót Chúa
TĐF Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Loạt
bài chia sẻ cho cuộc tĩnh huấn 10/2015 của Liên Đoàn Tông Đồ Fatima TGP LA CA
4- Kinh Nguyện Fatima Lòng Thương Xót Chúa
Toàn bộ Bí Mật Fatima có ba phần liên quan đến dự án cứu độ của Thiên Chúa trong
thời điểm "cần đến Lòng Thương Xót Chúa hơn", trong đó, phần một của bí mật này
là một thị kiến hỏa ngục cho thấy tình trạng mất ơn cứu độ của một số linh hồn,
phần hai là những lời Mẹ Maria về Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ được Thiên
Chúa muốn thiết lập trên thế giới cho phần rỗi các linh hồn và hòa bình thế
giới, và phần ba là một thị kiến về một đoàn chứng nhân Kitô hữu bao gồm đủ mọi
thành phần trong Giáo Hội, từ giáo hoàng trở xuống giáo dân, cần phải đổ
máu tử đạo cho phần rỗi của những tâm hồn tìm về với Thiên Chúa.
Phải, ngay sau khi tiết lộ Bí
Mật Fatima này vào lần hiện ra thứ ba 13/7/1917, Mẹ Maria đã xin 3 em Thiếu Nhi
Fatima đọc một lời nguyện có thể gọi là Lời Nguyện Mân Côi Fatima, như thế này:
"Khi các con cầu Kinh Mân Côi, sau mỗi một mầu nhiệm, các con hãy đọc: 'Lạy Chúa
Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin đem
hết mọi linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót
Chúa hơn'".
Trước hết, điều cần lưu ý đầu tiên trong lời kêu gọi và nhắn nhủ của Mẹ Maria
này đó là "Khi các con cầu Kinh Mân Côi, sau mỗi một mầu nhiệm, các con hãy
đọc...":
1- Mẹ Maria muốn Lời Nguyện Mân Côi Fatima này được đọc "sau mỗi một mầu
nhiệm",
tức sau mỗi một chục kinh Mân Côi, chứ không phải sau 50 chục kinh Mân Côi. Tại
sao?
Tại vì, mỗi một chục Kinh Mân Côi chúng ta đều đã suy gẫm "một mầu nhiệm" về
Chúa Kitô, Đấng đã xuống thế làm người để cứu độ trần gian, cứu độ tất cả mọi
người, bằng cuộc Vượt Qua từ khổ nạn tử giá đến phục sinh vinh hiển của Người.
Do đó, sau mỗi một mầu nhiệm về Đấng Cứu Độ Nhân Trần (Redemptor Hominis - tên
của bức thông điệp đầu tay của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày
4/3/1979), chúng ta cần phải lập lại lời van xin cùng Người cho phần rỗi của
chúng nhân loại, "nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn".
Trong lời kêu gọi và nhắn nhủ này, Mẹ Maria đồng thời cũng lập lại lời Mẹ kêu
gọi suốt trong cả 6 lần Mẹ hiện ra, lần nào Mẹ cũng lập lại, đó là việc "các con
hãy cầu kinh Mân Côi hằng ngày", hằng ngày chứ không phải hằng tuần hay hàng
tháng hoặc hàng năm hay thỉnh thoảng v.v. Bởi vì chúng ta không biết được lúc
nào chúng ta chết, "nhất là những linh hồn cần đến Lòng Thương Xót Chúa hơn" lại
càng cần phải liên lỉ cầu nguyện cho họ "hằng ngày" nhất là "trong giờ lâm tử"
của họ.
Trong Lời Nguyện Mân Côi Fatima, Mẹ Maria cũng sử dụng chữ "cầu Kinh Mân Côi -
pray Rosary" chứ không phải đọc Kinh Mân Côi - say Rosary. Bởi vì, Mẹ muốn chúng
ta cầu bằng chính tấm lòng của chúng ta chứ không phải chỉ bằng môi miệng bôi
bác bề ngoài. Mà cầu bằng tấm lòng nghĩa là gì, nếu không phải là tác động,
trong khi miệng chúng ta đọc "kính mừng Maria đầy ơn phúc..." thì tâm trí chúng
ta cùng với Mẹ chiêm ngưỡng Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần, chẳng những
bằng/nhờ ánh mắt xin vâng của Mẹ và trái tim đồng công của Mẹ.
Đó là lý do, trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, đoạn 3, ban hành ngày
16/10/2002, ghi niệm mở đầu cho năm thứ 25 giáo triều của ngài, đồng thời
cũng để mở màn cho Năm Mân Côi (10/2002-2003),Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô
II đã định nghĩa rằng "việc
lần hạt Mân Côi không là gì khác ngoài việc cùng với Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung
nhan Chúa Kitô".
Chúng ta nên lưu ý thêm một điều nữa là Đức Mẹ không ấn định "các con hãy cầu
Kinh Mân Côi hằng ngày" bao nhiêu, 50 chục kinh hay 150 chục kinh hoặc 1 chục
kinh. Chắc là Mẹ để tùy lòng của chúng ta. Bao nhiêu cũng được, miễn là "các con
hãy cầu Kinh Mân Côi hằng ngày", chứ đừng cách quãng theo hứng, và đừng chỉ đọc
bằng miệng.
Tuy nhiên, Mẹ không bảo chúng ta là "hãy cầu Kinh Kính Mừng hằng ngày" mà là
"hãy cầu Kinh Mân Côi hằng ngày". Mà Kinh Mân Côi bao gồm 2 phần, khẩu nguyện
(chính yếu là Kinh Kính Mừng) và tâm nguyện (các Mầu Nhiệm về Chúa Kitô). Bởi
thế, Mẹ mong muốn chúng ta "hằng ngày" ít là lần 1 chục kinh, hay cùng Mẹ chiêm
ngắm một mầu nhiệm nào đó về Chúa Kitô, nếu có giờ thì lần trọn 1 chuỗi 50, thậm
chí lần hết 1 tràng 3 chuỗi 150 kinh biểu hiệu cho 150 Thánh Vịnh là tất cả nội
dung Kinh Thần Vụ của Giáo Hội hằng ngày dâng lên Chúa.
Nếu chúng ta "cầu Kinh Mân Côi hằng ngày" đúng như ý nguyện của Mẹ Maria ở
Fatima thì Lời Nguyện Mân Côi Fatima mà Mẹ bảo chúng ta đọc "sau mỗi một mầu
nhiệm" về Chúa Kitô, chúng ta mới thấy được tất cả ý nghĩa của Kinh Mân Côi và
giá trị cứu độ vô giá của Lời Nguyện Mân Côi Fatima này: "Lạy
Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin
đem hết mọi linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương
xót Chúa hơn'"
2- "Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa
ngục".
Thật vậy, ở Fatima, lời kêu gọi chính yếu nhất làm nên cốt lõi của Fatima và chi
phối tất cả Sứ Điệp Fatima, kể cả mệnh lệnh lần hạt Mân Côi và mệnh lệnh tôn
sùng Mẫu Tâm, đó là lời trăn trối Mẹ Maria lưu lại cho chung loài người và cho
riêng Kitô hữu con cái Giáo Hội, vào lần hiện ra cuối cùng 13/10/1917 và cũng là
lời cuối cùng trước khi Mẹ biến đi không bao giờ trở lại Fatima nữa, đó là "đừng
xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, vì Người đã bị xúc phạm đến
nhiều lắm rồi", mà nếu cứ tiếp tục xúc phạm đến Người thì có thể sẽ chịu một hậu
quả kinh hoàng là "lửa hỏa ngục", như thị kiến trong phần một của Bí Mật
Fatima đã cho thấy và chứng thực.
Bởi thế mà "sau mỗi một mầu nhiệm" về Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần, Đấng
"đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì hư hoại" (Luca 19:10), Mẹ Maria đã kêu gọi
chúng ta hãy đọc thêm Lời Nguyện Mân Côi Fatima, mà phần đầu của lời nguyện cần
thiết này đó là câu "Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng
con khỏi lửa hỏa ngục".
Ở phần đầu trong hai phần của Lời Nguyện Mân Côi Fatima này chúng ta xin "Chúa
Giêsu tha tội cho chúng con". Vậy thì "Chúa Giêsu" này có phải chính "Chúa là
Thiên Chúa của chúng ta" hay chăng, và "tha tội cho chúng con" đây đặc biệt là
những tội nào chúng ta đã xúc phạm đến Người?
Trong lời trăn trối của Mẹ Maria vào lần hiện ra cuối cùng trên đây, Mẹ Maria
kêu gọi "đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa", nghĩa là Vị
"Chúa" này cũng "là Thiên Chúa" của cả Mẹ nữa, chứ không phải của riêng chúng ta
mà thôi. Bởi thế, Mẹ không thể nào không buồn khổ khi thấy "Chúa là Thiên Chúa
của chúng ta" là Đấng vô cùng toàn thiện cao cả vô cùng yêu thương ấy bị xúc
phạm, mà còn buồn khổ hơn nữa khi thấy con cái Mẹ nguy hiểm đến phần rỗi đời đời
của họ gây ra bởi tội lỗi họ phạm nữa, làm hư đi ơn cứu chuộc vô giá của "Chúa
là Thiên Chúa của chúng ta" nơi họ.
Chính vì "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi"
mà chúng ta, trong Lời Nguyện Mân Côi Fatima mới "Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội
cho chúng con", nhưng đặc biệt nhất là những tội nào? Đó là những tội đã được
chất chứa trong 2 lời nguyện Thiên Thần Hòa Bình dạy cho 3 Thiếu Nhi Fatima đọc
khi vị thiên thần này hiện ra với các em 3 lần vào năm 1916, lần nào ngài cũng
chỉ cách cho các em đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể: đền tạ bằng lời nguyện cầu (lần
thứ nhất vào mùa xuân), đền tạ bằng hy sinh (lần thứ hai vào mùa hè) và đền
tạ bằng rước lễ (lần thứ ba vào mùa thu cùng năm 1916).
Trong lời nguyện lần đầu tiên Thiên Thần Hòa Bình dạy cho 3 Thiếu Nhi Fatima đền
tạ Chúa Giêsu Thánh Thể như thế này: "Lạy Chúa Trời Con, con tin kính Chúa, con
thờ lạy Chúa, con trông cậy Chúa và con yêu mến Chúa. Xin Chúa tha thứ cho những
người không tin kính Chúa, không thờ lạy Chúa, không trông cậy Chúa và không yêu
mến Chúa".
Lời nguyện đầu tiên được Thiên Thần Hòa Bình dạy cho 3 Thiếu Nhi Fatima này,
theo nội dung của nó, bao gồm chung nhân loại và riêng Kitô hữu, thành phần làm
cho "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta bị xúc phạm nhiều lắm rồi" ở chỗ "không tin
kính Chúa, không thờ lạy Chúa, không trông cậy Chúa và không yêu mến Chúa".
Thật vậy, ngày nay người ta "không tin kính Chúa" chẳng những là Đấng thực sự
hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể mà còn là Đấng thật sự hiện hữu nữa, qua chủ
nghĩa cộng sản vô thần, qua chủ nghĩa tương dối hóa thần linh tuyệt đối hóa nhân
bản cũng chính là chủ nghĩa duy nhân bản, qua chủ nghĩa hiện sinh tôn thờ tự do
sống chỉ biết hưởng thụ và hoàn toàn buông thả, qua chủ nghĩa xuyên tạc thần
linh nhân danh Thiên Chúa để khủng bố sát hại anh chị em đồng loại của mình, qua
hiện tượng "bỏ đạo / rối đạo tập thể" ("mass apostacy" - 2 Thessalonica 2:3),
như ban hành và thi hành các luật phản đạo lý phi nhân bản, chẳng hạn cho phá
thai hay hôn nhân đồng tính v.v.
Và chính vì họ "không tin kính Chúa" mà họ đã "không thờ lạy Chúa". Ở chỗ họ
bỏ đi thờ đi lễ, bỏ xưng tội rước lễ, bỏ đọc kinh cầu nguyện. Trong khi Âu Châu
vốn là cái nôi của Kitô giáo ngay từ những thế kỷ đầu, là nơi xuất phát ra các
nhà truyền giáo khắp thế giới, giờ đây, riêng Âu Châu và chung Tây phương Kitô
giáo đã trở thành một trung tâm văn hóa sự chết ("culture of death" - ĐTC Gioan
Phaolô II), và loan truyền văn hóa tận số ("terminal culture" - ĐTC
Phanxicô). Ở Âu Châu, nhiều nhà thờ nguy nga đồ sộ trước kia nay đã bị đóng cửa
hay bị biến thành một địa điểm dân sự hoặc trần tục bất xứng. Trong khi đó,
các đền thờ Hồi giáo lại đang tiếp tục mọc lên thay thế!
Rồi chính vì họ "không tin kính Chúa, không thờ lạy Chúa" mà họ đã đi đến chỗ
"không trông cậy Chúa" cho bằng cậy vào chính mình, cậy vào văn minh tiến bộ vật
chất do họ đạt được, cậy vào các thứ phát minh kỹ thuật càng ngày càng tân tiến
chưa bao giờ thấy, cậy vào các thứ phát triển về kinh tế và tiện nghi thoải mái,
từ đó họ đã tiến đến chỗ sống một cách hoàn toàn theo thực nghiệm, bao gồm cả
lãnh vực luân lý, ở chỗ họ suy nghĩ, chọn lựa và quyết định theo tiêu chuẩn thực
dụng, bất cứ cái gì có lợi trước mặt đều là những gì tốt nhất và hợp nhất để làm
theo, dù phản đạo lý và phi nhân bản, như ly dị, phá thai, triệt sinh an tử,
triệt sinh trợ tử v.v.
Sau hết, vì họ "không tin kính Chúa, không thờ lạy Chúa, không trông cậy Chúa"
nên họ cũng "không yêu mến Chúa", cho bằng yêu mình, đến độ, như dân Do Thái
trong giòng Lịch Sử Cứu Độ thời Cựu Ước ngày xưa, họ cũng dấn thân tôn thờ ngẫu
tượng do họ tạo nên, như các thứ luật cho phép phá thai hay luật cho đồng tính
hôn nhân, luật cho phép triệt sinh an tử và triệt sinh trợ tử v.v., và ngoại
tình với các tà thần, như thần tự do, thần nhân quyền, thần quyền lực, thần
hưởng thụ, thần tiền bạc, thần nhục dục, thần ma túy, thần khủng bố v.v.
Chưa hết, "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi"
không phải chỉ ở những tội chung chung tổng quát như thế, ở chỗ Người: "không
(được) tin kính, không (được) thờ lạy, không (được) trông cậy và không
(được) yêu mến", mà nhất là còn ở 3 thứ tội kinh hoàng trong lời nguyện thứ hai
Thiên Thần làm mẫu cho 3 Thiếu Nhi Fatima vào lần hiện ra thứ ba với các em, đó
là lời nguyện:
"Lạy Chúa Ba Ngôi Chí Thánh là Cha và Con và Thánh Thần, con sấp mình thờ lạy
Chúa. Con xin dâng lên Chúa Mình Máu châu báu, linh hồn và Thiên Tính của Chúa
Giêsu Kitô đang hiện diện trong các nhà tạm trên khắp thế giới, để đền tạ những
lăng nhục, phạm thánh và thờ ơ lãnh đạm mà chính Người đã phải chịu. Xin vì công
nghiệp vô cùng của Thánh Tâm Chúa Giêsu và của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ
Maria, xin Chúa ban cho các tội nhân ơn ăn năn hối cải".
Đúng thế, 3 tội đã làm cho "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta đã bị xúc phạm đến
nhiều lắm rồi" đây chính là các tội "lăng nhục, phạm thánh và thờ ơ lãnh đạm mà
chính Người đã phải chịu" trong Bí Tích Thánh Thể, gây ra chẳng những bởi thành
phần không phải tín hữu Công giáo (liên quan đến tội thứ nhất), nhất là bởi
chính thành phần Kitô hữu nói chung (thường liên quan đến tội thứ hai), nhất là
thành phần bạn thân của Chúa là các giám mục, linh mục và tu sĩ (đặc biệt liên
quan đến tội thứ ba).
Trước hết, "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi", ở
chỗ, Người đã bị "lăng nhục" trong Bí Tích Thánh Thể ở chỗ Người bị chính những
người xưng mình là Kitô hữu nói những lời lộng ngôn phạm thượng, mà còn tạo nên
những hình thức và cách thức vô cùng đê hèn tục tũi xấu xa không thể nào tượng
tượng được để chế nhạo Thánh Lễ, hạ nhục Thánh Thể, như trong các thứ Lễ Đen -
Black Mass, mà bàn thờ của họ là thân mình lõa lồ của một phụ nữ, mà nếu Bánh
Thánh được họ đánh cắp qua một trung gian nào đó thì chúng ta nghĩ rằng để có
thể "lăng nhục" Chúa Giêsu Thánh Thể hết cỡ, họ sẽ đặt Bánh Thánh ở đâu trên bàn
thờ là thân thể nữ giới trần truồng này?
Sau nữa, "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi", ở
chỗ, Người đã bị "phạm thánh" trong Bí Tích Thánh Thể, khi Kitô hữu Công giáo
mắc tội trọng lên rước lễ, hay bởi những bàn tay lạm dụng tình dục trẻ em của
các vị linh mục chủ tế v.v. Nhiều cha mẹ đạo đức đã than phiền là con cái của họ
sống tiền dâm hậu thú mà chúng vẫn cứ lên rước lễ như thường, hay có các cặp vợ
chồng bất hợp pháp cũng ngang nhiên lên rước lễ như ai, cho đó là một cái quyền
hay ai sao tôi vậy, người ta lên rước lễ thì tôi cũng lên rước lễ, vì đó chỉ là
một nghi thức của Thánh lễ v.v.
Sau hết, "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi", ở
chỗ, Người đã bị "thờ ơ lãnh đạm" trong Bí Tích Thánh Thể, chẳng những bởi giáo
dân bận rộn với công việc làm ăn, không có giờ đến viếng Chú ahay chầu Chúa,
thậm chí còn ăn bớt giờ Lễ Chúa Nhật, bằng cách đến muộn về sớm v.v., nhất là
bởi thành phần bạn thân của Người là thành phần tu trì được kêu gọi để sống gần
Người, cử hành người và ban phát Người, nhưng ham hoạt động, hay ham những gì
phụ thuộc, đến độ không còn giờ để cầu nguyện, hay cầu nguyện một cách máy móc,
chiếu lệ cho xong, làm lễ như cái máy, giảng dạy một cách hời hợt nông cạn v.v.
Chính ở lời nguyện hiệp lễ đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể "Lạy Chúa Ba Ngôi Chí
Thánh, con xin dâng lên Chúa Mình Máu châu báu, linh hồn và Thiên Tính của Chúa
Giêsu Kitô đang hiện diện trong các nhà tạm trên khắp thế giới, để đền tạ những
lăng nhục, phạm thánh và thờ ơ lãnh đạm mà chính Người đã phải chịu" này, chúng
ta cũng đã thấy phản ảnh nội dung của lời nguyện mở đầu cho mỗi chục trong
Chuỗi Kinh Thương Xót rồi vậy: "Lạy Cha Hằng Sống, con dâng lên Cha Mình Máu,
Linh Hồn và Thiên Tính Con chí ái Cha là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, để đền
bù tội lỗi chúng con và toàn thế giới" (Thánh Faustina - Nhật Ký khoản 467).
Trong Chuỗi Kinh Thương Xót Chúa Giêsu dạy Chị Thánh Faustina, chúng ta còn thấy
mầu nhiệm 3 Ngôi ở đó nữa, (tuy không rõ ràng như ở Lời Nguyện Hiệp Kễ Đền Tạ
như ở Fatima trên đây), ở ngay câu kết (được đọc 3 lần) sau Chuỗi Kinh Thương
Xót, một câu kết có ý nghĩa chúc tụng Thiên Chúa 3 lần Thánh, như thể chúc
tụng "sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần... ": “Lạy
Thiên Chúa Thánh (Đức Chúa Cha), Lạy Đấng Quyền Năng Thánh (Đức Chúa
Thánh Thần), Lạy Đấng Bất Tử Thánh (Đức Chúa Con), xin thương xót
chúng con và toàn thế giới ("để đền bù tội lỗi chúng con và toàn thế giới")”.
Đó là lý do, nếu còn ý thức tội lỗi, còn lương tâm, còn đức tin, còn muốn được
cứu độ, chúng ta cần phải đáp lời kêu gọi của Mẹ Maria trong việc đọc Lời Nguyện
Fatima, ít là phần đầu, cho dù không có giờ hay không muốn "cầu kinh Mân Côi
hằng ngày": "Lạy
Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục", tức
là khỏi những tội "không tin kính Chúa, không thờ lạy Chúa, không trông cậy Chúa
và không yêu mến Chúa", nhất là những tội "lăng nhục, phạm thánh và thờ ơ
lãnh đạm mà chính Người đã phải chịu" trong Bí Tích Thánh Thể.
3- "Xin đem hết mọi linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng
thương xót Chúa hơn"
Nếu phần đầu của Lời Nguyện Mân Côi Fatima liên quan đến Bí Mật Fatima phần nhất
là thị kiến hỏa ngục: "xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục", thì phần sau của
lời nguyện này liên quan đến Bí Mật Fatima phần thứ ba là thị kiến tử đạo, thị
kiến mang tính cách đồng công cứu chuộc như Mẹ Maria: "Xin
đem hết mọi linh hồn lên thiên đàng".
Cả trong câu "nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn" cũng cho
thấy phần hai của Lời Nguyện Mân Côi Fatima này liên quan đến phần ba của Bí mật
Fatima. Vì trong thị kiến của phần ba này, cuối cùng, máu của đoàn chứng nhân
Kitô hữu đã được hai vị thiên thần ở bên hai cánh Thánh Giá thu góp lại vẩy lên
những ai tiến đến cùng Thiên Chúa, không phải là thành phần tiêu biểu cho "những
linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn" hay sao?
Chính ở phần hai "Xin đem hết mọi linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh
hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn" trong Lời Nguyện Mân Côi Fatima này mới
làm cho lời nguyện này càng hơn nữa trở thành Lời Nguyện Fatima Lòng Thương Xót
Chúa, vì nó liên quan đến phần rỗi của anh chị em chúng ta.
Như thế có nghĩa là ở phần đầu của lời nguyện này, "Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội
cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục" cũng đã cho thấy Lời Nguyện
Mân Côi Fatima là Lời Nguyện Fatima Lòng Thương Xót Chúa rồi. Ở chỗ, đại danh từ
số nhiều "chúng con" trong câu này bao gồm tất cả mọi người chúng ta, không trừ
ai, tất cả "chúng con" đều là tội nhân trước nhan Chúa, đều đáng bị trừng phải
trong "lửa hỏa ngục", nhưng "chúng con" đã được Chúa thương cứu chuộc.
Bởi thế mà giờ đây, "Thày yêu thương các con thế nào các con cũng hãy yêu thương
nhau như thế" (Gioan 13:34, 15:12), ở chỗ, một khi "chúng con" được Chúa cứu
chuộc, "chúng con" cũng phải cộng tác với Chúa để cứu độ anh chị em của chúng
con nữa, nhất là "những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn".
Quả vậy, nếu chúng ta chỉ lo sao cho bản thân mình được cứu độ, ngoài ra, anh
chị em chúng ta có hư đi thì cũng chẳng dính dáng gì đến chúng ta, "bay chết mặc
bay", "ai có thân người ấy lo", "ai có linh hồn người ấy giữ" v.v. thì chúng ta
hãy coi chừng chính phần rỗi của chúng ta.
Bởi vì trong cuộc Chung thẩm, chúng ta chắc chắn sẽ bị tẽn tò và bàng hoàng sửng
sốt khi thấy Vị Thẩm Phán Tối Cao bấy giờ phân chúng ta vào bên dê và phán cùng
thành phần dê bị hư đi này rằng: "Ta bảo thật cho các ngươi biết bao lâu các
ngươi không làm điều ấy cho một trong những người anh em hèn mọn nhất này là các
ngươi không làm cho Ta" (Mathêu 24:45).
"Điều ấy" đây là điều gì, nếu không phải là việc bác ái cứu trợ những người anh
em hèn mọn nhất được đồng hóa với Chúa Kitô, không phải chỉ bác ái cứu trợ về
phần xác, mà đặc biệt về phần hồn là những gì quan trọng nhất và khẩn thiết nhất
cho cuộc đời con người sống trên trần gian này. Thế nên, thành phần hèn mọn nhất
của Chúa Kitô cần cứu trợ trước hết và trên hết liên quan đến phần hồn hơn phần
xác, đó là "những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn". Nếu chúng ta không
lo cộng tác với Chúa Kitô để cứu độ họ thì liệu chúng ta có được cứu độ hay
chăng?
Con Thiên Chúa nhập thể, giáng sinh, khổ nạn, tử giá và phục sinh là để cứu
chuộc tất cả mọi người chứ không phải chỉ riêng chúng ta. Hay nói cách khác, ơn
cứu độ của Người là để cho toàn thể nhân loại, trong đó có từng cá nhân chúng
ta. Với ý thức như thế, chúng ta không thể nào chỉ cá nhân hóa ơn cứu độ vô cùng
của Thiên Chúa, trái lại, còn phải nhất là tổng quát hóa, công giáo hóa ơn
cứu độ của Người nữa, bằng sứ vụ là tư tế vương giả và là ngôn sứ của Kitô hữu
chúng ta nữa.
Đó là lý do sau khi Phục Sinh và trước khi Thăng Thiên, Chúa Kitô đã sai các
tông đồ "đi khắp thế giới để loan tin mừng cho tất cả mọi tạo vật" (Marco
16:16), "tuyển mộ môn đồ nơi tất cả mọi dân nước" (Mathêu 28:19). Bởi thế, nếu
tự bản chất Giáo Hội là truyền giáo (khoản 2 Sắc
Lệnh Ad Gentes về Hoạt Ðộng Truyền Giáo của Giáo Hội 7/12/1965), thì những Kitô
hữu nào không truyền giáo, tức là không lo đến phần rỗi của anh chị em mình theo
khả năng, hoàn cảnh và ơn gọi thích hợp của mình thì không sống đúng với bản
chất Kitô hữu của mình "là ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:14), như Giáo Hội là
"ánh sáng muôn dân - lumen gentium" (nhan đề của Hiến Chế tín lý về Giáo Hội của
Công Đồng Chung Vaticanô II ban hành ngày 21/11/1964), và vì thế sẽ phải trả lẽ
trước mặt Đấng "đã yêu thương đến cùng" (Gioan 13:1).
Chúng ta không thể nào chỉ quí linh hồn của chúng ta mà coi thường các linh hồn
khác, "nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn", thành phần
chiêc lạc được Thiên Chúa tìm về từng con một mà chúng ta lại có thể coi
thường được hay sao? Nếu chúng ta thật lòng kính mến Thiên Chúa, quí chuộng
công ơn cứu chuộc vô cùng cao trọng của Chúa Giêsu Kitô Con Ngài, chúng ta sẽ
chẳng những cảm thấy đau lòng khi thấy anh chị em của chúng ta sa ngã phạm tội
mất lòng Chúa, mà còn hy sinh đền tội thay cho họ để họ được cứu rỗi nữa.
Đó là lý do các Lời Nguyện đền tạ Thánh Thể Thiên Thần dạy 3 Thiếu Nhi Fatima
năm 1916, như đã dẫn giải ở đoạn 2 trên đây, mới là những Kinh Nguyện mang tính
chất Lòng Thương Xót Chúa như Lời Nguyện Mân Côi Fatima này. Bởi vì, cả 2 lời
nguyện ấy đều chất chứa 2 ý nghĩa chính yếu: 1- đền tạ "Chúa là Thiên Chúa của
chúng ta nữa vì Người đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi", và 2- bù đắp cho tội
nhân và cầu cho phần rỗi của tội nhân.
Đó cũng là lý do Ơn Gọi Fatima của cả 3 Thiếu Nhi Fatima thụ khải năm 1917, như
Mẹ Maria ngay lần hiện ra đầu tiên ngày 13/5 năm ấy cho biết, đó là: "Các
con có sẵn lòng dâng mình cho Thiên Chúa để chấp nhận mọi đau khổ Người gửi đến,
như một việc đền tạ những xúc phạm Người phải chịu mà cầu cho tội nhân ăn năn
trở lại không?", và các em đã mau mắn đồng thanh thưa một cách vô cùng dễ thương
và hết sức can đảm hơn ai hết như sau: "Vâng,
chúng con sẵn lòng!"
Đó là lý do, sau đó, cả 3 em đã thật sự là chịu "mọi đau khổ Ngài gửi đến" (phần
1 của Ơn Gọi Fatima chung trên đây), không trừ một em nào. Tuy nhiên, 2 trong 3
em là Phanxicô và Giaxinta, mỗi em lại đóng một vai trò và sứ vụ riêng,
như Thiếu Nhi Fatima Phanxicô đã chuyên môn đền
tạ những xúc phạm Người phải chịu" (phần
2 của Ơn Gọi Fatima chung trên đây), bằng
Kinh Mân Côi ở một nơi vắng vẻ một mình với "Chúa Giêsu ẩn thân - hidden Jesus"
của em là Chúa Giêsu Thánh Thể, cũng như Thiếu Nhi Giaxinta đã chuyên môn "cầu
cho tội nhân ăn năn trở lại" (phần
3 của Ơn Gọi Fatima chung trên đây), bằng
tất cả mọi hy sinh liên lỉ trong cuộc đời 3 năm còn lại của em.
Đó là lý do ngay trong thị kiến của Bí Mật Fatima phần ba mới có cảnh một đoàn
chứng nhân Kitô giáo, bao gồm đủ mọi thành phần, từ giáo hoàng, xuống giám mục,
linh mục, tu sĩ cho tới giáo
dân, đã bị tàn sát ngay dưới chân cây Thánh Giá lớn ở trên một ngọn núi
dốc đứng, và máu của các vị đã được 2 vị thiên thần đứng bên 2 cánh Thánh Giá
thu lại để lấy
mà vẩy
trên những ai tiến đến cùng Thiên Chúa bằng thiện chí tìm Ngài nếu chưa biết
Ngài hay ăn năn thống hối nếu đã là con cái của Ngài!
Như thế, quả thực những Kinh Nguyện Fatima là những Kinh Nguyện Fatima Lòng
Thương Xót Chúa, như hai lời nguyện Thiên Thần Hòa Bình dạy cho 3 Thiếu Nhi
Fatima năm 1916 để đền tạ "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta đã bị xúc phạm đến
nhiều lắm rồi", nhất là Lời Nguyện Mân Côi Fatima Mẹ Maria dạy cho 3 em ngay sau
khi Mẹ Maria tiết lộ toàn bộ Bí Mật Fatima 3 phần, để chẳng những nguyện "Chúa
Giêsu xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục", mà
còn "xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng
thương xót Chúa hơn", và những Kinh Nguyện Fatima Lòng Thương Xót Chúa này hoàn
toàn phản ảnh những gì trong thị kiến cuối cùng (the last vision) mà nữ tu Lucia
thị kiến thấy ngày 13/6/1929. Thị kiến ấy ra sao và như thế nào?