Chúa Kitô - Dung Nhan Thương Xót
Bản tính là Tình Yêu Thương Xót của Thiên Chúa, Đấng Tự Hữu, Toàn Hữu và Hằng
Hữu, Đấng là Tình Yêu tự phát, Tình Yêu toàn hảo và Tình Yêu thủy chung, không
một tạo vật nào, dù thông sáng như thiên thần, có thể biết được trừ chính bản
thân Thiên Chúa, Đấng đã tự tỏ mình ra để tạo vật của Ngài có thể nhận biết Ngài
và nhờ đó được hiệp thông thần linh với Ngài.
Vì là Tình Yêu Thương Xót, ngay từ ban đầu đã bao gồm và hướng về những gì bất
toàn, thấp hèn và khốn nạn mà Ngài đã có ý định tạo dựng nên tạo vật nói chung
và loài người nói riêng, để nhờ đó có thể tỏ hết bản tính là Tình Yêu Thương Xót
của Ngài ra.
Tuy nhiên, không phải sau khi Thiên Chúa có ý tạo dựng nên loài người Ngài mới
có ý định nhập thể để cứu chuộc loài người, vì Ngài thấy trước được loài người,
vì bản chất bất toàn của họ, không toàn hảo như Ngài, chắc chắn sẽ không thể nào
không sa phạm, nên cần phải được cứu chuộc, cần phải thương xót, bằng việc sai
Con Một của Ngài xuống thế làm người.
Trái lại, chính vì bản tính là Tình Yêu Thương Xót của Chúa Cha, và vì được
nhiệm sinh bởi Chúa Cha, "hiện thân đích thực của bản thể Cha" (Do Thái
1:3), Chúa Con thực sự là hiện thân đích thực của bản tính là Tình Yêu Thương
Xót của Cha, nghĩa là nơi Chúa Con, từ thuở đời đời, có thể nói "đã" bao gồm
và chất chứa tất cả những gì là bất toàn, thấp hèn và khốn nạn của tạo vật nói
chung và của loài người nói riêng.
Đó là lý do, mục đích của việc nhập thể và vượt qua của Chúa Kitô là để "tỏ Cha
ra" (Gioan 1:18), nhờ đó con người biết được Cha là Tình Yêu Thương Xót: "Cha
Thày yêu Thày thế nào Thày cũng yêu các con như vậy" (Gioan 14:9), và Người đã
tỏ Cha là Tình Yêu Thương Xót ra, như người môn đệ được Người yêu thương viết:
"Người đã yêu thương những ai thuộc về Người ở trên thế gian này thì Người muốn
chứng tỏ Người yêu thương họ cho đến cùng" (Gioan 13:1).
Trong Tông Sắc Dung Nhan Thương Xót để mở Năm Thánh Thương Xót, Đức Thánh Cha
Phanxicô đã cảm nhận Dung Nhan Thương Xót của Vị Thiên Chúa có Bản tính Thương
Xót được tỏ hiện nơi Chúa Giêsu Kitô nhập thể và cứu thế như sau:
"Chúa Giêsu Kitô là dung nhan của tình thương Cha. Những lời này có thể tóm lại
rõ ràng mầu nhiệm đức tin Kitô giáo. Tình thương đã trở nên sống động và hữu
hình nơi Đức Giêsu Nazarét, đạt đến tột đỉnh của mình nơi Người. ... Đức Giêsu
Nazarét là Đấng mạc khải cho thấy tình thương của Thiên Chúa, bằng lời nói của
Người, hành động của Người và toàn thể bản thân của Người" (khoản
1).
"Tình yêu này giờ đây đã trở thành hữu hình và khả giác nơi tất cả cuộc đời trần
thế của Chúa Giêsu. Bản thân của Người chẳng là gì khác hơn là tình yêu, một
tình yêu được tặng ban một cách nhưng không... Hết mọi sự nơi Người đều nói về
tình thương. Không một sự gì nơi Người mà lại trống rỗng lòng cảm thương" (khoản
8).
Đúng thế, ngay từ ban đầu, theo dự án thần linh của mình, Thiên Chúa là Tình Yêu
Thương Xót đã có ý định nhập thể nơi Con Một của Ngài, tức là Ngài đã muốn tỏ
bản tính là Tình Yêu Thương Xót của Ngài ra qua Con Ngài là Lời sẽ hóa thành
nhục thể, một bản chất hoàn toàn tương phản với "Thiên Chúa là thần linh" (Gioan
4:24), một bản chất tiêu biểu cho tất cả những gì là tạo vật vô cùng thấp hèn
nói chung và loài người vô cùng yếu đuối khốn nạn nói riêng.
Chính việc Thiên Chúa là Tình Yêu Thương Xót tạo dựng nên loài người tạo vật đã
chứng tỏ bản tính Tình Yêu Thương Xót của Ngài. Bởi Ngài biết trước rằng loài
người tạo vật không tương xứng với Ngài, không phải là đối tượng đáng yêu như
Ngài, trái lại, họ lại còn không thể nào biết được Ngài như Ngài biết Ngài mà
yêu mến Ngài như Ngài xứng đáng và mong muốn, không thể nào đáp trả tình yêu vô
cùng bất tận của Ngài đối với họ v.v. Thế mà Ngài vẫn tạo dựng nên họ, để chỉ
cần họ nhận biết Tình Yêu Thương Xót của Ngài là đủ, như Ngài tỏ mình ra cho họ
nhất là nơi Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Thiên Sai Cứu Thế.
Tác động thần linh hóa thành nhục thể của Con Thiên Chúa làm người lại càng
chứng thực bản tính là Tình Yêu Thương Xót của Thiên Chúa. Ở chỗ, "tuy thân phận
là Thiên Chúa, Người đã không tự coi mình cứ phải ngang hàng với Thiên Chúa
mới được. Trái lại, Người đã hóa ra hư không, mặc lấy thân phận tôi mọn, sinh ra
giống như loài người..." (Philiphe 2:6).
Thật vậy, việc nhập thể của Con Thiên Chúa chính là việc Người đã "hóa ra hư
không". Bởi vì, "đồng bản thể với Chúa Cha", Người "ngay từ ban đầu" chẳng những
"ở cùng Thiên Chúa" mà còn chính "là Thiên Chúa" (Gioan 1:1). Nghĩa là Người
cũng như Cha là Đấng Có, Đấng Tự Hữu, Toàn Hữu và Hằng Hữu. Thế nhưng, khi mặc
lấy bản tính loài người là loài đã được dựng nên cho Có từ "hư không", và đối
với Thiên Chúa cũng như so với Thiên Chúa loài người vẫn chẳng là gì ngoài "hư
không", thì chẳng khác gì Người là Đấng Có thực sự "đã hóa ra hư không".
Việc nhập thể của Con Thiên Chúa làm người, tự bản chất là "hóa ra hư không",
nhưng về mục đích là để đi tìm con chiên lạc.
Đúng thế, dụ ngôn đầu tiên trong ba dụ ngôn về Lòng Thương Xót Chúa ở Phúc Âm
Thánh ký Luca đoạn 15 là dụ ngôn đi tìm con chiên lạc, và dụ ngôn thứ ba là dụ
ngôn người cha chờ đứa con hoang đàng phung phá trở về.
Phải chăng 99 con chiên không lạc đây ám chỉ 9 phẩm thiên thần, (xem về 9 phẩm
thiên thần theo Thánh Gregorio Cả - Bài Giảng 34 Về Phúc Âm, và Thánh Toma Tiến
Sĩ - Tổng Luận Thần Học I, vấn nạn 108), đã được chủ chiên bỏ lại để đi tìm con
chiên lạc duy nhất là loài người trên trần thế này? Và tại
sao người cha yêu thương đứa con hoang đàng phung phá không chịu đi tìm con mà
chỉ ở nhà chờ nó trở về, nếu không phải là người cha ám chỉ Chúa Cha này đã tìm
nó qua Con của Ngài nhập thể giáng sinh.
Và tại
sao
người cha yêu thương đứa con hoang đàng phung phá không chịu đi tìm con mà chỉ ở
nhà chờ nó trở về, nếu không phải là người cha ám chỉ Chúa Cha này đã tìm nó qua
Con của Ngài nhập thể giáng sinh.
“Nơi Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa chẳng những nói với loài người mà còn tìm kiếm
họ nữa. Việc Con Thiên Chúa nhập thể chứng tỏ là Thiên Chúa đi tìm kiếm con
người… Đó là một cuộc tìm kiếm mà khởi điểm bắt đầu từ cõi lòng của Thiên Chúa
và đích điểm ở nơi việc nhập thể của Ngôi Lời” (ĐTCGPII
- Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, 10-11-1994)
Tuy nhiên, việc tạo dựng nên loài người vô cùng bất xứng và việc "đã hóa thành
hư không" của Lời nhập thể vô cùng cao trọng dầu sao cũng chỉ là khởi điểm và
trong tiến trình của dự án Thiên Chúa là Tình Yêu Thương Xót muốn tỏ mình ra.
Tột đỉnh của bản tính là Tình Yêu Thương Xót mà Thiên Chúa muốn tỏ ra cho nhân
loại biết là ở nơi chính cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, tột đỉnh mạc khải thần
linh của Thiên Chúa trong suốt giòng lịch sử cứu độ của dân Do Thái, và là tất
cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa cho Giáo Hội Chúa Kitô.
Nếu mầu nhiệm nhập thể, tự bản chất, là mầu nhiệm "hóa ra hư không" của Đấng Tự
Hữu, Toàn Hữu và Hằng Hữu, thì mầu nhiệm cứu chuộc là một mầu nhiệm "hóa thành
tội lỗi", một hiện tượng vô cùng xấu xa phản nghịch cùng bất xứng với Đấng vô
tội vô cùng tốt lành thánh hảo như vậy (xem 2Corinto 5:21).
Nếu mầu nhiệm nhập thể là mầu nhiệm Thiên Chúa khỏa lấp khoảng cách giữa Ngài là
Tạo Hóa với tạo vật cách biệt nhau như trời cao và đất thấp thế nào thì mầu
nhiệm cứu chuộc là mầu nhiệm Thiên Chúa khỏa lấp khoảng cách giữa Ngài là Đấng
Toàn Thiện với loài người tội lỗi như khoảng cách giữa mặt đất này và cửa hỏa
ngục như vậy.
Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô từ tử giá tới phục sinh là tác động thần linh cho
thấy Thiên Chúa là Tình Yêu Thương Xót đã yêu thương nhân loại tội lỗi cho đến
cùng: cho đến cùng ở nơi Chúa Kitô, cho đến cùng ở nơi nhân loại, và cho đến
cùng ở nơi Thiên Chúa.
Chúa Kitô, Lời nhập thể, là hiện thân của Tình Yêu Thương Xót là bản tính của
Chúa Cha, trước hết, đã yêu thương những kẻ thuộc về Người đến cùng ở chỗ "hiến
mạng sống vì chiên, cho chiên được sự sống và là sự sống viên mãn" (Gioan
10:10): "Không còn tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của kẻ hiến mạng sống mình
cho bạn hữu của mình" (Gioan 15:13).
Là hiện thân của Cha là Tình Yêu Thương Xót, sau nữa, Chúa Kitô đã yêu thương
những kẻ thuộc về Người cho đến cùng, ở chỗ Người đã yêu thương cho đến con
chiên lạc duy nhất cuối cùng (xem Luca 15:1-7), điển hình nhất là người môn đệ
Giuđa Íchca, một trong những kẻ thuộc về Người, người môn đệ được Thánh ký
Gioan nhắc đến 5 lần ở đoạn Phúc Âm 21 câu, trong biến cố Người rửa chân cho các
tông đồ trước Bữa Tiệc Ly và cũng được Người rửa chân cho như các tông đồ khác
(xem Gioan 13:2,3,11,18,21).
Sau hết, là Dung Nhan Thương Xót của Chúa Cha và cho Chúa Cha là Tình yêu Thương
Xót, Chúa Kitô còn yêu thương những kẻ thuộc về Người cho đến cùng ở chỗ "Cha
Thày yêu Thày thế nào Thày cũng yêu thương các con như vậy" (Gioan 15:9), nghĩa
là yêu như Cha yêu, yêu thương hết cỡ, yêu thương đến độ không còn yêu
thương hơn được nữa, yêu như Thiên Chúa muốn, yêu như Thiên Chúa là Tình Yêu
Thương Xót, ở chỗ "Chúa Trời Tôi ơi, Chúa Trời Tôi ơi, nhân sao Ngài lại bỏ rơi
Tôi" (Mathêu 27:36) - "Cha ơi, Con xin trao phó thần khí của con trong tay Cha"
(Luca 23:46).
Tình Yêu Thương Xót là bản tính của Chúa Cha đã thực sự và hoàn toàn tỏ ra nơi
tình yêu đến cùng của Chúa Kitô trong cuộc Vượt Qua của Người đối với những ai
thuộc về Người. Đến độ Chúa Kitô, Dung Nhan Thương Xót của Chúa Cha đã trở
thành đáng thương hơn loài người tội nhân đáng thương. Vì Người là Đấng không hề
biết đến tội lỗi đã trở thành tội lỗi vì nhân loại tội lỗi (xem 2Corinto 5:21).
Cho dù con cái loài người không phạm nguyên tội như hai nguyên tổ nhưng vẫn
vướng mắc nguyên tội và có nguyên tội nên cần phải được tha nguyên tội thế nào
thì, cũng thế, tự mình, Chúa Kitô không hề có tội và phạm tội, như nhân
loại, nhưng Người lại là Đấng gánh tội trần gian và như "chiên xóa tội trần
gian" (Gioan 1:29), nên Người đã có đủ mọi thứ tội, có nhiều tội nhất, nên đã
phải hứng chịu hậu quả vô cùng khốn nạn của tội lỗi, đến độ đã trở nên một
thứ đồ bị nguyền rủa (xem
Galata 3:13)
đáng kinh tởm nhất trên trần gian này và là một vật khốn nạn nhất trong lịch sử
loài người.
Chính vì thế mà tình yêu thương cho đến cùng của Chúa Kitô đối với những ai
thuộc về Người là chung nhân loại và riêng Giáo Hội không phải là một thứ
lòng thương hại, của người trên đối với người dưới, của kẻ sang đối với người
hèn, của người may mắn đối với người bất hạnh v.v., mà là một tình thương yêu,
như người Samaritano nhân lành (xem Luca 10:25-37).
Nếu Chúa Kitô là Người Samaritanô chỉ tỏ lòng thương hại nạn nhân không phải
người đồng hương hay thân thương của mình bị lọt vào tay bọn cướp đang ngấp
ngoái nửa sống nửa chết bên đường thì Người chỉ cần quan sát nạn nhân xong,
liền quẳng xuống cho nạn nhân những thứ đồ băng bó cần thiết kèm theo ít đồng
bạc rồi bỏ đi, còn hơn hai nhà đạo là vị tư tế và Thày Levi đã lạnh lùng bỏ đi
trước đó, cho dù nạn nhân là người đồng hương của họ.
Nhưng không, qua thái độ và hành động quả thực là thương yêu hơn là thương
hại của Người Samaritano nhân lành đối với nạn nhân vất vưởng bên đường không ai
thèm ngó ấy, như Thánh ký Luca thuật lại, Người Samaritanô Nhân Lành đã chẳng
những xót xa thân phận của nạn nhân, mà còn chịu khổ với nạn nhân, như nạn nhân,
thay nạn nhân và cho nạn nhân nữa, tức là, theo dụ ngôn diễn tả, Người đã trở
thành ngang hàng với nạn nhân mà còn trở thành phục vụ viên hết sức khổ nhọc với
nạn nhân, như nạn nhân nạn nhân, thay nạn nhân và cho nạn nhân nữa, đến
độ Người trở thành đáng thương hơn nạn nhân đáng thương,
khi quì xuống như một đầy tớ hầu hạ rửa chân cho môn đệ. Ở
chỗ:
1- động lòng thương (câu 33),
2- tự động xuống lừa,
3- tiến đến gần nạn nhân (câu 34),
4- xoa dầu và rượu vào thương tích của nạn nhân (câu 34),
5- một mình nâng nạn nhân nặng nề lên lưng lừa, thay hẳn vị trí chỗ ngồi trên
cao của mình (câu 34),
6- vất vả đem nạn nhân một cách từ từ và nhẹ nhàng đến tận quán trọ (câu 34),
7- săn sóc nạn nhân qua đêm (câu 34),
8- trang trải chi phí cho nạn nhân để nạn nhân được chủ quán chăm sóc thay cho
mình (câu 35),
9- cho đến khi trở lại để thanh toán những gì còn thiếu của nạn nhân (câu 35),
10- dù lúc bấy giờ nạn nhân không còn ở đó để mà cám ơn vị đại ân nhân của mình.
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu hiền lạnh và khiêm nhượng trong lòng, xin hoán cải con
trở nên như những trẻ nhỏ của Lòng Thương Xót Chúa, để con biết nhìn anh chị em
con bằng ánh mắt của tình yêu vô cùng nhân hậu Chúa như Mẹ Maria, cho tất
cả được hiệp nhất nên một trong Cha và Con và Thánh Thần. Amen.
Tóm kết:
1- Chúa
Con là Dung Nhan Thương Xót: "Ai
thấy Thày là thấy Cha" (Gioan 14:9) nhưng cho đến độ Chúa Cha không còn nhận ra
Người nữa - "Chúa Trời tôi ơi, Chúa Tròi tôi ơi, sao Ngài lại bỏ rơi tôi"
(Mathêu 27:46).
2- Là
Dung Nhan Thương Xót không thể nào không tỏ hiện nơi mầu nhiệm nhập thể, ở
chỗ "hóa thành hư không" (Philiphê 2:6) và tìm kiếm chiên lạc (xem Luca 15:1-7).
3- Là
Dung Nhan Thương Xót không thể nào không tỏ hiện nơi mầu nhiệm tử giá, ở
chỗ "hóa thành tội lỗi" (2Corinto 5:21) và "yêu cho đến cùng" (Gioan 13:1).
4- Là
Dung Nhan Thương Xót nhập
thể tử giá nơi Chúa Giêsu Kitô, LTXC
tỏ ra vô cùng khao khát (xem
Gioan 19:28) cái
khát của con người (xem
Gioan 4:15) - "Giêsu ơi, con tin nơi Chúa!"
Bởi thế, trong Nhật Ký của Chị Thánh Faustina, Chúa Giêsu là Dung Nhan Thương
Xót của Vị Thiên Chúa có bản tính thương xót đã mạc khải cho nữ tu sứ giả thương
xót này tất cả sứ điệp về LTXC đó là lời những chữ in ở dưới cuối bức ảnh
LTXC kêu gọi các linh hồn hãy tuyệt đối tin tưởng vào LTXC như sau:
"Giữa Cha và con có một vực thẳm vô đáy, một vực thẳm phân chia Tạo Hoá với tạo
vật. Thế nhưng, vực thẳm này đã được tình thương của Cha lấp đầy".
(Nhật Ký 1576)
“Cha
bị tổn thương đau đớn biết bao khi lòng thiện hảo của Cha bị ngờ vực! Những tội
bất tin tưởng đả thương Cha nhức nhối nhất”.
(Nhật Ký 1076)