NGƯỜI SAMARITANÔ NHÂN LÀNH THỜI ĐẠI


Ga ky su Sai thanh va moi tinh voi nguoi vo bai liet o mien que ngheo - Anh 1
Vợ chồng anh Đặng và chị Mai hạnh phúc bên nhau cho dù cuộc sống còn bộn bề khó khăn
Duyên định mệnh
Người kỹ sư “gàn” nói trên là anh Nguyễn Văn Đặng (31 tuổi) là dân Sài Gòn chính hiệu, có nhà ở quận Tân Bình (TP HCM), vợ anh là Nguyễn Thị Tuyết Mai (27 tuổi, ngụ ấp Cây Me, xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng, Long An). Chàng kỹ sư cơ khí quanh năm chỉ biết suốt ngày làm việc với những mối hàn, sắt thép và những công trình lớn nay trở thành anh nông dân miền Tây chính hiệu.
Quần đùi, ở trần, da ngăm đen, quanh năm dính bùn đất, Đặng cười tươi rói bảo rằng “tui là dân miền Tây chính hiệu rồi đấy”. Người vợ bại liệt ngồi bên hiên nhà cười mãn nguyện, có lẽ anh Đặng là món quà của cuộc đời chị, đưa chị khỏi vũng lầy của một cô gái luôn bi quan vì tật nguyền, vì nghèo đói và có người mẹ mù lòa.
Đặng nhớ về tuổi thơ mất mát của mình: “Mới 2 tuổi, ba đi biệt xứ, mẹ đi bước nữa với người đàn ông khác. Tôi sống cùng ông bà nội. Tuổi thơ tôi chưa có một ngày hạnh phúc”. Tuổi thơ thiếu thốn, nên khi nắm giữ hạnh phúc, anh muốn san sẻ, muốn cho đi và muốn bù đắp. Đó là lý do anh quyết định lấy cuộc đời mình “bù” vào sự thiếu hụt của cô vợ bất hạnh. Mối tình cổ tích ấy bắt đầu bằng sự tình cờ.
Đặng kể, cuối năm 2009 anh về huyện Hưng Điền, vùng biên giới tỉnh Long An thăm người quen, thì biết đến gia cảnh của Mai. Lúc ấy Mai bị tật nguyền không thể đi lại đang sống cùng người mẹ mù lòa trong gian chòi nhỏ lủi thủi giữa đồng. Cảm thương cô gái, anh sang nhà chơi và hỏi han đủ chuyện, Mai cũng bộc bạch hết hoàn cảnh của mình.
Chị kể, bản thân sinh ra ở miệt Trà Vinh. Vì nghèo, năm 1992, cả gia đình kéo nhau đến vùng sông nước biên giới Long An làm ăn. Họ được chủ điền cho mượn mảnh đất giữa ruộng để dựng nhà và đi làm mướn kiếm sống. Nhà bà Tám (mẹ Mai) có năm người con, tất cả sau này lớn lên đều phiêu dạt khắp nơi, lấy vợ, gả chồng an phận trong nghèo nàn. Năm 2000, bà Tám bị bệnh cườm mắt, không có tiền chạy chữa, bà trở thành người mù. Là con út, thấy cảnh cha già, mẹ mù lòa, Mai đành gác lại chuyện tình duyên.
Thời thanh niên chị khỏe lắm, đi làm mướn hết mùa lúa lại đến mùa lạc. Thế rồi tai họa ập xuống, năm 2006, hết ngày làm mướn về nhà, Mai lên cơn sốt. Chân tay cứng đờ, không thể cử động. Ba mẹ vội kêu gọi người thân, các anh chị em ở xa về đưa Mai đi Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM). Ca mổ sau đó bị tai biến, Mai bị xuất huyết tủy. Bác sĩ điều trị cho biết, để tiếp tục chữa chạy cần khoảng tiền 70 triệu đồng. Số tiền ấy quá lớn so với khả năng gia đình, họ đành đưa chị về quê, phó mặc sự sống cho thần chết.

Nhưng, Mai cứ nằm đó vì dường như ông trời không cho chết. 19 tuổi, đôi chân của cô đã bại liệt vĩnh viễn, tương lai trở nên mờ mịt. Nhiều lúc cô muốn chết để quên nỗi đau và nhẹ nhõm cho cha mẹ, nhưng tử thần lại mang người cha của chị đi trước. Tai họa liên tiếp giáng xuống gia đình Mai, ngày cha mất, chị đã là một phế nhân, nước mắt không còn để khóc cha. Những bất hạnh nối tiếp, cuộc đời của Mai vào độ tuổi đáng lẽ đẹp nhất thì lại đang rơi vào ngõ cụt tăm tối.

Chị không thể quên những ký ức của tháng năm đầy nước mắt ấy. Hai mẹ con, người mù, người liệt bấu víu nhau ở gian chòi rách tạm bợ ở bên bờ kênh vùng biên giới. Có những lần mẹ chị không thấy đường, lần mò trên sàn nhà thủng lỗ chỗ bị rơi xuống ao giữa đêm, chị phải hô hoán hàng xóm sang giúp đỡ. Lại có những hôm căn bệnh cũ tái phát hoành hành chị, trong túi không một đồng, người mẹ nghèo mù lòa chỉ biết ôm con khóc.
Những ngày tháng lê lết trên sàn nhà để chăm sóc mẹ, chị Mai bị cây xóc vào người gây nhiễm trùng nặng. Không có tiền chạy chữa, chị đành cắn răng chịu đựng. Chị nghĩ, cuộc đời mình cứ lay lắt thế, được ngày nào hay ngày đó, khi nào ông trời không cho sống nữa thì mẹ con “cùng đi một lượt”.
Có lẽ, những bộc bạch của cô gái tật nguyền đã chạm đến tận đáy trái tim chàng trai Sài Gòn tốt bụng. Anh quyết định mua tặng cô một chiếc điện thoại để tiện liên lạc, và thi thoảng anh còn động viên giúp đỡ cô. Sau khi về TP HCM, Đặng và Mai vẫn giữ liên lạc, hai người thường gọi điện hỏi han và nhắn tin.
Cuộc đời của Mai, của mẹ Mai cứ ám ảnh trong những đêm trằn trọc không ngủ của anh. “Đó là thứ tình cảm kết hợp giữa thương và nhớ, không biết đó có phải là tình yêu? Hình ảnh Mai cứ luẩn quẩn trong đầu tôi, xen vào công việc hàng ngày. Tôi suy nghĩ về cô ấy rất nhiều. Tôi lại gọi điện, có đêm chúng tôi tâm sự với nhau mấy tiếng đồng hồ”, Đặng kể.

Hạnh phúc là dám cho đi
Không lâu sau, Đặng viết đơn thôi việc, rồi từ biệt người thân để đi làm rể miền Tây. Ông bà nội chấp nhận để anh đi, vì biết tình yêu mãnh liệt anh dành cho cô gái ấy. Ngày anh ôm túi quần áo xuống căn chòi giữa ruộng, thấy anh, Mai ôm mẹ khóc tức tưởi.
Đặng nhẹ nhàng nắm tay Mai, trút hết nỗi lòng cùng cô gái bại liệt: “Hãy cho anh về đây sống với hai mẹ con em. Anh muốn được che chở, bao bọc và chăm sóc mẹ con em suốt đời”. Mai chết lặng, còn bà Tám cố đẩy anh ra, bà thều thào trong hơi thở yếu ớt: “Hãy đi tìm người con gái khác, Mai không xứng đáng với anh”.
Đặng quỳ xuống xin bà được ở lại. Lúc này, anh mới thổ lộ hết tấm chân tình, rằng tình cảm của anh xuất phát từ trái tim yêu thương thật sự. Anh nhớ Mai, yêu cô ấy từ lần đầu tiên gặp mặt. Anh đã không thể làm việc nổi, đã giày vò tâm hồn nhiều đêm để đi đến quyết định lấy Mai làm vợ. Sự ngăn cản yếu ớt của bà Tám không thể xua đuổi Đặng. Lần đầu tiên, anh ôm Mai vào lòng, hôn nhẹ lên hàng mi ướt lệ của cô, nhưng trong lòng ngực đôi trái tim đang rộn rực.
Đám cưới của Đặng - Mai diễn ra ấm cúng trong căn chòi mượn. Cô dâu không mặc áo cưới, mâm cơm do người chủ đất thương tình hỗ trợ để chú rể cúng tổ tiên. Đám cưới chỉ có trầu cau và nước mắt của hạnh phúc. Đôi trẻ nên vợ, thành chồng từ bấy.
Từ một “công tử” nơi phố thị sầm uất, để sống được ở miền quê nghèo, Đặng phải tập làm tất cả. Đặng đi chăn trâu thuê cho người ta. Đêm, anh quăng chài kiếm cá ở mạn sông. Qua mấy mùa nước nổi, chàng trai thị thành đã mang dáng dấp của một “Hai lúa” chính hiệu, cũng biết quăng câu, thả lưới, cuốc đất trồng rau như ai. Cuộc sống có bữa đói bữa no, nhưng anh thấy hạnh phúc, ấm áp mỗi khi nhìn Mai cười.
Chị Mai cũng không giấu cho biết, cuộc sống của vợ chồng chị khá vất vả. Số ngày chị phát bệnh, nằm viện nhiều hơn những ngày bình thường. Chị rất lo lắng, lại càng thương chồng nhiều hơn. Có không ít người từng hỏi Đặng, bây giờ đã chán cảnh sống nghèo khổ, bệnh tật chưa, anh cười hiền khô trả lời: “Chán mà tui còn ở đây sao được, còn sống ngày nào tui còn lo cho vợ tui ngày đó”.

Đặng vẫn lạc quan trong nghèo khó. Sáng sớm, chị Mai nhắc chồng chở mấy can rượu về bán lẻ để kiếm chút tiền, đến chiều anh lại mang về tấm lưới vừa thả, hai vợ chồng vui vẻ gỡ từng con cá nhỏ để gia đình ba người qua bữa. Mỗi khi đám bạn đồng trang lứa trong xóm chọc anh có vợ rồi mà không được “nằm chung” với vợ có buồn không, chị tủm tỉm cười xấu hổ, anh cũng cười và thanh minh cho vợ: “Vợ tui, tui thương, phá hoài mấy ông”.

Hạnh phúc với Đặng thật đơn sơ, với anh không nhất thiết phải “chăn gối”. Chàng trai quan niệm, khi con người dám cho đi, thấy người khác được nhận thì đó là hạnh phúc. Tình yêu của anh dành cho vợ không đơn thuần là tình cảm trai gái. Bởi, nếu tình cảm xuất phát bằng sự hẹp hòi ấy thì Đặng đã chẳng bỏ nghề, rời xa phố thị hoa lệ để đến vùng quê nghèo xa tít tắp lấy cô vợ tật nguyền và cưu mang một bà lão mù. 


Hoàng Nam - Kỳ Anh

 

From: <marytran2551@gmail.com>
Date: Mon, May 9, 2016 at 10:09 AM
Subject: Chuyen than tien.
To: "daminhmariacaotantinh@gmail.com" <daminhmariacaotantinh@gmail.com>


Anh Tinh oi, toi co doc cau chuyen cua co Mai va anh Dang va ong xa toi ong thac mac qua. Anh Dang la ky su co job dang hoang lai khong mang me con co Mai ve thanh pho de nuoi nang ma lai bo viec lam de ve que bac tom bac ca, lam sao co the nuoi noi 2 nguoi kia?? Lieu day co phai la chuyen that hay khong??

 

From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: 2016-05-09 14:13 GMT-07:00
Subject: Re: Chuyen than tien.
To: Phuongngoctran2551 <marytran2551@gmail.com>
Cc: TDCTT googlegroup <tdctt@googlegroups.com>


Chị Trần Ngọc Phượng, TĐCTT XVI - 2015 GP San Bernadino, quí mến,

Cám ơn chị đã đọc câu truyện tình thần tiên như hoang đường em gửi cho chung Nhóm TĐCTT của chúng ta hôm qua.

Theo em được biết thì đây là một câu truyện có thật 100%, về cả lịch sử theo ngày tháng và địa dư ở VN mới xẩy ra đây. 

Người viết lại câu truyện này đã được gặp chính cặp vợ chồng này và phỏng vấn họ rồi viết ra cho nhiều người đọc mà ngẫm nghĩ ...

Thú thật với chị, em đọc câu truyện này xong, em cũng đặt vấn đề y như anh chị vậy. Thế nhưng, chị ơi, chính vì không như chúng ta nghĩ mới là câu truyện thật tuyệt vời chứ.

Em chưa từng thấy một câu truyện thật nào mà hay như vậy. Em cảm phục anh chồng này sát đất. Trong khi đó anh ta chỉ làm theo tình yêu ở tầm mức tự nhiên thôi. Thế mà chúng ta là thành phần môn đệ của Chúa Kitô theo đuổi đức ái trọn hảo - perfect love / perfectae caritatis cũng chưa theo kịp, trái lại, còn cho là hoang đường không thật.

Em phải tạ ơn LTXC đã cho em đọc được câu truyện có thật này trong chính Năm Thánh Thương Xót, vì câu truyện này phản ảnh LTXC hơn bất cứ một câu truyện nào khác từ trước đến nay mà em được biết. Em có ý nghĩ khi nào về VN sẽ tìm gặp anh chồng này để biếu cho hai vợ chồng một món quà của lòng em ngưỡng phục anh chồng.

Câu truyện này, âm vang một phần nào câu truyện em tạo ra để kể về tình yêu vô cùng cao cả của Thiên Chúa đối với loài người tạo vật hèn hạ tội lỗi vô cùng bất xứng nhưng lại được Chúa vô cùng toàn hảo điên cuồng yêu thương đến dại dột, ở cuộc tĩnh tâm Philadelphia 2/2012, còn được thâu lại trong bộ CD "LTXC - Niềm Hy Vọng Cuối Cùng".

Chúng ta đừng tưởng anh chồng tên Đặng có một không hai này chỉ là một nhân vật tiểu thuyết hoang đường bởi có những hành động vượt lên trên lý luận bình thường của chúng ta. Theo truyện kể, căn cứ vào nghi thức cưới hỏi, thì anh và vợ anh đều ngoại giáo, ấy thế mà anh đã trở thành lý tưởng cho các vợ chồng Kitô giáo của chúng ta ngày nay, nhất là cho những ai đã ly dị, hay kêu lên rằng "tôi không thể chịu nhà tôi được nữa".

Trong Phúc Âm chúng ta đã đọc thấy dụ ngôn về Người Samaritanô Nhân Lành. Người này là một người kể như ngoại giáo đối với dân Do Thái và Do Thái giáo. Vậy mà người ngoại giáo ấy đã làm được một việc phi thường mà vị tư tế và thày Levi đạo hạnh, đóng vai trò thay dân tôn thờ Thiên Chúa tối cao không làm được theo luật dạy của Ngài cho họ. 

Nơi câu truyện của anh chồng tên Đặng này, em thấy được thật sự yếu tố chính yếu về LTXC và của LTXC là trở nên đáng thương như nạn nhân đáng thương, hay nói cách khác, chấp nhận cái khổ của nhau và chia sẻ cái khổ với nhau, chứ không phải chỉ bố thí cho nhau hay giúp đỡ nhau cho nhau đỡ khổ mà thôi.

Hai vị linh mục giảng huấn trong hai cuộc tĩnh tâm ở Texas vừa rồi đã có một nhận xét chung rất chính xác về LTXC: Cha Đỗ Hiến ở Houston TX (17/4/2016) và Cha Trịnh Đức Hòa ở Fortworth TX (23/4/2016). 

Cha Đỗ Hiến đã nói chúng ta đừng tưởng bố thí cho người nghèo là đủ, mà còn phải chịu khổ như họ và với họ nữa. Ngài đã đề cập đến truyện có 300 giới trẻ người Mễ (chứ không phải VN) ở giáo xứ ngài, dù nghèo, cũng đã hào hứng sẵn sàng bỏ tiền túi ra không ít cho chuyến đi xa tới tận Phi Châu với mục đích chỉ để giúp người nghèo khổ bên đó mà thôi.

Cha Trịnh Đức Hòa kể truyện ngài có đứa em gái ở VN trước đây có lần đi chơi cùng với bạn bè của em, chẳng may cả 3 em đều bị rớt xuống sông, đang chới với cứu lấy nhau một cách bất lực thì có một ông thày dòng vẫn coi sóc các em thấy thế liền nhào xuống cứu các em, để rồi cùng chết với 2 trong 3 em. Cha Hòa nói: Đó mới là lòng thương xót.

Câu truyện của anh chồng tên Đặng này cũng thế. Anh không đưa hai mẹ con chị Mai đến với anh mà trái lại anh đã đến với 2 mẹ con chị để cùng chia sẻ hoàn cảnh với họ. Thiên Chúa đã hạ giáng với loài người thế nào thì Người Samaritanô cũng đã xuống lừa đến với nạn nhân đang ngấp ngoái chết như vậy, chứ người này không phải chỉ ngồi trên lưng lừa vứt xuống cho nạn nhân ít tiền rồi đi, hay xuống băng bó xong rồi bỏ đi. Trái lại, đã hy sinh hẳn con lừa cho nạn nhân cưỡi và cứu giúp nạn nhân cho đến cùng, bất chấp mọi lao nhọc và tốn kém thời giờ cùng tiền bạc, miễn là nạn nhân được tai qua nạn khỏi và được sống.

Anh chồng tên Đặng này tuyệt vời chẳng những ở chỗ đến với người vợ tật nguyền bất lực chẳng ai thèm của mình, bao gồm luôn cả người mẹ mù lòa của chị nữa, để phục vụ cả hai mẹ con, để chịu khổ với hai mẹ con và chịu khổ thay cho hai mẹ con, nhờ đó cả hai mẹ con vợ anh được hạnh phúc. Thế là đủ. Hạnh phúc của họ cũng chính là hạnh phúc của anh.

Trong khi đó, chính những đòi hỏi và nhu cầu chính đáng về tình dục của một người chồng như anh trong việc được ăn nằm với vợ anh thậm chí anh cũng chẳng được hưởng, vì tật nguyện tê liệt cả hai chân của chị đã không cho phép chị thực hiện nổi những tác động ân ái tự nhiên của vợ chồng. Thật là một tình yêu vô vị lợi. Anh Đặng yêu chị Mai thật chứ không phải chỉ thương hại, đến độ phải năn nỉ bà mẹ của chị để được lấy chị... Anh Đặng phục vụ hai mẹ con chị không phải vì bất đắc dĩ mà chỉ vì yêu thương hết lòng!

Ôi, câu truyện này, theo em, thực sự phản ảnh LTXC đối với mỗi một người chúng ta. Câu truyện này giống như một dụ ngôn thứ hai về LTXC, dụ ngôn về Người Samaritanô Nhân Lành thời đại, một thời đại, theo nhận định của ĐTC Phanxicô, Vị Giáo Hoàng Thương Xót, đang ở trong tình trạng toàn cầu hóa lãnh đạm theo cá nhân chủ nghĩa, chỉ biết có bản thân mình và tôn thờ ngẫu tượng lợi lộc, bất chấp anh chị em mình bị khổ đau. 

Nếu chúng ta tin vào sự quan phòng thần linh, không một cái gì xẩy ra trên đời này, dù to hay nhỏ, thì không phải đột nhiên Nhóm TĐCTT chúng ta đọc được câu truyện thật và tuyệt vời này đâu. Theo em, chính LTXC đã gửi cho em trước và qua em đến chung nhóm câu truyện rất thích hợp về LTXC ngay trong Năm Thánh Thương Xót này, và qua câu truyện Người Samaritanô Nhân Lành Việt Nam thời đại này, LTXC dường như muốn chúng ta hãy tiếp tục dấn thân sống chuyên nghiệp LTXC (expert in mercy) như những gì Nhóm TĐCTT chúng ta đang nhắm tới trong Năm Thánh Thương Xót 2016 Ngoại Lệ này.

Tóm lại, với câu truyện được LTXC quan phòng thần linh gửi đến cho Nhóm TĐCTT chúng ta đây, dường như LTXC, theo em, muốn từng người chúng ta hãy tự kiểm điểm xem chúng ta đã: 1- cảm nghiệm được LTXC đối với mỗi một người chúng ta ra sao, nếu chúng ta mang thân phận của một chị Mai được Anh Đặng lấy làm vợ như thế; 2- hay đã sống LTXC đối với những người anh chị em hèn mọn nhất của Chúa Kitô đến đâu, nhất là với những người anh chị em phạm đến chúng ta, gây đau khổ cho chúng ta, nếu chúng ta đóng vai anh chồng mất trí dại khờ này.

Ít là từ nay trong chúng ta chúng ta đừng có ai còn ý nghĩ rằng chúng ta không thể thực hành LTXC vì LTXC cao cả quá, không ai có thể theo được, chỉ có Chúa là Thiên Chúa mới làm được, nên chúng ta bỏ không làm, cứ tiếp tục sống theo tự nhiên, tác hành và phản ứng chẳng khác gì những người không hề biết Chúa hay chưa từng được Chúa thương yêu. 

Xin LTXC biến chúng ta trở thành những Người Samaritanô Nhân Lành thời đại, nhất là trong "thời điểm của lòng thương xót" hiện nay.

em tĩnh

 

From: <marytran2551@gmail.com>
Date: 2016-05-09 23:33 GMT-07:00
Subject: Chuyen than tien.
To: "daminhmariacaotantinh@gmail.com" <daminhmariacaotantinh@gmail.com>


       Cam on anh Tinh da giai thich cho toi duoc hieu ve cau chuyen kho tin nhung co that nay.
 Day moi chinh that la mot tinh yeu qua vi dai va cao thuong, hy sinh tu bo tac ca vi nguoi minh yeu. Anh Dang la nguoi ngoai giao nhung anh da thuc thi duoc LTXC con chung ta thi sao?? Mang danh la nguoi Cong Giao nhung toi tu xet thay minh chi co cai vo ben ngoai ma thoi. Anh Dang dung la mot tam guong de cho chung ta SONG DAO va HANH DAO